PDA

View Full Version : Trần bì



Triển
01-25-2012, 09:39 PM
.
.
.

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn ....

http://mediaserver02.stockfood.com/thumbs/MTIxNTIyODQx/11047531.jpg

Từ hôm trước giáng sinh đến nay như mọi năm là mùa quýt .... đi chợ xoay ngang xoay dọc là lại xách quýt về. Tuy nhiên ngày ngày mang rác đi đổ thì cũng nặng thêm tí tẹo. Tôi chợt nhớ đến thủ tiêu sạch luôn, vỏ cũng không chừa hahaha. Người tình tôi bảo xắc sợi mỏng bỏ một ít vào món thịt-, cá khô tộ cũng thơm tho. Làm thử thấy thật, ăn lạ lạ đã đã. Nhà tôi chê tôi dốt, trần bì ai mà không biết. Tôi trả lời, dạ thưa đúng. Biết nhưng mà quên không dùng đến mang đi bỏ uổng. :) Tuy nhiên hôm nay sao bài trong này vì không phải là đầu bếp nên nhường phần gia vị trần bì trong ẩm thực cho các anh các chị các cô các bà bên hẽm nấu ăn. Vào phố thuốc này tôi chỉ ba điều bốn chuyện nhập đề rồi dán mấy bài thuốc nhắc bà con, mùa quít ăn ruột đừng bỏ vỏ uổng. :)







BÀI 1:

Giải độc thực phẩm ngày Tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè người thân. Tuy ăn ít nhưng đôi khi nhiều món ngon vật lạ đều chui hết vào bụng, dễ bị trúng thực, đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa. Y học cổ truyền có một số vị thuốc và bài thuốc đơn giản dễ thực hiện từ một số gia vị như: gừng, tiêu, riềng, vỏ quýt, vỏ cau khô, ngò rí…
TS Phạm Huy Hùng


Chữa trúng thực, đau bụng

- Gừng tươi hay khô đều có vị cay, thơm tính ấm, tác dụng làm ấm bụng, cầm nôn mửa, tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá, lấy củ gừng để cả vỏ, lùi hoặc nướng cho cháy vỏ ngoài, đập dập, cho vào nước nấu uống vài lần trong ngày. Nếu cảm thấy hơi đầy bụng, khó tiêu, lấy gừng chấm muối ăn mấy miếng sẽ khỏi. Gừng còn có tác dụng giải độc khi ăn nhiều cua, cá…

- Hạt ngò, khoảng ½ muỗng cà phê hạt ngò khô sao vàng cho thơm, cho vào nước nóng hãm lấy nước uống. Có thể giã 100g hạt ngò ngâm trong 1 lít rượu nếp để dành sẵn trong nhà, sau 15 ngày có thể dùng được, người hay bị lạnh bụng, không tiêu, nôn mửa, uống 1-2 muỗng cà phê vài lần trong ngày sẽ khỏi.

- Trần bì (vỏ quýt khô, càng khô càng tốt), lấy vài miếng vỏ quýt xé nhỏ, cho vào cốc nước sôi, hãm trong 5 phút, uống lúc nóng.

- Hạt tiêu, khi bị thổ tả, ăn không tiêu, lấy 2-4g hãm nước sôi, uống lúc nóng.

- Cồn bạc hà, rất hữu ích trong trường hợp đầy bụng không tiêu, mỗi lần 20 giọt, uống với nước ấm.

- Củ riềng, lấy 10g, sắc chung với một quả táo tàu khô, lấy khoảng 100ml chia 2-3 lần uống trong ngày chữa đau bụng không tiêu, nôn mửa.

- Vỏ hạt cau khô 6-12g, sắc lấy nước uống chữa tiêu chảy, bụng đầy trướng do ăn uống không tiêu.

- Sả, vừa có tác dụng tiêu thực vừa có tác dụng giải độc rượu rất tốt, lấy một bó sả gồm 3-5 tép, cắt nhỏ đun sôi lấy nước uống ngay lúc ấm, nếu dùng tinh dầu 3-6 giọt pha trong cốc nước ấm, uống ngay, người đang say rượu uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh táo và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

- Lấy 20g hạt đậu ván trắng, giã nát, hòa nước nóng hoặc sắc rồi uống, chữa ngộ độc rượu, đau bụng, nôn mửa.

Giải rượu

- Nếu say rượu kèm đau đầu, lấy 50g rau cần tươi, giã nhuyễn vắt lấy nước uống.

- Lấy 3 lát gừng tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước, hòa thêm 50ml giấm ăn và ít đường, uống giúp giải độc rượu.

- Pha cà phê đậm hoặc trà thật đậm chừng 100ml, không đường, không đá, uống từng chút một cho thấm sẽ giúp giải độc rượu.

- Uống một ly nước ép cam tươi, chanh tươi hoặc lê, táo sẽ giúp tỉnh táo.

- Ngộ độc rượu: Bột sắn dây 20g, nước sôi 200ml, đường đủ ngọt. Pha khuấy đều để nguội cho bệnh nhân uống từng muỗng. Hoặc dùng Cát căn phiến (củ sắn dây lát mỏng phơi khô) 20g sắc 200ml nước còn 50ml uống một lần.

- Khi cần thiết để nôn ra loại bỏ rượu khỏi dạ dày, có thể uống một cốc nước nóng có thêm một nhúm muối, dạ dày sẽ phản ứng co thắt mạnh và giải phóng rượu ra ngoài.


(*) nguồn: http://thaythuocvietnam.vn/vn/Giai-doc-thuc-pham-ngay-Tet-t1187-Giai-doc-thuc-pham-ngay-Tet-n1585




BÀI 2:


Vỏ quýt và vị thuốc trần bì, thanh bì
Lương y Vũ Quốc Trung

Cây quýt có tên khoa học là Citrus deliosa Tenero thuộc họ Cam (Rutaceae). Nhiều bộ phận của cây quýt đều là vị thuốc. Trong đó phải kể đến 2 vị thuốc từ vỏ quả quýt:
- Trần bì: là vỏ quýt chín đã phơi, sấy khô (để càng lâu năm càng tốt).

- Thanh bì: là vỏ quả quýt còn xanh đã phơi sấy khô.

Trong đó trần bì là vị thuốc thường được dùng nhất, đặc biệt là đối với nam giới nên có câu:

"Nam bất ngoại trần bì

Nữ bất ly hương phụ".

Trần bì: Trần bì vị cay, đắng, tính ôn, thường dùng kèm thuốc điều khí có tác dụng táo thấp trừ hoá đờm. Thường dùng trong các trường hợp sau:

Tiêu trướng trừ nôn:

Do phế vị khí trướng mà gây tức ngực, vùng ngực trướng mãn, cồn ruột, nôn oẹ... có thể dùng trần bì với chỉ xác, bán hạ, tô ngạnh (cành tía tô), tô tử... Trần bì có tác dụng trừ vị nhiệt (tưa lưỡi vàng, hay ăn đồ lạnh, mạch sác) có thể thêm hoàng cầm, xuyên đông tử; còn có tác dụng với vị hàn (tưa lưỡi trắng, thích chườm ấm, mạch trì) thêm ô dược, lương khương, có tác dụng với trung tiêu thấp nhiệt (tưa lưỡi trắng dày mà nề, không hay uống nước, mạch tượng hoạt) có thể thêm phục linh, thương truật...

Trừ đờm, trừ ho: Với trung tiêu thấp nhiệt đờm thương phạm hoặc ngoại cảm phong hàn, dẫn tới phế khí bất lợi mà sinh ho, nhiều đờm, ngực tức, không muốn ăn, lưỡi tưa trắng nề, mạch hoạt thường dùng trần bì với bán hạ, phục linh, tô tử, hạnh nhân, hạt cải sao, kim phật thảo (toàn phúc hoa thời trước gọi là kim phật thảo, gần đây hoa của nó gọi là toàn phúc hoa, toàn cây gọi là kim phật thảo), tiền hồ... ngoại cảm chứng rõ rệt có thể thêm kinh giới, cát cánh, ma hoàng.

Điều khí khai vị: Với trung tiêu khí trệ, ăn uống không ngon, phối hợp với mạch nha, cốc nha, khấu y, thần khúc, sơn tra... có tác dụng thúc đẩy ăn uống.

Khi dùng đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, sơn dược, thục địa, sinh địa... để làm thuốc bổ, nếu phối hợp với một ít trần bì thì tránh xảy ra tức ngực, trung mãn, ăn uống không ngon và các tác dụng phụ khác... nó còn phát huy đầy đủ tác dụng bổ của thuốc.

Trong Bản thảo bị yếu có ghi trần bì "tân năng tán, khổ năng táo năng tả, ôn năng bổ năng hoà" nghĩa là dùng với thuốc bổ thì bổ, dùng với thuốc tả thì tả, dùng với thuốc thăng thì thăng, với thuốc giáng thì giáng. Vì thế nó là thứ thuốc trị phế khí phần, điều trung khoái cách, đạo trệ tiêu đờm, lợi thủy phá ứ, tuyên thông ngũ tạng đủ để ta thấy tác dụng của trần bì.

Vỏ quýt gọt sạch màng trắng bên trong thì gọi là quýt hồng. Quýt hồng, trần bì đều có tác dụng hoá đờm, nhưng quýt hồng hiệu quả hoá (long) đờm mạnh nhất. Với đờm nhiều, đờm quánh, đờm trắng dính thì thích hợp nhất. Quýt hồng thiên về thanh nhập phế, thích hợp để chữa ho, ngoại cảm, nhiều đờm, ngực tức còn trần bì có thể có tác dụng điều khí tiêu trướng khai vị. Vì vậy quýt hồng mạnh hơn trần bì.

Xơ quýt có tác dụng hoá đờm thông lạc, thường dùng chữa ho, ngực sườn trướng tức và ngón tay tê dại... Hạt quýt có thể tán kết thông thường dùng trị trướng khí thống. Lá quýt có thể thư can giải uất thường dùng trị ngực sườn trướng tức và ngón tay tê bại...

Thanh bì thiên về nhập can đởm, phá khí tán trệ còn có thể trị thoát vị, trần bì thiên về nhập tỳ phế điều khí hòa vị và còn hoá đờm.

Thanh bì: Thanh bì vị ngọt, cay, tính ấm có tác dụng phá khí tiêu trệ, thư uất giáng nghịch và có thể dùng trị thoát vị đau nhức.

Dùng vào can khí uất kết mà ngực sườn trướng tức, khí nghịch ăn uống khó vào, sườn ngực trướng mạn, hay cáu gắt, khí trệ vị thống... dùng thanh bì phá khí kết, thư can uất thường phối hợp với chỉ xác, cành tía tô, hương phụ, tân lang, hậu phác, trần bì.

Thanh bì có thể phá khí bình can, dẫn mọi thứ thuốc tới can kinh. Phối hợp với ô dược, xuyên đông tử, ngô thù du, tiểu hồi hương, hạt quýt... có thể chữa trướng thống. Bài thuốc Thiên đài ô dược tán gồm ô dược, xuyên đông tử, mộc hương, tiểu hồi hương, cao lương khương, thanh bì, tân lang trong đó dùng thanh bì để phá khí bình can. Đây là bài thuốc chữa lao tinh hoàn, viêm tinh hoàn mạn, viêm tuyến tiền liệt. Nếu thấy hoạt tinh kèm theo đau vùng bụng dưới, thích ấm sợ lạnh thì dùng xuyên đông tử sao 9 - 12g, hạt quýt sao 9g, thanh bì 6 - 9g, tiểu hồi hương sao 6 - 9g, ô dược 9g, ngô thù du 3 - 6g, hạt lệ chi 9g, bạch thược 12 - 15g, nhục quế 0,9 - 3g, tùy chứng gia giảm.

Chú ý: Những người khí hư dùng cần thận trọng, không khí trệ mà nhiều mồ hôi không dùng được, không được dùng quá lượng, dùng dài ngày tránh thương phạt chính khí.


(*) nguồn: http://suckhoedoisong.vn/20090715040310235p0c60/vo-quyt-va-vi-thuoc-tran-bi-thanh-bi.htm




BÀI 3

Vỏ quýt - dược liệu quý trị nhiều bệnh
BS Lương Lễ Hoàng

Vỏ quýt, bên cạnh vai trò tàng trữ tinh dầu để quýt có mùi thơm độc đáo thì nó còn là một dược liệu đa năng.

Vỏ quýt phơi khô, có tên hoa mỹ là trần bì, từ bao đời là vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Gừng già chưa biết sẽ cay thế nào chứ vỏ quýt càng “chai mặt” trong chốn phong trần thì càng cao giá.

Không cần phải phơi khô mới nên thuốc, quýt và một số trái cây khác (như tắc...), trước hết là nguồn cung cấp sinh tố C để phòng chống stress, giúp vết thương mau lành, khiến da lâu già.

Thành phần sinh tố C và tiền sinh tố A trong quýt có tác dụng cộng hưởng, nhờ đó cơ thể có thể trì hoãn quy trình lão hóa, cụ thể là tình trạng xơ vữa mạch máu và thoái hóa võng mạc. Dọn bữa ăn cho người cao tuổi mà quên trái quýt thì đúng là thiếu sót lớn.

Cụ thể hơn nữa, theo các chuyên gia ngành dinh dưỡng ở Canada, hai hoạt chất trong quýt mang tên Tangeretin và Nobiletin có công năng phòng ngừa ung thư vú với tác dụng mạnh gấp 250 lần hoạt chất trong đậu nành.

Quít nhờ đó nên được xem là món ăn tráng miệng nằm lòng cho quý bà vào tuổi mãn kinh cũng như cho phụ nữ đang bị rối loạn nội tiết tố.

Cũng theo các nhà nghiên cứu ở Canada, có thể tăng cường tác dụng ngừa ung thư vú nếu phối hợp hai nhóm hoạt chất trong quýt và đậu nành.

Thầy thuốc ngành ung bướu ở Nhật đi xa hơn nữa khi xác minh hoạt chất trong quýt có khả năng ức chế tiến độ phát triển của ung thư máu, với lợi điểm không gây hại trên tế bào bình thường.

Quýt ngọt ai mà không thích. Nhưng phần lớn hoạt chất chống ung thư của quýt lại nằm trong lớp vỏ. Do đó, khi dùng quýt, chanh, tắc như món ăn nên thuốc thì ráng tìm cách vớt vát phần vỏ, càng nhiều càng tốt.

Tuy chưa hề qua lớp tu nghiệp về dinh dưỡng nhưng nhiều bà mẹ Việt Nam quá sành về cách ứng dụng hoạt chất trong vỏ tắc, vỏ chanh... nên dầm vỏ làm thuốc trị ho; giữ lớp vỏ lúc làm chanh muối, hay ô mai trần bì...

Quýt, tắc, chanh không bao giờ thiếu ở nước mình. Có thiếu chăng là thiếu lời khuyên của thầy thuốc có tầm nhìn rộng hơn phòng mổ, lớn hơn chiếc máy xạ trị, sâu hơn dược phẩm đặc hiệu.


(*) nguồn: http://alobacsi.vn/2011092203364890p0c168/v%E1%BB%8F-quytduuc-lieu-quy-tri-nhieu-benh.htm

hoài vọng
01-25-2012, 11:03 PM
Anh Triển , khi xưa trong bếp người Bắc thường treo lủng lẳng xâu vỏ quít đã ám khói đen xì , mỗi khi có người đau bụng thì lấy một miếng nhỏ rửa sơ rồi ngâm trong ly nước trà , uống vô vài phút là hết ( nhưng tôi chưa bao giờ dùng thử vì là người luôn luôn ....tốt bụng !)

ốc
01-26-2012, 07:09 AM
Em còn thấy người ta nhặt vỏ quýt từ trong những đống rác lộ thiên ở Sài gòn để phơi khô làm trần bì.

Triển
01-26-2012, 09:21 AM
Anh Triển , khi xưa trong bếp người Bắc thường treo lủng lẳng xâu vỏ quít đã ám khói đen xì , mỗi khi có người đau bụng thì lấy một miếng nhỏ rửa sơ rồi ngâm trong ly nước trà , uống vô vài phút là hết ( nhưng tôi chưa bao giờ dùng thử vì là người luôn luôn ....tốt bụng !)
hahahaha anh Hoài Vọng tốt bụng cỡ ông này không ?

http://foxboroblog.com/slanchreport/images/stories/diego-maradona-065.jpg




Em còn thấy người ta nhặt vỏ quýt từ trong những đống rác lộ thiên ở Sài gòn để phơi khô làm trần bì.
Cho nên Ốc đừng mua, tự làm một xâu treo chái bếp như anh Hoài là ổn.

ốc
01-26-2012, 10:23 AM
Cho nên Ốc đừng mua, tự làm một xâu treo chái bếp như anh Hoài là ổn.

Mua lọ thuốc vốt ka này chắc cũng công hiệu vì có vỏ quýt trong ấy.

http://www.examiner.com/images/blog/wysiwyg/image/Finlandia_Tangerine_Fusion_Bottle.jpg

hoài vọng
01-26-2012, 08:18 PM
Anh ốc , chắc phải uống cỡ chục chai mới thấy hiệu nghiệm .

Triển
01-26-2012, 09:10 PM
Anh ốc , chắc phải uống cỡ chục chai mới thấy hiệu nghiệm .
Rồi hai anh em Hoài - Ốc gặp ai cũng đòi "bóc lột" là tiêu. hahahaha