PDA

View Full Version : Vẫn mến yêu cuộc sống



Pages : [1] 2 3

Lòng Như Gió
10-01-2011, 09:58 AM
Khai bút cho một mạch bài, tưởng cũng nên có màn dạo đầu cho phải thể.

Rằng:


Đôi khi không buồn không vui
Không nhớ ai, không giận ai
Chỉ thấy sống là khó
Sống tử tế
Càng khó
Thì làm một việc gì đó
Sơn lại chiếc ghế cũ
Phủ màu lên kiêu hãnh xưa
Trèo lên mái nhà sửa ngói
Và cởi truồng tắm mưa
Thấy mình hết trẻ - chưa già
Chưa khoái chim hoa lá kiểng
Còn thấy mình vọng âm tiếng biển
Đôi khi sóng tràn cơn mơ
Sáng ra muốn khóc
Mà đôi mắt ráo khô
Gã bạn thân đi xa chưa về
Người bạn gái đã qua cơn đau ốm
Chiếc ghế đã sơn xong
Mái nhà đã sửa
Thì làm một việc gì đó
Thì làm một việc gì nữa
Ta tự dặn ta
Đời chưa nguôi củi lửa...
(Vọng âm, Đỗ Trung Quân)


Vâng, “sống là khó”, nhưng cuộc sống vẫn đáng yêu ngay cả khi nó khó.

Vậy thì, nơi đây dành cho những ai yêu cuộc sống và những ai không yêu nó, những người khách xưa (bao gồm người mang nick Khách Xưa) và những người khách nay, có khi nào dành ra ít phút lắng đọng tâm hồn, ghé chân chốn này. Để họa người dưng (http://dactrung.net/dtphorum/m487565-p39.aspx), để vẽ thời gian (http://dactrung.net/dtphorum/m487565-p43.aspx), để ước không gian, (http://dactrung.net/dtphorum/m487565-p59.aspx) để khắc cuộc đời (http://dactrung.net/dtphorum/m487565-p48.aspx) – bằng chữ. Để thấy rằng cuộc sống của mình, hoặc của người khác, thật đáng yêu, đáng quý.



T.B. Trả lời anh Súng cho câu hỏi của anh ở Phố 3, vì bên ấy em không đăng bài trả lời được.

Em chẳng tức tí nào cả anh ạ. Vui là khác. Vì em nghĩ, anh Hoài Việt vốn xem em là người “lịch sự”, nên anh ấy chắc chẳng hề có ý “bất lịch sự” với em khi nói rằng muốn chọn em làm người tình. Em đoán rằng ý anh ấy là anh ấy thích có một người tình không quá phụ thuộc, để đỡ phiền, đỡ mất thời gian chăm sóc.

Ngay cả nếu ông nào đấy chỉ thích “bồ” với em chứ chẳng muốn cưới làm vợ, em cũng chẳng tức. Thì đỡ phải lấy nhau, đỡ phải trói đời vào nhau thôi!

PhPhuongVy
10-01-2011, 10:48 AM
Đón mừng Gió dọn sang nhà mới gọn gàng. Chị phải nhanh chân chạy vào xí một chỗ ngồi...hóng gió.
Chắc quán Gió không cần nhiều chúc tụng vì một cái fan của chị thì...Gió đâu cần cái quạt giấy của chị. Đùa cho vui. Chị bấm trả lời cho lẹ mới xí chỗ được.

nvhn
10-01-2011, 11:03 AM
chạy lẹ vào xí chổ, mà vẫn chậm hơn chị Vy :))

Bẹc
10-01-2011, 12:12 PM
Ngay cả nếu ông nào đấy chỉ thích “bồ” với em chứ chẳng muốn cưới làm vợ, em cũng chẳng tức. Thì đỡ phải lấy nhau, đỡ phải trói đời vào nhau thôi![/I][/COLOR]

Tui lo anh " Khờ Khạo " chưa hiểu rõ nên tui xin kể một chuyện :

Sáng hôm nay con gái của chị bạn ở VN gọi điện hỏi thăm tui, tui cũng hỏi thăm lại thì cháu đó nói : Cậu ơi, cháu đang có chuyện buồn lớn lắm. Tui nói, chuyện buồn lớn...là người yêu cháu bỏ cháu hả ? Nó trả lời ngay : Cậu ơi, cậu lỗi thời rồi, thời nay người yêu bỏ là chuyện vui mừng giống như mấy ông " được " vợ bỏ vậy đó !

Lòng Như Gió
10-01-2011, 11:07 PM
Em xin đon đả đón chào những vị khách rất quý đã rất nhanh chân có mặt để mở hàng cho em: chị Vy, anh Nằm Vui Hơn Ngủ, anh Bẹc.

À, trong những câu chuyện em đã và sẽ kể, thỉnh thoảng có xuất hiện một nhân vật tên P. Em hy vọng không ai hiểu lầm rằng em đang nói về anh nvhn. Đời này người ta vốn trùng tên nhau rất nhiều, và trùng ký tự đầu của tên thì lại càng nhiều hơn…

Bẹc
10-02-2011, 01:22 AM
Em xin đon đả đón chào những vị khách rất quý đã rất nhanh chân có mặt để mở hàng cho em: chị Vy, anh Nằm Vui Hơn Ngủ, anh Bẹc.

À, trong những câu chuyện em đã và sẽ kể, thỉnh thoảng có xuất hiện một nhân vật tên P. Em hy vọng không ai hiểu lầm rằng em đang nói về anh nvhn. Đời này người ta vốn trùng tên nhau rất nhiều, và trùng ký tự đầu của tên thì lại càng nhiều hơn…
Chữ P thì không sao đâu, chỉ sợ chữ B thì ông Ba Ếch cũng tưởng là ổng thôi, vì ổng hay đa nghi người ta nói xấu về ổng lắm !

tabalo
10-02-2011, 02:29 AM
Chữ P thì không sao đâu, chỉ sợ chữ B thì ông Ba Ếch cũng tưởng là ổng thôi, vì ổng hay đa nghi người ta nói sấu về ổng lắm !
Mấy ông vần B máu xấu thiệt :))

Bẹc
10-02-2011, 04:29 AM
Mấy ông vần B máu xấu thiệt :))

Ờ...mà dính một chút B thôi cũng thuộc dòng họ đó đó anh ! Ha ha ha !

nvhn
10-02-2011, 07:27 AM
Em xin đon đả đón chào những vị khách rất quý đã rất nhanh chân có mặt để mở hàng cho em: chị Vy, anh Nằm Vui Hơn Ngủ, anh Bẹc.

À, trong những câu chuyện em đã và sẽ kể, thỉnh thoảng có xuất hiện một nhân vật tên P. Em hy vọng không ai hiểu lầm rằng em đang nói về anh nvhn. Đời này người ta vốn trùng tên nhau rất nhiều, và trùng ký tự đầu của tên thì lại càng nhiều hơn…

Ai mà được Gió chiếu tướng không biết là phúc hay họa - nhưng đó cũng là một vinh hạnh cho người đó.:)

Lòng Như Gió
10-02-2011, 09:35 AM
Phố và hoài niệm


Bạn chở tôi đi dạo phố Hà Nội, nhưng lại chẳng nhớ mấy tên phố để có thể giới thiệu cho ra môn ra khoai. Bạn thú nhận rằng bạn rất dở trong khoản nhớ tên đường.

Tôi thì ngược lại, phải cố nhớ tên đường, vì không nhớ, sẽ dễ bị lạc, do tôi rất dở trong khoản định hướng.

Tôi còn nhớ cả tên đường phố Sài Gòn của những năm khi tôi chưa sinh ra đời. Do mẹ tôi, bác tôi, chú tôi… cứ quen gọi tên đường xưa, tôi nghe riết, đâm thuộc.

Chẳng hạn, đường Võ Thị Sáu trước 1975 được gọi tên Hiền Vương. Đường Ba Tháng Hai nay, xưa là Trần Quốc Toản. Đường Cách Mạng Tháng Tám nay, xưa là Lê Văn Duyệt. Đường Phạm Ngọc Thạch nay, xưa là Duy Tân. Nam Kỳ Khởi Nghĩa nay, xưa là Công Lý. Nguyễn Đình Chiểu nay, xưa là Phan Đình Phùng. Võ Văn Tần nay, xưa là Trần Quý Cáp. Nguyễn Thị Minh Khai nay, xưa là Hồng Thập Tự. Điện Biên Phủ nay, xưa là Phan Thanh Giản.

Và, một con đường nổi tiếng, thu hút được nhiều đôi tình nhân chở nhau dạo phố, nhiều đôi sắp “đeo gông vào cổ” dìu nhau chụp hình cưới, nhiều bác phó nháy thả bộ khoan thai để ghi lại vài khoảnh khắc của nhịp sống Sài Gòn. Đó là đường Đồng Khởi nay, khi xưa có tên Tự Do.

Có lần, P. cũng chở tôi vi vu trên đường Đồng Khởi. Làn gió mát trên đường thổi bay chùm lông chó khi nãy đã lì lợm đậu trên cổ áo thơm phức của P. (Tôi nhìn thấy chùm lông ấy khi P. ngồi chơi trong nhà tôi, nhưng vì P. không cùng giới tính với tôi, nên tôi không tiện thò tay bốc lấy nó mà vứt đi.)

P. đố tôi rằng có biết P. đang định chở tôi đi đâu không. Tôi không biết. P. cười cười, chạy dọc gần hết đường Đồng Khởi, lại chạy lòng vòng qua nhiều con phố khác. Qua gương chiếu hậu, tôi thấy nét mặt chàng khoan khoái, như đang tận hưởng sự vắng vẻ hiếm hoi của đường phố Sài Gòn vào dịp lễ, khi dân nhập cư đã bỏ về quê, Sài Gòn vắng tênh, ít xe, ít tiếng ồn, ít khói bụi. P. chạy xe thật chậm, chứ không nhanh như những khi P. lái xe một mình.

Hôm ấy, khoảng cách giữa tấm lưng P. và cánh tay tôi không được duy trì ở độ dài hai phân nữa. Tôi tự hỏi sao lại rất khó duy trì được khoảng cách như hôm trước. Vì P. ngồi hơi nhích ra sau, nên tôi buộc phải đụng vào P. Hay vì tôi cũng chẳng muốn giữ khoảng cách làm gì? Nhưng thật ra, tôi thấy tư thế ngồi của mình hơi mỏi, vì phải gượng sao cho khoảng cách không trở thành số âm, chứng tỏ là tôi cũng muốn giữ khoảng cách đấy chứ!

P. nhiều lần nhắc lại lời mời tôi đến chơi nhà chàng, nói rằng sẽ đưa tôi đi dạo công viên. Tôi đáp, được rồi, trời không mưa mới đến được, chứ trời mưa thì sao đi dạo. P. trả lời rằng trời mưa đi dạo mới lãng mạn chứ!

Đến nay, chuyện đi dạo công viên dưới trời mưa lãng mạn vẫn chưa xảy ra với P. và tôi. Nhưng tôi nhận ra rằng tôi cũng thích đi dạo như P.

Tôi thầm nghĩ, những kẻ yêu nhau, giả sử có một ngày ngồi bên nhau, ví dụ trong công viên, để ôn lại kỷ niệm. Một người hỏi người kia rằng anh/em bắt đầu yêu em/anh từ khi nào. Người kia sẽ lục lọi ký ức để đưa ra một mốc thời gian. Rồi nếu mốc thời gian của người kia xảy ra muộn hơn mốc thời gian của người này, thì liệu người này có thấy buồn trong năm phút hoặc lâu hơn, vì sao mình đã để ý người ta từ lâu rồi mà mãi đến lúc ấy người ta mới chịu phải lòng mình?

Và, những đôi tình nhân, đã yêu nhau (và có thể đã xa nhau), đã cùng nhau vi vu qua nhiều con phố, hẳn mỗi khi đi lại con phố nào có in dấu kỷ niệm, họ sẽ thấy con tim nhúc nhích khác thường?

P. và tôi không phải là một đôi tình nhân, nhưng đi qua những con phố quen, cũng đã đủ cho tôi thấy rằng mình biết hoài niệm rồi!

Bẹc
10-02-2011, 11:38 AM
(quote]Nhưng thật ra, tôi thấy tư thế ngồi của mình hơi mỏi, vì phải gượng sao cho khoảng cách không trở thành số âm, chứng tỏ là tôi cũng muốn giữ khoảng cách đấy chứ![/quote]

Lần sau có kinh nghiệm rồi thì đừng thèm gượng để không bị mỏi nữa nha. Hãy buông lỏng để thưởng thức cho trọn vẹn, mọi chuyện khác để Thượng Đế lo.

July
10-02-2011, 01:47 PM
Vào chào muộn LNG. Và đọc đoạn đi quanh với P thật dễ thương.


Và, những đôi tình nhân, đã yêu nhau (và có thể đã xa nhau), đã cùng nhau vi vu qua nhiều con phố, hẳn mỗi khi đi lại con phố nào có in dấu kỷ niệm, họ sẽ thấy con tim nhúc nhích khác thường?
Có. Và có khi không chỉ mình con tim nhúc nhích.

CuChuoi
10-02-2011, 02:45 PM
Có lần, P. cũng chở tôi vi vu trên đường Đồng Khởi. Làn gió mát trên đường thổi bay chùm lông chó khi nãy đã lì lợm đậu trên cổ áo thơm phức của P. (Tôi nhìn thấy chùm lông ấy khi P. ngồi chơi trong nhà tôi, nhưng vì P. không cùng giới tính với tôi, nên tôi không tiện thò tay bốc lấy nó mà vứt đi.)

Hôm ấy, làn gió mát trên đường Đồng Khởi đã thổi chùm lông chó bay đi, vậy mà nó vẫn còn bám mãi vào hoài niệm của LNG. Thế mới biết con gái chú ý đến những chi tiết, tiểu tiết như thế nào. Các anh trước khi vào cuộc hẹn hò, nên kiểm soát kỹ xem trên mình còn dính lông chó, lông mèo, hay lông động vật nào không nhá!

San Hô
10-02-2011, 08:40 PM
Chào làm quen với Gió nha . Hồi ở bên Phố cũ thấy fan của Gió đông quá mà SH ngại chen lấn nên đứng xa xa đọc thôi, hehe, bữa nay qua đây vắng vẻ bớt rồi mới dám mon men lại gần chào hỏi 1 cái . Bên kia SH cũng chưa kịp tự thú là đọc bài của Gió hoài mà làm thinh thôi, nhiều khi thấy ... ngán Gió lắm vì Gió "để ý" đến từng chữ từng lời, SH thì hay lỡ lời lắm nên sợ bị bắt bẻ :).

Cái lúc "mấy ông thần nước mặn" bày đặt đòi chọn bồ với chọn vợ gì đó, SH sùng quá trời mà đang bận rộn chia tay chia chân um sùm chưa có giờ xử mấy ổng á . Bị vì khi mà SH hỏi ox là "nếu chọn bồ thì thường đàn ông chọn theo tiêu chuẩn nào ? Chọn vợ thì chọn theo tiêu chuẩn nào ?" thì ox đáp là :" Bồ thì người ta chọn xinh đẹp, sắc sảo, thông minh . Còn vợ thì chọn hiền hiền khờ khờ !" Thành ra Gió vui là đúng rồi, chỉ có SH là :(( thôi . Hừmmm, để mấy ông này đó, hễ mà mò qua nhà của SH là SH xử hỏng đẹp hỏng lấy tiền . :-"

Bẹc
10-03-2011, 12:07 AM
Hôm ấy, làn gió mát trên đường Đồng Khởi đã thổi chùm lông chó bay đi, vậy mà nó vẫn còn bám mãi vào hoài niệm của LNG. Thế mới biết con gái chú ý đến những chi tiết, tiểu tiết như thế nào. Các anh trước khi vào cuộc hẹn hò, nên kiểm soát kỹ xem trên mình còn dính lông chó, lông mèo, hay lông động vật nào không nhá!
Nếu chưa có dính chùm nào thì cũng kiếm một chùm gắn lên để nàng ghi nhớ trong tim !...Còn nếu nàng thò tay phủi giùm thì làm bộ giựt mình....rồi chụp bàn tay...xong ...xin lỗi...rồi tuỳ....( tốt nhứt nên hỏi ông Hoài Việt thêm )

Bẹc
10-03-2011, 05:59 AM
​San Hô : Hừmmm, để mấy ông này đó, hễ mà mò qua nhà của SH là SH xử hỏng đẹp hỏng lấy tiền .

Ghi nhớ : Chờ ông Hoài Việt đi trước, rối mình theo núp sau lưng ổng đi vô.:-"

tabalo
10-03-2011, 07:24 AM
​San Hô : Hừmmm, để mấy ông này đó, hễ mà mò qua nhà của SH là SH xử hỏng đẹp hỏng lấy tiền .

Ghi nhớ : Chờ ông Hoài Việt đi trước, rối mình theo núp sau lưng ổng đi vô.:-"
SH xử hỏng đẹp hỏng lấy tiền .

Mấy ông cần xử đẹp gồm : Hoaiviet, Bẹc,Ba ếch,Súng,Bò Né, Tôm, Cà, và .... không có tui

Lòng Như Gió
10-03-2011, 09:29 AM
Em lại xin chào các anh/ chị Bẹc, July, Củ Chuối, San Hô, Tabalo.

Cám ơn chị July về câu trả lời rất… thâm thúy của chị, “có khi không chỉ mình con tim nhúc nhích”.

Cám ơn anh Bẹc về “kịch bản” gắn chùm lông lên áo.

Cám ơn San Hô, cuối cùng cũng đã chịu chào làm quen. Trước giờ, hai mình cứ toàn “gặp nhau làm ngơ”, vì Gió nghĩ rằng mình bị SH ghét. Bởi lẽ, lâu lâu mình lại nói năng một đôi “lời như giấm” mà, ai để bụng thù hằn thì sẽ căm ghét lâu dài. Còn chuyện để ý từng lời từng chữ của người khác, thật ra mình chỉ thường để ý như vậy với những ai mình thích thôi. Cho nên, ai bị mình soi, rất có thể người ấy đã bị (?) mình thích rồi.

Mọi người có một tuần lễ mới vui vẻ nhé.

July
10-08-2011, 04:15 PM
Gió bay đi đâu mất tiêu rồi ?

Bẹc
10-09-2011, 06:01 AM
Gió bay đi đâu mất tiêu rồi ?

Đi tìm chùm lông chó !:))

Lòng Như Gió
10-09-2011, 07:30 AM
Màu hạnh phúc


Một hôm, ngồi bên đàn dương cầm của tôi, P. liếc nhìn những bản nhạc và hỏi sắp tới tôi định luyện bài nào. Tôi đáp, bài “Couleur tendresse”. P. nhận xét: “Bài này đâu có buồn!” Phải, nó không buồn, nhưng nó dịu dàng, không nhí nhảnh, vì vậy tôi nhắm mình chơi với nó được.

Nhưng, tôi nghĩ, phải chăng mình đã tự hạn chế mình bằng cách tạo cho P. cảm nghĩ rằng tôi chỉ hợp với những bài buồn? P. tươi tắn và thuộc kiểu người lạc quan, trông chẳng buồn tí nào, nhưng lại thích nghe tiếng dương cầm buồn, nói rằng vì âm thanh của dương cầm hợp với những giai điệu buồn.

P. còn kén chọn ở chỗ chỉ mê bài nào “buồn thanh thản” và không thích lắm những bài “buồn thê thảm”.

Vì sở thích như thế, và có lẽ cũng vì tôi không mấy thành công khi thể hiện những giai điệu không buồn, nên, trong số những bài tôi đã đàn cho P. nghe, P. chỉ chọn bài nào buồn để khen.

Đôi khi, tôi thầm nghĩ, nếu đã thất bại trong việc nhuộm màu của niềm vui lên những nốt nhạc vui, thì mình hãy hòa màu của hạnh phúc vào những nốt nhạc buồn. Hạnh phúc ửng màu khi niềm đam mê được rót lên phím đàn với độ sâu thích hợp.

Nhớ, năm ngoái, P. miệt mài đi tìm quán cà phê nào có độc tấu dương cầm trong một không gian đẹp, nói khi tìm được, sẽ đưa tôi đến thưởng thức “màu hạnh phúc”. Mãi đến nay, P. vẫn chưa tìm ra một quán nào ưng ý, ở những nơi có không gian đẹp thì người ta thường chiều theo thị hiếu nhiều người bằng cách cho dương cầm song tấu cùng vĩ cầm. Bây giờ dường như P. chẳng buồn tìm kiếm nữa, nói rằng cứ đến nhà tôi nghe đàn là hay nhất!

P. đôi lần so sánh tiếng đàn của tôi với tiếng đàn của chàng, nói rằng cũng cùng giai điệu ấy nhưng tôi đàn nghe sao da diết, trong khi P. đàn nghe cứ như trả bài. Tôi cũng đôi lần thầm so sánh, thấy rằng P. diễn tôi nghe bài nào là trôi chảy bài nấy, trong khi tôi đàn cho P. nghe hầu như bài nào cũng vấp váp cả. Có lẽ, một lý do là P. toàn chọn những bài ngắn mà lại diễn ít, trong khi bài tôi đánh thường dài hơn, và số bài của mỗi “show” luôn bị P. ép ít nhất là năm bài.

Mỗi khi P. hỏi tôi sắp tới sẽ luyện bài gì, và nhận được câu trả lời, dường như suy nghĩ đầu tiên vụt đến trong đầu chàng là bài ấy có buồn hay không. Nếu P. biết rằng tôi đang tập bài “Concerto pour une jeune fille”, có lẽ tôi sẽ nói trước khi P. kịp nhận xét rằng bài này không buồn, mà nó chỉ tha thiết và dịu dàng như một lời tỏ tình. Tôi sẽ gợi ý cho chàng luyện bài đó, để nếu muốn, một lúc nào đó chàng có thể dùng nó để tỏ tình với một người con gái nào đó (không phải tôi).

Có lần, tôi ngồi vào chiếc đàn của P., là một chiếc piano điện. Tôi hơi ngạc nhiên, vì P. mê đàn lắm, mà trên mỗi phím đàn lại có li ti những hạt bụi. Có lẽ, mọi đồ đạc trong phòng P. sạch sẽ, gọn gàng, là do có mẹ của P. hoặc người giúp việc dọn dẹp cho, riêng cây đàn này thì P. yêu quý quá nên họ chẳng dám đụng vào, không hút bụi cho nó. Và P. quan tâm đến những nốt nhạc cùng những phím đàn nhiều hơn những hạt bụi… Tôi thì khác, phím đàn của mình mà có một hạt bụi nhìn được bằng mắt thường, hoặc một sợi lông chó, tôi sẽ phải phủi đi bằng được, rồi mới có thể tập trung vào tiếng đàn. Hôm ấy, tôi khẽ phủi vài hạt bụi trên phím đàn của P., rồi thôi kệ chúng nó, bụi cứ bụi, mình đàn cứ đàn. Tôi không muốn chê với P. rằng sao để bụi bặm bám vậy, vì điều đó có thể khiến chàng bối rối, vì một người rất chú ý đến mùi hương cơ thể mà lại bị chê… ở dơ.

Điều đó cũng giống như một số điều khác, tôi nghĩ, hoặc biết, rồi chẳng nói ra. Có lẽ P. cũng như vậy, và nhiều người khác cũng vậy, cũng có những điều chỉ giữ cho riêng mình. Để rồi một lúc nào đó tự hỏi: có phải mình cô đơn? Và, màu của hạnh phúc hòa vào màu cô đơn, sẽ ra màu gì?





T.B. Cám ơn chị July và anh Bẹc đã làm cho em hắt hơi và cầm chùm lông chó chạy về quán.

Bẹc
10-09-2011, 11:22 AM
Màu hạnh phúc



Hạnh phúc đó đến đơn giản, êm đềm, mà rất có giá trị do Gió biết thưởng thức.

Xin chúc mừng và nhớ kể tiếp.

Văn
10-09-2011, 12:59 PM
Có lần, tôi ngồi vào chiếc đàn của P., là một chiếc piano điện. Tôi hơi ngạc nhiên, vì P. mê đàn lắm, mà trên mỗi phím đàn lại có li ti những hạt bụi. Có lẽ, mọi đồ đạc trong phòng P. sạch sẽ, gọn gàng, là do có mẹ của P. hoặc người giúp việc dọn dẹp cho, riêng cây đàn này thì P. yêu quý quá nên họ chẳng dám đụng vào, không hút bụi cho nó. Và P. quan tâm đến những nốt nhạc cùng những phím đàn nhiều hơn những hạt bụi… Tôi thì khác, phím đàn của mình mà có một hạt bụi nhìn được bằng mắt thường, hoặc một sợi lông chó, tôi sẽ phải phủi đi bằng được, rồi mới có thể tập trung vào tiếng đàn. Hôm ấy, tôi khẽ phủi vài hạt bụi trên phím đàn của P., rồi thôi kệ chúng nó, bụi cứ bụi, mình đàn cứ đàn. Tôi không muốn chê với P. rằng sao để bụi bặm bám vậy, vì điều đó có thể khiến chàng bối rối, vì một người rất chú ý đến mùi hương cơ thể mà lại bị chê… ở dơ.

Những người có tâm hồn nghệ sĩ thì cần có chút bụi bặm, có một vài sợi lông chó bám trên người, trên đàn cho ra vẻ lãng tử chứ.
Nếu sạch boong như yêu cầu của LNG thì thành... thầy tu mất còn gì.
o:-)

Lòng Như Gió
10-12-2011, 08:13 AM
Anh Bẹc, thưởng thức hạnh phúc lắm khi là một điều khó khăn, phải cố gắng mới làm được.

Bác Văn, em không nghĩ các thầy tu đã ít bụi bặm hơn, hoặc sạch sẽ thơm tho hơn anh bạn của em đâu bác. Em trộm nghĩ, tâm hồn nghệ sĩ thể hiện ở cách nghĩ, ở lối sống, ở độ nhạy trong cảm nhận nghệ thuật hoặc những yếu tố cấu thành nghệ thuật…, chứ đâu ở mái tóc hay bộ râu hay sợi lông chó trên người! Tuy nhiên, lời bác nói đã cho em ít nhiều suy ngẫm.

Cảm ơn anh Bẹc và rất cảm ơn bác Văn lần đầu ghé quán em.

Văn
10-12-2011, 10:50 AM
Bác Văn, em không nghĩ các thầy tu đã ít bụi bặm hơn, hoặc sạch sẽ thơm tho hơn anh bạn của em đâu bác. Em trộm nghĩ, tâm hồn nghệ sĩ thể hiện ở cách nghĩ, ở lối sống, ở độ nhạy trong cảm nhận nghệ thuật hoặc những yếu tố cấu thành nghệ thuật…, chứ đâu ở mái tóc hay bộ râu hay sợi lông chó trên người! Tuy nhiên, lời bác nói đã cho em ít nhiều suy ngẫm.


Tôi tự hỏi, không biết LNG có biết/ưa nói đùa không nhỉ?
Lời tôi chỉ là bông đùa thôi, chẳng phải suy ngẫm gì đâu...

Lòng Như Gió
10-13-2011, 08:15 AM
Bác Văn, em hiểu là bác nói đùa mà. Bác yên tâm, nói đùa với em thì nhiều khi không cần chèn mặt cười, em cũng biết là đùa, chả bù cho nhiều khi người ta chèn mặt cười mà em thấy như người ta đang chửi nhau thì có.



Tôi tự hỏi, không biết LNG có biết/ưa nói đùa không nhỉ?
Lời tôi chỉ là bông đùa thôi, chẳng phải suy ngẫm gì đâu...



Dạ, em biết/ưa suy ngẫm những lời bông đùa.

tabalo
10-13-2011, 08:21 AM
Bác Văn, em hiểu là bác nói đùa mà. Bác yên tâm, nói đùa với em thì nhiều khi không cần chèn mặt cười, em cũng biết là đùa, chả bù cho nhiều khi người ta chèn mặt cười mà em thấy như người ta đang chửi nhau thì có.
Dạ, em biết/ưa suy ngẫm những lời bông đùa.
10 cái nội quy cộng 20 Mods cũng đành bó tay ngồi nhìn ( để trống cũng biết chèn cái gì )

Văn
10-13-2011, 09:42 AM
Bác yên tâm, nói đùa với em thì nhiều khi không cần chèn mặt cười, em cũng biết là đùa, chả bù cho nhiều khi người ta chèn mặt cười mà em thấy như người ta đang chửi nhau thì có.


Cụ Nguyễn văn Vĩnh đã nhận xét: "Người (Việt) Nam mình cái gì cũng cười!"
Nên có chửi nhau cũng phải chèn mặt cười cho đúng điệu chứ.

Bẹc
10-13-2011, 10:28 AM
Cụ Nguyễn văn Vĩnh đã nhận xét: "Người (Việt) Nam mình cái gì cũng cười!"
Nên có chửi nhau cũng phải chèn mặt cười cho đúng điệu chứ.

Chắc cần làm nhiều loại mặt cười khác nhau để sữ dụng được nhiều trường hợp há bác ? ( cười cầu xin )

Văn
10-13-2011, 10:48 AM
Chắc cần làm nhiều loại mặt cười khác nhau để sữ dụng được nhiều trường hợp há bác ? ( cười cầu xin )

Việc này phải đề xuất lên BĐH, để họ thỉnh thầy Triển vẽ giùm các kiểu mặt cười.
Nhiều thành viên chưa sử dụng mặt cười (như LNG), có lẽ vì họ chưa tìm được kiểu mặt cười nào thích hợp đó thôi.
Ví dụ, anh ốc mà có mặt cười Lúa Nước thì ảnh sẽ sử dụng ngay.

Nguyên Nhân
10-13-2011, 11:31 AM
Anh Bẹc, thưởng thức hạnh phúc lắm khi là một điều khó khăn, phải cố gắng mới làm được.

Bác Văn, em không nghĩ các thầy tu đã ít bụi bặm hơn, hoặc sạch sẽ thơm tho hơn anh bạn của em đâu bác. Em trộm nghĩ, tâm hồn nghệ sĩ thể hiện ở cách nghĩ, ở lối sống, ở độ nhạy trong cảm nhận nghệ thuật hoặc những yếu tố cấu thành nghệ thuật…, chứ đâu ở mái tóc hay bộ râu hay sợi lông chó trên người! Tuy nhiên, lời bác nói đã cho em ít nhiều suy ngẫm.

Cảm ơn anh Bẹc và rất cảm ơn bác Văn lần đầu ghé quán em.

Cũng có những người muốn tỏ ra là nghệ sĩ nên cũng để râu tóc cho ra vẻ...

Tui thường làm biếng mang kính lắm nhưng những khi cần làm ra bộ đạo mạo hay trí thức thì không ngần ngại. :-B

Í quên. Chào Gió :-h:)

Lòng Như Gió
10-20-2011, 09:39 AM
Em chào các anh và các bác. Cảm ơn các anh, các bác ghé chơi quán ế này của em (rất ế nếu so với Không Gian Chung của anh Nguyên Nhân).

Lòng Như Gió
10-20-2011, 09:47 AM
Phụ nữ và cái ghen


Cứ mỗi năm hai ngày, phe phụ nữ ở Việt Nam ta lại được lôi ra để tôn vinh, cưng chiều, tặng quà, chúc tụng, khen ngợi… các kiểu.

Hôm nay là một ngày như thế, hai mươi tháng mười, được người đời gọi là ngày Phụ nữ Việt Nam.

Buổi sáng, chị em phụ nữ ở văn phòng nơi tôi làm được lùa vào một góc để tụ tập chờ nhận quà. Ông sếp tôi đại diện công ty, nói vài lời khai mạc, không quên kèm theo câu “tâm sự” rằng ông rất ghen tỵ với các chị em, vì họ có hai ngày mỗi năm, trong khi đàn ông chẳng có ngày nào cả.

Ban tổ chức xướng tên từng người để mời lên “sân khấu” nhận quà, cứ cỡ chục người một lượt. Vài người nhận xét rằng làm vậy trông giống phát thưởng cho học sinh giỏi quá.

Trong số gần một trăm nàng, có vài người nhận được tiếng vỗ tay từ phía khán giả khi họ được xướng tên. Một cô đồng nghiệp của tôi, với chức tước khá cao, được một chị trong ban tổ chức “cò mồi” một tràng vỗ tay, thế rồi lập tức nhận được sự hưởng ứng từ một cặp bàn tay, nghĩa là có cả thảy hai người vỗ tay cho cô, kể cả chị “cò mồi”. Tôi trộm nghĩ, người Việt mình thường khá thành thật và “sòng phẳng” trong tiếng vỗ tay, nghĩa là thật lòng thích thì mới vỗ, chứ quyết không vỗ tay khi không thích, không vỗ tay vì phép lịch sự đơn thuần. (Vỗ tay vì lịch sự được áp dụng ở một số người khi nghe xong một bài diễn văn hoặc xem xong một tiết mục biểu diễn nghệ thuật, như hát hò hoặc nhảy múa các kiểu.)

Ngay cả nàng kia, thuộc hàng đẹp nhất trong công ty (theo tôi và theo nhiều người khác), hôm nay rực rỡ xinh tươi như mọi khi, làn da trắng tươi nõn nà như mọi khi, mà còn chẳng nhận được tiếng vỗ tay nào. Cũng chú thích thêm, nàng này hễ khoe hình trên facebook là người ta nườm nượp kéo vào khen đẹp.

Những tiếng vỗ tay rầm rộ hơn hẳn tất cả là dành cho… tôi, vì một hoặc vài lý do nào đấy mà tôi không khoe ra ở đây, kẻo có người cho rằng mình “nổ”. Dĩ nhiên, tôi vui vì điều này. Nhưng lại trộm nghĩ, lỡ cô nàng nhận được tiếng vỗ của bốn bàn tay kia, và một số nàng khác, mà có ghen tỵ với tôi về sự được hoan hô, thì niềm vui cho mọi người không được trọn vẹn…

Tôi từng biết, mình khổ thế nào khi ghen tỵ với ai đó. Tôi từng ghen với vài người, chẳng hạn một người đẹp hơn mình, một người giỏi hơn mình, một người được trả lương cao hơn mình, một người có tỉ lệ tăng lương nhiều hơn mình, một người sắp được làm vợ chàng trai mình hơi thích, vân vân… Cho đến một ngày, tôi quyết định rằng mình nên tập bỏ thói ghen tỵ, chắc còn dễ hơn người nghiện thuốc lá tập bỏ thuốc. Tôi tự nhủ, cứ cho rằng mình thua họ ở một hoặc vài điểm nào đó, thì mình vẫn có giá trị ở chỗ khác, ví dụ, họ không biết đàn dương cầm còn mình thì biết. Chỉ một ví dụ ấy thôi, là thấy mình hạnh phúc hơn họ rồi. Và, lòng nhẹ nhõm gì đâu khi không phải ghen ai!

Giờ đây, tôi không ghen với người đẹp trắng tươi. Người đẹp ấy đang đứng trên sân khấu, phía cánh phải. Các chị em kia chen chúc nhau phía cánh trái. Tôi bước lên từ cánh trái, nhưng lại đi hết chiều dài sân khấu để đến đứng gần người đẹp. Nếu có ai nhìn và thấy rằng tôi thật xấu xí khi đứng bên người đẹp trắng tươi, thì cũng chẳng sao. Cô ấy không cao hơn tôi, thế là ổn. Chứ lỡ chẳng may mình đứng gần Mai Phương Thúy, chắc hơi ngại.

Vào ngày gọi là ngày Phụ nữ Việt Nam này, bọn tôi nhận được nhiều lời chúc. Một người, có lẽ thấy tôi ít cười, đã chúc tôi trong ngày sẽ có nhiều kiểu cười. Anh ta kể ra rất dài, mà nghe xong, tôi chỉ còn nhớ vài kiểu cười được anh nhắc đến, như: cười duyên dáng, cười rộn ràng, cười e thẹn, cười hạnh phúc. Thầm nghĩ, hình như chưa từng ai chúc một người phụ nữ không bao giờ phải ghen hoặc ganh – mà theo tôi, chính sự rũ bỏ thói ghen hoặc ganh ấy mới là nguồn gốc của hạnh phúc.

Lòng Như Gió
10-23-2011, 12:23 AM
Nhớ người dưng


1.

Có gã kia, một hôm lên mạng chat với tôi vài lời bâng quơ qua lại, trêu đùa tôi về câu status tôi đang treo trên Messenger của mình.

Rồi, gã chợt nói: “Miss you!”

Tôi bèn cảm ơn gã. Đó là câu kết cho một cuộc đối thoại ngắn như mọi khi giữa gã với tôi.

Nếu hai chữ “miss you” được phát ra từ một người kia, chứ chẳng phải từ người này, có lẽ tôi sẽ thấy nhịp tim mình ít nhiều hối hả, chứ chẳng điềm nhiên đều nhịp như thế này.

Và hai chữ “miss you” từ gã khiến tôi hơi ngạc nhiên. Tôi nhớ lại thời gã và tôi còn hàng ngày gặp mặt (khi gã còn là một đồng nghiệp của tôi), thuở ấy, gã chưa bao giờ “tỏ tình” gì nhiều với tôi. Và những mẩu đối thoại hiếm hoi luôn ngắn gọn… Chỉ duy nhất một lần, ở tiệc Tân Niên, khi tôi đến bàn của gã để cụng ly những bạn ngồi bàn ấy một cái, gã kéo ghế mời tôi ngồi gần, rồi nhờ người chụp hình. Khi ấy, gã có biểu hiện của một người chếnh choáng hơi men, gã ba hoa hơn bình thường, cánh tay và bàn tay bạo dạn hơn bình thường. Gã vòng tay qua phía tôi đang ngồi, vờ trước ống kính như đang choàng vai tôi, dù thật ra gã chưa đụng vào sợi lông nào của tôi cả…

Hai chữ “miss you” chợt cho tôi vài phút thú vị, khi nghĩ, thời nay, có khi người ta chẳng cần mở mồm nói lời nào (theo nghĩa đen), chỉ cần nói bằng các ngón tay thôi (bằng cách chat), là có thể “tỏ tình” – hoặc tỏ tình - được rồi. Đâu cần khổ sở như chàng hoàng tử trong câu chuyện nọ bị phù phép và chỉ nói được một từ duy nhất mỗi năm, vì vậy chàng đã phải chờ đúng tám năm để đến bên nàng công chúa mình yêu mà thốt lên rằng “Anh yêu em, em làm vợ anh nhé”.


2.

Đôi khi, tôi nghĩ đến V., người hiểu tôi nhiều nhất so với các bạn của tôi. Tuy hiểu tôi hơn những người khác, V. lại không tỏ ra tự tin lắm rằng chàng ta hiểu tôi, chả bù cho một số người, hiểu sai bét mà cứ bô bô như đang đi guốc trong bụng mình vậy.

Một hôm, V. mời tôi và một số bạn đi ăn buffet. Như mọi khi, V. trêu ghẹo các cô gái trong nhóm, khi thì nói rằng chỉ vì muốn gặp bé T. mà V. phải mời cả bọn đi ăn, khi thì lại quay qua nói với bé T. rằng V. đùa đấy, chứ trong tim V. chỉ có bé N. thôi, vân vân… V. tạo tiếng cười cho mọi người bằng những lời đùa đúng lúc, và vẫn tạo cảm tưởng cho mọi người rằng V. để ý tất cả những người phụ nữ trong tầm ngắm nhưng sẽ không tán tỉnh ai tới nơi tới chốn cả. Mãi đến nay, ngoài tôi ra, không ai trong đám bạn biết rằng – hoặc tin rằng – V. đang có người yêu.

Cuối bữa, mọi người yêu cầu V. tuyên bố lại lý do một cách nghiêm túc vì sao lại có bữa tiệc này. V. nói ngắn gọn, lý do là V. nhớ tôi. Mọi người và tôi không ngạc nhiên lắm về câu nói của V.; có người bình luận rằng gì mà mới gặp đã nhớ nữa rồi!

Ra bãi xe, tôi và T. đứng chờ taxi, những người khác tự lái xe và còn nấn ná muốn ở lại chờ taxi cùng bọn tôi. V. “đuổi” mọi người cứ về trước đi, V. ở lại được rồi, và hứa rằng V. sẽ không làm gì bé T. đâu. Mọi người về trước, chỉ còn lại V. với bé T. và tôi, V. rút từ trong túi ra món quà mang từ Tây Tạng về tặng tôi.

Theo tôi hiểu, món quà này là (một trong những) lý do của buổi buffet giữa bọn tôi hôm ấy; V. phải nghĩ ra một dịp gặp mặt để tặng quà.

Tôi thấy V. có nét hấp dẫn của một người biết nhiều hơn nói.


3.

Đôi khi, tôi cũng nghĩ đến P. Tôi thích cách P. để ý và ghi nhớ những thói quen của tôi, dù P. tự thú nhận rằng và tôi cũng nhận thấy rằng trí nhớ của P. không tốt lắm.

Những khi đi ăn cùng P., tôi nhận thấy P. có tính quyết đoán, trong chừng mực nào đó, P. quyết đoán nhiều hơn tôi, dù P. lại thường nói rằng tôi là người rất quyết đoán. Nhưng tôi so sánh và nhận thấy mình không quyết đoán bằng P. ở chỗ: P. luôn là người chọn chỗ ngồi khi vào quán, và ngoại trừ những khi tôi nói rõ từ trước rằng một bữa ăn nào đấy do tôi mời, còn thì P. sẽ giành trả tiền, sẽ cười khoái trá khi tôi giành không lại… Mà khi giành không lại thì tôi sẽ dễ dàng “nhường” luôn cho P. trả tiền, chứ chẳng giành tới cùng.

Có lần, vào quán ăn trưa, P. chọn bàn bên sát chiếc đàn dương cầm – một chiếc đàn đang nằm im re không người chơi. P. nói hôm nay mình chọn được chỗ ngồi hợp quá, và lát nữa P. sẽ hỏi nhân viên của quán cho phép tôi ngồi vào chơi đàn. Tôi gạt đi, thôi chắc người ta quý đàn lắm, sẽ sợ mình phá hỏng. Rồi khi bọn tôi chợt trông thấy ông sếp tôi cùng một đoàn người cũng kéo vào quán ấy ăn trưa, P. nói tôi có cơ hội để gây ấn tượng cho sếp mình đây rồi, bằng cách ngồi vào đàn mà trỗi lên một điệu nhạc du dương… Tôi cũng vẫn không đồng ý, nói rằng mình không cần tạo ấn tượng theo kiểu ấy. Thật ra, những hôm ấy là những ngày tôi đang tất bật với nhiều chuyện lu bu trong đời, tâm hồn không bay bổng lên được, và đầu óc không nhớ được một nốt nhạc nào cho ra hồn cả.

Có lần, P. dẫn tôi đi ăn lẩu, rồi chợt nhận xét rằng bữa trước đi buffet sao tôi chỉ ăn toàn tinh bột mà ít ăn rau quá, chẳng phải con gái thường thích có làn da đẹp nên phải ăn nhiều rau sao…Tôi thích lối quan tâm như của P., nghĩa là để ý và ghi nhớ và lựa dịp nêu ý kiến, chứ không “khuyên răn” ngay tại “hiện trường” rằng tôi nên chọn món thế nào, vì muốn tôn trọng thói quen của tôi. P. nói rằng tôi thích ăn gì thì phải nói, để P. còn biết ý mà lần sau chọn quán. Tôi hờ hững đáp rằng tôi quan tâm đến không gian hơn là món ăn, mà không gian như thế nào làm tôi thích thì P. đã rất hiểu rồi.

Tôi đã định khoe với P. về một niềm vui nho nhỏ, nhưng rồi khi gặp mặt, tôi chẳng khoe nữa. Vì, nếu là mấy tháng trước kia, niềm vui ấy đã là niềm vui chung của P. và tôi. Nhưng nay khác rồi, nó chỉ là niềm vui nhỏ xíu của riêng tôi.

Tôi nghĩ về những đổi thay. Đổi thay về hoàn cảnh, ví dụ hoàn cảnh vui chung – vui riêng như vừa nêu. Đổi thay về thói quen. Đổi thay về sở thích. Đổi thay về tình yêu – tình yêu mà một người dành cho một người hay một việc hay một vật nào đó. Đổi thay ở bản thân mình, ví dụ mục đích chính của tôi hồi mới vào diễn đàn Đặc Trưng là kiếm đủ 50 bài để có thể xây nhà ở Không Gian Riêng, mà nay thì ý định ấy hoàn toàn biến mất trong đầu mình rồi.

Chỉ nghĩ về những đổi thay thôi, và không nhận xét rằng nó tốt hay xấu gì cả. Như cách người ta thực hành “Quán tâm pháp”.


4.

Có một sự khác nhau giữa “nghĩ đến” và “nhớ”. Tôi nghĩ đến những nhân vật đã kể ở trên, vì họ đã có khi làm cho ngày của tôi vui hơn. Nhưng tôi “nhớ” ai? Người tôi nhớ, có thể có trong số vừa kể, cũng có thể là một người mà tôi chưa từng nhắc đến trong tất cả các bài đã đăng ở diễn đàn này.

Và, liệu nỗi nhớ có thể được đem ra ngắm nghía một cách bình thản, như cách người ta thực hành “Quán tâm pháp”?

Bẹc
10-23-2011, 11:08 AM
Nhớ người dưng

Có một sự khác nhau giữa “nghĩ đến” và “nhớ”. Tôi nghĩ đến những nhân vật đã kể ở trên, vì họ đã có khi làm cho ngày của tôi vui hơn. Nhưng tôi “nhớ” ai? Người tôi nhớ, có thể có trong số vừa kể, cũng có thể là một người mà tôi chưa từng nhắc đến trong tất cả các bài đã đăng ở diễn đàn này.

Và, liệu nỗi nhớ có thể được đem ra ngắm nghía một cách bình thản, như cách người ta thực hành “Quán tâm pháp”?

Mới có "Nghĩ đến" và "Nhớ" tại vì chỉ mới có P và V. Từ từ sẽ đủ hết mẫu tự phụ âm ...M,N,H.......thì sẽ đến "lọc" và "chọn" .

Chúc Gió toại nguyện. Chúc tuần lễ mới vui vẻ.

Dung
10-26-2011, 07:44 PM
Nhớ luôn ghé đọc bài chị Gió viết ,vì chị đã viết rất hay ...rất hay !
Ngày 20-10 vừa rồi , Nhớ được 3,4 giỏ hoa thiệt đẹp của các cậu học trò tặng .
Qua hôm sau thì héo .Nhớ lại ước chừng các em dễ thương này biến hoa thành bì thư cho Nhớ lúc này ...thì tuyệt hơn !
hihihi...Nhớ hết mộng mơ ,lãng mạn ,mà quá cằn cổi ,thực tế rồi phải không chị Gió ?
Lòng như gió mà ...hihihi..em mến chúc chị mọi sự như ý nhé .
http://i704.photobucket.com/albums/ww42/PrincessPrincess18/f075a751.jpg

Lòng Như Gió
10-30-2011, 06:49 AM
Xin chào và cảm ơn em Nhớ. (Nhiều khi chị hơi dễ tính, ai gọi mình bằng chị xưng em, mình cũng gọi lại bằng em xưng chị, ví dụ với em Khờ Khạo.)



Mới có "Nghĩ đến" và "Nhớ" tại vì chỉ mới có P và V. Từ từ sẽ đủ hết mẫu tự phụ âm ...M,N,H.......thì sẽ đến "lọc" và "chọn" .


Anh Bẹc nói thế! Chờ mình từ từ lọc với chọn, thì người ta đã lọc và chọn người khác từ đời tám hoánh rồi!

Lòng Như Gió
10-30-2011, 08:45 AM
Phút đồng hành


Một bác kia, hơi lớn tuổi, hơi quê mùa, một hôm kể chuyện rằng bác đã gặp một anh chàng “kỳ quặc” trong thang máy như thế nào. Chả là bác vào thang cùng anh ta, nhờ anh ta bấm giùm bác lầu 17, anh ta không nói không rằng, bấm một cái, rồi đến lầu 17, anh ta lẳng lặng bước ra. Bác phán: “Thằng ấy giống như câm. Nó không buồn nói rằng vâng cháu cũng lên lầu 17 đây…”

Tôi nghĩ, bác này bình thường không câu nệ kiểu cách xã giao chút nào, nhưng sao lại khó tính trong chuyện cỏn con ấy như thế. Có lẽ do người ít đi thang máy, thấy cái gì trong thang cũng lạ, thấy thái độ của người đi cùng cũng lạ.

Thời gian cùng nhau trong thang máy không đủ nhiều để những người lười nói cảm thấy hứng thú mở miệng ra cười với nhau hoặc chào nhau dăm ba câu.

Vậy chứ, cũng có những người kịp kể xong một câu chuyện trong một chuyến thang.

Chẳng hạn, anh kia, nhìn một phụ nữ đứng trước mặt mình bấm số rồi bước ra ở tầng lầu bà muốn đến, còn lại anh và tôi trong thang, anh đã kể tôi nghe câu chuyện về một người “bí ẩn”. Người ấy ngày ngày đi làm về, vào thang máy bấm số 78 rồi leo bộ hai tầng để lên lầu 80 về nhà mình, nhưng ngược lại, khi đi xuống, người ấy không đi bộ tầng nào cả. Anh đố tôi biết tại sao. Đáp án là: vì với chiều cao của mình, người ấy với tay không tới số 80.

Có người, đứng trong thang đông người, đã huyên thuyên kể chuyện cho con trai mình đi học trường quốc tế như thế nào, và còn kèm theo lời khuyên rằng thời buổi này nên cho con đi học trường quốc tế, chứ học trường Việt Nam thì chúng nó cứ ngu đi. Thế là một thời gian sau, tôi đọc được trên mạng lời chửi rủa của một người đã có mặt trong chuyến thang hôm ấy, khi họ tình cờ nhớ ra con người chảnh và lắm lời đã để lại “ấn tượng sâu đậm” cho họ thế nào chỉ qua vài phút ngắn ngủi.

Thế nghĩa là sự ghét nhau có thể ập đến rất dễ dàng chỉ qua vài phút đồng hành trong thang.

Nhưng cũng may, trong nhiều chuyến thang ở đời này, cũng lắm khi mình được đồng hành cùng những người đáng mến. Có lần, tôi đi cùng hai mẹ con kia. Người mẹ già nắm tay cô con gái, nét mặt căng thẳng, vì bà sợ đứng không vững trong thang. Họ bước ra trước tôi vì họ ở lầu thấp hơn tôi. Bà mẹ ra ngoài rồi, còn ngoái nhìn tôi một cách khó hiểu, như muốn hỏi sao tôi còn chưa chịu ra. Cô con gái bà mới giải thích rằng cô ấy ở lầu cao hơn, chưa đến nơi, nên chưa ra. Tôi thầm nghĩ, nếu cuộc đời chỉ có những người già hiền từ, thật thà (thay vì những người trẻ trung láu cá và hăng tiết vịt đấu đá nhau vì những chuyện tầm phào), và những người chưa già ân cần chăm sóc những người đã già (thay vì chỉ lo thân mình và bỏ mặc cha mẹ già vào một xó xỉnh của lãng quên), thì con người là một loài sinh vật rất đáng yêu.

P. cũng đã vài lần trải qua những phút đồng hành với tôi trong thang máy. Tôi biết thang nhà mình thuộc loại tốc độ di chuyển và đóng cửa lúc người ta vào thì chậm, nhưng tốc độ đóng cửa khi người ta ra lại nhanh, nên khi thang đông người mà lại nhiều trẻ em, tôi thường giành phần đứng gần bảng điều khiển, để bấm nút đóng cửa cho nhanh mỗi khi có thêm người vào, và bấm nút giữ cửa mở khi mọi người lần lượt bước ra. Vì thế, tôi sẽ là người bước ra sau cùng. Hôm đi cùng P., tôi thấy P đứng gần cửa phía bên kia, nên nghĩ chắc P. cũng theo dòng người mà bước ra trước cho đỡ vướng chân người đứng sau. Nhưng không, P. đã nấn ná chờ tôi, bằng cách đứng nép vào và chặn mép cửa bên kia, cũng để giữ cửa mở cho mọi người bước ra. Và chàng chờ tôi ra trước, rồi mới bước theo sau. Đó là sự thú vị khi được đi cùng một người để ý ga-lăng với phụ nữ.

P. nói rằng tôi và P. là một “cặp piano”. Tôi tự hỏi, P. định nghĩa “cặp piano” là gì. Là một đôi bạn đồng hành với nhau trong lúc chơi dương cầm? Hoặc cùng nhau trò chuyện và chia sẻ các đề tài về piano? Hoặc cùng nhau thưởng thức một chương trình biểu diễn dương cầm, như P. mơ ước, ví dụ có Yiruma sang Việt Nam diễn thì P. sẽ đi xem cùng tôi? Hoặc “cặp piano” có ý nghĩa gì khác nữa?

Tuy nhiên, tôi không hỏi P. Câu hỏi ấy có thể sẽ làm khó cho P. Tôi muốn tự mình tìm câu trả lời. Câu trả lời có thể khác nhau trong những giai đoạn khác nhau.

Và tôi nghĩ, được cùng P. đồng hành không những trong thang máy, không những bên đàn dương cầm, mà còn trong những khi khác, là một điều dễ chịu. Chẳng hạn, khi ăn tối, tôi chưa kịp nhận ra rằng mình vừa uống cạn ly nước, P. đã hỏi tôi có muốn gọi thêm nước nữa không. Có lẽ, ngoài thói quen quan tâm rất kỹ càng đến từng biểu hiện nhỏ của tôi, P. còn quan tâm đến ly nước của tôi nữa, vì trước đó P. đã uống hết nước và đã san nước từ ly của tôi sang ly của P. để uống tiếp, nên có hơi lo lắng rằng đã lỡ tay lấy nước của tôi hơi nhiều. Tuy vậy, được người khác quan tâm ly nước của mình còn nhiều hơn mình quan tâm đến nó, kể ra cũng là một niềm vui.

nvhn
10-30-2011, 09:02 AM
Phút đồng hành

Và tôi nghĩ, được cùng P. đồng hành không những trong thang máy, không những bên đàn dương cầm, mà còn trong những khi khác, là một điều dễ chịu. Chẳng hạn, khi ăn tối, tôi chưa kịp nhận ra rằng mình vừa uống cạn ly nước, P. đã hỏi tôi có muốn gọi thêm nước nữa không. Có lẽ, ngoài thói quen quan tâm rất kỹ càng đến từng biểu hiện nhỏ của tôi, P. còn quan tâm đến ly nước của tôi nữa, vì trước đó P. đã uống hết nước và đã san nước từ ly của tôi sang ly của P. để uống tiếp, nên có hơi lo lắng rằng đã lỡ tay lấy nước của tôi hơi nhiều. Tuy vậy, được người khác quan tâm ly nước của mình còn nhiều hơn mình quan tâm đến nó, kể ra cũng là một niềm vui.

Chào Lòng Như Gió,

Vẫn âm thầm theo đọc những bài viết của Gió, nhưng không ịn dấu chân lại thôi, hôm nay đọc đoạn trên câu P tô đậm, thấy trùng với suy nghĩ của một cô bạn, mà cách đây mấy hôm, có than phiền với P là ox, không quan tâm đến mình như hồi chưa cưới, P cười hỏi làm sao biết là không quan tâm, thì cô bạn đã cho thí dụ (so sánh) giống như câu Gió viết, là lúc còn là người yêu, đi ăn tiệm ảnh lau đủa, lau muổng dọn cho mình, và lăn xăng hỏi có cần thêm nước uống, khi thấy ly nước vơi, còn bây giờ gần như chả làm gì cả. :)

Lòng Như Gió
10-30-2011, 11:19 PM
Chào anh P.

Em nhớ hồi lâu rồi, ở một trong những con phố cũ, có lần em kể ra hai ví dụ để so sánh. Một là, chàng trai nọ lau yên xe bằng cách lau sạch phần ghế của cô bạn mình trước, rồi mới lau đến chỗ mình ngồi. Hai là, người chồng kia dẫn vợ đi vệ sinh, bị nước bắn lên chân, bèn lấy khăn giấy lau sạch giày mình, rồi mới đưa chiếc khăn ấy vào tay vợ cho vợ lau chân. Mà bà vợ thì đang mang bầu, bụng to vượt mặt, chắc cúi xuống nhìn cũng chẳng thấy bàn chân mình nằm chỗ nào.

Sau đó, nếu em nhớ không lầm, anh Cả Ngố, anh Súng, chị Bống đã vào bình luận vài điều vui vui…

Nhím
10-31-2011, 12:07 AM
Chào Lòng Như Gió,

Vẫn âm thầm theo đọc những bài viết của Gió, nhưng không ịn dấu chân lại thôi, hôm nay đọc đoạn trên câu P tô đậm, thấy trùng với suy nghĩ của một cô bạn, mà cách đây mấy hôm, có than phiền với P là ox, không quan tâm đến mình như hồi chưa cưới, P cười hỏi làm sao biết là không quan tâm, thì cô bạn đã cho thí dụ (so sánh) giống như câu Gió viết, là lúc còn là người yêu, đi ăn tiệm ảnh lau đủa, lau muổng dọn cho mình, và lăn xăng hỏi có cần thêm nước uống, khi thấy ly nước vơi, còn bây giờ gần như chả làm gì cả. :)

Âm-Dương.
Đàn ông , chú nào ga - lăng 10 thì khi cưới vợ sẽ được tuột theo phép tính trừ : đúng âm.
Đàn bà , thím nào triết lý 10 thì khi cưới chồng sẽ bị trượt theo phép tính cộng : đúng dương.
Thím nào than thỉ với anh P thì anh làm phước giấu nhẹm bài của cô G dùm . Nếu anh P không muốn tốn tiền đi điếu.

Lòng Như Gió
11-17-2011, 06:54 AM
Nối quan tâm vào với vô tình


Nhờ những đưa đẩy của dòng đời tất bật, người ta có cớ để vô tình với nhau.

Nhờ điện thoại, e-mail, chat, mạng xã hội…, người ta có cách để (vờ) quan tâm nhau, từ xa.

Một hôm, tình cờ, sau bao năm xa cách, có hai người kết nối với nhau trên LinkedIn. Ít nhất một trong hai người chợt nhớ về những kỷ niệm xưa. Ít nhất một trong hai người thầm nghĩ sao người kia chẳng thèm vào xem hồ sơ của mình. Ít nhất một trong hai người những muốn tò mò nhấp chuột để xem hồ sơ người kia, nhưng lại thôi. LinkedIn không cho người ta giấu giếm sự quan tâm về nhau; ai xem hồ sơ của ai, nó ghi lại và mách lại “đương sự”. Thế nên, ít nhất một trong hai người đã tự tìm nguồn an ủi bằng cách nhìn và đếm những ai đã xem hồ sơ mình, trong đó có những chuyên viên săn đầu người, và những người mình thích…

Một hôm, hai người bạn, sau nhiều năm thất lạc nhau, tình cờ “gặp” lại nhau, qua điện thoại. Thường, phụ nữ, khi gặp mặt nhau, sẽ nhận xét về vóc dáng của nhau rằng thừa cân hay thiếu cân (hiếm khi người ta khen nhau vừa cân). Đằng này, hai người bạn này chỉ gặp giọng nhau chứ không gặp mặt, nên cách họ hỏi thăm nhau có hay ho hơn. A hỏi B, chuyện tình yêu và hôn nhân thế nào. B đáp, tình yêu cũng có, nhưng hôn nhân thì không, vì không đến được với nhau. A ngỡ ngàng, gì mà buồn quá à, có cách nào khác đi không! B chợt thấy mình cũng kỳ, bạn bè lâu ngày mới “gặp”, chưa chi đã trút ra một tâm tình không vui, bèn trả lời: “Có cách! Trong một thế giới song song với thế giới này, mình và người ấy sẽ đến với nhau”… Một năm sau, A lại gặp B, cũng qua điện thoại. A hỏi thăm, chuyện tình yêu thế nào. B đáp, mình quên mất khái niệm yêu rồi! A không ngỡ ngàng “gì mà buồn quá à” nữa, chỉ cười ha hả.

Có anh chàng si tình, sau nhiều lần gọi điện thoại và nhắn tin cho người trong mộng mà vẫn bị nàng cự tuyệt, không cho gặp mặt, chàng nghĩ ra một cách. Cũng vẫn chỉ biết nhờ cậy vào phương tiện điện thoại thôi, nhưng lần này, chàng dùng một số điện thoại lạ để gọi nàng, và không xưng tên – chỉ tự xưng là một người bạn lâu năm, và nói tiếng Anh – vì nếu nói tiếng Việt thì sợ nàng nhận ra giọng mình. Kết quả là, điện thoại và cuộc đàm thoại bằng tiếng Anh cũng chẳng giúp chàng được gặp mặt cô nàng sắt đá kia.

Có cô nàng thất tình, gần hai năm trời sau ngày bị phụ bạc, vẫn ngày ngày, trên Yahoo! Messenger, ngồi ngắm anh chàng phụ tình. Vẫn nghe con tim đổi nhịp mỗi khi nhìn thấy anh chàng vào mạng. Một ngày kia, vừa thấy anh ta thò đầu vào, bực bội sao, cô thẳng tay xóa luôn anh ta trên list của mình. Rồi cô vào facebook kể rằng mình đã xóa một cái tên như thế nào. Bạn bè cô rần rần kéo vào an ủi.

Trong nhiều trường hợp, tôi cũng thích an ủi người khác, hoặc thể hiện sự quan tâm với ai đó, qua tin nhắn điện thoại, qua email, qua facebook. Đó là một cách rất tiết kiệm thời gian.

Hoặc, nếu ai đó thể hiện chút quan tâm với tôi, tôi cũng rất mong được “quan tâm từ xa” như vậy, để tiết kiệm thời gian cho cả đôi bên. Có lần, một bạn kia, đoán rằng tôi đang mệt mỏi chuyện đời – dù thật ra tôi chẳng than thở lời nào cả, đã vào facebook của tôi mà tặng một bài hát, với lời đề tặng rằng bài hát tuy buồn nhưng hãy nghe để lấy sức “chiến đấu” tiếp. “Em có thể cứng rắn, em có thể mạnh mẽ, nhưng với anh, em không như thế chút nào…” (“Wish you were here”, Avril Lavigne). Câu đầu tiên của ca khúc nghe hiền hòa thế, rồi những câu tiếp theo, đôi chỗ phảng phất giọng “chửi thề”. Tôi hiểu rằng anh bạn ấy muốn mượn âm nhạc để tiếp thêm chút sức mạnh cho tôi. Và tôi không thích bài hát, nhưng tôi thích anh ta.

Có điều là, sự quan tâm lẫn nhau, khi được công nghệ giúp, đã trở thành sự quan tâm được lập trình, được xếp lịch, lỡ mình quên thì máy nhắc mình nhớ. Người ta chúc mừng sinh nhật nhau ào ào trên facebook cũng là nhờ “công nghệ nhắc nhở” ấy thôi. Tôi xòe tay đếm, số người mà mình nhớ được ngày sinh nhật không cần lịch nhắc, chỉ vừa vặn trong một bàn tay. Năm nay, đã cài lịch nhắc rồi, có lẽ tôi sẽ không như mấy năm trước, sẽ không quên gửi tin chúc mừng Giáng sinh cho một người không thân, và thầm hy vọng, khi nhận được mẩu tin, người ấy không ngẩn ngơ tự hỏi kẻ lạ hoắc nào đang chúc mừng Giáng sinh đây trời!

Với cả người không hẳn không thân, có khi tôi cũng phải cài lịch nhắc, mới nhớ mà gọi điện thoại cho người ta. Sáng hôm ấy, có tin cần báo với P., nhưng không muốn làm phiền P. trong giờ làm việc, tôi định bụng vừa sau giờ nghỉ trưa sẽ gọi. Rồi “giờ lành” thản nhiên trôi qua mà mình chẳng mảy may nhớ gì về cuộc điện thoại muốn gọi, đến khi nhớ ra thì lại giữa giờ làm việc mất rồi, tôi đành cài lịch để gọi vào buổi tối. Tối 8 giờ, P. hỏi tôi đang ở nhà hay ở đâu, thảng thốt khi nghe câu trả lời của tôi, giờ này mà còn ở văn phòng à, tối nay mưa, không về sớm kẻo mắc mưa, có áo mưa không, vân vân… Tôi bất giác bật cười khi nhớ lại một kiểu quan tâm tương tự của cậu con trai nọ, hỏi “bà chị” của cậu ta có áo mưa không, sao không trả lời là không có, để em đưa áo mưa của em cho chị…

Trong thế giới này, người ta có quá nhiều cách để không mất liên lạc với nhau, và cũng có quá nhiều cách để không gặp mặt nhau. Người ta ngồi một chỗ và nối mình với hàng loạt người, với một biển người, hoặc với chỉ một người. Khi sự quan tâm được nối vào một nỗi vô tình, đó là sự kết nối chẳng thú vị cho ai. Nhưng khi sự quan tâm được nối với lòng cảm kích, người ta có thể chỉ mất một phút để gửi một thông điệp và đem đến niềm vui trong nhiều ngày cho một người. Cho nên, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trông thấy một cô gái ngồi cười một mình. Rất có thể vì cô vừa nhận được một mẩu tin như kiểu “Mưa lớn quá, chị có áo mưa không?”

gun_ho
11-17-2011, 07:11 PM
Nhưng khi sự quan tâm được nối với lòng cảm kích, người ta có thể chỉ mất một phút để gửi một thông điệp và đem đến niềm vui trong nhiều ngày cho một người. Cho nên, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trông thấy một cô gái ngồi cười một mình. Rất có thể vì cô vừa nhận được một mẩu tin như kiểu “Mưa lớn quá, chị có áo mưa không?”


Ước gì được như vậy, khi biểu lộ bên ngoài đều bắt nguồn từ một tình cảm bên trong chứ không còn là một lời đưa đẩy tầm xàm , để cô gái kia không mất công ngồi tủm tỉm cười một mình vô ích.

Lòng Như Gió
12-10-2011, 11:20 PM
Vai phụ


Ngày tôi còn bé, một trong những trò chơi của ba chị em tôi là trò Vua và Hoàng hậu. Anh tôi, người… đẹp trai nhất trong ba đứa trẻ, dĩ nhiên được đóng vai vua. Chị tôi liền đòi làm hoàng hậu. Còn tôi bị hai anh chị giao cho vào vai cung phi. Tôi không muốn nhận vai, vì nghĩ vai gì mà làm thân phận vợ bé. Anh tôi dỗ ngọt: “Làm phi thích hơn làm hậu chứ, vì phi được vua cưng, chứ hậu đâu được!” Chị tôi cũng ra vẻ như đã nhường “phần ngon” cho tôi, gật gù nói theo: “Ừ đúng đó!”

Thế là tôi chịu vào vai cung phi.

“Kịch bản” là thứ không được dàn dựng sẵn, cũng chẳng ai làm đạo diễn. Hoàn toàn do bọn tôi ngẫu hứng thích làm gì và thích nói gì thì làm thế nấy và nói thế nấy, chẳng hạn chơi trò cưỡi ngựa đánh đuổi giặc Tàu, trò dạo chơi vườn thượng uyển, vân vân…

Đến cuối “vở kịch”, tôi chẳng còn nhớ Cung phi đã được Vua “cưng” như thế nào, chỉ nhớ rất rõ cảnh kết thúc là Vua và Hoàng hậu cùng nhau ngồi bên cửa sổ ngắm trăng sao, và Vua nói một câu mà hôm nay nghĩ lại tôi thấy hơi sến, rằng: “Trời đêm nay nhiều sao sáng quá, nàng thấy không?”

Khi ấy, tôi đã nghĩ rằng, cái kết này đẹp quá, ít ra là đẹp với hai người. Riêng người còn lại không khỏi cảm thấy bị bỏ rơi…

***

Khi Em nhận ra rằng Em chỉ đóng một vai phụ trong cuộc đời Anh, tôi nghĩ, so với tôi của ngày làm “cung phi”, Em thấy tủi thân hơn. Hơn rất nhiều.

Vì vai phụ của tôi ngày ấu thơ diễn ra trong một cuộc chơi thần tiên đến mức huyền hoặc, và nhạt nhẽo đến mức khó nhớ. Còn vai phụ của Em diễn ra trong một cuộc đời thực tế đến mức trần trụi, và sinh động đến mức khó quên.

Đóng vai phụ, nên Em chỉ mong vài tuần một lần được nghe giọng Anh qua điện thoại, được chat với Anh, để được Anh hẹn gặp – những cuộc hẹn mà Em chẳng biết cuộc nào sẽ là lần sau cùng. Tuy vậy, từ đáy lòng, Em thầm khát khao được đóng vai chính trong đời Anh.

Đóng vai phụ, nhưng Em để dành tất cả những bộ xiêm y đẹp nhất để diện vào người mỗi khi đi với Anh. Nên, có một ngày Anh không đến như đã hẹn, Em đánh chiếc quần lửng cùng chiếc áo lùng thùng như mụ đi buôn, ra phố ăn quà, và thấy ngày của mình sao tẻ nhạt quá. Về lại nhà, Em chợt nghĩ, váy áo đẹp treo trong tủ làm gì, sao mình không choàng vào một bộ và dạo phố một mình? Và Em đã làm như thế, đã một mình tung tăng trên phố, đã làm bao ánh mắt đàn ông bên đường thích thú dõi theo dáng ngọc tha thướt. Em nhận ra rằng, khi không có Anh, tự do là một thứ tuyệt vời để tận hưởng. Em nhận ra rằng, người ta khổ vì cứ ham đóng vai chính.

Nhiều người cũng như Em, và không chịu hiểu rằng, ở một nơi nào đó, vào một lúc nào đó, anh A có thể thay thế vai chính của anh B, hoặc ngược lại. Vì cuộc đời lắm khi rất lung tung, chứ chẳng mạch lạc như phim, kịch, hay truyện. Những diễn biến lung tung của cuộc đời gần giống như “vở kịch” tuổi thơ của ba chị em tôi: có khi Cung phi là vai chính, nhưng đến cuối, Cung phi chỉ là vai phụ thừa thãi, mờ nhạt, đứng lấp ló bên cánh gà của sân khấu.

Một cô nàng khi xưa là đồng nghiệp của tôi, đường sự nghiệp đang rất hanh thông, bỗng dưng nghỉ việc để ở nhà dưỡng thai. Một hôm, cô “mát mẻ” hỏi tôi rằng, công ty vắng cô, vẫn chạy tốt phải không, dường như chẳng ai nhớ rằng cô đã từng làm nơi ấy phải không. Nhớ rằng cô có trái tim nhạy cảm, tôi đành dỗ dành, rằng thỉnh thoảng vẫn có người nhắc cô đấy chứ, nhưng, dù mình có để lại nhiều dấu ấn thế nào, khi vắng mình, người ta vẫn phải tìm cách sống tiếp, chứ ai có thể ngồi không mà nhớ mình mãi được!

Tôi nghĩ về những vai phụ của mình. Có bao nhiêu người mình quen, thậm chí thân, là có gần như bấy nhiêu vai phụ của mình trong cuộc đời họ. Khi vai phụ mình đóng có thể góp phần cho “tác phẩm” của họ trở nên lý thú hơn, chẳng phải vai phụ của mình cũng rất thú vị đó sao?

Bẹc
12-26-2011, 03:43 AM
Cô vai phụ ơi, giờ thì cô đang đóng vai gì và ở đâu mà mất biệt vậy ?

Tôi cũng đã vắng mặt một thời gian trong phố vì chuyện gia đình gây tâm thần bất an nên phải lo vừa giải quyết vừa tập định tâm trong khi công việc, tư việc hàng ngày cũng phải chu toàn, do đó mà không còn xí quách để „ tám „ trong phố nữa. Hôm nay tạm ổn rồi, vào lại phố đi dạo, gặp cái quán Gió nầy, cái quán mà trước đây vừa sang trọng vừa đắc khách mà bị giờ như cái Chùa Bà Đanh, trong khi ngồi đợi bà chủ quán về, tôi tâm sự một mình chơi.

Hồi đó, sau 3 năm sống ở Đức , khi gia đình tôi gồm ba mẹ và anh đang tụ tập hưởng những ngày lễ như hôm nay thì tình cờ có 1 anh bạn của anh tôi dẫn ba của ảnh đến thăm gia đình tôi. Anh bạn anh tôi không cho hay biết gì về chuyện ba của ảnh mới sang đoàn tụ gia đình cùng anh em của ảnh được vài hôm. Mẹ ảnh đã mất từ lâu, 3 anh em ảnh vượt biên sang Đức và sau thời gian thì ba ảnh sang đoàn tụ. Tôi nghe 2 ông già trò chuyện, bày tỏ niềm may mắn và vô cùng hạnh phúc khi vượt khỏi địa ngục cộng sản VN, tôi cũng ngồi nhìn 2 nét mặt vui tươi rồi cũng vui lây. Sau mấy hồi cười khoái chí thì tự nhiên ba tôi hỏi bác đó 1 câu mà làm tôi giựt mình, rồi lại giựt mình thêm lần nữa với câu trả lời của bác đó :

- Rồi anh định chừng trở về Việt Nam ? (Thiệt tình hết biết, người ta mới đến Đức có vài hôm, vui mừng gặp con cái chưa xong …Mà lại hỏi 1 câu như móc họng ! Vậy mà bác đó trả lời liền )

- Chừng nào trở về mà làm được chủ tịch nước thì mới về. Vì lúc đó tôi sẽ thay đổi chế độ luôn ! Còn không thì chết chôn tại đây !

Chỉ vài năm sau thì nghe tin bác đó đã về VN từ hồi nào và sống luôn ở bên đó rồi ! Ba tôi hỏi anh của bạn tôi ( con của bác đó ) là vì sao mà bác lại bỏ mấy con bên nầy mà về sống luôn một mình bên đó, thì anh đó nói là, ba con nói bên nầy lạnh quá.

Một hôm cũng vào mùa nầy, ba tôi đứng trong nhà nhìn ra ngoài trời tuyết đang rơi, ba tôi nói: Ở đây trời có 4 mùa rõ rệt. Mùa nào cũng đẹp. Mùa hè đi dạo bờ hồ và dạo trong rừng. Mùa xuân đi dạo vườn hoa. Mùa thu nhìn lá vàng rơi. Mùa đông ngồi cạnh lò sưỡi nhìn tuyết rơi như bây giờ đây, rồi lát nữa cùng mấy đứa cháu ra ngoài nắn hình nộm tuyết…ôi thôi đã thiệt ! Vậy mà cái cha nội ba thằng Dũng nói lạnh rồi dià ở một mình bên địa ngục ! Thiệt hết biết ! Lạnh thì có áo quần mùa đông và nhà có lò sưỡi, khổ mẹ gì đâu ! Nói xạo !

Mùa đông năm nay nữa là ba tôi đã ở bên VN 2 năm rồi ! Trước đây ổng cũng từng về 3 tháng, 6 tháng, lần nầy thì ổng nói có chết cũng chôn ở đây (ở VN ).

Hè năm rồi tôi có về VN thăm ba tôi, ba tôi ở tận miền Bình Thủy An Giang, chẳng phải quê ngoại hay nội gì của tôi mà là nơi ở của đứa con gái nuôi ba tôi. Không biết chừng nào tôi mới dám đến đó thăm ba tôi lần nữa vì phải qua con sông mênh mông bằng cái phà gỗ chở cả xe hơi ! Nhìn chiếc phà …không lẽ kêu tài xế quay về lại Sài Gòn khi mà chỉ qua phà rồi đi thêm 1 đoạn là đến ba mình ! Ngồi trong xe trên chiếc phà, tôi cảm thấy hơi khó thở trong khi cửa xe mở và gió thoáng đến hơi lồng lộng. Thì ra là ngồi trong xe rồi nghĩ đến chuyện phà chìm thì kẹt cứng, chết ngộp nên có cảm giác đó. Tôi bước ra xe đứng trên phà…nhưng vẫn còn cảm giác đó. Tôi tâm sự với anh tài xế đó như vậy thì anh ta nói : Tôi cũng có cảm giác đó, chắc là qủa lắc của mình nó tọt lên cần cổ nên nó nghẹt cuống họng rồi ! Tôi thấy chiếc phà và con sông nầy thì tôi cũng khó thở ! Đó, vậy mà ba tôi sống ở đó rất vui tươi và khoẻ mạnh.

Tôi biết tuổi già ba tôi đâu thể vui như vậy mà khoẻ mạnh mãi, sẽ có ngày bịnh, yếu rồi chết. Mới hơn tháng rồi ổng bị nhồi máu cơ tim. Nằm nhà thương ở Vĩnh Long, mỗi ngày chi tiêu tất cả tính luôn tiền nhà thương, bác sĩ và thuốc thì đến 2 triệu đồng. Nằm 1 tuần lễ, khi ba tôi về nhà đàng hoàng thì anh em tôi mới tâm sự với ba tôi rằng, chừng nào khoẻ nhiều thì ba nên trở lại Đức, dầu sao ở Đức ba không tốn tiền bác sĩ hay nhà thương và sự chăm sóc trong nhà thương…ba cũng từng nói là như thiên đàng mà. Anh em tôi được đáp trả bằng những lời không vui và tóm gọn lại là : Không rời quê hương,chết tại đây và chôn tại đây !

Tôi chờ vài hôm sau cho ba tôi bớt nóng thì tôi lại gọi điện nói theo lối năn nĩ rằng : Ba à, hồi đó ba nói là ở VN là địa ngục, ba còn phê bình ba anh Dũng nữa mà…Hay là VN bây giờ không còn là địa ngục mà là thiên đàng ?! Ba tôi nạt lên : „ Mầy đừng có móc tao - Địa ngục hay thiên đàng là trong tâm – VN bây giờ có khác nhưng cũng không phải là tốt – Tao ở đây và về đây là vì tao thương nhớ quê hương – Quê hương là quê hương, dầu sao cũng là quê hương . Vậy chớ còn mầy ? Mầy bị khói xe ở Sài Gòn làm đau cuống họng mà mầy cũng dìa đó thăm bạn mầy, 2 năm rồi lần nào cũng đau họng mà mầy có bỏ bạn mầy đâu, đến nỗi kêu mầy ở đây thêm vài ngày với tao, ở đây khí hậu sông nước tốt cho bịnh dị ứng của mầy mà mầy cũng đi dià Sài Gòn gấp để kịp gặp bạn mầy quen qua diễn đàn, mầy cũng có tình cảm riêng tư của mầy vậy…! Nói tóm lại là dầu cho ờ đây, ở VN là địa ngục hay gì đi nữa thì tao cũng sống và chết tại quê hương tao !

………. Rồi thì còn ba còn bạn ở đó…thì tôi còn dìa !

Lòng Như Gió
12-26-2011, 07:35 AM
Chào mừng anh Bẹc trở về phố, và rất vui lại được đón anh ở chùa Bà Đanh!

Câu chuyện anh vừa kể bỗng gợi cho em một suy nghĩ rằng, đôi khi, nói về chữ “chừng nào” cũng thú vị lắm. Chẳng hạn:

“Chừng nào được làm Thủ tướng nước Việt Nam, tôi mới về Việt Nam.”
“Chừng nào Đảng Cộng sản hết nắm quyền, tôi mới về nước.”
“Chừng nào chế độ này sụp đổ, dân mình mới khá lên được.” (“khá lên” chắc ý nói bớt “ngu dốt”, bớt nghèo hèn, bớt “xấu xí”)
“Chừng nào dân trí cao hơn, thì dân chủ mới không là con dao hai lưỡi.”

Đến đây, em xin mở ngoặc nói thêm, những câu em trích dẫn trong ngoặc kép trên kia không có nghĩa là em đồng tình với nó nhé. Ngược lại thì có. Cụ thể như ở câu về dân trí với dân chủ, nghĩ cho sâu, nó có thể là một cách ngụy biện rất… khinh người (chê “dân trí” mà không buồn nghĩ gì về “quan trí”), để các bác trên cao không bật đèn xanh cho dân chủ.

Hoặc đôi khi, nói chữ “nếu” cũng rất thú vị. Chẳng hạn:

“Nếu như được phép lạ, tôi sẽ thôi yêu người.” (Tuấn Khanh)
“Nếu tôi là thủ tướng, tôi sẽ cách chức một vài vị bộ trưởng để ít ra người dân còn nghĩ là tôi có quyền gì đó.” (quên tên tác giả)
“Nếu ngày mai không mưa, tôi sẽ về quê thăm mẹ.”
“Nếu còn có ngày mai…”

Nói lảm nhảm lung tung như nãy giờ, nhưng sau đây mới là chuyện em muốn nói: Nếu em có bố, và một ngày kia bố bỗng muốn chui đầu vào một “địa ngục” nào đó để sống, mà em tin rằng không phải do bố buồn giận gì mình hoặc những người thân khác, thì em sẽ không mất công năn nỉ hay phản đối gì bố cả. Phải có một lý do gì đó cho chọn lựa của mỗi người, và dù mình có nhìn ra lý do của người khác hay không, một việc tốt mà mình có thể làm là tôn trọng chọn lựa ấy.

Rồi lại nhớ có lần, một chị kia hỏi han em về những dự định trong tương lai, nhằm lúc em không có hứng chia sẻ. Em đã trả lời rằng em rất ngại nói về tương lai. Chị ấy đáp: chị lại rất thích nói về tương lai, vì nó là cái dễ nói, người ta không biết mình nói đúng hay sai…

Mà thôi, kể lể lan man đến đây thì em xin dừng, vì bấy nhiêu lời phát ngôn trong ngoặc kép lẫn ngoài ngoặc kép cũng đủ để cho thấy rằng: nói là việc dễ hơn làm, ngoại trừ những việc “khó nói” thì làm mới dễ hơn nói.

Bẹc
12-26-2011, 08:08 AM
Mà thôi, kể lể lan man đến đây thì em xin dừng, vì bấy nhiêu lời phát ngôn trong ngoặc kép lẫn ngoài ngoặc kép cũng đủ để cho thấy rằng: nói là việc dễ hơn làm, ngoại trừ những việc “khó nói” thì làm mới dễ hơn nói. ( LNG )

Ờ, mà có những chuyện nói rất dễ, làm cũng rất dễ…nhưng nơi đó không được phép nói, cũng chẳng được phép làm …trong khi không có luật cấm ! Bó tay, chịu thua !

Lòng Như Gió
12-27-2011, 08:00 AM
Mà thôi, kể lể lan man đến đây thì em xin dừng, vì bấy nhiêu lời phát ngôn trong ngoặc kép lẫn ngoài ngoặc kép cũng đủ để cho thấy rằng: nói là việc dễ hơn làm, ngoại trừ những việc “khó nói” thì làm mới dễ hơn nói. ( LNG )

Ờ, mà có những chuyện nói rất dễ, làm cũng rất dễ…nhưng nơi đó không được phép nói, cũng chẳng được phép làm …trong khi không có luật cấm !




Anh Bẹc, có những chuyện dễ nói, dễ làm, luật không cấm, nhưng người ta chưa nói và chưa làm, có lẽ do còn bận nói những chuyện khó làm và làm những chuyện khó nói.

Quay lại với câu “địa ngục hay thiên đàng là trong tâm” của ba anh, em chợt nhớ đến câu chuyện về ông kia đã tìm được thiên đàng ở trong địa ngục, chỉ đơn giản bằng cách đem hết cả đàn gia súc và gia cầm vào sống chung trong nhà một ngày, rồi ngày hôm sau thả lại chúng nó ra ngoài sân… Chắc anh đã đọc câu chuyện ấy rồi.

Cũng có người nói một câu nghe hơi ác, nhưng nghe cũng đúng, rằng bí quyết của hạnh phúc là nhìn vào sự đau khổ của người khác.

Bẹc
12-27-2011, 11:57 AM
Anh Bẹc, có những chuyện dễ nói, dễ làm, luật không cấm, nhưng người ta chưa nói và chưa làm, có lẽ do còn bận nói những chuyện khó làm và làm những chuyện khó nói.

Quay lại với câu “địa ngục hay thiên đàng là trong tâm” của ba anh, em chợt nhớ đến câu chuyện về ông kia đã tìm được thiên đàng ở trong địa ngục, chỉ đơn giản bằng cách đem hết cả đàn gia súc và gia cầm vào sống chung trong nhà một ngày, rồi ngày hôm sau thả lại chúng nó ra ngoài sân… Chắc anh đã đọc câu chuyện ấy rồi.

Cũng có người nói một câu nghe hơi ác, nhưng nghe cũng đúng, rằng bí quyết của hạnh phúc là nhìn vào sự đau khổ của người khác.

Ba tui ổng nói ngon lành là do ổng còn nhận được viện trợ của anh em tui, chớ anh em tui mà cúp viện trợ thì ổng bay về đây ngay ! Nhưng mà hôm nay ổng xuống giọng rồi. Ba tui mới gọi điện cho em tui hồi sáng. Ba tui nói với nó như vậy nè :

" Hiện giờ ba đang khoẻ lắm... tụi mầy nhớ lì xì cho ba ăn tết ! ". Sau đó ba tui nói tiếp : Mầy nói lại với thằng Bẹc là, không phải ba cho là ở đây tốt đẹp gì đâu, vào trong nhà thương mà hỏi bác sĩ mình bịnh gì, bác sĩ còn không thèm trả lời nữa, đến nỗi người dọn vệ sinh trong đó mà cũng nạt mình như mình bị tội lỗi gì đó... Đến khi biết " tội ", lấy tiền chuộc tội rồi thì yên. Ba biết, ai cũng nói là chế độ nầy sinh ra rác rưởi. Nhưng mà ở đây người ta sống quen rồi...Ba cũng phải cố làm quen để sống thôi. Con nói với nó đừng có giận ba. Thực ra ổng sợ tui giận là tui cúp viện trợ !

Nói về chuyện ba tui từng nói ở VN là địa ngục, bây giờ thì nói chế độ sinh ra rác rưởi, rồi ổng cũng cố bắt chước người ta sống cho quen cũng vì quê hương không dứt được...thì tui nhớ đến chuyện chị Ly bị phê bình là nói ở VN là rác mà vẫn cứ về. Tui nghĩ rằng, quê hương đâu phải của riêng bọn cs hay bọn rác rưởi, quê hương là của chung dân tộc mình...về quê hương thăm giòng họ, bạn bè...thì cũng đâu phải về thăm rác. Mẹ bịnh thì chị phải về thăm và lo cho mẹ và chị cũng còn anh chị em thì cũng đâu đành dứt được dầu cho về thì đụng đến rác. Quan trọng là về nếu không dọn được rác thì cũng đừng đổ thêm rác mà thôi.

gun_ho
12-27-2011, 01:04 PM
... Mẹ bịnh thì chị phải về thăm và lo cho mẹ và chị cũng còn anh chị em thì cũng đâu đành dứt được dầu cho về thì đụng đến rác. Quan trọng là về nếu không dọn được rác thì cũng đừng đổ thêm rác mà thôi.


Để mẹ sống trong đống rác mà không chịu bảo lãnh qua nơi thơm tho thì đúng là con bất hiếu, còn nếu như mẹ thích ở trong "đống rác" hỏng chịu bỏ đi, để con cứ về thăm hoài thì rõ ràng là có sự khác biệt trong cái nhìn giữa hai mẹ con về "đống rác".

PhPhuongVy
12-27-2011, 01:14 PM
Chào Gun Ho. Xin Gun Ho cẩn thận. Chị đã có duyên phước được gặp thăm sư bà, thân mẫu của July, ở chùa Tường Vân bên Virginia rồi, khi sư bà sang đây thăm chùa và Phật tử. Chắc là Gun Ho không đọc, có một lần July viết về mẹ và kể về chuyện xuất gia của mẹ. Sư bà xuất gia đầu Phật, sau thu nhận nhiều ni sư theo sư bà tu tập. Chùa Tường Vân ở Virginia cũng là do các ni sư môn đệ của sư bà lập ra. Sư bà không cần con bảo lãnh qua xum họp gia đình đâu. Chị và OX rất kính phục một bậc chân tu uyên bác và độ lượng như sư bà. Chị chia xẻ cùng Gun Ho và các bạn Đặc Trưng. Khi nghe tin sư bà viên tịch, OX chị và chị đều lặng người, đau buồn, thương tiếc sư bà lắm.

gun_ho
12-27-2011, 03:22 PM
Hello chị Vy.

Em nghĩ là em không nói xấu gì đến bà bác hết cả, tại sao phải cẩn thận ? Em chỉ muốn nói rằng mỗi người có một cái nhìn khác nhau về một xã hội. (cho dù là hai mẹ con, hai cha con ruột)

Và như có những người sống gần rác cả đời, lại cho những bài viết rất đáng đọc như cô Gió, còn những người sống xa rác thì lại không....tếu vậy chứ.

angie
12-27-2011, 03:27 PM
Và tự hỏi chị PVy có được phép của July để đưa ra thông tin cá nhân như vậy không?

gun_ho
12-27-2011, 03:34 PM
Nhớ vụ ông Tích bà Thục há ?

PhPhuongVy
12-27-2011, 03:38 PM
July đã viết trên ĐT rồi mà, Angie.

PhPhuongVy
12-27-2011, 03:41 PM
Gun Ho, chị nói cẩn thận là vì Gun Ho chỉ đưa ra hai giả thiết. Chị nói sớm để tránh vấn đề được bàn luận xa hơn trên chỉ hai giả thiết.

angie
12-27-2011, 04:21 PM
Nhớ vụ ông Tích bà Thục há ? Bà Thục có nick là July?

Bẹc
12-28-2011, 01:19 AM
Để mẹ sống trong đống rác mà không chịu bảo lãnh qua nơi thơm tho thì đúng là con bất hiếu, còn nếu như mẹ thích ở trong "đống rác" hỏng chịu bỏ đi, để con cứ về thăm hoài thì rõ ràng là có sự khác biệt trong cái nhìn giữa hai mẹ con về "đống rác".
Một bên là người tu, một bên là người thường mà anh .


Và như có những người sống gần rác cả đời, lại cho những bài viết rất đáng đọc như cô Gió, còn những người sống xa rác thì lại không....tếu vậy chứ.

Thì trong rác thường sinh ra nhiều hoa và trong thân cây thơm tho lại thường sinh ra nấm độc mà anh.

Hehehe.

Khách động rồi đó Gió ơi, về mà tiếp khách đi. Bye nhe.

Lòng Như Gió
12-28-2011, 07:43 AM
Khách động rồi đó Gió ơi, về mà tiếp khách đi. Bye nhe.

Em chào tất cả các anh chị, và rất cám ơn anh Bẹc đã có công “hoạt náo”. (Có lần anh Súng cho rằng em dùng chữ “hoạt náo viên” theo “nghĩa mới”, rồi trách em gọi anh ấy là hoạt náo viên theo nghĩa ấy là sai, em cay cú lắm, còn nhớ đến hôm nay, thỉnh thoảng lôi chữ ấy ra xài lại chơi.)

Cũng mong rằng các anh chị vào cái chùa Bà Đanh này, cứ thoải mái tám, theo nhiều phong cách – từ phong cách văn minh lịch sự theo đúng bài bản của các kiểu nguyên tắc ứng xử, đến phong cách bộc trực của ông bắt cua.

Em rất đồng ý với anh Súng là những người khác nhau – không phân biệt chân tu hay giả tu (chữ mới chế) hay chẳng tu theo kiểu nào - có những cái nhìn khác nhau về cùng một xã hội.

Hôm nay em được nghe anh Bẹc nói một câu hay ho rằng trong rác thường sinh ra nhiều hoa (em lại thường thấy rác sinh ra nấm mốc). Và em băn khoăn, vậy cái gì sinh ra rác? Rồi em tự trả lời, con người sinh ra rác, chứ cái gì! Ở đâu có con người, ở đó có rác. Vấn đề là người ta phân loại rác thế nào, đổ rác ra sao.

Còn đổ lỗi hết cho “chế độ” thì dễ lắm. Em lại nhớ một câu chuyện lẩm cẩm như sau:

Hai anh em sinh đôi nọ sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Một ngày, cả cha lẫn mẹ của hai cậu bé đã mất mạng trong một tai nạn. Mười bảy tuổi, họ bắt đầu tự lập. Nhiều năm trôi qua, một trong hai chàng trai trở thành kỹ sư và sở hữu một công ty xây dựng, được nhiều người ngưỡng mộ. Chàng còn lại be bét rượu chè và không có định hướng nào cho cuộc sống. Tuy nhiên, cả hai chàng đều có câu trả lời rất giống nhau, mỗi khi ai đó hỏi thăm vì sao họ trở thành (được) như hôm nay. Câu trả lời rất giống nhau ấy là: “Thế chị mong chờ gì ở một đứa từng là trẻ mồ côi như em?”

nvhn
12-28-2011, 09:44 AM
Hôm nay em được nghe anh Bẹc nói một câu hay ho rằng trong rác thường sinh ra nhiều hoa (em lại thường thấy rác sinh ra nấm mốc). Và em băn khoăn, vậy cái gì sinh ra rác? Rồi em tự trả lời, con người sinh ra rác, chứ cái gì! Ở đâu có con người, ở đó có rác. Vấn đề là người ta phân loại rác thế nào, đổ rác ra sao.


:) - Mượn ý của LNG - để nói vài lời cho Mods.

Ở Đặc Trưng, việc làm của Mods, cũng như những người phu đổ rác, Mods được chia nhau phụ giúp Phương và chị Vy, giúp diễn đàn thành một sân chơi vui, hòa nhã.
Mods khi thấy quáng cáo là xóa ngay. -- và khi có người bấm nút báo "có bài viết xấu", (hình tám giac có dấu chấm thang ở giữa bên tay trái, dưới mỗi bài viết). Thì Mods vào đọc và hội ý (xóa / sửa). Còn nếu không ai than phiền hay ca bài "kệ tía nó" - thì Mods phụ trách những trang đó cũng sẽ không hốt những đóng rác đó đâu.

Mods cũng như các bạn và tôi, đến sân chơi Đặc Trưng, vì tôn chỉ hòa nhã. - Mods làm việc không công, xin đừng dùng từ không đẹp như "nhỏ mọn, ti tiện " mà nói xấu việc làm của họ.

Các anh chị em có câu hỏi, thắc mắc, gớp ý với ban điều hành xin post ==> ở đây (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?295-Xin-BĐH-làm-ơn-cho-hỏi).

Cám ơn Gió, xin trả trang này lại cho LNG.

6Quit
12-28-2011, 05:06 PM
Sẵn anh P nói vài lời, hôm nay vào nhà chị Gió xả rác, mong chị đừng giận.


Tui là một mót của phố này, hồi vào BDH nói mình nên giữ kín đừng cho ai biết mình là mót (có lẽ là để lúc đi chơi cho mọi người khỏi biết mình là mót mà e dè không tự nhiên chăng ?), thì tui cũng làm theo chứ thực tình tui thấy cái gì dấu diếm là tui bực, tui không thoải mái tí nào, cho nên tui chẳng e dè để lộ liễu nick mod nick thường gì ráo, vì theo tui mót chẳng là cái thá gì, cũng y chang như thành viên thường thôi, mắc mớ gì phải giấu …


Rồi đi tới chuyện xóa bài sửa bài, tui thì thích chẳng xóa gì cả trừ quảng cáo hay nói quá tục tĩu, cãi nhau chửi nhau chí chóe tui càng khoái để cho thiên hạ xem vì tui thấy người ta rất khoái xem cãi nhau ….Nhưng mà mình phải theo đa số votes của các mót khác thì chịu vậy, ủng hộ đa số chứ không chơi: “được làm vua thua làm giặc” …


Rồi nói về lời qua tiếng lại, ai sao tui không biết, bản tính tui không nhịn nếu ai đó công kích chửi bới tui và dĩ nhiên tui đáp trả, có chơi thì có chịu, ai giỏi chửi thì cứ chửi, và hãy chuẩn bị để viết ra những lời cay độc nhất nếu chửi tay đôi với tui, lịch sự không viết nổi thì ráng chịu, đừng chơi, đừng công kích cá nhân tui (hay nói chung tập thể nào trong đó có tui) ..….Ai muốn đánh giá tui kiểu nào mặc kệ, I don’t give a damn.


Nói về chơi trong diễn đàn, dĩ nhiên tui cũng chỉ muốn nói dóc vui vẻ và tui biết giới hạn của mình trong đây và ít bao giờ viết một lời nào hay đụng chạm ai trong những đề tài của những người tui không thích, dù tui có vào đọc. Tui cũng ít chào hỏi ai, phân ưu chia buồn, chia vui sinh nhật gì ráo vì tui nghĩ (tui nghĩ thôi nghen) nó có vẻ hơi hơi khách sáo sao đâu …. Khi trong tâm tui thật sự wish người đó vui vẻ hay chia buồn ai đó tui biết rõ và kính trọng, tui sẽ làm ….Đây chỉ là ý kiến cá nhân, mong rằng không đụng chạm đến ai.


Rồi đây nói về dân nào tốt dân nào xấu, thì như anh Gun và chị Gió nói, mỗi người mỗi suy nghĩ, ở đâu cũng có kẻ tốt kẻ xấu, tui chẳng bao giờ viết dân VN xấu hay dân Mỹ xấu, VN là rác hay Mỹ là rác, nhưng 19 năm sống ở VN (1956-1975), và 36 năm sống ở Mỹ (1975-hiện tại), đối với tui, dân Mỹ độc ác hơn dân VN (thời tui lớn) nhiều, nhiều, và nhiều lắm, kể ra không xiết ở đây đâu… Nhất là Mỹ trắng …Cách hay nhất để biết là cứ lấy một police report ở bất cứ thành phố nào và xem tỉ số dân phạm tội giết người, hãm hiếp và child molesting (xâm phạm tình dục trẻ em) đối với tỷ số dân loại đó. Đối với tui, ăn gian ăn cắp vài chục bạc không bao giờ và không bao giờ có thể đem so sánh với hành động lấy tiền xong còn chỉa súng vào đầu và bóp cò khi nạn nhân đang quì xin tha …..Và chuyện này xảy ra hàng ngày trên đất Mỹ …

Bài hơi dài, còn dịp thì viết tiếp nếu không làm lạc đề của chị Gió

Thuần Việt
12-28-2011, 05:34 PM
Ở Đặc Trưng, việc làm của Mods, cũng như những người phu đổ rác, Mods được chia nhau phụ giúp Phương và chị Vy, giúp diễn đàn thành một sân chơi vui, hòa nhã.
Mods khi thấy quáng cáo là xóa ngay. -- và khi có người bấm nút báo "có bài viết xấu", (hình tám giac có dấu chấm thang ở giữa bên tay trái, dưới mỗi bài viết). Thì Mods vào đọc và hội ý (xóa / sửa). Còn nếu không ai than phiền hay ca bài "kệ tía nó" - thì Mods phụ trách những trang đó cũng sẽ không hốt những đóng rác đó đâu.

Mods cũng như các bạn và tôi, đến sân chơi Đặc Trưng, vì tôn chỉ hòa nhã. - Mods làm việc không công, xin đừng dùng từ không đẹp như "nhỏ mọn, ti tiện " mà nói xấu việc làm của họ.



Hi anh P ..!
Đã làm công quả rồi thì đành phải hoan hỉ mà nhận thị phi luôn cho chóng đạt cực lạc anh P ơi.!
Mods có ti tiện, nhỏ mọn thì người ta mới lên tiếng chỉ trích chứ anh. Vấn đề là không ai nhìn thấy cái xấu của mình nên cứ hoạnh họe nhau để ngoi lên cho xung quanh thấy cái đầu bê bết bẩn thôi.
Gừng càng già càng cay, Người càng già càng hăng.
^:)^

6Quit
12-28-2011, 06:02 PM
Mods có ti tiện, nhỏ mọn thì người ta mới lên tiếng chỉ trích chứ anh. Vấn đề là không ai nhìn thấy cái xấu của mình nên cứ hoạnh họe nhau để ngoi lên cho xung quanh thấy cái đầu bê bết bẩn thôi.
Gừng càng già càng cay, Người càng già càng hăng.
^:)^

Hi anh Thuần Việt, long time no see ....


Anh nói "Mods có ti tiện nhỏ mọn thì người ta mới lên tiếng chỉ trích .." cho là anh đúng đi, thì người đó cũng phải chấp nhận những lời chỉ trích lại, vì theo anh :" không ai nhìn thấy cái xấu của mình nên cứ hoạnh họe nhau để ngoi lên cho xung quanh thấy cái đầu bê bết bẩn thôi" , có nghĩa là ai cũng bẩn cả, thì lời qua tiếng lại là đúng rồi ....Có gì lạ đâu anh ??

nvhn
12-28-2011, 06:05 PM
Hi anh P ..!
Đã làm công quả rồi thì đành phải hoan hỉ mà nhận thị phi luôn cho chóng đạt cực lạc anh P ơi.!
Mods có ti tiện, nhỏ mọn thì người ta mới lên tiếng chỉ trích chứ anh. Vấn đề là không ai nhìn thấy cái xấu của mình nên cứ hoạnh họe nhau để ngoi lên cho xung quanh thấy cái đầu bê bết bẩn thôi.
Gừng càng già càng cay, Người càng già càng hăng.
^:)^

Hello TV,

Đi đâu giờ mới bò về vậy? :)-- tiếng thị phi thì nhằm nhò gì với P, 8-}, Nhưng ket cái phố là của chung, nên khi có lời than phiền thì Mods mới có viêc làm, mà Mods làm mà bị chưởi thi P không vui có vậy thôi. - Ngày bình an nha. :)

Lòng Như Gió
12-29-2011, 07:15 AM
Bài hơi dài, còn dịp thì viết tiếp nếu không làm lạc đề của chị Gió

Chào anh P., anh Quít và các anh chị khác.

Em rất mong rằng, dù BDH có những lúc không vui (vui sao được khi làm việc không công mà còn bị chửi), anh P., chị Vy, và các Mod vẫn cứ tiếp tục làm BDH cho em nhờ.

Em cũng nằm trong số những người khoái xem cãi nhau, như anh Quít nói. Theo thiển ý của em, người ta đang hăng máu cãi nhau, mà Mod vào xóa đi một vài bài, thường là có tác dụng đổ thêm dầu vào lửa, vì người bị xóa bài sẽ tức điên lên thêm. Thay vì thế, có một cách hay hơn (cũng theo thiển ý của em), là Mod ra mặt và nói vài câu hóm hỉnh để làm dịu tình hình, và để những ai đang nói năng quá đáng sẽ tự suy nghĩ và tự kiềm chế bớt lại. Dĩ nhiên điều đó đòi hỏi Mod có chút khiếu hài hước có duyên, chứ không thì lại gây tác dụng ngược. Tuy nhiên, em nghĩ Mod cùng tham gia đối thoại như vậy sẽ tốt hơn là âm thầm dọn “rác”.

Anh Quít nếu còn dài ý, xin anh cứ tự nhiên xả ra tại cái chùa Bà Đanh này. Chùa này luôn mở rộng cửa chào đón những ý kiến nhiều chiều theo nhiều phong cách khác nhau, như em đã nói. Ở đây cũng không đang bàn luận vào một đề tài nhất định nào cả, nên anh không phải lo về việc “lạc đề”.

nvhn
12-29-2011, 07:24 AM
Chào anh P., anh Quít và các anh chị khác.

Em rất mong rằng, dù BDH có những lúc không vui (vui sao được khi làm việc không công mà còn bị chửi), anh P., chị Vy, và các Mod vẫn cứ tiếp tục làm BDH cho em nhờ.

Em cũng nằm trong số những người khoái xem cãi nhau, như anh Quít nói. Theo thiển ý của em, người ta đang hăng máu cãi nhau, mà Mod vào xóa đi một vài bài, thường là có tác dụng đổ thêm dầu vào lửa, vì người bị xóa bài sẽ tức điên lên thêm. Thay vì thế, có một cách hay hơn (cũng theo thiển ý của em), là Mod ra mặt và nói vài câu hóm hỉnh để làm dịu tình hình, và để những ai đang nói năng quá đáng sẽ tự suy nghĩ và tự kiềm chế bớt lại. Dĩ nhiên điều đó đòi hỏi Mod có chút khiếu hài hước có duyên, chứ không thì lại gây tác dụng ngược. Tuy nhiên, em nghĩ Mod cùng tham gia đối thoại như vậy sẽ tốt hơn là âm thầm dọn “rác”.

Anh Quít nếu còn dài ý, xin anh cứ tự nhiên xả ra tại cái chùa Bà Đanh này. Chùa này luôn mở rộng cửa chào đón những ý kiến nhiều chiều theo nhiều phong cách khác nhau, như em đã nói. Ở đây cũng không đang bàn luận vào một đề tài nhất định nào cả, nên anh không phải lo về việc “lạc đề”.

P ghim câu này lại để xài thử lần tới (nếu có) - Thanks Gió.

Bẹc
12-29-2011, 07:48 AM
Chào anh P., anh Quít và các anh chị khác.

Em rất mong rằng, dù BDH có những lúc không vui (vui sao được khi làm việc không công mà còn bị chửi), anh P., chị Vy, và các Mod vẫn cứ tiếp tục làm BDH cho em nhờ.

Em cũng nằm trong số những người khoái xem cãi nhau, như anh Quít nói. Theo thiển ý của em, người ta đang hăng máu cãi nhau, mà Mod vào xóa đi một vài bài, thường là có tác dụng đổ thêm dầu vào lửa, vì người bị xóa bài sẽ tức điên lên thêm. Thay vì thế, có một cách hay hơn (cũng theo thiển ý của em), là Mod ra mặt và nói vài câu hóm hỉnh để làm dịu tình hình, và để những ai đang nói năng quá đáng sẽ tự suy nghĩ và tự kiềm chế bớt lại. Dĩ nhiên điều đó đòi hỏi Mod có chút khiếu hài hước có duyên, chứ không thì lại gây tác dụng ngược. Tuy nhiên, em nghĩ Mod cùng tham gia đối thoại như vậy sẽ tốt hơn là âm thầm dọn “rác”.

Anh Quít nếu còn dài ý, xin anh cứ tự nhiên xả ra tại cái chùa Bà Đanh này. Chùa này luôn mở rộng cửa chào đón những ý kiến nhiều chiều theo nhiều phong cách khác nhau, như em đã nói. Ở đây cũng không đang bàn luận vào một đề tài nhất định nào cả, nên anh không phải lo về việc “lạc đề”.

Nếu anh Ba Lô là Mod thì tui tin ảnh làm được chuyện nầy !

Cãi nhau thì vui như chợ tết và giữ được cái tên Phố " Rùm ", còn gặp nhau chỉ vái chào rồi êm lặng như thiền thì hổng thành Chùa Bà Banh cũng thành PhốThiền . Hehehe.

tabalo
12-29-2011, 08:03 AM
Nếu anh Ba Lô là Mod thì tui tin ảnh làm được chuyện nầy !

Cãi nhau thì vui như chợ tết và giữ được cái tên Phố " Rùm ", còn gặp nhau chỉ vái chào rồi êm lặng như thiền thì hổng thành Chùa Bà Banh cũng thành PhốThiền . Hehehe.
Vậy mà tui cứ tưởng anh biết rồi ???
Có điều trang đó tui không phụ trách , nếu là tui ,tui sẽ viết : Có 1 chọn lựa khác cho bạn "xì lờ " hay "Xích líp" !!!!

Lòng Như Gió
01-01-2012, 10:45 PM
Đảo điên

Ai dị ứng với lối đảo chữ “ngược xuôi vô tội vạ”, xin đừng mất công đọc bài này.


Có câu: “Với người trẻ, ngày thì ngắn nhưng năm thì dài. Với người già, ngày thì dài nhưng năm lại ngắn.” Mình không trẻ người, cũng chửa già người, nên cứ thấy ngày rất ngắn và năm cũng ngắn.

Ngày 31 tháng 12 là một ngày có độ dài như bao nhiêu ngày khác, nhưng mỗi khi (sắp) đến ngày này, người ta thường nhìn lại chặng đường đã qua trong năm.

Cô kia cả năm quanh quẩn trong miền đau thương sau một mối tình không thành. Cuối năm nhìn lại, cô tự hỏi sao mình mãi quẩn quanh với quá khứ làm gì, sao mãi không chịu bắt đầu một câu chuyện mới, một cuộc tình mới.

Ông kia cả năm đi làm trên cùng một con đường, nắm giữ cùng một chức vụ, chào hỏi và chúc tụng mọi người cùng một kiểu, đọc cùng một bài diễn văn cho nhiều cuộc họp khác nhau… Cuối năm nhìn lại, ông mãn nguyện với cuộc sống ổn định của mình, dù đôi khi hoảng hốt với những thay đổi xung quanh. Dù năm có mới, lòng ông vẫn cũ, vẫn không mong chờ một sự đổi thay gây hốt hoảng nào.

Anh kia cả năm quay cuồng trong dòng đời tất bật, mê mải dấn bước trên con đường công danh, tiếc cả thời gian cho mình nghỉ ngơi. Cuối năm nhìn lại, anh tự thán phục mình sao đã có thể mải mê không ngơi nghỉ suốt mấy trăm ngày, mà cứ ngỡ mình chỉ mới cuồng quay như thế có vài chục ngày.

Tóm lại, nhiều người theo trào lưu, hoặc theo phương pháp “một năm nhìn lại”, để nhìn lại một năm của mình – nhằm khen mình, khoe mình, tự khích lệ mình, và chuẩn bị cho năm mới của mình. Hoặc nhìn lại một năm của người – thường là để chê người. Chẳng hạn, tôi có ấn tượng đặc biệt với chữ “ô danh” mà ông Hoàng Hữu Phước đã dùng, nên bèn ghim chữ ấy vào một góc, để đến cuối năm sẽ mang ra và bình chọn cho câu của ông “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh” là một trong những câu nói “hay” nhất trong năm.

Còn những người có thói quen ngồi hàng giờ ở quán cà phê kia, tôi tò mò tự hỏi liệu họ thấy ngày của họ ngắn hay dài, và năm của họ dài hay ngắn. Khi ngón tay hờ hững kẹp điếu thuốc, mắt nhìn xa xăm như đang chìm đắm trong suy tưởng, liệu họ có đắm chìm vào, hoặc hững hờ nhìn lại, những gì họ đã trải qua trong năm?

Còn những người ngoài phố kia đang chật vật mưu sinh và vẫn nghèo xác xơ, tôi tự hỏi liệu có khi nào họ nhìn lại năm vừa qua và mơ ước gì cho năm sắp tới? Liệu họ có khi nào bi quan nghĩ rằng việc thoát khỏi kiếp xác xơ nghèo là một ước mơ không tưởng?

Những đoạn văn trên đây là một bài tập làm văn của tôi: tập đặt câu với những cặp từ hoặc ngữ được đảo ngược xuôi xuôi ngược. Nó gợi tôi nhớ lại một kỷ niệm cách đây đã mấy năm, khi tôi biên tập một bài dịch ngăn ngắn, được dịch giả đặt tựa là “Chiếc ghế ủi an”. Thấy chữ “ủi an” kỳ cục quá, tôi sửa nó thành “an ủi”. Vậy chứ, nếu google, ta sẽ thấy chữ “ủi an” cũng được dùng khá nhiều.

Nhưng, nói gì thì nói, khi chữ nghĩa đảo điên, cùng lắm người ta chỉ chau mày chút rồi thôi. Khi sự đời đảo điên, ấy mới là khi đầu óc người ta điên đảo.



T.B. Em trộm nghĩ, anh Tabalo nếu có khi nào mặc áo Mod để đối thoại với thành viên, và muốn gìn giữ “tư ẩn” của Mod, thì anh cần siêng năng chấm phẩy cho câu văn một tí. Chứ viết liền một mạch “Có một chọn lựa khác cho bạn…” như anh viết ở bài 68, người ta sẽ nhận ra ngay đó là giọng anh.

Bẹc
01-02-2012, 12:11 PM
Đảo điên

Ai dị ứng với lối đảo chữ “ngược xuôi vô tội vạ”, xin đừng mất công đọc bài này.


Có câu: “Với người trẻ, ngày thì ngắn nhưng năm thì dài. Với người già, ngày thì dài nhưng năm lại ngắn.” Mình không trẻ người, cũng chửa già người, nên cứ thấy ngày rất ngắn và năm cũng ngắn.



Hahaha, tui còn trẻ ! Tui cảm thấy ngày rất ngắn, đêm cũng ngắn vì ban ngày làm chưa hết việc thì hết ngày mà đêm ngủ chưa thẳng giấc thì lại sáng. Còn năm thì cảm thấy nó dài làm sao đâu, vì chờ đến cuối năm để được tiền Giáng Sinh ( giống như lương tháng 13 ), chờ hoài chờ hoài, ôi thôi dài quá....Vừa lãnh và tiêu hết rồi .... Hỡi ơi lại chờ nữa đây !

6Quit
01-02-2012, 08:34 PM
Viết tiếp trong nhà chị Gió ..

Ừa, một năm trôi qua, nghe chị Gió nói thì thử nhìn lại mình ....Cũng có vui, cũng có buồn, nhưng mà cuối năm vợ con mạnh khỏe, học hành tiến bộ là tui mừng được 1 năm nữa rồi ....

Năm mới rồi, biết nói gì cho vui ở đây (diễn đàn) bây giờ, thôi nói tiếp chuyện chơi trong này (hôm nay xin nói về chị Gió ...)

Tui rất ngại vào nhà chị Gió vì tui chẳng thấy chị nói giỡn bao giờ, lúc nào chị cũng serious, chị viết câu nào cũng cẩn thận và cố gắng viết đúng chính tả, còn tui thì 180 độ ngược chiều, nói giỡn chọc ghẹo bá láp, còn chêm tiếng Mỹ tùm lum ..v.v ..


Theo tui nghĩ thì chị hơi chảnh vì chị quá serious, nhưng mà chảnh (tự nghĩ rằng mình giỏi, hay, đẹp hơn người khác ..v.v) đâu có gì sai, miễn sao chị không khinh người (nghĩ rằng người khác dở, ngu, xấu hơn mình ..v.v) thì thôi, vả lại có thể tui nghĩ sai bét cho nên nói suy nghĩ của mình ra cho vui vậy thôi ...


Theo tui thấy thì chị thích học hỏi chữ nghĩa, thích nghe phân tích và giải thích chữ nghĩa, chắc đọc sách là một thú vui của chị ....Thêm mở ngoặc này là hôm tui đi Âu châu, ra công viên bên Pháp hay thấy tụi Tây ngồi đọc sách hay vẽ tranh rất nhiều mà ít thấy mấy người Mỹ ở Mỹ làm chuyện này .

Tuy tui thấy chị ít cười (ít hay xài mặt cười) nhưng ngày nào chị còn viết ở đây thì tui nghĩ chị vẫn còn "mến yêu cuộc sống", chỉ có điều này thì giống tui vì ngày nào tui chán hay buồn là tui im luôn ...:))

Lòng Như Gió
01-02-2012, 10:24 PM
Chào anh Bẹc và anh Quít.

Hôm nay em viết riêng một bài để trả lời anh Quít nhé, và rất cám ơn anh Quít đã viết riêng một bài về em.

Anh lại nhắc cái chữ “chảnh” này… Có những chuyện em nhớ rất dai, và một trong những chuyện chưa quên ấy là kỷ niệm về lần anh vào quán “Cuộc Sống Mến Yêu” ở Phố 2 rồi chửi em chảnh. Cám ơn anh tặng “quà”. Em xin nhận.

Về chuyện nói giỡn, em trộm nghĩ, hình như anh cứ phải thấy người ta cười mới cho là họ đang giỡn? Chắc anh có từng xem (hoặc tình cờ biết đến) ông Nguyễn Ngọc Ngạn dẫn các chương trình Thúy Nga Paris? Ông ấy không hoặc ít khi cười, nhưng em vẫn tin rằng ông ấy rất hay pha trò, và thường hay ghẹo chị Kỳ Duyên nữa.

Về chuyện khinh người, đây là thói mà em rất ghét, và là thói thường gặp ở… nhiều người khác trong diễn đàn này, trừ anh Quít, anh Súng, anh Cả Ngố, anh nvhn, và một số người khác. (Em trộm nghĩ thế.)

Về chuyện viết đúng chính tả, đó là kết quả của quá trình học vấn và sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ theo giọng Bắc thôi anh. Em chẳng cần cố gắng gì cả, chính tả của mình vẫn cứ đúng.

Về chuyện cẩn thận, đó là kết quả của quá trình làm việc từ khi em vào đời, một loại công việc đòi hỏi cao về kỹ năng viết cho người khác hiểu.

Về chuyện “viết ở đây” vì mến yêu cuộc sống, vâng, cuộc sống đáng yêu mà, ngay cả khi mình mệt mỏi (như em đã viết ở bài 1 của mạch này). Vào đây viết linh tinh là một thói quen. Ngày nào em không viết linh tinh nơi này nữa, có thể là ngày mình chán viết những thứ như thế rồi, hoặc người khác đã chán đọc rồi và chẳng ai buồn réo gọi mình về quán để “tiếp khách” nữa…

Có lẽ nói về em bao nhiêu đó là đủ rồi. Anh nói về người khác đi anh Quít.

Em sắp hết giờ nghỉ trưa, ngưng đây nhé.

6Quit
01-03-2012, 06:20 AM
Chị Gió, viết về người khác là một đề tài rất nhạy cảm và không nên, nhất là khi mình không biết nhiều về người đó. Dĩ nhiên viết về chị bây nhiêu đó đã quá nhiều và đã đủ.

Chơi trong diễn đàn (hay trong net), cái câu hỏi mà nhiều thành viên hay tự hỏi là : Những người khác trong diễn đàn này nghĩ sao về mình ? cho nên tui viết về chị, người đầu tiên và cũng là người cuối cùng trong diễn đàn này, với mục đích vui thôi chị nhé, nếu có gì không thích xin chị bỏ qua.

Hỏi chị về chữ chảnh, đối với người Việt (ở VN) hiện nay thì chữ này nặng hông chị ? Nếu nặng thì tui không xài nữa. Đúng là tui có nói chị chảnh hồi trước, nhưng nói chửi thì hơi quá ...vì thực tình tui không có ghét gì người chảnh, nhất là mấy cô . Theo tui nghĩ thì chảnh chỉ là làm dóc, tự cao, vậy thôi . Ngày xưa thời tui lớn, con gái đẹp, sang, giỏi ... hay dóc (chảnh), thằng nào lì lắm mới theo tán, và tán được thì hãnh diện lắm ...Chẳng có đứa nào ghét mấy cô đó đâu .

Thỉnh thoảng cho tui viết bài khác dán vào đây chị nhé, và dĩ nhiên không viết về người khác nữa ...

Lòng Như Gió
01-03-2012, 06:38 AM
Trong phần nhiều các ngữ cảnh, chữ “chảnh” không có gì nặng đâu anh Quít. Trong một số ngữ cảnh, chữ “chửi” cũng chẳng nặng nề gì luôn, ví dụ chữ “chửi” mà em dùng ở bài 72.

Bất cứ khi nào có nhã hứng, mời anh cứ tự nhiên dán bài vào “chùa Bà Đanh” này. Cám ơn anh.

Lòng Như Gió
01-22-2012, 05:55 AM
Chúc trừ


Chuyện kể rằng, vào một ngày Tết năm nọ, có chàng trai si tình gửi tin nhắn qua điện thoại, để chúc mừng năm mới, đến người mà chàng thầm yêu trộm nhớ. Điện thoại báo rằng tin đã được gửi đi. Năm phút, mười phút, một giờ, mười giờ, một ngày, mười ngày… trôi qua, mẩu tin của chàng không nhận được hồi âm. Chàng buồn suốt cái Tết ấy, buồn đến ra giêng, buồn qua mấy tháng sau, tới khi có dịp gặp lại người trong mộng, để hỏi nàng, rằng có nhận được tin của chàng không, sao nhận được mà chẳng trả lời gì. Thì ra, lý do không phải là nàng khinh ghét gì chàng, cũng không phải do tin bị thất lạc, chẳng qua do lời chúc của chàng quá theo công thức, quá giống “văn mẫu”, lại không gọi tên người mình muốn chúc, nên nàng cho rằng đó là một kiểu tin gửi hàng loạt (còn gọi là “spam”), mình không trả lời thì có người khác trả lời, thôi mình im, cho người khác hồi âm, đỡ “nghẽn mạch”.

Câu chuyện trên đây là tôi bịa, ít ra cũng bịa vài chục phần trăm, chỉ để mở đầu cho những gì tiếp theo sau đây: những lời chúc năm mới Nhâm Thìn, những lời chúc mà chưa chắc nhận được hồi âm từ mỗi người được chúc, nhưng là những lời chúc làm tôi vui – khi nhắc đến mỗi cái tên là như nhìn thấy một thế giới đặc biệt, chẳng ai giống ai.

Đây là những lời chúc em xin gửi đến những ai có mặt ở quán Vẫn mến yêu cuộc sống tại Phố 4 này (không bao gồm một ít trường hợp ghé ngang nhưng không chào hỏi gì nhau và chẳng nhớ gì nhau), thêm một người đã chào hỏi em ở Ngõ Vắng nhưng em chưa chào lại, và một người nữa là bà chủ Ngõ Vắng.

Em chúc chị Vy năm mới có thể dành thời gian cho quán Lẻ Tám nhiều hơn hẳn cho cái “công trường” mang tên dông dài “Xin BĐH làm ơn cho hỏi”.

Chúc anh nvhn dù có khi nào bị lôi đầu vào “công trường” nói trên, cũng sẽ gặp nhiều niềm vui.

Chúc anh Bẹc quên hết chuyện không vui năm cũ, tận hưởng niềm vui năm mới, và có thêm nhiều thế võ đẹp.

Một lần nữa, em chúc lá phổi của anh Tabalo thật khỏe mạnh để đương đầu với các loại khói.

Chúc chị July nhiều niềm hạnh phúc giản dị những ngày cuối tuần, bên dĩa rau và những cuộc trò chuyện vang tiếng cười cùng người thân.

Chúc bác CuChuoi sẽ tiếp tục vui vẻ trên phố rùm và hơn thế nữa.

Chúc San Hô và “công ty” luôn tìm được nhiều tiếng cười trên phố, như mọi khi.

Chúc bác Văn sẽ lại tiếp tục mua bán, trao đổi, cầm cố, ký gửi các loại cảm xúc.

Chúc anh Nguyên Nhân năm mới có thêm nhiều vần thơ lãng mạn, đa tình.

Chúc chị Nhoanh tiếp tục mở rộng ký ức để ghi lại nhiều hình ảnh đẹp “qua màn sương thương nhớ”.

Chúc anh Súng buôn bán phát đạt ở tất cả các quán Nhạc Tám, Cánh Buồm, Chữ Nghĩa, vân vân…

Chúc chị Angie tiếp tục góp mặt, góp giọng ở nhiều ngõ ngách trên phố, khi cần thay ra thay vào giữa áo Mod với áo Angie thì sẽ bốc đúng áo chứ không bị lộn.

Chúc anh Quít năm mới đã viết gì là để luôn, không tự xóa, không bị xóa.

Chúc chị Phiulinh có nhiều “phiu-linh” đê mê, tìm được nhiều cảm hứng trong âm nhạc cũng như trong cuộc sống.

Chúc chị Trân luôn thoải mái tâm tư dù ở ngõ vắng của riêng mình hay ngõ vắng của phố rùm.


Em xin dừng bài chúc Tết này với bấy nhiêu lời chúc thôi nhé.

Vậy còn tựa bài “Chúc trừ” nghĩa là sao, tối nghĩa quá? Thật ra cũng đơn giản thôi. Có những khi, không biết nói gì, người ta cười trừ. Còn em không biết nên cười kiểu gì coi cho được, thì đành “chúc trừ”, thay cho nụ cười là thứ mà mình tiêu xài rất hà tiện.

gun_ho
01-22-2012, 06:47 AM
Anh nhớ có lần anh ngồi nghiệm từng câu chúc cho từng người trong Phố. Năm nay anh làm biếng mà cũng chẳng còn hứng để làm chuyện này.
Chỉ đủ hứng để chúc Gió một câu là

Chúc em có thể dành thêm nhiều thì giờ cho bản thân và quan tâm đến niềm vui riêng.

nvhn
01-22-2012, 06:59 AM
Chúc anh nvhn dù có khi nào bị lôi đầu vào “công trường” nói trên, cũng sẽ gặp nhiều niềm vui.


Cám ơn Gió. Cũng xin chúc Gió, năm mời nhiều sức khỏe, bình an. :)

PhPhuongVy
01-22-2012, 07:05 AM
343

Chúc Gió và gia đình một năm mới như ý.

Bẹc
01-22-2012, 07:57 AM
Chúc trừ


Chúc anh Bẹc quên hết chuyện không vui năm cũ, tận hưởng niềm vui năm mới, và có thêm nhiều thế võ đẹp.


Mừng lắm .

Chúc Gió năm mới khoẻ, bình an và có nhiều thời gian mở quán viết bài.

Chúc mọi người trong phố có sức viết nhiều hơn và hăng cãi hơn ...cho vui phố hơn.

tabalo
01-22-2012, 09:44 AM
http://i14.photobucket.com/albums/a341/tabalo/DSC01033.jpg

6Quit
01-22-2012, 03:45 PM
Chúc chị Gió luôn mến yêu cuộc sống, người ta ai cũng nói "Bạn chỉ có một cuộc đời để sống, hãy sống hết mình với nó" (you only have one life to live, live your life to the fullest), nhưng tui thấy câu này thường lắm, tui mới học câu này hay nè:

Chúc chị năm mới luôn vui vẻ, yêu đời, đừng bao giờ chán đời, mà phải sống sao cho đời nó chán mình mới hay ...:))

Nguyên Nhân
01-23-2012, 12:41 PM
J cảm ơn những lời chúc đầu năm của Gió.
Chúc Gió ăn Tết vui vẻ, lòng luôn nhận được những làn gió thơm đẹp nồng nàn thổi dzo^.

Lòng Như Gió
01-27-2012, 08:16 AM
Em cảm ơn các anh chị về những lời chúc.

Tối nay em đi chơi về, cũng vừa hết Tết.

Niềm vui riêng cho mình? Đó là thứ tuyệt vời mà em đã có trong mấy ngày Tết. Cuộc sống rất đáng yêu khi người ta được thảnh thơi dạo chơi đầu năm, và bỗng gặp vài người đẹp trai, vài người dễ thương.

Cuộc sống cũng không kém phần đáng yêu khi người ta chẳng thảnh thơi dạo chơi, chẳng có nhiều thời gian cho niềm vui riêng, cũng như chẳng có thời gian ngắm nghía và tương tư anh chàng đẹp trai nào cả… Thôi thì, khi nào có chút thời gian, em sẽ vẽ những nét đáng yêu này kỹ kỹ hơn chút. Hôm nay vào Ngõ Vắng đăng truyện tiếp đã.

Lòng Như Gió
01-29-2012, 05:43 AM
Hạnh phúc một đời


Có người nói, nghỉ Tết đi chơi đã quá, nghĩ đến thứ hai đi làm lại, chán gì đâu! Tôi nghĩ, một trong những bí quyết để bớt chán công việc là nghĩ đến những người thất nghiệp, đang rất đói và rất thèm được làm cái gì đó, nhưng chẳng có gì để làm, chẳng có nỗi uể oải mỗi sáng thứ hai, và chẳng có đồng lương nào đều đặn hàng tháng chảy vào túi mình - hoặc ai có được cái bảo hiểm thất nghiệp thì nghe đâu cũng chẳng mấy dễ được nhận trợ cấp.

Tôi luôn thích ngắm nhìn những gương mặt ngời sáng hạnh phúc khi đang làm việc. Nhưng xem ra những gương mặt như thế chẳng nhiều để mình ngắm, và hình như gương mặt mình cũng chẳng được như thế để người ta thích ngắm. Chỉ cần lướt một vòng ngoài phố, ta sẽ thấy những bộ mặt não nùng của các em bé hoặc các cụ già bán vé số - có lẽ vì họ buồn cho số kiếp mình, và vì một bộ mặt buồn rất thích hợp để gợi lòng trắc ẩn nơi những người mà họ mời mua vé số. Ta cũng sẽ thấy những ánh mắt buồn hiu hắt của các cô gái bán xôi vò bên lề đường – có lẽ cũng vì họ buồn cho số kiếp, và vì ế quá, rảnh quá, không có gì để làm ngoài việc dõi ánh mắt u sầu về một hướng xa xăm, hoặc săm soi ánh mắt ghen tỵ vào một cô gái nào đó với vẻ giàu sang vừa lướt qua trên đường.

Một tối nọ, ở một góc đường, một cậu trai trẻ đứng gần cột đèn giao thông, khẽ nhún nhảy trong lúc chờ đèn đỏ. Tôi không nhìn cậu ta, thầm nghĩ chắc cậu này bị “mát”, chẳng biết sẽ có trò gì để trêu chọc khách đi đường đây. Nhưng sau đó, tôi nghĩ mình đã đoán sai. Chàng trai này không rảnh rỗi để chờ trêu chọc ai, mà thật ra, cũng như những người làm nghề phát tờ quảng cáo, cậu chờ đèn đỏ để ào ra giữa đường và phát giấy quảng cáo cho những người đang dừng xe. Có điều là cậu rất khác những “đồng nghiệp” kia ở chỗ: cậu làm việc này với dáng điệu nhún nhảy và nụ cười rạng rỡ!

Phát tờ quảng cáo là một loại việc không được trả lương cao. Thông thường, những người làm việc này tại các cột đèn giao thông trông không có vẻ trân trọng lắm cái thứ mà họ đang phát cho khách qua đường. Họ phát ào ào, có khi không buồn đưa tận tay người khách, mà chỉ đơn giản là thảy vào giỏ xe của người ta. Họ muốn xấp giấy trên tay họ vơi đi càng nhanh càng tốt, dù rất nhiều tờ trong số ấy sẽ lả tả bay như bướm và đậu vào mặt đường, ngay dưới chân họ, ngay sau khi họ vừa phát.

Còn cậu trai trẻ kia, với xấp giấy xâu xấu trên tay, đã trân trọng và hân hoan trao tận tay từng người mà cậu có thể bước đến gần. Tiếc rằng, mảnh giấy ấy từ em, sau khi vào tay tôi, đã nhanh chóng bị trộn lẫn vào một mớ giấy quảng cáo khác (mà tôi đã được nhận từ nhiều người khác). Thế nên tôi chẳng biết em đã quảng cáo cho cái gì. Nếu em là một người được thuê để phát giấy quảng cáo, tôi nghĩ em là một người làm thuê đáng quý. Còn nếu tự em thuê mình để quảng cáo một cái gì đó của mình, tôi nghĩ em là một người để tôi khâm phục; vì tôi vốn khâm phục những ai dám tự mày mò, dám đương đầu với những mạo hiểm để làm chủ một việc kinh doanh, nhất là lại làm với một nụ cười rạng ngời.

Tôi thích nhìn gương mặt P. khi đang làm việc. Vì một lý do đơn giản: đó là gương mặt hạnh phúc với việc đang làm. Khi P. chăm chú nhìn vào màn hình máy tính, trên đó chi chít những thứ khô khan mà nhiều người chê là mỏi mắt, gương mặt chàng tươi cười, cứ như vừa được ai đó khen đẹp trai (dù thật ra, lời khen đâu có nhiều và đâu có sẵn).

Tôi thích nhìn gương mặt một người đàn ông, dưới cái nắng oi nồng, trên đường đi giao hàng về, ngồi bên quán cóc, khoan khoái thưởng thức đĩa đu đủ ướp lạnh, và để vương lại một miếng vàng khè trên mép. Tôi thích nhìn, vì một lý do đơn giản: đó là bố tôi ngày nào – cần mẫn đạp xe đi giao hàng, lâu lâu tự thưởng cho mình một đĩa đu đủ để tận hưởng chút hạnh phúc cỏn con giữa những nắng mưa của đời người.

Một miếng đu đủ ướp lạnh chỉ làm người ta hạnh phúc trong một phút. Nhưng niềm vui tìm thấy trong công việc sẽ làm người ta hạnh phúc nhiều hơn một phút rất nhiều.

Đã nhiều năm rồi, tôi vẫn đôi khi nhớ lại một câu đã đọc trên báo: “Muốn hạnh phúc một đời, hãy yêu công việc của mình”, kèm theo hình minh họa là một người thợ đẽo đá, mồ hôi tuôn lã chã, dưới cái nắng chang chang. (Dĩ nhiên, trước câu ấy là những “bí quyết” khác về hạnh phúc “ngắn hạn” hơn, như: muốn hạnh phúc một giờ, hãy chợp mắt; muốn hạnh phúc một ngày, hãy đi dã ngoại; muốn hạnh phúc một tháng, hãy kết hôn; vân vân…)

Nếu một lời cầu chúc đầu năm có thể linh ứng cho người mà mình muốn chúc, thì tôi xin chúc em trai nhún nhảy kể trên sẽ luôn có thể nhún nhảy và yêu thích công việc của em, dù đó là việc phát tờ quảng cáo hay một nghề lương thiện nào khác.

ốc
01-30-2012, 11:33 AM
Em bạo dạn vào góp chuyện tại vì hôm nay thứ Hai đi làm lại, chán phèo. Khi được đi làm em thích nhất là lúc lái xe đi làm và lái xe về nhà, vì lúc ấy em có vài phút lẻ loi một mình chả phải đối tác với ai cả (à ngoại trừ những khi em phải thò tay ra cửa xe để góp ý cùng các bạn đi cùng tuyến - em cũng rất thích thú với công việc chỉ người khác cách lái xe, hoặc là tìm hiểu xem họ học lái xe ở đâu? và khuyên họ nên ngừng lái xe thì hơn...)

Ở bài trên, em nghĩ có khi anh P đang cười vì xem cái gì ở du túp trên mạng chử chả phải chăm chú nhìn những thứ khô khan mỏi mắt. Còn em trai nhún nhảy mà chị thấy có thể là đang phát quảng cáo cho một dịch vụ mát xa và đang làm việc để lấy thưởng...

Tuy nhiên điều mà em muốn chia sẻ sau khi đọc bài luận của chị là: hạnh phúc chỉ là một trạng thái tương phản của đau thương (sấp phơ rinh). Nếu chưa biết cái đau thương thì chả thể nào biết hạnh phúc. Cho nên cái câu "muốn hạnh phúc một đời..." của ai đó nghe có vẻ hơi lạc quan chăng?

RaginCajun
01-30-2012, 12:38 PM
Yêu công việc của mình không nhất thiết là hạnh phúc. Có nhiều ngườii yêu công việc của họ đến nỗi chỉ muốn ở chỗ làm, chẳng muốn/dám về nhà. Bên Mỹ thì có câu "người hạnh phúc là người sáng ra sẵn sàng nhún điệu Chacha đi làm và tới giờ về thì vui vẻ nhún điệu disco về nhà". :)

Rong Rêu
01-30-2012, 12:46 PM
Bên Mỹ thì có câu "người hạnh phúc là người sáng ra sẵn sàng nhún điệu Chacha đi làm và tới giờ về thì vui vẻ nhún điệu disco về nhà". :)

Để mai thử làm "nguòi hạnh phúc" như vầy coi đời có bớt khổ không. Sao chỉ tuỏng tuọng mà thấy nó giống cartoon quá eheheheh. (thằng Tom trong Tom and Jerry lúc nó yêu đời)

gun_ho
01-30-2012, 10:11 PM
Nhớ ngày xưa có đọc cuốn truyện của Victor Hugo tên là L'Homme qui rit (người cười hoài).

http://www.youtube.com/watch?v=_AQkqN7QV7Q&feature=related

Lòng Như Gió
01-31-2012, 06:40 AM
Em bạo dạn vào góp chuyện

Cám ơn các anh chị đã vào góp chuyện. Mời anh Ốc cứ bạo dạn như thế bất cứ khi nào anh có hứng, chứ không thì quán này cũng ế như những hàng xôi vò bên lề đường.

Em thì chẳng nhún điệu chacha đi làm hay nhún điệu disco về nhà. Tuy vậy, em rất thích thú với hai việc đầu ngày của mình: việc thứ nhất khi vừa mở mắt thức giấc, là nghĩ xem hôm nay thứ mấy, và việc thứ nhì là đếm xem vậy mình còn phải dậy sớm mấy ngày nữa rồi sẽ đến ngày được ngủ nướng.


http://www.youtube.com/watch?v=1WHVxOZyQHk

Lòng Như Gió
02-04-2012, 10:01 PM
Lời qua tiếng lại – Tập 10

Một hôm, tôi chợt nhận ra rằng, đã lâu rồi, mình không để những “lời qua tiếng lại (http://dactrung.net/dtphorum/m487565-p25.aspx)” “lọt vào tai”, cho đến khi lại được nghe Em nhắc với Chị về chuyện lấy chồng…


1.

“Dạo này có ưu phiền gì hả chị?”
“Cũng như mọi khi thôi em, chẳng nhiều ưu phiền hơn những dạo khác.”
“Vậy sao chị ghi status ‘Cần đêm trắng để trút vơi lòng đầy’?”
“À, vì chị chẳng có đêm nào trắng cả. Đêm nào cũng đen. Chưa kịp trút ưu phiền vào đêm, thì đã ngủ thẳng cẳng rồi.”
“Được vậy thì tốt.”


2.

“Chị chuẩn bị Tết đến đâu rồi, hay vẫn như thường ngày?”
“Chị không mua đồ ăn Tết gì nhiều, ăn uống như ngày thường thôi.”
“À, mà chị có thói quen tự mình làm một số món ăn không, ví dụ củ kiệu, dưa muối…?”
“Chị thích tự mình làm một số món ăn, ví dụ: cơm chiên, canh nấm rơm, lẩu bò tái…Còn củ kiệu dưa muối thì chị không thích làm. Tóm lại, chị thích tự làm mấy món mà chỉ năm, mười phút là xong.”
“Vậy là, dần dần các cô gái thành thị sẽ không thể làm những món truyền thống này rồi nhỉ.”
“Không hẳn, chị đâu đại diện cho các cô thành thị. Chị thấy nhiều cô có sở thích nấu nướng lắm. Nhiều người thích cái không khí chuẩn bị Tết. Hồi nhỏ chị cũng thích vậy, thấy nó ấm cúng bên gia đình. Từ dạo đi làm rồi, toàn bắt đầu nghỉ Tết vào ngày cận Giao thừa, nên dần vơi hứng thú chuẩn bị Tết, mà cũng chả có thời gian.”
“Tại chị chưa lập gia đình thôi.”
“Chị thấy có cô kia lập gia đình rồi, tối tối cứ cố ý ở lại làm việc trễ, để chồng về nhà trước mà nấu cơm tối.”


3.

“Hình như các anh em nhà chị đều theo chủ nghĩa độc thân hết, chắc họ cũng giống chị, quyết tâm không lập gia đình?”
“Chị đâu có quyết tâm. Chị thấy cuộc sống của mình đang hạnh phúc rồi, nếu ‘đeo gông vào cổ’ thì sẽ thêm gánh nặng là phải chăm sóc hạnh phúc cho gia đình nhỏ của mình. Chị e không đủ thời gian chăm sóc. Hiện tại, 24 tiếng mỗi ngày đã là quá thiếu với mình.”
“Ai biểu chị tham quá chi. Dù chị thông minh và thành tài đến đâu chăng nữa, chị cũng vẫn là người không thành đạt.”
“Ừ, cũng đôi khi có người nói thế. Họ nói rằng nếu chỉ tạo của cải cho xã hội mà không duy trì nòi giống, là chưa hoàn thành trọn vẹn vai trò với xã hội.”


4.

“Hôm nay chị mặc áo đỏ…”
“Cũng đâu lạ gì lắm. Em thấy lạ à? Lâu quá rồi không có thời gian đi sắm áo mới, phải lôi áo cũ ra mặc lại. Chắc vì vậy mà em thấy lạ.”
“Chị không lấy chồng, đúng là phí quá!”
“Phí cho ai?”
“Phí… của Giời.”
“Ô, em lại làm chị phải nghĩ ngợi.”
“Chứ sao! Mẹ chị có trách chị không?”
“Trách gì! Mẹ thích chị như hiện nay mà.”
“Sao lạ vậy! Chứ như mẹ em, cứ câu ‘Không biết kiếp trước tao làm gì mà kiếp này phải chịu cảnh này’, nói miết.”
“Vậy em có lý do gì đặc biệt cho việc chưa chịu lấy vợ không?”
“À, tại em chưa thấy ai hợp cả. Với lại, còn nhiều việc phải lo lắng quá.”
“Một người hợp với em là người thế nào? Có khi quanh đây cũng có, chị sẽ chỉ một ai đó cho em thử để ý.”
“Em không biết nữa. Đó giờ, em chỉ thấy có mỗi mình chị khiến em phải quan tâm thôi…”

nvhn
02-04-2012, 10:44 PM
“Một người hợp với em là người thế nào? Có khi quanh đây cũng có, chị sẽ chỉ một ai đó cho em thử để ý.”
“Em không biết nữa. Đó giờ, em chỉ thấy có mỗi mình chị khiến em phải quan tâm thôi…”


Anh chàng này cũng khéo nói quá. :)

Bẹc
02-05-2012, 09:10 AM
Lời qua tiếng lại – Tập 10
...............

“Vậy em có lý do gì đặc biệt cho việc chưa chịu lấy vợ không?”
“À, tại em chưa thấy ai hợp cả. Với lại, còn nhiều việc phải lo lắng quá.”
“Một người hợp với em là người thế nào? Có khi quanh đây cũng có, chị sẽ chỉ một ai đó cho em thử để ý.”
“Em không biết nữa. Đó giờ, em chỉ thấy có mỗi mình chị khiến em phải quan tâm thôi…”


Rồi sao nữa ? Kể tiếp đi ! Không lẽ tới đó rồi ngưng ? Mà nếu ngưng ( dĩ nhiên còn phải có tiếng tạm biệt hay gì gì nữa chớ ) thì ai cúp máy trước ?

Thành thật khai báo để cách mạng khoan hồng nhá !

k h ó i
02-05-2012, 12:05 PM
4.

“Hôm nay chị mặc áo đỏ…”
“Cũng đâu lạ gì lắm. Em thấy lạ à? Lâu quá rồi không có thời gian đi sắm áo mới, phải lôi áo cũ ra mặc lại. Chắc vì vậy mà em thấy lạ.”
“Chị không lấy chồng, đúng là phí quá!”
“Phí cho ai?”
“Phí… của Giời.”
“Ô, em lại làm chị phải nghĩ ngợi.”
“Chứ sao! Mẹ chị có trách chị không?”
“Trách gì! Mẹ thích chị như hiện nay mà.”
“Sao lạ vậy! Chứ như mẹ em, cứ câu ‘Không biết kiếp trước tao làm gì mà kiếp này phải chịu cảnh này’, nói miết.”
“Vậy em có lý do gì đặc biệt cho việc chưa chịu lấy vợ không?”
“À, tại em chưa thấy ai hợp cả. Với lại, còn nhiều việc phải lo lắng quá.”
“Một người hợp với em là người thế nào? Có khi quanh đây cũng có, chị sẽ chỉ một ai đó cho em thử để ý.”
“Em không biết nữa. Đó giờ, em chỉ thấy có mỗi mình chị khiến em phải quan tâm thôi…”


Như một truyện ngắn chỉ gồm những câu đối thoại.
Lời lẽ dung dị, nhưng thấp thoáng vài ẩn ý...
Câu kết nghe như âm thanh của một chiếc chìa khóa vừa tra vào ổ khóa.
Không biết nhân vật "em" này có dùng đúng chìa khóa để mở cửa lòng của "chị" không, nhỉ? Người đọc tự hỏi.

Lòng Như Gió
02-06-2012, 06:25 AM
Rồi sao nữa ? Kể tiếp đi ! Không lẽ tới đó rồi ngưng ? Mà nếu ngưng ( dĩ nhiên còn phải có tiếng tạm biệt hay gì gì nữa chớ ) thì ai cúp máy trước ?

Thành thật khai báo để cách mạng khoan hồng nhá !

Em không làm cho hai nhân vật Chị và Em nói tiếp đoạn sau được đâu, anh Bẹc, vì em không biết cách buộc người ta “khai báo”. Vả lại, nói đến đó thôi, để anh Bẹc hay anh k h ó i còn có cái mà thắc mắc: Em đã dùng đúng chìa chưa, hoặc Em đã tìm ra lá diêu bông chưa?…

LXD
02-06-2012, 07:22 AM
- Em không biết nữa. Đó giờ, em chỉ thấy có mỗi mình chị khiến em phải quan tâm thôi ...
- Chỉ quan tâm thôi sao ?
Đứa con trai ngập ngừng nhìn vào đôi mắt người mình vẫn luôn gọi là chị . Đôi mắt buồn thênh thang .
- Không , em yêu chị !
- Không đâu !
- Thật ! Em yêu chị !
Đôi mắt buồn thênh thang chớp nhẹ . Và một khoảng lặng .
- Đôi khi , tình yêu thật không cần phải nói lên thành lời ...

Đậu
02-06-2012, 08:20 AM
- Em không biết nữa. Đó giờ, em chỉ thấy có mỗi mình chị khiến em phải quan tâm thôi ...
- Chỉ quan tâm thôi sao ?
Đứa con trai ngập ngừng nhìn vào đôi mắt người mình vẫn luôn gọi là chị . Đôi mắt buồn thênh thang .
- Không , em yêu chị !
- Không đâu !
- Thật ! Em yêu chị !
Đôi mắt buồn thênh thang chớp nhẹ . Và một khoảng lặng .
- Đôi khi , tình yêu thật không cần phải nói lên thành lời ...


Em đoán là người chị này có đôi mắt vừa to vừa rộng nên mới có lối buồn "thênh thang năm cửa ô" như ni hè.

k h ó i
02-06-2012, 09:39 AM
Em không làm cho hai nhân vật Chị và Em nói tiếp đoạn sau được đâu, anh Bẹc, vì em không biết cách buộc người ta “khai báo”. Vả lại, nói đến đó thôi, để anh Bẹc hay anh k h ó i còn có cái mà thắc mắc: Em đã dùng đúng chìa chưa, hoặc Em đã tìm ra lá diêu bông chưa?…


Tình yêu trên chữ thì để Em và Chị cùng lửng lơ giũa trời như vậy mới có màu lãng mạn.
Nhưng nếu là tôi đạo diễn cái "Love Story" này, thì tôi sẽ hô: "Em! Chồm tới! Vồ lấy!"
Chờ tìm thấy chìa khóa hay lá diêu bông, thì không biết Chị có còn...

Bẹc
02-06-2012, 10:10 AM
Tình yêu trên chữ thì để Em và Chị cùng lửng lơ giũa trời như vậy mới có màu lãng mạn.
Nhưng nếu là tôi đạo diễn cái "Love Story" này, thì tôi sẽ hô: "Em! Chồm tới! Vồ lấy!"
Chờ tìm thấy chìa khóa hay lá diêu bông, thì không biết Chị có còn...

Trời ơi sung quá ! Ở đây là nói chuyện ( lời qua tiếng lại ) qua điện thoại thôi thì làm sao mà chồm mà hôn...ý xin lỗi mà vồ !

Gió ơi có phải là qua điện thoại thôi hay là trực tiếp vậy?

San Hô
02-06-2012, 02:41 PM
Chào Gió và các anh chị trong nhà Gió,
Bữa nay SH mới trồi lên dạo Phố và đọc được lời chúc Tết của Gió, cảm động ghê . Bữa nay hết Rằm luôn rồi, nhưng mà Gió cho SH chúc trễ nha . SH chúc Gió năm nay cởi mở hơn chút xí nha, hihi, nhiều khi đọc bài Gió viết muốn ghẹo Gió lắm mà sợ bị Gió khó chịu nên đành im lặng thôi à .
Tội nghiệp cậu Em này khờ quá, nên bà chị cứ để đèn vàng lơ lửng hỏng chịu bật đèn xanh cho tiến tới mà cũng hong đưa bảng Stop ra gì hết, hehe . Cái kiểu này cho tới ngày hai người gọi nhau bằng Ông - Bà luôn cũng chưa đi tới đâu hết quá . SH mà là Em thì SH tấn công lẹ lẹ liền, hehe.

“Một người hợp với em là người thế nào? Có khi quanh đây cũng có, chị sẽ chỉ một ai đó cho em thử để ý.”
“CN này chị rảnh ko ? Em mời chị đi uống nước, em sẽ nói cho chị nghe người hợp với em ra sao, hạnh phúc đời em nhờ ở chị hết đó …”

Muốn nói gì phải có khung cảnh lãng mạn, mặt đối mặt mới nói được chứ cách cái màn hình thì cậu Em này dở ẹc :)).

Lòng Như Gió
02-06-2012, 07:21 PM
Em cảm ơn các anh chị đã ghé chơi và “ghẹo” em.

Cảm ơn anh Lơ đã sáng tác thêm đoạn kết. Em trộm nghĩ, câu “Chỉ quan tâm thôi sao” của anh Lơ mang “tính định hướng” nhiều quá. Các cụ nhà ta gọi là “vẽ đường cho hươu chạy”.

Em cũng trộm nghĩ, cứ để dấu chấm lửng ở đấy, thì biết đâu mới còn có cơ hội có “Lời qua tiếng lại – Tập 11”.

Anh Bẹc, đoạn đối thoại này không phải là qua điện thoại đâu anh. Em muốn để cho nhân vật Em không phải là nhà “hôn học” như anh Bẹc; hơn nữa, đây chỉ là “lời qua tiếng lại” cho nên nó rất là “bất bạo động”, không có các cảnh vồ với hôn gì cả.

San Hô, mời San Hô cứ tự nhiên “ghẹo” khi nào có nhã hứng.

LXD
02-07-2012, 12:22 AM
Em trộm nghĩ, câu “Chỉ quan tâm thôi sao” của anh Lơ mang “tính định hướng” nhiều quá. Các cụ nhà ta gọi là “vẽ đường cho hươu chạy”.

Gió . Đôi khi phải vẽ tụi con trai mới biết đường để chạy .
Mà nầy , đừng có trộm nghĩ nửa có được không ?

Bẹc
02-07-2012, 07:12 AM
Em cảm ơn các anh chị đã ghé chơi và “ghẹo” em.

Cảm ơn anh Lơ đã sáng tác thêm đoạn kết. Em trộm nghĩ, câu “Chỉ quan tâm thôi sao” của anh Lơ mang “tính định hướng” nhiều quá. Các cụ nhà ta gọi là “vẽ đường cho hươu chạy”.

Em cũng trộm nghĩ, cứ để dấu chấm lửng ở đấy, thì biết đâu mới còn có cơ hội có “Lời qua tiếng lại – Tập 11”.

Anh Bẹc, đoạn đối thoại này không phải là qua điện thoại đâu anh. Em muốn để cho nhân vật Em không phải là nhà “hôn học” như anh Bẹc; hơn nữa, đây chỉ là “lời qua tiếng lại” cho nên nó rất là “bất bạo động”, không có các cảnh vồ với hôn gì cả.

San Hô, mời San Hô cứ tự nhiên “ghẹo” khi nào có nhã hứng.

Nếu đối diện với nhau thì tui tưởng tượng ra cái mặt Chị đỏ ửng rồi nhìn sang chổ khác, còn cái mặt Em thì nói xong câu cuối là xanh lè, tay run run mà không biết để đâu cho vững... Chờ một lúc thì Chị quay lại nói : Giờ mình phải đi vì có hẹn ....Đêm nằm cả hai trằn trọc....

Lòng Như Gió
02-09-2012, 07:42 AM
Anh Lơ, có người nói rằng ý nghĩ là của mình, mắc gì phải trộm. Lại có người khuyên em cất chữ “trộm” đi cho gọn sổ sách. Dĩ nhiên, có khi mình nên cất chữ “trộm” đi, nhưng cũng có khi mình cứ gắn nó vào chơi, cho ra chiều rón rén và thận trọng tí.

Anh Bẹc, hai nhân vật Chị, Em của anh sao dễ đổi màu sắc mặt quá! Em lại trộm nghĩ, sắc đỏ trên mặt Chị, nếu có, chắc do màu áo đỏ ánh lên mặt thôi, chứ lời nói hiền lành của Em làm gì mà đủ sức đổi màu hai gương mặt…

Nhắc màu áo đỏ mới nhớ một chuyện vui dễ thương thế này. Có người, sau khi đọc và thấy Chị mặc áo đỏ, bèn gửi email hỏi thăm em hôm nay mặc áo màu gì đi làm. Nghĩa là người ấy không hỏi thăm Chị, mà hỏi thăm người đã viết ra Chị. :)

Bẹc
02-09-2012, 12:08 PM
Hôm trước tôi có chọc Gió là, " thành thật khai báo đi để các mạng khoan hồng " là vì hồi trước chính tôi chứng kiến cảnh như vầy:

...Vào một buổi chiều, ông giám đốc Trại Thí Nghiệm THNNBC-ĐN, có bằng cấp kỹ sư nông nghiệp ( có lẽ loại chuyên tu ) kéo tôi đi theo để bắt quả tang một " chuyện tình trái phép ". Lúc đó tôi cũng chưa hiểu thế nào là tình có phép và tình trái phép, và rồi tôi cũng bị đi theo chớ lương tâm tôi rất xấu hổ khi mà mình cũng yêu và hôn trộm hằng bao nhiêu lần trong đêm tối ( rồi lát nữa đây cũng đi hôn tiếp ) thì có phải là được phép đâu.

... Ông ta kéo tôi lại phía cạnh cửa sổ để nghe lén bên trong " bọn nó nói gì ". Tôi không muốn nghe nên ông ta hỏi tôi có phải nó nói.... cái gì tôi cũng dạ hết. Trong 1 phần2 căn nhà nhỏ đó được chia thêm làm 2 phòng. Phòng phía trước có 1 cửa vô ( và ra ) với 1 cửa sổ, . Phòng phía sau cũng như vậy, nghĩa là chỉ có 1 cửa vô và cũng để ra.

... Ông ta nạt lớn : Mở cửa ra mau ! Bên trong có tiếng 2 chị gái trả lời : Dạ, có gì không chú ? Tao bảo mở cửa ra mau ! Ông ta đập cửa rầm rầm và hét to : Nhanh lên ! Một chị tên Phượng trả lời : Dạ từ từ chú ơi. Ông ta quay qua tôi nói : Mầy thấy chưa ? Chúng nó đang giao cấu đó. Tôi bủn rủn người, tôi không biết phải làm sao khi mà người ta đang tình tự thì mình đập cửa vô...Rồi vào đó thấy cảnh đó thì chắc...tôi xỉu ! Ông ta tiếp tục : Mầy làm gì trong đó ? Mở cửa nhanh lên ! Chị Phượng trả lời : Dạ, cháu...dạ cháu đang thay đồ. Ông ta nói vừa đủ nghe : Đồ mất dạy ! Tôi thở dài khi mà nghĩ ra 2 trường hợp : Thứ nhứt, chị đó nói thiệt thì sao lại bị chửi vì ông ta hỏi dồn dập mà. Thứ nhì, hay là tình tự xong thì cũng phải để cho người ta mặt đồ vào rồi mới mở cửa được chớ ?! Sao ông ta lại bắt phải mở cửa nhanh cho ông ta nhìn cảnh người ta trần truồng hay sao ?!

Cuối cùng chị kia ( chị Liên ) ra mở cửa, còn chị Phượng thì cũng vừa thay xong quần áo vì chị ấy vừa mới vào nhà.

Ông ta lủi thủi tìm 1 thằng trộm tình, vừa tìm vừa hỏi : Nó đâu ? Nó trốn đâu ? Cả 2 chị không hiểu gì hết. Thực tế cả 2 chị cũng có 2 anh thường xuyên đến chơi và coi như 2 cặp tình nhân, nhưng lúc đó thì không có 2 anh ở đó. Kiếm hoài mà không thấy, dù trong phòng không có tủ, chỉ có cái rương nhỏ đựng quần áo cũng đã mở toan ra rồi.

Ông ta ngồi xuống giường, tay gằng gằng vừa chỉ vừa nói : Bọn mày thành thật khai báo đi thì lãnh đạo sẽ khoan hồng, bằng không thì đừng có trách tao nhá !

Ông ta là kỹ sư, giám đốc và đảng viên.

Lòng Như Gió
02-15-2012, 09:15 AM
Cám ơn anh Bẹc về câu chuyện vui. Em nghĩ ông kỹ sư – giám đốc – đảng viên kia xui quá! Muốn đi bắt (hoặc đi xem?) trộm tình, mà rình chẳng đúng lúc gì cả.

Lòng Như Gió
02-18-2012, 07:14 PM
Thử giày


1.

Một hôm, H. gửi email cho một nhóm bạn bè, nội dung mail là một câu chuyện dễ thương và cảm động, chỉ phải cái nghe biết liền “xạo”.

Chuyện rằng, một người mù và con chó dẫn đường của ông ta chẳng may gặp tai nạn, và con chó vì muốn cứu chủ nên đã cùng chết với chủ. Cả hai lên đến cổng Thiên đàng; Thiên thần gác cổng phán rằng Thiên đàng chỉ có chỗ cho một trong hai thôi – hoặc người chủ hoặc con chó, nên Thiên thần cho cả hai chạy thi, xem ai nhanh hơn sẽ được vào Thiên đàng. Thiên thần giải thích rằng đó là cuộc đua công bằng, vì linh hồn của người mù vẫn “sáng mắt” như ai, và linh hồn nào càng trong sạch thì chạy càng nhanh. Thế rồi, Thiên thần vô cùng ngạc nhiên khi thấy ông người kia cứ thong thả như đi dạo, còn con chó cũng chậm rãi sánh bước bên chủ của nó. Chậm rãi mãi, rồi cũng bước đến cổng Thiên đàng. Sau khi gửi gắm Thiên thần hãy giúp chăm sóc con chó của mình, người ra lệnh cho chó chạy lên phía trước mà vào Thiên đàng. Và ông ta rơi xuống địa ngục như chiếc lá rụng. Chó quay đầu lại, thấy vậy, đã thục mạng đuổi theo chủ. Thiên thần thương cho con chó suốt một đời trung thành, giờ lại tiếp tục vì chủ mà phải xuống địa ngục, đã vội giương cánh bay theo để giữ chó lại, nhưng không tài nào đuổi kịp, vì linh hồn chú chó quá trong sạch, nên nó chạy nhanh hơn bất cứ thiên thần nào!

Đọc xong câu chuyện, tôi thầm nghĩ: Ừ, chuyện dễ thương, nhưng sao người gác cổng Thiên đàng không là Thánh Peter như “mọi khi”, mà lại là một thiên thần nào đó chẳng được tác giả nêu tên? Và sao Thiên đàng – là chốn của tâm linh chứ chẳng phải vật chất - lại hạn chế số chỗ như kiểu người ta bán hết vé vậy? Tôi thầm nghĩ, nếu mình gửi lời bình luận kiểu này, không khéo H. cụt hứng và lần sau không gửi email nào cho mình đọc nữa. Nhưng chờ mãi chẳng thấy ai bình luận gì, tôi quyết định bê nguyên hai câu hỏi trên để thay lời bình luận, không quên kèm theo cái mặt cười, để H. không hiểu lầm rằng mình đang làm khó làm dễ gì H. cả.


2.

Đây là lần thứ bao nhiêu, tôi không đếm chính xác được, chỉ nhớ rằng đã nhiều lần rồi, N. gửi tôi nghe một bài hát tiếng Anh nào đấy mà lúc này nghĩ lại tôi chẳng nhớ tựa là gì (cũng chẳng tha thiết muốn nhớ tựa nó là gì). Lần nào cũng như lần nấy, không phải loại nhạc tôi thích.

Sau một hồi đắn đo, tôi nói với N., rằng cảm ơn bạn vì lâu lâu lại gửi nhạc, rằng bạn làm tôi nhớ đến một cậu bạn kia rất thích gửi nhạc rủ tôi nghe, chẳng lẽ mình lại nói “loại nhạc ông nghe không phải loại tui thích nghe”, thì cậu ta cụt hứng mất! N. cười ha hả, chắc đã hiểu ra rằng N. không thể “định hướng” cho tôi theo đuôi N. và thích nghe loại nhạc mà anh ta thích.


3.

Bọn tôi là những cô gái thường gặp nhau chỗ rửa tay, soi gương, trang điểm, vân vân… trong nhà vệ sinh. Tôi chưa bao giờ thấy cô Bánh Mật cười với ai, chào hỏi ai, tán gẫu với ai… Nên một hôm, tôi ngạc nhiên khi thấy cô cười với T., người đi cùng tôi, rồi nói rằng “Em đã ốm mà chị còn ốm hơn em!” (Ý là cô ta xưng em và gọi T. bằng chị) T. cũng ngạc nhiên không kém tôi, và đã trả lời: “Ô, thì ra lần đầu nàng cười với mình là để nói với mình câu này đây à!” Tôi buồn cười, góp lời: “Thì đó, đâu phải vô cớ khi mình thường nói rằng chuyện mập và ốm là đầu câu chuyện của cánh phụ nữ chúng ta! Có những người chưa quen nhau, chưa biết tên nhau, đã hỏi thăm nhau bao nhiêu ký, và chê nhau thừa cân hoặc thiếu cân.” Cô Bánh Mật sượng mặt. Từ đó trở đi, tôi chưa bao giờ được thấy lại nụ cười của cô.


4.

B. kể tôi nghe rằng, cô nghĩ mãi mà không biết nên tặng mẹ chồng mình món quà sinh nhật gì. Vì bà này kỳ lắm, bao nhiêu lần, nhận quà, bà cứ nói thẳng vào mặt người tặng quà rằng: trời ơi cái này tao đâu thích, hoặc hàng này không tốt, hoặc mua cái này làm gì tao đâu có xài, vân vân…

B. nói, không thể tưởng tượng nổi trên đời này có người ăn nói như vậy. Được tặng quà, cho dù không thích, thì cũng nín thinh và đơn giản là cười giùm một cái, chứ ai lại giãy nảy lên mà chê bai thế.

Tôi rất quý B. vì tính thẳng thắn và chân thành. Thẳng thắn và chân thành, nhưng không làm người tặng quà cho mình phải “quê xệ” như cách bà mẹ chồng của B. thường làm.


5.

Và vì nghe B. kể chuyện bà mẹ chồng kỳ khôi kia, nên tôi mới tự nhìn lại xem, mình đã bao giờ vì nói thẳng điều mình không thích mà làm ai quê chưa. Hình như, ở câu chuyện số 3, tức chuyện xảy ra với cô Bánh Mật, tôi đã làm cô ta quê, và “thù” tôi rồi thì phải.

Sẽ không bao giờ thừa nếu người ta luôn tự nhắc nhở mình rằng, hãy thử xỏ chân vào giày của đối phương, rồi hãy quyết định nên đối xử với người ấy thế nào, nói với người ấy điều gì…

visabelle
02-19-2012, 12:53 AM
cho quoted từ...kia để spam ở đây nha.


Cám ơn Visa...ngoài ra lại còn lả lướt giọng văn “Thời cổ tích” nữa. Đúng không? (như gió)

"I can live for two months on a good compliment," so thank you!

nhưng...dzạ, không đúng ạ! Vì em nó chả có được như thế nên chỉ đành mơ đành mong-ô-nặng trong "thời cổ tích" ạ.
Mà giọng văn điêu luyện, cứng rắn, đứng đắn như Như Gió thì mới được người người ghanh ghanh tị tị.



Sẽ không bao giờ thừa nếu người ta luôn tự nhắc nhở mình rằng, hãy thử xỏ chân vào giày của đối phương, rồi hãy quyết định nên đối xử với người ấy thế nào, nói với người ấy điều gì…

Agree! We cannot please everyone, but constructive critism is always welcomed in general.
And being straightforward can only be used with peeps who don't have weak mind and closed to us.
Just like making a joke (on someone or something), not everyone can take a joke, so gotta know when and with whom...
Besides, there's always 50% truth in a...joke, so some may feel offended if the joke does hit his/her sensitive spot with just 50% truth.

Ngày xửa ngày xưa...có chàng kia lăn vào bếp nấu cho visa món steak.
Visa ăn mà phải ráng ăn cho ít nhất là 1/4 (miếng steak bử lắm) để cho chàng đừng buồn vì tài nghệ của mình.
Chàng cứ nói là ăn cho hết đi, nhưng visa thì chỉ biết cười và đáp lại rằng, "Ngon quá nhưng em lại no quá! Biết anh surprise em bữa ăn ngon như thế này thì hồi nãy chả thèm ăn tô phở xe lửa ở nhà. "
Ăn xong chàng tự clean up & rửa chén và kêu visa cứ ngồi coi TV.
Thấy bịch Potato chips trên bàn trước TV, visa lấy ăn gằn hết bịch vì ...đói quá.
Thế là chàng biết visa nói ...xạo. *blush, blush*
Chàng không có giận nhưng hứa là, "I'll try to make it better next time."
trong lòng visa thì lảm nhảm, "no please. let's just go out & eat next time."

Lòng Như Gió
02-20-2012, 07:09 AM
Chàng không có giận nhưng hứa là, "I'll try to make it better next time."
trong lòng visa thì lảm nhảm, "no please. let's just go out & eat next time."

Visa Đẹp, nghe câu chuyện về chàng và món steak, sao thấy muốn ganh tị quá đi!

Nếu việc lăn vào bếp làm cho chàng vui hơn việc đi ăn tiệm, thì mình dặn chàng làm cho mình một miếng steak nho nhỏ thôi, rồi ăn khoai tây chiên trong lúc chàng rửa chén, cũng vui lắm chứ! Có những người chọn nơi để dùng bữa không phải vì thức ăn ở đó nấu có ngon hay không, mà vì không gian ở đó có lãng mạn không. Được chàng phục vụ mình ở nhà riêng là lãng mạn số một rồi!


http://www.youtube.com/watch?v=0mk_9o6q2F4

Lòng Như Gió
03-22-2012, 10:29 AM
Trên một dòng sông


Một tối nọ, tôi nhắn tin, hỏi Duyên Dáng (cái tên do tôi đặt cho một cô bạn) có ý định đi Hội chợ Sách không. Câu trả lời của “con mọt sách” là điều tôi không thể ngờ, rằng cô đã dặn lòng sẽ không bao giờ đi một hội sách hay nhà sách nào nữa, vì cứ vào là không nhịn được, vác về cả đống sách, mà mấy năm trời không hề mở ra trang nào.

Thì ra cô ấy cũng giống mình! Tôi đáp, ờ, mấy năm nay, có rất nhiều cuốn mình mới chỉ đọc xong cái tựa. Nhưng không vì thế mà mình sẽ không đi Hội sách nữa. Lại gặp Hội sách năm nay có sách của bạn mình bày bán, nhất quyết phải đi xem sách của hắn bán có chạy không.

Thế đấy, đặt tựa “Trên một dòng sông” cho bài viết này, không có nghĩa là tôi muốn vẽ ra một dòng sông cho thi sĩ thả hồn mơ mộng, mà chỉ vì câu “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” chợt nảy đến trong đầu. Bạn Duyên Dáng của tôi năm nay đã khác hai năm trước rồi, từ chỗ ham mê chúi mũi vào lựa sách, mua sách, nay lại lập ra lời thề không bén mảng đến những nơi bán sách nữa. Nhưng tôi nghĩ bạn vẫn quý sách, chẳng qua chưa có thời gian mở sách ra.

Một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi, và chỉ lóe sáng trong vài giây rồi vụt tắt. Đó là ý nghĩ: Duyên Dáng đã không chịu đi, hay mình rủ H. cùng đi Hội sách cho vui? H. thường kể rằng cô ta ham đọc sách. Rồi sở dĩ ý nghĩ ấy vụt tắt là vì tôi tỉnh táo nghĩ lại về cái sự “vui”. Đâu phải cứ một mình là buồn, đâu phải cứ có người đi cùng là vui! Đời lắm khi ngược lại. Nhưng tôi sẽ không kể rằng “dòng sông” chảy qua H. đã đổi khác thế nào. Tốt hơn hết, hãy tự xét mình đã “không tắm hai lần trên một dòng sông” thế nào. Phải rồi, tự tôi đã thay đổi tình cảm dành cho H. Đã thay đổi từ khi tôi nghĩ và tin rằng những lời ngọt ngào của H. thật ra là một trong những chiêu “đắc nhân tâm” – những “chiêu” mà H. đôi khi ra tay không được khéo léo lắm và kém chân thành, theo tôi. Đã thay đổi từ khi H. không còn những câu chuyện như những lời từ đáy con tim để thủ thỉ nữa, mà thay vào đó toàn là những câu chuyện gẫu như: vòng một, vòng hai, vòng ba của cô người mẫu này hay cô ca sĩ nọ; hay số kí-lô của những người xung quanh; hay chiều cao của những cô hoa hậu, vân vân. Đã thay đổi từ khi tôi nhận ra H., dù thuộc vanh vách số đo các hoa hậu, lại không biết thác bản Giốc nằm ở đâu (vì vậy chắc chẳng thể biết chuyện gì đã xảy ra với thác ấy).

Có lẽ H. không biết tôi đã có những thay đổi trong suy nghĩ về cô ta như vậy. Ngay cả có biết đi nữa, tôi nghĩ cả cô ta lẫn tôi không ai phải buồn phiền gì về những thay đổi như thế, vì cả hai đều chưa thật sự yêu quý gì nhau.

Còn, khi V. của hôm nay – với những suy nghĩ thực tế, thực dụng – đã khác V. của ngày nào – với những lý tưởng điên điên, tôi thấy như mình bị lạc mất một phần của một người bạn. Và thấy tiếc.

Có khi, ngồi nghe cô bé Nẫu tre trẻ tán gẫu những câu chuyện rôm rả, kèm theo vào đấy những lời bình luận rất thành thật, tôi nghĩ sẽ rất hay nếu cô luôn giữ bên mình sự thành thật này mỗi khi tán gẫu cho tôi nghe. Có người chê sự “thành thật” của cô là “vô duyên”; cô toét miệng cười, không chút giận dỗi. Chẳng hạn, người ta chê cô vô duyên khi cô đến đám cưới mà cứ ngạc nhiên dòm mặt cô dâu, rồi thắc mắc: “Ủa, phải cô dâu này không, sao không giống trong hình?” Bị chê vô duyên, cô chỉ cười ha hả mà rằng, đành rằng chụp hình cưới hầu như ai cũng đẹp hơn, nhưng không ngờ sức mạnh của Photoshop kỳ diệu đến thế. Có người “biện minh” giùm cô dâu, rằng, mình nên suy nghĩ tích cực hơn, nghĩ rằng cô dâu có nét đẹp và người chụp hình đã tài tình nắm bắt được nét đẹp ấy…

Thật ra, việc thay đổi nhan sắc bằng Photoshop, bằng phấn son, hay suy nghĩ hôm nay khác suy nghĩ hôm qua, vân vân… là chuyện quá bình thường. Nhưng không thể phủ nhận rằng nãy giờ tôi lảm nhảm những câu chuyện về sự thay đổi vì một lý do: vì thấy tiếc khi một người muốn nhảy hẳn sang dòng sông khác mà tắm.

Với tôi, việc cho ngày mai sẽ là: vui vẻ tắm tiếp những lần khác, ở cùng một chỗ, trên cùng một dòng sông.

Sidney
03-23-2012, 11:40 AM
Chị Gió, tuy chưa đọc hết nhưng Sid thích thread của chị :)

Lòng Như Gió
03-23-2012, 11:49 PM
Cảm ơn Sid nhiều lắm. Mời Sid khi nào có chút thời gian lại ghé vào đọc tiếp. :)

(Có lẽ đây là lần đầu mình chèn mặt cười trong thread này và/hoặc trong Phố này.)

Lòng Như Gió
04-07-2012, 09:30 AM
Kem chiên


Một ngày xa xưa, tôi hỏi N. đã đọc cuốn sách mới ra của Phan An chưa. N. chưa đọc, và lập tức đòi tác giả tặng một cuốn để đọc.

Tôi không như N., chẳng dám đòi anh chàng tác giả này tặng sách cho mình. Mãi gần đây, tình cờ có dịp, chàng ta vu vơ rủ đi uống cà phê. Tôi đáp rằng không muốn uống cà phê lắm, chỉ muốn được xin chữ ký của nhà văn, mà lại lỡ mất dịp “giao lưu” để xin rồi. Nhà văn bèn trả lời rằng sẽ tặng sách cho tôi, mà muốn nhận sách thì phải đi uống cà phê. Tôi ra điều kiện (đã muốn được tặng sách, còn ra điều kiện, nghĩ mình cũng chảnh), rằng chừng nào A. tìm ra quán nào ế thật ế, không có các loại tiếng ồn, không quá tối hù do tắt đèn tắt đóm, thì tôi sẽ mời A. một chầu cà phê.

Nghĩ rằng điều kiện mình đặt ra là khó, nên tôi tự đi mua sách về đọc ngấu nghiến, chứ chẳng chờ được tặng. Hôm trước vừa đọc xong sách, hôm sau nhận được email của A., nói rằng đã tìm ra quán ế, nói rằng đã gọi tôi vào thứ bảy nhưng chỉ nghe “ò í e”, và hỏi tôi rảnh vào các loại thứ nào.

Gặp nhau ở quán – thật ra quán không ế lắm, nhưng được cái không ồn – tôi nói rằng, bây giờ được sách, tôi sẽ có hai cuốn, nhưng không dư, vì tôi sẽ tặng ai đó bớt một cuốn.

Nhưng mãi đến hôm nay, tôi chưa nghĩ ra ai để tặng. Vì văn phong của anh chàng dễ gây cho người ta “dị ứng”; và cũng vì tôi rất thích cuốn này, nên muốn người được mình tặng sách cũng thích nó và trân trọng nó như mình – thay vì đọc vào mà bị dị ứng và gãi sồn sột thì mất vui.

Tôi đã đạt được cả hai mục đích khi đi uống cà phê với A. Một là, nhận sách. Hai là, phỏng vấn A. về quá trình gian nan khi tìm ra nơi nào chịu xuất bản cái thứ sách với những nội dung “nhạy cảm”.

Tôi đã tìm được hai niềm vui lớn hơn mình mong đợi khi gặp A.

Niềm vui thứ nhất, là khi nghe A. kể, nhiều người nhận xét về A. rằng thằng này kiêu, ngồi với ai nó không ưa thì cái miệng nó cạy không ra một lời, ngồi với ai nó thích thì nó ba hoa hàng giờ không hết chuyện. Tôi khẽ liếc nhìn đồng hồ, thấy A. đã huyên thuyên với mình được cỡ hai tiếng, mà coi bộ chưa hết chuyện. Kết luận, mình cũng thuộc loại được chàng ta thích.

Niềm vui thứ nhì, là trước khi chia tay nhau ra về, A. cầm viết, ghi lời đề tặng vào sách, nhấp nhứ bàn tay, nói rằng chữ xấu à nghe. Tôi đáp chắc nịch rằng chữ mình xấu lắm, nên thấy chữ của ai dù xâu xấu tí cũng vẫn đỡ hơn chữ mình. A. khi ấy mới dứt khoát đặt bút ghi. Tôi nhận sách, đọc thấy câu “Chúc những ai đọc cuốn sách này một ngày vui vẻ”. Một câu đơn giản, bình thường thôi, nhưng tôi bất ngờ vì A. còn nhớ cái “mẫu câu” đó của tôi. Chả là, có một thời, tôi chăm chỉ thay đổi status của mình trên mạng mỗi ngày, bằng lời chúc theo mẫu câu “Chúc những ai (…) một ngày vui vẻ”. Tôi đọc lời đề tặng, bật cười, và nói rằng nhìn thấy vậy mới nhớ lâu lắm rồi mình không thay status. A. nói, A. có thấy, và nghĩ mẫu câu “chúc ngày vui” kia của tôi cũng giống trang ngaymoi.in của A., nghĩa là nó buộc mình mỗi ngày phải nghĩ ra một điều mới.

Và tôi muốn quay lại thói quen “Chúc những ai (…) một ngày vui vẻ” của mình, để mỗi ngày nghĩ ra một điều mới.

Tôi nghĩ, trong một chừng mực nào đó, A. không kiêu như nhiều người nghĩ. Vì A. nhắc đến một số người mà chàng ta gọi là “có tài”, chứ đâu phải lúc nào chàng ta cũng vác mặt lên trời và chỉ thấy mỗi mình mình là giỏi.

Tựa bài ghi chình ình hai chữ “kem chiên”, nhưng sao nãy giờ có thấy nhắc gì đến kem chiên hay món ăn nào đâu? Xin giải thích ngay, kem chiên là món ăn có lớp vỏ bên ngoài nóng giòn, nhưng bên trong lại mát lạnh. Tôi thấy bộ mặt của A. cũng từa tựa cục kem chiên: ngoài và trong khác nhau, nhưng vẫn hài hòa với nhau. Bộ mặt luôn tươi cười, nhưng tâm tình không chỉ toàn niềm vui. Văn của A. cũng thế, cũng giống cục kem chiên. Văn như đùa cợt, với giọng điệu dí dỏm trên từng đoạn, từng câu, thậm chí từng chữ, mà vẫn vẽ ra được nét buồn ít ai vẽ được.

Gấp sách lại, tôi thắc mắc, khi A. ngồi viết về hai chị “ô sin” người Việt ở Malaysia, trong một gia đình mà A. có dịp ghé thăm, khi viết rằng tại sao nước mắt của họ trộn chèm nhẹp vào bát cơm… thì gương mặt A. có đang tươi cười như mọi khi chăng?

Trân
04-07-2012, 10:39 PM
Gió ơi. Kem chiên của Gió "ngon" lắm :).

Lòng Như Gió
04-22-2012, 10:18 AM
Cám ơn Trân. Mấy hôm nay có lẽ Trân lại đang thưởng thức món gì đó, phức tạp hơn món kem chiên rất nhiều, chưa biết gọi tên bằng món gì, của Dostoyevsky, phải không?

Thật ra, em chưa thử món kem chiên (theo nghĩa đen) bao giờ. Thích món kem chiên theo nghĩa bóng hơn.

Lòng Như Gió
04-22-2012, 10:23 AM
Vỏ cuộc sống


Thuở học lớp 11, tôi chán ngắt cái ông Nguyễn Tuân, mỗi khi phải học văn ông này hoặc mỗi khi đụng phải đề bài phân tích văn của ông ta. Lại càng thấy ông ta chẳng hợp với mình vì ông ta “thích xê dịch”, trong khi tôi thấy chuyện du lịch và chơi bời chả có gì thú vị.

Nhiều năm sau, tôi vẫn chưa từng đủ kiên nhẫn đọc từ đầu chí cuối một tác phẩm nào của Nguyễn Tuân. Vẫn khó ưa ông ta, vì ông ta thích chơi, trong khi mình thích làm. Và vẫn nghĩ rằng họ của mình không phải là Thích và tên không phải là Du Lịch.

Vâng, người ta sẽ nói rằng tôi ngu, dại, điên, vân vân, vì du lịch và chơi bời vui vậy, mà mình lại không biết thích.

Người ta sẽ đăng lên facebook cái bản đồ thế giới với chằng chịt những đường vẽ màu tươi rói, để chỉ ra những nơi nào họ đã đi qua. Người ta sẽ đăng những album hình sau mỗi chuyến du lịch, hoặc mỗi chuyến đi làm từ thiện, hoặc du lịch kết hợp từ thiện; trong những hình ảnh ấy, họ là nhân vật chính, với nụ cười hở thật nhiều răng, với hai ngón tay giơ ra hình chữ V, vân vân…Người ta sẽ tin sái cổ vào câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, mỗi khi so sánh xem ai đã đi nhiều hơn ai.

Người ta sẽ đến một miền biển chan hòa ánh nắng, chui vào một khu nghỉ dưỡng (resort), chụp vào người những bộ quần áo tắm mà họ cho là khoe được vẻ hấp dẫn của thân thể mình nhiều lắm, rồi “tạo dáng” chụp hình (để sau đó sẽ khoe lên facebook), rồi chạy ào xuống tắm biển và đùa với sóng, chán chê lại chạy ào lên bờ nghịch với cát. Và thế là người ta cho rằng mình đã “biết” vùng đất ấy rồi.

Hoặc người ta sẽ chui vào một khách sạn bốn, năm sao. Nếu là một người đẹp, người ta sẽ nở nụ cười làm say lòng người với anh chàng xách hành lý. Rồi người ta sẽ quên, hoặc đơn giản là sẽ không, nói một lời cảm ơn hoặc nhét một ít tiền tip vào tay anh chàng ấy. Rồi người ta sẽ hớn hở tiếp tục lên đường cho chặng vui chơi tiếp theo, không bao giờ buồn nghĩ rằng anh chàng xách hành lý kia đang vui, hay đang buồn, hay chẳng vui chẳng buồn, khi đã gặp gỡ và đã chia tay một người đẹp với nụ cười làm say lòng người, rằng anh ta có mong đợi một lời cảm ơn hay một ít tiền tip nào không, rằng đồng lương của anh ta nếu không kèm theo tiền tip của khách thì có đủ trang trải chi phí trong cuộc sống hay không. Và thế là người ta cho rằng mình đã “biết” khách sạn bốn, năm sao ấy rồi.

Hoặc người ta sẽ lênh đênh trên một con thuyền để chui vào một cái động tối om được gọi là “di sản thiên nhiên”, và gắn vào giữa thiên nhiên là lác đác những ánh đèn nhân tạo màu xanh, đỏ, tím, hồng. Ngồi trên thuyền, người ta sẽ ngước cổ nhìn những khối thạch nhũ, hoặc bóng của thạch nhũ, mà tưởng tượng thành hình trái bắp, hình hai cô gái đẹp tuyệt trần đang trong tư thế “yêu” nhau, hoặc hình người đàn bà nằm ngửa với bụng bầu căng tròn, vân vân…Thật ra, trước mặt người ta, ở gần hơn, khỏi cần ngước cổ nhìn, cũng có một thai phụ, bằng xương bằng thịt chứ chẳng phải bằng thạch nhũ, một người mang thai đã tám tháng, đang cong bàn tọa mà chèo một chiếc thuyền chứa hơn chục mạng người, vị chi là hơn năm tạ thịt và xương và mỡ. Rồi người ta sẽ khen cái động này đẹp, hoặc sẽ chê rằng chưa đi chưa biết nhưng đi rồi mới biết ở nhà sướng hơn, và sẽ lại lênh đênh trên thuyền để quay về. Sẽ không buồn thắc mắc tại sao một người mang thai tám tháng vẫn còn chèo thuyền, tại sao “đội quân thợ chụp hình” lẽo đẽo bám theo du khách và rộn ràng mời khách chụp hình toàn là nữ, ai dạy họ nghề chụp hình, họ cạnh tranh với nhau và chia xẻ miếng cơm manh áo cùng nhau thế nào… Và thế là người ta cho rằng mình đã “biết” cái động ấy rồi.

Nếu đi là đút đầu vào resort, là chen chúc vào những chốn ăn chơi, là ngửa mặt lên trời cười vui khoái trá, là thế thôi, thì tôi chẳng nhìn ra “sàng khôn” như người ta dán nhãn cho sự “đi” của họ.

Có khi, đứng nép mình nơi góc phố, nhìn xung quanh, người ta thấy được một thế giới nhiều màu. Thấy một ông nhà giàu bước ra từ căn biệt thự to to, ngoắc bà cụ bán vé số, mua một tờ, rồi dương dương tự đắc cho rằng mình thương người lắm. Thấy ông lão lưng còng trải tấm nylon bên lề đường vắng vẻ để bày bán vài nhúm hoa tươi. Thấy những anh chàng mặc đồng phục dân quân tự vệ, trước khi “chính thức” đi dẹp và bắt những người bán hàng rong, đã chạy xẹt qua trước mặt chị bán hàng mà báo tin rằng: “Dẹp đi, tụi tui sắp tới rồi đó nhe!”. Thấy những chú những bác những anh chiều chiều mọc rễ trong quán nhậu và quăng những mẩu thuốc lá ra đầy lề đường. Thấy những kịch bản tông xe, va quẹt xe cộ trên đường, mà kết quả là chiếc ví tiền được chuyển từ túi người này sang túi người khác gọn bưng… Thế giới ấy, chẳng cần đi Đông, đi Tây, đi Nam, đi Bắc, mới nhìn được. Có khi, đi, lại chẳng thấy. Đứng ngay đây, lại thấy.

Nay, tôi vẫn không mang họ Thích, không mang tên Du Lịch, nhưng cũng đã bắt đầu biết thông cảm với thói “thích xê dịch” của Nguyễn Tuân, bắt đầu nhìn ra cái thú của sự “đi”. Chỉ có điều nghĩ rằng, một chuyến đi giúp người ta “biết đó biết đây” là chuyến đi vào lòng cuộc sống, thay vì đi tung tăng ngoài vỏ cuộc sống.

Bẹc
04-22-2012, 11:58 AM
Vỏ cuộc sống


Thuở học lớp 11, tôi chán ngắt cái ông Nguyễn Tuân, mỗi khi phải học văn ông này hoặc mỗi khi đụng phải đề bài phân tích văn của ông ta. Lại càng thấy ông ta chẳng hợp với mình vì ông ta “thích xê dịch”, trong khi tôi thấy chuyện du lịch và chơi bời chả có gì thú vị.

Nhiều năm sau, tôi vẫn chưa từng đủ kiên nhẫn đọc từ đầu chí cuối một tác phẩm nào của Nguyễn Tuân. Vẫn khó ưa ông ta, vì ông ta thích chơi, trong khi mình thích làm. Và vẫn nghĩ rằng họ của mình không phải là Thích và tên không phải là Du Lịch.

Vâng, người ta sẽ nói rằng tôi ngu, dại, điên, vân vân, vì du lịch và chơi bời vui vậy, mà mình lại không biết thích.

Người ta sẽ đăng lên facebook cái bản đồ thế giới với chằng chịt những đường vẽ màu tươi rói, để chỉ ra những nơi nào họ đã đi qua. Người ta sẽ đăng những album hình sau mỗi chuyến du lịch, hoặc mỗi chuyến đi làm từ thiện, hoặc du lịch kết hợp từ thiện; trong những hình ảnh ấy, họ là nhân vật chính, với nụ cười hở thật nhiều răng, với hai ngón tay giơ ra hình chữ V, vân vân…Người ta sẽ tin sái cổ vào câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, mỗi khi so sánh xem ai đã đi nhiều hơn ai........... ............... ................. ....................
.

Tui ước gì bài nầy của Gió mà Thầy ( nay là Hoà Thượng ) Thích Như Điển đọc được, để xem Thầy trả lời như thế nào, để mà tui được học từ hai phía. Có nhiều lần tui nghe Thầy kể ( mà có nhiều người nói là Thầy Khoe ) về những cuộc mà Thầy gọi là hành hương ( còn nhiều người cho là du lịch ) qua rất nhiều quốc gia trên thế giới. Thầy còn tuyên bố, Thầy là người đã đi nhiều nước nhứt trên thế giới. Rồi tôi cũng có đọc nhiều bài về Thầy viết về những chuyến đi, đặc biệt tôi nhớ được một câu Thầy nói là, Đại sư hay Thiền Sư nỗi tiếng ( tên gì tui cũng quên rồi ) có nói là, ngài tu để chỉ cần ngồi một nơi mà biết hết mọi nơi, còn Thầy ( Thích Như Điển ) thì đi mọi nơi để biết hết mọi nơi !........Còn tui thì....ở nhà hoài nên chả biết con mẹ gì hết, đến nổi một hôm đi ra phố mà còn hỏi đường một người ở tỉnh khác đến !

Lòng Như Gió
04-23-2012, 08:06 AM
Rất vui gặp lại anh Bẹc.

Em chưa rõ ông Thích Như Điển muốn nói về người nào ngồi một nơi mà biết hết mọi nơi, nhưng em nhớ Lão Tử có viết trong Đạo Đức Kinh như sau:

“Không ra khỏi cửa mà biết được (sự lí trong) thiên hạ; không dòm ra ngoài cửa mà biết được đạo trời. Càng đi xa càng biết được ít. Cho nên thánh nhân không đi mà biết, không nhìn mà thấy rõ, không làm mà nên. Dùng tâm thần –trực giác- thì mới lãnh hội được tổng nguyên lí, chứ dùng tai mắt mà tìm hiểu từng vật một thì chỉ thêm mê hoặc.”
(Nguyễn Hiến Lê dịch)

Em thì nghĩ rằng, một người dẫu biết dùng tâm thần để “lãnh hội tổng nguyên lí”, nhưng nếu cứ ngồi mãi một chỗ mà không có internet, thì khó đào đâu ra được nguyên lý để lãnh hội.

Mặt khác, một người không ngồi một chỗ, mà đi mọi nơi, cũng chưa chắc đã “biết mọi nơi”. Đi không đồng nghĩa với biết. Biết không đồng nghĩa với biết đúng.

“Thánh nhân” của Lão tử, em đoán, lỡ cần bước chân ra đường, nếu quên lên net mà xem bản đồ, có khi cũng phải như anh Bẹc, phải hỏi khách phương xa chỉ đường đi cho mình thôi.

Trân
04-24-2012, 08:53 PM
Có khi, đứng nép mình nơi góc phố, nhìn xung quanh, người ta thấy được một thế giới nhiều màu. Thấy một ông nhà giàu bước ra từ căn biệt thự to to, ngoắc bà cụ bán vé số, mua một tờ, rồi dương dương tự đắc cho rằng mình thương người lắm. Thấy ông lão lưng còng trải tấm nylon bên lề đường vắng vẻ để bày bán vài nhúm hoa tươi. Thấy những anh chàng mặc đồng phục dân quân tự vệ, trước khi “chính thức” đi dẹp và bắt những người bán hàng rong, đã chạy xẹt qua trước mặt chị bán hàng mà báo tin rằng: “Dẹp đi, tụi tui sắp tới rồi đó nhe!”. Thấy những chú những bác những anh chiều chiều mọc rễ trong quán nhậu và quăng những mẩu thuốc lá ra đầy lề đường. Thấy những kịch bản tông xe, va quẹt xe cộ trên đường, mà kết quả là chiếc ví tiền được chuyển từ túi người này sang túi người khác gọn bưng… Thế giới ấy, chẳng cần đi Đông, đi Tây, đi Nam, đi Bắc, mới nhìn được. Có khi, đi, lại chẳng thấy. Đứng ngay đây, lại thấy.

.

Hi Gió. T thích kiểu du lịch này của Gió lắm, và sẽ len lén bắt chước đấy :-)

t.b. ôi mèn ơi, "món" mới của Dostoevsky nhìn thì đơn giản mà sao T vẫn còn bứt tóc bứt tai hoài vậy nè trời?

Lòng Như Gió
04-29-2012, 09:59 AM
Tìm văn

Một trong những câu hỏi mà tôi thấy khó trả lời, là khi bị ai đó hỏi rằng tôi thích đọc sách của tác giả nào, hoặc thích văn phong của nhà văn nào. Ngược lại, nếu người ta hỏi tôi chán loại sách nào, hoặc không ưa kiểu văn phong nào, chắc tôi sẽ trả lời ro ro ngay.

Phải chăng vì mình đọc ít, hoặc lười đọc, hoặc khó tính, hoặc “chảnh”, nên mới ra nông nỗi ấy?

Có dễ hơn không, nếu thay vì hỏi nhau thích tác giả nào, người ta hỏi nhau thích loại văn nào? Tuy nhiên, khi người ta muốn tìm văn để đọc, giữa một rừng văn lóa cả mắt, người ta buộc phải lọc ra tên tác giả nào có thể hợp với mình. Vậy là vẫn phải tìm người, trước khi tìm văn.

Tôi đã theo một trình tự như thế: trước tiên tìm người – tức là tìm Nguyễn Ngọc Tư, sau đó mới tìm văn – tức là tìm xem có cái gì hay ho trong cuốn sách kỳ này của chị Tư.

Cầm cuốn tản văn “Gáy người thì lạnh” của Ngọc Tư, đọc đến nửa quyển, mới tìm ra một bài mà mình thấy thú vị, thấy đọc xong có cái gì đó để nhớ, thay vì đọc xong mà hầu hết mọi thứ cứ trôi tuột đi như nửa đầu cuốn sách. Cũng chưa chắc cuốn này Ngọc Tư viết không thành công bằng những cuốn khác. Có khi do lúc này tôi mong đợi tìm thấy cái-gì-khác trong văn, trong khi Ngọc Tư vẫn chưa khác và sẽ chẳng bao giờ khác? Hay có khi do Ngọc Tư lúc này đang cố gắng tìm lại sự giản dị trong văn, theo lời khuyên của ông nào đó (khi ông ta khen ngợi những tác phẩm đầu tay của cô có sự giản dị) – trong khi tôi lại thích Ngọc Tư “dữ” hơn và “phức tạp” hơn?

Bài “Những hạt mầm định kiến” dưới đây, trên blog của Ngọc Tư và trên một số trang web khác đã đăng, với câu kết khác. Có lẽ khi đem bài này in thành sách, tác giả đã sửa lại câu kết. Tôi thích câu kết như trong sách đã in hơn.


Những hạt mầm định kiến


Vào một ngày mưa gió ủ ê không hiểu sao chị thủ thư mỉm cười nói có mấy cuốn sách này mới về hay lắm. Ngó qua một lượt thì thấy nhiều cuốn của Quỳnh Dao và nhân tướng học. Truyện chị Dao quá sức chịu đựng của mình, riêng nhân tướng học thì mình xếp vào dạng không nên đọc, mình nhìn thấy sự rủi ro xảy ra khi mình có thể ghét bỏ một người nào ngay khi vừa gặp mặt, chỉ vì một nốt ruồi nằm đâu đó trên mặt anh ta. Và mình sẽ day dứt dài dài nếu như vì tướng pháp của chân mày, cái mũi, giọng nói… mà mình quay lưng bỏ đi một nước.

Tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt, tướng tốt xấu là ở cái tâm con người. Chị thủ thư chắc vừa nghiền ngẫm sách xong, liên hệ với một số thí dụ ngoài đời, rồi khoái chí đọc vanh vách. Cái ý nghĩ ta có thể đọc được người đời cũng khá là hoan lạc. Mình bất ngờ trước việc chị ấy hôm nay nói quá hai mươi âm sắc, đến nỗi chỉ cười cười. Trong lòng mình mầm nghi kỵ mọc đầy, chỉ cần tưới tắm loại tư tưởng tướng pháp này, bảo đảm một phút sau sẽ đâm chồi nảy lộc những thứ thành kiến cuộc đời. Mà, thứ đó mình đã thừa mứa.

Có lần đi xem mắt một người giúp việc giùm bạn, lúc về mình chỉ nhận xét cụt ngủn, “có sơn móng tay”. Bốn chữ đó làm cơ hội làm việc của chị kia vụt tắt. Một người sơn móng tay thì có chịu được lam lũ không, và lam lũ nghèo túng sao lại sơn móng tay, là ý nghĩ bọn mình gặp nhau ở chỗ: sơn móng tay là đặc ân của người nhàn hạ, sao chị ta có thể... Và đôi khi cảm thấy khó khăn khi đối thoại với người có màu son chói, hoặc cổ áo trễ tràng, hoặc giọng nói lanh lảnh cao, hoặc cái cười the thé… mình tự hỏi, cái gì đang ngăn cản, đang che mắt, đang trì níu?

Mà định kiến có đáng tin đâu, nhiều lần nó đã phản bội mình. Gần nhất là đi lạc đường, hỏi một anh hầm hố chằng chịt hình xăm trên người và anh nở nụ cười nhăn nhở nói đi Vĩnh Xương thì đi hướng kia. Mình không tin, chui vào một con đường bị mưa bao phủ, lúc quay lại ngã ba đó ướt như chuột lột, thấy anh nọ vẫn ngồi chéo nguẩy uống cà phê, miệng ứa ra nụ cười ta đây tha thứ cho tha nhân đấy.

Cũng vào quãng hơi gần gần, mình ghét cay ghét đắng chị thủ thư. Ghét muốn bứng muốn nhổ gương mặt nặng chình chịch như đeo cối xay bột kia, ghét cái kiểu cằn nhằn nhấm nhẳng như thể tụi học trò kia nấn ná trong thư viện lâu là để xé sách của chị (giữ) ra nấu cơm, ghét mắt luôn lườm lườm như cả thế gian này là trộm cắp. Cảm giác nếu lấy cành củi khô cọ vào người chị, lập tức củi bốc cháy, chẳng cần bùi nhùi. Mình sẽ nuôi cái sự ghét ấy cho tới hết đời, nếu không kịp trông thấy đôi bàn tay chị (và tự hỏi tại sao trước giờ mình không nhìn thấy đôi tay đó, cái gì che mắt mình đi?). Sách tướng pháp có trang nào viết về tâm tính của một người có đôi tay rướm máu vì bị nước ăn lâu ngày, đôi tay bợt bạt và những móng tay còi cọc thối đen? Mình không đọc loại sách đó, chỉ chắc chắn rằng chị sống vất vả. Thì ra mình đã bỏ phí hai năm trời lui tới mà không biết chị nửa khuya phải dậy ngồi bào bắp chuối đem bỏ mối, kiếm thêm chút tiền phụ thêm khoản lương còm cõi, để nuôi hai đứa em vào đại học. Bốn mươi tuổi vẫn thui thủi đi về, vai không gánh mà oằn, trưa vắng chạnh lòng khi trẻ con qua ngõ để rớt lại những tiếng cười trong trẻo.

Thời của ba má mình, cái sự ghét thương nhau đơn giản là địch - ta, là lễ giáo và những thứ xoay quanh nó. Thời mình ghét dễ, thương khó. Lên mạng thấy những cuộc tranh cãi triền miên, mạt sát triền miên mà ớn. Nào là tôn giáo, sắc tộc đã đành, ghét nhau còn vì người Nam kẻ Bắc, người quê kẻ thị thành. Ghét vì anh yêu máy ảnh hiệu Ca, còn tôi chỉ say đắm Ni. Anh mù quáng mê điện thoại Ai, còn tôi thấy loại đó là thứ khoe mẽ đồng bóng. Vậy là ném nhau bằng mọi ngôn từ bén nhọn nhất. Đến nỗi mình nghĩ ngữ pháp tiếng Việt cần phải đảo ngược, ai của cái gì. Không phải cái gì của ai.

Làm sao đi tới lòng nhau khi mắt bị che tai bị bịt và mũi nghẽn đặc bởi những định kiến vu vơ kiểu vậy. Gò má đó chứng tỏ là chị đó không tốt đâu. Cái kiểu ăn mặc buông thả đó thì cô kia cũng không tử tế đâu. Nói chuyện bỗ bã vậy chắc không phải người có học đâu. Vì một vài chi tiết không thuận mắt, mình gạt họ đi không đắn đo. Người sống lủ khủ ngoài kia, phủi sạch người này mình bắt đầu cuộc tìm kiếm khác, sợ gì.

Một bữa mình thử không phủi nữa, mình trù trừ đứng lại cười với chị thủ thư bảo cái áo hôm nay đẹp, chiều có hẹn với anh nào sao ? Và chị cười đáp trả mình sau bảy lần mình cho cười đi mà không hề nhận lại gì, bảo bữa nay sách mới về kho nhiều lắm.

Những gì in vào mắt, hình như chỉ là bóng của chính nó thôi.


(Nguồn: Tản văn “Gáy người thì lạnh”, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ)


T.B. Trân thong thả bứt tóc bứt tai cho kỹ, vì đọc văn của ông ấy mà muốn hiểu cho được cái hay ho, là phải đọc kỹ.

ốc
04-29-2012, 08:11 PM
Một trong những câu hỏi mà tôi thấy khó trả lời, là khi bị ai đó hỏi rằng tôi thích đọc sách của tác giả nào, hoặc thích văn phong của nhà văn nào. Ngược lại, nếu người ta hỏi tôi chán loại sách nào, hoặc không ưa kiểu văn phong nào, chắc tôi sẽ trả lời ro ro ngay.


Đọc là một loại công nghệ thanh lọc có quy trình dài vài chục năm, cho nên có thể đã biết những gì mình không thích để mà loại bỏ nhưng vẫn chưa rõ cái gì sẽ còn lại sau khi gạn lọc. Em nghĩ, đến một cái tuổi nào (40 chẳng hạn, như câu nói "tứ thập nhi bất hoặc") thì chị Gió chắc sẽ biết...

Khi biết rồi thì không muốn tìm tòi sách vở khác nữa, cứ một vài cuốn sách cũ đọc đi đọc lại, mà càng đọc lại sách cũ nhiều lần càng nhìn ra cái mới mẻ, trong khi đấy hễ thử đọc cái gì "mới mẻ" thì lại thấy nó cũ rích như người ta chỉ hâm lại, đóng bao bì lại. Thế mới lạ.

Lòng Như Gió
04-30-2012, 07:57 AM
Sẵn có anh Ốc ghé chơi, em tiện miệng thưa luôn, rằng văn của anh Ốc là một trong những loại văn em thích (không kể loại văn ở vài mẩu chuyện tiếu lâm về giọng nói “sai chính tả” ở vài địa phương, mà cũng may là anh chỉ kể vài chuyện như thế thôi, chứ không nhiều). Em rất thích lối nói đùa mà mặt tỉnh bơ của anh Ốc. Em rất thích cách anh Ốc thường tự nói ý của mình, chứ không mượn lời người khác, nghĩa là không trích dẫn trong ngoặc kép, không cắt bài từ nơi khác dán vào nơi này, không nhắc lại những gì người khác đã nói nhiều rồi, vân vân…

Còn cái câu “tứ thập nhi bất hoặc”, em không thích lắm, dĩ nhiên nó không phải là văn anh Ốc. Em không tin một cách mù quáng vào lời dạy của người ta nói chung và Khổng Tử nói riêng, vì những “lời vàng ý ngọc” thật ra có thể đúng trong vài trường hợp, mà người ta thường cứ ngỡ nó đúng trong mọi trường hợp rồi cứ thế ra rả dạy nhau, nghe phát mệt. Không phải ai đến tuổi 40 cũng “khôn”, và không phải ai ở dưới tuổi này cũng dại.

Ngoài cái câu trong ngoặc kép ấy, em cám ơn anh Ốc về những câu còn lại trong post trên.

ốc
04-30-2012, 12:52 PM
Em cũng chỉ dùng con số 40 làm thí dụ chứ em quả thực không dám nghĩ là ai cũng phải 40 thì mới đủ khôn. Và dù khôn hay dở thì chuyện tìm tòi và biết mình thích một loại sách nào cũng cần một ít thời gian mới đạt đến.

Khi nói đùa em ít dám cười vì còn phải đề phòng có người cong ngón tay thừa lúc ta đang tít mắt mà ra đòn chí tử. Nếu chị Gió hứa không bao giờ hạ độc thủ kiểu ấy thì em xin phép sẽ thỉnh thoảng ghé vào chơi.

Lòng Như Gió
05-01-2012, 07:23 AM
Khi nói đùa em ít dám cười vì còn phải đề phòng có người cong ngón tay thừa lúc ta đang tít mắt mà ra đòn chí tử. Nếu chị Gió hứa không bao giờ hạ độc thủ kiểu ấy thì em xin phép sẽ thỉnh thoảng ghé vào chơi.

Nói thêm chút, em có hơi khâm phục anh Ốc ở chỗ, anh không cười nhưng người ta nhận ra rằng anh nói đùa. Còn em, có khi lời nói không nghiêm, nhưng mặt nghiêm, người ta chẳng nhận ra mình đùa. Từ đó em kết luận là lời nói đùa của mình không mang tính tiếu lâm như những mẩu chuyện tiếu lâm của anh Ốc.

Còn chuyện hứa không hạ độc thủ, em không hứa được. Tuy ít khi tin lời giáo huấn của ai, nhưng em thấy câu trong ngoặc kép sau đây của Napoleon Bonaparte cũng hay hay, cũng tiếu lâm: “Cách giữ lời hứa tốt nhất là không hứa gì cả”.

Tuy nhiên, em đoán rằng anh Ốc đã “bất hoặc” rồi, vì vậy anh không sợ gì những “đòn chí tử” vốn thường được tung ra từ những người chưa “bất hoặc” (ý em không nói về tuổi tác, vì tuổi tác theo em chỉ là số năm người ta sống trên đời), nên những chiêu thức ấy nom chỉ buồn cười chứ chẳng làm gì được ai.

Cái quán ế này không phải tài sản riêng của em. Em chỉ xây nó trên đất chùa thôi, anh Ốc có ghé chơi cũng chả cần xin phép xin tắc gì đâu anh. Em rất vui được đón tiếp.

Lòng Như Gió
05-01-2012, 08:11 AM
Thay áo cho kỷ niệm


Trong con hẻm nhỏ xíu nọ, ông kia treo bảng trước nhà: “Nhận đánh bóng lư đồng”. Ông khoe, mỗi năm ông đảm nhận dịch vụ này chỉ trong quãng thời gian ngăn ngắn từ Noel đến Tết ta, nhưng số tiền ông kiếm được đủ để sắm sửa cái Tết cho cả nhà.

Có khi nào, trước một tòa nhà khang trang nào đó, có ai đó treo bảng: “Nhận đánh bóng kỷ niệm”?

Bởi vì, có loại kỷ niệm được người ta đối xử như bộ lư đồng trên bàn thờ tổ tiên. Người ta xem nó là thiêng liêng, và mỗi năm đem nó ra đánh bóng một lần. Hoặc người ta đơn giản là chả nhớ gì về nó trong cả năm, nhưng một lần mỗi năm, cần đem nó ra lau chùi lại.

Nếu việc đánh bóng lư đồng được gọi một cách văn vẻ là “thay áo” cho lư đồng, ta cũng có thể gọi việc lau chùi kỷ niệm, để nhai lại một kỷ niệm cũ rích từ rất nhiều năm trước, là “thay áo” cho kỷ niệm.

Kỷ niệm ngày 30 tháng 4 là một ví dụ.

Khi những kẻ thuộc “phe chiến thắng”, cứ mỗi năm vào ngày này, nhắc lại chiến thắng vẻ vang của họ, cái chiến thắng sau khi bước đi trên những xác người – còn gọi là xác của đồng bào, chắc họ không áy náy nghĩ rằng mình đang khơi lại nỗi đau của “phe kia” – cũng có khi được gọi là đồng bào?

Có khi nào, ai đó treo bảng: “Nhận đánh bóng kỷ niệm chiến tranh giữ nước” (thay vì chiến tranh giữa hai phe có khi gọi lẫn nhau là đồng bào)? Muốn treo bảng ấy, xin giấy phép (nay được gọi là “giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”) có khó không nhỉ? Có bị bắt vào tù chăng?

Tôi không đối xử với kỷ niệm của mình theo mùa, ngay cả với loại kỷ niệm cần được đối xử theo mùa, như sinh nhật mình chẳng hạn. Sinh nhật người khác, mình nhớ, nhờ máy nhắc. Sinh nhật mình, mình không cài lịch nhắc, thì người khác sẽ nhắc (chắc họ cũng nhờ máy nhắc – ngoại trừ mẹ mình, chị mình, có lẽ tự nhớ, không nhờ máy).

Kỷ niệm của mình, nếu muốn, tôi sẽ tự “thay áo” cho nó, không cần đem ra “dịch vụ”. Một hôm gần đây, cầm vỉ trứng vịt mới mua về, chuẩn bị cất vào tủ lạnh, tôi hỏi mẹ: “Mẹ có nhớ, có một thời mẹ đi chợ mua trứng vỡ không?” (Dạo ấy, lần đầu mẹ xách về nhà bịch trứng chẳng được quả nào lành lặn, thấy tôi đón lấy và nhìn, mẹ nói rằng ngoài chợ mẹ bị người ta đụng, làm vỡ trứng, nói mà mặt cười cười, không có vẻ là nói thật. Lần sau, tôi đi chợ cùng mẹ, mới biết có hàng chuyên bán trứng vỡ, tất nhiên với giá rẻ hơn trứng lành.) Trước câu hỏi của tôi, mẹ trả lời: “Trời ơi, nhắc lại chuyện đau khổ đó làm gì!” Tôi lại nghĩ, chừng nào đang đau khổ mà nhắc về thời huy hoàng đã qua, mới phải buồn. Đằng này, mình đã vượt qua thời khốn khó, nhìn lại, chẳng cũng vui lắm sao? Vả lại, cái thời đi mua trứng giập vẫn còn “sung túc” chán so với thời trước đó, phải mua mỡ và bột ngọt trong những bao nylon bé xíu bằng ba ngón tay chụm lại.

Thầm nghĩ, những ai sinh ra và lớn lên trong nhung lụa chắc không có được loại niềm vui khi thay áo cho loại kỷ niệm mà tôi có: niềm vui khi nhìn lại những kỷ niệm không vui nay đã là dĩ vãng, và nhớ lại rằng kỷ niệm ấy đã dạy cho mình điều gì.

ốc
05-01-2012, 11:37 AM
Những quả trứng vỡ của chị Gió làm em nhớ có một dạo mẹ em cũng thường làm vỡ hay làm hỏng các loại vật dụng ở nhà.

Có hôm đến giờ ăn cơm thì mẹ em dọn ra những chiếc chén dầy thô và không có hoa hoè hoa sói gì cả. Mẹ bảo lóng ngóng thế nào mà làm vỡ hết cả bộ chén bát đẹp vẫn đương dùng. Thời gian sau đó, chiếc máy xay sinh tố bỗng dưng bị hỏng, rồi cái máy may "xanh-de" cũng tự động hỏng... Cứ như là chúng nó bảo nhau làm reo, rồi thay nhau mà "bị vỡ" với "bị hỏng."

Em lúc ấy thì dù chưa đủ 40 nhưng em biết tỏng mẹ mang đồ trong nhà đi bán để chạy gạo. Nhiều năm sau ngồi ngẫm lại hoá ra em học được cái nghề nói đùa nhưng không cười từ mẹ em dạo ấy. (Chị Gió nếu có dịp gặp mẹ em thì phải cẩn thận.)

passenger
05-02-2012, 05:05 AM
Khi nói đùa em ít dám cười vì còn phải đề phòng có người cong ngón tay thừa lúc ta đang tít mắt mà ra đòn chí tử.
Mắt cứ việc tít.
Môi cứ việc cười.
Ngón tay cong chỉ có thể búng đau cái mũi hỉnh.
Chả "tử" được ai.

Ôi những cánh chim bay ngược gió
Mặt trời dù sao vẫn lặn ở phương Tây.
Ôi những ngọn pháo bông đi qua mùa hạ giữa cơn mưa rào tầm tã
Nào, em hãy cháy đi!

Co may
05-02-2012, 06:51 AM
Hi Gió,có nhiều người thích đánh bóng kỷ niệm.Với chị,kỷ niệm là những thứ được cất vào trong rương,lâu lâu mở ra một lần,nhìn ngắm,không thích đánh bóng.Nhìn ngắm,để biết nên làm gì cho tương lai.Khi chị còn chưa đủ lớn,nhà chị không có cả tiền để mua những cái trứng vỡ.Chị dùng hai bàn tay chưa đủ lớn của mình cuốc đất trồng lúa mì,trồng khoai..và những năm đó,nhà chị phải ăn lúa mì,ăn khoai trừ cơm.Bây giờ,tất cả đã là kỷ niệm ...
:-)

Bẹc
05-02-2012, 07:20 AM
Thay áo cho kỷ niệm


Trong con hẻm nhỏ xíu nọ, ông kia treo bảng trước nhà: “Nhận đánh bóng lư đồng”. Ông khoe, mỗi năm ông đảm nhận dịch vụ này chỉ trong quãng thời gian ngăn ngắn từ Noel đến Tết ta, nhưng số tiền ông kiếm được đủ để sắm sửa cái Tết cho cả nhà.

Có khi nào, trước một tòa nhà khang trang nào đó, có ai đó treo bảng: “Nhận đánh bóng kỷ niệm”?

Bởi vì, có loại kỷ niệm được người ta đối xử như bộ lư đồng trên bàn thờ tổ tiên. Người ta xem nó là thiêng liêng, và mỗi năm đem nó ra đánh bóng một lần. Hoặc người ta đơn giản là chả nhớ gì về nó trong cả năm, nhưng một lần mỗi năm, cần đem nó ra lau chùi lại.

Nếu việc đánh bóng lư đồng được gọi một cách văn vẻ là “thay áo” cho lư đồng, ta cũng có thể gọi việc lau chùi kỷ niệm, để nhai lại một kỷ niệm cũ rích từ rất nhiều năm trước, là “thay áo” cho kỷ niệm.

Kỷ niệm ngày 30 tháng 4 là một ví dụ.

Khi những kẻ thuộc “phe chiến thắng”, cứ mỗi năm vào ngày này, nhắc lại chiến thắng vẻ vang của họ, cái chiến thắng sau khi bước đi trên những xác người – còn gọi là xác của đồng bào, chắc họ không áy náy nghĩ rằng mình đang khơi lại nỗi đau của “phe kia” – cũng có khi được gọi là đồng bào?

Có khi nào, ai đó treo bảng: “Nhận đánh bóng kỷ niệm chiến tranh giữ nước” (thay vì chiến tranh giữa hai phe mà người ta có khi gọi lẫn nhau là đồng bào)? Muốn treo bảng ấy, xin giấy phép (nay được gọi là “giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”) có khó không nhỉ? Có bị bắt vào tù chăng?

Tôi không đối xử với kỷ niệm của mình theo mùa, ngay cả với loại kỷ niệm cần được đối xử theo mùa, như sinh nhật mình chẳng hạn. Sinh nhật người khác, mình nhớ, nhờ máy nhắc. Sinh nhật mình, mình không cài lịch nhắc, thì người khác sẽ nhắc (chắc họ cũng nhờ máy nhắc – ngoại trừ mẹ mình, chị mình, có lẽ tự nhớ, không nhờ máy).

Kỷ niệm của mình, nếu muốn, tôi sẽ tự “thay áo” cho nó, không cần đem ra “dịch vụ”. Một hôm gần đây, cầm vỉ trứng vịt mới mua về, chuẩn bị cất vào tủ lạnh, tôi hỏi mẹ: “Mẹ có nhớ, có một thời mẹ đi chợ mua trứng vỡ không?” (Dạo ấy, lần đầu mẹ xách về nhà bịch trứng chẳng được quả nào lành lặn, thấy tôi đón lấy và nhìn, mẹ nói rằng ngoài chợ mẹ bị người ta đụng, làm vỡ trứng, nói mà mặt cười cười, không có vẻ là nói thật. Lần sau, tôi đi chợ cùng mẹ, mới biết có hàng chuyên bán trứng vỡ, tất nhiên với giá rẻ hơn trứng lành.) Trước câu hỏi của tôi, mẹ trả lời: “Trời ơi, nhắc lại chuyện đau khổ đó làm gì!” Tôi lại nghĩ, chừng nào đang đau khổ mà nhắc về thời huy hoàng đã qua, mới phải buồn. Đằng này, mình đã vượt qua thời khốn khó, nhìn lại, chẳng cũng vui lắm sao? Vả lại, cái thời đi mua trứng giập vẫn còn “sung túc” chán so với thời trước đó, phải mua mỡ và bột ngọt trong những bao nylon bé xíu bằng ba ngón tay chụm lại.

Thầm nghĩ, những ai sinh ra và lớn lên trong nhung lụa chắc không có được loại niềm vui khi thay áo cho loại kỷ niệm mà tôi có: niềm vui khi nhìn lại những kỷ niệm không vui nay đã là dĩ vãng, và nhớ lại rằng kỷ niệm ấy đã dạy cho mình điều gì.

Trứng vỡ, nhưng mà trứng có tròng đỏ không ? Hồi đó, có lần ba tui được mua " đến " 8 quả trứng gà theo tiêu chuẩn mỗi đầu người 1 trứng ( nhờ đất nước được giải phóng mới có tiêu chuẩn đó chớ hồi trước 75 Miền Nam bị " Mỹ - Ngụy " kèm kẹp thì ...khổ lắm ! ) đem về nhà. Mẹ tui hỏi ý kiến ba tui và anh em tui là luộc hết cho mỗi người 1 trứng hay là đem chiên hết rồi ăn cơm chung, hay là cho mỗi đứa 1 trứng rồi tuỳ ý ăn...?! Các bạn thấy chưa ? Ăn trứng gà thôi mà còn dân chủ đến như vậy thì những nước tư bản làm sao theo kịp đất nước ta khi được giải phóng ?! Anh lớn tui thì đang ờ Tây Đức, nhưng trong hộ khẩu vẫn có tên. Anh kế tui thì đi làm xa. Cuối cùng ...mẹ tui quyết định luộc 6 trứng cho mỗi người 1 trứng, còn 2 trứng kia đem chiên với cải chua xắt nhuyễn. Mâm " cơm-khoai-chuối khô " dọn lên cùng dĩa rau hái sau hè luộc với dĩa cải chua xào trứng " trắng nhách ", vì trứng không có tròng đỏ. Ba tui lột vỏ hột gà ra trước...trắng nhách, đến mẹ tui....cũng trắng nhách, 3 đứa em tui...cũng trắng nhách, còn tui...tui lột chầm chậm giống như mấy tay chơi đánh bài cứ nặn từ từ và làm như nặn từ từ thì nó sẽ lòi thêm hay bớt nút vậy ! Tui hỏi ba tui, hỏi theo kiểu hỏi cho bớt tức chớ không cần trả lời, là sao hột gà lại không có tròng đỏ ???!!! Ba tôi nạt một tiếng hết hồn..vì ổng còn bực hơn tui ! Tổ cha mầy ngu quá ! Gà uống nước không thì làm sao có tròng đỏ ?! Có tròng trắng là may rồi, sau nầy bên trong chỉ có " gió " không đó !

Lòng Như Gió
05-02-2012, 07:48 AM
Sẵn có chị Passenger ghé chơi, em lại xin thưa luôn, văn và thơ của chị cũng là một trong những loại văn/ thơ em thích. Em nhớ mình đã có lần nói điều này rồi, nói từ hồi chị còn mang một cái tên khác.

Anh Bẹc, những trái trứng trong câu chuyện của em có đầy đủ lòng trắng và đỏ.

Chị Cỏ, em chỉ cất vào tủ và lâu lâu lặng ngắm những kỷ niệm rất riêng của mình thôi. Còn kỷ niệm có chung với ai đó, lâu lâu em lại moi ra lau chùi cho người ta cùng ngắm.

Sau đây là một kỷ niệm chung của nhiều người. Đã có một thời, sau cái ngày mà các bác Vi Xi xem là kỷ niệm để đánh bóng hàng năm kia, rất nhiều người trở nên túng quẫn cả về vật chất lẫn tinh thần. Người ở Sài Gòn còn chẳng có mảnh đất nào để cuốc đất trồng khoai như chị Cỏ, nên khoai đối với họ là món ăn ngon, cơm là món xa xỉ (nghe đâu phải lặn lội xuống Cần Thơ mới được ăn cơm), bữa “cơm” thường ngày của họ là một bát bo bo rắc vài hạt đường hoặc vài giọt nước tương. Thời đó hình như không có cả trứng vỡ để mua. Chuyện mua bán trứng vỡ là chuyện xảy ra vào sau năm 1990 rồi.

Theo em, cái đáng ăn mừng là chuyện những người đó đã sống (sót) qua được thời đó, chứ chẳng phải cái ngày 30 tháng 4.

gun_ho
05-02-2012, 08:19 AM
Hi Gió,có nhiều người thích đánh bóng kỷ niệm..........ăn khoai trừ cơm.Bây giờ,tất cả đã là kỷ niệm ...
:-)

Anh thì mua củ khoai về đánh bóng để nhớ kỷ niệm chơi.

Co may
05-02-2012, 06:51 PM
Anh thì mua củ khoai về đánh bóng để nhớ kỷ niệm chơi. Hihi,khoai bi chừ ở Sài Gòn đắt lắm anh :-)

passenger
05-03-2012, 05:45 AM
Em nhớ mình đã có lần nói điều này rồi...
...chỉ là những lời vu vơ của người mất trí - cá bảo thế.

Buổi sáng hôm nay gió reo ngoài khung cửa, rủ tôi đi tìm những quả trứng giập nằm rải rác đâu đó trên cánh đồng kỷ niệm.
Một chiếc lá lắc đầu:"Trứng đó không có tròng đỏ - đừng lượm."
Một chiếc lá khác xúi:"Lượm củ khoai chắc nhiều kỷ niệm hơn."
Chiếc lá thứ ba đang bận tít mắt khóc.
Hỏi:"Sao khóc?"
Sụt sịt trả lời:"Em chỉ muốn đi tìm lại những mảnh chén bát vỡ của mẹ em."

Những chiếc lá khiến tôi hoang mang quá...
Trứng? Khoai? Mảnh vỡ?
Ngày sẽ được trang điểm bằng cái áo khoác kỷ niệm nào đây?

Khi tôi chui vào xe để đến sở, có chiếc lá thứ tư chợt nói với theo:
- Khoai bây giờ cũng đắt.

Thế là sao?

tabalo
05-03-2012, 07:29 AM
Vào nhà này thấy ngứa miệng ... mà thôi !!!!

Lòng Như Gió
05-03-2012, 09:27 AM
Em nghĩ cái câu “Khoai bây giờ cũng đắt” của chiếc lá thứ tư có nghĩa nó muốn nói với chiếc lá thứ nhì (lá Súng) rằng: đừng tưởng khoai là của có sẵn để lượm, khoai ngày nay không còn bị xem là món ăn trừ cơm trông phát ngấy như ngày nào, mà bây giờ nó đã trở thành món ăn chơi được ưa chuộng.

Anh Ta, một trong những “chức năng” của cái nhà này là chọc cho người ta, bao gồm anh, thấy ngứa miệng, và hơn nữa khuyến khích người ta công khai gãi ngứa. Cái kiểu nói rằng mình ngứa miệng nhưng lại nói tiếp “mà thôi”, cũng như cái kiểu chửi rủa người khác một thôi một hồi rồi kết luận rằng anh/chị không đáng để tui phải phí lời, vân vân… là những loại văn mà em không ưa lắm.

(Chú thích: câu “bình văn” trên đây chỉ nhằm mục đích gây ngứa miệng, không nhằm “hạ độc thủ”.)

Bẹc
05-03-2012, 10:46 AM
Vào nhà này thấy ngứa miệng ... mà thôi !!!!

Vào nhà này thấy ngứa miệng ... mà thôi....tự gãi cho ...khỏi làm phiền ai !

tabalo
05-04-2012, 06:05 AM
Em nghĩ cái câu “Khoai bây giờ cũng đắt” của chiếc lá thứ tư có nghĩa nó muốn nói với chiếc lá thứ nhì (lá Súng) rằng: đừng tưởng khoai là của có sẵn để lượm, khoai ngày nay không còn bị xem là món ăn trừ cơm trông phát ngấy như ngày nào, mà bây giờ nó đã trở thành món ăn chơi được ưa chuộng.

Anh Ta, một trong những “chức năng” của cái nhà này là chọc cho người ta, bao gồm anh, thấy ngứa miệng, và hơn nữa khuyến khích người ta công khai gãi ngứa. Cái kiểu nói rằng mình ngứa miệng nhưng lại nói tiếp “mà thôi”, cũng như cái kiểu chửi rủa người khác một thôi một hồi rồi kết luận rằng anh/chị không đáng để tui phải phí lời, vân vân… là những loại văn mà em không ưa lắm.

(Chú thích: câu “bình văn” trên đây chỉ nhằm mục đích gây ngứa miệng, không nhằm “hạ độc thủ”.)

Như đang nghe 1 bài hát quen tự dưng thấy ngứa miệng muốn hát theo , để nói về những cái "bánh xe lịch sử " đen xì được làm bằng bột củ mì (sắn lát) bỏ độn trên nồi cơm ít ỏi nhìn thấy đáy và khó quên những lát mì khô còn nguyên vỏ bị mọt ăn lủng lổ trông giống lát củ sen .... mà thôi ! nhắc chi những kỷ niệm buồn , dù có cố mài vẫn không sao bóng được , cố quên , cố cất cũng có lúc phải lòi ra nhớ vanh vách như chuyện mới xảy ra hôm qua.

ốc
05-04-2012, 04:30 PM
Ối giời dạo ấy anh tabalo có sắn mà ăn là khá giả rồi, nhiều người còn ăn cả côn trùng, ếch nhái, và ốc nữa (đừng hỏi sao em biết).

Khi nào nói xong những kỷ niệm ăn thì em đề nghị chúng ta giở về đề tài đọc trên kia, và nói về những kỷ niệm đọc...

Lòng Như Gió
05-05-2012, 01:42 AM
Vâng, anh Ta dài lời hơn một tí như thế, đọc văn của anh thấy thích hơn. Còn mà kiệm lời quá, thì lời lẽ cứ lửng lơ mơ hồ chưa rõ đâu vào với đâu cả. Cám ơn anh đã chịu khó cho thêm chút văn vào nhà này.

Em cũng rất vui với lời đề nghị của anh Ốc về việc giở lại kỷ niệm đọc.

Lần này, em nói về riêng kỷ niệm đọc của em trong Đặc Trưng, theo những gì em nhớ được (hy vọng mình nhớ chính xác).

Em bắt đầu biết đến phố rùm này vào thời gọi là “Phố 2”.

Dạo ấy, cũng như dạo này thôi, đời em có quá nhiều cái để đọc, nên em không nghĩ sẽ đọc thêm gì nhiều ở Đặc Trưng. Chẳng qua em thấy nơi đây có “Không Gian Riêng”, trông hay ho quá, sẵn ở đây không ai biết mình là ai, hay mình mò vào cất cái chòi không gian riêng, thỉnh thoảng chui ra chui vào trút bớt gánh nặng trong lòng. Khổ nỗi, muốn xây cái chòi đó, phải có đủ số vốn 50 bài đóng góp vào phố rùm.

Nên, em bèn gom góp vốn liếng bằng cách nhanh nhất theo sức mình, đó là đăng truyện dịch, vì làm thế chỉ việc cắt và dán thôi. Truyện đầu tiên em đăng là “Tình yêu cuộc sống”, nguyên tác của Jack London. Bác Tí Lười nhảy vào cho ý kiến rằng truyện này đã có trong kho rồi. Khi ấy, em mới ngộ ra rằng muốn cắt và dán thì phải nhìn trước ngó sau hoặc lục kho xem có chưa, rồi hãy dán.

Hồi ấy, tình cờ đọc sơ qua về chuyện tình giữa Bỗng Nhiên với Sóng Biển của chị Lúa9, em trộm nghĩ tâm tình của chị này buồn quá, bèn đi theo xem thử. Vì dạo ấy em nghĩ rằng, nhìn những kẻ buồn hơn mình, người ta sẽ thấy nỗi buồn của mình thật nhỏ nhoi. Không ngờ chị Lúa hiếu khách quá, nghĩ ra màn kết nghĩa, nhận em làm “ma em”. Sau, em ngộ ra rằng, nhiều người tưởng tượng ra những tâm tình éo le để có cái mà viết, vì họ thích viết, hoặc vì họ tập làm văn. Đấy là em nói về người mà em có quen biết và biết chắc họ có những tâm tình tưởng tượng, chứ chị Lúa thì em không biết gì về tâm tình thật của chị. Sau này em mới biết chị Lúa là nhà văn.

Dần dần, đọc qua nhiều giọng văn, giọng thơ của những thành viên trong phố rùm, em cũng nhận ra vài giọng mình thích. Thích giọng nào hoặc thích ai, em đã nói rồi, thôi không nhắc lại nữa.

Hồi ấy, một đôi lần tình cờ đọc được bài viết nào đó với lập luận đanh thép khi chê bai nền giáo dục Việt Nam ngày nay, chê bai chữ nghĩa thời Việt Cộng, và bài viết có nhiều hơn hai lỗi chính tả (đủ để em kết luận đó là lỗi chính tả chứ không phải lỗi đánh máy), em lấy làm lạ, và có bình luận rằng giá mà bài này viết đúng chính tả hơn thì sẽ hay hơn. Sau, em ngộ ra rằng, chuyện sai chính tả là chuyện quá bình thường ở phố rùm này (bao gồm những bài viết người ta cho là hay ho và đem cắt dán vào phố). Lỗi chính tả bình thường đến nỗi người ta chấp nhận nó một cách rất vui vẻ, rất khoan dung, thậm chí có người còn phê bình những người đi bắt lỗi chính tả là xét nét.

Nay, em xin phân loại văn của phố rùm thành hai loại chính (em đọc văn nhiều hơn thơ). Loại thứ nhất, là loại văn khiến em đọc từng chữ và nghiền ngẫm về vài chữ. Loại thứ nhì, là loại văn khiến em đọc vài chữ (dân ta gọi là đọc “nhảy cóc”) và nghiền ngẫm về cái mặt cười: tức là nghiền ngẫm về cái thái độ (em cho là) lạ lùng khi người ta có thể chửi nhau và cười với nhau cùng lúc.

Nay, em hoàn toàn từ bỏ ý định cất nhà trong Không Gian Riêng rồi.

ốc
05-05-2012, 08:11 AM
Chuyện chính tả viết sai quả là có nhiều. Em nghĩ là vì nói chuyện phiếm trên diễn đàn nên người ta không cần đọc lại để chữa lỗi. Hỏi và ngã có thể là do đánh máy thì động nhầm nút số 3 hay số 4... Nói chung là sai chính tả thì không nặng bằng sai cách dùng chữ. Chính tả là một thể hiện của từng cá nhân. Cách dùng chữ thì nó thường bao trùm một nhóm người, và có thể là biểu hiện của văn hoá, một xã hội hay thời đại và do người ta bắt chước nhau. Tuy nhiên em thường thích những cái "sai" trong ngôn ngữ vì nó dám khác biệt, dám đổi mới và đôi khi nó lại hay hơn cả cái "đúng." Nếu từ thời vua Hùng thứ nhất, bà Âu cơ dạy con học hành tử tế chả có ai viết sai chính tả, cả trăm người đều đúng hệt như nhau thì bây giờ tiếng Việt chắc là nghèo nàn lắm. Người viết sai nhiều khi càng đáng đọc hơn người viết đúng, nhất là những người cố tình viết sai thì em càng phục lăn long lóc (như chị Bống ngày xưa). Những cái "sai" độc đáo đó nó tạo những đột biến gien trong ngôn ngữ để chúng ta có chữ, nghĩa mới mà dùng. Mà phải độc đáo chứ còn bắt chước nhau viết sai và lúc nào cũng viết sai kiểu ấy thì có khi là do bị ngọng (như một vài chị ở đây).

Còn chuyện viết trong không gian riêng thì em thấy rất vô tích sự, vì bảo là "riêng" nhưng mà ai muốn xem cũng được, chỉ có là không giả nhời được. Thế thì sao không gọi là "ăn gian riêng" cho nó danh chính ngôn thuận?

Lòng Như Gió
05-05-2012, 09:27 AM
Theo lối lý luận của anh Ốc ở bài 120 trang 12 mạch này,



Khi biết rồi thì không muốn tìm tòi sách vở khác nữa, cứ một vài cuốn sách cũ đọc đi đọc lại, mà càng đọc lại sách cũ nhiều lần càng nhìn ra cái mới mẻ, trong khi đấy hễ thử đọc cái gì "mới mẻ" thì lại thấy nó cũ rích như người ta chỉ hâm lại, đóng bao bì lại.

Thì người ta có thể nói rằng: cứ những chữ cũ xài đi xài lại, càng xài nhiều lần càng nhìn ra cái mới mẻ, trong khi đấy hễ thử xài cái gì “mới mẻ” thì lại thấy nó cũ rích như người ta chỉ hâm lại, đóng bao bì lại.

Nói về chuyện sai dấu hỏi với ngã do nhấn nhầm phím, nếu người ta chỉ sai một hoặc hai lần và những lần khác đúng, thì đó có thể được cho như là vào một hai lần nọ họ chạm nhầm phím. Nhưng nếu họ chỉ luôn luôn “nhầm phím” từ đời tám hoánh đến hôm nay, ví dụ “chỗ” luôn luôn bị gõ thành “chổ”, thì đó rõ ràng là sai chính tả.

Những ai nói chuyện phiếm mà sai chính tả do vô ý hay cố ý thì chẳng đáng bàn lắm. Còn những ai viết báo viết sách này nọ để phê phán rằng tiếng Việt của “chúng nó” tệ quá, trong khi tiếng Việt của tác giả sai chính tả từa lưa, điều đó giống như kiểu mà các cụ ta gọi là “cầm đuốc rê chân người”.

Tuy nhiên, em chỉ lấy làm lạ với chuyện “cầm đuốc rê chân” như thế vào thuở ban đầu bỡ ngỡ lò dò vào phố rùm này thôi. Sau, quen lắm rồi.

Còn về chuyện “viết ngọng” (ví dụ “thương” viết thành “shương”, “sao” thành “shao”, “bác” thành “pác”, vân vân…), em chẳng muốn “xét nét”, vì em nghĩ tác giả của những chữ ấy thừa biết viết đúng chính tả phải là thế nào; chẳng qua họ đang giỡn. Điều đó khiến em liên tưởng đến kiểu “hài hình thể” (ví dụ kiểu chọc cười của danh hài Bảo Quốc). Nếu trong lối hài hình thể, diễn viên dùng sự méo mó của các cơ mặt để chọc khán giả cười, thì trong lối “viết ngọng”, người viết dùng sự méo mó của ngôn ngữ để đùa vui.

passenger
05-05-2012, 03:42 PM
Còn chuyện viết trong không gian riêng thì em thấy rất vô tích sự, vì bảo là "riêng" nhưng mà ai muốn xem cũng được, chỉ có là không giả nhời được. Thế thì sao không gọi là "ăn gian riêng" cho nó danh chính ngôn thuận?
Tôi thích KGR - dĩ nhiên là "riêng" theo cái nghĩa mà tôi muốn hiểu.
Nó cũng tương tự như một căn phòng riêng có cửa khóa - vào / nghĩ / viết / lảm nhảm - mà không sợ bị giật mình.
Đó cũng là một khoảnh KG tốt để lâu lâu tự mình bắt mình phải "cấm túc" khi chân cẳng lang thang mỏi quá (hay là bị người ta rượt chạy mệt quá).
Gọi nó là AGR cũng được.
AG đôi khi cũng có cái thú vị riêng của nó, phải không?

Tôi nhớ ngày xưa tôi hay ag mỗi khi bị réo chơi tam cúc với các ông cậu, bà mợ.
Cuối tuần mà lại không được thả đi bát phố với bạn - hmm, ag là phải đạo.

Bẹc
05-06-2012, 03:28 AM
Theo lối lý luận của anh Ốc ở bài 120 trang 12 mạch này,

..............

Nói về chuyện sai dấu hỏi với ngã do nhấn nhầm phím, nếu người ta chỉ sai một hoặc hai lần và những lần khác đúng, thì đó có thể được cho như là vào một hai lần nọ họ chạm nhầm phím. Nhưng nếu họ chỉ luôn luôn “nhầm phím” từ đời tám hoánh đến hôm nay, ví dụ “chỗ” luôn luôn bị gõ thành “chổ”, thì đó rõ ràng là sai chính tả.........

...................



...còn nhiều chữ nữa ..Là tui đó !

ốc
05-06-2012, 03:42 AM
Theo lối lý luận của anh Ốc ở bài 120 trang 12 mạch này,


https://dtphorum.com/pr4/images/misc/quote_icon.png Nguyên văn bởi ốc

Khi biết rồi thì không muốn tìm tòi sách vở khác nữa, cứ một vài cuốn sách cũ đọc đi đọc lại, mà càng đọc lại sách cũ nhiều lần càng nhìn ra cái mới mẻ, trong khi đấy hễ thử đọc cái gì "mới mẻ" thì lại thấy nó cũ rích như người ta chỉ hâm lại, đóng bao bì lại.




Thì người ta có thể nói rằng: cứ những chữ cũ xài đi xài lại, càng xài nhiều lần càng nhìn ra cái mới mẻ, trong khi đấy hễ thử xài cái gì “mới mẻ” thì lại thấy nó cũ rích như người ta chỉ hâm lại, đóng bao bì lại.

Em phân biệt đọc sách khác với đọc chữ. Sách gối đầu giường như những người bạn thân cho nên càng cũ càng thích, còn chữ đọc được đây đó là những người gặp tình cờ trong va chạm hàng ngày và nếu họ có gì "mới" thì em sẽ có ấn tượng hơn là những người không có gì mới.

Chữ "mới mẽ" trong hai tình huống ấy chắc là khác nhau. Mỗi khi vào phố rùm ta nom thấy hai cái links có chữ "riêng" mà mỗi chữ "riêng" đều có nghĩa riêng ở từng trường hợp: "tin nhắn riêng" và "không gian riêng." Cái riêng này nó riêng tư hơn cái riêng kia. Cái riêng thứ nhất chỉ có người gửi và người nhận đọc được. Cái riêng thứ hai thì ai cũng đọc được. Cái riêng này là riêng cho người đọc. Cái riêng kia là riêng cho người viết. Một cái riêng để báo cho người ta đừng đọc, trong khi cái riêng khác thì lại báo cho người ta vào xem. Thế mới tài.

Nói đến đấy thì em lại tự hỏi, người ta viết trong cái cõi riêng kia để làm gì? Viết cho mình hay cho người? Có nhẽ là còn tuỳ từng trường hợp... riêng.

passenger
05-06-2012, 04:27 AM
Nói đến đấy thì em lại tự hỏi, người ta viết trong cái cõi riêng kia để làm gì? Viết cho mình hay cho người? Có nhẽ là còn tuỳ từng trường hợp... riêng.
Hmm, lâu lâu thấy cũng có người thông minh...
(...mà lại hơi chậm hiểu!);)

Co may
05-06-2012, 07:57 AM
Ốc cưng,với ai KGR định nghĩa sao chị không biết,nhưng với chị...nó là chổ để gữi những suy nghĩ vặt vãnh mà chị muốn nói với chính mình...vì ngại phiền người khác.
Mượn nhà của Gió tí nghen.
Hi "Đằng ấy"

Lòng Như Gió
05-06-2012, 09:37 AM
Anh Bẹc nhanh nhảu quá. Số lỗi chính tả của anh, theo em thấy, thật ra đâu thấm tháp gì so với tổng số lỗi chính tả trong phố này.

Về chuyện bạn thân cũ/ mới, người quen cũ/ mới, sách cũ/ mới, chữ cũ/ mới, em nghĩ sự cũ/ mới không quyết định mức độ quý giá với mình. Giá trị của người bạn là ở chỗ họ đối xử với mình như người bạn; bạn mới có khi còn tốt hơn bạn cũ. Giá trị của sách là ở chỗ mình đọc xong có thể đem gối đầu; sách mới có khi cũng nhét vào gối đầu giường được. Giá trị của người quen là ở chỗ mình không phải làm quen họ từ đầu; người quen lâu hay người mới quen cũng là quen rồi. Giá trị của chữ là ở chỗ làm nên thông điệp, chữ cũ hay mới gì cũng có thể tạo ra ấn tượng nếu người dùng chữ biết đặt chúng vào chỗ gây ấn tượng.

Chị Cỏ cứ “mượn nhà” của em thoải mái, vì như em đã nói, nhà này là không gian không riêng.

ốc
05-07-2012, 11:45 AM
Về chuyện bạn thân cũ/ mới, người quen cũ/ mới, sách cũ/ mới, chữ cũ/ mới, em nghĩ sự cũ/ mới không quyết định mức độ quý giá với mình. Giá trị của người bạn là ở chỗ họ đối xử với mình như người bạn; bạn mới có khi còn tốt hơn bạn cũ. Giá trị của sách là ở chỗ mình đọc xong có thể đem gối đầu; sách mới có khi cũng nhét vào gối đầu giường được. Giá trị của người quen là ở chỗ mình không phải làm quen họ từ đầu; người quen lâu hay người mới quen cũng là quen rồi. Giá trị của chữ là ở chỗ làm nên thông điệp, chữ cũ hay mới gì cũng có thể tạo ra ấn tượng nếu người dùng chữ biết đặt chúng vào chỗ gây ấn tượng.



Nếu xét về cái giá-trị-tuyệt-đối của sách, của chữ, của người... thì em không thể nào phản đối. Tuy nhiên trong cuộc sống mến yêu của chúng ta, tất cả đều được xét theo những giá trị tương đối, hoàn toàn chủ quan và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh - nhất là sau một cái tuổi nào đó...

Bạn mới có khi tốt hơn bạn cũ nhưng không thể có cái chiều dài của kỷ niệm, cái chiều sâu của cảm thông, chiều rộng của tình nghĩa. Sách mới có thể gối đầu êm chả thua gì sách cũ, nhưng nó chưa thể thấm rất sâu vào tâm hồn, vào tư tưởng, vào tính cách của ta.

Giá trị của những cái "cũ" luôn luôn được luỹ thừa bằng rất nhiều ngày tháng, được chứng nhận với con dấu của thời gian, và tất nhiên được bảo vệ theo cái bản năng cố níu giữ những cái quen thuộc, bằng cái tính thiên vị những gì mình quen biết.

Lòng Như Gió
05-12-2012, 02:56 AM
Anh Ốc lôi giá trị tương đối ra mà luận, thì em cũng nên luận thêm chút trước khi chấm dứt (có lẽ vậy) cái đề tài này.

Những chiều dài, chiều sâu, chiều rộng, vân vân... có được không hẳn lúc nào cũng do thời gian. Lắm khi, thời gian lại bào mòn cho chiều dài ngắn đi, chiều cao thấp xuống, lại phủ lấp cho chiều sâu bớt sâu, chiều rộng bớt rộng, lại làm nhạt nhòa những hình ảnh đã từng một thời rõ nét.

Nên, nói một cách tương đối, trong nhiều trường hợp, em nhìn ra những cái mới hay ho hơn cái cũ, những người trẻ hơn lại “bất hoặc” hơn những người nhiều tuổi đời hơn.

Lòng Như Gió
05-12-2012, 08:56 AM
Đo vàng

Ông sếp nọ một hôm hăng hái yêu cầu đám trưởng phòng, tức những người cấp dưới của ông, viết những bản phân tích công việc theo phương pháp FTE. Một số người phản đối, vì loại việc của họ phải đâu loại việc như trong một dây chuyền sản xuất, mà đem FTE ra đo. Ông sếp cứ khăng khăng, với lý do đã phân tích theo phương pháp khác được, thì mắc gì theo FTE lại không được.

Thì, theo phương pháp nào, cũng là đo xem với việc này việc nọ ta cần bao nhiêu thời gian để làm. Người ta có thể đo ăn gian theo ý mình, mà ông sếp chẳng thể luôn luôn phát hiện mọi sự ăn gian.

Và biết đâu, với kiểu đo đạc tương tự, các bà vợ cũng có thể đo rằng với bấy nhiêu việc nhà, cần bao nhiêu giờ để làm, mà số giờ mình có thể dành cho việc nhà là bao nhiêu, từ đó suy ra cần bao nhiêu người làm việc nhà. Kết quả về số “nhân lực” cần có thường bằng từ 02 trở lên. Bà tính toán ra như thế rồi, liệu ông chồng có chịu nghe, rồi kề vai cùng gánh việc nhà với vợ không nhỉ?

Ngược lại, có những việc, nếu muốn đo cho riêng mình biết, người ta chẳng muốn “ăn gian”. Cần bao nhiêu thời gian để người ta quẳng đi một mối hận chẳng đáng ôm trong lòng? Cần bao nhiêu thời gian để người ta phủ màu rêu lên nỗi nhớ? Cần bao nhiêu thời gian để người ta tô màu cỏ úa cho niềm tương tư? Cần bao nhiêu thời gian để vết thương thành sẹo? Cần bao nhiêu thời gian để vết sẹo liền da? Cần bao nhiêu thời gian để kẻ mạnh ngưng các màn đàn áp bằng dùi cui và súng đạn? Cần bao nhiêu thời gian để nhân tính nhúc nhích trỗi dậy trong những kẻ mạnh kia? (Thật ra, chữ “nhân tính” được dùng theo thói quen, từ khi loài người gán cái ý nghĩa tốt đẹp cho chữ “nhân”, trong khi lại xúc phạm loài thú bằng chữ “thú tính”.)

Tôi lại thường đo xem mình đã mất bao nhiêu thời gian cho những việc mình không thích. Vì tiếc, nên phải đo, để lần sau tìm cách tiết kiệm hơn, hoặc dùng thời gian cho có ý nghĩa hơn. Chẳng hạn, đo xem mình đã mất bao nhiêu phút để nghe bà hàng xóm dai mồm nói chuyện. Mất bao nhiêu phút để chịu trận những tiếng cười ha hả và giả giả của các cô đồng nghiệp trong những phút “xã giao” (giả giả nghĩa là trông không thật, nghĩa là làm như vui lắm dù thật ra chả có gì vui). Mất bao nhiêu giờ để đi đám cưới. Mất bao nhiêu giờ để đút đầu vào tiệc tùng với những người mà mình không mấy ưa.

Đôi khi, tôi cũng tò mò thử đo cả xem người khác mất bao nhiêu thời gian cho việc mà tôi không thích – dĩ nhiên chỉ đo thôi chứ chẳng phản đối gì quyền tự do của người ta. Chẳng hạn, đo xem chị kia mất bao nhiêu thời gian để chơi cày ruộng trên facebook. Đo xem bác nọ mất bao nhiêu thời gian dán mắt vào TV mỗi tối để xem bộ phim nhiều tập. Có lần, một cô bé kể rằng bà ngoại của cô khuyên nhủ cháu mình đừng nên đọc truyện nhiều, vì truyện viết về những điều không có thật, đọc vào, đầu óc mình lơ lửng trên mây. Tôi bật ra ngay câu trả lời, rằng nếu lý luận như thế thì cũng nên khuyên nhau đừng xem phim, vì phim cũng là chuyện không có thật... Chả là, tôi cũng thường nghĩ tương tự cách nghĩ của bà ngoại cô bé kia, nhưng thay vì bà ấy nghĩ về truyện, tôi nghĩ về phim. Với tôi, xem phim, đặc biệt phim nhiều tập, là chuyện rất phí thời gian.

Tôi chỉ không bao giờ muốn đo xem mình đã dành bao nhiêu thời gian để chơi với “con gái” của mình, và bao nhiêu thời gian cho mẹ của mình.

Lòng Như Gió
05-20-2012, 09:28 AM
Cây xưa

P. muốn giới thiệu một bộ phim mà chàng rất thích cho tôi xem, nhưng còn ngần ngại hỏi có phải tôi chỉ thích xem phim Âu Mỹ chứ không thích phim Á. Tôi trả lời, quả là những phim mình xem xong còn nhớ và thích thì phần nhiều là phim Âu Mỹ, nhưng phim Á cũng có phim hay đấy chứ.

Tôi cầm phim về nhà, xem. Đó là một bộ phim Đài Loan. P. nói rằng lý do khiến P. thích phim này chỉ vì nó kể về những sinh viên học dương cầm, và trong phim có nhiều bản nhạc được trình diễn bằng dương cầm hay quá. Tôi xem và cũng thích, vì rõ ràng phim này hay hơn hẳn những phim Đài Loan trong tưởng tượng của tôi – tức loại phim sướt mướt dựng từ tiểu thuyết Quỳnh Dao hoặc những cốt truyện cùng kiểu. Xem xong, tôi nói với P. rằng nhạc trong phim rất hay, cốt truyện của phim ly kỳ - và, dĩ nhiên, xạo - tình cảm trong phim dễ thương; có lẽ tôi sẽ xem lại lần thứ hai.

Nhưng hôm nay, tôi nghĩ khác. Xem phim một lần được rồi. Việc gì phải xem lại lần hai, rõ phí thời gian!

Còn P. nói rằng đã xem phim đó lần thứ hai, thứ ba, thứ n… từ lâu rồi.

Tôi thầm đếm xem mình và P. có chung bao nhiêu sở thích, và kết quả đếm ra hình như chỉ được một. Chỉ là dương cầm. Tôi không đam mê môn quần vợt như P., và tôi lười xem phim. Nhưng cái sở thích chung duy nhất kia lại là sở thích mà tôi hầu như không có chung với người bạn nào khác, ngoài P. Chính vì thế, có lần tôi sắm tấm vải phủ phím đàn, định bụng sẽ tặng P. làm quà sinh nhật, nhưng rồi không tặng. Từ đó đến nay, tôi nghĩ mãi không ra ai khác để mình cũng có thể tặng nó làm quà.

Có câu chuyện về một cô thiếu nữ nọ, đêm đêm chong đèn đan áo len, trong mấy tháng trời, định sẽ tặng người yêu. Nhưng khi cô đan xong áo, người yêu đã bỏ rơi cô rồi. Chiếc áo, vì vậy, cứ nằm mãi thật ngoan trong tủ. Mỗi khi mở tủ và nhìn thấy nó, cô không khỏi nhói lòng. Một ngày, cô bực bội, nghĩ, sao mình không đem nó tặng quách cho người khác, mà cứ phải để nó chình ình trêu ngươi mình thế kia! Và “người khác” đó là cha của cô. Nhận quà từ con gái, người cha cười rạng rỡ, gặp ai cũng khoe rằng con gái đan áo tặng cha nó đây. Thế là cô gái lại thêm một phen nhói lòng, thầm nghĩ sao bao lâu nay mình chẳng buồn để ý rằng, vào những ngày lạnh, bố cứ mặc mãi chiếc áo khoác với tuổi đời còn nhiều hơn tuổi của cô, với cổ áo lỗ chỗ vết gián gặm?

Món quà tôi đã định tặng P., nhưng nay vẫn còn trong tủ của mình, thì không mang màu đau khổ như chiếc áo len của cô gái nọ. Chỉ đơn giản là tôi đã quên mang món quà ấy theo vào dịp sinh nhật của P.

Mà tôi thầm nghĩ, yêu khổ quá. Khi tình yêu không thành, người ta rên rỉ nỗi đau sinh ly tử biệt, người ta loay hoay xóa đi một phần trí nhớ. Trí nhớ là đáng quý, sao lại xóa? Thay vì xóa, sao người ta không đem gieo hạt nhớ vào đất quên? Hạt có thể mãi vùi sâu vào đất (nếu là hạt lép), hoặc có thể nảy mầm thành cây xưa chẳng hạn – nghĩa là cây sống dậy từ những chuyện ngày xưa, không phải cây “sưa” dạo vừa qua bị đánh cắp.

Có một ngày, tôi thấy lòng mình thật nhẹ, vì không đang phải cặm cụi vùi hạt nhớ vào đất quên, không đang ve vuốt những cành lá của “cây xưa” nào mọc trên vùng đất ấy.

Trân
05-20-2012, 01:43 PM
Mà tôi thầm nghĩ, yêu khổ quá. Khi tình yêu không thành, người ta rên rỉ nỗi đau sinh ly tử biệt, người ta loay hoay xóa đi một phần trí nhớ. Trí nhớ là đáng quý, sao lại xóa? Thay vì xóa, sao người ta không đem gieo hạt nhớ vào đất quên? Hạt có thể mãi vùi sâu vào đất (nếu là hạt lép), hoặc có thể nảy mầm thành cây xưa chẳng hạn – nghĩa là cây sống dậy từ những chuyện ngày xưa, không phải cây “sưa” dạo vừa qua bị đánh cắp.



Gió ơi. T phải cất kỹ đoạn văn này. Mai mốt nếu C bị thất tình, thì T lôi ra cho C đọc. Ah, chắc mẹ T phải nhờ cô Gió dịch sang tiếng Anh cho C ( lỡ C chướng, không chịu hiểu tiếng Việt.)

Hoặc là, cho chính bản thân T đọc khi T bị thất tình. Eo ơi, T có quyền .... không ạ ? Chắc là có, với điều kiện T tự động xách vali ra khỏi nhà trước, Gió há :(.


t.b. Ôi trời, "bài" thì chưa nộp, mà lại le te vào đây hóng hớt. Cô giáo đợi T thêm chút nữa nhé.

Lòng Như Gió
05-21-2012, 07:37 AM
Trân đã cho cái mặt cười vào, còn chạy trở vô để xóa nữa, khổ ghê!

Nếu thất tình là chuyện của riêng trái tim thôi, em trộm nghĩ, đó là quyền tự do của trái tim.

Văn của Nguyễn Tuân, còn có người mang ra “tập dịch”. Chứ văn của mình, chắc chẳng được người ta có nhã hứng ấy, nên có khi đúng là mình phải tự dịch sang tiếng Anh thật!


http://www.youtube.com/watch?v=sfTbQTEVghI&feature=related

Trân
05-22-2012, 08:56 AM
Gió ui. Đừng khổ nữa nhé. Mai mốt, T cho cái gì vào thì sẽ để yên, không chạy đi chạy lại bôi xoá lung tung, hén.



t.b. tối nay, T sẽ gởi bài đến Gió há.

Trân
06-05-2012, 08:36 PM
Gió yêu mến. Thêm một sinh nhật, Gió thêm nhiều thông minh, khôn ngoan, mạnh mẽ nhé. Và, nếu Gió thích, sẽ có thật nhiều cây mới đâm chồi nảy lộc cạnh những cây xưa, nhen.

Happy Birthday!


http://img.xcitefun.net/users/2009/12/133947,xcitefun-1.jpg
from net

love,
t.

Lòng Như Gió
06-06-2012, 09:26 AM
Chà, tưởng mình chỉ nhận được lời chúc mừng sinh nhật qua email thôi, không ngờ có cả lời chúc rất hay ho trong này. Cám ơn Trân nhiều lắm.

À, hôm nọ, nói “khổ” nghĩa là em sợ Trân khổ đó chứ (khổ vì mất công chạy ra chạy vào, khổ vì lo lắng rằng mặt cười không đúng chỗ). Tuy thế, em trộm nghĩ, xóa đi một cái mặt cười vẫn chưa khổ bằng xóa sạch cả một bài; chả biết dạo này phố mình còn ai có thói quen xóa sạch như vậy không.

Trân cứ thong thả “mần bài” nhé. Trong lúc chờ đọc bài tiếp, mình lôi đoạn văn kỳ khôi kia ra, tập dịch chơi.




Mà tôi thầm nghĩ, yêu khổ quá. Khi tình yêu không thành, người ta rên rỉ nỗi đau sinh ly tử biệt, người ta loay hoay xóa đi một phần trí nhớ. Trí nhớ là đáng quý, sao lại xóa? Thay vì xóa, sao người ta không đem gieo hạt nhớ vào đất quên? Hạt có thể mãi vùi sâu vào đất (nếu là hạt lép), hoặc có thể nảy mầm thành cây xưa chẳng hạn – nghĩa là cây sống dậy từ những chuyện ngày xưa, không phải cây “sưa” dạo vừa qua bị đánh cắp.



But what a torment love is! When love ends, they groan in pain for permanent parting and try to delete a part of their memory. Memory is precious; why should they delete it? Instead of deleting it, why don’t they sow the seeds of remembrance into the soil of oblivion? The seeds may either sleep forever in the soil or sprout into a bygones tree – a tree resurrecting bygone stories.

Trân
06-07-2012, 01:01 AM
À, hôm nọ, nói “khổ” nghĩa là em sợ Trân khổ đó chứ ...

But what a torment love is! When love ends, they groan in pain for permanent parting and try to delete a part of their memory. Memory is precious; why should they delete it? Instead of deleting it, why don’t they sow the seeds of remembrance into the soil of oblivion? The seeds may either sleep forever in the soil or sprout into a bygones tree – a tree resurrecting bygone stories.

Ôi, T hiểu lầm ý Gió hả? Vậy, T sửa lại là: “ T ơi, đừng delete để không bị khổ nữa nhé.”


t.b.
T cho C. đọc đoạn văn cô Gió dịch. Cu cậu thích lắm, nhưng ngớ ngẩn hỏi mẹ, sao love lại end?

Lòng Như Gió
06-09-2012, 08:27 AM
T cho C. đọc đoạn văn cô Gió dịch. Cu cậu thích lắm, nhưng ngớ ngẩn hỏi mẹ, sao love lại end?

Em có hơi tò mò, tự hỏi mẹ Trân đã trả lời cu cậu thế nào.

Có khi, câu hỏi vì sao tình yêu chấm dứt còn dễ trả lời hơn câu hỏi vì sao tình yêu bắt đầu.

Ngô Đồng
06-09-2012, 08:52 AM
Có khi, câu hỏi vì sao tình yêu chấm dứt còn dễ trả lời hơn câu hỏi vì sao tình yêu bắt đầu.

Chị đồng lòng với Gió .

Chào Trân của chị nđ

Lòng Như Gió
06-09-2012, 10:09 AM
Mười con số, một linh hồn


Hơn mười hai năm trước, vào thời mà mỗi số điện thoại cầm tay bao gồm cả thảy 9 chữ số (nên nhạc sĩ Quốc Dũng mới có bài “Chín con số một linh hồn”), vào thời chiếc điện thoại rẻ nhất cỡ một triệu đồng (lúc ấy gần bằng một trăm USD, ngày nay hình như nhiều chiếc rẻ hơn), vào thời ai có điện thoại cầm trên tay là có thể hơi “vênh vang” về sự “thành đạt” của mình rồi (không như sau này, hai vợ chồng bày bán quần áo hạ giá bên lề đường, ngồi sát bên nhau mà mỗi người dùng điện thoại nhắn tin trêu nhau), vào thời tôi mới tìm được việc làm khá hơn công việc trước,… tôi đã hăm hở bỏ ra một triệu đồng để sắm cho mình chiếc điện thoại rẻ nhất, và trông cũng xấu nhất, cồng kềnh nhất, trong số những chiếc điện thoại tôi nhìn thấy thời bấy giờ.

Biết rằng điện thoại của mình bị gọi là “to như đồ đập đá”, nhưng đó là món đồ mà, khi tậu được, tôi hớn hở nhiều nhất – tính từ ngày lọt lòng mẹ cho đến ngày ấy.

Tôi hí hửng gọi người bạn thân (dạo ấy), để khoe số điện thoại mình mới có. Mỗi lần điện thoại reo, mình mừng rỡ trả lời. Đang giữa đêm mà tin nhắn đến, cũng lật đật ngồi bật dậy xem tin.

Điều này gợi tôi nhớ câu chuyện về cô gái nọ và cái “linh hồn” mà cô đặt vào chiếc điện thoại của mình. Chiều chiều, vào lúc người yêu của cô sắp kết thúc một ngày làm việc, anh thường gọi cô, lúc đầu chỉ nói vài chuyện bâng quơ nhẹ nhàng, sau chuyển sang chuyện “nặng” hơn, tức là anh ta làm tình với cô, không phải bằng hành động, mà bằng lời nói. Cô cũng rảnh rỗi, ngồi nghe, cũng thấy hay hay, thầm nghĩ chắc chàng nhớ nhung mình quá nên đâm ra như thế. Cho đến một ngày, lý trí chiến thắng mộng mơ, cô nhận ra rằng kiểu của anh ta là vậy, nói giỏi hơn làm, và chẳng phải anh ta yêu thương riêng một tâm hồn hay say mê riêng một hình bóng nào cả. Quá thất vọng, cô đã bỏ luôn số điện thoại ấy, đổi sang số khác, và cắt đứt liên lạc với anh ta.

Vậy là người ta có thể thay đổi số điện thoại vì một số lý do, kể cả lý do kỳ cục như của cô gái kia. Không như một số người, trong đó có tôi, mười mấy năm trời cứ nhất định xài mãi một số điện thoại.

Tôi thích lắng nghe kiểu chuông điện thoại của mỗi người để ngẫm nghĩ về sự khác nhau giữa nhiều người. Những người hay giấu mình, không muốn phô trương, hoặc không muốn làm ồn hay làm phiền người khác… thường chọn dạng rung làm chuông (thậm chí cho nó im re luôn, không thèm rung). Những người thích nghe nhạc, hoặc thích khoe cho thiên hạ biết mình thích nhạc gì, hoặc không ngại làm ồn... thường chọn tiếng nhạc làm chuông. Những người thích tiếng nói – thay vì tiếng nhạc, hoặc thích tỏ ra khác người, hoặc thích pha trò… thường chọn tiếng nói hoặc tiếng ọ ọe của em bé làm chuông.

Ngày ấy, chiếc điện thoại một triệu của tôi không có nhiều kiểu chuông hay ho để chọn, cũng không thể cài thêm tiếng nhạc từ nơi khác vào để làm chuông. Những năm sau này, mỗi khi đổi sang một chiếc điện thoại mới hơn, tôi lại được dịp khám phá những kiểu chuông mới hoặc chọn một bản nhạc mới làm chuông. Cho đến gần đây, tôi hoàn toàn không còn nhu cầu khám phá, chọn lựa nhạc chuông nữa, vì đã trở thành người giấu mình hoặc không muốn phô trương hoặc không muốn làm ồn đến người khác rồi.

Đôi khi, tôi cũng thích nhìn cách trả lời điện thoại của một người để ngẫm nghĩ về sự khác nhau khi người ấy nói chuyện với những người khác nhau. Trong cùng một không gian, vào cùng một quãng thời gian, ông chủ nọ đang ngồi uống cà phê cùng bạn bè mình, ông sẽ ngồi tại chỗ và trả lời thật dõng dạc khi nhân viên của ông gọi đến để hỏi han công việc, nhưng ông sẽ lật đật đứng dậy khỏi bàn và trả lời lí nhí khi vợ ông gọi để nhắc về nhà.

Có lẽ một phần vì mình hay đưa cặp mắt cú vọ mà nhìn người khác trả lời điện thoại thế nào trong lúc cà phê cà pháo với mình, nên tôi hầu như chẳng màng chuyện trả lời điện thoại mỗi khi đang hẹn hò, nhậu nhẹt, cà phê gì với ai, lỡ đâu người ta cũng nhìn lại mình bằng cặp mắt cú vọ. Cứ ngồi cả buổi thật thảnh thơi như mình chẳng hề có điện thoại, như điện thoại của mình ế lắm (mà có khi nó ế thiệt). Không như cô bạn gái của anh chàng nọ đã khiến anh ta có nhận xét thế này: hễ tin nhắn gửi đến cô lúc cô đang ở nhà, thì vài tiếng đồng hồ sau cô mới trả lời, rằng em bận đi tắm, không biết có tin nhắn; nhưng hễ đang ngồi uống cà phê với cô mà điện thoại cô reo, là cô thiếu điều lật tung cái bàn lên để móc điện thoại ra xem và trả lời tin nhắn.

Nếu có ai đó muốn đoán tính cách của tôi qua cách dùng điện thoại, họ thường đoán rằng tôi rất chung thủy, vì bao nhiêu năm trời và bao nhiêu lần thay điện thoại, cứ nhất định xài mãi một nhãn hiệu chẳng mấy ai thích. Những người ấy, nếu có gặp lại tôi hôm nay và nhìn thấy chiếc điện thoại tôi đang xài, chắc họ càng phải kêu Trời về tính “chung thủy” của tôi hơn nữa, vì điện thoại trên tay tôi nay thuộc loại cũ kỹ hiếm có, rất cũ cả về hình thức lẫn tuổi đời.

Có anh bạn kia, ngày ngày có thể chat với tôi về rất nhiều chuyện trên mạng, thế mà vẫn thỉnh thoảng quay qua gửi một tin nhắn trên điện thoại. Có lần, nhận được tin trên điện thoại, tôi không trả lời ngay, mà chờ vài phút sau, ngồi vào máy tính, mới chat cho nhanh. Một lần, anh chàng nói rằng có lẽ tôi không bao giờ có ý định gửi tin bằng điện thoại cho anh ta đâu nhỉ. Rồi một lần, tôi cho anh chàng một phen bất ngờ, khi gửi tin qua điện thoại để “trêu” chàng ta. Dĩ nhiên, anh chàng rất vui.

Thế nghĩa là, ngày nay mình chẳng còn háo hức đợi chờ chuông điện thoại reo để thấy rằng nó có “linh hồn”. “Linh hồn” không nằm ở tiếng chuông, mà nằm ngay ở sự im lìm đấy thôi, vì chỉ cần nhìn vào chiếc điện thoại im lìm nhưng gửi và nhận được những thông điệp một cách đúng lúc, là có thể thấy được rất nhiều ý nghĩa của điện thoại rồi.




T.B. Em chào chị Ngô Đồng

Trân
06-10-2012, 06:37 PM
Cô Gió ơi. T trả lời C như sau.

-Mẹ, sao love lại end?
-Ah, để mẹ cho C một ví dụ. Ngày ấy, C nằng nặc chỉ muốn làm trợ giáo cho Emily; còn bây giờ, C lại ao ước khi trưởng thành sẽ được về trang trại ở vùng quê hẻo lánh của bà ngoại Jasmine để chăn bò với bạn ấy. C hiểu tại sao love có lúc sẽ end chưa?
-A little bit…. But, mẹ ơi, C đâu bị groan in pain for permanent parting?
-Vậy hở? Biết đâu mai mốt C sẽ bị? Mà nếu bị, C có thuốc để chữa rồi heng.

*



Thế nghĩa là, ngày nay mình chẳng còn háo hức đợi chờ chuông điện thoại reo để thấy rằng nó có “linh hồn”. “Linh hồn” không nằm ở tiếng chuông, mà nằm ngay ở sự im lìm đấy thôi, vì chỉ cần nhìn vào chiếc điện thoại im lìm nhưng gửi và nhận được những thông điệp một cách đúng lúc, là có thể thấy được rất nhiều ý nghĩa của điện thoại rồi.



the sound of silence, ha.

t.b. T đang “mần”. Sẽ gởi tới Gió tối nay nhé.

Trân
06-10-2012, 06:38 PM
Chị ôi. Em thích nụ cười rạng rỡ tự hào của người mẹ trong ngày lễ ra trường của cô con gái lắm. Xin chúc mừng anh chị và gia đình.

Lòng Như Gió
06-29-2012, 09:32 AM
Thay đổi thế giới


Một ngày xưa, V. khoe với tôi rằng V. đang có bạn gái, cho tôi xem một tấm hình của nàng. Người đó không phải là Em, không phải là (một trong những) người mà tôi biết đã một thời khiến con tim V. bồi hồi xao xuyến. V. dặn tôi giữ bí mật chuyện này. Được, mật thì mật.

Nay, V. nhờ tôi phát thiệp hồng cho một số bạn bè, vì V. đang bận bịu tại Úc, chưa quay về Việt Nam được. Cô dâu của V. là người bí mật trong hình kia.

Lũ bạn ngã ngửa về một bí mật nay mới được bật mí, thắc mắc sao lên facebook chả bao giờ thấy V. khoe gì về người yêu của mình, tò mò muốn biết cô nàng nào đã đủ sức tròng cổ một người vốn ung dung tự tại với đời độc thân.

Dăm ba lần, tôi nhắc V. gửi cho tôi một tấm hình chụp V. và cô dâu, để trước đám cưới một ngày, tôi sẽ gửi e-mail kèm hình, nhắc các bạn nhớ đi đám cưới. V. hứa sẽ gửi nhưng mãi vẫn chưa gửi. Nên lũ bạn vẫn còn tiếp tục tò mò về mặt mũi cô dâu.

Tôi báo với V. rằng tôi không tận tay trao thiệp cho B. được, phải nhờ người khác gửi, vì lâu nay tôi không gặp B., và tôi lại đoán dạo này B. hơi ngại ngùng khi gặp mặt tôi, vì lý do XYZ nào đó. V. tỏ ra tư lự, không rõ lâu nay có ai ngại gặp mặt mình mà mình không biết không nhỉ, và tự nhận xét V. “ngố” lắm, chẳng bao giờ để ý người khác có cảm xúc thế nào, may nhờ cô vợ tương lai nhắc nhở chỉ bảo, nên cũng nhận ra được cái dở của mình, rồi kết luận rằng V. đã thay đổi nhiều kể từ khi quen nàng, phần nhiều là thay đổi tốt, và có một số thay đổi xấu.

Tôi đồng ý, đúng rồi, V. đã thay đổi từ ngày ấy. Một ví dụ rõ nhất, là V. không còn viết lách hay bàn bạc gì về “quốc sự” nữa. Nhận xét này, trước kia tôi từng một lần nói với V., và nói thêm rằng, với tôi, đó là một điều đáng tiếc. Nay, nhắc lại cùng một điều, nhưng tôi không nhắc lại rằng mình tiếc, dù thật sự tôi vẫn còn thấy tiếc.

V. trả lời, vì sau này V. nhận ra rằng bàn bạc những chuyện ấy chẳng làm được gì. Ở lứa tuổi 20, người ta muốn thay đổi thế giới. Ở lứa tuổi 30, người ta muốn thay đổi xã hội. Lứa tuổi 40, muốn thay đổi những người thân trong gia đình. Lứa tuổi 50, muốn thay đổi bản thân. Ai đó đã nói thế.

Tôi đáp, phải rồi, ai đó đã phán thế, rồi người người khoái chí, lưu truyền cho nhau qua e-mail, qua internet rất nhiều. Và tôi thầm nghĩ, V. chắc đang tham khảo mấy chuyện phân loại độ tuổi sinh học một cách tương đối thôi, chứ vào năm anh ta muốn thay đổi xã hội thì tuổi anh ta còn lâu mới đầy 30, hoặc như cô vợ sắp cưới đây, còn lâu mới đầy 40, mà đã muốn thay đổi người thân rồi! Lắm khi, phụ nữ từ 20 đến 50 hoặc hơn nữa đều muốn thay đổi người thân, có lẽ, với họ, người thân là cả “thế giới” của mình, nên uốn nắn được cho “thế giới” ấy theo ý mình là làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

Độ tuổi sinh học sẽ không có nghĩa lý gì để xếp loại mức độ trưởng thành, hay mức độ “già”, khi có những đứa trẻ đã già từ thuở chưa dậy thì, hoặc có những người già màu tóc muối nhiều hơn tiêu mà cách ứng xử vẫn như trẻ nhỏ.

Từ năm 19 tuổi, tôi đã thôi nuôi ảo tưởng rằng mình có thể thay đổi người khác, khi tôi thấy mình cố gắng mãi mà không thể truyền cảm hứng cho cô bạn thân yêu thích cùng loại nhạc với mình.

Phải chăng, cô vợ sắp cưới của V. khá may mắn, ít ra vào thuở ban đầu, khi cô đủ sức và biết cách thay đổi V., mà V. vẫn vui vì được thay đổi? Tôi chỉ thầm tưởng tượng, một ngày kia, bầu không khí của một người sẽ ngột ngạt thế nào, khi người bên cạnh uốn nắn, như uốn nắn tỉa tót cây kiểng các loại, mà không buồn nghĩ rằng người nọ sẽ vui hơn và làm được nhiều trò hay ho hơn nếu không bị uốn hay tỉa gì cả.

Lòng Như Gió
07-28-2012, 10:27 AM
Bói người


1.

Một cô bạn kể rằng, một hôm cô đang đi trên đường và xe hết xăng. Cô méo mặt, thầm nghĩ đời mình khổ rồi đây, bỗng ông xe ôm bên đường trông thấy, nói cô đứng đó chờ, ông sẽ chạy đi mua xăng về giùm cô. Xong xuôi, cô trả tiền công, nhưng ông không nhận, chỉ lấy đúng số tiền xăng…

Cũng có một hôm, tôi xém méo mặt với chiếc xe xẹp lốp của mình. Mình còn chưa kịp ì ạch dắt xe ra, đã có anh hàng xóm lạ mặt trông thấy (lạ mặt vì mình chẳng biết mặt được mấy người hàng xóm). Anh nhanh nhảu chạy đến giúp dắt xe, dựng xe, rồi mở hộp đồ nghề sửa xe nho nhỏ của anh (cho thấy anh này trang bị rất đầy đủ khi đi đường), lấy ra cái mỏ lết, rà xem có cây đinh nào vướng trong lốp xe không. Chẳng bao lâu sau, anh nhổ ra được một cây đinh, rồi bảo tôi rằng có thể leo lên xe chạy ra đầu đường mà vá hoặc thay lốp được rồi đó.

Và có hôm, tôi vừa đi siêu thị về, bưng từ taxi xuống một đống bao này bị nọ, lại có một bao nặng quá bị đứt cả quai. Tôi đặt tạm đống đồ xuống lề đường, tìm xem cách nào tốt nhất để tha chúng vào nhà. Một anh chàng từ quán cà phê gần đó chạy ra hỏi “May I help you?”. Tôi nhìn mặt anh ta, nghĩ chắc anh này người Việt, mà anh ta nghĩ tôi là người từ xứ nào đến nhỉ…Khi anh ta quay vào quán, tôi nghe những người trong quán nói tiếng Việt với anh ta.

Vậy, ba câu chuyện trên đây đều có nhân vật là những người đàn ông Việt.

Rất nhiều khi, tôi nghĩ, những ai thường chê rằng đàn ông Việt không ga lăng, có lẽ do họ không gặp được những người đàn ông Việt như tôi gặp. (Hoặc họ cũng gặp rồi, nhưng những ông ấy không ga lăng với họ chăng?)

Nghe đâu, cô diễn viên múa nào đấy, tên tuổi không mấy ai biết đến, có lần cô không đơn giản là chê đàn ông Việt không ga lăng, mà chê hẳn hoi rằng đàn ông Việt mần chuyện yêu đương không đẹp. Tôi đã nghĩ chắc cô đánh tiếng như thế để thiên hạ biết đến mình nhiều hơn. Chứ chẳng lẽ cô không thể hiểu rằng một nhúm đàn ông Việt đã… mần chuyện ấy với cô chẳng thể đại diện cho tất cả đàn ông Việt?


2.

Ngày ngày, dạo một vòng facebook, người ta có thể thấy những người này người nọ than vãn hoặc chửi rủa ai đó là tiểu nhân hoặc nhỏ mọn hoặc vân vân, mà phần nhiều người chửi là chuyên gia chửi trên facebook thôi, chứ lại im thin thít khi mặt đối mặt với kẻ mà mình chửi.

Cậu kia, từ Việt Nam sang Mỹ được vài năm, ghi trên facebook: “Nếu ví nước Mỹ như một con voi, thì tất cả những người Việt di cư sang Mỹ là những thầy bói mù”. Tôi vào bình luận: “Cũng có khi, nếu ví tất cả những người Việt tại Mỹ như một con voi, thì người nêu ra nhận xét về 100% cái cộng đồng ấy là một thấy bói mù.” Cậu ta đáp lại: “Cũng có thể, nhưng ai ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Chẳng lẽ mình lại bắt bẻ tiếp rằng chữ “tất cả” trong lời phát ngôn đầu tiên của cậu ta là không chính xác. Nhưng thôi. Đời có quá nhiều chuyện cần làm, hơn là tiêu phí thời gian vào chuyện bắt bẻ và tranh luận khi không cần thiết.


3.

Chuyện ngày nay, một giai nhân nọ rất chăm chỉ đăng hình lên facebook. Nhiều người thấy nàng đẹp, nên tôi tin rằng nàng càng tự thấy mình đẹp lắm. Nàng đăng loạt hình nàng mặc áo dài nữ sinh, với lời chú thích: mặc lại áo dài thời nữ sinh, vòng hai và vòng ba đều còn vừa vặn, trừ vòng còn lại. Những lời khen ngợi và bình luận của người xem hình chắc khiến nàng vui, trừ một câu bình luận chua chua, rằng: “Có cần phải quảng cáo vậy không?” Lại có lần, nàng lại đăng hình mình làm dáng trong áo dài nữ sinh, và ghi hai câu thơ gì đó, trong đó một câu là “Em vô tình khoe đường cong con gái”. Tôi buồn cười, đã toan bình luận rằng nhân vật trong câu thơ thì “vô tình khoe”, chứ người mượn thơ để khoe mình thì có “vô tình” đâu! Nhưng nghĩ lại, nói thế, mình chẳng được gì, mà chỉ mất, trong đó cái mất rõ nhất là mất thời gian (để gõ vài chữ bình luận, để xem người ta trả lời mình, có khi để nghe người đẹp chửi mình nữa…)


4.

Và một hôm, tôi thầm nghĩ: nếu người ta thấy rằng, trong nhiều trường hợp, những lời chê bai hay chửi bới lẫn nhau, những suy nghĩ về nhau (chẳng hạn nghĩ rằng đàn ông thuộc giống này có sex kém, hoặc nghĩ rằng cô này cô nọ muốn tự quảng cáo), tóm lại là những kết luận về nhau… chẳng qua là một quẻ “bói” nhau thôi, vậy người ta sẽ bớt cãi nhau, bớt chửi nhau chăng?

Một thầy bói mù, biết khi nào mới sờ được trọn vẹn cả con voi?

visabelle
07-28-2012, 04:20 PM
Rất nhiều khi, tôi nghĩ, những ai thường chê rằng đàn ông Việt không ga lăng, có lẽ do họ không gặp được những người đàn ông Việt như tôi gặp. (Hoặc họ cũng gặp rồi, nhưng những ông ấy không ga lăng với họ chăng?)


"những ai" đó chắc không có nhan sắc trời cho như ...Như Gió nên không may mắn nhận được sự giúp đỡ . như visa này . *hichic* buồn lắm người ơi . mỗi lần bị mí anh police bóp kèn là chẳng thằng nào tha...tội cho cả . từ đấy đến giờ vẫn nghĩ, "i'll never ever date any...policeman. period!"

mà nói gì nói chứ...mấy anh chàng Việt nổi tiếng là dân ga lăng nhất nhất trong các thứ dân ở cali. những đàn ông sắc dân khác cũng công nhận thế đấy. mấy anh chàng European (hơi general tí) cũng không ga lăng thua á.

Trân
07-28-2012, 10:37 PM
2.

Ngày ngày, dạo một vòng facebook, người ta có thể thấy những người này người nọ than vãn hoặc chửi rủa ai đó là tiểu nhân hoặc nhỏ mọn hoặc vân vân, mà phần nhiều người chửi là chuyên gia chửi trên facebook thôi, chứ lại im thin thít khi mặt đối mặt với kẻ mà mình chửi.



Gió ơi. Sao T. thấy chuyên gia này quen quen http://mail.yimg.com/ok/u/assets/img/emoticons/emo3.gif.

nvhn
07-28-2012, 11:28 PM
mà nói gì nói chứ...mấy anh chàng Việt nổi tiếng là dân ga lăng nhất nhất trong các thứ dân ở cali. .

=))

Hello Trân, hello Gió ... :)

Triển
07-28-2012, 11:35 PM
những đàn ông sắc dân khác cũng công nhận thế đấy.
Ủa sao kỳ vấy, không lẽ đàn ông Việt ở Cali thuộc thế giới thứ 3 ?

Bẹc
07-29-2012, 01:14 AM
Ủa sao kỳ vấy, không lẽ đàn ông Việt ở Cali thuộc thế giới thứ 3 ?
Đàn ông Việt sống ở "nước ngoài" mới ga lăng...mà thường là ga lăng với người ngoài nhà...Chỉ có đặc biệt đàn ông Việt ở "Đức" mới ga lăng với người ( tình ) trong nhà thôi ! Ai hong tin thì vào " Quán Một Phát Hai Chim " xem...đàn ông làm từ A đến Z đến bưng tô lên bàn mà tâm tư vẫn nhẹ nhàng khi người tình chê con tôm " hơi bị khô quéo " ( ...có thể ý nói tôm kia...!!! :)) )

Triển
07-29-2012, 03:54 AM
hahaha, thì mình ga lăng trong nhà mới có cơm có cháo mà ăn,
bên ngoài phở thượng hảo hạng, nhưng mà "tàn" là "phở ngóng" á. http://comtipp.com/smileys/nimmdas.gif

Lòng Như Gió
07-29-2012, 06:46 AM
Em chào các anh chị và các bạn.

@ Trân: Loại “chuyên gia” chửi đổng trên facebook có rất nhiều, thấy quen quen là phải rồi. Thế nên người ta mới có câu “If you have a problem, face it. Don’t facebook it.” Tuy nhiên, người mà Trân thấy quen, em đoán thuộc loại hơi khác, hiền hòa hơn, nghĩa là chỉ nhận xét sơ sịa về vài cái sai của một người nào đó sau lưng người ta, sợ rằng nói trước mặt người ta thì mình cãi không lại.

@ Visa: Nhan sắc của Như Gió chắc không xinh đẹp hơn nhan sắc của người đẹp với dáng ngồi đong đưa như cành hoa phong lan trước gió, với những ngón tay thon dài lướt trên phím dương cầm để rót vào đêm những giai điệu du dương “A comme amour”, “Mariage d’amour”…

Cảnh sát không phải là đối tượng phù hợp để người ta luận về tính ga lăng. Ở Việt Nam, cảnh sát giao thông được nhiều người khen ngợi về cái tài núp đâu đó rồi chợt xồ ra thổi còi phạt người nào đó, tài tình y như mèo rình bắt chuột. Chứ chưa nghe ai khen các anh ấy về tính ga lăng cả.

Trân
07-29-2012, 07:51 AM
Xin chào quý khách của nhà Gió. Chào anh P.

Gió ơi. Sao T. thích Gió bói người quá (đỏ mặt).

t.b. hôm nay, T. lại “bị” nhậu nhẹt và đàn đúm, nên ngày mai T. gởi bài đến Gió nhé.

ntđl
07-29-2012, 04:58 PM
Chào Gió, chào Trân.
Lâu quá hổng gặp hén. Hai cô nhỏ trốn đâu dzậy ?

À... tui thích bài Thay đổi thế giới.
Chuyện thay đổi người khác là chuyện buồn hìu, mình chưa thay đặng nó thì nó đã thay mình từ hồi nào (mà mình hổng hay heng), rồi mình đành tự an ủi, rằng ... giời không chịu đất thì đất phải chịu giời...
Đó kinh nghiệm thay của tui là dzậy đó, ức quá xá ức rồi cứ ráng nuốt cái cục ức nớ ngược vô trong, miết rồi... vòng số 2 gia tăng kích thước tới chóng mặt !

Còn ga lăng hở, tiếng việt là nịnh đầm ha.
Nịnh đờn bà con gái mới kêu là nịnh đầm, nịnh bà già luống tuổi được coi là người có lễ nghĩa từ tâm.
Nịnh đầm là nịnh đờn bà con gái ngoài đường, những đứa ta hổng quen và có ý định làm quen. Đờn bà con gái trong nhà mắc mớ chi phải nịnh cho chúng hư thêm ra, hổng đục phù mỏ đã là may lắm.

Vậy chớ tui thấy tội nghiệp mấy tên đực rựa đầu đội nón chơn mang dép, tội hết biết. R
a đường hổng nịnh đầm thì bị chê là vô tình, thậm chí còn bị khép tội võ biền coi phụ nữ như pha y chang rơm rạ. Chừng giở chiêu nịnh cái là y như phép có hiểu lẩm liền, rằng nó chịu đèn và đang tính dở trò tán tỉnh, chưa kể là chuyện nịnh ni đã làm mấy mợ thím cô dì trong phong trào bình đẳng phái tánh sanh kém vui, coi đó là điều xỉ nhục.

Chả còn biết đâu mà lần, cái đám đờn bà con gái nớ !
Tui ha, kiếp sau có vào toa-lét tui hy vọng được đứng chớ hổng ngồi.
Oai phong lẫm liệt hết biết, mới tưởng tượng thôi đã mê tơi...

Triển
07-29-2012, 10:11 PM
Phụ nữ thông minh sẽ phân biệt ra được ngay đâu là ga-lăng, nghĩa là lịch sự, nhỏ nhẹ với phụ nữ, và đâu là tán tỉnh bậy bạ chứ. ;)
Sách chỉ nam lề đường có câu "tình già mà không quên mấy cái lẻ tẻ". Nghĩa là nhìn nhau đến bạc đầu vẫn không quên những ý tứ
chăm sóc nhau. Già trẻ gì cũng rứa. Á Đông mình hay nói vợ chồng tương kính như tân, đâu có thoát ra khỏi cái quan niệm ga-lăng
này.
Nếu thấy chồng ga-lăng, cứ hưởng phước nhưng đừng tưởng họ nhu nhược. Phải biết kính trọng chồng con mình chứ, điều tối thiểu trong
hạnh phúc gia đình rứa thôi. ;)

Lòng Như Gió
07-30-2012, 07:48 AM
Cám ơn Trân và cô Ngô đã có lời khen.

Cháu vẫn ở quanh đây thôi cô Ngô, chẳng trốn đi đâu. Nói như anh Cành Cong, thì cứ thử ai lên tiếng chửi cháu một cái, cháu sẽ có mặt liền.

Cháu thấy lời cô Ngô nói về sự khó lần, khó chiều của đám đàn bà con gái cũng có lý lắm trong một số trường hợp. Tuy nhiên, cháu xin nói thêm thế này: với cháu, được ở cạnh người đàn ông nịnh đầm là điều dễ chịu, nhưng một người không nịnh đầm không hẳn có nghĩa là người ta không coi trọng phụ nữ. Nịnh đầm chỉ là một cách làm, không phải là một cách nghĩ. Nếu một người phụ nữ cứ mè nheo để bắt một người đàn ông không nịnh đầm phải biết nịnh đầm, thì cháu nghĩ đó là một phụ nữ không “thông minh”.

Như vậy, nếu kiếp sau cô Ngô có đứng rất oai phong lẫm liệt trong phòng của Quý ông, biết đâu cháu cũng thích được quen biết cô Ngô, chứ không vì cô Ngô khi ấy không chịu nịnh đầm mà cháu không thích cô.

tabalo
07-30-2012, 08:19 AM
Không nịnh thì bảo không ga-lăng, không lịch sự, không đủ thứ
Ga-lăng đôi khi bị mang tiếng mời món Dê xối xả, bởi nịnh đầm với dụ đầm không có ranh giới rõ ràng, khác biệt chăng chỉ là cái nhìn có từ bi bất ngờ hay không thôi.
Có 1cái slogan nghe rất kêu "Sinh ra để phục vụ" lấy câu này xếp hạng xem chừng hay hơn!

Bẹc
07-30-2012, 12:00 PM
Theo tui thì nịnh khác hoàn toàn với ga lăng.

- Nịnh thể hiện qua lời nói và biểu lộ qua khuôn mặt.
- Ga lăng thể hiện bằng hành động và cũng biểu lộ qua cử chỉ.

Tui kể vài chuyện có dính dáng " chút chút " tới ga lăng .

1. Lần nọ, em dâu tui cùng bạn gái đứng chờ thang máy. Thang máy vừa xuống đến thì ở phía sau có 1 gã râu ria rậm rạp ( hình như người Á Rập ) tiến tơi gạt xô ngang 2 cô ra để gã xông vô. Em dâu tui nói : " Ông có phải là đàn ông không ". Hắn không trả lời mà lại tát vào mặt em dâu tui 1 cái. Bạn gái đứng bên liền qươ cây dù đập hắn, nhưng với thân hình vạm vỡ, hắn chụp lấy và bẻ gãy cây dù. Em dâu tui lấy điện thoại gọi cảnh sát thì bà vợ hắn năn nĩ và móc ra 20 Euro đền cho cây dù............Đó là đàn ông đạo Hồi. Những loại nầy cho rằng đàn bà con gái là thứ hạng tệ không được phép nói ngang với đàn ông. Như vậy loại nầy không hề biết ga lăng.

2. Cách đây cũng lâu rồi, 1 đứa Thổ Nhĩ Kỳ làm việc chung với tui, trong giờ nghỉ trưa, hắn cầm quyển kinh của hắn vừa đọc vừa xuýt xoa rồi nói : Hay quá, hay quá, hay quá ! Tui hỏi hay cái gì, thì hắn nói : Cái gì cũng hay, tao chỉ nói 1 cái hay cho mầy nghe thôi nhe,...nè đàn ông được lấy đến 4 vợ, nhưng Chuá nói miễn sao có khả năng lo tốt và đồng đều là được ! ........Ở đây chắc ý Chúa nói là : Miễn sao biết ga lăng là được lấy đến 4 vợ ?!

3. Cách đây chừng 1 tháng, ở tại Berlin, nơi đó hồi trước tui thường đến thăm ngưởi quen, xảy ra 1 chuyện ghê rợn : Một gã Ả Rập về nhà, trước hết nhốt đứa con trai 12 tuổi lại, còn đứa khác thì nhìn hắn hành động, hắn bắt vợ quỳ trước nhà ( ban công ), hắn vừa chém vừa đâm...hàng xóm đối diện nghe la và trông thấy thì gọi cảnh sát đến. Lúc cảnh sát đến thì hắn đã chặt đầu vợ đưa lên cao cho mọi người và cảnh sát coi, rồi hắn quăng từng phần xuống. Nguyên nhân là hắn quen với người phụ nữ khác rồi thường về nhà đánh đập vợ, cũng vì thường đánh đập, la ó nên hàng xóm cũng tưởng lần sau đó cũng xảy ra như lần trước, nghĩa là đánh vợ bị thương là chuyện thường. Nhưng lần nầy, trong khi hắn chở người phụ nữ khác thì vợ hắn thấy và vợ hắn nhắn tin vào di động là : Nếu hôm nay không về thì đừng về nữa. Hắn trả lời là : Tao sẽ về giết mầy. Và rồi hắn về làm thiệt. Một đứa bạn của cháu tui nói: Hôm đó gia đình cháu may quá. Không biết tại sao mà cháu và mấy em cháu đau bụng nên tất cả đi nhà thương, vì vậy mà không trông thấy cảnh đó, nhà cháu nhìn qua là thấy bên đó mà...Nhưng bây giờ thì chắc gia đình cháu dọn đi nơi khác quá, những hàng xóm cũng nói như vậy. Cháu thấy ông đó ga lăng với người phụ nữ ở ngoài lắm mà về nhà là đánh vợ. ..........Ông nầy không nghe lời Chúa, đối xử không đồng đều, chỉ ga lăng bên ngoài thôi !

Lời bình của Bẹc :

- Đàn ông thanh niên càng ga lăng với phụ nữ là càng chứng tỏ vừa lịch sự vừa mạnh dạn.
- Đàn ông không biết ga lăng mà còn coi thường phụ nữ thì kiếp sau sẽ sinh ra làm phụ nữ Hồi Giáo cực đoan, để bị chùm mặt ...đội khi bị hãm hiếp mà còn bị tội....
- Đàn ông biết ga lăng " từ phiá ngoài vào đến trong ", kiếp sau sẽ được nhiều vợ trìu chuộng.
- Đàn ông cứng đơ với phụ nữ, kiếp sau làm thái giám.
......đàn ông chỉ biết ga lăng với người tình trong nhà thôi thì...kiếp sau ...tiếp tục như thế !

gun_ho
07-30-2012, 12:34 PM
- Đàn ông biết ga lăng " từ phiá ngoài vào đến trong ", kiếp sau sẽ được nhiều vợ trìu chuộng.


còn kiếp này thì được gì hả anh?

visabelle
07-30-2012, 12:47 PM
Ủa sao kỳ vấy, không lẽ đàn ông Việt ở Cali thuộc thế giới thứ 3 ?

haha...vậy nhưng không ...phải vậy?
no no no!
tại họ thấy mí anh chàng Việt chịu chơi, chiều chuộng bạn gái nhiều á . :D



còn kiếp này thì được gì hả anh?

thì được làm con...sen, cái job cao cả và hơn cả tuyệt vời ?!? *dzọt lẹ*


khác đề tí, sao đàn ông việt nhậu nhẹt quá dị ? gặp chàng /chồng nào mà vừa không galant vừa nhậu tơi bời, đời còn gì dễ thuơng nữa hở dzời?

muavalam
07-30-2012, 01:11 PM
Hi Visa

đàn ông việt được đánh giá là ga lăng có lẽ nhiều nhất ở cái khoản nhanh tay móc ví ! còn chiều chuộng thì phải xét lại xem sự chiều chuộng ấy có làm mất thể diện của họ kg cơ

đàn ông ga lăng lăng xăng mở cửa xe, xách giỏ, che dù, khen em đẹp hơn phu nhân hạnh phước có lẽ là được giáo dục kiểu tây, đàn ông nhịn vợ biết nấu ăn chùi phòng tắm có lẽ là được giáo dục kiểu mỹ, riêng đàn ông nhớ tìm gói thuốc phỏng cho người bị phỏng, biết tự chăm sóc bản thân là do tự giáo dục mình , còn đàn ông chửi đánh đàn bà là đàn ông vô giáo dục

đàn ông làm con sen là loại thứ hai gốc an nam mít :))
đàn ông việt nhậu nhẹt là để lấy hứng hay cớ hay can đảm để ga lăng


Hi chủ nhà, Gió :-h

ba người đàn ông việt mà Gió tả có lẽ nên gọi là tử tế hơn là galant
m kg đồng ý với gió người đàn ông ga lăng với phụ nữ này lại không ga lăng với người phụ nữ kia được xếp vào loại đàn ông ga lăng

Đậu
07-30-2012, 03:49 PM
Hi Visa

... riêng đàn ông nhớ tìm gói thuốc phỏng cho người bị phỏng, biết tự chăm sóc bản thân là do tự giáo dục mình


Theo em đoán thì có nhẽ anh giai này phải làm nhiều thứ lắm. Thành ra ảnh cần được thương xót và nhiều nhời cầu nguyện cho được bền chí trên đường phục vụ tha nhân.

visabelle
07-30-2012, 06:42 PM
đàn ông việt được đánh giá là ga lăng có lẽ nhiều nhất ở cái khoản nhanh tay móc ví !

exactly!
btw, oc của...sis chắc cũng...loại thứ hai gốc an nam mít? :P :D

@ Như Gió: "...rót vào đêm..." ...kết câu này quá. bỗng nhiên muốn đọc văn lãng mạn của Như Gió quá.

Triển
07-30-2012, 08:59 PM
đàn ông ga lăng lăng xăng mở cửa xe, xách giỏ, che dù, khen em đẹp hơn phu nhân hạnh phước có lẽ là được giáo dục kiểu tây
Tôi không biết có một đống đàn ông sau đây được giáo dục kiểu Tây hay Tàu mà lần tôi vào phòng trà VN tôi mất hồn. Cái quán nhạc
Tình Ca của lão Duy Quang ở Sài-Gòn ấy nó túm rụm như cái bụm bàn tay. Vừa đẩy cửa vào (1 cánh) là có cầu thang đi ngay lên lầu
và cầu thang hơi dốc. Lúc ra về cả đống người ấy đi xuống "kẹt đường". Nên mình có dịp phải quan sát. Cứ vài bà lại có một ông, nhưng
mạnh ông nào ông nấy đi ra không biết đứng lại giữ cửa cho người kế tiếp. Không thể tưởng tượng được, theo cử chỉ và cách ăn nói thì
cũng xem xem, lớp người bên này về, lớp người ở VN. Đừng nói giữ cửa lúc ra, lúc vào đến nơi cũng mạnh ai nấy tìm ghế phi thân vào ngồi,
tỉnh queo như con beo. Các bà các cô cũng không quen chờ đợi (???) cũng tự cất áo, kéo ghế ngồi.


Đây là mẫu đàn ông Tây của M&L :))

http://s.gullipics.com/image/g/k/o/4xfl72-j08lk4-qo4o/img.jpeg

muavalam
07-30-2012, 09:37 PM
m phóng lớn tấm hình của anh Triển thì thấy bia này sản xuất tại Đức và có hàng chữ nhỏ dưới đáy chai ghi là kg cho xuất khẩu ra nước ngoài :)

Triển
07-30-2012, 09:52 PM
m phóng lớn tấm hình của anh Triển thì thấy bia này sản xuất tại Đức và có hàng chữ nhỏ dưới đáy chai ghi là kg cho xuất khẩu ra nước ngoài :)

Tây là phía Tây chứ không phải Phú Lang Sa, thôi được cho M&L đoán tiếp: ;)

http://www.bilder-hochladen.net/files/9hpk-34.jpg



và có cả bảng số xe .... :)))

http://www.gutefrage.net/media/fragen-antworten/bilder/8438375/0_big.jpg

Lòng Như Gió
07-31-2012, 09:16 AM
Em lại xin chào các anh chị và các bạn.

@ Visa: khi viết “… rót vào đêm…”, Như Gió đã thầm nghĩ không biết lúc Visa khảy đàn là đêm hay ngày. Sau một hồi đắn đo, mình quyết định phang chữ “đêm” vào, nghe cho nó điệu và lãng mạn.

Chị Mưa, nếu ba người đàn ông trong ba câu chuyện kia tỏ thái độ quan tâm hoặc giúp đỡ một người đàn ông khác, đặc biệt là giúp những chuyện “khó” hoặc chuyện “lớn” (ví dụ cho mượn tiền), em sẽ gọi đó là “tử tế”. Còn khi họ quan tâm và giúp đỡ phụ nữ, trong những việc mà giúp xong rồi cảm ơn nhau thôi chứ không đến nỗi nợ nần nhau, em thích gọi đó là “ga lăng”, còn ai thích gọi đó là “tử tế”, tùy họ. Em nghĩ, một người có thể tử tế và/hoặc ga lăng với người này, nhưng không tử tế và/hoặc ga lăng với người khác, đó là điều hoàn toàn bình thường. Nếu một người đàn ông ga lăng với những phụ nữ bình thường mà họ gặp (chỉ không ga lăng với những phụ nữ “bất thường”, ví dụ như: những bà cô có bộ mặt khó đăm đăm khiến họ không dám đến gần, hoặc những cô rất chảnh, hoặc người rất đáng ghét, hoặc vân vân…), em có thể gọi đó là người ga lăng.

Em thấy anh Ta có vẻ đồng ý với cô Ngô rằng cánh đàn ông gặp khó khăn trong việc làm cho thiên hạ phân biệt được ranh giới giữa nịnh đầm với dụ đầm. Còn em đồng ý với anh Triển rằng người phụ nữ thông minh sẽ phân biệt được tuốt.

À, em nghĩ có một cách nữa để phân biệt nịnh đầm với dụ đầm, đó là xem xem sau cái hành vi nịnh hoặc dụ đó thì người đàn ông mong chờ gì ở đối tượng. Nếu không mong gì cả, có được một lời cảm ơn hoặc một nụ cười thì càng tốt mà không có cũng chẳng buồn lâu, đó là nịnh đầm. Nếu mong được “đền đáp” ngay kiếp này, chứ chẳng kiên nhẫn chờ đến kiếp sau như anh Bẹc, chắc đó là “dụ đầm”.

RaginCajun
07-31-2012, 10:16 AM
Nịnh hay dụ gì cũng là một hành động đẹp và tử tế, cần được đáp trả một lời cám ơn hay một cái nhìn appreciation (dù chỉ là làm theo thủ tục). Nếu người nhận còn chần chừ để phân tích coi nó là nịnh hay dụ hay gì gì đi nữa, thì nó chẳng còn ý nghĩa. Tốt hơn hết là đừng làm gì cả thì khỏi bị phân tích. Tốt nhất là nên làm những hành động "ga-lăng" đó với người già cả, bệnh tật, con nít hoặc với bạn nhậu, chắc chắn sẽ không bị phân tích gì đâu.

Theo như bác TC, hèn gì tớ thấy phụ nữ thông minh ít khi lấy chồng vì họ đang còn bận phân tích này nọ.

gun_ho
07-31-2012, 10:49 AM
.... đang còn bận shit tích này nọ.

như này:

nó nice với mình là nó muốn dụ mình
dụ mình là nó có ý muốn chiếm hữu mình
chiếm hữu là mưu đồ đen tối, đáng chửi
vậy nó là thằng ích kỷ, lợi dụng
phúc nó !!!

Lê Nguyễn Hiệp
07-31-2012, 10:56 AM
như này:

nó nice với mình là nó muốn dụ mình
dụ mình là nó có ý muốn chiếm hữu mình
chiếm hữu là mưu đồ đen tối, đáng chửi
vậy nó là thằng ích kỷ, lợi dụng
phúc nó !!!

Một số bà bị gạt cũng chỉ vì NAI với NIẾC, rõ khổ.

Bẹc
07-31-2012, 11:48 AM
còn kiếp này thì được gì hả anh?

Muốn lấy được bằng tú tài thì cũng phải đi học " đều đặn " 12 năm. Đang lúc học thì phải lo học, lo làm bài. Có người đi học 12 năm mà vẫn chưa lấy được bằng. Anh bắt đầu học và hành ga lăng được bao nhiêu năm " liên tục " rồi mà anh hỏi tui, có vẻ như anh chờ đợi lấy bằng vậy ? Vì không có ai ga lăng đều đặn và lâu dài đủ trong kiếp nầy nên phải đến kiếp sau mới đủ điểm. Những đàn ông ở những nước được phép nhiều vợ là kiếp trước họ có tích trữ đó.

Để tui so sánh có tính cách khoa học một chút cho anh liệu cơm gắp mắm nhe :

Nếu ga lăng liên tục chừng 12 năm, coi như tương đương tú tài thì được 2 vợ. Thêm chừng 4-5-6 năm nữa tương đương cử nhân thì 3 vợ và tiến sĩ thì được 4 vợ. Nếu trong kiếp nầy anh đã có đủ điểm thì Chuá sẽ tạo điều kiện cho anh sang sống ở nước Hồi Giáo và đổi Đạo. Anh chờ ngày lấy bằng đi . Chúc anh thành công !

Còn tui thì kiếp nầy lo học đều đặn mà không thấy hy vọng chỉ có mơ ước thôi !

muavalam
07-31-2012, 11:58 AM
Một số bà bị gạt cũng chỉ vì NAI với NIẾC, rõ khổ.

có cô GIÓ trở lại, diễn đàn lại nổi sóng gió. CÃI LỘN CÃI LẠI CÃI LỘN NỮA.

m còn đang tính trả lời với Gió anh LNH vào phán câu này làm m ngại quá, chỉ sợ anh lại bỏ phiếu ban chúng m!

RaginCajun
07-31-2012, 12:11 PM
Tớ kiếm được cái quote này bỏ lên đây cho thêm phần sôi nổi :P

Alfred De Musset đã nói "Người đàn ông nào cũng đều bất thường, giả dối, điêu ngoa, kiêu căng, khiếp nhược, đáng khinh, hiếu sắc. Người đàn bà nào cũng đều tò mò, tọc mạch, hời hợt bề ngoài, đạo đức giả. Tuy nhiên, ở đời có một việc hết sức lạ lùng và vô lý là có một sự kết hợp hai trạng thái ấy mà người ta lại gọi là hạnh phúc" .

Lê Nguyễn Hiệp
07-31-2012, 12:19 PM
m còn đang tính trả lời với Gió anh LNH vào phán câu này làm m ngại quá, chỉ sợ anh lại bỏ phiếu ban chúng m!

muavalam hiểu lầm tui rồi, đã bỏ cái khúc dưới rồi, ý tôi nói là cô gió về diễn đàn vui nhộn hẳn lên.

Với lại LNH không còn ở trong ban điều hành từ lâu rồi.

Lòng Như Gió
08-01-2012, 08:52 AM
Xin chào các anh chị và đặc biệt cảm ơn bác Hiệp.

Em cũng không ngờ lần này mình ra tay lại thành công đến thế. Chứ thường, em vào đây có khi chỉ nói láp dáp một mình, có khi được một vài người thương tình vào bình luận cho vài câu, có gây vui nhộn gì lắm đâu. Lần này may nhờ các cô chú bác anh chị em hào hứng bàn về nịnh đầm với dụ đầm.

Tóm lại, có nhiều người “cãi lộn, cãi lại, cãi lộn nữa” thì phố xá nó vui thôi. Chứ riêng em không thể cãi nhiều và cãi dai, thế nên mãi đến giờ này mới chỉ xây được nhà ngói.

Em khiếu nại bác Tôm, hoặc khiếu nại ông Alfred de Musset, nếu gán cho phụ nữ thói đạo đức giả. Đạo đức giả đâu phải đặc tính của đàn bà đâu các bác. Bốc lấy câu này:

“All men are liars, fickle, chatterers, hypocrites, proud or cowardly, despicable, sensual ; all women faithless, tricky, vain, inquisitive, and depraved…”
(từ tác phẩm “No Trifling With Love” của Alfred de Musset)

Em xin dịch cái vế liên quan đến đàn bà như sau:
“… tất cả đàn bà đều xảo trá, quỷ quyệt, rỗng tuếch, tò mò, và hư hỏng...”

Tặng đàn bà những chữ như vậy, nghe dễ chịu hơn gọi người ta là “đạo đức giả”.

tabalo
08-02-2012, 09:30 AM
http://s.gullipics.com/image/g/k/o/4xfl72-j08lk4-qo4o/img.jpeg

Nhìn cảnh này ai cũng nghĩ xấu là anh chàng này quá tệ nhưng biết đâu anh ta đang cất công giúp vợ giảm cân ?

Người ta ưa bị lệ thuộc suy nghĩ của những người chung quanh nên quan niệm đàn ông phải nịnh đầm mới phải đạo, nhưng ở đời có ai bỏ công nịnh nọt mà không vì cái gì, nịnh hay dụ đều là anh em sinh đôi, dụ không được thì nịnh, mấy chiêu này sinh ra là có, còn nhỏ thì nịnh trong nhà , lớn thì nịnh ngoài đường, tham vọng thì nịnh đứa đang ngồi trên đầu hoặc dụ nó ngã ngựa.

Mấy anh lớn đôi khi ra đường bị ám ảnh chữ ga-lăng bèn ra tay có khi hàm oan phải ngủ Gara, nên tốt nhất chỉ nên làm cử chỉ đẹp khi không thể, đừng quá hăng mà khổ.

Lòng Như Gió
08-02-2012, 09:47 AM
Gớm, nghe anh Ta kể lể về thân phận đàn ông, thấy kiếp đàn ông sao mà khổ. Thế thì cô Ngô mong kiếp sau được đứng oai phong lẫm liệt làm gì!

Em trộm nghĩ, những ông nào khổ sở như anh nói, đó là những ông nhu nhược. Còn những ông oai phong lẫm liệt thì vẫn phây phây, không sợ ngủ ở ga ra, không ngại người ta chê cười mình “dê xối xả”, không nịnh nọt đứa đang ngồi trên đầu, không dụ ai ngã ngựa, vân vân… Em cũng trộm nghĩ, cứ nghĩ rằng nịnh nọt mới được việc, ấy mới là lệ thuộc suy nghĩ của những người chung quanh, mới là nghĩ theo lối mòn, mới là thủ đoạn hèn.

Nhân tiện, em ghét ghê gớm cái trò nịnh nọt, lấy lòng, té nước theo mưa… các kiểu. Em lại trộm nghĩ: cùng là nịnh, nhưng nịnh đầm là hành vi giúp tăng phần nào giá trị của người nịnh; còn nịnh bợ thì ngược lại, làm giảm giá trị người nịnh rất nhiều.

RaginCajun
08-02-2012, 10:48 AM
Gớm, nghe anh Ta kể lể về thân phận đàn ông, thấy kiếp đàn ông sao mà khổ. Thế thì cô Ngô mong kiếp sau được đứng oai phong lẫm liệt làm gì!

Em trộm nghĩ, những ông nào khổ sở như anh nói, đó là những ông nhu nhược. Còn những ông oai phong lẫm liệt thì vẫn phây phây, không sợ ngủ ở ga ra, không ngại người ta chê cười mình “dê xối xả”, không nịnh nọt đứa đang ngồi trên đầu, không dụ ai ngã ngựa, vân vân… Em cũng trộm nghĩ, cứ nghĩ rằng nịnh nọt mới được việc, ấy mới là lệ thuộc suy nghĩ của những người chung quanh, mới là nghĩ theo lối mòn, mới là thủ đoạn hèn.

Nhân tiện, em ghét ghê gớm cái trò nịnh nọt, lấy lòng, té nước theo mưa… các kiểu. Em lại trộm nghĩ: cùng là nịnh, nhưng nịnh đầm là hành vi giúp tăng phần nào giá trị của người nịnh; còn nịnh bợ thì ngược lại, làm giảm giá trị người nịnh rất nhiều.LNG giải thích kỹ quá làm tớ trộm nghĩ nịnh là hành động đi trước, rồi sau mới tới bợ. Nịnh đầm cũng không ngoại lệ, trước hết cũng phải nịnh cho em đầm thích thú, say sưa không để ý, rồi mình thừa thời cơ bợ em đi :P

Bẹc
08-02-2012, 11:43 AM
Gớm, nghe anh Ta kể lể về thân phận đàn ông, thấy kiếp đàn ông sao mà khổ. Thế thì cô Ngô mong kiếp sau được đứng oai phong lẫm liệt làm gì!

Em trộm nghĩ, những ông nào khổ sở như anh nói, đó là những ông nhu nhược. Còn những ông oai phong lẫm liệt thì vẫn phây phây, không sợ ngủ ở ga ra, không ngại người ta chê cười mình “dê xối xả”, không nịnh nọt đứa đang ngồi trên đầu, không dụ ai ngã ngựa, vân vân… Em cũng trộm nghĩ, cứ nghĩ rằng nịnh nọt mới được việc, ấy mới là lệ thuộc suy nghĩ của những người chung quanh, mới là nghĩ theo lối mòn, mới là thủ đoạn hèn.

Nhân tiện, em ghét ghê gớm cái trò nịnh nọt, lấy lòng, té nước theo mưa… các kiểu. Em lại trộm nghĩ: cùng là nịnh, nhưng nịnh đầm là hành vi giúp tăng phần nào giá trị của người nịnh; còn nịnh bợ thì ngược lại, làm giảm giá trị người nịnh rất nhiều.

Lời viết trên rất hợp ý tui. Mỗi ngưới có nhận xét riêng, và tui tự nhận xét " về tui ":

Bất cứ giờ phút nào và ở đâu tui cũng luôn thích giúp tất cả, vì tui thấy do tui mà người ta vui là tui mừng và vui lắm, vui còn hơn người được tui giúp. Từ hành động ( mà gọi là ) giúp, tui tự phân loại " cho tui " :

1. Người ta " không cần " mà tui cũng muốn giúp thì gọi là " nịnh ", nếu đối tượng là phụ nữ thì gọi là " nịnh đầm ", còn giới khác thì gọi là " nịnh bợ "

2. Người ta ( bất cứ ai kễ cả phụ nữ ) cần mà không dám nhờ hay chưa kịp nhờ mà tui đã ra tay giúp, thì tui gọi là:

- Nếu trước và trong khi giúp không hề để ý đó là loại người gì thì tui gọi tui là " nghĩa hiệp "
- Còn thấy và biết là phụ nữ độc thân thì tui gọi tui là " GA LĂNG ".

Trường hợp thứ 1 thì tui không ưa. Trường hợp thứ hai thì liên tục, và ngày nào được ga lăng nhiều là ngày đó tâm hồn thanh thản !

muavalam
08-02-2012, 12:57 PM
nếu đệ tử thì muốn được tiếng ga lăng với một phụ nữ thì phải biết tâm lý và linh động vô song, chẳng hạn như nếu đi shop cùng cô bạn gái khi được hỏi ý kiến giữa hai chiếc áo màu xanh hay màu đỏ thì

nếu đệ tử phán rằng
da em trắng bóc, mặc màu đỏ cho nổi bật
mà cô gái ngần ngừ muốn chọn cái màu xanh thì đệ tử phải nhanh chóng sửa rằng
nhưng mà lâu lâu mặc màu xanh nhìn em sẽ ẻo lả thoát tục như hàn ni mỹ nữ.......
vậy đệ tử được xếp vào loại ga lăng :)>-

còn như mà đệ tử mà lơ đãng bảo rằng cả hai đều đẹp em muốn lấy cái nào cũng được hay là lấy cả hai đi !
thì đệ tử sẽ được xếp vào loại vô tâm :-@

còn như đệ tử trả lời trướt quớt rằng
lấy cái màu trắng kia đi hoặc
em mập quá lựa màu đen đi cho được việc
thì đê tử chắc chắn sẽ được xếp vào loại vô lăng, muôn đời chỉ làm tới chức tài xế đóng mở cửa xe mà thôi [-X

Triển
08-02-2012, 07:24 PM
và tui tự nhận xét " về tui ":
- Nếu trước và trong khi giúp không hề để ý đó là loại người gì thì tui gọi tui là " nghĩa hiệp "
- Còn thấy và biết là phụ nữ độc thân thì tui gọi tui là " GA LĂNG ".
và ngày nào được ga lăng nhiều là ngày đó tâm hồn thanh thản !

- Còn thấy và biết phụ nữ không độc thân

...thì là ga gì vấy "tui" ? ;)

Bẹc
08-03-2012, 07:55 AM
nếu đệ tử thì muốn được tiếng ga lăng với một phụ nữ thì phải biết tâm lý và linh động vô song, chẳng hạn như nếu đi shop cùng cô bạn gái khi được hỏi ý kiến giữa hai chiếc áo màu xanh hay màu đỏ thì

nếu đệ tử phán rằng
da em trắng bóc, mặc màu đỏ cho nổi bật
mà cô gái ngần ngừ muốn chọn cái màu xanh thì đệ tử phải nhanh chóng sửa rằng
nhưng mà lâu lâu mặc màu xanh nhìn em sẽ ẻo lả thoát tục như hàn ni mỹ nữ.......
vậy đệ tử được xếp vào loại ga lăng :)>-

còn như mà đệ tử mà lơ đãng bảo rằng cả hai đều đẹp em muốn lấy cái nào cũng được hay là lấy cả hai đi !
thì đệ tử sẽ được xếp vào loại vô tâm :-@

còn như đệ tử trả lời trướt quớt rằng
lấy cái màu trắng kia đi hoặc
em mập quá lựa màu đen đi cho được việc
thì đê tử chắc chắn sẽ được xếp vào loại vô lăng, muôn đời chỉ làm tới chức tài xế đóng mở cửa xe mà thôi [-X

Bài học rất đáng giá. Đệ tử nguyện ghi nhớ công thức nầy và sẽ áp dụng mọi lúc mọi nơi.

tabalo
08-03-2012, 08:34 AM
Gớm, nghe anh Ta kể lể về thân phận đàn ông, thấy kiếp đàn ông sao mà khổ. Thế thì cô Ngô mong kiếp sau được đứng oai phong lẫm liệt làm gì!

Em trộm nghĩ, những ông nào khổ sở như anh nói, đó là những ông nhu nhược. Còn những ông oai phong lẫm liệt thì vẫn phây phây, không sợ ngủ ở ga ra, không ngại người ta chê cười mình “dê xối xả”, không nịnh nọt đứa đang ngồi trên đầu, không dụ ai ngã ngựa, vân vân… Em cũng trộm nghĩ, cứ nghĩ rằng nịnh nọt mới được việc, ấy mới là lệ thuộc suy nghĩ của những người chung quanh, mới là nghĩ theo lối mòn, mới là thủ đoạn hèn.

Nhân tiện, em ghét ghê gớm cái trò nịnh nọt, lấy lòng, té nước theo mưa… các kiểu. Em lại trộm nghĩ: cùng là nịnh, nhưng nịnh đầm là hành vi giúp tăng phần nào giá trị của người nịnh; còn nịnh bợ thì ngược lại, làm giảm giá trị người nịnh rất nhiều.

Ở đời chuyện phải trái, đúng sai tưởng chừng như rõ ràng, nhưng khó nhất cũng chính là nó, tưởng mình đúng hóa sai trong con mắt người khác, nên Phật chỉ một mà chúng sinh thì đông.

Lòng Như Gió
08-03-2012, 09:36 AM
Em cảm ơn các anh chị đã tiếp tục bình luận, hỏi đáp, dặn dò đệ tử, và triết lý, vân vân… và vì vậy đã tiếp tục kéo cái mạch bài này lên cao.

Em xin trả lời câu triết lý của anh Ta. Nếu nhớ không lầm, em không đang nhận xét gì về đúng sai với phải trái, chỉ đang nêu ra cái mình thích và cái mình ghét thôi. Em cũng không tiện nói cái gì là khó nhất trên đời này, vì đời phức tạp thế, dễ gì mà đùng một cái đã xếp hạng được ngay cái gì khó nhất, cái gì khó nhì. Tuy nhiên, em vẫn thấy những cái sai rất dễ nhận ra, ví dụ sai chính tả, sai văn phạm, làm toán sai, vân vân…

Nếu anh Ta cho rằng chuyện đúng sai là khó nhất, em đề nghị anh rộng rãi hơn tí, ba phải hơn tí, bằng cách chịu công nhận là có nhiều Phật chứ không phải chỉ có một Phật. Nghe đồn rằng ngay bản thân Đức Thích Ca cũng chẳng nhận vị trí độc tôn cho mình, mà đã nói rằng “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.

Mình nói chuyện Phật ít thôi nhé. Em thích nói về chuyện đời hơn.

Đậu
08-03-2012, 12:25 PM
Em tra tự điển thì thấy chữ "nịnh" có ý nghĩa xấu xa. Những chữ có cấu trúc mà chữ "nịnh" đi trước cũng xấu xa, như "nịnh bợ", "nịnh nọt"; Cả những chữ mà chữ "nịnh" theo sau cũng xấu xa, như "xu nịnh." Và hành động "nịnh" cũng được đánh giá là xấu xa. Cho nên em trộm nghĩ là chữ "nịnh đầm" cũng mang ý nghĩa xấu xa. Từ đó suy ra luôn là hành động nịnh đầm là một hành động xấu xa và không thể là nấc thang để nâng cao nhân phẩm của người làm việc nịnh lên một tầm cao mới.

Em trộm nghĩ thế. Chả biết có chỗ nào không phải?

RaginCajun
08-03-2012, 12:35 PM
Em tra tự điển thì thấy chữ "nịnh" có ý nghĩa xấu xa. Những chữ có cấu trúc mà chữ "nịnh" đi trước cũng xấu xa, như "nịnh bợ", "nịnh nọt"; Cả những chữ mà chữ "nịnh" theo sau cũng xấu xa, như "xu nịnh." Và hành động "nịnh" cũng được đánh giá là xấu xa. Cho nên em trộm nghĩ là chữ "nịnh đầm" cũng mang ý nghĩa xấu xa. Từ đó suy ra luôn là hành động nịnh đầm là một hành động xấu xa và không thể là nấc thang để nâng cao nhân phẩm của người làm việc nịnh lên một tầm cao mới.

Em trộm nghĩ thế. Chả biết có chỗ nào không phải?Tớ cũng theo Đậu. Khi có chữ "nịnh" là sẽ có chuyện kiếm chác sau đó. Như trên tớ có nói là "nịnh" xong rồi bợ em "đầm" đi. Người trong Nam có câu "một tiếng kheng (nịnh) té heng ra máo"

muavalam
08-03-2012, 03:17 PM
nhưng mà có chữ nịnh hót ấy, chữ ấy có gì là xấu nhỉ, hót là tiếng chim líu lo cho ngày vui, là ngọn lửa nóng sưởi ấm những con tim băng giá ( cỡ trái tim mùa đông hay trái tim bên lề chẳng hạn) là những lời có cánh cho phụ nữ bay bay mà kg cần diet, giảm ký này nọ, vậy hãy khoan lên án chữ nịnh anh Đậu nhé

ntđl
08-03-2012, 03:22 PM
*

Chào ông Ta, ông Đậu, ông Tôm, ông Triển Sir Bẹc và tất cả qúi ông đầu đội nón chơn mang dép của phố.
Chào các tiểu thư cú nường và quí phu nhơn trong quán.

Chữ galant được dịch sang tiếng dziệc là nịnh đầm thành mới sanh trục trặc ha, vì nịnh đã là hổng tốt, nịnh ai cũng vậy thôi.
Nịnh là nâng cao lên, là tâng bốc làm đẹp lòng người, nịnh khơi khơi dám còn được ngó thẳng, nịnh với ẩn ý đi kèm sẽ bị ngó nghiêng, nịnh để thủ lợi sẽ được ngó bằng nửa con mắt !

Rồi sao mà galant lại thành nịnh đầm thì thiệt hổng rõ. Có vẻ như ... phong tục á đông vốn coi đờn bà con gái như pha, nên hồi trào tây, do hổng quen với các nghĩa cử lịch sự của đám nhơn loại đứng dzăng minh nọ, người ta đã bèn dịch đại chữ galant thành nịnh đầm cho... bõ ghét !
Giả như dịch nó thành lịch sự, lịch thiệp, tử tế, biết điều... thì chắc gì đã rùm beng. Mà rùm beng hổng riêng ở forum mình heng nhung còn ở rất nhiều forum khác trên toàn thế giới.

Trong tự điển, cả pháp lẫn anh, chữ galant mang nghĩa tốt - galanterie là thái độ hào hiệp phong nhã nơi đờn ông, galanterie ở đờn bà hàm nghĩa... buôn hương bán phấn -
Người đờn ông galant là người "gentle", nghĩa là dịu dàng với phụ nữ, ông ấy vốn "gentleman" thứ thiệt.

Galant dùng cho người đờn ông coi trọng phái đẹp. Vì tuy đẹp đấy nhưng phái ấy lại yếu xìu, thành bổn phận của ta, người galant có môn bài cầu chứng, là phải giúp đỡ họ, mọi nơi mọi lúc những khi có dịp. Mà giúp cái chi ? Thưa giúp những cái có thể giúp được, cốt để họ bớt nhọc mệt, vất vả, lúng túng, để họ biết rằng họ được tôn trọng... v.v và v.v.

Rồi trong cái list giúp dài thòng nớ, lại còn chia ra người hổng quen (chưa quen) và người quen.
Giúp người hổng quen thì mở dùm cái cửa, xách dùm món đồ (đồ nặng, xách ra xe..) nhường chỗ nơi công cộng, nhường bước trong cửa hẹp (thang máy) hành lang hẹp (rạp xi-nê) v.v..
Giúp người quen thì nới rộng nghĩa cử thêm ra trong khoản ưu tiên, như là mở và đóng cửa xe, bận áo khóac ngoài, kéo ghế ngồi trong bàn tiệc, tiếp thức ăn cho họ trước v.v...

Đại khái hành vi galant chỉ ra cái tử tế với phụ nữ, là một phần giáo dục căn bản trong gia đình.
Hổng rõ việc rút bóp chi địa có nằm trong nghĩa cử nịnh đầm hay không, vì rằng... đồng tiền vốn dính liền khúc ruột. Chỉ một hai bận còn OK, chi hoài thì... nghi quá !

Nhưng....
Người đờn ông gọi là lịch sự trong hành vi hổng chỉ ngoài đường, mà còn ở cả nhà, với gia đình tía má anh em vợ con. Đây hổng là nghĩa cử mang tánh thi ơn làm phước nữa nhưng là bổn phận và trách nhiệm bắt buộc.
Tóm lợi... chuyện bữa nay và chuyện bữa trước nói tại quán Gió này hổng có mâu thuẫn chi hết hen. Nịnh là nịnh ngoải đường, hổng ai ở nhà mà mở cửa kéo ghế nhường chỗ bận áo serve đồ ráo nạo nha. Ai ở không mần ba cái chuyện ruồi bu nớ, thời giờ rảnh ta còn phải đổ rác, sửa điện nước, ống khóa, cống nghẹt, rồi còn rửa xe rửa sân cắt cỏ xúc tuyết, đẩy máy hút bụi..v.v.
Phờ người rồi sức đâu nữa mà nịnh !

Một tên đờn ông ra đường được mấy mệ đờn bà con gái hổng tiếc lời tán dương lòng tử tế hào hiệp, chừng dzìa nhà nó thây kệ, để tía má anh chị em vợ con lo việc nhà cho nó hưởng, ì thân ra và lười hơn hủi. Những tên đờn ông nớ sẽ chẳng nên cơm cháo gì.
Nếu nó còn độc thân thì mệ nào dại dột mê cái hào phóng bên ngoài, xui xẻo xách hoa li theo nó, chẳng chóng thì chầy, trước sau rồi cũng tàn lẹ kiếp hoa. Còn bằng như trái lợi, nó đụng ngay một em bản lãnh (cho đáng kiếp, ai biểu..) là bảo đảm đời tàn trong ngõ hẹp, o-sin trọn kiếp.

Trò hôn tay phụ nữ để tỏ lòng kính trọng là chuyện galant ở thế kỷ 20 về trước, khởi đầu từ giai cấp quí tộc lan xuống giới thượng lưu. Trò này nay hổng còn thấy nữa hay thấy rất ít, ở những kép lão răng cỏ móm mém chẳng còn, mắt mũi lơ mơ kèm nhèm, trí tuệ hao mòn suy sụp tới độ chẳng còn thể delete hay download bất cứ chi nữa...
Nhưng...
Mấy thằng bánh tí trong nhà tui đã được huấn luyện để xử dụng thành thạo chiêu thức đặc biệt và lợi hại này phòng khi hữu sự, cốt để lấy lòng bà nội bà ngoại cô dì thím mợ và má mấy con đào của chúng. Nên rồi tới nay chúng đi đâu cũng... lọt - kể cả lọt... sổ -

Xin hết.

hoài vọng
08-03-2012, 06:17 PM
*
Nhưng....

Một tên đờn ông ra đường được mấy mệ đờn bà con gái hổng tiếc lời tán dương lòng tử tế hào hiệp, chừng dzìa nhà nó thây kệ, để tía má anh chị em vợ con lo việc nhà cho nó hưởng, ì thân ra và lười hơn hủi. Những tên đờn ông nớ sẽ chẳng nên cơm cháo gì.

Xin hết....nhưng.....xin còn một chút Mme à , theo tôi nghĩ khi gặp những người đã thân thuộc với mình thì chỉ giúp đỡ ( xách đồ , kéo ghế ...v...v...) cho những người lớn tuổi hơn mình thôi , để tránh mang tiếng là....khách sáo mà người Bắc thường hay mắc phải

Đậu
08-03-2012, 08:23 PM
nhưng mà có chữ nịnh hót ấy, chữ ấy có gì là xấu nhỉ, hót là tiếng chim líu lo cho ngày vui, là ngọn lửa nóng sưởi ấm những con tim băng giá ( cỡ trái tim mùa đông hay trái tim bên lề chẳng hạn) là những lời có cánh cho phụ nữ bay bay mà kg cần diet, giảm ký này nọ, vậy hãy khoan lên án chữ nịnh anh Đậu nhé

Em chả dám lên án chữ nghĩa. Em đang triển khai các góc tối, nếu có và nhận diện đặng, của từ “nịnh đầm” hầu nắm bắt cái nghĩa bẩm sanh của nó.

Em đóan chữ “nịnh đầm”, ngày xưa, được sanh ra để chế nhạo các anh giai xum xoe phò đàn bà Tây (Đầm), hoặc các Me Tây, để những Đầm những Me này nói với chồng hoặc tình nhân của họ giúp mấy anh giai này thăng chức hoặc hưởng lợi gì đó.

Chả hiểu tại sao, sau này, lại mang ý nghĩa của chữ “galant”??? (Cái này em không chắc lắm. Em đang tự hỏi lòng mình nên nện cho ba cái chấm hỏi.)

Nếu tư duy trên của em là đúng chính xác thì em xin các chị nên có cái nhìn đúng đắn và đánh giá chính xác các anh giai qua hành động khi họ tiếp cận với các chị.

gun_ho
08-03-2012, 09:09 PM
Galant hay nịnh đầm ngoài đời khó nói và khó thấy

Cứ nhìn cái kiểu galant (nịnh đầm trên net) ngay trong cái phố nhỏ này cho gọn, thì các bác lào là xưng mình biết kéo cửa cho các bà, hôn tay các cô, mở cửa xe cho ẻm, nấu cơm bưng canh cho tình nhơn v.v...thì chính các bác í lại chửi cánh phụ nữ chẳng còn tí mẹt nào, một câu, một chữ cũng chẳng chừa, chẳng tha !!!

Nhìn qua, nhìn lại thấy bác Hoàng Vân là số một về galant trên nét, các bác các cô nghĩ sao về bình chọn của tôi lào ?

Lòng Như Gió
08-04-2012, 01:39 AM
Nhìn qua, nhìn lại thấy bác Hoàng Vân là số một về galant trên nét, các bác các cô nghĩ sao về bình chọn của tôi lào ?

Bác Hoàng Vân mà anh Súng nhắc đến, hình như là bác hay ra vào Quán Lá. Em chỉ thấy thấp thoáng bóng dáng bác ấy ở cửa quán thôi, chứ em không vào quán, nên không biết bác ấy vào đấy đã cư xử nhẹ nhàng với các bà các cô như thế nào.

Thôi thì em xin nói về những gì mình thấy trong riêng quán Cuộc Sống của mình thôi. Em thấy cánh đàn ông lẫn cánh phụ nữ vào đây, hầu như ai cũng cư xử nhẹ nhàng vừa phải với nhau, nghĩa là không nịnh nhau, không nựng nhau, có lần “chửi” nhau (tác giả là anh Súng) thì cũng không quá dai… thế là em thấy rất thích rồi. Anh chị chú ý giùm, em nói rằng mình thích, chứ không nói thế này là đúng và thế khác là sai, nhé. Thật ra, em nhìn không thấy rõ sự ga lăng ở quán này, phải chăng vì khách ghé thăm biết ý em không thích rườm rà nên không tiện chèn thêm những biểu tượng của hành vi ga lăng?

Bẹc
08-04-2012, 07:03 AM
Em cảm ơn các anh chị đã tiếp tục bình luận, hỏi đáp, dặn dò đệ tử, và triết lý, vân vân… và vì vậy đã tiếp tục kéo cái mạch bài này lên cao.

Em xin trả lời câu triết lý của anh Ta. Nếu nhớ không lầm, em không đang nhận xét gì về đúng sai với phải trái, chỉ đang nêu ra cái mình thích và cái mình ghét thôi. Em cũng không tiện nói cái gì là khó nhất trên đời này, vì đời phức tạp thế, dễ gì mà đùng một cái đã xếp hạng được ngay cái gì khó nhất, cái gì khó nhì. Tuy nhiên, em vẫn thấy những cái sai rất dễ nhận ra, ví dụ sai chính tả, sai văn phạm, làm toán sai, vân vân…

Nếu anh Ta cho rằng chuyện đúng sai là khó nhất, em đề nghị anh rộng rãi hơn tí, ba phải hơn tí, bằng cách chịu công nhận là có nhiều Phật chứ không phải chỉ có một Phật. Nghe đồn rằng ngay bản thân Đức Thích Ca cũng chẳng nhận vị trí độc tôn cho mình, mà đã nói rằng “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.

Mình nói chuyện Phật ít thôi nhé. Em thích nói về chuyện đời hơn.

Tui nghĩ, anh ba nói là, chỉ có 1 vị Phật là nói ở Cõi Ta Bà mà chúng ta đang sống và tám đây, chớ không nói ở những cõi khác cũng có những vị Phật khác. Còn nói đúng và sai như ý anh Ba thì tôi cũng xin chia sẻ một câu chuyện thật của tôi :

....trong lần đi cắm trại tại ngoại ô tỉnh Frankfurt, lần đó dù mùa hè nhưng trời tự nhiên đổi lạnh, ban đêm chỉ có 5 độ C, trong khi tất cả ngủ lều, ngoại trừ những phụ huynh gìà yếu ham vui đi theo thì ngủ trong nhà gỗ khu sinh hoạt. Lúc đó tôi còn có thói quen thức sớm để chạy bộ và đi quyền, sau đó tôi vẫn còn dư nhiều thời giờ khi mà chưa đến giờ theo quy định trại là 7 giờ thức dây vệ sinh. Tôi thấy trời lạnh lẽo, mà đi từ lều đến chỗ đánh răng rửa mặt thì khá xa, nên tôi làm vệ sinh xong là tôi xách luôn thùng nước " pha nóng " đến để bên lều 4 cô đầm cũng trong nhóm chơi chung từ Berlin đến ( 4 cô ngủ chung 1 lều cũng gần lều tôi ) rồi tôi nói vói vô là tôi có xách cho thùng nước nóng để mấy cô rửa mặt.

Lời bàn thiên hạ :

1. Anh nhóm trưởng :....Cái thằng dư hơi nầy làm mấy đứa nó sinh lười ra...
2. Tay ngang tuổi tôi : ...Nó nịnh đầm có tầm cỡ
3. Một số khác, có cả phụ huynh :

a. Thằng biết ga lăng ghê...tiếc là không có con gái gả cho nó...
b. Ga lăng gì...nó có ý đồ...

Vậy bây giờ tôi hỏi quý vị : Hành động tôi hồi đó như vậy " đúng hay sai ".

...thấy anh Tabalo nói là, chuyện đúng sai đôi khi khó biết, tôi nghĩ cũng đúng cho tôi vì lúc đó tôi không biết nên tiếp tục hay ngừng vì không biết mình làm vậy đúng hay sai ?!

tabalo
08-04-2012, 09:07 AM
Tôi nghĩ chị ntdl và Anh Bẹc đã viết điều tôi muốn nói nhưng tôi đã không có khả năng diễn đạt . Cám ơn hai vị

Lòng Như Gió
08-04-2012, 09:39 PM
Vậy bây giờ tôi hỏi quý vị : Hành động tôi hồi đó như vậy " đúng hay sai ".

...thấy anh Tabalo nói là, chuyện đúng sai đôi khi khó biết, tôi nghĩ cũng đúng cho tôi vì lúc đó tôi không biết nên tiếp tục hay ngừng vì không biết mình làm vậy đúng hay sai ?!

Khi hỏi câu trên, anh Bẹc chắc muốn nghe nói đùa cho vui.

Em thấy thế này, chuyện xác định đúng hay sai nhiều khi không phải là khó, càng không thể là chuyện khó nhất đời, vì em thấy ở đời còn khối chuyện khó hơn (ví dụ chuyện cai net, chuyện cai nói dóc, chuyện chống tham nhũng, chuyện đảo chính, chuyện đấu tranh bất bạo động, chuyện cắt “đường lưỡi bò”, vân vân…).

Khi viết chính tả, người ta biết đúng hay sai là nhờ lấy quy luật về chính tả làm chuẩn. Khi đi đường, người ta biết mình đi đúng hay sai là nhờ lấy luật giao thông làm chuẩn.

Tương tự, với những hành động của mình, muốn xác định nó đúng hay sai, trước hết người ta phải chọn một cái gì đó làm chuẩn.

Vậy, hành động xách nước kia của anh Bẹc là đúng, nếu anh chọn (một trong) những thứ sau đây làm chuẩn:


Sự hài lòng của bốn cô gái
Sự hài lòng của bản thân anh (vì tự thấy mình làm được việc tốt, vì được người đẹp cười với mình…)
… (có thể còn nữa, chưa nghĩ ra thêm)


Hành động xách nước đó là sai, nếu anh chọn (một trong) những thứ sau đây làm chuẩn:


Sự không vui của một cô gái nào đó thầm yêu trộm nhớ anh, giả sử hôm ấy có một cô như vậy và anh lại đi xách nước cho bốn cô kia
Hậu quả để lại là bốn cô kia “sinh lười”, hoặc những hậu quả nặng hơn, nếu có (ví dụ chỉ vì lỡ giúp xách nước mà bị “đeo gông vào cổ”)
… (có thể còn nữa, chưa nghĩ ra thêm)


Nếu anh lấy cả những lời khen chê làm chuẩn thì càng mệt hơn nữa: lấy lời khen làm chuẩn thì thấy mình đúng, lấy lời chê làm chuẩn thì thấy mình sai. Nhưng một người có lập trường thì không thay đổi lập trường trước những khen chê xung quanh.

Em trộm nghĩ, anh cứ theo phương pháp ấy, chọn cái gì đó làm chuẩn, sẽ nhận ra mình đúng hay sai thôi.

Triển
08-04-2012, 11:06 PM
b. Ga lăng gì...nó có ý đồ...

Vậy bây giờ tôi hỏi quý vị : Hành động tôi hồi đó như vậy " đúng hay sai ".

chuyện đúng sai đôi khi khó biết, tôi nghĩ cũng đúng cho tôi vì lúc đó tôi không biết nên tiếp tục hay ngừng vì không biết mình làm vậy đúng hay sai ?!

Nếu "đầm" thì không biết (đầm = gái Tây). Còn phụ nữ Đức thì đoán rằng ;) lời giải sẽ nằm ở câu "b." Theo kinh nghiệm tôi sống ở đây thì thấy chữ "Galant" trong Đức ngữ gần như không có dùng. Không chỉ ít nói mà viết cũng ít luôn. ;) Chữ mà họ thường dùng là chữ "Gentleman" (tiếng danh từ) như Anh ngữ vậy. Và đàn ông được gọi là Gentleman vẫn không phát thinh tự nguyện xách nước mà không có nhờ vả hoặc yêu cầu. Vì hành động này không nằm trong tính cách của khái niệm Gentleman. Mà lời bình của họ là "nett" (tiếng Anh là "nice", tiếng Việt dịch trong trường hợp này là "tử tế"). Tự dưng xách nước như thế, thông thường họ sẽ nhíu mày khó hiểu.

Cũng như một ví dụ của hai người, hoặc một nhóm người đi ăn, người nam hào phóng móc ví ra trả tiền cho phụ nữ bạn bè hay đồng nghiệp nữ không phải là galant, gentleman hoặc tử tế. Trong trường hợp đó, phản ứng đầu tiên là họ sẽ hỏi: "-ủa, anh mời tôi hả?". Nếu mình gật đầu, thì họ đồng ý để cho trả, kèm thêm câu hỏi "có dịp gì" và cám ơn là hết. Và "cám ơn" trong trường hợp này của người Đức không có nghĩa là "mang ơn", nghĩa là lần sau đi thì họ không có chuyện hào phóng chi trả lại cho đâu. :)

Kết luận để trả lời cho câu hỏi này là: hành động ngày đó của anh Bẹc là sai.
(Lý do đơn giản là văn hóa. Để không có những ngộ nhận, văn hóa ở đây là hành vi, cách cư xử theo phong tục và truyền thống của họ)

----------------------

"có dịp gì?": ví dụ như sinh nhật, trẻ con thì có bằng lái xe, người lớn thì có hiếu hỉ gì đó...v.v.v

Bẹc
08-05-2012, 01:30 AM
Tôi đã sống cùng làm việc chung với người Đức nên tôi cũng biết là, chuyện gì không ai nhờ thì đừng làm, và anh trả lời rõ ràng rồi. Còn như chuyện đôi nam nữ ( quen/thân/yêu...) đi chung đến nơi nào, khi phụ nữ cởi áo choàng ra thì nam đưa tay bợ lấy và máng lên giùm, hoặc khi phụ nữ đến nhà mình thì cũng vậy, đó là thói quen/tư cách bình thường của họ chớ không phải "nịnh/ga lăng" gì hết.

Theo như Gió trả lời thì cũng còn có chữ "nếu", và trong trường hợp 1 thì đúng và 2 thì sai, bởi vậy ý của anh Ba và tôi là ở chỗ đó.

Cái chuyện đúng/sai như vậy, hồi trước tôi đã có lần nói chuyện với thầy Đảnh, thì ổng nói với tọi như vầy: Mầy thấy cái gì làm mà có lợi cho hiện tại hoặc tương lai cho mọi loài thì mầy nên làm vì đó là đúng, còn ngược lại thì sai. Nhưng con thấy có lợi mà người khác thì thấy có hại thì sao ? Nếu mầy còn chưa tin mầy là nghĩ đúng thì mầy cũng đừng làm cho chắc ăn, còn đã thấy đúng và làm mà sao nầy té ra sai thì mầy có thêm bài học....mà ai trên đời nầy hoàn toàn đúng đâu, miễn sao " khi hành " động với " ý " của mầy là làm lợi cho người là đủ rồi.

...nhóm tôi đi từ Berlin là nhóm đông nhứt, phải thuê đến 2 xe Bus lớn mới đủ ghế ngồi, vậy mà chỉ có 4 cô chưa chồng và đông nhứt là trẻ nhỏ. Để trả lời cho anh TC là 4 cô Việt Nam chánh cống, gọi là đầm là cho nó phù hợp với chữ "nịnh đầm" thôi.

...Tôi đã không phải sung sướng vì nhận được lời cám ơn, mà tôi rất sung sướng vì sự vui mừng của 4 cô. Lúc ăn sáng có 1 cô nói với tôi là, mấy em thức dậy cũng lâu rồi mà trời lạnh quá nên nằm nướng, cái con H nó còn nói là ước gì có người đem nước đến cho tụi mình đánh răng ! Khi mà anh nói lớn là, anh đem nước nóng đến cho thì tụi em cười ồ lên là vậy, cười vì mừng và sao con H nó nói linh quá chớ anh đừng nghĩ là tụi em chọc anh nhe.

...Hôm sao tôi cũng làm vậy và hôm thứ 3 thì trời hết lạnh và các cô đã thức sớm làm vệ sinh xong còn dọn sẵn thức ăn rồi ngồi chờ tôi đến ăn chung !

...Hôm thứ tư là ngày cuối để hôm sau lên đường đi tiếp sang Hoà Lan nên nhóm tôi cho người đi chợ mua một số thứ đồ đem theo. Dĩ nhiên 4 cô là người đi chợ ...và tôi được mấy cô xin cho theo để xách đồ ! Đến phố là 1 cô mời tất cả vào nhà hàng Tàu ăn, cô ta nói là muốn trả ơn tôi xách nước. Điều nầy tôi không hề vui vì tôi không muốn cô ta trả sớm và lại càng không muốn trả bằng bửa ăn.

...Ở Hoà Lan tôi luôn được 4 cô quan tâm chăm sóc, không ngờ cử chỉ xách nước gọi là "nịnh đầm hay ga lăng" mà những ngày ở Hoà Lan mắt tôi đổ ghèn vì nóng do mấy cô cứ mua nhãn cho tôi ăn liên tục !

Lòng Như Gió
08-05-2012, 03:57 AM
...Ở Hoà Lan tôi luôn được 4 cô quan tâm chăm sóc, không ngờ cử chỉ xách nước gọi là "nịnh đầm hay ga lăng" mà những ngày ở Hoà Lan mắt tôi đổ ghèn vì nóng do mấy cô cứ mua nhãn cho tôi ăn liên tục !

Anh Bẹc, nếu hậu quả của hành động xách nước hôm ấy chỉ đến mức mắt anh bị đổ ghèn, và nếu anh chọn niềm vui của anh cũng như của bốn cô gái ấy để làm chuẩn, thì quá rõ ràng rồi: hành động xách nước của anh là đúng!

Em hiểu chuyện băn khoăn đúng – sai mà anh và anh Ta nêu ra chứ, nên em mới nhắc đến “phương pháp” chọn cái gì đó làm chuẩn rồi mới kết luận đúng – sai. Anh có thể thấy, em không nhắc đến chuyện lấy cái “văn hóa” ra làm chuẩn, vì nếu kéo văn hóa vào cuộc, không khéo anh Ta lại nói rằng ấy là bị lệ thuộc vào tư tưởng của đám đông. Em nghĩ, cái để làm chuẩn mà thông thường người ta nên chọn, đó là niềm vui của người và của mình.

Triển
08-05-2012, 04:33 AM
Tôi đã sống cùng làm việc chung với người Đức nên tôi cũng biết là, chuyện gì không ai nhờ thì đừng làm, và anh trả lời rõ ràng rồi. Còn như chuyện đôi nam nữ ( quen/thân/yêu...) đi chung đến nơi nào, khi phụ nữ cởi áo choàng ra thì nam đưa tay bợ lấy và máng lên giùm, hoặc khi phụ nữ đến nhà mình thì cũng vậy, đó là thói quen/tư cách bình thường của họ chớ không phải "nịnh/ga lăng" gì hết.

...nhóm tôi đi từ Berlin là nhóm đông nhứt, phải thuê đến 2 xe Bus lớn mới đủ ghế ngồi, vậy mà chỉ có 4 cô chưa chồng và đông nhứt là trẻ nhỏ. Để trả lời cho anh TC là 4 cô Việt Nam chánh cống, gọi là đầm là cho nó phù hợp với chữ "nịnh đầm" thôi.

Thì ra là vậy. Tôi thấy anh ở bên Đức, lại bàn loạn có "đầm", nghĩ đến anh nói người Đức nên tôi mới bàn loạn với anh cho vui thôi. Thì anh nói chính xác đó, nếu không sống và làm việc chung với họ, thì biết gì về họ đâu mà nói. Mang ý nghĩ mình áp đặt lên người ta thôi. Nhưng giờ anh sửa lại thành phụ nữ VN cho phù hợp văn tự, chữ nghĩa thì thôi miễn bàn vậy. ;)



Cái chuyện đúng/sai như vậy, hồi trước tôi đã có lần nói chuyện với thầy Đảnh, thì ổng nói với tọi như vầy: Mầy thấy cái gì làm mà có lợi cho hiện tại hoặc tương lai cho mọi loài thì mầy nên làm vì đó là đúng, còn ngược lại thì sai. Nhưng con thấy có lợi mà người khác thì thấy có hại thì sao ? Nếu mầy còn chưa tin mầy là nghĩ đúng thì mầy cũng đừng làm cho chắc ăn, còn đã thấy đúng và làm mà sao nầy té ra sai thì mầy có thêm bài học....mà ai trên đời nầy hoàn toàn đúng đâu, miễn sao " khi hành " động với " ý " của mầy là làm lợi cho người là đủ rồi.
Chuyện này chung chung xử thế là vậy, dường như không có nhất thiết vào một khuôn khổ "nịnh" gì. Nhân anh nói ông Đảnh, tôi chợt nhớ đến câu chuyện Cô Gái Đồ Long. Lúc Trương Vô Kỵ lên núi Võ Đang quỳ trước mộ cha, khóc phân trần trong đêm vắng là bị oan, không hề giết thất thúc của anh ta. Trương Tam Phong thái sư phụ bước ra hậu sơn bắt gặp Trương Vô Kỵ cũng nói y hệt ông Đảnh. Tuy nhiên TTP không nói vụ nhân vô thập toàn. Tôi thì dạy con cái tôi cũng vậy, phải mạnh dạn và tự tin vào xử thế của mình. Đã suy nghĩ rồi, quyết định rồi thì phải làm, đã làm thì không ngại nữa. Câu hỏi giật giò lái đúng sai của anh sau khi làm, nếu chơi vui pha trò thì có lý. Còn nếu là thật thì tương phản với ý ông Đảnh rồi anh ơi.

Hổm rày vào đây "hiên ngang" quá, quên chào cô Gió một tiếng. :)
Thôi trả lại bầu không khí trong lành ở đây. http://comtipp.com/smileys/hallo.gif

Bẹc
08-05-2012, 05:35 AM
Thì ra là vậy. Tôi thấy anh ở bên Đức, lại bàn loạn có "đầm", nghĩ đến anh nói người Đức nên tôi mới bàn loạn với anh cho vui thôi. Thì anh nói chính xác đó, nếu không sống và làm việc chung với họ, thì biết gì về họ đâu mà nói. Mang ý nghĩ mình áp đặt lên người ta thôi. Nhưng giờ anh sửa lại thành phụ nữ VN cho phù hợp văn tự, chữ nghĩa thì thôi miễn bàn vậy. ;)

................

Câu hỏi giật giò lái đúng sai của anh sau khi làm, nếu chơi vui pha trò thì có lý. Còn nếu là thật thì tương phản với ý ông Đảnh rồi anh ơi.

Hổm rày vào đây "hiên ngang" quá, quên chào cô Gió một tiếng. :)
Thôi trả lại bầu không khí trong lành ở đây. http://comtipp.com/smileys/hallo.gif

Ở đây tui kể toàn là chuyện thật, nhưng cách diễn đạt là để vui chơi. Đầu óc tui hay nhớ những chuyện vặt vảnh như vậy nên nó còn ít chổ chứa chuyện đáng chưá. Mấy cô đó, lúc đó trong nhóm cũng gọi là mấy cô là " đầm " vì lúc đó trời lạnh mà mặc đầm rồi có đứa nói sao trời hè mà lạnh quá, tui còn nhớ có một bác gái nghe được rồi nói : " đáng đời, ai biểu xí xọn bắt chước người ta, tao cầu cho tụi mầy cúm hết cho biết ! "

Để tui kể thêm chơi:

Trong nhóm tui, có 1 tay,lúc đó ở VN mới sang Đức được vài tháng nên cách nói chuyện chưa quen và hợp với bọn tui. Lúc đó 4 cô đó gọi " lén " là anh " Nổ ". Anh Nổ nầy để ý thương thầm nhớ trộm 1 cô trong đó ( còn tui thì ...đè nén con tim vì biết cha mẹ người ta đã hứa hôn với người khác ! ). Trong mấy ngày cắm trại ở Đức, ai cũng biết tui đã được lòng 4 cô. Đến Hoà Lan tui chỉ ở không mà hưởng thụ. Ngày thứ 2 ở Hoà Lan 1 cô mà anh Nổ yêu thầm bổng dưng bị ong chích trên cánh tay. Đó chỉ là loại ong ruồi ( ông lấy mật loại nhỏ ). Cô bạn trong đó đi lấy dầu gió xanh xức cho cô, nhưng còn làm sưng thêm. Tui nói, chỉ cần rửa nước lạnh thôi, vài ngày thì hết.... Buổi chiều tôi đi chơi về thì 1 cô ( bạn thân của cô bị ong chích ) nói với tôi : " Nè, báo tin buồn cho anh biết là, người đẹp của anh đã có người tìm được vôi để xức rồi ! Anh bị mất điểm rồi ! Tui trả lời : Thôi rồi ! Anh chịu thua...anh đầu hàng...ở đây mà tìm được vôi thì phải biết là Trời độ người ta rồi !!!

....Nhưng Trời không qua được lòng người nên trong một buổi ngồi chơi trước khi trở về Đức, cô nàng ong chích còn nói với tui là : " Anh giống Sở Lưu Hương quá ! " Hahaha. Chấm./.

Đậu
08-06-2012, 09:40 AM
Tui nghĩ, anh ba nói là, chỉ có 1 vị Phật là nói ở Cõi Ta Bà mà chúng ta đang sống và tám đây, chớ không nói ở những cõi khác cũng có những vị Phật khác. Còn nói đúng và sai như ý anh Ba thì tôi cũng xin chia sẻ một câu chuyện thật của tôi :

....trong lần đi cắm trại tại ngoại ô tỉnh Frankfurt, lần đó dù mùa hè nhưng trời tự nhiên đổi lạnh, ban đêm chỉ có 5 độ C, trong khi tất cả ngủ lều, ngoại trừ những phụ huynh gìà yếu ham vui đi theo thì ngủ trong nhà gỗ khu sinh hoạt. Lúc đó tôi còn có thói quen thức sớm để chạy bộ và đi quyền, sau đó tôi vẫn còn dư nhiều thời giờ khi mà chưa đến giờ theo quy định trại là 7 giờ thức dây vệ sinh. Tôi thấy trời lạnh lẽo, mà đi từ lều đến chỗ đánh răng rửa mặt thì khá xa, nên tôi làm vệ sinh xong là tôi xách luôn thùng nước " pha nóng " đến để bên lều 4 cô đầm cũng trong nhóm chơi chung từ Berlin đến ( 4 cô ngủ chung 1 lều cũng gần lều tôi ) rồi tôi nói vói vô là tôi có xách cho thùng nước nóng để mấy cô rửa mặt.

Lời bàn thiên hạ :

1. Anh nhóm trưởng :....Cái thằng dư hơi nầy làm mấy đứa nó sinh lười ra...
2. Tay ngang tuổi tôi : ...Nó nịnh đầm có tầm cỡ
3. Một số khác, có cả phụ huynh :

a. Thằng biết ga lăng ghê...tiếc là không có con gái gả cho nó...
b. Ga lăng gì...nó có ý đồ...

Vậy bây giờ tôi hỏi quý vị : Hành động tôi hồi đó như vậy " đúng hay sai ".

...thấy anh Tabalo nói là, chuyện đúng sai đôi khi khó biết, tôi nghĩ cũng đúng cho tôi vì lúc đó tôi không biết nên tiếp tục hay ngừng vì không biết mình làm vậy đúng hay sai ?!

Lời bàn Đậu phọng.

Xưa nay, việc xách nước là khó nhọc, đòi hỏi người thực hiện phải có thể lực tốt. Gặp lúc giời lạnh, thể tích nước tăng khiến trọng lượng nước thay đổi theo chiều hướng bất lợi, thì yếu tố thể lực càng quan trọng. Tuy nhiên, cơ bắp không phải là tất cả. Muốn việc xách nước khi giời lạnh có thành quả tốt đẹp thì điều kiện tiên quyết là phải có lòng dũng cảm. Dũng cảm đặng vượt lên chính mình, đặng khống chế cai thú ngủ nướng tòan diện.

Nom ra cái việc xách nước khi giời lạnh là không nhỏ nên cái động cơ thúc đẩy người thực hiện chắc là không nhỏ. Rồi thì cái hệ quả của việc làm chắc cũng không nhỏ luôn. Rồi thì sao? Thì cái hệ quả ấy có khi đúng, có khi sai. Thế khi nào thì đúng? Lúc nào thì sai? Dạ, khi quần chúng nhất trí bảo đúng thì là đúng; Họ nói sai thì là sai. Khi đa số nói đúng thì là "đúng chán". Bán phần là "cũng đúng". Còn thiểu số thì là "chưa được đúng, cần chỉnh sửa". Lại hỏi: Quần chúng là những ai? Đáp, là bốn thành phần của nhân dân chứ còn ai nữa, là "Nam, Phụ, Lão, Ấu".

Qua câu chuyện của anh Bẹc, ta nhận ra sự đóng góp ý kiến của quần chúng, là tác giả của các "lời bàn của thiên hạ" vậy. Trong đó, anh trưởng nhóm là đại biểu cho thành phần "Nam", là phe liền ông con giai. Anh này đánh gía thấp cái hệ quả và tiên đóan từ đó sẽ phát sanh nhiều chuyện. Làm răng biết đặng? Vì ảnh bỏ lững câu nói và dùng chấm chấm chấm, ra ý là còn tiếp nữa. Nếu dùng thang điểm thì đây là điểm âm. Trừ một điểm.

Thành phần "Phụ" là bốn cô đầm kia. Mặc dù không chính thức đưa ra ý kiến nhưng qua đọan bổ sung, anh Bẹc cho hay là họ "cười ồ lên" khi biết có nguời mang sô nứớc đến cho. Sách tâm lý phụ nữ qua tiếng cười có nói "cười ồ" là thể hiện sự sảng khóai tột đỉnh và có tính cách chợt nhiên. Hễ sảng khóai thì cho điểm cũng hào sảng. Cho nên, ét-sờ-lưng, cộng một điểm.

Riêng các "Lão" thì có sự mâu thẩn nội bộ. Người bảo rất OK, kẻ nói thật là bad. Kẻ đánh người xoa như vậy thì chả nên cơm cháo gì. Zero điểm.
Không thấy sự đóng góp của các em nhỏ. Có nhẽ là các em còn ít tuổi nên chưa được phép xen vào chuyện người nhớn, mặc dù đây là thành phần đa số trong đòan. Trộm nghĩ là chưa được dân chủ lắm. Điểm: không có.

Nhòm qua bảng điểm. Trừ một. Cộng một. Zero điểm. Không có. Từ đó suy ra luôn là việc xách nước của anh Bẹc chả đúng mà cũng chả sai.

Bẹc
08-06-2012, 12:04 PM
Lời bàn Đậu phọng.

Xưa nay, việc xách nước là khó nhọc, đòi hỏi người thực hiện phải có thể lực tốt. Gặp lúc giời lạnh, thể tích nước tăng khiến trọng lượng nước thay đổi theo chiều hướng bất lợi, thì yếu tố thể lực càng quan trọng. Tuy nhiên, cơ bắp không phải là tất cả. Muốn việc xách nước khi giời lạnh có thành quả tốt đẹp thì điều kiện tiên quyết là phải có lòng dũng cảm. Dũng cảm đặng vượt lên chính mình, đặng khống chế cai thú ngủ nướng tòan diện.

Nom ra cái việc xách nước khi giời lạnh là không nhỏ nên cái động cơ thúc đẩy người thực hiện chắc là không nhỏ. Rồi thì cái hệ quả của việc làm chắc cũng không nhỏ luôn. Rồi thì sao? Thì cái hệ quả ấy có khi đúng, có khi sai. Thế khi nào thì đúng? Lúc nào thì sai? Dạ, khi quần chúng nhất trí bảo đúng thì là đúng; Họ nói sai thì là sai. Khi đa số nói đúng thì là "đúng chán". Bán phần là "cũng đúng". Còn thiểu số thì là "chưa được đúng, cần chỉnh sửa". Lại hỏi: Quần chúng là những ai? Đáp, là bốn thành phần của nhân dân chứ còn ai nữa, là "Nam, Phụ, Lão, Ấu".

Nhòm qua bảng điểm. Trừ một. Cộng một. Zero điểm. Không có. Từ đó suy ra luôn là việc xách nước của anh Bẹc chả đúng mà cũng chả sai.



Lời bình nầy thuộc hạng cao thủ chấm/đoán lá số tử vi mà lại còn kèm theo khoa học vật lý nữa chớ !:))^:)^

gun_ho
08-06-2012, 04:57 PM
Nếu có tùm lum cô, chỉ xách nước cho riêng một cô.

Vậy thì gọi là gì? Galant? Cua gái? Chiều chuộng? Được điểm hay đáng chửi?

RaginCajun
08-06-2012, 05:29 PM
Nếu có tùm lum cô, chỉ xách nước cho riêng một cô.

Vậy thì gọi là gì? Galant? Cua gái? Chiều chuộng? Được điểm hay đáng chửi?Cũng tùy. Cô đó đẹp, xấu, già, trẻ, lớn, bé ra sao? :P

Đậu
08-06-2012, 05:33 PM
Nếu có tùm lum cô, chỉ xách nước cho riêng một cô.

Vậy thì gọi là gì? Galant? Cua gái? Chiều chuộng? Được điểm hay đáng chửi?

Thứ nhất, nếu lượng nước chỉ đủ cho nàng rửa mặt thì chứng tỏ anh giai này thể lực kém. -10 điểm
Thứ hai, nếu lượng nước đủ cho nàng tắm thì +10 điểm nhưng sao lại lấy có 10 điểm? Nói giả dụ là có 4 nàng nếu anh giai này thể lực tốt thì dại gì mà không lấy 40 điểm.

Từ hai nhẽ trên, ta suy ra là anh giai này thể lực kém.

gun_ho
08-06-2012, 08:01 PM
Cũng tùy. Cô đó đẹp, xấu, già, trẻ, lớn, bé ra sao? :P

Cũng đúng.

Nhớ ngày đi học bằng săn, ông thầy nói : cả bầy nai đứng đó, mày đừng tưởng là mày bắn hết được đâu, hãy chọn một con vừa ý, vừa tầm thôi. :))



ps Anh Lu bàn lần này sao trớt guớt

nvhn
08-06-2012, 08:42 PM
Bác Hoàng Vân mà anh Súng nhắc đến, hình như là bác hay ra vào Quán Lá. Em chỉ thấy thấp thoáng bóng dáng bác ấy ở cửa quán thôi, chứ em không vào quán, nên không biết bác ấy vào đấy đã cư xử nhẹ nhàng với các bà các cô như thế nào.

Thôi thì em xin nói về những gì mình thấy trong riêng quán Cuộc Sống của mình thôi. Em thấy cánh đàn ông lẫn cánh phụ nữ vào đây, hầu như ai cũng cư xử nhẹ nhàng vừa phải với nhau, nghĩa là không nịnh nhau, không nựng nhau, có lần “chửi” nhau (tác giả là anh Súng) thì cũng không quá dai… thế là em thấy rất thích rồi. Anh chị chú ý giùm, em nói rằng mình thích, chứ không nói thế này là đúng và thế khác là sai, nhé. Thật ra, em nhìn không thấy rõ sự ga lăng ở quán này, phải chăng vì khách ghé thăm biết ý em không thích rườm rà nên không tiện chèn thêm những biểu tượng của hành vi ga lăng?

P nhớ có đọc trong quán gió phố 2, phố 3 gì đó, có anh nào "nịnh đâm" sợ bàn tay 5 ngón kêu sa của Gió có mùi tôm, nên đã bốc tôm cho Gió phải không? :))

Lòng Như Gió
08-07-2012, 07:27 AM
P nhớ có đọc trong quán gió phố 2, phố 3 gì đó, có anh nào "nịnh đâm" sợ bàn tay 5 ngón kêu sa của Gió có mùi tôm, nên đã bốc tôm cho Gió phải không? :))

Anh P nhớ kỹ quá!

Chuyện bóc tôm là chuyện ngày xưa. Ngày ấy, em có hơi lo lắng, lo cho người bóc tôm có bị “hàm oan” gì chăng (như cái thảm cảnh mà anh Ta vẽ ra ở bài 194 trang 20). Tuy nhiên, nay em nghĩ, người bóc tôm nếu thuộc loại “oai phong lẫm liệt” như cô Ngô và em đã hình dung ra, thì chả việc gì phải sợ hàm oan hàm iếc gì cả, cứ việc thoải mái nịnh đầm sao cho lòng mình thấy vui.

phiulinh
08-07-2012, 09:39 AM
Anh P nhớ kỹ quá!

Chuyện bóc tôm là chuyện ngày xưa. Ngày ấy, em có hơi lo lắng, lo cho người bóc tôm có bị “hàm oan” gì chăng (như cái thảm cảnh mà anh Ta vẽ ra ở bài 194 trang 20). Tuy nhiên, nay em nghĩ, người bóc tôm nếu thuộc loại “oai phong lẫm liệt” như cô Ngô và em đã hình dung ra, thì chả việc gì phải sợ hàm oan hàm iếc gì cả, cứ việc thoải mái nịnh đầm sao cho lòng mình thấy vui.

Heheh Gió tán kiểu này người nào đó nghe mà sướng rên.

Vậy mà có người tưởng rằng bỏ tiền hay bỏ công ra bao người dưng để đánh đổi chút niềm vui để vỗ về cái hộts lép là những kẻ thiếu tự tin.
Ga lăng kiểu thấy cô kia đứng trên xe bus lâu quá nên nhường ghế, nhường lối - mở cửa vv... thì okê. Còn không thân quen mà mời di ăn, lại bóc tôm nhất là đàn ông thì là dân nhà quê thứ thiệt. Lý do hồi nhỏ để ý tụi con trai đứng quay mặt vô vách tưới xong là tay bốc xôi ăn ngon lành!

6Quit
08-07-2012, 10:11 AM
Mấy hành động kiểu xách nước cho gái rửa mặt như anh Bẹc thì tui cũng có làm vài lần, làm xong thì mấy thằng bạn hay nói là "mầy ngu vừa vừa thôi, để cho thằng khác ngu bớt với ", kiểu mấy bà già quê hay nói là "dại gái .." :))

Thường thì tui làm vì tui khoái và nghĩ mình sẽ được gì đó (mấy em thương, kết mô đen ...), nhưng theo kinh nghiệm bản thân (khác với anh Bẹc) thì sau đó tui chẳng được gì mà còn mất thêm nhiều thứ khác ..(thì giờ, tiền ...dù tui móc ví có hơi "bị" chậm .... :)) ).

ngocdam66
08-07-2012, 12:12 PM
Mấy hành động kiểu xách nước cho gái rửa mặt như anh Bẹc thì tui cũng có làm vài lần, làm xong thì mấy thằng bạn hay nói là "mầy ngu vừa vừa thôi, để cho thằng khác ngu bớt với ", kiểu mấy bà già quê hay nói là "dại gái .." :))

Thường thì tui làm vì tui khoái và nghĩ mình sẽ được gì đó (mấy em thương, kết mô đen ...), nhưng theo kinh nghiệm bản thân (khác với anh Bẹc) thì sau đó tui chẳng được gì mà còn mất thêm nhiều thứ khác ..(thì giờ, tiền ...dù tui móc ví có hơi "bị" chậm .... :)) ).


Hì Hì :)) Cho tới hôm nay tui mới biết Đại ca 6Q. của tui cũng giống y chang Đại ca thuynh hể thấy gái là mặt dạ̣i thấy thương luônb-)

gun_ho
08-07-2012, 05:30 PM
Có một nhóm người thuộc loại "không tham ăn" hay là "ghét dính tay" thì tôi không chắc, nhưng rõ ràng là những người thuộc nhóm này chẳng thèm ăn seafood nhất là loài giáp xác như tôm cua nếu như không có ai đó bóc giùm. (sướng thế !!!). Nếu như phải ăn tôm cua mà bàn tay dính nhớp nháp, họ thà làm Dương Chu với câu Nhất mao bất bạt còn hơn.
Dĩ nhiên với cánh đàn ông mà mắc bệnh này thì tôi cũng kệ mẹ, phe lờ nó luôn.
Với cánh phụ nữ thì sao ? Với những con người duyên dáng, biết nói chuyện, biết làm cho mình thích thú khi ngồi cùng bàn ăn thì chuyện bóc tôm, lột cua giúp các cô ấy với tôi là chuyện nhỏ. Vì dẫu sao, mình để bàn tay dính chút, nhưng giúp cho người ta khỏi phải "bạt nhất mao" cũng là điều đáng làm. Có khi còn làm cho người khác nhìn thấy mà phát "ghét" nữa ấy chứ :))

Lan Nguyen
08-07-2012, 06:22 PM
vui quá, cho L xin xí xọn tí với nha .

nói tới ăn uống sea food ... L thấy mình vừa ăn vừa tự bóc mới ngon

còn này thì mấy bác nói giùm L với nha

có ông kia năm mí, ăn bánh mì panini breakfast sandwich
mà cầm dao, cầm nĩa hong dùng tay thì mấy bác nghĩ sao ?

L thấy ngứa mắt quá
cầm miếng bánh mì lên nói
and this is how i eat a breakfast sandwich .:D

ổng ăn miếng bánh mì mà cắt ra từng miếng một thật là nhìn hong có đẹp mắt, gọn gàng tí nào cả
hong phải L khó tánh
nhưng mà thấy nó hong có appropriate khi ăn bánh mì như vậy
rau cỏ rớt cả ra, rồi cuối cùng ông cũng phải lấy tay cầm lên ăn à

L lần đầu tiên trong đời thấy một ông VN nhà mình ăn bánh mì như vậy đó:D

nom no' ki` cuc., di. ho*m. lam` sao a^y' . thua!


hello Gio', chao` bac' Ngocdam, hello P, to^m, anh 6Q & anh Gun va` moi. nguo*i` nha .

6Quit
08-07-2012, 07:27 PM
Hì Hì :)) Cho tới hôm nay tui mới biết Đại ca 6Q. của tui cũng giống y chang Đại ca thuynh hể thấy gái là mặt dạ̣i thấy thương luônb-)

hahaha ông thầy, tui thấy gái thì hổng dại đâu mà khờ trân luôn ....:)), mà là gì thì chắc bà già tui thấy thương, chớ mấy em tui gặp hình như mù hết ông thầy ơi ...:))


Sẵn anh gun nói nhất mao bất bạt, tui kể chuyện này có thật 101% ...:)):

- Có em kia con nhà đài các, hôm nọ dẫn người tình mới quen về ra mắt ba mẹ ....Ba mẹ cô ta đãi anh chàng seafood, mỹ nhân ngồi bên chờ lột vỏ mà sao chờ hoài chẳng thấy mà trên bàn thì tôm cua dần dần hết sạch.
Tiễn người yêu ra về trở vào, bà mẹ mặt hầm hầm bảo cô con gái: " Thằng này thuộc loại cà chớn, ăn một mình chả biết nịnh đầm là gì, mày phải bỏ nó ngay ...". Nói xong, còn quay qua ông chồng: " Cỡ này thì không động được tới cái lông chân con gái tôi đâu, tôi nói cho ông biết ..."

Ông chồng quay đi, thở dài lẩm bẩm : " Cỡ đó mà bả bảo không động được tới cái lông chân, thì cỡ nào mới động được tới cái lông kia đây trời ..." ...:)):))


Chào Gió, chị Lan và mọi người, sorry nha Gió ....

Lòng Như Gió
08-08-2012, 07:22 AM
Em chào tất cả các anh chị.

Bác Quít không cần nói sorry làm gì. Thấy bóng dáng bác, em cũng đoán rằng bác có câu chuyện nào đó thuộc thể loại tiếu lâm để góp vui. Thế mới đúng là phong cách của bác Quít.

Về chuyện tôm, cua, thật ra tôm thì em không ham mấy, nhưng em rất thích cua. Nếu phải nhổ bớt một sợi lông để ăn một con cua, em cũng sẵn lòng. Dĩ nhiên, có người bóc tôm, cua cho mình thì tuyệt, nhưng nếu đi với một nhóm toàn đàn bà con gái, hoặc đàn ông có vợ đi kèm, không ai bóc cua cho mình cả, em cũng “a la xô”, tự bóc cho mình thôi.

gun_ho
08-08-2012, 09:53 AM
Một giải pháp cho các ông sợ "hàm oan" hay các bà ngại dính tay là món cua tôm lột, đó là giai đoạn chúng nó mập mạp nhất và béo nhất, vỏ lại mềm xèo chẳng cần phải lột bóc gì sất.

http://phununet.com/Tintuc/ImagesTinbai/20096/[1606200909165922485].jpg

Lòng Như Gió
08-18-2012, 11:51 PM
Bậc thang thứ chín


Bạn tôi chê những loại sách khuyên bảo người ta cách sống hạnh phúc hay cách yêu quý cuộc sống các kiểu là loại sách “rẻ tiền”. Tôi chợt nghĩ, nếu bạn biết rằng có những khi tôi chui vào xóm Linh Tinh này, để ghi lại những nét đáng yêu của cuộc sống, bạn có chê những điều linh tinh ấy là “rẻ tiền” chăng?

Rẻ thì rẻ. Lắm khi người ta cần những giải pháp rẻ tiền chẳng khác nào cần hít khí oxy.

Một anh chàng nọ lên net tâm tình, rằng cuộc sống đôi khi cần có những khoảng lặng, để người ta ngồi lại nghỉ ngơi cho đôi chân bớt mỏi. Anh ta nói, có người tìm khoảng lặng bằng cách đi đến một nơi thật xa chỉ có ta với ta, còn bạn tìm khoảng lặng cho mình bằng cách nào. Một bạn trả lời, giải pháp của mình khá rẻ tiền, cứ ăn cho đẫy, ngủ cho nhiều, thế là quên hết stress. Tôi bèn trả lời, giải pháp của mình còn rẻ tiền hơn, chẳng tốn xu nào để mua đồ ăn cả, cứ việc ngồi vào đàn, khảy vài điệu nhạc có nhiều khoảng lặng, thế là chuyển hết stress của mình sang nhà hàng xóm!

Rẻ thì rẻ. Lắm khi người ta phải tìm cách tự khích lệ mình.

Nhớ, ngày tôi mười một, mười hai tuổi, bị bố mẹ bắt đi học thêm Anh văn buổi tối ở Trung tâm ngoại ngữ, vì chê chương trình Anh văn trong trường cho trẻ con vừa dở vừa thiếu. Thế là mình ngồi lọt thỏm trong lớp học buổi tối dành cho người lớn. Cứ mỗi buổi chiều ngày chẵn, sắp đến giờ đi học, thấy lười gì đâu. Tôi đã nghĩ, có cách nào để tự khích lệ mình không nhỉ, chứ đi học mà miễn cưỡng thì chán quá! Rồi vào lớp, có phút rảnh rỗi liếc ra cửa sổ, thấy trời đã chuyển sang màu tối sẫm, những cành lá cây màu đen đang vui vẻ đung đưa trên nền trời màu tím than. Lòng tôi chợt rộn ràng, vì nghĩ trời tối rồi nghĩa là mình sắp được tan học rồi. Từ đó, tôi nghĩ ra bí quyết để tự khích lệ mình. Bí quyết đơn giản như sau: đến giờ thì cứ đi học, rồi nhìn trời tối, rồi giờ học sẽ trôi qua, mình sẽ được về nhà, và sẽ lại được ngủ!

Trở lại chuyện ngày nay, một hôm tan việc, từ phòng kính chui ra, tôi ngước nhìn trời, định hít thở chút khí trời trước khi leo lên xe về nhà. Nhìn thấy những cành lá đang vui vẻ đung đưa trên nền trời tối sẫm, tôi bỗng nhớ lại kỷ niệm lười học ngày nào của mình, khi phải tự khích lệ mình bằng cách nhìn trời tối ngoài cửa sổ. Thế rồi chợt thấy lòng vui nhè nhẹ với bầu trời tối sẫm trên đầu. Và thấy ngày nay mình hạnh phúc hơn tuổi thơ rất nhiều. Vì mình thích đi làm, và cũng thích về nhà; chứ chẳng như thuở bé, lười đi học và chỉ muốn về nhà.

Bạn tôi, vào một ngày đẹp trời, đọc báo thấy bản tin rằng Việt Nam xếp thứ năm thế giới về độ hạnh phúc, bạn đã viết hẳn một chương trong cuốn sách của mình, với lời kết chương ấy như sau: “em đừng hài lòng giùm cho anh, đừng hạnh phúc giùm cho anh”. Đó là chuyện năm cũ. Còn năm nay, chắc bạn cũng đọc báo, cũng thấy bản tin Việt Nam xếp thứ nhì thế giới về độ hạnh phúc, chẳng biết lần này bạn có viết thêm chương nào hoặc lời bình luận nào trong tác phẩm đang viết của mình nữa không, hay chán rồi?

Tôi thì chán rồi. Chán nói chuyện với các bác nhà báo ấy, chứ không phải là chán viết linh tinh. Dường như lời mình góp ý chẳng được họ ghi nhận. Hoặc họ có ghi, nhưng quẳng sang một bên, rồi đến năm sau, lại có kết quả về “chỉ số hành tinh hạnh phúc” (HPI), thì lại một anh thợ viết nào khác bèn viết bài và đăng tin về thứ hạng hạnh phúc nữa. Rõ khổ.

Họ hồn nhiên nhắc lại kết quả cuối cùng của chỉ số hành tinh hạnh phúc, và hồn nhiên diễn giải rằng nó có nghĩa là “chỉ số hạnh phúc”. Thế còn chữ “hành tinh”, họ nghĩ ý nghĩa của nó là gì nhỉ? Họ không buồn nhìn sâu hơn một tí, để xem HPI tính đến những yếu tố nào và không tính đến những yếu tố nào; để xem tại sao HPI của Việt Nam cao hơn các nước khác và chỉ kém một nước; để xem yếu tố nào của ta là tốt và tại sao tốt, yếu tố nào không tốt và tại sao không tốt; để xem sự tương đối của HPI là như thế nào…

Họ không buồn nhìn sâu hơn vào bản báo cáo năm 2012 của nef, để thấy rằng yếu tố “mức độ hài lòng với cuộc sống” (Experienced Well-being) được đo theo phương pháp nào, để thấy rằng yếu tố ấy của Việt Nam thật ra rất xoàng xĩnh và còn kém xa các nước Âu Mỹ.

Nhưng tôi có nằm mơ cũng không thể thấy rằng người ta có thể dùng câu hỏi dễ dẫn đến lời đáp mang tính chủ quan như sau để đo “well-being”:

“Hãy tưởng tượng một chiếc thang được đánh số từ 0 (bậc thấp nhất) đến 10 (bậc cao nhất). Giả sử bậc cao nhất của thang tượng trưng cho cuộc sống tốt nhất với bạn, và bậc thấp nhất tượng trưng cho cuộc sống tồi tệ nhất. Vậy bạn cảm thấy bạn đang ở bậc thang số mấy?”

Trên nấc thang danh vọng, có thể rất lâu (nhiều tháng, nhiều năm) người ta mới leo lên hoặc tụt xuống một bậc. Còn leo trèo “nấc thang hạnh phúc” như thế kia, người ta có thể nhảy xoành xoạch rất nhanh. Thế nên, đem câu hỏi trên để phỏng vấn một ông chồng đang ngày cơm lành canh ngọt, ông ta bèn đáp rằng mình đang ở bậc thang thứ tám; nhưng nếu lỡ có phỏng vấn ông ta vào ngày hôm sau, nhằm ngày ông vừa cãi nhau xong với vợ, câu trả lời có thể là bậc thang thứ tư.

Tôi đã không được nef chọn để phỏng vấn cho cuộc nghiên cứu của họ. Giả sử được phỏng vấn, có khi câu trả lời của tôi sẽ là: tôi đang ở bậc thang thứ chín. Tôi không hạnh phúc giùm bạn tôi, vì anh ta không muốn thế. Nhưng tôi yêu hạnh phúc mình đang có.

Thế, tại sao không “nổ” rằng mình đang ở bậc thang thứ mười luôn đi, cho chẵn? Thôi, tôi hiểu rằng không có hạnh phúc trọn vẹn, tuyệt đối. Không trọn vẹn, không phải vì ăn cơm xong mình phải rửa bát. Không phải vì mình chưa xây được căn nhà to. Không phải vì mình thiếu một người đàn ông bước đi bên cạnh cuộc đời (nếu có người ấy, không khéo có lúc mình lại tuột xuống bậc thang thứ tư). Không phải vì mình đang sống trong xã hội không hoàn hảo… Mà vì mình không hoặc chưa đủ sức làm một số việc nào đó.

Còn bạn tôi, chắc sẽ phết một số điểm thấp hơn nhiều, trước câu hỏi về nấc thang?

Trân
08-19-2012, 12:58 AM
.....

Rẻ thì rẻ. Lắm khi người ta phải tìm cách tự khích lệ mình.

Nhớ, ngày tôi mười một, mười hai tuổi, bị bố mẹ bắt đi học thêm Anh văn buổi tối ở Trung tâm ngoại ngữ, vì chê chương trình Anh văn trong trường cho trẻ con vừa dở vừa thiếu. Thế là mình ngồi lọt thỏm trong lớp học buổi tối dành cho người lớn. Cứ mỗi buổi chiều ngày chẵn, sắp đến giờ đi học, thấy lười gì đâu. Tôi đã nghĩ, có cách nào để tự khích lệ mình không nhỉ, chứ đi học mà miễn cưỡng thì chán quá! Rồi vào lớp, có phút rảnh rỗi liếc ra cửa sổ, thấy trời đã chuyển sang màu tối sẫm, những cành lá cây màu đen đang vui vẻ đung đưa trên nền trời màu tím than. Lòng tôi chợt rộn ràng, vì nghĩ trời tối rồi nghĩa là mình sắp được tan học rồi. Từ đó, tôi nghĩ ra bí quyết để tự khích lệ mình. Bí quyết đơn giản như sau: đến giờ thì cứ đi học, rồi nhìn trời tối, rồi giờ học sẽ trôi qua, mình sẽ được về nhà, và sẽ lại được ngủ!

....


Gió ơi. Cute lắm!

RaginCajun
08-19-2012, 05:45 AM
[SIZE=3][B] Tôi bèn trả lời, giải pháp của mình còn rẻ tiền hơn, chẳng tốn xu nào để mua đồ ăn cả, cứ việc ngồi vào đàn, khảy vài điệu nhạc có nhiều khoảng lặng, thế là chuyển hết stress của mình sang nhà hàng xóm!

Đàn nhỏ vừa đủ nghe thì mình hết stress mà hàng xóm cũng không bị lây stress. Đùa với Gió tí.

Lòng Như Gió
08-19-2012, 09:34 AM
Em cảm ơn Trân và bác Tôm. Thật ra em cũng đùa thôi, em thường gạt bàn đạp giảm âm khi đàn, nên hàng xóm không bị lây stress. Người ở cùng nhà còn phải căng tai lên mới nghe được tiếng đàn, huống gì hàng xóm.


http://www.youtube.com/watch?v=faFl_CTs1c4

Lòng Như Gió
09-02-2012, 08:40 AM
Một ngày đẹp trời

1.

Một câu hỏi quen thuộc mà người ta thường hỏi nhau, cũng như thường hỏi tôi, mỗi khi sắp đến dịp nghỉ lễ nào đó, là: lễ có đi đâu chơi không.

Có khi, tôi chỉ trả lời ngắn gọn là không. Có khi, gặp người thân hơn, tôi sẽ “đanh đá” hơn chút bằng câu trả lời dài hơn chút, rằng: câu trả lời cho dịp lễ này, cũng như cho các dịp lễ khác, là không đi chơi đâu cả; có đi, thì đi ngày thường, chứ sao phải đâm đầu đi ngày lễ. Ngày lễ là ngày rất thích hợp để mình ở lại Sài Gòn và thưởng thức bầu không khí ít ô nhiễm hơn ngày thường.

Hôm nay là một ngày Sài Gòn ít ô nhiễm. Lại thêm tiết trời ít nóng, 27 độ C. Tôi khoan khoái đến thăm B., một cô bạn mà lâu lâu mình chợt thấy nhớ da diết.

B. từng đôi khi tiếc nuối vì đã bỏ cả công ăn việc làm để ở nhà dưỡng thai. Nay, sinh xong đứa bé bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo rồi, tuy vẫn chưa biết có đi làm lại được không dù rất muốn đi làm, nhưng B. không còn tiếc nuối gì về quyết định bỏ việc khi xưa nữa. Với B., cô công chúa nhỏ mà mình sinh ra là số một trên đời, vì nó, cũng đáng để quẳng đi những thứ khác lắm.

B. nói chuyện tíu tít, nên tôi tìm chẳng ra lúc nào để cáo từ ra về, mãi đến khi nhân dịp có người đến bấm chuông và B. phải chạy xuống mở cửa.


2.

Leo lên taxi để về nhà, tôi gặp trúng anh tài xế cũng thích nói chuyện như B. Ngoài ra, hình như anh ta còn thích cả tiếng ồn. Anh ta mở các loại nhạc với các loại ca sĩ mà tôi nghe chẳng thấy loại nào hay: khi thì một giọng rống lên thật khỏe “em ơi Hà Nội phố” mà ta nghe chẳng biết đó là giọng đàn ông hay đàn bà, khi thì một giọng nữ điều điệu biến hết tất cả những “ay” thành “ây” (chẳng hạn như “mưa bây”).

Anh tài xế này có tỏ một thái độ khiến tôi thấy vui, đó là khi anh ta nhận xét trời hôm nay mát như mùng một tết, và khi anh ta nói rằng đường phố hôm nay thật thoáng, chạy xe thích quá.


3.

Anh tài xế khiến tôi chợt nhớ, vào một ngày lễ trước, P. cũng tỏ ra thích thú với đường phố thoáng đãng, ít xe, và đã chạy xe thật chậm để thưởng thức không khí hiếm khi có ấy của Sài Gòn.


4.

Cũng có khi, giữa Sài Gòn đông nghẹt và đầy khói bụi, tôi cùng P. chui vào một nơi ế ênh với tiếng nhạc thật nhẹ và thật hay, chứ không rống ầm ầm như tiếng nhạc trong chiếc taxi của anh tài xế thích nói chuyện kia. Ngồi nơi ấy, thấy thời gian trôi thật nhanh, vèo cái đã đến giờ phải về nhà để nghỉ ngơi mà còn sức mai đi làm tiếp. Ngồi nơi ấy, phóng tầm mắt nhìn ra tòa nhà Bitexco phía xa xa, P. rủ tôi hôm nào rỗi rãi mình leo lên đó chơi, nếu tôi không sợ độ cao. Tôi hào hứng đáp rằng mình thích độ cao lắm, và ngắm cảnh từ trên cao là một cách ngắm cảnh rất tuyệt. Tôi nghĩ, tầng cao nhất của tòa nhà ấy là nơi người ta thích leo lên để ngắm nguyệt thực, ngắm “trăng xanh”, hoặc ngắm “siêu trăng” (phải cho vào ngoặc kép, vì tôi không thích cách người ta ghép chữ “siêu” với chữ “trăng”, trông cứ như ép duyên).

Rồi một hôm tôi nghĩ, cái dịp “rỗi rãi” kia không bao giờ xảy ra cũng chẳng sao cả. Dòng đời rất đẹp khi mình không có thời gian để mong chờ gì dịp rỗi rãi ấy.


5.

Giữa một ngày đẹp trời như hôm nay, giữa đường phố ít khói bụi như hôm nay, tôi bắt gặp cô gái nọ một mình đi bộ, vừa đi vừa khóc mếu máo.

Tôi nhớ, mình từng có khi cũng muốn mếu máo như cô, và khi ấy tôi thầm nghĩ rằng, vào một ngày đẹp trời như hôm nay, hẳn trên thế gian này có rất nhiều người đang đầm ấm, đang tận hưởng hơi thở mát lành của cuộc sống, mình lại dành thời gian cho nỗi buồn bực, có phải là phí không?

Nhưng, có thể, đôi khi, giữa một ngày đẹp trời, người ta hoặc khẽ mỉm cười, hoặc khẽ thở dài, với một kỷ niệm nào đó vừa lồm cồm bò dậy từ trong lòng quá khứ.

Lòng Như Gió
09-09-2012, 12:45 AM
Thú thật ngày xưa…


Một hôm, có chàng trai lạ lùng nọ lên facebook ghi, rằng bắt đầu từ hôm nay, mỗi ngày mình sẽ kể ra một lỗi lầm của bản thân. Rồi, anh ta bắt đầu luôn, kể ngay ra một cái mà anh cho là lỗi lầm trong quá khứ. Anh ta tiếp tục tự thú như thế được chừng mươi ngày gì đó. Nay, tôi không còn thấy anh làm việc tự thú này nữa. Có lẽ, kể mãi cũng hết, chẳng còn tội lỗi nào khác nữa mà kể. Tôi thích anh này.

Và tôi nghĩ, để vạch ra lỗi lầm của mình cho nhiều người cùng thấy, người ta phải có lòng can đảm.

Tôi từng có ý định, rằng bắt đầu từ một ngày đẹp trời nào đó, mình sẽ ghi một lỗi lầm nào đó của mình vào một cuốn sổ nho nhỏ nào đó. Có thể ghi thêm làm sao để lỗi lầm ấy không xảy ra lần nữa, lần sau phải làm sao cho đúng. Và tôi chỉ muốn giữ cuốn sổ ấy cho riêng mình thôi, thỉnh thoảng đem ra đọc lại để nhớ, chẳng muốn cho ai đọc, không muốn để nó rơi vào tay ai. Nhưng, “ngày đẹp trời” ấy chưa bao giờ xảy ra. Có quá nhiều việc với những hàng ưu tiên từ cao tới rất cao, khiến cho cái việc đi kiếm một cuốn sổ để ghi chép lỗi lầm trở thành một thứ chẳng được đưa vào lịch làm việc bao giờ.

Và tôi cũng nghĩ, muốn nhớ lỗi của mình để rút kinh nghiệm thì tốt. Nhưng nếu nhớ kỹ quá, có khi lại rơi vào cái bẫy khốn khổ là tự giày vò mình. Chẳng hạn, bố tôi ngày xưa, có lần thủ thỉ với tôi rằng, bố có một sai lầm là ngày trước đã không chịu đi Mỹ, để đến nay con phải khổ như thế này. Ngày ấy tôi là một đứa bé chưa… già lắm, chưa biết an ủi bố, cũng chưa biết nghĩ rằng, chắc tâm can bố đã bị giày vò từ rất lâu, để đến ngày hôm ấy bố đã tạm gạt sang một bên niềm kiêu hãnh của một người đàn ông, để nói về sai lầm của mình với đứa con gái nhỏ.

Nhưng người ta, liệu mấy ai đã biết cách an ủi nhau? Hay người ta sẽ buột miệng nói ngay “Ai bảo…” mỗi khi nhìn thấy hậu quả của một sai lầm? Kiểu như: “Ai bảo anh làm thinh, em ngỡ anh vô tình”.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng từng kể về một lỗi lầm đã không còn cơ hội để “undo”, một chi tiết mà có người đọc xong đã nhận xét rằng nó “ác” như một nhát dao.




2. Khi mẹ tôi cắp nón rụt rè
bước vào trong sân guốc mòn, áo vải
reception báo tin: có bà cụ đến tìm!
khi ấy tôi đã bốn mươi tuổi đang rất nổi tiếng
những gã đồng nghiệp vẫn đồng loạt hét toáng:
- Bác ơi! Mang hắn về nhà cho bú tí đi!
mẹ tôi mất một năm sau đó.

3. Chẳng ai biết vì sao bà cụ ấy
thường xuyên cắp nón đi tìm
thằng con đã tóc râu chớm bạc
đơn giản lắm!
đêm qua nghe ai bảo tôi say xỉn không về nhà
đêm qua trời Sài Gòn trở gió...
người mẹ ấy hôm sau run rẩy đi tìm
rụt rè hỏi nhỏ:
- Con có bị ốm không?
mẹ già rồi lẩn thẩn
đừng mắng mẹ nghe con...

4. Thú thật ngày xưa...
tôi gắt mẹ một lần.

(Đã không còn một điều bí mật, Đỗ Trung Quân)

Có người đọc xong, đã “an ủi” rằng, nếu cứ “thú thật ngày xưa…” như thế này thì ai mà chả có nhiều cái để thú thật. Thay vì tự giày vò mình bằng những lúc lỡ nặng lời với người thân, sao không nghĩ đến những điều tốt đẹp mình đã làm cho họ?

Hôm nay, tôi bỗng nổi cơn điên nghĩ chuyện đao to búa lớn, rằng, nếu một ngày nào đó, phóng viên Hoàng Khương cũng “thú thật” về một “sai lầm” của mình, là đã dấn thân vào việc phơi bày trò tham nhũng, chắc đó sẽ là một ngày thật đen tối, không những cho riêng anh và gia đình anh, mà có khi cho cả vận mệnh đất nước cũng không chừng?

Trân
09-09-2012, 01:07 AM
“Bé” Gió hôm nay "nổi điên" hở?

Hay là, Gió nghĩ đến "một ngày đẹp trời" đi, để "mỉm cười với một kỷ niệm nào đó lồm cồm bò dậy từ trong lòng quá khứ"

Hay là, lâu lâu mình cũng nên nghĩ chuyện "đao to buá lớn" một tí...

Và, hay là…


love,
t.

t.b. T bắt chước ông anh của Gió: gọi Gió là “ bé” nhé.

Bẹc
09-09-2012, 03:05 AM
“Bé” Gió hôm nay "nổi điên" hở?

Hay là, Gió nghĩ đến "một ngày đẹp trời" đi, để "mỉm cười với một kỷ niệm nào đó lồm cồm bò dậy từ trong lòng quá khứ"

Hay là, lâu lâu mình cũng nên nghĩ chuyện "đao to buá lớn" một tí...

Và, hay là…


love,
t.

t.b. T bắt chước ông anh của Gió: gọi Gió là “ bé” nhé.

Hỏng phải nổi điên đâu, mà là Gió sắp "bước qua" cái tuổi "vẫn" mến yêu cuộc sống...để "bước sang" cái tuổi "hết muốn" yêu cuộc sống rùi !

Lòng Như Gió
09-09-2012, 04:23 AM
Nói về tuổi thì ai mà chẳng đang già đi hở anh Bẹc. Nhưng em trộm nghĩ, càng già, người ta càng phải muốn mến yêu cuộc sống chứ, vì càng đến gần cái chết mới càng thấy cuộc sống đáng quý.

Cuộc sống của cá nhân mình thì em vẫn yêu lắm, vẫn thấy mình gặp quá nhiều may mắn. Chiếc điện thoại mình đang xài, tróc sơn loang lổ, vẫn chưa muốn thay, một phần vì thương nó, một phần nữa thấy xài nó mình đang… hên. Tối hôm kia, ông anh khoe với em chiếc iPhone: “Anh H. mới mua nè bé, người ta đang bán hạ giá, rẻ lắm”. Làm em thầm nghĩ liệu mình có nên sắm một chiếc không. Sáng nay, anh ấy mang điện thoại đi sửa. Thế là mình lại tiếp tục thấy rất hạnh phúc với chiếc điện thoại cũ kỹ rất bền mà mình đang xài.

À, cái câu bỏ lửng của Trân làm em chợt nhớ đến bài thơ của Nguyễn Nhật Ánh:

Hôm qua em hứa anh rằng…
Sao nay em lại khăng khăng bảo là…
Tưởng em yêu thật, hóa ra…
Cũng vì anh quá thật thà cho nên…

Bẹc
09-09-2012, 05:53 AM
....Tối hôm kia, ông anh khoe với em chiếc iPhone: “Anh H. mới mua nè bé, người ta đang bán hạ giá, rẻ lắm”. Làm em thầm nghĩ liệu mình có nên sắm một chiếc không. Sáng nay, anh ấy mang điện thoại đi sửa. Thế là mình lại tiếp tục thấy rất hạnh phúc với chiếc điện thoại cũ kỹ rất bền mà mình đang xài.

...........


Tính tui hay quên, thường bị bỏ mất điện thoại hay bỏ quên trong áo quần rồi cho vô máy giặt... nên phải cứ mua cái mới hoài. Vì lẽ đó mà cứ mua cái rẻ để xài, hơn nữa đ/t tui chỉ dùng để gọi đi và nhận tin gọi lại. Hôm rồi, trong lúc ngồi chơi trên cầu, vô tình đánh rơi xuống bờ hồ, tui nhìn nó lắc lư từ từ chìm xuống mà không biết làm sao cứu nó được.

Đây là nơi tui đánh rơi nè: ( Phía sau cái ghế bên trái trong tấm hình )

http://i382.photobucket.com/albums/oo266/hiepkhoai/DSCI0349.jpg

Cái ông ông ngồi bên phải trong tấm hình thấy cảnh đó, ông ta nói là để trưa mai trời nắng, hồ ấm lên chút là ông ta lặn xuống tìm cho. Ngày hôm sau ông ta nói nước còn lạnh...Tui không tiếc cái đ/t mà tiếc cái thẻ vì dù sao đồ rẻ tiền thì xuống nước là còn mong gì xài được nữa, nhưng tui tiếc cái thẻ có ghi nhiều số mà tui cần ( mà thẻ cũng còn khá nhiều tiền trong đó chớ bộ ! ). Ba ngày sau, tui vào rừng ( nằm ngay phía trên hồ ) tìm cái cây dài để đo mực nước. Tui mừng vì mực nước nơi tui làm rớt không sâu lắm ( vì tui là tay bơi lặn dở ẹt ). Vậy mà chỉ chừng 1 phút là mò được ! Thẻ còn xài được, còn Đ/t thì tràn đầy nước trong đó. Tui giủ nước rồi quấn vãi gòn đem phơi với niềm hy vọng không bằng hạt gạo ! Vậy mà 3 ngày sau nó bình an trở lại và vẫn tiếp tục xài được. Đúng là con nhà nghèo dễ trị bịnh...chỉ cần cạo gió là hết bịnh !

Trân
09-09-2012, 09:30 PM
...bài thơ của Nguyễn Nhật Ánh:

Hôm qua em hứa anh rằng…
Sao nay em lại khăng khăng bảo là…
Tưởng em yêu thật, hóa ra…
Cũng vì anh quá thật thà cho nên…

:)
T ít đọc thơ NNA. Chỉ nhớ, cho tôi xin một vé đi tuổi thơ ...
Cám ơn Gió.

Lòng Như Gió
11-03-2012, 07:49 AM
Lời qua tiếng lại – Tập 11

Ai đó nói rằng, nếu Chị và Em cứ lửng lơ mãi, thì đến khi cả hai già móm mém, hai chị em ấy vẫn cứ mãi là Chị và Em hay sao. Tôi vẫn muốn hai nhân vật ấy tiếp tục là Chị và Em…


1.

“Chị có lại nhà Ch. bao giờ chưa? Chắc chưa.”
“Chưa. Lại nhà Ch., hay phần nhiều nhà những người khác, tưởng tượng cái cảnh ngồi dưới đất ăn uống, chị rất khó hình dung mình sẽ xoay xở thế nào khi mình mặc váy.”
“Em thấy chị nên học theo kiểu ngồi Nhật Bổn rồi. Như vậy thì đâu có vấn đề.”
“Kiểu đó chị lại không thích, nó hại khớp gối.”
“Vậy sao mấy người Nhật không sao ta? Ch. rủ em tới vài lần. Em ra giá với hắn là khi nào hắn mời được chị, thì em tới. Vậy em nói chuyện mặc váy với hắn, để hắn trang bị hẳn một bộ đồ bếp cho chị hén.”
“Thôi em tha cho chị. Chị không muốn bị đối xử gì đặc biệt cả.”


2.

“Phòng chị cũng còn mấy đóa hoa chưa có chủ hả chị?”
“Em thích phong cách nào, chị có thể cho em thêm chi tiết và giúp em kết nối?”
“Em cũng chẳng biết nữa chị. Em cũng thích phong cách giống như chị vậy đó.”
“Giống như chị, thì chị biết em thích rồi. Nhưng kiểu như thế không có sẵn.”
“Cô M. nhí nhảnh quá, không giống chị. Em nghe đâu cô ta từng tuyên bố rằng ai mà chịu là cô ta lấy liền.”
“Cô ấy phải chịu áp lực tìm chồng, do cha mẹ hối thúc. Theo chị biết thì cô này đảm việc nhà.”
“Theo chị, đâu là vấn đề?”
“Vấn đề của cái gì?”
“Cô ta tốt gỗ vậy, nước sơn cũng không tệ. Vậy đâu là vấn đề mà cho đến ngày nay vẫn… khao khát…?”
“Gỗ với nước sơn không phải yếu tố quyết định cho một người có gặt hái được tình duyên hay không. Có những người đã va phải một cú vấp nào đó trong quá khứ, đến khi muốn yêu lại lần nữa, đó thật sự là chuyện rất khó.”
“Chắc trong đó có chị. Em tin là những lời này không dành cho cô M.”


3.

“Hôm qua em định nhờ chị chuyển một trái chuối cho cô M. ăn chơi. Chẳng may hôm qua cô ta vắng mặt.”
“Lần sau em ship hàng thì ghi rõ nguyện vọng là gửi những ai nhé. Chứ không thì chị chưa rõ ý em nhắm vào ai.”
“Chủ yếu là nhắm vào chị mà.”


4.

“Tối qua, em nằm mơ thấy chị đó.”
“Ác mộng hay gì?”
“Cũng có thể nói là ác mộng.”
“Chị thích ác mộng lắm.”
“Tại sao?”
“Vì khi thức giấc sẽ thấy cuộc đời thật đẹp.”
“Cũng hay. Nhưng nếu vậy, chị lại không thích mộng đẹp à?”
“Khi tỉnh giấc mộng đẹp, sẽ thấy đời không như là mơ. Cũng chẳng sao. Không có được cái trong mơ thì vẫn có những cái khác. Nhưng tại sao chị lại gắn với ác mộng của em?”
“Em kể cho nghe. Trong mơ, em thấy một đám đồng nghiệp tụ họp, hình như có cả cô M. nữa. Bỗng chị xuất hiện, chị thông báo rằng, kể từ hôm nay, chúng ta sẽ viết mail bằng tiếng Việt. Em mời chị ngồi để em pha cho chị một tách trà đặc biệt. Đoạn em lấy nước sôi, bỏ trà và những lá cây đặc biệt vào. Không hiểu sao, khi mở nắp bình trà ra, thấy trong đó lúc nhúc sâu bọ. Em lo lắng không biết chị đã uống tách trà đó chưa.”
“Chị chưa uống. Vậy em thích viết mail bằng tiếng gì?”
“Em thấy viết bằng tiếng Anh, kèm tiếng Việt ở dưới là hay quá rồi.”
“Ông S. thì làm ngược lại: tiếng Việt ở trên, tiếng Anh phía dưới.”
“Chắc ông ấy nghĩ tin này dành cho người Việt là chủ yếu.”
“Chị thấy ông ấy muốn tỏ ý tôn trọng tiếng Việt.”
“Xem ra ông ta là người tốt trong lòng của chị nhỉ!”


5.

“Hôm qua, lúc em nói chuyện với Mẹ, có nhắc đến chị.”
“Chết thật. Chị bị nhắc thế nào?”
“Một trường hợp rất đặc biệt.”
“Đặc biệt ở chỗ không thèm lấy chồng?”
“Sao biết hay vậy?”
“Vì chị thấy em hay để ý điều đó, và vì chị nhớ em thường bị mẹ nhắc lấy vợ.”
“Em kể với mẹ rằng, ngày xửa ngày xưa, có một cô gái thông minh, tài giỏi, sắc đẹp cũng tạm ổn… Nhưng chắc em phải học hỏi chị thêm, nếu muốn đi con đường độc thân, chứ em thấy viễn cảnh lúc về già sao ảm đạm quá.”
“Nếu người ta cho rằng lấy nhau sinh con để sau này con cái lo cho mình lúc về già, đó mới là ý nghĩ ích kỷ. Mà nhiều khi còn bị thất vọng nữa, vì con cái lo cho cha mẹ không thể nhiều bằng cha mẹ lo cho con. À, chị có một câu hỏi. Khi nào em đang sảng khoái tinh thần, chị mới hỏi được.”
“Chị cứ hỏi đi. Lúc nào em cũng thích được chị hỏi, dù tinh thần có đang rất tệ.”
“Em có thích làm bạn với một cô gái nhạy cảm và đa cảm không? Gỗ và nước sơn đều ổn.”
“Cô M. hả chị? Chị cho em một cơ hội à?”
“Cơ hội là do mình tự tạo ra, chứ ai mà cho. Chị chỉ gợi ý cho em thử để ý thôi, chứ không phải là cho cơ hội hay mai mối gì đâu nhé. Chị nghĩ tốt nhất là để những chuyện nhân duyên xảy đến thật tự nhiên, không gượng ép, không đặt thời hạn, không diễn kịch.”



T.B. Mong anh Bẹc mau khỏe lại, Trân cũng mau sung sức dịch truyện lại nhé.

Trân
11-04-2012, 01:56 AM
Gió ơi. Biết đâu một ngày nào đó, sẽ có vị hoàng tử hoá giải lời nguyền trong trái tim cho cô công chúa ngủ trong lâu đài?

T tưởng tượng đến cảnh Chị và Em móm mém trò chuyện với nhau dễ thương như này thì cứ tủm tỉm cười một mình.

p.s. hai tuần qua, T bị…tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn (chiều & xuân diệu) , nên quên khuấy hầm tố i lẫn người đàn ông lải nhải. xin cám ơn Gió nhiều lắm, đã kiên nhẫn đợi.

Bẹc
11-06-2012, 12:14 PM
....

....1.

“Chị có lại nhà Ch. bao giờ chưa? Chắc chưa.”
“Chưa. Lại nhà Ch., hay phần nhiều nhà những người khác, tưởng tượng cái cảnh ngồi dưới đất ăn uống, chị rất khó hình dung mình sẽ xoay xở thế nào khi mình mặc váy.”
“Em thấy chị nên học theo kiểu ngồi Nhật Bổn rồi. Như vậy thì đâu có vấn đề.”
“Kiểu đó chị lại không thích, nó hại khớp gối.”
“Vậy sao mấy người Nhật không sao ta? Ch. rủ em tới vài lần. Em ra giá với hắn là khi nào hắn mời được chị, thì em tới. Vậy em nói chuyện mặc váy với hắn, để hắn trang bị hẳn một bộ đồ bếp cho chị hén.”
“Thôi em tha cho chị. Chị không muốn bị đối xử gì đặc biệt cả.”

Đọc cái câu tô lại màu xanh đó mà tui cứ cười hoài, vì chuyện " gần tương tự " như vậy tui mới gặp hôm tuần rồi.

Tui lại kể chuyện ! :

Hôm vừa qua tui được bạn tui điện thoại mời tui lên nhà dự buổi " ra mắt ông bà " của em nó rồi sau đó sẽ ra nhà hàng ăn tiệc " buổi lễ ra mắt bà con thân thuộc ". Nó biết tui sẽ từ chối vì chân tui còn đau nên tui hỏi rõ buỗi lễ ra mắt mà ra mắt gì...gì...gì thì nó chỉ nói là cứ mặc đồ chỉnh tề đi ăn chơi là được. Nó muốn gây cho tui sự thắc mắc để tui phải chịu đau mà đi. Nó còn nói tui đau vì buồn, lên nó sẽ gặp nhiều người để tám thì sẽ vui và hết đau.

....Số người mặc quần áo chỉnh tề đang ngồi quanh bàn trà và cà phê, trong đó có tôi để chờ một cặp quen nhau đã lâu và đã lớn tuổi...Anh nó là bạn tui, lấy quyền huynh thế phụ, cha mẹ hiện ở trên bàn thờ,thờ ở tầng trên, nó đã bắt em trai nó phải làm buổi lễ lạy cha mẹ và sau đó ra mắt người thân, bởi vì cô bạn ...đã có mang gần 4 tháng. Ở đây, nó là đứa anh lớn nhứt và có nhà riêng nên nó thờ cha mẹ, nó gọi tui bằng anh cho nên tui cũng được chọn lên tầng trên có bàn thờ cha mẹ khi mà hai đứa vai chính đến, để trước bàn thờ, bọn tôi đứng làm chứng cho nữ vai chính làm lễ gia nhập vào đội binh trong gia đình.

....Mọi việc xảy ra rất êm xuôi, rồi đến khi nữ vai chính khom/quỳ/cuối thì bọn tui đứng sau lưng đồng thanh " Í..Í...thôi ...khoang " để mấy anh chị đi xuống dưới nhà rồi 2 em mới lạy ông bà !!!

....Thằng bạn tui cằn nhằn con vợ nó sao không dặn cô vai chính đó đừng " mặc váy " khi lạy ông bà. Vợ nó cười sặc sụa rồi nói : " Hôm trước nó nói với em là nó có mang nên bụng hơi to, mặc áo dài không tiện, mặc váy tiện hơn...mà tính em là ai nói gì thì em cũng Ừ chớ đâu có nghĩ đến cái cảnh lạy...mà cũng vì lâu quá rồi không có lạy mà cũng không có nhớ nên mới có cảnh ...khán giả xem phâu câu như hồi nãy ! "

... .... ...... Hôm đó tui cười quên đau !!!.... ......

Lòng Như Gió
11-07-2012, 07:03 AM
Mừng anh Bẹc hôm nay quay lại.

Đọc những lời êm và mát của Trân, như gió nhẹ mơn man da mặt, đang muốn bay bổng lên mây, nghe sang câu chuyện mặc váy của anh Bẹc, mình liền rớt trở lại mặt đất.

Sẵn đang ở mặt đất, em trả lời luôn cái ý về công chúa với hoàng tử của Trân.

Em nghĩ, có khi thật ra cô “công chúa” này chẳng có lời nguyền nào trong tim. Nghe đâu, có người hỏi cô rằng, có bí quyết gì mà da dẻ vẫn trắng mịn được trong khi cơ thể thiếu cân bằng âm dương, có phải do cô chọn đời sống độc thân và thấy thoải mái với nó thì cơ thể không bị sao cả, ngược với người bị “ức chế” do muốn có chồng nhưng không có thì da sẽ bị nám. Hình như cô thầm nghĩ, sao biết người ta thiếu cân bằng âm dương, nhưng em không nghe cô trả lời cho câu hỏi này. Lại có người hỏi, giả sử một ngày nào đó sét đánh trúng cô, thì cô có thay đổi ý định theo đuổi đời độc thân hay không. Cô trả lời rằng có thể nghĩ lại chứ, nhưng sao sét chẳng chịu đánh mình…

Lòng Như Gió
11-25-2012, 08:39 AM
Soi gương dĩ vãng


Một hôm, tôi chợt nhận ra, ơ hay, Em có vài nét rất giống tôi của thời chục năm trước.

Em nhạy cảm, và đa cảm. Em đặt niềm tin vào ai đó, và Em thất vọng. Em khăng khăng nghĩ rằng việc này phải như thế này và không thể như thế khác, và Em thấy nó sai khi nó như thế khác. Em lăn xả quên mình, và Em không vui khi thấy người khác không “lăn xả” như mình…

Em thích viết văn, và Em cố gắng viết ra một tác phẩm gì đó làm nên tên tuổi của mình, nhưng viết mãi vẫn chưa ra. Em vui mỗi khi ai đó khen văn của Em hay, mà hình như không nhận ra rằng văn của mình còn thiếu chiều sâu lắm. Em chê Quỳnh Dao sến, mà hình như không nhận ra rằng Em và Quỳnh Dao ít ra có một nét giống nhau, là cứ quanh quẩn chuyện yêu đương và cảm xúc. Em thích dùng văn để chia sẻ cảm xúc của em với người đọc, và Em vui vì thấy mình có “fan”…

Có điểm này Em trái ngược với tôi: Em dễ cười và dễ khóc.

Tôi thích Em, nhưng tôi cũng chán Em, thấy mệt với Em. Vì khó làm Em vui, khó giữ cho Em vui lâu; ngược lại, muốn làm Em buồn và giữ cho em buồn lâu lại là việc rất dễ.

Thì ra, mười năm trước, tôi cũng như thế sao? Cũng khiến ai đó vừa thích, lại vừa ghét mình?

Tôi còn nhớ, ngày ấy, vào một bữa tiệc nọ, người đàn ông đẹp trai nọ từ bàn bên cạnh, lừng lững cầm ly bia tiến về phía bàn tôi. Ông ta hỏi tôi: “Em uống gì vậy N., trời, sao lại uống nước suối, yếu vậy”, và sai người rót cho tôi ly bia để cụng ly với ông ta. Tôi cũng nhớ, một người đàn ông không đẹp trai từng nói rằng, ông ghét bia rượu ở chỗ, uống vào, mặt ngu, và không kiểm soát được mình. Ngồi trước mặt người đàn ông đẹp trai vừa cụng ly với mình, tôi thấy mặt ông ta coi bộ cũng “ngu” rồi. Tôi bỏ ra ngoài sân, đi dạo một vòng, đến khi quay lại, nghe ông ta đang thao thao bất tuyệt vài câu chuyện cười, hình như tục tĩu. Một anh chàng Tây tuy không hiểu tiếng Việt, không hiểu hết những câu chuyện của người đàn ông đẹp trai kia, nhưng “thuyết minh” cho tôi nghe rằng: ông này là một gã bị sex ám ảnh.

Nỗi buồn ngày ấy của tôi có liên quan đến người đàn ông đẹp trai.

Tôi tự hỏi, người liên quan đến nỗi buồn của Em có “xấu” như người đàn ông đẹp trai kia không? Nghĩ lại, Em có thấy mình may mắn vì đã không đi bên cạnh cuộc đời người ấy không?

Có người nói, nỗi buồn giúp người ta trưởng thành hơn. Tôi nghĩ, chưa chắc. Nỗi buồn của Em có giúp Em trưởng thành hơn chưa? Tôi thấy Em vẫn còn con nít lắm. Nếu sửa lại câu triết lý kia, cải biên nó thành câu triết lý cùn của mình, tôi sẽ nói rằng: Một khoảng lặng để tự soi lòng mình, để nhìn nỗi buồn và mỉm cười với nó, sẽ giúp người ta trưởng thành hơn.

Tôi chán, nếu nghe Em than thở về hai ngày cuối tuần ở nhà và bị nghe mẹ nhắc lấy chồng.

Tôi tự hỏi, mười năm sau Em sẽ trở thành người thế nào. Chắc khi đó Em đã có chồng. Em có còn đa cảm, nhạy cảm, hay đã chai lì hơn nhiều rồi? Em có còn dễ cười, dễ khóc, dễ buồn lâu, nhưng khó vui lâu, hay Em sẽ dễ vui với những điều giản dị trong đời?

Hôm nay, bỗng nhiên được một người hỏi thăm rằng cuối tuần có gì vui không. Tôi phải lục lọi trí nhớ xem mình có gì vui, nhất thời chưa nghĩ ra gì đặc biệt vui, chỉ thấy “biết ơn cuộc đời” vì hôm nay không bị ai mời đi đám cưới. Một lúc sau, chợt nghĩ ra một niềm vui khác, đó là: hôm nay tôi đã làm cho mẹ mình vui, chỉ bằng một việc làm mà mình làm xong đã quên khuấy, đến khi nghe mẹ nói mới nhớ ra. Chả là laptop của mẹ bỗng nhiên không nghe được âm thanh trên internet, dù âm thanh trên máy vẫn nghe được và vẫn chat bằng Skype được. Tôi thò bàn tay lang băm của mình vào chữa trị, mà may quá lại chữa được cho nó.

Có khi nào, Em cũng như tôi, cũng đếm những niềm vui nho nhỏ, hoặc những niềm-không-buồn của mình, để thấy đời cũng đẹp?