PDA

View Full Version : ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM VÀ NỖI KINH HOÀNG thái san



ttv2007
03-16-2012, 12:31 AM
ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM VÀ NỖI KINH HOÀNG
thái san đọc

Posted by nguyenlieu01 (http://nghiathuc.wordpress.com/author/nguyenlieu01/) on March 13, 2012 · Leave a Comment (http://nghiathuc.wordpress.com/2012/03/13/di%E1%BB%87n-%E1%BA%A3nh-vi%E1%BB%87t-nam-n%E1%BB%97i-kinh-hoang-c%E1%BB%A7a-ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt/#respond)
Điện ảnh Việt Nam, nỗi kinh hoàng của nghệ thuật!

Nguyễn Quang


Khi nghệ thuật không có cái để làm nghệ thuật thì cởi bỏ hết ra: ở truồng, đó là nghệ thuật!
Bộ phim ‘Liếm ngực gợi dục’ trên đài truyền hình nhà nước Việt Nam VTV3, tên chính thức của phim là Hoa Nắng do công ty Thiên Ngân phối hợp cùng VTV3 sản xuất, nội dung xoay quanh ba cô gái trẻ cùng trang lứa đã gặp phải những “cơn lốc xoáy” lớn đầu đời.
Trong tập phát sóng tuần vừa qua,[1] có một cảnh quay vô cùng vô giáo dục, đó là hai nhân vật Linh và Phúc mơn trớn, đổ rượu lên ngực nhau rồi liếm láp và các đôi trái gái bên cạnh với những hành động kích dục. Đây là trên kênh truyền hình quốc gia!
Không cần phải hỏi tại sao với nhà đương cuộc, hãy nhìn những hệ lụy đối với giới trẻ sẽ rõ cho câu trả lời về chuyện tung ảnh nóng, clip sex, chát “khoe hàng” do người lớn vì lợi nhuận mà kinh doanh thân xác!
Phim dài 36 tập để biểu diễn đủ 36 kiểu ăn chơi!
Trước sự lên án của dư luận, bà Nguyễn Thị Thu Huệ – đề nghị nên đề tên bà này vào danh sách nhưng ‘nhà văn’ làm ô uế văn hóa dân tộc! Bà này cho biết ‘Các tập tiếp theo của Hoa nắng sẽ không có cảnh nào nhạy cảm như vậy nữa’. [2]
Trong các cuộc liên hoan phim, từ việc trình chiếu những cuốn phim Việt Nam đã lộ rõ ra sự thừa lượng thiếu chất của phim truyện Việt, nhất là mất dần đến hầu như mất hẳn tính giáo dục. Trước những màn trình diễn đầy thương mại hóa nàng nói: Điện ảnh ngoài việc giải trí phải mang tính giáo dục. Riêng nghệ thuật của Việt Nam đương đại đã khai thác triệt để vốn tự có của các nữ diễn viên…
Ngay cả tiêu đề phim đã thấy ngay sự lem luốc cũng như những pha dâm ô khiêu gợi như nào Gái nhảy, Lọ lem hè phố, Những cô gái chân dài, Nữ tướng cướp, Đô la trắng…Những bộ phim không có nội dung ngoài sự ‘tươi mát’ của các cô gái trẻ nhằm cổ xúy cho thói đua đòi ăn chơi trụy lạc của thanh thiếu niên!
Giới trẻ ngày nay kể cả những người lớn tuổi đều thích xem phim, một khía cạnh về sự thụ động của con người, giới trẻ sẽ học hỏi được gì ngoài những sự khêu gợi kích dục dẫn đến con đường trác táng càng nhanh, đó là nghệ thuật điện ảnh Việt Nam ?!
Tin mới nhất, học sinh chuyển dạ trong lớp và sinh con sau đó! [3] Mọi người trong kinh hoàng về vòng tay học trò nhưng giờ đây nó không còn sự biết thẹn của cả xã hội! Những kẻ xa lạ giờ đây là chính tôi – thân phận này!
Điện ảnh Việt Nam thiếu vắng hẳn số đông dân nghèo, song chỉ toàn các cô nương cậu ấm, của những thành phần tư bản đỏ mới giàu lên, rất xa lạ với cuộc sống bình thường của người Việt Nam đang phải vật lộn mưu sinh khó khăn về mọi mặt hôm nay!
Tất cả các nhân vật đều ăn mặc sang trọng cho dù chỉ là một anh chị nhân viên bình thường, nhà cửa rộng lớn điện thoại đời mới, xe hơi hoặc tệ nhất cũng xe tay ga…toàn là những phương tiện của xã hội tiêu thụ, trong khi thực chất của nền kỹ thuật với chiếc máy bay ‘Made in Viet Nam’ chỉ cất cánh một lần rồi nằm ụ!
Sự lòe loẹt, phô trương quá độ như cả lúc dùng bữa đến khi lên giường đi ngủ cũng mắt xanh, má hồng, môi đỏ…nhưng cái đỏ nhất vẫn là copy và paste, theo nguyên ngữ danh từ thời thượng đang dùng cho giới đại trí thức Việt Nam ngày nay trong việc sao chép luận án. Đó là nhiều bộ phim Việt Nam có những tình tiết giống y như các phim Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc…
Quả là những tư tưởng ‘ ăn cắp vĩ đại’ gặp nhau…có sao?!
Thật xấu hổ, ăn cắp hình thức mà cả cốt truyện cũng như hình ảnh nhân vật từ các phim Hàn, Đài, Trung Quốc!

Đó cũng chính là lý do giới thanh thiếu niên ngày nay chỉ thích xem phim ngoại vì sự lộ liễu từ những pha vô văn hóa như trích đoạn cảnh một giám đốc trẻ chạy xe máy từ tầng hầm của một tòa cao ốc lên theo hướng ngược chiều? May mắn vào lúc ấy không có chiếc xe hơi nào chạy xuống tầng hầm, nếu có xem như Giám đốc ngược chiều này đã mất mạng.

Thành quả xây dựng nghệ thuật sau 50 năm cai trị dưới chế độ Cộng sản, một bãi rác điện ảnh, việc tái tạo từ chất liệu tinh thần cổ xưa là một việc làm khó khăn vì không chỉ có tri thức văn hóa nhưng phải là người sống có văn hóa mới có thể chuyến biến xã hội văn hóa nếu không chỉ là những thứ mô hình ảo tưởng để lừa bịp nhau.
Một cuốn phim giáo dục học đường với nhân vật chính là một cậu học sinh tóc tai bù xù, nói năng, cử chỉ ẻo lả không phù hợp với một nam nhi. Các cô gái cũng quá làm điệu trong cách ăn mặc và tóc tai em nào cũng ngả màu dựng đứng theo kiểu Hàn quốc, tất cả trong mục tiêu thương mại như một trào lưu để câu khách hơn là giáo dục.

Việt Nam hiện với hàng ngàn nhà văn, nhà thơ nhưng lại thiếu đề tài nên trên màn ảnh chỉ thấy toàn sự vay mượn bắt chước nước ngoài từ hình thức đến nội dung, trong khi quê hương mình chỉ riêng lịch sử chắc chắn không thiếu, nhưng khi thực hiện chính thói quen vay mượn đã biến bộ phim Đường Tới Thành Thăng Long trở thành phim Đường Trở Về Ngàn Năm Bắc Thuộc Mới!

- Điểm đặc biệt của các nhà đạo diễn cũng như các lãnh tụ Việt Nam, đó là thấy sai nhưng không bao giờ chịu sửa, là người Việt ai cũng thích phim Việt nhưng khi xem thú thật phần lớn đều lầm bầm…diễn viên cùng đạo diễn gì lạ thế, toàn những hạt sạn trong phim như hai anh chàng nhân viên trong phim Cái bóng bên chồng không có tiền trả tiền xe nhưng nhà ở lại là biệt thự sang trọng. Lâu lâu thấy thiên đường cũng sướng con mắt, nhưng xem hoài thì chán vì xa lạ quá.

-Ôi thôi, với những tình tiết thật là vô lý như trong phim Ngôi nhà hạnh phúc dựa theo nguyên bản Full House của Hàn Quốc nhưng hoàn cảnh Việt Nam, giá căn nhà ấy phải vài tỷ, làm người giúp việc mà mỗi tháng được trả hơn một tỷ thì đúng là… chỉ trong phim Việt Nam!
- Tính cách nhân vật không nhất quán, diễn biến thiếu hợp lý: Vẫn biết là nhân vật có thể chuyển biến về tính cách nhiều khi ngược lại, nhưng điều đó phải được thể hiện hợp lý. Đằng này, nhân vật đôi khi quay ngoắt 180 độ khiến khán giả phải ngỡ ngàng. Phim Sắc đẹp và danh vọng, chồng của Ngọc Bình là Thông đang từ một anh chàng tốt đến khù khờ, tự nhiên chuyển ngay thành kẻ giết người không gớm tay. Phim Sắc màu tình yêu, Hiểu Nhi và Vĩnh Cường đang đối đầu nhau, dù có chút tình cảm nhưng chưa ai đủ can đảm bước tới. Thế là các đồng nghiệp bày ra một “diệu kế” đơn giản đến mức hai bên giả vờ tình cờ gặp nhau, rồi bước tới, hỏi: “Em có chấp nhận làm người yêu anh không?”. Tình yêu người Việt ngày nay thật nhanh gọn như mang nhãn mác ‘Việt kiều’ là có thể mỗi lần về Việt Nam được dịp mời gọi tổ chức một đám cưới!
- Kéo dài ở phần đầu, hụt hơi ở phần cuối: Phần đầu thì dài lê thê, bỏ qua năm bảy tập mà vẫn không thấy có gì diễn tiến mới, đến cuối phim muốn hết là hết. Phim Ở lại thế gian, cứ loanh quanh các nhân vật, rồi tập cuối cùng chỉ nói thoại thôi, không diễn, không hành động, thế là hết phim.
- Điều cuối cùng là coi phim hài của mình thì thấy muốn khóc còn coi phim bi ai thì thấy buồn cười. Biết rằng không thể sửa, nhưng nếu chịu khó sửa dần thì cũng sẽ có ngày hay hơn song cái gì cũng độc từ độc tài, độc đảng, độc quyền…nên phim hay dở vẫn mang ra chiếu và nếu không xem không còn cách nào khác nhất là ở nông thôn gia đình nào kha khá mới tậu được chiếc tivi!
- Phim Việt Nam có nhiều diễn viên trẻ nhưng đa phần là tay ngang không được đào tạo chính quy nên diễn xuất không bao giờ thể hiện hết cái sinh năng vốn là những gì đã thụ bẫm từ kiến thức nhà trường cộng với kinh nghiệm sống cùng tài năng của chính diễn viên như một diễn viên đóng vai người say rượu nhưng mặt mũi trông rất bình thường, chỉ thêm vào vài cái lảo đảo thân người cho vui!
- Ôi, tên của các nhân vật cũng bắt chước theo Hồng Kông, Đài Loan như nào là Hiểu Nhi, Kỳ Nguyên rồi Tôn Quân, Uy Long…kể cho hết nghe ra không nổi, tình yêu của các nhân vật đến với nhau quá nhanh và chia tay cũng cực nhanh: dễ yêu, dễ chia tay, nó đúng như cốt cách con người làm sao quốc gia làm vậy vào một thời các nhà lãnh đạo luôn lừa dối dân như một nghệ thuật lãnh đạo! Nói một đàng làm một nẻo!
-Đúng là Việt Nam đang thiếu hẳn nguồn diễn viên điện ảnh chuyên nghiệp hoặc có thể nói tếu, diễn viên dưới thời đại họ Hồ có quá nhiều tài năng như vừa ca sĩ, người mẫu, đạo diễn kiêm diễn viên, vũ múa…Nhất là những bộ phim sao chép khi đem đối chiếu so với bản gốc thật tệ hại như trong phim Ngôi Nhà Hạnh Phúc, đã ăn cắp của người không biết thẹn nhưng khi được phỏng vấn viên đạo diễn đã bạo gan bảo rằng ‘Hàn quốc ăn cắp của Ông ta’. Có lẽ nó đã có từ khi chủ nghĩa Mác Lê Mao được rước về Việt Nam cùng những xảo trá, ngược ngạo của nó!
Tin mới nhất trong một vở diễn, tại Hà Nội, nhân vật chính Thúy Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du đã đoàn tụ với gia đình và sau đó thành Phật Bà Quan Âm! Đây là một bằng chứng tính sáng tạo của các đạo diễn Việt Nam không cần phải học lịch sử văn học!
- Do đó phim truyền hình, nhất là điện ảnh đúng nghĩa nghệ thuật nếu còn chế độ CS sẽ không biết đến bao giờ mới có tương lai! Vì nó chỉ nhằm phục vụ cho tuyên truyền tạo sự kích động, những cảm xúc nhất thời cho chế độ, nghệ thuật không thể hiện được thật sự yếu tố nền tảng của nó ‘Đời người thời ngắn hạn, nghệ thuật mới lâu dài’ – Ars Longa, Vita Brevis.
-Khởi đầu đầy những trò bá đạo ăn cắp một cách nhơ bẩn thời hệ lụy với những kết quả vẫn thế thôi!
- Bây giờ ai cũng biết chủ nghĩa Mác chỉ là một thứ bình phong, để lừa bịp nhau, nhưng một nền văn hóa không có lối thoát nên mọi thứ trở thành như một món lẩu thập cẩm từ những thứ du nhập từ bên ngoài không có sự chọn lọc!

- Đúng vậy, các diễn viên không được đào tạo nên phát âm tiếng Việt không chuẩn từng vùng miền của Việt Nam, nhân vật bình dân nhưng lại sống trong những căn nhà xa hoa lộng lẫy hoàn toàn trái với thực tế. Học sinh đi toàn xe tay ga trong khi đa số là dân nghèo ngoại trừ con cán bộ tham ô và các thành phần cấu kết với các quan tham mà nên giàu có gọi là tư bản đỏ như qua phim Thứ Ba học trò với nghi án một học sinh có bầu liên quan đến Thầy giáo, tại Việt Nam dưới thời CS không thiếu những chuyện này, nhưng đây là vấn đề đạo đức, nếu đưa lên màn ảnh phải có lối thoát nhằm mở ra một giá trị đạo đức từ hậu quả nhưng hoàn toàn không thấy nút mở là cái hậu của một nền đạo đức xã hội sẽ xảy ra như thế nào trong một vấn đề nhạy cảm từ muôn thuở.

- Những cuốn phim cứ kéo dài lê thê, không thực tế vì đạo diễn dựng phim không có cốt truyện, mọi thứ trong mường tượng, các phim thường kết ở những chỗ gay cấn cho độc giả thấy tiếc phim, đó là sự thành công của đạo diễn Việt cộng! Trong phim Cô gái Lọ Lem thời @ , xem hết cả bộ phim nhiều tập vẫn không thấy cô gái vượt khó giỏi giang về lãnh vực nào ngoài việc nói được vài câu tiếng Anh và mở tiệm bán bánh xèo…

- Đúng, phim Việt đều có mẫu số chung khi đạo diễn xây dựng nhân vật tài giỏi vì được các nhân vật khen họ là tài ba, thật sự không thấy sự thể hiện nhân cách cùng sự bộc lộ tài giỏi của nhân vật!
- Phim Chàng trai không biết yêu, một giám đốc là chàng trai du học ở nước ngoài về mà không quản lý nổi một nhà hàng nhỏ xíu nên một nữ nhi chỉ cần “nhỉnh” hơn vị giám đốc chút xíu là đã trở thành “nữ anh thư” rồi.
Đúng là muốn nhân vật theo kiểu gì cũng xong! Các bà nội trợ xem cảnh nấu nướng giặt giũ trong phim sẽ thấy rất… hài. Lặt rau chỉ đơn giản ngắt cọng rau thành các phần nhỏ, mắt cứ nhìn đâu đâu. Phim Những ông bố độc thân, diễn viên Phương Trinh đã đổ rất nhiều dầu trong một cái chảo thật to chỉ để làm “ốp la” hai cái trứng gà. Phim Cuộc chiến hoa hồng, cảnh giặt đồ của Phương Linh chỉ là nhúng lên nhúng, chắc là sợ vò mạnh hư da tay.

Một người mang cả lời phê bình từ báo Phụ Nữ và đọc cho mọi người cùng nghe – Tôi là người rất yêu phim Việt nhưng càng xem càng thấy phim Việt bị lai căng, nhái lại các phim nước ngoài nhiều quá, trở nên nhạt nhẽo…đã có nhiều khán giả góp ý nhưng đến nay vẫn chưa thấy có sự biến chuyển nào, ngược lại chỉ thấy ngày càng tệ hơn!
Phim ảnh tuy để giải trí, nhưng cũng phản ánh đời sống xã hội và không thể thiếu tính giáo dục. Phim Việt được ưu tiên phát trong giờ vàng, nghĩa là vào giờ mọi thành viên trong gia đình (ông bà, cha mẹ, con cháu) đều rảnh rang, nghỉ ngơi để ngồi giải trí trước màn hình. Thế nhưng, hầu hết những cảnh trong phim đang phát sóng hiện nay, các nữ diễn viên thi nhau trang điểm lòe loẹt, ăn mặc hở hang, phản cảm. Học sinh, nhân viên mà trang điểm, tóc tai như người mẫu, quần áo thì “thiếu trên hụt dưới” giống như những cô gái làng chơi. Nhiều khi ngồi xem cùng con cháu mà chúng tôi thấy ngượng và không biết trả lời sao khi con tôi hỏi – cô ấy (vai trong phim) làm nghề gì vậy mẹ? Không ít nhân vật nghèo rớt mồng tơi mà lại ở trong những căn nhà sang trọng, đến nỗi chúng tôi thuộc giới trung lưu nhưng có mơ cũng không được. Còn lời ăn tiếng nói thì ôi thôi, cứ đề cao cái tôi của mình. Về mặt văn hóa ứng xử thì quá hồ đồ, thù ghét là chửi bới nhau không tiếc lời. Lời thoại thì dễ dãi, rẻ tiền, không có tôn ti trật tự gì cả. Thí dụ – ra kêu ba vô ăn cơm đi con; má cô trông giống cô quá v.v… Con cái thì trả lời ngang bướng với ông bà, cha, mẹ, không biết thưa gửi, chào hỏi cho đúng phép tắc gì cả! Thử hỏi, giới trẻ và trẻ em học được những gì qua những bộ phim như thế?”
- Điều quan trọng là thiếu chân thật, xin phân biệt phim khác với kịch, đó là kịch có thể ước lệ, nhưng phim đòi hỏi phải dựa trên sự chân thật từ một cốt truyện tiểu thuyết nên bối cảnh âm thanh, quang cảnh phải dàn dựng cho dù mô phỏng nhưng đều từ cái thật. Do không thật nên mới xuất hiện trên màn ảnh lối nói ngắt quãng của các diễn viên, ậm à ậm ừ, cứ một điệp khúc “Theo tôi…ừm…chúng ta nên…ừm…hiểu vấn đề…ừm…một cách khách quan…ừm…” Quý vị có thể xem rõ nhất trong phim Sắc đẹp và danh vọng…”
- Những sai lầm về ngữ học do đạo diễn không được đào tạo đến nơi đến chốn như trong phim Cô gái xấu xí, cha của Ngọc Hiệp nói giọng miền Nam, mẹ của cô thì nói giọng miền Trung, riêng cô lại nói giọng miền Bắc. Phim Lối sống sai lầm thì cả nhà của Hà Kiều Anh đều nói giọng Nam, chỉ riêng Hà Kiều Anh nói giọng Bắc. Để “chữa cháy”, đạo diễn đã cho nhân vật giải thích là do hồi nhỏ đi học, thấy cô giáo nói giọng Bắc hay quá nên… tập theo. Thật hết ý!
Chuyện diễn viên từ chối sắc đẹp có phần khiêm tốn của mình, không chịu đóng vai xấu như trong phim Mẹ chồng nàng dâu, một nhân vật nữ bị sún do gãy mất một chiếc răng bên hàm phải. Khi quay cận cảnh nhìn rất rõ. Những phim trước, cô đóng vai nhà nghèo, khổ cực thì không sao, nhưng trong phim này cô vào vai một giám đốc nhân sự cho một công ty lớn, nhà cao cửa rộng… mà mỗi khi cười, chỗ răng sún ấy nó hiện lên đen thui trông thật thiếu thẩm mỹ. Người xem không khỏi đặt câu hỏi: “Giàu có, trẻ trung như thế sao không đi trồng nổi cái răng?”.
Cũng trong phim Mẹ chồng nàng dâu, để diễn tả một cô con dâu vụng về, đạo diễn cho cô ta đi chợ, mua con cá lóc về nấu canh mà lúng ta lúng túng không biết làm cá. Chắc là hơn chục năm rồi vị đạo diễn này không đi chợ nên không biết, thời buổi này chẳng ai mua cá mà không bảo người bán làm luôn cho mình: đập đầu, lấy ruột, lạng vảy, rửa sạch… Người mua chỉ việc mang về chế biến, không cần phải lấy cái chày, rồi đứng xa xa, vừa đập đầu cá vừa run… như cô diễn viên Bảo Trân trong phim.

- Âm nhạc là một phần quan trọng của phim, kể cả nhạc nền mở đầu và kết thúc sẽ luôn gợi nhớ với người xem như ấn tượng văn hóa mà khán giả bỏ công theo dõi và thụ bẫm. Chính những khúc dạo đầu đó là thông điệp gởi đến khán giả báo hiệu niềm vui, nỗi buồn, lạc quan hạnh phúc hay bất hạnh và kết cuộc qua tiếng hát, âm thanh dạo đàn ở những dòng nhạc cuối cùng, hết thảy đều là những thông tin cô đọng, tuyệt vời….

- Thế nhưng, hàng loạt bộ phim hiện nay như Cha dượng, Gió nghịch mùa, Cổng mặt trời, Thứ ba học trò, Những người độc thân vui vẻ…âm nhạc đã không gây được ấn tượng nào, nếu không nói là nhạt nhẻo đến phản cảm. Tuy nhiên cũng ghi nhận với những bộ phim cách nay gần một thập kỷ cho dù không đạt mấy nhưng đã có nổ lực tìm kiếm sự kết hợp giữa âm nhạc và nội dung phim, nét ấn tượng đối với các phim đó là nghe nhạc vang lên khán giả già trẻ đều nhận ra đó là phim nào qua các phim Giã từ dĩ vãng, Người Hà Nội, Những nẻo đường phù sa, Đồng tiền xương máu…

- Không thể chấp nhận được như tình trạng hiện nay vì âm nhạc dàn dựng rất cẩu thả, vội vàng với những giọng hát vô hồn!

- Những vị nào đã xem phim Tây Sơn hào kiệt sẽ vô cùng thất vọng nào phong cảnh không hoành tráng, uy nghi nhất là âm nhạc đã bị biến cách theo thời gian của nhạc Bài chòi, hát bộ…hơn là mang tính kiêu hùng của nhạc thúc quân giục ngựa xông pha lên diệt kẻ xâm lăng bờ cõi non sông! Kỹ thuật tạo ảnh về những trận đánh nhau rất kém, diễn viên đóng vai Quang Trung thiếu hẳn sinh khí của một vị Hoàng đế và Bà Hoàng Hậu với vai diễn Ngọc Hân Công Chúa thiếu hẳn thần sắc, cốt cách của con nhà dòng dỏi Quân Vương. Những chi tiết khó quên như Vua Lê và Tôn Sĩ Nghị để hở cổ áo cùng tay áo ‘sơ mi’ khi diễn xuất cũng như binh sĩ Quang Trung có người mang kính cận ra chiến trường?!

- Cho nên việc tổ chức lễ tưởng niệm Quang Trung hàng năm, không hẳn là yêu nước, có khi đó là một sự phá hoại lịch sử rất tinh vi của những kẻ cam tâm làm tay sai cho Đại Hán!

- Những ‘Cành đào trong phim biểu tượng của sự chiến thắng vinh quang cùng với Cờ Đào uy nghi phất phới…với những cành đào giả và những thứ giả có thể chấp nhận tại các phim trường nhưng lại quá là đồ giả!

Nhiều ý kiến nên đưa các đạo diễn qua Trung Quốc để học cách làm phim huyền sử, và mọi sự đã diễn ra như thế nào với cuốn phim Đường về thành Thăng Long…Tất cả không ai từ tuyên huấn trung ương đến các diễn viên không học được gì ngoài sự bán mình cho Hán gian, đến nổi không dám mang ra trình chiếu trong cái dịp gọi là ‘Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long’, cuốn phim trở thành dấu ấn lịch sử đánh dấu Việt Nam lệ thuộc Tàu với ngàn năm nô lệ mới !

- Việc học lịch sử ngày ngay tại học đường Việt Nam rất mù mờ ngoài những dữ liệu chỉ nhằm phục vụ cho mục đích tuyên truyền, ngay với các đạo diễn và hầu hết học sinh thật sự không biết Lý Chiêu Hoàng hay Lê Đại Hành là ai. Thật là bi đát!

- Phim ảnh là thông điệp gởi đến tương lai song chính sự vong thân của điện ảnh Việt Nam thời nay cũng là những thông điệp gởi đến mọi gia đình cùng toàn xã hội sự bế tắc hoàn toàn của tập đoàn thống trị không có cây gậy dẫn đường hầu mở ra cho tương lai con cháu chúng ta, thể hiện qua tư cách đạo đức, học lực của những nhà lãnh đạo không do dân bầu nhưng chỉ giỏi triệt hạ nhau, dùng danh từ một cách chính xác, đó là những tuyệt chiêu giết người để lên nắm quyền. Đó cũng là cách của hầu hết những lãnh tụ Á Đông thường dùng để trị dân hơn là cứu dân!

- Sự lãnh đạo lâu dài của những cán bộ. đảng viên CS và người nào cũng không muốn từ chức hay về hưu như những cuốn phim Việt kéo dài lê thê song khán giả chỉ thấy diễn viên mà không thấy nhân vật, nếu người này nọ được nhắc đến không ngoài các chuyện làm gương xấu của nhân vật lịch sử như dâm ô, giết vợ giết con và ghê tởm với cả chuyện bán nước để vinh thân như Phạm Văn Đồng với Hoàng Sa, Trường Sa, Lê Khả Phiêu bán nước vì trụy lạc với gái Tàu…

- Những cuốn phim truyền hình dài lê thê nhưng không để lại một dấu ấn nào trong lòng người xem ngoài những khuôn mặt quanh đi quẩn lại như ‘gà què ăn quẩn cối xay’ như Mùi ngò gai nội dung là gì cũng chưa được thể hiện rõ. Phim Tiếng dương cầm trên biển chỉ lòng vòng chuyện tìm kiếm cô em gái bị mất tích, nội dung mơ hồ, hình thức bố cục dàn trải, dài dòng… Đất phương nam, Người Bình Xuyên, Miền đất phúc, Hướng nghiệp, Công ty thời trang, Bến sông Trăng, Cỏ dại…

- Kể mãi cũng lê thê như nội dung các phim này chỉ càng phơi bày sự nghèo nàn đến phát chán của khán giả và thật sự các diễn viên ăn cơm nguội mãi cũng sinh ngán ngẫm khi tiếp tục đóng những phim gọi là mới nhưng thật sự là một sự xào nấu pha trộn của cùng đạo diễn từ phim trước, đúng là xã hội làm sao phim ảnh cũng làm vậy, gồm nào những ông nghị gật cũng hội đồng, nội các này nọ nhưng đến ngàn năm sau dân tộc cứ chìm sâu trong tăm tối!

- Khi nhận vai diễn viên, đạo diễn, có nghĩa là mang sứ mệnh sẽ sáng tạo những gì mới mẻ cho khán giả, nhưng hầu như các đạo diễn Việt Nam đều ngại khám phá, nhìn không gian của trường quay mọi người biết ngay khung cảnh Đà Lạt hoặc khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Sài Gòn bên cạnh những nhân vật mờ nhạt dần theo cảnh núi đồi quá quen thuộc không khác hoa Dã Quỳ hoang dã mọc đầy hai bên đường khi bắt đầu vào thành phố mộng mơ!

-Biện chứng là vậy, vạn vật đều biến đổi không ngừng trong sự đổi mới nhưng trong trường hợp này điện ảnh Việt Nam thừa lượng thiếu chất, những đứa con tinh thần tiếp tục ra đời nhưng nội dung gần giống nhau như kết quả của sự nhân bản vô tính: tình yêu nam nữ thiếu thực tế và mang tính kích dục như cố lột ra cho hết để câu khách, nhiều diễn viên đã già cũng cố đưa cái nguồn sữa nuôi con khoe với mọi người, tôi vẫn còn tốt để làm công việc di truyền giống nòi!

- Việt Nam cũng có Trường sân khấu điện ảnh, nhưng ai cũng biết sinh viên khi ra trường không có đất diễn ?! Một điều dễ hiểu cả nam lẫn nữ với những học viên tốt nghiệp này cái vốn tự có lẽ quá nghèo nàn!
- Đặc biệt chưa có bộ phim nào về chống tham nhũng trong khi đây là quốc nạn của Việt Nam dưới thời CS cai trị, có lẽ ai cũng muốn tránh đụng đến Công an là ngành tham nhũng hàng đầu, thứ đến là Giáo dục…theo Tổ chức minh bạch thế giới công bố! Nhưng mở truyền hình ra là nhan nhản phim nhái tình yêu kiểu Hàn Quốc, đồng tính, nhảy và nhảy vì ‘con người từ vượn khỉ mà ra’ theo thuyết tiến hóa của Darwin, còn đang giảng dạy tại học đường dưới thời Cộng sản!
- Giống như các chính khách, chuyện gì cũng muốn nói, nói cho sướng nhưng không giải quyết được gì cả như bộ phim Lâu đài tình ái chỉ hơn mức kịch nhưng kéo dài đến 30 tập, thu gom toàn những diễn viên ‘nổi tiếng’ nhưng phim càng về cuối khán giả khi bật màn hình lên chỉ muốn chuyển sang kênh khác!
- Niềm mong ước của khán giả muốn xem một vở kịch hay bộ phim nào đó vì kết cục gọi là có hậu, đó là ai cũng muốn tìm nhân vật điển hình để học hỏi, làm gương với những đức tính như sống vì tha nhân, bao dung, cảm thông với nổi đau đồng loại, chân thành, trung thực…sẽ tác động rất lớn vào xã hội, nhất là giới trẻ, song hầu như ngược lại điện ảnh Việt Nam chỉ dành cho những nhân vật giàu có ‘bọn tư bản đỏ’, giới ăn chơi đua đòi, những trái tim vô cảm…Càng nhân danh về một cái gì quá tốt đẹp dường như từ kinh nghiệm lịch sử chỉ càng trói con người vào vòng nô lệ mới càng khắc nghiệt hơn!
- Chứng tâm bệnh đáng sợ của phim Việt, có lẽ đó là ảo tưởng về sự giàu có đưa đến nhân vật nào cũng giàu, các nhân vật chính phụ đều giàu tất tần tật, từ đạo diễn đến diễn viên đều cố tìm cái giàu có của tầng lớp ‘hãnh tiến’ mới phát lên làm giàu, rất tiếc chỉ có quần áo là nghèo như một mốt của phim Việt ngày nay: không cởi hết không ăn tiền! Nhưng tất cả đều quên đi tiền đó từ đâu và giá trị mang bộ mặt người chân chính khác với những kẻ lưu manh cướp giựt là sự minh bạch của nguồn tiền. Nó vốn là căn nguyên triết lý sống của người Việt từ muôn thuở ‘Đói cho sạch, rách cho thơm’. Nhưng tất cả từ những đạo diễn cao nhất trên bình diện quốc gia, những lãnh đạo tôn giáo đến người thực hiện các mô hình đưa các thông điệp đến mọi người để biến đổi xã hội, các nhà đạo diễn phim đều vong thân đến ngụy tín một cách an tâm không còn triết lý sống vẫn là thứ triết lý của con người khi đến bến bờ duy… thật duy vật: Chết là xong không còn gì nữa hết!
- Một xã hội không ra xã hội và phim không ra phim về trình độ nghệ thuật kém xa cả kịch nói, nếu thu âm trực tiếp như đọc bài, giọng Trung, Nam, Bắc lẫn lộn, riêng với những phim lồng tiếng với quá ư là sự cố kỹ thuật, cái hồn của diễn viên như để tận thế giới ý niệm của Platon! Nhân vật Bà Nội trong phim nhái của Hàn Quốc Ngôi nhà hạnh phúc, Bà Cụ đã chửi thề, nếu là dân giang hồ có thể bỏ qua, nhưng trên màn ảnh cũng phải hạn chế tối đa, trong khi ở đây Bà là mẹ của một Giám đốc bệnh viện – mẹ của các lương y, mẹ của các từ mẫu trong vai một bà nội khả kính, quả là khó chấp nhận ít nhất là về mặt giáo dục!
- Phim Việt Nam không còn phân biệt ngày và đêm, cảnh ban đêm cũng như ban ngày như phim Mẹ chồng nàng dâu, nhân vật đi bán hàng chiều tối mới về nhà khi cô vào bếp làm cơm nước không hiểu quay vào ban ngày lúc giữa trưa, có lẽ vậy, ngoài sân vẫn sáng trưng…Đặc biệt với phim Ở lại trần gian , có nhân vật đã thành ma song vẫn còn nhìn rõ bóng in trên tường, quả là trong thế giới CS sau khi gặp Cụ Các Mác Lê Nin cái bóng ma mê mờ vẫn còn.
- Nghệ thuật là hư cấu, sáng tạo, từ thế giới mô phỏng để đi đến thế giới hình thành thế giới nên không thể sáng tạo đến mức xa rời cuộc sống. Trong phim Lâu đài tình ái, có nhân vật không làm gì cả, chỉ quanh quẩn ra vào suy nghĩ cách hại người khác – bà Dung, diễn viên Thân Thúy Hà đóng lúc nào cũng đầy phấn son quần áo trang trọng chuẩn bị đi tiếp khách, dự đại tiệc…
- Từ nhà sản xuất, đạo diễn và phát hành đều cẩu thả, phim Phía cuối cầu vồng, khi tuyển nhân viên công ty Big Sun thuộc tầm cỡ đặc biệt nào nhưng các thông báo được phổ biến trên cả đài truyền hình quốc gia đến em bán báo ngoài đường rao ầm lên và thanh niên sinh viên bu quanh để đọc tin mới…rất thời sự! Một giám đốc lạ thường khi cô nhân viên mới tuyển không đi làm đã chạy đến tận nhà mời cô tiếp tục công việc, ghi nhận của khán giả là cô nhân viên này không có tài năng gì, không có kinh nghiệm, quả là hành vi ứng xử của những kẻ lạ lên làm lãnh tụ, có lẽ từ vốn tự có hơn sự thường!? Và nhiều tình tiết khác thật cẩu thả vô cùng như một tổng giám đốc luôn nghe thông tin một chiều, không có chính lập trường, lúc nào cũng trong định hướng, định hướng…bị cha vợ ép làm tổng giám đốc..v.v…
- Phim về Công an qua Cuồng phong, Cảnh sát hình sự…thể hiện nghiệp vụ của Công an quá hời hợt. Trong phim Trái đắng diễn ra vụ xét giấy tờ của hai vợ chồng bị tình nghi tội phạm – một đang bị truy nã, chỉ cần một động tác đá chân đã hạ gọn hai công an viên, cướp luôn súng…Nhiều Cụ cao tuổi từng trong lực lương Công an khi xem phim đã thốt lên ‘Hãy mang ông đạo diễn này mà hỏi tội xem đến bây giờ mà còn ý tưởng “bảy anh Việt cộng đu trên cành đu đủ không gãy”, nên mới viết kịch bản như thế’!
- Phim giờ vàng tức là giờ cao điểm người lớn không biết trả lời thế nào với con trẻ, đây là giờ nghĩ trưa hoặc giờ cơm tối trong gia đình và sự thường các gia đình Việt Nam quây quần trong bữa cơm gia đình, song các phim hầu hết đều đầy các cảnh nóng bỏng nhất là trên các bãi biển các cô gái diễn viên mặc bikini mở đến vô tư! Bố mẹ Ông Bà chỉ biết trả lời họ đang thi hoa hậu ở mục áo tắm! Hảo tề! Cuộc sống vội đã đưa nghệ thuật không còn ‘yêu đương’ một cách nghệ thuật trong bóng dáng con người, nó chỉ còn trên màn hình đầy những thô thiển đến phát ngượng không khác loài vật ngoài đường. Phim Thiên đường vắng em, đoạn kết phim Phía cuối cầu vồng với cảnh nóng của cô gái trong gần năm phút, lại sống sượng không diễn đạt được gì ý nghĩa dù là giáo dục sinh lý hay di truyền giống nòi ngoài cái dục lạc thật súc vật…Đạo diễn cùng nhà quay phim thay vì quay nhanh những đoạn này, nhưng dường như họ đều quên mất thời gian vào lúc ấy, thậm chí sau đó còn quay chậm thật nhiều lần! Thật bất hủ, xưa nay hiếm!
Để kết luận trong một cuộc hội thảo, có nhà làm phim đã kể chuyện về một anh bạn đạo diễn rất thân tình: – Bây giờ chúng tôi phải thường theo dõi nó, sau khi quay thành công bộ phim từ Thành phố Mộng Mơ trở về, cô vợ rất thương chồng và bồi dưỡng cho nó để lấy lại sức, anh chồng đạo diễn xem như yên tâm về người vợ hiền đã không biết chuyện gì đã xảy ra tại vùng đồi núi cao nguyên Lâm Viên…Bây giờ gọi là Lâm Đồng!
Song đến ngày thứ hai, cô vợ đưa anh ta vào nhà tắm như thường lệ và sau đó trong khoảnh khắc ra ngoài với lý do mang thêm quần áo và thuốc thơm. Vừa thoáng ra cửa cô ta đã khóa chặt lại, tất nhiên là đã chuẩn bị để nhốt anh chồng đạo diễn trong đó với ngày hai bữa cơm chay…Hơn một tuần sau, bạn bè tìm kiếm mới biết rằng anh ta bị vợ nhốt vì sự trăng hoa không chừa của anh ta với các diễn viên trẻ!
Nhân vật nữ diễn viên đã ăn nằm với đạo diễn để được đóng vai chính và với hình ảnh nổi bật, mặc dù không ở tù ngày nào, nhưng phu nhân ‘hoạn thư’ không dễ mấy tay này đã nói khi mở cửa tha cho nhà đạo diễn ‘Tôi không giết người, anh ta rất khỏe mạnh, tôi chỉ muốn cho anh ta biết, có thời gian suy nghĩ, trong sự ngắn ngủi của cuộc đời, một khi đã sinh ra làm người muốn sống cho ra bộ mặt con người hay thú vật, vì khi lõa lồ con người không khác gì thú vật chỉ khác những giá trị bên trong cái đầu như Pascal đã nói ‘Con người là một cây sậy biết suy nghĩ”.
Nguyễn Quang


Chú thích:

[1] 6-3-2012
[2] Nguồn VTC News.
[3] Khó tin: Nữ sinh đau đẻ trong lớp học (http://www.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/63850/kho-tin--nu-sinh-dau-de-trong-lop-hoc.html)
http://www.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/63850/kho-tin–nu-sinh-dau-de-trong-lop-hoc.html (http://www.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/63850/kho-tin--nu-sinh-dau-de-trong-lop-hoc.html)