PDA

View Full Version : Thoại kịch truyền thanh - chuyện tình buồn



MưaPhốNúi_
03-23-2012, 11:05 PM
https://scontent-sjc3-1.xx.fbcdn.net/v/t31.0-8/22135698_1237718153000080_211166499830356003_o.jpg ?_nc_cat=110&_nc_ht=scontent-sjc3-1.xx&oh=58df0444013dca701bf390a936f720d6&oe=5D4AFF65

Kính mời qúy bậc trưởng thượng, chiến hữu ,các anh chị và bằng hữu thưởng thức
thọai kịch truyền thanh_ chủ đề THÁNG TƯ HUYẾT LỆ

ca nhạc sĩ dzuylynh xin hân hạnh giới thiệu :
CHUYỆN TÌNH BUỒN _ một câu chuyện có thật sau ngày 30/4/1975
do một nhóm văn nghệ sĩ tài tử các diễn đàn liên mạng hennhausaigon2015, vnthuquan, mientaongo, dactrung, clbtriam, clbhungsuviet thực hiện
Không ai khác , chính chúng ta là những nhân vật trong nỗi buồn dai dẳng 37 năm qua chẳng thể nào quên .
Giọt lệ máu cho tổ quốc, quê hương
Một nén hương lòng cho các quân, công, cán, chính và đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa ,bảo quốc an dân.
CHUYỆN TÌNH BUỒN
Để vinh danh người lính QLVNCH, ca ngợi tình huynh đệ chi binh, vinh danh những quả phụ ,những người vợ lính, và hồi tưởng một kỉ niệm đau buồn bi hận cho vận nước .

Để nhớ về những tháng ngày binh lửa, để nhắc nhở thế hệ hậu duệ về một trang sử Việt Nam cận đại đang bạc màu theo con sóng thời gian.
CHUYỆN TÌNH BUỒN
Kính dâng Mẹ ViệtNam
Kính tặng các quân binh chủng QLVNCH
Kính tặng Sư Đòan Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Qúy Đại Bàng , Niên Trưởng và Chiến Hữu
Một thọai kịch truyền thanh để nhớ về THÁNG TƯ ĐEN

Và thân tặng bằng hữu cùng gia đình


Trân trọng cám ơn qúy vị đã dành thời gian chia sẻ những mảnh đời buồn cùng chúng tôi .
Thân kính


San Jose, Mar23.2012
Ca Nhạc Sĩ Dzuylynh


Xin bấm vào link để nghe

https://app.box.com/s/i0fo3mm7vi9hy2tmbizzekuz88jbi441

hoài vọng
03-24-2012, 03:07 AM
Lính có phải mua vé không , O Mưa ?

MưaPhốNúi_
03-24-2012, 09:58 AM
Lính có phải mua vé không , O Mưa ?

Dạ lính thì xin mời anh ngồi hàng danh dự ạ :)

MưaPhốNúi_
03-24-2012, 09:59 AM
:z57:youtube bị xóa :(




(http://www.youtube.com/watch?v=h3hft_4Uk7w)

chieubuon_09
03-24-2012, 10:09 AM
XIN MỜI THƯỞNG THỨC VỞ KỊCH

CHUYỆN TÌNH BUỒN

Trong trường hợp có những nơi không coi được youtube, xin bấm lên link để nghe :

http://www.divshare.com/download/17116645-f25

hue huong
03-25-2012, 07:09 AM
Chào Mưa và quý bạn ,
Hôm trước vô coi , bấm hoài mà không thấy gì , hóa ra chỉ là poster giới thiệu .
Hôm nay thì coi được rồi . Tuyệt vời !!!!^:)^
Thầm phục công phu và tấm lòng của quý anh chị góp tay thực hiện . Đâu kém ban kịch của dân chuyên nghiệp .:)>-
Trúc Lan thực hiện video clip đẹp quá . Nếu burn ra DVD , tung ra thị trường được lắm đó:))
Rất xúc động . Cảm ơn quý bạn :)

MưaPhốNúi_
03-25-2012, 06:49 PM
Chào Mưa và quý bạn ,
Hôm trước vô coi , bấm hoài mà không thấy gì , hóa ra chỉ là poster giới thiệu .
Hôm nay thì coi được rồi . Tuyệt vời !!!!^:)^
Thầm phục công phu và tấm lòng của quý anh chị góp tay thực hiện . Đâu kém ban kịch của dân chuyên nghiệp .:)>-
Trúc Lan thực hiện video clip đẹp quá . Nếu burn ra DVD , tung ra thị trường được lắm đó:))
Rất xúc động . Cảm ơn quý bạn :)

Cám ơn chị 6ngo luôn mở lòng nâng đở mầm non văn nghệ - làm được điều gì không chỉ riêng cho chính mình mà cho bạn bè cùng vui cùng có chung một nụ cười đó là điều M rất mong mỏi . Đời sống ngắn hay dài , chán nản hay vui vẻ là do nơi mình biết chọn lấy cách sống như thế nào .

Vở kịch Chuyện Tình Buồn MHK đã chăm chút từng lời đối thoại , việc làm này phải phát xuất từ sự đam mê mà có , thêm sự cộng tác của Chiều Buồn đã thức tới 2 , 3 giờ sáng không chỉ 1 ngày mà nhiều ngày để tìm kiếm ra phần nhạc nền và nhiều âm thanh khác cho vở kịch có thêm phần sinh động .


Mưa cũng được biết chị Trúc Lan và Bonita đây lần đầu tiên đóng kịch đã phải đóng đi đóng lại rất nhiều lần để chọn lấy phần thể hiện nhiều cảm xúc nhất .

Cám ơn chị Trúc Lan đã bỏ thời gian làm slideshow cho vở kịch để nó được tháp thêm đôi cánh có thể bay xa hơn .

Chị Ấu Tím cho biết khi diễn đã xuất thần nhập vai bằng những giọt nước mắt nóng chảy dài trong tiếng nói nghẹn ngào khi thể hiện vai trò của mình .
Anh Hoàng Thu Diệp phải thâu lại lần thứ 2 để tròn vai hơn và để âm thanh trong hơn .
Phần anh DzuyLynh thì vai này MHK viết quá nặng ký , rất cám ơn anh đã thể hiện thật hoàn hảo như sự mong muốn của tác giả .

Vở kịch có được đón nhận bằng những tấm lòng còn có chút hoài niệm về bộ môn thoại kịch hay không ? . Nếu có được thì đó là một niềm khích lệ lớn lao cho quá trình cộng tác làm việc của chúng ta .

Xin chân thành cám ơn đến chị 6ngo người khách hiện diện duy nhất trong một sân khấu quá to lớn cho nhóm kịch tài tử và có những cảm nghĩ cho vở kịch truyền thanh Chuyện Tình Buồn .( Coi bộ không đủ sở hụi để trả tiền mướn rạp :)) .
Xin cám ơn đến những khán giả thầm lặng luôn ủng hộ cho vở kịch đầu tiên nghiêm túc đã tốn rất nhiều công sức bằng những con số nhân :)lên mỗi ngày ( nếu mà không nhân thì chắc nhổ gánh vá )

Một lần nữa Mầu Hoa Khế xin cám ơn các ACE đã cộng tác và nâng niu Chuyện Tình Buồn đứa con tinh thần của MHK trong vòng tay lo lắng thương yêu hết mình http://mientaongo.net/diendan/public/style_emoticons/default/AddEmoticons09720.gif
Với những sự cố gắng đó đã mang lại cho MHK một nỗi vui tràn đầy hạnh phúc trong cuộc sống ,xin mượn lại 1 câu trong đối thoại của vở kịch là "sẽ không bao giờ bị lẽ loi đâu " ...
love all
Mưa

Dung_RD
03-26-2012, 03:06 PM
Cám ơn Mưa đã giới thiệu vở kịch! Kịch bản viết hay và các diê~n viên diễn trọn vai! Chúc mừng Mưa! Mong Mưa sẽ sáng tác mạnh!
DRD

MưaPhốNúi_
04-07-2012, 11:02 PM
Cám ơn Mưa đã giới thiệu vở kịch! Kịch bản viết hay và các diê~n viên diễn trọn vai! Chúc mừng Mưa! Mong Mưa sẽ sáng tác mạnh!
DRD
Cám ơn anh D đã ghé qua ủng hộ vở kịch nghiêm túc đầu tiên của Mầu Hoa Khế .
Hy vọng "mầm non" còn say mê về bộ môn thoại kịch lần tới sẽ viết về những chuyện tình lãng mạn hơn .:)

Mưa thay mặt các ACE của vở kịch CTB cám ơn anh D và những khán giả thầm lặng đã ghé qua .

Mưa Phố Núi

MưaPhốNúi_
04-11-2012, 10:02 AM
Cám ơn anh DzuyLynh đã dành cho vở kịch CTB một bài viết thật nhiều cảm xúc .


d ò n g s ô n g m à u t ý m
( Trích hồi ký Đời Nghệ Sĩ )

Hải ngọai tha hương ngày ...tháng...năm 2012.

Tại sao Chuyện Tình Buồn dừng lạị ở phút 41'và 30 giây phù du? mà không là 41 ngày đêm !
Liệu chiều dài của thời gian nửa đời người có đã co lại quá sức chịu đựng của tôi hay không?
Giọt nước mắt của 37 mùa xuân trước đã đóng khằn, hay vũng máu của vết thương chiến tranh Việt Nam đã rách miệng toang hóac... ầm ì trở lại như cơn lũ cuốn trôi lớp rong rêu cồn cát thời gian quá khứ?

Tôi biết, ở một chốn rất xa từ cánh đồng dĩ vãng, ở một nơi rất gần trong tiềm thức thương đau...
Có cơn mưa nặng hạt đã làm ngập úng một khung trời kỷ niệm, người bạn diễn Ấu Tým đang khóc cho Liêm, hay tôi đang khóc cho Thạch Căn, hay bé Thơ, Mẹ Quỳnh đang dở khóc dở cười cho tôi khi biết tôi phải ngậm 3 điếu thuốc lá một lúc, nuốt khói thật để ho sặc sụa và nấc lên một tiếng để chấm dứt vai diễn của mình?
Mưa Phố Núi tuôn về, lấm lem gương mặt kiều diễm thơ ngây ngày nào của người con gái Quảng Trị Thừa Thiên ,vừa mẹ tròn con vuông với đứa bé đầu lòng mang tên một Chuyện Tình Buồn...
Tôi mở cửa mả trung úy Liêm, trượt ngã sóng sòai trong cỗ áo quan tủi nhục của một kẻ thất trận, như 37 năm trước bò lết ra khỏi chuồng cọp thép trong trại Cải Tạo, sau 20 ngày biệt giam tội trốn trại...
Nước mắt tuôn ra kéo theo những dòi bọ và phân, tiểu rơi vãi xuống địa ngục trần gian heo hút , vốn là một mật khu cộng sản trước 1975.

..." Cám ơn chú đã an bày mọi việc cho họ. Mình về thôi chú Khánh ! Hãy để không gian này lại cho họ...
Bởi họ còn nhiều điều cần phải nói với nhau."...

Một câu kết tuyệt vời . Câu kết lững, lững lờ cho những ai giàu trí tưởng tượng vẫn còn quan tâm đến một lọai hình nghẽ thuật đang mai một theo thời gian năm tháng.
Thực ra cũng không cần thiết phải hình dung, cũng biết chốn không gian tĩnh lặng của bãi tha ma mộ địa ,hai tấm bia mồ đang nhích lại gần nhau. Dưới hàng liễu rũ thì thẩm khe khẽ, bầy đom đóm lập lòe mách lẻo cho Sen, cho Liêm nghe về diễn tiến cuộc hành trình chia cách đầy bi thương của họ.
Bốn con mắt lấp lánh từ hai gương mặt bi thương sầu tủi cẩn trên đá thạch anh cắm trên đầu mả, trong vắt như sao trời, nhìn nhau cảm thông, xót xa , buồn tủi.
Những cọng cỏ dại xấu hổ quay nhìn hướng khác , nơi không thấy nụ hôn đang gần lại.
Họ nói với nhau điều gì?

Đêm lạnh tanh.
Tôi chợt nhận ra mình vừa mới rùng mình. Xương sống giãn ra , đầu óc căng cứng .
Có giọt lệ nồng nồng ứa ra, nhạt nhỏe hai miếng thủy tinh ! Trong ánh sáng khúc xạ phản chiếu qua gọng kính cận, hình dáng anh Nam, vị niên trưởng Hải Quân khả kính đang cầm lái con tàu vượt biển năm nào rõ mồn một.
Tôi thức trắng đêm với màn sương khói lãng đãng lập lòe ánh lửa đầu mẩu thuốc cuối cùng vửa moi ra từ cái gạt tàn.
Đăm đăm dõi mắt ngước nhìn ánh sao mai chờ sáng để nghe tiếng chim hót đầu ngày mà ngỡ hỏa châu đang soi sáng một phần ký ức dịu vợi xa xăm.
Những tháng ngày nghiệt ngã sau bụi mây xám từ độ mùa xuân máu ập lên đầu 23 triệu đồng bào miền nam Việt Nam, quằn
quại như con giun bị xéo , trân mình trên nửa mảnh cơ đồ rách nát Việt Nam.

"... Hãy để không gian này lại cho họ...." Âm thanh nửa vời, xa xăm, cạn kiệt vì chịu đựng nỗi đau trống vắng chưa quen của người diễn viên hay của nhân vật Quỳnh lần đầu nói kịch để lại một dấu hỏi cần được giải bày cho người nghe.

Bước lại một góc ngày xưa trong phòng chứa nhạc cụ, nơi có lá quốc kỳ để dành cho lễ phủ kỳ quấn lấy thân xác ngày cuối, cũng là nơi tôi vẫn đứng nghiêm chào kính với quân phục huy chương cấp bậc mỗi sáng suốt cả THÁNG TƯ ĐEN hành lễ chào cờ đã hơn 20 năm... kể từ khi đi ra nước ngòai đi ngòai ra nuớc!
Đầu trống rỗng,tiện tay cầm chiếc lưỡi lê rạch nhẹ một khỏang hở vừa đủ để lách mình vào không gian của... họ!
Họ là ai ? Nói với nhau điều gì?
Là những người lính kiêu hùng một thời đi bảo quốc an dân.
Là những người vợ binh sĩ , hạ sĩ quan , sĩ quan nghèo tiền ít của nhưng giàu tình đồng đội, giàu nghĩa phu thê.
Những chinh phụ sắt son chung thủy, thủ tiết thờ chồng, tảo tần một nắng hai sương nuôi dạy con cái nên người hữu dụng khi nhà vắng bóng cha. Người ngày đêm ngòai biên ải đánh đuổi quân thù cộng sản xâm lăng giử gìn non sông cẩm tú .
Họ là những thuộc cấp kỷ luật, gan dạ, trung thành với tổ quốc và cấp chỉ huy , những con chim đầu đàn trong những cuộc hành quân tầm thù diệt địch trên khắp các chiến trường trước ngày mất nước.
Nước mất nhà tan nhưng tình huynh đệ chi binh không bao giờ tàn phai theo chiến cuộc.
Họ là những Trung sĩ Khánh, nay đã là một ông thầy tuồng cổ nhạc nổi danh trên các diễn đàn liên mạng.
Những Binh Nhất Thạch Căn,đã hồn tán phách tan đi đầu thai vào cõi khác , nơi không có hận thù, lửa đạn chiến tranh.
Những phu nhân Sen, Chúa thương tình đã cho trở lại cõi người, là một cây viết đang lên ở thung lũng hòang hoa.
Những phu nhân Quỳnh, sau cái chết của Liêm, nay đã bước thêm bước nữa, yên bề gia thất và thành đạt ở một góc trời Âu.
Những bé Thơ nay đã trưởng thành, đang hòan thành sứ mạng của những lương y từ mẫu nơi kinh đô ánh sáng.
Những Gái nay đã hồi cư về thôn dã, cô Ba Chiều ưa hát khúc dân ca lập Gánh Thắm Tươi ru con tình cũ vào những buổi chiều buồn tan theo cơn mưa bóng mây... héo hon tiếc thương dĩ vãng.

Họ là tôi, là bạn, những người đang đọc giòng chữ này.
Chúng ta là họ.
Họ và chúng ta chính là những nhân chứng của lịch sử !
Họ cũng còn là 3 người bạn diễn với tôi trên sân khấu nhà nghề 20 năm về trước.
Đang ngồi cùng nhau đây ,trước bàn phím computer này, nghe và xem đàn em phân vai đóng kịch, thuật lại cuộc tình nghiệt ngã bi thương mà cô em kịch tác gia tài tử của tôi đã lao tâm tổn trí để nhớ lại và trãi ra trong Chuyện Tình Buồn..
Họ là một đồng đội cũ và là một nhà phê bình văn học trên đường dây viễn liên, nhỏ lệ cho mặn chén tình nồng với Liêm, với Sen , với Quỳnh ...Cho nhạt màu hổ phách chênh chao men đắng đang cùng ngồi bên nhau lắng nghe Chuyện Tình Buồn...Nghe ngọn roi ký ức tàn nhẫn quật vào tâm khảm .
Xúc động, nghẹn ngào. Hay quá ! Kịch bản tới quá! Ai viết vậy? Tác giả là đàn ông hay đàn bà? Diễn viên không phải nhà nghề mà thủ diễn đẹp quá! Hình ảnh sắc nét, sinh động quá! Ai làm PPS này vậy? Ai làm âm thanh ngọt quá vậy? Nhạc chọn lọc tuyệt vời, âm sắc réo rắt vỹ cầm bổng trầm khoan thai dìu dặt liêu trai lãng mạn quá !
Tất cả hài hòa, thuận tình hợp ý không chê vào đâu được cả !

Xưa nay, tôi không có thói quen khen mèo nhà lông đẹp, dài đuôi. Nhưng quả thật, những " con mèo của tôi " Ấu Tým, TrúcLan, Chiều Buồn, Bonita, Hòang thu Diệp, Mưa phố Núi có cái đuôi thật dài và xinh xắn dễ thương biết ngần nào !
Quỳnh ơi ! Cám ơn mình đã chăm sóc cho Màu hoa Khế thẫm thêm sắc tým bung cánh bay bay trong một buổi Chiều Buồn có Lá Vàng Thu bàng bạc_ với những tấm hình cho PPS sinh động tuyệt vời.
Sen ơi ! Cám ơn em đã hy sinh tấm áo cưới ngày xưa để kết thành chiếc màn nhung rực rỡ cho sân khấu Thoai Kịch Truyền Thanh thêm sống động. Ngọn gió lành mang theo một Tà Áo Xanh cùng bè bạn từ vườn hồng Miền Tao Ngộ hành trang quà tặng là những lời chúc phúc chân tình cho hài nhi Chuyện tình Buồn mau ăn chóng lớn.
Bé Thơ cưng của bố ! Cho bố xin lỗi đã bắt con gái yêu phải " hoan hô " từ trong diện thư năm lần bảy lượt mà hoan hô đến cả trên đường giây điện thọai. Con ngoan và thông minh lắm ! Bố dẫu đã ra người thiên cổ, hứa sẽ theo độ trì cho con suốt cả cuộc đời tha hương viễn xứ cơ mà.
Còn nhớ có lần , bố đã bảo có gì khó khăn cần đến bố, con chỉ cần réo lên tên bố 3 lần, bố Lynh lúc nào cũng linh hiển cả.

Thành công không chỉ là sự cố gắng lâu dài mà thôi!
Thành công của một nhóm nhỏ anh chị em mỗi kẻ một phương trời trên mạng Ảo còn là kết quả của đam mê, yêu thích và cố gắng không ngừng, học hỏi lẫn nhau, góp ý xây dựng chân thành bên cạnh sự đồng lòng chung sức , cảm thông thực sự.
Đã lâu, mới trở lại sàn diễn thọai kịch.
Sân khấu diễn đàn là một cái gì thật xa lạ không quen của tôi.
Một mình một chợ một củ cải ( Microphone) gặm cho ngon cho ngọt, không bạn diễn , không diễn xuất, không đạo cụ !
Cũng không nghe được bạn diễn với mình, âm sắc, tiết tấu, diễn cảm ra sao cả !
Một mình và một mình !
Khi cầm kịch bản Chuyện Tình Buồn trên tay với lời dỗ ngon dụ ngọt của cô em Mưa phố Núi và lỡ dại say Yes! Tôi biết trách nhiệm đè lên đôi vai gầy guộc xương bọc da của mình sẽ oằn xuống thêm một lần nữa! Dẫu sao, đựợc hay...bị hân hạnh gánh một vai nội tâm nặng ký ( theo lời tác giả kịch bản ) không phải học thuộc " tuồng " và diễn xuất trước khán thính giả hay truớc ống kính phim trường, cũng khỏe cái thân ròm.
Theo thói quen nghề nghiệp, tôi muốn biết hai ngừơi " đầu ấp tay gối " giả vờ của tôi là ai ?
Lời đề nghị thiết tha của tôi gieo cầu kím dợ được khổ chủ tác giả O Mệ Khế chấp thuận cái rụp !
Tôi thở ra nhẹ nhõm khi biết tin Như Hoa Ấu Tým Ngô Đồng phu nhơn thằng bạn thân tr/u Rằn văn Ri sống chết trên chiến trường ngày xưa " cắn răng " chịu mần dợ mình trong vai Sen! Ấu Tým, MC duyên dáng, nhà văn tài hoa, ngâm ca đủ lọai đứng chung sân khấu ngòai đời với tôi gần 20 năm tại địa phương, biết nhau rõ 5 trên 5 ! ăn nhậu ì xèo mòn bát bể dĩa nhà nhau đã nhuần.
Và bà nhỏ, tôi đề cử " mợ " TrúcLan , nhà thơ trữ tình nồng ấm và chống cộng tới bến triệt để, là chiến hữu với tôi trong một diễn đàn khác, nàng cũng đến từ thủ đô nghìn năm văn vật như Ấu Tým vậy.
Cầm trên tay hai ... bó rau muống tôi yên tâm . Chả là vì Mẹ tôi cụ cũng gốc rau muống Hà Nội đấy ! Ấu Tým đã mòn giày sân khấu,
Ấu chúa chả cần đóng kịch đóng kiếc gì sất, cứ nhẩn nha nhớ lại một phần đời đã qua của mình mà kể lại vanh vách là vào khuông ngay y như rằng! Chợt lúc nghe cây bả đậu ( một tên gọi khác của cây ngô đồng ) nỉ non trong gió Vũ đình trường Vườn tao ngộ ngày Chủ nhật thăm nuôi khóa sinh tại quân trường võ bị tôi cầm lòng không đậu, gịot châu là tả theo nàng lúc nào chả hay !
Ấu tým khóc thật điệu nghệ, khóc lức lở làm tým rỵm lở cà đồi hoang biền biệt những đồi hoa sim !
Tôi biết bạn diễn tôi khóc thực! Hồn ma bóng quế cô Sen đã nhập nàng ! Khóc đúng lúc, không thiếu không thừa!
Nghe mẹ Sen dạy con Thơ , phân tích tính chất hai chế độ quốc/cộng mà cảm phục cái sĩ khí của một người chinh phụ miền Nam .
Khi mở máy nghe, bà chủ nhà hỏi có phải giọng chị Hoa không ba .Tôi biêt hai chị em đã nhìn ra nhau sau cả năm không gặp
qua tiếng khóc !!!

Bây giờ đến lượt tiếng sáo thiên thai nhé! hay là tiếng sáo Trương Lương Trúc Lan mợ Quỳnh?
Đến lúc phải phân tích tâm lý nhân vật rồi đây nhé !
Này là bà trước xa mặt nát lòng, gặp chồng chồng chết ,khóc lết khóc bò, khóc ho sù sụ là đúng bài bản tuồng tích rồi !
Này là bà sau, sống chung chưa lâu ,chàng chết cũng rầu, âu sầu quá thể, khóc nghe nhão nhễ...sao mà khó thế???
Nhưng mợ tôi thú thật là nàng chưa hề đóng kịch, trận xuất kích này là Kịch con so nên Không biết có bị Kịch ... đóng nàng hay không ? Cô cháu bà Triệu Ẩu mà không dám ẩu bao giờ cả ! Khóc ư? Thì đã!
Khóc là cái gì nhỉ! Tự điển Trúc Lan không có chép ! Chao ôi, miệng hoa chưa lệch một lần đã nghe tiếng ...còi trong sương đêm của củ ấu hù hụ lãnh lót đau xót kéo một hổi chót vót ê kô rì vợt hết cỡ thợ mộc....tôi tưởng Trúc Lan hồn phi phách tán, dạ nát gan tan, chỉ muốn xếp giáp qui hàng !
Nhưng không phải ! Trúc chỉ đong đưa cho Lan vừa rướm lệ, khóc híc híc như mít tố nữ mới vừa nở gai là đủ hụi rồi !
Nghĩ thấy thương, người sớm hôm thang thuốc cho mình, sáng nhân sâm chiều nhân ngãi, trưa bánh trái khuya lai rai mấy chai cho buồn phai đời tỵ nạn... Dẫu gì cũng đã gần hết xí wách vì lòng tận tụy nên bi lụy không còn ý nghĩa gỉ vì trước sau chả cũng hui nhị tì, nên chi nước mắt ấy đã lau khô rồi, khóc khẽ khàng nàng Lan đà đáp ứng !
Quỳnh khóc vừa đủ khóc ! Khóc thế đã là khóc đẹp ! Nếu Liêm chết vì mắc dịch mắc gió hay vì thất tình tương tư tương ớt với nàng thơ trên mạng thì đây chả rỗi hơi mà khóc ! Chắc Quỳnh không thèm bố thí cho nửa giọt nước mắt cá chép đâu ?Cái chết của chàng , nếu đã mua Bảo Hiểm nhân thọ hay chưa không là vấn đề , vì chả ai bán cho . Người trước khi leo lên xe bông bước vô nhà vợ đã mang cà núi bịnh từ trong tù về làm của hồi môn, có chết cũng là thời gian mà thôi !

Gái nhập vai cô Ba Chiều hay Chiều hóa thân là vợ một người lính kiên trung có cái liến thoắng nhanh nhẹn vô tâm nhất định của giai cấp bình dân xuề xòa ven đô ngon lành trơn tru như lươn chui vào trúm ! Một giọng kịch trẻ trung chắc nịch dòn tan không thể là ai khác để đảm trách vai này hơn cô ba Chiều Buồn được cả !
Con đường mang tên Kịch Nghệ rộng mở tương lai còn thênh thang trước mắt nếu Chiều Buồn còn yêu màu tým hòang hôn, nếu có kịch bản thích hợp cho nàng, một ngôi sao sáng chiếu lấp lánh trên vòm trời thọai kịch không có gì để ngạc nhiên đối với tôi !

Ông vua không ngai cải lương tuồng cổ miềntaongộ, ông thầy dạy nhạc , chuyên gia Đường Thi lắm tài đông học trò Hòang thu Diệp làm kép, làm tướng đã quen trường đao đại bản nhưng khi xuống lon mang cặp cánh gà bận áo nhà binh cũng vẫn ngon lành như điên!
Chính cái giọng ảnh hưởng làn điệu dân ca miền nam câu hò điệu lý ngũ cung nhạc cổ đã như tế bào trong huyết quản đã cho vai diễn của anh có một nét đặc thù đại diện cho một vị hạ sĩ quan gương mẫu của QLCNCH.
Tình huynh đệ chi binh rất rõ nét trong những câu thọai tự nhiên và cách thể hiện tình cảm của anh đối với ông thầy cũ khi sa cơ thất thế thực đáng kính phục.
O Khế ,nói đến em gái một người ca nhạc sĩ đồng nghiệp củng là bạn đồng môn một học viện quân sự đứng hàng thứ hai của khu vực Đông Nam Á trước 1975 ,đã có một nhà báo đang lên khuôn bài nhận định về Tác già và tác phẩm .
Hãy chờ xem nhà bỉnh bút nghiêm khắc này nói gì về một Chuyện Tình Buồn đã là hàng vạn chuyện tình buồn cho đất nước Việt Nam Cộng Hòa.
Riêng mình, tôi bước vào cuộc đời binh nghiệp của vị trung trúy Biệt Hải Liêm bằng chính dĩ vãng của mình ,như đã.
Tôi thực ra đã chẳng nhận vai và đóng kịch gì cả .giống như kịch sĩ Ấu Tým .tôi ngồi lật lại trang sử đời của mình , một chặng đường đã qua...
Những giọt nước mắt đã rơi xuống và tiếng nấc vang lên , một mình, một mình trong thinh lặng.
Trong cuộc chiến tranh chính nghĩa vừa qua ,làm sao để có thể đếm được có bao nhiêu Trung Úy liêm , bao nhiêu Chuyện tình buồn , tôi hỏi tôi !
Thành công đáng ghi nhận nhất là với Chuyện Tình Buồn, chúng ta, những người đã dành nhiều tâm huyết cho vỡ kịch cùng với tác giả Mảu hoa Khế đã đưa mọi người đến trước tấm gương soi để nhìn lại chính mình của những mùa xuân đã mất...
ChuyệnTình Buồn là một gáo nước sôi tạt vào bộ mặt nham nhở dị dạng của chế độ phi nhân độc tài đảng trị của DCSVN.
Chuyện Tình Buồn là một thông điệp tình yêu tổ quốc, tình đồng đội, nghĩa phu thê , thể hiện được chính nghĩa cuộc chiến giữ nước chống cộng của một chính quyền, một quân đội bị trói tay trong chiến đấu , bị phản bội vì một người bạn đồng minh xấu xa và đểu cáng.

thunglũngvànghoa April 11.2012
Dzuylynh

MưaPhốNúi_
04-21-2012, 11:01 PM
M hết sức cảm động khi viết vở kịch đầu tiên đã nhận được những cảm nghĩ qua bài viết của nhà văn Linh Vũ .

Đó là một niềm khích lệ quá lớn lao đối với người mới vừa tập viết .

Cho M được để lại nơi đây sự biết ơn của M đối với nhà văn Linh Vũ .
Cám ơn anh DzuyLynh đã gửi bài viết lên diễn đàn .

Mầu Hoa Khế






dzuylynh kính mời qúy vị và các anh chị em cùng đọc cảm nghĩ của một nhà văn, ký giả vùng Tây Bắc Hoa Kỳ ( Seattle / Washington St ) sau khi xem PPS CHUYỆN TÌNH BUỒN .



Đọc Thoại Kịch "Chuyện tình buồn"


Bút ghi Linh Vũ

Nghe xong thoại kịch “Chuyện Tình Buồn” tôi chợt thấy vết thương trong tôi rướm máu, nỗi uất hận của lịch sử ngàn đời như gọi tôi đứng dậy.
Đây không chỉ một chuyện tình buồn như tiểu thuyết Qùynh Giao hay những bài thơ tình dang dở của TTKH.

Một chuyện thật buồn, thật đơn giản nhưng đầy nước mắt do hậu quả của chiến tranh. Chuyện bắt đầu của trang sử mới đầy oan khiên của một dân tộc, một chứng tích nhuộm bằng máu sau bốn ngàn năm dựng nước. Thoại kịch “Chuyện Tình Buồn” của tác giả Màu Hoa Khế ngắn gọn nhưng chứa đầy chua xót, trong đó có cuộc đổi đời, ngày buông súng, kẻ ra đi, gia đình tan nát và cả miền Nam ngập màu cờ đỏ sao vàng điêu linh tang tóc.

Tôi nghe lại nhiều lần Audio clip “Chuyện tình buồn” cõi lòng tôi như chùng lại, như rơi xuống vực sâu của khổ đau và thù hận.
Tôi im lặng với giọt nước mắt mặn đắng trên môi khi nghe câu chuyện đối thoại của nhân vật bé (Thơ) bên cạnh mẹ (Sen) dưới ánh đèn khuya trong căn nhà nhỏ của xóm nghèo nghe sao đau xót quá, tâm hồn như hụt hẫng não lòng. Tôi thấy tôi như vai Liêm một người tù vượt ngục, chỉ đứng bên ngoài khung cửa sổ giữa đêm khuya nhìn vợ con lần cuối trước giờ chia tay. Hoàn cảnh này đã làm tâm hồn tôi như vỡ vụn, như rơi từng mảnh theo trong ký ức mất còn sau hơn 37 năm thầm lặng.

Phần mở đầu câu chuyện được chuyển tiếp bằng những giòng nhạc buồn của tiếng Violon thay cho tiếng thở dài và những giọt lệ của người thiếu phụ chờ chồng trở lại. Đó là cảm xúc đầu tiên của tôi với thọai kịch “Chuyện Tình Buồn”.

Câu chuyện không phải là một siêu tác phẩm, nhưng đã vẽ được hình ảnh tôi trong đó và có thể có hằng triệu người Việt Nam khác cũng mang chung một nỗi buồn như thế. Chuyện rất thật không lồng nhiều hư cấu, đã làm tim tôi ngẩn ngơ suy nghĩ, đã đau buốt với những móng vuốt của dĩ vãng cào cấu, bấu nát những tế bào da thịt của những người ly hương chất đầy hoài vọng. Có thể đây là một trong trăm ngàn câu chuyện thảm thương của muôn triệu người dân Việt sau cuộc đổi đời năm 75. Một đổi thay khó quên, một trang sử tưởng đã đóng lại trong chiếc quan tài khi TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng địch. Tôi nghĩ, thời gian sẽ xói mòn những ngăn chứa kỷ niệm khi tóc mình bạc trắng, của kiếp người lưu vong.

Khi nghe hết thoại kịch “Chuyện Tình Buồn” tôi cảm thấy trước mắt mình mênh mông một cánh đồng dĩ vãng, những điạ danh quen thuộc của quê hương, những tà áo trước cổng trường, xác người trên đường phố…. Tôi ngồi im lặng để mường tượng tiếng khóc của Sen (vai mẹ) với giọt nước mắt khổ đau của cuộc đổi đời, để nghe bé “Thơ” (vai con) than thở chuyện tương lai không còn hy vọng, để nghe âm vang của nhạc sĩ phản chiến họ Trịnh xóay vào tim tôi những mũi nhọn ngàn đời:


Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người. Tôi đã thấy, tôi đã thấy Trên con đường người cha già ôm con lạnh giá Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người Tôi đã thấy, tôi đã thấy Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em...


Hố dài lịch sử của nhân loại và biển lệ của con người. Ngày 30 tháng 4 đánh dấu một cột mốc khổ đau của dân tộc mà trong đó có hằng triệu cuộc đời, hằng triệu chuyện oan nghiệt của những mảnh đời đã tan nát trôi theo vận nước, trong đó có những trái tim rướm máu như những nhân vật trong “chuyện tình buồn” của tác giả “Màu Hoa Khế”, Một câu chuyện được nén gọn của một phần triệu lần nỗi đau của người mẹ, người con, người chồng trên phần đất tự do miền Nam đã bị người CS “giải phóng”. Một câu chuyện thật ngắn nhưng chứa một đại dương hệ lụy của anh, của tôi và của muôn ngàn dân Việt.


Tôi nghe thoại kịch “Chuyện tình buồn” với những tràng súng nổ để mở đầu câu chuyện.Tiếng nổ âm vang như những mũi kim xoáy vào tim tôi đau buốt. Mang tôi trở lại một thời oai hùng trên trận chiến, Một phút tức tưởi phải buông súng. Một ngày phải bỏ nuớc ra đi. Hôm nay chỉ còn là nỗi đau của dĩ vãng, nỗi buồn ray rứt trong ký ức già nua. Những ngày đen tối như thoại kịch “Chuyện Tình Buồn” có người cho là đã cũ theo thời gian, vết tích đã hao mòn, chỉ còn lại những góc nhớ ngậm ngùi, thương tiếc. Nhưng đó chính là căn bệnh trầm kha của hạt đau dĩ vãng khó gột rửa khỏi tâm hồn. Một đoạn ngắn của Audio clip chỉ vài chục phút nhưng lại là cuốn phim dài 37 năm đang chạy chậm từng đoạn đường nỗi nhớ, len lỏi trong từng huyết quản của nhiều người, mang theo tiếng nấc nghẹn ngào, tiếng kêu than của dân tộc, của người mẹ ôm con nức nở trong ngày “độc lập” của vợ tiễn chồng đi “cải tạo” sau ngày chiến tranh chấm dứt.


Giờ đây khi ngồi viết những cảm xúc của mình về thoại kịch “Chuyện tình buồn” tôi không biết phải nói lên điều gì ngoài nước mắt. Tôi trầm ngâm nghe từng tiếng gõ lạch cạch trên bàn phím như những âm vực cô đơn từ một góc trời quê mẹ ùa về vừa lạnh lùng, vừa não lòng tê buốt. Tôi cũng nghe như có tiếng đại bác vọng về từ một chiến trường nào đó của Hạ Lào, Tân Cảnh, An Lộc, Khe Sanh và tiếng thì thầm của chiến hữu dưới giao thông hào trước giờ ra đi vĩnh viễn.


Vai Liêm trong truyện hay. Tôi hôm nay không ngạc nhiên với tấm lòng qúi mến của nhân vật Gái vợ Binh Nhất Thạch Căn khi gặp cấp chỉ huy của chồng trong đêm vượt ngục. Với lối hành xử chân chất đầy qúi mến và đạo lý làm người; mặc dù ngày đó Trung Úy Liêm chỉ còn là thân tàn ma dại... Chỉ cần một tiếng la to báo động của Gái thì đời Liêm sẽ chết trong ngục tù tăm tối.

Nghĩ lại đồng đội, nhớ về tình đồng bào năm xưa đầy tình người tôi không thể nào đem so sánh với người CS hôm nay. Người CS được đào tạo bằng họng súng lưỡi lê của Karl Marx, Lenin thì làm sao có chút tình người? Người CS không biết thông cảm, không đạo nghĩa, không tình thương. Bởi thế sau 37 năm cầm quyền đã tạo ra trăm ngàn hệ lụy trải dài trên quê hương, đã biến con người thành khốn khổ, vô cảm.

Chuyện tình buồn là hậu quả của chế độ tàn ác vô nhân của những người cùng chủng tộc, của những người “chiến thắng” mang ngọn lửa tử khí giăng kín quê hương, gây ra thảm cảnh khốn cùng, ngọn lửa kinh khiếp hơn năm Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, máu đổ hơn mùa hè đỏ lửa, tàn phá hơn bão tố, triều dâng. Không thể chỉ là một chuyện tình buồn mà còn hàng triệu chuyện buồn khác
Đây là sự chết, sự điêu linh, tan vỡ là vành khăn tang bao trùm lên dân tộc. Không chỉ có Liêm, Sen,Thơ, Gái, Quỳnh, Khánh…v.v. là nạn nhân như trong câu chuyện, mà thực tế còn oái oăm, khổ đau hơn gấp ngàn lần.

Nhân vật Liêm trong vai người lính VNCH chính là hình ảnh của tôi, của bạn, của những chiến sĩ anh hùng miền Nam đã buộc phải buông súng trong tức tưởi vì đồng minh phản bội. Họ đã trở thành những tù nhân với những người anh em cùng giòng máu, họ bị giết chết tập thể đề mừng ngày chiến thắng. Nhớ lại chuyện xưa thời còn đi học, thỉnh thoảng tôi nghe người ta nói có người mang dòng máu lạnh, thật tình với đầu óc bé thơ của tôi ngày đó làm sao tôi hiểu được, nhưng sau ngày “giải phóng” năm 1975 tôi đã nhìn thấy và hiểu rất rõ ai là người mang giòng máu lạnh. Một dân tộc bất hạnh có những người rừng rú phía bên kia chiến thắng, họ không học được bài học chiến tranh Nam Bắc của Hoa Kỳ để xoá bỏ hận thù, xây dựng đất nước.


Liêm trong vai người lính đã quyết định con đường vượt ngục đó là sự chọn lựa đúng dù là quá nguy hiểm, nhưng đó cũng là con đường duy nhất của người lính bất khuất. Cảnh chia tay đầy khổ đau và nước mắt, chỉ đứng xa nhìn vợ con mà không làm sao bước thêm một bước để ôm vợ con vào lòng trước giờ ra đi biệt xứ. Hoàn cảnh khổ đau của đứa con thơ, của người vợ cô đơn mỏi mắt ngóng chồng sao mà não lòng quá.


- Mẹ ơi có thật là Ba chết không hả mẹ”?
- Con đừng tin họ , vì khi mẹ muốn đi xin xác ba của con thì họ bảo là bị thú dữ tha đi mất khi ba con đi vào rừng đốn củi .Ba con vẫn còn sống và ba của con sẽ về mẹ rất tin tưởng vì mẹ biết ba rất yêu thương hai mẹ con mình .

- Mẹ ơi "ngụy " là gì hở mẹ? Sao mấy bạn trong lớp nó nói ba con là " bọn ngụy quân " !

- Thật là bậy bạ . Ba của con là một người lính, mang trên vai trọng trách giữ gìn non sông, bảo vệ cho muôn người được sống trong cảnh ấm êm hạnh phúc. Lý tưởng của những người lính miền Nam đầy hào hùng, hy sinh vì chính nghĩa! Như vậy sao lại gọi là ngụy quân ? Ngụy có nghĩa là không có thực, chính những con người gian dối đó mới đúng là ngụy. Con biết không? Họ giả nhân giả nghĩa vẽ vời ra cái gọi là chính sách khoan hồng để đưa những kẻ bại trận vào những nhà tù khổ sai cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm, để giết lần mòn ý chí và con người! Đúng là một lũ người ngụy quân tử, tâm địa độc ác, dối trá và hèn mọn .

- Mẹ ! Bạn con nói cho dầu con có học giỏi cách mấy đi nữa thì với lý lịch Ngụy của con cũng sẽ không có tương lai gì cả !

- Đừng nghĩ ngợi nhiều con ạ ! Bởi hôm nay nó không phải là ngày mai, con cứ cố gắng hết khả năng của con, nếu như mai sau con không có chỗ đứng trong xã hội này thì sự học hỏi của con là một niềm kiêu hãnh cho chính bản thân mình.Từ đó con sẽ có sự tự tin , ánh mắt của một con người đầy tự tin sẽ làm cho người đối diện không dám xem thường. Giống như những người lính của Việt Nam Cộng Hòa; trong đó có cha của con, cho dầu là đã bị thất trận bởi những con cờ của chính trị. Những kẻ gọi là chiến thắng không để tỏ lộ ra ngòai mặt, nhưng bên trong họ không thể phủ nhận là quân đội của kẻ chiến bại là dũng cảm và kiêu hùng.

- Sao quân đội của ba dũng cảm, kiêu hùng như vậy mà phải thua trận hở mẹ ?

- Đó là một nỗi đau. Là một vết thương trí mạng bởi trò mua bán chính trị của những con người lạnh máu, đánh giặc trên ghế sa lông, bày mưu trên bàn giấy, vì ý đồ riêng tư của họ! Mà con ơi! Bé Thơ của mẹ chưa đủ lớn khôn để hiểu thấu đáo đâu !
Cho nên con cần phải học, lịch sử vẫn còn đó. Những trang sách cũ cho dầu có nhuốm đầy bụi thời gian, sự giáo dục mới có ma mãnh sửa đổi lịch sử, xuyên tạc chế độ cộng hòa... Nhưng sự thật vẫn là sự thật . Không ai có thể bóp méo đi sự thật cả .

- Con ghét cái khăn quàng đỏ. Nó đầy sự giả dối khi con được cô giáo quàng lên , nó phô trương cho biết những người nhận nó là học sinh -iỏi , con học giỏi rồi thì sao? với cái lý lịch là con của một sĩ quan Ngụy .

- Thơ của mẹ , không phải chỉ mình con gánh chịu sự uất ức này mà cả những đứa bé sinh trên mảnh đất miền Nam , những đứa bé có những người cha là lính ra đi vì lý tưởng mang lại hòa bình cho đất nước đều bị chung số phận…..


Nghe đoạn đối thoại giữa hai mẹ con Sen và Thơ tâm sự tôi thật sự không cầm được nước mắt, vì đây cũng chính là hoàn cảnh gia đình tôi của 37 năm về trước, khi quân miền Bắc tràn vào miền Nam. Thơ trong chuyện không khác gì hoàn cảnh những đứa con tôi sau ngày “giải phóng”.
Con tôi đi học bị đuổi ra khỏi trường vì là thành phần con ngụy. Con tôi và những đứa con ngụy khác đều không được ngồi vào bàn học mà chỉ đứng phía sau nghe thầy giảng bài, chẳng những thế mà còn phải làm những công việc trong trường nhiều hơn các em khác, thậm chí không được dùng bút mực, sách vở hay bất kỳ dụng cụ gì của “ngụy” gởi về.v.v. Thử hỏi hình ảnh đó, hành động man rợ đó làm sao quên được! Một xã hội, một lớp người như thế chỉ gây thêm hận thù, kỳ thị thì làm sao tương lai đất nước khá hơn được? Đó chính là hậu quả ngày hôm nay sau 37 năm cai trị của chế độ CS. Một tầng lớp tham nhũng, vô đạo đức, suy đồi, nô lệ, mẹ bán con, vợ giết chồng, đói nghèo, mãi dâm và tù đày...


Chính quyền Cộng sản đã biến đời sống xã hội của Việt Nam thành một thứ xã hội mà con người sống trong đó phải luôn luôn toan tính ăn thịt nhau để sống. Mỗi ngày càng khoét sâu nỗi đau của dân tộc và đâm thêm những vết thương mới trên da thịt đồng bào.
Những người không thể ra đi, những người dũng cảm đối đầu, tất cả họ nhận được gì sau ngày ấy. Một sự trừng phạt, mạt sát, khinh rẻ, đẩy ra ngoài lề xã hộ. Trong họ là nỗi căm uất, lòng hận thù. Nhân vật Liêm trong chuyện quyết định ra đi là phải, mặc dù nhiều rủi ro chết chóc nhưng trước mặt vẫn còn niềm hy vọng trở lại quang phục đất nước.

Đọc “Chuyện Tình Buồn” trong ngày tháng 4 Quốc Hận, trong lòng như trào lên những nỗi uất ức muốn nghẹt thở! Một ngày không thể quên của muôn triệu người dân Việt! Một ngày đã ghi lại trong lòng từ đứa bé mới chào đời đến những cụ già một vết tích khó xóa nhoà. Một thảm cảnh thành ung nhọt suốt đời. Những bé thơ chưa kịp thấy mặt cha, mặt mẹ đã phai chết banh thây trong ngày mà họ nói là “độc lập” “hoà bình” “giải phóng”. Một ngày của lịch sử điêu linh, lừa đảo, của Sài Gòn quấn vành khăn tang cho trang sử mới, một ngày con người mất đi quyền sống và không còn con đường nào trước mặt để vươn lên.


Sau năm 75 những chiến sĩ anh hùng đã giã từ cuộc chiến, đã chấp nhận ra đi để hy vọng ngày mai quang phục. Thế rồi thời gian trôi qua, cuộc đời bị hao mòn theo nợ áo cơm, ngày về vẫn còn xa thăm thẳm. Liêm trong vai người lính năm xưa phải sống âm thầm theo thời gian với những ước mơ, những nuối tiếc, khổ đau và chết lần mòn theo thời gian oan nghiệt.

Từ một gia đình đổ nát vì cuộc chiến, một hoàn cảnh éo le theo giòng định mệnh, một cuộc sống mới không lối thoát rồi cuối cùng cũng trở về với cát bụi, lời thề về với quê hương vẫn ngút ngàn xa cách. Những ước mơ gặp lại vợ con trở thành nhát dao lóc từng tế bào da thịt, trước mắt chỉ ẩn hiện những trại giam lạnh cóng da người, tiếng kẻng, tiếng quát tháo, mạt sát đầy hận thù của những tên quản giáo. Nhân vật Liêm trong truyện đã thở dài, đã cúi mặt trong đành đoạn với hoàn cảnh vì không thể nào để trở thành một Nguyễn Ánh, một De Gaulle để giữ lấy cơ đồ. Cho nên Liêm đã chết trong tức tưởi, mặc dù Liêm cũng hiểu con người ai cũng mang theo một kỷ niệm dù khổ đau hay hạnh phúc theo văn hào Somerset Maugham đã viết “đời một con người cần phải có một kỷ niệm dù là kỷ niệm xấu nhất đi nữa”. Đối với Liêm kỷ niệm ngày 30 tháng Tư là kỷ niệm đau xót nhưng sẽ “không bao giờ là kỷ niệm ngày mất nước”.

Chuyện đất nước Việt Nam hay trong chuyện ngắn “Chuyện tình Buồn” nó không vĩ đại như tuồng Les Misérables và Phantom of the Opera, hay đại nhạc kịch “Miss Saigon” nổi tiếng trên thế giới. “Chuyện Tình Buồn” chỉ là những giọt nước mắt thật sự của người dân Việt khi nhớ về dĩ vãng, nghĩ về thân phận của của người đàn bà VN. Tôi xem Miss SaiGon hay lắng nghe thoại kịch “Chuyện Tình Buồn” đã mang tôi trở lại SaiGon trước năm 75. Tôi thông cảm được mọi hoàn cảnh xảy ra, mặc dù hai góc cạnh khác nhau của câu chuyện. Nhưng thân phận người đàn bà VN ở bất kỳ thời gian nào cũng chua xót khổ đau. Người đàn bà tên Kim trong Miss SaiGon hay Sen trong chuyện tình buồn đều là nạn nhân của chiến tranh, sự chịu đựng và lòng chung thủy luôn là phẩm cách của người phụ nữ VN dù là hoàn cảnh nào. Nhân vật Chris trong Miss SaiGon hay Liêm trong Chuyện Tình Buồn đều phải chấp nhận một quyết định cuối cùng trong ngày SaiGon hấp hối, đều bỏ lại vợ con chọn giải pháp ra đi. Trong thời gian hốt hoảng, những bất ngờ xảy ra của thời cuộc không ai lường được nên sự đúng sai, thủy chung hay phụ bạc không thể nào kết luận.


Chris lập gia đình với Ellen, Liêm làm lại cuộc đời bất đắc dĩ với Quỳnh nơi xứ người.v.v tất cả cũng là hoàn cảnh không cưỡng lại được của một con người bình thường. Hai người đàn bà trong MissSaiGon và Chuyện Tình Buồn có vẻ giống nhau trong đoạn kết đều chết một cách đau khổ sau ngày gặp lại chồng, Kim dùng một viên đạn để kết thúc cuộc đời mình trong oan trái, Sen thì chết trong nỗi đau dằn vặt tột cùng của những ngày tàn hơi sức yếu mong gặp lại chồng. Ellen hay Quỳnh trong hai chuyện đều ích kỷ trong tình cảm, nhưng vẫn có tinh thần trách nhiệm, vẫn hân hoan mở rộng vòng tay nuôi nấng những đứa con nhiều bất hạnh.


Thời gian rồi cũng trôi qua, đời người cũng sẽ kết thúc.
Dù là bi đát hay hạnh phúc đều là tạm bợ của kiếp người, là những hạt bụi của trần gian bay theo chiều gió cuốn của hư vô. Tôi thích nhất đoạn kết rất thật với con người, trong đó chứa cả buồn vui, nuối tiếc, một chút hối hận, một chút bàng hoàng thông cảm, một chút muộn màng không thể nói ra được, cho nên Quỳnh im lặng trở về sau khi chôn cất Liêm. Điều này đã nói lên tất cả tâm tư lắng động của mình sau năm tháng buồn vui trong cuộc sống mới.
Sự thật được tìm thấy trong cuộc đời người cũng chỉ là cát bụi, tất cả cũng trở về nơi vĩnh cửu này,
Nơi đây không hận thù, không ghen ghét, không ích kỷ, Một nơi chỉ có bình an và tĩnh lặng.

Về phần kỹ thuật thì chưa được hoàn hảo, nhưng thực hiện qua internet mỗi người một phương trời như vậy đã là hay lắm rồi, nếu không nói là tuyệt vời. Âm thanh thì không thể so sánh như Miss SaiGon được phải vay mượn từ người khác, nhạc Miss SaiGon được Nhạc Sĩ nổi tiếng Claude-Michel Schönberg, lời của Richard Maltby, Jr. & Alain Boublil biên soạn riêng cho phim.

Tuy nhiên người chọn lựa nhạc cho “Chuyện Tình Buồn” hay tiếng khóc, tiếng than của những nhân vật tự nhập vai làm Mẹ, làm Vợ làm Chồng, làm Con khá xuất sắc đã làm người nghe biết buồn, rơi lệ đã là một thành công. Kỹ thuật của một sân khấu kich nghệ không đơn giản. Cần nhiều thời gian dàn dựng, cần tiền bạc, nhiều nhân tài thì mới đạt được như mong muốn. Đây chỉ là bước đầu thì làm sao so sánh một kỹ thuật vĩ đại như việc chuyển thể từ tuồng Opera Madame Butterfly của Giacomo Puccini trong “Miss SaiGon”. Tuy nhiên, theo tôi đây là chuyện rất ngắn nhưng đã làm tôi và nhiều người rơi nước mắt đó là điểm khởi hành thành công của một người nghệ sĩ đam mê những bộ môn nghệ thuật.

Thu Hoài Nguyễn
11-22-2013, 11:22 AM
http://i603.photobucket.com/albums/tt112/HuongQue_album/ctb-poster-final-3.jpg



Kính mời qúy bậc trưởng thượng, chiến hữu ,các anh chị và bằng hữu thưởng thức
thọai kịch truyền thanh_ chủ đề THÁNG TƯ HUYẾT LỆ

ca nhạc sĩ dzuylynh xin hân hạnh giới thiệu :
CHUYỆN TÌNH BUỒN _ một câu chuyện có thật sau ngày 30/4/1975
do một nhóm văn nghệ sĩ tài tử các diễn đàn liên mạng hennhausaigon2015, vnthuquan, mientaongo, dactrung, clbtriam, clbhungsuviet thực hiện
Không ai khác , chính chúng ta là những nhân vật trong nỗi buồn dai dẳng 37 năm qua chẳng thể nào quên .
Giọt lệ máu cho tổ quốc, quê hương
Một nén hương lòng cho các quân, công, cán, chính và đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa ,bảo quốc an dân.
CHUYỆN TÌNH BUỒN
Để vinh danh người lính QLVNCH, ca ngợi tình huynh đệ chi binh, vinh danh những quả phụ ,những người vợ lính, và hồi tưởng một kỉ niệm đau buồn bi hận cho vận nước .

Để nhớ về những tháng ngày binh lửa, để nhắc nhở thế hệ hậu duệ về một trang sử Việt Nam cận đại đang bạc màu theo con sóng thời gian.
CHUYỆN TÌNH BUỒN
Kính dâng Mẹ ViệtNam
Kính tặng các quân binh chủng QLVNCH
Kính tặng Sư Đòan Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Qúy Đại Bàng , Niên Trưởng và Chiến Hữu
Một thọai kịch truyền thanh để nhớ về THÁNG TƯ ĐEN

Và thân tặng bằng hữu cùng gia đình


Trân trọng cám ơn qúy vị đã dành thời gian chia sẻ những mảnh đời buồn cùng chúng tôi .
Thân kính


San Jose, Mar23.2012
Ca Nhạc Sĩ Dzuylynh

Xin chờ đón nghe trong nay mai


Hôm nay có dịp ngồi nghe kịch bản Chuyện Tình Buồn của Mưa giới thiệu, thật là một ngạc nhiên bất ngờ.
Dù rằng chưa sống trong chế độ này nhưng qua những chuyện kể lại thì cũng đã
hình dung được tí tâm trạng phản ảnh những chuyện tình buồn này
Những tình tiết trong đây quá thật đau buồn nhưng đầy tình người.

Cám ơn Mưa đã giới thiệu và cho phép tôi được sống với chuyện tình buồn này

Mong sẽ được nghe những vở kịch tiếp nối

MưaPhốNúi_
04-21-2016, 11:05 AM
]
https://scontent-sjc3-1.xx.fbcdn.net/v/t31.0-8/22135698_1237718153000080_211166499830356003_o.jpg ?_nc_cat=110&_nc_ht=scontent-sjc3-1.xx&oh=58df0444013dca701bf390a936f720d6&oe=5D4AFF65


Kính mời qúy bậc trưởng thượng, chiến hữu ,các anh chị và bằng hữu thưởng thức
thọai kịch truyền thanh_ chủ đề THÁNG TƯ HUYẾT LỆ

ca nhạc sĩ dzuylynh xin hân hạnh giới thiệu :
CHUYỆN TÌNH BUỒN _ một câu chuyện có thật sau ngày 30/4/1975
do một nhóm văn nghệ sĩ tài tử các diễn đàn liên mạng hennhausaigon2015, vnthuquan, mientaongo, dactrung, clbtriam, clbhungsuviet thực hiện
Không ai khác , chính chúng ta là những nhân vật trong nỗi buồn dai dẳng 37 năm qua chẳng thể nào quên .
Giọt lệ máu cho tổ quốc, quê hương
Một nén hương lòng cho các quân, công, cán, chính và đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa ,bảo quốc an dân.
CHUYỆN TÌNH BUỒN
Để vinh danh người lính QLVNCH, ca ngợi tình huynh đệ chi binh, vinh danh những quả phụ ,những người vợ lính, và hồi tưởng một kỉ niệm đau buồn bi hận cho vận nước .

Để nhớ về những tháng ngày binh lửa, để nhắc nhở thế hệ hậu duệ về một trang sử Việt Nam cận đại đang bạc màu theo con sóng thời gian.
CHUYỆN TÌNH BUỒN
Kính dâng Mẹ ViệtNam
Kính tặng các quân binh chủng QLVNCH
Kính tặng Sư Đòan Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Qúy Đại Bàng , Niên Trưởng và Chiến Hữu
Một thọai kịch truyền thanh để nhớ về THÁNG TƯ ĐEN

Và thân tặng bằng hữu cùng gia đình


Trân trọng cám ơn qúy vị đã dành thời gian chia sẻ những mảnh đời buồn cùng chúng tôi .
Thân kính


San Jose, Mar23.2012
Ca Nhạc Sĩ Dzuylynh




Xin mời nghe lại để nhớ về những ngày tháng đau thương của đất nước .

https://app.box.com/s/i0fo3mm7vi9hy2tmbizzekuz88jbi441