PDA

View Full Version : Miền Nam Việt Nam trong những ngày gần 30/4/1975



Vịnh Nghi
04-04-2012, 09:23 AM
Cám ơn anh/chị V2012 cho xem lại những bức hình lịch sử rất giá trị. Coi để nhớ lại...và đau lòng....

Lan Nguyen
04-04-2012, 07:12 PM
cám ơn V2012

http://ecx.images-amazon.com/images/I/21WDlaKvK9L._SS400_.jpg

Triển
04-05-2012, 06:26 PM
V2012 ơi, ảnh này giả, ráp hư lung tung. :)

http://farm8.staticflickr.com/7194/7044568775_84ce63709f_z.jpg

Rong Rêu
04-05-2012, 10:58 PM
Cảm ơn V2012, có một vài tấm là RR có thấy còn những tấm còn lại thì là lần đầu được xem. Ôi, tội người ViệtNam quá!

tuyetbachngoc@yahoo.com.v
04-06-2012, 07:30 PM
:(( ôi thật là đau lòng khi xem nhưng tấm ãnh này , mặc dù biết rằng quá khư thì khép lại

Lotus
04-08-2012, 11:02 AM
Quá khư´ không có khép lại đâu. Đảng cộng sản vẫn tuyên giáo kể công giải phóng Việt Nam, tội ác của chê´ độ cũ, nào là nhân dân miền Nam bị đàn áp và chèn ép dươí chê´ độ cũ ghê lăm´.

Họ dựa trên kể công lao của quá khư´ để ngươì Việt mang ơn, và châp´ nhận cho mạng lươí đặc quyền, vì đảng cộng sản có công cho nên được độc quyền ngôì hoài cai trị (rồi thì chủ nghĩa gia đình trị, cha truyền con nôí, ông truyền cháu nôí, con cháu các cụ cả).

Chư´ họ đâu có kể cho thê´hệ ngày nay (đa sô´ dân VN sinh sau 1975) là nhân dân chạy nạn thì chạy vô miền Nam chư´ không chạy ra hương´ ngược lại.

Lotus
04-08-2012, 12:01 PM
Mâý bác chê´ độ cũ ra đi rôì, mà báo Công An vẫn đem ra kể tội. Để cho nhân dân Việt Nam tạ ơn Đảng và cho là Đảng dù thê´nào vẫn tôt´ hơn tât´ cả. Mơí đây lại có bài báo Công An kể về 37 năm không tự do báo chí trong cộng đồng ngươì Việt bên Mỹ . Nào là các nhà báo mà nói ra sự thật thì bị giêt´ , bị giam cầm,... Cư´ như là bên đó không có cảnh sát để xử lý.

Triển
04-08-2012, 08:54 PM
Mâý bác chê´ độ cũ ra đi rôì, mà báo Công An vẫn đem ra kể tội.
Không phải 100% đâu. Lúc cần thiết là có "kê khai" chính danh ngay: ;)




Đáp lại câu hỏi của đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trên cơ sở chủ trương
đối ngoại của ta, trên cơ sở luật pháp của quốc tế, căn cứ thỏa thuận những nguyên tắc
cơ bản ứng xử trên biển Đông giữa ta và Trung Quốc, chúng ta phải giải quyết và khẳng
định chủ quyền đối với 4 vấn đề.
...

Vấn đề thứ hai, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa.
"Việt Nam có đủ căn cứ, pháp lý khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ
quyền của Việt Nam. Thực tế chúng ta đã làm chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Chúng ta làm
chủ khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên
thực tế và liên tục hòa bình.", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo đó, năm 1956, Trung Quốc chiếm các đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974
cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý
hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa.
Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm
này và đề nghị Liên hợp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam
của chúng ta lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.

"Lập trường nhất quán, quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nhưng chúng
ta đàm phán bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với hiến chương liên hợp quốc và luật biển.",
Thủ tướng bày tỏ.

(nguồn: http://dantri.com.vn/c20/s20-541447/thu-tuong-hoang-sa-thuoc-chu-quyen-cua-viet-nam.htm )

Lotus
04-09-2012, 02:18 AM
Đảng cộng sản luôn sử dụng cái gì mà có lợi cho họ. Sở dĩ sau này họ đem thái độ phản ưng´ quyêt´liệt của quân đội VNCH ở Hoàng Sa năm 1974 ra là để thanh minh cho thái độ không can thiệp của quân đội CHXHCNVN khi mà Trung Quôc´ đuổi cươp´ ngư dân VN hiện nay. Ý nói là dù có phản ưng´ quyêt´liệt đây nữa cũng không được gì.

Nhưng điêù đó là không đúng. VNCH đã suy yêú sau thơì gian nội chiên´kéo dài và ngân sách cạn kiệt. Hàng ngũ VNCH có không ít nội gián tình báo của phiá cộng sản VN, lúc đó liên minh vơí Trung Quôc´.

Trong khi Trung Quôc´ tân´ công Hoàng Sa thì quân đội cộng sản VN tân´ công miền Nam và thành phần nội gián cũng trợ lực trên mọi phương diện.

Chư´ ngày nay, Philippines, Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quôc´, đêù có thái độ cương quyêt và đem quân đội ra đôí đâù và Trung Quôc´ không dám cư xử vơí ngư dân mâý quôc´gia kia như họ đã, đang, và tiêp´tục cư xử vơí ngư dân CHXHCNVN.

Chính phủ CHXHCNVN là chính phủ duy nhât´ trong vùng Đông Á không cho quân đội bảo vệ ngư dân của mình trươc´ sự đàn áp của ngoại bang Trung Quôc´.

Và vì thê´, những năm sau này, khi bị ngươì ta chỉ trích, thì chính phủ CHXHCNVN đem chuyện Hoàng Sa 1974 ra để thanh minh cho thái độ bàng quan của chính phủ cộng sản ngày nay.

Nhưng như vậy là mị dân vì hai hoàn cảnh khác nhau.

Lotus
05-07-2012, 11:55 AM
'Tháng Tư Đen'

Cập nhật: 11:33 GMT - thứ hai, 7 tháng 5, 2012


Vào đúng dịp kỷ niệm 37 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, một cuốn sách về những ngày cuối của xung đột kéo dài hai thập niên với sự thiệt mạng của hàng triệu người đã ra mắt.

Mang tên 'Tháng Tư Đen', sách dày gần 600 trang của tác giả George Veith vẽ lại bức tranh hãi hùng của những trận chiến cuối cùng với sự thiệt mạng của 100.000 lính Nam Việt Nam.

Bản thân Hà Nội ước tính họ mất 6.000 bộ đội chỉ trong vài ngày cuối tháng Tư năm 1975, theo điểm sách 'Tháng Tư Đen' trên báo Wall Street Journal của chuyên gia tư vấn quốc phòng Mark Moyar, người cũng là tác giả cuốn 'Thắng lợi Bỏ lỡ: Cuộc chiến Việt Nam, 1954-1965'.

Moyar đánh giá 'Tháng Tư Đen' đã xuất sắc "điền vào khoảng trống lịch sử" của giai đoạn 1973-1975 khi Hoa Kỳ đã rút quân và Cuộc chiến Việt Nam không còn là mối quan tâm hàng đầu của các phóng viên Hoa Kỳ, khiến các tài liệu tham chiếu bằng tiếng Anh để viết về giai đoạn này không có nhiều.


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/08/13/110813091723_vietnam_war_304x171_ap_nocredit.jpg

Tác giả Veith nói lính miền Nam kháng cự kiên cường nhưng thua vì Hoa Kỳ bỏ rơi


Tác giả Veith đã dùng tới các sử liệu từ phía Việt Nam bao gồm của cả miền Bắc và các cuộc phỏng vấn của ông với các tưỡng lĩnh Nam Việt Nam trong quá trình nghiên cứu để viết sách.

Ông Veith nhận xét thất bại trong tháng Tư năm 1975 không phải do sự lúng túng của chính quyền miền Nam và càng không phải do sự yếu kém trên chiến trường của lực lượng Việt Nam Cộng hòa.

Theo ông, lực lượng Nam Việt Nam bao gồm nhiều chỉ huy từng đẩy lùi cuộc tấn công của miền Bắc hồi năm 1972 và đã có những trận đánh thành công nhưng ít được biết tới trong giai đoạn 1973-1975.

Một số trận đánh trong đó quân miền Nam kháng cự kiên cường được nhắc tới xảy ra trong tháng Ba và tháng Tư năm 1975 như các trận Mỏ Tàu và Núi Bồng ở mạn bắc, Bến Cầu và Chơn Thành ở miền trung cũng như trận Cần Thơ và Long An ở miền nam.

'Giết hại dân thường'

Theo bài điểm sách của chuyên gia Moyar, "[Ông] Veith đã minh chứng thuyết phục rằng lý do gốc rễ của sự thất bại ở miền Nam là việc cắt giảm trợ giúp của Quốc hội Hoa Kỳ trong năm 1974 khi viện trợ quân sự giảm gần một nửa.

"Khi cuộc tấn công của quân Bắc Việt bắt đầu trong tháng Ba năm 1975, sự thiếu hụt nhiên liệu máy bay và phụ tùng không cho phép quân đội chở lính tiếp viện bằng đường không nhằm củng cố biên giới miền tây trải dài 900 dặm (gần 1.500km).

"Bởi vậy Bắc Việt được tự do để tập trung các cuộc tấn công với số quân lớn vào các thành phố và thị trấn trọng yếu.

Ông Veith nói sự thiếu hụt không quân cũng làm cho miền Nam không thể cho máy bay ném bom lực lượng miền Bắc ngay cả khi họ biết những nơi đối thủ tập trung đông quân.

Ngoài ra việc dân thường di tản với số lượng lớn cũng ảnh hưởng đến khả năng triển khai và di chuyển quân của Nam Việt Nam.

Ông Veith nói việc Bắc Việt Nam giết hại những người không cầm súng ở Huế năm 1968 và dọc Quốc lộ 1 năm 1972 khiến người dân phát hoảng và họ đã tràn ra các ngả đường khi quân miền Nam rút đi.

Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ tới gần nửa dẫn tới thiếu hụt nhiên liệu và phụ tùng máy bay ở miền Nam

Việc tắc nghẽn đường và cầu khi dân thường di tản làm cho một số đơn vị chiến đấu của VNCH không rút kịp và bị lực lượng miền Bắc tiêu diệt.

Một trong những ví dụ ông Veith đưa ra và được chuyên gia Moyar dẫn lại là đợt rút quân của Nam Việt Nam để cố thủ ở Đà Nẵng.

Hơn một triệu dân thường đã kéo về thành phố này để hòa vào số dân gần nửa triệu cũng đang hoảng loạn ở trong thành phố.

Số lượng dân cư lớn như vậy khiến cho việc điều phối xe quân sự và lực lượng tác chiến gặp khó khăn.

'Trả giá nhân mạng'

Theo các con số từ sách 'Tháng Tư Đen' được cây viết Moyar trích dẫn, Nam Việt Nam có tới hơn 760.000 binh sĩ nhưng chỉ tập hợp được 110.000 ở Sài Gòn trong trận đánh cuối cùng.

Hoa Kỳ trong khi đó không giữ lời hứa mà Tổng thống Nixon đưa ra hồi tháng Giêng năm 1973 rằng không lực Hoa Kỳ sẽ đập tan lực lượng Bắc Việt nếu họ vi phạm hiệp định hòa bình khi đó đang chuẩn bị được ký kết ở Paris.


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/08/01/110801134147_viet_army_30april1975_304x171_afp_noc redit.jpg
Quân đội miền Bắc trước Dinh Độc lập trong ngày 30/4/1975


Bản thân ông Nixon đã không còn cầm quyền hồi năm 1975 sau vụ bê bối Watergate trong khi Quốc hội Hoa Kỳ dùng một nghị quyết được thông qua trong năm 1973 để buộc Tổng thống Gerald Ford không ném bom miền Bắc.

Trong phần kết thúc bài điểm cuốn 'Tháng Tư Đen', chuyên gia quốc phòng Moyar nói cuốn sách là lời nhắc nhở Hoa Kỳ về cái giá phải trả bằng nhân mạng khi rời bỏ một đồng minh.

Ông nói 100.000 lính Nam Việt Nam, những người từng sát cánh với Hoa Kỳ trong các trận đánh cuối cùng, đã bỏ mạng, bị hành quyết tức thì hay chết vì bị hành hạ trong các trại "cải tạo" khổng lồ.

Hơn nửa triệu người Nam Việt Nam cũng bỏ mạng trên biển khi bỏ trốn chế độ cộng sản.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120507_black_april_book.shtml

Lotus
05-07-2012, 11:56 AM
May 4, 2012, 5:02 p.m. ET
Book review : Black April

Abandoning Vietnam

From the moment the last U.S. helicopter departed the Saigon embassy in April 1975, the fall of South Vietnam has figured prominently in American debates over the Vietnam War. Doves attribute South Vietnam's defeat to governmental weakness and illegitimacy—reinforcing their argument that America's ally had always been unworthy of support. Hawks blame the country's loss on a cut-off in U.S. aid—a view in line with the hawks' belief that American politicians foolishly squandered what nearly 60,000 U.S. soldiers had died to preserve.

Yet unlike the war's earlier episodes, the final act has received only cursory treatment from historians. Authors of supposedly comprehensive histories of the war tend to speed through the period 1973-75. During that time, Vietnam was devoid of U.S. combat forces and was of scant interest to American journalists and civilian officials; scholars thus had few English-language sources to consult.

George J. Veith's "Black April" fills the gaping historical void, and in extraordinary fashion. Mr. Veith has tapped deeply into previously neglected Vietnamese sources, including North Vietnamese histories, and he has interviewed commanders of numerous South Vietnamese units. In a blow-by-blow account, he presents mountains of new details that enable him to answer the principal historical questions.

Although South Vietnam's leaders committed some critical errors during the North's 1975 offensive, Mr. Veith says, the defeat cannot be attributed to governmental ineptitude—and certainly not to war-fighting incompetence. By then the South Vietnamese military leadership included many officers who had performed exceedingly well in repulsing the 1972 Easter Offensive and in large but little-known clashes of 1973 and 1974. During the final North Vietnamese offensive, South Vietnamese commanders and their units fought much better than has been believed.

If Americans recall a South Vietnamese victory in 1975, it is likely the battle of Xuan Loc, where one division of the South Vietnamese army bludgeoned three North Vietnamese divisions. But Mr. Veith chronicles several other clashes, in March and April 1975, that show the South's stout resistance—from Mo Tau and Bong Mountain in the country's northern extremities, to Ben Cau and Chonh Thanh in the central region, to Can Tho and Long An in the south.

Mr. Veith demonstrates persuasively that the root cause of South Vietnam's defeat was the slashing of assistance by the U.S. Congress in 1974, when military aid was nearly halved. As the North Vietnamese onslaught began in March 1975, South Vietnam's shortages of aircraft fuel and spare parts prevented the military from flying troops in to fortify a vulnerable 900-mile western flank. The North Vietnamese were thus free to focus their attacks with overwhelming numbers on key towns and cities.

Because of the scarcity of air assets, imperiled South Vietnamese troops frequently had to retreat by truck or on foot. Civilians raced after the soldiers, terrified of being massacred by the communist forces, who had slaughtered noncombatants in Hue in 1968 and along Route 1 in 1972. Women and children and civilian vehicles clogged the major roads and bridges, slowing the withdrawal. Consequently, some of the combat units were cut off by the advancing North Vietnamese and destroyed.

When retreating South Vietnamese forces attempted to form a defensive perimeter at the coastal city of Da Nang, more than a million frenzied civilians flocked to the city, where the 500,000 inhabitants were already in a state of panic. The city streets were so packed with civilian traffic, Mr. Veith explains, that the movement of military vehicles and large troop formations could not be coordinated. Some soldiers left their units to protect relatives or help them flee. Gen. Ngo Quang Truong, a brilliant and charismatic South Vietnamese commander, decided that an organized defense was impossible; he ordered an evacuation of combat troops by sea. Some South Vietnamese soldiers escaped on ships, but many thousands of others were captured on the beaches by onrushing North Vietnamese units.

"Black April" shows that the sharp reduction of U.S. aid meant the South Vietnamese were unable to bomb enemy ground forces even when they were massed and presented inviting targets. The South Vietnamese air force could not fly enough sorties to begin with, and its capabilities further eroded as the North Vietnamese overran airfields. In January 1973, President Nixon had promised the South Vietnamese that American air power would smash the North Vietnamese if they broke the peace agreement about to be signed in Paris. But then Watergate intervened, and Congress—using the War Powers Resolution of 1973—prevented Nixon's successor, Gerald Ford, from fulfilling the pledge.

Although South Vietnam had 763,000 men under arms in 1975, the military's very limited strategic mobility permitted it to assemble only 110,000 in Saigon for a last stand. The North Vietnamese, brought 350,000 troops to bear and they were richly supplied thanks to the recent transformations of the Ho Chi Minh Trail into a paved highway and the construction of an oil pipeline alongside it; Despite the hopelessness of the situation, Mr. Veith notes, many South Vietnamese units fought off large North Vietnamese assaults on Saigon and launched effective counterattacks. According to Hanoi's own estimates, North Vietnamese forces sustained 6,000 casualties in the war's last days. South Vietnamese soldiers fought on until a newly installed caretaker government ordered a surrender in the vain hope of gaining concessions from the conquerors.

More than 100,000 South Vietnamese who had sided with the United States perished in the final battles, were executed immediately thereafter or died from maltreatment in massive "re-education" camps. Half a million more South Vietnamese died while attempting to flee communist oppression by boat ....


http://online.wsj.com/article/SB10001424052702304450004577277361997395318.html?m od=googlenews_wsj

dulan
03-29-2013, 07:14 AM
...


Xin chào cả nhà,
Cám ơn V2012 cho xem lại hình ảnh xưa...


----------


HỜN...

Tháng ba sầu như Buôn Mê bỏ ngõ
Áo trắng gầy hoen lệ đỏ chinh nhân
Vẫy tháng tư trên đỉnh buồn hoang phế
Bút mực hờn trả ghế xám tang thương...


Dulan

http://i1243.photobucket.com/albums/gg553/Thiennga2012/146-1.jpg


...


Tháng ba sầu như... Kontum bỏ ngõ!
Về Pleiku, giã biệt "Phố núi cao"
Xuôi lộ 7, ta xuyên qua Phú-bổn,
Máu dân, quân, nhuộm đỏ sông Đà rằng
Ghi dấu tích lần lui quân máu, lệ...


AnhKhoa


----------------------



Thân mến,
Dulan

Lotus
06-17-2013, 11:07 AM
Tường thuật của ông Trần Đức Thạch, cựu bộ đội cộng sản :


Thảm Sát Làng Xuân Lộc Tháng 04/75



Thời gian lặng lẽ trôi, tôi, một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói. Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy.

Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy”. Và quả thật, sống trong xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.




http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/b/90cd2fa1ad424fb0864f70ae018aded6.jpg


Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với Sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường.

Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy.

Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận.

Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.

… Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ.

Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.




http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/b/948d9b01b55e44a9a05f40908ceff10b.jpg




- Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!

Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.

Tôi quát:

- Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.

Mâý ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:

- Anh ơi! đây là lệnh.

- Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!

- Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!

- Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!

Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn.

Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:

- Ai bắn đấy?

- Đại đội phó Hường đấy anh ạ!

- Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sóc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư?

Cứ bảo là Mỹ nguỵ ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy.

Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cân làm.

Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em Phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này.

Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:

- Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!

- Không lo, có tôi đi cùng!

Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:

- Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.

Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre.

Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung.

Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết.

Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về.

Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi lỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ.

Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?”

Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi:

Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.

- Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.

* * *




http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/b/8a679564e11a492780cb4adafabed6c7.jpg






…. Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác.

Không!

Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.

Sau ngày giải phòng Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:

- Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!.

Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là Đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập…

Trần Đức Thạch
Cựu phân đội trưởng trinh sát
Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266
Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4




http://vietvungvinh.us/2013/index.php?option=com_content&view=article&id=3074:vc-tan-sat-lang-xuan-loc&catid=46:dien-dan&Itemid=84

http://vuongthuc.wordpress.com/2013/04/22/toi-ac-cong-san-qua-tuong-thuat-cua-nhan-chung-song-can-bo-tran-duc-thach/

Lotus
06-17-2013, 11:18 AM
Nhà Thơ Yêu Nước Trần Đức Thạch bị 3 năm tù giam

Lo ngại phản ứng của công luận người Việt cũng như quốc tế, chế độ CSVN đã một mặt tung tin sẽ đưa nhà thơ Trần Đức Thạch ra tòa ngày 9/10, một mặt đem ông ra xử lén lút vào ngày 6/10 vừa qua. Ông Thạch bị bắt từ tháng 9 năm 2008 vì đã tuyên nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam.

Sau một phiên tòa vỏn vẹn 2 giờ đồng hồ, mà bị cáo không có luật sư biện hộ và không có một người thân thuộc nào, nhà thơ thiết tha với vận mạng đất nước Trần Đức Thạch đã bị chế độ CSVN kết án vi phạm điều 88 luật hình sự về tuyên truyền chống lại nhà nước và trừng phạt ông 3 năm tù giam cộng 3 năm quản chế sau khi mãn án tù.

Ông Trần Đức Thạch, sinh năm 1952, sinh sống tại tỉnh Nghệ An. Ông là nhà thơ, Hội viên hội nhà văn tỉnh Nghệ An. Ông bộc lộ những tư tưởng dân chủ từ những năm 1990 và nhiều sáng tác của ông đã đi thẳng vào đề tài đòi hỏi tự do sáng tác cho văn nghệ sĩ, phê phán chế độ chính trị độc đảng, đòi hỏi dân chủ, nhân quyền cho nhân dân. Một trong những tác phẩm của ông được nhiều người chú ý là hồi ký có tên ”Hố Chôn Người Ám Ảnh”, kể lại trận đánh ở ấp Tân Lập, vào cuối tháng 4 năm 75, mà ông đã tham dự với vai trò đội trưởng trinh sát Quân đội Nhân dân ...


http://radiochantroimoi.wordpress.com/2009/10/06/nha-th%C6%A1-yeu-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-tr%E1%BA%A7n-d%E1%BB%A9c-th%E1%BA%A1ch-b%E1%BB%8B-3-nam-tu-giam/


Vietnam: Writers Honored for Commitment to Free Speech

Tran Duc Thach has written a novel, hundreds of poems, and articles and reports that condemn corruption, injustice, and human rights abuses. A veteran of the People's Liberation Army, he is a member of the Nghe An Writers Club. His 1988 novel, Doi Ban Tu (Two Companions in Prison), described the arbitrary nature of Vietnam's legal system and the inhuman conditions in Vietnamese prisons. Poems published under the title Dieu Chua Thay (Things Still Untold) speak about life without freedom and justice. Tran Duc Thach has been repeatedly harassed since 1975. In 1978, the pressure became so harsh that he set himself on fire and was badly burned. Since then, he has been arrested 10 times and brought to court four times, each time released for lack of evidence. In 2009, the UN Working Group on Arbitrary Detention determined that he had been wrongfully and arbitrarily detained after his last arrest in September 2008. Despite this he was sentenced to a three-year prison term, which will be followed by three years of house arrest.

http://www.hrw.org/news/2010/08/03/vietnam-writers-honored-commitment-free-speech


Các trao đổi với nhà thơ Trần Đức Thạch

http://radiodlsn.com/index.php?option=com_content&id=2403:trao-i-vi-nha-th-trn-c-thch-v-li-keu-gi-co-ten-qchung-toi-la-oan-vn-vn&Itemid=57

http://diendanctm.blogspot.com/2012/05/tho-30-4-khac-khoai-thang-tu.html

Ra tù nhà thơ Trần Đức Thạch bị quản chế tại một huyện miền núi

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/poet-tdthach-plac-under-hs-ares-12062011135134.html


Chút tâm sự từ “vòng quản chế”!

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/chut-tam-su-tu-vong-quan-che.html#.UalCre3wDIU


Trần Đức Thạch - “Sống Trong Vùng Cấm”

http://danlambaovn.blogspot.com/2011/09/tam-tinh-voi-nha-tho-tran-uc-thach-song.html#.Ub9NeO3wDIU

Lotus
06-17-2013, 11:30 AM
Thảm sát ấp Tân Lộc , Xuân Lộc


“Hố Chôn Người Ám Ảnh”

03/05/2013


Kính thưa quý thính giả, 5 ngày nghỉ của cái gọi là ngày lễ “mừng chiếng thắng 30 tháng tư” lần thứ 38 vừa trôi qua. Trong sự tưng bừng mà nhà cầm quyền cố tạo ra cho ngày lễ này, có lẽ chẳng ai trong “bên thắng cuộc” còn chút lương tri lại tự hào về ngày chiến thắng đó, khi mà chính người cầm đầu đảng CSVN là ông Lê Duẩn đã huỵch toẹt nói lên bản chất và mục tiêu của cuộc nội chiến núi xương sông máu là: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”; khi mà từ cái ngày chiến thắng đó, đảng CS đã kéo lùi đất nước lại phía sau xa thăm thẳm so với sự đi lên của các nước lân bang; khi mà VN đang có nguy cơ trở thành một quận huyện của nước Tàu như hiện nay !

Không chỉ thế, ngày 30 tháng tư còn là ngày giỗ của bao nhiêu người Việt Nam? Có lẽ sẽ chẳng ai biết được chính xác con số người Việt đã chết vì thảm nạn 30 tháng tư; khi mà những cuộc trả thù, tàn sát dân lành đã diễn ra ngay sau khi những người trong “bên thắng cuộc” tiến vào. Không kể hàng trăm ngàn người vùi thân trong lòng biển cả, bên lùm cây, khe suối trong rừng rậm.


Còn bao nhiêu cuộc tàn sát dân lành khác như cuộc tàn sát gần 4 ngàn người vào cuối tháng 3 ở Phú Yên – Khánh Hòa mà sau này người ta mới biết? Một bản báo cáo của viện nghiên cứu viện đại học Berkeley vào đầu thập niên 80 cho biết đã có khoảng hơn 60 ngàn người bị giết trong mấy tháng trước và sau ngày 30 tháng tư năm 1975 ở các đia phương sau khi bộ đội miền Bắc tiến vào.


Người ta hy vọng rằng, rồi đây, sau khi lớp bụi thời gian đã lắng đọng, những người trong cuộc sẽ viết lại những cuộc thảm sát đẫm máu dân lành mà chính họ là nhân chứng sống khi họ buộc phải theo lệnh cấp trên thực hiện chính sách diệt chủng của một chế độ phi nhân tàn bạo, như bút ký sau đây của cựu chiến binh Trần Đức Thạch, Cựu phân đội trưởng trinh sát, Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266, Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4.



Mời quý vị cùng nghe bút ký này qua phần trình bày của đài Chân Trời Mới.


http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2013/05/20130503-ctm-truyenthanh.mp3




http://www.radiochantroimoi.com/dac-ky-truyen-thanh/ho-chon-nguoi-am-anh.html

Lotus
06-17-2013, 12:11 PM
Quốc ca cộng sản “Cờ in máu ... đường vinh quang xây xác quân thù”


... Vietnam - "Tien Quan Ca"/"Army March"

Most of the other anthems on this list mix in a little bit of talk about peace, national pride or whatever else. The blood and guts talk just finds its way into a verse or two at random. Vietnam's anthem, on the other hand, is all war, all the time.

The lyrics start with the line "armies of Vietnam, forward!" And guess what? They mean it! There's blood on the flag! Guns are rumbling! Bases are being built! There are chains to be broken! di chuyen no goddammit!

Vietnam's national anthem kicks more ass in two short verses than most countries do in a lifetime.

Most Awesomely Violent Lyrics

“Our flag, red with the blood of victory, bears the spirit of the country.”

“The distant rumbling of the guns mingles with our marching song.”

“The path to glory is built by the bodies of our foes.”

“For too long have we swallowed our hatred. Be ready for all sacrifices.”

Did They Live Up To It?

Um, our memory is a little hazy, but yes, we believe at some point they may have.


http://www.cracked.com/article_16735_6-national-anthems-that-will-make-you-tremble-with-fear_p2.html#ixzz2UcdgKjIL

Cờ in máu ... đường vinh quang xây xác đồng bào thì có .

Tkni
04-05-2014, 07:48 AM
Cam on V2012 dda mang nhung hinh anh thang Tu dden vao dday, rat nhieu hinh lan ddau tien Tu* dduo.c thay :sorrow:


Lo*/n len trong che ddo cong sa?n, ba bi. bat ddi tu hon 10 nam, tat ca tai san nha cua ddeu bi. cs ti.ch thu, me. cua Tu* khi a^/y moi vu*\a 26 tuoi cung 5 ddua con nheo nho/c, ddua lon nhat(chi. Hai) chi? dduo.c 6 tuoi khi cs chiem mien Nam, chi. ba dduoc 4 tuoi, Tu* gan 3 tuoi, em gai ke gan 2 tuoi, em trai dduoc 1 tuoi, con em gai ut ddang trong bu.ng me., bi. ddua ddi het khu kinh te moi nay toi khu kinh te moi kia, mo.i thong tin tin tuc ve VNCH ddeu bi. cs bu*ng bi/t su*. tha^.t. Suot khoang thoi tho au, 6 chi. em Tu* dduo.c biet dden 2 chu sung suong la nhung buoi an bobo tron voi khoai lang dduo.c no bu.ng, la\ vo*/t dduo.c that nhieu vo? khoai lang nguoi ta go.t ddo^? xuong song Kie^n Giang, Ra.ch Gi/a, a(n cho qua co*n ddo/i, la cai banh trung thu moc meo ma ba dduoc nguoi ba.n tu\ bieu tang, khong an dde da\nh goi ve cho 6 ddua con, la nhung bai ho.c, bai kiem tra dduo.c ddiem 10 dde viet thu khoe voi ba, la... rat nhieu ddieu khong the ke, noi ra het dduoc......ma\ tuoi tho minh hoan toan khong y/ thuc dduoc ddo la niem quoc ha^.n, uat ha^.n. Tuoi tho chi? biet co gang that ngoan, hoc hanh that gioi, vuot troi hon tat ca? ba.n be\ dde ba, me. vui lo\ng, ba trong tu\ ha~nh die^.n ve 6 ddua con cua minh, 6 ddua con cua nguy quan nguy quyen(ngo^n tu*\ cs go.i nhung nguoi con cua nhung qua^n nha^n VNCH), ma co gang "tu" cho tot dde dduoc ve ddoan tu. voi vo va con. Ma~i cho toi ngay ba dduoc tha? ra tra.i tu\, roi lo gap rut lam giay to*\ mong dduoc My~ chap thuan ddi.nh cu*, khi qua toi My~ roi dan dan minh moi hieu rat nhieu ddieu ve li.ch su*~ thang Tu* dden...qua nhung loi ke cua ba,me., cac ba/c cac chu/ Vo~ Bi. Dda\ La.t, va qua nhung hinh anh, bai tuong thua^.t ddang trong dda^y, va\ 1 so^/ trang ma.ng kha/c. Khi co\n o VN, me., ba kho^ng da/m ke^? gi\ nhieu so*. con ho*/ mieng, ca? nha\ la.i bi. va. oan


Co/ ai ca^\m dduo.c nuoc ma(/t khi nhin la.i nhung hinh a?nh tha/ng Tu* dden kia kho^ng? That ddau lo\ng cho da^n to^.c Vie^.t Nam :sorrow:


Sorry, Tu* khong ddanh font tieng Vie^.t dduo.c :-(

hoài vọng
04-05-2014, 06:26 PM
Chào anh V2012 !
...tháng 3 , một Lữ Đoàn TQLC bị bỏ rơi ở Huế , người lính phải lượm từng viên đạn trên bãi cát để chống lại kẻ thù
...tháng 4 , một Lữ Đoàn Dù không nhận được tiếp tế đạn dược phải lẩn trốn trong rừng núi Phan Rang
Với TQLC Tháng Ba Buồn Hiu
Với Dù là Tháng Tư Bỏ Súng

nangvangbx
04-06-2014, 02:11 PM
Cảm ơn V2012 rất nhiều @};-@};-
thật là một bộ sưu tập công phu .Cho phép nvbx giới thiệu cho nhiều người cùng đọc và nghe nhé
tháng 4 đen là cái tang chung của Dân tộc Việt và cũng là mất mát đau thương lớn của gia đình nvbx .

PhPhuongVy
04-06-2014, 05:55 PM
Cảm ơn V. nhiều lắm, những loạt bài này thật quý quá. Chị sẽ giới thiệu đến bạn bè của chị.

bonita
04-07-2014, 11:11 AM
Chào anh V2012 !
...tháng 3 , một Lữ Đoàn TQLC bị bỏ rơi ở Huế , người lính phải lượm từng viên đạn trên bãi cát để chống lại kẻ thù
...tháng 4 , một Lữ Đoàn Dù không nhận được tiếp tế đạn dược phải lẩn trốn trong rừng núi Phan Rang
Với TQLC Tháng Ba Buồn Hiu
Với Dù là Tháng Tư Bỏ Súng

bo chào bác Hoài
có người nói bo là cuối tháng ba TQLC vô tù, sang cuối tháng tư thì cả nước ở tù :(

~~~~~~


hi chị Nora,
bo nhéo cằm mừng chị trở lại với nhiều bài audio thật đầy ý nghĩa
mong chị luôn khỏe

~~~~~~


bo chào các anh chị trong ĐT

cầu mong quê hương Việt Nam ngày mai tươi sáng không còn cộng sản [-O<

@};-@};-@};-

Đậu
04-08-2014, 06:11 AM
Nếu em nhớ không nhầm thì nhạc nhẹo hồi ký do ông PD sáng tác, người khác xử dụng lại dưới mọi hình thức đều phải xin phép tác giả, người đại diện hoặc cơ quan đang giữ tác quyền. Chả khéo loạt bài "Hồi ký Phạm Duy" lại gây phiền phức nhẽ ra là không đáng có. Em khéo lo thế thôi.

Đậu
04-08-2014, 06:42 AM
Rõ là em lo bò trắng răng.

Hanhgia
04-26-2014, 05:40 PM
Tại Xuân Lộc vào giữa tháng 4 , 1975

Ngày 12 tháng 4 năm 1975, cộng sản đã tấn công vào Xuân Lộc







“Our army is great,” the Persian says, “and because
of the number of our arrows you will not see the sky!”
Then a Spartan answers: “In the shade, therefore, we will fight!”
And Leonidas, king of the Spartans, shouts: “Fight with spirit,
Spartans; perhaps we will dine today among the ghosts!”
Wheelock's Latin
Inspired by Cicero (http://en.wikipedia.org/wiki/Cicero)'s, Tusculanae Disputationes, 1.42.101







"Go tell it"—What a Message --
To whom—is specified --
Not murmur—not endearment --
But simply—we—obeyed --
Obeyed—a Lure—a Longing?
Oh Nature—none of this --
To Law—said sweet Thermopylae
I give my dying Kiss --


In Emily Dickinson (http://en.wikipedia.org/wiki/Emily_Dickinson)'s
"'Go tell it' — what a message".