PDA

View Full Version : Gửi Bạn Miền Xa



Pages : [1] 2

NgụyXưa
04-07-2012, 12:10 PM
Ngày Đó Chúng Mình


Bạn thân,

Tôi vừa được đọc bản thảo một cuốn truyện dài mà bạn ta sắp đem in. Thực ra “Đời Thủy Thủ” của Vũ Thất đã được xuất bản tại Việt Nam năm 1969 nhưng tôi không có dịp đọc. Tác giả cho tái bản tại Hoa Kỳ để chia sẻ với bạn bè những kỷ niệm một đời không quên.

Thú thật với các bạn là sau gần 40 năm trên xứ người tôi hầu như đã không còn nhớ gì về đời sống cũ nơi quê nhà, thế nhưng mới lướt qua vài chương của “Đời Thủy Thủ”, lòng tôi chùng xuống với ánh hải đăng mũi Kê Gà chớp tắt trong đầu cùng nhịp đập của trái tim. Tôi bâng khuâng nhớ về dòng Hậu Giang cuồn cuộn chảy ra cửa Định An bên sâu bên cạn, và thẫn thờ như đang nhìn thấy sóng bạc đầu ngoài khơi nhấp nhô đưa hồn bồng bềnh chìm vào dĩ vãng. Và tôi chợt hiểu, mười bốn năm mang đời thủy thủ trước đây chính là cuộc đời tôi còn ấp ủ trong tim.

Đời sống của những người đi biển nhọc nhằn hơn là thơ mộng, thế nhưng cuộc sống đó đã mang tôi đến những chân trời xa, cho tôi đặt chân lên những vùng đẩt lạ, và cũng đem đến cho tôi vài mối tình ngắn ngủi, vừa ngọt ngào vừa xót xa. Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã có vết chân tôi, và một thời đêm đêm vượt tuyến ra vùng biển Bắc, tôi đã có những tháng ngày phiêu lưu mà những người con trai thời chiến nào cũng ước mơ.

Năm hai mươi tuổi tôi đến với biển cả như một người tình“đi nhẹ vào đời, và đem theo trăng sao đến với lời thơ nuối …”, nhưng hơn mười năm sau, cuối tháng Tư năm 1975, tôi giã từ đời thủy thủ trong chua xót như “ngày đó có em ra khỏi đời rồi, và mang theo trăng sao chết cuối trời u tối …”, như ca khúc “Ngày Đó Chúng Mình” của Phạm Duy.

Ngày 11 tháng Tư sắp tới tôi sẽ bay sang Singapore để xuống tàu đi lại đường biển xưa. Du thuyền qua mũi Cà Mâu chắc là tôi sẽ rất bồi hồi nhưng tôi sẽ không khóc, thế nhưng khi tàu đi ngang Hoàng Sa có lẽ tôi sẽ khó cầm lòng không để nuớc mắt rơi. Trong lòng biển đó bao nhiêu là thân xác bạn bè tôi đã chìm sâu cùng với Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, con tàu cùng với chúng tôi vượt Thái Bình Dương từ Mỹ về Việt Nam 48 năm xưa.

Vài hàng nhắn tin tới bạn. Đầu tháng Năm tôi sẽ trở về để tiếp tục tâm tình với bạn trên diễn đàn này, nơi tôi gắn bó đã nhiều năm. Mong được đọc nhiều sáng tác của bạn khi tôi trở về, và thân chúc bạn những ngày bình an.

Tình thân,

Ngụy Xưa
April 2012

ndangson
04-07-2012, 09:24 PM
...


* - Ghé thăm anh lớn Ngụy Xưa và đọc anh.
Nếu anh lênh đênh ở vùng biển cũ một thời,cho Sơn gửi lời thăm biển....

nđs.

LXD
04-08-2012, 11:12 AM
Chúc Ngụy Xưa những ngày lênh đênh thật hạnh phúc trên biển . DL

gun_ho
04-08-2012, 11:48 AM
Ngày 11 tháng Tư sắp tới tôi sẽ bay sang Singapore để xuống tàu đi lại đường biển xưa. Du thuyền qua mũi Cà Mâu chắc là tôi sẽ rất bồi hồi nhưng tôi sẽ không khóc, thế nhưng khi tàu đi ngang Hoàng Sa có lẽ tôi sẽ khó cầm lòng không để nuớc mắt rơi.

Chúc Ngụy Xưa một trận dập vùi , hết tơ tớt luôn :))

NgụyXưa
04-09-2012, 11:30 AM
Cám ơn ĐS, LXD, gun_ho và các bạn đã vào đây hoặc gửi PM chúc NX thượng lộ bình an.


Chúc Ngụy Xưa một trận dập vùi ... :))

Tháng Tư biển Đồng thường rất êm đềm, nhờ vậy mà năm 1975 những con tầu của HQ/VNCH với hàng ngàn người tỵ nạn đã tới được Philippines an toàn. Thế nhưng trong lòng người Việt lúc này thì biển Đông đang mang một niềm đau.

----
Bình ơi gió cuốn mây tuôn
Biển xanh sóng dậy gọi hồn Âu Cơ.

NX

PhPhuongVy
04-09-2012, 04:49 PM
Chúc anh Ngụy Xưa thuận buồm xuôi gió. PV gửi lời kính cẩn chào những người anh hùng vị quốc vong thân.

YenLinh
04-10-2012, 11:46 AM
Thượng lộ bình an chú nhá .
Nhớ mang về vài tấm hình cho nó xem ké!

NganHa1
04-10-2012, 12:06 PM
Chúc anh NX những ngày trên biển nhiều ý nghĩa
Mong đọc anh đầu tháng 5.

NH

NgụyXưa
04-10-2012, 03:22 PM
Xin cán ơn chị PV, YL và NH.

Mai đi rồi. Khi vể sẽ gửi hình chia xẻ với các bạn.

Tình thân,

NX

Dung
04-10-2012, 03:52 PM
Chúc chú Ngụy có chuyến trở về bình an ....

NgụyXưa
05-06-2012, 10:38 AM
Cám ơn các bạn đã vào đây thăm hỏi. NX mới trở về Cali, sẽ lại sinh hoạt bình thường trên diễn đàn, và sẽ chia xẻ vài cảm nghĩ về chuyến đi "Tìm Đường Biển Xưa" với các bạn.

Tình thân,

NX

aovang
05-07-2012, 06:57 AM
anh chị Cả đi chơi về,
chờ nghe anh kể chuyện đây
ngày vui,
d

http://motgocpho.com/forums/images/smilies/rose1.gif http://motgocpho.com/forums/images/smilies/caphe.gif

NgụyXưa
05-10-2012, 12:39 PM
Còn Một Chút Gì …


Bạn thân,

……….

Biển và trời xanh ngát một màu. Vịnh Thái Lan phẳng lặng như mặt hồ, và xa xa rải rác những hải đảo đẹp như trong tranh. Con tàu lướt đi êm đềm trong nắng chiều. Nào đâu những con sóng phẫn nộ nhấn chìm những con thuyền mong manh của những người đi tìm tự do năm nào? Tôi đứng trên boong nghĩ về ngày tháng cũ, bùi ngùi thương nhớ bạn. Nguyễn Hoài Bích, Lưu Lương Cơ … có lẽ chìm sâu đâu đó trong lòng vịnh này, chẳng biết chết ngày nào cho người thân tưởng nhớ thắp nén hương!

Hình ảnh những người Thái Lan hiền hoà chắp tay cúi chào ở chùa Phật Vàng tại Vọng Các không xóa tan được niềm kinh hoàng gây ra bởi hải tặc. Những trang sách chỉ đọc một lần để rồi một đời không quên. Tha thứ như lời Phật dạy cho lòng thanh thản mà sao mỗi lần nhớ về bạn bè nỗi oán hờn vẫn còn vương vấn đâu đây.

Khi hoàng hôn xuống du thuyền qua mũi Cà Mâu. Tàu chạy xa ngoài khơi nên tôi chỉ thoáng thấy bờ đất liền, nhưng đảo Hòn Khoai (Polo Obi), nơi “trấn thủ lưu đồn” của những người thủ thủy ngang bướng bị lưu đày, hiện rõ trong tầm mắt trong lúc tôi dõi tìm một mảnh đất quê hương.

Bạn còn nhớ không,VNCH không có vùng Năm Chiến Thuật, thế nhưng HQ/VNCH có vùng Năm Duyên Hải, vùng sông rạch của miền Cà Mâu, Năm Căn, U Minh …, nơi buổi tối muỗi mòng bay vi vu nghe như tiếng sáo diều. Tôi không thấy được cửa Bồ Đề để về “khoe” với “chị” Tư Quyên. Ngày xưa tàu nó bị thủy lôi, chìm giữa dòng nước đục, nó được cứu thoát, chấm rứt đời hải nghiệp, lên bờ ngồi ngậm nhấm nỗi buồn.

Cà Mâu cũng có chuyện vui. Ngày còn làm hạm trường một chiếc tàu tuần duyên Phạm Văn Hàm đã cho tàu chạy sát vào mũi Cà Mâu để làm người Việt Nam độc nhất được … đái ở cái mỏm đất cực Nam của nước Việt. May mà lần đó tàu nó không mắc cạn, nhưng vì cái tính thích chơi ngông nó đã để tàu “cưỡi” lên một hòn đá ngầm cạnh cù lao Hàn ngoài Đà Nẵng, và hòn đá không tên đó được bạn bè gọi đùa là “cù lao Hàm” để đánh dấu một đời hải nghiệp của bạn ta.

Bạn thân,

Khi màn đêm buông xuống tôi cũng trở về phòng, vì biết sáng ngày hôm sau cần phải dạy sớm để thấy hải đăng mũi Cấp chớp sáng, để thấy cửa sông Long Tào, nơi chúng ta đi và về mỗi lần chiến hạm xa Sài Gòn công tác ngoài khơi. Gần 40 năm rồi, vẫn “còn một chút gì để nhớ, để quên …”.

Ngụy Xưa
May 9, 2012

NgụyXưa
05-12-2012, 08:51 AM
Bạn thân,

Buổi sáng ngày 20 tháng Tư chỉ có tôi và Quýnh dậy sớm, tần ngần đứng ngay tại mũi tàu Diamond Princess. Trời hãy còn mờ tối, hải đăng mũi Cấp vẫn còn chớp sáng, tàu tiến chậm vào cửa Long Tào, và nước mắt chúng tôi đều rưng rưng. Đường biển xưa còn đó, ngọn đèn xanh đánh dấu xác tàu chìm London Maru vẫn còn đó, và đang nhấp nháy như gửi lời chào những người thủy thù già trở lại bến xưa.

Cửa Long Tào có hai nhánh sông, nhánh bên trái dẫn về Sài Gòn, nhánh bên phải ngày xưa rất cạn, đã được vét cho sâu để những con tàu trên 100 ngàn tấn như Diamond Princess qua lại dễ dàng. Cảng Phú Mỹ nằm trên nhánh sông này, giữa một nơi đồng không mông quạnh gần Bà Riạ, còn đang được xây cất, có lẽ để thay thế thương cảng chật hẹp tại Sài Gòn.

Tàu cặp bến, mới đầu chúng tôi chỉ có ý định tìm đường ra Cấp thăm lại bến xưa vì tàu chỉ ghé Phú Mỹ vài tiếng đồng hồ, nhưng vì nhớ tới ngày tháng cũ nên kéo nhau lên xe bus cùng với các du khách ngoại quốc về thăm lại Sài Gòn. Xe tới Thị Nghè, qua trường Trưng Vương, Thảo Cầm Viên … Sài Gòn đây rồi, nhưng không phải là Sài Gòn của tôi xưa. Thành phố lớn hơn, cao hơn và đẹp hơn (dù đường Thống Nhất hình như nhỏ lại) thế nhưng Sài Gòn bây giờ cũng giống như bao nhiều thành phố xa lạ trên thế giới tôi đã từng đi qua. Tôi chỉ là người khách lạ trên quê hương!

Xe bus ngừng ở thương xá Tax để du-khách tự do du ngoạn, “Sài Gòn on your own”, trong ba tiếng đồng hồ. Mọi người tản mát trên đường phố, còn tôi, tôi thu mình trong một quán cà phê có máy lạnh để tránh cái nóng, hững hờ đưa mắt nhìn, để thấy đây không còn một chút gì thân quen. Sài Gòn đã mất tên, và người đi xa quá lâu như tôi trở về chỉ thấy ngỡ ngàng. Bạn bè cũ chẳng còn ai, người thân cũng tản mác nơi xứ người. Tôi cũng không còn là tôi của ngày xưa, tất cả đã thay đổi theo thời gian, có muốn niú kéo cũng không được, còn chăng chỉ là một chút ngậm ngùi.

Ba giờ chiều xe bus đưa chúng tôi trở lại tàu. Xe chạy qua bến Bạch Đằng, bạn bè tôi dán mắt vào cửa kính nhìn những toà nhà cũ kỹ của BTL/HQ ngày xưa. Vẫn màu vôi vàng, nhưng không có màu cờ cũ tung bay. Tôi lại thấy thẫn thờ, và mắt hình như cay.

Bạn thân,

Năm 2004, sau 31 năm xa cách, tôi đã trở về thăm VN lần đầu. Tôi trở về làng cũ “tìm dấu chân xưa” nhưng không thấy, và tôi biết là tôi sẽ không trở lại thêm một lần. Sài Gòn cũng vậy, chỉ còn là những kỷ niệm nhạt nhoà, và tôi không biết là sẽ có còn lần nào cho tôi trở lại nữa hay không! Bạn có bao giờ nghĩ chúng mình là những thân cây đã trốc gốc, và đang được dòng đời cuốn đi xa, rất xa … cùng với một nỗi buồn?

Ngụy Xưa
May 12, 2012

Còn tiếp … Nha Trang Ngày Về.

NgụyXưa
05-16-2012, 08:58 AM
Nha Trang Ngày Về


Bạn thân,

Sáng ngày 21 du thuyền Diamond Princess bỏ neo trong vịnh Nha Trang, nơi tôi thực tập những bài học vỡ lòng của người đi biển 50 năm trước. Tôi đứng trên boong đợi xuống tàu nhỏ để lên bờ, nhớ lại những ngày tháng cũ. Vẫn màu nước xanh thăm thẳm và những hải đảo chập trùng, nhưng mặt Hòn Lớn đã bị người ta khắc lên chữ “VinPearl”, và sợi dây cáp căng ngay vịnh làm mất đi cái vẻ thiên nhiên của biển, làm tôi chợt thấy buồn.

Bến Cầu Đá hầu như vẫn như xưa, và con đường đưa chúng tôi về thành phố qua trường cũ, bây giờ đã được đổi tên là Hải Quân Học Viện, hình như bằng phẳng hơn. Trường cũ cũng cao và lớn hơn khiến Toàn không nhận ra nên ngơ ngác thở dài.

Con đường Duy Tân, bây giờ là Trần Phú, không còn những bãi đất trống, những căn biệt thư khiêm nhường, thay vào đó là những khách sạn nhiều tầng sang trọng mang tên ngoại quốc, đẹp hơn bất cứ bãi biển nào tôi đã từng đi qua. Bãi cỏ hình như cũng xanh hơn cùng với cát vàng lung linh trong nắng nhưng tôi không thấy một tà áo dài thướt tha những chiều lộng gió của những năm nào.

Xe bus ngừng lại gần cuối đường cho chúng tôi chụp hình. Lác đác vài bóng du khách ngoại quốc ngước mắt nhìn, không biết là những khách sạn sang trọng trên bờ biển của thành phố này sống ra sao vì “Việt Kiều” trung bình như chúng mình chắc là cũng khó bước chân vào!

Trái lại với vẻ hào nhoáng của con đường Trần Phú, các khu phố bên trong gần khu Chợ Đầm hầu như vẫn như xưa, vẫn nhỏ hẹp và có vẻ nghèo nàn vì đông đúc người buôn bán lấn chiếm lề đường, và những cửa hàng vắng khách chỉ thấy chủ nhân ngồi buồn. Tôi và Quí đi lại những con đường xưa, cố tìm nhưng không nhận ra những căn nhà của những người con gái mà một thời bạn bè cũng lớp với chúng mình đã từng gắn bó yêu thương.

Trên đường trở lại tàu chúng tôi ghé thăm “Dinh Bảo Đại”, bùi ngùi đứng nhìn biểu đồ vẽ một triều đại từ vua Gia Long cho tới Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng, người đã không nghe lời Trạng Trình, “Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân”, sống ở Cannes bên Pháp thay vì hoàng thành Huế của VN. Chắc là vận nước điêu linh và “gập thời thế, thế thời phải thế” chứ có vị vua nào không muốn ngồi trên ngai vàng cho thần dân chiêm ngưỡng, phải không bạn thân?

Bạn thân,

Nha Trang đối với tôi cũng như người tình đầu đời, người con gái đã bị ép gả cho người khác, và dù bây giờ “cô ấy” có đài các kiêu sa thì cô ấy cũng chỉ là của người. Tôi thỉnh thoảng vẫn nghĩ về người yêu cũ, vẫn muốn trở về đi qua ngõ xưa, nhưng chỉ thế mà thôi vì tôi biết hai chúng tôi mỗi người đều đã có một mảnh đời riêng, rất riêng. Cũng như Sài Gòn, tôi trở lại để thấy mình lạc lõng, Nha Trang ngày về mang lại cho tôi chút kỷ niệm êm đềm, cùng với tiếng thở dài luống tiếc chút hương xưa, thế thôi!

Ngụy Xưa
May 16, 2012

Còn tiếp … Bông Hồng Cho Nhật Tảo

NgụyXưa
05-22-2012, 09:41 AM
Bông Hồng Cho Nhật Tảo


Bạn thân,

Diamond Pricess rời Nha Trang đi Hồng Kông đêm 21 tháng Tư, và theo lộ trình ấn định tàu sẽ chạy rất gần Hoàng Sa vào trưa ngày hôm sau. Buổi sáng hôm 22 tháng Tư tôi ở lỳ trong phòng, theo dõi vị trí của du thuyền trên TV cho đến khi tàu đã qua vĩ độ của Đà Nẵng tôi mới lên boong đứng nhìn.

Trong lòng tôi thấp thỏm, chỉ sợ là tàu chạy không đủ gần cho mình thấy đảo thân yêu, nhưng gần trưa thì những cột antenna hiện rõ khiến cho tôi thêm bồi hồi, và tôi không cầm được nuớc mắt khi thuyền trường Dino Sagani nói trên hệ thống âm thanh là tàu đang đi ngang Paracells (Hoàng Sa), và “quần đảo này trước đây thuộc về Việt Nam”.

Dưới đáy biển sâu thẳm đó là con tàu Nhật Tảo và thân xác Ngụy Văn Thà cùng với những người thủy thủ đã bỏ mình để cố giữ lấy một mảnh đất của quê hương. Thà vào trường HQ sau tôi một năm, và chúng tôi đã nhiều lần gặp nhau trên đường suôi ngược bến bờ VN, còn Nhật Tảo và tôi đã có những tháng ngày không quên. Năm 1964 Hoa Kỳ chuyển giao cho VN hai Hộ Tống Hạm tại Philadelphia. Tôi được tuyển chọn vào thủy thủ đoàn của HQ-11 (Chí Linh) còn bạn đồng khoá Nguyễn Hoài Bích có mặt trên HQ-10 (Nhật Tảo). Hai con tàu dắt díu nhau từ bờ biển miền Đông nước Mỹ, xuôi Đại Tây Dương, qua kinh đào Panama, vượt Thái Bình Dương về VN sau khi tạm dừng ở những nơi xa lạ như San Diego, San Francisco, Hawaii, Guam, Philippines … Chuyền hải hành một đời vẫn nhớ thế nhưng bây giờ Nhật Tảo nằm đây trong đáy nước, và Nguyễn Hoài Bích cũng đã tử nạn trên đường đi tìm tự do. Tôi nhớ tàu, nhớ bạn, và nước mắt tôi nhạt nhoà …

Biển mênh mông nhưng vắng lặng, không có bóng dáng một con tàu nào ngoài chiếc Diamond Princess. Những ngày còn đi biển năm xưa tôi biết vùng nước này lúc nào cũng thấp thoáng vài ghe đánh cá mang cờ VNCH. Bây giờ biển vắng, người dân không dám ra khơi vì sợ “tàu lạ” bắt người đòi tiền chuộc. Không biết người dân đảo Lý Sơn lúc này sinh sống bằng cách nào khi mà vùng biển nuôi sống họ bao nhiêu đời bỗng dưng trở thành vùng biển cấm! Tôi không chỉ cảm thấy xót xa mà còn có cả chút căm hờn!

Khi Hoàng Sa mờ dần vào chân mây tôi vẫy tay chào. Một bông hồng cho thủy thủ đoàn Nhật Tảo! Toàn dân VN sẽ mãi mãi ghi ơn các anh, và thế nào cũng có một ngày Hoàng Sa sẽ lại là của VN để cho chúng tôi dựng lại tấm bia chủ quyền, khắc tên các anh cho đời đời tưởng nhớ.

Bạn thân,

Khi Diamond Princess qua khỏi vĩ tuyến 17 tôi đã đi trọn đường biển xưa. Ngày đó chúng mình đứng trên đài cao, nhọc nhằn với sóng gió, nhưng thiết tha với đời thủ thủ cho đến tận bây giờ, như là tôi đã từng viết cho bạn ta Vũ Hữu San, hạm trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư tham dự trận Hoàng Sa, trong một ngày họp mặt:

Mắt xưa vương bóng sông hồ
Tóc xưa gió lộng bến bờ yêu thương.
….

Chúng mình yêu biển và yêu quê hương VN, thế nhưng đành làm người đi tản buồn. Tôi trở lại đường biển xưa như một người khách lạ, lòng bùi ngùi, ước mơ là sẽ lại có một ngày về, nước mắt nhạt nhoà với niềm vui, như tôi đã tâm tình với một người bạn trẻ, khi viết về tấm lòng yêu thương quê hương.

Ngụy Xưa
May 22, 2012

NgụyXưa
07-25-2012, 08:42 AM
Môt Chút Tình


Bạn thân,

Sinh nhật vừa rồi tôi được các con tặng cho một chiếc tablet, và tôi đã dùng nó dỗ giấc ngủ ban đêm bằng cách xem những phim và shows đã trình chiếu trên TV nhưng tôi chưa có dịp coi qua một lần.

Tôi đang xem lại “Prison Break” của những năm cũ, chuyện của những người tù vượt ngục vì bị hàm oan, vì hoàn cảnh gia cảnh, vì tình yêu hay chỉ vì một lý do riêng. Mấy cái shows loại này thường chỉ để giải trí, xem xong rồi quên, không cần suy tư vớ vẩn cho mất thì giờ. Thế nhưng có một đoạn rất ngắn về một người tù Puerto Rican làm tôi nghĩ ngợi rất nhiều về tình người.

Anh chàng Puerto Rican còn trẻ đó bị tù về một tội băng đảng vớ vẩn, thực ra thì không cần vượt ngục vì chỉ hơn năm nữa cũng sẽ được thà ra. Anh ta có người yêu rất đẹp, và trong một lần thăm viếng nhau (một đặc ân của nhà tù) cô ta đã có thai nên đành nhận lời lấy một người khác. Đó là lý do thúc đẩy anh ta vượt ngục chung với một đám người, để đi tìm người yêu với đứa con còn trong bụng mẹ, ước mơ xây dựng lại cuộc đời, chứ không đành lòng để cô ta kết hôn với người khác.

Đám tù vượt ngục cuối cùng chia tay. Trên đường lẩn tránh nhiều người bị bắt lại và bị giết bởi một viên thám tử hắc ám. Anh Puerto Rican đã trải qua những ngày nhọc nhằn đói khát, lúc đi bộ, lúc đi nhờ xe, cuối cùng qua được tới biên giới Mexico. Từ nơi đó tới nơi người yêu của anh ta đang trú ngụ còn rất xa. Anh ta được một ông già Mexican, bạn đồng hành trên xe bus, mời về nhà ngủ qua đêm và đãi anh ta một bữa ăn vì cảm nhận được tấm lòng tha thiết của anh ta với người yêu, và cũng vì ông ta cô đơn, bà vợ 42 năm tình nghĩa mới qua đời được một tuần.

Mặc dù rất xúc động với tấm lòng của người bạn mới quen, nửa đêm anh Puerto Rican đã ăn cắp chiếc xe cũ kỹ của ông già, tiếp tục trên đường đi tìm người yêu, vì anh ta không có phương tiện nào ngoài đôi chân. Xe chỉ mới chạy được một đoạn đường đã bị cảnh sát chặn bắt và anh bị dẫn độ về gặp người chủ xe. Anh ta câm nín đứng cúi đầu trước mặt ông già, buồn bã và hối hận. Ông già lặng lẽ móc túi đưa cho anh ta một nắm tiền, và nói với người cảnh sát: “Tôi cho anh ta mượn xe, quên đưa tiền đổ xăng nên nhờ ông mang anh ấy về”.

Màn hình mờ đi, và mắt tôi cũng nhạt nhoà. Câu chuyện chỉ có thế, nhưng có lẽ tôi là người đa cảm, và tôi muốn viết lại câu chuyện này để gửi một người bạn trẻ mà tôi vừa mới quen.

Bạn thân,

Cuộc sống này, dù trong tận cùng sầu thảm, vẫn còn có những giây phút cho ta yêu thương, cho ta nhìn về phía trước để đi hết đoạn đường đời. Quê hương còn đó, và gia đinh vẫn mong chờ đứa con ở xa. Hãy yêu người và yêu thương cuộc đời cho lòng mình thanh thản hơn. Mong bạn có những ngày vui và đêm đêm với giấc ngủ an bình. Bạn và tôi là những nhánh sông nhưng đều chảy ra biển, nên dù là bạn miền xa nhưng cũng thấy thật gần. Take care of yourself, dear.

Tình thân,

Ngụy Xưa
July 24, 2012

Nghi Bình
07-26-2012, 03:58 PM
Xe bus ngừng ở thương xá Tax để du-khách tự do du ngoạn, “Sài Gòn on your own”, trong ba tiếng đồng hồ. Mọi người tản mát trên đường phố, còn tôi, tôi thu mình trong một quán cà phê có máy lạnh để tránh cái nóng, hững hờ đưa mắt nhìn, để thấy đây không còn một chút gì thân quen. Sài Gòn đã mất tên, và người đi xa quá lâu như tôi trở về chỉ thấy ngỡ ngàng. Bạn bè cũ chẳng còn ai, người thân cũng tản mác nơi xứ người. Tôi cũng không còn là tôi của ngày xưa, tất cả đã thay đổi theo thời gian, có muốn niú kéo cũng không được, còn chăng chỉ là một chút ngậm ngùi.

Ba giờ chiều xe bus đưa chúng tôi trở lại tàu. Xe chạy qua bến Bạch Đằng, bạn bè tôi dán mắt vào cửa kính nhìn những toà nhà cũ kỹ của BTL/HQ ngày xưa. Vẫn màu vôi vàng, nhưng không có màu cờ cũ tung bay. Tôi lại thấy thẫn thờ, và mắt hình như cay.


Chào anh Ngụy Xưa - hôm nay NB rảnh đọc hết mấy bài của anh NX viết . Anh NX thật may mắn đã có 1 khoảng đời "dọc ngang", được đi và được thấy rất nhiều điều, nhiều nơi nên bây giờ chừng như nơi nào cũng có kỷ niệm buồn, vui ... Chẳng như NB, chỉ biết có mỗi vài nơi ở Saigon, ngay cả Cấp (Vũng Tàu ???) cũng chưa bao giờ tới :(. Tuy nhiên, như đoạn quote trên, NB cũng đã về lại Saigon và cũng có cùng cảm giác "không còn một chút gì thân quen", ngay cả ngôi trường ngày xưa ... Bến BĐ là nơi NB có kỷ niệm sâu sắc, NB chưa có dịp nhìn lại nhưng đoán có lẽ cũng thay đổi lắm ...

buồn, ha anh NX ...

NgụyXưa
07-26-2012, 06:41 PM
buồn, ha anh NX ...
Cám ơn Nghi Bình đã vào đây chia sẻ cảm nghĩ. Vâng, nếu không còn người thân thì hầu như không có lý do gì để trở về VN. NX đi lang thang tại các thành phố San Francisco, New York City ... mà còn thấy thân quen hơn là đi giữa Sài Gòn.

Nhớ hoài câu hát "Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộc đời ..." Đúng vậy đó, NB. Mỗi lần nghĩ tới vẫn buồn ...

NgụyXưa
08-06-2012, 10:18 AM
Bạn thân,

Hôm nay trời ở đây không có nắng, sương mù vẫn còn lẩn quất trên đỉnh đồi. Thời tiết ảnh hưởng tới con người nên tôi dậy muộn, và hình như có cái gì đó không hẳn là buồn nhưng rất vu vơ. Những năm còn trẻ mỗi lần trời mưa tôi thường đội mũ, mặc áo mưa lang thang trên những con đường vắng của thành phố Đà Lạt. Cái cảm giác lạnh lẽo và cô đơn thật là thấm thía. Không biết đó có phải là cái thú đau thương mà người ta thường nói đến hay không. Bây giờ thì khó có những giây phút cuồng si như thế nữa, tôi bằng lòng với hạnh phúc nhỏ nhoi như một ly cà phê ấm nồng buổi sáng nghe chim hót sau vườn.

Nỗi buồn vu vơ có lẽ vì tôi nghĩ tới bạn bè. Tám mưới mốt đứa trong quân trường nghe gió thổi qua hàng dương, mơ mộng đời hải hồ, bây giờ còn đúng sáu mươi đứa. Hai mươi mốt đứa đã giã từ vũ khi, bỏ cuộc chơi, và đứa cuối cùng là Nguyễn Nguyên.

Chắc bạn nhớ Nguyên, biệt danh Nguyễn Ngố! Nó học trường Tây từ nhỏ, nói tiếng Việt lủng củng nên bị gọi là Ngố. Gọi lén thôi vì Nguyên ghét cái tên ấy, sẵn sàng ăn thua đủ nếu bị gọi đích danh trước mặt mọi người. Nguyên to con, cao lớn nên chẳng ai dại gì muốn đánh lộn với Nguyên, tuy thế cái biệt danh vẫn được lưu truyền cho tới ngày Nguyên nhắm mắt xuôi tay.

Năm1975 chúng mình tan hàng, tản mác khắp bốn phương trời. Nguyên biết nói tiếng Tây nên qua Pháp, và là người độc nhất trong anh chúng mình tiếp tục nghề đi biển trên một thương thuyền của Pháp, trong lúc chúng mình vật vã làm lại cuộc đời bằng những nghề chân tay, hay trở lại trường bắt đầu từ con số không. Tưởng thế là yên nhưng đời sống của Nguyên lại gập những thăng trầm vì bản tính ngang tàng. Thuyền trưởng Tây đâu có hơn gì quan Năm tàu thủy Ta nên đã xảy ra xung đột, và Nguyên bỏ tàu, bỏ nước Pháp mang vợ con sang Mỹ tìm đất mới. Nguyên trôi dạt từ Cali qua Florida rồi Little Sàigòn, nhiều năm trên đất hứa nhưng vẫn không tìm ra được một con đường, cuối cùng gia đình tan vỡ nên lại trở về Pháp sống với bạn bè, âm thầm như bóng chim tăm cá. Anh em chúng mình nhiều lần qua Pháp đi tìm nhưng không gặp, có lẽ là Nguyên muốn giữ riêng cho mình một góc trời, cô đơn nhưng kiêu hãnh làm người “can trường trong chiến bại” như một số Bảo Bình ở bên đây.

Bạn thân,

Khi nghe tin Nguyên mất tại Sài Gòn tôi bâng khuâng buồn. Thế là xong một kiếp người ngang dọc. Bạn bè chúng mình nhiều đứa chết trên những dòng sông, ngoài biển cả, thân xác nằm trong đáy nước, còn Nguyên lang bạt một đời thế nhưng lại được về chết ở quê hương. Đặng Vĩnh Mai, Lê Tấn Đơn và vài đứa nữa chỉ còn một nắm xương được mang về cố quốc, nhưng có đứa “khi chết hãy mang tôi ra biển” để “Tro tàn theo dấu cố hương, hồn theo ngọn sóng về đường biển xưa”.

Nguyễn Du tự hỏi không biết ba trăm năm sau còn ai khóc mình không. Cụ là danh sĩ và “nước Việt còn thì truyện Kiều còn” nên có lẽ cả ngàn năm sau vẫn có người tưởng niệm. Anh em chúng mình là những người vô danh, thương nhau nên nhỏ dòng nước mắt khóc người nằm xuống. Vẫy tay chào Nguyên! “Thần tiên gọi bạn bên trời”, cuối cùng thì Nguyên cũng đã bỏ lại những đau buồn nơi trần thế, thênh thang trở về trên đó, gặp lại Đơn, Lang, Mai, Lộc … và những Bảo Bình một thời sát cánh bên nhau.

Xin một lời cầu nguyện cho Nguyên, và một phút tưởng niệm đến bạn bè đã nằm xuống cho quê hương.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Aug. 5, 2012

NgụyXưa
09-01-2012, 06:56 PM
Bèo Nước Tương Phùng


Bạn thân,

Có nhiều chuyện cũ tôi tưởng như là đã quên, thế nhưng bất ngờ chợt nhớ lại rất rõ ràng từng chi tiết vì nhìn thấy một vật gì đó thân quen trong quá khứ, như một khuôn mặt, một tấm hình hay nghe được một câu nói đã khắc sâu vào tâm.

Đã mấy chục năm trôi qua, hôm nay nhớ lại kể bạn nghe chuyện này, không phải là một chuyện tình mà là một câu chuyện trong thời chiến, buồn nhiều hơn vui.

Hồi đó tôi đang làm hạm trưởng một chiếc tàu chở dầu, trên đường từ Phú Quốc trở về Sài Gòn sau chuyến công tác mệt nhoài nên ghé Vũng Tàu nghỉ xả hơi. Tôi nằm trên ghế bố ngoài bãi biển, nửa thức nửa ngủ, che mặt bằng một tờ báo vừa đọc xong. Trong lúc mơ màng tôi nghe tiếng động lao xao, và giọng nói nhỏ nhẹ của một người xin mượn tờ báo. Hơi bực mình nhưng thấy đó là một cô gái khá đẹp nên tôi chỉ biết mỉm cười bắt chuyện làm quen. Cô ta đi chung với một người bạn, cũng vừa tới thành phố, ra bãi biển ngồi chơi trước khi đi tìm khách sạn. Nói chuyện một hồi tôi mới biết cả hai trốn nhà từ vùng Cần Thơ lên Sài Gòn rồi ra Cấp, mong tìm được việc làm trong các quán bar vì bị bố mẹ ép gả cho người cô ấy không thương. Vân, cô gái trắng như bông bưởi, và còn nguyên cái vẻ hiền lành của dân miệt vườn khiến tôi động lòng thương xót vì họ quá ngây thơ khi tâm sự với tôi là chỉ mong kiếm được ít tiền rồi sẽ trở về quê khi bố mẹ đã nguôi giận. Các cô ấy đâu biết rằng họ đang đi vào nơi đầy cạm bẫy, khó có đường về vì chiến tranh đã biến thành phố biển này thành một nơi cho lính tráng, và nhất là quân nhân ngoại quốc tới tìm vui.

Cấp là nơi tôi thường hay neo tàu, và những lúc buồn thường cùng bạn bè tới một quán bar uống cho quên những ngày sóng gió, tới nhiều nên trở thành thân quen đến độ dù khuya quán đã đóng cửa nhưng bà chủ quán vẫn vui vẻ tiếp đón như thường. Cái bar đó tương đối hiền hoà, khách thường là những người lính xa nhà tới tìm quên. Tôi đã dẫn Vân và cô bạn tới đó gửi gấm, nhờ bà chủ quán cho họ một nơi trú chân và một việc làm tạm thời, hy vọng rằng ít lâu sau họ sẽ tìm về với gia đình. Lúc chia tay Vân quyến luyến chạy theo cho tới khi tôi lên xe trở lại bến tàu. Tôi nhớ mãi câu nói “chừng nào dzìa anh nhớ tới thăm em”, giọng nói miền Nam hiền hoà và ngọt như ly chanh đường. Tôi gật đầu nhưng không hứa hẹn vì biết con tàu nay ở mai về theo con nước nổi trôi, chẳng bao giờ đến và đi như lòng người mong mỏi vì VN còn đang trong thời loạn ly.

Vài tháng sau tôi mới có dịp trở lại Vũng Tàu. Tôi rủ bạn bè trở lại quán cũ thân quen vì thật tình tôi cũng muốn gập lại Vân, xem đời sống của cô gái tỉnh lẻ đó bây giờ ra sao. Vân không còn ở đó nữa, cô ấy đã bị đạn lạc chết trong lần đụng độ của hai người lính trong cơn say tìm quên vì họ vừa sống sót từ mặt trận trở về. Người bạn được bà chủ quán giúp đỡ đưa xác Vân về quê. Chỉ là bèo nước tình cờ gặp nhau một lần thế nhưng tôi cũng thấy thật là bồi hồi xót xa.

Bạn thân,

Chuyện xảy ra đã quá lâu, tưởng như là đã quên, thế nhưng mấy hôm rồi khi thấy những tấm hình một cô gái mặc áo bà ba có khuôn mặt xinh xắn trên Internet, tôi đã nhớ tới Vân, và có lúc tưởng như là người quen cũ trở về trong kiếp này. Ngày xưa vì chiến tranh bao nhiêu cô gái quê trôi dạt lên tỉnh kiếm sống, bây giờ hoà bình đã gần 40 năm thế nhưng vẫn có những người con gái phải bỏ nhà lên Sài Gòn, trần truồng cho người ngoại quốc chọn lựa như một món hàng. Hai cảnh đời, nhưng cảnh đời nào chua xót hơn? Và có bao giờ bạn buồn thấm thiá như tôi lúc này?

Tình thân,

Ngụy Xưa
SEpt. 2, 2012

NgụyXưa
09-11-2012, 02:08 PM
Bạn thân,

Qua phone chắc là bạn không thấy tôi tủm tỉm cười khi nghe bạn kể chuyện bị “giới giang hồ” bóc lột. Bạn độc thân, ăn bánh trả tiền mà còn bị xin thêm tí chút thì kể ra cũng đáng bực mình, nhưng kết luận là “chị em ta” ai đểu cáng như nhau thì có lẽ không đúng. Để tôi kể bạn nghe một câu chuyện xa xưa từ những ngày chúng mình còn trẻ, chia sẻ với bạn chút cảm nghĩ về tình người.

Hôm đó tôi say và mệt, đi tìm một khách sạn rẻ tiền ở Vũng Tàu nghỉ qua đêm thay vì trở lại tàu đang neo ngoài khơi, sợ đàn em chê trách “hạm trưởng bê bối”! Cô gái đó ngồi buồn ở phòng khách, nhìn tôi mời gọi “đi không anh?” Tôi lắc đầu nhưng rồi nhìn ánh mắt gần như tuyệt vọng của người con gái tôi tặc lưỡi móc ví đưa cho cô ta tờ giấy 500 đồng (thời giá qua đêm lúc bấy giờ [-X). Cô gái vui mừng cầm tiền kéo tay tôi vào phòng, không phải là phòng của cô ta mà là một phòng có vài ngưởi đang chơi tứ sắc với nhau. Cô ta sà xuống nhập cuộc, kéo tôi ngồi cạnh, thì thầm “đợi chút nghe”.

Tôi vừa buồn ngủ vừa mệt nên ngồi đó gật gù, và vài phút sau đó lăn xuống chiếu ngủ ngay tại chỗ, cho đến lúc cô ta đánh thức tôi dậy, dẫn về phòng vì canh bạc đã tàn. Về tới phòng cô ta lại hỏi một cách máy móc “đi nhé”! Tôi vẫn còn buồn ngủ và thấy cô ta nhếch nhác, son phấn nhạt nhoà nên lắc đầu, leo lên giường ngủ tiếp.

Khi tôi thức dậy ngạc nhiên khi thấy người con gái hôm qua bây giờ khác lạ hoàn toàn, mặt mũi mộc mạc không son phấn, quần áo bộ trong nhà chứ không phải là váy ngắn áo pull như đêm qua. Cô ta pha cho tôi ly nước chanh, hỏi tôi “lính hả”, tôi gật đầu nói “thủy thủ trên tàu”. Cô ta ái ngại “cực quá ta”, và lôi ra từ trong túi hai tờ giấy 500 đồng dúi vào tay tôi “chia cho anh đấy, tiền anh hên quá, đêm qua em được mấy ngàn”. Lẽ dĩ nhiên là tôi không nhận, chỉ nói “em cẩn thận coi chừng lại cháy túi”. Cô ta cười “cho vui, đời buồn quá mà anh”.

Tôi chưa hề nói với ai về chuyện này, dù rằng say rượu hay đi tìm vui khi tàu ghé bến cũng chỉ là chuyện bình thường của những người đi biển còn trẻ như chúng mình hồi đó. Những hành động đó dù có xấu xa đi chăng nữa cũng vẫn là một phần của quá khứ dầy đặc của bạn và tôi, làm thành con người chúng ta bây giờ. Nhân hôm may nghe bạn than phiền về những cô gái làm tiền tôi muốn chia sẻ với bạn một điều, đó là sự lựa chọn của con người. Cô gái tôi gặp chọn lựa nếp sống đó chứ không ai bắt buộc. Cái “nghề” cô ta làm bị xã hội coi là xấu xa nhưng vẫn có nhu cầu vì những người như bạn, như tôi ngày xưa. Cô ta không làm hại ai, và biết thương xót những người gian khổ như những chàng thủy thủ nghèo hay những anh binh nhì mà cô ta thường gặp trong đêm. Đó là tình người, mà tình người thì đâu đâu cũng có, trong bất cứ giai cấp nào của xã hội ngày đó và bây giờ.

Bạn thân,

Có thể bạn nghĩ là tôi yếu mềm, thương người dưng khác họ, nhưng muốn cho cuộc đời thanh thản thì xin bạn đừng ghét bỏ ai, hãy nhìn những khía cạnh đẹp của cuộc đời để yêu thương. Cái người con gái giang hồ cướp ví tiền của bạn biết đâu chẳng đem về giúp người hàng xóm bệnh hoạn không có tiền mua thuốc bấy lâu nay. Cứ tin như thế đi cho bạn bớt buồn, và nếu có gặp cô gái ấy bạn cứ cho cô ấy thêm vài trăm, và hỏi là em có cần thêm nữa không. Just kidding, thương người chứ bộ ngu sao! :)

Tình thân,

Ngụy Xưa
Sept. 11, 2012

NgụyXưa
09-18-2012, 01:15 PM
Các bạn thân,

Mấy tuần rồi viết về thân phận những người con gái quê VN, và những ngày lưu lạc ở Vũng Tàu năm xưa, khiến bạn bè trách móc, hỏi kể chi những chuyện đau lòng như thế cho đời thêm buồn. Vâng buồn thật, thôi thì hôm nay nói “chuyện chúng mình” chút cho vui. Chuyện chúng mình là chuyện mấy “cụ” Bảo Bình, trẻ nhất cũng đã hơn sáu bó, già hơn chút cũng vào hàng cổ lai hy. Thực ra thì tôi chỉ muốn kể chuyện một người ở nơi có mùa thu đẹp như mơ của xứ Hoa Kỳ, và cứ tạm thời gọi là “bạn ta”, nhưng các bạn thừa biết là ai. :)

Mấy tháng trước bạn ta hồ hởi gọi tôi, khoe ầm ĩ là vừa có tình yêu mới. Thật là khó tin, chuyện tình của bạn ta đến quá bất ngờ, và bạn ta trẻ lại như vừa mới hai mươi. Bạn ta nói nói về người tình cũa mình bằng những ngôn ngữ nồng nàn say đắm như thể mới biết yêu lần đầu, mặc dầu bạn ta cũng đã dăm bảy cuộc tình và người yêu của bạn ta cũng đâu còn là con gái ngây thơ. Bạn ta không chỉ gọi một lần, mà hầu như ngày nào phone của tôi cũng reo vang, và câu chuyện càng ngày càng dài, hầu như dứt không ra.

Thế nhưng, ôi chữ nhưng …, cái gì khó tin thường không có thật. Những ngày hoa bướm muộn màng của bạn ta chợt tan như bọt sóng đại dương. Bạn ta gọi tôi, cho biết cuộc tình vừa tan vỡ, và đời chia như nhánh sông. Tôi hỏi tại sao, bạn ta chỉ ngậm ngùi nói về những khác biệt và con đường xa vận dậm. Tôi an ủi bạn là không ai hiểu được tình yêu, và mất mát là những gì không tránh được trong cuộc đời. Mất để rồi lại có như lẽ tuần hoàn của kiếp người, hơn thế nữa “có tình nào không phai” như một câu trong bài hát cũ!

Thực ra thì tôi cũng đã tiên đơán được đoạn kết của cuộc tình này ngay khi bạn ta kể lể dông dài về người con gái bạn ta yêu. Thứ nhất, Hoa Kỳ và quê người cũng đâu xa xôi gì, cách nhau chỉ vài giờ bay. Bạn ta đã đến đó ít ra cũng đã một lần, và người yêu của bạn cũng đã từng sống ở đất nước Mỹ này một thời gian trước khi gặp bạn, nhưng tôi đồng ý với bạn về sự khác biệt, và nhất là mục đích tìm đến nhau của hai người.

Bạn ta đến với người tình bằng trái tim mù loà, không toan tính chỉ mong có nhau bên đời. Người đàn bà tinh tế hơn, cô ta có thể yêu bạn, hay ít ra thích bạn, nhưng họ không chỉ yêu bằng trái tim, mà còn bằng khối óc, nhất là người đàn bà của bạn cũng đã có một quá khứ trong tình trường. Cô ấy đã nói với bạn về ông Tây già ở đâu đó rất gần, về ngài bác sĩ ở miền Nam nước Mỹ mà có lúc cô ta đã có lần tính truyện trăm năm. Nhưng tôi nghĩ đó chỉ chuyện vụn vặt, mối tình lớn nhất của cô ta là với người chồng cũ mà dù cô ta bây giờ có cố quên nhưng những dấu ấn vẫn còn đâu đó, còn theo cô ta suốt cuộc đời, khó cho cô ta có một tình yêu mới như thể là mới biết yêu lần đầu. Cô ta đã nói với bạn ta về ex. của cô ta hơn một lần, mặc dù bạn ta không quan tâm, nhưng tôi nghĩ là cô ta vẫn còn rất nhớ, rất đau buồn và rất xót xa.

Tôi cũng đọc đâu đó về chuyện những người đi săn nhưng không thích ăn thịt. Những con thú bị bắn chết bị bỏ lại bên đường trong lúc họ tiếp tục đi tìm vui. Người yêu xinh đẹp của bạn ta đã có vài cuộc tình, và lúc này hình như cũng không thiếu người săn đón, thế nhưng mấy chục năm nay cô ta vẫn cô đơn. Chẳng nhẽ bạn ta cũng chỉ là một con mồi để cô ta chinh phục? Thoáng nghĩ thế thôi chứ tôi không tin đó là sự thật, trái lại là đàng khác, vì theo bạn ta cô ấy là người đàn bà dễ thương, mong manh như một cành lan. :)

Có lẽ bạn ta không đồng ý nhưng tôi cũng nghĩ rằng người đàn bà nào cũng nghĩ tới tương lai khi yêu, không như bạn ta, chỉ biết rong chơi trong trời quên lãng! Bạn ta sẽ mang được gì đến cho người bạn ta yêu? Có lẽ cô ta không cần tiền tài và danh vọng, nhưng ít ra cũng cần một mái ấm an toàn để dung thân khi bạn ta không còn trên cái cõi đời ô trọc này. Nói bạn ta đừng buồn, ngoài trái tim nóng hổi hình như bạn ta không muốn hy sinh cái đỉnh bình yên mà bạn ta đã có sau những ngày mệt nhoài trên đất Mỹ, bạn ta không “vẽ” được đoạn kết của cuộc đời cho cô ta, như thế tôi chẳng ngạc nhiên gì khi thấy cuộc tình tan như khói sương. Những tháng ngày hạnh phúc vừa qua là một ân huệ thượng đế đã ban cho bạn ta, chỉ tiếc là cuộc tình đó đã bay qua hơi mau, nhưng chắc là bạn ta sẽ gữi gìn kỷ niệm suốt cuộc đời.

Các bạn thân,

Lời chúc mừng chúng mình gói ghém để gửi cho bạn ta đành bỏ cho lãng quên. Bạn ta thuộc nòi lãng mạn đa tình, đa đoan có tiếng nên trước sau gì rồi bạn ta cũng sẽ quên. Công bình mà nói tôi thông cảm và thương người đàn bà trong những cuộc tình tan vỡ. Có lẽ họ thiệt thòi hơn đàn ông chúng mình, nhất là khi ra đi trong cô đơn. Họ có quyền sống, có quyền quyết định cho tuơng lai của chính họ, và đôi khi cho cả hai người vì họ nghĩ như thế tốt đẹp hơn cho mọi người.

Bạn ta muốn có người đi chung trong chuyến cruise năm tới cùng với chúng mình thế nhưng đời chia như nhánh sông, sẽ không có ai để bạn ta cùng rong chơi trong cõi tạm. Bạn ta không buồn đến nỗi “đập cổ kính ra tìm lấy bóng”, nhưng chắc là lúc này cũng thấy cô đơn. Nói thế thôi bố ai mà biết được “ông ấy”. Không chừng bạn ta lại đang sắp gọi Ngụy Xưa, cười tủm tỉm kể chuyện tình sắp có không chừng. Nhưng ở vào tuổi này nếu có ai hát bài “Have I told you lately that I love you” thì hãy cứ nghĩ đó là chuyện nói đùa cho chắc ăn :). Chỉ muốn nhắn bạn ta là dù thế nào đi nữa vẫn cố giữ tâm hồn thanh thản, yêu người và yêu đời, dù đường đời có đầy chông gai.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Sept. 18, 2012

NgụyXưa
09-22-2012, 08:36 AM
Mùa Thu Yêu Đương


Bạn thân,

Bạn có biết là ngày đầu tiên của mùa thu thay đổi hàng năm không? Năm 2011 mùa thu bắt đầu ở Bắc bán cầu vào ngày Sept. 23, nhưng năm nay (2012) lại là ngày Sept. 22! Rắc rối quá phải không bạn, thế nhưng với những người đi biển thời xa xưa của chúng mình thì mùa thu bắt đầu vào ngày mặt trời “di chuyển” trong cùng mặt phẳng với đường xích đạo của trái đất, để rồi nghiêng dần xuống Nam bán cầu, mang cái không khí se lạnh về với chúng ta, và mùa thu bắt đầu ngày hôm nay khi tôi viết những dòng này để tâm tình với bạn về những giấc mơ tình yêu.

Với nhiều người, và với Ngụy Xưa, mùa thu là mùa yêu đương và cũng là mùa ly biệt. Cái không khi se lạnh làm người ta cảm thấy cô đơn nên dễ tìm tới nhau. Se lạnh chứ không quá lạnh, chỉ một chiếc áo khoác mỏng, hay một vòng tay là đủ ấm, đủ cho những bước chân quấn quít trên lá vàng, đủ cho nụ hôn nhẹ trên bờ môi làm cháy bỏng cuộc tình. Mùa thu cũng là mùa bắc cầu Ô Thước trên trời cho Ngưu Lang Chúc Nữ của chuyện thần tiên gặp nhau sau những ngày xa cách. Không biết áo nàng Chúc Nữ qua cầu có bị gió bay hay không nhưng yêu nhau cởi áo cho nhau, cho niềm đam mê vô tận, và để rồi khi xa nhau nước mắt biến thành những giọt mưa thu.

Mùa thu yêu đương nào của tôi cũng ngọt ngào và chua xót, chẳng khác gì Ngưu Lang Chúc Nữ trên trời. Tôi xa Đà Lạt vào mùa thu, mang theo mối tình học trò làm hành trang vào đời, để sau này những lúc nhớ thương chỉ muốn quay tàu về hướng núi, dù đường biển xanh xa cách muôn trùng. Mối tình thời mới lớn rồi cũng tan dần như bọt sóng đại dương. Tàu tôi ghé bến sông Hàn, và tôi lại có một mùa thu yêu đương, một mùa thu ly biệt vì ngu ngơ đi tìm hạnh phúc ở bên kia đường chân trời.

Chưa hết, mùa thu năm 1971 tôi rời New Port, Rhode Island, sau hai năm lưu lạc xứ người, bỏ lại sau lưng một người con gái tóc vàng mắt xanh gặp nhau ở một lớp học ban đêm tại Boston University. Chỉ là một mối tình thoáng qua nhưng cũng đủ xót xa cho thân phận con người vì tôi không thể mang cô ấy về VN trong lúc chiến tranh đang mịt mù trên quê hương nghèo đói, và hơn thế nữa có một người đang đang đợi tôi trở về, chấp nhận và tha thứ cho tôi những mùa thu đi hoang.

Tôi chưa bao giờ đếm những cuộc tình nhưng khi nghe Khánh Ly hát “Nhìn Những Mùa Thu Đi” tôi không bao giờ đồng ý với TCS về những câu:

Chuyện chúng mình ngày xưa
Anh ghi bằng nhiều thu vắng
Đến thu này thì mộng nhạt phai.

Với tôi “chuyện chúng mình” của những cuộc tình xa xưa hay gần gụi cũng chỉ đi sâu vào ký ức chứ chưa bao giờ nhạt phai, mặc dù tôi đã có một gia đinh rất êm ấm, tràn đầy yêu thương.

Bạn thân,

Tôi thường bị gán cho cái tội “lãng mạn đa tình”, nhất là trong thế giới ảo, vì những truyện ngắn tôi viết, và vì tôi biết yêu rất sớm, khi còn rất trẻ. Thằng cháu ngoại tôi chưa đầy 5 tuổi, mới học mẫu giáo, hôm qua về nhà thủ thỉ với mẹ nó “I have a crush on Emily …”. Nó nói tiếp Emily là con bé Vietnamese bé tí tẹo trên vai mang cái “Hello Kitty” backpack, và “looks so cute”. Mẹ nó hết hồn, rồi bật cười ha hả, kết luận là thằng nhỏ “có máu ông ngoại”. Không biết là có “oan ôi ông địa” hay không nữa, nhưng phải công nhận là hậu sinh khả úy, và “quan ta” đã thực sự hết thời!

Bạn và tôi chỉ còn một chút quá khứ làm hành trang, lâu lâu kể chuyện ngày tháng cũ cho vui cuộc đời, chứ thực sự chúng mình bây giờ hiền khô, phải thế không bạn thân?

Ngụy Xưa
Sept. 22, 2012 – Ngày Thu Phân (Autumnal Equinox)

****
Note: The word equinox comes from the Latin words for "equal night." The fall and spring equinoxes are the only days of the year in which the Sun crosses the celestial equator.

NgụyXưa
09-27-2012, 11:00 AM
Năm Hai Mươi Tuổi


Em thân mến,

Em hỏi vì sao tôi muốn sống lại một ngày năm tôi hai mươi tuổi dù có phải bớt đi một năm của cuộc đời. Xin kể em nghe, một lần rồi thôi vì tôi thực sự không muốn mang cái tôi đáng ghét ra trình diễn với người đời.

- 16 tháng 4 năm 1963, tôi vừa 20 tuổi, là ngày Đệ Nhất Bảo Bình của trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang mãn khoá, tôi được chọn làm sĩ quan đại diện, vung kiếm chào trước sân cờ rồi qùy xuống cho Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, lúc đó là Thống Tướng Lê Văn Tỵ, gắn lon trên cầu vai. Tay phải đưa lên cao, tôi hô lớn “Xin thề: hy sinh vì dân tộc, trung thành với tổ quốc”, nghe các bạn cùng khoá đồng thanh đáp lại “Xin thề”, sức sống trong tôi bùng lên như sóng trùng dương những ngày trời trở gió, đâu có như lúc này làm người di tản buồn, không có chỗ đi về dù quê hương còn đó bên kia bờ đại đương.

- Ngày hai mươi tuổi tôi mắt sáng môi tươi, nho nhã nhưng dắn dỏi (và chắc là không xấu trai như bây giờ, nếu không đâu có được chọn làm sĩ quan đại diện), ngày đó tôi leo dây, cử tạ, chạy 1500 thước nhưng hơi thở vẫn đều hoà, không như bây giờ sớm mai thức dậy phải ngồi yên trên giường xoa bóp cho máu nóng trước khi đặt chân xuống sàn.

- Ngày đó đứa em lớn nhất mới 15 tuổi, đứa nhỏ nhất còn chưa biết nói. Mỗi lần tôi về đứa sà vào lòng, đứa bá cổ ôm vai, đứa giật lấy mũ đội thử chạy lon ton trong nhà, đâu có như bây giờ em tôi có đứa ngày ngày ngồi khóc bên mộ vợ, có đứa long đong một phương trởi, cô đơn vì tình yêu tan vỡ, lâu lâu ban đêm gọi anh, nước mắt vỡ oà …

- Ngày đó có những buổi chiều tôi theo bạn bè tới sân trường Văn Khoa nghe hát tình ca, đêm ngồi uống café ở “Hầm Gió” tại đường Võ Tánh, tâm tình về những ước vọng tương lai, không như bây giờ buổi sáng một mình với ly café hoài niệm những ngày tháng cũ, nhớ đến bạn bè đứa chìm đáy nước, đứa đâu đó bốn phương trời.


Nhưng em biết không, đó là năm 20 tuổi của tôi, cái tôi đáng ghét. Ngày 20 tuổi của anh tư bản đỏ với nhà lầu xe hơi, với hàng trăm triệu dollars gửi ở ngân hàng ngoại quốc, có thể là những ngày chân lấm tay bùn nơi đồng ruộng, hoặc còn là lúc ẩn núp trong rừng cho muỗi cắn đến xanh xao. Họ đâu có muốn nhớ đến những ngày tháng đó, dại gì đem đổi một năm đang phè phỡn của cuộc đời.

Còn em, ngày 20 tuổi em là tiểu thư kiêu hãnh, bực mình vì một đàn ruồi nhặng vo ve, hoặc chán ngấy những chàng công tử đẹp mã nhưng rỗng tuếch, đến với em vì vẻ bên ngoài, muốn em như môt món đồ chơi hoặc một viên ngọc để trưng bày chứ họ có biết thế nào là yêu thương. Em không muốn sống lại một ngày vô vị đó là phải, có đâu như tôi, tôi có một trời thương nhớ để tiếc nuối.

Em thương mến,

Em còn tuổi trẻ, em còn cả một tương lai, con đường em đi còn dài, dù có chông gai nhưng em có thời gian để đạt được mục tiêu miễn là em bền lòng cố gắng và tin tưởng vào những gì em đang theo đuổi. Còn tôi, tôi chỉ có quá khứ làm hành trang cho nên nếu được sống lại một ngày của năm “twenty and something” đó, tôi sẵn sàng đổi một năm của cuộc sống còn lại mà tôi vẫn mến yêu. Người ta muốn đổi cả thiên thu lấy một nụ cười, một năm có là bao, phải thế không em?

Vài hàng gửi tới em và tới những người bạn trẻ tôi quen. Mong em hãy giữ gìn và trân trọng tuổi trẻ của mình. Thân chúc em những ngày vui.

Tình Thân,

Ngụy Xưa
Sept. 27, 2012

NgụyXưa
10-12-2012, 01:46 PM
Tình Yêu Và Nỗi Nhớ


Em yêu,

Xin em cho tôi gọi “em yêu” thêm một lần, dù tôi biết rằng sẽ không bao giờ em nghe được tiếng tôi, hoặc đọc được những dòng này tôi viết cho em.

Tôi không bao giờ quên được những ngày tháng đó, khi cuộc đời trôi nổi đưa tôi tới Nha Trang, và tôi gặp em một buổi tối mùa thu, trong mảnh vườn nhỏ trước sân nhà. Đôi mắt em mở lớn, và em cười thật tươi chứ không e thẹn như những người con gái khác, khi người bạn đi cùng, và cũng là người quen của gia đinh em, giới thiệu tôi với em. Em hỏi ngọn sóng nào đưa tôi tới đây, và em vừa lắc đầu vừa cười khúc khích, khi tôi nói với em là tôi đi tìm cô gái liêu trai tôi đã gặp trong giấc mộng môt lần.

Em mỉm cười nói “Đường nào dài hơn đường Trần Hưng Đạo, lính nào xạo bằng lính Hải Quân” nhưng đôi mắt em long lanh dưới ánh trăng mờ . Tôi ngồi nghe em nói về trường Văn Khoa, về văn chương của những tác giả đương thời, về những bản tình ca của một thời ly lọan, về bạn bè xa gần, và cả về những ước mơ rất nhỏ, rất dễ thương của một người con gái mới lớn. Em chăm chú nghe tôi nói về cuộc đời lang bạt nhọc nhằn, nhẹ thở dài như cảm thông, và tôi chợt nhận ra rằng tôi lại thêm một lần “ngất ngư con tàu đi” vì đôi mắt em. Tôi mới vừa 25 tuổi, vừa mới tan vỡ một cuộc tình, sự nghiệp chỉ là những ngày long đong sóng nước, chưa thể dừng chân trên một bến bờ nên khi chia tay tôi không dám hẹn ngày gặp lại, mặc dù tôi thấy trong mắt em hình như có gì gửi gấm lúc tôi từ giã em ra về.

Đâu có ngờ mấy tháng sau tôi gặp lại em ở Sài Gòn trong một buổi chiều mưa, để tôi lau cho em mái tóc đẫm nước, đề cho chúng mình lao vào một cuộc tình say đắm và đẹp như là một giấc mơ. Một tuần lể bên nhau tưởng như là đã có nhau bên đời thế nhưng thật là oan nghiệt vì chúng mình gặp lại nhau quá muộn màng. Lúc đó em đã hứa hôn với một người, nhưng em đã dấu tôi để cho tôi những ngày thật trọn vẹn, cùng với cuộc đời con gái của em. Tôi chỉ biết được niềm đau của em qua lá thư sau khi đã chia tay để em về một nơi thật xa làm tròn bổn phận với gia đình. Tôi bàng hoàng, nhưng không có cách nào tìm lại được em, và nhiều lúc tôi đã nhớ em đến thẫn thờ.

Em,

Chúng mình không gặp nhau kể từ ngày tháng đó, và năm năm sau tôi mới lập gia đinh, khi những hình bóng cũ đã chìm vào chân mây. Mấy chục năm nước chảy qua cầu, mới đây qua người bạn năm xưa tôi lại được tin em. Tôi đã nghĩ tới chuyện gặp lại em một lần, tuy nhiên vẫn cứ ngại ngùng, không dám khơi lại đống tro tàn năm xưa. Thế nhưng bây giờ thì đã quá muộn, H. gọi tôi lúc trời chưa sáng, báo tin là em đã qua đời. Tôi lặng người cố ngăn dòng nước mắt thế nhưng K. cũng nhận ra, ôm nhẹ tôi vào lòng an ủi. K. biết về những mối tình cũ cũa tôi, và luôn luôn tôn trọng những gì của riêng tôi, để cho tôi sống những ngày thật hạnh phúc.

M., xin em hãy ngủ yên, và xin cám ơn em đã cho tôi một mảnh đời để nhớ để quên.

Ngụy Xưa
Oct. 12, 2012

NgụyXưa
10-29-2012, 06:02 PM
Trở lại bến xưa


Bạn thân,

“Bến xưa” này là Hawaii chứ không phải là con chữ đã mòn dùng để chì người tình cũ. Hải đảo du lịch này thì hầu như ai cũng biết nên chẳng có gì đáng đem ra khoe với bạn, tôi viết về chuyến đi sắp tới này vì nơi đó một thời đã là kỷ niệm của chúng mình ngày xưa.

Năm 21 tuổi tôi đã theo tàu thăm viếng Hawaii lần đầu tiên, con tàu nhỏ bé lắc lư hơn một tuần lễ từ San Francisco mới đến được chỗ dừng chân này trên đường trở về VN. Tàu ghé bến, tôi và Bích Cà Chua mặc quân phục trắng tinh đi dạo phố, gặp một người Mỹ già có cảm tình với VN hỏi thăm “how are you doing” mà chỉ biết ngượng ngập gật đầu cười trừ, không dám chuyện trò làm quen.

Khi đó tôi còn quá trẻ, viết những câu thơ vụng dại:

Hai mươi tuổi nên mắt buồn vì vướng núi.
Chợt một chiều nghe sóng gọi từ biển khơi.
Giã từ em, giã từ phố nhỏ.
Anh lang thang theo gió bốn phương trời.

Nghe “sến” ơi là “sến”, thế nhưng đó là tâm tình rất chân thật của một người bước chân vào đời mà hành trang chỉ là một mối tình học trò để đi tìm cho mình một khoảng trời xanh trong tương lai.

Lần này trở lại tôi không còn là người thủy thủ non dại ngày nào mà một người tóc đã phai màu vì thời gian. Con tàu sẽ mang tôi tới đó là một du thuyền xa hoa lộng lẫy, vững vàng rẽ sóng băng trùng chỉ trong bốn ngày là tới nơi chứ không miệt mài lắc lư như chiến hạm năm xưa, và tôi sẽ là người du khách đứng trên boong, mơ mộng nhìn về phía chân trời xa xanh ngắt chứ không phải là sỹ quan hải hành đứng trên đài cao, nhìn sóng, nhìn gió, nhìn mây đen phủ kín bầu trời, lo sợ cho phận người nhỏ bé trên đại dương mênh mông.

Ngày đó chúng mình không có GPS (Global Positioning System), hệ thống định vị bằng vệ tinh, để bấm nút là biết mình đang ở chỗ nào trên địa cầu. Ngày đó khi không nhìn thấy đất liền chúng mình chỉ có trăng sao dẫn đường và kính lục phân để đo góc độ mặt trời vào những chiều hoàng hôn, phỏng định xem là mình đang ở đâu. Đi biển lúc đó là nhọc nhằn, và bất trắc chứ không an toàn như bây giờ, thế nhưng đời sống phiêu lưu, mạo hiểm đó là ước mơ của những người còn trong tuổi thanh xuân.

Mười bốn năm từ lúc vào trường cho đến khi tan hàng vì miền Nam sụp đổ, giấc mộng hải hồ của nhiều đứa chúng mình đã đứt đoạn vì chiến tranh. Long, Bảo rồi Quợt bỏ mình trên những dòng sông. Cung, Thông, Dần và rồi Ngọc Báu giã từ vũ khi tại các miền duyên hải. Còn nữa, có đứa trả giá cuộc sống phiêu lưu bằng một con mắt, bằng một cánh tay như Vinh như Bân, hay mang một mảnh đạn oan nghiệt trong đầu hơn 30 năm cuộc đời như Lộc, trước khi trở về nơi an nghỉ cuối cùng. Hai mươi đứa đã giã từ vũ khi, đã bỏ mình trên đường đi tìm tự do hay đã chán cuộc chơi, thôi không làm người di tản buồn, là một phần tư của Đệ Nhất Bảo Bình. Mỗi lần trở lại biển tôi nhớ về những người bạn đó nhiều hơn là nhớ về những người con gái mà tôi đã từng gặp gỡ tại những bến bờ yêu thương.

Bạn và tôi là những người may mắn sống sót trong cuộc chiến tương tàn nên chẳng có gì cho chúng mình phải than van. Nhiều đứa như Diệp Cóc lưu lạc sang Úc sau gần 10 năm “cải tạo” để rồi trở thành “đại gia”, nhờ tấm lòng kiên cường của đời quân ngũ, như thế cũng đủ để cám ơn trời. Tháng Ba năm tới (2013) chúng mình sẽ kéo nhau sang bên đó họp mặt, chẳng biết được bao nhiêu người, nhưng dù ít nhiều gì thì tình thân cũng sẽ rất đậm đà.

Bạn thân,

Ở bên đó bây giờ đã là muà đông lạnh lẽo, gợi cho bạn những chuyện buồn, nhất là những cuộc tình vừa thoáng qua, nhưng ở đây Cali mới chỉ là giữa mùa Thu yêu đương, nắng vẫn ấm nồng, nghe “Thu Hát Cho Người” vẫn xúc động, nhớ bạn và nhớ những ngày vui qua mau.

Christmas năm nay tôi sẽ trở về Thung Lũng Hoa Vàng thăm mẹ, viếng mộ ông già, và lên chùa Giác Minh thắp huơng cho Bích Cà Chua. Tôi và bạn, dù xa cách nhưng cuộc đời trên đất lạ khá yên lành, và mong là sẽ còn có dịp cho chúng mình nhắc lại kỷ niệm của những ngày xa xưa. Thế thôi cũng đủ cho chúng ta cám ơn đời. Thân chúc bạn những ngày vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Octocber 27, 2012

NgụyXưa
12-05-2012, 05:16 PM
Đời Đá Vàng

Bạn thân

Những ngày lênh đênh trên biển từ Cali tới Hawaii tôi đã được nghe V.T. kể chuyện đời mình, một câu chuyện khiến tôi hiểu thế nào là khổ đau và hạnh phúc, thế nào là đời đá vàng.

Tháng Tư năm 1975 bạn ta đi tù "cải tạo" tưởng là một tháng như cộng sản nói nhưng thực tế là mút mùa lệ thủy. Sau ba năm, bạn ta nghe vợ đã vượt biên sang Mỹ, thấy việc gặp lại vợ con là việc không tưởng nên quyết định viết thư mở lời “trả tự do” cho vợ: "Hãy coi như là anh đã chết được 3 năm, và hãy coi như em cũng đã mãn tang chồng. Hãy quên anh đi và đừng chờ anh nữa. Hãy tìm một người tử tế để nương tựa và nuôi con nên người". Vợ bạn ta không những chẳng nghe theo, mà trái lại còn viết tặng những lời “âu yếm”: “Anh coi em là hạng người nào? Anh cứ yên trí ở tù, em sẽ thay anh nuôi con ăn học thành tài và luôn đợi chờ anh”.

Bạn ta nhận thư rất vui nhưng ngày qua ngày, năm qua năm ngày về cứ mù mịt. Chừng đó bạn ta thắm thía cái lời hứa “nuôi con ăn học thành tài” của vợ. Lời hứa chân thành nhưng vô tình cho thấy khoảng thời gian gặp lại còn lâu hơn anh có thể tưởng tượng. Yên trí ở tù cho đến khi con thành tài có nghiã là cho đến khi con lên 24, 25 tuổi mà hiện nay đứa nhỏ nhất lúc anh vào tù chỉ mới thôi nôi!

May nhờ thời thế đổi thay, cộng sản buộc phải trả tự do cho bạn ta sau 10 năm giam giữ. Thế là quan tư tàu thủy không còn chọn lựa nào khác hơn là hành nghề 10 năm về trước, làm một màn… lái ghe vượt biển chui, tìm lại vợ con ở bên kia đường chân trời.

Nếu câu chuyện chỉ có thế thì chẳng có gì đáng kể cho bạn nghe vì chúng mình đã biết hàng ngàn thảm cảnh với những gương hy sinh làm rơi nước mắt, mặc dù lần đầu tiên được nghe chồng khuyên vợ "Hãy đi lấy chồng vì coi như đã mãn tang", và vợ khuyên chồng cứ "yên trí ở tù"!

Sau 6 tháng ở trại tị nạn “Buồn Lâu Bi Đát”, bạn ta “đáp xuống” nước Mỹ và hoa cả mắt trước cảnh huy hoàng của phi trường và trước vô số con người ăn mặc sang trọng đang chờ đón thân nhân. Bạn ta nhận ra cha mẹ vợ lẫn trong đám người đứng đón và vội bước đến. Một người đàn bà tươi trẻ xa lạ ở đâu bỗng xuất hiện chắn ngang đường và mở choàng hai tay ôm lấy bạn ta. Bạn ta giật mình gạt tay người ấy ra và bước đến gần bà mẹ vợ lắp bắp hỏi: "Mẹ, vợ con đâu?" Có nhiều tiếng cười rộ của toàn gia đình 12 người đi đón bạn ta. Khi thấy bà mẹ đưa tay chỉ người vừa bị bạn ta gạt tay đẩy bật ra, bạn ta mới nhận ra đó đúng là người mình từng 4 năm đầu ấp tay gối… Tất nhiên lần này bạn ta ôm chặt người vợ hoàn toàn mới, vừa mừng rơi nước mắt vừa nói lời xin lỗi… Còn vợ của bạn ta thì thầm: “ Gặp anh ở nơi khác chắc em cũng không nhận ra. Đâu có ngờ chồng em ngày nay răng thì sún, ốm nhách ốm nhom, đen đúa, quê mùa…”

Bạn thân,

Hoàn cảnh sống đã thay đổi hình dáng con người, và mười năm xa cách khiến người ta không còn nhận ra nhau, thế nhưng nhà tù tại rừng núi Bắc Việt cũng như đời sống êm ấm tại Hoa Kỳ không thay đổi đươc tình yêu chồng vợ. Xin chúc mừng bạn ta. Và nhân ngày lễ Thanksgiving xin gủi lời cám ơn tới đất nước đã mang tới cho chúng mình một đời sống thanh thản để cho chúng mình có cơ hội ngồi trên du thuyền đi lại đường biển xưa, nhớ về những thăng trầm của cuộc đời.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Nov. 23, 2012

P/S: Cám ơn bạn VT đã chỉnh sửa bài viết để câu chuyện đúng với sự thật. http://vnthuquan.net/diendan/image/s1.gif

NgụyXưa
12-21-2012, 04:45 PM
Bạn thân,

Gần cuối năm tôi nhận được nhiều email và điện thoại của bạn bè xa gần, nhất là những người bạn từ thời trung học tưởng như đã chìm vào chân mây, chợt hiện về nói cười như thể chưa bao giờ xa nhau.

Sau năm cuối cùng của thời trung học tại Đà Lạt chúng tôi bùi ngùi chia tay mỗi đứa đi một phương. đứa may mắn xuất ngoại, đứa về Sài Gòn tiếp tục con đường học vấn, đứa ra Nha Trang vì mơ mộng hải hồ, đứa tình nguyện vào trường Võ Bị làm người lính chiến vì lúc bấy giờ VN còn đang trong thời loạn ly.

Chia tay rồi hầu như khó gặp nhau, vui khi nghe được tin nhau qua bạn bè, buồn khi đọc được những dòng cáo phó/phân ưu trên báo vì bạn mình đã vị quốc vong thân, như Vinh, như Dung, như Chính … và vài người nữa tôi không còn nhớ tên.

Những người may mắn như Lạc, tốt nghiệp ở ngoại quốc về, vợ đẹp con khôn và đầy danh vọng, tuy nhiên cũng có những người không biết có được gọi là may mắn hay không mặc dù tốt nghiệp tiến sĩ về khoa học không gian tại UCLA như Cường nhưng “mát giây” nên chẳng làm được gì cho đời.

Thằng bạn điên đó vào cuối năm thường gọi cho tôi nói chuyện độ chừng … vài tiếng đồng hồ về thuốc men nó đang nghiên cứu để chữa bệnh cho chính nó vì bác sĩ nào cũng bó tay, hay có lúc vui hơn, nói về Trang Tử, về người đàn bà quạt mồ, và vài chuyện người ta điên chứ nó không điên! Tôi yên lặng nghe để rồi bùi ngùi nhớ tới những ngày hai đứa sống với nhau trên thành phố cao nguyên, khi nó còn sáng suốt, biết gẩy đàn madoline, cours cô Thái trắng sau nhà.

Bạn thời trung học của tôi cũng có những người sống trầm lắng như Hoa, một đời bận rộn với phấn trắng bảng đen, lấy vợ sinh con và đang chờ chết già, như Hùng công tử bột, làm lính cậu khi còn ở VN, và bây giờ ở Cali, chờ cuối tuần đi đánh chắn với mấy bà già gần đất xa trời, nếu không bận lên chùa làm chân hộ niệm cho mấy ông sư! Hùng này tôi gọi là Đông Phương Hùng vì nó mới lấy vợ được vài tháng đã chia tay, thế nhưng nó là thằng bạn dễ thương dù đầu đã bạc nhưng gặp tôi nó vẫn “mày tao”, và chỉ nhe răng cười, hoặc cùng lắm là chửi “tiên sư mày”, mỗi khi tôi hỏi nó là hôm nay có đi “thăm chị Mão” hay không. Nếu bạn cũng già như tôi thì chắc bạn biết chị Mão là người nuôi em út ở Gò Vấp khi xưa, thời còn VNCH!

Không thể nào tôi kể ra đây được hết về những người bạn của những ngày tháng cũ. Tắc Huỳnh và tôi đêm qua điểm danh những đứa đã có một thời là học trò cụ Trứ, thày Hiếu, thày Kim, thày Phụng … dưới mái trường THĐ, Đà Lạt, và ngậm ngùi nhắc tới những người, thày cũng như trò, đã không còn trên thế gian. Tắc vừa mới liên lạc được với tôi qua Nghiã, hẹn tới Carlsbad thăm tôi vì:

Mười năm tìm kiếm may mà gặp
Bẻ kiếm bên trời tưởng đã quên.

Tắc này là cựu sinh viên trường Võ Bị Quốc Gia, từ ngày tan hàng vẫn ngậm ngùi với nỗi buồn của kiếp người lính chiến lưu vong.

Bạn thân,

Hôm nay là ngày cuối cùng của mùa thu, mùa thu dịu êm cho tôi yêu thương. Tôi yêu thương mùa thu cũng như tôi yêu thương những người bạn của thời thanh xuân dưới cùng một mái trường. Mai này là mùa đông khắc nghiệt, thời gian khó khăn cho những bạn đang bước vào tuổi vàng thế nhưng mong là bạn lúc nào cũng vẫn vui, cũng vẫn yêu đời. Chúng mình đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của để có được ngày hôm nay cho chúng mình ngồi đây thương nhớ nhau, dù bạn ở xa hay gần, phải thế không bạn thân?

Merry Christmas & Happy New Year.

Ngụy Xưa
Dec. 20, 2012

bonita
12-22-2012, 01:50 AM
Năm Hai Mươi Tuổi

...

- Ngày đó đứa em lớn nhất mới 15 tuổi, đứa nhỏ nhất còn chưa biết nói. Mỗi lần tôi về đứa sà vào lòng, đứa bá cổ ôm vai, đứa giật lấy mũ đội thử chạy lon ton trong nhà, đâu có như bây giờ em tôi có đứa ngày ngày ngồi khóc bên mộ vợ, có đứa long đong một phương trởi, cô đơn vì tình yêu tan vỡ, lâu lâu ban đêm gọi anh, nước mắt vỡ oà …
....

Ngụy Xưa
Sept. 27, 2012

chú Ngụy Xưa ơi !

bo hay thầm lặng vào đọc bài của chú viết ... gợi bo nhớ lại những kỷ niệm xưa với anh Nam của bo ...

chắc chú đã về lại San José, chú có gặp vợ chồng chị Ấu Tím và vợ chồng bố lynh thì cho phép bo gửi lời kính thăm cùng tấm thiệp thay lời chúc ...



http://i45.tinypic.com/uu2ar.png


@};-@};-@};-

ntđl
12-22-2012, 12:39 PM
http://www.psdtop.com/blog/wp-content/images/030_Beautiful-Christmas-Cards/44.jpg

Chúc Ngụy và gia quyến năm mới 2013 mọi điều an dzui

NgụyXưa
01-08-2013, 01:16 PM
Mùa Xuân Yêu Thương


Bạn thân,

Với đa số các bạn thì Tết này là cái tết tha hương thứ 37, nhưng thực ra ngày xưa khi còn ở quê nhà cũng chẳng có mấy khi chúng mình được ăn Tết với gia đình, nếu không lênh đênh ngoài biển thì cũng đâu đó miền sông nước Cửu Long hay Năm Căn, Cà Mâu, góc biển chân trời. Nhớ lại những ngày Tết xa nhà đó, vài năm trước đây tôi ngậm ngùi viết bài thơ “Thủy Thủ Đón Giao Thừa”, trong đó có những câu:

Mười năm gác núi sông cùng biển
Chẳng được gì hơn một mối sầu.


Áo trận chứ đâu nào áo mới
Sương gió nên mầu đã bạc phai

để nhớ đến những giây phút buồn bã đón giao thừa bằng những cơn say lãng đãng cùng với bạn bè. Nhớ nhất là ngày Tết tha hương ở Philadelphia năm 1964, say mèm nên Pháp khóc hu hu vì nhớ vợ nhớ con, và Tính ngất ngư đòi “giết mày cho con mày mồ côi”! Giết ai ngay cả Tính cũng không biết vì khi tỉnh lại chẳng còn nhớ được mình đã nói gì, nhưng có lẽ là anh cố vấn Mỹ vì lúc đó chúng tôi đang tham dự huấn luyện ngoài khơi, bị mấy anh da đỏ “quay” phờ người.

Không phải mùa xuân nào cũng u buồn, mùa xuân đáng nhớ nhất của tôi là môt mùa xuân yêu thương. Trước Tết vài ngày tôi viết lá thư tình cho một cô sinh viên trường Dược, kẹp vào trong tờ đặc san của đơn vị, rụt rè đưa tặng người mình thầm yêu rồi vội vàng ra về không dám chờ cô ta trả lời. Ngày mồng một Tết tôi trở lại, nhìn cô ta như có trăm ngàn điều muốn hỏi để thấy cô ta thẹn thùng cúi mặt nói nhỏ “Em sao cũng được”, câu nói “lãng xẹt” nhưng với tôi là một lời tình tứ nhất đời. Những ngày Tết năm đó là những ngày vui, K. và tôi ngồi dựa vai nhau chơi bài với các anh chị em trong nhà, trước con mắt thất vọng của những con trai cũng yêu K. tới thăm, và sự ngạc nhiên của bố mẹ K., vì K. đã chọn anh chàng lính thủy làm người yêu thay vì bác sĩ, giáo sư hay một nhân sĩ có địa vị xã hội cao hơn người mà sự nghiệp chỉ là những tháng ngày xa xăm.

Những tháng ngày xa xăm vì chỉ một tuần sau những ngày vui ngắn ngủi đó tôi phải lên đường qua Newport, Rhode Island, công tác gần hai năm. Những lá thư tình hơn một tuần mới tới tay nhau đã gắn liền chúng tôi những ngày xa cách, và khi tôi trở về K. vẫn còn đó đợi chờ, để rồi một năm sau đó chúng tôi làm lễ thành hôn vào một ngày giáp Tết, lên Đà Lạt với gia đinh, hưởng trọn những ngày xuân yêu thương cùng với hoa đào trong gió lạnh mơn man.

Bạn thân,

Trước đây tôi đã kể với bạn về những “Mùa Thu Yêu Thương”, mùa se lạnh trữ tình có lá vàng bay và những vòng tay quấn quít cho những mối tình ngọt ngào, và tôi cũng đã có những mùa hè nóng bỏng đam mê, thế nhưng mùa xuân với tôi mới thật sự là mùa yêu thương. K. và tôi đã có nhau bên đời đến Tết này là đúng 40 năm. Bốn mươi năm là một khoảng thời gian dài, thế nhưng vẫn còn rất ngắn so với hôn nhân của những ông bà cụ Việt Nam, trong đó có bố mẹ tôi. Con đường chúng tôi đi còn rất xa cho chúng tôi dựa vai nhau.

Năm năm trước, vào ngày anniversary thứ 35, tôi viết cho K. một bài tùy bút ngắn, có đoạn:

“Bây giờ em biết anh uớc mơ gì không? Vẫn là giấc mộng bình thường,! Anh không bao giờ muốn bôn ba nữa, để chiều chiều em tới sở đón anh về, trên xe vợ chồng kể cho nhau những chuyện nhỏ nhặt trong ngày. Tối đến chia nhau chiếc sofa, cười nghiêng ngả với ‘Two and A Half Men’, hay tựa vào nhau xem những phim tình cảm nhẹ nhàng, nghe những ca khúc êm đềm của những ngày tháng cũ! Anh muốn ở bên em để thỉnh thoảng còn lau cho em dòng nước mắt mỗi khi em xem phim bộ Đại Hàn, bàn với em về cuốn sách mượn từ thư viện mà hai đứa vừa đọc xong, hay đôi khi chỉ là ngồi yên lặng dựa vai nhau!”

Xin chia sẽ với các bạn một chút riêng tư, và cũng xin chúc các bạn một mùa xuân tràn đầy yêu thương.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Jan. 8, 2013

NgụyXưa
01-19-2013, 11:43 AM
Một Ngày Vui Buồn


Bạn thân,

Hôm nay với tôi là một ngày vừa vui vừa buồn. January 19 là ngày anniversary của chúng tôi, ngày này 40 năm trước K. và tôi có nhau bên đời, dựa vai nhau trải qua những thăng trầm của cuộc sống, cũng như đã có với nhau những ngày hạnh phúc yên vui. Các con tôi hôm qua gửi quà và thiệp chúc mừng “mong là bố mẹ có thêm 40 năm nữa bên nhau”. Khó mà có được một hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng những gì chúng tôi có cũng đủ để cho chúng tôi cám ơn trời, và cám ơn đời.

Thế nhưng cũng ngày này 39 năm xưa tôi ngồi khóc bên bờ đại dương khi nghe tin Hoàng Sa đã mất vào tay Trung Công, Ngụy Văn Thà đã theo tàu Nhật Tảo chìm vào lòng biển xanh. Tôi vào lớp như người mất hồn, cúi đầu hiu hắt, không nghe được lời giảng của thày, trái với ngày thường mắt lúc nào cũng mở lớn, vung tay phát biểu ồn ào! Giáo sư Trahan cũng nhin tôi với cặp mắt buồn, ông vừa giảng bài vừa đi lang thang trong lớp, và khi đi ngang chỗ tôi ngồi, ông nhẹ bóp vai tôi. Nước mắt tôi lại ưá ra, và tôi bỏ ra ngoài, dựa lưng vào tường lau dòng nước mắt cho quê hương.

Năm nào vào ngày này tôi vẫn còn thẫn thờ, nhất là vào năm nay, khi đọc tin những người trẻ tại quê nhà thả 74 đoá hoa đăng trên sông Hồng để tưởng niệm những người đã hy sinh, cố gắng giữ gìn một mảnh đất của ông cha. Mong là tuổi trẻ sẽ theo gương người xưa, đứng lên giữ lấy quê hương.

Hôm nay tôi còn có thêm một nỗi buồn. Mai Quang Nẫm, con trâu hiền lành của Đệ Nhất Bảo Bình, đã trở về với cát bụi. Báu và Thủ đã thay mặt anh em tới Denver để chia buồn với gia đinh, còn tôi, tôi ngồi đây viết những dòng này gửi bạn, cũng như tôi đã từng viết về Nẫm, người cựu SQHQ đạp xích lô nuôi con thuở nào: http://vinasoft.com/GuiBanMienXa.htm#_Toc345414803 .

Vẫn biết ở vào tuổi chúng mình trở về với cát bụi chỉ là chuyện thường tình, thế nhưng tôi vẫn có niềm đau vì những chia lià.

Tôi có nhiều bạn, bạn thật ở ngoài đời và bạn ảo biết nhau qua văn chương. Hôm qua Tr. đến thăm tôi, cô bé tôi quen trên điễn đàn gần mười năm, từ lúc Tr. mới tốt nghiệp đại học cho đến bây giờ đã tay bồng tay mang. Tr. chỉ là một trong số những bạn ảo đã trở thành bạn thật ngoài đời với tình thân thật đậm đà, thế nhưng cũng có những người tôi quen biết đã chìm vào chân mây, để mỗi lần nhớ đến tôi vẫn còn tiếc nuối khôn nguôi.

Bạn thân,

Những tình cờ đưa đẩy cho chúng mình gặp gỡ, nhưng sóng gió của cuộc đời chia xa bạn và tôi. Tôi chưa bao giờ quên bạn cũ, nhất là vào những lúc như ngày hôm nay, khi tâm hồn chùng xuống vì tiếc thương. Thân chúc bạn những ngày vui, dù bạn đang ở đâu đó gần bên tôi, hay xa tuốt bên kia đường chân trời.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Jan. 19, 2013

NgụyXưa
01-21-2013, 10:20 AM
Xin được chia sẻ với các bạn bài thơ tôi vừa nhận được qua email của một người từ Hà Nội, viết theo tâm sự của bà quả phụ Nguỵ Văn Thà, bài thơ mộc mạc nhưng đầy nỗi nhớ thương:

LỜI THƯƠNG TỪ BÀ QUẢ PHỤ NGỤY VĂN THÀ
(Phỏng theo lời kể của bà Huỳnh Thị Sinh)

Anh ơi nhớ chăng?
Hôm đó ra đi anh đã quay về mấy bận
Nói đang sửa tàu hư, rồi anh gọi em hoài!
Từ chung cư Nguyễn Kim ngó xuống nhìn
Em đã thấy anh xách va li quay lại
Và gọi với lên “Tàu còn sửa đến mai!”

Nhưng tàu sửa xong ngay và anh đi, đi mãi
Đi đến tận bây giờ rồi ở mãi “Chốn Bồng Lai”!
Em đã quen với những cuộc ra đi như vậy
Nay Vũng Tàu, Nha Trang mai Đà Nẵng, Hoàng Sa
Được ở nhà mươi hôm anh chăm sóc ba con gái
Đứa chín tuổi, đứa sáu năm còn bé út lên ba
Các con cũng đã quen với những chuyến xa ba
Nên mỗi lần chia tay không đứa nào dám khóc
Chỉ bé lớn một lần ngồi cầu thang lau nước mắt
Bị bé út “lêu lêu” làm chị nó phải cười xòa

Nhưng cái lần cuối này anh đi em thấy điềm rất lạ
Anh đứng dưới sân nhìn lên mắt như đẫm lệ nhòa
Anh đi rồi làm suốt đêm em không sao chợp mắt
Vì có tin quân mình đang đụng giặc tại Hoàng Sa!
Chiều hôm sau tin báo về
Anh đã bị giặc bắn chìm cùng tàu HQ10 – Nhật Tảo!
Sau khi đã phá tan hai chiến hạm của giặc Tàu

Nhưng trừ con lớn, hai đứa sau vẫn không hề hay biết
Ngày nào chúng cũng ngồi chờ: “Ba của chúng con đâu?”
Em khôn xiết khổ đau tháng ngày ngồi ngóng đợi
Và hy vọng thời nay Trời còn có phép màu
Giúp kéo tàu Hộ Tống Hạm lên đưa anh về một buổi
Thăm lại các con thơ cho chúng vợi buồn đau!

Anh ơi!
Ba mươi chín năm rồi! Anh đã tròn tuổi bảy mươi
Các con của chúng ta nay cũng đã thành gia thất
Nhưng em không thể nào tin là anh yêu đã mất
Vì đêm nào em cũng nghe tiếng anh gọi: “Em ơi!”

Khi đươc trở về trời, ai cũng cần nấm đất
Để vợ con ngày tết, ngày mất còn có chỗ cắm nhang
Nay anh nằm dưới biển sâu nơi giặc Tàu cưỡng chiếm
Ba mươi chín năm trời hồn xác dạt lang thang!

Không có anh nhưng vì còn các con, em phải sống!
Rồi bán dần thứ nọ thứ kia để nuôi chúng trưởng thành
Nay nhà ở cũng đang phải chờ, mấy năm liền thuê trọ
Nên chưa có chỗ đặt bàn thờ để treo ảnh của anh!

Anh Thà ơi!
Em nhớ lắm ngày xưa mỗi lần về nghỉ phép
Anh đưa cả bốn mẹ con em tới phố Nguyễn Tri Phương
Ăn ốc luộc chấm mắm gừng mồm út cay bật khóc
Anh cười hiền ôm dỗ con ngó phụng phịu mà thương!

Ôi ước gì em và các con được một lần ra đảo
Để thả 74 vòng hoa tang trên biển cả bao la
Nguyện cầu hương hồn 74 các anh được về quê ăn tết
Để các anh thôi bị giặc Tàu xéo dày giữa Hoàng Sa!

Đến mùa bão, ngư dân ta hay vào Hoàng Sa lánh nạn
Vẫn thường bị quân Trung Quốc đuổi ra giữa biển khơi
Hồn các anh có thiêng xin hãy cứu đồng bào gặp nạn
Vì dân Việt Nam mình còn khổ lắm, các anh ơi!

Ôi giá em đưa được anh về Trảng Bàng như anh từng ao ước
-Nếu anh hi sinh, xin em để xác anh được về lại quê nhà!
-Để được nằm gần má, gần ba, gần ông bà nội ngoại!
Có ai ngờ xác anh nay trôi dạt mãi Hoàng Sa!

Em không dám mơ các anh sẽ được vinh danh, tạc tượng
Mà chỉ ước biển đảo quê hương không còn giặc xâm lăng!
Cho đất nước bớt lầm than, dân thôi phải bị lao tù oan trái
Để Hoàng Sa sớm trở về Đất Mẹ Cửu Long Giang!

Hà Nội, 18/1/2013
Ts. Đặng Huy Văn

Canhcong
01-21-2013, 03:10 PM
Chào anh Ngụy Xưa , Anh vẫn khỏe ?
Xin phép Anh CC để bài thơ vào đây


Anh Ngụy Văn Thà

Khi súng gầm bắn chìm tàu Trung Quốc
Anh biết thừa sẽ vì nước vong thân
Gọi Vợ ơi anh thương Em duy nhất
Gọi Con ơi Ba khuất mặt bên đời

Chiến sĩ trùng dương rong biển bọc thây
Anh chấp nhận hôm nay đền nợ nước
Anh dũng bội tinh tự phong mình trước
Thét "tấn công" trong đạn pháo bời bời

Lửa cháy tàu hay là mắt anh ngời
Ba chín năm một góc trời vẫn sáng
Nhật Tảo chìm nuôi sức ngầm con sóng
Biển Việt Nam sẽ động nuốt tàu thù

Thương tiếc anh! thủy thủ Ngụy văn Thà
Còn hồn anh không thể mất Hoàng Sa
Đáy đại dương anh định đường biên giới
Cho ngày mai Ta chiếm lại đảo Ta !

Anh thắp hỏa châu trong mắt người già
Hong máu thanh niên nóng đường ra trận
Việt Nam ơi giỗ Anh là Quốc hận
Thắp tâm hương mà chống giặc truyền đời

Hãy nhớ Anh tay giương súng ngẩ ng trời
Hãy nhớ Anh giữ hồn dân tộc sôi
Còn tham vọng loài người còn biên giới
Chúng phạm Ta lấy máu để trả lời !

canhcong

Nguyenthitehat
01-25-2013, 01:58 PM
Bận quá hôm nay mới vào phố để đọc được 2 bài thơ hay và cảm động của TS Đặng Huy Văn qua diễn ý của Bà quả phụ Ngụy Văn Thà cũng như bài thơ của anh canhcong. Mong rằng quê hương vẫn giữ được những gì của chúng ta ...

Nhân tiện đây, Tehat cũng xin chúc mừng anniversary của anh chị, chúc anh chị những năm tháng còn lại là những năm tháng hạnh phúc và đẹp nhất trong đời người .

Thân mến,

Ngtth

NgụyXưa
01-26-2013, 11:03 AM
Cám ơn anh canhcong đã thăm hỏi, và để lại bài thơ thật ngậm ngùi. Thân chúc anh những ngày an vui.

Th.,

K. gửi lời cám ơn em. Khi có dịp về Cali nhớ cho anh biết.

Tình thân,

NX

NgụyXưa
02-06-2013, 06:56 PM
Tình Yêu Từ Nơi Xa Cách

Bạn thân,

Sáng nay phải đi tới post offcice để gửi sách cho một người ở xa. Từ nhà ra post office phải qua vài con dốc sương mù dày đặc, ngày xưa tôi in tập truyện “Về Nơi Mù Sương” đâu có ngờ có một ngày tôi đã thực sự về một nơi đầy sương mù vào mùa đông. Sương chỉ làm cho cảnh đẹp thêm não nùng, và thường tan vào buổi trưa, trả lại tia nắng cuối ngày nên nơi đây ít khi lạnh lẽo, nhất là đối với tôi, trong lòng lúc nào tràn ngập yêu thương. Yêu người và yêu đời, bạn biết mà, phải không?

Hôm qua tôi thật xúc động khi một bạn miền xa nói với tôi về cảm nghĩ khi đọc “Tình Thư Từ Mười Ngàn Dậm Xa”, và hỏi tôi mối tình đó có thật hay không. Tôi mang sách của mình ra đọc lại, và thấy tâm tình của mình nguyên vẹn như ngày nào. Bạn biết đó là câu chuyện không có thật nhưng tâm tình tôi viết trong đó, tâm tình của những người yêu nhau nhưng sống xa nhau, thì rất thật. Khi lang thang trên nét viết “Tình Thư Từ Mười Ngàn Dậm Xa” cùng với một nhóm bạn văn, tôi đầu có ngờ câu chuyện tình tạo dựng để bày tỏ tấm lòng của những người trẻ sinh ra và lớn lên tại hải ngoại nhưng vẫn còn nghĩ đến Việt Nam, vẫn còn đi tìm một quê hương, lại gây xúc động cho những người yêu nhau trong xa cách. Tôi cũng đã từng yêu người ở bên kia bờ đại dương , cũng đã từng mòn mỏi mong chờ thư người yêu hàng ngày, cũng đã từng viết trăm thương ngàn nhớ nên tôi hiểu được nỗi niềm của người bạn vừa quen.

Hôm cuối tuần vừa rồi tôi nhận được một cú điện thoại từ bên Pháp. Người gọi cho tôi là bà mẹ một cậu con trai quen biết tôi qua văn chương. Bà mẹ biết tôi nguyên là Sỹ Quan Hải Quân thời VNCH nên xin hỏi thăm tôi về một người. Giọng bà ta bùi ngùi “không biết bây giờ anh ấy có hạnh phúc không”. Tôi biết bà ấy hỏi chỉ để mà hỏi chứ không cần câu trả lời, và thật tình tôi cũng không biết mối liên hệ giửa bà ấy và bạn tôi ra sao, nhưng tôi cảm nhận rõ ràng tình cảm của người đàn bà ấy qua lời hỏi thăm. Khi người ta thật sự yêu nhau thì chỉ một ánh mắt, một nụ cười, một câu nói thân tình cũng đủ biểu lộ, không cần phải nói ra hết những gì rất thật trong lòng, bạn đồng ý với tôi không?

Bạn thân,

Tôi không biết là Th. sẽ nghĩ sao khi tôi cho bạn ta biết là có một người con gái ngày xưa vẫn còn đang nhớ tới mình. Chắc là bạn ta thanh minh thanh nga loạn cào cào là làm gì có (sợ vợ đập cho một trận mà :))) , nhưng tôi biết lúc nào đó một mình đứng ngoài bờ biển, nhìn về chân trời xa, bạn ta cũng sẽ nhẹ thở dài luống tiếc những ngày vui. Dù chỉ yêu nhau một tháng hay một năm để rồi xa cách nhau một đời, những ngày tháng đó vẫn là một đoạn ân tình sâu lắng, để nhớ để quên trong những ngày vàng còn lại của bạn ta.

Tình thân,

Ngụy Xưa
2/6/2013

Nghi Bình
02-07-2013, 04:50 AM
Khi người ta thật sự yêu nhau thì chỉ một ánh mắt, một nụ cười, một câu nói thân tình cũng đủ biểu lộ, không cần phải nói ra hết những gì rất thật trong lòng, bạn đồng ý với tôi không?

Đồng ý ... :)

Năm mới NB chúc anh NX và gia đình được nhiều sức khỏe và niềm vui . Riêng anh NX nhớ viết liên tục để NB đọc ké nha :)

NgụyXưa
02-08-2013, 10:16 AM
Đồng ý ... :)

Năm mới NB chúc anh NX và gia đình được nhiều sức khỏe và niềm vui . Riêng anh NX nhớ viết liên tục để NB đọc ké nha :)
Cám ơn Nghi Bình, và cũng xin chúc Nghi Bình cùng gia đinh một năm mới Quí Tỵ an vui và thịnh vượng.

Dạo này NX ít viết nhưng vẫn đọc bài tại đây, nhất là bài của NB và một số ACE thân quen.

Tình thân,

NX

NgụyXưa
03-05-2013, 10:53 AM
Xanh Mướt Một Màu


Bạn thân,

Đã có nhiều lần tôi tâm tình với bạn là tôi chỉ viết về cái đẹp của tình người, viết để cho lòng mình nhẹ nhàng, để yêu thương cuộc đời và để yêu thương mình. Hôm nay tôi viết về một chuyện tình buồn nhưng cũng thật là thiết tha.

Khi đó cô ấy còn trẻ lắm, mới ngoài hai mươi, còn rất thơ ngây và lãng mạn, yêu những bài thơ nhẹ như cánh vạc lưng trời, tươi mát như dòng suối trong cánh rừng hiền hoà. Cô ấy yêu thơ nên yêu luôn thi sĩ, người viết những bài thơ tình khuấy động con tim, dù người ấy đã có gia đinh. Những lá thư tình được trao nhau, những tấm hình được gửi gấm để hẹn hò, ước mơ một ngày được dìu nhau trên con đường đầy lá vàng khô, cho những bàn tay trong tay thêm ấm, cho nụ hôn thêm nồng trên đôi môi mềm. Niềm đam mê như bất tận nên vào một buổi sáng se lạnh cô ấy đã từ giã gia đình để tìm về một nơi rất lạ, không ước mơ gì hơn là được sống với người mình yêu thương.

Chàng thi sĩ nghèo (có thi sĩ nào giầu không, bạn thân) nhưng cũng chắt chiu mướn cho cô ấy một apartment nhỏ để xây riêng cho mình một mảnh thiên đường. Cô ấy đã sống những ngày rất hạnh phúc, những phút giây nóng bỏng làm tan chảy cả mùa đông băng giá để một đời không quên. Hai người không còn phải tìm nhau trong giấc chiêm bao, ban ngày họ gặp nhau ở những nơi công cộng như thể tình cờ, đủ để trao nhau một ánh mắt, một nụ cười, nhưng cũng có những hẹn hò kín đáo để họ cuốn lấy nhau trong yêu thương dù là ngày hay đêm.

Những lần hẹn hò anh ấy thường tới rất đúng giờ, nhưng có một lần anh ấy không tới được. Đêm đã khuya, khi người vợ đã mệt mỏi ngủ yên vì suốt ngày săn sóc đứa con đau yếu, anh ấy mới có thể điện thoại phân trần. Cuộc điện đàm bị ngắt quãng nhiều lần vì đứa con anh đang bồng trên tay lâu lâu lại cất tiếng khóc để anh phải dỗ dành. Cô ấy thẫn thờ nhận thấy là tình yêu cuồng nhiệt anh dành cho cô dù rất thật, rất mênh mông nhưng vẫn còn đứng sau tình gia đình, một thứ tình rất thiêng liêng, khó dứt bỏ để cho anh sống vói cô, chỉ có cô, như là cô hằng mong. Ngày hôm sau cô lặng lẽ ra đi, bỏ lại một trời thương nhớ, mang theo một nỗi đau dịu dàng vì cô biết anh vẫn còn rất yêu cô.

Sau anh cô cũng đã lại có nhiều cuộc tình, thật cũng như ảo, và cuộc tình nào cũng sôi động, nhưng tất cả đều rất ngắn ngủi vì cô dễ chán nản, không bao giờ tìm lại được niềm đam mê ban đầu cô có với anh. Cô vẫn theo dõi anh trên các diễn đàn, vẫn đọc những lời thơ dịu dàng nhẹ như mây trời để thương để nhớ, ngay cả sau khi cô đã lập gia đinh, đã có con. Cô cũng làm thơ tình, hoạ thơ với nhiều người trên diễn đàn, nhưng những câu thương chữ nhớ rất tình tứ cô viết cho người lạ nhưng thực ra là cho anh, cho người yêu dấu của một thời xa xưa vì cũng đã hơn mười năm từ ngày cô từ giã mảnh thiên đường nhỏ của hai người.

Bạn thân,

Tôi may mắn được cô ấy kể truyện đời, và tôi đã lọc hết những gam mầu xám, chỉ còn giữ lại một màu xanh mướt, để viết lại câu chuyện tình này. Đáng lẽ tôi phải viết chuyện của cô ấy dưới dạng truyện ngắn, như tôi đã từng viết “Tận Cùng Đam Mê” của một người tôi quen, để tôi có thể bỏ vào trong đó những tia nắng hồng, những nụ hoa thơm ngát, nhưng tôi thấy một bài tùy bút ngắn, và một chút hư cấu, thích nghi hơn để tôi gửi gấm tâm tình.

Tôi biết cô ấy rất yêu con nhưng chỉ coi chồng như người thân, một chỗ nương tựa trong lúc vẫn tôn thờ tình yêu tha thiết của ngày tháng cũ. Thời gian bên nhau trước đó là những ngày hạnh phúc, là một ân tình khó quên, nhưng con người không thể chỉ sống cho quá khứ mà quên đi hiện tại, và ỷ lại vào người khác cho tương lai. Ước gì cô ấy thực tế hơn, bước ra khỏi sương mù của tình yêu, chọn cho mình một nếp sống tự lập về cả vật chất lẫn tinh thần. Mới hơn ba mươi tuổi, cuộc đời còn dài, tại sao để quá khứ ngăn cản bước chân như một số anh em chúng mình đã mắc phải sai lầm năm 1975, khi mới đặt chân lên đất nước này.

Chúng mình là từng là “lính đa tình”, đã dăm ba lần yêu đương nên dễ đồng cảm với những người như cô gái trong câu chuyện, phải thế không bạn thân? Thế nhưng nói chuyện lính đa tình là nói chuyện ngày xưa, bây giờ gươm đã cùn, hải pháo đã gẫy nòng, mái chèo đã xuôi, kiếm được một mùi hương cũng khó chứ nói chi tới dăm ba mảnh tình, bạn đừng có mơ màng mà bị vợ đập cho một trận đấy nhé, bạn thân.

Thân chúc bạn những ngày vui, và nhớ giữ gìn sức khoẻ để chúng mình còn đi giang hồ, thăm những vùng biển xanh và sóng bạc đầu, nhớ lại những ngày tháng cũ khi chúng mình ngang dọc trên biển Thái Bình.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Feb. 2013

NgụyXưa
03-31-2013, 09:08 PM
Bèo Dạt Mây Trôi


Bạn thân,

Chuẩn bị cho chuyến đi xa này tôi không chỉ náo nức vì sẽ đặt chân tới ba quốc gia của Nam bán cầu mà sẽ còn gặp lại những người bạn mà đã hơn 40 năm chưa thấy mặt nhau một lần.

Sau biến cố tháng Tư năm 1975 anh em Bảo Bình chúng mình tản mát khắp bốn phương trời.Tám mươi mốt đứa bây giờ chỉ còn lại 60, và đa số sống những ngày cuối đời tại Mỹ, nhưng hiện giờ cũng có ba người, trong đó có “Cai Dù” bạn rất thân của Ngụy Xưa, chọn Australia làm quê hương thứ hai.

Ngày vào trường sĩ quan HQ tôi mới vừa 18, trong lúc “nó” đã là cai (hạ sĩ) của binh chủng Nhẩy Dù, mới đậu Tú Tài nên xin chuyển ngành, vào trường HQ để đi biển cho đỡ buồn, và từ đó anh em gọi nó là “Cai Dù” chứ chẳng ai còn nhớ đến cái tên rất Nam kỳ của thằng bạn môi thâm vì hút thuốc lá Basto đen.

Cai Dù nằm trên, còn tôi nằm dười một cái giường hai tầng, đêm đêm cùng nhau nghe gió hú qua hàng dương bên bờ biển Thái Bình. Những đêm khó ngủ tôi gạ gẫm Cai Dù kể chuyện bù khú cho “quan ta” nghe vì lúc đó tôi còn khờ ơi là khờ, chưa biết mùi vị da thịt đàn bà ra sao, còn Cai Dù “chinh chiến” đã nhiều, nếm đủ ba bốn mảnh tình, nói đâu ra đó, cứ như ông Đồ giảng chữ Nho!

Tình bạn của chúng tôi sau này thắm thiết hơn khi chúng tôi cùng phục vụ tại Bộ Tư Lệnh HQ sau nhiều năm trên chiến hạm vật vã cùng sóng gió biển khơi. Lúc đó tôi làm việc trong nghành quân huấn, viết lách lăng nhăng cho tờ “Lướt Sóng” dưới bút hiệu “Quan Ta” còn Cai Dù “bị” nghiên cứu chiến thuật và chiến lược cho Phòng 5, nên buồn tình ngồi viết tiểu thuyết “Đi Biển Đỡ Buồn”, ký tên “Độc Hành”, “cours” các em gái hậu phương.

Năm 1973 tôi lên đường qua Mỹ du học còn Cai Dù thăng cấp HQ Trung Tá, về Năm Căn/Cà Mâu, làm quan xứ lưu đày, và dù với phương tiện đầy đủ trong tay năm 1975 Cai Dù đã không di tản, bỏ đàn em bơ vơ như nhiều quan to khác. Cái giá phải trả là 11 năm tù đày trên núi rừng Bắc Việt nhưng Cài Dù không bao giờ hối hận, chỉ tìếc là chưa đủ can đảm tuẫn tiết thay vì cúi đầu chua xót, ngơ ngáo làm người hàng binh. Mười một năm thân tàn ma dại nhưng sau khi được thả ra vẫn còn đủ sức vượt biên, đến Úc làm người thủy thủ già ngồi buồn thương nhớ quê hương.

Đón tôi ở bến tàu Sydney, Cai Dù ôm tôi, ngửa mặt cười ha hả, nói liên tu bất tận về những ngày tháng cũ, 40 năm mà tưởng như là mới hôm qua, chưa bao giờ xa cách. Đêm về ngồi bên nhau với ly rượu buồn, Cai Dù mới tỉ tê kể chuyện đời mình. Cuộc sống khó khăn của trâu chậm uống nước đục trên xứ người ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đinh, Cai Dù và vợ chia tay cho cuộc đời thêm bơ vơ. Bạn tôi nói:
- Cái bút hiệu “Độc Hành” nó vận vào người nên cuối đời tao cô đơn.
Tôi hỏi:
- Có cách gì hàn gắn được không?
Cai Dù lắc đầu:
- Đã thử vài lần nhưng không đi tới đâu. Tao và cô ấy nhớ và nghĩ tới nhau rất thường, nhưng gặp mặt là bất hoà vì những chuyện không đâu. Thôi đành, thà xa nhau để mà thương nhớ nhau còn hơn là có nhau trong vòng tay nhưng gây cho nhau những buồn phiền.

Tôi mời bạn qua Cali chơi cho biết nước Mỹ một lần thế nhưng Cai Dù lắc đầu, nói gặp bạn vui lắm, nhưng cũng đã quen với cuộc sống cô đơn, ngày ngày ra biển câu cá hay ở nhà đọc sách ngủ vùi, thênh thang với những tháng ngày còn lại của cuộc đời. Tôi hỏi thêm là có trở về thăm VN lần nào không, bạn tôi lại lắc đầu:
- Còn gì thiết tha nữa đâu mà về. Nơi đây là đất lạ nhưng vẫn còn chút tình người, cựu quân nhân của VNCH được đối xử như người Úc. 60 tuổi đã được lãnh hưu bổng, không phải lo lắng về sinh kế, và dù không giàu có nhưng cũng chẳng thiếu thốn gì.

Chia tay bạn tôi nhẹ thở dài, biết là khó có lần gặp lại nhau. Bèo dạt mây trôi đưa tôi và Cai Dù mỗi người một phương, 40 năm gặp lại nhau cười nói như thể chưa bao giờ xa cách thế nhưng nhìn mái tóc đã thay màu, và những vết chân chim trên đưôi mắt, lòng tôi chùng xuống, thương bạn xót xa vì những thay đổi của thời gian.

Bạn thân,

Trên đường tới Úc tôi đã ngừng lại ở Tahiti, và có những buổi sáng trên bờ biển yên vắng tôi đã tìm được những giây phút bình yên cho tâm hồn, thế nhưng khi tàu Celebrity Solstice qua khe núi Milford Sound của New Zealand tôi đã thẫn thờ nhớ đường biển xưa khi chiến hạm tuần tiễu dọc theo bờ biển miền Trung của Việt Nam. Tặng bạn hai tấm hình để nhớ về những ngày tháng cũ.


Buổi sáng ở Hotel Meridien, Tahiti

http://i126.photobucket.com/albums/p85/thieut/Australia331.jpg



Khe núi Milford Sound, New Zealand

http://i126.photobucket.com/albums/p85/thieut/Australia653.jpg



Tình thân,

Ngụy Xưa
April 1, 2013

NgụyXưa
04-23-2013, 10:59 AM
Gọi Thầm …


Bạn thân,

Tuần qua tôi lái xe về lại Thung Lũng Hoa Vàng nơi tôi sống hơn 30 năm, nơi mẹ tôi còn đó cùng với các em tôi, và cũng là nơi bố tôi yên giấc từ năm 2000 tới giờ.

Trên đường về lòng tôi chùng xuống khi ghé thăm Los Gatos Memorial Park. Nghĩa địa hình như càng ngày càng hoang lạnh, không biết là thật hay chỉ là cái cảm giác đơn côi vì một mình trong bóng chiều tàn? Cúi đầu khoanh tay trước mộ bia tôi thì thầm: “Bố ơi, con về nè”, nhưng chắc là chẳng bao giờ bố tôi còn nghe được tiếng của đứa con trai bỏ nhà ra đi khi còn quá trẻ. Chùm hoa hãy còn tươi trong chiếc bình đầy nước vì chắc là các em tôi cũng mới tới tảo mộ, thế nhưng những ngôi mộ bên cạnh không người thăm viếng trông thật là thê lương. Tôi đốt một nắm nhang, cắm trên đầu mộ của bố tôi, và của cả những ngôi mộ gần kề, lòng bùi ngùi vì âm dương xa cách.

Mỗi lần ghé thăm tôi thường có thói quen đi lang thang trong nghĩa địa, xem hình và đọc những dòng chữ ghi trên mộ bia của những người đã qua đời. Có những người tôi biết, và cũng có những người hoàn toàn xa lạ, thế nhưng tôi đều thấy như thân quen vì tôi đã tới nơi đó nhiều lần, và coi họ như là “hàng xóm” của bố tôi. Trong đám mộ bia đó có hình của một người đàn bà còn rất trẻ khi qua đời, trông rất giống một người con gái tôi đã gặp gỡ những ngày tôi theo tàu xuôi ngược các bến bờ Việt Nam. Tôi thường đứng nhìn tấm hình rất lâu, và đôi khi vẫy tay chào khi bước chân ra về, cứ như thể cô ta là một người bạn thân.

Bố tôi qua đời đã 13 năm nhưng mẹ tôi vẫn còn sống tuy rằng lưng cũng đã hơi còng. Mẹ như ngọn đèn trước gió, 95 tuổi rồi còn gì, mặc dù vẫn còn rất minh mẫn. Đêm cuối tuần đó anh em tôi và các con cháu họp mặt đông đủ, cười vang về những câu chuyện của các ông chú bà cô một thời rất xa xưa khi họ hàng tôi còn sống trong lũy tre làng Thuận Tốn bên bờ sông Hồng, bỗng dưng mẹ tôi ngã nhào bất tỉnh vì áp xuất máu lên quá cao. Xe cứu cấp tới đưa bà cụ vào bệnh viện trong lúc anh em chúng tôi thấp thỏm ngoài hành lang như lũ gà con mất mẹ, mấy giờ đồng hồ sau mới được cho biết là mẹ tôi bị gẫy xương vai và xương sườn. May là đầu và cổ không sao nên mẹ tôi đã tỉnh lại, đã biết kêu đau và đã chuyện trò được với mọi người. Mẹ tôi sẽ phải ở lại bệnh viện ít lâu, các em gái tôi thay phiên nhau trông nom, còn một lũ con trai vô tích sự như tôi chẳng làm được gì cho mẹ già những lúc yếu đau như thế này.

Bạn thân,

Chúng mình có đất nước mà không có chỗ trở về vì không muốn làm người xa lạ trên quê hương thế nhưng vẫn may mắn còn một chỗ gọi là “nhà” để đi về thăm viếng. Tôi theo đạo thờ cúng tổ tiên, và tôi hầu như không cầu xin điều gì bao giờ thế nhưng hôm nay tôi khấn thầm xin ông bà linh thiêng phù hộ cho mẹ tôi được mau lành. Và trong cơn nức nở tôi gọi mẹ như thời thơ dại: “Mẹ ơi, mẹ đừng bỏ các con …”.

Vài hàng chia sẻ với các bạn lý do những ngày tôi ít vào diễn dàn, và thân chúc các bạn những ngày vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
April 22, 2013

sbn
04-24-2013, 01:03 PM
Chu' o*i,

Chau' que^n ma^'t nga`y cho ne^n kho^ng he.n co^ chu' :( Tho^i thi` la^`n sau va^.y . Chau' mong ba` so*'m khoe? va` bi`nh an.

Chau' T.

NgụyXưa
05-06-2013, 11:33 AM
Một Nơi Trong Trí Tưởng


Bạn thân,

Mới đây đọc bài “Một Ngày Với Tuổi Trăm Năm” của tác giả Cao Đắc Vinh (http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=793420) viết về ông thân sinh, tôi chợt thấy mình có những ý nghĩ vu vơ. Ông cụ còn khoẻ mạnh nhưng đã trên 100 tuổi nên đôi lúc không còn minh mẫn, hiện sống ở California nhưng thỉnh thoảng vẫn yêu cầu các con lấy vé xe hoả cho mình về … Sơn Tây, một nơi trong trí tưởng!

Trước khi qua đời vào năm 84 tuổi, bố tôi cũng đã ở trong tình trạng như vậy, đang cư ngụ tại San Jose nhưng nhiều lần vẫn nói các con gọi cho bố chiếc xích lô ra bến xe để về Thuận Tốn, một làng nhỏ ven sông Hồng thuộc Bắc Ninh, như thề là bố tôi còn đang sống tại Hà Nội 36 phố phường vào thập niên 1950!

Nơi chôn nhau cắt rốn của tôi cũng là Thuận Tốn, nhưng 5 tuổi tôi đã ra Hà Nội, 11 tuổi vào Sài Gòn, 15 tuổi lên Đà Lạt, 18 tuổi ra Nha Trang, và năm 20 tuổi theo chiến hạm xuôi ngược bến bờ VN, không ở một nơi nào lâu, thỉnh thoảng được về Sài Gòn, tạm gọi là nhà, để chờ lần tới ra khơi. Mười hai năm quân vụ nhưng cho đến lúc tan hàng rã ngũ vào năm 1975, tôi thật tình không ở một nơi nào liên tục gọi là nhà lâu được tới hai năm.

Năm nay tôi bước vào tuổi 70 rồi đó bạn. Bẩy mươi bây giờ đâu còn là “cổ lai hy”, thế nhưng cũng đã nhiều lần quên trước quên sau, và tôi chợt có ý nghĩ vu vơ không biết là ngày nào đó tôi sẽ hỏi con trai tôi, đứa bé sinh ra và lớn lên ở Mỹ, lấy vé xe lửa hoặc gọi xe xích lô cho tôi về nơi nào?

Có lẽ đó là một nơi dù không phải là nhà nhưng là một chỗ tôi chưa bao giờ quên. Tôi nghĩ đối thoại của bố con tôi khi ấy có thể sẽ là như thế này:



Gọi cho bố chiếc taxi ra bến Bạch Đằng.
OK, nhưng mà “Dad” ra bến Bạch Đằng làm gì?
Chiến hạm sắp khởi hành, trễ tàu là tù đấy, “you” không biết sao?


Có lẽ con tôi sẽ nhẹ thở dài, im lặng dìu tôi ra công viên gần nhà, để tôi ngồi trên ghế đá nhìn mây bay, âm thầm nghĩ về ngày tháng cũ mà như vừa mới xảy ra đâu đó hôm qua.

Bạn thân,

Kim Khánh bạn tôi, tên viết tắt là K.K., bạn bè cùng khoá gọi là “Caca” hay “Củ Cải”, qua Mỹ làm việc hơn 30 năm cho một hãng điện tử, đến khi hồi hưu mà mỗi lần nằm mơ thấy trễ tàu vẫn giật mình thức dạy, thao thức cho đến khi trời trở sáng. Hơn 30 năm an bình trên nước Mỹ không để lại một ấn tượng nào trong khi 12 năm quân vụ ở quê nhà khắc sâu vào tâm khảm như thể là vẫn còn đang sống trong thời chiến, đang quay cuồng với những ngày lênh đênh cùng sông nước và sóng gió biển khơi.

Bạn tôi chưa quên, và tôi nghĩ tôi cũng chưa bao giờ quên, thế nhưng nếu có ai hỏi tôi là có muốn sống lại một đời như cũ có lẽ là tôi sẽ lắc đầu vì thật tình tôi cũng như bất cứ ai, không bao giờ yêu thích chiến tranh. Tuy nhiên tôi vẫn còn yêu biển, vẫn còn say mê ngắm sóng bạc đầu buổi sáng, nhìn mặt trời lặn cuối chân trời và ngàn sao lấp lánh trong đêm đen. Thỉnh thoảng tôi vẫn cùng bạn bè viễn du trên những du thuyền tới những vùng biển lạ, thăm những hải đảo xa xôi để nhớ Cù Lao Xanh, Cù Lao Ré, Cù Lao Chàm, Trường Sa, Hoàng Sa và những nơi thân quen của đất nước hình chử S mà tôi bao giờ cũng vẫn yêu thương.

Chỉ là những chuyến đi ngắn ngủi, thế nhưng cũng đủ vui cho những ngày còn lại của cuộc đời. Tôi lại sắp lên đường, lần này bạn đi cùng với tôi nhé, để chúng mình nhắc nhở với nhau về những tháng ngày xanh, về những nơi đã đi qua trong quá khứ mà một đời không quên.

Tình thân,

Ngụy Xưa
May 5, 2013

NgụyXưa
06-02-2013, 09:34 AM
Tưởng Như Là Tình Yêu


Bạn thân,

Thường thì khi viết về bạn bè tôi luôn luôn dùng tên thật của bạn vì tôi chỉ viết với tấm lòng thương mến nhưng với J. xin cho tôi được dùng tên tắt vì người yêu của bạn ta là người nổi tiếng trong cộng đồng, và nhất là trên các diễn đàn.

Khi J. “cặp” người đàn bà ấy anh em chúng mình ai cũng ngạc nhiên vì dù từng là Quan Năm tàu thủy nhưng J. cũng như chúng mình vẫn chỉ là những kẻ vô danh trong lúc người đàn bà ấy, N., đã là người có tiếng tăm, đã có dăm ba cuộc tình, và cuộc tình nào cũng kết thúc trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Anh em chúng mình “cá” với nhau chắc là cũng chỉ sáu tháng hay một năm J. rồi cũng sẽ ôm một nỗi buồn. Lạc quan như Ngụy Xưa cũng đoán nhiều lắm là hai năm.

Sáu tháng trôi qua, một năm rồi hai năm trôi qua, tất cả anh em chúng mình đều là “người thua cuộc”. Thua nhưng chẳng ai buồn, mừng là đằng khác vì mối tình của J. và N. vẫn đằm thắm, J. vẫn bảnh bao với những tiện nghi của cuộc sống mới, và hơn thế nữa J. và N. như bóng với hình. Cuộc họp mặt hàng tháng nào của anh em chúng mình cũng có hai nhân vật đó, và không những thế N. còn đôi lần khoản đãi anh em. Tôi nghĩ là N. đã thấm mệt với những cuộc tình trong quá khứ nên chấp nhận J. như người người yêu cuối đời, và tôi đã dùng một bút danh khác, viết một truyện ngắn về mối tình của hai người, vui với hạnh phúc của những người yêu nhau.

Đúng ba năm ba tháng và ba ngày cuộc tình của J. và N. bỗng dưng tan như “hoa sóng trong đại dương”. J. buồn buồn thông báo cho bạn bè biết, trong một lần họp mặt hàng tháng, là tình yêu của J. và N. đã tan vỡ, và J. là người chủ động chia tay, tuy nhiên hai người vẫn còn giữ mối liên lạc liên quan tới việc làm. Anh em chúng mình hình như không mấy ngạc nhiên cho lắm, và cũng không hoàn toàn tin những gì J. kể lại, nhưng chỉ biết kín đáo nhìn nhau thở dài, thương bạn còn mãi long đong vào những tháng năm cuối đời.

Đến thăm “bạn ta” ở căn phòng nhỏ nguyên là văn phòng của ông chủ nhà in chúng tôi mới biết rằng J. chưa bao giờ hết yêu, chưa bao giờ quên người đàn bà đã mang đến cho J. những ngày vui mà J. có thể đổi cả thiên thu lấy một nụ cười. Hình ảnh của “nàng” chan hoà trên vách tường, và tên “nàng” nguyệch ngoặc khắp nơi trong căn phòng bừa bộn với sách báo. Ừ, quên làm sao mùa thu dịu êm lúc bắt đầu cuộc tình! Vì lý do riêng tư nào đó hai người chia tay tuy nhiên tôi biết J. vẫn mong nối lại nối lại mối tình. Người đàn ông đầy tự ái nên J. không mở lời, thế nhưng tôi tin là chỉ một lời mời gọi của N. chắc là J. sẽ quên hết giận hờn. Tôi không biết là N. có còn chút thương nhớ nào dành cho J. hay là trái tim đã khô héo vì những tan vỡ trong quá khứ nhưng tôi không nghĩ là người ta có thể dễ dàng gạt bỏ nhau ra khỏi cuộc đời khi đã từng yêu thương nhau. Tôi thương bạn, và tôi thầm mong.

Bạn thân,

Tôi chắc là bạn và tôi khi còn trẻ cũng đã từng làm tan vỡ những mối tình vì tự ái. Bây giờ tóc không còn xanh, và tôi không đủ tư cách để khuyên can những người như J. và N., thế nhưng khi viết về mối tình của họ tôi muốn gửi gấm tới những người trẻ tôi quen một chút tâm tình. Không cuộc tình nào không có sóng gió, nhưng khi vẫn còn thương nhớ những mùa thu dịu êm thì hãy “Gọi Người Yêu Dấu”, vì biết đâu chẳng xóa tan được những hiểu lầm, và nối lại được tình thân nồng thắm trong cuộc đời.

Tôi đã trải qua một thời kiêu hãnh, và tôi đã biết thế nào là nhớ thương. Mong là lúc nào bạn cũng vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
June 1, 2013

khờ khạo
06-02-2013, 10:06 AM
Đọc truyện này, em nhớ một bài hát country

https://www.youtube.com/watch?v=fMmqh4Ut_Uo

NgụyXưa
06-25-2013, 07:05 PM
Hoa Rơi Trên Lối Cũ


Bạn thân,

Mùa hè bắt đầu trong thung lũng với những ngày nắng chan hoà, nghe “Ngày Tháng Hạ” của P.D., lòng chợt thấy bâng khuâng:

Ngày tháng hạ, mênh mông buồn
Lòng vắng vẻ như sân trường
Hàng phượng vĩ cũng khác thường
Nhỏ tia máu trên con đường
http://www.youtube.com/watch?v=nknadJhw3EM

Âm điệu bài hát “mênh mông buồn”, tưởng như là nhạc của ban Phượng Hoàng hơn là tình ca của Phạm Duy, khơi dậy kỷ niệm của những ngày trẻ dại, mặc dù tôi đã xa sân truờng rất lâu.

Mùa hè với tôi cũng đầy kỷ niệm. Buổi sáng thức dậy mở cửa ra vuờn sau thấy hoa lựu vương vãi trên sân tôi buồn buồn nhớ những câu thơ cũ viết về một người bạn của mình ngày xưa:

Khi anh về hoa rơi trên lối cũ
Chim đã xa rừng và lá đã thay màu
Mây cũng u buồn bay đi viễn xứ
Và chúng mình thôi không còn có nhau.

Bạn tôi bị lưu đày trên núi rừng Bắc Việt hơn mười năm, khi trở về thành phố mới biết gia đinh đã tan vỡ, người vợ mang con vượt biên, và đã gá nghiã với người khác, nên bạn tôi chỉ còn biết ngậm ngùi chấp nhận số phận hẩm hiu.

Ngày bạn sang Mỹ tôi đón bạn về ở với mình, hai đứa hàng đêm ngậm ngùi nhắc chuyện xưa, thế nhưng cũng chỉ được ít lâu bạn giã từ cõi tạm vì hai buồng phổi rách nát, hậu quả của những ngày lao lực trong trại tập trung “cải tạo”. Người vợ cũ từ Âu Châu qua chít vành khăn tang trắng, nhỏ dòng nước mắt nhớ thương thêm một lần, và là lần cuối cho một người đã có thời dấu yêu.

Tôi không bao giờ quên được ngày u buồn khi thân xác bạn được đưa vào lò hoả thiêu vì đó là ngày 5 tháng Năm, ngày lễ độc lập của Mexico, ngày người Mễ ở San Jose xuống đường tưng bừng trong lễ hội, còn anh em Bảo Bình chúng mình, đứng “vẫy tay chào buồn, anh đi”! Gần mười năm rồi đó bạn, thế nhưng hàng năm cứ thấy người Mễ đội nón rộng vành, mặc áo quần xanh đỏ, chạy xe thành từng đoàn, bóp còi inh ỏi, kỷ niệm ngày vui của họ, thì cũng là ngày tôi nhớ bạn cũ đến thẫn thờ.

Bạn thân,

Tôi yêu và quí bạn, thế nhưng mùa hè năm nay tôi ngậm ngùi chia tay một người bạn đã nhiều năm gắn bó vì một lý do không tiện nói ra. Nghĩ mãi về một câu nói đã mòn: “ở đời có một trăm chuyện thì tới chín mươi chín chuyện không được hài lòng” để an ủi chính mình.

Dù sao thi cũng chỉ là một cơn mưa trái mùa của những ngày hè rực rỡ. Chúng ta vẫn luôn luôn yêu đời và yêu thương người, phải thế không bạn thân?

Ngụy Xưa
June 25, 2013

NgụyXưa
07-10-2013, 01:57 PM
Ngày Tháng Hạ


Bạn thân,

Cám ơn bạn đã gửi lời thăm hỏi. Tôi vẫn thong dong với ngày tháng hạ, và ngày nào cũng là chủ nhật của những tháng năm vàng. Mùa hè năm nay thời tiết nước Mỹ không được ôn hoà, miền Đông mưa gió ngập lụt trong lúc miền Trung và miền Tây nóng như thiêu, cháy rừng khói lửa mịt mù, thế nhưng nơi tôi cư ngụ gần San Diego khí hậu vẫn ôn hoà, ban đêm gió lùa qua song cửa, đủ lạnh để đắp một tấm chăn mềm.

K. vẫn ngồi nhà telecommute còn tôi cắm cúi … học thi, không phải thi lấy bằng cấp để mũ áo xêng xang vì cái thuở ấy đã xa rồi, mà thi để lấy lại bằng lái xe vì tôi bị tickets nhiều quá nên Nha Lộ Vận (DVM) đòi khảo sát lại, và xem mắt tôi có còn nhìn thấy đường! Ngày trẻ lái xe sport hai cửa, hung hăng chạy mù trời, bị phạt tơi bời cũng đáng tội, còn bây giờ lái xe 5 cửa to đùng, đầu óc lơ mơ nên cũng vẫn cứ bị phạt dài dài. Trước đây tôi đã phải thi lại … hai lần mới đậu vì tưởng mình “ngon” không chịu học bài, lần này sợ bị … vợ mắng nên đành mở PC xem trước mấy bài thi, còn cái vụ đo mắt thì yên chí, mắt càng già càng sáng (đúng cả nghĩa bóng lẫn nghiã đen), không cần đeo kính vẫn lái xe được như thường, may mắn hơn ông bạn CaCa (KK), che mắt phải mới biết mắt trái đã mù! :)

Vừa rồi bị phạt vì tôi ung dung … quẹo trái, không để ý là đèn signal đã đổi từ màu vàng sang đỏ, tiền phạt có hơn 500 U.S. dollars, nhưng nhằm nhò gì vì tôi sắp … giàu to rồi bạn ạ. Hầu như ngày nào tôi cũng nhận được email của mấy anh Ả Rập nhờ rửa tiền, hoặc của mấy ông ba Tàu báo tin tôi được thừa hưởng gia tài của của một người cùng họ, và món tiền nào cũng vài chục triệu Mỹ kim chứ bộ ít sao! Có cả con cháu nữ hoàng Anh hồ hởi cho biết là email address của tôi may mắn trúng số, và yêu cầu tôi gửi tên họ, địa chỉ để họ gửi cho vài triệu bảng Anh!

Đùa với bạn tí cho vui chứ trên cái cõi đời ô trọc này làm gì có chuyện dễ dàng như vậy. Giả dụ mà bạn cũng nhận được những loại thư như thế (tôi chắc là có), và nếu bạn mà liên lạc với mấy tên bịp bơm đó thì họ sẽ yêu cầu bạn gửi cho họ vài chục dollars “phí tổn” để họ làm thủ tục gửi tiền cho bạn, rồi sau đó quên bạn luôn. Trong một triệu người nhận được email thế nào cũng có một vài người ngây thơ nên những lá thư như vậy vẫn được gửi ra đều đều. Thường thì tôi xóa ngay khi nhận những lá thư như thế, nhưng cũng có những lần bực mình, thay vì gửi tin tức cá nhân tôi chỉ gửi hai chữ: “F. U.”, và có lần dư thì giờ vì không có việc gì làm, tôi viết dài dòng hơn, đại khái “nước Mỹ lúc này đang gặp khó khăn về tài chánh, ngân quĩ thiếu hụt, thay vì gửi tiền cho tôi xin ông gửi thẳng cho tổng thống Obama về Nhà Trắng, chỉ cần ghi “White House” là thư tới nơi, không cần địa chỉ dài dòng”. Chắc là đọc thư tôi mấy tên bịp bợm trong thế giới mạng thế nào cũng chửi thề ồn ào.

Mùa hè cũng có những ngày vui. Bạn bè và thân quyến từ xa về thăm, tâm tình chuyện ngắn chuyện dài nhiều đêm tới khuya mới chia tay. Hai cô bé từ Pháp qua thích nơi hoang dã này nên giã từ trong lưu luyến và mong có ngày trở lại. Chỉ tiếc là mẹ tôi năm nay quá yếu nên không thể theo em tôi xuống đây, đi bộ trên con đường ven biển để nhớ về thành phố Nha Trang của một thời xa xưa. Tôi đã gặp nhiều bạn văn nhưng cũng còn những người tôi chưa gặp một lần, mặc dù vẫn còn liên lạc mật thiết. Mùa hè rồi sẽ qua, mùa thu dịu êm sẽ về để tôi thương nhớ đầy vơi nhưng cũng xin cám ơn cuộc đời đã cho tôi những tháng ngày yên vui.

Bạn thân,

Tháng tới tôi sẽ lại đi xa, tới thăm một nơi mà 50 năm xưa tôi đã tình cờ đến một lần để sống lại chút kỷ niệm của thời hoa niên. Biển bên đó mấy hôm nay sóng gió, nhưng với chúng mình thì cũng chỉ là bình thường vì những tháng năm nhọc nhằn trong quá khứ đủ cho chúng vượt qua những khó khăn của cuộc đời. Mong bạn lúc nào cũng yên vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
July 10, 2013

MưaPhốNúi_
07-10-2013, 02:56 PM
Xanh Mướt Một Màu




Khi đó cô ấy còn trẻ lắm, mới ngoài hai mươi, còn rất thơ ngây và lãng mạn, yêu những bài thơ nhẹ như cánh vạc lưng trời, tươi mát như dòng suối trong cánh rừng hiền hoà. Cô ấy yêu thơ nên yêu luôn thi sĩ, người viết những bài thơ tình khuấy động con tim, dù người ấy đã có gia đinh. Những lá thư tình được trao nhau, những tấm hình được gửi gấm để hẹn hò, ước mơ một ngày được dìu nhau trên con đường đầy lá vàng khô, cho những bàn tay trong tay thêm ấm, cho nụ hôn thêm nồng trên đôi môi mềm. Niềm đam mê như bất tận nên vào một buổi sáng se lạnh cô ấy đã từ giã gia đình để tìm về một nơi rất lạ, không ước mơ gì hơn là được sống với người mình yêu thương.


Feb. 2013

Mầu Hoa Khế thích bài viết này quá , thật đáng yêu và thật lãng mạn .

bonita
07-11-2013, 01:38 PM
khoảng thời gian thật ngắn ngủi nhưng đầy ấp kỷ niệm thật đẹp ...
hai con bé nhớ những cái cupcakes, nhớ tô phở gà của cô nấu ngon đến mức về tới nhà rồi còn kêu mẹ gọi cô xin công thức ...

cảm ơn cô, cảm ơn chú thật nhiều ... @};-@};- ...

NgụyXưa
07-24-2013, 11:29 AM
khoảng thời gian thật ngắn ngủi nhưng đầy ấp kỷ niệm thật đẹp ...
hai con bé nhớ những cái cupcakes, nhớ tô phở gà của cô nấu ngon đến mức về tới nhà rồi còn kêu mẹ gọi cô xin công thức ...

cảm ơn cô, cảm ơn chú thật nhiều ... @};-@};- ...
Thanks, Bo.

Mong có ngày gặp lại.

***

Dòng Thời Gian


Bạn thân,

Buổi tối hôm đó tôi vừa đếm thêm một ngày bình yên của cuộc đời thì cơn suyễn kéo đến sau khi bị ói mửa vì những cơn đau quặn. Hơi thở ngắn và đứt đoạn, cái Pro-Air inhaler không còn hiệu nghiệm mặc dù tôi đã hít thật mạnh nhiều lần. Tôi nằm vật ra giường cố gắng chịu đựng, hy vọng là rồi cũng như mọi lần, cơn suyễn sẽ đi qua, thế nhưng K. không yên lòng nên gần nửa đêm đã cố gắng lái xe đưa tôi vào bệnh viện cấp cứu.

Phòng emergency đầy người chờ đợi tuy nhiên người y tá trực đã vội vã để tôi lên xe lăn, đẩy ngay vào phòng trị liệu khi nghe K. báo cáo là tôi đang bị asthma attack. Người ta nói may mà tôi tới kịp nếu không ngừng thở vài phút là tiêu đời! “Chỉ là khó thở mà nhiều người chết vì suyễn, ông biết không?” Vị bác sĩ trẻ nói với tôi sau khi đưa hai ống oxygen vào mũi và bắt tôi hít thật mạnh hơi thuốc bốc ra từ máy nebulizer gắn vào miệng. Những sensors được gắn khắp người để đo áp suất, theo dõi hoạt động của tim phổi, và y tá lấy máu từ cánh tay đem thử nghiệm. Thuốc trụ sinh cũng được bơm vào mạch máu vì sợ rằng tôi bị nhiễm trùng khi nôn mửa. Ba mươi phút sau nhịp thở của tôi mới trở lại điều hoà, và hơn một giờ sau tôi cảm thấy như đã bình thường. Người y tá bắt đầu gỡ những sensors, và tôi nghĩ là mình sẽ được cho về lại nhà. Thế nhưng …

Kết quả thử máu làm bác sĩ lo ngại, những con số đỏ lòm trong tờ print-out có nghĩa là các cơ quan nội tại của tôi không hoạt động bình thường, ông ta nói nhiều danh từ chuyên môn mà tôi không hiểu hết, và kết luận là tôi còn phải ở lại phòng cấp cứu để làm thêm vài thử nghiệm. Ông ta nói thêm, tùy theo kết quả thử nghiệm có thề tôi sẽ được di chuyển tới một bệnh viện chuyên môn để giải phẫu ngay. Họ lại để tôi nằm yên trên giường và người y tá da đen to lớn đẩy tôi khắp bệnh viện trong lúc K. lo âu ngồi chờ. Có máy móc nào họ đem áp dụng cho tôi hết, Ultra sound, Xray, MRI … May mà họ không bắt tôi thử phân và nước tiểu vì tôi ghét mấy cái chuyện này!

Gần 5 giờ sáng họ mới lại đẩy tôi về phòng cấp cứu nơi K. ngồi chờ. K. lo âu hỏi tôi “Có mệt không”, tôi mỉm cười nói đùa bằng tiếng Anh “Yes, but I’m still alive.” Người y tá bật cười, nhe hàm răng trắng nhởn, chúc tôi bình an trước khi ra khỏi phòng. Nửa giờ sau bác sĩ mới trở lại, cho tôi biết là tim gan phèo phổi của tôi đều bình thường, và xin lỗi là đã “hành” tôi đủ điều vì ông ta không yên tâm với kết quả thử máu, và một phần vì tuổi tác của tôi. Ông ta để tôi ra về sau khi cho một đơn thuốc dài thòng, và yêu cầu tôi hôm sau đến gặp bác sĩ gia đình ngay để được theo dõi sức khoẻ.

Về tới nhà khi trời gần sáng, tôi thao thức không ngủ được vì hậu quả của thuốc chích nhưng trong lòng thật an vui. Tôi không sợ chết đâu bạn ạ, có lẽ vì tôi đã có được hầu hết những ước mơ nhỏ bé của đời người, không có gì cho tôi còn phải phàn nàn hay tiếc nuối nếu một ngày nào đó tôi vĩnh viễn ra đi, và hơn thế nữa tôi “cao số” lắm. Ngày xưa chiến hạm do tôi chỉ huy bị pháo kích, mảnh đạn làm rách tung một tà áo nhưng tôi không trầy một mảnh da! Ở vào tuổi này, sau mỗi cơn đau ốm tôi lại thấy yêu đời hơn, quí trọng cuộc sống hơn, và tha thiết với người thân và bạn bè hơn. Ngoài một gia đình êm ấm, tôi vẫn còn những người bạn từ thời thơ ấu, từ những ngày lê la trên ghế nhà trường, và từ những tháng năm dựa vai nhau trong đời quân ngũ. Sáu mươi tuổi tôi mới bước vào con đường văn chương, và trong thế giới mênh mông đó tôi đã gặp biết bao nhiêu người cho tôi thương yêu và trân quí. Một người đàn ông đã 80 tuổi mà tôi chưa gặp mặt bao giờ mới đây viết cho tôi: “Hai quyển sách trước của anh tôi đọc đi đọc lại không biết chán, còn khuyến khích các con tôi đọc vì chúng nó ở vào hoàn cảnh giống như nhân vật trong truyện.” Có lẽ ông bạn tôi nhắc tới “Tình Thư Từ Mười Ngàn Dậm Xa”, viết về tâm tình của những người trẻ, lớn lên hoặc sinh ra trên đất Mỹ nhưng vẫn còn nghĩ đến Việt Nam, vẫn còn đi tìm cho mình một quê hương.

Bạn thân,

Cái “bill” gần 10 ngàn dollars cho mấy giờ đồng hồ nằm trong phòng cứu cấp nhưng tôi không có gì phải phàn nàn vì công ty bào hiểm trả gần hết, và tôi thật sự cảm khích sự tận tụy của y tá và bác sĩ đã giúp tôi qua giây phút ngặt nghèo. Tuy nhiên không ai muốn tới phòng cấp cứu nếu tránh được nên tôi đã mua riêng cho mình một cái nebulizer để tự lo cho chính mình khi cần. Bây giờ sức khoẻ của tôi đã gần như bình thường, tôi trôi theo dòng thời gian, thanh thản với cuộc đời, buổi sáng nhìn nắng vàng trước ngõ, nghe chim hót sau vườn với ly café ấm nồng là lúc tôi nghĩ tới những ngày tháng cũ êm đềm, và tôi nhớ tới bạn miền xa nhiều lắm, bạn biết không? Mong là lúc nào bạn cũng an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
July 22, 2013

NgụyXưa
08-07-2013, 12:44 PM
Hãy Cứ Ước Mơ


Bạn thân,

Gần 10 năm trước đây bạn khuyên tôi không nên đi du lịch Trung Quốc vì người Tàu đang giết dân Việt mình trên biển. Tôi không nghe lời bạn, và đã viết cho bạn để biện minh hành động của mình:

… “Trống Trường-Thành lung lay bóng nguyệt” đưa tôi đi. Từ nhỏ chúng ta đã học văn chương VN và vô tình chúng ta đã thấm vào trong huyết quản những nét hoang đường kỳ thú của văn chương Trung Quốc. Dù biết chắc rằng phần lớn chỉ là hư cấu nhưng không mấy ai không ao-ước nhìn thấy sông Tiền-Ðường nơi Thúy Kiều gieo mình tự vẫn, thấy Giang Nam nơi Nhậm Ngã Hành bị giam dưới đáy Tây-Hồ, hay thấy chùa Hàn Sơn ở Hàng Châu nơi Trương Kế nằm trên thuyền viết Phong Kiều Dạ Bạc?

Hôm nay tôi viết để xin lỗi bạn về những sai lầm trong quá khứ, dù muộn màng, vì tôi đã đi, và tôi đã thất vọng ê chề. Tháng Năm trời nóng, Vạn Lý Trường thành người đông như kiến, chen nhau cắm cúi leo dốc, có thấy gì đâu ngoài những viên gạch, và những bức tường! Tôi tới được một vọng đài trên đỉnh cao, nhìn xuống cũng chỉ thấy chân tường nham nhở và dơ dáy. Bên trong thành là những quán bán đồ kỷ niệm rẻ tiền, mua về chỉ làm cho nhà thêm rác rưởi. Làm gì có tiếng trống thúc quân oai hùng, làm gì có bóng trăng mơ hồ theo gót chinh phu như tôi thường tưởng tượng khi còn ngồi trên ghế nhà trường đọc Chinh Phụ Ngâm! Tây Hồ, sông Tiền Đường và nơi Trương Kế neo thuyền viết Phong Kiều Dạ Bạc cũng tầm thường như bao nhiêu nơi tôi đã từng đi qua, đã thấy tận mắt nên không còn nét kỳ ảo trong văn chương. Những nơi đó đâu có mang hồn sông núi như những địa danh dù rất tầm thường trên đất nước Việt mình.

Thú thật với bạn, “Cấm Thành” cũng chỉ giống như cô đào hát đã về già, bôi son trát phấn nhưng cũng không dấu được vẻ tang thương, không có gì cho tôi phải gật đầu thán phục hay ước mơ được trở lại thêm một lần. Không, không bao giờ tôi trở lại, nhất là từ ngày thấy rõ dã tâm bành trướng của phương Bắc, chiếm đất, chiếm đảo và đang Hán hoá dân Việt mình.

Thăm viếng những địa danh chỉ là chuyện nhỏ không đáng mang ra đây bàn với bạn. Điều tôi muốn nói là từ lâu bạn đã nhìn thấy dã tâm của người Tàu, trong lúc tôi cũng như bao nhiêu người khác vẫn còn ngu ngơ. Như đã nói, tôi say mê văn chương Trung Hoa, đã từng đọc những tác phẩm cổ điển, và có thời đã coi tôn thờ những nhân vật trong những tác phẩm của Kim Dung một cách điên cuồng đến độ tự học chữ Hán để mong đọc được nguyên tác, thế nhưng chưa đọc được một cuốn sách chữ Hán nào tôi đã bội thực với văn hoá Tàu! Truyện Tàu đầy rãy trong những thư viện online. Phim Tàu nhan nhản trong Youtube và Netfix. Dã tâm bành trướng và Hán hoá đất Việt của Trung Hoa đã quá rõ ràng cho nên đã từ lâu tôi không còn đọc lại những pho kiếm hiệp mà tôi từng say mê. Truyện nào viết về nước Tàu tôi không đọc, phim Tàu tôi không xem. Tôi không muốn tâm hồn tôi bị Hán hoá, thế nhưng buồn thay, bạn biết không, bây giờ nhiều tác giả người Việt cũng thi nhau viết truyện … Tàu!

Hàng hoá độc hại của Tàu đang giết dần mòn dân Việt, và ngay trên nước Mỹ này hầu như tất cả đồ gia dụng đều nhập cảng từ Trung Hoa. Tôi cũng nhất định không mua bất cứ món gì “made in China” nếu tôi tìm được món hàng “made in USA” hay bất cứ từ một nơi nào không phải là Tàu, dù giá có đắt hơn. Chỉ là một hành động tiêu cực, nhưng thực tình tôi không biết làm gì hơn khi mà những người đang cai trị nước Việt của chúng ta chấp nhận sự xâm nhập của Trung Quốc, và bắt bỏ tù những người yêu nước biểu tình bày tỏ tấm lòng tha thiết với quê hương!

Bạn thân,

Tôi căm thù bọn người với tham vọng biến nước Việt của chúng mình thành một mảnh đất riêng của họ nhưng thực ra tôi không bao giờ ghét bỏ người Tàu. Bạn bè tôi có người sinh ra ở Trung Hoa lục địa, có người nguyên gốc Đài Loan. Tôi cũng đã từng có những mối tình với những người con gái mang hai dòng máu Hoa Việt, và bây giờ con trai tôi cũng đang “date” một cô gái người Tàu. Dân tộc nào cũng có những người tốt và người xấu, và chắc bạn cũng đã đọc “Người Trung Hoa Xấu Xí” của Bá Dương, thế nhưng người Việt mình cũng có những cái đáng buồn. Tôi chỉ không muốn Việt Nam mình bị Hán hoá, để bất cứ lúc nào tôi cũng có thể trở về, tự do đi lại trên quê hương, nghe tiếng thông reo trên núi rừng Đà Lạt, ngắm nhìn mặt trời ló dạng trên biển Đông, nghe tiếng nói hiền hoà của những người dân miền sông nước Cửu Long, mà không phải xin chiếu khán của Tàu! Chỉ là một ước mơ nhỏ nhoi thế nhưng sợ rằng rồi đường về quê xa lắc vì bọn người cai trị u mê!

Chỉ nghĩ tới ngày nước Việt không còn, tôi đã muốn khóc vì đâu có niềm đau nào xót xa hơn! Tôi biết bạn cũng rất buồn, nhưng hãy cứ ước mơ là hồn thiêng sông núi sẽ giúp dân tộc mình giữ được quê hương. Hãy cứ ước mơ nhé, bạn hiền.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Aug. 8, 2013

NgụyXưa
08-14-2013, 08:37 AM
Một Lần Xa Bến


Bạn thân,

“Ngày mai anh đi, biển nhớ tên anh gọi về”. Tôi sửa một chữ trong bài hát của TCS để kể cho bạn nghe về một người con gái tôi gặp gỡ năm nào tại San Juan, Puerto Rico.

Hơn bốn mươi năm rồi đó bạn! Tàu ghé bến, tôi lên bờ lang thang trong thành phố lạ, lúng túng với tấm bản đồ thắng cảnh trong tay, ngơ ngác nhìn, không biết đi về hướng nào. Cô ấy thình lình xuất hiện, mỉm cười chào hỏi người khách lạ, và bằng broken English hai chúng tôi làm quen với nhau, để có với nhau một kỷ niệm mà qua bao nhiêu năm dài tôi vẫn không quên. Cô sinh viên nhỏ nhắn dễ thương đó muốn thực tập Anh ngữ nên trở thành tour guide, nắm tay tôi chen chúc trên những chuyến xe bus đông người, đưa tôi rong chơi khắp thành phố, và cuối cùng tới một bãi biển cát trắng, nước trong xanh như đôi mắt người con gái gốc Tây Ban Nha tôi vừa quen. Tôi nhờ một người lạ chụp cho chúng tôi một bức hình, và cô ấy đã ôm lấy tôi, ngả đầu trên vai như một đôi tình nhân.

Chia tay nhau và không hẹn bao giờ gặp lại vì tôi biết chỉ là bèo nước tương phùng một lần ngắn ngủi, và cô ấy cũng không thể nào tới tiễn đưa tôi ngày hôm sau vì chiến hạm cặp cầu trong quân cảng của Hải Quân Hoa Kỳ, người dân địa phường không được quyền vào. Tàu tách bến đi về hướng kinh đào Panama, tôi đứng trên đài cao nhìn về thành phố, bâng khuâng nhẹ thở dài vì nhớ người.

Tấm hình chụp chung với cô gái đó tôi mang trên người nhiều năm, cho đến khi tôi quen và yêu một người con gái bên bờ sông Hàn. T.N. “tịch thu” tấm hình vì không muốn tôi nhớ tới bất cứ ai ngoài người tôi đang yêu. Tuần tới tôi trở lại San Juan, đi lại một đoạn của đường biển xưa, và cũng là để sống lại một giây phút êm đềm của đời thủy thủ. Tôi không nghĩ là sẽ có một phép lạ cho tôi gặp lại người con gái năm xưa đó, và nếu có gặp lại cũng đâu có thể nào nhận ra nhau. Tôi đâu còn là người thủy thủ trẻ trung năm nào, và cô ấy bây giờ có lẽ cũng đã là một bà già tóc bạc da mồi. Kỷ niệm một thời đẹp như giấc mơ, gặp lại nhau làm chi cho thực tế phũ phàng. Tôi đã thất vọng não nề với thắng cảnh Trung Quốc người đông như kiến, chen lấn nhau mà chẳng thấy được gì, nào đâu có “trống trường thành lung lay bóng nguyệt” huyền ảo của thơ văn như tôi viết cho bạn trong lá thư vừa qua.

Bạn thân,

Một người bạn văn hỏi trong cuộc đời lang bạt tôi có mối tình nào sâu đậm hay chỉ là thoảng qua như một lần ghé bến. Thú thật với bạn là tôi có nhiều lần gặp gỡ, và lần nào cũng để lại cho tôi những rung động để trở thành những kỷ niệm không quên. Người con gái tôi gặp ở San Juan năm nào đó không thể coi là một người tình, chỉ là thoáng qua thế mà tôi vẫn nhớ, như vậy làm sao quên được những người đã cho tôi bờ môi nóng và da thịt mềm, dù thời gian có ngắn ngủi hay đã có nhau một năm hay một tháng của cuộc đời.

Mùa hè Carlsbad nắng vàng vẫn rực rỡ, nhưng khi tôi từ San Juan trở về trời sẽ lại sắp vào thu, và mùa thu dịu êm là mùa thu cho tôi nhớ người. K. vẫn ở bên tôi thật dịu dàng, buổi sáng vẫn pha cho tôi ly cà phê ấm nồng, vẫn nhìn tôi bằng đôi mắt thương yêu mỗi khi tôi húng hắng ho vì cơn suyễn, và vẫn thường đếm những buổi sáng có nhau bên đời vì không ai biết là mình còn lại bao nhiêu năm trong cuộc sống. Mối tình nào cũng sâu đậm, nhưng chỉ có mối tình cuối là đáng kể nhất vì đó là tình yêu, và tình nghiã, mà chúng ta mang theo đến phút tận cùng của cuộc đời. Tôi không bao giờ phải một lần xa bến nữa, và bạn cũng vậy, phải thế không bạn thân?

Ngụy Xưa
Aug. 12, 2013

NgụyXưa
09-03-2013, 09:52 AM
Có Những Tàn Phai


Bạn thân,

Khi tôi trở lại, thành phố không còn như xưa! Các cao ốc ngất ngưởng mọc lên khắp nơi như muốn thách thức bầu trời xanh. Chỉ còn lại toà cổ thành đen xì với những khẩu đại bác cổ lỗ sĩ vì người ta muốn giữ lại một chút lịch sử cho thành phố San Juan này. Hơn bốn mươi năm rồi còn gì, và lẽ dĩ nhiên tôi cũng không thể nào nhận ra cô gái đã tình cờ gặp gỡ, đưa tôi đi thăm nơi chốn đó một ngày vui năm nào.

Từ Embassy Suite hotel tôi bước lần ra bãi biển. Biển vẫn xanh ngát đến tận đường chân trời. Một đoàn sinh viên đang nô đùa trên bãi cát trông thân quen, thế nhưng tôi cũng không chắc đây là bãi biển năm xưa tôi đã đứng chụp hình với người con gái đó. Tất cả chi còn là kỷ niệm, và kỷ niệm nào rồi cũng “có những tàn phai”.

Tôi có nhiều gặp gỡ trong đời thường cũng như đã kết bạn với nhiều người trên phố ảo. Có những người tôi đã gặp mặt, có người chưa bao giờ thấy nhau một lần, và một số vẫn còn giữ mối tình thân nhưng cũng có nhiều người đã chìm vào chân mây cùng với tháng năm. Vừa rồi một bài tùy bút của HLC có nhắc tới hai thi sĩ mà cô ta rất yêu thích, đó là “cpsn” và “V”. Hai người này tôi đều đã gặp, và “V” còn gửi tặng chúng tôi một bài thơ với lời mở đầu thân thiết:

“Gửi Trần Quang Thiệu, Ngô Đồng, Nguyên Nhân, Chu Lai, Trịnh Khánh Thiêng, Sương Mai, Mạc Phương Đình, Hoàng Dung...cho một ngày vui rất ngắn và một nỗi nhớ rất dài...”


Để nghe năm tháng cuồng điên nhớ
một giấc hải hồ đã khuất xa
Mùa thu thay áo vàng quá khứ
Gió thoảng Tây Hồ những bước qua

Màu trắng em yêu còn mãi đó
Một khối tình si vẫn nặng lòng
biển cứ ngàn năm con sóng vỗ
để chúc thư tình viết chẳng xong

Mưa cho tình nồng hương tóc rối
theo tôi qua mãi những con đường
nào biết thời gian đi rất vội
về thôi năm tháng đã mù sương

Gửi bạn miền xa tình một thưở
lưu lạc quê người những nhớ quên
Như một cành lan ngày bỗng gió
vẫn đợi ai về hong nắng lên..

Vọng Âm
07-10-2007


Tôi biết hai anh còn đâu đó trong thế giới ảo thế nhưng đã từ lâu lắm tôi không nghe tin. Riêng “Cô Nương” HLC (mà tôi thường gọi là đùa là “bà già giết giặc” vì những bài viết gay gắt chống Việt gian) vẫn còn liên lạc với tôi nhưng đa số những người mà anh VÂ đề tặng đã ít còn xuất hiện trên diễn đàn. Vừa rồi qua Australia tôi đã có ý định đi tìm vợ chồng NN/CL, nhưng tiếc thay du thuyền chỉ đi đến Sydney, hãy còn cách xa Brisbane một đoạn đường quá dài, nên tôi vẫn chưa có dịp gặp lại hai người bạn văn.

Thành viên rời bỏ diễn đàn vì càng ngày “blog” và “social networks” như Facebook, Twitter càng thịnh hành. Ở những nới đó bạn bè liên lạc với nhau trong vòng thân quen, hầu như không bị kẻ lạ làm phiền đến độ phải yêu cầu Ban Điều Hành can thiệp như trên diễn đàn. Đôi khi người ta bỏ đi vì bất đồng ý kiến với BĐH, với thành viên khác, hoặc vì hiểu lầm hay thất vọng với những người mà một thời họ đã coi như người thân. Tôi cũng đã có những lần lỡ lời khiến bạn bè xa cách thế nhưng ở đời mấy ai tránh được lỗi lầm! Nhớ một thời tôi tung tăng trên diễn đàn, hầu như vào “nhà” nào cũng để lại lời làm thân, và đã có những người bạn miền xa nhớ nhau không đo bằng ngàn dậm, mà bằng cả tinh hà. Bây giờ họ ở đâu, và có bao giờ nghĩ tới những ngày vui khi có nhau?

Bạn thân,

Tôi mới trở lại thăm “Thung Lũng Hoa Vàng”, nơi tôi sinh sống hơn ba mươi năm trước khi tìm về nơi hoang dã này. Bạn bè tôi còn ở đó nhưng hầu như ai cũng đã “có những tàn phai”. Quỳnh, vợ mới qua đời, chiều chiều lê bước chậm chạp lên chùa nghe kinh kệ, Lập với hai bàn chân mỏi không còn lái được xe, Nghiã im lìm trên xe lăn, lặng lẽ nhìn tháng ngày qua … và tôi nữa, những cơn suyễn thỉnh thoảng kéo đến làm hơi thở gấp gáp như thể vừa chạy đua tới cuối đường. Còn đâu người của biển trên boong tàu gió lộng, và còn đâu những chiều hoàng hôn êm đềm ở những bến bờ yêu thương! Đời sống rồi một ngày cũng sẽ qua, xá gì kỷ niệm của những ngày tháng cũ, phải thế không bạn thân?

Hãy cứ chắt chiu và yêu thương cuộc đời còn lại, bạn nhé.

Tình thân,

Ngụy Xưa
9/3/2013

NgụyXưa
09-17-2013, 10:32 AM
Sóng Thời Gian


Bạn thân,

Hồi mới sang Mỹ anh em chúng tôi đều sống chung dưới một mái nhà, và ngay cả khi đã lập gia đinh em gái tôi và chồng cùng Timmy, đứa con đầu lòng bé như con mèo nhỏ, vẫn còn ở chung với chúng tôi. Thằng bé lớn lên èo uột, lúc nào cũng bám áo mẹ, và mỗi lần gặp tôi vẫn e dè vì “sợ …bác”, mặc dù tôi rất yêu thương trẻ con!

Hơn ba mươi năm rồi đó bạn. Tuần rồi tôi về San Jose dự lễ đính hôn của Timmy với một cô giáo tóc vàng. Thằng bé ngày xưa bây giờ đã là người lớn, đã thành công trên đường đời, đã đi khắp thế giới vì công việc trong nghành an ninh điện toán, gặp bác bây giờ đã biết cười ngỏn nghẻn, nhắc nhở với bác về những ngày thơ dại và nhất là cám ơn bác đã về, đại diện gia đình làm MC trong lễ đính hôn. Bố vợ tương lai của Timmy hiện đang dạy tại một trường college gần nhà, nguyên là một anh lính cứu hỏa da trắng trông rất bụi đời nhưng vui tính. John ngồi nghe chúng tôi nói về những ngày gian truân của những người di cư khi mới tới nước Mỹ, và về những thành công của lớp người sau, gật gù thán phục và vui mừng có Timmy là con rể tương lai. Quyến luyến khi chia tay, John hẹn gặp lại tháng Feb. năm tới khi đám cưới Timmy và Sarah diễn ra tại Maui.

Có con thành gia thất là một niềm vui. Bạn tôi K.K. (“Củ Cải”) có thằng con nha sĩ hơn bốn mươi tuổi vẫn chưa lập gia đinh, mỗi lần nhắc tới K.K. chỉ biết nhẹ thở dài. Thế nhưng mới đây ông con trai đó về VN làm từ thiện cùng với một phái đoàn bác sĩ, gặp một cô gái yêu kiều con nhà lành ở tỉnh lẻ nên nhất định chấm dứt đời độc thân. Đám cưới ở VN, “Củ Cải” vui lắm nhưng nhất định không về, chỉ đóng bộ, chụp hình, quay phim để con trai mang về trình chiếu trong ngày đám cưới. “Củ Cải” xin lỗi không về vì bà vợ không bay được đường dài, và vì “quan ta” vẫn còn hận đám người khiến “quan ta” phải làm người di tản buồn mất mấy chục niên!

Phải nói thêm một chút về ông bạn này. Năm 1975 “Củ Cải” trấn thủ căn cứ Nhà Bè, có mấy chục giang đĩnh trong tay nên ngày 30 tháng Tư trong lúc thiên hạ chạy tán loạn ra bến Bạch Đằng, chen nhau mong lên được tàu Hải Quân, thì họ hàng nhà “Củ Cải” gồm hơn trăm người, lặng lẽ sang Nhà Bè xuống tàu nhỏ ra biển rồi lên tàu lớn di tản một cách âm thầm. Thế hệ thứ hai, và thứ ba, của hơn một trăm người di tản năm xưa đó bây giờ đông lắm, có tới hơn một ngàn người, đa số đều thành công trên đất hứa, đều mang ơn “quan ta” nên nếu “quan ta” có sa cơ thì chỉ cần mỗi người góp 10 dollars một tháng là “quan ta” sẽ sống rất huy hoàng! :) Đùa thế thôi chứ “quan ta” lúc này cũng nhà cao cửa rộng, đâu có thua bất cứ anh Tây say hay anh Mỹ ngọng nào!

Bạn thân,

Đa số người trong thế hệ thứ hai của chúng mình đã thành gia thất, và hình như chỉ có “Chị Tư” Quyên và tôi là còn con cái độc thân. Ông con trai 32 tuổi của tôi vẫn chưa có vợ, date cô nào cũng chỉ được ít lâu là chia tay. Thằng bé không xấu trai, cũng có địa vị trong xã hội và gần như “financial independent” thế nhưng không có cuộc tình nào vững bền có lẽ vì chưa … tới số! :) Y phục của thằng bé là quần Jean, áo T-shirt và giày vải dù đang đi chơi với bồ nên không có cô gái nào muốn tiến xa hơn. Con trai tôi vẫn tự do như chim trời, và chắc chẳng bao giờ có được cơ duyên như con trai ông “Củ Cải” vì thằng bé không nói được tiếng Việt, không bao giờ muốn về VN. Đó cũng là niềm ân hận của tôi vì quá bận bịu với sinh kế những ngày mới tới đất nước này nên thằng bé trở thành Mỹ con, giống như quả chuối vỏ vàng.

Tôi không có gì lo nghĩ, bạn ạ. Hãy cứ để sóng thời gian trong biển đời đưa đẩy. Tôi mong là bạn lúc nào cũng yên vui với tuổi già vì tương lai của con cháu chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn những tháng năm lận đận trong cuộc đời sóng gió của chúng mình. Nếu bạn đã “tu” hơn mười niên trên núi rừng Bắc Việt thì bây giờ có lẽ bạn đang sống trong giấc mơ, phải thế không bạn thân?

Ngụy Xưa
Sept. 16, 2013

NgụyXưa
09-25-2013, 12:07 PM
Một Thời Trẻ Dại


Bạn thân,

Mùa thu Carlsbad đã trở lại, những nụ hoa vàng của bụi cúc sau vườn đã hé nở trong nắng mai, và những cây phong dọc theo con dốc trước nhà lá đã thay mầu, chỉ vài ngày nữa là rơi ngập lối đi.

Mùa thu làm tôi nhớ tới một bài thơ cũ của một tác giả mà tôi cứ mơ hồ nghĩ là Thái Thủy, nhưng gần đây truy tầm trên Internet mới thấy là của Huy Phương:

Mùa này hoa cúc đua nhau nở
Thiên hạ xênh xang mặc áo hồng
Một chuyến đò ngang là mấy bến
Mà người ta vội vã sang sông


Hôm qua tóc mới tầm vai ấy
Nay đã môi son thấm rượu nồng
Má thắm mấy đời tươi trẻ lại
Còn gì cho chuyện cũ hay không?




Năm đó tôi mới 15 tuổi, chưa biết yêu và chưa có người yêu, nhưng vẫn cứ mơ mộng tưởng tượng mình đang là kẻ thất tình, đọc được bài thơ đó trong một tạp chí mua tại bến xe trên đường về Đà Lạt thăm nhà, thấy xúc động nên vẫn còn thuộc vài đoạn cho tới bây giờ.

Vào tuổi đó tôi đang học lớp đệ Tứ trường Trần Lục, một truờng di cư từ ngoài Bắc vào Nam năm 1954, nhưng không có trường sở nên chúng tôi phải học nhờ trường tiểu học Tân Định. Hiệu trưởng là cha Long, thày Thiên Phụng dạy nhạc, thày Ngọc dạy vẽ và thày Doãn Quốc Sỹ dạy văn. Tôi dốt nhạc nên lần nào trả bài cũng bị đuổi xuống ngay sau khi mở mồm hát được nửa câu, thế nhưng vẫn còn khá hơn anh bạn Nguyễn Hữu Thầm, học từ đệ Thất tới hết đệ Tứ mà năm nào cũng bị điểm âm vì chưa hát đã ôm miệng cười! (Bạn cũ: bây giờ bạn ở đâu? L)

Tôi vẽ cũng chẳng ra gì, thầy Ngọc chỉ biết tặc lưỡi lắc đầu mỗi khi chấm bài của tôi, chỉ có môn Văn là tôi tương đối khá hơn cả. Trong một kỳ thi lục cá nguyệt tôi được điểm cao nhất lớp, và được thày Sỹ tặng cuốn “Đêm Giã Từ Hà Nội” của nhà văn Mai Thảo. Tôi đọc đi đọc lại tập truyện đó nhiều lần, và uớc mơ làm người viết văn từ ngày còn trẻ dại đó.

Trường Trần Lục sau này có cơ sở riêng, và được đổi tên thành Nguyễn Du, nhưng lúc đó tôi đã về Đà Lạt sống với gia đình. Khung cảnh trữ tình của thành phố cao nguyên càng làm tôi càng thêm yêu thích văn chương. Tập giấy pelure dày của bố tôi được tôi dùng để viết, để xé, để gửi bài cho trang học sinh của tờ báo Ngôn Luận tại Sài Gòn. Gửi nhiều nhưng tôi cũng chỉ có được một bài chọn đăng, cho tới khi tập giấy hết nhẵn. Bố tôi hỏi viết gì mà dùng nhiều giấy quá vậy, tôi nói viết thư cho bạn vì ngượng không dám nhận là mình đang tập viết văn, và mặc dù đã tăng số bạn lên mười lần, tôi vẫn bị bố mắng cho một trận vì phí phạm! Năm 2007 tôi in tuyển tập đầu tay “Về Nơi Mù Sương” nhưng lúc đó bố tôi đã qua đời, tôi không có cơ hội cám ơn bố là nhờ tập giấy ngày xưa mà bây giờ tôi mới “gõ” được như thế này!

Bạn thân,

Thời trẻ dại của tôi đi đã qua lâu thế nhưng tôi vẫn còn nhớ những chuyện rất nhỏ nhặt của những ngày tháng ấy. Khi đó gia đinh tôi nghèo lắm, mẹ tôi hàng ngày cõng đứa em tôi trên lưng, đi bộ từ trại định cư Du Sinh ra chợ Đà Lạt, không dám đi xe Lam vì muốn để dành vài đồng mua quà cho các con. Đó cũng là một lý do tại sao tôi vào trường SQHQ khi mới học xong trung học lúc chưa đầy 18 tuổi, thế nhưng chẳng bao giờ tôi ân hận là đã nhập ngũ quá sớm vì nhờ thế mà tôi đã đến được những bến bờ xa lạ, gặp gỡ những người tôi yêu thương, và đã sống những ngày rất đáng sống của cuộc đời con trai thời loạn, mặc dù tôi đã ra khỏi VN vài năm trước khi cuộc chiến tàn.

Năm ngoái tôi viết “Mùa Thu Yêu Đương” kể với bạn về những người tôi gặp gỡ tại những bến bờ xa lạ, năm nay viết “Một Thời Trẻ Dại” để chia sẻ với bạn một chút kỷ niệm liên quan tới những ngày tháng long đong của cuộc đời.

Mong bạn lúc nào cũng yên vui, giữ gìn sức khoẻ vì cũng sắp tới ngày chúng mình viễn du nam bán cầu với nhau. Đi để tìm lại chút hương xưa vì sợ rằng một vài năm nữa chúng mình chỉ còn có thể đứng trên bờ nhìn ra biển, thở dài tiếc nuối những tháng ngày bồng bềnh sông nước đã qua. Nhớ bạn rất nhiều.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Sept. 22, 2013

NgụyXưa
10-07-2013, 11:12 AM
Ước gì …


Bạn thân,

Năm 1969 nhà văn Duyên Anh viết “Mơ Thành Người Quang Trung”, lúc đó tôi đã trưởng thành không còn đọc chuyện thiếu nhi nữa, và người anh hùng đất Tây Sơn là người tôi sùng bái nhưng không bao giờ tôi mơ ước thành người Quang Trung.

Khi còn trẻ dại mẫu người hùng tôi mơ ước là những hiệp khách trong những truyện kiếm hiệp của Tàu và những cao-bồi trong những phim bắn súng cưỡi ngựa của Mỹ. Hai mẫu người khác biệt về không gian và thời gian và trông chẳng giống nhau tí nào thế nhưng cả hai có cùng một lý tưởng, đó là trừ gian diệt bạo, cứu giúp dân lành.

Người hùng của tôi trong kiếm hiệp lang thang khắp nơi, dùng thuật phi hành đi nhanh như gió, vượt tường, chạy trên nóc nhà hay trên ngọn cây như trên đất bằng. Thanh kiếm cài sau lưng người là kiếm báu chặt sắt như chém bùn, mỗi lần vung lên là tham quan ô lại đầu rơi máu chảy, và tiền bạc tịch thu được đem phân phát cho dân nghèo, người bị giam cầm oan ức được giải thoát, trở về với gia đinh để cho thân nhân nhỏ những giòng nước mắt mừng vui. Hành hiệp ở một chỗ nào xong là người hùng lại lên đường chu du về một phương trời vô định, cô đơn nhưng lãng mạn đủ cho tôi xuýt xoa, mơ ước giá chi mình …

Người hùng trong những phim ảnh về những ngày xa xưa của nước Mỹ cũng cô đơn, một mình một ngựa tiến vào những thành phố hoang sơ, nơi quân gian đang cướp nhà băng hay đang lộng hành phá phách quán rượu, trêu ghẹo đàn bà con gái, coi cảnh sát địa phương như củ khoai! Người hùng xuống ngựa, súng xệ bên hông, và nhanh như chớp quân gian đã bị bắn hạ ngay trong lúc mới vừa chạm tay vào báng súng. “Bắn chậm thì chết”! Luật mà …

Tôi ước gì những hình ảnh người hùng đó không bao giờ tàn phai, thế nhưng những năm gần đây thực tế chua xót đã xoá đi những bóng mình tôi đã từng ôm ấp. “Tàu Khựa” cướp đất, chiếm vùng biển đảo thuộc về nước ta từ bao nhiêu đời, và âm mưu Hán hoá Việt Nam làm tôi chán ghét tất cả những gì dính dáng tới bọn người phương Bắc đó. Tôi không còn đọc truyện Tàu, xem phim Trung Hoa hay mua bất cứ thứ gì “made in China”. Người hùng ngày xưa của tôi cũng đã chết rồi.

Hoa kỳ cũng làm tôi thất vọng dù tôi đã trở thành công dân nước này, và mang ơn quốc gia đã cưu mang gia đình tôi mấy chục năm. Người ta thường kết tội Hoa Kỳ là “cảnh sát quốc tế”, đem quân đánh khắp thế giới, thế nhưng đó chính là điều tôi thán phục vì Hoa Kỳ không chiếm đất dành dân ở bất cứ nơi đâu, chỉ là thấy chuyện bất bình phải ra tay nghĩa hiệp, như quá khứ đã chứng minh trong các trận thế chiến. Tôi chỉ thất vọng từ khi Hoa Kỳ bỏ rơi bạn bè VNCH, khi tổng thống của tôi cúi gập người trước các vua chúa Trung Đông giầu sang, và để Nga Sô xỏ mũi dắt đi trong những biến cố gần đây. Người hùng bắn chậm thì chết của tôi không còn nữa, chỉ còn mấy ông nghị sĩ và dân biểu “kên” nhau ờ Hoa Thịnh Đốn khiến chính phủ phải đóng cửa, làm người dân thấy chán mớ đời!

Bạn thân,

Thằng cháu ngoại của tôi bây giờ chắc chắn không mơ ước làm hiệp khách giang hồ, vung kiếm trừ gian diệt bạo, và cũng chẳng “care” về những cao bồi cưỡi ngựa bắn súng như xưa. Người hùng của con nít bây giờ có lẽ là Spider-Man hay Super-Man, bay trên trên trời với sức mạnh phi thường, vung tay là mây bay gió cuốn, sắt đá gì cũng vỡ tan tành, và xe tăng tàu bay với súng đạn cũng chỉ là đồ chơi!

Ừ, ước gì chúng mình cũng là Super-Man để bay về Hà-Nội. Hiện giờ chúng nó có 16 thằng chứ mấy …, phải thế không bạn thân.

Ngụy Xưa
Oct. 6, 2013

PhPhuongVy
10-07-2013, 11:31 AM
Thăm anh Ngụy Xưa. Mừng anh vẫn khỏe và viết đều. Hình ảnh bà mẹ hàng ngày cõng con trên lưng đi bộ ra chợ để dành tiền đi xe Lam mà mua quà cho con rất đỗi đáng yêu. Cậu con trai có cá tính mạnh mẽ, thích sống tự do như cánh chim trời, quần jeans, giày vải, có lẽ cậu đang chờ đợi một cô bạn cũng có cá tính mạnh mẽ, tôn trọng cá tính mạnh mẽ của người khác. Chúc mừng anh chị.

linhphy
10-14-2013, 10:33 AM
linhphy rất thích đọc tùy bút ,tình cờ đọc :"Gửi bạn miền xa " của chú Ngụy Xưa những ký ức của một thời oai hùng trên con tàu lướt sóng đại dương bao la bảo vệ vùng biển quốc gia VNCH ,thật ngưỡng mộ !

chú của linhphy cũng dọc ngang sông nước giống chú Ngụy Xưa.
Cảm ơn chú Ngụy Xưa , mong chú viết tiếp tùy bút chia sẻ với độc giả thầm lặng trong forum ĐT

NgụyXưa
10-15-2013, 02:37 PM
Thăm anh Ngụy Xưa. Mừng anh vẫn khỏe và viết đều. Hình ảnh bà mẹ hàng ngày cõng con trên lưng đi bộ ra chợ để dành tiền đi xe Lam mà mua quà cho con rất đỗi đáng yêu. Cậu con trai có cá tính mạnh mẽ, thích sống tự do như cánh chim trời, quần jeans, giày vải, có lẽ cậu đang chờ đợi một cô bạn cũng có cá tính mạnh mẽ, tôn trọng cá tính mạnh mẽ của người khác. Chúc mừng anh chị.

linhphy rất thích đọc tùy bút ,tình cờ đọc :"Gửi bạn miền xa " của chú Ngụy Xưa những ký ức của một thời oai hùng trên con tàu lướt sóng đại dương bao la bảo vệ vùng biển quốc gia VNCH ,thật ngưỡng mộ !

chú của linhphy cũng dọc ngang sông nước giống chú Ngụy Xưa.
Cảm ơn chú Ngụy Xưa , mong chú viết tiếp tùy bút chia sẻ với độc giả thầm lặng trong forum ĐT.



Cám ơn chị Vy đã thăm hỏi, và xin chào làm quen linhphy đã vào đây khích lệ NX.

Chú của linhphy chắc là cũng sẽ có mặt tại San Jose vào ngày 1 tháng 12 sắp tới vì nhân dịp ra mắt DVD “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng” Dân Sinh Media sẽ mời tất cả cựu quân nhân HQ và đồng bào được 43 chiến hạm HQ di tản năm 1975 về họp mặt tại Santa Clara Convention Center.

Chuyện xưa nói mãi cũng nhàm nhưng ở vào tuổi này NX chỉ còn có quá khứ làm hành trang nên xin gửi các bạn thêm một chút tâm tình của thời trẻ dại trong bài tùy bút dưới đây.

***
Mưa Chiều Kỷ Niệm


Bạn thân,

Chiều nay cơn mưa xuống tới Nam Cali, mưa đầu mùa ở nơi này, và mưa khá lớn. Tôi đứng cạnh cửa sổ nhìn ra bên ngoài, thấy bong bóng nước trên con đường trước mặt, tưởng như nghe được tiếng mưa rơi trên mái tôn của căn nhà xưa cùng với tiếng thì thầm của cơn gió cao nguyên. Mỗi lần mưa xuống tôi thường lang thang trên đường Hùng Vuơng vắng vẻ, mặc cho cái lạnh thâm bờ môi. Lúc đó tôi còn trẻ dại, vừa từ Sài Gòn trở về Đà Lạt sống với gia đình, bỏ lại bạn bè thân thiết sau lưng, nên lúc nào cũng có cái cảm giác “bên trời lận đận”, thích dầm mưa để tìm cái thú đau thương. Con trai mới ngớ ngẩn như vậy chứ con gái vào tuổi đó đâu có bao giờ đi dưới mưa để suy nghĩ về thân phận mình, phải thế không bạn thân.

Tuổi 17 là lúc tôi mới biết yêu nhưng chỉ là yêu thầm vì ngượng ngập không dám ngỏ lời, tuy nhiên có lẽ vì thế mà mối tình đó vẫn đẹp, mỗi lần nghĩ tới vẫn còn thấy nhớ thương. Con gái Đà Lạt má đỏ môi hồng, “điệu đà” hết chỗ nói, và ở vào tuổi đó thường trưởng thành sớm hơn con trai, cũng đã biết yêu nhưng không hề yêu mấy anh con trai học cùng lớp, mà chỉ yêu mấy ông thầy! Đã có biết bao nhiêu người con gái “theo … thày bỏ cuộc chơi” để cho biết bao nhiêu khuôn mặt dại khờ cúi đầu dấu tiếng thở dài tiếc thương, và đôi khi lau dòng nước mắt tủi hờn.

Mưa đầu mùa nên nhớ chuyện tình đầu, xin kể bạn nghe, nhưng không phải tình đầu của tôi mà của một đôi sinh viên tôi quen biết. Họ học chung với nhau, yêu nhau tha thiết, chia nhau từng mẩu bánh trong sân trường và hứa hẹn sẽ sống bên nhau suốt cuộc đời này. Cô gái xong MBA, đi làm cho Wal-Mart, người con trai xong Ph. D. về dạy học tại một trường bên miền Đông, mong dành dụm đủ tiền để mua một căn nhà nhỏ trước khi làm đám cưới. Thế nhưng mùa hè năm ấy vị giáo sư trẻ theo bạn bè về VN thăm gia đinh sau nhiều năm xa cách, đã “lỡ dại” làm cho một cô gái quê mang bầu. Thày chấp nhận trách nhiệm nên đành đoạn chia tay người yêu dấu, cưới cô gái từ VN để rồi làm tan nát cả ba cuộc đời.

Cô gái trẻ mới biết yêu lần đầu, hận người tình nên đã kết hôn với một người thua kém mình mọi bề, tỏ lòng khinh khi người trí thức, trả thù người yêu cũ chứ không hề yêu thương cho nên hôn nhân chỉ kéo dài được vài năm là tan vỡ, cô mang con về sống với bố mẹ, ray rứt một nỗi buồn. Người vợ quê mùa của ông giáo sư không thích hợp với xã hội Mỹ nên ít năm sau ngày cưới cũng ôm con về VN, bỏ lại ông chồng trí thức bơ vơ, hối hận vì lỗi lầm.

Cô gái tôi quen bây giờ sống buông thả, lao vào những cuộc tình để tìm vui, thế nhưng vẫn không quên được mối tình đầu, mỗi lần thấy mưa rơi lại buồn bã, nhớ người yêu cũ, nhớ lúc che chung chiếc dù nhỏ, mặc cho mái tóc ướt mềm quấn quít yêu thương. Cô ấy thường gọi tôi những lúc thấy bơ vơ, và có lần hỏi tôi làm gì cho hết cuộc đời buồn. Tôi khuyên cô ấy trở về với người yêu cũ vì hai người bây giờ không còn gì vướng mắc nhưng cô ấy lắc đầu, không muốn tắm hai lần ở một dòng sông, dù vẫn còn yêu, và hơn thế “anh ấy đã lên chùa làm cư sĩ, không còn dạy học nữa, chú tâm nghiên cứu Phật pháp để tìm cho mình một đỉnh bình yên”.

Bạn thân,

Tôi không nghĩ “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”, và không hẳn là lúc nào đời cũng “mất vui khi vẹn câu thề” như ông thi sĩ X.D. viết ngày xưa, nhưng có một điều chắc chắn đó là người ta khó quên được mối tình đầu dù đó là cuộc tình đau khổ hay chỉ là cuộc tình câm, “thấy người ta là mặt cứ “đĩn” ra, không nói được một lời” như bạn đã từng chế nhạo tôi ngày xưa. J

Cơn mưa đầu mùa đã tạnh, tôi nhìn mây trắng bay qua khung cửa, nghĩ về ngày tháng cũ, cảm thấy bâng khuâng nên viết vài hàng chia sẻ với bạn một chút tâm tư vì tôi biết là bạn cũng có một mối tình đầu nhẹ như mây trời mà bạn chưa bao giờ quên.

Mong là bạn lúc nào cũng vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Oct. 9, 2013

NgụyXưa
10-28-2013, 11:28 AM
Góc Biển Chân Trời


Bạn thân,

Năm 1970 tôi gặp và quen thân với Anna, một cô sinh viên người Hy Lạp tại thành phồ Providence của tiểu bang Rhode Island. Khi biết tôi là sỹ quan HQ/VNCH, Anna reo lên: “Như thế một ngày nào đó tàu anh sẽ ghé thăm nước em, và em sẽ lại gặp anh”. Tôi nhẹ thở dài, nói cho Anna biết là Hải Quân của Viêt Nam nhỏ bé lắm, và chiến tranh đang khốc liệt nên có lẽ chiến hạm của tôi sẽ không bao giờ có dịp tới được những nơi xa xôi như Âu Châu. Hai hàng mi cong của Anna chớp nhẹ, còn tôi thẫn thờ nhớ tới bài hát “Tình Ca Người Đi Biển” của Trường Hải. Đã bao nhiêu lần “chiều nay ra khơi, thoáng thấy mắt em nhuốm buồn” trong cuộc đời bồng bềnh này nhưng chắc rằng tôi sẽ chẳng bao giờ có được một lần chia tay tại một bến bờ nào đó của Hy Lạp!

Tôi ước ao được đặt chân tới những nơi xa xôi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Giáo sư dạy toán chúng tôi năm Đệ Nhất tại trường THĐ trên Đà Lạt là một vị sĩ quan Hải Quân tốt nghiệp từ Pháp về. Ông ấy thường kể cho chúng tôi nghe về những chuyến hải hành xuyên dương, về mặt trời đêm Bắc Cực, về sóng gió mịt mùng của Đại Tây Dương, và về những địa danh như mũi Hảo Vọng (Cape Hope - điểm cực Nam của Phi Châu), như mũi Sừng (Cape Horn - điểm cực Nam của Mỹ Châu). Tôi nghĩ chẳng bao giờ tôi có thể đến được những nơi đó trong cuộc đời này, dù sau này tôi đã theo chân vị giáo sư đó, vào trường SQHQ Nha Trang, học làm người đi biển. Những địa danh xa xôi đó vẫn chỉ là những nơi trong trí tưởng để cho tôi một thời ước mơ.

Đâu ngờ là có ngày tôi đã phải xa lià quê hương thân yêu, trôi dạt tới tận đất nước này. Đời sống mới ở Hoa Kỳ đã đưa tôi đến những nơi xa, rất xa. Mexico, Brazil, England, Germany, Sweeden, Austria … đều đã có vết chân tôi. Vài năm trước đây khi còn làm việc cho Flextronics, tôi đã tới công tác tại một thành phố địa đầu của Thụy Điển, và ở đó tôi đã thấy được mặt trời đêm!

Bạn thân,

Từ ngày “rửa tay gác keyboard” tôi đã đi tới “góc biển chân trời” trên các cruise ships, thế nhưng vẫn còn nhiều chỗ tôi chưa tới, và muốn “rủ rê” bạn theo mình. Đầu năm 2014 tôi sẽ đi tới Mũi Sừng. Từ ngày có kinh đào Panama, tàu bè đi từ Thái Bình Dương qua Đại Tây Dương đâu còn phải đi vòng qua mỏm đất xa xôi đó nữa, thế nhưng những du thuyền vẫn mang người tới xem vùng đất lạ. Tháng Năm tôi sẽ sang Bắc Âu, đi thăm nhiều thành phố bên bờ biển Baltic, và tháng Mười là miền Nam Âu Châu. Từ Tây Ban Nha tới Ý du thuyền sẽ ghé Hy Lạp, và chắc là tôi sẽ sẽ có giây phút bâng khuâng, nhớ người con gái năm xưa. Anna, bây giờ em ở đâu, có bao giờ em còn nhớ tới mùa thu năm nào khi chúng mình lang thang với nhau trong những rừng cây lá vàng vùng Đông Bắc Hoa Kỳ?

Bạn thân,

Du lịch bằng cruise ship an nhàn và không tốn kém nhiều nếu bạn lấy vé tàu “cá kèo” như tôi. :) Người ta đã viết đầy rẫy trên Internet về những con tàu khổng lồ như một thành phồ nổi, “hồ hởi” về những chuyến đi xa, thế nhưng cũng có những chuyện nhỏ nhặt không mấy vui của những người “Mỹ vàng” khi đến xứ người. Khi chúng tôi tới New Zealand, K. bị nhân viên quan thuế hỏi một câu xóc óc: “Ai tài trợ cho bà đi chơi? Bà có mang trong người “bột trắng” hay không?” Cứ thấy da vàng là họ coi rẻ và nghi ngờ như thế đó! K. hiền lành nên trả lời tử tế. Nếu tôi bị hỏi chắc là tôi nổi nóng, và có thể bị lôi thôi với họ rồi! Bộ tôi ngu sao mà nói cho “you” biết nếu tôi có mang ma túy trong người, và tiền nào tôi dùng để đi chơi “is not your damn business”!

Dân Mỹ cũng bị các nước Nam Mỹ kỳ thị và chơi sát ván bạn ạ. Khi tới Argentina và Chile các du khách cầm thông hành Mỹ không cần xin visa nhưng phải đóng một loại lệ phi đặc biệt gọi là “reciprocity fee”. Theo website của bộ ngoại giao hai nước đó thì đây là cách họ “chơi” lại Mỹ vì Mỹ bắt dân Nam Mỹ phải xin visa (và đóng lệ phí) để vào đất Mỹ. Tôi nghĩ các nước Nam Mỹ ghét anh hàng xóm nhà giầu nên bắt nộp tiền mãi lộ trong lúc dân các nước Âu Châu, và nhất là China, không phải đóng lệ phí này, mặc dù China cũng đòi hỏi visa với lệ phí rất cao để vào nước họ. “Tám” với bạn các chuyện lặt vặt để nếu có nổi hứng đi giang hồ bạn sẽ không phải ngỡ ngàng, bực mình làm những ngày đi chơi xa mất vui. :)

Mùa thu Carlsbad buổi sáng có sương mù, nhưng buổi trưa nắng rất vàng, ban đêm đủ lạnh để đắp tấm chăn mềm cho giấc ngủ say. Khi không đi xa tôi thường ra biển nhìn sóng bạc đầu, ngắm những cánh hải âu bay về cuối trời, gửi một chút nhớ thương về một nơi rất xa bên kia bờ đại dương, và tôi thường nghĩ tới bạn, mong bạn có những ngày vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Octocber 26, 2013

mờ mờ
10-31-2013, 06:05 PM
Anh Ngụy Xưa mến, lâu quá mm không liên lạc với anh, vẫn mong anh luôn khỏe. Hôm trước giở lại những trang sách cũ, chợt nhớ đến anh....



http://farm8.staticflickr.com/7372/10600635336_06faa042e3.jpg

NgụyXưa
11-01-2013, 12:58 PM
Anh Ngụy Xưa mến, lâu quá mm không liên lạc với anh, vẫn mong anh luôn khỏe. Hôm trước giở lại những trang sách cũ, chợt nhớ đến anh....



http://farm8.staticflickr.com/7372/10600635336_06faa042e3.jpg

Hi mờ mờ,

Thấy sách nhớ người như thế cũng đủ làm tác giả vui. Cám ơn mờ mờ đã thăm hỏi, năm ngoái qua Úc, biết địa chỉ của mờ mờ mà không dám tới gõ cửa.:)

Dạo này NX tương đối khoẻ mạnh, bệnh suyễn được b/s bonita mách thuốc qua đ/t nên đã thuyên giảm nhiều, chỉ còn bệnh ít nói thôi! :) Thật ra NX vẫn theo dõi và đọc bài của các bạn, may mà mờ mờ giữ nguyên nick cũ nên vẫn biết là bạn ta còn đó. Trước đây có người từng đòi gãi lưng cho NX nhưng đổi nick mới nên thành người xa lạ.

Nhân tiện đây xin cám ơn tất cả các ACE vẫn còn liên lạc với NX bằng PM, email, đ/t hoặc ghé thăm tệ xá. Thân chúc mờ mờ và các bạn những ngày vui.

Tình thân,

NX

mờ mờ
11-03-2013, 03:16 AM
Anh Ngụy Xưa mến, mm rất mừng khi biết được anh khỏe hơn và bớt bị suyễn hành. Còn "bịnh ít nói" thì chữa sao ta??? hay để thỉnh thoảng mm nhớ vào đây "thọt lét" anh nha :D

Nếu có lần sau anh ghé Melbourne chơi, xin đừng ngại gõ cửa nhé anh. mm vào phố chơi lúc đầu mục đích chỉ để tiêu khiển, nào ngờ đã học hỏi được nhiều điều hay và có được nhiều tình thân và rất... thật. Nếu biết anh ghé chơi năm ngoái thì mm đã liên lạc với anh rồi, thật tiếc hén anh. Còn "người từng đòi gãi lưng" cho anh có lẽ giờ đang mê gảy (kéo) đàn, hình như là vậy... ;)

Triển
11-03-2013, 07:04 AM
Du lịch bằng cruise ship an nhàn và không tốn kém nhiều nếu bạn lấy vé tàu “cá kèo” như tôi. :) Người ta đã viết đầy rẫy trên Internet về những con tàu khổng lồ như một thành phồ nổi, “hồ hởi” về những chuyến đi xa, thế nhưng cũng có những chuyện nhỏ nhặt không mấy vui của những người “Mỹ vàng” khi đến xứ người. Khi chúng tôi tới New Zealand, K. bị nhân viên quan thuế hỏi một câu xóc óc: “Ai tài trợ cho bà đi chơi? Bà có mang trong người “bột trắng” hay không?” Cứ thấy da vàng là họ coi rẻ và nghi ngờ như thế đó! K. hiền lành nên trả lời tử tế. Nếu tôi bị hỏi chắc là tôi nổi nóng, và có thể bị lôi thôi với họ rồi! Bộ tôi ngu sao mà nói cho “you” biết nếu tôi có mang ma túy trong người, và tiền nào tôi dùng để đi chơi “is not your damn business”!

Cái anh chàng này chắc hôm đó ở nhà bị vợ mắng nên gặp người khác xả xú bắp. Người Á Châu nổi tiếng cứ nghe nói tiếng Anh là cười trước đã nên nó thấy hiền ăn hiếp quá. Phước cho nó không gặp ông linh mục Ngô Quang Kiệt, lúc đó ổng xổ tiếng La-Tinh cho nó điếc luân. :D

NgụyXưa
11-05-2013, 11:14 AM
Nếu có lần sau anh ghé Melbourne chơi, xin đừng ngại gõ cửa nhé anh. OK, mờ mờ. Nhớ nhé.:)

Hello anh Triển. Chúc anh luôn vui.


Bạn Bè Xa Gần


Riêng tặng P. Tím.
Bạn thân,

Từ ngày bước chân vào thế giới mông lung của Internet tôi đã may mắn quen biết vài người bạn nhỏ, và có những người tôi chưa bao giờ gặp mặt một lần. Họ đều gọi tôi bằng chú, có người ở xa tuốt bên kia bờ đại dương, một năm chỉ viết đúng cho tôi một lần vào mùa thu, và lần nào câu mở đầu cũng là “Hà Nội đã vào thu còn bên đó bây giờ sao rồi chú?”, có người không xa mà cũng chẳng gần, chiều nào trên đường đi làm về cũng thường gọi “Chú ơi”, nhất là những lúc cuộc tình dang dở, cần một bờ vai cho những giọt nước mắt ngà!

Mới đây tôi lại quen thêm một người bạn nhỏ nữa từ một nơi rất đông người Việt sống tha hương. Người bạn gốc “Sè Goòng” đó gợi cho tôi nhớ lại tuổi thơ năm nào khi mới từ Bắc di cư vào Nam. Lúc đó gia đinh tôi cư ngụ gần chợ Tân Định, nơi mà thằng bạn Nam Kỳ mới quen xé đôi đồng bạc để mua trái “cóc” từ chú ba Tàu, trong lúc thằng “Bắc Kỳ” (nó gọi tôi như thế) tròn mắt ngạc nhiên. Sau này bôn ba khắp bến bờ VN, Sài Gòn vẫn là nơi tôi coi là nhà mỗi lần tàu về bến, là nơi có những con đường đầy lá me bay cho tôi đưa đón người yêu dấu, và cũng là nơi cho tôi vương buồn mỗi lần từ giã để “em về giữ lại dấu môi hôn”. P. Tím, chú cám ơn Tím đã mang chú lại một vùng trời kỷ niệm, và nhất là mang tới cho chú thêm một tình bạn vào những ngày tháng năm vàng. Những cuốn sách và gói trà móc câu của Tím sẽ giúp chú yên vui mùa đông sắp tới mà không cần bôn ba đi tìm vui ở góc biển chân trời, thế nhưng tình đồng cảm trong văn chương chữ nghiã mới thực ra là những gì chú trân trọng. Tím thích và quí sách hơn đồ trang sức, và thà tới những buổi ra mắt sách hơn là đi shopping. Chú cũng thấy thiếu vắng từ ngày dọn nhà về nơi hoang dã này vì khi còn đi làm cho hãng báo chí Knight Ridder ở downtown San Jose, trưa nào chú cũng vào thư viện của S.J. State University đọc sách, và lựa những cuốn mình ưa thích mượn về để chia sẻ với cô Khanh.

Bạn thân,

P. Tím còn mang lại cho tôi khung trời Đà Lạt mà đã nhiều lần tôi đã tâm tình với bạn ở nơi đây. Làm sao tôi quên được ba năm cuả tuổi học trò mới lớn khi mà Tím nhắc tới con dốc Hoà Bình, tới con đường lên nhà thờ gần bưu điện và tới quán cà phê Thủy Tạ bên bờ hồ Xuân Hương. Tím cũng như tôi chỉ còn nhớ tới Đà Lạt của một thời hoang sơ khi gió cao nguyên còn lạnh, đồi Cù còn xanh, rừng thông còn reo vui, và mimosa còn nở trong nắng vàng. Bây giờ Đà Lạt của chúng tôi đã chết. Năm 2004 tôi có về qua một lần, để ngậm ngùi, để luống tiếc. Ừ, giá mà đừng bao giờ trở lại …

Quả đất tròn hình như nhỏ lại từ khi Internet ra đời. P. Tím và tôi cùng quen với S., một người bạn nét từ khi tôi và Tím chưa biết nhau. Người bạn quen với tôi hiện ở Sài Gòn, cũng gọi tôi bằng chú, và hai chúng tôi đều có chung một quan điểm chính trị. Cha của S. làm việc trong ngành tình báo, năm 1975 bị bắt mang ra Hà Nội, và bị tra tấn đến chết trong Hoả Lò! Ngày Trung Cộng cưỡng chiếm biển Đông, S. và tôi đều đau xót, viết cho nhau những lá thư lá thư thật buồn.

Tôi vẫn còn vài người bạn gọi tôi bằng chú như H. từ bên trời Âu (cám ơn H. đã gửi thuốc cho chú) và vài người bạn gọi tôi bằng anh mặc dù người nào tuổi tác cũng còn cách xa tôi vài thập niên, kể cả một người “từ một nơi thật gần”, vẫn liên lạc với tôi hầu như hàng ngày. Tôi cũng còn có những người bạn vẫn gọi tôi bằng “thằng” mặc dù tóc chúng tôi đều đã pha mầu vì đã quen biết nhau từ một thời rất xa xưa, và thân với nhau như thể anh em một nhà.

Khó có thể kể ra đây tất cả bạn bè xa gần mặc dù tôi vẫn rất nhớ. Dạo này tôi “ít nói” vì sợ sơ xuất làm bạn buồn phiền như đã xảy ra một lần trước đây nhưng không bao giờ tôi quên bạn, dù bạn ở bất cứ nơi đâu trên quả địa cầu. Cuối những bài tùy bút tôi thường nhắc tới bạn như tôi viết trong lá thư tuần rồi: “Khi không đi xa tôi thường ra biển nhìn sóng bạc đầu, ngắm những cánh hải âu bay về cuối trời, gửi một chút nhớ thương về một nơi rất xa bên kia bờ đại dương, và tôi thường nghĩ tới bạn, mong bạn có những ngày vui.”

Nếu có điều gì để cám ơn trời thì tình bạn chân thành là một. Sáng nay tôi vừa đọc thư Tania từ Úc. Bao giờ gặp lại được bạn, hở bạn thân?

Ngụy Xưa
Nov. 3, 2013

Nghi Bình
11-05-2013, 12:16 PM
thằng bạn Nam Kỳ mới quen xé đôi đồng bạc để mua trái “cóc” từ chú ba Tàu

Chào anh NX - NB có đọc đâu đó về vụ xé tiền mua đồ này . Như vậy là có thật há anh NX . Ước gì bây giờ cũng còn xài tiền kiểu này (mà một tờ xé ra nhiều nhiều chút :)...)

Có phải 1 người tính tình cởi mở và nhiều tín nhiệm thường hay có nhiều bạn không anh NX :)? (và may mắn nữa ...)

NgụyXưa
11-13-2013, 11:39 AM
Chào anh NX - NB có đọc đâu đó về vụ xé tiền mua đồ này . Như vậy là có thật há anh NX . Ước gì bây giờ cũng còn xài tiền kiểu này (mà một tờ xé ra nhiều nhiều chút :)...)

Có phải 1 người tính tình cởi mở và nhiều tín nhiệm thường hay có nhiều bạn không anh NX :)? (và may mắn nữa ...)Đúng đấy NB. NB có lẽ là người nhiều fans/friends nhất trong phòng Tùy Bút của diễn đàn Đặc Trưng. :)

Bắt chước NB, NX viết "truyện" ở đây.

Những Phía Không Đường Về


Bạn thân,


Cũng chỉ là truyện

Nó gọi tôi rất sớm khi tôi còn nằm ngủ nướng trên giường. Nó hỏi thăm tôi mà giọng nó có vẻ buồn. Tôi biết là nó đang chờ bác sĩ định ngày để mổ tim, thay một cái valve đã tắc nghẽn, nên hỏi nó bao giờ vào bệnh viện. Nó nghẹn lời: “Chưa biết bao giờ mày ạ, bác sĩ mới cho biết là đầu tao có vấn đề nên sẽ phải giải phẫu óc trước rồi khi nào khoẻ lại sẽ mổ tim sau”. Nó nghẹn lời, tôi cũng bàng hoàng, lâu lắm nó mới nói thêm: “Mày gọi cho tao thường nhé, sợ là rồi không có dịp …”. Hình như là nó khóc, và tôi cũng thấy mắt mình cay cay.

Nó là một trong những đưa bạn vẫn gọi tôi bằng “thằng”, vẫn “mày, tao” trong lúc chuyện trò mặc dù chúng tôi đã bước vào tuổi cổ lai hy. Ở vào tuổi này mọi chuyện đều nhẹ như mây bay ngang trời, đâu còn gì tiếc nuối, sinh lão bệnh tử chỉ là vòng tuần hoàn rồi ai cũng sẽ trải qua, thế nhưng tôi thương nó vì những gian chuân cuối đời. Mấy năm trước nó đã trở thành tàn phế vì một cơn đột qụy, liệt nửa thân người, đi đứng và nói năng đều khó khăn, chữa chạy mãi mới đỡ phần nào, bây giờ cái valve tim đã nghẹt, lại còn khối u trên đầu!

Đau thật, ngày xưa nó xông pha nhiều năm ở lực lượng đặc biệt, không mất một giọt máu đào thế mà cuối đời lại chịu bao nhiêu là hư hao. Mất mát lớn nhất là người vợ đầu đời bỏ đi theo người khác trong lúc nó miệt mài đèn sách những ngày mới tới đất lạ. Mảnh bằng Master mang về cơm áo nhưng không giữ được mối tình đã có một thời rất mặn nồng. Những đứa con lớn lên dần dần xa lìa tổ ấm, bỏ nó bơ vơ, may mà khi đã gần 50 tuổi nó tìm được một người đàn bà còn rất trẻ, chắp nối với nhau những mảnh tình để ấp ủ nhau những ngày mùa đông.

Tôi hỏi nó: “gia đình mày bây giờ ra sao”, nó ngập ngừng cho biết vợ nó vẫn đi về như chiếc bóng, vẫn nấu những bữa cơm để cho nó ăn một mình, và có những chuyện nó không biết, hoặc không muốn biết, vì nó vẫn yêu thương người vợ trẻ của nó hết lòng. Tôi đã nghe những lời bàn tán về người đàn bà đó, về căn nhà họ đang cư ngụ, về cái bảo hiểm nhân thọ bạn tôi dành dụm nhiều năm từ ngày còn đi làm, và về lý do tại sao cô ấy chưa bỏ đi. Tôi thương bạn nhưng tôi cũng cảm thấy ngậm ngùi cho người đàn bà đã một lần đổ vỡ, và bây giờ lại thêm một lần chua xót cho phận mình, gặp phải người chồng cuối đời tàn tật trong lúc các con chồng cũng ghét bỏ, nghi ngờ mình âm mưu chiếm đoạt tài sản của gia đinh làm của riêng.

Người ta đồn là vợ nó hiện đang “chao đảo”. Tôi không tin là điều đó có thật, và nếu có đúng như thế thì đã sao! Trong một truyện ngắn trước đây tôi viết:

“Ngân ngậm ngùi ngồi xuống bên chồng, đưa tay vuốt tà áo Văn cho thẳng. Ngày xưa, không cũng chỉ mới vài năm trước đây thôi, nhiều lần Văn tắm xong Ngân thường ngăn không cho Văn cài khuy áo để Ngân có thể úp mặt vào bô ngực nở nang của chồng, hít hà mùi da thịt đàn ông, khúc khích cười hôn nhẹ lên cổ, lên vành tai của Văn để được vòng tay Văn siết chặt, nhấc bổng thân hình đã mềm ra vì ham muốn của Ngân. Nghĩ tới những giây phút ái ân nồng nàn và cuồng nhiệt của ngày tháng cũ làm hơi thở của Ngân ngắn lại, thế nhưng khi ngước ngước nhìn khuôn mặt Văn, thấy cái miệng méo mó và dòng nước rãi chảy dài từ mép, Ngân bỗng thấy nguội lạnh, chỉ còn biết kín đáo nhẹ thở dài.”

Tôi biết người đàn bà trẻ đó có những nhu cầu, nếu phải đi tìm vui chốc lát để có thể chịu đựng được cuộc đời khắc nghiệt, dù không còn tình nhưng vẫn còn nghĩa, chăm nom cho người chồng tàn tật cho đến cuối đời. Người đàn bà đó đáng thương hơn là đáng ghét, không biết là bạn có nghĩ như tôi không?

Bạn thân,

Chúng mình đã chứng kiến bao nhiêu là những oan khiên của cuộc đời. Trái tim của chúng mình bây giờ mềm hơn những ngày chúng mình còn trẻ, khi còn mang những lý tưởng tuyệt đối, nên phần nào chúng mình đã dễ dãi với người và cả với chính mình. Chỉ mong là chúng mình luôn luôn biết trân trọng tình người, và cố gắng giữ gìn để không như “Con Đường Tình Ta Đi” của P. D.:


Thế rồi cuộc đời là những cuộc tình chia xa
Đi lạc vào những phía không đường về

Hãy xót thương và tha thứ cho người đàn bà đó nếu có một ngày nào bạn nghe được những chuyện tình không vui.

Thân,

Ngụy Xưa
Nov. 12, 2013

NgụyXưa
11-19-2013, 09:34 AM
Lời Cám Ơn Muộn Màng


Bạn thân,

Tôi vừa có dịp đọc lá thư bạn gửi cho thủy thủ đoàn của Tuần Dương Hạm Ngô Quyền HQ-17, con tàu bạn chỉ huy 38 năm xưa, và tôi thật bùi ngùi.

“Chúng ta ai cũng đều có nỗi băn khoăn về nhau từ giờ phút chia tay vội vã hồi 4 giờ sáng ngày 30/4/1975 ngoài khơi Vũng Tàu. Chúng mình có 187 người, 100 người đã xuống tàu nhỏ về lại Sài Gòn; trong số đó bao nhiêu người đi tù, bao nhiêu người sống sót gặp lại gia đình? 86 người cùng tôi đến được Phi Luật Tân, để rồi cũng tan hàng vội vã tại cầu tàu Subic Bay chiều tối ngày 7 tháng 5 năm 1975, bây giờ cuộc sống của các bạn ra sao? Xin cầu mong tất cả đều bình yên.”

38 năm nhưng bạn vẫn chưa quên những người lính cũ, mặc dù như bạn viết:

“Chúng mình ít thư từ thăm hỏi nhau nhưng không ai trách ai bởi hiểu rằng vì nỗi buồn và niềm ấm ức của người phải bỏ lại quê hương, vì cuộc sống khó khăn của người tỵ nạn, mỗi người mỗi hoàn cảnh, và mỗi bức xúc đều khác nhau.”

Tôi biết chắc chắn là những người lính cũ của bạn cũng không bao giờ quên bạn, và hơn thế nữa 1,500 người được bạn vớt trên đại dương mênh mông sau khi họ chạy ra biển trên những ghe thuyền mong manh lúc Sài Gòn thất thủ, cũng không bao giờ quên bạn. Không những thế hậu duệ của 1,500 người đó cũng sẽ nhớ ơn bạn vì nhờ bạn mà tiền nhân của họ tới được bến bờ tự do để làm lại cuộc đời.

Đọc những dòng bạn viết về chuyến hải hành cuối cùng đó tôi không cầm được nước mắt:

“Tôi trở về phòng, thu vội hành lý sẵn sàng lên bờ, bước ra hành lang hữu hạm, tôi khựng chân vài phút, nhìn quanh tàu lần cuối. Bỗng dưng trên hệ thống phóng thanh quen thuộc, có tiếng vị sỹ quan thâm niên hiện diện vang lên: "”Mời thủy thủ đoàn tập họp sau lái để tiễn đưa hạm trưởng rời tàu lần cuối". Chào vĩnh biệt Anh Em xong, tôi bước chân lên cầu thang, đưa tay lên trán, ngẩn ngơ không biết đối tượng nào mình đang chào tay vì lá cờ VNCH đã được hạ xuống để trả lại chiếc tuần dương hạm này cho Hải Quân Hoa Kỳ.”

Tôi biết khi bước xuống cầu thang lần cuối bạn khó cẩm được giọt lệ đọng trên bờ mi, và thủy thủ đoàn còn đó cũng khó cẩm được dòng nước mắt tiễn đưa, nhưng thôi, dù sao đó cũng là chút vinh dự cuối đời hải nghiệp vì bạn hơn ai hết nên hãnh diện về những đóng góp của mình cho đất nước như bạn viết trong đoạn sau cùng của lá thư:

“Sau 14 năm với Hải Quân, hơn 11 năm đi biển, chúng tôi phục vụ VNCH trên mọi loại chiến hạm từ nhỏ nhất đến lớn nhất, hy vọng một ngày nào đó sẽ được lên bờ. Tiếc thay chiến hạm cuối cùng, Tuần Dương Hạm Ngô Quyền HQ-17 không về được bến mẹ. Sau 38 năm lưu vong niềm hy vọng sẽ có được mảnh đất nơi quê hương VN tự do để gửi vùi thân xác không còn nữa. Hôm nay trong tôi chỉ còn lại một chút tình, tình gia đình, tình bè bạn, tình chiến hữu, chúng tôi rất trân qúy gìn giữ, và an phận làm người "”Thủy Thủ Không Tàu"

Trương Hữu Quýnh.”

Bạn thân,

Chúng ta đã mất mát rất nhiều để đánh đổi lấy cuộc sống hiện tại. Những mất mát để các con cháu chúng ta được sống một cuộc đời no ấm trên một xứ sở tự do. Tôi chắc là bạn vui mừng và hãnh diện khi thấy tất cả ba đứa con mình bước lên podium nhận lãnh bằng tiến sĩ y-khoa. Những nhọc nhằn, những cay đắng của người di tản buồn đã được đền bù xứng đáng, và hơn thế nữa …

Ngày 1 tháng 12 năm nay Dân Sinh Media tổ chức ra mắt DVD “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng”, mô tả lại cuộc triệt thoái trong vòng trật tự của HQ/VNCH và lòng nhân đạo của 43 vị hạm trưởng đã không ngại ngùng sóng gió biển khơi, mang theo hơn 30 ngàn đồng bào tới bến bờ tự do. Riêng chiếc HQ-502 của hạm trưởng Nguyễn Văn Tánh đã chở hơn 5,000 người, và trong lúc đoàn tàu trên đường hải hành từ Côn Sơn tới Subic Bay, HQ-5 của hạm trường Phạm Trọng Quỳnh đã quay lại nhiều lần để vớt những người kêu cứu bằng âm thoại trong đó có Phạm Hậu, tác giả tập thơ “Truyện Chúng Mình”. Bạn Quýnh, tôi biết bạn sẽ về San Jose để gặp lại bạn bè xưa, và để những người được bạn vớt trên biển nói một lời cám ơn muộn màng. Tôi cũng sẽ về, dù rằng tôi không có mặt trong lần di tản đó, để được thơm lây cùng với bạn và các cựu hạm trưởng của khoá Đệ Nhất Bảo Bình, như Tánh, như Quỳnh, như Hùng, như Lập, các kình ngư trên biển một thời.

Mong bạn giữ gìn sức khoẻ để chúng mình còn ngao du vùng xa đất lạ, nhớ về những ngày tháng cũ của đời hải hồ.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Nov. 18, 2013

NgụyXưa
11-26-2013, 10:34 AM
Mong Manh Như Tơ Trời


Bạn thân,

Trời mấy hôm nay mưa thật buồn., mây ủ ê và gió cũng ngập ngừng. Buồn hơn nữa khi nhìn thấy hình cháu Th. nằm bất động trên giường vì căn bệnh quái ác Guillain-Barré Syndrome (GBS). Tôi đọc lá thư của Tr. thay mặt gia đình gửi cho thân quyến và bạn bè mà lòng bâng khuâng cho cái mong manh của kiếp người.

I am writing on my behalf of my little sister Th. Vu whose life took a drastic change last year. On June 11, 2012 she came into the hospital and was misdiagnosed with having urinary tract infection. She was sent home with antibiotics. Twelve hours later, she was unable to walk and was taken to the emergency room where she was diagnosed with Guillian Barre Syndrome (GBS). Family was informed that Th. was a couple of hours shy from death because her respiratory system was rapidly failing. Guillian Barre Syndrome (GBS) is an auto immune disease that attacked her nerve cells which caused her to suffer paralysis from the neck down. Th. lived in the dark for a while as she was unable to open her eyes, unable to move or voice out for help, dependent upon a ventilator and feeding tube for over eight months. Th. finally was able to eat and drink for the first time in eight months and she was able to come home and sleep with her 6 year old daughter after being in the hospital and nursing home for over 15 months.

Less than two months later, Th. is in critical care at Hoag hospital fighting for her life again because her blood infection compromised her lungs, heart, kidney, brain and hemoglobin count. She was in the hospital for 23 days and has been transferred to a nursing facility. Presently, her body suffers more damages and she has taken a couple of steps backward in her progress due to this episode. Unfortunately, doctor said she probably will not walk nor improve anymore so her insurance stopped physical therapy.

Thư khá dài bằng Anh ngữ vì các cháu đều sinh ra và lớn lên ở đất nước này nên tôi xin phép tóm tắt để bạn hiểu rõ vì tôi biết bạn đang rất là bận rộn với những ngày lễ hội gần kề:

Cháu Th. hiện giờ đang nằm bất động vì căn bệnh Guillian Barre Syndrome (GBS), một căn bệnh ảnh hưởng tới hệ thống miễn nhiễm khiến cháu không cử động được từ cồ trở xuống. Sau 8 tháng trời nằm trong bệnh viện sống nhờ máy móc, cháu mới lại tự ăn uống được, và sau một thời gian dài tập luyện cháu được cho về nhà sống với gia đình. Nhưng chỉ hai tháng sau cháu lại phải vào bệnh viện vì máu bị nhiễm trùng ảnh hưởng tới phổi, tim, óc … Cháu đã nằm ở trong đó 23 ngày, và hiện giờ đã được chuyển sang nhà dưỡng bệnh nhưng bác sĩ nhận định rằng cháu khó có thể đi đứng lại được nên công ty bảo hiểm cũng ngừng, không bảo trợ việc tập luyện cho cháu nữa.

Th. còn quá trẻ, mới vừa 30 tuổi mà sao cuộc đời quá cay nghiệt, một lần tình yêu tan vỡ chưa đủ đau đớn sao mà trời còn hành thân xác Th. cho gia đình và bạn bè thêm xót thương.

Bạn thân,

Bố của Th. đáng nhẽ sẽ cùng đi San Jose với tôi để tham dự họp mặt HQ vào đầu tháng 12 sắp tới, và còn dự trù đi Napa uống rượu vang với nhau cho say mèm, thế nhưng bây giờ đành hủy bỏ chuyến đi, ở nhà chăm sóc cho người con thân yêu vì sợ rằng chẳng bao giờ sẽ còn những giây phút cho cha con gần gũi nhau như lúc này!

Trong cuộc chiến anh em chúng mình đã bao nhiêu lần đau buồn nhìn thấy những thân xác bạn bè ngã gục thế nhưng chưa bao giờ chúng mình thấy yếu đưối và tuyệt vọng như khi thấy hình ảnh của cháu Th.. Bạn hãy cùng chúng tôi cầu nguyện, dù biết rằng thượng đế ở rất xa trên cao, và mấy hôm nay trời đầy mây mù.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Nov. 24, 2013

bonita
11-27-2013, 12:54 AM
bo cầu nguyện cùng chú và gia đình bạn chú ... thương cho con bé 6 tuổi ...

tây có câu:
Aujourd’hui est un cadeau. C’est pourquoi on l’appelle le présent
ngày hôm nay là một món quà. Đó là lý do người ta gọi nó là hiện tại

con người thời nay chạy theo sự đẩy đưa của cuộc sống để than vãn về quá khứ và cầu mong một tương lai tốt hơn mà quên cuộc sống hiện tại ... nên đôi lúc cũng nên dừng lại để sống ngày hôm nay và trân trọng nó

kính cô chú luôn vui khoẻ @};-

Nhã Uyên
11-27-2013, 05:12 AM
. Bạn hãy cùng chúng tôi cầu nguyện, dù biết rằng thượng đế ở rất xa trên cao, và mấy hôm nay trời đầy mây mù.



http://www.addacover.com/media/covers/18982-where-theres-life-theres-hope.jpg

Nghi Bình
11-27-2013, 06:31 AM
Bạn hãy cùng chúng tôi cầu nguyện, dù biết rằng thượng đế ở rất xa trên cao, và mấy hôm nay trời đầy mây mù.

Chào anh Ngụy Xưa, Bonita, và Nhã Uyên :)

Anh Ngụy Xưa ơi, thượng đế ở rất xa trên cao nhưng chắc chắn ngài đang lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta anh à . Rất thương Th!

aovang
12-02-2013, 08:29 AM
Lời Cám Ơn Muộn Màng


Bạn thân,

Tôi vừa có dịp đọc lá thư bạn gửi cho thủy thủ đoàn của Tuần Dương Hạm Ngô Quyền HQ-17, con tàu bạn chỉ huy 38 năm xưa, và tôi thật bùi ngùi.

“Chúng ta ai cũng đều có nỗi băn khoăn về nhau từ giờ phút chia tay vội vã hồi 4 giờ sáng ngày 30/4/1975 ngoài khơi Vũng Tàu. Chúng mình có 187 người, 100 người đã xuống tàu nhỏ về lại Sài Gòn; trong số đó bao nhiêu người đi tù, bao nhiêu người sống sót gặp lại gia đình? 86 người cùng tôi đến được Phi Luật Tân, để rồi cũng tan hàng vội vã tại cầu tàu Subic Bay chiều tối ngày 7 tháng 5 năm 1975, bây giờ cuộc sống của các bạn ra sao? Xin cầu mong tất cả đều bình yên.”

38 năm nhưng bạn vẫn chưa quên những người lính cũ, mặc dù như bạn viết:

“Chúng mình ít thư từ thăm hỏi nhau nhưng không ai trách ai bởi hiểu rằng vì nỗi buồn và niềm ấm ức của người phải bỏ lại quê hương, vì cuộc sống khó khăn của người tỵ nạn, mỗi người mỗi hoàn cảnh, và mỗi bức xúc đều khác nhau.”

Tôi biết chắc chắn là những người lính cũ của bạn cũng không bao giờ quên bạn, và hơn thế nữa 1,500 người được bạn vớt trên đại dương mênh mông sau khi họ chạy ra biển trên những ghe thuyền mong manh lúc Sài Gòn thất thủ, cũng không bao giờ quên bạn. Không những thế hậu duệ của 1,500 người đó cũng sẽ nhớ ơn bạn vì nhờ bạn mà tiền nhân của họ tới được bến bờ tự do để làm lại cuộc đời.

Đọc những dòng bạn viết về chuyến hải hành cuối cùng đó tôi không cầm được nước mắt:

“Tôi trở về phòng, thu vội hành lý sẵn sàng lên bờ, bước ra hành lang hữu hạm, tôi khựng chân vài phút, nhìn quanh tàu lần cuối. Bỗng dưng trên hệ thống phóng thanh quen thuộc, có tiếng vị sỹ quan thâm niên hiện diện vang lên: "”Mời thủy thủ đoàn tập họp sau lái để tiễn đưa hạm trưởng rời tàu lần cuối". Chào vĩnh biệt Anh Em xong, tôi bước chân lên cầu thang, đưa tay lên trán, ngẩn ngơ không biết đối tượng nào mình đang chào tay vì lá cờ VNCH đã được hạ xuống để trả lại chiếc tuần dương hạm này cho Hải Quân Hoa Kỳ.”

Tôi biết khi bước xuống cầu thang lần cuối bạn khó cẩm được giọt lệ đọng trên bờ mi, và thủy thủ đoàn còn đó cũng khó cẩm được dòng nước mắt tiễn đưa, nhưng thôi, dù sao đó cũng là chút vinh dự cuối đời hải nghiệp vì bạn hơn ai hết nên hãnh diện về những đóng góp của mình cho đất nước như bạn viết trong đoạn sau cùng của lá thư:

“Sau 14 năm với Hải Quân, hơn 11 năm đi biển, chúng tôi phục vụ VNCH trên mọi loại chiến hạm từ nhỏ nhất đến lớn nhất, hy vọng một ngày nào đó sẽ được lên bờ. Tiếc thay chiến hạm cuối cùng, Tuần Dương Hạm Ngô Quyền HQ-17 không về được bến mẹ. Sau 38 năm lưu vong niềm hy vọng sẽ có được mảnh đất nơi quê hương VN tự do để gửi vùi thân xác không còn nữa. Hôm nay trong tôi chỉ còn lại một chút tình, tình gia đình, tình bè bạn, tình chiến hữu, chúng tôi rất trân qúy gìn giữ, và an phận làm người "”Thủy Thủ Không Tàu"

Trương Hữu Quýnh.”

Bạn thân,

Chúng ta đã mất mát rất nhiều để đánh đổi lấy cuộc sống hiện tại. Những mất mát để các con cháu chúng ta được sống một cuộc đời no ấm trên một xứ sở tự do. Tôi chắc là bạn vui mừng và hãnh diện khi thấy tất cả ba đứa con mình bước lên podium nhận lãnh bằng tiến sĩ y-khoa. Những nhọc nhằn, những cay đắng của người di tản buồn đã được đền bù xứng đáng, và hơn thế nữa …

Ngày 1 tháng 12 năm nay Dân Sinh Media tổ chức ra mắt DVD “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng”, mô tả lại cuộc triệt thoái trong vòng trật tự của HQ/VNCH và lòng nhân đạo của 43 vị hạm trưởng đã không ngại ngùng sóng gió biển khơi, mang theo hơn 30 ngàn đồng bào tới bến bờ tự do. Riêng chiếc HQ-502 của hạm trưởng Nguyễn Văn Tánh đã chở hơn 5,000 người, và trong lúc đoàn tàu trên đường hải hành từ Côn Sơn tới Subic Bay, HQ-5 của hạm trường Phạm Trọng Quỳnh đã quay lại nhiều lần để vớt những người kêu cứu bằng âm thoại trong đó có Phạm Hậu, tác giả tập thơ “Truyện Chúng Mình”. Bạn Quýnh, tôi biết bạn sẽ về San Jose để gặp lại bạn bè xưa, và để những người được bạn vớt trên biển nói một lời cám ơn muộn màng. Tôi cũng sẽ về, dù rằng tôi không có mặt trong lần di tản đó, để được thơm lây cùng với bạn và các cựu hạm trưởng của khoá Đệ Nhất Bảo Bình, như Tánh, như Quỳnh, như Hùng, như Lập, các kình ngư trên biển một thời.

Mong bạn giữ gìn sức khoẻ để chúng mình còn ngao du vùng xa đất lạ, nhớ về những ngày tháng cũ của đời hải hồ.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Nov. 18, 2013


anh Cả ............@};-~o)@};-~o)
nhận từ email bạn bè, bài viết của anh ...(Hội ngộ “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng” của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa)
thiệt là...@};-
nhớ ra ...lâu quá av không thư từ kính thăm anh chị
kính chúc anh chị Cả sức khỏe, an vui
mong một ngày, sẽ rủ Ngân Hà thăm anh chị tận San Diego:)
td

NgụyXưa
12-04-2013, 10:42 AM
@bonita: Cám ơn bo. Chú đã nhận quà. Thân chúc bo và bé Lan những ngày vui.

@Nhã Uyên: Cám ơn N.U. đã vào thăm "Gửi Bạn Miền Xa". Chúc vui.

@Nghi Bình: Gia đình của Th. gửi lời cám ơn những tấm lòng nhân hậu. Vẫn chờ đọc chữ của NB.

@aovang: Anh chị vẫn mong TD và NH tới nơi hoang dã này. Tình thân.

***

Lời Cám Ơn Muộn Màng – II


Bạn thân,

Trên đường đi San Jose tham dự họp mặt của HQ từ khắp nơi trên thế giới, do Media Dân Sinh tổ chức để thu thập dữ kiện cho cuốn DVD “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng”, sẽ ra mắt vào đầu năm tới, tôi ghé ngang Little Sài Gòn cho vợ chồng Tư Q. quá giang. Tư Q. là bạn cùng khoá Bảo Bình, là cái thằng tôi đã từng gán cho câu nói: “Về đến VN thì được hàng xóm gọi bằng cụ thế mà chúng mày vẫn gọi tao bằng thằng. Lâu lâu lại còn Đ.M nữa!” :)

Bạn bè với nhau hơn 50 năm nên chuyện ngắn chuyện dài không rứt khiến cho đường xa ngắn lại, thế nhưng khi chúng tôi tới khách sạn Bilmore cũng đã có vài người đứng ở lobby nói tiếng Việt líu lo. Tôi chẳng nhận được ra ai cả nhưng cũng gật đầu đầu chào hỏi vì biết chắc đó là “quan ta, dân mình”, xưng tên xong mới ngỡ ngàng nắm tay nhau bùi ngùi: “Trời ơi, commandant đấy ư?” HQ Việt Nam hồi đó có thói quen gọi người chỉ huy của mình là “commandant” thay vì “hạm trưởng”, “chỉ huy trưởng” hay “tư lệnh” vì cấp bậc và chức vụ thay đổi theo thời gian nhưng “commandant” thì lúc nào cũng hợp thời. Gần 40 năm rồi còn gì, ngày đó chúng mình trên dưới ba mươi, bây giờ đa số đã bước qua ngưỡng cửa cổ lai hy, xa cách lâu như thế làm sao mà không khỏi ngỡ ngàng khi nhận ra nhau!

Bạn biết là tôi thật sự không phải là người đi tản buồn, không theo đoàn tàu 43 chiếc của HQ/VNCH mang theo 30 ngàn đồng bào tránh nạn Cộng Sản ngày 30 tháng 4 năm 1975, thế nhưng tôi cũng đã về họp mặt để gặp lại bạn bè xưa, người quen cũ, nhất là để nghe lại những câu chuyện bi hùng của của biến cố đau thương. Tôi đã ngậm ngùi nhìn các cựu sỹ quan trên sân khấu mặc quân phục màu trắng tôi yêu, vung kiếm chào quân quốc kỳ trong lúc tất cả mọi người cùng hát quốc ca. “Này công dân ơì …”, tôi hát theo mà thấy mắt mình hình như cay …


610

43 chiến hạm thoát khỏi Sài Gòn ngày quốc nạn nhưng 9 chiếc đã tự đánh chìm vì tình trạng kỹ thuật không thể hải hành viễn dương, 1 chiếc quay lại Sài Gòn mang theo những người đổi ý không muốn di tản, còn lại 33 chiến hạm lớn nhỏ giã từ quê hương, cùng với hơn 30 ngàn người tới Subic Bay làm người di tản buồn. Chỉ có hơn 10 hạm trưởng của các chiến hạm đó hiện diện ngày họp mặt, 7 hạm trưởng đã qua đời, một số còn lại không về được vì lý do cá nhân. Họ đều được vinh danh, và vị hạm trưởng cao nhiên nhất, một Bảo Bình đã 88 tuổi, đã được một người dân di tản lên diễn đàn nói những lời cám ơn mộc mạc nhưng đầy chân tình. Đại gia đinh 20 người của ông ta di tản trên tàu HQ bây giờ gồm hơn 100 người đang sống trong tự do và hạnh phúc, như thế làm sao mà ông ta có thể quên ơn. Có người con gái năm 75 mới lên ba, được một người thủy thủ trên tàu chia cho miếng cơm cháy lót lòng, bây giờ đã là bác sĩ y khoa, tha thướt trong tấm áo dài quê hương bước lên sân khấu bùi ngùi kể lại chuyện xưa, và gửi một lời tri ơn.

Tôi không cần nói hết những gì đã diễn ra trên sân khân khấu. Mai mốt xem DVD rồi bạn sẽ biết, nhưng tôi muốn viết ở đây một chuyện bên lề làm tôi nghẹn ngào. Một vị hạm trưởng kể với tôi rẳng khi đoàn tàu rời vùng biển VN tiến về Philippines, thủy thủ đoàn của anh ấy không hề rối loạn mặc dù lúc đó thực sự không còn một hệ thống chỉ huy chính thức. Người thủy thủ giữ tay lái tàu vẫn nghiêm chỉnh lập lại lệnh từ trên đài chỉ huy truyền xuống trong lúc nước mắt anh chan hoà, đầm đìa trên má vì anh ra đi bỏ lại gia đình vợ con. Lúc đó ai cũng nghĩ một lần ra đi là một là một lần vĩnh biệt, sẽ không bao giờ còn gặp lại nhau! Người thủy thủ cầm tay lái này không có mặt trong ngày hội ngộ, “tôi không biết bây giờ anh ta ở đâu”, vị hạm trưởng nói thêm,“người ta tới đây cám ơn tôi, còn tôi, tôi muốn gửi lời cám ơn muộn màng tới anh ấy, và tới tất cả thủy thủ đoàn, đã giúp tôi hoàn hành nhiệm vụ cuối cùng một cách mỹ mãn.”

Bạn thân,

Ngày 30 tháng tư năm 1975 đa số các quân binh chủng của VNCH đều coi như đã tan hàng, trừ Hải Quân! Đoàn tàu 33 chiếc tới Subic Bay ngày 7 tháng 5 năm 1975. Tất cà mọi người đã trang nghiêm làm lễ hạ kỳ. Đó là ngày chúng ta chính thức rã ngũ, trở thành người di tản buồn. Một lá cờ vàng ba sọc đỏ của một chiến hạm đã được lưu giữ, và được xử dụng trong lễ chào cờ trang trọng tại hội trường Santa Clara Convention Center ngày 1 tháng 12 năm 2013. Sau hơn 38 năm màu cờ vẫn không hề thay đổi, cũng như tấm lòng của những người thủy thủ năm xưa.

Mỗi lần gặp bạn bè miền xa tôi vừa vui và vừa xúc động. Lần này bạn không về được vì hai bàn chân mỏi nhưng sẽ còn một lần sau, và lúc nào tôi cũng vẫn đợi chờ. Bạn giữ gìn sức khoẻ nhé.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec. 3, 2013

NgụyXưa
12-08-2013, 10:43 AM
Mưa Cho Tình Nồng


Bạn thân,

“Mưa Cho Tình Nồng” là một truyện ngắn tôi viết đã khá lâu, tuy nhiên nói mãi chuyện mình cũng nhàm nên hôm nay tôi gửi bạn một bài viết rất dễ thương của Hoàng Lan Chi, một người bạn mà tôi thường gọi đùa là “Bà Già Giết Giặc” vì những bài nghị luận chống Cộng, và nhất là chống Việt gian, một cách gay gắt, thế nhưng khi viết về tình yêu thì cũng tình ơi là tình. :)Nhất là tình của mưa bên này và bên kia bờ đại dương (chứ không phải mưa kên kia sông của bạn ta Nguyễn Thiện Lý) thì cũng nồng như “Mưa Cho Tình Nồng” của tôi vậy bạn ơi!

Mưa Sài Gòn Mưa Cali


Tặng một người


Những ngày cuối tháng Một, Cali không dưng mưa. Mưa khá nhiều và mưa đêm. Tôi sợ trời mưa lắm. Miền Nam mưa nắng hai mùa thì xem như tôi đã chìm trong mưa hơn nửa đời người. Nhớ những ngày đi học, mưa ồ ạt và lắm khi tôi không đủ kiên nhẫn trú mưa, cứ thế đi dưới mưa để về nhà run trong giá lạnh. Qua Mỹ, thời gian đầu ở Virginia, có những hôm mưa trắng xoá cũng gợi nhớ mưa Sài Gòn nhưng cảm giác lúc ấy thật tuyệt. Tuyệt vì được ở trong nhà. Tuyệt vì được ngắm mưa ở rừng lá phong. Virginia nhiều rừng và cây thì phủ khắp đường phố.

Mấy năm sau có dịp qua Oregon vài tháng. Đụng độ mưa và tôi sợ quá. Mưa gì mà ảm đạm thê lương cả ngày. Tôi chỉ có chút lãng mạn chứ không phải hoàn toàn chìm đắm nên rất sợ những ngày mưa buồn ấy.

Về Cali, nơi mà ca sĩ Phượng Vũ có lần viết đùa trên facebook “Cali mưa một năm được chừng …một ly”, tôi không “gặp” mưa nhiều để sợ nữa.

Tuy vậy, những ngày cuối tháng Một, Cali bỗng mưa. Thật không gì thú vị bằng mưa đêm rả rích. Nghe tiếng mưa đêm tí tách có chút gì đó buồn. Buồn nhưng thích. Thì là một thú đau thương mà lại.

Giờ này Cali chỉ se lạnh.
Giờ này Sài Gòn cũng chớm lạnh.

Giờ này Cali mưa hiu hắt.
Giờ này Sài Gòn cũng hắt hiu mưa.


Kỷ niệm của thời xưa vẫn đâu đó vì đã bỏ lại ở Sài Gòn. Ai có thể mang theo được kỷ niệm của thời đi học trên con đường Phan Thanh Giản hay Nguyễn Đình Chiểu để sống lại những cảm xúc xưa? Ai có thể mang theo kỷ niệm của những ngày vùi đầu làm toán với radio bên cạnh và nghe nhạc lồng lộng để tìm lại nguyên vẹn cảm xúc cũ?

Có những điều không mang được và vĩnh viễn ở lại đó. Không gian không mang được và cảm xúc ấy chỉ ở đó.

Nhưng có nhiều khi người của không gian đã tìm đến nhau để rồi dường như không gian không còn là ngăn cách nữa.

Mưa Sài Gòn đã phủ xuống hồn tôi.
Mưa Cali đang phủ bước chân tôi.

Giờ này Sài Gòn hẳn đang mưa. Trời tháng Chạp sẽ vội vã cho kịp đón mùa mới. Người cũng vội vã vì thời gian không chờ nữa.




Mau lên chứ vội vàng lên với chứ
Em em ơi tình non đã già rồi
Con chim hồng trái tim nhỏ của tôi ơi
Mau với chứ, thời gian không đứng đợi
(Xuân Diệu)

Giờ này Cali có vẻ mưa. Trời tháng Chạp cũng vội vã cho mùa Xuân kịp gõ. Tôi cũng vội vã vì thời gian không chờ nữa.



Mưa nơi ấy đong đầy kỷ niệm cũ
Mưa nơi này gạt nỗi nhớ vừa đơm
Ngàn trùng xa chỉ còn là sợi tóc
Ngàn kiếp sau vừa đủ một nụ hôn.
(Hoàng Lan Chi )


Cali cuối năm 2013

Hoàng Lan Chi


Bạn thân,

Đọc xong bài viết tôi hỏi HLC về hai câu thơ cuối cùng mới biết là “người ấy” hiện ở Sài Gòn thế nhưng khoảng cách cũng chỉ bằng một sợi tóc, và ngàn kiếp sau cũng chỉ vừa một nụ hôn. Tình không? Tôi gửi lại lời đồng cảm bằng bốn câu thơ cũ:

Chỉ là những lời
Nói với người ở xa
Nhớ nhau không đo bằng ngàn dậm
Mà bằng cả tinh hà.

Thế mới biết người đã có tuổi nhưng không có nghiã là người già, phải không bạn?

Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec.7, 2013

SauDong
12-09-2013, 12:00 PM
hê hê bác láng giềng ơi, trong thơ văn thì con người trẻ mãi không già, nhiều khi vẫn thấy thằng bạn mình đá banh, quánh bóng bàn, leo qua trường bạn canh mí cô. Chỉ có họp mặt thì mới biết họ đã đi kg nổi hoặc đã bỏ cuộc.

Bác dìa thăm nhà mới thấy đường phố thì đổi thay, cái nghĩa địa "thơ mộng" ngày nào để thả diều, bắt dế giờ là 1 chỗ phồn hoa đô hội và .. ngập rác, tuy nhiên nhiều hàng xóm bạn hiền vẫn còn đây, chỉ khác 1 tí về mái tóc.

Tui chụp hình trường Trần Lục (hình như trường Đồ Chiểu đổi tên thành Lý Quang Diệu). Lúc đưa cho bạn hữu xem thì ai cũng nói là tui chụp nhầm trường, phải chụp luôn góc cạnh của chợ Tân Định họ mới tin tưởng là GPS của mình kg sai.

Bác còn nhớ ngõ sau của Trần Lục chứ. Mùa hè buồn buồn, bọn tui nổi hứng rủ nhau lên ngõ này đá bóng. Đá ngoài ngõ vì họ đóng cổng trường kg cho vào. Con ngõ này vắng tanh nên tụi tui tha hồ quậy. Giờ thì 2 chữ "vắng tanh" kg còn nữa.

NgụyXưa
12-14-2013, 11:11 AM
Holiday Blue


Bạn thân,

Những ngày mưa lạnh của Cali đã đi qua, mùa thu đã trở lại cùng với những hàng cây phong thưa lá trên con dốc trước nhà. Tôi yêu mùa thu, nhất là những mùa thu dịu êm, nắng vừa đủ ấm cho tôi đi bộ trên những con đường đầy lá vàng, để vu vơ buồn nhớ về những tháng ngày qua của cuộc đời.

Xmas này mẹ tôi không xuống đây với chúng tôi như hàng năm vì tuổi già, và tôi cũng vừa về trên đó gặp mẹ nên mùa lễ hội năm nay sẽ chỉ có gia đình bé nhỏ của tôi quây quần trong căn nhà ấm cúng, chia sẻ với nhau những nụ cười.

Chắc là Tết tôi sẽ lại trở về thăm mẹ, lên chùa thắp hương cho bố tôi, và cho Bích Cà Chua vì trên đời này chỉ còn anh em chúng mình thương nhớ nó mà thôi. Hơn 10 năm trước đây chúng mình họp mặt, tưởng niệm những bạn bè đã nằm xuống, tôi đã viết vài lời nhắn nhủ:


Có gặp “Cà Chua”? Thằng Bích đó!
Nhắn dùm là tớ đã đem hình
Lên chùa gửi gấm nghe kinh kệ
Cho hồn siêu thoát chốn u-minh.

Sau này tôi mới biết là Bích đã cải đạo, theo Công Giáo ngày lập gia đình, thế nhưng chẳng biết linh hồn nó trôi giạt đến nơi nào khi nó và người vợ mới cưới chìm đắm tại biển Đông trên đường đi tìm tự do.

Những bạn đã qua đời thì thôi coi như yên phận, nhưng những đứa chân trong chân ngoài mới thật là đáng thương. Sáng nay Cụ Thộn gọi cho tôi, vẫn còn ngọng nghịu vì cơn stroke nhẹ đầu năm, và một chiếc valve tim bị nghẹt, nhưng nhất định sẽ không vào nhà thương giải phẫu nữa như đã dự trù. Có nhiều lý do khiến Cụ thay đổi ý kiến nhưng có lẽ … sợ chết cũng là một phần. Thà cứ sống lây lất đếm tháng ngày buồn còn hơn là đi về miền miên viễn trong cô đơn. Người vợ trẻ của Cụ năm nay cũng sẽ không về VN ăn Tết, ở lại nhà trông nom Cụ, nên Cụ sẽ không phải tìm đến các con nương tựa những ngày mùa đông.

Khi còn trẻ vào dịp cuối năm tôi thường “đếm những mảnh tình” để thương, để nhớ và đôi khi để xót xa vì những mất mát, bây giờ những tháng ngày giao động đã đi qua, chúng mình có lẽ đều không khác gì Cá Sơn Trương Hữu Quýnh, “chỉ còn lại một chút tình, tình gia đình, tình bè bạn, tình chiến hữu, … , và an phận làm người "”Thủy Thủ Không Tàu". Không có tàu cho chúng mình chỉ huy từ trên đài cao, ngả nghiêng với sóng gió đại dương, nhưng chúng mình vẫn là hành khách trên nhưng du thuyền khổng lồ, âm thầm nhớ về tháng ngày cũ, vì “còn nhớ còn thương giấc mộng đầu”. Tháng January năm 2014 Quýnh, Vũ Thất và tôi sẽ bay sang Argentina để xuống tàu tới những nơi từ xưa chỉ có trong trí tưởng, những nơi mơ ước khi chọn đời hải hồ. Bạn không đi được vì một lý do riêng nên những ngày đó tôi sẽ nhớ đến bạn rất nhiều.

Bạn thân,

Cuối năm hình như tâm tư có điều gì khác lạ nên viết cho bạn những chuyện không đầu không đuôi. Phải chăng đây là cái người Mỹ gọi là “holiday blue”? Tôi không biết nữa. Mặc dù tôi chẳng có gì để phải phàn nàn về đời sống của riêng tôi, nhưng những ngày gió lạnh tôi thường nhớ tới người homeless ngày xưa tôi gặp ở trong vùng Thung Lũng Hoa Vàng. Ông ta thường ôm con chó lông xù ngủ ngoài hàng hiên của building nơi tôi làm việc, và buổi trưa nào tôi cũng gặp ông ta lang thang trên đường Santa Clara, cho đến một ngày ông ta đã không trở dậy, mặc cho con chó thảm thiết tru lên từng hồi, và tôi thẫn thờ cố ngăn dòng nước mắt cảm thương vì ông ta cũng là cựu chiến binh như anh em chúng mình.

Miền Nam Cali dù đã gần cuối năm nhưng thời tiết vẫn hiền hoà, không như miền Đông buốt giá vì gió tuyết. Tôi cám ơn trời cho phận mình và mong là bạn cũng sẽ an vui những ngày mùa đông. Hẹn gặp bạn một ngày rất gần, khi mùa xuân lại về trên đỉnh bình yên.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec. 13, 2013

NgụyXưa
12-22-2013, 11:47 AM
Chỉ Còn Trong Giấc Mơ


Bạn thân,

Dạo nay tôi hay ngủ mê, và trong giấc mơ tôi thường thấy mình lạc lối. Nhiều lần tôi quanh quẩn trên những con đường ven sông mà không biết đi về hướng nào, và có những lần ngơ ngác tại những nơi trông rất thân quen, hình như là Sài Gòn, nhưng cũng không tìm được đường về.

Hôm nay là ngày đầu của mùa đông Cali, và chỉ còn ba ngày nữa là Christmas, tôi ngồi đây nhớ những ngày Xmas năm xưa ở Sài Gòn. Khi đó tôi còn rất trẻ, và nghèo nữa, Xmas chỉ biết theo mấy thằng bạn ra đường ngắm nhìn thiên hạ. Đường xá Sài Gòn đêm Noel thật là đông vui, trời chỉ se lạnh nhưng cũng có người diện áo ấm, và mặc dù theo bất cứ tôn giáo nào người ta củng tìm đến Vương Cung thánh đường ở trung tâm Sài Gòn, hoà mình vào đám đông. Chỉ có thế thôi mà thấy sao vui ơi là vui, để cho chúng mình mãi luống tiếc sau những thăng trầm của cuộc đời. Trong thâm tâm tôi vẫn nhớ Sài Gòn, nhớ lắm, mặc dù Sài Gòn đã đổi thay, không còn là Sài Gòn năm xưa với những kỷ niệm êm đềm, và có lẽ đó là lý đo tôi vẫn nằm mơ thấy mình lạc đường trên những con phố hầu như thân quen.

Có một thời tôi lưu lạc ở vùng sông nước Cửu Long. Lúc đó tôi đang thất tình, không phải, buồn vì chuyện tình thì đúng hơn. Tôi chia tay với người yêu vì không muốn lập gia đình quá sớm, trong lúc N. không muốn chờ đợi một người nay đây mai đó, không biết đến bao giờ mới có nhau. Tôi theo tàu xuôi ngược những dòng sông, sống buông thả, thế nhưng khi tàu cập bến tôi chỉ lang thang trên những con đường ven sông, không biết đi về đâu cho cho vơi bớt nỗi buồn. Những ngày tháng đó đã xa, rất xa, mấy chục năm rồi còn gì, thế nhưng có lẽ vẫn còn sống trong tiềm thức, và trở về trong những giấc mơ.

Bạn thân,

Tôi biết đã gần 40 năm rồi thế nhưng bạn vẫn chưa trở về thăm VN lấy một lần. Không những thế bạn còn kết án những người tiếp tay cho chế độ phi nhân ở bên đó vì đã gửi tiền hoặc trở về Sài Gòn phung phí ăn chơi. Bạn yên tâm, tôi cũng chẳng còn thân nhân nào ở bên đó để phải gửi tiền về giúp đỡ, và năm ngoái trên đường từ Singapore sang Korea tôi cũng chỉ ghé vào Sai Gòn và Nha Trang vài tiếng đồng hồ, nhìn qua chốn cũ để ngậm ngùi chứ không phải để tìm vui. Đầu năm 2015 Quýnh muốn về neo tàu ở Cape Chân Mây ngoài Đà Nẵng để lên bờ thăm Vĩnh Lợi. Bạn ta ở bên đó chỉ còn có hai người, Lợi và Vinh. Vinh thì như bạn đã biết, ở lại VN vì gia đinh có liên hệ với “bên thắng cuộc”, nhưng con cái cũng đã sang sống ở đất nước này, còn Lợi thì bây giờ hai bàn chân mỏi, mắt cũng chẳng còn nhìn thấy rõ, không biết có nhận ra chúng mình nếu một ngày nào chúng mình tìm đến con đường đã đổi tên của thành phố xưa.

Chắc là tôi cũng sẽ cùng đi với Quýnh. Đà Nẵng năm xưa là nơi tôi bỏ lại mối tình, lưu lạc về sông nước miền Nam, sống những ngày tháng vật vờ. Vài năm sau đó tôi đổi xuống một chiến hạm tuần dương, và chuyến công tác đầu tiên đưa tôi trở về Đà Nẵng. Lúc đó N. đã có chồng, tôi đứng trên ghềnh đá nhìn ra biển, mông mênh với nỗi buồn:


Biển xanh một chút hao gầy
Xót xa niềm nhớ, đắng cay cuộc tình.

Chỉ là chuyện dĩ vãng, và mối tình đã chết với tháng năm dần trôi. Sau N. tôi đã gặp gỡ thêm nhiều người con gái khác, và cuối cùng tôi cũng tìm được K. để đi với nhau cho đến cuối cuộc đời.

Bạn thân,

Chỉ mới bắt đầu nhưng rồi mùa đông băng giá rồi sẽ đi qua, cũng như những ngày hè rực rỡ và mùa thu dịu êm. Theo vòng tuần hoàn của trời đất, rồi đây mùa xuân sẽ lại trở lại với cỏ xanh trên đồi và hoa vàng bên lối nhỏ, cho chúng ta yêu thương chắt chiu tháng ngày. Mong là bạn lúc nào cũng yên vui, và hẹn ngày gặp lại.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec. 21, 2013

bonita
01-01-2014, 05:40 AM
mong là tấm thiệp chúc Tết của bé Lan đến tay cô chú trước khi cô chú đi chơi
kính chúc cô chú luôn có đầy sức khỏe.


@};-@};-@};-



http://i42.tinypic.com/j6o4qr.png

NgụyXưa
01-23-2014, 12:11 PM
Từ Nơi Xa Cách


Bạn thân,

Nhận được tin buồn của gia đình bạn trong lúc tôi lênh đênh cuối đường chân trời vùng ba đại dương gặp gỡ: Thái Bình Dương hiền hoà, Đại Tây Dương sóng gió và Nam Băng Dương giá buốt, nên chỉ “text” được cho bạn một dòng phân ưu ngắn ngủi vì phương tiện truyền thông yếu kém của những bến bờ tôi ghé thăm.

Chuyến đi vừa rồi của chúng tôi nhọc nhằn nhưng cũng có những ngày vui. Nhọc nhằn vì phải bay qua ba phi trường của ba nước trong vùng Latin America mới lên được tàu tại cảng Buenos Aires của Argentina (Á Căn Đình), và chuyến bay nào cũng trễ nải làm chúng tôi vật vã đợi chờ. Tới nơi gặp đúng ngày hội hè tại Argentina, xứ của Tango nóng bỏng, nên bao nhiêu thuyền bè và du khách kéo về chật ních, khó khăn lắm chúng tôi mới lên được tàu. cứ như là chen nhau di tản tháng Tư năm 1975!

Cuối cùng thì tôi cũng tới được nơi mà tôi hằng mơ tưởng từ khi mới bước chân ra khỏi quân trường. Cape Horn (Mũi Sừng) điểm cực nam của châu Mỹ, nơi người dân của thành phố Ushuaia dựng mốc “fin del mundo”, có lẽ là nơi tận cùng của thế giới con người. Núi và biển hoà vào nhau như tranh vẽ, tôi suýt soa với phong cảnh đẹp nhưng trong lòng không một chút xúc động như năm nào khi tôi đi lại đường biển xưa. Ngày đó chỉ mới thấy hải đăng trên mũi Cấp (Vũng Tàu) chớp sáng loà là nước mắt tôi đã ứa ra, tưởng như người thân đang đón tôi về sau bao nhiêu năm xa cách.

Hơn 10 giờ đêm ở vùng cực Nam này mặt trời vẫn còn ở trên đường chân trời. Đêm xuống rất chậm và khi du thuyền Infiniti dời Cape Horn lên đường đi Chile (Chí Lợi) thì sương mù giăng đầy trời. Tiếng còi tầu u trầm trong sương nghe buồn bã như một lời giã biệt. Đúng ra là vĩnh biệt vì có lẽ tôi sẽ không bao giờ có dịp trở lại nơi này.

Chile có hơn 500 ngọn núi lửa và những trận động đất từ ngàn xưa tạo lên những dãy hải đảo rải rác gần đất liền và những vùng biển hẹp nhưng đủ sâu cho con tàu khổng lồ len lỏi để du khách ngắm nhìn mây nước cùng với tuyết giăng đầu núi dù là đang giữa mùa hè. Tôi đứng trên boong ngẩn ngơ nhìn, tàu qua vịnh nào cũng thấy hình như là vịnh Cam Ranh, đảo nào cũng giống như Cù Lao Xanh, Cù Lao Chàm, và núi nào cũng giống như núi Bạch Mã ở Thừa Thiên. Hơn 40 năm xa xứ nhưng hồn thiêng sông núi còn sống trong tim nên dù ở nơi đất lạ tôi cũng vẫn nhìn thấy đất nước mình. Bạn còn nhớ không, mấy năm trước đây chúng mình tới thăm Tử Cấm Thành của Trung Hoa thế nhưng chúng mình lại thiết tha nhớ Huế mặc dù cung điện trong Thành Nội nhỏ bé nhưng thân thiết hơn nhiều.

Mỗi lần ra biển, dù đang ở trên con tàu với hàng ngàn du khách, nhìn biển cả mênh mông tôi vẫn có cái cảm giác cô đơn, nhìn về đất liền mong ngày trở lại hay đợi một lá thư của người yêu dấu từ một bến bờ xa xôi, như những ngày tôi còn trên chiến hạm xuôi ngược bến bờ Việt Nam.

Bạn thân,

Mấy năm gần đây tôi đã đi qua rất nhiều nơi của vùng Latin America như Mexico, Costa Rica, Columbia, Panama, Brazil, Argentina, Uruguay, Chile … Phong cảnh tại các nơi này nhiều chỗ thật quyến rũ thế nhưng người dân hình như vẫn còn đang khắc khoải. Phần lớn các công trình kiến trúc, các tượng đài của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bỏ lại không được bảo trì nên đổ nát đến tang thương. Graffiti vẽ bậy kín các bức tường, giây điện thoại và Internet cable ngổn ngang bên những căn nhà cũ với những điêu khắc nghệ thuật làm mất đi nét cổ kính của một thời vàng son. Nhiều lúc tôi đã thở dài tiếc nuối nhưng cũng hiểu rằng nền văn minh “dot com” đang lan rộng tới hang cùng ngõ hẻm khắp thế giới, và những gì cổ điển rồi thì cũng sẽ tàn phai theo tháng năm.

Có một nơi tôi ngẩn ngơ nhìn từ trên ngọn đồi cao, đó là khu tân lập của thành phố Santiago. Khu phố cổ đổ nát điêu tàn bao nhiêu thì khu phố mới được xây dựng này “hoành tráng” bấy nhiêu. Đường xá, công viên, cao ốc … tất cả đều hiện đại, hơn xa Sài Gòn và không thua kém những thành phố lớn của Mỹ. Người dân Chile tôi gặp gỡ trên đường phố rất hiền hoà và có thiện cảm với … Mỹ, và trong tương lại rất gần có có thể vào đất Mỹ mà không cần visa!

Bạn thân,

Những chuyến bay trở về Mỹ không mệt nhọc như lần đi, nhân viên quan thuế ở phi trường Miami đủ lịch sự cho chúng tôi hài lòng. Tôi thở ra nhẹ nhàng, và chợt thấy không đâu bằng nhà ta, dù nhà ta bây giờ là nước Mỹ, nơi đã cho tôi “tạm dung” hơn 40 năm.

Mong các bạn giữ gìn sức khoẻ, cố gắng tập “Dịch Cân Kinh” để tháng Năm này chúng mình lại có thêm một lần lãng du.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Jan.-2014

NgụyXưa
02-05-2014, 10:04 AM
Cũng Là Người Mình


Bạn thân,

Nơi tôi đang sống hình như không có gia đinh Việt Nam nào, và lẽ dĩ nhiên là không có dịch vụ của người Việt Nam, nên tôi thường qua thành phố bên cạnh mỗi khi cần hớt tóc, sửa xe hay giặt ủi v.v… Hớt tóc cho tôi là một người đàn bà đã đứng tuổi, chậm chạp và vụng về, nhưng tôi vẫn trở lại vì có một cái gì đó làm tôi cảm thấy bùi ngùi. Bà ta mới từ VN sang, có lẽ là người có học vì biết Chí Lợi là Chile, và ở vùng nào trên địa cầu khi nói chuyện với tôi. Tôi không hỏi nhưng nghĩ là bà ấy cần một công việc để kiếm sống, và tôi thấy mình “có tội” khi trả $8 để uống một chai bia trên cruise ship trong lúc người đàn bà đó cặm cụi nửa tiếng đồng hồ, săn sóc một mái tóc cũng chỉ được $8 mà còn phải chia cho chủ gần một nửa. Đâu có ai để ý tới mái tóc cắt vụng về của người đàn ông không còn trẻ nữa nên tôi vẫn trở lại những ngày vắng khách, những khi bà ấy cô đơn thu mình trong góc tiệm, để thấy một nụ cười và một ánh mắt hân hoan. Đơn giản là vậy, đâu cần phải làm một việc gì to lớn để mang đến một niềm vui, phải không bạn thân?

Sửa xe cho tôi cũng là một ông già người Việt. Mới đầu thì tôi tưởng ông ta là Tàu vì tên tiệm là Lee’s Garage, nhưng khi thấy cái tên “Mít” của tôi thì ông ta nhe răng cười nhận là người đồng hương, và lấy lại bản triết tính giá tiền bảo trì cái xe cũ kỹ, bôi xóa, cạo sửa sao đó, bớt đi gần một trăm đồng. “Cũng là người mình mà”, ông ta nói thế, và tôi chỉ biết gật đầu, nói nhỏ một lời cám ơn. Cái garage của ông ta chắc cũng không trù phú cho lắm nên khi thanh toán hoá đơn tôi móc đến tờ giấy bạc cuối cùng để trả cho ông ta thay vì trả bằng credit card, vì tôi biết nếu tôi trả bằng thẻ tín dụng nhà băng sẽ xén bớt của ông ta một chút công lao khó nhọc. Ông ta dấu tờ giấy 100 dollars vào ví, gật gù thích thú, và tôi nghĩ có thể là ông ta sẽ không khai món tiền vừa nhận được là lợi tức. Nếu ông ta làm vậy, tôi cũng không trách ông ta, và không ai nỡ lòng nào trách ông ta, một ông già đầu tóc đã bạc, hàm răng cái còn cái mất, mà vẫn còn phải loay hoay với kìm, với búa, với dầu nhớt nặng mùi hôi.

Bạn thân,

Tôi đã sống ở đất nước này hơn 40 năm, và mặc dù không trở ngại ngôn ngữ, tôi vẫn thích tìm đến những nơi cung cấp dịch vụ của người Việt mình. Không hẳn vì giá cả bạn ạ, vì có nhiều người chẳng thương xót gì đồng hương, “chặt chém” rất đẹp khi có thể, nhưng có lẽ vì một nét thân quen của quê nhà. Gặp những lúc vắng khách nghe văng vẳng giọng “Sè Gòng”, hoặc ai đó khoe “tui người Cần Thơ nè”, chợt thấy lòng ấm áp, như thể là gặp bạn cố tri, dù mới chỉ thấy nhau một lần. Không phải chỉ là một niềm vui, mà còn như một khát vọng, nên trong chuyến đi vừa rồi tới những nơi xa lạ như Argentina, Uruguay, Chile tôi thường thắc mắc là tại những nơi hẻo lánh trên địa cầu này có “người Việt mình” trôi giạt đến hay không.

Tôi không còn thân nhân ở VN, trừ mợt đứa cháu con bà chị, và lúc này không còn nghĩ tới chuyện trở về nơi đó để sống những ngày cuối đời, thế nhưng tôi vẫn nhớ, nhớ lắm, nơi tôi trưởng thành, nơi tôi bỏ đi nhưng để lại bao nhiêu là kỷ niệm vui buồn. Một người bạn trẻ tại Sài Gòn, tôi quen qua văn chương, có lần hỏi tôi về ước vọng trong tương lại, và tôi đã không biết trả lời sao cho khỏi phải dùng những câu xáo ngữ, chỉ nói tránh đi là: “Vào tuổi này chú đâu còn gì để ước mơ”. Thực ra bạn và tôi vẫn có một ước mơ âm thầm, đó là trước khi nhắm mắt xuôi tay, được thấy chế độ Cộng Sản độc tài ở VN gãy đổ như những nước Cộng Sản Đông Âu trước đây.

Chỉ là một ước mơ thế nhưng mỗi lần nghĩ tới tôi vẫn thấy vui, như thể là mỗi lần gặp ai đó nhận ra “cũng là người mình”. Dù có xa xứ bao nhiêu năm đi nữa chúng mình cũng không quên được cội nguồn, phải thế không bạn thân? Mong bạn giữ gìn sức khỏe để tháng Năm này đi Bắc Âu, nơi đó có gặp người da vàng nào thì có lẽ “cũng là người mình”, mặc dù không quen.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Feb. 4, 2014

NgụyXưa
02-27-2014, 01:07 PM
Vẫn Chỉ Là Ước Mơ


Bạn thân,

Đã khá lâu tôi không có dịp tâm tình với bạn vì những bận rộn trong đời sống thường ngày. Từ Chile trở về chưa kịp nghỉ ngơi đã phải bay sang Maui dự đám cưới đứa cháu trai, con cô em, sau đó đón hai thân nhân từ VN sang, đưa đi “tham quan” Las Vegas, San Jose, San Francisco trước khi họ sang thăm miền Đông Hoa Kỳ.

Thân nhân từ VN sang là một đôi vợ chồng gọi tôi bằng chú. Người con trai nguyên là “bộ đội Cụ Hồ”, đã từng trích máu viết thư tình nguyện nhập ngũ để đi “giải phóng miền Nam VN khỏi ách đô hộ của Mỹ Ngụy”, thế nhưng khi vào tới Sài Gòn mới nhìn ra sự thật, mới biết là mình bị đảng CS tuyên truyền dối trá, chua xót vì những đổ vỡ do đồng đội của mình gây ra, và mình cũng có trách nhiệm một phần. Huấn, tên người con trai, thất vọng với cuộc sống, từ bỏ quân ngũ, sống những tháng ngày buồn bã bên tách cà phê của một quán bên đường, và ở đó Huấn đã gặp được một cô gái miền Nam hiền hoà. Nỗi cô đơn và niềm khắc khoải của người con trai còn quá trẻ làm cô gái động lòng, tình bạn rồi tình yêu nẩy nở, họ trở thành vợ chồng mặc dù hai gia đinh phản đối vì kẻ Nam người Bắc khác biệt chính kiến.

Huấn đưa vợ về Bắc, vượt qua được những ngày đói khổ, gây dựng được một gia đinh hạnh phúc, một phần nhờ sự giúp đỡ của anh em trong gia đinh đã bỏ VN đi tìm tự do, hiện sống ở Canada. Chuyện của Huấn cũng chẳng có gì đặc biệt, nhiều người đã ở vào hoàn cảnh tương tự, thế nhưng hôm nay tôi viết cho bạn vì tôi muốn nói về một ước mơ của Huấn, và của chính tôi.

Thường thì tôi tránh bàn luận chuyện chính trị và tôn giáo với bạn bè, và ngay cả với người thân. Huấn muốn năm tới tôi về thăm VN để Huấn có thể thù tiếp tôi như là tôi đang làm cho vợ chồng Huấn. Như bạn biết, năm ngoái tôi có ghé vào Sài Gòn vài tiếng đồng hồ để thấy mình là người xa lạ trên quê hương. Tôi bày tỏ niềm ưu tư về tình hình đất nước đang bị dần dần Hán hoá và cuộc sống khó khăn của người dân đưa tới tình trạng mất an ninh trên đường phố nên tôi rất ngần ngại trở về thăm lại đường xưa lối cũ, mặc dù trong lòng lúc nào tôi cũng thấy thiết tha.

Huấn không phản bác những gì tôi nói nhưng cũng nói về những tiến bộ (hay cải thiện) trong cuộc của người dân từ thập niên 80 cho đến bây giờ, và coi đó như một niềm an ủi. Đảng CS dưới thời Tổng Bí Thư Lê Duẫn, đã bần cùng hoá nhân dân bằng cách “ngăn sông cấm chợ”, sau này nhờ có “đổi mới”, và “mở cửa” tiếp nhận ánh sáng từ bên ngoài người dân mới dễ thở mặc dù vẫn còn thua kém xa những nước láng giềng. Những người trẻ sau này đã có cơ hôi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đã nhìn thấy những nếp sống văn mình, tự do và dân chủ nên đã bắt đầu có những suy tư, những đòi hỏi, và giấc mơ của Huấn là một ngày nào tuổi trẻ VN sẽ đứng lên mang lại hạnh phúc cho mọi người mà không phải đi tìm hoà bình trong chiến tranh. Vẫn chỉ là giấc mơ, Huấn nói tiếp, nhưng nếu có chiến tranh với Trung Hoa để sống còn thì có thể nói toàn thể người dân VN sẽ đồng lòng tham chiến, và Huấn sẽ tình nguyện tái ngũ dù có phải bỏ mình cho quê hương.

Tôi cũng từng đã nói với bạn về một ước mơ, đó là trước khi nhăm mắt xuôi tay, thấy VN biến thể, như đã từng xảy ra tại các nước Đông Âu, và lúc dó dù chẳng ai mời tôi cũng tìm về quê cũ sống những ngày cuối đời. Vẫn chỉ là ước mơ!

Bạn thân,

Chắc bạn chẳng thiết tha gì với những chuyện ngoài tầm tay, thôi thì để tôi kể cho bạn một chuyện vui, chuyện tôi đọc trên Internet đã lâu , chỉ còn nhớ loáng thoáng, và có thể là bạn cũng đã đọc, nên chỉ xin “tô màu” thêm một chút để chia nhau một nụ cười.

Một ông lão lại gần người lính gác dinh của Lê Duẫn, xin vào thăm ông Tổng Bí Thư. Người lính hỏi:
- Thế cụ họ hàng với đồng chí Tổng Bí Thư ra sao.
Ông lão hất hàm:
- Tôi là bạn học của đồng chí Lê Duẫn thời xưa.
Người lính bèn túm lấy ông lão, đánh cho một trận, vừa đánh vừa nói:
- Nói láo này, nói láo này. Tổng Bí Thư Lê Duẫn làm đếch gì có “bạn học” vì có đi học bao giờ đâu.

Lẽ dĩ nhiên là truyện bịa để cười cái ngu si của người lãnh đạo đất nước đã bần cùng hoá nhân dân khiến cho đến bây giờ chúng mình vẫn còn một ước mơ chưa thành. Bạn đừng lắc đầu chê tôi lẩm cẩm, nói chuyện trời ơi đất hỡi nhé.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Feb. 27, 2014

NgụyXưa
03-11-2014, 09:18 AM
Một Mảnh Đời


Bạn thân,

Hơn 8 năm rồi tôi mới gặp lại Lạc mặc dù chúng tôi chỉ ở cách xa nhau một giờ lái xe. Những khúc quanh của cuộc đời khiến anh em tôi không được gặp nhau thường nhưng với email và điện thoại chúng tôi vẫn biết tin nhau, và tin tức về Lạc thì buồn nhiều hơn vui.

Khi tới đất nước này Lạc mới vừa 28 tuổi, sự nghiệp của đời quân ngũ tan tành, mẹ già cùng đất nước ở muôn ngàn dặm xa, cay đắng và đau buồn nhưng còn biết làm gì hơn là trở lại sân trường đại học, bắt đầu lại cuộc đời trên đất hứa. Chưa đầy 5 năm sau Lạc xong cả hai bằng BS và MS về computer science, được Rockwell International nhận vào làm, và vui hơn nữa được người bạn gái cùng học bằng lòng chia sẻ với nhau cuộc đời. Tôi và Lạc chỉ là anh em họ, và lúc đó chẳng ai có bố mẹ ở gần nên trong hôn lễ của Lạc tôi trở thành người đại diện cho nhà trai, nói những lời xáo ngữ với những người xa lạ giàu sang, và hình như không thuộc cùng một giai tầng xã hội với anh em chúng tôi.

Tôi mừng cho Lạc, nhưng niềm vui qua mau. Chỉ một năm sau Lạc và vợ chia tay. Người con gái đẹp nhưng kiêu kỳ sa vào vòng tay của xếp lớn mắt xanh tóc vàng, để lại cho Lạc một tâm hồn tan nát và một món nợ lớn lao vì đám cưới xa hoa cùng với căn nhà mới mua để xây tổ ấm.

Nỗi buồn nào rồi cũng nguôi ngoai cùng với thời gian. Gần 10 năm sau ở vào cái tuổi hơn 40 Lạc mới lại lập gia đinh với một người em gái của bạn vừa vượt biên sang Mỹ định cư. Lần này thì Lạc may mắn, có được một người vợ hiền, sinh cho Lạc ba đứa con, và đứa nào cũng xinh xắn, nhất là cô con gái đầu lòng 6 tuổi đẹp như thiên thần.

Tưởng là hạnh phúc cuối cùng đã ở trong vòng tay, thế nhưng trời già cay nghiệt, trong một chuyến nghỉ hè chiếc Vanwagon của Lạc gập tai nạn, ba đứa nhỏ ngồi sau xe văng ra ngoài, đứa con gái đầu lòng chết tại chỗ, hai đứa con trai bị thương nặng, một đứa còn mang thương tật cho đến bây giờ. Lạc và vợ chỉ bị thương nhẹ nhưng tâm hồn thì tan nát vì những gì xảy ra cho các con.

Lúc đó Lạc vẫn còn đang làm việc cho Rockwell, mỗi ngày vừa đi vừa về mất 3 tiếng đồng hồ trên xa lộ trong vùng Los Angeles. Lái xe đi làm trở thành một ám ảnh nên cuối cùng Lạc bỏ việc kỹ sư, dùng tiền được bồi thường tai nạn, di chuyển về một vùng hoang vu, mua một trang trại gần 10 mẫu tây để … trồng rau, nhất là rau muống, rau thơm, cung cấp cho các siêu thị của người Việt mình! Lạc có thể bỏ việc làm hi-tech để trở sống với nghề làm vườn vì tuổi thơ của Lạc cũng là những vườn rau xanh ngắt như khung trời Đà Lạt. Lạc lớn lên ở đó cho đến năm 19 tuổi mới xa nhà, vào trường SQHQ Nha Trang, trở thành người đi biển, và rồi theo tàu trong chuyến hải hành cuối cùng, xa xứ làm người di tản buồn.

Khi Lạc bỏ việc kỹ sư tôi nghĩ đó là lúc Lạc “rửa tay gác kiếm”, sống những ngày bình dị cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, thế nhưng … vẫn còn có những khúc quanh của cuộc đời. Công việc trồng rau phát triển mau lẹ, Lạc mướn vài chục nhân công thay thế mình, không còn phải chân lấm tay bùn, chỉ chú tâm vào việc quản trị và phân phối sản phẩm càng lúc càng thêm phức tạp.

Niềm bất hạnh xảy ra khi nhân viên chính phủ tới thanh tra vườn rau, thấy đa số nhân viên làm việc ở đó là người Mexican không có giấy tờ lợp lệ, hoặc là giấy tờ giả, để định cư và sinh sống trên đất Mỹ. Vườn rau của Lạc bị bắt buộc đóng cửa, Lạc phải ra toà và bị phạt 250 ngàn dollars, chưa kể tiền luật sư và án phí. Sự nghiệp một lần nữa coi như tiêu tan, Lạc phải bán nhà để thanh toán, và bây giờ vẫn còn nợ tiền phạt, không biết phải trả tới bao giờ! Mảnh đất trồng trọt ngày nay hoang phế, được rao bán nhưng vẫn chưa có người mua!

Lạc bây giờ như người mộng du, vợ đi làm cho một super market chỉ đủ sống, còn Lạc nếu có đi làm cũng sẽ bị chính phủ “tịch thu” hết tiền lương nên đành thôi vì mái tóc cũng đã thay màu, hơn 60 tuổi rồi còn gì nữa mà bon chen!

Bạn thân,

Tôi xin kể thêm một điều nữa về Lạc vì đây mới chính là điều làm tôi bâng khuâng. Xa đất nước gần 39 năm rồi thế nhưng Lạc chưa một lần trở về thăm quê hương, ngay cả khi mẹ của Lạc qua đời. Tôi biết Lạc không về vì lý tưởng khác biệt với chính quyền trong nước, vì những cay nghiệt của cuộc đời mình, và còn vì bất hoà với các người anh đang sống trong nước. Vào thập niên 80 người ở trong nước hầu như ai cũng đói khổ, Lạc đã làm hết sức mình để giúp đỡ gia đinh các người anh, nhưng tiếc thay bao nhiêu cũng không đủ nên anh em đã có những bất hoà, không còn muốn liên lạc với nhau. Cùng với những bất hạnh, Lạc thêm một niềm đau, một chua xót trong cuộc đời buồn nên đành làm người con bất hiếu không về chịu tang mẹ

Tôi mới gập lại Lạc nhân dịp có một người bà con khác từ VN sang thăm. Đêm đã khuya bên ly rượu tàn anh em chúng tôi nói đủ thứ chuyện, và khi nhắc đến quê hương tôi khuyên Lạc nên về một lần, cũng như tôi đã về, để cho vơi niềm khắc khoải. Vẫn biết mồ mả chỉ là nắm đất bên đường, thương nhớ hay thờ phụng tổ tiên cũng có thể chỉ bằng trái tim, thế nhưng làm sao chúng mình cắt lià được quá khứ, phải không bạn thân.

Tôi nói với Lạc: “Chú còn nhớ Hòn Bồ không, ngọn đồi cạnh nhà trong ấp Thái Phiên, nơi anh em mình vẫn thường leo lên, nhìn xuống vườn rau xanh ngắt khi chú vừa tới tuổi cắp sách tới trường? Ngọn đồi đó vẫn như xưa khi tôi về, vẫn là một phần của đất nước thân quen, mặc dù đời người đã có những đổi thay. Về một lần đi Lạc, về để đi lại đường xưa lối cũ, thắp một nén nhang cho mẹ của Lạc, vì chắc là trước khi nhắm mắt bà cụ có lẽ chỉ nghĩ tới đứa con còn ở xa.”

Lạc im lìm nghe tôi, và mặc dù không nói nhưng mắt hình như đã nhạt nhoà. Trong bóng đêm anh em tôi yên lặng cho tới lúc chia tay. Tôi vẫn mong một ngày nào đó, có thể là 5 năm hay 10 năm, khi Lạc đã tìm được niềm thanh thản trong đời sống và tâm hồn, có lẽ lúc ấy Lạc sẽ về, giống như tôi 10 năm trước tôi đã về lại làng xưa, cắm một nén nhang cạnh mồ bà nội, mắt ứa lệ và nói thầm “Bà ơi, thằng Đài đã về”. Nghĩ tới những giây phút đó lòng tôi vẫn còn thấy rưng rưng, bạn biết không?

Tình thân,

Ngụy Xưa
March 6, 2014

T.B: Mời bạn đọc lại “Tìm Dấu Chân Xưa (http://vinasoft.com/TimDauChanXua.htm)”, câu chuyện của ngày về 10 năm trước.

MưaPhốNúi_
03-11-2014, 11:53 PM
Đêm đang chìm sâu , đọc bài viết Một Mảnh Đời . Lòng chùng xuống buồn bã như chính tâm sự của mình . Cám ơn anh bài viết rất hay .@};-

Chúc anh luôn vui trong cuộc sống .

Mầu Hoa Khế

NgụyXưa
04-09-2014, 10:13 AM
Cũng Đành


Bạn thân,

Tôi chắc là bạn cũng như tôi thường nhận được những emails và những cú điện thoại làm bạn bực mình, bực mà không biết làm sao hơn, chẳng lẽ lại chửi thề để cho chính mình nghe!

Trước hết nói qua với bạn về các emails. Internet có lẽ bây giờ là nơi người ta lừa bịp nhau nhiều nhất. Hàng ngày bạn nhận được hàng trăm lá thư quảng cáo vô bổ và cả những emails của những kẻ lưu manh không quen, (có thể là của những người quen nhưng thực ra tên người gửi chỉ là mạo nhận ), dụ dỗ bạn vào những trang web lạ hoặc mở những attachments (thường là những .zip files hoặc program files), cấy vi khuẩn vào máy của bạn để ăn cắp dữ kiện, và đôi khi “take over” PC của bạn để đòi tiền chuộc. “Chiêu” họ hay dùng là những lời lẽ gây sự tò mò hoặc tin tức làm bạn hốt hoảng, thí dụ như “account của bạn tại Bank Of America bị kẻ gian xâm nhập, yêu cầu bạn vào trang web tiếp dẫn để xác nhận và đổi password”. Nếu chẳng may bạn có account với BOA, hốt hoảng click và đường dẫn, tưởng như là của BOA, là bạn … tiêu tùng!!! Những emails lừa bịp càng ngày càng đa dạng, cố gắng đừng để mắc lừa nghe bạn thân.

Một loại email khác là của các “bố” vô công rồi nghề chẳng biết bạn là ai nhưng cứ thấy tên VN là gom vào một danh sách dài thòng rồi “chia sẻ” những tin tức, bài vở trên nét mà thường là bạn đã đọc, nhất là những loại tin tức khó có thể kiểm chứng. Thông thường khi nhận được email loại này tôi yêu cầu người gửi bỏ tên tôi ra khỏi danh sách, và đa số đều làm theo lời yêu cầu, thế nhưng có một “ông” hàng ngày gửi email chỉ có một hàng để giới thiệu cái blog của ông ấy, khiến tôi than “khổ lắm, biết rồi … gửi mãi”, thế nhưng dù được yêu cầu “ngài” vẫn không chịu bỏ tên tôi ra, trái lại còn khuyên tôi “phải học đi chứ”! Chắc “ngài” nghĩ tôi cũng mới biết dùng email, và mới vào Internet “chơi” như “ngài”. Thôi đành đưa những emails loại đó vào “junk” thế nhưng lâu lâu vẫn phải xem xét vì biết đâu trong đám junk đó có thư của thằng bạn mười năm không gặp, chợt nhớ đến nhau nên gửi lời hỏi thăm!

Email là vậy, nhưng điện thoại của những người không quen cũng làm bạn bực mình không kém, mặc dù số phone của bạn đã nằm trong danh sách “Do Not Call” của chính phủ. Cái danh sách này thiên hạ coi như pha vì luật lệ lỏng lẻo, và chính phủ hình như chẳng dư thì giờ enforce nó. Người ta gọi điện thoại đễ dụ dỗ bạn đủ thừ chuyện hầm bà lằng, từ đóng góp từ thiện (thật và giả) tới mortgage refinance, quảng cáo hàng hoá và dịch vụ nóng hổi, bỏ qua rất uổng v. v… và v. v… Cứ tưởng tượng bạn đang có một buổi tối êm đềm với gia đinh mà có người gọi điện thoại tới gạ bán bảo hiểm nhân thọ hoặc “ác” hơn nữa, bán đất … để chôn cất thì bạn nghĩ sao? Thông thường thì hầu như không bao giờ tôi trả lời những số toll-free vì biết có lẽ đó là quảng cáo, nhưng cũng có lúc phải nhấc điện thoại lên để rồi đặt xuống ngay vì không muốn nghe tiếng chuông reo liên tục trong lúc đang xem TV tới một pha hồi hộp hay đang chuyện trò với người quen ở trong nhà.

Bạn thân,

Trước đây mổi lần bị quấy rấy bằng điện thoại tôi thường rất bực bội nhưng ít lâu nay tôi không còn khó tính như xưa. Tôi biết đa số những người gọi điện thoại đó chắc cũng chẳng vui gì. Họ được các công ty tele-marketing thuê mướn, trả lương rẻ mạt, hoặc chỉ làm việc ăn hoa hồng, và 100 cú gọi thì may ra mới được một người chịu lắng nghe. Bạn cứ tưởng tượng nếu một ngày nào đó bạn hoặc con cháu của bạn vì thất nghiệp, phải tạm thời nhận cái job tele-marketing chết tiệt đó vì sinh kế, phải đi làm phiền thiên hạ để nghe những lời hằn học thì bạn nghĩ sao?

Có một lý do rất riêng tư nữa khiến tôi thường nhấc điện thoại để trả lời, dù là số lạ đêm khuya, để bị làm phiền, để phải nghe một anh Tây say lè nhè vì lầm số, và mỗi lần như thế tôi đều thở ra một hơi dài nhẹ nhàng, chỉ vì tôi có một bà mẹ đã 96 tuổi và một đứa con trai còn độc thân ở xa. Mẹ tôi như ngọn đèn trước gió, thằng con trai thường theo bạn bè đi chơi, có khi qua tuốt Tijuana bên Mexico, điện thoại ban đêm thường làm tôi giật mình, nhấc lên nghe lòng hồi hộp nhưng cũng đành vì biết đâu có chuyện xảy ra cho người thân, và mình được người lạ báo tin. Không có tin xấu là đủ vui rồi, phải thế không bạn thân?

Đã lâu không viết, hôm nay gửi vài hàng lăng nhăng chia sẻ với bạn, bạn đừng than “Khổ lắm, biết rồi, nói mãi” nhé.

Tình thân,

Ngụy Xưa
April 8, 2014

NgụyXưa
05-26-2014, 08:27 AM
Như Một Lời Cám Ơn


Bạn thân,

Trở về từ một chuyến đi xa, thăm viếng các nước Bắc Âu trong vùng biển Baltic, tôi thành thực muốn chia sẻ với bạn vài cảm nghĩ và những xao động của tâm hồn.

Chuyến đi đã được hoặch định từ lâu nhưng khi lên đường trong lòng tôi quả tình không được thảnh thơi. Thứ nhất, mẹ tôi vừa ở bệnh viện về, sức khoẻ hãy còn rất mong manh, nếu có chuyện gì xảy ra cho mẹ khi mình ở xa thì thật là đau lòng. Thứ hai, tình hình Việt Nam với sự đe doạ từ phương Bắc là một ưu tư của toàn dân, dù sống tại quê nhà hay nơi hải ngoại, thế nhưng mặc dù lo nghĩ chúng mình cũng không biết làm được gì hơn.

Đêm đó ở Oslo (Norway) tôi ngồi xem tin tức của BBC trên TV, thấy dân VN biểu tình chống Trung Cộng khí thế rất là hăng hái, thế nhưng tôi biết hành động và ý chí đó không đủ làm cho kẻ xâm lăng sợ hãi, mang giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi thềm lục địa của VN. Trong lúc thẫn thờ tôi chợt nghĩ đến những người phi công Nhật thời đệ nhị thế chiến, lao phi cơ xuống chiến hạm của Mỹ, hy sinh thân mình cho đất nước, và tôi ước gì có một phi công VN cũng sẽ lao tàu xuống giàn khoan Hải Dương. Như trong giấc mơ tôi thấy giàn khoan trị giá hàng tỷ Mỹ kim nổ tung, bốc cháy và chìm dần xuống lòng biển sâu, và quân sử VN có thêm một anh hùng! Chỉ mơ ước thế thôi mà tôi đã thấy bùi ngùi, mắt hình như cay!

Trong chuyến đi này tôi cũng có dịp thăm viếng St. Petersburg, cố đô của đế quốc Nga. Thú thật với bạn từ xưa tôi vẫn không có cảm tình với đất nước này, và còn có chút coi thường người Nga, vì sự tan vỡ của liên bang Sô Viết dưới áp lực của Tây Phương. Như một du khách đặt chân tới thành phố đó tôi mới biết là mình đã lầm. Đền đài tráng lệ, thánh đường cổ kính, viện bảo tàng với những sưu tập nghệ thuật , nhất là các danh hoạ, dù sao cũng chỉ là quá khứ và không phải là những gì cho chúng ta quan tâm. Điều đáng khâm phục là người Nga (ít ra tại St. Petersburg) rất kỷ luật, đường phố sạch sẽ, giao thông ngăn nắp, và hệ thống xe điện ngầm của họ hiện đại, sạch và đẹp như một hotel 5 sao, khiến cho tôi cảm thấy xấu hổ khi nghĩ tới hệ thống Metro cũ kỹ và bẩn thỉu của thành phố Nữu Ước. Không chỉ khâm phục mà còn có chút lo sợ vì nước Nga với một nhà lãnh đạo cứng rắn đầy thủ đoạn, với một nền kỹ thật hiện đại, và nhất là tinh thần kỷ luật của dân chúng, đế quốc Nga một ngày nào có thể sống lại trong lúc Hoa Kỳ càng ngày càng suy yếu vì những yếu tố xã hội phức tạp. Chỉ là những nhận xét phiến diện của một du khách, và những lo nghĩ vu vơ của một người yêu nước mình, mong là bạn đừng cười.

Có một điều bất thường nữa trong lúc tôi ở xa là thành phố nơi tôi cư ngụ gần San Diego chìm trong biển lửa vì cháy rừng. Qua tin tức truyền hình tôi lo sợ ngồi đứng không yên. Khi tôi đi xa, nhà khoá cửa, không có người trông coi. Con gái tôi ở gần (La Jolla), nhà của cháu không ở trong vùng hoả hoạn nhưng cháu cũng không thể tới khu tôi ở để xem xét tình hình, mãi cho tới gần ngày về lại Mỹ tôi mới nhận được text message của con, cho biết là mọi chuyện đều đã bình yên!

Trở lại nhà vào lúc 2 giờ đêm hôm qua, tôi thật bùi ngùi nhận được những lời thăm hỏi của bạn qua emails, voice messages … vì trận cháy rừng trong vùng chúng tôi cư ngụ tuần vừa rồi. Xin thành thật cám ơn bạn.

Căn nhà của chúng tôi nằm trong khu dân cư bắt buộc phải di tản vì lửa cháy tới gần kề nhưng may mắn gió đổi chiều nên còn nguyên vẹn, chỉ bị gió thổi bay vài thứ lặt vặt sau nhà. Nghe message của chính quyền ra lệnh di tản để lại trong hộp thư tôi thấy nếu có mặt ở nhà tôi sẽ rất là lo sợ và lúng túng vì không biết sẽ quyết định ra sao, mang theo hay bỏ lại những gi. Làm sao quyết định sáng suốt được trong lúc tài sản và kỷ niệm của một đời người có thể bị tiêu tan trong giây lát!

Bạn thân,

Mọi chuyện có lẽ đều là do số phận, xin được cám ơn Trời và một lần nữa cám ơn bạn đã nghĩ tới tôi trong những lúc hoạn nạn. Mẹ tôi sống với các em tôi trên San Jose, tình trạng sức khỏe cũng gần như đã bình thường. Không gì quí hơn sức khoẻ, phải thế không bạn thân, nhất là khi thấy bạn ta, nhà văn Vũ Thất, aka Mã Xa, “lóng rày bịnh quá” trong mấy lần du lịch chung với nhau.

Tôi vẫn còn vài chuyến đi xa dự trù trong năm nay và năm tới, đi vì biết rồi sẽ có một ngày chỉ còn có thể đứng trên bờ biển, nhìn sóng bạc đầu, nghĩ về ngày tháng cũ, nhớ tới những người mình đã có một thời gặp gỡ và yêu thương. Mong là lần tới sẽ có bạn đi chung.

Thân chúc các bạn những ngày an vui, và gặp nhiều may mắn trong cuộc đời.

Tình thân,

Ngụy Xưa
May 25, 2014

ntđl
05-26-2014, 11:13 AM
Bác Ngụy.
Bác ngồi thẳng lên nghe tui chúc tết. Chúc muộn, nhưng... muộn còn hơn không - đầu năm lu bu quên chúc - Chúc bác trai bác gái thân tâm an lạc, sức khoẻ dồi dào, dư tiền dư thì giở đậng đi chơi tiếp.
(nhơn tiện chúc hai bác H. - Hdz và HVn - y chang. Tết vừa dzồi tui đủ chuyện bù đầu thành quên chúc. Mà... bác HVn lóng rày cũng lang bang đâu đó hổng thấy vào phố heng)

Bác Ngụy.
Y hình tui có nói với bác dzồi, chừ nói lợi cho bác đừng quên. Mấy bài tâm sự vụn của bác đọc thiệt thú vị. Đọc chúng tui khoái hơn đọc truyện bác à, bị chúng thật hơn nên ép-phê hơn - với tui ha chớ người khác tui hổng rõ -
Tình hình tại VN thì... giờ đây đã nát càng thêm nát, muốn nói mà sao cứ nghẹn ngào ...(À thuổng từ một bài tango nào đó hổng nhớ). Tại sao nghẹn hở ? Thì đây là chuyện lấp bể vá trời của các bậc trượng phu quân tử. Hổng hùng dũng đứng đậng, tui chịu phép ngồi và ngồi quanh năm, nên dzồi có ý kiến chi thì lời nói cũng lè tè, hổng thể cao hơn... ngọn cỏ !

Đọc báo lăng xăng, thấy Tàu cộng đang dùng chiến thuật biển người xâm lăng thế giới, hổng riêng chi VN đâu. Rồi xâm bằng cách nào ? Thưa chúng bỏ tiền của mua đất đai, cơ sở thương mại, chỗ nào mua đặng chúng mua liền, xong nhập cảng người của chúng sang khai thác và cắm trụ, sanh con đẻ cái mần màn đồng hóa trái đất trong tương lai.
Rồi... thinh không tàu cộng mang dàn khoan khơi khơi vào hải phận khai thác dầu hỏa mà việt công nín thinh im lìm vậy ha ? Sao tui nghi quá xá, hẳn phải có mua bán quyền lợi từ bên trong giữa đám CS với nhau. Dân mắc chống tàu rồi thời giờ đâu nữa mà chống cộng !
Thiệt là tiện lợi đôi đàng, đã được lòng đành anh lại rộng tay rộng cẳng tiếp tục vơ vét.
Bao lâu CS còn thì VN sẽ không khá nổi. Periode !

Nhắc tới cha mẹ.
Má tui hẳn lớn tuổi hơn má bác. Trái tim "trẻ trung" của bà có thể ngưng bất cứ lúc nào. Kép tui cũng mới mang bà nội các cháu vào nursing home từ 3 tháng nay. Trái tim bà chưa già nhưng đầu bà thinh không già lẹ. Chừ hai đứa tui thay phiên nhau xoay tua chung quanh hai cụ bà.
Thinh không nhớ tới cái statistic, rằng phải khỏe hổng thọ bằng phái hổng khỏe (tức phái yếu)... Chời ơi chời... nghĩ tới ngày goá bụa mình ên tui xìu rìu, phải chi hai đứa tui chết cùng một lượt thì quá đã !
(CPQ, thổi dùm tô huýt cái coi)

MưaPhốNúi_
05-26-2014, 12:25 PM
Cũng Đành







Trước đây mổi lần bị quấy rấy bằng điện thoại tôi thường rất bực bội nhưng ít lâu nay tôi không còn khó tính như xưa. Tôi biết đa số những người gọi điện thoại đó chắc cũng chẳng vui gì. Họ được các công ty tele-marketing thuê mướn, trả lương rẻ mạt, hoặc chỉ làm việc ăn hoa hồng, và 100 cú gọi thì may ra mới được một người chịu lắng nghe. Bạn cứ tưởng tượng nếu một ngày nào đó bạn hoặc con cháu của bạn vì thất nghiệp, phải tạm thời nhận cái job tele-marketing chết tiệt đó vì sinh kế, phải đi làm phiền thiên hạ để nghe những lời hằn học thì bạn nghĩ sao?

Ngụy Xưa
April 8, 2014

Đọc bài anh viết Mưa thấy giống như những gì mình đã nghĩ . Rồi Mưa cũng đã thay đổi những sự bực bội trước đây bằng cách hóm hỉnh mình cứ trả lời bằng tiếng Việt thật dịu dàng như

_ Ai rứa hè , kiếm ai hỉ ? ,có chuyện chi không hè ?

Thế là rất hữu hiệu ngay và bên đường giây kia im re , đó là trường hợp khi có người gọi chứ không phải mở máy thâu sẳn :)

M kể chuyện này cho mấy cô em và tụi nó áp dụng liền , M nghĩ người gọi chắc họ bị ngớ ra hi..hi...

Chúc anh một ngày vui

Mưa xin chào các thân hữu của topic Gửi Bạn Miền Xa

NgụyXưa
05-27-2014, 05:00 PM
Madame Ngô,

Madame chúc tết làm tôi nhớ lại chuyện coi bói đầu năm. Lật tờ báo xuân dày cộm, tìm xem mãi không thấy tuổi “Qúi Mùi – 72”, tức quá gọi thằng bạn ở toà soạn than phiền, nó phán rằng thì là “tuổi cụ làm đếch gì còn tương lai nên không ai đoán nữa”! Chán thật, bây giờ được Madam chúc tết, xin thành thật cám ơn, vì dù muộn, có còn hơn không. :)

Chuyện VN lúc nào cũng canh cánh bên lòng. Dự trù theo tàu về neo ở cap Chân Mây, viếng thăm Đà Nẵng và đường xưa lối cũ, nhưng đi qua dàn khoan HD 981 chắc là tức ói máu nên thôi không thèm về nữa, để thì giờ sang năm qua Montreal, mong là sẽ có dịp gặp Madame và vài người bạn cũ. Take care, Madame.

Hi Mưa,

Thung lũng hoa vàng dạo này ra sao? Chắc là nóng lắm. Thế nào cũng có dịp về đó, sẽ gọi Mưa và NĐ. Tình thân.

Eve.
05-28-2014, 08:51 AM
Eve vao doc mot hoiiiiiiiiiiiiii .... het 10 trang cua chu, tam tinh thay buon buon nhu con mua phung dang bay wa Boston ...

Mong moi chuyen se an lanh ..

Eve..

NgụyXưa
05-28-2014, 03:02 PM
Eve vao doc mot hoiiiiiiiiiiiiii .... het 10 trang cua chu, tam tinh thay buon buon nhu con mua phung dang bay wa Boston ...

Mong moi chuyen se an lanh ..

Eve..Cám ơn Eve đã vào đọc.

Chú và chị lúc nào cũng mong gặp lại Eve. Take care of yourself.

aovang
06-01-2014, 09:39 PM
Madame Ngô,

Madame chúc tết làm tôi nhớ lại chuyện coi bói đầu năm. Lật tờ báo xuân dày cộm, tìm xem mãi không thấy tuổi “Qúi Mùi – 72”, tức quá gọi thằng bạn ở toà soạn than phiền, nó phán rằng thì là “tuổi cụ làm đếch gì còn tương lai nên không ai đoán nữa”! Chán thật, bây giờ được Madam chúc tết, xin thành thật cám ơn, vì dù muộn, có còn hơn không. :)

Chuyện VN lúc nào cũng canh cánh bên lòng. Dự trù theo tàu về neo ở cap Chân Mây, viếng thăm Đà Nẵng và đường xưa lối cũ, nhưng đi qua dàn khoan HD 981 chắc là tức ói máu nên thôi không thèm về nữa, để thì giờ sang năm qua Montreal, mong là sẽ có dịp gặp Madame và vài người bạn cũ. Take care, Madame.

Hi Mưa,

Thung lũng hoa vàng dạo này ra sao? Chắc là nóng lắm. Thế nào cũng có dịp về đó, sẽ gọi Mưa và NĐ. Tình thân.


có tin vui ....:)
av kính thăm anh chị@};-~o)~o)

NgụyXưa
06-11-2014, 07:43 PM
Đường Về Miền Bắc Xa Xôi


Bạn thân,

Anh em Bảo Bình chúng mình tản mác khắp bốn phương trời, nhưng đông nhất vẫn là trời xanh Cali. 81 đứa vào trường, bây giờ còn lại 59 mà có tới 50 đứa chọn nước Mỹ này làm quê hương thứ hai.

Hai nơi “quan ta” lập nghiệp đông nhất là bắc Cali San Jose và Orange County quanh quẩn gần Little Saigon, hai nơi đông người Việt để chúng mình lúc nào cũng thương cũng nhớ quê hương. Thường thì vài năm anh em chúng mình lại gặp nhau đông đủ một lần, và miền Nam Cali là nơi tụ tập vì cái tên (Little) Sài-Gòn gợi nhớ gợi thương.

Chúng mình gập nhau nhân những ngày kỷ niệm nhưng cũng có những lần gặp nhau để u buồn tiễn đưa bạn bè về nơi miên viễn. Ít ra chúng mình cũng đã bốn lần về San Jose vẫy tay chào Nguyễn A Gand Monde, chào Đặng Vĩnh Mai Gà Mái, chào Nguyễn Văn Lộc Nai Tơ , và chào Thuận aka Kenedy Phan Thành Tôm!

Mỗi lần gặp nhau để tiễn đưa bạn lần cuối đứa nào cũng u sầu thế nhưng cũng là dịp để nhắc lại với nhau những kỷ niệm từ ngày bước chân vào quân trường cho đến khi theo tàu trong “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng”, làm người di tản buồn trên đất lạ, và có những kỷ niệm đủ vui để vỡ oà trong tiếng cười đến nỗi mà một bà vợ Bảo Bình đã đay nghiến ông chồng: “Anh chỉ muốn … bạn chết để được đi họp mặt”. Không biết Người Duyên Dáng Nguyễn Châu Giám bị mắng như vậy có oan không!

Chắc là chúng mình lại sắp có dịp về San Jose lần nữa rồi bạn thân! Nguyễn Nghĩa (con người hiền lành không có nick name) đã bị bác sĩ chê, chuyển từ bệnh viện sang nursing home, chờ ngày đi gặp thánh tổ Trần Hưng Đạo, kiện ông Đồng bán đảo cho Tàu Khựa để cho dân mình buồn tủi vì không giữ được giang sơn. Nghĩa ra trường sớm hơn anh em chúng mình một năm vì không thích hợp với đời thủy thủ, trở lại trường Luật, tốt nghiệp rồi làm việc cho Ngân Hàng Quốc Gia VN, thế nhưng tình thân với anh em Bảo Bình vẫn gắn bó lâu bền. Lần nào họp mặt cũng có Nghĩa tới góp vui với nụ cười duyên.

Qua Mỹ năm 1975 Nghĩa vẫn còn độc thân nên được vợ chồng K.K. dẫn đi hỏi vợ. Nghĩa yên bề gia thất thế nhưng không may chị Xuân qua đời sớm, bỏ lại hai đứa con còn nhỏ cho Nghĩa gà trống nuôi con. Các con của Nghĩa đã thành nhân, và người con trai vẫn còn sống cạnh bố, chăm nom đỡ đần cho Nghĩa trong cơn bệnh tật đã gần 10 năm! Có một lần tới thăm, tôi bàng hoàng xúc động vì niềm cô quạnh của hai cha con Nghĩa, không làm được gì hơn là một cái nắm tay thật ân cần.

Bạn thân,

Tôi biết chỉ là vấn đề thời gian, anh em chúng mình trước sau gì rồi cũng sẽ đi qua gian đoạn khắc nghiệt đó của đời người. Với Nghĩa, sự ra đi có lẽ là một giải thoát cho Nghĩa, cho người con trai bao nhiêu năm không có một đời sống riêng vì người cha bệnh tật. Anh em chúng mình ở miền Nam Cali sẽ lại có dịp về lên đường về San Jose tiễn bạn lần cuối cùng, thở dài thương nhớ nhưng cũng sẽ yên lòng vì bạn sẽ không còn đau khổ ở trần gian.

Không, tôi không bao giờ mong tới ngày đó để gặp gỡ bạn bè, và lời đay nghiến của chị Giám chắc cũng chỉ là lời nói đùa chỉ vì ông chồng già nhưng còn bay bướm, “hạm trưởng hai tàu”, một ở Nam và một còn ở miền Bắc xa xôi.

Có một điều đáng nói là “quan ta” ở khắp nơi, và nhất là ở Bắc Cali, thay sau giã từ vũ khi thì mấy cụ ở miền Nam Cali vẫn cứ sống phây phây, chẳng rụng mất tên nào. Có mấy ông tưởng như là sắp mặc áo chemise gỗ thế nhưng ung thư cũng chào thua “quan ta”, như Hoa Em, như Hàm, như San. Riêng Sang và Ý đi đứng có chút chậm chạp nhưng kỳ họp mặt kỷ niệm 50 năm ngày nhập trường HQ mới đây hai “quan ta” vẫn có mặt, vui vẻ góp chuyện với bạn bè.

Mỗi ngày còn lại của chúng ta là một ân sủng của Thượng Đế. Mong bạn cứ an vui với cuộc đời, và tới một ngày nào đó chúng mình có phải cùng nhau lên đường về miền Bắc xa xôi để “vẫy tay chào buồn anh đi”, thì cũng chỉ là thêm một lần thương nhớ đầy vơi.

Tình thân,

Ngụy Xưa
June 11, 2014

Nghi Bình
06-12-2014, 02:42 AM
Chào anh Ngụy Xưa - các anh có những người bạn và tình bạn để cùng chia sẻ buồn vui trong đời, khi nhắm mắt có lẽ cũng còn mỉm cười ... Chừng như ở thời điểm nào đó trong đời, chúng ta cứ phải đối diện với phân ly phải không anh Ngụy Xưa?

NgụyXưa
06-13-2014, 09:54 AM
Cám ơn Nghi Bình đã vào thăm.


Chào anh Ngụy Xưa - các anh có những người bạn và tình bạn để cùng chia sẻ buồn vui trong đời, khi nhắm mắt có lẽ cũng còn mỉm cười ... Chừng như ở thời điểm nào đó trong đời, chúng ta cứ phải đối diện với phân ly phải không anh Ngụy Xưa?
Bạn bè cùng lớp với NX đều đã bước qua tuổi 70, đã sống và đã trải qua bao nhiêu là thăng trầm của đời nên đều hiểu câu "sống gửi thác về", quả thật là khi ra đi cũng sẽ mang theo nụ cười ...

Thân chúc NB những ngày an vui.

SauDong
06-13-2014, 10:48 AM
chào bác hàng xóm,
Mỗi lần thấy tên bác là tui tự động nghĩ tới NgàyXưa vì tên bác giông giống như thế và bác vẫn nhắc cho tôi về con ngõ Thiệu Trị ngày nào. Thuở ấy, tui hàng ngày ra vào cái nghĩa địa Phong Thần trước cửa nhà. Chạy chơi, phóng từ mộ này sang mả kia, rồi còn rủ nhau mò xuống tháp Phong Thần để lượm cái sọ người đem đến trường hù thiên hạ. Chắc bác cũng lang thang leo bờ tường nghĩa địa để ngồi nhìn thiên hạ qua lại chứ. Lúc ấy, tuy còn bé, tui cũng chợt nghĩ một ngày nào đó, mình cũng nằm vùi dưới lớp đất nghĩa địa kia. Kg biết mình nằm góc nào, phía sát cổng nghĩa địa hay phía đuôi hướng gần chùa Giác Ngạn. Nếu nằm gần cổng thì... có khi còn nhìn thấy nhà mình. Nằm hướng chùa thì còn nghe kinh kệ hoặc tiếng chuông nhà thờ Đa Minh. Còn nằm góc hẻo lánh thì ... buồn chết chẳng thấy ma nào ghé tới hoặc nhìn nhà mình hoài mà kg thấy. Thế rồi, bây giờ đổi hết rồi bác Ngụy nhỉ. Nằm bên này thì ... chỉ ngắm tiệm Mc Donald chứ làm sao nhìn thấy khoảnh vườn xưa, gốc mai cũ, rặng bông giấy chùm hay .. mấy tà áo đi bộ giấc chiều tà. Ngày Xưa xa quá rồi bác nhỉ, bây giờ có về thăm cũng chỉ thấy cái chợ ồn ào, dơ bẩn ... chẳng có chút gì vẻ lãng mạn của thời xưa.

Mà hồi đó ... buổi tối bác có dám đi xuyên qua nghĩa địa kg vậy ?

NgụyXưa
06-14-2014, 03:17 PM
Anh Sáu,

Cám ơn anh đã vào thăm.

Khi dọn về đường Thiệu Trị tôi đã gần 30 tuổi, đang làm hạm trưởng một chiếc tàu chở dầu, chứ không còn là cậu bé trong trắng yêu đời với những trò chơi ngoài phố như anh Sáu lúc đó, tuy nhiên kỷ niệm với đường Thiệu Trị của tôi cũng rất êm đềm và thiết tha.

Căn nhà hai từng của tôi là một trong 4 căn xây sát nhau trước nghĩa địa. Hàng xóm của tôi là một ông công chức đã hồi hưu với ba cô con gái học trường Tây nói tiếng Việt không rành. Lúc đó tôi còn độc thân, sống gần gũi bên những người con gái dễ thương đó nên tình cảm đã nấy nở, và nhiều năm sau trên đất Mỹ tôi đã thay đổi thời gian và không gian, viết thành truyện ngắn “Nhẹ Như Mây Trời”. Nếu chưa đọc, mời anh Sáu đọc một thời để nhớ để quên.

http://dactrung.net/phorum/printable.aspx?m=435470&mpage=1

Kỷ niệm nào cũng trân quí và sống mãi trong tâm hồn, nhất là những lúc nhớ về ngày tháng cũ trong khoảng thời gian lênh đênh trên đất lạ. Cám ơn anh đã nhắc nhở tới con đường khó quên của một thời xa xưa.

SauDong
06-14-2014, 05:50 PM
Truyện hay lắm bác, chỉ tiếc là kg có cảnh anh đưa em vào nghĩa địa hóng gió.

Vậy là từ trong nghĩa địa nhìn ra thì nhà bác ở phía bên tay trái. Căn đầu còn thấy người ở, căn 2-3 thì cứ kín cổng cao tường. Tôi còn nhớ căn 3 hay căn 4 có cho Mỹ mướn khi ông Mỹ cứ gọi con nít lại để quăng kẹo sinh gôm cho. Trước cổng căn 3 còn có giàn hoa quỳnh anh mà thỉnh thoảng tui hái bị dính nhựa đầy tay.

Kg biết trong 3 cô đội gạo lên chùa, bác cho cô nào xuống thuyền về dinh với bác. Thôi thì cô nào chịu thì mình cũng nhắm mắt đưa chân bác nhỉ, trong nhờ, đục chạy ... happy Father's day nhé bác.

NgụyXưa
06-24-2014, 08:10 AM
Kg biết trong 3 cô đội gạo lên chùa, bác cho cô nào xuống thuyền về dinh với bác.
Anh Sáu,

Tuần rồi “bận rộn” với world cup, không nhìn thấy câu anh hỏi nên chậm trả lời, xin lỗi anh nhé.

Thật sự là không có cô hàng xóm nào “theo tôi về dinh” cả anh ạ. Sự việc xảy ra gần như tôi viết trong truyện ngắn “Nhẹ Như Mây Trời”: Cô em út được ông bố gửi qua Pháp giữa niên học, và mùa hè năm đó cô chị cũng theo chân cô em. Vài tháng sau ông hàng xóm dọn nhà đi xa, còn tôi long đong thêm dăm ba cuộc tình mới tìm được nửa kia của mình.

Chúng tôi đã sống với nhau hơn 40 năm, và lần anniversary vừa rồi các con tôi chúc bố mẹ “another 40 years of happiness”. Nhìn bạn bè chân trong chân ngoài tôi biết dù chỉ một ngày cũng là hạnh phúc chứ đừng kể chi tới 40 năm! Xin cám ơn trời.

Mùa bóng đá cũng gợi nhớ những kỷ niệm sân trường của một thời trẻ dại. Năm cuối trung học tôi mê một cô bạn cùng lớp, lần nào gặp mặt cũng luống cuống, nói không ra lời. Có một hôm cô ấy cười với tôi khi vào lớp thế mà tôi vẫn cứ ngơ ngẩn như người trên mây, chỉ vì tôi mới nghe tin VN mình thua trong kỳ tranh giải Merdeka tại Mã Lai!

Thương yêu VN là thế mà bây giờ lang bạt, trong lúc “đường về quê xa lắc lê thê” (VTA), nghĩ tới là xót xa!

Thân chúc anh và các bạn miền xa những ngày an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa

NgụyXưa
07-08-2014, 08:25 AM
Về Mái Nhà Xưa


Bạn thân,

Tôi rất thích bản nhạc Ngày Về của Hoàng Giác vì trong 14 năm quân ngũ hầu như lúc nào tôi cũng mong được trở về thăm mái nhà thân yêu trên cao nguyên. Những đêm gió lạnh trên biển hay những ngày xa VN công tác tại xứ người, lòng buồn man mác khi nghe:

Tung cánh chim tìm về tổ ấm
Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm …

Hôm qua nhớ lại hai câu hát đó trong lòng tôi chẳng buồn chút nào, trái lại là đằng khác, xin kể bạn nghe để bạn cùng vui với tôi.

Sống ở miền Nam Cali này có gần 20 “cụ” Bảo Bình, và chủ nhật đầu tháng nào cũng họp mặt tại Little Saigon để ăn trưa, và trao đổi với nhau những tin tức vui buồn. Tôi và Phan Lạc Tiếp ở xa nhất, tuốt dưới San Diego, nên chỉ lâu lâu mới tới một lần, hoặc là mỗi khi có bạn miền xa về thăm. Hôm qua chúng tôi tới, và được biết là có ba “cánh chim tìm về tổ ấm”, như vậy không vui sao được, hả bạn thân!

Đầu tiên là ngài thẩm phán “ba quốc tịch” P. V. Hàm! H. còn có tên là “De Gaulle” vì mũi cao như Tây ngày mới bước chân vào quân trường, thế nhưng đời hải nghiệp của người hơi ngắn, chỉ vài năm là được biệt phái sang bộ Tư Pháp, giữ chức thẩm phán tại một tỉnh miền trung vì người cũng tốt nghiệp trường Luật của viện đại học Sài-Gòn. Sau năm 1975 H. bị đi tù cải tạo mất gần 10 niên, ra tù vượt biên sang Úc sống những ngày u buồn, gia đinh lại ly tán nên cuối cùng tìm sang Mỹ chắp nối với người quen cũ để sau cùng trở thành công dân Hoa Kỳ nhưng vẫn còn giữ quốc tịch của Úc, và lẽ dĩ nhiên vẫn là cựu quân nhân của Việt Nam Cộng Hoà ngày xưa.

Trong một lần trở về Úc thăm thân nhân H. khám phá ra là mình bị ung thư máu (bạch huyết cầu quá nhiều, kết tụ lại gây ra khó khăn cho hệ thống tuần hoàn). Thường thì người bị ung thư ở vào tuổi ngoài 70 khó có thể chống chỏi nổi với chứng bệnh nan y này, thế nhưng H. đã chiến thắng sau gần một năm với 10 lần chemo đau đớn vô vàn! Cuối tháng June 2014, H. từ Úc trở về, tóc mới lơ thơ mọc lại nhưng hình hài đã khôi phục gần như xưa. Bạn bè Bảo Bình và gia đình họp mặt hôm chủ nhật vừa qua, đón H. bằng chiếc bánh với hàng chữ “Welcome Home”, và một bó hoa hồng cho cho nửa kia của H. để hai người chụp chung một tấm hình trong nỗi mừng vui và niềm thương mến của bạn bè. H. nói lời cám ơn đầy xúc động, và mắt hình như nhạt nhoà!

Hai cánh chim kia chưa về đến tổ ấm nhưng bạn bè đã được báo tin. Trước đây G. giã từ người vợ tào khang ở miền bắc Cali, về miến Nam tìm lại người yêu dấu đầu đời. Thoáng một cái mà đã hơn mười năm, thế nhưng “em ơi, có tình nào không phai” cộng thêm với những dằn vặt vì chuyện cũ nên mùa hè này G. sẽ về lại mái nhà xưa, nơi đó có một người đàn bà với tấm lòng bao dung, mở rộng vòng tay cho G. trở về sống gần những đứa con đã trưởng thành và đàn cháu nhỏ còn thơ ngây bao giờ cũng đợi ông về.

Tình cảnh của J cũng không khác bao nhiêu, nhưng chàng chỉ mới đi hoang chưa đầy 4 năm, khi gần tới tuổi “cổ lai hi”, theo đưổi một mối tình sôi nổi nhưng cũng đầy sóng gió. J đã có những ngày đầy hạnh phúc, và cũng đã có những ngày thật đắng cay. Tất cả chỉ là duyên phận J à. Từ bỏ cái hào quang của cuộc đời lang bạt, trở về mái nhà nơi có người vẫn đợi chờ để sống những ngày cuối đời với nhau là ân huệ của thượng đế “từ bi bất ngờ” đó J. Xin góp vui với bạn và Y., và xin chúc nguyên quan Năm tàu thủy, cựu hạm trưởng một Tuần Dương Hạm của HQ/VNCH những ngày hạnh phúc cuối đời.

Bạn thân,

Miền Nam Cali sẽ mất đi hai “cụ” Bảo Bình. Như đã nói, G. về lại mái nhà xưa tại miền Bắc, còn L. đã di chuyển lên “sin city” Las Vegas cùng với gia đình con gái vì lý do nghề nghiệp. Bảo Bình Nam Cali vẫn “can trường trong chiến bại”, tiễn bạn đi có chút bùi ngùi nhưng lúc nào cũng mong bạn yên vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
July 7, 2014

NgụyXưa
07-23-2014, 10:21 AM
Một Thoáng Hương Xưa


Bạn thân,

“Một Thoáng Hương Xưa” là chủ đề của đại hội cựu nữ sinh trường trung học Trưng Vương đến từ khắp nơi trên thế giới, họp tại thành phố Irvine, tiểu bang California, ngày July 20, 2014 vừa qua. Tôi là “rể” của ngôi trường danh tiếng này thế nhưng “trốn”, không đến tham dự những lần họp mặt trước đây nên một bà bạn cựu nữ sinh TV viết bài, gọi tôi là “thợ lặn”, là “người nhái” của HQ/VNCH! Xấu hổ thật, nên hôm qua tôi theo K. tới tham dự để tạ tội, và để xem các “mợ” họp hành ra sao.

Lẽ dĩ nhiên họp hành nào của dân ta thì cũng ồn ào như cái chợ, và mặc dù yểu điệu thục nữ các “mợ” TV cũng “same same …”. Bạn bè xa cách nhiều năm mới gặp lại, họ ôm lấy nhau, cười lớn và ríu rít như chim, tưởng như là đang ở trong sân trường khi mới vừa mười mấy cái xuân xanh chứ không phải là những bà nội, bà ngoại đã trên dưới 60! Các “cụ rể” cũng vui lây nhưng chỉ biết lớ ngớ đứng nhìn hoặc cười tình bắt tay làm quen nhau, có nói gì cũng phải ghé sát tai thì thầm vì ở nơi đó các ông bị các bà “át giọng” một cách rõ ràng! Vài ông loay hoay với máy hình, chụp mệt nghỉ, vì phải chạy theo các bà khắp nơi trong hành lang to lớn của khách sạn Irvine. Anh đã theo em một đời, theo em thêm mấy bước nữa đâu có chết thằng Tây say nào!

Chương trình hội họp đủ các tiết mục, no-host bar, sit-down dinner và lẽ dĩ nhiên là có văn nghệ văn gừng cây nhà lá vườn (thêm hai vợ chồng ca sĩ Tuấn Ngọc) sau những màn giới thiệu, cám ơn, tri ân v. v… và v. v… Trong bầu không khí ồn ào, người đứng người ngồi lố nhố (mặc cho bà MC khản cổ kêu gào) tôi đã thực tình ngạc nhiên với sự cố gắng cũng như tài năng của các “mợ”, đặc biệt là tiếng hát vút cao của một bà luật sư kiêm dược sĩ, và nhất là màn trình diễn áo dài thời 1930/1940, vẽ kiểu bởi hoạ sĩ Lemur Cát Tường. Các cụ ngày xưa ăn mặc cũng “tân thời” ghê, đâu có thua gì con gái Việt bây giờ. Nhìn các diễn viên thướt tha trên sân khấu, và những người son phấn lượt là về dự đại hội, tôi chợt nhủ thầm, trong những người đàn bà đó biết đâu chẳng có những người đã một thời từng lăn lóc ngoài chợ trời kiếm sống, và vượt suối băng rừng đi thăm nuôi chồng bị “tù cải tạo” trên cao nguyên hoặc ngoài Việt Bắc xa xôi! Ôi, người đàn bà Việt Nam, dù là bà Trưng, bà Triệu, bà Tú Xương hay những người vợ của các quân nhân VNCH, họ đều là những người đáng cho chúng ta mến phục. Tôi không “nịnh đầm” đâu, và chắc là bạn cũng đồng ý tới tôi, phải không bạn thân?

Bạn thân,

Tôi cũng muốn tới dự đại hội một lần, mong được diện kiến những người đàn bà nổi danh tài sắc vẹn toàn như nữ văn sĩ Dương Như Nguyện, và cũng mong thấy lại những người con gái tôi đã một lần gặp gỡ từ một thời xa xưa, thế nhưng nhà văn DNN không có mặt, và tôi cũng không nhận ra được một người bạn cũ nào mặc dù có một người trùng tên! Nghĩ lại, không gặp có lẽ ra may, vì gặp lại biết đâu chẳng ngỡ ngàng! Trên đường ra khỏi phòng hội tôi tình cờ chạm trán một “cụ rể” nguyên là đàn anh của tôi trong quân chủng HQ. Chúng tôi vui vẻ chuyện trò, nghe ông ta “comment” về ngày đại hội: “Đúng là hương xưa, … rất xưa, nhưng đáng đồng tiền bát gạo”, để rồi cùng nhau phá lên cười.

Thôi thì để cho phải đạo vợ chồng lần đại hội tới, nếu chưa phải ngồi xe lăn, tôi cũng lại sẽ lại xin tháp tùng K., làm tài xế hay thợ chụp hình, để khi về lại có chuyện vui buồn kể cho bạn nghe.

Tình thân,

Ngụy Xưa
July 21, 2014

SauDong
07-23-2014, 10:44 AM
Hổng có hình ảnh gì để .... minh chứng hử bác !

NgụyXưa
07-24-2014, 07:51 AM
Hổng có hình ảnh gì để .... minh chứng hử bác !
Tôi có chụp được vài tấm hình nhưng nghĩ rằng cuộc họp mặt "Một Thoáng Hương Xưa" là một private party, không nên mang ra post ngoài diễn đàn công cộng.

NgụyXưa
08-01-2014, 09:48 AM
Vẫn Còn Một Nỗi Băn Khoăn


Bạn thân,

Chuyện về thăm Việt Nam thêm một lần vẫn còn là nỗi băn khoăn trong tôi vì lời hưá với một người tôi quen qua văn chương. Chúng tôi biết nhau đã nhiều năm và đã hứa với nhau nhiều lần là sẽ gặp nhau, thế nhưng hai người có hai cuộc đời, cô ấy bận học hành bên Pháp nên không thể sang Cali, còn tôi vì một lý do riêng nên không thể qua Pháp, mặc dù K. và con gái tôi đã qua bên đó hơn một lần.

Sau khi tốt nghiệp Thùy, người bạn văn tôi quen, về Hà Nội và viết cho tôi “Hà Nội đã vào thu còn bên đó sao rồi chú?” khiến cho tôi thật bồi hồi, và tôi đã lại hứa là sẽ về thăm đường xưa lối cũ, sẽ đến gặp Thùy, nếu không sớm hơn thì cũng vào dịp Thùy lấy chồng. Lời hưá vẫn chưa thực hiện được vì những xao động trên quê hương, cho nên mỗi năm vào mùa thu chúng tôi lại liên lạc với nhau, nhắc lại lời hứa mà cả hai chúng tôi đều canh cánh bên lòng.

Ông bạn Q. của tôi một đời gắn liền với biển, đã từng chỉ huy tất cả các loại tàu của HQ/VNCH ngày xưa, cũng như tôi có một niềm ao ước là một ngày nào đó theo tàu về neo ở cấp Chân Mây, thăm lại Đà Nẵng và Huế Xưa là nơi chúng tôi đã bỏ lại một phần đời. Tôi và Q. đã có ý định bay sang Hồng Kông để đi chuyến cruise từ đó tới Singapore. Trên đường đi tàu sẽ ghé vào vịnh Hạ Long cho tôi về Hà Nội gặp Thùy, và khi tàu neo ờ cap Chân Mây Quýnh sẽ có dịp thăm lại bến cũ và đường biển xưa.

Thế nhưng vì biến cố dàn khoan Hải Dương 981 nên chúng tôi đành hủy bỏ chuyến đi. Tôi vẫn chưa gặp được Thùy, và Q. vẫn bồi hồi tưởng nhớ ngày tháng cũ. Không đi vì sợ khi tàu chạy ngang dàn khoan tim chúng tôi sẽ nhói đau, và có thể là sẽ không ngăn được dòng nước mắt tuôn rơi vì tủi hờn.

Dàn Khoan HD 981 đó bây giờ đã dời đi (không biết là bao lâu vì Tàu Khựa vẫn chưa bỏ ý định thôn tính và Hán hoá Việt Nam mình), tôi và Q. lại nghĩ tới chuyến cruise về Việt Nam, thế nhưng chắc là phải đợi tới mùa xuân sang năm vì mùa đông là mùa biển động, du thuyền có thả neo cũng khó xuống tàu nhỏ lên bờ.

Bạn thân,

Mùa hè năm nay Thùy viết thư cho tôi sớm hơn thường lệ, thay vì đợi tới mùa thu như mọi năm, có lẽ vì Thùy lúc này đang buồn. Thùy vừa chia tay với hôn phu. Yêu nhau từ lúc trước khi Thùy lên đường du học, và tưởng nhớ tới nhau trong những ngày xa cách, nên khi về nước Thùy và người yêu đã nhanh chóng làm lễ hứa hôn. Thế nhưng nhờ những tháng ngày gần gũi Thùy mới nhận ra được những khác biệt về nếp sống của hai người. Sáu năm du học ở xứ người Thùy đã hấp thụ được nếp sống văn minh, tư tưởng phóng khoáng và nhất là biết trân trọng tình người nên khó chấp nhận được một người yêu chỉ biết đến tiền tài và danh vọng, hy sinh tình cảm để tranh sống trong một xã hội nhiều xáo trộn đang diễn ra tại quê nhà.

Tôi viết trả lời Thùy: “Bên này bây giờ vẫn còn đang là mùa hè. Nơi chú ở buổi sáng vẫn có sương mù, nhiều hôm 10 giờ sáng mặt trời mới xuất hiện, đủ lạnh cho ly cà phê thêm ấm nồng, thế nhưng buổi chiều nắng đầy sân sau nhà, đủ nóng để ra ngoài bãi biển hóng gió, nhìn đại dương xanh đến tận đường chân trời.

Thành thật chia sẻ nỗi buồn cùng Thùy. Hãy cứ yêu thương cuộc đời và vui sống, tình yêu như mây bay ngang trời, đến rồi đi cho tới khi mình gặp được chữ duyên. Thế nào rồi cũng có một ngày chú trở về. Hà Nội và tuổi thơ chú vẫn chưa quên, nhất là bây giờ có Thùy ở nơi đó …”

Lại hứa hẹn thêm một lần, mặc dù vẫn còn một nỗi băn khoăn, nhưng quê hương vẫn còn đó nên vẫn còn những ước mơ, phải thế không bạn thân?

Tình thân,

Ngụy Xưa
July 31, 2014

NgụyXưa
08-11-2014, 09:33 AM
Nỗi Nhớ

Bạn thân,

Tình cờ đọc được bài viết “Nha Trang - Nỗi Nhớ - Đời Người” của tác giả “Kim Chi”, với lời ghi chú “Bài viết này, qua Biển Khơi, người viết kính tặng những người lính Hài Quân VNCH đã từng học tập, lớn lên tại thành phố biển Nha Trang”; tôi trích dẫn hai đoạn ngắn của bài viết để chia sẻ với bạn một nỗi ngậm ngùi, và viết thêm vài dòng đồng cảm, vì bạn cũng như tôi, làm sao chúng mình quên được thành phố của một thời để yêu, một thời để nhớ:
….
….

Nha Trang có con đường Duy Tân đẹp nhất với hàng cây dương được cắt tỉa công phu. Đường đã thay tên: Trần Phú. Tôi nhớ bài hát có câu: " ...Đường chẳng riêng hai chúng mình, nên khi vắng anh đường đã thay tên, còn chăng kỷ niệm lạnh đầy theo tiếng bước ưu tư đi tìm." Tôi đi tìm gì ở thành phố biển này, nơi anh đã từng sống một thời tuổi trẻ hào hùng? Mỗi góc phố, con đường, từng chùm hoa, ngọn cỏ như còn vương vấn bóng hình ai, nên cứ mỗi đợt sóng xô, biển lại trào dâng nỗi nhớ.

Trên con đường đã thay tên có ngôi trường SQHQ một thời vang bóng. Biết bao chàng trai trẻ "vốn dòng hào kiệt" đã từ ngôi trường này bước thẳng lên các chiến hạm, về các Hải đội, các đơn vị Hải quân...Và không ít chàng đã trở thành kỷ niệm đẹp của nhiều người con gái.

Bà chủ quán cà phê gần trường cho biết "thỉnh thoảng có một vài ông tóc đã hoa râm về đứng trầm ngâm trước cổng trường, nhìn vào rồi lặng lẽ quay đi." Bà cho rằng đó là mấy ông Sĩ Quan Hải Quân VNCH từng học ở đây về thăm lại trường xưa. Tôi nhìn bà, thấy tóc bà cũng đã hoa râm, tự hỏi không biết bà có kỷ niệm với một ông "hoa râm" nào đó không? Tôi đã lầm lủi bỏ đi mà không dám đọc cho bà nghe mấy câu thơ:

"...Khi về thăm trường cũ
Ta tóc đã hoa râm
Khi về thăm người cũ
Cỏ xanh chỗ em nằm..."

….
….

Tôi rời Bờ Kè Quán khi đã nửa đêm. Tôi không lên xe ô tô, tôi bảo cô bạn Nha Trang chở tôi bằng chiếc xe tay ga đi một vòng ra đường Duy Tân. Tôi thích gọi tên đường Duy Tân hơn Trần Phú. Ở Sài Gòn, trường Luật khoa nơi tôi học cũng nằm trên đường Duy Tân. Duy Tân là một ông vua yêu nước mà. Vậy là tôi và anh có chung một tên đường dù ở khác thành phố, dù bây giờ "đường đã thay tên."

Mai tôi sẽ rời Nha Trang để về lại Sài Gòn. Còn một đêm này tôi lang thang giữa thành phố biển không Anh. Tôi muốn thở trong bầu không khí mà ngày xưa anh từng thở. Tôi muốn đi lại con đường mà anh đã từng đi. Tôi muốn ôm bụi hoa dại ven đường Duy Tân như anh đã từng ôm bờ vai tôi nhỏ bé. Một lần cho một đời người.

Nha Trang ơi, sao cứ như hạt bụi trong mắt tôi ngày về?

KIM CHI
(Sài Gòn tháng 6/2014)
nguồn: bienkhoi.com

Bạn thân,

"Thỉnh thoảng có một vài ông tóc đã hoa râm về đứng trầm ngâm trước cổng trường, nhìn vào rồi lặng lẽ quay đi." Trong số những người đó có tôi. Năm 2004, sau 31 năm xa cách, tôi trở về Nha Trang đứng bên này con đường nhìn sang trường cũ mắt buồn, muốn chụp một tấm hình để làm kỷ niệm nhưng không được phép nên đành quay mặt bước đi vì sợ mình yếu lòng để nước mắt rơi.

Hai năm trời ở ngôi trường đó, đêm nằm nghe sóng vỗ bờ và gió hú qua hàng dương, không phải là “hai năm trời lận đận” mà là một khoảng thời gian thơ mộng của đời sinh viên với những chiều cuối tuần lang thang trên bờ biển hoặc bâng khuâng vì đôi mắt ai đó ngập ngừng trên con đường Độc Lập đông vui.

Chắc là tôi cũng sẽ chẳng bao giờ có dịp “Khi về thăm người cũ, cỏ xanh chỗ em nằm …”. Người con gái Nha Trang tôi quen năm xưa đã đi vào miền miên viễn, giã từ cuộc đời buồn, nhiều năm sau khi tôi xa cách một đại dương. Tôi vẫn còn nhớ một đoạn thư xưa viết về người con gái đó: “Em đã có lần mỉm cười nói với tôi “Đường nào dài hơn đường Trần Hưng Đạo, lính nào xạo bằng lính Hải Quân” nhưng đôi mắt em long lanh dưới ánh trăng mờ . Tôi ngồi nghe em nói về trường Văn Khoa, về văn chương của những tác giả đương thời, về những bản tình ca của một thời ly lọan, về bạn bè xa gần, và cả về những ước mơ rất nhỏ, rất dễ thương của một người con gái mới lớn. Em chăm chú nghe tôi nói về cuộc đời lang bạt nhọc nhằn, nhẹ thở dài như cảm thông, và tôi chợt nhận ra rằng tôi lại thêm một lần “ngất ngư con tàu đi” vì đôi mắt em.”

Tất cả đã chìm vào dĩ vãng, buồn quá phải không bạn thân, thế nhưng kỷ niệm dù buồn vẫn đẹp và sống mãi với chúng mình cho tới những ngày cuối cuộc đời.

Mong bạn lúc nào cũng an khang để chờ một ngày về.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Aug. 8, 2014

Ngô Đồng
08-11-2014, 01:16 PM
Bài anh viết lúc nào cũng man mác - bồi hồi . Cho em gởi lời thăm chị K nha anh .

Eve.
08-18-2014, 07:26 PM
Nhu chi ND moi lan Eve doc bai cua Chu lai cam thay bui ngui va them ruou (chang hieu tai sao lai the nua - du khong the uong) ... Doc song them wa tham Chu va chi Kh ghe noi, doc song de nho Cali kinh khung .. doc song Eve cung cam thay nhu minh dang "nhu the", tam tinh cung "nhu the" .. bui ngui nhu the chinh minh da nhu the ... hac Chu hieu "nhu the" fai khong huh ? :) ...

Khi nao ve vn chu va Chi nho "hu" Eve nhe .

Eve...

NgụyXưa
08-25-2014, 09:32 AM
Giọt Nước Mắt Cho Người Không Quen


Bạn thân,

Mấy hôm nay tôi thoáng buồn, và có lúc thật thẫn thờ vì những xao động của thế giới trong vài tuần qua.

Trận chiến giữa Israel và Hamas làm tôi nhớ tới những lần VC pháo kích vào Sài Gòn thời chúng mình còn trong quân ngũ, cố giữ gìn mảnh đất miền Nam. Mặc dù hoàn toàn đồng ý với bạn là Israel có quyền tự vệ, oanh tạc nơi ẩn nấp của kẻ thù hàng đêm pháo kích bừa bãi, thế nhưng mỗi lần nhìn thấy hình ảnh của những bà mẹ khóc con trong hoang tàn đổ nát trên giải đất Gaza tôi không khỏi ngậm ngùi. Người lính chiến ít ra còn có chút chọn lựa thế nhưng người dân, dù ở bất cứ bên nào, kẹt giữa hai lằn đạn, là người chịu nhiều đắng cay. Trận chiến này dù có tạm ngừng bây giờ thì trong tương lai cũng sẽ lại tiếp diễn, và những bà mẹ lại sẽ khóc con, thiếu phụ lại sẽ khóc chồng …

Chiến tranh nào cũng có đổ nát điêu tàn và chia lìa xót xa. Ngày xưa có lần con tàu tôi chỉ huy đã phải chở quan tài của một người lính từ Phú Quốc về Sài Gòn trong mùa biển động vì lúc đó chiến tranh đang ác liệt, quân đội thiếu thốn phương tiện hàng không, và vì thân nhân tử sĩ tại Sài Gòn đã chờ đợi quá lâu những chuyến bay không bao giờ tới. Dù được ràng buộc cẩn thận tại sân sau của chiến hạm thế nhưng chiếc quan tài cũng như muốn lọt xuống biển mỗi khi con tàu nghiêng ngả vì sóng gió đại dương. Từ đài chỉ huy nhìn xuống tim tôi thót lại mỗi lần nước biển tràn lên phủ kín sân sau, tôi thầm cầu nguyện xin trời dừng để cho người lính xấu số phải chết thêm một lần.

Có lẽ chính người chết đã phù hộ cho con tàu nên chúng tôi vượt qua được cơn bão, về tới Sài Gòn an toàn vào lúc gần nửa đêm. Tàu vừa cặp cầu xong là thân nhân tử sĩ đã ùa lên khóc oà, ôm lấy quan tài còn đẫm nước biển, và tôi không thể nào quên được tiếng nấc nghẹn ngào của người cha: “Con ơi, bây giờ chỉ còn là hòm gỗ thôi!” Thủy thủ đoàn đứng nghiêm, chào tay tiễn đưa người lính chúng tôi không hề biết mặt, và đã quá lâu ngày nên tôi cũng không còn nhớ tên, nhưng tôi vẫn không quên được những giọt nước mắt ứa ra từ đôi mắt của một người thủy thủ già, có lẽ vì ông ta đang nghĩ tới đứa con trai ngoài chiến trường.

Người đàn bà khóc con ở Gaza bây giờ và người cha nức nở ôm quan tài trên chiến hạm ngày xưa đều để lại cho tôi một niềm xúc động và một nỗi buồn, thế nhưng tôi thật sự kinh hoàng và tức giận, cùng với niềm đau, khi thấy người đàn ông Iraqi trên TV giơ cao thân xác đứa con gái mới vừa 8 tuổi bị người Isil dã man chặt mất đầu! Tưởng thế đã là ghê tởm, thế nhưng bạn nghĩ sao khi bọn người cuồng tín đó hành hình phóng viên James Foley, cắt đầu bằng con dao ngắn và còn quay video, đưa lên Internet cho cả thế giới xem! Tôi nghĩ dã thú trong rừng sâu cũng không tàn ác hơn con người Isil này.

Bạn thân,

Ông Phạm Duy viết mấy câu trong một bài hát:

Tôi buồn vì đấm đá mọi nơi.
Tôi buồn vì chém giết tơi bời.
Tôi buồn vì đất nước tả tơi...
Biết rồi ! Khổ lắm ! Cứ nói hoài !

"Biết rồi" vì ông ta “Sức Mấy Mà Buồn”, còn tôi, tôi vẫn thấy mênh mang một nỗi niềm. Có lẽ lâu rồi nỗi buồn cũng sẽ qua nhưng bây giờ xin bạn đừng khuyên tôi hãy đi đánh golf để tìm vui vì Carlsbad có rất nhiều sân golf, nhất là đừng bảo tôi cười nhe hàm răng trắng nhởn như ai đó sau khi vừa nói lời chia buồn với gia đình Foley! Người ta sống cần phải có một tấm lòng, phải thế không bạn thân?

Mong bạn lúc nào cũng an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
August 25, 2014

NgụyXưa
09-24-2014, 02:20 PM
Nắng Gió Mùa Thu Cali


Bạn thân,

Thấm thoát tôi về nơi mù sương này cũng đã được gần 6 năm? Sáu năm của tuổi trẻ năm xưa là một đoạn đời rất ngắn vì đời sống thay đổi đến chóng mặt, chứ không dài bất tận như sáu năm của tuổi già bây giờ. Từ dạo về đây nếp sống của tôi hầu như không có gì mới lạ, vẫn là những ngày êm đềm với ly cà phê buổi sáng, với những chiều nắng nhạt đi bộ trên con dốc trước nhà, và thỉnh thoảng là những chuyến đi xa để nhớ để quên.

Báo tin bạn biết là tuần tới tôi sẽ lại đi xa ít lâu, gần cuối tháng Mười mới trở về. Chuyến đi này có vẻ hơi “vất vả” vì các nước của miền Nam Âu Châu gần nhau nên ngày nào du thuyền cũng ghé bến, và từ hải cảng phải mất vài giờ xe bus mới vào thăm được các thắng cảnh trong đất liền. Tôi sẽ ghé vào Vatican, và dù là người ngoại đạo, tôi cũng sẽ thầm cầu nguyện cho bạn, và cho cả những người không quen vì chiến tranh mà gia đình phải xa cách, chia lìa.

Đi du lịch xa bằng tàu thủy thì tương đối an toàn, thế nhưng trước khi xuống được tàu đã phải qua trải qua ít nhiều đắng cay. Chuyến bay từ Mỹ sang Âu Châu là một hành trình dài khá mệt nhọc cho những hành khách mua vé “kiệm ước” như tôi. Thủ tục an ninh, cời giày, cởi áo cho người ta sờ nắn, và vật vã chờ đợi ở phi trường đủ làm mình bực bội, và đôi khi còn lo sợ là chuyến bay có thể bị mấy ông Hồi Giáo quá khích “hỏi thăm sức khoẻ” nữa chứ! Biết vậy mà “dòng máu giang hồ” vẫn chưa cạn khô, vẫn lang thang đi tìm những hình bóng cũ không quên.

Tháng ngày trầm lặng nên nhiều lúc đầu óc trống rỗng, chẳng biết viết gì thăm bạn, thôi thì hôm nay tào lao nắng mưa là chuyện của trời, vậy nhé bạn thân.

Đã vào thu nhưng thời tiết Cali vẫn chưa se lạnh như những mùa thu dịu êm trước đây. Buổi chiều có nhiều hôm rất nóng, và hạn hán nữa, nên cháy rừng liên miên. Năm ngoái những ngọn đồi quanh nơi tôi cư ngụ đã cháy trơ trụi nên năm nay chắc chẳng còn gì cho thần hoả viếng thăm. Ông hàng xóm của tôi cũng vừa lên đường đi chơi xa, nhờ tôi trông nhà dùm, và nhắn tôi là nếu “có gì” thì điện thoại cho ông ta biết. Tôi nghĩ thầm, nếu “có gì” xảy ra thì cũng chỉ còn một đống tro tàn, và tôi chắc cũng chẳng còn lòng dạ nào gọi cho ông ta để báo tin!

Cali hạn hán, cháy rừng thế nhưng tiểu bang của bạn lại mưa giớ tơi bời, cuồng phong và lũ lụt gây ra bao nhiêu là đổ vỡ hoang tàn. May là bạn vẫn yên lành, mừng cho bạn. Tôi từng nghe người ta kể chuyện về một gia đình người Việt sợ Cali động đất nên bán nhà, di chuyển về một tiểu bang miền Đông, thế nhưng trên xa lộ xuyên bang xe của họ gặp tại nạn thảm khốc. Đúng là trời gọi ai người ấy dạ, chứ biết làm sao mà tránh được thiên tai!

Bạn thân,

Dạo này tôi coi TV hơi nhiều bạn ạ, và có lúc chợt thấy buồn vì tin tức thời sự mặc dù những chuyện xảy ra trên thế giới hầu như chẳng có gì ảnh hường tới đời sống của chúng mình, và nếu có thì cũng chỉ là những gì vụn vặt chứ không thê thảm như đang xảy ra ở những nơi xa xôi như Gaza, Iraq hay Syria … nơi khói lửa mịt mù, chẳng khác gì VN chúng mình thời loạn ly trước năm 1975.

Nhớ VN nên Q. và tôi đã hoạch định xong chuyến hải hành ‘nam tiến” từ Hồng Kông trong năm tới. Chúng tôi sẽ ghé vào vài hải cảng của đất nước mình nhưng chỉ là một hoặc hai ngày ngắn ngủi, không đủ thời gian cho tôi lên Đà Lạt thăm lại thành phố thời hoa niên.

Bạn bè Bảo Bình chỉ còn Vinh ở Sài Gòn và Vĩnh Lợi ở Đà Nẵng. Không biết bạn ta bây giờ ra sao. Bốn mươi năm không gặp nhưng tình chưa cũ, phải thế không “Mệ” **, và không biết “Ba Cụt” còn nhớ “Cá Sơn” và tôi?

Tình thân,

Ngụy Xưa,
Sept. 24, 2014

** Nick names do bạn bè đặt ngày chúng tôi còn ở trong quân trường.

NgụyXưa
10-23-2014, 08:52 AM
Buồn Vui Đất Lạ


Bạn thân,

Tôi từ Venice trở về từ hôm cuối tuần thế nhưng … mệt quá nên hôm nay mới viết thăm bạn được đôi dòng.

Trước khi đi tôi đã biết là chuyến hải hành này sẽ vất vả vì hầu như ngày nào tàu cũng ghé bến để du khách đi thăm những di tích của các nền văn minh cổ như Colosseum của Ý, Acropolis của Hy Lạp, Ephesus của Thổ Nhĩ Kỳ …, và chuyến đi nào cũng sẽ kéo dài từ 8 tới 10 tiếng đồng hồ! Nhiều hôm về muộn tàu đang chuẩn bị rời bến làm mình cuống quít vội vàng.

Bạn còn nhớ Cường Điên, thằng bạn thời thơ ấu, tiến sĩ về khoa học không gian, nhưng lâu rồi cóc thèm đi làm, chỉ ở nhà cho vợ nuôi? Tôi rủ nó đi du ngoạn cho biết đó biết đây, nó lắc đầu nói là chỉ cần vào Internet là biết hết mọi thứ, đi đâu xa cho mệt. Tôi cố thuyết phục nó, lý luận là đọc Internet cũng giống như coi hình đàn bà đẹp, đâu có thể nào so sánh được với gặp mặt, nhìn nhau bằng ánh mắt long lanh, nắm được bàn tày mềm mại và ngửi được mùi hương tử hơi thở nồng nàn. Nghe vậy mà nó chỉ cười khẩy, nghĩ là tôi điên chứ nó không điên!

Trong nhiều chuyến đi trước tôi thực tình đã “enjoy” hết mình. Bồng bềnh mây nước góc biển chân trời, thăm viếng các thành phố, các thắng cảnh tôi đều thấy xúc động, và thường so sánh những nơi đó với quê hương VN mình để bùi ngùi nhớ thương, thế nhưng chuyến du hành các nước miền Nam Âu Châu vừa rồi thì có nhiều lúc tôi thấỳ ông bạn Cường điên có lý hơn mình!!!

Tôi đã một lần thất vọng khi thăm Vạn Lý Trường Thành, không tìm được cái không khí “Trống trường thành lung lay bóng nguyệt” trong văn chương, chỉ thấy những tường gạch và một lũ người chen chúc, mồ hôi nghễ nhại như tôi đã kể với bạn trong những lá thư trước đây. Colosseum, vận động trường danh tiếng của nền văn minh La Mã, Acropolis huyền thoại của nền văn minh Hy Lạp, và Ephesus, thành phố cổ bị tàn phá vì động đất của Thổ Nhĩ Kỳ còn … tệ hơn Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa. Chắc bạn cũng đã nhìn thấy hình ảnh huy hoàng của những phế tích này trên Internet, và tôi cũng đã nghĩ tới những lúc mình hiện hữu trong khung cảnh đó, thả hồn sống với dĩ vãng hoang đường của những nền văn minh cổ xưa. Thế nhưng …

Các di tích đó thường ở trên đồi cao, đường đầy sỏi đá trơn trượt, rất khó đi và thời gian đã tàn phá nên có nơi chỉ còn vài hàng cột đứng chơ vơ cùng những tảng đá điêu khắc ngổn ngang trên đường. Vài di tích còn giữ được hình hài để du khách có thể nhận ra đâu là phòng ốc, đâu là nhà hát, đâu là đấu trường … nhưng tất cả đều được vá víu bằng những vật liệu hiện đại như xi măng và thanh sắt để niú kéo thời gian vì các di tích là nguồn lợi khổng lồ cho quốc gia, không thể nào để sụp đổ, tiêu tan. Ephesus là nơi các nhà khảo cổ vẫn còn đang làm việc. Nhà cửa tạm thời, dụng cụ đào đất, lướí sắt, giây nhợ giăng khắp nơi khiến di tích cổ đại này trông nham nhở , mất đi cái vẻ huyền bí của cổ tích hoang đường.

Hàng ngày có hàng ngàn du khách tới Thổ Nhĩ Kỳ, mua vé vào cửa để thăm Harem của các Sultans, nơi giam giữ các cung nữ và nô lệ tình dục ngày xưa. Nhà thờ hồi giáo nào của cũng đòi lệ phí rất cao để vào xem những kiến trúc cầu kỳ đầy màu sắc, và để được các giáo dân đang cầu nguyện chổng … mông vào mặt mình! Có một chuyện tức cười nữa, đó là mỗi du khách được phát cho một cái túi để bỏ giầy vào đó, xách theo tòn ten khi đi chân trần thăm viếng thánh đường, trông không giống ai! Đàn bà còn được cho mượn khăn quàng để che đầu và mái tóc. Bộ đầu đàn bà … có vấn đề, hả bạn thân? :)

Tuy vậy tôi không hề hối tiếc đã đi chuyến du lịch vừa rồi vì tôi đã có những ngày rất vui ở Barcelona (Spain), Venice (Ý), leo lên được đỉnh đồi nhà thờ Notre-Dame De La Garde tại Marseille của Pháp, và nhất là được vào thăm thánh đường Vatican tại La Mã, nơi hai nền văn minh kim cổ hiện diện một cách hài hoà. Các kiến trúc cổ xưa đều được bảo trì và xử dụng liên tục nên sống động chứ không tàn phai như những di tích khác. Có một điều đáng tiếc là du khách đông quá (khoảng 20 ngàn người tới thăm hàng ngày) nên thánh đường ít nhiều mất vẻ trang nghiên trầm lắng. Tôi là người ngoại đạo, và không rành lịch sử Âu Châu cho lắm, nên đôi lúc bị lạc lõng trong các câu chuyện của hướng dẫn viên du lịch.

Bạn thân,

Tâm tình với bạn cảm tưởng về các nơi chốn đã đi qua mà không có chút nhận xét về con người thì có lẽ hơi thiếu xót. Theo tôi thấy thì dân Âu Châu lúc nào cũng lịch sự và dễ thương, trừ dân Thổ Nhĩ Kỳ! Thành phố Istanbul thực ra nằm trên cả hai lục địa Âu và Á, và dân chúng đa số theo Hồi Giáo nên có vẻ dữ dằn. Một bà bạn của tôi trả giá nhưng rồi không chịu mua món hàng đã lựa họn bị người bán hàng đuổi thẳng cánh: “You, China (sic)! Get out”. Cứ thấy da vàng thì tưởng người ta là Tàu nên bà bạn tôi tỉnh bơ. “Nó chửi Tàu chứ có chửi mình đâu!”. Tôi ngứa miệng định nói: “You, Turkey” nhưng nghĩ chắc là người bán hàng không hiểu. Người Thổ trong tiếng Anh là Turkist còn Turkey là nước Thổ nhưng cũng có nghiã là con gà tây, là … thằng ngu! Dù sao thì “Turkey” cũng là đồng minh của Mỹ, xin giữ cho nhau một chút tình!

Mấy hôm nay đã đỡ mệt, tỉnh táo rồi nên lại nghĩ tới chuyến đi Nam Á, những nơi gần gũi với quê nhà, vào đầu năm 2015. Ngày xưa khi mới ra trường, đi thực tập trên Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ, bạn đã từng đặt chân tới Singapore, Thailand, Indonesia, Malaysia và nhiều bến bờ trong biển Thái Bình, những nơi dù chỉ đi qua một lần những vẫn không quên. Bạn giữ gìn sức khoẻ để cùng nhau về thăm chốn cũ nhé.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Oct. 22, 2014

NgụyXưa
11-11-2014, 10:27 AM
Mùa Thu Ngày Nắng Muộn


Bạn thân,

Nghe tin những tiểu bang miền Bắc Mỹ mấy hôm nay gió tuyết và mưa bão ngập trời, tôi lắc đầu thương bạn ta quá đi thôi! Cali nơi tôi sống mùa thu năm nay tới muộn, nắng vẫn vàng, trời vẫn đủ ấm cho thiên hạ dập dìu ngoài bãi biển, và riêng tôi vẫn còn có thể dạy sớm ra hồ bơi, vui với tuổi vàng.

Thành phố này tiền thuế nhiều quá, không biết làm gì cho hết nên ho xây một cái park rộng mêng mông cho cả … chó và người! Chó có chỗ riêng để chạy rông còn người ngoài những tiện nghi khác còn có hai hồ bơi nước ấm ngoài trời, đủ rộng cho những người chậm chạp như tôi chiếm riêng một lane, nằm ngửa thả trôi nhìn trời xanh mây trắng hững hờ mà chẳng làm phiền ai.

Bạn còn nhớ trường SQHQ Nha Trang của chúng mình ngày xưa không? Cái trường do Tây xây để lại cho VN mình, có hai sân tennis nhưng không có hồ bơi, (có lẽ vì Tây ở bẩn, lười tắm), nên anh em chúng mình hàng tuần bị luấn luyện viên thể thao dẫn ra biển, từ cầu tàu nhẩy xuống nước, bơi cho đủ 50 thước mới được ra về. Đứa nào bơi không nổi, gần hết hơi mới được vớt lên để tuần sau … bơi tiếp. Mấy thằng miền sông nước Hậu Giang, hoặc con nhà giàu hội viên của “Cercle Sportif Saigonnais”, nhẩy xuống nước bơi như nhái, còn dân nhà quê Đà Lạt như tôi bơi … chó được vài thước đã muốn chìm. Huấn luyện như vậy mà khi ra trường tôi cũng bơi được đủ 50 thước, và may mắn là sau này khi chỉ huy chiến hạm tôi đã không bao giờ phải khoe tài bơi lội với nhân viên!

Cái công viên của thành phố không chỉ có hai hồ bơi mà còn có cả spa nước nóng đủ chỗ cho 25 người! Bơi mệt nghỉ xong vào ngồi spa cho jet stream đấm bóp đã lắm bạn ạ. Thú thật với bạn là đi bơi tốt cho sức khoẻ, và đôi khi tốt cho cả con mắt vì được thưởng thức nét đẹp của những thân hình căng nhựa sống! Tuy nhiên bạn hãy nghe tôi, đừng bao giờ tới hồ tắm trên những cruise ships! Nơi đó dành riêng cho những ông bà già bụng phệ nằm phơi nắng, nhìn thấy là đủ chán đời!

Bạn thân,

Mùa thu Cali năm nay tới muộn nhưng hoa cúc vàng đã nở rộ sau vườn và buổi chiều sau khi tắt nắng cũng đủ se lạnh, phải mặc áo ấm để có những phút bình yên, đi bộ trên con dốc trước nhà.

Từ dạo hồi hưu ngày nào của anh em chúng mình cũng là ngày cuối tuần, thế nhưng tâm hồn chúng mình vẫn chưa hoàn toàn yên tịnh, phải thế không bạn thân? Chúng mình vẫn nhận được những email về tình trạng tồi tệ của xã hội Việt Nam hiện thời, và đâu đó trên thế giới vẫn còn đầy những bất trắc, bao nhiêu người vẫn chết vì bệnh dịch, vì bom đạn, vì bị chặt đầu phân thây, man rợ như thời hồng hoang! Toàn những chuyện ngoài tầm tay, đọc xong chỉ biết thở dài ưu tư, và cảm thấy bất lực vì ảnh hưởng của nước Mỹ với thế giới càng ngày càng suy sụp. Người Mỹ bây giờ không còn là người hùng, thấy chuyện bất bình tức thời ra tay nghĩa hiệp như thời xa xưa.

Cũng may là thành phố nơi tôi cư ngụ rất thanh bình nên tôi vẫn còn những phút bình yên để nhớ về bạn bè và những ngày xưa thân ái của thời hoa mộng trên cao nguyên Lâm Viên. Tháng May năm 2015 trường cũ sẽ tổ chức đại hội, bạn nhớ về họp mặt nhé, để chúng mình có dịp nhắc nhở nhau những ngày vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Nov. 11, 2014

SauDong
11-11-2014, 10:59 AM
Bác Ngày Xưa, nghe nói sông Nhà Trắng cũng nhỏ (hihi khúc xóm Bóng đó), chắc họ tập cho bác bơi từ bờ này đến bờ kia đấy. Tui sắp nghỉ mát 1 tuần ở đó nên sẽ ngắm cho bác cái đoạn nước 50m gian truân ngày nao của bác.

hoài vọng
11-11-2014, 05:43 PM
Bác Ngày Xưa, nghe nói sông Nhà Trắng cũng nhỏ (hihi khúc xóm Bóng đó), chắc họ tập cho bác bơi từ bờ này đến bờ kia đấy. Tui sắp nghỉ mát 1 tuần ở đó nên sẽ ngắm cho bác cái đoạn nước 50m gian truân ngày nao của bác.
Anh Sáu lầm to rồi ! Bác Nguy Xua đã từng đuổi theo Mỹ Nhân Ngư đấy ...:)...
Mong bác Ngụy Xưa gạt bỏ được những chuyện người hùng để vui sống những ngày còn lại .

SauDong
11-24-2014, 12:42 AM
Anh Sáu lầm to rồi ! Bác Nguy Xua đã từng đuổi theo Mỹ Nhân Ngư đấy ...:)...
Mong bác Ngụy Xưa gạt bỏ được những chuyện người hùng để vui sống những ngày còn lại .

Hình như bây giờ bác NX vẫn đuổi theo Mỹ nhân đấy chứ.

NgụyXưa
11-26-2014, 09:34 AM
Hình như bây giờ bác NX vẫn đuổi theo Mỹ nhân đấy chứ.Anh SauDong,

Qua rồi thuở ấy tình sâu nặng
Trăng mới cuồng si nụ bán khai (Đinh Hùng)

NX hết thời rồi anh SauDong. Mong anh mau trở lại Hoa Kỳ để tôi được thấy lại hình ảnh căn nhà xưa.

***

Căn Nhà Trong Trí Tưởng


Bạn thân,

Bạn còn nhớ không, Sài Gòn thời thập niên 60 là những năm đầy biến động, hết đảo chánh tới chỉnh lý, hết Phật Giáo xuống đường đến VC tấn công vào dịp Tết Mậu Thân (1968). Lúc đó chúng mình còn đang theo chiến hạm, lênh đênh góc biển chân trời, lâu lâu mới được về Sài Gòn nghỉ bến vài tuần, thế nhưng Sài Gòn biến động cũng làm những ngày nghỉ bến của chúng mình không được bình yên.

Thường thì vì cấm trại “trăm phần trăm, em ơi” nên thỉnh thoảng chúng mình mới được phép về thăm nhà, thế nhưng tôi lại không có một nơi gọi là nhà tại thành phố thân quen đó. Gia đình tôi ở tuốt trên cao nguyên nên mỗi lần “đi bờ” tôi thường ngủ vật vã trên căn gác xép của “Thịnh Mù” hoặc chia nhau một tấm divan với “Cóc Cần” tại căn nhà gỗ trong con hẻm gần bến xe đò An Đông. Bố mẹ tôi thương thằng con trai long đong nên vay mượn người quen, mua cho tôi căn nhà nhỏ gần Việt Nam Quốc Tự trên con đường Trần Quốc Toản để tôi có chỗ trú ngụ mỗi lần được về nghỉ bến Sài Gòn.

Những ngày Phật Giáo biểu tình khu Việt Nam Quốc Tự mịt mù khói lựu đạn cay, nhiều hôm ngồi trong nhà mà nước mắt tôi giàn giụa, đành phải “di tản chiến thuật” tới nhà “Thịnh Mù” ở tuốt bên Phú Nhuận lánh nạn, và ăn cơm nhờ, hoặc trở về chiến hạm đêm nằm nghe tiếng mình thở dài.

Thấy tôi thường bỏ nhà hoang, bố mẹ tôi xót của nên để đứa em trai tôi từ Đà Lạt xuống sống với tôi cho có anh có em, và trông coi nhà cửa mỗi lần tôi đi xa. Em tôi mới 17 tuổi, còn thơ dại thế mà cũng đã trải qua một ngày thật hãi hùng ở nơi đó. Ngay sáng mồng một Tết Mậu Thân chúng tôi nghe tiếng súng nổ, hé cửa ra nhìn, thấy một người Cảnh Sát bị VC bắn nằm rên la ngay trước cửa nhà. Dù sợ hãi anh em chúng tôi cũng ra đường, cố tìm cho được một chiếc taxi, khiêng người Cảnh Sát lên xe, chở vào bệnh viện Bình Dân để cấp cứu. Ông tài xế xua tay không nhận tiền chúng tôi đưa trả, vội vã bỏ đi ngay sau khi nhân viên bệnh viện mang người bị thương ra khỏi xe. Anh em chúng tôi nép vào hành lang những căn nhà kín cửa trên con đường vắng, đi bộ về nhà, không biết số phận của người cảnh sát đó sau này ra sao vì không thấy ông ta trở lại nơi mình bị bắn, hỏi thăm hay cám ơn người đã đưa mình đi cấp cứu.

Căn nhà nhỏ trở thành một ám ảnh nên chúng quyết định bán đi, tìm một chỗ khác yên lành, và tôi đã chọn được một căn nhà … ngay trước cửa nghĩa địa! Bố mẹ tôi và bạn bè ai cũng can ngăn thế nhưng lúc đó tôi tin là sống gần người chết có lẽ yên thân hơn là sống gần mấy … ông sư, và tôi cũng chẳng tin ma quỉ nên không e ngại cái nghĩa địa bên kia đường ngay trước cửa nhà.

Căn nhà trước đó xây cho Mỹ mướn nên đầy đủ tiện nghi. Sân trước đủ rộng cho xe hơi đậu, và có cây huỳnh anh trước ngõ lá lúc nào cũng xanh ngắt, và hoa vàng hầu như nờ quanh năm, thoáng nhìn thật là nên thơ. Thật là bất ngờ, khi dọn vào tôi mới biết, một bên hàng xóm của tôi là gia đình một ông công chức đã hồi hưu, có hai cô con gái học trường Tây (Marie Curie), nói tiếng Việt không rành để tôi bập bẹ tiếng Pháp đã rơi rụng từ ngày tôi rời ghế nhà trường. Lúc đó tôi còn độc thân, nhọc nhằn với sóng nước, nay ở mai về, nhưng đối với những người con gái kín cổng cao tường thì đó là cuộc sống đầy bí ẩn và quyến rũ. Tôi lần lượt trước sau rơi vào vòng tay của … cả hai chị em. Đó là những mối tình trong sáng, và nhẹ như mây trời, để rồi vội tan như sương mai vì cả hai chị em đều theo nhau giã từ VN, qua Pháp du học.

Căn nhà trước cửa nghĩa địa đó không chỉ là một mái hiên che nắng che mưa mà còn là một nơi mang đến cho tôi nhiều may mắn, có lẽ nhờ những hồn ma không quen nằm bên kia đường phù hộ. Vài năm sau khi vào sống trong căn nhà đó tôi được thuyên chuyển khỏi chiến hạm, lên Bộ Tư Lệnh Hải Quân làm việc ngay tại bờ sông Sài Gòn, thành hôn với người yêu dấu, và năm 1973 tôi được học bổng du học tại Hoa Kỳ, một ước mơ tới muộn màng vào tuổi 30, thế nhưng nhờ vậy mà tôi đã không phải bị lưu đày trên núi rừng Bắc Việt, hoặc cay đắng trong “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng” như bao nhiêu bạn bè cùng khoá vào cuối tháng Tư năm 1975.

Bạn thân,

Em trai tôi ở lại căn nhà đó cho đến năm 1990 mới đoàn tụ với chúng tôi tại Hoa Kỳ, và căn nhà được bán đi với giá rẻ mạt, gần như cho không. Năm 2004, sau 31 năm xa cách, tôi có trở về Sài Gòn một lần thế nhưng đã không có thì giờ tới thăm chốn cũ, nhìn lại căn nhà xưa, tuy nhiên tôi cũng được biết là người ta đã hốt hết cốt tại nghĩa địa bên kia đường, và chỗ đó bây giờ là cái chợ nhỏ. Cây huỳnh anh trước ngõ cũng đã bị chặt bỏ, sân trước trở thành một … pharmacy, chứ không còn là nơi tôi đứng chuyện trò với hai người con gái bên kia hàng rào những buổi chiều không có nắng.

Căn nhà, “nơi sống bao ngày giờ đằm thắm…”, chỉ còn trong trí tưởng, và tôi biết dù có trở về tôi cũng sẽ không bao giờ tìm lại được những bóng hình ngày xưa. Tiếc quá, tôi cũng chẳng có một tấm hình nào của cây huỳnh anh trước ngõ. Thôi cũng đành, phải thế không, bạn ta?

Tình thân,

Ngụy Xưa
Nov. 25, 2014

passenger
11-26-2014, 10:57 AM
"Căn Nhà Trong Trí Tưởng"


Love những câu chuyện kể vương vấn chút sương khói của SG xưa...

Happy Thanksgiving, Mr. DN!:)
(and many Thanks for Giving/Sharing all the best of Memory!)

Nghi Bình
11-26-2014, 11:38 AM
Chúc anh Ngụy Xưa và gia đình ngày lễ Tạ Ơn đầm ấm, an vui :). Cám ơn anh NX vẫn "cặm cụi" viết lại tâm tình và nỗi nhớ về ngày cũ ... Xin chúc cho các "bạn thân" của anh luôn luôn tâm lac.

Chào làm quen Passenger và cũng chúc Passenger Happy Thanksgiving nha.

bonita
11-26-2014, 12:23 PM
kính chúc cô chú một mùa lễ tạ ơn tràn đầy bình an

NgụyXưa
11-26-2014, 03:09 PM
Love những câu chuyện kể vương vấn chút sương khói của SG xưa...

Happy Thanksgiving, Mr. DN!:)
(and many Thanks for Giving/Sharing all the best of Memory!)Hi PD,

Còn nhớ tấm hình dưới đây không? :)

698

Maxie đó. Mới ngày nào mà nay đã 7 tuổi và đang học lớp 2. Maxie và DN thân chúc cô Phù "Happy Thanksgiving".

@Nghi Bình: Vẫn thường đọc bài của NB, dù không để lại comment. Xin chúc NB và các bạn miền xa thân qui một ngày lễ an lành.

@bonita: Bên Pháp không có lễ Tạ Ơn nên xin chúc Bonita những ngày bình yên, đầm ấm cùng với người thân trong gia đình.

NX

dulan
11-26-2014, 03:29 PM
...


Xin chào Gửi Bạn Miền Xa và quan khách trong nhà anh Ngụy Xưa,

Dulan đọc thấy cây huỳnh anh hoa vàng, chợt nhớ ngày còn bé, đã nhiều lần theo bạn bè hái lá huỳnh anh của một bà hàng xóm, vò vò thêm nước để làm xin xâm, để một thời gian ngắn nó cũng đông lại giống xin xâm và chơi bán đồ hàng trẻ con, nhưng không đứa nào dám ăn, sợ lá dại :)

Nhưng ngày đó đứa nào cũng gọi là cây hoàng anh, bây giờ thấy anh NX viết và nói hoa màu vàng, thì dulan nhớ ngay nó chính là hoàng anh.

Dulan vẫn núp lùm đọc tất cả những bài trong này...

Cậu bé Maxie dễ thương quá! Cám ơn anh cho xem hình.





Thân mến và chúc vui,
Dulan

passenger
11-26-2014, 04:53 PM
Little Mister Maxie nhìn cũng đầy nét vui tươi/dí dỏm giông giống Mr. DN ngày xưa ấy nhỉ...
(hmm, rồi lại khối bé Candy tha hồ lăn quay ra mà khóc nhè đấy!)

Time flies like an arrow...
Mới ngày nào chú mình còn mặc tã/gặmchân/hét:"Got milk?":)


*Hello NB!
Có một bài thơ của NB mà Psr tôi rất ưa, liệu cô ts có đồng ý cho tôi đem vào trang KGR của tôi không?
Ngày lễ vui nhé!

SauDong
11-28-2014, 04:05 PM
Anh SauDong,

Qua rồi thuở ấy tình sâu nặng
Trăng mới cuồng si nụ bán khai (Đinh Hùng)

NX hết thời rồi anh SauDong. Mong anh mau trở lại Hoa Kỳ để tôi được thấy lại hình ảnh căn nhà xưa.

***

Căn Nhà Trong Trí Tưởng



Căn nhà nhỏ trở thành một ám ảnh nên chúng quyết định bán đi, tìm một chỗ khác yên lành, và tôi đã chọn được một căn nhà … ngay trước cửa nghĩa địa! Bố mẹ tôi và bạn bè ai cũng can ngăn thế nhưng lúc đó tôi tin là sống gần người chết có lẽ yên thân hơn là sống gần mấy … ông sư, và tôi cũng chẳng tin ma quỉ nên không e ngại cái nghĩa địa bên kia đường ngay trước cửa nhà.

Căn nhà trước đó xây cho Mỹ mướn nên đầy đủ tiện nghi. Sân trước đủ rộng cho xe hơi đậu, và có cây huỳnh anh trước ngõ lá lúc nào cũng xanh ngắt, và hoa vàng hầu như nờ quanh năm, thoáng nhìn thật là nên thơ. Thật là bất ngờ, khi dọn vào tôi mới biết, một bên hàng xóm của tôi là gia đình một ông công chức đã hồi hưu, có hai cô con gái học trường Tây (Marie Curie), nói tiếng Việt không rành để tôi bập bẹ tiếng Pháp đã rơi rụng từ ngày tôi rời ghế nhà trường. Lúc đó tôi còn độc thân, nhọc nhằn với sóng nước, nay ở mai về, nhưng đối với những người con gái kín cổng cao tường thì đó là cuộc sống đầy bí ẩn và quyến rũ. Tôi lần lượt trước sau rơi vào vòng tay của … cả hai chị em. Đó là những mối tình trong sáng, và nhẹ như mây trời, để rồi vội tan như sương mai vì cả hai chị em đều theo nhau giã từ VN, qua Pháp du học.

Căn nhà trước cửa nghĩa địa đó không chỉ là một mái hiên che nắng che mưa mà còn là một nơi mang đến cho tôi nhiều may mắn, có lẽ nhờ những hồn ma không quen nằm bên kia đường phù hộ. Vài năm sau khi vào sống trong căn nhà đó tôi được thuyên chuyển khỏi chiến hạm, lên Bộ Tư Lệnh Hải Quân làm việc ngay tại bờ sông Sài Gòn, thành hôn với người yêu dấu, và năm 1973 tôi được học bổng du học tại Hoa Kỳ, một ước mơ tới muộn màng vào tuổi 30, thế nhưng nhờ vậy mà tôi đã không phải bị lưu đày trên núi rừng Bắc Việt, hoặc cay đắng trong “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng” như bao nhiêu bạn bè cùng khoá vào cuối tháng Tư năm 1975.

Bạn thân,

Em trai tôi ở lại căn nhà đó cho đến năm 1990 mới đoàn tụ với chúng tôi tại Hoa Kỳ, và căn nhà được bán đi với giá rẻ mạt, gần như cho không. Năm 2004, sau 31 năm xa cách, tôi có trở về Sài Gòn một lần thế nhưng đã không có thì giờ tới thăm chốn cũ, nhìn lại căn nhà xưa, tuy nhiên tôi cũng được biết là người ta đã hốt hết cốt tại nghĩa địa bên kia đường, và chỗ đó bây giờ là cái chợ nhỏ. Cây huỳnh anh trước ngõ cũng đã bị chặt bỏ, sân trước trở thành một … pharmacy, chứ không còn là nơi tôi đứng chuyện trò với hai người con gái bên kia hàng rào những buổi chiều không có nắng.

Căn nhà, “nơi sống bao ngày giờ đằm thắm…”, chỉ còn trong trí tưởng, và tôi biết dù có trở về tôi cũng sẽ không bao giờ tìm lại được những bóng hình ngày xưa. Tiếc quá, tôi cũng chẳng có một tấm hình nào của cây huỳnh anh trước ngõ. Thôi cũng đành, phải thế không, bạn ta?

Tình thân,

Ngụy Xưa
Nov. 25, 2014

bác Ngày Xưa ơi,

Cây huỳnh anh thì kg còn từ lâu cũng như những ngôi mộ yên tĩnh ngày nào. Căn nhà người xưa thì đổi khác từ hình thức đến nội dung. Riêng căn lầu của bác thì là căn nhà duy nhất vẫn còn giữ được nét xưa. Sẽ gửi đến bác hình ảnh căn nhà thân thương thuở nào cùng ngôi trường ở Nhà Trắng năm nao. Weekend này ăn uống cẩn thận nhé bác, kẻo vào xe kg lọt.

aovang
12-10-2014, 03:40 PM
http://i440.photobucket.com/albums/qq129/aovang/MXcard.jpg

kính chúc anh chị Cả mùa Giáng Sinh an lành hạnh phúc

av

NgụyXưa
12-15-2014, 11:02 AM
Weekend này ăn uống cẩn thận nhé bác, kẻo vào xe kg lọt.NX thuộc loại ốm nhom, muốn lên thêm vài ký để đứng vững những khi trời nổi gió mà ăn bao nhiêu cũng vẫn thế. Chắc là phải vào bếp của Du Lan … :)


kính chúc anh chị Cả mùa Giáng Sinh an lành hạnh phúcCám ơn AV, cũng xin chúc AV và anh Dê những ngày thật an vui. Hy vọng năm tới qua bên đó gặp lại.

Nhân tiện NX cũng xin chúc NĐ, NB, SD, PD, DL, NU, NH, ĐS, Bo, PV, MM … cùng tất cả các bạn miền xa một mùa lễ hội an vui, và xin cám ơn các bạn đã vào đây chia sẻ với NX một chút tâm tình.

NX

***

Ngày Vui Mùa Lễ Hội


Bạn thân,

Chỉ còn vài ngày nữa là Xmas, và chúng mình lại sống thêm một mùa lễ hội nữa trên xứ người. Mùa Đông chưa chính thức tới thế nhưng thời tiết cuối thu đã lạnh giá, mưa gió ngập trời, bạn nhớ giữ gìn sức khoẻ, và thân chúc bạn những ngày an vui.

Vào khoảng thời gian này tôi thường nhớ đến những ngày cuối năm xa xưa, khi chưa “rửa tay gác kiếm” về nơi hoang dã để quên bớt đi những thăng trầm của cuộc đời. Ba mươi ba năm làm việc trên đất Mỹ tôi đã “bán mình” cho biết bao nhiêu là hi-tech companies tại vùng Silicon Valley, và hầu như năm nào cũng tham dự những hội hè linh đình do công ty tổ chức đón mừng ngày Chúa giáng sinh. Khó có thể quên được đêm dạ hội vào một ngày cuối năm của Sun Micro Systems khi chúng tôi mang kính đen vì “Sun is too bright, we have to wear shade”, và vẫn còn nhớ mãi ngọn đồi cao đầy sương mù trên San Francisco lúc cụng ly cùng với bạn bè làm việc chung tại Knight Ridder. Thế nhưng dấu ấn không phai là một bữa ăn trưa đơn sơ để trao đổi quà kỷ niệm tại CRI Computer Resources Inc., nơi tôi làm việc hơn 9 năm khi vừa di chuyển tới vùng đất hứa này.

CRI chỉ có khoảng chừng 50 nhân viên nên mọi người đều biết nhau, coi nhau như người trong nhà, và vui đùa với nhau như những người bạn thân, rất thân. Tôi không còn nhớ là đã bắt thăm trúng tên ai, và đã trao tặng ai món quà gì, nhưng không quên được người trao quà cho tôi là M., office manager của cái công ty software nhỏ bé nhưng đầy tình thân. Món quà tôi nhận được là một cái …. pacifier!


http://i126.photobucket.com/albums/p85/thieut/PC140125.jpg

Chả là vì lúc đó tôi còn trẻ, mới vừa qua khỏi tuổi 40, thế nhưng “bày đặt”, lúc nào cũng ngậm ống vố trong mồm, và lâu lâu lại còn thả khói mịt mù trong văn phòng. M. muốn tôi cai thuốc nên đã tặng tôi cái pacifier để ngậm thay cho cái ống vố. Mọi người cười ầm khi tôi dơ cao chiếc hộp đựng pacifier trong suốt, có hai hàng chữ “No Tar” và “No Narcotine!”. Tôi cũng tủm tỉm cười nói nhỏ với M.: “Thanks, but I prefer the real one”. Dù tôi nói nhỏ mọi người cũng nghe thấy, và họ phá lên cười trong lúc M. đỏ mặt, dơ tay doạ đánh tôi nhưng cũng không khỏi hé môi cười.

Tôi vẫn còn giữ cái pacifier để làm kỷ niệm, để nhớ đến một ngày vui mùa lễ hội, và để nhớ đến một nụ cười. Cũng xin nói để bạn biết là tôi đã không còn hút thuốc từ nhiều năm nay, nhưng không hề ngậm cái pacifier đó lần nào!

Bạn thân,

Những ngày vui đó đã qua, và những công ty tôi vừa kể bạn nghe cũng không còn hiện hữu trên thương trường. Riêng M. thỉnh thoảng chúng tôi vẫn liên lạc với nhau, và tôi đã từng viết về tình bạn với người đàn bà này trong một bài tùy bút, mời bạn đọc qua nếu bạn chưa xem:

http://vinasoft.com/TinhBan.htm.

Bạn bè thời thơ ấu hầu hết đã đi vào miền miên viễn, những người một thời làm việc chung tại Sillicon Valley đã tản mác, ít còn liên lạc, riêng các bạn văn thì đâu đó khắp bốn phương trời, chỉ có anh em Bảo Bình của một thời sông nước là vẫn còn quanh quẩn bên nhau. Dù quen biết nhau bằng bất cứ cách nào đi nữa, tất cả các bạn đều là “bạn thân”, và một lần nữa xin chúc các bạn một mùa lễ hội an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec. 15, 2014

NgụyXưa
12-31-2014, 01:55 PM
Vàng Bay Mấy Lá …


Bạn thân,

Gần cuối năm người ta thường ngồi “tính sổ”, xem trong năm đời sống của mình ra sao, có làm được gì đáng ghi nhớ hay không. Với đa số anh em chúng mình thì hầu như ngày nào cũng giống nhau, đâu còn có gì quan trọng để “tính sổ”, thế nhưng trên đời này vẫn có những người cuối đời chưa hết long đong, chúc người ta “Merry Xmas” mà lòng hiu hắt buồn.

Một cô bạn trẻ mới đây viết cho tôi về chuyến đi thăm viếng một nursing home, hy vọng mang lại chút tình thương cho những người già không có một nơi nào gọi là nhà. Có những người đã lú lẫn (Alzheimer ) không còn nhớ ngay cả tên mình, nói một câu lập lại hai ba lần như thể không biết mình vừa nói gì, “tội lắm, chú ơi”, cô ấy than!

Ở nơi đó cô ấy cũng gặp những người rất buồn ngồi trên xe lăn trông ra ngoài cửa sổ, có lẽ đang chờ một người thân không biết bao giờ mới tới. Các đứa con của họ đã có đời sống riêng, đã đi xa, và cũng có những niềm riêng, nên không thể đến thăm ngay cả trong ngày Chúa giáng sinh. Đôi mắt của những người đó buồn vời vợi, trả lời những câu thăm hỏi cùng với tiếng nhẹ thở dài, và thường bùi ngùi nhắc tới kỷ niệm êm đềm của những ngày xa xưa.

Anh em Bảo Bình chúng mình đều đã già thế nhưng thật là may mắn, chưa phải vào sống trong viện dưỡng lão. Đa số “bạn ta” đều khá giả, và còn đủ khoẻ mạnh để cùng với nửa kia của mình nương tựa lẫn nhau. Vài đứa trời bắt long đong, vợ sớm bỏ về trời, nhưng vẫn còn người thân quanh quẩn bên mình cho những ngày vui, chỉ có Ng. đang sống trong nhà già nhưng có đứa con trai hiếu thảo ngày nào cũng ghé vào trông nom.

Cụ Thộn dạo này điện thoại cho tôi luôn. Sau cơn đột quỵ “cụ” vẫn chưa đi đứng và nói năng được bình thường thế nhưng “cụ” bây giờ coi cuộc đời nhẹ tênh, không còn để ý đến ngay cả bệnh tật của mình, mai kia có phải theo gió về trời thì cũng chẳng có gì tiếc nuối. “Cụ” tâm sự: “có những điều tao không biết, và không muốn biết”, xá gì mấy cái chuyện lặt vặt quanh mình, thế nhưng vẫn có những lúc cảm thấy cô đơn nên thường bốc điện thoại “đấu láo” với bạn bè dăm ba phút cho cuộc đời đỡ trống vắng, thế thôi!

Bạn thân,

Cuối năm lá vàng rơi đầy trên lối đi, những cây phong trước ngõ chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu run rẩy trong gió trông thật là cô đơn, chẳng khác gì những người già đang héo hon trong viện dưỡng lão, nơi cô bạn tôi tới thăm. Niềm cô đơn của những người đó thật là thê thảm. Thà rằng lú lẫn, chẳng còn nhớ những gì đã xảy ra trong cuộc đời mình, ngơ ngác như những ngày thơ dại còn hơn là cay đắng với những gì đang xảy ra quanh mình.

Tôi cũng chẳng biết là mình nghĩ như vậy có đúng hay không nữa, còn bạn thì bạn nghĩ sao? Cô đơn hay lú lẫn, nếu một ngày nào phải chọn lưa thì bạn chọn nỗi đau nào?

Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec. 31, 2014

ndangson
01-01-2015, 01:29 AM
.







Chào anh NgụyXưa .



Thân chúc anh và gia đình cũng như các bạn đọc của dactrung.net một năm mới nhiều an lành và hồng ân .





NgụyHúc

đăng sơn.fr







CHÚNG MÌNH (http://dangsonfr.blogspot.com/)

SauDong
01-01-2015, 08:27 AM
Vàng Bay Mấy Lá …


Cuối năm lá vàng rơi đầy trên lối đi,
Dec. 31, 2014

Cuối năm lạnh cóng Bác ơi. Nghe nói Nam Cali đang ngồi ngắm tuyết rơi đầy lối đi. Trên bác còn lá vàng rơi đầy lối đi là thơ mộng lắm rồi đấy; kg biết có thơ mộng hay kg nhưng chắc ấm áp hơn Nam Cali rồi đấy. Chắc năm nào, cuối năm bác cũng nhớ .. hoa vàng rơi cổng ngõ nhà người xưa hử bác.

Năm mới chúc bác dzui dzẻ, năm nay nhét thêm vài kí cơ bắp kẻo gió đến thì thân vàng vọt qua cầu gió bay lại rơi trên lối đi đấy nhé bác . Happy New Year

bonita
01-01-2015, 10:14 AM
cháu kính chúc cô chú và các anh chị một Năm Mới nhiều sức khỏe, bình an
và nhiều điều tốt đẹp khác nữa




http://i61.tinypic.com/2nhp26h.png

NgụyXưa
01-11-2015, 02:27 PM
Cám ơn anh ĐS, anh SD và Bo đã để lại chữ chúc mừng.

Tháng đầu tiên của năm mới mở cho mọi người một trời hy vọng thế nhưng với người dân nước Việt thì cũng là tháng của u buồn vì ngày 19 tháng này là ngày giỗ Hoàng Sa.

Ngày giỗ năm nay tôi sẽ không có mặt cùng các bạn vì tôi đang trên đường về thăm lại vùng biển xưa. 41 năm đã trôi qua mà mỗi lần nghĩ tới “mảng san hô nhưng cũng là da thịt” đó tôi vẫn chưa hết nghẹn ngào, gửi bạn một bài viết cũ, đã post trên diễn đàn này cách đây gần 8 năm, để chia sẻ với các bạn chút tâm tình, nhất là với các bạn mới tại Đ/T.

***

Nỗi Đau Còn Dài


Bạn thân,

Chỉ còn hơn một tuần nữa là ngày giỗ Hoàng Sa, anh em chúng mình lại bùi ngùi, lại tưởng nhớ, và có nhiều người sẽ lại không cầm được nước mắt khóc bạn thân.

Năm 1974 miền Nam Việt Nam có khoảng 19 triệu người. Khi mất Hoàng Sa, 19 triệu người lòng đau như cắt, nhưng cũng có một người dân miền Bắc viết một bài thơ chia sẻ niềm đau.

Hoàng Sa

Xin kể thêm tôi
Thành mười chín triệu một người
Trái tim tôi đập về trong nớ
Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi

***
Xin kể thêm tôi thành mười chin triệu một người
Thành viên gạch hồng tươi
Làm bức tường thành ngăn triền sóng dữ
Làm chiếc vò đựng mùa xuân ngọt lự
Giữ không rơi một giọt mật nào
Mỗi giọt ra đi, chính giọt máu đào
Từ cuộc đời cha ông nhỏ xuống

***
Hoàng Sa, ơi Hoàng Sa
Cái tên nghe buồn như thủơ ban sơ
Ðối với tôi đã là da thịt
Dầu chỉ là một mảng san hô

***
Lại đau chăng vết buốt tự ngàn xưa
Trang sử cũ còn hằn dấu ngựa
Từ thảo nguyên xa, từ biên ải lửa
Khói tràn về đen thẫm những giấc mơ
Khói tràn về đen thẫm ước mơ

***

Xin kể thêm tôi
Thành mười chín triệu một người
Trái tim tôi đập về trong nớ
Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi

***
Người bạn Hải Quân Miền Nam ơi !
Trên đảo mù sương hôm đó có anh tay cầm súng
Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương
Tôi thấy pháo anh dương nòng sừng sững

***
Cuộc chiến kết thúc dù bi thảm
Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao
Xin cho thơ tôi góp phát súng chào
Vĩnh biệt tuần dương chìm dần giữa sóng
Ðáy biển âm thầm, ngàn năm lạnh cóng
Vẫn mặn nồng lòng tổ quốc ta

***
Xin cho thơ tôi làm thảm sóng ngân nga
Ru giấc ngủ những chàng trai dũng cảm
Ðếm biết bao nhiêu người vợ đợi chờ
Em ơi, trên từng trang sử nhỏ

***
Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa!
Ngực đảo còn đau ngàn bàn chân lạ
Tôi biết mùa xuân chưa đến bao giờ
Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa!
Tên người ngân buồn như bản thánh ca….

Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa!
Tên người ngân buồn như bản thánh ca….

Vô Danh
(thơ Dân Bắc)

Bài thơ này được nhạc sĩ Nguyên Văn Thành phổ nhạc, và các bạn hãy nghe anh hát để thấy niềm đau này là niềm đau chung của dân Việt chứ không không phải chỉ là của miền Nam: http://vinasoft.com/nhac_hoangsa.mp3

Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ. Hoàng Sa và rồi Trường Sa đã bị cuỡng chiếm. Nỗi đau còn dài.

Vài hàng ngắn ngủi gửi bạn, vì bỗng dưng tôi thấy nghẹn ngào, không viết được thêm.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec. 14, 2007
Edited Jan. 2015

hoài vọng
01-11-2015, 06:25 PM
Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ. Hoàng Sa và rồi Trường Sa đã bị cuỡng chiếm. Nỗi đau còn dài.

Vài hàng ngắn ngủi gửi bạn, vì bỗng dưng tôi thấy nghẹn ngào, không viết được thêm.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec. 14, 2007
Edited Jan. 2015Chào Bác NX , chỉ khi nào Việt Nam tổ chức công khai ngày tưởng niệm chiến sĩ trận vong HS - TS thì bác mới đỡ nghẹn ngào

NgụyXưa
02-05-2015, 11:16 AM
Trong Nỗi Ngậm Ngùi


Bạn thân,

Biển Java êm đềm, sóng gió nhẹ nhàng khác hẳn ngày khi chiếc phi cơ của hãng hàng không AsiaAir rơi xuống lòng đại dương. Cũng ở chỗ này hơn 50 năm xưa khi chúng mình vừa tốt nghiệp, một số anh em chúng mình đã vất vả thực tập trên các chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ.

Chắc bạn còn nhớ khi đó chúng mình vừa ra khỏi quân trường, tiếng Anh chỉ mới tới trình độ vỡ lòng, nên hai ba đứa lúc nào cũng bám vào nhau ngơ ngác trên con tàu to lớn, cố gắng học hỏi những điều mới lạ mà chưa bao giờ được thấy trên các chiến hạm của VN mình!

Trở lại vùng biển xưa trên du thuyền Millennium của hãng Celebrity, con tàu cũ kỹ bên trong đã được “điểm phấn tô son lại” nhưng bên ngoài vẫn phơi rõ nét phong sương, làm tôi nhớ lại những chiến hạm thân thương của Hải Quân VNCH. Bạn biết là các con tàu Hoa Kỳ chuyển giao cho chúng mình phần lớn đã được đóng từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, và hơn thế nữa các vũ khí tấn công hiện đại, như những giàn phóng ngư lôi chẳng hạn, đã được tháo gỡ vì Hoa Kỳ tin rằng chúng ta không cần những chiến cụ đó để chống lại kẻ thù vì lực lượng Hải Quân miền Bắc lúc đó không đáng kể. Nhận định một chiều đó đã khiến chúng ta thất bại tại Hoàng Sa, mặc dù anh em chúng mình đã đã chiến đấu một cách kiên cường với các chiến hạm của Trung Cộng tối tân hơn và hoả lực mạnh hơn. Nghĩ lại thân phận của những nước nhược tiểu, phải nhờ vả và nương tựa vào các nước khác, nhiều lúc thấy thật đau lòng!

Trở lại vùng biển cũ sau hơn 40 năm sống tên xứ người, Anh ngữ bây giờ không còn là một vấn đề, tôi không còn “ngơ ngác” như những ngày tháng trước, và trong những lúc chuyện trò với những người ngoại quốc mới quen, tôi vẫn hãnh diện nhận mình là người lính VNCH, thế nhưng nỗi mỗi lần nhắc tới chuyện xưa tôi không khỏi ngậm mgùi, và càng ngậm ngùi thêm khi ghé thăm các nước lân cận để nhận thấy rằng họ đã vượt qua VN về mọi mặt, nhất là về kỷ luật giao thông trên đường phố. Kuala Lumpur với những cao ốc và xa lộ hiện đại, xe hơi và xe gắn máy lưu thông đầy đường thế nhưng không một tiếng còi thúc dục, tranh dành nhau từng chút như Sài Gòn bây giờ.

Trong chuyến đi này du thuyền từ Singapore vượt qua đường xích đạo, tới điểm tận cùng của Indonesia, nên mọi người đều được cấp giấp chứng nhận của thủy thần “Neptune, the Great God of all the high seas”, một truyền thống của người đi biển để kỷ niệm những lần viễn du qua những nơi sóng gió. Ngày xưa theo chiến hạm từ Hoa Kỳ về VN tôi đã hãnh diện nhận được giấy chứng nhận là đã vượt qua “Đường Sang Ngày” (kinh tuyến 180 độ), bây giờ có thêm chứng nhận vượt qua đường xích đạo, thôi thì cứ coi như là đã thoả mộng hải hồ!

Bạn thân,

Trời mùa đông Cali chỉ se lạnh khi tôi trở về thế nhưng chắc là những ngày qua nơi tôi sống cũng đã trải qua những cơn mưa gió bão bùng vì sân sau nhà “ngổn ngang trăm mối”, hoa lá rơi đầy! Cũng không sao, lại có việc để tôi làm cho ngày tháng bớt cô liêu, ít ra cũng tới cuối tháng Tư, lúc đó tôi lại lên đường vượt Đại Tây Dương, từ Miami qua Bồ Đào Nha. Có điều emails chồng chất vài trăm cái trong thời gian tôi đi xa nên tôi vẫn chưa xem hết, và nếu tôi có chậm trễ trả lời bạn, mong là bạn sẽ “tha Tào”, bạn nhé.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Feb. 5, 2015

NgụyXưa
02-23-2015, 12:42 PM
Ký Ức Mù Sương


Bạn thân,

Mấy hôm nay buổi sáng ở nơi hoang dã này sương mù dày đặc. Gần trưa nắng lên thế nhưng thung lũng sau nhà sương vẫn còn lảng vảng che phủ những hàng cây dưói chân đồi. Sương mù khiến tôi bùi ngùi nhớ những ngày trẻ dại trên cao nguyên Lâm Viên, và nhớ tới một người bạn thời còn ngồi trên ghế nhà trường nên viết vài hàng kể bạn nghe.


https://dtphorum.com/pr4/attachment.php?attachmentid=703&stc=1


Buổi Sáng Sau Nhà

Lúc đó tôi vừa mới lớn, lòng còn mang đầy những ước mơ. Có những buổi sáng cuối tuần cùng với Huỳnh đạp xe trong sương mù quanh hồ Xuân Hương, suýt xoa với cái lạnh thâm bờ môi, nhưng cả hai chúng tôi vẫn cảm thấy thật yêu đời vì những hoài bão của tuổi trẻ. Đà Lạt lúc đó vẫn còn là một thành phố trầm lắng và thơ mộng, thích hợp với những tâm hồn chan chứa yêu thương.

Huỳnh và tôi ngồi gần nhau trong lớp dưới mái trường trung học T.H.Đ, và chúng tôi thân nhau vì cả hai đều ôm ấp giấc mộng văn chương. Huỳnh học giỏi, đẹp trai, làm thơ rất là lãng mạn, (bạn bè gọi nó là “thi sĩ Trữ Tình”), thế nhưng không phải là con nhà giầu, và đó cũng là lý do cho chúng tôi thân nhau vì hai gia đình đều nghèo rớt như nhau.

Bố Huỳnh bỏ nhà, theo Cộng Sản tập kết ra Bắc năm 1954. Mẹ Huỳnh vất vả trồng rau trong ấp Đa Thiện nuôi một đàn con nhưng căn nhà gỗ trên sườn đồi lúc nào cũng ấm áp, mặc dù có chỉ có khoai lang cho chúng tôi ăn sáng những ngày tôi tới nhà Huỳnh cùng nhau làm làm bích báo treo tường!

Huỳnh không chỉ học giỏi mà còn rất hào hiệp với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ những người học kém hơn. Có lần H. để cho một người bạn chép nguyên bài giải toán của mình, khi chấm bài thầy Ph. thấy hai bài giống nhau và bài của H. có vài chỗ bôi xóa nên tường là H. chép bài của bạn, bắt H. đứng lên để mắng mỏ, thế mà H. chỉ cúi đầu im lặng, không phân trần hay tố cáo người đã chép bài của mình.

Chúng tôi đều có những mộng ước như nhau, thế nhưng xong trung học hai đứa đi hai con đường, tôi ra Nha Trang mơ đời hải hồ, Huỳnh xuống Sài Gòn thi vào Đại Học Sư Phạm, trở thành giáo sư toán. Hai đứa hai cuộc đời nhưng chúng tôi vẫn giữ mối liên lạc mật thiết, và có một thời còn chia nhau căn gác trọ tại đường Trương Minh Giảng, nơi Huỳnh làm gia sư và sau đó … lấy luôn cô học trò làm vợ. Đúng là “thi sĩ Trữ Tình”, phải thế không bạn thân?

Tháng Tư năm 1975 thay đổi bao nhiêu cuộc đời. Huỳnh có bố là liệt sĩ nên không bị “mất dậy”, trái lại còn được lên chức “hiệu phó” và được chia một căn phố trên đường Võ Tánh để gia đình mở quán cà phê kiếm sống thêm. Huỳnh được chế độ mới ưu đãi nhưng cũng vì vậy mà bạn bè cũ e dè xa lánh, để cho Huỳnh hắt hiu với nỗi buồn. Lúc đó tôi đã đi xa, mất liên lạc với Huỳnh nhiều năm, cho đến một ngày …

Lời nhắn trên điễn đàn Đ/T, nơi tôi sinh hoạt từ năm 2003 dưới bút hiệu Ngụy Xưa, hỏi tôi có phải là người thường trốn học cùng với anh ta ra ngồi ngoài bờ hồ Vạn Kiếp mơ mộng về cuộc đời hay không. Người nhắn ký tên là Hoàng Hoa, nhưng như thế cũng đủ cho tôi nhận ra đó là Huỳnh, người bạn cũ năm xưa. Chúng tôi liên lạc lại với nhau từ ngày đó, cũng đã gần mười năm, và H. đã từ VN sang thăm tôi mới đây vì H. cũng có người con gái đang du học, và rồi lấy chồng ở lại bên này.

Huỳnh cũng đã tỉnh mộng, đã nhìn rõ bản chất của những người cai trị mới, nên bán căn nhà trời cho, di chuyển về một nơi ở bên kia sông Sài Gòn, gửi con ra ngoại quốc để các con có một tương lai sáng sủa hơn, thay vì sống gò bó như mình, nhai đi nhai lại những giáo điều chán ngấy nhưng vẫn cứ phải nhồi nhét vào đầu óc lũ học trò thơ ngây.

Ngày xưa bố của Huỳnh “đánh Mỹ cứu nước” thế nhưng Mỹ lại cứu Huỳnh vì trong thời gian thăm con ở Hoa Kỳ Huỳnh bị đau bụng, phải đưa vào bệnh viện khẩn cấp. Ruột của Huỳnh bị lủng bạn ạ! Bác sĩ Mỹ phải cắt bỏ một khúc và nối lại mới cứu sống được Huỳnh. Giá mà đang ở VN thì có lẽ Huỳnh đã đi thăm “Bác Hồ”!

Bạn thân,

Huỳnh đã thoát chết một lần nên sau khi trở về VN bây giờ không còn sợ chết nữa. Tết vừa rồi thư cho tôi chỉ than già, và cuộc đời buồn tênh. Tôi viết cho Huỳnh, nói là chúng mình đã qua tuổi cổ lai hy, mỗi ngày còn lại là một ân sủng của thượng đế, và may mắn vẫn còn những người bạn từ thời trẻ dại để xưng hô “mày, tao”, như thế cũng là đủ vui với đời. Chắc là Huỳnh cũng đồng ý tới tôi, còn bạn, bạn có bao giờ nghĩ như vậy hay không?

Tình thân,

Ngụy Xưa
Feb. 21, 2015

ntđl
02-24-2015, 05:17 AM
*

Bác Nguỵ.

Bác ngồi thẳng lên nghe tui chúc tết nè ..
Chu1c bác và gia đình một năm con dê đầy may mắn, muốn chi được nấy, nhứt là sức khoẻ.
...
And so... and so... cho tới hết năm rồi lại nghe chúc tiếp.
Tình thân.

SauDong
02-24-2015, 03:00 PM
Ký Ức Mù Sương


Bạn thân,

Mấy hôm nay buổi sáng ở nơi hoang dã này sương mù dày đặc.

wow, khu vườn nhà bác ... nhìn đã thật, cứ như đang ở trên mây. Còn tui thì sắp sửa về lại vùng biển xanh cát trắng NT xa xưa, kg có mù mà cũng chẳng có sương; nếu có thì cũng chỉ có mù tạt hoặc sương sa hột lựu cộng mực nướng, hột vịt lộn mà thôi. Kỳ này bác có ao ước 1 kỷ niệm nào nữa kg vậy bác ?

:113: Năm mới .. nhiều sức khoẻ nhé bác

NgụyXưa
03-09-2015, 10:05 AM
Thốn Tâm Thiên Cổ


Bạn thân,

Bạn biết không, tôi đã quên hết những gì ngày xưa học được ở trường Văn Khoa, chỉ còn nhớ dòng chữ “Ta hồ, văn chương chi sự, thốn tâm thiên cổ” in ở trang đầu cuốn sách dạy chữ Hán của thầy Lưu Khôn. Tôi ôm giấc mộng văn chương từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thế nhưng vào lúc gần 60 tuổi mới có cơ hội viết được dăm ba truyện ngắn và ít bài tạp ghi gửi gấm chút tâm tình.

Thời đại Internet nên viết được bài nào cũng đem post lên diễn đàn, chia sẻ với bạn bè, và như bạn biết, post trên diễn đàn là “gửi gió cho mây ngàn bay”, bài của bạn có thể bị nhiều websites sao chép. Cũng đâu có sao, hãnh diện nữa là khác, vì bài viết phải có ý nghĩa nào đó người ta mới mang về websites của họ, thế nhưng nhiều lúc cũng thấy đau lòng vì người ta … quên tên tác giả, cắt xén và thay đổi cả nội dung. Tôi biết là bạn cũng viết lách lăng nhăng như tôi, và tôi chắc là bạn cũng đã gặp những trường hợp tương tự, hay còn hơn thế nữa, thí dụ một truyện tình trong sáng của bạn được người ta mang về một trang web dành riêng cho người lớn, chung một nơi với những truyện tình “con heo”!

Tôi có viết một truyện ngắn, “Hạt Bụi Nào Trong Mắt”, nói về tâm tình của hai cha con xa cách nhau một đại dương. Truyện được nhiều websites đăng lại, và nhiều nhóm thân hữu khác nhau chia sẻ với thành viên. Hình thức của bài viết đã bị hoán chuyển trong lúc luân lưu trên Internet nên rất khó đọc, và nội dung cũng đã được chỉnh sửa cho thích nghi với chủ trương của từng nhóm thân hữu. Vài câu viết có tính cách chính trị bị cắt bỏ, thí dụ như câu chữ: “ra chiến khu, theo kháng chiến chống Pháp. Tuổi trẻ của bố là những ngày nằm gai nếm mật, tưởng là đóng góp được chút gì cho quê hương, nhưng rồi một chiều chợt thấy mình bơ vơ lạc lõng trong đám người không còn lý tưởng quốc gia. Bố trốn về thành, mang nỗi buồn ‘sinh lầm thế kỷ’,”. Vì có sự cắt xén đó mà câu đối thoại với người con trai: “Núi rừng Bắc-Việt tôi còn biết đường đi.” bị lạc lõng, độc giả chẳng hiểu tại sao ông cụ Cầu trong truyện lại nhắc tới nơi xa xôi đó!

Những dòng chữ tô đậm trên là tâm tình của các người thuộc thế hệ đi trước bạn và tôi. Họ cùng thời với Doãn Quốc Sỹ, với Phạm Duy … những người đã đi theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp nhưng rồi thất vọng vì đám người CS đó không cùng lý tưởng quốc gia. Tôi đã viết những dòng đó khi tưởng nhớ tới bố tôi, và để nói với người thày học cũ là: “Con đã hiểu thế nào là “Sợ Lửa” mà thày muốn nói với chúng con ngay khi chúng con còn thơ ngây”.

Cũng còn may là người ta chưa thêm vào đâu đó trong bài viết của tôi một câu thí dụ như “trước tháng Tư năm 1975 bố đã hết lòng hoạt động nội thành cho cách mạng”! Nếu có câu đó chắc là Ngụy Xưa đã được chụp cho cái nón cối to đùng! Đôi khi trạnh lòng tôi đã nghĩ như cụ Tú Xương: “một việc văn chương thôi cũng nhảm, trăm năm thân thế có ra gì”, thế nhưng nghĩ vậy mà vẫn cứ loay hoay với chữ nghĩa, không biết cho đến bao giờ!

Bạn thân,

Trước Tết tôi có về “Thung Lũng Hoa Vàng”, nơi tôi đã từng sinh sống hơn 30 năm, thế nhưng tôi đã không tới gặp bạn nói chuyện văn chương như đã hứa chỉ vì mẹ tôi phải vào bệnh viện cấp cứu, và anh em chúng tôi lúc nào cũng đứng ngồi không yên. Gần Tết mẹ tôi mới được về nhà, nhưng còn rất yếu nên anh em chúng tôi không “ăn Tết” năm nay vì sợ khuấy động mẹ già. Tôi trở về Carlsbad lòng không yên, đêm đêm giật mình vì tiếng điện thoại reo. Nhờ trời mẹ tôi đã khoẻ lại, thế nhưng người già 97 tuổi như ngọn đèn trước gió, mỗi ngày đều là ân sủng của thượng đế đó bạn thân.

Các em gái tôi thay nhau trông mẹ 24 giờ một ngày. Ban đêm cô Út ngủ chung phòng, và có đêm cô ấy text: “Em nằm mơ thấy một đám người xa lạ đẩy cửa xông vào, em cố gắng chống cự vì sợ họ bắt mẹ đi, đẩy giường ra chắn cửa thế nhưng giường vỡ tung, em la lên và tỉnh dậy, mắt hoa lên tưởng là mẹ đang nằm dưới đất! Khi nhìn rõ thấy mẹ còn trên giuờng em mới hoàn hồn, chảy nước mắt vì mừng vui …”. Em tôi sống với mẹ từ nhỏ, và bây giờ đã có gia đình riêng, con cái đã thành đạt, thế nhưng em vẫn dịu dàng quanh quẩn bên mẹ như những ngày thơ dại. Xin cám ơn các em, và cả K. nữa, đàn ông như tôi chẳng làm gì được cho mẹ trong lúc ốm đau.

Các em gái tôi thật là vất vả nhưng cũng may là tuần ba lần có y tá tới chẩn bệnh, có therapist tới tập đi, và có cả người tới tắm rửa cho mẹ tôi vì bà già có bảo hiểm Medical. Đất nước này quá tốt đối với người nghèo, xin được tri ân, và xin cám ơn bạn đã nghe tôi tâm tình về “thốn tâm thiên cổ”, dù là chuyện văn chương, hay chỉ là chuyện gia đình. Mong là lúc nào bạn cũng an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
March 8, 2015

NgụyXưa
03-20-2015, 10:13 AM
Một Ngày Không Như Mọi Ngày


Bạn thân,

Hôm nay là ngày 20 tháng Ba, ngày đầu tiên của mùa Xuân, ngày sinh nhật “Con Nhà Ngụy” (bạn bè thân thiết ngày xưa thường gọi tôi như vậy), và cũng là ngày giỗ thứ mười của HQ Trung Tá Nguyễn Văn Lộc, con Nai Tơ của Đệ Nhất Bảo Bình.

Chắc bạn cũng còn nhớ tháng này 40 năm trước Cộng Sản Bắc Việt đã chiếm được nhiều tỉnh miền Trung của VNCH, và Dương Vận Hạm HQ 503 do Lộc chỉ huy được điều động ra Phan Thiết để đón đoàn quân bạn đang trên đường triệt thoái về miền Nam. Pháo của địch từ trên bờ bắn ra trúng đài chỉ huy và trung tâm chiến báo làm 20 thủy thủ tử thương. Riêng Lộc bị thương nặng nhưng cũng cố gắng đưa được tàu ra khơi, mang luôn một mảnh đạn trong đầu suốt 30 năm, và Lộc đã viết về niềm đau đó trong Niên Giám Bảo Bình năm 2001:

“Ôi! mảnh đạn oan nghiệt kia, nó không kết liễu đời tôi để được trọn vẹn chung thủy với 20 đồng đội đã vĩnh biệt ra đi lúc đó, không có lễ lạc, không có vòng hoa, cũng không có điếu văn giã từ. Nhưng các bạn đó là người của biển, đã hãnh diện bỏ mình ngay trên mặt biển, được biển đón về trong tiếng sóng êm đềm thiết tha… Mảnh đạn oan nghiệt đó không lấy đi đời tôi nhưng đã hủy hoại một bộ phận trong não bộ của tôi, nơi có chức năng sinh sản chất dopamine, vì vậy đã gây cho tôi một căn bệnh mà hiện nay trên thế giới chưa có thuốc chữa, chỉ có thuốc cầm chừng và giảm đau. Cơn bệnh càng ngày càng trầm trọng và có lẽ nay đã đến giai đoạn cuối cùng…”

Ngày mới di tản qua Mỹ cơn đau chỉ nhẹ nhàng nên Lộc vẫn còn tỉnh táo và vẫn có thế đi làm cho một hãng điện tử. Theo thời gian mảnh đạn dần dần lún sâu vào trong óc khiến cơn đau càng ngày càng thêm khốc liệt, và xảy ra thường xuyên hơn. Hàng đêm cứ vài tiếng đồng hồ là Lộc phải uống thuốc giảm đau để rồi mơ màng thiếp đi trong tiếng mõ và tiếng kinh cầu của chị Lộc. Thế nhưng khi những cơn đau trở nên liên tục, và thuốc giảm đau không còn hiệu quả nữa, Lộc đã đồng ý để bác sĩ giải phẫu óc lấy mảnh đạn ra, mặc dù biết rằng hy vọng sống sót rất là mong manh.

Rời bàn mổ Lộc đã không bao giờ tỉnh lại, chính thức lìa đời lúc 3 giờ 24 phút sáng ngày Chủ Nhật 20 tháng 3 năm 2005, ngày đầu tiên của mùa xuân, sau đúng 30 năm chịu đựng, mặc cho thân xác bị dày vò! Bạn bè từ khắp nơi kéo nhau tới Thung Lũng Hoa Vàng tiễn đưa Lộc về miền miên viễn. Không có lá cờ phủ áo quan (vì Lộc không muốn thế, mặc dù Lộc xứng đáng mang vinh dự là người “Vị Quốc Vong Thân”), chỉ có bài thơ tôi đọc trong lúc nghẹn ngào:


Đưa Bạn Về Trời

Ngày anh mất
Cali mưa thật buồn
Bạn bè cúi đầu thương nhớ
Chị Lộc cố ngăn dòng nước mắt tuôn

Ngày anh mất
Mặt trời qua điểm xuân-phân
Mà thôi, quên đi bài thiên văn hàng hải cũ
Phù sinh, hơn 60 năm trần thế nợ nần.

Anh sẽ nhẹ như bông, trôi trên tầng mây trắng
Anh sẽ đi theo ánh sáng mặt trời
Ngân-hà cũng trong vòng tay với
Và bây giờ anh bắt đầu những ngày vui.

Này bạn Lộc, “Thôi đi hỉ”.
Con Nai Tơ ngơ ngác ở đời
Trên đó đã có Ðơn và Lang vừa tới
Chốn thiên đường các bạn hãy rong chơi.

Bạn thân,

Thấm thoát thế mà Lộc mất đã mười năm. Trên thiên đường Lộc đang có những ngày vui, riêng anh em chúng mình còn ở trên trần thế bây giờ đời sống cũng nhẹ như tơ trời. Chúng mình mặc dù chẳng có danh gì với núi sông nhưng nợ nần coi như cũng đã trả xong, ngày nào bây giờ cũng là ngày Chủ Nhật, và nếu nhớ biển thì lâu lâu lại kéo nhau xuống tàu, thăm viếng những bến bờ xa lạ để mơ màng về những tháng ngày bồng bềnh sóng nước Thái Bình Dương.

Tháng Tư năm nay tôi sẽ từ Miami xuống tàu vượt Đại Tây Dương thăm Bồ Đào Nha (Portugal), Anh và Pháp. Tôi chưa bao giờ đặt chân tới Portugal, đất nước của những nhà hàng hải thời xa xưa mà anh em chúng mình từng ngưỡng mộ, nên đang nao nức đợi chờ ngày khởi hành. Tiếc là lần này không có bạn đi cùng, nhưng thôi, sẽ gặp bạn vào chuyến viễn du cuối năm nay, khi chúng mình theo tàu về thăm lại bến xưa.

Vài hàng thăm bạn và thân chúc bạn những ngày an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
March 20, 2015

NgụyXưa
03-31-2015, 11:25 AM
Miền Hoang Dã


Bạn thân,

Vinasoft.com (http://vinasoft.com/) nguyên là tên miền của Theta Information Services, Inc., một hãng chuyên về software development và consulting tại California do tôi thành lập, tuy nhiên công ty đã giải thể từ ngày tôi hồi hưu. Chúng tôi giữ tên miền này làm kỷ niệm, và dùng nơi đó để viết lách lăng nhăng, tâm tình với bạn bè. Đã có nhiều người hỏi mua lại tên miền đó vì vinasoft.com rất thích nghi với những công ty software đang phát triển tại VN, thế nhưng chúng tôi đã không bán vì ai lại bán đi kỷ niệm của mình bao giờ!

Mới đây tôi lại mới nhận được thư của một người trẻ từ VN, tha thiết mong tôi chuyển nhượng tên miền:

“…Nghe bác giới thiệu đã hồi hưu chắc cũng đã lớn tuổi, con thì chỉ mới 24 tuổi thôi, cũng chia sẻ với bác là con cũng đang thành lập công ty, cũng cùng các anh em start up được mấy năm rồi nên quyết định chính thức thành lập công ty. Thật sự đang trong quá trình suy nghĩ và lựa chọn tên miền, chúng con thấy tên miền vinasoft.com (http://vinasoft.com/) rất hay, vừa đề cao được con người Việt Nam vừa có từ khóa soft là một từ khóa rất rộng trong lĩnh vực công nghệ thông tin….”

Có quá nhiều tin tức không mấy tốt đẹp trên Internet về xã hội VN hiện tại. Mới đây tôi lại được xem trên Youtube vài cảnh học sinh đánh bạn một cách dã man trong lúc các bạn khác thản nhiên đứng xem và quay phim chứ không hề can gián, khiến tôi thất vọng ít nhiều về tuổi trẻ tại quê nhà. Thế nhưng lá thư lễ độ của người không quen đó làm tôi suy nghĩ thật nhiều. Mặc dù quê hương đang có những xáo trộn thế nhưng đâu đó cũng vẫn có những người trẻ còn giữ được truyền thống của dân tộc, và đang cố gắng vươn lên, hoà mình vào đời sống văn minh, tìm đường tiến thân, đóng góp cho gia đình và cho xã hội, nên tôi đã viết trả lời bằng tấm chân tình chứ không phải chỉ là lá thư ngắn ngủi, từ chối một cách nhẹ nhàng:

“…Cám ơn Duy đã coi trọng người có tuổi như bác, một nét văn hoá đặc thù của người Việt mình, nên bác cũng sẽ thành thật chia sẻ với Duy một chút tâm tình, và hy vọng góp ý với Duy trong lãnh vực phát triển nghề nghiệp chuyên môn.

Bác chưa có thể sang nhượng tên miền vinasoft.com trong lúc này, mặc dù trong cộng đồng mạng tên miền đó chỉ là một nơi hoang dã ít người biết đến, nhưng đối với bác đó là nơi thân quen, nơi ẩn nấp để tìm niềm thanh thản cho tâm hồn. Các bài viết đang trong website đó có ít nhiều riêng tư nhưng cũng đã được sao chép bởi rất nhiều websites khác của các cộng đồng người Việt trên khắp thế giới, và cũng là nơi bạn bè của bác tìm đến để nhớ lại chút kỷ niệm trong đời. Nếu vinasoft.com không còn sẽ gây ra ít nhiều hụt hẫng, và như Duy biết, với những người già, một chút thay đổi nhỏ cũng làm xáo trộn đời sống vì họ không còn dễ dàng gia nhập vào cuộc sống mới muôn màu. Một hãng software ở VN đề nghị với bác là họ sẽ thành lập cho bác một website khác đẹp hơn, “hoành tráng” hơn, nếu bác chịu sang nhượng tên miền vinasoft.com nhưng bác cũng đã từ chối vì ở vào tuổi 72 này bác đâu có còn ý định đi tìm những gì hào nhoáng ở đời, chỉ còn chút kỷ niệm để lưu luyến mà thôi.

Vinasoft.com.vn cũng đã được một công ty ở VN chọn sau khi bác từ chối sang nhượng tên miền vinasoft.com. Theo bác nghĩ thì Duy có thể chọn tên miền vinasoftsmith.com hoặc vina-softsmith.com cho công ty của mình. Chữ “smith” trong tiếng Anh dùng để chỉ người sáng tạo trong một nghành nghề nào đó thí dụ như goldsmith, gunsmith v.v…

Rất tiếc là bác không thể nào tới gặp Duy để thảo luận thêm như Duy muốn vì lúc này bác đang ở California. Bác rời Hà Nội vào Nam năm 1954, và ra khỏi Việt Nam năm 1973, năm 2004 bác có về thăm quê nhà sau mhiều năm xa cách nên thấy quá ngỡ ngàng. Lúc này bác thường đi du lịch bằng cruise ships, và cuối tháng 11năm nay trên đường từ Hongkong tới Singapore tàu sẽ ghé vào vài thành phố của VN nhưng mỗi nơi cũng chỉ một vài tiếng đồng hồ. Bác chắc là Duy đang sống ở Sài Gòn nên biết đâu nếu có duyên khi đó bác sẽ gặp được Duy. Bác cũng có vài bạn văn hiện đang sống tại VN nhưng chưa gặp nhau lần nào, lần này trở về tìm nhau để uống với nhau một ly café.

Vài hàng tâm tình để cám ơn Duy, và thân chúc Duy gặp nhiều may mắn trong công việc…”

Bạn thân,

Chắc bạn cũng như tôi đã thấy VN mình đang bị Hán hoá dần dần. Ngày xưa “một nghìn năm đô hộ giặc Tàu …” đã là một vết hằn đau thương, thế nhưng may mà ông cha chúng mình đã vùng lên lấy lại được quê hương. Thời kỳ lệ thuộc mới này sẽ kéo dài một vài năm, một trăm năm, hay lại một ngàn năm là tùy thuộc vào tuổi trẻ VN bây giờ và mai sau.

Lại thêm một tháng Tư đen sắp tới. Bạn và tôi ở tuổi này sẽ chẳng còn đóng góp được gì thêm cho quê hương hơn là một tiếng thở dài. Buồn quá, phải không bạn miền xa?

Tình thân,

Ngụy Xưa
March 31, 2015

NgụyXưa
04-15-2015, 10:35 AM
Tháng Tư Có Những Niềm Riêng


Sơn thân,

30 tháng Tư sắp tới. Hàng năm cứ vào thời điểm này chú thường nhớ Sài Gòn, nhớ lắm, và nghĩ tới Sơn còn ở bên đó nên chú viết vài hàng thăm Sơn, chia sẻ với Sơn một chút tâm tình.

Chú được biết là Sơn sẽ được nghỉ một tuần để kỷ niệm “ngày đại thắng” như chính quyền bên đó tự hào, trong lúc bạn bè đồng ngũ của chú còn ở tại VN sẽ lại cúi mặt đau buồn vì vẫn còn bị coi là kẻ thù, có “nợ máu” với nhân dân. Ước gì “bên thắng cuộc” biết cách đối xử với người bại trận, như là tướng Grant đã mở rộng vòng tay đón nhận “bên thua cuộc” trong trận nội chiến của Hoa Kỳ. Sau cuộc chiến những người chiến binh hai phe đã coi nhau như anh em một nhà để rồi cùng nhau xây dựng một nước Mỹ hùng cường. Người Việt có lẽ bị ảnh hưởng của truyện kiếm hiệp Tàu nên thù dai, mối hận nào cũng là truyền kiếp, ngay cả giữa người Việt với nhau. Ảnh hưởng của Trung Hoa đang lan tràn trên đất Việt, gần như là họ đang đô hộ Việt Nam. Chú sợ rằng vô tình tâm hồn mình cũng sẽ bị Hán hoá nên dạo này chú hầu như không còn đọc truyện Tàu mà một thời chú đã say mê.

Chính quyền VN lúc này đang nêu cao chiêu bài “hoà hợp hoà giải”, tuy nhiên chuyện đó khó có thể thành công. Muốn thực thi hoà giải chính quyền hãy đối xử công bằng với tất cả mọi người, hãy tôn trọng nghĩa địa của chiến binh miền Nam giống như nơì chôn cất cán binh miền Bắc, hãy coi sóc thương binh cả hai miền như nhau, hãy đền bù cho các người bị tập trung “cải tạo”, hay ít ra hãy công khai xin lỗi những người đã bị lưu đày và hành hạ một cách dã man. Bắc cũng như Nam, nơi nào cũng có những người chiến đấu vì lý tưởng, thế nhưng bao nhiêu người đã bị vùi dập trong các trại tập trung chỉ vì họ đã thi hành bổn phận công dân với chính quyền nơi họ sinh sống. Họ chẳng có tội tình gì, và nhất là không có “nợ máu” với nhân dân. Một lời xin lỗi chắc chắn là chưa đủ đền bù để cho những mất mát lớn lao mà chỉ là một bước ban đầu để có thể nhìn thẳng vào mắt nhau.

Bốn mươi năm đã qua, mãi tự hào về ngày “chiến thắng 30 tháng Tư năm 1975” chỉ làm cho người dân hiểu biết coi thường chính quyền khi họ nhìn sang những tiến bộ của các nước láng giềng. Chưa kể tới chính trị và chính thể, vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết để VN có thể được coi là một quốc gia văn minh như an ninh xã hội, đạo đức học đường, tự ái dân tộc, v.v… Làm sao có thể tự hào khi mà VN có “phở chửi”, “bún mắng” hay cảnh người bán đối xử tàn tệ với khách hàng, nhất là với những du khách ở xa về thăm quê hương? Tự do, công bình, bác ái vẫn còn là những danh từ xa lại trên đất nước chúng mình, phải thế không Sơn?

Sơn thân,

Đa số người Việt sống tại hải ngoại vẩn còn đau buồn với “Tháng Tư Đen”, trong đó có chú, và vào ngày 30 tháng Tư năm nào cũng thường cùng nhau tưởng niệm một ngày đen tối của quê hương.

Đời sống của chú vẫn bình thường, bệnh suyễn cũng đã bớt nhiều nhờ thời tiết ấm áp. Một năm vài lần chú theo bạn bè lênh đênh sóng nước để nhớ về ngày tháng cũ. Tháng Mười Một năm nay chú sẽ ghé Sài Gòn vài tiếng đồng hồ, và sẽ tìm gặp Sơn, chuyện trò thân tình với nhau bên ly cà phê như chú và Sơn đã bao lần hứa hẹn.

Ngày xưa ba của Sơn làm việc tại toà nhà bên cạnh Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH ở ngoài bến Bạch Đằng, gần nơi chú đã một thời ngồi ôm những ước mơ. Tháng Năm năm 1975 ba của Sơn bị bắt đưa ra Bắc, và bị tra tấn đến chết tại Hoả Lò. Chú biết đó là một niềm đau Sơn khó có thể nguôi ngoai, nhất là trong lúc ngày 30 tháng Tư lại gần kề. Chú thật tình không biết phải nói với Sơn thế nào, quên hận thù cho lòng thanh thản hay là nuôi ngọn lửa căm hờn chờ một cơ hội vùng lên? Mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng nên có những suy nghĩ riêng, và dù thế nào đi nữa chú vẫn mong là Sơn sẽ đạt được hoài bão của mình.

Vài hàng thăm hỏi, hẹn ngày gặp mặt, và thân chúc Sơn cùng gia đình những ngày an vui.

Tình thân,

Chú Ngụy Xưa
April 15, 2015

NgụyXưa
05-11-2015, 10:58 AM
Cát Hồng


Bạn thân,

“Cát Hồng” không phải là tên riêng dễ thương của một người con gái mà thực ra là cát mầu hồng tôi đã thấy trên bờ biển Bermuda trong chuyến đi xuyên Đại Tây Dương. Tôi đã đi qua nhiều bãi biển trên thế giới, và đã thấy những bải cát vàng hoặc trắng ngần nhưng lần đầu tiên được dẫm chân trên cát hồng mịn như má người con gái đang độ xuân thì. Cảm giác khâng khuâng khó tả, và có lẽ tôi sẽ còn nhớ mãi trong những lần lãng du mai sau.


https://dtphorum.com/pr4/attachment.php?attachmentid=707&stc=1

Mùa bão tố trên Đại Tây Dương thường bắt từ tháng May cho tới hết tháng November. Du thuyền Celebrity’s Eclipse rời Miami vào giữa tháng Tư thế nhưng Atlantic quả không hổ danh là đại dương của bão tố với sóng gió bạc đầu. Chắc bạn còn nhớ, các giáo sư tốt nghiệp tại Brest (trường SQHQ của Pháp) từng kể lể với chúng mình về những ngày nhọc nhằn thực tập trên Đại Tây Dương. Được vài ngày êm ả, gió với vận tốc hơn 30 knots (gần 60 km/giờ) bỗng dưng nổi dậy một cách phũ phàng, du thuyền nghiêng ngả khiến các thủy thủ trên boong tàu vất vả đội mưa, cố gắng ràng buộc đồ đạc và các ghế ngồi hóng mát để gió đừng cuốn đi.

Nhìn họ làm việc tôi ngậm ngùi thương đời thủy thủ và … thương thân. Con tàu Eclipse nặng 122 ngàn tấn cũng chỉ hơi nghiêng ngả, trái lại các chiến hạm nhỏ bé của chúng mình ngày xưa gặp sóng gió như thế này chắc là sẽ tả tơi như chiếc lá bồng bềnh giữa đại dương. Thủy thủ trên du thuyền dù sao cũng được ăn ngon mặc ấm, thủy thủ trên chiến hạm VNCH ngày xưa hàng ngày ăn cơm với cá, hạm trưởng ăn … cá với cơm, dù rằng bàn ăn trang trọng với nĩa bạc và và bát đĩa tráng men trắng viền chỉ xanh, “tàn dư” của hải quân Hoa Kỳ khi họ chuyển giao chiến hạm cho VNCH! Với đa số anh em Bảo Bình chúng mình thì những ngày gian truân đó đã qua thế nhưng mỗi khi chứng kiến những lần biển động bạn cũng như tôi vẫn không thể nào quên được nỗi ngậm ngùi.

Ngoài những quần đảo giữa Đại Tây Dương, du thuyền cũng ghé thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Anh. Paris và London thì bạn rành “sáu câu” hơn tôi nhiều nên chằng kể lể làm chi với bạn cho thêm nhàm, chỉ có một nơi là thành phố Bilbao của Spain là đáng nhắc nhở chỉ vì một bà bạn trong nhóm cựu nữ sinh Trưng Vương đi cùng “falls in love” với những kiến trúc Âu Châu cổ điển và không khí thanh bình của thành phố nên đã có ý định về nghỉ hưu tại nơi này thay vì Washington D.C., nơi bà ta đang sống. Bà bạn này đã Mỹ hoá 100 phần 100, nhiều bạn ngoại quốc hơn bạn Việt nên có thể tới nơi đất lạ gửi gấm chuỗi ngày còn lại của cuộc đời chứ bạn và tôi vẫn còn hơi hướm từ đất cũ thì khó có thể hoà mình vào những nơi thiếu vắng “mùi” Việt Nam!

Ra khỏi du thuyền lên xe đi thăm những thành phố lạ thì cũng như là “cưỡi ngựa xem hoa”, chỉ thoáng qua nên về lại nhà chẳng còn nhớ gì nhiều, xem lại hình cũ nhiều khi chẳng biết mình chụp ở đâu, vì thế cho nên dạo này tôi thường tìm những chuyến đi có nhiều ngày trên biển, để nằm dài trên boong cho gió đại dương ve vuốt mái tóc bồng, hơn là vất vả chen chúc trên xe bus vào đất liền, để tour guide lùa mình như lùa vịt, và ngơ ngác nghe thuyết trình như Mán nghe kèn Tàu! Nghĩ vậy mà vẫn cứ náo nức với những chuyến đi xa, có lẽ dòng máu “giang hồ” vẫn còn cuồn cuộn trong tim!

Bạn thân,

Có lẽ chúng mình sẽ không bao giờ quên được đời sống cũ mặc dù bây giờ chăn ấm nệm êm thay vì mưa gió “lắc lư con tàu đi” như xưa. Với những người đầy bàu nhiệt huyết thì cuộc chiến vẫn chưa tàn nhưng với đa số anh em chúng mình tuổi tác nặng nề trên vai thì chỉ còn bằng hữu chứ không còn chiến hữu. Cuối tháng Năm này 26 khoá sĩ quan xuất thân trường SQHQ/Nha Trang sẽ họp đại hội tại Little Sài Gòn, tôi biết là bạn sẽ về gặp lại anh em từ những nơi xa xôi.

Khoá Bảo Bình của chúng mình cũng còn chẳng được bao nhiều người. Tôi đã “điểm danh” rồi. 81 đứa vào trường, chỉ có 23 đứa về họp đại hội. Bao nhiêu đứa đã bỏ mình trên những dòng sông, chôn vùi trong lòng biển cả, sớm gửi gấm thân xác nơi quê người vì những gian khổ trong trại tù trên thượng du Bắc Việt. Những đứa còn sống sót thì bệnh tật triền miên, xa xôi cách trở, về được cũng chỉ còn có bấy nhiêu thôi.

Đại hội này là kỳ 2, chắc chắc là sẽ còn kỳ 3, kỳ 4 … thế nhưng bạn cũng như tôi, đâu có ai biết là mình sẽ tham dự được hay không, thôi thì cứ “mặc xem con tạo xoay vần”, mong bạn giữ gìn sức khoẻ, để cuối năm nay chúng mình còn về thăm bến cũ trên đường từ Hồng-Kông tới Singapore.

Tình thân,

Ngụy Xưa
May 11, 2015

NgụyXưa
06-03-2015, 10:59 AM
Như Một Lời Xin Lỗi


Bạn thân,

Cuối tháng Năm vừa qua 26 khoá của Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang đã họp đại hội tại Orange County, California. Florida cũng chẳng xa xôi gì mấy thế nhưng bạn đã không về được vì hai bàn chân mỏi bên chiếc gậy chông chênh sau cơn đột quỵ vài năm trước đây. Tôi chắc là bạn rất ngậm ngùi vì đã mất đi một dịp gặp lại những người một thời sát cánh bên nhau. Bạn đừng buồn, thế nào rồi cũng sẽ còn một lần đại hội nữa trong tương lai.

Được mời làm speaker với đề tài “Trường SQHQ/NT: Niềm Hãnh Diện & Nỗi Nhớ”, tôi đã vất vả viết bài, học bài để khi lên thuyết trình sẽ không bị vấp váp, và … cương ẩu, thế nhưng mặc dù đã cố gắng rất nhiều, kết quả lại không được bao nhiêu. Đêm dạ tiệc tại Hilton Hotel đông đúc với hơn 900 người tham dự, người ta to tiếng chuyện trò, kêu gọi rủ nhau chụp hình kỷ niệm, chứ ít người chú tâm nghe thuyết trình hay xem văn nghệ. Những ca sĩ nổi danh như Lệ Thu, Diễm Liên, Anh Dũng … hát cũng chẳng ai nghe, tiếng vỗ tay chỉ lác đác vì sau nhiều năm xa cách, bạn bè gặp lại nhau vồn vã nói cười hơn là chú tâm nghe người lạ nghêu ngao.

Tôi cũng gặp lại rất nhiều bạn bè xưa và thuộc cấp cũ. Thế nhưng thấy mặt nhau mà chẳng nhận ra nhau, hơn 40 năm rồi còn gì, chỉ khi nhìn bảng tên mang trước ngực ký ức mới ùa về, để rồi ngậm ngùi ôn lại kỷ niệm xưa. Em trai tôi cũng có mặt trong đại hội. Chú ấy dẫn một người tới gặp tôi, và hỏi tôi còn nhớ Tiến đây không? Tôi đã không nhận ra Tiến, và ngay cả khi Tiến nhắc tới con tàu cũ do tôi chỉ huy, tôi vẫn không nhớ được một chút gì về người sĩ quan trẻ năm xưa đó, có lẽ vì Tiến chỉ phục vụ dưới chiến hạm một thời gian ngắn vào năm 1968, năm của Tết Mậu Thân hãi hùng, thời gian mà tôi mang nặng những chồng chất lo âu. Tôi ngượng ngùng nhìn thấy nét thất vọng trên gương mặt của người sĩ quan thuộc cấp ngày xưa, chẳng biết nói gì hơn là những lời thăm hỏi thông thường như thể là vừa mới biết nhau.

(Mong là Tiến đọc được những dòng này. Cám ơn Tiến vẫn còn nhớ tới tôi, và cho tôi gửi lời xin lỗi. Tuổi già làm tôi quên lãng, nhưng tôi lúc nào cũng thương yêu và biết ơn những người đã cùng với tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn của đời quân ngũ.)

Thời gian qua nhanh, tháng Năm đã hết, và với học sinh/sinh viên thì mùa hè của họ đã đến, thế nhưng với những người đi biển như anh em chúng mình thì mùa hè chỉ bắt đầu vào ngày Hạ Chí (Summer Solstice, June 21, 2015). Xuân Phân vào tháng March đã qua, Hạ Chí sắp tới, còn Thu Phân là thời điểm vào tháng September này. Cuốn sách “hàng hải thiên văn” mấy trăm trang ngày xưa tại quân trường tôi chỉ còn nhớ được có bấy nhiêu! Chúng mình quả thật đã già rồi, phải thế không bạn miền xa?

Bạn thân,

Gần ngày Thu Phân năm nay tôi sẽ trên đường từ Iceland về NewYork. Tôi đi tìm “mặt trời đêm” đó bạn! Ở vĩ độ cao của bắc bán cầu vào tháng August ban đêm mặt trời còn ở trên đường chân trời, và người ta có thể đi ngắm cảnh thiên nhiên 24 giờ một ngày. Thắng cảnh Iceland chắc là chẳng có gì giống như đất nước của quê hương Việt Nam mình để cho tôi so sánh nhớ thương. May ra thì tôi sẽ thấy được đàn cá voi ngoài biển cả hay là những dòng nước nóng phun lên do những hoạt động của núi lửa dưới mặt đất liền (volcanic activities underneath the surface), như thế chắc là cũng đủ vui cho một lần viễn du.

Ước gì bạn cùng đi được với tôi chuyến này như chúng mình đã từng cùng nhau đi tới bao nhiêu vùng đất lạ trên địa cầu. Nhớ hôm ở Busan (Korea) tôi đã thật là lo lắng vì lạc mất bạn khi chúng mình đi thăm đền Haelong. Khi thấy bạn chống gậy từ trong rừng cây đi ra cả bọn đã reo mừng! Một ngày vui thật khó quên!

Chẳng biết viết gì thêm hơn là mong bạn giữ gìn sức khoẻ, cố gắng tập luyện để lại có thể đi đứng được bình thường, và một ngày nào đó lại cùng nhau ngao du góc biển chân trời.

Tình thân,

Ngụy Xưa
June 2, 2015

NgụyXưa
06-21-2015, 10:21 AM
Ngày Tháng Hạ Mênh Mông Buồn


Bạn thân,

Hôm nay là ngày Hạ Chí, ngày mùa hè chính thức bắt đầu, và cũng là ngày dài nhất trong năm tại Bắc bán cầu.

Mấy hôm trước lái xe 8 tiếng đồng hồ về San Jose thăm nhà và thăm bạn nhưng tôi chẳng gặp được người bạn thân nào. Tôi gọi H. Già (thằng bạn “mày/tao” từ thời niên thiếu), rủ nó đi ăn trưa thế nhưng nó nói yếu lắm, đi không được, rồi ngập ngừng cho tôi biết chắc là nó chỉ sống được đến cuối năm là nhiều vì những cơn đột quỵ và ung thư dạ dày. Nó đã chuẩn bị xong cho giây phút cuối của cuộc đời cô đơn trên đất lạ. Sẽ không có đám tang, không cáo phó, không chia buồn, chỉ một nắm tro tàn đưa lên chùa chờ ngày được mang ra rắc ngoài vịnh San Francisco cho sóng đưa về cố hương. Tôi không nói với nó được gì nhiều, khuyên nó cố giữ tâm hồn cho thanh thản thế nhưng trong lòng thấy thật ngậm ngùi. Mùa hè rực rỡ mà sao chợt nhớ tới câu hát “ngày tháng hạ, mênh mông buồn” của P.D..

Ngày Hạ Chí năm nay cũng là ngày Fathers’ Day. Tôi không còn bố để chúc mừng! Thân phụ và nhạc phụ của tôi đều đã mất gần 20 năm. Trên đường về Milpitas tôi ghé thăm phần mộ, và không tránh được bùi ngùi. Cỏ không xanh chỗ cha năm vì Cali thiếu nước, miếu thổ thần do Hội Cao Niên Vùng Vịnh thiết lập cách đây mấy chục năm bây giờ trông thật tiêu điều vì thiếu người trông coi. Những hội viên ngày đó cũng chẳng còn được mấy người, đa số đã mãn phần, và chắc là nằm đâu đó quanh đây. K. cặm cụi lau chùi tấm mộ bia trong lúc tôi cúi mặt nói thầm: “Bố ơi, con về thăm bố nè”.

Thành phố nơi tôi từng cư ngụ suốt 30 năm hình như không còn được khang trang như xưa. Đồi cỏ úa buồn bã trong nắng vàng, những cây thông già nghiêng ngả, lá rơi đầy lối mòn trong công viên cạnh nhà. Chẳng nhẽ thành phố này cũng đang gập khó khăn tài chánh như Detroit? Chắc là không phải vì kinh tế vùng Vịnh đang vươn mình, công ăn việc làm đầy rẫy, nhà cửa lên giá tới chóng mặt nên chính phủ thiếu gì tiền! Tôi đi xa tít mù, lâu lâu mới trở về thăm nhà cũ, thấy thành phố đổi thay nên trong lòng cảm thấy hiu hắt buồn, thế thôi!

Căn nhà nơi mẹ tôi đang sống trông cằn cỗi vì cũng đã hơn 30 năm tuổi. Đó là nơi chốn tôi cư ngụ cho đến khi bố mẹ tôi và gia đình một đứa em từ VN sang vào năm 1990. Hơn 25 năm rồi tôi mới lại ngủ qua đêm tại căn nhà cũ đề trông nom mẹ vì các em tôi bận đi xa ít lâu. Mẹ tôi đã khoẻ nhiều so với những ngày nằm bệnh viện hồi Tết vừa qua. Dù đã 97 tuổi nhưng bà cụ vẫn còn minh mẫn, vẫn còn nhớ chuyện xưa, nhớ làng Thuận Tốn ven sông Hồng, nhớ phố Nhi (Phan Bội Châu) Hà Nội, và nhớ những ngày cam khổ khi mới di cư từ Bắc vào Nam năm 1954. Tôi thường ngồi yên nghe mẹ chuyện trò, để thấy niềm hạnh phúc trong mắt mẹ vì có con ở xa về thăm, và vì được dịp nhắc nhở tới những kỷ niệm chắt chiu một đời. Mẹ tôi cũng như những người già đều sống bằng dĩ vãng chứ còn gì đâu cho tương lai. Bạn và tôi rồi thì cũng sẽ thế mà thôi.

Bạn thân,

Fathers’ Day năm nay chắc là các con bạn ở xa thế nào cũng về thăm, và mua quà tặng bạn, đúng không? Các con tôi sinh ra và lớn lên tại Mỹ nên rất thực tế, năm nào cũng hỏi xem tôi thích gì để mua. Tôi thấy mình chẳng thiếu gì, và hình như cũng chẳng thích gì, nên chỉ lắc đầu mỉm cười. Tôi chắc là năm nay chúng nó lại tìm mua cho tôi món gì đó đề tôi đi chơi góc biển chân trời. Năm ngoái tôi được tặng cái quần … chín túi để nhét tất cả những gì tôi muốn mang theo như ví tiền, passport, máy hình, điện thoại, ống nhòm, chià khoá, giấy tờ lặt vặt, v. v… và v. v… Cái quần dài nhưng nếu cần tôi có thể tháo ống ra, biến thành quần short cho … mát, và để làm anh Mỹ vàng đi lêu bêu xứ lạ cho vui cuộc đời!

Chuyến xuyên dương tới ngày đi còn xa thế nhưng tôi vẫn đang náo nức đợi chờ. K. vừa làm xong passport mới, sang năm sẽ tới phiên tôi. Mỗi lần làm lại passport thấy nản quá vì không chọn được tấm hình nào vừa mắt, thế nhưng nhìn lại hình 10 năm cũ lại thấy mình cũng đâu có đến nỗi nào! Già rồi mà còn nhiều chuyện thế đấy, bạn có bao giờ lẩm cẩm như tôi?

Happy Fathers’s Day, bạn miền xa.

Tình thân,

Ngụy Xưa
June 21, 2015

NgụyXưa
07-08-2015, 09:20 AM
Một Ngày Để Suy Tư


Bạn thân,

Cuối tuần qua tôi đã có những ngày rất vui. Vui vì được coi một trận túc cầu nữ hào hứng giữa Mỹ và Nhật Bản (mà bạn biết là Mỹ đã thắng 5-2), và vui vì ngày lễ Độc Lập tưng bừng của nước Mỹ đã không xảy ra bất cứ vụ thảm sát nào như nhóm Hồi Giáo cực đoan từng đe dọa. Tuy nhiên nếu bạn hỏi tôi là có cảm thấy “hãnh diện là người Mỹ” như nhiều người tuyên bố trên TV hay không thì tôi xin thú thật với bạn là: “mang ơn nước Mỹ thì có còn hãnh diện là người Mỹ thì không”. Mặc dù tôi đã sống ở đây một thời gian lâu hơn là những năm tháng tôi đã sống ở VN, nhưng tôi không có một quá khứ dày đặc như một người Mỹ chính cống, và không đóng góp được gì coi như đáng kể, như vậy lấy gì cho tôi hãnh diện? Trái lại nhiều khi tôi còn thấy bùi ngùi vì càng ngày tôi càng hiểu thêm về “the land of the free and the home of the brave” từ một câu hát trong bài quốc ca Hoa Kỳ.

Năm 1973 tôi đã chứng kiến dân chúng Mỹ xếp hàng dài chờ mua xăng vì bị các nước Trung Đông cấm vận, dẫn đầu là Saudi Arabia, không bán dầu cho Mỹ vì chiến tranh giữa Do Thái (đồng minh của Mỹ) và khối Arab! Cuối cùng Mỹ phải đứng ra điều đình cho Do Thái rút quân để các nước Trung Đông tiếp tục bán dầu cho Mỹ và đồng minh.

Lúc đó tôi còn đang theo học về Management tại Monterey Naval Postgraduate School, và một vị giáo sư đã quả quyết là sẽ có chiến tranh do Mỹ phát động tại Trung Đông vì Mỹ cần nguồn năng lượng thiết yếu, và không muốn bị các nước trong khối Arab bắt ép. Bạn biết đó, cuộc chiến vùng Vịnh (Kuwait) bắt đầu vào năm 1990, và sau đó năm 2003 Mỹ mang quân vào Iraq, lấy cớ là chính phủ của Saddam Hussein đang phát triển vũ khí hạt nhân, mặc dù Liên Hiệp Quốc không tán thành. Chiến tranh chất dứt, Hussein bị treo cổ, và người ta không tìm thấy vũ khí giết người hàng loạt, thế nhưng Mỹ đã kiểm soát được những nguồn dầu hoả, không còn bị áp lực từ các nước Trung Đông, nhất là từ Saudi Arabia.

Năm 1973 cũng là năm Mỹ rút quân khỏi VN, cắt viện trợ, bỏ mặc cho Bắc Việt thôn tính miền Nam, gây bao nhiêu tang thương và làm tan nát bao nhiều gia đình vì chính phủ Mỹ đã thay đổi chiến lược, bắt tay với Trung Hoa, không còn cần VNCH làm tuyến đầu ngăn làn sóng đỏ!

Năm 2011 Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Iraq, bỏ mặc cho đất nước đó cho nội chiến tương tàn, và toàn thể Trung Đông trong tình trạng bất ổn, vì Mỹ không còn lệ thuộc vào dầu hoả Trung Đông như xưa, nhờ phương pháp khai thác dầu hoả mới (fracking). Nước Mỹ đã trở thành nước dẫn đầu về khí đốt thiên nhiên, và đang dần dà trở thành nước sản xuất dầu hoả đứng đầu thế giới trong nay mai. Saudi Arabia cố gắng gia tăng sản xuất, bơm thêm dầu, dù cho giá dầu đang rớt thê thảm, để “giết” bớt các công ty fracking ít vốn của Mỹ. Bạn thấy không, đồng minh nhưng vẫn “chơi nhau” sát ván vì quyền lợi sống còn.

Mỗi lần thấy trên TV những cảnh tang thương tại Trung Đông là tôi lại nhớ tới những đau xót của người dân VN trong trong cuộc chiến vừa qua, và không khỏi bùi ngùi thương cho số phận hẩm hiu của những người dân kẹt giữa hai thế lực đấu tranh vì quyền lợi riêng tư.

Bạn thân,

Hiểu biết về chính trị của chúng mình rất là giới hạn, và dễ bị dẫn dắt bới các cơ quan truyền thông. Nếu bạn thường xem TV của hệ thống FOX News thì chắc là bạn thấy các chuyên gia đang phê bình nặng nề tổng thống Obama về chính sách ngoại giao nói chung, và nhất là về vấn đề chiến tranh tại Iraq & Syria nói riêng. Họ cho rằng cho phi cơ bỏ bom quân phiến loạn ISIS sẽ không mang lại chiến thắng, và Hoa Kỳ lúc này chẳng có chiến lược gì hữu hiệu để đối phó với tình hình Trung Đông. Tôi không biết chính quyền Mỹ có quan tâm không, hay là họ giống như Clark Gable nói với Vivien Leigh trong phim Gone with the Wind: “Frankly, my dear, I don't give a damn”. Xin lỗi bạn tôi dùng câu tiếng Anh đó cho nhẹ nhàng.

Làm tổng thống đầy uy quyền thế nhưng nhiều lúc cũng bó tay bạn ạ, vì trên tổng thống hình như còn có một tập đoàn tài phiệt với quyền lực ngầm và chính sách để bảo vệ quyền lợi của riêng họ, và của riêng nước Mỹ. Dầu hoả Trung Đông không còn là vấn đề tối quan trọng, bây giờ Mỹ chuyển trục về biển Đông, không biết nước VN của chúng mình rồi sẽ bị lôi kéo vào cơn lốc xoáy nào. Trong quá khứ đã có những tổng thống Mỹ bị ám sát có lẽ vì đi ngược với quyền lực ngầm để trở những thành những nghi án vì cho đến bây giờ người ta vẫn thực sự không biết thế lực nào đã nhúng tay. Bạn và tôi chỉ là những con ốc li ti trong một bộ máy khổng lồ, có gì mà hãnh diện, phải thế không bạn thân?

Tôi thường tâm tình với bạn về tình yêu và tình người, hôm nay “trở chứng” viết cho bạn một cách đại khái về một đề tài không mấy thân quen, chắc thế nào bạn cũng nghĩ là tôi bắt đầu lẩm cẩm rồi! Thôi thì, một lần và chỉ một lần này mà thôi. Ông thầy của chúng mình, bình luận gia TBN, cũng đã phong bút, kể chuyến tiếu lâm thay vì nói chuyện chính trị trong một lần họp mặt vừa qua, và tôi thấy ông ấy rất là thoải mái, thay vì đăm chiêu loay hoay với những vấn đề ngoài tầm tay.

Thân chúc bạn những ngày an vui, và hẹn gặp bạn tháng September này để cũng nhau lang thang góc biển chân trời.

Tình thân,

Ngụy Xưa
July 6, 2015

NgụyXưa
07-20-2015, 03:14 PM
Mốc Thời Gian


Bạn thân,

Hôm nay là ngày 20 tháng 7, ngày này 61 năm xưa ngoại trưởng Trần Văn Đỗ để rơi giòng nước mắt tại hội nghị Geneve vì Việt Nam bị các cường quốc chia đôi! Tôi nghĩ không phải chỉ mình ngoại trưởng Đỗ mà có lẽ nhiều người Việt quốc gia cũng ngậm ngùi khóc cho đất nước đau thương.

Lúc đó tôi mới có 11 tuổi, chưa hiểu biết nên chưa biết buồn. Vừa thi xong bằng tiểu học tại Hà Nội nên tôi được bố mẹ cho về làng quê bên bờ sông Hồng nghỉ hè. Bà nội tôi sống một mình trong căn nhà ngói ba gian với một người giúp việc, không có ai cho tôi làm bạn nên hàng ngày tôi trốn qua nhà bà ngoại ở làng bên, theo Long đi bắn chim, theo Phượng đi câu cá, theo Hoàng đi tắm sông, và cho chuồn chuồn cắn rốn để mau biết bơi, chỉ khi nào bà nội cho người sang gọi tôi mới về. Đó là những ngày êm đềm cuối cùng của tuổi thơ, trước khi tôi biết thế nào là đau đớn chia lìa.

Bố mẹ tôi cho một người bà con từ Hà Nội về gặp bà tôi. Hai người thì thầm những gì tôi nghe không rõ, chỉ thấy lưng bà nội tôi đã còng lại còng thêm khi cúi đầu lau nước mắt rồi lặng lẽ thu xếp áo quần cho tôi theo người bà con trở về Hà Nội. Bà đưa tôi ra đến tận ngõ ngoài, bước chân nặng nề chứ không nhanh nhẹn như ngày thường, và lúc đó tôi thấy hình như bà tôi già hơn, già lắm, mặc dù bà chỉ mới ngoài 60.

Vài hôm sau đó, ngày 15 tháng 8 năm 1954, gia đinh tôi lên máy bay tại phi trường Gia Lâm di cư vào Nam. Bố tôi đã có lần bị Việt Minh bắt giam, đánh thừa sống thiếu chết vì là con nhà phú hộ, nên không muốn ở lại miền Bắc với người Cộng Sản, dù chỉ một ngày!

Tài sản bỏ hết lại miền Bắc nên vào Nam gia đình tôi rất nghèo, phải chia nhau một căn nhà gỗ gần chợ Tân Định với gia đình một người bà con mà tôi gọi bằng chú họ xa. Căn nhà thiếu tiện nghi, ngõ hẻm lầy lội bẩn thỉu đã cướp đi đứa đứa em gái út mới hơn một tuổi vào một buổi sáng khi tôi vừa thức dậy vì tiếng khóc của mẹ nghẹn ngào. Em bị diarrhea nên tất cả mọi người phải ra khỏi nhà vì sợ bị dịch tả. Tôi đến trường, chờ vào lớp, ngồi bên bờ hè khóc dấm dứt cạnh thằng bạn Nam Kỳ mới quen. Một người đàn bà hiền hậu đi ngang, cúi xuống hỏi tôi: “Sao con khóc?” Cơn đau như vỡ oà, tôi khóc to hơn, thằng bạn trả lời dùm: “Em nó vừa chết sáng nay”. Người đàn bà lắc đầu tội nghiệp, thở dài bỏ đi. Và đó là lần đầu tiên tôi biết thế nào là đau đớn chia lià.

Nếu không phải xa dời căn biệt thự tại phố Phan Bội Châu, Hà Nội thì có lẽ em Mai tôi nay vẫn còn, và năm nay em cũng vừa sáu mươi hai tuổi, bằng tuổi bà nội tôi năm xưa. Sau lần chia tay ở đầu làng tôi cũng không bao giờ gặp lại bà. Bà mất ít lâu trước khi có phong trào đấu tố và cải cách ruộng đất. Bố tôi gục khóc khi đọc xong tấm bưu thiếp gửi từ miền Bắc, và tôi chỉ thấy bố tôi khóc hai lần trong đời, lần đầu khi tôi theo bố đi chôn em Mai tại nghĩa địa Đô Thành (Chí Hoà), và lần thứ hai khi chúng tôi nghe tin bà nội tôi qua đời từ “miền Bắc âm u, mưa phùn rơi”. (1954-1975, P.D.).

Em tôi mất, mẹ tôi còn chịu thêm một niềm đau. Gia đình hầu như kiệt quệ nên mẹ tôi đành cho người giúp việc mang theo từ ngoài Bắc nghỉ việc. Đó là một cô gái còn trẻ mà bố mẹ bắt chúng tôi gọi bằng chị, dù tôi chẳng biết họ hàng ra sao. Cô ấy vừa khóc vừa mắng nhiếc mẹ tôi: “Ông bà mang tôi đi, bây giờ bỏ tôi bơ vơ nơi xứ lạ quê người …”. Mẹ tôi chỉ biết gục đầu nhẫn nhục. Biết nói gì bây giờ, cuộc đổi đời đã đủ đau thương!

Bạn thân,

Tôi biết khi Việt Nam bị chia cắt nhiều gia đình đã phải chịu những đau thương thảm khốc hơn gia đình tôi, thế nhưng tôi khó có thể quên được mốc thời gian của niềm chua xót đầu đời.

Sau này gia đình chúng tôi lại một lần nữa di cư lên Đà Lạt. Chúng tôi vẫn nghèo nhưng cuộc sống cũng đã dễ thở hơn, và hơn 10 năm nước chảy qua cầu chúng tôi đã gặp lại cô người làm năm xưa. Cô ấy đã lập gia đình, hạnh phúc bên người chồng hiền lành, và cô ấy đã gục đầu trên vai mẹ tôi: “Bà ơi …”. Cũng là những giọt nước mắt nhưng mà là giòng lệ mừng vui chứ không còn buồn tủi như năm xưa.

Cơn bão Dolores từ Mexico vừa thổi qua Carlsbad. Mưa chỉ đủ cuốn đi ít bụi bậm trên cành lá cây xanh. Cali nắng hạ, đất vẫn khô cằn. Không biết người da đỏ cầu mưa có giống bà nội tôi ngày xưa: “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm …” ?

Nơi bạn sống lúc này mưa lũ. Mưa ngoài đời đâu bằng mưa trong lòng người, phải thế không bạn thân? Mong là bạn lúc nào cũng an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
July 20, 2015

hoài vọng
07-21-2015, 12:04 AM
Cám ơn bác Ngụy Xưa đã cho tôi nhớ lại ngày xa xưa mà ngày này , học sinh - sinh viên thường tụ tập ở Đại Học Văn Khoa để cùng chia xẻ ngày chia đôi đất nước gọi là Đêm Không Ngủ ...chúc bác Ngụy khỏe .

dulan
08-01-2015, 05:36 AM
...


Dulan và lính nhí ghé thăm GỬI BẠN MIỀN XA và quan khách trong nhà bác Ngụy Xưa ạ
http://i1308.photobucket.com/albums/s612/summerdoll14/ad4ed7c7-53f1-4b3c-b7f0-16c1137090be_zpsjt44duuc.jpg (http://s1308.photobucket.com/user/summerdoll14/media/ad4ed7c7-53f1-4b3c-b7f0-16c1137090be_zpsjt44duuc.jpg.html)


...



Thân mến và chúc vui,
Dulan

NgụyXưa
08-04-2015, 10:14 AM
Cám ơn Dulan đã vào thăm, và để lại tấm hình “thủy thủ nhí” dễ thương.

Chợt nhớ những ngày còn trẻ nên xin chia sẻ với Du Lan và các bạn một bài viết và một tấm hình “thủy thủ” khác, rất ngố và rất xưa tại Cù Lao Chàm, khi NX vừa mới 20 tuổi, mặc áo lính màu biển xanh nhưng mặt còn “búng ra sữa”, theo tàu công tác lần đầu tiên tại vùng giới tuyến.

Thoáng một cái mà đã hơn 50 năm!

Hình như anh Hoài Vọng cũng đã có một thời là lính nước (trước khi chuyển qua binh chủng Nhảy Dù). Có bao giờ anh nhớ những ngày sóng gió năm xưa? BTW, cám ơn anh đã nhắc lại kỷ niệm những “Đêm Không Ngủ” tại sân trường Văn Khoa.

https://dtphorum.com/pr4/attachment.php?attachmentid=721&stc=1

http://i126.photobucket.com/albums/p85/thieut/CuLaoCham.jpg

Ngụy Xưa cũng thành thật cám ơn các Bạn Miền Xa: hoài vọng, thuykhanh (https://dtphorum.com/pr4/member.php?u=602), Platinum (https://dtphorum.com/pr4/member.php?u=501), NganHa1 (https://dtphorum.com/pr4/member.php?u=407), PhPhuongVy (https://dtphorum.com/pr4/member.php?u=493), aovang (https://dtphorum.com/pr4/member.php?u=25), dấu lặng (https://dtphorum.com/pr4/member.php?u=58868), Eve (https://dtphorum.com/pr4/member.php?u=58281), dulan (https://dtphorum.com/pr4/member.php?u=956), chieubuon_09 (https://dtphorum.com/pr4/member.php?u=96), tà áo xanh (https://dtphorum.com/pr4/member.php?u=558), Hồng Y Nương (https://dtphorum.com/pr4/member.php?u=245), SauDong (https://dtphorum.com/pr4/member.php?u=58431), NangThuyTinh (https://dtphorum.com/pr4/member.php?u=401), ntdl, passenger, ndangson , NguyetHa … đã vào thăm nhà, để lại chữ, hoặc âm thầm lưu dấu khích lệ.

Ngụy Xưa đã may mắn được gặp mặt một số ACE ngoài đời, và vẫn rất nhớ những ngày vui đó. Mong là sẽ lại có dịp gặp lại.

Tình thân.

Cù Lao Chàm Ngày Tháng Cũ


Bạn thân,

Cẩm mới đây gửi cho tôi tấm hình chụp năm 1963 tại Cù Lao Chàm. Ngày đó năm đứa Bảo Bình chúng tôi (Phan Lạc Tiếp, Trương Văn Đăng, Trịnh Đinh Thiện, Trần Đỗ Cẩm và tôi) vừa mới ra trường, và được đổi xuống cùng một chiến hạm đang tuần dương tại vùng biển Đà Nẵng. Đó là những ngày vui mặc dù sóng gió miền địa đầu khiến cuộc đời đi biển rất nhọc nhằn.

Sau nhiều ngày tuần tiễu trên biển chiến hạm thường ghé bến sông Hàn nghỉ ngơi nhưng có một lần tàu neo gần Cù Lao Chàm cho nhân viên lên bờ thăm dân cho biết sự tình. Cù Lao Chàm lúc đó còn hoang sơ, dân chúng sống bằng nghề đánh cá và đốn củi trên núi, nơi có heo rừng và bày khỉ đông hàng trăm con. Cẩm đã chụp tấm hình khi tôi đứng xem dân địa phương quay heo đãi thủy thủ đoàn. Thịt heo rừng nướng ngon tuyệt nhưng thịt khỉ thì tôi không dám ăn vì sau khi bị chặt đầu, lột da, con khỉ trông giống như một đứa bé, thấy thật là tột nghiệp!

“Mười năm gác núi sông cùng biển” năm đứa chúng tôi đã trải qua biết bao nhiêu là gian nguy trong cuộc chiến, đã chứng kiến biết bao nhiêu bạn bè ngã gục, thế nhưng cả năm đứa đều được yên lành để cuối cùng đến được đất nước này làm người di tản buồn nhiều hơn vui. Đáng mừng hơn nữa là lúc này cả năm đứa vẫn còn khoẻ mạnh, những lần họp khoá vẫn về với nhau, và vẫn coi nhau như anh em một nhà.

Tôi cũng vừa gặp lại đa số các sĩ quan đàn anh trên chiếc chiến hạm đầu đời đó trong lần đại hội HQ vừa qua tại Little Sài Gòn, nhưng tiếc là vắng mặt hạm trưởng S. và hạm phó Q.. Hải Quân Trung Tá Q. sau bao nhiêu năm tù đày đã xuống tóc, khoác áo vàng khi tới nước Mỹ, và ít lâu sau đã giã từ trần gian, bỏ lại cuộc đời cay đắng không người thân. Phan Lạc Tiếp đã lo cho Trung Tá Q. những giây phút cuối cùng vì chút tình chiến hữu năm xưa trên Hộ Tống Hạm Kỳ Hoà.

Xin kể thêm với bạn một chút về Cù Lao Chàm. Cùng với đài phát thanh Gươm Thiêng Ái Quốc, hải đảo đó sau này có một căn cứ được xây dựng giống hệt như những làng ngoài Bắc để tuyên truyền. Lực lượng biệt hải đã bắt cóc các ngư phủ miền Bắc đem về lưu giữ tại đây. Trong lúc di chuyển các ngư phủ đều bị bịt mắt nhưng tại căn cứ họ được tiếp xúc với dân làng toàn nói giọng Bắc, để họ có cảm tưởng là đang sống trong một vùng giải phóng ở Bắc Việt. Họ được nuôi ăn và săn sóc chu đáo trong vòng ba tuần lễ trước khi được đưa trả về nguyên quán. Chiến dịch này do Hoa Kỳ tài trợ tuy nhiên kết quả không được như mong muốn vì khi được thả về các ngư phủ, do kinh nghiệm đi biển, dù là bị bịt mắt họ vẫn tin là họ đã bị đưa về miền Nam để tuyên truyền chứ không có căn cứ nào của chính phủ VNCH tại miền Bắc.

Cẩm và tôi đã vuợt tuyến ra ngoài biển Bắc bắn phá các đài Radar và thả biệt kích đổ bộ nhiều lần, tuy nhiên tôi đã rời lưc lượng chỉ sau một thời gian ngắn vì một lý do riêng để đi tìm cho mình một chân trời xa thẳm mà tôi từng ước mơ từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường. Cẩm bây giờ trở thành nhà nghiên cứu chiến tranh, viết về các trận đánh đẫm máu của quân lực VNCH và nhất là về “Hải Tuần”, lực lượng biệt kích của Hải Quân. Xin mời xem thêm chi tiết tại đây: http://ngothelinh.tripod.com/NguoiRaBienBac.html


Bạn thân,

Tháng 11 năm nay tôi lại sẽ có dịp hải hành ngang Cù Lao Chàm nhưng tôi sẽ không lên đảo tìm lại dấu chân xưa. Hải đảo đó bây giờ là một địa điểm du lịch chứ không còn là miền đất hoang vu, nơi tôi có những kỷ niệm của những ngày tập tễnh bước chân vào đời hải hồ.

Nhớ về Cù Lao Chàm tôi không khỏi nghĩ tới và thương những người ngư phủ miền Bắc bị bắt cóc năm xưa. Dù được chính phủ miền Nam đối xử tử tế nhưng khi được thả về họ lại bị chính phủ miền Bắc nghi ngờ, cuộc sống lại gặp nhiều nhọc nhằn vì ghe thuyền bị phá hủy, khó khăn tìm kiếm phương tiện sinh nhai. Trong chiến tranh người dân dù sống với bất cứ bên nào cũng là những người chịu thiệt thòi, phải thế không bạn thân?

Vài lời ngắn ngủi thăm bạn, mong là bạn lúc nào cũng vẫn an khang.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Aug. 1, 2015

NgụyXưa
08-20-2015, 12:25 PM
Lạc Vùng Ăn Năn


Riêng tặng một người.

Bạn thân,

Đã từ lâu lắm, hình như tại phòng trà Anh Vũ của Sài Gòn xưa, tôi nghe được câu “mái hiên nào che nắng che mưa” từ một bản nhạc mà tôi không biết tên. Lúc đó tôi đang loanh quanh đi tìm một nơi để trú ẩn mỗi lần trở lại thành phố sau những ngày dài công tác với sóng gió ngoài biển khơi. Chiến hạm đậu tại bến Bạch Đằng được chúng tôi gọi là “cao ốc sắt nhiều từng”, lúc nào cũng nóng như một lò than, giấc ngủ ban đêm thường mệt nhoài, mặc dù tôi chỉ ngất ngư trở về tàu khi đêm đã khuya. Tôi thường vật vã trên căn gác xép với Thịnh Mù hoặc chia nhau một góc divan với Cóc Cần tại một căn nhà trong ngõ hẻm gần bến xe Nguyễn Cư Trinh. Nhu cầu đi tìm một chỗ cho riêng mình, dù chỉ là một căn nhà nhỏ bé, đủ để “che nắng che mưa” mỗi lần tàu nghỉ bến, khiến tôi lúc nào cũng bận tâm cho nên tôi đã nhớ mãi câu hát đó cho đến tận bây giờ.

Mới đây nhờ Internet tôi mới biết được tên bài hát là “Lạc Vùng Ăn Năn” của nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu. Bản nhac đó ít được các ca sĩ hát thường xuyên, nhưng tuần rồi nghe Ngọc Lan trình bày tại một website tôi không chỉ nhớ lại kỷ niệm cũ mà còn cảm thấy ngậm ngùi:

“Chiều về trên mái tóc
Từng bước chân không hồn
Lòng mình như muốn khóc
Rưng rưng đôi vai tròn.

Thả hồn trong nhức nhối
Lịm kín tâm tư trầm
Cuộc tình thêm đau nhói
Lãng quên câu chuyện thầm.”

Căn cứ vào tên bài hát và những câu thơ trên tôi nghĩ rằng có lẽ đó là tâm sự của một người đã một lần đi hoang nhưng mộng ước không thành nên buồn bã tìm về lại mái nhà xưa trong niềm ăn năn, nơi có một vòng tay vẫn còn đang đợi chờ:

“Mái hiên nào che nắng che mưa
Cánh tay nào hong gió đầy mùa... đợi chờ.”

Chỉ là một ý nghĩ chủ quan, không biết là có đúng như tác giả muốn gửi gấm hay không. Nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu đã qua đời, cuộc đời và sự nghiệp của ông được nhiều người viết trên nét nhưng tôi không tìm được một bài nào của bạn bè hay người quen biết ông bàn về lịch sử của bài hát nên tôi cũng không rõ là mình hiểu đúng hay sai.

Có một vài ca sĩ như Khánh Hà, Thanh Lan, Diễm Chi cũng đã trình bày bản nhạc này nhưng tôi thích giọng hát nhẹ nhàng của Ngọc Lan hơn cả, vì hình như cô ca sĩ tài hoa nhưng vắn số đó hoàn toàn đồng cảm với nỗi buồn của nhạc sĩ trong bài “Lạc Vùng Ăn Năn”. Mời bạn nghe bản nhạc này, và hy vọng là bạn cũng sẽ tìm được niềm cảm thông:

Lạc Vùng Ăn Năn (http://vinasoft.com/LacVungAnNan.mp3)

Bạn thân,

Tôi biết là thỉnh thoảng bạn vẫn vào nơi đây nghe tôi chia sẻ tâm tình vì bạn biết là chúng mình rất hiểu nhau. Mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng và có một quan niệm sống riêng nên tôi thông cảm với bạn chứ không phê bình khi bạn vì một lý do nào đó trước đây đã đi tìm cho mình một hạnh phúc mới. Mấy ai tránh được những thất vọng ở đời, và bạn đã lạc vào vùng ăn năn, thế nhưng bạn vẫn là người may mắn vì bạn có được “cánh tay nào hong gió đầy mùa... đợi chờ”, và bạn đã trở về mái nhà xưa. Tôi mừng cho bạn đã tìm lại được nếp sống bình an để rồi một ngày nào đó gặp nhau chúng mình lại có thể chia sẻ với nhau những niềm vui.

Carlsbad mấy hôm nay ngày hè rực rỡ, không đến nỗi nóng như Sài Gòn thuở nào nhưng nắng vàng cũng đủ cho tôi gợi nhớ kỷ niệm xưa, nghĩ tới bạn, và chia sẻ với bạn chút cảm nghĩ vu vơ về cuộc đời.

Cuối tháng Sept. tôi sẽ trở về từ Iceland. Lúc đó vừa sang thu, cây phong trước ngõ lá đã đổi màu, mùa thu dịu êm cũng đầy ngất kỷ niệm cho chúng mình nhớ thương. Bạn chờ tôi nhé.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Aug. 20, 2015

NgụyXưa
10-06-2015, 10:14 AM
Ngậm Ngùi Trong Nỗi Nhớ


Bạn thân,

Trở về Cali từ hôm đầu tuần nhưng hôm nay mới hồi phục để viết thăm bạn vài hàng, và kể bạn nghe về một nơi xa xôi mà từ lúc sinh ra cho đến lúc rời bỏ quê nhà tôi vẫn chưa từng nghe đến chứ đừng nói là biết đến hay đặt chân tới mảnh đất giá băng này.

Tôi đi thăm Iceland (vâng, Iceland chứ không phải Ireland), một đảo quốc gần Bắc Băng Dương, và thực tình tôi không rõ quốc gia này tên tiếng Việt là gì, thôi thì cứ gọi là “Băng Đảo” như một nơi trong truyện kiếm hiệp mà đã có một thời tôi rất say mê. Bây giờ với “Google” bạn có thể ngồi nhà mà vẫn biết rất rõ về miền đất xa xôi này nên tôi chỉ tâm tình với bạn về những điều nhỏ nhặt trong tình thân.

Tôi xuống tàu tại London và phải trải qua mấy ngày sóng gió Đại Tây Dương mới tới được Iceland, sau khi đã tạm dừng ghé thăm Norway và Shetland, một hòn đảo giữa Biển Bắc (North Sea) thuộc Scotland. Quả xứng danh là “Băng Đảo” nên gió lớn và lạnh vô cùng. Con tàu “to đùng” nặng hơn 100 ngàn tấn mà vẫn bị gió thổi tạt xa bờ, vất vả lắm thuyền trưởng mới cặp được vào cầu tàu cho chúng tôi lên thăm đất liền. Một chiếc tàu khác nhỏ hơn chút xíu đã phải bỏ cuộc.

Iceland là đất xưa của người Vikings nên tiếng nói rất khó nghe, và văn tự dù viết bằng mẫu tự Latin cũng rất khó đọc. Chữ Đ của họ cũng có gạch ngang như chữ Việt của mình, và dù đã đi thăm ba thành phố (Akureyri, Isafjordur và Reykjavik) nhưng thú thật với bạn là tôi không thể nào phát âm và nhớ nổi tên nếu không nhìn vào bản đồ.

Đã cuối mùa hè nhưng tuyết vẫn còn trên đỉnh núi và đang tan chảy tạo thành những giòng suối nước trong veo khắp nơi. Đất nước thanh bình hơn bất cứ nơi nào tôi đã có dịp đi qua trên địa cầu, ngút ngàn là những đồng cỏ xanh với những đàn cừu trắng thả rong, không người trông coi. Những cánh đồng phún thạch cũng được rêu xanh bao phủ trông xa như không khác gì cỏ non. Iceland là thành viên của minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO = No Action Talk Only :=)) nhưng không có quân đội bạn ạ. Trên một đỉnh núi nằm trơ vơ một đài radar kiểm báo, trước đây trong gia đoạn chiến tranh lạnh Hoa kỳ dùng theo dõi các hoạt động quân sự của Nga Sô để có thể phản ứng kịp thời, bây giờ đã được chuyển giao cho lực lượng duyên phòng của Iceland. Tôi cũng chẳng gặp người cảnh sát nào, và có lẽ vì lý do thời tiết nên không thấy có xe gắn máy, chỉ có tiếng suối reo và thác nước sương khói bay mịt mù.

Đứng bên bờ thác Gullfoss tôi ngậm ngùi nhớ thác Pongour của Đà Lạt xưa. Thuở đó chúng mình còn đang tuổi học trò, những ngày cuối tuần đạp xe về những nơi xa xôi hoà mình vào thiên nhiên, và Pongour là ngọn thác đẹp nhất của cao nguyên Lâm Viên, cách xa Đà Lạt 50 cây số nhưng chúng mình đã từng tới, dù chỉ một lần để rồi một đời không quên.


http://i126.photobucket.com/albums/p85/thieut/Iceland%20Trip/20150912_110524_002.jpg


Gullfoss

Xa đất nước hơn 40 năm nhưng dù đi bất cứ nơi nào tôi thấy đâu đó phảng phất hình bóng quê hương mình, bạn có bao giờ cảm thấy như có hạt bụi bay vào mắt vì nhớ thương?

Iceland là đất của núi lửa và vẫn đang có những hoạt động ngầm nên cũng có những điều khác lạ. Tôi đã thấy bùn đen nóng bỏng đùn lên từ dưới đất, những hồ nước ấm thiên nhiên, và nhất là những luồng khí nóng (geysir) cứ chừng 10 phút lại phụt lên cao từ những hố sâu rải rác trên một cánh đồng phún thạch, kèm theo tiếng động như tiếng pháo kích trong cuộc chiến VN năm nào!

Bạn thân,

Chuyến đi nhiều sóng gió, trên đường về đáng nhẽ tàu phải ghé vào St. John (Newfoundland) nhưng vì cơn bão tới nên phải chạy thẳng tới Halifax của Canada, nơi thuyền trưởng Ngô Sanh, cựu SQHQ/VNCH thành lập hãng … nước mắm nổi tiếng một thời, và đó là hải cảng cuối cùng trước khi kết thúc hải trình tại New York City.

NYC là nơi tôi đã thăm viếng nhiều lần, và lần đầu tiên cách đây có hơn … 50 năm, thế nhưng tôi vẫn ở lại thêm một ngày trước khi bay về Cali để đi thăm đài tưởng niệm biến cố 9/11 vào năm 2001. Tôi ngậm ngùi đưa tay sờ thành giếng nước, lẩm bẩm đọc tên những người đã bỏ mình khi hai tòa tháp đôi bị quân khủng bố phá hủy, và cảm thấy man mác một nỗi buồn. Đất nước này đã cưu mang anh em chúng mình, cho chúng mình những ngày an vui cuối đời, nên dù chỉ là công dân hạng hai tôi vẫn thấy thiết tha giống như là tôi yêu thương VN.

Tháng tới chúng mình lại về thăm Hà Nội, Huế và Sài Gòn! Chúng mình đi lại đường biển xưa thêm một lần vì không biết rồi sẽ có còn một quốc gia mang tên Việt Nam. Cứ nghĩ thế là nước mắt tôi lại nhạt nhoà. Vắn tắt vài hàng thăm bạn, bạn giữ gìn sức khoẻ để chờ ngày về nhé.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Sept. 26, 2015

NgụyXưa
10-27-2015, 10:00 AM
Chỉ Nhớ Người Thôi …


Bạn thân,

Thi sĩ DTL nhớ người yêu nên đã viết: “Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời”. Tình quá, phải không bạn thân? Chúng mình đã qua cái thời lãng mạn đó từ lâu, nếu có thoáng nghĩ tới chuyện ngày xưa thì cũng chỉ nhẹ thở dài!

Riêng tôi thì lúc này “chỉ quét sân thôi đủ hết ngày” vì mùa thu đã về với Cali, và mặc dù thời tiết còn oi bức nhưng lá trên cây đã vàng, rụng đầy lối đi. Hơn thế nữa lá từ công viên cạnh nhà, và “lá rơi hàng xóm lá bay sang” nên tôi quét mệt nghỉ, nhất là từ ngày tôi cho ông làm vườn người Mễ nghỉ việc vì ông ta quá bận rộn, giao việc cho mấy người học nghề thiếu kinh nghiệm làm cho cây cối trong vườn méo mó chẳng ra hình thù gì rõ ràng!

Bạn biết không, mỗi lần đi xa tôi thường nhớ nhà, nhất là những chuyến đi kéo dài vài tuần lễ, mong được trở về nằm dài trên chiếc giường êm ái, ngồi trước chiếc TV với màn hình “to đùng”, thế nhưng chỉ được ít lâu những công việc thường nhật lại trở thành tẻ nhạt, và tôi lại mơ màng một chuyến viễn du. Như đã “khoe” với bạn trong thư trước, tuần tới tôi lại lên đường, và lần này sẽ ghé vào Hà Nội để nhớ để thương, dù Hà Nội bây giờ không còn tí gì giống Hà Nội của tôi xưa.

Năm 2004, sau 50 năm xa cách tôi cũng đã trở về Hà Nội một lần, và tôi đã ngơ ngác đi giữa phố phường như người mộng du. Lần này trở lại ngoài việc gặp vài người bạn văn tôi không biết là mình sẽ tìm lại được gì, nhất là mới đây đọc “Đội mưa mà đi …” của nick “sôngthương” đăng trong phòng “Tùy Bút” của diễn đàn Đặc Trưng, viết về cảm xúc của một người ở xa vể thăm, tình cảm lấn cấn giữa Hà Nội xưa và nay, tôi sợ rằng mình rồi cũng lại thêm một lần ngỡ ngàng. Hà Nội bây giờ cũng đang là mùa thu, nhưng chắc là tôi sẽ chẳng tìm được “Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu”. Những cái đó nếu có còn thì cũng chỉ những người một đời gắn bó với Hà Nội mới cảm được, còn những người đã hơn 40 năm trôi dạt nơi xứ lạ như chúng mình thì hình ảnh cổ kính đó chỉ còn là một thoáng trong mơ.

Hầu như chuyến viễn du nào tôi cũng có Q. đi cùng, và lần này cũng vậy, mặc dù Q. vừa bị giải phẫu cột xương sống để hàn gắn lại những nơi bị lệch. Đêm hôm vừa qua Q. viết cho tôi:

“Từ ngày được giải phẩu đến giờ tôi ăn uổng̀ rất khó, một muỗng cháo hoặc một hớp nước là tôi ho rung cả người, kết cuộc đến hôm 21 Oct. 15, tôi bị sưng phổi, đang chữa với trụ sinh. Còn hai ngày nữa uống xong thuốc, hy vọng cơn đau xung quanh lá phổi trái sẽ thuyên giảm, và tình trạng tổng quát sẽ khá hơn để đi cruise với các bạn như đã dự trù, dù đi mà chỉ ớ trên tàu để nhìn lại các hải đảo, các bải cát, các cầu tàu của quê hương, là cũng thấy được an ủi rồi…”

Ngày xưa Q. là hạm trưởng một chiếc tuần đương hạm của HQ/VNCH, bây giờ người thủy thủ già đó dù thân xác đã mòn mỏi nhưng tấm lòng với quê hương, với đại dương và với đường biển xưa vẫn còn y nguyên. Đọc thư Q. tôi thấy một nỗi buồn, nhất là trong lúc đang nghe Elvis Phương hát “Bến Thượng Hải”, nên khi viết trả lời tôi đã kèm theo vài dòng của bài ca để gửi chút tâm tình tới bạn miền xa:

Biển sóng … dạt dào
trùng dương lớp lớp trôi đi về chốn nao,
đời như những cơn sóng đùa
mà ngàn năm biết nơi đâu là bến bờ.

Cuộc đời vui, cuộc đời buồn,
nào ai hay biết cho đâu là bến mơ,
niềm hạnh phúc hay nỗi sầu,
dòng đời trôi cuốn ta qua ngàn năm.

https://www.youtube.com/watch?v=L7z9DiD1nRg

Tôi cũng nói với Q. : “Ở vào tuổi “cổ lai hy” như anh em chúng mình thì mấy ai được khoẻ mạnh hoàn toàn. Bạn cứ yên tâm tĩnh dưỡng rồi chúng mình sẽ gặp lại nhau một ngày rất gần.” Viết vậy mà thực tình trong lòng tôi rất băn khoan, chỉ còn độ một tuần nữa là chúng tôi phải bay qua Hongkong để xuống tàu, không biết Q. có đủ sức khoẻ để ngồi 10 tiếng đồng hồ trên máy bay. “Đời như những cơn sóng đùa … biết đâu là bến bờ”, thôi thì cứ để thời gian trôi, phải thế không bạn thân.

Bạn thân,

Vài năm trước đây mỗi lần đi chơi xa chúng mình là một bọn đông vui, có khi tới vài chục người. Bây giờ chẳng còn được bao nhiêu vì mặc dù có thời gian, có phương tiện và vẫn có đôi có lứa, thế nhưng sức khoẻ của các bạn ta mỗi ngày mỗi mỏi mòn cho nên nhiều người chỉ còn có thể đứng trên bờ nhìn ra đại đương. Cụ Thộn vừa rồi gọi cho tôi, nói: “Mày đi rồi về kể cho tao nghe nhé. Tao bây giờ không ra được khỏi sân nhà …”. Cụ biết tôi sẽ ghé Đà Nẵng, nơi Cụ đã từng gửi gấm cuộc đời cho một người con gái, và mặc dù bây giờ mối tình đã tan vỡ nhưng lúc nào Cụ cũng vẫn nhớ thương. Đà Nẵng cũng là nơi Cụ và tôi một thời đi tìm phiêu lưu trong chiến tranh với những đêm hoạt động ngoài vịnh Bắc phần.

Tôi bùi ngùi nghe Cụ Thộn than thân, và tự hỏi rồi bao giờ tới phiên chúng mình, tới ngày đứng gọi: “Đường biển xưa ơi, chỉ nhớ người thôi đủ hết đời.” Ngày nào đó rồi cũng sẽ đến, còn bây giờ mong là lúc nào bạn cũng an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa,
Oct. 27, 2015

sôngthương
10-29-2015, 02:52 AM
...nhất là mới đây đọc “Đội mưa mà đi …” của nick “sôngthương” đăng trong phòng “Tùy Bút” của diễn đàn Đặc Trưng, viết về cảm xúc của một người ở xa vể thăm, tình cảm lấn cấn giữa Hà Nội xưa và nay, tôi sợ rằng mình rồi cũng lại thêm một lần ngỡ ngàng ...



Chú Ngụy Xưa kính mến,

Thưa chú ,

sôngthương ghé qua đây để cám ơn chú Ngụy Xưa đã đọc và chia sẻ những cảm nghĩ về một nơi chốn .

Có lẽ cảm giác ngỡ ngàng sẽ không thể tránh khỏi khi chú trở lại Hà Nội lần nữa , nhất là sau chừng đó năm. Một nơi chốn nào , khi trở lại sau nhiều năm, cũng sẽ nhiều thay đổi – tốt hơn hoặc xấu hơn – đều đem lại cảm giác ngỡ ngàng, và đôi lúc vô cùng xa lạ . Nhưng ngẫm nghĩ lại , đối với đất nước nhỏ bé triền miên chiến tranh của chúng ta , thì . Một thời thịnh, Một thời suy, Hưng vong lẽ thường. , cũng là điều có thể hiều , vì mọi thứ đều khởi nguồn từ con người , chừng nào con người chỉ biết đến tham vọng điên rồ và ích kỷ , chừng đó phố phường còn là miền loạn gió ... Và điều này không chỉ xảy ra ở nước ta ...

Nhưng ở một góc bất chợt nào đó, ta vẫn tìm thấy những điều đáng nhớ , những cô hàng hoa với đôi quang gánh khiến St nhận ra những gì mẹ kể , những cánh hoa còn đẫm sương làm ấm cả một góc phố . Hay cội bàng già cỗi thả lá đỏ đầy đường , rất giống những gì được tả trong truyện Tự Lực Văn Đoàn...

St thường đọc những gì chú viết , và cũng luôn nghĩ ” ” Để viết đựơc như thế, ngoài kinh nghiệm sống, tác giả hẳn phải mang theo cả một tình yêu khắc khoải …” . Chú Ngụy Xưa và những người bạn, những đồng đội thân thiết , đã trải qua cuộc đời sóng gió hải hồ , đã nếm trải mọi niềm vui nỗi đau , thì nỗi khắc khoải đó sẽ càng ray rứt .Nhưng St vẫn nghĩ rằng, quan trọng nhất là, ở bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời, chú và các bạn, các đồng đội của chú đã sống hết mình , đã làm mọi điều có thể , đã cống hiến phần đời đẹp nhất cho quê hương , thì không có gì để phải trách mình . Trong nhiều cuộc cờ , có những khi tiến thoái lưỡng nan, mà chỉ những ai trong cuộc mới có thể thấu hiểu ...

"Đời như những cơn sóng đùa /mà ngàn năm biết nơi đâu là bến bờ." St luôn nhận ra rằng , chúng ta sinh ra vốn đã nhận được những niềm vui , hay phải đối diện với những nỗi buồn. Có khi do chính ta , có khi do cuộc sống chung quanh mang lại . Niềm vui thường qua mau , nỗi buồn - có khi ta vượt qua được, có khi phải mang theo đến cả cuối đời . Nhưng ít nhất , chúng ta có những người bạn , những người thân yêu để chia sẻ, để trao nhận niềm vui , và gửi gấm nỗi buồn . Biết rằng cuộc đời là hữu hạn , biết rằng mọi thứ là phù vân, cho nên , một ngày nào đó , nếu những người ấy không thể cùng ta song hành, hoặc không còn nữa , thì những gì tốt đẹp họ từng làm cho ta cũng sẽ khiến lòng ta ấm áp mỗi khi nghĩ về . Khi ấy , ta sẽ đặt bút xuống viết về họ với lòng nhớ thương vô hạn . Như chú đã mượn câu thơ của DTL ”chỉ nhớ người thôi đã hết đời” ...

St kính mến chúc chú và các bạn chú sức khỏe ổn định , cùng sự an lạc trong tâm .:z57:
sôngthương

NgụyXưa
10-29-2015, 01:08 PM
Cám ơn “sôngthương” đã chia sẻ cảm nghĩ. Tuy ít còn chuyện trò với các ACE trên diễn đàn như xưa nhưng tôi vẫn đọc hầu hết những bài viết có chủ đề, thí dụ như “Đôi mưa mà đi…” của “sôngthương”, để thấy mình được đồng cảm với các tác giả. Nhân tiện đây xin cho tôi gửi lời thăm hỏi, cám ơn “sôngthương” và các ACE đã đóng góp những bài viết có giá trị để diễn đàn Đ/T mãi còn tồn tại với thời gian.

Khi xa Hà Nội tôi mới 11 tuổi nên chỉ nhớ căn nhà ở phố Phan Bội Châu và con đường tới trường tiểu học Quang Trung, nhưng từ ngày lớn lên ít nhiều bị ảnh hưởng của văn chương Tự Lực Văn Đoàn, của Đêm Giã Từ Hà Nội (Mai Thảo), và gần đây những qua bài hát của TCS, của Phú Quang … nên Hà Nội trong trí tưởng của tôi cũng đầy ắp những hình ảnh cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, mái ngói thâm nâu,cùng những những cây sấu già và tiếng ve kêu mùa hè của thời thơ dại.

Biết là sẽ ngỡ ngàng thế nhưng tôi đã trở về, và sẽ trở về ít ra thêm một lần, vì những thôi thúc trong tim của người tha hương. Không cứ gì Hà Nội, ngay cả Sài Gòn, nơi tôi sống thời trai trẻ, khi về thăm tôi cũng thấy mình là người khách lạ trên quê hương, thế nhưng lòng nhớ thương hầu như chưa bao giờ nguôi.

Cuộc đời là những đổi thay, vẫn biết thế mà sao vẫn cứ tìm về dĩ vãng để rồi thẫn thờ. Có lẽ chúng ta là những cây sậy yếu đưồi, phải thế không sôngthương?

BTW, anh bạn Q. của tôi đã tái nhập viện để bác sĩ hút bớt nước từ trong phổi. Q. vẫn chưa nói được, nhưng thở đã dễ dàng hơn qua ống plastic thông qua cuống họng. Q sẽ còn phải nằm lại bệnh viện thêm ít ngày và chắc chắn là sẽ không thể cùng chúng tôi đi xa vào tuần tới. Tôi biết là Q. sẽ rất luống tiếc, nhưng cũng đành. Biển Đông có thể sẽ lại dậy sóng thế nhưng đường biển xưa vẫn còn, và biết đâu chẳng có một ngày nào đó Q. lại có cơ hội trở về. Cứ tin như thế cho cuộc đời được vui.

Một lần nữa xin cám ơn sôngthương và các ACE của diễn đàn.

Tình thân,

Ngụy Xưa
10/29/15

sôngthương
10-30-2015, 05:29 AM
Chú Ngụy Xưa kính mến,

Dạ, thưa chú , sôngthương cũng phải cám ơn những bài viết của chú, của các anh chị và các bạn đem vào diễn đàn :z57:, nhờ đó mà st cũng được mở mang ở nhiều lĩnh vực .

St không sinh ra ở Hà Nội , nên hay nghĩ về những người thân đã từng ở đó .những St vẫn có thể nhận ra nỗi nhớ thương ấy . Điều đó gọi là tình hoài hương phải không chú . Chú Ngụy Xưa rời Hà Nội khi còn nhỏ , nhưng chừng đó thời gian cũng đủ khắc ghi những dấu ấn quan trọng vào tâm khảm . Điều St nuối tiếc nhất là đã không còn có dịp đưa bố trờ về thăm lại chốn cũ, và nhiều nơi mà St muốn đưa người đến , nên những gì còn lại cũng chỉ là thương nhớ …

Thưa chú, St thấy rằng, những kỷ niệm có được làm cuộc sống tràn đầy. Nếu không có gì để nhớ , chắc sẽ cảm thấy …bơ vơ lắm . Như có những người vì lý do gì đó bị mất trí nhớ, trông họ vừa lơ ngơ vừa lạc lõng . St cứ nghĩ , quá khứ tựa như chiếc neo níu ta với nguồn cội . Chắc chúng ta không đến nỗi là những cây sậy đâu ạ , vì những cây sậy thì rỗng ruột , còn trong chúng ta, ai cũng đầy ắp những nỗi niềm . Có lẽ đa phần lại giống cây thông hơn , vì gió chỉ làm cây nghiêng mà không gãy .:)

Thật tiếc vì chuyến đi này chú Q lại không tham dự được chú nhỉ . Nhưng biết sao được …Đôi khi , St nghĩ , với một khoảng trống bên cạnh, ta lại trân quý thêm những ngày tháng có nhau .

Biển Đông sẽ vẫn còn , chỉ là sóng gió nhiều hơn , St vẫn tin là như vậy đó chú , cho dù bao nhiêu đổi dời .

Cháu chúc chú có một chuyến đi bình an , và sẽ trờ về mạnh khỏe, với nhiều điều để kể cho chú Q, bạn bè và anh chị em trong ĐT nghe , chú nhé ! :z57:

Kính mến
sôngthương
---------


@ St vẫy tay chào anh Khúc Dương , Du Lan và cả nhà , anh KD và DL tiếp tục họa thơ cho st đọc với nhé :z57::)

NgụyXưa
12-07-2015, 01:13 PM
Đường Xưa Lối Cũ: Hà Nội


Bạn thân,

Nov. 7, 2015:

Khi du thuyền chỉ mới vào tới vịnh Hạ Long tôi đã thấy bồi hồi. Đúng là thượng đế đã ưu ái cho VN chúng mình một mảnh giang sơn mỹ lệ, thế nhưng rồi chợt thấy xót xa khi thấy những con thuyền mỏng manh với vài ba đứa trẻ được bố mẹ áp sát vào du thuyền để … ăn xin! Tôi bùi ngùi quay mặt, không muốn nhìn cả những thân xác khô gày trên những chiếc xà lan xuôi ngược, chở đày vật liệu để xây cất những nhà cao từng trên bờ, đón người ngoại quốc sang nghỉ ngơi. Thiên nhiên mỹ lệ nhưng đa số dân chúng vẫn đói khổ, và mảnh đất nước này có còn giữ mãi được không hay là rồi sẽ lại thuộc về đám người phương Bắc gian tham!

Trên đường từ Bãi Cháy/Quảng Ninh, nơi tàu thả neo, về Hà Nội chúng tôi đã đi qua vài nơi quen thuộc như Hải Dương và Bắc Ninh. Quê tôi chỉ cách Hà Nội hơn 10 cây số, trước đây thuộc về Bắc Ninh nhưng nay đã là một phần của Hà Nội, mặc dù phần đất đó vẫn còn rất chân quê. Dân làng tôi thường nói ngọng, lẫn lộn giữa “l” và “n”, nên một ông anh họ từ quê ra Hà Nội học đã từng bị chế giễu là tác giả được giải “Lobel” với tác phẩm “Nàm Thế Lào Để Không Lói Ngọng”, thế nhưng mỗi lần nghĩ tới nơi chôn nhau cắt rốn đó tôi vẫn không khỏi thẫn thờ nhớ thương.

Cô em tôi sinh ra là lớn lên tại Đà Lạt, chỉ nghe mẹ tôi mỗi lần nhớ nhà lại nhắc đến “Đình Đào, Miếu Thượng, Chùa Lê”, nên lần này về qua đất tổ đã đi đến tận những nơi đó, và nhất là ra xem cầu Vương bắt ngang con sông đào uốn lượn quanh làng, nơi chị tôi thường dắt tôi ra đứng ở đầu cầu chờ mẹ tôi gánh lúa về từ bên kia sông. Em tôi đã không tìm được những gì mẹ tôi thương nhớ vì làng tôi bây giờ không còn nhà tranh vách đất, không có cây đa và lũy tre, và cũng chẳng còn cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Người dân đã bán đất cho Tàu, cho Đại Hàn xây nhà máy, lấy tiền cất nhà lầu, đi làm công thay vì “chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa” như xưa. Hơn 40 năm trôi qua, làng tôi và Bắc Ninh bây giờ trông như ngoại ô Sài Gòn trước năm 1975, dân làng không đói khổ nhưng đất nước này vẫn còn thua kém xa những nước láng giềng.

Chiếc xe du lịch đưa chúng tôi vào Hà Nội bằng cầu “Nhật Tân”, cây cầu “hoành tráng” mới nhất vừa mới được khánh thành. Người lái xe hình như rất tự hào nhưng với chúng mình những người đã từng có dịp đi đây đi đó thì cầu Nhật Tân cũng giống như những cây cầu tầm thường mà chúng mình đã từng vượt qua bên trời Âu Mỹ. Qua cầu Nhật Tân “hoành tráng”thế nhưng tôi lại nhớ cây cầu Long-Biên ọp ẹp mà ngày xưa mỗi lần nghỉ lễ tôi được ngồi xe hàng, về quê để câu cá, bắn chim hay ôm thân cây chuối tập bơi ngoài sông đào.

Mười năm trước tôi đã có dịp về Hà Nội tìm dấu chân xưa, và đã có chút ngỡ ngàng, nên lần này trở lại tôi không mấy còn nôn nóng. Người lái xe đưa chúng tôi “tham quan” những thắng cảnh tiêu biểu của thành phố, và tôi chỉ hững hờ đưa mắt nhìn. Xe qua hồ Tây, một người bạn đi chung vốn rất trầm lặng bỗng la lên thảng thốt: “Đó, chỗ đó là nhà tôi ngày xưa, phiá trước là đường Cổ Ngư, tôi và bố tôi vẫn thường ngồi câu cá bên bờ hồ…”. Anh lạc giọng thẫn thờ … Đường xưa lối cũ còn sống mãi với những người tha hương. Bốn mươi năm hay 100 năm cũng chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn trong giấc mơ trở về quá khứ, phải thế không bạn thân!

Thật ra lần này về Hà Nội tôi muốn tìm gặp hai người bạn văn. T.L. và tôi biết nhau từ lâu, từ khi cô bạn trẻ đó còn là sinh viên trên đất Pháp, nhưng chưa hề gặp nhau. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, T.L. về nước làm việc cho một cơ quan tài chánh ngoại quốc, và thường viết cho tôi, mong một ngày nào gặp mặt để cùng nhau đi dạo trên con đường Trường Thi dưới trời mùa thu Hà Nội. Mặc dù đã hứa hẹn nhiều lần nhưng bây giờ tôi mới có dịp trở về, và chúng tôi đã gặp nhau trong quán cà phê Thủy Tạ bên hồ Hoàn Kiếm. T.L. đằm thắm và dễ thương hơn là tôi tưởng. Người con gái đó cũng rất lễ phép và giữ được giọng nói “Bắc Kỳ” xưa, không bị pha trộn âm hưởng của vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh như những người Hà Nội mà tôi đã từng gặp gỡ.

Chỉ tiếc là mùa thu Hà Nội năm nay nóng quá, và tôi cũng chỉ có vài tiếng đồng hồ tại thành phố, nên chúng tôi chỉ trao đổi với nhau một chút tâm tình chứ không có thì giờ đi tìm “cây bàng lá đỏ, mái ngói thâm nâu” như chúng tôi hằng ước ao. Chia tay, hẹn gặp lại nhau một ngày nào khác, ở bên đó hay bên này, vì với địa vị và thân thế, có lẽ T.L. có thể xuất ngoại bất cứ lúc nào nhưng điều tôi mong mỏi là tương lai của Việt Nam sẽ thuộc về những người trẻ như T.L., những người có kiến thức và nặng lòng với quê hương.

Người bạn thứ hai tôi muốn gặp là một nhà văn đã đứng tuổi, nhưng tiếc thay vì thì giờ eo hẹp nên chúng tôi chỉ trao đổi qua điện thoại. Anh D. sinh ra và lớn lên tại miền Bắc nhưng anh và tôi đồng cảm về thân phận con người, nhất là những người lính, dù là bộ đội miền Bắc hay quân nhân VNCH. Anh cũng như tôi đều ước gì sau cuộc chiến chính quyền đối xử với những người lính miền Nam giống như là tướng Grant đã mở rộng vòng tay đón nhận “bên thua cuộc” sau trận nội chiến của Hoa Kỳ để cùng nhau xây dựng một nước Mỹ hùng cường. Tôi không thể gặp anh để cùng uống với anh một chén tương phùng như anh muốn thế nhưng tôi tin là chúng tôi đã hiểu nhau hơn. Tôi nói với anh là một ngày nào đó tôi sẽ trở lại nếu như vẫn còn một nước Việt Nam!

Bạn thân,

Vì nhớ thương quê cha đất tổ nên tôi đã trở về thăm thêm một lần thế nhưng thực tình tôi không có nhiều kỳ vọng về chuyến đi. Tôi cũng đã không thất vọng vì đâu đó trong niềm nhức nhối của quê hương tôi vẫn thấy còn có tình người. Riêng K. và một người bạn đã có những ngày vui vì được nếm và mua tất cả những món quà quê hương. Mấy món quà đó thì ngay cả bên Mỹ này cũng có, và có thể còn ngon và sạch hơn, thế nhưng cốm Vòng bọc bằng lá sen thì không phải chỉ để ăn mà còn để nhìn, để thấy cả một trời thương nhớ đó bạn thân.

Vài hàng thăm bạn, “đường xưa lối cũ” còn có những nơi mà anh em chúng mình đã một thời hy sinh cả tuổi xuân, và tôi đã về gặp bạn cũ. Bạn chờ tôi viết tiếp nghe.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec. 12, 2015

HXhuongkhuya
12-07-2015, 04:35 PM
Cám ơn bài viết của chú NguỵXưa đọc mà như đồng hành chuyến đi của chú vậy . HX mang lại đường Cổ Ngư ( hình nét ) , con đường trong thi ca , sách vở mà khi đến Hà Nội , HX đã tìm tận nơi , tản bộ dọc con đường , một bên là Hồ Tây , một bên là Hồ Trúc Bạch , ăn bánh tôm ở nơi này trong khung cảnh rất Hà Nội . Đặc biệt được nghe giọng Hà Nội xưa nhẹ nhàng đài các và lịch lãm còn sót lại trong lòng Hà Nội .

Một vài con đường chú nhắc tới như Tràng Thi , Nhật Tân , cầu Long Biên ... Không sinh ra ở Hà Nội , chẳng lớn lên ở nơi này mà luồng cảm xúc vẫn cứ chạy nhanh qua bài chú kể tựa như HX cũng vừa đi ngang qua những nơi ấy trong cùng chuyến xe của chú .

" Xe qua hồ Tây, một người bạn đi chung vốn rất trầm lặng bỗng la lên thảng thốt: “Đó, chỗ đó là nhà tôi ngày xưa, phiá trước là đường Cổ Ngư, tôi và bố tôi vẫn thường ngồi câu cá bên bờ hồ…”.

Cám ơn chú chia sẻ , HX mong đọc thêm bài viết của chú .





http://i65.tinypic.com/29p7o6b.jpg


Gửi chú và thân hữu trong nhà chú bài hát Hà Nội Ngày Tháng Cũ với giọng hát Sĩ Phú .


https://www.youtube.com/watch?v=gOFiLiuFV_Y

NgụyXưa
12-14-2015, 11:29 AM
Xin cám ơn HX đã để lại chữ và một tấm hình thật đẹp. Xin mời HX và các bạn tiếp tục về thăm "Đường Xưa Lối Cũ" với NX.

***
Đường Xưa Lối Cũ: Đà Nẵng


Bạn thân,

Khi du thuyền kéo neo giã từ Hạ Long tôi đứng lặng người trên boong đưa mắt nhìn bao quát như thầm nói lời giã biệt, vì không biết tôi còn có dịp trở lại nơi này. Ngày cuối cùng ở Quảng Ninh tôi đã được người cháu đưa tới thăm “Thiền Viện Trúc Lâm” (chùa “Cái Bầu”). Chùa đẹp và “hoành tráng”, xây trên một ngọn đồi cao nhìn xuống vịnh nhưng tôi không nghe tiếng kinh kệ u trầm qua hệ thống phóng thanh từ trong chùa mà chỉ đứng ngoài sân ngắm nhìn một mảnh giang sơn gấm vóc. Hạ Long, con rồng xuống biển vẫy vùng, hy vọng là sẽ ngăn được “tàu lạ” chận bắt ghe đánh cá của dân mình!

Sept. 13, 2015: Du thuyền cặp bến Chân Mây. Đây là vùng đất thuộc Lăng Cô, giữa đường từ Đà Nẵng đi Huế. Bến cảng chỉ là một bãi đất trống mới xây cất, và vì nước cạn nên khó khăn lắm con tàu to lớn mới cặp được vào cầu sau khi đã quậy bùn lên đục ngầu. Từ Chân Mây du khách có thể đi thăm Huế hoặc Đà-Nẵng/Hội An. Các em tôi và bạn bè đều đi thăm cố đô, riêng tôi đi Đằ Nẵng thăm đường xưa lối cũ, và để tìm gặp một trong hai người bạn đồng khoá còn ở lại Việt Nam.

Đã lâu lắm rồi tôi mới lại có dịp trở về Đà Nẵng (lần cuối vào năm 2004), về để thấy bùi ngùi ngẩn ngơ. Đà nẵng là nơi anh em Bảo Bình chúng mình một thời đi tìm phiêu lưu trong cuộc chiến. Gia nhập lực lượng đặc biệt Hải Tuần tại bán đảo Sơn Chà hồi đó (1964,1965) gồm có T.Đ.Cẩm, N.V.Tánh, P.V.Hưng, P.Đ.Riễn, N.M.Thành, L.T.Chiêu, L.K.Lợi, P.V.Minh và tôi… Chắc là còn vài người nữa mà tôi không nhớ tên, nhưng thế cũng đủ cho khoá BB nổi đình đám hơn bất cứ khoá đàn anh nào. Ngày đó đêm đêm vượt tuyến ra vùng biển bắc vẫy vùng thế nhưng may mắn thay, trừ P.Đ. Riễn, ngày tàn cuộc chiến anh em chúng mình vẫn còn sống sót để lưu lạc xứ người!

Tôi chỉ phục vụ lực lượng một thời gian ngắn, nhưng khi từ giã, vì một lý do riêng tư, tôi không khỏi mang theo một nỗi buồn vì phải bỏ lại tình yêu đầu đời. Bây giờ trở lại, Sơn Chà còn đó nhưng người xưa đã vắng bóng, “nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi…”, tìm về quá khứ để hoài niệm một chút mà thôi.

Đà nẵng bây giờ không còn là Đà Nẵng của chúng mình ngày xưa. Thành phố mở mang và hiện đại hoá, toà đô chính cao mấy chục tầng, khách sạn nhiều sao ngất ngưởng soi hình bên bờ sông, thế nhưng đó là thành phố của người chứ không còn là thành phố của ta. Có những khu vực riêng của người Tàu mà người Việt không được quyền lai vãng. Trên con đường mới làm dọc theo bờ biển, từ Đà Nẵng đi Hội An, nhiều khu cũng thuộc về “người lạ”. Bãi biển Mỹ Khê và những khu resort cao cấp của ngoại quốc hầu như không có người Việt lai vãng, và “Việt Kiều” trung bình như chúng mình quả tình cũng khó chen chân.

Tôi không thể vào thăm lại căn cứ Hải Quân Tiên-Sa nhưng có một nơi cho tôi đứng nhìn ra biển để nhớ về một đoạn đời cũ, đó là chùa Linh Ứng mới xây trên một ngọn đồi thuộc bán đảo Sơn Chà. Từ đó tôi có thể nhìn thấy Cù Lao Chàm xa xa ngoài biển, và lờ mờ như thể là Hộ Tống Hạm Kỳ Hoà, với Tiếp, với Đăng, với Cẩm, với Thiện của những ngày xa xưa, vừa thả neo cho chúng tôi lên đảo thăm dân cho biết sự tình. Chỉ là tưởng nhớ mà mắt hình như cay.


http://i126.photobucket.com/albums/p85/thieut/20151113_144130.jpg


T.H.Quýnh và tôi hẹn nhau về lại thành phố xưa cũng vì một người bạn. Cuối cùng vì vấn đề sức khoẻ, chỉ có mình tôi tìm đến thăm Vĩnh Lợi, “Mệ” của khoá Bảo Bình. Lợi cũng vửa trải qua những ngày nằm trong bệnh viện, tưởng là không qua khỏi, và nếu tôi tới sớm vài ngày thì cũng chẳng gặp được nhau. Bạn ta bây giờ trông khá già, tóc đã bạc phơ, và không còn nhớ nhiều cho đến khi tôi nhắc lại những nick names, những kỷ niệm xưa thời quân trường thì ký ức như uà về. Bạn ta trở thành linh hoạt, nhắc nhở tới bạn bè cùng khoá, tới các vị giáo sư trong quân trường, tới thầy Kiểm, thầy Sơn, nhất là thầy Sơn, người đã giúp đỡ Lợi rất nhiều trong thời gian thụ huấn tại quân trường Nha Trang. Lợi nhờ tôi chuyển lời thăm hỏi tới bạn bè và tất cả các giáo sư huấn luyện viên.

Lợi bây giờ nghĩ nhiều về một nơi trong thế giới tương lai hơn là hiện tại, bằng lòng với cuộc sống gia đình đơn sơ, cạnh người vợ hiền và những đứa con ngoan, không còn quan tâm tới những khúc mắc của cuộc đời, dù là những nhức nhối của quê hương. Tới một tuổi nào đó anh em chúng mình rôi cũng như thế mà thôi, phải không các bạn thân.

Tiếc là Lợi không đủ sức khoẻ theo tôi thăm viếng Hội An. Tôi vẫn mong trở lại Phố Cổ, nơi còn còn chút di tích của văn hoá cổ truyền. Tiếc thay Phố Cổ Hội An đã xuống cấp, du khách cũng chỉ lác đác, hàng hoá cũng chẳng có gì đặc biệt để phải mua làm kỷ niệm, và Thu Bồn đục ngầu, trông như là một vũng nước hơn là một giòng sông lai láng chúng mình vẫn thường đọc được trong văn chương. Tôi không ra cửa Đại vì được khuyến cáo là nơi ấy bây giờ biển đang lấn bờ. Sông Thu Bồn bị người ta khai thác quá độ tại thượng nguồn, cát không còn được cuốn ra cửa sông nên sóng tàn phá những kiến trúc dọc theo bờ biển, trông nham nhở chứ không còn thơ mộng như xưa.

Bạn thân,

Mỗi lần trở lại là mỗi lần ngậm ngùi, và đôi khi còn có cảm tưởng mình như người xa lạ trên quê hương, thế nhưng lòng hoài hương, tấm tình thương yêu đường xưa lối cũ, nên tôi đã tìm về, ít ra là cũng đã hai lần. Tôi vẫn mong trở về ít nhất thêm một lần nữa, nhưng không biết rồi có còn một nơi gọi là “nước Việt Nam” cho tôi, cho bạn trở về nữa hay không, vì VN có thể trở thành “đất lạ”, để cho chúng mình đời đời tiếc thương.

Chuyến đi từ Hong-Kong sang Singapore, du thuyền đã thả neo tại Vịnh Hạ Long cho tôi về thăm Hà Nội. Sau Đà Nẵng là cửa Soài Rạp dẫn về Sài Gòn, xin hẹn các bạn thư sau, tôi sẽ viết thêm về nỗi ngậm ngùi của những ngày đi lại đường biển xưa. Mong là các bạn lúc nào cũng an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
12/8/2015

T.B.: Khi tôi đang viết những dòng này thì cháu Quỳnh Thy gọi cho tôi biết là đêm qua bố cháu, Phạm Văn Hưng, aka “Cụ Thộn” của khoá Đệ Nhất Bảo Bình, đã ra đi vì trụy tim. Thêm một chiếc bình vỡ, và tôi mất một người bạn thân “mày/tao”, học chung với nhau từ thời trung học trên Đà Lạt. Hưng ơi, trước khi đi vào miền miên viễn linh hồn mày hãy bay về thăm lại Trường Sa nơi chúng mình theo tàu ra đặt bia chủ quyền năm 1963. Về thăm đường xưa lối cũ để nhớ để thương vì nơi đó không phải là vùng “đất lạ” mà là một mảnh giang sơn của ông cha. Có gì về báo mộng cho tao nghe Hưng. L

sôngthương
12-15-2015, 09:03 AM
Chú Ngụy Xưa kính mến ,

Cháu cám ơn chú đã chia sẻ về chuyến đi, và chia sẻ cả những nỗi buồn ...

Cháu tin rằng , ở nơi miên viễn ấy , những chiếc bình sẽ gặp lại nhau . Còn ở nơi đây, chú và các bạn chú sẽ cất những chiếc bình trong tim mình, trong mỗi bước chân ngược về Đường Xưa Lối Cũ .

Luôn được an lành trong tâm chú nhé :z57:

Kính mến
Sôngthương .

NgụyXưa
12-31-2015, 10:15 AM
Cám ơn Sôngthương đã chia sẻ cảm nghĩ, và xin chúc Sôngthương cùng các ACE của diễn đàn một năm mới 2016 an khang và hạnh phúc.

Ngụy Xưa

***
Đường Xưa Lối Cũ: Sài Gòn


Bạn thân,

Tháng Tư năm 2012 tôi đã trở về thăm Sài Gòn một lần. Khi đó du thuyền chỉ mới tới gần Vũng Tàu, thấy ánh đèn hải đăng chớp sáng, nước mắt tôi đã nhạt nhoà vì nhớ thương. Lần này tôi trầm tĩnh hơn, chỉ bồi hồi khi thấy lại đường biển xưa.

Nov. 15, 2015: Tàu vào cửa Soài Rạp khi trời vừa sáng tỏ, tôi đứng lặng trên boong ngắm nhìn rừng Sát xa xa xanh ngắt một màu và tầu thuyền tấp nập trên dòng sông nước đục ngầu. Có những chiếc xà lan chở đầy cát hướng về cửa biển, tôi nghĩ thầm chắc là họ đang vét nạo dòng sông cho tàu bè dễ đi lại, và mang cát đổ ra biển, thế nhưng sau này về lại Cali, đọc tin tức từ bạn bè mới biết rằng người ta chở cát ra Trường Sa bán cho Trung Cộng để xây cất phi trường trên những hòn đảo chiếm được của Việt Nam. Bán đất, bán đảo, bán người và bây giờ bán cả cát nữa thì còn gì là Việt Nam của chúng mình. Buồn quá, phải thế không bạn thân?

Tàu cập cảng Cái Mép, một đám đông du khách ngoại quốc lên đường đi thăm … địa đạo Củ Chi! Có lẽ họ ngây thơ tin vào những gì hoang đường đọc được trên nét nên chắc chắn là khi trở về họ sẽ thất vọng, và sẽ mất cảm tình với đất nước họ tới thăm.

Tôi lên xe do một người cháu thuê dùm về Sài Gòn nhưng thật tình tôi không biết trở lại thành phố đó để thăm viếng những gì vì biết rõ là đường xưa lối cũ đã phai mờ, và ngay cả căn nhà cũ gần cổng xe lửa số 6 cũng đã bị người ta phá đi, (cám ơn anh saudong cho tin trước khi tôi bay sang Hong-Kong), thế nhưng K. và người bạn lại rất náo nức về thăm lại “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu”.

Xe mới ngừng K. và người bạn đã ngẩn ngơ đứng nhìn rồi lang thang trong sân trường cũ, nhìn từng gốc cây, từng cánh cửa, từng bức tường, thầm thì nhắc với nhau những kỷ niệm từ thời hoa niên, mặc cho một số học sinh cả nam lẫn nữ đang tụ họp tò mò đưa mắt nhìn hai người đàn bà xa lạ nước mắt lưng tròng. Trường Trưng Vương bây giờ vẫn giữ lại tên cũ nhưng dành cho cả nam lẫn nữ, đâu còn những tà áo dài tung bay những chiều tan trường năm xưa để cho những người con trai si dại đứng chờ trông! Bà cụ bán hàng rong trước cửa trường nói với K. là thỉnh thoảng vẫn có những bà đứng tuổi từ xa về, tới đứng nhìn rồi cúi đầu, dụi mắt quay đi.

Người cháu đưa chúng tôi tới ăn trưa tại quán “Cục Gạch”, một nhà hàng không bình dân nhưng lại cố ý khơi lại khung cảnh những ngày đói khổ bằng cách dùng chén bát mẻ và thức ăn “nhà quê” như thịt heo kho, dưa muối … để cho những người đã có một thời phải chịu những đắng cay trong trại “cải tạo” nhớ lại kỷ niệm xưa. Tôi may mắn không phải trải qua thời kỳ đau buồn đó nhưng một người bạn đi cùng hình như khá xúc động, trầm lặng nhìn hơn là đưa đũa gắp thức ăn.

Sài Gòn bây giờ cao và đẹp hơn nhưng không còn thương xá Eden, không còn những quán kem, những nơi ngày xưa chúng tôi thường hẹn hò, cho chúng tôi tìm lại chút kỷ niệm. Đường Nguyễn Huệ cũng đã trở thành một “quảng trường” và đường Lê Lợi đang bị ngăn chặn để xây cất trạm tàu điện ngầm nên trung tâm thành phố chỉ có một nơi để chúng tôi thăm viếng là Vương Cung Thánh Đường và Bưu Điện, những kiến trúc tiêu biểu còn lại của một thời xa xưa.

Những nơi đó bây giờ quá đông đúc và ồn ào nhưng cũng tại nơi đó tôi đã có cơ hội quan sát và chuyện trò với lớp người trẻ. Môt vài cặp tân hôn đứng chụp hình bên cạnh nhà thờ, họ chỉ vào khoảng đôi mươi, có lẽ còn quá trẻ để kết hôn, không như chúng mình trước năm 1975, vào tuổi đó chưa dám lập gia đình vì thương người yêu bé nhỏ “lấy chồng thời chiến chinh, mấy người đi trở lại”! (HL).

Đám người trẻ tụ tập trong những quán nước bên đường phục sức “văn minh” hơn chúng mình thời xưa. Tôi có dịp nói chuyện với vài người, kể cả một người đang rao bán những chung cư mới xây, nhận thấy họ không còn e dè đối với “Việt Kiều” như những năm trước đây. Có lẽ nhờ Internet và những cơ hội thăm viếng nước ngoài nên tầm hiểu biết của giới trẻ đã mở rộng, và tâm hồn cũng cởi mở hơn. Hy vọng là lớp người trẻ này nhìn thấy mối đe dọa từ phương Bắc, và họ sẽ là những người đứng lên cứu lấy quê hương.

Sài Gòn hôm đó cũng có những cơn mưa, và tôi chợt nhớ tới câu thơ cũ “mưa sa trên màu cờ đỏ” của Trần Dần. Không phải chỉ màu cờ đỏ mà còn cả màu vàng chữ đỏ của những biểu ngữ “tự sướng” (không phải selfie, mà là self-satisfied) của chính quyền giăng ngang phố phường và công viên nhân dịp đại hội đảng sắp tới. Tháng 11 nhưng Sài Gòn không có mùa thu, và tôi giã từ thành phố chiều hôm đó trong nỗi bùi ngùi.

Khi du thuyền rời cảng Cái Mép trên đường qua Thailand tôi đã lại đi trọn đường biển xưa thêm một lần, và không biết sẽ còn có một lần nữa hay không. K. vẫn muốn trở về thăm sông nước miền Nam, thăm Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên … những nơi tôi cũng đã từng đặt chân, và để lại những kỷ niệm một đời khó quên, thế cho nên năm 2017 có lẽ chúng tôi sẽ lại trở về.

Bạn thân,

Hôm nay mới viết cho bạn được đoạn cuối về một chuyến đi vì những ngày cuối năm 2015 gia đình Bảo Bình đã có những nỗi buồn. Như bạn biết “Cụ Thộn” đã từ giã cuộc chơi vào ngày 7 tháng 12. “Mệ” Vĩnh Lợi mà tôi mới gặp lại tại Đà Nẵng trong chuyến đi vừa qua cũng đã bỏ bạn bè để về nơi miên viễn đúng vào ngày Chúa giáng sinh. Trong vòng một tháng hai Bình đã vỡ đôi! Biết là Bình nào cũng đã già, đã qua tuổi tri thiên mệnh, và sống gửi thác về, mà sao vẫn mênh mông một nỗi buồn.

“Cuộc đời vui, cuộc đời buồn…”, thôi thì bạn cố giữ gìn sức khoẻ nhé, năm tới chúng mình vẫn còn vài chuyến lãng du, và trong tương lai mặc dù “đường về quê xa lắc lê thê” thế nhưng hãy cứ hẹn nhau một ngày về.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec. 31, 2015

dulan
12-31-2015, 10:44 AM
...



Dulan đọc mà cay cay mắt...

HXhuongkhuya
12-31-2015, 11:13 AM
***

Xe mới ngừng K. và người bạn đã ngẩn ngơ đứng nhìn rồi lang thang trong sân trường cũ, nhìn từng gốc cây, từng cánh cửa, từng bức tường, thầm thì nhắc với nhau những kỷ niệm từ thời hoa niên, mặc cho một số học sinh cả nam lẫn nữ đang tụ họp tò mò đưa mắt nhìn hai người đàn bà xa lạ nước mắt lưng tròng. Trường Trưng Vương bây giờ vẫn giữ lại tên cũ nhưng dành cho cả nam lẫn nữ, đâu còn những tà áo dài tung bay những chiều tan trường năm xưa để cho những người con trai si dại đứng chờ trông! Bà cụ bán hàng rong trước cửa trường nói với K. là thỉnh thoảng vẫn có những bà đứng tuổi từ xa về, tới đứng nhìn rồi cúi đầu, dụi mắt quay đi.


Dec. 31, 2015

Cuối năm gặp chú Nguỵ Xưa đưa về Đường Xưa Lối Cũ với những bồi hồi .

HX từng về thăm trường cũ giùm vài người quen . Trường Trưng Vương cũng là một trong số những trường mà HX ghé thăm . Cảm xúc về thăm trường cũ thật bồi hồi dù không học trường này. Trưng Vương Hà Nội , Trưng Vương Huế ( trường Đồng Khánh cũ ) hay Trưng Vương năm xưa ( Sài Gòn ) vẫn còn mãi với thời gian . Nơi đây cái gì cũng thay đổi , chỉ có trường học là còn giữ được nét kiến trúc cũ từ hành lang , sân trường , ghế đá đến những hàng cây mà người ta vẫn luôn muốn tìm về để trải nghiệm từng giây từng phút bồi hồi ấy chú ạ .

Cám ơn bài viết làm lòng bồi hồi như đang tìm về Dường Xưa Lối Cũ của chú Nguỵ Xưa .

Năm mới an lành đến chú cùng gia đình chú nhé .

HX mang bài của chú Nguỵ Xưa qua .
____






***
Đường Xưa Lối Cũ: Sài Gòn


Bạn thân,

Tháng Tư năm 2012 tôi đã trở về thăm Sài Gòn một lần. Khi đó du thuyền chỉ mới tới gần Vũng Tàu, thấy ánh đèn hải đăng chớp sáng, nước mắt tôi đã nhạt nhoà vì nhớ thương. Lần này tôi trầm tĩnh hơn, chỉ bồi hồi khi thấy lại đường biển xưa.

Nov. 15, 2015: Tàu vào cửa Soài Rạp khi trời vừa sáng tỏ, tôi đứng lặng trên boong ngắm nhìn rừng Sát xa xa xanh ngắt một màu và tầu thuyền tấp nập trên dòng sông nước đục ngầu. Có những chiếc xà lan chở đầy cát hướng về cửa biển, tôi nghĩ thầm chắc là họ đang vét nạo dòng sông cho tàu bè dễ đi lại, và mang cát đổ ra biển, thế nhưng sau này về lại Cali, đọc tin tức từ bạn bè mới biết rằng người ta chở cát ra Trường Sa bán cho Trung Cộng để xây cất phi trường trên những hòn đảo chiếm được của Việt Nam. Bán đất, bán đảo, bán người và bây giờ bán cả cát nữa thì còn gì là Việt Nam của chúng mình. Buồn quá, phải thế không bạn thân?

Tàu cập cảng Cái Mép, một đám đông du khách ngoại quốc lên đường đi thăm … địa đạo Củ Chi! Có lẽ họ ngây thơ tin vào những gì hoang đường đọc được trên nét nên chắc chắn là khi trở về họ sẽ thất vọng, và sẽ mất cảm tình với đất nước họ tới thăm.

Tôi lên xe do một người cháu thuê dùm về Sài Gòn nhưng thật tình tôi không biết trở lại thành phố đó để thăm viếng những gì vì biết rõ là đường xưa lối cũ đã phai mờ, và ngay cả căn nhà cũ gần cổng xe lửa số 6 cũng đã bị người ta phá đi, (cám ơn anh saudong cho tin trước khi tôi bay sang Hong-Kong), thế nhưng K. và người bạn lại rất náo nức về thăm lại “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu”.

Xe mới ngừng K. và người bạn đã ngẩn ngơ đứng nhìn rồi lang thang trong sân trường cũ, nhìn từng gốc cây, từng cánh cửa, từng bức tường, thầm thì nhắc với nhau những kỷ niệm từ thời hoa niên, mặc cho một số học sinh cả nam lẫn nữ đang tụ họp tò mò đưa mắt nhìn hai người đàn bà xa lạ nước mắt lưng tròng. Trường Trưng Vương bây giờ vẫn giữ lại tên cũ nhưng dành cho cả nam lẫn nữ, đâu còn những tà áo dài tung bay những chiều tan trường năm xưa để cho những người con trai si dại đứng chờ trông! Bà cụ bán hàng rong trước cửa trường nói với K. là thỉnh thoảng vẫn có những bà đứng tuổi từ xa về, tới đứng nhìn rồi cúi đầu, dụi mắt quay đi.

Người cháu đưa chúng tôi tới ăn trưa tại quán “Cục Gạch”, một nhà hàng không bình dân nhưng lại cố ý khơi lại khung cảnh những ngày đói khổ bằng cách dùng chén bát mẻ và thức ăn “nhà quê” như thịt heo kho, dưa muối … để cho những người đã có một thời phải chịu những đắng cay trong trại “cải tạo” nhớ lại kỷ niệm xưa. Tôi may mắn không phải trải qua thời kỳ đau buồn đó nhưng một người bạn đi cùng hình như khá xúc động, trầm lặng nhìn hơn là đưa đũa gắp thức ăn.

Sài Gòn bây giờ cao và đẹp hơn nhưng không còn thương xá Eden, không còn những quán kem, những nơi ngày xưa chúng tôi thường hẹn hò, cho chúng tôi tìm lại chút kỷ niệm. Đường Nguyễn Huệ cũng đã trở thành một “quảng trường” và đường Lê Lợi đang bị ngăn chặn để xây cất trạm tàu điện ngầm nên trung tâm thành phố chỉ có một nơi để chúng tôi thăm viếng là Vương Cung Thánh Đường và Bưu Điện, những kiến trúc tiêu biểu còn lại của một thời xa xưa.

Những nơi đó bây giờ quá đông đúc và ồn ào nhưng cũng tại nơi đó tôi đã có cơ hội quan sát và chuyện trò với lớp người trẻ. Môt vài cặp tân hôn đứng chụp hình bên cạnh nhà thờ, họ chỉ vào khoảng đôi mươi, có lẽ còn quá trẻ để kết hôn, không như chúng mình trước năm 1975, vào tuổi đó chưa dám lập gia đình vì thương người yêu bé nhỏ “lấy chồng thời chiến chinh, mấy người đi trở lại”! (HL).

Đám người trẻ tụ tập trong những quán nước bên đường phục sức “văn minh” hơn chúng mình thời xưa. Tôi có dịp nói chuyện với vài người, kể cả một người đang rao bán những chung cư mới xây, nhận thấy họ không còn e dè đối với “Việt Kiều” như những năm trước đây. Có lẽ nhờ Internet và những cơ hội thăm viếng nước ngoài nên tầm hiểu biết của giới trẻ đã mở rộng, và tâm hồn cũng cởi mở hơn. Hy vọng là lớp người trẻ này nhìn thấy mối đe dọa từ phương Bắc, và họ sẽ là những người đứng lên cứu lấy quê hương.

Sài Gòn hôm đó cũng có những cơn mưa, và tôi chợt nhớ tới câu thơ cũ “mưa sa trên màu cờ đỏ” của Trần Dần. Không phải chỉ màu cờ đỏ mà còn cả màu vàng chữ đỏ của những biểu ngữ “tự sướng” (không phải selfie, mà là self-satisfied) của chính quyền giăng ngang phố phường và công viên nhân dịp đại hội đảng sắp tới. Tháng 11 nhưng Sài Gòn không có mùa thu, và tôi giã từ thành phố chiều hôm đó trong nỗi bùi ngùi.

Khi du thuyền rời cảng Cái Mép trên đường qua Thailand tôi đã lại đi trọn đường biển xưa thêm một lần, và không biết sẽ còn có một lần nữa hay không. K. vẫn muốn trở về thăm sông nước miền Nam, thăm Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên … những nơi tôi cũng đã từng đặt chân, và để lại những kỷ niệm một đời khó quên, thế cho nên năm 2017 có lẽ chúng tôi sẽ lại trở về.

Bạn thân,

Hôm nay mới viết cho bạn được đoạn cuối về một chuyến đi vì những ngày cuối năm 2015 gia đình Bảo Bình đã có những nỗi buồn. Như bạn biết “Cụ Thộn” đã từ giã cuộc chơi vào ngày 7 tháng 12. “Mệ” Vĩnh Lợi mà tôi mới gặp lại tại Đà Nẵng trong chuyến đi vừa qua cũng đã bỏ bạn bè để về nơi miên viễn đúng vào ngày Chúa giáng sinh. Trong vòng một tháng hai Bình đã vỡ đôi! Biết là Bình nào cũng đã già, đã qua tuổi tri thiên mệnh, và sống gửi thác về, mà sao vẫn mênh mông một nỗi buồn.

“Cuộc đời vui, cuộc đời buồn…”, thôi thì bạn cố giữ gìn sức khoẻ nhé, năm tới chúng mình vẫn còn vài chuyến lãng du, và trong tương lai mặc dù “đường về quê xa lắc lê thê” thế nhưng hãy cứ hẹn nhau một ngày về.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec. 31, 2015






Nữ sinh một thời Trưng Vương , Du Lan ngày xưa ấy .




http://i67.tinypic.com/6thjr6.jpg

thuykhanh
12-31-2015, 11:49 AM
Anh Thiệu thân,

Cảm ơn anh đã ghi lại những chuyến đi để mọi người, nhất là những thế hệ sau được biết thêm về đất nước mình, trước kia và bây giờ. Tôi cũng chung tâm trạng như K lúc xe ngừng trước cổng trường TV lần về năm 2012. Tệ hơn nữa là nhìn thấy cổng trưởng thay đổi, tôi không xuống xe mà lắc đầu, nói người tài xế cho xe quay bánh.

Hôm trước có mấy người bạn cùng lớp ở xa tới thăm, tôi chụp tấm hình này, thử xem anh và K có nhớ?


http://i.imgur.com/AKNccB3.png

http://i.imgur.com/xILb7Iy.png



Cụ Thộn có phải là bạn của LMH hay tôi lầm với ai?

Sắp qua năm mới, xin chúc anh và K. cùng toàn thể gia đình được nhiều sức khỏe và mọi sự an lành, may mắn.

dulan
12-31-2015, 11:52 AM
...


Xin chào Gửi Bạn Miền Xa và quan khách trong nhà chú Ngụy Xưa nhé!

Cám ơn HX khênh bài của chú Ngụy Xưa sang trang nhé!

HX ơi, dulan lay hoay mở chocolate chụp hình làm thiệp, quay lại thấy sang trang mới, vậy cũng hay ha, nên đưa bài sang trang luôn để chúc mừng :)



...

Chú Ngụy Xưa kính quý,

Hôm trước Dulan đưa 2 sóc đi biển, trời lạnh quá, ghé vào quán cho 2 sóc ăn chút, thấy những vật bày trí trong quán, nhớ đến chú Ngụy Xưa nên Dulan chụp 2 tấm, nay ghé thăm chú nên mang vào


http://i9.photobucket.com/albums/a82/commonheather1709/e9e88255-c538-4c6f-a16f-2dca4f5370e6_zpsvjhnvd3b.jpg (http://s9.photobucket.com/user/commonheather1709/media/e9e88255-c538-4c6f-a16f-2dca4f5370e6_zpsvjhnvd3b.jpg.html)





http://i9.photobucket.com/albums/a82/commonheather1709/e60f1e00-f334-40e7-b19c-9e7706b99aa8_zps4qlg4s1r.jpg (http://s9.photobucket.com/user/commonheather1709/media/e60f1e00-f334-40e7-b19c-9e7706b99aa8_zps4qlg4s1r.jpg.html)



...



Đêm nay giao thừa tết tây, dulan cũng sẽ đưa 2 sóc ra bãi biển xem pháo hoa...

Kính chúc chú vui khỏe, và thỉnh thoảng chú nhớ vào viết cho cả Phố đọc nghen chú!


...



Thân mến và chúc vui,
Dulan




...



HAPPY NEW YEAR 2016!
http://i9.photobucket.com/albums/a82/commonheather1709/df2724dc-b8ae-4c3a-84ac-a732734a66bc_zpsnkghvdmb.jpg (http://s9.photobucket.com/user/commonheather1709/media/df2724dc-b8ae-4c3a-84ac-a732734a66bc_zpsnkghvdmb.jpg.html)


...

NgụyXưa
12-31-2015, 02:15 PM
Anh Thiệu thân,

Cảm ơn anh đã ghi lại những chuyến đi để mọi người, nhất là những thế hệ sau được biết thêm về đất nước mình, trước kia và bây giờ. Tôi cũng chung tâm trạng như K lúc xe ngừng trước cổng trường TV lần về năm 2012. Tệ hơn nữa là nhìn thấy cổng trưởng thay đổi, tôi không xuống xe mà lắc đầu, nói người tài xế cho xe quay bánh.

Hôm trước có mấy người bạn cùng lớp ở xa tới thăm, tôi chụp tấm hình này, thử xem anh và K có nhớ?


http://i.imgur.com/AKNccB3.png

http://i.imgur.com/xILb7Iy.png



Cụ Thộn có phải là bạn của LMH hay tôi lầm với ai?

Sắp qua năm mới, xin chúc anh và K. cùng toàn thể gia đình được nhiều sức khỏe và mọi sự an lành, may mắn.Chị Liên thân,

Cám ơn chị đã thăm hỏi. Vâng, thưa chị, "Cụ Thộn" chính là người bạn cũ của người đẹp LMH.

Khó quên được chateau nơi chị và anh Nhơn đãi tụi này ăn trưa. Thoáng một cái mà đã gần 5 năm, biết bao giờ mới lại có dịp trở về Reading thăm anh chi! Cho gửi lời kính thăm anh, và thân chúc anh chị cùng toàn gia những ngày an vui, năm mới 2016 tràn đầy hạnh phúc.

Nhân tiện xin gửi lời thăm Du Lan, HXhuongkhuya, chị PhPhuongVy và các bạn đã ghé thăm "Gửi Bạn Miền Xa".

Happy New Year to all of you.

Tình thân,


Ngụy Xưa

sôngthương
01-03-2016, 07:39 AM
sôngthương mến chào chú Ngụy Xưa và các anh chị ghé qua "Gửi Bạn Miền Xa" :z57:

St Cám ơn chú Ngụy Xưa nhé , st cũng kích chúc chú và các anh chị của diễn đàn ĐT một năm mới hạnh phúc , anh lành và thật nhiều may mắn . Mong chú và các bạn chú luôn giữ gìn sức khỏe để còn tiếp tục cuộc hành trình , và xem những đổi thay như là lẽ đương nhiên . Dù hay dù dở, dù xấu dù tốt , thì dòng chảy cuộc sống vẫn luôn tiếp diễn , và chúng ta học cách chấp nhận những cái chưa thể thay đổi , cố gắng với những gì có thể trong khả năng của mình , phải không chú ?

Kính mến
sôngthương

NgụyXưa
01-07-2016, 06:49 PM
“Tài Hoa Một Đời” là tâm tình về một người bạn được viết và posted trên diễn đàn này nhiều năm trước đây. Bạn tôi vừa giã từ trần gian, bỏ cuộc chơi hôm nay là đúng một tháng, tôi đăng lại bài này, và thêm tấm hình, để tưởng nhớ, và để cầu chúc linh hồn bạn tôi sớm về cõi vĩnh hằng. Jan. 7, 2016.

Tài Hoa Một Đời


Bạn thân,

Tôi quả tình không biết tại sao P. V. Hưng lại bị gọi là “Cụ Thộn” trong lúc bạn ta là thằng đẹp trai, hào hoa, và mới vừa hai muơi tuổi đời trong lúc theo học trường SQHQ Nha Trang.


http://i126.photobucket.com/albums/p85/thieut/PVHung.jpg


Trước khi nhập ngũ tôi và “Cụ Thộn” học chung với nhau trên Đà Lạt. Lúc đó tôi là con nhà nghèo, yêu cô bạn học cùng lớp nhưng chỉ dám nhìn từ xa, gặp mặt là luống cuống, không giống ai, nhưng Cụ thì đã tài hoa ra mặt, yêu L.M. Hương, cô nữ sinh má đỏ môi hồng, đẹp nhất trường Bùi Thị Xuân, và cụ chẳng sợ thằng Tây say nào, hàng ngày theo nàng từ nhà tới trường, và lên tận nhà thờ nơi nàng đi lễ, xin cha rửa tội dù gia đình của Cụ bao nhiêu đời Phật tử thuần thành!

Không hẹn chúng tôi vào trường HQ cùng một lần. Cụ và tôi lại chia nhau một góc phòng, đêm đêm nghe cụ lè nhè hát tình ca, và cuối tuần nghe cụ tán hươu tán vượn về những người đẹp Nha Thành, về em Tấm em Cám nào đó mà Cụ khoe dễ thương ơi là dễ thương. Hình như có người con gái đẹp nào là cụ yêu hết, kể cả thời gian cụ qua New Port, R.I. học về Khu Trục Hạm, Cụ yêu luôn một cô sinh viên du học tại Providence đến độ phải đi vẽ tranh bán lấy tiền để gọi điện thoại viễn liên.

Đã nói cụ là người tài hoa, cầm kỳ thi hoạ, cái gì cũng biết mà. Cụ phổ nhạc bài thơ tình vụng dại của tôi, và hát cho người đẹp nổi tiếng ở Đò Xu nghe khiến nàng cảm động, theo về sửa túi nâng khăn cho Cụ.

Nhưng tài hoa lắm thì trời ghen ghét nhiều. Đường công danh của của Cụ không mấy hanh thông, trôi nổi khắp bốn vùng chiến thuật, đến độ có lệnh cho Cụ thăng cấp Trung Tá mà Cụ chẳng có thì giờ mang lon vì còn lo chạy mệt nghỉ theo đoàn người di tản ra biển Đông!

Qua xứ Cờ Hoa, công việc đầu tiên của Cụ là làm waiter cho một nhà hàng Tàu, và có một ngày Cụ không bao giờ quên. Ngày đó có hai người Việt-Nam, có lẽ là lính cũ, vào ăn trưa, một người nhận ra Cụ, và hỏi: “Có phải anh là Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Tân Châu ngày xưa không?” Cụ cúi đầu: “Dạ thưa anh, chắc là anh nhận lầm người.” Người khách nhún vai, bỏ lại một đồng quarter tiền tip, còn Cụ, Cụ vào toilet lau dòng nước mắt, sau đó bỏ việc, ăn welfare, cắp sách trở lại trường. Cụ học xong Master, nhưng đời Cụ vẫn buồn vì người đẹp Đò Xu ôm cầm sang thuyền khác, bỏ lại mấy đứa con cho Cụ nuôi!

Cụ lấy văn, thơ, nhạc và công việc làm vui, nhưng một ngày chợt thấy tóc pha mầu, buồn vì cô đơn nên về Việt-Nam cưới một cô vợ trẻ hơn mình gần hai muơi tuổi. Cụ tìm được hạnh phúc cuối đời, xây căn nhà gần biển, gọi tôi: “Mày sang đây chơi với “ông”. Mùa này đã hết bão, biển đẹp và hiền hoà như biển Đông, ngày “ông” với mày theo tàu ra Trường Sa đặt bia chủ quyền”.

Tôi chưa kịp sang thăm căn nhà gần biển thì Cụ Thộn đã bị stroke ngã lăn đùng. Người đàn bà trẻ gọi cho tôi nước mắt lưng tròng: “Anh ấy bây giờ liệt nửa người, nói không được. Không biết rồi sẽ ra sao.”

Bạn thân,

Bạn bè dăm ba đứa chân trong chân ngoài, nghĩ tới thật buồn. Thôi thì cứ coi những gì chúng mình có hôm nay là “bonus”. Tài hoa một đời như Cụ Thộn, như nhạc sĩ Lam Phương, mà cuối cùng đời cũng chẳng ra gì. Làm người bình thương như tôi với bạn có lẽ trời thương. Mai mốt tôi qua thăm cụ Thộn, cầm tay nó nói: “Tại mày tài hoa quá nên trời ganh ghét đấy, mà này, nếu mày chia cho bạn bè chút tài hoa của mày thì trời đâu có hành.” Không biết là nói thế Cụ Thộn có bớt buồn không nhỉ, bạn thân?

Tình thân,

Ngụy Xưa
Jan. 7, 2008.

Hậu Chuyện


Bạn thân,

Tôi viết câu chuyện của Cụ Thộn gần hai năm trước đây, bây giờ xin kể tiếp để anh em chúng mình chia sẻ cho nhau chút vui buồn.

Cụ Thộn nằm bệnh viện gần năm trời thì được xếp vào loại disability vĩnh viễn, và bị hãng cho nghỉ việc. Mất bảo hiểm sức khoẻ của hãng, chỉ còn Medicare của chính phủ, Cụ không thể nằm nhà thương vì dù chỉ phải trả %20, bệnh viện phí cũng quá cao, ngoài tầm tay của những người trung lưu như chúng mình.

Cụ được “khênh” về nhà để ngày ngày lần tường tập đi, cứ như là đứa trẻ thơ! Tôi không biết môi Cụ đã mím lại bao nhiêu lần, và có giọt nước mắt nào rớt xuống nền gạch hoa nhưng mỗi lần nghĩ tới Cụ tôi không khỏi bâng khâng một nỗi buồn.

Người đàn bà trẻ bây giờ phải cáng đáng gia đình, không thể trông coi Cụ nên đành gửi Cụ về Việt Nam cho người thân trông coi, và chữa chạy theo phương pháp cổ truyền. Nghe tin tôi thấy bùi ngùi. Hơn ba mươi năm trước chúng ta chạy đi để tìm đất sống, bây giờ Cụ phải về tìm cho mình một con đường trong lúc kẻ xâm lăng đang ngự trị, Hoàng Sa không còn, và bia chủ quyền trên Trường Sa cũng đã bị đập vỡ. Không, không phải chỉ bùi ngùi mà còn là xót xa.

Một năm rồi, từ ngày đó. Lâu lâu tôi vẫn được tin Cụ, nghe nói là Cụ đã dần dần bình phục nhưng thực tâm tôi không mấy tin, cho đến khi Cụ gọi tôi: ““Ông” về Mỹ rồi, tuần sau “ông” sang Cali thăm chúng mày!”. Giọng Cụ không còn ngọng ngịu như xưa, và cụ sang thăm tôi thật! Các bạn cùng khoá ở gần kéo tới đợi chờ, thấy Cụ bước qua ngưỡng cửa, reo lên đón mừng! Cụ toét miệng cười nhưng mắt Cụ long lanh ướt: “Chúng mày … chúng mày …”, Cụ lắp bắp nói không ra lời.

Với cây gậy bây giờ Cụ Thộn đã đi đứng được một mình, và nếu không xúc động Cụ ăn nói rất rõ ràng. Một cánh tay Cụ vẫn chưa cử động được, nhưng như Cụ nói: “I need nobody to wipe my a..”, diễn Nôm ra là “Ông đếch cần ai chùi đ.. cho ông”.

Tôi đưa cho Cụ xem một tấm hình do chị TK gửi tặng. Chị đọc “Tài Hoa Một Đời” tôi viết trước đây, nhận được tên người con gái Cụ say mê khi còn đi học, nên gửi tấm hình chụp một đám sinh viên, trong đó có người đẹp L.M. H., đang thực tập tại trường Dược. Tôi hỏi Cụ: “Mày nhận được ai trong đó không”? Cụ chỉ ngay chân dung người con gái. Mắt Cụ mờ đi, và khuôn mặt Cụ thẫn thờ.

Bây giờ thì tôi hiểu tại sao bạn tôi được gọi là “Cụ Thộn” rồi. Cathy, con gái Cụ, nói: “Bố cháu dốt lắm”. Cathy lớn lên ở Mỹ nên, nói tiếng Việt không minh bạch. Ý cháu muốn nói là “Bố cháu dại gái lắm”! Hơn 40 năm không gặp, tóc đã trắng phau, mà chợt thấy chân dung hình bóng cũ, lòng đã chùng xuống thẫn thờ, nghĩ tới những con dốc của thành phố xưa khi Cụ theo bước chân người đẹp tới nhà thờ!

Bạn thân,

Thôi thì hãy cứ mừng cho Cụ vì “I need nobody to wipe my a..”, còn bao giờ cụ đánh đàn, viết nhạc và làm thơ đưọc như xưa thì hãy tính sau. Còn “dại gái” thì trái tim còn đập mạnh trong lồng ngực, còn yêu thương người thì còn yêu thương cuộc đời, phải không bạn thân?

Tình thân,

Ngụy Xưa
Oct. 15, 2009

Note: Tưởng nhớ Phạm Văn Hưng, aka “Cụ Thộn” của khoá Đệ Nhất Bảo Bình, qua đời ngày Dec. 7, 2015.

NgụyXưa
01-22-2016, 11:28 AM
Ngày Tháng Vui Buồn


Bạn thân,

Tháng January này có nhiều chuyện vui buồn, và buồn nhất là chuyện Hoàng Sa. Bốn mươi hai năm rồi mà mỗi lần tới ngày giỗ vẫn thấy bồi hồi, nước mắt rưng rưng. Tuy nhiên năm nay cũng có chút vui vì những người trẻ sinh sau năm 1975 hiện đang sinh sống tại VN nhưng nhờ Internet đã biết đến sự hy sinh của 74 người thủy thủ, bỏ mình vì cố giữ lấy một mảnh đất của ông cha. Mặc dù bị cấm đoán một số đồng bào đã làm lễ tưởng niệm, tri ân những người vị quốc vong thân trong nỗi bùi ngùi. Bốn mươi hai năm hay dù trăm năm, khi mà “Ngực đảo còn đau ngàn bàn chân lạ”, chúng ta vẫn sẽ phải dành lại những mảnh giang san đã mất về tay Trung Cộng hung tàn. Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam!

Cũng chỉ còn vài tuần nữa là Tết. Với những người Việt lưu vong từ năm 1975 thì Tết này là Tết thứ 40 xa quê hương. Những ngày mới tới đất Mỹ năm nào tôi cũng tới hội chợ Tết để mong tìm gặp lại bạn bè tan tác sau ngày lịch sử đau thương. Bây giờ bạn bè đã yên phận, và tôi không còn náo nức như những ngày thanh xuân nên Tết đến tôi chỉ lên chùa thắp một nén nhang cầu nguyện cho người thân và bạn bè đã khuất, hoặc đôi khi chỉ âm thầm cúi lạy trước bàn thờ gia tiên.

Năm nay tôi sẽ lại về Bắc Cali thăm nhà. Tết này mẹ tôi 98 tuổi, thế nhưng mẹ tôi vẫn còn minh mẫn, và vẫn quanh quẩn ra vào bên các em tôi cho nên dù ở xa tôi cũng không quá lo lắng ngại ngùng. Tôi về để được mẹ tôi thủ thỉ kể chuyện xưa, những câu chuyện nhỏ nhặt từ khi tôi còn thơ dại mà mẹ tôi không bao giờ quên, và để được mẹ chăm sóc ăn uống như những lần tôi về phép thăm nhà trên cao nguyên khi tôi còn trong quân ngũ, lang thang khắp bốn phương trời.

Tôi nghĩ tôi là người may mắn vì ở vào tuổi này mà vẫn còn mẹ, và mẹ tôi vẫn còn nhận ra anh em chúng tôi, không quên cả những đứa đã qua đời. Một cô bạn văn vừa viết cho tôi về bà mẹ chồng của cô ta, người đã từng thương yêu cô ta hơn cả bà mẹ ruột, thế nhưng bây giờ đôi lúc không còn nhận ra bất cứ đứa con nào gần kề. Bà cụ đang ở Mỹ mà cứ tưởng như mình còn đang ở VN, hàng ngày vẫn ra cửa đợi chồng đi hành quân về, dù ông cụ đã mất từ lâu: cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Tôi viết thư an ủi cô bạn: “Người ngoài nhìn vào thấy xót xa nhưng đôi lúc chú nghĩ là quên hết chuyện xung quanh để sống với những hình bóng của riêng mình cũng có thể là một điều an ủi. Bạn bè chú đa số cũng đã có vấn đề, khi nhớ khi quên, và ngay cả chú đôi khi không biết là mình vừa có ý định làm gì nên cứ đứng ngẩn ngơ.”

Lần này trở lại Bắc Cali thăm nhà và thăm bạn bè thế nhưng bạn ta trên đó cũng chẳng còn bao nhiêu. Quỳnh đã bỏ Santa Clara lên Sacramento sống với con trai, N. Nghiã nằm bất động trên giường, bạn bè tới thăm cũng chỉ ú ớ nói không ra lời, mặc cho giòng nước mắt tuôn rơi. Lập có hai bàn chân mỏi, ít khi còn lái xe ra khỏi nhà. Riêng cụ Bân “Thợ Mộc” thì dù chỉ còn một bàn tay, (bàn tay kia gửi tại quê nhà trong thời chiến), nhưng lúc nào cũng “hồ hởi” tươi vui. Độc thân nên Cụ vẫn gửi emails với hình “hoa bướm phô bày trăm phần trăm” cho anh em xem. “Gân” thật, và như thế mới đúng là “cổ lai hy”, phải thế không bạn miền xa?

Email giữa anh em chúng mình không phải chỉ là những chuyện vui buồn lăng nhăng mà còn là những vấn đề nhức nhối của quê hương liên quan tới đại hội đảng CS Việt Nam và chuyện bầu cử tổng thống Mỹ trong năm nay. Bất cứ ai trong những khuôn mặt cũ trở thành Tổng Bí Thư thì VN vẫn không thể nào “thoát Trung” trong lúc này. Chuyện bầu cử tại nước Mỹ cũng trăm mối tơ vò. Không biết bạn nghĩ sao chứ tôi không có được niềm tin đối với hai ứng cử viên đang dẫn đầu của cả hai đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hoà. Chắc là kỳ này tôi sẽ bỏ phiếu trắng, cùng với tiếng thở dài, mặc cho “cuộc đời vui … cuộc đời buồn”.

Bạn thân,

Tháng January có những chuyện vui buồn tôi đã kể bạn nghe. À không, còn chuyện này nữa. Từ đầu năm 2016 tới giờ thị trường chứng khoán lắc lư con tàu đi như anh Tây say. Những anh em chúng mình đi làm một đời, có chút tiền còm trong quỹ hưu bổng 401K, ít ra cũng đã mất hơn mười phần trăm! Oh well, khi theo “chuyến hải hành cuối cùng” tới xứ này chúng mình chỉ có hai bàn tay trắng và bộ áo quần “sương gió nên màu đã bạc phai”, bây giờ đã có “mái hiên nào che nắng che mưa” và hàng tháng còn được chính phủ trả cho ít tiền SSA đủ sống, như thế là hơn biết bao nhiêu anh em đồng đội kẹt tại quê nhà. Nếu có tiền để dành chúng mình tha hồ ngao du góc biển chân trời, còn không thì lâu lâu gặp nhau gật gù nói chuyện xưa, nghe thằng bạn than: “Về VN người ta gọi tao bằng cụ, ở đây chúng mày vẫn gọi tao bằng “thằng”, lâu lâu lại còn thêm hai chữ ĐM.” Thế là đủ có một ngày vui.

Chỉ mong bạn lúc nào cũng an khang với những ngày vàng còn lại của cuộc đời.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Jan. 21, 2016

NgụyXưa
02-15-2016, 11:03 AM
Tháng Giêng Có Những Niềm Riêng


Bạn thân,

Bây giờ theo âm lịch là tháng Giêng. Thuở thanh bình xa xưa “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” thế nhưng với các bạn miền xa, nhất là những người gọi Ngụy Xưa bằng “bác”, bằng “chú” hay bằng “anh” thì tháng này phe ta vẫn còn “cày” mệt nghỉ, riêng với các bạn Bảo Bình đã quá tuổi “cổ lai hy” thì “ăn” cũng chẳng được bao nhiêu, còn “chơi” thì chắc là không rồi. Không tin cứ hỏi “bu nó” mà xem. :)

Tháng nào cũng có chuyện vui buồn. Cuối năm tôi lái xe về San Jose ăn Tết với gia đinh, sáng mồng một lên chùa Giác Minh thắp nhang cho thân phụ, và cho “Bích Cà Chua”, nguyên sinh viên Đại Đội Trưởng của của khoá Đệ Nhất Bảo Bình ngày còn trong quân trường. Giữa hàng trăm tấm hình sau bàn thờ khói hương nghi ngút tôi thấy bố tôi vần mỉm cười như những năm nào, còn Bích trong quân phục trắng tinh hình như đang buồn bã vẫy tay chào. Tấm hình được anh em BB mang lên chùa để tưởng nhớ nhưng thân xác Bích chẳng biết đã chôn vùi chỗ nào trong biển Thái Bình trên đường đi tìm tự do.

Tôi về thăm mẹ và cũng là để gặp bạn xưa. Chỉ còn vài đứa loanh quanh trong vùng Thung Lũng Hoa Vàng. Chị Mai qua đời vì một tai nạn xe cộ thảm khốc nên Quỳnh đã di chuyển lên vùng Sacramento sống với dứa con trai đầu lòng, ngay sau khi căn nhà nhỏ bốc cháy trong lúc Quỳnh nấu ăn nhưng lơ đãng vì thẫn thờ thương nhớ người yêu xưa.

Tôi tới thủ đô của Cali tìm Quỳnh. Chúng tôi bùi ngùi nắm tay nhau. Người của biển, nguyên hạm trưởng của Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-5 tham dự trận Hoàng Sa, bây giờ tóc đã pha mầu, dáng đi không còn nhanh nhẹn nhưng bàn tay vẫn ấm áp. Bên tách cà phê chúng tôi ngậm ngùi tưởng nhớ tới bạn bè kẻ mất người còn, nhắc lại những ngày xuôi ngược bến bờ Việt Nam trong nỗi nhớ thương. Quỳnh tâm sự về người vợ mới qua đời: “Ngày nào tao cũng lên chùa, nơi để tro cốt của Mai, để thì thầm những lời thương nhớ. Bây giờ tro tàn đã được trải ngoài biển, dưới chân cầu Golden Gate, thế nhưng tao vẫn cứ tưởng như là Mai vẫn còn quanh quẩn đâu đó bên mình.” Hơn 12 giờ đêm chúng tôi mới chia tay nhưng vẫn còn như luống tiếc nên hẹn gặp lại nhau một ngày nào đó tại Nam Cali.

Hẹn hò là thế nhưng rồi ai biết ngày sau sẽ ra sao. Que sera, sera! What will be, will be! Trong vòng hơn hai tháng ba Bảo Bình đã cùng nhau bỏ cuộc chơi. T.V. Hoa từ giã trần gian vào ngày mồng hai Tết. Tôi vội vã lái xe từ San Jose về San Diego tham dự tang lễ, phủ cho bạn lá cờ mà một đời bạn đã yêu thương. Trần gian là cõi tạm, bạn về với Chúa để sống đời đời. Hoa này là “Hoa Em”, và với chúng tôi bạn luôn là “Hoa Em” của những ngày chúng mình sống với nhau dưới mái quân trường Nha Trang dù bạn đã thay tên khi tới đất nước này. Cụ Thộn P.V. Hưng, Mệ Vĩnh Lợi và T.V. Hoa Em rủ nhau về trời, “ngân hà cũng trong vòng tay với, và bây giờ các bạn bắt đầu những ngày vui”, thế nhưng những đứa còn lại vẫy tay chào bạn lại mênh mang một nỗi niềm.

Còn một chuyện này nữa, chẳng biết là vui hay buồn. Do lệnh của toà án, hệ thống báo “Sài Gòn Nhỏ” bị “Người Việt” tiếp quản vì thua kiện, J. bạn ta đành “bẻ kiếm bên trời”, cô đơn vì người đàn bà lẫy lừng, một thời cũng là người yêu của J., đã vỗ cánh bay xa, để lại cho J. một nỗi buồn. Nhân dịp này bạn bè khuyên J. trở về mái nhà xưa vì vẫn còn “cánh tay nào hong gió đầy mùa... đợi chờ”. Một đứa mở rộng vòng tay: “Không về nhà thì tới sống với tao!”, thế nhưng J. hình như vẫn chưa biết chọn con đường nào. “Cuộc đời vui, cuộc đời buồn, nào ai hay biết cho đâu là bến mơ”, phải thế không bạn thân?

Bạn thân,

Thoáng một cái mà tôi xa Thung Lũng Hoa Vàng đã hơn 8 năm. Mỗi lần trở về lại thấy thành phố cũ thay đổi ít nhiều, nhất là bạn bè và người thân. Có lẽ tôi cần về thăm nhà thường hơn để bớt ngỡ ngàng. Khi hồi hưu tôi cứ tưởng là mình sẽ dư thì giờ để có thể làm bất cứ việc gì, hay đi bất cứ nơi đâu như mình muốn, thế nhưng cuộc đời quay cuồng, đôi lúc tôi vẫn bị bánh xe của đời thường cuốn theo giòng, không thể tự do như cánh chim trời. Hơn thế nữa K. vẫn còn đi làm (dù chỉ là telecommute), và đứa con gái ở gần lâu lâu lại nhờ trông coi đứa cháu ngoại nên làm gì cũng phải sắp xếp thời gian.

Cuốn truyện dài thai nghén đã gần mười năm cũng chưa viết được chương nào, chỉ có cái dàn bài mà vẫn chưa vừa ý, chắc là để cho cuốn theo chiều gió mà thôi! Lâu lâu tôi vẫn nhận được những dòng chữ đồng cảm của các bạn đọc từ những nơi xa xôi. Những dòng chữ chân tình của những người chưa quen mang lại niềm vui nhưng đồng thời cũng khiến tôi có chút băn khoăn vì dạo này tôi không còn viết được nhiều, chỉ lâu lâu mới có một bài tùy bút tâm tình với bạn miền xa về những chuyện nhỏ nhặt của đời thường. Tôi bây giờ chỉ còn là Ngụy Xưa, hết còn là TQT của những chuyện tình lãng mạn mà có một thời tôi say mê viết về những nét đẹp của cuộc đời.

Chuyến viễn du sắp tới của tôi vào tháng Năm nên tháng Tư này tôi sẽ lại về thăm nhà nhân ngày giỗ bố, và tôi sẽ lại đi tìm bạn. Bạn chờ tôi nghe.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Feb. 15, 2016
(Mồng 8 tháng Giêng năm Bính Thân)

NgụyXưa
03-09-2016, 10:18 AM
Cánh Vạc Lưng Trời


“Cánh Vạc Lưng Trời” là tập truyện của nhà văn Phan Lạc Tiếp nhưng tôi không có ý định viết về tác phẩm này vì sợ mọi người nghĩ là bạn bè nên “mặc áo thụng vái” lẫn nhau. Nếu bạn chưa đọc bạn nên tìm đọc qua cho biết, và không chỉ “Cánh Vạc Lưng Trời” mà còn “Bờ Sông Lá Mục”, “ Nỗi Nhớ”, “ Quê Nhà 40 Năm Trở Lại” và mới đây nhất, “Một Thời Oan Trái” để nhận định về tác giả. Viết những dòng này tôi muốn chia sẻ với các bạn một chút tâm tình về một người bạn mà số phận đã đưa đẩy chúng tôi tới gần nhau rất nhiều lần.

Tiếp hơn tôi vài tuổi, đã từng là “thủy thủ”, nhưng đã giải ngũ và đang theo học đại học Văn Khoa Sài Gòn thì bị gọi tái ngũ nên đã nộp đơn theo học trường Sỹ Quan Hải Quân, còn tôi mới vừa 18 tuổi, “mơ đời hải hồ” nên chúng tôi đã gặp nhau trên bờ cát trắng của thành phố biển Nha Trang.

Tiếp và tôi nằm cạnh nhau tại một góc phòng của toà nhà rộng thênh thang do Pháp xây cất, và quanh chúng tôi còn có Cụ Thộn Hưng, Vịt Xiêm Kiệt và Cai Dù Ơn… Tôi và Hưng mặt còn búng ra sữa, trong lúc Tiếp, Kiệt và Ơn đều là cựu quân nhân/sinh viên bị tái ngũ vì lệnh tổng động viên lúc bấy giờ. Cụ Thộn tài hoa ra mặt, như có lần tôi đã viết về bạn ta, nhưng Tiếp cũng là cao thủ trong làng “ văn nghệ văn gừng” của khoá Đệ Nhất Bảo Bình với những lần diễn ngâm “Đôi Bờ” của Quang Dũng hay “Màu Tím Hoa Sim” của Hữu Loan, trong lúc Kiệt thả ra khỏi trường là nhậu cho mềm môi, còn Cai Dù “chinh chiến” đã nhiều, nếm đủ ba bốn mảnh tình, nên những đêm khó ngủ tôi được Cai Dù kể chuyện bù khú cho nghe vì lúc đó “quan ta” còn khờ ơi là khờ, chưa biết mùi vị da thịt đàn bà ra sao!

Sau khi tốt nghiệp trường sỹ quan Hải Quân, Tiếp và tôi cùng được đổi xuống Hộ Tống Hạm Kỳ Hoà do hạm trưởng Sơn chỉ huy, và hạm phó Quý Lùn phụ tá! Hạm trưởng Sơn … sợ vợ nhưng chịu chơi hết mình, hạm phó Qúy mê gái nên tháng nào cũng thiếu tiền, phải vay Tiếp lúc đó được chỉ định làm sỹ quan giữ quỹ mua bán thực phẩm cho nhân viên. Tiếp và tôi đã có những ngày vui, nhất là những lần tàu ghé bến Đà Nẵng hay Qui Nhơn, nơi cơ khí trưởng Đạt dù sinh trưởng trong Nam nhưng hớn hở được “dià” Qui Nhơn vì có “em gái hậu phương” đang theo học trường sư phạm tại thành phố này.

Ngày vui qua mau, tôi tiếp tục đời đi biển còn Tiếp được thuyên chuyển về Mỹ Tho để tham dự những trận đánh đẫm máu trên những dòng sông, và Tiếp bắt đầu văn nghiệp của mình bằng những bài bút ký đầy máu và nước mắt nói lên sự hy sinh oai hùng của người lính giang lực, một thành phần của quân chủng Hải Quân ít được mọi người biết đến. Những bài bút ký sau đó trở thành tuyển tập “Bờ Sông Lá Mục”, tác phẩm đầu tay của Tiếp, và cũng là kỷ niệm một đời không quên.

Nhờ chút duyên nợ với văn chương Tiếp được thuyên chuyển về phòng Tâm Lý Chiến của Bộ Tư Lệnh Hải Quân, và chúng tôi gặp lại nhau tại toà nhà bên bờ sông Sài Gòn vì lúc đó sau sáu năm hải vụ tôi đã được gọi về khối nhân viên làm việc trong chương trình “Việt Nam Hoá” của đồng minh đang tham chiến tại miền Nam. Đó là lần thứ ba Tiếp và tôi làm việc chung tại một nơi, và cũng là lúc tôi tập tễnh cầm bút viết về những băn khoăn của cuộc đời dưới bút danh “Quan Ta” để đăng trong đặc san Lướt Sóng của Hải Quân do Tiếp làm chủ bút.

Tiếp thăng tiến, mang cấp bậc HQ Thiếu Tá, và cuối cùng trở thành Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến của BTL/HQ. Đó là một vinh dự! Chức vụ này thường do các sỹ quan cấp Đại Tá đảm nhiệm vì nhân viên quá đông, gần 300 người, ngoài ra còn phải gánh vác những công việc ngoài cấp số như Chương Trình Chăn Nuôi, theo dõi việc xây cất 4,000 căn gia binh v.v... Tôi “giang hồ mê chơi quên quê hương” nên chúng tôi tạm chia tay vài năm nhưng rồi lại gặp nhau ở chốn cũ, khi tôi được bổ nhiệm làm trưởng phòng Điều Hành Huấn Luyện, nhờ những tháng năm làm sỹ quan liên lạc tại trường OCS, New Port, RI, mặc dù tại nơi đó tôi chỉ là SPEW officer (Sit Play Eat Water = Ngồi Chơi Sơi Nước)!

Biến cố tháng Tư năm 1975 làm bạn bè tan tác. Mấy năm sau tôi mới được biết là Tiếp có mặt trên con tàu què quặt HQ-502 trong chuyến hải hành cuối cùng, và Tiếp là người đã đứng ra thành lập thủy thủ đoàn từ các quân nhân quá giang, phụ giúp hạm trưởng điều hành mọi việc, mang theo hơn năm ngàn người di tản bình yên tới Philippines.

Tiếp lưu lạc tới Utah rồi trở lại San Diego, làm đủ mọi nghề để chăm lo cho gia đình, và nghề cuối cùng là thợ ống nước trong một xưởng sửa tàu của Hoa Kỳ, nhưng rồi phải giải nghệ vì bàn tay bị thương! Đó là khúc quanh cho Tiếp cơ hội sống một cuộc đời đầy ý nghĩa, có thì giờ tham gia vào những sinh hoạt cộng đồng của người Việt, nhất là cùng với tiến sĩ Nguyễn Hữu Xương thành lập Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển, tham dự chiến dịch “Vớt Người Biển Đông” trên con tàu Ánh Sáng, và sau đó cộng tác với Cap Anamur của Đức, trong 5 năm trời vớt được hơn ba ngàn thuyền nhân.

Đó cũng là thời gian để Tiếp trải tấm lòng đôn hậu của mình trong những tác phẩm, đóng góp rất nhiều cho nền văn chương hải ngoại của người Việt lưu vong, và Tiếp cũng chính là người đóng góp tích cực cho tập Hải Sử với hơn hai mươi bài viết thuộc đủ thể loại. Tác phẩm mới nhất của Tiếp, “Vớt Người Biển Đông”, cũng đã được viết xong chỉ còn chờ bổ túc một số hình ảnh trước khi đem in.

Từ San Jose tôi đã xuống thăm Tiếp vài lần, thế nhưng không ngờ sau khi hồi hưu tôi lại tới cư ngụ tại một nơi hoang dã chỉ cách Tiếp chừng mươi phút lái xe. Chúng tôi lại gần nhau thêm một lần, và có lẽ là cho đến cuối cuộc đời. Những ngày chủ nhật đầu tháng các bạn Bảo Bình sống ở vùng Little Saigon đều tổ chức ăn trưa với nhau để hàn huyên, Tiếp và tôi thường đi chung một xe từ Carlsbad lên gặp bạn, gặp nhau chỉ để thấy nhau là đủ vui. Năm đứa tại góc phòng của trường sỹ quan Hải Quân Nha Trang bây giờ chỉ còn hai. Cụ Thộn Hưng và Vịt Xiêm Kiệt đã ra người thiên cổ, Cai Dù Ơn long đong cuối trời, bây giờ câm lặng ngồi câu cá bên Úc, hầu như không còn liên lạc với ai, gặp được nhau đâu có dễ dàng. Tuần nào Tiếp cũng gọi tôi. Cũng chẳng có gì để nói, chỉ là những chuyện nhỏ nhặt đời thường, nhưng nghe giọng nói là thấy lòng êm ả, vì biết là bạn ta còn đây. Thế thôi! Nhất là mới đây trong đám tang Hoa Em, thấy Tiếp phải chống gậy vì mới vừa khỏi bệnh, tôi không tránh khỏi bùi ngùi.

Bạn thân,

Những đóng góp của Tiếp cho cộng đồng, cho “hành trình đi tìm tự do” của người Việt đã được nhiều người biết đến. Trước đây Tiếp đã nhận được bằng tưởng lục của các giới chức địa phương, của chính quyền tiểu bang, và mới đây nhất, của quốc hội Hoa Kỳ. Đó là một chút hãnh diện cho riêng Tiếp sau “Một Thời Oan Trái”, tuy nhiên sống bằng tấm lòng thiết tha yêu thương người và yêu thương cuộc đời thì chúng ta lúc nào cũng như “Cánh Vạc Lưng Trời”, phải thế không bạn thân.

Tình thân,

Ngụy Xưa
March 5, 2016

NgụyXưa
03-28-2016, 09:55 AM
Chuyện Xưa

Mới đây xem TV thấy hoa đào khoe màu rực rỡ tại thủ đô Washington D.C. tôi chợt nhớ chuyện 8 năm về trước nên xin chia sẻ với các bạn một bài viết cũ. Ở vào tuổi này kỷ niệm xa gần thường thì rất mờ ảo, thế nhưng cũng có những lúc nhớ lại chuyện xưa thật rõ ràng như thể là chuyện đó mới vừa xảy ra ngày hôm qua.

***
Hoa Đào Năm Cũ

Bạn thân,

Năm năm qua rồi tôi mới trở lại Washington D.C., và cũng đúng vào mùa hoa đào đang nở bên dòng sông Potomac. Đứng bên dòng sông tôi có ngơ ngác buồn, nhớ đến hai câu thơ của Thôi Hộ:

Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Hoa đào năm cũ vẫn cười gió đông, nhưng Xuân Lang không còn nữa. Tôi trở về bên dòng sông, lặng nhìn hoa nhớ bạn, và chợt thấy thương tất cả chúng mình. Xuân Lang là Cá Lóc Nguyễn Xuân Lang, cái bình thứ 37 trong danh sách Đệ Nhất Bảo Bình. Ngày này 5 năm trước Lang biết là mình chỉ còn sống được vài tháng nên muốn đi khắp nơi thăm viếng bạn bè lần cuối. Mã Xa Võ Văn Bảy, aka nhà văn Vũ Thất, không đành lòng để bạn ta di chuyển mệt nhọc nên gọi tất cả anh em Bảo Bình về Washington D.C. họp mặt, gặp gỡ Lang lần cuối cùng.

Những ngày anh em chúng mình gặp nhau ở thủ đô là những ngày vui buồn không quên. Buồn vì gặp nhau để giã từ, để vĩnh viễn không còn thấy nhau. Lang nắm tay giã từ từng người bạn, ai cũng bùi ngùi, và tôi muốn rơi nước mắt, viết dùm Lang hai câu thơ:

Thần tiên gọi bạn bên trời
Ta vin cành gió về nơi địa đàng.

Năm đó chúng mình tuổi đã 60. Nhiều đứa tóc đã pha mầu, và biết rằng trước sau gì rồi cũng theo gió về trời thế nhưng thấy Lang nói lời từ giã, chúng mình không khỏi xót xa.

Nghĩ đến bạn thì buồn nhưng chúng mình cũng có những ngày vui để lại biết bao nhiêu là nhớ thương. Buổi sáng mấy chục đứa thức dậy, chiếm hết cái phòng ăn của khách sạn Marriott, ồn ào như thể đây là nhà riêng của các “quan ta”. Hai chiếc xe “van” 18 chỗ ngồi đưa chúng ta khắp nẻo đường thủ đô, đến tận Annapolis thăm Hải Quân Học Viện, nhìn các sinh viên mặt còn “búng ra sữa” đi bờ, để nhớ tới 40 năm xưa chúng mình cũng môi hồng mắt sáng trong bộ quân phục trắng tinh bước ra khỏi trường sỹ quan Hải Quân Nha Trang vào những ngày cuối tuần. Một thời đã qua, chỉ còn lại “một chút gì để nhớ để thương”.

Vui buồn nhất là đêm không ngủ trước ngày chia tay. Chúng mình uống rượu mềm môi, kể chuyện xưa cười như những ngày trẻ dại, ba giờ sáng Hải J. bỗng khóc rưng rức khi nhắc lại những ngày tù đày trên núi rừng Bắc Việt, bỏ lại vợ dại con thơ ở Sài Gòn, mặc cho số phận đẩy đưa, đau với niềm đau của dân mình trong lúc điêu linh.

Bạn thân,

Năm năm rồi từ ngày đó. Sau Lang còn có Thụy, có Đơn, có Lộc, có Mai, có A và mới đây nhất có Thịnh để cho chúng ta “vẫy tay chào buồn anh đi”. Mỗi lần tháng Tư về tôi không thể nào không nhớ tới những người bạn đã bỏ mình trong cuộc chiến. Những đứa còn lại ở khắp bốn phương trời, lần nào gặp nhau cũng vắng mặt không ít thì nhiều. Tháng Năm này sẽ gặp nhau lần nữa, và chúng ta lại ngậm ngùi điểm danh xem còn lại được bao nhiêu.

Tuần tới tôi sẽ lên chùa Giác Mính nơi để hình thằng Bích Cà Chua, bỏ mình ngoài biển trên đường đi tìm tự do, thắp cho nó nén hương, và xin nó phù hộ cho anh em chúng mình. Tôi không cầu xin gì, chỉ ước mong chúng mình được mạnh khoẻ và lâu lâu lại có dịp gặp nhau một lần.

Mong tới ngày gặp bạn.

Tình thân,

Ngụy Xưa
April 5, 2008

Viết thêm: Từ ngày ra trường cho tới tháng Tư năm 2016 tồng cộng 26 người trong số 81 anh em Bảo Bình đã qua đời, một số hy sinh trong cuộc chiến, một số chìm sâu đáy nước trên đường đi tìm tự do, và một số bỏ mình trên đất khách do thân xác đã hao mòn vì những tháng năm tù đày trên núi rừng Bắc Việt. Đó là chưa kể những người không có tin tức, tuy còn sống nhưng câm lặng, tìm cho riêng mình một góc trời để gậm nhấm những cay đắng của cuộc đời, không muốn liên lạc dù là với người thân. Thôi thì, hãy cứ coi cuộc đời này là cõi tạm, có cũng là không, thế nhé bạn thân!

NgụyXưa
04-25-2016, 08:58 AM
Houston Vắng Bóng Mặt Trời


Bạn thân,

Tôi thường viết cho bạn về nỗi ngậm ngùi mỗi khi có “bạn ta” bỏ cuộc chơi. Kể ra thì anh em chúng mình cũng đã được coi là thọ, đứa nào cũng đã quá tuổi cổ lai hy nên có theo gió về trời thì cũng coi như là đã thoát nợ trần gian, những đứa còn lại có ngậm ngùi, có mênh mang một nỗi buồn, nhưng không hẳn là một niềm đau.

Tháng Tư có những chuyện buồn, Houston mưa lụt, và đau nhất là năm nay lá xanh lại rụng trước lá vàng: Bác sĩ Trần Lương Giang, con trai của Bảo Bình Trần Đỗ Cẩm, đột ngột qua đời hôm đầu tháng, khiến chúng mình xót xa cùng với niềm đau của vợ chồng bạn ta. Chúng mình mới gặp “thằng bé” năm nào khi họp mặt tại Houston, Texas, hân hoan chúc mừng sự thành đạt của cháu Giang thế mà bây giờ cháu đã vĩnh viễn xa lià vợ con và bố mẹ, những người đã chắt chiu một đời nuôi nấng cháu nên người.

Khi nghe Cẩm điện thoại báo tin, tôi thật ngỡ ngàng, muốn nói vài câu an ủi mà nghẹn lời. Tôi mở cuốn “Niên Giám Bảo Bình” kỷ niệm 40 năm ngày chúng mình nhập ngũ, xem lại tấm hình của gia đinh Cẩm khi tới trại tỵ nạn Fort Chaffee năm 1975, thấy cháu Giang lúc đó mới năm tuổi, còn ngồi trong lòng mẹ, mà nước mắt lưng tròng vì xót thương.

Tôi đã chia sẻ tin tức với các bạn nhưng đồng thời cũng tôn trọng ý muốn của tang gia nên đã đề nghị là lúc này anh em chúng mình không nên điện thoại hay email chia buồn vì mỗi lần như vậy niềm đau của vợ chồng Cẩm lại vỡ oà, như đứt từng khúc ruột. Mặc dù chúng mình không nói nhưng Cẩm cũng biết là các Bình giống như anh em một nhà, niềm đau của một đứa là niềm đau chung, và các bạn ở Houston đã thay mặt toàn khoá tới tham dự đám tang, đưa cháu Giang về nơi an nghỉ cuối cùng.

Thời gian là liều thuốc nhiệm mầu nên nỗi buồn và niềm đau của vợ chồng Cẩm bây giờ có lẽ phần nào đã nguôi ngoai. Hơn thế nữa, trách nhiệm tưởng chừng như đã hết, vì các con đã thành người, nhưng hai đứa cháu nội còn quá nhỏ lúc này rất cần một bàn tay dẫn dắt nâng niu, nên Cẩm cần phải đứng vững những tháng năm còn lại của cuộc đời để dành hết tình thương cho hai đứa trẻ sớm mồ côi cha.

Cẩm thân,

Trước khi cùng nhau gia nhập HQ/VNCH, chúng mình đã từng học với nhau những ngày trẻ dại dưới mái trường trung học tại thành phố cao nguyên Đà Lạt, cùng với cụ Thộn, với Hùng Già, với Huỳnh Hoa thi sỉ trữ tình, với Tắc Xình, … và với bao nhiên bạn bè thời niên thiếu, kẻ mất người còn, nên xin hãy coi đây là những lời tâm sự chân thành của một người bạn thân, rất thân.

Cuộc đời này quả là có những bất ngờ. Khi ngồi trên ghế nhà trường chúng mình mơ làm người Pascal nhưng lại trở thành người đi biển, và không bao giờ nghĩ là có một ngày lại lưu lạc xứ người, sống cuộc đời lưu vong. Thôi thì hãy cứ coi những gì xảy ra đều là số mệnh do thượng đế an bài. Không, chúng mình không làm điều gì ác để bị trời trừng phạt như bạn có lúc nghĩ ngợi! Cháu Giang coi như đã an phận, bạn vẫn còn nhiều người thân, và nhất là vẫn còn cuộc sống riêng của chính mình, để chăm lo. Cố gắng lên nhé bạn thân!

Đa số anh em Bảo Bình chúng mình dù sao vẫn còn là may mắn, có một gia đình êm ấm, một nửa kia cho chúng mình chia sẻ một bờ vai những lúc vui buồn. Hơn thế nữa bạn bè BB dù gần gũi hay xa cách nhưng trong thâm tâm lúc nào cũng nhớ tới nhau, và vẫn mong gặp nhau để khơi lại những kỷ niệm gắn bó một đời.

Một số anh em mình vẫn còn nhớ biển nên thỉnh thoảng vẫn cùng nhau viễn du tới những vùng đất lạ hoặc về thăm lại đường biển xưa. Mong là vợ chồng bạn một ngày nào đó sẽ đi cùng để cho tâm hồn thanh thản cùng sóng nước đại dương. Chắc cũng có lúc bạn nhớ tới sông nước miền Nam, nơi bạn đã sống những tháng năm nhọc nhằn của cuộc đời thủy thủ nhưng cũng là nơi đã gặp được người bạn đời thân yêu. Đã lâu lắm tôi không có dịp trở lại Long Xuyên, hy vọng là một ngày nào đó cả bạn và tôi lại có dịp về thăm chốn cũ vì biết đâu đất nước chẳng có những đổi thay bất ngờ.

Chốn cũ khó về thế nhưng góc biển chân trời vẫn trong vòng tay với. Khi mới ra trường anh em BB chúng mình thực tập tại Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ, nên đã từng có dịp ghé vào hải cảng của vài nước ngoài biển Đông. Tháng May năm nay tôi sẽ tới thăm những bến bờ của Japan, Taiwan và Philippines, những nơi để lại ít nhiều dấu vết của thời trai trẻ, và tháng September sắp tới Quýnh, Bảy, tôi và một số bạn bè sẽ theo tàu hải hành vòng quanh nước Nhật cũng như ghé vào đất liền để biết thế nào là mùa thu Đông Kinh. Mong là có bạn đi cùng để cho bớt niềm khắc khoải thương nhớ cháu Giang.

Lúc nào tôi cũng nhớ bạn, nhớ lần leo lên đỉnh Lâm Viên ngủ qua đêm lỡ làm cháy rừng, nhớ những ngày chúng mình hải hành trên Hộ Tống Hạm Kỳ Hoà, và nhất là thời gian thay tên đổi họ, cùng nhau phục vụ tại lực lượng đặc biệt Hải Tuần. Ngay cả bạn bè cùng khoá cũng không mấy người biết Hoàng Dung và Lê Văn Bột là ai. Chắc chắn là bạn cũng không bao giờ quên, phải thế không?

Vui buồn có nhau, bây giờ biết nói gì hơn là mong bạn giữ gìn sức khoẻ, và thân chúc bạn những ngày an khang. Take care of yourself, my dear friend.

Tình thân,

Ngụy Xưa
April 24, 2016

NgụyXưa
05-07-2016, 11:21 AM
Cũng Đành


Bạn thân,

Lúc này quả tình là tôi chia sẻ với bạn nhiều chuyện buồn hơn vui. Vui làm sao được mà chỉ trong vài tháng bốn bạn ta và một ông thầy cũ theo nhau lìa đời. Hết bạn ta, tới con bạn ta, và mới đây nhất là anh của bạn ta!

Nhà báo/nhà văn Phan Lạc Phúc (anh ruột của Bảo Bình Phan Lạc Tiếp), một người tôi kính phục, và đã có cơ hội bàn luận chuyện văn chương với anh hơn một lần, vừa mới từ trần vì trụy tim. Tôi viết cho Tiếp: “ Khi chúng mình họp khoá tại nhà Diệp bên Úc, anh Phúc đã tới tham dự và chuyện trò với anh em thật ân cần. Tôi cũng đã đọc nhiều tác phẩm của anh dưới bút danh “Ký giả Lô Răng”, từ khi còn ở Viết Nam, và qua văn phong tôi thấy anh Phúc thật là ngưòi nhân hậu. Anh mất đi để cho bao nhiêu người tiếc thương. Riêng tôi còn nợ anh ấy một lời cám ơn vì khi viết “Gửi Bạn Miền Xa” tôi thực sự đã chịu ảnh hưởng từ “Bạn Bè Xa Gần” của anh Phúc. Nếu ông có qua Úc tham dự tang lễ, xin thắp dùm tôi một nén hương”.

Tiếp viết trả lời: “Chúng mình là bạn ba bốn bề; cùng khoá, cùng hàng xóm, cùng đùa vui trên chữ nghĩa...nên lời nào chưa nói đã hiểu lòng nhau. Bây giờ tôi có nhiều cái nhất: già nhất họ, cô đơn nhất nước, vì còn một ông anh để trò chuyện, hỏi han... thì vụt cái đi mất. Tôi lúc này không biết mìmh tỉnh hay mê. Năm ngoái ông anh cả mất, bây giờ là ông Phúc. Lúc nào tới mình? Buồn hay vui lúc này đây?” Các bạn xem thế có đau lòng không?

Đó là “chuyện chúng mình”. Chuyện nước non thì cũng chẳng có gì vui. Tôi chắc bạn và tôi đều ngậm ngùi vì ngày 30 tháng Tư 41 năm xưa, và năm nay đau lòng vì chuyện cá chết trắng bờ biển miền Trung, từ Hà Tĩnh cho đến Thừa Thiên/Huế, chắc là do khu kỹ nghệ Formosa của Tàu tại Vũng Áng xả nước thải độc hại qua đường ống ngầm ra biển.

Chúng mình yêu biển, yêu những bờ cát trắng nên đã chọn đời thủy thủ, bây giờ thấy biển chết, bãi cát tiêu điều, hỏi sao lòng không đau? Tháng Ba năm tới tôi muốn về đi lại đường biển xưa thêm một lần nhưng không biết là biển vẫn đợi chờ hay là “Cũng đành. Thôi, vĩnh biệt”!

Chất độc không chỉ giết chết hải sản mà còn tác hại môi trường kéo dài rất lâu, ảnh hưởng trầm trọng tới đời sống của dân Việt, nhất là dân nghèo, lệ thuộc vào biển để làm sinh kế. Những người yêu nước đau lòng vì thấy môi trường bị tàn phá, biển đảo bị chiếm, và đất được sang nhượng cho “người lạ” lập tô giới. Nhìn tấm hình chụp cổng vào khu kỹ nghệ Vũng Áng với dòng chữ: “Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc - Tô Giới Vũng Áng – Nghiêm Cấm Người Việt Lai Vãng”, tôi thấy buồn đau, không thua gì khi nghe tin Sài Gòn thất thủ năm xưa. (Tấm hình tìm thấy trên Internet có lẽ được photoshop, nhưng sự thực thì trong lòng người dân VN, khu kỹ nghệ Formosa đó không còn là của mình, mà đích thực là tô giới của Tàu)..
http://i126.photobucket.com/albums/p85/thieut/VungAng.jpg

Đất nước Việt Nam rồi sẽ đi về đâu? Những người dân lưu lạc như chúng mình không biết là trong tương lai còn có chỗ để đi về thăm viếng hay là chỉ biết:


Trèo lên đỉnh ngọn núi cao.
Nhìn về quê cũ biết bao là buồn
Bình ơi gió cuốn mây tuôn
Biển xanh sóng dậy gọi hồn Âu Cơ.

Chuyện bên đó đã buồn nhưng chuyện bên này cũng chẳng có gì vui. Tôi ghi danh đầu phiếu theo đảng Cộng Hoà thế nhưng lại vô cùng thất vọng vì trong kỳ bầu cử sơ bộ (caucus/primary) để chọn người ra tranh cử tổng thống vào cuối năm nay đa số đảng viên lại ủng hộ anh Trump, người được ký giả Rob Garver mô tả bằng một đoạn văn: “The billionaire former reality television star’s record of less-than-conservative positions, his openness to war crimes and racial profiling, and his evident lack of knowledge about how the government and economy actually work combined to make him utterly unacceptable to much of the GOP intelligentsia.” (Rob Garver)

(Đoạn văn khó dịch cho thoát nghĩa nhưng đại khái tác giả chê nhà tỷ phú, nguyên tài tử của một show truyền hình về đời sống thực, không mấy bảo thủ, chấp nhận tội ác chiến tranh, kỳ thị sắc tộc, và rõ ràng thiếu hiểu biết về tổ chức chính quyền cũng như về nền kinh tế, nên hoàn toàn không được nhóm đảng viên chóp bu của đảng Cộng Hoà chấp nhận).

Cũng chính ký giả này đã viết thêm: “It’s hard to imagine how fate could have been crueler to the Republican Party this election cycle.” Vâng, thật khó có thể tưởng tượng là số phận của đảng Cộng Hoà lại nghiệt ngã đến như vậy trong kỳ bầu cử này. Người lãnh đạo không cần phải biết và hiểu hết mọi chuyện trên thế giới vì đã có bộ tham mưu lo toan, thế nhưng người lãnh đạo không thể là một người ăn nói thiếu suy nghĩ, xử dụng ngôn ngữ dung tục, “cả vú lấp miệng em”, để đả kích những người cùng ra tranh cử với mình. Người ta sợ rằng không những là Trump không thể thắng được ứng cử viên của đảng dân chủ, (có lẽ là Hillary Clinton), để dành chức vị tổng thống, mà còn gây ảnh hưởng tai hại, khiến đảng Cộng hoà mất ưu thế tại Thượng Viện; và nếu chẳng may Trump đắc cử chức vụ tổng thống Hiệp Chủng Quốc thì có lẽ nước Mỹ không còn gì để hãnh diện với các quốc gia đồng minh.

Bạn thân,

Toàn những chuyện ngoài tầm tay của chúng mình, phải thế không bạn thân? Thôi thì “take it easy” cho lòng thanh thản. Riêng tôi, có lẽ là tôi sẽ bỏ đảng Cộng Hoà, làm người tự do, và không biết chừng nếu phải chọn lựa, vào tháng November này tôi sẽ bầu cho một người nào đó không phải là anh Trump!

Thân chúc bạn những ngày an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
May 5, 2016

NgụyXưa
06-13-2016, 08:52 AM
Đi Về Hướng Mặt Trời Đông Bắc


Đã lâu tôi mới lại viết thư thăm bạn. Tôi cũng chẳng có gì bận rộn, chỉ là lênh đênh sóng nước, ngao du những vùng biển lạ để quên đi những phiền toái của đời thường, và nhất là không còn muốn nghe các ứng cử viên tranh cãi trong mùa bầu cử! Những người tôi muốn bỏ phiếu bầu vào chức vụ tổng thống tháng November sắp tới đều đã bị loại trong kỳ sơ bộ, còn lại ông Trump Cộng Hoà và bà Hillary Dân Chủ, hai người được gọi là “crooked”, là “con artist”, cá mè một lứa, xem ra thật chán mớ đời! Bầu cho ai bây giờ? Có lẽ là “the crooked is better than the con artist” như kết quả từ vài vụ thăm dò dân ý của các công ty truyền thông!

Nhật Bản là xứ của mặt trời, và Nhật Bản cùng Đài Loan đều nằm về hướng Đông Bắc của Việt Nam. Tôi đi tìm một chút hương xa, hy vọng quên đi những xao động tại quê nhà và những tranh cãi chính trị ồn ào trên đất nước tạm dung.

Thực ra tôi đã tới phi trường Đài Bắc nhiều lần để từ đó đổi máy bay đi Singapore, đi Hongkong, về Hà Nội … nhưng chưa bao giờ có dịp đi vào thành phố để “tham quan” cho biết sự tình. Lần này theo tàu Diamond Princess từ Kobe (Japan) sang thăm các thành phố Đài Bắc, Cao Hùng, Hoa Liên của đảo quốc này tôi đã không khỏi ngậm ngùi khi so sánh Taiwan với Việt Nam.

Cứ nhìn lượng xe gắn máy và kỷ luật giao thông trong thành phố là biết ai văn minh và trù phú hơn ai. Taiwan nhiều xe hơi hơn xe gắn máy, và đường phố yên bình khiến chúng tôi không một chút ưu tư. Các nước láng giềng đã vượt xa Việt Nam, và mặc dù vụ cá chết trắng bờ biển vừa xảy ra tại quê nhà liên quan tới công ty Formosa của Đài Loan tôi vẫn thấy khâm phục sự tiến bộ của đảo quốc này. Dân tộc nào cũng có những người xấu, nhưng cũng có nhiều cái tốt để chúng ta nhìn vào, và nếu có thể hãy mở lòng bao dung. Đi qua vài khu phố thương mại của Đài Bắc, nhìn những cửa hàng bán đồ gia dụng, tôi có cảm tưởng như mình lạc vào khu Chợ Lớn của Sài Gòn năm nào, và bỗng dưng tôi thẫn thờ nhớ thành phố thân yêu cũ, Sài gòn của tôi xưa chứ không phải là thành phố HCM bây giờ.

Chúng tôi cũng có dịp đi thăm con đường chiến lược từ Hoa Liên xuyên ngang Đài Loan đề quân đội có thề di chuyển mau chóng từ Đông sang Tây, thay vì đi vòng theo bờ biển, khi có chiến tranh. Con đường cheo leo trên những sườn núi cao, bên dưới là những dòng suối trong vắt, nhỏ bé đến độ chiếc xe bus phải tạm dừng lại, nép sát vào lề, khi có xe khi ngược chiều. Hàng trăm công nhân xây dựng (nguyên là binh sĩ đã giải ngũ trong thời bình) đã bỏ mình vì đá rơi, và chúng tôi đã phải mang nón an toàn khi đi gần những mỏm núi chênh vênh để … chụp hình, và để so sánh với đèo Ngoạn Mục từ Đà Lạt xuống Phan Rang. Một ngày vui mà sao vẫn ngậm ngùi khi nghĩ tới đất nước VN!

Trở về lại Kobe để tiếp tục đi vòng quanh miền Nam nước Nhật, và mặc dù đã đọc, đã xem youtube, về quốc gia tiến bộ này chúng tôi vẫn gặp những bất ngờ. Vịnh Hạ Long của chúng mình đúng là một danh lam thắng cảnh thiên nhiên thế nhưng Japan cũng có “Inland Sea”, vùng biển bao bọc bởi những đảo lớn, với hàng chục hòn đảo nhỏ hình dáng đặc thù rải rác trong một vùng nước trong xanh mênh mông.

Inland Sea của Japan có lẽ không hùng vĩ như Hạ Long của Việt Nam mình nhưng nơi đó còn giữ nguyên được vẻ đẹp thiên nhiên. Từ trên boong tàu chúng tôi thấy lòng thanh thản hoà mình vào cảnh sắc chứ không có cái cảm giác tiếc nuối như khi nhìn thấy những đổ vỡ, do bàn tay con người khai phá, như trên vài hòn đảo của vịnh Hạ Long. Inland Sea cũng không có những chiếc ghe mong manh với những đứa trẻ ốm yếu, bám vào du thuyền để xin bố thí như tại đất nước khốn khó của chúng mình. Dân Việt còn quá nhiều người nghèo khổ, thật là tội nghiệp!


Người Nhật, nhất là đàn ông, theo thiển ý, không có cái vẻ thân thiện và cới mở như đa số những dân tộc Á Châu khác thế nhưng họ lễ phép và lương thiện không ai bằng. Có lẽ không đâu an toàn hơn nước Nhật bây giờ nên du khách tới nơi này rất đông. Thủ tục nhập cảnh của Nhật rất chặt chẽ (và hơi phiền toái) nên chúng tôi chẳng thấy một ông râu quai nón hay một bà che mặt nào ngoài đường phố. Không biết là chính phủ Nhật có chính sách cấm dân Hồi giáo tới nước họ, giống như ông Trump cổ võ trong kỳ tranh cử tại Mỹ, hay không?

Kiến trúc các đền đài (shrines) tại nước Nhật hầu như gần giống nhau nên xem một nơi có thể là đã thấy đủ cho nên chúng tôi lang thang tại các trung tâm thành phố nhiều hơn, và tình cờ chúng tôi được dự khán vài màn trình diễn nhạc cụ cùng vũ điệu cổ truyền của giới trẻ tại Kochi nên hiểu rằng dân tộc văn minh này vẫn còn tha thiết với nền văn hoá đặc thù. Cũng thật tình cờ, Diamond Princess ghé vào hải cảng Aburatsu lần đầu tiên nên được hoa hậu thành phố và một đoàn học sinh nam nữ đón tiếp. Thành phố nhỏ bé không có gì đáng chú ý thế nhưng khi tàu rời bến, trong tiếng nhạc của bài Soyonara trầm buồn, có những bàn tay vẫy tiễn đưa nên du khách cũng thấy ngậm ngùi. Trên bến cảng buổi chiều hôm đó chắc là cũng có những người trẻ nhìn theo con tàu ra khơi, khuâng khuâng mơ đời hải hồ thay vì sống mãi những tháng ngày u buồn tại một thành phố hẻo lánh!

Chỉ là một chuyến đi hai tuần ngắn ngủi nên chúng tôi thật tình chưa thấy gì nhiều về Japan. Tháng September sắp tới chúng tôi sẽ trở lại để đi vòng quanh nước Nhật, và để xem mùa thu Đông Kinh có giống như một bài hát của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ hay không!

Giá sinh hoạt tại Nhật rất cao, hàng hoá ở Mỹ rẻ hơn nhiều, thế nhưng K. và một người bạn vẫn thích mua sắm những món đồ lặt vặt, nhỏ bé dễ thương, nhất là những dụng cụ trong nhà bếp. Riêng tôi, tôi đã có một kỷ niệm đáng nhớ vì bỏ quên chiếc túi đeo vai đựng passport và giấy tờ tùy thân tại một tiệm cà phê. Tôi đã thật sự rất lo ngại vì nếu mất passport sẽ không thể tiếp tục cuộc hành trình, và trở về Mỹ cũng sẽ rất khó khăn. Cô bán hàng không biết nói tiếng Anh khi tôi trở lại hỏi thăm nên đã phải đi tìm manager, và ông này cũng chỉ nói được chút ít, tuy nhiên ông ta hiểu được ngôn ngữ bằng tay của tôi nên chạy vội vào trong nhà mang chiếc túi ra, trịnh trọng cúi đầu, nâng hai tay trao trả! Tôi cũng chỉ biết cúi đầu cảm tạ và không biết cách nào khác hơn để đền bù vì người Nhật không nhận tiền “tip”. Họ coi đó là hành động khinh thường. Giá một nơi nào khác tại Á Châu có lẽ tôi đã phải trả tiền chuộc để lấy lại giấy tờ như một du khách Mỹ tại VN đã phải trả $100 để nhận lại Passport sau khi bị … cướp giật! Thoáng buồn khi nhớ tới người và nghĩ đến ta, thế đó bạn thân!

Du thuyền cũng ghé Busan của Nam Hàn. Chúng tôi đã tới nơi này vài năm trước đây, khi đó cụ Thộn bạn ta còn sống, còn đi lạc vào rừng cây tại chùa Hải Long cho bạn bè đi tìm. Bây giờ Cụ Thộn đã ra người thiên cổ, qua thành phố cũ nhớ bạn tôi không khỏi buông nhẹ tiếng thở dài. Lần này chúng tôi không trở lại chùa Hải Long, chỉ đi vào thành phố thăm chợ đêm. Một đồng Mỹ Kim đổi được hơn một ngàn “Won”, tiêu mãi mà vẫn không hết 100 US dollars, như thế cũng đủ vui cho một ngày!

Bạn thân,

Trở về Cali khi mùa hè sắp sửa bắt đầu thế nhưng mấy hôm nay trời vẫn nhiều mây và vẫn có sương mù vào buổi sáng. Dù sao thì thời tiết vẫn dễ chịu hơn miền trung Mỹ gió bão ngập trời hoặc là lụt lội như Houston nơi có vài bạn ta. Bay 14 tiếng trở về Mỹ nhưng kỳ này “quan ta” vẫn khoẻ mạnh nên đã lại bắt đầu nghĩ tới chuyến đi sắp tới. Bạn sẽ đi cùng với tôi, phải thế không?

Tình thân,

Ngụy Xưa
June 11, 2016

NgụyXưa
06-23-2016, 09:55 AM
Một Chỗ Để Đi Về


Bạn thân,

Trong tuần lễ vừa qua tôi nhận được một email với tiêu đề: “Mỹ tiên đoán Trung Cộng sẽ tiến đánh Việt Nam.” Đó là một bài bình luận do một người bạn thời trung học “nhặt” được trên nét, và phổ biến rộng rãi tới bạn bè.Trong bài viết đó có đoạn:

>Theo nguồn tin mới nhất mà chúng tôi mới có được là các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc chắn chắn sẽ tấn công Viêt Nam trong một thời gian rất gần, có thể là trong vòng tháng sau, hoặc chậm lắm là trong phạm vi mùa hè này.

Bài phân tích này viết từ năm tháng May năm 2014, và “sự cố” đã không xảy ra như tiên đoán.

Theo thiển ý, Trung Cộng sẽ không cần đánh Việt Nam lúc này (2016), và trong tương lại, vì họ đã khống chế được VN rồi. Họ đã kiểm soát được cả chính trị, kinh tế, quân sự, và mới đây nhất là môi trường. Họ sẽ thi hành chính sách Hán hoá như họ đã làm với Mông Cồ, Tây Tạng, Mãn Thành, và vùng tự trị Tân Cương. Chỉ trong vòng vài chục năm nữa số người Hán tại VN sẽ đông hơn người Việt, và nếu không có một phép lạ, hay một biến chuyển thuận lợi trên bàn cờ quốc tế, thì nước VN sẽ không còn tồn tại, và người Việt lưu vong sẽ không còn một chỗ gọi là “tổ quốc” để đi về!

Tin tức bất lợi thường không được nhà cầm quyền VN phổ biến hay xác nhận nhưng hầu như dư luận đều tin rằng vụ cá chết trắng bãi biển miền trung là do bàn tay Trung Cộng, và mới đây nhất hai chiếc phi cơ quân sự rớt xuống biển một cách bí mật chắc chắn cũng là do kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc nhúng tay vào. Đây có lẽ là đòn TC “dằn mặt” VN vì không muốn VN thân cận với Hoa Kỳ sau cuộc viếng thăm của tổng thồng Obama. Khó có thể tin được rằng hai phi cơ của VN đều lâm nạn vì lý do kỹ thuật cách nhau chỉ vài ngày tại cùng một vùng biển. Các phi công trưởng của hai chiếc máy bay đó đều là các sĩ quan cao cấp, nhiều kinh nghiệm phi hành, và phi cơ thuộc loại “hiện đại” trong lúc thời tiết rất tốt. Chả nhẽ cơ quan bảo trì kỹ thuật của lực lượng Không Quân VNCS lại tệ đến thế sao? Khó tin quá, phải thế không bạn thân!

Bắn rơi (?) một phi cơ tiêm kích chiến đấu bay gần nơi TC tập trận bằng đạn thật thì còn có thể coi là “tai nạn”, thế nhưng bắn rơi cả một phi cơ không vũ trang, đang bay rất thấp để tìm kiếm người lâm nạn thì quả thật là độc ác, có lẽ không kém gì Đức Quốc Xã trong thế chiến thứ hai đối xử với nguời Do Thái, dù là một đứa trẻ họ cũng truy sát chứ không tha. Nếu chưa xem, bạn hãy coi phim “Run Boy Run” để thấy sự tàn ác của con người nhiều lúc còn hơn cả thú vật!

Bạn thân,

Tôi thường chỉ tâm tình với bạn về tình yêu và tình người, chứ ít khi dám viết về những đề tài to lớn như chính trị và quân sự, thế nhưng những tin tức liên quan tới VN mới đây làm tôi vừa buồn vừa thất vọng, không thề nào giữ mãi được niềm đau cho riêng mình. Chúng mình đều đã có một đời sống êm đềm tại đất nước tạm dung, thế nhưng bạn cũng như tôi đều vẫn yêu, vẫn nhớ giang sơn VN, và vẫn muốn có một nơi để đi về. Hy vọng càng ngày càng mong manh, và khi nhắm mắt lià đời tro tàn trải ngoài biển có trôi về một nơi chúng mình gọi là “cố hương”?

Người Do Thái bị phân tán khắp địa cầu và gần bị Đức Quốc Xã tiêu diệt trong Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng họ đã trở về với nhau để thành lập nước Israel. Người Việt bây giờ cũng lưu vong khắp nơi, thế nhưng không biết là con cháu người Việt hải ngoại có học được bài học Do Thái hay không!

Tôi hầu như không bao giờ cầu xin tiền nhân điều gì cho riêng mình vì không bao giờ muốn “hối lộ” thần thánh, thế nhưng lúc này tôi thường nghĩ tới Thượng Đế linh thiêng, và xin người phù hộ cho tổ quốc VN mãi được trường tồn. Bạn cũng như tôi, phải thế không?

Tình thân,

Ngụy Xưa
June 22, 2016

NguyenThi
06-23-2016, 01:20 PM
Xin chào anh Ngụy Xưa, cảm ơn anh đã chia sẻ bài viết trên, Thi đã khóc khi đọc bài viết. Đọc xong nghe lòng trăn trở quá.

PS: xin lỗi anh nếu có đường đột trong mạch bài của anh.

hoài vọng
06-24-2016, 01:06 AM
Một Chỗ Để Đi Về



Người Do Thái bị phân tán khắp địa cầu và gần bị Đức Quốc Xã tiêu diệt trong Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng họ đã trở về với nhau để thành lập nước Israel. Người Việt bây giờ cũng lưu vong khắp nơi, thế nhưng không biết là con cháu người Việt hải ngoại có học được bài học Do Thái hay không!

Chào Bác , chỉ là ý nghĩ riêng tôi thôi , con cháu người Việt hải ngoại nhìn thấy các ông to bà lớn quay cuồng trên diễn đàn chính trị mà ngán , nên họ chỉ chú tâm vào công ăn , việc làm ...không thể trách được họ khi họ thờ ơ với đất nước VN

NgụyXưa
06-24-2016, 10:49 AM
Cám ơn các ACE đã vào thăm, và để lại dấu ấn.

@NguyenThi: Cám ơn NguyenThi đã đồng cảm. NX ít viết nhưng lúc nào cũng mong được đọc những dòng chữ chia sẻ cảm nghĩ của các "Bạn Miền Xa". Tình thân.


Chào Bác , chỉ là ý nghĩ riêng tôi thôi , con cháu người Việt hải ngoại nhìn thấy các ông to bà lớn quay cuồng trên diễn đàn chính trị mà ngán , nên họ chỉ chú tâm vào công ăn , việc làm ...không thể trách được họ khi họ thờ ơ với đất nước VNBác Hoài,

Những người Việt ồn ào trên các diễn đàn chính trị chỉ là thiểu số. Đa số người Việt đều thầm lặng trăn trở lo lắng cho số phận VN vì chưa nhìn thấy một giải pháp nào để đất nước được hoàn toàn độc lập, và người dân được tự do, hạnh phúc!

Theo thiển ý, người Do Thấi tái lập quốc được vì họ đề có chung một niềm tin tôn giáo mãnh liệt. Jerusalem là thánh địa của họ nên họ phải về, và họ đã có một chốn để đi về. Người Việt chúng ta cần một một mẫu số chung tuyệt đối để đoàn kết như người Do Thái.

Còn biết gì hơn là cầu mong thế hệ người Việt tương lai, trong nước cũng như hải ngoại, học hỏi được kinh nghiệm từ các dân tộc khác trên thế giới để giữ cho VN được trường tồn.

Thân chúc bác mạnh khoẻ, và xin cho NX gửi lời thăm hỏi các bạn cũ ở VN.

NgụyXưa
07-19-2016, 08:34 AM
Vẫn Chỉ Là Thế Thôi!


Bạn thân,

Một người bạn trẻ miền xa vừa viết cho tôi báo tin vui là Tòa Trọng Tài Thường Trực tại La Haye, viết tắt là PCA (Permanent Court of Arbitration), ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. Toà cũng xác nhận bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Trung Cộng không có quyền ngăn cấm ngư dân nước này tới đó đánh cá.

Mọi người hầu như đều đoán trước được phán quyết của PCA ngay từ lúc Philippines nạp đơn yêu cầu toà xét xử vì Trung Cộng biết là mình đuối lý nên không chịu tham gia vào vụ kiện. Phán quyết của PCA chỉ có giá trị trên pháp lý nhưng không có một cơ chế nào đề thi hành nên TC vẫn cứ ngoan cố, ăn nói hung hăng như thường. Tôi nghĩ là sẽ không có chuyện gì xẩy ra, có nghiã là TC tiếp tục chiếm cứ và xây dựng trên các bãi đá ngầm, Mỹ cứ mang tàu chiến chạy qua chạy lại để thực thi quyền tự do hàng hải nhưng sẽ không có chiến tranh trong tương lai gần vì quyền lợi kinh tế của hai nước lớn này lệ thuộc lẫn nhau. Vẫn chỉ là thế thôi!

Quân lực qủa Philippines yếu kém, thua xa TC, nên cũng không dám khởi chiến để bảo vệ chủ quyền. Các chiến hạm của họ do Mỹ viện trợ thường cũ kỹ và không được trang bị vũ khí tối tân. Năm 1975 nhiều chiến hạm của VNCH được chuyển giao cho Philippines tại Subic Bay sau chuyến hải hành cuối cùng, và hiện nay họ vẫn còn sử dụng vài chiếc tàu già nua đó.

Mỹ dù có hiệp ước tương trợ với Philippines cũng sẽ không khuyến khích chiến tranh vì các quốc gia trong vùng biển Đông đều nghèo, không có tiền mua sắm vũ khí của Mỹ như các nước Trung Đông, tư bản Mỹ khó kiếm chác được gì nhiều ở miền biển đó.

Phán quyết của PCA cũng không có lợi gì cho VN vì TC thực sự đã khống chế VN mọi mặt, từ chính trị, kinh tế, quân sự đến môi trường. VN không dám căn cứ vào quyết định của PCA để đòi hỏi bất cứ điều gì, ngoài việc lên tiếng vu vơ ủng hộ phán quyết, vì sợ có thể TC sẽ lại “dạy cho một bài học” để dằn mặt các nước trong vùng Đông Nam Á mà không có ai bênh vực. Số phận đất nước thân yêu của chúng mình thật là nghiệt ngã! Tuy nhiên trong tương lai, khi thế hệ trẻ vươn lên, VN có thể dùng phán quyết của PCA để lấy cớ hành động, lấy lại những gì đã mất về tay ngoại nhân.

Sức mạnh của Hải quân VNCH vào năm 1974 cũng thua xa hải lực của Trung Cộng thế nhưng chính chiến hạm của VNCH đã nổ súng bắn vào tàu Trung Cộng trước, và Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư đã lao tới đâm vào tàu địch, trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa. Đảo mất nhưng anh em chúng mình không có gì hổ thẹn, vì như người xưa đã nói “không thành công cũng thành nhân”. Chúng mình đã làm hết sức, HQ-10 cùng hạm trưởng Ngụy Văn Thà đã chìm xuống lòng biển để cố gắng giữ lấy di sản của ông cha, dù “chỉ là một mảnh san hô”.

Hải quân của VNCS bây giờ mạnh hơn và tân tiến hơn hải quân của VNCH thời xưa nhiều, (hơn 40 năm rồi còn gì). VN lúc này có cả tiềm thủy đĩnh, và các chiến hạm mang hoả tiễn với vận tốc cao mà VNCH ngày xưa không có. Nếu TC lại xâm lăng thì chẳng lẽ nào dân Việt lại bó tay? Người chiến binh biết thế nào là thà chết vinh còn hơn sống nhục để bảo vệ quê hương như ông cha chúng mình, và thế hệ trẻ chắc chắn là sẽ đứng lên để nhận trách nhiệm chứ không chỉ háo hức với “rạp chiếu phim giường nằm siêu đẳng cấp chỉ có ở Sài Gòn” như một số ít người ham sống vui.

http://www.foody.vn/bai-viet/-hcm-phat-sot-voi-rap-chieu-phim-giuong-nam-sieu-dang-cap-chi-co-o-sai-gon-5593

Bạn thân,

K. vẫn làm việc tại nhà, và trước sau gì cũng sẽ “được” laid-off để đi chơi thả dàn. Tháng tới chúng tôi lại về San Jose thăm nhà trước khi đi xa vào tháng Sept.. Ngày nào của tôi cũng là chủ nhật, chỉ loay hoay với vườn tược và chuyện trò với bạn bè miền xa là đủ hết giờ, đâu có như những ngày còn trẻ, lúc nào cũng bận rộn với công việc. Khi đó nhiều lúc phải làm ngày làm đêm, làm cả cuối tuần, mang luôn thằng con trai nhỏ vào sở để vửa trông con vừa gõ keyboard. (Những năm 198X chưa có Internet để có thể ngồi nhà làm việc như K. bây giờ)!

Vừa được tin Ngô Xuân Ý qua đời sáng nay. Ý là người bạn cùng khoá thứ năm giã từ cuộc chơi trong vòng bảy tháng. Đầu bảng danh sách Bảo Bình có Nguyễn A, cuối bảng có Ngô Xuân Ý. Anh em chúng mình thường nói đùa: “Có Ý lại còn có A, cứ ý a với đời!” Bây giờ cả Ý lẫn A đều đã giã từ trần gian, anh em chúng mình còn có gì vui? Thôi thì cứ coi như là bạn mình đã được giải thoát, trước sau gì rồi cũng sẽ đến phiên mình.

Băn khoăn nên tâm tình với bạn một chút về chuyện nước chuyện nhà nhưng cũng biết là thời của chúng mình đã qua. Chúc bạn, và cũng ước ao cho chính minh, an hưởng được những ngày vàng như một ân huệ của trời cho.

Tình thân,

Ngụy Xưa
July 16, 2016

NgụyXưa
08-11-2016, 08:37 AM
Một Đời Yêu Ghét


Bạn thân,

Từ ngày biết suy nghĩ chín chắn tôi đã thay đổi quan niệm sống của mình rất nhiều, và tôi nghĩ là bạn cũng đã như tôi. Khi còn trẻ chúng mình hay mắc lỗi lầm vì không có được tấm lòng bao dung, chấp nhận những quan niệm dị biệt đưa tới những tranh cãi làm cho đời sống trở nên nặng nề. Bây giờ trầm tĩnh hơn, tôi tâm niệm “hãy yêu người, yêu đời” để cho lòng thanh thản. Tôi không còn ghét bỏ bất cứ ai, kể cả những người trước đây tôi thường coi nhẹ, thế nhưng ít lâu nay tôi lại thù ghét … Tàu bạn ạ!

Tôi ghét tham vọng bá quyền của đảng Cộng Sản Tàu và chính sách Hán hóa của họ đối với các nước nhỏ xung quanh, và từ đó tôi ghét tất cả những gì liên quan tới Tàu, mặc dù tôi biết như thế là “unfair” vì dân tộc nào cũng có người xấu người tốt, và chúng mình vẫn còn có bạn bè, đồng nghiệp đến từ China.

Gần đây tôi nhất định không mua hàng “ma ze in China” (:)), không coi phim Tàu, không tới đất Tàu dù chỉ là ghé bến Thượng Hải vài giờ khi du lịch bằng cruise ship, và nhất là không đọc văn chương Tàu mà một thời tôi đã rất say mê. Chữ Hán học từ sách của thày Lưu Khôn tôi cũng đã quên gần hết. Mới đây khi tới Japan thấy chữ viết của họ vẫn còn bao gồm nhiều Hán tự, tôi lõm bõm đọc được vài chữ, định là khi về Cali sẽ học thêm để tháng September này trở lại Nhật sẽ bớt ngỡ ngàng, thế nhưng cầm cuốn sách cũ lên, tôi lại thở dài đặt xuống chỉ vì liên tưởng tới sự tàn ác và gian tham của bọn người cai trị phương Bắc!

Có lẽ không phải chỉ mình tôi ghét bỏ văn chương và văn hoá Tàu vì chính sách ác độc của chính quyền Trung Hoa mà còn nhiều người khác nữa. Xin chia sẻ với bạn cảm nghĩ của tác giả Song Chi trong một đoạn văn dưới đây:

“… trong khi Trung Cộng đã và vẫn đang, sẽ là kẻ thù lâu dài của dân tộc VN, là mối đe dọa lớn nhất đối với chủ quyền, độc lập toàn vẹn lãnh thổ, thì nhà cầm quyền lại tiếp sức, tuyên truyền không công cho văn hóa của họ. Sách, tiểu thuyết Trung Quốc được in đầy rẫy trong các nhà sách lớn nhỏ từ Nam ra Bắc, kể cả những loại ngôn tình nhảm nhí cho tới những quyển sách ca ngợi Mao Trạch Đông, ca ngợi Đặng Tiểu Bình- kẻ đã ra lệnh phát động cuộc chiến 1979 để “dạy cho VN một bài học”; phim truyền hình Trung Quốc chiếu tràn lan dày đặc trên các kênh từ trung ương đến địa phương.” (Song Chi)

Tôi hiện thời vẫn còn sinh hoạt trên một vài diễn đàn Việt Nam, và mỗi lần thấy một tác giả trẻ người Việt viết … truyện Tàu tôi thấy ngán ngẩm vô cùng, không có cách gì đọc hết được “truyện”, dù ngắn hay dài. Xin lỗi các tác giả, tôi không có ý phê bình văn phong của các bạn, chỉ là vì tôi còn quá nặng tình quê hương nên thiếu khách quan.

Bạn thân,

Người việt hải ngoại và cả người Việt trong nước, nhất là giới trẻ, đều oán hận chế độ Cộng Sản Tàu nên ghét lây người Trung Hoa. Mời bạn xem một đoạn Video về nạn lụt lội vừa mới xảy ra tại China:

https://www.youtube.com/watch?v=aW8b5l-GQdA

Thiên tai nào cũng thảm khốc, và giới trẻ Việt Nam đã dùng cơ hội này để nguyền rủa chính quyền Cộng Sản và chủ tịch Tập Cận Bình, để biểu lộ lòng yêu nước, muốn “thoát Trung”, thế nhưng cũng có những “comments” cay đắng cho người dân Trung Hoa:

“bọn này cho chết hết mẹ chúng nó đi, người không diệt được nó thì để trời diệt”

“chết mẹ chúng mày đi, chúng tao không còn gì mà thương tiếc chúng mày lũ chó điên”

Tâm tình của người dân Việt đã được biểu lộ rõ ràng trên những mạng lưới xã hội, nhất là bằng sự chào đón nồng nhiệt khi tổng thống Obama của Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam. Lòng dân là vậy mà hình như nhà cầm quyền vẫn vô cảm, nếu không muốn nói là vẫn cố tình dung túng cho những công ty và tổ chức của người Tàu góp phần vào việc Hán hoá Việt Nam. Ước gì nước Việt sẽ lại có một Quang Trung, hay ít ra cũng lại có một Nguyễn Thái Học, đứng lên dẫn dắt những tấm lòng nhiệt thành yêu thương đất nước để chống lại ngoại xâm, mặc dù nếu “không thành công cũng thành nhân”.

Bạn ơi, chỉ nghĩ thế thôi tôi đã thấy bồi hồi. Bạn giữ gìn sức khoẻ nhé vì biết đâu chẳng có một ngày chúng mình sẽ dắt díu nhau về thăm lại Hoàng Sa và Trường Sa, như năm nào chúng mình đã theo tàu đến tận vùng đất nước xa xôi đó đặt tấm bia chủ quyền.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Aug. 10, 2016

P.S.: Dù sẽ không bỏ phiếu bầu cho ông Trump vào tháng November sắp tới nhưng tôi cũng không còn ghét bỏ đến độ không muốn nhìn mặt ông ta trên truyền hình, trái lại còn coi những gì ông ta múa may như một trò vui. :) Nói để bạn biết thế thôi chứ một lá phiếu của tôi, hay của tất cà người Việt trên đất Mỹ, chắc chắn là không có ảnh hưởng gì tới vận mệnh của đất nước này. Bạn cứ bỏ phiếu cho ai mà bạn thấy tương đắc vì đó là bổn phận, mặc dù bạn và tôi chỉ là công dân hạng nhì tại đất nước tạm dung!

NgụyXưa
09-13-2016, 08:42 AM
Như Một Lời Cám Ơn


Bạn thân,

Hơn 40 năm sống tại đất nước này tôi cũng chỉ có vài người bạn Mỹ trắng, và thực sự mà nói thì hầu như không một người nào có thể coi là thân, mặc dù tôi đã từng làm việc cho một công ty hi-tech gần 10 năm. Làm việc chung nên quen biết, thế nhưng khó có thể trở thành bạn bè thân thiết như những người cùng ngồi trên ghế nhà trường vì chỉ ở nơi đó mối giao tình mới hầu như hoàn toàn vô vị lợi. Trong những người bạn Mỹ, Dana French là người tôi thân nhiều hơn cả. Dana và tôi biết nhau từ năm 1973 tại Naval Postgraduate School, Monterey California, vì chúng tôi học chung với nhau nhiều lớp, mặc dù hai đứa chọn hai ngành khác nhau.

Tháng Tư năm 1975 nghe tin Sài Gòn thất thủ, tôi gục đầu để nước mắt chảy dài với niềm đau thế nhưng đa số bạn bè Mỹ trong lớp hầu như dửng dưng, chỉ có Dana French tới cầm tay tôi chia buồn. Lúc đó Dana mang cấp bậc Hải Quân Trung Tá ngành chỉ huy, chưa bao giờ phục vụ tại chiến trường Việt Nam nhưng biết rõ là VNCH đã bị chính quyền Mỹ bỏ rơi để “nối vòng tay lớn” với Trung Cộng, một thị trường béo bở, vì Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lược, không còn cần một tiền đồn ngăn làn sóng đó như họ đã từng nhấn mạnh bằng chủ thuyết Domino.

Dana không chỉ an ủi tôi mà còn tình nguyện làm người đỡ đầu (sponsor) để gia đình bé nhỏ của tôi có thể ra khỏi trại tị nạn Camp Pendleton. Đó chỉ là một thủ tục pháp lý cần phải có chứ thực sự Dana không hề phải giúp đỡ chúng tôi về phương diện vật chất, tuy nhiên chúng tôi vẫn mang ơn Dana vì dù sao Dana cũng phải khai báo tài sản, giao nộp giấy tờ phiền toái, mà thường chỉ có những cơ quan thiện nguyện nhận tiền của chính phủ mới đứng ra gánh vác.

Chúng tôi đều tốt nghiệp vào cuối tháng June năm 1975. Dana tiếp tục đời hải nghiệp còn tôi mang gia đình lên vùng Silicon Valley làm lại cuộc đời. Chúng tôi giữ liên lạc bằng thư tín, Dana đã có lần bay từ Washington DC sang California thăm gia đinh tôi, và tôi cũng đã có lần lái xe từ San Jose xuống San Diego gập Dana, chỉ để nắm tay nhau một cách ân cần. Thế nhưng cuộc đời có những thay đổi tới chóng mặt, nhất là cuộc đời nay đây mai đó của một người đi biển; chúng tôi mất liên lạc sau vài lần thay đổi chỗ ở, và lần cuối cùng chúng tôi chuyện trò với nhau cách đây cũng đã hơn … 30 năm!

Mới đây tôi tình cờ thấy một video ngắn trên YouTube của một nhóm thuyền nhân được cứu vớt trong vịnh Thái Lan với hàng chữ: “We made this presentation to show our forever gratitude to our heroes: Captain Dana French and the Crew of the USS Robison, DDG-12.” (Chúng tôi làm video này để chứng tỏ lòng biết ơn sâu xa tới các vị anh hùng của chúng tôi: hạm trưởng Dana French và thủy thủ đoàn của Khu Trục Hạm Robinson, DDG-12 của Hoa Kỳ.)

https://www.youtube.com/watch?v=vWGQrIyFzSM

Video chỉ dài hơn hai phút nhưng đủ cho tôi vừa xúc động vừa vui mừng vì cuối cùng tôi đã biết tin, và lại liên lạc được với một người bạn xưa. Qua điện thoại chúng tôi hầu như nghẹn lời, tóm tắt cho nhau nghe về đời sống của những năm xa cách, và tôi được biết thêm chi tiết về việc cứu vớt người của Dana vào tháng 12 năm 1980. Khi đó khu trục hạm DDG-12 đang trên đường về bến sau một ngày thao dượt trong vịnh Thái Lan cùng với hải quân hoàng gia Thái. Đoàn tàu do một vị đô đốc Thái chỉ huy, và chiến hạm do Dana làm hạm trưởng đi sau cùng. Mặt trời đã xuống dưới đường chân trời nhưng trong ánh hoàng hôn vàng vọt Dana cũng vẫn nhìn thấy một chiếc thuyền gỗ mong manh dài chừng hơn 40 feet, đầy người đang vẫy gọi. Dana xin phép quay tàu trở lại để xem xét nhưng vị đô đốc Thái không chấp thuận, chỉ buông một câu gắn gọn: “Forget them, just a bunch of Vietnamese boat people”. (Quên họ đi, chỉ là một lũ thuyền nhân Việt Nam).

Dana đã cưỡng lại lệnh của người chỉ huy đoàn tàu, tự động quay lại, cặp sát vào chiếc ghe mong manh, và trong bóng đêm đã đưa hết 262 thuyền nhân lên tàu, kể cả 40 xác chết, 51 trẻ em và những người đàn bà bẩn thỉu, phân trét đầy người để tránh bị hải tặc hãm hiếp. Tất cả được đưa về trại tị nạn, và sau đó định cư tại các nước tự do trên thế giới. Đa số các thuyền nhân năm xưa bây giờ đã thành công trên xứ người, và 30 năm sau họ đã đi tìm vị ân nhân để tạ ơn.

Vì cưỡng lại lệnh hành quân nên có lẽ vì vậy mà Dana đã phải rời bỏ con tàu thân yêu, lên bờ giữ một chức vụ hành chánh. Hơn thế nữa, mặc dù có bằng Master vể Organizational Management, và đã mang cấp bậc HQ Đại Tá nhiều năm, Dana cũng không được thăng cấp Rear Admiral. Dana có chút buồn nhưng nói không bao giờ hối hận về việc cứu người lâm nguy trên biển của mình. Qua điện thoại tôi nghẹn lời, chỉ biết nói nhỏ: “Thank you, thank you, Dana”.

Bây giờ Dana đã giải ngũ, định cư tại Virginia, nhưng vẫn bận rộn, hết làm “student dean” cho một trường đại học lại mở một công ty tư vấn về tổ chức và quản trị, mặc dù tuổi đã cao (hơn 78). Cuối năm nay Dana sẽ sang thăm người thân tại Cali, và chúng tôi sẽ có dịp gặp lại nhau để cho tôi nói lời cám ơn thêm một lần.

Bạn thân,

Chúng mình đều biết “chính trị” là thủ đoạn. Những người cầm quyền dù thuộc đảng Cộng Hoà hay đảng Dân Chủ cũng chỉ biết tới quyền lợi của đảng phái và của nước Mỹ trước khi nghĩ tới đồng minh. Bài học năm 1975 là một bài học cay đắng, thế nhưng sau bao nhiêu năm sống trên xứ người tôi thấy là người Mỹ bản xứ vẫn là người tốt bụng và rộng lượng hơn bất cứ dân tộc nào. Những người VN bỏ nước ra đi tìm tự do đã từng bị đảng CSVN bị gán cho tội “bám đuôi tư bản dãy chết để ăn bơ thừa”. Ừ, thì cứ coi là như vậy đi, nhưng thà thế còn hơn làm nô lệ cho Tàu, phải thế không bạn ta?

Tình thân,

Ngụy Xưa
Sept. 12, 2016

NgụyXưa
10-09-2016, 12:18 PM
Bạn thân,

Mới đi xa về, viết vài hàng để báo tin chứ không bao giờ quên "Bạn Miền Xa".

Khi nào hết "jet lag" sẽ tâm tình với bạn về chuyến đi và những cảm nghĩ vụn vặt của cuộc đời.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Oct. 10, 2016

NgụyXưa
10-14-2016, 02:16 PM
Mặt Trời Đông Phương


Bạn thân,

Mùa thu năm nay hình như tới muộn. Đã giữa tháng Mười mà thời tiết Nam Cali vẫn còn nóng như mùa hè, thế nhưng mấy hôm nay buổi sáng trời nhiều mây, và đêm đã đủ se lạnh để giấc ngủ bớt vật vờ do “jet lag” vì mới trở về sau chuyến đi xa.

Chuyến du hành bằng cruise ship vừa rồi là chuyến thứ ba chúng tôi tới thăm Nhật Bản. Đã có rất nhiều sách vở và bài viết trên Internet ca ngợi quốc gia và dân tộc này nên tôi thấy không cần viết thêm mà chỉ muốn chia sẻ với bạn một vài cảm nghĩ nhỏ nhoi.

Tôi trở lại nơi đó tới ba lần trong vòng hai năm vì tôi thật tình yêu thích những hải đảo và những bờ biển nhìn từ xa không khác gì miền trung của đất nước Việt Nam! Tôi xúc động đứng trên boong tàu ngắm nhìn mây nước trong Seto Inland Sea, vùng biển giữa ba hòn đảo lớn của Nhật Bản, mà cứ tưởng như mình đang hải hành trong vịnh Cam Ranh hay Vịnh Hạ Long.


http://i126.photobucket.com/albums/p85/thieut/Inland_Sea.jpg

Bao nhiêu năm khi còn mặc áo “sương gió nên mầu đã bạc phai”, theo tàu xuôi ngược bến bờ Việt Nam, những hình ảnh của đất nước hầu như chưa bao giờ phai mờ, và mỗi lần đi qua những vùng biển lạ mà tôi vẫn cứ tưởng như là vừa nhìn thấy cù lao Chàm, cù lao Xanh, hòn Tre, hòn Miếu … v.v… Japan đã cho tôi cái cảm giác thân quen đó, tôi đã tới và sẽ còn trở lại, vì ngoài cảm giác thân quen vẫn còn nhiều cái cho tôi đi tìm.

Không phải tất cả mọi người đều ưa thích nước Nhật. Chỉ trong một chuyến cruise vừa rồi hành khách trên con tàu Diamond Princess phải phải chờ đợi, chụp hình, lăn tay để đi qua Immigration tới … vài ba lần. Tới Phi trường Narita, ra khỏi tàu và trở về sau khi ghé thăm Busan của Đại Hàn và Korsakov của Nga, hành khách đều phải xếp hàng trình thông hành mệt nghỉ! Cũng tốt thôi vì nhờ thế không có ông Hồi Giáo quá khích nào tới nước Nhật để khủng bố, nhưng chờ đợi lâu quá cũng mất vui. “It takes the fun out of travel” như một người ngoại quốc xếp hàng cạnh tôi càu nhàu!

Người Nhật lễ phép, lương thiện và ngay thẳng như tôi đã từng kể với bạn trong một lá thư trước khi tôi bỏ quên passport tại một quán cà phê, nhưng tôi nghĩ họ không … hiền bạn ạ. Chắc là bạn cũng như tôi đều đã nghe, đã đọc về tội ác của quân phiệt Nhật trong thế chiến thứ hai. Đó là chuyện xưa thế nhưng khi đi thăm một viện bảo tàng tại Aomori, quan sát những xe hoa (floats) và những khuôn mặt như ác quỉ của các nhân vật cổ tích được họ tôn thờ, cũng như nghe tiếng trống chát chúa rồn rập trong những màn trình diễn vũ điệu, tôi có cảm giác bất an như đang lọt vào trong một trận chiến sát phạt khốc liệt. Chia sẻ với bạn vài tấm hình của những “ông ác” chụp được trong phòng triển lãm của viện bảo tàng:


http://i126.photobucket.com/albums/p85/thieut/Masks.jpg

Những bóng dáng dữ dội đó hầu như hoàn toàn trái ngược với hình ảnh yên bình đến gần như thoát tục trong một khu vườn của ngôi “Chùa Vàng” thuộc vùng cố đô Kyoto:


http://i126.photobucket.com/albums/p85/thieut/Japanese_Garden.jpg

Du thuyền hải hành vòng quanh nước Nhật, thăm viếng những nơi hẻo lánh ở miền Bắc mà ngay cà người Nhật cũng ít biết đến, (cũng như không phải người Việt nàocũng đã tới thăm Cà Mâu hay Năm Căn). Tuy nhiên, như đã nói với bạn, đất nước đó vẫn còn có nhiều điều tôi vẫn chưa “cảm” thấy hết, và do đó tôi sẽ trở lại thêm một lần, để đi xuyên Thái Bình Dương, từ Tokyo/Yokohama của Japan lên Bắc cực, qua Alaska, tới Vancouver của Canada là hết hải trình. Vé đã booked nhưng ngày đi còn xa, vào tháng Tư năm 2018, khi hoa anh đào nở trên đất Phù Tang!

Một lý do nữa là K. và vài người bạn đã “khám phá” ra những cửa tiệm bán những vật dụng cho nhà bếp, cho phòng tắm … mà món nào giá cũng chỉ có 100 yen (99 xu Mỹ). Hàng giá rẻ nhưng “made in Japan”, tốt và tiện dụng chứ không như hàng hoá dởm “made in China”. Một bà bạn mua mấy chục dollars những món lặt vặt cồng kềnh, đã phải sắm thêm một chiếc valise để chứa! Có lẽ đó cũng là một lý do để trở lại, “vơ vét” nữa cho “đáng đồng tiền bát gạo” (hơn $100 dollars) bỏ ra mua cái valise!

Bạn thân,

Tôi thấy thương người Nhật bạn ạ. Họ lúc nào cũng vội vàng chạy theo xe điện ngầm, giá sinh hoạt lại đắt đỏ, $1.6 dollars một chai Coke mua từ máy bán ngoài đường, $25 dollars một quả dưa (cantaloop) trong chợ, và $150 một miếng … thịt bò Kobe trong tiệm ăn, trong lúc lương bổng trung bình của một gia đình tại Japan cũng chỉ tương đương với Hoa Kỳ, nơi giá sinh hoạt chỉ bằng một nửa, hay thấp hơn. Có lẽ chúng ta nên cám ơn thượng đế, vì dù tha hương, chúng ta đã không phải quá nhọc nhằn lo nghĩ nhiều cho cơm áo đời thường.

Không phải chỉ có Japan mà Australia cũng là nơi tôi sẽ trở lại thêm một lần, nơi đó có những người “bạn miền xa” mà tôi đã từng gặp gỡ trên diễn đàn. Chắc bạn chưa quên “Hoàng Bà Bà”, “Chú Lái”, “Nguyên Nhân” … những người đã “vang bóng một thời” trên Phố Rùm Đ/T hiện thời cư ngụ tại Brisbane. Brisbane là đất hiền hoà, dân chúng trên đường phố thong thả chứ không vội vã như người dân Japan. Chưa định được ngày, nhưng bạn nhớ chờ tôi nhé, bạn miền xa! Mến chúc bạn những ngày an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Oct. 14, 2016

Ngô Đồng
10-15-2016, 07:22 AM
Có những thâm tình mình không sao quên được anh nhỉ - biết anh chị ngao du sơn thủy bình an n đ vui lắm lắm luôn . Anh có gần SJ tuần sau không anh ơi ?

NgụyXưa
11-02-2016, 02:13 PM
Chốn Quạnh Hưu


Bạn thân,

Đã tám năm nay, từ ngày dọn về nơi quạnh hưu này, buổi tối Halloween năm nào tôi cũng ngồi ôm một giỏ bánh kẹo để chờ nhưng vẫn chưa thấy một đứa trẻ nào tới gõ cửa nói câu: “trick or treat”. Khu nhà nơi tôi cư ngụ là một gated community nằm trên đồi cao, đa số cư dân là những người đã hồi hưu nên ngay cả những ngày cuối tuần đẹp trời cũng chỉ thấy lác đác một hai đứa bé chơi đùa trong công viên cạnh nhà. Buổi sáng thỉnh thoảng thấy vợ chồng Steve già hàng xóm đi bộ trên con dốc vẫy tay chào. Thế thôi, không gian yên tĩnh như cuộc đời những người đã qua một thời sóng gió đa đoan.

Vắng người nên muông thú thường tới thăm. Lá non và cây trái sau vườn được những con thỏ rừng và những chú sóc “hỏi thăm” kỹ càng, và lâu lâu mấy “cụ” cò trắng cổ cao từ biển bay vào kiếm cá trong cái ao nhỏ sau nhà làm món sushi. Cái ao với dòng suối nhỏ và những bông hoa súng vàng ban đầu đầy cá koi nhưng sau khi chim ăn hết tôi chỉ thả cá vàng (feeders). Đàn cá nhởn nhơ trông cũng vui mắt nhưng chỉ được ít lâu là mất dần, còn lại được hai con. Chúng mau lớn, đẹp mã và thường trốn dưới những lá súng cho đến khi nào tôi thả những viên thức ăn nhỏ xuống mới quẫy nước, trồi lên đớp mồi. Tôi nghĩ hai “đứa” là vợ chồng vì lúc nào chúng cũng quấn quít bên nhau, và đôi khi rượt bắt nhau như trẻ thơ chơi đùa.

Tưởng là chúng sẽ mãi bên nhau, thế nhưng có một đêm có con raccoon tới thăm, phá nát những cây hoa súng trong ao và bắt mất một con, không biết là vợ hay chồng, chỉ còn lại một con trốn biệt trong hốc đá, buổi tối mới xuất hiện, lờ đờ nổi lên há miệng đớp viên thức ăn nhỏ rồi lặng lẽ lặn xuống tìm nơi trú ẩn. Đời vắng em/anh rồi, vui với ai! Mấy hôm nay K. phài lên Palo Alto làm việc, tôi một mình hưu quạnh nên càng thấy thương con cá cô đơn. K. nói đừng nuôi bất cứ con vật nào nữa vì khi có chuyện gì xảy ra cho chúng mình cũng cảm thấy buồn. Goku, con chinchilla chúng tôi nuôi năm nào lăn ra chết đúng vào ngày 30 Tết khiến chúng tôi ngỡ ngàng, và mỗi khi từ trên lầu đi xuống tôi lại nhớ tới những lần nó nhẩy lên mừng rỡ, nghiêng đầu nhắm mắt, đứng bằng hai chân cho tôi vuốt ve.

Sống ở nơi quạnh hưu này nên nguồn vui của tôi là TV, là Internet và thư từ của bạn bè thân sơ, thế nhưng dạo này mở TV ra chỉ thấy Trump và Hillary, nhiều thư từ nhận được từ người quen và từ những người không quen cũng thường khuyến dụ mình nên bầu cho “Dân Chủ” hay “Cộng Hoà”. Còn một tuần nữa mới tới ngày Nov. 8, 2016 nhưng tôi bỏ phiếu bằng thư rồi bạn ạ. Lúc này tạm thời tôi ít còn quan tâm tới chuyện bàu cử, và hầu như không còn tham dự vào những cuộc tranh luận chính trị mà tôi nghĩ là để công kích nhau chứ không ai thuyết phục được ai.

Người Việt mình tập trung sống ở hai nơi đông đảo là Cali và Texas, và bạn biết đó: Cali là đất của đảng Dân Chủ còn Texas là nơi của đảng Cộng Hoà. Năm nay nước Mỹ có hơn 200 triệu người ghi danh đầu phiếu trong lúc số phiếu của người Việt quá ít ỏi, may ra thì có chút ảnh hưởng tại chính trường địa phương nhưng sẽ không gây được ảnh hưởng nào trong cuộc bầu cử tổng thống. Bàn cho vui thôi nhé, bạn thân.

Viết thêm vài dòng này cho một người bạn miền xa đang ở “miệt dưới”: bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống mà bạn thấy đồng cảm, để vui để buồn với kết quả sau ngày Nov. 8, thế nhưng xin bạn đừng coi nhẹ những người trẻ cấp tiến cũng như xin đừng chê bai những những cựu quân nhân VNCH già yếu đang sống tại nước Mỹ nhưng vẫn suy nghĩ như thể đang còn chiến đấu tại VN trước năm 1975. Chắc là bạn biết Trump hay Hillary cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của đảng phái, của nước Mỹ trước khi nghĩ đến đồng minh. Đảng Dân Chủ chống chiến tranh Việt Nam còn đảng Cộng Hoà bắt tay với Tàu bán rẻ đồng minh để chúng mình “được” làm người tha hương.

Bạn thân,

Đã là giữa mùa thu, bầu trời Nam Cali nhiều mây nhưng vẫn chưa có “giọt mưa thu thánh thót rơi” như tại quê nhà yêu dấu xa thật xa. Cuối tháng Hai năm tới tôi sẽ lại tìm về thăm mảnh đất nơi tôi sống thởi trẻ dại. Lúc đó chắc là Hà Nội có mưa xuân nhưng không biết là tôi có thể tìm lại được những những cảm giác của thời xa xưa khi co ro đi bộ dưới làn mưa bụi tới trường tiểu học Quang Trung năm nào? Tí Ve, thằng bạn hàng xóm thơ dại thời đó, ngày nào cũng cùng đi với tôi tới trường để chọc ghẹo nhau cho vui, bây giờ không biết ở đâu, còn sống hay đã bỏ xác trên đường mòn Trường Sơn? Trong những phút giây hưu quạnh bỗng dưng tôi nhớ tới nó, và nhớ về một đoạn đời mà có lần tôi đã viết: “Mùa hè năm 1954 gia đình tôi di cư vào Nam, bố tôi cho phép tôi mang theo những viên bi lóng lánh, một món đồ chơi khác của thời thơ ấu, nhưng không cho tôi mang theo cây súng cao su lên máy bay. Tôi tần ngần đưa tặng “Tí ve” cây súng mà rưng rưng muốn khóc. Mấy chục năm đã qua nhưng nhiều lúc tôi vẫn nhớ cái trạc ổi lên nước bóng loáng, cái ổ đạn da đã sờn, và tiếng “đạn” bay mỗi lần tôi buông tay cho sức đàn hồi của cao su đẩy viên sỏi vút vào không gian.”

Chợt nhớ tới hai câu của một khúc nhạc mà ca sĩ Thanh Lan thường hát: “Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà. Giàn thiên lý đã xa, đã rời xa.” Bạn có bao giờ nhớ về quá khứ thiết tha như tôi lúc này không, bạn miền xa?


Tình thân,

Ngụy Xưa
Nov. 1, 2016

HXhuongkhuya
11-03-2016, 05:06 AM
Chốn Quạnh Hưu

Đã là giữa mùa thu, bầu trời Nam Cali nhiều mây nhưng vẫn chưa có “giọt mưa thu thánh thót rơi” như tại quê nhà yêu dấu xa thật xa. Cuối tháng Hai năm tới tôi sẽ lại tìm về thăm mảnh đất nơi tôi sống thởi trẻ dại. Lúc đó chắc là Hà Nội có mưa xuân nhưng không biết là tôi có thể tìm lại được những những cảm giác của thời xa xưa khi co ro đi bộ dưới làn mưa bụi tới trường tiểu học Quang Trung năm nào? Tí Ve, thằng bạn hàng xóm thơ dại thời đó, ngày nào cũng cùng đi với tôi tới trường để chọc ghẹo nhau cho vui, bây giờ không biết ở đâu, còn sống hay đã bỏ xác trên đường mòn Trường Sơn? Trong những phút giây hưu quạnh bỗng dưng tôi nhớ tới nó, và nhớ về một đoạn đời mà có lần tôi đã viết: “Mùa hè năm 1954 gia đình tôi di cư vào Nam, bố tôi cho phép tôi mang theo những viên bi lóng lánh, một món đồ chơi khác của thời thơ ấu, nhưng không cho tôi mang theo cây súng cao su lên máy bay. Tôi tần ngần đưa tặng “Tí ve” cây súng mà rưng rưng muốn khóc. Mấy chục năm đã qua nhưng nhiều lúc tôi vẫn nhớ cái trạc ổi lên nước bóng loáng, cái ổ đạn da đã sờn, và tiếng “đạn” bay mỗi lần tôi buông tay cho sức đàn hồi của cao su đẩy viên sỏi vút vào không gian.”

Chợt nhớ tới hai câu của một khúc nhạc mà ca sĩ Thanh Lan thường hát: “Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà. Giàn thiên lý đã xa, đã rời xa.” Bạn có bao giờ nhớ về quá khứ thiết tha như tôi lúc này không, bạn miền xa?




Thưa chú , đọc bài chú viết mà rưng rưng . HX muốn viết cùng chú xong ngại nên chỉ để dấu tay và sẽ viết trong không gian riêng của mình . Chúc chú nhiều sức khoẻ , tháng hai chú về , HX mong chú tìm được ngày xưa của chú .

ndangson
11-03-2016, 06:46 AM
.....






Ghé đọc và thăm anh .








đs


















.

NgụyXưa
11-10-2016, 07:52 PM
Chuyện Bên Lề



Riêng tặng Vũ Thất và Cá Sơn

Bạn thân,

Có lần tôi đã viết cho bạn: “Tôi có số “sát chủ” bạn à, vì công ty lớn nhỏ nào tôi làm việc cho cũng đểu chết mất xác hoặc ngắc ngư con tàu đi, chờ lên bàn mổ. Đầu tiên là BDM (một hãng về quốc phòng), sau đó là CRI Computer Resource Inc., rồi Sun Microsystems, Acuson (hãng chế tạo máy siêu âm), DFX, Sillicon Graphics Inc., Quantum, Flextronics, Knight Ridder (hãng báo chí đứng thứ nhì trên nước Mỹ), tất cả đều đã đi đong, trừ Flextronics còn đang ngắc ngoải! Nếu bạn có thể kể thêm cả HQ/VNCH của thời xa xưa khi chúng mình làm lính nước thì cũng không sai.”

Đó là chuyện “ngày xưa” bạn ạ, lúc tôi còn phải cáng đáng gia đình, lo lắng cho cuộc sống thường ngày, còn bây giờ tôi đã hồi hưu, đời sống nhẹ tênh, lâu lâu phải đi bầu, thi hành bổn phận công dân, thế mà làm cũng chẳng ra gì vì cứ bỏ phiếu cho ai thì người ấy … tiêu luôn!

Tôi là “đảng viên” (nói cho oai) của đảng Cộng Hoà, và lần nào cũng bỏ phiếu cho phe ta, thế nhưng John McCain rồi Mitt Romney đều bị Obama đánh cho phù mỏ, về nhà khóc thầm, cho nên năm nay vì không thích cá tính của Mr. Trump (not my president) tôi phản đảng, bầu cho Hillary Clinton, tưởng là chắc ăn như bắp nhưng không ngờ ngựa lại về ngược, đau như hoạn! Không phải chỉ ứng cử viên tổng thống, ngay cả những chức vụ tiểu bang, và nhất là các luật lệ được đem ra trưng cầu dân ý (initiative), thí dụ như có cho hút cần sa thả dàn hay không, cái nào tôi cũng bầu trật đường rày, vote “no” thì “yes” thắng, còn vote “yes” thì quá nửa dân chúng gào lên “no”!!! Từ nay về sau nếu ghét ai thì tôi bầu cho người ấy, cái gì mình thích thì bỏ phiếu chống, như thế cho … chắc ăn. J/K.

Life is going on …, ai làm tổng thống Mỹ thì “Mít ta” tại đất nước này vẫn phải đi cày trả nợ nhà nợ xe, gửi tiền về VN nuôi thân nhân, hoặc già quá rồi như Ngụy Xưa (chắc phải đổi tên là Ngụy Lão) thì yên chí đã có tiền hưu, tiền già, tiền welfare …, hàng ngày tiếp tục ra Phúc Lộc Thọ đánh cờ tướng, tới Coffee Factory ăn sáng, chê Mỹ “ngu như bò”! Thế nhưng buổi tối ngày bầu cử nghe mấy ngài analysts bàn loạn là nếu Trump thắng cử các chỉ số chứng khoán sẽ xuống ít nhất là 5 phần trăm, và thấy thị trường Asia tuột dốc không phanh khi Trump đã bỏ xa Clinton, dành được gần đủ 270 cử tri đoàn, tôi buồn nẫu ruột vì có tí tiền còm để dành trong trương mục 401-K không biết sẽ đi về đâu!

Thiên hạ phù thịnh chứ không ai phù suy bạn ạ. Ngay cả cái các thị trường chứng khoán cũng thế mà thôi. Ngày hôm sau (Nov./9/2016) stock markets đổi chiều, cổ phiếu lên như diều gặp gió, mọi người vỗ tay, tôi cũng thở phào bớt lo lắng, nghĩ thầm chắc là Cá Sơn bạn ta nói đúng: “Ông ni có dị tướng, thế nào cũng đắc cử, và sẽ “Make America Great Again”, tin tui đi”. OK, bây giờ tôi tin bạn, và xin chúc mừng bạn đã có những phút giây vui sướng của cuộc đời.

Bạn thân,

Chuyện đi bầu coi như đã xong thế nhưng chuyện nước non vẫn còn nhiều vấn đề cho mấy ông bà “mặt to” lo lắng. Khi tranh cử hứa hẹn thật nhiều, bây giờ làm sao đây, cái gì trước, cái gì sau, đào đâu ra tiền, etc… Những ứng cử viên tranh chức tổng thống không phải vì tiền mà vì danh vọng và quyền lực, thế nhưng quyền lực đi đôi với trách nhiệm và ưu tư. “Ai bảo chăn trâu là khổ” và “Ai bảo mần tông tông là sướng”, câu nào đúng hơn hả bạn thân?

Năm nay đã có một nữ cử tri gốc Việt được bầu vào hạ viện liên bang Hoa Kỳ, thôi thì mọi việc cứ để bà ấy lo, còn bạn và tôi chúng mình hãy chuẩn bị đi giang hồ, về lại đường biển xưa, ghé thăm bến cũ thêm một lần, và biết đâu chẳng là lần cuối cùng, vì nói bạn nghe, chắc chắn là tôi sẽ không bao giờ xin visa Tàu để về thăm cố hương.

Tặng bạn tấm hình, chụp trên đỉnh núi khi chúng mình đi hành hương tại Aomori, Japan, để ngắm nhìn và giữ cho tâm hồn được thanh tịnh những lúc băn khoăn về cuộc đời.


http://vinasoft.com/Pictures/Tuong_Phat.jpg

Tình thân,

Ngụy Xưa
Nov. 10/2016

NgụyXưa
11-29-2016, 08:19 AM
Bên Kia Bờ Đại Dương


Bạn thân,

Khi biết là tôi sẽ lại về thăm VN vào cuối tháng Hai năm tới, một người bạn trẻ miền xa đã yêu cầu tôi viết cho cô ấy về những nẻo đường quê hương vì cô ấy đi xa từ khi còn nhỏ, hầu như không biết gì nhiều về đất nước ba miền.

Lời yêu cầu của cô ấy làm tôi chợt nhớ tới một truyện ngắn tôi đã viết về hai người trẻ lớn lên tại Hoa Kỳ nhưng vẫn đi tìm cho mình một quê hương. Họ yêu nhau nhưng sống xa cách. Người con trai trở về Việt Nam, lang thang qua các nẻo đường, và viết những bài bút ký về chuyến đi để ký thác tâm tình. Anh muốn gửi những bài viết cho người yêu ở xa, nhưng rồi bâng khuâng:

“Gửi cho em những gì để em biết về Việt Nam đây? Điêu tàn của chiến tranh trong quá khứ, ngỡ ngàng với đổi thay của của hiện tại, hay tương lai bấp bênh của Việt Nam vì sự đe dọa từ phương Bắc? Dũng nhẹ thở dài, mà thôi, anh sẽ gửi cho em những bài viết về gió heo may và lá vàng của mùa thu Hà Nội, về đồi thông và sương mù của Đà Lạt, về giòng sông Tiền Giang hiền hoà của miền Nam. Cho em những hình ảnh quê hương để em và những người trẻ lớn lên ở hải ngoại biết về giang sơn gấm vóc, để em yêu thương và mong một ngày trở lại cội nguồn.”

Tôi đã đem tâm sự của mình gửi gấm vào nhân vật đó vì tuổi thơ của tôi là Hà Nội nơi có mưa phùn gió bấc, thuở thiếu thời là Đà Lạt mù sương, và gần nửa đời lang bạt với bến bờ và sông nước miền Nam, trước khi qua Mỹ làm người di tản buồn. Bạn bè của tôi đa số đều như vậy, sinh ra và lớn lên ở một nơi gọi là quê hương nhưng rồi cuộc đời đưa đẩy, trôi nổi tới miền đất hứa này, tìm được một chút bình yên cuối đời, thế nhưng vẫn khắc khoải nhớ hoài về một nơi ở bên kia bờ đại dương:

“Nhưng em biết không, anh yêu và biết ơn xứ sở tự do Hoa Kỳ mà sao mà sao anh vẫn mơ màng một nơi có em và có anh, có tình yêu và tình người nhưng không có hận thù, về một nơi có hồn thiêng sông núi, một nơi mà mọi người đều có thể tự do sống như là họ ước mơ.”

Với một số anh em Bảo Bình chúng mình thì niềm mơ ước nhỏ nhoi đó đã không thành. Gần hai mươi đứa đã bỏ mình trên đất khách, và cũng chỉ có Mai và Đơn được gia đình mang tro cốt về Nha Trang an táng trên ngọn đồi trông ra Biển Đông. Những đứa còn lại “vẫy tay chào buồn anh đi”, và chẳng biết bao giờ tới lượt mình về với cát bụi, xác thân vùi lấp ở một nơi nào đó, hay là tro tàn đi vào lòng đại dương!

Bạn thân,

Gần ngày Thanksgiving một cơn bão nhỏ thổi qua miền Nam Cali nhưng mưa cũng chỉ vừa ướt đất, và sau cơn mưa nắng ấm vẫn dịu dàng để cho chuyến hành trình gần 8 giờ lái xe về San Jose thăm nhà không đến nỗi vất vả. Mẹ tôi đã 98 tuổi, xưa cũng như bây giờ, lúc nào cũng mong những đứa con ở xa về thăm. Đời lính tráng năm xưa có khi mấy năm mới được đi phép một lần. Một đêm giao thừa say mèm, viết cho người bạn thiếu thời trên cao nguyên:


“Quê mình ở chỗ mây và núi
Xuân có hoa đào với nắng tưoi.
Lâu quá không về thăm phố nhỏ,
Có nhớ thằng ta ở góc trời?”

Bây giờ đời thênh thang, mỗi năm về thăm mẹ vài lần, không sợ VC chôn mìn, đắp mô, gián đoạn giao thông, ngủ bờ ngủ bụi hay bị bắt cóc, dẫn vô rừng!

Mùa Thanksgiving, xin cám ơn cuộc đời, cám ơn đất nước tự do này, dù bà Hillary hay ông Trump làm tổng thống cũng thế mà thôi, phải không bạn miền xa?

Tình thân,

Ngụy Xưa
Nov. 28, 2016

NgụyXưa
12-16-2016, 07:55 PM
Nhân mùa lễ hội thân chúc các bạn miền xa và các ACE những ngày an vui và một năm mới 2017 an khang, thịnh vượng.

Nhân dịp này Ngụy Xưa cũng xin cám ơn các bạn đã tới thăm viếng nơi chốn quạnh hiu này, và nhất là đã để lại dấu ấn dồng cảm, cũng như chia sẻ tâm tình ấm áp trong những tháng năm vừa qua.



http://vinasoft.com/Pictures/Xmas_2017.jpg
(http://vinasoft.com/Pictures/Xmas_2017.jpg)


Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec. 16, 2016

NgụyXưa
01-01-2017, 10:49 AM
Có Tin Vui …


Bạn thân,

“Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” là một ca khúc của cố nhạc sỹ “Trầm Tử Thiêng” vì “người đã cứu người”, tuy nhiên đối với NX thì đây lại là một chuyện khác, chẳng liên quan gì đến âm nhạc hoặc thuyền nhân, có chăng chỉ là một chút tình vui.

Có những chuyện chỉ để cho riêng mình, không cần phải “khoe” với ai, thí dụ như tai bên trái của tôi từ thuở thiếu thời hầu như đã chẳng nghe được tiếng động thế mà mấy chục năm sau khi lập gia đinh K. mới biết. Nhiều lần khi thấy tôi không muốn nghe than van về một chuyện gì đó K. lại thấy tôi úp cái tai bên phải xuống gối, “cool like a cucumber”, cứ thắc mắc hỏi han nên tôi đành cười tình, thú thật về môn võ “mũ ni che tai” của mình!

Thính lực của tôi thực sự đã suy giảm nhiều cùng với những tháng năm sống đời sông nước, trên những chiến hạm cũ kỹ của HQ/VNCH, suốt ngày nghe tiếng máy tàu, tiếng máy phát điện ồn ào, và lâu lâu đinh tai vì tiếng đại pháo ru đêm. Sau này chen vai thích cánh trên đất hứa mặc dù không gặp trở ngại khi theo học postgraduate school nhưng khi đi làm tôi đã đôi lần “ngơ ngác” vì hiểu lầm khi họp hành hoặc nghe thuyết trình. Những lần như thế tôi cứ dấu diếm bằng câu “my English is not so good”, (mà phần nào cũng đúng), vì sợ bị chê cười.

Mấy năm gần đây nghe lời dụ dỗ của một chàng audiologist tôi đã bỏ ra mấy ngàn dollars mua một cái máy trợ thính, loại có thể dấu kín trong lỗ tai, thế nhưng cái hearing aid đó vẫn không giúp ích gì mấy vì nó khuếch đại bacground noise quá lớn khiến tôi không nghe được tiếng người trong đám đông, nên đành bỏ trong ngăn kéo, lâu lâu mang ra nhìn để … tiếc tiền!

Mặc dù với thính lực giới hạn tôi hầu như vẫn sinh hoạt bình thường, vẫn nghe được tiếng hát êm đềm của các ca sĩ mình ưa thích từ TV, và vẫn “đấu láo” ồn ào với bạn bè trong nhưng lần họp khoá, tranh nhau kể chuyện ngày xưa thân ái khiến các bà phải nhăn mặt nhăn mày! Đôi khi có gặp trở ngại chút ít tôi chỉ tặc lưỡi, tự an ủi: “Trời gọi ai người ấy “dạ”, mình không nghe được chắc là còn sống lâu”! Hơn thế nữa, cuộc đời cũng đã đủ vui, ước mơ chi nhiều cho khổ thân!

Thế nhưng, cái chữ nhưng …, một buổi sáng ngủ dậy bỗng dưng tôi không nghe được tiếng nói của xướng ngôn viên từ chiếc TV trong phòng ngủ, mặc dù volume đã mở lớn hết cỡ, cứ tưởng là TV hư tôi đã định đi mua cái khác, cho đến khi tôi không nghe được cả tiếng K. gọi xuống nhà ăn sáng, K. phải lại gần, ghé sát vào tai, tôi mới biết là mình … đã điếc thật rồi! Ngẩn ngơ … buồn năm phút, nhờ K. gọi bác sĩ ENT (Ear, Nose & Throat, chuyên khoa tai mũi họng), xem mình mắc chứng gì mà chỉ qua một đêm không còn nghe được tiếng động, và ngay cả tiếng nói của chính mình cũng trở nên rất lạ, như của một người tự một hành tinh nào xa xôi.

Tìm mãi trên Internet mới thấy một bác sĩ ENT trong vùng cư ngụ được thân chủ phê bình “5 stars”, và khi gọi xin hẹn tôi mới biết là thế giới này có quá nhiều người … nặng tai, phải chờ hơn một tháng mới tới lượt mình. Trong suốt thời gian chờ đợi tôi chỉ biết đọc sách, hoặc xem phim … câm, nghe ngóng chi thêm cho đời mỏi mệt! “Có một lần mất mát mới thấy thương người đơn độc” (Đời Đá Vàng – Vũ Thành An). Thú thật với bạn là trong thời gian chờ đợi bác sĩ đó tôi rất là cô đơn, lẩn tránh những chỗ đông người, và phải nhờ K. thay mặt vài lần họp mặt mà đáng nhẽ trong cương vị gia trưởng của một đại gia đinh tôi phải đứng ra gánh vác.

Bạn thân,

Nhìn biểu đồ sau khi thử nghiệm do audiologist cung cấp ông bác sĩ già đứng trầm ngâm, và dù ông ấy có nói thì tôi cũng đâu có nghe. Cuối cùng ông ấy biên cho tôi một toa thuốc 63 viên steroid, mỗi buổi sáng uống có … sáu viên trong vòng một tuần, rồi sau đó bớt dần … Ông ấy lại chỉ vào một bức tranh vẽ chi tiết tai trong tai ngoài to tướng treo trên tường, và nói thêm cho tôi biết là ông ấy sẽ chích thuốc vào giữa tai tôi ba lần! Nhìn cái ống chích dài thòng tôi rùng mình, hỏi bác sĩ chích thế có đau không, và chọc thủng màng nhĩ thì làm sao chữa lành. Ông ta tủm tỉm cười, an ủi tôi là sẽ có thuốc tê nên chỉ đau ít thôi, màng nhĩ cũng chỉ là da thịt, rồi nó cũng sẽ tự lành, tuy nhiên chích xong tôi phải nằm bất động độ chừng 40 phút đồng hồ. Tôi thở dài nghĩ thầm: “Không biết sẽ ra sao, nhưng thế là đủ … chít cha ngộ dồi”!

Tôi uống những viên kích thích tố đó được vài ngày thì một buổi sáng tôi bỗng dưng nghe như có tiếng nổ ròn trong tai, và ông thấy Trump trong TV không … câm nữa, mà hình như đang nói gì đó về “no One-China policy”. Tôi lắng nghe và ngỡ ngàng nhận thấy mình lại nghe được tiếng nói, và hình như còn rõ ràng hơn xưa. Niềm vui chợt đến, tôi cho K. biết, và các con tôi cũng oà lên reo mừng. Đúng là “có tin vui giữa giờ tuyệt vọng, một vòng tai vừa mới mở ra … người đã cứu người!”

Sau một tuần lễ tôi đã trở lại gặp ông bác sĩ già thêm một lần, nói cho ông ta biết là tôi đã nghe lại được, ông ta cũng tỏ vẻ vui mừng, khuyên tôi tiếp tục uống cho hết thuốc, và khỏi cần phải đâm thủng màng nhĩ của tôi để bơm thuốc nào nữa. Tôi nhẹ thở phào, dù chưa hết phân vân.

Tôi hiểu là ảnh hưởng của khích thích tố, uống hay chích, đều có giới hạn, và khó biết được là hậu quả lâu dài sẽ ra sao, tuy nhiên một năm hay sáu tháng có phải trở lại thăm ông bác sĩ Jacobs già một lần thì cũng đâu có sao. Mình đã thuộc loài “cổ lai hy”, thể xác còn còn một ngày mạnh khoẻ là tâm hồn còn một ngày vui.

Đầu năm khai bút viết để chia sẻ với bạn một niềm vui, mong là lúc nào bạn cũng an khang, gặp nhiều may mắn trong năm 2017, và nếu bạn có hỏi tôi nghị quyết của năm mới là gì thì xin thưa với bạn là hãy cứ yêu người và yêu thương cuộc đời.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Jan. 1, 2017

Nghi Bình
01-01-2017, 01:22 PM
Thật là tin vui! Năm mới kính chúc anh NX luôn khoẻ mạnh và thường có tin vui!!
NB

Triển
01-01-2017, 09:12 PM
Câu "70 chưa chắc mình lành" của ông bà mình răn đe người không ngó sau giòm trước hôm nay đã bị chứng minh phản chứng. Chúc mừng anh Nguỵ Xưa nha. :z67:

NgụyXưa
01-16-2017, 12:52 PM
Về Nơi Cuối Trời


Bạn thân,

Nam Cali năm nay mưa nhiều, mặc dù chỉ là những cơn mưa nhỏ. Những hạt mưa bám vào cửa kính chảy dài như những dòng nước mắt u buồn khiến tôi nhớ về một thời trẻ dại trong trại định cư Du-Sinh của thành phố Đà Lạt, khi gia đinh tôi di cư từ Bắc vào Nam năm 1954. Đó là một đoạn đời khó khăn trên đất lạ, dù vẫn là quê nhà, nên tôi không thể nào quên.

Một ngày năm bốn, cha bỏ quê xa
Chốn đã chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời
Một ngày năm bốn, cha bỏ phương trời
Một miền Bắc âm u, mưa phùn rơi. (1954-1975 - Phạm Duy)

Mất gần 20 năm trời bố mẹ tôi mới gây dựng lại được cơ nghiệp, nuôi nấng anh chị em chúng tôi nên người để rồi:

Một ngày bảy lăm, con bỏ hết giang sơn
Hai mươi năm tình yêu người yêu cuộc sống …

Bố mẹ tôi đã quyết định ở lại quê nhà một phần vì đứa em gái út của tôi còn nhỏ và người chị cả đã có gia đinh riêng, di tản không được. Hơn thế nữa một đứa em trai của tôi vì lý do gia cảnh đã quay trở lại sau khi đã ra ngoài cửa biển, để rồi bị lưu đây trên rừng núi cao nguyên gấn mười năm. Bố tôi cũng không biết gì nhiều về đất nước bên kia Thái Bình Dương nên cứ băn khoăn: “Qua đó rồi không biết lấy gì mà nuôi nhau!”

Mãi cho tới năm 1990, khi mà cuộc sống của anh em chúng tôi ở bên Mỹ đã ổn định, bố mẹ tôi và các chị em còn kẹt lại mới sang đoàn tụ, và đại gia đinh cuối cùng lại lại được sống quây quần tại vùng Thung Lũng Hoa Vàng (Silicon Valley – California). Bố tôi qua đời năm 2000, ở vào tuổi 84, sau mười năm hạnh phúc cuối đời, mặc dù đôi lúc vẫn còn nhớ tới đường xưa lối cũ đến độ vài tháng trước khi qua đời, thỉnh thoảng bố tôi lại cuốn bộ quần áo bằng tờ báo cũ, cắp dưới nách, ra đứng ngoài cửa, nhờ chúng tôi gọi cho bố chiếc xích-lô tới bến xe về làng Thuận-Tốn cạnh bờ đê sông Hồng. Khi được chúng tôi nhắc nhở đây là California chứ không phải Hà-Nội, bố tôi có vẻ thẫn-thờ, như không tin.

Mẹ tôi thì lại khác, dù đã 98 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ngày xưa làm dâu con nhà phú hộ nhưng lúc nào cũng chân lấm tay bùn, tha thiết với quê hương, nhớ từng bờ ruộng, gốc cây, đình chùa, lăng miếu nên bây giờ dù ở xa 10 ngàn dặm mà cứ mơ tưởng như đang gánh lúa đi trên con đường làng trơn trượt những ngày nắng hạ cũng như những ngày mưa dầm, gió rét cắt da. Mẹ tôi cũng muốn trở về thăm lại quê nhà thêm một lần thế nhưng vì tuổi tác và sức khoẻ của mẹ nên anh em chúng tôi không đành lòng để mẹ đi xa, vì vậy mà mẹ tôi lúc nào cũng vẫn còn khắc khoải nhớ thương.

Cuối năm thường có những giây phút xao lòng nhớ về dĩ vãng xa xôi, nhất là về người thân và bạn bè. Đại gia đinh chúng tôi sống bên nhau yên vui thế nhưng tôi chẳng còn người bạn nào thời thơ ấu. Bạn bè cùng khoá Bảo Bình của trường SQ/HQ Nha Trang bây giờ cũng chỉ còn lại hai phần ba, và nhiều người cũng đã già yếu, chân trong chân ngoài, chờ ngày về nơi cuối trời.

Kỳ họp mặt vừa qua chúng tôi cứ băn khoăn không biết sắp tới sẽ là “đứa nào”, ở Bắc Cali hay Nam Cali, hai nơi các bạn cùng khoá của tôi sống quây quần, thế nhưng hôm Jan. 3, 2017 chúng tôi lại nhận được tin của cháu Hải Phi, con gái út của BB Nguyễn Thanh Sắc, từ Germany bên trời Âu:

“Ba con đả yên giấc trưa ngày 03 tháng 01 năm 2017 lúc 14:16 trong bịnh viện gần nhà sau khi bị té ngã …”

Lá thư còn có những lời tha thiết về người đã ra đi:

· Đánh trận Hoàng Sa, bắn hết đạn nhưng không chết
· Đi tù cải tạo 12 năm nhưng không chết
· Mổ tim nhưng không chết
· Ngã một lần mà đã ra đi vĩnh viển, đau đớn quá các bác ơi …

Sắc này là “Sắc Sô” của những ngày trong quân trường, nguyên HQ Thiếu Tá, Hạm Phó của Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư trong trận hải chiến Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, con người hiền lành, không bao giờ “nói tiếng Đức” thế nhưng cuối đời ngôn ngữ hàng ngày lại là German! Đường xá xa xôi nên không thể qua đưa bạn tới nơi an nghỉ cuối cùng, đành xin “vẫy tay chào buồn anh đi” về nơi cuối trời.

Bạn thân,

Chỉ còn hơn tuần lẽ nữa là Tết. Tôi mưa nắng sụt sùi nên không biết năm nay có đủ sức lái xe từ Carlsbad về Milpitas thăm nhà hay không. Nhưng dù ở đâu thì tôi cũng sẽ thắp nhang cúi lạy trước bàn thờ gia tiên, cầu xin tiền nhân phù hộ cho gia đinh, cho bạn bè và cho nước Việt mãi trường tồn để chúng mình có một nơi để đi về, dù chỉ là về thăm lại đường xưa lối cũ.

Vài hàng gửi bạn miền xa, thân chúc bạn năm mới Đinh Dậu thịnh vượng, và nhất là lúc nào cũng an vui để yêu thương cuộc đời.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Jan. 16, 2017

NgụyXưa
02-22-2017, 03:58 PM
Một Ngày Không Có Em


Bạn thân,

Khi không còn người yêu dấu thì “một ngày không có em là lòng anh tan nát …” như một bài hát mấy ca sĩ phòng trà thường hay rên rỉ, là đúng quá rồi. Phải thế không bạn thân?

Cuối năm con khỉ tôi cũng có một ngày buồn nát ruột, tuy nhiên “em” của tôi không phải là người mà là “Internet”, cái mắt xích để cho tôi biết là mình vẫn còn hiện hữu với thế giới bên ngoài.

Chuyện là như thế này: cái TV của tôi bỗng nhiên không bắt được sóng, tôi gọi điện thoại cho AT&T, nói chuyện với thằng … robot đã đời nhưng vẫn không đi tới đâu, cuối cùng mới được một bà service technician chiếu cố. Từ một nơi xa xôi nào đó không biết bà ta làm những gì, chạy test hay thay đổi configuration sao đó rồi “phán” rằng thì là cái receiver của tôi hư, bà ấy sẽ gửi cho cái mới để tôi tự thay lấy.

Thế nhưng tất cả hệ thống dịch vụ do AT&T cung cấp, bao gồm TV, điện thoại và Internet, đều chết ngắc ngay sau khi tôi chấm dứt điện đàm với bà technician! May còn cái cell phone cũ mèm của Verizon để tôi gọi lại AT&T, nói chuyện ấm ớ với thằng robot thêm một lần nữa, và sau cùng với một ông service technician khác. Ông này “hành” tôi đủ điều, bắt tôi lôi cái “modem” từ trong closet ra, bấm hết nút này đến nút nọ, hỏi tôi đèn nào xanh, đèn nào đỏ, đèn nào nhấp nháy, rồi cuối cùng kết luận “cái modem tiêu rồi”. Không đến nỗi như “nước Mỹ tiêu rồi”, (chào anh Frankie :)), nhưng tôi phải đợi ít nhất 24 giờ mới có người tới sửa chữa hoặc thay thế cái modem đã xưa như trái đất.

Thế là một ngày không có “em”! Tôi như người hụt hẫng, mất liên lạc với thế giới bên ngoài, không biết hai đài CNN và MSNBC chửi Trump tới bài bản nào rồi, và cũng không theo dõi được các chỉ số chứng khoán cũng như những lời bình luận của các chuyên gia trên đài CNBC như mọi ngày. Không có Internet nên tôi cũng chẳng vào được các diễn đàn thân quen thăm bạn miền xa nên thấy cuộc đời bỗng nhiên trống vắng, không biết làm gì cho hết ngày. Đêm ngủ tôi vẫn băn khoăn không biết ngày mai nhân viên của AT&T sẽ đến lúc nào, có đúng giờ như họ hứa hẹn hay không. Thú thật với bạn là khi còn nhỏ, mong mẹ đi chợ về để được ăn quà, tôi cũng chỉ nóng lòng đến thế mà thôi!

Nhân viên của AT&T đến khá đúng giờ, và cũng mất gần bốn tiếng đồng hồ vất vả thay thế cả modem lẫn receiver rồi thử lại hệ thống TV dưới nhà trên lầu, phone lines khắp nơi cũng như Internet Wifi connection cho desktops, laptops, printers. Trừ một cái computer cũ xì giũ làm đồ cổ (vẫn còn chạy hệ XP) không chịu “nói chuyện” với cái modem mới, tất cả máy móc đểu hoạt động bình thường để K. có thể làm việc tại nhà (telecommute). Tôi thở phào nhẹ nhõm, tiễn người technician ra về, cám ơn ông ta như thể là giã từ một ân nhân!

Bạn thân,

Tôi đang chuẩn bị đi du lịch một vòng Đông Nam Á nên ngay khi có Internet tôi vào ngay website của hãng máy bay EVA xem lịch trình các chuyến bay sắp tới của mình có gì thay đổi hay không. K. hỏi tôi: “chuyến về tới nơi lúc mấy giờ”, và bỗng dưng tôi ngẩn ngơ không biết là “về” đâu, Hà Nội hay Cali? Tôi đã sống ở nơi này hơn 40 năm, và mỗi lần đi đâu xa, góc biển hay chân trời, tôi đều “về Cali”. Thế nhưng mỗi lần có dịp tôi cũng “về Việt Nam” chứ ít khi nghĩ là mình “đi” Hà Nội hay Sài Gòn.

Năm 2004 tôi đã có dịp thăm viếng Sapa thế nhưng một người bạn của K. chưa bao giờ biết đến thành phố trên cao đó nên lần này chúng tôi lại “về Việt Nam” thêm một lần. Hành trình từ Hà Nội lên miền thượng du Bắc Việt có lẽ không còn khó khăn như xưa. Chúng tôi sẽ không chỉ thăm Sapa mà sẽ còn leo lên đỉnh Fansipan, nóc nhà của Đông Dương, hít thở không khí mù sương của quê hương mình trước khi bay sang Singapore xuống du thuyền thăm lại đường biển xưa.

Mai tôi lên đường, đầu mùa xuân sẽ về lại Cali. Vài hàng gửi bạn miền xa, và hẹn gặp lại bạn một ngày rất gần. Mong là lúc nào bạn cũng có “em” để chúng mình giữ liên lạc, vì mặc dù ỏ xa nhưng có “em” nên cũng thật gần.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Feb. 22, 2017

frankie
03-04-2017, 12:05 PM
Hello anh Ngụy Xưa

Mừng anh đi du hành khắp nơi. Thế là nhất trên đời rồi!

Anh đi chơi nhiều là phải. Vì "Nước Mỹ tiêu rồi!". Và "The end is near!":z5:

NgụyXưa
03-28-2017, 10:49 AM
Cám ơn anh Frankie và các bạn biền xa đã ghé thăm và để lại dấu ấn.

***
Đường Về Việt Bắc


Bạn thân,

Năm 2016 tôi đã ghé thăm Hà Nội trên đường đi từ Hong Kong sang Singapore. Chuyến viếng thăm ngắn ngủi vài tiếng đồng hồ, chỉ đủ thời gian cho tôi gặp gỡ vài người quen, và thoáng nhìn thành phố của thời thơ ấu sau nhiều năm xa cách để ước mơ thêm một lần trở về. Tôi cũng yêu núi rừng Bắc Việt qua những cuốn tiểu thuyết phiêu lưu của Lê Văn Trương từ ngày còn cắp sách tới trường nên ngoài Hà Nội chuyến du lịch về VN lần này còn là cơ hội cho tôi đi thăm miền thượng du huyền bí xa xôi.

Từ Hà Nội đi Sapa bọn chúng tôi sáu người, gồm cả tài xế và private tour guide, đã không theo con đường cao tốc mới được xây dựng (và vẫn còn đang được nâng cấp) nhưng đã dùng quốc lộ 32 để đi qua những địa danh mà cho tới lúc đó chúng tôi chỉ được biết đến qua văn chương.

Chắc là bạn cũng đã từng đọc “Thằng Bé Đánh Giày Người Nghĩa Lộ” của Phạm Tín An-Ninh, bài viết về thị trấn heo hút miền Tây Bắc, nơi nhiều anh em chúng mình đã chôn vùi những tháng năm của đời hoa niên trong nhà tù được mệnh danh là trại cải tại. Nghĩa Lộ là nơi chúng tôi dừng xe nghỉ đêm trên đường đi Sapa sau khi đã đi qua Sơn Tây và Yên Bái. Thị trấn về đêm buốn hiu hắt mặc dù nơi chúng tôi cư ngụ, theo người tour guide, là khách sạn sang trọng nhất của thành phố này. Buổi tối trời mưa phùn và gió lạnh, đường xá vắng tanh, chúng tôi bước qua bên kia đường đối diện khách sạn, ngồi khoanh chân trên sàn gỗ của một nhà hàng, ăn cơm nếp với thịt trâu rừng … nhưng không thể nào uống được thứ rượu đặc thù của địa phương. Đêm về trong căn phòng ấm áp, chìm vào giấc ngủ, mơ thấy mình thơ thẩn trên núi đồi xanh mướt của thành phố Đà Lạt thời hoa niên.

Buổi sáng ngày hôm sau xe đưa chúng tôi tới “tham quan” nhà tù trên đỉnh đồi. Chỉ thoáng nhìn nhưng tôi cũng đủ xúc động thương xót thân phận tù dày của những người lính VNCH những ngày gẫy súng xa xưa. Xe tiếp tục lăn bánh trên những con đường ngoằn ngoèo ven theo những đồi trà, ruộng bậc thang của đồng bào thiểu số, ngập nước vì lúa vừa cấy xong. Chúng tôi dừng chân ăn trưa tại Tú Lệ, trước khi đi qua Mù Căng Chải, Than Uyên, Tân Uyên …, những địa danh chỉ mới biết đến một lần trong đời. Người tour guide ngừng xe nhiều lần cho chúng tôi chụp hình và viếng thăm một “bản” của người H’Mong. Dân làng đều nói thạo tiếng “Kinh” trừ một bà già móm mém đã hơn 80 tuổi ngồi đun nước trong căn nhà tối và kín như bưng. Đàn bà con gái vẫn mặc sắc phục cổ truyền nhưng đều biết dùng cell phone nói chuyện ngoài đường, còn con trai chạy xe gắn máy mù trời chứ không chân đất đi bộ như tôi đã thấy trong những tấm hình quảng cáo du lịch tại Hà Nội. Trong “bản” cũng có trường học và các giáo viên đều là người “Kinh”. Chắc chỉ một hay hai thế hệ nữa những người được gọi là “thiểu số” này sẽ hoà đồng với người Việt, khó còn giữ được bản sắc, nhất là đất đai của họ đã được bán dần cho các tổ hợp từ Hà Nội (và ngoại quốc) đến để xây khu nghĩ dưỡng cho dân nhà giàu ăn chơi. Dòng đời đổi thay là lẽ tự nhiên nhưng chẳng biết là nên vui hay buồn.

Qua khỏi huyện Tân Uyên xe chuyển qua quốc lộ 40, vượt qua một ngọn núi cao hơn hai ngàn mét trước khi tới Sapa. Đúng là “đường về Việt bắc xa xôi núi đồi…” như một ca khúc của Đoàn Chuẩn. Xe lên dốc, xuống đèo lắc lư như người say. Tôi đã quen với sóng gió biển khơi nên không cảm thấy khó chịu nhưng K. và một người bạn chút nữa thì trả lại núi rừng cơm nếp muối vừng vừa mới ăn trưa tại Tú Lệ.

Tôi đã thăm Sapa năm 2004 bằng xe lửa từ Hà Nội tới Lao Kay trước khi chuyển qua xe du lịch để lên thành phố này. Sapa thay đổi nhiều, cuối tuần du khách từ miền xuôi dùng đường cao tốc lên chen vai thích cánh, đông như phố cổ Hà Nội, nhưng đường xá vẫn chật hẹp, và lầy lội vì những công trình xây cất, mở mang thành phố đến độ hầu như con đường nào cũng có khách sạn và khu nghỉ dưỡng đang xây.

Sương mù và gió lạnh nên chúng tôi “trốn” trong khách sạn Victoria, dưỡng sức để ngày mai leo lên đỉnh núi Fansipan, cao đìểm của chuyến về thăm quê hương. Vì đã khá nhiều tuổi nên chúng tôi không thể nào lên núi bằng con đường bộ (mất từ một tới hai ngày, tùy theo thời tiết) mà Eve cùng với các bạn trẻ khác đã dùng để chinh phục mái nhà Đông Đương trước đây. Chúng tôi đã chọn phương tiện cable car, đường dây cable dài nhất thế giới (gần 10 cây số), nhưng cable car cũng chỉ tới một nơi còn hơn 600 bực thang nữa mới lên tới đỉnh. Biết là mình không đủ sức leo những bực thang này, nhất là gió lạnh và không khí ẩm ướt, nên chúng tôi đã mua vé, chui vào một toa tàu điện để được kéo lên cao. Từ cuối đường tàu điện đường lên đỉnh vẫn còn vài chục bực thang. Trên cao gió lớn, lạnh và sương mù, nên dù đã gần tới nơi, hai người bạn đi cùng đành phải bỏ cuộc, tránh cái rét cắt da trong toa tàu, chờ xuống núi. Chỉ có tôi và K. lên tới đỉnh của ngọn núi cao 3,143 mét, hít thở không khí mù sương của quê hương, và chụp vài tấm hình làm kỷ niệm cho cuộc hành trình khó quên.

Hệ thống cable treo và tàu kéo là một công trình đáng kể, chỉ mới hoạt động từ tháng Feb. 2016, tuy nhiên có lẽ phương tiện này chỉ để phục vụ cho “Việt kiều” và du khách ngoại quốc hơn là cho dân địa phương vì vé cable car và tàu điện khá đắt. 700,000 VNĐ (hơn $30 dollars) quả thật là quá cao cho những người Việt có lợi tức trung bình, nhất là cho các bạn trẻ còn đang trong thời sinh viên. Trước khi đi một người bạn tại quê nhà đả cảnh báo chúng tôi là thời tiết mùa này không thích hợp để lên đỉnh Fansipan nhưng chúng tôi không có chọn lựa nào khác vì không phải dễ dàng có được một thời điểm thích nghi cho tất cả mọi người trong nhóm (nhất là có người còn đang đi làm).

Vì sương mù nên chúng tôi hầu như không nhìn thấy gì từ trên đỉnh Fansipan, thế nhưng gần một tiếng đồng hồ (cả khi đi và về) qua cửa kính của cable car chúng tôi đã thu được hết hình ảnh núi rừng Việt Bắc vào trong tầm mắt. Trên không mù sương nhưng phiá dưới là những núi đồi xanh tươi với những con đường mòn quanh co, những bản làng cheo leo trên sườn dốc, mây trắng bay lững lờ … Đất nước VN của chúng mình đẹp quá, một lần đi qua là một lần mãi nhớ thương.

Bạn thân,

Sapa và Fansipan chỉ là những thắng cảnh thế những còn có những nơi vương hồn sông núi tôi vừa viếng thăm khiến cho tôi xúc động bùi ngùi. Muốn chia sẻ thêm với bạn những cảm nghĩ về quê hương nhưng thư này đã quá dài, đành xin hẹn bạn thư sau.

Mong là lúc nào bạn cũng an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
March 27, 2017

NgụyXưa
04-04-2017, 01:17 PM
Vui Buồn Hà Nội


Bạn thân,

Trong thời gian về thăm Hà Nội tôi tạm trú tại Hotel May De Ville trong khu phố cổ, và dù chỉ có vài ngày nhưng tôi đã thấy biết bao nhiêu cảnh vui buồn. Từ phòng ăn trên cao của khách sạn tôi có thể nhìn thấy hồ Hoàn Kiếm xinh xắn từ phía xa, thế nhưng cận cảnh phố cổ trái lại không khác gì một bức tranh thiếu hài hòa với những toà cao ốc bên cạnh những căn nhà lụp xụp mái tôn chứ không còn là “mái ngói rêu phong, cây bàng lá đó” như một bài hát của T.C.S.. Thành phố đang vươn mình nhưng hình như chính quyền không có một chính sách rõ ràng nên ai có tiền, có quyền thế là muốn xây cất sao cũng được.


http://vinasoft.com/Pictures/PhoCoHaNoi.jpg

Những con đường nhỏ làm từ thời xa xưa cho xe tay, xe ngựa bây giờ không còn thích hợp cho xe hơi, xe gắn máy nên hầu như lúc nào cũng ùn tắc, nhất là khi phía trước có chiếc xe nào ngừng lại để đón khách hay giao hàng. Hơn thế nữa vỉa hè bị các hàng quán chiếm dụng, hoặc làm nơi giữ xe, khiến bộ hành phải đi xuống lòng đường, càng gây thêm trở ngại lưu thông. Không phải chỉ có vỉa hè bị chiếm dụng, hàng quán còn bày bàn ghế xuống lòng đường, và thiên hạ ngồi ăn tỉnh bơ, như thể con phố là một nhà hàng khổng lồ, mặc cho xe cộ qua lại bóp còi inh ỏi. Phố cổ cuối tuần còn có chợ đêm, hai ba giờ sáng vẫn ồn ào, người dân vẫn vất vả kiếm sống trong lòng những con đường nhếch nhác về khuya.

Một người dân Hà Nội quen biết nói với tôi: “Tất cả chỉ là vì sinh kế. Những người bán hàng đã phải đóng tiền cho công an để có một chỗ ngồi trên vỉa hè. Một bát bún bán cho dân lao động chỉ có 7,000 VNĐ (30 xu Mỹ), cứ cho là lời được 15 xu, như thế bán bao nhiêu bát một buổi để để nuôi được cả gia đình vài người? Xe gắn máy leo cả lên vỉa hè để kiếm lối đi. Họ đâu có muốn như vậy, nhưng không làm thế thì tới sở chậm trễ, mất công ăn việc làm, đói rách lầm than. Đạo đức suy đồi, người ta mánh mung, nhưng cũng chỉ vì tranh sống, Họ đáng thương hơn là đáng ghét.”

Tôi thở dài nghĩ tới cuốc xe taxi từ một nhà hàng bên bờ sông Hồng trở về khách sạn. Tôi và người bạn nói tiếng Việt nhưng lẫn vài chữ tiếng Anh nên người tài xế biết chúng tôi là “Việt kiều”. Xe đang chạy thẳng bỗng nhiên rẽ ngang sang một con đường lạ, có lẽ muốn chạy vòng vo, lừa bịp du khách ngoại quốc, để kiếm thêm tiền như là tôi đã từng xem một phóng sự trên Youtube. Cô bạn trẻ người Hà Nội đi cùng la lên: “Về Gia Ngư mà sao anh lại đi đường này?” Người tài xế có vẻ ngượng, lầu bầu: “Ngồi yên để cho người ta lái. Đi đường này cho vắng xe!” Nói thế nhưng rồi anh ta lại trở về đường cũ. Chừng 15 phút sau xe tới khách sạn, đồng hồ tính cước trên xe taxi chỉ 35,000 VNĐ ( $1.50 USD)! Xe taxi đầy đường phố, không biết một ngày người tài xế có được bao nhiêu cuốc xe như vậy, kiếm được bao nhiêu tiền, có đủ chi phí xăng nhớt và bảo trì hay không? Đời sống khó quá, chưa kể còn bị cảnh sát giao thông “hỏi thăm” như người tài xế lái xe Van đưa chúng tôi ngoạn cảnh tại Vũng Tàu mấy ngày sau đó. Xe chỉ mới dời chỗ đậu mà đã bị cảnh sát thổi còi, bắt nộp phạt vì … chạy quá tốc độ. Người tài xế cầm giấy tờ và bọc tiền ra khỏi xe gặp đám cảnh sát tại một góc tối, trở lại với khuôn mặt u buồn. Tôi hỏi: “Tốn nhiêu?” Anh ta thở dài: “500,000 VNĐ, (chừng $22 dollars). Thế nhưng họ chịu “ăn” là may đó. Nếu bị tịch thu giấy tờ, mang về đồn thì còn tốn kém hơn nhiều”. Thuê xe và tài xế nguyên ngày ở VN cũng chỉ tốn chừng $65 dollars, cảnh sát giao thông hôm đó ăn chặn mất một phần ba …. Thôi thì, cuộc đời vui, cuộc đời buồn … !

Không phải ai cũng có những mảnh đời khốn khó như vậy. Bạn đã đọc nhiều về đời sống của các đại gia tư bản đỏ nên tôi cũng không cần viết thêm, và tôi cũng không quen biết ai trong giới này để “trải nhiệm” một lần. Tuy nhiên tình cờ tôi được ông anh họ của người bạn đi chung từ Mỹ về, mời tới ăn cơm tối. Xin tạm gọi ông ta là Tiến. Tiến hơn tôi vài tuổi, từng là con nhà khá giả, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nhưng sau năm 1954 tài sản của bố mẹ bị chính quyền tịch thu, cả gia đinh 7 người phải chui rúc trong một căn phòng 9 thước vuông, “khổ như chó”, như Tiến kể lể. Lớn nên, ít học, Tiến làm công nhân để nuôi thân, nhưng biết xoay sở và luồn lọt nên được phép cung cấp “dép Bình Trị Thiên” cho chiến trường, dành dụm được ít tiền. Sau ngày “giải phóng” nhà cửa rẻ như bèo nên Tiến mua được căn nhà trên đường Cát Linh. Chế độ “mở cửa”, đầu tư từ ngoại quốc đổ vào, giá nhà lên như diều gặp gió, Tiến phá căn nhà cũ, xây lên 6 từng, hai từng dưới cho ngoại quốc thuê, mỗi tháng thu vào hơn $20,000 dollars, thừa tiền gửi con đi du học tại Mỹ, trang trí bốn tầng còn lại như cung điện, và như Tiến khoe: “Tôi đi du lịch hơn 40 quốc gia rồi, tới đâu vào thẳng toà đại sứ Việt Nam, vung ra ít tiền nhờ họ đưa đón, “tham quan” khắp nơi. Có tiền là xong hết.” Tiến có xe Mercedes, có tài xế và đầu bếp riêng, mặc complet ba mảnh để tiếp khách (trong lúc tôi mặc quần cái bang tám túi để đi du lịch cho tiện). Trong bữa cơm tôi chỉ mỉm cười lắng nghe Tiến nói về đời mình. May mà Tiến coi chế độ hiện giờ chẳng ra gì, và chê bai hơn là ca tụng lý thuyết CS nên tôi không cảm thấy khó chịu. Bà vợ trẻ hàng ngày đi tập yoga, đi khiêu vũ với bạn bè, muốn ăn gì gọi người ta mang tới tận nhà chứ chẳng cần chợ búa lôi thôi. Tiễn chúng tôi ra về Tiến gọi dùm Uber chứ không thèm gọi taxi. Theo như bà vợ, trong nhà Tiến mạnh miệng nhưng ra ngoài vẫn phải mua chuộc những đứa có quyền, như thế bạn thử nghĩ xem cuộc đời của Tiến lúc này chỉ có niềm vui hay cũng còn vương nhẹ một nỗi buồn?

Bạn thân,

Tôi biết là bạn đã đọc và đã biết rất nhiều về những cảnh đời của người dân VN trên mạng nên tôi chỉ chia sẻ với bạn vài cảm nghĩ nhỏ nhoi và riêng tư trong một khung cảnh thu hẹp những ngày trở lại thăm quê hương. Tôi còn muốn viết về cảm xúc khi thăm viếng những nơi gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ gìn cõi bờ của tiền nhân, nhưng bạn chờ tôi thư sau nhé, bạn miền xa.

Tình thân,

Ngụy Xưa
April 3, 2017

NgụyXưa
04-14-2017, 11:15 AM
Nơi Có Hồn Thiêng Sông Núi


Bạn thân,

Tôi đã may mắn có dịp được đi tới nhiều nơi trên thế giới, và đã được chiêm ngưỡng rất nhiều cảnh thiên nhiên hùng vĩ cũng như các kỳ quan kiến trúc của nhiều dân tộc, thế nhưng không có nơi nào làm tôi xúc động nhiều như mỗi lần trở về ngắm nhìn đất nước VN.

Trong thời gian trở về thăm quê nhà vừa qua tuổi thơ của tôi hầu như đã sống lại. Sau hai ngày lang thang trong thành phố Hà Nội, tới những nơi mà hầu như ai cũng biết như hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, đền Quán Thánh, Quốc Tử Giám, hồ Trúc Bạch, hồ Tây, … chúng tôi quyết định đi Ninh Bình thăm viếng cố đô Hoa Lư, đầm Vân Long và chùa Bích Động, nơi được người tour guide gọi là Nam Sơn Đệ Nhị Động để so sánh với Hương Tích của chùa Hương.

Đầm Vân Long là một vùng đất ngập nước rộng mênh mông, bao bọc những núi đá vôi đã bị soi mòn thành những hình thù độc đáo với những hang động bí ẩn. Người chèo thuyền cho chúng tôi du ngoạn nguyên là một cựu bộ đội đã từng tham gia cuộc chiến chống Trung Cộng năm 1979, khi ông ta mới ở vào tuổi hai mươi. Vừa quan sát sơn thủy, vừa nghe người chèo thuyền giới thiệu phong cảnh, và nói về thân phận mình, tôi thấy mênh mang một nỗi buồn. Nước non mình đẹp quá nhưng người dân quê vẫn còn rất lầm than.

Hàng chục con thuyền chờ đợi du khách trên bến, vài ba ngày mới đến lượt mình để kiếm được chừng 2 dollars (mà còn phải nộp phần trăm cho chính phủ) nên chủ thuyền nào trông cũng rất tang thương. Cuộc sống khó khăn, người cựu bộ đội đi chèo thuyền để bù đắp cho mảnh vườn nhỏ bé trồng ngô khoai nuôi cả gia đinh vì chính phủ bây giờ hầu như không để ý gì đến các cựu quân nhân (của miền Bắc cũng như là của miền Nam). Chúng tôi như có niềm cảm thông nên khi giã từ đã nắm tay nhau một cách ân cần. Bèo nước tương phùng, nhưng cũng xin cám ơn người đã có một lần gìn giữ biên cương.


http://vinasoft.com/Pictures/DamVanLong.jpg

Đầm Vân Long

Quê tôi gần Hà Nội và Ninh Bình cũng không quá xa, thế nhưng gần hết đời người tôi mới được tới đó để biết đến một nơi gọi là cố đô Hoa Lư. Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng nhỏ bé khiêm nhường, kém xa so với những kiến trúc lịch sử của các nước lân bang. Thế nhưng bàn thờ hình như phảng phất hồn thiêng sông núi khiến tôi lặng lẽ cúi đầu, trong lòng xúc động, nghe như đâu đây tiếng reo hò và thấp thoáng bóng cờ lau tập trận của tiền nhân. Tôi cũng thấy mình như nhỏ lại, nhớ tới những năm tháng còn ngồi trên ghế trường tiểu học Quang Trung, say mê nghe thầy cô giảng những bài sử ký. Nỏ Thần, Thánh Gióng, Cờ Lau … của thời trẻ dại vẫn còn sống mãi trong hồn tôi.

Không có nơi nào trên thế giới ngoài quê hương cho tôi tìm lại được tuổi thơ của mình. Bạn biết vì sao tôi vẫn cứ tìm về, mặc dù có đôi lần bạn khuyên tôi không nên trở lại VN vì nơi đó bây giờ không còn là đất nước tự do.


http://vinasoft.com/Pictures/DenVuaDinh.jpg


Đền Thờ Vua Đinh Tiên Hoàng

Rời Hoa Lư chúng tôi tới thăm khu sinh thái “Vườn Chim Thung Nham”, cái tên nghe lạ, nhưng đây chỉ là một khu du lịch (resort) mới được thành lập, phong cảnh u nhã, với Động Tiên Cá, Rừng Nguyên Sinh, Thung Lũng Tình Yêu, Cây Duối Ngàn Năm … Những nơi đó đi qua một lần cho biết nhưng không ghi lại nhiều ấn tượng như những di tích lịch sử từ thời dựng nước và giữ nước của ông cha chúng mình. Có lẽ tôi là người hoài cổ, nhớ và sống với dĩ vãng nhiều hơn là cái gì mới mẻ, dù có tốt đẹp hơn.

Địa điểm cuối cùng của chuyến du lịch ngày hôm đó là chùa Bích Động trên một ngọn đồi cao. Chỉ có tôi, K. và cô bạn nhỏ người Hà Nội leo được tới trước sân chùa thượng. Đường lên núi cheo leo nhưng chùa nhỏ bé, có lẽ chỉ là di tích của người xưa tìm nơi xa lánh bụi trần.


Bạn thân,

Tôi muốn viết thêm về “đất hai vua”, và về một nơi của huyền sử, nhưng thư cũng đã khá dài, xin hẹn bạn thư sau.

Lúc này Carlsbad đã đang là mùa xuân, hoa cam nở trắng, thơm lừng khu vườn nhỏ. Trở về sau một chuyến đi dài, cuộc sống của tôi đã trở lại bình thường thế nhưng có nhiều lúc tôi vẫn bồi hồi nhớ về một nơi thật xa, rất xa.

Mong ngày gặp lại, và có bạn đi cùng với tôi về thăm những nẻo đường quê hương.

Tình thân,

Ngụy Xưa
April 12, 2017

NgụyXưa
04-24-2017, 01:30 PM
Bạn thân,

Tháng Tư hầu như tất cả các cựu quân nhân VNCH ai cũng nhớ tới những chuyện buồn. Trước đây NX đã viết một bài tùy bút ngắn về tâm sự của một người bạn cùng khoá, bài “Tình Sông Nghĩa Biển”. Bài viết đã được posted tại Phố Rùm Đ/T từ lúc NX mới gia nhập diễn đàn, (cũng đã đến hơn 15 năm), và được copied tới một vài điễn đàn khác. Tuy nhiên hôm nay NX xin được đăng lại bài này tại đây để chia sẻ với các bạn mới, và để tưởng nhớ tới một người bạn xưa.

Vài lỗi chính tả đả được sửa lại, và địa danh cũng đã được thay đổi cho đúng với tinh thần của câu chuyện. Xin cám ơn các bạn miền xa đã tới thăm nơi chốn này, và thân chúc các bạn những ngày an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
April 24, 2017


Tình Sông Nghĩa Biển
(Chúc Thư Tình Yêu, viết theo tâm tình một người bạn.)

Tôi viết những dòng này cho bạn bè để chia sẻ một nỗi niềm, cho con tôi và cho H. như một lời trần tình, và cho chính tôi như một lời trăn trối.

Cũng như tôi, đa số các bạn đã từng trải qua những ngày tù đày đói khổ trên cao-nguyên hay núi rừng Bắc Việt. Nhưng nhửng đau đớn thể xác đó không thể so-sánh được với niềm thống khổ mà tôi đã trải qua. Một năm sau ngày tôi bị cưỡng bách học tập cải tạo, nhà tôi mang đứa con chưa đầy năm tuổi vượt biên. Vợ con tôi được một tầu Hòa Lan cứu vớt và định cư tại xứ tự do này. Mười bốn năm tù đầy là mười bốn năm hy-vọng, vì qua em gái tôi, tôi được biết rằng vợ con tôi đã có một đời sống yên lành.

Ngày tôi trở về thành phố củng là ngày xót xa nhất cuộc đời, còn hơn cả lúc tôi lên xe đi cải tạo. Em gái tôi ngập ngừng cho tôi biết là vợ tôi đã sống chung với một người khác. Những lá thư cuối cùng H. viết về em tôi đã giấu kín vì sợ rằng tôi không chịu được thêm niềm đau tinh thần trong lúc tù đày.

"Trăm nghìn lạy anh, xin anh tha thứ và quên đi người đàn bà không xứng đáng … ". Tôi vò nát lá thư, đau và tủi, nhưng không có nước mắt để khóc cho mình, cho đời!

Nhưng niềm đau nào rồi cũng nguôi ngoai. Tôi vẫn còn đứa con mà 15 năm tôi chưa gập mặt. Tôi viết thư cho người vợ cũ, chúc H. hạnh phúc và cám ơn H. đã thay tôi nuôi nấng con nên người.

Năm 1991, sau khi đã định cư ở Hoa-Kỳ, tôi lại nhận được thư H.. H. nhắc tới tình yêu đầu đời, êm như dòng sông nhỏ nơi quê nàng, và xin gập tôi một lần: "Một lần với anh, rồi để tùy anh, em bao giờ cũng như dòng sông cũ".

Lòng tôi chùng xuống và tôi háo hức mong ngày tái ngộ như thủa mới yêu nhau. Mùa hè năm ấy, H. gọi tôi từ một góc phố, hỏi đường đến căn phòng trọ tôi chia sẻ với người bạn cùng cảnh ngộ. Tôi run-rẩy chải lại mái tóc đã điểm sương để đón H. và thấy mình lúng túng như thủa hai mươi, khi mới biết yêu lần đầu.

Đêm đó H. kể với tôi nỗi cô đơn và niềm thống khổ vô-tận của người đàn bà với đứa con nhỏ trên xứ lạ. Từ con sông hiền-hòa, dòng đời đã đưa H. ra biển, và X., một sinh viên du-học, thông dịch viên trong phái đoàn cứu trợ, là cái phao cho H. bám víu, chịu ơn nghĩa, nuôi con và nuôi chồng trong tù.

"Chúng mình sống với nhau được mấy năm, anh thường đi xa, và cuối cùng đi biền biệt, không biết ngày về. Em lúc nào cũng thương nhớ anh, Nhưng X. cho em và con đời sống. Hơn 10 năm nay X. quanh quẩn bên em, tha-thiết và dịu dàng, đưa con đến trường ngày bé dại, đón em những chiều mưa, và hôm qua cặm cụi xếp quần aó cho em sang thăm anh. Đưa em ra phi-trường, X. không nói, chỉ cầm tay, nhưng ánh mắt co trăm điều gửi gấm. Trăm nghìn lạy anh, anh quyết-định sao em cũng chịu. Em không thể nào trọn cả nghĩa lẫn tình."

Tôi ứa nước mắt vì bồi hồi. Trong tù, tôi đau khổ, nhưng tôi không bao giờ cô đơn. Tôi có bạn bè xung quanh, có cái điếu cầy và những cơn say choáng váng đủ để lãng quên đời. Tôi đã may mắn hơn vợ tôi nhiều mà tôi không biết. Lúc đó tôi mới thấy thương nàng, và thương cả X.. Tình yêu của chúng tôi như dòng sông, nhưng X. tới với H. bằng tấm lòng của biển.

"Em nên về bên đó. Con đã trưởng thành và anh cũng đã yên phận. X. cần có em hơn là anh. Cho anh gửi lời cám-ơn."

H. khóc, nhưng trong niềm đau như có cái gì rất an-ủi.

Mùa đông năm ấy con gái tôi cũng qua thăm. Cháu hầu như không nói được tiếng Việt mà tiếng Anh của tôi lúc đó còn rất kém. Người bạn giúp đỡ mỗi lần cha con tôi lúng túng. Tôi tuy nói rất ít nhưng cháu Âu Cơ hình như hiểu rất nhiều. Cháu gọi “Bố” rất rõ ràng, và trước khi trở về Hòa Lan, cháu mua một chậu hoa hồng, trồng ở đầu hè:

"So you know that I'm around, and that I love you".

Tâm hồn tôi bây giờ rất bình yên. Lâu lâu tôi lên chùa Từ Sơn nói chuyện “thiền” với thầy Đức. Một mai tôi ra đi, xin các bạn hỏa táng tôi và rắc tro ngoài biển. Gió sẽ đưa tôi về bên kia đại-dương:


Tro tàn theo dấu cố hương
Hồn theo ngọn sóng về đường biển xưa.

Như các bạn đã biết, quê tôi ở ven giòng Tiền Giang. Lúc đó tôi thật sự vẹn cả 'Tình Sông Nghĩa Biển’.

Ngụy Xưa
April 2001

Phụ chú: Nhân vật chính trong câu chuyện này, anh Đ.V.M., đã qua đời năm 2006 tại California. Anh yêu cầu được hoả táng và mang tro tàn về quê hương, an táng cạnh mộ phần cha mẹ, thay vì trải ngoài biển như anh ước mong trước đây. Bạn bè đã làm tất cả những gì anh trăn trối, và người vợ cũ cũng từ Âu Châu sang để tang anh.

Ngày đưa hình Đ.V.M. lên chùa cho anh nghe kinh kệ chúng tôi cũng viết thêm vài hàng để tưởng nhớ anh:

Bạn thân,

Chúng mình tuổi trung bình cũng đã 60. Ra đi chỉ là vấn đề thời gian mà sao mỗi khi có đứa lìa đàn những người còn lại vẫn thấy thật là xót xa. Lần cuối cùng vào thăm bạn khi bạn còn tỉnh táo, bạn cười cười: “… Bác sĩ nói tớ còn chừng 2 ngày nữa là hôn mê …”. Bạn nhắn nhủ bạn bè chuẩn bị cho bạn những giây phút cuối đời. Giọng bạn thản nhiên như kể chuyện: “Đi gặp tụi thằng Đơn, thằng Lang và thằng Lộc. Đủ 4 chân mà-chược, tha hồ vui. Mà nhớ phủ cho tớ lá cờ…”

K.K. bỏ ra hành lang chùi nước mắt. Tôi cầm tay bạn ngậm ngùi. Ngày đó, khi mà chúng mình còn “mắt sáng môi tươi”, tôi từ biển Bắc về thăm bạn ở Đà Nẵng, bạn say mèm, ngồi khóc hu hu: “Thông Sứt vừa tử trận đêm qua. Tiêu-Phong cũng mới chết ngoài Nhạn Môn Quan. Buồn quá.”

“Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Chúng mình như thế đã là muộn. Từ từ rồi anh em mình sẽ lại gặp nhau. Vài hàng trong góc riêng này viết cho bạn, dù bạn đang phiêu du hay ngồi xoa mà chược trên trời. Thân.

Ngụy Xưa
June 2006

Mang Mộc
04-24-2017, 09:12 PM
Các cụ hay bảo "giối giăng" ... hay giăng giối, dần dà chuyển sang trối trăng hay trăng trối. Rồi không hiểu từ đâu lại biến hóa thành "trăn trối". Nếu "trăn trối" là chữ đúng thì các cụ phải bảo là "giăn giối" hoặc "giối giăn". Chữ đúng là "giăng giối" hoặc "trăng trối" đấy anh Ngụy ạ. TRUST ME!

NgụyXưa
04-25-2017, 09:50 AM
trus
Chữ đúng là "giăng giối" hoặc "trăng trối" đấy anh Ngụy ạ. TRUST ME!You're right, and I trust you. :) Tìm trong tự điển chỉ thấy "trăng trối" chứ không thấy "trăn trối". Thế nhưng search net thì lại thấy nhiều người viết sai như NX, chẳng lẽ vì "trăn trối" nghe quen thuộc hơn "trăng trối"?

Xin cám ơn anh Mộc nhé.

Mang Mộc
04-25-2017, 10:25 AM
Bắc kỳ đôi khi có những tự hào sai (me same, me bắc kỳ), cũng như 100 bắc kỳ đều dùng danh từ kép "đậu hũ" chỉ vì nghĩ nam kỳ "bỏ dấu sai", nhưng thực ra cái chữ đó là "đậu hủ". Hủ ở đây là hủ lậu, cũ kỹ, chứ không phải là đậu ở trong hũ. Vâng, đúng là thói quen và nhất quyết "cừ tưởng thế là phải thế" làm cho sự kiện cứ đi xa xa tít, nhất là về ngôn ngữ. Ngày vui tới anh.

XXG
04-25-2017, 01:05 PM
Bắc kỳ đôi khi có những tự hào sai (me same, me bắc kỳ]May phước cho tui, là tui chỉ lai Bắc Kỳ 50% nên tui hổng có "tự" bậy! Mà nè, chữ "tự hào" phải song hành với chữ "tài" đó nha Tía! Dòm lại nha ông...

Hổng phải hễ cứ "bắc" là phải "tài" đâu nhe!

You got it, dude? :z13: :24:

Việt Hạo Nhiên__
04-25-2017, 01:35 PM
Bạn thân,

Tháng Tư hầu như tất cả các cựu quân nhân VNCH ai cũng nhớ tới những chuyện buồn. Trước đây NX đã viết một bài tùy bút ngắn về tâm sự của một người bạn cùng khoá, bài “Tình Sông Nghĩa Biển”. Bài viết đã được posted tại Phố Rùm Đ/T từ lúc NX mới gia nhập diễn đàn, (cũng đã đến hơn 15 năm), và được copied tới một vài điễn đàn khác. Tuy nhiên hôm nay NX xin được đăng lại bài này tại đây để chia sẻ với các bạn mới, và để tưởng nhớ tới một người bạn xưa.

Vài lỗi chính tả đả được sửa lại, và địa danh cũng đã được thay đổi cho đúng với tinh thần của câu chuyện. Xin cám ơn các bạn miền xa đã tới thăm nơi chốn này, và thân chúc các bạn những ngày an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
April 24, 2017


Tình Sông Nghĩa Biển
(Chúc Thư Tình Yêu, viết theo tâm tình một người bạn.)

Tôi viết những dòng này cho bạn bè để chia sẻ một nỗi niềm, cho con tôi và cho H. như một lời trần tình, và cho chính tôi như một lời trăn trối.

Cũng như tôi, đa số các bạn đã từng trải qua những ngày tù đày đói khổ trên cao-nguyên hay núi rừng Bắc Việt. Nhưng nhửng đau đớn thể xác đó không thể so-sánh được với niềm thống khổ mà tôi đã trải qua. Một năm sau ngày tôi bị cưỡng bách học tập cải tạo, nhà tôi mang đứa con chưa đầy năm tuổi vượt biên. Vợ con tôi được một tầu Hòa Lan cứu vớt và định cư tại xứ tự do này. Mười bốn năm tù đầy là mười bốn năm hy-vọng, vì qua em gái tôi, tôi được biết rằng vợ con tôi đã có một đời sống yên lành.

Ngày tôi trở về thành phố củng là ngày xót xa nhất cuộc đời, còn hơn cả lúc tôi lên xe đi cải tạo. Em gái tôi ngập ngừng cho tôi biết là vợ tôi đã sống chung với một người khác. Những lá thư cuối cùng H. viết về em tôi đã giấu kín vì sợ rằng tôi không chịu được thêm niềm đau tinh thần trong lúc tù đày.

"Trăm nghìn lạy anh, xin anh tha thứ và quên đi người đàn bà không xứng đáng … ". Tôi vò nát lá thư, đau và tủi, nhưng không có nước mắt để khóc cho mình, cho đời!

Nhưng niềm đau nào rồi cũng nguôi ngoai. Tôi vẫn còn đứa con mà 15 năm tôi chưa gập mặt. Tôi viết thư cho người vợ cũ, chúc H. hạnh phúc và cám ơn H. đã thay tôi nuôi nấng con nên người.

Năm 1991, sau khi đã định cư ở Hoa-Kỳ, tôi lại nhận được thư H.. H. nhắc tới tình yêu đầu đời, êm như dòng sông nhỏ nơi quê nàng, và xin gập tôi một lần: "Một lần với anh, rồi để tùy anh, em bao giờ cũng như dòng sông cũ".

Lòng tôi chùng xuống và tôi háo hức mong ngày tái ngộ như thủa mới yêu nhau. Mùa hè năm ấy, H. gọi tôi từ một góc phố, hỏi đường đến căn phòng trọ tôi chia sẻ với người bạn cùng cảnh ngộ. Tôi run-rẩy chải lại mái tóc đã điểm sương để đón H. và thấy mình lúng túng như thủa hai mươi, khi mới biết yêu lần đầu.

Đêm đó H. kể với tôi nỗi cô đơn và niềm thống khổ vô-tận của người đàn bà với đứa con nhỏ trên xứ lạ. Từ con sông hiền-hòa, dòng đời đã đưa H. ra biển, và X., một sinh viên du-học, thông dịch viên trong phái đoàn cứu trợ, là cái phao cho H. bám víu, chịu ơn nghĩa, nuôi con và nuôi chồng trong tù.

"Chúng mình sống với nhau được mấy năm, anh thường đi xa, và cuối cùng đi biền biệt, không biết ngày về. Em lúc nào cũng thương nhớ anh, Nhưng X. cho em và con đời sống. Hơn 10 năm nay X. quanh quẩn bên em, tha-thiết và dịu dàng, đưa con đến trường ngày bé dại, đón em những chiều mưa, và hôm qua cặm cụi xếp quần aó cho em sang thăm anh. Đưa em ra phi-trường, X. không nói, chỉ cầm tay, nhưng ánh mắt co trăm điều gửi gấm. Trăm nghìn lạy anh, anh quyết-định sao em cũng chịu. Em không thể nào trọn cả nghĩa lẫn tình."

Tôi ứa nước mắt vì bồi hồi. Trong tù, tôi đau khổ, nhưng tôi không bao giờ cô đơn. Tôi có bạn bè xung quanh, có cái điếu cầy và những cơn say choáng váng đủ để lãng quên đời. Tôi đã may mắn hơn vợ tôi nhiều mà tôi không biết. Lúc đó tôi mới thấy thương nàng, và thương cả X.. Tình yêu của chúng tôi như dòng sông, nhưng X. tới với H. bằng tấm lòng của biển.

"Em nên về bên đó. Con đã trưởng thành và anh cũng đã yên phận. X. cần có em hơn là anh. Cho anh gửi lời cám-ơn."

H. khóc, nhưng trong niềm đau như có cái gì rất an-ủi.

Mùa đông năm ấy con gái tôi cũng qua thăm. Cháu hầu như không nói được tiếng Việt mà tiếng Anh của tôi lúc đó còn rất kém. Người bạn giúp đỡ mỗi lần cha con tôi lúng túng. Tôi tuy nói rất ít nhưng cháu Âu Cơ hình như hiểu rất nhiều. Cháu gọi “Bố” rất rõ ràng, và trước khi trở về Hòa Lan, cháu mua một chậu hoa hồng, trồng ở đầu hè:

"So you know that I'm around, and that I love you".

Tâm hồn tôi bây giờ rất bình yên. Lâu lâu tôi lên chùa Từ Sơn nói chuyện “thiền” với thầy Đức. Một mai tôi ra đi, xin các bạn hỏa táng tôi và rắc tro ngoài biển. Gió sẽ đưa tôi về bên kia đại-dương:


Tro tàn theo dấu cố hương
Hồn theo ngọn sóng về đường biển xưa.

Như các bạn đã biết, quê tôi ở ven giòng Tiền Giang. Lúc đó tôi thật sự vẹn cả 'Tình Sông Nghĩa Biển’.

Ngụy Xưa
April 2001

Phụ chú: Nhân vật chính trong câu chuyện này, anh Đ.V.M., đã qua đời năm 2006 tại California. Anh yêu cầu được hoả táng và mang tro tàn về quê hương, an táng cạnh mộ phần cha mẹ, thay vì trải ngoài biển như anh ước mong trước đây. Bạn bè đã làm tất cả những gì anh trăn trối, và người vợ cũ cũng từ Âu Châu sang để tang anh.

Ngày đưa hình Đ.V.M. lên chùa cho anh nghe kinh kệ chúng tôi cũng viết thêm vài hàng để tưởng nhớ anh:

Bạn thân,

Chúng mình tuổi trung bình cũng đã 60. Ra đi chỉ là vấn đề thời gian mà sao mỗi khi có đứa lìa đàn những người còn lại vẫn thấy thật là xót xa. Lần cuối cùng vào thăm bạn khi bạn còn tỉnh táo, bạn cười cười: “… Bác sĩ nói tớ còn chừng 2 ngày nữa là hôn mê …”. Bạn nhắn nhủ bạn bè chuẩn bị cho bạn những giây phút cuối đời. Giọng bạn thản nhiên như kể chuyện: “Đi gặp tụi thằng Đơn, thằng Lang và thằng Lộc. Đủ 4 chân mà-chược, tha hồ vui. Mà nhớ phủ cho tớ lá cờ…”

K.K. bỏ ra hành lang chùi nước mắt. Tôi cầm tay bạn ngậm ngùi. Ngày đó, khi mà chúng mình còn “mắt sáng môi tươi”, tôi từ biển Bắc về thăm bạn ở Đà Nẵng, bạn say mèm, ngồi khóc hu hu: “Thông Sứt vừa tử trận đêm qua. Tiêu-Phong cũng mới chết ngoài Nhạn Môn Quan. Buồn quá.”

“Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Chúng mình như thế đã là muộn. Từ từ rồi anh em mình sẽ lại gặp nhau. Vài hàng trong góc riêng này viết cho bạn, dù bạn đang phiêu du hay ngồi xoa mà chược trên trời. Thân.

Ngụy Xưa
June 2006Cảm ơn tác giả đã cho tôi được đọc một câu chuyện hay!

Kính,
Việt Hạo Nhiên_

NgụyXưa
05-11-2017, 07:19 PM
Cám ơn anh Việt Hạo Nhiên_ và các bạn miền xa đã ghé thăm.

***
Về Miền Quá Khứ


Bạn thân,

Có những câu thơ chỉ đọc qua một lần nhưng nhớ mãi. “Bên này đất nước nhớ thương nhau” trong bài “Đôi Bờ” của Quang Dũng chính là tâm sự của tôi khi xa quê hương gần hai năm trời (1970-1971), làm sĩ quan liên lạc tại trường Officer Candidate School, Newport (Rhode Island), trong lúc người tôi yêu ở bên kia bờ đại dương.

Nhiều năm sống đời sông nước, lang bạt các bến bờ, không có một nơi gọi là nhà, tôi thường dùng một câu thơ của Tản Đà Nguyễn Khác Hiếu, “Giang hồ mê chơi quên quê hương”, để che giấu một nỗi buồn mỗi khi tàu khởi hành, xa bến thân quen.

Như các bạn đã biết quê quán của Quang Dũng và Tản Đà đều là Sơn Tây cho nên trên đường từ Hà Nội đi Sapa trong chuyến trở về thăm Việt Nam vừa qua tôi đã ghé qua thành phố đó để được biết đến miền đất thiêng với núi Tản sông Đà. Tản Viên cũng gợi nhớ câu chuyện thần thoại Sơn Tinh và Thủy Tinh của một thời trẻ dại mà mỗi lần nghĩ tới tôi vẫn còn thấy tiếc thương, nhất là khi ghé thăm “Đền Và”, nơi thờ thần núi, và cũng còn được gọi là “Đông Cung”.

http://vinasoft.com/Pictures/Den_Va.jpg
Đền Và

Đền cổ xưa, kiến trúc không có gì đặc sắc nhưng trông thân quen, không khác gì những miếu đình tại quê tôi, làng Thuận Tốn hay còn được gọi là làng Thượng, bên bờ sông Hồng. Mẹ tôi thường nhắc tới “Đình Đào, Miếu Thương, Chùa Lê”, những nơi chốn thâm nghiêm nhưng bây giờ đã rất xa, và vì tuổi tác nên dù rất muốn nhưng mẹ tôi không thể nào trở lại chiêm ngưỡng thêm một lần.

Từ Đền Và băng qua những con đường nhỏ bé chúng tôi ghé thăm làng cổ Đường Lâm, đất của hai vua: Phùng Hưng và Ngô Quyền. Bài học lịch sử về Phùng Hưng thì tôi không còn nhớ nhiều thế nhưng Ngô Quyền, người đại thẳng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt một ngàn năm Bắc Thuộc thì làm sao tôi có thể quên! Và cũng rất tình cờ người tour guide đưa chúng vào thôn Mông Phụ, quê hương của người bạn đi cùng. Bạn tôi bàng hoàng nhận ra xóm cũ vì cũng đã lâu lắm rồi mới lại trở về chốn xưa. Cô ấy tần ngần vuốt ve những bức tường đá ong và bờ giếng cạn, cúi đầu chắp tay trước sân đình, nơi ông thân sinh của cô ấy hàng năm vẫn gửi tiền về để tu bổ cho đến phút cuối đời.


http://vinasoft.com/Pictures/Dinh_Mong_Phu.jpg
Đình Mông Phụ

Những căn nhà trong làng được giữ nguyên vẻ cổ xưa với mái ngói, sân gạch, chum tương và vại cà, hai thứ thức ăn bình dân không thể thiếu của những gia đinh miền Bắc cổ xưa, dù nghèo hèn hay giầu sang.


http://vinasoft.com/Pictures/Nha_Co.jpg
Nhà Cổ Làng Đường Lâm

Với đa số du khách hình ảnh đó hầu như rất tầm thường, thế như lại làm tôi cay mắt vì tôi chợt nhớ đến bà nội tôi và căn nhà ở quê xưa. Có thể nói là bà nội tôi giầu lắm. Nhà ngói ba gian với sân gạch rộng mênh mông để phơi thóc thế nhưng bà tôi một đời cần kiệm, tương cà quanh năm, chỉ khi tôi từ Hà Nội về thăm mới có một nồi thịt kho, dành cho “thằng Đài”, mong cho nó hay ăn chóng lớn, học hành tấn tới để nên người. Bà gọi tôi là “Thằng Đài” thay vì tên trong giấy khai sinh vì tên tôi trùng với tên một chức sắc trong làng, và cũng vì tôi biếng ăn, chỉ thích nghịch ngợm, phá phách hơn bất cứ đứa trẻ nào trong làng.

Khi gia đinh tôi di cư vào Nam năm 1954 bà nội tôi ở lại miền Bắc, và mất trước khi có phong trào cải cách ruộng đất nên may mắn không bị đem ra đấu tố. Khi biết tin tôi bật khóc! Ông tôi nhiều vợ, bà tôi là bà thứ Tư, và Ông mất khi bố tôi còn rất nhỏ nên tôi chỉ biết có Bà chứ không hề biết đến Ông! Bà tôi giàu có nhưng gia tài để lại cho chúng tôi chỉ là một bức hình trên bàn thờ gia tiên. Ngày giỗ Bà cũng là ngày giỗ tổ Hùng Vương nên chúng tôi không bao giờ quên. Không có cỗ bàn, tôi chỉ thắp vài ba nén nhang, cúi đầu tưởng niệm. Nhìn lên bàn thờ tôi lại nhớ tới niêu thịt kho và lời mắng mỏ thân tình: “Cha bố cái thằng Đài biếng ăn”, và tôi cảm thấy thật là bâng khuâng.

Bạn thân,

Làng cổ Đường Lâm và Đền Và đã mang tôi về miền dĩ vãng, và tôi biết là tôi không thể nào quên. Những tấm ảnh chụp tại hai nơi mang dấu tích lịch sử đó đều có hình bóng bạn bè đi chung, không thích hợp đem post lên diễn đàn, nên tôi đã dùng hình ảnh tìm thấy trên Internet để chia sẻ với bạn vài cảm nghĩ đơn sơ và riêng tư. Còn nhiều nơi tôi muốn tới thăm như chùa Yên Tử, thác Bản Giốc, và những tỉnh địa đầu như Cao Bằng, Lạng Sơn … nên tôi sẽ trở về thêm một lần trước năm 2020. Rất mong là sẽ có bạn đi cùng.

Tình thân,

Ngụy Xưa
May 11, 2017

SauDong
06-09-2017, 11:45 PM
Hy vọng bác kg phải lấy visa Tàu để ghé thác Bản Giốc !

NgụyXưa
06-11-2017, 01:56 PM
Hy vọng bác kg phải lấy visa Tàu để ghé thác Bản Giốc !Hi Anh Sầu,

Mình vẫn còn một nửa thác Bản Giốc. Đứng bên này khóc nửa bên kia cho thoả lòng nhớ thương.

***
Vụn Vặt Trong Đời Sống


Bạn thân,

Đầu tháng Sáu vừa qua tôi trở về San Jose tham dự đại hội HQ/VNCH, tổ chức cho tất cả quân nhân các cấp từ thủy thủ tới đô đốc, từ khắp nơi trên thế giới, kể cả từ VN. Bằng hữu và chiến hữu xa cách lâu ngày gặp lại nhau trong niềm xúc động và ngậm ngùi. Có những người tưởng như xa lạ thế nhưng khi xưng tên, nhắc tới đơn vị cũ mới nhận ra nhau, nắm tay nhắc những kỷ niệm mà tưởng như chuyện cũ vừa mới xảy ra ngày hôm qua.

Người thủy thủ trẻ nhất về tham dự cũng đã ngoài 60 tuổi, còn vị đô đốc nguyên tư lệnh HQ một thời bây giờ đã 97. Nhiều người không còn đứng vững trên đôi chân, và mái tóc đen nhánh bồng bềnh lộng gió trên boong tàu của những ngày tháng cũ bây giờ đã điểm sương, thế nhưng những bàn tay trao nhau vẫn ấm áp như thuở nào.

Chuyện xưa kéo dài hầu như không thể chấm dứt, những người không có mặt được nhắc tới, và những người đã qua đời được tưởng nhớ trong niềm tiếc thương. Chúng tôi bây giờ sống bằng kỷ niệm, nhớ tới bạn cũ bằng những câu thơ buồn:


Tóc tớ bây giờ không xanh nữa
Chỉ còn một chút nhớ thương thôi.

Mà thôi, bạn ạ. Gặp nhau một ngày thế là đủ. Quá khứ nhắc mãi cũng mỏi mòn nên hôm nay xin kể chuyện đời, chuyện người với bạn cho vui. Bạn biết không, tôi đã từng làm việc như một statistician gần 10 năm cho một hãng đầu tư trước khi đổi nghề, chuyển sang IT (Information Technology). Hồi đó nhóm của tôi gồm năm người, đứa nào cũng bằng cấp đầy mình và sếp sòng là một ông Ph. D. tốt nghiệp tại một đại học danh tiếng. Chúng tôi dùng computer để phân tích dữ kiện từ thị trường chứng khoán, và cố gắng xây dựng một mô hình tiên đoán giá cả cổ phiếu (stock) và nhu yếu phẩm (commodity futures) trong tương lại. Chúng tôi dùng nhiều kỹ thuật, từ “time series” đến “causal feedbacks” nhưng không mô hình nào đứng vững được lâu dài, cuối cùng đành tuyên bố là giá cả chứng khoán “random walk”, có nghĩa là không tiên đoán được, và “tan hàng”! Sếp của tôi trở về trường dạy học, tôi đầu quân cho Sun Microsystems khi công ty này còn trứng nước, và các đồng nghiệp khác cũng “giã từ vũ khí”, tản mác trong vùng Bay Valley, trở thành nhân viên cho các hãng hi-tech, không còn dám lạm bàn tới stock hay commodities. Đó là lý do dù đã sinh hoạt trên diễn đàn này hơn 10 năm tôi không hề bén mảng vào khu “Tài Chánh Cá Nhân, Đầu Tư” để “Mao Tôn Cương”, chỉ mong các bạn trong đó gặp nhiều may mắn.

Thực ra dù không “trade” nhưng tôi vẫn có một số stocks để giữ về lâu về dài, nếu không cuộc đời sẽ tẻ nhạt vô cùng, sáng ngủ dậy chẳng biết thị trường hôm nay ra sao để vui để buồn. Thú thật với bạn là 10 stocks tôi mua thì có tới … 9 stocks gần như tiêu tùng, thế nhưng may mà những stocks còn lại “cứu bồ” nên chưa đến nỗi “bị gậy” tới văn phòng chính phủ xin welfare. Mấy thằng cứu bồ là “Netfix” và “Facebook”, mua từ lúc mới ra chào đời nhưng vẫn chưa bán, và không biết bao giờ nên bán vì mua stock thì dễ nhưng bán ra thì khó vô cùng!

Có những hôm (đúng hơn là nhiều hôm liên tiếp) sáng thức dậy, mở TV thấy các chỉ số chứng khoán Down Jones, S&P 500 và Nasdaq đỏ lòm, tôi thờ dài, nhái hai câu thơ nhớ bạn ở trên thành:


Stock tớ bây giờ không xanh nữa
Chỉ còn một chút tiếc thương thôi.

K. may mắn hơn tôi trong lãnh vực đầu tư, đi làm 28 năm cho hãng Hewlett Packard, được mua cổ phần và stock option với giá rẻ nên bây giờ “financial independent” trong những tháng năm còn lại của cuộc đời. Mặc dù stock của HP cũng lên thác xuống ghềnh, nhưng lại “đẻ” ra được bốn năm thằng con mang tên A, HPE, HPQ, KEYS, DXC cho vui vẻ với làng xóm. Chưa hết, hiện thời K. làm việc cho VMWare, và stock của hãng này cũng mang tới cho K. thêm chút tiền còm, đủ để cho cháu ngoại đi học đại học nếu sau này thằng bé không theo gách xiệc làm nghề đu bay!

Bạn thân,

Hãy còn là những ngày cuối cùng của mùa xuân nên buổi sáng trời Carlsbad vẫn đầy sương mù, không khí ẩm ướt, đủ lạnh để mặc áo ấm và để nhớ về một nơi trên cao nguyên bên kia biển Thái Bình. Qua lá thư của một cô bạn nhỏ từ Hà Nội tôi được biết thành phố đó bây giờ đã là mùa hè, hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa sen nở đầy, và có những hôm ngoài trời nóng tới 46 độ C. Thế nào tôi cũng sẽ về thăm thành phố đó thêm một lần, dù chưa định được ngày đi nhưng chắc chắn phải là trước năm 2020; bạn biết vì sao mà, phải không?

Thân chúc bạn một mùa hè rực rỡ cùng với những ngày an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
June 11, 2017

dulan
06-18-2017, 04:27 PM
...



Xin chào mừng "Kỷ niệm ngày QLVNCH 19 tháng sáu đến với Gửi Bạn Miền Xa và quan khách trong nhà chú Ngụy Xưa nhé!

http://i.imgur.com/OxFr1zJ.jpg?2







Xin mời bánh và cà phê:

http://i.imgur.com/T8o4UDw.jpg?2



...



Thân mến và chúc vui,
Dulan


...

NgụyXưa
06-19-2017, 10:06 AM
Xin cám ơn các ACE đã vào thăm, và đặc biệt cám ơn Du Lan đã nhớ tới ngày Quân Lực của VNCH, "tặng quà ủy lạo chiến sĩ" với bánh ngọt và cà phê thơm nồng. :z67:

14 năm quân ngũ nhưng vì đời phiêu bạt nên NX chưa bao giờ được một lần tham dự Ngày Quân Lực 19 tháng Sáu. Mới đây xem các cuộc diễn hành trên youtube NX chợt thấy bùi ngùi.Các chiến sĩ một thời oanh liệt của các quân binh chủng như Nhẩy Dù, Thùy Quân Lục Chiến ngày đó thật oai hùng vậy mà vận nước lại điêu linh! Những người chiến sĩ đó dù bây giờ ở đậu người dân VN cũng không bao giờ quên ơn các anh.

NX lúc này ít viết, nhất là truyện ngắn, một phần vì đã có tuổi, và một phần vì tâm tư lúc này không còn sôi nổi như trước đây, Xin chia sẻ với các ACE một chuyện vui buồn của đời thủy thủ khi còn đi hoang (i.e. chưa lập gia đinh :)), viết đã khá lâu, và đã được post trên Phố Rùm năm 2007. "Mưa Cho Tình Nồng" dù với ít nhiều hư cấu nhưng phần nào phản ảnh đời sống của những người con trai thời chiến, cuộc đời bị đưa đẩy giữa tình yêu và số phận.

Mưa Cho Tình Nồng (http://vinasoft.com/MuaChoTinhNong.htm)

Một lần nữa xin cám ơn các bạn, và thân chúc các bạn một mùa hè rực rỡ, an vui.

Tình thân,

NX

NgụyXưa
06-27-2017, 01:10 PM
Một Chút Tình


Bạn thân,

Tôi buồn thẫn thờ sáng nay khi nghe tiếng kèn truy điệu bảy người thủy thủ của chiến hạm USS Fitzgerald bỏ mình trong tai nạn đụng tàu tại Yokosuka, Japan. Tiếng kèn của người thủy thủ đứng trên cầu tàu nhìn ra biển, dù chỉ nghe qua TV trong căn phòng khách yên vắng, cũng thấy thật là thiết tha. Tôi nghĩ là thân nhân của những người quá cố và thủy thủ đoàn dự lễ truy điệu chắc là khó cầm được nước mắt.

Những người đã một thời cùng một mầu áo trắng, dù khác mầu da hay quốc tịch, vẫn cảm thấy như có chút gì liên hệ nên thường đồng cảm với niềm vui hay nỗi buồn, nhất là trong những người bị nạn có một thủ thủy gốc Việt, tuổi còn rất xanh.

Hạm trưởng của chiếc khu trục hạm, đang ngủ trong phòng riêng khi tại nạn xẩy ra trước khi trời sáng, cũng bị thương và được trực thăng vận đưa vào bờ cứu cấp. Mặc dù không có mặt trên đài chỉ huy nhưng theo hải qui hạm trưởng vẫn là người sẽ phải chịu trách nhiệm các lỗi lầm của thủy thủ đoàn, và đời hải nghiệp coi như là chấm dứt từ đây, chưa kể còn có thể bị truy tố trước toà án quân sự, bị giải nhiệm hoặc tù đày. Bất công quá phải không bạn thân, thế nhưng đó là giá phải trả để có quyền hạn “magister post diem”, trên là trời dưới là ta! Mấy chục năm về trước bạn ta để tàu đụng phải mìn trôi trên dòng Cổ Chiên cũng thân bại danh liệt. một đời gậm nhấm nỗi buồn.

Có nhiều trường hợp khiến chúng ta gián đoạn cuộc đời, thế nhưng không có biến cố nào làm bạn bè Bảo Bình thay đổi đời sống như là biến cố tháng Tư năm 1975! Vài năm trước đây gặp nhau ở Washington DC để kỷ niệm ngày tốt nghiệp, những dòng thơ “Bảo Bình Trên Xứ Lạ” đã được viết ra để kiểm điểm lại cuộc đời.

Có những người mới ra khỏi quân trường là đã ngang dọc trên những dòng sông đầy lửa đạn của miền Nam cũng như đã từng liều mình ngoài biển Bắc cùng với lực lượng đặc biệt thế mà bây giờ:


Biển Bắc ta hề coi nhẹ không
Phong sương dầy dạn kiếp tang bồng
Bỗng dưng nghiêng ngửa đời lưu lạc
Ðất liền thủy thủ bàn tay không
Cúi đầu hiu hắt trên đường phố
Chiều về ra biển đứng chờ trông.

Nhưng dù sao thế cũng là may mắn vì đã đế được đất nước tự do này. Nhiều bạn ta chịu cảnh tù đày, và khi trở về gia đình tan tác cho lòng xót xa:


Khi anh về hoa rơi trên lối cũ
Chim xa rừng và lá đã thay mầu
Mây cũng u buồn bay đi viễn xứ
Và chúng mình thôi không còn có nhau

Thuyền xa bỏ bến Sông Cầu
Trong cơn gió lộng, xa nhau mịt mù
Mùa sang trở giấc đêm thu
Mơ nghe em gọi tận từ miền xa.
Thấy em theo gió về nhà
Gót chân quất quít theo tà áo xưa.

Có những bạn hoàn cảnh còn đau đớn hơn, vượt tuyến tìm tự do nhưng rồi thấy vợ con chết trên biển trong cơn tuyệt vọng. Biết gì hơn là tỏ lòng tiếc thương:


Em ơi chín nhớ mười thương
Em đi để sóng đại dương nghẹn ngào
Anh ngồi dỗ giấc chiêm bao
Ðợi em cùng với trăng sao hiện về

Đau đớn quá phải không bạn thân? Sang tới đất nước này, ngoài chuyện phấn đấu để thích nghi với đời sống mới, nhiều người đã biệt tích, qui ẩn để gậm nhấm nỗi buồn riêng:


Ta riêng ở một góc trời
Một trang tâm sự, một đời phế hưng.

Thế nhưng có một ngày bỗng dưng niềm tin được sống dậy để làm chuyện đội đá vá trời :


Mười năm tìm kiếm may vừa gặp.
Bẻ kiếm bên trời tưởng đã quên
Uống đi, một chén tương phùng nữa
Mai mình nương gió kéo buồm lên.

Cánh buồn không đủ gió để về đến bến bờ VN, trái lại bạn bè tan tác trên chiến trường Hạ Lào, đã chua xót lại càng chua xót thêm, thế nhưng “không thành công cũng thành nhân” , bạn không có gì hổ thẹn với lương tâm.

Bạn thân,

81 anh em Bào Bình bây giờ chỉ còn lại hơn năm chục, và chỉ có MỘT người sống tại VN. Mỗi người có một hoàn cảnh riêng nên cũng đành:


Cây da rễ bám bên đình
Mang đi không được nên mình xót xa.

Riêng những người ở trên xứ lạ thì dù sao bây giờ cũng đã có một đời sống bình thường, và ít ra thì cũng đã mang đến cho lớp người sau một một niềm hạnh phúc đơn sơ :


Dù không thỏa mộng sông hồ
Cho con cha dựng bến bờ yêu thương
Cho em giấc ngủ bình thường
Cho anh một chút tơ vương cuối trời.

Thôi thì, hãy cứ coi đó là triết lý để sống cuộc đời còn lại. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa chẳng bao giờ chúng mình quên được màu biển xanh và những bến bờ đã đi qua một lần :


Mắt xưa vương bóng sông hồ
Tóc xưa gió lộng bến bờ yêu thương
Mê man giấc mộng đêm trường
Hồn theo ngọn sóng, về đường biển xưa.

Xót thương những người vừa tử nạn trên biển, và nghĩ đến thân phận anh em Bảo Bình, nên trích lại vài dòng thơ cũ để tâm tình với bạn. Mong là bạn được an vui trong những tháng năm vàng.

Tình thân,

Ngụy Xưa,
June 27, 2017

NgụyXưa
07-29-2017, 09:43 AM
Một Chút Tình Vui


Bạn thân,

Vào những tháng năm vàng chúng mình thường có nhiều chuyện buồn liên quan tới đời sống của bạn bè, thế nhưng cũng có những lúc thượng đế chợt từ bi bất ngờ để hôm nay tôi có thể chia sẻ với bạn một chút tình vui của bạn ta.

Tôi đã viết về J vài lần nhưng toàn là những chuyện không vui. Có lẽ là số mệnh nên mặc dù “chàng” đẹp trai, học giỏi thế mà cuộc đời lại thật là long đong, bẩy nổi ba chìm, chín cái lênh đênh! J vào trường SQHQ năm 1961, ngay sau khi vừa đậu Tú Tài, một phần vì yêu đời sông nước nhưng một phần cũng vì hoàn cảnh gia đình không mấy khá gỉả để J tiếp tục theo đuổi con dường học vấn. J tốt nghiệp thuộc hàng “top 3” nên sau một thời gian ngắn phục vụ trên chiến hạm J được gửi qua Mỹ học về điện tử để về nước làm việc với Hoa Kỳ trong chương trình chuyển giao các đài radar của Mỹ dọc theo bờ biển VN cho HQ/VNCH. Hoàn thành nhiệm vụ J trở lại hạm đội, thăng cấp “quan Năm tàu thủy”, chỉ huy một tuần dương hạm, và hơn thế nữa, lập gia đinh với người đẹp của rạp ciné REX tại Sài-Gòn.

Cuộc đời như vậy còn gì vui hơn, phải không bạn thân? Thế nhưng, chữ nhưng khốn nạn, biến cố tháng Tư năm 1975 làm điên đảo bao nhiêu cuộc đời, trong đó có J. Vì đau mắt, phải nằm nhà thương, J không thể mang tàu di tản cùng với hạm đội trong chuyến hải hành cuối cùng. J đã ở lại để “được” đi “học tập” có hơn mười niên! Ngày tháng trong tù tưởng như dài vô tận nhưng rồi bạn bè cùng khoá cũng đều lần lượt được thả ra, riêng J được giữ lại chỉ vì cán bộ trại tù (trong cái thời kỳ khốn khó chỉ biết ước mơ đến “đạp, đồng, đài”) cần J sửa radio, cassette …, trông coi máy điện và những dụng cụ liên quan tới nghề điện tử của “chàng”! Đúng là “chữ tài liền với chữ tai một vần”. (Kiều).

Cuối cùng thì trại tù “cải tạo” cũng phải đóng cửa, J được cho về, và sau đó qua Mỹ theo diện HO, bắt đầu một giai đọạn mới của cuộc đời nhọc nhằn nhưng cũng có những ngày hạnh phúc trong niềm đam mê. Với ít nhiều hư cấu tôi đã viết một truyện ngắn về đoạn đời này của J nên ở đây tôi chỉ xin vắn tắt về một chuyện tình nóng bỏng, tưởng như không có thật của “chàng”. Vì lý do riêng tư J đã phải chia tay với người vợ tào khang sau 42 năm, lao vào vòng tay của một người đàn bà nổi tiếng trong cộng đồng người Việt tại Nam Cali. Trai tài gái sắc tìm tới nhau cũng chỉ là chuyện thường tình, thế nhưng đó cũng là cơ hội cho J theo đuổi giấc mộng văn chương ấp ủ từ thời niên thiếu. Tiếc thay cuộc tình mới cũng chỉ kéo dài được vài năm, người tình của J vì khẩu nghiệp nên cuối cùng phải bỏ Cali tìm tới một chân trời xa còn J thêm một lần nữa như con thuyền không bến, tháng ngày một mình gậm nhấm nỗi buồn trên căn gác trọ của một người không quen!

Tưởng rằng cứ như thế rồi cuộc đời cũng qua, thế nhưng, lại nhưng, tình cờ một người thân của chủ nhà tới chơi, biết được hoàn cảnh và nỗi lòng của J nên trái tim tưởng như đã chai đá chợt mềm. Cả hai cùng một lứa bên trời lận đận nên đã tìm đến nhau, ấp ủ những tháng năm còn lại của cuộc đời. J gọi tôi, báo tin là tháng tới sẽ làm đám cưới với người yêu. Tôi chúc mừng J, “Que sera, sera”, mấy ai biết được những ngày sau của cuộc đời thế nhưng lúc này ít ra J cũng đã có một chút tình vui, phải thế không bạn thân?

Bạn thân,

Gần đây tôi thuờng đi thăm viếng người quá cố và người đau yếu nhiều hơn là tìm đến những chỗ đông vui, thế nhưng tháng Sept. này tôi sẽ tham dự hai đám cưới và một cuộc họp mặt trường cũ của K., (Trưng Vương, Khung Cửa Mùa Thu, đó bạn), như thế cho riêng tôi cũng là một chút tình vui!

Vẫn chưa tới mùa thu để cho tôi nhận được thư của người bạn nhỏ từ Hà Nội như cô ấy vẫn thường viết cho tôi hàng năm từ ngày cô ấy rời Paris. Hy vọng thư năm nay cũng sẽ có thiệp hồng như cô ấy đã hứa để cho tôi và K. lại có dịp náo nức mong một ngày về thăm lại chốn xưa.

Mùa hè rực rỡ, thân chúc bạn những ngày an vui dù bạn đang cùng gia đinh du lịch đâu đó hay là chỉ đứng tại sân sau nhà với ly cà phê ấm áp thơm nồng, nhìn mây bay ngang trời, ngẫm nghĩ về ý nghĩa của cuộc đời.

Tình thân,

Ngụy Xưa
July 28, 2017

NgụyXưa
08-09-2017, 10:34 AM
Như Cánh Bèo Trôi


Anh Nguyễn thân,

Thật là bất ngờ nhưng cũng thật ấm lòng khi được tin anh cũng như mỗi khi liên lạc được với các bạn đồng đội ngày xưa. Cám ơn anh đã có lời thăm hỏi sau gần 50 năm mất tin nhau.

Anh cho biết là mới vừa tới nước Mỹ được vài năm, vẫn còn xa lạ, và muốn hỏi ý kiến của những người đi trước như chúng tôi về một thái độ chính trị thích nghi, và nhất là quan niệm của người Việt tại Hoa Kỳ đối với chính quyền Mỹ. Anh cũng băn khoăn về hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà, không biết đảng nào “pro” Việt Nam hơn.

Nhân mùa bầu cử vừa qua bạn bè chúng tôi cũng có nhiều tranh cãi, người bênh vực Cộng Hoà, người hoan hô Dân Chủ, thế nhưng cũng chỉ bàn cho vui chứ chúng tôi biết là không ai thuyết phục được ai. Anh biết mà, người ta khó thay đổi quan niệm chính trị và lòng tin tôn giáo của mình một cách dễ dàng. Tuy nhiên về phương diện chính trị nước Mỹ chúng tôi đều nhận thức được một điều. Đó là: chính phủ Hoa Kỳ nào cũng nghĩ đến quyền lợi của quốc gia họ trước khi họ nghĩ đến đồng minh, và thái độ của chúng ta đối với chính quyền Mỹ tùy thuộc vào vị trí chúng ta lựa chọn để suy tư như một công dân Mỹ hay là mãi mãi vẫn chỉ nghĩ mình là công dân VNCH.

Vào thập niên 1960, thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà, Mỹ theo chủ thuyết Domino, chống Cộng cực đoan, sợ rằng nếu VN rơi vào tay CS thì các nước lân bang cũng sẽ lần lượt bị tràn ngập bởi làn sóng đỏ nên Mỹ đã đổ quân ào ạt vào VN. Tổng thống N.Đ. Diệm không muốn quân đội ngoại quốc hiện diện tại lãnh thổ do ông ta cai trị nên đã bị chính phủ Dân Chủ của tổng thống Kennedy/Johnson lật đổ, và chiến tranh VN từ từ bước vào giai đoạn khốc liệt.

Bắt đầu từ thập niên 1970 chính sách của Hoa Kỳ đã thay đổi, một phần vì sự chống đối của dân chúng và một phần vì áp lực của những nhóm tài phiệt, thuyết Domino không còn chỗ đứng nên chính phủ Cộng Hoà của Mỹ dưới sự lãnh đạo của các tổng thống Nixon/Ford đã bỏ rơi VN để bắt tay với Trung Hoa, một thị trường rộng lớn, khiến cho bao nhiêu người Việt phải tha hương.

Đó là một bài học cay đắng cho VN và những nước nhược tiểu phải trông cạy vào sự giúp đỡ của các quốc gia hùng mạnh. Chỉ vì yếu kém về kinh tế và quân sự, các quốc gia còn đang trên đà phát triển như VN khó có thể thoát được cái vòng kim cô của các cường quốc. VN Cộng Sản bây giờ cũng đang bị Tàu chi phối về mọi phương diện từ chính trị, kinh tế, quân sự đến môi trường, và có thể trở thành một tỉnh của Tàu trong nay mai. Thật là oan nghiệt!

Mỹ bây giờ lại có một chính sách mới (do chính phủ Dân Chủ của Obama đề xướng), xoay trục về Asia, hầu như bỏ mặc cho Trung Đông khói lửa, nếu có tham chiến cũng chỉ giữ vai trò yểm trợ chứ không còn trực tiếp ào ạt mang quân tới như trước đây vì Mỹ lúc này đã có thể tự túc về năng lượng (do kỹ thuật fracking), không còn lệ thuộc vào dầu hoả của khối Arab như thời 1970. Thôi không làm cảnh sát quốc tế nữa nên Mỹ rút dần quân đội từ ngoại quốc về, ngoài ra vẫn có thể thủ lợi, cung cấp vũ khi cho những nước còn đang chiến tranh. Nhiều người bảo thủ cho thế là hèn kém, làm nước Mỹ suy yếu, và đó cũng là một nguyên nhân khiến D.Trump thắng cử, trở thành tổng thống của Hoa Kỳ bây giờ.

Về phương diện kinh tế, chính quyền mới cổ động cho phong trào “America First”, “Make America Great Again”, thúc đẩy sản xuất nội địa, gia tăng công ăn việc làm cho dân Mỹ, cắt giảm di dân (bất hợp pháp và ngay cả hợp pháp) … nghe rất vừa lòng người bảo thủ. Thế nhưng cũng có những người cấp tiến, muốn một nước Mỹ ôn hoà, chủ trương “global economy” để san sẻ với các nước chậm tiến bằng cách chế tạo sản phẩm tiêu dùng khắp nơi ngoài nước Mỹ, giúp cho lân bang như Mexico ổn định xã hội, nâng cao nếp sống để họ không tràn sang nước Mỹ, gây ra nhiều vấn đề, thay vì xây tường ngăn cách dọc theo biên giới. Khi phải sống trong một xã hội bất an và nghèo khó thì đại dương bao la còn không ngăn cản được con người đi tìm một chân trời mới, xá chi một bức tường cao hay một hàng rào giây thép gai. Người Việt năm 1975, và người Trung Đông bây giờ, đã và đang vượt biển tìm tự do, xây dựng lại cuộc đời.

Tôi nghĩ là Hoa Kỳ muốn trở lại VN (hay ít ra là Cam Ranh), nhất là từ khi Philippines trở mặt đi với Tàu, nên đã có thái độ thân thiện và mềm mỏng với chính quyền VN hiện tại. VNCH ngày xưa đối với họ không còn là gì cả, sẽ không bao giờ họ muốn giúp những người lưu vong trở về lập lại chính quyền, thế giới đã thay đổi, VNCH thực sự đã chết, chỉ còn sống trong lòng những người Việt tha hương. Mối quan tâm của chúng ta bây giờ là phải làm gì để VN trường tồn, không bị Hán hoá như Tây Tạng, Nội Mông, Mãn Châu … Những gì chúng ta có thể làm là tiếp lửa cho những người trẻ ở VN đứng lên đòi hỏi dân chủ và quyền tự quyết. Đó không thể là công việc một sớm một chiều mà đòi hỏi sự kiên trì, và hy vọng vào sự thuận lợi của tình hình thế giới.

Chính phủ Mỹ, Dân Chủ hay Cộng Hoà, bao giờ cũng chỉ nghĩ tới quyến lợi quốc gia Hoa Kỳ tuy nhiên nhân dân Mỹ vẫn là những người có lòng nên người Việt tha hương đều được giúp đỡ khi mới tới đất nước này, và bây giờ đa số đã có một đời sống bình yên. Anh em chúng mình, những người xa xứ một thời đã như cánh bèo trôi, lúc này đã ngoài tuổi cổ lai hy, đều biết rằng thời của chúng mình đã qua, nhưng vẫn hy vọng (dù là mong manh) con cháu đời sau học được bài học Do Thái, đoàn kết đấu tranh, để một ngày nào lại được trở về một nơi gọi là Việt Nam Tự Do, nếu chẳng may tổ quốc lại bị đô hộ bởi ngoại nhân từ phương Bắc.

Anh Nguyễn thân,

Chia sẻ với anh vài suy nghĩ riêng tư và đơn sơ, không biết là có đáp ứng được những băn khoăn của anh hay không. Mong có dịp gặp lại anh để chúng mình tâm tình nhiều hơn.

Vài hàng thăm hỏi, và cám ơn anh đã nhớ tới những ngày tháng cũ khi chúng mình cùng phục vụ trên con tàu bé nhỏ nhưng dễ thương HQ-600 của HQ/VNCH.

Thân ái chúc anh và gia đình những ngày an vui.

Tình thân,

August 8, 2017
Ngụy Xưa

NgụyXưa
08-29-2017, 12:09 PM
Cám ơn các ACE đã vào thăm và để lại những dấu ấn đồng cảm.

Nhân tiện xin gửi tới các bạn miền xa tại Texas, và nhất là tại Houston, lời cầu chức bình an trong cơn bão tố còn đang hoành hành, mưa gió đầy trời gây ngập lụt khắp nơi.

Riêng cho Ty và Ph.: Take care of yourself, dear.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Aug. 29, 2017

NgụyXưa
09-22-2017, 07:44 PM
Gió Bụi Mùa Thu


Bạn thân,

Hôm nay mùa thu chính thức bắt đầu trên Bắc bán cầu. Khi còn trong tuổi thanh niên, mùa thu của tôi là những Mùa Thu Yêu Đương (http://vinasoft.com/GuiBanMienXa_P3.htm#_Toc406523837) , bây giờ ở tuổi vàng mùa thu thường đến cùng với mội nỗi buồn mênh mang.

Email của một người bạn đính kèm theo một bài viết khiến cho tôi thấy thật bùi ngùi:

“Cứ vào mùa thu, khi lá bắt đầu vàng úa trên sân trường đại học tôi lại nhớ đến bóng dáng của những người lính đã nằm xuống 30 năm trước. Những khuôn mặt thật trẻ của nhà văn Võ Hoàng, nhạc sĩ Trần Thiện Khải, kỹ sư Ngô Chí Dũng,…

Ba mươi mùa thu, lá rừng đã phủ lấp, đã ôm ấp hình hài của những người lính năm nào khát khao trở về quê mẹ. Ba mươi mùa thu, những đứa trẻ ngày xưa đã lớn, nhiều người đã quên, tôi cũng đã quên mất cái ngày ngồi trong một góc thư viện của Truman College và đau lòng đọc bản tin về cuộc đụng trận của họ ở Nam Lào…” (Trích: Tình Yêu Cuả Bụi – Tác giả: Ngô Mai Hương – Nguồn: viettan.org)

Tôi biết những người có tên trong bài viết đầy cảm xúc nêu trên. Khi họ lên đường tôi cúi đầu cảm phục, khi họ không trở về tôi cúi đầu lòng buồn xót xa. Họ không thành công nhưng đã thành nhân. Họ về không được nên đất nước bây giờ như là một vết thương lở lói, và hình như chẳng còn là của người Việt mình. Lá thư của cô bạn nhỏ từ Hà Nội gửi cho tôi đêm qua thật buồn:

“Thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, thiên tai bão lũ hoành hành với bao tang thương, thực là không cầm lòng được. Nước Việt mình ngoài thiên tai còn bao điều bức bối, tất cả chỉ như một quả bom chờ nổ. Gần đây, chứng kiến nhiều chuyện của bạn bè, người thân, suy ngẫm và mỗi sáng đi làm trong cảnh tắc đường, nhốn nháo, cháu đang tự hỏi mình đang ở đây làm gì, mặc dù vẫn có công việc để vất vả cống hiến, vẫn có một gia đình bình yên để trở về...”

Tuổi trẻ đầy băn khoăn nhưng hình như bất lực trước hoàn cảnh, hoang mang đi tìm cho mình một con đường. Đất nước rồi sẽ đi về đâu để cho những người trẻ có những mùa thu an vui, như tôi đã may mắn có được một thời?

Đó là chuyện xưa, và chuyện bây giờ ở quê nhà. Mùa thu năm nay đất nước tạm dung này cũng trải qua nhiều tang thương. Texas ngập lụt vì bão Harvey, thiệt hại hàng chục tỷ dollars. Một sếp cũ của tôi chân đã què vì tuổi tác cũng phải “di tản chiến thuật”, chờ nước rút, và nhà có điện lại, mới được trở về.

Tháng December này anh em Bảo Bình nhớ đời biển cả, rủ nhau thăm viếng các hải đảo trong miền Caribbean thế nhưng hai trận bão liên tiếp, Irma và Maria, tàn phá gần hết những nơi anh em chúng tôi dự trù tới thăm, nhất là San Juan, nơi tôi đã có một kỷ niệm êm đềm. Chúng tôi quyết định không hủy bỏ chuyến đi vì dù không thể thăm viếng các thắng cảnh chúng tôi vẫn có cơ hội gặp lại nhau, đứng trên boong tàu, nhớ về ngày tháng cũ và kỷ niệm xưa. Tháng ngày còn lại của chúng tôi bây giờ rất mong manh. Tuần trước Toàn Nai giã từ anh em về nơi miên viễn, tôi bận việc không thể về San Jose đưa tiễn bạn lần cuối, chỉ gửi cho tang quyến được đôi dòng: “Bái anh Toàn, và xin cầu chúc hương linh anh sớm về miền cực lạc”.

Đất nước lân bang càng thê thảm hơn. Mexico động đất 7.1, hàng trăm người chết trong cảnh hoang tàn. Trường học sụp đổ, chôn vùi những đứa trẻ thơ. Có thảm cảnh nào đau đớn hơn là dòng nước mắt từ những bà mẹ đi tìm con? Đất nước đó vốn đã nghèo, người dân phải tha phương kiếm sống, bây giờ làm sao xây dựng lại được những đổ vỡ điêu tàn?

Bạn thân,

Sáng sớm hôm nay miền Nam Cali gió đã se lạnh, và nơi tôi ở còn lác đác vài giọt mưa thu. Mùa thu thực sự đã về. Mùa thu năm nay là mùa thu gió bụi, không chỉ buồn mà còn man mác một niềm đau. Thôi thì hãy cứ tự an ủi là “trời đất nổi cơn gió bụi” nhưng chúng mình may mắn được bình yên. Hãy cố giữ cho tâm hồn và thể xác được thảnh thơi trong lúc tuổi vàng để còn gặp lại nhau, bạn nhé.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Sept. 22, 2017

thuykhanh
09-22-2017, 08:04 PM
**
Chào anh Ngụy Xưa,

Nhấn nút Reply xong thì thấy bài anh mới đăng, thấy mình thật vô duyên.
Xin lỗi anh nhé! Anh cho tôi gởi lời thăm K.

tk

gun_ho
09-23-2017, 10:37 AM
Sáng sớm hôm nay miền Nam Cali gió đã se lạnh, và nơi tôi ở còn lác đác vài giọt mưa thu. Mùa thu thực sự đã về. Mùa thu năm nay là mùa thu gió bụi, không chỉ buồn mà còn man mác một niềm đau.

Mùa Thu của anh sao buồn sầu u ám thế nhỉ? Hay là khoác vội cái áo không ấm lắm bước ra ngoài xem có cái lá thu nào theo cơn gió đáp vào mình hay không?

NgụyXưa
10-14-2017, 10:51 AM
Xin cám ơn chị thuykhanh, and gun_ho và các ACE đã ghé thăm.

***
Cali Khói Lửa Mịt Mù


Bạn thân,

Cám ơn bạn từ bên kia bờ đại dương đã gửi lời thăm hỏi chúng tôi vì Cali khói lửa mịt mù. Nước Mỹ năm nay nhiều tai hoạ, sau những trận bão tàn phá Texas, Florida và các hải đảo trong vùng Caribbean Sea bây giờ những đám cháy tại Cali đã tiêu hủy hơn 3,700 căn nhà, tổn thất hơn một tỉ dollars, và hơn 30 người thiệt mạng, chưa kể hàng trăm người mất tích, trong đó có một cặp vợ chồng già lấy nhau đã 75 năm. Thật là tội nghiệp!

Hoả hoạn vẫn đang còn hoành hành, đám cháy gần nhất cách thành phố Carlsbad, nơi chúng tôi cư ngụ, hơn 100 cây số nên chắc là chúng tôi sẽ may mắn được an toàn.

Nhớ lại cách đây hai năm, khi chúng tôi đang du lịch bên Âu Châu, cháy lớn ngay tại Carlsbad. Chúng tôi xem TV, đứng ngồi không yên nhưng cũng không biết làm gì hơn. K. liên lạc với Anne, con gái chúng tôi ở San Diego, nhưng Anne cũng không thể tới gần nhà chúng tôi để xem tình hình ra sao. Gần tới ngày trở về Cali chúng tôi mới được tin là mọi sự bình yên, lửa cháy tới ngọn đồi bên cạnh thì gió đổi chiều nên khu nhà chúng tôi được thần hoả tha Tào.

Khi trờ về thấy sân sau ngổn ngang tro bụi và tin nhắn của chính quyền thành phố để lại trong điện thoại yêu cầu di tản, cũng như những lời thăm hỏi của bạn bè, chúng tôi vừa bàng hoàng vừa vui mừng. Quả tình nếu ở nhà lúc đó chúng tôi cũng không biết xoay sở ra sao, mang theo cái gì, và bỏ lại cái gì để ra khỏi vùng khói lửa. Ông hàng xóm người Đại Hàn tới gõ cửa nhà (trong lúc chúng tôi đi vắng) tìm “đồng minh” vì cũng lúng túng. May mà tất cả đều bình yên.

Nước Mỹ rộng mênh mông, thiên tai xảy ra khắp nơi. Hàng năm hầu như đều có bão tố ngập lụt hoặc gió lốc tàn phá hay là động đất cháy rừng. Thế nhưng quốc gia này vẫn tồn tại và càng ngày càng thịnh vượng, còn VN mình không biết rồi sẽ ra sao. Đầu năm 2019 chúng tôi sẽ về thăm lại quê hương, hy vọng là giòng sông Cửu Long nước chưa cạn để tàu bè vẫn còn xuôi ngược được như xưa. Tôi muốn đi lại giòng sông cũ thêm một lần vì vẫn chưa quên được những tháng ngày “giang hồ mê chơi quên quê hương”. (Tản Đà).

Ngày đó xa lắm rồi, cũng đến 50 năm, từ biển tôi nhiều lần mang tàu vào cửa Tiểu, ngược giòng Hậu Giang, qua Mỹ Tho, cắt ngang Vàm Nao, xuôi giòng Hậu Giang tới Long Xuyên, Cần Thơ … tiếp tế cho các đơn vị Hải Quân. Cửu Long lúc đó đúng là chín con rồng vì chín nhánh sông đều chảy ra biển, và nhánh sông nào nước cũng mênh mông một mầu phù sa, mỗi mùa nước nổi tràn lên ruộng đồng cho đất thêm màu mỡ. Người dân miền Nam được thiên nhiên ưu đãi, đời sống dễ dàng nên bản tính rất là cởi mở, dễ thương.

Cửu Long và những thôn xóm ven bờ trông thật hiền hoà thế nhưng những tháng năm đó chiến tranh rất khốc liệt. Bất cứ lúc nào, ngày hay đêm, một qủa B40 từ trong bờ bắn ra cũng có thể làm cho con tàu chở dầu nổ tung. Nhiều bạn bè tôi đã bỏ mình trên những nhánh sông, tôi may mắn chỉ một lần rách áo, nhưng dù không đổ máu tôi cũng cảm nhận được đời sống lúc bấy giờ thật là mong manh.

Có những buổi tối ngồi trong những quán café nghe những bài hát của thời chinh chiến tôi thường trầm ngâm với một nỗi u buồn. Tuy nhiên những thành phố ven sông, nơi tàu cặp bến, cũng là những nơi tôi đã gặp gỡ những người bạn miền xa, và những mối tình thoáng qua nhưng để lại những dấu ấn một đời không phai.

Bạn thân,

Chúng tôi vẫn bình thường, đời sống trầm lặng, thích nghi với tuổi vàng và đang chuẩn bị cho vài chuyến đi cho những năm sắp tới. Đi để gặp gỡ bạn bè, và cho riêng tôi, thêm một lần đứng trên boong tàu mơ về ngày tháng cũ và kỷ niệm xưa.

Mong là mùa thu Hà Nội năm nay thời tiết dịu êm, và bạn có những ngày an vui. Cũng mong bạn dàn xếp công việc để có thì giờ qua thăm đất nước này một lần. Đêm qua nói chuyện điện thoại với T. chúng tôi lại nhắc tới bạn và tới những kỷ niệm chúng mình cùng nhau đi thăm cố đô Hoa Lư vào dịp đầu năm. Thời gian đi mau quá, thoáng một cái mà đã mấy tháng nhưng tôi cứ tưởng như mới đây, khi chúng mình còn ở bên nhau.

Bạn giữ gìn sức khoẻ nhé. Cũng cho tôi gửi lời thăm hỏi tới các bạn bè bên đó, và hẹn lại ngày gặp mặt.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Oct. 14, 2017

NgụyXưa
11-22-2017, 03:28 PM
Dưới Mái Trường Xưa


Bạn thân,

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường có hai vị giáo sư tôi không thể nào quên, mặc cho gió bụi cuộc đời và những tháng năm dài đã trôi qua.

Người thứ nhất là thày Doãn Quốc Sỹ dạy Việt văn tại trường Trần Lục khi tôi mới cùng gia đinh di cư từ Bắc vào Sài Gòn năm 1954. Thày dáng người thư sinh, giọng nói nhỏ nhẹ, luôn luôn dịu dàng với những đứa học trò nhỏ nhưng nghịch ngợm như ma.

Tôi thích văn chương từ thời vừa mới bước vào tuổi mười bồn, mười lăm, và tôi nghĩ thày Sỹ có lẽ cũng nhìn thấy ở tôi tuổi trẻ của mình nên thày đã dùng cả tên và họ của tôi để đặt cho nhân vật chính của “Dòng Sông Định Mệnh”, ấn bản đầu tiên. Lòng ưu ái của thày và những tác phẩm thày viết thời đó ít nhiều đã đưa đẩy tôi vào con đường sáng tác, dù rất muộn màng. Hơn 60 tuổi tôi mới in tác phẩm đầu tay, “Về Nơi Mù Sương”, gửi biếu thầy một bản để tỏ lòng tri ơn.

Người thứ hai là giáo sư Lê Phụng, dạy toán chúng tôi năm đệ Nhất tại trường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt. Thày Phụng là Sỹ Quan Hải Quân, tốt nghiệp tại Pháp và có bằng cử nhân Toán nên dù là “lính thủy” bộ Quốc Phòng cũng đã thuyên chuyển thày lên trường Võ Bị Đà Lạt khi trường này cải tổ thành trường Võ Bị Quốc Gia, và các sinh viên được huấn luyện để trở thành những người văn võ song toàn.

Do thiếu giáo sư nên thày Phụng được mời dạy thêm tại trường Trần Hưng Đạo, và ở dó chúng tôi không chỉ cần cù học toán mà còn say mê với những câu chuyện viễn du tới những phương trời xa lạ của thày. Sau năm học đó tôi đã chọn trường SQHQ Nha Trang để làm người đi biển, một phần củng là do ảnh hưởng của thày.

Thày Phụng và tôi có nhiều liên hệ vì cùng phục vụ một quân chủng, và chúng tôi vẫn còn giữ được mối dây liên lạc cho tới vài năm gần đây. Trước năm 1975 thày được gửi qua Mỹ du học. Xong Master, rồi do cuộc đời đưa đẩy, thày qua Canada học thêm để lấy bằng tiến sĩ, tiếp tục nghề dạy học tại một trường đại học thuôc vùng Montreal cho tới khi hồi hưu hơn mười năm trước đây.

Tuần rồi thân nhân của tôi ở bên Canada báo tin là giáo sư Lê Phụng vừa mới qua đời. Tôi thẫn thờ, gục đầu buồn bã nhớ về một thời trẻ dại, nhớ thày nhớ bạn, những người đã đi qua đời mình và để lại dấu ấn không phai.

Tôi viết thư cho vài người bạn học cũ tại Đà Lạt báo tin buồn. Thư qua, thư lại, danh sách người nhận càng ngày càng tăng, vì có những người bạn lâu ngày không liên lạc nhưng do vài dòng báo tin hình như đã “sống” lại, ồn ào nhắc nhở nhau kỷ niệm của những ngày còn ở dưới mái trường.

Có người viết: “Tôi có nhiều kỷ niệm khó quên với thầy như lần thầy đuổi tôi ra khỏi lớp vì xem chuyện hình vẽ Titin trong giờ học. Đầu năm thầy không ưa tôi nhưng dến cuối năm tôi lấy lại được cảm tình với thầy, tôi vẫn còn giữ được học bạ do thầy ký.”

Không phải chỉ có những lá thư kể chuyện xưa mà còn có cả những tấm hình cũ được truyền cho nhau, nhất là từ các bạn còn sống tại VN, lưu giữ được những hình ảnh của những ngày xa xưa. Những tấm hình chụp chung có cả những người con gái mà bọn “nhóc” con trai chúng tôi một thời mê say. Những người con gái năm cũ đó bây giờ ở đâu, còn ở trên thế gian này hay cũng như thày, đã thành người thiên cổ?

Tôi đưa cho K. xem những tấm hình cũ nhưng K. không nhận ra tôi vì trong hình tôi trông giống như một tên du đãng giang hồ, áo lạnh khoác vai, đầu ngẩng cao như đang thách đố ai. Chỉ có một tấm hình chụp chung với Hoa và Khoát ngày cắm trại tại hồ Than Thở là tôi trông tương đối “serious”, khoe với các bạn miền xa là hồi trẻ có lúc Ngụy không “ngụy” một chút nào:


Hoa, Thiệu, Khoát – Đà Lạt 1961 : http://vinasoft.com/Pictures/Thieu_1961



Bạn thân,

Chắc chẳng bao giờ chúng mình quên được ngày tháng cũ, phải không bạn thân? Tôi muốn tổ chức một buổi họp mặt học trò cũ của cụ Trứ, thày Hiếu, thày Kim, thầy Kha, thầy Phụng … tại Đà Lạt nhưng nhiều bạn ở hải ngoại hơn 40 năm rồi vẫn nhất định không về VN, còn các bạn hiện ở VN trái lại đa số không có phương tiện sang Cali, hay một nơi nào đó ở nước ngoài. Thôi thì, với những người còn ở bên đó và những người ở bên này “nhớ nhau không đo bằng ngàn dậm, mà bằng cả tinh hà” nên thế nào rồi cũng có một ngày chúng minh sẽ gặp lại nhau.

Bây giờ đã bắt đầu mùa lễ hội, Happy Thanksgiving, và thân chúc các bạn những ngày an vui với gia đinh.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Nov. 22, 2017

aovang
11-22-2017, 05:52 PM
kính anh Cả,
anh chị vui khoẻ luôn há,

thành phố của av vừa mất đi hai vị giáo sư rất có tiếng và được quí mến trọng cộng đồng Người Việt Quốc Gia,
giáo sư Lê Phụng & giáo sư Lê Hữu Mục,
vô cùng thương tiếc,

còn nhớ anh nói sẽ viết hồi ký một ngày nào đó, thế ...khi nào đây?
để anh nhớ về người thầy xưa...

v.

NgụyXưa
12-23-2017, 03:11 PM
Cám ơn aovang đã thăm hỏi, và các bạn đã vào đọc, để lại dấu ấn đồng cảm. Merry Xmas & Happy New Year to all of you. :z57:

***

Vòng Xe Ân Tình


Bạn thân,

Tôi mới trở về nhà đêm qua, sau hai chuyến cruises (tổng cộng 21 ngày) thăm viếng những hải đảo bị tàn phá vì bão tố trong vùng Caribbean Sea, nhưng cũng có dịp ghé thăm những bến bờ xa lạ của các hải đảo miền Trung Mỹ như Amber Cove, Martinique, Grenada, Bonaire và Curacao.

Tôi đã đi qua vùng biển này vài lần nhưng cũng có nhiều nơi tôi mới đặt chân tới lần đầu. Đi tới chỗ nào tôi cũng mường tượng và so sánh với các địa danh của VN mình để nhớ để thương. Khi đi thăm St. Thomas qua những con đường nhỏ bé cheo leo bên bờ vực sâu tôi nhớ con đường đèo Ngoạn Mục từ Đà Lạt xuống Phan Rang đến thẫn thờ. Khi còn trẻ tôi đã từng đạp xe trên con đường đèo đó, và đáng nhớ hơn cả là vào dịp Tết năm 1973, khi tôi và K. từ Nha Trang về Đà Lạt bằng chiếc xe Ladalat nhỏ bé chở đầy dừa và cành đào mua dọc đường khiến xe lên dốc gần như đứt hơi!

Tôi đã nhìn thấy những ân tình tại những hành lang nhỏ hẹp trên con tàu Royal Princess với hơn ba ngàn du khách, phần lớn đã ở vào tuổi hồi hưu. Trên những chiếc xe lăn có người già đẩy xe cho người già, những mái đầu trắng xóa cúi xuống gần nhau, tiếng nói như thì thầm nhưng ánh mắt dịu dàng như reo vui. Nhiều lần tôi chậm chạp theo sau những vòng xe ân tình đó, và tôi thường nghĩ tới một đứa em tôi.

Khi mới tới đất nước này K. và các em tôi không nề hà làm những công việc với đồng lương tối thiều như hotel maid, dọn bàn trong nhà hàng Tàu, đứng bán hàng tại Mc. Donald … để đùm bọc lẫn nhau. Mấy tháng sau tháng Tư năm 1975 tôi mới tốt nghiệp tại Naval Postgraduate School, được tuyển dụng vào một công ty quốc phòng, ổn định đời sống, và có cơ hội thoát khoải căn apartment tối tăm tại Seaside, mua căn nhà nhỏ tại thành phố Salinas, quê hương của văn hào John Steinbeck.

Mặc dù công việc rất thuận lợi nhưng hai năm sau tôi quyết định di chuyển từ Salinas tới San Jose, một phần vì cơ hội nhưng lý do chính là vì K. và các em tôi đều đã học xong college, cần tới một thành phố lớn có university để tiến thân. Hơn thế nữa Salinas quá nhỏ bé, không có người Việt để các em tôi làm bạn, trong lúc đang ở vào tuổi ngoài 20.

Tại San Jose university cô em gái đã gặp được người để thương yêu. Họ kết hôn, đã sống với nhau 37 năm, có với nhau hai đứa con thành đạt, sống trong căn nhà trị giá $1.5 millions, và người chồng có lẽ là một người hiền nhất đời, không rượu chè, không cờ bạc, và hầu như không cả bạn bè. Thú vui độc nhất là chiếc TV to đùng và những bữa ăn do vợ lựa chọn.

Hơn một tháng trước đây cô em gái tôi gọi, khóc nức nở: “P. bỏ em đi rồi!” Tôi ngẩn ngơ, nghẹn lời và không thể tin những gì mình vừa nghe và cũng không thể nào hiểu được lý do một người đàn ông ở vào tuổi 62 lại có thể rũ bỏ một gia đinh êm ấm để đi theo một người đàn bà luống tuổi khác, mặc dù đó là người tình cũ của thời hoa niên, mới gặp lại trong một lần họp mặt trường cũ.

Em tôi lúc này sống vật vờ, vẫn còn khóc lóc thương nhớ, và vẫn hy vọng người chồng một lúc nào đó sẽ hồi tâm và trở về. Dù không hài lòng với hành động của P. nhưng tôi cũng mong vào những ngày vàng em tôi cũng sẽ có được một vòng xe ân tình như tôi đã nhìn thấy trên con tàu Royal. Never say never, phải không bạn thân.

Gần tới ngày Xmas và năm mới. Trong lúc tôi đi xa các con tôi đã tới nhà dựng cây thông và trang hoàng nhà cửa nên khi trở về chúng tôi thấy ấm cúng, nhưng trong không khí êm đềm tôi lại lại càng thấy thương xót em tôi.

Bạn thân,

Mùa đông đã bắt đầu trên bắc bán cầu nhưng Cali cũng chỉ hơi se lạnh, đi bộ trong nắng vẫn thấy ấm áp nhưng tôi lúc nào cũng nhớ câu “Nắng nơi đây cũng là nắng ấm, nhưng ấm sao bằng nắng ấm quê hương” , trong bài hát “Mưa Sài Gòn Nắng Cali” của Nguyệt Ánh. Cuối năm nhớ về ngày tháng cũ đôi lúc đến thẫn thờ, buồn vui man mác, thương nhớ đầy vơi … Mong là bạn lúc nào cũng an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec. 21, 2017

NgụyXưa
01-09-2018, 07:29 PM
Mưa Đầu Mùa


Cuối cùng mưa cũng rơi xuống miền đất sa mạc khô cằn của miền Nam Cali. Tiếng mưa rơi trên mái ngói hoà lẫn vào những cảm nghĩ buồn vui khi tôi ngồi viết những dòng tâm tình gửi bạn miền xa.

Tại bữa ăn trưa đầu năm 2018 các bạn cùng khoá Bảo Bình hiện đang sống tại miền Nam Cali đề nghị là chúng ta nên gặp nhau một lần trong năm nay vì còn quá lâu mới tới ngày kỷ niệm 60 năm ngơ ngác bước chân vào quân trường (tháng Tám năm 2021) , và như De Gaulle Hàm phát biểu: “tới lúc đó thì chết … mẹ nó hết rồi!” :)

Mọi người đồng ý và ban tổ chức đã được thành lập, đang chờ các bạn ở xa góp ý để lựa chọn một thời điểm thích nghi. Dù gặp mặt ở bất cứ nơi đâu thì chúng ta cũng sẽ có những ngày vui bên nhau để siết chặt tình thân, phải thế không bạn thân?

Mưa và gió lạnh cũng nhắc nhở những kỷ niệm của những ngày tháng cũ tại thành phố Đà Lạt mù sương. Bố mẹ chúng tôi nghèo và thời thế đổi thay nên 7 anh chị em chúng tôi mỗi người đều có một số phận riêng. Kém may mắn nhất là cô Út, “người duy nhất trong nhà không có tuổi trẻ, kể cả cái tuổi trẻ xã hội chủ nghĩa điên cuồng. Năm 1975, lúc vừa 16 tuổi, mọi ước mơ trở thành hoang tưởng. Tuổi thiếu nữ thần tiên chả có gì ngoài quần đen áo bà ba nhem nhuốc, tay xách cặp, tay vác cuốc đến trường. Học xong trung học, đứa dốt nhất lớp cũng được vào cao đẳng sư phạm, trong khi em thì ngồi vêu vao chờ ngày vào thanh niên xung phong (vì lý lịch Ngụy của các anh). May sao chui vào được cái trường không ai muốn vào, học nấu cơm tập thế với những cái chảo khổng lồ, xới cơm lên bằng xẻng xúc đất.” Đời còn có gì vui!

Vì cái tuổi trẻ lầm than của Út đó nên anh em chúng tôi đã cố gắng lo cho em trở lại sân trường đại học khi em đến đất nước này vào năm 1992, và em đã không phụ lòng mong mỏi của chúng tôi. Chỉ trong vòng 5 năm em đã xong “Master in Computer Science” tại SJ State University, được một hãng high-tech trong vùng Bay Valley tuyển dụng, và vẫn còn làm việc cho hãng ấy cho đến ngày hôm nay. Các con của Út cũng thành đạt, có đứa còn vượt xa bố mẹ trên con đường sự nghiệp. “Tiền hung hậu kiết” như các cụ mình ngày xưa thường nói đó bạn thân!

Đầu năm (Tây) “vui như Tết” nhưng cũng có những chuyện buồn phiền. Một nhà văn bạn ta bây giờ hầu như ít ra khỏi nhà, không lái được xe vì một mắt đã loà, không những thế ngồi trên ghế cũng phải có người đỡ mới đứng dậy được một cách vững vàng. Mấy “niên trưởng” khoá đàn anh, chỉ nhập ngũ trước chúng mình có một năm, bây giờ chiếm mấy phòng cạnh nhau trong … nhà thương, bạn bè vào thăm nắm chặt bàn tay mà nói không ra lời.

Bạn thân,

Đoạn này viết cho C.. Bạn và tôi nên cám ơn trời vì chúng mình vẫn còn sức khoẻ để tung tăng góc biển chân trời. Bonus đó bạn thân. Bạn vẫn “cuồng Trump” như ngày nào nhưng chúng mình không còn bàn cãi như xưa. Một người đàn bà có tiếng trong cộng đồng, và tài sắc vẹn toàn, nhưng chỉ vì “khẩu nghiệp” mà cuộc đời long đong. Tôi sợ lắm. Chúng mình không cần tranh luận những vấn đề ngoài tầm tay. Thực ra thì dù không bỏ phiếu cho Trump, tôi vẫn đồng ý với vài mục tiêu ông ấy theo đuổi tuy rằng không đồng ý được với cách thức ông ấy thi hành, nhất là vấn đề di dân. Xin bạn hãy coi đây như là những lời tâm tình chứ không phải là tranh cãi hơn thua.

Nhiều đứa trẻ được bố mẹ chúng mang tới đất nước này, dù bất hợp pháp, nhưng đã lớn nên ở đây, chỉ biết có một quê hương là nước Mỹ. Nếu bây giờ họ là người lương thiện và nhất là đang đóng góp cho xã hội, thì họ đáng được hưởng quyền công dân chứ không nên bị trục xuất khỏi một nơi mà hơn 200 năm trước mọi người từ Âu Châu cũng đến nơi đây bằng cách này. Đòi hỏi quốc hội cung cấp 18 tỉ US dollars để xây tường biên giới mới hợp thức hoá những người trẻ được mênh danh là Dreamers mà đa số đều cho là hợp lý, thì không khác gì blackmail (hăm dọa để làm tiền)!

Đồng ý với ông Trump là chúng ta cần ngăn chặn những thành phần bất hảo vào nước Mỹ tuy nhiên điều lệ thanh lọc cần được tu chính theo một tiêu chuẩn mới, và phải được thi hành đúng đắn chứ không thể bằng một quyết định vội vàng, “tạm thời” ngăn cản tất cả công dân của một nước nào đó, tạo ra những xáo trộn khiến nhân viên công quyền không kịp trở tay.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng bức tường biên giới khó ngăn cản được làn sóng di dân nghèo khó, muốn thoát khỏi một nơi bất an để tìm một nơi làm lại cuộc đời. Giá mà chính phủ Mỹ đem 18 tỉ để giúp các nước láng giềng diệt trừ những tổ chức tội phạm (drug cartels) và phát triển kinh tế thì có lẽ làn sóng di dân sẽ giảm bớt đáng kể. Không ai muốn rời bỏ quê hương mình nếu được ấm no hạnh phúc và mạng sống không bị đe dọa bởi đám côn đồ cướp của giết người. Quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc là những điều khoản căn bản trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ nhưng cũng cần được áp dụng cho tất cả mọi người không phân biệt quốc gia.

Khi ra tranh cử ông Trump đã gọi những người di dân Mexican là những kẻ xấu xa, (“They're bringing drugs. They're bringing crime. They're rapists. And some, I assume, are good people.”). Trong nhiều năm sống tại đất nước này tôi đã gặp nhiều người Mexican hiền lành hơn là hung dữ. Người làm vườn hiện tại giúp tôi dọn dẹp cây cỏ hai tuần một lần lúc nào cũng lễ phép, cần cù và khả ái, mặc dù chỉ kiếm được đồng lương tối thiểu mà không một ông Mỹ trắng hay một bà Mỹ đen nào muốn làm. Xin hãy mở rộng vòng tay.

Bạn thân,

Đầu năm hoài cảm, viết lăng nhăng đủ thứ chuyện, mong bạn “tha Tào”. Khi gặp nhau tôi sẽ mời bạn một ly, “bottom up”, để tạ tình nếu chẳng may tôi làm bạn không vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Jan. 9, 2018

NgụyXưa
02-02-2018, 01:44 PM
Mỗi Năm Hoa Đào Nở


Bạn thân,

Cám ơn các bạn miền xa đã ghé thăm và để lại dấu ấn đồng cảm, nhất là các bạn đã gửi thư chia sẻ nỗi niềm, chúc mừng năm mới vì Tết cũng đã gần kề.

Người ta nói “vui như Tết” thế nhưng với tôi Tết chỉ vui khi tôi còn thơ ấu, lúc gia đinh tôi còn sống tại Hà Nội, và tôi còn là đứa bé hàng ngày lóc cóc tới trường tiểu học Quang Trung! Lúc đó tôi thường đếm từng ngày, chờ đến Tết để được mặc quần áo mới, được tiền mừng tuổi, và nhất là được theo bố mẹ về quê. “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” nên quê tôi nhiều hội hè đình đám và nhiều trò vui như đánh đu, đấu vật, chọi trâu, cờ người … Với đứa bé chưa đầy 10 tuổi dù chỉ được hoà mình vào đám đông cũng thấy vui, nhất là lại có những đứa em họ đồng trang lứa lôi kéo nhau, rúc rích cười đùa.

Ngày vui qua mau, di cư vào Nam bố mẹ tôi hầu như bỏ lại hết tài sản ngoài Bắc nên gia đinh tôi thật nghèo. Tết trên cao nguyên có gió lạnh, có hoa đào và có những người con gái má đỏ môi hồng trưng diện trên đường phố, nhưng tôi không thấy nôn nao như thuở còn thơ dại. Anh em chúng tôi cũng có những bữa cơm ngon hơn ngày thường và những chiếc áo len mẹ đan vội buổi tối dưới ánh đèn mờ, thế nhưng quả tình tôi không thấy một chút vui vì thấy bố mẹ thức khuya dậy sớm, vật lộn với đời sống hàng ngày. Đó cũng là một trong những lý đo khiến tôi bỏ nhà, gia nhập quân đôi khi khi chưa đầy 18 tuổi, và mới chỉ học xong trung học.

Đời quân nhân nay đây mai đó, chẳng có Tết nào tôi được về thăm nhà. Không cắm trại “100 phần trăm, em ơi” thì cũng góc biển chân trời, và đôi khi còn hơn 10 ngàn dậm xa, bên kia bờ đại dương. Có những cái Tết “rượu uống say mèm nên chẳng nhớ, hỏi bạn bao giờ xuân mới qua”, và bạn biết không: “áo trận chứ đâu nào áo mới, sương gió nên màu đã bạc phai” , ngậm ngùi nhớ những ngày trẻ dại, ước gì mình có lại một mùa xuân của tuổi thơ.

Bạn thân,

Nhữg ngày mới làm người di tản buồn Tết nào tôi cũng tìm đến những hội chợ của cộng đồng Việt Nam. Đến không để tìm vui nhưng để tìm kiếm bạn bè và người quen thất lạc sau biến cố đau buồn năm 1975. Bây giờ nhờ Internet tôi đã biết hết ai sống ai còn, ai chìm sâu đáy nước, ai lưu lạc đâu đó trên địa cầu, nên ít còn bén mảng tới những nơi đông đúc xô bồ. Năm nay cộng đồng người Việt miền Nam Cali cũng sẽ lại tổ chức hội Tết và có cả xe hoa diễn hành. Nghe nói là một chiếc xe truck sẽ được trang hoàng như Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, con tàu tôi có nhiều kỷ niệm, đang ngủ yên dưới lòng biển sâu vì đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa. Tôi sẽ không tới xem diễn hành vì sợ là mình sẽ khóc thầm, nhớ Ngụy Văn Thà, nhớ Bích Cà Chua, thằng bạn thân cùng khoá, theo Nhật Tảo từ Mỹ về VN nhưng đã bỏ mình đâu đó trên đường đi tìm tự do.

Tết này mẹ tôi vừa đúng 100 tuổi. Tôi sẽ về thăm mẹ, ăn một bữa cơm với đại gia đinh, đi thăm mộ ông thân sinh, và lên chùa Giác Minh, nơi tôi gửi hình Bích Cà Chua, thắp nhang cho bạn bè đã qua đời. Dù không có gì vui nhưng trong lòng yên ả, cám ơn thượng đế đã cho chúng tôi thêm một mùa xuân để yêu thương cuộc đời, vì dù sao tôi cũng cảm thấy mình đã may mắn hơn nhiều người.

Bạn thân,

Chắc là bạn biết bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên, gửi bạn bốn câu thơ “nhái”, cảm khái nhân dịp xuân về:


Mỗi năm hoa vàng nờ
Lại thấy người lính già
Buồn vương đôi mắt đỏ
Nhắc chuyện tháng ngày qua



http://vinasoft.com/Pictures/MaiVang.jpg


Chuyện tháng ngày qua buồn nhiều hơn vui , thôi thì cứ coi đó như là phận mình. Thân chúc bạn năm mới Mậu Tuất an vui, sức khoẻ dồi dào và gặp nhiều may mắn.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Feb. 2, 2018

NgụyXưa
02-24-2018, 09:01 AM
Lãng Đãng Hương Xưa


Bạn thân,

Tôi trở về San Jose ăn Tết với mẹ và các em, và mặc dù không tìm lại được hương vị năm mới của những ngày trẻ dại nhưng hình như “lãng đãng hương xưa” đâu đó vẫn còn.

Mẹ tôi thuộc lớp người của thế hệ cũ, rất cũ, nên dù sống tại nước Mỹ nhưng vẫn tha thiết với những tục lệ cổ truyền, tuyệt đối tin là linh hồn tiền nhân hiện hữu đâu đó trên trời, ngày Tết sẽ về quanh quẩn với gia đình cho tới hết Tết mới lại ra đi. Ba mươi Tết mẹ tôi thắp nhang khấn khứa mời các cụ về, và ngày mồng ba Tết mới “hoá vàng” tiễn các cụ đi. Thờ cúng tổ tiên là một truyền thống lâu đời của người Việt, và mẹ tôi đã sống với phong tục làng quê 100 năm, từ lúc sinh ra cho đến bây giờ.

Phong tục với thời gian rồi cũng sẽ thay đổi hoặc là sẽ phôi pha, nhất là với những người trẻ đang sống xa quê hương, như một đoản khúc vui vui về chuyện “hoá vàng” cô em tôi viết trên facebook:

“Trưa ngày mồng 3 tết, mẹ bảo đi đốt giấy tiền vàng bạc tiễn các cụ về trời. Trời nắng đẹp, nhưng bắt đầu trở gió. "Con đi đốt bây giờ nhé? Tí nữa trời gió lắm, không khéo tàn lửa bay cháy nhà". Mẹ lắc đầu: "Không được, phải đốt khi trời tối. Bây giờ trời sáng, ăn cướp nó trông thấy thì sao?". Một lúc sau mẹ nghĩ lại "Nhưng mà ở bên Mỹ không có cướp, chắc không sao đâu. Tí nữa đốt cũng được".

Mẹ chia giấy tiền vàng bạc ra làm hai xấp: một cho bố, một cho bà nội. Tiền nhiều lắm, không đếm xuể, nên chỉ tách làm đôi. Còn 5 thỏi vàng thì mẹ chia cho bố 3, bà nội 2. Lý do là "bố mày hay đi đánh bạc, cho ông ấy thêm một thỏi."

Mấy tờ giấy bạc trông giống như thật, có lúc đang đốt bỗng giật mình vì tưởng là mình là công tử Bạc Liêu. Không biết các cụ có khi nào bị thiếu tiền không nhỉ? Hay là làm cái ngân hàng bằng giấy, đốt cho chắc ăn. Còn muốn tiện lợi hơn thì đốt vài cái debit cards, mỗi cái khoảng $50,000. Đốt 4 cái là đủ xài một năm, mình đỡ tốn giấy in tiền file:///C:/Users/Thieu/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.png. Kim Hằng.”

Bà nội tôi mất đã hơn 60 năm, và bố tôi cũng đã qua đời khá lâu, tháng Tư sắp tới sẽ là 18 năm. Dù có còn sống chắc là bà tôi cũng chẳng cần tiền vì bà một đời cần kiệm, tương cà quanh năm, dành dụm “cho bố thằng Đài để nuôi vợ, nuôi con”. Riêng bố tôi, công tử nhà quê, thuở thiếu thời mê tổ tôm xóc điã, tuy nhiên về già con cái biếu tiền để ông cụ chơi “slot machine” tại Vegas mà ông cụ chỉ cười, lắc đầu đứng nhìn chúng tôi hò hét mỗi lần thấy máy móc reo vang!

Tôi xa quê nhà từ nhỏ, năm 2004 về thăm lại làng xưa lối cũ, ngậm ngùi vì vật đổi sao dời. Căn nhà to lớn của bà nội tôi đã bị người ta chiếm mất nhưng bàn thờ gia tiên ở gian giữa vẫn còn đó vì người ta tin là bà tôi linh thiêng nên không dám phá bỏ. Mộ của bà tôi nằm trong một thửa ruộng ngập nước gần cầu Vương của làng Thuận Tốn, tôi lội bùn xuống cắm ba nén nhang gần mộ bia, cúi đầu buồn muốn khóc: “Bà ơi, thằng Đài về thăm bà …”.

Có lẽ sang năm tôi sẽ lại về. Làng Thuận Tốn bây giờ đã là một phần của Hà Nội như thế bây giờ Hà Nội là quê tôi, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi tuổi thơ êm đềm. Chẳng biết tôi còn trở về được bao nhiêu lần trước khi nước Việt trở thành một vùng tự trị như Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng và Mãn Thanh của Tàu. Nếu chuyện này xảy ra thì “buồn ơi chào mi”, tôi sẽ không bao giờ trở về, mặc dù còn rất nhớ thương.

Bạn thân,

Mẹ tôi vẫn tin là "mèo đến nhà thì (nghèo) khó, chó đến nhà thì (giàu) sang”. Năm nay là năm Mậu Tuất, năm của chú cẩu, nên cúng giao thừa xong mẹ sai em tôi dắt con Cookie ra khỏi nhà đi dạo, lúc trở về để Cookie xông nhà, tin tưởng là đại gia đinh sẽ gặp nhiều may mắn, an vui và thịnh vượng. Niềm tin này, cùng với những tục lệ của ngày Tết, còn thì nước Việt vẫn còn, phải thế không bạn thân?

Với tôi thì có lẽ năm nay sẽ là năm may mắn thật đấy bạn ạ. Đầu tháng Feb. thị trường chứng khoán xuống dốc không phanh, cái portfolio nhỏ bé của tôi tưởng là “tiêu tùng” thế mà bây giờ đã lại hùng dũng ngoi lên! Thực ra chúng mình bây giờ chỉ cần sức khoẻ chứ không cần tiền, tuy nhiên nếu có tí tiền còm để ngao du góc biển chân trời thì cuộc đời còn có chút vui! Vẫn không quên được những ngày tháng cũ nên tháng Tư sắp tới tôi sẽ từ Japan vượt Thái Bình Dương về Mỹ, bạn đi với tôi nhé.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Feb. 23, 2018

Nghi Bình
02-26-2018, 08:08 AM
Lãng Đãng Hương Xưa


... Còn 5 thỏi vàng thì mẹ chia cho bố 3, bà nội 2. Lý do là "bố mày hay đi đánh bạc, cho ông ấy thêm một thỏi."


Ngụy Xưa
Feb. 23, 2018

NB bật cười khi đọc câu này nhưng thấy dễ thương quá . Chúc anh NX và gia đình năm mới an mạnh và như ý.

NgụyXưa
04-16-2018, 05:11 PM
Cám ơn Nghi Bình và các bạn đã vào thăm. Thân chúc các bạn những ngày an vui.

NX

***

Một Nơi Nào Cho Cánh Chim Thiên Di


Bạn thân,

Thấm thoát thế mà đã mười năm từ ngày tôi rời Thung Lũng Hoa Vàng về nơi hoang dã này. Carlsbad bây giờ không còn là nơi vắng vẻ như ngày tôi mới tới. Các ngọn đồi xanh lá cây rừng xung quanh La Costa Ridge đã lác đác những subdisivions với những căn nhà mái ngói ẩn hiện trong sương mù lúc ban mai. Buổi chiều mây vương đỉnh núi, phản chiếu ánh hoàng hôn tím khi mặt trời khuất núi chìm vào lòng biển khơi. Tháng ngày thật bình yên nhưng không biết là tôi sẽ còn ở mãi nơi này hay là lại thêm một lần như cánh chim biển tìm về một nơi nào đó xa xôi.

Nếu phải rời đi nơi khác một phần là vì tử vi của tôi có số “thiên di”, một phần khác là tại vì ... luật thuế mới của ông Trump đó bạn thân.

Nơi chúng tôi ở là vùng đất mới, chính quyền địa phương phải bán công khố phiếu (bond) để lấy tiền làm đường, xây cầu cống, etc… Nợ này cư dân phải trả như một thứ thuế phụ trội. Trước đây chính phủ liên bang cho phép khấu trừ tất cả các thứ thuế trả cho tiểu bang và địa phương (SALT=State And Local Tax) trước khi tính thuế liên bang. Cư dân ở những vùng đắt đỏ, giá nhà cao, lợi tức lớn, có thể khấu trừ hàng chục ngàn dollars. Tuy nhiên theo luật mới SALT bây giờ bị giới hạn ở mức $10K nên trong năm 2018 đa số cư dân ở những vùng như San Francisco, Silicon Valley, San Diego sẽ bị tăng thuế chứ không được bớt như ông Trump hồ hởi tuyên bố.

Đó là lý do nhiều cư dân California nghĩ tới chuyện di chuyển tới một nơi giá nhà và thuế thổ trạch thấp hơn, nếu không bị ràng buộc vì công ăn việc làm! Vài tiểu bang còn không có cả thuế lợi tức, có thể là nơi lý tưởng cho những người làm việc trong nghành điện toán của những công ty kỹ thuật cao tại Silicon Valley nhưng được phép telecommute, ngồi làm việc tại nhà.

Mà thôi, chuyện thuế má chán phèo, thế nào bạn cũng sẽ than: “Biết rồi, khổ lắm nói mãi!” Ai chẳng biết “Chết” và “Thuế” là hai điều không thể tránh khỏi trên cái cõi đời ô trọc này, và kiếm được tiền thì đóng thuế, đâu có chết thằng Tây say nào! Tuy nhiên vừa mới làm xong thuế má năm nay, nghĩ tới chuyện sang năm người ta sẽ được bớt còn mình sẽ phải đóng thêm ít nhiều nên than với bạn một chút cho đỡ buồn vậy thôi.

Bạn thân,

Tôi nghĩ tới chuyện di chuyển tới một chỗ khác để bớt gánh nặng tài chính, thế nhưng tôi vẫn chưa định được nơi đó là nơi nào. Tôi có tuổi thơ êm đềm tại Hà Nội, và một thời hoa niên thơ mộng với núi rừng cao nguyên Lâm Viên. Tôi cũng đã từng có một căn nhà nhỏ ở Sài Gòn, và mặc dù đời lang bạt nay đây mai đó nhưng thành phố mưa nắng hai mùa đó là tổ ấm của những ngày tháng yên vui với một tình yêu thiết tha. Tôi muốn trở về chốn cũ sống những tháng năm vàng còn lại của cuộc đời để đi lại những con đường thân quen, thế nhưng bạn biết là những nơi đó bây giờ đã đổi thay, không còn dấu chân xưa nên có trở về cũng sẽ lạc lõng, ít ra là lúc này.

Thôi thì hãy cứ nhận nơi này làm quê hương vì dù sao tôi cũng đã gắn bó với đất nước này quá nửa đời người, ở đây cho đến khi nào Mr. Trump đánh văng được Tàu khựa ra khỏi biển Đông rồi sẽ tính sau. Chắc là bạn sẽ mỉm cười: “Oh yeah? You wish!” Chỉ là ước mơ thôi, thế nhưng không có ước mơ đời sẽ rất buồn.

Cuối tuần này tôi lại lênh đênh góc biến chân trời để tìm quên cho tới cuối tháng May mới trở về nhưng rất tiếc là bạn phải hủy bỏ chuyến đi chung vì lý do sức khoẻ. Cũng biết thêm là lúc này bạn rất buồn vì ngày 30 tháng Tư sắp đến. Nỗi đau còn dài, phải thế không bạn thân?

Mong bạn hãy bảo trọng, và hẹn một ngày gặp lại để chúng mình cạn chén, khóc cười với chuyện của một thời theo con nước nổi trôi.

Tình thân,

Ngụy Xưa
April 15, 2018

NgụyXưa
06-05-2018, 10:29 AM
Góc Biển Chân Trời


Bạn thân,

Hơn tháng nay tôi vắng bóng, không phải vì tôi quên bạn mà vì tôi “dại dột” vượt Pacific Ocean bằng con đường cực bắc nên bị sóng gió đại dương hành hạ tơi bời, bây giờ mới hồi tỉnh để tiếp tục tâm tình với bạn miền xa.

Con tàu Golden Princess cũng không hẳn là nhỏ bé, gần ba ngàn du khách, từ Japan qua Alaska với tốc độ tối đa (22 hải lý/giờ) cũng mất hết 7 ngày. Biển tên là “Thái Bình” nhưng những ngày đó chẳng thái bình chút nào, gió có lúc lên tới 60 dậm/giờ và sóng cao vài thước đập vào thành tàu, tiếng động nghe như ai đó đánh trống bên tai. Con tàu lắc lư khiến bạn tôi ở trên cao, từng 12, chịu không thấu, ban đêm phải xuống quán cà phê ở lầu 5 tìm chiếc ghế bành, ngủ vật vờ qua đêm. Hành khách than phiền quá nhiều nên cuối cùng thuyền trưởng cho giảm tốc độ xuống còn 13 hải lý/giờ, du thuyền mới bớt vặn vẹo “kêu gào”, và hành khách mới có được một ngày yên ả trước khi tàu tới Alaska.

Golden Princess khởi hành từ Singapore nhưng chúng tôi chỉ lên tàu tại Japan, sau vài ngày thăm viếng đất nước của con cháu của Thái Dương Thần Nữ. Những lần trước tới đây chúng tôi đều theo đoàn du lịch, “cưỡi ngựa xem hoa” nên cũng chẳng biết gì nhiều về nước Nhật, lần này tự lang thang thăm viếng Tokyo tôi mới nhận thấy là mình đã may mắn được tị nạn tại nước Mỹ chứ không phải vất vưởng nửa đời người tại Đông Kinh. Ngay từ sáng sớm, và nhất là vào giờ tan sở, những đoàn người lầm lì trong complet đen, giống như một bầy quạ, ào ra từ những train stations, đi như chạy, cuốn theo những du khách đi phất phơ ngắm phố phường như chúng tôi. Ai cũng cắm cúi, và hình như chẳng ai để ý đến gì đang xảy ra xung quanh.

Có lẽ vì đất đai chật hẹp, nhà cửa nhỏ bé, nên người Nhật ít nấu ăn tại nhà. Tầng hầm (basement) của những khu thương mại đầy những nhà hàng bé nhỏ với vài ba bàn lúc nào cũng đông khách ăn uống một cách vội vàng, Mọi người phải xếp hàng ngoài cửa, cứ thấy có chỗ trống là ngồi vào chứ chẳng hề quen biết nhau. Chung bàn nhưng họ không hề chuyện trò, như thể là ăn để mà sống chứ không phải để thường thức những gì thượng đế dành cho con người. Nước Nhật thật huy hoàng và người Nhật thật đáng phục nhưng đời sống quá stressful, nhất là đối với giới trẻ làm việc trong các cao ốc của thành phố. Tôi nghĩ thầm nếu kiếp sau không được làm cây thông đứng giữa trời mà reo thì xin cho tôi lại được làm người Việt Nam.

Alaska biển êm đềm vì tàu hải hành trong inner passage, giữa các đảo xanh phủ tuyết trắng đẹp như tranh vẽ. Không khí thật trong lành, nhưng quá lạnh nên chúng tôi cũng ít lên bờ phiêu lưu, chỉ quanh quẩn trong tại mấy phố chính mỗi lần tàu ghé bến, hoặc nấp trong phòng, qua cửa kính quan sát những tảng băng trôi trên biển. Sau biến cố tháng Tư năm 1975 Alaska đã có một thời là đất hứa cho người Việt tha hương tìm đến kiếm sống bằng nghề đánh bắt cua, đánh cá, nhưng hình như không chịu được khí hậu mùa đông khắc nghiệt nên bây giờ họ đã tìm về những vùng đất ấm như California, Texas, etc…

Tôi đi vì nhớ đường biển xưa. Tới vùng biển nào tôi cũng nghĩ thầm: “Chỗ này sao giống vịnh Cam Ranh … đảo này chẳng khác gì Cù Lao Chàm …”. Hơn mười năm hải vụ xuôi ngược bến bờ VN những địa danh đó đã in sâu vào tâm khảm, dù sóng gió, dù nhọc nhằn, và dù chỉ là một bãi san hô cũng vẫn là một mảnh đất của quê hương cho tôi thiết tha. Hoàng Sa và Trường Sa đã mất, mới đây lại nghe tin là Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc sẽ trở thành những đặc khu kinh tế, “người lạ” sẽ được phép thuê đất tới 99 năm với quyền tài phán, tôi đã thật nghẹn ngào vì đất nước đang mất dần về tay ngoại bang. Quê hương tôi đâu, và có còn một chỗ nào cho tôi trở về, dù chỉ là để thăm viếng cho nguôi niềm nhớ thương?

Bạn thân,

Tôi đi đã khá nhiều nơi nhưng có lẽ cũng đã gần tới ngày “dừng bước giang hồ” vì như trong thư trước gửi bạn, tôi đang nghĩ tới chuyện “thiên di” mặc dù chưa biết là sẽ tìm về nơi nào để sống cho đến lúc cuối đời. Hơn thế nữa “bạn ta” lúc này cũng đã khá mòn mỏi, sợ rằng ít lâu nữa sẽ chẳng còn ai để củng ngao du. Cá Sơn Q. đã đã phải hủy bỏ chuyến đi vừa qua vì tình trạng sức khoẻ. Mã Xa B. cũng bắt đầu thấy “mã thể bất an”, chắc là sau chuyến Dubai/Ấn Độ đầu năm tới cũng sẽ chỉ ở nhà làm bạn với keyboard, du lịch ảo mà thôi!

Thú thật với bạn là sống ở đất nước này gần 50 năm nhưng tôi cũng chưa biết hết các danh lam thắng cảnh của nước Mỹ. Nếu không thể ngồi máy bay hơn 10 tiếng đồng hồ để tới những nơi xa xôi, hoặc đã bắt đầu e ngại sóng gió đại dương, chúng mình vẫn còn có thể lái xe tìm đến những nơi yên bình để hoà mình với thiên nhiên cho tâm hồn thảnh thơi, hoặc là để nhớ về một nơi xa, rất xa …

Mùa hè sắp tới, ngày sẽ dài hơn cùng với những nỗi nhớ thương. Nếu có buồn bạn gọi tôi để chúng mình hàn huyên nghe.

Tình thân,

Ngụy Xưa
June 5, 2018

ntđl
06-05-2018, 12:13 PM
*

Quotẹ
Mùa hè sắp tới, ngày sẽ dài hơn cùng với những nỗi nhớ thương. Nếu có buồn bạn gọi tôi để chúng mình hàn huyên nghe.

Ửa, gọi liền, bác Nguỵy bắt phôn gấp hổng thôi đức sóng.

Bác đi chơi dữ heng, đi bù cho ông anh bên đây heng.
Thì cái ông y sĩ trung tá trưởng phòng hành chánh cục quân y bộ tổng tham mưu đó chớ ai nữa
- còn ông dược sĩ thiếu tá kia thì hẳn mồ đã xanh cỏ từ nẳm dzồi -

Ổng ni chừ bết bát lắm bác Nguỵ ôi. răng cỏ đã theo nhau đi nghỉ hè dài hạn. Vậy chớ... ra tiệm ăn ổng kêu cơm tay cầm.
Tui hỏi cơm tay cầm là cơm chi, ổng nói cơm cầm lên tay được chỉ có thể là cơm cháy. Tui hết hồn, cơm cháy rồi ổng sẽ ăn làm sao đây trời.
Tướng công và tui lóng rày hết dám đớp đồ cứng, sợ răng rụng xuống cầu chỉ còn nước húp cháo chờ thời.
Hồi đĩa cơm bưng ra, nó là lớp cơm cháy thiệt, bên trên rau cỏ và thịt xắt "cube".
Ngó ổng trệu trạo thương hết sức thương.

Khổ cái ông ni cứng đầu hết nước, nói cái chi về security đề phòng tai nạn hàng ngày thì ổng bác hết, cứ yên trí rằng mình còn ngon lành thứ thiệt.
ổng impaired cognition nhiều rồi, trừ cái memories cũ mèm đã download - không gỡ được vì quên password, hổng phải vì không muốn gỡ đó thôi -
Tui nói với ổng, lúc hai anh em ngồi chờ tướng công đi lấy xe "đại ca ơi, em hổng muốn sống thọ đâu anh à, em tính 78 là xong thôi" ổng nói... ừa già rồi coi vậy khổ lắm. Nghe thiệt bùi ngùi !

Bác Ngụy có thì giờ thỉnh thoảng phôn nói chuyện tào lao cho ổng vui.
Nhớ để phôn reng 7-8 tiếng, bị thường khi ổng chậm nên hổng bắt kịp.
Chào tạm biệt Hải quân thiếu tá Ngụy văn Xựa

Đại úy hải quân Ngô thị Lú
Ký tên và đóng dấu.

TB :
Bác đừng có nói hổng biết cái khác biệt giữa 2 terms này heng.
Thì tui nghe ông nhảy dù kia chỉ bảo vậy, và tin vậy !

NgụyXưa
06-06-2018, 07:05 AM
*

Quotẹ
Mùa hè sắp tới, ngày sẽ dài hơn cùng với những nỗi nhớ thương. Nếu có buồn bạn gọi tôi để chúng mình hàn huyên nghe.

Ửa, gọi liền, bác Nguỵy bắt phôn gấp hổng thôi đức sóng.

Bác đi chơi dữ heng, đi bù cho ông anh bên đây heng.
Thì cái ông y sĩ trung tá trưởng phòng hành chánh cục quân y bộ tổng tham mưu đó chớ ai nữa
- còn ông dược sĩ thiếu tá kia thì hẳn mồ đã xanh cỏ từ nẳm dzồi -

Ổng ni chừ bết bát lắm bác Nguỵ ôi. răng cỏ đã theo nhau đi nghỉ hè dài hạn. Vậy chớ... ra tiệm ăn ổng kêu cơm tay cầm.
Tui hỏi cơm tay cầm là cơm chi, ổng nói cơm cầm lên tay được chỉ có thể là cơm cháy. Tui hết hồn, cơm cháy rồi ổng sẽ ăn làm sao đây trời.
Tướng công và tui lóng rày hết dám đớp đồ cứng, sợ răng rụng xuống cầu chỉ còn nước húp cháo chờ thời.
Hồi đĩa cơm bưng ra, nó là lớp cơm cháy thiệt, bên trên rau cỏ và thịt xắt "cube".
Ngó ổng trệu trạo thương hết sức thương.

Khổ cái ông ni cứng đầu hết nước, nói cái chi về security đề phòng tai nạn hàng ngày thì ổng bác hết, cứ yên trí rằng mình còn ngon lành thứ thiệt.
ổng impaired cognition nhiều rồi, trừ cái memories cũ mèm đã download - không gỡ được vì quên password, hổng phải vì không muốn gỡ đó thôi -
Tui nói với ổng, lúc hai anh em ngồi chờ tướng công đi lấy xe "đại ca ơi, em hổng muốn sống thọ đâu anh à, em tính 78 là xong thôi" ổng nói... ừa già rồi coi vậy khổ lắm. Nghe thiệt bùi ngùi !

Bác Ngụy có thì giờ thỉnh thoảng phôn nói chuyện tào lao cho ổng vui.
Nhớ để phôn reng 7-8 tiếng, bị thường khi ổng chậm nên hổng bắt kịp.
Chào tạm biệt Hải quân thiếu tá Ngụy văn Xựa

Đại úy hải quân Ngô thị Lú
Ký tên và đóng dấu.

TB :
Bác đừng có nói hổng biết cái khác biệt giữa 2 terms này heng.
Thì tui nghe ông nhảy dù kia chỉ bảo vậy, và tin vậy !Chị Ngô à, theo bà chị vợ của tôi thì cái ông anh cột chèo ở bên đó hết thuốc chữa rồi! Sống lâu và sống dai dễ sợ quá, phải không chị? Tôi tính sang năm sẽ sang Montreal thăm ông ấy vì năm nay đã lỡ book hai chuyến đi khác. Hết thuốc chữa nhưng cái ông b/s đó vẫn còn gân lắm, ở trong nhà già nhưng vẫn cứ mắng mỏ y tá phục vụ mình y như thể là “quan đốc” vẫn đang hành nghề. Còn lâu ông ấy mới lên tàu về “Vùng 5 Chiến Thuật”!

Cấp bậc và danh xưng của HQ rắc rối lắm, và cái ông nhẩy dù đó nói đúng đó Madame. Hải Quân Đại Úy khác với Đại Úy Hải Quân vì một ông xuất thân từ trường SQHQ còn một ông thì từ các quân binh chủng khác chuyển qua Hải Quân.

Xuất thân trường SQHQ thì có cơ hội chỉ huy tầu chiến, và được gọi là “Hạm Trưởng/Captain” mặc dù cấp bậc có thể chỉ là Trung Úy/Lieutenant quèn. Việt hay Mỹ gì cũng vậy. Tuy nhiên hạm trưởng chẳng bao giờ phải lái tàu, chỉ đứng đút tay túi quần, miệng hô: “trái năm” hoặc “phải năm” để cho người thủy thủ quay bánh lái về bên trái hoặc bên phải 5 độ! Có ông lại còn ngậm pipe, cứ như là … bố chó xồm!

Các sỹ quan từ các binh chủng khác chuyển qua HQ để làm thầy (thuốc) người ta, hoặc ngồi trên bờ làm cha chú thiên hạ, trừ mấy ông không phải là “cocc”, xuất thân từ quân trường Thủ Đức, có thể phải phục vụ tại các giang đoàn thuộc vùng sông nước Cửu Long để đánh giặc mệt nghỉ vì các vị đó biết bắn súng, (trong lúc các SQHQ thực thụ thì chỉ biết bắn súng … nước mà thôi)!

Thỉnh thoảng tôi mới vào diễn đàn nhưng vẫn thường nghĩ tới các bạn miền xa. Thân chúc chị và các ACE của Đ/T những ngày an vui.

ntđl
06-07-2018, 05:32 AM
*

Bác Ngụy.

Bác đừng, đừng bao giờ tính tới chuyện đi thăm ông nọ nữa hết. Bị vì khi ra về, bác sẽ ngậm ngùi một kiếp nhơn sanh.
Hồi đi thăm ổng, tui có rủ một quan đốc khác, nhưng ông ấy nói bận. Sau té ra ông ấy thú nhận chỉ muốn giữ lợi hình ảnh đẹp đẽ khi xưa.

Ông cột chèo của bác hổng biết có ra trận ngày nào (tui ngại hổng dám hỏi) trước khi về ngồi bàn giấy, chớ còn quan này là y sĩ tiền tuyến thứ thiệt trong binh chủng nhảy dù, và đóng ở An-Lộc. Bà An-lộc kể, thời nhỏ, thấy ông bận quân phục 2 bông mai trắng, tay xách cập leo lên xe jeep với tài xế đậng vô bộ Tổng Tham Mưu. Oai phong lắm lận - khi này dám bác chưa vào trường hải quân. Bác thành cột chèo của ổng mãi sau này nên bảo đảm hổng nhìn được hình ảnh nớ.

Bác Ngụy.
Sáng qua tui nói chuyện với ông Nguyễn Hữu Phước. Ông ni là "hải quan sĩ quan" tốt nghiệp ở Nha Trang như bác heng. Rồi vừa học xong cái ông được miếng giấy sang huê kỳ tu nghiệp cùng với bạn đồng khóa (là con trai phó đề đốcTrần Văn Chơn) Học xong hai ông về làm việc trong bộ tư lệnh. 75 ông Phước kẹt lợi rồi đi học tập, và cũng vì cái ghế ngồi mà ổng học tập hổng có ngày dzìa, rồi ông nhứt chín nhì bù mần màn trốn trại. Chuyện ni nếu muốn sẽ kể cho bác nghe sau.

Chuyện Hải quân thích biết thêm chắc phải kiềm ông Vũ Trọng Đệ hỏi tới. Bác Nguỵ đừng hỏi Vũ Trọng Đệ là ai heng.
Ông ấy nay đã 86 rồi và hiện đang sanh sống tại Cali.
Thỉnh thoảng bác vô đây bàn chuyện đời cho tui nghe giải sầu.
Thấy bác và phu nhơn đi ngược đi xuôi tui sanh lòng tị nạnh, ghen tương quá xá !
Thân ái cùng bác.

NgụyXưa
10-11-2018, 07:48 AM
Có Những Tàn Phai


Bạn thân,

Đã lâu lắm tôi mới gặp lại H. vào tháng Sept. vừa rồi. Nhiều năm trôi qua nhưng H. hình như không thay đổi mấy, vẫn niềm nở và thân tình, nhưng cặp mắt đôi khi có vẻ thoáng buồn. “Nhà tôi mất rồi”, H. tâm sự, “cũng đã vài tháng mà tưởng chừng như vừa mới hôm qua.”

Khi chị H mất chúng tôi có nghe tin nhưng không biết rõ nội tình, gặp lại H. tôi mới biết là chị mất vì ung thư phổi, mặc dù trong suốt 70 năm cuộc đời chưa bao giờ chị cầm một điếu thuốc trên tay. Buổi sáng bên chiếc bàn nhỏ sau vườn, H. ấp ủ ly cà phế nóng bằng cả hai bàn tay, mơ màng nhớ lại những chuyện vui buồn của đời mình:

“Dù đã có tuổi chúng tôi vẫn xưng hô với nhau như lúc chỉ mới ngoài 20, khi cô ấy đã chọn tôi, một anh trung úy quèn, thay vì nhận lời cầu hôn của một ngài đốc sự, phó tỉnh trưởng ở gần nhà. Chúng tôi đã có những ngày hạnh phúc, mặc dù trong chiến tranh tôi thường phải đi xa. Qua đến đất Mỹ này, để đền bù tôi thường chiều theo ý thích của vợ, đưa cô ấy du lịch khắp nơi, thăm viếng thân nhân và bạn bè, nhất là vào các dịp họp mặt của các cựu nữ sinh Trưng Vương.

Khi biết nhà tôi mắc phải căn bệnh quái ác, và bác sĩ cũng đã bó tay, là lúc các bạn thấy tôi “tuyệt tích giang hồ”. Tôi dành hết thời gian để chăm sóc người tôi thương yêu. Ruột gan tôi hầu như thắt lại mỗi lần tôi thấy nhà tôi quằn quại trong cơn đau, Tôi chưa bao giờ cảm thấy bất lực như vậy trong đời, vật vờ như một chiếc bóng, không còn để ý tới đời sống của riêng mình. Bạn bè thăm hỏi, và đôi khi trách móc vì những lần vắng mặt trong các kỳ hội họp của của các đơn vị cựu quân nhân nhưng tôi chỉ biết câm nín, hoặc nhẹ nhàng xin lỗi chứ không đành lòng đem niềm bất hạnh của riêng mình để biện minh.

Tôi không thích cờ bạc, nhưng nhà tôi lại thường theo các cô em tới casino kéo máy, và trong những lúc say mê với đỏ đen cô ấy hầu như không còn biết đến mệt nhọc hay đau đớn là gì. Người xưa đem ngàn vàng đổi lấy nụ cười, còn tôi, tôi cũng đã mang tiền tài đổi lấy những ngày hạnh phúc mong manh, dù không giầu có như những người được gọi là “đại gia”. Tôi đã rút ra gần hết số tiền trong qũy tiết kiệm, hàng ngày tới casino để nhà tôi kéo máy cho thoả thích trong lúc tôi ngồi bên tựa nhẹ bờ vai. Nhà tôi đã có những ngày cuối đời thật thoải mái, trước khi nhắm mắt cô ấy đã để lại cho tôi một nụ cười và một lời giã biệt: “Cám ơn anh yêu”.

Bây giờ tôi lại tự do như chim trời, tìm về với các bạn, vì dù nhiều năm không gặp nhưng không bao giờ quên. Các con tôi đã lớn, đã có đời sống riêng, tôi không giàu có nhưng tiền hưu bổng đủ sống thoải mái. Các bạn ngao du góc biển chân trời hãy cho tôi đi theo vì trong thâm tâm tôi cũng còn mang nặng trong lòng những ngày tháng cũ.”

H. nhìn tôi bằng đôi mắt buồn. Tôi nhẹ thở dài: “Những chuyện buồn phiền như thế của cuộc đời mọi người đều đã hoặc sẽ trải qua. “H. hãy cố quên để sống cho mình những ngày còn lại. Tháng Ba tới chúng tôi sẽ bay qua Dubai xuống tàu thăm Ấn Độ. Sẽ gửi information để bạn đi cùng cho vui.”

Bạn thân,

H. đã nhận lời đi chung trong chuyến hải hành năm tới. Riêng tôi, tôi mới trở về sau hai tuần thăm viếng vài quốc gia miền Nam Âu Châu. Trước ngày đi không biết “bấm độn” tiên đoán thời tiết nên vất vả vì mưa gió ngập trời. Hơn thế nữa, khi bay về tới Chicago trời đất nổi cơn gió bụi, chuyến bay chuyển tiếp bị hoãn lại rồi hủy bỏ vào lúc 11:30 PM, không thể ra ngoài mướn khách sạn nên đành làm người homeless, ngủ vật vã tại những hàng ghế trống trong phi trường O’Hare cho tới sáng ngày hôm sau mới book được chuyến bay trở về Cali.

Chuyến đi vất vả nhưng nhiều kỷ niệm. Barcelona vui nhộn và ồn ào như những người Tây Ban Nha máu nóng, Sicily có khu phố cổ (Taormina) làm nhớ lại một ngày lang thang ở Hội An năm rồi. Khi du thuyền tới Athens chúng tôi “hop-on” sightseeing bus nhưng chẳng bao giờ “hop-off” vì mưa gió, chỉ nhìn thấy thành phố lờ mờ qua cửa kính. Cũng may là chúng tôi đã tới thủ đô của Hy Lạp một lần trước đây, và cũng đã thăm viếng vài địa danh, nên lần này cũng không có gì luống tiếc.

Hy Lạp có nhiều hòn đảo nổi danh. Nhờ chuyến đi này mà chúng tôi mới biết là tên của tiếu bang “Rhode Island” của Mỹ cũng là tên của một hòn đảo của Hy Lạp, và theo người tour-guide, “Rhodes” trong tiếng Hy Lạp có nghiã là “hoa hồng”. Chúng tôi đã leo hàng trăm bực thang lên thăm đỉnh đồi Acropolis of Lindos để bùi ngùi nhìn thấy những hàng cột chơ vơ cùng năm tháng và những tấm bia ghi lại dấu tích của một thời huy hoàng đã qua.

Không phải tất cả chuyến du lịch đều là để đi tìm cổ tích. Có những nơi như Santorini của Hy Lạp với kiến trúc hiện đại và thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. Mời bạn xem tấm hình dưới đây để bạn thấy là góc biển chân trời vẫn có những nơi đáng cho ta đến tìm đến để chiêm ngưỡng.


1299

Santorini: Khu nhà vòm xanh

Người tour-guide cho biết một đêm tại căn nhà vòm xanh đó du khách chỉ phải trả tới 7,000 Euro (hơn $8,000 dollars Mỹ), và giá tiền không bao gồm “chân dài”! Những du khách ngủ đêm tại đó chắc chắn là “filthy rich”, và có lẽ … hơi điên cuồng! Bạn có nghĩ như tôi không?

Địa danh cuối cùng của chuyến du lịch là Malta, một quốc gia nhỏ bé giữa Điạ Trung Hải, dân số chưa tới 500 ngàn. Malta từng là thuộc địa của Anh, còn lại là những đền đài và thành quách trông từ xa thật huy hoàng nhưng lại gần sẽ thấy rõ là có những tàn phai, và những chắp vá để níu lại thời gian.


1298



Malta nhin từ ngoài biển

Đã chớm thu, Nam Cali trời se lạnh, chợt nhớ Hà Nội ngày tháng cũ, và lời hứa trở về thêm một lần nhưng có lẽ không thực hiện được vì niềm băn khoăn về những đổi thay mới đây của đất nước.Vài hàng thăm bạn, hẹn ngày gặp mặt ở một nơi nào đó, và mặc dù chỉ là “bạn miền xa”, nhưng tôi thường nghĩ tới bạn luôn.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Oct. 10, 2018

Eve.
10-25-2018, 10:55 PM
Vẫn hoài theo dâu chân Chú ...

NgụyXưa
11-20-2018, 02:41 PM
Vẫn hoài theo dâu chân Chú ...Cám ơn Eve đã ghé thăm.

***

Ngày Tháng Buồn Vui

Bạn thân,

Tuần rồi họp khoá Bảo Bình, gặp nhau vui như những ngày tháng cũ nhưng khi điểm danh bạn bè, thấy những hư hao, không khỏi bùi ngùi.

81 đứa vào trường bây giờ chỉ còn lại 52 thế nhưng có mặt không tới 20 người vì nhiều bạn ta, mặc dù rất náo nức ghi danh tham dự nhưng cuối cùng đành bỏ cuộc vì vấn đề sức khoẻ. Dù biết rắng sinh lão bệnh tử là quy luật của trời đất thế nhưng nghĩ tới những người vắng mặt, nhất là tới Quýnh, tới Bá, tới Lập … tôi ước gì có một phép lạ nào đó để tất cả anh em chúng mình được gập nhau cho một ngày thật vui.

Ra về lòng vương vấn lại còn nhận được email của một bạn miền xa, đính kèm một bài viết trích ra từ facebook của một người không quen, nỗi buồn càng thêm ray rứt. Chắc là bạn cũng đã đọc những dòng này đâu đó trên Intenet nhưng tôi xin ghi lại dưới đây để cám ơn tác giả, và gửi gấm tới các bạn trẻ tôi quen còn đang sống tại Việt Nam như một chút tâm tình.

Làm Cách Nào Để Tiêu Diệt Một Dân Tộc

Muốn tiêu diệt một dân tộc, bom đạn, đàn áp không đủ. Dù tối tân tới đâu, bom đạn không thể giết hết hàng trăm triệu người. Dưới đây là 12 biện pháp hữu hiệu nhất để bức tử một dân tộc, với điều kiện phải thực hiện cùng một lúc, đúng quy trình, có đủ ngân quỹ, nhân sự và quyết tâm sắt đá để thực hiện:



Reo rắc ung thư, bệnh hiểm nghèo bằng cách cho tự do nhập cảng hàng hoá, lương thực độc hại của Tàu Cộng.
Gây đói rách, để nông dân, thương gia không có cách gì cạnh tranh để sống còn hơn là dùng hóa chất độc hại tràn ngập thị trường.
Bộ Y tế, các nhà thương được tự do sản xuất, lưu hành, xử dụng thuốc giả, thuốc gây ung thư, bệnh truyền nhiễm.
Khuyến khích rượu chè, ma túy, ăn chơi trụy lạc, để tiêu diệt trí não, nghị lực, sức đề kháng của dân, đặc biệt lớp trẻ.
Khuyến khích những trò chơi dâm đãng, lố bịch, bỉ ổi, để tiêu diệt những ý niệm về nhân phẩm còn sót lại.
Nhập cảng chủ nghĩa quái dị đã bị cả thế giới ghê tởm. Tẩy não, nhồi sọ để tiêu diệt khả năng phán đoán. Bỏ tù, bức tử, nhục mạ, cô lập những người còn khả năng suy nghĩ, phản kháng.
Buôn bán bằng giả để triệt hạ uy tín của trí thức, biến dân tộc thành một con rắn không đầu , cá mè một lứa, không người đáng tin, đáng trọng, đáng kính. Trả lương rẻ mạt giáo chức, biến nguời truyền bá kiến thức thành cùng đinh, giáo dục một trò chơi nhảm nhí.
Cho ngoại nhân tự do nhập cảnh, cư trú như chỗ không người. Khuyến khích dùng ngoại tệ để thực tập đời sống nô lệ.
Chặt cây, phá rừng, xả lũ. Tiêu diệt mầm sống , để dân suốt đời chỉ lo chống đỡ thiên tai, không còn đầu óc, sức lực nghĩ đến chuyện đất nước.
Xuất cảng lao động, trục xuất những cá nhân có đầu óc ra khỏi nước, để tiêu diệt tiềm năng dân tộc.
Bán đổ bán tháo tài nguyên quốc gia. Tàn phá môi trường, để nông dân, ngư dân tha phương cầu thực, bỏ đất, bỏ biển cho ngoại bang.
Tiêu diệt ngôn ngữ , sợi dây liên lạc giữa các công dân, tâm hồn của một dân tộc.


Một dân tộc không còn lãnh thổ, không tài nguyên, không chủ quyền, trí não bại hoại, tinh thần bạc nhược, thân thể bệnh hoạn, mất hết đạo lý, lương tâm, đạp lên nhau để sống, không còn ngôn ngữ, quên quá khứ, không tương lai, không biết mình là ai, không biết đang nhắm mắt theo một đám thảo khấu đi về hướng nào... một dân tộc như vậy, không cần đánh cũng thắng, khỏi cần giết cũng chết. Sống cũng như đã chết.

Nguyệt Minh Nguyễn

Bạn thân,

Những người trê tôi quen tại VN cũng là những người hiểu biết. Xin các bạn hãy giữ vững tấm lòng yêu thương quê hương. Tôi vẫn thường nghĩ tới hồn thiêng dân tộc, và vẫn tin rằng nhờ những người trẻ như các bạn Việt Nam rồi sẽ trường tồn.

Nhân mùa Lễ Tạ Ơn thân chúc các bạn miền xa những ngày hạnh phúc và an vui với gia đình.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Nov. 20, 2018

NgụyXưa
12-01-2018, 10:39 AM
Từ California: Gửi Bạn Miền Xa


Anh N. thân,

Trước hết xin cám ơn anh về những lá thư đồng cảm. Dù chỉ là người viết nghiệp dư thế nhưng mỗi lần nhận được những dòng chữ khuyến khích tôi cũng vẫn cảm thấy xúc động và vui mừng. Mong là sẽ giữ được mối giây liên lạc thân tình với anh như một người bạn miền xa, và một ngày nào thuận tiện sẽ có dịp gặp nhau.

Được biết hiện nay anh là một “Việt kiều” làm việc cho U.S. goverment tại Sài Gòn trong một chương trình hỗ trợ kinh tế cho các nước đang phát triển. Quả tình anh là một người may mắn, đã di tản nhưng bây giờ lại được sinh sống tại quê nhà. Chúng tôi nghĩ rằng những người như các anh đang mang hy vọng tới cho lớp người trẻ mới lớn lên tại Việt Nam. Ít người có được một tấm lòng thiết tha như anh viết: “Tôi thì chưa một ngày chinh chiến, vẫn còn nợ những người đã một đời hy sinh xương máu cho mình được yên vui, cho nên vẫn ôm ấp làm được gì cho những người không may còn ở lại ”.

Vâng, bạn bè tôi đã nhiều người bỏ mình cho quê hương thế nhưng chúng tôi đã không đạt được lòng mong mỏi của mọi người, cuối cùng đành làm người lưu vong trên đất lạ, khó khăn làm lại cuộc đời. Tháng ngày qua, lớp người như chúng tôi đã mỏi mòn nhưng vẫn mong manh một niềm hy vọng là Việt Nam sẽ mãi trường tồn để có một nơi cho chúng tôi trở về, dù chỉ là để viếng thăm.

Nhiều năm trước đây, khi mới hồi hưu, tôi cũng có mơ ước được về VN làm ông giáo làng thế nhưng không thể thực hiện được vì vấn đề sức khoẻ và vì nhà tôi vẫn còn đang làm việc nên tôi không đành lòng bỏ đi một mình. Hơn thế nữa vẫn có những băn khoăn về chính kiến, và những khó khăn không thể giải quyết, nên cuối cùng giấc mơ vẫn chỉ là giắc mơ. Ở đời có một trăm điều mơ ước thì tới 99 điều không thành, phải thế không anh?

Không về làm việc tại quê nhà được nên tôi đi du lịch thường, và đã ghé thăm Việt Nam vài lần, và lần nào cũng mang về những kỷ niệm vui buồn cùng những nỗi niềm để suy tư. Thăm viếng nhiều nơi trên thế gìới nhưng Á Châu vẫn là nơi tôi cảm thấy gần gũi. Chỉ có đìều mỗi khi nhìn thấy những tiến bộ của các nước lân bang là lại cảm thấy một chút u buồn khi so sánh các nơi như Tân Gia Ba, Đại Hàn, Đài Loan … với Việt Nam. Họ đã văn minh không thua gì Âu Mỹ trong lúc dân mình, nhất là những người sống xa thành phố, đời sống vẫn còn quá nhiều khó khắn!

Có thể là năm 2019 tôi sẽ về Việt Nam thêm một lần. Tôi vẫn yêu thích mùa thu Hà Nội với “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau” nên dù ở xa mà vẫn nhớ mãi về một nơi êm đềm của tuổi thơ. Tôi cũng muốn vào miền Nam để đi lại những giòng sông cũ, và đưa nhà tôi thăm viếng vùng đất nước đầy cây trái ngọt ngào mà chúng tôi chưa bao giờ quên. Nhân dịp này hy vọng được gặp anh để uống một ly cà phê Nguyễn Du như anh đề cập tới trong một lá thư trước đây.

Nam California mấy hôm nay trời nhiều mây, đêm có mưa nhỏ, nhưng trời chỉ se lạnh giống mùa thu hơn là đã sang đông. Thời tiết làm tôi nhớ nhiều về Đà Lạt của thời lãng mạn, yêu người, yêu đời, khi tuổi còn xanh mà tưởng chừng như có thể ôm trọn tương lai trong vòng tay.

Anh cho biết là Christmas này anh sẽ về Mỹ thăm nhà. Nếu có dịp tới gần vùng San Diego xin mời anh ghé chơi. Chúng tôi sống ở nơi hoang dã nên lúc nào cũng mong có bạn để hàn huyên.

Vài hàng thăm hỏi, và nhân mùa lễ hội thân chúc anh cùng toàn gia những ngày an vui.

Tình thân,

Ngụy Xưa
Dec. 1, 2018

HXhuongkhuya
12-01-2018, 12:13 PM
Từ California: Gửi Bạn Miền Xa
...
Có thể là năm 2019 tôi sẽ về Việt Nam thêm một lần. Tôi vẫn yêu thích mùa thu Hà Nội với “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau” nên dù ở xa mà vẫn nhớ mãi về một nơi êm đềm của tuổi thơ. Tôi cũng muốn vào miền Nam để đi lại những giòng sông cũ, và đưa nhà tôi thăm viếng vùng đất nước đầy cây trái ngọt ngào mà chúng tôi chưa bao giờ quên. Nhân dịp này hy vọng được gặp anh để uống một ly cà phê Nguyễn Du như anh đề cập tới trong một lá thư trước đây...

Ngụy Xưa
Dec. 1, 2018

Chào chú Nguỵ Xưa ,

Cũng như Eve , mỗi lần vào phố thấy chú đăng bài , cháu vẫn âm thầm theo dấu chân chú đọc những buồn vui chú viết bằng những trải nghiệm có thật trong cuộc sống . Cám ơn chú luôn trải lòng để người đọc ( cháu ) bắt gặp mình đâu đó trong một góc phố xưa của chú..







https://i.postimg.cc/SRSnH8nG/IMG-7660-1.jpg (https://postimages.org/)






Thưa chú mùa Xuân 2017 cháu và anh chị em bạn bè cháu quen đã hẹn gặp nhau tại Hà Nội , thật bất ngờ vì cháu gặp cả mùa Thu giữa tháng 2 Hà Nội chú ạ . Bây giờ Chú có thể về Hà Nội vào tháng 2 hay giữa tháng 3 vẫn thấy " cây Cơm nguội vàng , cây Bàng Lá đỏ " chứ chú về mùa Thu sẽ không thấy hoa Sưa Hà Nội đâu . Cháu xin gửi chú hình ảnh Hà Nội trong góc nhìn của cháu và cầu chúc chú sức khỏe .






https://i.postimg.cc/tRkkJNNp/IMG-7662-1.jpg (https://postimages.org/)

HX ( Hà Nội tháng 2 , 2017 )

NgụyXưa
02-02-2019, 11:42 AM
Cám ơn HX đã ghé thăm và chia sẻ những cảm nghĩ về một nơi chốn cũ. Nhân dịp năm mới Kỷ Hợi xin thân chúc HX và tất cả các bạn miền xa một năm mới an vui và thịnh vượng.

***

Vàng Rơi Mấy Lá


Bạn thân,

“Vàng rơi mấy lá năm hồ hết”! (Tản Đà) Chắc bạn cũng chưa quên câu thơ này của những ngày chúng mình còn ngồi trên ghế nhà trường. Năm hồ hết nên người ta thường “tính sổ” lại cuộc đời, nhất là vào những ngày mưa gió, không thể ra khỏi nhà. Nam Cali mấy hôm nay không những mưa lớn mà còn có cà sấm chớp và cầu vòng bắc ngang bầu trời, một hiện tượng thường thấy tại VN nhưng hầu như ít xảy ra tại Cali. Thời tiết làm tôi nhớ Sài Gòn mưa gió hai mùa thế nhưng chưa biết bao giờ tôi mới lại có thể trở về thăm, dù chỉ là thêm một lần để rồi thôi.

Biết bạn bị bệnh nhưng tôi không dám điện thoại thăm hỏi vì hiểu rằng bạn cũng không muốn nói và nghĩ tới bệnh tình của mình. Nhân dịp năm mới Kỷ Hợi chỉ biết thân chúc bạn mau bình phục để “tứ nhân bang” chúng mình sẽ lại có mặt đầy đủ trong những chuyến viễn du góc biển chân trời.

Bạn biết không, trong những chuyến cruises vừa qua bữa cơm tối nào trên tàu tôi cũng cảm thấy thiếu vắng vì không nhìn thấy chia bia và khuôn mặt đỏ hồng của bạn. Hình ảnh đó đã trở thành một phần của những ngày viễn du. Chuyến Dubai/Ấn Độ vào tháng tới là do bạn gợi ý trước đây thế nhưng bạn lại sẽ vắng mặt, đành hẹn bạn một chuyến vượt Thái Bình Dương về Á Châu, đi lại đường biển xưa, Trong chuyến Dubai/India sắp tới sẽ có thêm T. Bựa, H. Mèo, A. Chó Bông, T. Michelin. Kể cả B. Xe Ngựa và tôi nữa là sẽ có sáu Bảo-Bình. Những tháng năm vàng của đời người mà vẫn có bạn bè quanh quẩn bên mình thế là cũng đủ vui.

Cuối năm (ta) nhiều chuyện buồn hơn vui. Chủ nhật này tôi sẽ lên Lìttle Saigon dự đám tang ông chú ruột của K. rồi từ đó sẽ lái xe về San Jose thăm nhà. Chú của K. nguyên là đại tá ngành tiếp vận, học ở Pháp, tu nghiệp tại Mỹ, năm 1975 làm việc trong ủy ban liên lạc bốn bên nên tháng Tư có dịp đưa K. và đứa con gái nhỏ của tôi vào phi trường TSN, lên máy bay di tản. Riêng chú chọn ở lại, không chịu đào ngũ, nên sau 75 phải đi tù cải tạo mất hơn 10 niên, qua Mỹ được chừng 20 năm thì giã từ đời di tản buồn ở vào tuổi 94. Hàng trưởng thượng của chúng mình hầu như đang mai một, rồi thì chúng mình cũng sẽ thế thôi, con cháu chúng mình sẽ không còn biết VNCH là gì, có chăng là chỉ biết VN là nước đâu đó bên Á Châu. Buồn quá phải không bạn thân.

Tôi về San Jose ăn Tết với gia đình nhưng chính là để thăm mẹ. Mẹ tôi phải nẳm bệnh viện ít lâu, nhưng từ ngày ra khỏi bệnh viện, nhờ được con cái chăm sóc, mẹ tôi đã khoẻ lại nhiều, đã đi đứng được mà không còn phải ngồi xe lăn. Hôm bác sỉ đề nghị đưa cụ từ bệnh viện vào hospice vì không còn hy vọng, tôi đã phản đối vì thương mẹ, thà về nhà rồi ra sao cũng được, không ngờ trong không khí gia đinh thân quen mẹ tôi dần dần hồi tỉnh, và sức khoẻ đã lại gần như xưa. Khi các con của chú tôi ký giấy để đưa chú vào hospice chúng nó khóc nhiều vì biết là chuyện gì sẽ xảy ra nhưng không thể làm gì khác vì các con chú còn phải đi làm. Một tuần sau khi vào hospice là chú tôi qua đời. Mẹ tôi tết này 101 tuổi, nhưng vẫn còn minh mẫn, vẫn nhớ và kể cho đàn con về “đình Đào, miếu Thượng, chùa Lê”, ngõ Tôn, ngõ Nguyễn, những địa danh nơi chôn nhau cắt rốn, cứ như thể là hôm qua mới vừa trở lại thăm làng xưa xóm cũ. Người già còn gì hơn là dĩ vãng, phải thế không?

Bạn thân,
Buồn nhiều nhưng cũng có chuyện vui. K. sẽ chính thức “được” nghỉ việc vào đầu tháng April năm 2019. Kể từ nay có đi đâu xa chúng tôi sẽ không còn phải lo lắng nhiều, sợ trễ ngày trở về hay công việc ứ đọng. Đầu năm 2020 chúng tôi đã book chuyến đi 28 ngày thăm hầu hết các hải đảo trong vùng biển Nam Thái Bình Dương. Rất mong bạn mau chóng bình phục để chúng mình lại cùng nhau viễn du.

Một lần nữa thân chúc bạn một năm mới an khang và hẹn ngày gặp mặt.

Tình thân,

Feb. 2, 2019
Ngụy Xưa

NgụyXưa
03-08-2019, 07:23 AM
Cánh Hạc Về Trời


Bạn thân,

Cám ơn bạn đã thăm hỏi. Tôi mới trở về nhà hôm qua, nhận được thư bạn gửi từ Siem Reap nhưng có lẽ thư nằm trong thùng thư đã khá lâu. Từ Tết tới giờ tôi đi lại giữa Carlsbad và San Jose nhiều lần để sống với mẹ tôi những ngày cuối đời của bà. Mẹ tôi mất ngày 26 tháng Feb. vừa rồi, và mới được an táng. Từ nay bố mẹ tôi lại được nằm kề bên nhau để yêu thương chăm sóc nhau đời đời.

Mẹ tôi là người đàn bà tiêu biểu của thời Việt Nam xa xưa, một đời vất vả, làm dâu nhà phú hộ nhưng khi còn trẻ vẫn chân lấm tay bùn, thờ chồng và nuôi dậy các con. Khi còn nhỏ tôi là đứa bé bướng bỉnh nhưng mẹ chưa bao giờ đánh mắng, chỉ dạy dỗ bằng ca dao tục ngữ: “cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Lớn lên tôi phiêu bạt giang hồ, cả năm không về thăm mẹ được một lần thế nhưng mỗi lần về nhà vẫn được mẹ bóc cho quả cam, cắt cho miếng bánh như những ngày thơ dại. Tuy nhiên từ khi qua Mỹ đoàn tụ với các con mẹ tôi cũng đã có được những ngày yên vui cho đến hết tuổi già mới ra đi trong bình yên. Mẹ ra đi làm tôi như mất một chỗ đứng trong cuộc đời và thấy thật là cô đơn.

Tôi biết ai cũng có những lúc cô đơn, nhất là khi tuổi đã về chiều. Bạn bè dăm ba đứa góc bề chân trời mấy khi gặp được nhau. Tôi vẫn thường nhớ về những nơi chốn cũ, nhất là Hà Nội của tuổi thơ và Đà Lạt mù sương của thời niên thiếu thế nhưng “cuộc đời vui, cuộc đời buồn, … biết đâu là bến mơ” như là một câu trong bài Bến Thượng Hải tôi thường nghe. Dù sao thì tôi vẫn yêu thương cuộc đời này, và cứ coi mỗi ngày còn lại là một ân sủng của trời cho, mặc dù lúc này tôi vẫn chưa hoàn toàn bình phục, và vẫn còn xúc động khi viết những dòng chữ này. Trong lúc làm lễ phát tang mẹ tôi đã ngất xiủ, Đây là lần thứ hai trong đời, lần đầu tiên tại dưới ánh nắng như thiêu của quân trường khi vừa giã từ sách vở học trò, vẫn rất nhớ nhà, nhớ cha mẹ và các đứa em còn thơ dại.

Có thể năm nay tôi sẽ về thăm VN thêm một lần (và có lẽ là lần cuối). Có những nơi K. rất muốn nhưng chưa có dịp viếng thăm như Bản Giốc và Yên Tử của miền Bắc, Cần Thơ/An Giang và sông nước miền Nam. Tôi cũng chưa có dịp viếng thăm Angkor Wat của đất chùa Tháp mặc dù đã ngược giòng Cửu Long nhiều lần. Hơn 40 năm làm người di tản buồn mà lòng thương nhớ quê hương chưa bao giờ nguôi.

Đáng lẽ giờ này tôi đang trên dường từ Dubai qua India nhưng vì mẹ nằm viện từ hôm Tết nên tôi đả hủy bỏ chuyến đi. Tôi chẳng bao giờ tiếc nuối mặc dù không được hãng máy bay và cruise ship line trả lại tiền chỉ vì tôi ghét tài phiệt nên không chịu mua bảo hiểm. Hơn thế nữa, quả tình tôi cũng không mấy thích thú với đất nước Ấn Độ xa xôi. Bạn đã từng kể tôi nghe về chuyến land tour năm nào, ở khách sạn five stars mà mới bước chân ra khỏi cửa đã phải rón rén vì sợ đạp phải … mìn! Để chuẩn bị cho chuyến đi tôi đã phải xin visa vào India, và mặc dù chỉ làm qua Internet (eVisa) mà tôi gần điên đầu vì những câu hỏi khó trả lời. Cũng may là chúng mình là dân Mỹ gốc Mít! Nếu gốc gác của bạn là Pakistan thì bạn còn phải cung khai tam đại vì India và Pakistan là hai nước thù nghịch, vẫn còn đang hăm he đánh nhau.

Nam Cali vẫn còn mưa rải rác thế nhưng khí hậu đã ấm áp hơn nhiều. Chỉ còn hơn một tuần nữa là mùa xuân bắt đầu, thời tiết vẫn tuần hoàn và chúng ta vẫn trôi theo dòng đời, phải thế không bạn thân? Tôi lúc nào cũng mong gặp lại bạn, và cho tới ngày đó, nhớ giữ liên lạc thường xuyên. Take care of yourself, dear.

Tình thân,

Ngụy Xưa
March 8, 2019

HXhuongkhuya
03-08-2019, 09:05 AM
HX xin chia buồn cùng chú Nguỵ Xưa và tang quyến.


https://i.postimg.cc/k5WLGcFT/hinh-anh-hinh-nen-hoa-sen-trang-dep-nhat-6-1.jpg (https://postimages.org/)
Hình net

sôngthương
03-19-2019, 03:24 AM
Cánh Hạc Về Trời


March 8, 2019

St tin rằng Bà đã được bình yên nơi nước Chúa . Cánh hạc nay đã thong dong . Bà đã sống một đời tận tụy vì gia đình , chồng con và các cháu ...
Mong chú NX và gia đình luôn được an yên :z57:

sôngthương
03-19-2019, 03:28 AM
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2017/04/canh_hac.png

Mang Mộc
03-19-2019, 11:33 AM
https://scontent-sjc3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/55489224_2189290108048366_788962088998404096_n.jpg ?_nc_cat=109&_nc_ht=scontent-sjc3-1.xx&oh=f0459b9069ae0da9e811e0cc19bdf937&oe=5D135224

MưaPhốNúi_
03-19-2019, 04:53 PM
Xin chia buồn cùng anh :z57::z57::z57:

SauDong
03-20-2019, 02:18 AM
Hôm nay tôi mới vào đọc tin Bác đã mất. Không biết trong quá khứ có bao giờ tôi gặp Bác ở con hẻm Thiệu Trị không nhỉ, có thể có ... nhưng khó mà hình dung được. Bên tôi một ông chú thương mến cũng vừa ra đi. Rồi thì những nhân vật cũ cũng biến dần theo những kỷ niệm cũ, hình ảnh xưa. Rồi sau này mình chỉ thấy cát và bụi. Thành thật chia buồn cùng bro NX và gia đình. Cầu mong Bác sớm siêu thoát.

thuykhanh
03-20-2019, 07:00 AM
https://i.imgur.com/cYposqN.png


Thành thật chia buồn cùng anh, Kh. và gia đình. Cầu mong hương hồn Bác sớm về nơi cõi phúc.

Thach Thao
03-20-2019, 10:42 AM
https://i.imgur.com/cYposqN.png


Thành thật chia buồn cùng anh, Kh. và gia đình. Cầu mong hương hồn Bác sớm về nơi cõi phúc.




Dạ con xin chia buồn trễ cùng chú Nguỵ Xưa.

NganHa1
03-21-2019, 03:33 PM
Xin chia buồn cùng anh và gia đình.

Thắp nén hương lòng, nguyện cầu hương linh Bác được siêu thăng tịnh độ.

Mong anh Cả nhớ giữ gìn sức khoẻ...

NgụyXưa
03-23-2019, 03:22 AM
Chân Thành Cảm Tạ


Xin chân thành cảm tạ các bạn Hxhuongkhua, sôngthương, Mang Môc, MưaPhốNúi_, SauDong, thuykhanh, Thach Thao, NganHa1, Nguyệt Hạ … và các ACE đã ghé nơi đây, gửi email, điện thoại chia buồn và an ủi Ngụy Xưa trong lúc đắm chìm vì mất mẹ.

NX dạo này ít viết trên nét tuy nhiên vẫn theo dõi bước chân của các bạn cũ (dù đã dùng nick mới) và các bạn vừa quen. “Bạn Miền Xa” là một phần đời của Ngụy. Xin các bạn nhận từ tôi tấm chân tình, cầu chúc các bạn cùng gia đinh những ngày an vui.

Ngụy Xưa


Như Biển Thái Bình


Bạn thân,

Tôi vẫn còn vài người bạn rất thân và một số anh chị em họ sinh sống tại VN. Khi mẹ tôi mất các cháu gọi mẹ tôi bằng cô đã làm lễ phát tang ngay tại quê nhà, quay video gửi sang khiến chúng tôi thật bùi ngùi.

Quê mẹ là làng Đào Xuyên, có con sông nhỏ êm đềm quanh co. Khi còn thơ dại chị tôi thường dắt tôi ra đứng ở đầu cầu chờ mẹ gánh luá từ cánh đồng bên kia sông về làng. Mẹ tôi một tay giữ đòn gánh, một tay dắt tôi bước từng bước nhỏ trên con đường trơn trượt. Tôi thường ngước mắt nhìn, ước gì mình lớn hơn chút nữa để chia bớt gánh nặng trên vai mẹ. Ước mơ đó không bao giờ trở thành. Bố mẹ tôi rời làng quê ra Hà Nội khi tôi chưa đầy sáu tuổi, giã từ nếp sống thôn dã vì chiến tranh đã lan tràn tới quê nhà. Hàng năm tôi vẫn được về quê thăm bà, và cùng với những đứa em họ chơi đùa gần bến sông, nhưng tôi cũng thường thơ thẩn trên cầu Vương, nhớ tới lúc còn bé đứng chờ mẹ về từ bên kia sông.

Lớn lên tôi đi biền biệt, thế nhưng lúc về già tôi lại được sống gần mẹ, và tình mẹ thì chưa bao giờ đổi thay. Tôi đã từng viết cho con gái tôi một lần: “Tháng rồi bố phải vào bệnh viên vì những cơn đau quặn ruột. Bà nội của con vào thăm bố, bàn tay già nua xoa trên bụng bố nhẹ nhàng: “Con cố lên cho mau khỏi, đừng lo nữa, có mẹ đây”. Bố tưởng chừng như mình nhỏ lại, bé bỏng như xưa, mỗi lần đau được mẹ bồng. Nước mắt bố ứa ra, và bố gọi thầm: “Mẹ”.” Tôi biết là tôi may mắn hơn nhiều người. Ngoài tuổi tri thiên mệnh mới mất mẹ, thế nhưng niềm đau và nỗi nhớ vẫn không nguôi.

Tôi viết thư báo tin buồn cho một thằng bạn rất thân thời niên thiếu hiện còn đang dạy học tại Sài Gòn. Thư chỉ có một dòng: “Tao bây giờ mồ côi cả bố lẫn mẹ rồi!” Thế thôi mà tôi không cầm được nước mắt. Nó cũng không may mắn gì hơn tôi, bố nó tập kết ra Bắc năm 1954, và chết đâu đó trên đường Trường Sơn. Mẹ nó mang anh em nó từ Quảng Ngãi vào Đà Lạt, cuốc đất trồng rau nuôi con. Bạn tôi là con trai trưởng, lúc bấy giờ mới chỉ hơn 10 tuổi nhưng cũng đã biết giúp mẹ xách nước từ suối lên tưới vườn trong cái giá buốt của thành phố mù sương. Mẹ nó mất sau khi nó xuống Sài Gòn theo học đại học. Sau này dù đã trở thành giáo sư thỉnh thoảng về thăm nhà nó vẫn ra suối nhìn giòng nước chảy, nhớ về mẹ, người đã vất vả gánh hàng ngàn thùng nước, để anh em nó có khoai luôc ăn sáng trước khi tới trường. Mới đây trở về thăm chốn cũ, cô đơn vì không còn mẹ và bạn bè ngày xưa cũng đã đâu đó bốn phương trời, nó viết cho tôi: “… Một mình vào quán cafe, một mình lang thang trên khu Hòa Bình, nhớ lại vô vàn hình ảnh trước kia... Ước gì lại có một lần theo mẹ ra suối gánh nước như xưa …“

Một người bạn thân khác viết an ủi: “ Già bao nhiêu tuổi, bạc tóc trên đầu, nhưng mất mẹ vẫn là nỗi mất mát lớn lao vô cùng … , xin chia buồn cùng bạn và toàn thể gia đình. Cầu xin hương linh cụ từ đây thảnh thơi miền cực lạc .” Xin cám ơn bạn ta. Mẹ tôi mất chưa đầy một tháng nên nỗi buồn còn vương vấn như mây trời. Sáng nay soi gương thấy tóc trắng nửa mái đầu. Ừ, đúng là mình già rồi mà sao đôi lúc vẫn khóc như là trẻ thơ?

Bạn thân,

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Có lẽ đây là câu hát hay nhất trong bài “Lòng Mẹ” của nhạc sĩ Y Vân. Lúc này không còn mẹ tôi càng thấy thấm thiá hơn. Cuối tháng tới tôi sẽ lại về San Jose làm lể cầu siêu thất tuần, và đem hình mẹ lên chùa gửi gấm để mẹ hàng ngày nghe kinh kệ “cho hồn siêu thoát chốn u minh”. Tôi cũng sẽ cố gắng về thăm quê mẹ thêm một lần, sẽ lại ra cầu Vương chờ mẹ về, dù chỉ là một hình bóng nhạt nhoà trên mây.

Một lần nữa cám ơn bạn đã chia buồn với gia đình chúng tôi, và xin gửi một bông hồng tới tất cả các bạn vẫn còn mẹ.

Tình thân,

Ngụy Xưa
3/22/2019

Ngoc Han
03-23-2019, 05:10 AM
Thành kính phân ưu cùng gia đình anh.

NgụyXưa
05-10-2019, 11:40 AM
Thành kính phân ưu cùng gia đình anh.Xin cám ơn anh.

***

Tháng Ngày Như Giấc Mơ


Bạn thân,

Cám ơn bạn đã gửi lời thăm hỏi. Dạo này tôi ít viết tuy nhiên hầu như ngày nào cũng vào đọc để giữ mối tình thân với các bạn miền xa.

Sức khoẻ tôi đã trở lại bình thường và nỗi buồn vì mất mẹ cũng không còn quá đau xót như ngày nào. Hàng ngày tôi vui với hoa lá sau vườn và thỉnh thoảng là những chuyến đi xa để sống với kỷ niệm của những ngày tháng cũ.

Tôi vừa từ Mexico về. Đi trốn và đi tìm cái ăn để khỏi … chết đói đó bạn ơi! :) K. tham dự class reunion, kỷ niệm 50 năm ngày ngày tốt nghiệp trung học, camping một tuần với bạn bè đâu đó gần Lake Tahoe nên tôi và một anh bạn từ Texas qua trốn lên cruise ship vì biết rằng mình khó sống được với mấy chục chiếc radio Trưng Vương cùng phát thanh 24 giờ một ngày!

Thực ra thì chúng tôi hiểu rằng các “mợ” cũng cần có những giây phút riêng tư để tâm tình, kể lại với nhau những kỷ niệm buồn vui thời còn đi học, nhắc tới những “cây si” đứng trước cổng trường cùng với những mối tình của thời mới lớn trước khi “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Sự hiện diện của mấy ông chồng lúc đó chắc không mấy thích nghi, phải thế không bạn thân?

Tuy nhiên hai đứa chúng tôi cũng về kịp để tham dự bữa cơm chia tay của các “mợ” , nếu không sẽ bị rủa là “người nhái”, chỉ biết lặn chứ chẳng nhớ gì đến vợ con. Trong bữa ăn các “cụ” rể TV cũng phải lên sân khấu trình diện và phát biểu. Ngụy tôi nịnh đầm: “May mắn được làm rể Trưng Vương vì đâu phải cứ muốn là được, nhất là sau hơn 40 năm êm đềm, buổi sáng thức dậy vẫn cảm thấy hơi ấm bên mình. Mỗi ngày còn lại là một ân sủng của thượng đế, xin cám ơn trường TV”. Các bà vỗ tay, gật gù tha Tào.

Một cụ rể khác triết lý cao siêu hơn: “Sống với học trò Trưng Vương như là sống với … VC”. Các bà trừng mắt, còn nhà hiền triết đó tối về thế nào cũng bị VC “búng lên bệ”, tẩn cho một trận ngất ngư con tàu đi, mệt phờ râu! :z45:

Giờ chia tay thật ngậm ngùi. Bạn bè từ Âu Châu qua, Việt Nam sang, và khắp nơi trên đất Mỹ tới họp mặt, nắm tay nhau hát “ Rồi mai đây khi mình xa nhau nhớ đến nhau hoài …” thế nhưng nói mãi vẫn chưa hết chuyện nên hẹn hò nhau sẽ lại có thêm một lần họp mặt, dù 5 năm, hay 10 năm sau. Các chàng rể TV chỉ đi “ăn ké” thế nhưng chúng tôi cũng đã có một ngày buồn vui đáng nhớ.

Bạn thân,

Bạn đang trên đường về thăm quê nhà, và bạn hứa sẽ chụp cho tôi vài tấm hình của thành phố Nha Trang (nơi tôi theo học làm người đi biển) và nhất là của căn nhà tại xóm cũ (con đường Thiệu Trị, Phú Nhuận, nơi bạn và tôi từng là hàng xóm của nhau). Xin cám ơn bạn. Qua Internet được biết Nha Trang bây giờ đầy du khách Tàu, chẳng còn một chút thân quen. Căn nhà cũ trên con đường Thiệu Trị cũng đã được chủ mới xây cất lại, và những người con gái hàng xóm của một thời hoa mộng cũng đã lưu lạc phương trời xa! Cũng như bạn, tôi muốn trở về những nơi đó thêm một lần, dù có phải làm làm “người khách lạ trên quê hương”, nhưng tôi chưa định được ngày về. Chỉ hy vọng là sang năm Việt Nam vẫn còn là Việt Nam chứ không phải là một vùng tự trị thuộc Tàu như người ta đã suy đoán về nội dung của hiệp ước Thành Đô.

Mùa thu năm nay trên đường qua Canada tôi sẽ đi qua vùng New England khi “rừng phong nay đã nhuốm màu quan san”. Nơi đó tôi cũng có nhiều kỷ niệm của “Một Thời Lưu Lạc”. Xin chia sẻ với bạn một bài viết cũ đã được posted trên diễn đàn này nếu bạn chưa có dịp đọc qua:

http://vinasoft.com/GuiBanMienXa_P2.htm#_Toc425602440.

Thân chúc bạn những ngày an vui, nhất là gặp nhiều may mắn, tìm lại được hình bóng cũ trong chuyến đi về thăm lại quê nhà, để nhớ để thương …

Tình thân,

Ngụy Xưa
5/10/2019

ntđl
06-21-2019, 11:34 AM
*

Bác Ngụy.
Lâu quá hổng có dịp tán láo cho bác nghe.
Bữa đám ma đại ca, tui có hỏi thăm và nghe bà chị vợ của bác nói bác đang ngồi trên boong tàu ngoài biển Địa Trung Hải.
Đám ma dĩ nhiên không vui, nhưng cũng hổng buồn bác à, vì rằng... đại ca đã nói rồi, chết lẹ cho khỏi mệt tấm thân.

Trước đó 1 tuần chớ nhiều nhận chi cho cam, vợ chồng tui tới đón ông anh bác ra tiệm đớp hít, nghe ổng kêu cơm tay cầm tui hết hồn, răng cỏ nghỉ hè dài hạn rồi mà còn ăn cháy, thiệt là can đảm. Ngó ổnng trệu trạo thấy thương luôn.
Ăn xong đưa về nhà ngồi nói chuyện đời một chập.
Ông này chuyện cũ nhớ vanh vách, nhưng chuyện mới lại hay quên. Tui cho uống thuốc rồi, có tưởng công làm chứng, vậy rồi chút xíu lại đòi uông nữa.
Ngồi nghe ổng kể chuyện mấy ông cục trưởng quân y, tới chuyện thày bà tướng tá trong tổng tham mưu thì. tui trật ờ ra rồi từ từ... ngất lịm.
Được một lát cái... ổng cũng ngất luôn. Tướng công tui mình ên bật TV coi thể thao chờ nhị vị anh hùng tỉnh lợi.
Chút xíu cái có bác đàn em của ông ghé qua cho cơm. Bác nọ là người đầu tiên gấp trái M79 từ chơn một người thượng trong cuộc mổ dã chiến ngay hiện trường, sau lãnh bằng tưởng lục của tướng Westmoreland mà tui có kể đâu đó rồi heng. Bốn anh em lại bày bàn xúm nhau ăn tiếp
Tuần sau là đại ca đi luôn.
Đám ma xong tui quên dặn bà chị vợ bác giử lợi cái wheelchair đã mang cho ông mượn hồi ông té lần trước
Chừng nhớ ra thì bà đã vác tặng Salvation Army rồi, nên giờ tui cần lại phải ra tiệm sắm cái mới.

Bữa ở nhà quàn tính toán có hơi lọng cọng. Thì thiêu trước rồi để tro đỡ đâu dó xong mang ra nhà thớ làm lễ sau theo đúng phép đạo.
Nhà quàn biểu nếu tro đã vào kim tĩnh (phải kêu là kim tỉnh hôn, bớ ốc) thì không được quyền mang ra ngoài nữa, họ sợ sau đó mình nhét thêm thứ khác vào (ma túy súng ống tang vật sát nhơn chẳng hạn). Chưa kể nếu được, nhơn viên nghỉ làm ngày chú nhựt sẽ không ai mở kim tỉnh cho mình. Bà chị bác hổng dám ôm tro về nhà, bà nhát hìu, sợ tối ông về kéo chơn. Vợ chồng tui mới biểu thôi thiêu xong nhớ réo để tụi tui ẵm ổng về nhà tụi tui cho ở trọ, rồi sau đó ẵm ông tới nhà thờ sau

Mà rồi... hổng biết đã xảy ra chuyện chi, thiêu xong chúng mang tro ông đật luôn vào hộc.
Bữa ra nhà thờ thì thiếu tro nghĩa là thiếu xác, nghĩa là hổng có lễ an táng đúng thủ tục tôn giáo vì thiếu phép bí tích sau cùng - tên phép là chi tui hổng nhớ - Việc này được hiểu như là.... theo luật hội thánh, ông anh cột chèo của bác vẫn còn... anh chưa chết đâu em. thành hổng rõ ổng đang đứng dựa cột nơi nào, có diện kiến thánh phê rô rồi chưa nữa lận.
Lóng rày tui đi đám xác có hơi nhiều, người ta rủ nhau lũ lượt rủ nhau dừng bươc giang hồ đậng còn sang thế giới bên kia. Thành tui cũng lên ruột theo.
Bác còn sức cố đi chơi heng, nhiều nhiêu tốt nhiêu. Tụi tui bên đây có muốn cũng hổng đi đậng vì còn kẹt bà nội các cháu.
Cuối tháng tám này tui đi học lợi, đầu tháng mười qua Florida training 8 tuần, rồi về học lại, liên tục vậy tới hết khóa.

Khi mô bác qua đừng thấp nhang nhưng đốt nến rồi khóc lóc la làng một chập cho ổng nhảy mũi chơi.
Thiệt tình... cũng chưa biết giờ ổng đang ở đâu nữa lận. Dám ổng đã tót qua bên nhà bác rồi hổng chừng. Chân của kép này là chân chạy
Chương trình phát thanh tới đây chấm dứt.
Chúc hai bác mọi điều an vui.

Ngô thị nú nẫn.

TB :
Tui vô dán bài mới hay bác nguỵ đã mồ côi mẹ. Xin chia buồn trễ với bác.
Đòi người rồi ai cũng sẽ phải đi qua chặng này, vì rằng dòng đời vốn tuôn một dòng y nhau vậy.
Bá phụ có còn không hở bác ?
Bác Nguỵ bảo trọng.
:z57:

NgụyXưa
06-22-2019, 08:05 AM
Mà rồi... hổng biết đã xảy ra chuyện chi, thiêu xong chúng mang tro ông đật luôn vào hộc.
Bữa ra nhà thờ thì thiếu tro nghĩa là thiếu xác, nghĩa là hổng có lễ an táng đúng thủ tục tôn giáo vì thiếu phép bí tích sau cùng - tên phép là chi tui hổng nhớ - Việc này được hiểu như là.... theo luật hội thánh, ông anh cột chèo của bác vẫn còn... anh chưa chết đâu em. thành hổng rõ ổng đang đứng dựa cột nơi nào, có diện kiến thánh phê rô rồi chưa nữa lận.

...

Cuối tháng tám này tui đi học lợi, đầu tháng mười qua Florida training 8 tuần, rồi về học lại, liên tục vậy tới hết khóa..
Chị Ngô,

Niềm tin tôn giáo là tuyệt đối, không cần chứng minh, và không thể bàn cãi, phải thế không?

Tuy nhiên tôi cũng tin là những người có một đời sống hữu dụng như ông anh cột chèo của tôi, hoặc hiền hoà chỉ biết lo cho gia đinh như mẹ tôi, thì khi chết đi chẳng cần nhà thờ hay nhà chuà làm phép anh linh vẫn sẽ được lên thiên đường (hoặc Niết Bàn). Thân phụ tôi mất năm 2000, bây giờ có lẽ đang cùng mẹ tôi vui chơi đâu đó trên trời.

...

Như vậy tháng Oct. này tôi sẽ không có duyên gặp chị ở Montreal. Hay là học xong chị bay qua Nam Cali chơi vài ngày đi. Xin mời cả tướng công của chị nữa. Vợ chồng tôi rất hân hạnh được đón tiếp anh chị tại Carlsbad, nơi có núi và có biển, đẹp như Nha Trang của VN mình.

Thân chúc anh chị những ngày an vui.