PDA

View Full Version : Một Góc Nhìn - My Point Of View



Pages : [1] 2 3

TTHV
04-10-2012, 06:12 AM
https://lh6.googleusercontent.com/-25UefqEdqO8/UPn7FQkNHaI/AAAAAAAAMMg/8-CPZTMmMQY/s600/mot-goc-nhin.jpg
Poster by CV


Mục Lục:


1) Bà
(https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?1403-Một-Góc-Nhìn-My-Point-Of-View&p=44679&viewfull=1#post44679)

TTHV
04-10-2012, 07:28 AM
Trong Ánh Chiều Vàng

https://lh6.googleusercontent.com/-E2K5mH9-Wag/T4CpyCQd2FI/AAAAAAAAJ2s/aJlFpF_I0wI/s720/DT-IMG_7148.jpg

.
.




Tôi biết Bà ngay từ những ngày đầu mới "chân ướt chân ráo" về nhà Anh. Bà là sui gia với Má nhưng có họ ngoại với Anh nên khi Anh trở về nước sau những năm du học ngoại quốc, hai gia đình lại muốn kết thân thêm một lần nữa mà không thành. Bà có 4 người con gái. Người thứ ba là chị dâu của Anh. Cô Út và chị Cả kẹt lại VN sau 75. Chị thứ hai lập gia đình với một người NaUy nên ở tận Oslo. Biến Cố Tháng Tư 75 đã tách rời Bà khỏi những người con để rồi Bà di tản cùng với gia đình chị chồng tôi. Giữa mùa Thu năm đó Bà sum họp với gia đình người con thứ ba tại Tulsa.

Trong căn nhà nhỏ bằng gỗ 3 phòng ngủ trên đường số 4 gần Tulsa University, Bà và Má một phòng, anh chị DD và cháu L một phòng, phòng còn lại là của Anh. Đám cưới xong, tôi về ở chung phòng với Anh. Căn phòng của chúng tôi có cửa sổ nhìn ra vườn sau. Phòng của anh chị DD thì cửa sổ nhìn ra đường và phòng của Bà và Má ngay cạnh phòng tắm, cửa sổ nhìn ra nhà anh chị C, chị gái của Anh. Không biết 2 phòng ngủ kia có khóa không chứ phòng của chúng tôi không có khóa từ bên trong.

Những ngày mới về nhà Anh, tôi không chỉ bị Má "chiếu cố" mà còn bị anh D đối xử rất là "không văn minh". Những buổi trưa từ lớp học Anh ngữ về nhà ăn cơm, tôi vừa bưng chén cơm là Má nói ngay:
"Cô ăn lẹ đi rồi lo kiếm áo quần dơ của câu H đem đi giặt để chiều cậu ấy đi làm về cậu ấy nghỉ ngơi".
Nước mắt dàn dụa vì tủi thân, tôi buông đũa trong khi Bà lên tiếng:
"Bà để cho cô Ti ăn xong rồi nói có được không ?"
Má điềm nhiên:
"Tôi có biểu cô ấy làm ngay đâu, bảo ăn xong mới làm cơ mà"
Anh D lúc đó làm ban đêm trong một tiệm McDonald. Trưa ngồi ăn cùng chúng tôi cũng lên tiếng:
"Ai đánh đập gì cô mà khóc cơ chứ"
Rồi "bồi" thêm:
"Mẹ thằng L đi làm, bà tham già yếu, cô ăn xong lo dọn nhà cửa cho sạch sẽ"

Tôi nghẹn ngào không nuốt nổi nên xin phép không ăn nữa, rút lui vào phòng ngồi khóc thầm. Bà theo vào an ủi:
"Cô ra ăn cơm đi chứ sao lại vào đây ngồi khóc ?"
Tủi thân, tôi khóc lớn và Bà kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa Bà mới lấy chồng ...


(còn tiếp)

CucGach71
04-10-2012, 07:53 AM
Mừng chị tậu thêm căn nhà mới nè :)
TE

đất
04-10-2012, 05:47 PM
Một Góc Nhìn


Tranh và tựa đề quá hay, mừng nhà mới của HV nhé.

TTHV
04-11-2012, 04:29 AM
Cảm ơn chị Đất và TE

thuykhanh
04-11-2012, 07:05 AM
Hi Vy,

Mấy bữa nay chị đi lang thang, gặp Bà cháu
đọc mấy lần rồi mà vẫn còn thích,
hihi!hihi! con bé vui ghê đi!@};-

--------------------------
tk chào Đất và TE

TTHV
04-11-2012, 08:09 AM
Hi Vy,

Mấy bữa nay chị đi lang thang, gặp Bà cháu
đọc mấy lần rồi mà vẫn còn thích,
hihi!hihi! con bé vui ghê đi!@};-

--------------------------
tk chào Đất và TE

Cảm ơn chị TK
Tí nữa em sẽ post bài tiếp

Nhờ BDH xóa giúp em phần quảng cáo của alxonnguyen2009

****

Xin cảm tạ BĐH

TTHV
04-11-2012, 09:34 AM

tiếp theo


Càng ngày anh D đối xử với tôi càng không công bằng. Tôi tránh gặp mặt anh D tối đa dù ở chung nhà. Bà biết điều đó nên hay tìm cách nói chuyện vui cho không khí nhẹ đi. Tôi vẫn không kể lại với chồng những việc xảy ra khi Anh đi làm. Một người anh lớn hơn của chồng tôi, tên T, ở cạnh nhà ba mẹ tôi, đến thăm Má, hỏi tôi:
"Sao không về thăm 2 bác vậy cô Ti ? Mê chồng quá quên cả cha mẹ em út sao ?"
Tôi chỉ biết ứa nước mắt lắc đầu không nói. Vài tuần trước, khi mới về làm dâu nhà Anh, chiều chiều cơm nước xong Anh hay đưa tôi đi bộ về thăm ba mẹ tôi. Tôi rất hạnh phúc có Anh đi cùng. Nhà ba mẹ và các em tôi ở đường số 7 phía mặt trước của ĐH Tulsa. Nhà tôi ở, sau đám cưới, là phía sau của trường. Đi bộ nhanh mất khoảng 20 phút, đi chầm chậm và ngừng lại xem cây cỏ thì mất khoảng nửa giờ. Nhưng chỉ đi được vài lần là Má kêu tôi vào phòng, phán:
"Cô có về thăm ông bà thì đi học rồi ghé thăm được rồi, sao phải chờ cậu H đi làm về bắt cậu ấy đưa đi? Cậu ấy yếu lắm, đi như vậy rồi bệnh, chết thì ai nuôi tôi ?"
Tôi lại khóc nhưng không hề giận vì biết Má thương người con trai út của bà. Má lại cùng tuổi với bà ngoại tôi và Bà thua Má một giáp nên mặc dù là sui gia, mẹ tôi vẫn gọi Má và Bà là Cụ, xưng Con. Mẹ dạy tôi phải lễ phép và thương Má vì Má sinh ra chồng tôi. Không có Má thì làm sao có Anh cho tôi lấy. Dù vậy, có lần Mẹ cũng cười nói với tôi "Sao con không chọn ai có cha mẹ trẻ trẻ như ba mẹ cho dễ dàng xưng hô."

Một buổi tối, không biết ăn nhằm cái gì mà tôi bị đau bụng suốt đêm nên phải ra vào phòng tắm nhiều lần thì sáng hôm sau, ngay sau khi Anh rời nhà đi làm, tôi đang sửa soạn đi học thì Má vào phòng tôi, đóng cửa lại rồi quắt mắt nhìn tôi, hỏi:
"Cô làm gì mà lục đục suốt đêm trong phòng tắm ? Tôi nói cho cô biết là cậu H không khỏe mạnh gì đâu. Phải để cho cậu ấy ngủ để còn đi làm nuôi tôi nữa. Cô phải biết điều một tí"
Tôi ngạc nhiên:
"Con bị đau bụng cả đêm mà Má!"
Tối đó tôi kể lại cho chồng nghe chuyện Má la tôi ban sáng vì tôi không hiểu tại sao đau bụng phải dùng restroom lại bị rầy. Chồng tôi nghe xong, đi qua phòng Má nói gì hơi lớn tiếng. Khi tôi hỏi thì anh bảo là anh cự Má và nói với Má là "Khổ quá Má ơi, từ lúc cưới tới giờ đã làm ăn gì được đâu mà Má cứ suy nghĩ tào lao vậy".

(Tôi phải mở ngoặc để nói một tí về chuyện này. Trước đám cưới khoảng 3 tuần, trên đường từ trạm xe Bus đi bộ về nhà với một bao giấy lớn đầy thực phẩm vừa mua từ chợ Safeway cho mẹ tôi, tôi bị một gã đàn ông Mỹ trắng tấn công ngay trên đường vắng vào buổi trưa. Tôi đã quăng bao thực phẩm xuống đường để chạy thoát thân sau khi kêu cứu mà không có một người nào xuất hiện. Vừa chạy tôi vừa la lớn "Help! Help!" mà không có ai nghe, may là chỉ cách nhà tôi có 2 blocks. Mẹ ra mở cửa khi nghe tiếng đấm cửa liên hồi của tôi. Vào nhà tôi chỉ biết khóc vì ngực tôi bị đau khinh khủng do sự tấn công và làm bậy của gã đàn ông đó. Vì sự việc này tôi muốn hủy cái đám cưới đang được những người trong nhà Thờ lo giúp. Tôi gọi cho "bà mẹ nuôi" nói ý định này. Các bà trong nhà Thờ bảo trợ gia đình tôi, cùng ông mục sư đến thăm và nói họ sẽ làm theo ý tôi. Chiều đó Anh đến thẳng nhà tôi sau khi tan sở và năn nỉ tôi đừng hủy đám cưới. Anh hứa với ông mục sư, với ba mẹ tôi là Anh sẽ không làm gì để tôi sợ.)

Đúng sáu tuần sau ngày cưới thì tôi mới thật sự trở thành đàn bà. Sau đó tôi mới hiểu ra lý do Má la tôi khi tôi bị đau bụng phải dùng phòng tắm nhiều lần trong đêm hôm. Chuyện Má rầy rà tôi chịu được vì Má là mẹ Anh nhưng việc anh D cứ bắt lỗi tôi đủ điều và sai khiến tôi làm việc như người giúp việc thì tôi không chịu được.
Lúc đó tôi không hiểu lý do gì mà anh D lại "pick-on" tôi hoài như vậy. Sau này tôi mới biết được là sau khi làm "ông mai" để mai mối chồng tôi với cô Út nhà vợ anh không thành, anh D lại "làm mai" ông em cho em gái của vợ bạn cũng không thành. Tôi nghe kể lại là trước năm 75 ở Việt Nam, những người du học trở về nước thường được nhiều gia đình khá giả "ngắm nghía". (Cô chú bác và các anh chị họ của tôi đi du học về tôi không biết có được nhiều nơi "ngắm nghía" không vì tôi còn quá nhỏ để được biết chuyện trong gia tộc, nhưng trong gia đình nhỏ của ba mẹ tôi thì anh Ba của tôi lúc đó vẫn còn học ở Tây Đức chưa về nước nên tôi không kiểm chứng được điều này). H không tránh được những mai mối từ cô, chú, bác, dì, anh, chị và cả cháu trong nhà, sau khi về nước cuối năm 71. Bao nhiêu người mai mối cũng không thành cho đến năm 74 thì gặp tôi trong một lớp Anh ngữ, anh dạy thêm buổi tối của London School.

Có lẽ Bà biết tôi không vui nên những lúc cùng làm bếp với tôi, Bà kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa ở Việt Nam, chuyện Quan Âm Thị Kính, chuyện tiền kiếp của đức Phật... Bà cũng coi tuổi, coi tướng và chỉ tay của tôi và nói rằng số tôi rồi sẽ rất sung sướng sau này. Tôi thương và rất quí trọng Bà. Nhiều lần Bà cũng kể cho tôi nghe chuyện 2 người con bị kẹt lại Sàigon. Tôi rất phục cái tính chịu đựng của Bà. Trong lúc mẹ tôi khóc lên khóc xuống vì gia đình anh Hai của tôi kẹt lại ViệtNam thì tôi chưa từng thấy Bà khóc khi nhắc đến 2 người con của Bà cũng đang ở Saigon. Cô Út hơn tôi 2 tuổi, nhưng trong nhà ai cũng gọi là Cô Út nên tôi cũng gọi theo luôn. Dù chưa hề gặp cô Út nhưng qua lời kể của Bà, tôi rất có cảm tình với Cô.
...

còn tiếp

TTHV
04-13-2012, 06:02 AM
Ở chung được một thời gian, không khí trong nhà ngày càng ngột ngạt, tôi thì ngày càng gầy, mất hẳn tiếng cười, chồng tôi quyết định mua nhà dọn ra riêng với Má cùng đi với chúng tôi. Trong lúc đang lo thủ tục mua nhà thì một buổi sáng cuối tuần tôi thức dậy sớm mà không thấy Anh bên cạnh, tôi rón rén đi ra bếp thì thấy Anh và anh D đang rù rì nói chuyện. Tôi rút lui về phòng nằm đọc sách. Sau đó Anh vào và kể cho tôi nghe là anh D lo ngại nếu chúng tôi dọn ra thì anh chị ấy không thể trả nổi tiền thuê nhà hàng tháng. Chồng tôi hứa sẽ phụ trả tiền nhà thuê cho gia đình anh chị DD cho đến khi nào họ có thể tự túc được.
Qua nhà mới, tôi thi vào làm Nurse Aide trong nhà thương Saint Francis. Chị D cũng được tuyển dụng cùng khóa với tôi. Sau mấy tuần được huấn luyện, tôi phải làm ca 2, từ 3 giờ chiều đến 11 giờ đêm.
Rồi tôi có thai lần đầu. Lúc đó tôi không hiểu "ốm nghén" là gì, chỉ biết mỗi lần Má nấu nấm Đông Cô thì tôi ói tới mật xanh mật vàng. Dù đã vào phòng đóng cửa nhưng cái mùi nấm Đông Cô vẫn theo vào trong phòng ngủ nên tôi vẫn bị ói liên hồi. Vì vậy khi biết Má sắp nấu món Nấm là tôi lái xe ra khỏi nhà. Có hôm tôi lên nhà ba mẹ tôi nhưng chẳng có ai ở nhà ban ngày. Ba mẹ tôi đi làm, các em thì đi học nên tôi thường lang thang ngoài mall cho đến giờ đi làm. Việc này bị nhà chồng cho là tôi hỗn láo, không muốn Má ở chung. Gần ngày sanh con đầu lòng, Anh bảo tôi xin nghỉ làm. Ở nhà tôi còn khổ hơn vì anh chị của Anh đến thăm Má mỗi ngày. Chị C của Anh, bữa thì đem vài cái nấm, bữa thì đem vài quả lê hái bên sân trường đại học, dúi dúi cho Má. Tôi không hiểu tại sao chị C phải mất công làm như vậy vì Má muốn gì, cần gì là chúng tôi mua ngay cho Má. Cho đến một hôm, Mẹ tôi gọi điện thoại bảo tôi về nhà gấp, Mẹ cần hỏi tôi vài chuyện.

Bước chân vào nhà, tôi thấy Mẹ ngồi nơi bàn ăn, khuôn mặt buồn bã. Mẹ không trả lời khi tôi hỏi Mẹ có khỏe không. Tôi ngồi xuống chiếc ghế đối diện với Mẹ mà lòng đầy âu lo. Tôi tưởng Mẹ không khỏe hay có tin không vui từ VN. Một lát Mẹ nhìn vào mắt tôi, hỏi:
"Sao con không nghe lời Mẹ dạy ?"
Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
"Con không nghe lời Mẹ chuyện gì ?"
Giọng Mẹ buồn buồn nhắc lại những gì đã dặn dò tôi, nào là phải thương và quí nhà chồng hơn nhà mình, nào là phải lo cho Má chu đáo hơn lo cho Mẹ vv và vv... Tôi bật cười nói với Mẹ: "Khổ quá! biết rồi, nghe rồi, áp dụng rồi. Sao mẹ nói mãi thế ? Mẹ kêu con về để dạy con lại vậy thôi sao?"
Mẹ cầm tay tôi, thở dài rồi kể cho tôi nghe là bạn của Mẹ nói với Mẹ là nghe chị C của anh nói tôi bỏ đói Má, không cho Má ăn uống gì cả, chị C phải mua thức ăn đem đến cho Má. Lúc đó tôi giận Mẹ vô cùng vì Mẹ nghe những lời như vậy mà rầy tôi, nên hỏi Mẹ:
"Mẹ có nghĩ là con làm như vậy không ?"
Mẹ siết chặt tay tôi, nói:
"Mẹ không tin con gái mẹ làm như vậy vì mẹ biết tính nết của con"
Tôi ngắt lời Mẹ:
"Biết tính con rồi, sao Mẹ không nói cho người ta biết mà còn kêu con về để la con ?"
Mẹ tôi gật gật cái đầu, chậm rãi đáp:
"Dĩ nhiên là Mẹ đã nói với bạn mẹ những việc đó không thể nào có, vì đó không phải là cá tính của con, nhưng mẹ vẫn hỏi con cho rõ ngọn ngành"

Ra khỏi nhà Mẹ, tôi lái xe đến nhà Bà. Chỉ có Bà và cháu L (lúc đó chừng 3 tuổi) ở nhà. Tôi kể cho Bà nghe chuyện tôi vừa bị oan. Nghe xong Bà nói tôi đừng có buồn, tính tình của cô C nó như vậy, cô không đi làm ở nhà rảnh rỗi nên ưa gây chuyện. Bà cũng nói Má già nên lẩm cẩm và khuyên tôi nên bỏ qua, đừng nói lại với Anh. Tôi không nghe lời khuyên của Bà mà đem chuyện này than phiền với Anh. Nghe xong, Anh ôm tôi và nói trong nước mắt:
"Vì Má khó tính nên mãi đến hơn 30 tuổi, gặp em, anh mới dám lấy vợ. Thương anh, em chịu khó nhịn cho yên nhà. Anh mang ơn em suốt đời."
Nghe lời Anh, tôi không nói gì nhưng rất ấm ức. Má thương và quí Anh vô cùng. Tôi cũng yêu và kính trọng Anh không ít. Có những lúc Má kể cho tôi nghe về cách cư xử của những người con dâu lớn với Má, nghe xong tôi xót xa cho Má. Má không hề nói nặng tôi nhưng đối xử với tôi khá lạ lùng. Với cái bụng bầu đã gần ngày sinh của tôi, Má vẫn nhắc tôi đem rác ra ngoài để khỏi nhọc công Anh phải làm, dù Anh đã cẩn thận dặn tôi không được làm việc nặng khi Anh đi làm. Mỗi lần tôi làm bếp, Má luôn xuất hiện khi thấy tôi cầm chai tiêu định rắc vào món ăn với câu nhắc nhở: "Câu H đau bao tử mà cô cho ăn tiêu là chết sớm, ai nuôi tôi ..." Có lần Bà đến thăm, nghe Má bảo tôi đem rác ra ngoài, Bà bất mãn can: "Cái bụng cô Ti lớn như vậy sao không để chú H khiêng rác mà bà bắt cô ấy khiêng". Má chỉ nói gọn "Cậu ấy không có khỏe đâu bà".

Rồi tôi sinh con đầu lòng. Theo lời chỉ dẫn của những người đã có con, tôi nhất định không cho con ăn đêm để tập cho con quen. Nghe cháu khóc mà không thấy tôi bế, Má giận lắm ra bế cháu lên. Tôi cự thì Má bảo phải để yên nhà cho Anh ngủ để còn đi làm chứ nó khóc như vậy Anh không ngủ được, sinh ốm, chết thì không ai nuôi Má. Sáng hôm sau anh D và chị C đến thăm Má. Má kể chuyện tôi cứng đầu không chịu dỗ con ban đêm, để Má và Anh không ngủ được. Tôi tức không nói được nên thở không được, tay chân bủn rủn hết. Đúng lúc đó, một người bạn của Ba Mẹ tôi đến thăm tôi sinh con đầu lòng. Thấy tôi bị như vậy, chú đến chỗ Mẹ tôi làm (cách nhà chúng tôi chừng 3 miles) kể cho Mẹ nghe rồi chở Mẹ đến nhà tôi ngay, vì chú sợ tôi bị "sản hậu" có thể nguy đến tánh mạng.
Khi mẹ tôi đến thì Anh D, chị C cũng đã chở Má ra khỏi nhà. Mẹ tôi khóc khi thấy tay chân tôi lạnh ngắt, mặt mày thì tím dắt. Mẹ ôm tôi và than thở: "Sao khổ vậy con ơi! Chồng con gì mà khổ thân như vậy! Con có chết thì chỉ có mẹ là thiệt thòi thôi, con ơi!" và Mẹ ở lại với tôi cho đến khi Anh đi làm về. Mẹ nói với Anh để Mẹ đem tôi và con về nhà Mẹ nhưng Anh không chịu. Từ đó tôi bị gắn cho cái tội là đuổi mẹ chồng ra khỏi nhà.
Má dọn vào ở một mình trong căn nhà thuê trên đường số 5, cách nhà anh chị DD và chị C một block đất trống, đứng bên này thấy được bên kia. Với 3 người con trai và một gái cùng sống tại Tulsa, chỉ cách nhau vài miles mà Má không ở với ai cả. Thấy Má cô quạnh một mình, tôi cầu cứu Bà, nhờ Bà nói Má về lại với chúng tôi, nhưng anh D không cho, bảo là để Má ở một mình tiện hơn. Con cháu muốn đến thăm, đến chơi với Má thoải mái hơn.

Chỉ một khoảng thời gian rất ngắn sau đó, anhD đi Houston thăm bạn, những người anh đã gặp trên đường di tản. Sau chuyến đi đó anh D quyết định đem gia đình anh và Bà về Houston với lý do Tulsa mùa đông lạnh quá không tốt cho bệnh suyển của anh và cháu L. Cũng với lý do thời tiết, Má muốn đi Houston sống. Vài tháng sau, chồng tôi đưa Má về Houston bằng máy bay. Anh D đã thuê cho Má cái appartment một phòng ngủ bên cạnh cái apt 2 phòng của gia đình anh và Bà.
Trước khi Má rời Tulsa, tôi đem con đến thăm. Má ngập ngừng hỏi tôi:
"Chắc cô không cho cậu H về Houston ở gần tôi đâu phải không ?"
Tôi hỏi lại:
"Tại sao Má hỏi con như vậy ?"
Má ngập ngừng:
"Thì những chuyện đã xảy ra khiến tôi nghĩ như vậy"
Tôi trêu Má:
"Nếu con không cho chồng con đi, thì Má làm gì con ?"
Má nhìn tôi, đáp:
"Tôi biết cô không phải người xấu. Cô không cấm cậu H ở gần tôi đâu. Cô biết tôi thương cậu H mà cậu H cũng thương tôi. Thầy mất sớm..."
Dĩ nhiên là tôi không cấm được Anh gì cả nhưng thật tình là tôi đã rất vui mừng khi gia đình anh chị DD dọn khỏi Tulsa.

Trong chuyến đưa Má về Houston, chồng tôi đi xin việc tại hãng điện của thành phố. Chỉ mấy tuần sau là họ gọi, mời trở lại để interview. Khi được hãng điện Houston cho việc với số lương gấp rưỡi lương đang làm tại hãng điện Tulsa, Anh nói với tôi là nếu tôi không muốn đi thì Anh sẽ ở lại Tulsa. Tôi xin Anh vài ngày để suy nghĩ.
Có lẽ đó là thời gian chờ đợi lâu dài và hồi hộp nhất trong đời Anh dù chỉ có 2 ngày. Tôi cũng mất ăn mất ngủ vì suy nghĩ. Tôi cầu cứu mẹ tôi, Mẹ chỉ nói:
"Hiếu thảo với cha mẹ là điều tối quan trọng trong đời người. Hiếu thảo với cha mẹ chồng lại quan trọng hơn vạn lần"
Chỉ một câu nói của Mẹ là tháo gỡ tất cả vướng mắc trong tôi. Khi tôi nói với Anh là tôi bằng lòng đi Houston, Anh ôm tôi, hôn lên tóc rồi nói trong nghẹn ngào:
"I know you're a good girl, Bé"

kim
04-13-2012, 07:03 AM
Hello chị Hiền Vy, cô Đất, CụcGach, chị Thuỵ Khanh và tất cả!

Kim nhón chân thật nhẹ vào đây nghe chuyện.

Hay quá!

Ý Yên
04-13-2012, 03:40 PM
Hi Hiền Vy, mấy bữa rày hồi hộp theo dòng hồi tưởng của HV về những tháng ngày khó khăn, tưởng đâu đang ở thời cô Loan trong Tự Lực Văn Đoàn, hóa ra là chuyện thời nay và ngay tại Mỹ .
Bây giờ mới thở phào nhẹ nhõm !
Cuối tuần vui nha HV !

TTHV
04-14-2012, 04:25 AM
Cảm ơn Kim và YY ghé "Một Góc Nhìn"
Ngồi viết lại "thuở bơ vơ mới về" nhà Anh, hv cũng bồi hồi xúc động.
Anh cũng vào đọc và nói sở dĩ có "sự cố" :) là do sự khác biệt về "Văn Hóa của 3 Miền", sự khác biệt giữa "3 thế hệ" ...

TTHV
04-14-2012, 05:08 AM

(tiếp theo)


Đến Houston, anh D làm thợ tiện cho một hãng tiện vùng Đông Nam. Chị D tiếp tục làm nurse aide trong một nhà thương vùng downtown. Trước năm 75 anh chị đều là giáo sư của một trường trung học tỉnh lỵ, cách Saigon khoảng hơn một giờ chạy xe gắn máy. Rồi gia đình anh chị T cũng bỏ Tulsa về Houston sinh sống. Anh chị DD ra mua nhà mới, khu Đông Nam của Houston. Má lại đổi qua sống một mình trong cái apt một phòng ngủ, cùng chung cư với anh chị T. AnhD rủ chồng tôi mua nhà cùng khu vực nhưng chúng tôi quyết định mua vùng Tây Nam nên các anh chị ở gần Má hơn chúng tôi. Mỗi cuối tuần Anh đều đưa tôi và con về thăm Má và thỉnh thoảng chúng tôi ghé thăm Bà. Má rất thương cháu nội trai. Có lần vợ chồng anh Cả của chồng tôi từ Canada sang thăm Má, Má mách với anh Cả là "Ở chung một nhà mà một cô thì chỉ có làm, không chịu ăn, còn một cô thì chỉ ăn, không chịu làm, mà bừa." Khi nghe anh chị Cả kể lại tôi đã cười ra nước mắt vì những tưởng Má không hề bận tâm là tôi đã phải làm việc nhà như một con sen khi mới về làm con dâu út của Má.

Cuộc sống tại Houston khá yên ổn. Má vẫn khỏe mạnh, chỉ bị đau nhức xương cốt khi trở trời. Trong khi Bà thường đi chùa PQ mỗi sáng Chủ nhật, thì Má không bao giờ đến chùa nhưng khi Chùa có chương trình bán đất tại một nghĩa trang của người bản xứ, để làm khu nghĩa trang đặc biệt của người Việt, thì Má muốn mua đất ở đó cho hậu sự. Chồng tôi mua 6 lô hàng ngang cho Má vì policies của nghĩa trang này là phải có ít nhất 6 lô mới được một tấm bia đứng. Bà chung với bác B mua 6 lô, 3 lô phía này, 3 lô phía đối diện. Sau đó Bà và bác B đã dựng tấm bia đứng ngay chính giữa 6 lô đất này. Trên bia khắc sẵn ngày sinh mà chưa có ngày tử, mỗi phía cho từng người.

Vài năm sau, Má mất. Ngày hôm trước Má kêu mệt, chị D đưa Má đi bác sĩ. Bác sĩ nói Má bị cảm nhưng hôm sau Má mệt hơn, chở vào bệnh viện thì Má mất. Má ra đi nhẹ nhàng, không đau đớn, không phiền hà con cháu. Thầy nói tuổi tôi hợp với giờ mất của Má nên tôi và 2 người cháu nội của Má được chọn vào tẩm liệm Má. Chồng tôi và các anh chị cũng như các cháu nội ngoại khác phải ở ngoài vì "kỵ tuổi". Các anh chị đưa cho tôi một bịch giấy có áo dài và quần của Má, rồi trước khi tôi vào tẩm liệm Má, chị C đưa cho tôi thêm một bao giấy nữa, nói là áo quần, vật dụng của Má. Chị dặn tôi để những vật dụng đó vào trong áo quan cho Má ấm và dặn dò liệm Má phải nhẹ tay, cẩn thận từng chút. Tôi làm xong nhiệm vụ, lòng thanh thản nhẹ nhàng.
Hôm sau trở lại nhà quàn, gặp Bà, tôi chào, thì Bà lạnh lùng đáp "Không dám, chào Cô". Tôi thắc mắc không biết tại sao Bà lại lạnh lùng và xa cách với tôi như vậy nhưng tôi không có thì giờ để suy nghĩ vì khách và bà con đến thăm Má rất đông. Tối về, chồng tôi hỏi:
"Sao hôm qua em liệm áo quần của bà tham cho Má ?"
Tôi ngạc nhiên:
"Mấy anh chị đưa cho em bịch áo quần của Má mà."
Anh hỏi lại:
"Chứ không phải tự em lấy nhầm áo quần của Bà Tham sao?"
Tôi cãi lại:
"Không, em đâu có biết áo quần nào các anh chị muốn liệm cho Má. Chính chị C đưa cho em mà. "
Chồng tôi nói nhẹ:
"Vậy mà anh D nói em lấy nhầm áo quần của Bà nên Bà giận em lắm."
Mà Bà giận tôi một thời gian thật vì như anhD nói với chồng tôi là Bà tin rằng Bà sắp chết vì tôi đã lấy áo quần của Bà liệm cho Má. Sở dĩ có chuyện này vì, sau này tôi nghe kể lại, là Bà sợ lạnh nên đem theo thêm áo quần, phòng khi cần đến. Lúc đến nhà quàn Bà đã để bịch áo quần vào một góc. Chị C thì nhất định chối việc chính chị đã đưa bịch áo quần của Bà cho tôi. Suốt một năm trời tôi sống trong lo âu và sợ hãi. Tôi cầu Trời khẩn Phật nếu được thì cho tôi chết thay Bà chứ nhỡ Bà mất, thì trong nhà lại kết tội là tôi giết Bà. Thấy Bà lạnh lùng, chúng tôi cũng ngại ghé thăm. Chỉ gặp Bà dịp Tết hay cúng giỗ, hoặc có bà con phương xa đến nhờ chở đi thăm Bà.

Làm thợ tiện được vài năm thì anhD bị lay-off, anh ra mở một tiệm giặt máy (washateria) và làm một tờ báo Việt ngữ, chuyên quảng cáo các cơ sở thương mại do người Việt làm chủ. Khi tôi sinh đứa con thứ hai và đang nghỉ 6 tháng để lo cho con thì một đêm khuya đang ngồi thiền, tôi bỗng thấy anhD đến ngồi trong góc nhà, đối diện với tôi, nhìn tôi mà không nói gì cả. Tôi xả thiền lên nằm cạnh chồng vì cảm giác là lạ làm tôi hơi sợ. Khoảng nửa tiếng sau, điện thoại nhà reng, chồng tôi nhấc máy. Trong đêm khuya thanh vắng tôi nghe giọng Bà thảng thốt bên kia giây nói: "Anh D chết rồi chú ơi". Chồng tôi đang nửa tỉnh nửa mơ vì lúc đó chỉ hơn 2 giờ sáng, nên hỏi Bà dồn dập. Bà nói cảnh sát mới đến nhà báo tin anhD bị xe đụng chết tại chỗ. Lúc đó anhD mới 43 tuổi ta.

Cái chết của anhD mang tôi lại gần Bà hơn. Chúng tôi đến thăm Bà, chị D và 2 cháu thường hơn. Cháu Th chưa được 2 tuổi. Chị D bỏ việc làm nurse aide về trông coi tiệm giặt. Bà lại âm thầm nuôi cháu và gửi tiền về Việt Nam nuôi con. Mỗi Chủ nhật Bà lên chùa làm công quả. Có bữa chúng tôi ghé thăm, Bà chưa về thì chúng tôi lên Chùa đón Bà về. Rồi có tin người con trưởng của Bà mất tại VN vì ung thư trong khi chờ đợi đi Mỹ do Bà bảo lãnh. Tôi lại một lần nữa chứng kiến sự can đảm chịu đựng của Bà. Bà "làm tuần" cho con gái tại chùa. Tôi chỉ thấy mắt bà long lanh lệ, chứ chưa bao giờ nghe Bà khóc gào gì cả.

(còn tiếp)

thuykhanh
04-14-2012, 05:44 AM
Cảm ơn HVy, chị vẫn theo dõi, Vy từ từ viết nha@};-

Không ngờ Vy phải trải qua nhiều như vậy
Điều đáng quí và ngưỡng mộ nhất là anhHX của Vy là người con hiếu đễ, biết cách
cư xử với Mẹ và người vợ yêu dấu.

Chị thương và mừng cho Vy!

TTHV
04-15-2012, 06:07 AM
Cảm ơn chị TK
Vì viết về Bà nên em phải viết vài sự kiện có liên quan đến Bà và em để câu chuyện "có đầu có đuôi".
Chứ những chuyện khác em chỉ có thể dùng để viết ... tiểu thuyết thôi chị ạ. :)

Đến bây giờ em mới "ngưỡng mộ" AHX chứ lúc đó em chỉ thấy em bị xử ép quá chừng luôn.

CucGach71
04-15-2012, 06:46 AM
Chị R...
Chùi uiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii sao dạo sau này chị viết chậm thế hở ???? :) :)
Ngày bình an chị nhé
TE

TTHV
04-15-2012, 07:17 AM
Sorry TE
Phần vì bận, phần vì ... già, phần thì cứ "tủi thân" khi nhớ lại chuyện xưa nên chị chậm như con ... rùa.
Chị cần làm "chị con Thỏ" để nhanh nhanh một chút ha TE ? :)

TTHV
04-15-2012, 07:17 PM


(tiếp theo)

Vài năm sau khi anhD mất, cô Út qua đoàn tụ với Bà và chịD cùng 2 cháu. Chúng tôi đến thăm mới biết là trong thời gian ở Việt Nam, cô Út đã bỏ đạo Phật qua đạo Baptist. Bà chỉ nói là tại ở Việt Nam cô Út cô đơn nên bị họ dụ dỗ. Chị C, sau đám tang của Má, đã ly thân với chồng và cũng về Houston sống với con gái út của chị. ChịC mai mối cô Út của Bà với anh của một người con dâu của chị. Anh này đang ở Tulsa, một mình nuôi con vì vợ anh ấy bỏ chồng con, đi theo "tiếng gọi con tim". Anh ấy đến Houston vài lần để gặp và tìm hiểu cô Út. Chúng tôi tưởng sắp được ăn cưới cô Út nhưng hoài vẫn không thấy được mời. Sau này tôi được biết sở dĩ cuộc hôn nhân không thành vì cô Út muốn anh ấy "trở lại đạo" và vì sự lấn cấn trong việc chia sẻ tình thương của anh ấy với người con trai của anh ta.

Làm tiệm giặt một thời gian chị D quen một người đàn ông bản xứ. Ông S hay đến tiệm sửa máy cho chị. Ông S dạy chị và cô Út vẽ tranh sơn dầu. Mỗi lần chúng tôi đến thăm, chị khoe những tác phẩm của chị và cô Út đã vẽ. Sau khi kết hôn với ông S, chị D bán tiệm giặt, đến một thành phố nhỏ có hồ phía Bắc Houston, nơi anh S có một căn nhà tiền chế đã cũ, xây "lâu đài tình ái" với anh S. Hai người xây một căn nhà sàn khá đẹp. Tôi chưa hề đến, chỉ nghe chồng tôi nói mà thôi. Chồng tôi khen anh S là xây nhà lần đầu mà anh S làm rất khéo. Bà vẫn ở với cô Út và cháu ngoại trong căn nhà ngày xưa anh chị DD mua trước khi anh D mất. Chúng tôi vẫn đến thăm Bà nhưng không thường xuyên như trước. Bà tránh nói đến chuyện chị D tái giá và chuyện cô Út cải đạo.

Không biết có phải chuyện tái giá của chị D làm cho chị C của Anh bất bình mà tỏ ra thân thiện với tôi hơn không. Chị C thường gọi phone nói chuyện và nhiều lần nhắc đến chuyện "chị D lấy Mỹ", rồi tâm sự xa gần là "Ở lâu mới biết lòng người". Khi thấy tôi không "hợp tác" với chị trong việc nói chuyện về người khác thì chịC cũng không nói thêm nhiều nữa. Dù vậy thỉnh thoảng ChịC vẫn gọi than phiền chuyện này chuyện kia. Chị hay làm thức ăn cho chồng tôi vì theo chịC thì tôi không chịu nấu nướng thức ăn ngon cho cậu em út của chị.

Theo năm tháng Bà yếu và mất dần trí nhớ. Chị D và cô Út thay nhau săn sóc Bà. Lúc thì Bà ở Houston, khi thì lên trên hồ ở với chị D và anh S. Chồng tôi có đưa anh chị Cả, từ Canada sang Houston trú lạnh vài tháng mùa Đông, đến nhà mới của chị D thăm Bà. Còn tôi chỉ thăm Bà khi Bà về Houston.

Một lần chúng tôi đến thăm Tết Bà, gặp cháu Th đang ra xe đi chơi. Tôi lì xì cho cháu rồi vào nhà ngồi nói chuyện với Bà. Bà mời chúng tôi ăn quất ngọt hái từ vườn cùng với mứt bánh. Ăn xong Bà nhờ chúng tôi giúp Bà ra vườn hái thêm Quất. Trước khi ra về, Bà cho chúng tôi khoảng 20 quả quất ngọt. Tôi nhận cho Bà vui, dù nhà tôi cũng có trồng đủ 3 loại quất; chua, ngoài ngọt trong chua, và ngọt. Vài tuần sau, chị C phone cho tôi khuyên tôi không nên tới thăm Bà nữa. Tôi hỏi tại sao thì chịC nói là Bà mách với chị là "cô Ti đến thăm mà ăn cắp Quất" của Bà. Tôi nghe xong chỉ cười và nói với chị C là "có 'cậuH' đi với em mà chị". Nhưng đó là lần cuối cùng tôi đến thăm Bà. Tôi không buồn giận Bà vì không biết Bà có nói không nhưng để tránh phiền phức nên tôi không đến thăm Bà nữa. Anh thì chỉ nói là Bà lẫn rồi. Mấy năm sau chị C cũng theo Má và anhD.

Cách đây 3 năm, Bà có tham dự đám cưới con gái chúng tôi. Bà không còn nhớ gì nhiều nữa. Bà ngồi xe lăn, khi chúng tôi chào hỏi, Bà chỉ cười ngây thơ như đứa bé lên 2. Hai tháng trước đây, trong một lần nói chuyện với chị D, chị cho biết Bà yếu lắm rồi. Tôi nói với chị là tôi sẽ lên thăm Bà nhưng khi hỏi Anh đi với tôi thì Anh nói xa quá, chờ Bà về Houston rồi thăm.

(còn tiếp)

TTHV
04-17-2012, 04:51 PM

(tiếp theo và hết)


Tin Bà mất được cháu L gửi bằng email đến bà con thân thuộc vào sáng sớm thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba. Bản tin viết Bà mất từ chiều hôm trước. Chồng tôi gọi điện thoại cho chịD, hỏi chương trình tang lễ, chị nói không có chương trình gì cả. Anh chuyển phone cho tôi chia buồn với chị. Tôi hỏi lúc nào chúng tôi có thể viếng Bà. Chị nói không có thăm viếng, chỉ có một cái memorial service tại nhà thờ Baptist của người Việt vùng Đông Nam Houston, lúc 6 giờ chiều thứ Ba mà thôi. Nhưng sáng hôm sau, chị cho biết chúng tôi sẽ được viếng Bà từ 7 đến 8 giờ chiều Chủ Nhật.

Từ nhà thờ Holy Rosary trong downtown Houston, sau buổi thánh lễ cầu nguyện bình an cho NS Việt Khang và những nhà tranh đấu tại Việt Nam, chúng tôi lái xe đến nhà quàn thì trời bắt đầu tối. Xa và lạ đường, dù có GPS trong cellphone, chúng tôi vẫn bị lạc một quãng, khi đến nơi thì đã 7:15'. Trong căn nhà quàn nhỏ của tỉnh lỵ, đứng bên xác Bà chỉ có chị D, cô Út, cháu L, cháu Th và một người đàn ông da trắng lạ. Chúng tôi được giới thiệu ông là mục sư của một nhà thờ Tin Lành trong tỉnh mà anh S và chị D thường đi lễ.
Bà nằm trên chiếc bàn giữa căn phòng nhỏ, giống như phòng nguyện, có đèn khá ấm cúng. Khuôn mặt an bình như đang ngủ. Không áo quan nhưng có 2 chậu hoa Lily nhỏ màu trắng và vài chậu ferns. Chị D nói nhờ không có áo quan nên thấy được Bà rõ hơn. Chồng tôi hỏi tại sao không có áo quan, chị trả lời là nhà quàn nói không cần. Anh hỏi như vậy làm sao thiêu, chị nói chị không biết. Rồi chị nói thêm là nhà quàn sẽ thiêu Bà thứ hai, đến thứ ba chị và gia đình sẽ đem tro của Bà về chôn tại nghĩa trang chùa, nơi Bà đã có sẵn mộ phần và bia đứng.
Hơn 7 giờ 30 tối anh chị T và con trai của anh chị mới đến vì lạc đường. Anh T ngạc nhiên hỏi "Ủa chưa liệm à" nhưng không ai trả lời anh. Chị D cho chúng tôi biết là nhờ cháu L từ CA bay về và muốn thấy Bà Ngoại trước khi thiêu nên nhà quàn mới dành cho gia đình một tiếng đồng hồ. Vì vậy chúng tôi mới được viếng Bà. Anh T hỏi chị sao không thấy chồng chị, chị trả lời là anh S đang trong bệnh viện vì còn yếu sau những lần chạy chemo vì ung thư phổi. Chị D cũng nói người con thứ hai của Bà từ NaUy không sang vì xa quá.

Mọi người rời nhà quàn lúc 8 giờ tối sau khi nhờ tôi bấm vài tấm hình. Trên đường lái xe về Houston chúng tôi khá thắc mắc về thủ tục mai táng của Bà. Anh không hiểu tại sao Bà lại không có được một cái áo quan. Theo suy đoán của Anh thì có thể Bà đã lo xong việc hậu sự với nhà quàn VP tại Houston từ lâu lắm rồi. Anh lý giải là bia đứng đã được dựng sẵn từ lâu thì hẳn là áo quan và chi phí tang lễ cũng đã được trả xong từ lâu lắm rồi. Trong lúc tôi lái xe, Anh mở phone nghe tin nhắn. Một người cháu dâu của Bà đang ở Cali, vợ của cháu ruột gọi Bà bằng cô, để lại một message trong phone của chồng tôi với giọng bất mãn về việc tang lễ của Bà. Chị phiền trách cô Út khá gay gắt: "Cô Út có theo đạo gì thì theo nhưng tang lễ của Bà đâu có làm như thế được". Về đến nhà sau 10 giờ tối, khi nhìn vào cuốn lịch treo tường, tôi chợt ước ao mọi việc vừa xảy ra trong ngày chỉ là "Cá Tháng Tư" khi thấy Chủ Nhật là ngày 1 tháng 4 năm 2012.

Từ những thành phố xa, vài người con của chị C gọi điện thoại cho Anh, báo tin sẽ về dự đám tang của Bà. Tôi nghe Anh nói đám tang có làm gì đâu mà về. Dù vậy tối thứ hai thì các cháu từ Dallas về đến và sáng sớm thứ ba thì người con lớn của chị C từ Tulsa cũng có mặt tại Houston để dự buổi chôn tro của Bà tại nghĩa trang lúc 11 giờ sáng. Sở dĩ tôi không dùng chữ "Lễ" vì không có một vị mục sư hay vị thầy nào cả. Tôi không tham dự buổi chôn cất này vì có việc khẩn phải làm, nhưng khi mọi người về lại nhà tôi thì tôi được biết là nhân viên của nghĩa trang đã đào huyệt nhầm chỗ. Bà được chôn trên phần đất của bác B. Chôn xong mọi người mới thấy điều này. Chị D có đưa cho anh T một cuốn kinh Phật, bảo anh muốn đọc thì đọc. Tôi cũng được nghe kể là khi sắp hạ huyệt thì có cơn gió lớn, làm mọi thứ rơi hết xuống đất. Và cháu L đã lên tiếng "Bà giận nên làm đổ hết đó". Buổi hạ huyệt của Bà chỉ có người trong gia đình và vợ chồng một người bạn của anhD ngày trước. Tất cả chưa được 20 người Xong buổi hạ huyệt các cháu trở lại Tulsa và Dallas, không dự buổi lễ tưởng niệm được tổ chức buổi chiều cùng ngày tại nhà thờ.

Trong thánh đường khá lớn của Vietnamese Baptist Church, Chị D, cô Út và hai cháu L, Th ngồi dãy ghế đầu. Chị D muốn chúng tôi và gia đình anh chị T ngồi hàng ghế ngay sau lưng họ, nên dù đã 'an tọa' ở dãy ghế phía sau, chúng tôi phải dời lên trên theo lời yêu cầu của chị D. Bằng hữu và thành viên của nhà thờ ngồi vài hàng ghế phía sau. Tổng cộng khoảng trên dưới 60 người. Không có một người quen của Bà từ chùa. Buổi lễ tưởng niệm được cử hành với hai ngôn ngữ, mục sư H.Q.Kh làm lễ bằng tiếng Việt, một thanh niên người Việt rất trẻ dịch lại tiếng Anh. Đang ngồi nghe chăm chú với sự ngưỡng mộ bởi giọng nói trầm ấm của mục sư Kh cũng như giọng tiếng Anh không có âm hưởng tiếng Việt của người dịch, tôi chợt ngỡ ngàng khi nghe mục sư Kh thao thao:
"Bà ... đã sáng suốt quyết định trở về với Chúa năm 2003, sau khi nghe mục sư Tôn Thất Bình rao giảng..."
Rồi mục sư Kh kêu gọi những người chưa về với Chúa hãy thức tỉnh về với Chúa để khi chết sẽ được về dưới chân Chúa và sẽ gặp Bà...

Mục sư Kh chưa dứt lời mà những cặp mắt của chúng tôi đã vội tìm nhau. Anh T nhìn tôi. Chồng tôi nhìn tôi. Tôi chỉ lắc đầu. Quay sang con bé, tôi nói nhanh "Mẹ chết con không được convert mẹ nghe chưa". Con bé nắm chặt tay tôi, nói nhỏ "Mẹ, đừng có lắc đầu, họ đang quay phim."
Mục sư kết thúc buổi lễ và mời mọi người sang phòng bên cạnh có thức ăn nhẹ để hàn huyên. Tôi nói với Anh và con bé "Không ở lại nha, mình cùng đi về". Cầm chìa khóa xe trong tay, tôi bước ra khỏi giáo đường. Anh T theo chúng tôi ra ngoài sân đậu xe. AnhT lắc đầu nói với chúng tôi là "Họ không có văn minh". Trong parking lot chúng tôi gặp gia đình một người con khác của chị C từ Dallas vừa đến. Các cháu cho biết sở dĩ đến muộn vì xa lộ bị đóng do những cơn bão lốc ban trưa. Anh T đưa các cháu vào bên trong để gặp chị D và cô Út trong khi chúng tôi lái xe ra khỏi khuôn viên nhà thờ.

Trên đường về nhà tôi hỏi chồng tôi là có tin Bà đã "sáng suốt" quyết định về với Chúa không. Chồng tôi cười lớn hỏi lại "Bộ em tin hả ?". Tôi chỉ lắc đầu thay câu trả lời. Một lát, Anh nói chậm rãi "Cô Út cải đạo, chị D cũng cải đạo mà bây giờ mình mới biết, Họ tin vào Chúa thì họ làm những gì họ nghĩ là tốt cho Bà mà thôi." Tôi nói với Anh "Sao lại 'cả gan' làm như vậy được." và hỏi thêm "Nếu anhD còn sống, anh có nghĩ là cô Út làm được vậy không?" Anh đáp "Chắc chắn là không."


Hơn một tuần sau, sau cuộc điện đàm với cháu ruột của Bà ở Cali, chồng tôi kể lại với tôi là, cháu của Bà cho biết là anh ấy yêu cầu chị D gửi cho anh ấy một tấm hình của Bà để anh chị ấy "làm tuần" cho Bà. Anh ấy đã nhận được hình và đang "làm tuần" cho Bà tại một ngôi chùa bên đó ./.

đất
04-17-2012, 05:33 PM
Cám ơn HV, chị đọc một mạch và thở phào mừng cho bà thế là cuối cùng Bà cũng được "vào chùa" và nghe kinh kệ.

TTHV
04-18-2012, 05:50 AM
Chị Đất
Em cũng mừng khi biết anh chị DN làm tuần cho Bà bên Cali.
Nhưng nghĩ cho cùng thì đâu có ai biết được sau khi chết sẽ về đâu.
Thiên Đàng, Niết Bàn, Cõi Vĩnh Hằng, Địa Ngục... chỉ là những danh từ của thế gian.

Em sẽ post bài thơ bằng Anh ngữ của cháu Th viết về Bà sau khi Bà mất.
AHX xúc động khi đọc nên nói chuyện với cháu Th để hỏi cho tận tường ý của cháu. Rồi AHX "phóng tác" bản tiếng Việt

Cảm ơn chị ghé Một Góc Nhìn đọc và viết

TTHV
04-18-2012, 03:17 PM
Grandma
She has departed, but she is not gone.
The wind has carried her through the trees that reach up to the stars.
She blooms in memories.
The tilling of the soil, the crack of clean laundry, the popping of frying oil,
The home fries, the grilled cheese sandwiches, and the fresh squeezed lemonade.
The babysitter, the teacher, the banker,
The palm reader, the Buddhist, the Christian,
The card player, the hopeless romantic,
That lost herself among the crashing swords of the Condor Heroes.
Graceful, patient, and forgiving.
Stubborn, funny, with quiet beauty and strength,
Whom watches over us with infinite tenderness.
She has departed, but she will never be gone.

NQTh in memory of Bà

********



Ngoại


Ngoại đã ra đi, nhưng Ngoại vẫn gần kề
Gió nâng Ngoại lên khỏi những tàng cây cao vút
Vượt đến vùng tinh tú vĩnh hằng
Ngoại vẫn sống với bao kỷ niệm trong con
Ngoại là tiếng xới đất trong vườn, tiếng lách cách trong buồng giặt,
tiếng vỡ của bong bóng dầu ăn trong bếp, khi Ngoại chiên khoai.
Mùi thơm của Ngoại từ bánh mì nướng kẹp phô mai, và sự tươi mát của nước chanh tươi vắt
Ngoại là Mẹ hiền nuôi con, là thầy giáo, là người chủ ngân hàng,
Cho tiền con đi học mỗi ngày
Ngoại coi chỉ tay cho con, Nói tương lai quá khứ của con,
Ngoại dạy con niệm Phật
Rồi hôm nay Ngoại lại là con Chiên của Chúa. Đi tìm ánh sáng Vĩnh Hằng.
Ngoại kể con nghe cuộc đời của Ngoại. Một cuộc tình chẳng mơ mộng chút nào.
Vào những ngày Tết đến, Ngoại chỉ con chơi Tam Cúc đón Xuân
Mơ một ngày trở lại quê hương.
Những lúc Ngoại coi Anh Hùng Xạ Điêu cùng con cháu.
Ngoại lac lối trong trận chiến gươm đao. Cười vui vẻ cùng con cháu.
Ngoại luôn chan hòa đức khoan dung, lịch thiệp, nhẫn nại và lòng tha thứ
Có những lúc Ngoại cứng rắn khôn lường
Cũng có khi khôi hài dí dỏm dễ thương
Nhưng luôn tỏ ra một sức mạnh dịu dàng
Sức mạnh của sự im lặng và chịu đựng
Con làm sao quên được,
Ánh mắt trìu mến và bao dung
Ngoại luôn nhìn con với tình thương vô lượng

Ngoại đã ra đi, nhưng Ngoại vẫn ở rất gần con.

NPH phóng tác

TTHV
04-19-2012, 06:40 AM
... Tránh Bữa Ăn ...

https://lh3.googleusercontent.com/-x6tN8zE7kgc/T47BPNgMV2I/AAAAAAAAKAg/OqxImBz_LGQ/s619/DT-IMG_7700.jpg

https://lh3.googleusercontent.com/-yhVRq091sO4/T47BPcYXAcI/AAAAAAAAKAo/WmsSETDPOM8/s607/DT-IMG_7701.jpg

https://lh4.googleusercontent.com/-n3LQhLIzUAs/T47BPj-ze0I/AAAAAAAAKA0/NKKByodHWxQ/s580/DT-IMG_7702.jpg

https://lh4.googleusercontent.com/-YV9ngwh3wtY/T47BPv1bIKI/AAAAAAAAKA4/SzAT4J6GrJs/s540/DT-IMG_7703.jpg

https://lh4.googleusercontent.com/-sjKNF0kmJBc/T47BPxheuVI/AAAAAAAAKBI/nYbOt1zZSm8/s545/DT-IMG_7704.jpg

https://lh4.googleusercontent.com/-kaYJtTslpp0/T47BQPCR5-I/AAAAAAAAKBU/qat8PzsM5gE/s501/DT-IMG_7706.jpg
.

TTHV
04-26-2012, 07:49 AM
Tin Helen bị voi dầy chết làm tôi ngỡ ngàng.
Anh đang ở bên Montreal thăm gia đình.

http://www.stuff.co.nz/national/6807557/Elephant-lifted-zookeeper-up-in-trunk

Khi mới đến NZ du học, Anh được ở với gia đình bà Sylvia tại Wellington. Lúc đó Helen mới 2 tuổi. Anh cũng gọi bà Sylvia là Mom như các con của Bà.

Anh thường liên lạc với Jenny, chị của Helen. Chúng tôi đang định sau khi anh về hưu sẽ đi lại NZ thăm gia đình họ.
Vài năm trước, khi biết họ có cái "family zoo", bạn anh ở DC, người cũng từng ở trong nhà Helen với Anh, đề nghị mua một con voi VN tặng họ. Tôi nghĩ hai anh chỉ nói đùa mà thôi.

Được đọc ké với anh những emails của Jenny, tôi vô cùng cảm kích lòng yêu thuơng muong thú của gia đình họ.
Thật bất ngờ khi được hung tin !!!

TTHV
05-01-2012, 06:34 AM
Năm nay tôi được đề nghị viết về những người đàn bà có chồng bị "đi tù cải tạo".
Phỏng vấn ba chị từng đi "thăm nuôi chồng" trong tù, gần 3 tiếng đồng hồ. Khuôn khổ mỗi bài viết chỉ được sáu phút.
Tôi nghe tới nghe lui tâm tình của các chị với lòng cảm phục. Rất khó để quyết định chọn chi tiết nào cho bài viết vì đoạn nào cũng hay, chi tiết nào cũng thấy cần và nên viết.
Sau hai ngày đêm làm việc tôi đành kết thúc bài viết dài 12 phút nên phải chia ra làm 2 phần:

37 Năm Nhìn Lại
(http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/recall-war-life-after-37-yrs-2-hv-04302012112328.html)Những Người Đàn Bà Việt Nam Tuyệt Vời - Phần I (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/recall-war-life-after-37-yrs-hv-04302012104221.html), Phần II (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/recall-war-life-after-37-yrs-2-hv-04302012112328.html)

Cho Ngày Hiền Mẫu, tôi được đề nghị viết về tâm tình của những Bà Mẹ Việt Nam đã phải lo cho con ra biển tìm Tự Do.
Không biết tôi có làm nổi việc này không !
Cô TTH của tôi cùng tất cả con của cô và 2 người cháu, con của cô TTNĐ, đã chìm sâu trong lòng đại duơng ...

TTHV
05-02-2012, 05:28 AM
Gởi em, chị Niệm viết một đọan về nguời chi của chi. Chồng Đại Úy học tập, con 5 đứa, chết một đửa vì ...đói.
………………………………………

Những đêm về sáng, chị nằm lê lết ở vỉa hè khu Hàng Xanh để chờ nhận hàng từ chuyến xe đò chạy về từ BMT . Hàng phải bỏ xuống trước khi vào bến Tân Cảng để tránh tịch thâu vì "họ" xếp loại cafe thuộc vào hàng xa xỉ, hàng quốc cấm. Những gói caphe nhét dấu trong những chồng báo cũ bán không hết trả về, chỉ một vài ký, nhưng lại là những món hàng mang lợi nhuận trong những ngày đầu của "giải phóng". Một miếng vải nhựa đã dòn, rách tung vài chỗ, nhưng chị luôn gói theo bên mình, vừa lót chỗ nằm khi mệt mỏi cần ngã mình, và khi cần thì vội lật chùm lên người khi có tiếng chân người đến gần. Nếu không kịp chùm đụp thì chị sẽ phải nghe những lời cợt nhã thấp kém, rẻ tiền từ những người đàn ông đi ngang buông ra vì họ tưởng chị là loại gái ăn sương. Chị cay đắng thầm nghĩ..ừ thì mình chẳng là hạng "ăn sương" chứ là gi đây? Những giọt sương đẫm đầu, ướt mặt, chị nuốt vào mang vị mặn chát vì lẫn vào nước mắt. Ôi chị nhớ sao những giọt sương sớm đọng trên hoa lá, cỏ cây nơi ngôi vườn của ông ngoại. Những giọt sương mong manh, dịu ngọt len lỏi vào những bài thơ của một thời mới lớn.

Sự sợ hãi, căng thẳng chỉ chấm dứt khi tiếng bước chân xa dần. Có đêm nghe tiếng chân đã xa, chị lật tung tấm nylon để hớp chút không khí mát lạnh, chợt nghe tiếng sột soạt, lại trùm đầu, trùm cổ. Âm thanh sột soạt không dần mất như mọi khi, rồi như có tiếng một vật gì bị kéo lê Chị lén kéo nhẹ một góc miếng nylon nhìn xem... à thì ra một con chó hoang đang lôi kéo một bao rác từ đâu đến. Nó cúi xuống nhai ngấu nghiến vật gì đó, rồi lại ngẩng dau lên nhìn trong sự tự tin, dũng mãnh... một mình nó với chiến lợi phẩm của nó mới tìm được...tên nào vào đây dành của nó. Chị lại cay đắng ...chỉ có chế độ cộng sản, con người mới thua con vật thôi. Con chó cũng kiếm miếng ăn, chị cũng kiếm miếng ăn, nhưng sao nó bình thản còn chị thì lại mang tâm trạng phập phòng, sợ hãi.
........................

TTHV
05-04-2012, 08:34 AM
Cũng từ email ...

Thử copy and dán thì mất hết hình nên chụp từ màn ảnh máy pc

https://lh6.googleusercontent.com/-ERoF75gqm74/T6P0CaDRD1I/AAAAAAAAKTg/PrwKRcu-n4o/s912/Untitled1.jpg
https://lh5.googleusercontent.com/-IR5x5x3xibs/T6P0CRGIGAI/AAAAAAAAKTc/Bqz7oahfpDA/s912/Untitled2.jpg
https://lh6.googleusercontent.com/-IwripS0uKco/T6P0CyQHd_I/AAAAAAAAKTs/H49EYXRIELk/s912/Untitled4.jpg

TTHV
05-11-2012, 05:54 AM
"Có ai nghe không vậy ?" By HienVy


https://lh6.googleusercontent.com/-jS6rUN5TvXs/T5G3QhoO5lI/AAAAAAAAKG8/HEBMCMJtPko/s640/DT-IMG_7919-bl.jpg
Photo by HienVy

TTHV
05-13-2012, 07:49 AM
... Tóc bạc, da trổ đồi mồi

https://lh3.googleusercontent.com/-hpjVVzO7IWY/T6_IUDlXqZI/AAAAAAAAKWY/KoWHQUWw60g/s770/DT-45-MothersD.jpg

TTHV
06-29-2012, 05:15 AM
Tin trên Yahoo về ông Alex Trebek của CT Jeopardy bị heart attack từ cuối tuần làm tôi khá bồi hồi. Tôi thường xem CT này vì ái mộ ông Alex qua phong cách cũng như kiến thức của ông. Trong CT chiều hôm qua, lúc nói chuyện với thí sinh Landsey, ông cho biết là ông dự định khi về hưu sẽ học Nhiếp Ảnh, khi biết Cô có sở thích chụp ảnh. Có lẽ CT này thâu hình trước khi ông Alex Trebek bị cái heart attack nhẹ hôm thứ Bảy tuần rồi. Dù biết ông đã OK nhưng khi nghe ông nói như vậy tôi cười và nói ... với cái TV "It's kind of too late ông Alex ơi".

Tôi bắt đầu học nhiếp ảnh được vài năm nay mà đã cảm thấy quá trễ rồi vì với số tuổi ngoài 50, dù tập thể thao mỗi ngày và được người thân quen phán cho là "Người không chịu già" mà cháu của AHX dịch là "Cóc Chịu Già", nhưng tôi rất ngại khiêng "đồ nghề" theo Bạn Ảnh đi chụp hình. Cái Tripod, những cái lenses làm tôi ngần ngại đi "săn ảnh".
Tôi và Bạn vẫn nói với nhau là mình bắt đầu trễ quá. Ông Alex ngoài 70 mới bắt đầu thì có lẽ trễ thật!

Hy vọng ông Alex Trebek sẽ có thời gian để enjoy Nhiếp Ảnh vì đây là món giải trí mà theo tôi là thú vị vô cùng.

TTHV
07-12-2012, 06:01 AM
Trong hơn một giờ đồng hồ cùng AHX trò chuyện với Cô đã nhiều lần tôi nghẹn ngào và rơi lệ.
Câu đầu tiên tôi nói với Cô, sau khi ba chúng tôi tự giới thiệu về mình, là "Giọng nói của cháu trẻ và dễ thuơng quá, giống một teenager"
Cô cười bẽn lẽn "Không biết tiếng Việt của cháu có đủ tốt cho cuộc pv này không nữa. Từ khi Mẹ mất, cháu ít có cơ nội nói tiếng Việt"
AHX chen vào nói nhanh "Không sao đâu, chú nghĩ là cháu nói được, nhưng mình cũng có thể nói cả tiếng Mỹ và tiếng Việt mà"

Cô kể cho chúng tôi nghe về Mẹ của cô. Cô chia sẻ những giây phút hồi hộp "kiếm Mẹ" qua phone, sau khi nghe tin về tai nạn xe Bus khủng khiếp trên đường đến sở làm.
Dù chuyện xảy ra đã vài năm nhưng giọng nói của Cô đầy nước mắt. Cô cũng kể những khó khăn khi một mình vận động "luật an toàn dành cho xe Bus" mà TT Obama đã ký chuẩn tuần trước.

Cô cũng chia sẻ với chúng tôi về bài thơ, Mẹ cô đã "bí mật" làm cho ngày cưới của cô mà cô không biết, mới được dì cô đọc trong lễ cưới của cô cách đây vài tháng.

...

Những tấm hình Cô gửi cho chúng tôi làm tôi xúc động. Một phụ nữ đẹp đã "thờ chồng nuôi con" rồi ra đi bất ngờ để lại thuơng tiếc cho bao nhiêu người.
Tôi phục Bà đã sinh ra, nuôi nấng và dạy dỗ một người con gái không chỉ giỏi mà còn có trái tim và tâm hồn rất đẹp, tên YCL.

TTHV
08-10-2012, 07:39 AM
Ngạc nhiên quá đỗi khi Chị gọi, nói: "Khen cô tốt nết thật!"
Hỏi Chị vì sao không dưng lại "khen" kỳ cục vậy. Chị giải thích là vì thấy tôi "im ắng" quá khi có người, không biết là vô tình hay cố ý, "xiên xỏ" đến tôi mà không thấy tôi trả lời.
Tôi phải hỏi chị là ai và ở đâu mà đã mất công vì tôi như vậy trong khi tôi không hề biết.
Sau khi nghe Chị kể, tôi phải thú thật với Chị là tôi không có giờ để đọc hết những emails trên các diễn đàn cũng như trên các trang mạng.
Chị cười và nói là "Vậy cũng may cho cô".

Tôi cười theo chị nhưng nói thêm "Cho dù có thì giờ thì em cũng nhất định không "móc túi" người khác chị à"
Chị cười lớn hơn: "Cô đúng là đệ tử của Thấy"

Vâng! Bài học chúng tôi học được từ trên dưới hai muơi năm trước là khi người ta không kêu tên tuổi mình ra, không nói ngay mặt mình, thì không việc gì mình lên tiếng.

TTHV
08-16-2012, 09:58 AM
Con Bé vừa ăn chôm chôm và nhản trong lúc tôi cắt đôi quả chôm chôm cho nó, vừa than phiền: "Tuấn nói Mẹ với Mình cải luơng quá hà".
"Tại sao ?" Tôi hỏi.
Con bé phụng phịu: "Thì tại Mẹ hay khen mình".
Tôi phì cười, biểu lộ sự đồng tình với Tuấn, dù không nghe "Thằng Anh Hai" (TAH) nói, và dù TAH đang ở tận bên SF: "Thì cải luơng quá chứ còn gì nữa".
"Mẹ!" Con bé kêu lên như có phần thất vọng ...

Cho đến khi học năm thứ hai ĐHVK tôi mới bắt đầu coi cải luơng trên TV ở SG. Trước đó, tôi "chê" cải luơng và chỉ thích thoại kịch hay tân nhạc mà thôi. Lý do có lẽ cải luơng không thuyết phục được tôi vì những màn chết chóc rất ... cải luơng của bộ môn này. Sắp chết mà còn ca những câu cải luơng dài thòng.

Khi ghi danh học lớp Kịch nghệ, GS VKK bảo sinh viên phải coi Cải Luơng để biết về bộ môn này thì tôi mới bắt đầu coi. Thú thật là lúc đầu tôi nản ghê lắm vì phải ngồi coi với chị người làm. Tôi ngại bị bạn bè bắt gặp mình đang coi cải luơng vì không có ai trong đám bạn của tôi coi Cải Luơng cả. Chúng tôi chỉ rủ nhau đi cine hay đi nghe nhạc. Thế nhưng coi vài tuồng thì tôi thấy cải luơng cũng không ... đến nổi nào. Tôi nói với bạn điều này thì bị bạn cười và chế là "cải luơng". Danh từ "cải luơng" được dùng trong gia đình tôi khá nhiều và truyền đến gia đình nhỏ của tôi sau này nhưng ngữ cảnh thì khác nhau hoàn toàn.

Ngày trước, anh chị em chúng tôi hay trêu nhau là "cải luơng" hay "sến" khi có đứa làm cái gì ... "không giống ai" trong nhà. Còn trong gia đình nhỏ của tôi thì khi nào Tuấn và Bé mè nheo thì bị Mẹ trêu là "cải luơng quá đi!" Tôi hay "bộc lộ" tình thuơng với Tuấn và Bé bằng lời nói như; "Thuơng quá!" "Thuơng thì thôi á!" ... thì bị Bố của tụi nhỏ trêu là "Mẹ cải luơng quá".


Nhìn cảnh tôi ngồi cắt chôm chôm cho con bé ăn, bố nó lắc đầu cười lớn: "Mẹ con nhà này cải luơng thiệt nha, có chồng rồi mà cuối tuần về là mẹ hầu mệt nghỉ".
Con bé cười lại: "Còn Bố thì cải luơng mỗi ngày rồi còn nói gì nữa!"

Vậy đó! "Cải Luơng" với chúng tôi là khen nhau nhiều quá, là chăm sóc nhau nhiều quá nhưng chỉ trong gia đình nhỏ của chúng tôi mà thôi chứ không dám "cải luơng" trước bàng quan thiên hạ.


http://lh3.googleusercontent.com/-uJwlioBVFkk/UC0UxuXlFoI/AAAAAAAALGU/2C5X4E6yXZU/s640/TraiCay-DT.jpg

TB: Mùa Hè năm nay trái cây nhiệt đới trồng tại FL và MEX bán ở Houston rất rẻ, cứ vài ngày lại ra chợ mua về như dạo ở SG

TTHV
09-19-2012, 05:02 AM
Bài Trả giá cho danh dự (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?1924-Trả-giá-cho-danh-dự)anh T dịch cứ theo tôi mãi trong những ngày qua.
Hành động giết người rồi mang thủ cấp xuống chợ của cô Nevin làm tôi suy nghĩ nhiều.

Là Phật tử, tôi không chấp nhận chuyện giết chóc, phá thai, nhưng với hoàn cảnh của Nevin, tôi thông cảm và nhớ tới câu nhiều người hay nói "Con Giun mà bị chèn ép quá cũng phải oằn lên"

Câu cuối của bài viết mà tôi tô đậm bên dưới có lẽ là điều cần và đáng suy ngẫm:

Nghĩa là cô đã sát nhân để bảo vệ con gái của mình. Và cô ta có lý. Cả vùng địa phương này sẽ đề cao nhân phẩm của cô qua hành động sát nhân đẫm máu cô gây ra. Cô cũng đã hành động như thế sau khi giết người cắt thủ cấp và xách đầu gã đàn ông ra giữa làng tuyên bố: "Bà con xin hãy ngừng nói xấu sau lưng tôi, hãy ngừng đánh cuộc với danh dự của tôi".

TTHV
10-30-2012, 08:14 AM
Tối hôm qua vừa theo dõi cô nàng Sandy trên CNN, tôi vừa chờ tin phiên tòa của VK.

Trước cơn cuồng loạn, hoạnh hẹ của Sandy tôi thấy mình thật bé nhỏ, chỉ biết cầu nguyện.
Thế nhưng những bản án dành cho bloggers, những tù nhân luơng tâm, rồi bây giờ đến các nhạc sĩ, thì tôi thật sự tức giận.

Giận, buồn, thất vọng ... nhưng làm được gì đâu!!!

TTHV
12-05-2012, 03:13 PM
Chị forward một email của Mợ Ph gửi.
Đọc xong, mình buồn cười quá. Gửi cho vài anh chị để cùng cười.

Anh T viết lại "Mụ này trước kia có bán cá ở chợ cá Trần Quốc Toản hả em?"

Viết lại cho anh T "Không! Nghe nói là Đại Văn Hào, là Nhà Báo, là giáo sư Đại Học, là "người quốc gia chân chính", là người chống cộng tới cùng đó".

TTHV
01-15-2013, 09:00 AM
Điếc Không Sợ Súng

Để giữ lời hứa với Bạn và Em, trưa thứ Sáu tôi ra trại bán cây hỏi mua cây Quất Ngọt và nhờ gửi qua Cali tặng Bạn và Em vào dịp Tết Quí Tỵ sắp đến.
Cô chủ lắc đầu nguầy nguậy "Không ship loại Citrus qua Cali hay Florida được đâu chị"
"Tại sao vậy?" Tôi ngạc nhiên hỏi.
"Luật đó chị à" Cô chủ trả lời.
Tôi ngạc nhiên nói "Cách đây lâu lắm rồi, tôi có xách tay một cây Quất ngọt đầy trái đem qua San Jose biếu anh chị tôi mà. Có ai nói gì đâu."
Cô chủ hỏi "Nhân viên hãng máy bay có hỏi chị mang gì không ?"
"Không, chẳng ai hỏi gì cả"
Cô chủ lại hỏi "Chị đi qua Security người ta không khám à?"
"Có đi qua mà chẳng thấy ai nói gì"
"Chị mang cây đi năm nào vậy?"
"Lâu quá rồi, không nhớ chính xác năm nào đâu."
"Trước hay sau 9/11"
Suy nghĩ một tí, tôi cười với cô "Có lẽ trước 9/11, vì lúc đó qua security không nhiêu khê như bây giờ."

Cô chủ phá ra cười, rồi giải thích là luật cấm, không cho mang hay ship loại Citrus từ Texas vào CA và FL và ngược lại.
Cô còn dặn thêm là đừng làm liều mà xách tay mang đi vì nếu họ biết thì sẽ bị vất vào thùng rác và có thể bị phạt nữa.

Về nhà gọi cho Anh, hỏi số phận cây Quất ngọt. Anh cho biết giống Quất Ngọt đến San Jose không còn ngọt như Quất tôi vẫn gửi biếu dịp Tết.

Bạn và Em ơi! Lời hứa không giữ được rồi!

Năm nay cây Quất Ngọt mới trồng chỉ ra được vài trái nên không có quà cho bằng hữu phuơng xa.

CucGach71
01-16-2013, 07:48 PM
Điếc Không Sợ Súng

Để giữ lời hứa với Bạn và Em, trưa thứ Sáu tôi ra trại bán cây hỏi mua cây Quất Ngọt và nhờ gửi qua Cali tặng Bạn và Em vào dịp Tết Quí Tỵ sắp đến.
Cô chủ lắc đầu nguầy nguậy "Không ship loại Citrus qua Cali hay Florida được đâu chị"
"Tại sao vậy?" Tôi ngạc nhiên hỏi.
"Luật đó chị à" Cô chủ trả lời.
Tôi ngạc nhiên nói "Cách đây lâu lắm rồi, tôi có xách tay một cây Quất ngọt đầy trái đem qua San Jose biếu anh chị tôi mà. Có ai nói gì đâu."
Cô chủ hỏi "Nhân viên hãng máy bay có hỏi chị mang gì không ?"
"Không, chẳng ai hỏi gì cả"
Cô chủ lại hỏi "Chị đi qua Security người ta không khám à?"
"Có đi qua mà chẳng thấy ai nói gì"
"Chị mang cây đi năm nào vậy?"
"Lâu quá rồi, không nhớ chính xác năm nào đâu."
"Trước hay sau 9/11"
Suy nghĩ một tí, tôi cười với cô "Có lẽ trước 9/11, vì lúc đó qua security không nhiêu khê như bây giờ."

Cô chủ phá ra cười, rồi giải thích là luật cấm, không cho mang hay ship loại Citrus từ Texas vào CA và FL và ngược lại.
Cô còn dặn thêm là đừng làm liều mà xách tay mang đi vì nếu họ biết thì sẽ bị vất vào thùng rác và có thể bị phạt nữa.

Về nhà gọi cho Anh, hỏi số phận cây Quất ngọt. Anh cho biết giống Quất Ngọt đến San Jose không còn ngọt như Quất tôi vẫn gửi biếu dịp Tết.

Bạn và Em ơi! Lời hứa không giữ được rồi!

Năm nay cây Quất Ngọt mới trồng chỉ ra được vài trái nên không có quà cho bằng hữu phuơng xa.

Chị,
Mới đọc tựa, TE tưởng có chuyện chi đó ... nhưng nội dung, thở phào, :) Đúng là điếc không sợ đại bác, chị hén :)
TE ghé vào thăm Chị nè
TE

TTHV
01-18-2013, 05:04 AM
Cảm ơn TE ghé thăm.
Chúc em luôn an lành.

TTHV
01-18-2013, 05:53 PM
Chân thành cảm tạ anh CV

https://lh6.googleusercontent.com/-25UefqEdqO8/UPn7FQkNHaI/AAAAAAAAMMg/8-CPZTMmMQY/s600/mot-goc-nhin.jpg

TTHV
01-25-2013, 05:48 AM
"Chôm"


Nhận được email của chị bạn văn, Lê Thị Hoài Niệm:

HV ơi! tức cười ghê, có người lấy bài HĐTThăng của chị rồi làm PPS với trực thăng bay, rồi post vào youtube không để tên tác giả, mà để tên của người ta, cũng dzui quá héng?
http://lethihoainiem.blogspot.com

Tôi trả lời chị; "chôm" sáng tác của người khác là "chuyện thường tình ở huyện".
Mấy năm trước, có bài phóng sự về biểu tình tại Houston tôi làm cho RFA, đã post trên website của Đài, được một tờ báo ở Cali đăng nguyên bài và để là "phóng viên" của họ tường trình từ Houston.
Bạn tôi emailed cho tờ báo. Họ im ru. Không đính chính, không xin lỗi. Truyện ngắn của chị Trần Mộng Tú cũng bị "chôm nguyên bài", sửa lại tên của thị trấn và "ký tên tác giả khác".

Chuyện những website hay báo viết, đăng bài lấy từ internet, tôi nghĩ là tác giả không phiền hà nếu có để tên người viết và xuất xứ. Nhưng lấy bài của người khác rồi để tên mình thì thật là quá đáng.

Ca khúc Hợp Đoàn Trực Thăng (http://haokhidienhong.com/th-nh-c-bich-huy-n/hopdoantructhanglethihoainiem.html)của Lê Thị Hoài Niệm tôi được "chứng kiến" từ thuở đang phôi thai.
Viết xong bản nhạc, chị gửi ngay cho tôi xem. Tôi dạo nốt nhạc trên Piano thì nghe hay quá. Lời cũng rất hay.

Chị LTHN hội ý với Nhạc sĩ HC. Khi ns HC cho biết là bản nhạc rất hay thì tôi xúi chị kiếm ca sĩ hát.
Hai chị em bàn bạc rất nhiều trong tiến trình thâu âm bài hát này.
Người Houston được nghe bài HĐTT nhiều lần trên làn sóng LSR những năm trước.

Có lẽ Hồng Liên, người làm cái PPS, không ở Houston nên không biết tác giả chăng ?

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=E6qE1lRsRSE

TTHV
01-25-2013, 06:05 AM
Hợp Đoàn Trực Thăng - Nhạc và Lời Lê Thị Hoài Niệm - PPS by Hồng Liên



http://www.youtube.com/watch?v=E6qE1lRsRSE

TTHV
01-30-2013, 07:15 AM
Khẩu Chiến

https://lh6.googleusercontent.com/-THoxduj0TXs/UQh6dS6dIyI/AAAAAAAAMSk/K2f0_Vgylwk/s733/DT_IMG_1758_S37.jpg

TTHV
02-20-2013, 06:08 AM
Tối hôm qua cùng Anh tham dự "A Vigil and Reception" của MB, một người boss cũ của Anh.
Vài tuần trước, trong giờ lunch, Anh ghé nhà M&S với Chả Giò và Cơm thịt nướng mua từ tiệm.

MB bị cancer khoảng 2 năm nay. Thời gian sắp từ giã cõi đời, MB muốn gặp lại những người từng làm việc với mình.
Trong sở Anh, thay phiên nhau đến thăm MB với những món ăn M thích.
Cũng trên dưới 25 năm trước, khi MB là manager của Anh, mỗi Christmas Party tại nhà MB, tôi thường mang Cơm Chiên và Chả Giò vì M và S rất thích hai món này.
Điều tôi không ngờ là MB còn nhỏ hơn tôi vài tháng. Lâu nay tôi cứ tưởng là MB khoảng tuổi với Anh.

Gặp lại nhiều người mà tôi không nhận ra, mới biết là "thời gian không nuơng tay" với ai cả.
K bây giờ là Sr. VP của hãng. Nhớ ngày nào dự tiệc cưới của K ở Vườn Hồng của thành phố mà nay gặp lại vợ của K, tôi không nhận ra.
Có lẽ ngày đó, cô dâu mới từ Korea trở về sau vài năm dạy học nên còn rất thon thả.
Khi mới vào, K làm với Anh, chúng tôi hay gặp nhau.
Là Sr VP nhưng mỗi lần có dịp ghé qua nơi Anh làm việc là K vào phòng Anh nói chuyện và lúc nào cũng nhắn với Anh là "Hello Kristine"
Những người làm chung với Anh bây giờ rất ngạc nhiên cho đến khi biết Anh là một trong những người đã interview K.

Thứ Bảy này chúng tôi lại thăm đám của Rachael, con gái của bạn Anh.
Đầu năm, tin buồn nhiều hơn vui!

TTHV
02-26-2013, 04:41 AM
Da nhăn! Tóc rụng! Môi khô...
Có phải tuổi già đang đến? :)

https://lh5.googleusercontent.com/-KBRIkVm0vhM/UOsqGMG3HsI/AAAAAAAAMG8/wFwxEiBKD2s/s701/SM_1301.jpg

CV
02-26-2013, 07:55 AM
Những nét già của tâm hồn mới đáng sợ hơn đó, TTHV.

TTHV
02-26-2013, 11:40 AM
Những nét già của tâm hồn mới đáng sợ hơn đó, TTHV.
Làm sao "thấy" được "những nét già của tâm hồn" để sợ anh CV ơi!

CV
02-26-2013, 03:50 PM
Tốt hơn là chị TTHV đừng thấy để khỏi phải sợ, nghen.
:)

TTHV
02-27-2013, 04:05 AM
Trời! Tưởng anh CV chỉ cho biết để hv lo liệu, dè đâu anh CV ... dấu :)

Triển
02-27-2013, 04:16 AM
Lúc không thấy được nét già của tâm hồn là chị bắt đầu sợ rồi đó!
Vì ngoài "....Da nhăn! Tóc rụng! Môi khô..."
còn có "mắt mờ, tai lãng, chân run, lưng còm". :)) j/k j/k

TTHV
02-27-2013, 04:54 AM
Những người Việt Nam tốt bụng

Gần một tuần mải mê làm việc, từ 28 Tết qua đến Mùng 6 tôi mới có giờ rảnh đi chợ mua rau trái.
Vừa chọn được quả Bí Rợ xinh xinh, chưa kịp để vào xe shopping thì có người từ đằng sau, giật trái Bí trên tay tôi, ném lại vào hàng Bí và la lên:
"Đầu năm mà sao lại mua Bí?"
Ngỡ ngàng tôi quay lại thì khuôn mặt quen quen của Chị cười với tôi, rồi bảo:
"Đầu năm, qua mua mấy trái "khổ qua" ăn đi, cô HV à. Chờ hết tháng Giêng rồi ăn Bí."
Tôi chống chế: "Bí này hấp lên ăn ngọt lắm chị à, không có đắng như khổ qua"
Chị ngắt lời: "Biết là ngon nhưng đầu năm đi mua Bí thì cả năm bí, rồi làm sao mà làm việc"
Thấy tôi cười, chị tiếp: "Có kiêng có lành, cô à".

Chủ nhật, Mùng 8, đi trại cây với AHX, thấy hoa đào, hoa Quince đang bán giảm giá 20%.
Chọn xong cây đào, tôi loay hoay chọn cây Quince, thì một người không quen, lại cản đừng mua Quince vì gai góc.
Tôi nói cảm ơn và chỉ mua Đào.

Tôi đã đọc đâu đó, nói những tính xấu của người VN; nào là ganh tị, nào là "thua đủ", nào là ưa "khẩu chiến", "háo thắng", "ích kỷ" ...

Nhưng đầu năm Quí Tỵ, tôi gặp toàn những người VN tốt bụng, dù quen sơ hay xa lạ.
Nếu không tốt thì họ đã không hơi đâu "kiêng" giùm tôi. Họ cứ để mặc tôi mua bí, mua gai góc...

Cảm ơn những người đã quan tâm. Dù tôi không tin dị đoan nhưng sự quan tâm của họ đã làm tôi vô cùng hạnh phúc.

Ai bảo người VN vô cảm?
Rất nhiều người Việt Nam tốt bụng ở ngoài kia!

TTHV
02-27-2013, 05:04 AM
Lúc không thấy được nét già của tâm hồn là chị bắt đầu sợ rồi đó!
Vì ngoài "....Da nhăn! Tóc rụng! Môi khô..."
còn có "mắt mờ, tai lãng, chân run, lưng còm". :)) j/k j/k
Hi anh 5
Từ hôm qua, muốn hỏi anh 5 về cô bé Mai, thần đồng toán của Đức mà không biết hỏi ở mục nào để khỏi lạc đề.
hv nhận được videos mà toàn nói tiếng Đức nên không hiểu gì cả. Dù vậy, thấy khuôn mặt của Bé thật là dễ thuơng nên cũng coi hết. :)

Vậy là hv chưa phải lo rồi anh5 vì "mắt chưa mờ, tai còn tốt, chân chưa run, lưng còn thẳng"
Có lẽ nhờ "đi bộ" mỗi ngày 4 miles chăng?

TTHV
02-27-2013, 05:35 AM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=niPDkpHAwbE

Chẳng hiểu họ nói gì cả mà cũng coi hết cái video :)

***********

Anh5 TC dịch ra Việt ngữ

------


00:00
Cháu tên là Lina, cháu được 7 tuổi và cư ngụ tại Gelsenkirchen. Cháu ở chung với mẹ cháu, với ba cháu và chị cháu. Cháu học lớp 3 và môn học cháu thích nhất là toán, thể thao và âm nhạc.
Khi cháu trưởng thành cháu muốn làm siêu sao nhạc pop. Cái hay ở siêu sao âm nhạc là người ta vừa hát, vừa nhảy, mà cái đó cháu thích lắm, nên cháu muốn làm siêu sao âm nhạc.

00:36

(hát và nhảy theo nhạc Shakira)

00:50

Điều khó ở trò đố của cháu là cháu phải nhớ nhiều số lắm. Cho nên cho trò đố của cháu cháu chỉ cần một cái đầu tốt.
Chú Markus Lanz hả (là MC của chương trình), cháu thấy chú ấy hay lắm, vì chú ấy hay, ăn mặc đẹp và còn đẹp trai nữa. Cả hai tính chất luôn. Và chú ấy tốt nữa.

01:24

MC Markus Lanz: Lina, vui mừng hân hạnh đón chào cháu đến đây.
Lina: dạ vâng

MC Markus Lanz: thính đường này tốt ha.
Lina: dạ vâng

MC Markus Lanz: cháu có biết hôm nay ai ở nhà đang xem không? Nhiều người xem không?
Lina: dạ biết

MC Markus Lanz: Ai vậy?
Lina: dạ, cô giáo của cháu, hiệu trưởng trường cháu, rất nhiều bạn bè của cháu, anh họ của cháu và hai chị em họ của cháu, dì của cháu, cậu của cháu. Nhiều người lắm.

MC Markus Lanz: Vậy là nguyên cả gia đình ha. Nếu nhiều người xem như vậy là ngày mai mình có chỉ số đón xem chương trình này cao lắm đó (cười). Mình cũng thích được như vậy ha. (cười)
Lina: (cười)

MC Markus Lanz: Cháu biết một làm một chuyện mà người ta khó giải thích dễ sợ lắm. Chú tóm tắt lại như vầy ha. Cháu có thể tính toán giống như một máy computer.
Lina: (gật đầu)

MC Markus Lanz: Cháu có thể suy nghĩ như một computer. Đúng không?
Lina: dạ vâng.

MC Markus Lanz: Cháu có thể hoán chuyển mẫu tự như là computer phải hoán chuyển mẫu tự vậy.
Lina: dạ vâng.


02:03

MC Markus Lanz: Cháu có thể biểu diễn không. Ví dụ như bây giờ chú nói tên một mẫu tự, cháu tính cái gì trong đầu cháu vậy, chú nói thử là mẫu tự W.
Lina: chữ w lớn hay w nhỏ?

MC Markus Lanz: À, chữ W lớn.
Lina: OK, chữ W lớn. Vậy nhé, mình có một cái bảng tên bảng mật mã ASCII. Có ký hiệu, số đếm, có mẫu tự lớn, mẫu tự nhỏ, có số mật mã. Bây giờ chữ W lớn thì có ... (suy nghĩ) mã số thập phân là (cắn tay suy nghĩ) .... 87. Rồi cháu tính mã số số thập phân này sang mã số nhị phân.
Vậy nha, cháu tính từ 128, 0 nhân với 128, nghĩa là 128 có thì có 0 lần số 87, trong 64 thì có 1 lần số 87, ....

MC Markus Lanz: à vậy à, giỏi quá giỏi quá .... Rõ ràng hết rồi. (cười)
Lina: (cười)

03:06

MC Markus Lanz: Bây giờ mình đi trực tiếp vào trò đố cược này nhé. Tôi chia cho các bạn mấy tấm bảng này. Các bạn ghi chữ lên trên đó. Xin đừng viết chữ quá dài, mà cũng đừng viết chữ quá ngắn. Michael, Lina xin hãy đi theo tôi lên sân khấu nhé. (dẫn tay Lina)
(Michael mặc veston đen) là danh hài ở Đức)

Xin hãy cho tràng vỗ tay thật lớn cho cô gái trẻ này .... cô gái trẻ này 7 tuổi đó ...

Lina: dạ vâng.

MC Markus Lanz: Lina, cháu có một chị gái, có cha mẹ một lúc nào đó từ Việt Nam sang định cư ở Đức. Cháu và chị cháu thì sinh ra ở đây.
Lina: dạ vâng.

03:34

(Dẫn đến sân khấu, bắt tay chào cô phụ tá viên mặc bộ đồ thể thao màu hồng (một nữ danh hài của Đức).

(MC Markus Lanz bồng cháu lên bục ngồi, nói tiếp)
- cháu học lớp mấy rồi Lina
- lớp 3
- lớp 3? 7 tuổi? Tại sao vậy?
- cháu học nhảy một lớp.
- làm chú hơi ngạc nhiên chút đó nha
- (cười)

03:52

- chúng ta có thể tưởng tượng được cháu đã học nhảy một lớp thôi.
- (cười)
- Cindy (nữ phụ tá) cô đi lấy mấy cái bảng ha,
- Em phải chạy nữa hả
- Vâng làm ơn, có lẽ mấy bước ngắn thôi hay chạy jogging cũng được .... sao cũng được
- Tôi tóm tắt cuộc thử thách một lần nữa nhé. Thế này nhá anh Michael, Lina thách đố rằng,háu sẽ hoán chuyển mỗi một mẫu tự trong một chữ sang một mã số nhị phân với 8 chỉ số. Và phải hoán chuyển trúng 3 chữ trong 4 chữ đưa ra. (từ các nghệ sĩ ngồi ở salon)

04:22

- (hỏi Michael) anh nghĩ cháu làm được không?
- Cá nhân tôi thì là điều không tưởng. Số không, trong toán học thì tôi là trứng vịt, số không. Hồi nãy cháu tính thử trước đó, tôi ngồi đó rất thích thú dù là chuyện cháu bé tính toán là một thế giới hoàn toàn xa lạ....(tôi không hiểu được). Nhưng mà tôi nghĩ cháu bé chắc chắn sẽ làm được. (vỗ tay)
- Micheal, anh bước sang phía bên kia, vậy đứng gần cháu Lina hơn. Michael được tính như người cược đỡ đầu cho cháu khi cháu thua cuộc.

04:47
- Các bạn ngồi bên ghế salon nghĩ sao? Cháu Lina có làm được cuộc cược này không? Có thể không ? Được không ? Được hay là không ?

- (Simone) Dĩ nhiên rồi. 100% luôn.
- Chị có hiểu cháu bé tính ra sao không? Tôi thì không biết tính đó.
- (Simone) Dĩ nhiên, hiểu hết luôn (cười)

- Còn anh, anh hiểu không?
- Tôi hả, tôi học đại học ngành toán nhưng mà tôi cũng không hiểu hết cách tính của cháu. Nhưng mà tôi tin chắc rằng cháu bé sẽ làm được. Khi nãy cháu tính sơ cho chúng ta xem rồi đó. Tôi tin chắc là cháu bé sẽ làm được. (vỗ tay)

- Oliver Kahn là một trong những anh chị biết nhiều về số học đây.
- (Kahn) nhưng mà cháu thuật lại thật nhanh thật ngắn cách cháu tính tôi nghe lại xem.
- Thật nhanh thật ngắn là không được rồi (cười).
- (Kahn) cháu làm được đó, cháu sẽ làm được.

- OK, còn anh Hermann Meyer thì nghĩ sao đây?
- (Hermann Meyer) cháu chắc chắn làm được mà. Điều này rõ ràng rồi. (vỗ tay)

(vỗ tay)

05:32

- (nói với Lina) Lina, sự mong đợi bây giờ rất cao đó.
- (nói với Michael) Michael, nếu cháu Lina thua cuộc, thì anh phải cùng cháu Lina khiêu vũ một bài nhạc của Shakira. Tôi biết anh rất yêu thích Shakira. Được không, anh thấy vậy được không?
- (Michael) Ồ ....tôi thấy ở một vài khía cạnh Shakira có điều hay lắm .... (ironically, nói ngược, anh này không thích Shakira).... Mấy bài cổ hát không chú trọng vào bài hát mà chú trọng lắc lắc (mông).
- (Lanz) thôi được rồi, ra sao thì tí nữa Lina sẽ biểu diễn anh xem. Lina là fan hâm mộ hạng nặng của Shakira đó. Cháu sẽ chỉ anh phải nhảy ra sao.
- (nói với Cindy) Cindy cô sẵn sàng chưa?
- (Cindy) sẵn sàng rồi, chữ đầu tiên ha

06:42
- (Lanz) đây là chữ đầu tiên .... Tot (chết) .. chẳng biết ai viết nữa ...
(tiếng dưới khán giả Tor)
- (Lanz) à chữ Tor hả, OK được rồi. Lina, cháu sẵn sàng chưa?
- (Lina) dạ vâng
- (Lanz) cuộc thử thách bắt đầu....

(trên màn ảnh hiện lên chữ Tor)

07:02

(Lina tính sai chữ T, chữ o và r đúng)

- (Lanz) rất tiếc là sai. Lina, rất tiếc là sai rồi, cháu tập trung tí nhé. Lina, cháu được phép tính sai một chữ. Thong thả nhé, thật thong thả. Bây giờ là một chữ mới và cháu có rất nhiều thời gian. Chú biết cháu làm được mà ha.
- (Lina) (gật đầu)
- (Lanz) cháu ổn hết không?
- (Lina) dạ vâng ạ.
- (Lanz) Cháu làm lỗi khi nãy chỗ nào cháu biết không?
- (Lina) (lắc đầu) dạ, không
- (Lanz) không biết hả, không sao, quên chữ hồi nãy đi. Cháu xuất sắc lắm, các chú bác yêu cháu lắm. Các chú bác hâm mộ cháu dữ lắm đó. (vỗ tay lớn)

07:47
- (Lanz) Chữ kế tiếp là chữ Barbie. Nếu computer tính sẽ bắt đầu bằng chữ B lớn.
- (Lina) ...(tính vanh vách)
(vỗ tay)

10:08
- (Lanz) chữ kế tiếp là Kommisar
- (Lina) Kommissar hả, ồ ....
(sau đó tính vanh vách)



13:45

- (Lanz) Chữ kế tiếp là chữ Zwerg. Computer phải hoán chuyển chữ Z lớn làm sao đây ...
- (Lina) ....(nhắm mắt tính)
...(đúng hết)

15:30

- (Lanz) - tuyệt vời, tất cả đều trúng hết
- (Lina) - (giơ tay ra hiệu thắng cuộc)
- (Lanz) - xin chúc mừng cháu, chú bồng cháu xuống nhé
- (Lina) - dạ vâng, cám ơn.

(vỗ tay lớn)

- (Lanz) (bồng Lina đứng lên bục một lần nữa)
- (Lanz) Michael, anh được phép cám ơn Lina đó, nếu không anh phải nhảy vũ điệu của Shakira rồi.

(vỗ tay)

16:00

- (Lanz) (bồng cháu bé xuống trong tiếng vỗ tay, đến bên Cindy, cô phụ tá viên) - Đây là một chuyện phi thường, tuyệt vời. Cindy, cô nghĩ sao?
- (Cindy nói với Lina) cô thấy cháu hay quá.
- (Lina) cám ơn
- (Cindy) còn cháu thấy cô có hay không?
- (Lina) dạ có
- (cười)
- (Cindy) mình có thể xin thêm một tràng pháo tay nữa, em thấy tuyệt vời quá.

(vỗ tay lớn)


16:10

- (Lanz) (chỉ giày của Cindy hỏi Lina) cháu nhìn thấy đôi giày không Lina?
- (Lina) dạ, thấy
- (Lanz) cháu thấy đôi giày này thế nào?
- (Lina) dạ, cháu thấy đôi giày này cool quá.
- (Lanz) cool há

16:23

- (Cindy) cháu thích đôi giày của cô không, cháu thấy cool không
- (Lina) dạ có
- (Cindy) cô có mang cho cháu cái này
- (Lina) cái gì vậy?
- (Cindy) Cháu thích có quà không?
- (Lina) Dạ thích
- (Lanz) ahhhhh
- (Cindy) không phải ohhhh
- (Lina) (cười)

16:40

- (Cindy) (mang đôi giày ra tặng) chúc mừng cháu nhé
- (Lina) cám ơn
- (Cindy) (hôn) cháu dễ thương quá.

(vỗ tay)

16:46

- (Lanz) mình còn một chuyện hay nữa. Cindy, cô kể đi, cô biết không vậy?
- (Cindy) có có em có biết. Tại em đang còn mê mẫn quá. Toán học đối với em giống như hễ nghe nói lấy căn là em tưởng như đi làm răng vậy. (cười)
- (Cindy) cho cháu cô còn có một món quà rất hấp dẫn nữa. Dĩ nhiên đôi giày không phải là hết.
- (Lina) (cười)
- (Cindy) ...và món quà này của chú Lanz và của tất cả cô chú tặng cháu. Cháu sẽ lên phi cơ. Cháu phải bay đi á.
- (Lina) (mặt đăm chiêu)
- (Cindy) cháu biết bay đi đâu không?
- (Lina) (lắc đầu) á à
- (Cindy) OK, Disneyland
- (Lina) (không có phản ứng)
- (Cindy) không phải ở Nürnberg hay là ở đây đâu mà là đi nước nào...?
- (Lanz) đi Paris đó. Với cả gia đình cả một cuối tuần. Món quà này với cháu có đẹp không?
- (Lina) dạ vâng

17:30
- (Lanz nói với khán giả) - ông ơi, khi nãy tôi quả thật có chút lo lắng vì trong lần diễn thử trước đó, cháu tính toán hoàn toàn đầy tự tin. Mà trong lúc nãy hình như cháu hơi hồi hộp phải không?
- (Cindy) đúng ra là lỗi của ông đó ông Lanz.
- (Lanz) tại sao?
- (Cindy) thì ông nói nhầm chữ mà, cho nên cháu đó chuẩn bị hết cho chữ "Tot" rồi, đúng ra là chữ "Tor", đây là lỗi của ông á.
- (Michael) thật ra đây là một sự căng thẳng tuyệt diệu đó. Như là ngay chữ đầu bị sai, tất cả đều nghĩ ohhhhh, nhưng mà sau đó là trúng hết.

(vỗ tay)

17:59

- (Lanz) Lina, cháu là một khán giả hâm mộ âm nhạc.
- (Lina) dạ vâng
- (Lanz) cháu có biết Bruno Mars không?
- (Lina) dạ biết
- (Lanz) đây là một nghệ sĩ đã bán 40 triệu .... dữ liệu âm thanh, ngày nay người ta nói như vậy. Nếu cháu có hứng thú thì chúng mình giới thiệu chung nhé ....
- (Lina) OK.

18:11
- (Lanz) giữa tháng 10 anh nghệ sĩ đến Đức, và bây giờ mình giới thiệu chung nhé, xem đây là đoạn của cháu nè
- (Lina) đây là Bruno Mars với nhạc phẩm ....
- (Lanz) Locked out of heaven....

(vỗ tay)

---- Hết ----

Triển
02-27-2013, 06:20 AM
..........xóa vì post dư.

Triển
02-27-2013, 06:21 AM
chị Hiền Vy,

wow, đây là đoạn phim ghi lại show Wetten Dass, trong phim là bé Nguyễn Lina Mai, chị muốn tôi dịch nguyên cái phim này hay là chỉ nói đại khái?

Chuyện là bên Đức có cái show chơi đố những chuyện mà không thể tưởng tượng được mà làm được là show này đây.

Điều kỳ diệu lần này là:

Bé Mai, 7 tuổi, học lớp 3, có khả năng đổi ký hiệu từ hệ thập phân (decimal - 0,..,9) sang hệ nhị phân (binary - 0,1). Nghĩa là hoán chuyển như máy computer, nhưng làm trong đầu, tính nhẩm.

Khi ta bấm chữ A, chữ b, dấu ~, .v.v.v.v computer sẽ hoán chuyển các dấu hiệu này sang hệ nhị phân để lưu trữ hoặc làm việc tiếp.

Để thống nhất, người ta đặt ra bảng ASCII. Mỗi một ký hiệu (character) A-Z, a-z, 0-9, ?=)(/&% ...v.v.v đều có mã số thập phân theo chuẩn ASCII, sau đó chúng ta phải hoán chuyển (convert) ra số nhị phân. Điều mà computer sẽ phải làm.

Trong show trên, bé Mai có khả năng hoán chuyển nhẩm trong đầu. Nếu tính bằng giấy chúng ta sẽ có những giai đoạn sau.

Ví dụ trong ASCII - Table bên dưới, chúng ta xem chữ T.

Chữ "T" có mã số thập phân là 84.

http://www.asciitable.com/index/asciifull.gif



Số 84 này muốn đổi sang số tương đương trong hệ nhị phân chúng ta làm như sau:




2 lũy thừ 7 = 128
2 lũy thừa 6 = 64
2 lũy thừa 5 = 32
2 lũy thừa 4 = 16
8
4
2
1


0
1
0
1
0
1
0
0



Kết quả: character T có mã số thập phân 84 sẽ có kết quả 01010100 ở hệ nhị phân.

Và bé Mai đã tính nhẩm trong đầu bài toán này cho mỗi mẫu tự trong một chữ. Chữ đầu tiên là Tor (engl. goal), bé Mai tính nhẩm sai chữ T. Giá trị nhị phân cho chữ o và r, cháu tính đúng. Tuy nhiên theo điều kiện đố, cháu được phép sai một chữ. Và sau đó cháu tính đúng hết cho các chữ Zwerg, Kommissar, Barbie.

Nghĩa là để làm bài toán hoán chuyển này cháu phải biết phép tính lũy thừa cơ số 2 đến 128. Sau đó phải biết tính nhẩm trừ. Nghĩa là phép tách lấy hiệu số. Như số 84 = 64 + 16 + 4. Khi điền vào bảng trên sẽ có kết quả.
Cách thứ hai là cháu có thể dùng phép chia như tính số nguyên tố. Chia dần cho hai mỗi lần phải nhớ số dư là 0 hay 1. Rồi chiếu theo bảng lũy thừa là ra đáp số.

Cộng thêm từ ban đầu, cháu phải nhớ hết tất cả mã số tất cả các ký hiệu của bảng ASCII (xem ảnh bảng bên trên). Điều mà không ai người lớn đi học để nhớ cả. Có lẽ phải hỏi cha của cháu, trước tiên là lý do nào cháu Mai học thuộc mã số tất thập phân của tất cả các ký hiệu (characters), kế đến là làm cách nào dạy cháu phép hoán chuyển sang giá trị nhị phân. :)

Về trình độ thì một cháu bé bình thường bên Đức sẽ học trong môn toán phép hoán đổi giữa các hệ số ở lớp năm. Nghĩa là 10 tuổi. Cháu Mai chỉ mới 7 tuổi, học lớp 3, nghĩa là học nhảy một năm, sau đó lại biết đổi giữa các hệ số, thế thì xem như cháu giỏi trước 3 năm tuổi. Cũng chưa phải là thần đồng. Thần đồng ở chỗ là nếu mang so sánh với tôi, tôi tính trên giấy, còn cháu tính trong đầu. Nếu bắt chước cháu tính nhẩm trong đầu, tôi chỉ tính được cho một hai ký hiệu, chứ tính một loạt ào ào cả đống ký hiệu trong một thời gian quá ngắn như vậy thì tôi chịu thua. Thần đồng là ở chỗ này. Hoán chuyển nhẩm từ hệ thập phân sang hệ nhị phân. :)

Chị muốn hỏi thêm điều gì thì tôi sẽ xem lại đoạn phim này rồi cho chị biết. Cái show đố này tên là WETTEN DASS ??? là show truyền hình lớn nhất ở Đức - vừa trực tiếp cuối tuần thứ bảy vừa qua.

Triển
02-27-2013, 06:40 AM
Thôi được, tôi dịch lại nguyên Video này cho chị ....

TTHV
02-27-2013, 07:52 AM
WOW!
Cảm ơn anh5 giải thích. hv dốt toán từ lúc còn học TH nên phục bé Mai quá và phục cả người giải thích (không nịnh anh 5 đâu nha)

Dù không hiểu tiếng Đức, nhưng khuôn mặt của cháu và cách trả lời cũng như ậm ự Dá Dà của cháu đã lôi cuốn hv ngồi xem cái video không chán :)
Được anh 5 dịch cuốn video thì còn gì hạnh phúc hơn!
Cảm tạ anh 5 trước nha

Triển
02-27-2013, 08:07 AM
(chị xem căn cứ theo số phút nhé)

00:00
Cháu tên là Lina, cháu được 7 tuổi và cư ngụ tại Gelsenkirchen. Cháu ở chung với mẹ cháu, với ba cháu và chị cháu. Cháu học lớp 3 và môn học cháu thích nhất là toán, thể thao và âm nhạc.
Khi cháu trưởng thành cháu muốn làm siêu sao nhạc pop. Cái hay ở siêu sao âm nhạc là người ta vừa hát, vừa nhảy, mà cái đó cháu thích lắm, nên cháu muốn làm siêu sao âm nhạc.

00:36

(hát và nhảy theo nhạc Shakira)

00:50

Điều khó ở trò đố của cháu là cháu phải nhớ nhiều số lắm. Cho nên cho trò đố của cháu cháu chỉ cần một cái đầu tốt.
Chú Markus Lanz hả (là MC của chương trình), cháu thấy chú ấy hay lắm, vì chú ấy hay, ăn mặc đẹp và còn đẹp trai nữa. Cả hai tính chất luôn. Và chú ấy tốt nữa.

01:24

MC Markus Lanz: Lina, vui mừng hân hạnh đón chào cháu đến đây.
Lina: dạ vâng

MC Markus Lanz: thính đường này tốt ha.
Lina: dạ vâng

MC Markus Lanz: cháu có biết hôm nay ai ở nhà đang xem không? Nhiều người xem không?
Lina: dạ biết

MC Markus Lanz: Ai vậy?
Lina: dạ, cô giáo của cháu, hiệu trưởng trường cháu, rất nhiều bạn bè của cháu, anh họ của cháu và hai chị em họ của cháu, dì của cháu, cậu của cháu. Nhiều người lắm.

MC Markus Lanz: Vậy là nguyên cả gia đình ha. Nếu nhiều người xem như vậy là ngày mai mình có chỉ số đón xem chương trình này cao lắm đó (cười). Mình cũng thích được như vậy ha. (cười)
Lina: (cười)

MC Markus Lanz: Cháu biết một làm một chuyện mà người ta khó giải thích dễ sợ lắm. Chú tóm tắt lại như vầy ha. Cháu có thể tính toán giống như một máy computer.
Lina: (gật đầu)

MC Markus Lanz: Cháu có thể suy nghĩ như một computer. Đúng không?
Lina: dạ vâng.

MC Markus Lanz: Cháu có thể hoán chuyển mẫu tự như là computer phải hoán chuyển mẫu tự vậy.
Lina: dạ vâng.


02:03

MC Markus Lanz: Cháu có thể biểu diễn không. Ví dụ như bây giờ chú nói tên một mẫu tự, cháu tính cái gì trong đầu cháu vậy, chú nói thử là mẫu tự W.
Lina: chữ w lớn hay w nhỏ?

MC Markus Lanz: À, chữ W lớn.
Lina: OK, chữ W lớn. Vậy nhé, mình có một cái bảng tên bảng mật mã ASCII. Có ký hiệu, số đếm, có mẫu tự lớn, mẫu tự nhỏ, có số mật mã. Bây giờ chữ W lớn thì có ... (suy nghĩ) mã số thập phân là (cắn tay suy nghĩ) .... 87. Rồi cháu tính mã số số thập phân này sang mã số nhị phân.
Vậy nha, cháu tính từ 128, 0 nhân với 128, nghĩa là 128 có thì có 0 lần số 87, trong 64 thì có 1 lần số 87, ....

MC Markus Lanz: à vậy à, giỏi quá giỏi quá .... Rõ ràng hết rồi. (cười)
Lina: (cười)

03:06

MC Markus Lanz: Bây giờ mình đi trực tiếp vào trò đố cược này nhé. Tôi chia cho các bạn mấy tấm bảng này. Các bạn ghi chữ lên trên đó. Xin đừng viết chữ quá dài, mà cũng đừng viết chữ quá ngắn. Michael, Lina xin hãy đi theo tôi lên sân khấu nhé. (dẫn tay Lina)
(Michael mặc veston đen) là danh hài ở Đức)

Xin hãy cho tràng vỗ tay thật lớn cho cô gái trẻ này .... cô gái trẻ này 7 tuổi đó ...

Lina: dạ vâng.

MC Markus Lanz: Lina, cháu có một chị gái, có cha mẹ một lúc nào đó từ Việt Nam sang định cư ở Đức. Cháu và chị cháu thì sinh ra ở đây.
Lina: dạ vâng.

03:34

(Dẫn đến sân khấu, bắt tay chào cô phụ tá viên mặc bộ đồ thể thao màu hồng (một nữ danh hài của Đức).

(MC Markus Lanz bồng cháu lên bục ngồi, nói tiếp)
- cháu học lớp mấy rồi Lina
- lớp 3
- lớp 3? 7 tuổi? Tại sao vậy?
- cháu học nhảy một lớp.
- làm chú hơi ngạc nhiên chút đó nha
- (cười)

03:52

- chúng ta có thể tưởng tượng được cháu đã học nhảy một lớp thôi.
- (cười)
- Cindy (nữ phụ tá) cô đi lấy mấy cái bảng ha,
- Em phải chạy nữa hả
- Vâng làm ơn, có lẽ mấy bước ngắn thôi hay chạy jogging cũng được .... sao cũng được
- Tôi tóm tắt cuộc thử thách một lần nữa nhé. Thế này nhá anh Michael, Lina thách đố rằng,háu sẽ hoán chuyển mỗi một mẫu tự trong một chữ sang một mã số nhị phân với 8 chỉ số. Và phải hoán chuyển trúng 3 chữ trong 4 chữ đưa ra. (từ các nghệ sĩ ngồi ở salon)

04:22

- (hỏi Michael) anh nghĩ cháu làm được không?
- Cá nhân tôi thì là điều không tưởng. Số không, trong toán học thì tôi là trứng vịt, số không. Hồi nãy cháu tính thử trước đó, tôi ngồi đó rất thích thú dù là chuyện cháu bé tính toán là một thế giới hoàn toàn xa lạ....(tôi không hiểu được). Nhưng mà tôi nghĩ cháu bé chắc chắn sẽ làm được. (vỗ tay)
- Micheal, anh bước sang phía bên kia, vậy đứng gần cháu Lina hơn. Michael được tính như người cược đỡ đầu cho cháu khi cháu thua cuộc.

04:47
- Các bạn ngồi bên ghế salon nghĩ sao? Cháu Lina có làm được cuộc cược này không? Có thể không ? Được không ? Được hay là không ?

- (Simone) Dĩ nhiên rồi. 100% luôn.
- Chị có hiểu cháu bé tính ra sao không? Tôi thì không biết tính đó.
- (Simone) Dĩ nhiên, hiểu hết luôn (cười)

- Còn anh, anh hiểu không?
- Tôi hả, tôi học đại học ngành toán nhưng mà tôi cũng không hiểu hết cách tính của cháu. Nhưng mà tôi tin chắc rằng cháu bé sẽ làm được. Khi nãy cháu tính sơ cho chúng ta xem rồi đó. Tôi tin chắc là cháu bé sẽ làm được. (vỗ tay)

- Oliver Kahn là một trong những anh chị biết nhiều về số học đây.
- (Kahn) nhưng mà cháu thuật lại thật nhanh thật ngắn cách cháu tính tôi nghe lại xem.
- Thật nhanh thật ngắn là không được rồi (cười).
- (Kahn) cháu làm được đó, cháu sẽ làm được.

- OK, còn anh Hermann Meyer thì nghĩ sao đây?
- (Hermann Meyer) cháu chắc chắn làm được mà. Điều này rõ ràng rồi. (vỗ tay)

(vỗ tay)

05:32

- (nói với Lina) Lina, sự mong đợi bây giờ rất cao đó.
- (nói với Michael) Michael, nếu cháu Lina thua cuộc, thì anh phải cùng cháu Lina khiêu vũ một bài nhạc của Shakira. Tôi biết anh rất yêu thích Shakira. Được không, anh thấy vậy được không?
- (Michael) Ồ ....tôi thấy ở một vài khía cạnh Shakira có điều hay lắm .... (ironically, nói ngược, anh này không thích Shakira).... Mấy bài cổ hát không chú trọng vào bài hát mà chú trọng lắc lắc (mông).
- (Lanz) thôi được rồi, ra sao thì tí nữa Lina sẽ biểu diễn anh xem. Lina là fan hâm mộ hạng nặng của Shakira đó. Cháu sẽ chỉ anh phải nhảy ra sao.
- (nói với Cindy) Cindy cô sẵn sàng chưa?
- (Cindy) sẵn sàng rồi, chữ đầu tiên ha

06:42
- (Lanz) đây là chữ đầu tiên .... Tot (chết) .. chẳng biết ai viết nữa ...
(tiếng dưới khán giả Tor)
- (Lanz) à chữ Tor hả, OK được rồi. Lina, cháu sẵn sàng chưa?
- (Lina) dạ vâng
- (Lanz) cuộc thử thách bắt đầu....

(trên màn ảnh hiện lên chữ Tor)

07:02

(Lina tính sai chữ T, chữ o và r đúng)

- (Lanz) rất tiếc là sai. Lina, rất tiếc là sai rồi, cháu tập trung tí nhé. Lina, cháu được phép tính sai một chữ. Thong thả nhé, thật thong thả. Bây giờ là một chữ mới và cháu có rất nhiều thời gian. Chú biết cháu làm được mà ha.
- (Lina) (gật đầu)
- (Lanz) cháu ổn hết không?
- (Lina) dạ vâng ạ.
- (Lanz) Cháu làm lỗi khi nãy chỗ nào cháu biết không?
- (Lina) (lắc đầu) dạ, không
- (Lanz) không biết hả, không sao, quên chữ hồi nãy đi. Cháu xuất sắc lắm, các chú bác yêu cháu lắm. Các chú bác hâm mộ cháu dữ lắm đó. (vỗ tay lớn)

07:47
- (Lanz) Chữ kế tiếp là chữ Barbie. Nếu computer tính sẽ bắt đầu bằng chữ B lớn.
- (Lina) ...(tính vanh vách)
(vỗ tay)

10:08
- (Lanz) chữ kế tiếp là Kommisar
- (Lina) Kommissar hả, ồ ....
(sau đó tính vanh vách)





(---- đến phiên 5 chạy rót ly nước uống rồi dịch tiếp....) :)

Triển
02-27-2013, 09:03 AM
13:45

- (Lanz) Chữ kế tiếp là chữ Zwerg. Computer phải hoán chuyển chữ Z lớn làm sao đây ...
- (Lina) ....(nhắm mắt tính)
...(đúng hết)

15:30

- (Lanz) - tuyệt vời, tất cả đều trúng hết
- (Lina) - (giơ tay ra hiệu thắng cuộc)
- (Lanz) - xin chúc mừng cháu, chú bồng cháu xuống nhé
- (Lina) - dạ vâng, cám ơn.

(vỗ tay lớn)

- (Lanz) (bồng Lina đứng lên bục một lần nữa)
- (Lanz) Michael, anh được phép cám ơn Lina đó, nếu không anh phải nhảy vũ điệu của Shakira rồi.

(vỗ tay)

16:00

- (Lanz) (bồng cháu bé xuống trong tiếng vỗ tay, đến bên Cindy, cô phụ tá viên) - Đây là một chuyện phi thường, tuyệt vời. Cindy, cô nghĩ sao?
- (Cindy nói với Lina) cô thấy cháu hay quá.
- (Lina) cám ơn
- (Cindy) còn cháu thấy cô có hay không?
- (Lina) dạ có
- (cười)
- (Cindy) mình có thể xin thêm một tràng pháo tay nữa, em thấy tuyệt vời quá.

(vỗ tay lớn)


16:10

- (Lanz) (chỉ giày của Cindy hỏi Lina) cháu nhìn thấy đôi giày không Lina?
- (Lina) dạ, thấy
- (Lanz) cháu thấy đôi giày này thế nào?
- (Lina) dạ, cháu thấy đôi giày này cool quá.
- (Lanz) cool há

16:23

- (Cindy) cháu thích đôi giày của cô không, cháu thấy cool không
- (Lina) dạ có
- (Cindy) cô có mang cho cháu cái này
- (Lina) cái gì vậy?
- (Cindy) Cháu thích có quà không?
- (Lina) Dạ thích
- (Lanz) ahhhhh
- (Cindy) không phải ohhhh
- (Lina) (cười)

16:40

- (Cindy) (mang đôi giày ra tặng) chúc mừng cháu nhé
- (Lina) cám ơn
- (Cindy) (hôn) cháu dễ thương quá.

(vỗ tay)

16:46

- (Lanz) mình còn một chuyện hay nữa. Cindy, cô kể đi, cô biết không vậy?
- (Cindy) có có em có biết. Tại em đang còn mê mẫn quá. Toán học đối với em giống như hễ nghe nói lấy căn là em tưởng như đi làm răng vậy. (cười)
- (Cindy) cho cháu cô còn có một món quà rất hấp dẫn nữa. Dĩ nhiên đôi giày không phải là hết.
- (Lina) (cười)
- (Cindy) ...và món quà này của chú Lanz và của tất cả cô chú tặng cháu. Cháu sẽ lên phi cơ. Cháu phải bay đi á.
- (Lina) (mặt đăm chiêu)
- (Cindy) cháu biết bay đi đâu không?
- (Lina) (lắc đầu) á à
- (Cindy) OK, Disneyland
- (Lina) (không có phản ứng)
- (Cindy) không phải ở Nürnberg hay là ở đây đâu mà là đi nước nào...?
- (Lanz) đi Paris đó. Với cả gia đình cả một cuối tuần. Món quà này với cháu có đẹp không?
- (Lina) dạ vâng

17:30
- (Lanz nói với khán giả) - ông ơi, khi nãy tôi quả thật có chút lo lắng vì trong lần diễn thử trước đó, cháu tính toán hoàn toàn đầy tự tin. Mà trong lúc nãy hình như cháu hơi hồi hộp phải không?
- (Cindy) đúng ra là lỗi của ông đó ông Lanz.
- (Lanz) tại sao?
- (Cindy) thì ông nói nhầm chữ mà, cho nên cháu đó chuẩn bị hết cho chữ "Tot" rồi, đúng ra là chữ "Tor", đây là lỗi của ông á.
- (Michael) thật ra đây là một sự căng thẳng tuyệt diệu đó. Như là ngay chữ đầu bị sai, tất cả đều nghĩ ohhhhh, nhưng mà sau đó là trúng hết.

(vỗ tay)

17:59

- (Lanz) Lina, cháu là một khán giả hâm mộ âm nhạc.
- (Lina) dạ vâng
- (Lanz) cháu có biết Bruno Mars không?
- (Lina) dạ biết
- (Lanz) đây là một nghệ sĩ đã bán 40 triệu .... dữ liệu âm thanh, ngày nay người ta nói như vậy. Nếu cháu có hứng thú thì chúng mình giới thiệu chung nhé ....
- (Lina) OK.

18:11
- (Lanz) giữa tháng 10 anh nghệ sĩ đến Đức, và bây giờ mình giới thiệu chung nhé, xem đây là đoạn của cháu nè
- (Lina) đây là Bruno Mars với nhạc phẩm ....
- (Lanz) Locked out of heaven....

(vỗ tay)

---- Hết ----

TTHV
02-27-2013, 09:09 AM
Chân Thành Cảm Tạ, anh 5 ơi!

Cho hv copy bản dịch để ngay dưới cái Video cho mọi người theo dõi nha.

thuykhanh
02-27-2013, 09:20 AM
@};-.... Cảm ơn Hiền Vy, cảm ơn anh thầy.... @};-:)



Lina giỏi và dễ thương quá!

Triển
02-27-2013, 09:47 AM
Chân Thành Cảm Tạ, anh 5 ơi!

Cho hv copy bản dịch để ngay dưới cái Video cho mọi người theo dõi nha.

Không có chi chị, chị xử dụng thoải mái.

Tôi không biết cháu bé Lina Mai có biết tiếng Việt không. Bên này ít người Việt, các lớp Việt ngữ gần như không có. Ở Gelsenkirchen tôi nghĩ cũng rất ít người Việt. Chắc là phải nói tiếng Đức với cháu.

Triển
02-27-2013, 09:58 AM
WOW!
Cảm ơn anh5 giải thích. hv dốt toán từ lúc còn học TH nên phục bé Mai quá và phục cả người giải thích (không nịnh anh 5 đâu nha)

Cuối thập niên 70 mới có ở đại học. Đầu thập niên 80 mới mang vào trung học chị ơi. Bên Đức thì mãi đến giữa thập niên 80 mới có môn điện toán. Cho nên nếu không học thì không biết đâu. Tôi học trên đại học mới biết thôi. Sang thập niên 90 thì một phần nhỏ của điện toán được mang vào trung học, ở đây là lớp 5, học thêm hệ số nhị phân, hoán chuyển và cộng trừ nhân chia số nhị phân. Còn thời trước và sau 75, tân toán học là lượng giác và hình học không gian, quỹ tích thôi. Chứ không có mấy cái điện toán này dù hệ nhị phân có từ hai thế kỷ rồi. Nhưng khi phát giác xong mấy ông tổ toán học không tìm ra ứng dụng nên quay trở về thủ thừa là hệ thập phân (1,..,9).

Các cháu thời nay thì kiến thức bảnh rồi. Cái chi cũng biết. Riêng Lina Mai này giỏi, mà cũng nhờ có thêm cha mẹ giỏi nữa mới có thể hướng dẫn, giỏi chăm sóc nữa thì mai sau đi đúng đường. Tuy nhiên phát hiện và đào tạo nhân tài thì Đức không dở, cho nên tôi nghĩ là Lina Mai sau này sẽ làm nên chuyện.

TTHV
03-01-2013, 05:19 AM
Lúc không thấy được nét già của tâm hồn là chị bắt đầu sợ rồi đó!
Vì ngoài "....Da nhăn! Tóc rụng! Môi khô..."
còn có "mắt mờ, tai lãng, chân run, lưng còm". :)) j/k j/k
Anh TC, anh CV
Hôm qua hv gặp vài người bạn trẻ, họ nói là có "một cái dễ thấy nhất để biết mình không còn trẻ" là rất khó giảm cân.
Mấy cháu này chỉ mới 30 mà đã than là "dù có work out cách mấy, cũng không được như xưa".
Rồi chỉ hv, một cháu hỏi là "Từ lúc nào, cô hết Ròm vậy?"
"Oh! Từ ngày dọn về khu Bellaire" hv cười và trả lời họ.

CV
03-01-2013, 08:33 AM
Chị TTHV,
Tôi nghe nói cơ thể con người bắt đầu lão hóa ở tuổi 25. Như vậy, từ tuổi 25 người ta đã bắt đầu già rồi. Nghe sợ chưa?

TTHV
03-01-2013, 01:20 PM
Chị TTHV,
Tôi nghe nói cơ thể con người bắt đầu lão hóa ở tuổi 25. Như vậy, từ tuổi 25 người ta đã bắt đầu già rồi. Nghe sợ chưa?
Anh CV
Như vậy thì 25 hay 52 cũng "đang lão hóa" giống nhau.
Hết sợ rồi :)

TTHV
03-05-2013, 08:05 AM
Insulting!!!

Quả thật là tôi không biết dịch chữ Insulting (http://vdict.com/insulting,1,0,0.html) ra tiếng Việt thế nào cho đúng với ngữ cảnh và tâm trạng của tôi.
Tôi không cảm nhận là bị "lăng mạ, làm nhục hay sỉ nhục" mà cảm thấy ngược lại, mỗi lần nghe bằng hữu hỏi chúng tôi:
"Ông viết bài rồi bà hv đọc hả?"
"Bài anhH viết hay quá, hợp với giọng đọc của hv"
"Ông H viết giùm cho hv hả?"
vv và vv...

Những người hỏi, dĩ nhiên là có quen hay biết sơ chúng tôi.

Khi nghe tôi kể lại thì, con gái, em gái và bạn gái thân của tôi rất là upset (khó chịu, hay bức xúc? :).)
Họ cảm thấy là giới phụ nữ bị làm nhục nhưng tôi thì hoàn toàn không cảm thấy điều đó.
Tôi cảm thấy "thuơng hại" (feel sorry) cho những người hỏi chúng tôi như vậy mà thôi.

Có lẽ đàn ông VN chỉ "quen thấy" đàn bà VN trong vai trò nội trợ.
Và có lẽ số đông đàn bà VN khoảng tuổi 60 trở lên cũng "tự thấy mình" trong vai trò "vợ hiền, mẹ hiền", nghĩa là chỉ lo quán xuyến việc nhà, chứ không để ý đến "chính trường" .

Bạn tôi thì nói rằng "Tại hv có khuôn mặt hiền lành mà ít nói lại, nên bị "chúng" bắt nạt".
Tôi cười giải thích với Bạn, với Em, với Con Gái là:
"Làm sao thay đổi được sự suy nghĩ của người khác. Thành ra cười là "thượng sách" mà thôi!"

AHX mỗi lần được hỏi hay nghe bằng hữu nói như vậy thì lúc nào cũng đính chính, nhưng có vẻ như không ai chịu tin Anh cả.

Trưa Chủ nhật vừa rồi, gia đình người hàng xóm đến xin vào xem vườn sau nhà tôi, khi thấy chiếc máy ảnh nằm trên tripod sau vườn, ông ấy quay qua AHX, hỏi:
"Anh cũng chụp hình nữa hả?"
AHX chỉ tôi và nói "Tôi không biết chụp hình, cái đó của hv."

TTHV
03-12-2013, 07:20 AM
Trong mục Dear Abby của tờ HC ngày Chủ Nhật vừa rồi, có câu trả lời tôi rất tâm đắc.
Ghi lại để nhớ và nhắc nhở chính mình:

Hỏi:
Dear Abby,
My dear friend, God rest her soul, had a saying I think everyone could benefit from:
"You are a master of the unspoken word. Once it is spoken, it is your master forever."
Comments, Abby?

Trả lời:
Your dear friend was a smart woman.
Too many times we say things that we wish we could take back.
The same is true for the written words.

CV
03-12-2013, 09:59 AM
Too many times we say things that we wish we could take back.
The same is true for the written words.

Như vậy thì làm sao còn can đảm nói, hay viết ra điều gì nữa?

Lan Nguyen
03-12-2013, 10:44 AM
Như vậy thì làm sao còn can đảm nói, hay viết ra điều gì nữa?


anh CV never say things you would later regrets ?

L thấy trong phố có nhiều người có can đảm ghê lắm
kể cả L nữa . còn regret ? có chứ .


L xin chào chị TTHV nhé .

CV
03-12-2013, 10:56 AM
Thường thì tôi chỉ "regret" về những gì mình chưa kịp nói, hoặc chưa kịp viết ra thôi.
Ví dụ: "Sao hồi đó mình yêu mà không nói, để người ta sang ngang mất rồi!"
b-)

Lan Nguyen
03-12-2013, 11:07 AM
tặng anh CV ....


http://inevitablyagile.files.wordpress.com/2011/02/quote1.jpg?w=300&h=300 (http://inevitablyagile.files.wordpress.com/2011/02/quote1.jpg)

TTHV
03-12-2013, 07:14 PM
Như vậy thì làm sao còn can đảm nói, hay viết ra điều gì nữa?
Anh CV
Khi đọc trả lời của Abby thì hv nghĩ là mình nên cẩn trọng với lời nói hay con chữ thì tốt hơn.
Nói hay viết lúc đang giận, đang nóng thì mới "too many times we say (or write) things that we wish we could take back" :)

TTHV
03-12-2013, 07:19 PM
anh CV never say things you would later regrets ?

L thấy trong phố có nhiều người có can đảm ghê lắm
kể cả L nữa . còn regret ? có chứ .


L xin chào chị TTHV nhé .
Chào Lan Nguyen
hv cũng thấy mình ưa "can đảm" đó Lan :)
hv thấy không dễ để im lặng trong mọi hoàn cảnh đâu LN ơi.

TTHV
03-12-2013, 07:21 PM
Thường thì tôi chỉ "regret" về những gì mình chưa kịp nói, hoặc chưa kịp viết ra thôi.
Ví dụ: "Sao hồi đó mình yêu mà không nói, để người ta sang ngang mất rồi!"
b-)
Cái thí dụ trên đây thì ... regret thật chứ không đùa, anh CV :)

TTHV
03-21-2013, 07:12 AM
Con Bé text cho Mẹ tối khuya thứ Bảy:
"Sáng nay Mẹ có thấy Benny với Erick không?"
"Không! Ở đâu vậy?"
"Trên biking trail đó."
"Ủa! lúc nào?"
...
Con Bé phone ngay cho tôi, cười ngặt nghẽo. Nói:
"Benny nói, khi thấy mẹ, nó nói với Erick là 'That's DiAn's mom' mà không nghe mẹ nói gì cả."

Cười lại với Bé, tôi kể:
"Ah! mẹ có thấy 2 người đàn ông Á châu trẻ, đạp xe ngược chiều với bố mẹ. Mẹ có nghe người đi sau nói gì đó với người phía trước, nhưng đâu có biết là đang nói Mẹ đâu.
Lúc đầu mẹ tưởng người Việt, nhưng sau đó mẹ nói với Bố có lẽ họ là Tàu"

"Thì 2 đứa là Tàu, chứ còn gì nữa Mẹ! Benny text cho con là Your mom carried her camera. Mẹ không nhận ra nó hả?"
"Không!"
"Benny kêu mẹ dùng thử lens của nó ở office của con đó."
"Mẹ có nhớ Benny, nhưng lúc đó ai cũng ăn bận lịch sự quá nên bây giờ không nhận ra được đâu..."
...

Tôi biết cái trail này từ lâu lắm rồi nhưng chưa bao giờ đến đó. Thứ Bảy vừa rồi, rủ AHX cùng đi.
Đậu xe xong, AHX rủ tôi hiking, nhưng tôi ngại nên AHX phải đi bộ với tôi trên đường bằng phẳng.
Vừa đi tôi vừa chụp hình.

Hôm sau, vừa xuống xe xong thì gặp 4 người đi hiking với đầy đủ "đồ nghề". AHX lại rủ. Tôi bằng lòng.
Đi được một quảng ngắn là mất dấu của 4 người này.
Sau 2 giờ hiking, tôi phải thú thật với AHX là tôi thích hiking hơn walking.
Bấm được tấm hình AHX trong hiking trail. Gửi cho bằng hữu. Các cháu AHX thích quá, hẹn sẽ cùng chúng tôi đi hiking.
Nơi đậu xe cách nhà chúng tôi bây giờ chỉ 3 miles thôi.

Mùa Xuân Houston đẹp lắm. Hoa đầy đường

https://sphotos-a.xx.fbcdn.net/hphotos-ash4/205303_438783282867875_1180391369_n.jpg

CucGach71
03-23-2013, 07:40 PM
Chị R ...
TEm có tẹo thắc mắc: hiking ; walking là đi làm sao ? TEm cứ nghĩ 2 cùng là đi bộ chứ ? :)
Và, sao chị hỏng khoe hình AHX trong hiking trail ? :)
TE

TTHV
03-23-2013, 09:03 PM
TE
go hiking là đi trong rừng, có đoạn phải bò luôn đó.
walking là đi bộ.
AHX không cho chị khoe hình của ảnh. :)

TTHV
03-28-2013, 05:49 AM
38 Năm Nhìn Lại - VFTV - Phạm Cơ

Bài I: Phước Long - Ban Mê Thuột

Part 1


http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=cvja7sM7so4

TTHV
03-28-2013, 05:52 AM
38 Năm Nhìn Lại - VFTV - Phạm Cơ

Bài I: Phước Long - Ban Mê Thuột

Part 2


http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=8a3CdQTBgw8

TTHV
03-29-2013, 06:17 AM
38 Năm Nhìn Lại - VFTV - Phạm Cơ
Bài II: Di tản Pleiku-Tuy Hòa trên Liên Tỉnh Lộ 7B
Part 1

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=D_PlVvxTapM

TTHV
03-29-2013, 06:22 AM
38 Năm Nhìn Lại - VFTV - Phạm Cơ
Bài II: Di tản Pleiku-Tuy Hòa trên Liên Tỉnh Lộ 7B
Part 2



http://www.youtube.com/watch?v=NZ-QJw1_7Xg&feature=player_detailpage

TTHV
03-31-2013, 05:20 AM
38 Năm Nhìn Lại - VFTV - Phạm Cơ
Hồi ký Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng
Part 1


http://www.youtube.com/watch?v=WsYxli7clio

TTHV
03-31-2013, 05:23 AM
38 Năm Nhìn Lại - VFTV - Phạm Cơ
Hồi ký Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng
Part 2



http://www.youtube.com/watch?v=SM5ocYGL2S4

TTHV
04-13-2013, 04:29 AM
38 Năm Nhìn Lại - VFTV - Phạm Cơ
Trận Xuân Lộc Biên Hòa Saigon

Part 1


http://www.youtube.com/watch?v=33xCPSFQi7c

TTHV
04-13-2013, 04:31 AM
38 Năm Nhìn Lại - VFTV - Phạm Cơ
Trận Xuân Lộc Biên Hòa Saigon


Part2


http://www.youtube.com/watch?v=CNAqMDclmWc

TTHV
04-24-2013, 08:08 AM
LỜI MINH XÁC CỦA HIỀN VY,
Thông Tín Viên đài Á Châu Tự Do (RFA) - Tuần Báo VietTide tại Nam California - Hoa Kỳ
Kính gửi quí đồng hương,
Kính Gửi Quí Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí

Chúng tôi là Hiền Vy, Thông Tín Viên đài Á Châu Tự Do (RFA) và Cộng tác viên của Tuần Báo ViệtTide, có trụ sở tại Little Saigon, Nam California.

Như quí đồng hương đã biết, chúng tôi sinh hoạt tại Houston trên dưới 15 năm qua, từ khi mới bắt đầu cộng tác với đài phát thanh Little Saigon Radio, chương trình Thiếu nhi, chương trình Hùng Sử Việt - Ngược Dòng Lịch Sử và trên mạng internet toàn cầu trên 20 năm qua.

Gần đây chúng tôi nhận rất nhiều điện thoại và emails hỏi tôi có phải một thành viên trong Hội Phụ Nữ Việt Nam tại Texas không? Và có phải chúng tôi chuyển hướng để trở thành một người tranh đấu chính trị (activist) không?

Vì có sự ngộ nhận này, chúng tôi xin phép được minh xác cùng quí vị: Chúng tôi không phải là một thành viên của Hội Phụ Nữ Việt Nam Texas.

Sau khi tìm hiểu, chúng tôi rất ngạc nhiên được biết sở dĩ có sự ngộ nhận này là vì có một thành viên của Hội Phụ Nữ Việt Nam Texas tại Houston, dùng tên Hiền Vy trong bản thông báo của Hội đó, được phát thanh trên làn sóng 900-AM và trên một số đài TV Việt ngữ tại Houston.

Để tránh sự ngộ nhận có thể phương hại đến quyền lợi của quí đồng hương vì lòng thương mến, và tín nhiệm của quí vị đối với cá nhân chúng tôi, chúng tôi xin trân trọng xác nhận là:

Chúng tôi là một phóng viên độc lập.
Để giữ tính chất trung thực cho việc làm của mình, chúng tôi không gia nhập bất cứ vào một hội đoàn nào, một tổ chức tranh đấu chính trị hay xã hội nào cả.
Chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm về việc làm của bà Hiền Vy mới xuất hiện trong cộng đồng Houston vài tuần qua.


Xin cảm ơn sự lưu tâm của quí vị. Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự thương mến, lòng tín nhiệm của quí vị dành cho chúng tôi trong nhiều năm qua.

Trân trọng,
Hiền Vy, Thông tín Viên đài RFA và VietTide
hienvy@gmail.com
https://lh5.googleusercontent.com/-gBXIVnPKTXA/UXfyjWHCJ-I/AAAAAAAANhU/WUQvgt3UA8A/s448/HienVy-Picture+087.jpg


http://haokhidienhong.com/baiviet/loiminhxaccuahienvyrfa.html

Dung
04-24-2013, 07:23 PM
chi HV đẹp và có nụ cười dễ thương , bao dung , hiền hòa quá !
Cám ơn chị đã cho em xem lại ...quê hương mình trong bom đạn chiến tranh .
Nơi đó có xác của ba em , của chú em ...
Ngậm ngùi ! Đau xót !

TTHV
04-25-2013, 03:33 PM
Cám ơn PD ơi.

Dù 38 năm đã trôi qua nhưng mỗi lần Tháng Tư về chị vẫn buồn não nuột PD ơi.
Coi những cái Youtube này chị "ớn" chị luôn vì thời điểm đó chị chẳng biết gì hết.
Sống tại Sài gòn, chị vẫn "vô tư" đến trường, vẫn "vô tư" học thi cuối năm, ...

TTHV
04-27-2013, 05:43 AM
38 Năm Nhìn Lại - VFTV - Phạm Cơ
Trại Tập Trung Cải Tạo

Part 1

http://www.youtube.com/watch?v=WANlf-WPegU


http://www.youtube.com/watch?v=WANlf-WPegU

TTHV
04-27-2013, 05:47 AM
38 Năm Nhìn Lại - VFTV - Phạm Cơ
Trại Tập Trung Cải Tạo


Part 2

http://www.youtube.com/watch?v=RaifoEJCk2M



http://www.youtube.com/watch?v=RaifoEJCk2M

TTHV
04-28-2013, 08:54 PM
30 Tháng Tư, 38 năm nhìn lại


Hiền Vy, thông tín viên RFA
2013-04-28

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/april-30th-38-years-later-hvy-04282013113138.html

vhvy04282013.mp3 http://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-listen.png (http://www.rfa.org/vietnamese/vhvy04282013.mp3/inline.html) http://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-download.png (http://www.rfa.org/vietnamese/vhvy04282013.mp3/download.html) http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/April30-1975/30-4-75-hist-victory-or-natl-feud-dhieu-05012011140326.html/saigon-april3075-305.jpg/image Sài Gòn ngày 30-04-1975 AFP PHOTO



Cách đây 38 năm, hàng triệu người Việt từ miền Trung và vùng cao nguyên Việt Nam bồng bế nhau theo đoàn quân VNCH di tản vào miền nam Việt Nam. Ngày 30 Tháng Tư 1975, chính thể Việt Nam Cộng Hòa chính thức cáo chung.

Vào những ngày cuối Tháng Tư 1975, hàng vạn người đã bỏ nước ra đi tìm tự do bằng đủ mọi phương tiện; trên những con thuyền bé nhỏ, đến những tầu chiến hải quân, hay máy bay vận chuyển, hoặc trên những chiếc trực thăng...

Những ngày sau đó, ở Việt Nam là những nhà tù trá hình được gọi là "Trung Tâm Cải Tạo", giam giữ hàng triệu quân nhân công chức VHCH để trả thù. Hàng triệu người Việt tiếp tục vuợt biên, vượt biển tìm tự do trong mười mấy năm sau đó.

Đối với họ, Tháng Tư 1975 là Tháng Tư Đen và Ngày 30 Tháng Tư luôn là Ngày Quốc Hận. Trên đường tìm tự do, hàng vạn người đã bỏ thây trên biển cả hay trong rừng sâu nước độc. Với rất nhiều người, 30 Tháng Tư cũng là ngày cúng giỗ những người thân đã nằm xuống.

38 năm trôi qua, những sự thật về "chiến thắng", "giải phóng", hay "xâm lăng" đã hiện rõ, ai là bên thắng, ai là bên thua và chính nghĩa ở đâu, đã phơi bày. Kỹ thuật tân tiến về thông tin đã làm các mặt nạ "giải phóng" rơi xuống. Hiện tình đất nước đổi thay, Việt Nam đang phát triển hay mất dần vào tay Trung Quốc? Sự thật bi đát đã phơi bày và chính những người trẻ sống và lớn lên trong chế độ như Việt Khang, Đoàn văn Vươn, Nguyễn Đức Kiên... là những nhân chứng sống hùng hồn cho những ai còn ảo tưởng về Xã Hội Chủ Nghĩa. Người dân Việt trong nước vẫn tiếp tục hy sinh và giai cấp độc quyền thống trị chỉ biết có quyền lợi riêng tư đang ngự trị trên quê hương. Rất nhiều người cho rằng những người cầm quyền không hề quan tâm đến sự tồn vong của đất nước. Không ít người tự hỏi, phải chăng "nhà nước" đang góp phần tích cực phục vụ cho âm mưu biến Việt Nam thành một phần của Trung Quốc.

Thành công xứ người

http://www.rfa.org/vietnamese/rick-perry-250.gif/image
Thống đốc Rick Perry với người Việt trước tòa nhà Quốc Hội Texas. Hình của TTV Hiền Vy.

Những người di tản tìm tự do 38 năm trước đã và đang làm gì tại hải ngoại? Nhiều người cho rằng cuộc di tản của hàng triệu người Việt ra hải ngoại có lẽ còn là một cơ may cho sự tồn vong của người Việt. Trong 38 năm qua, những người Việt bỏ nước tìm tự do đã tái tạo cuộc sống mới, mang lại cho họ và thệ hệ thứ hai nhiều thành quả và hy vọng. Chính những ngân khoản khổng lồ nhiều tỷ Mỹ Kim người Việt hải ngoại gửi về cứu trợ thân nhân hàng năm, đã và đang giúp cho kinh tế Việt Nam sống sót.

Người Việt hải ngoại nói chung và tại Texas nói riêng, đang đi vào một giai đoạn mới. Có thể nói là họ đã trưởng thành sau một thời gian dài đau buồn sống lưu vong để trở thành những công dân trực tiếp đóng góp vào quê hương mới.

Vào Tháng Tư năm nay, lưỡng viện tiểu bang Texas đã đồng chấp thuận, ngày Thứ Tư 17-4-2013, là ngày vinh danh người Mỹ gốc Việt tại Texas, "Vietnamese Americans Day In Texas". Đây là kết quả của cuộc vận động của dân biểu TB Hubert Võ tại cả Hạ viện lẫn Thượng viện Texas trong nỗ lực vinh danh cộng đồng gốc Việt.

Trong bài diễn văn đọc trước Hạ Viện Texas, Dân biểu Hubert Võ nhắc đến những gian khổ và hy sinh của người Việt trên đường vượt biên, vượt biển tìm Tự do sau biến cố 1975. Ông nói rằng, những người Việt sinh sống tại Texas đóng góp trong sự phát triển kinh tế của tiểu bang, cũng như làm phong phú thêm Văn Hóa của Texas. Ông cũng thay mặt những người Việt tại đây, cám ơn người bản xứ đã giúp đỡ và đối xử công bằng với cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong những năm qua. Ông cảm ơn sự can đảm và hy sinh của cựu chiến binh Hoa Kỳ và gia đình của họ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông cũng nói, dù có sự khác biệt giữa hai nền Văn Hóa, Phong tục và Ngôn ngữ, nhưng người Mỹ gốc Việt và người bản xứ cùng có chung một lý tưởng yêu chuộng Tự Do.

Có mặt tại Austin, ông Đinh Quang Tiến, một người ủng hộ DB Hubert Võ chia sẻ:
"Dịp 30/4 thì thường thường tất cả cộng đồng tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc Hận, tức là ngày mất nước, tuy nhiên anh Hubert Võ là dân biểu Việt Nam, anh ấy nghĩ rằng là qua bao nhiêu năm rồi, người Việt Nam từ năm 1975 đều đã ổn định cuộc sống và thành công. Thế hệ cựu quân nhân đã hy sinh để nuôi con cháu học thành tài. Đến bây giờ, thế hệ thứ hai đã thành công và phục vụ trong mọi ngành nghề, công sở, hãng xưởng. Đóng góp rất nhiều công trình quan trọng cho việc phát triển của nước Mỹ và tiểu bang Texas. Đó là lý do anh Hubert Võ muốn TB Texas, đã được cộng đồng Việt Nam đóng góp và xây dựng sự phát triển vững mạnh của đời sống cũng như kinh tế, nên anh ấy làm một Nghị Quyết cho Quốc hội, cả Thượng viện và Hạ viện, vinh danh cộng đồng Việt Nam, người Việt Nam trong tiểu bang Texas này."

Từ Dallas đến tham dự Ngày Người Mỹ Gốc Việt, mặc dù rất phấn khởi về sự thành đạt của đồng hương nhưng cô Kim Oanh không khỏi bồi hồi khi nhắc đến Tháng Tư năm 1975:
"38 năm rồi, nhưng cứ tới Tháng Tư là, bây giờ nói thì cũng còn hơi cảm xúc, cộng đồng Fort Worth và Dallas vẫn hợp tác tổ chức. Màn cảm động nhất là màn dâng hoa. Mỗi năm, thí dụ như 38 năm thì dâng 38 đóa hoa. Năm nay cũng vậy, dâng hoa trắng để tang cho ngày mất nước ..."

Trong khi đó, ông Trần Văn Chính, chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tại Dallas thì hy vọng một tương lai sáng hơn nữa cho những người Việt lưu vong:
"Theo ý tôi, những người Việt Nam tỵ nạn mà được vinh danh tại một xứ sở tạm dung thì rất là quan trọng. Tôi hy vọng rằng sau buổi lễ hôm nay sẽ có nhiều tiến bộ hơn để những người Việt lưu vong như chúng tôi thì sẽ còn nhiều công việc khác để làm hơn nữa ..."

Vẫn mong ngày về

Còn ông Quang từ Houston thì vẫn hy vọng một ngày về, dù ông cũng hãnh diện với sự thành công của người Việt tại Texas:
"Chúng tôi hy vọng một ngày nào đó chúng tôi và tất cả mọi người Việt Nam đang tỵ nạn sẽ trở về lại Việt Nam mà không còn cộng sản."

38 năm đã trôi qua, với nhiều người Việt tỵ nạn Cộng Sản, mây mờ vẫn chưa tan, hương khói giỗ kỵ vẫn còn mỗi khi Tháng Tư về, nhưng có lẽ hận thù đã trở thành quá khứ. Những người Việt tha hương vẫn mong có một ngày về xây dựng lại quê hương, nhưng phải là một quê hương Việt Nam Tự do và Dân chủ.

Cho đến bây giờ, Ngày 30 Tháng Tư vẫn là Ngày Quốc Hận đối với họ, một ngày tưởng niệm và cầu nguyện. Họ cầu nguyện tiếng nói của Nguyễn Đức Kiên, những lời ca của Việt Khang làm cho con dân đất Việt tỉnh thức để thấy được nạn Bắc xâm quá gần kề. Họ cầu nguyện cho Công Lý Sự Thật được soi sáng khắp nơi, đặc biệt đến với lớp dân nghèo khó đang bị lãng quên và không có cả quyền làm người.

TTHV
04-28-2013, 08:58 PM
Em
Có lẽ tại đường dẫn bên đó có vấn đề nên Em không xem được 2 video về trại cải tạo.
Bên đây chị vẫn coi được

Cho chị kính lời thăm Mẹ nhé.

TTHV
04-30-2013, 08:08 PM
38 năm sau ngày 30 tháng 4



http://www.voatiengviet.com/content/ba-muoi-tam-sau-ngay-ba-muoi-thang-tu/1651646.html


http://gdb.voanews.com/61166A9E-40A4-4089-94A3-878161AAB432_w640_r1_s_cx0_cy9_cw0.jpg (http://gdb.voanews.com/61166A9E-40A4-4089-94A3-878161AAB432_mw1024_n_s.jpg)
Cộng đồng người Việt tại Houston tổ chức kỷ niệm Ngày 30 tháng Tư.



http://www.voatiengviet.com/content/ba-muoi-tam-sau-ngay-ba-muoi-thang-tu/1651646.html



Nguyễn Phục Hưng (https://dtphorum.com/author/22157.html)


30.04.2013


HOUSTON, TEXAS — Đối với người Việt Nam, 30 Tháng Tư là một ngày có lẽ không bao giờ quên được. Với những người yêu chuộng tự do, dù ở trong nước hay hải ngoại, Tháng Tư 1975 vẫn được nhắc đến là "Tháng Tư Đen". Trong khi nhà nước Cộng Sản coi ngày 30 tháng Tư là "ngày mừng chiến thắng" thì những người yêu chuộng tự do lại coi đây là "Ngày Quốc Hận". Houston là một nơi có nhiều người Việt tị nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ và năm nào người Việt cũng tổ chức kỷ niệm Ngày 30 tháng Tư rất trọng thể.

Tối ngày 28 tháng Tư năm nay, nhiều người Việt đến tham dự "Ngày Quốc Hận' trong khu Tượng Đài Chiến Sĩ vùng Tây Nam thành phố. Hiện diện trong buổi lễ, còn có các vị dân cử Việt Mỹ như dân biểu tiểu bang Hubert Võ, dân biểu liên bang Al Green, người đại diện cho vùng Houston.

Trong dịp này, dân biểu Hulbert Võ ca ngợi sự kiên trì tranh đấu cho tự do của người Việt hải ngoại:

“Người dân Việt Nam của chúng ta còn phải chịu sự kiềm chế của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, và thưa quí đồng hương, trong 38 năm sự tranh đấu của người Việt chúng ta trên toàn thế giới vẫn không ngừng nghỉ, Chúng ta mặc dù tuổi đời đã cao nhưng mà sự tranh đấu vẫn hăng say…”

Còn dân biểu Al Green nói rằng ông sẽ tiếp tục tranh đấu cho ước nguyện của cộng đồng người Việt tại Houston, là vận động cho các quyền tự do căn bản của con người tại Việt Nam:

"Chúng ta sẽ không ngồi yên cho đến khi nào có tự do phát biểu, tự do tôn giáo và tự do được thể hiện chính mình và chúng ta sẽ vận động cùng với dân chúng Việt Nam. Tôi sẽ tiếp tục làm những gì tôi có thể làm được để chứng tỏ rằng tôi ủng hộ nguyện vọng của người Việt Nam ở thành phố Houston, Texas."


Đối với nhiều người Việt, 30 tháng Tư , còn là ngày cúng giỗ cha anh đã bỏ mình trong cuộc chiến hoặc người thân mất tích trên đường tìm tự do. Với nhiều người khác, dù đã 38 năm qua, ngày này nhắc nhở sự thất vọng đau buồn, vì nhà nước Việt Nam đã mang hận thù giết chết niềm hy vọng của họ vào một nền hòa bình thống nhất đất nước.


Một người tham dự buổi lễ tưởng niệm là Bà Bùi Ngọc Dung chia sẻ nỗi thất vọng của bà sau ngày đất nước thống nhất:

“Sau 30 Tháng Tư thì lại có lo lắng khác, có những người thì lại, kẻ mất người yêu, mất chồng, mất con, rồi lại đi, bảo là đi học tập 10 ngày gì đó, chuẩn bị cơm gạo đi 10 ngày không ngờ đi biền biệt, có người đi mười mấy năm.”

Bà chia sẻ thêm về lý do bà tham dự buổi tưởng niệm "Ngày Quốc Hận":

“Ở đây mình được tự do, mình có thể nói gì mình muốn nói, nhưng mình nghĩ tới những người ở bên quê nhà, nhất là nghe anh Việt Khang, chỉ vì làm 2 bài hát để cho những người trẻ thấy được tâm trạng của anh mà bây giờ coi như là biền biệt không biết ở đâu nữa. Nghĩ tới những người đó thì thực sự mà nói cũng có những cái rất đau lòng. Nhưng mà mình biết làm gì hơn! ”


Ông Tân là một vi cao niên vừa được thân nhân bảo lãnh qua định cự tại Houston mới hơn một năm nay. Ông chia sẻ ước nguyện của những người dân trong nước đang muốn thay đổi nhưng không dám công khai nói ra ước vọng của mình:

"Dân nhu cầu (thay đổi) dữ lắm, không được mà thôi, Dân khi mô họ cũng nói chùng thôi, nói với nhau thôi, chớ không dám nói ra ngoài. Nhưng họ biết độc tài rồi, độc đảng là độc tài đó thôi. Trên là quyền hạn của hắn, dưới là mình. Hắn độc tài một đảng thôi, mình là chịu chết thôi,… Người dân họ cầu lắm, cầu thay đổi cho rồi chứ sau này khổ lắm, con em mình khổ nữa."

Ông chia sẻ thêm về sự lo ngại của ông trước tương lai nô lệ Bắc phương:

“Cái lớp tui hết rồi, trâu già cạm đất thôi, làm gì thì làm thôi, Chứ còn lớp con mình, lớp cháu mình, nô lệ lắm, Trung cộng qua nữa, nó qua nước Việt Nam mình, vây hết, từ Bắc vô Nam, anh có thấy tỉnh Bình Dương không, tỉnh Bình Dương đó, bây giờ treo cờ nó lên hết, cái gì cũng nó hết đó.”


Một đồng hương khác là ông Vương Đại thì cho rằng 38 năm qua nhà nước chưa làm gì cho người dân:

“Thật sự là chánh quyền cộng sản chưa làm gì được hết, chỉ có một ít thành phần kêu là chính quyền cao cấp là hưởng lợi thôi, còn dân chúng ngày càng nghèo đói”

Ông cũng nói thêm rằng, việc sửa đổi Hiến Pháp rất cần thiết cho sự sống còn của dân tộc:

“Chứ còn nếu mà giữ điều 4 thì tôi thấy càng ngày càng lệ thuộc Trung Cộng”


Trong khi đó, cô Vân Khanh thì ước ao mọi người Việt hải ngoại đoàn kết để xây dựng lại quê hương khi thể chế thay đổi:

“Cứ hàng năm tới ngày này tôi thấy xúc động, tôi mong muốn làm sao cho người Viêt hải ngoại thuận hòa lại với nhau để cùng đi về xây dựng lại quê hương của mình.”


Ông Nguyễn Văn Tuấn một cựu phi công của VNCH thì cho rằng, sau 38 năm CS cai trị, sự phát triển ngoài mặt của Việt Nam, chỉ là sự hào nhoáng không thật mà thôi:

“Phồn vinh giả tạo. Tôi có thể kết luận như thế, lý do là những thành phố xem chừng như có phát triển nhưng bước ra khỏi thành phố, những thành phố lớn chúng ta sẽ thấy nhan nhản, coi như đầy khắp đồng bào ta đói nghèo khổ, tiền không có mua ăn chứ đừng nói chi là thuốc, trẻ em không có trường để học….”


Với những người Việt hải ngoại, mỗi năm đến ngày 30 Tháng Tư là dịp cho những kỷ niệm đau thương trở về. 38 năm trôi qua, có lẽ hận thù không còn nhưng niềm thất vọng dường như ngày càng sâu xa hơn. Họ luôn hướng về quê mẹ mong mỏi có một sự thay đổi để tự do và nhân quyền được thực thi. Trong khi đó tại quê nhà, tất cả những lời kêu gọi cho một sự đổi mới về Tự Do, Nhân Quyền, Đa Nguyên, Đa Đảng cũng như sự bình đẳng trong xã hội đều bị coi là do những 'thế lực thù nghịch', hay những 'suy thoái chính trị' cần được 'xử lý', mặc dù người lên tiếng là những người trẻ sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của xã hội chủ nghĩa. Viễn ảnh quê hương Việt Nam sẽ không còn nữa mà trở thành một tỉnh lỵ của Trung Quốc, ngày một gần kề. Tình trạng này đang làm mọi người đau xót cho thế hệ mai sau.


Dù không phải là một nhà chính trị nhưng lời tâm sự của bà Ngọc Dung có lẽ phản ánh một tâm tình thiết tha cho tổ quốc Việt Nam của con dân đất Việt:

“Tôi cũng tin tưởng và hy vọng một ngày không xa thì Việt Nam mình sẽ thay đổi. Nhưng mà cái trước mắt mình thì tôi phải nói tôi rất là lo sợ. Một ngày nào đó mình trở về Việt Nam thì thấy Việt Nam mình không còn là Việt Nam nữa mà mình vấn bím nói tiếng Tầu, thì không biết như thế nào. Tôi sợ một ngày nào đó không biết mình còn quê hương để về hay không, coi như thế hệ mình thì có thể mình sẽ chết ở đây nhưng mà không biết con cháu mình sau này nó còn biết nó là người Việt Nam nữa hay không!”

TTHV
05-01-2013, 05:33 AM
Chị gửi cho cái Youtube đúng ngày 30/4
Cảm ơn Chị


https://www.youtube.com/watch?v=NbSfo3KEtWI

TTHV
05-03-2013, 05:42 AM
Mới "móc nối" được với anh VongNgayXanh.
Cảm ơn anh đã làm youtube "30 Tháng Tư, 38 năm nhìn lại"
Bên nhà nghe được dễ dàng hơn

Muốn học cách làm Youtube nhưng không có thì giờ để học.
May quá, VNX nói là sẽ làm giúp nếu có bài nào thích làm.

Từ ngày AHX về hưu, cách một ngày lại cùng anh ra Terry Herhey Park đạp xe.
Thường thì chỉ đạp chừng 15 miles mỗi lần, nhưng có ngày mát thì tà tà đạp thêm 5 miles nữa.
Nghe 20 miles, cô em, con gái, cháu gái lắc đầu luôn. :)

TTHV
05-03-2013, 05:51 AM
Vẻ Đẹp Thiên Nhiên của Công Viên Terry Hershey vùng Tây Nam Houston

Bài và ảnh: Hiền Vy/ViệtTide
.
https://lh5.googleusercontent.com/-Vqjp2LG_hqY/UXfWzPhn_BI/AAAAAAAANf4/Y316T5x3a2A/s640/VT_EgretNearHW-6.jpg
Cò trắng (Egret) trong Terry Hershey Park

Có lẽ rất nhiều người Việt Nam khi nghe hay đọc chữ Houston, thì nghĩ ngay đến Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ (NASA), hay Trung Tâm Chữa Ung Thư M.D. Anderson, hay thành phố của dầu hỏa. Và có lẽ không ít người lại mường tượng đến một thành phố có nhiều người Việt sinh sống, với những ngôi chợ Việt Nam khang trang, với những nhà hàng rộng lớn do người Việt làm chủ v.v...
Không biết có bao nhiêu người biết Houston còn có nhiều "nick name" khác, nhưng "The Bayou City", xin tạm dịch là "Thành Phố Sông Lạch", được người bản xứ nhắc đến nhiều nhất. Sở dĩ được gọi như vậy vì có 10 giòng nước lớn chảy quanh co thành phố. Và dọc theo những con lạch này người ta làm những đường nhỏ để chạy xe đạp hay đi bộ. Nhiều nơi, còn có cả hiking trails cho những ai muốn leo dốc cao hay trèo qua suối trong những khu cây cối rậm rạp.
Vùng Tây Nam Houston là nơi rất đông người Việt sinh sống và trên con đường lớn tên Bellaire, có những cơ sở thương mại Việt Nam nổi tiếng. Từ nhà hàng Kim Sơn, đài phát thanh tiếng Việt 900 AM, văn phòng của nhiều đài TV, đến chợ Hồng Kông, chợ Tân Bình trong khu Tượng đài... Nhưng có lẽ không nhiều người biết là chỉ đi 3 dặm về hướng bắc, trên đường Willcrest, từ đại lộ Bellaire, là có một công viên rất đẹp, tên Terry Hershey Park. Công viên Terry Hershey không chỉ có bike trails mà còn có những "đường mòn" rất "hoang dại" dưới những tàng cây cổ thụ.

https://lh5.googleusercontent.com/-e4BKla5RaQI/UXfWx-8sbiI/AAAAAAAANfg/x4FX4LqaFUQ/s640/VT_3347.jpg
.
Theo tài liệu của trang nhà Terry Hershey Park, có trên 10 dặm đường cho xe đạp từ Sam Houston Tollway (còn gọi là Beltway-8), đến State Highway-6, dọc theo dòng nước chính Buffalo Bayou, chảy xuyên qua Houston. Ngoài ra còn có những đường mòn để xem chim muông như Cardinal trail, Mockingbird trail, Quail trail, Robin trail, Blue Jay trail... Dưới Bayou, những ngày nước cao, còn có cả người chèo Canoe dù có rắn, rùa và thỉnh thoảng có cả cá sấu. Đường lái xe đạp có nhiều cầu gỗ rất đẹp. Có vài water fountain cung cấp nước uống dọc bên đường.

https://lh5.googleusercontent.com/-G51L1q1kN0U/UXfWyikl-qI/AAAAAAAANfw/-T1REgQ1w2A/s640/VT_BridgeNearI-10.jpg
Đạp xe qua cầu gần xa lộ I-10
.
Nhiều bãi đậu (parking lot) dành cho những người không ở gần Bayou đậu xe, để xuống đi bộ hay chở xe đạp đến để chạy dọc theo Bayou. Những bãi đậu xe chính là, dưới gầm Beltway-8, trên đường Dairy Ashford, Eldridge, Memorial, Xa lộ I-10, Highway-6...

https://lh6.googleusercontent.com/-1ce7RyTcYH0/UXfW0uC27ZI/AAAAAAAANgk/YnN2IPEX0CQ/s640/VT_WildFlowers.jpg
Hoa dại
.
Từ Dairy Ashford đi về hướng Beltway-8, đường xe đạp nhiều dốc cao hơn hướng đi ra Highway-6 nhưng phong cảnh đẹp hơn nhiều. Mùa xuân, những cánh đồng hoa dại Bluebonnets, Texas Paintbrush, Indian Blanket, Winecup,... rực rỡ. Nhiều cây soan, nhiều bụi trúc, bụi lau cao ngất mọc dọc theo đoạn đường này, đặc biệt là có nhiều Honeysuckle. Những cảnh này có thể gợi nhớ đến ca khúc “Hoa Soan Bên Thềm Cũ”, hay những lúc thiền hành bên khóm trúc chùa xưa, hay câu chuyện sử Đinh Bộ Lĩnh cầm Lau tập trận thời xưa. Ngoài không khí trong lành, người đi bộ hay khách đạp xe còn được thưởng thức hương vị ngọt ngào của hoa trong gió. Trên hike trails thì có vài đoạn băng qua suối, có cả "cầu khỉ" do thân cây ngã xuống sau những cơn bão lớn trong quá khứ. Đầu mùa Xuân, có nhiều cây tỏi mọc xanh mướt trong đoạn đường rừng, từ Dairy Ashford đến Kirkwood. Đoạn đường mòn trong khu cây cối rậm rạp từ Eldridge đến gần Willcrest còn có tên là Anthills. Cuối tuần không mưa, có không ít người go hiking và nhiều người chạy mountain bike trong đoạn này. Khách rong chơi sẽ thường gặp các chú sóc ngây thơ ngạc nhiên nhìn người qua lại, hay cả các chú rắn lang thang trên đường đi bộ hay trên đường xe đạp. Dưới dòng suối, những chú rùa cũng như các cô vịt lặn xuống trồi lên như chào hỏi. Trên không, các chị chim cũng nhào lộn, đảo qua đảo lại, không biết để chào khách bộ hành hay đang nhắm chú rắn, cô cá dưới dòng nước để làm bữa ăn trong ngày.


https://lh5.googleusercontent.com/-JxpSsJGQ4q8/UXfW0IXaG6I/AAAAAAAANgg/3Nis6W2klOM/s636/VT_HeronNearMemorial.jpg
Diệc (Heron) trong Terry Hershey Park
.
Cũng có vài cái play ground cho trẻ em dọc theo Bayou. Sân chơi tại góc Memorial có lẽ lớn nhất, và có cả nhà vệ sinh công cộng. Ngay bên cạnh sân chơi này là một cái hồ nhỏ nhân tạo của tư nhân, có nhiều giống vịt sinh sống. Cũng tại đây có những cây cổ thụ là nhà của nhiều giống chim lớn như Egret, Heron, Hawk, Eagle...

https://lh3.googleusercontent.com/-c_kYNaQeKwY/UXfW0RPzn4I/AAAAAAAANgc/1Xc_V-mRQ6w/s777/VT_TakenOnHikeTrail.jpg
Mầm cây non trong Hiking trail
.
Terry Hershey Park, lúc trước có tên là Buffalo Bayou Park, được quận hạt Harris bắt đầu lập kế hoạch phát triển từ năm 1985. Đến năm 1989 công viên này được mở rộng hơn. Dọc theo Bayou, nhà cửa rất đắt đỏ. Một căn nhà cách Bayou chừng 3 miles, khoảng 250 ngàn thì giá lên tới trên dưới 700 ngàn tại vùng này. Cũng có những căn nhà đồ sộ vài triệu Mỹ kim với sân sau nhìn ra công viên.
Vài năm trước đây, Houston là một trong những thành phố có nhiều người béo phì nhất Hoa Kỳ. Không biết có phải đó là lý do mà bây giờ, trên những đường mòn của công viên Terry Hershey, mỗi Thứ Bảy và Chủ Nhật, người người cùng nhau đi bộ hay chạy xe đạp trên đường mòn, đi hiking trong rừng rậm, hay thậm chí còn có cả vài lớp thể dục, dọc theo Bayou vào sáng Thứ Bảy.
Nếu có cơ hội đến Houston, xin đừng quên dừng chân thưởng lãm phong cảnh rất hữu tình của công viên Terry Hershey. Thực ra, có lẽ Terry Hershey Park cũng là một nơi xa lạ với rất nhiều người Việt Houston, nhất là những người chỉ để ý đến món ngon Houston hay thích không khí náo nhiệt mà không màng đến vẻ đẹp thiên nhiên của "thành phố nhiều sông lạch" mà có người còn gọi là xứ "Nắng Ấm Tình Nồng" này./.

Hiền Vy viết từ Houston-VietTide April 19th,2013

Dung
05-03-2013, 04:07 PM
Cuối tuần nào cũng vui ,cũng đẹp và thênh thang trên phong cảnh hữu tình ...vậy thích quá chị ha .
Em đã xem được hết clip rồi ...
Cám ơn chị iêu :)

TTHV
05-13-2013, 02:32 PM
Cũng hơn 4 năm mới trở lại CUN vì Anh bị Melanoma.
Những ngày ở đây qua thật nhanh.
Lần đầu đến đây vào Tháng Năm. Nóng quá!
Tháng Năm được thấy Phượng nở ...

https://lh3.googleusercontent.com/-qr6s780oR_M/UY522Ox47UI/AAAAAAAAN68/GzsxK6daDNw/w800-h465-no/_VT_Phuong_cancun2013-two+057.jpg

Những lần trước CUN mát và dễ chịu hơn vào cuối Tháng Mười.

*****


https://lh3.googleusercontent.com/--_8RuMPhYBM/UZFT872lOwI/AAAAAAAAN-U/KnDuGHCJFP0/w480-h628-no/DT_IMG_6510.jpg

Mother's Day được Chư Ni Tu Viện Lam Viên tặng Hồng và chuỗi hạt đeo tay.
Cảm thấy như "Trở Về Mái Nhà Xưa" dù là lần đầu đến Tu Viện.
Cuộc sống của Ni Chúng ở đây thật hay.
Hầu như ai cũng tốt nghiệp đại học, cao học... nhưng buông bỏ để chọn đường tu.


https://lh3.googleusercontent.com/-uC0B4ffP06o/UZFT8ot4D1I/AAAAAAAAN94/oB0J_r49Gdw/w705-h600-no/DT_IMG_6455.jpg

CucGach71
05-16-2013, 07:19 AM
Nghe chị Ròm than "Nóng quá!" TEm bèn vô than thêm "Sài Gòn mấy ngày nay nóng (người) muốn khùng luôn!" :(

Chị, các Ni ở Tu viện Lam Viên ai cũng giỏi về học vấn nhưng buông bỏ... thế mới thật phục.
Các Sơ ở Dòng nơi em hàng ngày đến dự Lễ, cũng thế .... thật phục chị ạ.

TTHV
05-17-2013, 04:44 AM
Đúng đó TE ơi.
Có Cô là BS, có Cô là GS đại học, Cô thì có MBA ...
Tu Viện Lam Viên là nơi các Cô tu tập. Không khí thanh tịnh, an lành.
Vì không "phổ biến" trên truyền thông đại chúng Houston nên ít người biết đến. Chị được nghe; đó cũng là tâm nguyện của TV.
Nhưng thứ Bảy, có cư dân Pearland đến tu học. Chủ nhật thì đa phần là Phật tử Việt đến Chùa.

*
Lúc AHX còn đi làm, anh chị thường đến Cancun vào cuối tháng Mười vì rẻ và ít ồn ào.
Bây giờ về hưu, không bị gò bó giờ giấc nên cứ coi máy bay trống là đi thôi.
Đầu tháng 5, khách sạn còn rẻ vì chưa đến Hè mà Spring break cũng vừa qua.
Nước ấm hơn Tháng 10 nên tắm sáng sớm thích hơn.
Bàng chưa chín nhưng có Phượng nở.

Lan Nguyen
05-17-2013, 06:20 AM
Thành công xứ người

http://www.rfa.org/vietnamese/rick-perry-250.gif/image
Thống đốc Rick Perry với người Việt trước tòa nhà Quốc Hội Texas. Hình của TTV Hiền Vy.

chị TTHV ...hôm đó chị có mặt không sao em ko thấy ?
:) có biết mặt chị đâu mà thấy với ko nè ?
hong chừng có gặp, đã nói chuyện mà vẫn ko biết nhau chăng ?:D

good morning phố, chào mọi người trong nhà chị TTHV nha .

TTHV
05-17-2013, 07:04 PM
Thành công xứ người

http://www.rfa.org/vietnamese/rick-perry-250.gif/image
Thống đốc Rick Perry với người Việt trước tòa nhà Quốc Hội Texas. Hình của TTV Hiền Vy.

chị TTHV ...hôm đó chị có mặt không sao em ko thấy ?
:) có biết mặt chị đâu mà thấy với ko nè ?
hong chừng có gặp, đã nói chuyện mà vẫn ko biết nhau chăng ?:D

good morning phố, chào mọi người trong nhà chị TTHV nha .
Hi Lan Nguyen
Có chứ, hv ở đó tới chiều mới về lại Houston.
Đông người ghê, ha LN.
Cell phone của hv đây, khi nào LN xuống Houston thì gọi nha.
281-748-5117

TTHV
05-18-2013, 05:24 AM
Lan ơi
hv mới nhớ ra là VOA có phóng sự về "Ngày Người Mỹ Gốc Việt".
Không biết trong này có tiếng nói của LN không vậy ?

http://www.voatiengviet.com/content/ngay-nguoi-my-goc-viet-tai-texas/1648402.html

Dạo này hv bận rộn nhiều hơn lúc trước nên post bài ít hơn.

TTHV
05-23-2013, 04:18 PM
Cảm ơn Em quan tâm và lo lắng cho chị.
Đây là số phone làm việc của chị nên rất nhiều người biết. Chúc Em một ngày vui nhé @};-

CucGach71
05-23-2013, 07:19 PM
Cảm ơn Em quan tâm và lo lắng cho chị.
Đây là số phone làm việc của chị nên rất nhiều người biết. Chúc Em một ngày vui nhé @};-

Chị HVi ui ùi,
Chị đang nói gì thế.
À, TEm hiểu rùi .... Được nhiều người thương mến có lúc nào chị thấy bị ... phiền không nè :)
Gởi đến chị ngày an vui...

TTHV
05-24-2013, 03:15 AM
Chị HVi ui ùi,
Chị đang nói gì thế.
À, TEm hiểu rùi .... Được nhiều người thương mến có lúc nào chị thấy bị ... phiền không nè :)
Gởi đến chị ngày an vui...
Được nhiều người thuơng không có bị phiền đâu TE.
Ch., Q. la chị quá chừng luôn vì thấy chị post số phone :)
Chúc em một cuối tuần vui

TTHV
05-24-2013, 03:18 AM
Cancun, Tháng Năm Lá Bàng Chưa Đỏ

ViệtTide - May 17th, 2013

Bài: Nguyễn Phục Hưng - Ảnh: HiềnVy


https://lh5.googleusercontent.com/-yhn869wya6E/UZmWiMJh_7I/AAAAAAAAOFY/JFF5Q_qk7FE/w800-h498-no/VT_CatBien_cancun2013-two+103.jpg
Bờ biển cát trắng ở Cancun

Tùy theo chiều gió, những chuyến bay thẳng từ Houston đi Cancun chỉ trên dưới 2 giờ đồng hồ. Cancun là một thành phố du lịch ở vùng Đông Nam của Mễ Tây Cơ, nằm trên vùng biển Caribbean và được nhiều người biết đến như là một nơi du lịch với những bãi biển đẹp và nổi tiếng trên thế giới. Thành phố du lịch này bắt đầu được chính phủ Mexico xây dựng từ khoảng năm 1974 để đón tiếp du khách, trong một dự án phát triển kinh tế. Từ năm 1980, vùng này bắt đầu phát triển rất nhanh và trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng được du khách từ Mỹ, Canada, Âu châu, Úc Châu và Nam Mỹ yêu chuộng.
Trên đại lộ Kukulcan, một bên dọc theo bờ biển cát trắng, một bên ôm sát Nichupte Lagoon, có khoảng 200 khách sạn trên đoạn đường chừng 12 dặm, được gọi là Hotel Zone. Trong vùng Hotel Zone những hàng dừa xiêm trái xanh, dừa lửa trái vàng chen lẫn hoa Phượng và cây Sứ đầy hoa, chia hai hướng xe của đại lộ Kukulcan.


https://lh6.googleusercontent.com/-YL_QXNyP5mQ/UZmWkcjFhrI/AAAAAAAAOFo/Yyicz47z8Wc/w800-h502-no/VT_PartOfHotelZoneFrAir_6394.jpg
Một phần Hotel Zone nhìn từ trên không

Vùng Hotel Zone không chỉ có khách sạn từ hạng không có sao nào cho đến 5 sao, mà còn có những trung tâm mua sắm và nhiều nhà hàng bên đường. Du khách có thể mua sắm từ những kỷ vật rẻ tiền đến những món hàng đắt giá. Những cửa hàng sang trọng danh tiếng chỉ cách khu chợ trời chừng vài blocks đường. Du khách nếu không muốn đi bộ hay taxi cũng có thể đi khắp khu Hotel Zone bằng xe bus với 85 pesos (85cents) mỗi chuyến đi. Khách cũng có thể thuê xe gắn máy hay xe hơi nếu muốn đi xa. Ra khỏi vùng Hotel Zone, khách có thể thấy khuôn mặt thật nghèo nàn của Mexico, những khuôn mặt lam lũ tất tưởi kiếm sống chẳng khác gì Việt Nam.


https://lh4.googleusercontent.com/-GkSP2JHYeUs/UZmWjZJL-UI/AAAAAAAAOHo/27B1mf6cC2Y/w800-h533-no/VT_HotelsReflectOnLagoon_cancun2013+047.jpg

Để có những ngày thoải mái ở Cancun, nhiều khách du lịch hay chọn loại khách sạn với all-inclusive. Loại khách sạn này bao "trọn gói", từ phòng ốc tiện nghi, hồ tắm, vừa có ăn uống thả cửa suốt ngày, bia, rượu, các thức uống cocktail, các mục giải trí đều bao gồm trong giá cả. Có lẽ đặt biệt nhất trong các dãy thức ăn buffet đối với người Việt là những loại trái cây miền nhiệt đới như đu đủ, ổi, dứa ...


https://lh5.googleusercontent.com/-G6qEvtLkbJU/UZmWfvBHa0I/AAAAAAAAOCc/gJCX_JU1QT8/w603-h600-no/VT_Baloon_cancun2013-two+157.jpg

Hàng ngày có các chương trình văn nghệ cho khách giải trí tới nửa khuya. Tuy nhiên với những người quá "hiền lành", chê bia, rượu hay nước ngọt miễn phí thì phải mua nước lạnh trong chai với giá khá cao. Nhiều người ra các siêu thị gần đó mua nước với giá rẻ hơn nhiều. Với các hệ thống khách sạn all-inclusive có nhiều địa điểm, thì khách có thể ăn uống tại bất cứ nơi nào thuộc cùng hệ thống. Có hệ thống giới hạn giờ cho khách từ các khách sạn khác trong hệ thống, có hệ thống chẳng có giới hạn gì và những giới hạn có khi cũng tùy theo giá cả lúc hẹn chỗ nữa. Ngoài ra, nếu khách muốn những màn giải trí đặc biệt như đánh golf, đi xem thêm các thắng cảnh, thăm các di tích lịch sử của Mexico, lái thuyền máy, truợt nước, đi lặn, massage, v.v ... thì luôn luôn có nhiều chương trình tùy theo sở thích và túi tiền. Tóm lại, khách có thể tạm "quên đời" trong những ngày ở Cancun. Trong hàng trăm khách sạn, du khách có thể chọn loại cho gia đình có trẻ em, loại dành cho người lớn trên 18 tuổi và có cả loại khách sạn cho những người không thích vướng bận với áo quần.


https://lh5.googleusercontent.com/-EPHzrPt5sa8/UZmWjuF51PI/AAAAAAAAOFw/6iTMNsiQ1Cc/w800-h533-no/VT_MatTroiLan_6283.jpg
Mặt trời lặn

Tuy nhiên, Cancun không chỉ dành cho du khách muốn những giải trí sống động hay đắt tiền. Với người chuộng cảnh yên tĩnh, cũng tìm thấy ở Cancun những phong cảnh hữu tình mà chẳng cần đi ra khỏi khu Hotel Zone. Buổi sáng tinh mơ một mình dạo chơi trên bờ biển cát trắng phau chờ mặt trời lên là cả một phong cảnh huy hoàng. Buổi chiều ngâm mình dưới nước trong veo nhìn mặt trời lặn, thì có lẽ không còn gì thú vị hơn. Với những người thích săn ảnh chim muông, Cancun có nhiều Hải Âu và Bồ Nông (Pelican). Có những chú Bồ Nông đang bay tà tà trên mặt biển,bỗng phóng nhanh xuống nước cắp những con cá đang bơi, hay có cô Bồ Nông khác ngồi rình trên mỏm đá như đang "vọng phu" nhưng bất thình lình phóng nhanh xuống nước khi thấy đàn cá đến gần.


https://lh3.googleusercontent.com/-lNfwdfIPOfo/UZmWkvLcvmI/AAAAAAAAOHs/FQTBHqZXMO0/w800-h509-no/VT_Pelican_cancun2013+159.jpg


Với những người sống và lớn lên ở Việt Nam thì Cancun đầu Tháng Năm, mùa hè đang tới, những cây bàng xanh mướt, mát rượi và những chùm hoa phượng đỏ ối gợi nhớ cả một quê hương yêu dấu, thủa còn cắp sách đến trường. Có người lại tưởng như đang sống ở Hạ Long hoặc Nha Trang khi nằm dưới những mái tranh hay dưới bóng dừa, nghe sóng vỗ vào bờ, mà có lẽ còn an bình hơn ở quê nhà.


https://lh3.googleusercontent.com/-W3w1XxNAZmM/UZmWmC2LJdI/AAAAAAAAOFc/lJ2CDs6ghYA/w800-h533-no/VT_Phuong_cancun2013-two+497.jpg
Phượng đỏ ở Cancun


Những ngày nghỉ trôi qua như giấc mộng. Khi về đến phi trường Houston, ông quan thuế Mỹ xét giấy, thấy người gốc Việt, hỏi một câu bất ngờ: “Did you have ‘fer’ in Cancun?”. Ngỡ ngàng một lúc mới hiểu ra là ông hỏi có ăn "phở" ở Cancun không. Thật bất ngờ. Thôi để lần tới vậy, mùa thu khi lá cây Bàng trở màu thành đỏ, hy vọng sẽ tìm thấy Hà nội ngày xưa, biết đâu Cancun có cả cây cơm nguội vàng và không chừng có cả “Phở Cancun”.


https://lh3.googleusercontent.com/-xky9urYmfB8/UZmWi3MZSZI/AAAAAAAAOFs/ClQqwHBGpYE/w691-h600-no/VT_Dua_cancun2013-two+073.jpg
Dừa Xiêm ở Cancun

CucGach71
05-25-2013, 02:00 AM
Được nhiều người thuơng không có bị phiền đâu TE.
Ch., Q. la chị quá chừng luôn vì thấy chị post số phone :)
Chúc em một cuối tuần vui

À há ,,, thì ra chị bị Ch. và Q. la chị vụ số phone.
Ummmm ... Chắc là mọi người lo lắng sợ chị bị phiền. Em nghĩ không đến nỗi chị há
Gởi đến chị những ngày cuối tuần an vui

TTHV
05-25-2013, 05:14 AM
CG, Cảm ơn em @};-

*****

Theo dõi vụ án này http://news.yahoo.com/jury-foreman-says-life-death-decision-unfair-000931802.html trong mấy tháng qua làm tôi băn khoăn.

Nếu ở trong Bồi Thẩm Đoàn tôi cũng không thể quyết định được.
Dĩ nhiên là Jodi Arias có tội giết người và giết rất là tàn nhẫn.
Nhưng vì quá tàn nhẫn nên tôi cho rằng lúc đó Jodi đang điên loạn, vì theo tôi, người tỉnh táo không thể làm những việc kinh hoàng như Jodi đã làm.
...

TTHV
05-31-2013, 03:58 AM
Sáng hôm qua, chạy được 13 miles, còn hơn một mile nữa là "tới bến" thì bánh xe sau của tôi bị xẹp.
Nói với AHX thôi để dắt xe về parking lot rồi về nhà hẳn sửa. Anh không chịu, nói là vá tại chỗ.
Tôi hỏi có khó không.
Anh hỏi lại "Hồi ở VN, chạy xe mà không biết vá lốp xe hả ?"
Tôi cười "Người sửa xe đạp thời đó đầy trên đường, xe hư thì nhờ họ sửa."

Khi anh đang làm thì có nhiều người đạp xe và chạy bộ ngừng lại hỏi có cần giúp gì không.
Nhìn anh vá bánh xe, tôi học được nghề vá. Vậy là khi anh không có nhà, tôi có thể một mình chạy xe mà không lo xe bị xẹp bánh nữa rồi. :)

Tuần trước có cô đạp xe bị sút dây xích, chúng tôi ngừng lại để giúp.
AHX loay hoay mãi không sửa giùm được vì không có đồ nghề đúng để mở bánh xe ra.
Cô phải dắt xe đến parking gần nhất để người nhà đến đón.
Chiều đó, AHX đi mua phụ tùng, một xâu đồ nghề để mở mấy cái nút, một cái bơm xe nhỏ và một bộ đồ vá bánh xe.
Xe tôi đã được AHX gắn cho cái túi ngay phía trước để mang máy hình.
Houston nóng quá nên hơn tuần nay tôi không mang máy hình mà thay vào đó là chở đám "đồ nghề" của AHX.
Được mấy hôm thì chính tôi lại là người đầu tiên cần đến.

https://lh5.googleusercontent.com/-HeCDhP5ykko/Uah16fBY7qI/AAAAAAAAON8/wIKQ8hlgWFs/w435-h336-no/DT_20130530_090338.jpg

Chụp tấm hình và quay video khoảng 3 phút với cái cell phone.

CucGach71
05-31-2013, 09:15 PM
Sáng hôm qua, chạy được 13 miles, còn hơn một mile nữa là "tới bến" thì bánh xe sau của tôi bị xẹp.
Nói với AHX thôi để dắt xe về parking lot rồi về nhà hẳn sửa. Anh không chịu, nói là vá tại chỗ.
Tôi hỏi có khó không.
Anh hỏi lại "Hồi ở VN, chạy xe mà không biết vá lốp xe hả ?"
Tôi cười "Người sửa xe đạp thời đó đầy trên đường, xe hư thì nhờ họ sửa."

Khi anh đang làm thì có nhiều người đạp xe và chạy bộ ngừng lại hỏi có cần giúp gì không.
Nhìn anh vá bánh xe, tôi học được nghề vá. Vậy là khi anh không có nhà, tôi có thể một mình chạy xe mà không lo xe bị xẹp bánh nữa rồi. :)

Tuần trước có cô đạp xe bị sút dây xích, chúng tôi ngừng lại để giúp.
AHX loay hoay mãi không sửa giùm được vì không có đồ nghề đúng để mở bánh xe ra.
Cô phải dắt xe đến parking gần nhất để người nhà đến đón.
Chiều đó, AHX đi mua phụ tùng, một xâu đồ nghề để mở mấy cái nút, một cái bơm xe nhỏ và một bộ đồ vá bánh xe.
Xe tôi đã được AHX gắn cho cái túi ngay phía trước để mang máy hình.
Houston nóng quá nên hơn tuần nay tôi không mang máy hình mà thay vào đó là chở đám "đồ nghề" của AHX.
Được mấy hôm thì chính tôi lại là người đầu tiên cần đến.

https://lh5.googleusercontent.com/-HeCDhP5ykko/Uah16fBY7qI/AAAAAAAAON8/wIKQ8hlgWFs/w435-h336-no/DT_20130530_090338.jpg

Chụp tấm hình và quay video khoảng 3 phút với cái cell phone.

Chị R ... ui, AHX vá xe cũng khá chuyên nghiệp chị nhỉ :)
Đúng rồi, xe hư, xì lốp thì đã có thợ sửa xe, mình giành luôn thì họ sao sống chứ, AHX thiệt tình :)

Nói vui, chứ ngày xưa đi xe đạp không có tiền sửa xe đạp thì cũng phải mày mò chị uiiii.
Sáng hôm kia TEm mượn xe đạp của em kế, đạp đi mua bún riêu ... vừa đạp qua ngã ba Ông Tạ thì trời lất phất mưa, nhấn bàn đạp cho xe chạy nhanh hơn bỗng dưới líp xe kêu "cạch, cạch" làm TEm sợ quá không dám cố đạp nhanh hơn ...
Chị biết sao không nè :) TEm sợ phải dắt (xe) bộ về nhà á. Bởi vì lip xe có vấn đề ...
:)

TTHV
06-01-2013, 03:07 AM
Chị R ... ui, AHX vá xe cũng khá chuyên nghiệp chị nhỉ :)
Đúng rồi, xe hư, xì lốp thì đã có thợ sửa xe, mình giành luôn thì họ sao sống chứ, AHX thiệt tình :)

Nói vui, chứ ngày xưa đi xe đạp không có tiền sửa xe đạp thì cũng phải mày mò chị uiiii.
Sáng hôm kia TEm mượn xe đạp của em kế, đạp đi mua bún riêu ... vừa đạp qua ngã ba Ông Tạ thì trời lất phất mưa, nhấn bàn đạp cho xe chạy nhanh hơn bỗng dưới líp xe kêu "cạch, cạch" làm TEm sợ quá không dám cố đạp nhanh hơn ...
Chị biết sao không nè :) TEm sợ phải dắt (xe) bộ về nhà á. Bởi vì lip xe có vấn đề ...
:)
TE
AHX ưa sửa lung tung lắm.
Lúc "Thằng Anh Hai" còn nhỏ, khi con chó đầu tiên bị xe cán chết, TAH mếu máo với Bố:
"Bố sửa nó cho con đi Bố"

TTHV
06-03-2013, 03:27 PM
Cứ mỗi lần lái xe, phải dùng GPS trong cell phone của AHX là tôi bực, vì cứ về đến trạm cảnh sát gần nhà, là nó báo tin gần đến rồi.
Tôi nói với Anh là "cái bà đó điên rồi". Anh chỉ cười nhưng cũng sửa lại chút xíu.
Anh từng giải thích sở dĩ Anh để Home là sở cảnh sát là nhỡ có bị mất cell phone thì người nhặt được không biết nhà mình ở đâu.
Tôi đùa lại, sao không để nhà quàn Vĩnh Cửu hay nhà thuơng West Houston Hospital. Anh trêu lại, thì hv để đi.
Home của tôi vẫn là Irvine và tôi không muốn đổi tới đổi lui vì ở Houston tôi ít khi cần GPS.

CucGach71
06-03-2013, 09:22 PM
Chị Ròm,
Ngày còn bé, TAH nói thế chắc là Bố "sửa" ngay con cún mới cho cu cậu, chị nhỉ.
Ước gì mãi được như trẻ thơ! :)

Chị thì bực mình vì cái GPS của AHX làm TEm nhớ EM mỗi lẫn cần đi công việc nhờ TEm chở đi.
Chuyện là thế này:
Thường mấy chiếc taxi luôn giành đường bắt khách hoặc chạy nhanh tranh thủ kiếm thêm nên bấm còi inh ỏi, lòng đường nhỏ xe lưu thông đông đúc, không thể nhường đường, còi xe inh ỏi phía sau, EM lầm bầm sau lưng "Đồ điên" làm TEm mắc cười quá.
- Bực mình làm gì cho nhọc lòng, kệ nó.
Thực tình thì cũng bực vì tiếng còi xe inh ỏi sau lưng, TEm tránh mau cho khoẻ người.

Gởi đến chị đêm an vui

TTHV
06-06-2013, 11:37 AM
Nếu không xem "Behind Closed Doors" của Dateline vào cuối tháng trước, có lẽ không bao giờ tôi có thể hiểu được tại sao Em phải trả "tiền cấp dưỡng" cho người chồng của 2 năm, trong vòng 5 năm, sau ngày ly dị.
Cuộc hôn nhân không được gia đình Em chấp nhận nhưng vì thuơng Em, nên gia đình không thể làm gì khác hơn là chi trả cho đám cưới theo phong tục Mỹ.
Biết nhau suốt thời gian đại học, Em cho rằng không ai có thể yêu em hơn "hắn". Em đã không nghe lời anh, chị, bằng hữu khi quyết định làm đám cưới.
Song thân của Em dù không hài lòng nhưng vẫn đối xử với hắn rất chân tình sau ngày cưới.

...

Em không hề cho gia đình biết lý do cuộc hôn nhân rạng nứt. Em chỉ nói đã làm mọi cách để giữ gìn nhưng không được.
Hỏi, tại sao phải trả "tiền cấp dưỡng" cho hắn nhiều và lâu như vậy.
Trả lời, Tại mình làm luơng nhiều hơn nó.

Xứ Mỹ có nhiều chuyện lạ lùng quá!!!

TTHV
06-12-2013, 04:58 AM
Trước khi quyết định về hưu, AHX ra điều kiện "mỗi tháng phải đi chơi một lần".
"Chuyện nhỏ!" tôi cười, trả lời.
Tưởng Anh cũng "ngán" du lịch như tôi, nhưng không, Anh vẫn thích chu du mà không muốn đi một mình, ngoại trừ đi YUL.
Anh đang thăm gia đình ở đó.

Về hưu sớm với CO, tôi có đầy đủ quyền lợi cho Anh và tôi. Mấy đứa nhỏ "phàn nàn" là Anh/Bố lucky.
Khi CO sát nhập với UA, quyền lợi càng nhiều hơn vì có nhiều chuyến bay đi thẳng từ Houston đến những nơi khác.
Những năm dài làm việc với CO, du lịch không mất tiền vé máy bay, lại có discount trên hotels và xe, chúng tôi đã đến rất nhiều nơi.
Bằng hữu hỏi nơi nào tôi thích nhất. Không suy nghĩ, tôi đáp ngay "Bergen".

Nhiều lần tôi chia sẻ với bằng hữu, quyền lợi của nhân viên một hãng máy bay lớn, với hy vọng nhiều người sẽ biết để tùy nghi.
Rất nhiều Airlines, chỉ cần 50 tuổi với tối thiểu 15 năm làm việc, là có thể về hưu với đầy đủ quyền lợi. Dĩ nhiên là chỉ cho nhân viên và spouse, con thì không được.

TTHV
06-25-2013, 10:34 AM
Houston: Những chàng Công hoang dã trên đại lộ Kirkwood



Việt Tide - June 21, 2013
Bài và ảnh của Hiền Vy




https://lh6.googleusercontent.com/-tqWUlIhPvCs/Ucj2D8kUmdI/AAAAAAAAOhM/ljdXWvV1LnU/w640-h524-no/photo.jpg


Ở phía Tây Houston, song song với xa lộ I-10 (hay Katy Freeway) là đại lộ Memorial, quanh co theo dòng Bufalo Bayou với cây cao bóng mát quanh năm. Vùng này là một vùng nhà cửa đắt giá của Houston, có lẽ vì phong cảnh rất hữu tình, và không xa Downtown Houston. Đại lộ Kirkwood là con đường chạy theo hướng Bắc Nam, băng qua khu Memorial. Lái xe trên đường Kirkwood, từ xa lộ I-10 đi về hướng Nam, thỉnh thoảng xe kẹt cứng lúc đến gần hay sau khi qua khỏi đại lộ Memorial, không phải trong giờ cao điểm hay giờ tan trường mà vì những chàng Công hoang dã (wild peacock) đứng xòe lông khoe sắc bên đường. Những chàng Công này có lẽ đi lạc, vì "giang sơn" của loài Công hoang dã này trên đường cụt River Forest Drive. Đây là con đường thứ nhất bên tay phải, từ đại lộ Memorial và là ngõ cụt thứ hai từ Terry Hershey Park, sau đường Heatherfield Drive.

https://lh5.googleusercontent.com/-Gukgpnm7xps/UcIZQ-U2hKI/AAAAAAAAOeI/5mjLwViEZOE/w640-h439-no/VT_IMG_5414.jpg


Không biết từ bao giờ, loài Công đã "chọn nơi này làm quê hương". Có người cho rằng khoảng từ vài thập niên trước, có người lại bảo những chú Công hoang dã này đến nơi đây khoảng hơn 20 năm nay. Dù không biết chính xác thời gian hiện hữu của chúng, nhưng hầu như ai ở vùng này cũng đều biết là vào năm 2008, một vài cư dân trong khu vực đã gọi Cơ quan Kiểm soát Thú vật của Houston (Animal Control) để than phiền, khi loài Công sinh sản quá nhiều và trở nên rất "an nhiên tự tại", gần như xâm lấngia cư của họ . Không những không e ngại loài người, chúng còn "tấn công" những chiếc xe chạy chậm, hay những người hiếu kỳ bước ra khỏi xe để chụp ảnh. Khi có quá nhiều người ngừng lại để quan sát hay chụp ảnh, chúng kêu gào như vỡ chợ, rồi bay lên đậu trên những nóc nhà trong vùng. Có lúc chúng đứng xòe bộ lông mỹ miều trước lối vào các căn nhà trên đường River Forest, che hết cả lối đi. Không biết để làm phận sự của người trông nhà hay là đang khoe bộ vó để hấp dẫn các nàng Công.

https://lh3.googleusercontent.com/-IaaodbxUy1w/UcIZPdzs1GI/AAAAAAAAOdY/P70R2mk6ESY/w640-h383-no/VT_IMG_5390.jpg


Mặc dù có người than phiền và khó chịu vì sự tăng trưởng quá nhanh cũng như sự bạo dạn, gần như " háo thắng" của chúng, nhưng không ít người ái mộ loài Công hoang dã này. Họ đã làm kiến nghị yêu cầu giữ lại chúng, sau khi Cơ Quan Kiểm Soát Thú Vật bắt đi ít nhất là 8 con vào năm 2008. Nhiều cư dân ở đây cho biết một trong những lý do họ mua nhà trong khu vực này là vì sự hiện diện của những chàng Công hoang dã. Chúng thản nhiên rảo bộ trên đường, hay nằm nghỉ dưới những tàng cây lớn trong sân trước của các căn nhà vùng này, làm tăng thêm vẻ đẹp thiên nhiên hiếm quý cho cả khu phố, vốn có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thêm phần sang trọng.

https://lh6.googleusercontent.com/-M8JRhMVK2ME/UcIZP-MtpKI/AAAAAAAAOdk/dLup_K4gH1c/w640-h332-no/VT_IMG_5396-sm.jpg


Không biết có phải vì những chàng Công hoang dã làm cho giá nhà trong khu vực này cao ngất ngưỡng không. Không biết những người ghét Công đã dọn ra khỏi nơi đây chưa, nhưng bây giờ chiều chiều chúng còn được cho ăn trên vài sân cỏ xanh hay trên những lối ra vào garage và chúng có vẻ thân thiện với mọi người. Nếu có dịp lái xe trên đại lộ Kirkwood, bạn đừng quên rẽ vào River Forest Drive để ngắm những chàng Công hoang dã rất đẹp này. Chúng sẵn sàng làm mẫu cho những nhiếp ảnh gia dù là tài tử hay chuyên nghiệp. Chúng chẳng nề hà gì cả và chắc chắn khách có thể ra về với những tấm ảnh hiếm có mà có lẽ ít người nghĩ rằng hình chụp ngay tại một khu gia cư ở Houston./.

RaginCajun
06-25-2013, 10:43 AM
Giá mà thế mấy con công này bằng mấy đàn vịt như bên này thì có lý ha.

TTHV
06-25-2013, 12:03 PM
Giá mà thế mấy con công này bằng mấy đàn vịt như bên này thì có lý ha.
Chỉ cách đó vài miles là đầy vịt đó anh Tôm. Sáng nào chạy xe đạp hv cũng gặp chúng cả. Suýt té xe mấy lần vì đàn vịt.
Không chỉ vịt mà Thỏ, Rắn, Sóc, và cả Tatu (Armadillo) nữa, cũng như nhiều loài chim muông rất đẹp.
Có người gặp Nai nhưng hv thì chưa thấy nai trong Terry Hershey.

TTHV
06-30-2013, 08:08 PM
Mới nhận được trong email

Hát Cho Việt Nam - Từ Yên


https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=eW7ogBl7TYs

Lan Nguyen
07-08-2013, 10:57 AM
Hi Lan Nguyen
Có chứ, hv ở đó tới chiều mới về lại Houston.
Đông người ghê, ha LN.
Cell phone của hv đây, khi nào LN xuống Houston thì gọi nha.
281-748-5117

mãi tới hôm nay mới thấy bài này của chị HV. hôm nay mới rảnh tí lang thang chị à, thông cảm nha .
vâng chị, hôm đó đông quá xá chừng luôn à . chị cũng đi xe bus với mọi người sao ? bên em cũng vậy, mướn một chiếc xe bus bự mà cũng đầy nghẹt à chị ơi .

em đang chờ mùa Ổi chị HV. bạn em trồng ổi, she kêu mùa ổi lái xe xuống đó khiêng về đây ăn .:D em mê ổi lắm nên sẽ một công hai ba chuyện lái xe xuống đó . cám ơn số điện thoại của chị, chừng nào xuống đó sẽ gọi chị, mình đi ăn rồi hàn huyên cho vui hén chị HV.


Lan ơi
hv mới nhớ ra là VOA có phóng sự về "Ngày Người Mỹ Gốc Việt".
Không biết trong này có tiếng nói của LN không vậy ?

http://www.voatiengviet.com/content/...s/1648402.html (http://www.voatiengviet.com/content/ngay-nguoi-my-goc-viet-tai-texas/1648402.html)

không chị, hình như lúc đó em đang lo đi chớp chớp hình cho mấy chị, ya`yah .. mấy chị bên em điệu hết biết luôn, bà nào, cô nào cũng thích điệu đàng chớp chớp lia chia hết á . cant blame them chị HV, em cũng thế thôi à hihihi:D

TTHV
07-22-2013, 01:43 PM
Chào Lan.
Chừng nào xuống Houston nhớ gọi hv nha.

TTHV
08-03-2013, 12:56 PM
Trại Hè

Morro Bay

California

Bài và ảnh: Hiền Vy/VietTide 07/26/2013

https://lh3.googleusercontent.com/-Rmq8EqQiKMI/Ufj7PPMazAI/AAAAAAAAPyY/MICHMobtx6M/w800-h434-no/HKDH_MBfrBlackHill.jpg

Morro Bay nhìn từ Black Hill

Morro Bay có thể là một địa danh xa lạ với hầu hết người Việt tại Hoa Kỳ, tuy nhiên, với rất nhiều người sống tại tiểu bang California thì đây là một thị trấn hài hòa, thơ mộng. Nằm ngay trên quốc lộ số 1, sát bờ biển California, cách San Francisco khoảng 4 giờ lái xe hướng nam và cách Los Angeles khoảng hơn 3 tiếng về hướng bắc, Morro Bay có khí hậu ôn hòa quanh năm. Công viên Tiểu Bang Morro Bay (Morro Bay State Park - MBSP) là một nơi cắm trại lý tưởng, với rừng cây khuynh diệp thơm ngát và sát bờ biển, khí hậu trong lành và mát rượi dù trong tháng Bảy năm nay,tiểu bang California cũng đang chịu ảnh hưởng của luồng khí nóng (heat wave) hành hạ.

Dù từ hướng bắc hay nam, lái xe trên quốc lộ 1, khi đến gần Vịnh Morro, một đồi đá lớn, tròn như cái nấm, có tên Morro Rock, hiện ra như để báo hiệu sắp đến thị trấn nhỏ bé hiền lành bên bờ Thái Bình Dương. Đồi đá này là một trong 9 đồi núi đá, được gọi là Nine Sisters, nằm kế nhau từ Morro Bay đến San Luis Obispo của California. Morro Rock là nơi trú ẩn của một loài chim ưng hiếm, đang bị lo ngại diệt chủng, và mọi người bị cấm, không được trèo lên đồi đá này mà chỉ được vãn cảnh dưới chân đồi.

Từ thuở xa xưa, chung quanh Morro Rock là nước nhưng Công Binh Lục Quân Hoa Kỳ (U.S. Army Corps of Engineers) đã xây dựng con đường nối đồi đá này với đất liền. Trên đại lộ Main của thị trấn, đi qua khu hải cảng nhân tạo, nối dài bằng đường State Park, du khách được dẫn đến những địa điểm nổi tiếng của Morro Bay, như Công Viên Tiểu Bang để căng lều cắm trại, Bảo Tàng Viện Thiên Nhiên (Museum of Natural History), sân golf, ... Cũng trên con đường này, có một khách sạn khang trang là Inn at Morro Bay, chỉ cách nơi cắm trại tại MBSP chừng 15 phút đi bộ. Đặc điểm của khách sạn này là nhìn ra vịnh Morro và ngay bên cạnh là một khu đất lớn với cây cao, có hàng rào ngăn cản, là nơi dành riêng cho nhiều loại chim lớn như diệc, cò, diều hâu, đại bàng, chim ưng v.v. ..

Morro Bay State Park có đầy đủ tiện nghi như nhà vệ sinh, phòng tắm, với 135 đơn vị cắm trạị. Mỗi đơn vị có thể dựng được 2 hoặc 3 cái lều nhỏ, hay đậu được một cái trailer lớn. Đặc điểm của công viên này là gần như không có ruồi muỗi và trại viên được mang theo bia rượu. Phía sau công viên có đường mòn dài khoảng 3 miles, khá gập ghềnh, dẫn lên Đồi Đen (Black Hill), từ đỉnh đồi có thể nhìn tổng quát thị trấn Morro Bay. Nếu không leo được đường đồi, du khách có thể lái xe lên gần tới đỉnh, rồi chỉ leo một đoạn rất ngắn để ngắm toàn thể thị trấn bên dưới. Muốn xem mặt trời lặn, những người cắm trại trong MBSP chỉ cần băng qua đường để ra phía sau Bảo Tàng Viện Thiên Nhiên, hay đến phía sau của khách sạn Inn at Morro Bay, hoặc bên lề của đường State Park, là có thể ngồi chờ mặt trời từ từ xuống trên mặt biển lúc hoàng hôn.

https://lh5.googleusercontent.com/-JZR91dfb-4c/Ufj7Op6XBLI/AAAAAAAAPyI/VrKhpQz1gsc/w640-h426-no/HKDH_Downtown.jpg
Downtown

Khách cắm trại có thể đón Trolley ngay trước cổng MBSP để xuống phố, mỗi 30 phút có một chuyến. Downtown có chợ cá Giovanni's rất được nhiều người chiếu cố. Muốn chèo thuyền qua đồi cát, ngăn cách vịnh Morro và biển, chỉ cần băng qua đường là thuê được kayak hay canoe.

Năm nay là lần thứ hai một nhóm cựu học sinh Petrus Ký tổ chức trại hè tại công viên này. Nhóm bạn này ngày nay đã nới rộng thành phần, từ bà con gia đình đến thân hữu. Nhiều người không phải cựu học sinh Petrus Ký nhưng được bằng hữu giới thiệu để tham dự. Đa số họ từ các thành phố của California nhưng cũng có người đến từ các tiểu bang khác như Texas, Florida. Có khoảng 100 người tham dự trại hè, và chúng tôi may mắn được đi ké.

Nhóm bạn này ngày nay tuy không còn trẻ nữa, đa số có gia đình và con cái đã lớn, nhưng tinh thần họ vẫn còn rất trẻ. Đi cắm trại với nhóm này thật sung sướng vì các anh chị trong ban tổ chức rất chu đáo. Tài tháo vát của các anh chị lo ban ẩm thực thì khỏi chê. Tinh thần đồng đội của họ rất cao (vì vậy trong ký sự này chúng tôi không nhắc đến tên từng cá nhân, e rằng làm thương tổn lòng khiêm tốn của những người bạn này). Không biết có phải là dân hướng đạo hay không mà họ tháo vát vô cùng. Đi cắm trại mà có lẽ còn thoải mái hơn đi cruise vì được ăn toàn thức ăn Việt Nam, ngày 3 bữa, từ bánh mì giò chả, bánh cuốn, bánh chưng, xôi đủ loại, cơm, gà đi bộ, roast beef, gỏi, canh rau, hột vịt lộn, … đại tiệc không khác nhà hàng. Thức uống thì có trà, cà phê, nước lọc. Tráng miệng thì có trái cây, bánh ngọt, bánh da lợn, chè nấu tại chỗ, toàn món đặc sản quê hương… Buổi sáng còn có điểm tâm trứng bánh mì do trại viên tự nấu.Vì công viên này cho phép uống bia rượu nên mỗi gia đình còn mang theo rượu chát để thưởng thức vào bữa cơm chiều và cụng ly bên lửa trại, làm tăng thêm phần hào hứng trong các chương trình văn nghệ bỏ túi mỗi đêm.


https://lh3.googleusercontent.com/-QN3AHTnYlT8/Ufj7OvSXJ2I/AAAAAAAAPyQ/jc4RejcHXaQ/w640-h426-no/HKDH_HikingOnBluffTrai.jpg
Đi hiking trên Bluff Trail

Dĩ nhiên, ngoài việc ăn ngon, ba ngày trại còn có nhiều sinh hoạt thú vị khác. Mỗi ngày đều có những sinh hoạt trẻ trung, hợp thiên nhiên như đi hiking, dọc bờ biển hay leo đồi núi cao. Buổi sáng dậy sớm bạn có thể theo đường mòn leo lên đồi đá Black Hill để gặp các chú nai trong rừng hay lên đỉnh đồi ngắn cảnh toàn vùng Morro Bay. Chuyến hiking trên Bluff trail, trong Montana De Oro State Park, dọc theo bờ biển, với những gềnh đá thiên nhiên hùng vĩ thật đáng ghi nhớ. Sau khi đi bộ, leo đồi, nhiều người còn đi bơi thuyền kayak khoảng nửa giờ qua cồn cát ngoài biển, gợi nhớ lại những cồn cát ở quê nhà miền Trung. Một số khác lại rủ nhau xuống phố bằng Trolley, đón ngay cửa công viên, nếu không muốn thả bộ, để mua sắm đồ kỷ niệm hoặc tản bộ dọc theo bờ biển, uống cà phê, ăn đặc sản. Công viên Morro Bay còn là nơi lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng như tài tử. Nhiều người chiều chiều rủ nhau mang máy hình đi đón cảnh hoàng hôn trên biển, hay đi chụp hình đủ loại chim trên bãi biển và khu rừng nhỏ bên cạnh khách sạn Inn at Morro Bay. Tối ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ, coi đốt pháo bông trên biển là một cảnh tượng huy hoàng, khó bỏ qua.

https://lh6.googleusercontent.com/-j7sqqe1sRG4/Ufj7PXmtNfI/AAAAAAAAPyg/o0aCLaeKklo/w800-h534-no/HKDH_SS_1.jpg
Mặt trời lặn trên Vịnh Morro

Ba ngày trại thời gian đi qua mau, thật là thú vị và ý nghĩa. Bạn bè gặp lại hàn huyên chuyện cũ mới, và một số trại viên coi đây là một dịp họp mặt đại gia đình, bà con họ hàng. Các cháu nhỏ có cơ hôi gặp gỡ cùng nhau chơi đùa trong khung cảnh thiên nhiên, tập nói tiếng Việt một cách tự nhiên rất dễ thương. Buổi chia tay cũng nhiều bịn rịn, không phải chỉ các em nhỏ mà cha mẹ cũng luyến tiếc những ngày vui ngắn ngủi. Cảm ơn các bạn cựu học sinh Petrus Ký.

https://lh6.googleusercontent.com/-ZQnamX3YJXI/Ufj7Opxk0gI/AAAAAAAAPyk/YefBZagLDu0/w640-h394-no/HKDH_ChiaTay.jpg
Chia tay
Hè 2013

CucGach71
08-04-2013, 07:44 PM
Cảm ơn chị Ròm chia sẻ bài - hình; chuyến đi hè của chị thật thú vị...
Chị Ròm còn đi đâu nữa không, TEm chờ đọc và xem hình tiếp nè :) Lịch hè của chị hết chưa nè.

TTHV
08-05-2013, 12:31 PM
Những chuyện bên lề
Cuộc Biểu Tình Phản Đối CSVN
Trương Tấn Sang

Hiền Vy/Việt Tide


https://lh6.googleusercontent.com/-CBXwSaED738/Uf6eCy0z5kI/AAAAAAAAP6w/iIeazu2Ea0I/w640-h426-no/HKDH_VT_9583.jpg



Trước nguồn tin về cuộc viếng thăm Hoa Kỳ có vẻ hơi bất ngờ của Chủ tịch nước Cộng Sản Việt Nam Trương Tấn Sang, chúng tôi không có ý định đi Thủ đô Hoa Thịnh Đốn vì đó là "bản doanh" của Đài Á Châu Tự Do - RFA nên có nhiều đồng nghiệp để tường trình. Vài hôm trước ngày ông Trương Tấn Sang đến Mỹ, nhiều đồng hương Houston gọi điện thoại hỏi thăm và vài đồng nghiệp hỏi nơi chốn biểu tình ở Washington D.C. để tham dự, tôi giới thiệu họ với vài người quen ở đó. Nhưng cuối cùng, trước sự hăng hái và đốc thúc của nhiều người, chúng tôi quyết định đi Washington D.C. Ngay sau khi tìm được khách sạn, tôi email cho boss và đồng nghiệp, báo tin sẽ đến DC "coi" biểu tình. Sở dĩ tôi dùng chữ "coi" mà không nói là "tham dự" vì tôi là phóng viên, nên lúc nào cũng muốn giữ vai trò "nhà báo", dù chuyến đi này không làm phận sự của một phóng viên cho RFA.

Chắc chắn rất nhiều người Việt, đặc biệt là hơn một ngàn người tập trung trước Tòa Bạch Ốc ngày thứ Năm, 25 tháng Bảy, để phản đối cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang, không biết được chính xác là "Nhân Quyền" nằm vào hàng thứ mấy trong danh sách bàn luận giữa TT Obama và ông Trương Tấn Sang. Dù vậy, có lẽ tiếng reo hò "Human Rights For Việt Nam" vẫn là tiếng hô hào lớn nhất, vọng đến văn phòng Bầu Dục, nơi ông Sang đang diện kiến Tổng thống Mỹ. Không chỉ đòi Nhân Quyền cho Việt Nam, họ còn hô to những khẩu hiệu khác như: Freedom for ViệtNam, Democracy for ViệtNam, Free Điếu Cày, Hoàng Sa Trường Sa belong to Vietnam ...

Tìm một góc để có thể bấm hình khi phái đoàn Cộng Sản Việt Nam đến, tôi ngồi gọn dưới chân một cột đèn, ngay trước mặt tiền của Nhà Trắng. Khi xe của phái đoàn CSVN đến gần Tòa Bạch Ốc, tiếng reo hò vang dội cả một góc phố. Dù cố kiềm chế, nhưng tôi không thể nào không hét lên "For Vietnam" khi tiếng loa phóng thanh phát ra những từ như: "Freedom", hay "Human Rights", hay "Democracy" ....

Đã có mặt trong rất nhiều cuộc biểu tình nhưng chưa bao giờ tôi được hò hét với những biểu tình viên vì vai trò phóng viên của mình. Lần này, khi thấy đoàn xe chở ông chủ tịch nước, thì hình ảnh những nhà dân chủ đã và đang bị cầm tù như Điếu Cày, Lê Quốc Quân, Nguyễn Xuân Nghĩa, Việt Khang, Ngô Quỳnh, Phương Uyên, Nguyên Kha,... đến nhanh trong đầu tôi và tôi không thể im lặng như những lần trước.
Một điều thú vị là sau khi hiểu mục đích đòi hỏi Nhân Quyền của của người gốc Việt, nhiều bạn trẻ người Hoa Kỳ đã hăng hái mang biểu ngữ tham dự đoàn biểu tình, như để thể hiện tình người một cách tự nhiên.


https://lh6.googleusercontent.com/-o3j5pf-1yVA/Uf6eDUQ6_jI/AAAAAAAAP70/DsgHBQQrUHw/w623-h480-no/HKDH_VT_Youth3.jpg


Khi phái đoàn đã vào bên trong, tôi đứng dậy thì sau lưng tôi là phóng viên của VietFaceTV đến từ Houston. Cầm vội tay tôi, với nước mắt rưng rưng, anh nói: "Thành công quá!"
Quả thật là đoàn biểu tình đã thành công khi lần này, phái đoàn CSVN được đến tòa Bạch Ốc bằng cửa trước và họ đã thấy một rừng cờ vàng Quốc Gia Việt Nam với hàng trăm biểu ngữ của những cộng đồng người Việt Quốc Gia tại Hoa kỳ và Canada, kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam. Họ cũng đã nghe những lời hô hào đòi Nhân Quyền, Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam, cũng như những lời phản đối nhà nước Việt Nam "hèn với giặc, ác với dân", đặc biệt là phản đối Chủ Tịch Trương Tấn Sang ...

Trong lúc TT Obama và ông Sang hội họp, đoàn biểu tình không ngớt hô hào khẩu hiệu. Một nhà báo có mặt trong cuộc họp báo cho biết là bên trong nghe rất rõ tiếng reo hò của đoàn biểu tình. Một nhà báo khác kể lại là trong lúc chờ vào phòng họp, tiếng reo hò của người biểu tình đã khiến một nhà báo của nhà nước CSVN khó chịu. Cô ta đã nói với người bên cạnh là vì những người biểu tình được trả tiền nên mới hò hét hăng say như vậy. Không chấm dứt ở đó, khi nghe bên ngoài nhạc sĩ Trúc Hồ và ca sĩ Nguyên Khang cùng với đoàn người biểu tình hát "Triệu Con Tim", thì cô nhà báo này lại “phán” là ca sĩ được trả tiền để hát. Thế là anh phóng viên của SBTN không ngần ngại sỉ vả cho cô ta một trận nên thân ngay trước cửa phòng Bầu Dục.

Gần đến giờ cuộc họp thượng đỉnh chấm dứt, tôi trở lại ngồi nơi cột đèn để bấm hình. Khi đoàn xe trở đầu để sửa soạn đưa phái đoàn ra về, hai người cảnh sát đứng trước mặt tôi chợt chạy nhanh qua phía bên trái của tôi. Nhìn theo họ, tôi thấy một người đàn ông Việt Nam đứng tuổi, đang chạy về phía chiếc xe đen có cờ Mỹ và cờ CSVN, tay cầm một vật gì màu nâu vàng đưa lên cao. Bằng phản ứng tự nhiên, tôi né người qua bên phải nhưng cùng sát na đó, người đàn ông này đã bị ba nhân viên cảnh sát áp tải nằm xuống mặt đường. Lúc sau, tôi được biết đó là ông Nguyễn Thanh Hoàng, một người trong phái đoàn Dallas. Ông bị khủng hoảng tinh thần sau những lần tù tội dưới chế độ CSVN nên khi thấy xe chở phái đoàn CSVN, ông đã không chủ động được, do đó ông băng hàng rào cản của cảnh sát, chạy ra phía đoàn xe của phái đoàn CSVN để bày tỏ sự phản đối của mình.


https://lh3.googleusercontent.com/-_YhtU0fyP5Q/Uf6eCoMgI0I/AAAAAAAAP6k/O3A_Aeh_3Y8/w480-h494-no/HKDH_VT_9392.jpg


Với sự tham dự của hàng ngàn người gốc Việt từ nhiều nơi tụ về công viên LaFayette để đánh động lương tâm của thế giới, với những sự kiện xảy ra trong cuộc biểu tình, có lẽ không có hành động hay lời nói nào trâng tráo hơn lời cám ơn nước Mỹ của Chủ Tịch Trương Tấn Sang: "Chúng tôi thành thật cảm ơn ngài TT và chính phủ cũng như (nhân dân) Hoa Kỳ đã giúp đỡ rất là nhiều, phần lớn hầu hết (nhân dân) Việt Nam, đồng bào của chúng tôi là những người Việt gốc Mỹ làm ăn ở Hoa Kỳ hết sức thành đạt kể cả các (hoạt động) chính trị…", sau khi ông chứng kiến những người Việt, đã bỏ quê hương ra đi tìm tự do trên xứ người, phản đối chuyến viếng thăm nước Mỹ của ông, cũng như phản đối sự chà đạp nhân quyền của nhà nước Cộng Sản Việt Nam.

Đành rằng ai cũng hiểu là trong địa vị của ông, ông cần phải nói vài lời lịch sự với tổng thống Hoa Kỳ, tuy nhiên những lời nói của ông chỉ tỏ lộ một bản chất vô tình và trơ trẽn. Phải chăng đó là thực chất của những người Cộng Sản?
Chưa bao giờ tôi thấy câu nói “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn những gì Cộng Sản làm” của cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu lại chí lý như lúc này.

TTHV
08-16-2013, 05:54 AM
Sinh viên Phương Uyên hưởng án treo
Trong một phán quyết chưa có tiền lệ, tòa phúc thẩm tỉnh Long An xử sinh viên Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù cho hưởng án treo, trong khi Đinh Nguyên Kha được giảm án xuống 4 năm tù giam, theo một luật sư có mặt tại phiên tòa.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/08/130816_uyen_kha_appeal.shtml

TTHV
08-16-2013, 03:13 PM
Vivian Huỳnh với nhạc Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình



http://www.youtube.com/embed/7uu2lE3MoRU

Triển
08-16-2013, 10:27 PM
Đứa bé này thấy ngoan và có khiếu thanh nhạc. Tuy nhiên
tôi mong rằng cộng đồng người Việt ở Mỹ và cha mẹ
cháu đừng chính trị hóa tâm hồn của đứa trẻ nữa, hãy để
nó phát triển tự nhiên cái tình cảm hướng thiện không vụ lợi,
ví dụ như kể chuyện về VN ăn tô phở trước ăn mày là những
chuyện rất tự nhiên.



Dàn cảnh như vầy thì còn thấy cảm động và vừa phải.....

http://i.ytimg.com/vi/ez22QcdS7hg/0.jpg







Nhưng như vầy thì đã chính trị hóa mọi thứ quá sâu nặng rồi....


http://1.bp.blogspot.com/-cTqMjst9Nac/UgCR31ZSHmI/AAAAAAAAnVc/UIbGqyUzVJk/s640/DN3_5076.jpg


http://i2.ytimg.com/vi/mY1FWwiS_So/hqdefault.jpg

TTHV
08-17-2013, 05:49 AM
Cảm ơn anh Triển

Theo kinh nghiệm "nuôi con rất tệ" của hv thì nều trẻ con không thích hay không muốn làm thì cha mẹ cũng bó tay thôi.

Triển
08-17-2013, 06:52 AM
Tôi thì nghĩ khác nha chị Hiền Vy. Tôi thấy trẻ con Tây Ta gì cũng vậy, đến 18 tuổi, có tú tài, chúng nó còn chưa biết chúng nó muốn làm gì, muốn học gì, chứ nói chi 13 tuổi như Cháu bé này. Cháu này có em gái 8 tuổi, nghĩa là cha mẹ cháu tối đa là 40 tuổi, cũng có nghĩa là cha mẹ cháu còn chưa từng vận quân phục VNCH chứ nói chi là cháu. Như tôi nói ở câu đầu tiên đó, đứa bé này ngoan.
Nhưng thôi bỏ đi, tôi không phải vào đây với mục đích tranh luận. :)

bonita
08-17-2013, 08:15 AM
chào chị Hiền Vy, chào anh 5,

bo đồng ý với anh 5 là đưa bé gái lên sân khấu nhảy múa ca hát thì hay hơn là mang đứa bé 13 tuổi lên sân khấu với mục đích chính trị thì quá tội cho bé gái


~o)~o)

TTHV
08-18-2013, 04:53 AM
Việt Nam Tôi Đâu - Vivian Huỳnh


http://www.youtube.com/watch?v=K7xjDYBEFgU

TTHV
08-19-2013, 11:27 AM
Nhà Vắng Chủ ...

Anh vắng nhà nên chị em chúng tôi lại hẹn hò nhau ăn uống. Ngày trẻ con còn bé, mỗi lần Anh phải đi làm việc xa nhà là ba mẹ con chúng tôi "tha hồ làm giặc".
Thằng Anh Hai đầu têu: "Mình được bừa, nha mẹ. Mình không cần phải ăn cơm, nha mẹ. Mình được vừa coi TV vừa ăn pizza, nha mẹ. Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm, nha mẹ, ... " Con Bé cũng không thua anh: "Mình được thức khuya, nha mẹ. Emmy được ngủ trong phòng mình, nha mẹ..." Còn nhiều "nha mẹ" nữa và tôi thì cũng hùa theo trẻ con để ra ngoài những luật lệ do "chủ nhà" đặt ra.
Bây giờ, trẻ con thành người lớn, có cuộc sống riêng, nên khi chủ vắng nhà thì tôi cũng "làm giặc" với các chị em của tôi.
Chị đến, mang cho mướp, bí, dưa bở, đu đủ, rau... hái trong vườn. Tôi "trả quả" lại bằng ớt và đậu ngự làm giống. Em thì mang Special Bambu drinks, mặc dù chúng tôi đã phải ngừng món này cả hai tháng nay vì không muốn lên cân nữa. Câu chuyện giữa chị em chúng tôi nổ như bắp rang và dài vô tận. Từ chuyện ngoài đời, đến chuyện trên thế giới ảo.
Chị hỏi: "Ủa, em thân với ông L lắm hả?"
Tôi lắc đầu, rồi hỏi lại: "Có thân gì đâu chị, mà sao không dưng lại hỏi về ông ta?"
Chị cười lớn: "Đây cũng biết là không thân nhưng hỏi cho chắc."
Rồi chị kể là ông ta "nổ" (danh từ của Chị) với nhiều người rằng thì là rất thân với tôi, là hay nói chuyện phone với tôi ... Tôi cũng chỉ biết cười và tự hỏi là tại sao lại có người lạ lùng như thế.
Có đôi lần ông gọi cho tôi, hỏi thăm đủ chuyện nhưng vì không thích lối nói chuyện ưa chêm tiếng Tây Bồi, nên tôi tránh trả lời phone. Ông ưa nói sang, nói giàu, nói giỏi với vẻ khiêm nhường nhưng người nghe lại thấy ngược lại. Nhiều người kể cho tôi nghe là chùa nào, nhà thờ nào, không phân biệt Catholic hay Tin Lành cũng có mặt Ông. Gây quĩ hội nào Ông cũng tham dự nhưng ít khi đóng góp. Có người còn cho biết Ông là một "trouble maker" và khuyên tôi nên tránh xa, nếu không muốn bị phiền.
Em thì nói là ông "hơi ngu", làm chị và tôi cười ngất. Theo Em, có nhiều điều có thể kiểm chứng trước khi nói hay forward email nhưng Ông đã không làm. Có lẽ Ông lo ngại sẽ có người khác gửi trước chăng? Tôi "đỡ" cho ông. Nhưng em không chịu tin là vậy.

***
Con Bé cũng đến ăn tối với tôi khi Bố vắng nhà. Bé kể về "throwback Thursday" trên FB:

Jan Nguyen post một tấm hình hồi còn học ở Taylor High và viết là lúc đó ba má nó nói nó là con ông đổ rác. Con viết lại; vậy chúng mình là "long-time-lost- sisters" rồi vì bố mẹ cũng nói là lượm con từ thùng rác. Một lát sau thì Benny text là cha mẹ của Benny cũng nói Benny là con ông đổ rác... Tụi con không hiểu tại sao bố mẹ Việt Nam hay nói như vậy ...

Tôi cười đau cả bụng với câu chuyện con bé kể, xong rồi giải thích lung tung cho Bé. Nào là có lẽ do tục lệ, nào là có lẽ do thói quen có từ thuở còn nhỏ, như "thương cho roi cho vọt", hay nói ngược với những suy nghĩ của mình. Thí dụ, khi nghe bố mẹ nói "dễ ghét quá" thì không phải là ghét mà là ngược lại... Con bé đưa hai tay lên trời, lắc đầu nói lớn: "Ối Giời ơi!" Cuối cùng thì Em nói với Bé là nếu vậy có lẽ Bé có cả triệu "anh-chị-em-lạc-nhau" chứ không chỉ có 3 người đâu. Bé cũng cười ngặt nghẽo và nhắc lại chuyện ngày xưa Bé đã tin mình được lượm từ thùng rác thật.

Lúc Bé được 5 tuổi, người bạn hàng xóm Jason 8 tuổi hay qua nhà chơi với TAH lúc đó 10 tuổi, có lúc Jason cũng cùng Bé chơi bán hàng trong game-room, tôi thường ngồi viết hay đọc sách trong phòng bên cạnh, nghe Bé nói với bạn "Bà ấy không phải mẹ thật của em đâu, em được lượm từ thùng rác nhưng bà ấy tốt với em lắm." Tiếng Jason thì thầm lại: "Ủa vậy hả, thảo nào bà ấy không có cùng họ với you."
Chúng tôi ngồi ôn lại những câu chuyện trên dưới một phần tư thế kỷ thật thú vị.

Ngày mai chủ nhà về, chúng tôi lại chờ dịp vắng chủ nhà lần tới.

TTHV
08-23-2013, 08:32 AM
Đọc bài phân tích thật hay của anh Lê Hữu dưới đây, tôi gửi cho nhiều người; cả Bạn lẫn Bè, cả Bạn Thật lẫn Bạn Giả.

Nhận được nhiều phản hồi rất hay.
Đi ăn trưa với Bạn về sẽ post những phản hồi lên sau

******



http://anlacminh.blogspot.com/2013/08/ban-that-ban-gia.html

Bạn thật, bạn giả














http://www.banvannghe.com/images/upload/LHu-content.jpg (http://www.banvannghe.com/images/upload/LHu.jpg)













“Bạn giả cũng tựa như bạc giả,



đã không xài được mà để trong túi



có khi mang họa.”







Nhiều người vẫn cho rằng một trong những hạnh phúc trên đời này là tình bạn. Điều này thì ai cũng dễ dàng đồng ý thôi. Thế nhưng, để có tình bạn thực sự thì cần có những người bạn thực sự. Như thế nào gọi là một người bạn?

Liệu có phải những ai ta vẫn giao du đều là bạn cả? Không đâu, số người ấy gồm cả “bạn” lẫn “bè”, và phần nhiều là bè hơn là bạn. “Bạn bè” không phải là lối nói cho xuôi tai, cũng không phải là “từ láy”, “từ đệm” này nọ như nhiều người tưởng mà là “từ ghép” của hai chữ “bạn” và “bè”. Bạn, nói đơn giản, là người đồng hành cùng chia vui sẻ buồn với ta trên những chặng đường đời. Bè là những kẻ tạt ngang qua đời ta trong chốc lát, rồi đường ai nấy đi mà không chút vấn vương.



Tình bạn và tình bè



Bè là một dạng “bạn qua loa”. Bè trong những chữ “bè phái”, “kết bè, kết đảng” gợi lên ý tưởng không lấy gì làm hay ho cho lắm.

Kết bè luôn luôn dễ dàng hơn kết bạn, như ta dễ dàng “cụng ly” với người mới tiếp xúc lần đầu trong một bàn tiệc. Bạn nhậu là một trong những dạng “bè” khá phổ biến. Bàn nhậu và cuộc nhậu mở ra những cơ hội thuận tiện cho những ai có nhu cầu kết bè.

“Bè” dễ đến, dễ đi. Những lúc ta sảng khoái thì bè xăng xái “tấp” vào, những khi ta phiền muộn thì bè lặng lẽ “trôi” đi. Những kẻ ở quanh ta trong những cuộc vui ồn ào mà ta tưởng là “bạn” thường chỉ là “bè”. Như những cuộc vui chóng tàn, những người “bạn” dễ dãi ấy cũng nhanh chóng biến mất khỏi đời sống chúng ta. Những con người ta dễ lầm tưởng là “bạn” ấy, nhiều lắm chỉ đi với ta một đoạn đường ngắn ngủi, cũng không khác mấy những anh chàng, những cô nàng vớ vẩn mà ta có lần “đụng” phải, có lần gặp gỡ phất phơ đâu đó trong đời này, nói dăm ba câu chuyện nắng mưa rồi chia tay, đường ai nấy đi và chẳng bao giờ còn gặp lại lần thứ hai.

“Bè” cũng hay “đổi bè”, khi thì hát “bè” này, lúc thì hát “bè” khác. Tình bè khó mà bền chặt vì thiếu sự hiểu biết và tin cậy. Bè cũng có khi hóa thành bạn, tình bè cũng có khi đổi sang tình bạn nếu chung sống được với nhau lâu dài. Thường thì bè chỉ là bè.

“Có hoạn nạn mới biết bạn, bè”, câu ấy không mới nhưng chẳng bao giờ cũ, chẳng bao giờ sai, và cũng cho thấy một trong những “đức tính” nổi bật của bè là những lúc “bạn” khốn đốn thì “bè” chẳng thấy đâu cả và thường viện những lý do chính đáng để không phải ra tay nghĩa hiệp với bạn mình.

Hầu như ai cũng có ít nhiều bè, là những người ta vẫn tiếp xúc vì nhu cầu giao tế hoặc cùng môi trường sinh hoạt (hội hè, làm việc, giải trí…), nhưng không kể là bạn nên họ phải là bè. Ngược lại, ta cũng là bè của nhiều người, những người không thực sự xem ta là bạn. Cuộc sống là vậy. Thường thì bè cũng vô thưởng vô phạt, nếu ta chẳng trông cậy gì ở họ thì cũng không phải thất vọng vì họ.

Bạn cũng có bạn thân, bạn sơ. “Bạn sơ” có điểm giống “bè” là ta không biết gì nhiều về họ nên không đủ độ tin cậy. Bạn thân thường là bạn quen biết và gắn bó lâu năm, là người biết rõ cả tính tốt lẫn thói hư tật xấu của ta. Bạn thân là người từng chia sớt cùng ta những vui buồn, sướng khổ, và là người ta tin cậy được để chia sẻ những nỗi niềm. Bạn thân không hẳn là tri kỷ hoặc gần nhau về tính cách, sở thích, quan niệm. Bạn thân cũng không hẳn là người thật tốt. Có những người thật tốt với ta, có khi tốt hơn cả những bạn thân, nhưng ta vẫn không cảm thấy gần gũi, thân mật, vì thế không gọi là bạn thân.

Tình bạn thường “tĩnh” hơn là “động”, lắng đọng hơn là sôi nổi. Ở giữa hai người bạn thân là sự đồng cảm. Tận cùng của đồng cảm là thinh lặng.

Tình bạn cần có một bề dày của sự gắn bó, hiểu biết, cảm thông và tin cậy. Đến một tuổi nào đó người ta thật khó mà có thêm được những người bạn mới, trong lúc những người bạn cũ thì cứ mất đi lần lần. Càng lớn tuổi người ta càng cảm thấy cô đơn là vậy, và chẳng còn cách nào khác hơn là cố mà giữ lấy và yêu lấy những tình bạn cũ kỹ, hiếm hoi còn sót lại.

Những người tưởng rằng mình có nhiều bạn, thực ra là những người không có hoặc có rất ít bạn, và không biết phân biệt đâu là bạn, đâu là bè; hơn thế nữa, đâu là bạn thật, đâu là bạn giả.



Bạn thật tình thật, bạn giả tình giả



Bạn lại có “bạn thật” và “bạn giả”. Bạn thật là khuôn mặt thật, không điểm phấn tô son. Bạn giả là chiếc mặt nạ, với nhiều lớp phấn dày. Như cuộc sống có hai mặt, con người vừa có bạn thật lại vừa có bạn giả. Rủi thay, bạn giả lúc nào cũng nhiều hơn bạn thật. Bạn giả thì tình cũng giả, đến với ta vì cái gì đó khác hơn là tình thật.

Bạn giả là người đóng giả vai người bạn, ngoài mặt tỏ ra thân thiết nhưng có thể bất ngờ tặng cho ta những nhát dao trí mạng từ phía sau lưng, hoặc phun ra những nọc độc của lòng đố kỵ. Đôi lúc có kẻ thù còn dễ chịu hơn là có những người bạn giả. Bạn giả cũng tựa như bạc giả vậy, đã không xài được mà để trong túi có khi mang họa.

Bạn giả cải trang rất khéo, ra vẻ tình nghĩa thắm thiết, nói năng toàn những lời hay lẽ phải. Thường thì người ta nhận diện được bạn giả khá muộn màng, đành tự an ủi là học được bài học quý giá (với chút vị đắng cay) về những tình bạn… giả. Bạn giả như rượu giả, uống vào mới ngã ngửa ra.






http://www.banvannghe.com/images/upload/LHu_1-content.jpg (http://www.banvannghe.com/images/upload/LHu_1.jpg)



Bạn thật và bạn giả đều là những “bạn” ta quen biết khá lâu. Làm sao mà biết được bạn nào là thật, bạn nào là giả?

Bạn thật là người thực tâm mong muốn những điều tốt lành cho người bạn mình, là người vui sướng thấy bạn mình hạnh phúc, may mắn và thành công trong cuộc sống, như là hạnh phúc, may mắn và thành công của chính mình vậy (dẫu có “qua mặt” mình đi nữa). Bạn thật không bỏ qua cơ hội nào giúp bạn mình thăng tiến trên đường đời. Bạn thật không ngại tán thưởng về tài năng hoặc thành công của bạn mình để giúp bạn thêm tự tin trong cuộc sống, và không ngại nói thẳng nói thật về những sai trái của bạn mình để giúp bạn cải thiện bản thân. Bạn thật không ngại nói tốt về bạn mình sau lưng bạn, và sẵn sàng hóa giải những điều tiếng xấu nhắm vào bạn mình. Bạn thật là bàn tay chìa ra cho bạn mình nắm lấy lúc sa cơ thất thế, là đôi nạng cho bạn mình tựa vào lúc chông chênh, nghiêng ngả giữa dòng đời xuôi ngược. Bạn thật là người ở bên ta những lúc ta điêu đứng, trần trụi, là người đến với ta trong những thời kỳ đen tối nhất của đời ta, và cũng là người ta có thể đến gõ cửa mà không cảm thấy ngại ngùng khi cần sự giúp đỡ.

Bạn giả là người có những “đức tính” trái ngược hoặc không giống như trên.

Những người bạn thật như thế làm sao mà có nhiều được, thường chỉ đếm được trên những đầu ngón tay của một bàn tay (và ít khi đếm hết được). Con số này lại hao hụt dần và không kiếm đâu ra được để mà thay thế khi ta bước vào buổi hoàng hôn của đời người. Những con người ta gặp gỡ vào tuổi xế chiều, khi mà quỹ thời gian đã gần cạn, làm sao mà có đủ bề dày của một tình bạn.

Làm sao để có được những người bạn thật? Tôi chắc câu trả lời được nhiều người tán đồng là: “Bạn hãy tỏ ra là người bạn thật.”

Chẳng ai có hứng thú gì để “giao lưu tình cảm” với những người bạn giả, trừ khi ta cũng là… bạn giả.

Lúc nào rảnh rỗi, bạn thử làm việc này: với cây bút và tờ giấy, vẽ ra hai cột “Bạn” và “Bè” và ghi xuống tên những người ta vẫn giao du vào mỗi cột tương ứng. Từ cột “Bạn”, ta có thể di chuyển một ít tên sang cột thứ ba là cột “Bạn giả”, sau khi xem xét cẩn thận để đi đến kết luận rằng những “bạn” ấy không phải là bạn thật. “Bảng phân loại” này giúp ta có được cách xử sự phù hợp với từng đối tượng.

Với những người tôi thực lòng quý mến, tôi vẫn nói: “Tôi mong cho anh/chị không có bạn hơn là có những người ‘bạn giả’. Có được chừng vài ba người ‘bạn thật’ thì anh/chị là người may mắn và hạnh phúc.”



Lê Hữu

CucGach71
08-25-2013, 08:17 AM
Bạn thật, bạn giả.
Chị R, TEm chờ đọc những phản hồi nè ...

TEm có đọc bài này trong Facebook của TM, cũng có đùa với TM ... :) rằng ... cũng may không phải bạn thật hay bạn giả mà là bạn già :) :)

Bạn thật hay bạn giả thời gian sẽ trả lời, cư xử hết lòng với bạn khi làm bạn
Với TEm là thế :)

Cuối tuần an vui chị R hén :)

TTHV
08-25-2013, 12:34 PM
TE ơi
Chị bị "bội thực" vì những câu chuyện Bạn Bè, Bạn Thật Bạn Giả do bằng hữu phản hồi nên chưa đủ can đảm post lên đây, dù được phép của những người viết.
Cám ơn Em chia sẻ: Bạn thật hay bạn giả thời gian sẽ trả lời, cư xử hết lòng với bạn khi làm bạn

Hôm thứ Sáu chị đi ăn trưa với Bạn, nghe kể "Bạn Thật thành Bạn Giả" rất đau lòng:
Tưởng là bạn, nên cư xử tốt như tìm việc, làm mai, giúp đỡ ... nhưng sau đó không những thành Bạn Giả mà biến thành kẻ vong ơn, đi nói xấu, dựng chuyện để hại Bạn ...

Chị ngồi nghe mà không thể ngờ là những người có học, con nhà đàng hoàng, có địa vị trong xã hội mà cư xử như vậy.
Nghe, buồn quá phải không, Em?

Chúc Em một tuần mới làm việc vui nhé

TTHV
09-30-2013, 01:17 PM
Không biết hư thực ra sao, nhưng thật kinh ngạc khi xem đoạn video:

The Girl Whose Parents Sold Her Into Sex Slavery
Một thiếu nữ Việt Nam tại San Jose, Ca bị cha mẹ bán làm nô lệ tình dục

http://katiecouric.com/videos/the-girl-whose-parents-sold-her-into-sex-slavery/

TTHV
10-01-2013, 02:13 PM
Houston: Tưởng Niệm Thi Sĩ Bùi Giáng

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=x3d3VI6bxL0


https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=x3d3VI6bxL0

TTHV
10-22-2013, 08:20 PM
Canada: Công viên Quốc Gia Banff với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ

Bài: Nguyễn Phục Hưng
Ảnh: Hiền Vy
VietTide - Oct 11th, 2013



Với những người thích phồn hoa đô hội, thích mua sắm, thì có lẽ phải bỏ nhiều ngày tháng đi thăm New York, Paris hay Milan, Florence... Tuy nhiên, với những người mê phong cảnh thiên nhiên thì tiêu dao bên rặng núi Rocky Mountains có thể là một nơi chốn tuyệt vời. Rocky Mountains nằm giữa hai tỉnh bang * Bristish Columbia và Alberta của Canada. Vùng này rất rộng lớn, chỉ riêng trong ranh giới Alberta cũng phải mất nhiều ngày giờ mới thăm viếng hết được. Dĩ nhiên, nếu du khách chỉ muốn "cưỡi ngựa xem hoa" thì có thể đi một vòng tam giác, từ Calgary lên Edmonton, trở qua vùng đá lạnh Jasper, lái xuyên công viên quốc gia Banff, rồi trở lại Calgary. “Cưỡi ngựa xem hoa” như thế thì cũng mất năm ba ngày. Với những người yêu thiên nhiên thì vài tuần ngao du, chỉ trong Công viên quốc gia Banff, vẫn còn chưa đủ.

https://lh6.googleusercontent.com/-OZgEl7X1toM/Uj2RDPkja3I/AAAAAAAAQfA/nWnxPU3j51k/w622-h820-no/LakeLouise_0386.jpg

Lake Louise nhìn từ KS The Fairmont Chateau

Công viên quốc gia Banff cách thành phố Calgary chừng 150 cây số về phía tây theo Xa Lộ Xuyên Canada, Trans Canada Highway, tức là xa lộ số 1 của Canada. Xa lộ này kéo dài từ ven biển Thái Bình Dương ở phía tây, qua tới ven biển Đại Tây Dương ở phía đông của quốc gia này, và xuyên qua rất nhiều công viên cũng như thành phố lớn của Gia Nã Đại. Nếu du khách chỉ đi xuyên qua công viên Banff thì không phải trả lệ phí đậu xe, nhưng nếu định ghé lại viếng cảnh núi đồi hay sông hồ nào đó trong vùng, thì phải trả khoảng 20 dollars mỗi ngày. Trạm thâu tiền nằm ngay trên tuyến đường trước khi xuyên qua công viên trên quốc lộ số 1. Mới nghe, lệ phí có vẻ quá cao nhưng nếu bạn dừng lại để ngắm những thác nước hay các hồ trong công viên, thì sẽ thấy chi phí này rất thấp, vì việc bảo trì các thắng cảnh không phải là ít. Từ Calgary đi lên, du khách sẽ đi qua nhiều thị trấn, thác nước và hồ; từ tỉnh lỵ Canmore, tới thị trấn du lịch nổi tiếng Banff, rồi lên Lake Louise. Những thị trấn này qui tụ đủ loại khách sạn cho du khách, tùy túi tiền. Các thị trấn này nằm dọc theo xa lộ 1 và cũng nằm ven sông Bow. Sông Bow bắt nguồn từ rặng núi Rocky Mountains, uốn khúc bên xa lộ 1, chảy qua thành phố Calgary. Thường thì con sông này rất thơ mộng nhưng mùa tuyết tan tháng Sáu năm 2013 vừa qua, với những cơn mưa quá lớn, đã làm ngập lụt nhiều vùng dọc theo bờ sông và một phần Downtown Calgary, gây nhiều thiệt hại nặng nề.

https://lh6.googleusercontent.com/-VhIIUtgBEtA/Uj2RCp0J0kI/AAAAAAAAQew/FVyiP6G6M0Q/w548-h821-no/LakeLouise_0345.jpg

KS The Fairmont Chateau Lake Louise nhìn từ Fairview Lookout
.
Nổi tiếng nhất trong công viên quốc gia Banff là thị trấn Lake Louise với hồ Lake Louise vô cùng thơ mộng. Không biết cảnh Thiên Thai đẹp như thế nào hay chỉ trong tưởng tượng của nhiều thi sĩ, chứ bây giờ dừng bên hồ Louise thì có lẽ ai cũng phải ngẩn ngơ như Tản Đà mơ cảnh Thiên Thai trong bài Tống Biệt.

Tống biệt

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa, có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt
Nước chảy, huê trôi
Cái hạc bay vút tận trời
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi
(Tản Đà)

Đứng bên hồ nước mầu xanh ngọc bích soi bóng núi tuyết, dù mùa hè tuyết cũng chưa tan hết, trong buổi hoàng hôn hay lúc bình minh thì không thể có cảnh nào hút hồn du khách hơn. Mầu nước của Hồ Louise thay đổi tùy theo ánh sáng của mặt trời. Lúc mây đen, mặt hồ có mầu bạc sẩm tối, khi mây trắng, mầu nước sáng hơn và sẽ trở thành mầu ngọc thạch khi mây bay hết. Nếu là người thành phố ưa náo nhiệt, có thể thuê thuyền chèo trên hồ. Nhưng xin đừng chèo quá mạnh cho nước văng vãi tứ tung, đừng la hét vào lúc bình minh hay lúc mặt trời lặn vì sẽ làm mất đi vẻ đẹp siêu nhiên của cảnh hồ.

https://lh5.googleusercontent.com/-0MuCxY0Q9tk/UmVE4m-hNvI/AAAAAAAARig/AV164bTWEHQ/w533-h800-no/VT_LakeMoraine_0283.jpg


Lake Moraine


Nếu có tiền, hãy thuê phòng trong khách sạn The Fairmont Chateau Lake Louise ngay trước hồ, nhớ chọn cho được một phòng có ban công nhìn ra hồ để có cơ hội nhâm nhi ly cà phê bên người tình, ngắm hồ phản ánh mặt trời lúc bình minh, hay nhìn mặt trời lặn dần bên sườn núi lúc hoàng hôn, chẳng khác gì lạc cảnh Thiên Thai. Khách sạn này khỏang 4 đến 6 trăm dollars mỗi tối cho một phòng trung bình và có thể đắt hơn nhiều, tùy mùa nhưng phải giữ chỗ trước nhiều tháng hay cả năm trời. Nhiều du khách mê chụp hình, những nhà nhiếp ảnh nghệ thuật đã không ngần ngại dậy sớm tinh mơ đến hồ đón bình minh hay cố tình ở lại trễ để đón hoàng hôn bên hồ, nếu ở những khách sạn xa hồ.
Từ khách sạn The Fairmont Chateau Lake Louise, có thể đi bộ (hiking) trên nhiều lối tùy theo khả năng chịu đựng và thời gian cho phép. Lối mòn Lake Louise Lakeshore là dễ đi nhất, chỉ dài chừng 4 cây số khứ hồi và không phải leo đồi. Lối mòn này chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ là đi xong.
Lối mòn Lake Agnes Tea House dài khoảng 7 cây số, dẫn du khách lên độ cao gần 400 mét, khá gập ghềnh. Đi đoạn đường này mất khoảng 4 giờ đồng hồ nhưng đến cuối đường bạn sẽ có cơ hội uống cà phê hay trà tại Tea House nổi tiếng trong lịch sử bên hồ Angnes. Nếu chưa mỏi chân bạn có thể đi thêm chừng 1.5 km đến cuối hồ để chiêm ngưỡng phong cảnh thung lũng Bow và cả vùng Lake Louise.
Cũng từ Hồ Louise bạn có thể chọn đường mòn Plain of Six Glaciers. Đường này dài khoảng 11 cây số, khá gập ghềnh, trung bình mất khoảng 4, 5 giờ đi bộ leo đồi. Đường này có lẽ là đường đẹp nhất để ngắm rặng núi đá Canadian Rockies như Mt Lefroy, Mt Victoria và vùng băng hà có tên The Plain of Six Glaciers.

https://lh4.googleusercontent.com/-vmnMW-uX4KY/Uj2S8JgSSkI/AAAAAAAAQwc/ZA_JqBwy8mg/w800-h533-no/Moraine_0191.jpg

Lake Moraine

Vùng này không chỉ có Lake Louise trữ tình mà còn nhiều hồ khác, tuy nhỏ hơn nhưng cũng không kém phần thơ mộng. Trong các hồ này phải kể đến Hồ Moraine, Hồ Consolation, Hồ Eifel, Hồ Angnes và Hồ Temple. Có nhiều lối mòn (hiking trails) cho du khách yêu thiên nhiên đi bộ quanh hồ hay leo núi bên hồ. Những đường đi bộ ven hồ hay leo núi, cho du khách hòa mình vào thiên nhiên. Người Canada rất yêu thiên nhiên và có lẽ họ là những người thực hành lối sống bảo vệ thiên nhiên nghiêm túc nhất. Hình như đa số đều thấm nhuần tư tưởng hòa nhập vào thiên nhiên, ngoại cảnh chính là họ và ngược lại. Họ bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống, một cách tự nhiên và đầy trí tuệ chứ không phải là vì luật pháp nghiêm phạt những sự hủy hoại môi trường.

https://lh6.googleusercontent.com/-i5MG8am68TE/Uj2S_WGaZbI/AAAAAAAAQr8/t6uDpR4f7H8/w548-h821-no/Moraine_0231.jpg

Lake Moraine .

Hồ Moraine cách Hồ Louise chừng 15 cây số đường đèo. Bên cạnh Hồ Moraine là Hồ Consolation và cách Hồ Moraine chừng 7 cây số là Hồ Eiffel. Đến Hồ Moraine bạn có thể đi bộ theo lối mòn quanh hồ. Đường này rất dễ đi, dài chừng 3 cây số và phong cảnh rất đẹp. Một lối mòn khác là lối mòn quanh Hồ Consolation cũng bắt đầu từ Hồ Moraine. Lối này dài chừng 6 cây số khứ hồi, nhưng không gập ghềnh lắm, và tốn chừng 2 giờ đồng hồ. Cũng từ Hồ Moraine, những người có sức có thể đi đường Lake Eiffel. Chặng này dài khoảng 12 cây số khứ hồi, khá gập ghềnh nhưng khi lên đến đỉnh, bạn sẽ thấy phong cảnh hùng vĩ vùng thung lũng của 10 đỉnh núi cao trong vùng Lake Louise.

Trên đây chỉ liệt kê vài đường mòn nổi tiếng trong vùng Lake Louise. Có tất cả khoảng 20 đường mòn cho du khách chọn lựa. Ngoại trừ các lối mòn sát bờ hồ, khách du lịch được khuyến cáo nên đi từng đoàn ít nhất là 4 người và nhớ mang theo thuốc xịt đuổi gấu ( bear spray) đề phòng gấu tấn công. Những năm trước, có thể đi Gondola lên đỉnh núi để nhìn toàn cảnh khu Hồ Louise nhưng năm nay phương tiện này không mở cho du khách. Đi ngoạn cảnh hết vùng Lake Louise chắc cũng cần cả tháng nếu bạn muốn thực sự sống với thiên nhiên, chứ không chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa".

https://lh3.googleusercontent.com/-NoE8MgY7cUs/UmVE4Ft1o5I/AAAAAAAARhE/Ia4kzGASaFw/w800-h533-no/VT_LakeMinnewanka_0709.jpg

Lake Minnewanka .

Trở về thị trấn Banff cũng còn nhiều nơi ngoạn cảnh. Đi tàu du ngoạn trên Hồ Minnewanka, là hồ lớn nhất trong khu công viên quốc gia Banff và là hồ duy nhất được phép dùng tàu có động cơ. Chuyến đi kéo dài chừng 1 giờ để thấy cảnh đồi núi hùng vĩ soi bóng bên hồ cũng rất là thú vị. Cạnh Hồ Minnewanka là Two Jack Lake rất thơ mộng và có thể chèo thuyền tại đây. Từ thị trấn Banff, có thể lái xe lên Mount Norquay. Con đường quanh co và có thể thấy những chú nai hay huơu thơ thẩn dạo chơi trên đường. Mount Norquay là trung tâm truợt tuyết trong mùa đông nhưng mùa hè bạn có thể đi bộ leo núi để thấy cảnh hùng vĩ của những rặng núi quanh vùng Banff vẫn còn đóng tuyết vạn niên trên đỉnh. Dĩ nhiên, nếu mỏi chân thì bạn có thể lấy Gondola lên tuốt đỉnh núi Sulfur Mountain, là núi cao nhất gần trị trấn Banff, để nhỉn xuống dòng sông Bow uốn khúc bên trị trấn Banff hiền hòa. Dọc theo sông Bow từ Canmore, qua Banff , lên tới Lake Louise, có rất nhiều nơi cắm trại cho những ngưới thích thiên nhiên mà không muốn ở khách sạn. Nếu không muốn đị bộ thì có nhiều nơi cho thuê xe đạp để rong chơi hay mạo hiểm trong các đường đi xe trong rừng núi (biking/hiking trails).

https://lh5.googleusercontent.com/-DZ2ASc_diHQ/UmVE5FtJINI/AAAAAAAARiY/Jm7FiE-o3c8/w533-h800-no/VT_ElbowFalls_0978.jpg

Elbow Falls .

Đời sống tại Banff, và có lẽ hầu hết ở Canada, là một đời sống thanh bình, vui thú thiên nhiên. Ở vùng này người ta ngại gấu hơn đạo tặc, cướp giựt. Người dân không được phép mang súng. Họ uống rượu vui chơi nhưng hiền lành lịch sự, chưa hề thấy cảnh say sưa nhiễu loạn như tại các thành phố lớn Hoa Kỳ. Nếu là khách du lịch, nên cẩn thận chớ coi thường các vị cao niên dân địa phương. Có nhiều bà đã già nhưng họ leo núi phăng phăng mà dân trai trẻ quen sống thành thị, ham thể thao trên TV khó lòng bì kịp. Đó là kinh nghiệm bản thân của chúng tôi khi nhập đoàn hiking cùng hai vị bô lão và cuối cùng chúng tôi đành bỏ cuộc vì các cụ bỏ xa chúng tôi trên Eiffel Trail, gần Hồ Moraine. Những ngày ở Banff thật là thú vị và bổ ích. Rời Banff mà lòng luyến tiếc vì có nhiều nơi chưa kịp thăm viếng lại, nhất là vùng băng hà và công viên Jasper. Đây là lần thứ ba chúng tôi đến vùng Lake Louise nhưng lần này được sống với núi rừng thiên nhiên, khác hẳn các lần trước. Hai mươi năm trước chúng tôi đã viếng cảnh Jasper nhưng chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa". Chúng tôi hẹn nhau sang năm trở lại để đi hết những phong cảnh vừa hùng vĩ vừa thoát trần của Rocky Mountains. Có lẽ đây là tâm sự của chàng Lưu Nguyễn vừa ra khỏi Thiên Thai trong huyền thoại:
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi


Nguyễn Phục Hưng
9/2013

* Canada có 10 Tỉnh Bang (Provinces):
Alberta (http://en.wikipedia.org/wiki/Alberta), British Columbia (http://en.wikipedia.org/wiki/British_Columbia), Manitoba (http://en.wikipedia.org/wiki/Manitoba), New Brunswick (http://en.wikipedia.org/wiki/New_Brunswick), Newfoundland and Labrador (http://en.wikipedia.org/wiki/Newfoundland_and_Labrador), Nova Scotia (http://en.wikipedia.org/wiki/Nova_Scotia), Ontario (http://en.wikipedia.org/wiki/Ontario), Prince Edward Island (http://en.wikipedia.org/wiki/Prince_Edward_Island), Quebec (http://en.wikipedia.org/wiki/Quebec), and Saskatchewan (http://en.wikipedia.org/wiki/Saskatchewan).

TTHV
10-25-2013, 03:47 AM
Nhận được từ email:

*******************

Bài giảng trong Thánh Lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình, do LM Nguyễn Ngọc Tỉnh chủ tế tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn vào ngày Chủ Nhật 29-09-2013.


Phần 1:
http://www.youtube.com/embed/A3Cq9mbclB8 (http://www.youtube.com/embed/A3Cq9mbclB8)

Phần 2:

http://www.youtube.com/embed/WIET9-0mxF4 (http://www.youtube.com/embed/WIET9-0mxF4)

TTHV
10-30-2013, 06:26 AM
Khất thực !!!

Hôm qua, thứ Ba, Oct 29th, khoảng 11:30 trưa, đi vội ra HK4 mua vài thứ, tình cờ chứng kiến một cảnh rất "ngoạn mục".
Một cô "vạch mặt" một "Bà Khất Sĩ" là "Đảng Viên CS" đội lốt nhà tu.
Phản ứng của Bà Khất Sĩ làm tôi ngẩn người: Bà ta nhảy tưng tửng, miệng la làng "Cứu tôi với, Cứu tôi với, bà con ơi"
Không thấy ai cứu bà ta, mà có một Bác, chỉ tay vào mặt bà, nói nhiều lần: "Cởi áo tu ra đi!"
Một lát, manager của chợ HK kêu security ra "dẹp loạn". Bà khất sĩ kêu cứu "Help me! Help me!" với ông security.
Không "help" bà ta, mà ông "escort" bà ta ra khỏi mall.
Đám đông chưa giải tán mà còn tụ tập kể chuyện về bà khất sĩ này.

Tuần trước, đi ăn trưa với Em, chúng tôi cũng thấy một "ông khất sĩ" lãng vãng gần tiệm chè ĐP, khu Tượng Đài.
Thấy xe ai vừa đậu, là ông chạy đến đưa 1 lá bùa. Khi ông đưa cho chúng tôi, tôi nhìn vào mặt ông, không nói một chữ và dĩ nhiên không cho 1 cent.

Áo vàng bận với quần Jean cùng với phong cách của các khất sĩ như vậy, làm Phật tử chúng tôi buồn lòng, nhưng...
Chưa biết làm sao để chấm dứt vấn nạn này!!!

Triển
10-30-2013, 07:04 AM
chị kể lại xem chị HV. Vụ khất sĩ là sao, rồi vụ đảng viên CS đội lốt khất sĩ là sao nữa? Sao tôi đọc nghe như ở VN vậy?

TTHV
10-30-2013, 07:21 AM
Anh Triển,
hv kể rồi đó.
Chuyện xảy ra tại Houston trưa hôm qua, hv chứng kiến.
Tiếc là quên cái cell phone ở nhà nên không quay được.
Bị, từ nhà ra chợ khoảng 2 miles, nên nhiều khi đi chợ chỉ có chìa khóa và bằng lái xe mà không mang theo cell phone.

Houston dạo này xuất hiện nhiều người bận áo nhà tu ở các khu chợ VN lắm, họ "khất thực" anh T ạ.

Triển
10-30-2013, 07:40 AM
chị HV dùng chữ khất thực là nghĩa đen xin ăn, xin tiền đó hả chị? Họ là ai? Gia cảnh vì sao mà ở Mỹ lại phải đi xin ăn? Bên tôi may mắn là chưa thấy có tình cảnh này có lẽ do ngươì Việt quá ít và khí hậu khắc nghiệt 4 mùa nên vô gia cư hay phải khất thực bên tôi mùa Đông chắc là khó sống lắm.

NhuLien
10-30-2013, 08:22 AM
Anh Triển,
hv kể rồi đó.
Chuyện xảy ra tại Houston trưa hôm qua, hv chứng kiến.
Tiếc là quên cái cell phone ở nhà nên không quay được.
Bị, từ nhà ra chợ khoảng 2 miles, nên nhiều khi đi chợ chỉ có chìa khóa và bằng lái xe mà không mang theo cell phone.

Houston dạo này xuất hiện nhiều người bận áo nhà tu ở các khu chợ VN lắm, họ "khất thực" anh T ạ.

Chào cô Hiền Vy và anh Triển,

Lâu lâu tôi ghé khu Bellaire một lần, cách đây một tuần, tôi có mời ông cậu ghé sang tiệm hủ tiếu gà cá Hoàng bên khu chè ĐP. có chứng kiến chuyện mà cô HV đã kể. Mà cô chủ quán rất cương quyết bắt người đàn ông đó ra khỏi quán ngay lập tức, khi thấy ông ta đứng chào mời nơi bàn của chúng tôi. Không biết là dùng chữ " khất thực " như thế có đúng không? Sự thật thì họ không đi " ăn xin " mà họ chào mời lợi dụng, gọi lòng từ tâm của người mà thôi. Vì tay họ cầm cuốn sổ.

Đúng là mặc áo vàng chào mời nhưng người tôi đã gặp là người Trung Quốc chứ không phải là người Việt ở Houston. Theo như đúng luật lệ của người chủ chợ hay hàng quán có quyền mời và báo cảnh sát về những người nầy. Sự thật, tôi cũng không hiểu sao họ lại lơ là trong vấn đề nầy, để những người đó làm phiền khách hàng của mình như thế!

TTHV
10-30-2013, 08:27 AM
Anh Triển,
hv không biết gia cảnh của những người này.
Ở Mỹ (các chợ ở Nam Cali và Houston) hv thấy có những người VN đứng xin tiền. Dạo gần đây thì xuất hiện những người đứng xin, bận áo vàng của tu sĩ Phật giáo.



Một cô "vạch mặt" một "Bà Khất Sĩ" là "Đảng Viên CS" đội lốt nhà tu.

hv viết đầy đủ hơn để anh hình dung được cảnh này:
Cô này, chỉ tay vào mặt bà khất sĩ (mặc áo vàng nhà tu, đầu cạo trọc), mắng nhiếc nhiều lần: "Bà không phải là người tu, bà là đảng viên CSVN giả dạng..."

Phản ứng của bà khất sĩ này không có vẻ gì là một người tu cả. Bà ta nhảy tưng tưng, la làng cầu cứu...
Nhưng không ai cứu bà ta cả.

TTHV
10-30-2013, 08:37 AM
Chào cô Hiền Vy và anh Triển,

Lâu lâu tôi ghé khu Bellaire một lần, cách đây một tuần, tôi có mời ông cậu ghé sang tiệm hủ tiếu gà cá Hoàng bên khu chè ĐP. có chứng kiến chuyện mà cô HV đã kể. Mà cô chủ quán rất cương quyết bắt người đàn ông đó ra khỏi quán ngay lập tức, khi thấy ông ta đứng chào mời nơi bàn của chúng tôi. Không biết là dùng chữ " khất thực " như thế có đúng không? Sự thật thì họ không đi " ăn xin " mà họ chào mời lợi dụng, gọi lòng từ tâm của người mà thôi. Vì tay họ cầm cuốn sổ.

Đúng là mặc áo vàng chào mời nhưng người tôi đã gặp là người Trung Quốc chứ không phải là người Việt ở Houston. Theo như đúng luật lệ của người chủ chợ hay hàng quán có quyền mời và báo cảnh sát về những người nầy. Sự thật, tôi cũng không hiểu sao họ lại lơ là trong vấn đề nầy, để những người đó làm phiền khách hàng của mình như thế!
Em chào chị Như Liên.
Em mới dọn về khu Bellaire này gần 2 năm nay.
Vì gần chợ nên em hay "chạy" ra chợ và đi ăn trưa với bạn và các em. Do đó chứng kiến nhiều cảnh thật ngán ngẩm.
Lúc đầu em cũng mang ví nhưng được nhiều người khuyến cáo là cẩn thận vì các khu chợ VN hay bị cướp nên em thường đi tay không, vì vậy hôm qua em không có cell phone để thâu cảnh ngoạn mục đó.
Chị Như Liên ở gần khu Bellaire không ?

Triển
10-30-2013, 08:50 AM
Chào cô Hiền Vy và anh Triển,

Lâu lâu tôi ghé khu Bellaire một lần, cách đây một tuần, tôi có mời ông cậu ghé sang tiệm hủ tiếu gà cá Hoàng bên khu chè ĐP. có chứng kiến chuyện mà cô HV đã kể. Mà cô chủ quán rất cương quyết bắt người đàn ông đó ra khỏi quán ngay lập tức, khi thấy ông ta đứng chào mời nơi bàn của chúng tôi. Không biết là dùng chữ " khất thực " như thế có đúng không? Sự thật thì họ không đi " ăn xin " mà họ chào mời lợi dụng, gọi lòng từ tâm của người mà thôi. Vì tay họ cầm cuốn sổ.

Đúng là mặc áo vàng chào mời nhưng người tôi đã gặp là người Trung Quốc chứ không phải là người Việt ở Houston. Theo như đúng luật lệ của người chủ chợ hay hàng quán có quyền mời và báo cảnh sát về những người nầy. Sự thật, tôi cũng không hiểu sao họ lại lơ là trong vấn đề nầy, để những người đó làm phiền ầkhách hàng của mình như thế!

Nghĩa là họ kêu gọi quyên góp phải không chị Như Liên. Nhưng mà rồi làm sao mình biết là họ có dụng ý xấu hay tốt? Thật ra quấy rầy thực khách thì không đúng rồi. Cho nên tôi cũng ngại ăn uống ở quán xá bên VN lắm. Lần tôi về VN cháu tôi chở đi chơi hay ghé quán ăn đại, đúng hai lần ghé quán bình dân, trẻ con đến xin ăn sao đông quá, tôi thì như cha bị điên ăn không được, gọi luôn hai bàn phở cho 12 đứa lớn có nhỏ có ngồi ăn đàng hoàng rồi tôi đi. Đúng hai lần như vậy, lần thứ nhì thì có người lớn xin ăn luôn. Các lần sau cháu tôi sợ tôi nổi tiếng làm chưởng môn Cái Bang luôn, nên chúng tôi đi đâu cũng ghé nhà hàng sang trọng để không bị quấy rầy.
Trước khi đi sang đây, chúng tôi có đi chùa chỗ để bài vị của chị tôi, đứng sân chùa có một cụ già cứ năn nỉ tôi mua vé số hoài, mà tôi không có mua, vì thứ nhất là không có tiền nhỏ, thứ hai là đâu có dò đâu mà mua. Nhưng bà cụ nài hoài tôi phải móc tiền ra xin cụ nhận cho chứ tôi không có mua vé số. Bà cụ bèn nói, tôi bán vé số chứ đâu có xin ông. Tôi bất thần không biết phản ứng thế nào, vì mình tình ngay mà ý như là gian, coi rẻ người ta vậy. Cũng may có ông khác đứng gần đó cũng bán vé số, nói thôi ổng có lòng bà nhận luôn đi. Tôi mới sực tỉnh trí nói ngay ừ xem như tôi mua vé số của bà tặng cho bà dò giùm luôn. Biết đâu số tôi may mắn rồi bà không bị khó nữa!




hv viết đầy đủ hơn để anh hình dung được cảnh này:
Cô này, chỉ tay vào mặt bà khất sĩ (mặc áo vàng nhà tu, đầu cạo trọc), mắng nhiếc nhiều lần: "Bà không phải là người tu, bà là đảng viên CSVN giả dạng..."

Phản ứng của bà khất sĩ này không có vẻ gì là một người tu cả. Bà ta nhảy tưng tưng, la làng cầu cứu...
Nhưng không ai cứu bà ta cả.
Như vậy là anh Hưng và chị có đề tài làm phóng sự tài liệu rồi đó. Để bà con biết họ là ai, ở đâu ra. Tại sao phải khổ sở đội lớp thầy tu để có mục đích gì .v.v.v.?


Cám ơn hai chị đã giải thích ha.

NhuLien
10-31-2013, 04:58 AM
Em chào chị Như Liên.
Em mới dọn về khu Bellaire này gần 2 năm nay.
Vì gần chợ nên em hay "chạy" ra chợ và đi ăn trưa với bạn và các em. Do đó chứng kiến nhiều cảnh thật ngán ngẩm.
Lúc đầu em cũng mang ví nhưng được nhiều người khuyến cáo là cẩn thận vì các khu chợ VN hay bị cướp nên em thường đi tay không, vì vậy hôm qua em không có cell phone để thâu cảnh ngoạn mục đó.
Chị Như Liên ở gần khu Bellaire không ?

Chào Hiền Vy,

Có thể là Hiền Vy ở phía khu Bellaire City không? Còn khu Bellaire của phố người Việt, cũng tạo nhiều thành quả tốt khiến người dân bản xứ kính nể người Việt, mỗi khi nói về người Việt nơi Houston với những lá cờ Việt Nam Cộng Hòa tung bay phất phới nơi khu tượng đài. Đồng thời chuyện cướp bóc cũng không sao tránh khỏi!!! Thêm vào đó sau trận bão Katrina, Houston có thể là nơi đất lành chim đậu không? Mà nhiều người đã chọn Houston là nơi sinh sống, nên khu Bellaire càng nhộn nhịp hơn xưa nhiều lắm.

Chị thì không ở gần khu Bellaire lắm đâu!. Hai chục năm trước thì chị ở vùng Sugar Land, hiện tại thì chị ở vùng West của Houston đó! Cứ tưởng sống xa town một chút sẽ hưởng được những cảnh thiên nhiên, bạn bè thì dọn đi xa hơn nữa nào là Fulshear, Columbia, Buda etc... cũng nhiều. Đôi khi nghĩ. hay mình thuộc loại trâu chậm không nhỉ?

Later,

NL

TTHV
10-31-2013, 05:46 AM
Không, chị Như Liên ơi. Em ở ngay góc West Park và Kirkwood.
Trong khu này thì yên ghê lắm nhưng bên ngoài thì có lẽ không yên đâu.
Ngày xưa em ở Katy, nhưng rời Katy 10 năm nay rồi.

NhuLien
10-31-2013, 05:46 AM
Nghĩa là họ kêu gọi quyên góp phải không chị Như Liên. Nhưng mà rồi làm sao mình biết là họ có dụng ý xấu hay tốt? Thật ra quấy rầy thực khách thì không đúng rồi. Cho nên tôi cũng ngại ăn uống ở quán xá bên VN lắm. Lần tôi về VN cháu tôi chở đi chơi hay ghé quán ăn đại, đúng hai lần ghé quán bình dân, trẻ con đến xin ăn sao đông quá, tôi thì như cha bị điên ăn không được, gọi luôn hai bàn phở cho 12 đứa lớn có nhỏ có ngồi ăn đàng hoàng rồi tôi đi. Đúng hai lần như vậy, lần thứ nhì thì có người lớn xin ăn luôn. Các lần sau cháu tôi sợ tôi nổi tiếng làm chưởng môn Cái Bang luôn, nên chúng tôi đi đâu cũng ghé nhà hàng sang trọng để không bị quấy rầy.



Vâng, nếu nói họ quyên tiền thì đúng hơn, thì phải??? Có thể nói là trực giác không anh Triển? Cũng khó về cái bộ dạng bên ngoài của người Việt của mình. họ đóng kịch rất tài lắm (Tôi đã bị lầm nhiều lần rồi*!!!) Còn cái người đàn ông Trung Quốc và cái cô trẻ Thái Lan hay Phi Luật Tân(?) mà tôi đã gặp qua, rất dễ nhìn ra anh à! Khu phố Bellaire ở Houston, là một nơi anh có thể không cần nói một ngôn ngữ khác đâu. Nơi dùng tiếng Việt như ta đang ở Việt Nam, từ chợ búa cho đến quán ăn, tất cả giao dịch của người Việt ở đây.

Chuyện làm trùm dân cái bang, thì tôi đã làm nhiều lần lắm rồi anh à! Lần ghé về Đà Lạt thì tôi đã mua hết cái gánh chè của chị bán chè, cho đám con nít thấy tôi ngồi ở ăn chè thì hỏi xin tiền. Còn nơi tiệm phở gần khu chợ Hòa Bình thì tôi bao phở chứ không cho tiền. Có lần khu Nguyễn Tri Phương gặp đám con nít mặt lem luốc hỏi xin tiền. Thì tôi hỏi tụi con đói bụng không? Cả bọn nhốn nháo lên gật đầu, bắt ngồi ăn thì cự nự vòi tiền mãi thôi. Ái da, đã là trùm bự rồi bị tụi nhóc thì nhằm nhòa gì ba cái tẻ lẻ.

Omg, tôi ngán cái cảnh nầy lắm rồi anh Triển ơi!

* cứ tự an ủi một câu nghe chán lắm! Thôi không sao, biết đâu họ bị thật thì sao ???

TTHV
10-31-2013, 05:54 AM
Vâng, nếu nói họ quyên tiền thì đúng hơn, thì phải??? Có thể nói là trực giác không anh Triển? Cũng khó về cái bộ dạng bên ngoài của người Việt của mình. họ đóng kịch rất tài lắm (Tôi đã bị lầm nhiều lần rồi*!!!) Còn cái người đàn ông Trung Quốc và cái cô trẻ Thái Lan hay Phi Luật Tân(?) mà tôi đã gặp qua, rất dễ nhìn ra anh à! Khu phố Bellaire ở Houston, là một nơi anh có thể không cần nói một ngôn ngữ khác đâu. Nơi dùng tiếng Việt như ta đang ở Việt Nam, từ chợ búa cho đến quán ăn, tất cả giao dịch của người Việt ở đây.

Chị Như Liên. Em thì chưa thấy "khất sĩ" nào với "cuốn sổ trên tay" ngoài chợ hay trong tiệm ăn khu Bellaire cả.
Như vậy là không ít người bận áo vàng nhà tu Phật giáo và cạo đầu ngoài khu Tượng Đài rồi.

TTHV
11-05-2013, 01:41 PM
Ảnh của Hiền Vy, Bìa của Việt Tide November 1st, 2013

https://scontent-a-dfw.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/1383562_535816406497895_703193515_n.jpg

https://scontent-b-dfw.xx.fbcdn.net/hphotos-ash4/999727_456971591089615_633368498_n.jpg

TTHV
11-07-2013, 06:09 AM
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/al-hoang-lost-third-term-11062013114704.html


Nghị viên Al Hoàng thất cử ở Texas

Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2013-11-06


11062013-al-hoang-lost-third-term.mp3http://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-listen.png (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/al-hoang-lost-third-term-11062013114704.html/11062013-al-hoang-lost-third-term.mp3/inline.html) http://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-download.png (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/al-hoang-lost-third-term-11062013114704.html/11062013-al-hoang-lost-third-term.mp3/download.html)

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/al-hoang-lost-third-term-11062013114704.html/Richard-Dad-Mom-and-VanDongVienMexican_305.jpg/imageÔng Richard Nguyễn vui mừng cùng gia đình khi được biết kết quả cuộc bầu cử
RFA


http://www.rfa.org/vietnamese/icon_speaker.gif Nghe bài này (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/al-hoang-lost-third-term-11062013114704.html/11062013-al-hoang-lost-third-term.mp3)


Trong kỳ bầu cử Tháng 11, năm 2013, ứng cử viên Richard Nguyễn đã đánh bại Nghị Viên Al Hoàng trong Đơn vị F, thành phố Houston.
Có khoảng trên dưới mười người trong ban vận động, cùng với gia đình và ủng hộ viên của ứng cử viên Richard Nguyễn, người ra tranh cử chức Nghị Viên Đơn vị F, với NV Al Hoàng, tụ họp trong một căn phòng nhỏ nằm trên đại lộ Kirkwood, để theo dõi kết quả cuộc bầu cử 2013.

Trong kỳ bầu cử này, dân Houston đặc biệt chú ý tới kết quả của cuộc tranh cử chức Thị Trưởng, Nghị viên và các chức vụ khác của thành phố. Nhiệm kỳ của Thị Trưởng và Nghị viên Thành phố Houston là 2 năm và chỉ được ứng cử 3 nhiệm kỳ liên tiếp.

Năm nay là nhiệm kỳ thứ ba của thị trưởng Houston, cũng như của Nghị Viên gốc Việt Al Hoàng, thuộc Đơn vị F, là một trong 16 đơn vị hội đồng thành phố Houston.

Bên phía ông Richard Nguyễn

Trong khi thị trưởng Annise Parker thắng cử vẻ vang với 57% tổng số phiếu và người kế đó chỉ được 27%, thì NV Al Hoàng bị thất cử. Ông Richard Nguyễn thắng chức nghị viên Đơn vị F với tỉ số 52% trên 48% cử tri đi bầu để trở thành Tân Nghị Viên của đơn vị này. Đơn vị F, nằm trong khu Tây Nam của thành phố Houston, có rất nhiều cử tri Mỹ gốc Việt sinh sống. Trong cuộc tranh cử vào chức Nghị Viên đơn vị F năm nay, chỉ có một mình ông Richard Nguyễn ra tranh cử cùng Nghị Viên Al Hoàng. Sự thắng cử của ông Richard Nguyễn, gây sửng sốt cho nhiều cư dân gốc Việt, cũng như cử tri Hoa Kỳ, tại Houston và cử tri Đơn vị F. Chính ông Tân Nghị Viên gốc Việt, Richard Nguyễn cũng không dấu được sự ngạc nhiên trước thắng lợi này, dù đã ráo riết vận động, vì ông biết là nghị viên Al Hoàng đã được nhiều người biết đến và có nhiều tổ chức địa phương ủng hộ. Ông nói:

"Có ngạc nhiên, nhưng vì hằng đêm cầu nguyện và mọi người cũng cầu nguyện cho tôi. Lòng tin đó, lòng thành đó, bây giờ sắp thành sự thật. Trước hết là cảm ơn Trời Phật, sau đó là cảm ơn tất cả những đồng bào trong khu vực F và trong thành phố Houston. "

Bên cạnh niềm tin vào Trời Phật, ông Richard Nguyễn cho rằng sự thành công của ông là do công lao của rất nhiều người:
Tôi nghĩ rằng Richard vẫn ủng hộ cái việc mang quyền lợi về cho thành phố Houston, cho district F, cho cộng đồng VN, nhưng mà không với tư cách là cá nhân. Cái đó là tôi và cộng đồng mong muốn, hy vọng...Đó là sự khác biệt giữa một chính trị gia, là người VN chống cộng, thì cách cư xử, lập trường phải rõ ràng

ông Trịnh Quang Vinh

"Run lắm, nhưng rất vui bởi vì đây là công lao của nhiều người trong cộng đồng người Việt tại Houston này. Những cử tri đã bỏ công lao đi bầu, vận động, kêu gọi bạn bè, kêu gọi gia đình, kêu gọi hết mọi người dồn phiếu cho tôi. Tôi không phải là con riêng của bố mẹ tôi mà là con chung của mọi người. Nếu bố mẹ tôi tự hào về tôi thì tất cả mọi người có thể tự hào về tôi."
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/al-hoang-lost-third-term-11062013114704.html/richard-nguyen-260.jpg/image
Ông Richard Nguyen thắng cử với tỷ lệ 52% trên 48%.

Ông khẳng định rằng, sự đắc cử của ông phần lớn là do sức mạnh của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại Houston:
"Nếu không có cái thúc đẩy đó, không có cái sức mạnh đó thì làm sao tôi có thể thành công được."

Cùng có mặt trong phòng theo dõi kết quả bầu cử, thân phụ của Tân Nghị Viên Richard Nguyễn, ông Nguyễn Văn Vĩnh, nguyên là Thiếu tá Lực Lượng Đặc Biệt của QLVNCH, chia sẻ cảm tưởng của mình:
"Ai cũng thế, con mình mà đi tranh cử với một người khác thì đương nhiên chúng tôi ước mong phải thắng. Đó không phải là ích kỷ mà cũng là ích kỷ, bởi vì mình thắng thì người khác thua. Thế nhưng điều mà chúng tôi rất mừng là cộng đồng người Việt ai cũng thương cháu. Đó là cái vinh dự cho chúng tôi. Một lần nữa, chúng tôi xin cám ơn tất cả các qúi vị trưởng thượng, các đoàn thể, các cơ quan truyền thanh, truyền hình..."

Một người trong ban vận động của Richard Nguyễn là ông Trịnh Quang Vinh chia sẻ rằng, theo ông, thì Tân Nghị Viên đơn vị F sẽ thi hành công vụ vì
lợi ích chung:
"Tôi nghĩ rằng Richard vẫn ủng hộ cái việc mang quyền lợi về cho thành phố Houston, cho district F, cho cộng đồng Việt Nam, nhưng mà không với tư cách là cá nhân. Cái đó là tôi và cộng đồng mong muốn, hy vọng là không phải vì quyền lợi cá nhân. Đó là sự khác biệt giữa một chính trị gia, là người Việt Nam chống cộng, thì cách cư xử, lập trường phải rõ ràng."
Sự đắc cử của ông Richard Nguyễn nói lên những điều sau đây: Đồng hương Mỹ cũng như Việt, chưa chấp nhận con đường đấu tranh từng phần với CSVN mà tôi đề xướng. Đồng hương Mỹ và Việt đa phần vẫn ủng hộ bế quan tỏa cảng...

Ông Al Hoàng

Một vận động viên người Mễ Tây Cơ là bà Deleon, rất vui mừng trước kết quả này. Bà cho biết là đã đi gõ cửa từng nhà để vận động cho ông Richard Nguyễn.

Bên phía ông Al Hoàng

Cách đó chưa tới một dặm đường là bản doanh theo dõi kết quả bầu cử của đương kim Nghị Viên đơn vị F. Khi chúng tôi đến nơi, thì chỉ còn ông Phạm Ngọc Trung, là chánh văn phòng của Nghị viên Al Hoàng và cũng là một thành viên trong ban vận động tái cử của Nghị viên Al Hoàng. Ông Trung cho rằng, lý do thất cử của NV Al Hoàng là vì quá chủ quan:
"Kỳ này anh Hùng không có vận động nhiều. Đó là vấn đề chủ quan, cái chủ quan đưa đến sự thất bại mà chúng tôi phải chấp nhận. Đây là xứ dân chủ, nên trước tiên, chúng tôi chúc mừng bên đó. Vì bên này chủ quan mà bên kia vận động rất ráo riết. Tôi tin rằng họ cũng rất ngỡ ngàng giống như chúng tôi, là kỳ này có sự thành công mà đắc cử, phải nói rằng, bên này ngỡ ngàng mà bên kia cũng rất ngỡ ngàng."

Và ông Trung nhận định rằng, cử tri gốc Việt của District F, chọn người cho chức vụ của thành phố Houston, theo quan điểm chính trị của họ:
"Đây là xứ tự do. Mọi người dùng lá phiếu theo quan điểm của họ. Nói về quan điểm chính trị, thì người Việt, theo như tôi biết, là họ bỏ phiếu cho quan điểm chính trị nhiều hơn. Anh Hùng cho đến ngày hôm nay và ngay lúc này cũng vậy, là không bao giờ ân hận. Anh Hùng đã đi con đường chấp nhận đối thoại. Tụi tôi sinh hoạt với nhau nên tôi biết, cho dù thất bại hôm nay nhưng con đường của anh ấy đi vẫn không thay đổi."

Trong thư chúc mừng viết cho Tân Nghị Viên Đơn Vị F, đương kim NV Al Hoàng có một đoạn như sau:
"Sự đắc cử của ông Richard Nguyễn nói lên những điều sau đây:
Đồng hương Mỹ cũng như Việt, chưa chấp nhận con đường đấu tranh từng phần với CSVN mà tôi đề xướng. Đồng hương Mỹ và Việt đa phần vẫn ủng hộ bế quan tỏa cảng..."

Từ Houston, Hiền Vy thông tín viên RFA tường trình.

Tin, bài liên quan



Chuyến đi VN gây nhiều tranh luận của Nghị Viên Hoàng Duy Hùng (phần 1) (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/A-controversy-trip-to-Vietnam-by-Councilman-Al-Hoang-of-Houston-Part1-08132010064759.html)
Chuyến đi VN gây nhiều tranh luận của Nghị Viên Hoàng Duy Hùng (phần 1) (http://www.rfa.org/vietnamese/international/A-controversy-trip-to-Vietnam-by-Councilman-Al-Hoang-of-Houston-Part1-08132010064759.html)
Cộng đồng Houston chia vui với Nghị viên đắc cử gốc Việt (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Houston-Viet-community-celebrating-the-election-of-the-first-Vietnamese-American-Houston-City-Council-Member-HVy-12222009113703.html)

TTHV
11-16-2013, 01:51 PM
Bầu cử nghị viên thành phố Houston 2013: Bất ngờ và Ngạc nhiên

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư, 13-11-2013

Âm thanh (http://haokhidienhong.com/hienvy/hoangduyhungthatcu2013.html)


Trong kỳ tuyển cử ngày 5 tháng 11 vừa qua, đương kim nghị viên thành phố Houston, đơn vị F, Al Hoàng, hay Hoàng Duy Hùng, đã thất bại khi ra ứng cử cho nhiệm kỳ thứ ba. Người đắc cử trong cuộc chạy đua vào Hội Đồng thành phố Houston năm nay là ông Richard Nguyễn, được 52% tổng số phiếu, trong khi ông Al Hoàng chỉ có 48%. Vai trò của một nghị viên thành phố Houston rất quan trọng vì Houston là thành phố đứng hàng thứ tư của Hoa Kỳ, với dân số khoảng 2 triệu người. Hội đồng thành phố Houston gồm 16 nghị viên có nhiệm vụ phê chuẩn các dự án phát triển và ngân sách, khoảng 2 tỷ dollars hàng năm.

Richard Nguyễn là một khuôn mặt rất mới, ít người biết đến trong sinh hoạt cộng đồng tại Houston cũng như các cộng đồng bạn. Ông theo gia đình đến tị nạn tại Hoa Kỳ năm 1975, lúc mới 12 tuổi. Sự đắc cử của Richard Nguyễn được coi như một biến cố chính trị khá đặc biệt tại đơn vị F của Houston, là khu vực có rất nhiều cử tri gốc Việt. Sự kiện này làm ngạc nhiên nhiều người, kể cả những người ủng hộ nghị viên Al Hoàng, cũng như ủng hộ tân nghị viên Richard Nguyễn.

Tối ngày 5 tháng 11, ông Richard Nguyễn cùng gia đình và ủng hộ viên, khoảng 10 người, theo dõi kết quả cuộc kiểm phiếu tại một căn nhà nhỏ làm trụ sở tranh cử. Ông Richard Nguyễn đã không dấu được sự hân hoan và ngạc nhiên trước kết quả tốt hơn dự đoán:
"Rất vui mừng. Run lắm, run lắm nhưng mà vui, vui, bởi vì đây là bao nhiêu công lao của tất cả mọi người trong gia đình, trong cộng đồng người Việt mình tại Houston này..."

Qua các cơ quan truyền thông Việt ngữ địa phương, tân nghị viên Richard Nguyễn lên tiếng cảm ơn nghị viên Al Hoàng đã phục vụ cho cử tri trong 2 nhiệm kỳ qua. Ông nói:
“Cám ơn anh Al Hoàng đã cho tôi cơ hội để mình tranh đấu với nhau. Thắng hay thua gì tôi cũng chúc mừng anh đã được hai nhiệm kỳ và anh đã phục vụ cộng đồng trong những năm vừa qua.”

Còn nghị viên Al Hoàng cũng chúc mừng sự đắc cử của ông Richard Nguyễn trong một email gửi cho tân nghị viên cũng như cho cộng đồng:
“Chúc mừng tân nghị viên Richard Nguyễn sau khi có con số chính thức 100%. Chúc mừng phe Bế Quan Tỏa Cảng vì đồng hương Mỹ Việt đa phần vẫn ủng hộ con đường này. Cầu chúc ông Richard Nguyễn nhiều sức khoẻ và khôn ngoan trong công việc nghị viên của ông.”

Sự thất cử của nghị viên Al Hoàng làm cho những người ủng hộ ông ngạc nhiên. Ông Phạm Trung, chánh văn phòng của ông Al Hoàng, chia sẻ rằng, sự thất bại này là do phía ông Al Hoàng quá chủ quan:
“Nói thẳng là em rất là ngạc nhiên, và trước tiên cũng chúc mừng ở bên anh Richard Nguyễn là có một sự vận động rất là ráo riết và đã thành công. Còn ngược lại bên em thì kỳ này chủ quan quá. Chính cái sự chủ quan đó mà phải trả giá rất đắt!”

Trong cuộc vận động cho Richard Nguyễn, ngoài cộng đồng gốc Việt, ban vận động của ông đã tích cực vận động các cộng đồng thiểu số khác và nhiều bạn trẻ cũng vận động giúp Richard Nguyễn. Trước kết quả thắng cử của Richard Nguyễn, một cổ động viên trẻ là em Megan Vũ nói em rất vui mừng và trông chờ những điều tân nghị viên sẽ làm trong nhiệm kỳ sắp tới:

“I am really excited for his term and everything…”


Trong khi đó, ông Trịnh Quang Vinh là chiến lược gia trong ban tranh cử của Richard Nguyễn, thì không ngạc nhiên nhiều về kết quả đạt được vì ông cho rằng, nghị viên Al Hoàng đã phạm một lỗi lầm lớn, là coi thường số phiếu của cộng đồng gốc Việt trong đơn vị F. Ông chia sẻ:
“Mình không ngạc nhiên mấy. vần đề bầu cử lệ thuộc vào số người đi bầu. Dĩ nhiên Richard có sự ủng hộ của cộng đồng Việt Nam, nhưng cộng đồng Mễ, cộng đồng da đen và da trắng, rất là quan trọng, thành ra kỳ này mình cũng tập trung vào các cộng đồng Mỹ. Mr. Al Hoàng có tuyên bố là không cần cộng đồng Việt Nam, cái đó, mình nghĩ, là một sự thiếu sót tại vì cộng đồng Việt Nam vẫn là quan trọng trong cuộc bầu cử này.”

Vì thành phố Houston đang có chủ trương mở rộng giao thương với Á Châu, kể cả Việt Nam, nên vai trò của một nghị viên gốc Việt khá tế nhị. Ông Trịnh Quang Vinh cho biết, là tân nghị viên cũng vẫn ủng hộ các chương trình phát triển giao thương nào có lợi cho thành phố và khu vực F nhưng sẽ có thái độ rõ ràng, không để cho quyền lợi cá nhân lẫn lộn vào công vụ:
"Tôi nghĩ Richard sẽ vẫn ủng hộ việc mang lại quyền lợi cho thành phố Houston, cho district F và cho cộng đồng Việt Nam, nhưng không với tư cách cá nhân. Cái đó là cái cộng đồng mong muốn, là không phải vì quyền lợi cá nhân. Tôi nghĩ, là một chính trị gia người gốc Việt, chống cộng, thì cáchhành sự phải rõ ràng cái lập trường của mình. Tôi nghĩ Mr. Hoàng có lẽ có một sự nhầm lẫn là không phân biệt chuyện cá nhân và chức nghiệp ..."

Kết quả cuộc bầu cử tại thành phố Houston năm nay được nhiều nhà bình luận chính trị địa phương phân tích. Ông Đặng Quốc Việt, là một nhà bình luận chính trị tại Houston, nhận định rằng, nguyên nhân chính của sự thất cử của nghị viên Al Hoàng là cử tri gốc Việt không chấp nhận quan điểm ‘đối thoại với Cộng Sản’ không điều kiện của ông Al Hoàng. Ông Việt chia sẻ:
“Ông Hoàng Duy Hùng có chủ trương, gọi là, "đối thoại với Cộng sản Việt Nam". Điều đó đi ngược lại với phong trào đấu tranh hiện giờ ở trong và ngoài nước. Vì vậy phản ứng của người Việt, không riêng tại Houston, mà nhiều nơi cũng đã lên tiếng phản đối về quan điểm và lập trường của Al Hoàng. Chính vì quan điểm lập trường này mà kỳ này cộng đồng người Việt tị nạn tại khu vực F, đã nói lên một điều rất rõ ràng là chúng tôi không chấp nhận những người Việt Nam, trong chính quyền Hoa Kỳ, mà lại đi ngược với nguyện vọng của toàn dân Việt Nam. Đây là một bài học không riêng cho Al Hoàng, mà tôi nghĩ, là chung cho những người nào muốn đi vào dòng chính của Hoa Kỳ mà lại không nghĩ tới quyền lợi và ước nguyện của dân tộc Việt Nam.”

Ông Đặng Quốc Việt cũng cho rằng, qua kết quả cuộc bầu cử này, cộng đồng người Việt tại Houston, còn gửi một thông điệp cho nhà nước Việt Nam về vấn đề đối thoại:
“Tôi nghĩ là một thông điệp khá mạnh cho không những tòa Lãnh sự Cộng sản tại Houston, mà ngay cả bộ ngoại giao của CSVN, hoặc là ông phụ tá ngoại trưởng ngoại giao của CSVN, ông Nguyễn Thanh Sơn, về thái độ của cộng đồng Việt Nam là rất rõ ràng trong cuộc tranh đấu dân chủ hóa cho Việt Nam. Đây là một bài học cho họ thấy rằng; cộng đồng người Việt hải ngoại họ chỉ có thể tiến tới một cuộc đối thoại với CS Việt Nam khi mà CS Việt Nam phải chấp nhận những nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam trong nước và họ phải thả tất cả các tù nhân chính trị mà đang bị giam giữ, tù đày... Và chỉ khi đó, thì may ra, cộng đồng Việt nam mới có thể nói chuyện để tiến tới một thể chế dân chủ..."


Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

TTHV
11-28-2013, 06:33 AM
Houston gây quỹ cứu trợ nạn nhân bão Haiyan tại Phi Luật Tân

Phóng sự của VOA - Phát thanh thứ Tư, 27-11-2013
Nguyễn Phục Hưng thực hiện


.https://lh4.googleusercontent.com/hkuphVuRle8TfWD9EiiUHOVOnCyWMk7tZDiyw_xpU1oN=w570-h308-no
.
Trận cuồng phong Haiyan, hay còn gọi là Hải Yến theo tiếng Việt, được coi như một cơn bão lớn nhất trong lịch sử địa cầu, đã đánh vào Phi Luật Tân ngày 8 tháng 11 năm 2013. Tính đến nay, trên năm ngàn (5000) người đã thiệt mạng, hàng ngàn người vẫn còn mất tích và khoảng nửa triệu người dân Phi đang sống cảnh màn trời chiếu đất, đói lạnh và bệnh tật. Thảm cảnh ập xuống người dân Phi Luật Tân đã gây xúc động cho toàn thế giới, đặc biệt cho cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ. Cùng với cộng đồng thế giới, người Việt tại Houston đang nỗ lực quyên góp, để giúp cứu trợ các nạn nhân tại Phi Luật Tân.

Ngược thời gian gần 40 năm trước, người dân và chính phủ Phi Luật Tân đã cưu mang hàng trăm ngàn người Việt bỏ nước ra đi tị nạn Cộng sản, sau biến cố 1975 và cả vài thập niên sau đó. Người Việt tị nạn Cộng sản luôn luôn ghi nhớ và mang ơn dân tộc Phi Luật Tân. Rất nhiều nguời cảm thấy có trách nhiệm, cần phải tích cực và khẩn trương trợ giúp cho nạn nhân bão Haiyan trong cơn hoạn nạn này. Chiều Chủ nhật, ngày 17 tháng 11, một buổi văn nghệ gây quỹ được cấp tốc tổ chức tại Trụ sở Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Houston và Vùng Phụ cận, để quyên góp từ các đồng hương, trong khi các cuộc gây quỹ qui mô hơn đang được tổ chức tại Houston.

Mở đầu buổi văn nghệ gây quỹ tại trụ sở Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia, Luật sư Teresa Ngọc Hoàng, Chủ tịch Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng, kêu gọi đồng hương nỗ lực đóng góp giúp các nạn nhân và Cô hứa sẽ "đóng góp tương xứng" với tổng số tiền do đồng hương đóng góp:
“Cá nhân chúng tôi sẽ match, hôm nay, thí dụ quí vị cho 10 ngàn (dollars), chúng tôi sẽ match với cộng đồng.”
https://lh5.googleusercontent.com/-n9qtzzdRAX8/Upa5H6wJ-mI/AAAAAAAASW0/XVug5wJ8VoU/w382-h336-no/HKDH_IMG_2731.jpgLS Teresa Ngoc Hoang
.
Cô Phan Dụy, Ủy viên Ngoại giao trong Hội Đồng đại diện Cộng Đồng, thì cho rằng, ngoài lòng biết ơn Phi Luật Tân đã giúp đỡ người Việt trên bước đường tị nạn, người Việt cần phải yểm trợ nạn nhân bão lụt Phi Luật Tân vì họ còn là đồng minh của Việt Nam trong nỗ lực chống lại sự xâm lăng của Trung quốc trên biển Đông:
“Phải nói rằng là những người Việt Nam trên đường tìm kiếm Tự Do đã phải mang ơn nước Philippines rất là nhiều. Ở đó không những là có trại ti nạn, mà đó cũng là nơi mà trước khi chúng ta tới các nước tự do khác. Philippines cũng có những sự tranh đấu chống lại người Tầu, giống như Việt Nam, mà mình cũng mang ơn họ nữa cho nên rất là nặng nợ. Kỳ này chắc chắn mình phải tỏ lòng biết ơn và giúp đỡ...”

Một đồng hương hiện diện là Ông Lê Phát Minh cũng đồng ý là người Việt tị nạn có nhiều liên hệ với dân Phi Luật Tân và hai dân tộc cần có sự hỗ trợ lẫn nhau vì tình người và ân nghĩa:
“Người Việt Nam tị nạn ở đây, ít nhiều cũng có liên hệ với Phi Luật Tân, nhiều người đã từng ở trại tị nạn nhiều năm, cũng như chuyển tiếp, chẳng hạn năm 1975 tới Mỹ đây thì cũng đã có chuyển tiếp tại Phi Luật Tân. Tôi nghĩ giữa hai dân tộc có sự liên hệ cần phải hỗ trợ, trước đây có nhiều quốc gia khác bị thiên tai, thì chúng ta đều giúp, huống gì đối với Phi Luật Tân, thì khi nghe tin tôi phải đến đây để yểm trợ đóng góp phần nào cho sự đau thương của người dân Phi Luật Tân.”

Một đồng hương khác là ông Mạnh Xuân Thái cũng cho rằng những người tị nạn cần phải bày tỏ lòng biết ơn với dân Phi Luật Tân:
“Người tị nạn chúng ta cần phải giúp (các nạn nhân bão Haiyan) để cho nhân dân Phi Luật Tân hiểu được là chúng ta không quên sự giúp đỡ từ chính phủ và nhân dân Philippines.”

Nhà văn Hoài Niệm tâm sự là trên đường vượt biển tìm tự do, thuyền của bà lâm nạn và đã được thuyền chài Phi cứu giúp. Bà chia sẻ:
“Là một người đã từng ở Philippines, được người dân Phi cứu giúp, cho nên bây giờ tôi muốn đền đáp chút nghĩa ân đó đến tất cả những nạn nhân của cơn bão.”

Mặc dù tổ chức gấp rút, buổi gây quỹ của Ban đại diện Cộng Đồng, cùng với sự đóng góp tương xứng của Luật sư Teresa Hoàng, cũng thu được hơn 20 ngàn Mỹ Kim. Số tiền này sẽ chuyển đến tòa Lãnh Sự Phi Luật Tân tại Houston. Ngoài buổi gây quỹ tại Trụ sở Cộng Đồng, còn có cuộc gây quỹ quy mô hơn, kéo dài vài tuần lễ tại Houston để yểm trợ nạn nhân bão lụt Haiyan do Ủy Ban Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Phi Luật Tân tổ chức. Ủy ban này có sự góp mặt của nhiều tổ chức thiện nguyện và hội đoàn từ thiện, tôn giáo, các cơ quan truyền thông, văn hóa người Việt tại Houston. Nhân mùa Lễ Tạ Ơn, các thành viên thiện nguyện trong Ủy Ban đi gây quỹ tại hầu hết các khu thương mại lớn có đông người Việt cư ngụ. Ngoài ra, vào Chủ nhật, ngày 1 tháng 12, Ủy Ban Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Phi Luật Tân còn có một cuộc đi bộ để gây quỹ.

Sáng Chủ nhật ngày 24 tháng 11, tại khu chợ Hồng Kông, ông Hoàng Xuân Lý, một thành viên trong Ủy Ban Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Phi Luật Tân, đang kêu gọi đồng hương cứu trợ nạn nhân bão Hải Yến. Ông cho biết là cộng đồng người Việt Houston hưởng ứng nồng nhiệt công tác cứu trợ và số tiền do Ủy Ban quyên góp tại Houston đã vượt quá ngân khoản mà Trung Quốc và nhà nước Việt Nam trợ giúp các nạn nhân Phi Luật Tân:

“Tính cho tới chiều ngày hôm qua, tức là ngày thứ Bảy, là chúng tôi đã thu được trên 115 ngàn.”

https://lh3.googleusercontent.com/-_Yef2HEUbtQ/Upa-VdJfgII/AAAAAAAASXM/gHr0pxoNrHw/w448-h306-no/HKDH_IMG_3020.jpgông Hoàng Xuân Lý
.
Mùa Lễ Tạ Ơn năm nay đối với người Việt tị nạn Cộng sản có một ý nghĩa đặc biệt. Đa số họ đang hướng về các nạn nhân bão lụt Phi Luật Tân, nhớ lại những ân tình chan chứa trên bước đường đi tìm tự do và mong muốn làm một chút gì để ấm lòng những nạn nhân bão lụt mà cũng là ân nhân của họ năm nào. Xin mượn những lời thơ của nhà văn Lê thị Hoài Niệm, do chính tác giả đọc, trong ngày gây quỹ để diễn tả tâm tư này:
"Tôi thương em! với tấm lòng tha thiết
Kêu gọi Người để đền đáp nghĩa ân
Nhớ ngày nào đi tìm chốn dung thân
Trốn Cộng sản, Phi luật Tân tạm trú

Bao nhiêu năm tự do, tiền có đủ
Chắc nhiều người muốn cứu trợ “ân nhân”?
Nước mắt rơi trước cảnh tượng thương tâm
Nhanh tay nhé! Giúp nạn nhân cơn bão!!!"

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

SauDong
11-28-2013, 06:55 AM
1 nghĩa cừ cao đẹp và biểu hiện lòng biết ơn của chúng ta cùng tình đồng lọai ! Hôm nay tôi ghé Houston và sẽ tìm đến khu HongKong 4 để đóng góp 1 chút tri ân 1 nước láng giềng mà tôi thực sự biết đến vào mùa hè 75.

TTHV
11-28-2013, 12:42 PM
Chào A/C SauDong
Cảm ơn A/C ghé đọc bài.
Nếu A/C còn ở lại Houston sáng Chủ Nhật, mời A/C đến khuôn viên Đài 900 AM - Kim Sơn Res (cũng ở trên đường Bellaire, cách chợ HK vài blocks) từ 8 giò sáng đến 11 giờ trưa để cùng đi bộ với người Houston nhé.

hv

SauDong
11-28-2013, 10:17 PM
Hé lô sis H.Vy,

SĐ vừa về lại Austin tối nay nhưng phải trở lại Houston để dự lễ đại thọ bà cụ chủ nhật này, giờ giấc bị trùng rồi. Vừa biết sis ở khu West Park. Thì ra là hàng xóm cũ. Houston là home town thứ hai của Sầu và trước kia thì nhà Sầu ở ngay sau lưng HK4 đó.

TTHV
11-29-2013, 06:14 AM

hv xin Chúc mừng Bác ngày lễ đại thọ.

Tính cho đến sáng nay thì UBCT Nạn Nhân Bão Lụt Phi, quyên góp được trên 170 K rồi đó SĐ ơi.

SauDong
12-04-2013, 07:28 AM
Wow, hổng chừng SĐ ghé mượn đó nhen.

Bữa hổm Sunday gd chuyển buổi dim sum họp mặt từ Ocean Palace sang Kim Sơn (SW59) nên SĐ hổng ghé được. Hổng chừng dịp Tết lại lang thang xuống đó ăn Tết, hổng chừng đi cụng đầu sis H.Vy mà hổng hay.

TTHV
12-08-2013, 06:47 AM
Hai năm nay cây bưởi nhà Bố Mẹ bạn tôi không dưng ra đầy trái, dù không ai tưới cũng chẳng người nào cho phân bón.
Có quả bưởi lớn hơn cả trái dưa hấu. Năm nay Bạn cho 10 trái rồi. Ăn rất ngon. Mỗi lần tôi có thể ăn nửa quả.
Những người lớn tuổi, đa phần bị uống thuốc hạ cholesterol nên phải kiêng bưởi.
Trong nhà chỉ có Em, DiAn và tôi là tha hồ ăn.

Hồi ở nhà cũ, tôi có một cây bưởi bố mẹ Ngọc ở Cali cho. Chưa được ăn thì bán nhà.
Định trồng một cây ở nhà này nhưng Bạn can và nói, mỗi năm sẽ cho tôi bưởi để ăn.

https://lh5.googleusercontent.com/-tWYqxNcoJpY/UqRqto1dByI/AAAAAAAASgY/8g8jW19hloI/w800-h446-no/Buoi.jpg

TTHV
12-26-2013, 08:36 AM
Người Việt Hải Ngoại Đón Giáng Sinh 2013

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư, 25-12-2013
Âm thanh: http://haokhidienhong.com/files/audio/HKDH_VOA_2013Noel.mp3

Hôm nay là ngày Lễ Giáng Sinh, một trong những ngày quốc lễ của Hoa Kỳ. Vào giờ phút này, Giáng Sinh đã về khắp nơi trên địa cầu, từ Sài Gòn nắng ấm tới miền Bắc Mỹ lạnh giá tuyết băng. Tối hôm qua, hàng triệu người đã tham dự những buổi lễ long trọng trong nhà thờ ở khắp nơi trên thế giới để mừng ngày Chúa Giêsu ra đời. Hòa đồng trong bối cảnh xã hội Tây phương, đa số người Việt tha hương ở Âu Mỹ mừng Lễ Giáng Sinh, trong sự đoàn tụ gia đình, dù có là tín hữu Thiên Chúa giáo hay không.

Từ Calgary, tỉnh bang Alberta, Canada, ông Nguyễn Bảo cho biết thời tiết ở Canada năm nay rất lạnh, đường sá băng tuyết nên ít người ra đường như ở Việt Nam. Là một tín đồ Công giáo, ông Bảo cho rằng lễ Giáng Sinh tại Việt Nam của tín đồ Công giáo mang nhiều ý nghĩa tôn giáo, trong khi tại Canada, ngoài ý nghĩa tôn giáo, Giáng Sinh còn là dịp tiệc tùng, ăn mừng họp mặt đoàn tụ gia đình:
“Với những người Công giáo thì Giáng Sinh ở bên Việt Nam, người ta đón theo tinh thần sống đạo, hướng về đạo là chính, còn ăn uống chỉ là phụ, còn bên này, Christmas có tính cách gia đình, đó là cơ hội đoàn tụ.”

Bà Bảo thì có nhận xét là ở Việt Nam, Giáng Sinh vui hơn vì thời tiết ấm nhưng đa số là vui chơi:
“Ở bên này, những người Công giáo thì mình thấy họ đi lễ, rồi sinh hoạt trong gia đình, thấy nó có vẻ ấm cúng, tốt hơn, còn ở Việt nam thì mình nhận xét thấy là họ đi vui chơi nhiều hơn là sinh hoạt trong gia đình hay đi lễ.”

Trong khi đó, tại Houston, Giáng Sinh năm nay thời tiết cũng khá lạnh dù tuyết không rơi. Buổi sáng, đa số các gia đình gốc Việt tíu tít mở quà chúc mừng nhau. Trẻ em vui mừng có quà, cha mẹ ông bà thì ôn lại kỷ niệm ngày xưa, vui trong không khí đoàn tụ, giống như không khí Tết Việt Nam.
Ông Trần Khánh Liễm, một tín hữu Công Giáo cao niên tại Houston, thì nói rằng thời tiết lạnh của Houston năm nay làm ông nhớ lại những đêm Giáng Sinh ở quê ông là Thanh Hóa, Ông chia sẻ:
“Quê hương của chúng tôi có một hang đá thực, trong đó có tượng Đức Mẹ, Thánh Giuse và Chúa Hài Nhi. Có một điều rất lạ là ở trong hang đá treo những dây bằng hạt nẻ, tức hạt lúa rang, xâu vào chỉ, và những ngôi sao nhỏ, những ánh đèn rất là mờ trong một hang đá rất là nghèo như vậy. Đó là một biểu tượng mà tôi rất là cảm xúc mỗi khi nhìn lại cảnh hang đá.”

Ông nói thêm là trong mùa Noel năm nay, ông đặc biệt ngưỡng mộ tinh thần san sẻ cho người nghèo khó của Tân Giáo Hoàng phát động, như một cuộc cách mạng xã hội khắp nơi trên thế giới mà khởi đầu từ ngay trong giáo hội Công Giáo:
“Mọi người đang ngưỡng mộ nhìn về cái tinh thần nghèo khó của Đức Giáo Hoàng. Đây là điều tôi suy nghĩ hầu như hằng ngày, bởi vì chúng ta mong rằng ảnh hưởng của Đức Giáo Hoàng sẽ lan tràn đến tất cả các giáo phận, giáo xứ..”

Nhưng ông lại không lạc quan về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam và các nước cộng sản:
“Chủ nghĩa Cộng Sản là vô thần, đó là một cái khó khăn mà tôi nghĩ rằng rất khó mà vượt qua được ý thức hệ của người Cộng Sản, chỉ trừ khi nào không còn họ ở trên những quốc gia này thì lúc đó hy vọng có sự tự do tôn giáo, đáp ứng lại lòng mong ước của chúng ta.”

Trong khi đó, Luật sự Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng, một nhà bình luận chính trị tại Houston, cũng đặc biệt lưu ý đến vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam nhân mùa Giáng Sinh. Ông nhớ lại những mùa Giáng Sinh đầy ý nghĩa thời Đệ Nhất Cộng Hòa tại quê nhà và có nhận xét là từ ngày tái lập bang giao với Hoa Kỳ, Giáng Sinh ở Việt Nam có vui nhộn hơn, nhưng các tôn giáo vẫn nằm trong sự kiểm soát của nhà nước. Ông ước muốn Việt Nam có một Giáng Sinh trọn vẹn với quyền tự do tín ngưỡng thật sự, Ông tâm sự:
“Người dân trong nước cũng như đồng bào hải ngoại mong muốn là có những mùa giáng sinh trọn vẹn hơn. Đó là quyền tự do tôn giáo phải được thực thi một cách đầy đủ và xa hơn nữa người dân mong muốn là làm sao chế độ phải chuyển mình để biến thành một chế độ dân chủ, gọi là đa đảng, đa nguyên, dân chủ pháp trị, chứ không nên duy trì một chế độ mà hiện nay vẫn bó chặt các quyền tự do dân chủ dân sinh, trong đó có quyền tự do tôn giáo.”

Đối với nhiều người Việt hải ngoại, mùa Giáng Sinh năm nay có một tin rất buồn, đó là sự ra đi bất ngờ của ca nhạc sĩ Việt Dzũng, một người đã dâng trọn cuộc đời cho văn học nghệ thuật và đặc biệt là vận động cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Tin tức về sự ra đi của Việt Dzũng ở tuổi 55, sau một cơn trụy tim vào sáng ngày 20 tháng 12 năm 2013, tràn ngập trên các cơ quan truyền thông và mạng lưới internet, làm mọi người sửng sốt.
Luật Sự Thiện Ý cho biết, ông từng làm việc chung với Việt Dzũng một thời tại đài phát thanh LittleSaigon Radio ở Houston vào cuối thập niên '90. Ông tỏ bày sự xúc động của ông:
“Việt Dzũng đã là một tiếng nói, đã là một hình ảnh đi sâu vào lòng người, cho đến độ ngày nay không có phân biệt quen hay không quen, đều nói lên một sự thương tiếc một nhân tài, một tài năng, đa năng, đa hiệu, đa diện, bởi vì anh ra đi quá sớm. Anh còn có thể đóng góp rất nhiều nữa cho công cuộc đấu tranh trên lãnh vực truyền thông, báo chí, và vận động cho cuộc đấu tranh cho dân chủ hóa tại Việt Nam. Thì đấy là một sự mất mát lớn lao đối với cộng đồng người Việt quốc gia nói riêng và đối với nhân dân trong nước và tất cả quốc dân Việt Nam các nơi, nói chung.”

Trong mùa Giáng Sinh năm nay và ngay giờ phút này, rất nhiều tín hữu Thiên Chúa giáo đang ở trong các giáo đường ca ngợi ơn Thiên Chúa giáng trần cứu giúp nhân loại và cầu nguyện Thiên Chúa ban sự An Bình cho gia đình, dân tộc và quê hương. Những người có tôn giáo khác cũng quây quần đoàn tụ bên nhau, mừng ngày lễ lớn sau một năm làm việc khó nhọc. Tuy nhiên điểm đặc biệt, có lẽ, là lần đầu tiên trong mùa Giáng Sinh hải ngoại, trên các hệ thống truyền thanh truyền hình Việt ngữ, bên cạnh các bài ca mừng Giáng Sinh, còn có những bài hát do chính Việt Dzũng sáng tác hay trình diễn, để vinh danh một ngôi sao của cộng đồng vừa tắt.

Nhạc VD

TTHV
12-27-2013, 05:44 PM
Chuyện Xóm Tôi

Jennifer qua chào để dọn nhà đi nơi khác. Cô nói, nhà chỉ để lên HAR.com có một hôm là bán được ngay. Cô nghĩ có lẽ vợ chồng cô đã không biết giá thị trường nên có thể bị hớ. Người mua, trả hơn giá đòi, cả trước khi agent cắm biển bán nhà. Theo cô, có lẽ người mua đã tìm nhà trong khu này lâu rồi, nên thấy, là mua ngay. Tôi hỏi sao đang ở vui vẻ mà lại bán nhà gấp làm gì. Cô hỏi lại:
- Chị không biết gì thật sao ?
Tôi ngạc nhiên nhìn cô, lắc đầu:
- Chuyện gì vậy ?
Cô à một tiếng, rồi nói nhanh:
- À! Đúng rồi, từ khi anh về hưu, anh chị đi chơi nhiều quá nên không để ý chuyện trong xóm, phải không ?
Tôi lại giải bày:
- Chúng tôi dọn về đây 2 năm. Rất thích xóm này vì cảm thấy an toàn và gần khu Bellaire. Lúc mới dọn vào đây, tôi cũng có tham dự những buổi họp hằng tháng của xóm, nhưng từ ngày ông xã về hưu thì tôi lại ít tham gia chuyện bên ngoài. Có chuyện gì mà tôi chưa biết vậy ?
Cô xuống giọng:
- Mới đây, trong xóm đề nghị ông Mike lên làm "chủ xị", chị có biết không ?
- Chuyện đó tôi có biết nhưng ai làm trưởng xóm thì tôi cũng không quan tâm lắm đâu.
- Vậy là chị không biết ông ấy nhiều rồi.
- Có phải ông Mike, "next door neighbor" của tôi không vậy?
- Đúng rồi.
- Chuyện ông Mike được đề nghị làm trưởng xóm có liên hệ đến việc cô bán nhà sao ?
- Đó là lý do chính tụi em bán nhà, đó chị à.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
- Việc ông Mike được đề nghị làm trưởng xóm là lý do chính cô bán nhà dọn đi chỗ khác ? Tôi thật tình không hiểu.
Jennifer nhìn tôi với ánh mắt ái ngại, rồi hỏi lại:
- Khi biết có thằng ăn cắp ở ngay trong xóm, rồi thằng này lại được đề nghị làm trưởng xóm. Chị có thể không quan tâm hay dửng dưng được không ? Chị có cảm thấy an toàn nữa không ?
- Dĩ nhiên là không. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu được ý của Jennifer.
Jennifer lắc đầu, nhìn tôi ngao ngán:
- Ý em là không chấp nhận sự kiện như vậy, nên em phải bán nhà, dọn ra khỏi xóm này.
Tôi đưa hai bàn tay lên ôm nguyên khuôn mặt của mình, che luôn đôi mắt trong vài giây, rồi bỏ tay xuống, mở mắt ra, nhìn Jennifer, hỏi:
- Rồi nơi khu nhà mới, nếu có người xấu, Jenni lại dọn nhà nữa sao ?
Cô lớn giọng trả lời:
- Tụi em ra thật xa thành phố, mỗi nóc gia có vài mẫu đất, không có ai làm chủ xóm cả, chị à.
- Jenni có điều kiện thì làm như vậy được chứ chúng tôi thì không, nên phải có cách khác.
- Cách gì vậy? Nói cho em nghe được không ?
Mời Jenni uống tiếp ly nước táo và chanh mới xay xong, tôi chậm rãi nói:
- Thì tránh họ ra thôi.
- Chị à, nó ở ngay bên cạnh, làm sao chị tránh được.
- Ở xứ này, nhà ai nấy ở, nếu tốt, gặp nhau thì mình chào, còn không thì làm lơ như mình không thấy.
- OK! Coi như chị tránh được đi, nhưng bây giờ một thằng không có tư cách như vậy lại làm chủ xị, thì chị nghĩ sao ?
Đưa tay lên vén những sợi tóc đang lòa xòa trước mắt, thay vì trả lời Jenni, tôi hỏi lại:
- Jenni có theo dõi cuộc bầu cử trong cộng đồng mình tháng trước không?
- Lúc đầu em cũng muốn theo dõi nhưng khi có ban bầu cử, mà trưởng ban lại là người bị tai tiếng trong cộng đồng nên em chán, không thèm để ý đến nữa.
- Jenni có biết kết quả cuộc bầu cử không ?
- Có.
- Jenni thấy sao ?
- It's OK.
Tôi cười nhẹ, rồi chậm rãi nói:
- Ai cũng nói về người trưởng ban đó không tốt, có người còn phát cả tờ rơi, là bản copy những giấy tờ tội phạm của ông ta, nên rất nhiều người không tham gia cuộc bầu cử, vì vậy năm nay số người đi bầu ít hơn 3 năm trước cả 3 ngàn người. Dù vậy kết quả của cuộc bầu cử thì đa số đều vui mừng...
Không chờ tôi nói hết câu, Jenni nóng nảy cắt ngang:
- Chuyện bầu cử trong cộng đồng thì có dính dáng gì với chuyện trong xóm mình hả chị ?
- Tôi chỉ muốn đưa ra thí dụ để nói với Jenni rằng, biết đâu trong xóm mình có người đề nghị cho ông Mike làm trưởng xóm vì họ thấy kết qủa của cuộc bầu cử trong cộng đồng mình.
- Em không hiểu ý chị!
- Tôi nghe có người nói là người xấu, khi được làm việc tốt, thì họ sẽ làm tốt hơn người bình thường.
Cười lớn, cô lắc đầu lia lịa, rồi nói:
- Em không tin đâu chị.
- OK, cô không tin thì thôi nhưng ngoài lý do chính thì còn có lý do phụ nào nữa?
Yên lặng một lát, Jenni hỏi lại tôi:
- Chị có thấy trong xóm này "phe đảng" không ?
Không suy nghĩ, tôi lắc đầu đáp ngay:
- Không, tôi chẳng thấy ai phe đảng gì cả.
- Có lẽ chị ít để ý chuyện chung quanh. Thôi, vậy cũng tốt chị à.
Nói xong, Jenni đưa tay lên gãi đầu rồi tự dưng đổi đề tài:
- Em muốn hỏi chị là chuyện cái bà cà chớn TV, mấy tháng trước, khi ra cộng đồng làm việc, lại dùng tên của chị, bị chị viết thư gửi đi khắp nơi, nên bà ấy bị người ta chê cười. Bây giờ ai gặp bà ấy cũng gọi là HV-China, đến đâu rồi?
- Tại sao lại gọi là HV-China?
- Thì China chuyên làm đồ giả đó mà chị.
Tôi phá ra cười:
- Thiệt tình! Tôi chưa biết chuyện này, đó nha. Còn cô hỏi chuyện đến đâu thì tôi cũng chịu, chẳng biết nó tới đâu nhưng dạo gần đây, tôi gặp bà ấy vài lần ngoài cộng đồng, tôi lờ bà ấy đi.
Jenni nhanh nhẩu:
- Em cũng có thấy bà ấy một lần trên chùa VN. Em chỉ cho chồng em, ảnh nói "Ối Giời! Kinh thật!"
Chạm nhẹ tay Jenni, tôi nói:
- Jenni biết không, khi bà ấy lấy tên tôi để ra cộng đồng sinh hoạt với cô DS trẻ kia thì lúc đầu tôi cũng khá ngạc nhiên vì bà ta tên là TV, tôi đã gặp bà ấy, đã liên lạc emails, đã phỏng vấn bà ta trong một phóng sự của chúng tôi. Bà đã tự giới thiệu tên là TV. Tôi lại quen biết với vài người bạn của bà ta, những người biết bà ấy từ lúc bà mới dọn đến đây ...
Jenni ngắt lời tôi:
- Vậy mà chị không làm dữ thì em cũng thua chị luôn.
- Để làm gì hả Jenni?
- Vạch mặt ra cho mọi người biết, chứ chị.
Tôi lắc đầu:
- Đừng tưởng người ta không biết Jenni ạ. Phần đông người ta khinh cho đấy chứ. Nhiều người emailed, phoned, text cho tôi nói về bà ta không hay ho chút nào. Tôi chỉ giải thích là, khi người ta đã có ý gian thì mình có nói hay có làm gì đi nữa cũng không ngăn được họ đâu. Họ không còn biết ngượng ngùng nữa đâu. Nếu biết ngượng, là người có tư cách, đạo đức rồi, thì đã không "cầm nhầm" tên tuổi hay sản phảm của người khác.
Jenni không đồng ý, cãi lại:
- Chị à, không nói, những hạng người đó lại tưởng là không ai biết, không bao giờ bỏ thói ăn cắp.
- Có lẽ chẳng cần phải chờ đến mình nói đâu Jenni à.
- Là sao, chị ?
- Nếu là người ưa cầm nhầm thì chắc chắn họ cầm nhầm đồ đạc, sản phẩm của nhiều người, thì thế nào cũng có người không im lặng như mình đâu.
- Nhưng chị là người bị cầm nhầm cả cái tên mà không lên tiếng thì hơi lạ.
- Không lạ đâu, Jenni. Tôi cũng đã làm những gì cần làm rồi đó chứ. Nếu không, thì Jenni làm gì biết chuyện đó, phải không ?
- Không đâu chị, tại em thấy mấy đài truyền hình giới thiệu là HV, mà chiếu ra cái bà hắc ám gì đâu, không phải chị, nên em cũng thắc mắc và hỏi chị đó chứ.
Tôi hạ thấp giọng một tí:
- Jennie thấy đó, cái tên mình còn bị người khác cầm nhầm thì sá gì mấy cái bài mình viết, bị thiên hạ cầm nhầm, phải không ?
- Thật ra em thấy bà ta cũng khôn quá trời đi chứ ?
- Khôn ?
- Chị không thấy hả, thì chỉ cần mượn một cái tên đã "thành danh" trong cộng đồng, đặt cho mình, thì sẽ có nhiều người nhầm tưởng mình là tác giả của những "sản phẩm đã có sẵn trên thị trường."
Tôi cười muốn tắt thở với ý nghĩ lạ lùng của cô bạn nhỏ hàng xóm, rồi đính chính:
- Làm gì mà "thành danh" hả, Jennie. Vài cái truyện ngắn, vài tấm hình, vài bài phóng sự, thì có gì đâu mà Jenni nói là "thành danh" ! Nói vậy, "chúng" chửi cho tắt bếp luôn đó cô à.
Jenni cũng cười theo và phụ họa:
- Còn những chương trình Sử, chương trình thiếu nhi trên LSR chị đã làm cả chục năm nữa chi ?
Tôi nghiêm trang đáp lời Jenni:
- Chỉ là những việc nhỏ xìu xiu thôi cô em à. Thích thì làm thôi chứ có gì mà Jenni cho nhiều credit vậy?
Tôi vừa dứt lời, Jenni đã nói nhanh:
- Chị nói credit, làm em nhớ vài năm trước, sau khi anh chị có bài phóng sự về chợ chồm hổm ở nhà thờ La Vang, thì ngay sau đó, mấy đài truyền hình ở đây cũng làm phóng sự đó, mà "tục" nhất là đài GLB-TV. Họ "cầm" nguyên bài của đài VOA, thêm vài chi tiết khác rồi làm thành của họ mà không nhắc một tiếng là mượn bài của anh.
Tôi lại cười:
- Thì họ sập tiệm rồi đó! Xét cho cùng thì tại họ không có người viết bài thôi.
- Không có người viết, đi lấy bài nơi khác thì phải để "nguồn" chứ, chị.
Tôi trầm ngâm:
- Lúc đầu tôi cũng có ý phiền giận vì sự không trong sáng của họ. Họ có thể lấy bài nhưng ít ra phải để xuất xứ. Sau này, tôi nghiệm ra một điều là họ cần những lời khen, nên để "tiện việc sổ sách" thì khỏi ghi gì cả để những ai không biết, sẽ tưởng họ viết, họ làm from scratch, rồi khen thưởng họ. Thôi, mình bỏ qua cho họ đi nha. Chuyện chôm chôm, cầm nhầm thì ở khắp nơi rồi, không chỉ ở Tầu, VN và những xứ chậm tiến, mà ngay cả người sống lâu năm tại Mỹ, tại Úc, cũng có không ít người mang chứng bệnh trầm kha này. Chừng nào Jenni dọn nhà?
- Cuối tuần này rồi chị.
- Tôi rất tiếc là vợ chồng Jenni dọn đi nơi khác. Nếu biết trước, tôi đã năn nỉ Jenni đừng bán nhà.
- Cám ơn chị, nhưng mọi việc đã xong rồi.
Đưa Jenni ra cửa, tôi nói trong tiếc nuối:
- Về đây được hai năm, tôi rất vui được quen biết với Jennie. Tôi mong rằng sau này sẽ có dịp ở gần với Jenni.
Cầm tay tôi, Jennie ngập ngừng:
- Em cũng mong có dịp ở gần chị. Biết đâu chừng, khi tụi em lớn tuổi, cũng sẽ dọn về lại gần đây cũng nên.
- Chúc Jenni vui với căn nhà mới và mong mọi điều tốt lành sẽ đến với gia đình cô./.

Hiền Vy - December 2013

CucGach71
01-01-2014, 12:27 AM
Happy New Year 2014!
:)

TTHV
01-08-2014, 07:41 AM
Happy New Year, TE

TTHV
01-21-2014, 10:26 AM
Xuân Trong Cửa Thiền

Hiền Vy/Việt Tide - Xuân Giáp Ngọ 2014. Ảnh: Trúc Diễm

https://lh3.googleusercontent.com/-55Ru6HLzMzI/Ut6tO0hqz4I/AAAAAAAAUSE/075OM-DorTI/w480-h637-no/HKDH_Pic_4651.jpg
.
.

Sau hơn một tuần lễ làm việc với con số, kiểm tra sổ sách một công ty dầu, trong chuyến công tác đến thành phố nhỏ miền trung Mỹ, vào những tuần đầu tháng Hai của năm dương lịch, Thanh tìm được địa chỉ một ngôi chùa trong cuốn điện thoại niên giám. Không ngại cái lạnh triền miên của những ngày mùa đông, với cơn mưa tuyết vừa chấm dứt chiều hôm trước, Thanh quyết định lái xe đến đó để tìm không khí Tết trong lúc phải xa gia đình vào những ngày cuối năm âm lịch.

Trải qua những đoạn đường đông đá, cuối cùng thì cô cũng đến được ngôi chùa nhỏ, nằm khuất dưới những tàng cây không còn lá, trong khuôn đất rộng, với tấm biển nhỏ Tịnh Xá Thanh Lam bên ngoài hàng rào. Sáng sớm thứ Sáu, bãi đậu xe vắng vẻ, Thanh cẩn thận từng bước trên mặt sân còn trơn ướt. Mùi trầm hương thoang thoảng khi cô đến gần cửa. Định đưa tay gõ nhẹ cánh cửa bên góc trái, nhưng hàng chữ nhỏ đập vào mắt cô "Cửa mở, mời vào".

Đẩy nhẹ cửa, hình ảnh một tu sĩ đang ngồi yên lặng trước bàn thờ Phật, quay lưng lại cửa ra vào, làm Thanh hơi khựng lại. Cô bỏ giày, khép nhẹ cửa, đi vào bên trong. Vị tu sĩ như không hề biết sự hiện diện của cô. Ngước nhìn tượng Phật màu trắng với khuôn mặt thanh thoát, Thanh cúi đầu, lễ ba lạy, rồi ngồi xuống phía cuối chánh điện.

Không biết Thanh đã ngồi đó bao lâu, nhưng khi cô bắt đầu xả thiền thì bắt gặp một ánh mắt trong sáng, hiền từ đang nhìn cô. Cô chắp tay chào, nhưng vị tu sĩ ra dấu, bảo cứ thong thả xả thiền. Chờ cô xả thiền xong, vị tu sĩ lên tiếng:
- Đạo hữu đến chùa sớm vậy có lạnh không ?
Thanh gật đầu:
- Vâng, trời ở đây lạnh quá!
- Đạo hữu từ đâu đến ?
- Dạ từ California.
Vị sư nhìn cô, hỏi:
- Đạo hữu mới dọn đến thành phố này ?
- Dạ không, con chỉ công tác ở đây vài tuần.
- Làm sao biết Chùa mà đến ?
Thanh bẽn lẽn:
- Dạ con coi trong cuốn điện thoại niên giám.
Với nụ cười thật hiền, vị sư hỏi tiếp:
- Sớm quá, có lẽ đạo hữu cũng chưa dùng điểm tâm, mời đạo hữu dùng sáng nhé?
Thấy Thanh có vẻ ngại ngùng, sư lên tiếng:
- Đừng ngại, tới chùa thì cứ tự nhiên.

Buổi điểm tâm với bánh tét nhân đậu xanh và dưa món chay làm Thanh chạnh nhớ những ngày Tết ở quê nhà. Nơi xứ lạ, dù khí hậu lạnh lẽo những ngày trước Tết, nhưng trong lòng Thanh rộn ràng ấm áp khi được biết Thanh Lam là chùa sư nữ.

Với nét mặt dịu hiền nhưng trong sáng, cùng với làn da trắng mịn màng, sư Diệu Hiền nhìn như chưa tới bốn mươi. Thanh không nhớ là mình đã gặp khuôn mặt thanh tú này ở đâu, chỉ biết là nhìn rất quen thuộc. Trí nhớ của Thanh không giúp nàng nhận diện được người trước mặt. Có lẽ vì giọng nói hiền hòa từ tốn của sư Diệu Hiền nên dù mới gặp, Thanh không ngần ngại chia sẻ vài chuyện rất riêng tư để rồi biết ra sư Diệu Hiền là cô Thục Hiền, em của cha Thanh, đã trốn gia đình, xuất gia gần 40 năm trước.

***

Những ngày cận Tết Quý Sửu (1973), Sàigòn có những cơn gió mát nhẹ làm Thục Hiền thêm hồi hộp trong sự đợi chờ. Mới ngày nào, tiễn Hoàng đi du học mà giờ đây chàng sắp về thăm gia đình. Hoàng là bạn của anh kế Thục Hiền, hay đến nhà học thi với anh nàng. Hoàng bày tỏ tình cảm qua những cử chỉ ân cần săn sóc, qua những ánh mắt tình tứ. Rồi khi xa nhà, những lá thư xuyên đại dương trong ba năm trời, gói trọn mối tình đầu của Thục Hiền. Những dòng chữ yêu thương, hứa hẹn, giúp nàng thoát được sự mai mối của người thân quen. Trước khi lên máy bay đi Đức, Hoàng đã nắm tay nàng nói nhỏ "Chờ anh nhé!" Chỉ ba chữ đó thôi mà Thục Hiền coi như lời hứa hôn và nàng đã hạnh phúc gật đầu với nước mắt rưng rưng.

Là con út trong một gia đình đông anh em, Thục Hiền lớn lên cùng các con của anh chị nàng. Có cháu còn ra đời trước cả Thục Hiền vài năm. Các cháu giỏi giang hơn dì út. Cô cháu gái Thục Vi, con bà chị cả, xinh đẹp thi đâu đậu đó, mới vào trường Dược được hai năm và đang có bạn trai là con của một luật sư nổi tiếng trong thành phố. Lúc Hoàng rời nước, Thục Vi chỉ 17 tuổi, học lớp đệ nhị trung học (lớp 11). Thục Vi thương và rất gần gũi dì út Thục Hiền.

Lòng rộn ràng, Thục Hiền nôn nao chờ đợi. Nàng đếm từng ngày, từng phút, từng giây để ra phi trường đón người yêu. Tháng ngày chờ đợi dài vô tận nhưng nàng sống trong niềm hạnh phúc không cùng. Ngày Hoàng về thăm nhà, Thục Hiền lại không được ra Tân Sơn Nhất đón người yêu vì mẹ Thục Vi nói xe không đủ chỗ ngồi, nhưng Thục Vi thì được theo mẹ ra phi trường.

Không ai biết được chuyện gì xảy ra trên chuyến xe từ Tân Sơn Nhất về nhà Hoàng, trong Chợ Lớn, ngày hôm đó, mà chỉ một tuần lễ sau là đám hỏi của Thục Vi và Hoàng. Đám cưới cử hành hai tuần sau đám hỏi. Và Hoàng trở lại Đức sau đám cưới một tuần. Bà con họ hàng thân hữu, bàn tán không dứt về cuộc hôn nhân lạ lùng này. Người thì cho rằng cưới như chạy tang, dù trong gia đình không có người chết. Người thì nói "chị giật chồng sắp cưới của em út cho con gái". Có người chê Thục Vi cướp người yêu của dì út, nhưng có kẻ lại chê Hoàng ham vợ trẻ và giàu mà phụ người yêu. Người khách quan hơn thì cho rằng thời buổi loạn ly, ai lại không muốn tìm cách cho con đi ngoại quốc ...

Không biết có phải là để tránh những bàn tán xôn xao về mình, hay là quá thất vọng vì sự thay đổi của người yêu, mà một ngày, sau khi Hoàng trở lại Đức, Thục Hiền cũng bỏ nhà ra đi. Trong bức thư để lại cho gia đình, Thục Hiền chỉ xin đừng tìm kiếm nàng, và hứa sẽ không làm tổn hại bản thân để khỏi phụ công ơn sinh thành dưỡng dục của song thân...

***

Trong lúc sư Diệu Hiền châm thêm trà vào tách cho Thanh, cô chậm rãi hỏi:
- Sao lúc đó Sư Cô lại bỏ nhà ra đi ?
Cười nhẹ, sư lắc đầu, rồi nói:
- Lúc đó bà con họ hàng bàn tán dữ quá, mẹ của Thục Vi thì bị bà con xỉ vả. Ai gặp, cũng đem chuyện đó ra hỏi, mà Cô thì không muốn thấy Thục Vi buồn. Bác Thiềm, mẹ của Vi, lại là chị cả trong nhà, nên cô chỉ muốn tránh mặt một thời gian.
- Cô vào Chùa từ lúc đó ?
- Chuyện khá dài dòng, cháu ạ. Lúc đó cháu còn nhỏ quá mà.
- Vâng, cháu mới 6 tuổi. Cô có buồn khi anh Hoàng cưới chị Thục Vi không ?
- Có chứ! Không những buồn mà còn thất vọng, hụt hẫng nữa. Từ lâu lắm rồi, Cô đã theo Bà đến Chùa lễ Phật. Sau khi chú Hoàng đi Đức học, cô lại đến chùa nhiều hơn. Lúc đó, cô chưa biết gì về đạo Phật, chỉ đến lễ Phật và cầu nguyện mà thôi. Đến khi chú Hoàng về thăm nhà và cưới Thục Vi, rồi trở lại Đức để hoàn tất việc học, thì bác Thiềm thấy cô buồn quá nên lại làm mai, làm mối nhiều người khác cho cô ...
- Ủa, sao lạ vậy ? Bác Thiềm có giải thích với cô vì sao anh Hoàng lại cưới chị Vi không ?
- Không, cháu ạ.
- Cô có hỏi anh Hoàng hay chị Vi không ?
- Cô không hỏi, nhưng Vi có nói với cô là "Me dàn xếp mọi chuyện". Chú Hoàng thì tránh gặp mặt cô.
- Lúc đó cháu nhỏ quá, không biết gì hết. Đám cưới chị Vi xong thì cũng chẳng thấy cô đâu. Mãi sau này lớn lên, cháu nghe Bố Mẹ nói cô đi tu ngoài Đà Nẵng. Họ hàng nói cháu giống cô nhất nhà.
- Ừ, cháu giống cô lúc trẻ.
- Có lẽ vì vậy mà lúc nãy cháu cứ thấy cô quen quen.
- Cô cũng nghi là có liên hệ, khi mới thấy cháu.
- Cô đến Mỹ từ bao giờ ?
- Cũng hơn hai mươi năm rồi, cháu.
- Trong nhà, ai cũng tưởng cô vẫn còn ở Việt Nam.
Sư Diệu Hiền nhìn Thanh, chậm rãi nói:
- Cô nào có định đi khỏi Việt Nam đâu. Thời đó người Việt mình vượt biên chết nhiều quá nên Phật tử trong chùa năn nỉ cô đi với họ. Họ tin là có cô thì mọi việc sẽ hanh thông.
- Cô có biết Bố chết không ?
- Cô có nghe là Bố mất trong tù.
- Vâng, bị đi "trại cải tạo" đó cô.
- Mẹ cháu bây giờ ra sao ?
- Mẹ cháu cũng mất rồi cô.
- Mẹ cháu mất lúc nào ?
- Dạ qua đây mới mất.
- Mẹ cháu hiền, chị dâu mà thương cô hơn cả chị ruột.
- Cháu nghe mẹ kể là hồi đó mẹ đi kiếm cô quá chừng.
- Cô có biết, nhưng cô tránh gặp.
Nhìn sư Diệu Hiền thật lâu, Thanh ngập ngừng hỏi:
- Cô còn nhớ hay buồn chuyện ngày xưa không, cô ?
Lắc đầu, sư Diệu Hiền chậm rãi trả lời Thanh:
- Nếu nói quên chuyện xưa là không nói thật, nhưng buồn thì không, cháu ạ. Cô cho rằng cô có duyên đi tu nên mới xui đẩy những chuyện như thế.
- Là sao, cô ?
Sư Diệu Hiền trầm ngâm một lúc rồi thong thả nói:
- Cô phải thú thật là lúc đầu Cô đi tu vì thất vọng nhưng về sau cô hiểu ra và cảm ơn những người đã mang lại sự khổ đau ban đầu đó, bởi vì những bất hạnh đó mở ra một cuộc đời mới cho cô. Sự tu hành làm cô giảm đi Ái Nghiệp và hiểu được lý Nhân Duyên. Cô nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc đời, của tình yêu. Bây giờ trong sự thanh thản, cô đang cố theo gương Đức Phật, mang tâm Từ Bi trải cho mọi người và mọi loài. Có lẽ cháu không tin đâu, cô cũng không muốn nói nhiều về lý thuyết nhưng cháu cứ thử đi, ráng tu tập và cầu nguyện đức Phật Tự Tâm, cháu sẽ hiểu cô và có được sự nhẹ nhàng và hạnh phúc khi mình mang Tâm Từ trải rộng cho muôn loài, chứ không khép kín trong sự yêu thương đôi lứa hay trong họ hàng thân thuộc.
Thanh vẫn nghi ngờ, hỏi thêm:
- Tết đến rồi ở chùa Cô không buồn sao?
Ni sư Diệu Hiền mỉm cười, dịu dàng trả lời:
- Với người tu, thời gian và không gian không còn ảnh hưởng. Ngày xưa thiền sư Chân Không đời Lý có câu thơ này mà cô rất tâm đắc, cô đọc lại cho cháu nghe này:
“Xuân đến Xuân đi ngờ Xuân hết
Hoa nở Hoa tàn chỉ là Xuân”
Thành thử ra tất cả là tùy Tâm mình. Xuân, thu, ở Mỹ hay Việt Nam, nếu Tâm an thì lúc nào, ở đâu cũng là mùa xuân trên quê hương mình cả.

Thanh nhìn Sư Cô Diệu Hiền mà lòng cảm thấy an tịnh lạ thường. Nàng cảm thấy Mùa Xuân đang thực sự trở về dù thời tiết đang là những ngày cuối đông lạnh giá./.

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/t1/1491773_557508430995359_667590282_n.jpg

TTHV
01-30-2014, 07:03 AM
Houston những ngày trước Tết

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/houston-b4-tet-hv-01272014100844.html

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2014-01-27




http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/houston-b4-tet-hv-01272014100844.html/RFA_IMG_6164-305.jpg/image Hội chợ Tết do đài truyền hình BYN tổ chức vào ngày thứ Bảy, 25 tháng Giêng dương lịch, nhằm ngày 25 Tết, tại Houston
Photo by Hiền Vy



Cùng với người Việt khắp nơi trên thế giới đang chờ đón Xuân Giáp Ngọ, Houston cũng rộn ràng trong những ngày cuối năm Quí Tỵ. Một hội chợ Tết do đài truyền hình BYN tổ chức vào ngày thứ Bảy, 25 tháng Giêng dương lịch, nhằm ngày 25 Tết, qui tụ hàng ngàn đồng hương và người bản xứ. Hội chợ này, có nhiều chương trình mang sắc thái văn hóa Việt. Ông Huỳnh Quốc Văn, trưởng ban điều hợp của Hội Chợ Tết cho biết:
"Chương trình này là chương trình nhịp cầu nối văn hóa giữa cộng đồng người Việt và cộng đồng người Mỹ cho nên có rất đông người bản xứ tham dự."

Thị trưởng Houston, Bà Annise Parker, đến thăm Hội Chợ Tết, cũng niềm nở "Chúc Mừng Măm Mới" với nhiều người. Bà chia sẻ sự vui mừng khi năm nay có Hội Chợ Tết tại ngay Downtown của thành phố, trong công viên Discovery Green. Bà cho biết là rất hân hạnh được tiếp xúc với nhiều người Việt Nam đi dự hội chợ Tết.

Tham dự Hội Chợ, LS Phan Quốc Cường, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận, nhận định rằng, qua hội chợ Têt, những nét đẹp của văn hóa Việt được giới thiệu trực tiếp đến người bản xứ:
"Đây là một cái dịp thật sự hiếm có mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt lần đầu tiên xuyển dương cái văn hóa của chúng ta ngay tại khu downtown của thành phố Houston. Giới thiệu thẳng cái văn hóa Việt Nam vào dòng chính. Đây là cái dịp mà cộng đồng chúng ta không chỉ vui chơi, đưa cái văn hóa của chúng ta ra trong ngày lễ đặc biệt nhất của năm mà cũng là dịp chúng ta đến gần hơn với dòng chính Hoa Kỳ, để cho họ thấy cái nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Rất là vui khi thấy có đủ mọi sắc dân tham dự."
Chương trình này là chương trình nhịp cầu nối văn hóa giữa cộng đồng người Việt và cộng đồng người Mỹ cho nên có rất đông người bản xứ tham dự.
- Ông Huỳnh Quốc Văn

Trong mục đích giới thiệu Văn Hóa nước nhà với giới trẻ và người bản xứ, Hội chợ Tết có những chương trình rất phong phú. Nhiều người bản xứ thích thú với phần trình bày về "Văn Hóa ẩm thực" của Việt Nam. Có người lại thích xem những màn trình diễn thời trang hay múa hát cổ truyền, nhưng có lẽ, phần giới thiệu về lịch sử lập nước và giữ nước của dân tộc Việt là được nhiều người ưa thích nhất.

Những trang sử Việt, từ truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên", qua 18 đời vua Hùng lập quốc, rồi đến thời Hai Bà Trưng và các cuộc chiến thắng ngoại xâm bảo vệ đất nước của Trần Hưng Đạo ...,được diễn lại trong hoạt cảnh Dòng Máu Lạc Hồng. Hoạt cảnh này nêu cao tinh thần bất khuất của dân Việt trong nỗ lực đánh đuổi quân Tàu xâm lược, bảo vệ đất nước của những anh hùng kiệt xuất nước Việt:
Hoạt cảnh Dòng Máu Lạc Hồng, với đạo diễn Trần Quang Mỹ và Tuyết Hồng, khắc họa những giai thoại lịch sử từ thời khai sinh dòng giống Con Rồng Cháu Tiên, Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, đến những chiến thắng hiển hách của Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần Hưng Đạo...
Với trên một trăm người diễn xuất, mà đa phần là giới trẻ, hoạt cảnh này đã gây xúc động cho nhiều người. Anh Bộ chia sẻ:
Tiết mục này rất là phong phú, có nhiều người hợp tác. Em qua đây hồi nhỏ nên em không biết. Nhờ mấy tiết mục này thì em mới hiểu biết về lịch sử Việt Nam nhiều hơn. Trước tới giờ nghe Hai Bà Trưng, nhưng cũng không biết cái gì nhưng hôm nay thì có thể hiểu rõ hơn chút xíu. Em thấy mấy cái màn diễn này khiến cho mình suy nghĩ về nước Việt Nam, về tổ tiên, về nòi giống nhiều hơn.
Còn cô Lisa Nguyễn nói là cô rất hãnh diện là người Việt Nam và hãnh diện cho những người đã trình diễn hoạt cảnh Dòng Máu Lạc Hồng. Cô cho biết cô đến Hoa Kỳ lúc mới 3 tuổi, sinh sống ở tiểu bang Ohio nên chỉ biết Việt Nam qua phim ảnh. Từ lúc dọn về Houston vài năm nay, cô được học hỏi nhiều hơn về văn hóa Việt Nam.

Tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/houston-b4-tet-hv-01272014100844.html/RFA_IMG_6214-250.jpg/image
Một tiết mục văn nghệ tại hội chợ Tết. Photo by Hiền Vy


Trước ngày Hội Chợ Tết chưa được một tuần, rất đông đồng hương cũng đã tham dự buổi lễ tưởng niệm 40 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa, tại khu tượng đài chiến sĩ vùng tây nam thành phố. Sự chiến đấu của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, chống lại cuộc xâm lăng của Trung quốc năm 1974, đã được nhắc lại trong buổi tưởng niệm này. Nhiều đồng hương đã không dấu được sự xúc động khi nhớ lại 74 chiến sĩ hải quân đã hy sinh 40 năm trước, ngoài biển Đông. Ông Châu Huỳnh chia sẻ:
Rất là buồn, rất là xúc động mỗi lần nhắc đến quê hương. Mình ra ngoại quốc ở là mình biết mình sung sướng hơn ở quê hương mình nhưng không bao giờ có thể quên được quê hương hết. Chúng tôi rất là bực tức, nhất là những ngày tưởng niệm các anh chiến sĩ trận Hoàng Sa. Cái đó là ghi nhớ luôn luôn rồi. Tôi là người đạo Phật, tôi luôn luôn cầu nguyện xin cho tất cả vong linh của các vị anh hùng của dân tộc sớm an hưởng trên niết bàn.
Tôi nghĩ, cái tinh thần độc lập, cái tinh thần tranh đấu của người Việt Nam để giữ vững đất nước là không bao giờ bị mai một cả.
- Ông Lưu Hữu Phúc

Mặc dù xa quê hương đã lâu, nhiều người Việt vẫn quan tâm về đất nước trong dịp Xuân về. Lịch sử đã chứng minh nước Việt có nhiều trận chiến khốc liệt trong dịp Tết như, trận Đống Đa, Tết Mậu Thân, cuộc hải chiến Hoàng Sa... nhưng thời nào thì cũng có những anh hùng kiệt xuất đánh đuổi quân Tàu xâm lược.

Tết đến, Xuân về là dịp cho mọi người hoài niệm về quê hương và cũng là một dịp hướng về tương lai cho chính bản thân, gia đình và đất nước. Với những người Việt tha hương, dù ở phương trời nào hay dù xa quê mẹ bao nhiêu năm đi nữa, nhưng niềm tin vào một ý chí quật cường của dân Việt vẫn vững bền. Lời tâm sự của ông Lưu Hữu Phúc có lẽ phản ánh tâm tư của hầu hết những người Việt tha hương lúc Xuân về:
Tôi nghĩ, cái tinh thần độc lập, cái tinh thần tranh đấu của người Việt Nam để giữ vững đất nước là không bao giờ bị mai một cả.

Trước thềm năm mới, Hiền Vy xin kính chúc quí thính giả một năm Giáp Ngọ an khang thịnh vượng và giữ vững niềm tin vào một tương lại tốt đẹp cho đất nước Việt Nam.

TTHV
02-04-2014, 06:48 AM
Đầu năm khai bút:

"Giữ vững niềm tin vào một tương lai tốt đẹp cho đất nước Việt Nam"

(Dùng lại câu chúc trước Tết)

*****************

Lê Công Định: 'Tôi không đổi lý tưởng'


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/02/140202_lecongdinh_first_interview.shtml

TTHV
05-20-2014, 06:54 AM
Tôi có một "cháu ngoại 4 chân", một "cháu nội 4 chân" và một đứa "con gái út 4 chân"
Tôi thương chúng vô cùng.
Sáng nay nhận được youtube dưới đây, coi xong càng thương hơn:


https://www.youtube.com/watch?v=aTuln-lTqeU

TTHV
05-23-2014, 07:15 AM
Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Houston




https://scontent-a.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/t1.0-9/p235x350/10296767_634234839989384_7172131684377197838_n.jpg

(https://www.facebook.com/photo.php?fbid=634234839989384&set=a.367046660041538.89919.100002086218128&type=1&relevant_count=1)

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư, ngày 21 tháng Năm, 2014
Âm thanh: https://app.box.com/s/1aelrl4ex120ozqgyibo

Việc Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đặt tại Lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang làm tình hình biển Đông trở nên nghiêm trọng. Các tầu của Trung Quốc đã đâm vào tầu kiểm ngư của Việt Nam gây thiệt hại và làm một số thủy thủ Việt Nam bị thương.

Hàng ngàn người trong nước phẫn nộ đã xuống đường biểu tình chống sự xâm lăng của Trung Quốc. Sau những ngày im lặng, nhà nước Việt Nam đã loan báo là sẽ trừng phạt gắt gao những cuộc bạo động. Cho đến nay hàng trăm người đã bị bắt.

Làn sóng biểu tình chống Trung Quốc không chỉ rầm rộ tại nhiều tỉnh trong nước mà còn đang xảy ra khắp nơi trên thế giới. Hầu như nơi nào có cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản trên thế giới, từ Úc Châu sang Âu Châu đến Hoa Kỳ và Canada, nơi đó cũng có những cuộc biểu tình ủng hộ đồng bào trong nước chống Bắc xâm. Tại Houston, trưa Chủ nhật ngày 18 tháng 5, 2014 hàng ngàn người của các đoàn thể người Việt từ các thành phố lớn của Texas là Dallas-Fort Worth, San Antonio, Austin và quận hạt Tarrant, hợp cùng cộng đồng người Việt Houston, biểu tình trước tòa Lãnh sự Trung Quốc tại Houston. Một phái đoàn của người Việt tại New Orleans, tiểu bang Louisiana cũng hiện diện.

Luật sư Phan Quốc Cường, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston chia sẻ mục đích của cuộc biểu tình như sau:

"Ngày hôm nay chúng tôi muốn khởi động một phong trào liên kết sức mạnh của người Việt khắp nơi, để mà yểm trợ mạnh mẽ cho đồng bào trong nước. Thứ nhất là lên tiếng phản đối sự xâm lược vô đạo đức, bất chấp công pháp quốc tế của chính phủ Trung Cộng. Thứ hai là kêu gọi CSVN phải vì quyền lợi dân tộc mà phải tiến hành các bước cụ thể trước mắt, hãy thả các tù nhân lương tâm, những nhân tài, nguyên khí của quốc gia, để cho dân tộc có nội lực cần thiết cho sự chống xâm lăng trước mắt, nếu không thì đất nước một khi đã mất đi thì chẳng bao giờ đòi lại được. Chúng tôi kêu gọi trong đảng CS ít nhất phải có một số cá nhân có lòng dũng cảm bước ra vì quyền lợi dân tộc, vì sự sống còn của dân tộc mà tiến hành các hành động theo lương tâm của họ. Thứ ba là chúng tôi muốn thực hành tư cách công dân, người Mỹ gốc Việt, kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ trong giờ phút này thì cái gương lãnh đạo của một cường quốc hàng đầu thế giới nó quan trong hơn bao giờ hết. Sự vững mạnh rõ ràng về đạo đức, về pháp lý quốc tế cũng như về sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ sẽ khiến cho Trung Cộng nhũn nhặn hơn một chút, không thể dùng sức mạnh bạo ngược của mình mà chà đạp lên quyền lợi cũng như chủ quyền của tất cả các quốc gia khác."

Trong rừng cờ vàng và cờ Hoa Kỳ còn có rất nhiều biểu ngữ phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc, như: "Red China: Get out of Vietnam; Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam; Đả đảo Trung Cộng xâm lược..." Ngòai ra còn có nhiều biểu ngữ khác phản đối chính sách mềm dẻo của nhà nước Việt Nam, cũng như kêu gọi nhà nước Việt Nam trả tự do cho những người yêu nước.

Trong phần phát biểu cùng đoàn biểu tình, Hòa Thượng Thích Huyền Việt, trụ trì chùa Liên Hoa tại Houston và là một thành viên của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, kêu gọi mọi người dân Việt, cũng như thế giới, lên án hành động xâm lược của Trung Quốc:
"Đồng thanh lên tiếng phản đối và lên án hành động xâm lăng của Trung Cộng vào lãnh hải Việt Nam qua việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam. Hành động này xác định một lần nữa chính sách bá quyền và chủ trương xâm lăng của Trung Cộng, nhắm vào các quốc gia trong vùng, từ Nhật Bản đến Đông Nam Á.
Lên án nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã tạo cơ hội bán nước cho Trung Cộng, kêu gọi người Việt trong nước và hải ngoại,và nhân dân Hoa kỳ lên án hành động xâm lăng của Trung Cộng,
Kêu gọi các vị đại diện dân cử, Thượng nghị sĩ và Dân biểu, chính phủ Hoa Kỳ và các chánh phủ trong thế giới tự do lên án hành động xâm lăng của Trung cộng vào Việt Nam"

Tiến sĩ Phan Trọng, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại San Antonio, tiểu bang Texas, chia sẻ mục đích của ông và phái đoàn San Antonio về cuộc biểu tình như sau:

"Chúng tôi muốn đến đây thứ nhất để tạo một thế đấu tranh trên toàn thế giới để yểm trợ cho cuộc đấu tranh của người dân trong nước, để phản đối sự gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc tại biển đông. Yêu cầu chính quyền Trung Cộng phải rút giàn khoan và tầu chiến ra khỏi vùng biển Việt Nam. Yêu cầu chính quyền Trung Cộng phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Đồng thời chúng ta biết nguyên nhân của ngày hôm nay cũng do sự yếu hèn của chế độ CSVN, vì vậy chúng tôi yêu cầu chính phủ CSVN phải thay đổi chính sách đối ngoại với Trung Cộng và đặc biệt phải thay đổi từ chính sách đối ngoại song phương, cũng phải nhìn lại cách đối ngoại với những người Tầu cộng, bằng cách kết hợp với các quốc gia trong vùng có cùng khó khăn trong vấn đề lãnh hải lãnh thổ mà tiếp xúc với Trung Cộng bằng cách đa phương, kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế."

Một thành viên của phái đoàn Dallas là ông Lê Chu, nói là phái đoàn Dallas đến tham dự biểu tình để nói lên tiếng nói của dân tộc:

"Trung Cộng đã xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam là nỗi bức xúc của tất cả người Việt Nam dù ở trong nước hay ngoài nước, cho nên đó là tiếng nói của con tim. Chúng tôi đến đây để nói lên tiếng nói của dân tộc. Chúng ta đã luôn luôn đấu tranh với phương Bắc mà tất cả những lần vũ trang xâm lược, phương bắc đều bị thất bại, do ý chí của dân tộc và đó là ý chí của toàn dân từ xưa đến nay."

Ông Tuấn, một thành viên khác trong phái đoàn Dallas, thì chia sẻ là ông tham dự biểu tình để chống sự xâm lăng của Trung Quốc và chống chính sách của nhà nước Việt Nam:

"Hôm nay có cuộc biểu tình trước tòa lãnh sự Trung Cộng để mà chống sự bành trướng và xâm lấn của Trung cộng đối với tổ quốc Việt Nam, nhưng mà chúng tôi cũng chống luôn nhà cầm quyền Việt Nam nhu nhược đã để cho tình trạng này xảy ra cho đến ngày hôm nay quá tồi tệ. Nếu chúng ta khắp thế giới và trong nước không làm gì mà để cho một chánh quyền yếu ớt nhu nhược như vậy thì cái thiệt hại cho cơ đồ tổ quốc rất là lớn lao."

Một thành viên của phái đoàn Austin, là ông Phan Văn Thành thì có những ý kiến như sau:

"Chính quyền Việt Nam nên thay đổi, chấp nhận tự do và đa đảng để chúng ta sẽ có sự kết hợp đoàn kết dân tộc chống Trung Quốc. Tôi rất hoan nghinh tinh thần của Hải quân Việt Nam đã đưa tàu ra để cố bám trụ. Đây là một hành động rất anh hùng của những người chiến sĩ hải quân Việt Nam."

Trong đoàn biểu tình còn có nhiều bạn trẻ sinh sau biến cố tháng Tư 1975. Anh Trương, 30 tuổi, cho rằng cần chống lại hành động xâm lấn của Trung Quốc. Anh cho biết anh rất tự hào về tinh thần yêu nước của người Việt hải ngoại:

"Trung Cộng làm như vậy là không đúng, chúng ta cần phải đứng lên chống lại họ. Rất tự hào là người dân Việt Nam rất là yêu nước."

Một bạn trẻ khác là anh Hoàng, 28 tuổi, mới định cư tại Houston vài năm, thì nói là cần phải giúp đồng bào trong nước có tiếng nói tự do:

"Mình cần phụ một tiếng nói để cho người bên Việt Nam được có sự tự do dân chủ thực sự "

Ngoài cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh tại tòa lãnh sự Trung Quốc, tối Chủ nhật cùng ngày, còn có buổi Thắp Nến cầu nguyện cho Việt Nam tại vùng Tây Nam Houston với hàng ngàn người tham dự. Đêm thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam tiếp theo bằng một chương trình nhạc đấu tranh. Trong khi các bài hùng ca và các bài hát yêu nước của Việt Khang vang lừng, thì người Việt Houston, mà có lẽ rất nhiều người Việt hải ngoại, không khỏi mủi lòng tự hỏi, tại sao đến giờ phút đất nước lâm nguy này mà Việt Khang và bao nhiêu nhà ái quốc, vẫn phải ở trong lao tù ?

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas


https://scontent-a.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/t1.0-9/p235x350/10296767_634234839989384_7172131684377197838_n.jpg

(https://www.facebook.com/photo.php?fbid=634234839989384&set=a.367046660041538.89919.100002086218128&type=1&relevant_count=1)

TTHV
05-23-2014, 07:37 AM
Houston 18 tháng 5: Hàng ngàn người biểu tình phản đối Trung Quốc

Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2014-05-19

05192014-vn-houston-prots-ch.mp3

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-houston-prots-ch-05192014065045.html/RFA-Houston-Hienvy-305.jpg/imageNgày 18 tháng Năm, hàng ngàn người Việt đã qui tụ về trước tòa Tổng lãnh Sự Trung Quốc tại Houston để phản đối Bắc Kinh đặt giàn khoan HD 981 trên phần lãnh hải của Việt Nam
RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/icon_speaker.gif Nghe bài này (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-houston-prots-ch-05192014065045.html/05192014-vn-houston-prots-ch.mp3)


Vào trưa Chủ Nhật, 18 tháng Năm, hàng ngàn người Việt đã qui tụ về trước tòa Tổng lãnh Sự Trung Quốc tại Houston để phản đối Bắc Kinh, đã cho đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên phần lãnh hải của Việt Nam.
Mặc dù ban tổ chức thông báo là cuộc biểu tình bắt đầu lúc 12 giờ trưa, nhưng mới 11 giờ sáng, đã có rất đông người tụ tập trước tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston. Ngoài cư dân Houston và vùng phụ cận, còn có những người từ Austin, từ San Antonio ... Đến 11 giờ 30 thì đoàn người từ Dallas, Fort Worth cũng vừa đến trên chiếc Bus thật lớn. Ngay sau đó là phái đoàn từ tiểu bang Louisiana cũng hòa nhập vào đoàn người biểu tình.


Thay mặt cho đồng bào trong nước

Cuộc biểu tình lần này do các cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Texas tổ chức. Ông Đặng Quốc Việt, thay mặt ban tổ chức, nói mục đích của cuộc biểu tình:
"Đầu tháng Năm này, Trung cộng đã đem giàn khoan HD-981vào trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là hành động mà không người Việt Nam nào có thể chấp nhận được. Và vì vậy đồng bào của chúng ta trong nước đã nói lên sự quyết tâm chống lại sự xâm lăng của Trung cộng. Ngày Chủ nhật hôm qua, người Việt trong nước đã có những cuộc biểu tình nhưng nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam đã đàn áp, bắt bớ và không cho phép đồng bào chúng ta bày tỏ lòng yêu nước, phản đối sự xâm lăng của Trung Cộng. Ngày hôm nay, chúng ta ở đây, thay mặt cho đồng bào trong nước để nói lên quyết tâm này..."


Houston


Chủ tịch Cộng đồng người Việt Quốc gia Houston và vùng phụ cận, luật sư Phan Quốc Cường phát biểu :
"Chúng ta đã đối diện với sự đe dọa từ trước tới giờ về chính sách bành trướng của Trung cộng đối với đất nước của chúng ta. Ngày hôm nay, mối đe dọa đó đã trở thành nỗi nguy hiểm thật sự. Đã đến lúc Trung Cộng muốn thực sự chiếm quyền bá chủ vùng biển Đông để từ đó bành trướng khắp Châu Á. Đây là thời điểm họ ra tay hành động và mối lo sợ của chúng ta đã thành sự thật.
Ngày Chủ nhật hôm qua, người Việt trong nước đã có những cuộc biểu tình nhưng nhà nước và đảng cộng sản VN đã đàn áp, bắt bớ và không cho phép đồng bào chúng ta bày tỏ lòng yêu nước, phản đối sự xâm lăng của Trung Cộng. Ngày hôm nay, chúng ta ở đây, thay mặt cho đồng bào trong nước để nói lên quyết tâm này

Ông Đặng Quốc Việt

Ngày hôm nay, sở dĩ mà dân tộc chúng ta lâm vào cái tình huống nguy hiểm như vậy, nhục nhã như vậy là bởi vì có một chính phủ không biết lo cho dân, vì dân. Khi người dân đứng lên vì lòng yêu nước thì họ sẵn sàng đàn áp. Họ đã đàn áp ngày hôm qua tại Việt Nam, khiến cho nhiều người yêu nước bị bắt giam. Ngày hôm nay, chúng ta thấy rõ rằng họ sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của họ, sẵn sàng chà đạp lên quyền lợi của dân tộc. Một chính phủ như vậy thì làm sao có thể bảo vệ được non sông trước kẻ xâm lược mạnh hơn họ cả hàng chục lần? Một chính phủ như vậy thì làm sao thu hút được nhân tài bước ra để đứng lên hy sinh vì non sông ?... Chúng ta là những người ở hải ngoại, chúng ta căm phẫn vô cùng ..."

Đứng trong đám đông người đang reo hò những câu phản đối Trung quốc, Tommy Nguyễn, 17 tuổi, tay cầm biểu ngữ "China: get out of Vietnam" chia sẻ rằng em được ba mẹ cho biết là Trung Quốc đặt giàn khoan Hải dương 981 trên lãnh hải của Việt Nam, nên em đi biểu tình để phản đối Trung Quốc:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-houston-prots-ch-05192014065045.html/RFA-Houston-Hienvy-260.jpg/image
Phản đối tham vọng bành trướng theo đường lưỡi bò cua TQ trên biển Đông. RFA

"Biểu tình để chống lại người China, muốn lấy lãnh thổ của người Việt"

Trong khi đó, Bác Lan trên 70 tuổi, thì bày tỏ tâm tình của mình:
Tổ quốc lâm nguy! Bác không thể vô cảm được. Trung Quốc, ỷ nước mạnh, dân đông, ăn hiếp nước Việt Nam. Bác lớn tuổi rồi, bác phải thương tổ quốc Việt Nam của bác. Xin các thanh thiếu niên, các sinh viên, và tất cả các bạn trẻ, các con cháu, phải đứng lên. Tổ quốc lâm nguy! Đừng vô cảm. Đứng lên đuổi họ. Bảo họ phải rút cái giàn khoan đó đi liền. Không được xâm phạm Việt Nam. Của Việt Nam, trả lại cho Việt Nam.

Colorado

Còn bác Tuyết Mai đến từ Denver, tiểu bang Colorado nói rằng, vì e ngại Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam nên bác tham dự cuộc biểu tình. Bác nói thêm là, nếu người Việt trong nước không mạnh dạn lên tiếng, không biểu tình chống Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ chiếm Việt Nam:
Tất cả người Việt Nam đều căm phẫn sự xâm lăng của cộng sản Trung Quốc đối với đất nước mình. Và không những thế, chúng tôi còn căm thù cả cộng sản Việt Nam bởi vì họ quá nhu nhược.

anh Nguyễn Quốc

"Tất cả những người ở đó, mà ai cũng làm được như vậy, thì mình càng đẩy Trung cộng càng nhanh hơn. Chứ mà người nào cũng ìu ìu sển sển, mà cứ sợ hãi, là càng ngày họ càng lấn chiếm. Lần này mà Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam thì con cháu mình rất là khổ."

Một người đến từ Dallas là anh Nguyễn Quốc, chia sẻ rằng vì bất mãn sự nhu nhược của nhà cầm quyền Hà Nội trước việc Trung quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 nên anh phải đến Houston để biểu tình:
"Tất cả người Việt Nam đều căm phẫn sự xâm lăng của cộng sản Trung Quốc đối với đất nước mình. Và không những thế, chúng tôi còn căm thù cả cộng sản Việt Nam bởi vì họ quá nhu nhược. Tất cả người Việt Nam, từ già trẻ lớn bé ở khắp mọi nơi, đều không cầm lòng được trong những ngày qua. Cho nên dù ở xa, dù bất tiện thế nào thì chúng tôi cũng cố gắng làm mọi cách để bày tỏ thái độ của mình với giặc ngoại xâm."
Vì con muốn chống Trung Cộng. Con sinh ra ở đây, con không ở Việt Nam nhưng con có giòng máu Việt Nam nên con phải bảo vệ giòng máu của con, bảo vệ quê hương của con vì ba mẹ con sinh ra ở đó. Con là người Việt Nam

cô Anh Thư


Còn cô Anh Thư, 23 tuổi, cũng đến từ Dallas, cho biết, là mặc dù cô sinh ra tại Hoa Kỳ và chưa bao giờ đến Việt Nam nhưng đó là nơi chôn nhau cắt rốn của cha mẹ cô nên cô vẫn có bổn phận bảo vệ miền đất xa xôi đó. Và vì vậy cô tham dự cuộc biểu tình:
"Vì con muốn chống Trung Cộng. Con sinh ra ở đây, con không ở Việt Nam nhưng con có giòng máu Việt Nam nên con phải bảo vệ giòng máu của con, bảo vệ quê hương của con vì ba mẹ con sinh ra ở đó. Con là người Việt Nam. Con ở Mỹ nhưng con vừa là người Mỹ vừa là người Việt Nam."

Cô chia sẻ thêm là cô theo dõi tin tức trên các hệ thống truyền hình tại Hoa Kỳ nên cô biết được là nhà nước Việt Nam đã đàn áp cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của những người yêu nước, ngày 18 tháng 5. Cô nói rằng người dân cần lên tiếng nói. Và đó là điều rất quan trọng:
"Con theo dõi và con nghĩ cái đó không đúng. Người dân phải cần lên tiếng nói. Cái đó rất quan trọng. Quan trọng nhất của con người."


Và anh Quốc thì thì nói, sở dĩ có sự việc đàn áp những cuộc biểu tình tại Việt Nam ngày 18 tháng 5, là vì Hà Nội muốn làm vừa lòng Bắc Kinh mà thôi:
"Bộ trưởng công an sang Trung Cộng, ông toàn nhận lệnh của Trung Cộng mà thôi. Ông không có một yêu cầu là Trung cộng phải rút hay là lên án Trung cộng bắn giết ngư dân Việt Nam. Sau những lần Việt Nam sang Trung cộng về, là lần nào cũng đàn áp hết. Tạo sự bất mãn và phẫn uất trong dân chúng ở khắp nơi."
Những cuộc biểu tình ở hải ngoại giúp cho người trong nước biết rằng người hải ngoại lúc nào cũng hướng về quê nhà. Còn chuyện có ảnh hưởng gì với Trung quốc thì chính người trong nước và người hải ngoại cùng làm

ông Mạnh Xuân Thái


Tuy nhiên có người cho rằng, sở dĩ có cuộc đàn áp ngày Chủ Nhật, 18 tháng 5 vì trước đó công nhân Bình Dương và Hà Tĩnh đã quá đáng, gây nên những cuộc bạo động làm tổn hại nhân mạng cũng như hư hại nhiều cơ sở thương mại của người Trung quốc. Nhưng ông Sơn Nguyễn, đến từ Fort Worth nói rằng Trung Quốc đã gây bạo động với ngư dân Việt Nam nhiều hơn như vậy:
"Đối với tôi, cuộc biểu tình cũng tùy theo hoàn cảnh xã hội. Trung cộng đã đàn áp dân mình quá nhiều. Nỗi đè nén đó tới lúc cùng cực thì phải vùng lên. Trong sự vùng lên đó, có những lúc quá bực, thì dân chúng phải làm. Nếu mà nói hơi quá thì tại sao Trung cộng đánh ta không nhường tay ? Họ có đánh quá chúng ta hay không ? Họ có đâm vào thuyền của ngư dân chúng ta trên biển cả không? Tay không, họ vẫn đâm vào! Cái đó có quá hay không ?"


Louisiana

Ông Peter Nguyễn, đến từ New Orleans, tiểu bang Louisiana tin rằng sự phản đối Trung quốc của người Việt trong nước và hải ngoại có thể làm thay đổi được tình hình trong nước:
"Tôi nghĩ là Trung cộng sẽ rút lui nếu chúng ta đủ mạnh về toàn dân, từ trong nước ra hải ngoại, đồng một lòng đuổi Tàu. Thứ hai là làm cách nào để quốc tế lưu tâm đến chúng ta..."
Và ông Mạnh Xuân Thái, cư dân Houston, cũng cho rằng người Việt, trong nước và hải ngoại phải cùng nhau phản đối Trung Quốc thì mới mong có kết quả:
"Những cuộc biểu tình ở hải ngoại giúp cho người trong nước biết rằng người hải ngoại lúc nào cũng hướng về quê nhà. Còn chuyện có ảnh hưởng gì với Trung quốc thì chính người trong nước và người hải ngoại cùng làm"

Cuộc biểu tình trước tòa tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston chấm dứt lúc 2 giờ chiều. Và vào lúc 7 giờ tối cùng ngày, một buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam đã có hàng ngàn người tham dự. Có lẽ lời tâm sự của cô Anh Thư là tâm trạng của những người dân Việt đang sống xa quê hương, đó là: dù cho ở đâu đi nữa thì cũng phải luôn luôn bảo vệ cái di sản của cha ông để lại:
"Always, always, always phải bảo vệ cái di sản của mình, bảo vệ dân tộc của mình dù ở đâu đi nữa..."
Hiền Vy, tường trình từ Houston.

TTHV
09-02-2014, 07:28 AM
Nhận được từ email

************************


Cái lưỡi không xương ... nhiều đường lắt léo!


Ngày xưa có đôi vợ chồng nọ có một cậu con trai 12 tuổi và một con lừa nhỏ.
Một hôm họ quyết định đi chu du thiên hạ để xem nhân tình thế thái.


Khi đi qua một làng đầu tiên họ nghe thấy những người ở đây thì thầm:
"Xem thằng bé trên lưng lừa kìa, đúng là thứ không được dạy bảo đến nơi đến chốn…
Ai lại ngồi thế khi cha mẹ phải lội bộ bên cạnh."
Nghe vậy người vợ liền nói với chồng: "Không thể để họ nói xấu về con mình như vậy đươc".
Người chồng bèn nhấc cậu bé xuống và nhảy lên lưng lừa ngồi.


Khi qua xóm thứ hai họ lại nghe mọi người ở đây xì xầm:
"Xem kìa, thằng chồng kia quả là không biết xấu hổ, khỏe mạnh thế mà lại ngồi trên lưng lừa
để vợ và con đi bộ."
Anh chồng liền nhảy xuống khỏi lưng lừa và để chị vợ ngồi lên. Hai cha con đi bên cạnh.



Qua xóm thứ ba họ lại nghe thấy người ta xì xầm:
"Tội nghiệp anh chồng, làm lụng vất vả cả ngày kiếm cơm áo về cho gia đình lại phải đi bộ,
còn xem con vợ kìa! Cả thằng con nữa, đúng là vô phúc mới có được bà mẹ như vậy."


Nghe vậy cả ba quyết định tất cả cùng ngồi lên lưng lừa rồi đi tiếp.
Khi đi qua một xóm nữa họ nghe thấy mọi người nói với nhau:
"Đúng là lũ vô cảm, độc ác chẳng khác thú vật. Ba người ngồi trên lưng con vật nhỏ nhắn thế kia
thì nó gẫy lưng mất chứ."
Nghe vậy ba người liền tụt khỏi lưng lừa và đi bên cạnh con vật.


Đến xóm tiếp theo mọi người cảm thấy không thể tin vào tai mình nữa khi nghe thấy người dân ở đây cười nhạo báng:
"Nhìn kìa, đúng là lũ ngu. Cả ba lếch thếch đi bộ trong khi con con lừa chẳng có gì trên lưng."


Kết luận:
Người ta sẽ luôn luôn tìm cách chỉ trích bạn, nhạo báng bạn và hoàn toàn không đơn giản để tìm được một người chấp nhận bạn như bạn vốn có.


Cho nên: hãy sống như bạn cảm thấy là đúng đắn và hãy đi đến những miền mà trái tim bạn chỉ lối…
"Cuộc sống như một màn kịch không có phần tập dượt trước. Bởi vậy: Hãy hát ca, nhảy múa , bỏ ngoài tai tất cả những lời bàn khôn dại của người đời kém thân thiện và yêu mỗi một giây phút của cuộc đời bạn trước khi vở kịch hạ màn không một tiếng vỗ tay".



THÓI ĐỜI LÀ NHƯ THẾ

TTHV
09-06-2014, 06:25 AM
Nhận được từ email.





https://ci5.googleusercontent.com/proxy/0DLbKuoEf5RVLy_XqTUdjZKr4eC2sz6qmCC8eSQb1VM7eU89Az hn8RBrA3nqbzJGDydaFEnjGuZtHxBwBb4aTMsLfK_CjUUaN4AU gaHvD6cyTpuA_6HQZ5IqZKxekcgAEr39M0U_In9YJO5kVnhZRv 89MCWpr_S4vXFwFu1jjQZh2cJqKXJf0TXi-OSJXQ=s0-d-e1-ft#https://scontent-b-cdg.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/t31.0-8/q81/s720x720/10353516_686960554722188_6970769489020813279_o.jpg

Hai Mặt

SỰ THẬT có 6 chữ
GIẢ DỐI cũng 6 luôn
Mặt trái và mặt phải
Trắng đen ôi khó lường!

TÌNH YÊU có 7 chữ
PHẢN BỘI cũng thế thôi
Chúng là hình với bóng
Rất dễ dàng đổi ngôi.


Chữ YÊU là 3 chữ
HẬN là ba, giống nhau.
Người say men Hạnh phúc
Kẻ thành Lý Mạc Sầu.

BẠN BÈ có 5 chữ
KẺ THÙ đếm cũng năm
Hôm nao lời ngọt mật
Hôm nay chìa.. dao găm.


Từ VUI có 3 chữ
Tiếng SẦU cũng đồng như.
Quá vui thường mất trí,
Mất trí đời đổ hư.


Chữ KHÓC có 4 chữ
CƯỜI cũng vậy, giống in
Ai '' giòn cười, tươi khóc ''
Ấy cảm thọ nhận chìm.



Cuộc sống là hai mặt
Giới tuyến một đường tơ .
Chấp nhận mà không vướng
Nhẹ bước qua hai bờ .

Thích Tánh Tuệ

https://ci5.googleusercontent.com/proxy/rOYdyGb2e0Q7aoKrCCbIuqVUgxdeQLzwhOGbdhzrp-AS4ndhvmr6VvDWb07wAY0z0fqrYInZlXl3RDIo_z3fK0SbU5RQ Z4niAwp0U9WyiI3NBTSTRZZwbsiTya1YXY4g3yq1hPRG1I6Gmi M4I9Nu9CY-K0cgDrDyxoWTinQa0DJ1gBJXFxg=s0-d-e1-ft#https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/10530692_686960734722170_3815482672716633576_n.jpg

Con người và cuộc sống lúc nào cũng có 2 mặt: Mặt thật và mặt giả, mặt thiện và mặt ác, mặt trắng và mặt đen....thật khó lường, tùy theo tâm trạng, cảm xúc và tầm nhìn của mỗi người, tùy theo hoàn cảnh và từng lúc .....mà biến đổi theo thời gian, theo luật luân hồi của tạo hóa. Trên thực tế mặt giả thường nhiều hơn và hay lấn áp mặt thực, cho nên muốn duy trì sự cân bằng này, con người cần phải quan tâm cố gắng chăm lo, tu chỉnh con người cho phải đạo, đạo làm người đó ! Chia sẻ cùng các bạn.

TTHV
11-21-2014, 08:44 AM
https://scontent-b-dfw.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/t31.0-8/1403006_397101400440632_8609365610614237824_o.jpg

Trong số hàng triệu người về London để xem những đóa hoa poppies được cắm chung quanh Tower of London, cũng như để tưởng niệm hơn 800 ngàn binh lính đã hy sinh trong cuộc Thế Chiến Thứ Nhất (WWI) nhân kỷ niệm 100 năm chấm dứt cuộc chiến này, chúng tôi đã đến Tower of London 2 lần. Lần đầu vào một ngày mưa nhưng người cũng đông không thua gì ngày nắng.

WWI đã chấm dứt 100 năm nhưng thế giới vẫn đang có những cuộc xung đột khác. Có lẽ chiến tranh sẽ không bao giờ thật sự chấm dứt vì lòng người không muốn (?). Từ gia đình đến xã hội, cũng như trên mạng ảo, hình như ai ai cũng tìm đủ cách để "ăn thua đủ" hầu mang lại "chiến thắng" cho phe mình, cho dù "chiến thắng" phải trả giá quá đắt!
Buồn thật!

TTHV
11-22-2014, 10:43 AM
Quân Khủng Bố

Những ngày ở London, chúng tôi có dịp đi nhiều nơi bằng phương tiện di chuyển công cộng. Có một buổi chiều mưa, chúng tôi leo lên các chuyến xe, đi từ Bắc xuống Nam, rồi từ Đông qua Tây của London. Tôi không nhớ rõ là trên chuyến nào, chúng tôi đã đi ngang một tiệm cắt tóc có tên ISIS. Vì trước đó tôi đã tình cờ đọc được những than phiền của các bà, các cô mang tên ISIS, nên tôi ghé vào tiệm coi cho biết.

Được nói chuyện với người mang tên ISIS, tôi thông cảm và hỏi cô là có định đổi tên không. Cô trả lời chắc nịch là không và nói là giới truyền thông phải đổi lại cách gọi nhóm khủng bố đó. Theo cô, Isis là một cái tên cho phái nữ rất đẹp. Cô cho biết cô đã từng rất hãnh diện với cái tên Isis bố mẹ cô đã đặt cho cô. Nghe vậy, tôi cũng tâm sự với cô là tên tôi cũng bị người khác lạm dụng và tôi cũng nhất định không chịu đổi tên.
Cô buồn bã chia sẻ là, nước Anh dung túng con gái của ông Putin khi để bà ta sống ở đó, trong một khu vực đắt tiền và an toàn với người canh gác, trong khi ông Putin lại là người support cho nhóm khủng bố này. Rồi cô hỏi tôi đến từ đâu, tôi nói từ Mỹ. Isis hỏi lại là nguyên quán của tôi ở đâu.

Khi biết tôi là người Việt Nam, cô nói là cô có biết vài người Việt và họ sống tại Anh vì không thích chính phủ của họ. Tôi cười nói với cô là có lẽ vì "nhà nước" Việt Nam dùng bọn côn đồ giống như Putin dùng tụi khủng bố ISIS, nên rất nhiều người phải tìm cách lánh nạn. Cô Isis cũng cười lớn khi nghe tôi nói vậy và hỏi có phải đó là lý do tôi rời Việt Nam không. Tôi trả lời dĩ nhiên là không vì tôi rời Việt Nam khi bọn côn đồ chưa được sinh ra. Isis vỗ vai tôi rồi khen là tôi có "good sense of humor".

Tiếc là chiều hôm đó tôi lại quên bấm tấm hình tiệm làm tóc này vì mải nói chuyện với Isis. Nhất định lần tới đến London, tôi lại đi kiếm tiệm này để nói chuyện với Isis.



https://lh4.googleusercontent.com/-Q4I8HO-gYhU/VHDWFbQFyeI/AAAAAAAAWEA/XbZhy-39Gqg/w1024-h768-no/DT_P1010866.JPG

Hình, bấm từ trong xe bus xuyên thành phố London, một chiều mưa.

TTHV
11-26-2014, 09:54 AM
Theo dõi vụ Ferguson, thấy đám đông người lợi dụng để phá phách, hôi của..., rồi có người lại sợ thành phần này "trả thù" nên khi trả lời CNN, họ không dám dùng tên thật...
Nhiều người cảm thấy tức giận nhưng Em thì nói là Em rất mừng. Tôi hỏi tại sao mừng. Em nói thì như vậy chính phủ mới mạnh tay dẹp được tụi côn đồ, tụi ăn có.

Dù thấy em có lý nhưng lòng tôi vẫn nao nao vì nghĩ đến những vụ phá rối khác.
Riêng vụ Ferguson, nhiều lúc tôi chợt nghĩ có thể nào vì những người cùng màu da với TT Obama, ỷ lại sự cùng màu da này, nên đã đi quá đà chăng (?)

Thôi thì phải đem 4 câu thơ của Mai Thảo mà tôi rất tâm đắc để "trấn an" chính mình vậy:

Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao, khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.

mờ mờ
11-27-2014, 08:10 PM
https://farm9.staticflickr.com/8575/15276093963_d11ee8e6ab.jpg


Rất cám ơn chị đã viết và dán những bài vở thật ý nghĩa trong năm qua...
mm thương chúc chị Hiền Vy có một mùa lễ Tạ Ơn ấm cúng và hạnh phúc.

TTHV
11-28-2014, 06:01 AM
Cám ơn Mờ Mờ. MM bấm hình đẹp quá.

Năm nay Houston bị lạnh sớm quá nên chưa tới tháng 12 mà vườn tược hoang tàn hết.
Hôm qua, chị dọn vườn, thu hoạch được một rổ đậu ngự. Nấu được vài chén chè. Nhớ ơn Thùy Linh và chị Nắng Hạ đã cho hạt giống.
Chị đem chén chè đậu ngự tươi nấu với đường phèn vào đây để mình cùng nhớ những người bạn quen trên phố ảo mà thật là thân thiết, ha MM.

https://scontent-a-dfw.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/10389023_726908307388703_4338501844650290447_n.jpg ?oh=30844fb91f797a11ea252814e5255749&oe=551F6F10

mờ mờ
11-29-2014, 08:41 PM
Chị Hiền Vy mến, nhìn chén chè đậu ngự của chị mà mm nhớ Thùy Linh ghê... Bên chị lạnh nhiều rồi hở chị? mm vẫn còn hột đậu ngự nhưng có lẽ năm nay sẽ không trồng.

mm thích tấm hình chị chụp chiều mưa Luân Đôn lắm, đẹp như một bức tranh vậy... Cuối tuần vui nha chị.

TTHV
11-30-2014, 07:36 AM
"Túm Cổ Đại Gia"

Một người bạn trong ngành truyền thông điện thoại nhờ tôi xem chương trình của một đài TV mới mở tại Houston, mà chị cộng tác, để cho ý kiến về đài mới này. Xem qua thì thấy họ đang chiếu hai phim bộ. Một là Mãi Yêu của Philippine và phim kia là Túm Cổ Đại Gia của VietNam.

Khoảng trên dưới 25 năm nay tôi không coi một phim bộ nào cả. Phim bộ cuối cùng tôi xem là Xóm Vắng. Thời đó, trong những bộ phim xã hội của Hongkong, tôi thích nhất là Xóm Vắng. Vì thấy quá phí thời gian khi coi phim, cũng như những hệ lụy ( * ) do việc coi phim bô, nên hơn 1/4 thế kỷ trôi qua, tôi đã quyết định không coi nữa, dù bằng hữu "dụ" thế nào đi nữa. Lần này, vì nể Bạn và cũng muốn biết về đài TV mới, nên tôi coi vài lần và cuối cùng là bị "hooked" vì hai phim bộ này.

Phim Mãi Yêu, đài 55.4 chiếu weekdays, có tài tử đẹp nên hấp dẫn được tôi. Trong khi Túm Cổ Đại Gia (TCĐG), chỉ chiếu weekend, thì lối diễn xuất của nghê sĩ đóng vai chính Tường Vi, đã làm tôi thích thú nên vào youtube coi thêm.

Không biết ngoài đời có nhiều "đại gia dỏm" như trong phim TCĐG hay không nhưng qua phim này, mới thấy là "đại gia thật" thì lại "bình dân học vụ" còn "đại gia dỏm" thì ... dỏm thật.
Cám ơn Bạn đã nhờ tôi xem đài TV mới nên tôi có thêm cơ hội biết về "đại gia."

( * ) Những hệ lụy này đã khiến bằng hữu của tôi cười thích thú khi được nghe kể.

TTHV
11-30-2014, 01:08 PM
Hôm nay là sinh nhật thứ 16 của "Hiền Vy Thật". Trong nhóm emails gia đình, chúng tôi nhận được cái youtube dưới đây.
Xem xong, "Hiền Vy Dỏm" mắt bỗng ướt.

https://www.youtube.com/embed/s-wGwIu5ROk


https://www.youtube.com/embed/s-wGwIu5ROk

chieubuon_09
11-30-2014, 03:53 PM
Hôm nay là sinh nhật thứ 16 của "Hiền Vy Thật". Trong nhóm emails gia đình, chúng tôi nhận được cái youtube dưới đây.
Xem xong, "Hiền Vy Dỏm" mắt bỗng ướt.


Chiều bưng bánh vào chúc mừng ngày Sinh Nhật của chị Hiền Vy ... Chúc chị đẹp mãi mãi ....

http://i.imgur.com/wvYrCGY.jpg?1
Nguồn hình : Google


Vẫy tay chào Mờ Mờ, Chiều cũng là một trong những người âm thầm xem cọp mấy bình hoa Mờ Mờ cắm theo môn phái của người Nhật Bản, đẹp quá. Chiều biết cắm nhưng không đẹp như Mờ Mờ cắm. Lối cắm của Châu Âu là hoa nhiều hơn lá, có nét đẹp rực rỡ, sang, còn lối cắm của Nhật Bản thì hoa ít, lá và cây trang trí nhiều, nhìn cô đọng, đẹp nhẹ nhàng và quyến rũ.

TTHV
11-30-2014, 05:20 PM
Cám ơn Chieubuon_09 chúc chị đẹp mãi mãi nha.
Ước gì chị cũng mừng sinh nhật 16th, heng Chiều.
Ý dà, nếu vậy là chị phải kêu Chiều bằng Cô Chiều rồi. mà Cô xưng Cháu chứ hong phải "Cô Em" đâu nha. :) Xui quá !!!

TTHV
01-04-2015, 04:22 PM
Mưu Sự Tại Nhân ...

Tôi gọi em là BB và thường nói thân mật là "My BB" khi chuyện trò với người khác. Có lẽ cách gọi có vẻ trìu mến, nên nhiều người hỏi BB là Baby hay BeBe. Cả hai đều không đúng. Tên em là Bá, bắt đầu bằng chữ B và BB chỉ là "Brother Bá" mà thôi. Em nhỏ thua tôi hai tuổi. Chúng tôi là cặp chị em thân nhau nhất, trong số sáu người con của ba mẹ tôi, gồm bốn trai, hai gái. Chúng tôi thân nhau, đơn giản có lẽ chỉ vì chúng tôi kế nhau nên lớn lên cùng nhau, do đó hiểu nhau hơn. Con gái của em cũng hơn một lần nói với tôi "ba của con là karma của cô".

Vào phút cuối thì BB phải hủy bỏ chuyến đi Singapore, theo sau đó là 14 ngày trên du thuyền của hãng Celebrity, ghé vài quốc gia vùng Đông Nam Á. Chuyến đi này do Em đề xướng, lên chương trình và rủ chúng tôi cùng đi. Hơn một tháng trước ngày khởi hành, BB than phiền là rất dễ bị mệt. Chỉ cần đi bộ từ chỗ đậu xe vào văn phòng làm việc là em cảm thấy mệt. Mới đầu, chỉ cần vài phút thì cơn mệt chấm dứt nhưng càng ngày cơn mệt càng kéo dài hơn. Tưởng là do thời tiết nóng của vùng khô cằn Stockton, Em quyết định mua một cái treadmill để đi bộ trong nhà thay vì đi bên ngoài. Nhưng dù đi trên treadmill, chỉ 15 hay 20 phút, cũng làm em khó thở và cảm thấy tê tê (numb) vùng ngực. Lo ngại bất trắc có thể xảy ra trên chuyến đi 3 tuần, Em quyết định đi bác sĩ khám tổng quát trước khi lên đường.


Thứ Sáu, ngày 5 tháng 12, Em đi bác sĩ gia đình. Sau khi khám Em, bác sĩ gửi Em đến một bác sĩ chuyên khoa về tim. Thứ Ba, ngày 9 tháng 12, sau vài thử nghiệm tại văn phòng, bác sĩ về tim cho biết có ít nhất là ba động mạch của em bị nghẽn. Bác sĩ nói không thể cho em về nhà được vì Em có thể bị heart attack bất cứ lúc nào. Xe cứu thương phải chở Em suốt 2 giờ đồng hồ để đến Santa Clara Hospital vì bệnh viện Kaiser gần nhà không có phòng giải phẫu tim tốt.


Tại bệnh viện Santa Clara, phòng giải phẫu khá bận rộn nên ca mổ của em được dự định vào trưa thứ Năm, ngày 11 tháng 12, và em là bệnh nhân thứ hai, được giải phẫu tim của ngày đó. Những ngày trước ca mổ, chị em chúng tôi nói chuyện khá nhiều. Tôi nói với Em là trong số 6 anh chị em, nếu có chuyện gì xảy ra cho tôi, tôi biết Em sẽ là người buồn nhất. Em nói, Em cũng biết tôi là người buồn nhất nếu có điều gì không may xảy ra cho Em. Em chia sẻ là những cơn mệt lạ như vừa nói bên trên, thật ra đã có từ khoảng đầu tháng 9 nhưng càng ngày thời gian mệt mỏi càng kéo dài thêm . Em còn đùa là có lẽ Em không phải là con của ba mẹ chúng tôi mà do nhà hộ sinh giao nhầm khi mới sinh ra, vì Em bị cao máu, cao mỡ và cao đường, trong khi tôi hơn Em 2 tuổi, thì chưa bị gì cả. Tôi trêu em là "You are what you eat." Em hứa, nếu em thoát được sau ca mổ thì Em sẽ theo cách ăn uống của tôi.


Không biết ca mổ trước gặp trở ngại điều gì mà phiên của Em cứ bị dời lại mấy lần. Từ 12 giờ, đến 2 giờ, rồi 3 giờ. Cuối cùng, khi nhân viên của nhà thương đã chuẩn bị xong xuôi cho Em để sẵn sàng chuyển Em đến phòng giải phẫu và tất cả bốn người chúng tôi (vợ, con gái em, tôi và chồng tôi) đã nói lời chúc tốt đẹp cho Em, thì từ phòng mổ, bác sĩ giải phẫu gọi ra cho biết là phải dời ca mổ của em đến sáng sớm hôm sau.


Bốn giờ sáng thứ Sáu, 12 tháng 12, vợ Em text cho biết Em sẽ được chuyển đến phòng giải phẫu lúc 5 giờ. Từ khách sạn, chúng tôi đến ngay bệnh viện. Tiễn Em vào phòng giải phẫu, chúng tôi không quên hôn em từ biệt. Bác sĩ cho biết ca mổ sẽ kéo dài nhiều giờ nhưng dặn khoảng 11 giờ trưa bà y tá sẽ gặp gia đình tại phòng đợi để cho biết tiến trình của cuộc giải phẫu.


Đúng 11 giờ, cô y tá gặp chúng tôi ở phòng đợi, cho biết là Em đã có 4 động mạch bị nghẽn và ca mổ đang tiến hành. Cuộc giải phẫu hoàn tất sau 1 giờ trưa và chuyển qua phòng hồi sinh. Một chuyện xui xẻo bất ngờ là cũng khoảng giờ này, con gái của em bị đụng xe khi ra ngoài lo vài chuyện linh tinh. Nên mãi đến khoảng 5 giờ chiều chúng tôi mới được vào thăm em.


Em bị tiểu đường, nên trước và sau ca mổ bác sĩ lo ngại nhiều và chúng tôi cũng lo âu không ít. Vì vụ đường cao, Em phải ở thêm một ngày tại bệnh viện để được theo dõi lượng đường. Theo lời bác sĩ, thì lượng đường cao trong máu sẽ làm cho tiến trình hồi phục chậm đi rất nhiều. Những ngày sau ca giải phẫu, em tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ gần như tuyệt đối, nên hồi phục khá nhanh.


Là tài xế chở Em từ Santa Clara Hospital về nhà, tôi đã rất lo ngại trên đoạn đường dài hơn 2 giờ đồng hồ. Từ những ngày trước, câu "phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí" đã luôn ám ảnh tôi. Bác sĩ dặn là Em phải ngồi phía sau, vì phía trước có air bag sẽ rất nguy hiểm nếu có tai nạn. Tôi chăm chú lái xe và rất sợ có chuyện không may xảy ra. Dù đã niệm Phật trên suốt đoạn đường đó nhưng lúc xe đậu trên driveway nhà Em, tôi cũng "kiệt sức" và phải "xưng tội" cùng 3 hành khách trong xe là Em, vợ Em và chồng tôi. (Vợ em mất ngủ hơn cả tuần trong bệnh viện nên chúng tôi không muốn vợ em lái xe, còn chồng tôi vừa qua cuộc giải phẫu cườm mắt và chưa mua được kính mới nên cũng không lái xe.)


Đêm đầu tiên tại nhà, sau khi tucked Em vào giường, tôi lo ngại là Em có thể bị té khỏi giường vì giường không có thanh chận (rails) như ở bệnh viện, mà Em thì không tự di chuyển người vào sâu hơn trong giường được vì vết thương làm Em bị đau, nên phải nằm me mé bên ngoài. Thấy tôi lo âu, Em khẳng định là Em OK vì tấm nệm Tempur Pedic giữ người em được. Cuối cùng thì tôi cũng đành nghe lời Em mà về phòng. Nửa đêm thức giấc, tôi qua coi Em ra sao, thì thấy tay và một phần chân của Em ra khỏi giường. Tôi đứng bên cạnh, canh chừng cho Em ngủ. Khoảng hơn nửa giờ thì Em thức giấc. Thấy tôi đứng cạnh, Em hỏi sao chị không ngủ, tôi giải thích là sợ Em té nên đứng canh cho Em ngủ. Hai chị em nói chuyện vài câu rồi tôi trở lại phòng.


Ba giờ sáng hôm đó, lúc tôi đang chập chờn trong giấc ngủ thì nghe tiếng Em hốt hoảng la lớn: "Chị ơi! Anh chị ơi! Vợ em ..." Tôi vùng dậy, chạy thật nhanh qua phòng vợ chồng Em, chồng tôi theo sau. Khoảng cách từ phòng tôi ngủ đến phòng Em chỉ rất ngắn nhưng trong khoảng khắc đó, tôi sợ hãi đến tận cùng vì tưởng Em bị té. Khi thấy Em đứng khom người trong tư thế như muốn cúi xuống, còn vợ Em thì nằm dưới đất bất động, trong tôi như có phần bớt thảng thốt, sợ hãi vì người té không phải là Em. Nếu Em là người nằm dưới đất, thì có lẽ sẽ vô cùng phức tạp vì vết thương mới mổ rất lớn ở ngực và vài vết khâu chưa lành ở bắp chân.

Cúi xuống xem xét vợ Em, Tiffany còn bất tỉnh, tôi ôm khuôn mặt của Tiffany, kêu tên cô nhưng cô không biết gì cả. Em nói lớn "Đầu vợ em đụng tường, méo cả tường kìa chị." Theo tay em chỉ, tôi thấy tường bị móp một lỗ khá lớn. Sợ hãi, tôi lại gọi tên cô rồi bôi cho cô một tí dầu vào mũi. Một lát sau cô mở mắt nhưng lại nhìn đâu đâu. Em sợ hãi, hỏi có cần gọi 911 không. Tôi chưa kịp trả lời Em thì vừa lúc đó thì Tiffany tỉnh lại.

Phải mất vài phút, Tiffany mới "hoàn hồn" lại nhưng cô không biết tại sao mình lại nằm dưới đất và hoàn toàn không nhớ chuyện gì đã xảy ra. Em tôi kể là trước đó, Em bị ho (một trạng thái rất thông thường của người mới bị giải phẫu tim), tiếng ho đã đánh thức chồng tôi dậy. Anh chạy qua coi chừng Em, thấy Em chỉ ho và Tiffany cũng vừa thức giấc thì anh trở lại phòng nhưng vừa đặt lưng xuống thì nghe tiếng Em thảng thốt gọi. Anh vùng dậy và bị té nên đến phòng vợ chồng em sau tôi. Phần Tiffany, nằm giường bên cạnh, thì khi nghe chồng ho, cô đã đứng dậy quá nhanh nên bị chóang váng và té xuống.

Khi Tiffany đã tỉnh táo hoàn toàn, chúng tôi có đề nghị gọi 911 hay là chở cô đến bênh viện Kaiser gần nhà để được khám nghiệm nhưng cô từ chối. Dù sau đầu bị sưng nhưng Tiffany không bị ói, nên chúng tôi cũng an tâm phần nào. Từ đó đến sáng, tôi cứ phải thăm chừng cô luôn. Hôm sau thì Tiffany cũng không có triệu chứng gì nguy hiểm nhưng từ ngày đó, chúng tôi không để cô lái xe một mình. Cô đi đâu, chồng tôi cũng đi theo, còn tôi thì ở nhà chăm sóc Em.


Mỗi buổi sáng và tối, vào lúc 6 giờ là Em tự lấy vital signs, tự đo mức đường, cân trọng lượng. Em ghi xuống cẩn thận mọi thứ. Một buổi chiều, sau khi ở bệnh viện về được 5 hôm (ngày 22 tháng 12) thì thân nhiệt của em lên đến 101. Em gọi hot line của Kaiser. Lo ngại có thể em bị nhiễm trùng, họ bảo phải vào ngay phòng khẩn cấp của bệnh viện cách nhà khoảng 25 miles. Tôi lại làm tài xế chở Em, vợ em và chồng tôi đi.


Tại đây họ làm vài thử nghiệm, truyền nước biển cho em. Khi thấy nhiệt độ của em giảm bớt, họ giữ Em lại 4 tiếng đồng hồ rồi cho em về, dặn phải nhớ canh chừng thân nhiệt. Chúng tôi về đến nhà khoảng 11 giờ đêm.

Ngày 26 tháng 12, điện thoại lại reng lúc 11 giờ 15 tối. Y tá của Kaiser cho biết kết quả thử nghiệm của em là có bị nhiễm trùng và khuyến cáo phải đưa em vào gấp phòng khẩn cấp. Em nói chuyện với họ là 4 ngày qua, em đã không bị fever, mọi thứ đều bình thường. Cô y tá vẫn nhất định là phải đưa em vào phòng khẩn cấp. Em và chúng tôi đều không chấp nhận vì cái test đó đã cũ rồi. Cuối cùng thì cô ý tá gọi bác sĩ rồi dặn là nếu em bị fever thì phải vào bệnh viện ngay. Chúng tôi đoán là cô y tá này mới nghỉ lễ xong, đi làm trở lại nên đã không cẩn thận khi coi ngày của kết quả các thử nghiệm.


Ngày 29 tháng 12, Em trở lại tái khám với vị bác sĩ mổ tim cho em. Ông rất phấn khởi với những kết quả của em. Ông cho biết, Em có thể đi bộ chậm trên treadmill hay ngoài vườn khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày. Có thể lái xe trong vài tuần nữa.

Trong thời gian chăm sóc Em, Em khăng khăng bảo chúng tôi phải đi cái cruise Singapore để bù lại những ngày căng thẳng lo cho em. Tôi thì không muốn đi vì lo lắng không ai chăm sóc Em. Gọi cho bà agent, bà nói nếu chúng tôi hủy bỏ thì bị mất tất cả vì chúng tôi không mua insurance cho chuyến đi đó, và vì chỉ còn có mấy ngày nữa là du thuyền rời bến. Phần vợ chồng em thì đã hủy bỏ trước 14 ngày nên mất 75%.


Sau khi có kết quả tốt đẹp của lần tái khám, Em hối thúc tôi về Houston để đi cho kịp chuyến cruise (chồng tôi đã trở về Houston vài hôm trước để lo việc nhà). Đưa tôi ra trạm xe BART để vào phi trường San Francisco, con gái em năn nỉ chúng tôi đừng đi Singapore vì gần đây nhiều tai nạn máy bay xảy ra trong vùng đó. Cháu nói "Bác và cô đi Montreal thăm anh của bác đi. Có chuyện gì con còn tìm được bác và cô" (Cùng buổi sáng Em đi tái khám, chúng tôi nhận được tin anh cả của chồng tôi bị té và đang ở trong phòng cấp cứu tại Montreal.) Về đến Houston, sau những bàn luận "gay go", chúng tôi quyết định lấy chuyến bay vào ngày đầu năm để đi Singapore.


Sáng mùng một Tết Dương Lịch, trời Houston mưa tầm tã, chúng tôi lái xe ra phi trường trong lúc mọi người còn ngủ. Chúng tôi sẽ đáp chuyến bay đi Nhật, rồi từ Nhật đi Singapore. Nhân viên của hãng United tại Houston cho biết chúng tôi không thể đi Singapore vì luật của xứ này không nhận visitors với passport sẽ hết hạn trong vòng 6 tháng. Passport của chúng tôi có ngày hết hạn là April 6th 2015. Tôi đưa cho họ xem lịch trình chuyến cruise và giải thích với họ Singapore chỉ là trạm chuyển tiếp của chúng tôi mà thôi. Họ cho biết nếu là nhân viên của chính phủ đi công vụ thì được miễn luật này và cho chúng tôi hai chọn lựa. Một là chỉ đi Nhật vì Nhật không có luật 6 tháng này, hai là bỏ chuyến đi. Dĩ nhiên là chúng tôi chọn giải pháp quay về nhà.

Trong vài ngày qua, nghiên cứu thêm, chúng tôi được biết là luật lệ đòi hỏi passport phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng trước ngày nhập cảnh, được áp dụng ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới chứ không phải chỉ có ở Singapore. Cách an toàn nhất là mình cứ coi như luật này áp dụng cho tất cà mọi nơi để tránh sự rắc rối vào giờ chót và đừng quá tin vào các văn phòng du lịch, vì có nhiều khi họ không biết hay không quan tâm nhắc nhở khách hàng nếu họ không phụ trách việc xin visa cho chúng ta.


Viết lại những việc đã xảy ra trong tháng cuối cùng của năm 2014 và ngày đầu năm 2015 để chia sẻ với bằng hữu những kinh nghiệm chúng tôi đã đi qua. Hy vọng sẽ giúp được vài người trong việc theo dõi về sức khỏe cũng như vài điều luật khi đi du lịch.


Hiền Vy
Jan 4th 2015

mờ mờ
01-05-2015, 02:44 AM
Chị Hiền Vy ơi, cầu mong vợ chồng chị và vợ chồng BB một năm mới có nhiều sức sống mới, nghị lực mới, để có thể tiếp tục "mưu sự tại nhân" và cũng mong thật nhiều may mắn để luôn được "thành sự tại thiên", nghen chị.



...
Vẫy tay chào Mờ Mờ, Chiều cũng là một trong những người âm thầm xem cọp mấy bình hoa Mờ Mờ cắm theo môn phái của người Nhật Bản, đẹp quá. Chiều biết cắm nhưng không đẹp như Mờ Mờ cắm. Lối cắm của Châu Âu là hoa nhiều hơn lá, có nét đẹp rực rỡ, sang, còn lối cắm của Nhật Bản thì hoa ít, lá và cây trang trí nhiều, nhìn cô đọng, đẹp nhẹ nhàng và quyến rũ.

Chiều Buồn ơi, hôm nay mm ghé thăm chị Hiền Vy mới thấy Chiều viết ở đây cho mm. Thật xin lỗi Chiều vì đã chậm trả lời. Vậy là mm có thêm bạn cắm hoa rồi hén. Nếu rảnh rỗi thì Chiều cũng sẽ cắm hoa cho mm và mọi người cùng ngắm ké nha. mm rất vui khi được chia sẽ với mọi người những vẻ đẹp tự nhiên của hoa lá qua những kiểu cắm đơn giản, và sẽ rất mong được thưởng thức những tác phẩm cắm hoa của Chiều trong một ngày thật gần, nhé!

bonita
01-05-2015, 03:09 AM
bo chào chị Hiền Vy, chị Mờ Mờ và chị Chiều Buồn,

bo mến chúc chị Hiền Vy một năm mới nhiều sức khỏe, vì có sức khỏe sẽ có những thứ còn lại ... hihihi
cầu mong cho em trai chị _ BB sẽ bình phục

trong việc làm của bo, bo nhận thấy sự sống nó ngắn ngủi và quý báu hơn là cái danh, cái giàu, mà thiên hạ tranh giành hơn thua ... cho nên "Carpe Diem" (chữ của chị Vịnh Nghi) "sống trọn vẹn ngày hôm nay" là đầy đủ lắm rồi

ngày vui các chị nha ... @};-@};-@};- ...


hôm bữa bo nhận được phone của chị Chiều Buồn và chị Hiền Vy làm bo vui lắm, cảm ơn hai chị

TTHV
01-09-2015, 08:05 AM
Chào Mờ Mờ, Bonita.
Một cô bạn nhỏ gửi cho hv 2 cái links về thực phẩm và sức khỏe, sau khi đọc bài "Mưu Sự Tại Nhân..."
Xin được chia sẻ với MM, Bo và khách của MGN:

7 Reasons to Choose a Plant-Based Diethttp://news.yahoo.com/7-reasons-choose-plant-based-diet-120000461.html

TTHV
01-21-2015, 05:32 AM
Mừng Tết Ất Mùi sớm với câu đối và cặp liễn của anh 5 Triển
http://i.imgur.com/e1TMBVB.png

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4277-T%E1%BA%BFt-%E1%BA%A4t-M%C3%B9i&p=149800&viewfull=1#post149800 (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4277-T%E1%BA%BFt-%E1%BA%A4t-M%C3%B9i&p=149800&viewfull=1#post149800)

TTHV
01-24-2015, 07:05 AM
Mời đón đọc Xuân Lẻ Loi của Hiền Vy trong GP Xuân Ất Mùi 2015


https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t31.0-8/10915117_10204330774842568_4319369597185280986_o.j pg

mờ mờ
01-25-2015, 09:24 PM
Chào Mờ Mờ, Bonita.
Một cô bạn nhỏ gửi cho hv 2 cái links về thực phẩm và sức khỏe, sau khi đọc bài "Mưu Sự Tại Nhân..."
Xin được chia sẻ với MM, Bo và khách của MGN:

7 Reasons to Choose a Plant-Based Diet

http://news.yahoo.com/7-reasons-choose-plant-based-diet-120000461.html

Cám ơn chị Hiền Vy và "cô bạn nhỏ" đã chia sẻ... mm đang uống nước rau cải mỗi ngày đó chị, gồm có vài thứ trồng trong vườn như rau má, cải xà-lách, spinach và vài thứ mua ở chợ như kale, dưa leo và celery. Máy mạnh xay rất mịn nên uống hết luôn cả xác rau, và chỉ cần thêm tí xíu nước khi xay. mm đang tính mai mốt trồng luôn lá kale trong vườn. mm thấy mình ngủ ngon, không có gì đáng lo ngại về huyết áp, lượng đường trong máu, tất cả đều bình thường. Mong chị cũng luôn khỏe, nếu siêng thì chị thử uống như vậy xem sao...

bonita
01-26-2015, 02:30 AM
bo chào chị Hiền Vy,

bo em chưa già đã quên, hôm bữa vào đọc bài chị gửi cho xem rồi quên bẵng đi tới ngày hôm nay chị Mờ Mờ lên tiếng bo em mới nhớ ra
cảm ơn chị Hiền Vy, "cô bạn nhỏ" và chị Mờ Mờ
bo xin chia sẻ chút hiểu biết của bo nha,

bo thì chẳng có làm diet hay chọn thức ăn này bỏ thức ăn kia,
quan niệm của bo là gì cũng ăn mà ăn chừng mực điều độ, món ngon mình có thích cũng biết ngừng.

cơ thể con người cần đủ các chất: chất đạm/protides chất đường/glucides, chất béo/lipides và chất khoáng/minéaux, vitamines

_ chất đạm thì có chất đạm động vật (thịt cá, tôm, ...) & chất đạm thực vật (đậu hủ, đậu, nấm, ...)
_ chất đường cũng có hai loại: một loại đường được cơ thể hấp thụ nhanh như các lọai đường (đường cải, đường mía, ...) các loại bánh kẹo, ... ; và một loại đường mà cơ thể hấp thụ chậm là ngũ cốc: gạo, lúa mì, bắp, ... và các sản phẩm chế biến từ đó.
_ chất béo cũng có hai lọai: chất béo động vật (mỡ thịt cá, bơ, ...) và chất béo động vật (các lọai dầu)
_ chất khoáng ở trong rau cỏ, trái cây, ...

dù là động vật hay thực vật, chất đạm vẫn là chất đạm, chất béo vẫn là chất béo; không phải vì là chất đạm, chất béo từ thực vật thì mình có thể dùng nhiều hơn; thí dụ như dầu olive là chất béo thực vật, nhưng 1 gr chất béo của dầu olive = 9 kcal cũng như 1 gr chất béo động vật, vì vậy khi dùng quá lượng dầu cũng vẫn bị béo phì như ăn bơ ăn mỡ.

muốn tránh bị mỡ trong máu thì tránh ăn nhiều đường nhiều mỡ
muốn tránh bị cao huyết áp thì tránh ăn nhiều muối
muốn tránh bi tiểu đường thì bớt ăn nhiều đường

uống nhiều nước : 1500 ml - 2000 ml nước mỗi ngày
tập thể dục : 30 phút mỗi ngày

ui dza, bo viết nhiều quá ...

ngày mới tuần mới vui vẻ các chị nha

merci
bo

TTHV
01-27-2015, 03:10 AM
Mờ Mờ ơi, khi ở nhà, không đi chơi xa thì:
Mỗi sáng chị uống 1 ly bự juice gồm có : Cần tây, mướp đắng, bell pepper, apple, dưa leo và chanh làm từ cái juicer.
Mỗi chiều cũng một ly bự các thứ berries và kale, or rau má, or spinach với pineapple... xay bằng máy blendtec
Do vậy chị cũng giống như Mờ Mờ là chưa bị cao máu, cao mỡ, cao đường gì cả.
Đi chơi xa thì không được như vậy.

bonita
01-28-2015, 03:20 AM
hi chị Hiền Vy,


về chuyện huyết áp cao của anh thì em không dám nói vì không biết chính xác về anh,
huyết áp cao có nhiều nguyên nhân, tính gia truyền cũng là một trong những nguyên nhân nên cũng có những người trẻ tuổi vẫn bị huyết áp cao.

bớt ăn mặn ăn mỡ giúp phần nào để hạ huyết áp trong cơ thể

ngày vui các chị nha

bonita
01-28-2015, 09:39 AM
hi chị,


em cảm ơn chị cho em xem hình anh chị,
em cũng gửi tặng chị món quà nhỏ ;)


https://www.youtube.com/watch?v=Ei16AjFH8QU&feature=youtu.be

chieubuon_09
01-28-2015, 10:19 AM
Chào chị Hiền Vy, Bo và Mờ Mờ,

Ghé thăm góc nhìn của chị Hiền Vy,


Ngày mới bình an ...

mờ mờ
01-28-2015, 08:04 PM
Chị Hiền Vy ui!! hai chị em mình nhớ siêng uống nước rau trái đều đều hoài như vậy nhé (trừ phi đi chơi xa ;) ), và mong là sẽ giúp không bị vướng mấy thứ cao cao đáng ớn kia hén chị.

TTHV
02-18-2015, 03:06 PM
Chuc Mung Nam Moi

https://scontent-dfw.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/t31.0-8/10990832_776428062436727_7020291049837996746_o.jpg

TTHV
03-05-2015, 11:57 AM
Xin cảm ơn anh Triển đã post, Mờ Mờ đã diễn đọc Xuân Lẻ Loi bên cửa hàng Tết Ất Mùi.
hv mang về nhà mình để lưu lại.

************


Xuân Lẻ Loi
Hiền Vy - VietTide Xuân Ất Mùi 2015


https://dtphorum.com/thinhphong/mp3/Xuan2015/uploads/demo/images/29.png

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4277-T%E1%BA%BFt-%E1%BA%A4t-M%C3%B9i&p=152900&viewfull=1#post152900



https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/p240x240/10600411_377381375745968_8128790146683909248_n.jpg ?oh=f7dae57aa63af9a5c19fa1afd05b6721&oe=5572832B&__gda__=1434296013_bc36561ea83c4aed79ccc1683974728 7
(https://www.facebook.com/photo.php?fbid=377381375745968&set=a.180924642058310.1073741827.100004223257014&type=1)Hình minh họa




- Thục Uyên! Thục Uyên!...
Tiếng gọi ngạc nhiên chen lẫn ngỡ ngàng làm Thục Uyên ngơ ngác nhìn quanh. Wallee cũng rộn ràng chạy loay hoay dưới chân nàng như tìm kiếm. Đứng trong đoàn người hối hả vừa từ Caltrain Station túa ra để đến sở làm vào sáng sớm mùa đông của San Francisco, Thục Uyên nghe âm thanh của tên mình thật xa lạ với chính nàng. Ai mà biết mình giữa thành phố chưa quen vào buổi sáng tinh sương này ? Ý nghĩ đến nhanh trong đầu nàng, rồi tưởng mình đang mơ, Thục Uyên chăm chú nhìn vào đèn đường. Khi thấy dấu hiệu "đi" sáng lên trên cột đèn giao thông, Thục Uyên cúi xuống, lắc nhẹ chiếc dây trong tay, nối liền với cái vòng trên cổ của Wallee, nói:
- Wallee, ngoan nào, đi ...
Thục Uyên chưa dứt lời, thì nghe một giọng nói thật ấm ngay sau lưng:
- Phải Thục Uyên không ?
Nàng hốt hoảng xoay nhanh người lại để bắt gặp một khuôn mặt đàn ông đang đối diện với mình. Người đàn ông nhìn nàng rồi đưa một tay ra như muốn choàng qua vai Thục Uyên. Nàng mừng rỡ reo lên:
- Ô! Anh Hoàng! Anh Hoàng hả ?
Người đàn ông xiết nhẹ vai nàng, gật đầu, rồi dồn dập hỏi nhanh:
- Sao Thục Uyên lại ở đây ? Qua đây lâu chưa ? Ở với ai ở đây ? Sáng sớm còn lạnh như vậy mà đi đâu đây ? ...
Vừa hỏi Hoàng vừa kéo nàng đi nhanh theo đoàn người băng qua đường trong khi Wallee ngoan ngoãn chạy theo.
Vẫn nắm tay Thục Uyên khi đã đứng nép vào gần thân cây cherry bên góc đường, để nhường lối cho khách bộ hành, Hoàng nhìn xuống chú chó nhỏ lẩn quẩn dưới chân nàng, hỏi tiếp:
- Thục Uyên có chú chó đẹp quá!
- Thanks, nhưng Wallee là của Quang.
Hoàng ngạc nhiên:
- Cháu Quang ở San Francisco à ?
- Vâng, cháu ở đây từ lúc ra trường.
- Gần đây không ?
- Dạ 2 blocks.
Nhìn Thục Uyên, Hoàng tiếp lời:
- Thục Uyên chưa trả lời mấy câu hỏi của anh.
- Anh hỏi nhiều và nhanh quá, lại phải băng qua đường ...
Hoàng cười:
- OK! OK! Xin lỗi! Tại bất ngờ quá!
Thục Uyên hỏi lại:
- Anh đi đâu mà lại thấy và nhận ra Uyên ?
- Đi làm. Vừa xuống train, đang đi vội để đến văn phòng thì chợt thấy có dáng ai quen quen. Tưởng là một cô Tàu nào, nhưng khi thấy gió làm bay nón của cái áo, rồi tóc dài bị gió thổi, anh ngờ ngợ là Uyên. Bèn gọi thử thì thấy "cô Tàu" nhìn quanh nên biết là Thục Uyên. Còn Uyên đi đâu với Wallee sớm vậy ?
Thục Uyên cười bẽn lẽn:
- Sáng nào Uyên cũng dắt Wallee đi một vòng...
- Ủa bao lâu rồi? Sao hôm nay anh mới thấy ? Anh vẫn đi con đường này từ mấy năm nay rồi mà.
Thục Uyên lắc đầu:
- Cũng mới đây thôi, nhưng mọi lần thì đi về hướng đường số 5. Sáng nay Quang text khi vừa đến sở, nói đừng đi hướng đó vì có tai nạn bắn nhau gì đó, nên Uyên đi ngược lại hướng đường số 3...
Hoàng reo lên:
- Ô! Hên quá, nhờ vậy anh mới gặp được Uyên.
Thục Uyên nhìn vội xuống chiếc đồng hồ trên tay mình, hỏi:
- Anh nói chuyện có trễ giờ làm không? Văn phòng gần đây không?
Hoàng đáp nhanh:
- Cách đây 10 blocks. Sáng nay anh có một buổi họp quan trọng rất sớm nên bây giờ phải xin Uyên địa chỉ của cháu Quang, và số phone của Uyên, khi họp xong, anh sẽ gọi và đến nhà cháu Quang, gặp Uyên nhé.
Ghi số phone và địa chỉ xong, Hoàng đưa tay ra nắm lấy bàn tay Thục Uyên bóp nhẹ, nói:
- OK, anh phải chạy, lát nữa anh gọi.
Nhìn theo Hoàng nhập vào đám đông trên đại lộ Brannan, đi về hướng Downtown, Thục Uyên vẫn không tin được những gì vừa xảy ra. Nàng chậm rãi cúi xuống bế Wallee lên, vỗ nhẹ vào đầu nó, rồi quay người lại, đi về hướng nhà Quang.


*
Suốt buổi họp, tâm trí Hoàng bị chi phối vì cuộc gặp gỡ tình cờ với Thục Uyên. Hơn mười năm trời không gặp mà nàng không hề thay đổi và chàng thì vẫn xúc động dạt dào khi gặp lại. Hình ảnh Thục Uyên những ngày còn là sinh viên của trường UT hiện ra như những thước phim quay chậm trong đầu Hoàng. Cô sinh viên nhỏ nhắn, tóc dài nhưng luôn cột cao, làm cho khuôn mặt càng thêm thanh tú, đã khiến chàng giáo sư rung động mỗi lần cô hỏi bài. Dù ái mộ nàng đến đâu thì Hoàng cũng không thể bày tỏ cảm tình của mình vì chàng đã có gia đình. Suốt 4 năm học tại Austin, Thục Uyên vẫn một mình chăm chỉ học, không tham dự những cuộc vui của bạn cùng lứa. Có nhiều lần, Hoàng đã cố gợi chuyện để tìm hiểu về nàng, nhưng Thục Uyên khá kín đáo nên Hoàng không biết nhiều về cô. Chỉ có một lần, vì không hiểu nhiều chữ Anh ngữ, cô mới tâm sự là chỉ mới đến Mỹ vài năm trước đó. Và rồi do một tình cờ, chàng đã biết được là trên đường vượt biển tìm tự do, tàu của Thục Uyên đã gặp hải tặc. Học xong, Thục Uyên có việc làm ở Houston rồi lập gia đình. Hoàng vẫn theo dõi cuộc sống của nàng và biết nàng không hạnh phúc với chồng dù họ có một con trai. Rồi họ chia tay cách đây ba năm, trước khi Quang học xong.
Những giòng tư tưởng chạy lung tung trong đầu Hoàng cho đến khi xong buổi họp, chàng vội ra ngoài để gọi cho Thục Uyên. Cuối cùng thì hẹn được với nàng tại nhà hàng Freshroll, ngay trên đường số 4, chỉ cách nhà Quang vài blocks đường.


*


Thục Uyên nghiêng bên phải, nhìn qua trái trước tấm gương, rồi thêm chút phấn hồng, tí môi son, tí bút chì trên đường viền mắt, trên hàng lông mày... cho tới khi bằng lòng với những gì nàng thấy, mới bước ra khỏi phòng tắm. Nàng tự hỏi tại sao mình lại "điệu" đến thế. Lâu lắm rồi nàng không dùng tới những hộp mỹ phẩm này, nhất là từ lúc dọn đến San Francisco vì nàng chẳng đi đâu ngoài việc dắt Wallee ngày hai lần ra đường và đi mua thực phẩm cho mẹ con nàng. Thục Uyên không có người quen biết nào ở đây, ngoài Quang. Nàng quyết định về hưu ở tuổi 50 để theo con qua thành phố Cựu Kim Sơn sống.
Thục Uyên nghe mình tự hỏi, là đi gặp và ăn trưa với một người quen ngày xưa thì tại sao phải rộn ràng, cuống quít như vậy. Nàng mỉm cười khi nghĩ tới người giảng sư của đại học Austin năm nào đã chiếm nhiều cảm tình của nàng thuở ấy nhưng chưa hề có một hẹn hò giữa hai người. Cuộc hành trình kinh hoàng trên biển cả để tìm tự do, đã mang lại tâm trạng sợ hãi cho nàng khi gặp những người khác phái. Nàng nhớ lại những ngày đến trường trong cô đơn ở thủ phủ Austin của tiểu bang Texas đã làm nàng suýt bỏ học mấy lần, nhưng rồi nàng cũng qua được những lúc buồn chán để quyết chí học hành. Với sự giúp đỡ không ít của người giáo sư tốt bụng tên Hoàng, cuối cùng thì nàng cũng học xong. Thục Uyên biết Hoàng có gia đình và tình cảm giữa hai người cũng rất chừng mực, tuy nhiên, những lần ngồi nghe Hoàng kiên nhẫn giảng bài cho mình, Thục Uyên không khỏi xúc động.
Với mảnh bằng cử nhân của UT- Austin, Thục Uyên có việc làm ở Houston. Tại đây nàng gặp và kết hôn với một đồng nghiệp. Dù Thục Uyên đã không dấu diếm chồng về tai họa khủng khiếp nàng gặp trên biển cả, nhưng cuộc hôn nhân cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì chuyện đó. Có lẽ những cơn ác mộng thỉnh thoảng đến với nàng ban đêm đã làm phiền lòng người phối ngẫu. Nhưng làm sao nàng có thể bảo lòng đừng nhớ đến những tai họa kinh hoàng đó! Rồi cuối cùng họ phải chia tay khi Quang vẫn còn chưa học xong cử nhân...


*


Từ ngã tư đường Howard, Thục Uyên đã thấy Hoàng đứng chờ trước tiệm Freshroll, không dưng tim nàng đập nhanh hơn bình thường. Hơi bối rối, nàng chợt mỉm cười một mình. "Lạ thật! Sao mình giống người say vậy nè?", Thục Uyên lẩm bẩm, rồi đi nhanh hơn.
Đón nàng với nụ cười thật tươi, Hoàng ân cần hỏi:
- Đi bộ mệt không ?
Thục Uyên lắc đầu:
- Không đâu, ngày nào Uyên cũng đi vài miles mà.
- Thục Uyên có thường ăn ở đây không ?
- Không thường lắm ạ. Còn anh thì sao ?
Hoàng cười:
- Mỗi tuần vài lần thôi.
- Vậy là anh ăn hết các món ở Freshroll rồi hả ?
Hoàng nheo mắt:
- Còn phải hỏi!
Rồi tinh nghịch nói tiếp:
- Thục Uyên có muốn hỏi món nào ngon không ?
- Không cần hỏi đâu. Nhờ anh order giùm luôn.
Hoàng cười lớn:
- Ấy! Không nên! Không nên! Dù tôi vẫn nhớ Uyên thích món gỏi cuốn.
Thục Uyên ngạc nhiên:
- Trí nhớ của anh hay thiệt! Được đi ăn với anh có 2 lần ở Austin mà anh vẫn nhớ Uyên thích gỏi cuốn.
- Nhớ chứ, vì từ đó đến giờ tôi cũng thích món này luôn.
Mở mắt lớn nhìn Hoàng, Uyên hỏi:
- Thật vậy hả ?
Hoàng trêu:
- Không thật! Hơi nói dối đấy.
Thục Uyên cười theo:
- Anh vẫn không thay đổi gì cả sau bao nhiêu năm ...
Hoàng vờ nghiêm mặt:
- Làm sao thay đổi được khi mình không muốn thay đổi.
Đánh nhẹ vào tay Hoàng, Uyên nói:
- Thiệt tình! Nghiêm chỉnh đi ông thầy.
- OK, nghiêm chỉnh đây. Thục Uyên muốn ăn gì ?
- Tiệm Freshroll thì có lẽ ăn spring roll là hợp lý, phải không ạ.


*


Ăn trưa xong, Hoàng rủ Thục Uyên ra công viên ngay sau lưng tiệm. Ngồi dưới bóng của một cây cổ thụ, hai người nhắc đến những ngày ở Austin. Rồi Hoàng cho biết là hiện đang ở tận San Jose, mỗi sáng đón train vào San Francisco làm việc, chiều lại đi train về. Chàng còn nói là chỉ làm thêm vài năm nữa thì về hưu. Thục Uyên thắc mắc:
- Gia đình anh thì sao ?
- Bây giờ anh ở một mình.
- Ủa! Sao vậy ?
- Tụi anh đang ly thân.
- Oh! Sorry, anh Hoàng.
- Không sao đâu, Thục Uyên!
- Em có thể hỏi tại sao không ?
Nhìn Thục Uyên, Hoàng ngần ngại, nói chậm :
- Có quá nhiều khác biệt giữa hai người.
- Sorry! ...
Hoàng để tay lên vai Uyên, rồi lắc đầu:
- Chịu đựng nhau lâu quá và nhiều quá cũng không tốt, đâu Uyên.
- Vâng...
Thấy Hoàng im lặng hơi lâu, Thục Uyên nhắc:
- Anh cần trở lại sở chưa ?
- Không cần đâu. Anh đã nói với bà thư ký là anh nghỉ luôn chiều nay.
- Vậy sao ?
- Gặp lại Uyên anh mừng quá. Có nhiều chuyện cần nói với Uyên.
- Vâng.
Hoàng ngập ngừng:
- Có lẽ Uyên cũng biết cảm tình anh dành cho Uyên từ dạo còn ở Austin ?
Uyên lắc đầu:
- Em không hiểu rõ lắm đâu.
- Anh tưởng Uyên biết.
- Sao hồi đó anh không nói ?
- Anh thì có gia đình. Uyên thì luôn luôn khép kín. Rồi Uyên lập gia đình, anh tôn trọng Uyên nên phải giữ tình cảm trong lòng...
Thục Uyên nhìn Hoàng, chậm rãi nói:
- Có lẽ cứ để yên như vậy mà tốt đó, anh Hoàng.
Hoàng lắc đầu:
- Tới lúc mình cần phải sống cho chính mình Uyên ạ.


*


Tiễn Hoàng ở trạm xe lửa để về nhà chiều đó, Thục Uyên hứa sẽ gặp lại Hoàng cuối tuần tới ở San Jose để cùng lên tu Viện Kim Sơn đón Tết. Câu nói của Hoàng làm Thục Uyên suy nghĩ mấy ngày liền. Muốn lắm chứ, có một người bên cạnh trong tuổi xế chiều. Thèm lắm chứ, một vòng tay ôm khi trời trở lạnh. Nhưng những cơn ác mộng lại đến với nàng trong đêm vắng. Nỗi sợ hãi kinh hoàng khi thức dậy sau những cơn mơ hãi hùng làm nàng ngần ngại khi suy nghĩ về câu nói của Hoàng. Thục Uyên biết mình sẽ không thể sống hạnh phúc bên một người đàn ông nào cả, cũng như sẽ không mang lại hạnh phúc cho ai.
Ba năm nay, nàng đã thấy yên ổn hơn khi chia tay với chồng. Những cơn ác mộng thưa dần với thời gian. Nhưng gặp lại Hoàng rồi nghe lời đề nghị của chàng lại làm nàng nhớ lại những chuyện hãi hùng trên đại dương cách đây đã 30 năm. Những chuyện mà nàng đã cố gắng không nghĩ tới, những chuyện mà nàng không dám nhớ tới. Nước mắt lăn dài trên má, Thục Uyên biết cuối cuộc đời nàng sẽ chỉ là một người cô độc, lẻ loi mà thôi. Nàng không muốn thêm một người nào nữa phải chịu chung những khổ đau của nàng. Mùa Xuân đã thật sự từ giã nàng trên chuyến vượt biển tìm tự do năm xưa. Dưới chân nàng Wallee đang nằm ngủ ngon lành. Thân nhiệt của nó như đang sưởi ấm đôi chân lạnh ngắt của Thục Uyên. Có lẽ chỉ có Wallee là bạn đồng hành với nàng trong cuộc đời còn lại mà thôi.


Hiền Vy - Xuân Ất Mùi 2015

TTHV
03-05-2015, 12:55 PM
Mờ Mờ ơi
Hôm nay chị mới có thì giờ ngồi nghe Mờ Mờ diễn đọc lại. Mờ Mờ diễn hay quá! Cám ơn MM thật nhiều.
Lần đầu, bên Á Châu, nghe trong phòng của khách sạn, chị phải vặn nhỏ âm thanh, vì không dám "làm phiền lòng hàng xóm đang ngủ" nên không nghe được rõ ràng và thoải mái.
Về đây, một mình trong office, nghe thật thoải mái mới rõ được sự diễn đọc của em.
Thanks em nha, Mờ Mờ.

mờ mờ
03-05-2015, 08:18 PM
Chị Hiền Vy thương, được chị khen ngợi làm mm mừng ghê nơi, vì theo truyện chị viết nhân vật nữ có vẻ là người Bắc, nhưng mm lại hong dám giả giọng Bắc 54 trong phần đối thoại, đành nhắm mắt diễn đọc bằng giọng chân chính của mình. Đọc như vậy mà hồi hộp sợ không đúng ý tác giả, sẽ làm buồn lòng chị. May là chị rất thoải mái dễ thương, đã không chê mà còn khen nữa nên mm vui lắm. Lúc nộp bài xong được anh Triển khen, trước đó thì chị Bạch Vân có viết "nghe giọng mm làm gợi nhớ giọng nói Sài Gòn ngày xưa" nên mm cũng yên tâm hơn hihi... mm đọc truyện của chị viết mà rất xúc động đó chị, có đoạn nghẹn ngào quá đọc hong nổi luôn...

TTHV
03-06-2015, 02:18 AM
Mờ Mờ,
Chị cũng xúc động dạt dào khi nghe em diễn đọc.

TTHV
03-26-2015, 06:59 PM
Bắt Nạt - Bully

Mới vài tuần trước, "bị" xem một cái youtube về em học sinh lớp 7, tên Phượng, ở Trà Vinh, bị lớp trưởng và vài học sinh khác hành hung tàn bạo, thì hôm nay lại thấy cái clip hành hung nữ sinh khác trên FB của anh tôi. Cái clip hôm nay, người hành hung lại mang áo dài xanh nhạt, màu xanh của các tiếp viên hàng không thời Việt Nam Cộng Hòa, hơn 40 năm trước. Màu xanh mà tôi từng ái mộ, mến thương. Màu xanh, làm thời mới lớn tôi ao ước được làm việc với VietNam Airlines để được mặc nó ...


https://www.youtube.com/watch?v=KgZ4luylnxU


Xem những clips này làm tôi không khỏi liên tưởng đến những chuyện bully trên internet. Ở đó, những người trẻ hơn tôi, đã không e ngại dùng những chữ rất "thô bạo", khi "bully" người khác. Việc này đã khiến tôi suy nghĩ là phải chăng họ bị ảnh hưởng của thời mới lớn khi còn ở Việt Nam, dù bây giờ đang sống tại những quốc gia văn minh trên thế giới. Không biết may hay xui, là tôi chưa từng sống dưới chế độ cộng sản, nên tôi không hiểu được tâm lý của những người trẻ đó, những người đã trải qua thời niên thiếu dưới chế độ cộng sản. Hy vọng đây chỉ là một thiểu số mà thôi!

Tuổi cắp sách đến trường của chúng tôi là những hình ảnh đẹp vô cùng, đã được các nhà văn, nhà thơ thời ấy gọi là "Tuổi Ô Mai". Tình bạn của chúng tôi thời đó thật là dễ thương. Chúng tôi được thầy cô dạy điều hay lẽ phải. Chúng tôi có được cảm giác an toàn vì được thầy cô bảo vệ. Ai cậy "thế lực" để uy hiếp người khác thì bị nhà trường khiển trách. Tôi có chứng kiến vài lần các học sinh gây nhau, nhưng chưa thấy chuyện hành hung như vậy.

Tôi vẫn luôn nhớ và áp dụng câu "kính quỷ thần, nhi viễn chi", mà mẹ tôi đã dạy lúc tôi còn nhỏ, để cuộc sống của mình bớt phiền phức, nhưng đôi khi tôi cảm thấy như mình "vô cảm" khi im lặng trước những chuyện bắt nạt rất tàn bạo này.

HXhuongkhuya
03-26-2015, 07:18 PM
Chào chị Hiền Vy, sis Mờ Mờ và tất cả.

HX định ghé qua thread 4u9525 chia buồn thì "gặp" chị Hiền Vy đang ở đây, HX ghé thăm và chỉ biết thở dài...ngao ngán quá, không dám nhấn vào clip coi nữa vì sợ coi mà không lên tiếng e lâu ngày rồi mình cũng thành ra vô cảm, từ lúc nào mà không hay. Những lúc gần đây cứ ghé FB là "bị " link vô những clip đau lòng. HX ngồi thở dài thườn thượt nghĩ tới cảm giác các bậc phụ huynh của những em bị bạọ hành đó ra sao...

Cám ơn chị Hiền Vy chia sẻ tựa như tiếng thở dài của chị cho tình trạng "bạo hành" nhan nhản như thế nơi học đường trên quê hương. :(

mờ mờ
03-27-2015, 03:41 AM
Trong tà áo đẹp chưa hẳn là một tâm hồn đẹp, một con người tốt, hén chị Hiền Vy.

Chị Hiền Vy và HXhuongkhuya, mm có xem vài đoạn phim đầy bạo lực tương tự thế này bên nhà FB, để rồi ngậm ngùi cho thế hệ trẻ ở Việt Nam. Một thế hệ lớn lên trong một chế độ không có nhân đạo, chỉ biết đến tiền và thế lực, thì những cảnh như vậy sẽ còn tiếp tục xảy ra nhiều hơn mà thôi. Chị Hiền Vy ơi, sau 75 mm đã trải 7 năm trung học ở trường Gia Long (đến giờ vẫn không thể nào chấp nhận tên trường đã đổi sau 75) nhưng chưa bao giờ phải chứng kiến những cảnh bạn học đánh nhau không có tình người như vậy cả. Thế mới biết "trăm năm trồng người" của cs là một kế hoạch độc ác vô cùng.

Còn chuyện bắt nạt bully, nhất là trên net, thì thỉnh thoảng mm và đám bạn đồng nghiệp có bàn luận với nhau đó chị, và thấy rằng đa số những người thích bắt nạt là loại người có tâm thần bất ổn, không có tự tin hay quá tự tin, có bệnh về nhân cách; hay là người thiếu tình thương gia đình, cũng có thể đã từng là nạn nhân bị bắt nạt; hoặc là những người thích quyền lực địa vị (dù chỉ là ảo), có kẻ chống lưng và luôn muốn củng cố thế lực theo kiểu "theo thì sống, chống thì chết".

tư mã tai trâu
03-27-2015, 05:12 AM
Có khi cô giáo còn uýnh cô giáo.


Nữ giáo viên đánh đồng nghiệp ngay trước giờ chào cờ


Trước giờ chào cờ ngày đầu tuần, một cô giáo đã đánh đồng nghiệp trước sự chứng kiến của nhiều giáo viên và học sinh tiểu học ở Thừa Thiên – Huế.


http://www.sbtn.tv/sites/default/files/styles/article_detail/public/articles/co_giao_hoa.jpg?itok=n5CXrsaG
Cô giáo Diệu Hoa.

Theo tường trình của cô Lương Thị Diệu Hoa, khoảng 7 giờ sáng ngày 9/3/2015, cô đến lớp như thường lệ để chuẩn bị cho buổi chào cờ ngày đầu tuần. Trong lúc đang đứng trò chuyện với giáo viên tổng phụ trách của trường, thì đồng nghiệp Lê Thị Sen từ trên cầu thang đi xuống gọi cô Hoa riêng ra nói chuyện.
Cô Hoa bị cô Sen kéo vào góc khuất cầu thang tầng 1, rồi dùng tay đánh, đấm túi bụi vào người. Không dừng lại, cô này còn ghì đầu nạn nhân xuống nền nhà rồi bứt tóc. Do đang chuẩn bị cho buổi chào cờ nên nhiều học sinh cũng như nam nữ giáo viên đều chứng kiến sự việc.
Cô Hoa kể lại: "Nghe tiếng kêu cứu của tôi, nhiều giáo viên nữ chạy đến nhưng do sự hung hăng của cô Sen nên không ai dám can ngăn. Sự việc chỉ dừng lại khi có sự can thiệp của thầy hiệu trưởng cùng một thầy giáo khác".
Được biết, hai cô Hoa Và Sen đều là giáo viên của trường Tiểu học Phú An 1, Phú Vang. Theo ông Nguyễn Hòa Khánh, Hiệu trưởng cho biết thời điểm xảy ra vụ việc cô Sen là giáo viên dạy tăng cường, không có tiết dạy. Nhưng hôm ấy cô vẫn đến trường và không mặc áo dài như những đồng nghiệp khác. "Tôi nghe tiếng la thất thanh của các giáo viên ở tầng 1 nên vội chạy xuống thì thấy cô Sen đang túm tóc cô Hoa ở gần cầu thang", ông Khánh kể lại. Sự việc sau đó được báo lên cho Phòng Giáo dục huyện.
Một số phụ huynh có con em đang theo học lớp 3, do cô Lương Thị Diệu Hoa làm chủ nhiệm, khi biết chuyện đã gửi thư lên Ban giám hiệu trường tiểu học Phú An 1. Phụ huynh yêu cầu nhà trường làm rõ để trả lại danh dự cho cô giáo, vốn bị khuyết tật bàn chân trái, và đã 35 năm phục vụ trong ngành giáo dục.
Ngày 13/3, Hội đồng kỷ luật trường Phú An 1 họp bàn biện pháp kỷ luật đối với cô Lê Thị Sen. Tại đây, cô Sen cho rằng do mình nghe tin cô Hoa "mách nước" cho một đồng nghiệp đã nghỉ hưu đến "quậy" lễ đính hôn của con gái mình để đòi nợ, nên tức giận dẫn đến hành động đáng tiếc. Tuy nhiên, cô Hoa phủ nhận, cho đó là lời vu khống. Cuối cùng, giáo viên Lê Thị Sen chỉ bị nhà trường kỷ luật khiển trách và buộc xin lỗi đồng nghiệp trước hội đồng sư phạm trường.
Cô Diệu Hoa không đồng tình với mức kỷ luật mà trường tiểu học Phú An 1 đưa ra. Ngày 15/3, cô Hoa làm đơn khiếu nại gửi Phòng Giáo dục huyện Phú Vang. Một ngày sau, Phòng Giáo dục huyện Phú Vang đã mời cả hai cô giáo cùng hiệu trưởng nhà trường đến làm việc trực tiếp. Tại buổi làm việc, ông Lê Đình Phong, Trưởng phòng Giáo dục huyện Phú Vang cho rằng "Đây là sự việc đáng tiếc, vì cô Hoa còn 3 tháng nữa là về hưu. Hành vi hành hung đồng nghiệp của cô Sen vi phạm chuẩn mực đạo đức nhà giáo".
Theo ông Phong, cô Sen sẽ phải xin lỗi trước học sinh chứ không chỉ trước hội đồng sư phạm. Và Phòng giáo dục sẽ xác minh thêm thông tin trong đơn khiếu nại của cô Hoa để có hình thức kỷ luật thích đáng với người vi phạm".
Những ngày vừa qua, dư luận chưa hết bàng hoàng với vụ 7 học sinh đánh đập bạn học ngay trong lớp học. Nay lại xảy ra cảnh nữ giáo viên hành hung đồng nghiệp trước mặt học sinh. Điều này cho thấy nạn bạo lực học đường không chỉ giới hạn trong những thanh thiếu niên đang trên ghế nhà trường mà còn diễn ra giữa những nhà giáo, nêu lên một tấm gương xấu cho thế hệ trẻ./Tú Thanh / SBTN

TTHV
03-27-2015, 05:55 AM
Mờ Mờ, chị tâm đắc với câu em viết: Trong tà áo đẹp chưa hẳn là một tâm hồn đẹp, một con người tốt,

"Chống lưng" gây ra nhiều tệ nạn ở khắp mọi nơi, phải không em ?

TTHV
03-27-2015, 06:02 AM
Cám ơn anh Tư đem bài cho hv và các bạn được đọc.

"Một số phụ huynh có con em đang theo học lớp 3, do cô Lương Thị Diệu Hoa làm chủ nhiệm, khi biết chuyện đã gửi thư lên Ban giám hiệu trường tiểu học Phú An 1. Phụ huynh yêu cầu nhà trường làm rõ để trả lại danh dự cho cô giáo,"

Đọc câu trên, mới thấy là mọi người cần lên tiếng khi có tình trạng bắt nạt - bully, vì nếu không, mọi chuyện có thể bị che dấu và không còn vết tích, nếu kẻ chuyên đi bắt nạt người khác lại có người "chống lưng".

TTHV
03-27-2015, 06:07 AM
Chào chị Hiền Vy, sis Mờ Mờ và tất cả.

HX định ghé qua thread 4u9525 chia buồn thì "gặp" chị Hiền Vy đang ở đây, HX ghé thăm và chỉ biết thở dài...ngao ngán quá, không dám nhấn vào clip coi nữa vì sợ coi mà không lên tiếng e lâu ngày rồi mình cũng thành ra vô cảm, từ lúc nào mà không hay. Những lúc gần đây cứ ghé FB là "bị " link vô những clip đau lòng. HX ngồi thở dài thườn thượt nghĩ tới cảm giác các bậc phụ huynh của những em bị bạọ hành đó ra sao...

Cám ơn chị Hiền Vy chia sẻ tựa như tiếng thở dài của chị cho tình trạng "bạo hành" nhan nhản như thế nơi học đường trên quê hương. :(
HXHuongkhuya viết hay quá
Nếu nói HXhuongkhuya không phải là nhà văn thì hv không tin đâu nha.
Cám ơn HX chia sẻ

chieubuon_09
03-27-2015, 03:55 PM
Bắt Nạt - Bully

Mới vài tuần trước, "bị" xem một cái youtube về em học sinh lớp 7, tên Phượng, ở Trà Vinh, bị lớp trưởng và vài học sinh khác hành hung tàn bạo, thì hôm nay lại thấy cái clip hành hung nữ sinh khác trên FB của anh tôi. Cái clip hôm nay, người hành hung lại mang áo dài xanh nhạt, màu xanh của các tiếp viên hàng không thời Việt Nam Cộng Hòa, hơn 40 năm trước. Màu xanh mà tôi từng ái mộ, mến thương. Màu xanh, làm thời mới lớn tôi ao ước được làm việc với VietNam Airlines để được mặc nó ...


https://www.youtube.com/watch?v=KgZ4luylnxU

Tôi vẫn luôn nhớ và áp dụng câu "kính quỷ thần, nhi viễn chi", mà mẹ tôi đã dạy lúc tôi còn nhỏ, để cuộc sống của mình bớt phiền phức, nhưng đôi khi tôi cảm thấy như mình "vô cảm" khi im lặng trước những chuyện bắt nạt rất tàn bạo này.

Chào chị Hiền Vy, Mờ Mờ, Hương Xưa, anh Tư,

Cám ơn chị Hiền Vy đã chia sẻ video clip này, cảm giác của em là nín thở một hồi, bần thần, không tin được ... Quê hương của mình giờ là như vậy sao!!! sót xa quá chị ơi. :2:

HXhuongkhuya
03-27-2015, 04:31 PM
HXHuongkhuya viết hay quá
Nếu nói HXhuongkhuya không phải là nhà văn thì hv không tin đâu nha.
Cám ơn HX chia sẻ

Chị Hiền Vy mến, cảm ơn lời nói chị, HX viết cảm nhận của mình, khi đọc post của chị Hiền Vy.
Muốn viết thêm mà nghẹn... Nước non nhiễu thương còn nhiều hình ảnh đau lòng lắm chị. :(
Chào Chiều Buồn, sis Mờ Mờ, các anh chị. Cám ơn Chiều với bài Hoa Biển, HX chờ nghe.

*Quay lại viết hôm nay: HX không phải là nhà văn chị Hiền Vy ơi.

bonita
03-28-2015, 04:09 AM
bo chào chị Hiền Vy và các anh chị,

bo ngồi xem cái du túp mà đau lòng cho cả một thế hệ hiện nay ở VN,
không còn nhân bản, không còn tiếng nói, đụng một tí là "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay"
trường học không còn là nơi để con em học hành thành người,
mà chỉ là nơi vô tâm, vô cảm và vô giáo dục

còn những chuyện" ăn hiếp, bắt nạt" người trên internet, trong các diễn đàn bo thấy nhiều lắm,
có một số người thích đi ăn hiếp người khác trên mạng ảo,
bo hong biết họ được gì? xả xì trét? làm người hùng?
chê bai, nói xấu người khác để hạ thấp người khác và đưa mình lên?

bo thấy làm như vậy không đẹp, không đẹp, không đẹp tí xíu nào
chút lời ngớ ngẩn của bo

cảm ơn chị Hiền Vy

chúc các anh chị một cuối tuần bình an

TTHV
03-28-2015, 02:44 PM
bo chào chị Hiền Vy và các anh chị,

bo ngồi xem cái du túp mà đau lòng cho cả một thế hệ hiện nay ở VN,
không còn nhân bản, không còn tiếng nói, đụng một tí là "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay"
trường học không còn là nơi để con em học hành thành người,
mà chỉ là nơi vô tâm, vô cảm và vô giáo dục

còn những chuyện" ăn hiếp, bắt nạt" người trên internet, trong các diễn đàn bo thấy nhiều lắm,
có một số người thích đi ăn hiếp người khác trên mạng ảo,
bo hong biết họ được gì? xả xì trét? làm người hùng?
chê bai, nói xấu người khác để hạ thấp người khác và đưa mình lên?

bo thấy làm như vậy không đẹp, không đẹp, không đẹp tí xíu nào
chút lời ngớ ngẩn của bo

cảm ơn chị Hiền Vy

chúc các anh chị một cuối tuần bình an

Chào Bonita
Bo nghĩ như vậy sao ?
Xin lỗi Bo nha, chị thì nghĩ ngược lại.
Chê bai, nói xấu, để hạ thấp người khác là tự hạ mình, tự đào lỗ để chôn mình.
Cũng như "nổ" quá là tự bắn mình mà thôi :)

bonita
03-29-2015, 02:12 AM
bo em chào chị Hiền Vy,

xem cái du túp bên trên em đặt một câu hỏi: "tại sao cô gáo mặc áo dài màu xanh lại dùng quá nhiều bạo lực đối với một bạn gái cùng tuổi mình?"
rồi em cũng tự trả lời: (chỉ là suy nghĩ và trả lời của riêng em)
cô gái mặc áo dài màu xanh vì lý do nào đó mà nóng giận hay sân hận cô bạn đồng lứa tuổi với mình đến mất cả lý trí, mất đi sự tỉnh táo nên cô ta "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" đối với cô bạn mình, không khác nào một con thú dữ đang lên cơn điên.





còn những chuyện" ăn hiếp, bắt nạt" người trên internet, trong các diễn đàn bo thấy nhiều lắm,
có một số người thích đi ăn hiếp người khác trên mạng ảo,
bo hong biết họ được gì? xả xì trét? làm người hùng?
chê bai, nói xấu người khác để hạ thấp người khác và đưa mình lên?

bo thấy làm như vậy không đẹp, không đẹp, không đẹp tí xíu nào
chút lời ngớ ngẩn của bo





Chào Bonita
Bo nghĩ như vậy sao ?
Xin lỗi Bo nha, chị thì nghĩ ngược lại.
Chê bai, nói xấu, để hạ thấp người khác là tự hạ mình, tự đào lỗ để chôn mình.
Cũng như "nổ" quá là tự bắn mình mà thôi :)


nếu một người nào đó đang sân hận mà biết giữ đầu óc, có lý trí và bình tâm suy nghĩ như chị thì đâu có câu em hỏi ở trên,
thì em đâu có viết là cư xử việc làm đó không đep.
và thiên hạ sẽ thái bình


viết vậy chứ thật ra em cũng muốn biết trong đầu một số người hay thích đi ăn hiếp bắt nạt người khác họ nghĩ gì khi làm việc đó ?
vì sân hận, vì ghen tỵ, vì trả thù, vì cái tui quá to hay vì họ quá ngốc nghếch?


vài dòng suy nghĩ cạn,
nếu em viết có sai lầm thì nhờ chị giải thích lại

em cảm ơn chị
Chúa nhật bình yên chị nha
bo

TTHV
03-29-2015, 08:06 AM
bo em chào chị Hiền Vy,

xem cái du túp bên trên em đặt một câu hỏi: "tại sao cô gáo mặc áo dài màu xanh lại dùng quá nhiều bạo lực đối với một bạn gái cùng tuổi mình?"
rồi em cũng tự trả lời: (chỉ là suy nghĩ và trả lời của riêng em)
cô gái mặc áo dài màu xanh vì lý do nào đó mà nóng giận hay sân hận cô bạn đồng lứa tuổi với mình đến mất cả lý trí, mất đi sự tỉnh táo nên cô ta "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" đối với cô bạn mình, không khác nào một con thú dữ đang lên cơn điên.

nếu một người nào đó đang sân hận mà biết giữ đầu óc, có lý trí và bình tâm suy nghĩ như chị thì đâu có câu em hỏi ở trên,
thì em đâu có viết là cư xử việc làm đó không đep.
và thiên hạ sẽ thái bình


viết vậy chứ thật ra em cũng muốn biết trong đầu một số người hay thích đi ăn hiếp bắt nạt người khác họ nghĩ gì khi làm việc đó ?
vì sân hận, vì ghen tỵ, vì trả thù, vì cái tui quá to hay vì họ quá ngốc nghếch?

vài dòng suy nghĩ cạn,
nếu em viết có sai lầm thì nhờ chị giải thích lại

em cảm ơn chị
Chúa nhật bình yên chị nha
bo
Chào Bonita
Bo ơi! chị chưa từng giận ai để phải la mắng nặng lời chứ nói chi đến đánh đập, nên chị không hiểu được tâm trạng của cô bé áo dài xanh trong cái youtube kia.

Khi xem youtube đó, chị hồi hộp, sợ hãi. Xem xong thì nhớ ơn mẹ chị đã dạy chị "kính quỷ thần, nhi viễn chi". Viết tới đây, chị lại nhớ đến một câu khác là "Tránh voi chẳng hổ mặt nào."

Thôi thì mình phải "ghi lòng tạc dạ" những gì mình đã được dạy để khỏi phải phiền phức, cho dù những người hung dữ có giỏi đến đâu thì mình cũng đành tránh càng xa càng tốt, vì "nhìn bạn của bạn, tôi có thể đoán được bạn là người thế nào", phải không Bonita ?

TTHV
03-30-2015, 08:23 AM
Lại chuyện bạo hành ở học đường tại Việt Nam.
Lần này Nữ sinh đánh Nam sinh !!!

http://www.voatiengviet.com/content/du-luan-lai-day-song-vi-nu-sinh-danh-ban-nam-o-viet-nam/2698321.html

TTHV
03-31-2015, 05:46 AM
Bút ký về một chuyến đi
Nguyễn Phục Hưng - VietTide Mar 27 2015


Cuối năm con Ngựa là thời gian tôi có nhiều tin không vui. Bà chị dâu Cả ra đi bất ngờ, đến cậu em vợ mới hơn năm mươi tuổi, phải đột ngột vào nhà thương mổ tim. Thêm vào đó là vài người bạn cũng từ giã cõi trần, dù mới ngoài sáu mươi. Những chuyện không mấy vui làm vợ chồng tôi đâm ra bi quan. Nhà tôi nẩy ra ý kiến là đi du lịch dịp Tết Ất Mùi vì e ngại lúc quá già đi không nổi lại tiếc nuối. Về hưu rồi, con cái tự lập cả, hà tiện làm chi? Lập luận của nhà tôi vô cùng hợp lý và nói sao làm vậy, bà mua vé đi cruise vùng Singapore, ghé Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai. Từ hồi về hưu, tôi đâm ra lười biếng, phó thác mọi sự cho nhà tôi, không thắc mắc. Đó là lý do chúng tôi có chuyến "đông du" để ghi lại vài điều đáng nhớ làm câu chuyện vui cho bạn đọc.


Chúng tôi tới Singapore khoảng 2 giờ sáng. Tôi có thiện cảm với Singapore ngay khi mới ra khỏi máy bay. Phi trường lớn, đẹp và tổ chức rất qui củ. Điểm nổi bật là trong phi trường có trưng bày rất nhiều cây xanh và hoa, đặc biệt là hoa Lan, làm du khách cảm thấy rất nhẹ nhàng thoải mái, khác hẳn với không khí quá nhộn nhịp vội vàng của các phi trường lớn của Hoa Kỳ như Houston, New York hay San Francisco. Ngay tại trạm đến, có quán Heavenly Wang, một quán ăn bình dân mở cửa suốt ngày đêm. Đang đói bụng mà có quán mì và cà phê thì thật thú vị. Chỉ tiếc là họ không có Phở.

Rời trường bay, chúng tôi lên thẳng du thuyền Mariner of the Seas và ra khơi ngay hôm đó. Chúng tôi đi khá nhiều Cruises nên chuyến đi cruise chẳng có gì đáng nói. Tuy nhiên, đây là chuyến từ Singapore đi Thái Lan rồi ghé qua Việt Nam nên có chuyện khá đặc biệt. Khi tàu vào vịnh Thái Lan, trong lòng tôi không khỏi bồi hồi. Buổi tối, lên boong tàu nhìn biển đen nghịt, tôi liên tưởng đến những con tàu tí teo vượt biển tìm tự do của bao nhiêu đồng bào không chịu nổi sự trả thù của chế độ cộng sản. Chính trong vùng biển này, hàng trăm ngàn người đã bỏ xác trong bão tố và hải tặc chỉ vì hai chữ Tự Do. Tôi lặng người thầm cầu nguyện cho những linh hồn còn lưu lạc chốn này. Gần 40 năm đã qua đi, những oan hồn này bây giờ ở đâu và nhà nước Việt Nam thì vẫn lờ đi, như không biết đến. Bao giờ các linh hồn này mới được siêu thoát?


https://ci4.googleusercontent.com/proxy/4cDTVO685EKFs0fF_BhEG4dkVkAm4st8iYk9gcOG9jakQgwUhd X8SiEBM2mLnm42o6ns7PKH3qj0F97Sla3IUnHhjHh95Rga4WeV lwWpMmrMM7NyRW4BC4B4i3nMpVB4WL9B85ms6c6UF3uveYHdLx BS0E5XXM4GMpVo7yC_479qrAxZ8PS6=s0-d-e1-ft#https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpt1/t31.0-8/11074614_463742673776504_4981128072193126097_o.jpg



Không biết có phải vì cứ băn khoăn về số phận của những nạn nhân vượt biển năm xưa hay không mà tôi thấy chuyến đi cruise này có nhiều điều bất như ý. Du khách đa số là người Tàu, Mã Lai, Indonesia, có cả một số du khách từ Việt Nam và Úc nữa. Thành phần du khách này phải nói là họ quá ồn ào và "vô tư" so với du khách từ phương Tây. Nhiều phụ nữ Trung Đông để nguyên cả áo dài xuống hồ tắm và bồn nước nóng, làm tôi ngại quá, không dám xuống hồ nữa. Một số bà Tàu thì sáng nào cũng thản nhiên chiếm ngữ track chạy bộ để múa tài chi. Hình như họ không biết tiếng Anh nhiều thì phải nên thản nhiên đi bộ ngược chiều, tay chân múa lọan lên, do vậy, buổi sáng ra chạy bộ trên boong tàu phải tránh né họ phát mệt. Vào phòng ăn thì náo nhiệt, chen lấn thật là bất an. Tôi thấy có bà trùm hết mặt, chỉ còn hai mắt, bốc bánh mì lên nắm bóp "khám nghiệm" rồi bỏ xuống, một bà Á châu khác, thì nếm thử nước chấm bằng chính cái muỗng để múc, xem có đúng khẩu vị không! Họ làm như các hàng quán ở chợ Bến Thành hay khu Little India của Singapore không bằng. Chuyện này khó thấy tại các cruise bên Âu Mỹ. Đồ ăn trên cruise này có lẽ do đầu bếp gốc Mã Lai và Tàu. Tuy nhiên các món Tây Phương cũng dưới tiêu chuẩn so với các du thuyền khác mà tôi có dịp đi. Tôi đặc biệt để ý đến món "Ho Chi Minh Pork". Món này là một đề tài tán gẫu của các du khách Việt Nam, từ Mỹ, Úc và ngay cả từ Việt Nam. Chắc không ai thắc mắc gì nếu thấy tên món New York Steak, Mắm ruốc Bà Giáo Thảo hay Bánh Bao Ông Cả Cần đâu, ngoài việc khen chê ngon hay dở. Nhưng món "Thịt Heo Hồ Chí Minh" hay "Thịt Hồ Chí Minh" lại là một đề tài khá thú vị cho những du khách có máu tiếu lâm. Một du khách Úc gốc Việt nói với vợ:
"Này em, ngộ quá, có món thịt Hồ Chí Minh nè, ăn cũng được đó chớ"
Bà vợ nạt liền:
"Khiếp, nghe mà muốn ói. Thịt heo thịt gà còn ăn, chứ thịt ông Hồ, No way!"
Ông chồng phản đối:
"Thì thịt heo chứ sức mấy mà em được ăn thịt Bác, nghèo mà ham!"
Bà vợ gạt đi:
"Thôi, xin cám ơn, chuyển đề tài đi kẻo em ói mất."
Ngồi gần, nghe được cuộc đàm thoại, tôi không khỏi mỉm cười. Không biết các quan chức nhà nước lo việc tuyên truyền giáo dục ở Việt Nam nghĩ thế nào khi biết có món ăn này trên du thuyền nhỉ. Ở Việt Nam thì Bác là thần tượng, toàn dân phải lo học tập Tư Tưởng, Triết lý của bác chứ ai mà dám nói tới "thịt Hồ Chí Minh". Làm sao mà cấm họ, để khỏi phạm thượng như thế? Thật là nan giải!
Tôi thầm nghĩ không biết ông Hồ Chí Minh mà còn tỉnh táo để biết có kẻ dám mang tên mình ra đặt cho món ăn, xếp mình ngang hàng với Ông Cả Cần, Bà Giáo Thảo thì ông Hồ nghĩ sao nhỉ. Ông dám nổi giận tuyệt giao với Singapore và cấm không cho Cruise line này ghé Việt Nam lắm. Tôi cũng chẳng dám mang chuyện này ra hỏi ý kiến mấy ông bà từ "Thành Phố" qua.


https://ci6.googleusercontent.com/proxy/HwiL-z9qf_vml3tXQa3RL4XEkMsrpiTKGU-IHSsDjpCf7M4ssQkfnQc0PQGuVs62OtqXT6Jue0OZHQNYmmPVV MOiadYKNr_chzOGHNUwixxF9l_AmExCFN5LlV0hsnhQmBFkaba OM6kppBru8NvKRzgZhkZ1hY67tJjtZYQQLyDgDm9YOs3g=s0-d-e1-ft#https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpt1/t31.0-8/11062179_463742667109838_7254510102982392093_o.jpg



https://ci3.googleusercontent.com/proxy/6c0JvVKFkNw0EcDlIJXgsyjzCtZWRuLSJHpiXuF7VBG1cSEt3G 56s9drMhFvuw6zXVRrBHE4StdijCzVWiZSHaVpnz-lqGbY6B3GinhHqbpTIRsp1AfESMWvTxWXdJXirnG-EOZ0nvju21qERZEcpIE5-jtlf9sRKb_AokG3bw=s0-d-e1-ft#https://scontent-dfw.xx.fbcdn.net/hphotos-xat1/t31.0-8/11088768_463742670443171_4534803561752682184_o.jpg



Sau khi ghé Thái Lan, tàu đến Phú Mỹ vào ngày 28 Tết. Tên trên cổng ghi là Tân Cảng Cái Mép nhưng trên du thuyền thì viết là Phú Mỹ. Có lẽ đây là một địa danh mới. Thoạt nghe, tưởng đâu gần khu Nhà Bè ngày xưa nhưng cảng Phú Mỹ này ở gần Bà Rịa và Vũng Tàu, cách Saigon khoảng 90 phút xe, dù bây giờ có xa lộ mới.
Chúng tôi mua vé xe từ trên du thuyền, để về thăm lại Saigon. Họ làm cho khách một cái thẻ gọi là "Thẻ Đi Bờ", tốn 6 Mỹ kim. Nhân viên của du thuyền cho biết là dù khách có xuống bờ hay không thì vẫn bị trả khoảng tiền này vì nhà nước Việt nam định giá lệ phí ghé bến đó cho mỗi đầu người, khi tàu vào hải phận Việt Nam.


https://ci3.googleusercontent.com/proxy/ngyfCRXfmr4zDAb8yeQhO2mCDvPfJHe6fLpsHRGj3YLDFOZ1lY HegKXQcmoE5285Xx50G_Fi5sFbUZQQORuZkJHd3lJDNahp1aZq I5NNx6C9LMDHy4qYOVUqIb3nAgo6JwEAjLVUOlEuUP8uR5nHAC kFdqZvb7OEkJArTQv1LQ=s0-d-e1-ft#https://scontent-dfw.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/t31.0-8/11080383_463742703776501_8471212664792139961_o.jpg



Gần 40 năm xa cách quê hương, nên tôi không khỏi bồi hồi khi tàu cặp bến. Điều thú vị là mặc dù Saigon đã mất tên, nhưng trên thực tế, hai chữ Sàigòn vẫn sống với người dân miền Nam và bây giờ dường như tên Saigon còn nổi rõ hơn tên chính thức là thành phố Hồ Chí Minh nữa. Hãng du lịch mang tên Saigon như Saigon Dịch Vụ, Saigon Tourist, chứ không mang tên HCM. Không hiểu cái tên Thành phố HCM quá dài hay có dị ứng gì, mà dân chúng, nhất là dân sinh trưởng ở miền Nam vẫn gọi là Saigon. Hỏi một người đàn ông từ đâu đến, câu trả lời là đến từ Thành Phố hay Thành Phố Chí Minh, chữ Hồ hầu như bị rơi mất nơi đâu. Trên đường từ cảng Phú Mỹ về Saigon, xe đi qua xa lộ mới, phải trả tiền "mãi lộ", qua Long Thành và Thủ Thiêm, chui qua đường ngầm Thủ Thiêm, dưới sông Saigon, vào tới trung tâm thành phố. Long Thành bây giờ rất trù phú, xa lộ sát nhà, những cánh rừng cao su ngày xưa chỉ còn rất ít và thưa thớt. Khi xe chạy qua những vườn cây cao su, tôi không khỏi nhớ lại, những lần đi công tác Đà Lạt, trước năm 1975, phải đi xe qua vùng này mà rợn gáy vì mấy anh du kích núp trong rừng bắn ra, gây nhiều thương tổn cho đoàn công tác, nhất là những lần đưa các phái đoàn cố vấn Mỹ hay Úc đi.
Anh hướng dẫn viên người Việt nói tiếng Anh khá lưu loát và cũng có đầu óc hài hước. Nói về những khu building cao sang mới mọc lên hai bên đường, anh giải thích: "Quí vị thấy những building hai bên đường, đó là của VC mới, các nhà tranh lụp xụp là VC cũ. VC cũ là Việt Cộng đánh Mỹ cứu nước, VC mới là Việt Capitalist, là đại gia, là Tư Bản đỏ, đón Mỹ cứu nước, xây biệt thự cho thuê, lấy tiền mua shopping bên California và Texas..." Anh chia sẻ riêng với tôi là gia đình anh ở Mỹ hết, mẹ anh muốn bảo trợ anh qua Houston nhưng anh thấy đời sống bây giờ cũng yên ổn, nên còn chần chừ. Anh phát ngôn rất thoải mái về các vấn đề chống tham nhũng và chính trị nhưng tôi cũng phải dè dặt, vì biết đâu đây chỉ là một cái bẫy dăng ra cho những người có máu "phản động" sa vào. Hy vọng là tôi sai và hy vọng đây là phản ánh tự nhiên của người dân muốn "xả xú bắp" khi họ nói bằng Anh Ngữ với những người từ nước ngoài về thăm quê hương như tôi.

https://ci3.googleusercontent.com/proxy/QKpH5UhKusj-GlU_osF5jwCpPBb6TPU8fTkQiaxq5ksWnuy4Fb96Qhv15CEs1z vnHaatsPetrwb0KSiZWcGHIHpVq5YMEc62WX0lT9dfPBtnlUMx SdrWt2ywg4fA5MmwKZbyHIWZE1baNYjiSHZ38PQMFAXRqmIUWv twTIGbSIxwsO8QyitOzHjC6R1V-1wf_HtiKQP9UNBa6aOtFI4Ucel_KRejBUFEaVvn7p5u9s8W2pu LDGDEuubweFdPWMjRpj5-KJpR8rhnsN0y8z3NpmzcVvgazEa3peR1O-wEESr-JSCxkKeEPvYOPkQ2=s0-d-e1-ft#https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xtf1/v/t1.0-9/11096546_463742693776502_1427659875433902342_n.jpg ?oh=1fab6e06234a186c0e2cb64f77028941&oe=55AD0D11&__gda__=1437782602_a267508f19f352d35615ad5695dca29 c



Khoảng 9 giờ 30 sáng, xe vào đến Saigon, dừng tại Nhà Thờ Đức Bà để hành khách tự do rong chơi Saigon cho đến 4 giờ chiều, xe đón chở về lại tàu.
Minh, người bạn thân, đón chúng tôi trước trụ sở Bưu Điện Saigon. Minh nói vì là ngày giáp Tết nên quá nửa dân Saigon về quê ăn Tết và đường phố đã vắng hơn thường lệ rất nhiều. Tuy nhiên tôi vẫn thấy Saigon ngày 28 Tết khá đông đúc và dĩ nhiên là nóng bức. Nhà thờ Đức Bà vẫn như xưa nhưng không có lễ mà chỉ có du khách. Trụ sở Bưu Điện được sơn phết lại với mầu vàng chói mắt. Tôi chưa kịp hỏi thì Minh đã giải thích: "Bạn thấy mầu sơn khó chịu quá phải không? Nhiều người cũng đã lên tiếng phàn nàn không hiểu tại sao nhà nước lại chọn màu sơn không hợp với khung cảnh chung quanh chút nào như vậy và cơ quan chức năng có trả lời đây chỉ là sơn thử. Có lẽ, nếu nhiều người phản đối thì họ sẽ cứu xét cho sơn màu khác".

Tôi thầm nghĩ sơn một trụ sở lớn như vậy mỗi lần tốn bộn bạc mà sao họ phí thế? Tuy nhiên tôi chỉ lắc đầu không nói vì sợ bạn tôi buồn. Chúng tôi đi dạo trên phố Saigon để xem phố ngày Tết. Đi trên đường Tự Do cũ, bây giờ là Đồng Khởi, nhà cửa thay đổi nhiều, rất khác ngày xưa. Tôi nhận không ra con đường tôi vẫn dẫn người tình đi dạo phố ngày xưa. Có lẽ tại tôi đã già rồi chăng! Tòa nhà Đô Chánh vẫn như xưa, Tòa nhà Quốc Hội cũ nay là nhà Hát Lớn cũng vẫn như xưa nhưng không thấy không khí thân mật của ngày trước. Có lẽ vì những tấm biểu ngữ và lá cờ đỏ chăng. Sàigòn, ở đâu cũng thấy biểu ngữ, hô hào hết chuyện này đến chuyện nọ. Từ chuyện chống nghiện ngập đến chuyện mừng Xuân, mừng Đảng. Tôi nghĩ, nếu Việt Nam cắt bỏ vụ biểu ngữ thì ngân sách có không ít tiền để làm những chuyện hữu ích. Đường Nguyễn Huệ, nơi năm nào cũng có chợ hoa thì năm nay không có chợ hoa nữa. Được biết thành phố đang làm dự án nâng cấp biến khoảng nửa cây số đường Nguyễn Huệ thành một Quảng Trường rộng đẹp, không cho xe cộ qua lại, làm nơi hội họp của dân chúng, như Quảng Trường Ba Đình ngoài Hà Nội hay Quảng Trường Thiên An Môn bên Tàu. Dự án dự trù hoàn tất trước ngày 30 tháng Tư để mừng "40 năm ngày Giải Phóng". Tuy nhiên đến giữa tháng Hai mà công việc vẫn còn bề bộn. Vì đường Nguyễn Huệ đang sửa chữa, nên năm nay, Đường Hoa mừng Xuân Ất Mùi chuyển qua đại lộ Hàm Nghi. Sáng 28 Tết, đường hoa Tết Ất Mùi đang chờ ông Lê Khả Phiêu tới chủ tọa lễ khai mạc, chúng tôi chỉ được phép đi ngoài hàng rào cản, nhân viên bảo vệ đứng khắp nơi. Dù đứng ngoài nhìn vào nhưng cũng thấy được sự quy mô của các đồ án, rất đẹp và đắt tiền. Hy vọng ngân quỹ chi phí cho các công trình ăn chơi này là do các hãng tư nhân đài thọ, chứ nếu lấy ngân sách thành phố ra mà ăn chơi kiểu này thì thật tội cho người dân. Sau khi khánh thành thì dân chúng mới được vào xem hoa. Không biết những công trình vĩ đại này có kéo dài được 3 ngày Tết không vì hàng năm vẫn nghe báo chí than phiền là sau giao thừa thì các công trình tốn kém này đều tan tác và những người lao động về quê ăn Tết, lúc trở lại thì chẳng còn gì để coi. Từ khu Nguyễn Huệ đến khu "đường hoa Hàm Nghi", chúng tôi đi bộ qua khu chợ cũ. Ở đây, khuôn mặt Saigon vẫn như xưa, mọi người buôn bán hớt hải mong được nhiều thu nhập những ngày cuối năm.


https://ci3.googleusercontent.com/proxy/H2X9dsN-7dJY6psQn2JMMLjgKalQQeQu6Ek0WJ1YoJRSVPPiH4ROo7Ejws B6lAAXzB4mGUfGJ94Wa7d0AsQSXXaAS-0B1GsHQBzYvPCqHe2jorcpiUMB9jJnFKeHYVi3jLr9lGWAGXjy XVNRC0XKX23p0bWi3w4TrjcQ2Cu4Dyo5tW3TOS3uJ5DJimYG2x sp2pgaZ4yLoH8h8gNwi9Mb3zecHPqUX0nuc1TgOc28RlXV=s0-d-e1-ft#https://scontent-dfw.xx.fbcdn.net/hphotos-xfp1/v/t1.0-9/11079628_463742710443167_6859647114920157973_n.jpg ?oh=2e6b2610d372df64fc2de8fe9aed3617&oe=55BC168A



Trong khi khu chợ cũ lam lũ thì khu thương xá Diamond, gần dinh Độc Lập cũ, lại là khu dành cho những người giàu sang thừa tiền. Vào thương xá Diamond, tôi có cảm tưởng mình đang ở Singapore hay khu Galeria của Houston. Hình như không ngoa mà nói rằng ở các thương xá hạng nhất của Mỹ có gì thì Diamond có cái đó và có thể còn hơn thế nữa. Mức thang khác biệt ở Saigon ngày nay quá xa, người tiêu không hết, người lần không ra. Hình như họ là hai giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày nay.

Sáu giờ đồng hồ cho Saigon qua nhanh, đến lúc phải trở về tàu, tôi lần ra nhà Bưu Điện chờ xe. Những người bán hàng tíu tít bán đồ lưu niệm và quà vặt ngay bảng "Cấm Tụ Tập Mua Bán". Cảnh rao bán làm tôi nhớ lại trước 75, cũng có những người bán hàng như thế cho các quân nhân Mỹ, Phi, Đại Hàn, chẳng khác gì, dù hơn 40 năm trôi qua, ai nghèo vẫn nghèo. Một ông khách người Úc làm tôi đau lòng khi hỏi một cô gái bán hàng:"This price inludes the girl too, right?". Tại sao họ lại dám đùa cợt như vậy?
Đưa mắt lơ đãng nhìn, tôi sững sờ bắt gặp hình ảnh Mẹ tôi qua bà bán hàng rong bên thềm nhà Bưu Điện. Ngay sau khi bỏ hết gia sản ngoài Bắc di cư vào Nam tránh Cộng Sản năm 1954, mẹ tôi phải tần tảo bán hàng rong như thế để nuôi anh em tôi. Tôi đến mua một trái cóc dầm cho vợ tôi và dốc hết số tiền Việt Nam vào tay bà rồi vội vã lên xe trước khi bà đếm tiền.

Ngồi trên xe, tôi thẫn thờ nhìn bà già bán trái cóc đang đếm tiền mà lòng quặn đau. Sáu mươi năm qua, những bà mẹ Việt Nam vẫn phải chắt chiu chịu đựng như thế sao? Việt Nam đã thay đổi nhiều nhưng những người nghèo, thấp cổ bé miệng vẫn thế. Trên đường về lại du thuyền, tôi suy nghĩ rất nhiều về câu nói của người hướng dẫn khi anh nhắc đến "VC cũ" và "VC mới". Những người nghèo bán rong chạy cơm thì thuộc thành phần nào, trong cái hào nhoáng của thành phố mang tên "bác" của miền nam nước Việt, vào những ngày cận Tết, sau 40 năm đất nước hết chiến tranh?


Nguyễn Phục Hưng
Tháng 3, 2015

Văn
03-31-2015, 08:25 AM
https://ci6.googleusercontent.com/proxy/HwiL-z9qf_vml3tXQa3RL4XEkMsrpiTKGU-IHSsDjpCf7M4ssQkfnQc0PQGuVs62OtqXT6Jue0OZHQNYmmPVV MOiadYKNr_chzOGHNUwixxF9l_AmExCFN5LlV0hsnhQmBFkaba OM6kppBru8NvKRzgZhkZ1hY67tJjtZYQQLyDgDm9YOs3g=s0-d-e1-ft#https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpt1/t31.0-8/11062179_463742667109838_7254510102982392093_o.jpg


Chơi chữ, hay chơi xỏ vậy?

:77:

Triển
03-31-2015, 08:44 AM
hahahaha hồi giờ hay nghe Lính Đại Ca bảo là chú ụt Kim Chánh Ân, bây giờ có xuất hiện "đồng bọn" rồi. Heo quay Hồ Chí Minh. :z14:

Sao tôi nghi ngờ có "bàn tay nhúng chàm" của Lính Đại Ca phía sau du thuyền này quá.:z45:

Triển
03-31-2015, 09:12 AM
Một ông khách người Úc làm tôi đau lòng khi hỏi một cô gái bán hàng:"This price inludes the girl too, right?". Tại sao họ lại dám đùa cợt như vậy?

anh Hưng hiền, chứ gặp tôi là tôi vặt lên lông tên Koala này rồi. :z12:

TTHV
03-31-2015, 09:30 AM
https://ci6.googleusercontent.com/proxy/HwiL-z9qf_vml3tXQa3RL4XEkMsrpiTKGU-IHSsDjpCf7M4ssQkfnQc0PQGuVs62OtqXT6Jue0OZHQNYmmPVV MOiadYKNr_chzOGHNUwixxF9l_AmExCFN5LlV0hsnhQmBFkaba OM6kppBru8NvKRzgZhkZ1hY67tJjtZYQQLyDgDm9YOs3g=s0-d-e1-ft#https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpt1/t31.0-8/11062179_463742667109838_7254510102982392093_o.jpg


Chơi chữ, hay chơi xỏ vậy?

:77:
Anh Văn, đó là tấm bảng giới thiệu tên thức ăn trên tàu Mariner of the Seas của Royal Caribbean.
Tôi có hỏi ông chef tại sao lại là Mihn. Ổng xin lỗi là đã misspelling chữ đó.
Ổng nói tên thức ăn được "named after HCM City"
Cũng may là tôi không ăn thịt, chứ không cũng ăn thịt ... Bác rồi !!!

TTHV
03-31-2015, 02:23 PM
anh Hưng hiền, chứ gặp tôi là tôi vặt lên lông tên Koala này rồi. :z12:
Anh TC
Tụi mình nghe ông Úc nói vậy thì rất đau lòng. hv có hỏi ổng sao nói vậy thì ổng bảo là joking mà thôi. hv đã lắc đầu, nói với ổng "It's not funny"

Là khách của du thuyền chạy vùng Đông Nam Ái, ai cũng phải nộp passport cho tàu cả. Họ chỉ phát cho mình cái thẻ mà thôi.(Đi cruise bên Mỹ thì mình vẫn giữ passport của mình.)
Lên xuống Thái Lan, Mã Lai thì không cần thêm "Thẻ đi bờ" như ở VietNam.
Vì vậy không ai muốn dây dưa gì cả để phải bị rắc rối với CA hay cảnh sát VN.

chieubuon_09
04-01-2015, 12:20 AM
Chị Hiền Vy,

Ngồi đọc bài anh Hưng viết cuốn hút quá, đọc mà cứ sợ hết nhìn lại đồng hồ bên Chiều là 12:00am, lối viết của anh Hưng rõ ràng và dí dõm, cám ơn chị đã chia sẻ về chuyến đi du thuyền của chị và anh Hưng.


"Đưa mắt lơ đãng nhìn, tôi sững sờ bắt gặp hình ảnh Mẹ tôi qua bà bán hàng rong bên thềm nhà Bưu Điện. Ngay sau khi bỏ hết gia sản ngoài Bắc di cư vào Nam tránh Cộng Sản năm 1954, mẹ tôi phải tần tảo bán hàng rong như thế để nuôi anh em tôi. Tôi đến mua một trái cóc dầm cho vợ tôi và dốc hết số tiền Việt Nam vào tay bà rồi vội vã lên xe trước khi bà đếm tiền.

Ngồi trên xe, tôi thẫn thờ nhìn bà già bán trái cóc đang đếm tiền mà lòng quặn đau. Sáu mươi năm qua, những bà mẹ Việt Nam vẫn phải chắt chiu chịu đựng như thế sao? Việt Nam đã thay đổi nhiều nhưng những người nghèo, thấp cổ bé miệng vẫn thế. Trên đường về lại du thuyền, tôi suy nghĩ rất nhiều về câu nói của người hướng dẫn khi anh nhắc đến "VC cũ" và "VC mới". Những người nghèo bán rong chạy cơm thì thuộc thành phần nào, trong cái hào nhoáng của thành phố mang tên "bác" của miền nam nước Việt, vào những ngày cận Tết, sau 40 năm đất nước hết chiến tranh?"

Đọc đoạn này, làm em liên tưởng lần vừa qua em về Việt Nam có việc riêng, được một cô bé bạn của cháu đưa đi một vòng Sài Gòn, quan sát thì đồng cảm với anh Hưng về giai cấp trong xã hội Việt Nam, người nghèo thì vẫn nghèo và người giàu thì quá giàu, em cũng ghé qua khu thương xá mới, họ xây mấy tầng dưới hầm cũng không thua gì bên Mỹ, không rõ có phải thương xá Diamond này không.

Triển
04-01-2015, 12:25 AM
@Chiều Vui,
anh Hưng là ký giả chuyên nghiệp đó. Sư huynh đọc bài của ông ấy hoài hà. :z67:

@chị HV,
đối với ông đó là khôi hài, còn đối với chúng ta là tự ái dân tộc. :)
Buồn thiệt chứ, biết đến bao giờ mình mới nhận được sự kính trọng
tuyệt đối như họ kính trọng người Nhật ở Á Châu nhỉ? :z51:

chieubuon_09
04-01-2015, 12:46 AM
@Chiều Vui,
anh Hưng là ký giả chuyên nghiệp đó. Sư huynh đọc bài của ông ấy hoài hà. :z67:


Sư huynh chỉ cho Chiều bài anh Hưng viết ở đâu, để em đọc cho đã, có nhiều bài cũng là ký giả viết mà đọc chừng vài hàng là chán, nhất là mấy bài viết không xuống hàng em khỏi đọc luôn cho đở đau mắt.

Triển
04-01-2015, 03:51 AM
Sư huynh chỉ cho Chiều bài anh Hưng viết ở đâu, để em đọc cho đã, có nhiều bài cũng là ký giả viết mà đọc chừng vài hàng là chán, nhất là mấy bài viết không xuống hàng em khỏi đọc luôn cho đở đau mắt.

Ở đây:

* http://haokhidienhong.com/truyennganvatruyendai/index.1.html

* http://www.voatiengviet.com/author/22157.html

Còn chỗ nào nữa như trang báo VietTide thì sư huynh không có mua báo không biết, hoặc là chỗ nào nữa thì Chiều Vui phải hỏi phu nhân của ông ấy rồi. :)

TTHV
04-01-2015, 07:02 AM
Xin cám ơn ACE đã đọc bài của anh NPH; Hồng Y Nương, Ngụy Xưa, Thụy Khanh, PhuongVy, Platinum, Mờ Mờ, ChieuBuon, anh Triển, anh Văn ...

Sau khi về hưu với việc chính của mình được hơn một năm thì anh hưng cũng xin về hưu với VOA vài tháng nay luôn rồi, anh Triển ơi.
Vì VOA bắt phải có mỗi tuần một bài mà tụi mình ít ở nhà quá nên không làm được.
hv theo anh NPH đi chơi quá nên cũng xao lãng việc làm với RFA.
Thêm nữa là, ở bên SF với cháu Tuấn thì không có đủ "đồ nghề" để làm. SF lại có quá nhiều chỗ để đi chơi nên cả anh Hưng và hv đâm ra làm biếng :)
Mới đây, hv đồng ý với một tuần báo là sẽ viết truyện ngắn cho họ nên hy vọng sẽ có truyện ngắn của hv nhiều hơn.
Viết truyện ngắn thì không cần ra field nên dễ hơn.
Cảm ơn anh đã đọc bài của anh NPH nha.

TTHV
04-01-2015, 03:17 PM
https://scontent-dfw.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/t31.0-8/11080348_792406400838893_1645417545806407726_o.jpg

TTHV
04-02-2015, 10:54 AM
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4390-Th%C3%A1ng-T%C6%B0-%C4%90en&p=156777&viewfull=1#post156777
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4390-Th%C3%A1ng-T%C6%B0-%C4%90en&p=156782&viewfull=1#post156782
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4390-Th%C3%A1ng-T%C6%B0-%C4%90en&p=156783&viewfull=1#post156783
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4390-Th%C3%A1ng-T%C6%B0-%C4%90en&p=156790&viewfull=1#post156790
Các ACE
hv xin được mang những posts trên về đây để trả lại không khí trang nghiêm cho "Tháng Tư Đen"

TTHV
04-02-2015, 10:57 AM
Today, 11:58 AM
#419 (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4390-Th%C3%A1ng-T%C6%B0-%C4%90en&p=156790&viewfull=1#post156790)

Văn (https://dtphorum.com/pr4/member.php?753-V%C4%83n)
https://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/statusicon/user-offline.png
*https://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/reputation/reputation_pos.png https://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/reputation/reputation_pos.pnghttps://dtphorum.com/pr4/customavatars/avatar753_4.gif (https://dtphorum.com/pr4/member.php?753-V%C4%83n)Join DateSep 2011Posts428



https://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/misc/quote_icon.png Originally Posted by TTHV https://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/buttons/viewpost-right.png (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?p=156777#post156777)
Chờ tới 66 hay 70 (hơi bị lâu ha) thì lãnh lương hưu của nhà nước.



Nhân các cuộc đình công của công nhân VN phản đối chế độ BHXH,

mình mới hay ở VN tuổi nghỉ hưu của nam giới là 60 (sướng, ha)

Trong khi đó, ở Mỹ này tuổi hưu nam là 66!

Có phải tuổi thọ của người Mỹ cao hơn người Việt nên họ bắt mình làm việc nhiều năm hơn không?

TTHV
04-02-2015, 11:21 AM
Anh Văn,
Không biết anh đang ở đâu nhưng hv cũng viết những gì mình biết mà thôi.

Ở Mỹ tuổi về hưu cho các công ty tư thì tùy theo policies của công ty đó:
Dười đây là 2 công ty hv đã được may mắn làm việc với:
Hãng Continental Airlines (bây giờ đã trở thành United luôn rồi) nhân viên có thể về hưu ở tuổi 50 nếu có ít nhất 15 năm làm việc với họ.
Về hưu ở tuổi này, nhân viên có đủ quyền lợi như insurance, bay không tốn tiền ... nhưng pension chỉ được lãnh khi 61.

Exxon thì phải đến 65 mới được lãnh pension. hv chỉ làm với Exxon có 14 năm thôi, rồi nghỉ ở nhà trông 2 con một thời gian, sau đó thì vào làm với Continental.
Dù vậy cũng có pension khi được 65 tuổi.

Về số tiền hưu của nhà nước thì 66 là chính thức được, nhưng:
62 tuổi thì có thể lấy tiền này mà bị mất 6.25% mỗi năm
Sau 66 tuổi, nếu vẫn chưa lấy thì sẽ được tăng 8% mỗi năm
Và 70 là phải lấy vì có để lâu hơn cững không có lợi gì cả.

Tuổi 62, nếu mình không muốn lấy tiền hưu của mình thì mình có thể lấy 1/2 của người phối ngẫu, nhưng vẫn bị trừ 6.25% mỗi năm.
Tuổi 66 có người lấy 1/2 của người phối ngẫu, rồi đến 70 thì lấy tiền hưu của mình

Đó là những gì hv biết nhưng vì chưa đến 62 và cũng chưa có ý định lấy tiền hưu sớm, nên chưa thực sư đến nói chuyện với họ.

Hy vọng trong đây có AC nào biết việc này thì giải thích thêm cho mọi người cùng biết.

Văn
04-02-2015, 05:16 PM
Vấn đề mình đưa ra là:

tuổi nghỉ hưu của một người ở VN là 60,

trong khi ở Mỹ là 66.


Chắc phải có nguyên nhân về sự chênh lệch ấy chứ?

TTHV
04-02-2015, 06:10 PM
Today, 06:30 PM
#426 (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4390-Th%C3%A1ng-T%C6%B0-%C4%90en&p=156821&viewfull=1#post156821)


TTHV (https://dtphorum.com/pr4/member.php?657-TTHV)
https://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/statusicon/user-invisible.png
Biệt Thựhttps://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/reputation/reputation_pos.png https://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/reputation/reputation_pos.png https://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/reputation/reputation_pos.png
https://dtphorum.com/pr4/customavatars/avatar657_5.gif (https://dtphorum.com/pr4/member.php?657-TTHV)Join DateSep 2011Posts1,391



https://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/misc/quote_icon.png Originally Posted by chieubuon_09 https://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/buttons/viewpost-right.png (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?p=156818#post156818)
Sáng giờ bận quá, đọc mà chưa vào viết được chữ nào, tối về sẽ viết tiếp, đọc đến đoạn đường phèn này làm em mắc cười nên chạy vào, em cũng ghẹo chị Thuỵ Khanh luôn, chị bớt nhõng nhẻo một tí thì sư huynh sẽ bớt triêu chị :) , giận nhiều quá sư huynh sẽ bị mệt, chán, hong muốn trò chuyện với chị nữa .

chị Hiền Vy ơi, tuy độ IQ của em ở dưới cái mắt cá chân nhưng em cũng đoán được là câu này viết xéo cho ai mà :) Nếu như em đoán đúng thì em rất vui vì chị TK có sức khoẻ để viết .



Chieubuon ơi! Chị đâu có viết xéo gì đâu ?
Chị nhớ có đọc đâu đó trong ĐT có người viết chị Thụy Khanh là người chị hiền dịu nhất ĐT mà! Chị không nhớ nó ở đâu để kéo ra cho em xem đặng minh oan cho chị.
Không biết có ACE nào biết nó ở đâu thì làm ơn minh oan dùm cho hv với. PLEASE!!!
Em "áp đặt" cho chị là viết xéo thì chị buồn lắm đó.

Anh 5, chị, rồi bây giờ đến phiên em trêu chị Thụy Khanh nữa, coi chừng cái trang này bị khóa đó à nha !!!




**********************


Chị tìm thấy rồi nè Chiều ơi.

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?2048-Qu%C3%A1n-T%E1%BA%ADp-H%C3%A1t&p=144870&viewfull=1#post144870

TTHV
04-02-2015, 06:12 PM
Vấn đề mình đưa ra là:

tuổi nghỉ hưu của một người ở VN là 60,

trong khi ở Mỹ là 66.


Chắc phải có nguyên nhân về sự chênh lệch ấy chứ?



Sorry anh Văn, cái này thì tôi không biết.

chieubuon_09
04-02-2015, 11:26 PM
Chieubuon ơi! Chị đâu có viết xéo gì đâu ?
Chị nhớ có đọc đâu đó trong ĐT có người viết chị Thụy Khanh là người chị hiền dịu nhất ĐT mà! Chị không nhớ nó ở đâu để kéo ra cho em xem đặng minh oan cho chị.
Không biết có ACE nào biết nó ở đâu thì làm ơn minh oan dùm cho hv với. PLEASE!!!
Em "áp đặt" cho chị là viết xéo thì chị buồn lắm đó.

Anh 5, chị, rồi bây giờ đến phiên em trêu chị Thụy Khanh nữa, coi chừng cái trang này bị khóa đó à nha !!![/INDENT]

Chị tìm thấy rồi nè Chiều ơi.
[/B]
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?2048-Qu%C3%A1n-T%E1%BA%ADp-H%C3%A1t&p=144870&viewfull=1#post144870

Cám ơn chị đã tìm được, em thấy mấy ngày hôm nay không khí của diễn đàn căng thẳng nên phá tí, nhưng cũng bị phàn nàn, làm em cũng hơi rét, núp từ chiều tới giờ mới dám ló dạng ra. Thôi hong phá nữa chị ha . Nhiều khi em viết có lúc cũng quên không nhớ là mình viết ở đâu nữa.

------------------
Viết tiếp hôm nay 04.03.15

Chị Hiền Vy,
Đọc chị viết hai chữ thần tượng, làm em chợt nhớ, em được chụp hình chung với nhà thơ Du Tử Lê lúc em ở miền Nam nước Mỹ, hôm nào mà có dịp gặp lại anh chị, chị chụp cho em với thần tượng ký giả anh Hưng một tấm nha để em cất, rồi thêm một tấm chụp chung chị với anh, em có đòi hỏi nhiều lắm không :) .

TTHV
04-04-2015, 07:56 AM
Em cũng có người bạn cũ ở Munich, nếu chị HV có "run into" người đó nói em say hello và mang về cho em chai maggi .. :) j/k
Chúc anh chị chuyến du lịch vui vẻ nhé.
Giống chị HV, nhờ anh 5 nhá đèn xanh nên mới vào 888. Chị và Chiều làm em mắc cười gần chết về vụ chọc chị TK, em cũng nghĩ người hiền nên hay dễ bị chọc.

Cám ơn anh 5 cho c/t tưởng niệm tháng 4 thật gồ ghề và lắm nhiêu khê. Hy vọng là sau c/t này anh 05 sẽ không bỏ của chạy lấy người...hihi.. :)

Không biết là TE có đón nghe c/t radio kịp không đó. Vì giữa tháng 4 này cũng gia đình TE dẫn mấy nhóc đi nghỉ spring break. Nơi tụi em đến chỉ có trăng, sao và.. đèn pin thôi. NO in tẹt nét.. wifi trên phone thì may rủi thôi, mà cũng không có điện để chạt phone nữa. Khi về sẽ nghe, hy vọng tiếng vổ tay vẫn còn :)
Tường Em ơi
Chị xin được trả lời TE ở đây nha vì sợ bị rầy, mặc dù anh 5 đã cho phép.

Maggi hơi nặng và chất lỏng nên chị sợ bị vỡ
Chị thích Paté chay của Germany lắm, TE. Không biết em đã ăn qua chưa.
Lần đi Munich trước, sáng nào chị cũng đạp xe cùng anh Ba của chị, đi mua bánh mì nóng về ăn với Pate. Chị sẽ mang về tặng em nha.

TTHV
04-04-2015, 08:09 AM
Cám ơn chị đã tìm được, em thấy mấy ngày hôm nay không khí của diễn đàn căng thẳng nên phá tí, nhưng cũng bị phàn nàn, làm em cũng hơi rét, núp từ chiều tới giờ mới dám ló dạng ra. Thôi hong phá nữa chị ha . Nhiều khi em viết có lúc cũng quên không nhớ là mình viết ở đâu nữa.

------------------
Viết tiếp hôm nay 04.03.15

Chị Hiền Vy,
Đọc chị viết hai chữ thần tượng, làm em chợt nhớ, em được chụp hình chung với nhà thơ Du Tử Lê lúc em ở miền Nam nước Mỹ, hôm nào mà có dịp gặp lại anh chị, chị chụp cho em với thần tượng ký giả anh Hưng một tấm nha để em cất, rồi thêm một tấm chụp chung chị với anh, em có đòi hỏi nhiều lắm không :) .
Chiều ơi
Em làm chị cười như vậy nè. :):):)
Cám ơn em cho anh Hưng "uống nước đường" nha.
Mỗi buổi sáng làm nước uống 5 thứ rau cho ảnh xong là chị xay thêm 1 trái chanh cho chị. Ảnh lắc đầu, "trù" chị là sẽ có ngày đau bao tử.
Chị vẫn đùa với ảnh là người tốt bụng không bao giờ bị đau bụng cả.
Ảnh phải đồng ý thôi vì thấy mỗi ngày chị uống cả apple cider vinegar và chanh, lại ăn toàn trái cây chua mà không hề bị đau bao tử.

chieubuon_09
04-04-2015, 11:57 AM
Chiều ơi
Em làm chị cười như vậy nè. :):):)
Cám ơn em cho anh Hưng "uống nước đường" nha.
Mỗi buổi sáng làm nước uống 5 thứ rau cho ảnh xong là chị xay thêm 1 trái chanh cho chị. Ảnh lắc đầu, "trù" chị là sẽ có ngày đau bao tử.
Chị vẫn đùa với ảnh là người tốt bụng không bao giờ bị đau bụng cả.
Ảnh phải đồng ý thôi vì thấy mỗi ngày chị uống cả apple cider vinegar và chanh, lại ăn toàn trái cây chua mà không hề bị đau bao tử.

Chị Hiền Vy ơi, em nói thiệt mà :) . Chị đi chơi nhiều quá em cũng hơi ganh tị với chị đó, nên em vừa booked xong một chuyến đi săn hình, một chuyến đi xa với nhóm bạn, còn một chuyến qua bên OR chụp hình hoa tulips chưa book. Mấy cô bạn rủ em đi ngồi thiền bên Châu Âu, mà em chưa dám hứa, em đi trong nội địa trước. Năm vừa rồi em qua, cô bạn ngồi tâm sự chuyện gia đình, cũng có những xích mích, em lắng nghe và đưa ra những options, tự cho she suy nghĩ rồi quyết định, lúc em về lại Mỹ thì she texted cho em _ cám ơn em rối rít, sáng mắt ra, và quí gia đình chồng, con, làm em cũng vui theo. :)

Uống nước trái cây tốt, nhiều khi chiều đi làm về em xay tùm lum uống, có lúc bỏ thêm sữa tươi, không cần ăn cơm tối, chị bỏ thêm cà rốt giúp cho mắt, mắt em vừa khám bị lên độ rồi. Em chưa thử bỏ apple cider vinegar và chanh, để hôm nào em thử.

Chị đi cuối tháng Tư, còn em thì tuần thứ ba của tháng Năm (short trip). Anh chị đi du lịch vui nha :z57: :z57:

---------
Hôm nay em khai thuế cho mình đến phần • Traditional IRA chợt nhớ đến chị viết về hưu, nhìn con số 70 1/2 buồn thì thôi, tăng thêm nửa tuổi :z16: , vậy thì phải vát máy cày thêm sáu tháng.

Nguồn: http://www.irs.gov/Retirement-Plans/Retirement-Plans-FAQs-regarding-Required-Minimum-Distributions

Tường
04-04-2015, 10:27 PM
Tường Em ơi
Chị xin được trả lời TE ở đây nha vì sợ bị rầy, mặc dù anh 5 đã cho phép.

Maggi hơi nặng và chất lỏng nên chị sợ bị vỡ
Chị thích Paté chay của Germany lắm, TE. Không biết em đã ăn qua chưa.
Lần đi Munich trước, sáng nào chị cũng đạp xe cùng anh Ba của chị, đi mua bánh mì nóng về ăn với Pate. Chị sẽ mang về tặng em nha.

Chị Hiền Vy ơi, em chưa ăn pate chay của Germany bao giờ hết. Nhưng mà chị mua về rồi còn phải gởi bưu điện cho em nữa, mất công chị quá vậy. Nếu ở gần thì em chạy tới lấy liền hà. Hay chị chụp cái hình gởi hiệu cho em, em tìm mua cũng được nữa.

Chị HV cho em hỏi 5 loại trái cây chị xay uống mỗi ngày là những thứ gì vậy ? Có ngon không ? Ở nhà em có máy vitamix, nhưng em chỉ có xay sinh tố bơ, mango or strawberry cho mấy đứa uống thôi. Còn mấy loại khác thì sợ khó uống nên không dám thử.

TTHV
04-05-2015, 06:42 AM
Tường ơi
Buổi sáng chị xay 5 thứ bằng cái juicer là: Bell pepper, celery, dưa leo, táo, và mướp đắng. Sau khi lấy 1 ly cho anh H thì chị xay thêm 1 trái chanh cho chị
Buổi chiều thì chị xay trái cây mà có tính cách "hùm bà lằng", bằng cái Blendtec, có nghĩa là có trái gì thì dùng cái đó, nhưng lúc nào cũng có lá xanh như kale, lá celery, spinach, rau má ...

@ Chiều ơi
Chương trình đi chơi của em thú vị quá! Hy vọng chị em mình sẽ có dịp đi chụp hình với nhau trong tương lai.
Chị nghĩ, khi em bằng tuổi chị, em sẽ đi chơi nhiều hơn anh chị là cái chắc

À, giấm táo thì chị uống với nước ấm ngay khi vừa thức dậy, chứ không để vào nước trái cây hay nước rau. 16 oz nước thì chị cho 1 Tablespoon giấm.
Mùa chanh thì chị uống chanh thay giấm, vì khi đổ nước nóng vào miếng chanh thì mùi võ chanh thơm lắm luôn.
Hàng xóm của chị trồng rất nhiều chanh, mà lại được loại chanh không chua lắm như ngoài chợ, nên chị có chanh free. Họ cho mình hái tự do luôn.
Chanh rụng dưới đất thì chị nhặt về để clean nhà, vừa thơm vừa không bị chất hóa học.

Tuổi về hưu, ngày mỗi tăng ha em. Mà Chiều định làm tới 70 1/2 hả ?

chieubuon_09
04-05-2015, 02:14 PM
@ Chiều ơi
Chương trình đi chơi của em thú vị quá! Hy vọng chị em mình sẽ có dịp đi chụp hình với nhau trong tương lai.
Chị nghĩ, khi em bằng tuổi chị, em sẽ đi chơi nhiều hơn anh chị là cái chắc

À, giấm táo thì chị uống với nước ấm ngay khi vừa thức dậy, chứ không để vào nước trái cây hay nước rau. 16 oz nước thì chị cho 1 Tablespoon giấm.
Mùa chanh thì chị uống chanh thay giấm, vì khi đổ nước nóng vào miếng chanh thì mùi võ chanh thơm lắm luôn.
Hàng xóm của chị trồng rất nhiều chanh, mà lại được loại chanh không chua lắm như ngoài chợ, nên chị có chanh free. Họ cho mình hái tự do luôn.
Chanh rụng dưới đất thì chị nhặt về để clean nhà, vừa thơm vừa không bị chất hóa học.

Tuổi về hưu, ngày mỗi tăng ha em. Mà Chiều định làm tới 70 1/2 hả ?

Hôm qua em đi chợ có mua một chai giấm táo, em xay đu đủ, bơ, chuối, cà rốt, cộng sữa tươi, đứng suy nghĩ một hồi nên hay không nên bỏ thêm giấm táo :z33:, sữa mà công giấm nữa là chết chắc hahaha nên em ngưng, đọc mới biết chị bỏ vào nước nóng . Tí nửa em sẽ thử giấm táo thay chanh, năm vừa rồi nhờ bạn em xuống trồng cây chanh trái nhỏ (lime) giùm, cây còn nhỏ chưa có trái, sáng nay ra ngắm toàn là lá không thấy bóng dáng hoa chanh gì hết, chợt nhìn qua cây không biết tên, mà có dáng giống cái chùi lọ chai, nở rộ đỏ cả một góc nhỏ, em vừa chụp dán bên góc của Chiều.

Về hưu mà đợi tới 70 1/2 đi đâu nổi nữa chị, chắc em cũng sẽ về hưu sớm để còn sức đi chơi mới vui, chị quyết định nghỉ sớm là hay đó, tối hôm qua em đọc thêm hai bài của anh Hưng viết, bài Viết Cho Con Trong Đêm 30 Tháng Tư & Xóm Đạo Houston, có một điều thật lạ là pháp danh của Chiều cùng một dòng với con của chị chỉ khác tên. Oh My God, thoạt đầu em không tin có sự trùng hợp lạ kỳ, đọc kỷ lại thì là đúng rồi , cùng last name của pháp danh. :8:

Tường
04-05-2015, 10:46 PM
Chi HV và Chiều chịu khó xay nước uống quá hén. Em ráng tập cho tụi nhỏ ăn nhiều rau cải và trái cây, nhưng rau cải gì em cũng phải nấu chín, sống nó không ăn. Nhưng em nghĩ rau củ còn sống mới giữ được hết vitamin của nó. Đi costco, uống nước sample người ta xay, về nhà em cũng làm y vậy tụi nó không uống, nên em đâm ra làm biếng. Khổ qua em ăn không được, xay uống chắc còn khó hơn há. Anh chị hay quá.

Em cám ơn chị HV và Chiều nha. Chị tốt bụng thiệt đó, hèn chi không bị đau bụng là phải rồi :)

Last name pháp danh của Tường là Huệ đó Chiều, có trùng với Chiều hong ? :)

Triển
04-06-2015, 12:00 AM
chào các sư tỷ sư muội,

tôi cho Tường Em cái mánh là google tìm chữ Green smoothies á.
Họ có nhiều bài chỉ làm cho trẻ con uống nữa. Khổ Qua sư huynh
ăn còn ợn lên ợn xuống mà nói chi trẻ con.
Tuy nhiên có để ý anh Ba Ếch tâm sự thì từ ngày giả chơi màn ngũ vị xanh
và ăn uống có style chút đời bỗng hưng phấn nhiều thêm lên đó. Giàu sinh
tố mà.

Tường
04-06-2015, 09:40 AM
Cám ơn anh 5 nhé, TE sẽ coi coi có món nào xanh xanh, dễ uống, ngon và bổ làm cho mấy đứa nhỏ (và mấy đứa lớn) uống. :)

chieubuon_09
04-07-2015, 09:04 PM
Chi HV và Chiều chịu khó xay nước uống quá hén. Em ráng tập cho tụi nhỏ ăn nhiều rau cải và trái cây, nhưng rau cải gì em cũng phải nấu chín, sống nó không ăn. Nhưng em nghĩ rau củ còn sống mới giữ được hết vitamin của nó. Đi costco, uống nước sample người ta xay, về nhà em cũng làm y vậy tụi nó không uống, nên em đâm ra làm biếng. Khổ qua em ăn không được, xay uống chắc còn khó hơn há. Anh chị hay quá.

Em cám ơn chị HV và Chiều nha. Chị tốt bụng thiệt đó, hèn chi không bị đau bụng là phải rồi :)

Last name pháp danh của Tường là Huệ đó Chiều, có trùng với Chiều hong ? :)

Chị Hiền Vy, em thử uống giấm táo và nước nóng, khó uống quá chị, uống chanh dể hơn.

@Tường, không trùng last name pháp danh với Tường rồi :8: , bớt ăn thịt thì bớt cao mở, đi đứng cũng dể, không ăn cơm tối cũng nhẹ bụng ngủ ngon, tối nào mà Chiều ăn trể sau 9 giờ thì tối đó khó ngủ, nên thường thì Chiều xay trái cây uống, hay nấu tí cháo trắng ăn thanh đạm, trưa thì ăn đủ để có sức làm việc, ăn xong thì đi bộ khoảng nửa tiếng, ngắm trời mây, cây xanh, chim hót, có lúc mưa lâm râm cũng đội nón đi, cảnh của thiên nhiên cũng giúp giảm bớt căng thẳng của công việc. Chiều còn phải ôm máy cày hơi lâu mới đến được cái dốc 70 1/2 nên phải lo xa :8: .

Tường xay rau má hay rau cải ngọt mấy cháu đâu biết mà chê :8:

TTHV
04-08-2015, 06:34 AM
Hôm qua em đi chợ có mua một chai giấm táo, em xay đu đủ, bơ, chuối, cà rốt, cộng sữa tươi, đứng suy nghĩ một hồi nên hay không nên bỏ thêm giấm táo :z33:, sữa mà công giấm nữa là chết chắc hahaha nên em ngưng, đọc mới biết chị bỏ vào nước nóng . Tí nửa em sẽ thử giấm táo thay chanh, năm vừa rồi nhờ bạn em xuống trồng cây chanh trái nhỏ (lime) giùm, cây còn nhỏ chưa có trái, sáng nay ra ngắm toàn là lá không thấy bóng dáng hoa chanh gì hết, chợt nhìn qua cây không biết tên, mà có dáng giống cái chùi lọ chai, nở rộ đỏ cả một góc nhỏ, em vừa chụp dán bên góc của Chiều.

Về hưu mà đợi tới 70 1/2 đi đâu nổi nữa chị, chắc em cũng sẽ về hưu sớm để còn sức đi chơi mới vui, chị quyết định nghỉ sớm là hay đó, tối hôm qua em đọc thêm hai bài của anh Hưng viết, bài Viết Cho Con Trong Đêm 30 Tháng Tư & Xóm Đạo Houston, có một điều thật lạ là pháp danh của Chiều cùng một dòng với con của chị chỉ khác tên. Oh My God, thoạt đầu em không tin có sự trùng hợp lạ kỳ, đọc kỷ lại thì là đúng rồi , cùng last name của pháp danh. :8:
Vay là minh cùng một họ rồi, Chiều ơi!
Chị về hưu với việc làm chính được 7 năm rồi. Năm nay cũng đã xin nghỉ luôn việc làm tin, để cung AHX đi chơi cho thoải mái:)

TTHV
04-08-2015, 07:15 AM
Chi HV và Chiều chịu khó xay nước uống quá hén. Em ráng tập cho tụi nhỏ ăn nhiều rau cải và trái cây, nhưng rau cải gì em cũng phải nấu chín, sống nó không ăn. Nhưng em nghĩ rau củ còn sống mới giữ được hết vitamin của nó. Đi costco, uống nước sample người ta xay, về nhà em cũng làm y vậy tụi nó không uống, nên em đâm ra làm biếng. Khổ qua em ăn không được, xay uống chắc còn khó hơn há. Anh chị hay quá.

Em cám ơn chị HV và Chiều nha. Chị tốt bụng thiệt đó, hèn chi không bị đau bụng là phải rồi :)

Last name pháp danh của Tường là Huệ đó Chiều, có trùng với Chiều hong ? :)
Lúc đầu, chị cũng hơi ngại khi nghĩ tới mướp đắng mà xay ra để uống, đó TE nhưng vì anh H bị cao mỡ, cao máu và cao đường nên chị làm cho ảnh uống. Làm hơi nhiều, ảnh uống không hết nên chị uống phần còn lại thi thấy cũng "not too bad".
Chị thì chưa bị "3 anh Cao" này ưu ái đến thăm nhưng uống thì thấy khỏe, không cần coffee mà vẫn OK để làm việc nên chị cũng uống theo, chỉ thêm chanh vì chị thích cua chua. Uống được một thời gian thì khi gặp lại người thân, ai cũng hỏi tại sao da mặt đẹp, chị nói có lẽ nhờ uống nước đó.
Bây giờ thì gia đình em gái của chị cũng uống nữa. Chị đang ở chơi với cô em đây, thấy buổi sáng cô MM dậy sớm làm nước này cho chông con. 2 boys và bố mẹ cùng uống, chỉ có cô bé "Hien Vy Thật" là không chịu uống mà thôi.

TTHV
04-08-2015, 07:27 AM
Chị viết tiếp vì sợ bị mất nên ko viết dài trong post trên.
Tháng 12 năm rồi chị ở với vợ chồng em trai của chị trên Stockton để chăm sóc em chị bị giải phẫu tim. Chị cũng làm nước này cho BB của chị uống . Bây giờ BB cũng uống luôn rồi và đã đi làm lại.
(chi viết bằng iPad nên chậm rì, sợ bị mất quá)

TTHV
04-08-2015, 07:53 AM
Chiều ơi
Giấm táo rất tốt để clean system của mình dó
Nếu ko bị vấn đề với dạ dày, em tập từ từ thôi. Cho it giấm lúc đầu coi sao nha, Chiều.

Tối hôm qua ở đây mưa lớn, em chị nói là chị đem mưa của Houston qua nên cô ấy sẽ khỏi tưới cây vài ngày :) Trên em có mưa chưa ?