PDA

View Full Version : Vẻ Vang Dân Việt Tại Hải Ngoại



V.I.Lãng
04-14-2012, 04:31 AM
Monica Thieu (Thiều Kim Ngân) - Thắng giải nhất College Jeopardy $100,000
vào ngày 14 tháng 2 năm 2012


http://farm6.staticflickr.com/5448/7050256191_93d891d8fe.jpg
Nữ sinh gốc Việt Monica Thieu thắng giải nhất trong cuộc thi kiến thức College Jeopardy ở Mỹ 14/2/2012


Thiều Kim Ngân (Monica Thieu), 18 tuổi, sinh viên trường trường đại học North Texas, vừa giành chức vô địch trong chương trình "Jeopardy!", một cuộc thi kiến thức trên truyền hình với các câu hỏi hóc búa ở nhiều lĩnh vực.

Kim Ngân là người sinh viên trẻ tuổi nhất từ trước đến nay đã thắng giải nhất trong chương trình College Jeopardy.

Kim Ngân đã vượt qua nhiều vòng thi và đánh bại 14 sinh viên khác đến từ khắp nước Mỹ để giành giải thưởng. "Tôi mong rằng chiến thắng của mình sẽ cho các bạn sinh viên khác thấy họ cũng có thể làm được, bất kể kinh nghiệm hay tuổi tác", Ngân nói.

Ngân cho biết đã khá run ở vòng thi thứ nhất nhưng sang vòng thi tiếp theo thì đã bình tĩnh hơn và xuất sắc vượt qua hàng loạt câu hỏi. Nhưng Ngân vẫn chưa hết xúc động vì được gặp và đứng cùng sân khấu người dẫn chương trình nổi tiếng Alex Trebek của chương trình "Jeopardy!".

Gây được sự chú ý lớn sau cuộc thi, Ngân trở nên nổi tiếng và trở thành khách mời của nhiều chương trình truyền hình và các tờ báo. Ngân nói với Star-Telegram rằng sẽ chỉ dùng một phần nhỏ số tiền thưởng để đi mua sắm, còn lại sẽ dành phần lớn để đóng học phí.

"Jeopardy!" ra đời năm 1964 và có một lịch sử phát sóng dài hàng thập niên tại Mỹ. Các chương trình mà Ngân tham gia được thực hiện và ghi hình từ một tháng trước khi phát sóng. Và với Ngân, điều khó nhất là giữ bí mật về chiến thắng với mẹ, chờ cho đến khi bà xem công bố kết quả trên truyền hình.



***

http://farm8.staticflickr.com/7041/6904165868_fc8684c665_c.jpg

http://farm6.staticflickr.com/5236/6904176774_26f2dcd4ec_b.jpg

V.I.Lãng
04-14-2012, 05:27 AM
Jacquelyn Ngô - Tài năng hội họa 6 tuổi người Úc gốc Việt
Phần audio từ Đài phát thanh Úc châu SBS do Phan Bách thực hiện

http://farm7.staticflickr.com/6093/7030164441_840cf4f42c.jpg

Audio phần 1:
download: http://www.mediafire.com/?1e9wxnsok7dm74m


Audio phần 2:
download: http://www.mediafire.com/?t2v3i64pyjb679x


Audio phần 3:
download: http://www.mediafire.com/?ulgn2azc39iwywv


Audio phần 4:
download: http://www.mediafire.com/?9j4ohprpskasie5




Nhiều tờ báo như The Sydney Morning Heraldnews, Women's Day đã viết về Jacquelyn Ngo như một thần đồng và là niềm hy vọng của hội họa sau khi triển lãm riêng của có bé mang tên Through Young Eyes khai mạc hồi tháng 2/2011

Phòng triển lãm Casula Powerhouse Arts Centre của thành phố Liverpool đã trưng bày 30 tác phẩm hội họa của một nữ họa sĩ mới 6 tuổi gốc Việt. Cô bé có tên là Jacquelyn Ngô. Thị trưởng thành phố - ngài Wendy Waller đã đích thân khai mạc triển lãm này.



http://farm8.staticflickr.com/7209/6884063892_c4c77391b3.jpg



Người tổ chức cuộc triển lãm này, Steven Alderton, giám đốc của trung tâm nghệ thuật Casula Powerhouse Arts Centre tỏ ra rất hào hứng. Ông đã xem qua tác phẩm nghệ thuật Jacquelyn một vài tháng trước, khi cô giành chiến thắng tại hạng mục Thiếu nhi của giải thưởng Nghệ thuật thành phố Liverpool.


"Cô bé có một khả năng hội họa rất tươi sáng. Tôi đã nghĩ về hàng trăm tác phẩm nhỏ của cô ấy cho tới hàng ngàn tác phẩm lớn hơn mà cô bé sẽ vẽ sau này. Đó là ánh sáng và năng lượng, bạn có thẻ cảm thấy sự trẻ trung trên những tấm toan."



http://farm7.staticflickr.com/6047/7030164585_22b02a0568.jpg



Steven Alderton thừa nhận, ban đầu ông đã nghi ngờ rằng những bức tranh có thể được tạo ra bởi một nghệ sĩ trẻ, vì vậy ông đã gửi một đồng nghiệp để xem Jacquelyn sơn, vẽ trong 2 giờ rưỡi. "Cô ấy đã khóc và nói rằng cô ấy thực sự kinh ngạc trước tài năng của cô bé 6 tuổi này", ông kể lại.


Tại triển lãm, Steven Alderton cho biết đã nhận được những cuộc gọi từ những người muốn mua tranh của Jacquelyn Ngô. Thậm chí có cả những người gọi từ các quốc gia khác muốn triển lãm các tác phẩm của cô bé.



http://farm8.staticflickr.com/7216/7030164633_3ef3001224.jpg


Thu Ngô - dì của Jacquelyn cho biết gia đình đã nhận thấy tài năng của em khi 3 tuổi. "Cô bé bắt đầu vẽ cái này, cái kia. Phác thảo của bé khá tốt, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng mình nên làm một điều gì đó."

Sự đa dạng về văn hóa và sự cởi mở của tâm hồn có thể được cảm nhận rất rõ nét. Những bức tranh của Jacquelyn cũng phản chiếu một nguồn năng lượng dồi dào, mang lại sự tiếp cận tự nhiên và trẻ trung tới những hình ảnh được vẽ. Nhìn vào chúng, người ta thấy được khả năng, bố cục, ý thức và thế giới tưởng tượng của tuổi trẻ được bày ra trước mắt một cách trung thực.



http://farm7.staticflickr.com/6051/6884064056_25e3921df1.jpg



Cái nhìn của Jacquelyn về thế giới là sự kiên quyết và trực tiếp, đa dạng và hồn nhiên. Sự lựa chọn phạm vi cũng khá rộng và em thích thử nghiệm với các kĩ thuật và phong cách của những họa sĩ đi trước. Có thể thấy không dưới 3 bức tranh có sự tương đồng về bố cục và màu sắc với Vincent Van Gogh - người họa sĩ yêu thích của cô bé. Cô bé không ngần ngại thổ lộ: ""Vincent là nghệ sĩ yêu thích của cháu", cô bé nói không do dự. "Bức tranh yêu thích của cháu là Hoa Hướng Dương và bức ông đã vẽ phòng ngủ của mình (Bedroom In Arles)"
Jacquelyn được hướng dẫn bởi họa sĩ Đỗ Trọng Nhơn, nhưng nguồn cảm hứng những bức tranh thì hoàn toàn là của cô bé "Cháu vẽ tất cả mọi thứ," em nói. "Cháu vẽ người, động vật và cảnh quan"



http://farm8.staticflickr.com/7090/6884063814_27b159226d.jpg



Jacquelyn cũng chơi đàn piano nhưng khả năng hội họa vượt trội hơn. Khi được hỏi cô bé có muốn trở thành một nghệ sĩ, Jacquelyn trả lời: "Cháu nghĩ thế''.


Tháng 5/ 2011, Jacquelyn Ngô tiếp tục có một cuộc triển lãm thành công tại Trung tâm Nghệ thuật Casula Powerhouse, Sydney. Các nhà phê bình đã dự đoán những điều lớn từ cô gái bé nhỏ này. Tại triển lãm, mẹ cô bé cho biết: "Đừng hỏi giá bao nhiêu một bức tranh, Jacquelyn muốn giữ tất cả các bức tranh của cô bé - vì cô bé yêu thương chúng quá nhiều,". Tại triển lãm ở Liverpool, những người tổ chức cũng đã không bán một bức tranh nào của cô bé, dù chúng được trả giá hàng ngàn đô la.


Steven Alderton - giờ đây đã trở thành cựu giám đốc - tin tưởng rằng Jacquelyn đang có tương lai hứa hẹn và có thể chinh phục các giải thưởng họi họa như Archibald hay Moran.

(sưu tầm)

V.I.Lãng
04-14-2012, 05:32 AM
Phạm Ngọc Quỳ Thiết Kế Giàn Khoan Hibernia


http://farm4.static.flickr.com/3223/5808038294_9f3c4e127c.jpg
Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ - người Pháp gốc Việt


http://farm4.static.flickr.com/3301/5808023894_1baffdda1c_z.jpg
Hibernia là dàn khoan vĩ đại lớn nhất thế giới cách St. John's Newfoundland, Canada khoảng 315km là do kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ thiết kế.
Ông sinh năm 1935 tại Hà Nội, hiện ông đang sống ở ngoại ô Paris, Pháp. Công trình này thực hiện trong 6 năm, 1990-96.



http://farm6.static.flickr.com/5196/5808023924_7c998a00b9_z.jpg
Khối bê tông đế 16 hình răng cưa của dàn khoan là do ý tưởng của kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ thiết kế để chống lại sức ép của băng tuyết và những tản băng khổng lồ [sức ép 780 tấn trên một mét vuông], sóng biển cao đến 30m lúc biển động, và gió lớn trong mùa đông khắc nhiệt bắc Đại Tây Dương.

Kỹ sư Quỳ trực tiếp điều khiển trên dưới 100 kỹ sư giỏi, và 300 họa viên chi tiết kỹ thuật quan trong. Còn những chi tiết không quan trọng ông giao cho 50 kỹ sư khác.

Tổng số nhân viên kỹ thuật và xây cất dàn khoan Hibernia là 5,000 người


http://farm3.static.flickr.com/2546/5807472033_ce86991b47_z.jpg

Năm 1994, Tạp chí Times bình chọn công trình giàn khoan Hibernia tại Canada của một kỹ sư gốc Việt là 1 trong 8 kỳ quan mới của thế giới.

Vùng biển Hibernia (Canada) hiện nay là nơi có nhiều mỏ dầu lớn của thế giới. Theo kỹ sư người Pháp gốc Việt Phạm Ngọc Quỳ, tác giả công trình giàn khoan Hibernia, việc xây dựng công trình dự án đã gặp không ít khó khăn bởi địa hình, khí hậu của vùng biển này có nhiều tảng băng lớn, có khi sức ép của nó gấp 8 lần 1 quả bom nguyên tử khi nổ.

Vốn là người khá kín tiếng nên phải đến sau gần 10 năm (dự án được thực hiện năm 1991), thông tin công trình được Tạp chí Times công nhận là 1 trong 8 kỳ quan mới lớn nhất thế giới, mới được phổ biến qua website cá nhân của em trai ông Quỳ, kiến trúc sư Phạm Ngọc Quế, một Việt kiều Mỹ

Tin tác phẩm của mình được bình chọn là kỳ quan mới của thế giới có khiến ông ngạc nhiên không?

Tôi đã từng tham gia khá nhiều công trình lớn nổi tiếng quốc tế, kể cả vài công trình chưa hề được thực hiện trước đó như: sửa chiếc cầu lớn Lestelle tại Pháp, xây một bức tường chung quanh giàn khoan Ekofisk ở Na Uy để che chắn giàn khoan khỏi bị sóng đánh, hoặc xây đê nổi dài 355 m, rộng 44 m chống sóng bảo vệ hải cảng Monaco... Và công trình lớn nhất là Hibernia, vì vậy, tôi không ngạc nhiên nhưng rất lấy làm vinh hạnh, bởi đây là một công trình do người Việt thiết kế ra và được thế giới coi trọng.

Trước khi nhận lời tham gia dự án, ông có nghĩ mình sẽ để lại một dự án để đời tại Canada không?
Đáy biển sâu phía Đông Canada có nhiều dầu, song cũng lắm hiểm trở vì sâu tới 80 m, thường xuyên có bão, sương mù và nhiều băng tảng lớn. Vùng này được coi là một trong những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới. Cách đây 1 thế kỷ, tàu Titanic đã bị đắm vì đụng phải tảng băng nổi ở gần vùng này. Tuy hiểu rõ việc thực hiện xây dựng giàn khoan dầu nơi đây là cực kỳ khó khăn, gần như bất khả thi, song Chính phủ Canada vẫn quyết tâm làm và họ có lý bởi khi giàn khoan Hibernia hoạt động đến nay đã bơm được 150.000 thùng dầu mỗi ngày.

Về việc tham gia dự án, năm 1991, tôi là kỹ sư trưởng của Doris Engineer, đơn vị đứng đầu Tổ hợp Quốc tế Nodeco tham gia bỏ thầu và trúng thầu dự án. Sau thành công với công trình chống sóng biển Ekofisk Protective Barrier ở Na Uy (trị giá 400 triệu USD, thời giá năm 1989), Hãng đã giao cho tôi thiết kế dự án để dự thi và sau đó là tham gia xây dựng. Trong lịch sử, chưa có một công trình nào phải chịu sức công phá mạnh như vậy, nên nó hoàn toàn xứng đáng được bầu chọn là kỳ quan của thế giới.
Tất nhiên khi thực hiện, tôi cũng có hy vọng sẽ làm được một công trình lớn lao, để lại dấu ấn trong lịch sử xây dựng hiện đại của nhân loại và đặc biệt là cho Canada

Nay đã nghỉ hưu tại Pháp, ông có bao giờ có ý định trở về Việt Nam để cố vấn một công trình lớn nào đó?

Năm 1995, tôi được Doris Engineer gửi về Việt Nam dự diễn đàn về dầu khí ở Hà Nội. Sau đó, chúng tôi đến trụ sở Petro Vietnam họp vài buổi với Ban Giám đốc ở đây về dự án xây một công trình bằng bê-tông để đựng dầu hỏa cạnh giàn khoan Bạch Hổ, nhưng việc không thành. Đối với Việt Nam, điều tôi quan tâm nhất là mở mang giáo dục, y tế và chống nghèo. Tôi nay cũng đã lớn tuổi rồi, đang nghỉ ngơi nên chưa nghĩ đến chuyện về Việt Nam làm việc. Song, tôi quan tâm đến sự phát triển các công trình xây dựng hiện đại tại quê nhà.

Ông có nhận xét gì về kiến trúc đô thị Việt Nam hiện đại?

Khi tham quan các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, tôi thấy chúng ta đã lưu giữ được một số kiến trúc rất đẹp như phố Tràng Tiền, phố nhà cổ quanh Nhà Hát Lớn ở Hà Nội... Tại TPHCM, khu vực đường Đồng Khởi, nhà Ủy ban Nhân dân Thành phố còn giữ được nét kiến trúc đô thị rất hay. Xa quê lâu năm, đứng trước những kiến trúc này, thật lòng thấy xúc động. Tuy nhiên, cũng tại các đô thị này, điều tôi thấy chưa ổn là hệ thống thoát nước chưa tốt. Buồn nhất là ô nhiễm trên các kênh rạch, hồ trong lòng thành phố, giao thông nghẽn thường xuyên...

Nếu được nói chuyện với giới kỹ sư xây dựng trẻ ở Việt Nam, ông sẽ nói điều gì?

Bằng cấp chỉ là chìa khóa để mở cửa bước vào thế giới việc làm. Quan trọng là phải có kinh nghiệm thực hành, đặc biệt trong ngành xây dựng, phải thường xuyên tìm tòi học hỏi qua các tạp chí chuyên ngành nước ngoài để cập nhật thông tin. Bởi kỹ thuật xây dựng phát triển rất nhanh, nếu không cập nhật sẽ bị bỏ lại ngay. Tại châu Âu và Mỹ, khi tìm việc, người ta chú trọng bản khai quá trình làm việc, kinh nghiệm hơn là bằng cấp, học vị. Kinh nghiệm học được trong quá trình làm việc luôn được coi trọng và đánh giá cao hơn bằng cấp

(sưu tầm)

Triển
04-14-2012, 07:48 AM
Nay đã nghỉ hưu tại Pháp, ông có bao giờ có ý định trở về Việt Nam để cố vấn một công trình lớn nào đó?

Năm 1995, tôi được Doris Engineer gửi về Việt Nam dự diễn đàn về dầu khí ở Hà Nội. Sau đó, chúng tôi đến trụ sở Petro Vietnam họp vài buổi với Ban Giám đốc ở đây về dự án xây một công trình bằng bê-tông để đựng dầu hỏa cạnh giàn khoan Bạch Hổ, nhưng việc không thành. Đối với Việt Nam, điều tôi quan tâm nhất là mở mang giáo dục, y tế và chống nghèo. Tôi nay cũng đã lớn tuổi rồi, đang nghỉ ngơi nên chưa nghĩ đến chuyện về Việt Nam làm việc. Song, tôi quan tâm đến sự phát triển các công trình xây dựng hiện đại tại quê nhà.
21 năm trước kỹ sư 57 tuổi, chứ bây giờ ai dám giao công trình gì cho kỹ sư nữa mà "chưa" nghĩ đến chuyện về làm việc.
Tuy nhiên làm chính trị là pẹc phê, vì nói nhiều chứ không cần làm gì cả. Việt Nam chưa có tiền lệ cho Việt Kiều ở Tây làm
bộ trưởng, hay là mời ông Phạm Ngọc Quỳ về làm bộ trưởng bộ .... xây dựng. Trừ đi được một cán bộ tham nhũng trẻ mà
không cần trả lương cao cho Việt Kiều lão thành. Làm việc vì lương tâm giúp đỡ "tổ quốc" thôi ?