PDA

View Full Version : V nhặt tin trong tháng 6, 2012



V.I.Lãng
06-01-2012, 07:11 AM
June 1st - Ngày người Mỹ kỷ niệm về chiếc bánh donut

Happy National Donut Day




http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a5/Glazed-Donut.jpg/320px-Glazed-Donut.jpg




Ngày hội này đã trở thành thường niên trong suốt thời gian cuộc Đại suy thoái, khi vào năm 1938 chi nhánh Chicago của "Đội quân Cứu tế" đã tổ chức chiến dịch hoạt động nhằm vinh danh các tình nguyện viên trong Thế chiến I.

Vào những năm đầu thế kỷ 20, họ đã phân phát cho những người lính những chiếc bánh rán nhà làm nóng hổi, cũng như cà phê và tem bưu chính dành cho những lá thư gửi về quê hương.

Kể từ cuối những năm 30 Ngày Bánh rán đã đạt đến quy mô tòan quốc, và vẫn bảo tồn ý tưởng chủ đạo của nó là quyên góp giúp đỡ những đồng bào bị đói khát.

Trong các cửa hiệu vào ngày này trưng bày những con tem từ thiện trị giá 1 dollar, và tất cả mọi người đều có thể kèm con tem vào biên lai của mình.

Ngày hôm nay, trong nhiều mạng lưới cửa hiệu khắp nước Mỹ thết đãi mọi người món bánh rán miễn phí

V.I.Lãng
06-01-2012, 07:24 AM
Ma túy ở A Phú Hãn

http://farm9.staticflickr.com/8151/7314462788_835697a5d5.jpg



Mỗi năm có tới 90 tấn heroin đi qua địa bàn Trung Á. Các cơ quan thực thi pháp luật chỉ bắt giữ được 3% số này. Đồng thời, lợi nhuận từ việc bán ma túy ước tính ở mức 1,4 tỷ dollar. Đó là thông tin công bố trong báo cáo của Cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc về chống ma túy và tội phạm.

Liên Hợp Quốc cho rằng Chính phủ các nước Trung Á chưa huy động đủ nỗ lực dành cho cuộc đấu tranh hiệu quả chống lưu thông ma túy. Nạn tham nhũng đang biến khu vực này thành địa bàn hành trình lý tưởng cho việc buôn lậu ma túy,- báo cáo của Liên Hợp Quốc đánh giá.

Hiện diện của lực lượng biên phòng Nga tại Tajikistan cho đến năm 2005 đã kiềm chế đáng kể việc vận chuyển ma túy từ Afghanistan vào Tajikistan và tiếp đến là các nước còn lại trên địa bàn Trung Á và Nga. Thời gian gần đây, lưu thông ma túy Afghanistan đã đạt tới quy mô lớn đến mức ngay cả những biện pháp tích cực của đặc nhiệm Nga cũng không cứu vãn được tình thế, - chuyên viên khoa học của Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga) Igor Khokhlov nhận xét.

“Về nguyên tắc, vấn đề cần được giải quyết chính ở Afghanistan. Nga đã nói về chuyện này không chỉ một lần. Đã là thập kỷ thứ hai cơ quan chuyên trách của Nga không ngừng đưa ra lời kêu gọi, khuyến nghị. Đáng tiếc là hiện vẫn chưa thấy sự hiểu biết cần thiết từ các đồng nghiệp ở Hoa Kỳ và các nước Tây Âu”.
Cần lưu ý rằng kể từ sau thời điểm xuất hiện đội quân NATO tại Afghanistan lợi nhuận của các ông trùm ma túy cũng như hoạt động trồng cây thuốc phiện đã tăng vọt gấp hàng nghìn lần, - chuyên viên Khokhlov nói tiếp.

“Người Mỹ và NATO làm ngơ trước tình trạng sản xuất heroin. Hơn thế nữa, đó là lập trường chính thức mà ban lãnh đạo NATO đã nhiều lần công bố. Tư duy căn bản của họ là ở chỗ, Afghanistan là đất nước rất nghèo, nơi mà nguồn thu nhập duy nhất của dân cư chỉ trông vào canh tác cây thuốc phiện, thu hoạch nguyên liệu, chế biến thành heroin, và nhiều thứ ma túy. Vì vậy, nếu tước đi phương tiện sống của những người nông dân, họ sẽ chạy hết sang phía Taliban. Lập luận như thế do chính giới NATO châu Âu cũng như các chỉ huy quân sự của khối Liên minh tại Afghanistan tuyên cáo nhiều lần. Từ lập trường đó, hiển nhiên không thể nói rằng ở Afghanistan đang tiến hành cuộc đấu tranh chống ma túy”.

Cần bắt đầu với việc phân chia khu vực trách nhiệm giữa NATO và CSTO. Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương nên hành động ở Afghanistan, còn Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể có thể nhận về mình phần việc tìm kiếm và vô hiệu hóa các nhóm tham gia ngành kinh doanh ma túy, - Chủ tịch Hội đồng quan sát viên của Viện nghiên cứu Nhân khẩu học, Di cư và phát triển khu vực, ông Yuri Krupnov nêu ý kiến.

Cần phải hỗ trợ nâng cao nền kinh tế của Afghanistan, tạo lập điều kiện bình thường cho đời sống cư dân, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện những ổ buôn bán ma túy mới cũng như thu hẹp đi đến tiêu hủy những cánh đồng trồng cây thuốc phiện, - chuyên viên Krupnov đề xuất. Ngoài ra, cần hạ thấp mức tiêu thụ ma túy ở các nước láng giềng và đối phó hiệu quả với nạn nghiện ma túy, từ đó sẽ giảm nhu cầu về chất độc đại tử thần này trong cộng đồng dân cư.

V.I.Lãng
06-01-2012, 08:20 AM
Những nấm mộ lính thủy của Nga Hoàng trên đất Việt Nam

http://farm8.staticflickr.com/7105/7314737830_1dd09385f2.jpg




Tại Việt Nam có ... tượng đài trên ngôi mộ tập thể của những Nga đã yên nghỉ trong lòng đất Việt Nam từ hơn trăm năm trước đây.
Những người lính thủy Nga này từng là thủy thủ trên tuần dương hạm "Diana", tham gia cuộc chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905.

Nhân đây cần nói thêm, có thể coi "Diana" là người anh em song sinh với “Rạng Đông” - chiến hạm lừng danh hồi tháng 10 năm 1917 đã phát đi tiếng gầm đại bác báo hiệu khởi đầu cuộc Cách mạng XHCN ở nước Nga. Cả hai tàu tuần dương đều được hạ thủy năm 1901, hình dạng và tính năng kỹ thuật của “Diana” và “Rạng Đông” thực sự giống y như nhau.

Trong đội ngũ hải quân của nước Nga Sa hoàng, hai chiến hạm “Diana” và “Rạng Đông” đều dự phần vào cuộc chiến Nga-Nhật. Chỉ có điều "Rạng Đông” tham gia các trận hải chiến ở vùng Viễn Đông trong năm 1905, còn "Diana" xuất kích sớm hơn, từ một năm trước đó.

Tháng Hai 1904, “Diana” đã chống trả cuộc tấn công của các tàu chiến Nhật Bản tại căn cứ hải quân Nga trên lãnh thổ Trung Quốc là Port-Arthur.

Tháng Tư năm ấy, “Diana” , quân Nhật Bản vây chặt hạm đội Nga trong cảng Arthur.

Tháng Sáu, “Diana” đột kích ra bên ngoài, chọc thủng vòng phong tỏa của đoàn tàu Nhật muốn bịt kín cửa ngõ ra vào cảng, bằng cách đó mở đường cho những chiến hạm đồng đội của bên Nga thoát ra biển khơi.

Tuy nhiên, từ Port Arthur những con tàu Nga đã không thể vượt qua trùng khơi để về lại bến bờ quê hương Nga ở Vladivostok. Một số tàu bị đối phương bắt giữ, số khác thì thủy thủ đoàn đã tự nổ mìn đánh chìm để tránh thân phận tù binh. Một bộ phận tàu Nga dạt vào bến cảng của những quốc gia trung lập. Với thân tàu thương tích vì bị đạn xuyên thủng dưới đường mớn nước .

Vào tháng Tám 1904, tuần dương hạm "Diana" đã tới cảng Sài Gòn. Chiến hạm Nga neo lại ở đó cho đến tháng Mười năm sau, khi cả “Rạng Đông” cũng cập bến Sài Gòn.

Cả hai con tàu cùng trở lại quê hương. Nhưng không phải là toàn thể thủy thủ đoàn của "Diana" đều khởi hành về Nga, - sử gia Matxcơva Maksim Syunnerberg cho biết.

“Trong thời gian buộc phải thả neo ở Sài Gòn, 12 thủy thủ Nga của “Diana” đã qua đời vì những vết thương hiểm nghèo trong cuộc chiến với quân Nhật. Các thủy thủ xấu số tạ thế nơi viễn xứ được chôn cất dưới những phần mộ riêng trong nghĩa trang thành phố, trên mỗi nấm mồ đều có bia đá cẩm thạch khắc rõ họ tên. Nhưng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai phát-xít Nhật chiếm Việt Nam và đã hủy hoại mộ phần những đối thủ cũ mai táng từ cách đó bốn mươi năm, lính Nhật đập nát mọi bia chí”.

Các nhà ngoại giao Nga tại Việt Nam đã chỉ biết về những ngôi mộ này vào cuối những năm 70, khi kế hoạch cải tạo tổng thể thành phố Sài Gòn được thực thi, chính quyền địa phương tiến hành di dời nghĩa trang cũ đến địa điểm mới. Sau khi gửi yêu cầu xác minh về Cơ quan Lưu trữ Trung tâm của Hải quân Nga, các nhà ngoại giao đã tìm thấy danh tính của 8 trong số 12 thủy thủ Nga từ trần ở Sài Gòn bao nhiêu năm trước. Đã có quyết định cải táng di cốt của họ vào ngôi mộ tập thể. Địa điểm mộ phần được phân bổ gần Lái Thiêu thuộc tỉnh Sông Bé.

Năm 1985, trên nấm mộ đã kiến thiết đài tưởng niệm với chiếc bệ màu đen mang hình con tàu, phía trên là tấm bia trắng khắc dòng chữ: "Tưởng nhớ các thủy thủ Nga qua đời ở Sài Gòn", còn bên cạnh là chuỗi xích và chiếc mỏ neo.

Năm 2002 các đại diện chính thức của Giáo hội Chính thống Nga đã có chuyến thăm phụng vụ đến Việt Nam. Lần đầu tiên sau gần một trăm năm, nghi lễ cầu siêu Chính thống giáo được các linh mục cử hành trên nấm mồ những thủy thủ Nga. Từ đó trở đi, mỗi khi tàu chiến Nga ghé thăm miền Nam Việt Nam, các thủy thủ Nga đều tới viếng mộ những người đồng hương tiền bối.

Còn ở vị trí nghĩa trang cũ của thành phố, nơi thoạt đầu chôn cất thi hài các thủy thủ từ tuần dương hạm “Diana”, thì hồi đầu thập niên 80 các chuyên gia xô-viết đã giúp Việt Nam xây dựng Đài thu phát sóng vệ tinh mang tên “Hoa Sen”, tạo điều kiện để miền Nam Việt Nam hòa vào mạng truyền hình toàn cầu.

NGuồn : VOR

V.I.Lãng
06-04-2012, 07:31 AM
Iran tuyên chiến với các cửa hàng bán cravat




http://farm8.staticflickr.com/7245/7335891792_d2358801db.jpg



Cảnh sát tôn giáo ở Iran đe dọa sẽ đóng cửa các hiệu bán cravat. Lệnh cấm bán thứ phụ kiện trong trang phục nam giới kiểu châu Âu này đã ban hành từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, nhưng cả người bán lẫn người mua vẫn phớt lờ. Hơn nữa, doanh số bán hàng cravat trong nước còn tăng lên đáng kể, - như tin đưa trên báo Anh "The Guardian" số ra ngày thứ Hai. Cravat là món hàng ưa chuộng của các nhân viên hãng tư nhân, sinh viên và khách mời tại các bữa tiệc hay đám cưới. Cảnh sát cảnh báo các thương nhân để họ ngay lập tức loại trừ cravat khỏi danh mụa hàng hóa, và đe dọa đóng cửa những cơ sở nào không chấp hành. Còn Hiệp hội thợ dệt và người bán hàng trang phục ở Iran đã nhận lệnh phải thay đổi mẫu logo thương hiệu có hình chiếc cravat.

Nguồn: VOR

V.I.Lãng
06-04-2012, 07:37 AM
Iran chấp nhận nhân dân tệ khi Trung Quốc thanh toán tiền mua dầu mỏ

http://farm8.staticflickr.com/7224/7335937852_20b260f43c.jpg


Tehran chấp nhận đồng nhân dân tệ khi Trung Quốc trả tiền cho bộ phận dầu mỏ mua của Iran. Đó là tin đưa của báo Anh "Financial Times” (FT), dẫn các nguồn tin từ Trung Quốc, Kuwait và UAE. Phía Iran đã có bước đi này, một phần bởi những biện pháp trừng phạt mà Hoa Kỳ áp đặt chống chương trình hạt nhân của Tehran.

Theo dữ liệu của FT, Iran dùng bản tệ Trung Quốc để mua hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu từ Trung Quốc. Phần lớn dầu mỏ Iran sang Trung Quốc thông qua công ty Unipeck, bộ phận mua bán hàng hóa của Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc Sinopeck, cũng như qua công ty Zhuhai Zhenrong chuyên kinh doanh dầu. Việc mua dầu Iran bằng đồng nhân dân tệ đã bắt đầu cách đây mấy tháng. Trước kia giao dịch thực hiện thông qua những tài khoản nhân dân tệ trong các nhà băng Trung Quốc. Nhưng bây giờ, sau khi gia tăng sức ép từ phía Hoa Kỳ, những cơ sở như Bank of China chấm dứt các giao dịch với Iran. Thay vào đó, phần lớn số tiền chuyển đến Tehran là thông qua các ngân hàng Nga, - các nguồn tin cho biết. Iran bán 21% khối lượng dầu mỏ của mình cho Trung Quốc, tạo điều kiện để Tehran chống lại lệnh trừng phạt đơn phương của Hoa Kỳ. Trong tháng Giêng-tháng Hai lượng giao hàng dầu mỏ Iran đến Trung Quốc đã giảm mạnh, nhưng giới chuyên viên cho rằng trong vòng một năm, nhịp độ cung cấp sẽ lại phục hồi với mức như trước đây. Báo FT nhận xét rằng các đại diện của Sinopec, Zhuhai Zhenrong và Ngân hàng Trung ương Iran từ chối bình luận về sự kiện thanh toán tiền mua dầu Iran bằng đồng nhân dân tệ Trung Quốc.

Nguồn: VOR

V.I.Lãng
06-04-2012, 08:11 AM
Phát hiện kho báu ngoài khơi phía Đông Bắc nước Mỹ



http://farm8.staticflickr.com/7099/7337038996_273d86b51a_z.jpg

http://farm9.staticflickr.com/8014/7337039196_f4ccfd828b_z.jpg
Greg Brooks



Tay thợ săn kho báu Greg Brooks người Mỹ tuyên bố đã phát hiện những thỏi bạch kim Liên Xô trị giá ba tỷ đô la. Theo ông này, 71 tấn kim loại quý đang nằm trong khoang chứa của con tàu Anh "Port Nicholson», bị một tàu ngầm Đức đánh chìm ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ vào năm 1942. Ông Brooks đã đăng ký quyền nâng khối hàng này.

Như tiết lộ của Greg Brooks, ông tìm thấy con tàu vào năm 2008 nhờ sự trợ giúp của máy dò siêu âm. Sau đó, ông đã thu được hình xác con tàu đắm bằng máy quay dưới nước, không những thế ghi rõ chữ số trên thân tàu. Nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, thợ săn kho báu kết luận rằng, "Port Nicholson" đã được chính ông tìm thấy. Kết luận này là hầu như chắc chắn, - một chuyên gia về nghiên cứu dưới nước của Viện khảo cổ học Viện hàn lâm khoa học Nga là ông Sergei Olhovsky nói.

“Được biết rằng, ngày 16 tháng Sáu năm 1942 tàu ngầm Đức U-87 đã đánh đắm hai chiếc tàu từ đoàn vận tải quân sự HV-25, trên đường bơi từ Halifax đến Boston. Một trong số đó là chiếc tàu Anh chạy bằng hơi cũ kỹ "Port Nicholson", theo số liệu chính thức, đang chở theo 4 ngàn tấn hàng quân sự. Vị trí tàu chìm không hề là điều bí mật. Nhưng Port Nicholson không được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm, vì nguyên nhân tính chất hàng nguy hiểm, cũng như khoảng cách xa từ bờ và chiều sâu đáng kể”.

Tại thời điểm này, con tàu nằm ở độ sâu 213 mét, trong vùng bờ biển phía đông bắc Hoa Kỳ. Lấy hàng từ các khoang chứa của tàu sẽ là công việc vô cùng tốn kém và khó khăn. Tuy nhiên, Greg Brooks sẵn sàng mạo hiểm. Ông tin rằng, mọi chi phí sẽ được bù lại và còn dư, bởi trong số hàng có những thùng bạch kim, được chính phủ Liên Xô dùng để thanh toán cung cấp vũ khí với chính quyền Mỹ theo chương trình Lend-Lease. Ông Sergey Olhovsky tiếp tục cho biết:

“Liên Xô đã dùng kim loại quý để thanh toán đạn dược, vũ khí và thực phẩm do Vương quốc Anh và Mỹ thực hiện cung cấp trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hoạt động thanh toán các chuyến hàng quân sự này diễn ra một cách bí mật để tránh bớt rủi ro trong vận chuyển. Công việc vận tải vàng được giao cho các tàu quân sự và dân sự. Một số này đã bị tàu ngầm Đức đánh chìm”.
Nếu quả thực có bạch kim trên "Port Nicholson", nhất định sẽ không thiếu những người muốn tìm cách làm giàu. Theo nhà hang động học Mikhail Shkolnikov, các bên quan tâm ở đây có Mỹ, Nga và Anh.

“Pháp luật hàng hải qui định, hàng hóa nằm dưới đáy biển, có thể thuộc về quốc gia sở hữu lãnh hải. Hoặc chủ tàu đã chở hàng. Hoặc chủ hàng hoá mà ở đây là Nga. Tất cả phụ thuộc vào địa điểm và thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng”.

Nói cách khác, sẽ phải nghiên cứu kỹ các tài liệu lưu trữ. Trong bất kỳ trường hợp nào, theo luật sư, ngoài tiếng tăm, thợ săn kho báu Greg Brooks sẽ chẳng được hưởng lợi là bao. Cái ông tìm thấy không phải là kho báu theo đúng nghĩa của từ này, mà là hàng bị mất và có chủ. Chưa ai rõ, người chủ hàng sẽ quyết định cảm tạ nhà thám hiểu hiếu kỳ như thế nào.

Nguồn: VOR & http://www.bbc.co.uk/newsround/16854265

Note: V xin sửa lại topic một chút

V.I.Lãng
06-04-2012, 10:42 AM
Phi thuyền Nga bị nghi là tàn sát linh duơng


http://farm8.staticflickr.com/7213/7337151708_b1f7d57d21_z.jpg

Vào hai tuần cuối của tháng 5/2010, người dân phát hiện hơn 12.000 con linh dương saiga (Saiga tatarica) chết tại Kazakhstan. Vào thời điểm đó, 12.000 tương đương 15% tổng số linh dương saiga trên toàn thế giới. Đúng một năm sau, người ta lại thấy xác của khoảng 450 linh dương saiga trong hai tuần cuối của tháng 5, Kazakhstan Today đưa tin. Rồi đúng một năm sau nữa, xác của gần 1.000 linh dương saiga lại được tìm thấy trong hai tuần qua.

Giới chuyên gia từng phỏng đoán tụ huyết trùng, một loại bệnh ở phổi do vi khuẩn gây nên, là nguyên nhân khiến linh dương saiga chết hàng loạt trong năm 2010 và 2011. Những con vật khỏe mạnh hiếm khi nhiễm vi khuẩn gây tụ huyết trùng, song nguy cơ nhiễm của những con có hệ miễn dịch yếu là rất cao.

Lần này Bộ Nông nghiệp Kazakhstan lại kết luận những con linh dương chết vì bệnh tụ huyết cầu, song họ không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh.

Một số nhà sinh thái tại Kazakhstan và Nga không đồng ý với kết luận của Bộ Nông nghiệp Kazakhstan. Họ cho rằng linh dương chết hàng loạt do cú tiếp đất của một phi thuyền Soyuz sau khi nó trở rời Trạm Không gian Quốc tế (ISS) hồi tháng 4. Theo họ, người dân phát hiện hơn 120 xác linh dương saiga gần làng Sorsha, nơi tàu Soyuz rơi xuống hồi tháng 4. Một số nhà khoa học khác lại nghĩ sân bay vũ trụ Baikonur ở miền trung Kazakhstan liên quan tới cái chết hàng loạt của linh dương, tạp chí Scientific America cho biết.

“Rất có thể các hóa chất mà tên lửa đẩy thải ra đã phát tán trong một khoảng không gian rộng lớn xung quanh sân bay vũ trụ và chúng đã giết những con linh dương”, nhà sinh thái Musagali Duambekov, thủ lĩnh của phong trào For a Green Planet, nói với Đài châu Âu Tự do.

Ngoài ra, theo Duambekov, thói quen sử dụng phân bón quá mức của người dân cũng có thể là yếu tố khiến hệ miễn dịch của động vật suy giảm.

Nhiều người cho rằng thảm kịch của linh dương xảy ra vì những nguyên nhân tự nhiên khác. Eleanor Milner-Gulland, người đứng đầu Liên minh Bảo tồn Linh dương Saiga, nhận định rằng có lẽ linh dương đã ăn quá nhiều thực vật ướt, thứ chứa nhiều vi khuẩn độc hại, trong mùa sinh sản. Phần lớn linh dương chết là những con cái vừa sinh con. Vì thế, sau khi ăn lá cây chứa vi khuẩn, hệ miễn dịch của chúng suy yếu khiến chúng ốm và chết. Những đứa con của chúng cũng chết theo do thiếu sữa.

Số lượng linh dương saiga trên khắp hành tinh từng lên tới vài triệu. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, nạn săn bắn tràn lan khiến số lượng của chúng giảm chóng mặt. Ngày nay, theo tính toán của giới khoa học, số lượng linh dương trong môi trường hoang dã vào khoảng 85.000 con. Chúng phân bố thành từng quần thể riêng biệt tại Nga, Kazakhstan, Uzbekistan và Mông Cổ. Hiểm họa chính đối với linh dương saiga chính là nhu cầu mua sừng của chúng ở châu Á. Người dân châu Á tin rằng sừng linh dương saiga có khả năng chữa được chứng đau đầu, sốt, viêm họng và nhiều bệnh khác.

Nguồn: khoa học Việt Nam

V.I.Lãng
06-04-2012, 10:47 AM
Dear Admins/ Mods,

Nếu Admins/ Mods có ghé mắt ngang qua phòng này , xin cho V nhờ một chút .

Có thể nào Admin / Mod change dùm topic

từ: " V nhặt tin trong tháng 6, 2012 "

sang: " V nhặt tin "

Lý do: vì V không muốn tạo nhiều threads . Nhiều khi rảnh , V đọc tin thấy vài cái hay hay (theo V) , muốn mang về Đặc Trưng Phố Rùm share .

I have found Đặc Trưng Phố Rùm is a pleasant place to relax .

Cảm ơn Admins/Mods

V.I.Lãng
06-05-2012, 06:26 AM
Is America Pivoting To Asia Fast Enough?

By James Holmes
ForeignPolicy
June 4, 2012


Defense Secretary Panetta has put some muscle behind the Obama administration's Pacific ambitions. But will a few more ships really be enough to stare down China?

Over the weekend, U.S. Secretary of Defense Leon Panetta delivered his first keynote address at the Shangri-La Dialogue in Singapore, an annual convention that hosts top defense officials from Asia-Pacific nations. Last year, the talk focused on allegations of Chinese aggression against Vietnamese survey vessels near the Spratly Islands, and sparks flew as China's Defense Minister Liang Guanglie spiritedly defended Beijing's conduct. This year, Liang was a no-show, and all eyes were on Panetta as he laid out the U.S. military's plans for putting some muscle behind the Obama administration's much-heralded "pivot" to Asia, unveiled by Secretary of State Hillary Clinton in Foreign Policy last November.

Panetta used his bully pulpit to reaffirm American resolve in maritime Asia. Despite budgetary headwinds, he said, Washington will "rebalance" forces to keep faith with regional allies like the Philippines. It will remain the self-appointed guardian of the regional commons -- the seas and skies beyond the jurisdiction of any coastal state, where seafaring nations carry on commerce and project military power. Now as for many decades, command of the commons is the substructure on which U.S. strategy is built.

In material terms, though, the slow-motion redeployment of naval forces Panetta foresees will be a rather modest affair -- the buzz among media commentators notwithstanding (one distinguished pundit took note of the change of terminology from "pivot" to "rebalancing" before concluding, "Whatever it is, it's big."). Whether it's enough to keep pace with swiftly changing circumstances in the greater Asia-Pacific region -- in particular China's rise to maritime eminence -- remains to be seen.

The Pentagon's budget draft, the defense secretary declared, marks "the first in what will be a sustained series of investments and strategic decisions to strengthen our military capabilities in the Asia-Pacific region." He advised the conference's high-level participants to judge "the full measure of our security presence and our security commitment," not just by the number of hulls in the U.S. Pacific Fleet but by the gee-whiz technology boasted by U.S. ships and warplanes. Each new generation of weaponry is far more potent than the one that came before, he rightly noted. Raw numbers can mislead.

Regional audiences should also measure the United States' resolve by its visibility in the region, he said -- showing up is half the battle. "Over the next few years," vouchsafed Panetta, "we will increase the number and the size of our exercises in the Pacific." The Navy will step up port visits not just in the Pacific but in the Indian Ocean.
But the big news was in the numbers the defense secretary affixed to his remarks. By 2020, he announced, "the Navy will reposture its forces from today's roughly 50/50 percent split between the Pacific and the Atlantic to about a 60/40 split between those oceans. That will include six aircraft carriers ... a majority of our cruisers, destroyers, Littoral Combat Ships [LCSs], and submarines." The navy's goal is to field "about 300" battle-force ships total, slightly more than the current 285-ship inventory. Panetta's plan thus equates to reassigning around 30 ships to the U.S. Pacific Fleet over the next eight years.

Will it be enough? Under the 2007 U.S. Maritime Strategy -- a Bush-era directive that the Obama administration has let stand -- the U.S. Navy, Marine Corps, and Coast Guard vow to stage "credible combat power" in the Western Pacific and Indian Ocean for the foreseeable future. By that the strategy's framers mean the capacity to "impose local sea control wherever necessary ... by ourselves if we must." The Navy remains the two-ocean navy it has been since World War II. But the second ocean is now the Indian Ocean -- not the Atlantic, the Mediterranean Sea, or other familiar expanses. Washington reserves the right to take command of Asian waters at times and places of its choosing.

Which raises two related questions. One, which tenth of the Navy will move to the Pacific? Nearly 60 percent of the submarine fleet already calls Pacific seaports home, as part of a redeployment that commenced in 2006. One aircraft carrier will transfer to the Pacific Fleet. That's only a few hulls, which implies that surface combatants -- the cruisers, destroyers, and Littoral Combat Ships Panetta catalogued -- will comprise most of the newcomers to the Pacific Fleet. A contingent heavy on cruisers and destroyers -- vessels sporting the Aegis radar/fire-control system and scores of guided missiles -- would pack a far meaner punch than a force with a large proportion of LCSs.

The LCS is a lightly built, lightly armed man-of-war. It performs a single mission at a time -- anything from antisubmarine warfare to clearing sea mines. The Navy hopes to acquire 55 of them, constituting a significant share of a 300-ship Navy. Four of these small ships will forward-deploy to Singapore at any given time, while eight may reportedly be stationed in the Persian Gulf. That's a dozen total. An old Navy rule of thumb holds that the fleet needs three ships to keep one on station. One is at sea. The second is working up for deployment. The third is in a shipyard undergoing overhaul and completely unavailable.

Multiply by three, and this rough-and-ready formula implies that 30-40 LCSs will join the Pacific Fleet over time. How much combat power that represents is debatable. The LCS has important diplomatic uses but is not designed to go in harm's way against enemy battle fleets. "These are not large surface combatants that are going to sail into the South China Sea and challenge the Chinese military; that's not what they're made for," conceded Admiral Jonathan Greenert, the chief of naval operations and America's top naval officer, in April.

As Panetta observed in Singapore, counting ships while overlooking the hardware installed in them can be deceptive. Credible combat power vis-à-vis pirates in speedboats -- the kind of mission for which the LCS is ideally suited -- is different from credible combat power against China's People's Liberation Army Navy. In short, a lighter force may be suitable for noncombat missions like counterpiracy or counterproliferation, but not for slugging it out in a sea fight. What mix of vessels the Navy earmarks for the Pacific Fleet will say much about the efficacy of Panetta's redeployment.

The second question: Why concentrate just 60 percent of the Navy in the vastness of the "Indo-Pacific" theater, when -- judging from the Maritime Strategy -- the U.S. Navy, Marine Corps, and Coast Guard service chiefs consider the Atlantic Ocean a safe expanse? Why not more?

Apart from a nagging piracy problem in the Gulf of Guinea, off the west coast of Africa, it's hard to name a serious threat in the Atlantic Fleet's area of responsibility. Why not reserve most of the lightweight LCS fleet for Atlantic service, along with an amphibious ready group to respond when natural disasters or humanitarian emergencies strike? Such a naval package would match the "permissive," relatively nonthreatening strategic environment there while freeing heavy ships for the increasingly competitive Asian theater.

As Panetta noted, it's standard practice to divide the U.S. Navy into symmetrical fleets. That is, they're roughly equal in numbers and capability. That tradition may have outlived its usefulness. A two-ocean navy need not be composed of identical fleets. And if something truly dire happens in the Atlantic, generating demand for heavy forces, Pacific Fleet units can always "swing" back through the Panama Canal.

The Pentagon, then, can rebalance the Navy by unbalancing it. The Atlantic Fleet need not be a smaller carbon copy of the Pacific Fleet. Tradeoffs and risk management are nothing new. Indeed, such an asymmetric arrangement would be a throwback to the Navy's pre-World War II history, before the nation chose to invest in a stand-alone navy for each coast.

As late as 1914, three masters of American sea power -- ex-President Theodore Roosevelt, former Naval War College President Alfred Thayer Mahan, and Assistant Secretary of the Navy Franklin Roosevelt -- debated where to position the unified U.S. battle fleet during World War I. They concluded it should drop anchor in the Pacific. European navies were evacuating those waters to wage war at home. Japan might seize the opportunity to make mischief. A rump force could guard U.S. interests in the Atlantic while the battle fleet plied the Pacific as a deterrent.

Debates like this one were commonplace before the age of the two-ocean Navy. The Navy's past thus may be its future. Will it? Much depends on China's naval ascent. If Beijing exercises restraint, it can soothe misgivings in Washington and Asian capitals. Barring an overbearing Chinese threat that demands a swift response, there's something to be said for the kind of slow, resolute change to the Asian strategic equilibrium Panetta envisions. It avoids unduly alarming friends, bystanders -- and prospective antagonists.

Dramatic change would also require the U.S. naval leadership to make a mental leap. After seven decades, the two-ocean construct is embedded in U.S. Navy strategy, operations, and bureaucratic routine. It's hard to jettison time-honored practices unless forced to do it.

The Navy aside, "Europe first" has a long pedigree in American foreign policy. A determined constituency defends it. In May, Council on Foreign Relations pundit Leslie Gelb celebrated -- perhaps prematurely -- the pivot's demise. Giving the order to allocate forces unevenly between the Atlantic and Pacific fleets -- beyond a 40/60 split -- would be a political decision of enormous moment for any president. It would stoke pushback like Gelb's, magnified a thousandfold. Why bother unless absolutely necessary?

From a political standpoint, it's far easier to adjust U.S. deployment patterns gradually as circumstances warrant. More abrupt -- or more menacing -- change in the Indo-Pacific would clear minds. And that would clear the obstacles to more dramatic action. China should take note.

James Holmes is an associate professor of strategy at the Naval War College and co-author ofRed Star over the Pacific. The views voiced here are his alone.

V.I.Lãng
06-05-2012, 07:17 AM
Các quan chức Seoul được phép mặc quần short đi làm



Nhân viên Tòa thị chính thành phố Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, trong mùa hè có thể không phải ăn mặc trang phục văn phòng, mà có thể mặc quần short đi làm để tránh nóng. Phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa rằng đã 4 năm nay trong nước thực hiện chiến dịch tiết kiệm điện, do đó sẽ hạn chế sử dụng máy điều hòa không khí.

Trong khuôn khổ chiến dịch này, nhiệt độ tại các văn phòng chính phủ sẽ không dưới 28 độ C. Trong các công ty tư nhân, cửa hàng và nhà hàng, nhiệt độ là 26 độ C. Báo cáo nói rằng chính sách này ban đầu được giới thiệu bởi vì giá dầu tăng cao, nhưng tiết kiệm năng lượng trong suốt mùa hè dần dần đã trở chuyện thường ngày trong thành phố. Chiến dịch không mắc áo khoác và cà vạt là tự nguyện và sẽ không ảnh hưởng đến các cán bộ trực tiếp giao tiếp với công chúng, báo cáo cho biết.

Nguồn: VOR

---

V làm toán :)

Vì V hong rành how hot in Celcius nên phải tính độ C ra độ F, để biết sức nóng trong văn phòng

28°C = 28*9/5+32 °F = 82.4 °F
26°C = 28*9/5+32 °F = 78.8 °F

Whoahhh, trong văn phòng mà nóng như vậy thì chắc nhân viên sẽ ngộp xỉu luôn :)

V.I.Lãng
06-05-2012, 08:43 AM
Các nghị sĩ Ukraine đánh nhau "sứt đầu mẻ trán"


http://farm8.staticflickr.com/7216/7156563611_499f919c10.jpg




Trái với các đại biểu Quốc Hội Việt Nam hiền lành, dễ bảo và hay ngủ ngật, các nghị sĩ Ucraina, Đài Loan, Hàn Quốc... nóng tính và luôn ngứa chân tay khi bí lời. Chỉ vì không tìm được tiếng nói chung trong quá trình thảo luận dự luật nhằm mở rộng sử dụng tiếng Nga tại Ukraine, các “ông nghị” nước này quay sang “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.

Vụ việc đáng tiếc này xảy ra giữa các nghị sĩ thuộc phe thân Tổng thống Viktor Yanukovich và các ông nghị đối lập thân phương Tây, những người không muốn nền văn hóa và chính trị Ukraine bị “Nga hóa”.
Theo dự luật đang được đưa ra thảo luận này, tiếng Nga sẽ được sử dụng là ngôn ngữ chính thức ngang với tiếng Ukraine trong một số thể chế dân sự - trong đó có trường học, bệnh viện và các phiên toà tại những vùng nơi có đông người nói tiếng Nga sinh sống.


Tuy nhiên, các nghị sĩ đối lập coi đây là nỗ lực nhằm chia rẽ người Ukraine trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10 tới và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn tại của ngôn ngữ mẹ đẻ tại Ukraine. Hậu quả của sự tranh cãi là một cuộc ẩu đả và nghị sĩ đối lập Mykola Petruk đã phải nhập viện do "sứt đầu, mẻ trán".

Đây không phải lần đầu tiên các ông nghị Ukraine dùng đến vũ lực để giải quyết bất đồng. Trước đó, hồi tháng 7/2011 hay tháng tháng 10/2010, các nghị sĩ nước này đã đánh nhau đến gãy tay, vỡ hàm. Thậm chí khi nắm đấm không phát huy hiệu quả, nhiều nhà lập pháp còn dùng ghế để “phang” đồng nghiệp.

Cộng đồng nói tiếng Nga tập trung chủ yếu tại khu vực phía Đông của Ukraine, nơi được xem là "cứ địa" của Tổng thống Yanukovich và tại vùng Crimea ở miền Nam.

Trước khi đắc cử năm 2010, Tổng thống Viktor Yanukovich cam kết đưa tiếng Nga trở thành ngôn ngữ chính thức thứ 2 nhưng sau đó không nhận được sự ủng hộ đa số trong Quốc hội để thông qua dự luật.




http://www.youtube.com/watch?v=-57pdJbCEXk



http://www.youtube.com/watch?v=Kaa6A-AK_P8



Nguồn: lụm trên net :)

V.I.Lãng
06-06-2012, 12:01 PM
Công ty Trung Quốc bị buộc tội giả mạo giấy tờ

06 JUne 2012


Một công ty Trung Quốc bị phạt tiền vì tội làm giả giấy tờ về xuất xứ hàng hoá cho hàng xuất khẩu.

Công ty gửi một lô thiết bị xử lý nước thải đến Hoa Kỳ và đã bị kết tội gian lận, bởi vì các sản phẩm thay vì dán nhãn «Made In China» đã được kê khai là «Made In Vietnam».

Theo báo cáo của nhân viên cảnh sát hải quan, công ty đã cung cấp thiết bị cho Hoa Kỳ từ năm 2006, và có lẽ hầu hết là hàng giả.

Theo “VietNamNews», các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ Trung Quốc, nhưng lại sử dụng các công ty trung gian vận chuyển tại Việt Nam. Nhân viên của tổ chức thay nhãn hiệu của Việt Nam và lấy giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Cho đến nay, Bộ Tư pháp đang điều tra vụ viêc, trong tương lai gần, công ty sẽ phải trả tiền phạt về tội chiếm dụng nhãn hiệu thương mại.

---



Chinese firm fined for forging product origin


DONG NAI – A Chinese company in southern Dong Nai Province has been fined VND1.28 billion (US$62,000) for forging the Vietnamese origin of goods for export.


Workers of Viet Nam Tianhua SPC Industries Ltd were caught replacing the label "made in China" with "made in Viet Nam" on batches of compound for water treatment before exporting to the US.

The batch's name, trichcoroisocyanuric acid, was changed to Lasting Chlorinating Granular 89 per cent Min.

Customs officials said the company, which operated in the Nhon Trach 3 Industrial Zone, had exported the product to the US from 2006 to 2011 with a forged origin.

The company had imported the product from China through intermediary companies in Viet Nam, the officials said. It had replaced the label without any processing steps and then asked for certification of origin in Viet Nam before exporting to the US.

The provincial Customs Office has asked the taxation sector to investigate the company's use of illegal invoices. – VNS




NguỒn: Việt Nam News

V.I.Lãng
06-14-2012, 11:32 AM
Ngày 14/6 là Ngày Của Lá Cờ Mỹ - Flag Day

http://farm8.staticflickr.com/7218/7372427504_d991f1e348_z.jpg
Tấm áp phích năm 1917, 1 năm sau khi Tổng thống Woodrow Wilson tuyên bố ngày 14/6 là Ngày Của Lá Cờ Mỹ


Thứ Năm 14/6 là Ngày Của Lá Cờ Mỹ, một ngày lễ không chính thức để đánh dấu việc chấp nhận lá cờ sao sọc làm cờ của quốc gia, mà ý nghĩa của nó vẫn còn nhiều người Mỹ chưa biết. Bà Ross đã qua đời năm 1836, nhưng hằng trăm du khách sẽ ghé thăm nhà bà.

Cách nay 235 năm, vào ngày 14 tháng 6 năm 1777, Quốc hội lúc bấy giờ đã chọn lá cờ ba màu làm cờ của nước Mỹ.

Theo lời truyền tụng của dân gian, nhà của bà Ross là nơi chào đời của lá cờ này. Chuyện này vẫn còn tranh cãi, nhưng nhiều sách giáo khoa của Mỹ vẫn để y như vậy.

Bà Ross là một thợ may ở Philadelphia, cái nôi của cách mạng giành độc lập từ tay người Anh. Philadelphia là nơi ký Tuyên ngôn Độc lập và ký bản Hiến pháp sau khi có độc lập.

Chồng bà Ross là một dân quân, chết vì một vụ nổ thuốc súng. Bà thường may vá quần áo cho ông George Washington, thủ lĩnh dân quân nổi dậy và sau này là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ.

Các nhà sử học và nhiều người khác tranh cãi với nhau về câu chuyện có phải ông Washington đã nhờ bà Ross thiết kế và may lá cờ đầu tiên cho nước Mỹ hay không.

Có điều là người cháu nội của bà viết rằng chính bà đã tự tay may lá cờ Mỹ đầu tiên, giúp bà trở thành một tấm gương cho các thiếu nữ, một ví dụ chói sáng về sự đóng góp của phụ nữ trong lịch sử nước Mỹ.

Nhiều cuộc nghiên cứu xác nhận bà Ross là người may lá cờ Mỹ đầu tiên, và chính là người đã góp ý thay thế ngôi sao 6 cánh thành 5 cánh trên nền xanh phía trái.

Nhưng cũng có những người quả quyết chính ông Washington mang mẫu thiết kế cho bà Ross, và bà chỉ có ráp lại theo ý của ông.

Trong một lá thư, ông Washington đã từng viết:

“Chúng ta chọn các ngôi sao từ Trời, màu đỏ là màu của mẫu quốc, tách mẫu quốc ra bằng những sọc trắng để cho thấy chúng ta không còn phụ thuộc vào mẫu quốc nữa. Những sọc trắng sẽ được lưu truyền cho hậu thế rằng chúng ta đã chọn tự do.”

Theo lời những người không tin bà Ross là người tạo ra lá cờ Mỹ từ con số không, ý tưởng sâu sắc đó không thể nào do một người thợ may tầm thường nghĩ ra.

Nguồn: VOA

V.I.Lãng
06-17-2012, 09:27 AM
17 June 2012 - 40 Năm Sau Vụ Water Gate - Vụ từ chức của Tổng Thống Richard Nixon (1972)
http://media.sbs.com.au/audio/vietnamese_120617_220245.mp3

download: http://www.mediafire.com/?z0vbg20vm9tp4hf

V.I.Lãng
06-26-2012, 05:39 AM
Truyền thống ăn nhau thai ngàn năm ở Trung Quốc26-06-2012


Nhau thai được cho là có lợi cho sức khỏe và những lời truyền miệng về tác dụng của nó đang bắt đầu râm ran ở những nước phương Tây, nơi cũng đã có người tin rằng nó có thể giúp tránh được sự suy nhược sau khi sinh nở, cải thiện nguồn sữa và tăng cường sinh lực.
Việc ăn nhau thai của một đứa trẻ sau khi được sinh ra thực ra khá phổ biến suốt hơn 2.000 năm qua ở Trung Quốc, nơi mà nhiều người nghĩ rằng nó có thể giúp chống lão hóa.
"Nó giờ đang ở trong tủ lạnh còn tôi thì đang chờ mẹ đến và nấu ăn. Sau khi rửa sạch, nó có thể được ninh nhừ để làm súp mà không còn mùi như mùi cá nữa", Wang nói, và cho biết thêm rằng cô tin nó có thể giúp cô hồi phục sau sinh.Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của một nước Trung Hoa thống nhất, được cho là đã coi nhau thai là thứ có tác dụng đối với sức khỏe từ 2.200 năm trước. Dưới thời nhà Thanh, triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc, Từ Hy thái hậu cũng được cho là ăn nhau thai để duy trì sự thanh xuân.

Một bài thuốc cổ truyền từ thời nhà Minh (1368-1644) cho rằng nhau thai, cơ quan nối bào tử đang phát triển với thành tử cung và có ý nghĩa quan trọng với sự sống của thai nhi, là thứ "vô cùng bổ dưỡng" và "nếu được ăn trong thời gian dài thì có thể giúp đạt được sự trường sinh".
Truyền thông Trung Quốc cho rằng thói quen ăn nhau thai bắt đầu trở lại với đời sống của người dân nước này hơn một thập kỷ qua. Một bệnh viện phụ sản ở thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, cho hay khoảng 10% cặp vợ chồng mới có con nhận lại nhau thai để mang về sau khi sinh.
Các công thức được trao đổi trên mạng Internet nói về cách làm thế nào để nấu nhau thai. Một trang web nổi tiếng về sức khỏe khuyên rằng nên ăn kèm với món súp, bánh hấp, thịt viên hay trộn với các vị thuốc cổ truyền khác của Trung Quốc.Trong khi việc bán các cơ quan nội tạng bị cấm từ năm 2005, các viên thuốc có chứa nhau thai được xay thành bột lại được bán hợp pháp tại các nhà thuốc ở Trung Quốc. Điều này cho thấy những nhau thai được bỏ lại các bệnh viện bằng cách nào đó đã tự tìm được đường để tới các công ty dược phẩm.
"Đó là một vị thuốc bổ để củng cố 'khí' và tăng lượng máu trong người", một thầy thuốc y học cổ truyền ở nhà thuốc Lei Yun Shang ở Thượng Hải nói, với ý nhắc tới "sức sống" mà nhiều người tin rằng luôn chảy trong cơ thể con người.
"Doanh số bán rất tốt. Về cơ bản, mỗi khi chúng tôi có nguồn hàng, chúng đều được bán hết rất nhanh", một nhân viên bán hàng của nhà thuốc nói trên cho biết.
Và không chỉ có những bà mẹ mới sinh mới có nhu cầu ăn nhau thai.
Một người đàn ông giấu tên mới lên chức bố ở Thượng Hải kể rằng những người thân của anh ta rất háo hức để thử thứ dược phẩm khan hiếm này. "Vợ tôi và tôi khi đó vẫn còn ở trong bệnh viên, nên họ đã ăn hết nó", người này nói.
Tuy nhiên, nhu cầu quá lớn cũng tạo nên một thị trường đen ngày một phát triển với các bệnh viện, các nhân viên bệnh viện và thậm chí cả các bà mẹ bán nhau thai theo cách vi phạm pháp luật hiện hành ở Trung Quốc.
Năm ngoái, các nhà chức trách Trung Quốc đã điều tra một bệnh viện ở thành phố miền nam Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, vì việc bán nhau thai với giá 20 Nhân dân tệ (khoảng 2 USD) mỗi cái. "Họ (các y tá) nhận tiền và dùng số tiền này để mua bữa sáng", báo địa phương Xin Kuai dẫn một nguồn tin.
Nhau thai còn được bán với giá cao hơn ở các vùng khác của Trung Quốc, ví dụ như thành phố miền đông Tế Nam, thủ phủ của tỉnh Sơn Đông, nơi những người bán đòi tới 300 Nhân dân tệ (khoảng gần 50 USD) cho mỗi nhau thai. Hầu hết nguồn cung nhau thai là các bệnh viện, tờ Jinan Times năm ngoái cho biết.
Tháng trước, hải quan Hàn Quốc cho hay họ phát hiện những nỗ lực nhập khẩu trái phép khoảng 17.000 viên thuốc dạng bao con nhộng được cho là có chứa thịt đã được nghiền thành bột của các thai nhi đã chết.
Các chuyên gia cho rằng những viên thuốc này có thể thực sự được làm từ nhau thai người, làm dấy lên những lo ngại rằng việc buôn bán các cơ quan người ở Trung Quốc đã bắt đầu vươn ra ngoài biên giới nước này.
Tuy nhiên, ngay tại Trung Quốc, có không ít người phản đối việc ăn nhau thai. "Tôi biết nó có lợi cho sức khỏe, nhưng ý tưởng ăn thịt người thì thật đáng ghê tởm. Tôi không thể làm việc đó", kế toán Grace Jiang ở Thượng Hải nói. Jiang đã bỏ lại nhau thai ở bệnh viện sau khi sinh hạ một cậu con trai.

Nguồn: vnexpress