PDA

View Full Version : Từ điện thư



thuykhanh
06-03-2012, 08:06 AM
Bài này không đăng được trọn vẹn nên tk xóa và làm lại theo hướng dẫn của Ban Điều Hành,
thành thật xin lỗi bạn đọc và bằng hữu.

ThụyKhanh

thuykhanh
06-03-2012, 11:18 AM
Người tù thứ 43



( Bài viết dựa trên ký ức trung thực của một tù nhân khám Chí Hòa nửa đầu thập niên 80. Sau gần ba mươi năm, việc tổ chức, điều hành có thể đã khác đi … nhưng người viết tin rằng những vấn nạn như tham nhũng, hối lộ, chạy chọt…vẫn còn nguyên hoặc tệ hơn.
Để tôn trọng sự riêng tư của các nhân vật, những chi tiết cá nhân đã được thay đổi)



Sơ lược về khám Chí Hòa

Người Pháp bắt đầu xây khám Chí Hòa năm 1939 ( có tài liệu nói năm 1943). Việc xây cất tạm ngưng năm 1945 khi xẩy ra đảo chính Nhật. Năm 1950, sau khi người Pháp trở lại Đông Dương, công trình được tiếp tục và hoàn tất năm 1953.

Toàn bộ kiến trúc theo hình quẻ bát quái, gồm tầng trệt và ba tầng lầu, nằm trên khu đất rộng 7 mẫu tây. Hãy hình dung một tòa nhà tám cạnh, chạy vòng chung quanh một sân rộng ở giữa. Trung tâm của sân và tòa nhà là một tháp nước kiêm vọng gác,kiêm cột cờ, tượng trưng cho cây kiếm “ếm” toàn bộ khu vực, để không ai trốn thoát. Có nhiều người tin điều đó.

Mặt lưng của toà nhà quay ra phía ngoài, không cửa sổ. Mặt trong có cửa các phòng giam hướng vào sân giữa. Những bức tường chạy từ các góc của mặt trong hình tám cạnh thẳng tới tháp nước trung tâm, chia sân thành nhiều khu vực cách biệt. Có mấy tòa nhà phụ bên ngoài làm văn phòng và chỗ ở cho nhân viên nhà tù.

Trước kia có một nhà nguyện Công Giáo và một ngôi chùa Phật Giáo xây trên khu đất kế cận nhưng nay đã bị phá hủy.
Nhà tù được chia thành khu A,B,C,D,E,F,G,H. Các khu này lại được phối hợp thành các khu vực AB,BC,ED,FG,AH,ID.
Hai chi tiết nữa cũng đáng nêu:

-Vì tòa nhà hình tám cạnh nên thực sự nhìn giống như tám tòa nhà xây dính vào nhau. Bẩy trong số tám mái của tám tòa nhà này là loại mái bình thường, lợp ngói. Mái thứ tám xây bằng phẳng như sân thượng. Có người nói mái bằng đó được làm để phá thế “phong toả”của quẻ bát quái(?)

-Theo lời tù nhân, trong lịch sử khám Chí Hòa, sét đánh vào tháp nước nhiều lần. Một số người cho là Thiên Lôi đánh(?). Nhưng trong hai năm rưỡi ở đó,người tù thứ 43 chưa thấy sét đánh lần nào.

Cũng trong lịch sử khám Chí Hòa, có hai vụ vượt ngục: một lần Việt Minh tổ chức cướp tù (vào thời gian xây cất chưa hoàn tất) và lần thứ hai là “Phước tám ngón vượt ngục” năm 1995.
Số tù nhân trước 75, đôi lúc lên tới bảy ngàn, có tài liệu nói mười ngàn. Sau 75, nhà tù Chí Hòa vẫn hoạt động cho tới bây giờ (2012).
Khám Chí Hòa chụp từ trên cao, có thể thấy tháp nước ở giữa.



http://i859.photobucket.com/albums/ab159/uc0708/3591a109.png


Sàigòn(Thành Phố Hồ chí Minh),Khám Chí Hoà, khoảng nửa đầu thập niên 80:

“Bắt phong trần,phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”
(Nguyễn Du, Kim vân Kiều)


Vào tù

Ba giờ sáng một ngày tháng Tám nóng bức!
Hàng ghế sau chiếc Volkswagen hai cửa, loại con bọ, có lẽ tịch thu của một gia đình vượt biên hay tư sản, người đàn ông trẻ ngồi giữa hai công an mặc thường phục.
Hàng ghế trước là tài xế và một cảnh sát mặc sắc phục. Chiếc Volksagen từ đường Cách Mạng tháng Tám(tên cũ Lê văn Duyệt), rẽ vào đường Hòa Hưng,ngừng lại trước cánh cổng sắt.
Sau vài lời trao đổi, cổng mở, chiếc xe chạy vào sân trong, dừng lại trước phòng trực còn sáng đèn.

Thủ tục bàn giao phạm nhân rất nhanh. Người công an trại giam và một “tù trực”(thường là tù án nhẹ, gia đình cách mạng, loại tin cậy, được phép đi lại ngoài phòng giam để giúp việc ) đưa người tù mới vào phòng số (X), tầng trệt, khu kinh tế.

Căn phòng, chừng 8 hay 9 mét bề ngang, 12 mét bề dài; dưới ánh đèn vàng tù mù, nóng hầm hập, ngập mùi hơi người.Từng dãy mùng mắc song song, sát nhau, đủ mầu sắc…kín hết lối đi.Bên trong mùng tối, nhiều tiếng cựa mình, nhiều cặp mắt mở to, tò mò nhìn.

Một cánh tay từ chiếc mùng gần nhất, thò ra, khều người đàn ông:
- Dzô đây nằm đỡ. Đứng ngoài,muỗi cắn chết. Có vật dụng gì không dzậy? Tội gì?
- Mới bị bắt hồi sáng qua! Họ ghép vào tội buôn lậu! Hổng có mang theo vật dụng gì hết!
- Quản lý thị trường hay công an kinh tế bắt?
- An ninh thành phố!Khi biết không phải là chính trị, nó giao lại cho công an kinh tế hồi chiều!Hỏi cung thêm mấy tiếng nữa,
-Nó có dẫn về khám nhà hông?
-Có! Nhưng không tìm thấy gì! nó đưa dzô đây.
-Dzậy là hên đó. Dzô đây coi như vụ việc gần kết thúc rồi. Đừng lo! Phòng này không có “đại bàng”.
Cũng có thể nó đưa dzô đây để chờ gia đình chạy tiền. Mà ngoài đời làm gì dzậy?
-Giúp việc tiệm thuốc tây.
-Dzậy là buôn lậu thuốc tây phải hông?………

Bảy giờ sáng.Tiếng kẻng báo thức và điểm danh. Vẫn người công an và gã tù trực lúc ba giờ.
Tù trực nhanh miệng nói trước khi công an kịp cất tiếng:
-Mới dzô ra trình diện? Tên chi? Phòng này có 42 người. Anh là thứ 43.Trưởng phòng đâu? Lo hướng dẫn thủ tục cho tù mới, nghe hông!
Người tù mới, tạm gọi là tù thứ 43, nhìn căn phòng kỹ hơn. Chăn mùng đã được gấp xếp gọn gàng chừa khoảng trống khá lớn giữa phòng, có thể đi lại thong thả. Phía hai đầu của căn phòng là hai cột bê tông kiên cố, sơn màu xanh lá cây, loại sơn bóng.
Trên tường chung quanh phòng, nhất là dọc theo hai cây cột, treo đầy giỏ, túi…trông như những trái mít toòng teng. Tường cũng sơn xanh lá cây nhưng nhạt hơn.
Căn phòng khá cao, nhờ thế sức nóng mùa hè không đến nỗi kinh khủng lắm. Một góc phòng là sàn nước có bể chứa nước bằng xi măng. Góc đối diện là nhà vệ sinh, xây cao hẳn lên, phải leo năm bậc thang mới tới. Nhà vệ sinh lộ thiên, không có gì che.

Tù 43 (từ nay chúng ta cứ gọi như vậy cho dễ nhớ) thất vọng vì mọi dự tính bị đảo lộn. Có tiếng tằng hắng đằng sau, giọng Bắc kỳ mới vào Sàigòn sau 75:

-Cậu tên gì? Tớ là Hối, thủy thủ tàu viễn duyên, dân Móng Cáy, trưởng phòng. Cậu có gia đình cách mạng gì không? Anh em phòng này đa số gốc cán bộ…Nếu không cán bộ…thì cũng thuộc loại khá “địa” nó cho vào đây để “lo lót”.
Phòng này không có ăng ten vì hầu hết ở đây việc điều tra đã xong, nhưng vẫn phải cẩn thận. Chỉ nói những gì mình đã khai với công an.
Không nên tò mò. Ai nói gì nghe nấy. Cậu buôn thuốc tây, chắc nó cho là có tiền! Nhớ là buôn bán cái gì cũng phạm pháp. Nhà Nước quản lý tất cả. Ở phòng này là tù chờ ra tòa nên chưa ai có số tù và không phải mặc đồng phục phạm nhân. Ít hôm nữa họ sẽ vào đây lăn tay, làm hồ sơ nhập trại cho cậu.

Hối trông có vẻ điềm đạm, lứa tuổi trên bốn mươi.Tù 43 vội trả lời:

-Tôi bị bắt với một số tang vật nên việc điều tra cũng nhanh chóng.Họ hẹn mấy ngày nữa vào làm biên bản kết thúc.
-Cậu may đấy. Nếu tụi kinh tế bắt ngay từ đầu, nó đưa thẳng vào tù quận. Bọn “đại bàng” ở quận có khi đánh chết người, huề thôi!
Bao giờ xong biên bản, cậu mới được thăm nuôi. Trưa nay sang tớ lấy ít mì gói ăn cơm. Phòng này lúc trước lên tới sáu chục người. Mới có một đợt lãnh án đi lao động nên vắng bớt. Đông quá mà mọi việc ăn uống, ngủ nghỉ …đều làm trong phòng,nên mình phải giữ thật sạch. Mỗi ngày cắt ra hai người lo vệ sinh. Trong giờ ăn sáng,trưa, chiều…không được đi vệ sinh.
Cơm, nước uống ngày phát hai lần.Trại chỉ cho cơm với ít canh suông, có tí rau cải hay bí đỏ (bí ngô), thêm chút muối.
Thức ăn gia đình tiếp tế. Thuốc men gởi vào phải nộp cho Phòng Y-tế. Lúc ốm đau nó phát lại cho mình dùng. Bất tiện lắm! Tớ phải “đút lót” thằng tù trực y-tế để giữ một ít dầu cù là, mấy viên thuốc cảm…thủ thân.

Mỗi tháng cắt tóc một lần. Giấy, bút, sách vở không được giữ nhưng đứa nào cũng dấu lén vài cuốn đọc cho đỡ buồn. Khám phòng bị tịch thu thì ít bữa, mình chi tiền cho mấy thằng tù trực lấy lại.

Lúc có thăm nuôi, bao “nylon” nộp hết cho Ba Lò. Cần nấu gì, Ba Lò lo giùm. Cấm lửa, nhưng ăn lạnh hoài chịu không nổi. Chỗ anh em, nhớ “nấu” là phạm qui định, cán bộ hỏi, đừng nói gì cả. Kể ra phòng này là loại tốt, chỉ phải cái gần phòng trực quản giáo quá, hơi tí nó chạy tới ngay!

Tù 43 nhìn về hướng Hối chỉ: Ba Lò là một người còn trẻ, nhỏ con, trắng trẻo, có vẻ dân miền Nam, đang ngồi trong góc.Thì ra bao “nylon” là nhiên liệu để đốt và Ba lò là người “quản lý” dăm lon “sữa gui-gô” đã cũ, dùng để nấu hay hâm nóng đồ ăn.

Đang nói,Hối chợt cho tay tìm vật gì trong thắt lưng quần sà lỏn:
“Xin lỗi!Tớ cần tí khói!”
Hối moi ra một viên thuốc lào nhỏ, lấy điếu cày, nhét thuốc vào điếu, châm lửa, rít sòng sọc rồi nằm vật ra sàn xi măng, mặt lờ đờ.
………………………………………… ………………………………………….

Không làm gì trong căn phòng đầy người nhưng thời gian qua vẫn nhanh. Khoảng ba giờ chiều, có tiếng gõ vào cửa sắt, một gương mặt bắt đầu trở thành quen thuộc ló ra sau song sắt:

-Ê! Mới dzô đâu?

Hối lấy chân hích nhẹ người tù mới. Tù 43 chạy ra cửa, gã tù trực thì thầm:
-Nhà ở khu nào dzậy? Muốn nhắn gì về nhà hông? Lấy ít tiền dzô đây cho dễ thở.

Thỏa thuận diễn ra rất nhanh. Gã tù trực nháy mắt, bỏ đi, tự nhiên như không có gì xảy ra. Sáng hôm sau, tù 43 đã cầm trong tay ba chục. Sau khi đưa năm đồng cho gã tù trực để mua “ba số năm” (thuốc lá 555) coi như chi phí giao thiệp, tù 43 còn $25, đủ trả nợ Hối gói mì và mua các vật dụng cần thiết khác.
Một hệ thống chợ đen hoạt động rất hữu hiệu, cung cấp mọi thứ cần thiết, lẽ dĩ nhiên phải có sự che chở từ trên và đám tù trực làm trung gian.

Tù 43 mở mẩu giấy vo tròn, đọc mấy hàng nhắn tin của vợ:
"Anh cứ yên tâm, em đang lo. Các con bình thường! Thương!"
Nhai nát mẩu giấy trong miệng hồi lâu, tù 43 nhổ tất cả ra sân, qua khoảng trống giữa mấy song cửa sắt.

Đời tù

Đám tù ở trần,mặc quần sà lỏn, da xanh xao, nhợt nhạt, ngồi bệt dưới đất, trong khoảng sàn nhà có ánh nắng ba giờ chiều trông tựa như những con hải cẩu xúm xít trên bãi biển. Lâu lâu có người gãi soành sạch.

Bốn tuần đã qua, chẳng ai hỏi gì gã tù mới. Thật ra bây giờ 43 cũng không còn là tù mới. Đã có thêm 44, 45, 46…Người vào phòng này ban ngày, người ban đêm…Người buồn rầu, người thản nhiên.
“Bản nhạc” quen thuộc mỗi lần lại trổi lên:
“Ai bắt? Tội gì?....”

Tiếng cửa sắt khua động. Công an áp tải và gã tù trực mở cửa, đẩy nhẹ một tù nhân vô phòng.
San, cựu phi công Mig 17, từng đi học ở Đông Đức, chân phải vẫn hằn vết sẹo đạn bắn, vừa đi tòa về do liên hệ vụ bán dầu nhà ga xe lửa Sàigòn. Nhiều tiếng nhao nhao:

-Nó phát cho mấy cuốn lịch?
-Mười lăm cuốn!
-ĐM! Bán lậu có ba phuy dầu nặng mà mười lăm cuốn?!Chắc nó nghĩ cậu làm nhiều lần rồi. Vậy thằng Trung bốn chục tấn thép chắc phải ba trăm cuốn! Hô!hô!
-Đừng lo! Nó dọa cho cậu sợ thôi! Chống án xong còn năm năm! Cậu có công với Cách Mạng, nó bớt thêm cuốn nữa. Ở đây đã ba năm, năm tới đi về. Khỏi lao động, ha!ha!

Tiếng công an áp tải vang lên:
-Lấy vật dụng cá nhân qua phòng chống án!

Những tiếng chào giã biệt, những cái vỗ vai, bắt tay…tiễn người tù sang phòng chống án. Sau khi San đi, phòng giam chìm vào yên lặng, một thứ yên lặng hơi khác thường. Hình như mỗi lần có sự thay đổi, mọi người lại cảm thấy bâng khuâng, phần nhớ người bạn đã ở với mình dù sao cũng đã mấy tháng, có khi cả năm, phần pha chút lo lắng, ưu tư cho số phận của chính mình chưa biết ra sao.

Tù 43 trở lại chỗ ngồi hong nắng cũ. Một cảm giác ngứa ngáy, bắt đầu nơi vùng thắt lưng, lên dần tới nách, cổ tay, rồi từ từ lan đi mọi nơi. Một thứ ngứa ngáy khó chịu mà gãi chỉ làm dịu đi phần nào và tạm thời chứ không hết như loại ngứa thông thường. Tù 43 bắt đầu gãi, da đỏ ửng.
Kền, cựu trung úy công an dính líu tới một vụ chạy tiền, ngồi cạnh, nhìn thấy:
-“Ghẻ rồi!Nhờ thằng Rẻn, tù trực y tế mua dùm cho lọ thuốc ghẻ!”………………

Tù 43 “chuồn” ba đồng bạc cuối cùng vào tay Rẻn. Sáng hôm sau nhận được một lọ giống như lọ dầu cù là, bên trong chứa loại chất đặc tựa như mỡ heo, trắng đục. Tù 43 nhẹ nhàng dùng cây tăm, chấm thuốc ghẻ vào những chỗ ngứa nhất, xoa rộng ra chung quanh. Chừng một tiếng sau, chỗ ngứa dịu dần. Bây giờ tù 43 hiểu tại sao trên lưng, bụng, cánh tay mấy người bạn tù trong phòng có các vết sẹo trắng lấm tấm, nho nhỏ: sẹo gãi ghẻ.

***
Tâm, từng là xạ thủ đại liên thời trước, loay hoay trong góc phòng. Hơn nửa tiếng sau, Tâm ngắm nghía trái cầu lông gà mới làm, đế bằng hai miếng cao su dầy cắt tròn, chêm vào giữa là vài miếng bìa cũng cắt tròn. Mấy cái lông gà có được nhờ gã tù trực vặt từ lông đuôi con gà trống của quản giáo mới nuôi.Ba bốn người nữa xúm lại:PHú, buôn sắt vụn; Năng, cựu sĩ quan quân cảnh, chủ xe bồn;Trung, y tá; Công, hợp tác xã dệt may …. Trong chớp nhoáng, đội đá cầu thành hình.Tất cả tám người đứng cách đều chung quanh căn phòng nay trở thành rộng vì mọi vật dụng đã dồn sát chân tường.

Tâm đá trái cầu đầu tiên, trái cầu bay nhịp nhàng, chuyền rất đều từ cầu thủ này sang cầu thủ kế tiếp. Lâu lâu một cú đá sai nhịp, nhẹ quá hay mạnh quá, làm trái cầu bay đi xa hơn hay ngắn hơn khoảng cách giữa hai cầu thủ, hay lệch sang hướng khác…
Một cầu thủ xoay mình hoặc đá móc từ sau, hoặc xoay người nghiêng về hướng bay của trái cầu đá trở lại, hoặc dùng đầu gối hích nhẹ cho giảm bớt sức bay của trái cầu trước khi đá tiếp…rất nhịp nhàng.

Đám tù nhìn say mê, cũng nhịp nhàng xoay đầu theo đường bay của trái cầu lông gà.Trái cầu bay gần phía cửa sắt phòng giam. Năng quên mất một bạn tù đang đứng sát cửa canh chừng quản giáo, cố vung chân đá, tìm cách móc trái cầu trở lại, Cú đá trúng phớt lưng người bạn, còn trớn, lao vào cửa sắt phòng giam: “ rầm! "

Tất cả đám tù chạy vội về chỗ thường ngồi. Trái cầu lông dấu ngay vào giỏ treo gần nhất.Có tiếng chân người chạy đến cửa phòng. Một cái đầu công an ló vào:
-“Chuyện gì thế! Đánh nhau hả?”
Nhìn qua song sắt, không thấy dấu hiệu xáo trộn trong phòng , gã công an bỏ đi. Trận đá cầu chấm dứt!

***
Buổi sáng, sau giờ điểm danh. Ăn sáng.Tù 43 nhai trệu trạo mấy sợi mì khô.Hầu hết không ai ăn gì, ngồi yên lặng, ngáp ngáp, hay chỉ nhấp mấy ngụm nước lạnh, hình như để “tưởng nhớ” thời gian mà trước lúc vào tù dùng cho việc điểm tâm.

Hối đến gần tù 43:
-Cậu mới vào có chuyện gì vui kể cho anh em nghe. Buổi tối ở đây khó ngủ, ai cũng buồn bực trằn trọc.Có tiếng kể truyện dễ ngủ hơn.Thằng Lân dấu được quyển kiếm hiệp, tối cậu đọc cho anh em nghe cũng được. Cậu giọng Hà nội cũ (trước 1954), dễ nghe.
Tù 43 trở thành người ru ngủ cho cả phòng. Chừng mười lăm phút sau tiếng kẻng giới nghiêm,dưới ánh đèn vàng tù mù, tù 43 bắt đầu đọc.Quyển sách quá cũ, chữ lờ mờ;Tù 43 thầm nghĩ:

“Có lẽ mình cứ kể những truyện đã biết còn hay hơn, đỡ hại mắt.”…………..

Mỗi tối,tù 43 bắt đầu moi trí nhớ, có khi kể truyện Ba chàng ngự lâm pháo thủ (The three Musketeers), khi thì Bá tước Kích tôn Sơn (the Count of Monte Cristo),có lúc Những người khốn khổ (The Miserables), Cá voi trắng (Moby Dick), Người Mohican cuối cùng (The last of the Mohicans)….

Tù 43 không ngờ trong hai năm ở phòng (X), khu kinh tế, mình nhớ lại tất cả những gì đã đọc suốt thời gian tiểu học, trung học…Tù 43 cũng không ngờ có một bạn nghe rất kỹ những gì mình kể. Ngày tù 43 rời phòng (X),Quang, trung úy công binh Bắc Việt, đến từ biệt:
“Cậu kể hay quá! Nếu không nghe cậu, tớ không bao giờ biết những truyện như thế.”

Quang lớn lên ở miền Bắc, năm năm lái xe Molotova tiếp tế nhiên liệu đường Trường Sơn. Vào Sàigòn 1975.
Sau khi quen và yêu một cô gái miền Nam, Quang trở thành “đại phản động”.
Có giọng hát khá hay, từ khi vào phòng (X), Quang bao giờ cũng làm vài bản anh em yêu cầu trước khi tù 43 bắt đầu tiết mục kể truyện.
Bản nhạc Quang hay hát là bài “Đom Đóm”của Phượng Linh.Tiếng ca trầm ấm,cả phòng yên lặng nghe, bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm của chính mình.

***
Ba tháng đầu, thỉnh thoảng công an cho người vào gọi tù 43 lên điều tra thêm; cũng vẫn những câu cũ hỏi đi hỏi lại, viết hết bản khai này tới bản khai khác. Tù 43 có trí nhớ tốt, thuộc lòng lời khai, lập lại đúng những gì đã nói trước đó. Sáu tháng sau, vụ án kết thúc, chỉ còn chờ ngày ra tòa.

Đại diện Viện Kiểm Sát hỏi tù 43 có muốn nhờ luật sư hay không?
Vừa nghe tù 43 kể tới đoạn “nhờ luật sư”, cả phòng (X) cười hô hố, cười lăn lộn.
Hối, lúc thường điềm đạm, cũng nằm ra sàn cười:

“Mấy thằng luật sư toàn là công an chuyển ngành. Cậu nói gì với nó, nó đi báo hết. Tốt lắm là nó giúp hộ thủ tục giấy tờ. Bên phòng hình sự, có đứa còn nói với tớ luật sư bảo nó nhận tội đi, sẽ được khoan hồng! Không luật sư nào bằng “Bác”(Bác Hồ chí Minh=tiền)!”

Dù sao tù 43 cũng thấy bồn chồn khi nghĩ tới ngày ra toà.Tù 43 không ngờ rằng phải chờ thêm một năm rưỡi. Sao lâu thế?Không ai có câu trả lời. Nhưng theo Danh, một tù nhiều kinh nghiệm thì chờ lâu lại tốt: không phải lao động, được ở thành phố thuận tiện cho gia đình đi thăm nuôi.
Danh chợt nhớ:
“Việc của cậu đã xong, thế nào cũng được thăm nuôi tháng này.”

Đúng như Danh tiên đoán,sáng sớm ngày thứ tư cuối tháng, quản giáo xuống phòng giam, gọi tù 43 chuẩn bị ra thăm nuôi.

Đoàn tù xếp hàng hai, mặt mũi ngơ ngác trước khung cảnh thoáng đãng chung quanh, trái ngược với phòng giam chật chội. Thân nhân đứng chờ cạnh một hàng rào thấp, dưới cặp mắt canh chừng của hai công an trại giam. Những tù có án được vào phòng gặp mặt. Công an dẫn số tù chờ ra tòa đến cạnh hàng rào.

Phải mất hơn mấy phút, tù 43 mới nhận ra vợ và ba con nhỏ. Người vợ bế đứa bé nhất, chưa sinh ra lúc tù 43 bị bắt. Hai đứa kia níu áo mẹ, đứng bên cạnh. Chỉ có thằng con trai lớn nhận ra bố, hai đứa con gái nhìn bố đăm đăm như nhìn người xa lạ. Một phụ nữ giúp vợ tù 43 chuyển mấy giỏ quà qua hàng rào.
Lát nữa đây, bọn tù trực sẽ lục tung khám xét những giỏ này trước khi cho phép mang về phòng giam. Trong lúc mọi người chung quanh nhốn nháo, xúc động , tù 43 nhìn vợ, chớp chớp mắt ra hiệu và mấp máy môi, nói rất nhỏ:
“Nóc nhà.”
Người vợ gật đầu nhẹ cho biết mình đã hiểu đó là chỗ dấu vàng. Mấy “cây” này sẽ là “bùa hộ mạng” đưa tù 43 ra khỏi Chí Hòa và giúp cả gia đình tù 43, “lên đường” tới chân trời mới.

Trong lúc xếp hàng trở lại phòng giam, gã tù trực quen thuộc ghé tai tù 43 thì thầm:
“Chút tui xuống lấy hai cặp lạp xưởng cho quản giáo!”

***
Sau ngày thăm nuôi, phòng tù như mở hội. Ba bốn nhóm, ngồi rải rác, nhâm nhi mấy bịch kẹo đậu phọng bên lon ghi gô trà. Ba Lò vừa pha.Cũng có người hơi buồn vì nhận được tin không vui về gia đình.

Tiến, một giáo viên từ Hà nội vào, vỗ vai tù 43:

"Cậu tuổi Dậu… phải không? Tớ mới đọc xong lá số của cậu. Năm nay cậu bị bắt, đúng quá, có Thiên La, Điạ Võng, Thiên Hình…Năm tới hạn của cậu hết, vào cuối năm sẽ có thay đổi theo hướng tốt, chắc cậu được về.
Năm sau nữa, năm Dần, Thiên Di, Thiên Mã… chiếu mệnh,mà trực chiếu…chứ không phải xung chiếu, cậu sẽ đi xa, vào mùa Xuân. Hừm! Có Đào Hoa, Lưu Thủy, chắc chắn rồi, mọi việc thuận lợi…!”

Yên lặng một lúc, Tiến cười:
"Biếu thầy ít kẹo lạc, sẽ coi thêm một quẻ chỉ tay miễn phí. Này nhé, đường trí đạo của cậu tốt, sâu và thẳng, cậu là người có học thức khá. Đường tâm đạo giản dị, trừ vài chuyện tình cảm lúc trẻ, ngoài ra không có gì. Đường sinh đạo,hừm, lúc bé ốm đau nhiều, nhưng sau đó sức khỏe tốt. Cậu có nhìn thấy mấy đường cắt ở đây không, đại hạn đấy, đúng là lần bị tù này. Khi về già, phải cẩn thận, có thể lại có thời gian ốm đau…”
Tiến lấy thanh gỗ vẫn dùng gãi lưng, đo trên bàn tay tù 43 để kiểm chứng lại thời gian đại hạn.

Tiếng huyên náo từ hành lang phòng trực quản giáo cắt đứt câu truyện giữa hai người. Hối trưởng phòng nói:
-“Lầu hai xuống tắm.”

Hàng tuần,tù từ các tầng trên được dẫn xuống sân tắm. Các phòng trên lầu không có vòi nước bên trong như tầng trệt.

Riêng tù biệt giam không được tắm; nhốt riêng, nhốt phòng tối, không cho tắm, không cho thăm nuôi…là những biện pháp làm suy nhược ý chí người tù khi đang điều tra. Ngoài ra, biệt giam còn là hình thức kỷ luật đối với các tù vi phạm nội quy trại.
Tiếng Cảnh, cựu biệt kích, nói sau lưng tù 43:
“Cậu đứng lùi vào. Nó không cho mình đứng nhìn ra ngoài. Bắt được, sẽ bị kỷ luật.”

Tuy thế, sát ngay sau song sắt các cửa phòng giam, vẫn có bóng người. Một vài tù dạn dĩ làm dấu hiệu bằng tay, thông tin cho nhau,Tù 43 không hiểu gì nhưng Cảnh đã lên tiếng:
“Đứa ở lầu hai dãy đối diện nói nó ra tòa tuần sau!”

Đám tù trong sân vội vã tắm. Họ có khoảng mười hay mười lăm phút. Những thân hình gầy gò, nhìn thấy xương sườn, đang cố gắng kỳ cọ, tận hưởng những giây phút qúy báu được tiếp xúc với nước mát dưới ánh mặt trời chói chang. Cũng có người cố giặt mấy bộ quần áo cũ. Sau khi quản giáo đưa đám tù trở lại phòng giam, tiếng ồn ào không giảm. Cảnh hé mắt nhìn nghiêng qua song sắt:

“Tù mới! Chắc vượt biên. Có lẽ đám này vượt biên ở bến Bạch Đằng nên đưa về đây.”

Sau một lúc nhìn lên mấy người tù đang ra dấu tay phiá lầu đối diện, Cảnh tiếp:
“Bọn lầu một dãy bên trái nói đám bị bắt là đám vượt biên trốn lên tàu Ba Lan ở bến Bạch Đằng tối hôm qua. Khu B,khu nữ, mới bắt thêm mấy bà hàng vàng chợ Bà Chiểu.”

Trở lại chỗ Tiến ngồi, tù 43 tiếp tục câu chuyện dở dang.Tiến trầm ngâm:

-“Khi nào cậu ra được, nên đi. Sống với chế độ này không nổi đâu. Tớ không còn con đường nào khác đành phải chịu. Bọn này thâm độc lắm. Hiện nay mấy lầu trên đang giam khoảng sáu mươi đảng viên cao cấp người gốc Hoa.
Khi xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc, họ giả vờ mời đi họp rồi đem nhốt hết cho tới bây giờ.
Cựu Thủ Tướng Phan huy Quát, thời Việt Nam Cộng Hòa, còn bị giữ trên lầu, không rõ phòng mấy. Tuy thế vào Chí Hòa vẫn là may mắn, được gặp gia đình.
Những tội liên quan đến an ninh, họ nhốt các nơi không ai biết, có thể thủ tiêu rồi dàn dựng như tai nạn, hay để tù hình sự đánh chết.Trong khám này có lẽ không, nhưng nhiều chỗ khác, nhất là chính trị,họ tra tấn khi điều tra, tinh vi hơn thời trước.
Căn bản tồn tại của chế độ là “bưng bít mọi tin tức”, “sự dối trá” và “sợ hãi”.

Nếu có tự do báo chí, người dân được hiểu biết, chế độ này sẽ sụp đổ.”

Tù 43 nghĩ tới quyển “Quần đảo Gulag” của Soljenitsin. Sau 30 tháng tư năm 75,trên mảnh đất này cũng xuất hiện một quần đảo tương tự, rải từ Nam ra Bắc,gồm hàng trăm… nhà tù, trại cải tạo…

Tiếng người nói, tiếng đi lại ngoài sân vẫn còn. Tù 43 nhìn ra, một đám tù phòng khác đang được dẫn từ trên lầu xuống.Tù 43 suýt kêu lên vì vừa nhận ra Linh Mục Nguyễn văn T., Dòng Chúa Cứu Thế đường Kỳ Đồng. Còn nhiều gương mặt quen thuộc khác của thời trước 1975, tù 43 nhận ra một số Thượng Tọa, Đại Đức… trong đám người đang tắm ngoài sân.….

Buổi chiều, giờ ăn tối đã xong. Ngồi gần cửa lấy ánh sáng, Phấn, đặc công trước kia, đang dũa gọt rất kiên nhẫn một mảnh gỗ làm tẩu hút thuốc kỷ niệm. Trời chạng vạng ,nhá nhem dần, có tiếng hú vọng lại từ dãy lầu đối diện. Hối đến gần song sắt,trầm ngâm:

“Khu tử hình!”

Khu tử hình gồm một số phòng trên lầu, tù 43 không nhớ rõ lầu mấy, nhưng mọi người gọi là “khu nhà trắng” vì mấy phòng tử tù sơn trắng. Theo lời kể, những người tử tù thức ban đêm, ngủ ban ngày.
Thời gian hành quyết luôn luôn là ban đêm. Nếu tối hôm đó, tử tù không bị gọi đi, họ sẽ sống thêm một ngày nữa.
Bữa ăn ân huệ là một cái bánh bao và một điếu ba số năm. Việc hành quyết rất giản dị: không có tiểu đội hành quyết cũng như không có đạn mã tử (đạn giả, chỉ gây tiếng nổ, không sát thương), dùng lẫn với đạn thật (để người bắn không biết chắc chính mình hay một người khác trong đội hành quyết đã giết tử tù).
Chỉ có ba công an, đứng cách tử tù ( đã bịt mắt)chừng hai, ba thước và nổ súng (AK?).


Ra tòa

Người tài xế chiếc xe tải loại chở rau Đà Lạt, chỉ có tấm bửng chắn sơ sài phiá sau, ngồi chồm hổm trong sân trước trại giam, chờ đợi. Hôm nay có ba đám tù kinh tế ra tòa.Mấy tội phạm này thuộc loại nhẹ, người tài xế có thể biết trước vì không thấy tăng cường an ninh như những vụ án hình sự hay chính trị.

Hai công an mang AK dẫn ba người tù ra xe, không ai bị còng.Theo lời nhắn của gia đình thì mấy “chú”công an này đã được “biếu xén” chu đáo. Phía công an áp giải cũng cảm thấy thoải mái, họ biết trước những bản án hôm nay sẽ không quá năm năm. Ba người tù đã ở đây trên hai năm, thời gian còn lại, nhất là sau khi chống án, có thể còn ngắn hơn nữa; không có gì phải đề phòng.

Nhìn quang cảnh đường phố, mấy người tù thấy vui vui. Đã hơn hai năm mới lại trông thấy xe cộ, người đi bộ…Chẳng ai chú ý đến chiếc xe tải không mang dấu hiệu.
Vài thân nhân chạy Honda xa xa phiá sau. Pháp đình(Toà Án) Sài gòn vẫn thế, cây đa cổ thụ một bên cổng còn nguyên như thời tù 43 là sinh viên. Sau 75, có lẽ Pháp Đình là nơi ít thay đổi nhất, vài băng rôn treo rải rác chung quanh tòa nhà, lề đường phiá trước thoáng đãng, rộng rãi.

Một phiên tòa buồn tẻ! Đứng sau vành móng ngựa, tù 43 nhìn quanh. Bàn chủ tọa có ba người mặc com lê màu đậm, chánh thẩm và hai phụ thẩm. Sau 75 hình như gọi là “chủ tọa” và “phụ tá”.

Phiá bên phải, kê một bục gỗ,loại bục diễn thuyết, dành cho đại diện Viện Kiểm Sát (tương đương Công tố Viện). Gần đó là bàn giấy của thơ ký tòa. Thân nhân trong phòng xử chừng ba chục người.

Phiên xử bắt đầu bằng thủ tục hành chánh, hỏi tên tuổi, chỗ ở… Sau đó,Viện Kiểm sát buộc tội năm, mười phút. Chủ tọa nói thêm năm phút nữa, kèm theo vài câu hỏi. Không có luật sư, không có bồi thẩm đoàn (jury), không vào phòng nghị án.

Nhớ lời vợ dặn, tù 43 cũng nói rất ít, chỉ nhận những gì mình đã khai từ trước.
Chủ tọa kết luận bằng vài nhận xét, khuyên bảo phạm nhân trước khi tuyên bản án năm năm. Tù 43 không xin nói lời cuối cùng.

***
Phòng chống án nhìn tương tự như phòng hai, nhưng không có vòi nước trong phòng vì ở lầu một. Thành phần hỗn tạp, có kinh tế, hình sự, chính trị; tất cả đều là loại án nhẹ. Những tù án nặng được đưa sang khu riêng.

Tù 43 đang ngơ ngác tìm chỗ đặt vật dụng cá nhân, một thanh niên trẻ, trông sáng sủa, bước tới gần, chào:
-Anh mới ở khu kinh tế lên? Em tên Trang.Trông anh quen lắm, ngoài đời anh học trường nào?
Tù 43 ngạc nhiên:
-Sao Trang biết anh học Đại Học ?
-Nhìn người biết liền, em học Khoa học, ban Sinh Hóa. Anh tới đây, nằm cạnh chỗ em. Không ai dám đụng chạm tới anh đâu.

Trông Trang có vẻ lanh lợi nhưng giọng thành thật,Trang nói tiếp:
-Anh em mình là loại lỡ bước sa cơ, đâu phải loại có số ở tù.
Trang bị bắt vì dính líu vào việc chế biến hoá chất tiêu thụ ngoài thị trường chợ đen.Sau một thời gian, tù 43 biết Trang có người nhà làm việc bên Công An thành phố. Bây giờ tù 43 hiểu vì Trang ra đón mình nên không tù hình sự nào dám tới dọa nạt hay sách nhiễu.

Trong phòng chống án có nhiều tù “mồ côi”. Tù“ mồ côi” hầu hết là hình sự, loại trộm cắp, du đãng, đâm chém người…không gia đình thăm nuôi. Họ phải sống bám vào các tù khác có điều kiện kinh tế khá hơn bằng nhiều cách :“làm đệ tử”, “trộm cắp”, “giựt dọc” (dọa nạt để cướp giựt)….
Những tù “mồ côi”, sau khi lãnh án, đi Trại lao động, do thiếu thốn, bịnh hoạn, có thể chết dần mòn…hoặc nếu về được cũng thành thân tàn, ma dại.

Nhìn nét mặt không vui của tù 43, Trang nói:
"Anh chưa hiểu hết chế độ này.Tù hay cải tạo là một cách giết dần mòn người tù và đồng thời làm gia đình người tù kiệt quệ. Anh tưởng tượng chị ở nhà phải nuôi ba cháu và tiếp tục lo cho anh thêm mười năm nữa!!!”

Nắng chiều trải dài trên hành lang. Một người lực lưỡng, ở trần, chỉ mặc quần đùi ngắn, hai tay nắm chặt hai song sắt, nhìn ra ngoài. Toàn thân xâm hình rằn ri, đặc biệt trên cánh tay phải là hình cây búa tạ.Trang nói: “Bảy Búa!”
Bảy Búa là tay anh chị ngoài đời, tuy không có bằng chứng tội phạm nhưng công an vẫn bắt. Bảy Búa có gia đình thăm nuôi và đồng thời cũng sống nhờ vào sự hỗ trợ của nhiều tù khác nên vẫn còn được thân hình lực lưỡng.

Trang “về đời” khoảng mười ngày trước khi tù 43 ra xử phúc thẩm. Bản án của Trang được hủy vì “nghi vấn” và những người liên hệ trong vụ án chỉ phải nộp tiền phạt.Tù 43 lặng lẽ nghe vợ dặn dò dịp thăm nuôi cuối cùng: “Việc của anh xong rồi. Người nhà Trang giúp em rất nhiều .Họ nhắc phải thật tự nhiên và kín đáo. Bản án mới là hai năm. Sau phiên xử, họ sẽ trả lại anh thông hành tại tòa và đưa anh trở về Chí Hòa lấy tư trang.Trong vòng vài tháng nữa, gia đình mình sẽ rời Việt Nam.”

***
Người tù thứ 43 xỏ chiếc nhẫn cưới vừa lấy lại vào ngón tay áp út bên trái trước khi bước qua cánh cổng sắt đi về phía đường Hòa Hưng. Không mũ, không túi đeo lưng, không giỏ xách, Văn (xin trả lại tên thật cho người bạn của chúng ta) đã cho đi tất cả vật dụng cá nhân. Dân Chí Hòa dị đoan, không muốn mang theo bất cứ thứ gì trong tù về nhà.
Một bác xích lô đang nằm trong xe, ghếch chân ngủ mơ màng, chợt nhìn thấy người đàn ông ngơ ngác, gọi lớn:

“Về đời hả? Lên xe đi! Nhà ở đâu?”

Ngồi trên xe xích lô,nhìn đường phố chung quanh, Văn buột miệng một câu của những tay anh chị Chí Hòa:
“Hai năm rưỡi tù như một giấc ngủ trưa!”

***
Con đường xe đạp (bike trail) dọc theo sông Schuykill một ngày mùa Xuân:

Dựng chiếc xe đạp vào thành cầu, Văn nhìn xuống dòng sông bên dưới. Khu vực này là vùng núi nên dòng sông trông tựa như một hẻm vực nhỏ. Dòng sông chảy lững lờ, êm đềm, êm đềm không khác gì những dòng sông quê hương Văn bỏ lại phía sau. Nhìn mặt nước loang loáng dưới nắng trưa gay gắt, Văn nhớ đến những người tù “mồ côi”, tay anh chị Bảy Búa, những bạn đã cùng đi với mình “quãng đường” Chí Hòa gần ba mươi năm trước…

Trong không gian tĩnh mịch, bản kinh Hòa Bình âm vang trong tâm trí Văn, như lời giải đáp cho những đau khổ của cuộc sống trần thế: “…Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…Tìm an ủi người hơn được người ủi an…” ………………………………………… ………….……………………………..


Thùy Giang
(Tháng Năm 2012)



thuykhanh
06-03-2012, 11:57 AM
Người tù thứ 43 ( tiếp theo )


Không làm gì trong căn phòng đầy người nhưng thời gian qua vẫn nhanh. Khoảng ba giờ chiều, có tiếng gõ vào cửa sắt, một gương mặt bắt đầu trở thành quen thuộc ló ra sau song sắt:

-Ê! Mới dzô đâu?

Hối lấy chân hích nhẹ người tù mới. Tù 43 chạy ra cửa, gã tù trực thì thầm:
-Nhà ở khu nào dzậy? Muốn nhắn gì về nhà hông? Lấy ít tiền dzô đây cho dễ thở.

Thỏa thuận diễn ra rất nhanh. Gã tù trực nháy mắt, bỏ đi, tự nhiên như không có gì xảy ra. Sáng hôm sau, tù 43 đã cầm trong tay ba chục. Sau khi đưa năm đồng cho gã tù trực để mua “ba số năm” (thuốc lá 555) coi như chi phí giao thiệp, tù 43 còn $25, đủ trả nợ Hối gói mì và mua các vật dụng cần thiết khác.
Một hệ thống chợ đen hoạt động rất hữu hiệu, cung cấp mọi thứ cần thiết, lẽ dĩ nhiên phải có sự che chở từ trên và đám tù trực làm trung gian.

Tù 43 mở mẩu giấy vo tròn, đọc mấy hàng nhắn tin của vợ:
"Anh cứ yên tâm, em đang lo. Các con bình thường! Thương!"
Nhai nát mẩu giấy trong miệng hồi lâu, tù 43 nhổ tất cả ra sân, qua khoảng trống giữa mấy song cửa sắt.

Đời tù

Đám tù ở trần,mặc quần sà lỏn, da xanh xao, nhợt nhạt, ngồi bệt dưới đất, trong khoảng sàn nhà có ánh nắng ba giờ chiều trông tựa như những con hải cẩu xúm xít trên bãi biển. Lâu lâu có người gãi soành sạch.

Bốn tuần đã qua, chẳng ai hỏi gì gã tù mới. Thật ra bây giờ 43 cũng không còn là tù mới. Đã có thêm 44, 45, 46…Người vào phòng này ban ngày, người ban đêm…Người buồn rầu, người thản nhiên.
“Bản nhạc” quen thuộc mỗi lần lại trổi lên:
“Ai bắt? Tội gì?....”

Tiếng cửa sắt khua động. Công an áp tải và gã tù trực mở cửa, đẩy nhẹ một tù nhân vô phòng.
San, cựu phi công Mig 17, từng đi học ở Đông Đức, chân phải vẫn hằn vết sẹo đạn bắn, vừa đi tòa về do liên hệ vụ bán dầu nhà ga xe lửa Sàigòn. Nhiều tiếng nhao nhao:

-Nó phát cho mấy cuốn lịch?
-Mười lăm cuốn!
-ĐM! Bán lậu có ba phuy dầu nặng mà mười lăm cuốn?!Chắc nó nghĩ cậu làm nhiều lần rồi. Vậy thằng Trung bốn chục tấn thép chắc phải ba trăm cuốn! Hô!hô!
-Đừng lo! Nó dọa cho cậu sợ thôi! Chống án xong còn năm năm! Cậu có công với Cách Mạng, nó bớt thêm cuốn nữa. Ở đây đã ba năm, năm tới đi về. Khỏi lao động, ha!ha!

Tiếng công an áp tải vang lên:
-Lấy vật dụng cá nhân qua phòng chống án!

Những tiếng chào giã biệt, những cái vỗ vai, bắt tay…tiễn người tù sang phòng chống án. Sau khi San đi, phòng giam chìm vào yên lặng, một thứ yên lặng hơi khác thường. Hình như mỗi lần có sự thay đổi, mọi người lại cảm thấy bâng khuâng, phần nhớ người bạn đã ở với mình dù sao cũng đã mấy tháng, có khi cả năm, phần pha chút lo lắng, ưu tư cho số phận của chính mình chưa biết ra sao.

Tù 43 trở lại chỗ ngồi hong nắng cũ. Một cảm giác ngứa ngáy, bắt đầu nơi vùng thắt lưng, lên dần tới nách, cổ tay, rồi từ từ lan đi mọi nơi. Một thứ ngứa ngáy khó chịu mà gãi chỉ làm dịu đi phần nào và tạm thời chứ không hết như loại ngứa thông thường. Tù 43 bắt đầu gãi, da đỏ ửng.
Kền, cựu trung úy công an dính líu tới một vụ chạy tiền, ngồi cạnh, nhìn thấy:
-“Ghẻ rồi!Nhờ thằng Rẻn, tù trực y tế mua dùm cho lọ thuốc ghẻ!”………………

Tù 43 “chuồn” ba đồng bạc cuối cùng vào tay Rẻn. Sáng hôm sau nhận được một lọ giống như lọ dầu cù là, bên trong chứa loại chất đặc tựa như mỡ heo, trắng đục. Tù 43 nhẹ nhàng dùng cây tăm, chấm thuốc ghẻ vào những chỗ ngứa nhất, xoa rộng ra chung quanh. Chừng một tiếng sau, chỗ ngứa dịu dần. Bây giờ tù 43 hiểu tại sao trên lưng, bụng, cánh tay mấy người bạn tù trong phòng có các vết sẹo trắng lấm tấm, nho nhỏ: sẹo gãi ghẻ.

***
Tâm, từng là xạ thủ đại liên thời trước, loay hoay trong góc phòng. Hơn nửa tiếng sau, Tâm ngắm nghía trái cầu lông gà mới làm, đế bằng hai miếng cao su dầy cắt tròn, chêm vào giữa là vài miếng bìa cũng cắt tròn. Mấy cái lông gà có được nhờ gã tù trực vặt từ lông đuôi con gà trống của quản giáo mới nuôi.Ba bốn người nữa xúm lại:PHú, buôn sắt vụn; Năng, cựu sĩ quan quân cảnh, chủ xe bồn;Trung, y tá; Công, hợp tác xã dệt may …. Trong chớp nhoáng, đội đá cầu thành hình.Tất cả tám người đứng cách đều chung quanh căn phòng nay trở thành rộng vì mọi vật dụng đã dồn sát chân tường.

Tâm đá trái cầu đầu tiên, trái cầu bay nhịp nhàng, chuyền rất đều từ cầu thủ này sang cầu thủ kế tiếp. Lâu lâu một cú đá sai nhịp, nhẹ quá hay mạnh quá, làm trái cầu bay đi xa hơn hay ngắn hơn khoảng cách giữa hai cầu thủ, hay lệch sang hướng khác…
Một cầu thủ xoay mình hoặc đá móc từ sau, hoặc xoay người nghiêng về hướng bay của trái cầu đá trở lại, hoặc dùng đầu gối hích nhẹ cho giảm bớt sức bay của trái cầu trước khi đá tiếp…rất nhịp nhàng.

Đám tù nhìn say mê, cũng nhịp nhàng xoay đầu theo đường bay của trái cầu lông gà.Trái cầu bay gần phía cửa sắt phòng giam. Năng quên mất một bạn tù đang đứng sát cửa canh chừng quản giáo, cố vung chân đá, tìm cách móc trái cầu trở lại, Cú đá trúng phớt lưng người bạn, còn trớn, lao vào cửa sắt phòng giam: “ rầm! "

Tất cả đám tù chạy vội về chỗ thường ngồi. Trái cầu lông dấu ngay vào giỏ treo gần nhất.Có tiếng chân người chạy đến cửa phòng. Một cái đầu công an ló vào:
-“Chuyện gì thế! Đánh nhau hả?”
Nhìn qua song sắt, không thấy dấu hiệu xáo trộn trong phòng , gã công an bỏ đi. Trận đá cầu chấm dứt!

***
Buổi sáng, sau giờ điểm danh. Ăn sáng.Tù 43 nhai trệu trạo mấy sợi mì khô.Hầu hết không ai ăn gì, ngồi yên lặng, ngáp ngáp, hay chỉ nhấp mấy ngụm nước lạnh, hình như để “tưởng nhớ” thời gian mà trước lúc vào tù dùng cho việc điểm tâm.

Hối đến gần tù 43:
-Cậu mới vào có chuyện gì vui kể cho anh em nghe. Buổi tối ở đây khó ngủ, ai cũng buồn bực trằn trọc.Có tiếng kể truyện dễ ngủ hơn.Thằng Lân dấu được quyển kiếm hiệp, tối cậu đọc cho anh em nghe cũng được. Cậu giọng Hà nội cũ (trước 1954), dễ nghe.
Tù 43 trở thành người ru ngủ cho cả phòng. Chừng mười lăm phút sau tiếng kẻng giới nghiêm,dưới ánh đèn vàng tù mù, tù 43 bắt đầu đọc.Quyển sách quá cũ, chữ lờ mờ;Tù 43 thầm nghĩ:

“Có lẽ mình cứ kể những truyện đã biết còn hay hơn, đỡ hại mắt.”…………..

Mỗi tối,tù 43 bắt đầu moi trí nhớ, có khi kể truyện Ba chàng ngự lâm pháo thủ (The three Musketeers), khi thì Bá tước Kích tôn Sơn (the Count of Monte Cristo),có lúc Những người khốn khổ (The Miserables), Cá voi trắng (Moby Dick), Người Mohican cuối cùng (The last of the Mohicans)….

Tù 43 không ngờ trong hai năm ở phòng (X), khu kinh tế, mình nhớ lại tất cả những gì đã đọc suốt thời gian tiểu học, trung học…Tù 43 cũng không ngờ có một bạn nghe rất kỹ những gì mình kể. Ngày tù 43 rời phòng (X),Quang, trung úy công binh Bắc Việt, đến từ biệt:
“Cậu kể hay quá! Nếu không nghe cậu, tớ không bao giờ biết những truyện như thế.”

Quang lớn lên ở miền Bắc, năm năm lái xe Molotova tiếp tế nhiên liệu đường Trường Sơn. Vào Sàigòn 1975.
Sau khi quen và yêu một cô gái miền Nam, Quang trở thành “đại phản động”.
Có giọng hát khá hay, từ khi vào phòng (X), Quang bao giờ cũng làm vài bản anh em yêu cầu trước khi tù 43 bắt đầu tiết mục kể truyện.
Bản nhạc Quang hay hát là bài “Đom Đóm”của Phượng Linh.Tiếng ca trầm ấm,cả phòng yên lặng nghe, bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm của chính mình.

***
Ba tháng đầu, thỉnh thoảng công an cho người vào gọi tù 43 lên điều tra thêm; cũng vẫn những câu cũ hỏi đi hỏi lại, viết hết bản khai này tới bản khai khác. Tù 43 có trí nhớ tốt, thuộc lòng lời khai, lập lại đúng những gì đã nói trước đó. Sáu tháng sau, vụ án kết thúc, chỉ còn chờ ngày ra tòa.

Đại diện Viện Kiểm Sát hỏi tù 43 có muốn nhờ luật sư hay không?
Vừa nghe tù 43 kể tới đoạn “nhờ luật sư”, cả phòng (X) cười hô hố, cười lăn lộn.
Hối, lúc thường điềm đạm, cũng nằm ra sàn cười:

“Mấy thằng luật sư toàn là công an chuyển ngành. Cậu nói gì với nó, nó đi báo hết. Tốt lắm là nó giúp hộ thủ tục giấy tờ. Bên phòng hình sự, có đứa còn nói với tớ luật sư bảo nó nhận tội đi, sẽ được khoan hồng! Không luật sư nào bằng “Bác”(Bác Hồ chí Minh=tiền)!”

Dù sao tù 43 cũng thấy bồn chồn khi nghĩ tới ngày ra toà.Tù 43 không ngờ rằng phải chờ thêm một năm rưỡi. Sao lâu thế?Không ai có câu trả lời. Nhưng theo Danh, một tù nhiều kinh nghiệm thì chờ lâu lại tốt: không phải lao động, được ở thành phố thuận tiện cho gia đình đi thăm nuôi.
Danh chợt nhớ:
“Việc của cậu đã xong, thế nào cũng được thăm nuôi tháng này.”

Đúng như Danh tiên đoán,sáng sớm ngày thứ tư cuối tháng, quản giáo xuống phòng giam, gọi tù 43 chuẩn bị ra thăm nuôi.

Đoàn tù xếp hàng hai, mặt mũi ngơ ngác trước khung cảnh thoáng đãng chung quanh, trái ngược với phòng giam chật chội. Thân nhân đứng chờ cạnh một hàng rào thấp, dưới cặp mắt canh chừng của hai công an trại giam. Những tù có án được vào phòng gặp mặt. Công an dẫn số tù chờ ra tòa đến cạnh hàng rào.

Phải mất hơn mấy phút, tù 43 mới nhận ra vợ và ba con nhỏ. Người vợ bế đứa bé nhất, chưa sinh ra lúc tù 43 bị bắt. Hai đứa kia níu áo mẹ, đứng bên cạnh. Chỉ có thằng con trai lớn nhận ra bố, hai đứa con gái nhìn bố đăm đăm như nhìn người xa lạ. Một phụ nữ giúp vợ tù 43 chuyển mấy giỏ quà qua hàng rào.
Lát nữa đây, bọn tù trực sẽ lục tung khám xét những giỏ này trước khi cho phép mang về phòng giam. Trong lúc mọi người chung quanh nhốn nháo, xúc động , tù 43 nhìn vợ, chớp chớp mắt ra hiệu và mấp máy môi, nói rất nhỏ:
“Nóc nhà.”
Người vợ gật đầu nhẹ cho biết mình đã hiểu đó là chỗ dấu vàng. Mấy “cây” này sẽ là “bùa hộ mạng” đưa tù 43 ra khỏi Chí Hòa và giúp cả gia đình tù 43, “lên đường” tới chân trời mới.

Trong lúc xếp hàng trở lại phòng giam, gã tù trực quen thuộc ghé tai tù 43 thì thầm:
“Chút tui xuống lấy hai cặp lạp xưởng cho quản giáo!”

***
Sau ngày thăm nuôi, phòng tù như mở hội. Ba bốn nhóm, ngồi rải rác, nhâm nhi mấy bịch kẹo đậu phọng bên lon ghi gô trà. Ba Lò vừa pha.Cũng có người hơi buồn vì nhận được tin không vui về gia đình.

Tiến, một giáo viên từ Hà nội vào, vỗ vai tù 43:

"Cậu tuổi Dậu… phải không? Tớ mới đọc xong lá số của cậu. Năm nay cậu bị bắt, đúng quá, có Thiên La, Điạ Võng, Thiên Hình…Năm tới hạn của cậu hết, vào cuối năm sẽ có thay đổi theo hướng tốt, chắc cậu được về.
Năm sau nữa, năm Dần, Thiên Di, Thiên Mã… chiếu mệnh,mà trực chiếu…chứ không phải xung chiếu, cậu sẽ đi xa, vào mùa Xuân. Hừm! Có Đào Hoa, Lưu Thủy, chắc chắn rồi, mọi việc thuận lợi…!”

Yên lặng một lúc, Tiến cười:
"Biếu thầy ít kẹo lạc, sẽ coi thêm một quẻ chỉ tay miễn phí. Này nhé, đường trí đạo của cậu tốt, sâu và thẳng, cậu là người có học thức khá. Đường tâm đạo giản dị, trừ vài chuyện tình cảm lúc trẻ, ngoài ra không có gì. Đường sinh đạo,hừm, lúc bé ốm đau nhiều, nhưng sau đó sức khỏe tốt. Cậu có nhìn thấy mấy đường cắt ở đây không, đại hạn đấy, đúng là lần bị tù này. Khi về già, phải cẩn thận, có thể lại có thời gian ốm đau…”
Tiến lấy thanh gỗ vẫn dùng gãi lưng, đo trên bàn tay tù 43 để kiểm chứng lại thời gian đại hạn.

Tiếng huyên náo từ hành lang phòng trực quản giáo cắt đứt câu truyện giữa hai người. Hối trưởng phòng nói:
-“Lầu hai xuống tắm.”

Hàng tuần,tù từ các tầng trên được dẫn xuống sân tắm. Các phòng trên lầu không có vòi nước bên trong như tầng trệt.

Riêng tù biệt giam không được tắm; nhốt riêng, nhốt phòng tối, không cho tắm, không cho thăm nuôi…là những biện pháp làm suy nhược ý chí người tù khi đang điều tra. Ngoài ra, biệt giam còn là hình thức kỷ luật đối với các tù vi phạm nội quy trại.
Tiếng Cảnh, cựu biệt kích, nói sau lưng tù 43:
“Cậu đứng lùi vào. Nó không cho mình đứng nhìn ra ngoài. Bắt được, sẽ bị kỷ luật.”

Tuy thế, sát ngay sau song sắt các cửa phòng giam, vẫn có bóng người. Một vài tù dạn dĩ làm dấu hiệu bằng tay, thông tin cho nhau,Tù 43 không hiểu gì nhưng Cảnh đã lên tiếng:
“Đứa ở lầu hai dãy đối diện nói nó ra tòa tuần sau!”

Đám tù trong sân vội vã tắm. Họ có khoảng mười hay mười lăm phút. Những thân hình gầy gò, nhìn thấy xương sườn, đang cố gắng kỳ cọ, tận hưởng những giây phút qúy báu được tiếp xúc với nước mát dưới ánh mặt trời chói chang. Cũng có người cố giặt mấy bộ quần áo cũ. Sau khi quản giáo đưa đám tù trở lại phòng giam, tiếng ồn ào không giảm. Cảnh hé mắt nhìn nghiêng qua song sắt:

“Tù mới! Chắc vượt biên. Có lẽ đám này vượt biên ở bến Bạch Đằng nên đưa về đây.”

Sau một lúc nhìn lên mấy người tù đang ra dấu tay phiá lầu đối diện, Cảnh tiếp:
“Bọn lầu một dãy bên trái nói đám bị bắt là đám vượt biên trốn lên tàu Ba Lan ở bến Bạch Đằng tối hôm qua. Khu B,khu nữ, mới bắt thêm mấy bà hàng vàng chợ Bà Chiểu.”

Trở lại chỗ Tiến ngồi, tù 43 tiếp tục câu chuyện dở dang.Tiến trầm ngâm:

-“Khi nào cậu ra được, nên đi. Sống với chế độ này không nổi đâu. Tớ không còn con đường nào khác đành phải chịu. Bọn này thâm độc lắm. Hiện nay mấy lầu trên đang giam khoảng sáu mươi đảng viên cao cấp người gốc Hoa.
Khi xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc, họ giả vờ mời đi họp rồi đem nhốt hết cho tới bây giờ.
Cựu Thủ Tướng Phan huy Quát, thời Việt Nam Cộng Hòa, còn bị giữ trên lầu, không rõ phòng mấy. Tuy thế vào Chí Hòa vẫn là may mắn, được gặp gia đình.
Những tội liên quan đến an ninh, họ nhốt các nơi không ai biết, có thể thủ tiêu rồi dàn dựng như tai nạn, hay để tù hình sự đánh chết.Trong khám này có lẽ không, nhưng nhiều chỗ khác, nhất là chính trị,họ tra tấn khi điều tra, tinh vi hơn thời trước.
Căn bản tồn tại của chế độ là “bưng bít mọi tin tức”, “sự dối trá” và “sợ hãi”.

Nếu có tự do báo chí, người dân được hiểu biết, chế độ này sẽ sụp đổ.”

Tù 43 nghĩ tới quyển “Quần đảo Gulag” của Soljenitsin. Sau 30 tháng tư năm 75,trên mảnh đất này cũng xuất hiện một quần đảo tương tự, rải từ Nam ra Bắc,gồm hàng trăm… nhà tù, trại cải tạo…

Tiếng người nói, tiếng đi lại ngoài sân vẫn còn. Tù 43 nhìn ra, một đám tù phòng khác đang được dẫn từ trên lầu xuống.Tù 43 suýt kêu lên vì vừa nhận ra Linh Mục Nguyễn văn T., Dòng Chúa Cứu Thế đường Kỳ Đồng. Còn nhiều gương mặt quen thuộc khác của thời trước 1975, tù 43 nhận ra một số Thượng Tọa, Đại Đức… trong đám người đang tắm ngoài sân.….

Buổi chiều, giờ ăn tối đã xong. Ngồi gần cửa lấy ánh sáng, Phấn, đặc công trước kia, đang dũa gọt rất kiên nhẫn một mảnh gỗ làm tẩu hút thuốc kỷ niệm. Trời chạng vạng ,nhá nhem dần, có tiếng hú vọng lại từ dãy lầu đối diện. Hối đến gần song sắt,trầm ngâm:

“Khu tử hình!”

Khu tử hình gồm một số phòng trên lầu, tù 43 không nhớ rõ lầu mấy, nhưng mọi người gọi là “khu nhà trắng” vì mấy phòng tử tù sơn trắng. Theo lời kể, những người tử tù thức ban đêm, ngủ ban ngày.
Thời gian hành quyết luôn luôn là ban đêm. Nếu tối hôm đó, tử tù không bị gọi đi, họ sẽ sống thêm một ngày nữa.
Bữa ăn ân huệ là một cái bánh bao và một điếu ba số năm. Việc hành quyết rất giản dị: không có tiểu đội hành quyết cũng như không có đạn mã tử (đạn giả, chỉ gây tiếng nổ, không sát thương), dùng lẫn với đạn thật (để người bắn không biết chắc chính mình hay một người khác trong đội hành quyết đã giết tử tù).
Chỉ có ba công an, đứng cách tử tù ( đã bịt mắt)chừng hai, ba thước và nổ súng (AK?).


Ra tòa

Người tài xế chiếc xe tải loại chở rau Đà Lạt, chỉ có tấm bửng chắn sơ sài phiá sau, ngồi chồm hổm trong sân trước trại giam, chờ đợi. Hôm nay có ba đám tù kinh tế ra tòa.Mấy tội phạm này thuộc loại nhẹ, người tài xế có thể biết trước vì không thấy tăng cường an ninh như những vụ án hình sự hay chính trị.

Hai công an mang AK dẫn ba người tù ra xe, không ai bị còng.Theo lời nhắn của gia đình thì mấy “chú”công an này đã được “biếu xén” chu đáo. Phía công an áp giải cũng cảm thấy thoải mái, họ biết trước những bản án hôm nay sẽ không quá năm năm. Ba người tù đã ở đây trên hai năm, thời gian còn lại, nhất là sau khi chống án, có thể còn ngắn hơn nữa; không có gì phải đề phòng.

Nhìn quang cảnh đường phố, mấy người tù thấy vui vui. Đã hơn hai năm mới lại trông thấy xe cộ, người đi bộ…Chẳng ai chú ý đến chiếc xe tải không mang dấu hiệu.
Vài thân nhân chạy Honda xa xa phiá sau. Pháp đình(Toà Án) Sài gòn vẫn thế, cây đa cổ thụ một bên cổng còn nguyên như thời tù 43 là sinh viên. Sau 75, có lẽ Pháp Đình là nơi ít thay đổi nhất, vài băng rôn treo rải rác chung quanh tòa nhà, lề đường phiá trước thoáng đãng, rộng rãi.

Một phiên tòa buồn tẻ! Đứng sau vành móng ngựa, tù 43 nhìn quanh. Bàn chủ tọa có ba người mặc com lê màu đậm, chánh thẩm và hai phụ thẩm. Sau 75 hình như gọi là “chủ tọa” và “phụ tá”.

Phiá bên phải, kê một bục gỗ,loại bục diễn thuyết, dành cho đại diện Viện Kiểm Sát (tương đương Công tố Viện). Gần đó là bàn giấy của thơ ký tòa. Thân nhân trong phòng xử chừng ba chục người.

Phiên xử bắt đầu bằng thủ tục hành chánh, hỏi tên tuổi, chỗ ở… Sau đó,Viện Kiểm sát buộc tội năm, mười phút. Chủ tọa nói thêm năm phút nữa, kèm theo vài câu hỏi. Không có luật sư, không có bồi thẩm đoàn (jury), không vào phòng nghị án.

Nhớ lời vợ dặn, tù 43 cũng nói rất ít, chỉ nhận những gì mình đã khai từ trước.
Chủ tọa kết luận bằng vài nhận xét, khuyên bảo phạm nhân trước khi tuyên bản án năm năm. Tù 43 không xin nói lời cuối cùng.

***
Phòng chống án nhìn tương tự như phòng hai, nhưng không có vòi nước trong phòng vì ở lầu một. Thành phần hỗn tạp, có kinh tế, hình sự, chính trị; tất cả đều là loại án nhẹ. Những tù án nặng được đưa sang khu riêng.

Tù 43 đang ngơ ngác tìm chỗ đặt vật dụng cá nhân, một thanh niên trẻ, trông sáng sủa, bước tới gần, chào:
-Anh mới ở khu kinh tế lên? Em tên Trang.Trông anh quen lắm, ngoài đời anh học trường nào?
Tù 43 ngạc nhiên:
-Sao Trang biết anh học Đại Học ?
-Nhìn người biết liền, em học Khoa học, ban Sinh Hóa. Anh tới đây, nằm cạnh chỗ em. Không ai dám đụng chạm tới anh đâu.

Trông Trang có vẻ lanh lợi nhưng giọng thành thật,Trang nói tiếp:
-Anh em mình là loại lỡ bước sa cơ, đâu phải loại có số ở tù.
Trang bị bắt vì dính líu vào việc chế biến hoá chất tiêu thụ ngoài thị trường chợ đen.Sau một thời gian, tù 43 biết Trang có người nhà làm việc bên Công An thành phố. Bây giờ tù 43 hiểu vì Trang ra đón mình nên không tù hình sự nào dám tới dọa nạt hay sách nhiễu.

Trong phòng chống án có nhiều tù “mồ côi”. Tù“ mồ côi” hầu hết là hình sự, loại trộm cắp, du đãng, đâm chém người…không gia đình thăm nuôi. Họ phải sống bám vào các tù khác có điều kiện kinh tế khá hơn bằng nhiều cách :“làm đệ tử”, “trộm cắp”, “giựt dọc” (dọa nạt để cướp giựt)….
Những tù “mồ côi”, sau khi lãnh án, đi Trại lao động, do thiếu thốn, bịnh hoạn, có thể chết dần mòn…hoặc nếu về được cũng thành thân tàn, ma dại.

Nhìn nét mặt không vui của tù 43, Trang nói:
"Anh chưa hiểu hết chế độ này.Tù hay cải tạo là một cách giết dần mòn người tù và đồng thời làm gia đình người tù kiệt quệ. Anh tưởng tượng chị ở nhà phải nuôi ba cháu và tiếp tục lo cho anh thêm mười năm nữa!!!”

Nắng chiều trải dài trên hành lang. Một người lực lưỡng, ở trần, chỉ mặc quần đùi ngắn, hai tay nắm chặt hai song sắt, nhìn ra ngoài. Toàn thân xâm hình rằn ri, đặc biệt trên cánh tay phải là hình cây búa tạ.Trang nói: “Bảy Búa!”
Bảy Búa là tay anh chị ngoài đời, tuy không có bằng chứng tội phạm nhưng công an vẫn bắt. Bảy Búa có gia đình thăm nuôi và đồng thời cũng sống nhờ vào sự hỗ trợ của nhiều tù khác nên vẫn còn được thân hình lực lưỡng.

Trang “về đời” khoảng mười ngày trước khi tù 43 ra xử phúc thẩm. Bản án của Trang được hủy vì “nghi vấn” và những người liên hệ trong vụ án chỉ phải nộp tiền phạt.Tù 43 lặng lẽ nghe vợ dặn dò dịp thăm nuôi cuối cùng: “Việc của anh xong rồi. Người nhà Trang giúp em rất nhiều .Họ nhắc phải thật tự nhiên và kín đáo. Bản án mới là hai năm. Sau phiên xử, họ sẽ trả lại anh thông hành tại tòa và đưa anh trở về Chí Hòa lấy tư trang.Trong vòng vài tháng nữa, gia đình mình sẽ rời Việt Nam.”

***
Người tù thứ 43 xỏ chiếc nhẫn cưới vừa lấy lại vào ngón tay áp út bên trái trước khi bước qua cánh cổng sắt đi về phía đường Hòa Hưng. Không mũ, không túi đeo lưng, không giỏ xách, Văn (xin trả lại tên thật cho người bạn của chúng ta) đã cho đi tất cả vật dụng cá nhân. Dân Chí Hòa dị đoan, không muốn mang theo bất cứ thứ gì trong tù về nhà.
Một bác xích lô đang nằm trong xe, ghếch chân ngủ mơ màng, chợt nhìn thấy người đàn ông ngơ ngác, gọi lớn:

“Về đời hả? Lên xe đi! Nhà ở đâu?”

Ngồi trên xe xích lô,nhìn đường phố chung quanh, Văn buột miệng một câu của những tay anh chị Chí Hòa:
“Hai năm rưỡi tù như một giấc ngủ trưa!”

***
Con đường xe đạp (bike trail) dọc theo sông Schuykill một ngày mùa Xuân:

Dựng chiếc xe đạp vào thành cầu, Văn nhìn xuống dòng sông bên dưới. Khu vực này là vùng núi nên dòng sông trông tựa như một hẻm vực nhỏ. Dòng sông chảy lững lờ, êm đềm, êm đềm không khác gì những dòng sông quê hương Văn bỏ lại phía sau. Nhìn mặt nước loang loáng dưới nắng trưa gay gắt, Văn nhớ đến những người tù “mồ côi”, tay anh chị Bảy Búa, những bạn đã cùng đi với mình “quãng đường” Chí Hòa gần ba mươi năm trước…

Trong không gian tĩnh mịch, bản kinh Hòa Bình âm vang trong tâm trí Văn, như lời giải đáp cho những đau khổ của cuộc sống trần thế: “…Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…Tìm an ủi người hơn được người ủi an…”


Thùy Giang
(Tháng Năm 2012)



thuykhanh
07-08-2012, 12:08 PM
Viên ngọc nát

“Người yêu nước có thể bị giết.
Nhưng tinh thần ái quốc của một dân tộc thì bất diệt.”
(Vương Mộng Long)

---o---(Hồi ký- Vương Mộng Long- K2


Giữa năm 1978, toán bốn người cựu sĩ quan của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, tù cải tạo ở Trại 4, Xã Cẩm-Nhân, Yên-Bái, vượt ngục lần thứ nhì, nhưng bị thất bại. Đại Úy Lê Bá Tường chết trong rừng. Còn lại Thiếu Tá Đặng Quốc Trụ, Đại Úy Trần Văn Cả và tôi (Thiếu Tá Vương Mộng Long) bị bắt đưa về tạm giam ở Đoàn 776 Yên-Bái.


Ngày đầu, một vệ binh còn rất trẻ tên Lời đã thẳng tay nện một báng súng A.K vào mặt tôi, một cái răng gãy. Tên vệ binh Cộng-Sản trẻ tuổi này đã nặng tay với tôi, vì hắn vừa tìm thấy trong ba-lô của tôi một bài thơ "phản động". Chưa hả giận, hôm sau y trở lại. Tôi bị quật thêm một báng súng vào ngực, gãy một cái xương sườn.
Khi ấy đang mùa hè, trong hầm nóng nực, muỗi như trấu, bất kể đêm, ngày. Da mặt, da cổ, da tay chân của tôi trở nên sần sùi vì muỗi đốt.
Tôi được phát hai cái ống nứa lồ ô dựng gần chân nằm. Một ống nứa để đại tiểu tiện, một để chứa nước uống. Tay bị còng, chân bị cùm, vấn đề đi đại, tiểu tiện quả là một cực hình. Nhưng vì bụng đói liên miên, nên vấn đề đại tiện cũng khó xảy ra thường xuyên.

Cũng do biên bản bàn giao lại từ Đoàn 776, nên từ hôm về Trại 9, ngày nào tôi cũng trải qua một trận đòn hội chợ, kéo dài trên, dưới hai tiếng đồng hồ. Tôi bị bắt đứng giữa phòng trực trại, bốn góc phòng là bốn vệ binh. Tôi bị đánh chuyền tay từ góc này sang góc khác, xoay tròn quanh phòng. Má bên trái vừa lãnh một cú đấm chưa kịp cảm thấy đau thì má bên phải đã lãnh cú đấm tiếp theo. Những đợt máu mũi phọt ra ồng ộc tràn trên má và trên ngực tôi chỉ làm cho những tên vệ binh trẻ tuổi hăng tiết thêm.


Trọng lượng thân tôi thời này còn chừng trên ba mươi ký lô là cùng. Những cú đấm móc tận lực làm cho tôi có cảm tưởng như là đang "bay" từ góc nhà này, sang góc nhà khác. Sau mỗi tiếng "hự!" máu tôi lại trào ra như xối. Không biết máu từ mồm tôi hay từ phổi tôi phun qua hai lỗ mũi thành vòi? Mặt tôi bầm tím sưng vù, đôi mắt híp lại, nhìn một vật hóa hai. Sau khi bị hàng chục cú đá cật lực vào bụng dưới, cứt đái trong bụng tôi cứ tự do tuôn ra quần. Tôi cố nín, cũng không nín được.

Lãnh những trận đòn thù như thế này, tôi mới thấm ý câu hăm he của tên sĩ quan an-ninh Trại 9, "chúng ông sẽ đánh cho mày té đái, vãi phân".
Nhiều lần tôi bị đánh mửa mật xanh, mật vàng mà vẫn chưa được tha; đến lúc tôi mềm như sợi bún, vệ binh mới kéo tôi ra vứt ngoài cửa phòng trực. Có hôm cả giờ sau trực trại mới cho người kè tôi về nhà giam.

Chắc nhiều bạn tù thấy cảnh tôi nằm rũ như cái xác không hồn nơi góc sân phơi sắn khô, nên một người được tha về Ban-Mê-Thuột đã đến nhà ông bà nhạc của tôi kể lại rằng tôi trốn trại và bị vệ binh đánh chết rồi!
Khi nhận tin này, ông anh vợ của tôi lo quá, vội đề nghị với bà mẹ vợ tôi, "Đừng nói cho con Loan hay tin chồng nó chết. Nghe tin này nó không sống nổi đâu! Nó mà chết thì đàn con nó sẽ bơ vơ..."
Những ngày không bị dẫn lên "khung" để lãnh đòn, tôi nằm chờ thời gian trôi qua.

Một tia nắng xuyên khe mái nứa, in một đốm sáng trên nền nhà. Nhìn vị trí đốm nắng di chuyển, tôi biết giờ giấc. Chấm nắng bắt đầu xuất hiện trên vách nhà hướng Tây vào lúc kẻng giải lao thứ nhứt của trại (khoảng chín giờ sáng) rồi từ từ di chuyển dần về hướng đông. Khi tiếng kẻng báo giờ điểm danh chiều (khoảng năm giờ chiều) thì chấm nắng tới giữa vách hướng Đông, thế là hết một ngày!


Hàng ngày, tù nhân của nhà bếp đem cho tôi một bát sắn khô nấu nhão nhoét. Anh ta phải để bát sắn nơi cửa buồng giam; tiếp xúc với người đang bị cùm là điều cấm kỵ!
Khi người tù đưa cơm rời bước, đàn gà của trại vội tranh giành nhau những mẩu sắn trong tô. Tới giữa trưa, tên bộ đội trực trại mới đến mở cửa hầm giam cho tôi ăn bữa cơm tù độc nhất trong ngày. Nhiều khi, tô sắn tới tay, tôi chỉ thấy một mớ bầy hầy đất cát và vài cọng sắn khô cỡ ngón tay. Tôi đói tới run chân, run tay, đói ngủ không được.

Hình như không có "chế độ" ẩm thực nào áp dụng cho những trường hợp tù cải tạo vượt trại. Có hôm tôi được một củ sắn lớn cỡ cườm tay, dài một gang. Cũng có ngày tôi được hai củ khoai lang luộc nặng chừng nửa ký. Thường xuyên, thực đơn cho tù trốn trại là một tô cháo sắn phơi khô rắc muối.

Từ lâu lắm rồi, không nghe ai nhắc tới hai chữ "nhân quyền". Trong thời gian tôi bị cùm ở trại này thì, cứ cách hai hay ba tiếng đồng hồ, một tên bộ đội đi tuần tra lại ghé kiểm soát tình trạng khóa, chốt, còng, cùm một lần. Trong bóng tối, để chắc chắn rằng tôi còn sống, anh ta thường "tiện tay" khện cho tôi một cái bạt tai hay một báng súng để nghe tôi la lên oai oái vì đau.


Đêm nào nghe thấy tiếng chân nhiều người đi tuần, lòng tôi lại phập phồng,... biết đâu?... rất có thể, người ta sẽ ập vào, hè nhau đè tôi xuống, bịt miệng, khóa tay tôi, tròng một sợi dây thòng lọng vào cổ tôi, rồi lôi thân tôi lên xà nhà, như cách đây hai năm họ đã làm, để giết một anh tù vượt ngục bên Trại 4. Những cái chết như thế sẽ được thông báo là "tù tự tử", thật đơn giản.

Một ngày, khi vệt nắng vừa chấm chân vách tường hướng Tây, từ bên sân của đội cưa xẻ, sát hàng rào có tiếng người nhắn sang, tôi nhận được đó là tiếng thằng bạn thân Vũ Văn Bằng,
" Long ơi! Thợ mộc được lệnh đóng ba cái áo quan. Chắc tụi mày sẽ bị xử bắn. Trưa mai tao sẽ đem cơm cho mày. Mày có nhắn gì cho gia đình thì nói với tao, tao sẽ thư cho gia đình tao, rồi chuyển cho gia đình mày. Tao cứ tưởng tụi mày đã đi thoát, không ngờ..."
Rồi nó nấc lên, nghẹn ngào...
Thằng Bằng cũng là dân Bắc-Kỳ Di Cư như tôi. Chúng tôi thân thiết sáu năm cùng lớp Trung Học Trần Quí Cáp. Sau khi tốt nghiệp Tú Tài 1, nó tình nguyện đi Khóa 63 A Sĩ-Quan Không-Quân.
Thiếu Tá Vũ Văn Bằng là Trưởng Phòng Quân-Báo Sư Đoàn 6 Không-Quân. Mỗi lần từ tiền đồn về thăm Pleiku, tôi thường gặp nó.

Nằm trong cùm, nghe tiếng khóc của người bạn đồng môn, lòng tôi chạnh nhớ ngôi trường đã đào tạo tôi thành người.
Tiếng thày hiệu trưởng Tăng Dục, ngày đầu Đệ Thất, còn đâu đây,
"Trường chúng ta được hân hạnh mang tên Trần Quí Cáp. Cụ Trần là một vị anh hùng ái quốc. Thày mong muốn các em chăm chỉ học hành, để sau này thành đạt, ra giúp nước, làm rạng danh cho trường."

Hôm ấy có một vị khách, vốn là một giáo viên, bạn của thày hiệu trưởng, tới thăm và nói chuyện. Vị khách này là thân sinh ra anh Phạm Phú Nhàn, người ngồi bên cạnh tôi.
Ông khách mở đầu bài diễn văn bằng một câu mà tôi nhớ cả đời,
"Tụi mi nhớ đây! Thà làm một viên ngọc nát, chứ không làm một viên ngói lành. Nếu tụi mi không chăm chỉ học hành thì suốt đời tụi mi chỉ là những cục cứt xái mà thôi!"

Sau đó ông già dài dòng kể về lý lịch và cuộc đời người anh hùng ái quốc Trần Quí Cáp, qua đấy, chúng tôi biết cụ Trần vì yêu quê hương, yêu đồng bào, nên đã bị cầm tù, bị đưa lên đoạn đầu đài.
Tôi lớn lên, tự hào và hãnh diện là một đứa con của cụ Trần. Tôi cứ nhớ mãi hai danh từ "viên ngọc nát"' và "cục cứt xái" mà ông bố anh bạn học của tôi đã đem ra ví von trong câu truyện khuyên nhủ tụi nhỏ.

Tháng Năm năm 1908 cụ Trần Quí Cáp đã bị đưa ra pháp trường, xử trảm ngang lưng. Ngày đó khóc bạn, cụ Phan Bội Châu đã viết,
"Ngọc toái bất ngõa toàn, tam tự ngục hàn, sơn hải khấp
Hồng khinh nhi thái trọng, thiên thu luận định, nhật tinh huyền." (Phan Bội Châu)
Dịch:
Ngọc nát vẫn hơn ngói lành, nhà tù ba chữ, núi biển khóc
Thái Sơn nặng, lông hồng nhẹ, bàn luận nghìn năm, còn thấy sao trời sáng.

Bảy chục năm sau, tháng Năm năm 1978, một người vì yêu đất nước, yêu đồng bào cũng đang nằm chờ giờ ra pháp trường.
Hai người, tôi và cụ Trần Quí Cáp, tuy sinh ra không cùng thế kỷ, nhưng đã phạm cùng một tội: "Tội mất nước" (Phan Bội Châu)
Thế mới biết, những người yêu nước có thể bị giết, nhưng tinh thần ái quốc của một dân tộc thì bất diệt.
Trưa nay nghe tiếng khóc của thằng bạn, tôi thở dài,
"Thôi thế cũng là xong! Cứ coi như một lần ra trận..."

Mười hai năm lửa đạn, vào sinh ra tử, tôi đã không ngừng cố gắng để hoàn thành phần nào ước vọng của thày tôi ngày đầu Đệ Thất. Là đệ tử của cụ Trần Quí Cáp, tôi đã noi gương cụ, cống hiến trọn đời tôi cho tổ quốc.
Tiếc thay, đất nước tôi đã tới thời mạt vận, nên tôi đành chấp nhận những tai ương giáng xuống số phận mình.
Đêm hôm đó tôi thức trắng. Tôi nằm im, nhắm đôi mắt lại, mường tượng ra trong trí, từng khuôn mặt của những người thân. Trước hình ảnh mỗi người, tôi lẩm nhẩm nhắn nhủ lời vĩnh biệt. Lần lượt, tôi chia tay với mẹ tôi, rồi tới vợ tôi, cùng ba đứa con gái.
Đến lúc phải tưởng tượng ra khuôn mặt thằng con út thì óc tôi quay mòng mòng. Tôi không làm sao vẽ ra trong trí khuôn mặt của thằng con. Nó sinh ra ba tháng sau ngày Miền Nam sụp đổ, lúc đó tôi đã ở trong tù rồi.

Trưa hôm sau thằng Bằng năn nỉ anh bạn tù trưởng bếp để nó thay anh ta đem phần ăn một ngày sắn khô cho tôi. Nó đứng ngoài cửa buồng giam, miệng cười hô hố,
- Long ơi! Chiều hôm qua, sau khi đóng xong ba cái áo quan, về lán tao không ngủ được. Tao buồn, tao thương mày, tao khóc suốt đêm. Sáng nay tao mới biết, Trại 7 có năm thằng chết đuối vì bị chìm mảng khi đi chặt nứa. Nhưng Trại 7 chỉ có hai cái áo quan, nên tụi tao phải đóng thêm ba cái nữa. Thế mà tao cứ ngỡ là áo quan để dành cho ba đứa tụi mày...

Thằng Bằng chưa dứt lời đã có tiếng vệ binh quát tháo,
- Anh kia! Đem cơm cho "phạm" xong là phải đi ngay. Lớ ngớ ở đây tôi cho một báng súng bây giờ.
Lúc đó vệt nắng nằm ngay giữa nền nhà, đúng Ngọ! Anh bạn Thiếu Tá Vũ Văn Bằng vừa báo cho tôi một tin vui. Như vậy là, ít nhứt tôi cũng còn sống thêm một, vài ngày nữa!
Nhưng vừa cảm thấy vui đó, lòng tôi lại chùng xuống ngay. Bởi vì, suy nghĩ lại, thì đó cũng là một tin rất buồn, vì tôi vừa mất năm đồng đội. Mai đây, ở một nơi xa xôi nào đó, trong Nam, sẽ có năm gia đình đau khổ vô cùng khi được báo tin này.

Chuyện ra pháp trường của tôi đã không xảy ra. Hôm sau chúng tôi bị chuyển trại. Ba người bị trói quặt hai tay ra đàng sau. Thêm vào đó là một sợi thừng được buộc vào cánh tay phải của tôi, luồn qua lưng anh Trụ, tới cánh tay trái của anh Cả. Đi hướng nào, chúng tôi cũng bị dính chùm.

Hai khẩu A.K kèm chúng tôi rời Trại 9 vào giờ tù tập họp đi lao động. Những khuôn mặt hốc hác vì đói khát của đồng đội đang hướng về phía chúng tôi. Có đôi bàn tay gầy guộc đưa lên má vội vàng quệt nước mắt.
Chúng tôi bị dẫn đi một vòng quanh chợ Cẩm-Nhân để cho dân địa phương coi mặt. Cũng may, lần này dân chúng chỉ đứng nhìn theo ba người tù bị trói một cách tò mò, không có ai chạy theo ném đá hay đả đảo, sỉ nhục chúng tôi như thời 1976.

Năm 1976, sau khi bị bắt vì tội vượt ngục lần đầu từ Trại 3, tôi và Thiếu Tá Đặng Quốc Trụ đã bị trói ngoặt cánh khuỷu, rồi bị dẫn riệu qua đây để dân địa phương bày tỏ lòng căm thù “Ngụy Quân ác ôn". Chúng tôi bị ném đá sưng đầu, sưng cổ.

Cùng thời gian đó, toán bị bắt bên kia sông Hồng, về qua đây cũng bị dân đánh đập tơi bời, Thiếu Tá Hồ Văn Hòa gãy xương sườn, Thiếu Tá Nguyễn Văn Nghiêm sưng vù hai má, Thiếu Tá Trần Tấn Hòa dập mũi.

Riêng toán đi từ Trại 4 là bị "chiếu cố" kỹ càng nhứt: Đại Úy Nguyễn Tấn Á bị đánh bằng đòn gánh, xệ vai trái, Thiếu Tá Chu Trí Lệ bị quật lọi cẳng chân, Thiếu Tá Nguyễn Hữu Đông bị đấm lòi mắt. Không những thế, ba anh này còn bị nhốt trong chuồng trâu, bị dân quân nắm tóc, dúi mặt vào hố phân trâu bò nhiều đợt, xém chết ngạt.
Trong hai năm bị giam giữ ở đây, chúng tôi có nhiều dịp đi lao động "vần công" với các hợp tác xã nông nghiệp của dân địa phương. Qua những lần tiếp xúc ấy, người dân có lẽ đã nhận ra rằng, những sĩ quan Việt-Nam Cộng-Hòa không phải là những kẻ "ác ôn" như họ từng nghe chế độ Bắc-Việt tuyên truyền. Dần dà, dân chúng nơi này đã nhìn chúng tôi với đôi mắt khác xưa. Càng ngày, dân trong vùng càng tỏ ra thân thiện với chúng tôi hơn.

Rời chợ Cẩm-Nhân, vệ binh dẫn chúng tôi nhắm hướng Lũng Ngàn: thế là chúng tôi về lại Trại 4!
Tháng Tám năm 1976 tôi đã bị cùm ở buồng giam Trại 4 hơn ba tháng trời. Rồi cũng từ nơi này, đầu năm 1978, tôi lại xuất phát cuộc vượt ngục lần thứ hai.
Nay bị đưa trở lại nơi đây để chấp cung thì quả là điều đáng sợ đối với tôi.
Cũng như ở bên Trại 9, hai bạn tôi bị nhốt trên ban chỉ huy. Còn tôi bị cùm riêng trong nhà kỷ luật nơi góc trái cổng trại, sát hàng rào, bên bờ suối.
Vừa đặt chân vào phòng giam, tôi đã nhìn thấy một cái cùm mới cáo cạnh. Cái cùm chân này tinh vi và chắc chắn hơn cái cũ nhiều.
Trước đây, năm 1976, chân người bị cùm có thể duỗi dài thoải mái, hai chân sát đất trong buồng giam.
Lần này cùm làm bằng hai tấm ván ghép, mỗi tấm được khoét hai nửa vòng tròn vừa cổ chân. Sau khi gác hai cổ chân tù nhân lên hai hình bán nguyệt của tấm ván dưới, cai tù sẽ kéo sập tấm ván trên xuống và khóa chốt. Thế là, tù nhân chỉ còn cách nằm ngửa, vắt hai chân lên cao 45 độ. Chân người bị phạt sẽ lòi ra ngoài ô cửa sổ đầu hồi. Lính canh không phải đi tới cửa buồng giam, mà chỉ cần bước qua cổng chính là đã nhìn thấy đôi chân người có tội rồi.

Sau này tôi mới biết, cái cùm đó được hoàn thành chỉ vài ngày trước khi chúng tôi bị giải về đây. Người vẽ kiểu cùm là viên Thượng Úy Việt-Cộng tên Xuyên, Chính Trị Viên của Trại 4. Người tù thợ mộc được giao nhiệm vụ đóng cái cùm lại là một cựu Hải Quân Thiếu Tá VNCH, bạn cùng lớp Trần Quí Cáp của tôi.
Còng tay là một cặp khoen sắt rèn số 8 vừa sát với cổ tay. Khóa của nó là loại khóa cửa, lớn bằng bàn tay, nặng chừng một ký lô. Cái khóa này đè trên ngực làm cho tù nhân khó thở vô cùng.

Ngay buổi chiều đầu tiên, tôi đã bị tên vệ binh Lê Văn Tưởng tới "hỏi thăm sức khỏe".
Vệ binh Lê Văn Tưởng và vệ binh Hồ Ngọc Thắng, biệt danh "Thắng Bo" là hai hung thần của Trại 4. Thấy bóng dáng hai tên này từ đàng xa, anh em bạn tù đã run rồi.
Tên Tưởng ló đầu bên cửa sổ đầu hồi, đôi mắt chớp chớp, miệng cười cười,
- Anh Long ơi! Mạnh khỏe chứ?
- Thưa anh bộ đội, tôi vẫn khỏe.
- Người ta đồn, nửa đường, máy bay lên thẳng của Mỹ đến đón, nhưng các anh thích đi bộ cho khỏe chân, nên mới bị bắt lại, có đúng không?
- Tôi không biết chuyện này anh bộ đội ạ!
- Mình "nhớ" anh muốn chết! Anh có "nhớ” mình không?
Tôi lặng thinh.
- Anh đi vắng mấy ngày? Anh nhỉ?
- Tôi trốn sáu mươi bốn ngày.
Tên bộ đội gỡ cái băng đạn A.K ra khỏi súng, nhoài người qua cửa sổ,
- Sáu mươi tư ngày! Kỷ lục đấy!
Hắn dơ cao cái băng chứa đầy đạn A.K gõ xuống hai chân đang bị cùm của tôi, rồi lớn tiếng dõng dạc đếm,
- Một!...Hai! ...Ba!... Bốn!...
Sống của cái băng đạn giáng trên xương ống quyển làm cho tôi thót tim. Tôi la lên,
"Ối!... Ối!...Ối! ..."
Thấy tôi đau líu lưỡi, Tưởng cười khoái trá. Nó cười bằng miệng, và cười cả bằng đôi mắt,
- Anh Long đi vắng sáu mươi tư ngày. Tôi khổ vì anh sáu mươi tư ngày. Tôi sẽ gõ chân anh sáu mươi tư lần để anh nhớ! Mười hai! Mười ba! Mười...

Tôi đau đến chảy nước mắt, đau nhảy nhổm, đau quằn quại, giẫy đành đạch.
Vệ binh Lê Văn Tưởng vẫn tỉnh bơ, mặt không đổi sắc, tay nó dơ lên, giáng xuống, đều đều...
Ống chân tôi sưng lên, rồi tóe máu. Mắt tôi bắt đầu hoa, tai tôi ù như sắp điếc đặc.
Đau quá, tôi điên tiết, ngồi bật dậy. Tôi dơ hai tay có cái còng lên cao, nện một phát thẳng cánh, trúng cổ tay thằng mất dạy.
Bất ngờ bị một cú đau điếng, nó buông rơi băng đạn. Mặt nó đổi sắc thành màu tím. Nó nghiến răng, rít lên,
- Tiên sư cha nhà mày! Ông cho mày biết tay. Từ nay mày chỉ còn nước bò thôi, hết đi được nữa rồi! Con ơi!...
Nó cúi xuống rút con dao găm đeo trên dây lưng. Một tay nó cầm bàn chân phải của tôi, tay kia dí mũi dao vào nhượng chân. Chỉ một giây đồng hồ nữa là gân nhượng chân tôi bị cắt! Tôi sẽ thành phế nhân!

- Ngừng tay ngay!
Tiếng quát của ai đó làm cho tên khát máu chùn tay, mũi nhọn của con dao găm vừa chạm lớp da khuỷu chân tôi thì ngừng lại.
Người vừa quát là cán bộ Vấn.
- Đồng chí có nhiệm vụ gì ở đây? Sao lại định cắt gân chân người ta?
- Thủ trưởng ơi! Thằng này hỗn láo quá! Nó chửi tôi. Tôi phải dạy nó một bài học.
Cán bộ Vấn nghiêm giọng,
- Chuyện gì cũng phải báo cáo với cấp trên. Đồng chí không được tự tiện.
Hung thần họ Lê đi vòng sang cửa chính, khom mình lượm cái băng đạn. Nó lườm lườm nhìn tôi với đôi mắt căm hờn,
- Tiên sư cha mày! Số mày còn may lắm đấy!
Tôi cũng nghiến răng, trợn mắt, nhìn ngay mặt nó,
- Tổ mẹ mày! Đồ con chó!
Cán bộ Vấn ra lệnh,
- Đồng chí Tưởng ra khỏi đây ngay! Từ nay, nếu không phải phiên trực, tôi cấm đồng chí léo hánh tới đây.
Chờ cho tên Tưởng qua khỏi cổng, cán bộ Vấn mới bước tới sát cửa phòng giam, nhỏ giọng nói với tôi,
- Chuyện đâu còn có đó. Anh Long yên chí nằm nghỉ đi, đừng lo nghĩ gì cả.
Viên Trung Úy Cộng-Sản tên Bùi Văn Vấn này là dân Hải-Dương. Anh ta làm quản giáo ở đây từ ngày mới lập trại.

-----o-----

Đêm tháng Năm, muỗi vo ve...
Ngoài rào có tiếng chân người lội lõm bõm dưới nước; chắc đó là ông già Khê người dân tộc Tày? Đêm nào già Khê cũng đi cắm cần câu cá dọc theo con suối.
Nhà của già Khê nằm sát rào Trại 4. Trước khi trốn trại, mỗi lần tôi đi ngang qua rào, ông cụ tốt bụng này thường dúi cho tôi một gói ớt hiểm, kèm với lời dặn dò,
"Ở nơi thâm sơn cùng cốc này, nhớ mỗi ngày làm một quả ớt hiểm để chống sốt rét, ngã nước!"

Có ánh đèn pin loang loáng, rồi tôi nghe già Khê lớn tiếng hỏi người nào đó,
- Làm gì mà ngồi đây thế? Thấy hết hồn... tưởng ma!
Người kia trả lời,
- Suỵt! ... Suỵt!... Cháu... ngồi ...chơi...
Tiếng người này nhỏ nhí, nhưng tôi vẫn nghe được đó là tiếng vệ binh Đèo Văn Thắng. Trại 4 có hai vệ binh tên là Thắng. Đèo Văn Thắng người Cao-Bằng, hiền như bụt nên chúng tôi gọi là "Thắng Phật". Tính nết "Thắng Phật" trái ngược hẳn với "Thắng Bo" Hồ Ngọc Thắng người Bắc-Thái rất độc ác dữ dằn. Gặp điều không vừa ý, "Thắng Bo" đánh tù không nương tay. Chữ "Bo" là từ chữ "Porteur" tiếng Pháp, có nghĩa là "phu khuân vác". Biệt danh của hai vệ binh tên Thắng đều do anh em tù Trại 4 đặt ra, và truyền miệng với nhau.

Già Khê lại lớn tiếng thắc mắc,
- Ngồi chơi mà chong súng như canh kẻ trộm? Có báo động hử?
- Không...không...cháu ngồi chơi mà...
- Ừ! thôi nhá! Có rảnh vào nhà rít điếu thuốc lào rồi hãy về...
- Vâng...vâng...
Sau đó tôi nghe mấy tiếng “Thịch! Thịch! Thịch!...” trên nền đất, có lẽ già Khê đang dậm dậm gót chân vài cái cho ráo nước?
Rồi tiếng chân bước xa dần, đêm trở lại với mớ âm thanh hỗn độn của ếch nhái, côn trùng...

Tôi đang thiu thiu sắp ngủ thì có bóng người bước vào. Người đó vỗ nhè nhẹ bên hông tôi,
- Dậy! Dậy mau! Ban chỉ huy trại thấy anh tiến bộ nên xét tha cho anh về lán đấy!
Tên vệ binh cúi xuống lấy chìa khóa mở còng tay cho tôi, rồi y đi vòng ra ngoài đầu hồi tháo chốt cái cùm chân.
Bất ngờ nghe lệnh được tha về đội lao động, tôi vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ.
Tôi chưa đứng vững, tên bộ đội đã thúc giục,
- Đi mau! Anh lên "khung" gặp trực trại, ký giấy tha rồi về lán cho sớm!

Tôi thấy ngoài trời tối đen như mực, nên chùn bước,
- Tối thế này làm sao thấy đường mà đi? Mọi đêm, các anh dẫn tôi đi đâu cũng có cái đèn bão mà?
- Hôm nay chỉ lên ký cái giấy thôi, cần gì đèn với đóm?
Linh tính báo cho tôi biết, hình như có điều gì không ổn, nên tôi vội ngồi bệt xuống bực cửa,
- Tôi không đi đâu! Muốn tôi đi, phải có đèn, đi không đèn thì vệ binh gác trên chòi sẽ bắn tôi chết!
Tên bộ đội thấy tôi ngồi ì ra trước thềm, bèn rút túi, lấy ra một khúc nến. Y bật quẹt đốt nến lên, trao cho tôi,
- Đây! Đèn đây, anh cầm lấy rồi đứng lên đi đi!
Tôi ù lì,
- Nếu anh đưa cái đèn bão, tôi sẽ cầm đi ngay. Cây nến này ra gió là tắt liền, tôi không đi đâu!
Tức quá, nó quát ầm lên,
- A! Cứng đầu hả? Anh không đi, tôi điệu anh đi!
"Huỵch! Huỵch!"
Bị hai cái báng súng đánh vào vai, đau lắm, nhưng vẫn không nao núng, tôi cứ ngồi ôm chặt cây cột cửa không chịu buông.

Sau cùng, thằng vệ binh đành quàng khẩu súng ngang vai để hai tay nó được tự do nắm cổ áo tôi, lôi ra cửa. Biết mình không đủ sức vật nhau để cướp súng, tôi đành ôm cánh tay kẻ thù, nhe răng cắn tới tấp. Đau quá, nó đành buông tôi ra. Tay xoa chỗ bị cắn, miệng nó chửi,
- Đồ chó cắn càn!
Tôi la lên,
- Anh muốn bắn tôi phải không? Bắn thì bắn bây giờ đi! Tôi không ngu mà bước ra cổng cho anh bắn đâu! Tôi biết tỏng... tòng... tong... âm mưu của anh rồi!

Hình như câu nói đó làm cho tên vệ binh chạm nọc, nó ấp úng,
- Ấy! Ấy! Tôi không bắn anh đâu! Mà sao anh biết? Ơ ...ơ ...ơ...
Bộ dạng bối rối của thằng cai tù kèm với câu “Mà sao anh biết?...” khiến tôi suy ra ngay,
“Đúng rồi! Tụi nó gài cho mình không đèn đóm đi ra cổng để giết mình! Mấy thằng bộ đội chong súng ngoài kia đang ngồi phục kích chờ bắn mình chứ đâu phải ngồi chơi?”

Thấy chết đến nơi, tôi đánh nước liều, chõ mồm về hướng các lán tù, tôi gào lên,
- Anh em ơi! Người ta giết tôi! Anh em ơi! Chúng nó bắt tôi đi ra khỏi rào để bắn tôi! Anh em ơi! Cứu tôi với!
Ngay từ lúc đôi bên giằng co, đã có vài người tù ở Lán 1 và Lán 5 ló đầu ra theo dõi. Nghe tiếng tôi kêu cứu, họ cũng hét ầm lên,
- Không được giết người! Không được giết người!
- Chúng nó giết tù! Anh em ơi! Chúng nó giết tù! Anh em ơi!
Tiếng la lớn nhứt tôi nghe được, rõ ràng là tiếng của Đại Úy Phạm Xuân Độ.

Gặp cảnh bất ngờ, tên bộ đội đứng ngẩn người, không biết xử trí ra sao.
Bỗng có ba tiếng súng chỉ thiên phát ra từ chòi gác ngoài cổng trại. Rồi một tốp bộ đội ôm A.K chạy túa vào sân. Tên trưởng toán vệ binh thét lớn,
- Tù làm loạn hả? Vào lán! Đóng cửa lại! Đứa nào lớ ngớ ngoài hiên chúng ông bắn bỏ mẹ! Nghe chưa?
Có tiếng lên đạn, "Cà róch!... Cà rách!..."

Tôi bị tống năm, sáu báng súng vào ngực, vào lưng, rồi bị đẩy vào nhà kỷ luật trở lại. Hai phút sau, còng, cùm khóa xong. Vệ binh tản mát dần. Cảnh vật lại yên tĩnh như không có gì xảy ra.
Trại tù đèn tắt tối thui, nhưng tôi yên tâm nhắm mắt ngủ, vì tôi tin tưởng rằng qua khe vách liếp của các lán tù, thế nào cũng có vài đôi mắt đang theo dõi sự an nguy của tôi.

Sáng hôm sau, trước khi nghe tiếng kẻng xuất trại lao động, có bốn, năm người bị gọi lên trình diện cán bộ an ninh của trại, trong số này có anh Phạm Xuân Độ. Đại Úy Biệt Động Quân Phạm Xuân Độ là một người đàn em trong đơn vị tôi. Tôi và Độ thân nhau như anh em ruột.

Khi đi ngang qua nhà giam, Độ lớn tiếng, cốt cho tôi nghe,
“Thái Sơn ơi! Đàn em không bỏ đại ca đâu! Đại ca ơi!”
Tôi ngồi nhìn theo bóng chú Độ, lòng bồn chồn, thấp thỏm không yên.
Chừng một tiếng đồng hồ sau, nhóm tù dính líu tới vụ lộn xộn đêm qua được thả về. Ngang qua chỗ tôi ngồi, Độ lại phát thanh bổng,
“Thái Sơn ơi! Chỉ có một tờ kiểm điểm, không nhằm nhò gì.”

Nghe vậy, tôi mới thấy lòng nhẹ nhõm, hết lo âu.
Mấy cái báng súng đêm trước đã khơi động những chấn thương cũ trong thân thể tôi. Tôi chợt thấy ngực mình đau nhói một cách kỳ lạ.
"Bục!...Bục!...Ục!...Ục!..."
Ruột gan tôi như đang lộn lạo, sôi sùng sục. Có một vật gì tròn tròn, mềm mềm như cái bong bóng đang tìm đường chui qua cổ họng tôi để thoát ra ngoài.
"Ộc!...Ộc! Phè!...Phè!..." Máu từ ngực tôi vọt qua hai hàm răng, văng tung tóe trên đùi và trên nền ván gỗ.
Tôi ói máu liên tục. Lúc này, trước mắt tôi chỉ còn những đốm sao chớp chớp, lập lòe. Rồi tất cả tối sầm lại, đen đặc. Tôi gục đầu hôn mê trên chiếc còng tay...
"Lai tỉnh đi Long! Long ơi!... Lai tỉnh đi Long!..."
Tôi mở mắt ra, thấy mình đang nằm thoải mái trên nền đất nhầy nhụa, hôi tanh, tay không còng, chân không cùm. Ông thầy thuốc Nam của trại một tay bóp miệng cho tôi thở, tay kia không ngừng giựt giựt mớ tóc mai bên thái dương tôi.

Cán bộ Nghiễm trực trại, đang đứng trước cửa theo dõi. Thấy tôi mở mắt tỉnh lại, y buột miệng,
- Tưởng đi luôn rồi chứ!
Sau đó y ra lệnh cho tên lính gác,
- Dẫn nó ra suối!
Thế rồi, sau nhiều ngày ủ mình trong bộ quần áo kaki đầy máu me, cứt đái hôi thối, tôi được đi tắm. Sức yếu, hai chân lại đau, tôi đi không nổi, đành phải bò. Tới cổng, tôi níu vào hàng rào đứng lên, cố gắng lần mò từng bước. Có hai anh bạn đánh liều chạy tới đỡ, dìu tôi đi. Thấy thế, vệ binh cũng làm ngơ.
Trong lúc tôi đi vắng, một anh bạn tù bị bắt làm công tác vệ sinh nhà giam với một thúng tro.

Tới suối, tôi tụt hết quần áo, lết nhanh xuống dòng nước mát. Hai tên lính canh đã ghìm súng ngồi sẵn trên bờ. Cán bộ Nghiễm ra điều kiện,
- Anh Long có mười phút tắm gội. Cấm không được lặn!
Tôi bỏ ngoài tai lời đe dọa, cứ gục đầu xuống uống đầy một bụng nước, rồi lặn ngụp, vò đầu vò tai. Những con cá lòng tong bu vào gặm nhấm lớp da phủ vảy máu mủ chưa khô trên ống quyển. Lúc đầu, răng cá làm cho những vết thương chân của tôi thật là đã ngứa. Sau đó máu tươm ra, tôi bắt đầu cảm thấy xót, thấy đau.

Buổi chiều, trực trại sai hai bạn tù kè nách đưa tôi lên phòng làm việc. Tôi phải viết hai tờ tự kiểm, phải thành tâm hối hận về hành động trốn trại vừa qua để xin ban chỉ huy trại khoan hồng.
Tôi nại cớ hai tay bị cùm, bị đánh, đã tê dại, không cầm bút được. Thế là một anh bạn gốc Không Quân đang ngồi tỉa bắp trên kho bị điệu vào ghi chép tờ tự khai cho tôi. Tôi nói anh bạn muốn viết gì thì viết, rồi tôi nhắm mắt ký bừa, không cần đọc lại. Lúc nộp hai tờ tự kiểm cho cán bộ, hình như anh ta đã ghi lộn họ Vương của tôi thành họ... Nguyễn thì phải?

Trong thời gian chờ cán bộ của Nha Quân-Pháp Bộ Quốc-Phòng Cộng-Sản từ Hà-Nội về chấp cung, tôi không được đi ra ngoài. Mọi sinh hoạt tiêu, tiểu đều ở ngay chỗ nằm. Hằng ngày, ông thầy thuốc Nam của trại có nhiệm vụ đi vứt cứt đái cho tôi. Biết tôi bị nội thương, ông ta lén dấu cho tôi vài viên xuyên tâm liên. Ông thầy thuốc này cũng là tù cải tạo. Tù mắc bịnh gì ông ta cũng cho uống xuyên tâm liên! Từ thời ông ta đảm nhận công tác y tế của trại, tôi chưa thấy ai chết vì xuyên tâm liên cả.

Ngày Chủ Nhật, trại được nghỉ lao động. Hai cổng trước sau đều bị khóa. Tên lính gác trên chòi cao ngồi ngủ gà ngủ gật. Các bạn tù túa ra sân, người thì tay chân bận bịu với ca cóng trong việc nấu nướng, kẻ tụ họp đánh cờ, vài anh khác mải mê tập thể dục, dưỡng sinh. Có bóng người lạng qua cửa nhà cùm.
"Vèo!...Vèo!...Độp!...Độp!..." vài cục đường thẻ và mấy củ khoai lang luộc được quăng vào nhà kỷ luật.
Hai củ khoai bay tuốt vào góc phòng, ngoài tầm tay với. Còn hai cục đường vì nhẹ, nên rơi nơi bục cửa, tôi chụp lẹ, rồi đưa ngay vào mồm.
Oái oăm làm sao! Cục đường trong miệng lại nằm kẹt ngay chỗ cái răng đã bị tên Lời đập gãy, tôi đau điếng người! Cả hàm răng tê tái, cứng đờ, cục đường nằm trong họng mãi không chịu tan.
Hai ông bạn tù vừa ném đồ ăn cho tôi, một ông là Hải Quân Thiếu Tá Trần Văn Căn, bạn cùng lớp Trần Quí Cáp, người thứ nhì là Đại Úy Vương Thành Lân Khóa 19 Võ-Bị.
Lâu ngày mới thấy chất ngọt, nước dãi trong mồm tôi tiết ra ào ào, nuốt không kịp.
Tới trưa hôm đó mới khổ! Tôi chưa kịp cởi quần đã bị "Tào Tháo" đuổi, bắt tại chỗ! Tay còng, chân cùm, tôi đành nằm chịu trận.
Chờ mãi, tôi mới thấy bóng dáng ông thầy thuốc Nam trước cửa nhà bếp. Tôi lên tiếng gọi, rồi mắc cỡ, nói với ông ta rằng vì bị trúng gió, tôi đã "bĩnh" ra quần.
Ông lang sốt sắng chạy vội lên gặp cán bộ trực trại. Tôi được "chiếu cố" cho ra suối tắm rửa lần nữa.
Hai ngày sau, vào lúc xế chiều, cán bộ Vấn xuất hiện. Đứng chân trong, chân ngoài ngạch cửa, anh ta dặn dò,
- Ngày mai có người từ trên Bộ xuống chấp cung. Tính mạng của anh coi như an toàn rồi đấy! Tôi cũng mừng cho anh. Có điều là cần kín miệng.
Nói vừa xong câu, anh ta vội vàng xoay lưng, bước đi.

---o---

Chín giờ sáng ngày hôm sau, tôi ngồi đối mặt với một thượng úy của Nha Quân-Pháp Cộng-Sản. Công tác chấp cung xảy ra đúng ba ngày.

Ngày thứ nhứt...
Tay nhấn cái nút "Play" màu trắng, đồng thời với cái nút "Record" màu đỏ của chiếc cassette để trên bàn, tên cán bộ bắt đầu cuộc thẩm vấn,
- Trong thời gian ở Trại 4 này, cán bộ và chiến sĩ của trại có làm điều gì trái với chính sách của đảng và nhà nước khiến cho anh và các trại viên khác bất mãn không?
Tôi thoáng nghĩ,
"Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện, mình có nói ra những hà khắc, bất nhân của cán binh trại này, chưa chắc hắn ta đã làm được điều gì thay đổi. Mà không chừng, tố cáo những gì mình chứng kiến, có khi còn mang vạ vào thân..."
Hai bàn tay xếp trên đùi, tôi tránh đôi mắt người đối diện,
- Thưa cán bộ, tôi thấy rằng ở trại nào thì chế độ cũng như nhau. Tôi không có điều gì để khiếu nại cả.
- Vậy thì, nguyên nhân nào đã khiến anh vượt trại?
- Tôi trốn trại là để đi tìm tự do.
- Sao lại phải đi tìm? Bao giờ học tập xong, anh sẽ được trả tự do thôi!
Ngẩng đầu lên, thấy vẻ mặt người sĩ quan Cộng-Sản không có nét gì là giận dữ, tôi đánh bạo,
- Thưa cán bộ. Cán bộ có thể cho tôi biết, đến bao giờ thì khóa học của tôi mới chấm dứt?
Thừ người ra một phút, viên thượng úy nhịp nhịp cái bút chì trên mặt bàn,
- Cái ấy cũng tùy, một năm, vài ba năm, tùy nơi các anh...

Lúc đó mắt tôi chợt nhìn thấy trong góc phòng một cái giá súng, trên đó dựng bốn khẩu A.K của vệ binh. Một ý nghĩ thoáng qua,
"Hai giây đồng hồ để nhảy từ đây tới cái giá súng. Một giây chụp khẩu A.K. Một giây kéo cơ bẩm. Hai giây vượt qua cửa sổ. Một phút sau có mặt trong vườn sắn. Lính canh trên chòi gác không thể quan sát được phía sau vườn sắn. Phải tốn ít nhất là năm phút, vệ binh mới tập họp xong. Chỉ cần năm phút phù du ấy là ta đã lên tới Lũng Ngàn rồi!"
Tiếng gõ nhịp bút chì chợt ngừng thình lình. Tôi liếc mắt thấy vẻ mặt hơi thất sắc của tên cán bộ. Hình như hắn ta đã thấy mắt tôi đang dán vào cái giá súng?
Y vụt xô ghế, đứng dậy,
- Thôi anh về nghỉ, ngày mai ta làm việc tiếp.
Tôi chột dạ, nhưng cũng không tỏ vẻ bối rối. Phải chống hai tay lên ghế lấy đà, tôi mới từ từ đứng lên được. Lúc này tôi chợt sực tỉnh: sức tôi yếu quá! Tôi đứng còn khó khăn, nói chi tới chuyện chạy, nhảy, leo trèo?

Ngày thứ nhì...
Bước vào phòng trực, tôi không còn thấy cái giá súng A.K trong góc nhà nữa. Bên ngoài cửa sổ thấp thoáng bóng vệ binh ôm súng, rảo bước đi qua, đi lại.
Chờ cho tôi ngồi xuống ghế, viên sĩ quan quân pháp chỉ tay vào một cái bịch giấy dày cộm trên bàn,
- Tôi đã có toàn bộ hồ sơ quân bạ của anh Long ở đây. Đầy đủ hết! Từ bản tướng mạo công vụ, cho tới từng cái giấy phạt, giấy khen, huy chương, khai sinh, giá thú ... không thiếu bất cứ thứ gì. Nếu không tin, anh có thể tự tay kiểm tra lại, xem tôi nói có đúng không?
Rồi y rút ra đưa cho tôi mấy tờ huy chương và bản tướng mạo công vụ của tôi. Thoáng nhìn thôi, tôi đã biết đó là thứ thật.
Thấy tôi có vẻ không hứng thú với việc đọc mớ giấy tờ kia, hắn từ tốn cất chúng vào bao trở lại, rồi gật gù,
- Hôm nay chương trình sẽ là nghe vài cuộn băng.

Cuộn băng thứ nhứt dài nửa giờ ghi lại phiên tòa ngoài trời, cách đây không lâu, xử một anh tù cải tạo tên Phê (?) trốn trại ở đâu dưới Vĩnh-Phú hay Thanh-Hóa gì đó. Tiếng loa vang vang lời kết tội phát ra từ miệng một "cải tạo viên", có lẽ là trật tự hay thi đua,
"Tên ngụy quân này đã ngoan cố vượt trại, không chịu học tập! Đề nghị xử tử!"
Hàng chục người khác nhao nhao tán đồng,
"Đồng ý! "..."Nhất trí!"..."Đồng ý!"..."Nhất trí!"...
Một người nữa phát biểu,
"Thằng này đã cướp súng bắn lại cán bộ! Phải xử tử nó ngay!"
Đám đông lại thét gào,
"Xử tử!"..."Xử tử!"..."Xử tử!"...

Một ý kiến khác,
"Chúng tôi không an tâm học tập khi tên ác ôn này còn sống và tiếp tục quấy rối chúng tôi..."
Khán giả dường như đã say máu,
"Xử tử nó đi!"..."Xử tử nó ngay!"..."Xử tử nó!"..."Xử tử!"...

Đa nghi cách mấy tôi cũng không thể nói cuộn băng này là giả tạo được! Rõ mồn một, đấy là tiếng nói, tiếng la, tiếng hét của đồng đội tôi. Tôi không thể nghe lầm: Đồng đội của tôi đang tranh nhau đòi giết bạn mình!
Là một tù nhân sắp ra tòa lãnh án, tôi không mảy may sợ hãi cái chết, nhưng những tiếng la hét của những người đồng ngũ lại làm cho tôi đau đớn vô cùng.
Cuộn cassette dài có nửa giờ, vậy mà tôi cảm như mình đang trải qua một cuộc tra tấn dài vô tận. Ngón đòn cân não đã có hiệu quả! Lòng đau như cắt, hai lá nhĩ lùng bùng, đầu tôi choáng váng như muốn nổ tung vì những tiếng thét đầy man rợ,
"Xử tử!"..."Xử tử!"..."Xử tử!"..."Xử tử!"...
Cuộn băng ghi âm chấm dứt không có đoạn kết của phiên tòa. Viên thượng úy xoi mói nhìn vào mặt tôi, như tìm đọc phản ứng của tôi, rồi y bồi theo một câu, như phát đạn ân huệ,
- Anh Phê bị xử bắn rồi đấy anh Long ạ!
Thấy tôi ngồi lặng thinh, hắn ta nói nhỏ,
- Tôi không cần hỏi thêm anh về lai lịch hay thành tích nữa làm gì. Chúng tôi có đủ tài liệu và hồ sơ để xác định tội trạng của anh rồi. Tuy nhiên, tôi cũng mạnh miệng bảo đảm rằng, tội của anh chưa đến mức bị xử tử hình. Tin tôi đi!

Sau khi được uống một bát nước lạnh, tôi tiếp tục ngồi nghe cuộn băng thứ nhì, cuộn băng ghi lời phát biểu của hai vị đại tá bị Cộng Quân bắt tại mặt trận Ban-Mê-Thuột.
Cuộn băng chót là một buổi học tập, phê bình, kiểm thảo của một nhóm sĩ quan cấp tướng và đại tá.
Qua hai cuộn ghi âm vừa rồi, tôi nhận ra giọng nói của những vị tôi đã từng dưới quyền, đã từng thân thiết. Vẫn giọng nói xưa, nhưng những lời tôi nghe được lại như từ miệng ai đó, tôi chưa từng gặp, chưa từng tiếp xúc bao giờ!
Trong cơn bão tố cuồng điên, con thuyền quốc gia của dân tộc tôi chìm nhanh quá! Giữa biển khơi không thấy bến bờ, những người sắp chết đuối thấy vật gì bồng bềnh trước mắt, cứ ngỡ rằng đấy là một cái phao, đâu ngờ đó chỉ là đám bọt nước mà thôi!
Thực tình, từ ngày mất nước, tôi chưa bao giờ có ý oán trách bất cứ ai, kể cả các cấp chỉ huy và bạn đồng ngũ của tôi. Tôi chỉ thấy xót thương cho bạn bè mình, và buồn cho số phận của chính mình.
Người cán bộ xếp dọn đồ nghề, rồi nói câu chấm dứt buổi thẩm cung,
- Thôi! Mai ta tiếp tục anh Long nhé!
Tôi khập khiễng trên đoạn đường từ ban chỉ huy trại về buồng giam, sau lưng là một họng A. K.

Ngày chấp cung thứ ba...
Viên thượng úy xoa xoa hai bàn tay vào nhau,
- Hôm nay chủ đề trao đổi giữa chúng ta sẽ là: “Quốc-Gia và Cộng-Sản.” Tôi sẽ không đánh đập anh đâu. Đừng e ngại, sợ sệt, cứ việc phát biểu một cách công tâm. Tôi cho phép, và khuyến khích anh nói thật lòng mình, về những gì anh cho là sai, là đúng của hai chế độ. Mục đích chuyến công tác của tôi lần này chỉ có thế!
Tôi ngồi ngẩn mặt ra. Thật là ngoài mức tưởng tượng! Tôi đã một lần nếm mùi cái “kinh nghiệm thương đau" của kẻ bị tra khảo vì tội trốn trại rồi, nên tôi biết, trong thời gian chấp cung, tù vượt ngục nào cũng bị đánh cho tới bò lê, bò càng, cả tháng sau, thân mình còn ê ẩm.

Tôi nghĩ lần này cũng lại bị đánh, bị buộc tội trối chết, rồi phải tỏ ra ăn năn, hối lỗi những việc mình đã làm, sau cùng là ký bản cam kết, hứa hẹn sẽ không còn tái phạm nữa...vân vân.
Ấn nút cho máy ghi âm chạy, thẩm vấn viên hất hàm,
- Theo anh, cuộc chiến tranh vừa qua chính nghĩa thuộc về phe Quốc-Gia hay Cộng-Sản?
Tôi đáp liều,
- Mỗi bên tham chiến có lý lẽ riêng để bênh vực cho chủ trương của phía mình. Người Cộng-Sản có lý của họ, còn chúng tôi, có lý của chúng tôi.
Người hỏi cung lắc đầu, nghiêm giọng,
- Anh hãy nói thẳng ra ý kiến của cá nhân anh. Phải là "ý kiến tôi thế này, ý kiến tôi thế kia!" Không được nói quanh quanh, nói chung chung kiểu..."chúng tôi thế này, chúng tôi thế kia..."
Tôi nuốt nước bọt rồi trả lời thẳng thừng,
- Tôi chiến đấu có chính nghĩa vì tôi là người tự vệ, Miền Bắc là kẻ xâm lược.
Hắn ta vội át giọng tôi,
- Anh nói sai rồi! Chúng tôi mới có chính nghĩa vì chúng tôi chiến đấu để giải phóng Miền Nam thoát ách cai trị của ngoại bang.
- Không có ngoại bang nào cai trị Miền Nam cả. Việt-Nam Cộng-Hòa là một nước độc lập.
Y hét lên,
- Độc lập giả tạo! Thực chất Ngụy-Quyền Miền Nam chỉ là tay sai của đế quốc Mỹ.
- Việt-Nam Cộng-Hòa là một quốc gia đồng đẳng với các nước khác trên thế giới. Miền Nam có chính phủ riêng, hiến pháp luật lệ riêng. Tổng Thống và Quốc Hội nước Việt-Nam Cộng-Hòa là do dân bầu lên, có nhiệm kỳ hiến định hẳn hoi, sao lại gọi là tay sai được?

Tôi ngừng lại, chờ xem ý kiến của người đối diện ra sao thì thấy y đã tắt máy.
Ngồi im một lát như để tĩnh tâm, rồi thật chậm rãi, hắn ta ôn tồn trở lại,
- Tôi sẽ không đấu lý với anh nữa. Vì nếu cãi nhau thì anh sẽ ở vào thế yếu, còn tôi ở thế mạnh, không được công bằng. Từ bây giờ tôi chỉ đặt câu hỏi. Anh được tự do trả lời theo ý anh! Như vậy có được không?
Thấy tôi gục gục đầu, hắn nhấn nút cho máy quay, rồi tiếp tục,
- Anh nói rằng Miền Nam là tự do, vậy hãy diễn tả cái tự do đó thể hiện ra sao ngay trong cuộc đời của chính anh.
- Tôi lớn lên trong một chế độ mà trong đó, chúng tôi muốn nói gì thì nói, nghe gì thì nghe, đọc gì thì đọc. Không bị ai nhồi nhét tư tưởng này, tư tưởng kia vào đầu. Ngay như tôi là một thiếu tá, mà suốt mười hai năm quân ngũ tôi chưa bị bắt buộc phải vào dự một buổi học tập chính trị nào cả. Những hiểu biết về Cộng-Sản, hay Tự-Do là do cái vốn kiến thức thu thập từ thực tế và tự tìm hiểu qua báo chí, sách vở. Không ai ép buộc tôi phải tôn thờ chủ nghĩa này, đả phá chủ nghĩa kia.
- Nếu nói rằng Miền Nam tôn trọng tự do tín ngưỡng, thì tại sao lại có những cuộc biểu tình, xuống đường của Cha, Cố, Giáo Dân cũng như của Tăng Ni, Phật Tử?
- Chính vì có tự do nên mới xảy ra những chuyện xuống đường, phản kháng, nếu không có tự do thì toàn dân sẽ câm như hến.
- Anh có là một thành viên của đảng Dân-Chủ không? Nếu một người lính mà không là đảng viên đảng Dân-Chủ thì có bị thiệt thòi gì không?
- Thú thật tôi không để ý đến vụ đảng phái. Tôi không gia nhập đảng nào. Tôi cũng chưa thấy đảng nào công khai gây ảnh hưởng trong đơn vị tôi bao giờ.
- Trong thời gian qua, anh đã có dịp tiếp xúc với dân chúng Miền Bắc, anh có nhận xét gì về nếp sống của dân chúng Miền Bắc không?

Thấy có dịp giải tỏa ấm ức, tôi hứng chí nói một mạch,
- Miền Bắc và Miền Nam khác hẳn nhau. Ở trong Nam, người dân có thể sống theo ý mình muốn. Còn Miền Bắc là một xã hội có quy củ, có khuôn phép. Từ vấn đề cơm, áo, gạo, tiền, nhà cửa, ruộng vườn, cái gì cũng có tiêu chuẩn cả. Cái gì cũng tem phiếu, sổ sách. Hàng còn nằm trong kho quốc doanh có một giá, tới lúc tuồn ra ngoài, nó thành giá khác, đắt gấp chục lần. Lao động xã hội chủ nghĩa thì người này dựa vào người kia. Làm việc hợp đồng, vần công chỉ là chuyện lãng phí nhân lực. Tôi đã thấy có một mảnh ruộng cỡ nửa sào, mà ào xuống mười người, với mười con trâu, và mười cái cày. Họ làm việc chừng một giờ đồng hồ, mà chấm công là một ngày. Thời giờ còn lại, mạnh ai nấy đi canh tác riêng để cải thiện. Lý thuyết là không có quyền tư hữu, tất cả là tài sản chung, nhưng trên thực tế, ai cũng lo mưu cầu lợi ích riêng, vì ai cũng thiếu thốn cả. Có lẽ vì thế mà mấy chục năm nay Miền Bắc vẫn nghèo, không khá lên được.

Tôi thấy kỹ thuật thẩm vấn của người Cộng-Sản có vẻ na ná với kỹ thuật khai thác của Đức Quốc-Xã thời Thế Chiến thứ 2 trong những tài liệu mà tôi đã đọc qua. Thoạt đầu, với đôi ba câu hỏi bâng quơ, tù binh được nói thoải mái thả giàn vài phút. Sau đó, thẩm vấn viên mới ra tay, bằng những câu hỏi dồn dập, tới tấp, loanh quanh, lẩn quẩn một vấn đề, làm cho óc người bị thẩm vấn rối tung lên, không biết đâu mà chống đỡ.

Với những câu hỏi ngoắt ngoéo, viên thượng úy Cộng-Sản đã cố gắng moi móc những gì tôi cất dấu trong đầu về cuộc đời tôi, từ thuở mới di cư, đến khi ngập ngũ, rồi tới ngày rã ngũ.
Trong thời chiến, tôi đã qua lớp Tình-Báo Tác-Chiến Singapore, rồi nhiều năm, đảm nhận chức Trưởng Phòng Quân- Báo của Bộ Chỉ-Huy Biệt Động Quân, Quân-Khu 2, Việt-Nam Cộng-Hòa. Tôi đã thẩm vấn rất nhiều tù binh, và đã hoàn tất nhiều bản cung từ.
Do đó, tôi đủ bản lãnh để luồn lách, tránh né những bí mật liên quan tới sinh mạng những người đã cộng tác với tôi thời trước, như tên tuổi các mật báo viên trong mạng lưới mật báo của Phòng 2 Biệt Động Quân Quân-Khu 2, danh sách các cán binh chiêu hồi đã hướng dẫn các chuyến xâm nhập vào lòng địch của tôi trong thời gian 1972- 1973.

Chỉ sau vài câu hỏi trùng lặp, tôi đã nghiệm ra ngay chủ đề của cuộc "thi vấn đáp" trường chinh hôm ấy là nhằm khai thác tin tức liên quan tới "Vai trò của Chính-Trị và Tôn-Giáo trong Quân-Đội Việt-Nam Cộng-Hòa" Về cả hai lãnh vực trên đây, quả tình, tôi chỉ là một tay ấm ớ, nên người tra hỏi chẳng biết được gì.
Cứ thế, trừ đi cỡ sáu, bảy phút cho hai lần đi tiểu, và khoảng mười phút cho bữa ăn trưa với một củ khoai lang luộc, tôi phải trả lời hàng trăm câu hỏi trong thời gian dài từ sáng sớm tới xế chiều. Tôi không nhớ có bao nhiêu cuộn băng mới đã được thay, mấy lần pin mới được lắp vào máy.
Chấm dứt ngày làm việc cuối cùng, không chỉ người bị chất vấn, mà ngay cả người đặt câu hỏi cũng thấy mồ hôi vã ra đầy mặt.

Người cán bộ châm điếu thuốc lá, rít một hơi, rồi trao nó cho tôi,
- Anh Long ạ! Tôi đã thực hiện công tác phỏng vấn này với một ông sư, một ông cha, một nghị sĩ, một dân biểu, hai cấp tướng, hai cấp đại tá, và ba người cầm đầu đảng phái chính trị. Mỗi anh có nhân cách riêng khi đối diện với tôi. Cũng những câu hỏi ấy nhưng mỗi người trả lời khác nhau. Mỗi anh có lý lẽ riêng. Anh là người tuổi nhỏ nhất và có địa vị thấp nhất mà tôi đã gặp trong công tác này đấy! Bây giờ tôi có một câu hỏi riêng tư với anh. Câu hỏi cuối cùng. Anh có vui lòng trả lời tôi không?

Tôi rít một hơi thuốc dài, nuốt ực vào, ém khói trong phổi, thấy tỉnh táo dần,
- Vâng! Tôi sẽ trả lời cán bộ.
- Nào! Anh hãy thành thật, tuyệt đối thành thật, trả lời tôi: Quan niệm của anh ra sao đối với sự sống và sự chết?
Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt người đối diện, dò chừng. Hình như hắn ta không có âm mưu gì chứa ẩn trong câu hỏi. Tôi hắng giọng, rồi nhỏ nhẹ trả lời, rõ ràng từng tiếng một,
-Thưa cán bộ. Tôi nghĩ, đời tôi bây giờ có sống cũng chẳng thấy vui thú gì, thì nếu chết, tôi cũng coi như là trở về cùng cát bụi. Tôi không có điều gì phải hối hận hay vướng bận cả.
Viên thượng úy Cộng-Sản đứng lên, bàn tay y xiết bàn tay tôi một cái rất nhẹ, rồi buông ra ngay. Y nói với tôi, nhưng có vẻ như nói một mình,
-Tiếc thay! Anh lớn lên ở Miền Nam. Nếu ngày đó anh không di cư, thì có lẽ, giờ này, những người tầm cỡ như tôi, muốn gặp mặt anh cũng là một điều khó khăn.

-----o-----

Buổi trưa sau ngày hoàn tất hồ sơ thẩm vấn, đầu óc thật thoải mái, tôi nằm im, đón nghe trong gió vọng về những âm thanh quen: tiếng ve sầu rên rỉ trên Lũng Ngàn, tiếng chân trâu kéo gỗ nặng nề qua đoạn đường quanh, tiếng xẻng cạo chảo bên nhà bếp. Gần tôi nhứt là tiếng "kẽo! kẹt!" của loài mọt gỗ đang đục khoét cái cột giữa nhà.
Tôi ngửa cổ nhìn lên nóc tranh, trước mắt tôi là cảnh một con ruồi xanh đang cố gắng một cách tuyệt vọng tìm cách thoát khỏi cái màng lưới nhện. Thân phận tôi giờ đây ví như thân phận con ruồi xanh trên kia, không hơn, không kém. Nhện và ruồi là hai động vật khác loài. Chúng giết nhau để sinh tồn. Còn tôi và những người đang giam cầm tôi lại cùng chủng loại.

Tuần lễ sau, vào giờ cơm chiều, cán bộ Vấn bước vào, ngồi trên bệ cửa, rút bao Cửu-Long ra, bật lửa châm cho tôi một điếu. Chờ tôi hút xong điếu thuốc lá thơm, anh ta mới mở lời,
- Bà mẹ anh ngày xưa đẹp nhất làng Trác-Châu đó! Anh có biết không?
Tôi trố mắt,
- Cán bộ có lớn tuổi hơn tôi nhiều đâu? Làm sao mà cán bộ biết điều này?
- Ngày anh bị đưa về cùm lần đầu ở trại này, tôi đã đọc qua lý lịch của anh rồi. Tôi biết tên bố mẹ anh và tất cả họ hàng bên ngoại của anh nữa. Nhà tôi ở sát rào nhà cụ Ngãi, ông ngoại của anh. Thời còn là con gái, bà cụ sinh ra tôi là bạn thân của bà cụ nhà anh. Mẹ tôi nói hồi đó mẹ anh có làn da trắng như trứng gà bóc. Mẹ anh không lấy người trong làng, lại đi lấy người làng bên. Sau khi bố anh bị giết, mẹ con anh đã bỏ xứ, ra đi biệt tăm. Không ngờ sau đó gia đình anh di cư vào Nam, và anh đã làm tới chức thiếu tá. Dù gì thì chúng ta cũng là người cùng làng...
Tới lúc đó, tôi mới hiểu lý do vì sao viên sĩ quan Cộng-Sản này lại nương tay với mình.
Cán bộ Vấn thọc tay vào túi, lôi ra một cái phong bì. Mở phong bì, móc cái ảnh cỡ 6x9 cm đưa cho tôi, anh ta nói nhỏ,
- Anh Long có thơ. Nhưng tôi không được phép đưa thơ cho anh. Tôi "diếm" cho anh cái ảnh của vợ con anh. Nhớ giữ kín đừng cho ai biết.
Nói xong câu này, Vấn nhét vào tay tôi một điếu thuốc nữa, rồi đứng lên, lững thững đi về hướng nhà bếp.
Có lẽ cái thư chứa tấm hình đã tới trại trong thời gian tôi tại đào. Trong hình là vợ tôi bế thằng con út ngày nó vừa biết lật. Nay chắc thằng bé đã biết nói, biết chạy rồi?
Ấp cái ảnh vợ con vào lòng, tôi nghe rõ ràng, tim mình đang thổn thức...
Tôi được nhìn thấy mặt bố tôi lần cuối cùng (1946), ngày tôi lên bốn tuổi. Còn thằng con tôi, không biết suốt đời, nó có dịp nào nhìn thấy mặt bố nó hay không?
Từ lúc đó cho tới tối mịt, cứ lâu lâu, tôi lại dở cái ảnh ra xem.

(Vợ và con trai của VMLong-1975)
Vằng vặc trăng trôi...
Tôi nằm quay mặt về hướng Tây. Cửa chính của phòng giam không bao giờ đóng. Ngoài kia ánh nguyệt chan hòa.
"Tưng!... Tửng!... Từng!... Tưng!..."
có tiếng đờn ghi ta vọng cổ bay sang từ Lán 1. Tiếp đó là một câu hò (hay sàng xê) não nuột,
"Đêm nay trăng sáng...(á!) lung linh, em ngồi trông trăng.
Lòng nhớ thương anh, mà lòng... (ừ!) buồn mông mênh.
Mình cách xa nhau rồi...(à!) Mình mất nhau muôn đời.
Đêm ngồi trông trăng, mà mắt lệ ...(ý! à!) tuôn rơi..."
Tôi không phân biệt được giọng hò này là của ông trung tá con rể bà Bút Trà, hay là của ông đại úy con rể cụ dân biểu Hoàng Kim Quy?
Ánh trăng lùa tiếng đờn tràn qua cửa phòng giam.
"Từng!" ..."Tưng!"..."Tứng!"..."Tứng!" ..."Tưng!"...
Nhịp đờn bỗng rối rít hẳn lên, quện vào tiếng hát, xoắn lại như con chốt, rồi vút lên thật cao,
" Trời ơi! ... Bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn
Nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu ... Hà...
...Tưng! Từng!...Tưng! Tửng!...Từng! Tưng!... Ư...ưng... ư...ưng..."
Giữa đêm trăng lạnh, vô tình, khúc "Võ Đông Sơ" đã như mũi dao nhọn, xoáy vào tim người nghe...
Ngày xưa tôi là chúa ghét vọng cổ. Cứ thấy mấy anh kép cải lương "miệt rừng" trong đơn vị vừa cất giọng,
"Biên cương lá rơi, Thu Hà em ơi!”
... tôi lại bấm bụng cười thầm, lỉnh nhanh đi chỗ khác.
Vậy mà giờ đây, giọng ca của mấy ông nghệ sĩ tay ngang cũng làm cho tim tôi xốn xang. Tôi nằm trằn trọc hoài mà không nhắm mắt được. Đêm sao quá dài...

-----o-----

Từ đầu tháng Sáu, sau giờ ăn trưa mỗi ngày, tôi được mở còng cùm vài phút để đi vệ sinh. Chuyện ỉa đái của tôi xảy ra ngay trong vòng rào mà vệ binh cũng phải kè kè đi kèm. Khi tới đầu Lán 11, vì sợ thối nên tên bộ đội đành dừng lại, ôm súng đứng canh, cách nhà cầu chừng sáu chục thước. Mắt nó cứ lom lom theo dõi những người tù trên đường ra nhà xí. Nó soi mói, kiểm soát kỹ càng những ống vầu chứa nước họ xách theo để rửa đít. Nó sợ bạn tù lén lút liên lạc tiếp tế cho tôi!

Bọn cai tù không thể ngờ rằng, trước khi tôi được mở cùm, đã có hai ba anh bạn tới ẩn mình trong cầu tiêu rồi. Họ tranh nhau nhét vào miệng tôi, cục đường, củ khoai, và cả những viên thuốc bổ. Tôi chỉ được phép ở trong chuồng xí có năm phút. Trong năm phút, tôi vừa ăn, vừa đại tiểu tiện, vừa nói chuyện với bạn bè.

Hàng ngày, bạn tù chia phiên nhau giúp đỡ cho ba người đang bị phạt. Các anh Thiếu Tá Hoàng Văn An, Đại Úy Vương Thành Lân, Đại Úy Nguyễn Hữu Quang, Đại Úy Phạm Xuân Độ, và Đại Úy Đỗ Dũng là những người tôi gặp mặt thường xuyên, ngoài ra còn nhiều bạn khác nữa.
Họ lo cho tôi vào giữa trưa, và lo cho anh Trụ, anh Cả vào lúc xế chiều. Nếu hôm nào cả trại phải đi lao động suốt ngày, thì các anh trực lán sẽ làm công tác cứu trợ.

Thời gian này người tù mang cơm cho nhà kỷ luật là Nguyễn Hữu Quang, bạn cùng khóa Võ-Bị của tôi. Những khi có dịp thuận tiện, anh Quang thường lén lút ém thêm phần ăn cho người bị giam.
Cũng may những chuyện này không đổ bể. Chứ cai tù mà biết được thì các bạn tôi chỉ có nước vào cùm!

Trong cảnh hoạn nạn, tôi đã không bị bạn bè bỏ rơi. Những sự trợ giúp ấy đã khiến tôi tăng thêm sức lực cả về thể chất lẫn tinh thần. "Khốn khó có nhau, là huynh đệ chi binh!" phải gặp cơn nguy biến mới thấy cái cao đẹp của tình đồng đội.

Những tháng tiếp theo, tôi và hai anh bạn bị đưa đi vòng vòng, lần lượt nhốt trong các trại tù quanh vùng Cẩm-Nhân, Yên-Bình. Mỗi khi tới trại mới, ba “cải tạo viên” vượt ngục lại trở thành những cái bao cát cho bọn vệ binh của trại đó thực tập võ nghệ.

Cuối cùng chúng tôi bị dẫn vào Trại 2 trong Tích-Cốc, nhốt chung với một tay "Papillon" của trại này. Anh ta nằm trong căn bìa của nhà kỷ luật, cách tôi một tấm phên.
Ghé mõm sát cái lỗ nhỏ dưới chân vách, tôi hỏi nhỏ,
- Này! Tên gì? Cấp gì?
- Thường! Đại úy!
- Đi lúc nào?
- Sau các cha một tháng.
- Mấy người?
- Bốn.
- Ba ông nội kia đâu?
- Thoát rồi!
- Còn cha? Sao lại nằm đây?
- Mình bị sa ruột, giữa đường đành bỏ cuộc, bị dân quân bắt, dẫn về giao lại cho trại, rồi bị tống vào đây.
- Đã bị chấp cung chưa?
- Rồi!
- Có bị đánh không?
- Tơi bời! Đau lắm các cha ơi!

Mấy ngày sau, người đưa cơm của Trại 2, vốn là một đại úy Biệt Động Quân thì thầm với tôi rằng,
"Một toán vệ binh của Trại 2 đã kêu gọi được ba người bạn của anh Thường ra đầu hàng rồi. Nhưng ngay sau đó, chúng bắn chết hết ba người này, rồi đổ hô là họ bỏ chạy lúc ban đêm!"
Nghe chuyện này, tôi nhớ lại cái đêm trời tối đen như mực cách đó không lâu, nếu tôi nghe lời tên vệ binh, bước ra khỏi cổng để lên ban chỉ huy ký giấy cho về đội lao động, thì tôi đã bị bắn chết rồi!

Cuối năm 1978 có tin Trung-Cộng sắp đánh Việt-Cộng, ba chúng tôi lại bị còng dính vào nhau đưa lên xe, vượt sông Lô, qua đèo Khế, ghé Tân-Trào, rồi chạy một lèo về Trại Phú-Sơn 4, Thái-Nguyên.
Tại đây, vừa được tháo còng ra, tôi đã bị tống vào đội trừng giới số 12 toàn là dân vượt ngục, chuyên làm lò gạch. Đồng cảnh ngộ, nên anh em trong đội này đã thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như người thân trong một nhà.
Tháng Ba năm 1979 quân Tầu ào qua biên giới, chúng tôi lại bị còng từng cặp, đưa lên Molotova, chạy một mạch qua thủ đô Hà-Nội về tuốt miệt Hà-Nam, Phủ-Lý.
Trong lúc chờ phà vượt sông Hát, đoàn xe bị dân chúng ném đá tơi bời. Tù chỉ còn nước ôm đầu, úp mặt xuống sàn xe. Thì ra dân chúng tưởng chúng tôi là tù binh Trung-Quốc!
Đến khi biết trên xe là tù cải tạo Việt-Nam Cộng-Hòa thì dân chúng lại đua nhau ném chúng tôi lần nữa! Chúng tôi lại lo ôm đầu, úp mặt. Nào ngờ, lần này đầu cổ, tóc tai lãnh toàn là xôi, đường, kẹo bánh, xu hào, cải bắp!
Quý hóa hơn mọi món quà mà chúng tôi nhận được ngày hôm đó là, lần đầu kể từ khi bại trận, chúng tôi lại được nghe hai tiếng "Hoan hô!" từ miệng của đồng bào tôi.
Dù chỉ có vài tiếng "Hoan hô!" rụt rè phát ra trong đám đông thôi, đã khiến đôi mắt tôi cay xè. Nhìn sang bên, tôi thấy mặt anh bạn chung còng cũng nhạt nhòa nước mắt...
Từ ấy, cứ vài năm một lần, tôi lại bị chuyển sang trại mới, cuối cùng là Z30 D Hàm-Tân.

Tới năm 1988 tôi được tha.
Nhớ lại, một ngày mùa đông năm 1965, tôi đã quỳ xuống giữa vũ đình trường Lê-Lợi Trường Võ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam để tuyên thệ rằng sẽ đem xương máu mình bảo vệ tổ quốc, phục vụ đồng bào. Sau khi đứng lên, tôi trở thành một sĩ quan Biệt Động Quân. Qua bao nhiêu năm xông pha nơi chiến trường, rồi trầm luân trong tù ngục, tôi vẫn ghi tạc trong lòng một lời khuyên,
“Thà làm một viên ngọc nát, chứ không làm một viên ngói lành!"

Vương Mộng Long
Seattle, tháng 3 năm 2012
(http://about<strong></strong>:blank)






















__._,_.___




.


__,_._,___

đất
07-08-2012, 05:31 PM
TK ơi
hôm đ đọc bài này trong sở, định đọc một tý rồi thôi nhưng thấy hay và cảm động quá nên xem một mạch không dừng lại được.
đ có điều thắc mắc không hiểu bây giờ ông bị tàn phế tới mức nào rồi nhỉ tội nghiệp ghê.
bài của K có kèm hình ông và vợ con ông không?

thuykhanh
07-08-2012, 06:19 PM
Đất thân ,

Điện thư K. nhận được không có hình vợ con ông VML.
Em K. cũng trốn trại 3 lần nên bây giờ K. biết là em K. đã bị đối xử sao rồi.
Mỗi lần nghe kể hay đọc những chuyện của người tù cải tạo là mỗi lần K khóc. Thật không tưởng tượng nổi!

đất
07-09-2012, 03:09 AM
đây hình ảnh tác giả và tấm hình tác giả ôm ấp trong tù,

http://3.bp.blogspot.com/-mTjRUMVt5GA/T_S90lmAtsI/AAAAAAAAAdk/ZIWE_MGxfXw/s320/VMLong-Vnn.jpg http://1.bp.blogspot.com/-R2cifedTaYc/T_S-4uM_qJI/AAAAAAAAAds/4QJT4iIs1-c/s320/VMLieu1975.jpg

thuykhanh
07-09-2012, 03:29 PM
Cảm ơn Đất đã dán hình của vị cựu SQ quả cảm và vợ con ông.
Ông VNL học khóa 20 trường VBQG, tk có 1 người bạn học cũng học khóa 20,
ra trường vào Binh chủng ND và đã hy sinh.
tk sẽ mượn huy hiệu NH đăng hôm trước để vinh danh họ:



http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/LogoTuThang.jpg

thuykhanh
09-14-2012, 08:59 PM
Có Kiêng Có Lành
(Chuyện có thật 100%)

Đây là câu chuyện cá nhân, không liên quan gì tới niềm tin Tôn Giáo.

Chuyện xảy ra năm 1979, lúc đó tôi mới ở tù “Cải Tạo” về, chưa lập gia đình, lại phải sống với cộng sản nên niềm tin hãy còn … lơ mơ lắm.

May mắn làm sao khi đi hỏi vợ thì lọt vào một gia đình rất sùng đạo Phật. Mọi chuyện quan trọng liên quan tới “Quan, Hôn, Tang Tế” đều phải nhờ… Thầy xem ngày giờ kỹ càng rồi mới quyết định.

Hồi đó, gia đình vợ tôi tin tưởng tuyệt đối Thượng Tọa Thích Thiện H... (trụ trì tại chùa Pháp Hoa trên đường Công Lý) nên khi xin cưới đã bắt buộc tôi phải tới nhờ ... "Ngài" chọn ngày. Con rể mới, tốt nhất là ngoan ngoãn nghe lời … mẹ vợ; nên tôi đành nghiêm chỉnh đến chùa thăm … Thầy.

Chùa Pháp Hoa là ngôi chùa … “uy tín” nhất thời đó, rất dễ tìm. Nhiều người còn gọi đó là chùa “Mác-Lê !!!” do ngay trước cổng có treo hai tấm bảng lớn “Không có gì qúy hơn Độc Lập Tự Do” và “Chủ Nghiã Mác - Lê Nin Vô Địch Muôn Năm” che lấp cả tên chùa; bên cạnh là bức ảnh Hồ Chí Minh vớí nụ cười hiền, trông rất… “đểu.” Thoạt nhìn cũng hơi nản; nhưng là ngôi chùa duy nhất được… cấp “giấy phép hành nghề” nên một người mới ở tù ra như tôi cũng thấy… yên tâm một chút !!!

Ít nhất cũng không sợ bị bắt về tội "mê tín, dị đoan."

Tình cờ hôm tôi ghé chùa là vào lúc Chính Ngọ. Ngài… Ngự bắt đầu dùng bữa, nên phải đứng chờ trước sân cùng với cả chục người nghèo đói và các Tăng Ni cấp nhỏ đứng quanh bàn ăn chờ... Thầy.

Bữa ăn của bậc chân tu cũng… có khác: “Ngài” ngồi thưởng thức một minh. Trước mặt "Ngài" là một tô… "Bún Bò Huế"... chay (?), mấy cái đùi gà rán (chiên)… chay (?) và một miếng “steak” to tướng, cũng là đồ … chay (?) ... "nghe” nói chế biến từ… măng và đậu phụ nhưng được gọt, tiả rất công phu, nhìn mà phát thèm vì trông chẳng khác gì đùi gà rán và steak... thật.

Thảo nào, trông dáng Thầy cũng ... phương phi lắm.

Sau khoảng 2 tiếng chờ đợi, bưã ăn vừa chấm dứt, chưa kịp dọn bàn là nhóm “bần dân” khốn khổ đã xông đến tranh nhau dành giật thức ăn còn sót lại.

Rồi một nữ phật tử bưng thau nước cho Thầy rửa tay. Một nữ nhân khác bưng trà và tăm xiả răng cho Thầy. Dễ thường cũng cả nửa giờ sau Thầy mới quay lại giải quyết công việc cho … thế nhân.

Là “chuẩn” chú rể, tôi ăn mặc trông cũng… đàng hoàng lắm nên được Ngài chiếu cố tới trước nhất:

“Thằng kia, nẫy giờ… mày đứng làm gì mà mắt cứ lom lom nhìn tao ăn? Muốn quy y hả? Chùa này không còn chỗ cho người quy y đâu!!!”

Khi nghe tôi chỉ muốn hỏi việc chọn "ngày lành tháng tốt" để… cưới vợ, Thượng Tọa cũng chẳng cần đối chiếu tuổi của chúng tôi, vội vã “phán” ngay:

"Cưới với xin gì?... Tháng 9 này kỵ tuổi chồng, tháng 10 kỵ tuổi vợ, tháng 11 kỵ tuổi bố chồng, tháng 12 kỵ tuổi bố vợ, tháng giêng kỵ tuổi mẹ chồng, tháng hai kỵ tuổi mẹ vợ v..v.."

Tôi nghe mà hoảng qúa, cứ cái đà này thì chắc là…ế vợ mất; Nhưng vẫn phải xuống nước:

“Thưa Thầy, thế còn những tháng sau nữa thì sao?”

Phải công nhận là “Ngài” rất thông minh, đáp ngay:
“Lại còn sao nữa, muốn chết hả? Mấy tháng sau đó thì kỵ tuổi… mấy con bồ cũ cuả anh. Còn rắc rối hơn nhiều !!!”

Đón tin vui giữa giờ … tuyệt vọng, tôi đành móc ra một món tiền lớn trao tận tay "Ngài" để làm... Công Quả.

Nhìn đống tiền, Thượng Tọa có vẻ cảm động lắm bèn dịu giọng:

"Nếu có lòng thành thì việc đời cái gì cũng có ngoại lệ! Có thể làm đám cưới bất cứ ngày nào, tháng nào cũng được !!! vì toàn năm nay là năm... hỷ sự"

Tôi vốn cũng biết một chút về cách xem ngày giờ; nhưng thấy ông này… hơi quá. Bản tính "nổi loạn" tự nhiên trổi dậy, bèn…tự chọn chọn ngày “xấu” nhất dựa theo lịch Tam Tông Miếu để “thử” xem sao! Rồi về báo với gia đình vợ, cứ xem như là đã nhờ... Thầy.

Dù sao tôi cũng cảm thấy... hài lòng vì đó là một ngày rất dễ nhớ: Ngày 26 tháng 10 Dương Lịch, tức là ngày Lễ Quốc Khánh thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

Ngày “xấu” thế mà chúng tôi vẫn sống với nhau tới hôm nay, chưa hề một lần to tiếng.

Cũng xin thú thật là tính tới hôm nay, tôi đã mua nhẫn cưới… tất cả 7 lần, vì các cặp vợ chồng trẻ sau này trước khi cưới đều đến xin cặp nhẫn của chúng tôi đang đeo để… cầu phước. Và tới nay họ vẫn sống tốt đẹp.

Xin xác nhận cho rõ là mua tới 7 cặp nhẫn cưới nhưng vẫn chỉ… một bà.

Hóa ra việc đời, nhiều khi cứ tự quyết định lấy mà lại tốt hơn.

Chúng tôi lấy nhau được mấy năm, khi ông thân sinh cuả bà xã mất, tôi lại được gia đình cử tới chuà Pháp Hoa nhờ vị Thượng Tọa này tới đọc kinh cầu siêu và xem hướng đặt mộ.

Đã biết mặt tôi, nhất là biết là tôi vẫn chưa… bỏ vợ, Thầy có vẻ vui lắm, nói chắc như đinh đóng cột gỗ… mục:

“Nếu không nhờ tôi chọn ngày, anh chị chắc chắn đã… lỵ dị rồi!!!”

Sau thủ tục... nhận tiền, "Ngài" cho phép tôi được đi ké trên chiếc “Toyota” riêng mới toanh tới tận "tang gia" để làm lễ và không quên mang theo chiếc “casstte” trong có băng "Kinh Cầu Siêu" thâu sẵn.

Vừa đúng giờ “lành” không sai một phút, Thượng Tọa cất giọng trầm buồn:

"Bây giờ tất cả các con qùy xuống để Thầy làm lễ cầu cho hương hồn người quá cố được... Phiêu Diêu Miền Cực Lạc."

Mọi người qùy xuống im phăng phắc. Phường Bát Âm cũng im bặt, Thầy trịnh trọng thò tay bấm nút.

Trong bầu không khí thiêng liêng, nghe được cả tiếng ruồi vo ve trên các mâm cỗ, bỗng dưng có tiếng hát Khánh Ly phát ra từ chiếc “cassette”:

“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn….
Đôi khi lầm lỡ…đánh mất ân tình cũ …”

Hóa ra tại đêm trước, Thượng Tọa… “xỉn” qúa, nằm nghe nhạc tình rồi quên đi, sáng ra chưa kịp thay lại cuốn băng… “Kinh cầu siêu.”

Cũng may cho Thầy, mọi người đều còn đang... bỡ ngỡ thưởng thức Nhạc Vàng, chưa kịp phản ứng gì thì bỗng nhiên có tiếng khóc bi ai:

“Ối ông ơi, ông đi bỏ lại mẹ con tôi… bơ vơ…”

Tôi quay nhìn lại thì thấy một bà tương đối còn trẻ mặc tang phục, tay dắt theo hai đứa con.

Hoá ra đây là … bà vợ hai mà trước đó tôi cũng có nghe phong phanh. Bà Hai khóc một lúc rồi … ngất đi.

Bà Cả, mẹ vợ tôi thấy thế thì thương cảm lắm, quên hết mọi chuyện ghen tương, hét người đưa Bà Hai vào nhà ... đánh gió. Rồi từ đó "hai chị em" đem tình thương… xoá bỏ hận thù.

Quả thật Bà Hai đã cứu… vị Thượng Tọa một bàn thua trông thấy!

Nhưng trước khi ra cửa, Ngài còn lẩm bẩm… gỡ gạc:

“Nuôi mấy thằng ăn hại trong chùa, đúng là… nuôi ong tay áo. Suốt ngày chỉ rượu với gái! Đã bảo chúng nó mỗi khi nghe nhạc xong, phải “check” lại cẩn thận mà cũng làm không nên than.”

Rồi Thượng Tọa nhìn tôi:

“Thiện Tai! Thiện Tai! Con thấy đấy. Có Tin thì… Có Lành !!! Oán thù nên cởi chứ không nên buộc. Nếu không nhờ Thầy xem giờ”tốt” thì hai bà còn ghen tuông tới bao giờ?”


NHH

-------------------------
PS: tk xin đăng thêm lời giới thiệu của TVG:

Xin gửi quý vị bài viết của BS Nghiêm Hữu Hùng - Y Khoa SG khoa 65-72.

Lời giới thiệu của TVG:

Đây chì là một chuyện vui. TVG xin chuyển đến quý vị với sự thận trọng vì có mầu sắc tôn giáo… Nếu nó làm phiền lòng quý vị, thì xin làm phước tùy nghi “delete” chứ đừng chừi tui (vì tui không phải là tác giả bài này!)

Thân mến,

TVG.

Triển
09-14-2012, 09:20 PM
(Chuyện có thật 100%)
Không ai bênh vực sư quốc doanh, nhưng chuyện này thêm thắt và châm biếm nhiều, không đứng đắn.

Có một chuyện mà tôi thấy hoàn toàn đúng là các chùa thường có một nhóm chị em đàn bà phụ nữ làm công quả lo ẩm thực nhà bếp hay bày biện làm thức ăn chay nhưng cứ cố làm sao cho giống thức ăn mặn. Làm mì căn cũng ráng ép mặt bột sao cho lúc mang đi xào nấu nhìn cho giống thịt vịt quay. Các bà các cô này ớn thật. Tu chi mà tu. :)

thuykhanh
09-14-2012, 09:38 PM
Không ai bênh vực sư quốc doanh, nhưng chuyện này thêm thắt và châm biếm nhiều, không đứng đắn.

Có một chuyện mà tôi thấy hoàn toàn đúng là các chùa thường có một nhóm chị em đàn bà phụ nữ làm công quả lo ẩm thực nhà bếp hay bày biện làm thức ăn chay nhưng cứ cố làm sao cho giống thức ăn mặn. Làm mì căn cũng ráng ép mặt bột sao cho lúc mang đi xào nấu nhìn cho giống thịt vịt quay. Các bà các cô này ớn thật. Tu chi mà tu. :)

Nếu anh thầy và Phố thấy không thích hợp, xin nói rõ, tk sẽ lấy xuống

Triển
09-14-2012, 10:08 PM
Nếu anh thầy và Phố thấy không thích hợp, xin nói rõ, tk sẽ lấy xuống

Không có gì, tác giả cũng chỉ nói cảm nhận của ông ấy viết xuống thành phiếm luận thôi chị à.

hoài vọng
09-15-2012, 04:01 AM
Chỉ là chuyện vui quốc doanh thôi chị TK ! chẳng có hại gì cho Phố đâu

catvan
09-15-2012, 09:30 AM
Chị TK ơi
Em đọc chỉ thấy mắc cười, em nhớ hồi nhỏ thấy cúng xong mấy sư ăn cơm trong cái bình bát, kêu bằng thọ trai, bi giờ ăn như ăn tiệc há chị.
Nhà em thì có chị ba và anh ba em đám cưới ( bên đàng trai của anh ba) tổ chức tại chùa, đãi bằng thức ăn chay.

thuykhanh
09-16-2012, 05:38 AM
Cảm ơn anh thầy, anh Hoài, Cát Vân ghé đọc và cho ý kiến.
Ông BS này cho mình biết thêm được một chuyện dở khóc, dở cười ở Miền Nam sau 30 tháng 4.

Hôm nay chủ nhật, xin mời bạn và Phố đọc một chuyện nho nhỏ, dễ thương tk mới nhận được qua điện thư.
Mến chúc một tuần mới vui tươi, an lành


CẬU BÉ 8 TUỔI KẾT BẠN VỚI ĐÀN SÓC CHUỘT



Từ xưa đến nay, loài sóc chuột (marmot) vốn nổi tiếng sợ hãi và lẩn trốn con người. Khi bắt gặp bóng dáng của con người, chúng thường phát ra tiếng kêu líu ríu đầy sợ sệt, đồng thời ra dấu hiệu cảnh báo đồng loại tránh xa khỏi khu vực. Tuy nhiên, khi gặp Matteo Walch, một cậu bé 8 tuổi người Áo, những chú sóc chuột không hề e ngại, trái lại còn tỏ ra thân thiện và quấn quýt bên cậu bé.





http://ione.net/files/subject/2012/08/34405/tinh_ban_1.jpg



Cậu bé 8 tuổi Matteo có một tình bạn cực thân thiết với đàn sóc chuột




Tình bạn đầu tiên giữa Matteo và những chú sóc chuột bắt đầu từ khi cậu bé được gia đình đưa đến khu nông trại cách đây bốn năm. Kể từ đó, Matteo đã quay trở lại vùng Gloslocker trên dãy Alps mỗi năm một lần, và kéo dài trong hai tuần để chơi đùa với lũ sóc.


Cha của Matteo, bác Michaele, một giáo viên ở Innsbuck (Áo) cho biết: “Tình bạn của chúng đã kéo dài được hơn bốn năm. Thằng bé rất yêu lũ vật và chúng tỏ ra chẳng hề e sợ Matteo, bởi giữa thằng bé và chúng có một sự đồng cảm và thấu hiểu.”
“Thật tuyệt vời khi mình có thể quan sát và ghi chép tư liệu về loài sóc chuột thông qua những hành động thân thiện của chúng với Matteo, mà chẳng làm chúng sợ hãi...”


Những bức hình Matteo chơi đùa cùng lũ sóc chuột do chính tay cha Matteo chụp lại. “Những bức hình thân thiện giữa con người và động vật thu hút tôi hơn cả ngàn lần so với những hình ảnh chúng nhìn tôi sợ hãi trước khi chạy trốn. Do đó, tôi muốn chụp lại những tấm hình một cách tự nhiên, đẹp đẽ và ngộ nghĩnh nhất, để người khác có thể chiêm ngưỡng những khoảnh khắc kỳ diệu nhất của thế giới động vật”, bác Michaele chia sẻ.


Cùng ngắm những hình ảnh Matteo chơi đùa cùng đàn sóc chuột nhé!





http://ione.net/files/subject/2012/08/34405/tinh_ban_2.jpg



Matteo cực thân thiện với loài sóc chuột







http://ione.net/files/subject/2012/08/34405/tinh_ban_3.jpg



Khoảnh khắc rất cute giữa tình bạn kỳ lạ này







http://ione.net/files/subject/2012/08/34405/tinh_ban_4.jpg



Matteo thường được gia đình đưa đến vùng Gloslocker để thăm lại những người bạn đặc biệt này.








http://ione.net/files/subject/2012/08/34405/tinh_ban_5.jpg



Matteo luôn biết cách chơi đùa với lũ sóc, điều những người khác khó có thể làm được.








http://ione.net/files/subject/2012/08/34405/tinh_ban_6.jpg



Những khoảnh khắc thật đáng yêu !







http://ione.net/files/subject/2012/08/34405/tinh_ban_7.jpg



Matteo thường cho một đàn sóc gồm 3, 4 con ăn và chơi đùa. Có con còn nhảy vào lòng Matteo ngồi mà không hề sợ hãi.

thuykhanh
12-12-2012, 09:39 AM
Nhớ nhà


Tác giả : Nguyễn Sơ Đông JJR 58


Pourquoi le prononcer, ce nom de la patrie ?
Dans son brillant exil, mon cœur en a frémi
Il résonne de loin dans mon âme attendrie,
Comme les pas connus ou la voix d’un ami.


Tôi muốn đổi chữ "brillant" thành "douloureux" vì trốn chui, trốn nhủi, vượt biên còn thua con chó đói, thì có gì là "brillant" ? Sợ mang tội với Lamartine, thừa một "pied".

Tôi là thằng "lăn chai", lúc nhỏ suốt ngày ở ngoài đồng, lội hết mương nầy đến rạch kia. Tôi không phải đi chăn trâu, nhưng tôi cỡi trâu "nghề lắm".

Leo lên lưng trâu đâu có dễ. Tôi mới sáu, bảy tuổi, đứng vừa qua khỏi ngang nửa bụng trâu, mà trâu đâu có "mọp" xuống như voi cho mình leo lên.
Vậy mà thằng tui phóng lên ngang hông trâu cũng được, kẹp "đầu gối" (trâu) trước cũng xong, phăng lên bằng đầu gối sau cũng "phẻ " mà kéo đuôi cũng yên.
Trâu tốt hơn "người ta" : không khi nào "đá giò lái", không "đá ngược" bạn bè.

Nắng, mưa, tôi có coi ra gì đâu ? Mưa xối xả, mưa nặng hột,… tắm mưa càng vui. Tắm đến chừng da tái mét, run lập cập mới thôi. Một lát, khi có cả giờ nữa, nắng lên, khô queo, thì lội nữa.

Tụi chăn trâu "nhà nghề" chỉ tôi đủ thứ hết :

Làm sao "cột dàm" con nghé để nó khỏi ăn mạ. Người ta vác chổi chà mà đập mầy đó (không đạp trâu đâu, vì chổi chà có thắm thía gì nó). Nhìn ấu ở cửa hang là biết có cua ở trỏng hay không, cua lớn hay cua "nghé" (cua con, kẹp đau lắm).

Bắt cá bóng kèo thì phải dùng một chân chận cái ngách nó lại, câu cá trê phải sửa sọan mồi trước : đập mấy con óc bươu, để qua bữa sau có mùi hôi là cá trê nó đớp nhanh lắm, xúc cá ròng ròng thì coi chừng bị cá mẹ táp cẳng, vì bênh con (ròng ròng là cá lóc con, cỡ ½ ngón tay út, kho tộ mặn mặn cay cay … ngon hơn caviar nữa.

(Mà tôi có bao giờ ăn caviar đâu mà xạo vậy !).

Bọt trắng nhuyễn trên mặt "mương", nhưng bọt nào là ổ cá chìa vôi, chả làm gì được hết, bọt nào là ổ cá "xiêm", loại cá lia thia xanh mun, đá chết bỏ chớ nhứt định không chạy.

Lên Sài Gòn, "lội" gần hết "hang cùng ngỏ hẹp" của quận Tư (sau nầy là quận Năm, dành tên quận Tư cho bên Khánh Hội) , chui vào Đại Thế Giới coi hát "cọp", băng cầu chữ Y, qua giang sơn của ông Bảy (Bảy Viễn), đi chen lấn giựt cái "lưỡi" ông Tiêu cúng rằm tháng Bảy.


"Nắng SàiGòn, anh đi mà chợt mát

Bỡi vì em mặc áo lụa Hà Đông "

Tôi có biết lụa là gì đâu ? Thôi, tôi xin phép Nguyên Sa mà sửa lại :


" Nắng SàiGòn, tôi đi mà chẳng ngán
Bỡi vì da mốc thích "đui then" rồi.


Ra Chasseloup, đến mùa me chín, leo lên "rung" mạnh. Me rụng đầy đầu tụi ở dưới đất .
Thằng nào ở "trển" vậy ? Thằng Đông chớ ai vô đây.
Trước Bộ Y Tế có hai cây gừa, trái tròn, ngọt, cây chót vót, lại cũng thằng Đông leo (sau 75, tôi vẫn còn thấy hai cây nầy, già lão rồi, có ai để ý tới làm chi).

Vào lính, theo đơn vị hành quần, nhớ từng con suối nhỏ, từng gò mối, từng cây cầu khỉ, nhứt là những nơi "đụng" nặng.
Lính tử trận. Quan cũng đền nợ nước. Thứ hai, người vợ trẻ đưa chồng lên Đức Hòa. Thứ bảy đã chít khăn tang.

Nhưng tôi vẫn thương vẫn nhớ quận "nắng bụi mưa bùn"…nghèo xơ nghèo xác mà đầy ấp tình người. Hoàng hôn xuống, nghe ảnh ương, nhái bầu, nhái bén, cả bao nhiêu thứ côn trùng hòa tấu "symphonie pastorale" nghe mà rún rụng.

Giờ đây, lưu lạc xứ người, muốn nghe …có đâu mà nghe :

"Lòng quê đi một bước đường một đau…" (Kiều).

Tâm trạng nhớ nhà là vậy.

Tôi không dám "nghĩ" hoặc "đoán" tình cảm của ai khác. Riêng với tôi thì : tình đầu, tình đuôi, tình giữa …gì gì, thì với thời gian cũng sẽ khuây khoa, rồi phai, rồi tàn, và rồi thuộc về dĩ vãng , dù nó "apporte chaque jour, tout le bien tout le mal ".

Nhưng, nhớ nhà là hoàn toàn khác, lạ. Như một định luật tự nhiên, "tên" nào lội nhiều, lăn lóc với "đất nước" nhiều, …khi về già, nhớ nhà càng ray rứt, càng nhức nhối. Cái khổ là càng muốn quên, càng lại nhớ.

Có những đêm thức giấc, nhớ quá, không tài nào ngủ lại được. Nhớ ai, ai đâu mà nhớ, nhớ NHÀ !

Lúc ở Chasseloup, đọc sách tả Tour Eiffel, Montparnasse, les Invalides, Châteaux de la Loire….náo nức muốn xem lắm . Giờ xem qua rồi, thì "thôi".Nó không thắm vào xương, vào tủy, vào tim, vào óc như cái nhớ nhà.

" Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương ".
(Làng tôi – Chung Quân)


Chắc tại tôi là đứa " chả giống ai". Thôi đành chịu vậy.

Mấy trang viết nầy không đầu, không kết, ý tứ lung tung, "à bâtons rompus", "du coq-à-l’âne". Bà con có xem thì "xín xái"», từ bi hỷ xã dùm. Thiện tai, thiện tai!

Thôi thì cứ xem như "mémoires d’outre-tombe " của tôi vậy. Trước sau gì, cát bụi cũng sẽ về cát bụi.

Quando Satis Dixisti, Peristi
(Quand tu auras dit assez, tu seras mort)
Saint Augustin.



" Mai đây trong chuyến tàu vạn cổ
Nếu có người thương đến tiễn đưa
Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ
Chút tình hệ lụy núi sông xưa "
(Giang Hữu Tuyên)


Đúng, hệ lụy núi sông xưa.
"Objets inanimés, avez-vous donc une âme
Qui s’attache à notre âme et la force d’aimer"

Thôi đành
"Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng thử nhân sầu"
Thôi Hiệu


Vậy, tôi đã làm được gì ?

Gia đình : Trả hiếu ?

- Má tôi mất sớm quá, tôi có nhớ gì đâu, nhứt là mấy tháng cuối cùng, mỗi lần tôi muốn tới gần Má tôi, thì các dì, cô, cậu… (đều ở nhà tôi để săn sớc Má tôi) bảo : “Con ra ngoài chơi đi, để Má con ngủ”, ngủ yên…Yên Giấc Ngàn Thu.

- Tôi có làm được gì giúp Ba tôi đâu. Chưa xong y-khoa, niềm an ủi duy nhứt cũa tôi là : tôi đã cố hết sức nghe lời Ba tôi, dĩ nhiên, đôi lần chuyện nầy, chuyện nọ, chuyện “đâu đâu” làm Ba tôi không vui.

- Tôi rất mừng là đã cùng vợ tôi quyết định “sinh tử”: chết thì chết chung, không thể sống với Cộng sản được. Tụi nó không lương tâm, không tim, không óc, không cả tình người. Ít nhứt, dung thân ỡ xứ lạ, không ai ngăn cấm con tôi:

“Mầy là con sĩ quan ngụy, không được lên cấp ba”. Đó là nguyên văn của tên “giám hiệu” trường Petrus Ký
(tôi không muốn nhắc tên mới của trường) khi đứa con trưởng của tôi học xong lớp 9 (classe de troisième) không được lên lớp 10 (classe de seconde). Đuổi học.

Tổ Quốc ?

Xin cho tôi mượn hai câu thơ của một nhà văn “gốc lính”

“Cúi đầu tạ với quê hương
Tôi còn một nửa đọan đường chiến binh”


Tôi đã đội trên đầu sáu chữ: Danh Dự, Tổ Quốc, Trách Nhiệm. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách niệm của tôi với Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa mới kể là hết.

Je ne fléchirai pas ! Sans plainte dans la bouche,
Calme, le deuil au cœur, dédaignant le troupeau,
Je vous embrasserai dans mon exil farouche
Patrie, ô mon autel, liberté, mon drapeau.


(Victor Hugo, Ultima Verba)


Thay lời cuối, những dòng sau đây, tôi :

- kính dâng quý trưởng thượng, niên trưởng đã rời Việt Nam trước 30-04-1975
- gởi đến thế hệ trẻ, những người chưa "nếm mùi" Cộng sản.

Tôi dạy Vạn vật ở Petrus Ký từ 1963. Lúc bấy giờ, thi tú tài 1 và 2 còn vấn đáp. Chưa khi nào tôi hỏi lý lịch thí sinh trước khi cho điểm. Nói chung, trong suốt lịch trình thi, tất cả giáo sư cùng xử sự như thế.

Tết Mậu Thận, con đường tiếp liệu (y-dược, y-cụ…) của đơn vị tôi bị Cộng sản (đả chiếm Vinatexco, Vifon, và các hãng kệ cận) đóng chốt.
Tôi phải liên lạc với cố vấn đơn vị tôi, trình với cố vấn trưởng (cố vấn cho tư lệnh sư đoàn) cho phép tôi dùng trực thăng riêng của ông về căn cứ 73 tồn trữ y dược, nhứt là bông, băng, băng cá nhân, nước biển và trụ sinh.

Trớ trêu thay : người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển "nóng hổi" vừa được trực thăng mang về là một Việt cộng.

Trong hơn bốn năm trấn ở Đức Hòa, tôi đã gọi tản thương bằng trực thăng về Tổng Y Viện Cộng Hòa ít nhứt là mười việt cộng bị thương nặng. Không tản thương thì chắc chăn 100% chúng đi "chầu Bác" rồi.

Dù mưa, dù nắng, một giờ khuya, hai giờ sáng, …chưa lần nào phi hành đoàn hỏi tôi tản thương lính nào vậy ? Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hay Cộng sản ? Tất cả đơn vị quân y bên ta đều làm như thế.

Tôi muốn viết thật rõ, hét thật to, ý nghỉ thật trong sáng : tôn chỉ của dân miền Nam lúc bấy giờ, của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, của chánh phủ ta là tôn trọng con người, cách hành sự chứa đầy tình người.

Sau 1975, chế độ mới đã ra lệnh phá tan nát xã hội miền Nam, mà nền tảng là gia đình.

Bao nhiêu gia đình sĩ quan chế độ cũ, viên chức cũ, bị gây áp lực đến đổ vỡ. Bao nhiêu dân miền Nam bị lừa gạt,
rồi bị ép tử, bỏ cho chết, chết đói, chết vì bệnh tật,… ở những khu gọi là kinh tế mới.

Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc Việt Nam, có lần nào mà người dân ta, vốn rất gắn bó với quê cha đất tổ, với mồ mả ông bà, liều chết bỏ nước ra đi tìm tự do đông đến số triệu.

Tôi viết để Qúy Vị trưởng thượng và thế hệ trẻ hiểu được mức độ vô nhân đạo của chế độ mới.
Riêng cá nhân tôi, tôi không thù hằn chánh quyền mới vì:

- tôi đã hấp thụ nền giáo dục nhân bản miền Nam
- chánh quyền mới không xứng đáng để tôi thù hằn, vì Cộng sản đã mất hẳn tính và tình người.

Tôi rất cám ơn, thương mến, kính yêu "bà xã" tôi đã chịu bao nhiêu cay đắng, cực khổ tảo tần giữ vừng gia đình, lo cho bốn đứa con tôi. Hiện giờ, chúng là công dân đơn thuần (simples citoyens) của quốc gia tạm cư, không là "quan to, quan bé " gì hết.

Nhưng, người ta đã đối xử với chúng tôi rất ấm áp tình người.

N.S.Đ.

thuykhanh
03-28-2013, 10:06 AM
VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH

NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG





Ngày 30 tháng Tư 1975, Saigon sụp đổ. Những gia đình đang ở trong các cư xá sĩ quan, cư xá công chức bị đuổi ra khỏi nhà. Cùng chung số phận, gia đình chúng tôi bị đuổi khỏi mái nhà thân yêu trong cư xá, nơi chúng tôi có một thời nhỏ dại êm ả. Mẹ đưa chúng tôi về căn nhà riêng Ba Mẹ đã xây nên bằng công sức của Ba Mẹ, nhưng nhà này cũng bị tịch thu. Sau hai lần mất nhà, chúng tôi lớn lên như câu ca dao :


"Còn cha gót đỏ như son,
mất cha lăn lóc như lon sữa bò."

Ba chúng tôi còn sống, nhưng đang bị đầy ải trong trại cải tạo ở núi rừng âm u đầy chướng khí của miền Bắc. Những ngày u ám đó in hằn vào đầu óc của chúng tôi, khiến chúng tôi trưởng thành sớm hơn tuổi của mình, vì chỉ được xã hội cho nếm mùi cay đắng.

Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.

Cũng như rất nhiều người vợ lính khác, Mẹ đảm đang, xuôi ngược nuôi chúng tôi, nuôi Ba trong các trại tù cải tạo từ Bắc vào Nam. Tất cả những điều đó đẩy chúng tôi đến đường cùng, không còn lựa chọn nào khác hơn là phải đưa chính mạng sống của mình đánh cuộc với định mệnh, với đại dương.

Còn nhớ thời đó, người dân miền Nam Việt Nam vẫn truyền miệng một câu ngạn ngữ của thời đại "Một là con nuôi mẹ, hai là mẹ nuôi con, ba là con nuôi cá." Cứ thế một hai ba Mẹ lo cho con một mình vượt biển.

Khả năng vượt thoát chỉ là một phần ba. Ròng rã gần mười lăm năm dài, từ cuối năm 1975 đến đầu năm 1990, hàng trăm ngàn thuyền nhân (hay theo như cách gọi của UNHCR United Nations High Commissions for Refugees, Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc là "Boat People") đã đến được bờ bến tự do. Cùng lúc, hàng trăm ngàn thuyền nhân khác gởi thân vào lòng đại dương.

Chưa qua khỏi tuổi thơ, nước mất, nhà tan, chúng tôi, không có thời mới lớn, tự động bước vào tuổi trưởng thành trước những khó khăn của Mẹ, vượt quá nỗi khổ của bà Tú Xương ở thế kỷ mười chín, vừa nuôi chồng trong tù cải tạo, vừa nuôi một bầy con dại còn ở Tiểu học hoặc ở những năm đầu Trung học. Từng đứa một, khi có điều kiện, Mẹ gởi chúng tôi ra đi.

Đến phiên tôi, Mẹ chỉ đưa được tôi ra bến xe liên tỉnh để đi Vũng Tàu. Cả hai mẹ con đều đội nón lá rộng vành để che những giọt nước mắt lã chã rơi không ngừng. Mẹ khóc nhiều hơn những lần đưa các anh em trai của tôi ra đi, vì tôi là con gái duy nhất trong nhà, thân gái dậm trường. Ngồi trên xe đò từ Saigon về Vũng Tàu, trong một góc xe đò, tôi úp nón lên mặt, để che đôi mắt sưng đỏ vì khóc của mình.


Gần một tuần lênh đênh trên đại dương, chỉ có trời và nước, xanh thẫm ban ngày, đen kịt ban đêm, không có cả một cánh chim, tôi nhớ Ba, nhớ Mẹ quay quắt, nhưng vẫn hài lòng với chọn lựa của mình. Hai ngày đầu, như mọi người trong lòng thuyền, tôi bị say sóng, nôn ra cả mật xanh, mật vàng. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu thế nào là "mửa mật". Vậy mà chỉ hai ngày sau, quen dần với cảm giác bập bềnh của con thuyền nhỏ trước lực đẩy của nước ở đại dương, tôi tỉnh táo lại hoàn toàn với đầy đủ sinh lực của "tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu" mặc dù đã hai ngày không ăn uống.

Khi thuyền ra hải phận quốc tế, chúng tôi được lên khoang thuyền hít thở không khí trong lành đầy vị mặn của đại dương, hình như có thoang thoảng mùi vị của tự do.

May mắn hơn những người tỵ nạn khác, chúng tôi đi bình yên, không gặp một thuyền nào khác. Trời êm biển lặng vào tháng sáu đầu mùa hè đưa chúng tôi đến thẳng đất liền của Mã Lai sau năm ngày sáu đêm lênh đênh trên biến.
Lên tới đất liền, cùng với chú lái tàu, tôi phải vận dụng vốn liếng tiếng Anh hạn chế đã tích lũy trong những tháng năm chuẩn bị vượt biên để giải thích cho nhân viên Cảnh sát Mã Lai biết chúng tôi là ai, tại sao chúng tôi đặt chân đến đây. Đó chỉ là lần đầu, một khởi đầu kéo dài mãi cho đến bây giờ, phải giải thích tương tự cho rất nhiều người khác nhau thuộc nhiều chủng tộc hiểu tại sao chúng tôi phải bỏ quê hương ra đi để sống đời lưu vong.

Những giờ phút đầu tiên trên đất liền, chúng tôi lại bị "say đất". Quen với trạng thái bồng bềnh, trôi nổi trên mặt nước; khi trở lại mặt đất bằng phẳng, mỗi lần đặt bước chân xuống, tôi có cảm giác mặt đất chao đảo như còn trên mặt sóng nhấp nhô.

Sau hai ngày bận rộn với đủ thứ giấy tờ khai báo với cảnh sát địa phương Mã Lai, chúng tôi được đưa ra trại Pulau Bidong, trại tỵ nạn chính thức của Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp quốc đặt trên lãnh thổ Malaysia để thành một người tỵ nạn chính thức có số căn cước thuyền nhân, chờ được phỏng vấn định cư ở một nước thứ ba. Lần này, hành trình từ đất liền ra đảo Pulau Bidong vững chắc hơn trên một thuyền khá lớn của UNHCR, có tên là "Blue Dart", khoảng cách lại ngắn, nên chúng tôi không bị say sóng.


Trại tỵ nạn Pulau Bidong đã dược xây dựng tương đối đầy đủ khi chúng tôi đến đảo vào giữa thập niên 80, có đủ trường Tiểu học, Trung học cho trẻ em, trường huấn nghệ (Vocational School) cho người lớn, có thư viện, có cả Chùa, Nhà thờ trên "đồi tôn giáo", có Bệnh viện với cái tên khá ngộ nghĩnh và dễ nhớ là "Sick Bay". Chúng tôi được đón tiếp với những thùng mì ăn liền vĩ đại hãy còn bốc khói, giống hệt như những thùng mì Liên Hiệp Quốc phân phàt cho nạn nhân của thiên tai Tsunami ở South Asia cuối năm 2004.

Lần đầu tiên ăn đồ cứu trợ, sống bằng lòng nhân đạo của người khác, một thân một mình ở trại tỵ nạn của một đất nước khác, nước mắt tôi lăn dài, nghĩ đến Ba vẫn đang mỏi mòn trong ngục tù cải tạo ở núi rừng âm u đầy chướng khí của miền Bắc vẫn thiếu ăn, thiếu mặc; nghĩ đến Mẹ đang vò võ một mình ở nhà, chắc là vẫn đang cầu nguyện cho bầy con đã tứ tán mỗi đứa một quốc gia, một phương trời khác nhau, ở tuổi chưa đến hai mươi.

Tưởng là mình đã rất can đảm khi dám chấp nhận cảnh "thân gái dặm trường", không ngờ, ở trại tỵ nạn Pulau Bidong, đến khu vực Cô nhi (Minor Refugees Residential Section), dành cho các em dưới mười sáu tuổi đến trại tỵ nạn một mình, tôi thấy em nhỏ nhất chỉ mới sáu tuổi.

Ở đó, có Hanh, chỉ mới mười một tuổi, thông minh, đầy cương nghị, có Bố đang bị "học tập cải tạo" -như Ba tôi- được Mẹ gởi đi vượt biển một mình trên một thuyền bị hải tặc, mọi người đói lả gần ba ngày trước khi đến được trại tỵ nạn. Ở trại tỵ nạn, cậu bé tuy mới mười một tuổi nhưng có sự khôn ngoan và nét chửng chạc cúa một người ngoài hai mươi học hành chăm chỉ, hết học Anh Văn lại quay qua học Toán, quanh quẩn cả ngày ở trường Trung học trên đảo Pulau Bidong.

Ở đó, có Huyên, một em gái mới mười ba tuổi, cả gia đình mất tích trên biển khi thuyền bị lật. Như một phép màu, Huyên bám được một thùng plastic rỗng, trôi nổi bồng bềnh giữa đại dương gần nửa ngày, trước khi được một tàu tỵ nạn khác đi ngang vớt lên. Người ta đã thấy cô bé Việt Nam nhỏ bé mắt nhắm nghiền, gần như hôn mê bất tĩnh. thân xác mỏng manh như chiếc lá khô, hai tay vẫn còn bám chặt cái thùng nhựa rỗng bồng bềnh trên đại dương.

Ở đó, có Việt, rất thâm trầm, dù mới mười lăm tuổi, nhà cửa bị tịch thu, Ba bị giam ở khám Chí Hòa vì "tội nhà giàu", Mẹ gởi em ra đi với nhà hàng xóm để thoát khỏi tương lai đen tối của giai cấp "tư sản mại bản".

Còn biết bao các em khác nữa. Mười một tháng sau đó ở Pulau Bidong, với vốn liếng Anh ngữ từ những năm ở trường Trung học, và những sách vở của thư viện trên đảo, tôi đã có cơ hội giúp cho UNHCR và cả các phái đoàn Mỹ, Canada, Úc trong việc thông dịch mỗi khi họ đến phỏng vấn thuyền nhân.


Mãi đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm giác xót xa khi nhớ lại những lần thông dịch cho những người đàn bà, con gái Việt Nam bị làm nhục bởi hải tặc trên đường vượt biển, em nhỏ nhất chỉ mới mười hai tuổi. Hồi đó, Cao ủy trưởng Alan ở Pulau Bidong chỉ định tôi chuyên làm công việc thông dịch đàn bà con gái trong các cuộc phỏng vấn các thuyền vượt biển bị hải tặc.

Đó là một công việc rất tế nhị và đầy xót xa. Đến một độ nào đó, nỗi đau vượt quá sức chịu đựng, người ta mất cảm giác. Nhiều người nữ thuyền nhân, mặt còn đầy nỗi kinh hoàng nhưng kể lại từng chi tiết ô nhục mà chính mình phải gánh chịu với giọng đều đều, thản nhiên, lạnh lùng như nói chuyện trời mưa, trời nắng, trong khi chính tôi và cô May, Cao ủy của UNHCR đã giọt ngắn giọt dài. Mỗi lần dịch hay viết xong một hồ sơ tàu tỵ nạn bị cướp, tay áo tôi ướt đẫm vì nước mắt. Tôi vẫn tự hỏi thủ phạm trực tiếp cho nỗi đau này là hải tặc Thái Lan, thủ phạm gián tiếp thực sự là ai?


Đó là khoảng thời gian rất bận rộn với công việc thông dịch ban ngày giúp cho nhân viên Cao ủy Tỵ nạn. Ban đêm, tôi còn dạy thiện nguyện cho các em, chỉ nhỏ hơn tôi vài tuổi, ở trường Trung học trên trại Tỵ nạn. Trường chỉ dạy hai môn Anh văn và Toán. Sách học là những quyển sách đơn giản tương dương trình độ của bộ "English for Today" quyển I đến quyển III.
Trước ngày ra đi, tôi chỉ mới học xong quyển IV ở Việt Nam, nhưng nhờ làm việc, tiếp xúc nhiều với các nhân viên UNHCR, và bằng lòng thương yêu các em chân thành như em ruột của chính mình, tôi mang hết kiến thức và hiểu biết của mình truyền lại cho các em, mặc dù tôi chưa hề được qua một trường lớp nào về Sư phạm.

Chúng tôi, những người dạy thiện nguyện ở trường Trung hoc. vẫn đùa với nhau là mình đã theo một "trường phái sư phạm mới", lối dạy "mèo nhỏ tha chuột lớn"

Có lần, giải nghiã cho các em một từ mới, "dignity" -có nghĩa là phẩm giá- tôi không biết làm thế nào để giảng cho các em hiểu, đành viết lên bằng câu thí dụ "We lost everything, but never lose our dignity". Viết đến đó, tự dưng nước mắt tôi lăn dài, các em ở tuổi mười bốn, mười lăm lúc đó cũng khóc theo. Những giọt nước mắt đó vẫn còn đọng trong tâm khảm tôi cho đến bây giờ, cùng có niềm tin ở một thế hệ trẻ lưu vong có đầy đủ đầu óc và trái tim .

Chắc chắn, các em học sinh lúc đó, trên bước đường tha hương sau này, sẽ nhớ và hiểu nghiã chữ "dignity" hơn ai hết, và các em sẽ sống xứng đáng với lòng kỳ vọng của thân sinh các em, khi Ba Mẹ các em đã phải đứt ruột gởi con ra biển một mình.

Mỗi tuần hai lần, tàu "Blue Dart" của UNHCR cho nước ngọt, mì gói, gạo và thực phẩm tươi gồm gà và rau cải, đôi khi còn có dưa hấu hay thơm vào cho thuyền nhân.
Hầu hết chúng tôi đến trại tỵ nạn chỉ với một bộ quần áo dính trên người. Chúng tôi được phát áo quần từ một kho áo quần "second hand", tương tự như áo quần cũ bán trong Goods Will ở Mỹ. Áo quần thường rộng thùng thình, quá khổ, nhưng chúng tôi tự sửa lại đúng với kích thước của mình.
Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp quốc đã rất là chu toàn trong việc bảo vệ và chăm lo cho những người tỵ nạn chính trị.


Đến lúc được chuyển qua trại chuyển tiếp Bataan ở Philippines để được hướng dẫn về đời sống văn minh của Mỹ trước khi chính thức đến Mỹ như một người tỵ nạn, chúng tôi được huấn luyện chương trình buổi sáng, buổi chiều làm "Teacher Aid" cho các giảng viên người Phi. Ở đó, đời sống đầy đủ hơn, và lạc quan hơn vì chúng tôi biết chắc chắn ngày mình được định cư ở Mỹ.

Và cũng ở đó, tôi có thì giờ tự học nhiều hơn cho chính mình, chuẩn bị một thời kỳ gian nan khác, một khởi đầu từ con số không ở quê hương thứ hai. Một vài lần được về chơi ở Manila (thủ đô của Philippines), những chuyến du lịch đặc biệt bằng xe bus dành riêng cho các "Teacher Aid", chúng tôi vẫn ngậm ngùi thương cho sự lạc hậu của đất nước mình ngay cả khi so sánh với các nước Á châu khác như Philippines.

"Nỗi buồn nhược tiểu" đó càng tăng cao khi trên đường bay qua Mỹ, tôi được dừng chân hai ngày ở Tokyo-Nhật, thủ đô của nước Á châu giàu mạnh nhất sau khi nếm bài học xương máu với hai cột khói trắng hình nấm khổng lồ ở Hiroshima và Nagasaki cuối thế chiến thứ hai. Tokyo văn minh sáng rực ánh đèn ban đêm tương phản với Saigon lạc hậu tranh tối, tranh sáng, Nước mắt tôi lại chảy xuống cho sự thụt lùi của quê hương đã bị bỏ lại sau lưng.


Tôi đến Mỹ một tuần trước lễ Giáng sinh, cùng một thuyền nhân Việt Nam khác, hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng được giao từ UNHCR, giúp đoàn người tỵ nạn gồm 85 người kể cả một vài người Lào và Cambodia cũng trốn chạy khỏi quê hương như chúng tôi.
Giữa những hành khách Mỹ tự tin, cao to, với nhiều hành lý cồng kềnh về nước đoàn tụ với gia đình nhân dịp Giáng sinh và Tết dương lịch, rất dễ nhận ra những người tỵ nạn nhỏ bé, mảnh mai mắt mở to vui mừng lẫn ngơ ngác, chỉ có hai bàn tay trắng với những túi xách của UNHCR và IOM (International Organization for Migration) chỉ có giấy tờ nhập cư vào Mỹ và giấy tờ tùy thân.

Được chuẩn bị đầy đủ với gần 6 tháng học về "American Culture Orientation" ở trại chuyển tiếp Bataan, Philippines, với trình độ Anh văn tương đối sau một năm tiếp xúc và làm thông dịch viên cho nhân viên Cao ủy Tỵ nạn LHQ, tôi không đến nỗi bị lâm vào cảnh"mán về thành", nhưng thật sự đời sống ở Mỹ khác xa với đời sống ở quê nhà như mặt trời với mặt trăng, như ngày với đêm.


Hình ảnh của Ba với mái tóc bạc trắng ở tuổi năm mươi trong lao tù cải tạo, hình ảnh Mẹ với đôi mắt buồn trong những ngày chuẩn bị gởi chúng tôi ra đi là nguồn nghị lực không bao giờ cạn, tiếp sức cho chúng tôi trong thời gian chân ướt chân ráo ở quê hương thứ hai.

Từ nhiều trại tỵ nạn ở nhiều nước khác nhau: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, anh chị em chúng tôi đến Mỹ trong nhiều thời gian khác nhau, được trùng phùng, như trăm sông đổ về biển, và mang sức sống của tuổi hai mươi lao vào đất nước của tự do và cơ hội.

Một người bạn cũ của Ba, qua Mỹ từ năm 1975, đang làm ở tổ chức thiện nguyện USCC, giúp tôi có được trợ cấp một lần là 650 dollars dành cho người tỵ nạn mới đến , bác viết cho tôi một reference letter và từ đó "I' m on my own way". Bác cũng giới thiệu cho tôi đến tìm việc làm ở một vài nơi.

Trời thương, "thánh nhân đãi kẻ khù khờ", tôi được nhận vào làm full time ở một công ty lớn chỉ hai tuần sau ngày đến Mỹ.

Lúc đó là đầu tháng giêng, giữa mùa Đông ở Mỹ, trời lạnh buốt, buổi sáng tôi thức dậy từ sáu giờ ba mươi, trời còn tối, ra đứng chỗ xe bus ở đầu đường, trời lạnh cóng, dưới 40 độ Fahrenheit, tôi phải mặc ba bốn lớp áo, nhưng áo quần cũ chị em chúng tôi đã mua từ Goods Will để vừa với túi tiền của mấy chị em lưu lạc quê người, chỉ có hai bàn tay trắng, với lòng tin của Ba Mẹ đặt ở mỗi chúng tôi.

Một tuần sau, chịu không nổi cái lạnh gần đông đá, từ 32 đến 39 độ Fahrenheit của mùa đông thứ nhất ở Mỹ, tôi dùng cái paycheck đầu tiên của mình thuê người dạy lái xe và dốc hết tiền trợ cấp một lần cho người mới đến mua một cái Toyota Celica đã mười bốn tuổi, để đi học và đi làm.


Đời sống lúc đó, còn nhỏ, là một hình tam giác với ba đỉnh là nhà, trường học và sở làm không hề có giải trí, không có cả thời gian để buồn và nhớ nhà.

Đến Mỹ muộn màng, sau gần mười năm miền Nam sụp đổ, biết thân phận mình là "trâu chậm", chúng tôi lao đầu vào học, không dám để phí thêm một giờ phút nào. Mùa hè, học phí cao hơn, tôi chỉ ghi danh theo học một lớp, và làm part time cho một trạm bán xăng ở gần nhà. Nghĩa là lúc đó, tôi đi làm full time, đi học full time quanh năm.

Nhiều lúc quá mệt mỏi, tôi lại tự nâng đỡ tinh thần mình bằng câu nói cửa miệng của người Mỹ "No pain, no gain", và nhớ đến kỳ vọng của Ba Mẹ đã đặt ra cho chúng tôi.


Buồn nhất là những lần bất chợt nghe được những câu hát rất đúng với tâm trạng của mình "Ai trở về xứ Việt nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù .....", nghĩ đến Ba, nước mắt tôi vẫn lăn dài, và tự bảo lòng mình phải cố gắng học giỏi hơn để Ba Mẹ vui hơn, đủ nghị lực sống trong đời sống bị khủng bố tinh thần thường xuyên ở quê nhà.

Có lần được phát biểu cảm tưởng với thời gian ba phút trong một lần nhận học bổng, tưởng là sẽ cảm ơn đủ tất cả mọi người và hứa với "scholarship foundation" sẽ cố gắng nhiều hơn, nhưng tôi chỉ nói được gần hai phút:

- Xin cảm ơn tất cả thầy cô đã có công dạy dỗ tôi, xin cảm ơn Hội đồng trao tặng học bổng cho tôi. Xin tri ân đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang và cung cấp một đời sống tự do, no đủ cho tất cả những người tỵ nan, lưu vong.
Vinh dự hôm nay xin được dành riêng cho tất cả những người đã nằm xuống cho chúng tôi có được ngày hôm nay, và xin đặc biệt danh riêng cho Ba tôi, người vẫn con đang bị đày ải trong lao tù Cộng sản vì đã ở trong một quân đội bảo vệ tự do, xin được dành riêng cho Mẹ tôi, người đã rất chu toàn trong việc nuôi dậy con cái một mình.

Một phút còn lại, tôi không nói được vì cử tọa trước mặt đã mờ đi sau màn nước mắt, mùi vị đắng cay sau năm 75 ở quê nhà vẫn kéo về với đầy nỗi xót xa, ngay cả trong giờ phút ngọt ngào nhất. Một thầy giáo người Mỹ gốc Ba Lan đã tỵ nạn Cộng sản từ cuối thập niên 60, dạy tôi từ năm đầu Đại học, hiểu rất rõ tâm trạng của một người tỵ nạn, đã lên diễn đàn giúp tôi hoàn tất lời phát biểu. Lần đó, tôi được đặc cách đề cử trực tiếp cho học bổng niên khoá kế tiếp, mà không phải qua những thủ tục bình thường.

Món tiền tuy không lớn, cũng đủ để trang trải chi phí sách vở, học phí, ăn ở cho một năm học, là một yểm trợ vật chất lớn lao cho tôi trong ba năm đầu chân ướt chân ráo ở quê người.


Có những điều hằn sâu trong ký ức, lúc nào cũng tưởng như mới vừa xẩy ra, như chuyện say sóng đến độ "mửa mật" của những ngày lênh đênh trên đại dương vẫn ám ảnh tôi không nguôi. Cho nên, có lần được chọn là "Employee of the year" được tặng vé cho một chuyến đi cruise trên biển một tuần cho hai người, nhớ lại cảm giác đắng nghét ở miệng, cảm giác mất thăng bằng của những ngày mới đặt chân lên đất liền, tôi đã nhường lại phần thưởng đó cho "the runner up" trước con mắt ngạc nhiên của mọi người làm cùng chỗ.


Đó không phải là điều duy nhất người bản xứ không hiểu những người tỵ nạn, những người Mỹ gốc Việt lưu vong. Họ cũng không hiểu tại sao rất nhiều người Việt Nam nhỏ bé ốm yếu vẫn đội mưa đội gió hàng giờ giương cao những tấm biểu ngữ "Human Right for VietNam", "Freedom for VietNam" ở một góc đường nào đó trong đời sống lạnh lùng, đầy tất bật của đất nước Hoa kỳ.


Sau khi đã ổn định, -đã có một "career" đàng hoàng thay cho cái "job" để kiếm sống - có thời tôi đi dạy thiện nguyện cho một trường Việt ngữ ở điạ phương, học sinh là các em teenagers. Dù cùng tuổi nhưng học trò của tôi bây giờ vô tư, ngây thơ, khác xa các em trong trại tỵ nạn chững chạc, trưởng thành trước tuổi.

Ở trường Việt ngữ, ngoài bài giảng từ sách của trường, thì giờ còn dư, chúng tôi giảng trích đoạn từ tác phẩm "Mùa hè đỏ lửa" của nhà văn Phan Nhật Nam, từ bài thơ bất khuất "Nếu ai hỏi" của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện để các em hiểu rõ hơn giá trị của tự do, và biết yêu thương cha mẹ hơn, biết ơn cha mẹ các em đã hy sinh rất nhiều để các em có được ngày hôm nay.

Đời sống ở Mỹ vốn tất bật, nhưng một phút bình lặng nào đó của tâm hồn, dù đang bị kẹt xe trên một xa lộ xe cộ tất tả ngược xuôi hay đang ở trong một cuộc họp ở sở, đầu óc tôi vẫn lang thang về với quê nhà, và buồn thay, bao giờ cũng vậy, mùi vị đắng nghét như đang bị "mửa mật", mùi vị chua cay của một thời vẫn hiện về, rõ ràng, mồn một như chuyện hôm qua.

Và có một lần "chuyện hôm qua" càng rõ nét hơn. Đến thăm Massachusetts Institute of Technology (MIT) nổi tiếng về chuyên ngành Toán và Kỹ thuật, đang ngồi chờ người bạn ở cafeteria của trường, bỗng một sinh viên người Á châu đi qua, đi lại trước mặt tôi nhiều lần. Sau cùng, anh ta dừng lại, lịch sự hỏi bằng tiếng Mỹ:


- Xin lỗi, chị có phải là cô Thuyên ở trường Trung học Pulau Bidong năm 1988 không?
Tôi trả lời bằng tiếng Việt:
- Đúng rồi, em có thể nhắc cho tôi nhớ em là ai không?
Người thanh niên vui mừng, rồi bằng một thứ tiếng Việt rõ ràng và lễ độ, anh ta trả lời:
- Em là Hanh đây chị, em học cùng lớp với Huyên và Việt ở Pulau Bidong. Chị nhớ em không?


Hanh vẫn nhận ra tôi sau mười lăm năm không gặp, nhưng tôi thì không thể nhìn ra được anh thanh niên cao lớn chững chạc trước mặt mình là cậu bé đen nhẻm, chững chạc, chăm học ở trại tỵ nạn năm xưa
Hanh lúc đó đang ở năm cuối của chương trình Tiến sĩ Toán, như ước mong ngày nào em đã trình bày trong một giờ thực tập nói tiếng Anh ở lớp học nhỏ xíu, mái lợp tôn thô sơ giữa đảo Pulau Bidong.


Hanh kể cho tôi nghe về chuyện em đến Mỹ một mình ở tuổi mười hai, cùng với một nhóm người Việt Nam tỵ nạn đặt chân đến Mỷ ở phi trường San Francisco, Hanh đổi máy bay về Massachusetts. Đi một mình, dưới mười lăm tuổi, nên Hanh được một cô Stewardess đích thân dắt lên máy bay trước.


Ra đón cậu bé tỵ nạn Việt Nam ở phi trường Logan Boston- là đại diện của một tổ chức thiện nguyện và cha mẹ nuôi của Hanh. Đó là một gia đình ngươi Mỹ gốc Tiệp Khắc, qua Mỹ tỵ nạn từ thập niên 60s. Dù chưa bao giờ có ý định xin con nuôi, nhưng thấy Hanh là một cậu bé mới mười một tuổi vượt biển một mình, không có thân nhân, nên họ muốn đưa Hanh về nuôi.


Cả hai ông bà đều dạy Trung học. Ông dạy Toán, bà dạy Home Economics (tương tự như môn Nữ công gia chánh ở Việt Nam). Người con duy nhất đi học xa, ông bà vẫn làm việc thiện nguyện ở một Nhà thờ Tin lành vào cuối tuần. Khi thấy tên Hanh, một em nhỏ tỵ nạn Việt Nam mới mười một tuổi, không có thân nhân ở Mỹ, được nhà thờ tìm người bảo trợ, họ xin nhận Hanh làm con nuôi.


Vẻ chín chắn cùng sự khôn ngoan trước tuổi của Hanh đã chinh phục được lòng thương yêu của bố mẹ nuôi người Mỹ từ lúc đầu. Vì cả hai ông bà đều là nhà giáo, Hanh lại có căn bản về cả tiếng Anh lẫn học lực, lại chăm chỉ học hành nền em được vào thẳng lớp bảy như các học sinh bản xứ mà không gặp trở ngại nào.


Lên Trung học, Hanh tốt nghiệp thủ khoa Trung học. Với sự hướng dẫn quý báu của cha mẹ nuôi, với thành tích học tập xuất sắc trong bốn nâm Trung học, cậu bé Hanh tỵ nạn năm xưa nhận được học bỗng toàn phần của MIT, trong niềm hãnh diện của cha mẹ nuôi ở Mỹ lẫn cha mẹ ruột ở Việt Nam.


Giữa thập niên 90s của thế kỷ hai mươi, ba mẹ sinh thành cùng hai em của Hanh được qua Mỹ theo chương trình nhân đạo HO. Vậy là Hanh có đến hai ông bố, hai bà mẹ, và hai gia đình cùng ở tiểu bang Massachusetts, trong hai thành phố kế cận nhau.


Không muốn làm mất lòng gia đình nào, và để được tập trung học tập, Hanh vào nội trú trong MIT. Mổi thứ bảy về với cha mẹ ruột, ăn món ăn Việt Nam do mẹ nấu, nghe ba kể về những đọa đày ông phải gánh chịu trong các trại "cải tạo". Và mỗi chủ nhật, về lại căn phòng thân thuộc mà cha mẹ nuôi đã dành cho Hanh từ ngày cậu bé Việt Nam, da còn đậm màu nắng gió của trại tỵ nạn, chân ướt, chân ráo đến Mỹ.


Căn phòng dù không còn được dùng thường xuyên, nhưng trong closet vẫn còn treo hai bộ áo quần kỷ niệm của Hanh, một bộ Hanh mặc khi mới đến Mỹ được người bảo trợ ra đón, và bộ kia là bộ áo quần đầu tiên Hanh được bố mẹ nuôi mua cho. Ở một góc bàn học, vẫn còn cái lọ thủy tinh có cắm hai lá cờ nhỏ, một sọc trắng đỏ với năm mươi ngôi sao của Mỹ, một màu vàng với ba sọc đỏ của Việt Nam. Trên tường vẫn còn hình Hanh năm mười tám tuổi, chững chạc trong áo mũ và dây choàng thủ khoa (valedictorian) ngày tốt nghiệp Trung học.


Một chi tiết rất cảm động trong câu chuyện của cậu bé tỵ nạn ở Pulau Bidong năm xưa là hồi mới đến Mỹ mỗi lần được cho kẹo chocolate, Hanh chỉ ăn một phần nhỏ và để dành hầu hết kẹo để gởi về Việt Nam cho hai em và cho các bạn. Điều "bí mật" đó bị phát hiện khi hai ông bà Mỹ thấy cậu con nuôi ăn uống rất chừng mực từ tốn nhưng luôn luôn xin được mua thêm chocolate. Kẹo "để dành" thường được Hanh gói cẩn thận trong những túi nylon dán kín để trong một góc tủ áo quần.


Halloween đầu tiên ở Mỹ, đi học về, làm xong bài vở, trời vừa sụp tối, Hanh xin phép ba mẹ nuôi cho đi xin kẹo. Cậu bé miệt mài đi bộ một mình trong thời tiết se lạnh đầu mùa thu ở miền Đông Bắc trên bốn năm con đường, gõ cửa từng nhà xin kẹo. Kêt quả rất khả quan, sáng hôm sau Hanh gởi được một thủng kẹo mười hai lbs (khoảng 5kg) về Việt Nam mà cước phí còn cao hơn cả tiền mua kẹo.


Có nguồn gốc là người Tiệp Khắc, một thời đã phải sống dưới chế độ Cộng sản, bố mẹ nuôi của Hanh hiểu ngay mọi chuyện. Và ông bà càng quý Hanh, cậu bé Việt Nam tuổi còn nhỏ nhưng tấm lòng đã rất lớn.


Đến phiên tôi, tôi cũng kể cho Hanh nghe giòng đời đã đẩy đưa tôi từ trại tỵ nạn năm xưa đến California như thế nào. Có nằm mơ, tôi cũng không tưởng tượng nổi mình gặp lại được cậu học trò đen nhẻm vì vị mặn của gió biển ở Mã Lai, có đôi mắt sáng nhưng lúc nào cũng buồn ở trường Trung học trên đảo Bidong ngày nào.


Ước gì tôi cũng gặp được Huyên và Việt, cũng như đã hội ngộ rất bất ngờ với Hanh ở một góc trường MIT ở miền Đông Bắc nước Mỹ. Nhưng dù chưa hay không có dịp tái ngộ với Huyên và Việt, tôi vẫn tin hai em đã rất thành công như Hanh, chứng minh mình có thể làm được nhiều điều, chẳng hạn như chuyện học hành, mà có một thời ở trong nước, sau tháng 4/75, chình quyền không cho phép mình làm.


Tất cả chúng tôi đều giống nhau ở chỗ phải xa nhà, bỏ đất nước ra đi một mình, dù lúc nào trong tâm tưởng của chúng tôi cũng có một vị trí trang trọng cho quê hương chôn nhau cắt rốn đã phải bỏ lại sau lưng. Chúng tôi đã phải mang cả sinh mạng của mình ra đánh cuộc với định mệnh, với đại dương; một cái giá không một khoán tiền nào, dù lớn đến đâu có thể mua được. Những được mất với cuộc đời hãy còn ở trước mặt, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ cố gắng không ngừng để xứng đáng với cái giá mình phải đánh đổi.


Chia tay Hanh hôm đó, tôi mang theo câu nói của Hanh với khuôn mặt rất nghiêm trang, già trước tuổi, và vẫn với đôi mắt buồn xa vắng như lần đầu tiên tôi gặp em ở trường Trung học trên đảo tỵ nạn:

- Điều em vui nhất là đã đền đáp được phần nào ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ ruột và ân tình cưu mang của bố mẹ nuôi. Em vẫn cố gắng hết mình, cố gắng đến hết cuộc đời để luôn làm cho cả Ba Mẹ lẫn Mommy, Daddy của em vui. Điều duy nhất không chắc em có làm được hay không, là "gánh sơn hà" mà đôi lúc Ba em và các bác, các chú cùng thời vẫn nửa đùa nửa thật là đã trao lại cho thế hệ của mình.

Hanh dừng một chút rồi hỏi một câu mà đến bây giờ tôi vẫn chưa biết cách trả lời:

- Gánh sơn hà nặng lắm một mình em hay cả hai chị em mình không thể nào gánh nổi! Chị ơi, làm thế nào để cả thế hệ của mình đủ sức gánh nổi sơn hà hả chị?

Câu hỏi đó cứ quanh quẩn trong tôi và chắc là phải còn lâu, lâu lắm, tôi mới biết được câu trả lời chính xác.

Nhưng tôi tin là chỉ cần một phần mười của một thế hệ Việt Nam (cả ở hải ngọai lẫn trong nước) biết đoàn kết, có nhiệt tâm gánh vác non sông với chí khí của Trần Quốc Toản, với lòng yêu nước của Nguyễn Thái Học và với đầu óc của Lê Quý Đôn thì gánh sơn hà sẽ nhẹ nhàng như cái cặp đi học rất thân thuộc của một thời đèn sách.

ngocdam66
03-28-2013, 11:58 AM
http://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f1158404%5fAE9K2kIAAVW 7UVSO6g4%2bR28Dhdk&pid=1.2.2&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo

Lê Thiệp




LÊ THIỆP, CON NGƯỜI VÀ NHÀ BÁO



Phạm Trần



“Điều đầu tiên xin được khai báo là tôi vừa được chẩn trị và bác sĩ sau nhiều lần thử nghiệm đã xác nhận tôi bị ung thư gan tới thời kỳ cuối. Bệnh tật, một trong tứ khổ Sinh, Lão, Bệnh, Tử là điều trong chúng ta không ai thoát khỏi.”

Một người mắc chứng bệnh chết người mà còn can đảm nói với đám đông như thế không phải ai cũng muốn làm hay ai cũng làm được.

Nhưng Lê Thiệp, 69 tuổi, một Nhà báo và một Nhà văn đã làm như thế vào tối ngày Chúa Nhật, 24 tháng 3 năm 2013 tại buổi sinh họat giới thiệu những Tác phẩm mới của Nhà xuất bản Tủ sách Tiếng Quê Hương (TSTQH) do Nhà văn Uyên Thao điều hành.

Ngót 200 người yêu chuộng văn chương chữ nghĩa vùng Hoa Thịnh Đốn và 2 khách phương xa, Nhà văn Trần Phong Vũ (California), người có Sách ra mắt (Tuyển tập Trần Phong Vũ), và Ký gỉa Truyền thanh Nguyễn Thiên Ân (Oaklahoma) đã chăm chú nghe Lê Thiệp nói tiếp : “Điều thứ nhì ai cũng biết là người thành lập và điều hành nuôi sống TSTQH cũng là một Cancer Survivor. Ông Uyên Thao bị bệnh và đã kiên cường chiến đấu để tồn tại đến ngày hôm nay. Tôi có lần đùa với ông rằng: “Cả đời tranh đấu, cả đời viết lách, nhưng nay anh mới được bà con biết đến và nổi danh như cồn nhờ uống lá đu đủ mà thoát tay của tế bào ung thư.”

Như bản tính của Lê Thiệp, người coi mọi chuyện trên đời “không có chó gì mà phải quan trọng hóa cả” đã thú nhận với mọi người : “Khi biết mình bị ung thư, tôi gặp ông Thao báo tin. Chị Hàng Ngọc Hân (bà Uyên Thao) đưa tôi lá đu đủ và biết tính tôi, chị bắt tôi thề sẽ uống thứ thuốc kỳ diệu này.

Tôi xin chị Hân đừng giận. Cho đến nay, sau hơn cả tháng tôi chưa mở gói lá khô đó ra. Nhưng hôm đó tôi có hứa với ông Uyên Thao: “Thôi được, ba tháng nữa tôi sẽ giao bản thảo cho TSTQH.”

Thời gian 3 tháng đối người khoẻ không nghĩa lý gì, nhưng với một bệnh nhân mang chứng ung thư gan nguy hiểm của “thời kỳ cuối” như Lê Thiệp thì thử thách không nhẹ chút nào.

Nhưng Lê Thiệp là như thế. “Có gì cứ nói ra, giấu làm chó gì, trước sau ai mà chả biết…mẹ kiếp !”, như anh từng lẩm bẩm, càu nhàu với bạn bè trong một bữa ăn.

Nhưng ở đời sống, chết –như Lê Thiệp đã biết và ai cũng biết--có do con người quyết định đâu nên “ cứ tới đâu hay tới đó, lo lắm cũng vậy”, như anh thường nói.

Cái tính “lè phè”, đôi khi “bất cần đời” của Lê Thiệp, tuy vậy, cũng đã có lúc làm anh anh “khựng lại” như lái xe gặp đèn đỏ để nghĩ lại xem những gì mình “cho là đúng có đúng không” ?

Vì vậy, sau thời gian không tin Nhà văn Uyên Thao đủ sức và tài lực để phiêu lưu làm Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương trước tình trạng “người đọc ít hơn đầu sách in ra” ở hải ngọai, cuối cùng Nhà báo thương gia Lê Thiệp cũng đành phải ngưng “ phè phỡn, uống rượu, mạt chược, tán dóc”, như lời mắng mỏ của Uyên Thao để cầm bút trở lại.

Kết qủa từ 2003 anh đã hòan tất cho TSTQH xuất bản 3 Tác phẩm ký sự-tiểu thuyết : Chân Ướt Chân Ráo, Lang Thang Giữa Đời và Đỗ Lệnh Dũng.

Vì vậy, hôm 24/03 (2013) vừa rồi, mọi người có mặt đã không khỏi ngạc nhiên thấy anh vẫn còn lạc quan cười nói giữa cơn đau như bản tính của Lê Thiệp : “ Đánh nhau với ông Thao không thắng thì tôi chọn giải pháp theo ông với ý nghĩ giản dị rằng ông Thao hơn tôi một giáp, đánh nhau với TSTQH và bệnh ung thư cả thập niên mà nay vẫn hăng như thuở đầu.’’

Rồi người ta nghe anh thao thức: “Tôi đang cố gắng hoàn tất bản thảo của cuốn sách thì ung thư ập tới. Ung thư thời kỳ chót. Nhìn sang phía các vị niên trưởng thì đã có dăm ba vị giã từ chúng ta, không hẳn chỉ là cuộc sống và hơi thở mà còn kiệt quệ vì tuổi già sức yếu. Hôm nay chúng ta nên có một khoảnh khắc nho nhỏ để nhớ đến Vương Đức Lệ, đến Mai Trung Tĩnh, đến tác giả Tần Trung Tác. Hoặc xin cùng hướng về ông Minh Võ cầu xin ông còn đủ sức để mai mốt lại cầm viết trở lại.”

Lạ không ? “Ung thư thời kỳ chót” mà Lê Thiệp vẫn không muốn mọi người phải quan tâm đến mình mà cầu nguyện cho anh được “tai qua nạn khỏi” mà anh còn muốn những người còn sống hãy cùng anh “nhớ đến” những Nhà văn, Nhà Thơ đã có Tác phẩm xuất bản bởi TSTQH đã ra đi, hay như Nhà nghiên cứu Minh Võ (Tác gỉa Hồ Chí Minh-Nhận định Tổng hợp) đang trên giường bệnh thì qủa là anh đã “coi trời bằng vung” với cá tính biết “kính lão đắc thọ” của Lê Thiệp.

Thế rồi như không mảy may sợ hãi trước những con vi khuẩn đang phá họai buồng gan, Lê Thiệp đã trải hết lòng mình đến một tương lai, có thể sẽ đến với nhiều người còn sống hôm nay không còn nữa:’’Lời cuối là lời kêu gọi thống thiết : Xin tất cả quí vị hiện diện hôm nay ở đây hoặc vì hoàn cảnh không dự được nhưng nếu có tình cờ cầm một cuốn sách của TSTQH, xin quý vị hãy tiếp tay với ông Uyên Thao và TSTQH với cái ước vọng rằng mai này khi trở lại quê hương chúng ta sẽ có không chỉ vài chục mà vài trăm hoặc có khi cả vài ngàn cuốn sách để anh em, đồng bào có dịp nghe, nhìn, đọc thấy một lịch sử do những người Việt đích thực viết về một lịch sử đúng như những gì đã và đang diễn ra.’’

Con người của Lê Thiệp là thế. Dù vật chất anh không thiếu và hơn nhiều người, nhưng anh vẫn là con người của “thế hệ tàng tàng’’, đôi khi như “bất cần đời, tới đâu hay đó”nhưng lại là người rất “hiếu bạn” và thích làm được những việc cho nhiều người.


Tôi biết Lê Thiệp từ khi anh mới “chân ướt chân ráo” sa chân vào Làng báo Sài Gòn, sau khi tốt nghiệp Khoá Báo chí chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam Thống Tấn Xã thời Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Linh năm 1965.

Hồi ấy, những người làm báo và Phóng viên trước và thế hệ tôi không được học hành về Báo chí cho có bài bản, nhưng vì sống trong nghề lâu năm nên nhiều người trong chúng tôi thường có cái nhìn “không mấy quan tâm” tới lớp đến sau có học hành theo tiêu chuẩn của Báo chí Âu-Mỹ.

Nói theo lời Nhà văn qúa cố Vũ Bằng viết trong “40 Năm Nói Láo”, tác phẩm nói về cuộc đời làm báo “ba chìm bẩy nổi” của ông từ thời xa xưa, thì lớp Nhà báo trẻ của thập niên 60 ở Sài Gòn hồi đó là “thế hệ thèo đảnh”, thích nói tiếng Ăng-Lê hơn tiếng Việt và luôn luôn coi mình có học hơn lớp cha chú nên “chẳng coi ai ra gì” !

Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều người trong lớp chúng tôi mới nhận ra là một đám “lạc hậu” cả về nội dung lẫn hình thức viết và làm báo !

Chính những người như Lê Thiệp, Trần Trọng Thức, Trương Lộc, Lê Phú Nhuận, Vũ Ánh, Dương Phục, Bình Minh, Vũ Thanh Thủy, Phạm Đại, Bảo Hòang, Phan Thanh Tâm, Nguyễn Thiên Ân, Tiến Sơn v.v…đã “lột xác” Làng báo miền Nam với lối viết mới, ngắn gọn và hấp dẫn hơn lối “cà kê, dê ngỗng” lòng thòng cổ điển của lớp người đi trước.

Hình ảnh một Lê Thiệp, Phóng viên báo Chính Luận, mặc quần Jean, áo sơ-mi lệch lạc, tóc dài, chân đi xăng-đan bước vào Tòa nhà Hạ Nghị viện ở Sài Gòn trước 1975 đã đập vào mắt tôi ngày ấy.

Anh là người xuề xòa, ai cũng có thể quen được và rất bén nhậy trong cách viết tin và thu thập tin tức ở Nghị trường. Nhưng nổi trội hơn, theo tôi là lối viết Phóng sự và Ký sự hấp dẫn của Lê Thiệp. Hình ảnh trong chữ nghĩa và cách bố cục câu chuyện kể của Lê Thiệp về loại văn này đọc lên rất “bắt mắt” và hấp dẫn.

Chẳng thế mà đã có một thời, nhóm “Việt Nam Ký Sự” của anh và một nhóm Nhà báo trẻ thành lập đã cống hiến cho Làng bào miền Nam trước 1975 nhiều bài Ký sự “ăn trùm” và “ăn khách” trên nhiều Nhật báo.


Hãy nghe Nhà Thơ Du Tử Lê nhận xét về lối viết của Lê Thiệp : “Với thời gian, khi ông cầm bút lại, nhiều năm sau biến cố tháng 4, 1975, với tập bút ký nhan đề “Chân Ướt Chân Ráo” (CƯCR) do Tủ sách Tiếng Quê Hương của Uyên Thao, ở Virginia, xuất bản năm 2003, tôi mới có dịp nhìn rõ hơn, thấy rõ hơn tính chất nhà văn, nơi con người nhà báo này.

Ở đây, tôi không muốn nói tới vốn sống ngồn ngộn rói tươi của ông. Tôi cũng không muốn nhắc tới cái kiến thức sâu rộng của ông về nhiều phương diện, từ văn học tới chính trị, lịch sử, xã hội... Tôi chỉ muốn nói tới khía cạnh văn chương như những nhát dao dứt khoát, sấn sổ trên một khối gỗ xù xì để hình thành chân dung một nhân vật, một sự kiện.

Ðiển hình như khi viết về cha xứ Nguyễn Thanh Long ở vùng Hoa Thịnh Ðốn, mở đầu bài “Giấc Mơ Việt Nam,” ông viết:“Ông cha xứ viên điếu thuốc đặt vào nõ chiếc điếu cổ, ngón tay cái hơi miết nhấn những sợi thuốc nâu sậm xuống và châm lửa. Ông rít một hơi ròn tan, dụi bỏ que diêm, rồi thở ra rất chậm rãi. Khói thuốc lào đậm xanh, như quánh lại không tan nổi trong cái không khí oi bức của một buổi chiều mùa hạ.

“Ông ngồi đó dưới gốc cây mơ màng nhìn xuyên qua làn khói. Những thanh sắt làm khung trơ trọi, những mảnh tường chưa dụng kín, những chiếc mái cong vút vẫn còn phải có cái chống, cái kê nhưng ông biết chắc giấc mơ mà ông gọi là Giấc Mơ Việt Nam của ông nay đã thành.” (CƯCR, trang 214).

Đó là khi Lê Thiệp viết về Cha Long với ngôi Thánh đường Mẹ Việt Nam ở Silver Spring, Maryland, được xây cất theo kiểu mẫu cổ truyền đình làng Việt Nam với mái ngói cong, khởi công từ 1992 và hòan tất năm 1999.

Khi viết “Những Quả Ổi Cuối Mùa” , Lê Thiệp kể chuyện như một ông gìa thư thái, đủng đỉnh khi thưởng thức: “Tôi cắn vào trái ổi, cắn một cách từ tốn chậm rãi, gặm phần vỏ nhai thật kỹ. Nó hơi đắng chát, cái đắng chát dịu dàng. Tôi ăn đến phần cùi. Giòn, sần sật, nước ngọt ứa ra thấm vào tận chân răng. Tôi nhai phần ruột có hột. Hột ổi to nhưng không cứng lắm, nhai vỡ ra kẹt vào kẽ răng. Tôi vừa đi vừa hít hà để những hột ổi bong ra.” (Chân Ướt Chân Ráo)

Lối hành văn của Lê Thiệp đã phản ảnh cuộc sống thấm kín trong con người Phóng viên sôi nổi và nhiều khi “rất liều lĩnh” của anh.

Chàng Nhà báo kiêm Văn sỹ này ăn chơi cũng thả dàn, xoa mạt chược cũng chẳng thua ai, uống rượu cũng hơn nhiều người nhưng khi làm việc thì cũng rất chi tiết và biết tính toán lời lỗ như anh đã thành công trong thương trường vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn với hệ thống “Phở 75 -Danh Bất Hư Truyền”.

Thật vậy, cái tên Phở 75 đã gói ghém không những chỉ có mùi thơm của món ăn “quốc hồn quốc túy Việt Nam” đã thành danh Quốc tế mà còn chứa đựng cả một bầu trời thương nhớ và kỷ niệm của người Việt đã bỏ nước ra đi tìm tự do sau ngày 30/4/1975.

Vì vậy mà ta không lạ khi thấy nhiều người đã gọi Lê Thiệp là “ông Phở 75” , hay “Thiệp 75” là vì thế.

Là một trong những “thuyền nhân” vượt biển tìm tự do đầu tiên được tầu buôn Nhật Bản cứu vớt trên Biển Đông, Lê Thiệp, cũng như nhiều người miền Nam khác cùng cảnh ngộ phải bỏ nước ra đi, anh đã trả qua nhiều cay đắng trên chặng đường “thập tử nhất sinh ấy”.

Giờ đây, dù chưa biết chứng Ung thư gan “ở thời kỳ cuối cùng” sẽ đưa anh về đầu, nhưng Lê Thiệp vẫn mơ sẽ có ngày ở Việt Nam độc gỉa sẽ nhìn thấy những Tác phẩm của anh và của Tủ sách Tiếng Quê hương được bầy bán ở khắp cõi Quê hương không còn Cộng sản nữa./-

Phạm Trần
(03/013)

thuykhanh
04-07-2013, 08:02 AM
Anh Đàm,

Lê Thiệp và tôi có học chung lớp đệ lục ở trường Nguyễn Trường Tộ, Ban Mê Thuột.

Cảm ơn anh đã đăng bài về LT.

thuykhanh
04-07-2013, 08:20 AM
Cuộc Hội Ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH
và Em Bé Gái Mà Ông Đã Cứu 41 Năm Trước...
Nay là Trung Tá của Hải Quân Hoa Kỳ..



(VienDongDaily.Com - 04/04/2013)
Thanh Phong/Viễn Đông

WESTMINSTER. Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.


Thiếu úy TQLC Trần Khắc Báo và Hải Quân Trung Tá Kimberly Mitchell
hội ngộ sau 41 năm bặt vô âm tín.


Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico.

Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.

Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận.

Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.

Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày.

Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:

“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”

Ông cố nài nỉ:

“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:

“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”

Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo:
“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”

Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.

Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:

“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần 'Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm' nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: 'Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.'”

Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số.

Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao?

Người tài xế tên Tài trả lời:
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC.

Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”

Ông này nhìn ông Báo cười và nói:
“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”

Ông Báo thanh minh:

“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:
“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:

“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”

Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.
Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico...

Em bé Mồ Côi Gặp May Mắn

Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.

Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.

Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.

Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin.

Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát.

Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.

Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
"Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”

Bố nuôi James giải thích cho cô:
"Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”

Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân.

Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.

Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân.

Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:

“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.


Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH.



Gặp Lại Cố Nhân

Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:
“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín.

Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”

Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.

Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông.

Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.

Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012.
Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.


Giây phút đầy xúc động

Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
"Cô đến đây tìm ai?”
Cô trả lời:
"Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”

Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
"Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
"Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”

Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:
“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”

Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông.

Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.

Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may.

-Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi.
-Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.

Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.

Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết. (TP)






Thanh Phong/Viễn Đông