PDA

View Full Version : Quan điểm mới về quốc phòng?



Lotus
06-06-2012, 05:24 AM
Quan điểm mới về quốc phòng?

... Trong hai bài vừa kể, cả tướng Nguyễn Tiến Bình lẫn đại tá Nguyễn Đức Độ cùng cảnh báo về các nguy cơ được đặt tên là “diễn biến hoà bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Theo đó, các thế lực thù địch đã điều chỉnh chiến lược chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để đẩy nhanh việc xóa bỏ sự lãnh đạo của Đàng CSVN và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Tại sao các diễn biến theo chiều hướng hoà bình cũng như những khuynh hướng vốn có tính tất nhiên, thậm chí rất phù hợp với quan điểm duy vật biện chứng, vẫn thường được đề cập trong các chương trình giảng dạy về triết học Mác-Lênin, như: tự diễn biến, tự chuyển hoá lại có thể trở thành nguy cơ?

Tướng Bình giải thích: “Chiến tranh xâm lược kiểu mới không phải là xâm chiếm lãnh thổ, mà làm chuyển hóa bộ máy lãnh đạo, điều hành đất nước và chế độ xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch tập trung xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.”

Còn đại tá Độ thì cho rằng: “Lợi dụng tình trạng quan liêu, tham nhũng, thoái hóa biến chất ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và những khó khăn về kinh tế, xã hội của nước ta, chúng kích động, gây chia rẽ, hòng làm mất lòng tin của nhân dân và Quân đội ta vào Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp hiện hành khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, đòi thực hiện ‘đa nguyên, đa đảng’, đòi bỏ hệ thống tổ chức đảng và cán bộ chính trị trong quân đội.”

Quan điểm mới…

Cho dù đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn khẳng định được tổ chức và hoạt động theo phương châm “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”, song cả tướng Bình lẫn đại tá Độ cùng bày tỏ sự lo ngại và lên án các quan điểm “phi chính trị hoá lực lượng vũ trang”, “quân đội trung lập về chính trị”, “quân đội phi giai cấp”, hoặc các đề nghị như “quốc gia hoá quân đội”, “luật hóa mọi vấn đề về tổ chức và hoạt động của quân đội” , “quân đội chỉ hành động theo pháp luật”, dẫu rằng, một số đề nghị vừa kể từng được xác định trong Luật Quốc phòng được ban hành năm 2005.

Sở dĩ tướng Bình lên án những quan điểm đó, đồng thời xác định những đề nghị vừa kể là quan điểm của các thế lực thù địch, phản động, bởi theo ông: “Thực chất, đó là sự bài xích cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, từng bước tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Sẽ mắc sai lầm rất nghiêm trọng về chiến lược, nếu xa rời nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực quốc phòng - an ninh và lực lượng vũ trang nhân dân.”

Tương tự, đại tá Độ khẳng định những quan điểm cũng như đề nghị đã dẫn là: “Vô căn cứ, phản khoa học cả về lý luận và thực tiễn, thực chất nhằm “chuyển hóa” lập trường chính trị, bản chất giai cấp công nhân của Quân đội ta.”

... Qua hai bài viết đã dẫn, có thể thấy, cả hai sĩ quan cao cấp...đã đồng nhất hoá vai trò quốc phòng với công việc bảo vệ sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng CSVN.

Còn việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ như khoản 2, điều 4 của Luật Quốc phòng (Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bao gồm đất liền, đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời, sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược bằng bất kỳ hình thức nào) thì sao?

Trong nhiều năm qua, ngư dân Việt Nam liên tục bị tàu của hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư Trung Quốc săn đuổi, bắt giữ, buộc nộp phạt, thậm chí bị bắn, bị đánh đập, bị cướp, bị làm nhục. Người ta chưa thấy quân đội nhân dân Việt Nam “sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược bằng bất kỳ hình thức nào” như Luật Quốc phòng qui định.

Tuy lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam cũng có Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng nhưng đây là một thực tế mà nhiều ngư dân đã xác nhận với các cơ quan truyền thông cả trong lẫn ngoài Việt Nam:

...“Nói chung mình nghe là của Việt Nam nhưng của Việt Nam gì mà ra nó bắt miết. Việt Nam đi ra đó là phải né đi ban đêm chứ ban ngày không dám đi, đi rồi sợ ngang qua đó nó bắt anh ơi!”

Vậy đâu mới thực sự là mục tiêu của chính sách quốc phòng?...

Nguyên bài coi trong :

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/new-national-defence-opinion-TVan-10212009104317.html

Lotus
06-06-2012, 05:29 AM
Cập nhật: 11:37 GMT - thứ hai, 23 tháng 4, 2012

Đảng nhắc quân đội ngăn 'tự diễn biến'

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và ủy lạo Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng (Tổng cục 2) và nhấn mạnh vai trò 'chống tự diễn biến'.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/04/23/120423102125_trong_visit_agency_304x171_internet_n ocredit.jpg
Ông Trọng kêu gọi Tổng cục 2 cảnh giác với tình trạng 'tự chuyển hóa'

Chuyến thăm hôm 21/4 của Giáo sư Trọng, người đồng thời cũng là Bí thư Quân ủy trung ương, đến một cục của Bộ Quốc phòng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của đảng Cộng sản đối với cơ quan được cho là đóng vai trò chủ chốt trong trách nhiệm bảo vệ chế độ.

Nói chuyện với các tướng lĩnh chủ chốt của tổng cục, ông Trọng đánh giá vai trò của đơn vị này là ‘đặc biệt quan trọng’.

Trong khi đó, có tiếng nói từ giới cựu tướng lĩnh phê phán rằng Đảng cầm quyền ở Việt Nam đã "ưu ái" Tổng cục 2 dù có nhiều "sai phạm" tại đây.

‘Lực lượng trọng yếu’

Bản tin trên báo Quân đội Nhân dân về chuyến thăm này của ông Trọng cũng đánh giá Tổng cục 2 là ‘lực lượng trọng yếu, đặc biệt tin cậy của Đảng, Nhà nước và quân đội’.

Tổng bí thư Trọng đã khen ngợi Tổng cục 2 với những ‘chiến công thầm lặng’ đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp của Đảng giúp Đảng ‘không bị bất ngờ’ trước các tình huống.

Ông đã nhắc nhở các lãnh đạo chủ chốt của Tổng cục 2 phải luôn cảnh giác và không được lơ là nhất là trong điều kiện hòa bình hiện nay và nhấn mạnh ‘sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng tình báo quốc phòng’...

Theo đó, ông nhấn mạnh các nguy cơ ‘diễn biến hòa bình, ‘tấn công mềm’, ‘tự chuyển hóa’ và thúc đẩy ‘tự diễn biến’ của ‘các thế lực thù địch’.

Ông Trọng yêu cầu Tổng cục 2 phải nắm sớm và chính xác ‘ý đồ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng’, tăng cường công tác tình báo đối ngoại và quan tâm đến việc chống ‘tự chuyển hóa’ trong hàng ngũ cán bộ của tổng cục.

Quản lý cán bộ

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/12/07/111207121601_nguyen_phu_trong_304x171_ap_nocredit. jpg
TBT Trọng nhắc tình báo quân đội ngăn ngừa người trong đội ngũ 'phản lại mình'

Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với thế giới và phát triển kinh tế thị trường, Tổng bí thư Trọng nhắc nhở Tổng cục 2 phải quản lý cán bộ chặt chẽ để tránh xảy ra tình trạng ‘người trong đội ngũ của mình phản lại mình’.

Ông cũng nói rõ Đảng sẽ quan tâm đến đời sống của cán bộ, sỹ quan của Tổng cục 2 và sẽ có các chính sách ưu đãi đặc thù....

Trao đổi với BBC, thiếu tướng về hưu Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết việc Đảng rất ưu ái Tổng cục 2 đã tạo điều kiện cho đơn vị này có rất nhiều sai phạm trong thời gian qua.

“Tổng cục 2 trước đây đã phạm rất nhiều sai lầm và làm rất nhiều việc không tốt từ thời Nguyễn Chí Vịnh làm tổng cục trưởng...


Trích trong :

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120423_trong_hails_army_agency.shtml

Ông Nguyễn Chí Vịnh nay là Thư´ trưởng Bộ Quốc phòng.





ĐCSVN muốn gì qua việc sửa đổi Hiến pháp 1992?

http://2.bp.blogspot.com/-5V5StGkO_-c/UQK5B9MbBtI/AAAAAAABDy0/mFhZfPS2jTE/s1600/qdnd-trungthanhvoidang-danlambao1.jpg

Việc qui định "Các lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với ĐCSVN" mới là cốt lõi, mới là mục tiêu chính của lần sửa đổi HP này.

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/csvn-muon-gi-qua-viec-sua-oi-hien-phap.html#more

Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Ủy viên Trung ương Đảng thì bày tỏ lo ngại về nguy cơ suy thoái, “đe dọa sự tồn vong” của Đảng Cộng sản và kêu gọi không "khoanh tay đứng nhìn Đảng tan rã" như ở Liên Xô cũ.

Còn quan điểm của trung tá Nguyễn Thanh Tú trong bài mới nhất, cũng như đại tá Trần Đăng Thanh hồi cuối năm 2012 thì cho rằng cần sẵn sàng bảo vệ Đảng và thể chế chính trị bằng mọi giá.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130218_trungta_nguyenthanhtu_politics.shtml

Lotus
06-06-2012, 05:31 AM
Đảng lo ‘tự diễn biến’ và sụp đổ


Đảng lo ‘tự diễn biến’ và sụp đổ


Cập nhật: 11:31 GMT - thứ hai, 31 tháng 12, 2012

Kết thúc năm 2012, không khí chính trị ở Việt Nam tăng độ nóng với nhiều phát biểu ở cấp cao thể hiện sự lo ngại về nguy cơ ‘tự diễn biến’ và sự tan rã của mô hình ‘xã hội chủ nghĩa’.
Mặc dù tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 trong tháng 10 vừa qua, các lãnh đạo Đảng đã cảnh báo về ‘diễn biến hòa bình’ và nạn tham nhũng, nhóm lợi ích, cho đến cuối năm vấn đề vẫn không giảm đi, thậm chí còn được bộ máy tuyên truyền dồn dập nhắc nhở.

Tại hội thảo ‘Phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay’ ở Hà Nội hôm 27/12/2012, sự lo ngại bao trùm cả hệ thống này được nêu ra công khai qua lời ông Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của Đảng.
Bài diễn văn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng với đấu tranh chống ‘diễn biến hòa bình’, cụm từ được định nghĩa là tiến trình giải thể hệ thống chính trị độc Đảng ở Việt Nam không qua biện pháp bạo lực.

Tuy nhiên, bài phát biểu của ông Vũ Văn Phúc cũng không chỉ ra được đối tượng đứng đằng sau các hành động mang tính chuyển hóa chế độ đó là ai mà chỉ cho rằng có ‘các thế lực thù địch’ một cách khá chung chung.
Và có vẻ như chính các thành phần nội bộ ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp đang có nguy cơ rơi vào trong tình trạng ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ về tư tưởng, lối sống, theo ông Vũ Văn Phúc.
Vì thế, Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị “nâng cao sức đề kháng của mỗi tổ chức đảng, từng cấp chính quyền, đoàn thể, của mỗi cán bộ, đảng viên”.

Rối loạn, lạc hướng?

"'Tự diễn biến' là thế nào, tới mức nào thì dẫn tới 'tự chuyển hóa'? Nếu không khu biệt rõ, rất dễ nhầm lẫn. Mà nhầm lẫn thì đi đến rất dễ nghi oan, thậm chí rất dễ quy chụp, và dẫn tới rối loạn, lạc hướng."

Vì không có định nghĩa ai đang làm gì, và vi phạm thế nào để trở nên kẻ ‘tự diễn biến’, thậm chí ‘tự diễn biến’ bắt đầu từ đâu, và đi tới đâu cũng không rõ nên hiện Đảng thừa nhận xử lý không tốt sẽ dẫn đến lạc hướng.
Tiến sỹ Vũ Văn Phúc tự đặt câu hỏi:
“Chẳng hạn, “tự diễn biến” là thế nào, tới mức nào thì dẫn tới “tự chuyển hóa”? Nếu không khu biệt rõ, rất dễ nhầm lẫn. Mà nhầm lẫn thì đi đến rất dễ nghi oan, thậm chí rất dễ quy chụp, và dẫn tới rối loạn, lạc hướng.”
Bên cạnh một số đề nghị mang tính đạo đức và tâm lý, bài diễn văn không đề ra được giải pháp cụ thể, mới mẻ ngoài việc tăng cường công tác xây dựng Đảng, chống tham nhũng, lãng phí, đẩy lùi tình trạng cát cứ, cục bộ và lợi ích nhóm.
Đặc biệt, ông Vũ Văn Phú đề nghị “về dựa hẳn vào nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước”.
Nhưng chỉ riêng việc tổ chức hội thảo của Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương cùng với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho thấy bên cạnh công an thì quân đội đang ngày càng được đề cao ở vị trí bảo vệ chế độ hiện hành.
Trong một bài diễn văn nhân kỷ niệm 40 năm cuộc không tập của Hoa Kỳ vào Hà Nội tháng 12/1972-2012, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng có bài đăng trên tạp chí Quốc phòng Toàn dân, lên án ‘diễn biến hòa bình’.
Lần đầu tiên từ nhiều năm, Tướng Phùng Quang Thanh nhắc đến nguy cơ ‘chiến tranh xâm lược’ mà ông cho rằng chính ‘diễn biến hòa bình’ là hoạt động tạo cơ hội cho nước nào đó từ bên ngoài phát động chiến tranh chống lại Việt Nam.
Gần đây các báo chính thống ở Việt Nam cũng nói về chuyện chống ‘quốc gia hóa quân đội’ và nhấn mạnh đến sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/12/31/121231111306_vietnam_army_304x171_vietnamarmy_nocr edit.jpg

Quân đội Nhân dân có nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ Đảng

Vào đầu năm 2013, dự kiến Trung ương Đảng sẽ họp hội nghị lần thứ 7 để bàn về nhiều chủ đề chưa hoàn tất từ hội nghị trung ương 6, cả về nhân sự và đường lối.
Lần đầu tiên, các cơ quan của Đảng cũng nói về chuyện "xác định đường lối cho cải tổ chính trị" trong không khí hỏi ý kiến nhân dân về sửa đổi hiến pháp.
Là một trong số vài ba đảng cộng sản còn cầm quyền trên thế giới kể từ sau khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã̉, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện gặp cuộc khủng hoảng mô hình.

Theo các chuyên gia quốc tế và một số nhà hoạt động trong nước, mô hình chính trị độc đoán kết hợp với kinh tế thị trường còn có tên là 'chủ nghĩa tư bản phi tự do' như tại Việt Nam và Trung Quốc đang gặp khủng hoảng.
Câu hỏi là liệu bộ máy hiện nay, dù đã nhận ra vấn đề, có năng lực tự cải tổ để chuyển sang một mô thức khác hay là không.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121231_party_self_evolution_fears.shtml

Lotus
03-15-2013, 10:29 AM
Sóc Trăng diễn tập chống ‘bạo loạn’

Tỉnh Sóc Trăng thuộc Nam phần Việt Nam vừa tổ chức một cuộc diễn tập để chuẩn bị khả năng đối phó với các hành vi bạo động nhằm lật đổ chính quyền có thể có trong tương lai ...

Cuộc diễn tập ở Sóc Trăng cũng có sự chứng kiến và theo dõi của lãnh đạo công an của các tỉnh trên toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi kinh nghiệm.

Cách nay hơn hai tháng, Bộ Công an cũng tổ chức một cuộc diễn tập tương tự nhằm vào ‘đám đông tụ tập trái phép, chống biểu tình bạo loạn’ ở tỉnh miền bắc Điện Biên với sự tham gia của 3.500 người.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/11/121125_soctrang_antirally_drill.shtml

Lotus
03-19-2013, 05:40 AM
Trang dự thảo Hiến pháp năm 2013 của quốc hội CHXHCNVN để đảng cộng sản trước tổ quốc & dân tộc :

Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45)
Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_NGHIQUYET/View_Detail.aspx?ItemID=32&TabIndex=1


Bình luận coi trong :

http://hienphap.net/2013/03/17/quan-doi-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao-trong-hien-phap-vu-cong-giao/

Lotus
03-19-2013, 09:06 AM
Tất cả các bản Hiến pháp được thông qua ở Việt Nam từ trước đến nay, kể cả hai bản Hiến pháp 1956,1967 ở miền Nam trước đây, cũng đều không quy định quân đội phải trung thành với một đảng chính trị nào. Tuy nhiên, Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 đã bổ sung Điều 45 Hiến pháp 1992 (thành Điều 70 Dự thảo) một đoạn nêu rõ, “lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam ...

Đây là một trong những quy định gây tranh luận nhiều nhất trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi.

...nếu sửa như Điều 70 Dự thảo sẽ biến hiến pháp mới của Việt Nam trở thành một “đặc thù” không có ở đâu trên thế giới.

http://hienphap.net/2013/03/17/quan-doi-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao-trong-hien-phap-vu-cong-giao/

ốc
03-19-2013, 09:34 AM
lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Việt cộng

Thế thì làm gì có chuyện đa đảng đề huề nếu chỉ có một đảng nắm quân đội. Ở đó mà mơ chung sống.

Lotus
03-19-2013, 09:53 AM
Tổng Bí thư Việt Nam yêu cầu xử lý ‘suy thoái tư tưởng chính trị’



http://gdb.voanews.com/075095AD-B7C3-4E10-9CF4-4C47364FD02C_w640_r1_s_cx0_cy28_cw0.jpg

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói đã xuất hiện những ý kiến có thể bị coi là ‘biểu hiện của suy thoái về nhận thức tư tưởng’trong các góp ý sửa đổi hiến pháp.

"Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống."

Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa...
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam tối 25/2 dẫn lời ông Trọng phát biểu như vậy trong khi ông tới tỉnh miền bắc Phú Thọ.

"Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó." ...


http://www.voatiengviet.com/content/tbt-vietnam-yeu-cau-xu-ly-suy-thoai-tu-tuong-chinh-tri/1610935.html

Lotus
03-19-2013, 09:56 AM
Đảng cảnh cáo việc góp ý Hiến pháp


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/07/02/120702124444_nguyen_sinh_hung_304x171_getty_nocred it.jpg

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cảnh cáo không được “chống phá Đảng, Nhà nước”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa cảnh cáo không được “chống phá Đảng, Nhà nước” trong quá trình góp ý Dự thảo Hiến pháp.

Ông Hùng là lãnh đạo chóp bu thứ hai, sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi ngăn chặn “lợi dụng” để “phá hoại” trong vấn đề Hiến pháp.

Phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội sáng 27/2, Chủ tịch Quốc hội nói “tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn.

“Bản lấy ý kiến là bản của ủy ban dự thảo Hiến pháp công bố, trên cơ sở tiếp thu thảo luận của Quốc hội.

“Đó là bản duy nhất. Còn anh tự tổ chức lấy ý kiến khác của anh, là không được,” ông Hùng nhấn mạnh.

Một nhóm nhân sĩ, trí thức, gồm cả nhiều đảng viên và cựu quan chức, gần đây công bố Kiến nghị 72, nói dự thảo Hiến pháp “chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ”.

Kiến nghị này cũng nói: “Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ.

“Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy.”

Hôm 25/2, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về các "luồng ý kiến" trong sửa đổi Hiến pháp: "Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức…"

Phát biểu của ông Trọng và ông Hùng được đài truyền hình trung ương VTV phát đi trong các chương trình thời sự.

Quân đội và Đảng

Bản tin thời sự tối 27/2 của VTV cũng dành nhiều thời gian cho chủ đề “không thể phi chính trị hóa quân đội".

Xướng ngôn viên VTV nói gần đây có luồng dư luận rằng “quân đội không cần trung thành với Đảng”.

Đây là “những luận điểm mang màu sắc diễn biến hòa bình”, VTV phê phán.

Trong chương trình, Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, nói “quân đội do Đảng sinh ra để bảo đảm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước”.

Một người khác, Tiến sĩ Hồ Trọng Ngũ, phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh của Quốc hội, lại cảnh báo các nước xã hội chủ nghĩa trước đây sụp đổ “khi phi chính trị hóa quân đội, công an”.

Cùng với phát biểu trước đó của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phần thời sự gần 20 phút tối 27/2 cho thấy Đảng đang cứng rắn hơn với các quan điểm trái chiều.

Đến nay đã có hơn 5,000 chữ ký ủng hộ Kiến nghị 72.

Bản kiến nghị này cho rằng “lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào”.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130227_nguyen_sinh_hung_hienphap.shtml

Lotus
03-19-2013, 10:11 AM
Khi độc tài dẫn tới quân phiệt


Tải xuống - download (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wh-dictat-lead-milit-03042013063938.html/03042013-wh-dictat-lead-milit.mp3)

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wh-dictat-lead-milit-03042013063938.html/03042013-wh-dictat-lead-milit.mp3


Tranh cãi có nên để cụm từ “Lực lượng Vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản” trong lần sửa đổi hiến pháp này ngày càng gay gắt khi báo Đảng đăng những bài nghị luận tôn vinh vai trò của Đảng trước lịch sử và cho rằng phủ nhận vai trò này là vô ơn và phản động.

Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua ý kiến của những sĩ quan cao cấp của quân đội nhân dân Việt Nam về lập luận này.

Chuyển đổi từ Tổ quốc sang từ Đảng

Nói chuyện trên đài truyền hình Việt Nam vào ngày 28 tháng Hai vừa qua đại tá Bùi Quang Cường, Viện phó Viện Khoa học Xã hội Nhân văn, học viện Chính trị Bộ quốc phòng cho rằng “quan điểm "Phi chính trị hóa quân đội" là một thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch hòng chống phá cách mạng nước ta. Đây là luận điệu phản động, phản khoa học nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu sức chiến đấu của quân đội.”

Nguyên nhân dẫn đến những phê phán nặng nề của một sĩ quan chuyên về Chính trị như đại tá Cường phát xuất từ kiến nghị 72 yêu cầu bỏ điều 70 trong bản dự thảo hiến pháp năm 92 do ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng chủ trương ghi rằng: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng công sản Việt Nam, Tổ Quốc và nhân dân…” Câu này theo nguyên văn của điều 45 trong Hiến pháp năm 92 ghi rõ: “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu…”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói quân đội phải trung với nước, trung với nước, hiếu với dân. Chữ nước được nhấn mạnh và cái điều đó tôi cho là đúng 100% không phải là “phi chính trị quân đội” đâu mà quân đội phải phục vụ tổ quốc phục vụ nhân dân

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Chuyển đổi chỉ một chữ từ Tổ quốc sang Đảng có sức mạnh đẩy lệch cả một sự kiện lịch sử chỉ xảy ra chưa đầy 70 năm, đã và đang khoét sâu mối bất bình giữa người thật sự muốn Hiến pháp phải là nguyện vọng của người dân và những người muốn giữ vai trò của Đảng càng cao càng tốt. Nó cũng kéo những cựu chiến binh từng chiến đấu trong hai cuộc chiến tranh giữ nước ra khỏi giấc mơ về sự trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mục đích chuyển đổi sự trung thành của quân đội từ Tổ quốc sang Đảng dù có biện luận, giải thích thậm chí áp đặt như thế nào chăng nữa cũng lộ ra khiếm khuyết khó che dấu về lịch sử Đảng và những ngày đầu tiên thành lập quân đội.

Làm sao phủ nhận được vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi chính ông là người đứng ra thành lập một quân đội bắt đầu chỉ 34 thành viên yêu nước? Ông cũng là người tư lệnh đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam đưa ra huấn lệnh “Trung với nước hiếu với dân” chứ không bao giờ là trung với Đảng trước khi nói đến dân cả.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người lên tiếng mạnh mẽ nhất về điều mà giới lãnh đạo Đảng hiện nay đang nhắm tới cho biết quan điểm của ông:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói quân đội phải trung với nước, trung với nước, hiếu với dân. Chữ nước được nhấn mạnh và cái điều đó tôi cho là đúng 100% không phải là “phi chính trị quân đội” đâu mà quân đội phải phục vụ tổ quốc phục vụ nhân dân. Bởi vì quân đội xuất phát từ con em nhân dân mà ra do Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập cho nên phải thay đổi cái câu “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản” thành câu “Lực lượng vũ trang phải trung thành với tổ quốc Việt Nam”

Tổ quốc Việt Nam thì trong đó đã có Đảng Cộng sản ở trong đó rồi. Nếu bảo vệ được tổ quốc thì Đảng còn, nếu không bảo vệ được thì đảng mất mà nếu không mất thì phải lệ thuộc.

Nói phải trung thành với Đảng Cộng sản là có động cơ gì? Nhất là tình hình hiện nay có phải là để đàn áp những người không đồng ý hay không?

Đảng đòi đứng trước và trên nhân dân?

Khi được hỏi hiện nay cả nước đang học tập theo tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng cái được xem là đạo đức lớn nhất của ông bị xuyên tạc bởi một nhóm người trong Đảng có phải họ đang công khai phủ nhận công trạng của Hồ Chí Minh hay không, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vình chia sẻ:

Đúng rồi, bởi vì Hồ Chí Minh thành lập bắt đầu từ 34 chiến sĩ, là tiền thân của quân đội. Hồ Chí Minh không hề nhân danh Đảng Cộng Sản để lập ra mà đó là ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ý kiến của nhà ái quốc, lãnh tụ dân tộc lập ra chứ không phải nhân danh Đảng Cộng sản lập ra. Cho nên những người nói là Đảng lập ra là sai, họ cốt bảo vệ cho cái câu “lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản”.

Kiến nghị 72 của nhân sĩ trí thức ghi trong điều thứ 5 rằng “Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Đại tá Phạm Xuân Phương công tác tại Cục chính trị thuộc bộ Quốc phòng trước khi về hưu cho biết những kinh nghiệm và chính kiến của ông qua việc này:

Chính kiến của tôi là nó có trải qua hai thời kỳ. Một thời kỳ chiến tranh giải phóng tổ quốc lúc đó Đảng thực hiện nhiệm vụ đánh thắng cho nên Đảng lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối toàn diện quân đội thì quân đội vẫn là của quốc gia của đất nước chứ có phải của Đảng đâu? Đảng lãnh đạo quân đội trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện là thời kỳ lịch sử cũ nó đã qua rồi.

Quân đội có nhiệm vụ nhất định là bảo vệ tổ quốc. Nhiệm vụ đó là nhiệm vụ số 1. Đến bây giờ hiện nay mà nói thì càng phải nhắc lại quân đội là của tổ quốc, quân đội là của nhân dân chứ quân đội không thể là của một đảng nào cả.

Cựu Đại tá Phạm Xuân Phương

Ngay trong lúc đó thì Hồ Chủ Tịch vẫn dạy là quân đội phải “Trung với nước hiếu với dân” Vậy thì vấn đề đặt ra quân đội không phải là của Đảng mà là của dân, quân đội của quốc gia. Người ta gọi là phi chính trị hóa thì chuyện ấy có phải là chuyện phi chính trị hóa đâu?

Quân đội có nhiệm vụ nhất định là bảo vệ tổ quốc. Nhiệm vụ đó là nhiệm vụ số 1. Đến bây giờ hiện nay mà nói thì càng phải nhắc lại quân đội là của tổ quốc, quân đội là của nhân dân chứ quân đội không thể là của một đảng nào cả. Hiện nay trước sau gì chúng tôi, những cựu chiến binh đều nghĩ như vậy chứ không phải bây giờ mới nói như vậy.

Trong phát biểu của mình Đại tá Bùi Quang Cường có những câu chữ xúc phạm, cáo buộc nhóm kiến nghị 72 là diễn tiến hòa bình, là phản động, là phản khoa học và làm suy yếu sức chiến đấu của quân đội. Ông Cường đã cố chứng tỏ rằng quân đội phải nằm dưới tay và phục vụ cho Đảng Cộng sản thì mới phù hợp với tính tất yếu của lịch sử. Tuy nhiên có một điều ông và nhiều người đang theo lập luận này quên rằng ngay cái danh xưng của quân đội từ ngày thành lập tới nay đã là viên đá tảng rất khó nuốt trôi, đó là: Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Không ai nói hay thậm chí có khái niệm rằng “Quân đội Đảng Cộng sản Việt Nam”. Sự khác biệt này vẫn nằm đó và sẽ không ai có thể thay đổi được dù có biện luận cách nào.

Trong hai cuộc kháng chiến ấy nếu không có xương máu của nhân dân để đánh đuổi kẻ thù thì liệu đất nước có như ngày nay để Đảng tranh công hay không? Đảng đang ra sức huy động bộ máy cho rằng nhờ công ơn của Đảng nên dân tộc, đất nước mới có ngày nay. Luận cứ này hoàn toàn lệch lạc và đã bị nhiều người lên phản bác.

Đảng không tự thân đánh giặc và con đường đến Điện Biên Phủ hay dốc thẳm Trường Sơn không phải do Đảng biến hóa hay bỗng dưng mà có. Nó được xây dựng trên máu xương và nước mắt của nhân dân, tức những người lính con em của họ. Trong gần 1 triệu người lính đã chết ấy có bao nhiêu người là đảng viên? Vậy khi Đảng đòi đứng trước và trên nhân dân có phải là một động thái mất kiểm soát của chính trong nội bộ của Đảng hay không?

Nhiều trí thức cho rằng từ nôn nóng, sợ hãi Đảng đang bộc lộ sự yếu kém của mình khi có ý định cưỡng đoạt tính chính danh của một câu viết trong Hiến pháp nhằm củng cố sự áp đặt cho Điều 4. Từ tính chất độc tài của Điều 4, Đảng tiến dần tới trạng thái quân phiệt với điều 70. Khi ước muốn quân phiệt nổi lên cũng là lúc công trạng của Đảng trong hai cuộc chiến đang tự mình đánh mất.

Tin, bài liên quan

Đảng đang khủng hoảng?
Vùng cấm và những loại “bẫy người”
Đảng yếu nên sợ hãi đa nguyên đa đảng?
Nhóm “Công dân tự do” ra tuyên bố ủng hộ PV Nguyễn Đắc Kiên
Sửa đổi Hiến pháp 1992 – trò diễn kịch hợm hĩnh cuối cùng?
Việt Nam chưa bao giờ có cuộc bầu cử đúng nghĩa


Coi trong :

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wh-dictat-lead-milit-03042013063938.html

Lotus
03-19-2013, 10:17 AM
Biến CA, bộ đội trở thành Chí Phèo

http://3.bp.blogspot.com/-NmEzEd6AJqI/Ty2lC9oOvyI/AAAAAAAADjQ/KeyMl6pLj5A/s640/ca.jpg

Với đề nghị gia đình anh Vươn bồi thường tổn thất tinh thần cho công an, bộ đội số tiền 57,5 triệu đồng, Hải Phòng vô tình biến các chiến sĩ đang hưởng lương từ dân trở thành Chí Phèo - nhân vật điển hình trong văn học VN.

Xúi giục chiến sĩ đi ăn cướp của dân, bị dân tự vệ khiến bị thương, thủ tướng cũng đã kết luận Hải phòng làm trái luật, vậy mà còn... đề nghị đền.

Biến chiến sĩ thành Chí Phèo, vậy đích thị quan chức Hải Phòng là những kẻ cường hào ác bá rồi, có đáng khinh bỉ không, có đáng đưa ra tòa án nhân dân không ?

Lê Dũng

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/bien-ca-bo-oi-tro-thanh-chi-pheo.html#.UOA-OawnnqU

Lotus
03-19-2013, 10:25 AM
Quân đội có phải trung thành với Đảng?

Việc quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang gây tranh cãi...

"Gọi quân đội là quân đội nhân dân, thế thì là từ nhân dân mà ra. Cho nên phải trung với nước, hiếu với dân là đúng rồi. Chứ không ai nói là quân đội Đảng Cộng sản."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/02/130228_nguyentrongvinh_interview.shtml






http://www.youtube.com/watch?v=j-bGFPMF2AM&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/user/NhatKyYeuNuoc?feature=watch

Lotus
03-19-2013, 10:43 AM
Đảng lo ‘tự diễn biến’ và sụp đổ

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121231_party_self_evolution_fears.shtml
Trúng tuyển đại học vẫn sẽ phải nhập ngũ

Thông tư 13 đồng nghĩa với việc công dân trúng tuyển vào đại học/cao đẳng vẫn sẽ phải nhập ngũ

Từ 7/3/2013, nếu công dân nhận giấy báo trúng tuyển đại học, cao đẳng và lệnh gọi nhập ngũ cùng một lúc thì sẽ phải thực hiện lệnh nhập ngũ trước.

Đây là nội dung chính của Thông tư liên tịch số 13 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục & Đào tạo sửa đổi bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ....

Ông Minh cho rằng, việc học sinh, sinh viên phải nhập ngũ không ảnh hưởng đến kiến thức và hoài bão theo ngành học

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130222_army_enrollment_forcing.shtml


Việt-Nam chuẩn bị cho lệnh tổng động viên

27-2-2013

http://www.sbtn.net/images/upload/2013_feb_27/PHONG_SU_TU_VIET_NAM-large-content.jpg

Mới đây, một quy định mới về lệnh bắt quân dịch trong nước đang gây xôn xao cho mọi người, vì theo lệnh này, lệnh nhập ngũ sẽ không loại trừ sinh viên bắt đầu học hay đang học đại học.

Nói một cách khác, Hà Nội đang chuẩn bị cho ban hành lệnh tổng động viên. Hiện tình chính trị trong nước lẫn đối ngoại đang hết sức rối rắm, tin đồn về chuyện Việt Nam sẽ phải có chiến tranh đang mỗi lúc một nhiều, với lệnh nhập ngũ mới này, dân chúng trong nước lại càng tin rằng sẽ có một đột biến nào đó.

Thông tư liên tịch số 13 mà Bộ Quốc phòng CSVN và Bộ Giáo dục đào tạo vừa phối hợp ban hành, có những biến động mới trong đời sống thời bình, một số điểm quan trọng của thông tư này là: Trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm, thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ, còn có nghĩa là lệnh tổng động viên đang chực chờ giới trẻ Việt Nam, bất chấp là độ tuổi đang cần phải nối tiếp việc học cũng như không được cứu xét hoàn cảnh gia đình. Thời gian đi quân dịch, được chế độ CSVN gọi là nghĩa vụ quân sự, cũng tăng lên là 2 năm, so với 16 tháng như trước đây.

Nếu tính theo cách này, mỗi năm, quân đội Việt Nam sẽ có thêm 1 triệu tân binh ở độ tuổi từ 18 đến 27. Ngay cả Bộ giáo dục CSVN cũng bày tỏ thái độ khuyến khích thanh thiếu niên tham gia quân đội một cách bất thường: Quân đội đang rất cần các em. Các em có vai trò rất lớn trong quyết định tạo sức mạnh cho quân đội.... Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng (thuộc Bộ giáo dục đào tạo) Nguyễn Thiện Minh đã lên tiếng như vậy.

Nhiều năm nay quân đội Việt Nam đang ở trong tình trạng rất yếu kém và lạc hậu về hỏa lực. Nạn đút lót hối lộ để không đi nghĩa vụ quân sự lan tràn từ thành thị đến thôn quê.Chuyện đào tạo chiến đấu cũng hết sức non yếu. Trước tình hình có thể xảy ra chiến tranh, Hà Nội mới thật sự hoảng sợ trước bộ máy quân sự tốn kém nhưng ô hợp của mình và bắt đầu lo cho một chương trình tái cấu trúc binh lực.

Tuy nhiên, đa số thanh niên Việt Nam hiện nay đều bày tỏ suy nghĩ rằng họ không có lý tưởng là binh lính của chế độ Cộng Sản, cũng như phần lớn những người xuất ngũ đều học hành dở dang hay khó khăn trong công việc mưu sinh…

http://www.sbtn.net/D_1-2_2-95_4-70519_15-2/phong-su-tu-viet-nam-viet-nam-chuan-bi-cho-lenh-tong-dong-vien.html


PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM : CSVN CÓ THỂ SẼ MỞ MỘT CUỘC TRỪNG PHẠT LỚN


http://www.sbtn.net/images/upload/2013_feb_26/PHONG_SU_TU_VIET_NAM-large-content.jpg

Sau 3 tháng phát động phong trào sửa đổi Hiến pháp 1992, vốn là bản hiến pháp mà Đảng CSVN tự cho mình quyền thống trị đất nước và dân tộc Việt Nam vĩnh viễn, bất ngờ một lượng người đông đảo ký tên đòi thay đổi điều đó, đó là điều 4 trong Hiến Pháp, đã khiến cho Nhà cầm quyền khó chịu và run sợ. Vốn tự mãn với quyền lực tuyệt đối của mình, Hà Nội không tin rằng có một lượng người đông đảo như vậy phủ nhận mình, nên trước tình hình hiện tại, các mặt của truyền thông Nhà nước đã được lệnh phát đi các luận điệu cho rằng những cá nhân hay nhóm người nào đòi hủy bỏ Hiến Pháp là đang âm mưu chống lại chế độ.

Trong một bài phát biểu của mình tại Vĩnh Phúc, được trực tiếp truyền hình cho cả nước, mà quý vị đang theo dõi phần trích dẫn, tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng đã chính thức lên tiếng công kích những người đòi hủy bỏ điều 4 hiến pháp. Trong phần phát biểu này, Trọng nói rằng những kẻ muốn bỏ điều 4 Hiến Pháp là những kẻ suy thoái về đạo đức và cần xử lý. Ngay sau phát biểu của Trọng cũng như chiến dịch này của Hà Nội, một làn sóng phản ứng và chỉ trích chế độ lại rộ, lời nhẹ thì nói rằng Trọng không có tư cách nói với nhân dân Việt Nam, lời nặng thì cho rằng phong trào khuyến khích dân chúng góp ý sửa đổi hiến pháp của CSVN là một trò hề và lừa bịp dân chúng. Tuy nhiên, phát biểu này của Trọng đang dự báo một cuộc trừng phạt lớn của chế độ nhằm vào những người đang không muốn Đảng CS lãnh đạo đất nước.

Điều này cũng trùng hợp với thông tin hành lang mà giới tranh đấu dân chủ ở miền Bắc loan đi, cho rằng mật vụ của chế độ đang chuẩn bị hàng loạt các hồ sơ để bắt bớ, sách nhiễu những ai mà họ đang cho là mầm mống nguy hiểm cho tồn vong chế độ. Đảng CSVN đang trọng giai đoạn cùng quẩn nhất, đặc biệt là với phong trào thoái đảng đang ngày càng một lan rộng, thậm chí đòi thay đổi chế độ ngay từ trong chính đảng viên. Và vì chính như vậy, người ta đang dự đoán rằng trong tình huống này, các kiểu đàn áp công khai hay bí mật một cách tàn nhẫn nhất sẽ được áp dụng để bảo vệ chế độ. Hiện tại đã còn gần 6000 người ký tên công khai đề nghị đa đảng, và một tập hợp sinh viên Luật đưa thư ngỏ đề nghị không thu hẹp thời gian lấy ý kiến thay đổi hiến pháp.

http://www.sbtn.net/D_1-2_2-95_4-70477_15-2/phong-su-tu-viet-nam-csvn-co-the-se-mo-mot-cuoc-trung-phat-lon.html

Lotus
03-19-2013, 10:50 AM
Quy định mới về nhập ngũ tạo bất bình đẳng giữa con nhà giàu và nhà nghèo

Bộ Giáo dục và Bộ Quốc phòng ban hành thông tư mới về sửa đổi quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình. Theo thông tư mới này khi có lệnh gọi nhập ngũ trước hay trùng với thời điểm gọi nhập học chính quy thì công dân không được hoãn nhập ngũ như trước đây. Tôi thấy thông tư mới tạo ra bất bình đẳng giữa những người học ở trong nước và những người có điều kiện đi du học nước ngoài. Người học ở trong nước phải trình giấy đăng ký nghĩa vụ quân sự thì mới được nhập học, trong khi người đi du học ở nước ngoài chẳng cần phải có giấy tờ gì về đăng ký nghĩa vụ quân sự và thực tế chắc chắn họ sẽ nghiễm nhiên được miễn gọi nhập ngũ.

Tôi không thấy con các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Bá Thanh nhập ngũ. Phải chăng thông tư mới của hai Bộ ban hành là để phục vụ con nhà giàu, con quan chức, bắt chẹt con em người lao động?

Thông tư mới này có liên quan mật thiết rất nhiều với các em học sinh, sinh viên. Nếu chính bản thân các em và gia đình không lên tiếng, không hành động như nêu ý kiến phản đối, hay bằng những hình thức biểu lộ ý kiến khác... thì sau này đừng có than những chuyện bất bình trong xã hội do thông tư mới được ban hành tạo ra. Quyền lợi của chính mình mà im lặng thì không ai có thể lên tiếng hộ được.

* * *

Tại sao con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị nhập ngũ?

Theo BBC tiếng Việt (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/01/120129_pmson_cadre.shtml), năm 2012 con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Minh Triết ở độ tuổi 23. Theo Luật Nghĩa vụ quân sự, con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn đang ở độ tuổi phải nhập ngũ. Theo báo Đất Việt, con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm cán bộ Đoàn ở Việt Nam từ tháng 11/2011. Vậy tại sao từ năm 2011 cho đến nay con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không thấy phục vụ trong quân ngũ? Sức khỏe của con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không đủ điều kiện để nhập ngũ? Hay nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ số một của công dân nhưng trừ con cái của Thủ tướng và của những cán bộ cao cấp khác?

http://donga01.blogspot.com/2013/02/quy-inh-moi-ve-nhap-ngu-tao-bat-binh.html

Lotus
03-19-2013, 11:32 AM
Trúng tuyển đại học vẫn sẽ phải nhập ngũ

Thông tư 13 đồng nghĩa với việc công dân trúng tuyển vào đại học/cao đẳng vẫn sẽ phải nhập ngũ

Từ 7/3/2013, nếu công dân nhận giấy báo trúng tuyển đại học, cao đẳng và lệnh gọi nhập ngũ cùng một lúc thì sẽ phải thực hiện lệnh nhập ngũ trước.

Đây là nội dung chính của Thông tư liên tịch số 13 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục & Đào tạo sửa đổi bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ....

Ông Minh cho rằng, việc học sinh, sinh viên phải nhập ngũ không ảnh hưởng đến kiến thức và hoài bão theo ngành học

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130222_army_enrollment_forcing.shtml


Việt-Nam chuẩn bị cho lệnh tổng động viên

Mới đây, một quy định mới về lệnh bắt quân dịch trong nước đang gây xôn xao cho mọi người, vì theo lệnh này, lệnh nhập ngũ sẽ không loại trừ sinh viên bắt đầu học hay đang học đại học.

Nói một cách khác, Hà Nội đang chuẩn bị cho ban hành lệnh tổng động viên...

http://www.sbtn.net/D_1-2_2-95_4-70519_15-2/phong-su-tu-viet-nam-viet-nam-chuan-bi-cho-lenh-tong-dong-vien.html

www.sbtn.net/D_1-2_2-95_4-70477_15-2/phong-su-tu-viet-nam-csvn-co-the-se-mo-mot-cuoc-trung-phat-lon.html

Một học giả Hoa Kỳ gốc Trung Quốc Pei Minxin vừa nhận định trên báo The Diplomat (Nhà ngoại giao) rằng trong thế kỷ XX, chế độ độc đảng ở Liên Xô kéo dài nhất là được 73 năm (1917 – 1990), khó có nước độc đảng nào có thể thọ lâu hơn. Chế độ độc đảng ở Việt Nam đã được 68 năm (1945 – 2013), ở Trung Quốc được 64 năm ( 1949 – 2013), nghĩa là đều gần tới giới hạn cuối cùng.

http://www.voatiengviet.com/content/biet-du-la-khon/1612081.html



CHXHCNVN từ ngày lập quốc cho tơí nay, chưa bao giờ có thể tự lập mà không nhờ vào viện trợ và các giúp đỡ khác từ bên ngoài.

Sau này không còn khôí COMECON (các quốc gia cộng sản Đông Âu).


Nêú nay đàn áp nhân dân trong phạm vi lơn´ thì chính phủ CHXHCNVN sẽ không nhận được´hỗ trợ hay giúp đỡ nữa từ các nươc´dân chủ. Khách ngoại quốc cũng sẽ không còn thích tơí các khu resorts, khách sạn sang trọng ở CHXHCNVN mà đa sô´ là bà con cán bộ đảng cộng sản làm chủ...


Như vậy thì chê´độ cộng sản sẽ phải sụp đổ thôi .

Đậu
03-20-2013, 08:30 AM
Nêú nay đàn áp nhân dân trong phạm vi lơn´ thì chính phủ CHXHCNVN sẽ không nhận được´hỗ trợ hay giúp đỡ nữa từ các nươc´dân chủ. Khách ngoại quốc cũng sẽ không còn thích tơí các khu resorts, khách sạn sang trọng ở CHXHCNVN mà đa sô´ là bà con cán bộ đảng cộng sản làm chủ...


Như vậy thì chê´độ cộng sản sẽ phải sụp đổ thôi .


Em đoán là Việt Tân được chị Tút tư vấn nên đã mạnh dạn theo đường lối đấu tranh bất bạo động. Chả cần động đến móng tay mà cộng sản cũng sụp đổ.

Lotus
03-20-2013, 08:59 AM
Lotus chỉ chia sẽ các thông tin đa chiều mà thôi.

Để có được cuộc cách mạng trong hoà bình, ngươì dân các quôc´gia Đông Âu đã kiên trì tranh đâú nhiêù năm trươc´ đó và vận động toàn dân, kể cả vận động quân đội và công an, để họ không băn´ vào đồng bào của họ.

-------------------------------------------------------


Thủ tứơng Đức nói về giờ phút hạnh phúc của nứơc Đức :

" Sự tự do không phải khi không mà có. Để có được tự do, đã phải có tranh đâú. "


«Freiheit muss erkämpft werden»

Berlin (dpa) - Bundeskanzlerin Angela Merkel sieht den Mauerfall als Verpflichtung für das 21. Jahrhundert. «Freiheit entsteht nicht von selbst. Freiheit muss erkämpft werden», sagte Merkel beim Freiheitsfest zum 20. Jubiläum des Mauerfalls in Berlin. Merkel sprach von einer «wahrhaft glücklichen Stunde der Deutschen»

http://www.spiegel.de/politik/deutschland/0,1518,660288,00.html

Lotus
03-24-2013, 04:13 AM
ĐCSVN muốn gì qua việc sửa đổi Hiến pháp 1992?

Việc qui định "Các lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với ĐCSVN" mới là cốt lõi, mới là mục tiêu chính của lần sửa đổi HP này.

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/csvn-muon-gi-qua-viec-sua-oi-hien-phap.html#more


Trang dự thảo Hiến pháp năm 2013 của quốc hội CHXHCNVN :

Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45)

Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_NGHIQUYET/View_Detail.aspx?ItemID=32&TabIndex=1


Bình luận coi trong :

http://hienphap.net/2013/03/17/quan-doi-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao-trong-hien-phap-vu-cong-giao/

So sánh Hiến pháp 1992 và Dự thảo sửa đổi

Bấm vào link để xem bảng so sánh:

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/ss-hp-03122013123827.html/So_Sanh_Hien_Phap.pdf

Lotus
03-24-2013, 04:30 AM
Dân làm báo :

Nỗi sợ lớn nhất của đảng cộng sản Việt Nam đang dần trở thành hiện thực, nguy cơ tự diễn biến từ một mối nguy hiểm mơ hồ nay đã hiển hiện trước mắt. Cảm nhận được nguy cơ tự diễn biến trong quân đội ngày một lớn cùng với khả năng mất quyền kiểm soát quân đội dẫn đến sụp đổ chế độ như đã từng xảy ra tại các quốc gia cộng sản Đông Âu đã khiến thượng tầng chính trị Việt Nam có những bước đi trước. Ấy là khi các tờ báo chính thống như Tiền Phong, Tạp Chí Cộng Sản, Quân Đội Nhân Dân ồ ạt tung ra các bài báo với luận điểm tuyệt đối hóa sự lãnh đạo của đảng với quân đội, khẳng định quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội do chính đảng cộng sản Việt Nam tổ chức thành lập, quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng.

Khẳng định sở hữu quân đội: Hệ lụy và mục đích ...

Coi nguyên bài trong :

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/tu-huyet-cua-ang-quan-oi.html#.UU7jEsu9KSM


Nghe bài trên :



http://www.youtube.com/watch?v=IH2_9ME0MSs&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?feature=plcp&v=IH2_9ME0MSs

Lotus
03-24-2013, 07:54 AM
Quân đội vì đảng hay vì dân?

Cập nhật: 15:53 GMT - thứ bảy, 23 tháng 3, 2013

Một thay đổi căn bản trong Bản dự thảo Hiến pháp 1992 là quy định lực lượng vũ trang hay quân đội ‘phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân’. Đây cũng là điểm làm nhiều người chỉ trích, phản đối.

Trong số những ý kiến phản đối có Kiến nghị của 72 nhân sỹ, trí thức. Kiến nghị 72 này ‘yêu cầu bỏ quy định quân đội phải trung thành với Đảng Cộng sản’.
Trên báo chính thống, có bài viết của Bảo Cầm đăng trên Thanh Niên ngày 20/02/2013, với tựa đề ‘Tổ quốc và nhân dân phải được đặt lên hàng đầu’. Bài viết đã trích dẫn một cựu quan chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói rằng ‘dứt khoát không thể quy định’ quân đội phải ‘tuyệt đối trung thành với Đảng’ được.
Trong khi đó một số báo chí của Đảng cho rằng những yêu cầu buộc quân đội ‘phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân’ là ‘phản lịch sử’, ‘phi thực tiễn’ và thậm chí ‘phản động’.

Hai chế độ, hai nhiệm vụ

Chắc không cần phải có nhiều kiến thức về chính trị, về quân đội mới có thể nhận ra rằng tại những quốc gia dân chủ, đa đảng – hay những nước ‘tư bản’ theo cách gọi của một số quan chức, báo chí Việt Nam – như Anh, Pháp và Mỹ, chuyện ‘đảng này’ lên nắm quyền và và đảng kia mất quyền là chuyện bình thường.

Và việc đảng này lên, đảng kia xuống không tùy thuộc vào quân đội. Chuyện họ lên hay xuống hoàn toàn phụ thuộc vào việc họ có được lòng dân hay không. Vì vậy, ở những quốc gia đó dù bất cứ đảng nào lên nắm quyền, vai trò và nhiệm vụ của quân đội không thay đổi. Nói cách khác quân đội không buộc phải trung thành với bất cứ một đảng phái chính trị, cá nhân nào.
Một ví dụ điển hình về sự trung lập của quân đội là việc Tổng thống Barack Obama, một người thuộc Đảng Dân chủ, chọn hai người thuộc – hay từng làm việc dưới thời các tổng thống – đảng Cộng hòa làm Bộ trưởng Quốc phòng, cũng như việc hai người này đồng ý giữ chức vụ ấy.

"Và việc đảng này lên, đảng kia xuống không tùy thuộc vào quân đội. Chuyện họ lên hay xuống hoàn toàn phụ thuộc vào việc họ có được lòng dân hay không"

Năm 2008, khi ông lên làm tổng thống, ông Obama đã chọn ông Robert Gates làm Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Gates từng phục vụ nhiều năm dưới thời các tổng thống của Đảng Cộng hòa và đã nắm giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 2006, dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Và mới đây, sau khi tái đắc cử, Tổng thống Obama đề cử ông Chuck Hagel, một cựu Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa, làm Bộ trưởng Quốc phòng và đã được Thượng nghị viện Mỹ phê chuẩn.

https://ttxva.org/wp-content/uploads/2013/03/QD-trung-voi-Dang-1.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thuộc đảng Cộng hòa

Không chỉ tại các nước dân chủ như Anh, Pháp hay Mỹ mà ở những quốc gia châu Á đã và đang dân chủ hóa – như Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippines – quân đội cũng trở nên trung lập, không phụ thuộc hay buộc phải bảo vệ một đảng phái hay cá nhân nào.
Trái lại, ở những quốc gia không dân chủ, đa đảng, cá nhân hay chế độ nắm quyền thường buộc quân đội và các guồng máy an ninh khác phải trung thành, bảo vệ mình vì họ không thể cai trị lâu dài nếu không có sự trung thành, bảo vệ đó. Và khi một chế độ tồn tại được chỉ vì nhờ vào quân đội, chứ không phải dựa vào dân, chế độ ấy thường là độc tài, độc đảng.

Có nhiều ví dụ để chứng minh điều đó.
Những nhà độ độc tài tại Iraq trước đây hay tại các nước Bắc Phi và Ả-rập gần đây là những ví dụ điển hình. Họ nắm quyền được nhiều năm không phải vì uy tín của mình mà nhờ vào việc sử dụng quân đội cũng như những lực lượng, công cụ an ninh khác.

Bắc Hàn dưới quyền cai trị của gia đình họ Kim, hay Liên Xô hoặc các nước ở Đông Âu dưới thời chế độ Cộng sản cũng là những ví dụ khác. Những chế độ đó duy trì được quyền lực trong nhiều thập kỷ phần lớn nhờ vào quân đội, an ninh.

Bảo vệ Tổ quốc, nhân dân

Chỉ cần lướt qua vai trò của quân đội tại các nước dân chủ, đa đảng và ‘nhiệm vụ’ của họ tại các quốc gia độc tài, độc đảng như vậy, ít hay nhiều có thể hiểu tại sao có nhiều người ‘yêu cầu bỏ quy định quân đội phải trung thành với Đảng Cộng sản’. Có thể nói khi đưa ra đòi hỏi đó, các nhân sỹ, trí thức và tất cả ai đồng ý với kiến nghị đó đều muốn Việt Nam tiến tới dân chủ hay ít ra muốn Đảng Cộng sản không chuyên chính, độc tài và thực sự vì dân hơn.
Cũng như ở bất cứ quốc gia nào, Việt Nam sẽ không thể có dân chủ thực sự nếu quân đội buộc phải trung thành với Đảng Cộng sản hay bất cứ đảng phái nào, trước cả Tổ quốc và nhân dân. Đổi lại, khi biết đặt quyền lợi của Tổ quốc và nhân dân lên trên hay không còn sợ mất quyền lực, quyền lợi, chắc chắn Đảng Cộng sản cũng không cần buộc ai phải trung thành hay bảo vệ mình.
Việc giới quân sự tại Miến Điện quyết định từ bỏ quyền lực – và nhờ vậy đất nước này mới có thể tiến hành những cởi mở về dân chủ – là một trường hợp cụ thể cho thấy khi lãnh đạo bằng các phương tiện dân sự và biết dựa vào dân, chứ không phải bằng sức mạnh quân đội, một đảng phái hay một chế độ có thể chính danh tiếp tục nắm quyền vì được người dân của mình và cộng đồng quốc tế ủng hộ.

"Có người còn chỉ ra rằng chính cái tên ‘Quân đội Nhân dân’, chứ không phải ‘Quân đội Đảng Cộng sản’, đã nói lên được rằng quân đội phải bảo vệ Tổ quốc và vì nhân dân, chứ không phải để trung thành, bảo vệ Đảng Cộng sản"

Trái lại, chuyện các nhà độc tài tại các nước Bắc Phi và Ả Rập bị lật đổ ít nhiều cho thấy duy trì quyền lực bằng sức mạnh và sự trung thành của quân đội không phải lúc nào cũng là một giải pháp tốt nhất cho việc duy trì chế độ.
Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất cứ ở quốc gia nào, việc một đảng buộc quân đội phải trung thành với mình, bảo vệ mình trước cả tổ quốc và nhân dân, đảng ấy chắc chắn không được người dân hoàn toàn và thực sự tín nhiệm.
Để biện luận cho việc quy định quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng, một số nhà lý luận cho rằng điều đó là phù hợp với ‘lịch sử’ và đúng với ‘tư tưởng Hồ Chí Minh’. Nhưng nhiều người đã lên tiếng phản đối suy luận này vì họ hiểu rằng ngay từ đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ nói quân đội phải ‘trung với nước, hiếu với dân’, chứ không đề cập gì đến chuyện phải trung với Đảng.
Dù bối cảnh, nội dung, thời điểm của câu nói ấy như thế nào – như ông Hoàng Thoái được trích dẫn trong bài viết trên Thanh Niên nêu ra – không ai có thể phủ nhận bốn bản Hiến pháp của Việt Nam ‘đều chỉ ghi quân đội phải trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân’.

Có người còn chỉ ra rằng chính cái tên ‘Quân đội Nhân dân’, chứ không phải ‘Quân đội Đảng Cộng sản’, đã nói lên được rằng quân đội phải bảo vệ Tổ quốc và vì nhân dân, chứ không phải để trung thành, bảo vệ Đảng Cộng sản.

Nói vậy, thiết nghĩ cũng nên nhắc lại rằng Thư chúc Tết Quý Tỵ 2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không hề nhắc tới Đảng Cộng sản, công lao của Đảng hay kêu gọi ‘đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước’ bảo vệ Đảng.
Trái lại, ông nhắc mọi người Việt Nam phải ‘khắc sâu công ơn dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân’, ‘bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ’ đã ‘kiên cường chiến đấu’ và ‘hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời mình’.
Và cùng lúc, ông kêu gọi mọi người ‘quyết tâm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam yêu quý’.
Do vậy, những lời kêu gọi quân đội phải đặt Tổ quốc, đất nước và nhân dân trước bất cứ đảng phái nào không ‘phi lịch sử’, ‘phi thực tiễn’ hay ‘phản động’ như một số người nhận định, suy diễn.


Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC Việt ngữ từ London
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một trí thức công giáo, đang làm nghiên cứu sinh tại Global Policy Institute, London.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/03/130323_army_in_vn_constitution.shtml

Lotus
03-29-2013, 08:41 AM
By Mike Ives

Tue, Mar 26, 2013


... The comment period was scheduled to end in later this month, but the government recently extended the deadline to September. A Hanoi-based researcher who studies civil society dynamics says that while the call for comments has opened space for some increased advocacy by grassroots groups, it certainly doesn’t mark the start of any significant institutional reforms by Vietnam’s leaders.
"It's just cosmetic," says the researcher, who also requested anonymity because he does not want to jeopardize his work. "On the more fundamental issues like democracy and the military, [policies] are getting tighter."

He points to the current draft of the new constitution that includes language that would require the military to remain loyal to the Communist Party. The current constitution requires it to remain loyal to the "fatherland and the people."


http://news.yahoo.com/surprise-move-vietnam-asks-citizens-public-constitution-141855622.html

ốc
03-29-2013, 09:35 AM
By Mike Ives

He points to the current draft of the new constitution that includes language that would require the military to remain loyal to the Communist Party. The current constitution requires it to remain loyal to the "fatherland and the people."


Lý do chính của phần sửa đổi hiếp pháp, nói rõ ràng quân đội trung thành với đảng là tại vì đảng lo sắp có bạo động cách mạng - tương tợ như ở các nước Ly bia và Xy ria. Nếu chỉ tuyền là đấu tranh bất bạo động thì đảng ta có công an là thừa sức đàn áp

Lotus
03-29-2013, 12:40 PM
Không đúng đó em ốc. Em nên coi thêm lịch sử thế giới để biết các cuộc cách mạng Đông Âu đã như thế nào.



Đảng cộng sản VN thay đổi hiến pháp là để thêm tính chính danh của đảng cộng sản và mong là quân đội sẽ vì tuân theo hiến pháp mà bảo vệ chế độ.

ốc
03-29-2013, 08:29 PM
Chị Tút nên coi thêm lịch sử thế giới sau cách mạng Đông Âu thì sẽ học hỏi thêm được nhiều kiến thức. Em nghe chị nói chuyện bấy lâu nay thì cứ tưởng nhầm là thời gian ngừng trôi và lịch sử dừng lại ngay sau năm một nghìn chín chăm chín chục. Ngay sau cách mạng Đông Âu thì ngay lập tức cũng có nhiều cuộc bạo động bộc phát và rải rác trong vùng, như cuộc chiến vùng Ban căng, giữa các thành phần thuộc liên bang Nam Tư, hay là giữa một số vùng đất thuộc liên bang Sô viết, hay là vụ truy nã và thủ tiêu bác Sê au xét cu ở Ru ma ni... xương máu chả thiếu gì.

Nếu chị Tút không có điều cận tiếp cận thông tin đa chiều thì chắc chả thể nào biết đến những cuộc cách mạng dân chủ bằng bạo lực như vừa mới đây ở Ly bia, Xy ria. Xa hơn thì có sự can thiệp bằng vũ trang của Mỹ ở I rắc, Áp ga nít tăng...

Em nghĩ đấu tranh bất bạo động ở Đông Âu thành công cũng chỉ vì các chính phủ độc tài bên ấy họ không tàn ác bằng Việt cộng cho nên họ nhượng bộ vì còn chút lòng nhân đạo đối với đồng bào, nhưng Việt cộng thì đừng hòng có chuyện ấy. Đâu phải Đông Âu làm thế nào thì Việt nam cũng phải làm thế ấy. Cùng một giống cam mà giồng bên Tây thì nó chín ngọt, nhưng đem sang bên Đông giồng thì nó xanh lè chả bao giờ chín.