PDA

View Full Version : Nguyển Hưủ Có



ngocdam66
07-04-2012, 09:17 AM
CHÂN DUNG MỘT "TƯỚNG NGỤY" SÀI GÒN.

Ngày xưa đọc Chân dung tướng Ngụy Sài Gòn rất có ấn tượng với ông tướng này. Đây là một trong 10 sĩ quan, có Nguyễn Văn Thiệu, được lựa chọn qua Mỹ đào tạo sĩ quan chỉ huy/tham mưu. Nguyễn Hữu Có (1925) từng giữ chức Phó thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng Hòa; đồng thời là Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, hàm Trung tướng (1965–1967). Những năm tiếp theo, ông trở thành đối tượng mà Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ phải gạt bỏ. Năm 1967, trong khi đang đi công tác ở Đài Loan, ông bị đẩy ra khỏi mọi chức vụ trong quân đội và cử làm Đại sứ, phải lưu vong tại Đài Loan cho đến 1970 mới được TT Nguyễn Văn Thiệu cho hồi hương.

Sau khi được hồi hương, Nguyễn Hữu Có tham gia thương trường và giữ chức Phó tổng giám đốc Tín Nghĩa Ngân Hàng (từ 1971 - 1973). Tuy bị xem là kẻ cựu thù, nhưng ông lại là người ủng hộ tướng Dương Văn Minh làm lãnh đạo của lực lượng thứ ba tham gia chính trường. Năm 1975, khi tướng Dương Văn Minh nhậm chức tổng thống, Nguyễn Hữu Có được cử giữ chức cố vấn quân sự. Ông cùng chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, 2 tướng lĩnh còn ở lại bên tổng thống đến giờ phút cuối cùng của Sài Gòn 30.4.1975.

Sau năm 1975, Nguyễn Hữu Có bị bắt đi cải tạo đến 1987. Trong thời gian cải tạo, ông gia nhập đạoTin Lành. Ông sống tại Sài Gòn, cho đến cuối năm 2004 thì được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; với tư cách là nhân sĩ tự do và được xem như biểu tượng của sự hòa giải dân tộc. Hiện ông là Ủy viên Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2009 -2014.

Vợ chồng Nguyễn Hữu Có sống ở Khu dân cư An Thạnh Phú (Tây Thạnh Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh). Mấy lần tui có gặp ông đi họp ở MTTQ, ông bảo đầu óc chân tay vẫn còn tốt lắm, chiều nào hai vợ chồng cũng đi bộ quanh công viên gần nhà; hàng ngày vui thú với việc chăm sóc cây cảnh, sống thanh nhàn và nhất là không còn thấy vướng víu, day dứt hay mắc nợ bất kỳ ai điều gì. Gần đây gặp thì thấy ông yếu nhiều rồi, phải có vợ dìu đi. Sáng nay đọc Tuổi Trẻ, giật mình khi lướt qua thấy tên Nguyễn Hữu Có nằm ở trang rao vặt – quảng cáo, thường trang này tui có bao giờ xem đâu. Chợt ngậm ngùi nhớ tới vợ một tướng CA mới chết; có tới mấy bài tha thiết khóc than trên một số tờ báo bạn chồng kể chuyện bà tảo tần nuôi con đợi chồng đi tù về...



http://sphotos.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/555559_3152723151710_2012584140_n.jpg

hoài vọng
07-04-2012, 06:42 PM
Tôi còn nhớ hồi đó 3 ông Thiệu , Kỳ , Có nắm hết quyền lực trong tay ......rồi sau này có nguồn tin ....hành lang là ông Có " nằm vùng " nên tất cả hoạt động quân sự của VNCH , phía bên kia đều biết trước ( tôi vừa kể lại cuộc hành quân của LĐ2 Dù nhẩy xuống mật khu Trung Ương Cục R ) vì cần giữ bí mật nên BCH/LD2D đã để Ban Tiếp Vận , Quân Y ở Tây Ninh , vậy mà khi các Tiểu Đoàn tìm được bệnh xá của vi-xi , các bếp lửa vẫn còn hơi nóng ...v..v...

Lotus
07-05-2012, 02:18 AM
...ông lại là người ủng hộ tướng Dương Văn Minh làm lãnh đạo của lực lượng thứ ba tham gia chính trường....

Mâý năm sau 1975, trươc´ khi tướng Dương Văn Minh lên máy bay qua Pháp rôì qua Mỹ, báo CHXHCNVN đã phải ra bài vờ chửi ông ta vài câu để ông ta có thể qua California sông´ yên mà không bị ngươì Việt bên Mỹ nghi và trách móc, thậm chí có thể bị cho viên đạn vào đâù. Tội lỗi của nhà ông ta không ít. Trong thơì chiên´tranh VN, nhiêù ngươì miền Nam vì sự ăn cò tay trong tay ngoài của hai anh em ông Dương Văn Minh mà đã trả giá vơí mạng sông´.

Sau khi ông ta qua đơì, thì báo CHXHCNVN mơí xay qua thanh minh cho ông ta. Những ngươì nằm vùng thường chỉ lộ danh tánh sau khi mà họ đã qua đơì.

Tương´ Dương Văn Minh, một trong những ngươì tham gia đảo chính, có em trai là sĩ quan phiá cộng sản.

Từ năm 1962 , phía Bắc Việt đã đưa em trai ông Dương Văn Minh là tình báo Dương Thanh Nhựt vào Nam tiếp xúc với ông Minh để vận động ông theo về với Cách Mạng . Thông tin này đã có từ những ngày sau 1975,nhưng đến gần đây mới chính thức được báo CHXHCNVN công khai :


Dương Văn Minh được ta vận động từ năm 1962, ngoài binh vận, các cánh tình báo và trí vận Sài Gòn cũng có người quan hệ. Cục Địch vận - Tổng cục Chính trị đào tạo người em ruột của Dương Văn Minh là ông Dương Thanh Nhựt (Mười Ty).

Ông Nhựt được Thường vụ Trung ương Cục, trực tiếp là Bí thư Trung ương Cục Nguyễn Văn Linh và Thường vụ Trung ương Cục Trần Nam Trung (bí danh Hai Hậu, Năm Nga) chỉ đạo tiếp cận Dương Văn Minh nhiều lần ở Sài Gòn và ở nước ngoài. Lúc đó Dương Văn Minh tỏ ra có cảm tình với cách mạng (tuy chưa hoàn toàn nhất trí với ta). Thời kỳ chuẩn bị đảo chính Diệm - Nhu ngày 1-11-1963, Dương Văn Minh đã nói với ông Nhựt nếu không thành công thì hoặc là tạm lánh ra nước ngoài, hoặc chạy ra vùng giải phóng.

Sau đảo chính Diệm - Nhu, khi nắm quyền quốc trưởng, Dương Văn Minh ngỏ ý muốn thương lượng theo lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc giải phóng để đi đến tuyển cử tự do, thành lập một chính phủ trung lập ở miền Nam Việt Nam. Vì vậy, Dương Văn Minh đã bị Mỹ gạt bỏ. Trước tình hình đó, Trung ương Cục nhận định Dương Văn Minh đối với Mỹ vẫn là “con bài cuối cùng” mà Mỹ sẽ phải cần đến, chỉ đạo tiếp tục giữ mối liên lạc vận động Dương Văn Minh.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/435432/Nam-bo-nhung-ngay-hao-hung---Ky-5-Phuong-an-Duong-Van-Minh.html

Trươc´ khi ông Diệm bị lật đổ thì đảng cộng sản phái ngươì vào miền Nam liên lạc vơí những viên chưc´, sĩ quan của VNCH có bà con theo cộng sản.

Báo CHXHCNVN :


... chính ông Phạm Ngọc Thạch đem vô Nam...

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/8864/Chuyen-nguoi-tham-gia-chien-dich-Dien-Bien-Phu-la-con-trai-Tong-thong-chinh-quyen-Sai-Gon-Tran-Van-Huong.html


Hèn chi mà sau 1975, đảng cộng sản băt´nhân dân trong Nam phải khai lý lịch 3 đơì và anh em gia đình, bởi vì chính đảng cộng sản đã lạm dụng nhiêù quan hệ gia đình để năm´lâý chính quyền .

ngocdam66
07-08-2012, 05:37 AM
Tướng Nguyễn Hữu Có kể chuyện
Lữ Giang
(Phần I)
Theo tin của báo Tuổi Trẻ online ở trong nước ngày 4.7.2012, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, người đã tham gia vào nhiều biến cố và giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời VNCH, đã qua đời ở trong nước ngày 3.7.2012 tại Sài Gòn, hưởng thọ 87 tuổi.
Một số người đã hỏi tôi một số vấn đề liên quan đến Tướng Nguyễn Hữu Có. Tôi có biết nhiều chuyện về ông, nhưng tôi nghĩ rằng trong lúc này điều tốt hơn cả là nghe chính ông kể lại cuộc đời của mình trong bài “Gặp Chúa trong tù cải tạo” đăng trên website tinlanhhyvong.com. Vì bài này khá dài, chúng tôi sẽ cho phổ biến trong ba kỳ.
GẶP CHÚA TRONG TÙ CẢI TẠO
Tác giả: Trung Tướng Nguyễn Hữu Có
(Phần I)
Thân Thế và Sự Nghiệp
Từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, tôi không theo một tôn giáo nào cả. Gia đình tôi chỉ thờ cúng ông bà.Năm 1958, tôi đã được 15 năm trong binh nghiệp. Với cấp bậc Đại tá tôi giữ chức vụ Tư Lệnh Quân khu I, gồm 9 tỉnh miền Đông Nam bộ. Lúc đó các thầy tướng số và các nhà sư khuyên tôi nên lập trang thờ các vị thần hộ mệnh. Tôi tin vào lời khuyên và bắt đầu thờ Ông (Quan Công - Lưu Bị - Trương Phi), Đức Phật Thích Ca và Phật Bà Quan Âm. Mặc dù thờ Phật, nhưng tôi không hề đi chùa, không đọc kinh Phật, nên chẳng hiểu biết giáo lý Phật giáo. Sự thờ phượng của tôi chỉ với mục đích bảo hộ bản thân. Vì bận công việc hằng ngày, tôi không có thời giờ tìm hiểu các vấn đề cơ bản trong Phật giáo, nhất là sự ăn năn, sự tha tội, và sự cứu rỗi linh hồn.
Cuối năm 1963, tôi được vinh thăng Thiếu tướng vì có công trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Cuộc đời binh nghiệp của tôi từ đây có những bước tiến vọt đáng kể:
· 1964-1965: Làm Tư Lệnh Quân đoàn IV, rồi làm Tư Lệnh Quân đoàn III.
· 1965-1966: Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hoà - Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng.
Địa vị tôi càng cao càng vững vàng tôi càng tin nơi các đấng hộ mệnh. Tôi biệt riêng ra một phòng ở tư thất, dành cho việc thờ cúng. Tôi cũng thờ thêm nhiều vị Phật khác như: Phật Di Lặc, Phật Bà Chúa Xứ, Phật Đầu Xà (Thái Lan), các Thần Tài, Thổ Địa, v.v. Tôi chi tiền rộng rãi mua sắm hương đèn, hoa quả, còn việc thờ cúng thì giao cho quản gia và người chị vợ trách nhiệm mỗi đêm thắp hương, niệm Phật. Các vị thượng khách khi đến Việt Nam, biết tôi mộ đạo (dù chỉ bằng hình thức), đã tặng tôi nhiều tượng Phật quí thỉnh từ các Chùa ở Lào, Thái Lan và Miên. Tôi cũng đeo trong người hàng chục tượng Phật nhỏ bằng vàng, ngà voi , đá quí do nhiều người gởi tặng, để lúc nào tôi cũng được che chở hộ mạng. Gia đình tôi quan niệm rằng nếu muốn cho linh hồn mình được cứu rỗi trong đời sau thì đời nầy phải lo đạo đức, làm lành lánh dữ, dâng hiến cho các chùa và làm công tác từ thiện.
Đời binh nghiệp và chính trị của tôi lên đến tột đỉnh từ giữa năm 1965 đến đầu năm 1967. Với địa vị đứng hàng thứ ba sau hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, tôi chẳng những có thanh thế trong nước, mà còn có tiếng tăm ở nước ngoài. Tôi đã đi thăm và hoạt động ngoại giao ở nhiều nước trên thế giới. Ở Châu Á tôi đã đi thăm Thái Lan, Đài Loan, Phi Luật Tân và Đại Hàn. Ở Châu Âu, tôi đã đến các nước Anh, Đức và Ý. Đặc biệt tôi đã được Đức Giáo Hoàng Paul VI tiếp kiến tại Toà Thánh Vatican. Ở Châu Phi, tôi đã thăm và gặp gỡ các vị Tổng Thống Bourguiba của Tunisie, Tổng Thống Houphouet của Côte d Ivoire. Ở Hoa Kỳ, tôi đã được mời thăm 1 số lớn căn cứ quân sự Mỹ tại Hawai và trên đất liền.
Những Bước Thăng Trầm
Thử thách thứ nhất
Cuộc đời không có gì bền vững cả! Địa vị, danh vọng, tiền bạc, hạnh phúc, v.v. chúng đến khi gặp thời và ra đi khi vận hết. Năm 1967, với địa vị Phó Thủ Tướng chính phủ, kiêm Tổng Trưởng Quốc phòng, tôi được hai tướng Thiệu, Kỳ yêu cầu tôi đi Đài Loan với tư cách đại diện Quân đội và Chính phủ Việt Nam để cảm ơn Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Đài Loan về những sự giúp đỡ quân sự, ngoại giao, và sự chân tình ủng hộ công cuộc chống cộng của Miền Nam Việt Nam.
Trong chuyến công du bảy ngày nầy tôi còn được giao phó:
- Khai trương đường bay Air Việt Nam Sài Gòn - Tapei.
- Thăm trường Đại học Quân sự và trường Võ bị.
- Nghiên cứu tổ chức, hoạt động Hội Cựu chiến binh Đài Loan.
Tôi được đón tiếp như một thượng khách với các nghi lễ đầy đủ. Báo chí Đài Loan cũng đề cao ca tụng tôi. Cuộc công du đang diễn ra tốt đẹp thì đến ngày thứ ba, bất trắc đã xảy ra cho tôi. Đại sứ Việt Nam tại Đài Loan là tướng Trần Thượng Khiêm và Đại sứ Trung Hoa Quốc Gia tại Việt Nam là Hồ Liên xin đến gặp tôi tại khách sạn ban đêm để trao cho tôi bản tin nhận được từ Sài Gòn. Tôi bị Hội Đồng Quân Lực xét xử và cách chức Phó Thủ Tướng và Tổng Trưởng Quốc Phòng, đồng thời bị giải ngũ khỏi quân đội. Tôi hơi bàng hoàng vì trước ngày tôi lên đường, mọi việc có vẻ bình thường. Tôi lấy lại bình tĩnh và nhận định đây là một âm mưu gạt tôi ra nước ngoài để loại tôi ra khỏi chính quyền. Hôm sau tướng Nguyễn Văn Thiệu gửi điện văn qua yêu cầu tôi sau khi chấm dứt công tác ở Đài Loan, tiếp tục dẫn phái đoàn đi thăm Đại Hàn. Tôi liên lạc điện thoại về Sài Gòn nói chuyện trực tiếp với Tướng Thiệu. Tôi trình bày rằng tôi không thể đi Đại Hàn được vì các anh đã "cách chức tôi", hơn nữa cuộc công du nầy chưa chuẩn bị. Thiệu cố ý ép tôi đi Đại Hàn với dụng ý đưa tôi đi xa để khỏi trở về nước. Nhưng tôi xin được đến Hong Kong tị nạn chính trị. Cuối cùng Thiệu ưng thuận.
Ngày 20 tháng giêng năm 1967, tôi rời Đài Bắc với lễ nghi tiễn đưa bình thường. Tôi rất cảm kích về sự chân tình của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Đài Loan đã thông cảm hoàn cảnh tôi. Về đến khách sạn Fortuna ở đường Nathan thì có thiếu tướng Linh Quang Viên điện thoại đến xin gặp. Anh Viên được Thiệu cử sang Hong Kong gấp để trao cho tôi bức thư Thiệu viết tay với nội dung ngắn gọn đầy sự hăm dọa. Thiệu khuyên tôi tạm ở nước ngoài, để anh em bên nhà sắp xếp công việc. Nếu tôi tìm cách trở về thì Thiệu không bảo đảm sinh mạng. Anh Viên là người ôn hoà được tôi yêu mến. Anh đang giữ chức vụ Bộ trưởng bộ An Ninh. Tôi vui vẻ bảo với anh Viên về trình với Thiệu, tôi sẽ không làm gì gây khó khăn cho anh em bên nhà, miễn các anh em xử đẹp với tôi thôi.
Tôi mau chóng ổn định cuộc sống ở Hong Kong. Tôi thuê được một căn hộ nhỏ để tôi và hai sĩ quan tùy viên trung tín ở chung. Đó là đại uý Đoàn Văn Sanh và Nguyễn Văn Hưỡn (về sau tôi cho Sanh về nước, còn Hưỡn ở với tôi một năm). Tôi dần dần có nhiều bạn bè ở Hong Kong. Một số bạn bè do tòa Tổng lãnh sự Đài Loan giới thiệu (tổ chức chìm không có văn phòng). Họ là những người giàu có trong Tổ chức Quốc Dân Đảng ở Hong Kong. Những người nầy tìm cách an ủi tôi bằng những cuộc chiêu đãi vui chơi, ăn uống, du ngoạn. Có một số khác là người Việt Nam sinh sống lập nghiệp ở Hong Kong, trong số nầy đáng kể nhất là cụ Lưu Đức Trung, 67 tuổi, trước làm cố vấn cho vua Bảo Đại, lúc cựu Hoàng Đế nầy sống lưu vong ở Hong Kong (1946-1949).
Một người nữa là Hồng Hữu Ba (40 tuổi) quê ở Bạc Liêu, có vợ người Hoa làm ở bệnh viện Hong Kong, còn ông làm Chấp sự Hội Thánh Tin Lành Hong Kong. Ông Ba thường đến nhà tôi để chia sẻ về Đức Chúa Trời, về Đấng Cưứ Thế Jesus. Ông ba tặng tôi quyển Kinh Thánh Tân Ước và khuyên tôi nên đọc và suy gẫm lời Chúa. Tôi ghi nhận lòng tốt và sự sốt sắng của ông Ba, nhưng thú thật lúc đó cửa tâm hồn còn đóng kín, ánh sáng chân lý chưa lọt được vào trong. Tôi chẳng chú tâm tìm hiểu và cũng lười đọc Kinh Thánh.
Tôi tạm yên vui với cảnh sống Hong Kong. Vợ con tôi mỗi năm sang thăm và ở lại với tôi vài lần. Gia đình tôi bên nhà cũng yên ổn sau vài tuần gặp khó khăn ban đầu. Với thời gian thì việc gì cũng qua. Việc của tôi bị lãng quên khỏa lấp với những sự việc mới.
Sau khi đắc cử Tổng Thống, Thiệu triệu hồi tôi về nước, Tướng Trần Thiện Khiêm đại sứ ở Đài Loan, Tướng Đổ Cao Trí đại sứ ở Đại Hàn. Giữa năm 1969 Thiệu cũng nhờ Tướng Trần Văn Đôn (Nghị Sĩ) sau khi đi công tác ở Đài Loan ghé Hong Kong. Ngài cho tôi biết Thiệu đã đồng ý cho tôi về nước. Nhưng mãi đến 29-01-1970 Thiệu mới gởi điện cho tôi trở về.
Ba năm ở Hong Kong đã làm cho tôi đủ thời gian suy gẫm định hướng tương lại cuộc đời. Tôi quyết định sau khi trở về nước sẽ xoá hết mọi thù hiềm, quên đi chuyện cũ. Tôi dứt khoát không tham gia chính trị và chỉ lo làm ăn nuôi sống gia đình.
Thử thách thứ hai
Trong năm 1970 tôi lập một trại nuôi gà ở xã Phước Long, Thủ Đức, thu nhập tạm đủ cho gia đình chi dùng. Cuối năm 1970, do giao dịch với Tín Nghĩa ngân hàng, tôi gặp lại anh Nguyễn Tấn Đời và nối lại tình bạn cũ ngày trước. Anh Đời mời tôi hợp tác với Tín Nghĩa ngân hàng. Tôi chấp nhận ngay, vì việc chăn nuôi cũng bấp bênh, không có tương lai. Sau khi học việc một thời gian, anh Đời cho tôi làm phó tổng giám đốc các chi nhánh. Với chức vụ nầy tôi thường đi thanh tra các chi nhánh ở Sài Gòn và các tỉnh, từ 9 lúc ban đầu phát triển đến 22 chi nhánh, lúc Tín Nghĩa Ngân hàng bị rút giấy phép. Tháng 4 năm 1973, Tín Nghĩa ngân hàng bị rút giấy phép hoạt động vì Đoàn Thanh tra ngân hàng đã thấy nhiều hồ sơ cho vay bất hợp lệ. Anh Đời và các nhân viên chủ chốt bị bắt giam ở Chí Hoà và bị truy tố ra toà. Tôi cũng bị truy tố ra tòa, nhưng được tại ngoại, có lẽ vì tôi không dính líu đến việc làm ăn và cho vay ở trụ sở Trung Ương. Thế là tôi bị mất việc, phải xoay ra nghề khác sinh sống. Tôi mở một tiệm buôn xe đạp ở Sài Gòn, và lập một cơ sở chế biến khô mực xuất khẩu ở Vũng Tàu.
Thử thách thứ ba
Năm 1975, sau khi Phước Long rồi Ban Mê Thuộc bị thất thủ. Tôi bắt đầu lo lắng cho số phận miền Nam Việt Nam. Khi Chính Phủ quyết định rút bỏ Kontum, Pleiku, tình hình quân sự suy sụp mau chóng. Trọn tháng 4, tôi đã bỏ hết công việc làm ăn để tìm phương tiện đưa gia đình ra nước ngoài. Nhưng số phận tôi đã an bài. Tất cả những lo liệu của tôi đều thất bại. Gia đình chúng tôi bị kẹt sau ngày miền Nam hoàn toàn thất thủ. Tôi không trách bạn bè sao không giúp đở vì trước cảnh dầu sôi lữa bỏng, ai cũng lo cho bản thân mình trước đã. Là kẻ chiến bại còn ở lại, tôi phải chấp nhận mọi tình huống nguy hiểm xảy ra. Trước hết là mất tài sản, tôi được lệnh lên Đà Lạt và ra Vũng Tàu giao nhà cho Uỷ Ban quân quản. Cơ quan nầy từ chối không chấp cho tôi biên lai nhận nhà. Đây là một sự tước đoạt cứ không phải là chuyển giao. Nhà tôi đang ở 181-Cách Mạng cũng giao cho ông chủ mới. Lúc đó mạng sống của tôi còn không bảo đãm được nữa là nói chi đến tài sản. Cuối cùng là lệnh gọi đi trình diện cải tạo. Từ đây những ngày dài vô tận và vô cùng đen tối đã bao trùm lên tôi và gia đình tôi.
(Còn tiếp)

Lotus
07-08-2012, 07:34 AM
Trươc´ khi ông Diệm bị lật đổ thì đảng cộng sản phái ngươì vào miền Nam liên lạc vơí những viên chưc´, sĩ quan của VNCH .

Báo CHXHCNVN :

... Dương Văn Minh được ta vận động từ năm 1962, ngoài binh vận, các cánh tình báo và trí vận Sài Gòn cũng có người quan hệ. Cục Địch vận - Tổng cục Chính trị đào tạo người em ruột của Dương Văn Minh là ông Dương Thanh Nhựt (Mười Ty).

Ông Nhựt được Thường vụ Trung ương Cục, trực tiếp là Bí thư Trung ương Cục Nguyễn Văn Linh và Thường vụ Trung ương Cục Trần Nam Trung (bí danh Hai Hậu, Năm Nga) chỉ đạo tiếp cận Dương Văn Minh nhiều lần ở Sài Gòn và ở nước ngoài. Lúc đó Dương Văn Minh tỏ ra có cảm tình với cách mạng (tuy chưa hoàn toàn nhất trí với ta). Thời kỳ chuẩn bị đảo chính Diệm - Nhu ngày 1-11-1963, Dương Văn Minh đã nói với ông Nhựt nếu không thành công thì hoặc là tạm lánh ra nước ngoài, hoặc chạy ra vùng giải phóng.

Sau đảo chính Diệm - Nhu, khi nắm quyền quốc trưởng, Dương Văn Minh ngỏ ý muốn thương lượng theo lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc giải phóng để đi đến tuyển cử tự do, thành lập một chính phủ trung lập ở miền Nam Việt Nam. Vì vậy, Dương Văn Minh đã bị Mỹ gạt bỏ. Trước tình hình đó, Trung ương Cục nhận định Dương Văn Minh đối với Mỹ vẫn là “con bài cuối cùng” mà Mỹ sẽ phải cần đến, chỉ đạo tiếp tục giữ mối liên lạc vận động Dương Văn Minh.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/435432/Nam-bo-nhung-ngay-hao-hung---Ky-5-Phuong-an-Duong-Van-Minh.html

... chính ông Phạm Ngọc Thạch đem vô Nam...

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/8864/Chuyen-nguoi-tham-gia-chien-dich-Dien-Bien-Phu-la-con-trai-Tong-thong-chinh-quyen-Sai-Gon-Tran-Van-Huong.html

Khoác nhiều màu áo

Quê tại Mỹ Tho, ông Nguyễn Hữu Có mang hàm trung uý Quân đội Pháp ở Đông Dương năm 1946 và tham gia cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11 năm 1963...

Sau đảo chính, ông lên lon thiếu tướng và ở thời điểm đỉnh cao trong sự nghiệp từng là nhân vật số ba trong chính quyền Sài Gòn với các chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng, Phó Thủ tướng và Tổng Tham mưu trưởng, chỉ sau sau tướng Nguyễn Văn Thiệu và tướng Nguyễn Cao Kỳ...

Một tài liệu giải mật của CIA về giai đoạn đó nói ông Có "luôn dùng mưu thúc đẩy hai ông Thiệu và Kỳ chống lại nhau".

... ủng hộ Tướng Dương Văn Minh trở lại chính trường và ở bên ông Minh tháng 4/1975 khi ông Minh đầu hàng lực lượng cộng sản.

Từ năm 1994, Mặt trận Tổ quốc Thành phố HCM vời ông tham gia như một "nhân sĩ tự do", và từ đó, tên ông xuất hiện trong danh sách thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Vai trò cao nhất thời hậu chiến của ông Có là chức Ủy viên Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành viên Ban liên lạc Việt kiều Yêu nước, theo mô tả của báo chí trong nước....

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/120706_general_nguyenhuuco.shtml


Biêt´bao oan hồn tử sĩ các thanh niên miền Nam thơì đó đã chêt´ vì những kẻ nằm vùng để nhận tiền của cả hai bên. Chờ xem bên nào hêt´ trả tiền lương trươc´ thì xay qua theo bên kia.

Ông Có sau công tác nằm vùng, đảo chánh, phò trợ ông Dương Văn Minh (có em là sĩ quan cộng sản) thì sau này kiêm nhiệm vụ chiêu hôì cái ví tiền của kiêù bào .