PDA

View Full Version : Các nhà máy điện hạt nhân và chất thải phóng xạ



Lotus
07-08-2012, 10:54 AM
http://dactrung.net/dtphorum/m564451-p4.aspx


Trung Quốc muốn tập trung xuất khẩu kỹ thuật hạt nhân sang các nước lân cận trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/china-vietnam-nuclear-reactor-05-18-2011-122147289.html

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/201007/1735093261-1-images422477_DSC09808.jpeg
Ông Lê Văn Hồng, Viện phó Viện năng lượng nguyên tử VN và ông Zhang Wei Qing, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn điện hạt nhân Quảng Đông , TQ ký Bản ghi nhớ hợp tác

http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Viet-Nam-Trung-Quoc-ky-Ban-ghi-nho-ve-Dien-hat-nhan/1735093261/188/

Việt Nam - Trung Quốc : Hợp tác về phát triển điện hạt nhân

...tại Hà Nội, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Tập đoàn Điện hạt nhân Quảng Đông (Trung Quốc) đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực điện hạt nhân.

http://tintuc.xalo.vn/001193982080/Viet_Nam__Trung_Quoc_Hop_tac_ve_phat_trien_dien_ha t_nhannbsp.html


Trung Quốc sẽ xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân sang Việt Nam

http://www.thuongmai.vn/thi-truong-trung-quoc/53189-trung-quoc-se-xuat-khau-cong-nghe-dien-hat-nhan-sang-viet-nam.html


Báo Toà án nhân dân tối cao, Hà Nội.

Trung Quốc sẽ xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân sang Việt Nam

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Địa chỉ : 48 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưởng Ban biên tập: Lê Văn Minh - Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 184/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông

http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/ttsktand/307888?pers_id=1751930&folder_id=&item_id=7754634&p_details=1


Trung Quốc sẽ xuất khẩu lò phản ứng điện hạt nhân sang Việt Nam

Trung Quốc sẽ tăng cường xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

http://www.baomoi.com/Trung-Quoc-se-xuat-khau-lo-phan-ung-dien-hat-nhan-sang-Viet-Nam/119/6282841.epi

Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu
Giấy phép hoạt động số 807/6P – BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông
Trụ sở tòa soạn: Tầng 6, Tòa nhà Pacific - 73 Lý Nam Đế - quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội

http://dvt.vn/20110519054430730p0c85/trung-quoc-se-xuat-khau-cong-nghe-dien-hat-nhan-sang-viet-nam.htm


Trung Quốc sẽ xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân sang Việt Nam

Giấy phép số 477/GP-TTĐT do Sở Thông Tin và Truyền Thông Hà Nội cấp

http://xahoi.com.vn/xa-hoi/kinh-te/trung-quoc-se-xuat-khau-cong-nghe-dien-hat-nhan-sang-viet-nam-19597.html


China to export nuclear power technology to Vietnam

http://www.intellasia.net/news/articles/infra_resources/111325139_printer.shtml

http://vietnambusiness.asia/china-to-export-nuclear-power-technology-to-vietnam/

http://www.asianews.it/news-en/China-to-export-nuclear-technology-21571.html

Lotus
07-08-2012, 11:03 AM
'TQ có nguy cơ rơi vào khủng hoảng hạt nhân'

Theo kết quả khảo sát của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, việc ứng dụng công nghệ hạt nhân tại hàng chục lò phản ứng với các vật liệu giá rẻ có thể tăng nguy cơ tai nạn hạt nhân.

Tài liệu trên được đưa ra ngay sau khi Bắc Kinh tiếp tục mở rộng tham vọng hạt nhân,: tạm dừng kiểm tra an toàn hạt nhân và bỏ qua nguy cơ khủng hoảng như ba lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản

WikiLeak ngày 25/8 "tuyên bố", công nghệ hạt nhân lỗi thời của Trung Quốc có thể làm tăng nguy cơ tai nạn hạt nhân.

WikiLeaks tiết lộ những uẩn khúc trong quá trình đấu thầu hợp đồng nhà máy điện, sự ảnh hưởng của tiến trình vận động hành lang Chính phủ, điểm yếu trong việc quản lý và giám sát ngành hạt nhân đang phát triển tại Trung Quốc.

Hồi tháng 8/2008, Đại Sứ quán Mỹ tiết lộ Trung Quốc đang trong quá trình xây dựng 50 đến 60 nhà máy hạt nhân, dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Mục tiêu là thu hút đầu tư kinh doanh lớn từ các đối tác bên ngoài; cũng như rút ngắn khoảng cách với đối thủ Nga và Pháp.

Trong 10 năm qua lò phản ứng hạt nhân CPR-1000 phổ biến tại Trung Quốc. Tính đến năm 2009, có 22 trong tổng số các lò phản ứng hạt nhân thuộc loại CPR-1000.
WikiLeaks tiết lộ Trung Quốc dường như đang quan tâm việc xây dựng lò phản ứng loại cũ CPR-1000 dựa trên công nghệ lỗi thời Westinghouse tại hai nhà máy điện hạt nhân Daya Bay và Ling Ao hơn là chú trọng xây dựng công nghệ hiện đại AP-1000, dù được cảnh báo là AP-1000 có “tính năng an toàn tự động” an toàn hơn gấp trăm lần so với CRP-1000.

“Tính năng an toàn tự động” của AP1000 đảm bảo rằng lò phản ứng sẽ tự động ngừng hoạt động trong trường hợp xảy ra thảm họa mà không cần sự can thiệp của con người. Các nhà máy hạt nhân không sử dụng công nghệ này bị coi là dễ gây tai nạn.

Hoàng Linh (theo Guardian, Anh)

WikiLeaks cho thấy những lo ngại về an toàn hạt nhân của Trung Quốc

WikiLeaks cables reveal fears over China's nuclear safety


Cables highlight US lobbying and say that cheap, out-of-date technology is 'vastly increasing' risk of nuclear accident

China has "vastly increased" the risk of a nuclear accident by opting for cheap technology that will be 100 years old by the time dozens of its reactors reach the end of their lifespans, according to diplomatic cables from the US embassy in Beijing.

The warning comes weeks after the government in Beijing resumed its ambitious nuclear expansion programme, that was temporarily halted for safety inspections in the wake of the meltdown of three reactors in Fukushima, Japan.

Cables released this week by WikiLeaks highlight the secrecy of the bidding process for power plant contracts, the influence of government lobbying, and potential weaknesses in the management and regulatory oversight of China's fast-expanding nuclear sector.

In August, 2008, the embassy noted that China was in the process of building 50 to 60 new nuclear plants by 2020. This target – which has since increased – was a huge business opportunity. To keep up with the French and Russians, the cable urged continuous high-level advocacy on behalf of the US company Westinghouse to push its AP-1000 reactor.

This is crucial, according to the cable dated 29 August 2008 from the American Embassy in Beijing, because "all reactor purchases to date have been largely the result of internal high level political decisions absent any open process."

For the US embassy, a bigger concern was that China seemed more interested in building its own reactors – the CPR-1000 – based on old Westinghouse technology, at Daya Bay and Ling Ao.

"As the CPR-1000 increases market share, China is assuring that rather than building a fleet of state-of-the-art reactors, they will be burdened with technology that by the end of its lifetime will be 100 years old," reads another cable dated 7 August 2008.

For the past 10 years the CPR-1000 has been the most popular design in China. In 2009, the state news agency Xinhua reported that all but two of the 22 nuclear reactors under construction applied CPR-1000 technology.

The cable suggests this was a dangerous choice: "By bypassing the passive safety technology of the AP1000, which, according to Westinghouse, is 100 times safer than the CPR-1000, China is vastly increasing the aggregate risk of its nuclear power fleet. "

"Passive safety technology" ensures that a reactor will automatically shut down in the event of a disaster without human intervention. Plants without this feature are considered less safe as they rely on human intervention which can be difficult to provide in a crisis situation.

China says it has updated and improved the technology on which the CPR-1000 is based, but the government recognises that it is less safe than newer models. China's national nuclear safety administration and national energy administration are currently drafting new safety plans, which are thought likely to include a stipulation that all future plants have to meet the higher standards of third-generation reactors like the AP-1000 or thorium technology.

But it will still have to manage dozens of second-generation reactors for decades to come. Four CPR-1000s were approved by the state council just days before the Fukushima explosions. That accident – which was ranked on the same level as Chernobyl – has prompted a dramatic rethink of nuclear policy in Japan, Germany and Italy.

There is no sign of a change of heart in China, which plans to build more reactors than the rest of the world put together between now and 2020. The latest to be completed was the CPR-1000 at Ling Ao earlier this month.

The US embassy and Westinghouse may have wanted to play up the risks to improve the strength of their own bids, but safety concerns are also expressed within China. This year, Prof He Zuoxiu, who helped to develop China's first atomic bomb, claimed plans to ramp up production of nuclear energy twentyfold by 2030 could be as disastrous as the "Great Leap Forward" – Mao Zedong's disastrous attempt to jump-start industrial development in the late 1950s.

Writing in the Science Times, He asked: "Are we really ready for this kind of giddy speed [of nuclear power development]? I think not – we're seriously underprepared, especially on the safety front."

The rush to build new plants may also create problems for effective management, operation and regulatory oversight. Westinghouse representative Gavin Liu was quoted in a cable as saying: "The biggest potential bottleneck is human resources – coming up with enough trained personnel to build and operate all of these new plants, as well as regulate the industry."

Such worries increased in July when another of China's new industrial projects – a high-speed railway – led to a collision that killed 39 people. It too was built domestically, based on foreign designs and rolled out faster than its operators appear to have been capable of dealing with.


http://www.guardian.co.uk/environment/2011/aug/25/wikileaks-fears-china-nuclear-safety

Energy Resources
Is China's nuclear power risky?

By settling for cheap technology, China has "vastly increased" the risk of a nuclear accident, claim diplomatic cables from the U.S. Embassy in Beijing, The Guardian newspaper reports...

"By bypassing the passive safety technology of the AP1000, which, according to Westinghouse, is 100 times safer than the CPR-1000, China is vastly increasing the aggregate risk of its nuclear power fleet," the cable said.

Passive safety technology allows a reactor to automatically shut down if there is a disaster....

http://www.upi.com/Business_News/Energy-Resources/2011/08/29/Is-Chinas-nuclear-power-risky/UPI-47291314637455/

Lotus
07-08-2012, 11:08 AM
Trung Quôc´ cũng có vân´ đề kém an toàn vơí 14 nhà máy điện hạt nhân của họ. Vưà rôì cán bộ Trung Quôc´ nói là có vân´ đề và sửa chửa kéo dài có khi đên´ 3 năm.

Xem ra khá trầm trọng.

Có điêù là vì quôc´gia một đảng, ít tự do báo chí cho nên Trung Quôc´ có thể che dâú các tai nạn, thiêú sót.

---------------------------------------------------------------------


China's nuclear power plant review: 'problems in 14 areas' found

A nuclear official said in passing this weekend that problems in 14 areas need to be resolved. In the wake of Fukushima, a shade more transparency would be welcome.

By Peter Ford, Staff writer / March 12, 2012

Take a press conference held on Saturday on the sidelines of the annual National People's Congress meeting, at which a top nuclear-industry insider spoke:

Referring to a safety review of China’s nuclear power plants conducted in the wake of the Fukushima nuclear power plant meltdown in Japan last year, he mentioned, in passing, that “problems in 14 areas have been found and need to be resolved.”

Some of them will take up to three years to fix, he added.

That was all that Wang Binghua, chairman of the State Nuclear Power Technology Corp., said on the subject, and none of the journalists present pressed him further, according to an official transcript of his remarks ...

So all we, and the Chinese public, know is that among China’s 14 working nuclear reactors there are 14 “problems.” What they might be, where, how serious they are, and what can be done to rectify them remains secret.

Mr. Wang said he expected that the current freeze on the examination and approval of new nuclear plants – in effect since Fukushima – would end this year.

He promised that “the Chinese government will not approve any new nuclear project that does not contain necessary emergency measures before the problems identified in the review have been solved.”

But since nobody outside China’s nuclear industry knows what the problems are, nobody can know whether they have been solved or not.
Suddenly, even Japan’s dangerously shadowy nuclear industry begins to look almost transparent....

http://www.csmonitor.com/World/Global-News/2012/0312/China-s-nuclear-power-plant-review-problems-in-14-areas-found

Lotus
07-08-2012, 11:14 AM
Thứ Năm, 09 tháng 2 2012


Dân vùng Anhui, Trung Quốc phản đối công trình xây nhà máy hạt nhân

Một chiến dịch đã được phát động trong vùng Anhui chống việc xây nhà máy hạt nhân trogn vùng và thu hút sự chú ý của toàn quốc sau khi một phúc trình được đưa lên internet trong tuần qua.

Last updated: February 28, 2012 12:45 pm

China nuclear protest builds steam

For Wang Nianyu, a cotton farmer in Anhui province, China’s nuclear debate is right on his doorstep. From his patio he points across the Yangtze River to the Pengze nuclear power station, which has become a lightning rod for protest after the meltdown at Japan’s Fukushima Daiichi plant last year.

“We only knew about the plant when we read about it in the newspapers,” says Mr Wang, 72, the former village head of this tiny hamlet. “Nuclear plants shouldn’t be this close to people.”

Nguyên bài trong :

http://www.ft.com/cms/s/0/d733c466-5eab-11e1-a04d-00144feabdc0.html#axzz1orrUB7lU

China faces civic protests over new nuclear power plants

PTI Feb 17, 2012, 03.41PM IST

BEIJING: China is experiencing civic protest over its ambitious plans to build massive nuclear power plants following the disaster in a Japanese atomic reactor.

The plant in the centre of the brewing controversy is located in Pengze county in Jiangxi. Across the river the government of Wangjiang county in Anhui wants the project shelved, saying they don't want the nuke plant so close to their backyard.

http://articles.economictimes.indiatimes.com/2012-02-17/news/31071199_1_nuclear-power-nuke-plant-pengze


Anti-nuclear movement growing in Asia

Though nuclear power still has a strong foothold in Asia, anti-nuclear sentiment and protest are growing from Mongolia to South Korea to Taiwan and even - in modest ways - in China....

http://www.csmonitor.com/World/Asia-Pacific/2012/0127/Anti-nuclear-movement-growing-in-Asia

http://www.silobreaker.com/china-nuclear-protests-grow-5_2265525207168974848

China nuclear protests grow

http://thomaspmbarnett.com/globlogization/2012/3/1/china-nuclear-protests-grow.html#ixzz202Huko8w


Dân địa phương Trung Quốc nổi loạn chống kế hoạch xây dựng lò nguyên tử bên Trung Quốc

Fronde locale en Chine contre un projet de centrale nucléaire

http://www.lemonde.fr/planete/article/2012/02/09/fronde-locale-en-chine-contre-un-projet-de-centrale-nucleaire_1641092_3244.html

Lotus
07-08-2012, 11:25 AM
Việt Nam ký thỏa thuận vay 8 tỉ đô la từ Nga để xây nhà máy điện hạt nhân.Chính phủ CHXHCNVN ký giâý mua theo lôí vay nợ trả góp trong vòng mâý chục năm và nhân dân VN sẽ trả về sau .

Chính phủ Việt Nam dự định có 13 lò phản ứng ở tám nhà máy .

Vietnam Signs Deal With Russia For $8 Bln Loan For Nuclear Plant

-- Vietnam to borrow $8 billion from Russia to help finance its first nuclear power plant

-- First tranche of loan will be disbursed in 2014

-- Russian consortium gets Vietnam nuclear plant feasibility study

(Recasts first paragraph, adds information on Russian consortium feasibility study in 6th and 7th paragraphs and background throughout.)

Vietnam signed an agreement with Russia on Monday for an $8 billion loan to help finance the construction of its first nuclear power plant, as it pushes ahead with plans to build a fleet of nuclear power plants.

Representatives from two countries' finance ministries signed the loan agreement in Hanoi, said Phan Minh Tuan, director of Vietnam Electricity Group's Nuclear Power & Renewable Energy Projects Pre-Investment Board.

He said the first tranche of the loan will be disbursed in 2014.

The loan will be for the construction of the 2,000-megawatt Ninh Thuan 1 plant with two advanced light water reactors in the southern province of Ninh Thuan.

Russia's Rosatom has been chosen to build the plant, with construction work slated to begin in 2014 and be completed by 2020, the Vietnamese government has said earlier.

Nobody at the Russian embassy in Hanoi could be reached by telephone.

Vietnam Electricity Group said Monday it has also signed a contract with a Russian consortium of three entities for consulting services to develop a site approval dossier and feasibility study for the plant.

The 18-month study is to be funded by the Russian government, it added.

In September, Japan Atomic Power signed a contract with Vietnam Electricity Group for a similar study for Vietnam's second nuclear power plant nearby, the Ninh Thuan 2 plant, which is expected to use Japanese technology. The Ninh Thuan 2 Plant is scheduled to go online in 2021.

The Vietnamese government said last year it planned to have 13 nuclear reactors in eight separate plants with a combined capacity of 15,000 megawatt by 2030.

http://online.wsj.com/article/BT-CO-20111121-705299.html


Nga sẽ tham gia vào việc thâù xây các nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam và Nga là một trong những quốc gia kém an toàn nhất thế giới vê` hạt nhân


Russian Nuclear Security Remains a Problem

13 January 2012

Russia remains one of the least-safe countries in terms of nuclear security, although the country is making progress in securing its weapons-usable nuclear materials.

The Moscow Times
Read more: http://www.themoscowtimes.com/news/article/russian-nuclear-security-remains-a-problem/451006.html#ixzz1ovpjtI5j
http://www.expatica.ru/news/local_news/russian-nuclear-security-remains-a-problem_200775.html


Theo kết quả một cuộc khảo sát vừa mới công bố, các doanh nghiệp Nga và Trung Quốc hay đút lót hối lộ nhất khi kinh doanh ở nước ngoài.

Companies from Russia and China are most likely to pay bribes when doing business abroad

http://www.bbc.co.uk/news/business-15544841

http://www.abs-cbnnews.com/global-filipino/world/11/02/11/chinese-russian-firms-fare-worst-bribery-index

http://www.channelnewsasia.com/stories/afp_world_business/view/1163104/1/.html&sa=U&ei=sD-5TsuVMYjQsga59OzmBg&ved=0CCgQFjAJ&usg=AFQjCNFwdL5qK8Cebx4ULsGYK4kPjaMCpw

Lotus
07-09-2012, 07:28 AM
VN bàn về điện hạt nhân với Nam Hàn

Trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hàn Quốc, hai bên đã thảo luận về đề án xây hai lò phản ứng nguyên tử cho Việt Nam.

Báo chí Hàn Quốc cũng nhắc rằng Việt Nam có kế hoạch xây 10 lò phản ứng hạt nhân trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu điện lực gia tăng.

Việt Nam đã ký kết với hàng loạt nước về công nghệ khai thác điện nguyên tử với mỗi nước sẽ đem vào mô hình của họ.

Một thỏa thuận đã được ký với Nga vào tháng 10/2010 để xây hai lò kiểu Nga ở Ninh Thuận.

Báo Korea Times cũng nhắc Việt Nam đã chuẩn bị ký kết để cho Nhật xây một lò nữa.

Hiện trong giới quan sát có câu hỏi về khả năng quản lý công nghệ nguyên tử của chính Việt Nam....

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/11/111108_pres_sang_skorean_nuclear.shtml

Lotus
07-09-2012, 07:31 AM
Dự án điện hạt nhân VN bị cho là 'quá tham vọng' và thiếu an toàn.

Việt Nam đang có một chương trình điện hạt nhân "tham vọng vào loại bậc nhất trên thế giới" với giấc mơ về hạt nhân đang "đâm hoa đua nở" trong lúc đang có lo ngại về chúng, theo tờ báo Mỹ The New York Times, 01/3/2012.

Trong khi Việt Nam đang cử ngày một đông các kỹ thuật viên trẻ tuổi ra nước ngoài để "đào tạo" vận hành loại công nghệ năng lượng có độ rủi ro đầy tranh cãi, thì theo các chuyên gia nói với New York Times, Việt Nam nước này có rất nhiều vấn đề như đảm bảo an toàn thấp kém, tham nhũng tràn lan và thiếu minh bạch.

"Thời gian biểu quá tham vọng có thể dẫn tới quản lý yếu kém, cũng như mối quan hệ thông đồng giữa các nhà quản lý và khai thác có thể góp phần vào thảm họa như tại nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm ngoái," một số chuyên gia trong nước và quốc tế nói với New York Times về trường hợp của Việt Nam.

Một số quốc gia từng để xảy ra thảm họa hạt nhân nằm trong số có các công ty đang "ra sức" bán công nghệ năng lượng này cho Việt Nam, trong đó có Nga và Nhật Bản.

Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện phó Viện Năng lượng Quốc gia được The New York Times trích lời nói:

"Tôi không hiểu vì sao Nhật Bản đang cố gắng xuất khẩu tới các nước kém phát triển một thứ gì đó mà trong nước họ đã chối bỏ."

Bài của Norimitsu Onishi trên tờ báo Mỹ cho hay sau thảm họa Fukushima mà Nhật Bản tới đây sẽ kỷ niệm một năm, Tokyo đã hủy bỏ các kế hoạch xây dựng thêm 14 lò phản ứng vào năm 2030.


... bị chính trong nước của họ không cho lắp đặt, vận hành, nên tìm cách bán thứ công nghệ mà ông cho là "đã lỗi thời" và không có tương lai sang các quốc gia kém phát triển "chỉ vì lợi nhuận...

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/03/120302_vn_nuclear_critics.shtml

... that was too little time to establish a credible regulatory body, especially in a country with widespread corruption, poor safety standards and a lack of transparency. They said the overly ambitious timetable could lead to the kind of weak regulation, as well as collusive ties between regulators and operators, that contributed to the disaster at the Fukushima nuclear plant in Japan last year....

Critics said that Japan and other nuclear powers were desperate to sell plants to developing nations as dreams of a nuclear renaissance in advanced economies have dried up since the Fukushima disaster.

After the Fukushima disaster, Tokyo abandoned plans to build 14 more reactors in Japan by 2030. Japan had 54 reactors before the disaster, but growing public opposition has now idled all but two....

Nguyên bài trong :

http://www.nytimes.com/2012/03/02/world/asia/vietnams-nuclear-dreams-blossom-despite-doubts.html?_r=1&pagewanted=2

Việt Nam không nên có điện hạt nhân


Cập nhật: 16:33 GMT - thứ sáu, 9 tháng 3, 2012


Một nhà hoạt động người Nhật khuyến cáo các nước trong đó có Việt Nam nên đặt an toàn và sức khỏe con người lên trên tham vọng 'mạo hiểm' về điện nguyên tử.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nguyễn Hoàng, BBC Tiếng Việt hiện đang có mặt tại thành phố Fukushima, Đông Bắc Nhật Bản, cô Takahashi Seiko, người chống điện hạt nhân, nói ngay tại Nhật thì chính phủ cũng không thể ứng phó nổi khi tai nạn xảy ra.

"Sự cố Fukushima chưa giải quyết xong mà chính phủ Nhật lại triển khai thỏa thuận xuất khẩu điện hạt nhân sang Việt Nam thì tôi không hiểu được họ đang làm những cái gì", cô Takahashi nói.

Mời quý vị nghe phần âm thanh cuộc phỏng vấn nhân dịp kỷ niệm một năm thảm họa Fukushima.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/03/120309_japanese_vn_no_nuclearpower.shtml


Các bài liên quan :

"Nỗi bất an ngày một lớn rộng (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/03/120310_vn_nuclearplant_inrasara.shtml)"

09.03.12

Ninh Thuận nên dừng lại nếu vẫn còn kịp (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/03/120304_ex_mp_ngminhthuyet_ninhthuan.shtml)

04.03.12

Nên trưng cầu dân ý (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/03/120304_prof_nguyenminhthuyet_nuclear.shtml)

04.03.12

"Vẫn chưa muộn để dừng lại (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/03/120302_drnguyenkhacnhan_nuclear.shtml)"


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/03/120310_vn_nuclear_plant_inrasara.shtml


... Nước Nhật đã bị thảm họa Fukushima mà cả thế giới đều biết. Trong thời gian vừa qua cũng đã có hai thủ tướng đều tuyên bố rằng tương lai sẽ không phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân nữa. Người ta đặt câu hỏi là nước Nhật sẽ từ bỏ dần dần sự phụ thuộc đấy, sao lại xuất khẩu năng lượng hạt nhân sang các nước khác ? Đó là điều không lô gích chút nào cả. Tại sao người Nhật không chấp nhận năng lượng hạt nhân,mà họ lại đẩy năng lượng đó sang nước khác ? ...

..Thứ nhất, Việt Nam chưa có những người hiểu biết, chưa có chuyên gia, chưa có đội ngũ để làm hạt nhân. Hệ thống tổ chức, quản lý về an toàn, pháp lý cũng chưa đủ điều kiện để làm bất cứ công nghệ nào. ...
Ở Việt Nam, đội ngủ nhân lực không có, cơ sở hạ tầng không có. Bây giờ dùng công nghệ của Nga, rồi dùng công nghệ của Nhật, vài hôm biết đâu lại dùng tới công nghệ của một nước khác nữa. Lực lượng của chúng ta làm sao có thể trải ra để mà tiếp thu hết, nếu chúng ta thực sự muốn làm chủ những công nghệ đó.

... Những vụ Tchernobyl hay Fukushima cho thấy là vẫn chưa có văn hóa an toàn ở những nưóc đó.

Cụ thể trong vụ Fukushima, tập đoàn Tepco, mà cũng sẽ giúp Việt Nam xây nhà máy hạt nhân, đã dấu giếm mọi thứ. Rồi trong chính phủ Nhật cũng có những người cấu kết với tập đoàn này. Những chuyện đó báo chí Nhật đã nêu lên rất rõ. Và cái đấy là rất nguy hiểm. ...

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111114-viet-nam-chua-du-kha-nang-quan-ly-nhieu-nha-may-hat-nhan

Vịnh Nghi
07-09-2012, 10:27 AM
.......................

Kể ra làm công tác tuyên vận như chị Lotus cũng khỏe phây phây chứ nhỉ. Chỉ việc xào tới nấu lui...nhai đi nhai lại...rác đa chiều để có mà xả tràn lan trên phố của 'họ' là đạt đúng tiêu chuẩn trên giao. Bằng khen bằng thưởng ắt cũng cực nhiều chị nhỉ? :D

Lotus
07-09-2012, 10:45 AM
Suy ngẫm bài học Chernobyl sau 26 năm

Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn

Cập nhật: 08:16 GMT - chủ nhật, 29 tháng 4, 2012

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/09/120309183450_chernobyl.jpg

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl gặp sự cố gây thảm họa vào ngày 26/4/1986

Thảm họa kinh hoàng Chernobyl, xếp hạng 7 theo thang INES, xảy ra tại Ukraina, Liên Xô cũ, ngày 26-4-1986, là sự kiện khơi mào cho nhận thức của nhân loại về sự nguy hiểm tiềm tàng của hạt nhân dân sự.

Tai nạn này là do ở những sai sót trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân và một loạt lỗi lầm của con người, nhất là thái độ quan liêu không thể tả.

Chính lò phản ứng số 4 RBMK của Liên Xô, 1000 MW, kiểu lò nước sôi nhẹ, kiềm hãm bằng than và được làm giàu thấp với uranium, đã gánh chịu vụ nổ (không phải hạt nhân) và chảy tâm lò. Lò này, dạng trụ với đường kính là 12 m và cao 8 m, chứa 190 tấn uranium làm giàu 2%. Những điểm yếu của kiểu lò này là không có vỏ bọc (enceinte de confinement) hay mái vòm bảo vệ.

Công suất yếu, tâm lò không ổn định, nước dùng để truyền nhiệt có mặt khắp nơi, nhưng nó cũng là nguồn hấp thụ nơtron và do đó hơi nước rất là nguy hiểm và các cần điều khiển (barres de contrôle) không hoàn toàn dễ sử dụng.

Chính thao tác của một vài kĩ sư điện, không biết gì về hạt nhân, đến từ Moscow, với mục tiêu là chứng tỏ khả năng khởi động lại nhà máy cùng với động năng của turbin khi có sự cố bên ngoài về điện, là nguồn gốc gây ra thảm họa. Nguyên nhân là do sự bịt kín và sự gãy đổ các cần điều khiển đối với than kiềm chế. Chế độ siêu cấp (công suất lò phản ứng tăng lên 100 lần) gây ra một loạt các vụ cháy nổ.

Vụ nổ lớn đầu tiên là nổ hơi nước làm tung lên trời 1200 tấn bê tông phủ lò phản ứng. Vụ nổ thứ hai hoặc là do hidro, hoặc do vượt quá giới hạn và phản ứng dây chuyền xảy ra. Ngoài một lượng khổng lồ các chất phóng xạ tung vào không khí (cao hơn 3000 m); người ta ước tính rằng gần 100 kg plutonium (trên tổng số 400 kg chứa trong lò) đã lan tỏa vào môi trường lúc xảy ra vụ cháy.

Sự chảy tâm lò và các cấu trúc kim loại tạo nên một lớp corium nằm dưới lò phản ứng. Trong chất thải này có chứa 300 kg plutonium.

Theo một chuyên gia là giáo sư Vassili Nesterenko, sự lắng đọng của plutonium nóng chảy này có thể gây nên một vụ nổ nguyên tử nhiều chục năm sau đó ! Các chuyên gia của Viện hàn lâm Khoa học Belarus tính toán rằng một vụ nổ nguyên tử mạnh từ 50 đến 80 lần bom Hiroshima có thể xảy ra 2 tuần sau vụ nổ Chernobyl !

Những người vận động lobby cho giải pháp điện hạt nhân cho rằng xác suất xảy ra một tai nạn lớn như vậy (chảy tâm lò) là khoảng 1 phần triệu.

Người ta thường nhầm lẫn giữa xác suất và kì vọng toán học (espérance mathématique). Con số rất nhỏ này không thể tin được, bởi vì xác suất phụ thuộc vào rất nhiều giả thiết.

Mặt khác, phần lớn, chính con người là nguyên nhân chứ không phải máy móc! Do đó phải tính đến tần suất lỗi của con người. Đừng quên rằng chỉ trong vòng 50 năm qua mà đã xảy ra năm vụ cháy tâm lò : một ở Three Mile Island, một ở Chernobyl và ba ở Fukushima. Thế giới hiện có 437 lò, với tổng công suất là 370.500 MW.

Khái niệm về rủi ro rộng hơn khái niệm xác suất. Năm nay, nhân kỉ niệm 26 năm Chernobyl, người ta bắt đầu xây dựng một cái Sarcophage (cái quách) khổng lồ thứ 2, trị giá 1,5 tỷ euros, bao trùm lò Chernobyl, với mục đích cấm phóng xạ thóat ra ngoài trời. Thiết nghĩ, thực không có một công nghệ nào "quái lạ" như thế này.

Ai nghiêm trọng hơn?

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/04/25/120425082908_fucushima_chernobyl_304x171_reuters_n ocredit.jpg
Fukushima (trái) và Chernobyl

Tác giả đánh giá thảm họa Fukushima nghiêm trọng hơn nhiều lần so với Chernobyl

Khi so sánh mức độ nghiêm trọng giữa hai thảm họa Chernobyl và Fukushima, cũng như nhiều chuyên gia khác, tôi cho rằng thảm họa Fukushima nghiêm trọng hơn nhiều lần so với Chernobyl, bởi vì nó được gây ra bởi thiên nhiên và phức tạp hơn nhiều, tuy rằng có nhiều lỗi về thiết kế. Nó đã làm chảy tâm lò phản ứng số 1, 2, và 3 của nhà máy Fukushima 1 Daiichi và gây thấm bể chứa và đáy của một số lò (melt-out).

Thật ra, tập hợp những thanh nhiên liệu chứa trong hồ, tương đương với hai chục tâm lò, cũng có thể bị nóng chảy. Kịch bản này còn nguy hiểm hơn việc nóng chảy một tâm lò bởi vì nó không chỉ liên quan đến nhiều lò phản ứng mà còn nhiều hồ làm mát các thanh nhiên liệu phóng xạ.

Trong khi ở Chernobyl, phản ứng dây chuyền không kiểm soát được đã gây nên sự hoạt động quá mức của lò phản ứng và từ đó là nhiệt độ cao bất thường, dẫn đến vụ nổ hơi nước hoặc là hidro ; tại Fukushima, phản ứng dây chuyền được tắt một cách tự động khi xảy ra động đất, điều này hạn chế mức độ thải ra các sản phẩm của quá trình phân hạch. Điều may mắn là ở Chernobyl, tâm lò nóng chảy không thấm qua đáy lò trong khi ở Fukushima, tâm lò nóng chảy đã xuyên qua bể chứa và vỏ bọc để đi vào lòng đất.

Cũng cần biết thêm rằng ở Fukushima có 877 tấn nhiên liệu trong các lò phản ứng và 3.400 tấn nhiên liệu đã qua sử dụng nằm trong 7 hồ chứa, tổng cộng là 4.277 tấn. Để so sánh, nên nhớ rằng ở Three Mile Island con số này là 30 tấn và ở Chernobyl là 190 tấn.

Ước tính lượng chất phóng xạ thoát vào không khí ở Fukushima là 770.000 terabecquerels, tức gần 5 lần ít hơn ở Chernobyl (4 triệu terabecquerels ). Nhưng con số này không tính đến chất thải đi vào đất và nước biển, và cũng không nên quên rằng việc ô nhiễm vẫn tiếp tục ở Fukushima. Lượng cesium 137 thải vào biển nhiều hơn khoảng hai lần số lượng gây ra bởi các vụ thử bom nguyên tử ở Thái Bình Dương vào những năm 1960.

Nhưng tai họa rất nguy hiểm đối với Nhật Bản nằm ở sự ô nhiễm gây ra bởi cesium 137 đối với mặt đất, tầng dưới mặt đất, các lớp nước giếng, nói chung là cả hệ thống lưu chuyển nước ngọt. Một phần nước ngọt, mà rất khó có thể biết con số chính xác, có thể không thể dùng cho sinh hoạt và nông nghiệp được trong vòng hơn 2 thế kỉ !

Trái với Tepco vốn tìm mọi cách khẳng định rằng chỉ có sóng thần là nguyên nhân của thảm họa Fukushima, Ủy ban điều tra Nhật Bán đã đưa ra giả thuyết là đường ống chính của nhà máy điện hạt nhân đã bị hư hại nghiêm trọng, ngay trước trận động đất dữ dội (9 độ Richter) xảy ra.

Tham vọng vô ích

Tác giả quan ngại rằng trình độ quản lý và nhân lực của Việt Nam có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro

Nhân những bài học thảm họa kể trên, trở lại các kế hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, chúng tôi tự đặt ra câu hỏi vì cớ gì Việt Nam lại muốn xây dựng một loạt tới 10 lò hạt nhân? Liệu nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận có thể trở thành một Tchernobyl khác không?

Và như tôi đã có dịp trình bày ở một số diễn đàn, tôi cho rằng chương trình điện hạt nhân của Việt Nam không những quá tham vọng mà thật là vô ích, vừa phí của, phí thì giờ, làm chậm trễ việc khai thác cấp tốc năng lượng tái tạo.

Ngoài Trung quốc, không có một nước nào xây dựng nhà máy điện hạt nhân với một tốc độ cao như thế, coi thường khía cạnh an toàn, khoa học, kinh tế, nhân sự, môi trường.

Mặt khác, nhu cầu điện lực của Việt Nam được thổi phồng từ lâu, không thực tế chút nào. Theo dự báo, Việt Nam sẽ cần 329 đến 362 TWh (tỷ kWh) năm 2020 và từ 695 TWh đến 834 TWh năm 2030.

Tôi cam đoan rằng những con số này không thể nào đạt được. Nếu cứ chạy theo mức tăng trưởng lũy thừa nhu cầu điện, 15%- 16% mỗi năm ( dù sẽ hạ dần xuống 11,5% đi nữa ), thì thế nào ta cũng sẽ gặp một cuộc khủng hoảng trầm trọng !

Ở Pháp hiện nay nhu cầu khoảng 500 TWh. Có kịch bản đề nghị hạ con số này xuống 360 TWh trong tương lai, với điều kiện tiết kiệm và tăng gia hiệu suất năng lượng, đồng thời sử dụng tối đa năng lượng tái tạo.

Người ta hạn chế, Việt Nam lại khuyến khích tiêu thụ. Trong lúc người ta đặt biệt chú trọng đến mô hình cầu (modèle de la demande) thì Việt Nam lại quan tâm đến mô hình cung (modèle d'offre) gây rất nhiều lãng phí. Theo đà này thì không khéo Việt Nam sẽ dư điện.

Làm bom nguyên tử?

Các bạn ngoại quốc hỏi tôi có phải Việt Nam muốn làm bom nguyên tử như Iran hay Triều Tiên. Tôi trả lời là nên đặt câu hỏi đó với Thủ tướng Chính phủ. Trên lý thuyết, mỗi năm 1 lò PWR 1000 MW có thể cho 200 kg tương đương plutonium. Nhưng kỹ thuật chế bom không phải dễ, cần một số điều kiện tối thiểu. Các lò RBMK của nhà máyTchernobyl, ngoài việc cung cấp điện, cũng có mục đích gia tăng lượng plutonium cho Liên xô.

Một số chuyên gia cũng nghi là Việt Nam bị một áp lực kinh tế và chính trị nào đó, nên mới câp tốc xây dựng một loạt 10 - 12 lò trong một khoảng thời gian rất ngắn (đến 2030), bất chấp nguy hiểm và những khó khăn sẽ chồng chất lên nhau, khó lường trước được.

Ninh Thuận có thể trở thành Chernobyl, không phải vì máy móc, vì lò có vỏ bọc (enceinte de confinement) nhưng vì thiếu chuẩn bị chu đáo và vì nhân viên vận hành, thiếu trình độ, kinh nghiệm hay kỷ luật. Mặc khác, vùng Ninh Thuận cũng có thể bị động đất và sóng thần. Đó là chưa nói đến sự cẩu thả có thể có của tập đoàn Rosatom (Nga) và cuộc khủng hoảng trầm trọng của công nghệ điện hạt nhân Nhật Bản !

Muốn tránh một thảm họa xảy ra ở Ninh Thuận, theo tôi dễ nhất là Việt Nam phải hủy bỏ ngay chương trình điện hạt nhân. Nếu không, Việt Nam sẽ bị phóng xạ ngàn năm ô nhiểm, làm tê liệt kinh tế lâu dài và gây bao nhiêu đau thương cho đồng bào vô tội.

Không đủ nhân lực

Một vấn đề khác có thể đặt ra là nhân lực. Ngân sách Viet Nam dành cho chương trình giáo dục và đào tạo chuyên viên dự tính khoảng trên 3.000 tỷ đồng. Số lượng dự kiến đến năm 2020 cả thảy là 3000 người được đào tạo.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/12/120312124336_jp_japan304x171_ap.jpg
Có ý kiến cho rằng chính quản lý của con người là một nguyên nhân của sự cố ở Fukushima

So với nhu cầu, con số này tương đối quá nhỏ. Một nhà máy điện hạt nhân 1000 MW, trung bình, cần khoảng 800 đến 1000 người đủ mọi ngành nghề, trong đó một nửa là nhân viên vận hành. Hiện nay trong nước có khoảng 500 chuyên viên trong lĩnh vực hạt nhân và số chuyên viên có kiến thức thực nghiệm kỹ thuật hạt nhân có lẽ không quá 100 người. Số chuyên gia cao cấp có kinh nghiệm về nhà máy điện hạt nhân thì rất hiếm.

Việt Nam đã bắt đầu chương trình đào tạo về khoa học công nghệ hạt nhân từ thang 6 – 2011. Mỗi năm dự kiến đào tạo ở 5-6 trường Đại học trong nước khoảng 250 sinh viên. Theo kế hoạch nhà nước, đến năm 2020 sẽ đào tạo được 350 tiến sĩ và thạc sĩ , 24.00 kỹ sư trong linh vực năng lượng hạt nhân. Riêng cho lĩnh vực quản lý, ứng dụng và an toàn hạt nhân, phải đào tạo 250 tiến sĩ và thạc sĩ, 650 kỹ sư. Hàng trăm sinh viên trong các con số trên, sẽ du hoc và tu nghiệp ở ngoại quốc

Hiện nay phần lớn các đại học Âu Châu chú trọng đến việc đào tạo chuyên viên để tháo gỡ nhà máy hơn là để xây cất.

Tháo gỡ là một kỹ thuật tương đối mới nên người ta thiếu chuyên gia có kinh nghiệm để giảng dạy. Mặc khác, một số đông giáo sư chuyên ngành hạt nhân đã nghỉ hưu.

Nếu hàng trăm triệu đô-la chúng ta phung phí trong việc đào tạo này để dành cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu suất năng lượng có phải ích lợi cho đất nước và hợp thời, thì có hợp lý hơn không?

Lẽ cố nhiên, tôi hoàn toàn không tán thành việc phung phí tiền của dân để đào tạo sinh viên như thế này, vì điện hạt nhân đã lỗi thời, vô cùng nguy hiểm, không kinh tế và cũng không có chút triển vọng nào.

Chúng ta không có quyền khuyến khích thế hệ trẻ đi ngược trào lưu thế giới, mất thì giờ vàng ngọc của họ. Tôi cho rằng Việt Nam cần xét lại gấp chiến lược năng lượng dài hạn trước khi quá muộn!



Điện hạt nhân là một chủ đề gây tranh cãi ở Việt Nam. Bài viết nhân tuần lễ kỷ niệm 26 năm sự cố Chernobyl phản ánh quan điểm riêng của GS Nguyễn Khắc Nhẫn, Viện kinh tế, chính sách năng lượng và Đại học Grenoble, Pháp, nguyên cố vấn nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/04/120428_forum_chernobyl_lesson.shtml



Thứ ba 15 Tháng Năm 2012



Bóng ma nguyên tử ở Fukushima

Nhật báo Libération hôm nay 15/05/2012 đề cập đến « Fukushima, những bóng ma nguyên tử ». Trong lúc Nhật Bản vừa cho ngưng chạy lò phản ứng cuối cùng trong số 50 lò tại nước này, người dân ở khu vực xảy ra thảm họa luôn sống trong nỗi lo sợ bị nhiễm xạ. Công tác giải độc với quy mô khổng lồ đang được tiến hành.

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2012-03-31T103000Z_1741252731_GM1E83V1FKB01_RTRMADP_3_JAPA N-NUCLEAR.JPG
Tại một điểm kiểm soát ngăn với khu vực bị nhiễm xạ, làng Kawauchi, cách tỉnh lỵ Fukushima 20 km.

REUTERS/Kyodo

Đặc phái viên của tờ báo tại Fukushima mô tả lại cảnh những xe ben, xe cần cẩu tấp nập làm việc tại thành phố này. Đất nhiễm độc ở khu vực cách nhà máy điện nguyên tử bị tai nạn 60 km không thể bị tiêu hủy hay mang đi nơi khác. Xe ben đào đất lên, đổ vào xe tải, rồi mang chôn tại một hố sâu khổng lồ sẽ được lấp lại ngay trong ngày.

Tất cả ưu tiên cho việc tẩy độc, nhưng không dễ dàng. Một viên chức của làng Kawamata, nằm cách nhà máy 40 km, cho biết : « Diện tích bị nhiễm độc rộng bao la, và tại khu rừng phía chân núi, do nước mưa chảy từ sườn núi xuống nên mười ngày sau khi xử lý mức độ nhiễm xạ trong đất lại y như xưa. Chúng tôi thử dùng sỏi, trồng hướng dương…và cầu nguyện Thượng đế phù hộ mà thôi ! ».

Xung quanh Kawamata, dọc theo con lộ 144 chỉ còn những xóm làng, đồng ruộng bỏ hoang, dân chúng đã tản cư gần hết. Một số rất ít nông dân còn bám trụ vì không nỡ bỏ đàn súc vật bị chết đói. Còn ở thành phố duyên hải Minamisoma chỉ cách nhà máy điện 20 km, các học sinh trung học ở đây mỗi ngày đều phải thay phiên nhau đo mức độ nhiễm xạ. Cả 1.200 trường học tại toàn vùng Fukushima được trang bị máy đo phóng xạ hết sức hiện đại, và Bộ Giáo dục ở Tokyo hàng ngày đều cập nhật kịp thời. Làng Namie nằm gần nơi xảy ra thảm họa nhất thì đã trở thành một vùng đất chết.

Một viên chức phụ trách chương trình di tản cho biết, số 73.000 người sống trong bán kính 20 km xung quanh nhà máy điện Fukushima đã đi sơ tán, biết rằng họ sẽ không có ngày trở lại, và nhiều người đã không chịu nổi cú sốc. Người ta ước tính tại Fukushima, khoảng 600 người còn ở lại, đa số là người già, đã tử vong vì hậu quả gián tiếp của thảm họa : kiệt lực, đau ốm hay tự tử.

Tại Iwaki, thành phố có 300.000 dân nằm cách lò phản ứng 40 km, thì thời gian đã dừng lại vào ngày 11/03/2011 khi sóng thần tràn vào, nhiều ngư dân đã mất tích. Ở cảng nhỏ Hisanohama, những ngư dân còn sống sót giết thời gian bằng cách sửa sang những con tàu mà họ biết rằng sẽ không bao giờ còn được hạ thủy, vì việc đánh cá đã bị cấm tại vùng biển bị nhiễm độc.

Ngày 10/5, chính phủ Nhật đã quốc hữu hóa tập đoàn Tepco sắp phá sản, nhờ đó có thể bồi thường cho các nạn nhân số tiền 5.000 tỉ yen, tương đương 48,3 tỉ euro. Nhưng đối với các ngư dân Hisanohama, cũng như những người đã mất hết mọi thứ sau thảm họa, đây chỉ là một niềm an ủi nhỏ nhoi mà thôi.


http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120515-bong-ma-nguyen-tu-o-fukushima

Lotus
07-09-2012, 10:56 AM
Suy nghĩ về an toàn hạt nhân sau tai nạn Fukushima Nhật Bản

... Đức can đảm hơn nước nào cả, biết để tính mạng dân chúng trên tiền bạc, đã quyết định rút lui điện hạt nhân, ngay sau thảm họa Fukushima, không do dự, không tính tóan. Ta cũng nên tìm hiểu lý do tại sao Đức đã ngưng 8 lò và Nhật Bản, chỉ còn 2 lò vận hành (52 lò kia đang bị kiểm tra và tu bổ) mà guồng máy hai nước vẫn chạy được...

Bao giờ ta mới tỉnh giấc mơ ? Điện hạt nhân đã lỗi thời và không có triển vọng. Giải thưởng Nobel kinh tế Ấn độ, Amartya Sen, cũng đã tuyên bố rằng hạt nhân không phải là lời giải của bài toán năng lượng thế giới...

Đầu tư vào hạt nhân là đầu tư dài hạn, không phải muốn đi ra lúc nào cũng được. Ngày 2-7-2011, ở hội nghị đảng Xã hội Quốc tế tổ chức tại Athènes, bà Mizuho Fukushima, lãnh đạo đảng Xã hội Nhật Bản, đã lên tiếng kêu gọi thế giới từ bỏ điện hạt nhân. Bà đề nghị Nhật Bản rút khỏi điện hạt nhân năm vào 2020 và sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050. Chính bà cũng đã yêu cầu chính phủ Việt Nam không nên mua lò phản ứng của nước bà vì thiếu an toàn. Dân chúng cũng đã biểu tình ở Tokyo phản đối việc bán lò cho nước ta. Chính phủ Nhật Bản đã có quyết định hủy bỏ dự án xây cất thêm 14 lò.

Có công nghiệp nào phí của như điện hạt nhân không ? Đập vỡ, tháo gỡ mà tốn kém hơn xây cất ! Tại nhà máy Superphenix 1250 MW của Pháp, từ lúc bị đóng cửa (1997), thường trực có 450 nhân công tiếp tục phá gỡ cho đến năm 2025 ! Chi phí có thể là hàng tỷ euros. Từ hơn 20 năm nay, chi phí tháo gỡ nhà máy Brennilis 70 MW của Pháp, đã lên quá 500% con số dự trù. Phải đợi 20 năm nữa may ra mới xong. Lúc sơ khởi, các nhà khoa học và kỹ sư không ngờ sẽ gặp bao nhiêu khó khăn, hao tốn và nguy hiểm ở hai khâu cuối : tháo gỡ và lưu trữ chất thải phóng xạ.

.Nếu ta cứ bịt tai che mắt, phung phí đồng tiền, không sợ mất thì giờ, không thấy nguy biến, coi nhẹ tính mạng đồng bào, cứ táo bạo làm điện hạt nhân thì đất nước ta có thể tiêu tàn khi phóng xạ bao trùm lãnh thổ ! Ai đứng ra chịu trách nhiệm với những thế hệ con cháu sau này ? Đúng ra , nếu Nga hay Nhật Bản cho không các lò phản ứng ta cũng nên từ chối chứ đừng nói rằng họ cho vay ít lãi . Vài cường quốc đã trót đầu tư hàng chục hàng trăm tỉ đôla để chế tạo lò .Sau Fukushima, gặp được khách hàng nhẹ dạ thì họ níu áo là phải. Không khéo họ lại bán một số máy móc tồn kho (solde). Về sau, khi công nghệ hạt nhân sụp đổ, làm sao tìm ra được những phụ tùng cần thiết ?

Ở Flamanville, công trường lò EPR bị trễ 4 năm, vừa mới bị ngưng một lần nữa, vì vấn đề bêtông. Ở ta, nếu thêm vào những khó khăn kĩ thuật lại có tham nhũng tung hoành thì làm sao dân chúng ngủ yên ?

Nhiều chuyên gia cũng thắc mắc về địa điểm Ninh Thuận, không xa các thành phố đông dân là bao như Phan Rang, Nha Trang, Đà lạt. ... Dân chúng ít hiểu biết về phóng xạ vì thiếu thông tin, việc quản lý sơ tán hàng trăm ngàn người, tổ chức tái định cư, khi biến cố xẩy ra là cả một vấn đề nan giải. Ở một nước dân chủ, với chương trình vĩ đại như thế, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của dân tộc, phải tổ chức cuộc trưng cầu dân ý mới đứng đắn.

Một ủy ban độc lập điều tra vừa cho biết rằng chính phủ Nhật Bản đã có kế hoạch đại quy mô để di tản Tokyo (13 triệu dân, chưa kể 22 triệu người vùng lân cận) vài ngày sau khi thảm họa bắt đầu, vì họ rất lo sợ không làm chủ được tình trạng hỗn loạn của nhà máy Fukushima.

Nói bảo đảm an toàn 100% là nói láo. ...Tai biến xảy ra không phải chỉ ở tâm lò bị nóng chảy (nguy hiểm nhất) mà có thể ở nhiều nơi khác, như hồ chứa nước, như lúc di chuyển chất thải phóng xạ...

Đó là lý do vì sao khó kiếm được công ty nhận bảo hiểm nhà máy điện hạt nhân. Càng tăng mức an toàn thì giá điện càng cao mà rút cuộc vẫn không có cách gì bảo đảm an toàn được.

Dù có an toàn đi nữa mà không kinh tế, thì tại sao ta cứ phiêu lưu, liều mạng, phải làm điện hạt nhân cho các công ty ngoại quốc thu lợi? Chương trình của ta quá tham vọng (theo báo New York Times 1-3-2012). Ta phải can đảm rút lui ngay trước khi quá muộn, càng do dự càng tốn kém và mất thì giờ vàng ngọc của đoàn sinh viên đang đi tu nghiệp ở ngoại quốc. Philippines đă hy sinh một nhà máy điện hạt nhân vừa xây xong, chứng tỏ một tinh thần trách nhiệm rất cao, đáng phục...

Đừng quên rằng trên thế giới năng lượng tái tạo đang đươc bành trướng hết sức mạnh mẽ và giá thành kWh mỗi ngày một hạ thấp. Chúng ta phải có chiến lược với tầm nhìn thật xa, đến năm 2050 chẳng hạn. Năm 2020, lúc ta bắt đầu có điện hạt nhân thì năng lượng tái tạo đã kinh tế!

Vì cớ gì ta phải đi vay hàng chục tỷ đôla ( 10 tỷ cho 2 lò đầu tiên ở Ninh Thuận và vài chục tỷ khác cho 6 lò nối tiếp ) để vứt ra cửa sổ ? Không những ta sẽ để món nợ khổng lồ cho con cháu trả mà còn tặng thêm cho chúng chất thải phóng xạ ngàn đời nhiễm độc! Đó là chưa kể hàng trăm tỷ đôla phải xuất ra nếu có một thảm họa lớn xẩy ra trong nước.

Những đề nghị đầy tâm huyết, phát biểu từ gần 10 năm nay và nhiệt tình của tôi đối với quê hương xứ sở mến yêu, sẽ làm cho nước ta lợi hàng tỷ đô la (vì khỏi để dành tiền cho việc tháo gỡ các nhà máy và lưu trữ chất thải phóng xạ) đồng thời sẽ tránh cho Ninh Thuận trở thành Fukushima hay Tchernobyl. Kinh phí này đầu tư thêm vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm và nâng cao hiệu suất năng lượng có phải hợp thời hợp lý không?

Về năng lượng mặt trời dự án khổng lồ của Đức, Fondation Desertec, thành lập năm 2009, đang xúc tiến mạnh với Tunisie, Maroc và Egypte. Một nhà máy điện mặt trời 2000 MW ( bằng 2 lò hạt nhân của Ninh Thuận ) trị giá 9,5 đến 12 tỷ đôla sẽ được xây dựng vào năm 2014. Một phần sản lương điện sẽ cung cấp nước Ý.

Trong chương trình tiết kiệm năng lượng của Âu Châu, nếu mục tiêu giảm 20% vào năm 2020 mức tiêu thụ được thực hiện thì Âu Châu sẽ khỏi phung phí 324 tỷ đôla.

Hiện nay giá đầu tư điện gió ở Pháp (1,45 triệu euros/ MWh) đã bắt đầu cạnh tranh được với điện hạt nhân (1,64 triệu euros/ MWh - nhà máy Civaux Đừng quên rằng từ 2006, Đan Mạch đã có kịch bản sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào chân trời 2050 (Viện FEMTO – ST).

Theo cá nhân tôi, Điện Hạt Nhân là Điện Hại Nước, Điện Hại Nhân! Việt Nam đi lùi 50 năm (vì điện hạt nhân bắt đầu vào những năm 1950 và cất cánh vào năm 1960), sẽ kẹt một thế kỷ mà không biết (50 năm vận hành, 50 năm tháo gỡ) và sẽ bị chậm trễ, không đuổi kịp chiếc tàu năng lượng tái tạo thế giới mà kinh phi đầu tư đã lên đến 200 tỷ euros trong năm 2010.

RFI: Xin cảm ơn giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120311-nhung-suy-nghi-ve-an-toan-hat-nhan-sau-tai-nan-fukushima-nhat-ban


Không thể để NinhThuận trở thành Fukushima


2012-03-09

Ông Nguyễn khắc Nhẫn, Nguyên Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris, GS Trường Đại học Bách khoa Grenoble, GS Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble trả lời phỏng vấn RFA về chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Bài học cay đắng của Fukushima và Tchernobyl

... Đất và nước biển của một khu vực rộng lớn đã bị phóng xạ ô nhiễm trầm trọng. 2 triệu dân trong tỉnh Fukushima sẽ được các cơ sở y tế kiểm tra thường xuyên, 360000 cháu bé sẽ được theo dõi cho đến tuổi 20 vì ung thư tuyến giáp chỉ phát hiện sau 5 năm. Hiện nay, nhiều em bé ở cách xa Fukushima 220 km mà cũng bị ô nhiễm.

Dần dần, người ta phát hiện ra rằng TEPCO đã nhiều lần nói dối, cũng như các nhà chức trách Nhật Bản, đặc biệt là cơ quan an toàn hạt nhân (NISA) không độc lập, bị quá tải bởi các sự kiện xảy ra. Phải nhìn nhận là việc xử lý biến cố thiếu phối hợp vì phân chia trách nhiệm không minh bạch và mức độ tin tưởng ở công nghệ quá cao. Vì sự khiếm khuyết của một hệ thống thiết kế chưa hoàn bị nên khó đối phó được với các tình huống đặc biệt phức tạp. Sự thiếu liên lạc mật thiết với cơ quan AIEA ở Vienne (mà vai trò cần phải được xem xét và xác định chu đáo lại) càng làm nghiêm trọng thêm tình hình...

Xin mời những ai có trách nhiêm trong lĩnh vực hạt nhân bỏ chút thì giờ, chịu khó đọc tác phẩm của nhà báo Wladimir Tchertkoff ( Le crime de Tchernobyl, le goulag nucléaire ) xuất bản năm 2006. Làm sao không khỏi xúc động khi khám phá ra rằng : 8 triệu người đang sống ở vùng bị nhiễm độc kéo dài hàng trăm năm, nông dân nghèo phải nuốt hằng ngày césium 137 chứa trong thực phẩm. Những bà mẹ vô tình gây nhiễm độc cho con cháu. Những em bé này sẽ lâm nhiều bệnh tật vì chúng được nuôi dưỡng bằng các chất phóng xạ suốt sáng, trưa, chiều tối ! Thường dân vô tội vẫn tiếp tục chết vì ung thư tuyến giáp (nhất là trẻ em nhỏ tuổi), ung thư vú, tiểu đường, bạch cầu…Những lobby hạt nhân đã tìm mọi cách để bóp nghẹt tin tức về tai biến Tchernobyl (một thảm họa mở màn cho sự sụp đổ của Liên xô) và che lấp tiếng la hét xót xa đau khổ của những kẻ vô tội còn sống ở trong các vùng bị nhiễm....

Ở Ukraine, những liquidateurs, thương binh, nhiều nhà khoa học và bác sĩ tiếp tục đấu tranh trong sự tuyệt vọng để chống lại sự lãng quên. Theo Larisa Yanovych, ở bệnh viện Kiev, phụ trách theo dõi y tế, khoảng hai triệu người là nạn nhân của thảm họa Tchernobyl...

Tchernobyl xảy ra tại một quốc gia toàn trị bên bờ phá sản và một nền công nghiệp đang hấp hối, trong khi Fukushima đột ngột giáng xuống một nước có robot vô cùng tinh vi. Vết châm kim nhắc nhủ mối hiểm nguy ác nghiệt của hạt nhân sau 25 năm liệu có đủ hay còn phải cần nhiều Tchernobyl khác, mà ta có thể tiên đoán được, mới xóa bỏ sự điên cuồng của loài người ? Fukushima không phải là một tai biến mới bắt đầu mà là một Tchernobyl đang tiếp diễn. Giải thưởng Nobel kinh tế Ấn độ, Amartya Sen, đã tuyên bố rằng hạt nhân không phải là lời giải của bài tóan năng lượng thế giới...


Không có lò phản ứng nào an toàn được

RFA : Nga và Nhật bản đã tuyên bố với Việt Nam là lò của họ sắp bán cho ta là được bảo đảm an toàn. Giáo sư nghĩ thế nào ?

GS Nguyễn Khắc Nhẫn: Không ai có thể đảm bảo an toàn cho các lò thế hệ 3, 3+ (hay thế hệ 4 sau này). Sau Fukushima, dân chúng Nhật Bản không còn tin tưởng ở các lò điện hạt nhân sản xuất trong nước của họ. Thế mà thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, đã cả gan cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam một công nghệ bảo đảm mức an toàn hạt nhân cao nhất thế giới ! Nhật Bản đã hủy bỏ chương trình xây cất thêm 14 lò mà lại đem bán cho ta một cách thiếu lương tâm ! Biết đâu là máy móc dụng cụ tồn kho ?

Tháng 6 vừa qua, một báo cáo đã vạch trần những thiếu sót quan trọng về kỹ thuật cũng như về cách khai thác 32 lò của Nga. Tuy nhiên, ngày 9-2-2012 tại Hà nội, Serge A. Boyarkin, phó tổng giám đốc tập đoàn Rosatom Nga, không ngần ngại tuyên bố rằng nhà máy Ninh Thuận sẽ bảo đảm an toàn, chống được động đất 9° Richter!

...Nước ta chưa hấp thụ được văn hóa an toàn, chưa có đủ chuyên gia, chưa có hệ thống pháp lý khắc chế, chưa có hậu thuẫn khoa học kỹ thuật để quản lý một loạt nhiều lò phản ứng...

Fukushima đã cảnh cáo một cách long trời lở đất với bao hình ảnh đau thương như thế mà ta vẫn chưa tỉnh giấc mơ hay sao. Ta chờ đợi một Tchernobyl hay một Fukushima khác rùng rợn hơn mới nhất trí rằng hai chữ an toàn của Nga và Nhật Bản là dối trá?

... Lúc xảy ra chiến tranh, có nhà máy điện hạt nhân trong nước có thể xem như chứa bom nguyên tử trong mỗi nhà, tuy lò không nổ như bom. Làm sao có an toàn được? Phóng xạ, vô biên giới, sẽ bao trùm lãnh thổ trong giây phút, nếu địch tấn công Ninh Thuận., hay có sự sai lầm của nhân viên chưa đủ trình độ....

Bài toán kinh tế rất phức tạp và kinh phí khổng lồ...

Các nhà máy điện hạt nhân, từ thiết kế đến vận hành, từ khai thác đến bảo dưỡng, cần một công nghệ cực kì tinh xảo và tốn kém.

Chi phí đầu tư, theo giá cố định tại một thời điểm quy ước, bao gồm chi phí trực tiếp từ 75% đến 80% (xây dựng, thiết bị, lắp ráp, thử nghiệm…) và chi phí gián tiếp từ 20% đến 25% (đất đai, chủ thầu, hành chính…). Sự giảm chi phí này chỉ có thể đạt được nếu xây dựng lớn, hàng loạt hoặc xây nhiều nhà máy tại cùng một nơi. Cần phải tính đến lãi suất phát sinh lớn ( intérêts intercalaires ) bởi thời gian xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ít nhất từ 5 đến 7 năm) tương đối dài hơn nhà máy chạy than (3 đến 4 năm) hay khí (2 đến 3 năm). Chi phí đầu tư tổng cộng còn phải tính đến chi phí tháo gỡ hay phá hủy tính vào thời điểm đưa vào vận hành ( giá trị thấp vì khoảng cách thời gian lớn ).

Chi phí của chu trình nhiên liệu ( cycle du combustible ) phải tính đến, ngoài thời gian trong lò phản ứng, phần trước (lấy uranium dưới dạng U3O8, biến đổi UF4 và UF6 thành uranium làm giàu, làm giàu uranium, sản xuất các thanh nhiên liệu) và phần sau (vận chuyển các bộ lắp ghép phóng xạ, tái chế nhiên liệu, vận chuyển và lưu trữ chất thải phóng xạ, tài khoản tái chế- crédíts du retraitement ). So với khí, phần nhiên liệu hạt nhân trong mỗi kWh điện thấp hơn nhiều, 20 - 25% thay vì 70%.

Chi phí khai thác và bảo dưỡng, chiếm từ 15% đến 25% trong chi phí một kWh điện hạt nhân, bao gồm chi phí vận hành, nhân công, bảo trì, hành chính, thuế, bảo hiểm, bảo vệ bức xạ, xử lí chất thải.

Cũng cần tính đến chi phí bên ngoài ( externalités ) như CO2, tai nạn, thải chất phóng xạ, rất khó đánh giá. Ngoài chi phí môi trường, người ta còn phân biệt chi phí bên ngoài liên quan đến độc lập năng lượng, kinh tế hoặc chính trị...

Chi phí tháo gỡ một nhà máy điện hạt nhân trên lý thuyết chiếm 25% đến 40% chi phí đầu tư. Trên thực tế, chi phí này có thể lên tới và thậm chí vượt quá 100%. Đó là trường hợp nhà máy nước nặng (70 MW) Brennilis của EDF đang được phá hủy từ 20 năm nay mà vẫn chưa xong. Chi phí dành cho nhà máy này đă lên quá 500% con số dư trù ! Về kinh phí dành cho công trình tháo gỡ, EDF đưa ra con số tạm thời là 300 triệu euros cho mỗi lò. Ở Đức con số lên đến 852 triệu euros. Lẽ cố nhiên, tháo gỡ một lò bị hư hỏng nặng như Fukushima cần nhiều tiền hơn, khoảng 2,7 tỉ euros ( cao hơn giá đầu tư xây cất )....

... Đó là trái bom tài chánh nổ chậm của ngành hạt nhân dân sự. Thảm họa Fukushima đã làm nước Nhật mất ít nhất 100 tỉ euros, chưa kể hàng trăm tỉ dành cho phần bồi thường nạn nhân...

Khi xem xét tổng thể các khâu và nếu ta tính thêm vào chi phí dành cho chuyên gia, thiết bị, uranium làm giàu, nhập cảng từ nước ngoài, chi phí xử lí nhiên liệu, lưu trữ chất thải phóng xạ và chi phí tháo gỡ khổng lồ hàng chục tỷ đôla (chi phí dự trù cho việc tháo gỡ 5 lò ở Thụy sĩ lên đến 23 tỷ đôla), tôi khẳng định rằng kWh điện hạt nhân Việt Nam không thể nào kinh tế được. Chọn năng lượng hạt nhân với một chương trình đầy tham vọng và phiêu lưu ( 8 lò phản ứng từ năm 2014 đến 2031) là một lỗi lầm hết sức lớn về mặt chiến lược kinh tế và công nghiệp. Ai đứng ra chịu trách nhiệm đối với đất nước và các thế hệ mai sau ? Năm 2020 khi có điện hạt nhân thì giá thành kWh năng lượng tái tạo đã kinh tế !

Nếu có một chính sách rõ ràng, quyết tâm khuếch trương mạnh và nhanh chóng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam như than, khí đốt, dầu mỏ, thủy điện, gió, mặt trời sinh khối... cho phép đảm bảo nhu cầu của quốc gia trong nhiều năm tới. Ta đi vay để vứt tiền ra cửa sổ hay sao?

Vì sự sống còn của đất nước, một lần nữa tôi thiết tha yêu cầu chính phủ Việt Nam hủy bỏ ngay chương trình xây dựng những nhà máy điện hạt nhân hết sức tốn kém và vô cùng nguy hiểm để Ninh Thuận khỏi trở thành Fukushima.

Tôi cũng tha thiết yêu cầu chính phủ Nhật Bản đừng cho phép các công ty bán lò cho Việt Nam để uy tín đối với thế giới khỏi sứt mẻ và cũng để tránh cho dân chúng Nhật Bản oán hận một lần thứ hai (xin đọc thư của Giáo sư Phạm duy Hiển gửi ngày 24-1-2011 cho Thủ tướng Naoto Kan) .


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fukushima-ninhthuan-03092012153149.html

Lotus
07-09-2012, 10:57 AM
Sự cố Fukushima là 'thảm họa nhân tạo'


Cập nhật: 10:36 GMT - thứ năm, 5 tháng 7, 2012

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/12/120312124336_jp_japan304x171_ap.jpg

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi có sáu lò phản ứng bị hư hỏng nặng sau ngày 11/03/2011.

Cuộc khủng hoảng tại nhà máy hạt nhân Fukushima là "thảm họa đậm nét nhân tạo", một ủy ban điều tra của quốc hội Nhật nói trong một phúc trình.

Thảm họa "có thể và đáng ra phải được lường trước và ngăn chặn" và ảnh hưởng của nó có thể "giảm nhẹ bằng phản ứng hiệu quả hơn của con người", phúc trình nói.

Bác cáo này liệt kê các thiếu sót nghiêm trọng trong hành động đối phó của cả chính phủ và công ty điều hành là Tepco.

Báo cáo này cũng đổ lỗi cho tập tục văn hóa và sự miễn cưỡng chất vấn nhà chức trách.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi có sáu lò phản ứng bị hư hỏng nặng sau ngày 11 tháng 3 năm 2011 do động đất và sóng thần làm tê liệt hệ thống làm mát lò phản ứng, dẫn đến sự cố và gây rò rỉ phóng xạ.

Hàng chục ngàn cư dân đã được sơ tán khỏi một khu vực cách ly xung quanh nhà máy để người ta cố khắc phục sự cố. Tepco tuyên bố các lò phản ứng được ổn định trong tháng 12 năm 2011.

Các thành viên của Ủy ban điều tra độc lập tai nạn hạt nhân Fukushima được chỉ định để kiểm tra cách xử lý cuộc khủng hoảng và đưa ra khuyến nghị.

Cuộc điều tra bao gồm 900 giờ điều trần và các cuộc phỏng vấn với hơn 1.000 người.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/07/05/120705062233_report304b_afp.jpg

Chủ tịch Quốc hội Nhật (Phải) nhận báo cáo từ Chủ tịch ủy ban điều tra.



'Thái độ thờ ơ’

Trong báo cáo cuối cùng, chủ tịch ủy ban nói có nhiều lỗi và sơ suất cố ý khiến nhà máy không có các biện pháp phòng ngừa động đất và sóng thần.

"Mặc dù thiên tai đóng vai trò khởi đầu thì tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi xảy ra sau đó không thể được coi là một thảm họa của tự nhiên" báo cáo nói.

"Đó là một thảm họa đậm nét nhân tạo - có thể và đáng ra phải được lường trước và ngăn chặn."

Sau sáu tháng điều tra, ủy ban kết luận rằng thảm họa "là kết quả của sự thông đồng giữa chính phủ, các nhà quản lý và Tepco" thể hiện qua sự thất bại của hệ thống quản lý.

Báo cáo nói rằng tình hình tại nhà máy trở nên tồi tệ hơn sau hậu quả của trận động đất vì các cơ quan chính phủ "đã không hoạt động đúng", với các vai trò chủ chốt không được phân chia rõ ràng.

Báo cáo này cũng nhấn mạnh thất bại trao đổi thông tin liên lạc giữa Tepco và văn phòng của Thủ tướng Chính phủ Naoto Kan.

Báo cáo khuyến nghị các cơ quan quản lý nên "thực hiện một quá trình chuyển đổi cần thiết" để đảm bảo an toàn hạt nhân ở Nhật Bản.

"Giới quản lý của Nhật Bản cần phải từ tỏ thái độ thờ ơ, bỏ qua qua các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và phải tự thay đổi để trở nên các cơ quan đáng tin cậy trên toàn cầu," báo cáo cho hay.

Tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đã bị đóng cửa sau sự cố tại Fukushima. Nhưng vào ngày Chủ nhật lò phản ứng đầu tiên đã được khởi động lại ở thị trấn của Ohi ở tỉnh Fukui.

Việc khởi động lại này gây làn sóng biểu tình lớn ở Tokyo, nhưng Thủ tướng Yoshihiko Noda đã kêu gọi có sự hậu thuẫn cho quyết định này và nói việc chạy lại điện hạt nhân là cần thiết cho nền kinh tế.

Chính phủ Nhật đang tiếp tục đánh giá liệu các nhà máy hạt nhân khác có an toàn để được khởi động lại hay không.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/07/120705_fukushima_report.shtml

Inquiry Declares Fukushima Crisis a Man-Made Disaster

By HIROKO TABUCHI

Published: July 5, 2012

http://www.nytimes.com/2012/07/06/world/asia/fukushima-nuclear-crisis-a-man-made-disaster-report-says.html

Japanese parliament report: Fukushima nuclear crisis was 'man-made'

http://edition.cnn.com/2012/07/05/world/asia/japan-fukushima-report/index.html

Lotus
07-09-2012, 11:01 AM
Nước Đức mà có vân´ đề này, thì CHXHCNVN làm sao có đủ khả năng xử lý.

Các báo Đưc´ : Chỗ tàn trữ chât´ thải hạt nhân dươí lòng đât´ hiện nay có nguy cơ bị nươc´ chảy vào, sẽ tạo nguy cơ ngập kho trữ và ô nhiễm phóng xạ nền đât´ và nươc´, cho nên chính phủ Đưc´ tìm cách lâý ra và chôn nơi khác. Không những tôn´ tiền khi lâý chât´ thải hạt nhân ra khỏi chỗ tàn trữ hiện nay, mà vân´ đề là chôn đâu, vì chât´ thải còn phóng xạ cả triệu năm sau.

Die Uhr tickt: In der maroden Schachtanlage Asse lagern 126.000 Fässer mit Atommüll. Das Bergwerk droht abzusaufen, deshalb sind sich Bund, Land und auch alle Parteien eigentlich darüber einig, dass der Müll dort so rasch wie möglich raus muss.

http://www.ndr.de/regional/niedersachsen/harz/asse835.html

http://www.abendblatt.de/politik/deutschland/article2212795/Niedersachsen-fordert-Klarheit-ueber-Atommuelllager-Asse.html

http://www.ndr.de/regional/niedersachsen/harz/asse855.html

Về chuyện gở bỏ các nhà máy điện hạt nhân cũng không phải đơn giản :


Es wird das wohl teuerste und größte Abrissprogramm in der deutschen Geschichte. Doch die Atombranche warnt vor jahrelangen Verzögerungen beim Rückbau ihrer Kernkraftwerke - im schlimmsten Fall könnten die Meiler erst in 45 Jahren endgültig verschwinden. Offen ist vor allem die Frage: Wohin mit dem strahlenden Müll?

http://www.sueddeutsche.de/wirtschaft/abrissplaene-fuer-deutsche-atomkraftwerke-verzoegern-sich-strahlendes-erbe-1.1306377

Wohin mit dem strahlenden Müll? = Rôì bỏ tàn dư vật liệu phóng xạ chỗ nào?

Đây sẽ là cuộc gở bỏ tôn´ tiền nhât´trong lịch sử nươc´Đưc´. Chi phí trên 30 tỷ đô la. Và nhiêù vân´ đề khác.

Bởi vậy xây rôì thì không dễ gở bỏ sau này khi thay qua năng lượng tái tạo.


Có thể dùng Google dịch bài .

http://translate.google.com/?hl=de&ie=ISO-8859-1&oe=ISO-8859-1&tab=wT


Ngươì Đưc´ thật là kiên trì. Nhiêù lần biểu tình thúc hôí chính phủ nữa, dù chính phủ Đưc´ đã công bô´ cho biêt´ là ngưng xây các nhà máy mơí, tăt´ lần các nhà máy điện hạt nhân, và sẽ thay điện hạt nhân qua năng lượng tái tạo .

http://images.zeit.de/politik/deutschland/2012-03/protest-atom-energie/protest-atom-energie-540x304.jpg

http://www.zeit.de/politik/deutschland/2012-03/demonstration-atomkraft-deutschland


http://static2.wn.de/var/storage/images/wn/startseite/muensterland/kreis-borken/gronau/demonstration-gegen-atomkraft-die-tage-der-uaa-sind-gezaehlt/28582686-1-ger-DE/Demonstration-gegen-Atomkraft-Die-Tage-der-UAA-sind-gezaehlt_image_630_420f_wn.jpg


http://www.wn.de/Muensterland/Kreis-Borken/Gronau/Demonstration-gegen-Atomkraft-Die-Tage-der-UAA-sind-gezaehlt



http://www.youtube.com/watch?v=NH0K4NdWmJw&feature=player_embedded


http://www.youtube.com/watch?v=ybVkp2uvLxQ&feature=player_embedded


Các hình ngươì Đức tiếp tục phản đôí và thúc hôí tăt´ các nhà máy điện hạt nhân :

http://www.wn.de/Fotostrecken/Lokales/Kreis-Borken/Gronau/Demo-gegen-Atomkraft-in-Gronau

Lotus
07-09-2012, 11:30 AM
Đức rút khỏi điện hạt nhân: Suy nghĩ về trường hợp Việt Nam

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110703-duc-rut-khoi-dien-hat-nhan-suy-nghi-ve-truong-hop-viet-nam

Thụy Sĩ cấm xây dựng mới nhà máy điện hạt nhân

Swiss cabinet agrees to phase out nuclear power

http://www.reuters.com/article/2011/05/25/us-swiss-nuclear-idUSTRE74O4R220110525

Eviter un Tchernobyl à Ninh Thuan

Le Viet Nam doit abandonner le programme électro-nucléaire

afin d'eviter un Tchernobyl à Ninh Thuan !

[ Nên hủy bỏ chương trình điện hạt nhân để Ninh Thuận khỏi trở thành Tchernobyl! ] (http://www.caodangdienhoc.org/TuSachDienHoc/NKNhan/BBC290412/BBC290412.htm)

http://www.caodangdienhoc.org/TuSachDienHoc/NKNhan/BBC290412/Eviter%20un%20Tchernobyl%20%C3%A0%20Ninh%20Thuan.h tm


Download [ PDF ] (http://www.caodangdienhoc.org/TuSachDienHoc/NKNhan/BBC290412/Eviter%20un%20Tchernobyl%20%C3%A0%20Ninh%20Thuan.p df)


Phiêu lưu điện hạt nhân

Prof. Dr. sc. nat. Hoang Xuan Phu

... vừa mỏng về lực lượng, vừa hạn chế về trình độ và kinh nghiệm, lại chưa rũ bỏ được hết thói quen tùy tiện và làm ẩu, mà dàn người ra để điều khiển 4 tổ máy điện hạt nhân, dưới sự lãnh đạo của những người quen hành động theo “quyết tâm chính trị” – Dù sử dụng bất cứ công nghệ nào thì đây cũng là một môi trường lý tưởng để ươm mầm đại họa hạt nhân!

Tôi không dám nghĩ đến viễn cảnh một đội ngũ công nhân vừa mỏng về lực lượng, vừa hạn chế về trình độ và kinh nghiệm, lại chưa rũ bỏ được hết thói quen tùy tiện và làm ẩu, mà dàn người ra để điều khiển 4 tổ máy điện hạt nhân, dưới sự lãnh đạo của những người quen hành động theo “quyết tâm chính trị” – Dù sử dụng bất cứ công nghệ nào thì đây cũng là một môi trường lý tưởng để ươm mầm đại họa hạt nhân!

Không phải cố tình bôi bác dân mình đâu, mà ngay ở các nước công nghiệp rất phát triển thì con người cũng dễ trở nên “ngộ nghĩnh, đáng thương” khi đứng trước quái vật... Cẩn thận và chặt chẽ như người Đức mà một bác thợ cả lại biểu diễn cho công nhân học nghề xem cách nối mạch điện ngay giữa nhà máy điện hạt nhân Lubmin (Greifswald), rồi gây ra hỏa hoạn,[49] dẫn đến một trong 17 vụ tại nạn điện hạt nhân nghiêm trọng nhất của thế kỷ 20.[50] Dày dạn kinh nghiệm như người Liên Xô, những người đã xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới (Obninsk Nuclear Power Plant 1954)[51], đang yên đang lành lại diễn tập xử lý sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, mô phỏng trường hợp mất điện toàn bộ, để rồi dẫn đến thảm họa điện hạt nhân lớn nhất trong lịch sử nhân loại.[52] Đôi khi, duyên cớ dẫn đến thảm họa cứ như chuyện đùa. Làm sao học hết được chữ “ngờ”...

Đọng lại là những nỗi lo: Điều gì sẽ chờ đợi dân ta sau các dự án điện hạt nhân? Điều gì sẽ xảy ra với đồng bào Ninh Thuận? Điều gì sẽ đến với nhân dân 4 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh và Quảng Ngãi, những nơi đã được chọn để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, sẽ bắt đầu vận hành trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2030?[53] Nếu sự cố xảy ra thì hệ thống y tế tàn tạ hiện nay làm sao gánh nổi? Với tổng sản phẩm quốc gia chỉ bằng 1/53 so với Nhật Bản,[54] Việt Nam lấy đâu ra tiền của để khắc phục hậu quả nếu có sự cố hạt nhân?

Mong Trời thương Dân mình, đã đủ khổ rồi, không gây thêm thử thách.

Xin thành tâm cầu nguyện cho Đồng Bào của con được bình an!

Nỗi niềm trăn trở

Toàn bộ tư liệu mà tôi dùng để viết ba bài về điện hạt nhân đều được lấy từ internet, với nguồn gốc được khai báo rõ ràng. Tôi không nhận được thông tin từ bất cứ ai (ngoài gợi ý về bài báo của nhà kinh tế đoạt giải Nobel Joseph E. Stiglitz[55] đăng trên Tia Sáng ngày 20/5/2011) và không dùng bất cứ tài liệu mật nào. Đương nhiên, thông tin tham khảo có thể không chính xác, và điều đó chẳng lạ trên thế giới này. Dựa vào thông tin sai thì có thể rút ra kết luận sai, nhưng nếu chuyện ấy xảy ra thì không phải là lỗi của riêng tôi.

Chính phủ chỉ tiêu tiền của dân. Kể cả tiền Chính phủ vay của nước ngoài cũng nhân danh nhân dân Việt Nam và cuối cùng thì dân cũng phải góp mà trả. Tài nguyên lấy từ dưới lòng đất cũng là của toàn dân, của cả muôn đời con cháu mai sau. Vậy thì lẽ ra phải xin ý kiến dân, hay ít nhất cũng phải báo cáo với dân. Tại sao tiêu tiền của dân mà lại không cho dân biết?

Với bản năng của một nhà khoa học là luôn đặt câu hỏi, chưa thông và chưa tin bằng nào chưa tìm được cơ sở hợp lý để nâng đỡ niềm tin, tôi đã huy động khả năng tư duy và hiểu biết của mình, mà vẫn chưa tìm được bất cứ một lý luận khoa học hay lý lẽ đời thường nào có thể biện hộ cho cái quyền giấu dân khi tiêu tiền của dân. Bình thường thì đã khó chấp nhận cái quyền giấu dân ấy, trong hoàn cảnh tham nhũng là quốc nạn, trên chồi cây có cả bầy sâu (theo cách ví của ông Trương Tấn Sang), thì lại càng không thể chấp nhận được. Hơn nữa, tại sao dân mình thì bị giấu, trong khi người nước ngoài được biết ...

Vì sao một số người muốn xây dựng nhà máy điện hạt nhân bằng được? Họ đưa ra nhiều lý do, nhưng phải chăng đôi khi chỉ là ngụy biện?

Nếu quả thật là lo cho sự thiếu hụt nhiên liệu trong tương lai, thì tại sao vẫn cho xuất khẩu than ồ ạt?[68] – Trong khi biết rõ nguồn than trong nước sắp cạn kiệt và nhu cầu nhập than sẽ tăng từ 10 triệu tấn vào năm 2012 lên 100 triệu tấn mỗi năm vào năm 2020, gấp gần 2,5 lần tổng số than khai thác của Việt Nam hiện nay.[69]

Nếu quả thật là lo cho an ninh năng lượng quốc gia thì tại sao lại để các nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất… của Việt Nam trong tổng thầu EPC?[70] – Mặc dù biết rõ là công nghệ của họ còn nhiều hạn chế, tốn nhiều than, gây ô nhiễm môi trường,[71] và đôi khi chỉ phù hợp với “than lạ”. Khi nghe nhà thầu Trung Quốc mang sang Việt Nam từng cái đinh vít, một số người chỉ nghĩ đến chuyện dân mình mất công ăn việc làm, mà chưa nhận ra điều đáng lo nhất là những nhà máy mình bỏ tiền ra mua sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào họ trong suốt quá trình vận hành, vì chỉ họ mới có phụ tùng thay thế và nguyên liệu đặc chủng.[72]

Hẳn nhiều người còn nhớ cảnh gần hai vạn công nhân khu gang thép Thái Nguyên phải chơi dài mấy năm do Trung Quốc ngừng cung cấp than mỡ, và Hội đồng Bộ trưởng (tức là Chính phủ thời bấy giờ) phải ra Quyết định số 155/HĐBT, ký ngày 16/12/1981,[73] với đoạn mở đầu:

“Hiện nay Xí nghiệp liên hợp Gang thép Thái Nguyên đang ở trong tình trạng sản xuất bị suy giảm nghiêm trọng, có nguy cơ bị ngừng hẳn do có những khó khăn về nguyên liệu, về thiết kế dây chuyền sản xuất...”

Ai có thể đảm bảo rằng rồi đây hai nước sẽ luôn luôn tương đồng, hòa hợp? Nếu một ngày “trái gió trở trời”, “bạn không kịp cung cấp” nguyên liệu và phụ tùng thay thế thì sẽ ra sao? Các nhà máy điện lệ thuộc sẽ lần lượt ngừng hoạt động. Mất điện thì các cơ sở dùng điện cũng phải ngừng theo. Vậy là nước mình trở thành con tin... Hệ thống các nhà máy điện và các công trình huyết mạch của nền kinh tế quốc gia do Trung Quốc thầu xây dựng kết thành chiếc vòng kim cô chụp lên đầu dân tộc Việt Nam. Sao lại trao cho “láng giềng tốt” cái vòng kim cô ấy? Nếu vừa thấy người ta chắp tay trước ngực, mình đã lo sợ câu thần chú, thì an ninh, tự chủ kiểu gì?

Ngày 16/5/2011 AsiaNews.it đưa tin là “Bắc Kinh dự định sẽ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân thế hệ 2 ở các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.[/B]..” Báo chí trong nước cũng đã từng cho biết: “Ngoài Liên bang Nga, Việt Nam cũng đã xem xét đề xuất hợp tác từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc trong vấn đề phát triển năng lượng hạt nhân.”[75] Hãy tưởng tượng xem: Nếu Trung Quốc triển khai điện hạt nhân ở Việt Nam thì sẽ thế nào? Trong thời gian qua, việc Trung Quốc thắng thầu ở Việt Nam đã thành thông lệ. Nhưng lần này thì không chỉ là nhà máy điện, mà là điện hạt nhân...

Nếu cứ bất chấp, làm bằng được, rồi sau này xảy ra hậu họa, thì ai sẽ đứng ra chịu tội? Người mới nhậm chức hay kẻ đã hạ cánh an toàn? Cuối cùng, ai sẽ phải chịu trách nhiệm với dân, với nước?

Bấy nhiêu câu hỏi, xin nhường cho bạn đọc tự trả lời, để rút ra kết luận cho bài này, và cho cả bản thân: Mình phải làm gì đây?

Chỉ xin bình luận thêm một chút: Trong số những người phải chịu trách nhiệm về những quyết sách sai lầm có cả những công dân thấu hiểu mặt trái của vấn đề mà không chịu lên tiếng và những vị không đủ hiểu biết về vấn đề liên quan mà vẫn tùy tiện bỏ phiếu tán thành.

Thế hệ này đã phung phí tài nguyên mà tổ tiên dành dụm suốt ngàn năm, để lại cho con cháu môi trường bị tàn phá nặng nề cùng với những món nợ kếch xù. Biện hộ là vay để xây dựng những công trình có ích cho cả những thế hệ mai sau, nhưng mấy chục năm nữa thì chúng chỉ còn là những đống rác thải mà con cháu phải chi hàng núi tiền mới mong dọn dẹp được. Vậy mà vẫn vô tư, tự đắc, rồi chờ đợi con cháu sẽ tôn trọng và biết ơn hay sao?


coi nguyên bài trong :

http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=PhieuLuuDienHatNhan-20110725


Download [*.pdf]

Mạn bàn về an toàn điện hạt nhân

http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/misc/ManBanVeAnToanDienHatNhan-20110724.pdf


Phiêu lưu điện hạt nhân

http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/misc/PhieuLuuDienHatNhan-20110725.pdf

Vịnh Nghi
07-09-2012, 11:46 AM
Làm ngươì nên có lòng tự trọng. Đừng để cho ngươì ta nói mình là ngươì thiêú giáo dục , không có liêm sĩ và vô cảm vơí nguy cơ cho đồng bào .

Ậy, tầm bậy! Vô cảm với nguy cơ cho đồng bào chính là cái đảng mà chị đang tiếp tay đấy, chớ Nghi thì có vô cảm hồi nào? Đã bảo là phải xóa sạch cs, dứt tuyệt nọc nguy cơ thì chị lại không chịu.

Chị Lotus lại có bao nhiêu lòng tự trọng, bao nhiêu liêm sĩ và giáo dục thì Nghi cũng đã thấy rõ ràng qua những hành động, và những lời "vàng ngọc" chị phun ra như mưa rồi. Cứ thích lòe em út mãi! Nghi đề nghị chị nên mỗi ngày, và càng thường xuyên càng tốt, soi gương, nhé.

Lotus
07-09-2012, 12:18 PM
Tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân và nguy cơ ung thư


Accidents at Nuclear Power Plants and Cancer Risk


http://www.cancer.gov/cancertopics/factsheet/Risk/nuclear-power-accidents

Lotus
07-09-2012, 01:00 PM
Nghiên cưú cho thâý khi ở gần các nhà máy điện hạt nhân dù không có tai nạn thì tỷ lệ bị ung thư vẫn gia tăng cao hơn các vùng khác .


Nuclear power station causing cancer

An official study from the German government shows the risk of getting cancer is increasing for children growing up in the neighborhood of a nuclear power station. This is in particular true for leukemia, a special case of cancer.


The closer to the nuclear power station, the higher the risk of leukemia and cancer

In Germany, all cases of cancer of children are being recorded. Therefore it was possible to investigate into the cases of children's cancer between the years 1980 and 2003. There were 1592 children of age less than five years who got the disease and 4735 healthy children involved in the study.

The result showed a significantly higher risk to get cancer if the children lived within a circle of less than 5 km around a nuclear power plant:

*
According to the normal statistical values, there should have been 48 cases of cancer and 17 cases of leukemia within the above mentioned circle of 5 km around the atomic power plants.
* However there were 77 cases of cancer (60% more than expected) and 37 cases of leukemia (117% more than expected).
*
A person directly involved in the study mentioned to Spiegel online, that there might be a higher risk for leukemia even within a circle of 50 km around nuclear power plants.

On Swiss radio, the leader of the study, Mrs. Maria Blettner said: "We could indeed statistically proof that the risk for small children to get cancer is increased if they grow up in the neighborhood of a nuclear power station. However we do not know what is causing this increased risk. According to our knowledge the radioactive radiation is too low to cause it."

And further: "We cannot draw any conclusion for adults - simply because we do not collect the respective data in Germany"


This results confirms other studies about radioactive radiation causing cancer even in small dose

However there are a number of international studies, who revealed the increased risks for getting cancer even at very small dose of radiation - some factors below the allowed limits. So the result of the study cannot be that surprising. It only seems to be the first study, which proves that the risk for children to get cancer is increasing the closer they live to a nuclear plant.

Although Germany has already decided to phase out nuclear power plants by 2020, this study is now heating up the discussion whether the phase out of nuclear technology should be accelerated.

Link to the study: Epidemiologische Studie zu Kinderkrebs in der Umgebung von Kernkraftwerken (KIKK-Studie)

http://timeforchange.org/nuclear-power-station-causing-cancer-leukemia

http://www.bfs.de/en/kerntechnik/kinderkrebs

RISKS OF NUCLEAR POWER

Bernard L. Cohen, Sc.D.

Professor at the University of Pittsburgh

http://www.physics.isu.edu/radinf/np-risk.htm

Lotus
07-11-2012, 01:14 AM
Anti-nuclear movement growing in Asia

Though nuclear power still has a strong foothold in Asia, anti-nuclear sentiment and protest are growing from Mongolia to South Korea to Taiwan and even - in modest ways - in China....

http://www.csmonitor.com/World/Asia-Pacific/2012/0127/Anti-nuclear-movement-growing-in-Asia

http://www.silobreaker.com/china-nuclear-protests-grow-5_2265525207168974848

China nuclear protests grow

http://thomaspmbarnett.com/globlogization/2012/3/1/china-nuclear-protests-grow.html#ixzz202Huko8w


Dân vùng Anhui, Trung Quốc phản đối công trình xây nhà máy hạt nhân

Một chiến dịch đã được phát động trong vùng Anhui chống việc xây nhà máy hạt nhân trogn vùng và thu hút sự chú ý của toàn quốc sau khi một phúc trình được đưa lên internet trong tuần qua.


China nuclear protest builds steam

For Wang Nianyu, a cotton farmer in Anhui province, China’s nuclear debate is right on his doorstep. From his patio he points across the Yangtze River to the Pengze nuclear power station, which has become a lightning rod for protest after the meltdown at Japan’s Fukushima Daiichi plant last year.

“We only knew about the plant when we read about it in the newspapers,” says Mr Wang, 72, the former village head of this tiny hamlet. “Nuclear plants shouldn’t be this close to people.”

Nguyên bài trong :

http://www.ft.com/cms/s/0/d733c466-5eab-11e1-a04d-00144feabdc0.html#axzz1orrUB7lU

China faces civic protests over new nuclear power plants

BEIJING: China is experiencing civic protest over its ambitious plans to build massive nuclear power plants following the disaster in a Japanese atomic reactor.

The plant in the centre of the brewing controversy is located in Pengze county in Jiangxi. Across the river the government of Wangjiang county in Anhui wants the project shelved, saying they don't want the nuke plant so close to their backyard.

http://articles.economictimes.indiatimes.com/2012-02-17/news/31071199_1_nuclear-power-nuke-plant-pengze



Dân địa phương Trung Quốc nổi loạn chống kế hoạch xây dựng lò nguyên tử bên Trung Quốc

Fronde locale en Chine contre un projet de centrale nucléaire

http://www.lemonde.fr/planete/article/2012/02/09/fronde-locale-en-chine-contre-un-projet-de-centrale-nucleaire_1641092_3244.html


Khi dân Trung Quốc chống lại điện hạt nhân

Thứ ba 26 Tháng Sáu 2012

Mới đây ở Trung Quốc đã xảy ra một việc hiếm thấy, dự án xây dựng một nhà máy điện hạt nhân đang triển khai đã phải dừng lại toàn bộ do dân chúng phản đối. Sở dĩ kiến nghị thành công, đó là do người dân Trung Quốc đã thức tỉnh sau tai nạn hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản,cộng với sự hỗ trợ tích cực có hiệu quả của mạng xã hội. Tờ báo kinh tế Les Echos có bài phóng sự về sự việc.

Phóng viên của tờ báo đã đến tỉnh Giang Tây nơi có dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Bành Trạch và tận mắt chứng kiến cảnh công trường xây dựng vắng lặng mặc dù tất cả đều đã được chuẩn bị sẵn sàng cho thi công.Theo tác giả, vào đúng thời điểm chuẩn bị khởi công, dự án nhà máy điện hạt nhân Bành Trạch đã bị dừng lại.

Quyết định ngừng dự án đưa ra sau khi có kiến nghị phản đối từ bên huyện Vọng Giang nằm bên kia sông Dương Tử, thuộc tỉnh An Huy, cách đó vài chục km. Địa phương này không được tham khảo ý kiến cho quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân Bành Trạch. Điều bất ngờ nữa là kiến nghị phản đối xây dựng trung tâm điện hạt nhân Bành Trạch lại do 4 người về hưu khởi xướng, sau khi họ được chứng kiến những hình ảnh tai nạn nhà máy Fukushima phát đi phát lại trên truyền hình Trung Quốc.

Bốn người về hưu này đã viết kiến nghị hành chính. Điều kỳ diệu là tiếng nói của họ đã được chú ý. Tỉnh đã cho ngừng xây dựng nhà máy để chờ quyết định cuối cùng của trung ương.

Theo bốn người viết đơn kiến nghị phản đối thì dự án Bành Trạch đặt trong một khu đông dân cư. Hệ thống làm nguội lấy nước từ sông, trong khi con sông này vẫn thường xuyên bị hạn hán đe dọa. Một lý do nữa đó là trái với những khẳng định của chính quyền khi cho phép xây dựng công trình, khu vực đặt nhà máy hạt nhân không nằm ngoài vùng có nguy cơ động đất cao.

Những người khiếu nại e ngại không dám trả lời báo chí ngoại quốc vì họ sợ cuộc đấu tranh của họ rất dễ bị đánh đồng là sự « tấn công của các thế lực thù địch nước ngoài », theo cách nói của chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên rất may, ông Vương Chí Hoành, thành viên của Hiệp hội Phổ biến Khoa học của Trung Quốc cho biết, sở dĩ khiếu nại của họ gây được tiếng vang lớn đó là nhờ mạng xã hội. Ông nói : “Quy trình kiến nghị hành chính không mang lại phản ứng nào. Nhưng ngay sau khi tôi đưa thông báo kiến nghị lên mạng Vi Bác ( Weibo) thế là báo chí Trung Quốc nhảy vào cuộc”.

Theo tác giả bài viết, thì trước tháng Ba năm 2011, tức là khi chưa xảy ra vụ tai nạn Fukushima, tham vọng điện hạt nhân của Trung Quốc là rất lớn, nhiều công trình điện hạt nhân đã được dự kiến, tất nhiên đều không có sự tham khảo ý kiến nhân dân. Nhưng sau tai nạn Fukushima, người ta không còn nhắc nhiều đến các dự án diện hạt nhân.

Phóng viên của Les Echos ghi nhận thấy mức độ quyết liệt của dư luận Trung Quốc xung quanh các dự án hạt nhân phụ thuộc vào 2 yếu tố : học thức và tiền đền bù. Thí dụ như ở Bành Trạch, khó có thể tìm thấy một nông dân nào phản đối lại dự án hạt nhân. Họ chỉ tỏ ý lấy làm tiếc vê việc đền bù giải phóng mặt bằng bị bớt xén, còn về các vấn đề khác mọi người đều nói « không có sự lựa chọn nào khác » và chẳng nên kiện cáo làm gì vì đây là dự án của Nhà nước.

« Thảm họa Fukushima đã mở mắt cho họ »

Trong khi đó ở bên huyện Vọng Giang, nơi không liên quan đến đền bù tài chính, thì dư luận lại phản đối mạnh mẽ cho dù biết ít hy vọng tiếng nói của họ được lắng nghe. Lý do của những người phản đối điện hạt nhân đơn giản là « thảm họa Fukushima đã mở mắt cho họ » mà trước đó họ vẫn nghĩ điện hạt nhân rất có lợi để phát triển kinh tế.

Theo một giáo sư xã hội học thuộc Đại học Tôn Trung Sơn thì quả thực là nhận thức của người dân Trung Quốc về vấn đề điện hạt nhân đã thay đổi từ sau vụ Fukushima. Còn một giáo sư vật lý hạt nhân thuộc Đại học Bắc Kinh thì nhận thấy tai nạn Fukushima dù sao cũng xảy ra đúng lúc, giúp Trung Quốc ngăn được hiện tượng « trăm hoa đua nở » về điện hạt nhân. Giờ đây những người có trách nhiệm phải suy nghĩ gấp đôi trước khi đưa ra một dự án mới. ...

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120626-khi-dan-trung-quoc-chong-lai-dien-hat-nhan

Lotus
07-11-2012, 02:12 AM
Biểu tình chống hạt nhân trước sứ quán Việt Nam tại Bangkok


http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/33/0/388/290/344/257/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/vietnamthailan260411.jpg

Bức thư quan ngại về dự án nhà máy nguyên tử đầu tiên tại Việt Nam xây ở Bình Thuận có thể bị tai nạn như ở Fukushima, mà Bình Thuận thì chỉ cách tỉnh Ubon Ratchathani của Thái có 800 km. Các tác giả bức thư kêu gọi ASEAN buộc các thành viên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, bồi thường cho dân chúng bị nhà máy hạt nhân gây tác hại.

Nhóm này cũng bày tỏ quan ngại về các lò điện nguyên tử của Trung Quốc.

Sáng kiến phản đối trên đây do giới giáo sư đại học Ubon đưa ra. Trong số các nhà giáo này có ông Thanakhom Rojrangsikul và vợ, cả hai người đều gốc Việt sinh trưởng tại Thái. Vị giáo sư này nói rằng vì tương lai cho các thế hệ mai sau, ông không muốn Hà Nội xây nhà máy điện hạt nhân.

Một nhân vật khác thuộc “mạng lưới chống hạt nhân tại Ubon” cho biết tổ chức của ông đang vận động dân chúng trong vùng ý thức về nguy hiểm liên quan đến nhà máy điện hạt nhân.

Chính phủ hiện nay đình hoãn kế hoạch xây nhà máy, nhưng không ai biết chính phủ tới sẽ quyết định như thế nào.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110426-bieu-tinh-chong-hat-nhan-truoc-su-quan-viet-nam-tai-bangkok

http://www.bangkokpost.com/media/content/20110427/260350.jpg

Anti-nuclear protesters target Vietnam

http://www.bangkokpost.com/news/local/233899/anti-nuclear-protesters-target-vietnam


Thai protesters rally against proposed Vietnam nuclear power plants

http://www.globalenergymagazine.com/2011/05/thai-protesters-rally-against-proposed-vietnam-nuclear-plant/


Dân Thái Lan cũng có biểu tình trươc´ các toà nhà chính phủ Thái Lan và chính phủ Thái Lan đã phải hoãn kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân cho đên´ 2020.

Chính phủ Thái Lan, trước áp lực của các nhóm vận động và dư luận, đã phải hoãn kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân trong tương lai gần.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/04/110426_vietembassy_protest.shtml


Một nhân vật khác thuộc “mạng lưới chống hạt nhân tại Ubon” cho biết tổ chức của ông đang vận động dân chúng trong vùng ý thức về nguy hiểm liên quan đến nhà máy điện hạt nhân. Chính phủ hiện nay đình hoãn kế hoạch xây nhà máy, nhưng không ai biết chính phủ tới sẽ quyết định như thế nào.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110426-bieu-tinh-chong-hat-nhan-truoc-su-quan-viet-nam-tai-bangkok

Lotus
07-11-2012, 02:27 AM
http://sgtt.vn/Uploads/Images/8/87c/887c13a48b785a0b8150134b9fbf0b6b.jpg

Ngay cạnh nhà văn hoá cộng đồng thôn Vĩnh Trường là hai tấm bảng lớn, một thông tin về “Mặt bằng quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1”, một về “Quy hoạch chi tiết xây dựng khu tái định cư của dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1”. Lạ một điều, hiện mới là ngày 20.8.2011 nhưng bảng thông tin về quy hoạch tái định cư lại ghi “Quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt vào ngày 5.11.2011”. Người dân ở đây không phát hiện ra sự vô lý này cho tới khi chúng tôi… thắc mắc.

Không biết có phải vì được tuyên truyền ba chữ “điện hạt nhân” liên quan đến an ninh quốc gia (như giải thích) hay vì lý do gì khác mà người dân ở đây thể hiện tinh thần cảnh giác cao độ. Thấy chúng tôi dừng xe, loay hoay chụp hình, họ chạy bộ báo cáo trưởng thôn liền. Nhờ tinh thần cảnh giác này mà chưa tìm, chúng tôi đã gặp được trưởng thôn Nguyễn Thành Du. Nhận ra một đồng nghiệp của tôi là người quen, chúng tôi không bị ông hỏi giấy tờ “theo nguyên tắc” nữa. ...


...Rồi nghĩ đến tâm trạng của người dân Vĩnh Trường, ở khía cạnh khác, một khi đã nghe đến quy hoạch, di dời thì muốn mọi chuyện đền bù được giải quyết nhanh để ổn định cuộc sống vì trong thời gian này, nhiều hoạt động sẽ bị ngưng trệ. Họ không biết điện hạt nhân là gì, cũng như chuyện đứt gãy, nên không có trong mình câu hỏi về sự an toàn, dù khu tái định cư không xa nhà máy.

http://sgtt.vn/Thoi-su/152007/Ve-mien-hat-nhan.html


Ở gần các nhà máy điện hạt nhân dù không có tai nạn thì tỷ lệ bị ung thư vẫn gia tăng cao hơn các vùng khác .

Nuclear power station causing cancer

An official study from the German government shows the risk of getting cancer is increasing for children growing up in the neighborhood of a nuclear power station. This is in particular true for leukemia, a special case of cancer.

The closer to the nuclear power station, the higher the risk of leukemia and cancer ...

http://timeforchange.org/nuclear-power-station-causing-cancer-leukemia

http://www.physics.isu.edu/radinf/np-risk.htm

http://www.bfs.de/en/kerntechnik/kinderkrebs


800 cây sô´ mà dân Thái còn lo, trong khi dân các vùng Nam Trung Bộ VN không biết gì -> Chính sách làm ngu dân để trị .

Lotus
07-11-2012, 02:56 AM
RISKS OF NUCLEAR POWER

Bernard L. Cohen, Sc.D.

Professor at the University of Pittsburgh

http://www.physics.isu.edu/radinf/np-risk.htm

...Although Germany has already decided to phase out nuclear power plants by 2020, this study is now heating up the discussion whether the phase out of nuclear technology should be accelerated.

http://timeforchange.org/nuclear-power-station-causing-cancer-leukemia

http://www.bfs.de/en/kerntechnik/kinderkrebs

http://doris.bfs.de/jspui/handle/urn:nbn:de:0221-20100317939

Đức rút khỏi điện hạt nhân: Suy nghĩ về trường hợp Việt Nam

http://www.reuters.com/article/2011/05/25/us-swiss-nuclear-idUSTRE74O4R220110525

Thụy Sĩ cấm xây dựng mới nhà máy điện hạt nhân

Swiss cabinet agrees to phase out nuclear power

http://www.reuters.com/article/2011/05/25/us-swiss-nuclear-idUSTRE74O4R220110525


Thứ trưởng Lê Đình Tiến nhấn mạnh, sau sự cố nhà máy Fukushima, Việt Nam vẫn quyết tâm triển khai chương trình điện hạt nhân. Vì việc xây dựng điện hạt nhân là nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết và bảo đảm an ninh năng lượng phát triển đất nước. Đó cũng là xu hướng của thế giới hiện nay....

http://www.baomoi.com/An-toan-Dien-hat-nhan-VN-nhan-luc-hang-dau/108/7340487.epi


Xu hương´ của thê´giơí là loại bỏ lần lần điện hạt nhân cho đên´ năm 2020-2025 . Điện hạt nhân không là xu hướng của thế giới, vậy mà cán bộ chính phủ CHXHCNVN nói dôí lưà gạt nhân dân .

Vơí những cán bộ chính phủ dôí trá như vậy thì ngươì dân cần phải cảnh giác .

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đa số dân thế giới 'chống điện hạt nhân'


Một cuộc thăm dò của BBC cho thấy số đa số công chúng trên toàn thế giới không muốn xây nhà máy điện hạt nhân.

Thăm dò được hơn 20.000 người ở 23 quốc gia tham gia cho thấy hơn hai phần ba chống lại việc xây dựng các lò phản ứng mới....

Chỉ có 22% cho rằng "điện hạt nhân là tương đối an toàn và là nguồn điện quan trọng, và chúng ta nên xây thêm các nhà máy điện hạt nhân".

Ngược lại, 71% nghĩ rằng đất nước họ "gần như hoàn toàn có thể thay thế nhiệt điện và điện hạt nhân trong vòng 20 năm bằng cách tăng hiệu quả sử dụng và tập trung vào việc tạo ra năng lượng mặt trời và điện gió".

39% số người được hỏi trên toàn cầu muốn tiếp tục sử dụng lò phản ứng hiện đang có mà không muốn xây dựng mới, trong khi 30% muốn đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/06/02/110602114407_spmolino_304x171_ap.jpg

Điện gió và năng lượng mặt trời được xem là giải pháp thay thế.

Trong hầu hết trong số đó, phản hồi chống lại việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới đã tăng lên rõ rệt kể từ thăm dò đó.

Tại Đức, số người phản đối tăng từ 73% trong năm 2005 lên 90% trong năm nay- và cũng phản ánh được quyết định mới đây của chính phủ Đức ngưng chương trình điện hạt nhân của họ ...

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/11/111125_bbc_nuclear_plants_polls.shtml

Lotus
07-11-2012, 03:11 AM
Thứ sáu 29 Tháng Sáu 2012

Nhật Bản cần cấp tốc tháo gỡ gần một nửa số lò phản ứng hạt nhân

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/46/0/3290/2455/344/257/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/japannuclear120629.jpg
Biểu tình phản đối điện nguyên tử tại Tokyo ngày 22/06/2012.

REUTERS/Yuriko Nakao


Nhật Bản phải nhanh chóng tháo gỡ 24 lò phản ứng nguyên tử trên tổng số 50 lò mà nước này hiện có. Theo hãng tin Pháp AFP vào hôm nay 29/06/2012, đây là kết luận của một số dân biểu và thượng nghị sĩ Nhật, sau khi nghiên cứu tính chất nguy hiểm của các lò phản ứng hạt nhân.

Theo nhóm mang tên « Genpatsu Zero » (tức là "zero nhà máy điện hạt nhân"), tập hợp dân biểu và thượng nghị sĩ của nhiều đảng phái khác nhau, gần một nửa các lò phản ứng hạt nhân trên quần đảo Nhật Bản rất nguy hiểm, vì hoặc nằm trên khu vực các vết đứt gãy địa chấn, hoặc là quá cũ kỹ do loại công nghệ học sử dụng đã lỗi thời... Một số cơ sở lại đặt ở nơi dân cư đông đúc, cần ngưng hẳn hoạt động và tháo gỡ.

Trong số 24 lò phản ứng bị đánh giá là rất nguy hiểm này, các nghị sĩ Nhật trước tiên nêu bật hai lò 5 và 6 của nhà máy điện Fukushima Daichi còn vẫn được xem có khả năng hoạt động trong tương lai. Bên cạnh đó là 4 lò thuộc nhà máy Fukushima Daini lân cận. Cả hai nơi này đều bị tai nạn động đất sóng thần năm ngoái, và bị các dư chấn đe dọa.

Các nghị sĩ Nhật còn cảnh báo về 7 lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện Kashiwazaki - Kariwa, cũng do Tepco khai thác, và cung cấp điện cho Tokyo và vùng phụ cận như Fukushima. Nhà máy này bị hư hại trong vụ động đất năm 2007 ở Niigata, khả năng động đất tại khu vực chung quanh đang gây lo ngại.

Nhà máy điện hạt nhân Hamaoka, miền Trung nước Nhật cũng được nêu bật, do nguy cơ động đất có thể diễn ra ở mức độ 8 trên thang bậc Richter trong tương lai tại một vùng cách Tokyo khoảng 200 cây số và chỉ cách trung tâm công nghiệp Nagoya 100 cây số mà thôi. Tính chất nguy hiểm của nhà máy này đã khiến cựu Thủ tướng Naoto Kan ra lệnh đình chỉ họat động của hai lò phản ứng tại đây ngay sau tai nạn Fukushima.

Còn 26 lò còn lại được xếp hạng theo tuổi tác, kỹ thuật đươc sử dụng, những biện pháp chống động đất... hay nơi xây dựng gần trung tâm dân cư đông đúc.

Hai lò phản ứng 1 và 2 ở nhà máy ở Ohi được đặc biệt chú ý và bị đánh giá là rất nguy hiểm;và nó lại nằm gần hai lò 3 và 4 mà chính phủ Nhật vừa cho phép hoạt động trở lại và có thể bước vào hoạt động thực thụ cuối tuần này hay đầu tuần tới. Các nhà địa chấn học rất lo ngại vì công trình nhằm tăng cường sức kháng lại động đất và sóng thần chỉ có thể hoàn tất trong ba năm tới đây.

Hiện nay hầu hết các lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản đều tạm ngưng hoạt động, do bị hư hại, hoặc để kiểm tra, tăng cường tính chất an toàn.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120629-nhat-ban-can-cap-toc-thao-go-gan-mot-nua-so-lo-phan-ung-hat-nhan

Lotus
07-11-2012, 03:19 AM
80% dân Nhật muốn loại bỏ dần các nhà máy điện hạt nhân

Tám mươi phần trăm dân chúng Nhật Bản đồng tình với việc rút dần dần và ngay cả loại trừ hẳn các nhà máy năng lượng hạt nhân tại Nhật.

Bản thăm dò ý kiến được nhật báo Tokyo Shimbun đưa ra vào ngày hôm nay sau khi 3.000 người Nhật bỏ phiếu bình chọn nên hay không nên giữ lại các nhà máy năng lượng hạt nhân. 80% số phiếu yêu cầu loại bỏ dần từng bước để tiến tới bỏ hẳn việc sử dụng năng lượng này vào điện năng của nước Nhật. 16% phiếu yêu cầu giữ lại nhà máy điện hạt nhân như cũ.

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/80-per-injp-support-nuke-phaseout-03182012095411.html

80% in Japan support nuclear phase-out: poll


Posted at 03/18/2012 4:49 PM

TOKYO - Eighty percent of Japanese want to phase out the country's reliance on nuclear power and eventually eliminate it, a poll said Sunday, a year after Japan was hit by a massive nuclear disaster.

The weekend survey conducted among 3,000 voters showed 80 percent support the idea of ending nuclear power while 16 percent are opposed to it, said the survey published by the Tokyo Shimbun.

http://www.abs-cbnnews.com/global-filipino/world/03/18/12/80-japan-support-nuclear-phase-out-poll

RaginCajun
07-12-2012, 12:48 PM
Chị Lotus,
Không xài nhà máy điện hạt nhân nữa thì xài thứ gì để đỡ nguy hiểm, tốt cho môi trường, more efficency and reliable? hydro, solar, wind hay natural gas?

Lê Nguyễn Hiệp
07-12-2012, 01:36 PM
Không xài nhà máy điện hạt nhân nữa thì xài thứ gì để đỡ nguy hiểm, tốt cho môi trường, more efficency and reliable? hydro, solar, wind hay natural gas?

Ở trong nước Mỹ, điện mặt trời (solar) đang có khuynh hướng tăng dần ở trong các khu dân cư, vì nhà trong nước mỹ có diện tích khá lớn trên mái nhà. Vì còn quá mắc nên tôi đang lưỡng lự, đã khảo giá họ cho biết khoảng hơn $30,000 đô, nên dội ngược trở lại. Nếu tính trung bình tiền điện mất $100/tháng thì phải mất 25 năm mới gỡ lại vốn.

Hệ thống điện mặt trời có gắn công tắc tự đông đổi qua điện nhà máy nếu gặp những ngày trời mưa bão. Vùng nắng ấm california ít mưa bão nên rất thích hợp. Seatle mưa liên miên thì không biết làm răng.

Vịnh Nghi
07-13-2012, 11:24 AM
Chị Lotus,
Không xài nhà máy điện hạt nhân nữa thì xài thứ gì để đỡ nguy hiểm, tốt cho môi trường, more efficency and reliable? hydro, solar, wind hay natural gas?

Đèn dầu hoặc đèn cầy :P

Lotus
07-15-2012, 11:09 AM
Xây dựng các nhà máy dùng năng lượng từ gió và các nhà máy dùng năng lượng mặt trời, là một trong những xu hướng sản xuất năng lượng sạch tại nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay.

Mỹ

Feds approve Cape Wind power project off Massachusetts coast

http://tamnhin.net/Uploaded/minhbichluyen/Images/n%c4%83m%202011/0411/2304/cape%20wind.jpg

Cape Wind tại vùng biển Nantucket Sound, bang Massachusets

# Wind on the fast track

http://content.usatoday.com/communities/greenhouse/post/2011/02/us-mid-atlantic-offshore-wind-energy-/1

# Report says offshore wind could supply USA's needs

http://content.usatoday.com/communities/greenhouse/post/2010/10/offshore-wind-us-electricity/1


Hòa Lan (Hà Lan) cũng đang đẩy mạnh việc sử dụng điện từ năng lượng gió biển .


http://www.uni-muenster.de/imperia/md/images/niederlandenet/wirtschaft/medium/windpark.jpg

Egmond aan Zee (Netherlands)


http://www.uni-muenster.de/NiederlandeNet/nl-wissen/umwelt/vertiefung/klimaschutzpolitik/klimaschutzpolitik.html




Phát triển phong điện: kinh nghiệm từ Đức


http://codien.lhu.edu.vn/Data/News/278/image/Phong%20dien.jpg

Từ những ngày đầu sau khi thống nhất nước Đức vào năm 1990, Chính phủ CHLB Đức đã tích cực tìm chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường cho cả nước. Những nỗ lực đó đã mang lại kết quả.

Một bản tường trình khá chi tiết được trình lên chính phủ, sau đó được công bố cho thấy rằng, tại CHDC Đức cũ, sau 40 năm được quản lý, điều hành dưới chính sách kinh tế tập trung, khoảng gần 40% thiên nhiên và môi trường sống đã bị hủy hoại, tàn phá!

Vì thế chính quyền liên bang Đức đã ban hành ngay những biện pháp tích cực, cấp thời để giải quyết vấn đề môi trường, cụ thể là: (i) sửa chữa và xây dựng lại hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cung cấp nước và các nhà máy xử lý rác, chất thải; (ii) đóng cửa toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân theo mô hình của Liên Xô và do Liên Xô xây dựng trước đây tập trung tại vùng Greifswald, gần phía Biển Đông của nước Đức; (iii) giảm thiểu và giới hạn tối đa công nghiệp khai thác và xử dụng than nâu (brown coal), thay bằng hệ thống dùng khí đốt để sưởi ấm; (iv) đóng cửa tất cả các nhà máy có công nghệ đã lạc hậu và lỗi thời; sau cùng là (v) khuyến khích, tích cực phát triển các công ty, hãng xưởng sản xuất, chế tạo ra các sản phẩm sạch, dạng năng lượng tái tạo, ít làm ô nhiễm môi trường.

Riêng trong lĩnh vực năng lượng, Chính phủ CHLB Đức đã quyết định đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, chỉ cho phép hoạt động đến năm 2020. Thay vào đó là một loạt chính sách và biện pháp phát triển phong điện - một nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm và có hiệu quả kinh tế cao cho dù vốn đầu tư ban đầu khá lớn.

Nhờ những biện pháp này, đến năm 2008, nước Đức đã tiết kiệm 7,8 tỉ euro tiền mua nhiên liệu hóa thạch từ nước ngoài để sản xuất điện năng; tiết kiệm thêm 9,2 tỉ euro cho ngân quỹ chống ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời giảm được 120 triệu tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Trong năm 2008, ngành sản xuất điện từ năng lượng gió (phong điện) của Đức đã góp vào mạng lưới điện quốc gia một công suất là 23.903 Mw, đã xây dựng hoàn chỉnh 20.301 hệ thống cánh quạt gió với nhiều loại công suất khác nhau, trong đó loại có công suất 1,5 Mw chiếm tỷ lệ lớn.

Phong điện đã cung cấp cho nước Đức 40,3 tỉ kWh điện, tăng 1,5% so với năm 2007. Dự kiến trong những năm tới, tốc độ tăng sản lượng hàng năm của ngành phong điện Đức sẽ vào khoảng 6,5% và đến năm 2020 sản lượng điện do sức gió tạo ra mỗi năm sẽ đạt đến 150 tỉ kWh, bằng 25% tổng sản lượng điện của toàn CHLB Đức.

Nhìn ra toàn thế giới, trong năm qua phong điện phát triển rất năng động: cả thế giới đã đạt được công suất 121.188 Mw, nghĩa là tăng thêm 27.281 Mw so với năm 2007 và đạt doanh số khoảng 40 tỉ euro. Cả thế giới đã sản xuất ra 260.000 Mwh điện từ sức gió và bảo đảm công việc làm cho hơn 440.000 con người....

Trong những năm qua tại bờ biển Bắc của châu Âu, các nước như Đan Mạch, Hà Lan, CHLB Đức… đã xây dựng thành công một số công viên phong điện trên biển (Offshore-Windpark) với những hệ thống cánh quạt gió có công suất lớn, loại 5M, mỗi hệ thống có công suất 5 Mw, tạo một bước nhảy vọt trong công nghệ phát triển ngành năng lượng này.


http://dvt-consulting.com/article.php?aid=38

Lotus
07-15-2012, 01:36 PM
1 triệu người trên thế giới chết và ung thư sau vụ Chernobyl.

Ngày 26/4/1986 đã đi vào lịch sử nhân loại khi sự cố xảy ra ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử, gấp 400 trăm lần lượng phóng xạ từ quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945.

26 năm sắp sửa trôi qua, nhưng những tàn tích của thảm họa hạt nhân từng khiến Liên Xô cũ và thế giới chao đảo ấy vẫn còn hiện rõ ở thị trấn Pripyat, Ukraina. Từ một nhà máy điện hạt nhân hiện đại, Chernobyl hiện nay chỉ còn là một khu nhà bị bỏ hoang, với những thiết bị bằng kim loại rỉ sét và nồng độ phóng xạ chết người.

Bảng điều khiển của nhà máy, trung tâm đầu não một thời của Chernobyl hiện thời chỉ còn là những khối kim loại im lìm, hệ thống hành lang bên trong nhà máy hạt nhân đã hoen rỉ và hư hại gần như hoàn toàn, những đường ngầm sâu hun hút le lói ánh đèn vàng, khiến nhà máy vốn đã đầy ẩn họa chết người trở nên ma quái và đáng sợ hơn.

Pripyat trở thành khu đô thị ma, nhưng ẩn sâu trong nó vẫn có những con người đang bám trụ để giám sát lượng phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Họ là những chuyên gia về nguyên tử của Ukraina, đang có mặt ở Chernobyl để đảm bảo “con quái vật hạt nhân” không thể đội được lớp bê tông dày hàng chục mét chôn vùi lò phản ứng số 4 cùng với toàn bộ các thanh nhiên liệu bị nóng chảy trong vụ tai nạn thoát ra.

Chỉ hơn một tháng nữa là sự kiện hạt nhân kinh hoàng ở Chernobyl sẽ tròn 26 năm. Thế nhưng, những người làm nhiệm vụ giám sát nhà máy vẫn phải trang bị dụng cụ bảo hộ hiện đại nhất, nhằm tránh bị phóng xạ ảnh hưởng tới cơ thể. Dù có sự hiện diện của con người, nhưng khối lượng máy móc khổng lồ cùng với hàng ngàn công trình bị bỏ hoang vẫn khiến Pripyat trở thành một khu đô thị ma không hơn không kém.

http://img2.news.zing.vn/2012/03/06/hat-nhan-8.jpg
Những tòa nhà cao tầng nằm im lìm dưới tuyết sau 26 năm

http://img2.news.zing.vn/2012/03/06/hat-nhan-9.jpg

http://img2.news.zing.vn/2012/03/06/hat-nhan-10.jpg
Những dấu tích từ lần sơ tán 26 năm trước vẫn còn nguyên vẹn trong từng căn nhà.

26 năm sau thảm họa, Chernobyl vẫn là tâm chấn của một thảm kịch khiến cuộc sống của hàng trăm ngàn người bị phá vỡ và mọi thứ thay đổi vĩnh viễn, là nơi mà sự căng thẳng vẫn kéo dài và nhiều vấn đề môi trường vẫn chưa thể giải quyết. An toàn của Chernobyl vẫn luôn là một dấu hỏi khi hàng trăm tấn plutonium độc hại trong khu vực không thể tan rã sau hàng trăm năm nữa.
Người ta nói rằng thế hệ hiện tại chỉ đủ sức làm tạm ngừng những tác hại chứ chưa thể có giải pháp tận gốc đối với những di họa tiềm ẩn của khối lượng hạt nhân độc hại khổng lồ đã tác động nặng nề đến môi trường sống ở Chernobyl. Đó cũng là những gì mà chính phủ và người dân những quốc gia đang phát triển nền công nghệ điện hạt nhân hôm nay cần cân nhắc về sự an toàn và lợi ích chung.

Hậu quả của vụ nổ Chernobyl không chỉ về mặt con người (tài liệu của Viện Nghiên cứu khoa học New York cho thấy khoảng 1 triệu người trên toàn thế giới bị chết, ung thư... vì ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp phóng xạ Chernobyl), thiệt hại nặng về kinh tế (nhiều vùng đất ô nhiễm không thể canh tác), mà còn là sự tổn thương về niềm tin khi cư dân Pripyat được thông báo hiểm họa quá trễ (36 giờ sau vụ nổ mới có lệnh di tản)

http://lh6.ggpht.com/_dlkAw43cLC0/ScynEPrNBkI/AAAAAAAAEFw/wO5yO3zT--0/s800/Chernobyl-Today-A-Creepy-Story-told-in-Pictures-school6.jpg

http://lh3.ggpht.com/_dlkAw43cLC0/Scyt0hkspJI/AAAAAAAAEGQ/9WKXrIh46rk/s800/Chernobyl-Today-A-Creepy-Story-told-in-Pictures-kindergarten4.jpg

http://lh5.ggpht.com/_dlkAw43cLC0/SczFEZQ3oyI/AAAAAAAAEII/D20mKvLKM2k/s800/Chernobyl-Today-A-Creepy-Story-told-in-Pictures-buildings9.jpg

http://lh6.ggpht.com/_dlkAw43cLC0/SczHKfZc0dI/AAAAAAAAEIY/ASIX_F6ASmY/s800/Chernobyl-Today-A-Creepy-Story-told-in-Pictures-buildings11.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/02/Kiev-UkrainianNationalChernobylMuseum_15.jpg/800px-Kiev-UkrainianNationalChernobylMuseum_15.jpg

http://www.zing.vn/news/the-gioi/dot-nhap-nam-mo-hat-nhan-chernobyl-26-nam-sau-tham-hoa/a238918.html


Chernobyl: 26 years on

26/04/12 04:43 CET

http://www.euronews.com/2012/04/26/chernobyl-26-years-on/

http://www.bloomberg.com/slideshow/2012-04-26/chernobyl-at-26.html/#slide10


Chernobyl: A Million Casualties

A million people have died so far as a result of the 1986 Chernobyl nuclear plant accident, explains Janette Sherman, M.D., toxicologist and contributing editor of the book Chernobyl: Consequences of the Catastrophe for People and the Environment. Published by the New York Academy of Sciences, the book, authored by Dr. Alexey Yablokov, Dr. Vassily Nesterenko and Dr. Alexey Nesterenko, examined medical records now available--which expose as a lie the claim of the International Atomic Energy Commission that perhaps 4,000 people may die as a result of Chernobyl.


http://www.youtube.com/watch?v=Oc72kT_gFNQ


Why the Fukushima disaster is worse than Chernobyl

Japan has been slow to admit the scale of the meltdown. But now the truth is coming out. David McNeill reports from Soma City ....

Coi trong :

http://www.independent.co.uk/news/world/asia/why-the-fukushima-disaster-is-worse-than-chernobyl-2345542.html

hoài vọng
07-15-2012, 05:37 PM
. Tôi sẽ rơì diễn đàn này.

...cũng xin chúc Lô-Tịt ăn nên làm ra nơi diễn đàn mới....