PDA

View Full Version : Hoa sứ hay hoa xứ?



Tuấn Nguyễn
07-25-2012, 06:53 PM
Tôi thấy trong trang thơ, có tiêu đề "Hoa xứ ngày xưa" của Lưu Vĩnh Hạ. Vậy tôi muốn hỏi: Hoa xứ đây là hoa sứ phải không?
Cảm ơn!

Triển
07-25-2012, 08:19 PM
Cái CD này của ông Lính Chê quất luôn hai kiểu mới dữ ... :))

http://nj0.upanh.com/b1.s16.d1/034bfa12d5b0c7460af4ed401497a276_41748940.back.jpg

HoangVan
07-25-2012, 08:49 PM
:) .. Cả đời tôi chỉ nghe " hoa sứ " chứ chưa nghe " hoa xứ " bao giờ.


Bây giờ thấy anh hỏi, tôi lên Net và đúng như rằng .. "sứ" và "xứ" trộn lộn .. như bài viết sau đây
http://www.donamed.vn/105/179/Y-te/Hoa-xu-chua-benh.htm


Bài viết sau đây trong vi.wiki nói về cây sứ
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_%C4%90%E1%BA%A1i


Tra từ điển mà báo chí VN đang dùng thì chúng ta có
về từ " sứ " ....... http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/S%E1%BB%A9
về từ " xứ " ....... http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/X%E1%BB%A9



.. ~o)

Tuấn Nguyễn
07-26-2012, 12:45 AM
Cảm ơn anh hoangVan, anh Triển đã quan tâm tìm hiểu giúp tôi. Tôi cũng nghĩ là hoa sứ, không ai nói là hoa xứ bao giờ. Hiện nay ngôn ngữ tiếng Việt bị dùng "trại" đi nhiều. Nguyên nhân? phải chăng vì do nói "chớt" hay do ngôn ngữ phát âm bị ảnh hưởng bởi giọng "bị lai" như mấy người Mỹ phát âm tiếng Việt. Tuy nhiên có một vài từ tôi thấy dễ bị nhầm lẫn, chẳng hạn từ "sử dụng" có người lại nói là "xử dụng".
Một hiện tượng rất đáng buồn mà tôi thấy ở VN là ngay cả trên phương tiện truyền thông, các đài phát hình như VTV1, VTV3, VTC, ...đều phát âm bị sai do thổ âm địa phương. Ví dụ: họ phát âm chữ "L" thành chữ "N". Như một thời người ta đã hài hước khi truyền tụng câu: "Nhân dân đừng no, đã có Đảng và Nhà nước no". Trước đây thời bao cấp, khi còn đi dạy, tôi rất khó chịu mỗi lần ông hiệu trưởng vẫn nói ngọng với GV tỉnh queo: "Đề nghị các đ/c lên nớp!"
Người miền Nam vẫn bị nói trại rất nhiều, cụ thể chữ "V" thành chữ "D", hoặc chữ "chín" thành "chính", ...Trước 75, tôi có quen một bà đã cao tuổi, nhà quê, từ miền Trung vô Sài Gòn thăm con trai. Bà đi chợ An Đông, đến một quầy bán hàng gia vị, bà nói với bà bán hàng:
- Bán cho tui hơi cấy tứng!
Bà bán hàng không hiểu, hỏi lại:
- Cái gì?
- Bán tui hơi cấy tứng!
- Cái gì?
Bà mua la to:
- Hơi cấy tứng!
Một bà khác, bán hàng bên cạnh nói với bà kia:
- Bà nầy muốn mua hai cái hột dịch.
- Trời ơi! hai cái hột dịch mà cứ bảo hơi cấy tứng, hơii cấy tứng!!!
Tuy nhiên, ngôn ngữ nói có thể không ai để tâm, nhưng khi viết, chúng ta làm sao để hiện tượng này ít xảy ra, ngoại trừ người viết muốn sinh động hóa ngôn ngữ địa phương. Nhưng chúng ta vẫn lưu ý là ngôn ngữ địa phương là một chuyện mà phát âm bị "chớt" rồi viết luôn là một chuyện!

nam2010
07-26-2012, 08:09 AM
Tôi thấy trong trang thơ, có tiêu đề "Hoa xứ ngày xưa" của Lưu Vĩnh Hạ. Vậy tôi muốn hỏi: Hoa xứ đây là hoa sứ phải không?
Cảm ơn!

Có lẽ là người xưa ở quê nhà?

Triển
07-26-2012, 09:57 PM
Cảm ơn anh hoangVan, anh Triển đã quan tâm tìm hiểu giúp tôi. Tôi cũng nghĩ là hoa sứ, không ai nói là hoa xứ bao giờ. Hiện nay ngôn ngữ tiếng Việt bị dùng "trại" đi nhiều. Nguyên nhân? phải chăng vì do nói "chớt" hay do ngôn ngữ phát âm bị ảnh hưởng bởi giọng "bị lai" như mấy người Mỹ phát âm tiếng Việt. Tuy nhiên có một vài từ tôi thấy dễ bị nhầm lẫn, chẳng hạn từ "sử dụng" có người lại nói là "xử dụng".
Một hiện tượng rất đáng buồn mà tôi thấy ở VN là ngay cả trên phương tiện truyền thông, các đài phát hình như VTV1, VTV3, VTC, ...đều phát âm bị sai do thổ âm địa phương. Ví dụ: họ phát âm chữ "L" thành chữ "N". Như một thời người ta đã hài hước khi truyền tụng câu: "Nhân dân đừng no, đã có Đảng và Nhà nước no". Trước đây thời bao cấp, khi còn đi dạy, tôi rất khó chịu mỗi lần ông hiệu trưởng vẫn nói ngọng với GV tỉnh queo: "Đề nghị các đ/c lên nớp!"
Người miền Nam vẫn bị nói trại rất nhiều, cụ thể chữ "V" thành chữ "D", hoặc chữ "chín" thành "chính", ...Trước 75, tôi có quen một bà đã cao tuổi, nhà quê, từ miền Trung vô Sài Gòn thăm con trai. Bà đi chợ An Đông, đến một quầy bán hàng gia vị, bà nói với bà bán hàng:
- Bán cho tui hai cấy tứng!
Bà bán hàng không hiểu, hỏi lại:
- Cái gì?
- Bán tui hơi cấy tứng!
- Cái gì?
Bà mua la to:
- Hơi cấy tứng!
Một bà khác, bán hàng bên cạnh nói với bà kia:
- Bà nầy muốn mua hai cái hột dịch.
- Trời ơi! hai cái hột dịch mà cứ bảo hơi cấy tứng, hơii cấy tứng!!!
Tuy nhiên, ngôn ngữ nói có thể không ai để tâm, nhưng khi viết, chúng ta làm sao để hiện tượng này ít xảy ra, ngoại trừ người viết muốn sinh động hóa ngôn ngữ địa phương. Nhưng chúng ta vẫn lưu ý là ngôn ngữ địa phương là một chuyện mà phát âm bị "chớt" rồi viết luôn là một chuyện!


anh Tuấn,

tôi nghĩ rằng nói giọng và xử dụng chữ thổ ngữ không sao, miễn là khi viết thì nên viết cho trúng theo căn bản của học đường là được.
Bởi vì lúc nói, người ta có thể lặp lại, nghĩa là lập tức bổ túc hoặc giải thích ngay để hiểu nhau. Nhưng bút sa thì gà chết. Viết xuống
rồi, cơ hội sửa hoặc giải thích ít hơn, nếu hiểu lầm có xảy ra.

Bên ngoại quốc, riêng chỗ tôi thì tôi thấy trẻ con các vùng cũng phát âm theo thổ ngữ, tuy nhiên chúng nó cũng được rèn luyện chính
tả như trẻ con bên mình lúc còn tiểu học. Và người ta cũng đặt nặng vấn đề chính tả y hệt như bên mình.

Chắc anh biết danh thủ hậu vệ túc cầu của Đức, ông Beckenbauer chứ ? Ông ta mà nói là nghe ra thổ ngữ rặc một miền ở đây. Và cũng
có luôn cả một người làm nghệ thuật (hề) chuyên môn giả giọng ông ấy để hài hước. Cũng cười "huề" cả làng thôi. :)