PDA

View Full Version : Các dấu trong văn bản tiếng Việt



Tuấn Nguyễn
07-29-2012, 12:26 AM
Đây không phải là hướng dẫn hay gợi ý mà là thử xem ý kiến của tôi có được không?
Tôi thấy một số bài viết trên diễn đàn ĐT, khi đọc tôi bị đau mắt. Lý do là các bạn khi đánh máy, các dấu các bạn cách mà theo tôi hình như là tùy hứng, không có quy ước. Có bạn khi phết thì đánh liền không cách, có bạn cách một lần rồi phết sau đó lại cách rồi đánh, các dấu khác cũng vậy, nghĩa là tùy tiện. Tôi thấy hình như trong nghiệp vụ đánh máy, người ta có hướng dẫn điều này. Trước đây, tôi làm ở bộ phận Ban Thư kí Biên tập NXBGD tại VN, người ta để ý điều này rất kĩ, cách sai là phải sửa liền. Ví dụ trong câu này:
"Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm dẫn tôi đi trên một con đường dài và hẹp. Đường này tôi đã đi lại nhiều lần, sao lần này tôi cảm thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi ..."
Viết như thế , theo tôi là đúng với quy ước. Có nhiều bạn lại tự do:
"Buổi mai hôm ấy , một buổi mai đầy ương thu và gió lạnh ,mẹ tôi âu yếm dẫn tôi đi trên một con đường dài và hẹp.Đường này tôi đã đi lại nhiều lần , sao lần này tôi cảm thấy lạ . Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi ..."
Theo tôi các bạn nên tập thói quen nhập tin bằng cách dấu liền với chữ sau cùng rồi cách một cái và lại nhập chữ. Lẽ dĩ nhiên còn các dấu khác nữa, ví dụ: dấu ".", dấu - , ... Tất cả chỉ là thói quen. Các bạn xem ý kiến tôi có được không?
Cảm ơn!

Mưa PN
07-29-2012, 01:18 AM
Cám ơn Tuấn Nguyễn đã gợi ý nhắc nhở. Tôi là một trong những kẻ mắc phải sai lầm này. Bản thân tôi chưa từng được học đánh máy. Trước đây cũng có người đã nhắc khéo, song tôi vẫn theo thói quen.


Thỉnh thoảng tôi cứ hay bối rối, không biết nên để dấu hỏi hay dấu ngã. Hy vọng anh Tuấn Nguyễn có cách, xin chỉ bảo giùm với. mpn

Triển
07-29-2012, 01:58 AM
hihihi, cái này nhiều khi hơi khó, sau dấu phẩy thường thì không sao, nhưng có nhiều bộ gõ ví dụ như bộ Unikey của Phạm Kim Long, đánh dấu chấm cuối câu mà không rời ra, có khoảng trống (blank) là nó ..... sửa dấu của chữ phía trước.

ví dụ:

gõ Tuấn Nguyễn mà thêm dấu chấm cuối chữ là nó thành ri này: Tuấn Nguyện
gõ 5 Triển có dấu chấm thành 5 Triện
gõ ông già có dấu chấm thành ông giạ

.....cho nên gõ thành: "ông già ." và lười trở lui xóa cái khoảng trống giữa mẫu tự cuối và dấu '.'

Và rồi thói quen là sợ bi sai dấu chữ trước người ta (dạ em đây :)) ) phải gõ cái dấu trống (blank) cái cạch để nó cách ra rồi mới gõ dấu chấm. Nhưng 5 Triển thuộc loại siêng :)), nên sau đó nhấn cursor đi ngược lại và xóa cái khoảng trống đi. Gặp người ít siêng thì để luôn. hihihihi
Chắc là lý do này đó anh Tuấn Nguyễn. Chứ chắc ai mà không biết dấu phẩy, dấu chấm phải đứng liền chữ.

Angie
07-29-2012, 07:10 AM
Khi oánh máy, người Việt ta thường đánh sai chỗ chấm phẩy. Ngày hôm qua chính bà cô tui kêu con bà 10 tuổi, sau khi đánh xong một câu hỏi phải có "dấu cách" rồi mới chấm hỏi. Rồi bà hỏi tui không có dấu cách coi kỳ quá. Là editor ĐT tui đi lượm bài về bỏ vô kho, tui bỏ nguyên bài nào chấm phẩy lung tung vô Word kêu nó edit, replace all " ," cho tất cả các dấu thành ",". Rồi tiếp tục replace all thêm bớt các dấu cách giữa các chữ.

Lòng Như Gió
07-29-2012, 08:32 AM
Theo em thấy, ở phố này có một người đặt dấu rất đúng luật đánh dấu kiểu tiếng Anh, ví dụ như đặt hai khoảng cách sau dấu chấm, và không có khoảng cách nào trước dấu gạch ngang, vân vân… Người đó là Trân.

Còn nhiều người Việt ta, bao gồm cả em, đôi khi có thói quen pha trộn cách đặt dấu vừa kiểu Pháp vừa kiểu Anh, miễn sao mình thấy đẹp và không bị công cụ Spellling check nó bắt lỗi. Ví dụ, kiểu Pháp thì tương một khoảng trắng vào cả trước lẫn sau dấu chấm hỏi và chấm phẩy, trong khi kiểu Anh thì không có khoảng trắng trước các loại dấu ấy. Kiểu Pháp chỉ cho một khoảng trắng sau dấu chấm, trong khi kiểu Anh cho hai khoảng trắng, vân vân…

Khi đăng bài lên phố này, có khi em thấy cách bỏ dấu của mình vô tình có thể gây “đau mắt”. Đó là trường hợp dấu ba chấm, khi em đánh trong Word thì cho một khoảng trắng phía sau nó (theo kiểu Pháp), nhưng khi dán vào diễn đàn, nó bị biến mất khoảng trắng phía sau (chắc do bài trong Word và trong diễn đàn nó ngắt hàng ở những chỗ khác nhau). Tuy nhiên, em không siêng bằng anh Triển, nên không quay lại sửa mấy cái khoảng trắng này.

MưaPhốNúi_
07-29-2012, 09:13 AM
hihihi, cái này nhiều khi hơi khó, sau dấu phẩy thường thì không sao, nhưng có nhiều bộ gõ ví dụ như bộ Unikey của Phạm Kim Long, đánh dấu chấm cuối câu mà không rời ra, có khoảng trống (blank) là nó ..... sửa dấu của chữ phía trước.

ví dụ:

gõ Tuấn Nguyễn mà thêm dấu chấm cuối chữ là nó thành ri này: Tuấn Nguyện
gõ 5 Triển có dấu chấm thành 5 Triện
gõ ông già có dấu chấm thành ông giạ

.....cho nên gõ thành: "ông già ." và lười trở lui xóa cái khoảng trống giữa mẫu tự cuối và dấu '.'

Và rồi thói quen là sợ bi sai dấu chữ trước người ta (dạ em đây :)) ) phải gõ cái dấu trống (blank) cái cạch để nó cách ra rồi mới gõ dấu chấm. Nhưng 5 Triển thuộc loại siêng :)), nên sau đó nhấn cursor đi ngược lại và xóa cái khoảng trống đi. Gặp người ít siêng thì để luôn. hihihihi
Chắc là lý do này đó anh Tuấn Nguyễn. Chứ chắc ai mà không biết dấu phẩy, dấu chấm phải đứng liền chữ.

Trường hợp của M cũng giống như anh 5 Triển đưa ra ví dụ . Nên cứ sợ chữ đi qua một nghĩa khác, làm biếng quay lại sửa, một hồi thành thói quen, bị cô bạn rầy rà là "mày không biết đây là ngữ pháp à ?" ngoài ra M còn bị lổi chính tả nữa, thật quá thất bại :((, M chỉ tập viết để khỏi bị mất trí nhớ, cho vui tháng ngày, mong những người đọc ngó lơ dùm M, lơ cái bà già tóc bạc trắng phơ, gần đất xa trời nay mai:).
Nhưng M luôn cố gắng để làm tốt, cám ơn anh Tuấn Nguyễn .

Hàn Sinh
07-29-2012, 10:41 AM
Đây không phải là hướng dẫn hay gợi ý mà là thử xem ý kiến của tôi có được không?
Tôi thấy một số bài viết trên diễn đàn ĐT, khi đọc tôi bị đau mắt.....
Trước đây, tôi làm ở bộ phận Ban Thư kí Biên tập NXBGD tại VN, người ta để ý điều này rất kĩ,...
Cảm ơn!Chỉ là một "friendly reminder":

Trong chính tả Việt ngữ, chỉ có các chữ "Thư ký", "kỹ/kỹ lưỡng" mà không có các chữ "Thư kí", "kĩ/kĩ càng/kĩ lưỡng"...
Đó là hậu quả của việc tắc trách khi cs áp đặt sự ngu dốt lên chính tả Quốc ngữ trong những quá khứ. Để đến nỗi ngày nay, khi muốn sửa đi cái sai này... người ta đã không còn biết bắt đầu từ đâu và sửa nó ra sao cho được hoàn chỉnh:

1/ Rất nhiều các phương tiện truyền thông (báo giấy và báo điện tử) trong nước hiện nay đang dùng các chữ "bác sỹ", "tiến sỹ", "nghệ sỹ" một cách vô tội vạ... Người ta đã không hề nghĩ rằng báo chí và sách vở (bằng giấy và điện tử) là các phương tiện dùng để phổ biến nhanh nhất những cái sai như thế này đến với đại chúng!

2/ Ngay cả những bài viết của các GSTS ngôn ngữ học trong nước bàn về chính tả của hai chữ "I" và "Y" này, HS cũng đọc thấy được những lỗi nghiêm trọng trong việc "nghiên cứu" một cách cẩu thả và vô cùng tắc trách. Để đến nỗi, HS phải viết bài lên tiếng và chịu mang tiếng ngạo mạn vào thân vì "dám sửa lưng" những người có học vị học hàm trong chuyên môn của họ. Không biết anh Tuấn Nguyễn đã đọc bài viết sau đây hay chưa (HS viết dưới một nick khác là Chân Phương)? Thôi thì, đem về để anh đọc mua vui ngày cuối tuần:



Sẵn nhà bếp của Zung, HS xin mượn chỗ đem bài viết của một GSTS được đào tạo trong thiên đường xhcn mà mình đã từng nhận xét về độ chính xác trong bài viết này của ngài "Giáo Sư" ngôn ngữ học. Một kẻ vô danh như HS (viết dưới nick Chân Phương) dám phê bình luận điểm của "Giáo Sư ngôn ngữ" thì có bị xem là "lớn lối" cũng chẳng oan một chút nào, phải không Zung?

Dưới đây là phần giới thiệu của HS (Chân Phương) và "công trình nghiên cứu" của ông GSTS:




_____________________Bắt đầu bài trích giới thiệu ________________________

Trong chính tả Việt Ngữ, nhà cầm quyền Hanoi đã từng bất chấp các quy luật chính tả và áp đặt cả nước VN phải dùng chữ "I" ngắn thay cho "Y" dài... Thí dụ, "nước Mĩ" thay cho "nước Mỹ", "Qui i" thay cho "Quy y"...

Sự áp đặt của kẻ mạnh đã xảy ra tại miền Bắc VN sau năm 1954 và miền Nam sau biến cố tháng Tư 1975 bởi những mệnh lệnh bằng... miệng! Sự kệch cỡm đó đã lên đến đỉnh cao, khi các "đỉnh cao của trí tệ loài ngợm" ban hành thành văn bản, đó là quy định ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục về việc rút ngắn một tí ti... mực trong chữ viết Việt Ngữ.

Đó chỉ là một trong hàng trăm việc tàn phá vào sự trong sáng của tiếng Quốc Ngữ mà "đỉnh cao của trí tệ loài ngợm" thực hiện trên quê hương chúng ta.

Hơn nửa thế kỷ thực hiện những việc quái gở, giờ đây một số "trí thức xhcn" đã thức tỉnh và lên tiếng sửa lại những cái sai của những kẻ mán rừng.

Bài viết sau này của một GSTS về ngôn ngữ học, thành phần trí thức ưu tú của xhcn, đã chỉ ra những cái ngây ngô ngớ ngẩn của quy định quái gở ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục.

Tất nhiên, trong bài nghiên cứu công phu với tên thật, Nguyễn Đức Dân với học vị Giáo Sư-Tiến Sĩ của mình, đã không ăn nói bạt mạng như kẻ vô danh là CP. CP xin giới thiệu bài viết của GSTS Nguyễn Đức Dân nói về chính tả của hai chữ này và cái quy định quái gở của thiên đường xhcnVN dưới tựa đề như sau:


Nên viết i hay viết y?


Có một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ Việt: hình chữ phải đẹp. Điều này dẫn tới hiện tượng “phá rào” với quy định viết i/y hiện nay.

Đó là quy định ngày 30.11.1980 của bộ Giáo dục về chính tả liên quan đến hai chữ y và i, như sau: “… trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy…; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu”.

Hiện nay có những ý kiến trái chiều với quy định này.

Những điều còn bỏ qua

Chữ viết là quy ước, chuẩn mực chính tả cũng là quy ước. Chữ Việt là loại chữ viết ghi âm. Khi ta nói, mỗi tiếng là một âm tiết. Mỗi âm tiết gồm có ba bộ phận: âm đầu – vần – thanh điệu. Mỗi vần lại chứa các thành phần nhỏ hơn: vần = âm đệm – âm chính – âm cuối. Như vậy, âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối), thanh điệu là những yếu tố có liên quan đến chuẩn mực chính tả.

Quy định trên không chú ý tới thói quen khi viết âm tiết có bán nguyên âm đứng cuối được ghi bằng y hoặc i. So sánh tay/tai, hay/hai. Cùng một nguyên âm, có i đứng cuối thì sẽ đọc dài ra, có y đứng cuối thì đọc ngắn đi. Lúc này nguyên âm a thể hiện âm vị /ă/ nên không ít học sinh mắc lỗi viết tăy, hăy.

Quy định không nói tới công dụng của y hay i đứng cuối âm tiết để phân biệt hai vần uy/ui: thuý khác với thúi, quý khác với cúi…

Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

+ Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.
+ Viết y sau chữ qu~ (bán nguyên âm u đứng sau /k/): quy luật, quy ước, quyền lực, quyết định…
+ Viết yê khi âm tiết vắng phụ âm đầu và là nguyên âm đôi /ie/: yến, yểm trợ, yêng hùng, niêm yết, uyển chuyển, yên tâm… Như vậy, viết yêu không phải là “viết theo thói quen cũ” như nhận định trong quy định đã nêu.
+ Dù đứng một mình hay đứng cuối trong các từ phiên âm thì gốc sao phải viết vậy: dao i nốc (inox → inoxydable → không gỉ), muối i ốt… Nguyên âm /i/ đứng cuối nhưng vẫn phải viết là khí ôxy, khí hy đrô.

Những điều chưa chuẩn

Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ. Khái niệm này được hiểu như sau:

– Ghép những phụ âm cùng độ cao với /i/ thì có khuynh hướng dùng i: si mê, mị dân, chim ri, rằn ri, rên rỉ, xanh rì, kẻ sĩ, vĩ mô, vi phạm, vì sao, vì vậy, vị trí... Gia Định Báo viết bán sỉ (số 6.5.1882), không thấy số nào viết bán sỷ. “Thói quen viết ỉ eo, ầm ĩ, im…” (quy định) phản ánh quy tắc này.
– Khái niệm cân đối còn được hiểu là trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới. Viết lý thì phần trên và phần dưới chữ này cân đối với nhau, còn viết lí thì phần dưới chữ này hơi bị hụt. Vì vậy trong báo Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp: Lý văn Ngọc; chánh lý; chưởng lý; mạng lý (11.1); không lý vì bộ tướng vậm vỡ; có lý lắm (27.3). Cũng lý do tương tự, trong Gia Định Báo năm 1881, 1882 chúng ta gặp ký tên (26.12); thơ ký (12.2); trong kỳ 15 ngày (15.3)…; trong Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp xem kỹ (6.3); ích kỹ (9.1, sai thanh hỏi); Nam-Kỳ; dầu thắng kỳ nhứt; anh lấy làm kỳ (24.7); chẳng kỳ lòng súng lớn nhỏ; cho kỷ càng (21.8, sai thanh ngã)… Chúng ta còn gặp thanh ny hồi tục, mỹ danh, làng Bình-hy… Cách viết Hoa Kỳ cũng nằm trong hệ thống trên. Trong những âm tiết vừa dẫn không gặp cách viết “trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i” như trong quy định.
– Còn “viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa; y tế...” vẫn phản ánh luật cân đối trong chữ quốc ngữ: dùng y trong ý nghĩa, y tế để có sự cân đối giữa hai tiếng trong một từ ghép.
– Trường hợp ngoại lệ “trừ uy (thì viết y) như duy, tuy, quy…” thì báo thời đó lại viết ngược lại: trong Nông Cổ Mín Đàm, chúng ta gặp nhơn gian qui Sở Khanh, vinh qui, Lão – kị – qui – y (3.4.1902).
– Kích thước con chữ cũng là một lý do thẩm mỹ: chữ i ngắn hơn chữ y tạo ra ấn tượng là một đối tượng nhỏ. Vậy nên có khuynh hướng dùng i ngắn cho những đối tượng tạo ra ý niệm nhỏ: li ti, tỉ mỉ, vi tính; chi li, chi tiết; chơi bi, sân si, lí nhí… chứ không ai viết chơi by, tỷ mỷ, chy ly, chy tiết, vy tính…

Có những thói quen ngôn ngữ không tìm được lý lẽ

Trong tiếng Pháp hiện nay có từ poids (trọng lượng). Thuở xưa, từ này được viết là pois. Tới thời Phục hưng có người cho rằng nó do từ Latinh pondus mà thành, vậy phải thêm d vào sau i mới đúng, thế là người ta đổi pois thành poids. Về sau có người chứng minh được pois chính do từ Latinh pensum (vật được cân xem nặng nhẹ thế nào) mà ra, nhưng người Pháp đã quen dùng poids mất rồi. Vậy là poids vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.

Trong tiếng Việt có những biến thể trong cách viết i/y. Một từ mĩ là đẹp, mọi người quen viết nước Mỹ, châu Mỹ nhưng lại viết mĩ mãn. Những biến thể như vậy gặp rất nhiều. Điều đó là bình thường, không có gì đáng tranh cãi.

Tóm lại: Cách viết i/y trong quy định của bộ Giáo dục không phù hợp với tâm lý người Việt và thực tế tiếng Việt nên chúng ta thường “vượt rào” hoặc mắc lỗi trước quy định này. Nên chấp nhận những biến thể trong cách viết i/y.

GS.TS Nguyễn Đức Dân
Nguồn: Sài Gòn tiếp thị
____________________________________________

Xong phần giới thiệu và "nghiên cứu" của ngài "Giáo Sư". Post sau, HS sẽ copy and paste lại những nhận xét của mình về bài nghiên cứu này của ông ấy!

Hàn Sinh. https://dtphorum.com/pr4/clear.gif (https://dtphorum.com/pr4/editpost.php?p=55315&do=editpost)

Hàn Sinh
07-29-2012, 10:48 AM
Tiếp nối bài của post trước:



Một lần nữa, HS xin phép mượn bếp của Zung để bàn chuyện chữ nghĩa ... đúng hơn là chính tả Việt Ngữ, để post bài nhận xét của mình (HS dưới nick Chân Phương) về công trình nghiên cứu của vị GSTS xhcn Nguyễn Đức Dân. Cảm ơn Zung thật nhiều:



___________________Bắt đầu bài nhận xét và phê bình________________________:



Trong bài viết mở đầu của thread này, CP đã thiệu về bài viết của GSTS Nguyễn Đức Dân đã chỉ ra những sai sót trong nghị định ngày 30-11-1980 mang tính áp đặt một cách mù quáng và ngu xuẩn lên chính tả Việt Ngữ về cách viết, khi nào thì dùng "I" và khi nào phải dùng "Y".

Đó là một bài viết ngắn nhưng súc tích và tương đối có sự tìm tòi của tác giả là một GSTS của viện Ngôn Ngữ tại VN.

Tiếc thay, tuy người Việt tại trong nước và tại hải ngoại đều biết rằng quy định kia đã làm xáo trộn trật tự chính tả Việt Ngữ vốn có đã trong sáng từ trước đó (những năm 1950's); nhưng ít ai thấu hiểu được mức độ tàn phá của nó đến ra sao:

Ngay cả một GSTS về ngôn ngữ học của chế độ là Nguyễn Đức Dân, khi muốn sửa lại cái sai đã có (của nghị định ban hành ngày 30-11-1980) cũng đã mắc phải những sai lầm mới.

Chỉ ra những sai lầm của ông GSTS trong bài viết trên, CP không hề phủ định những phần chính xác còn lại trong bài viết đó. Mục đích đầu tiên của CP là mong rằng khi bài viết trên được ký bởi một GSTS về ngôn ngữ học và đang được phổ biến rộng rãi, sẽ không lan truyền thêm những cái sai sót mới tai hại đến cho độc giả. Vì, với học vị và chuyên môn của ông, sẽ ít người nghi ngờ đến tính chính xác của bài viết.

1/ Ông GSTS viết, "Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

+ Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.

+ Viết y sau chữ qu~ (bán nguyên âm u đứng sau /k/): quy luật, quy ước, quyền lực, quyết định… "

Phần tô đậm màu xanh đen đó, nếu cẩn thận hơn, ông ta đã nhìn ra được nó chỉ là một trường hợp cụ thể (subject) trong một trường hợp tổng quát hơn rất nhiều (a set, a group đối với âm yê). Đó là khi âm này đi cùng nhiều phụ âm khác nhau. Chẳng hạn như chuyên, chuyện, chuyền, huyên, huyền, huyện, luyến, luyện, quyên, quyến, quyện, thuyên, truyện, truyền, tuyên, tuyến,... chứ không riêng cho âm đệm W(kh) như ông đã ghi. Ngoài ra, chính trong thí dụ của mình, ông cũng đã không nhìn ra được rằng chữ "Nguyễn" trong "Nguyễn Khuyến" cũng là một trong những trường hợp trong trường hợp tổng quát nói trên.

Tuy thiếu sót vì sự bât' cẩn trong bài viết của mình, lỗi này cuả ông GSTS về ngôn ngữ có thể được xem là không quá quan trọng.
Sai sót lớn và trầm trọng trong bài viết xoay quanh việc ông liều lĩnh đưa ra một "quy luật bất hành văn (luật không có văn bản) về thẩm mỹ"

2/ CP thật sự đã không được nhã nhặn khi nhận xét về bài phê bình của GSTS hầu như chỉ xoay quanh với vấn đề thẩm mỹ của con chữ khiến cho giá trị bài viết bị kém đi chất lượng mong đợi, chẳng phải không có lý do. Một trong những lý do mà CP cũng đã mentioned rằng nên tra cứu từ điển để cho bài viết được thêm trọng lượng của nó. Thật vậy, ông đã viết rằng, "Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ
trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao
giữa các con chữ trong từ ngữ."

Nếu ông lật từ điển chính tả quốc ngữ, chỉ một trang thôi, quan niệm về thẩm mỹ đó của ông sẽ hoàn toàn bị sụp đổ thảm thương. Vì ngoài các chữ có khái niệm nhỏ bé như ông biện giải, chúng ta hãy xem chính tả và nghĩa của các chữ sau đây khi đứng với phụ âm "t" là phụ âm cao:

Ti tỉ: hằng hà sa số.
Tí Ngọ Tuyến, đường kinh tuyến đi qua Paris.
Tì tay, tì cằm; động từ dựa vào một vật gì khác.
Tì tạng, lá lách trong khoang bụng con người hoặc động vật.
Tì vị, lá lách và dạ dày.
Tỉ lệ, tỉ thí; sự so sánh, sự tranh đua.
Tỉ dụ, thí dụ.
Tỉ muội, chị em gái.
Tỉ, nghĩa là cái ấn cái triện: ngọc tỉ truyền ngôi.
Tỉ khâu, tỉ khâu ni; người xuất gia đi tu (nam/nữ)
Tỉ tê, lời dụ dỗ ngon ngọt hoặc kể lể, khóc lóc ỉ ôi.
Tĩ, cuống ruột già.
Tị nạn, lánh nạn.
Tị tổ, người sáng lập khai sáng ra một học thuyết. Đức Thích Ca là tị tổ của đạo Phật.
(Trong số các chữ này, cũng có chữ có hai cách viết "I" và "Y", cũng có chữ chỉ có một cách hoặc "I" hoặc "Y" mà thôi. Cũng có chữ viết sai bởi sự chủ quan của người soạn từ điển. Tuy nhiên, đó là thí dụ để cho thấy rằng lý thuyết thẩm mỹ của ông GSTS về ngôn ngữ học, chỉ hoàn toàn là ảo tưởng vô căn cứ!)

Ngoài ra, ghi theo trí nhớ nhất thời thì CP có thể kể ra hằng hà sa số các chữ đi với phụ âm cao mà chỉ dùng "I" chứ không phải là "Y" như quy luật thẩm mỹ của ông:

Bầu bì, bì heo, bì bõm, bỉ mặt, bĩ cực, thiên di, di trú, dĩ nhiên, dì dượng, dị nhân, chim gi, hỉ nộ, cười hì,...

CP không biết bản thân ông GSTS đã được học hành nghiên cứu ra sao về ngôn ngữ (!). Nhưng trong bài viết của ông đã lộ rõ hai điểm sai mà trong đó, lý thuyết về sự thẩm mỹ trong chính tả của ông là hoàn toàn vô căn cứ theo vài thí dụ đơn sơ của CP mà thôi!

Khi viêt' ý kiến phản hồi về bài viết này trong một website khác (Hoingo.org), CP từng bị xem là lớn lối vì là kẻ vô danh khi chỉ ra những sai sót trầm trọng của giới chuyên môn trong hàng ngũ "trí thức xhcn". Nhưng bản thân CP nhìn thấy được, trong sai lầm trầm trọng của ông GSTS, thì lỗi của ông ta chỉ ít thôi. Mà phần lớn là do chế độ cs bao năm qua đã dùng đám man' rừng để quản lý các cơ quan giáo dục. Ngài GSTS được đào tạo bằng kiến thức sai lạc, tránh sao bài viết không có lỗi lầm vừa trong nhận định, vừa từ lỗ hổng trong kiến thức?

Thật tình mà nói, bản thân CP không hề viết văn làm thơ hoặc sinh hoạt văn chương. Tuy nhiên, nhận định của mình trong những bài viết như này, chỉ dùng đến kiến thức chính tả Việt ngữ của thời còn đi học lớp Năm tiểu học để chuẩn bị đi thi vào lớp Sáu (Đệ Thất) trung học. Điều này không hề ngoa một chút nào đối với thế hệ học sinh tiểu học thi vào trung học công lập Saigon của những năm 1960's và đầu 1970's hoặc trước nữa. Để chui vào được học trường công, ngoài các bài thi Toán và Câu hỏi Thường Thức; môn Luận văn, chưa kể là ý của bài luận, mỗi lỗi chính tả kể cả dấu hỏi-ngã đều bị trừ đi 1/2 điểm. Do đó, CP và các ACE bạn hoặc cùng lứa hoặc lớn/nhỏ hơn; đều phải viết được những bài luận hoàn toàn không có lỗi chính tả.

Lối thi cử để vào được trường công lập tại Saigon trước năm 1975 có khắc nghiệt thật đấy. Nhưng nó đã đào tạo ra được những đứa học sinh lớp Sáu (Đệ Thất) trung học có khả năng chính tả hơn cả ông GSTS trong "thiên đường xhcn". Và điều này hoàn toàn là sự thật nếu chúng ta tham khảo các bạn học trường công tại Saigon cùng xấp xỉ lứa tuổi của CP ngày xưa!

Chân Phương.
FYI: Khi CP thi vào lớp Sáu năm 1972 tại Saigon, trường Trung học Võ Trường Toản lấy vào điểm thấp nhất là 48/60 cho ba môn. Tức là mỗi bài thi đều phải cao hơn 16/20 điểm thì mới đậu vào trường. Các trường Trung học khác như Trưng Vương, Gia Long, Petrus Ký, Chu văn An,... cũng nằm trong các thang điểm tương tự. Bài luận văn chấm cả ý, văn phạm, và chính tả để được 16/20 điểm; chỉ cần sai một lỗi chính tả là tiêu đời.
(Đây cũng là lý do các bạn học thời đó của CP hoàn toàn không bị lỗi chính tả kể cả hỏi-ngã, bất kể họ là người miền Nam, Trung, hay Bắc!). Hẳn nhiên, những kẻ đã ra khỏi nước VN từ hơn hai mươi năm và ít có dịp viết lách gì nhiều như CP mà còn nhìn ra được các khiếm khuyết trầm trọng của nhà nghiên cứu GSTS một cách quá dễ dàng... thì quả là điều vô cùng đáng tiếc cho việc đào tạo nhân tài tại thiên đường xhcn!:((


________________________Hết phần trích dẫn________________________

Hàn Sinh.

Tuấn Nguyễn
07-29-2012, 06:16 PM
Chào anh Hàn Sinh,
Vấn đề viết đúng chính tả trong tiếng Việt của mình, cụ thể qua chữ "i", "y" tôi đồng ý với quan điểm của anh. Và thú thật với anh tôi bị thói quen viết như "rứa". Ngay cả khi tôi còn làm việc, người ta cũng nói qua nói về chuyện này loạn xạ. Tôi nhớ ngày trước, trong tờ nguyệt san Bách khoa, xuất bản trước 1975, tại Sài Gòn, bác trưởng bối Nguyễn Ngu Ý cũng đặt vấn đề này.
Tuy nhiên việc tôi nói đây là các dấu trong văn bản tôi thấy mình nhập loạn xạ, tùy hứng, mà tuổi già như tôi mỗi lần đọc bị đau mắt nên có nguyện vọng như "rứa", chứ chẳng có chi là quan trọng. Chúng ta cứ tự do viết thoải mái. "Răng cũng được" phải vậy không bạn?
Chào anh!

Tuấn Nguyễn
07-29-2012, 06:33 PM
Cám ơn Tuấn Nguyễn đã gợi ý nhắc nhở. Tôi là một trong những kẻ mắc phải sai lầm này. Bản thân tôi chưa từng được học đánh máy. Trước đây cũng có người đã nhắc khéo, song tôi vẫn theo thói quen.


Thỉnh thoảng tôi cứ hay bối rối, không biết nên để dấu hỏi hay dấu ngã. Hy vọng anh Tuấn Nguyễn có cách, xin chỉ bảo giùm với. mpn
Bạn Mưa PN,
Bạn thường hay băn khoăn khi viết các chữ có dấu hỏi, ngã? Đây là vấn đề viết chính tả. Thú thật với bạn tôi vẫn bị vấp trường hợp này. Điều quan trọng là bạn nên tra từ điển tiếng Việt, khi gặp các từ mà bạn không chắc là mình viết đúng. Sau dần, trở thành thói quen Mưa PN sẽ thấy cũng không sao. Viết đúng chính tả là do phát âm đúng. Tôi người Huế, rất tệ về việc này. Nhớ có lần tôi viết sai một từ quá thông dụng làm anh Triển (thời đó là Triển Chiêu) la ới ới qua thư riêng, làm tôi ngượng chết đi được. Kỉ niệm vẫn còn nhớ mãi (cảm ơn anh Triển, nếu anh đọc bài này). Hiện nay, tôi vẫn đọc lại các bài cũ và vẫn sửa, nếu phát hiện viết sai. Tôi vẫn nghĩ mình đọc để nhặt những hạt sạn còn rơi rớt...
Do đó chuyện bạn viết sai chính tả là bình thường nhưng chịu khó tìm để sửa những chữ sai là rất nên và sau đó biết đâu càng ngày bạn càng bớt sai.
Tôi có vài hàng như vậy để nói với bạn về chữ có dấu hỏi hay ngã.

Hàn Sinh
07-29-2012, 09:40 PM
Chào anh Hàn Sinh,
Vấn đề viết đúng chính tả trong tiếng Việt của mình, cụ thể qua chữ "i", "y" tôi đồng ý với quan điểm của anh. Và thú thật với anh tôi bị thói quen viết như "rứa". Ngay cả khi tôi còn làm việc, người ta cũng nói qua nói về chuyện này loạn xạ. Tôi nhớ ngày trước, trong tờ nguyệt san Bách khoa, xuất bản trước 1975, tại Sài Gòn, bác trưởng bối Nguyễn Ngu Ý cũng đặt vấn đề này.
Tuy nhiên việc tôi nói đây là các dấu trong văn bản tôi thấy mình nhập loạn xạ, tùy hứng, mà tuổi già như tôi mỗi lần đọc bị đau mắt nên có nguyện vọng như "rứa", chứ chẳng có chi là quan trọng. Chúng ta cứ tự do viết thoải mái. "Răng cũng được" phải vậy không bạn?
Chào anh!Chào anh Tuấn,

Đầu tiên, xin lỗi vì đã đi lạc đề với mục đích mở thread của tác giả. Thiết nghĩ, câu trả lời của anh Triển và những người khác đã gần đầy đủ ý rồi... Ngoại trừ, những ai còn quá cẩu thả viết liền sau các dấu chấm câu, dấu phẩy, chấm hỏi, chấm than... ! Vì đó không chỉ là việc đánh máy, mà khi viết tay trên giấy vở ngày còn bé chúng ta cũng đã được dạy dỗ như thế rồi. Điều đó cũng không là những quy định quá ngặt nghèo và khác chi với cách viết, đánh máy của Anh hoặc Pháp ngữ. Bản thân HS cũng bị vấn đề mà anh Triển đã giải thích bên trên. Tuy nhiên, việc để dấu chấm câu, dấu phẩy... một cách tùy tiện dù là tai nạn như đã nói; cũng làm cho chính người gõ bài cảm thấy ngứa mắt. Vì thế, dù mất công đôi chút, HS cũng luôn cố gắng làm cho thật đúng và gọn ghẽ những câu, đoạn, và bài viết của mình!
Tất nhiên, đôi khi cũng còn để sót lại một vài lỗi như thế. Nếu có dịp đọc lại và bắt gặp lỗi của mình, HS cũng không ngần ngại sửa lại. Vì, đó là thói quen không thể bỏ được!

Thứ đến, xin cảm ơn việc thông cảm và đồng ý của anh trên quan điểm của việc viết đúng chính tả; dẫu đã phải đọc những gì HS gõ ra trong cung cách "lột trần trụi sự thật" vốn có của mình(!)
Trước năm 1975, Nguyễn Ngu Ý là một hiện tượng vô cùng khó hiểu đối với HS dù ngày ấy trước khi đọc ông, HS cũng đã nghe các bậc Cha/Chú kháo rằng tác giả đã từng phải chữa trị trong các bệnh viện tâm thần hai lần. Mà mỗi lần kéo dài một, hai năm trời...
Có lẽ ngày đó HS đã còn bé quá để không đủ kiến thức để hiểu được văn phong cũng như cố gắng trong cung cách trình bày chính tả Việt ngữ của ông. Hoặc là khi ấy mình đã hiểu trong trực giác những cái sai của Nguyễn Ngu Ý nhưng không đủ khả năng diễn tả. Điều đó khiến cho ngày xưa HS rất ngạc nhiên vì một số svhs thời bấy giờ (thường là lớn tuổi hơn HS) rất hâm mộ và xem ông là thần tượng.

Khi ấy HS chỉ đọc dang dở mươi trang của cuốn "Hồ Thơm - Nguyễn Huệ - Quang Trung" của ông rồi bỏ ngang mà không đọc thêm gì nữa. Việc bỏ dở dang cuốn sách viết rất hay và không đọc nữa có chung (tương tự) một lý do làm cho anh Tuấn và nhiều người khác cũng như HS đau mắt vì cách bỏ dấu chấm câu, dấu phẩy... một cách tùy tiện!

Một số người ca ngợi thơ văn của Nguyễn Ngu Ý. Nhưng họ khó chấp nhận việc cải cách chính tả của ông. Nhất là các văn nhân, thi sĩ, ký giả... người Bắc di cư.
Trong những lý do khó chấp nhận các cách viết chính tả thay đổi của Nguyễn Ngu Ý, lý do quan trọng nhất là cách phát âm tiêu chuẩn trong chữ Quốc ngữ mà có lẽ vì gốc người Hà Tĩnh nên tác giả đã không nắm được một cách vững vàng. HS xin đưa ra một vài thí dụ như sau:

1/ Ông đề nghị thay đổi âm chữ "gi" bằng một chữ "d" mà thôi. Điều này hoàn toàn sai và không thể chấp nhận được. Vì ngay từ lúc mới được bốn, năm tuổi; ACE HS đã được Bố Mẹ dạy cho cách lắng nghe để phân biệt được và cách phát âm khác nhau của hai âm "gi" và âm "d". Nếu không phân biệt được chúng, khi vào trường học sẽ viết chính tả sai. Liên quan đến các âm này, đầu thập niên 1970's tại Saigon và miền Nam; một số svhs dửng mỡ đã dấy lên một phong trào đọc nhại âm "d" (được phát âm ngắn) thành âm "gi" (phát âm dài hơn). Rồi sau đó họ viết thành "dz". Chẳng hạn như "Dzũng Đakao"... Không rõ, họ cố tình nhạo báng khi tác giả thay đổi bút hiệu của mình từ "Nguyễn Ngu Ý" trở thành "Nguiễn Ngu Í"? Hay đó là hành động hùa theo ông? Mục đích của họ là gì đi nữa, cũng không đem đến hậu quả hay ho bổ ích cho chính tả ngôn ngữ nước nhà!

2/ Ông đề nghị và áp dụng ngay trên các tác phẩm của mình thay đổi các âm "ch" bằng "c" hoặc "t" vì ông cho rằng âm "h" phía sau không được dùng đến và thừa. Tương tự, ông thay "ng" bằng "nh" ở cuối mỗi chữ. Thí dụ chữ "tích" ông viết là "tíc". Hoặc "tách" ông viết là "tắt". Điều này cũng sai nốt. Vì, tuy người Nam và người Trung ít phân biệt khi nghe hoặc phát âm hai chữ này. Nhưng người Bắc di cư, nhất là người Hanoi thì phát âm phân biệt rất rõ, một âm nặng và một âm nhẹ. Một lần nữa, nghe, phân biệt được, phát âm đúng; là cách duy nhất để viết đúng chính tả!

3/ Ông cũng có nhiều đề nghị khác và áp dụng vào các tác phẩm của mình khi đưa đi ấn loát và xuất bản. Trong các đề nghị đó, có cả thay thế mẫu tự "c" bằng "k" như từng chứng kiến tại miền Bắc sau năm 1954, và miền Nam sau 1975. Hoặc bỏ hẳn chữ "u" mà viết là "qê hương". Có lẽ, trong suy nghĩ của ông không hề có khái niệm "formal" và "imformal"(?)

Và, còn nhiều lý do khác tương tự trong việc cố gắng thay đổi chính tả Việt ngữ của ông đã khiến cho dù thơ văn của ông được khen ngợi thật nhiều, nhưng HS không thể nào đọc được hơn mươi trang của ông chỉ vì đau mắt mà đành bỏ cuộc. Chắc chắn, tuổi mười hai mười ba của ngày xưa; mắt HS tỏ hơn bây giờ và cũng tỏ hơn mắt anh Tuấn của ngày hôm nay. Nhưng đành chịu thua và ^:)^^:)^^:)^ bác Nguiễn Ngu Í!

Hàn Sinh.

Hàn Sinh
07-29-2012, 10:38 PM
Bạn Mưa PN,
Bạn thường hay băn khoăn khi viết các chữ có dấu hỏi, ngã? Đây là vấn đề viết chính tả. Thú thật với bạn tôi vẫn bị vấp trường hợp này. Điều quan trọng là bạn nên tra từ điển tiếng Việt, khi gặp các từ mà bạn không chắc là mình viết đúng. Sau dần, trở thành thói quen Mưa PN sẽ thấy cũng không sao. Viết đúng chính tả là do phát âm đúng.Anh Tuấn,
Quả thật là ít thấy anh viết sai chính tả về hỏi ngã. Và, đồng ý với anh trong cả hai câu quan trọng đã được tô đậm bên trên. Ngoài ra, xin được góp ý với anh qua sự quan sát của riêng mình cũng như có sự tìm hiểu nơi một giáo sư dạy Việt văn người Huế chính gốc về "bí quyết" tránh được lỗi chính tả hỏi và ngã này!

Đầu tiên, qua quan sát chúng ta thường nghe nói người Bắc không bị lỗi chính tả hỏi ngã. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. HS có các bạn là người Quảng Nam, Quảng Ngãi, Saigon, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Mỹ Tho,... và nhận xét rằng họ cũng không bị lỗi hỏi ngã vì đã phát âm đúng một cách tự nhiên mà không phải cố gắng gì nhiều.
Trong khi đó, người sinh trưởng ở Huế, Thừa Thiên, Quảng Bình, Quảng Trị, Vinh, Hà Tĩnh lại bị nhiều hơn. Những người này có khuynh hướng phát âm các chữ có dấu hỏi dài hơn bình thường khiến âm nghe rõ ràng là dấu ngã chứ không còn là âm của dấu hỏi nữa!

Điều này khiến họ lúng túng rất nhiều khi cần phân biệt để viết sao cho đúng chính tả. Vì thế, muốn sửa lỗi này cần sửa từ nguyên nhân trong cách phát âm của mình thì việc tra tự điển chỉ còn là hãn hữu khi gặp phải một chữ nào ít dùng và khó nhớ!
Khi còn ở trong nước, đã có lần HS hỏi thăm giáo sư Lê Khắc Ngọc Quỳnh dạy Việt văn tại trường Trung học Trưng Vương trước năm 75, "Làm sao để một người Huế chính gốc như Cô có thể tránh được lỗi chính tả hỏi ngã?" Cô cho biết, lắng nghe những người Bắc phát âm đúng rồi nhẩm và bắt chước phát âm theo họ. Cô làm điều đó giống như trẻ em học sinh ngữ mà thôi! Lâu dần thì nó nhập tâm...

Lời giải thích qua kinh nghiệm bản thân của Cô Ngọc Quỳnh rất là chính xác. Anh Tuấn hiên đang ở trong nước, chắc chắn có điều kiện tiếp xúc hằng ngày với không chỉ người Bắc. Anh cũng có điều kiện tiếp xúc với người từ các địa phương khác mà trong cách phát âm của họ cũng không mắc phải lỗi này!
Thêm một yếu tố căn bản khi muốn phát âm dấu hỏi cho đúng, chúng ta thường phải dùng hơi ngắn hơn. Có nghĩa là giữ hơi lại trong miệng sau khi chữ cần phát âm đã được đầy đủ và rõ ràng. Người từ Hà Tĩnh vào đến Huế thường có khuynh hướng đẩy hơi dài và mạnh khi phát âm nên ít bị vấn đề cho dấu ngã. Như thế, chúng ta chỉ cần chú ý phân biệt cho dấu hỏi thì sẽ loại ra được cái sai của mình ra dần. Như anh nói là, nhặt sạn!

Hy vọng nhận xét từ quan sát và tìm hiểu nơi kinh nghiệm của người khác phần nào giúp cho anh chữa được nguyên nhân căn bản của việc này!

Hàn Sinh.

Triển
07-29-2012, 10:53 PM
Thêm một yếu tố căn bản khi muốn phát âm dấu hỏi cho đúng, chúng ta thường phải dùng hơi ngắn hơn. Có nghĩa là giữ hơi lại trong miệng sau khi chữ cần phát âm đã được đầy đủ và rõ ràng. Người từ Hà Tĩnh vào đến Huế thường có khuynh hướng đẩy hơi dài và mạnh khi phát âm nên ít bị vấn đề cho dấu ngã. Như thế, chúng ta chỉ cần chú ý phân biệt cho dấu hỏi thì sẽ loại ra được cái sai của mình ra dần. Như anh nói là, nhặt sạn!


Không được đâu, trẻ thì còn tập bơi, chứ có tí tuổi mà anh Hàn Sinh xúi
anh Tuấn giữ hơi như tập lặn là dễ bị sặc. Chưa tính chuyện cắn môi cắn
lưỡi nữa đó.

Không làm chính trị gia, làm thầy giáo, những nghề nghiệp phải nói trước
công chúng, tôi thấy mình không cần phải thay đổi giọng nói gì hết. Như lúc
cô Sơn Tuyền làm ca sĩ mới vừa nhen nhúm nổi tiếng, được phỏng vấn trên
mấy cái show. Tôi nghe cô ấy nói giọng Bắc. Tuy nhiên được giới thiệu cô ấy
là em ruột Thanh Tuyền. Sau này thì lại không thấy cô ấy nói giọng Bắc nữa.
Tôi thấy rằng khi nói tiếng Việt, và phát âm theo gốc gác không phải chỉ
đơn thuần là thói quen, mà nó còn mang theo một ít những cảm xúc của ngôn
ngữ địa phương và một ít tự hào gốc gác của mỗi miền.
Còn khi viết chú tâm, không nhớ không chắc mà cũng quên luôn các chi tiết
thì tra lại chữ trong tự điển là xong rồi. :)

TL4
07-29-2012, 10:57 PM
Chào anh Tuấn,

Xin phép cho tôi nói leo chút.

"anh Triển (thời đó là Triển Chiêu) ". Tôi cũng nghe loáng thoáng điều này, có cả vè nữa đấy!

NĂM... Xưa ngang dọc giang hồ
4 phương, 8 hướng danh là Triển Chiêu
Từ khi lấm tấm... muối, tiêu
Cho nên chúng nó... Triển Chiên... quen mồm!

Hôm nay chán, nói bậy, xin NĂM đừng đập, lỡ... Dập cam.

Tuấn Nguyễn
07-30-2012, 08:14 AM
Chào anh Hàn Sinh,
Tôi rất vui được đọc bài viết của anh trao đổi về ngữ học VN. Theo tôi cảm nhận, anh hẳn là người rất say mê về lãnh vực này. Khi nhắc tới bác Nguyễn Ngu Ý, thú thật với anh tôi chỉ nhớ đại khái là vị trưởng bối này ngày xưa cũng gây một ít xao động trong vấn đề tranh luận về ngữ học khi ông có sáng kiến trong việc dùng "i", "y", chứ thật sự cũng không còn nhớ cụ thể nữa, dạo đó, tôi cũng ít lưu tâm về mấy chuyện khác như anh kể. Năm đó hình như là năm tôi học đâu lớp đệ tứ hay đệ ngủ gì đó. Hình như cũng đúng dịp các rạp chiếu phim đang chiếu phim "Thúy đã đi rồi". Tôi và đứa bạn mĩm cười đùa: "Thúy đã đi rồi mà sao vẫn còn thúi" để hài hước về chuyện dùng "i" thay "y". Dù sao bài hát "Thúy đã đi rồi" của Nguyễn Long cũng làm tôi có ấn tượng. Tôi nhớ lời một đoạn trong bài hát: "Thúy đã đi rồi, những ngày băng giá không tiếng cười. Thúy đã đi rồi, biết làm sao thương nhớ khôn nguôi..."
Nhắc một vài ý như vậy cho vui.
Tôi cảm ơn anh về mấy ý kiến anh bổ sung thêm trong việc làm thế nào để tránh bị lỗi chính tả.
Chúc anh vui!

Mưa PN
07-31-2012, 11:13 PM
hihihi, cái này nhiều khi hơi khó, sau dấu phẩy thường thì không sao, nhưng có nhiều bộ gõ ví dụ như bộ Unikey của Phạm Kim Long, đánh dấu chấm cuối câu mà không rời ra, có khoảng trống (blank) là nó ..... sửa dấu của chữ phía trước.

ví dụ:

gõ Tuấn Nguyễn mà thêm dấu chấm cuối chữ là nó thành ri này: Tuấn Nguyện
gõ 5 Triển có dấu chấm thành 5 Triện
gõ ông già có dấu chấm thành ông giạ

.....cho nên gõ thành: "ông già ." và lười trở lui xóa cái khoảng trống giữa mẫu tự cuối và dấu '.'

Và rồi thói quen là sợ bi sai dấu chữ trước người ta (dạ em đây :)) ) phải gõ cái dấu trống (blank) cái cạch để nó cách ra rồi mới gõ dấu chấm. Nhưng 5 Triển thuộc loại siêng :)), nên sau đó nhấn cursor đi ngược lại và xóa cái khoảng trống đi. Gặp người ít siêng thì để luôn. hihihihi
Chắc là lý do này đó anh Tuấn Nguyễn. Chứ chắc ai mà không biết dấu phẩy, dấu chấm phải đứng liền chữ.

HIHIHI.. trúng bong ta?

Cám ơn mỗi người với những lời khuyên hữu ích. Đúng là cái gì cũng có thể hỏi ở DTnet.

Việt Đường
08-01-2012, 03:58 AM
hihihi, cái này nhiều khi hơi khó, sau dấu phẩy thường thì không sao, nhưng có nhiều bộ gõ ví dụ như bộ Unikey của Phạm Kim Long, đánh dấu chấm cuối câu mà không rời ra, có khoảng trống (blank) là nó ..... sửa dấu của chữ phía trước.

ví dụ:

gõ Tuấn Nguyễn mà thêm dấu chấm cuối chữ là nó thành ri này: Tuấn Nguyện
gõ 5 Triển có dấu chấm thành 5 Triện
gõ ông già có dấu chấm thành ông giạ

.....cho nên gõ thành: "ông già ." và lười trở lui xóa cái khoảng trống giữa mẫu tự cuối và dấu '.'

Và rồi thói quen là sợ bi sai dấu chữ trước người ta (dạ em đây :)) ) phải gõ cái dấu trống (blank) cái cạch để nó cách ra rồi mới gõ dấu chấm. Nhưng 5 Triển thuộc loại siêng :)), nên sau đó nhấn cursor đi ngược lại và xóa cái khoảng trống đi. Gặp người ít siêng thì để luôn. hihihihi
Chắc là lý do này đó anh Tuấn Nguyễn. Chứ chắc ai mà không biết dấu phẩy, dấu chấm phải đứng liền chữ.
Anh Triển,

VĐ cũng xài nhu liệu Unikey của Phạm Kim Long để gõ tiếng Việt (kiểu gõ Viqr). Khi muốn đánh dấu chấm ở cuối câu, anh nên gõ \. thì sẽ không bị trường hợp chữ đằng trước bị biến đổi như những thí dụ anh đã nêu ra.

Triển
08-01-2012, 04:30 AM
wow, ngon lành luôn anh Việt Đường, gọi là phím thoát phải không? Sao lâu nay từ ngày
bỏ VPSKey chuyển sang Unikey mình quên vụ này ta. hihihihi Cám ơn anh nhé. http://comtipp.com/smileys/daumenhoch.gif

thuykhanh
08-01-2012, 04:42 AM
Thấy om sòm, tk cũng thử.
Ô hay, mà tại sao tk không bị? Thử tên nhé: Tuấn Nguyễn., 5 Triển., ông già.

Việt Đường
08-01-2012, 04:54 AM
wow, ngon lành luôn anh Việt Đường, gọi là phím thoát phải không? Sao lâu nay từ ngày
bỏ VPSKey chuyển sang Unikey mình quên vụ này ta. hihihihi Cám ơn anh nhé. http://comtipp.com/smileys/daumenhoch.gif
Đúng vậy, anh Triển. Theo chú thích trong phần "Kiểu gõ VIQR" của Unikey thì \ gọi là phím thoát dấu.

Việt Đường
08-01-2012, 05:01 AM
Thấy om sòm, tk cũng thử.
Ô hay, mà tại sao tk không bị? Thử tên nhé: Tuấn Nguyễn., 5 Triển., ông già.
Chị thuykhanh,

Những chữ trên là chị gõ lại hoàn toàn hay dùng copy & paste ? Nếu dùng copy & paste, ví dụ như copy chữ Triển chẳng hạn rồi gõ thêm dấu chấm sau đuôi thì sẽ không bị biến đổi. Ngược lại, nếu gõ chữ Triển và dấu . liền sau đó thì sẽ hóa thành Triện ngay.

thuykhanh
08-01-2012, 05:11 AM
Anh Việt Đường,

Dạ không! Tôi gõ trực tiếp vào bài trả lời, không dùng copy & paste.
Có lẽ tại tôi viết ngắn như là nói chuyện nên được "tha tào" chăng?

Cảm ơn anh cho hay,

tk

Triển
08-01-2012, 05:23 AM
Những người không bị là ma mới. Những người bị là ma cũ.

Triển
08-01-2012, 06:02 AM
Những người không bị là ma mới. Những người bị là ma cũ.



PS: ma mới là những người mới chơi net từ giữa thập niên 90. Ở cuối thập niên 80, ma cũ gốc Việt Nam
tụ tập trên mạng trao đổi qua email nhưng không quên tiếng mẹ đẻ, vẫn cố gắng bỏ dấu chứ nhất định
không thèm viết ngoại ngữ. Lúc đó chưa có bộ gõ và unicode nên dân ma cũ chuyên trị gõ kiểu thay thế
dấu như thế này:

=> Tie^'ng Vie^.t co`n, ngu*o*`i Vie^.t ngu?m cu? to?i (Tiếng Việt còn, người Việt ngủm củ tỏi)

Kiểu này ma cũ bấm rành sáu câu vọng cổ có tên là VietNet hoặc là kiểu gõ VIQR. Ma mới sau này bên
ngoài hải ngoại thì thông thường quen cách gõ VNI, còn ma mới trong nước VN thì quen cách gõ Telex.

Gõ kiểu Telex hoặc VNI sẽ không bị vấn đề dấu chấm cuối câu phá dấu chữ trước.

Tuấn Nguyễn
08-01-2012, 08:01 AM
Chào anh Triển,
Ma mới hay ma cũ gì anh nói tôi không quan tâm, nhưng tôi cũng như tk vừa nói, không hề bị trường hợp như anh. Kể cả khi tôi gõ trực tiếp như hiện giờ đang gõ để nói với anh đây.
Thường các bài viết như truyện hay viết về một chủ đề nào đó, tôi đều nhập tin trên Word, sau khi đâu vào đó, tôi copy rồi paste vào diễn đàn mà không bị trường hợp nào như anh nói.
A! tôi chỉ một lần bị như anh nói, đó là khi tôi gõ trực tiếp để trả lời nhanh trên diễn đàn"Chutluulai". Sau đó, tôi rút kinh nghiệm, tôi cách xong mới đánh dấu chấm thì ổn, không bị thay đổi dấu (có nghĩa là sau khi cách xong mới chấm rồi tôi cách tiếp để nhập chữ thì dấu chấm tự động lùi sát chữ). Còn như tôi paste bài sau khi đã copy thì vẫn không có gì thay đổi.
Nói chung, trường hợp như anh nói tôi không bao giờ bị vấp trên diễn đàn ĐT. Tôi gõ trực tiếp hay dán sau khi đã copy đều tốt.
Nhưng như anh nói, "Gõ kiểu Telex hoặc VNI sẽ không bị vấn đề dấu chấm cuối câu phá dấu chữ trước", tôi gõ Telex.

Angie
08-01-2012, 08:11 AM
Coi trả lời của ông TC thì biết. Ổng không có oánh máy trong phần trả lời của ĐT, ổng chỉ oánh trong note xong cắt dán mang qua đây cho nên coi màn hình nhỏ thì hàng ổng xuống lung tung, coi màn hình lớn thì hàng chữ của ổng ngắn ngủn.

Triển
08-01-2012, 08:59 AM
hahaha....lại có người .... thích nói chữ và bói toán. Cái màn hình nhỏ quá thì mua cái mới cho nó bắt kịp thời đại tí rồi hãy thưa thốt ;)

http://i49.tinypic.com/f3w03r.png

Triển
08-01-2012, 09:02 AM
Nhưng như anh nói, "Gõ kiểu Telex hoặc VNI sẽ không bị vấn đề dấu chấm cuối câu phá dấu chữ trước", tôi gõ Telex.
Anh nói lung tung chỉ có câu trong khung này trúng cái ý tôi giải thích cho chị TK hiểu đấy.
Còn bà quan Ăn Gì thì đúng là ếch. :)) (xem ảnh dán vào đấy quan ơi ;)))

Angie
08-01-2012, 11:01 AM
http://farm9.staticflickr.com/8010/7692548308_2c705bac6c_c.jpg
From Ipad 1 with love
http://farm9.staticflickr.com/8160/7692557910_bc51f107fc_c.jpg
From Laptop with love

Hàn Sinh
08-01-2012, 05:53 PM
PS: ma mới là những người mới chơi net từ giữa thập niên 90. Ở cuối thập niên 80, ma cũ gốc Việt Nam
tụ tập trên mạng trao đổi qua email nhưng không quên tiếng mẹ đẻ, vẫn cố gắng bỏ dấu chứ nhất định
không thèm viết ngoại ngữ. Lúc đó chưa có bộ gõ và unicode nên dân ma cũ chuyên trị gõ kiểu thay thế
dấu như thế này:

=> Tie^'ng Vie^.t co`n, ngu*o*`i Vie^.t ngu?m cu? to?i (Tiếng Việt còn, người Việt ngủm củ tỏi)

Kiểu này ma cũ bấm rành sáu câu vọng cổ có tên là VietNet hoặc là kiểu gõ VIQR. Ma mới sau này bên
ngoài hải ngoại thì thông thường quen cách gõ VNI, còn ma mới trong nước VN thì quen cách gõ Telex.

Gõ kiểu Telex hoặc VNI sẽ không bị vấn đề dấu chấm cuối câu phá dấu chữ trước.Bổ xung thêm cho anh Triển vụ này:

Dù biết rất rõ rằng nút thoát có thể dùng được, nhưng dân security network engineers xài CLI (Command-Line-Interface, unix commands) có nhu cầu remotely troubleshooting routers (Cisco and Juniper) hầu như tuyệt đối không xài hai keys "]" và "\". Vì trong typing bằng mười ngón với speeds of about 60wpm trở lên, hai keys naỳ dùng ngón út quá gần ENTER key. Chỉ cần gõ nhầm nhẹ vào ENTER key, là "on the fly, commands taking effects right away".

Vì thế, hầu như security network engineers gõ tiếng Việt cũng theo thói quen này. Họ chịu để spaces rồi để gõ cho nhanh sau đó edit lại một lượt sau sẽ mau hơn là bị messed up.

Hàn Sinh.

Hàn Sinh.

Hàn Sinh
08-01-2012, 06:12 PM
Chào anh Hàn Sinh,
Tôi rất vui được đọc bài viết của anh trao đổi về ngữ học VN. Theo tôi cảm nhận, anh hẳn là người rất say mê về lãnh vực này...
Chúc anh vui!Chào anh Tuấn,

HS không chắc rằng cảm nhận của anh có đúng hay không? Vì, bản thân mình là dân kỹ thuật. Khi học ở Phú Thọ, theo phân khoa Hóa. Sang Mỹ một thời gian thì nghịch ngợm với dây nhợ và các routers, firewalls của Cisco cũng như của Juniper cho đến giờ.
Có chăng khi còn rất trẻ lúc tuổi ngoài hai mươi, HS vì chăm chỉ và cần cù nên may mắn được chọn phụ giúp một học giả bạn của Bố trong việc soạn một bộ từ điển Việt ngữ vừa dạng chính tả/phát âm vừa dạng tầm nguyên tự điển. Mới được ba năm, công việc chưa được một phần ba đường thì ông cụ mất đi nên công việc đành bị dở dang... Trong thời gian phụ giúp đó, ngoài việc luyện được kỹ thuật đọc nhiều và nhớ lâu; HS cũng học được cái gì là tấm lòng, lương tâm của một người cầm bút đứng đắn. Đó là điều quan trọng nhất đối với người yêu thích việc viết lách... mà dường như sau này hiếm thấy được(!)

Cho đến giờ, HS vẫn chưa bao giờ có hứng thú với việc cầm bút. Phải chăng, vì vẫn còn cảm thấy hổ thẹn với các bậc phụ huynh? Điều này, HS xin được miễn trình bày!

Chúc anh và gia đình luôn vui vẻ.

Hàn Sinh.

Tuấn Nguyễn
08-01-2012, 07:22 PM
Chào các bạn trong Phố,
Tôi xin nói tắt một câu này cho gọn trong việc dùng dấu chấm câu, chúng ta dùng Telex để gõ cho nó khỏe. Khỏi cần nói trong nước hay nước ngoài, ma cũ hay ma mới.

Triển
08-01-2012, 08:37 PM
Bổ xung thêm cho anh Triển vụ này:

Dù biết rất rõ rằng nút thoát có thể dùng được, nhưng dân security network engineers xài CLI (Command-Line-Interface, unix commands) có nhu cầu remotely troubleshooting routers (Cisco and Juniper) hầu như tuyệt đối không xài hai keys "]" và "\". Vì trong typing bằng mười ngón với speeds of about 60wpm trở lên, hai keys naỳ dùng ngón út quá gần ENTER key. Chỉ cần gõ nhầm nhẹ vào ENTER key, là "on the fly, commands taking effects right away".

Vì thế, hầu như security network engineers gõ tiếng Việt cũng theo thói quen này. Họ chịu để spaces rồi để gõ cho nhanh sau đó edit lại một lượt sau sẽ mau hơn là bị messed up.

Hàn Sinh.

Hàn Sinh.

vâng anh Hàn Sinh,
dùng console gõ mệnh lệnh thì có nhiều phối hợp bàn phím rất bí hiểm (key combination), hihihihi còn dùng editor viết text thì nhất là dùng vi editor, mãi đến giữa 84, 85 mới có emacs. Nhưng mà quả thật tôi quên cái vụ nút thoát như anh Việt Đường nhắc, vì gõ xóa cũng nhanh chứ không có vấn đề gì nên thành quen rồi, bây giờ xử dụng phím thoát là "\" phải tập tí cho nhớ bởi vì muốn đánh dấu thoát này, bàn phím bên tôi cũng phải gõ phối hợp hai phím "Alt Gr" và "\". Nhưng mà tập không sao.






Chào các bạn trong Phố,
Tôi xin nói tắt một câu này cho gọn trong việc dùng dấu chấm câu, chúng ta dùng Telex để gõ cho nó khỏe. Khỏi cần nói trong nước hay nước ngoài, ma cũ hay ma mới.
Nếu anh đọc kỹ lời tôi viết sẽ thấy ma cũ, ma mới khác nhau ở thời gian. Chính xác là như rứa. Còn trong và ngoài nước để nói rõ thêm về kiểu gõ, cách gõ do bên hải ngoại đa số ban đầu dùng nhu liệu VPSKey nên hay gõ theo kiểu gõ VNI, còn trong nước thì dùng nhu liệu VietKey nên hay gõ theo kiểu Telex.
Telex là cách gõ, phương pháp gõ, chứ không phải là nhu liệu anh ơi. Dùng Telex để gõ là dùng cái gì cơ chứ. Khổ quá, anh khuyên người ta mà anh không hiểu gì cả. Anh Việt Đường đã nhắc cái phím thoát là đúng y boong cho những người chuyên gõ kiểu VIQR như tôi rồi. Bài bản đó là chính xác rồi. Còn anh khuyên "các bạn trong phố" gõ theo kiểu Telex, nghĩa là anh bảo người ta bỏ cả cái cách gõ hiện tại chuyển sang cách gõ Telex như anh để chỉ vì không bị vụ khoảng cách dấu chấm thôi ? Anh có phân biệt được sự khác biệt giữa các kiểu gõ hay không vấy ? Còn chuyện ma cũ ma mới anh đừng có dễ bị tự ti mặc cảm như vậy, tôi nói ma cũ ma mới chỉ trên vấn đề thời gian và kỹ thuật mà thôi. Thiệt tình thua cái ông này.

PS: nhu liệu = phần mềm

Triển
08-01-2012, 09:13 PM
http://farm9.staticflickr.com/8010/7692548308_2c705bac6c_c.jpg
From Ipad 1 with love
http://farm9.staticflickr.com/8160/7692557910_bc51f107fc_c.jpg
From Laptop with love

À há thì ra là chơi Ai pát... lại còn quít lốp, quít vỏ xe nữa trời. Chơi Ai pát mà sao đọc kiểu dọc chi cho ra cớ sự, sao quan không đọc kiểu ngang cho nó "rộng" ra một tí ;) --- Là "landscape mode" đó, gặp các trang mạng có hình giao diện (layout) không điều chỉnh phóng đại (maximum) như diễn đàn này, biết đâu cái màn hình nó sắp xếp được (rendering), không bị trường hợp nhìn thấy ông Triển "ổng cắt ráp". :))

Angie
08-01-2012, 09:29 PM
http://farm8.staticflickr.com/7125/7695886492_e1abebef51_b.jpg


Bonus đêm nay hoa quỳnh lại nở
http://farm8.staticflickr.com/7247/7695885732_8e7b6743c2_c.jpg

Tuấn Nguyễn
08-01-2012, 09:49 PM
Nếu anh đọc kỹ lời tôi viết sẽ thấy ma cũ, ma mới khác nhau ở thời gian. Chính xác là như rứa. Còn trong và ngoài nước để nói rõ thêm về kiểu gõ, cách gõ do bên hải ngoại đa số ban đầu dùng nhu liệu VPSKey nên hay gõ theo kiểu gõ VNI, còn trong nước thì dùng nhu liệu VietKey nên hay gõ theo kiểu Telex.
Telex là cách gõ, phương pháp gõ, chứ không phải là nhu liệu anh ơi. Dùng Telex để gõ là dùng cái gì cơ chứ. Khổ quá, anh khuyên người ta mà anh không hiểu gì cả. Anh Việt Đường đã nhắc cái phím thoát là đúng y boong cho những người chuyên gõ kiểu VIQR như tôi rồi. Bài bản đó là chính xác rồi. Còn anh khuyên "các bạn trong phố" gõ theo kiểu Telex, nghĩa là anh bảo người ta bỏ cả cái cách gõ hiện tại chuyển sang cách gõ Telex như anh để chỉ vì không bị vụ khoảng cách dấu chấm thôi ? Anh có phân biệt được sự khác biệt giữa các kiểu gõ hay không vấy ? Còn chuyện ma cũ ma mới anh đừng có dễ bị tự ti mặc cảm như vậy, tôi nói ma cũ ma mới chỉ trên vấn đề thời gian và kỹ thuật mà thôi. Thiệt tình thua cái ông này.

PS: nhu liệu = phần mềm\
Anh Triển,
Tôi hiểu cách anh nói là chỉ thuần về kĩ thuật, nhưng câu từ tôi viết cũng là chỉ thuần một việc là đơn giản trong việc gõ thôi, chứ đâu có mang một hàm ý gì đâu mà anh bảo là tôi mặc cảm. Trên máy tôi, ở cửa sổ, phần công cụ ngôn ngữ, tôi thấy nó thể hiện thế này:
- US
- Simple Telex
- Telex (và anh nói tôi hiểu, Telex chỉ là cách gõ, mà phần mềm, tức nhu liệu là Vietkey)
Và khi gõ bàn phím, tôi chọn Telex rồi cứ thế mà gõ.
Tôi thấy suốt thời giam 2, 3 năm lên diễn đàn ĐT, chưa bao giờ trở ngại trường hợp bị biến dấu, nên mới nghĩ là cứ dùng công cụ Telex là ổn (nếu tôi dùng từ công cụ sai, anh lại cười cũng nên, nhưng cười tươi vui vẻ chứ đừng nhăn là được). Phải vậy không anh Triển?
Thành thử, mạo muội anh Triển, tôi viết như thế nếu có sai hoặc loài đuôi chồn, thằng này chả biết gì vi tính thì tôi cũng cười trừ. Vì quả thật như thế. Suốt 17 năm qua, tôi xử dụng vi tính là chỉ mò, chưa bao giờ học một khóa nào về chuyên môn hết.
Do đó anh cười tôi, tôi cũng cười vui vẻ lại mà thôi.
Chúc anh vui!

Triển
08-01-2012, 10:02 PM
\
Anh Triển,
Tôi hiểu cách anh nói là chỉ thuần về kĩ thuật, nhưng câu từ tôi viết cũng là chỉ thuần một việc là đơn giản trong việc gõ thôi, chứ đâu có mang một hàm ý gì đâu mà anh bảo là tôi mặc cảm. Trên máy tôi, ở cửa sổ, phần công cụ ngôn ngữ, tôi thấy nó thể hiện thế này:
- US
- Simple Telex
- Telex.
Và khi gõ bàn phím, tôi chọn Telex rồi cứ thế mà gõ.
Tôi thấy suốt thời giam 2, 3 năm lên diễn đàn ĐT, chưa bao giờ trở ngại trường hợp bị biến dấu, nên mới nghĩ là cứ dùng công cụ Telex là ổn. Phải vậy không anh Triển?
Thành thử, mạo muội anh Triển, tôi viết như thế nếu có sai hoặc loài đuôi chồn, thằng này chả biết gì vi tính thì tôi cũng cười trừ. Vì quả thật như thế. Suốt 17 năm qua, tôi xử dụng vi tính là chỉ mò, chưa bao giờ học một khóa nào về chuyên môn hết.
Do đó anh cười tôi, tôi cũng cười vui vẻ lại mà thôi.
Chúc anh vui!

anh Tuấn,

tôi nói như vậy là bởi vì trong bài đầu anh nói câu: "không quan tâm" (một cách nói này bây giờ bên Việt Nam nghe có sự hỗn tạp giữa hờn dỗi, và trịch thượng :))), mặc dù tôi đang viết cho chị TK kia chứ đâu phải viết cho anh. Anh a-thần-phù nhảy vào "không quan tâm" rồi hôm nay viết bài kế tiếp anh lại đề cập lần nữa. Anh viết hai lần, cho nên tôi đánh dấu chấm than là đúng rồi. Nhưng anh không tự ti mặc cảm là tốt. Ý tôi cũng chỉ vậy thôi mà.

Còn phê bình anh bình loạn kiểu gõ, là vì đánh theo kiểu khác nhau, cũng có nghĩa là phải học gõ lại từ đầu. Mỗi kiểu gõ khác nhau, gõ một kiểu lâu năm, người ta quen rồi anh hiểu không? Chính anh đã viết đấy, 17 năm trường đấy! Phải thay đổi cách gõ để không bị lỗi dấu chấm, trong khi chỉ cần đánh thêm một nút thoát mà không đổi cách gõ, anh chọn giải pháp nào? ;) Nếu anh chưa biết, anh xem sự khác biệt trong ảnh minh họa bên dưới để học hỏi thêm:

http://www.forvn.com/forums/imagehosting/2147164caf30024.jpg

Bây giờ tham khảo xong, anh sẽ hiểu thôi.

Triển
08-01-2012, 10:11 PM
Bonus đêm nay hoa quỳnh lại nở
Sớm nở tối tàn, hồng nhan là bạc lẻ, à không bạc triệu. Thì ở Việt Nam người ta nói đó: hoa Quỳnh nở là sắp làm quan. Ăn Gì làm quan rồi, bây giờ lên chức gì đây ?

Hàn Sinh
08-02-2012, 05:47 AM
vâng anh Hàn Sinh,
dùng console gõ mệnh lệnh thì có nhiều phối hợp bàn phím rất bí hiểm (key combination), hihihihi còn dùng editor viết text thì nhất là dùng vi editor, mãi đến giữa 84, 85 mới có emacs. Nhưng mà quả thật tôi quên cái vụ nút thoát như anh Việt Đường nhắc, vì gõ xóa cũng nhanh chứ không có vấn đề gì nên thành quen rồi, bây giờ xử dụng phím thoát là "\" phải tập tí cho nhớ bởi vì muốn đánh dấu thoát này, bàn phím bên tôi cũng phải gõ phối hợp hai phím "Alt Gr" và "\". Nhưng mà tập không sao.
Có lẽ anh Triển hiểu lầm ý tôi muốn nói:

1/ CLI commands của Cisco và Juniper rất clear. Chúng rõ ràng ngay cả đối với các key combinations. Quả thật, network engineers đã quen dùng với chúng lâu năm hầu như ít có nhu cầu sử dụng GUI vì ít options hơn. Một điều tế nhị trong cấu trúc của CLI khiến nó trở thành powerful mà GUI không thể thay thế được là, các commands được build nestingly khiến cho engineers có thể issue ra được các commands vô cùng tổng quát cho đến các commands vô cùng chi tiết. Mà, troubleshoot engineers rất cần các commands thật là chi tiết để approaching problems.

2/ Trong designs và implementations, thông thường họ dùng text để viết routers/firewalls configurations trước rồi paste vào NVRAM của mỗi máy. Tuy nhiên, tôi đang đề cập đến việc làm của troubleshooting engineers hoặc làm việc tại chỗ hoặc access từ xa remotely.
Đối với các routers/firewalls/switches của các networks lớn hoặc ISPs mà routing table của chúng có thể từ vài trăm routes cho đến nửa triệu routes thì output của các commands "show" mà không khéo thu gọn, sẽ lên đến vài ngàn trang. Chưa nói đến việc có đủ thời gian để đọc được hết một out put dài dằng dặc như thế, mà với lượng out put khổng lồ, nó có thể làm crash luôn cả troubleshooting stations như chơi. Vì thế, engineers cần phải type các commands với các networks thật cụ thể trên mỗi router mà họ cần access và troubleshoot, nếu có thể được. Khó khăn khác nữa mà họ phải đối diện trong troubleshooting là, không ai biết được rằng mình sẽ cần issue những commands specific cho networks/subnets nào; trước khi access vào in trouble router/firewall để mà chuẩn bị text trước rồi paste những commands dài hơn hai ba dòng typing. Đó là với các network commands thông thường. Với các commands cho security encrytions, thì một command có thể dài hơn năm dòng text là thường.

Chuyện cũng thường xảy ra cho network engineers thiếu kinh nghiệm là họ messed up với remoted router để rồi bị disconnected. Vì thế, cho đến giờ ít người nào làm được việc troubleshooting bằng text, cut and paste. Tuy post trước tôi nói security engineers hầu như tuyệt đối không dùng hai key "]" và "\", sự thật là khi cần họ vẫn phải dùng đến chúng. Nhưng vì cẩn thận sợ chạm Enter key nên phải slow down khiến tốc độ typing bị chậm hơn nhiều. Do đó, ý tôi muốn nói là họ cố gắng tránh tối đa hai key đó trong typing...

Hàn Sinh.

Angie
08-02-2012, 05:55 AM
Quan gì thì quan, miễn sao ngon lành hơn nhà TC là được.

Học gõ telex đâu có khó gì đâu? Có hồi tui qua các phố bên VN, phố nào cũng chơi telex cho nên bỏ vài phút ra học s j f x r chút xíu là rồi. Mí lị bà con xài iphone ipad này nọ cũng phải xài telex mới vô 8 trong phố được mà, đâu có chỗ nào gõ 1234 với mấy cái dấu lộn xộn kia đâu?


http://techtivi.com/2011/06/17/cch-g-d%E1%BA%A5u-ti%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t-trn-ios-iphone-ipad-ipad-touch-4-x/
Cách Gõ Dấu Tiếng Việt Trên iOS (iPhone, iPad, iPad Touch) 4.x [/URL]

Từ phiên bản của hệ điều hành iOS 4.0, Apple tăng hổ trợ cho nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Việt. Các bạn chỉ cần kích hoạt hay activate tính năng nầy, bắng cách bấm theo thứ tự sau đây.


Bấm lên Settings (cài đặt)
General (tổng quát)
International (quốc tế)
Keyboard (bàn phiếm gõ)
Add new keyboard (thêm bàn phiếm gõ)
Chọn Vietnamese

[URL="http://techtivi.com/wp-content/uploads/2011/01/image2.png"]http://techtivi.com/wp-content/uploads/2011/01/image_thumb2.png (http://techtivi.com/2011/06/17/cch-g-d%e1%ba%a5u-ti%e1%ba%bfng-vi%e1%bb%87t-trn-ios-iphone-ipad-ipad-touch-4-x/)
Sau đó bạn có thệ gõ vô bất cứ với ứng dụng nào trên iPhone, iPad, iPod Touch với bàn phiếm. Bấm lên nút có hình quả địa cầu phía dưới hầu đổi qua hệ tiếng Việt hoặt tiếng Anh. Hệ thống đánh dấu tiếng Việt là Telex.
http://techtivi.com/wp-content/uploads/2011/01/image_thumb3.png (http://techtivi.com/wp-content/uploads/2011/01/image3.png) http://techtivi.com/wp-content/uploads/2011/01/image_thumb4.png (http://techtivi.com/wp-content/uploads/2011/01/image4.png)
Xin theo bảng hướng dẫn trên đây để đánh theo.
Thí dụ: muốn gõ
“Em đi lễ Chùa Hương” các bạn phải gõ:
”Em ddi leex Chuaf Huowng”
“quả bưởi”
”quar buoiwr”
“yểu điệu”
”yeeur ddieeuj”
“giận dỗi”
”giaanj dooix”
“bánh cuốn”
”banhs cuoons”
“nước mắm”
”nuocws mamws”
Các bạn chỉ cần bỏ chút thì giờ tập viết, sau sẽ quen…

Triển
08-02-2012, 07:12 AM
Có lẽ anh Triển hiểu lầm ý tôi muốn nói:
Tuy post trước tôi nói security engineers hầu như tuyệt đối không dùng hai key "]" và "\", sự thật là khi cần họ vẫn phải dùng đến chúng. Nhưng vì cẩn thận sợ chạm Enter key nên phải slow down khiến tốc độ typing bị chậm hơn nhiều. Do đó, ý tôi muốn nói là họ cố gắng tránh tối đa hai key đó trong typing...

Hàn Sinh.

Tôi đâu có hiểu lầm anh HS, cẩn thận hoặc không dùng thôi chứ đâu có gì :)





Quan gì thì quan, miễn sao ngon lành hơn nhà TC là được.
Ừ thì muốn hơn thì cứ hơn đi. Có nhiều cái để hơn lắm, ví dụ như .... hơn. :-P


Học gõ telex đâu có khó gì đâu?

Không ai nói học gõ Telex khó cả đọc kỹ rồi suy nghĩ sẽ hiểu. Đấy, chưa chi đã thấy em quan nhà mình hơn tôi một thứ rồi đấy.


Có hồi tui qua các phố bên VN, phố nào cũng chơi telex cho nên bỏ vài phút ra học s j f x r chút xíu là rồi.
Đấy lại tiếp tục hơn nữa rồi đấy. Người ta có bộ gõ riêng để dùng, sao lại phải xử dụng bộ gõ embed vào diễn đàn cho bị lệ thuộc
rồi còn phải học này học nọ thay đổi thói quen của mình một cách "không cần thiết" ;). Thấy chưa, lại .... hơn nữa rồi. :))



Mí lị bà con xài iphone ipad này nọ cũng phải xài telex mới vô 8 trong phố được mà, đâu có chỗ nào gõ 1234 với mấy cái dấu lộn xộn kia đâu?

Cũng lại .... hơn nữa đấy. Tự dưng phát thinh đi mua cái ipad bậy bạ về để surf vào diễn đàn?
Khi có máy ngon không chịu dùng ư. Để tất cả túm rụm bé xíu để làm gì nhỉ ? À, ngoài ra không
ai làm screenshot bằng cách rút cellphone ra bấm chụp ảnh cả. Muốn học nhờ chị TK chỉ cho. ;)
Em quan lại cũng .... hơn nữa rồi đó. :-P

http://a1.mzstatic.com/us/r1000/013/Purple/19/94/e7/mzl.awbamggl.320x480-75.jpg

V.I.Lãng
08-02-2012, 07:40 AM
Xin cha`o ca'c Anh Chi. ,

V thi` dda'nh theo kie^?u VIQR , nga`y cha^.p chu*~ng va`o die^~n dda`n tie^'ng Vie^.t , V kho^ng bie^'t dda'nh co' da^'u .

Sau na`y ho.c tu*` tu*` ne^n quen kie^?u dda'nh nhu* tre^n . Co`n TELEX & VNI thi` V chi.u thua :)

V nghe có nhiều bạn install key tiếng Việt gì đó, nó messed up với tiếng Anh etc ... nên V chưa bao giờ có bảng tiếng Việt trong máy của mình

Nhân đây V xin gửi một link , mà một chị đã gửi cho V đánh tiếng Việt, khÔng cần installation , vì mỗi lần V gửi thư đến chị , V hay viết không dấu , chị hay trách


http://www.angeltech.us/viet-anywhere/

Angie
08-02-2012, 08:14 AM
Cái Việt Key gì đó không có mess up phần tiếng Anh, V chỉ cần nhấn control chung với shift là nó trở về tiếng Anh. Cái này chỉ dùng cho khi vào facebook để oáng tiếng Việt đàng hoàng trong còm pu tờ xịn, còn ipad dỏm khỏi cần.

Angie
08-02-2012, 08:23 AM
http://a1.mzstatic.com/us/r1000/013/Purple/19/94/e7/mzl.awbamggl.320x480-75.jpg

nghe nói bỏ cái này vô tốn tí xìn, áp to lít pở rai $5.99, học 2 phút telex là xong vừa hoạt động trí óc, vừa đỡ mất công phúng điếu cho người dưng.

Angie
08-02-2012, 08:47 AM
Và bữa ni ông TC bùn nghỉu cho nên ông cà giựt, ở trên thì oánh tử tế, ở dưới ông soạn lại bổn cũ.

http://farm9.staticflickr.com/8145/7698517186_aeb4d082e1_b.jpg

Mưa PN
08-04-2012, 09:55 PM
Trời ơi! Càng đọc càng thấy thích nghen quý vị. Bản thân Mpn khi vào diễn đàn gõ VNI, còn khi dùng iphone thì TELE. Có lúc nhớ qua lại lộn xộn lắm. Có khi iphone cũng hơi quái, mình gõ bình thường mà chữ cứ nhảy thành chữ in hoa, nhằm lúc không đủ thì giờ rà soát lại là lại bị bạn bè trách. " Cô này hay viết hoa bừa bãi, sai chính tả đó nghe ". Con gái Mpn xài phone gì của Hàn Quốc đó lại gõ kiểu VNI.

Ba tháng trước, Mpn đã gởi bản chỉ dẫn trên đây cho người bạn để biết cách xài TELE cho IPHONE mà bạn ấy không quen vẫn gõ cách cũ,giống như Mr Triển nói: Viet.net gì đó.
@ Anh Tuấn Nguyễn thân mến ơi! Chúng ta đều là người Việt mà, đâu có sự chia cắt nào đâu. Có duyên sinh hoạt chung một thi đàn nên chia sẻ kinh nghiệm với nhau là điều nên lắm chứ! Giữ gìn tiếng Việt trong sáng - đó mới là mục đích chính của chúng ta phải không? Happy family nha... hehehe.
@ Anh Hàn Sinh ơi! Chỉ cần có tấm lòng, có sở thích, anh hãy mạnh dạn cầm bút, viết ra bất cứ cái gì đến trong suy nghĩ của anh. Những điều anh viết có thể không hay với người này, lại hấp dẫn với người kia. Viết để luyện trí nhớ, để giảm áp lực, để bộ óc của chúng ta không bị lão hóa trước tuổi nhé anh.

Triển
08-04-2012, 10:43 PM
nghe nói bỏ cái này vô tốn tí xìn, áp to lít pở rai $5.99, học 2 phút telex là xong vừa hoạt động trí óc, vừa đỡ mất công phúng điếu cho người dưng.
Rứa là bình thường không hoạt động trí óc hỉ ? ;)

Hàn Sinh
08-05-2012, 08:48 AM
@ Anh Hàn Sinh ơi! Chỉ cần có tấm lòng, có sở thích, anh hãy mạnh dạn cầm bút, viết ra bất cứ cái gì đến trong suy nghĩ của anh. Những điều anh viết có thể không hay với người này, lại hấp dẫn với người kia. Viết để luyện trí nhớ, để giảm áp lực, để bộ óc của chúng ta không bị lão hóa trước tuổi nhé anh.Chào Mưa PN,

Cảm ơn Mưa PN đã có lời...
Bản thân HS tự xét, về tấm lòng... thì mình có thừa. Nhất là, lòng thành thật và sự thẳng thắn. Chưa bao giờ tỏ ra là kẻ yếu đuối, nên chắc chắn sự mạnh dạn cũng chẳng thiếu!:)

Có lẽ, Mưa cũng chưa hiểu được rằng, người ta luyện trí nhớ, làm giảm áp lực (stress trong cuộc sống và công việc, ý của Mưa PN?), hoặc làm chậm việc lão hóa của khả năng tư duy, suy tư (chữ của Mưa là, "bộ óc") của chúng ta; không phải chỉ là ưu thế của việc viết lách? Vì, các bác sĩ về tâm lý sẽ cho chúng ta những danh sách dài dằng dặc các việc làm bổ ích khác, chứ không phải chỉ việc viết lách mà thôi!

HS chỉ không hoặc ít ra chưa hề có hứng thú với việc viết lách chỉ vì ngao ngán nhìn thấy những tiến trình lệch lạc của nhiều "văn nhân", "thi sĩ" thời hiện đại:

Lẽ ra, họ nên trau dồi và nắm vững ngôn ngữ của mình đang sử dụng. Trong đó có việc hiểu rõ về ngữ vựng, văn phạm... là các điều kiện tối thiểu. (chính tả chỉ là điều râu ria, dù cũng cần phải chú ý). Vì đó là việc làm đầu tiên và căn bản, cho người cầm bút. Ít nhất, trong môi trường học đường!

Thứ đến, KHẢ NĂNG ĐỌC để hiểu được nội dung những gì đọc được nhằm PHÂN TÍCH và GẠN LỌC các dữ kiện, sự kiện có giá trị trong việc đọc sách báo. Việc này là tối cần thiết ngay cả cho học trò làm luận văn trong lớp học; Chưa kể khi phải đề cập tới các thể loại văn xuôi, văn vần khác nữa...

1/ Bên trên, HS chỉ đề cập đến vài yếu tố vô cùng căn bản... trong hằng hà những nhu cầu kỹ thuật để viết văn, thơ!

Về giá trị nội dung văn chương và xã hội, một tác phẩm dù chỉ là truyện ngắn vớ vẩn, được định giá qua các yếu tố; trong đó bao gồm sơ khởi từ hiểu biết, khả năng nhận định và đánh giá, sự suy luận của tác giả... Đó là chưa nói đến nhân sinh quan, viễn kiến trong những bối cảnh xã hội có liên quan...

2/ Nội dung thứ hai vừa kể bên trên, nếu một văn nhân thật sự cần phải viết đầy đủ, có lẽ ông/bà ấy sẽ khai triển và làm được một tiểu luận từ vài chục cho đến trăm trang đánh máy, chứ chẳng chơi đâu!

HS ngao ngán khi nhìn thấy tiến trình viết lách của các "văn nhân", "thi sĩ" đời nay; vì ngay cả phần 1/ mà mình vừa mới kể ra; họ đã chưa qua được... mà đã làm những việc liều lĩnh bơi ra biển xa(!)
Có lẽ họ cầm bút viết, nhưng lại coi thường ngay cả ngòi bút của chính mình???...
Có những việc HS không làm được, dù điều đó rất dễ dàng đối với nhiều người khác!


Người ta mải mê kiếm tìm phương pháp giảm stress trong đời sống, vì họ vô tình hoặc cố ý ĐÃ trót mang chúng vào người.
Giải thoát duy nhất ra khỏi các áp lực mà Mưa PN đang nói đến, từ ngày còn bé HS đã ngộ ra được một điều vô cùng đơn giản: không vì LỢI DANH. Từ ngày biết được điều này, HS chưa bao giờ cảm thấy bị áp lực nào chế ngự được mình... Đơn giản thế thôi!

Hai ngàn rưởi năm trước, có lẽ Đức Phật Thích Ca chỉ dạy đơn sơ như thế mà thôi!
Nhưng cho đến nay, người ta đã xây dựng được cả một tôn giáo lớn đứng hàng Nhất-Nhì thế giới. Với hàng chục vạn bộ kinh sách chứa đựng những điều đơm đặt vào miệng Đức Phật, những điều mê tín, và bao nhiêu chùa chiền khắp nơi trên thế giới, thương vụ mua bán cái kiến thức quý báu do Đức Phật để lại này, đã nuôi sống và làm giàu cho biết bao người và bao nhiêu thế hệ từ ngàn xưa cho đến nay!

Nếu Đức Phật Thích Ca thật sự có quyền năng đặc biệt nào đó, hẳn Ngài đã ngăn chặn việc mua bán bất chính này từ thời hồng hoang!b-)

Hàn Sinh.

Lòng Như Gió
08-06-2012, 09:13 AM
Khi thấy mạch bài này được mở ra, em những mong anh chị nào đó tốt bụng và giỏi môn cắt dán sẽ cắt và dán một hoặc vài bài về cách đặt dấu trong văn bản, ví dụ trước và sau dấu chấm, dấu phẩy thì có hay không có khoảng trắng, vân vân... Nhưng mãi đến giờ, điều đó chưa ai thực hiện cả. (Cắt và dán không phải sở trường của em, em chỉ mong ai đó làm rồi thì mình xem ké thôi.)

Em không nghĩ rằng điều đó là thừa, vì em không nghĩ rằng tất cả mọi người đều đã biết đủ và biết đúng những quy luật đặt dấu trong văn bản rồi. Ví dụ trường hợp một người ở trong nước, em đoán là gõ kiểu VNI (vì sinh sống ở miền Nam), không thể đổ thừa cho kiểu gõ VIQR, vậy nếu đặt dấu bừa thì lý do là vì chưa nắm rõ quy luật hay vì không thèm để ý luật hay vì cái gì?

Thật ra, đọc những đoạn hoặc câu văn có dấu câu đặt rất tự do, không theo quy luật nào, em hoàn toàn chẳng thấy đau mắt hay đau gì cả.

Sẵn có dịp, chào anh Hàn Sinh. Em mong anh nếu có nhã hứng bàn thảo ở mạch bài này thì tập trung bàn vào chủ đề về “dấu trong văn bản”, hơn là chê bai những “văn nhân”, “thi sĩ” đời nay, nhân tiện anh tự khen mình, và giải thích nhiều về lý do vì sao anh không cầm bút (một lý do mà em thấy là kỳ cục). Quan điểm của em là thế. Anh có thấy sai, và mắng, và không thấy em vào trả lời, mong anh không phiền. Vì sau đây em sẽ đi ngủ và sau đó sẽ dậy đi làm, có thể sẽ không nhớ mò vào đây trong vài ngày nữa.

Cảm ơn anh Hàn Sinh và các anh chị.

Triển
08-06-2012, 11:38 PM
Em không nghĩ rằng điều đó là thừa, vì em không nghĩ rằng tất cả mọi người đều đã biết đủ và biết đúng những quy luật đặt dấu trong văn bản rồi. Ví dụ trường hợp một người ở trong nước, em đoán là gõ kiểu VNI (vì sinh sống ở miền Nam), không thể đổ thừa cho kiểu gõ VIQR, vậy nếu đặt dấu bừa thì lý do là vì chưa nắm rõ quy luật hay vì không thèm để ý luật hay vì cái gì?


Đổ thừa cho kiểu gõ VIQR là do tôi nêu ra nè. Vì tôi không thể tưởng tượng được rằng mọi người không biết cái vụ ngữ pháp rất nhỏ nhoi này. Tuy nhiên một khía cạnh bào chữa nữa cho lý lẽ của tôi, mà tôi chưa đưa ra là đọc sách, báo nữa đó cô Gió. Tôi chưa từng thấy quyển sách nào đánh dấu chấm có khoảng cách sai cả. Không lẽ suốt đời những người viết hay để cách khoảng trống trước và sau dấu chấm, dấu phẩy đó, không có đọc sách, đọc báo? (hm, dường như biện hộ này không vững lắm, mà kệ cứ nêu ra đại. :)) )

Một điểm nữa như Gió và tôi đều vì lý do nào đó như không để ý, không nhớ, không biết, không muốn hoặc lý do kỹ thuật mà điều đó xảy ra, đó là quy luật xuống hàng thụt vào đầu dòng. Riêng tôi thì xin thú thật là vì lý do kỹ thuật rồi mặc kệ luôn, vì không mặc kệ cũng chẳng biết phải làm thế nào :). Tôi viết lúc xuống hàng ở đầu dòng luôn thụt vào ở diễn đàn, nhưng khi bấm nút "gửi trả lời" thì cái Rich Text Editor này của diễn đàn lưu vào kho dữ liệu lại "cắt mất" cái khoảng trống "thụt" của mình, thế rồi hiện ra không có cách đầu dòng. Thế là phát thinh tôi bị sai chính tả. hihihi :)

ốc
08-06-2012, 11:42 PM
Khi thấy mạch bài này được mở ra, em những mong anh chị nào đó tốt bụng và giỏi môn cắt dán sẽ cắt và dán một hoặc vài bài về cách đặt dấu trong văn bản, ví dụ trước và sau dấu chấm, dấu phẩy thì có hay không có khoảng trắng, vân vân...

Em xin xung phong giải đáp cái nghi vấn về cách đặt dấu câu trong tiếng Việt, trước tiên là để tỏ ra em rất hiểu biết, và đồng thời cũng là để tỏ ra em rất ga lăng với phụ nữ mà đại diện là chị Gió khả uý.

Thực ra nguyên tắc đặt dấu câu tuỳ thuộc vào phương tiện: ghi chép bằng tay hay là in ấn bằng máy.

Khi còn bé đi học trong trường phổ thông cơ sở trong giai đoạn tiền-internet thì ta chuyên môn viết bằng tay, viết loại chữ có móc ở nét cuối (cursive), lúc ấy thầy cô giáo bảo nên viết các dấu câu cách ra một khoảng để dễ đọc, tránh bị nhầm lẫn hay đọc sót một vài dấu câu vì nom giống các nét móc của chữ cái. Hơn nữa, viết bằng tay ta luôn có thể viết cố thêm một dấu câu vào cùng một giòng, hoặc đem thêm một chữ xuống giòng kế tiếp để viết cùng với dấu câu.

Ngược lại, sách báo và trang mạng được sắp xếp bằng máy móc tự động, dùng loại chữ chân phương không có nét móc đá lên bay bướm thì không cần xếp các dấu câu tách rời ra cho rõ ràng. Và chả dám nói ngoa, bản tính của máy móc là rất kiêu hãnh cho nên máy móc không hề biết gia giảm khi cần thiết. Nếu đánh dấu câu tách rời ra thì sẽ xảy ra những trường hợp dấu câu bị rơi xuống đầu giòng kế tiếp, nom rất vô duyên, thiếu lịch sự và kém văn hoá. Đây là lý do bác Tuấn Nguyễn có triệu chứng lâm sàng là khi đọc bị đau mắt, vì bác đã quen với nguyên tắc của máy móc sau một quá trình hoạt động nghiệp vụ thâm niên trong ngành nhồi sọ.

Khi viết tiểu luận trong trường đại học, em phải viết (đánh máy) theo nguyên tắc từ một quyển sách chỉ dẫn được sử dụng rộng rãi trong học đường và cả trong văn phòng ở Mỹ: The Bedford Handbook (http://bcs.bedfordstmartins.com/bedhandbook7enew/Player/Pages/Main.aspx).

http://covers.openlibrary.org/b/id/6466829-M.jpg

Nói chung là tất cả dấu câu đều viết liền sát chữ, không có khoảng cách ở trước và luôn có khoảng cách ở sau dấu câu - ngoại trừ các dấu ngoặc (đơn, kép, vuông, nhọn hay cong cong) thì không có khoảng cách ở sau dấu mở ngoặc. Dấu chấm, ba chấm và phẩy luôn đứng trong ngoặc kép (viết liền nhau, không có khoảng cách). Dấu chấm hỏi, chấm than, chấm phẩy và hai chấm luôn đứng ngoài ngoặc kép (cũng liền nhau, không có khoảng cách) - trừ trường hợp cái dấu ấy thuộc phần trích dẫn nguyên văn.

Đấy, cơ bản nó là như thế.

Tuấn Nguyễn
08-07-2012, 12:28 AM
Một điểm nữa như Gió và tôi đều vì lý do nào đó như không để ý, không nhớ, không biết, không muốn hoặc lý do kỹ thuật mà điều đó xảy ra, đó là quy luật xuống hàng thụt vào đầu dòng. Riêng tôi thì xin thú thật là vì lý do kỹ thuật rồi mặc kệ luôn, vì không mặc kệ cũng chẳng biết phải làm thế nào :). Tôi viết lúc xuống hàng ở đầu dòng luôn thụt vào ở diễn đàn, nhưng khi bấm nút "gửi trả lời" thì cái Rich Text Editor này của diễn đàn lưu vào kho dữ liệu lại "cắt mất" cái khoảng trống "thụt" của mình, thế rồi hiện ra không có cách đầu dòng. Thế là phát thinh tôi bị sai chính tả. hihihi :)
Chào anh Triển,
Xin lỗi anh Triển cho phép tôi được nói hớt, đó là việc sang hàng, thụt vô đầu dòng. Từ lâu tôi vẫn lấy làm lạ vì trường hợp này. Chương trình không cho phép, vậy mà tôi cứ cố. Hi! hi! hèn gì quý vị sang hàng bằng cách để trống một hàng.

Triển
08-07-2012, 01:45 AM
Chào anh Triển,
Xin lỗi anh Triển cho phép tôi được nói hớt, đó là việc sang hàng, thụt vô đầu dòng. Từ lâu tôi vẫn lấy làm lạ vì trường hợp này. Chương trình không cho phép, vậy mà tôi cứ cố. Hi! hi! hèn gì quý vị sang hàng bằng cách để trống một hàng.
anh Tuấn,
nói như tôi, có nghĩa là khi tôi xử dụng nút "Tab" để đẩy chữ đầu dòng mình muốn thụt vào sau khi xuống hàng, lúc bấm gửi đi thì nó trơ trơ. Nghĩa là khoảng cách tôi thụt vào đó không hiện ra. Là vì cái RTE này khó chịu, hắn bắt mình phải xử dụng cái phiên bản RTE có nhiều chức năng ấy nó mới chịu. Trong cái editor đó có cái nút "thụt vào" (increase indent), và nếu bấm nút đó thì nó sẽ gắn vào hai thẻ lệnh BBCode 'indent' ... '/indent', lúc bấy giờ cái RTE này mới chịu thụt vào thật sự theo ý muốn của anh.

http://i49.tinypic.com/2gse8sw.png

Tuy nhiên, nó không thụt một hàng mà nó quất thụt một chương (block) luôn :)). Cho nên có thụt cũng như không thụt. Mình chỉ muốn một hàng, hắn quất cả đống.

Vì vậy đúng như anh đoán là bản thân tôi thì tôi xuống thêm một hàng nữa cho thấy có sự ngăn cách ra. Người khác thì tôi không rõ.

Tuấn Nguyễn
08-07-2012, 02:00 AM
Cảm ơn anh Triển đã giải thích!
Tôi hiểu rồi.

Lòng Như Gió
08-07-2012, 07:26 AM
Em xin xung phong giải đáp cái nghi vấn về cách đặt dấu câu trong tiếng Việt, trước tiên là để tỏ ra em rất hiểu biết, và đồng thời cũng là để tỏ ra em rất ga lăng với phụ nữ mà đại diện là chị Gió khả uý.


Em cảm ơn anh Ốc khả kính rất nhiều về sự rất hiểu biết và rất ga lăng của anh.

Hàn Sinh
08-07-2012, 06:25 PM
Rõ là quý hóa quá: văn nhân, thi sĩ thời nay chỉ cần học mót được một phần của cách chấm câu là đã ngang vai phải lứa với Leon U rít, Tôn Xì Toy, E rít Ma gi a Rề Mạt... mất rồi! Khéo lại, cũng đã ngang bằng với bọn ấy từ khuya lơ khuya lắc, khi còn chửa biết cách đặt/bỏ dấu chấm câu nữa, đấy nhỉ(?)

Giá mà mót thêm được vài điều là, cũng còn ít ra cả chục dấu khác ngoài các dấu móc (đơn, kép, cong, nhọn... ) mà người ta bị bắt buộc hoặc PHẢI bỏ một khoảng cách (space) trước nó, hoặc là PHẢI viết liền sau nó mà KHÔNG ĐƯỢC PHÉP chừa khoảng cách nào cả... ; thì chắc GG Ma quét, Mác Sim, Sêch' Xì Bia, rồi cả Đót cũng phải xách dép chạy không kịp với các nhà văn, nhà thơ hiện đại của xứ Annam ta mất thôi!

Nhẩm lại câu này của Bà Chúa Thơ Nôm, càng nghe lại càng thấm:

Một đàn thằng ngọng đến xem chuông,
Chúng bảo nhau rằng “ấy ái uông”.

Lẽ nào câu thơ diễu cợt hằng trăm năm trước của Bà Chúa vẫn còn áp dụng được nhỉ?
Xưa cứ nghĩ là nữ sĩ Bắc Kỳ đanh đá... Nhưng nay thấy bà chẳng ngoa tẹo nào!

Văn nhân, thi sĩ thời nay danh giá đến thế, thì xin nhường cho những kẻ háo danh vậy!:)):)):))

ốc
08-07-2012, 09:47 PM
Em cảm ơn anh Ốc khả kính rất nhiều về sự rất hiểu biết và rất ga lăng của anh.

Chị Gió chả cần cảm ơn em làm gì cho nó khách sáo (kẻo có đứa thiếu hiểu biết và thiếu ga lăng nó ghen ầm ĩ xong rồi hờn mát bỏ đi biệt tăm một thời gian). Chị với em như thế nào thì cả phố ai cũng biết tỏng rồi (ngoại trừ anh Tabalo vô tâm).

Hàn Sinh
08-07-2012, 11:07 PM
Đến là chán những đứa trời ơi đất hỡi:

Đang trả lời post của Mưa PN, bỗng dưng gặp đứa hâm hấp, ngọng líu ngọng lo, không biết viết; nó chõ mỏ vào phá rối... Ai thèm động đến thứ dở hơi ấy, mà bảo là thèm lời khen galant với lại hiểu biết của nó?...
Lời khen của đứa dở hơi, không thật tính người; thì chỉ những kẻ không thật tính người đại loại giống như nó mới thèm thuồng và trân quý!

Thế mà cũng có đứa dở hơi khác đã chẳng biết đọc, lại cứ tưởng người khác ganh ghét với mình!
Thế mới hay, đến cả những đứa ngọng nghịu không biết viết lẫn không biết đọc mà vẫn cho rằng ngọng nghịu cũng là thiên phú của riêng mình. Quý cái ngọng của chúng đến thế, nên tưởng tha nhân cũng phải đến thèm cái ngọng nghịu di truyền trong gia tộc nhà nó mà ghen tỵ(!)

Nếu phải thèm chi câu khen của đứa dở hơi không biết viết, thì chẳng ai giữ những chục dấu câu thay đổi kia lại, không nói ra; và nhường hẳn tiếng galang và hiểu biết cho đứa dở hơi không biết đọc đó rặn ốc ra mà tìm, để đươc lời khen của đứa hâm hấp không biết viết kia vậy! :)):)):))

Triển
08-07-2012, 11:10 PM
Khi viết tiểu luận trong trường đại học, em phải viết (đánh máy) theo nguyên tắc từ một quyển sách chỉ dẫn được sử dụng rộng rãi trong học đường và cả trong văn phòng ở Mỹ: The Bedford Handbook (http://bcs.bedfordstmartins.com/bedhandbook7enew/Player/Pages/Main.aspx).

http://covers.openlibrary.org/b/id/6466829-M.jpg

Nói chung là tất cả dấu câu đều viết liền sát chữ, không có khoảng cách ở trước và luôn có khoảng cách ở sau dấu câu - ngoại trừ các dấu ngoặc (đơn, kép, vuông, nhọn hay cong cong) thì không có khoảng cách ở sau dấu mở ngoặc. Dấu chấm, ba chấm và phẩy luôn đứng trong ngoặc kép (viết liền nhau, không có khoảng cách). Dấu chấm hỏi, chấm than, chấm phẩy và hai chấm luôn đứng ngoài ngoặc kép (cũng liền nhau, không có khoảng cách) - trừ trường hợp cái dấu ấy thuộc phần trích dẫn nguyên văn.

Đấy, cơ bản nó là như thế.

Áp dụng văn phạm (viết, ấn loát, văn bản) Mỹ cho tiếng Việt có đúng không? Chỗ in đậm trong trích dẫn mang xử dụng cho tiếng Việt dường như không đúng đâu.
( http://ngonngu.net/index.php?p=93 )

ốc
08-08-2012, 09:15 AM
Bây giờ người Việt dùng máy tính nhiều, trong đó các hệ thống điều hành và chương trình xử lý thông tin phần nhiều là xuất bản ở Mỹ hoặc là được soạn bằng tiếng Anh và theo ngữ pháp Anh, cho nên ở Việt nam khi dùng máy tính thì sử dụng cách đặt dấu câu theo ngữ pháp Anh cũng thích hợp, tránh bị báo lỗi khi đánh máy (như trong Microsoft Word, Corel Word Perfect). Em có nói ngay là cách đặt dấu câu hoàn toàn tuỳ thuộc vào phương tiện.

Phần giới thiệu thêm cuốn sách kia là nói riêng trường hợp cá nhân, chả bắt ai theo cả. Viết lách có đủ kiểu, chứ chả cần phải rập khuôn như là chụp ảnh nghệ thuật, suốt đời chỉ có một đề tài, một bố cục, một khoảng cách, chỉ cần chỉnh máy ở một khẩu độ rồi bước lùi mấy bước chân là chụp được ảnh đem khoe.

Camel
08-08-2012, 12:43 PM
Đến là chán những đứa trời ơi đất hỡi:

Đang trả lời post của Mưa PN, bỗng dưng gặp đứa hâm hấp, ngọng líu ngọng lo, không biết viết; nó chõ mỏ vào phá rối... Ai thèm động đến thứ dở hơi ấy, mà bảo là thèm lời khen galant với lại hiểu biết của nó?...
Lời khen của đứa dở hơi, không thật tính người; thì chỉ những kẻ không thật tính người đại loại giống như nó mới thèm thuồng và trân quý!



Anh Hàn Sinh, anh chụp hình pro nhưng chành chọe , nói xỏ nói xiên còn yếu lắm !!!
Tôi đọc cả một đoạn mà vẫn chưa dám chắc anh đang ám chỉ cái Gió ... nếu là thật thì chỉ cần "đồ phải Gió" là thiên hạ sẽ hiểu ngay tấp lự , chi mà phải dài dòng để mang tiếng gây gỗ bắt nạt phụ nữ .




Thế mà cũng có đứa dở hơi khác đã chẳng biết đọc, lại cứ tưởng người khác ganh ghét với mình!
Thế mới hay, đến cả những đứa ngọng nghịu không biết viết lẫn không biết đọc mà vẫn cho rằng ngọng nghịu cũng là thiên phú của riêng mình. Quý cái ngọng của chúng đến thế, nên tưởng tha nhân cũng phải đến thèm cái ngọng nghịu di truyền trong gia tộc nhà nó mà ghen tỵ(!)

Nếu phải thèm chi câu khen của đứa dở hơi không biết viết, thì chẳng ai giữ những chục dấu câu thay đổi kia lại, không nói ra; và nhường hẳn tiếng galang và hiểu biết cho đứa dở hơi không biết đọc đó rặn ốc ra mà tìm, để đươc lời khen của đứa hâm hấp không biết viết kia vậy! :)) :)) :))


Người xưa có nói chỉ có làm con công mới khoe lông khoe cánh, chứ làm thằng du côn thì lại càng nên ngắn gọn , ban ngay chữ "đù" cho đối tượng là xong việc .

Anh Hàn Sinh đem gia tộc nhà bác Ốc ra mắng quả thật có to gan , cả cái phố này ai cũng biết bác Ốc là người "hay chữ" , ngay cả Cụ Đậu còn phải kiêng dè ... tôi chờ coi anh sẽ "gan lì" được đến đâu , ở phố này anh hùng hảo hán lâu lâu múa gươm múa kiếm chan chát nhưng được cái không đánh hội đồng . Cuộc vui chữ nghĩa chỉ mới bắt đầu mong cả 2 anh đừng bỏ cuộc chơi để phố xá có chỗ tiêu khiển , cái phố này ai cũng như thiền sư tabalo thì sớm muộn cũng dẹp tiệm mất ! ;)

honhảiâu
08-08-2012, 07:13 PM
, cái phố này ai cũng như thiền sư tabalo thì sớm muộn cũng dẹp tiệm mất ! ;)
Cho iem cười hong thùi mụi một phát... =))
Chừ mới nuốt nước miếng thầm thì: Cái phố này ai cũng khoe lông, khoe cánh riết thành kông kông hết ạ.!!
:P

maiyeuthuong
08-08-2012, 08:53 PM
Cho iem cười hong thùi mụi một phát... =))
Chừ mới nuốt nước miếng thầm thì: Cái phố này ai cũng khoe lông, khoe cánh riết thành kông kông hết ạ.!!
:P

Chị ơi, em thì lại nghĩ: Cái phố này ai cũng khoe móng, khoe vuốt riết thành cái sở thú ạ.

Triển
08-08-2012, 08:54 PM
Bây giờ người Việt dùng máy tính nhiều, trong đó các hệ thống điều hành và chương trình xử lý thông tin phần nhiều là xuất bản ở Mỹ hoặc là được soạn bằng tiếng Anh và theo ngữ pháp Anh, cho nên ở Việt nam khi dùng máy tính thì sử dụng cách đặt dấu câu theo ngữ pháp Anh cũng thích hợp, tránh bị báo lỗi khi đánh máy (như trong Microsoft Word, Corel Word Perfect). Em có nói ngay là cách đặt dấu câu hoàn toàn tuỳ thuộc vào phương tiện.

Phần giới thiệu thêm cuốn sách kia là nói riêng trường hợp cá nhân, chả bắt ai theo cả. Viết lách có đủ kiểu, chứ chả cần phải rập khuôn như là chụp ảnh nghệ thuật, suốt đời chỉ có một đề tài, một bố cục, một khoảng cách, chỉ cần chỉnh máy ở một khẩu độ rồi bước lùi mấy bước chân là chụp được ảnh đem khoe.

À thì ra là cô Gió hỏi quy luật viết lách tiểu luận hay đại sự của riêng chàng Ốc nhà mình. Cho nên phải "xung phong" mang sách Mỹ ra để minh chứng cái lái xe leo lề. ;)
Để tôi nhờ chị Góc mang sách Tây, tôi mang sách Đức, Tà Áo Xanh mang sách Úc ra cho nó đa chiều nhé. :))

ốc
08-08-2012, 09:25 PM
Em xung phong nghĩa là em xin đi trước cho mọi người theo đà mà tham gia thảo luận nghiêm túc (thay vì vào để tự khen mình) đấy anh Triển. Em nghĩ người nào muốn áp dụng cách đặt dấu của nước nào cũng được, miễn sao trước sau như một cứ tuân theo một cách ấy thì cũng đã khá lắm rồi, còn hơn là lúc thế này lúc thế khác. Nhân tiện em hỏi thế anh Triển theo cách đặt dấu câu của Đức hay của Việt nam (http://ngonngu.net/index.php?p=93)? (http://ngonngu.net/index.php?p=93%29?) Xem trong mấy bài anh Triển viết thì em không đoán ra được vì em thấy có khi anh để dấu ở trong ngoặc kép, có khi ở ngoài. Để chỗ nào thì mới đúng hở anh?

Triển
08-08-2012, 09:50 PM
Em xung phong nghĩa là em xin đi trước cho mọi người theo đà mà tham gia thảo luận nghiêm túc (thay vì vào để tự khen mình) đấy anh Triển. Em nghĩ người nào muốn áp dụng cách đặt dấu của nước nào cũng được, miễn sao trước sau như một cứ tuân theo một cách ấy thì cũng đã khá lắm rồi, còn hơn là lúc thế này lúc thế khác. Nhân tiện em hỏi thế anh Triển theo cách đặt dấu câu của Đức hay của Việt nam (http://ngonngu.net/index.php?p=93)? (http://ngonngu.net/index.php?p=93%29?) Xem trong mấy bài anh Triển viết thì em không đoán ra được vì em thấy có khi anh để dấu ở trong ngoặc kép, có khi ở ngoài. Để chỗ nào thì mới đúng hở anh?
Tôi có tự cho mình viết đúng đâu mà Ốc hỏi đố ;). Tôi chỉ nêu cái sai của Ốc vì Ốc tuyên bố câu cuối cùng rất mạnh dạn: căn bản là thế đấy. Như là áp dụng cho tiếng Việt vậy thôi hà. Cái cô Gió muốn hỏi là văn bản quy định ngữ pháp tiếng Việt cơ. Hay tôi cũng hiểu sai ? Dường như trong mạng cũng có cả văn bản quy định ngữ pháp cho hành chính của bộ nội vụ Việt Nam nữa đó, nhưng đọc thấy không có viết về xử dụng dấu trong câu nên tôi không "xung phong" mang vào. :) Chuyện nhỏ thôi, tôi thấy Ốc tuyên bố sai, thì tôi đưa link đi cho đọc. Còn Ốc nghĩ Ốc không tuyên bố sai thì thôi chứ có gì đâu. :)

Lòng Như Gió
08-09-2012, 07:11 AM
Em xin phép anh chủ thread Tuấn Nguyễn cho em được tán gẫu một phút với anh Cà.

Anh Cà nói: “ở phố này anh hùng hảo hán lâu lâu múa gươm múa kiếm chan chát nhưng được cái không đánh hội đồng”, em hơi băn khoăn. May là không thường xuyên theo sát tình hình thời sự trên phố, mà em còn nhận thấy các anh chị (gồm anh hùng lẫn không anh hùng), rất hay “đánh hội đồng” chị Sen, mỗi khi chị ấy quá hăng trong việc dán tin “đa chiều”.

Giờ quay lại chủ đề chính:


Cái cô Gió muốn hỏi là văn bản quy định ngữ pháp tiếng Việt cơ. Hay tôi cũng hiểu sai ?

Em xin thưa với anh Triển, ý em muốn hỏi xem ai có một bài đầy đủ về quy luật đặt dấu trong văn bản theo các kiểu phổ biến với người Việt, như kiểu Việt, kiểu Pháp, kiểu Anh – Mỹ, còn kiểu Đức nhà anh Triển thì em không có nhu cầu tìm hiểu nhiều lắm.

Trong tay em có tập sách nọ, trong đó có bài nọ viết về quy luật đặt dấu câu theo kiểu Pháp, và theo kiểu Anh, liệt kê đầy đủ các loại dấu câu trên đời, ghi rõ trước và sau dấu nào thì không có hoặc có khoảng trắng, nếu có khoảng trắng thì một hay hai khoảng. Nhưng sau khi đọc kỹ, em thấy có chỗ sai. Vì vậy, em không đem dán vào đây. Giá mà quen biết tác giả, em đã viết thư cho ông ấy để hỏi cho ra lẽ. Đằng này không quen, nên thôi, em chẳng rảnh đến nỗi lên mạng phân tích cái sai, cái dở của người viết sách, nhân tiện tự khen mình, và giải thích lý do vì sao mình không viết sách, vân vân…

Em nhận thấy thiện ý của anh Ốc khi xung phong mang vào một cuốn sách chưa phải là “đa chiều”, vì phải như thế thì anh Triển mới có chỗ để vào cãi cọ cho nó thêm phần đa chiều chứ.

Hôm nay em mới không ngần ngại thể hiện sự ủng hộ của mình với anh Ốc, vì nói theo (mẫu câu của) anh Ốc, giữa em và anh ấy thế nào thì cả phố biết tỏng rồi, chỉ anh Tabalo vô tâm mới chưa biết (!)

Triển
08-09-2012, 08:06 AM
Em xin thưa với anh Triển, ý em muốn hỏi xem ai có một bài đầy đủ về quy luật đặt dấu trong văn bản theo các kiểu phổ biến với người Việt, như kiểu Việt, kiểu Pháp, kiểu Anh – Mỹ, còn kiểu Đức nhà anh Triển thì em không có nhu cầu tìm hiểu nhiều lắm.

Rất chính xác, cô Gió ngồi ở Việt Nam mà có nhu cầu tìm hiểu cách viết nước ngoài để làm gì, chưa tính là nửa nạc nửa mỡ, mang văn phạm ngữ pháp, quy luật ngôn ngữ nước người cắm một phát lên ngôn ngữ nước mình thì nó chẳng ra cái gì cả. Từ căn bản đã sai rồi thì không có nhu cầu là phải rồi. ;)

Lòng Như Gió
08-09-2012, 08:27 AM
Rất chính xác, cô Gió ngồi ở Việt Nam mà có nhu cầu tìm hiểu cách viết nước ngoài để làm gì, chưa tính là nửa nạc nửa mỡ, mang văn phạm ngữ pháp, quy luật ngôn ngữ nước người cắm một phát lên ngôn ngữ nước mình thì nó chẳng ra cái gì cả.

Em lại xin thưa với anh Triển, ngồi ở Việt Nam không có nghĩa là không có nhu cầu tìm hiểu cách viết nước ngoài, không có nghĩa là không bao giờ viết tiếng nước ngoài hoặc không bao giờ giao tiếp với người nước ngoài. Em chỉ đơn giản là ít có nhu cầu tìm hiểu kiểu Đức so với các kiểu Mỹ, Anh, Pháp thôi anh.

Triển
08-09-2012, 08:37 AM
Em lại xin thưa với anh Triển, ngồi ở Việt Nam không có nghĩa là không có nhu cầu tìm hiểu cách viết nước ngoài, không có nghĩa là không bao giờ viết tiếng nước ngoài hoặc không bao giờ giao tiếp với người nước ngoài. Em chỉ đơn giản là ít có nhu cầu tìm hiểu kiểu Đức so với các kiểu Mỹ, Anh, Pháp thôi anh.

Mạch này có tựa là "Các dấu trong văn bản tiếng Việt", và anh Tuấn ban đầu than phiền các người viết trong này. Và ở đây ai cũng viết tiếng Việt trong diễn đàn ngoại trừ trích dẫn trực tiếp ngoại ngữ. Cô Gió càng ngày đi càng lạc đề đấy.

Lòng Như Gió
08-09-2012, 08:47 AM
Mạch này có tựa là "Các dấu trong văn bản tiếng Việt", và anh Tuấn ban đầu than phiền các người viết trong này. Và ở đây ai cũng viết tiếng Việt trong diễn đàn ngoại trừ trích dẫn trực tiếp ngoại ngữ. Cô Gió càng ngày đi càng lạc đề đấy.

Thế thì em lại xin thưa với anh Triển, em đang có ý mở rộng đề chứ không phải đi lạc đề. Chừng nào chẳng thèm nói về cái dấu nào cả, chỉ tuyền chê bai trình độ người khác và tự ca ngợi mình, đấy mới là lạc đề, thưa anh.

Tuy nhiên, nếu anh Tuấn Nguyễn chỉ muốn tập trung nói về dấu trong tiếng Việt thôi, thì em sẽ ngưng cù nhây về dấu trong tiếng khác. Thế có được chứ ạ?

Triển
08-09-2012, 09:00 AM
Khi thấy mạch bài này được mở ra, em những mong anh chị nào đó tốt bụng và giỏi môn cắt dán sẽ cắt và dán một hoặc vài bài về cách đặt dấu trong văn bản, ví dụ trước và sau dấu chấm, dấu phẩy thì có hay không có khoảng trắng, vân vân... Nhưng mãi đến giờ, điều đó chưa ai thực hiện cả. (Cắt và dán không phải sở trường của em, em chỉ mong ai đó làm rồi thì mình xem ké thôi.)

Trong câu viết trên này của Gió không thấy nói đến điều này, nhưng bây giờ cô Gió 'mở rộng' đúng là cũng không có sao cả, vì nó không liên quan đến văn phạm và ngữ pháp tiếng Việt mình nữa. Mở mạch mới càng hay, lúc đó mọi người tha hồ viết tiếng Anh và tha hồ đào sâu ngữ pháp.

Lòng Như Gió
08-09-2012, 09:28 AM
Trong câu viết trên này của Gió không thấy nói đến điều này, nhưng bây giờ cô Gió 'mở rộng' đúng là cũng không có sao cả, vì nó không liên quan đến văn phạm và ngữ pháp tiếng Việt mình nữa.

Anh Triển trích ra một phần, dĩ nhiên không thấy được phần sau em có nói tiếp về sự liên quan giữa kiểu Việt với kiểu Pháp và kiểu Anh.

Em đồng ý với anh Triển là nó không liên quan đến văn phạm và ngữ pháp (mà văn phạm và ngữ pháp là hai thứ sao ta?) của tiếng Việt, cũng như của tiếng khác. Bởi vì chuyện đặt dấu trong văn bản, theo em hiểu, là quy tắc soạn thảo văn bản, chứ chả phải văn phạm hay ngữ pháp gì cả. “Ngữ pháp” được nhiều người hiểu là các quy tắc trong sử dụng ngôn ngữ, trong sắp xếp các thành phần của câu như từ, ngữ, mệnh đề, nghĩa là những quy tắc ấy xây dựng nên nội dung của câu văn. Trong khi cách đặt dấu câu chỗ nào là chuyện hình thức trình bày.

Khi thấy mạch bài này được chuyển sang mục Ngôn ngữ học, em có lấy làm lạ, nhưng chưa buồn hỏi.

Bây giờ có ai gọi đích danh mà mắng mỏ tiếp (chứ chửi đổng thì chả nói làm gì), mà không thấy em trả lời, thì xin đừng buồn, vì em bận ngủ và sau đó bận đi làm.

Hàn Sinh
08-09-2012, 09:34 AM
Anh Triển,

Vấn đề không phải ở chuyện mở rộng chủ đề ban đầu hay mở thread mới!
Nhưng theo tâm lý bình thường, người hỏi với thái độ hòa nhã khiêm tốn sẽ học hỏi được từ nhiều câu trả lời khác nhau. Để từ đó mà tự gạn lọc cái đúng, cái sai cho riêng mình trong khi ứng dụng sau này.
Hỏi bằng những lời hỗn xược, thì chỉ được nghe các câu trả lời giới hạn từ những kẻ "hiểu biết" và "galant". Còn những kẻ không cần tiếng tăm gì cả, thì nếu có rảnh rang họ sẽ bắt chước thái độ của cố TT Trần văn Hương, chỉ ngồi gãi... mà xem hài kịch!
Vì thế, bản thân tôi không lạ tại sao trên đời có những đứa; học mãi mà ngu vẫn hoàn ngu!

Kinh nghiệm nhỏ, chia sẻ cùng với anh!:)

Hàn Sinh.

ốc
08-09-2012, 09:39 AM
Mạch này có tựa là "Các dấu trong văn bản tiếng Việt", và anh Tuấn ban đầu than phiền các người viết trong này. Và ở đây ai cũng viết tiếng Việt trong diễn đàn ngoại trừ trích dẫn trực tiếp ngoại ngữ. Cô Gió càng ngày đi càng lạc đề đấy.

Em nhớ khi bàn về một vài chữ tiếng Việt, cũng có người đem chữ tiếng Anh, tiếng Pháp vào so sánh để làm rõ nguồn gốc, hay là rõ nghĩa. Tuy tựa bài là "Các dấu trong văn bản tiếng Việt" nhưng em nghĩ đem cách đánh dấu tiếng Anh vào để so sánh và bàn thảo thì cũng chả lạc đề - nhất là trong khi người Việt (trong và ngoài diễn đàn) sử dụng đủ kiểu đặt dấu hổ lốn khi theo Tây khi theo Tàu.


Tôi chỉ nêu cái sai của Ốc vì Ốc tuyên bố câu cuối cùng rất mạnh dạn: căn bản là thế đấy.

Câu "căn bản là thế đấy" để tóm tắt những quy tắc "căn bản" trong cuốn sách kia, và em cũng có nói rõ là sách sử dụng ở Mỹ. "Căn bản" là để nói tóm gọn, không có nghĩa đấy là đầy đủ tất cả mọi quy tắc và đủ tất cả các dấu câu trên đời, và cũng không có nghĩa là ai cũng phải theo.

Nếu nói đầy đủ thì chắc phải mất cả nghìn trang, liệt kê từng dấu câu gồm luôn cả gạch ngang, gạch chéo, gạch đôi, gạch dài, ba chấm liền, ba chấm rời, chấm lững, chấm hết... và lại phải nói riêng từng trường hợp sử dụng như trong ngành in báo, ngành luật pháp kiện tụng, ngành khoa học...

Đậu
08-10-2012, 10:53 AM
... ở phố này anh hùng hảo hán lâu lâu múa gươm múa kiếm chan chát nhưng được cái không đánh hội đồng . Cuộc vui chữ nghĩa chỉ mới bắt đầu mong cả 2 anh đừng bỏ cuộc chơi để phố xá có chỗ tiêu khiển , cái phố này ai cũng như thiền sư tabalo thì sớm muộn cũng dẹp tiệm mất ! ;)

Em xin nói chuyện ngoài luồng với anh Cà.

Ý của anh Cà, có nhẽ, là không ủng hộ việc "đánh hội đồng". Riêng em, xin nói thật từ con tim chân chính, là em ủng hộ hết lòng vì việc này mang tính dân chủ rất cao.

Em trộm nghĩ, sở dĩ nước Mỹ sống mạnh, sống vững chắc vì nhà nuốc biết tôn trọng tiếng nói của quần chúng. Rõ nét là trong các cuộc bầu cử, nhà nước khuyến khích và tạo mọi thuận tiện cho dân chúng bầy tỏ quyết định của họ vào công việc chung qua lá phiếu. Em nghĩ, gì thì gì, chứ đây cũng là một hình thức "đánh hội đồng" vậy. Kẻ bị đánh là những ứng cử viên không được quần chúng tín nhiệm. Em còn nghĩ, trong những cuộc bàn thảo của Quốc hội Mỹ về một vấn đề gì đó, người ta còn cãi nhau găng như mổ bò. Có thế mới vui đời, vui ngưới anh ơi. Anh Cà ở Mỹ đã lâu nhưng, em đoán, là chưa đi bầu lần nào? Đúng hông?

Trong phố này, một mạch một thread được mở ra là để chia sẻ môt cảm nhận hoặc một thông tin đến với người đọc. Một bài viết được đăng thì tác giả nên dành quyền phê bình lại cho người đọc. Một người phê bình thì không thẩm định đặng giá trị của bài viết. Mà nhiều người phê bình cùng một thời điểm thì bị mang tội "đánh hội đồng". Thế là răng? Còn, ngoài đời, những cuộc biểu tình tập thể cũng được gọi là rủ nhau đi "đánh hội đồng" sao? Bất công quá xá giời.

Em lại nói thật lòng là một thread một mạch mà chỉ có hai người đối đáp qua lại thì em nom làm sao ấy. Kỳ thấy mồ. Mà cục bộ lắm. Em trộm nghĩ, những thread ấy mạch ấy đã làm mất sanh khí của diễn đàn đi nhiều lắm. (ghi chú: ngoại trừ phòng "Không gian riêng" thì người đọc chỉ có quyền đọc. Không có quyền phê bình.)

Em tư duy thế, có chỗ nào cần chỉnh không anh?

Tuấn Nguyễn
08-11-2012, 01:43 AM
Bạn Đậu, tôi rất vui và đồng ý với quan điểm của bạn. Mạch bài này đến nay đã được các bạn trong Phố tham gia rất nhiệt tình cũng như rất quan tâm về chủ đề mà tôi đặt ra. Tôi thấy bạn nào cũng giúp cho tôi nhiều ý kiến rất có ích, nhất là trong lãnh vực ngữ học, tin học. Sự mở rộng chủ đề nếu có cũng đều liên quan đến trọng tâm của bài.
Chưa có một diễn đàn nào sôi nổi, hấp dẫn và vui như ĐT, tôi cảm nhận như vậy.
Rất cảm ơn các bạn trong Phố.
Chúc cả nhà vui!

Camel
08-11-2012, 04:08 PM
Trước tiên em đội ơn bác Đậu đặt lại vấn đề "đánh hội đồng" để tiện em trả lời luôn cho cô Gió !

Cũng như anh Ốc dùng câu "căn bản là thế đấy" nên anh Triển có cơ hội mà vặn mà vẹo , đánh hội đồng theo em là hè nhau đập 1 ngừoi mình không thù không oán , không có xung khắc chính kiến , quyền lợi mà chỉ vì 1 lý do duy nhất mình kéo bè kéo đảng đi hiếp đáp người ta vì người đó đang xung đột với bạn của mình .

Theo lý lẽ trên thì việc Lotus có bị nhiều người châm chích , đè ra đét vào mông là vì cô ấy có gan tuyên chiến với nhiều người , hành xử trên cả luật của phố khiến nhiều admin tức quá định cắn lưỡi mấy lần vì ngại mang tiếng hà hiếp người cô thế .

Còn sự kiện đang diễn biến thì em ý khen các cảm tình viên , hảo bằng hữu của bác Ốc đã không vì bác ấy mà khai pháo vào anh hàn sĩ sau khi thấy anh ấy khai bút ;) ...đang coi olympic em nghĩ bác Ốc không đi thi chứ đi thì chắc cũng có huy chương vàng môn chọc ngoáy , bác ấy chọt có vài chữ đối phương xổ cả mấy đoạn :)) ... ngộ nhỡ ai đó nhảy vào đánh hội đồng thì anh hàn sĩ chắc chỉ còn nước bỏ phố đi lần thứ 2 . Nói thì là vậy chứ các bác có xé rào cãi nhau nhặng cả lên , đập hội đồng nhau ... nói nhỏ em thấy lại càng vui chứ chả sao cả , có sao thì là các anh chị admin thôi ạ .

gun_ho
08-11-2012, 09:11 PM
Cũng chưa chắc đâu anh Cà. Theo kinh nghiệm của tôi thì cứ chửi kiểu gái đĩ già mồm thì chúng nó kệch, lần sau chẳng đứa nào dám léo. Còn mà lý lẽ nọ kia hay chơi kiểu hội đồng nhân dân các cấp có khi cũng chưa chắc ăn lắm.

Tôi cũng có ý chờ xem náo nhiệt nhưng chẳng thấy gì, nên cũng nghi là vì Olympic :))

Triển
08-11-2012, 09:35 PM
Em nhớ khi bàn về một vài chữ tiếng Việt, cũng có người đem chữ tiếng Anh, tiếng Pháp vào so sánh để làm rõ nguồn gốc, hay là rõ nghĩa. Tuy tựa bài là "Các dấu trong văn bản tiếng Việt" nhưng em nghĩ đem cách đánh dấu tiếng Anh vào để so sánh và bàn thảo thì cũng chả lạc đề - nhất là trong khi người Việt (trong và ngoài diễn đàn) sử dụng đủ kiểu đặt dấu hổ lốn khi theo Tây khi theo Tàu.

Câu "căn bản là thế đấy" để tóm tắt những quy tắc "căn bản" trong cuốn sách kia, và em cũng có nói rõ là sách sử dụng ở Mỹ. "Căn bản" là để nói tóm gọn, không có nghĩa đấy là đầy đủ tất cả mọi quy tắc và đủ tất cả các dấu câu trên đời, và cũng không có nghĩa là ai cũng phải theo.

Nếu nói đầy đủ thì chắc phải mất cả nghìn trang, liệt kê từng dấu câu gồm luôn cả gạch ngang, gạch chéo, gạch đôi, gạch dài, ba chấm liền, ba chấm rời, chấm lững, chấm hết... và lại phải nói riêng từng trường hợp sử dụng như trong ngành in báo, ngành luật pháp kiện tụng, ngành khoa học...

Tôi biết Ốc không hiểu sai ý tôi đâu. Nhưng thôi nghĩ cứ viết thêm như thế này một lần nữa. Nếu Ốc nói rõ ràng lúc mang vào là để so sánh với tiếng Việt thì tôi chẳng cất công góp ý Ốc đi xem cái bài viết chỗ trang ngôn ngữ ấy làm gì. Chỉ vì Ốc mang tên quyển sách và giải thích cách dùng dấu trong câu cứ như cho tiếng Việt thì tôi mới góp ý đó thôi. Cũng như cô Gió, nếu nói là "mở rộng" đề tài thì tôi đồng ý thôi có gì nữa đâu mà bàn cãi. :)

Triển
08-11-2012, 09:42 PM
Cũng chưa chắc đâu anh Cà. Theo kinh nghiệm của tôi thì cứ chửi kiểu gái đĩ già mồm thì chúng nó kệch, lần sau chẳng đứa nào dám léo. Còn mà lý lẽ nọ kia hay chơi kiểu hội đồng nhân dân các cấp có khi cũng chưa chắc ăn lắm.
Tôi cũng có ý chờ xem náo nhiệt nhưng chẳng thấy gì, nên cũng nghi là vì Olympic :))
hì hì, anh Súng đâu có đánh hội đồng gì, kẹt quá là anh hù dọa người ta thôi. Tôi nhớ có lần anh cãi cọ hoặc tranh luận gì đó với cô Liên. Lúc như có vẻ chào thua sự bướng bỉnh của đối phương, anh bèn mang nội quy ra thêu dệt rằng diễn đàn không cho nói chuyện chính trị, còn nói nữa anh sẽ có cách cho cô ấy không viết được nữa. Không biết là loại hù dọa này thuộc vào dạng gì nhỉ ? Có phải là cái gì đấy mang.....lấp cho đầy miệng em không ? hahahahahaha :))

Triển
08-11-2012, 10:00 PM
... ngộ nhỡ ai đó nhảy vào đánh hội đồng thì anh hàn sĩ chắc chỉ còn nước bỏ phố đi lần thứ 2.
Tái sinh đó anh Cà Giật, rì in ca na sần đấy. Tuy nhiên còn một loại nhân sĩ ẩn dật, chờ thời đợi thế, thuận tiện nhảy vào không đánh Đông, dẹp Tây mà đứng đằng xa tí, dùng một thứ quyền lực tự phong của trọng tài rồi....."lai rai bắn tỉa" :)) cung cấp tí dầu hỏa cho lửa đang bén, thì bùng cháy cho chết luôn :)), hầu để ké miếng thịt nướng trui khỏi cần mua than "kiểu như.......anh" đó :)); loại nấp sĩ, à không "ẩn sĩ" như nhà anh đấy thì gọi là gì nhỉ? ;) hahahahaha

Lòng Như Gió
08-11-2012, 11:54 PM
Trước tiên em đội ơn bác Đậu đặt lại vấn đề "đánh hội đồng" để tiện em trả lời luôn cho cô Gió !



Vì được anh Cà trả lời trả vốn, nên em quay vào đây cảm ơn anh Cà. Nhân tiện, em cũng xin tóm tắt lại, hoặc mở rộng, vài ý có liên quan trong mạch bài này của bác Tuấn Nguyễn.

Thứ nhất, em trộm nghĩ chuyện đặt dấu chấm, dấu phẩy, vân vân… ở vị trí có khoảng cách thế nào với chữ đằng trước và đằng sau nó, đó là quy tắc soạn thảo văn bản. Đó không phải là một phần của văn phạm hay ngữ pháp.

Thứ nhì, những quy tắc đặt dấu ấy ở những nước khác nhau có thể phần nào khác nhau (chẳng hạn, quy tắc kiểu Pháp khác với quy tắc kiểu Anh), nhưng vẫn có những điểm căn bản giống nhau, trong đó điểm giống nhau dễ thấy nhất là: dấu phẩy và dấu chấm luôn phải được đặt sát vào ký tự phía trước nó.

Em cũng trộm nghĩ, chương trình MS Word khá “bao dung”, vì nó dung hòa nhiều loại quy tắc khi nào có thể dung hòa được, chẳng hạn, nó chấp nhận cho người dùng đánh một hoặc hai khoảng trắng sau dấu chấm, chứ nó không khăng khăng là phải đánh hai khoảng trắng mới đúng còn một khoảng trắng là sai.

Ngoài ra, em nhận thấy người Việt ta, như em đã nói từ một post mà anh Triển đã trích lại một phần, có pha trộn – hay “dung hòa” – giữa các quy tắc đặt dấu theo kiểu Pháp và theo kiểu Anh.

Cuối cùng, em trộm nghĩ, người cần nắm vững nhất những quy tắc đặt dấu là ai? Theo em, đó là những người làm nghề sắp chữ, hay thư ký đánh máy. Tuy nhiên, ở thời buổi mà người ta tự đánh máy lấy chứ chẳng có riêng một thư ký đánh máy nào cả, thì mỗi người cũng nên tự biết cách trình bày văn bản của mình coi cho được. Đó là trong công việc thôi, còn khi lên chơi ở diễn đàn, em chẳng dám mong hay đòi hỏi người ta phải biết đánh máy đẹp cho mình đọc hoặc dán hình đẹp cho mình xem. Trình bày dấu câu dẫu có đúng luật, thậm chí chữ nghĩa dẫu có đúng chính tả và đúng văn phạm, nhưng nội dung câu chữ vênh váo ngạo mạn, thì xem cũng chả ưa được, tác giả ấy có bỏ phố mà đi thì phố càng trong lành thôi.

gun_ho
08-12-2012, 04:51 PM
hì hì, anh Súng đâu có đánh hội đồng gì, kẹt quá là anh hù dọa người ta thôi. Tôi nhớ có lần anh cãi cọ hoặc tranh luận gì đó với cô Liên. Lúc như có vẻ chào thua sự bướng bỉnh của đối phương, anh bèn mang nội quy ra thêu dệt rằng diễn đàn không cho nói chuyện chính trị, còn nói nữa anh sẽ có cách cho cô ấy không viết được nữa. Không biết là loại hù dọa này thuộc vào dạng gì nhỉ ? Có phải là cái gì đấy mang.....lấp cho đầy miệng em không ? hahahahahaha :))

Nói gì thì nói, cũng có khi thông tin đa chiều của Sen Hồng cũng hữu ích, giúp ta phân biệt đâu là DHL đâu là VNCH giả dạng.


Chuyện đút đầy miệng em chắc Triển DHL là trùm xứ mọi ấy nhẩy . :))

Triển
08-12-2012, 09:44 PM
Đấy, thấy chưa, đừng lầm tưởng nhà em là Lotus rồi quen thói hù dọa lộng già thành chân nhớ. Chỉ cần dùng một tí đầu óc để suy nghĩ thôi mà sao vẫn chưa chịu dùng nhỉ Súng đại ca, rứa thì làm sao ra biển lớn ;)

gun_ho
08-12-2012, 09:56 PM
Đấy, thấy chưa, đừng lầm tưởng nhà em là Lotus rồi quen thói hù dọa lộng già thành chân nhớ. Chỉ cần dùng một tí đầu óc để suy nghĩ thôi mà sao vẫn chưa chịu dùng nhỉ Súng đại ca, rứa thì làm sao ra biển lớn ;)

Hay là triển..... khai dắt "người tình" vào bếp thử "một phát hai chim" xem sao hahaha:))

Triển
08-12-2012, 10:11 PM
Đúng ta, dạo này thất nghiệp, ít ra biển lớn, nên ngồi bóc tôm.....mồm ở diễn đàn mới phải. ;)

Camel
08-13-2012, 07:22 AM
Tái sinh đó anh Cà Giật, rì in ca na sần đấy. Tuy nhiên còn một loại nhân sĩ ẩn dật, chờ thời đợi thế, thuận tiện nhảy vào không đánh Đông, dẹp Tây mà đứng đằng xa tí, dùng một thứ quyền lực tự phong của trọng tài rồi....."lai rai bắn tỉa" :)) cung cấp tí dầu hỏa cho lửa đang bén, thì bùng cháy cho chết luôn :)), hầu để ké miếng thịt nướng trui khỏi cần mua than "kiểu như.......anh" đó :)); loại nấp sĩ, à không "ẩn sĩ" như nhà anh đấy thì gọi là gì nhỉ? ;) hahahahaha

Đại hiệp ba tầu ó như Triển huynh đây không biết gọi là gì ... thì tại hạ cũng mậu ah ! ;)

... tánh tình của dân ta "nhỏ thì hung hăng con bọ xít, già thì hăng tiết vịt" đến khi sùi bọt mép miệng há hốc chẳng còn sức đọc thần chú may ra mới suôi tay suôi mồm :)) ... hồi còn bé tại hạ nghe câu "xúi trẻ con ăn cứt gà" lớn lên tại hạ hiểu ra chả cứ trẻ con hay bị xúi , già cũng có thể bị xúi vì già vướng tật dai như giẻ rách (như huynh) nên dầu hỏa có thêm chỗ dùng ;)

Triển
08-13-2012, 07:37 AM
Đại hiệp ba tầu ó như Triển huynh đây không biết gọi là gì ... thì tại hạ cũng mậu ah ! ;)

... tánh tình của dân ta "nhỏ thì hung hăng con bọ xít, già thì hăng tiết vịt" đến khi sùi bọt mép miệng há hốc chẳng còn sức đọc thần chú may ra mới suôi tay suôi mồm :)) ... hồi còn bé tại hạ nghe câu "xúi trẻ con ăn cứt gà" lớn lên tại hạ hiểu ra chả cứ trẻ con hay bị xúi , già cũng có thể bị xúi vì già vướng tật dai như giẻ rách (như huynh) nên dầu hỏa có thêm chỗ dùng ;)

Ở Mỹ có gã khùng.

gun_ho
08-13-2012, 12:46 PM
Đúng ta, dạo này thất nghiệp, ít ra biển lớn, nên ngồi bóc tôm.....mồm ở diễn đàn mới phải. ;)

Hát hò khản cả cổ đến cuối ngày lại rúc vào bếp cháp cơm nguội "hai chim", Gato là phải !!!


Anh Cà.

Anh xen vào thì lại thành hai thằng đánh một, thầy năm triển.... khai chịu gì thấu :))

RaginCajun
08-13-2012, 12:58 PM
Anh Cà.

Anh xen vào thì lại thành hai thằng đánh một, thầy năm triển.... khai chịu gì thấu :))Thì đúng ý của ông Triển rồi, ổng thích "một phát hai chim" mà :P

honhảiâu
08-13-2012, 03:08 PM
Hùi xửa mỗi lần nghe cái câu hai người đờn bà với con dzijt mần nên cái chợ là thấy quê xệ cho phái nữ rồi đa.
Bi giờ thì... Thời thế tạo anh hùng... Gầy chợ ngay lớp học bổ túc <văng quá> tình thương mới oai lẫm lẫm ợi..
He he he
:p

ba0
08-13-2012, 04:13 PM
Hùi xửa mỗi lần nghe cái câu hai người đờn bà với con dzijt mần nên cái chợ là thấy quê xệ cho phái nữ rồi đa.
Bi giờ thì... Thời thế tạo anh hùng... Gầy chợ ngay lớp học bổ túc <văng quá> tình thương mới oai lẫm lẫm ợi..
Một "con chữ" sai chạy đúng bằng hai "cái dấu" đúng đặt sai.


honhảiâu
08-13-2012, 06:38 PM
Một "con chữ" sai chạy đúng bằng hai "cái dấu" đúng đặt sai.



Dà... Có thể, nhưng tùy trường hợp ạ.!
Bị ong đốt ( hay lụ đàn nổ) thì ở <buồng tắm> hay giữa công đường cũng chạy <hổn lạng> thôi..
Chơi gameshow <Ai thông minh hơn học sinh lớp 5> thì iem thấy thạc sĩ cũng chường mặt vô máy quay mà la lên: _tui chưa <sợt> gú gồ...!!!
Hủng dám cười..
Cũng chưa là <ngúc tiêm>.
hì.

Triển
08-13-2012, 08:14 PM
Thì đúng ý của ông Triển rồi, ổng thích "một phát hai chim" mà :P
Một phát hai thằng khùng, một con tôm ;)

gun_ho
08-13-2012, 09:05 PM
Một phát hai thằng khùng, một con tôm ;)

Thiện tai, thiện tai !!!

Triển khai thí chủ khẩu nghiệp quá nặng nề, so với mụ trinh nữ khô nhớt kia còn tệ hại hơn nhiều phần, e rằng muôn kiếp phải trầm luân theo con ma khẩu nghiệp quái ác.

Tặng thí chủ bài giảng này đọc chơi mà răng mình

Ma này là cuồng chướng. Người tu mà chẳng kiểm điểm ngôn ngữ của mình, mặc ý cao đàm hùng biện, làm tổn thần lao niệm, sẽ mất thiền định chân chánh. Nhân sao mà khẩu nghiệp có lỗi lớn như thế ? Bởi hay đàm huyền thuyết diệu, giảng giáo nói tông. Khoe mình đắc ngộ, chê người ngu mê. Luận chỗ hay dở, nói điều phải quấy của người. Ngâm ca thi phú, nói bừa những việc không đâu. Bình nghị những việc hưng phế xưa nay của quốc gia. Xưa thì cho là người hiền mà ngu, nay thì bảo là người hung mà giỏi.
Toàn những việc chẳng dính líu gì về mình mà cứ gân cổ tranh luận. Lại vô cớ khen chê việc hơn thua của người. Phô diễn các cảnh dục lạc, khiến người sanh đắm trước. Bàn cãi những chuyện bất bình, làm cho kẻ nghe phát phẩn. Trước mắt thì công kênh đề cao, sau lưng lại chê bai biếm nhẽ. Đó là những lời nói lợi hại làm mất chánh định của người. Người tu thiền đời sau, phải thận trọng nghiêm nhặt. Bởi loại cuồng chướng này, chẳng những làm cho chúng ta chẳng kiệm ngôn, dưỡng đức, mà còn khiến cho tâm chúng ta tán động, lăng xăng.

http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-phat-hoc/phat-hoc-tong-quat/6896-ma-khau-nghiep.html
(http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-phat-hoc/phat-hoc-tong-quat/6896-ma-khau-nghiep.html)

Triển
08-13-2012, 09:10 PM
Rảnh rỗi thì ra biển lớn kiếm cơm về cho vợ con nó nhờ, ngồi diễn đàn bóc tôm chứ có phải đứng trại tỵ nạn đâu mà rỗi hơi làm thầy bà. ;)

Camel
08-14-2012, 07:05 AM
Một phát hai thằng khùng, một con tôm ;)

Ừ thì 2 thằng khùng dù sao cũng con cháu Vua Hùng, còn hơn "thày" Triển Chiêu con cháu chú chệt ;) (ngày còn bé mẹ tôi hay mắng đồ lắm mồm , giờ lớn lên tôi mới hiểu thì ra cứ "thày" như anh là có những 2 cái mồm, thế thì bố ai cãi lại =)) )

Triển
08-14-2012, 09:27 AM
Ừ thì 2 thằng khùng dù sao cũng con cháu Vua Hùng, còn hơn "thày" Triển Chiêu con cháu chú chệt ;) (ngày còn bé mẹ tôi hay mắng đồ lắm mồm , giờ lớn lên tôi mới hiểu thì ra cứ "thày" như anh là có những 2 cái mồm, thế thì bố ai cãi lại =)) )

http://www.cdmedongcong.net/LinhDiaDucMe/images/MaryNajuTears.jpg

gun_ho
08-14-2012, 09:45 AM
Ừ thì 2 thằng khùng dù sao cũng con cháu Vua Hùng, còn hơn "thày" Triển Chiêu con cháu chú chệt ;) (ngày còn bé mẹ tôi hay mắng đồ lắm mồm , giờ lớn lên tôi mới hiểu thì ra cứ "thày" như anh là có những 2 cái mồm, thế thì bố ai cãi lại =)) )

Ngày đó có người tặng thày danh hiệu "Son of the Biết" đấy anh, vừa "biết" lại vừa lắm mồm, thế có chết hay không chứ ? :))

ba0
08-14-2012, 10:56 AM
Diễn đàn => Học Hỏi => Ngôn ngữ học => ...?

Có lẽ ngôn từ đã đi quá đà rồi, các bác cho phép tđ được xin can nhé.


ốc
08-14-2012, 09:09 PM
Anh td xin can về nhà chứa nước à?

ba0
08-15-2012, 11:22 AM
Dạ không ạ... chỉ xin can xăng về đốt nhà mình.


TL4
08-26-2012, 08:45 PM
"Chưa có một diễn đàn nào sôi nổi, hấp dẫn và vui như ĐT, tôi cảm nhận như vậy". Thưa anh Tuấn, mãi đến hôm nay tôi mới thấy như vậy, tôi thật Đúng là khờ khạo!

chúc anh vui, khỏe!

Tuấn Nguyễn
08-27-2012, 02:24 AM
"Chưa có một diễn đàn nào sôi nổi, hấp dẫn và vui như ĐT, tôi cảm nhận như vậy". Thưa anh Tuấn, mãi đến hôm nay tôi mới thấy như vậy, tôi thật Đúng là khờ khạo!

chúc anh vui, khỏe!
Cảm ơn bạn!
Tôi mong bạn bỏ bớt chữ "Thưa" là tôi vui lắm.