PDA

View Full Version : Đi học với mẹ



Triển
08-02-2012, 01:07 AM
Một cặp nam nữ kỳ lạ
Đi với mẹ trong khuôn viên Đại học

Heike Sonnberger





(* dịch lại từ tạp chí Spiegel Đức ngữ ở đây (http://www.spiegel.de/unispiegel/studium/medizinstudium-mutter-studiert-mit-sohn-am-uke-a-846647.html) - còn Anh ngữ thì xem ở đây (Odd couple students: With Mom on campus))




Anh Phạm Khôi, sinh viên y khoa, có một bí mật: cô bạn gái thân thiết mà anh dẫn dắt suốt thời gian đại học là mẹ của anh. Bà đã trượt ba lần kỳ thi toàn môn - bây giờ ở tuổi 47, bà muốn hoàn thành học trình ra bác sĩ.

Phạm Khôi thích ăn chung với mẹ anh ở căn-tin đại học, miễn là mẹ anh không tiết lộ bí mật. Chàng trai sinh viên 25 tuổi này không thích bạn bè biết anh đang học cùng đại học với mẹ mình. Từ mùa Thu năm trước cả hai mẹ con đã ghi danh vào đại học y khoa Hamburg-Eppendorf. Con thì ghi danh học y khoa, mẹ thì ghi danh học nha khoa.

http://cdn3.spiegel.de/images/image-380952-galleryV9-ytih.jpg


Khôi đã quyết định giữ bí mật cho riêng mình từ kỳ ghi danh cho học kỳ mùa Đông. Lúc đó mẹ anh tình cờ gặp một người bạn cũ của anh thời trung học ở giảng đường đại học. Người bạn hỏi có phải bà là khách mời dự thính không ? Không phải, đó là bà Parastou Zarghani Shiraz, người gốc Iran. Bà muốn kết thúc học trình ra nha sĩ sau ba thập niên cùng với thời điểm ra trường với con trai của bà.

Người bạn cũ của anh bối rối không quen. Khôi nói và cười to: "Hắn không thể xưng hô bằng chị được". Thế là từ đó anh quyết tâm ngăn chận những giây phút ngỡ ngàng đó. Cho nên anh bắt mẹ phải hứa là không kể với bạn bè sinh viên của mình về quan hệ mẹ con. Cho đến bây giờ vì đã cận ngày ra trường nên anh mới nhẹ nhàng hơn, không lẫn tránh sự việc này.

Thường thì kế hoạch giấu nhẹm diễn tiến rất tốt, vì mẹ của Khôi nhìn bề ngoài trẻ hơn ít nhất 10 tuổi so với tuổi thật. Vả lại họ của hai người không giống nhau. Bà Parastou đến thành phố Hamburg vào thập niên 80. Bà đã quen một người đàn ông Việt Nam, lấy nhau và sinh ra Khôi ở tuổi độ 20. Khôi là đứa con đầu lòng của bà. Ngày ấy bà không tưởng tượng được rằng, đứa con này sau này sẽ là người giúp bà hoàn thành học trình đại học.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-380849-galleryV9-toyc.jpg

Khôi và bà Parastou đứng ở quầy xà-lách trong căn-tin của đại học. Người mẹ nhìn món ăn ngao ngán, con không thích đậu que, mẹ cũng chẳng ưa. Cho nên bà xúc hai phần bắp cải, vì Khôi thích ăn bắp cải. Từ tháng 10 cả hai thường ăn chung một đĩa xà lách với phần ăn chính lấy riêng. Bà Parastou để cái đĩa lớn dưới cái đĩa xà-lách nhỏ đầy ắp, để thức ăn không rơi ra mâm. Bà nói đó là mánh lới của sinh viên đó, vừa nói bà vừa cười lí lắc như một cô gái sinh viên nhỏ. Thỉnh thoảng người chung quanh sẽ quên đi không biết ai mới là đứa trẻ. Khôi mặc một chiếc áo sọc nổi bật, đeo kính thời trang và xức keo trên tóc. Còn giữa những lọn tóc nâu quăn của bà Parastou ẩn hiện hai vòng hoa tai sáng hơn vài sợi bạc. Bà mẹ nói: "Khi Khôi rầy tôi, tôi sợ thật đó".

http://cdn2.spiegel.de/images/image-380949-galleryV9-dwuo.jpg

Làm thời khóa biểu cho mẹ

Trong những tháng gần đây Khôi rất thường phải giúp mẹ dò bài đến khuya ở các môn dược lý học (Pharmacology), vi sinh học (Microbiology), và ngoại khoa (Surgery). Anh đã làm thời khóa biểu cho mẹ, mang thức ăn vào thư viện cho bà, đồng thời khuyến khích, cảnh cáo và ngay cả làm áp lực. Anh cho biết: "tôi không thể chịu được khi thấy mẹ tôi học đại học vất vả quá".

Năm 1982 bà đã thi đậu kỳ thi tuyển vào đại học ngành y ở Iran. Nhưng trong khoảng thời gian đó, các trường đại học bị sức ép chính trị. Nhà cầm quyền Hồi giáo cực đoan theo dõi các sinh viên có tư tưởng thiên tả hoặc theo tự do và thiết lập học trình theo Hồi giáo. Sau ba học kỳ cha của bà đã gửi bà sang Đức để có cơ hội học tập không bị quấy nhiễu.

Nhưng rồi Parastou mang thai và thi rớt ba lần liên tiếp học phần toàn môn sau khi sinh Khôi. Bà kể lại: "Kết quả thi lần đầu tôi chỉ thiếu có hai điểm, lần thứ nhì thiếu nhiều hơn và lần thứ ba tôi chẳng còn thiết học nữa". Đứa con trai hay bị đau ốm và thường nôn mửa ra sau khi ăn quan trọng hơn việc học.

Một người bạn nói: "Hắn cứ phải giúp cái con bé ấy"

http://cdn2.spiegel.de/images/image-380951-galleryV9-qmvb.jpg

Mười hai năm sau, bây giờ đã có ba đứa con, bà lại thử lại một lần nữa. Trong khi bà đang vật lộn học hành cho kỳ thi toàn phần, trường đại học giở hồ sơ của bà ra nghiên cứu. Bà Parastou thuật lại: "Ngày sinh của tôi khiến người ta nghi ngờ". Chỉ còn một tuần trước ngày thi bỗng nhiên trường gửi một lá thư. Khu điều hành hành chánh viết rằng không được phép dự cuộc thi lần thứ tư, vì đáng lý bà Parastou không được nhận học. "Mặt đất dưới chân tôi cơ hồ sụp đổ".

Năm 2005 bà ghi danh học nha khoa. Một năm sau đó Khôi bắt đầu học y khoa. Mới đầu học ở đại học Marburg, rồi chuyển sang đại học Dresden, rồi từ năm 2011 Khôi cũng về học ở Hamburg. Khôi kể: "mẹ con tôi đi xe chung đến trường, tôi tìm chỗ đậu xe cho mẹ".

Một người bạn của Khôi người gốc Nam Dương tên là Charles Wijaya, 27 tuổi đã không biết rằng lâu nay người bạn thân của anh đang phải hỗ trợ mẹ chuẩn bị tốt cho kỳ thi toàn môn. Anh ta khôi hài: "Hắn phải giúp đỡ con bé ấy hoài nên không có thời gian cho tôi gì hết", "tôi còn nghĩ rằng hắn thích mấy con nhỏ học nha sĩ hơn bạn bè".

http://cdn1.spiegel.de/images/image-380950-galleryV9-ojut.jpg

Thỉnh thoảng bà Parastou để lộ bí mật ra ngoài như vài tuần trước trong căn-tin. Lúc đó Khôi đang trò chuyện với một người bạn gái về cha mẹ mình. Khi câu chuyện đang hướng về người mẹ gốc Trung Đông của mình, bà Parastou hơi nhỏm dậy, chen vào: "Cái bà đó là tôi đó!" Cô bạn gái bỗng trố mắt hốt hoảng nhìn mẹ anh như là vừa thấy một cái thây ma. Từ đó anh không nói chuyện với người bạn gái nữa.


"Cháu là một đứa sinh viên cool nhất - và tôi đã gặp nhiều sinh viên rồi đó nhé"

Lúc bà Parastou vừa qua cuộc thi miệng toàn phần đầy hãi hùng trung tuần tháng 7, ba đứa con cầm hoa đợi mẹ trước cổng nhà. Kỳ thi này là cơ hội cuối cùng của bà Parastou, và bà đã thi đậu. Bà cho biết "không có con trai tôi, tôi đã không thi đậu khá như vậy". "Cháu là anh sinh viên tuyệt vời nhất mà tôi từng gặp, mà tôi đã gặp rất nhiều sinh viên rồi đó". "Và vì mấy kỳ thi và việc học chung bây giờ đã qua, mọi người sau rốt cũng được phép biết là Khôi là con trai cưng của bà".

Bà Parastou còn muốn làm tiếp luận án tiến sĩ và tìm việc làm nha sĩ. Hai đứa em của Khôi cũng muốn học y khoa nên bà Parastou nói nếu vậy 4 đứa mình sau này mở chung một bệnh viện tư luôn. Khôi nói: "để xem đã ! ". Anh vui mừng vì không phải gây gỗ với mẹ nữa, bởi vì bà thích chạy bộ hơn là bó gối ngồi học. Và hơn nữa là anh bây giờ đã có thể hoàn toàn tập trung chìm đắm vào những trang kinh luân y khoa của mình.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-380954-galleryV9-nrdi.jpg


Chú thích:
kỳ thi toàn môn = Physikum

TTHV
08-02-2012, 04:46 AM
Cảm ơn anh TC.
Khôi và Mẹ dễ thuơng quá!

hue huong
08-02-2012, 06:15 AM
Câu chuyện thật xúc động !!!
Bà mẹ có ý chí và lòng kiên nhẫn phi thường .
Cảm ơn anh 5.

Triển
08-02-2012, 07:15 AM
You're welcome, hai chị. Tôi đọc thấy hay hay nên dịch lại mọi người xem chơi.

thuykhanh
08-14-2012, 04:20 AM
Cảm ơn anh TC.
Khôi và Mẹ dễ thuơng quá!


Câu chuyện thật xúc động !!!
Bà mẹ có ý chí và lòng kiên nhẫn phi thường .
Cảm ơn anh 5.


You're welcome, hai chị. Tôi đọc thấy hay hay nên dịch lại mọi người xem chơi.

Sáng nay tk nhận được bài trên qua điện thư. Bình thường, gặp bài viết hoặc dịch hay là lon ton mang
vào Phố chia sẻ với bà con nhưng hôm nay không dám vì người dịch là anh thầy.

Bắt chước Hiền Vy và chị Huệ Hương, tk cảm ơn anh thầy đã dịch bài này từ tạp chí Spiegel cho Phố và
tk được đọc.




http://i859.photobucket.com/albums/ab159/uc0708/1babb4e2.png

TTHV
08-14-2012, 11:56 AM
Chị TK
Đọc xong bài này của anh TC chuyển ngữ, em cứ bồi hồi hoài vì nhớ lại ngày cháu Tuấn còn nhỏ, cháu không muốn ai thấy cháu đi với mẹ.
Lúc cháu tuổi teen, những lần em chở cháu đến trường, cháu cứ năn nỉ em thả cháu xuống xa xa cổng.
Hỏi sao không cho chở tới nơi, cháu nói "Bạn con nó tưởng là con có girl friend."

Em phục bà Parastou dạy con khéo quá. Khôi thì ngoan và dễ thuơng vô cùng.
Em không biết sao mà bài này em copied và dán vào gmail hoài không được nên ông anh làm giúp để gửi lên nhóm THDL và sau đó thì em gửi thêm cho bằng hữu.
Em dùng cái title là "Đi học với mẹ - T.C. chuyển ngữ trên DĐ Đặc Trưng"
Không biết có phải là 10 ngày sau thì email đến chị ? :)

Xin cảm ơn anh TC lần nữa.

RaginCajun
08-14-2012, 12:49 PM
Chị TK
Đọc xong bài này của anh TC chuyển ngữ, em cứ bồi hồi hoài vì nhớ lại ngày cháu Tuấn còn nhỏ, cháu không muốn ai thấy cháu đi với mẹ.
Lúc cháu tuổi teen, những lần em chở cháu đến trường, cháu cứ năn nỉ em thả cháu xuống xa xa cổng.
Hỏi sao không cho chở tới nơi, cháu nói "Bạn con nó tưởng là con có girl friend."

Chị HV chảnh quá nha :P

TTHV
08-14-2012, 04:17 PM
Chị HV chảnh quá nha :P
Sorry anh RC. I did not mean to "chảnh" at all. :)
Just wanted to share my feeling with chị TK.

Triển
08-14-2012, 10:49 PM
Sorry anh RC. I did not mean to "chảnh" at all. :)
Just wanted to share my feeling with chị TK.

Chị HV hơi đâu mà chấp nhà Tôm. Ông ấy ganh với chị đó thôi. :)

thuykhanh
08-15-2012, 06:29 PM
Chị TK
Đọc xong bài này của anh TC chuyển ngữ, em cứ bồi hồi hoài vì nhớ lại ngày cháu Tuấn còn nhỏ, cháu không muốn ai thấy cháu đi với mẹ.
Lúc cháu tuổi teen, những lần em chở cháu đến trường, cháu cứ năn nỉ em thả cháu xuống xa xa cổng.
Hỏi sao không cho chở tới nơi, cháu nói "Bạn con nó tưởng là con có girl friend."

Em phục bà Parastou dạy con khéo quá. Khôi thì ngoan và dễ thuơng vô cùng.
Em không biết sao mà bài này em copied và dán vào gmail hoài không được nên ông anh làm giúp để gửi lên nhóm THDL và sau đó thì em gửi thêm cho bằng hữu.
Em dùng cái title là "Đi học với mẹ - T.C. chuyển ngữ trên DĐ Đặc Trưng"
Không biết có phải là 10 ngày sau thì email đến chị ? :)

Xin cảm ơn anh TC lần nữa.



Sorry HV,

Chị đưa cháu đi State College mới về chiều nay; gần 6 tiếng đi và về đó Vy. Tối qua đang trả lời Vy thì điện bị cắt do giông bão và sấm chớp.
Vy khỏe không, Texas còn nóng nhiều không? Bên này mấy hôm nay thời tiết dễ chịu, không nóng lắm. Nhiệt độ bên ngoài hiện thời là 72 độ F.

Về câu Vy hỏi, chị xin trả lời là "không phải" vì bài chị nhận được không có tiêu đề Đi học với mẹ - T.C. chuyển ngữ trên DĐ Đặc Trưng như Vy đã dùng.

Cảm ơn Vy đã chia sẻ cảm nghĩ của mình với chị, có gì không vừa lòng, Vy bỏ qua nha!@};-

Triển
08-15-2012, 10:48 PM
Sorry HV,

Chị đưa cháu đi State College mới về chiều nay; gần 6 tiếng đi và về đó Vy. Tối qua đang trả lời Vy thì điện bị cắt do giông bão và sấm chớp.
Vy khỏe không, Texas còn nóng nhiều không? Bên này mấy hôm nay thời tiết dễ chịu, không nóng lắm. Nhiệt độ bên ngoài hiện thời là 72 độ F.

Về câu Vy hỏi, chị xin trả lời là "không phải" vì bài chị nhận được không có tiêu đề Đi học với mẹ - T.C. chuyển ngữ trên DĐ Đặc Trưng như Vy đã dùng.

Cảm ơn Vy đã chia sẻ cảm nghĩ của mình với chị, có gì không vừa lòng, Vy bỏ qua nha!@};-


Hì hì hai chị ơi, chuyện nhỏ thôi. Có ghi do ai chuyển ngữ hay dịch ra không quan trọng với tôi. Các anh chị thấy hay thì cứ gửi lung tung cho ai cũng được. Không để tên người dịch câu chuyện cũng như cọp rụng sợi lông, no star where :)) Để nguồn tiếng Anh hoặc Đức để cho ai muốn xem nguyên tác mới là chính, tên nick name tôi chỉ là thứ yếu ha. :)

Lơ Đãng
12-28-2012, 09:15 PM
Túi gạo của Mẹ - Một câu chuyện cảm động về lòng mẹ bao la...

Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.
Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:– Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.– Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm.Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở…Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:-Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.Chị cẩn thận tháo túi.Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:-Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. Thầy vừa nói vừa lắc đầu.– Nhận vào.Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:-Tôi có 50.000 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?-Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước.Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.~*~Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:– Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?– Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế ! Người phụ nữ bối rối.– Thật buồn cười cái nhà chị này ! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào ! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.~*~Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:– Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận !Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.
Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại.– Thưa với thầy, gạo này là do tôi… Tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm… Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất !Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng,ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rôi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :– Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vượt khó.Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:– Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.Lòng thầy xót xa.Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra,học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của Thủ Đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc,không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài.
Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.Thầy nói:– Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu từng bước khó nhọc bước lên sân khấu.Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.– Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em…Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả,mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.
Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:– Mẹ ơi ! Mẹ của con…

(sưu tầm trên internet - truyện ngắn khuyết danh của Trung Quốc do Linh Dan chuyễn ngữ)

Triển
12-28-2012, 10:24 PM
Cảm động lắm anh Lơ Đãng, cám ơn anh bài đọc ha.


http://www.youtube.com/watch?v=aTPvzlO-8dQ