PDA

View Full Version : Bầu Kiên bị bắt



Lê Nguyễn Hiệp
08-20-2012, 10:25 PM
Ông Nguyễn Đức Kiên, người thường được gọi là 'Bầu Kiên', Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á châu (ACB), vừa bị bắt chiều hôm 20/8, theo báo chí trong nước.
Báo Tuổi Trẻ TP HCM đưa tin "ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ để điều tra về một số sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế của ông này".

Được biết việc bắt ông Kiên được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện vào chiều thứ Hai 20/8, và ngay buổi tối, nhà ông tại Hà Nội đã bị khám xét, công an thu giữ một số 'tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra' của ông.
Thông tin Bầu Kiên, sinh năm 1964, bị bắt đang làm chấn động dư luận trong nước, không chỉ bởi vì ảnh hưởng của ông trong lĩnh vực tài chính.
Ngoài vị trí ở ACB, được cho là còn nhiều quyền lực hơn cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Kiên còn nắm nhiều cổ phần tại các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á và Techcombank.
Riêng tại ACB, ông và gia đình giữ số cổ phiếu nhiều hơn Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trần Mộng Hùng và thân nhân.
Về danh chính ngôn thuận, ông Kiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần mang tên Tập đoàn tài chính Á Châu.
Ông cũng đầu tư vào một vài lĩnh vực khác như du lịch, may mặc.
Ông là thành viên hội đồng quản trị của hai công ty du lịch lớn là Du lịch Chợ Lớn và Du lịch Thiên Minh.
Ngay sau khi tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt được tung ra, cổ phiếu của các công ty trên sàn giao dịch HNX30 giảm đồng loạt.
Trang tin CafeF đưa tin hai ngân hàng có liên quan ông Kiên là ACB dư bán sàn một triệu cổ phiếu, EIB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank) dư bán sàn hai triệu cổ phiếu.
Trang này cho biết cả HNX-Index và VN-Index đều giảm mạnh, "toàn thị trường có 170 mã giảm giá".
Bầu bóng đá
Bầu Kiên còn được biết qua vai trò của mình trong lĩnh vực nhiều tiền nhưng cũng gây nhiều tranh cãi là bóng đá.
Ông là sáng lập viên Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và cổ súy cho các thay đổi mạnh trong điều hành các giải bóng đá Việt Nam.
Dư luận cũng nói nhiều tới liên quan của ông với các nhóm lợi ích với ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Có cáo buộc ông có quan hệ thân cận với một số lãnh đạo cấp cao ở trong nước.
Việc ông mời đích danh Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn an ninh và tôn giáo cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làm cố vấn cho VPF hồi cuối năm ngoái đã gây nhiều đồn đoán.
Đầu năm nay, báo Thể thao 24h đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên cùng một số lãnh đạo VPF ăn tối với Thủ tướng suốt ba tiếng đồng hồ và sau đó 'lật ngược tình thế' trong cuộc chiến bản quyền Giải Bóng đá quốc gia với Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) cùng Tập đoàn truyền thông An Viên (AVG).
Bản tin của báo này nhanh chóng bị can thiệp phải gỡ bỏ.
Báo Thể thao 24h sau đó phải cải chính và xin chịu kỷ luật sau khi đăng thông tin 'bịa đặt' về bữa ăn tối nói trên.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/08/120821_nguyenduckien_arrested.shtml

HỒ SƠ BẦU KIÊN
http://biz.cafef.vn/20120821091628713CA48/ho-so-chan-dung-bau-kien-dai-gia-bi-an-va-quyen-luc-nganh-ngan-hang.chn

ngocdam66
08-20-2012, 10:55 PM
http://sphotos-a.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/556656_3313421329064_1524783252_n.jpg

http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9d/fd/9e/bau-kien-hanh-phuc-ben-cau-ut[1].jpg

http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9d/fd/9e/Bau-Kien-nha.jpg

Nhà riêng của bằu Kiên

Lê Nguyễn Hiệp
08-21-2012, 08:09 AM
Vài thong Tin về NDK, Đây có thể bắt đầu sự đấu đá nội bộ trong đảng.
***********************
Thông tin chúng tôi nhận được: Kiên và Hưởng đang cho thủ tiêu những tay chân ‘biết quá nhiều’- những người đã đứng ra rút tiền ngân hang chuyển cho y để xoá dấu vết. Mong rằng những người vì miếng cơm manh áo lỡ sa vào vòng kềm toả của y hãy nhanh chóng hợp tác với chúng tôi để vạch mặt kẻ tội phạm – Đó cũng chính là để tự bảo vệ mình trước khi quá muộn...

Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964, ngay từ đầu với sự định hướng của bà mẹ mà y thừa hưởng được chính đôi mắt tối tăm, không bao giờ nhìn thẳng vào mặt ai và luôn làm người ta liên tưởng đến cặp mắt của loài rắn độc Nam Phi, đã biết tính toán chọn cho con trai con đường ngắn nhất để tạo dựng sự nghiệp.
Mọi người ngạc nhiên khi nghe Kiên tiết lộ đã vào ‘lính’. Nhưng đó chính là con đường ngắn nhất để Kiên được đi học nước ngoài.
Những năm đầu và giữa thập niên 80, việc đi du học chỉ là viển vông nếu không phải là quan chức cha mẹ rất ‘to’. Với một gốc gác bình thường của một gia đình ‘’gõ đầu trẻ’ thì không thể mơ đến việc được đi du học. Do vậy, vào lính rồi vào trường của Quân đội đều là bước đi đã được tính toán kỹ từ trước cho thằng con trai lỳ lợm của mình. Với khả năng bén nhạy thời cuộc và vận dụng sức mạnh của đồng tiền, bà mẹ Kiên đã chạy chọt cho Kiên được đi du học tại Hungary. Thuở đó, ai được du học ở Liên Xô phải là nhà có gốc rễ, nhưng ai mà được sang Hung, sang Tiệp thì vừa có thế vừa phải có tiền…
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn tại Hungari, Kiên đã bộc lộ bản chất ăn chơi, hắn đã làm cho một cô gái trẻ Hungari có thai và sinh hạ cho hắn một cô con gái ngoài giá thú và hậu quả hắn bị đuổi về nước. Rõ ràng con đường vào quân đội không phải là mục đích tiến thân của Kiên.
Trở về nước, nhờ các mối quan hệ từ trong trường của Quân đội và sự năng động không giống tính cách của một cô giáo, mẹ của Kiên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ bước đường của con trai. Kiên ‘xông’ thẳng vào lĩnh vực xuất khẩu hàng trả nợ cho Hungary và Đông Âu. Đây chính là bước đường đầu tiên đã giúp Kiên tạo dựng mối quan hệ với Bộ trưởng Tài chánh Nguyễn Sinh Hùng (NSH), Thủ Tướng Phan Văn Khải (PVK) và nhiều quan chức khi đó. Có thể nói chính NSH và PVK đã mang đến sự giàu có cho Kiên và bản thân họ. Hàng hoá xuất khẩu trả nợ giá cả đất gấp 2-3 lần thị trường Việt Nam mà chất lượng không ai kiểm soát do các khoản nợ viện trợ của các nước cho Việt Nam ngầm như cho không trong thời chiến tranh, Việt Nam trả nợ lại bằng hàng hoá bao nhiêu tốt bấy nhiêu! Do vậy Kiên đã phất lên rất nhanh từ đây.

Khi đã có mối quan hệ với PVK đã sâu đậm, Kiên mở rộng ‘thị trường’ kinh doanh sang môi giới đầu tư và tham gia vào các cuộc đấu thầu nhà máy điện. Kiên đã cùng Nguyễn Văn Hưởng khi đó mới chỉ là Tổng cục Trưởng của A17 – Phụ trách an ninh kinh tế trở thành một ê-kíp làm ăn. Hưởng đã sử dụng lực lượng an ninh của mình để phục vụ cho Kiên dắt mối chạy thầu và bẻ cong các kết quả đấu thầu để cho các nhà thầu nước ngoài mà Kiên môi giới thắng thầu. Nhiệt điện Phả Lại với kết quả trúng thầu 524 triệu USD với cam kết hoàn tất trong 04 năm, nhưng mất 12 năm vẫn không đưa nhà máy vào vận hành được và giá cả tiêu tốn ngân sách nhà nước trên 1 tỷ đô la, tuy vận thậm trí ngày khánh thành, khi các quan chức Chính Phủ có mặt đông đủ, nhà máy cũng không thể chạy được và họ đã phải lấy vỏ bánh xe cau su đốt trong lò để cho thấy khói toả lên!!! Đó chính là sản phẩm của Kiên và Hưởng.
Hiện nay Kiên đang nắm giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu; Chủ tịch HĐQT Công ty may thời trang MTT; Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam; chủ tịch HĐQT công ty Liên doanh nhựa đường Caltex; Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB; Phó chủ tịch kiên Chủ tịch công ty liên doanh KFC Việt Nam; Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty cổ phần du lịch Thiên Minh….
Thực chất dự án KFC và liên doanh nhựa đường Caltex đều là dự án Kiên hưởng lợi từ việc do Chính Phủ Việt Nam gây khó khăn về giấy phép đầu tư và Kiên đã thay mặt PVK ‘bán’ giấy phép cho hai công ty để lấy cổ phần.
Riêng tại Ngân Hàng Á Châu (ACB), người sáng lập và linh hồn của ACB là Trần Mộng Hùng, Kiên được mời ăn theo và đóng góp 2 tỷ đồng Việt Nam tương đương khoảng 200.000 USD năm 1994 để nắm giữ 10% cổ phần. Vai trò của Kiên hoàn toàn mờ nhạt và không có một đóng góp gì cho sự phát triển của ACB. Đến năm 1998, với bản năng của một kẻ lưu manh, nhìn thấy sự lớn mạnh của ACB, Kiên đã làm cuộc đảo chính bằng thủ đoạn bẩn thỉu. Bằng các mối quan hệ của mình với Thủ Tướng PVK và nhiều quan chức Chính Phủ qua quan hệ Tiền & Lợi ích, Kiên đã tạo nhiều scandal, thậm trí cho đăng báo tung tin đồn Tổng giám đốc ACB trốn ra nước ngoài …. Sự việc gây trấn động và người dân ào ào rút tiền, Ngân hàng Nhà nước đã phải đổ tiền để cứu nguy,…. Đây là lúc Kiên bắt đầu lật tẩy con bài của mình, bằng thủ đoạn nắm được một số điểm yếu trong làm ăn của Trần Mộng Hùng đã sử dụng ACB để cho các công ty của mình vay, Kiên đã buộc Nhà sáng lập Trần Mộng Hùng phải rút khỏi ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hang ACB. Qua giằng co, dành giật cuối cùng ACB đã thuê Nguyên Bộ trưởng Trần Xuân Giá – Người đã có quan hệ mật thiết với Kiên qua các thương vụ đấu thầu các nhà máy điện và các dự án đầu tư– về giữ chức Chủ tịch HĐQT. Thực chất là chức vụ bù nhìn hợp thức hoá cho Kiên làm mưa làm gió.
Cũng bằng các thủ đoạn và mối quan hệ, không rõ từ lúc nào Kiên đã nắm trong tay cả Kiên Long Bank, Eximbank mà thực chất Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng chỉ là con rối trong tay Kiên.
Thời Thủ Tướng Phan Văn Khải còn trị vì, Kiên là cánh tay đắc lực cùng quý tử Hoàn Ty làm mưa, làm gió. Thậm trí Kiên còn ngang ngược vỗ vai Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD) “anh chỉ làm đến chức Phó Thủ tướng là cùng thôi…”, cũng chính Kiên đã làm đơn tố cáo Phó thủ tướng NTD lên Bộ chính trị phục vụ theo sai khiến của phan Văn Khải (6 Khải). Chính vì vậy khi 6 Khải phải ra về và Nguyễn Tấn Dũng lên, Kiên đã phải nằm yên.
Tuy nhiên bản chất gian trá, xảo quyệt , y không chịu nằm yên, mà thực chất chỉ là dấu mình cho kỹ. Cũng như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Kiên thuê Thượng Tướng Cựu Thứ trưởng Bộ công An Nguyễn Văn Hưởng làm cố vấn cho mình! Bản chất của Kiên và Hưởng đều có một điểm rất giống nhau, đó là: Ném đá dấu tay và đưa bàn tay nhung ra để cứu độ bắt con mồi vào chuồng của mình! Họ rất hợp nhau bởi thủ đoạn này.
Một điển hình của trò đóng giả ân nhân của Kiên là vụ thâu tóm Ngân hàng Samcombank. Chính Kiên và Nguyễn Thanh Phượng đạo diễn toàn bộ kế hoạch, song không lộ mặt mà để cho những kẻ đầy tớ làm thuê Nguyễn Hữu Dũng và Phạm Văn Cang là Chủ tịch và Phó Tổng giám đốc làm thuê của Eximbank đứng ra. Sau đó, chính Kiên với sự cò mồi của đám đàn em lại được Đặng văn Thành mời ra làm trung gian hoà giải với mấy con tốt Trầm Bê, Dũng và Cang. Uốn ba tấc lưỡi, cuối cùng Kiên từ kẻ chủ mưu đâm thọc đòn hiểm khiến ông chủ Samcombank hết đường chống đỡ, nay lại bỗng trở thành ân nhân vì ‘uy tín của anh Kiên nên chúng tôi đồng ý để anh Thành tiếp tục ở lại làm chủ tịch HĐQT Samcombank’ – cả đám tôi tớ đều cùng một luận điệu làm cho Đặng Văn Thành cảm động ứa nước mắt và mời Kiên trở thành PHÓ CHỦ TỊCH SÁNG LẬP!
Những năm qua nhóm bố già Nguyễn Đức Kiên luôn có kẻ bưng bê điếu đóm là Tướng Nguyễn Văn Hưởng với danh nghĩa cố vấn mách nước chỉ đường, mang nghiệp vụ an ninh được đào tạo bài bản của Nga Xô trộn với thói tàn bạo, bẩn thỉu, man rợ của Mafia Nga - Một loại Mafia được ví như thời trung cổ đã làm lên sự thành công của các bố già Nguyễn Đức Kiên - Nguyễn Đăng Quang & Hồ Hùng Anh đến ngày hôm nay. Chỉ mới hai tháng trước thôi Kiên còn huyênh hoang khoác loác "... Nằm im bao nhiêu năm, nay đã ra quân là chỉ có chiến thắng...". Quả thật y đã thực hiện được những thành tích huy hoàng chỉ trong mấy tháng tổng tài sản các bố già đã thâu tóm và điều khiển trong tay lên tới 20 tỷ đô la, có thể kể ra một vài vụ:

1. Kiếm được 1.750 tỷ từ thương vụ thu xếp 5.000 tỷ đồng mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình chuyển cho BIDV với chỉ đạo phải chuyển cho NH Phương Nam vay. Trầm Bê đã chuyển vào tài khoản cho Kiên đầy đủ với Memo # Chuyển tiền mua cổ phiếu mà chẳng có cổ phiếu nào được mua bán.

2. Hoàn thành thâu tóm Ngân hàng Samcombank trị giá 7 tỷ đô la. Từ kẻ chủ mưu đầu trò ăn cướp Samcombank dấu mặt, lại đóng vai kẻ lương thiện dàn xếp để Đặng Văn Thành sụt sùi cảm động mời vào giữ chức PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SANG LẬP STB! Cũng cái bài Hội đồng sáng lập như ngân hàng ACB là một loại ăn ốc cho người khác đổ vỏ cho mình!!!

3. Lập trên 50 công ty con rút tiền của Eximbank, Vietbank, Kiên Long Bank, ACB, Phương Nam Bank lên tới 70.000 tỷ đồng trong hàng chục năm qua trá hình dưới dạng đầu tư vào công ty con, vào dự án, vào chứng khoán để không phải trả lãi.

4. Từ chỗ không một xu chỉ bằng tiền rút từ Ngân hàng Nhà Nước từ thời Lê Đức Thuý còn làm thống đốc đã thâu tóm được: Vietbank, Kiên Long Bank, ACB. Việc thâu tóm ACB cách đây mười bảy năm về trước cũng là một thủ đoạn dựa vào thế lực của NH nhà nước và báo chí phối hợp đánh hội đồng, tung tin vịt làm cho dân rút tiền, sau đó ra tối hậu thư buộc Trần Mộng Hùng phải rút chuyển giao ngân hàng cho y bằng cách lập lên Hội đồng sáng lập và từ đó lợi dụng ACB để vay tiền thao túng hệ thống tài chính trong suốt nhiều năm qua. Phó Tổng giám đốc Trần Minh Tuấn đã ấm ức công bố “Nếu để cho tôi thanh tra thì ông Kiên chết ngay”, nhưng Thống đốc Nguyễn Văn Bình bao che đã gạt đi không cho thanh tra.

5. Là kẻ chủ mưu cùng với Nguyễn Văn Hưởng Tham gia vào kế hoạch ám sát Chủ tịch nước và Bộ trưởng Trần Đại Quang.

6. Nguyễn Đức Kiên đang chắp cánh cho các thế lực của giặc Tàu thông qua Trầm Bê để thâu tóm tài chính Việt Nam. Đây là một thủ đoạn vô cùng nguy hiểm của Trung Quốc cần phải chặn đứng sớm kẻo hậu họa sẽ khó lường.

Nếu kể xa hơn thì phải nói đến vụ môi giới mua bán chiếc Airbus của Pháp, rồi những thương vụ môi giới mua bán vũ khí với Nga, rồi vụ thủ tiêu một đại tá Quân đội Việt Nam.

Tội của y tày trời và giờ này y đã cao chạy xa bay và tiếp tục điều khiển đường dây Mafia từ Nga về để thực hiện kế hoạch Tử thần Radium. Thông tin chúng tôi nhận được: Kiên và Hưởng đang cho thủ tiêu những tay chân ‘biết quá nhiều’- những người đã đứng ra rút tiền ngân hang chuyển cho y để xoá dấu vết. Mong rằng những người vì miếng cơm manh áo lỡ sa vào vòng kềm toả của y hãy nhanh chóng hợp tác với chúng tôi để vạch mặt kẻ tội phạm – Đó cũng chính là để tự bảo vệ mình trước khi quá muộn.


Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết Đào vào lúc Thứ ba, tháng tám 21, 2012
http://phamvietdao2.blogspot.ca/2012/08/thong-tin-moi-ve-bau-kien.html

Lê Nguyễn Hiệp
08-21-2012, 11:17 AM
Chuyên gia Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc cho biết , cuộc bắt giữ ông xảy ra khi đảng cộng sản mở rộng đợt vận động chống tham nhũng từng đưa ra vào tháng trước.
Đảng cầm quyền muốn chứng minh rằng mình đang tấn công vào nạn tham nhũng ở cấp cao, ông nói với AFP và thêm rằng "từ một số lý do, không khí cho thấy là đúng lúc để săn tìm những con cá lớn".
Bắt giữ Kiên cũng có thể là dấu hiệu sâu xa của việc tranh giành chính trị giữa tầng lớp cai trị của đất nước - dấu hiệu của một "trận chiến ngầm" giữa các phe phái đối thủ với thủ tướng và chủ tịch nước, ông nói.
Một số thành phần quyền thế có thể được lo lắng rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tích lũy quá nhiều quyền lực "và cần phải được kéo xuống cho bớt vênh váo", ông nói.
Nếu vậy, điều này có thể giải thích được cuộc tấn công vào Kiên - người được xem là cùng phe với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và là chủ đề của các suy đoán trên các blog về giao dịch kinh doanh của ông ta với con gái của ông Dũng, Thayer nói thêm.

******
Vụ bắt giữ ông trùm ngành ngân hàng Việt Nam khiến giới đầu tư hoảng sợ
Cat Barton (AFP)
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
http://www.x-cafevn.org/node/3715
HÀ NỘI - Hôm thứ Ba, Việt Nam cho biết là đã bắt giữ một ông vua ngân hàng vì các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, gây xao động đến các thị trường tài chính khi ngân hàng trung ương phải kêu gọi công chúng không nên hoảng sợ.
Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, cổ đông viên trong một số tổ chức tài chính lớn nhất của Việt Nam, đã bị bắt giam cuối ngày Thứ Hai hôm qua sau khi công an khám xét và thu giữ giấy tờ tài liệu tại tư gia của ông ở Hà Nội.
Theo một thông báo đăng trên trang mạng chính thức của chính phủ, "Kiên đã bị bắt giữ vì các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp".
Tỷ phú Kiên là người sáng lập Ngân hàng Á Châu (ACB), một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, vốn xem Ngân Hàng Khổng lồ Standard Chartered là một trong những "đối tác chiến lược" của mình.
Theo báo Tuổi Trẻ, một tờ báo của nhà nước, việc bắt giữ ông đã gửi một "cơn chấn động ra khắp đất nước".
Sự việc này cũng gây ra những lo sợ về một hoạt động ngân hàng có thể làm tổn thương khu vực ngân hàng đang vất vả với các khoản nợ độc hại, lợi nhuận giảm và vấn đề thanh khoản từ hậu quả của việc chính quyền siết chặt tín dụng nhằm chế ngự nạn lạm phát.
Nguyễn văn Bình, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết rằng ông nhận thức được nguy cơ của những hậu quả từ việc bắt giữ Kiên và ngân hàng trung ương đã sẵn sàng để can thiệp.
Phát biểu trên đài truyền hình, ông nói, "Để đảm bảo an toàn của toàn bộ hệ thống, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có sẵn các biện pháp nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân Hàng Á Châu (ACB) và các ngân hàng khác nếu như xảy ra việc rút hàng loạt (tiền từ ngân hàng)".
Bình cho biết việc bắt giữ này là về những cáo buộc đến những việc làm sai trái của ông Kiên tại ba công ty tài chính nhỏ hơn mà ông làm chủ tịch chứ không có liên quan đến ngân hàng ACB.
Nhiều chi nhánh ngân hàng ACB ở thủ đô Hà Nội được AFP ghé thăm hôm thứ ba trông vẫn sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu khách hàng hoảng loạn rút tiền hàng loạt.
Ngân hàng ACB đã đưa ra một tuyên bố mới nói rằng việc Kiên bị bắt sẽ không ảnh hưởng đến công việc của mình, ngay cả khi giá cổ phiếu giảm mạnh trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Nguyễn Thanh Toại, phát ngôn viên Ngân hàng mô tả việc bắt giữ là "một vấn đề cá nhân".
"Việc giam giữ của Kiên là quyết định của các cơ quan có thẩm quyền nên không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngân hàng", Toại cho biết, nhấn mạnh thêm rằng Kiên nắm giữ ít hơn năm phần trăm cổ phần của tập đoàn.
Giá cổ phiếu của ACB giảm gần 7% xuống 24.100 đồng Việt Nam (1USD) vào thời điểm đóng cửa sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội hôm thứ Ba trên, lôi kéo theo cả một thị trường rộng lớn hơn.
Chỉ số chuẩn HNX giảm xuống 3,7 điểm (5,24%).
Kiên được cho là nắm giữ cổ phần trong các ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank, VietBank cùng các ngân hàng khác và đã được biết là có liên quan đến việc soạn thảo các cải cách ngân hàng mới của đất nước.
Theo các báo cáo từ truyền thông báo chí, Eximbank và Sacombank đã nhanh chóng nhấn mạnh rằng Kiên không phải là một cổ đông lớn trong các tổ chức của họ.
Nhà ngân hàng này đã vươn lên nổi bật trong công chúng như một tiếng nói chỉ trích tham nhũng trong ngành bóng đá Việt Nam, sử dụng vai trò chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội, để át giọng liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Chuyên gia Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc cho biết , cuộc bắt giữ ông xảy ra khi đảng cộng sản mở rộng đợt vận động chống tham nhũng từng đưa ra vào tháng trước.
Đảng cầm quyền muốn chứng minh rằng mình đang tấn công vào nạn tham nhũng ở cấp cao, ông nói với AFP và thêm rằng "từ một số lý do, không khí cho thấy là đúng lúc để săn tìm những con cá lớn".
Bắt giữ Kiên cũng có thể là dấu hiệu sâu xa của việc tranh giành chính trị giữa tầng lớp cai trị của đất nước - dấu hiệu của một "trận chiến ngầm" giữa các phe phái đối thủ với thủ tướng và chủ tịch nước, ông nói.
Một số thành phần quyền thế có thể được lo lắng rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tích lũy quá nhiều quyền lực "và cần phải được kéo xuống cho bớt vênh váo", ông nói.
Nếu vậy, điều này có thể giải thích được cuộc tấn công vào Kiên - người được xem là cùng phe với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và là chủ đề của các suy đoán trên các blog về giao dịch kinh doanh của ông ta với con gái của ông Dũng, Thayer nói thêm.
Nguồn: AFP News

Triển
08-21-2012, 08:47 PM
Nguyễn văn Bình, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết rằng ông nhận thức được nguy cơ của những hậu quả từ việc bắt giữ Kiên và ngân hàng trung ương đã sẵn sàng để can thiệp.
Phát biểu trên đài truyền hình, ông nói, "Để đảm bảo an toàn của toàn bộ hệ thống, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có sẵn các biện pháp nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân Hàng Á Châu (ACB) và các ngân hàng khác nếu như xảy ra việc rút hàng loạt (tiền từ ngân hàng)".
Nguồn: AFP News

Chờ xem chắc lại lòi tiếp ACB đầy nợ xấu. Thống đốc lại rớt tiền "sẵn sàng can thiệp" vào ACB. Tiền cũng sẵn sàng chui vào các túi ba gang đã may sẵn từ khuya của các thầy. ACB khai phá sản. Tiền dân thì mất, tiền "ngân hàng trung ương" cứu độ ACB chui một cách an toàn, hợp lý, hợp pháp vào tay các quan to. :))

Lê Nguyễn Hiệp
08-21-2012, 10:33 PM
Chờ xem chắc lại lòi tiếp ACB đầy nợ xấu. Thống đốc lại rớt tiền "sẵn sàng can thiệp" vào ACB. Tiền cũng sẵn sàng chui vào các túi ba gang đã may sẵn từ khuya của các thầy. ACB khai phá sản. Tiền dân thì mất, tiền "ngân hàng trung ương" cứu độ ACB chui một cách an toàn, hợp lý, hợp pháp vào tay các quan to. :))

Ba Dũng làm công trình nào cũng bị lỗ bạc tỉ, kinh doanh thì ít mà rút ruột thì nhiều do tham nhũng. Hệ thống ngân hàng nhà nước chắc chắn cũng không thoát khỏi số phận rút ruột. Trình độ y tá mà dám lãnh chức thủ tướng làm kinh tế thì nước Việt Nam quả đã đến ngày mạt vận.

Trở lại vụ bắt Bầu Kiên. Kiên là người của ba Dũng, vụ bắt bầu Kiên là để dằn mặt và chặn bớt lại quyền lực của ba Dũng. Sau khi bộ chính trị họp để tự phê và phê. Biết đâu ba Dũng bị ép phải hạ cánh an toàn Qui Mã.

********

Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật
Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, kế hoạch đánh án Kiên “bạc” được Ban chuyên án chuẩn bị và tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước ngay sát giờ bắt ông Kiên. Đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo việc bắt và khám xét nơi ở của ông Kiên tại ngõ 27, Xuân Diệu, Tây Hồ, HN. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường chưa xảy ra kể từ năm 1994.

Vừa qua, Đảng CSVN hô hào làm trong sạch nội bộ. Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng đầu.
Đợt Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm nội bộ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012 tuy chưa làm được nhiều việc lớn nhưng đã tạo được một số bước đi làm tiền đề chống tham nhũng có hiệu quả hơn. Thứ nhất, khẳng định cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của Thủ tướng). Thứ hai, kiện toàn bộ máy chống tham nhũng mà trọng tâm là Bộ Công an (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng cùng tay chân ở các đơn vị nghiệp vụ trong Bộ và tại nhiều địa phương), thực hiện một số điều chỉnh nội bộ để hoạt động điều tra chống tham nhũng đạt hiệu quả cao
Việc bắt giam và điều tra Kiên “bạc” được giao cho Tổng cục Cảnh sát của tướng Vĩnh “chột” chứ không do An ninh điều tra làm. Như vậy, có lẽ sẽ tránh được ảnh hưởng của bên an ninh mà tướng Hưởng còn nhiều quyền uy. Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường chưa xảy ra kể từ năm 1994. Tuy nhiên, có tin cho hay, sát cánh với Tổng cục 6 của tướng Vĩnh còn có An ninh quân đội.
Việc Bộ Công an bắt người kiểu này lần cuối xảy ra năm 1994. Và nó chỉ xảy ra khi nội bộ choảng nhau. Lúc đó đích thân Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ chỉ đạo Phó Tổng cục trưởng CSND là Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp (người có tư thù với Trung tướng Phạm Tâm Long) bắt con trai của Thứ trưởng Phạm Tâm Long là đại úy công an Phạm Xuân Liên. Các Thứ trưởng, hồi ấy, đều không được biết trước kế hoạch đánh án. Ngay trước đó, thứ trưởng Phạm Tâm Long còn được Bộ trưởng “cho” đi họp ở Đông Âu. Đồng chí Ba Ngộ báo cáo và nhận chỉ đạo trực tiếp từ Tổng bí thư Đỗ Mười, không qua Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong vụ Kiên “bạc” này, hẳn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bị “qua mặt”. Các đồng chí an ninh ngày nay chẳng lạ gì quy luật nghiệt ngã của cuộc chơi này. Chính Trung tướng an ninh Vũ Hải Triều – Triều “bạc” – lúc đó là thư ký riêng của đồng chí Ba Ngộ.
Trung tướng Nguyễn Văn Vĩnh từ giám đốc Công an Nam Định đi lên, gần đây liên tục được đánh bóng tên tuổi trên báo, đài. Tướng Vĩnh có mối quan hệ thân thuộc với Bộ trưởng Trần Đại Quang bởi cùng trong hội “Nam Cường”. Viên tướng này bị chột 1 mắt do dính mảnh lựu đạn nổ khi bắt tội phạm lúc ông này còn làm ở Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh Nam Định. Sau vụ đó, ông được phong Anh hùng LLVT. Gần đây, ông lại được đeo lon Trung tướng. Nếu Trung tướng cứ tận tụy phục vụ “bên Đảng” như thế này thì vụ Kiên “bạc” rất có thể là bực thang đầu tiên để ông bước lên chức Thứ trưởng Bộ CA. Hiện, ghế của thứ trưởng Ngọ đang lung lay bởi ông bị rất nhiều người – trong đó có những nhân vật tên tuổi – đâm đơn kiện, nhưng điểm nổi bật nhất, trong con mắt của “bên Đảng”, ông Ngọ là người của Thủ tướng.
Khả năng sẽ có nhiều nhân vật khác bị bắt tiếp. Có những dấu hiệu cho thấy một cuộc thanh trừng nội bộ quy mô lớn đã được phát động.
Thông tin tiếp: Kiên “bạc” hiện bị giam tại một cơ sở giam giữ do Bộ Quốc phòng quản lý nhằm tránh nguy cơ bị thủ tiêu bịt đầu mối.

http://caunhattan.wordpress.com/2012/08/21/bat-nguyen-duc-kien-duoc-bo-truong-ca-giu-tuyet-mat/#more-2750

********

Các hãng tin quốc tế đồng loạt đăng tải thông tin về vụ ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt giữ và việc thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay giảm điểm.

http://xuandienhannom.blogspot.jp/2012/08/bao-chi-quoc-te-ong-loat-ua-tin-bau.html

Triển
08-22-2012, 07:16 AM
Biết đâu ba Dũng bị ép phải hạ cánh an toàn Qui Mã.
Ép nhảy dù thì họa may dân mới đỡ oán đó anh à.

Lê Nguyễn Hiệp
08-22-2012, 09:53 AM
Ép nhảy dù thì họa may dân mới đỡ oán đó anh à.

Anh Triển, thật ra thế lực của ba Dũng còn rất mạnh, chưa chắc ông ta bị xuống. Không dễ gì ông ta chịu từ bỏ quyền lực một cách dễ dàng, bầu Kiên là Lê Lai cứu chúa.

*************
Hệ lụy chính trị của việc bắt Bầu Kiên?
Stephen Norris
Bản dịch Việt Ngữ của BBC
Hiện vẫn còn sớm để đưa ra kết luận rõ ràng nào về chuyện có động cơ chính trị nào đằng sau vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên dựa vào những thông tin ít ỏi đang được cung cấp nhỏ giọt.
Nếu chúng ta nhìn vào tiểu sử của ông, hay những gì chúng ta biết về tiểu sử đó, ông Kiên không phải là người xa lạ với các tranh cãi.
Ông đã bị cáo buộc về những vụ làm ăn mờ ám trong quá khứ và đã bất đồng với nhiều cá nhân và tổ chức có quyền lực.
Do vậy có khả năng ông Kiên đã chọc vào ai đó có quan hệ ở cấp cao và vụ này không liên quan trực tiếp tới chính trị hay quan hệ của ông với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Mặc dù vậy, các cáo buộc hiện tại có vẻ khá nhẹ và cách bắt giữ ông khá đáng ngạc nhiên và bởi vậy cách giải thích hợp lý hơn có thể là ông Kiên là nạn nhân của cố gắng nhằm làm suy yếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Kiên có liên hệ với Thủ tướng và một số nguồn nói rằng ông là một trong số những người giàu có nằm ngoài chính phủ làm ăn với các cộng sự của Thủ tướng trong nhiều dự án lớn, kể cả một số dự án gây tranh cãi, bao gồm cả các hoạt động sáp nhập trong ngành ngân hàng.
Người ta cũng đồn rằng vụ bắt giữ ông đã được giữ bí mật tới phút chót và một phần của bộ máy an ninh và các bộ trưởng nội các có quan hệ với Thủ tướng đã không được thông báo nhằm tránh sự can thiệp vào quá trình bắt giữ.
Nếu đúng vậy, người thông qua vụ bắt giữ có lẽ muốn đạt được hai mục tiêu:
1. Tìm thấy tì vết của ông Kiên có liên quan tới Thủ tướng hay gia đình ông và dùng nó để hạ uy tín của ông Dũng, vốn đã bị hoen ố sau vụ scandal Vinashin và hoạt động yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung. Nếu các đối thủ có thể biến ông Dũng thành biểu tượng của tham nhũng, họ có thể toan đẩy ông khỏi ghế thủ tướng và lấy lại tính chính danh đã hoen ố của Đảng Cộng sản trong việc chống tham nhũng.
2. Ngăn cản những nhân vật giàu có từ khu vực tư - và thậm chí cả chính trị gia - có liên hệ với ông Dũng bằng cách cho thấy rủi ro của mối quan hệ và như thế giảm được quyền lực và ảnh hưởng của ông Dũng.
Trong tình huống này, vụ bắt ông Kiên có thể được xem là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Thủ tướng Dũng và các đối thủ đứng đầu Đảng Cộng sản, một cuộc chiến mà việc dùng các cuộc điều tra tham nhũng để loại bỏ đồng minh của đối phương và sử dụng truyền thông nội địa một cách chiến thuật là chuyện không có gì xa lạ.
Thỏa hiệp mới
Chỉ riêng vụ bắt ông Kiên không thôi có lẽ không báo hiệu sự sụp đổ nhanh chóng của ông Thủ tướng.
Điều đáng quan sát là sau ông Kiên liệu có thêm các vụ bắt giữ nào trong những tuần/tháng tới đây hay vụ ông Kiên chỉ được dùng như cây gậy mà các đối thủ của Thủ tướng dùng để buộc ông bỏ bớt quyền lực.
Khả năng thứ hai này có vẻ hợp lý hơn và có lẽ sẽ lại có một đơn thỏa hiệp mới trong đó Thủ tướng chuyển một số quyền uy cho đối thủ nhưng vẫn tại nhiệm.
Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế. Trước mắt có nhiều khả năng ông Dũng vẫn tại nhiệm.
Cuộc đấu đá nội bộ này chắc chắn có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chủ yếu vì những tranh cãi chính xoay quanh việc làm sạch hệ thống ngân hàng nợ nần chồng chất cũng như cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Việc cải cách ngân hàng đã bị trì hoãn từ lâu, nhiều hạn chót đã bị lỡ và nó cho thấy sự thiếu nhất quán trong chính sách kinh tế vĩ mô vốn gây ra tình trạng khó vay vốn và ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tư nhân.
Vụ bắt ông Kiên có vẻ phát tín hiệu cho thấy hiện vẫn chưa có sự đồng thuận trong số các lãnh đạo cao cấp về cách giải quyết vấn đề trong hệ thống ngân hàng (và cải cách kinh tế nói chung) và kết quả sẽ là bất ổn về chính sách kinh tế trong tương lai.

Nguồn: BBC Việt Ngữ
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/08/120822_nguyen_duckien_implications.shtml

Triển
08-22-2012, 09:06 PM
Anh Triển, thật ra thế lực của ba Dũng còn rất mạnh, chưa chắc ông ta bị xuống. Không dễ gì ông ta chịu từ bỏ quyền lực một cách dễ dàng, bầu Kiên là Lê Lai cứu chúa.

*************


Hết équipe này đến équipe khác, cấu xéo nhau rồi hạ bệ nhau. Bè phái mới lại nắm quyền, lại củng cố quyền lực, lại thao túng. Vở kịch cầm quyền của CSVN diễn không bao giờ dứt. Tổn thất cho quốc gia thì lúc nào cũng có. Tam quyền không phân lập, quốc hội không đa nguyên, chính thể vẫn một đảng thì cứ sẽ không bao giờ dứt. Anh Hiệp có thấy người ta mỗi lần có sự tranh giành quyền lực xảy ra, thì dư luận lại hi vọng một lần: Yes, "we change". Nhưng mà muôn lần như một, cứ như lật lại quyển sử ký ngày xưa những giai đoạn triều đại độc tài thối nát mà không thay đổi được gì trong một thời gian dài. Người Việt mình hiện nay như sống trong một thể chế chính trị của những thế kỷ trước, chế độ quân vương. Riêng miền Nam đã phải chịu 6 triều đại từ năm 76 đến nay, triều đại Sáu Búa Phạm Văn Đồng, triều đại Phạm Hùng, triều đại Sáu Dân Võ Văn Kiệt, triều đại Đỗ Mười, triều đại Sáu Khải Phan Văn Khải, rồi giờ đến triều đại Ba Dũng....! Không có triều đại nào là "Cái Bang vô sản", toàn là hàng trưởng lão 9 túi, mà túi nào cũng may ba gang trở lên.
Bên trên tôi nói động từ nhảy dù thay vì hạ cánh an toàn như anh, do đọc ở Dân Làm Báo VN, có người tài nàođó bình luận là hạ cánh là còn của, nhảy dù mới là của thiên trả địa. Nghĩa là từ chức thôi chưa đủ, phải lòi ra của ăn của để lâu nay thâu tóm. Thế nhưng họ nói đó là Nguyễn Đức Kiên. Ở đây tôi tặng động từ đó cho ông Dũng luôn. :) Anh thì nói ông Dũng là y tá, chứ tôi thì nghĩ là lái buôn. Theo lương hướng y tá làm gì có tiền cho ba đứa con đi du học tài ba rứa. :)

Lê Nguyễn Hiệp
08-22-2012, 09:52 PM
Hết équipe này đến équipe khác, cấu xéo nhau rồi hạ bệ nhau. Bè phái mới lại nắm quyền, lại củng cố quyền lực, lại thao túng. Vở kịch cầm quyền của CSVN diễn không bao giờ dứt. Tổn thất cho quốc gia thì lúc nào cũng có. Tam quyền không phân lập, quốc hội không đa nguyên, chính thể vẫn một đảng thì cứ sẽ không bao giờ dứt. Anh Hiệp có thấy người ta mỗi lần có sự tranh giành quyền lực xảy ra, thì dư luận lại hi vọng một lần: Yes, "we change". Nhưng mà muôn lần như một, cứ như lật lại quyển sử ký ngày xưa những giai đoạn triều đại độc tài thối nát mà không thay đổi được gì trong một thời gian dài. Người Việt mình hiện nay như sống trong một thể chế chính trị của những thế kỷ trước, chế độ quân vương. Riêng miền Nam đã phải chịu 6 triều đại từ năm 76 đến nay, triều đại Sáu Búa Phạm Văn Đồng, triều đại Phạm Hùng, triều đại Sáu Dân Võ Văn Kiệt, triều đại Đỗ Mười, triều đại Sáu Khải Phan Văn Khải, rồi giờ đến triều đại Ba Dũng....! Không có triều đại nào là "Cái Bang vô sản", toàn là hàng trưởng lão 9 túi, mà túi nào cũng may ba gang trở lên.

Anh Triển, dân chúng bình thường thấy rõ hai phe Tư sang và Ba Dũng đang tranh dành quyền lực đến hồi quyết liệt. Cái họa cộng sản còn di hại dài dài về sau cho con cháu.

*****
Tuồng nhơ bẩn trên sân khấu ô nhục
Tuesday, August 21, 2012 7:34:11 PM
Ngô Nhân Dụng

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=153763&zoneid=7

Cuộc đấu giữa các phe phái trong đảng cộng sản Việt Nam đe dọa cả tình hình kinh tế, sau vụ bắt giam ông Nguyễn Ðức Kiên, phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB - lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.

Các mạng đã truyền tin ngay trong đêm Bầu Kiên bị bắt giữ, sáng hôm sau, 21 Tháng Tám, báo chí mới bắt đầu đưa tin, nhưng giới có tiền không chờ đọc tin của nhà nước.

Theo bản tin từ trang DVSC.com của công ty Ðại Việt, thị trường chứng khoán trong nước đã “lao dốc, chứng khoán rớt thê thảm, các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu ngân hàng.” Theo tính toán của các chuyên gia thì hai thị trường chứng khoán Hà Nội và Sài Gòn đã mất tổng cộng 35,600 tỷ đồng, tương đương gần 1.8 tỷ đô la Mỹ.

Các nhà tư bản đỏ mất tiền không đáng kể. Mối nguy là dân chúng không còn tin ở hệ thống ngân hàng. Giá vàng đã tăng vọt. Theo tin trên mạng, dân chúng kéo nhau đến rút tiền từ ngân hàng ACB, buổi chiều một số chi nhánh ngân hàng ACB đã hết sạch tiền. Các chi nhánh lớn hơn thì đông nghẹt người chờ rút tiền. Ngân hàng ACB đã yêu cầu các chi nhánh tạm ngưng việc trao tiền cho người đã được chấp thuận vay. Ban giám đốc ACB yêu cầu các trưởng, phó đơn vị không được rời khỏi nhiệm sở. Tổng giám đốc ngân hàng ACB là ông Lý Xuân Hải cũng đã bị công an bắt giữ.

Bộ Công An ở Hà Nội đã đưa ra thông cáo trấn an dư luận, nhưng không biết kết quả sẽ tới đâu trước tâm lý bất an của những người có tiền tiết kiệm đang lo bị mất vì các “ông lớn” trong đảng cộng sản đang “làm thịt” lẫn nhau. Mấy ngày nữa chúng ta mới biết tâm lý hoảng hốt của người dân có được trấn an hay không. Trước đây đã có phong trào chuyển tiền ra nước ngoài. Chắc chắn phong trào này đang được đẩy tới mạnh hơn.

Thống Ðốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình trấn an với lời hứa Ngân Hàng Nhà Nước sẵn sàng hỗ trợ ngân hàng ACB trong trường hợp xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt. Nhưng dư luận cũng biết ông Bình chính là người được Bầu Kiên dùng tiền để mua cho địa vị thống đốc, đồng thời cũng là người lo làm tiền cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nếu dân tiếp tục rút tiền thì chỉ trong mấy ngày sẽ gây khủng hoảng. Người gửi tiền ở ngân hàng khác cũng lo đi rút tiền về. Làm sao cấm được? Trong khi đó không ai biết việc cứu hay không cứu ngân hàng ACB sẽ do ai quyết định? Người nắm ghế thủ tướng hay người nắm Bộ Chính Trị? Làm sao dân tin được là những người này sẽ đồng ý được với nhau trong một thời gian ngắn?

Vì cuộc đấu giữa hai phe đã đến mức độ thù hằn, không thể nào thỏa hiệp được. Mạng Quan Làm Báo là tiếng nói của phe chống Nguyễn Tấn Dũng tiết lộ Bầu Kiên có quan hệ làm ăn với Nguyễn Thanh Phượng, con gái Dũng. Mạng này được coi là thuộc phe Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, đã liên tiếp tấn công Nguyễn Tấn Dũng với đủ thứ tội từ lâu nay. Phe Trương Tấn Sang có blog Quanlambao, phe Nguyễn Tấn Dũng làm blog Tư Sang như để trả đòn.

Trên mạng Tư Sang, phe Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra lá thư tố cáo: “...Trương Tấn Sang làm bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (1997-1999) chỉ mới 2 năm nhưng sai phạm nhiều việc, bị tố cáo cụ thể nên Trung Ương phải rút ra Hà Nội để kiểm điểm, mà lớn nhất là liên quan đến vụ Năm Cam đầy tội ác và vụ bao che cho người Hoa (khi anh Sang làm chủ tịch thành phố) để nhận tiền vàng... Vợ chồng chị Hồng, giám đốc công ty xuất nhập khẩu Quận 3, tố cáo hành vi thiếu đạo đức của Trương Tấn Sang, một bí thư Thành Ủy ép một giám đốc nữ phải ngủ với mình, đi Singapore để cung phụng và làm gái bao qua đêm cho mình, người ta không chịu thì ra lệnh công an bắt bỏ tù...” Nhưng lời tố cáo nặng nề nhất là Trương Tấn Sang đã chịu làm tay sai cho Trung Cộng.

Sau khi Bầu Kiên đã bị bắt, trên blog Quanlambao mới tiết lộ những cuộc điện đàm của Bầu Kiên và đàn em, trong đó có Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, “Cái lão Trọng này đáng chết! Vậy mày gọi điện cấm các báo không được bình luận, chỉ đăng nó bị bắt vì kinh doanh trái phép ở mấy công ty, không được nói gì về ngân hàng cả...” Trọng là Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, đang đứng chung phe với Tư Sang. Hai người đã bí mật lập chuyên án đặc biệt giao cho Bô Trưởng Trần Ðại Quang trực tiếp chỉ huy, chỉ báo cáo cho tổng bí thư và chủ tịch nước!

Mạng này còn “sáng tác” ra lời Nguyễn Văn Bình đề nghị với Bầu Kiên chạy chữa để ngăn chặn việc điều tra ngay, vì nếu phanh phui hết ra có thể làm hệ thống các ngân hàng thương mại lâm nguy: “Anh ơi bây giờ phải lấy cớ: Ổn định hệ thống ngân hàng, không làm dân hoảng loạn, lấy cớ ngân hàng nhạy cảm để không cho bọn cảnh sát điều tra và bọn TC2 mở rộng sang các ngân hàng Phương Nam, Eximbank, Techcombank, Bắc Á, Việt Bank, Kiên Long, SHB, Bản Việt... nếu không thì sờ đến đâu chết đến đó anh ơi...” Ðiều này chứng tỏ phe Trọng và Sang cũng biết ảnh hưởng nguy hiểm cho thị trường tài chánh và kinh tế, nhưng vẫn hạ thủ Dũng.

Trên blog Quanlambao mới viết: “Mấy lời với thầy trò Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Văn Hưởng (Hưởng là tướng công an, phe Dũng): Hãy mau mau lập công chuộc tội thì còn được khoan hồng, bằng không anh y tá sẽ thí mạng các người là điều chắc chắn!”

Anh y tá đây là Nguyễn Tấn Dũng.

Cuộc đấu giữa hai phe trong đảng cộng sản được dân chúng Việt Nam coi như một tấn tuồng, vì dù phe nào thắng, phe nào bại thì cũng vẫn là vở tuồng cũ. Kịch bản chính sẽ không thay đổi, họ vẫn bảo vệ một chế độ độc quyền chuyên chế cho một nhóm trên cùng chia nhau lợi lộc. Nhưng đây là một dấu hiệu cho thấy các phe phái trong đảng cộng sản không còn thỏa thuận được với nhau cách chia chác quyền lợi âm thầm bên trong nội bộ nữa.

Trước đây, những vụ tranh chấp trong đảng cộng sản đều diễn ra trong hậu trường, Võ Nguyên Giáp giành với Lê Duẩn; Lê Ðức Thọ với Trường Chinh; Lê Ðức Anh, Ðỗ Mười với Võ Văn Kiệt, vân vân, có thể đưa tới những vụ thủ tiêu, ám sát, nhưng ngoài các đảng viên cao cấp ra, không ai được biết có tranh chấp nội bộ. Trận đấu giữa hai phe hiện nay không còn giữ kín được nữa. Vì quyền lợi quá lớn, phe nào đang được ăn nhiều thì sẽ quyết tâm giữ mâm cỗ đến cùng, không thể bỏ được. Trước đại hội đảng vừa qua, phe Tư Sang đã tấn công phe Ba Dũng bằng việc phanh phui ổ tham nhũng Vinashin. Hơn nữa, các mạng lưới thông tin mới khiến mỗi phe lại tìm cách vận động dư luận bên ngoài bằng cách phơi bày các tội lỗi của đối thủ. Nhờ vậy, người dân bình thường mới được biết chi tiết về các tội lỗi đó.

Nhưng cuối cùng, những tội lỗi đó do đâu mà ra? Không phải những cá nhân như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Bầu Kiên đã soạn ra vở tuồng tranh giành lợi lộc này. Trong hệ thống xã hội đó, bất cứ lúc nào cũng có những người trong đảng cộng sản tìm cơ hội giành nhau các quyền lợi lớn lao không lo bị ai kiểm soát, nhờ địa vị độc tôn của đảng cộng sản. Chính hệ thống độc quyền chính trị đã sinh ra tình cảnh này. Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, hay Trương Tấn Sang cũng tuồng trong cùng một kịch bản.

Ðây là lúc những người dân bình thường phải quyết định: Dân Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đóng vài khán giả coi những vở tuồng nhơ bẩn như đang diễn ra trước mắt; hay phải đứng dậy, xóa bỏ cái sân khấu ô nhục này?

Tuấn Nguyễn
08-23-2012, 12:10 AM
Chờ xem chắc lại lòi tiếp ACB đầy nợ xấu. Thống đốc lại rớt tiền "sẵn sàng can thiệp" vào ACB. Tiền cũng sẵn sàng chui vào các túi ba gang đã may sẵn từ khuya của các thầy. ACB khai phá sản. Tiền dân thì mất, tiền "ngân hàng trung ương" cứu độ ACB chui một cách an toàn, hợp lý, hợp pháp vào tay các quan to. :))

Rất tâm đắc với ý kiến của anh Triển!:))

ngocdam66
08-23-2012, 07:57 AM
http://sphotos-b.xx.fbcdn.net/hphotos-snc6/193545_3318240609543_2036055006_o.jpg


ĐỒNG BỌN!!!???

Theo nguồn riêng của petrotimes.vn, vừa tức thời đưa tin và gỡ xuống và được nhiều người save/copy: Chiều nay 22/8, VKSND tối cao đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 4 tháng với Lý Xuân Hải – Tổng giám đốc ngân hàng ACB - lý do làm trái qui định nhà nước. Như vậy, có thể hiểu là có đồng phạm với bầu Kiên và sau Lý Xuân Hải là ai và còn những gì sắp xảy ra nữa. "Chuyên án" đang Nam tiến, tuồng chỉ mới bắt đầu. Chờ! Sáng nay thấy bà con rần rần kéo nhau đến ACB Nguyễn Thị Minh Khai rút tiền. Ôi... Náo loạn vào tháng cô hồn!!!!
……

Đã không có quyền “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui nữa rồi”, đại gia hay thường nhân vào đó cũng như nhau thôi. Năm Thìn, rồng rắn lên mây...Hình chụp Lý Xuân Hải (áo trắng) trong liveshow của ACB ở Hòa Bình, một con người rất nghệ sĩ tính và thích ca hát. Áo đen là Nguyễn Thanh Toại - phó TGĐ, hiện là người tiếp xúc, cung cấp thông tin với bên ngoài và là phát ngôn chính thức của ACB.

Lê Nguyễn Hiệp
08-23-2012, 11:37 AM
Đúng là phim bộ Bao Thanh Thiên nhiều tập.

Tập 2: Đòn phản công của 3 Dũng: Không nhả vị trí Trưởng Ban chống tham nhũng

Để coi Tập 3, Tư Sang đối phó ra sao.
*********************

Đòn phản công của 3 Dũng: Không nhả vị trí Trưởng Ban chống tham nhũng

Hội nghị Trung ương 5 (hôm 15/05/2012) đã đưa ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung Ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ chính trị, do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban. Chủ trương nghị quyết là vậy, tuy nhiên trong một diễn biến bất thường hôm 22/08, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có động thái khẳng định ông vẫn là người nắm giữ Ban này.

Chiều ngày 22/08, Cổng thông tin điện tử Chính phủ loan tải bản tin nói về phiên họp thứ 18 Ban chỉ đạo TW về phòng chống, tham nhũng. Đáng chú ý, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp với vai trò Trưởng ban chỉ đạo.
Phải chăng đây là động thái đáp trả của Thủ tướng Dũng ngay sau sự kiện cánh tay mặt của mình là ông trùm Nguyễn Đức Kiên bị bắt?

Thủ tướng 3 Dũng cố bám giữ vị trí Trưởng ban Chống tham nhũng, hay ông dám coi thường cả nghị quyết Trung ương của Đảng?

Ngoài ra, tại cuộc họp bất thường trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng tỏ khả năng diễn xuất kỳ tài: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng biểu dương Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ; đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng".

Dù rất cay cú, nhưng Thủ tướng vẫn phải mở miệng 'biểu dương' vụ bắt giữ kẻ đang nắm giữ túi tiền mình là Bầu Kiên.

Như vậy, phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thực chất cũng là một màn kịch cho Thủ tướng diễn xuất.

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/on-phan-cong-cua-3-dung-khong-nha-vi.html

Lê Nguyễn Hiệp
08-23-2012, 09:31 PM
Mặc cho ba Dũng không chịu nhả vị trí Trưởng Ban chống tham nhũng, phe tư Sang bắt thêm Lý Xuân Hải.

Kế đến có thể là Trầm Bê chủ tịch ngân hàng Phương Nam.
******

Vụ bầu Kiên: Tổng giám đốc ngân hàng Á Châu bị bắt
Thursday, August 23, 2012 6:40:02 PM

HÀ NỘI (NV) - Bộ Công An CSVN vừa bắt giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc Tổng giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB) Lý Xuân Hải vì liên quan đến vụ Nguyễn Ðức Kiên (bầu Kiên) bị bắt trước đó.
Thông Tấn Xã Việt Nam cho hay, việc bắt giữ ông Hải diễn ra vào lúc 6 giờ 30 phút chiều 23 tháng 8, với cáo buộc tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 - Bộ Luật Hình Sự.”
Ông Hải sẽ bị tạm giam với thời hạn 4 tháng kể từ ngày 23 tháng 8, 2012.
Trước đó ít giờ đồng hồ ông Lý Xuân Hải đã nộp đơn từ chức và được chấp thuận ngay, trong lúc ngân hàng ACB đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng. Thay thế ông Hải là ông Ðỗ Toàn Minh, phó tổng giám đốc.
Ông Nguyễn Ðức Kiên, 48 tuổi, người có nhiều cổ phần tại một số ngân hàng như ACB, Eximbank, KienLongbank, VietBank, Ðại Á, ngoài 3 công ty riêng do ông thành lập. Ông còn nổi tiếng là bầu Kiên vì làm chủ một hội bóng đá ở Hà Nội đã bỏ tiền ra mua nhiều cầu thủ nổi tiếng.
Vụ tranh giành bản quyền truyền hình chiếu các trận bóng đá của phe ông và một phe anh em ông Phạm Nhật Vượng nhiều tiền khác khá ồn ào hồi đầu năm, dây cả tới ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nguyễn Ðức Kiên bị bắt ngày 21 tháng 8, 2012 được loan truyền rộng rãi đã gây rúng động thị trường chứng khoán và cả những người gửi tiền ngân hàng ở Việt Nam. Sợ mất tiền oan, chỉ trong hai ngày 21 và 22 tháng 8, 2012, thân chủ ngân hàng ACB đã vội vã rút tổng cộng 8,000 tỉ đồng và vẫn còn đang tiếp diễn nhưng với mức độ nhẹ hơn.
Ngoài ACB, các ngân hàng khác dính tới tên ông Nguyễn Ðức Kiên cũng bị rút tiền ồ ạt, tạo một cuộc khủng hoảng dây chuyền đến cả hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
* Bơm tiền cứu ngân hàng
Ngân Hàng Nhà Nước đã phải bơm thêm một lượng lớn tiền mặt, giúp đối phó thiếu hụt thanh khoản bất ngờ của hệ thống ngân hàng thương mại. Không thấy Ngân Hàng Nhà Nước CSVN chính thức cho biết đã bơm tổng số bao nhiêu tiền, nhưng chỉ riêng ACB thấy loan báo được ứng cứu thêm 2,000 tỉ đồng.
Theo bản tin thông tấn AP, ngày 21 tháng 8, Ngân Hàng Nhà Nước đã bơm khoảng 6,300 tỉ đồng và ngày 22 tháng 8 phải bơm gấp đôi tức khoảng 12,600 tỉ đồng, tổng cộng hai ngày tương đương với khoảng hơn $900 triệu.
Trước sự hốt hoảng của đám đông nối đuôi nhau chờ chực rút tiền, cả Ngân Hàng Nhà Nước và ACB đều lên tiếng trấn an dư luận là ngân khoản ký thác của họ vẫn được bảo đảm và ai muốn rút tiền cũng đều lấy được, không trở ngại hay mất.
Ngoài cái tin ông Lý Xuân Hải bị thẩm vấn liên tiếp 3 ngày, chưa thấy tin tức gì xác nhận ông có bị truy tố gì không. Tuy nhiên bản tin của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN loan báo “chấp thuận việc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu bổ nhiệm ông Ðỗ Minh Toàn làm tổng Giám đốc thay ông Lý Xuân Hải để điều hành hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.”
Bản tin Ngân Hàng Nhà Nước đồng thời cũng hé lộ cho hay việc chấp thuận đề nghị của ACB thay đổi tổng giám đốc là vì “những sai phạm của ông Lý Xuân Hải đã được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra.”
Ðiều này cho người ta cảm tưởng ông Hải ít nhiều liên quan tới các trò “kinh doanh bất hợp pháp” của ông Nguyễn Ðức Kiên.
Hiện nay, người ta mới chỉ thấy hệ thống báo chí trong nước nói ông Lý Xuân Hải bị thẩm vấn liên tục ba ngày qua, cho tới chiều ngày 23 tháng 8, 2012 và chưa có tin tức gì nói ông ta bị tống giam. Còn Phó tổng giám đốc Nguyễn Thanh Toại, phát ngôn viên của ACB thì chỉ nói ông Hải từ nhiệm “vì lý do cá nhân.”
Ông Nguyễn Ðức Kiên bị bắt giam từ ngày 21 tháng 8, 2012 với cáo buộc “kinh doanh bất hợp pháp” tại 3 công ty do ông thành lập và đứng làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị gồm Công ty Cổ phần Ðầu tư ACB Hà Nội, công ty TNHH Ðầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty cổ phần Ðầu tư Thương mại B&B. Không những vậy, hai trong số 3 công ty lại còn có tên ông làm giám đốc tức ôm luôn cả hai chức vụ vừa làm chủ vừa điều hành.
Cả ba công ty tuy đăng ký kinh doanh nhiều ngành khác nhau, theo báo Thanh Niên, “Một lãnh đạo hiệp hội các nhà đầu tư tài chính cho rằng, trong số 3 công ty trên có 2 công ty hoạt động liên quan đến đầu tư và tài chính tuy nhiên không có công ty nào là thành viên hiệp hội này.”
Báo Thanh Niên thuật lời một viên chức cầm đầu hiệp hội nói, “Các công ty này cũng không có tên tuổi và không có địa chỉ website, cũng như bố cáo rõ ràng.”
Tờ báo thuật lời một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tài chính cũng cho biết, “3 công ty trên không có tên tuổi gì trên thương trường, hầu như không ai biết đến.”
Theo báo An Ninh Thủ Ðô, một trong những dấu hiệu vi phạm của 3 công ty mà ông Nguyễn Ðức Kiên làm chủ tịch HÐQT, là “dùng pháp nhân của 3 công ty để mua cổ phiếu, từ đó lập các phương án kinh doanh khống, sau đó đem thế chấp vay tiền của ngân hàng.”
Ðây là dấu hiệu “kinh doanh trái pháp luật” để cơ quan điều tra Bộ Công An truy tố ông Nguyễn Ðức Kiên theo Ðiều 159 của Luật Hình Sự mà bản án có thể là 2 năm tù. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=153865&zoneid=1

Triển
08-23-2012, 09:44 PM
Hôm nay 3D còn còn tố thêm một chiêu: phải bắt cho được Dương Chí Dũng! :)

ngocdam66
08-23-2012, 10:46 PM
Mặc cho ba Dũng không chịu nhả vị trí Trưởng Ban chống tham nhũng, phe tư Sang bắt thêm Lý Xuân Hải.

Kế đến có thể là Trầm Bê chủ tịch ngân hàng Phương Nam.
******

Vụ bầu Kiên: Tổng giám đốc ngân hàng Á Châu bị bắt
Thursday, August 23, 2012 6:40:02 PM

HÀ NỘI (NV) - Bộ Công An CSVN vừa bắt giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc Tổng giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB) Lý Xuân Hải vì liên quan đến vụ Nguyễn Ðức Kiên (bầu Kiên) bị bắt trước đó.
Thông Tấn Xã Việt Nam cho hay, việc bắt giữ ông Hải diễn ra vào lúc 6 giờ 30 phút chiều 23 tháng 8, với cáo buộc tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 - Bộ Luật Hình Sự.”
Ông Hải sẽ bị tạm giam với thời hạn 4 tháng kể từ ngày 23 tháng 8, 2012.
Trước đó ít giờ đồng hồ ông Lý Xuân Hải đã nộp đơn từ chức và được chấp thuận ngay, trong lúc ngân hàng ACB đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng. Thay thế ông Hải là ông Ðỗ Toàn Minh, phó tổng giám đốc.
Ông Nguyễn Ðức Kiên, 48 tuổi, người có nhiều cổ phần tại một số ngân hàng như ACB, Eximbank, KienLongbank, VietBank, Ðại Á, ngoài 3 công ty riêng do ông thành lập. Ông còn nổi tiếng là bầu Kiên vì làm chủ một hội bóng đá ở Hà Nội đã bỏ tiền ra mua nhiều cầu thủ nổi tiếng.
Vụ tranh giành bản quyền truyền hình chiếu các trận bóng đá của phe ông và một phe anh em ông Phạm Nhật Vượng nhiều tiền khác khá ồn ào hồi đầu năm, dây cả tới ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nguyễn Ðức Kiên bị bắt ngày 21 tháng 8, 2012 được loan truyền rộng rãi đã gây rúng động thị trường chứng khoán và cả những người gửi tiền ngân hàng ở Việt Nam. Sợ mất tiền oan, chỉ trong hai ngày 21 và 22 tháng 8, 2012, thân chủ ngân hàng ACB đã vội vã rút tổng cộng 8,000 tỉ đồng và vẫn còn đang tiếp diễn nhưng với mức độ nhẹ hơn.
Ngoài ACB, các ngân hàng khác dính tới tên ông Nguyễn Ðức Kiên cũng bị rút tiền ồ ạt, tạo một cuộc khủng hoảng dây chuyền đến cả hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
* Bơm tiền cứu ngân hàng
Ngân Hàng Nhà Nước đã phải bơm thêm một lượng lớn tiền mặt, giúp đối phó thiếu hụt thanh khoản bất ngờ của hệ thống ngân hàng thương mại. Không thấy Ngân Hàng Nhà Nước CSVN chính thức cho biết đã bơm tổng số bao nhiêu tiền, nhưng chỉ riêng ACB thấy loan báo được ứng cứu thêm 2,000 tỉ đồng.
Theo bản tin thông tấn AP, ngày 21 tháng 8, Ngân Hàng Nhà Nước đã bơm khoảng 6,300 tỉ đồng và ngày 22 tháng 8 phải bơm gấp đôi tức khoảng 12,600 tỉ đồng, tổng cộng hai ngày tương đương với khoảng hơn $900 triệu.
Trước sự hốt hoảng của đám đông nối đuôi nhau chờ chực rút tiền, cả Ngân Hàng Nhà Nước và ACB đều lên tiếng trấn an dư luận là ngân khoản ký thác của họ vẫn được bảo đảm và ai muốn rút tiền cũng đều lấy được, không trở ngại hay mất.
Ngoài cái tin ông Lý Xuân Hải bị thẩm vấn liên tiếp 3 ngày, chưa thấy tin tức gì xác nhận ông có bị truy tố gì không. Tuy nhiên bản tin của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN loan báo “chấp thuận việc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu bổ nhiệm ông Ðỗ Minh Toàn làm tổng Giám đốc thay ông Lý Xuân Hải để điều hành hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.”
Bản tin Ngân Hàng Nhà Nước đồng thời cũng hé lộ cho hay việc chấp thuận đề nghị của ACB thay đổi tổng giám đốc là vì “những sai phạm của ông Lý Xuân Hải đã được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra.”
Ðiều này cho người ta cảm tưởng ông Hải ít nhiều liên quan tới các trò “kinh doanh bất hợp pháp” của ông Nguyễn Ðức Kiên.
Hiện nay, người ta mới chỉ thấy hệ thống báo chí trong nước nói ông Lý Xuân Hải bị thẩm vấn liên tục ba ngày qua, cho tới chiều ngày 23 tháng 8, 2012 và chưa có tin tức gì nói ông ta bị tống giam. Còn Phó tổng giám đốc Nguyễn Thanh Toại, phát ngôn viên của ACB thì chỉ nói ông Hải từ nhiệm “vì lý do cá nhân.”
Ông Nguyễn Ðức Kiên bị bắt giam từ ngày 21 tháng 8, 2012 với cáo buộc “kinh doanh bất hợp pháp” tại 3 công ty do ông thành lập và đứng làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị gồm Công ty Cổ phần Ðầu tư ACB Hà Nội, công ty TNHH Ðầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty cổ phần Ðầu tư Thương mại B&B. Không những vậy, hai trong số 3 công ty lại còn có tên ông làm giám đốc tức ôm luôn cả hai chức vụ vừa làm chủ vừa điều hành.
Cả ba công ty tuy đăng ký kinh doanh nhiều ngành khác nhau, theo báo Thanh Niên, “Một lãnh đạo hiệp hội các nhà đầu tư tài chính cho rằng, trong số 3 công ty trên có 2 công ty hoạt động liên quan đến đầu tư và tài chính tuy nhiên không có công ty nào là thành viên hiệp hội này.”
Báo Thanh Niên thuật lời một viên chức cầm đầu hiệp hội nói, “Các công ty này cũng không có tên tuổi và không có địa chỉ website, cũng như bố cáo rõ ràng.”
Tờ báo thuật lời một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tài chính cũng cho biết, “3 công ty trên không có tên tuổi gì trên thương trường, hầu như không ai biết đến.”
Theo báo An Ninh Thủ Ðô, một trong những dấu hiệu vi phạm của 3 công ty mà ông Nguyễn Ðức Kiên làm chủ tịch HÐQT, là “dùng pháp nhân của 3 công ty để mua cổ phiếu, từ đó lập các phương án kinh doanh khống, sau đó đem thế chấp vay tiền của ngân hàng.”
Ðây là dấu hiệu “kinh doanh trái pháp luật” để cơ quan điều tra Bộ Công An truy tố ông Nguyễn Ðức Kiên theo Ðiều 159 của Luật Hình Sự mà bản án có thể là 2 năm tù. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=153865&zoneid=1


http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20128/TuanThanh/24/lyxuanhai2.jpg;pvb6b85895280f6518 (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120824/bat-tam-giam-nguyen-tong-giam-doc-ngan-hang-a-chau.aspx)
Bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120824/bat-tam-giam-nguyen-tong-giam-doc-ngan-hang-a-chau.aspx)

Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã có văn bản thông báo cho biết, lúc 18 giờ 30 ngày 23.8.2012, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với Lý Xuân Hải, sinh năm 1965; nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120824/bat-tam-giam-nguyen-tong-giam-doc-ngan-hang-a-chau.aspx

Lê Nguyễn Hiệp
08-24-2012, 09:08 AM
Hôm nay 3D còn còn tố thêm một chiêu: phải bắt cho được Dương Chí Dũng! :)
Công lực của 3 Dũng vẫn còn thâm hậu chỉ hơi choáng váng thôi, nhất là 3D có môn công phu "Thiết Diện Bì".

Bầu Kiên lúc trước làm cho Phan Văn Khải đối nghịch với 3D, sau này Thanh Phượng kéo về làm ăn chung và bầu Kiên thuộc về phe cánh của 3D. Nghĩ lại thù xưa 3D sẽ sẵn sàng thí con chốt BKien.

Nguồn tin hành lang, Thanh Phương đã lên máy bay chạy ra nước ngoài ngay sau khi B Kiên bị bắt. 3D đã mở đường cho con gái.

Lê Nguyễn Hiệp
08-24-2012, 09:23 AM
Công lực của 3 Dũng vẫn còn thâm hậu chỉ hơi choáng váng thôi, nhất là 3D có môn công phu "Thiết Diện Bì".

Bầu Kiên lúc trước làm cho Phan Văn Khải đối nghịch với 3D, sau này Thanh Phượng kéo về làm ăn chung và bầu Kiên thuộc về phe cánh của 3D. Nghĩ lại thù xưa 3D sẽ sẵn sàng thí con chốt BKien.

Nguồn tin hành lang, Thanh Phương đã lên máy bay chạy ra nước ngoài ngay sau khi B Kiên bị bắt. 3D đã mở đường cho con gái.

Tại sao 4 ngày sau khi bầu Kiên bị bắt Đại Tá cục trưởng kinh tế mới lên tiếng dành công trạng bắt tham nhũng cho 3 Dũng?
Không khéo 4 Sang bị đá ngược.
****
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “chỉ đạo chặt chẽ” cuộc điều tra và bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, theo lời Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế.
Công an Việt Nam cũng “đang tích cực ‘diệt sâu’ trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ”, theo bài phỏng vấn vừa đăng trên trang web Chính phủ Việt Nam.
Đại tá Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế (C46), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, tuyên bố cả Thủ tướng, Bộ trưởng và một Thứ trưởng Công an đã tham gia chỉ đạo vụ án.
Cuộc phỏng vấn dường như nhằm xóa đi tin đồn ông Nguyễn Đức Kiên là người quen thân với Thủ tướng.
Dư luận Việt Nam những ngày qua cũng râm ran tin đồn vụ bắt giữ ông Kiên không được thông báo trước cho các Thứ trưởng Công an.
Nhưng Đại tá Nguyễn Đức Thịnh nói trên trang web Chính phủ: “Chúng tôi nhận được rất nhiều đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến vi phạm của 3 công ty do Nguyễn Đức Kiên điều hành và báo cáo đồng chí Bộ trưởng Trần Đại Quang và đồng chí Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo.”
“Trước khi khởi tố, bắt giam Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo liên ngành tư pháp Trung ương đã họp và thống nhất cao.”
Ông nhấn mạnh: “Quá trình bắt, khám xét và tổ chức điều tra đảm bảo đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng Chính phủ.”
Tội phạm ngân hàng
Trong diễn biến đáng chú ý, Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế cho biết lực lượng của ông quan tâm đến “tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng”.
Đại tá Thịnh tiết lộ một nhiệm vụ của cơ quan ông là “nắm tình hình, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành thực hiện chức năng của ngành Công an vào việc tái cấu trúc nền kinh tế.”
“Trong đó có tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hoạt động hiệu quả, minh bạch,” vị đại tá nhấn mạnh.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 24/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An đã chính thức công bố lệnh bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB).
Công văn ngày 24/8 của Cơ quan điều tra xác nhận ông Lý Xuân Hải bị bắt tạm giam bốn tháng kể từ ngày 23/8 với tội danh ‘Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165’.
Nói với tờ Financial Times, bà Karolyn Seet, từ công ty đánh giá Moody’s, nhận xét vụ bắt ông Hải sẽ khiến giới chức khó thuyết phục các nhà đầu tư là bê bối không liên quan đến ACB.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/08/120824_police_kienarrest.shtml

Triển
08-24-2012, 10:13 PM
Tại sao 4 ngày sau khi bầu Kiên bị bắt Đại Tá cục trưởng kinh tế mới lên tiếng dành công trạng bắt tham nhũng cho 3 Dũng?
Không khéo 4 Sang bị đá ngược.
****

anh Hiệp, mới có người tài nào đó trong Dân Làm Báo VN bàn loạn rằng trong cuộc chiến còn có một phe ngư ông nữa: Nguyễn Phú Trọng.

Lê Nguyễn Hiệp
08-25-2012, 09:13 AM
Anh triển,

theo tôi hiểu thì tạm thời

Sang - Trong cùng phe

Dũng - nguyễn Sinh Hùng cùng phe

*********
Những vụ bắt bớ ở Việt Nam cho thấy một tình trạng bất ổn lớn hơn

Ben Bland/Fiancial Times
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
"Con trai tôi vừa gọi bảo rằng, bất kể mưa gió, phải đến ngay ngân hàng rút hết tiền ra", ông nói.
Ngân hàng cho vay đang có vấn đề chính là Ngân hàng Á Châu, một trong những ngân hàng lớn nhất của Việt Nam không thuộc nhà nước.
Nguyên nhân đưa đến cơn hoảng loạn khiến ông Yến và những người gửi tiền khác đến rút hàng trăm triệu đô la từ ACB ra là vì các vụ bắt bớ ông trùm Nguyễn Đức Kiên, người đồng sáng lập ngân hàng và các vụ giam giữ Lý Xuân Hải sau đó, được công bố vào hôm thứ Sáu. Ông Hải là giám đốc điều hành ngân hàng, vì nghi ngờ vi phạm những tội kinh tế chưa được xác định.
Một nhà đầu tư biết về nhân vật này nói, ông Kiên, người cũng là chủ câu lạc bộ bóng đá Hà Nội, là một "nhân vật có thế lực mạnh mẽ ở phía sau" Nhiều người ở Việt Nam đã liên kết sự sụp đổ bất ngờ của ông Kiên vào cuộc đấu tranh quyền lực giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và đối thủ của ông, vốn đã gia tăng căng thẳng hơn khi nền kinh tế bị xấu đi.
Đây là diễn biến mới nhất trong một cuộc khủng hoảng ngấm ngầm tăng dần khiến gây lo sợ cho đảng Cộng sản cai trị Việt Nam từ năm 2008 và đã làm tổn hại uy tín của Việt Nam như một trong những thị trường mới nổi nóng bỏng nhất của châu Á.
"Tình huống của ngân hàng ACB cho thấy rõ sự thiếu minh bạch, kém quản trị doanh nghiệp, gian lận, tham nhũng và kinh doanh bất hợp pháp", ông Karolyn Seet, một nhà phân tích ngân hàng của Moody, cơ quan xếp hạng tín dụng ở Singapore cho biết. "Việt Nam đang bị tụt lại đằng sau các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia và Philippines."
Những cơn chấn động về lạm phát kế tiếp đã đã rúng động người tiêu dùng và giới thuê mướn lao động, kiến đưa đến bất bình đẳng xã hội rộng rãi và phá hoại lòng tin vào tiền tệ. Một vận động của ông Dũng muốn tạo nên các nhà vô địch công nghiệp nhà nước đã bị sai lầm, với hai công ty vận tải lớn của nhà nước - Vinashin và Vinalines - bị sụp đổ dưới hàng nhìn tỷ đô la nợ nần.
Theo ngân hàng trung ương, nợ xấu trong ngành ngân hàng đã đạt đến mức "báo động, sau cuộc mở rộng tín dụng lớn gây ra các bong bóng địa ốc và đầu tư.
Phạm Trọng Chất, Phó giám đốc một nhà sản xuất nước mắm ở đảo Phú Quốc, cho biết công ty của ông đã được không thể xoay được một khoản vay vốn 720.000 USD và đã phải cắt giảm một nửa lực lượng lao động toàn thời gian của mình đến 200 người , khi doanh số bán hàng đã giảm 30 phần trăm.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng% 4,4 trong nửa đầu năm nay, so với một năm trước đó, hoàn toàn thấp hẳn so với mức 7% của thời kỳ trước khủng hoảng vốn đã từng thu hút một hàng loạt các nhà đầu tư nước ngoài từ Standard Chartered, đã mua lại 15% của ACB, đến cả nhà sản xuất chip Intel của Mỹ.
Các nhà phân tích và giới nội bộ trong đảng cộng sản nói rằng cuộc khủng hoảng không hoàn toàn là vì kinh tế mà còn vì chính trị, các nhà lãnh đạo hàng đầu đã thất bại trong việc thích ứng với thực tế của nền kinh tế thị trường ngày càng toàn cầu hóa của Việt Nam. Nhiều nỗ lực cải cách các công ty quốc doanh lãng phí và cuộc đấu tranh chống đặc quyền đặc lợi đã thất bại.
"Giảm bớt nạn tham nhũng rất khó khăn vì quyền lơi đến các nhóm (lợi ích) có cả các quan chức nhà nước, lãnh đạo tỉnh và các nhà đầu tư ", ông Đặng Hùng Võ, một trong nhiều viên chức cao cấp đã nghỉ hưu kêu gọi phải cải cách hơn nữa theo hướng thị trường.
Khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và rối loạn xã hội có vẻ đang gia tăng từ các cuộc va chạm bạo lực vì đất đai đến những đình công bất hợp pháp của giới công nhân, cuộc đấu đá nội bộ ở các cấp thượng tầng của đảng cũng gia tăng.
Phần lớn cơn giận đều hướng về ông Dũng, nhân vật mà một số quan chức chính phủ và đảng cho là người đã tập trung quá nhiều quyền lực vào tay mình và thể hiện sự thiên vị một nhóm nhỏ của các tập đoàn tư nhân và công ty nhà nước.
Sau khi thất bại không lật đổ được Dũng ở cuộc cải tổ năm năm vừa qua của Đảng Cộng sản vào năm 2011, đối thủ Trương Tân Sang của ông, người nắm giữ vai trò chủ tịch có tính nghi lễ, đã chơi thủ đoạn chọc vào mạng sườn thủ tướng bằng cách kêu gọi cải cách kinh tế hơn nữa và đôn đốc vận động chống tham nhũng.
Trong một bài xã luận cay độc công bố hôm thứ Năm, ông Sang cảnh báo rằng Việt Nam đang chịu áp lực vì "doanh nghiệp nhà nước thất bại cùng nạn suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một số quan chức".
Đầu tháng này, trong một động thái mang tính biểu tượng, đảng giành lấy quyền kiểm soát trực tiếp ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng từ tay thủ tướng và tái lập một bộ phận riêng về các vấn đề nội bộ.
"Khi kinh tế gặp khó khăn và mọi gười đang mất tiền, đảng biết là mình sẽ bị chê trách", một quan chức cao cấp của đảng cho biết.
Tuy nhiên, ông Adam Fforde, một chuyên gia chính trị Việt Nam tại Đại học Victoria của Australia cho biết, cuộc khủng hoảng chính trị không phải chỉ là về một cá nhân ai".
Có một khoảng trống chính trị ở tầng lớp cao nhất và có sự khinh thường giới lãnh đạo rất phổ biến ở Việt Nam. Thật không dễ dàng để xem họ sẽ ra khỏi được tình trạng này như thế nào. "
Bài viết có đóng góp của cộng tác viên Nguyễn Phương Linh tại Hà Nội
Nguồn: Financial Times

http://www.x-cafevn.org/node/3730

Lê Nguyễn Hiệp
08-26-2012, 05:52 PM
Hình sự trong kinh doanh
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2012-08-22
Vụ một nhà đầu tư nổi tiếng tại Việt Nam là ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt chiều ngày Thứ Hai 20 Tháng Tám tại Hà Nội đã khiến thị trường chứng khoán tại Việt Nam sụt giá trong sự hốt hoảng chung và Ngân hàng Nhà nước của Việt Nam phải ào ạt bơm tiền qua thị trường mở để tránh một vụ sụp đổ dây chuyền.
AFP photo
Các nhà đầu tư chứng khoán theo dõi giá cổ phiếu tại Ngân hàng Thương mại Châu Á (ACB) của sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 8 năm 2012.

Nhân vật bị tống giam và khởi tố cùng thời điểm tiến hành nội vụ khiến dư luận ưu lo về những khó khăn kinh tế và chính trị hiện nay của Việt Nam. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện này qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do.

Khủng hoảng chính trị?

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập của một ngân hàng lớn tại Việt Nam bị cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công An bắt giữ đã gây chấn động cho thị trường tài chính tại Việt Nam và được truyền thông quốc tế loan tải. Chúng tôi xin đề nghị là kỳ này mình sẽ cùng tìm hiểu về chuyện đó, ông nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ban đầu, tôi có cảm giác ngán ngẩm vì những lý do sau đây.
Thứ nhất, về bối cảnh chung, tình hình kinh tế Việt Nam quả là kém sáng sủa với quá nhiều vấn đề dồn dập vì đà tăng trưởng sẽ giảm, lạm phát có khi tái xuất hiện và trăm ngàn doanh nghiệp đang ở trong tình trạng dở sống dở chết, thậm chí là chết lâm sàng, hoặc là những "xác chết chưa chôn".
Giữa khung cảnh bên trong như vậy, biến động ngoài Đông hải do động thái ngang ngược của Trung Quốc hiển nhiên là những thách đố nan giải cho người cầm quyền. Nhưng vấn đề đầu tiên là "ai là người cầm quyền" hoặc cơ chế nào sẽ quyết định về những bài toán sinh tử cho quốc gia? Khi ấy, người ta mới chú ý đến những tranh chấp cá nhân không còn che giấu nổi ở trên thượng tầng.
Thứ ba, hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang bị khủng hoảng nặng với một số nhỏ của nhà nước thì tập trung tài sản mà không kích thích sản xuất trong khi nhiều ngân hàng khác thì thiếu thanh khoản và có thể sụp đổ dưới núi nợ xấu nên vẫn cố thu vét ký thác bằng cách tăng lãi suất. Họ lao về phía trước trong sự tuyệt vọng. Tình hình đó càng khiến các doanh nghiệp điêu đứng vì thiếu vốn kinh doanh và sẽ theo nhau phá sản, công nhân viên mất việc.
Thứ tư, dư luận kinh doanh quốc tế thì theo dõi xem lãnh đạo kinh tế và ngân hàng Việt Nam giải quyết ra sao bài toán nợ xấu, khó đòi và sẽ mất. Khối nợ xấu đó thật sự lên tới mức nào thì không ai rõ và làm sao thanh toán là một vấn đề sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia. Vì vậy, dư luận chờ đợi người cầm đầu hệ thống ngân hàng trung ương của Việt Nam sẽ giải trình những việc đó trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp chiều Thứ Ba 21.
Tôi e rằng đấy là một chỉ dấu khó sai về khủng hoảng chính trị, chứ không chỉ là ngân hàng hay kinh doanh.
Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa

Vũ Hoàng: Và đấy là lúc bùng nổ vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, làm các thị trường đều bị rúng động!
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy và tôi e rằng đấy là một chỉ dấu khó sai về khủng hoảng chính trị, chứ không chỉ là ngân hàng hay kinh doanh.
Trước hết, trong một quốc gia bình thường, nếu một cá nhân hoặc doanh nghiệp có sai phạm về nghiệp vụ vì lý do kỹ thuật hay pháp lý thì cơ quan thanh tra giám sát có thể mở cuộc điều tra. Nếu sai phạm về kỹ thuật, tức là không cố tình nhưng có lầm lẫn thì cơ quan giám sát phải có biện pháp dân sự, thuộc về tội hộ. Tức là có thể bồi thường thiệt hại cho nạn nhân vì sự bất cẩn của mình. Nếu là sai phạm về pháp lý, tức là cố tình gian lận để trục lợi bất chính, thì cơ quan thanh tra phải yêu cầu nhà chức trách can thiệp và lập hồ sư truy tố kẻ bất lương, chứ không phải bất cẩn, về tội hình. Nghĩa là không chỉ phải bồi thường thiệt hại mà còn bị trừng phạt về tài chính và thủ phạm có thể bị án tù.
Việt Nam là một quốc gia bất thường vì luật lệ thiếu phân minh nên rất khó xác định nguyên do của sai phạm là thuộc về dân sự hay hình sự. Ví dụ có thể thấy ngay là trong lĩnh vực ngân hàng hay mớ bòng bong khó gỡ của những nghiệp vụ đầu tư chòng chéo trong một chế độ kiểm soát lỏng lẻo, rất rộng mà cũng rất nông.
Nhưng bất thường hơn vậy, Việt Nam là nơi mà việc kinh doanh đòi hỏi những quan hệ thật ra là bất chính với giới chức có quyền. Người ta khó thành công, và trở thành "đại gia" như bà con trong nước thường nói, nếu không có quan hệ và trở thành vây cánh của những người quyền thế nhất ở trên cùng. Đó là trường hợp của đương sự, người vừa mới bị bắt.

Cách xử lý của chính quyền

Vũ Hoàng: Theo những tin tức được cơ quan Cảnh sát Điều tra loan tải, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt về tội kinh doanh trái phép và liên quan tới vi phạm tại ba doanh nghiệp do ông ta làm chủ tịch, gồm có Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại B&B, Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chỉ nội một cáo trạng như vậy cũng đã cho thấy sự bất thường. Ít khi nào có chuyện bắt giam một người về tội kinh doanh trái phép. Biện pháp quyết liệt này cho thấy là có cái gì đó nghiêm trọng hơn nhiều. Chuyện thứ hai là cách xử lý của nhà cầm quyền trong vụ bắt giam. Nó vẫn nhuốm mùi hành xử của "xã hội đen" trong một xã hội chưa có ý thức về luật pháp và một hệ thống cai trị không có trách nhiệm với quốc dân. Tôi xin được giải thích.
Đáng lẽ, ngay sau khi tống giam đương sự, hãy cứ coi như một nghi can bị trọng án, giới hữu trách phải lập tức và công khai tổ chức một cuộc họp báo. Ngồi ở giữa là viên sĩ quan công an, hai bên là hai giới chức dân sự thuộc cơ quan thanh tra hay giám sát. Một trong hai người phải là viên chức có thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mục tiêu là để trình bày dù ngắn gọn những kết quả của cuộc điều tra và thủ tục truy tố về những tội danh được minh định bởi viên chức thanh tra. Nhưng quan trọng nhất là để công chúng biết được rằng những sai phạm của đương sự, dù là một doanh gia về ngân hàng, không thuộc lĩnh vực ngân hàng. Lý do là để thị trường khỏi hốt hoảng và dân chúng mất tiền oan khi suy đoán rằng một đại gia ngân hàng đã rút ruột ngân hàng và tìm cách tẩu tán tài sản nên mới bị bắt.
Trong một xã hội thiếu thông tin chính thức và minh bạch và báo chí không có tự do thì thị trường thông tin là thị trường đen. Đó là nơi mà sản phẩm được phổ biến chính là lời đồn. Khi dân tin vào lời đồn hơn là thông báo chính thức – nhiều khi mâu thuẫn - thì niềm tin vào nhà nước không có và người đồn đãi không có tội, nhưng rốt cuộc thì đa số thiếu thông tin mới là nạn nhân.

Vũ Hoàng: Ông cho rằng trong vụ án hình sự này, những lời đồn đãi hay bàn tán của người dân cũng có tầm quan trọng?
Trong một xã hội thiếu thông tin chính thức và minh bạch và báo chí không có tự do thì thị trường thông tin là thị trường đen.
Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hiển nhiên là có và đấy mới là vấn đề!
Trước hết, người ta có thể suy đoán không sai, rằng đương sự là người có quan hệ vững chắc và rộng rãi với nhiều quan chức nên mới thành công rất nhanh như vậy, để trở thành một trong những người giàu nhất nước. Thứ hai, đương sự là người rất kín đáo trong các nghiệp vụ đầu tư của mình, hoặc của ai đó mà anh ta đứng tên. Thứ ba, đương sự có lối chơi nổi của kẻ thích vẻ hào nhoáng bên ngoài với xe hơi trị giá bạc triệu, nghĩa là chẳng sợ gây ra phản ứng đố kỵ ghen ghét. Thứ tư, đương sự còn bước vào một lĩnh vực được quảng đại quần chúng quan tâm là bóng đá và không ngại ngần gây hấn với tổ chức khác trong lĩnh vực này.
Ngần ấy sự việc khiến cho mọi người đều có thể kết luận rằng đương sự có gốc lớn, được nhiều thế lực bảo trợ ở đằng sau. Đấy là lúc người ta kết hợp với các tin đồn, rằng những thế lực đó là sĩ quan công an cao cấp, có người là thứ trưởng, và trên cùng là ông Thủ tướng vốn dĩ được đánh giá là có mức liêm chính dưới trung bình sau hàng loạt những vụ sụp đổ của các tập đoàn kinh tế nhà nước do Trung ương quản lý. Khi tổng hợp lại thì câu hỏi chính vẫn là động lực. Và câu trả lời là việc đương sự khỏi cần ấn tín gì, như chủ tịch một tập đoàn kinh doanh, mà vẫn thâu tóm khoảng 12 cơ sở kinh tế trong nhiều lĩnh vực, phân nửa là các ngân hàng. Nghĩa là làm sao?
Người vừa mới bị bắt chỉ là một nhà đầu tư đại diện cho nhiều nhà đầu tư giấu mặt ở bên trên. Với chế độ hiện hành, mỗi thế lực chính trị lại tỏa xuống dưới thành hệ thống kinh doanh có khả năng vi phạm luật lệ mà không bị trách nhiệm vì đã có trong túi những người có trách nhiệm thực thi luật pháp. Mọi sự chỉ vỡ lở khi các thế lực chính trị ở trên xung đột với nhau nên tay chân ở dưới mới bị sa lưới nếu không kịp thông báo để bỏ chạy, như trường hợp đã xảy ra. Rốt cuộc thì vụ việc được trình bày như một nỗ lực giải trừ tham nhũng để kiện toàn nhân sự, là khẩu hiệu đang được đảng tung ra sau màn phê bình và tự phê bình vừa qua.

Hiện tượng tất yếu

Vũ Hoàng: Thưa ông, rồi đây sự thể sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta rất khó biết được sự thể trong khung cảnh không chỉ là mờ ảo của một xứ lạc hậu mà còn mờ ám và đầy bạo lực vì là sự lạc hậu phát sinh từ nạn độc tài.
Sau một sâu chuỗi những tai tiếng và phải nói là phạm pháp nghiêm trọng từ các tập đoàn kinh tế nhà nước ra tới khu vực tôi gọi là "tư doanh nhập nhằng" vì những thế lực chính trị và trung tâm lợi ích kinh tế ở đằng sau, thì vụ "Bầu Kiên" như người ta gọi chỉ là một nối tiếp tất yếu. Hiện tượng tham ô và khuất tất trên doanh trường còn lan vào chính trường khi một đại gia kinh doanh và đảng viên làm nữ dân biểu lại bị truất bãi trong một hoàn cảnh khó hiểu. Những vụ nổ liên tiếp này chỉ là mấy cầu chì bị cháy ở dưới đển dòng điện khỏi lan lên trên và báo hiệu nhiều biện pháp trả đũa khác của thế lực đang bị tấn công. Chúng ta có thể coi đây là những tranh chấp của các tổ chức tội ác trong xã hội đen, không hơn không kém.
Vũ Hoàng: Ông có một kết luận khá bi quan về sự thể này, vì sao như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ đến một đảng Mafia có cái vẻ đa nguyên của nhiều phe nhóm toàn là đại gia.
Dân chúng chưa thấy một nỗ lực lớn lao của chính quyền để đưa kinh tế ra khỏi những khó khăn chồng chất hiện nay.
Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Khốn nỗi, và đây mới là vấn đề gây ra sự ngán ngẩm cho mọi người, khốn nỗi người ta thanh lý môn hộ hoặc thanh toán nhau như vậy mà dân chúng chưa thấy một nỗ lực lớn lao của chính quyền để đưa kinh tế ra khỏi những khó khăn chồng chất hiện nay. Việc một kẻ gian có thể sa lưới và lãnh án tù chỉ là một niềm an ủi nhỏ, trong khi bất ổn kinh tế và khủng hoảng chính trị mới là vấn đề lớn lao gấp bội cho mọi người.
Khi lại nhìn trên toàn cảnh, ở bên cạnh xứ Trung Quốc cũng đang có những bài toán nan giải bên trong vì tiến trình chuyển quyền đầy sóng gió của họ, người ta thấy rằng Việt Nam lại lỡ một cơ hội cải cách hầu có thể xây dựng một nền móng vững bền hơn cho việc bảo vệ quyền lợi của đất nước. Con thuyền đang lao vào giông bão mà thuyền trưởng, tài công và thủy thủ đoàn đánh nhau để giành lấy phao cứu hộ thì hành khách khó tìm ra lối thoát.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này.

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/crimes-n-entrepreneurship-vh-nxn-08222012103741.html

Lê Nguyễn Hiệp
08-27-2012, 09:47 AM
“Chưa bao giờ xã hội Việt Nam lại phải đương đầu với nhiều xáo trộn mạnh mẽ như thế. Những xáo trộn này làm suy yếu sự lãnh đạo của đảng và đe dọa sự sống còn của toàn thể hệ thống chính trị.”
Với điều kiện ẩn danh, vị đại biểu này nói thêm rằng “Một vài lãnh tụ trong đảng đã mất kiên nhẫn, và cảm thấy là đã đến lúc phải loại trừ những đe dọa tiềm năng này và lấy lại sự tín cậy của công chúng.”
------------------------------
Chính Trường VN trở nên sôi động vào lúc kinh tế dao động
Nguyên bản tiếng Anh: Vietnam: Political Battles Heat Up As Economy Falters
Agence France-Presse (26-08-2012)
Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải

Ông Nguyễn Đức Kiên
Theo nhận định của các chuyên gia, việc bắt giữ một trong những ông trùm ngân hàng của Việt Nam phản ảnh sự tranh dành quyền hành giữa những nhà cai trị Cộng Sản về vấn đề làm sao giải quyết những khó khăn kinh tế ngày càng trầm trọng.
Triệu phú phô trương Nguyễn Đức Kiên, một người có cổ phần trong một vài định chế tài chánh lớn nhất ở Việt Nam và một sáng lập viên của Asia Commercial Bank (ACB) đã bị tống giam vào ngày thứ Hai. Cựu tổng giám đốc của ACB cũng bị bắt ba ngày sau.
Những việc bắt giữ vì tội ác kinh tế không nói rõ ràng đã làm cho công chúng hoảng sợ, rút hàng trăm triệu Mỹ kim ra khỏi ACB và thị trường chứng khoán của Việt Nam sụt giá $5 tỉ Mỹ kim. Nhưng theo một bài tường thuật của nhóm nghiên cứu tình báo Stratfor, mối lo ngại lớn hơn là tiềm năng bất ổn chính trị… Việc bắt giam ông Kiên báo hiệu sự bất hòa giữa những chính trị gia cao cấp và những phe cánh.”
Ông Kiên, một người đam mê túc cầu, một nhà tài chánh, 48 tuổi, rất dễ nhận biết với mớ tóc bù xù bạc trắng, được nhiều người biết là có những liên hệ mật thiết với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và người con gái của ông ta, một chuyên gia về ngân hàng, tốt nghiệp tại Thụy Sĩ.
Kể từ thập niên 1990, khi Việt Nam mở cửa kinh tế, quyền lực chuyển từ đảng cộng sản qua nhà nước – và qua Ông Dũng kể từ khi ông đảm nhiệm chức vụ này vào 2006, ông được nói là vị thủ tướng mạnh nhất từ trước đến giờ.
Ông Dũng, người được chọn làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai 5 năm vào 2011, đã dùng quyền lực này để thúc đẩy mạnh mẽ cho nền kinh tế có mức phát triển cao và chủ trương việc phát triển theo kiểu Chaebol của Nam Hàn, dựa vào những công ty quốc doanh lớn.
Lúc đầu, Việt Nam đạt được mức phát triển hàng năm trên 7 % và nhanh chóng trở thành một quốc gia được các nhà đầu tư ngoại quốc ưa chuộng kể cả định chế ngân hàng quốc tế lớn Standard Chartered, sở hữu 15% cổ phần của ACB.
Nhưng với mức tăng trưởng hiện nay tính trên căn bản hàng năm 4.4% trong nửa năm đầu của 2012, đầu tư ngoại quốc giảm 30% trong cùng một thời gian và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng yếu ớt ở mức báo động theo ngân hàng trung ương, sự chỉ trích lớn tiếng chống lại ông Dũng ngày càng gia tăng.
Một cựu đại biểu quốc hội nói với AFP rằng “Chưa bao giờ xã hội Việt Nam lại phải đương đầu với nhiều xáo trộn mạnh mẽ như thế. Những xáo trộn này làm suy yếu sự lãnh đạo của đảng và đe dọa sự sống còn của toàn thể hệ thống chính trị.”
Với điều kiện ẩn danh, vị đại biểu này nói thêm rằng “Một vài lãnh tụ trong đảng đã mất kiên nhẫn, và cảm thấy là đã đến lúc phải loại trừ những đe dọa tiềm năng này và lấy lại sự tín cậy của công chúng.”
Trong một bài góp ý trên báo vào thứ Năm vừa qua, Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang – một trong những đối thủ chính của ông Dũng – nói rằng “Việt Nam hiện nay phải chịu một sức ép đáng kể vì sự đổ vỡ của những doanh nghiệp nhà nước.”
Ông Sang chỉ trích “Sự thoái hóa của tư tưởng chính trị và đạo đức, và nếp sống” của các viên chức – một đòn đánh mạnh vào những ông trùm như ông Kiên một người có chiếc xe Rolls Royce. Ông kêu gọi thực hiện cải tổ kinh tế và phát động chiến dịch bài trừ tham nhũng mới.
GS Carl Thayer, một chuyên viên về Việt Nam, nói rằng một đợt tranh chấp mới giữa các phe phái đã bắt đầu và “trận địa chính là cải tổ kinh tế bao gồm khu vực quốc doanh và ngân hàng và tiêu diệt những vụ tham nhũng lớn ăn sâu vào trong các guồng máy.”
Ông Thayer nói tiếp “Ông Sang và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bây giờ lại nhắc lại điệp khúc cũ nhưng đúng sự thật là tham nhũng là một trong những đe dọa chính đối với sự chính thống của hệ thống độc đảng ở Việt Nam.
Quần chúng bất mãn về tham nhũng trong chính quyền đã sôi sục thành những cuộc biểu tình dữ dội nhiều lần trong năm nay. Trường hợp một nông dân sử dụng chất nổ tự chế tạo để chống lại sự cưỡng chế đất đai bởi những viên chức địa phương tham nhũng đã xuất hiện đầy trên trang nhất của các tờ báo vào tháng 1 vừa qua.
Ông Thayer trình bầy rõ mức quan trọng của một quyết định vào đầu tháng này. Theo đó quyền kiểm soát ủy ban chỉ đạo chống tham nhũng được chuyển từ thủ tướng trở về lại đảng.
Ông Dũng trước đây đã chịu nhiều áp lực vì những vụ tham nhũng tại những công ty quốc doanh ông đã khuyến khích. Vào năm 2010 ông đã bị bắt buộc phải nhận trách nhiệm cá nhân trong trường hợp đại công ty đóng tầu Vinashin gần sụp đổ.
Các quan sát viên tiên đoán rằng người ta không trông đợi những biện pháp chống lại ô. Kiên sẽ buộc ông Dũng phải rời bỏ chức vụ thủ tướng, nhưng một số những vây cánh của ông Dũng sẽ trở thành mục tiêu.
Ông Kiên “có thể là một người nổi bật nhất và giầu nhất” cho đến nay, nhưng ông đã không phải là người đầu tiên cũng sẽ không phải là người sau cùng. Đây là nhận xét của ô. Thayer, một giáo sư về hưu tại University of New South Wales, Úc châu.
Chính ông Dũng đã ca ngợi những cố gắng của công an về việc điều tra tham nhũng trong việc cải tổ ngân hàng và đã kêu gọi trừng trị những thủ phạm, “bất cứ họ là ai.” Những chuyên viên cho rằng ông Dũng hành động như vậy để tự bảo vệ chính ông.

http://www.danchimviet.info/archives/64225

Triển
08-27-2012, 09:56 AM
Với điều kiện ẩn danh, vị đại biểu này nói thêm rằng “Một vài lãnh tụ trong đảng đã mất kiên nhẫn, và cảm thấy là đã đến lúc phải loại trừ những đe dọa tiềm năng này và lấy lại sự tín cậy của công chúng.”


Nghĩa là củng cố đảng theo kiểu ông Nguyễn Phú Trọng hả anh Hiệp? Tiếp tục nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nữa hở ? :(

Lê Nguyễn Hiệp
08-27-2012, 10:25 AM
Nghĩa là củng cố đảng theo kiểu ông Nguyễn Phú Trọng hả anh Hiệp? Tiếp tục nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nữa hở ? :(

anh Triển đã có câu trả lời rồi đó! lại còn thần phục Tầu nữa.
Ba Dũng thì muốn lên làm tổng thống độc tài, theo chủ nghĩa tư bản hoang sơ.

Đàng nào thì dân ta cũng chết.

ngocdam66
08-27-2012, 12:36 PM
anh Triển đã có câu trả lời rồi đó! lại còn thần phục Tầu nữa.
Ba Dũng thì muốn lên làm tổng thống độc tài, theo chủ nghĩa tư bản hoang sơ.

Đàng nào thì dân ta cũng chết.

http://sphotos-b.xx.fbcdn.net/hphotos-snc7/424192_3332369922767_295421308_n.jpg


Xuất hiện trong đêm ra mắt quỹ “Hiểu Về Trái Tim” nhằm tìm kiếm nhà tài trợ mổ tim cho bệnh nhân nghèo vào cuối tuần qua 24.8, Nguyễn Thanh Phượng đã phần nào xua tan tin đồn đang trốn ở Mỹ khá lùm xùm trong thời gian gần đây. Ngay vào thời điểm nhạy cảm này, có mặt ở nơi đông đúc báo chí; không phải là chuyện vô tình! Tuy nhiên, trong một sự kiện có quá nhiều nghệ sĩ, các phóng viên báo mạng thì chỉ lo chăm chú zoom vzô mấy em chân dài ngực khủng; đã bỏ qua mất một celeb. khủng của khủng này. Khổ thân!

Một celeb. nằm trong top 10 những người giàu nhất nước, cũng xuất hiện bên cạnh công chúa - Nguyễn Tuyết Mai, chủ tịch công ty du lịch Vidotour, phu nhân Trương Gia Bình...

Lê Nguyễn Hiệp
08-27-2012, 08:49 PM
Hiện nay phe Tư Sang và Ba Dũng đang cố đổ tội cho nhau, phe kia mới là thân Tầu còn phe mình dân tộc.
Ai đúng ai sai?

******

Cuộc đấu đá giữa các nhóm quyền lực
Nhóm lợi ích chống ông Ba Dũng gồm có ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước liên kết với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, được sự tiếp sức của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Có tin Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ cũng đứng về phía nhóm này...
Tình hình chính trị ở Việt Nam bỗng nhiên sôi động. Một nhân vật kinh tế - tài chính rất có thế lực, đang vùng vẫy bỗng bị sa lưới. Ông Nguyễn Đức Kiên, ông «Bầu Kiên», ông «Kiên Bạc» - do đầu tóc bạc trắng của ông - hay «bố già Kiên» bị cảnh sát bắt vì phạm tội kinh tế trong quản lý các ngân hàng tư dưới quyền ông.
Cả xã hội giật mình lo lắng đến hốt hoảng vì giá cả hàng hóa sẽ lên cao, lạm phát sẽ nặng hơn, đồng tiền mất giá thêm, chứng khoán rơi tự do - chỉ 2 ngày VN index từ 450 rơi xuống 393 - người gửi tiền xếp hàng rồng rắn trước các ngân hàng để rút riền.
Ý nghĩa chính trị của sự kiện này ra sao? Các chiến sỹ dân chủ trong và ngoài nước có nhận định ra sao về diễn biến này? Việc bắt giữ ông Bầu Kiên nói lên điều gì? Các sự kiện tiếp theo có thể là gì? Thái độ của các lực lượng dân chủ lành mạnh và tiến bộ nên ra sao giữa tình thế này?
Những gì được hé ra qua các sự kiện sôi động trên đây cho phép những người quan sát chặt chẽ tình hình có thể có vài nhận định sơ bộ như sau.
Hiện nay cơ quan lãnh đạo của đảng CS gồm có Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Ban Chấp hành Trung ương đang trải qua một «cuộc phê bình và tự phê bình rộng lớn chưa từng có», từ mỗi tập thể đến mỗi cá nhân, khơi dậy 25 vấn đề to lớn của hiện tại và quá khứ, sẽ dẫn đến kết luận rõ ràng minh bạch để trình bày trước cuộc họp Trung ương 6 sắp đến.
Cuộc họp này sẽ có thể xét đến một số hình thức kỷ luật đối với một số cán bộ lãnh đạo, kể cả các vị trí lãnh đạo cao nhất trong đó có tứ trụ triều đình là tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội, nếu cần thiết.
Cái nền cho mọi sự kiện diễn ra sắp tới là cuộc phê bình và tự phê bình rộng lớn này. Môi trường chính trị của mọi diễn biến là cuộc đấu tranh gay gắt của các phe nhóm chính trị - kinh tế - tài chính đang cạnh tranh nhau, tranh giành nhau các quyền lực chính trị- quân sự- kinh tế - tài chính – an ninh, chia chác nhau các món «lợi ích khủng» mà thời kỳ phát triển và mở cửa mang lại. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các nhóm tài phiệt Việt Nam thời kỳ sơ khai của chủ nghĩa tư bản rừng rú đội lốt xã hội chủ nghĩa đang diễn ra.
Nhóm tài phiệt rất mạnh một thời đang có nguy cơ sụp đổ là nhóm của ông Nguyễn Tấn Dũng liên kết với nguyên bộ trưởng tài chính, nguyên phó thủ tướng thường trực, hiện là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, với nguyên bộ trưởng tài chính hiện là Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, với Tổng thanh tra Tài chính Quốc gia Lê Đức Thúy, có bộ hạ tin cẩn là Đại tá Công an Lương Ngọc Anh từng đưa về cho nhóm lợi ích này 20 triệu đô la hối lộ từ cơ quan in tiền Securency của nước Úc… Chính ông Bố Già Kiên đã từng khoe là đã tiến cử ông Nguyễn Văn Bình làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho 2 vị trong Bộ Chính trị (chắc có ý nói 2 ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng ).
Tội của ông Dũng và nhóm lợi ích của ông kể ra không xiết. Từ vụ Vinashin đến vụ Vinalines, quản lý lỏng lẻo ngành điện, phá sản hàng loạt tập đoàn quốc doanh, lỗ to ở khu công nghiệp dầu Dung Quất. Ông Dũng được mệnh danh là «thủ tướng phá của», và chính ông là người phải chịu trách nhiệm cho các vụ tham ô lãng phí đến hơn 20 ngàn tỷ đồng. Hồ sơ tội phạm của ông là một bản cáo trạng dài rất khó mà bào chữa nổi.
Nhóm lợi ích chống ông Ba Dũng gồm có ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước liên kết với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, được sự tiếp sức của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Có tin Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ cũng đứng về phía nhóm này.
Đã 2 tháng này, nhóm này dựng lên một mạng Web mới mang tên Quan Làm Báo, kể tội rất rành rọt của nhóm Ba Dũng, gọi xách mé thủ tướng là «y tá», do y tá vốn là chức vụ của ông Dũng khi còn ở trong bộ đội địa phương Rạch Giá khi còn trẻ. Mạng Quan Làm Báo nêu bật cái tội của «y tá» Dũng là đã liên kết nhóm lợi ích trong nước với nhóm lợi ích tài phiệt nước ngoài - ngụ ý chỉ con rể của Ba Dũng là Henry Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc IDG Ventures. Ba Dũng đã vội vã cho con gái là Nguyễn Thanh Phượng rút lui khỏi các chức vụ kinh doanh để tránh hậu họa của lời tố cáo trên đây.
Thương gia thường được giới hâm mộ thể thao gọi là “bầu Kiên” còn là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Bóng đá Chuyên nghiệp và Chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội. Ta hãy chú ý việc bắt ông Kiên đã được chính Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang chỉ đạo theo chỉ thị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và mấy tuần nay ông Trọng thường ngồi ở Văn phòng Đảng ủy Quân sự Trung ương trong Bộ Quốc phòng cẩn mật – vì người giữ chức tổng bí thư Đảng luôn luôn kiêm chức Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương - rất ít khi ghé qua Văn phòng Trung ương Đảng.
Trong buổi lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, ông Trương Tấn Sang đã cao giọng nhận định cuộc đấu tranh trước mắt là «quyết liệt », nhiều vướng víu phải vượt qua, có thể có đổ vỡ vì cuộc chỉnh đốn gặp nhiều trở lực và phải tiến hành đến cùng, không chỉ nhất thời. Cuộc đấu đá xem ra chỉ mới khởi đầu.
Hiện có một số tình hình còn lờ mờ, chưa rõ ràng, cần theo dõi kỹ. Có vẻ như cả 2 phe nhóm đều theo một đường lối y như nhau , nghĩa là nhân nhượng vô nguyên tắc đối với bọn bành trướng Bắc Kinh. Và cũng chưa rõ khi xung đột, Bắc Kinh sẽ đứng về phía phe nhóm nào.
Do đó hiện vẫn còn là ẩn số, thái độ của Tổng cục 2 cũng như của Nguyễn Chí Vịnh được coi là thân Bắc Kinh, thân Cục tình báo Hoa Nam, sẽ có thể ngả theo nhóm nào.
Anh chị em trí thức có lập trường dân tộc chống ngoại xâm và các chiến sỹ dân chủ trong ngoài nước chưa thấy nhóm nào trong 2 nhóm trên đây tỏ rõ lập trường tiến bộ bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, đi với nhân dân chống bành trướng, cũng như theo đường lối dân chủ hóa thật sự đất nước như toàn dân ta đòi hỏi.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các nhóm lợi ích hiện nay là thời cơ rất để nêu bật đòi hỏi chính đáng cấp bách của toàn dân là nêu cao trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và thực hiện dân chủ hóa mọi mặt cuộc sống, điều mà các nhóm lợi ích hiện nay rất thiển cận giáo điều - do mù quáng ôm chặt chủ nghĩa Mác-Lê và chế độ độc đảng đã phá sản - vẫn cố tình đặt ra ngoài mục tiêu chính trị của họ.
Bùi Tín

http://www.voatiengviet.com/content/cuoc-dau-da-giua-cac-nhom-quyen-luc/1496567.html

Triển
08-27-2012, 11:06 PM
anh Triển đã có câu trả lời rồi đó! lại còn thần phục Tầu nữa.
Ba Dũng thì muốn lên làm tổng thống độc tài, theo chủ nghĩa tư bản hoang sơ.

Đàng nào thì dân ta cũng chết.

Đọc câu cuối của anh, tôi nghĩ hay là thôi hô hào người Việt giàu tụ họp lại, bỏ tiền ra mua cái đảo nào đó chạy vào sống được không? Chứ đàng nào cũng chết, sao bà con không tìm đường sống? Người nào nhiều tiền nhất bầu làm ông hoàng luôn.

(thôi rồi, viết xong ý tưởng này chắc bị anh em chạy vào "rầy". hihihi thôi dong đi làm kiếm cơm cái, chiều về tính sau)

hoài vọng
08-27-2012, 11:53 PM
Đọc câu cuối của anh, tôi nghĩ hay là thôi hô hào người Việt giàu tụ họp lại, bỏ tiền ra mua cái đảo nào đó chạy vào sống được không? Chứ đàng nào cũng chết, sao bà con không tìm đường sống? Người nào nhiều tiền nhất bầu làm ông hoàng luôn.

(thôi rồi, viết xong ý tưởng này chắc bị anh em chạy vào "rầy". hihihi thôi dong đi làm kiếm cơm cái, chiều về tính sau)
....cũng là một ý hay....vừa có đường sống rồi nếu có người nào muốn lên đảo thì cứ việc chi mỗi người khoảng 1 triệu Đô ...viết đến đây thì nói nhỏ với anh Triển cho tui mượn tiền trước rồi tui sẽ kéo cày trả nợ sau:( lãi anh cứ tính " xanh xít - đít đui " ( tiếng Tây à nha !)

NangThuyTinh
08-28-2012, 06:00 AM
Anh Triển, bác Hoài Vọng ....:), theo ý kiến này thì một thời gian sẽ có bài "Hận Đồ Bàn 2" ra lò ah ....hihi.

( thui Nắng cũng chạy đi cày :D)

Triển
08-28-2012, 09:28 AM
Trời, bộ anh HV tưởng đảo kim cương ở Sài Gòn sao mà một triệu đô. Giá đó chỉ có Tuấn Ngọc mới trả rồi chui vào ở thôi. :)) Không có đâu, chỉ có người thật giàu mua rồi làm ông hoàng bà hoàng cho các dân ít hiện kim như anh em mình vào ở ké á.


Còn ý của Nắng là 3D xách quân lấn chiếm "đảo mình" hở, sao có vụ hận đàn bồ. Không có đâu lúc đó mình cũng có tướng một mắt như Do Thái chỉ huy bà con mình lại trước nhà 3D giàn hàng ngang mình tè té te cho nhà giả lụt chơi. :)

Vịnh Nghi
08-28-2012, 01:42 PM
Đọc câu cuối của anh, tôi nghĩ hay là thôi hô hào người Việt giàu tụ họp lại, bỏ tiền ra mua cái đảo nào đó chạy vào sống được không? Chứ đàng nào cũng chết, sao bà con không tìm đường sống? Người nào nhiều tiền nhất bầu làm ông hoàng luôn.

(thôi rồi, viết xong ý tưởng này chắc bị anh em chạy vào "rầy". hihihi thôi dong đi làm kiếm cơm cái, chiều về tính sau)

Hô hào của anh Triển, Nghi thấy hơi...thiếu thực tế. (lè lưỡi) Người giàu lên đảo sống thì họ lòe cái sự giàu của họ với ai anh? Thời buổi mà sức mạnh đồng tiền là vạn năng, có tiền vàng bạc bể mà chỉ lòe được...tôm (hong viết hoa nha. hihi...) tép cua ghẹ trên đảo thôi thì đâu có dzui chi?

Triển
08-28-2012, 09:32 PM
Hô hào của anh Triển, Nghi thấy hơi...thiếu thực tế. (lè lưỡi) Người giàu lên đảo sống thì họ lòe cái sự giàu của họ với ai anh? Thời buổi mà sức mạnh đồng tiền là vạn năng, có tiền vàng bạc bể mà chỉ lòe được...tôm (hong viết hoa nha. hihi...) tép cua ghẹ trên đảo thôi thì đâu có dzui chi?

Nghĩa là kế hoạch mua đảo này bị tổ trác từ trong trứng rồi hả? Chứ mình thấy các thương gia Mỹ, ngoại quốc họ chạy vào VN ra đảo Phú Quốc mua hơn nửa cái đảo tới 99 năm khai thác kia mà Vịnh Nghi. Đảo còn mua được thì cán bộ quản lý cũng mua được nốt chứ sao không, gì chứ cái vụ mua cán bộ này không "thiếu thực tế" à nha hihihihi. :)

(ô cơ, ô cơ, 5 Triển mà nghĩ ra được thì thiên hạ đã nghĩ ra từ phia rồi. Thôi được, rút lại kế hoạch mua đảo thất bại này lại vậy ;)))

Lê Nguyễn Hiệp
08-29-2012, 09:39 AM
Tưởng là ba Dũng bị cú đấm từ Tư Sang vào mặt sẽ bị knock out ai ngờ ba Dũng té xuống trọng tài chưa kịp đếm tiếng thứ 10 thì ba Dũng đã vùng lên đánh tiếp.

******
Trương Tấn Sang làm được gì đây ?
Thứ tư, ngày 29 tháng tám năm 2012
Như tựa đề bài viết "Nguyễn Tấn Dũng sẵn sàng thí chốt" đã được đăng trên blog RFA ghi nhận rõ bản chất thời sự về quan hệ Bầu Kiên - Ba Dũng. Hôm nay, blog RFA của tôi lại có thêm một tin mới nhận rằng phe của Tư Sang đã nắm được bằng chứng là phe Ba Dũng đã chuyển bốn tỉ đô-la sang Đan Mạch. (Cái này hơi giống vụ Bạc Cốc Khai Lai chuyển tiền ở bên Trung Quốc. Khác ở chỗ Bạc Hy Lai tung hoành nhờ vợ nhà, Nguyễn Tấn Dũng nhờ vào con gái). Trong trường hợp này Bầu Kiên chính là doanh nhân người Anh Neil Heywood, đứng ra làm môi giới quyền tiền cho nhà Ba Dũng. Tội cũng nặng nếu bị các phe truy kích tới bến.
Hai bên Ba Dũng và Tư Sang đấu đá nhau kịch liệt đến nước biến Nguyễn Phú Trọng trở thành thực thể "thái thượng hoàng" đại diện cho sự tồn vong của "chính thống" đảng tính. Lần này: "Đảng thắng dân cũng khổ, mà Dũng thắng dân cũng khổ". Đảng vs. Dũng chính là sự chọn lựa kiên quyết mà Tư Sang muốn dùng nhân tố này để phản đòn. Tuy nhiên, Ba Dũng đã biến thành công thức "đồng loã chiến lược" là nếu Dũng đổ thì DCS cũng mất mát không thể vãn hồi.

Nguyễn Tấn Dũng đã linh hoạt biến sự lợi ích phe nhóm trở thành sự lợi ích về mặt tồn vong của DCS. Nếu lợi ích phe nhóm chết thì chẳng khác nào như cảnh trời sập. Mà trời sập thì ở vị trí cao nhất trên vòm trời hiện nay thì DCS Việt Nam bị mưa gió sấm sét đánh trúng trước.

Với các lý luận như thế song song với việc Nguyễn Tấn Dũng đã phải nhượng bộ, chịu hy sinh ông bầu Nguyễn Đức Kiên rồi thì cũng coi như là cử chỉ an dân rồi. Tiếc là Bầu Kiên phải hứng trọn như là một con dê tế thần vừa cho Ba Dũng vừa cho DCS. Đây cũng chính là hình thức Tào Tháo phải chém quan lương Vương Hậu trong chuyện Tam Quốc để thoát hiểm.

Chứng cớ chuyển ngân 4 tỉ đô-la có trong tay Tư Sang và thế lực Tư Sabf đang loan truyền thông tin này để mong dư luận thúc đẩy. Tuy nhiên, hiện nay thế của Tư Sang không đủ để xoay chuyển tình hình vì Nguyễn Phú Trọng bảo thủ về mặt đảng tính.

Nguyễn Tấn Dũng có lực nhưng sẽ bị chút mất mát thế đứng. Đảng cộng sản Việt Nam sẽ đi đến quyết định để đảng này sống bằng cách giải quyết nội bộ chuyện này mà vẫn để cho cánh Tư Sang và Ba Dũng tiếp tục tranh chấp nhau như một manh nha kích thích sự thoả mãn ngắn hạn trước mắt dân chúng.

Tuy nhiên, lần này Nguyễn Tấn Dũng trụ lại thì lợi ích phe nhóm này càng thêm gắn chặt tính cộng mệnh với DCS.

Bằng chứng trong tay mà cũng không làm gì được thì người thua là Trương Tấn Sang.

Trần Đông Đức Blog

Triển
08-29-2012, 09:21 PM
Nguyễn Tấn Dũng có lực nhưng sẽ bị chút mất mát thế đứng. Đảng cộng sản Việt Nam sẽ đi đến quyết định để đảng này sống bằng cách giải quyết nội bộ chuyện này mà vẫn để cho cánh Tư Sang và Ba Dũng tiếp tục tranh chấp nhau như một manh nha kích thích sự thoả mãn ngắn hạn trước mắt dân chúng.


Theo đạo diễn Trần Đông Đức thì sân khấu đã hạ màn rồi hở?

ngocdam66
08-30-2012, 02:21 PM
Ngắm dinh thự khủng khiếp của đại gia ngân hàng Sacombank Trầm Bê

Doanh nhân Trầm Bê là người nắm giữ cổ phần lớn nhất tại ngân hàng Phương Nam và là chủ bệnh viện Triều An tại TP.Hồ Chí Minh, dân trong vùng đều nể ông vì ông hay làm từ thiện. Ông có một dinh thự lớn tại quê nhà ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Tòa lâu đài này nằm trên khu đất rộng hơn 30 ha, trong khuôn viên có rất nhiều cây cảnh đẹp và lạ, và đặc biệt có hơn 1000 cây tùng các loại được nhập từ Nhật bản về, có những cây trị giá đến gần triệu đô. Theo đánh giá của một số chuyên gia về cây cảnh, vườn nhà ông Trầm Bê cây cảnh trị giá cả ngàn tỷ đồng. Nơi đây đang hình thành một công viên.


http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0055.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0055.jpg)


Tòa lâu đài có 5 tháp trên mái





http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0070.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0070.jpg)


phía bên hông tòa nhà





http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0046.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0046.jpg)


cửa chính tòa nhà





http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0044.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0044.jpg)


vườn tùng trong khuôn viên



http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0065.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0065.jpg)


http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0076.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0076.jpg)


cây tùng cổ từ Nhật Bản đem về



http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0064.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0064.jpg)


http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0050.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0050.jpg)


chỗ nào cũng thấy tùng



http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0087.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0087.jpg)
http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0048.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0048.jpg)


http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0053.jpg?w=265&h=400 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0053.jpg)


một cây Thanh Tùng





http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0061.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0061.jpg)


chủ nhân rinh từ châu Phi về một bộ xương voi ma mút cao hơn một tầng nhà



http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0062.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0062.jpg)


http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0060.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0060.jpg)


chiếc đèn chùm trị giá nhiều tỷ đồng có đường kính rộng gần 10m được làm
từ châu Âu, các thanh giằng của nó được dát bằng vàng được đặt tại gian chính của tòa nhà



http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0063.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0063.jpg)
http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0082.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0082.jpg)
http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0089.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0089.jpg)
http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0079.jpg?w=400&h=265 (http://baolephai.files.wordpress.com/2012/06/dsc_0079.jpg)
photo by NHT


Họ tên:
TRẦM BÊ





Năm sinh:
10/09/1959






Quốc tịch
Việt Nam
Dân tộc: Hoa




Quê quán:
Trà Vinh






Chức vụ đang nắm giữ:
+Thành viên HĐQT Ngân hàng Sacombank






+ Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An
+ Phó Chủ tịch CTCP Thương mại Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC).






+ Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI)


Lĩnh vực kinh doanh
Bất động sản, Ngân hàng






Địa chỉ thường trú
601 Hồng Bàng, Q.6, TP Hồ Chí Minh




Gia đình:
Vợ: Viên Đông Anh








Con trai: Trầm Trọng Ngân








Con trai: Trầm Khải Hòa








Con gái: Trầm Thuyết Kiều

Triển
08-30-2012, 09:54 PM
Chu choa sống như ông hoàng há. Rứa là ông Trầm Bê này có tài sản giống chú Hỏa chưa? Nghe nói chú Hỏa ngay xưa cũng có "dinh thự con ma nhà họ Hứa" ở Đà Lạt đó.

ngocdam66
08-30-2012, 10:06 PM
Chu choa sống như ông hoàng há. Rứa là ông Trầm Bê này có tài sản giống chú Hỏa chưa? Nghe nói chú Hỏa ngay xưa cũng có "dinh thự con ma nhà họ Hứa" ở Đà Lạt đó.

Gấp trăm lần Chú Hoả bác ui:).Chú Bê mờb-)nổi tiếng cái gì cũng Bê dìa nhà:))

Triển
08-31-2012, 09:31 PM
Chắc là phải có nhiều vệ sĩ xã hội đen ban đêm, xã hội đỏ ban ngày canh gác phòng ngừa các trộm đạo Sở Lưu Hương ha?

Xem tài sản cả gia đình ông Bê này người ta ghi trên mạng tính ra khoảng chừng 65 triệu euro. Xem danh sách thế giới đại phú thì ông Bê không có mặt trong 2000 người giàu. Trong khi chú Hỏa thời ông ta là chim ca vượn hú cả Đông Nam Á luôn đó đại ca. Nhưng mà thật ra cũng chẳng ai biết được gia đình người ta của chìm của nổi tùm lum.

Lê Nguyễn Hiệp
09-01-2012, 08:34 AM
Với kinh tế thị trường, trong hai thập niên qua, ở VN hàng hoá không thiếu, những ai biết "sống chung với lũ" vẫn có thể tạo đuợc cho mình cuộc sống vật chất khá hơn nhiều so với thời chiến tranh. Đa số dân chúng cam phận hoặc bằng lòng với cái lồng chật hẹp sơn đỏ phết vàng và sẵn sàng nhảy hót líu lo khi chủ cho ăn, chằng cần quan tâm tới bầu trời tự do vuông tròn như thế nào.
Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, trong tình cảnh vật lộn đứt hơi với món nợ nươc ngoài hơn 40 tỷ USD, chính phủ dân chủ non trẻ của Ba Lan đã phát hiện ra rằng, trong hai ngân hàng nhà nước chủ chốt bấy giờ, Ngân hàng Thương mại (Bank Handlowy) và Ngân hàng Pekao, nhà cầm quyền cộng sản đã xài hết sạch 4 tỷ USD tiền gửi tiết kiệm của dân chúng. Không dám công bố vì sợ dẫn đến tình cảnh hoảng loạn, sau hơn một thập niên khôi phục kinh tế, kiếm đủ tiền bù cho dân, chính phủ Ba Lan mới dám tiết lộ. Chính quyền dân chủ Ba Lan đã phải đi đổ vỏ ốc cho những tên cộng sản ăn cắp như thế đấy!
****

http://www.rfavietnam.com/node/1310

Nước Việt buồn và gia tài để lại của mafia đỏ
Tue, 08/28/2012 - 02:42 — ledienduc
Lê Diễn Đức


"Chúng ta hãy cứ để cho những người cộng sản ăn cắp, họ sẽ cho chúng ta dân chủ" - Adam Michnik
Một tuần sau vụ bê bối của của ông chủ ngân hàng ACB và "bầu" Kiên bị bắt giữ hôm 20/8, trong con mắt bi quan và thất vọng của người dân Việt bình thường, tất tần tật các đại gia sống trong những biệt thự nguy nga, đi xe siêu sang trọng, ăn xài hoang túng, đều có thể là những tên ăn cắp. Trước bầu Kiên ít ngày, họ đã chứng kiến những đại gia khác được cho là "làm ăn đàng hoàng" cũng... bất chợt dính vòng lao lý. Lùi xa hơn thì nhiều.
Sản xuất ra một rừng luật và các nghị định vi hiến để trị dân, nhưng bản thân thì không chịu sự chi phối nào của cơ chế nhà nước pháp trị, trong những năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã tạo ra một xã hội tư bản vô chính phủ, mọi rợ, một bộ máy cai trị dung dưỡng tham nhũng, nơi mà các quan chức chóp bu cấu kết với giới tư nhân để tư bản hoá khu vực kinh tế công, làm giàu riêng bằng cái giá phải trả của 90 triệu người.
Tờ Tuổi Trẻ ngày 23/8 vạch ra thủ đoạn kiếm tiền của "bầu" Kiên là bằng cách thành lập các công ty con có vốn điều lệ lớn, phát hành cổ phiếu bán cho ngân hàng để "huy động" vốn, rồi lấy tiền từ ngân hàng mua cổ phiếu ngân hàng, cầm cổ phiếu này thế chấp vay tiếp mua trái phiếu, trả nợ ngân hàng, hoặc dùng vào mục đích khác, song song với những trò đầu cơ bằng các liên kết ảo thuật đẩy giá thị trường chứng khoán, vàng, ngoại tệ lên xuống theo ý đồ, lừa gạt dân chúng nhẹ dạ, cả tin.
Những tay chơi bạc là những tay tổ sư của trò các trò ma giáo "mượn đầu heo nấu cháo", "lấy mỡ nó rán nó", dù chẳng lạ lẫm gì trong giới làm ăn, vì đã từng được các tay trùm mafia đỏ ở nước Nga áp dụng trong thập niên 90, nhưng là sân chơi riêng vô cùng hạn hẹp của giới quyền lực đầu sỏ. Những con bạc máu mê đặt cược hàng trăm triệu, hàng tỷ đôla, nhưng "khi thua có người cứu, ngân hàng thương mại mà chết thì có Ngân hàng Nhà nước cứu. Như vậy là anh đem tiền của nhân dân đi đánh bạc, thắng anh ăn, anh thua - nhân dân chịu. Nói chung, đó là đánh bạc không sợ mất vốn" - Ông Bùi Văn, cựu Phó Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nhận định trên tờ Pháp Luật.
Điều này được khẳng định chẳng thèm giấu giếm qua tuyên bố của Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rằng, "chủ trương của chính phủ không để cho bất kỳ ngân hàng thương mại nào đổ vỡ trong giai đọan này". Trong khi Nguyễn Thanh Toại, phó tổng giám đốc Ngân hàng ACB nói "NHNN cũng đã hỗ trợ thanh khoản cho ACB, chúng tôi cần bao nhiêu thì NHNN sẽ hỗ trợ bấy nhiêu".
Không những che chắn, quẳng phao cứu nhau đến cùng, các quan chức của ĐCSVN còn biểu hiện sự kiêu căng, coi dân chúng không ra gì. Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rằng, "do dân trí, tập quán ở VN chưa cao như ở một số nước, nên dân chúng không biết ngân hàng nào xấu, tốt (...) Cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để NH lành mạnh lên". Điều này có khác gì nói thẳng vào mặt dân rằng, đám dân đen ngu ngơ kia, hãy biết thân phận ngồi im để các con bạc vần vũ trên tấm lưng lam lũ đáng thương của họ?
Ở một quốc gia dân chủ, trong trường hợp một ngân hàng tư nhân có bê bối như ACB, những tuyên bố trên đây của các quan chức bảo đảm sẽ là quả bom nguyên tử của nổi giận xã hội có thể làm nổ tung cả bộ máy cầm quyền. Thế nhưng, ở VN, trong tâm lý hỗn loạn, đám đông ngơ ngác, ngoài sự xao xác săn tin đồn hầu thoả mãn sự tính tò mò chuyện cung đình, chỉ biết giương mắt ếch nhìn tiền bạc và của cải của đất nước bị cướp giật, mà dường như chẳng biết làm bất cứ điều gì chống lại nó.
Cuối năm 2011 hậu quả của khủng hoảng Vinashin với món nợ khổng lồ 4,5 tỷ đôla và thanh toán đáo hạn chậm trễ, VN đã bị tổ chức xếp hạng tín dụng S&P hạ mức uy tín đồng nội tệ từ BB xuống mức BB-, cho thấy đất nước đang đối mặt với những rủi ro, bất ổn kinh tế và tài chính. Đầu tư nuớc ngoài trong những tháng vừa qua của năm 2012 giảm đi 1/3, nợ xấu của ngân hàng cao chót vót nhưng mơ hồ, các doanh nghiệp nhà nước nợ như chúa chổm, hàng chục ngàn doanh nghiệp tư phá sản vì thiếu vốn, giá cả hàng tiêu dùng và dich vụ gia tăng mạnh theo xăng dầu, nợ nước ngoài tăng hơn gấp đôi trong nhiệm kỳ 2006-2011 của Nguyễn Tấn Dũng (32,5 tỷ USD). Các biện pháp chống lạm phát bằng xiết chặt một cách phi lý quản lý vàng, ngoại tệ, bơm 29 ngàn tỷ đồng cho các doanh nghiệp, chưa cải thiện được bức tranh kinh tế xám xịt là bao, thì vụ bê bối của ngân hàng ACB trong sự phản chiếu của vụ đại tá tình báo Lương Ngọc Anh, được báo Úc cho là tay chân thân cận của Nguyễn Tấn Dũng, trong vụ sex scandal Securency, càng làm cho bộ mặt kinh tế VN vốn ảm đạm, lại càng thê thảm hơn và hổ thẹn chưa từng thấy trong con mắt của giới doanh nghiệp thế giới.
Hãy lướt qua một số tiêu đề trên báo chí quốc tế:
"Chính trường Việt Nam nóng lên cũng như kinh tế đang rúng động" (Jakarta Post 26/8/12); -"Sự sụp đổ tiếp tục ở Ngân hàng Việt Nam" (New Yorl Times 24/8/12); -"Fitch: Các lỗ hổng của bề mặt ngân hàng Việt Nam; RTG rủi ro gia tăng" (Reuters 24/8/12); -"Cổ phiếu Việt Nam giảm nhiều nhất ở châu Á" (Bloomberg 23/8/12); -"Ngân hàng của Việt Nam: lòng tự tin bị mục nát" (Financial Times 23/8/12); -"Việt Nam bị nghiền nát bởi bong bóng bất động sản" (Business Insider 23/8/12); -"Tại Việt Nam: Những lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế" (New York Times 22/8/12)...
Nhìn những tiêu đề trên, khó có nhà đầu tư nước ngoài nào còn cảm hứng nhiệt tình của mấy năm trước đó để nhảy vào một thị truờng đầy bất trắc và bị khuynh loát trong bóng tối của các liên kết mafia ma quỷ.
Trong bối cảnh nghiêm trọng như thế, nguời dân chỉ được ban phát những thông tin không gây bất lợi cho giới cầm quyền, nhân danh sự ổn định. Hai ngày sau khi bầu Kiên bị bắt, có vẻ ồn ào chút ít, nhưng liền sau đó báo chí lề đảng chỉ còn đăng tải những gì được cơ quan điều tra công bố chính thức. Tin Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải bị bắt được báo đảng đăng lên, rút xuống như kẻ ăn trộm thập thò rình chủ vắng nhà, tờ Tuổi Trẻ cho tin Online 12 giờ sau khi hãng AFP chạy bài "Second tycoon arrested amid bank run in Vietnam" (23/8/12). Nhà cầm quyền run sợ rằng, chút niềm tin mong manh còn lại nơi dân chúng sẽ rách nát không thể vá víu, và sự ai oán của xã hội chất chồng cao thêm do nung nấu tích luỹ từ các vụ cưỡng chế tước đoạt đất đai gần đây và các cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc bị đàn áp.
Tôi cho rằng, vụ bê bối của ACB sẽ không dẫn đến một sự thay đổi gì đáng nói trong hệ thống chính trị hiện hành. Có chăng nhân vật nào đó bị suy yếu hoặc giảm quyền lộng hành. Sự tồn tại của đảng là máu thịt của họ, "còn đảng, còn mình", đảng tan rã là mất hết, không chừa ai, nên trong sự chính xác nhất của kịch bản thì cao lắm một ai đó sẽ bị hạ bệ, nhưng rồi sẽ có thoả hiệp để không làm con tàu bị đắm, chết chìm tất cả. Trong quá khứ, có rất nhiều các ông trùm không thua kém "bầu" Kiên bao nhiêu, cũng dính líu mật thiết với giới đầu sỏ cầm quyền, đã vào tù, thậm chí bị tử hình, nhưng chưa bao giờ cấu trúc thượng tầng của ĐCSVN lung lay.
Ngay cả khi tiến trình điều tra, có thể phanh phui thêm những liên kết ma quỷ, như dư luận đồn thổi, giữa "bầu" Kiên với Nguyễn Thanh Phượng, ái nữ của Nguyễn Tấn Dũng thì, bằng mọi giá, kể cả thủ tiêu đối tác hay thí tốt, Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm mọi thứ để cứu mình và con gái. Nếu như Trung tướng Phan Văn Vĩnh Tổng cục trưởng Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Trưởng ban chuyên án vụ “bầu” Kiên cho hay "nội dung cụ thể thuộc phạm vi bí mật Nhà nước", thì người ta có thể suy luận rằng, các nhân vật thế lực trong nhóm lợi ích ngân hàng này sẽ tìm mọi biện pháp che chắn những gì có thể để bảo vệ Nguyễn Tấn Dũng, ngăn cặn phản ứng của dư luận.
Vì vậy, sự xuất hiện của Nguyễn Tấn Dũng ngay sau khi "bầu" kiên bị bắt với vai trò Trưởng ban phòng Chống Tham nhũng (dù đã bị Bộ Chính Trị bãi nhiệm từ hơn 3 tháng trước), khen ngợi Bộ công an, cùng với việc Bộ Công an thông báo “quá trình bắt, khám xét và tổ chức điều tra đảm bảo đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng Chính phủ”, chỉ là màn diễn để phủ nhận tin đồn vụ bắt giữ "bầu" Kiên nằm ngoài tầm kiểm soát của Nguyễn Tấn Dũng, phủ nhận "bầu" Kiên không có mối liên hệ thân thiện với ông, đồng thời cũng muốn chứng tỏ cho dư luận thấy mình còn đủ mạnh trước Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng.
Suy cho cùng, với sự can thiệp sâu rộng của an ninh, tình báo mà Nguyễn Tấn Dũng đã đầu tư nuôi dưỡng nhiều chân rết, trong tay ông ta vẫn còn những lá bài làm con tin với các đối thủ chính trị. Có ai dám bảo đảm 13 vị còn lại của Bộ Chính Trị hoàn toàn trong sạch? Có bàn tay nào mà không nhúng chàm, ít hay nhiều mà thôi, chí ít thì cũng những người thân trong gia đình. Thoát sao nổi trong cái ổ sâu mọt cộng sinh đầy rẫy dối trá, gian lận từ xài bằng cấp, danh vị, huân chương rởm, đến mua bán chức quyền.
Adam Michnik (*), nhà đối lập nổi tiếng của của Ba Lan thời cộng sản, một trong 20 nhà báo có ảnh hưởng nhất của thế giới được "Financial Times" bình chọn năm 2006, vào năm 1989 đã đề ra chiến lược cho lộ trình chuyển hoá chế độ CS Ba Lan như sau:
"Chúng ta hãy cứ để cho những người cộng sản ăn cắp, họ sẽ cho chúng ta dân chủ".
Tôi hiểu ý ông rằng, sự ăn cắp sẽ làm thối nát hệ thống kinh tế, đánh mất lòng tin của dân chúng, làm tăng cao bất bình và dẫn tới sự phản kháng của xã hội. Điều này đã đúng, khi Ba Lan bấy giờ các cửa hàng thực phẩm trống rỗng, thiếu thốn đủ điều, lạm phát phi mã, đã khiến 10 triệu người Ba Lan đã tập hợp trong phong trào "Solidarność" (Đoàn Kết) liên tục biểu tình, bãi công làm tê liệt đất nước, buộc nhà cầm quyền CS phải ngồi vào bàn thương lượng, chấp nhận bầu cử tự do, xoá sổ chế độ cộng sản vào năm 1989.
Nhưng chiến lược "hãy cứ để cho những người cộng sản ăn cắp, họ sẽ cho chúng ta dân chủ" của Adam Michnik xem ra không phù hợp với thực tế Việt Nam, mặc dù nhiều người Việt cũng nghĩ tương tự rằng, chế độ càng thối nát thì càng nhanh chóng sụp đổ.
Với kinh tế thị trường, trong hai thập niên qua, ở VN hàng hoá không thiếu, những ai biết "sống chung với lũ" vẫn có thể tạo đuợc cho mình cuộc sống vật chất khá hơn nhiều so với thời chiến tranh. Đa số dân chúng cam phận hoặc bằng lòng với cái lồng chật hẹp sơn đỏ phết vàng và sẵn sàng nhảy hót líu lo khi chủ cho ăn, chằng cần quan tâm tới bầu trời tự do vuông tròn như thế nào.
Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, trong tình cảnh vật lộn đứt hơi với món nợ nươc ngoài hơn 40 tỷ USD, chính phủ dân chủ non trẻ của Ba Lan đã phát hiện ra rằng, trong hai ngân hàng nhà nước chủ chốt bấy giờ, Ngân hàng Thương mại (Bank Handlowy) và Ngân hàng Pekao, nhà cầm quyền cộng sản đã xài hết sạch 4 tỷ USD tiền gửi tiết kiệm của dân chúng. Không dám công bố vì sợ dẫn đến tình cảnh hoảng loạn, sau hơn một thập niên khôi phục kinh tế, kiếm đủ tiền bù cho dân, chính phủ Ba Lan mới dám tiết lộ. Chính quyền dân chủ Ba Lan đã phải đi đổ vỏ ốc cho những tên cộng sản ăn cắp như thế đấy!
Người Ba Lan kiên cường đấu tranh như vậy, mà còn bị những người cộng sản móc túi đến đồng xu cuối cùng. Thì, tôi tin rằng, với mấy chục triệu dân "ngoan ngoãn" ngồi im nghe Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình mặc sức xài xể, sẽ có một tương lai bi thảm hơn nhiều. Tới khi có dân chủ, túi tiền dân Việt không những bị móc hết, mà e rằng thân tàn ma dại. Thế hệ con cháu sẽ phải tìm ra công nghệ chế biến đống vỏ ốc vĩ đại mà bọn mafia đỏ để lại, để xuất khẩu kiếm tiền sống và trả nợ.
Rồi một lúc tỉnh tảo mới cảm nhận hối tiếc và nhục nhã khi thấy khoảng cách giữa VN với nền văn minh nhân loại sao quá dài.
© 2012 Lê Diễn Đức - RFA Blog
---------------------------------------------
(*): Adam Michnik hiện là Tổng biên tập nhật báo "Gazeta Wyborcza", lớn nhất Ba Lan và có uy tín ảnh hưởng tại Ba Lan và Đông Âu, được Viện báo chí quốc tế (IPI) năm 2000 xếp vào danh sách "50 Anh hùng của báo chí tự do".

ngocdam66
09-09-2012, 08:54 AM
1) Breaking News - Tin nóng hổi :
Nguyễn thanh Phượng con gái Nguyễn tấn Dũng , công du nước ngoài sau vụ đỗ bễ tài chánh của Trầm Bê , phe cánh Ng. tấn Dũng ,nay trở cờ , ra đầu thú và hợp tác với Cơ quan An ninh điều tra trong vụ án Bầu Kiên .Phượng trước đó đã dàn xếp xin " Ly hôn " với chồng là Henry Hoàng , 1 Việt kiều - Hoa kỳ . Có thể đây là âm mưu tẩu tán tài sản gia đình Nguyễn tấn Dũng thông qua người con rễ Henry Hoàng , theo dư luân quốc nội .
NB : Cũng nên nói thêm , cha của Henry Hoàng là Nguyễn bá Ban , vừa qua cũng đã Ly thân với V-1 , gần 7 bó , hiện ở Virginia ,là mẹ ruột của Henry Hoàng để được chăm sóc bởi 1 cô chân dài trẻ đẹp , hiện cả 2 đang sống vui vẻ tại Hà nội nơi Ng bá Ban là Giám đốc 1 Công ty Viễn liên hùn hạp với sui gia và các đại gian đỏ khác có máu mặt tại thủ đô Ha noi . Đúng là cha nào , con nấy ! Giàu đỗi bạn , sang đỗi vợ . Chúng ta cũng đoán được tấn tuồng 2 gia đình này sẽ kết thúc như thế nào ? ...chắc phải là trong con bài " triệt buộc " . CS vốn là Vô thần , nên chắc chắn là Vô cảm ! Hãy chờ xem vậy ! wait and see . Không lâu đâu quý vị !







THỜI SỰ NÓNG HỔI VIET NAM

Tin nội bộ của Ban nội chính TW, Trầm Bê, tên trùm tài chính trong phe cánh của TT Nguyễn Tấn Dũng đã trở cờ khi ra đầu thú và hợp tác với cơ quan an ninh điều tra trong vụ án bầu Kiên, hiện nay Trầm Bê đang được công an Việt Nam bảo vệ nghiêm ngặt.
Trầm Bê là kẻ đã ra tay thâu tóm Ngân hàng Sacombank với sự giúp sức của Nguyễn Thanh Phượng và bầu Kiên.
Trong phi vụ này bầu Kiên và Phượng đã nhận khoảng 1 700 tỷ đồng hoa hồng từ Trầm Bê.
Vụ thâu tóm xem như là vi phạm luật chơi trong thế giới ngầm của các phe nhóm MAFIA tại Việt Nam.
Được biết hiện nay cố vấn cho bầu Kiên là ông Trần Xuân Giá, nguyên là bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư thời của ông Phan Văn Khải đã sang Hoa Kỳ công tác, nhưng có thể đây là sự tránh mặt và “chạy làng” (tương tự như vụ Dương Chí Dũng), theo gia đình ông Giá thì không biết khi nào ông Giá sẽ trờ về Việt Nam.
Như vậy trong vụ án bầu Kiên đã thêm ông Hải – TGĐ Ngân hàng ACB bị bắt và Trầm Bê đang bị quản thúc.
Phượng (con gái của NT Dũng) thì đang công du ở nước ngoài sau khi dàn xếp ly hôn với người chồng là một Việt kiều quốc tịch Hoa Kỳ, có thể đây là một âm mưu tẩu tán tài sản của gia đình Nguyễn Tấn Dũng thông qua người con rể.
Đồng bào Việt Nam ở các nước hãy cảnh giác, đây là lúc bọn quan chức cộng sản và cánh hẩu tháo chạy, tài sản quốc gia mà chúng cướp được sẽ đi cùng với chúng, nếu đồng bào phát hiện ra chúng thì báo ngay cho chính quyền sở tại.
Những tên trùm MAFIA khác như Nguyễn Thanh Bình, Thống đốc Ngân hàng; Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn cho Nguyễn Tấn Dũng; Lê Hồng Anh, Bí thư TW đảng CSVN,…đang trù tính bỏ chạy thoát thân.
Hiện nay, trước nhà của các tên MAFIA này đều có mật vụ đang canh gác nghiêm ngặt của cả hai phía, phe bảo vệ chúng và phe sẳn sàng tóm cổ chúng.
Trong thời gian ngắn, nếu Nguyễn Tấn Dũng công du về phía Nam và đặc biệt là vùng châu thổ sông Cửu Long thì đó là tín hiệu cho cuộc chiến đấu đá nội bộ công khai bắt đầu với sự yểm trợ quân sự của các phe phái.
Còn nhiều màn hay lắm, đây mới là màn đầu.

Luận ( Melbourne )




************************************************** *********************************



2) Điễm mặt con gái đại gian đỏ :
Nguyễn thanh Phượng Tài năng hay Bất chính?Thông tin được bọc quá kín nên trên khắp mọi phương tiện đều rất ít số liệu chính thức liên quan đến tổng giá trị tài sản của nhóm tổ chức, Công ty có Nguyễn Thanh Phượng tham gia nói chung và tài sản của bản thân Nguyễn Thanh Phượng nói riêng.
Tuy nhiên, quý vị hãy cùng tôi phân tích thử một vài thông tin ít ỏi đó để mỗi người tự có cái nhận định cho riêng mình
1- Về tổng tài sản của các Công ty Bản Việt:
- Ngân hàng Bản Việt có số vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng. Tài sản thực tế có thể lớn hơn nhiều so với vốn điều lệ.
- Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Asset Management) với vốn điều lệ ban đầu 150 tỷ đồng, trong đó Nguyễn Thanh Phượng nắm giữ đến hơn 43% cổ phần của công ty. Tuy nhiên, theo số liệu 2008, tài sản niêm yết của VCF 800 tỷ đồng, VCHF 500 tỷ đồng.
Nhưng đến 2012, với thông tin tổng hợp về các cổ phiếu mà Công ty này đang nắm giữ thì tổng tài sản ước tính gần 3000 tỷ đồng.
- Công ty chứng khoán Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng đã leo từ vị trí thứ tám trong nửa đầu năm 2011 lên vị trí thứ tư nửa cuối năm trong số 10 công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần môi giới giao dịch trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh..
Theo số liệu báo cáo tài chính năm 2011, tổng tài sản của Công ty này là 2.417,6 tỷ đồng.
- Công ty bất động sản Bản Việt: chưa có số liệu.
Với các số liệu sơ bộ trên, có thể ước tính tổng tài sản 4 Công ty Bản Việt mà Nguyễn Thanh Phương đang làm Chủ tịch Hội Đồng Quản trị là khoảng trên 10.000 tỷ đồng.
Trong đó, theo các báo cáo, nhóm lãnh đạo nắm tỷ lệ vốn khoảng trên 45%, đặc biệt với Công ty Quỹ Bản Việt,
Nguyễn Thanh Phượng đã nắm giữ hơn 43%
Từ các số liệu trên, ước tính Nguyễn Thanh Phượng nắm giữ quân hơn 10% cổ phần của các Công ty, nghĩa là có tổng tài sản lớn hơn 1.000 tỷ đồng. Ở tuổi trên 30, tất nhiên cũng có nhiều Đại gia điều hành kinh doanh với giá trị tài sản nghìn tỷ đồng, nhưng phần lớn là ở trường hợp có xuất thân từ gia đình Đại gia nên có sự đầu tư ban đầu từ gia đình. Vậy Nguyễn Thanh Phượng có ở trường hợp này hay không?

2- Về xuất thân và tiểu sử của Nguyễn Thanh Phượng:
Thông tin về quá trình hoạt động kinh doanh của Nguyễn Thanh Phượng trên các phương tiện thông tin rất khiêm tốn, chỉ có được theo phần Tóm tắt rất ngắn gọn tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng trong các Website liên quan, cụ thể:
“Bà Nguyễn Thanh Phượng sinh ngày 20/3/1980 tại Kiên Giang, tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên nghành Quản trị tài chính của Trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ. Hiện bà Phượng là nghiên cứu sinh chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Trường Kinh doanh, Học Viện Công nghệ châu Á.
Bà Nguyễn Thanh Phượng là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCSC. Bà đồng thời là sáng lập viên và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt.
Trước đây, bà từng làm Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London.
Ngoài ra, bà Phượng từng giữ vị trí Phó Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), một tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ”.
Theo thông tin trên, điểm xuất phát vào vị trí quản lý đầu tiên của Nguyễn Thanh Phượng là Phó Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), một tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ. Với những người chưa nắm rõ, vị trí này nghe rất “kêu” nhưng thực tế, tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ này chỉ chuyên về xây dựng mà nổi bật là công nghiệp Xi măng chứ không chủ lực về tài chính, tiền tệ. Tập đoàn này thành lập Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam) vào những năm đầu của thập kỷ 90 chỉ đơn thuần với 1 dây chuyền sản xuất xi măng gồm 2 cơ sở: nhà máy sản xuất chính ở huyện Hà Tiên, Kiên Giang và công đoạn thành phẩm ở Cát Lái, TP Hồ Chí Minh. Cũng trong thời điểm này, ông Nguyễn Tấn Dũng đang trong giai đoạn đầu tiến thân trên con đường chính trị, chuyển từ Bí Thư huyện Hà Tiên lên Tỉnh Ủy Kiên Giang.
Điều này lý giải việc Nguyễn Thanh Phượng vào Công ty Holcim sau khi mới ra trường (khoảng 2004- 2005) có cơ sở từ mối quan hệ giữa ông Nguyễn Tấn Dũng và Công ty Holcim trong thời kỳ này. Theo thông tin tìm hiểu lại, vào thời kỳ này, gia đình Nguyễn Tấn Dũng chỉ đơn thuần về hoạt động chính trị, chưa có nét nổi bật nào về hoạt động kinh doanh hay chút dư luận nào về “gia đình đại gia”. Tôi dẫn chứng điều này để nhấn mạnh về xuất thân của Nguyễn Thanh Phượng trong sự nghiệp kinh doanh là không có nền tảng ban đầu.
Theo thông tin về tuổi đời và học vấn, tạm xem là Nguyễn Thanh Phượng khởi nghiệp là cán bộ thuộc Công ty Holcim từ năm 2004 hoặc 2005. Cũng lưu ý rằng, ở thời điểm này, chức danh Phó Giám đốc Tài chính không có gì nổi bật vì các chức danh Giám đốc và Phó giám đốc các phần hành khác của Công ty này cũng do những người Việt Nam có học vấn, kinh nghiệm và xuất thân rất bình thường đảm nhiệm.
Vậy thì từ đâu và dựa trên nền tảng nào mà sau vài năm, Nguyễn Thanh Phượng liên tục sáng lập và tham gia các công ty, cho đến bây giờ đã là chủ tịch Hội đồng quản trị của 4 Công ty với tổng tài sản trên 10.000 tỷ đồng?!?

3- Tiêu chuẩn nào để được đảm nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của các Công ty?
Với những ai đã am hiểu về điều lệ và nguyên tắc điều hành hoạt động của một công ty cổ phần thì đều có thể hiểu, chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị là rất quan trọng và cần được xem xét giao cho một người đạt tiêu chuẩn:
- Hoặc là một trong số những cổ đông lớn nhất của Công ty.
- Hoặc là một lãnh đạo có tài năng, kinh nghiệm.
- Và trong trường hợp của Nguyễn Thanh Phượng, có thể ngoại lệ một tiêu chuẩn nữa là ảnh hưởng của quyền lực từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Câu trả lời là gì?
- Nếu là một cổ đông lớn của Công ty thì với giả định ở phần trên, giá trị tài sản của Nguyễn Thanh Phượng từ đâu mà có?
-Tài sản xuất phát là bao nhiêu?
- Lợi nhuận, mức tăng trưởng nguồn vốn là bao nhiêu % /năm để sau 7 năm đã có được tài sản trên 1000 tỷ đồng?

Cần lưu ý rằng, các ngành nghề kinh doanh chính của Nguyễn Thanh Phượng là những ngành nghề có tỷ lệ lợi nhuận giới hạn chứ không phải là đột biến như một số ngành nghề siêu lợi nhuận khác.
Vậy Nguyễn Thanh Phượng đã làm gì để có siêu lợi nhuận hay có ai đã thường xuyên rót tiền cho Nguyễn Thanh Phượng?
Là ông chồng “Đại gia” hay ông bố Thủ tướng lương mười mấy triệu/tháng?
Lưu ý rằng, Nguyễn Thanh Phượng chỉ mới kết hôn từ năm 2008 khi đã nổi tiếng, là đại diện cho nữ doanh nhân trẻ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Hà Nội (tức là chỉ sau một, hai năm bước chân ra khỏi cương vị “làm thuê” cho Công ty Vietnam Holding Asset Management.)
- Nếu là một doanh nhân tài năng thì sự xác nhận chỉ có thể có từ giới doanh nhân Việt Nam. Vậy có đọc giả nào đã được đọc thông tin gì của giới này ca ngợi về tài năng xuất chúng của Nguyễn Thanh Phương như là một “thần đồng”, một “hiện tượng” chưa? Hay chỉ là một vài bài viết của các phóng viên báo chí quảng bá ở góc độ con gái ông Thủ tướng với những dấu hỏi bỏ lửng đầy ẩn ý?
Và nếu thật sự là tài năng xuất chúng trong ngành tài chính, tiền tệ như vậy sao không nêu gương điển hình, sao không bảo Thống đốc Nguyễn Văn Bình học hỏi để điều hành, tránh cho ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam thoát khỏi rối loạn và nợ xấu như hiện nay?

Henry Hoàng ( đeo kính) chồng Ng. thanh Phượng ,
con trai Nguyễn bá Ban ( cà-vạt màu hồng góc trái )
( xem ghi chú thêm về Henry Hoàng là ai ở phần dưới )
http://us.mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f584446%5fAE1K2kIAAXD4 UEyxzgXLugQcANk&pid=2.2&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo (http://1.bp.blogspot.com/--Lorti7YJIQ/UDsjU2g2lmI/AAAAAAAAB0k/M-g1DboAlVs/s1600/120220125632_nguyen_thanh_phuong_304x171_internet_ nocredit.jpg)
Ở độ tuổi ngoài 30, bà Phượng đã đứng ngang hàng cùng các doanh nhân hàng đầu Việt Nam

- Còn nếu các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của các công ty trên có được là nhờ ảnh hưởng quyền lực từ ông bố thì sao?
Với tiêu chuẩn này thì đọc giả tự suy luận nhé, xem có phải được hiểu theo cái cụm từ “tham nhũng chính trị” đã từng được nhắc đến không?.
Hay thậm chí là bao gồm cả ảnh hưởng quyền lực và rót vốn?
Có lẽ chỉ phân tích và dẫn chứng như thế cũng đủ để quý vị hình dung và tự có kết luận là như thế nào. Còn nếu muốn có kết luận chắc chắn và chính xác hơn thì hãy đợi đến khi nào (vài năm hay vài chục năm sau) Quốc hội thông qua các Nghị định sửa đổi Luật về minh bạch tài sản hay giám sát cả gia đình quan chức đã nhé!
Với ai thì không biết, nhưng với suy nghĩ tôi, không cần phải chờ có chứng cứ cụ thể, chỉ cần nhìn vào tấm gương này thì dù là một Đảng viên, một quan chức hay những người thân có vùng vẫy, tung hoành trong làm ăn kinh tế cũng không cần phải e ngại, mang tiếng là tham nhũng hay lợi dụng quyền lực để gây ảnh hưởng, bảo kê cho người thân làm kinh tế, là vi phạm những điều Đảng viên không được làm. “Thượng bất chính thì hạ tất loạn”, đơn giản là thế thôi!

Theo Blog Thuỳ Linh
************************************************** ************************************************** *********
Ghi chú : Henry Hoàng , con trai đầu của Nguyễn bá Ban , cựu học sinh Võ Tánh Nhatrang .
Ban là con Ông Nguyễn bá Phương , Trưởng ty Khí tương Nhatrang , cháu ruột Ô Nguyễn bá Mậu ,hiệu trưởng Trường Văn hóa Nhatrang -
Ng. bá Ban xuất thân là : Kỷ sư Công chánh Phú thọ Saigon 1965 , phục vụ tại Ty Phát triễn đô thị Đà Nẳng cho tới 1975 .
Định cư tị nạn tại Fairfax , Virginia Hoa kỳ từ 75 đến nay.
Henry học xuất sắc,. có MBA lúc 22 tuổi . (Gặp Thanh Phượng trước 2005 khi y thị từ Thụy sĩ qua Mỹ học thêm MBA ở PA..)
Hiện nay đang kinh doanh tại Hà nội nghành Viễn liên , là Tỷ phú ( đô la ) thỉnh thoảng mới qua trỡ lại Mỹ , đôi lúc đi đi về về lo các dịch vụ làm ăn hàng trăm triệu đô xuất phát lợi nhuận từ VN, Hoa kỳ là sân sau , bải đáp an toàn của 2 gia đình sui gia Nguyễn tấn Dũng & Nguyễn bá Ban .

Lê Nguyễn Hiệp
09-20-2012, 08:12 AM
Bộ Chính trị họp ngày mai, thỏa hiệp hay đánh nhau tiếp?


Phúc Lộc Thọ (Phạm Viết Đào) – Ngày mai, Bộ Chính trị sẽ nhóm họp 5 ngày để đi tới kết luận một số vần đề được đưa ra mà chưa kết luận trong kỳ họp kiểm điểm lần trước. Các ý kiến chưa ngã ngũ vừa qua đã được giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương, xác minh để trình hội nghị Bộ Chính trị lần này… Các kết luận này sẽ được “luật đảng” hóa bằng hình thức đưa ra Ban Chấp hành Trung ương xin ý kiến và có thể tiến hành biểu quyết để hợp thức hóa, bằng hình thức tập trung dân chủ tức số đông thống trị số ít; thiểu số phục tùng đa số trong phiên họp tháng 10.

Song song với diễn biến của các cuộc kiểm điểm của các ủy viên Bộ Chính trị là việc xảy ra các vụ án và các vụ bắt giữ một loạt cán bộ ngân hàng và cán bộ liên quan tới hoạt động kinh tế; Dư luận cho rằng đây là cuộc ra tay của các nhóm lợi ích bằng những cú ra đòn giáng thẳng vào đội hình của nhau để nhằm mục đích phá vỡ thế quân bình phân chia quyền lực và thế bố trí chiến lược về nhân sự. Vỉa hè nhân dân vẫn đang đồn đoán về cuộc chiến giữa 2 nhóm lợi ích đang kình nhau trong trận chiến vừa qua: Nhóm lợi ích quây xung quanh Chính phủ và thân Chính phủ và nhóm lợi ích Đảng...

Nhóm “lợi ích Đảng” muốn siết lại kỷ cương Đảng, chấn chỉnh lại các hoạt động kinh tế, quá trớn, sa đà của nhóm lợi ích đang nắm quyền sinh quyền sát các yết hầu kinh tế như các vụ án Vinashin, Vinalines, Ngân hàng… Hiện nay, việc bắt giữ được Dương Chí Dũng đang là một ẩn số và các thông tin liên quan tới nhân vật này đang bị giữ kín như bưng: liên quan tới ai, Dương Chí Dũng ăn chia với những ai; ai tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn? Riêng vụ án Dương Chí Dũng đã hé lộ sự phân hóa, phân tâm sâu sắc trong ngành công an, lực lượng điều tra.

Trong cuộc chiến vừa qua, để tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi nhất là đối với các lão thành, đang trở thành một thế lực gây áp lực không nhỏ đối với chính trường Việt; nhóm lợi ích Đảng đã giương ngọn cờ chống tham những và cuộc chiến nhằm mục đích bảo vệ những “nồi cơm chim”, diệt trừ sâu rầy để tấn công nhóm lợi ích chi phối các “mâm xôi có thịt” (mượn ý của Trần Đăng Tuấn) …

Đây là cuộc chiến có những nét đặc thù và mỗi bên đều có những chỗ mạnh, yếu khác nhau, chí tử về thế quân bình chiến lược, chiến thuật…

Có một vài thông tin cho biết: Cuộc chiến trong kỳ họp Bộ Chính trị sắp tới sẽ dẫn tới một kết cục thỏa hiệp, trung dung vốn là tư chất của TBT Nguyễn Phú Trọng nhằm cân bằng sự kình nhau giữa 2 “đầu lĩnh” Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang…

Nếu quả thực dẫn tới kết cục này thì đây là kết cục của một cuộc “đẽo chân cho vừa giày” bởi sự vụng về của anh thợ giày nửa mùa, nghiệp dư. Thực tế những xung đột trong vừa qua đang đòi hỏi một sự ngã ngũ trong các vấn đề kinh tế xã hội đã và đang tích tụ biết bao những vấn đề bức xúc rất dễ gây cháy nổ thành các đám cháy lớn… Nếu không làm rõ trắng đen để điều trị nhanh, dứt điểm thì sẽ dẫn tới những những tích tụ thành các khối u ác có khả năng làm vỡ tan những mảng lớn của xã hội….

Vậy thì chỉ còn cách là phải đánh nhau tiếp thôi? Ai đánh, đánh như phía nào, vũ khí gì và khả năng đột phá đến đâu? Đây là những vấn đề đang kín như trong hũ nút khiến cho dư luận vỉa hè không có điều kiện tham gia ý kiến…

Một thách thức không nhỏ của nhóm nhân danh đại diện cho những “nồi cơm chim” là họ đang phải đối đầu với một số đông đang bị liên lụy bởi các “mâm xôi có thịt” chi phối. Do vậy mà lực lượng này không thể không tính đến cái tình cảnh “chú lúc ni, mi lúc khác” hoặc “chân mình những lấm bê bê nỡ nào cầm đuốc mà rê chân người“; “Đã trót tương đồng trong một quán; Dẫu trà ôi rượu độc cũng là duyên”… Cái xu hướng chủ đạo số đông này rất có khả năng chi phối níu áo để ghìm cuộc họp Bộ Chính trị ngày mai vào kết cục “thỏa hiệp “…

Kết cục thỏa hiệp này rất dễ đẩy nhóm lợi ích nhân danh những “nồi cơm chim” vào thế “Sượng sùng giữ ý rụt rè; Đã nhìn rõ mặt mà phải e cúi đầu…” vì cái sự thất thố nhãn tiến bởi những cú ra đòn kiểu “Cao Biền dậy non”. Nếu phái của nhóm lợi ích của những mâm xôi có thịt giữ được tỷ số hòa, tức thắng trên sân khách… thì đây là một bài toán nán giải, một cái thế rất dễ dẫn tới bế tắc toàn cục, đẩy đất nước vào “con đường hầm không lối thoát”. Sự bế tắc này không chỉ đối với cái Đảng đang nắm trong tay quyền sinh, quyền sát mà cả với tương lai tiền đồ, đất nước, dân tộc…

Liệu phái nhân danh “nồi cơm chim” có dám, có đủ khả năng quyết đấu đến cùng bởi cái chí khí: “Áo xiêm, ràng buộc lấy nhay; Vào luồn ra cúi công hầu làm chi”; “Phong trần mài một lưỡi gươm; Những phường giá áo túi cơm sá gì” ... Dẫu biết mình rồi sẽ bị rơi vào tình cảnh chết đứng như Từ Hải ???

Nếu ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang có thật sự muốn mở ra một kỷ nguyên mới cho tiền đồ dân tộc thì nên đẩy cuộc chiến cho tới bờ tới đích, cho đến đầu đến đũa. Còn khi đánh rắn không dập dầu thì sự nguy hại không chỉ cho riêng tương lai chính trị của các ông…

Sau cuộc chỉnh đốn Đảng lần này, nên tiến hành một cuộc cách mạnh về thể chế, thực ra là trở lại mô hình Hồ Chí Minh, đổi tên Đảng Cộng sản trở lại là Đảng Lao động Việt Nam; cho tái thành lập 2 đảng Dân chủ và Xã hội như trước năm 1975… Có điều Đảng Dân chủ và Xã hội lần này nên là những Đảng chính trị thực chất chứ không phải là những món đồ trang sức… Chỉ có đó cách đó mới cứu Đảng Cộng sản thoát khỏi tình cảnh vô lối, lăng loàn do sự chi phối, lộng hành của nhóm lợi ích “mâm xôi có thịt” đang kéo bè kéo cánh làm tan hoang cơ đồ đất nước, dân tộc…

Tập thể Bộ Chính trị sẽ họp 5 ngày, bắt đầu từ ngày mai 21/9/2012 để quyết nhiều vấn đề nội bộ rất gay cấn:


Phúc Lộc Thọ
http://phamvietdao2.blogspot.com.au/2012/09/hoi-nghi-bo-chinh-tri-ngay-mai-thoa.html

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/bo-chinh-tri-hop-ngay-mai-thoa-hiep-hay.html#.UFsww5huHHg