PDA

View Full Version : Phạm thiên thư - người tu sĩ lãng mạn



ngocdam66
08-28-2012, 09:08 PM
PHẠM THIÊN THƯ - NGƯỜI TU SĨ LÃNG MẠN (http://multiply.com/gi/caulongbachai:journal:24998)
Aug 27, '12 5:24 AM






http://2.bp.blogspot.com/-jHQjgYRhmA4/UDsaBXnSZTI/AAAAAAAAAmQ/pATTO9VB9aE/s320/Pham+Thien+Thu+hien+o+TP+HCM.jpg (http://2.bp.blogspot.com/-jHQjgYRhmA4/UDsaBXnSZTI/AAAAAAAAAmQ/pATTO9VB9aE/s1600/Pham+Thien+Thu+hien+o+TP+HCM.jpg)



( Bài viết đã đăng trên Tạp Chí Non Nước do Liên Hiệp các Hội Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Đà Nẵng phát hành ngày 17/8/2012)

Sài Gòn có một quán café "Hoa vàng", trước kia còn gọi là "Động hoa vàng". Quán nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên thơ. Khách thường là những người đứng tuổi. Ai vào, nếu dể ý một tí sẽ thấy một “lão nông” ngồi lặng lẽ ở góc nhà. Đó chính là thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ thành những tình khúc bất hủ.


Ngày xưa Hoàng Thị…


http://1.bp.blogspot.com/-0HRnhFHAQoo/UDsWrnYD7qI/AAAAAAAAAlc/j8nmTaV5EPU/s320/Ngay+xua+hoang+thi+3.jpg (http://1.bp.blogspot.com/-0HRnhFHAQoo/UDsWrnYD7qI/AAAAAAAAAlc/j8nmTaV5EPU/s1600/Ngay+xua+hoang+thi+3.jpg)


Mỗi khi căn phòng vang lên giai điệu mượt mà "Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, anh theo Ngọ về...", ông lại nhắm mắt, ngồi bất động như một vị thiền sư, thả hồn về những dĩ vãng xa xưa...Ngày ấy, trên con đường trải nắng vàng, cậu học trò lặng lẽ theo sau cô gái tên Ngọ đi học về, nàng mặc áo dài trắng, tay ôm cặp, mái tóc xoã ngang vai... Chàng si tình, để lại những vần thơ xót xa và lung linh mãi đến sau này...
“…Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dấu lau lách buồn…
…Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuối vở…”
Có thể nói rằng, vào những năm của thập kỷ 70, bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị.." là một tuyệt tác. Sau khi Phạm Duy phổ nhạc, tác phẩm đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam. Thanh Thúy là ca sĩ đầu tiên thể hiện thành công bài hát này. Lúc bấy giờ, trên các báo phát hành ở Sài Gòn, người ta thường nghi vấn và đặt dấu hỏi, nhân vật chính trong "Ngày xưa Hoàng Thị" là ai? Một vài người tự nhận là mình, số khác lại bình thơ rồi cho rằng nhân vật chính trong thơ là cô A hoặc cô B nào đó... Đến khi các phóng viên gặp Phạm Thiên Thư hỏi chuyện, ông nói rằng, người đẹp trong ca khúc là cô Hoàng Thị Ngọ, nhưng không hiểu tại sao nhiều người thời bấy giờ vẫn không tin ?
Quê ông ở Kiến Xương, Thái Bình nhưng lại sinh ra ở Lạc Viên, Hải Phòng. Năm 1954, khi mới 14 tuổi, ông theo cha mẹ di cư vào miền Nam, cư ngụ tại khu Tân Định, Sài Gòn. Đó là một căn nhà nhỏ nằm đằng sau chợ Tân Định cách trường Trung học Văn Lang, nơi ông học, gần một cây số. Học xong Tú tài, Phạm Thiên Thư theo học trường Phật học Vạn Hạnh, chọn cửa Phật làm chốn dừng chân và gửi hồn vào cõi Thiền.
Nhà thơ Phạm Thiên Thư, người đã thi hóa Kinh Phật, ông xuất hiện trong làng thơ như một người tu sĩ, rao giảng Phật Pháp bằng thi ca như Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ, Chiêu Hồn Ca, Đoạn Trường Vô Thanh,..Thơ Phạm Thiên Thư nửa đời, nửa đạo, tâm linh khác thường, làm cho độc giả lãng đãng và ngẩn ngơ:
“...Em làm trang tôn kinh
Anh làm nhà sư buồn
Đêm đêm buồn tụng đọc
Lòng chợt nhớ vương vương
Đợi nhau từ mấy thuở
Tìm nhau cõi vô thường
Anh hóa thân làm mực
Cho vừa giấy yêu đương...”
(Pháp Thân)
Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị..." ra đời trong lúc ông mới chập chững bước vào làng thơ nên nhiều người nghĩ đó là bài thơ đầu tay. Thật ra, bài thơ đầu tiên chính là bài "Vết chim bay", lúc ông mới 24 tuổi, còn nương náu ở cửa chùa.
Ngày ấy, có một nữ sinh thường vào sân chùa tìm nơi tĩnh lặng để học bài. Cô đẹp và thánh thiện như ánh sáng của Quan Thế Âm Bồ Tát, Phạm Thiên Thư đem lòng thương mến. Hai người quen nhau độ mươi ngày, một buổi chiều như bao buổi chiều khác, ông ngồi ở hiên chùa đợi mãi nhưng chẳng thấy bóng dáng cô. Nàng ra đi chẳng một lời từ biệt để lại sự đơn côi và nuối tiếc cho chàng trai mới lớn. Mười năm sau, khi trở lại chùa xưa, tình cờ nhìn thấy nét phấn trắng ghi tên hai đứa vẫn còn trên gác chuông, lòng bâng khuâng chuyện cũ, Phạm Thiên Thư đã viết nên bài thơ này:
"Ngày xưa anh đón em.
Nơi gác chuông chùa nọ.
Con chim nào qua đó.
Còn để dấu chân in...
Anh một mình gọi nhỏ.
Chim ơi biết đâu tìm...”
Tình yêu trong thơ Phạm Thiên Thư thánh thiện, nhẹ nhàng và kín đáo. Chút bẽn lẽn, khẽ chạm mà không dám “tay trong tay” vì sợ tình sẽ tan biến thành khói sương. Đạo Phật ảnh hưởng và tạo nên một không gian ái tình riêng trong thơ Phạm Thiên Thư. Nó làm cho người đời ngỡ ngàng, đắm say trong thế giới thi ca huyền diệu của thi sĩ.


http://2.bp.blogspot.com/-6CFCUTkU0Is/UDsW6rcRlPI/AAAAAAAAAlk/WyplRr6qfc4/s320/Ngay+xua+hoang+thi+2.jpg (http://2.bp.blogspot.com/-6CFCUTkU0Is/UDsW6rcRlPI/AAAAAAAAAlk/WyplRr6qfc4/s1600/Ngay+xua+hoang+thi+2.jpg)


Theo ông, Hoàng Thị Ngọ trong bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị" chỉ là kỷ niệm, một mối tình thoảng nhẹ vu vơ thời trai trẻ. Trong những năm Tú tài , ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương và ở gần nhà ông. Sau này, Phạm Thiên Thư tìm lại cố nhân nhưng người hàng xóm cho biết, bà Ngọ đã bán nhà và dọn đi nơi khác từ lâu.
Ngày ấy, mỗi khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Khi tan trường, cô gái một mình trên đường về nhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau: "Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết". Và một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị".
Những năm sau này, mỗi khi đi ngang lại con đường của một thuở yêu đương, hình ảnh cô gái với mái tóc xoã ngang vai lại hiện về trong ông:
"Em tan trường về.
Đường mưa nho nhỏ.
Chim non giấu mỏ.
Dưới cội hoa vàng..”
Giờ đây, Hoàng Thị Ngọ đã định cư ở Mỹ. Hơn 50 năm, nơi phương trời xa xôi, cô nữ sinh ngày ấy có còn nhớ…
“…Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng em nho nhỏ
Trong cõi xa vời
Tình ơi! Tình ơi!”
Một lần, có người hỏi ông "Thế khi nào mọi người mới biết tới những bài thơ của bác?" Phạm Thiên Thư trả lời: "Ấy là khi chúng tôi nhờ nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc 10 bài Đạo ca do tôi viết lời, Phạm Duy gặp và tình cờ đọc được tập thơ của tôi. Tôi cũng không nghĩ Phạm Duy lại thích bài thơ Ngày xưa Hoàng thị đến thế, ông đề nghị phổ nhạc bài thơ đó. Dĩ nhiên được một nhạc sỹ nổi tiếng như Phạm Duy để ý đến bài thơ của mình thì có gì hạnh phúc bằng. Và tôi cũng bất ngờ nghe lại bài thơ của mình khi đã phổ nhạc. Nhạc sỹ đã tôn bài thơ lên rất nhiều qua những giai điệu nhạc bay bổng".
Cha Phạm Thiên Thư tuy làm nghề bốc thuốc Bắc nhưng thỉnh thoảng vẫn làm thơ. Ông còn nhớ, cha ông đã từng đạt giải Nhì về thơ do một tờ báo ở Hà Nội tổ chức. Phạm Thiên Thư làm thơ để trải lòng mình chứ không làm thơ chuyên nghiệp. Vì vậy mãi đến năm 1968, ông mới tự xuất bản tập thơ đầu tiên, chủ yếu để tự đọc, tặng một số bạn bè thân. Thật ra, trong cuộc đời sáng tác, Phạm Thiên Thư chẳng muốn ai biết về mình.


Thoáng hương qua


http://2.bp.blogspot.com/--BjF2l4ft8g/UDsXGhK1FwI/AAAAAAAAAls/PRo63-pavfo/s320/ngay+xua+hoang+thi+4.jpg (http://2.bp.blogspot.com/--BjF2l4ft8g/UDsXGhK1FwI/AAAAAAAAAls/PRo63-pavfo/s1600/ngay+xua+hoang+thi+4.jpg)


Năm 1964, nhà thơ Phạm Thiên Thư xuống tóc, đi tu ở một ngôi chùa với Pháp danh là Thích Tuệ Không. Trong 9 năm tu hành (1964 -1973), ông đã chứng kiến một cuộc tình giữa chú tiểu và một cô bé Phật tử. Chàng 16 tuổi và nàng cũng ngần tuổi đấy. Tình yêu vừa chớm như những bông hoa nở sớm sau sân chùa. Cứ mỗi lần, chú tiểu đánh chuông, cô bé đứng bên nhìn và tụng niệm. Trong những lời khấn nhỏ ấy, cô nguyện cầu cho 2 đứa được bên nhau mãi mãi...
Ðầu xuân em lễ chùa này
Có búp lan vàng khép nép
Vườn trong thoáng làn hương bay
Bãi sông lạc con bướm đẹp
Mùa xuân quen nhau, mùa hạ cùng em đi lễ... Rồi mùa thu, mùa đông, hai người vẫn yêu thương tha thiết, bốn mùa hẹn nhau trong ngôi chùa cổ, có lò hương với làn trầm nghi ngút:
Vào hạ em lễ chùa này
Trên đồi trái mơ ửng chín
Lò hương có làn trầm bay
Vờn trên bờ tóc bịn rịn
Chiến tranh loạn lạc, cuối mùa đông năm ấy, cô bé chết trong trong lúc chạy trốn những cuộc hành quân. Trong mưa bay và gió lạnh, chú tiểu gạt nước mắt đưa tiễn người yêu trong chiếc áo quan đơn sơ và mộc mạc như chính tình yêu của họ:
Sang đông em lễ chùa này
Ngoài sân có mưa bụi bay
Hắt hiu trong cành gió bấc
Vườn chùa rụng cánh lan gầy
Cuối đông đưa em tới đây
Trong lòng áo quan gỗ trắng
Tóc em tợ óng làn mây
Cội hoa tưởng ai trầm lặng
Gia đình đưa xác cô an táng sau chùa, nơi những bông hoa vẫn còn nở. Mỗi buổi chiều, chú tiểu đến bên mộ, thắp hương và ngồi mãi cho đến khi hoàng hôn buông xuống...
Em vừa nằm xuống đất này
Vườn trong có bông đào nở
Con bướm chập chờn hương bay
Quơ sợi râu vàng bỡ ngỡ
Nắm đất nào vừa lấp mộ
Có con chim hót đầu cành
Tiếng tan trên giòng suối xanh
Nước ơi sao buồn nức nở
Mỗi cuộc tình đều có những kết thúc khác nhau. Có người đến đỉnh cao của hạnh phúc, tràn ngập niềm hân hoan vô bờ bến. Có kẻ rơi xuống vực sâu của bất hạnh, ôm lấy đơn côi trong im lặng và nước mắt. Cho dù âm dương cách biệt ngàn trùng, tình yêu ấy vẫn tươi đẹp, sáng lung linh và huyền diệu. Cõi người vẫn tin rằng, họ vẫn yêu thương nhau, con tim vẫn thổn thức một lời hò hẹn từ kiếp trước.Và như thế, trong ánh sáng huyền diệu của Phật Pháp, họ không còn bên nhau nữa nhưng tình yêu vẫn lóng lánh như những giọt sương còn đọng lại trên những bông hoa nở sớm sau sân chùa.
Câu chuyện hoàn toàn có thật, Phạm Thiên Thư xúc động và sáng tác bài thơ nổi tiếng: "Thoáng hương qua". Sau này, Phạm Duy phổ thành nhạc phẩm “Em lễ chùa này” và ca khúc đã đi vào lòng người cho mãi đến giờ. Sau này, Phạm Duy còn phổ nhạc thêm một số bài thơ tình khác của ông như: Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu,...Tất cả những ca khúc này đều nổi tiếng và được mọi người biết đến.
Sau 1975, Phạm Thiên Thư lui về ở ẩn. Từ năm 1976 đến 1981, để mưu sinh, Phạm thi sĩ mở quán hớt tóc ở Lăng Cha Cả. Giai đoạn (1981 - 1983), ông bán tạp hoá, rượu thuốc, trà đá... ở đường Lý Chính Thắng. Sau 1983, Phạm Thiên Thư nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh PHATHATA (Pháp - Thân - Tâm). Sau đó, ông được bác sĩ, nghệ sĩ Trương Thìn, Viện trưởng Viện Y học dân tộc mời về cộng tác với Viện. Trong suốt thời gian này, Phạm Thiên Thư thỉnh thoảng cho đăng báo những bài thơ ngắn. Đôi lần, giới văn nghệ sĩ lại gặp ông đến dự họp ở Hội Nhà văn TP.HCM. Thời gian sau này, Phạm Thiên Thư thực sự trở lại và hoà nhập với văn đàn khi trường ca "Đoạn Trường Vô Thanh" của ông được tái bản một cách trang trọng.
Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Mùa xuân năm Nhâm Thìn (2012), Phạm Thiên Thư đã giao lưu với khán giả Đà Nẵng trong chương trình thơ - nhạc mang tên “Động Hoa Vàng” tại Nhà hát Trưng Vương. Với sự dàn dựng công phu và góp mặt của nhiều ca sĩ trẻ, cuộc đời, thi ca và âm nhạc của người tu sĩ lãng mạn này lại tái hiện một lần nữa trong lòng người hâm mộ.











Được đăng bởi Trương Văn Khoa (http://www.blogger.com/profile/01524551608656076228)

Triển
08-28-2012, 09:35 PM
Phạm Thiên Thư hoàn tục vào đời để tóc tu theo cõi riêng quán cà phê Động Hoa Vàng, Vũ Thành An bỏ đời vào đạo, ghi lên những dòng nhạc "tiếp nối" trong tâm trạng phó tế để phục vụ con người. "Nhân văn" nào có cái nhìn sâu sắc hơn?

hoài vọng
08-29-2012, 02:07 AM
Ông Phạm Thiên Thư không bị một vết xấu nào trong đời sống ( trong và ngoài Đạo)
Còn Vũ Thành An , tôi không biết thực ....hư.....những chuyện trong tù...mà không thấy ông ta " đính chính " nên , tôi nghĩ ông ấy lãnh chức phó tế chỉ để kiếm ăn thôi ( thực tình , tôi muốn cái suy nghĩ của tôi sai , anh Triển à !)

Triển
08-29-2012, 06:22 AM
anh HV,
tôi cũng có nghe người ta đồn lâu rồi về chuyện VTA làm tay sai cho quản giáo. Không biết thực hư ra sao.

SauDong
12-05-2013, 07:15 AM
" Thanh Thúy là ca sĩ đầu tiên thể hiện thành công bài hát này."

Theo tôi , người viết chắc viết lầm tên, hoặc có gu nghe nhạc khác với chúng ta. Ca sĩ đầu tiên trình bày bài NXHT là Hoàng Oanh, chính bác Phạm Duy thu xếp chuyện trình làng bài hát này và có thông báo với Ba tôi (người mua và giữ bản quyền bài hát). Ngày hôm sau thì ca sĩ thứ nhì trình bày bài hát là Thái Thanh. Cô Thái Thanh có lẽ là người thể hiện thành công bài hát này nhất. Phải chăng người viết bài báo trên đã nhầm.

khờ khạo
12-05-2013, 07:46 AM
Cuối năm 2008 em cùng với vài bạn DT ghé cà phê Hoa Vàng gặp bác TT hai lần, trông thấy và nghe nhìn chẳng như bác TT năm xưa trong Đưa em tìm động Hoa Vàng tẹo nào. Bác ấy huyên thuyên nói về các bài thuốc vớ vẩn và rằng Đoạn Trường Vô Thanh của bác sắp được bộ giáo dục đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh, tiếp theo Đoạn Trường Tân Thanh vân vân. (chưa nói là khoe các bằng khen linh tinh)
Thiết tưởng ta nên cắt lấy phần ngon ngọt nhất của một tài hoa, còn bằng như ham hố cố thưởng thức luôn cả phần già nua vớ vẩn, dĩ nhiên sẽ có một Phạm Duy đáng chán, một anh Sơn yêu lao động và nông trường, bác Thiên Thư bán thuốc bắc và phó tế Vũ thành An là chuyện đương nhiên.

Old age is a shipwreck.

Đờ Gôn.

tư mã tai trâu
12-05-2013, 08:21 AM
Ông Phạm Thiên Thư không bị một vết xấu nào trong đời sống ( trong và ngoài Đạo)
Còn Vũ Thành An , tôi không biết thực ....hư.....những chuyện trong tù...mà không thấy ông ta " đính chính " nên , tôi nghĩ ông ấy lãnh chức phó tế chỉ để kiếm ăn thôi ( thực tình , tôi muốn cái suy nghĩ của tôi sai , anh Triển à !)

Lính Đại Ca ơi,
Cũng chưa hẳn là để kiếm ăn đại ca à. Câu chuyện làm ăng ten cho cai tù VC của ông VTA, chưa biết thực hư, nhưng nếu là thực thì cũng có thể ông ta hối hận và muốn tìm một con đường để ăn năn thì sao?

Triển
12-05-2013, 11:28 PM
Lính Đại Ca ơi,
Cũng chưa hẳn là để kiếm ăn đại ca à. Câu chuyện làm ăng ten cho cai tù VC của ông VTA, chưa biết thực hư, nhưng nếu là thực thì cũng có thể ông ta hối hận và muốn tìm một con đường để ăn năn thì sao?

anh Bốn, vấn đề nằm ở chỗ là chức Phó Tế là làm cái gì? Có ngày ngày tự mình sám hối, tự mình xưng tội không, hay chỉ là phương tiện "quá cảnh". :) j/k

tư mã tai trâu
12-06-2013, 03:07 AM
anh Bốn, vấn đề nằm ở chỗ là chức Phó Tế là làm cái gì? Có ngày ngày tự mình sám hối, tự mình xưng tội không, hay chỉ là phương tiện "quá cảnh". :) j/k

Hmm, tuy tui là đạo gốc nhưng giờ chỉ còn mỗi cái ... gốc thôi còn cành lá hoa trái thì ... trụi lủi rồi :) nên tôi thật không biết Phó Tế làm cái chi nữa. Chỉ đoán rằng ông Phó Tế là ... thợ vịn cho ông ... Chánh Tế (Linh Mục).

Mà thợ vịn thì thường là chẳng có tiếng và cũng chẳng có miếng chi cả ... nên bảo rằng ông VTA vì miếng ăn (miếng) hay danh (tiếng) chắc hơi oan cho ông ta.

Anh nói cũng đúng, nếu muốn sám hối ăn năn thì đóng cửa lại cũng làm được. Nhưng còn có một chuyện nữa là việc làm, nếu ta làm điều gì đó tốt đẹp và có ích cho cộng đồng thì vẫn hay hơn là đóng cửa lại ngồi đọc kinh, phải vậy không?.

Chỉ biết là VTA là một nhạc sĩ tình ca tài hoa và đầy lãng mạn, thế mà ông ta đã bỏ cái phần đời đó đi, bỏ đi chắc không dễ dàng đâu.
Ông VTA tình ca bao giờ cũng nổi tiếng hơn ông VTA đạo ca.

ngocdam66
12-06-2013, 09:06 AM
Hmm, tuy tui là đạo gốc nhưng giờ chỉ còn mỗi cái ... gốc thôi còn cành lá hoa trái thì ... trụi lủi rồi :) nên tôi thật không biết Phó Tế làm cái chi nữa. Chỉ đoán rằng ông Phó Tế là ... thợ vịn cho ông ... Chánh Tế (Linh Mục).

Mà thợ vịn thì thường là chẳng có tiếng và cũng chẳng có miếng chi cả ... nên bảo rằng ông VTA vì miếng ăn (miếng) hay danh (tiếng) chắc hơi oan cho ông ta.

Anh nói cũng đúng, nếu muốn sám hối ăn năn thì đóng cửa lại cũng làm được. Nhưng còn có một chuyện nữa là việc làm, nếu ta làm điều gì đó tốt đẹp và có ích cho cộng đồng thì vẫn hay hơn là đóng cửa lại ngồi đọc kinh, phải vậy không?.

Chỉ biết là VTA là một nhạc sĩ tình ca tài hoa và đầy lãng mạn, thế mà ông ta đã bỏ cái phần đời đó đi, bỏ đi chắc không dễ dàng đâu.
Ông VTA tình ca bao giờ cũng nổi tiếng hơn ông VTA đạo ca.

Theo tui thì nghỉa tử là nghỉa tận nha các bác, chuyện VTA cũng như Duyên Anh làm antene trong tù cũng nên gác wa một bên vì cũng không có bạn đồng tù nào đứng ra tố cáo đích danh như cha Lể đã làm với Thi Bùi ^:)^







Vũ Thành An, Giã Từ Nhạc Không Tên

Nguyễn Ngọc Chấn









Năm 1955 tôi là một trong số 150 học sinh "bắc kỳ nho nhỏ" trúng tuyển vào lớp đệ thất đầu tiên của trung học Chu Văn An tại Sài gòn. Sau khi trường Bưởi dẹp tiệm tại Hà nội,bầu đoàn thê tử cũng di cư vào Nam trên mấy chiếc "Tầu Há Mồm", LST. Nhu cầu học vấn cho vài chục ngàn con em gia đình Bắc di cư thật cấp bách. Sau một năm chuẩn bị, Chu Văn An khai giảng tại Sàigòn.

Thoạt đầu trường sở phải ăn nhờ ở đậu phía sau trung học Petrus Ký. Một dẫy lầu 3 tầng dành cho các lớp lớn theo trường vào Nam. Chúng tôi là lính mới tò te, con đầu lòng Chu Văn An tại Sàigòn. 150 nam tân binh chia thành 3 lớp cùng với một lớp "nữ" chiếm dẫy nhà trệt phía trong.

Trước hết xin giải thích để độc giả khỏi thắc mắc. "Chu Văn An là trường Nam, sao lại có một lớp nữ sinh?." Đây là chuyện khó tin nhưng có thật. Năm ấy Trưng Vương cũng di tản chiến thuật vào Nam, trong lúc "tái phối trí", chưa sẵn sàng trường sở, phòng ốc còn "khiêm nhường" mà ngày khai giảng đã đến. Chu Văn An đã yên bề gia thất, mặc dù ăn nhờ ở đậu, nhưng đã có đất cắm dùi bèn nhính cho Trưng Vương một lớp gọi là giao duyên.

Lý do thứ hai, thày hiệu trưởng Vũ Ngô Sán, có hai cô con gái đến tuổi vào đệ thất. Tôi còn nhớ rất rõ tên tuổi hai cô: "Tây lầu hai đấng nữ nhi, Bích Liên là chị, em thì Mai Hương". Nhân dịp Trưng Vương cần lớp, Thày Sán tình nguyện cho mượn một lớp, vừa tỏ tình hữu nghị, vừa tiện việc kiểm soát hai cô con gái rượu.

Cũng vì có âm dương đề huề dưới cùng một mái trường, lớp chúng tôi quả thực có những sinh khí lạ thường. Cũng từ dẫy nhà ngang trên đường Trần Bình Trọng năm ấy đã đào tạo ra bao tên chọc trời khuấy nước trên mọi phương diện:

Bên thi văn có nhà thơ lực sĩ "Du Tử-Lê Cự Phách", Đả Cẩu Trương trọng Trác. Bên võ có Trụ Huỳnh-Trần Tán Trụ, một mớ khá bộn trung tá đại tá. Phía báo chí có "Ngọc Hoài Phương Kều". Bên điện ảnh truyền hình có "Cậu Trời Nguyễn Ngọc Chấn". Cửa quan có "Bùi Bảo Trúc Mảnh Mai" bên ngân khố có "Nguyễn Đình Hùng". Phía tu hành có Thày "Võ Hữu Hiệu" trụ trì tại động Washington. Riêng bộ môn nhạc, một sự ngạc nhiên vô cùng thích thú, có "Vũ Thành An"..v..v.

Trong hai năm học chung, Vũ Thành An là cậu học trò bị anh em chọc ghẹo nhiều nhất. Mang tên đầu mẫu tự, An bị xếp ngồi bàn đầu, dẫy ngoài. An cao lêu khêu từ hồi 13 tuổị Vần "C", ngồi ngay sau lưng Vũ Thành An cũng là cái lợị Tôi có khiếu làm biếng từ lớp đệ thất, mỗi khi không thuộc bài tôi núp mình theo chiều cao của An để tránh hướng nhìn, thày khỏi kêu trả bài. Từ đó động từ "che gió" được chế ra.
Vũ Thành An hiền và nhút nhát như con gái. Anh em đùa là chàng ngồi lộn lớp, đáng lẽ hắn phải ngồi lớp B3, của con gái. An trắng trẻo, cao ráo, hơi đẹp trai. Mỗi lần bị ghẹo mặt hắn ửng lên trông cũng xinh và tội nghiệp.

Chúng tôi làm văn nghệ, bích báo rất sớm, từ đệ nhất lục cá năm 1955. Vũ Thành An chưa trổ mã trên sinh hoạt văn học. Xuân năm ấy chúng tôi tổ chức văn nghệ liên lớp đệ thất. Nhân lực có thừa cả nam lẫn nữ, muốn làm cho các lớp đàn anh lác mắt.

Các cô B3 hát và múa líu lo, có cô Ngân giọng hay như Bích Chiêu, sau thành ca sĩ Bích Quyên. Tôi phụ trách kịch B2, làm một vở kịch tham ăn, tự biên tự diễn với cái hỗn danh là "Cậu Trời". Vở kịch cần một nữ đóng vai chị vợ hiền, kềm chồng bớt ăn để khỏi mang tiếng. Các chị bên nữ chẳng ai dám đóng vai vợ "Cậu trời", chúng tôi đè Vũ Thành An ra bắt đóng vai cô vợ . Cái bẽn lẽn của Vũ Thành An làm cho vở kịch thêm vui nhộn.

Năm đệ ngũ một số ở lại, số khác chia tay rải qua các trường khác tại Sàigòn, Gia định. Ngoại trừ một vài anh em cùng sở thích, còn liên lạc với nhau, các bạn Chu Văn An cũ phân tán mỏng.

Năm 1961, đang ở Kiến Hoà, cuối tuần về Sàigòn thăm gia đình. Tình cờ nghe radio theo dõi chiến dịch cứu trợ nạn lụt miền Trung, Nhạc sĩ Đan Thọ giới thiệu một nhạc phẩm có nội dung chia sẻ nỗi khổ của đồng bào ngoài nớ. Ông Đan Thọ giới thiệu ca khúc này là sáng tác đầu tay của một nhạc sĩ mới. Tên Vũ Thành An, tác giả ca khúc gây cho tôi một sự thắc mắc. Chẳng lẽ anh chàng trai trẻ, nhút nhát ngày xưa đã bắt đầu sáng tác.

Tôi nhớ sau khi diễn kịch năm 1955, An mắc cỡ, muốn khóc, thề suốt đời không lên sân khấu. Chờ mãi radio không phát lại bản nhạc "Giòng nước oan khiên", hy vọng bạn tôi đã thành danh, anh em xa bắc quàng nhận họ. Tôi hơi vô lý, nạn lụt đã hết ai còn phát nhạc lụt làm gì nữạ

Năm 1965 dạy học dưới tỉnh, tôi ngạc nhiên vì những ca khúc không tên, mang tâm trạng não nuột của kẻ si tình, thất tình trở thành đầu môi chót lưỡi của thanh thiếu niên. Tôi biết ngay tác giả Vũ Thành An chính người ngồi che gió suốt hai năm Chu Văn An cho tôi.

Từ đó tên tuổi Vũ Thành An được nhắc tới trên radio, tại phòng trà, quán cà phê, ngoài phông tên nước, khắp hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng nghe những câu hát của Vũ Thành An.

Tôi chỉ gặp lại An vài lần ở Sàigòn, chưa kịp tâm sự thì đã phải chia tay. Cuộc đời cứ lặng lẽ trôi, An viết nhạc, đi lính, làm thông tin..v..v. Tôi dạy học, làm lính, làm phim và làm biếng.

Một buổi chiều năm 1991 vợ chồng Ngọc Hoài Phương mời tôi xuống nhà ăn cơm tối, nhân tiện họp mặt bạn cũ vừa qua theo diện "HO gà". Thật xúc động gần 30 năm mới gặp lại những người bạn cũ. Hình ảnh thuở học trò hiện về trong ký ức thật mãnh liệt. Giờ đây đa số đã thành danh và thành ông nội, ông ngoại. 8 thằng chúng tôi ồn như cái chợ, tranh nhau nhắc lại những trò phá phách ngày xưa. Lâu lắm mới nghe nhắc đến cái hỗn danh "Cậu Trời" của tôị Nguyễn quang Minh, pháp danh "Minh Dê" vẫn hiên ngang như ngày nào, mặc dù tên trung tá giặc "Xe Bọc Sắt", gỡ mười mấy cuốn lịch, trở về mất vợ, lạc con. Đào Chí Hồng chính danh "Hồng Trố" vợ cũng đi chỗ khác chơi, vẫn triết lý vụn như ngày xưa. Vũ Thành An sống sót trở về chỉ còn con, lạc mất vợ!

An mới qua được vài tháng cầm cây đàn thùng khoe với anh em một nhạc khúc vừa sáng tác. Anh chàng cao lêu khêu, mái đầu đã điểm nhiều mảng da trắng bóng, vẫn mảnh khảnh và còn nguyên vẻ thẹn thùng ngày xưa.

An dạo đàn, "nói lối" như sắp vô "sáu câu", tả oán cảnh cha con đi shopping. Sau mấy vòng quay cuồng, choáng váng nhìn ông đi qua bà đi lại, những hào quang trong thương xá. An ngồi trên ghế đá nghỉ chân. Giữa một không gian đầy người, An vẫn thấy mình cô đơn, trống vắng, nghêu ngao trong đầu một tâm khúc đem ra chia sẻ, làm qùa với anh em.

Nhạc phẩm "XA LẠ"..có những câu nghe nhức nhối:

Lang thang giữa dòng người xa lạ..
Rưng rưng đáy hồn niềm xót xa..
Đời đông đảo quá ngược xuôi vội vã...
Gần bên mà cứ như xa!

Vũ Thành An không hát mà anh thì thầm tâm sự. Tất cả những ồn ào của tiệc rượu lắng lại, bùi ngùi chia sẻ tâm trạng lạc lòng của những người bạn H.O.

Du Tử Lê bưng ly, tớp một hớp rượu, ôm bụng, ôm bút chạy vào "toilet". Năm phút sau trở lại ngồi bên Vũ Thành An, dúi cho bạn một bài thơ viết trên giấy hiệu "kiss me". Lê bảo An, cho mày bài thơ, chừng nào rảnh phổ nhạc, kỷ niệm ngày hội ngộ. An ngập ngừng đọc bài "Nhìn nhau chợt thấy ra sông núi".

Thơ Du Tử Lê nghe thật cô hồn, nhất là thơ viết về bằng hữu, tới đoạn nhắc đến "cậu Trời, tôi giật mình, vội vồ lấy trước khi Vũ Thành An phổ thành nhạc. Tôi yêu cầu cậu Lê bỏ đoạn nói về tôi, để khỏi làm sứt mẻ lòng yêu thương của các tín đồ đối với tôi. Đoạn thơ nói về thời gian tôi "bụi".

Thơ rằng :

Thằng Chấn năm xưa nhận Cậu Trời,
Chúng mình đương học nó đà chơi,
Mười ba tuổi rưỡi nghề: thuê chém!
Bố khỉ! giờ đây cũng hóa ngườị

Sau tiệc rượu chúng tôi lại chia tay, Vũ Thành An chưa hết xót xa, chuyện gẫy gánh với vợ. Năm 1980 An còn ngồi gỡ lịch trong trại cải tạo Hà Tâỵ Người vợ không còn "Quấn quít vân vê tà áo", mà ôm trọn gia tài "bỏ mẹ" ra đi khi trời vừa sáng.

Nắng Cali không đủ làm ấm lòng, Người Cali không làm anh hết "Xa Lạ", An tìm lên miền Bắc sống trong âm thầm với mấy con.

Cách đây vài hôm An về Cali, tổ chức đêm văn nghệ nghe rất lạ tai: "Đêm Vũ Thàn An giã từ nhạc tình". Bạn bè hỏi tôi không biết đâu trả lời. Đêm 7 tháng 6, An nhính cho tôi vài giờ để ăn vội với nhau tại quán "Bắc Kỳ Nguyễn Huệ". Bữa ăn có Vũ Thành An, Du Tử Lê, Ngọc Hoài Phương, Hồng Trố và tôi. Sau bữa cơm thanh đạm tôi và Du Tử Lê kéo đến VAALA nghe nhạc "NHÂN BẢN" của Vũ Thành An.

Trước khoảng gần một trăm thân hữu ngồi chật phòng hội nghe Nghiêm Phú Phát đàn, Vũ Thành An hát. Nhạc mới do An sáng tác cũng có và nhạc cũ do Ngân Hà giúp vui nghe vẫn phê. Đoàn Châu Nhi chơi Guitar, Ngô Công Hậu ngâm thơ. Phòng họp VAALA nhỏ, vừa đù cho anh em nghe nhạc và chia sẻ những tâm tình rất đơn sơ nhưng thật đậm đà.

Tôi muốn phỏng vấn Vũ Thành An vài câu mà phải chờ từ 5 giờ chiều, ăn cơm với bè bạn, nghe nhạc ở VAALA với bằng hữu. Sau cùng hai thằng may mắn lọt vào tiệm fast food "Carl Junior" 3 phút trước giờ tiệm đóng cửa lúc 11 giờ khuya để làm cuộc phỏng vấn.

Trong lúc nhà hàng khóa cửa, nhân viên hút bụi, đổ rác, tôi mở máy thâu băng để phỏng vấn An trước khi nhà hàng đuổi ra. Vẫn quen làm việc như kiểu đánh du kích, tôi đi thẳng vào câu hỏi vì không còn thì giờ rông dài nữa.

Chấn Ngọc Nguyễn (CNN): Lý do Vũ Thành An từ giã nhạc Tình?

Vũ Thành AN: Không phải tôi từ gĩa nhạc, Vũ Thành An chỉ ngưng viết nhạc tình yêu lứa đôi. Tôi chuyển mình đi vào một loại nhạc khác ca ngợi tình yêu cao quí hơn, phổ quát hơn đó là Thánh nhạc và Thánh Vịnh.

Chuyện rất dài nhưng tóm gọn: Kể từ năm 1981 tôi được ơn cứu rỗi lúc cải tạo tại Hà Tây. Thoạt đầu vì những dằn vặt của tình yêu, cuộc đời và danh vọng, tôi bị chứng mất ngủ tệ hại. Trong một đêm trằn trọc, tôi nghe hai anh bạn tù thì thầm với nhau, mỗi lần mất ngủ họ đọc kinh "Kính mừng" là sẽ tìm ngay được giấc ngủ yên lành.

Tôi là người ngoại giáo, năm 17 tuổi có theo một cô gái rất ngoan đạo. Một trong những lần gặp gỡ cô bé chép cho tôi kinh Kính Mừng, khuyến khích tôi học thuộc. Vì chiều lòng cô, tôi thuộc kinh cho đến naỵ

Nghe hai người bạn tù thủ thỉ, tôi thử đọc nhẩm kinh Kính mừng, Vừa đọc xong kinh tôi tìm được giấc ngủ lần đầu tiên sau nhiều tháng trằn trọc. Tôi bắt đầu tìm hiểu về Thiên Chúa Giáo. Được sự giúp đỡ của những Ky tô hữu trong trại cấm. Tôi được ơn cứu rỗi. Nghiệm thấy vài phép lạ, lén học thánh kinh, lén làm dấu thánh và lén làm nhạc ca ngợi Thiên Chúa, nhất là mẹ Maria. Tôi được các tín đồ Công giáo chấp nhận, thêm sức và rửa tội cho tôi trong một đêm thật thiêng liêng và cảm động.

Tôi viết nhạc Thánh ca từ đó và chỉ ghi nhớ trong đầu, không giám chép thành văn bản. Việc truyền giáo trong trại cải tạo là một hình thức phạm kỷ luật của trại có thể bị phạt rất nặng.

CNN: Trở lại với thời Nhạc tình, Vũ Thành An đi vào âm nhạc trong trường hợp nào?

VTA: Năm 1965 tôi là biên tập viên đài phát thanh Sàigòn với Nguyễn Đình Toàn, có quen một cô bạn, tình yêu lúc ấy còn mãnh liệt lắm. Cô bạn muốn có một bản nhạc làm kỷ niệm. Vì sự khuyến khích đó tôi sáng tác "Tình khúc thứ nhất". và các tình khúc số 2, 3, 4. Cuộc tình kéo dài được một năm thì chấm dứt "Bài không tên cuối cùng" đánh dấu thời điểm đó. Các nhạc phẩm không tên được ái mộ vì nó là tâm trạng chung của nhiều người trẻ. Sau bài không tên cuối cùng tôi trở lại viết bài số 5,6,7...v...v.. không theo một thứ tự thời gian nào cả.

CNN: Sau cuộc tình thứ nhất chấm dứt, VTA làm gì?

VTA: Mình bị động viên ra trường làm quân cảnh, vào khoảng năm 1972,73. Được 6 tháng thì biệt phái trở lại Đài Phát Thanh Sàigòn và, sau đó làm trưởng Ty Dân vận Chiêu hồi tỉnh Gia Định. Trong suốt thời gian đi lính đi làm, mình bớt sáng tác. Năm 1974 mình viết một đợt gồm có bốn bài về "Người", chưa kịp phát hành thì sập tiệm mình ngưng luôn.

CNN: 30 tháng 4 /1975 Vũ Thành An làm gì?

VTA: Đầu năm 75 tôi qua làm Bộ thông tin, rồi trở lại làm tại Đài Phát Thanh Sàigòn vào những ngày cuối tháng 4. Tôi bị xúc động vì chính tôi phải phát thanh cuốn băng đầu hàng của Tướng "Big Minh".

CNN: Sau đó An ra sao?

VTA: Tôi bị bắt học tập, nếu chỉ làm trưởng Ty dân vận thì vài năm là về rồi, nhưng không may trong công ăn việc làm, cứ chuyển từ sở này qua bộ nọ. Hồ sơ cải tạo lung tung, họ nghi mình làm lớn hoặc có liên hệ với CIA chi đó, vì thế mình gỡ hơn 10 cuốn lịch. Thoạt đầu từ Long Thành ra Bắc Thái, Thanh Hoá, Hà Tây, Nam hà rồi mới được thả. Mình cũng nếm đủ 4 món ăn chơi của Bác và đảng.

CNN: Trong thời gian học tập Vũ Thành An có sáng tác không?

VTA: Có chứ, nhiều bản nhạc được làm trong thời gian cải tạo nhưng chỉ ghi nhớ trong đầu, chưa từng phổ biến. Nội dung những nhạc khúc trong thời gian đó mình nhấn mạnh đến cái nhân bản. Sau những chém giết, đổ vỡ, con người lại trở về với bản ngã của chính mình, cùng một mầu da, một sắc máu. Những bản nhạc mình trình bầy lúc chiều tại VAALA mang những tâm tình đó, lần đầu xuất hiện. Tỉ dụ bài "Nhân Bản 1" sáng tác năm 1983 tại Nam Hà thế này:

Từ đầu trời cuối đất ta đã là người nhà
Về đầu trời cuối đất ta vẫn một mẹ cha
Hãy xích lại đây chắp tay nguyện cầu
Hãy dắt dìu nhau cho qua cơn lửa máu
Ta xiết chặt tay chung xây đời mới
Rồi mai sánh vai ta về trờị

Bài "Nhân bản 2 " thế này:

Mới đang dầu đời sống vui
Đã rơi vào kiếp lao tù
Nghiến đay hận thù mãi thôi
Ta đâu phải là con thú
Tới lui một vùng kẽm gai
Loanh quanh một kiếp lưu đầy
Miếng ăn từng ngày xót xa
Ôi tình nghĩa lớn quê nhà...v...v.

CNN: Cải tạo ra Vũ Thành An có viết nhạc trở lại không ?

VTA: Có chứ, ít lâu sau mình bắt đầu viết nhạc tình trở lại, từ bài không tên 12 trở đi, và kéo dài đến bài thứ 50.

CNN: Vũ Thành An qua Mỹ năm 1991, ở Cali ít lâu rồi di chuyển lên Oregon làm gì?

VTA: Lên Portland Oregon mình vào sinh hoạt trong các ca đoàn, từ đó Vũ Thành An mới có dịp viết lại khoảng 200 bản Thánh ca đã thuộc trong đầu từ ngày vô đạọ Tại Portland tôi có thời gian để nghiền ngẫm thánh kinh, viết thành 150 bài Thánh vịnh. Hình thức cũng là những giai thoại trong thánh kinh nhưng diễn giải qua điệu nhạc cho dịu dàng và dễ nhớ. Trong số 200 bài Thánh ca, hai cuốn CD đã được phát hành và phổ biến rộng trong giới Công Giáọ

CNN: Song song với việc sọan Thánh ca và Thánh Vịnh Vũ Thành An có sáng tác nhạc tình nữa không?

VTA: Từ ngày lễ tạ ơn vừa rồi, quyết định ngưng viết nhạc tình đã chính thức đến với tôị Tôi nghĩ rằng cuộc đời mình cũng chẳng còn bao lâu nhiêu, muốn dành hết khoảng thời gian còn lại để tu bổ đời sống tâm linh. Chuẩn bị cho đời saụ Tôi tin tưởng sau cuộc sống hiện tại sẽ có một đời sống về sau vĩnh cửu, vì thế tôi chuẩn bị tâm hồn thanh thản để sẵn sàng cho đời saụ

CNN: Lần này An trở lại Cali với mục đích gì?

VTA: Tôi muốn về đây có một lời chào đến khán thính giả đã nghe và yêu mến nhạc Vũ Thành An. Tôi có một lời chào từ gĩa các ca khúc tình yêu đôi lứa. CD "Tinh yêu ơi giã biệt" cũng sẽ phát hành trong dịp này để dánh dấu ngày giã từ một giai đoạn đời, từ nhạc tình qua nhạc Thánh ca. An hy vọng gặp lại bạn bè, thân hữu và các khán thính giả ái mộ để Vũ Thành An có dịp cám ơn sự ưu ái của tất cả quí vị trong suốt 3 thập niên vừa qua.

Xin Ân cần giới thiệu đến khán thính gỉa "Tình yêu ơi giã biệt". Chân thành chúc Vũ Thành An thành công, chúc bạn mạnh tiến trên con đường tâm linh bạn đã chọn

Nguyễn Ngọc Chấn, CNN
Quán Gió (cựu học sinh Chu Văn An, Trần Lục & Nguyễn Trãi 1955-1961)

Triển
12-06-2013, 10:49 AM
Theo tui thì nghỉa tử là nghỉa tận nha các bác, chuyện VTA cũng như Duyên Anh làm antene trong tù cũng nên gác wa một bên vì cũng không có bạn đồng tù nào đứng ra tố cáo đích danh như cha Lể đã làm với Thi Bùi ^:)^





Vũ Thành An còn sống nhăn răng mà Đàm đại ca chưa chi đã trù ông Phó Tế theo ông theo bà vấy? Thì đúng là chuyện mơ hồ không có nhân chứng thì cứ để cho gió thoảng mây trôi mà thôi chứ còn gì nữa. :)

SauDong
12-06-2013, 11:39 AM
Thì chắc là VTA giã từ Tình Ca, mà bác Phạm Duy thì định nghĩa Tình Ca là tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời ... nên anh Ngọc diễm nôm là .. đã ra đi ... đấy mà

ngocdam66
12-06-2013, 05:44 PM
Thì chắc là VTA giã từ Tình Ca, mà bác Phạm Duy thì định nghĩa Tình Ca là tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời ... nên anh Ngọc diễm nôm là .. đã ra đi ... đấy mà

:)) Xin lổi A5 và các bác trong đầu thì nghỉ Duyên Anh mà tay gỏ VTA, còn vài tháng nửa là gom đủ 7 Bó ma đã lẩn sau ta b-)

hoài vọng
12-07-2013, 12:02 AM
:)) Xin lổi A5 và các bác trong đầu thì nghỉ Duyên Anh mà tay gỏ VTA, còn vài tháng nửa là gom đủ 7 Bó ma đã lẩn sau ta b-)Chưa có trầm trọng đâu , bác Đàm ...chỉ khi nào trong đầu bác nghĩ đến sư tử mà lại gõ thành anh 6 , anh 5 thì mới cần đi bác sĩ !

Co may
12-10-2013, 08:10 PM
Cuối năm 2008 em cùng với vài bạn DT ghé cà phê Hoa Vàng gặp bác TT hai lần, trông thấy và nghe nhìn chẳng như bác TT năm xưa trong Đưa em tìm động Hoa Vàng tẹo nào. Bác ấy huyên thuyên nói về các bài thuốc vớ vẩn và rằng Đoạn Trường Vô Thanh của bác sắp được bộ giáo dục đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh, tiếp theo Đoạn Trường Tân Thanh vân vân. (chưa nói là khoe các bằng khen linh tinh)
Thiết tưởng ta nên cắt lấy phần ngon ngọt nhất của một tài hoa, còn bằng như ham hố cố thưởng thức luôn cả phần già nua vớ vẩn, dĩ nhiên sẽ có một Phạm Duy đáng chán, một anh Sơn yêu lao động và nông trường, bác Thiên Thư bán thuốc bắc và phó tế Vũ thành An là chuyện đương nhiên.

Old age is a shipwreck.

Đờ Gôn.
Dạ,em cũng đồng ý với anh Khờ chuyện nầy.Hôm í,em thấy nét thất vọng hiện rỏ trên khuông mặt anh Khờ là em biết rồi.
:-)