PDA

View Full Version : Mitt Romney



Triển
08-31-2012, 04:50 AM
Đại hội đảng Cộng hòa Mỹ

5 Điều rút ra từ cuộc nói chuyện của ông Romney

Sebastian Fischer tường thuật từ Florida

http://cdn2.spiegel.de/images/image-395309-galleryV9-ifgn.jpg

Một buổi nói chuyện trước hàng triệu khán giả. Đây là lần xuất hiện trước công chúng quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông. Đây là cơ hội cho ông xây dựng một hình ảnh mới cho mình. Ông Mitt Romney có thể tự quyết trong lòng bàn tay của mình.

Ở đại hội đảng Cộng hòa tại Tampa ông đã nói hết 45 phút. Những người hâm mộ ông đã hi vọng ở Romney nhiều ý tưởng sáng tạo mới mẽ hơn là cứng ngắc, lãnh cảm, thiếu quả quyết. Hiện tại ông xuất hiện với tính cách như thế. Thay vào đó là ông nên mang lại cảm giác gần gũi, cởi mở và cũng nên biểu lộ một ít cảm tính.

Sự thay đổi tính cách bề ngoài này đã không xảy ra.

Ông Mitt Romney đã tỏ ra có nhiều cố gắng và diễn đạt cương quyết. Tuy nhiên nếu ông thật sự đang hết mình vì chính trị, thì ông đã không biểu hiện được cho khán giả thấy cảm giác này. Romney phát biểu như một người cần cố gắng phải phát biểu. Sự phấn chấn thật sự không xảy ra.

5 điểm chính từ bài phát biểu của ông:

Thứ nhất: Romney không thoát ra được khỏi chiếc bóng của mình. Vị ứng cử viên tổng thống đã có cơ hội giới thiệu bộ mặt mới của mình trước cả quốc gia, thế nhưng ông đã không muốn biểu lộ điều nào mới mẽ về mình cả. Romney đã không để dân chúng được cảm giác gần gũi. Chuyện cá nhân của ông là chuyện về gia đình ông chăng? Ông kể đều đều chuyện cha quen mẹ rồi cả nhà dọn sang Detroit, từng là giáo hữu Mặc Môn. Rồi sao nữa? Giới trẻ thích nghe chuyện kể về thể thao hơn. Và cứ như vậy mà ông lẫn tránh dưới bóng chữ nghĩa vòng vo. Tạo ra sự chậm rãi, gượng gạo và lãnh đạm. Như vậy thì thuyết phục ai bây giờ? Cái 'story' phía sau là gì cơ chứ? Romney đang muốn nói với chúng ta điều gì? Người đàn ông này tiếp tục là một hình tượng bí ẩn.


Thứ nhì: Romney thiếu tính cách nhiệt tình về chính trị. Một cách để đo lường là giọng điệu luôn đều đều của ông. Mặc kệ là ông ta đang nói về vợ mình hoặc đang chỉ trích tổng thống Wladimir Putin; giọng điệu ông không lên, không xuống, không nghỉ, không khơi dậy cảm xúc. Người ta có cảm giác rằng ông Romney như là một chuyên viên kỹ thuật đang làm nhiệm vụ chính trị. Vậy thì ông ấy đứng đó để làm gì nhỉ? Dĩ nhiên là không phải, ông đang trình bày "bảng kế hoạch 5 điểm" hầu vực dậy nền kinh tế và tạo thêm 12 triệu công ăn việc làm mới. Nghe hơi mù mờ quá.


Thứ ba: Romney dùng ngay lời lẽ của Obama để thuyết phục cử tri theo Obama từ năm 2008. Ông đã công nhận rằng thông điệp "Hi Vọng" và "Thay Đổi" của Obama thật sự có kích thích. Nhưng ai bảo đảm rằng ngày hôm nay với ông ấy sẽ tốt đẹp hơn bốn năm trước? Romney thuyết phục những người thất vọng về Obama như thế đó, không hề bước ra cho thấy sự đối lập trực diện. Romney chỉ trích Obama là một người tổng thống lo chuyện lớn nhưng hứa cuội, tự nói về mình thì ông sẽ quyết tâm làm chuyện nhỏ như: "Obama hứa rằng sẽ ngăn chận độ dâng cao của đại dương và cứu rỗi địa cầu. Lời hứa của tôi là hỗ trợ bạn và gia đình các bạn". Câu nói này khiến khán giả hài lòng.


Thứ tư: Romney đã nhận thức được sức mạnh của phụ nữ. Nữ giới chiếm đa số cử tri Hoa Kỳ, họ tham gia bầu cử nhiều hơn nam giới. Ông Romney lại có vấn đề chính ngay với nhóm cử tri này. Theo xác suất thăm dò thì ông đứng sau Obama ở phương diện này. Vì thế ông ta đã phải bỏ đi hình ảnh người đàn ông tri thiên mệnh thế hệ 50 và dành cho phụ nữ nhiều không gian trong bài phát biểu của mình. Ông đã dẫn chứng lời mẹ, người từng tranh đấu một ghế thượng viện Hoa Kỳ, rằng "tại sao phụ nữ ở quốc gia chúng ta đứng trên lập trường chính kiến quyết định lại ít có tiếng nói hơn là nam giới ?" Sau đó Romney liệt kê một vài gương phụ nữ thành công thuộc đảng Cộng hòa, trong đó có bà cựu ngoại trưởng Condoleezza Rice vừa phát biểu được hoan hô ngày hôm qua. Có nghĩa là Romney không chỉ lấy lòng bằng cách khen thưởng những người mẹ Hoa Kỳ bình thường.


Thứ năm: Romney tỏ ra giữ lấy trọng tâm chính sách về kinh tế. Vị ứng cử viên tổng thống này đã bỏ lỡ cơ hội quảng bá tầm nhìn của mình rộng rãi hơn. Ví dụ như chính sách đối ngoại thì sao? Tổ trác, Romney chẳng hề đề cập đến. Biết rằng vị thế kinh tế đang khó khăn là vấn đề số một hiện nay đối với dân chúng Hoa Kỳ và Romney cũng nhìn thấy điểm mạnh của mình nằm ở phương diện này; mà theo thăm dò cũng có kết quả chứng thực như vậy. Nhưng nếu một người muốn trở thành tổng thống của siêu cường quốc Hoa Kỳ, thì người này phải nên trình bày lập trường của Mỹ về chính sách đối ngoại thế giới dưới sự dẫn dắt của một chính-phủ-Romney ra sao.




(* dich lại từ: http://www.spiegel.de/politik/ausland/us-republikaner-mitt-romneys-haelt-schluesselrede-a-853075.html )

RaginCajun
09-01-2012, 10:19 AM
Báo cáo ban điều hành, có người khơi chuyện chính trị.

Triển
09-01-2012, 10:50 AM
Điều "thứ tư" của Romney ứng nghiệm rồi thấy chưa. Tôm đại ca là đàn ông không chịu bầu. ;)

Hì hì chính trị quanh ta bạn ạ. Buổi sáng đi ra đường, tham gia vào dòng chảy xe cộ cố giữ lấy lề đến chỗ làm là đã làm chính trị rồi đó. Tuy nhiên BĐH thấy không ổn mùa bầu cử thì xóa bài này không sao cả. Tôi chỉ dịch lại từ báo chí quan niệm báo giới ngoại quốc hướng về cuộc tranh cử của Hoa Kỳ mà thôi. :)

Triển
09-02-2012, 05:04 AM
Nguy hiểm hơn Sarah Palin

Gregor Peter Schmitz bình luận


http://cdn2.spiegel.de/images/image-395229-galleryV9-qvxb.jpg


Bà Sarah Palin không có mặt lúc Paul Ryan, người kế thừa vị trí ứng cử viên phó tổng thống của bà, phát biểu ở đại hội đảng Cộng hòa tại Tampa hôm tối thứ tư. Tuy nhiên bà đã ẩn hiện trong buổi nói chuyện.

Bà Palin hiện nay phần lớn chỉ còn là một hình tượng châm biếm. Dễ thường mọi người đã quên đi cảnh tượng người phụ nữ bốn năm trước đây dưới cương vị ứng cử viên phó tổng thống của John McCain nói lời khai mạc đã thu hút như thế nào. Ngay lập tức bà đột phá đại hội và dành được sự chú ý hàng triệu khán giả truyền hình. Cao điểm của bài nói chuyện là câu tuyên bố bất hủ của bà rằng "sự khác biệt giữa con chó pitbull và một 'hockey mom' chỉ ở cái môi son".

Cả thế giới lắng nghe bà một cách thú vị, bởi vì người ta cảm giác được nghị lực tranh đấu của một người phụ nữ từng được mệnh danh là kình ngư "Barracuda" ở sân bóng rổ; và người ta cũng lắng nghe một cách e ngại. Dưới sự quan sát của nhiều người Châu Âu, trong vòng nửa giờ bà Palin đã hoàn toàn thay thế cương vị của George W. Bush, người biểu tượng cho một nước Hoa Kỳ cứng rắn và thỉnh thoảng nhẫn tâm.

Paul Ryan không giống như một kình ngư Barracuda, mà ông ta khiến người ta nghĩ đến hình ảnh nhân vật Jimmy Stewart trong cuốn phim cổ điển "Mr. Smith Goes to Washington" nhiều hơn; câu chuyện kể về một công dân cương trực quyết tâm đến thủ đô của nước Mỹ để nhắc nhở các chính trị gia hãy nhớ bổn phận của mình. Giống như Stewart, Ryan cũng có dáng dấp một người hàng xóm tử tế, một người bình thường có nụ cười nhã nhặn nhưng đầy quyết tâm, khuyên bảo các chiến hữu công dân hãy nhanh chóng tái thiết ngân sách nước nhà.


Quyết tâm tuyên chiến

Đó là biểu hiện của Paul Ryan ở đại hội Tampa. Trong khi Palin từng tấn công phe Dân chủ hung hăng như một con chó Pitbull, thì Ryan nay là "con chó Pitbull biết cười", phóng viên Jeff Zeleny của tờ New York Times đã viết như thế trên Twitter. Nhiều lúc Paul Ryan còn biểu lộ như một con chó Puppy ngây thơ vô hại. Sau cùng thì Ryan cũng chỉ 42 tuổi, đồng trang lứa với cậu cả đầu lòng của Mitt Romney. Ứng cử viên phó tổng thống này trông giống như một cậu bé giúp lễ hơn là một chính trị gia cực đoan.

Nhưng sau khuôn mặt Puppy ngây thơ là một quyết tâm của người tuyên chiến. Những câu nói mềm dẻo của ông trong suốt đại hội lại biểu lộ một lập trường cứng rắn.

Không giống như bà Palin, người được đề bạt lên làm ứng cử viên phó tổng thống, song không có nhiều sự chuẩn bị. Ryan đã chuẩn bị cho sự xuất hiện của ông trên sân khấu chính trường, ngay từ khi ông bước chân vào hội nghị 14 năm trước. Người phụ tá này của ông Romney đã có sẵn trong tay một kế hoạch đánh lớn, thiết tưởng sẽ mang lại cho nền dân chủ Hoa Kỳ một tác động mạnh, hơn hẳn tất cả các mảnh từ ngữ tấn công có tính cách hùng biện của Palin gộp lại. Bản kế hoạch này không gì khác hơn là một tuyên chiến chống lại đoàn kết xã hội Hoa Kỳ.

Triết lý chính trị của Ryan có nền tảng tài liệu của kinh tế gia Áo Friedrich Hayek, người chỉ trích một quốc gia an sinh hiện đại như là một "lối mòn xuống thời kỳ nô lệ nhà nông". Hồi còn trẻ, chính trị gia Cộng hòa này từng nghiền ngẫm quyển kinh tư bản luận của Ayn Rand "Atlas Shrugged" (Gã khổng lồ Atlas nhún vai) thăng hoa tính ít kỹ như là một đạo đức cao quý. Rand từng phác họa khung cảnh thế giới như chốn rừng hoang, nơi mà kẻ mạnh luôn luôn là lẽ phải và người yếu phải có lỗi vì sự yếu kém của mình.


Theo cách chặt rồi đốt (slash-and-burn)

Triết lý riêng của Ryan hô hào, là cắt giảm nhiều sẽ ảnh hưởng người kinh tế yếu. Do đó ông muốn giới thiệu một hệ thống tem phiếu y tế thay thế cho hệ thống bảo hiểm sức khỏe xã hội (Medicare) và hủy bỏ chương trình bảo hiểm sức khỏe của tổng thống đương nhiệm Barack Obama, sẽ tác động đến 30 triệu người Mỹ đang hưởng chương trình cải cách bảo hiểm sức khỏe của tổng thống. Tuy nhiên những cắt giảm cũng sẽ đạt được những chuyện xa hơn, ví như để trang trải ngân sách phòng dịch, hoặc chính sách hỗ trợ lính cứu hỏa. Trong quốc gia tiết kiệm của Ryan chỉ có một ít ngân sách chi cho các kiểu xa xỉ như vậy.

Liệu không sử dụng giải pháp chặt-rồi-đốt thì số nợ nần khổng lồ của nước Mỹ hiện nay sẽ không thuyên giảm hay sao? Nhiều chuyên gia cho rằng điều này hoang tưởng. Sau cùng Ryan cũng muốn hỗ trợ cho người giàu nhiều hơn nữa. Ông ta sẽ giảm thuế cho họ, như Mitt Romney cho hay, những người giàu có lợi tức đến 250 triệu sẽ chỉ còn trả 0.82% khung thuế mà thôi.

Những người hưởng lợi ích này hầu hết là các nhà tài trợ tỉ phú Cộng hòa. Dù vậy Ryan vẫn nhìn nhận mình vì mọi người. Ông ta thích trích dẫn câu nói của Ronald Reagan rằng, nếu kẻ giàu có được nhận nhiều hơn, sự thịnh vượng của họ sẽ nhỏ giọt thấm dần xuống đến tất cả công dân. Nhưng ông ta quên rằng các hậu quả của cuộc thí nghiệm đó rất nổi tiếng. Năm 1982 Reagan đã phải tăng thuế lên thật nặng bởi vì số thâm thủng ngân sách của Hoa Kỳ đã chồng cao như núi.

Nhưng điều này không lay động được những thuyết phục của Ryan. Trong những khái niệm về đạo đức giả, ông ta là người kế thừa xứng đáng của những chính trị gia Cộng hòa, những người chuyên chỉ trích quốc gia, nhưng lại hạnh phúc xử dụng nó khi họ muốn khai trừ một thứ gì không thích ứng trong tầm nhìn thế giới của họ. Ryan, người rất ngờ vực chính phủ, đã hỗ trợ việc giới hạn phá thai hơn là chiến hữu Todd Akin của ông, người mới đây đã gây xì-căng-đan về chuyện "hãm hiếp hợp pháp".


Sự an ủi lạnh nhạt

Trong chính sách đối ngoại, Ryan cũng hỗ trợ một chính thể có sức mạnh quân sự theo kiểu cách tân bảo thủ của Mỹ. Tờ báo thiên hữu "Weekly Standard" cũng viết cùng một loạt bài tiến cử Ryan làm ứng cử viên như đã từng thúc đẩy ông George W. Bush kéo quân vào Iraq và cũng là nhóm đã "phát hiện" ra bà Palin bốn năm trước.

Bà Palin không thể chứng tỏ gì trên cương vị một người lãnh đạo của nhóm bảo thủ hung hăng vì thiếu kiến thức và chủ trương. Ngược lại thì Ryan biết rất rõ ông ta muốn làm gì trong tòa Bạch ốc, thậm chí còn rõ ràng hơn cả Romney thượng cấp của ông. Tờ 'The Economist' đã viết rằng, có điều lạ là, nhân vật số hai đã có sẵn sàng bản kế hoạch, còn nhân vật số một lại không có gì cả.

Ông Mitt Romney đã 65 tuổi và sẽ bị những chiến hữu Cộng hòa sẽ chóng quên nếu ông tranh cử bị thua. Nhưng Paul Ryan, 42 tuổi, thì chỉ có thắng ngay cả bị thua khi đứng bên cạnh Romney lúc này. Ông ta vẫn còn thời gian nhiều năm nữa để làm ảnh hưởng cho quyền lợi nước Mỹ.

Và ngay cả người đàn ông có một nụ cười đầm ấm sẽ có viễn cảnh lạnh lùng.





(* dịch lại từ: More Dangerous than Sarah Palin (http://www.spiegel.de/international/world/paul-ryan-represents-the-conservative-wing-of-a-conservative-party-a-853015.html) )

Nhã Uyên
09-02-2012, 06:00 AM
Không giống như bà Palin, người được đề bạt lên làm ứng cử viên phó tổng thống, song không có nhiều sự chuẩn bị. Ryan đã chuẩn bị cho sự xuất hiện của ông trên sân khấu chính trường, ngay từ khi ông bước chân vào hội nghị 14 năm trước. Người phụ tá này của ông Romney đã có sẵn trong tay một kế hoạch đánh lớn, thiết tưởng sẽ mang lại cho nền dân chủ Hoa Kỳ một tác động mạnh, hơn hẳn tất cả các mảnh từ ngữ tấn công có tính cách hùng biện của Palin gộp lại. Bản kế hoạch này không gì khác hơn là một tuyên chiến chống lại đoàn kết xã hội Hoa Kỳ.

Tưởng Paul Ryan đang được khen!

Triển
09-02-2012, 08:41 AM
Obama, người phản pháo yêu nước


http://cdn2.spiegel.de/images/image-396035-galleryV9-uwvc.jpg


Hoa Thịnh Đốn - trước đây bốn năm Barack Obama đã gây nhiều ấn tượng cho cử tri Hoa Kỳ bằng kỳ vọng thay đổi. Bây giờ ở cương vị một vị tổng thống đương nhiệm, ông đang đứng đối diện trước vấn đề phải bảo vệ vai trò tổng thống vì những sự thay đổi quá ít. Để mang thành công và mục tiêu của ông đến gần trọng tâm hơn, Obama đánh cuộc vào các vị anh hùng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày trên đất Mỹ. Những người cảnh sát, giáo chức, lính cứu hỏa và cựu chiến binh sẽ lần lượt đồng hành với ông trong những buổi xuất hiện tranh cử. Họ sẽ mang lại chính sách chính trị của ông một khuôn mặt mới. Những câu chuyện kể về đời sống của họ sẽ phản ảnh chương trình tranh cử của Obama.

Ông Obama đang chịu nhiều áp lực. Bắt đầu thứ ba tuần tới, những chiến hữu Dân chủ của ông sẽ tề tựu về Charlotte ở tiểu bang North Carolina Hoa Kỳ. Có thể vị tổng thống chỉ được phép nói thật ít về hiện tình quốc gia, mà phải vẽ lên một bức tranh thật đẹp cho tương lai.

Để làm được việc này, ông phải đánh thức lòng yêu nước của người Mỹ. Sau nhiều thập niên chinh chiến, bây giờ là lúc phải tái thiết nước nhà. Ông đã xử dụng chữ "nation-building", một khái niệm thật ra để nói về những quốc gia bị tàn phá vì chiến tranh hoặc thay đổi chế độ.

Ông Obama nói rằng, phải phát triển một đất nước có những người lính tráng vì lý tưởng quốc gia mà chiến đấu ở hải ngoại. Những cựu chiến binh trở về cố quốc lại không có một mái nhà ở và công ăn việc làm là chuyện không chấp nhận được. Ông tổng thống nêu giải pháp rằng những người lính trở về quê nhà sẽ giúp đỡ cùng tái thiết hạ tầng cơ sở đang suy yếu.

Romney: "Obama đã làm nước Mỹ thất vọng"

Ứng cử viên đối lập Mitt Romney đã chỉ trích mạnh mẽ buổi nói chuyện của Obama vào ngày thứ năm vừa qua. Ông đã nói trong lúc được tiến cử thành ứng cử viên tổng thống rằng, cử tri hãy dùng lá phiếu của mình dẹp bỏ vị tổng thống làm nước Mỹ thất vọng. Những gì Hoa Kỳ cần là công ăn việc làm, thật nhiều việc làm. Ông Obama đã không giải quyết chính ở vấn đề này. Ở một số lượng thất nghiệp 8,3% và một nền kinh tế khôi phục quá chậm rãi là lý do đến lúc một vị tổng thống khác lên thay thế.

Cuộc bầu cử tổng thống sẽ xảy ra vào 6 tây tháng 11. Các chuyên gia chỉ nhìn thấy Obama có lợi thế nếu ông xuất hiện ở vị trí thứ hai và phản pháo lại các tấn công của vị chính trị gia đảng Cộng hòa. Một vị giáo sư chính trị học Larry Sabato của đại học Virginia cho biết, ông Obama biết chiến thuật của phe Cộng hòa và sẽ thích ứng mở rộng luận cứ riêng mình.

Ông giáo sư nói tiếp rằng, ông Romney đang muốn biến cuộc bầu cử trở thành cuộc trưng cầu dân ý (referendum) về ông Obama. Còn ông tổng thống thì ngược lại muốn cuộc bầu cử được cảm nhận như sự lựa chọn giữa hai triết gia chính trị.

Theo những thăm dò trên toàn nước Mỹ, Obama đang dẫn trước Romney từ nhiều tháng nay rất khít khao. Giáo sư Sabato cho hay, nếu ông tổng thống tập trung vào vấn đề kinh tế, ông ta sẽ bị thua cuộc. Vị tổng thống này phải mở rộng góc độ đề tài tranh cử.

Tuy nhiên nền kinh tế có thể sẽ bắt kịp Obama nhanh hơn ông mong đợi. Chỉ vài giờ sau buổi nói chuyện tiến cử ở Charlotte vào chiều thứ năm, những con số mới về thị trường công ăn việc làm đã được công bố ở Hoa Thịnh Đốn.





(* dịch lại từ: Obamas patriotischer Konter (http://www.spiegel.de/politik/ausland/obama-setzt-auf-amerikanische-helden-a-853443.html) )