PDA

View Full Version : Chữ quốc ngữ với alexandre de rhodes & ông nguyễn văn vĩnh



ngocdam66
09-02-2012, 10:13 PM
CHỮ QUỐC NGỮ VỚI ALEXANDRE DE RHODES & ÔNG NGUYỄN VĂN VĨNH

Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20.

Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư) đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáuhttp://www.lhccshtd.org/LHCCSHTD_ST/CQN/LMAlexandreDeRhode.jpg (http://www.lhccshtd.org/LHCCSHTD_ST/CQN/LHCCSHTD_ST_CQN_cgmBaDaLoc_DT_CQN_2010DEC03.htm) năm (1624 -1630). Ông là người có công rất lớn trong việc La-mã hóa tiếng Việt (nhiều tác giả gọi là La-tinh hóa. Thực ra mẫu tự chữ cái tiếng Việt hiện nay là mẫu tự chữ Roman chứ không phải là chữ La-tinh).

Kế tục công trình của những người đi trước là các tu sĩ Jesuit (dòng Tên) người Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, v.v.

Trong việc La-mã hóa tiếng Việt, Alexandre de Rhodes đã xuất bản Bài giảng giáo lý Tám ngày đầu tiên bằng tiếng Việt và cuốn từ điển Việt-La-Bồ đầu tiên vào năm 1651 tại Rome.

Hệ thống chữ viết tiếng Việt dùng chữ cái La-mã này được chúng ta ngày nay gọi là chữ quốc ngữ (chữ viết của quốc gia)

Ông Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 tại Hà Nội, cái năm thành Hà Nội thất thủ vào tay quân Pháp do đại tá http://www.lhccshtd.org/LHCCSHTD_ST/CQN/NVVinh_CQN.jpgHenri Rivière chỉ huy. Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.

Gia đình Nguyễn Văn Vĩnh nghèo nên không có tiền cho con cái đi học. Lên tám tuổi, cậu Vĩnh đã phải đi làm để kiếm sống. Công việc của cậu lúc đó là làm thằng nhỏ kéo quạt để làm mát cho một lớp đào tạo thông ngôn do người Pháp mở ở đình Yên phụ, Hà Nội. Vừa kéo quạt, cậu vừa nghe lỏm bài giảng. Cậu ghi nhớ mọi thứ rất nhanh và còn trả lời được các câu hỏi của thầy giáo trong khi các cậu con nhà giàu trong lớp còn đang lúng túng. Thầy giáo người Pháp thấy vậy bèn nói với ông hiệu trưởng giúp tiền cho cậu vào học chính thức.

Năm 14 tuổi Nguyễn Văn Vĩnh đỗ đầu khóa học và trở thành một thông dịch viên xuất sắc. Sau đó ông được bổ làm trợ lý cho công sứ Pháp tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1906, lúc ông 24 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được Pháp gửi sang dự triển lãm tại Marseilles. Tại đây, ông được tiếp cận với kỹ nghệ in ấn và báo chí. Ông còn là người Việt Nam đầu tiên gia nhập hội Nhân quyền Pháp.

Trở về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh từ bỏ nghiệp quan chức và bắt đầu làm báo tự do. Năm 1907 ông mở nhà in đầu tiên ở Hà Nội và xuất bản tờ Đăng Cổ Tùng Báo, tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ.

Năm 1913 ông xuất bản tờ Đông dương Tạp chí để dạy dân Việt viết văn bằng quốc ngữ. Ông là người đầu tiên dịch ra chữ quốc ngữ các tác phẩm của các đại văn hào Pháp như Balzac, Victor Hugo, Alexandre Dumas, La Fontaine, Molière, v.v. và cũng là người đầu tiên dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp.

Bản dịch Kiều của ông Vĩnh rất đặc sắc, vì ông không chỉ dịch cả câu mà còn dịch nghĩa từng chữ và kể rõ các tích cổ gắn với nghĩa đó, một điều chỉ có những ai am hiểu sâu sắc văn chương Việt Nam (bằng chữ Nôm), Trung Hoa (bằng chữ Nho), và Pháp mới có thể làm được.

Sự cố gắng và sức làm việc phi thường của ông Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc truyền bá kiến thức và văn hóa phương Tây trong dân Việt, và đẩy xã hội Việt Nam đi đến chỗ dần dần chấp nhận chữ quốc ngữ.

Năm 1915 vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi (Hương, Hội, Đình) ở Bắc Kỳ. Năm 1918 vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi này ở Trung Kỳ và đến năm 1919 bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp-Việt.

Ngày 18 tháng 9 năm 1924, toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc Ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học. Như vậy là, sau gần ba thế kỷ kể từ khi cuốn từ điển Việt–La-Bồ của Alexandre de Rhodes ra đời, người Việt Nam mới thật sự đoạn tuyệt với chữ viết của Trung Hoa, chính thức chuyển sang dùng chữ quốc ngữ.

Đây quả thực là một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao, trong đó ông Nguyễn Văn Vĩnh đã vô hình chung đóng vai trò một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên, đã không thể kiếm sống bằng nghề báo của mình. Ông là người luôn lên tiếng phản đối chính sách hà khắc của Pháp đối với thuộc địa, là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã hai lần từ chối huân chương Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp ban tặng, và cũng là người đã cùng với bốn người Pháp viết đơn gửi chính quyền Đông Dương phản đối việc bắt giữ cụ Phan Chu Trinh. Vì thế chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương chẳng ưa gì ông. Tòa báo của ông vỡ nợ. Gia sản của ông bị tịch biên. Ông bỏ đi đào vàng ở Lào và mất ở đó năm 1936 vì sốt rét. Người ta tìm thấy xác ông nằm trong một chiếc thuyền độc mộc trên một dòng sông ở Sepole. Trong tay ông lúc đó vẫn còn nắm chặt một cây bút và một quyển sổ ghi chép: Ông đang viết dở thiên ký sự bằng tiếng Pháp "Một tháng với những người tìm vàng."

Khi đoàn tàu chở chiếc quan tài mang thi hài ông Vĩnh về đến ga Hàng Cỏ, hàng ngàn người dân Hà Nội đứng chờ trong một sự yên lặng vô cùng trang nghiêm trước quảng trường nhà ga để đưa tiễn ông, Con người bằng tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi của mình đã góp phần làm cho chữ quốc ngữ trở thành chữ viết của toàn dân Việt.

Tôi đã vẽ bức tranh Sự ra đời của chữ quốc ngữ - Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh với lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với hai vĩ nhân nói trên của dân tộc Việt Nam - Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh.

Lời cảm ơn:

Tác giả bài viết này biết ơn thân sinh của mình –nhà giáo Nguyễn Đình Nam, người đầu tiên kể cho tác giả về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh từ khi tác giả còn là học sinh tiểu học, khi sách giáo khoa chính thống còn gọi Alexandre Rhodes là gián điệp còn Nguyễn Văn Vĩnh là bồi bút của Pháp.

Tác giả xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Kỳ - con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh, và ông Nguyễn Lân Bình - cháu nội cụ Nguyễn Văn Vĩnh vì những câu chuyện xúc động về cuộc sống và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh cũng như của gia tộc cụ.

Tác giả xin cảm ơn thầy Trí - cháu ngoại cụ Nguyễn Văn Vĩnh, đồng thời từng là thầy dạy toán của tác giả khi tác giả là học sinh trung học.


Nguyễn Đình Đăng
Tokyo, 10/11/2004

ốc
09-03-2012, 09:01 AM
Ông là người có công rất lớn trong việc La-mã hóa tiếng Việt (nhiều tác giả gọi là La-tinh hóa. Thực ra mẫu tự chữ cái tiếng Việt hiện nay là mẫu tự chữ Roman chứ không phải là chữ La-tinh).

Em không biết mẫu tự chữ Roman khác mẫu tự chữ La-tinh ở những chỗ nào?

Angie
09-03-2012, 09:26 AM
http://en.wikipedia.org/wiki/File:Roman_writing_tablet_02.jpg
Chắc không phải chữ La Mã đâu.

hoanghac
09-03-2012, 10:56 AM
Chào các bạn

Hai thứ đó đôi khi người ta dùng thay đổi , nhưng mẫu tự Latin thường để diễn tả mẫu tự dùng để viết tiếng Latin thời xa xưa . Trong khi đó mẫu tự Roma được dùng để diễn tả sự phù hợp của mẫu tự Latin để viết ra tiếng Anh , Pháp , Ðức .

Mẫu tự Latin ban đầu chỉ có 21 (A B C D E F H I K L M N O P Q R S T V X.) . Sau này vào đầu thế kỷ thứ nhất người Roman dùng thêm mẫu tự Hi lạp , chữ Y và Z thêm vào . Thí dụ chữ ZOO , trong tiếng Latin không có chữ tương đương .

Về sau họ lại thêm J, U, W . Người Roma dùng chữ I cho cả I và J , chữ V cho cả hai chữ U và V .

Latin là ngôn ngữ của thành phố Rome và những vùng phụ cận , vì thế khác biệt khi nói về Roman thì họ dùng để diễn tả những gì thuộc về thành phố Roma , trong khi chữ Latin có ý ám chỉ về ngôn ngữ .

(Theo tài liệu trên nét )

ốc
09-03-2012, 01:51 PM
Nếu vì thêm bớt vài mẫu tự mà bảo là khác nhau thì mẫu tự tiếng Việt có thêm chữ Đ và các nguyên âm Ă, Ư và Ơ vậy chắc không phải là từ "mẫu tự Roman" rồi.


Latin là ngôn ngữ của thành phố Rome và những vùng phụ cận , vì thế khác biệt khi nói về Roman thì họ dùng để diễn tả những gì thuộc về thành phố Roma , trong khi chữ Latin có ý ám chỉ về ngôn ngữ .

"Roman" với "Latin" khác nhau về ý nghĩa thì có, nhưng "mẫu tự Roman" và "mẫu tự La tinh" thì em thấy chả có gì khác.

Theo cách giải thích "theo tài liệu trên nét" thì khi ta nói về "mẫu tự Roman" ("ám chỉ về ngôn ngữ") - của thành phố Rome/Roma - thì cũng chính là nói về mẫu tự Latin chứ còn gì. Mẫu tự là phạm trù ngôn ngữ, mà ngôn ngữ của La mã thì gọi là La tinh. Hoá ra mèo vẫn hoàn mèo.

Và cũng theo cách giải thích ấy thì chỗ tác giả Nguyễn Đình Đăng viết "La-mã hoá" là trái cách, vì La-mã (Roma hay Rome) là nói về "thành phố Rome và những vùng phụ cận" chứ không thể dùng "ám chỉ về ngôn ngữ."


Trong việc La-mã hóa tiếng Việt, Alexandre de Rhodes đã xuất bản Bài giảng giáo lý Tám ngày đầu tiên bằng tiếng Việt và cuốn từ điển Việt-La-Bồ đầu tiên vào năm 1651 tại Rome.

Triển
09-03-2012, 08:42 PM
tà ta .....


http://web.cn.edu/KWHEELER/IE_images/ietreecentum1_bw.gif http://web.cn.edu/kwheeler/IE_images/ietreesatem1_bw.gif

ốc
09-04-2012, 09:40 AM
Bài này chắc là anh Triển định "mở rộng đề tài" nói về môn ngôn ngữ học phải không ạ? Em chỉ hỏi về phần mẫu tự thôi, vì tiếng Việt chỉ có mượn mẫu tự a bê xê từ tiếng la tinh (hay tiếng la mã?!) chứ tiếng Việt không có thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu trong đồ hình anh nhọc công khuân về. Nhiều thứ tiếng mượn chữ viết la tinh để phiên âm thôi nhưng chả có liên hệ gì khác về ngữ vựng, ngữ âm hay ngữ pháp.

Triển
09-04-2012, 10:02 AM
hahaha tự biên tự diễn :))

ốc
09-04-2012, 10:20 AM
Em cũng đoán là kỹ sư khuân vác bị méo mó nghề nghiệp.

Triển
09-04-2012, 12:21 PM
Đừng cứ quá trịch thượng và tự mãn. Mình giỏi còn có người giỏi hơn mà. Nếu muốn bị ban lần thứ hai thì tiếp tục đi. ;)

ốc
09-04-2012, 07:14 PM
Dạ chắc là có nhiều người giỏi hơn (biết giả nhời ra đầu ra đuôi).

tranthanhxuan1959
11-27-2012, 06:02 AM
Chữ Quốc ngữ được phổ biến sâu rộng và định chế vào khoảng thế kỷ 19 và 20, nhưng nó đã phôi thai từ lâu vào khoảng thế kỷ 16 khi các giáo sỹ phương Tây đầu tiên đến Việt Nam giao tiếp với người Việt. Khi ấy người Việt chủ yếu dùng ngôn ngữ Hán - Nôm, do nhu cầu học hỏi và giao tiếp lẫn nhau mà họ bắt đầu ghi kaij bằng cách phiên âm cho tiếng Việt dưới dạng chữ La-tinh. Trước tiên là giáo sỹ Bồ dào Nha dòng Phanxico, kế đến là giáo sỹ Tây ban Nha dòng Đa Minh. Sang thế kỷ 17 thì sổ văn tịch ghi lại dấu tích loại chữ viết này càng nhiều, kèm theo biến đổi hoàn chỉnh với ký hiệu thanh giọng thêm cho chính xác. Tên tuổi những giáo sỹ đã tiên phong góp công trong việc hoàn chỉnh lối chữ này gồm có: Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Francisco de Pina.Giáo sỹ Đắc lộ tức Alexandre de Rhodes ( hiện nay có một giáo phận mang tên ông ở quận Tân Bình, tp HCM ), người Pháp được coi là người có công nhiều trong việc định chế chữ quốc ngữ qua cuốn tự điển phiên âm Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum do ông biên soạn năm 1651. Tuy là người Pháp. nhưng ông lại dùng tiêng Bồ đào Nha trong cuốn tự điển cùng với tiếng ý và tiếng Pháp, ông còn ghi rõ rằng các đấu (sắc, huyền, ngã) là do ông mượn từ tiếng cổ của Hy lạp, nhưng vẫn không đủ nên phải thêm Iota subscriptum (dấu nặng và hỏi) để biểu lộ thanh giọng của tiếng Việt.So sánh ký hiệu thi âm (nh) theo tiếng Bồ đào Nha, âm (gi) theo tiếng Ý, còn âm (ph) là theo tiếng Hy Lạp cổ.

Sang thế kỷ 19, mốc quan trọng của chữ Quốc ngữ là cuốn tự điển của giáo sỹ Jean Louis Taberd in nawm1838 căn cứ vào những sửa chữa của Giams mục Bá đa Lộc. Cuốn tự điển của Bá đa Lộc được soạn từ năm 1773 đến năm 1815 , thì xong có tên Dictionarium Anamitico Latinum (nhưng mới là bản viết tay, nay lưu giữ ở Văn khố hội truyền giao Paris). Trong khi đó cuốn tự điển của Taberd mang tên Nam Việt Dương Tự vị (tựa tiếng La-tinh cũng giông như cuốn tự điển của Bá đa Lộc) được in ở Serampore, Ấn độ. Nó phản ánh sự chuyển biến quan trọng của tiếng Việt ở khoảng giữa thế kỷ 17 và thế kỷ 19. So sánh cuốn của Taberd và De Rhodes thì âm "" biến mất thay thế bằng âm "v" hoặc "b". Những âm "bl", "ml", "pl", "sl" và "tl" cũng biến mất và được thay thế bằng các âm "tr", "nh", "l", "s". Chính tả chữ Quốc ngữ ở thời điểm này không khác mấy so với ngày nay.Chữ Quốc ngữ tuy tồn tại khoảng 300 năm, nhưng vẫn không được coi là văn tự chính thức, chỉ tới khi người Pháp xâm lược Việt Nam chiếm Nam kỳ vào cuối thế kỷ 19, ngày 22/21869 Phó đề đốc Mare Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng thay thế chữ Nho trong các công văn. Tới ngày 1/1/1879, người Pháp lệnh cho các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ và bắt đầu từ đây chữ Quốc ngữ được đưa vào ngành giáo dục làm ngôn ngữ chính thức của người An nam. Sang đầu thế kỷ 20 chữ Quốc ngữ được phổ biến ở bắc và Trung phần. Tuy nhiên chữ Quốc ngữ vẫn còn những khiếm khuyết, như mỗi chữ cái Latinh biểu thị một âm vị, còn chữ Quốc ngữ (tiếng Việt) lại được ghi lại bằng chữ cái nhị hợp và tam hợp (do hai hoặc ba chữ cái ghép lại mà thành). Ngày nay người đọc và người viết chữ Quốc ngữ thường gặp khó khăn trong việc phân biệt các từ đồng âm dị nghĩa, ví dụ: như "năm" trong "số năm" và "năm tháng" nếu viết chữ Quốc ngữ thì đều là "năm". Còn theo chữ Nôm thì chữ "năm" trong "năm tháng" khác với chữ "năm" trong "số năm".

RaginCajun
11-27-2012, 07:01 AM
Ngày nay người đọc và người viết chữ Quốc ngữ thường gặp khó khăn trong việc phân biệt các từ đồng âm dị nghĩa, ví dụ: như "năm" trong "số năm" và "năm tháng" nếu viết chữ Quốc ngữ thì đều là "năm". Còn theo chữ Nôm thì chữ "năm" trong "năm tháng" khác với chữ "năm" trong "số năm".Chẳng có gì khó khăn cả vì tùy trong cấu trúc câu mà hiểu ra thôi.

tranthanhxuan1959
11-27-2012, 08:13 AM
Tôi hoàn toàn đồng ý rằng chẳng có khó khăn gì, nhưng tiếng của ta có thể nói là thứ ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh và không logich. Chẳng qua chỉ là thói quen sử dụng theo năm tháng...

Đậu
11-27-2012, 02:55 PM
Tôi hoàn toàn đồng ý rằng chẳng có khó khăn gì, nhưng tiếng của ta có thể nói là thứ ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh và không logich. Chẳng qua chỉ là thói quen sử dụng theo năm tháng...

Cho dù là vậy nhưng em đoán mai mốt nước của ta tiến lên XHCN, một chủ nghĩa hoàn chỉnh, thì ngôn ngữ của ta bấy giờ cũng hoàn chỉnh và đúng lô-dích thôi.

Angie
11-27-2012, 03:00 PM
Cán bộ giảng dạy: đúng theo lô rích mí đúng đấy á.

tranthanhxuan1959
11-28-2012, 05:41 AM
Cho dù là vậy nhưng em đoán mai mốt nước của ta tiến lên XHCN, một chủ nghĩa hoàn chỉnh, thì ngôn ngữ của ta bấy giờ cũng hoàn chỉnh và đúng lô-dích thôi.

Tôi nghĩ rằng ngôn ngữ nó không nằm trong phạm trù chính kiến, càng không gò bó bởi chế độ. Trong cuộc sống chúng ta có thể làm thay đổi nhiều thứ, vậy thì một khi ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh thì cần phải chỉnh sửa. Chỉ tiếc là ở VN chưa có luật ngôn ngữ...

Đậu
11-28-2012, 06:15 AM
Tôi nghĩ rằng ngôn ngữ nó không nằm trong phạm trù chính kiến, càng không gò bó bởi chế độ. Trong cuộc sống chúng ta có thể làm thay đổi nhiều thứ, vậy thì một khi ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh thì cần phải chỉnh sửa. Chỉ tiếc là ở VN chưa có luật ngôn ngữ...

Ấy thế mà khi làm đơn từ mà quên cái tiêu đề "CHXHCN VN DL-TD-HP" là sanh lắm chuyện ngay. Thì chế độ bao trùm ngôn ngữ chứ còn gì nữa.

LXD
11-28-2012, 06:48 AM
Bác Xuân1959
Xin bác nói rỏ hơn tiếng Việt không logic như thế nào và nếu được thì xin bác vài dẫn chứng .

tranthanhxuan1959
11-28-2012, 07:01 AM
Ấy thế mà khi làm đơn từ mà quên cái tiêu đề "CHXHCN VN DL-TD-HP" là sanh lắm chuyện ngay. Thì chế độ bao trùm ngôn ngữ chứ còn gì nữa.

Ngôn ngữ không phải là một bộ "Quy tắc và ngữ pháp". Ngôn ngữ là công cụ người ta dùng để biểu đạt ý nghĩa tình cảm của mình đối với người khác, qua đó để người ta hiểu nhau...

Ở các quốc gia trên thế giới, khi thể hiện trên văn bản đều có quy tắc chung. Ví dụ : Tiêu đề của nước Mỹ là " HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ "v.v...

tranthanhxuan1959
11-28-2012, 07:11 AM
Bác Xuân1959
Xin bác nói rỏ hơn tiếng Việt không logic như thế nào và nếu được thì xin bác vài dẫn chứng .

Có những lối nói có vẻ mâu thuẫn nhau, đó chỉ là mâu thuẫn hình thức. Về bản chất, chúng phản ánh những quy luật nào đó của tiếng Việt. Bởi lẽ, “cái gì đã tồn tại thì đều có lý do cho sự tồn tại của nó” (I. Kant).

1. Nhiều người đã “phát hiện” ra những hiện tượng “vô lý”, “mâu thuẫn” hay còn gọi là “phi lô gích” trong tiếng Việt. Đầu tiên là “mâu thuẫn” trong cấu tạo cụm từ, như:

Sao hai từ lạnh và ấm có nghĩa ngược nhau nhưng cách nói áo ấm và áo lạnh lại cùng nghĩa, và cùng nghĩa với áo rét?

Với phụ nữ mang bầu, chúng ta nói “dưỡng thai”. Đã vậy sao lại còn có nhà dưỡng bệnh? Một khi tổ quốc lâm nguy, thanh niên sẵn sàng lên đường cứu nước. Nhưng với “bà Hỏa” gây hiểm họa cho mọi nhà, sao lại còn cứu hỏa?

Cứ vậy, chúng ta còn gặp nhiều lối nói “mâu thuẫn” khác nữa. Trong số này có lối nói “cương quyết đánh thắng kẻ địch xâm lược” và lối nói “cương quyết đánh bại kẻ địch xâm lược”.

Đáng sợ hơn, lại còn lối nói “Ở đây bán bột trẻ em”…

2. Với những cách nói “mâu thuẫn” trên đây, để giải thích bạn hãy liên hệ tới hiện tượng rút gọn từ ngữ đương nhiên đúng trong nhiều cụm từ tiếng Việt.

Để tránh dài dòng tôi xin nêu một nhóm ví dụ: Nếu bạn đồng ý rằng từ cách nói “sách viết cho thiếu nhi” hay “sách dùng cho thiếu nhi” người ta rút gọn thành “sách thiếu nhi” thì hẳn bạn cũng chấp nhận rằng từ cách nói “áo dùng cho mùa lạnh” người ta cũng rút gọn thành “áo mùa lạnh” và rồi thành “áo lạnh”. Nếu chúng ta hiểu từ cách nói “áo mặc chống mưa, chống gió” người ta rút gọn thành áo mưa, áo gió thì cũng chấp nhận được “áo rét” là kết quả rút gọn của “áo mặc chống rét”. Nếu bạn cho là những cụm từ “truyện vui” , “tủ lạnh” được rút gọn từ “truyện đọc cho vui”, “tủ làm cho lạnh” thì bạn cũng có thể dùng khuôn rút gọn đó để giải thích “áo ấm” được rút gọn từ “áo mặc cho ấm”. Vậy nên có những cái lý cho việc tạo thành ba cụm từ áo lạnh, áo rét, áo ấm có vẻ mâu thuẫn nhau.

3. Bây giờ chúng ta quan tâm tới một hiện tượng “mâu thuẫn” cú pháp.

Năm 1975, trong mục “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” của một tờ báo, một nhà báo lão thành đã phê phán lối nói “cấm không được hút thuốc lá” vì đã cấm sao lại còn cấm không được? Nói vậy chả hóa ra cho phép hút thuốc lá hay sao? Ông đề nghị nói ‘không được hút thuốc lá’ hoặc ‘cấm hút thuốc lá”. Sự thực, cả ba lối nói trên đều đúng, đều được nhiều người dùng. Hiện tượng ngôn ngữ nào được nhiều người dùng ấy là đã được xã hội chấp nhận.

Chuẩn mực ngôn ngữ là một hiện tượng động. Cái đúng của ngày hôm nay có thể được hình thành từ cái sai của ngày hôm qua. Và cũng hàng loạt cái đúng của ngày hôm qua thì nay lại không dùng nữa. Hàng loạt từ ngữ thời Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng nhưng nay không dùng như vậy.

Trở lại với cấm và cấm không được. Đây không phải là trường hợp duy nhất có thể thêm từ không vào sau động từ mà vẫn tạo ra cách nói đồng nghĩa.
Hàng loạt động từ V như: quên, thôi, kiêng, tránh, miễn, ngăn, cản, từ, chối … cũng có đặc điểm giống hệt như cấm: Quên mang sách = quên không mang sách; kiêng ăn đường = kiêng không ăn đường; thôi học tiếng Hoa = thôi không học tiếng Hoa; tránh gặp nhau = tránh không gặp nhau; “Ba ngăn Hải làm điều bậy” = “Ba ngăn không cho Hải làm điều bậy”; “Họ cản nó đi vào” = “Họ cản không cho nó đi vào”; “Người bố đã từ đứa con bất hiếu” = “Người bố đã từ không nhận đứa con bất hiếu”; “Ông ta chối đã nhận hối lộ” = “Ông ta chối đã không nhận hối lộ”; “Có nói mấy đi nữa cũng vô ích” = “Có nói mấy đi chăng nữa cũng vô ích”…

4. Hiện tượng “mâu thuẫn” vừa nêu được giải thích qua đặc điểm ngữ nghĩa của những động từ V vừa nêu. Chúng chung nét nghĩa phủ định: bổ ngữ B của chúng là một cụm động từ và động từ này đã không xảy ra, hoặc không còn được thực hiện. Quên mang A nghĩa là “không mang A ”, tránh đi đường X nghĩa là “không đi đường X”, thôi cãi nhau nghĩa là “không còn cãi nhau”, từ bỏ A nghĩa là “không còn thực hiện A” … Nét nghĩa phủ định gắn chặt với B đến nỗi mỗi khi nói tới một động từ lớp này là người ta nghĩ ngay đến “không B”. Ấy thế là xuất hiện lối nói dư “V không B” đồng nghĩa với “V B”. “Cấm A” nghĩa là “cấm không được A”. Cấm xả rác nghĩa là cấm không được xả rác, nói gọn lại là không được xả rác!

Đây là hiện tượng dư do quá trình từ vựng hoá nét nghĩa phủ định bổ ngữ của động từ.

Cuối cùng, thay vì “không có ai đến” đôi khi chúng ta nói “có ma nào đến” và cũng có thể nói “không có ma nào đến”. Hiện tượng “mâu thuẫn” này lại được giải thích theo một luật khác.

Đậu
11-28-2012, 07:24 AM
Ngôn ngữ không phải là một bộ "Quy tắc và ngữ pháp". Ngôn ngữ là công cụ người ta dùng để biểu đạt ý nghĩa tình cảm của mình đối với người khác, qua đó để người ta hiểu nhau...

Ở các quốc gia trên thế giới, khi thể hiện trên văn bản đều có quy tắc chung. Ví dụ : Tiêu đề của nước Mỹ là " HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ "v.v...

Em nghĩ giản đơn là khi muốn xử dụng một loại "công cụ" gì đấy thì phải biết, phải nắm bắt cơ bổn các quy tắc này nọ. Nói cho gọn là cái cách vận hành. Chứ chả có quy có tắc thì ắt là phát sanh nhiều hiện tượng tiêu cực lắm luôn á.

tranthanhxuan1959
11-28-2012, 07:43 AM
Em nghĩ giản đơn là khi muốn xử dụng một loại "công cụ" gì đấy thì phải biết, phải nắm bắt cơ bổn các quy tắc này nọ. Nói cho gọn là cái cách vận hành. Chứ chả có quy có tắc thì ắt là phát sanh nhiều hiện tượng tiêu cực lắm luôn á.

Đôi khi người ta cũng phải dùng ngữ cảnh để diễn tả hành văn thôi mà, còn " QUY TẮC " nó sẽ không như bạn nghĩ đâu ? Nếu bị tiêu cực lấn át thì chắc môn TOÁN học sẽ không thể tòn tại tới bây giờ.

Đậu
11-28-2012, 07:58 AM
Đôi khi người ta cũng phải dùng ngữ cảnh để diễn tả hành văn thôi mà, còn " QUY TẮC " nó sẽ không như bạn nghĩ đâu ? Nếu bị tiêu cực lấn át thì chắc môn TOÁN học sẽ không thể tòn tại tới bây giờ.

Muốn dùng ngữ cảnh thì cũng nên biết sơ sơ ngữ vựng. Mà ngữ vựng thì do chế độ phát sanh hoặc làm mới lại. Thì như làm vậy, nói ngôn ngữ bị chế độ áp đặt thì cũng chả sai tẹo nào.

tranthanhxuan1959
11-28-2012, 08:21 AM
Muốn dùng ngữ cảnh thì cũng nên biết sơ sơ ngữ vựng. Mà ngữ vựng thì do chế độ phát sanh hoặc làm mới lại. Thì như làm vậy, nói ngôn ngữ bị chế độ áp đặt thì cũng chả sai tẹo nào.

Bạn cứ nói giỡn hoài, khi bạn muốn khen em, nịnh mẹ hoặc ca tụng một ai đó, thì bạn cũng phải chọn cho mình ngữ vựng . Hay là khi bạn tức giận, nếu là người có văn hóa thi bạn phải tìm cho mình ngữ vựng phù hợp, chẳng lẽ cứ bốp chát...Nói chung ngữ vựng là ở trong cuộc sống và theo nhận thức ở mỗi người...

Đậu
11-29-2012, 08:24 AM
Bạn cứ nói giỡn hoài, khi bạn muốn khen em, nịnh mẹ hoặc ca tụng một ai đó, thì bạn cũng phải chọn cho mình ngữ vựng . Hay là khi bạn tức giận, nếu là người có văn hóa thi bạn phải tìm cho mình ngữ vựng phù hợp, chẳng lẽ cứ bốp chát...Nói chung ngữ vựng là ở trong cuộc sống và theo nhận thức ở mỗi người...

Em trộm nghĩ là cuộc sống luôn thay đổi nên ngữ vựng cũng vì thế mà đổi thay nên việc đánh giá ngôn ngữ của nước ta chưa hoàn chỉnh là thiếu tính khoa học và có phần vội vàng. Em trộm nghĩ thêm là ngữ vựng còn đến từ một nguồn khác nữa. Đó là sách Từ điển vì có những từ mà bây giờ ta chả nghe ai nói nhưng khi đọc sácg cổ xưa thì ta vẫn hiểu, dĩ nhiên là sau khi tra từ điển.

tranthanhxuan1959
11-30-2012, 04:22 AM
Em trộm nghĩ là cuộc sống luôn thay đổi nên ngữ vựng cũng vì thế mà đổi thay nên việc đánh giá ngôn ngữ của nước ta chưa hoàn chỉnh là thiếu tính khoa học và có phần vội vàng. Em trộm nghĩ thêm là ngữ vựng còn đến từ một nguồn khác nữa. Đó là sách Từ điển vì có những từ mà bây giờ ta chả nghe ai nói nhưng khi đọc sácg cổ xưa thì ta vẫn hiểu, dĩ nhiên là sau khi tra từ điển.
Chào ban. Tôi thì cũng như bạn thôi, chiúng ta sử dụng ngôn ngữ để tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ cùng người thân. Tiếp nữa là cho việc học hành, trau dồi cuộc sống, giao lưu văn hóa với xã hội và làm những việc có ích cho bản thân. Ban cuả tôi ơi, bất cứ thứ ngôn ngữ nào khi mà sự hình thành, tồn tại của nó đã gắn kết với đời sống truyền từ đời này sang đời khác thì khó có sự thay đổi và thêm thắp. Ngày nay, không những chẳng thêm được mà họ còn rút ngắn lại, ví dụ: " Quan ngại " đáng lý phải là: " Quan tâm và lo ngại ". Từ " đáo để " trong âm Hán-Việt có nghĩa là "đến đáy". nhưng khi đi vào tiếng Việt nó lại có nghĩa là cách cư xử không đẹp, khiến người ta khó gần hoặc có khi nó được dùng làm tiếng đệm nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của một tính từ giống như các tư chỉ mức độ "vô vùng","rất", "lắm". Ví dụ: "Nó nói hay đáo để" và không một người VN nào khi uống rượu lại nâng cốc và nói:"Nào ta cạn đáo để".
Còn tự điển thì có phải ngẫu nhiên mà có đâu , cũng do chính con người chúng ta biên soạn mà bạn. chúc bạn vui vẻ./.