PDA

View Full Version : Môn đạo đức



Triển
09-03-2012, 01:29 PM
Môn học yêu nước ở Hồng Kông

"Não có vấn đề thì phải tẩy"

Christoph Titz

http://cdn1.spiegel.de/images/image-396030-galleryV9-cpcf.jpg

Lãnh đạo Trung Quốc muốn như thế, nhưng học trò ở Hồng Kông không thuận. Môn học mới này sẽ có tên "Đạo đức và quốc gia giáo dục". Hai ngày trước ngày khai trường đã có hàng ngàn phụ huynh, học sinh và giáo chức biểu tình chống lại việc thêm môn học theo Trung Cộng.

Theo ban tổ chức cho biết, thứ bảy vừa qua đã có 40 ngàn người biểu tình trước dinh cơ nhà cầm quyền Trung Quốc trong khu tự trị. Cảnh sát ghi nhận có khoảng 8100 người biểu tình. Theo kế hoạch, thứ hai sẽ có bãi khóa tại tất cả trường học ở Hồng Kông. Tính ra khoảng 340 ngàn học sinh. Theo tình hình này cuộc biểu tình sẽ dẫn đến cao điểm mới. Tháng bảy vừa rồi đã có nhiều cuộc biểu tình nhiều ngàn người tham dự chống lại việc thêm môn học này. Những người biểu tình mang bích chương có dòng chữ "We don't need no thought control", một trích dẫn từ bài hát phản kháng của band nhạc Pink Floyd chống lại việc muốn làm ảnh hưởng học sinh. Hôm thứ năm vừa qua đã có ba học sinh phản kháng bằng tuyệt thực.

Cả hai bên cáo buộc nhau "tẩy não"

Chuyện khiến người dân Hồng Kông xuống đường là do kế hoạch cấy môn học yêu nước về lịch sử và chính trị vào tiểu học và trung học. Bắt đầu hè 2013 đến trễ nhất là 2016 môn này phải được dạy ở tất cả trường công ở Hồng Kông.

Mầm mống khiến người ta nổi giận, phát xuất từ một quyển sách có tựa đề "Mô hình Trung Quốc", được sắp xếp làm sách giáo khoa cho môn học yêu nước này. Điều đó có nghĩa là đảng Cộng sản sẽ dẫn dắt đất nước này cùng thống nhất đi đến một tương lai hạnh phúc. Để có sự so sánh, quyển sách mang hệ thống Mỹ ra làm ví dụ. Hệ thống lưỡng đảng của Mỹ đặc biệt hay gây ra đình trệ sản xuất và những cuộc tranh cãi. Tự do ngôn luận và tự do tụ tập cũng được đề cập đến theo kiểu mà người Hồng Kông yêu chuộng tự do không thích: công dân chỉ nên "thận trọng phát biểu" ở nơi công cộng.

Vị giáo sư sử học Willy Wo-Lap Lam của đại học Chinese University of Hong Kong nói với phóng viên thông tấn xã Bloomberg rằng, chuyện này còn tàn bạo hơn nhiều thứ người ta đọc thấy trong sách giáo khoa. Mấy tuần nay nghiệp đoàn giáo chức PTU đã xây dựng thành công một mặt trận chống lại môn học yêu nước này. Cáo buộc của người chống: chính quyền sở tại chỉ thi hành kế hoạch của Bắc Kinh ép buộc dân chúng Hồng Kông theo đường lối chính trị trung ương và thấm nhuần sự lãnh đạo của Cộng sản.

"Vấn đề ở não"

Hồng Kông từng là thuộc địa Anh đến năm 1997 và đã trao trả lại Trung Quốc 15 năm trước. Từ đó dân chúng cố gắng bảo tồn sự tự trị của họ. Tất cả những gì mang dáng dấp bị Bắc Kinh ảnh hưởng, đều được ghi nhận chính xác. Những quyết định như môn học yêu nước sẽ nhanh chóng trở thành câu hỏi căn bản cho tương lai nước Hồng Kông. Đất nước này có tự do báo chí và quyền tự do hội họp khác Trung Quốc. Quyền tự do bầu cử ở Hồng Kông mà Trung Quốc hứa hẹn để yên, nay được Bắc Kinh gia hạn đến năm 2017.

Tờ "New York Times" trích dẫn lời một viên chức đại diện một tổ chức thiên Trung Quốc là hội Giáo Dục Thống Nhất Hồng Kông trên một tờ báo địa phương rằng "nếu có vấn đề ở não thì phải tẩy, y hệt như quần áo bẩn, hoặc một lá thận hư thì phải giặt". Đặc biệt trích dẫn này đẫ dẫn đến cuộc biểu tình đầu tiên.

Chính quyền Trung Quốc ngạc nhiên trước chuyện dân chúng Hồng Kông biểu tình, bởi vì giáo dục tinh thần dân tộc là chuyện bình thường xảy ra ở học đường Trung Cộng, nơi mà mỗi buổi sáng phải chào cờ và phải hát quốc ca. Để áp đảo cuộc biểu tình của người Hồng Kông, Bắc Kinh đã chuẩn bị hệ thống truyền thông của đảng.

Một bình luận viên của tờ báo đảng "China Daily" giải thích rằng "có một vài thành viên nghiệp đoàn giáo chức PTU" đã dọa sẽ biểu tình. Trong khi dân chúng Hồng Kông phân tích chuyện này hoàn toàn khác. Chuyện trường học bãi khóa là hoàn toàn sai lạc và tất cả người Hồng Kông phải bỏ ngay việc này. Sự kêu gọi của chính quyền kèm theo cả đống lý do, tại sao tẩy chay là không có dân chủ và nguy hiểm cho trẻ con và sự phát triển kinh tế.

Cái loa phát thanh của đảng "Global Times" đã giải thích từ đầu tháng tám rằng, môn học "Đạo đức và Quốc gia giáo dục" là cần thiết. Ai biểu tình chống lại nghĩa là nạn nhân đã bị Tây phương tẩy não. Sau cùng thì "Toàn cõi Trung Quốc" sẽ thắng.


(* dịch lại từ "Hat das Gehirn ein Problem, muss man es waschen" (http://www.spiegel.de/schulspiegel/ausland/hongkong-patriotismusunterricht-pro-china-erzuernt-einwohner-a-853440.html) )

Triển
09-08-2012, 11:06 AM
(nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/09/120908_hongkong_patriotism_classes.shtml )


Hong Kong bỏ bắt buộc giáo dục công dân
Cập nhật: 13:19 GMT - thứ bảy, 8 tháng 9, 2012


Chính quyền Hong Kong đã nhượng bộ và thôi các kế hoạch bắt buộc học sinh phải học các lớp học về giáo dục công dân về 'tinh thần yêu nước' Trung Quốc, sau nhiều tuần lễ diễn ra các cuộc biểu tình phản đối ở đây.

Lãnh đạo đặc khu hành chính Hong Kong, ông Lương Chấn Anh, nói các lớp học nay sẽ có tính chất tùy chọn đối với các trường học.

"Các trường được trao quyền để quyết định thời điểm và cách thức mà họ muốn đưa môn giáo dục đạo đức và quốc dân vào học", người được Bắc Kinh chỉ định vào vị trí lãnh đạo Hong Kong nói.

Giới chỉ trích cho rằng các kế hoạch là một nỗ lực để tẩy não trẻ em Hong Kong bởi chính quyền Bắc Kinh.

Còn Chính phủ nói rằng môn học này là quan trọng để thúc đẩy lòng yêu nước và bản sắc dân tộc của công dân.

Tâm l‎ý bài Bắc Kinh đang gia tăng gần đây ở đặc khu bán tự trị Hong Kong, một thành phố có 7 triệu dân.

Tự do

Chương trình giáo dục, trong đó có môn giáo dục công dân đại cương, với nhiều bài học gây tranh cãi về lịch sử Trung Quốc, được đề xuất và dự kiến đưa vào các trường tiểu học từ tháng 9/2012 rồi tiếp tục đưa vào các trường trung học cơ sở vào năm 2013.

Theo hãng tin AFP, sách giáo khoa môn học vốn được chính phủ tài trợ xuất bản đã ca tụng công lao của chính quyền độc đảng, đồng nghĩa nền dân chủ đa đảng với sự hỗn loạn, và che đậy những sự kiện lịch sử như vụ đàn áp Thiên An Môn và nạn đói khổng lồ dưới chế độ Mao Trạch Đông.

Một cuộc khảo sát được công bố tuần trước cho thấy 69% học sinh phản đối các bài học giáo dục này.

Bước nhượng bộ của chính quyền Hong Kong được đưa ra chỉ một ngày sau khi các nhà hoạt động nói hơn 100.000 người biểu tình đã tập hợp tại trụ sở của chính quyền thành phố.

Không giống như phần còn lại của Trung Quốc, Hong Kong được hưởng một mức độ tự do cao, trong đó có tự do báo chí, quyền hội họp và minh bạch thông tin, cũng như các tổ chức tự quản.

Phóng viên BBC ở Hong Kong nói vụ tranh cãi này là ví dụ mới nhất về khoảng cách văn hóa, xã hội và chính trị vốn tồn tại lâu nay giữa Hong Kong và đại lục.

Cuộc phản đối cũng làm nổi bật sự nghi ngại sâu sắc mà nhiều người dân Hong Kong tiếp tục nhìn nhận về chính quyền Trung Quốc.

thuykhanh
09-08-2012, 12:31 PM
Anh Triển cho phép được đăng ké bài này từ đài VOA ở đây nha, cảm ơn anh


Thủ tướng Singapore cảnh báo cái nhìn của Trung Quốc về Hoa Kỳ




http://gdb.voanews.eu/D0FC6803-25F8-4BD5-8149-438B5CDE6AAD_w640_r1_s.jpg
(http://gdb.voanews.eu/D0FC6803-25F8-4BD5-8149-438B5CDE6AAD_mw800_s.jpg)


Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore

06.09.2012

Trong một bài phát biểu bộc trực xoay quanh tư thế đang lên của Trung Quốc, Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore hôm thứ Năm khuyên Trung Quốc không nên xem Hoa Kỳ là một cường quốc đang xuống dốc, mà là một nước có năng lực sáng tạo và tung bật trở lại.

Lên tiếng tại Trường Đảng Trung Ương, cơ sở đào tạo danh giá các đảng viên Cộng sản ở Bắc Kinh, ông Lý cũng gợi ý Trung Quốc nên giải quyết các tranh chấp hàng hải tại Biển Đông theo hướng tập thể, thông qua khối ASEAN, thay vì giải quyết với từng nước một.

Khi chọn Trường Đảng Trung Ương để gửi đi những lời thẳng thắn này, Thủ tướng của Singapore dường như muốn chắc chắn những lời đó sẽ có trọng lượng.

Hiệu trưởng của trường là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người được xem là nguyên thủ kế tiếp của Trung Quốc.

Ông Lý nói nước Mỹ hiện nay đang đối mặt với một số vấn đề rất khó khăn, nhưng không phải là một nước đang xuống dốc. Theo ông, nước Mỹ là một xã hội có sức sáng tạo và đề kháng to lớn, đã từng thu hút và chuyển hóa nhân tài trên khắp thế giới, trong đó có nhiều nước châu Á, kể cả Trung Quốc.

Ông còn khều nhẹ Trung Quốc rằng “Tất cả 8 người lãnh giải Nobel Khoa học có gốc Trung Hoa đều là công dân Mỹ trước hoặc sau khi lãnh giải.”

Singapore có quan hệ tốt với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc.

(http://gdb.voanews.eu/D0FC6803-25F8-4BD5-8149-438B5CDE6AAD_mw800_s.jpg)Nguồn: NY Times, Channel News Asia
(http://gdb.voanews.eu/D0FC6803-25F8-4BD5-8149-438B5CDE6AAD_mw800_s.jpg)
Theo (http://gdb.voanews.eu/D0FC6803-25F8-4BD5-8149-438B5CDE6AAD_mw800_s.jpg)http://www.voatiengviet.com/content/thu-tuong-singapore-canh-bao-cai-nhin-cua-trung-quoc-ve-hoa-ky/1503347.html


(http://gdb.voanews.eu/D0FC6803-25F8-4BD5-8149-438B5CDE6AAD_mw800_s.jpg)