PDA

View Full Version : Phó thủ tướng



Triển
09-14-2012, 06:31 AM
Đảng trưởng đảng FDP Rösler

"Việt Nam là một phần của cuộc đời tôi"

Roland Nelles và Severin Weiland thực hiện


http://cdn1.spiegel.de/images/image-391958-galleryV9-eool.jpg

Ngày xưa ông là đứa con rơi được người ta mang đến viện mồ côi ở Việt Nam, còn bây giờ lần đầu tiên ông Philipp Rösler trở về sinh quán dưới danh nghĩa bộ trưởng Đức. Trong cuộc phỏng vấn vị phó thủ tướng và đảng trưởng đảng FDP sẽ nói về quá khứ của ông, về chuyến đi tìm hiểu cội nguồn của mình và sự liên hệ giữa ông và quốc gia Châu Á này.

Bá Linh - Philipp Rösler đã trở về lần đầu tiên lúc đã trưởng thành trong một chuyến thăm Việt Nam dưới tư cách cá nhân. Thứ hai tuần sau người đàn ông 39 tuổi này sẽ viếng thăm chính thức Việt Nam, nơi là sinh quán của ông dưới chức vụ phó thủ tướng và bộ trưởng bộ kinh tế.

Ông cho biết chuyến đi này không giống như những chuyến đi viếng thăm các quốc gia khác. Nơi này là nơi ông từng được các soeur thu nhận theo trẻ mồ côi nuôi dưỡng trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Do đó sự chú ý cũng lớn hơn. Một đoàn truyền thông sẽ tháp tùng Rösler về Việt Nam. Ở Việt Nam người ta cũng sẽ chú ý theo dõi chuyến đi này.

Tuy nhiên ông phó thủ tướng Đức nghĩ gì về sinh quán của mình? Ông trả lời rằng "Đức quốc là quê hương của tôi, Việt Nam là một phần cuộc đời tôi mà tôi không thể hồi tưởng được. Tôi trưởng thành ở Đức. Tôi có gia đình, có cha, có bạn bè ở Đức" và ông xác nhận rõ ràng: "Tôi viếng Việt Nam trên tư cách bộ trưởng bộ kinh tế, là một đại diện cho kinh tế Đức. Tôi không phải đến Việt Nam để tìm kiếm vết tích riêng tư của mình".



SPIEGEL ONLINE: thưa ông Rösler, ông trở về Việt Nam, nơi sinh ra ông. Vậy ông chờ đợi gì trong chuyến viếng thăm này?

Rösler: Tôi chờ đợi rằng kinh tế Đức sẽ được có lợi qua chuyến đi của tôi. Vì Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang là một thị trường hấp dẫn cho hãng xưởng của chúng ta. Nhiều điều đã xảy ra ở quốc gia này những năm qua, như việc mở cửa hướng về tự do mậu dịch. Song song đó vẫn còn những thử thách, ví dụ như vấn đề nhân quyền.


SPIEGEL ONLINE: Chuyến đi của ông sẽ được chú ý quan sát. Sau rốt thì tiểu sử của ông cũng có liên quan với dòng lịch sử mới mẽ của quốc gia này. Ông từng là con rơi trong chiến tranh Việt Nam. Ông còn biết gì về giai đoạn này không?

Rösler: Tôi từng sống những tháng ngày đầu đời trong một viện mồ côi Ki-Tô giáo ở tỉnh lỵ Khánh Hưng, là tỉnh Sóc Trăng ngày nay. Đó là năm 1973. Hồi tưởng cá nhân tôi dĩ nhiên là không có. Sau này, trước đây vài năm, tôi đọc được một bài tường thuật của phóng viên Cordt Schnibben trên đặc san Spiegel khiến tôi chú ý. Bài báo viết về một viện mồ côi nuôi dưỡng 3000 trẻ mồ côi trong nhiều năm trời. Trẻ mồ côi ở đó được quý soeur Ki-Tô giáo chăm sóc. Họ cũng đặt tên cho đám trẻ này hầu có thể hoàn thành nhanh chóng giấy tờ, nếu có ai nhận nuôi.


SPIEGEL ONLINE: Hai soeur Mary Marthe và Sylvie Marthe đã từng chăm sóc ông những ngày đầu đời ở Khánh Hưng. Sau đó vào tháng 11 năm 1973 ông sang Đức do có người nhận nuôi. Phóng viên Michael Bröcker viết trong hồi ký của ông ta về ông rằng soeur Mary Marthe còn sống ở Việt Nam. Ông có liên lạc với bà ấy không?

Rösler: Chúng tôi có liên lạc vào năm 2009 sau khi tôi trở thành bộ trưởng bộ Y tế. Các ký giả về Việt Nam chụp một tấm ảnh của tôi với bà Mary Marthe. Sau đó soeur đã qua trung gian điện thư của một soeur khác để liên lạc với tôi. Điều này đã làm tôi rất xúc động.


SPIEGEL ONLINE: Bà soeur đã viết gì cho ông vậy?

Rösler: Viết rằng rất hãnh diện về những chuyện tôi làm và những thành tựu của tôi.


SPIEGEL ONLINE: Ông có biết thêm gì về hoàn cảnh của mình trước khi ông được mang đến viện mồ côi không?

Rösler: Không có. Tôi cũng chưa bao giờ tìm hiểu chuyện này.



SPIEGEL ONLINE: Vì sao vậy?

Rösler: Người nào tìm hiểu điều gì đó sẽ có cảm giác họ có thiếu chút gì. Tôi không thiếu thốn gì cả.



SPIEGEL ONLINE: Ông không bao giờ có một áp lực nào đó khiến mình tìm hiểu sao?

Rösler: Không có. Chưa bao giờ. Đức quốc là quê hương của tôi, Việt Nam là một phần cuộc đời tôi mà tôi không thể hồi tưởng lại. Tôi trưởng thành ở Đức. Tôi có gia đình ở đây, có cha tôi, có bạn bè của tôi.


SPIEGEL ONLINE: Trước đây sáu năm khi cùng vợ ông lần đầu tiên về Việt Nam, ông không đến thăm viện mồ côi. Có phải đó là quyết định có chủ ý không?


Rösler: Tôi hoàn toàn không có một khái niệm là cái tỉnh đó ở đâu. Tôi có tìm đi tìm lại tỉnh lỵ Khánh Hưng trên bản đồ nhưng mà không tìm ra. Lúc về đến Sài-Gòn trong dinh của cựu tổng thống, thì khúc mắc mới được gỡ. Ở phía dưới viện bảo tàng ngày nay là khu quân cụ cũ của Mỹ. Trong đó có một cái bản đồ Mỹ ngày xưa, tôi đã phát hiện ra tỉnh đó với địa danh cũ. Điều mà tôi chưa từng biết và người thông dịch viên đã giải thích rằng, tỉnh lỵ Khánh Hưng cũng như những nơi khác, sau năm 1975 thống nhất Bắc và Nam Việt, đã bị những người cầm quyền mới thay đổi tên gọi.


SPIEGEL ONLINE: Vậy sao ông không đi tìm ngay nơi đó?

Rösler: Tôi chỉ là một người du lịch bình thường đến Việt Nam. Vợ tôi và tôi cũng đã đi chơi nhiều nơi vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là cả hai chúng tôi đều nhận ra là tỉnh Sóc Trăng, tên gọi bây giờ, cũng không khác những tỉnh lỵ chúng tôi ghé ngang bao nhiêu.


SPIEGEL ONLINE: Ông không nghĩ rằng thêm vào chương trình đi lần này một chuyến thăm ngắn chỗ đó sao?

Rösler: Tôi viếng thăm Việt Nam trên cương vị bộ trưởng Bộ Kinh tế, dưới danh nghĩa một đại diện kinh tế Đức, chứ không phải tôi đi tìm hiểu dấu tích riêng tư.



SPIEGEL ONLINE: Ông có ý định sau này đến viếng chỗ đó không?

Rösler: Không, chúng tôi không có kế hoạch cho chuyện này. Đơn giản là vì chỗ này không có một ý nghĩa sâu sắc gì với tôi.


SPIEGEL ONLINE: Có những đứa trẻ mồ côi cư xử trong chuyện này khác ông. Họ cật lực tìm hiểu quá khứ của họ. Ông có thông cảm cho họ không?

Rösler: Tôi có thể hiểu được, nhưng có lẽ tùy trường hợp mà khác nhau. Tôi không thiếu thốn điều gì trong gia đình của mình. Cho nên tôi cũng không đặt vấn đề này cho mình.



SPIEGEL ONLINE: Sau khi cha ông ly dị với vợ ông ấy và một tay đã nuôi nấng ông một mình ở Niedersachsen; lúc đó ông được khoảng bốn tuổi. Thời gian đó ông có từng chuyện trò với cha ông về nước Việt Nam không?

Rösler: Không có. Nước Việt Nam không chiếm vị trí quan trọng nào cả trong những lần cha con tôi chuyện trò. Sau này khi tôi lớn hơn, cha tôi có dẫn tôi đến trước gương giải thích vì sao tôi trông khác hơn những đứa trẻ khác.



SPIEGEL ONLINE: Cha ông có giải thích vì sao ngày trước ông ấy và vợ cũ của ông ấy ở Đức đã quyết định nhận con nuôi không?

Rösler: Đầu thập niên 70 ở Mỹ, trong khi đang học làm phi công trực thăng trong nghề lính, Cha tôi đã quen biết những người lính phi công đồng nghiệp người Việt. Và qua họ, ông đã biết được sự tàn phá của chiến tranh và sự hiện diện của trẻ mồ côi. Cho nên ông ấy đã quyết định nhận con nuôi.



SPIEGEL ONLINE: Ông có thỉnh thoảng phát hiện một khía cạnh gốc Châu Á của mình không?

Rösler: Ngoại hình của tôi là một dẫn chứng rõ ràng rồi. Có điều tôi không thành thạo một môn võ thuật Châu Á nào mà cũng không thường xuyên ăn thức ăn Á Châu.



SPIEGEL ONLINE: Những lúc ông làm các chuyến công du ra ngoại quốc thì ra sao? Ông có bị hỏi về gốc gác của mình không?

Rösler: Đôi khi cũng có. Năm ngoái tôi tháp tùng bà thủ tướng Angela Merkel sang Mỹ có hai người bộ trưởng gốc Châu Á của Mỹ có hỏi về hành trình cuộc đời tôi. Ông tổng thống Mỹ Barack Obama cũng có hỏi. Tuy nhiên ông tổng thống này không tỏ ra ngạc nhiên gì như những nguyên thủ quốc gia khác. Sau cùng, thì Hoa Kỳ chính là một quốc gia đã thấm sâu với hoàn cảnh di cư.



SPIEGEL ONLINE: Chuyến viếng thăm của ông sẽ được phía Việt Nam đặc biệt quan sát. Lúc ông tiến cử vào nội các, báo chí bên đó viết rằng: "Ông đó là người của mình" - Ông cư xử sao với việc này?

Rösler: Ông hãy nghĩ trường hợp ngược lại. Một đứa trẻ Đức được nhận nuôi ở nước khác và được một chức vụ cao trong chính phủ. Sự quan tâm ở đây cũng sẽ đặc biệt như vậy thôi!



SPIEGEL ONLINE: Ông không muốn để mua chuộc sao ?

Rösler: Đức quốc là quê hương của tôi. Đó là một bằng chứng tốt đẹp nhất của đất nước này cho thấy rằng, những người không có một tiểu sử thường tình vẫn có cơ hội thăng tiến. Điều kiện cho việc này là sự khoan dung. Hệ thống dân chủ và sự thành công của chúng ta không chỉ xây dựng trên nền tảng xã hội kinh tế thị trường, mà đặc biệt là xây dựng trên một căn bản của xã hội tự do. Điều này tôi cũng sẽ nhấn mạnh trong chuyến đi Việt Nam sắp tới. Về lâu về dài, một nền kinh tế thị trường không thể phát triển mà không có tự do.




SPIEGEL ONLINE: Một vấn đề cho nhiều trẻ con nuôi gốc Á Châu ở Đức, là tình trạng kỳ thị chủng tộc thỉnh thoảng ẩn hiện. Ông đã gặp trường hợp nào không?

Rösler: Không. Ngày thường trong giao tiếp với nhau không xảy ra chuyện này.



SPIEGEL ONLINE: Ở Việt Nam vẫn còn Cộng Sản với hệ thống độc đảng. Trong chuyến đi của ông có đề cập đến việc phải tôn trọng nhân quyền không?

Rösler: Tôi làm việc trong Ủy ban trung ương Ki-Tô Giáo, vì vậy điều này luôn quan trọng đối với tôi, rằng mời cho được đại diện hội thánh Ki-Tô đến tòa đại sứ Đức ở Hà Nội. Các tín đồ Ki-Tô trước sau vẫn còn gặp khó khăn hành đạo ở Việt Nam. Vì vậy đây là một sự ghi nhận rất rõ ràng về phía tôi.




SPIEGEL ONLINE: Ông đã làm lễ rửa tội năm 2000. Quyết định này có liên quan đến việc các soeur Ki-Tô giáo đã cứu ông không?

Rösler: Đó không phải là lý do chính. Nhưng nếu bạn biết được, trong hoàn cảnh hiểm nguy nào, các soeur đã dấn thân cứu trẻ mồ côi, bạn sẽ ghi nhớ mãi.




SPIEGEL ONLINE: Ông không nói được tiếng Việt. Để chuẩn bị cho chuyến đi, ông có học vài câu không?

Rösler: Làm như vậy là phóng đại. Để cho rõ ràng hơn tôi xin nói lại rằng, dĩ nhiên một phần tiểu sử cuộc đời tôi gắn liền tôi với quốc gia này, nhưng chuyến công du của tôi sang Việt Nam thực hiện dưới cương vị bộ trưởng Kinh tế.




(* dịch lại từ: "Vietnam ist Teil meines Lebens" (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/fdp-chef-roesler-spricht-ueber-sein-verhaeltnis-zu-vietnam-a-855631.html) )






http://cdn4.spiegel.de/images/image-401193-galleryV9-sskt.jpg


http://cdn1.spiegel.de/images/image-401188-galleryV9-thzg.jpg


http://cdn2.spiegel.de/images/image-401191-galleryV9-fahi.jpg


http://cdn4.spiegel.de/images/image-400897-galleryV9-ksyq.jpg


http://cdn2.spiegel.de/images/image-400895-galleryV9-ghcd.jpg


http://cdn3.spiegel.de/images/image-318262-galleryV9-kies.jpg


http://cdn1.spiegel.de/images/image-400918-galleryV9-pkvf.jpg


http://cdn4.spiegel.de/images/image-380693-galleryV9-btbx.jpg


http://cdn4.spiegel.de/images/image-400903-galleryV9-nvmj.jpg

RaginCajun
09-14-2012, 07:10 AM
Cám ơn bác TC bỏ công dịch cho phố đọc ké.
Anh này trả lời phỏng vấn rất thẳng thắn rất đúng là chính trị gia có lập trường. Một con người có suy nghĩ "out of the box", không bị ràng buộc bởi những tình cảm vớ vấn. Nếu nói như báo chí bên VN, "báo chí bên đó viết rằng: "Ông đó là người của mình", thì chắc nước Mỹ là một bãi chiến trường :P

hue huong
09-14-2012, 07:30 AM
Cảm ơn anh Triển đã post lên .
Bài viết và hình ảnh rất đầy đủ , rõ ràng .
Khánh Hưng có lẽ là địa danh một quận thuộc Sóc Trăng , tôi không nhớ có tên tỉnh Khánh Hưng thời Việt Nam Cộng Hòa .
Ông nầy trả lời rất khôn ngoan , bản lỉnh ( khen hơi dư , như khen phò mả tốt áo vậy ).Dĩ nhiên ông ấy giỏi mới đạt được vị trí hiện nay .Vợ ông ấy nhỏ nhắn xinh đẹp , rất xứng đôi .

Triển
09-14-2012, 08:27 AM
Cảm ơn anh Triển đã post lên .
Bài viết và hình ảnh rất đầy đủ , rõ ràng .
Khánh Hưng có lẽ là địa danh một quận thuộc Sóc Trăng , tôi không nhớ có tên tỉnh Khánh Hưng thời Việt Nam Cộng Hòa .
Ông nầy trả lời rất khôn ngoan , bản lỉnh ( khen hơi dư , như khen phò mả tốt áo vậy ).Dĩ nhiên ông ấy giỏi mới đạt được vị trí hiện nay .Vợ ông ấy nhỏ nhắn xinh đẹp , rất xứng đôi .

Cám ơn chị HH.
Lúc tôi dịch không biết Khánh Hưng, thấy trong bài viết nói tên gọi là Sóc Trăng sau này, nên tôi dịch là tỉnh luôn. Xem trong Wiki ai đó viết thì Khánh Hưng là tỉnh lỵ của tỉnh Ba Xuyên ngày trước. Nên tôi đã sửa bên trên thêm chữ "lỵ" vào.
Cô vợ xinh đẹp thôi chứ không nhỏ nhắn đâu chị, ông phó thủ tướng này thứ hai về Việt Nam sẽ đứng cao hơn Nguyễn Tấn Dũng á. hihihihi

Triển
09-14-2012, 08:30 AM
Cám ơn bác TC bỏ công dịch cho phố đọc ké.
Anh này trả lời phỏng vấn rất thẳng thắn rất đúng là chính trị gia có lập trường. Một con người có suy nghĩ "out of the box", không bị ràng buộc bởi những tình cảm vớ vấn. Nếu nói như báo chí bên VN, "báo chí bên đó viết rằng: "Ông đó là người của mình", thì chắc nước Mỹ là một bãi chiến trường :P

Chính trị gia thứ thiệt đó, mồm miệng dữ lắm. Hai câu cuối ký giả gài anh ta vụ "người của mình" và câu hỏi "mua chuộc", thế mà anh ta trả lời khôn ngoan ghê.

Triển
09-14-2012, 10:06 PM
( Hôm nay tôi dịch thêm phụ chú hình ảnh cho trọn vẹn như sau)




http://cdn4.spiegel.de/images/image-401193-galleryV9-sskt.jpg

ông Rösler lúc khoảng sáu tuổi. Lớn lên ở tiểu bang Niedersachsen.
(Ảnh từ sách của Michael Bröcker: Chân dung Philipp Rösler, nhà xuất bản St. Benno-Verlag Leipzig)




http://cdn1.spiegel.de/images/image-401188-galleryV9-thzg.jpg

Ông Rösler lúc 5 tuổi. Cha mẹ ông ly dị lúc ông 4 tuổi. Người mẹ nuôi của ông hiện đang sống ở Chí Lợi (Chile)
(Ảnh từ sách của Michael Bröcker: Chân dung Philipp Rösler, nhà xuất bản St. Benno-Verlag Leipzig)




http://cdn2.spiegel.de/images/image-401191-galleryV9-fahi.jpg

Viện mồ côi ở tỉnh lỵ Khánh Hưng, là tỉnh Sóc Trăng ngày nay. Là nơi đã cưu mang ông Rösler. Một vị bác sĩ đã dùng phương pháp đo cẳng tay (carpals) để định sinh nhật của ông là ngày 24 tháng 2 năm 1973.
(Ảnh từ sách của Michael Bröcker: Chân dung Philipp Rösler, nhà xuất bản St. Benno-Verlag Leipzig)




http://cdn4.spiegel.de/images/image-400897-galleryV9-ksyq.jpg

Ảnh chụp trẻ con Việt Nam và lính Mỹ năm 1965 trên quốc lộ số 7. Không ai biết nguồn gốc cha mẹ ruột của ông Rösler. Đầu tháng 11 năm 1973 ông sang Đức do được ông Uwe Rösler và bà vợ cũ Sigrid nhận làm con nuôi.





http://cdn2.spiegel.de/images/image-400895-galleryV9-ghcd.jpg

Trên đường trốn chạy: chiến tranh Việt Nam chấm dứt ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tại chỗ này vào ngày 29 tháng tư năm 75, các trực thăng Mỹ đã chuyển vận dân chúng Việt Nam lên tàu Mỹ. Ngày nay Việt Nam thuộc vào các nước đang phát triển ở vùng Đông Nam Á.




http://cdn3.spiegel.de/images/image-318262-galleryV9-kies.jpg

Phó thủ tướng và nữ thủ tướng. Bà Angela Merkel đang bàn chuyện với đồng sự xem liên minh có tiếp tục gia hạn sau năm 2013 không. Đặc biệt là đảng Dân chủ FDP đang bị yếu thế những tháng gần đây và còn e ngại không thể trở về thượng viện.





http://cdn1.spiegel.de/images/image-400918-galleryV9-pkvf.jpg

Làm cha và chồng: ông Philipp Rösler và bà vợ Wiebke đang đẩy xe con sinh đôi vào thượng nghị viện ở Bá Linh. Phu nhân của ông Rösler là bác sĩ. Gia đình sống ở tiểu bang Niedersachsen, quê hương của Rösler.






http://cdn4.spiegel.de/images/image-380693-galleryV9-btbx.jpg

Đi xem nhạc kịch: ông Rösler và phu nhân Wiebke đi xem ca kịch cổ điển "Chàng Hòa Lan phi thân" tháng 7 năm 2012 ở Bayreuth.





http://cdn4.spiegel.de/images/image-400903-galleryV9-nvmj.jpg

Chụp trước lâu đài Bellevue ở Bá Linh (dinh tổng thống): đôi vợ chồng Rösler cũng có mặt lần đầu ở buổi lễ công dân của tổng thống Joachim Gauck hồi tháng 9 năm 2012. Ông tổng thống này sẽ không được nhiệm chức, nếu không có sự cứng rắn tiến cử của Rösler và đảng Dân chủ Tự do FDP của ông. Bà thủ tướng Merkel của đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc CDU từng muốn tiến cử nhân vật khác.

TTHV
09-15-2012, 06:13 AM
"Rösler: Người nào tìm hiểu điều gì đó sẽ có cảm giác họ có thiếu chút gì. Tôi không thiếu thốn gì cả."

AnhT, hv thích câu trên.
Cảm ơn anh nhiếu.

Triển
09-17-2012, 08:42 AM
"Rösler: Người nào tìm hiểu điều gì đó sẽ có cảm giác họ có thiếu chút gì. Tôi không thiếu thốn gì cả."

AnhT, hv thích câu trên.
Cảm ơn anh nhiếu.

Cũng có thể là ông ta nói thật lòng. Chỉ vì ông ấy là chính trị gia nên nhiều khi mình nghĩ ông ấy dối lòng vì thận trọng ....v.v.v.v
Ông không thiếu thốn tình cảm hoặc tinh thần chi ở mặt này khiến ông không phải khắc khoải tìm kiếm gốc gác của mình có thể hoàn toàn là sự thật.


Hôm nay báo die Welt bên này đưa tin (http://www.welt.de/newsticker/dpa_nt/infoline_nt/schlaglichter_nt/article109264553/Roesler-in-Vietnam-eingetroffen.html) rằng ông đã đến VN và ông muốn thuyết phục Hà Nội hãy thả 5 tù nhân chính trị đang bệnh nặng trong tù. Ông đi lần này sang Đông Nam Á sẽ ghé Thái Lan và Việt Nam và có 50 đại diện các công ty Đức tháp tùng. Bài báo ra sáng nay không nói 5 tù nhân chính trị nào đang bệnh nặng. Dĩ nhiên anh chị em chúng ta biết rằng trong đó có linh mục Nguyễn Văn Lý.

Triển
09-17-2012, 09:50 AM
......Rösler sẽ nói gì và đã nói gì ở Việt Nam.




Hôm nay theo tin tức của trang đảng Tự Do Dân Chủ (FDP) ở Đức đi tin như sau:


Việt Nam cần cải cách

Trong bài phát biểu của ông trước Đại học Hà Nội, Bộ trưởng Kinh tế Philipp Rösler đảng Tự Do Dân Chủ (FDP) đã yêu cầu sự cải cách toàn diện về dân chủ và kinh tế tại Việt Nam. Ông nói, "không có sự tự do kinh tế mậu dịch hãng xưởng nào mà không có sự tự do xã hội. Hai sự tự do này không thể tách rời nhau". Ông nêu bình luận quá trình tiến thân của ông là bằng chứng cho việc này. Những cơ hội nào ẩn chứa dưới sự tự do xã hội này. Ông bộ trưởng sẽ bay tiếp sang Thái Lan vào thứ tư tuần này.

Ông Rösler đã nói trong bài phát biểu trước Đại học kinh tế quốc gia Hà Nội rằng "nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không chỉ nên thúc đẩy việc tư hữu hóa và mở rộng thị trường mà phải bảo vệ sự tự do của con người". "Con người làm sao có thể tự quyết định, cư xử hành động và suy nghĩ nếu họ không có tự do được". Ngoài ra Rösler còn nhấn mạnh tầm quan trọng của nền kinh tế tư nhân và tài sản tư nhân. Việc kiểm soát đời sống kinh tế không phải là phận sự của chính trị, của nhà nước. Đại học này đã trao bằng tiến sĩ danh dự cho ông.


Các nước Á Châu là thị trường tương lai

Trước chuyến công du ông bộ trưởng kinh tế đã nhấn mạnh vị trí Việt Nam và Thái Lan trong khối ASEAN, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có văn phòng ở Jakarta (Nam Dương) nhằm cải thiện tình trạng chính trị, kinh tế và sự làm việc chung về xã hội trong vùng phát triển. Khu vực này là những thị trường tương lai của phần Kinh tế xuất cảng Đức. Ông giải thích, "Cho nên càng quan trọng hơn trong việc gửi một tín hiệu rõ ràng rằng Đức có hứng thú hợp tác xây dựng kinh tế".

Điều kiện cần có cho việc đầu tư là sự tuân thủ hợp đồng và sự tự do hợp đồng. Các nhà đầu tư ngoại quốc phải chắc chắn rằng có thể tin cậy những thỏa thuận và việc thực thi các điều lệ trong hợp đồng. Các công ty Đức than phiền liên tục rằng hợp đồng ở Việt Nam không có chữ tín và hóa đơn không thanh toán sòng phẳng.

Rösler còn ở Đông Nam Á đến thứ sáu

Thứ ba ngày mai, Rösler sẽ gặp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo thỏa thuận với Bộ Ngoại Vụ Đức, ông Rösler sẽ phải đề cập với Hà Nội vụ trả tự do cho năm tù nhân chính trị. Chặn đường cuối trong chuyến công du của ông bộ trưởng kinh tế ở Việt Nam là thành phố HCM vào ngày thứ tư. Ông sẽ khai trương trường Việt Đức đầu tiên, trường cao đẳng kỹ thuật chung với ông bộ trưởng Kỹ nghệ và thương mại Vũ Hữu Hoàng. Sau đó ông bay tiếp sang Bangkok.


(* dịch lại từ nguồn tin tức trang mạng đảng FDP ở đây (http://www.fdp.de/Vietnam-braucht-Reformen/3618c16162i1p406/index.html) )

Vịnh Nghi
09-17-2012, 09:59 AM
Cũng có thể là ông ta nói thật lòng. Chỉ vì ông ấy là chính trị gia nên nhiều khi mình nghĩ ông ấy dối lòng vì thận trọng ....v.v.v.v
Ông không thiếu thốn tình cảm hoặc tinh thần chi ở mặt này khiến ông không phải khắc khoải tìm kiếm gốc gác của mình có thể hoàn toàn là sự thật.

Dối lòng hay thật lòng, Nghi thấy đều tùy vào bối cảnh, thời gian, và hoàn cảnh để 1 người chính trị gia (như ông Rosler) lựa lời mà trình bày. Riêng đối với ông Rosler, trong cuộc phỏng vấn trên, là 1 người gốc VN, giữ tới chức phó thủ tướng của Đức, thì bất kỳ lúc nào cũng phải rõ ràng với người Đức, nước Đức, là ổng chỉ 1 lòng, 100%, phụng vụ cho ai? cho tổ quốc nào? Huống hồ, nhìn lại quá khứ của ông ấy, tình cảm đối với VN không có bao nhiêu là điều cũng rất dễ hiểu, dễ thông cảm....

Nói như vậy chẳng phải là nghi ngờ sự "thật lòng" hay sự thẳng thắn gì của ông ấy với chính ông ấy hay với nước Đức, bởi vì, lý lịch, sự phấn đấu để đạt đến sự nghiệp, sự thành công, và bản lảnh của ổng, hẳn công chúng Đức đều rõ ràng. Điều Nghi muốn nói ở đây là, 1 người chính trị gia, cho dù là người VN, Đức, Pháp, Mỹ...v...v..., "dối lòng" hay "thật lòng," đều luôn tùy vào lúc nào....., và đều luôn có sự tính toán....(Thật ra, đa số người bình thường cũng vậy, huống hồ là chính trị gia.)

Lan man vài dòng tham gia với anh Triển và quý cô bác cho vui....

Triển
09-21-2012, 01:20 PM
Rösler cố gắng giữ viện mồ côi của ông

Severin Weiland tường thuật


http://cdn4.spiegel.de/images/image-403437-galleryV9-nhfy.jpg


Trước đây 39 năm, các soeur ở Khánh Hưng nhặt được một bé sơ sinh trước cổng viện mồ côi Ki-Tô giáo. Họ đã cứu sống đứa bé, vài tháng sau đó cháu bé được thu nhận làm con nuôi và được đưa sang Đức. Hiện tại tương lai khu đất của viện mô côi đang bị đe dọa, tương lai các soeur cũng mơ hồ. Khu đất có nguy cơ bị lấy, chuyện cũng rất bình thường ở nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đất đai thuộc về nhà nước, nhiều giấy phép xử dụng đất sắp hết hạn, dân chúng lo lắng.

Đứa trẻ hiện nay đã trở thành phó thủ tướng Đức, bộ trưởng Bộ Kinh Tế và đảng trưởng đảng Tự Do Dân Chủ. Ông Philipp Rösler muốn giải quyết vấn đề viện mồ côi qua ngỏ Bộ ngoại giao và mạng lưới quốc hội của thượng nghị viện. Ở Việt Nam ông không đề cập gì về chuyện này với công quyền. Nhưng ông đã cho đồng sự lúc còn bên Châu Á biết ông sẽ kiểm tra lại chuyện này, xem mức độ đe dọa của nhà nước lấy lại đất chính xác ra sao và sẽ có thể làm được những gì.

Đó là một thông điệp chính trị mà cũng rất cá nhân lúc kết thúc chuyến công du không phải bất bình thường của vị bộ trưởng kinh tế liên bang kiêm phó thủ tướng. Chưa có chuyến công du ở đâu của Rösler được đón tiếp nồng hậu như ở sinh quán của ông.

Các kinh tế gia Đức hài lòng với biểu hiện của vị phó thủ tướng. Ông giám đốc Viện Kỹ nghệ và Giao thương Đức Hans Heinrich Driftmann đã khen ngợi ông Rösler bằng lời lẽ nồng nhiệt nhất, đặc biệt lúc ở Việt Nam rằng "Ông Rösler đã cương quyết giải thích những vấn đề rất quan trọng của chúng ta. Phía Việt Nam đã hứa hẹn theo dõi". Ông Driftmann khuyến cáo phía Việt Nam đến lúc nên tránh gây ra thất vọng và thực hiện lới đã hứa hẹn với ông Rösler.

Nói cho rõ ràng trong xã hội Á Châu, nơi thường hay để các sự việc mơ hồ, không xác định, là việc ông Rösler cố gắng thực hiện trong chuyến công du ở Hà-Nội và ở thành phố HCM.

Đã nhiều lần ra mắt đầy cảm tính mặc dù ông Rösler cố gắng không để lộ. Ông từng nói rằng ông đến đây trên cương vị bộ trưởng Bộ Kinh Tế Đức, chứ không phải đi tìm lại dấu vết riêng tư. Dù vậy những phản ứng ở Việt Nam cũng khiến vị đảng trưởng đảng Tự Do Dân Chủ ngạc nhiên, chắc rằng không thể khiến ông không cảm động. Ở Hà-Nội, nam nữ sinh viên đã đón chào ông như ngôi sao ca sĩ nổi tiếng, ở đại học trong Sài-Gòn cũng như vậy. Khi gặp gỡ đại diện công ty Bosch, ông cũng được các người trẻ Việt Nam đón chào nồng nhiệt.

Điều này rất an ủi cho vị đảng trưởng đảng Tự Do Dân Chủ đang nhận phải nhiều châm biếm và chỉ trích ở quê hương, ngay cả từ các đồng sự trong đảng của mình. Ở Việt Nam ông đặc biệt gây được sự chú ý, ở Đức đảng viên đảng Tự Do Dân Chủ chỉ tạo ra tranh luận và hiềm khích. Rösler đã tạo được uy tín cá nhân qua cuộc viếng thăm ngôi nhà ở của các nạn nhân chất độc màu da cam, thứ chất độc Mỹ từng xử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Các buổi ra mắt trước công chúng được giới truyền thông đặc biệt theo dõi. Vào ngày rời Việt Nam, tờ báo "Sài-Gòn", một trong những tờ nhật trình quan trọng, đã cho đi tấm ảnh màu của Rösler và đối tác của ông trên trang nhất.

Ngay thẳng tuyệt đối dưới giọng điệu ngoại giao

Trong hai ngày ở Việt Nam, Rösler đã quảng cáo cho một xã hội tự do và tự do cho hãng xưởng, như thể ông đang đi làm chuyến quảng cáo cho đảng Tự Do Dân Chủ của ông vậy. Trong khi đối phương không có lời nào về các vĩ nhân anh hùng như Marx, Engels, Lenin hoặc là "bác Hồ" sở tại, thì Rösler thao thao khuyên bảo đối tác noi theo Ludwig Erhard và Ott Graf Lambsdorff là gương mẫu của tự do kinh tế.

Sự ngay thẳng tuyệt đối dưới giọng điệu ngoại giao được thực hiện phía sau bức màn nhung. Ông đã đề cập với Việt Nam 5 trường hợp của các công ty Đức, trong đó có trường hợp bị phía Việt Nam không chịu trả tiền. Và trong lúc gặp gỡ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ông cũng trao một danh sách có tên 5 người. Đó là những người tù nhân lương tâm hoặc là bị quản thúc tại gia mà Bộ Ngoại Vụ Đức đã từ lâu yêu cầu VN thả ra.

Giữa Việt và Đức trở thành 'đối tác chiến lược'. Một khái niệm luôn được tuôn ra khi nói chuyện nhưng lại rất thường thiếu thực thi. Mặc dù một ngôi trường quốc tế của Đức được Rösler cắt băng khánh thành ở thành phố HCM, nhưng một "ngôi nhà Đức" để tòa lãnh sự Đức, hiệp hội Kinh tế Đức và hành chánh công ty Đức có thể tọa lạc trong đó, cứ bị phía Việt Nam trì hoãn. Khu đất tiếp tục bị bỏ hoang.

Trong dịp gặp gỡ ông thị trưởng thành phố HCM Lê Hoàng Quân, Rösler đã nêu thẳng vấn đề kèm theo một phát đạn ví von cay đắng rằng, bà đại sứ Đức đã có được một giấc ngủ thoải mái trong khách sạn, nhưng thức giấc một cách khó chịu vì phải nhìn thấy một mảnh đất bỏ hoang. Vì vậy ông hi vọng rằng kế hoạch xây ngôi nhà Đức sẽ được thực hiện "trước khi thiên nhiên tái chiếm hết phần đất".

Giới truyền thông Đức và Việt Nam được phép có mặt công khai trong buổi gặp gỡ, ông 'Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố', tên gọi chính thức của chữ thị trưởng, đã có nụ cười đáp lễ Rösler một cách đau khổ. Ông ta tự vệ: "kế hoạch này là chuyện của Bộ Ngoại vụ, những gì thành phố có thể làm được sẽ làm". Thứ năm này "ngôi nhà Đức" cũng sẽ được thảo luận ở Bá Linh khi ngoại trưởng Việt Nam viếng thăm ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle.

Không lịch sự kiểu Á Châu, mà là thẳng thắn kiểu Đức

Công trình lập đường xe điện tuyến số 2 ở khu kinh tế thịnh vượng miền Nam Việt Nam, mà công ty Siemens thắng thầu, cũng bị trì hoãn nhiều năm qua. Theo mong ước của Việt Nam, chuyến xe điện ngầm sau này sẽ được Đức tài trợ để nối dài thêm. Rösler nói rõ rằng các thỏa hiệp với Đức được thực hiện càng sớm, thì Đức càng nhanh chóng suy nghĩ lại những bước kế tiếp ráp xe điện ngầm.

Thông điệp của ông Philipp Rösler gửi ra ở sinh quán của ông là, không theo kiểu lịch sự Châu Á mà phải theo cách thẳng thắn của người Đức. Ông nhắc lại đối phương ở phi trường rằng "chúng tôi sẽ trở lại đặt tảng đá đầu tiên xây dựng tuyến xe điện số 2 và ngôi nhà Đức".

Sau đó ông gọi phái đoàn đại diện Kinh tế lại chỗ ông dưới tia nhìn nghiêm nghị của hình tượng ông cộng sản Hồ Chí Minh: "Các bạn đến đây, cơ hội này chúng ta không thể bỏ qua", để chụp chung một tấm ảnh lưu niệm. Ông đảng trưởng đảng Tự Do Dân Chủ hỏi thông dịch viên dịch lại câu viết sau lưng trên mảnh vải đỏ, rồi tự thân hô hào: "Không có gì quý hơn độc lập và tự do".

Các thương gia cười lớn, ông đảng trưởng đảng Tự Do Dân Chủ thì mỉm chi. Dòng biểu ngữ này cũng quá tốt cho mục tiêu trong đại hội đảng Dân Chủ Tự Do FDP sắp đến.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-403495-galleryV9-ybbb.jpg


(* dịch lại từ: Rösler kämpft um sein Waisenhaus (http://www.spiegel.de/politik/ausland/minister-in-vietnam-und-thailand-roeslers-kampf-um-sein-waisenhaus-a-856892.html) )