PDA

View Full Version : Khấu linh



Triển
10-12-2012, 11:47 PM
Nhân đọc bài viết quảng cáo quán cơm gà (http://www.tinmoi.vn/com-ga-sieu-ngon-trong-hem-pho-ly-thuong-kiet-o-sai-gon-10770423.html) ở Sài Gòn có đoạn chụp ảnh món "khấu linh chiên". Nhìn như ruột, nhưng lại không hiểu chữ "khấu linh" là gì.
Ai biết thì xin giải đáp hộ. http://comtipp.com/smileys/danke.gif

http://media.tinmoi.vn//2012/02/20/18_21_1329727340_86_200212afamilyDLcomga4_37228.jp g

hoanghac
10-13-2012, 02:31 AM
Anh Triển

Khấu linh , có người gọi là Thú Linh nhưng dân xứ tôi thường gọi là Dồi trường . Nó là phần cuối cùng ruột dẫn tới hậu môn của con heo cái . Ở VN chỉ có dân mổ heo mới hay xơi được . Con heo cái đến lúc sắp sửa rượng đực thì cái dồi trường này mới ngon . Ăn nó giòn , không dai như ruột non . Bên Mỹ khấu linh này bán đầy các chợ VN , nhưng phải biết cách làm mới ăn không hôi . Bữa nào bà nhà tôi nấu cháo dồi trường , tôi chụp hình và gởi lên .

hoanghac
10-13-2012, 02:34 AM
“Chiến lợi phẩm” giành được trong nửa buổi chợ của ông Nguyễn Văn Thanh, một thợ hoạn đã hành nghề ở chợ phiên Lộc Bình đã 30 năm.


Ông Thanh cho biết, mỗi phiên chợ trung bình ông triệt sản khoảng 10 đến 15 heo cái, với giá 15 ngàn đồng một con ông thu được trên dưới 200 ngàn đồng mỗi buổi chợ phiên.

http://image.tin247.com/vietnamnet/101213153032-774-386.jpg

http://www.rfviet.com/forum35/showthread.php?t=103512

hay

http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=340851&mpage=28

http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/06/longran3.jpg

Triển
10-13-2012, 06:36 AM
Anh Triển

Khấu linh , có người gọi là Thú Linh nhưng dân xứ tôi thường gọi là Dồi trường . Nó là phần cuối cùng ruột dẫn tới hậu môn của con heo cái . Ở VN chỉ có dân mổ heo mới hay xơi được . Con heo cái đến lúc sắp sửa rượng đực thì cái dồi trường này mới ngon . Ăn nó giòn , không dai như ruột non . Bên Mỹ khấu linh này bán đầy các chợ VN , nhưng phải biết cách làm mới ăn không hôi . Bữa nào bà nhà tôi nấu cháo dồi trường , tôi chụp hình và gởi lên .

Cám ơn anh HH giải thích. Vậy khấu linh là ruột già há. Vậy thì hôm nào anh dọn cỗ nhé.

hoanghac
10-13-2012, 08:42 AM
Anh Triên

Bà nhà tôi nói khấu linh là phần cuối cùng của ruột già , trước cái hậu môn của heo . Dồi trường là một phần của tử cung của con heo cái .

Triển
10-13-2012, 10:34 AM
anh Cò nói nghe ghê quá, là chỗ mọc trĩ đó hả. Cái đó mà cũng ăn nữa hở anh? :)

Hàn Sinh
10-13-2012, 12:43 PM
Nhân đọc bài viết quảng cáo quán cơm gà (http://www.tinmoi.vn/com-ga-sieu-ngon-trong-hem-pho-ly-thuong-kiet-o-sai-gon-10770423.html) ở Sài Gòn có đoạn chụp ảnh món "khấu linh chiên". Nhìn như ruột, nhưng lại không hiểu chữ "khấu linh" là gì.
Ai biết thì xin giải đáp hộ. http://comtipp.com/smileys/danke.gif

http://media.tinmoi.vn//2012/02/20/18_21_1329727340_86_200212afamilyDLcomga4_37228.jp gAnh Triển,

Khấu linh, Thấu linh, hoặc Thú linh là cách nói khác nhau của người Tiều, Quảng, Hải Nàm của Trung hoa. Khấu, Thấu, Thú (Thâu, Thu trong âm Hán Việt) tức là nhận vào, thu vào.
Linh là sự linh hoạt, nhạy cảm hoặc tâm linh; tùy theo nghĩa trong câu và từ kép mà nó được dùng.

Khấu linh là bao gồm TẤT CẢ bộ phận sinh dục bên trong của động vật giống cái. Nó bao gồm tử cung, buồng trứng, âm đạo, dây chằng, ống dẫn trứng... Dồi trường (hay còn gọi là dồi tràng) là chữ ghép dân gian thường dùng giữa một tiếng Nôm và tiếng Hán được dùng để chỉ cùng một bộ phận với mục đích tránh sự dung tục khi nói đến các bộ phận sinh dục của động vật. Vì thế, dồi trường hay khấu linh cũng chỉ là một thứ mà thôi!

Dồi trường không phải phần nối ruột già (đại tràng) với hậu môn. Phần nối giữa ruột già và hậu môn được gọi là trực tràng. Phần ruột non được gọi là tiểu tràng. Phần trực tràng trong con heo không ai ăn được vì hôi thúi do lở loét... Người ta chỉ có thể ăn trực tràng của heo trong những thời gian vô cùng đói kém!

Trong khi đó, dồi trường thường là bộ phận sinh dục bên trong của con heo cái còn non chưa đẻ bị thiến đi và đem ra bán ngoài chợ. Heo nái đã đẻ rồi, dồi trường không dòn và rất hôi khai... giống như cật của con heo nọc; không cách nào mà nấu ăn được bao giờ!

Không riêng chi chợ Á đông, các chợ Mỹ đều có bán dồi trường còn sống. Có lẽ từ các trại chăn nuôi sau khi thiến heo con và bán ra. Không thấy có bán dồi trường của bò, cừu, dê ... có lẽ vì các động vật này dùng để lấy sữa ngoài việc nuôi để làm thịt. Ngoài ra, heo đẻ thành bầy trong khi bò cừu dê... chỉ đẻ từng con một nên người ta không thiến bò, cừu, dê... chăng? Đây chỉ là suy luận của riêng tôi, tuy chặt chẽ nhưng không dám nói là tuyệt đối!

Triển
10-13-2012, 09:02 PM
chào anh HS, cám ơn anh đã giải thích. Tôi bị tẩu hỏa nhập ma rồi. Tôi phải sắp xếp lại hai khái niệm anh và anh Hoàng Hạc giải thích để thử hiểu xem.


anh Hoàng Hạc nói dồi trường là tử cung, khấu linh là trực tràng (đoạn này anh HS nói ra tôi mới nhớ tên gọi trong khoa học)
anh Hàn Sinh nói dồi trường cũng là khấu linh cũng là tử cung (dạ đẻ) ?


Rứa là lâu nay tôi "lộn tùng phèo" (thêm chữ "phèo" nữa) :) - Tôi cứ tưởng dồi trường là tên món ăn thôi, dồi là như xúc xích (sausage), nghĩa là ruột non mang dồn thịt v.v.
Thì ra dồi trường là tử cung hử. Nhưng tử cung sao mà dài thoòng vậy mấy anh? Tử cung hình dạng như quả lê lật ngược mà?

TL4
10-13-2012, 10:44 PM
Chào anh Triển,

Hình quả lê lộn ngược là Mê Cung, có nơi cơn gọi là Tít Thò Lò Cung. Riêng ông họ nguyễn thì gọi nó là Sinh Cung, không biết có đúng không.

TL4
10-13-2012, 11:03 PM
anh Cò nói nghe ghê quá, là chỗ mọc trĩ đó hả. Cái đó mà cũng ăn nữa hở anh? :)

Thách ai một phát hai chim đấy!!!

Hôm nay biết thêm đôi điều, xin cám ơn tất cả các anh. Mai mốt có ghét ai, để cho nó văn hoa tí thay vì kêu là mặt này nọ ta gọi đồ mặt khấu linh!

Hàn Sinh
10-13-2012, 11:09 PM
chào anh HS, cám ơn anh đã giải thích. Tôi bị tẩu hỏa nhập ma rồi. Tôi phải xấp xếp lại hai khái niệm anh và anh Hoàng Hạc giải thích để thử hiểu xem.


anh Hoàng Hạc nói dồi trường là tử cung, khấu linh là trực tràng (đoạn này anh HS nói ra tôi mới nhớ tên gọi trong khoa học)
anh Hàn Sinh nói dồi trường cũng là khấu linh cũng là tử cung (dạ đẻ) ?


Rứa là lâu nay tôi "lộn tùng phèo" (thêm chữ "phèo" nữa) :) - Tôi cứ tưởng dồi trường là tên món ăn thôi, dồi là như xúc xích (sausage), nghĩa là ruột non mang dồn thịt v.v.
Thì ra dồi trường là tử cung hử. Nhưng tử cung sao mà dài thoòng vậy mấy anh? Tử cung hình dạng như quả lê lật ngược mà?Anh Triển,

Dồi trường đúng là TẤT CẢ các bộ phận sinh dục bên trong động vật giống cái (con heo cái còn nhỏ). Tuy nhiên, khi anh mua tại chợ Á đông hoặc chợ Mỹ đem về; họ đã cắt và làm thật sạch sẽ. Chỉ còn có buồng trứng và tử cung của con heo con mà thôi. Tử cung người và các động vật khác có hình dáng thon gọn hơn. Trong khi đó, heo sinh từng bầy tám chín có khi gần hai chục con. Vì thế, dạ con của con heo có dài cũng không có gì là lạ lắm đâu anh. Phèo, theo tôi được biết qua Bà Ngoại của con gái (người Triều Châu), thì đó là lá lách của động vật. Đây là phần hay được ướp ngũ vị hương cùng tim gan, lòng,... để nấu làm phá lấu hoặc tả pí lù.

hoanghac
10-14-2012, 04:30 AM
"chào anh HS, cám ơn anh đã giải thích. Tôi bị tẩu hỏa nhập ma rồi. Tôi phải xấp xếp lại hai khái niệm anh và anh Hoàng Hạc giải thích để thử hiểu xem.

anh Hoàng Hạc nói dồi trường là tử cung, khấu linh là trực tràng (đoạn này anh HS nói ra tôi mới nhớ tên gọi trong khoa học)
anh Hàn Sinh nói dồi trường cũng là khấu linh cũng là tử cung (dạ đẻ) ? "

"Khấu linh là bao gồm TẤT CẢ bộ phận sinh dục bên trong của động vật giống cái. Nó bao gồm tử cung, buồng trứng, âm đạo, dây chằng, ống dẫn trứng.."

Chắc tùy theo địa phương , chớ chỗ bên vợ tôi ở khu ông Tạ thì Khấu linh gọi là trực tràng là đúng rồi , nó dài khoảng 10 cm , là phần cuối của ruột già tới hậu môn ( nói văn chương là chỗ đi đại tiện ) , còn Dồi trường hay Tràng heo là phần của con heo cái đẻ (chỗ tiểu tiện của heo lợn ) .

Hôm qua tôi ra chợ VN gặp ông chủ hỏi thì ông ta còn trả lời ấm ớ hơn nữa : Khấu linh là ruột già , dồi trường là ruột non .

Triển
10-14-2012, 05:07 AM
Thôi khấu linh khi mô về VN rồi ăn thử luôn. Còn dồi trường thì mời anh đầu bếp quảng cáo bột ngọt này xào một đĩa nhập tiệc luôn ha... :)


http://www.youtube.com/watch?v=s-eHTARNXEw

tonthattue
10-15-2012, 09:27 AM
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a1/Syrian_Bedouin_Shepherd.jpg/220px-Syrian_Bedouin_Shepherd.jpg (https://dtphorum.com/wiki/File:Syrian_Bedouin_Shepherd.jpg)
Một người chăn dê Bedouin trên sa mạc
Xin chào cả làng, riêng anh Hàn Sinh, welcome back.

Thú linh theo tôi là ruột già như các anh đã ghi rõ. Ở Huế ruột non gọi là lòng chay và ruột già là lòng tạp. Xin nhớ đừng đem lòng chay vào tiệm ăn cơm chay. Cái chi thì cái chi, chớ xứ "Huệ" rất mê cháo lòng, trước đây ở đường Ngã Giữa tức Phan Bội Châu có tiệm Đồng Ý, nhưng cháo lòng gồm nhiều thứ, người ta thích tim, gan hơn là lòng.
Trong Nam, thú linh xào với dưa cải chua là món rất được ưa thích bởi mọi người, không riêng gì dân nhậu. Tuy không phải là đầu bếp, tôi nghĩ các món ăn là một bản nhạc có sự hoà hợp; nói khác các nguyên tố có friend riêng. Câu nói danh tiếng là "bò chết nhằm khi khế rụng"; khế ngâm trong nước mưa hai hôm rả mềm nấu canh thịt bò thì cũng như bán cái chăn ăn con chó. Cho nên thú linh "ăn rơ" với dưa cải chua. Việc kềnh chống nhau ghê rợn nhất là ăn gừng hoặc húng cây (rau thơm) chung với cá tra, vì người ăn sẽ thấy mùi hôi của vật thải ra bởi cơ thể.
Khi thú linh được dùng làm cái vỏ dồi thì nó không quan tâm đến những thứ chứa bên trong. Giai đoạn cuối của việc làm dồi là nướng khúc dồi mới luộc, nếu bạn có thể bỏ vào lửa vài ngọn lá ổi thì vỏ dồi hứng hết các chất thơm trong khói, hương vị thiệt là ...dân tộc. Cũng theo lý thuyết hoà hợp, không nên dùng gỗ như trong các loại xúc xích Mỹ.
Chuyện khác về lòng chay. Theo một người bạn Mỹ của tôi, trong ngành ngoại giao, người du mục Bắc Phi và Trung Đông bỏ vào bình sữa dê một chút cái thứ nằm trong ruột non con dê thì sữa ngon hơn và không nặng mùi dê.

Triển
10-15-2012, 09:45 AM
Tôi mới đọc trong mạng, người Hoa còn có món "khấu nhục" nữa. Nhục là thịt? Vậy còn "khấu" là gì? Ai biết xin giải đáp hộ.

--------------


PS: món dồi huyết
http://recipes4viet.com/wp-content/uploads/2010/10/doihuyet-300x225.jpg

thuykhanh
10-15-2012, 10:01 AM
Thôi khấu linh khi mô về VN rồi ăn thử luôn.

Can đảm thiệt! Nhưng mà không dám phục đâu
Định "tìm về chốn hoang vu" chắc?:-s

Triển
10-15-2012, 10:16 AM
Thôi khấu linh khi mô về VN rồi ăn thử luôn.

Can đảm thiệt! Nhưng mà không dám phục đâu
Định "tìm về chốn hoang vu" chắc?:-s


Nói như chị chắc người Việt Nam chết hết ;)

100 ngàn một đĩa đó chị .... ở nhà hàng này (http://www.vnnavi.com/restaurants/chucuoi/) có đây, chị muốn thử tôi đặt cho họ gửi hỏa tốc sang chị ;)

http://i45.tinypic.com/20h6i45.png

thuykhanh
10-15-2012, 10:56 AM
Nói như chị chắc người Việt Nam chết hết ;)

100 ngàn một đĩa đó chị .... ở nhà hàng này (http://www.vnnavi.com/restaurants/chucuoi/) có đây, chị muốn thử tôi đặt cho họ gửi hỏa tốc sang chị ;)




Dạ cảm ơn anh T., nhưng tk còn yêu đời lắm, học thâu âm chưa xong mà!:)

Cơ thể người bên nhà có sức chịu đựng nhiều hơn vì quen rồi, có thể họ ăn không sao nhưng mình rớ tới
là có chuyện đấy.

Ngoài ra tk ít dùng đồ chiên lắm. Anh bình thường ăn chay mà sao bây giờ hay nhắc tới mấy món này vậy.

Thôi đi hát đi! tk nghe.

hoanghac
10-15-2012, 06:03 PM
Chào quí bạn

Có ngay , mới khiêng trên nét xuống

"KHẤU NHỤC !
( Món ăn người Hoa )
VẬT LIỆU



1. Một miếng thịt heo quay khoảng 500gr. Tùy thích chọn thịt quay là phần thịt mông, thịt nọng hay ba chỉ. (Có người thích sử dụng một miếng thịt tươi và tẩm ướp với xì dầu, ngũ vị hương, hành tỏi rồi chiên vàng để thay cho thịt quay) chăït thịt thành miếng nhỏ cở ngón tay út.
2. 100 – 250gr cây môn ngọt. Tước vỏ, rửa sạch, cắt ngang thành miếng dày bằng miếng thịt quay.
* Kỹ thuật cắt miếng môn cho đẹp mắt là cắt ngang ở phần cuống lớn nhưng ở đoạn mà thân cây môn nhỏ lại thì cắt dọc lại cho miếng môn đều hơn. Nếu miếng môn cắt đều tay thì khi trình bày, món ăn sẽ đẹp mắt hơn.
* Môn ngọt là loại cây giống như cây bạc hà hay còn gọi là dọc mùng mà người miền Nam hay dùng kèm canh chua. Nhưng môn ngọt cây nhỏ và thấp; thân môn ngọt chắc, có mô xốp kín và có vị ngọt hơn bạc hà. chủng loại cây môn này tùy theo vị, theo dáng và màu cây được phân loại đại khái như môn ngọt, môn Tàu, chột nưa v.v... Các bạn có thể dùng bạc hà để thay thế cho môn ngọt, món ăn không vì vậy mà dở đi.
3. Một ít rau cải cúc (tần ô) lặt lấy phần lá, không lấy cọng, rửa sạch để ráo.

Tên món này là: 芋頭扣肉 (khoai môn thịt heo)

http://s3-media3.ak.yelpcdn.com/bphoto/evlAHnPcTB_jU8SgoWnQGg/l.jpg

Triển
10-15-2012, 08:47 PM
Dạ cảm ơn anh T., nhưng tk còn yêu đời lắm, học thâu âm chưa xong mà!:)

Cơ thể người bên nhà có sức chịu đựng nhiều hơn vì quen rồi, có thể họ ăn không sao nhưng mình rớ tới
là có chuyện đấy.

Ngoài ra tk ít dùng đồ chiên lắm. Anh bình thường ăn chay mà sao bây giờ hay nhắc tới mấy món này vậy.

Thôi đi hát đi! tk nghe.

Ai bảo tôi bình thường ăn chay? Tôi ít ăn thịt thôi, vì thịt không có lợi cho bề ngoài ngời ngời cường tráng và tâm hồn phơi phới của tôi đó chị. Chị học mấy năm rồi vẫn chưa xong thu âm thì chừng nào mới xong ? ;)





Chào quí bạn

Có ngay , mới khiêng trên nét xuống

"KHẤU NHỤC !
( Món ăn người Hoa )
VẬT LIỆU



Tên món này là: 芋頭扣肉 (khoai môn thịt heo)


anh Cò ơi, trong 4 chữ anh đưa ra, tra tự điển ở đây (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic.php) thấy chữ đầu là "khoai sọ", hai chữ sau là khấu nhục ("bắt, giằng thịt").... nghĩa là khoai sọ om thị hợi (dạ, om chứ không phải ôm :))). Mấy hôm nay không hiểu "khấu" là gì.

Triển
10-15-2012, 09:00 PM
漢越辭典摘引 Hán Việt Từ Điển (http://www.hanviet.org/)

http://i48.tinypic.com/aawug0.png

http://i47.tinypic.com/5b8lxi.png

Hàn Sinh
10-16-2012, 02:21 AM
漢越辭典摘引 Hán Việt Từ Điển (http://www.hanviet.org/)

http://i48.tinypic.com/aawug0.png

http://i47.tinypic.com/5b8lxi.pngCác anh Hoàng Hạc & Triển,

Tôi xin lỗi vì thú linh, khấu linh đúng là trực tràng của con heo. Khi tôi nghi ngờ và hỏi lại Mẹ cùng với Cô Chú của chúng tôi thì họ đều nói anh-chị Hoàng Hạc nói đúng, cho dù tôi đã chiết tự hai chữ thú/khấu theo âm Hán Việt là thu/thâu cũng hoàn toàn không sai.

Tôi có nhầm lẫn vì trong gia đình chúng tôi không ăn đại tràng và trực tràng trong con heo, chỉ dùng lòng non, dồi trường, tim gan...

Trang tự điển anh tra về chữ "khấu", có thiếu nghĩa thứ 10/11 (họ list chỉ có 9 nghĩa) trong đó: chữ khấu đó cũng có nghĩa là "hầm" hoặc "kho" (vừa động từ vừa tĩnh từ). Vì thế, khấu nhục là thịt kho hoặc thịt hầm, thế thôi!

Ngoài ra, cùng đọc là "khấu" nhưng với cách viết khác; anh có thể hiểu theo nghĩa hoàn toàn khác. Thí dụ, khấu đầu (cúi đầu) viết bởi một chữ khác. Thảo khấu, (trộm cướp), cũng lại là chữ khác nữa. Tên một loại hạt, "nhục" đậu khấu, lại là một cách viết khác...

Do đó, trong Hán tự, và tiếng Hán Việt; khi anh đọc một tiếng đơn âm lên, có thể mang nhiều nghĩa hoàn toàn khác nhau. Chỉ khi nào nghe đọc một câu, một đoạn, hoặc một chữ ghép thì người nghe mới hiểu được chữ đơn âm đó là chữ gì!


Ngoài ra, cũng có trường hợp anh nghe các âm hoàn toàn khác nhau; nhưng thật ra chúng đều là một chữ: viết như nhau và có nghĩa chính xác như nhau. Hãy xem thí dụ dưới đây:
Không dùng Hán văn, chúng ta sẽ không biết được rằng trong các chữ như ngư phủ, thái phó, và phụ mẫu; thì các chữ được in đậm màu xanh (phủ, phó, và phụ) đều được viết giống nhau ( 父 ) và có nghĩa là Bố/Ba/Cha/Father.

Nếu anh dùng chữ "ngư phụ" hoặc "giang phụ" thì đó lại là một bến đò, bến sông của người đánh cá mà chữ "phụ" đó hoàn toàn không có nghĩa là Bố/Ba/Cha/Father đâu, anh ạ!

TL4
10-21-2012, 07:04 AM
Tôi mới đọc trong mạng, người Hoa còn có món "khấu nhục" nữa. Nhục là thịt? Vậy còn "khấu" là gì? Ai biết xin giải đáp hộ.

--------------


PS: món dồi huyết
http://recipes4viet.com/wp-content/uploads/2010/10/doihuyet-300x225.jpg

Dạ, theo tự điển dân gian ở mục nô lệ, nghĩa Nôm na như sau:
Chữ khấu thường kèm theo chữ đầu, mà khấu đầu lại thích đi với khúm núm, Suy ra ta có khấu=cúi đầu khúm núm.
nhục = hỏng mấy gì hãnh diện
Nghe nói món khấu nhục luôn có trong bảng thực đơn của mấy anh ba, anh bảy khi họ đi thăm Thiên An Môn.