PDA

View Full Version : Cao Niên Tự Điển



Triển
10-03-2011, 09:20 PM
Thấp niên vẫn quéo cằm ... mời tham gia cho vui.

Cao Niên Tự Điển (xưa & nay)


Băng keo cá nhân = Miếng dán y tế
Đáng nhớ = Ấn tượng
Ghi danh = Đăng ký
Tường trình = Báo cáo


...

Rong Rêu
10-03-2011, 10:02 PM
Vậy thì "thấp niên" rrrro*` vài miếng nghe lỏm đuọc trong phim VN gần đây nha.

Bịnh viện = nhà thuong
phòng = buồng
linh đình = hoành tráng
Mốt = xì -tin
căng thẳng = xì -chéc
mau lên = khẩn truong lên
kẹt xe = ùn tắc
dzỏm = bèo
song ca = cập đôi hai ca sĩ (coi DVD Buoc Chân Hai The^' Hệ se biet )

Cái này là ngôn ngu*~ đọc thôi nha quý vị heheehhe, ^:)^

Angie
10-04-2011, 11:38 AM
Thanh minh: Thanh Minh Thanh Nga.
Chấn động: xốc
Động đât: địa chấn
Cháy túi: viêm màng túi
Mực tuộc: bạch tuộc.
Tí Vua: Đại xì trum
Tí thợ: Xì trum khéo tay
Tí Quạu: Xì trum khó tính
Tí Cận: Xì trum cận thị
Tí Phá: Xì trum nghịch ngợm

Triển
10-04-2011, 12:05 PM
Hàng không mẫu hạm = tàu sân bay
Đài truyền hình, đài phát thanh = nhà đài
Xa lộ = Đường cao tốc
Đề nghị = đề xuất
Trở ngại = sự cố
Tờ khai gia đình = Hộ khẩu
Thẻ căn cước = Thẻ chứng minh nhân dân

Angie
10-04-2011, 12:30 PM
Tóc ép (uốn ép sấy nhuộm gội): tóc duỗi
Áo đầm: váy
Củng, duýt "Jupe": chân váy
Áo pun: áo phông
Tã lót: bỉm
Cà lưỡi: rơ lưỡi
Ống nghe (thầy thuốc): tai nghe
Tú tài: tốt nghiệp phổ thông
Cử nhân: tốt nghiệp đại học
Thạc sĩ/post-doc: thạc sĩ/master degree
đường rầy (xe lửa) đường sắt
thủy quân lục chiến: lính thủy đánh bộ
Hổ ngươi. mắc cở, xấu hổ.

Triển
10-04-2011, 01:43 PM
Thông tín bạ = học bạ
Trương mục = tài khoản
Khách sạn = nhà nghỉ, nhà khách, khách sạn

tonthattue
10-06-2011, 04:30 PM
Tui phải tạm ngưng buổi săn cọp (chuyện linh tinh) mà qua thăm nhà từ điển Triển Chiểu. Thiệt ra tui cần tự điển nầy một cách cụ thể ngay trong những danh từ mới trên các trang của ngôi nhà nầy. Có một chữ cần hiểu khi sử dụng những tiện nghi mà ĐT cung cấp: Diễn đàn con.
Là diễn đàn phụ chăng? Là một tiết mục nhỏ? Tôi hiểu như một thứ phân cục, một chi nhánh. Diễn đàn con như chiếc xe con, chữ mới chỉ những chiếc xe du lịch, loại sedan, mà mình vui đùa là xế hộp.
Những người phụ trách văn hóa mới đã đổi nhiểu chữ khi cho in lại các sách cũ, mà không cần một ghi chú. Bùi Giáng dịch cuốn Le Petit Prince thành Hoàng Tử Bé, nay nó thành Hoàng Tử Con. Theo tôi, tuy có vẽ chẻ tóc làm tư, Bé và Con khác nhau khá nhiều trong trường hợp nầy.
Chữ con cho ta ý niệm trẻ thơ còn liên hệ đến sự bú mớm của mẹ. Tác giả Saint Exupéry muốn nói một hoàng tử bé nhỏ trong tinh thần trẻ thơ chân dại nhưng đầy nhân tính, chưa bị lệch bởi những méo mó của chung quanh. Cũng giống như đứa bé trong chuyện của Henderson; chỉ mình nó dám nói nhà vua ở truồng, nói theo nhà Phật nó “vô sở úy”, không một áp lực nào thay đổi nhận xét trung thực.
Nhiều nhà tâm lý học tây phương cho rằng thần đồng có khả năng trí tưởng chín muồi như người lớn. Các em được nhìn một cách khác so với các em đồng tuổi. Khả năng âm nhạc của Mozart, sau khi được khai mở với những chỉ dẫn đơn giản của người cha, đã tăng vọt cao hơn những người khác đã học nhạc từ lâu. Họ xem các em là người lớn, và đó cũng là lý do các thần đồng chết sớm.
Quan niệm về tánh thiện, chưa chắc đã xuất phát từ Đông Phương, đã được nêu ra ít nhất từ thế kỷ 18. Những tác phẩm của Saint Exupéry nói lên sự chứng nghiệm trực giác. Cho nên không đến nỗi sai lầm khi nói rằng ông hoàng trong sách chỉ là trẻ thần đồng, tượng trưng cho cái thiện, cái nhân tính trinh nguyên, tác giả không hiểu là một ấu chúa, không phải là một prince enfantin, không phải là một hoàng tử con.

Angie
10-06-2011, 04:38 PM
Bác TTT lộn rồi, có người dịch là Cậu Hoàng Con chứ không phải mà Hoàng tử con vì ông bố tui ổng thích bổn Cậu Hoàng Con hơn bổn Hoàng Tử Bé.

Triển
10-06-2011, 04:43 PM
Tui phải tạm ngưng buổi săn cọp (chuyện linh tinh) mà qua thăm nhà từ điển Triển Chiểu. Thiệt ra tui cần tự điển nầy một cách cụ thể ngay trong những danh từ mới trên các trang của ngôi nhà nầy. Có một chữ cần hiểu khi sử dụng những tiện nghi mà ĐT cung cấp: Diễn đàn con.
Là diễn đàn phụ chăng? Là một tiết mục nhỏ? Tôi hiểu như một thứ phân cục, một chi nhánh. Diễn đàn con như chiếc xe con, chữ mới chỉ những chiếc xe du lịch, loại sedan, mà mình vui đùa là xế hộp.


Anh Tuệ cần hỏi cụ thể ngay trong diễn đàn này thì Triển trả lời cụ thể ngay trong mạch này nhé .... :)))
Đùa tí chứ thật ra cái chữ diễn đàn con, hay diễn đàn phụ là chữ dịch. Khi dịch thì có người dùng
chữ hay có người dịch không hay. Nhưng tôi đồng ý với anh Tuệ là "Sub Forum" nếu dịch là "Diễn đàn phụ" nghe
thuận tai và chính xác hơn.

Angie
10-06-2011, 04:44 PM
http://piccoloprincipe.fragomeni.it/collezione/collezione.php?lang=en&zona=asia&posizione=0&step=30http://piccoloprincipe.fragomeni.it/collezione/BIG_imageb.php?bookid=85

tonthattue
10-06-2011, 06:21 PM
@ Angel, not Angie.
Thiên thần ơi, rứa là Angel và tui cũng chưa gặp nhau được. Thứ nhất, tui nói về Hoàng Tử Bé do Bùi Giáng dịch. Thứ hai, Angel chưa biết là tôi cũng sai chỗ khác. Khi đọc bài của Angel (#8) tui sợ gần chết vì tui thấy một cuốn sách ở Saigon tên Hoàng Tử Con với dịch giả là nhà thơ Quảng Nam, Bàng Dúi hay Bùi Giáng. Tui kêu nhà tui thì nhà tui nói cuốn sách Hoàng Tử Con bà không mua mà mua cuốn Hoàng Tử Bé ở tiệm khác. Bà moi móc trong đống sách dồn cục để sơn nhà tìm ra cuốn sách với nhan đề như trên trong lúc tôi viết trên Phố về cuốn sách không có trong nhà. Tui chưa đọc cuốn nầy nhưng bà xả nói có sửa đổi. Tình trạng xuất bản sách cũ rất lộn xộn, mỗi tỉnh có nhà xuất bản riêng, rầm rộ khi có nhu cầu đọc những tác phẩm xưa. Biết đâu còn có cuốn Bé Tí Teo, nói rứa thì hơi quá.
Nhưng khi xem hình bìa Angel đưa lên tui mới yên lòng vì dịch giả là Trần Thiện Đạo. Với lối vẽ bìa và mấy chữ Nhà Sách Khai Trí, tôi nghĩ là sách trước 75 khi Khai Trí vẫy vùng trên thị trường sách báo Saigon và miền Nam. Không rõ có ai in lại bản dịch của Trần Thiện Đạo hay không. Ông Khai Trí đã chết hơn năm nay. Nếu tìn ra email cũ, tui sẽ gỏi Thiên Thần tiểu sử của ông, nhất là trong thời gian từ 75 đến hết đời.

tonthattue
10-07-2011, 07:59 AM
Anh Triển Chiêu; khi cô thế thường hay tìm người giúp, không dám nói đồng minh. Cảm ơn anh đã giúp cho chữ "con". Nay có một chữ cùng vấn đề phát âm nhưng ký tự thì khác. Chữ "ko". Tui, có thể cũng như anh, nếu anh không phiền lòng, đều là thứ cổ lỗ sĩ. Tui muốn nói thầy dạy rằng chữ cái "k" về phonetic khác xa chữ kép "kh". K được phát âm như chữ "c" khi đứng trước i, e. Chẳng hiểu vì sao viết kinh thay vì cinh. Trong sách cũ mấy thế kỷ trước quyển sách viết thành cuyển sách. Câu hỏi nầy dành cho ngữ âm pháp, và cả ngôn sử (philologie).
Vì vậy chữ "ko" không thể thay cho "co" trong thành ngữ co ro cúm rúm.
Tui nhận email có câu: ko co co dai, nang kho chet rui, ko can nho. Nhờ hay làm vườn, mà hai tháng trước hạn hán, vợ tui làm cố vấn.
ko có cỏ dại, nắng khô chết rụi, ko cần nhỗ.
Xin thú thật với anh rằng chữ ko thay cho chữ không là một việc vô cùng không nên làm. Ngay trong ký tự, ko không được chấp nhận thay cho co hay xo. Theo tôi, những lối bựa ấy sinh ra từ ngày người ta dùng bàn viết keyboard, đã gây nhiều khó khăn trong mọi ngôn ngữ; có người đã la làng là trivialiser la langue. Chữ nầy mới từ tĩnh từ trivial là rẻ mạt, nghèo hèn. Chuyện ấy của người ta bên Âu Châu xứ của anh Triển mình.
Tui đã không liên lạc email với rất nhiều người dùng chữ ko thay cho không vì tui cho họ khiếm nhã với tôi, với tôi mà thôi. Vì vậy tôi phải dùng đầu đề là mất lòng mất bề. Lại nữa tui nhớ hai hôm trước khi lướt quanh, tui thấy một nơi vừa dùng chữ hông và chữ ko thay cho không. Thông thường người viết tôn trọng nguyên tắc nhất thông giúp cho người đọc khỏi lúng túng. Vì dụ nếu bạn bỏ chữ u trong harbour, bến tàu thì xin dùng như vậy, đừng thay đổi.
Riêng chữ hong là lối viết rất thông thường trong các ngôn ngữ để diễn tả cách phát âm thực, khác với qui ước chung. Về điểm nầy tôi nghĩ có cách chi mình bắt chước tiếng Anh dùng một lối ký tự vừa diễn tả phát âm và dễ nhận theo qui ước. Vì nhiều lý do, nhiều người phát âm khác với lối được chấp nhận chung; người viết cố ghi cho mọi người hiểu. Ví dụ khi ta đọc: he did one thin'. Chúng ta hiểu chữ đúng qui ước là thing và đọc theo âm ing nhưng thưc tế nói theo âm in, khác với chữ thin là mỏng. Hay trong thi ca vì sự cần thiết của âm điệu tác giả phải bỏ bớt vài âm không quan trọng thay bằng dấu ' để cho biết mình viết đúng về chính tả và văn phạm. Unit'd thay cho united để bớt âm tid
Nếu mọi người chấp nhận và thực hành, chữ không khi đọc qua hông thì nên viết 'hông.
Trở về chữ ko, tôi thấy nếu cần thì dùng lối tốc ký o/ là một qui ước đứng ngoài ký âm và phát âm, dùng trong trường hợp khẩn cấp. Thực tế, là các ông trùm CS sẽ phẩn nộ khi họ thấy chữ ko xuất hiện trong câu nói mà họ cho là thánh kinh lời vàng của lãnh tụ.
Tôi biết phần nầy còn lung tung, chưa được trình bày rõ. Các thân hữu sẽ soi sáng cho.

Nói thêm. Về nguyên tắc nhất thống, hãy xem thông báo của Phố nầy về việc thành viên cũ trở lại: trong cùng một đoạn ngắn, có hai chữ mật khẩu và password, phải chăng vì phố rất rùm. Mất lòng mất bề lần nữa.

Angie
10-07-2011, 09:22 AM
Hi Hi, đi bắt lỗi hỏi ngã của bác TonThatTue: nhổ cỏ, phẫn nộ.

Bắt thêm lỗi nữa. Ở vùng tôi ở (không viết tui" cho nó lịch sự) chỉ có người Mỹ Latin (không viết người "Mễ") mới có tên đàn ông con trai Angel, phát âm là Ằng-hen. Con Gái thường có tên Angela, Angelina.

Triển
10-07-2011, 09:49 PM
Anh Triển Chiêu; khi cô thế thường hay tìm người giúp, không dám nói đồng minh. Cảm ơn anh đã giúp cho chữ "con". Nay có một chữ cùng vấn đề phát âm nhưng ký tự thì khác. Chữ "ko". Tui, có thể cũng như anh, nếu anh không phiền lòng, đều là thứ cổ lỗ sĩ. Tui muốn nói thầy dạy rằng chữ cái "k" về phonetic khác xa chữ kép "kh". K được phát âm như chữ "c" khi đứng trước i, e. Chẳng hiểu vì sao viết kinh thay vì cinh. Trong sách cũ mấy thế kỷ trước quyển sách viết thành cuyển sách. Câu hỏi nầy dành cho ngữ âm pháp, và cả ngôn sử (philologie).
Vì vậy chữ "ko" không thể thay cho "co" trong thành ngữ co ro cúm rúm.
Tui nhận email có câu: ko co co dai, nang kho chet rui, ko can nho. Nhờ hay làm vườn, mà hai tháng trước hạn hán, vợ tui làm cố vấn.
ko có cỏ dại, nắng khô chết rụi, ko cần nhỗ.
Xin thú thật với anh rằng chữ ko thay cho chữ không là một việc vô cùng không nên làm. Ngay trong ký tự, ko không được chấp nhận thay cho co hay xo. Theo tôi, những lối bựa ấy sinh ra từ ngày người ta dùng bàn viết keyboard, đã gây nhiều khó khăn trong mọi ngôn ngữ; có người đã la làng là trivialiser la langue. Chữ nầy mới từ tĩnh từ trivial là rẻ mạt, nghèo hèn. Chuyện ấy của người ta bên Âu Châu xứ của anh Triển mình.
Tui đã không liên lạc email với rất nhiều người dùng chữ ko thay cho không vì tui cho họ khiếm nhã với tôi, với tôi mà thôi. Vì vậy tôi phải dùng đầu đề là mất lòng mất bề. Lại nữa tui nhớ hai hôm trước khi lướt quanh, tui thấy một nơi vừa dùng chữ hông và chữ ko thay cho không. Thông thường người viết tôn trọng nguyên tắc nhất thông giúp cho người đọc khỏi lúng túng. Vì dụ nếu bạn bỏ chữ u trong harbour, bến tàu thì xin dùng như vậy, đừng thay đổi.
Riêng chữ hong là lối viết rất thông thường trong các ngôn ngữ để diễn tả cách phát âm thực, khác với qui ước chung. Về điểm nầy tôi nghĩ có cách chi mình bắt chước tiếng Anh dùng một lối ký tự vừa diễn tả phát âm và dễ nhận theo qui ước. Vì nhiều lý do, nhiều người phát âm khác với lối được chấp nhận chung; người viết cố ghi cho mọi người hiểu. Ví dụ khi ta đọc: he did one thin'. Chúng ta hiểu chữ đúng qui ước là thing và đọc theo âm ing nhưng thưc tế nói theo âm in, khác với chữ thin là mỏng. Hay trong thi ca vì sự cần thiết của âm điệu tác giả phải bỏ bớt vài âm không quan trọng thay bằng dấu ' để cho biết mình viết đúng về chính tả và văn phạm. Unit'd thay cho united để bớt âm tid
Nếu mọi người chấp nhận và thực hành, chữ không khi đọc qua hông thì nên viết 'hông.
Trở về chữ ko, tôi thấy nếu cần thì dùng lối tốc ký o/ là một qui ước đứng ngoài ký âm và phát âm, dùng trong trường hợp khẩn cấp. Thực tế, là các ông trùm CS sẽ phẩn nộ khi họ thấy chữ ko xuất hiện trong câu nói mà họ cho là thánh kinh lời vàng của lãnh tụ.
anh Tuệ, tôi đồng ý với anh là cách viết tắt này lập dị, không rõ ràng. Tuy nhiên sức ảnh hưởng của nó chỉ trong vòng giao tiếp bên lề và không mang tính cách đại diện chính thống trong ngôn ngữ tiếng Việt mình đâu anh.

Việt Đường
10-08-2011, 01:30 AM
Anh TC,


Mới đây tôi đọc thấy 2 chữ "cơ dìn" anh viết ở mục bên kia nhưng thắc mắc không hiểu nghĩa của nó là gì ? Xin mượn mục này để nhờ anh giải thích cho nhé.

CuChuoi
10-08-2011, 01:42 AM
Bắt thêm lỗi nữa. Ở vùng tôi ở (không viết tui" cho nó lịch sự)


Đồng ý với Angie.
Nếu viết một cách nghiêm túc, thì không nên xưng hô "tui". (Nếu anh tonthattue đang nói chuyện chữ nghĩa một cách nghiêm túc.)

Triển
10-08-2011, 02:10 AM
Anh TC,


Mới đây tôi đọc thấy 2 chữ "cơ dìn" anh viết ở mục bên kia nhưng thắc mắc không hiểu nghĩa của nó là gì ? Xin mượn mục này để nhờ anh giải thích cho nhé.

Đùa chơi đó anh VĐ. Cơ dìn là cousin, do dịch giả Ốc phóng tác. :)

tonthattue
10-08-2011, 07:09 AM
@Angie.
1. Cảm ơn cho biết sai chính tà, tôi đã edit và có ghi Angie chỉ.
2. Khi tôi viết chữ Angel, chỉ có một mục đích là nói Angie là thiên thần, nịnh đầm một chút thôi, nếu không vừa ý thì xin lỗi.
3. Tôi không chủ quan và xin lỗi các bạn như Angie và CuChuoi. Tuy vậy chữ tui đã có từ lâu là một chữ dùng khắp miền Trung không riêng gì Huế. Nhiều người đã dùng chữ nầy ngầm một chút thân mật gần gũi và tôi tin nó không gây một xáo trộn nào. Nhiều người đã viết đi dề.
Cảm ơn Angie và CuChuoi lần nữa.
Mới vô trở lãi sửa chữ "tui" trong mục 2

Việt Đường
10-08-2011, 07:11 AM
Đùa chơi đó anh VĐ. Cơ dìn là cousin, do dịch giả Ốc phóng tác. :)
Úi chà ! Té ra "cơ dìn" có nghĩa là "bà con, họ hàng". Cám ơn anh TC. :)

Hàn Sinh
10-08-2011, 08:21 PM
Thanh minh: Thanh Minh Thanh Nga.
Chấn động: xốc
Động đât: địa chấn
Cháy túi: viêm màng túi
Mực tuộc: bạch tuộc.
Tí Vua: Đại xì trum
Tí thợ: Xì trum khéo tay
Tí Quạu: Xì trum khó tính
Tí Cận: Xì trum cận thị
Tí Phá: Xì trum nghịch ngợmChào Angie và mọi người,

HS xin được đồng ý với hầu hết các ngữ vựng xưa và nay mà Angie đã liệt kê trong post kể trên. Riêng hai chữ Thanh Minh Thanh Nga, và bạch tuộc; trước năm 1975 trong Saigon, HS đã nhiều lần nghe qua:

Bạch tuộc có trong hầu hết các Từ điển Việt ngữ xuất bản trước 1954 của cả hai miền Nam/Bắc Việt Nam. Nó cũng có trong ít nhất ba cuốn Việt Nam Từ điển xuất bản trước năm 1975 tại Saigon (các tác giả Khai Trí Tiến Đức, Quỳnh Lâm, Lê văn Đức và Lê Ngọc Trụ... ). Ngoài ra, theo chương trình Vạn Vật lớp Bảy, Trung Học do Bộ Quốc Gia Giáo Dục biên soạn mà ngày đó HS được học; thì bạch tuộc được xếp vào loài nhuyễn thể sống ở nước mặn ... (thuộc bài hơi bị lâu :)))

Thanh minh, trong ngữ vựng Việt ngữ mang nghĩa của lời biện hộ, giải thích... Saigon những năm của thập niên 1960's và 1970's, một "tầng lớp xã hội" được mệnh danh là đứng hàng thứ ba sau quỷ và ma đã từng phổ biến cách ghép tên hai đào kép cải lương nổi tiếng đương thời để dùng thay cho chữ "thanh minh". Nó chỉ là một cách nói láy thông thường và nghịch ngợm của học sinh sinh viên mà thôi, chẳng có gì đặc biệt. Họa chăng, vài ký giả đương thời khi viết phóng sự, truyện ngắn, chuyện phiếm ... thi thoảng cũng chêm vào bài viết của mình chữ "Thanh Minh Thanh Nga" này!

Đôi dòng chia sẻ về những hiểu biết nhỏ nhoi của mình về hai chữ nêu trên.

Hàn Sinh.
P/S: nhân đây cũng xin xác nhận chữ "nhà thương" đã được dùng song song với chữ các chữ bệnh viện, y viện...; trong cả ba miền Nam-Trung-Bắc VN từ không chỉ trước năm 1954. Nó còn có trước những Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,... khi các ông ấy dùng chữ "nhà thương thí" trong những truyện ngắn hoặc phóng sự xã hội của mình. Nhà thương chẳng phải là ngữ vựng mới mẻ gì sau năm 1975 đối với người Saigon.

Hàn Sinh
10-08-2011, 08:43 PM
Tóc ép (uốn ép sấy nhuộm gội): tóc duỗi
Áo đầm: váy
Củng, duýt "Jupe": chân váy
Áo pun: áo phông
Tã lót: bỉm
Cà lưỡi: rơ lưỡi
Ống nghe (thầy thuốc): tai nghe
Tú tài: tốt nghiệp phổ thông
Cử nhân: tốt nghiệp đại học
Thạch sĩ/post-doc: thạch sĩ/master degree
đường rầy (xe lửa) đường sắt
thủy quân lục chiến: lính thủy đánh bộ
Hổ ngươi. mắc cở, xấu hổ.
Angie,

HS xin được giải thích về chữ "rơ lưỡi". Chữ này người Bắc di cư vào Nam trong những năm 1940's, 1950's, và 1954 đều có dùng. "Rơ lưỡi" là động từ dùng để chỉ việc làm của người mẹ làm vệ sinh lưỡi cho con nhỏ còn đang bú sữa. Nó có thể chỉ là một trong những ngữ vựng mang tính địa phương mà Angie có thể là người miền Nam hoặc miền Trung nên chưa biết qua. Khi di cư vào Saigon năm 1954, Bà và Bố Mẹ của HS gọi cái bàn ủi quần áo là "bàn là"; ngày nay, chữ "bàn là" cũng đã mai một vì chính thế hệ Cha Mẹ của chúng ta đã không còn dùng nó nữa!

Trong các học vị khoa bảng VN xưa và nay không hề có học vị "Thạch sĩ", mà chỉ có "Thạc sĩ", Angie ạ!
Chữ "đường sắt" nghe ngây ngô, ngớ ngẩn làm sao; phải không Angie? HS đoán rằng "đỉnh cao của trí tuệ loài gì gì đó... " đã dịch trực tiếp từ chữ "thiết lộ" mà ra ... [-X

Hàn Sinh.

Triển
10-08-2011, 09:18 PM
Tóc ép (uốn ép sấy nhuộm gội): tóc duỗi
Áo đầm: váy
Củng, duýt "Jupe": chân váy
Áo pun: áo phông
Tã lót: bỉm
Cà lưỡi: rơ lưỡi
Ống nghe (thầy thuốc): tai nghe
Tú tài: tốt nghiệp phổ thông
Cử nhân: tốt nghiệp đại học
Thạch sĩ/post-doc: thạch sĩ/master degree
đường rầy (xe lửa) đường sắt
thủy quân lục chiến: lính thủy đánh bộ
Hổ ngươi. mắc cở, xấu hổ.
Angie,

HS xin được giải thích về chữ "rơ lưỡi". Chữ này người Bắc di cư vào Nam trong những năm 1940's, 1950's, và 1954 đều có dùng. "Rơ lưỡi" là động từ dùng để chỉ việc làm của người mẹ làm vệ sinh lưỡi cho con nhỏ còn đang bú sữa. Nó có thể chỉ là một trong những ngữ vựng mang tính địa phương mà Angie có thể là người miền Nam hoặc miền Trung nên chưa biết qua. Khi di cư vào Saigon năm 1954, Bà và Bố Mẹ của HS gọi cái bàn ủi quần áo là "bàn là"; ngày nay, chữ "bàn là" cũng đã mai một vì chính thế hệ Cha Mẹ của chúng ta đã không còn dùng nó nữa!

Trong các học vị khoa bảng VN xưa và nay không hề có học vị "Thạch sĩ", mà chỉ có "Thạc sĩ", Angie ạ!
Chữ "đường sắt" nghe ngây ngô, ngớ ngẩn làm sao; phải không Angie? HS đoán rằng "đỉnh cao của trí tuệ loài gì gì đó... " đã dịch trực tiếp từ chữ "thiết lộ" mà ra ... [-X

Hàn Sinh.

Thân mẫu tôi người Nam rặc (gốc) cũng dùng chữ rơ lưỡi. Là hành động quấn miếng vải mành thưa hoặc bông gòn vào ngón tay, sau đó chấm tí chanh để làm sạch lưỡi những đứa trẻ sơ sinh. Khi đứa trẻ khoảng độ biết nói hoặc tuổi mẫu giáo thì thường được chỉ dạy dùng miếng cạo lưỡi để cạo ra phần đóng trắng trên lưỡi.

Angie
10-08-2011, 09:31 PM
Ờ phải rồi, thạc sĩ. Cám ơn HS.

TTHV
10-08-2011, 09:32 PM
"Tường trình = Báo cáo"
Hi anh Triển
hv thử dùng chữ báo cáo cho câu cuối của bài ps mà nghe rất lạ anh T ơi

"hv báo cáo từ Houston" :)

Triển
10-08-2011, 09:48 PM
"Tường trình = Báo cáo"
Hi anh Triển
hv thử dùng chữ báo cáo cho câu cuối của bài ps mà nghe rất lạ anh T ơi

"hv báo cáo từ Houston" :)

Cho nên chị đừng dùng chữ báo cáo nếu thấy không ổn. Theo tôi thì chị viết là "tường thuật", hoặc "ghi lại" cũng thuận tai.

thuykhanh
10-08-2011, 10:02 PM
Ờ phải rồi, thạc sĩ. Cám ơn HS.

Trước 1975
Master degree : Cao học
Post doc. : Thạc sĩ

Sau 1975
Master degree : Thạc sĩ

Cảm ơn Angie

@ HV

Chị dùng chữ " tường trình " tuy biết nghĩa của nó tương tự như báo cáo (sau 75)
và có chung cảm nghĩ như HV

tk chào các anh Tuệ, Hàn Sinh và TC

gun_ho
10-09-2011, 06:49 AM
Trước 1975
Master degree : Cao học
Post doc. : Thạc sĩ


Chào chị TK.

Chị có nghe qua chữ Tiến sĩ đệ tam cấp chưa ?

Chữ Thạc sĩ trước 75 có nghĩa là post doc nhưng phải dính líu đến ngành sư phạm thì phải.

ví dụ như Thạc sĩ Vũ văn Mẫu .....

Hổ ( xấu )
10-09-2011, 07:12 AM
Chào chị TK.

Chị có nghe qua chữ Tiến sĩ đệ tam cấp chưa ?

Chữ Thạc sĩ trước 75 có nghĩa là post doc nhưng phải dính líu đến ngành sư phạm thì phải.

ví dụ như Thạc sĩ Vũ văn Mẫu .....

Hổ lau tau , lanh chanh :
- Tiê'n sĩ đê. tam cấp ( trước 1975 ) : ngang với master ( MS , MA ) và đang tiếp tục để lấy Tiến sĩ , khi lấy tiến sĩ xong ; nghĩa là phải trình luận án và được các ngài trong ban " giám khảo " (? ) đa số đều ĐÃ có tiến sĩ ; chuẩn thì thành tiến sĩ quô'c gia .
- " Chữ thạc sĩ trước 75 có nghĩa là post doc nhưng phải dính líu đến ngành sư phạm thì phải. ": chưa hẳn , vì nghe mang máng là về Toán thi` thạc sĩ TO hơn tiến sĩ và trong nước đã có vài ông thạc sĩ toán ( cũng toàn là chuyê.n về trươ'c năm 1975 ) .

Lanh chanh xong thì : chuồn .

gun_ho
10-09-2011, 07:25 AM
"..vì nghe mang máng.."

mới nghe "mang máng" mà hổ đã phát biều cả buôi , đúng là hổ ....gốc bùn :))

ốc
10-09-2011, 07:56 AM
Em suy luận bằng biện chứng và kiểm chứng bằng lý luận thì tình trạng hiểu sai các loại học vị ở nước ta trong giai đoạn trước 75 (và cả sau này) là do người ta đi du học và lãnh bằng cấp từ nhiều nước khác nhau, có những chương trình giáo dục và cách gọi tên các học vị khác nhau. Miếng bằng "Thạc sĩ" kiếm được từ bên Pháp thì nó khác cái bằng "Thạc sĩ" được trao ở Mỹ, cứ đem dịch ra tiếng Việt thì hỏng. Tốt nhất là hãy đeo tấm bằng lủng lẳng ở cổ cho người ta nom thấy nguyên bản rõ ràng, khỏi phải giải thích và so sánh mất thì giờ.

Angie
10-09-2011, 09:03 AM
Mẹ tui có bà bạn có bằng "đốc-to-ra" về triết học đang cư ngụ tại Paris. một phD thứ thiệt. Có lần bà kêu mẹ tui cho tui qua thăm bà. Hầu chuyện với bà khi bà chất vấn mấy đứa anh chị em nhà tui về vụ bằng cấp. Bà nhất định nói cái bằng 4 năm đại học là cải mảnh bằng vứt đi, không được gọi nó là cử nhân bachelor, "cãi chày cãi cối" với bà xong được nghe một giọng ta đây là "tụi Mỹ" nó cấp bằng tầm xàm bá láp, 4 năm mà bày đặt được bằng này nọ.
Đi đâu và cũng vênh mặt lên, nhất là vào tất cả các chợ Tầu bà khinh người tính tiền ra mặt, coi mặt hai người gầm gừ với nhau như kẻ thù truyền kiếp. Đụng một chút là "trình độ chúng nó thấp kém" vì tui nói có lần đi mua đồ gặp người Mỹ gốc gì đó bán hàng hỏi "sao cô người Á Đông mà không đeo vòng cẩm thạch?". Vô coi mấy cái tượng nô lệ bị Michelangelo bỏ xó, "mày biết gì mà phân tích." Về nói chuyện với bà có bằng Master người Mỹ, bả giải thích là tượng bóng lộn là tại không bị "phong trần" giăng nắng mưa mấy thế kỷ. Nhưng bà phD thì chỉ cần giải thích "mày biết gì" là đủ.

Nhưng khi bà nói chuyện với cái điện thoại để "confirm" chuyến bay cho tui thì bà cười nói với cái điện thoại tỏ vẻ sung sường tột cùng. Bà có bằng Master Mỹ nói đó là thái độ của dân thuộc địa, khúm núm trước bọn thực dân.

Triển
10-09-2011, 09:08 AM
Em suy luận bằng biện chứng và kiểm chứng bằng lý luận thì tình trạng hiểu sai các loại học vị ở nước ta trong giai đoạn trước 75 (và cả sau này) là do người ta đi du học và lãnh bằng cấp từ nhiều nước khác nhau, có những chương trình giáo dục và cách gọi tên các học vị khác nhau. Miếng bằng "Thạc sĩ" kiếm được từ bên Pháp thì nó khác cái bằng "Thạc sĩ" được trao ở Mỹ, cứ đem dịch ra tiếng Việt thì hỏng. Tốt nhất là hãy đeo tấm bằng lủng lẳng ở cổ cho người ta nom thấy nguyên bản rõ ràng, khỏi phải giải thích và so sánh mất thì giờ.

MBA online của ĐH Nam Columbia (Columbia Southern University). Báo Lao Động của VN ca thán là đã có 2000 khách hàng Việt Nam
rồi. Bằng thạc sĩ ở đó giá phải chăng lắm. :)

gun_ho
10-09-2011, 09:15 AM
Mẹ tui có bà bạn có bằng "đốc-to-ra" về triết học đang cư ngụ tại Paris. một phD thứ thiệt. Có lần bà kêu mẹ tui cho tui qua thăm bà. Hầu chuyện với bà khi bà chất vấn mấy đứa anh chị em nhà tui về vụ bằng cấp. Bà nhất định nói cái bằng 4 năm đại học là cải mảnh bằng vứt đi, không được gọi nó là cử nhân bachelor, "cãi chày cãi cối" với bà xong được nghe một giọng ta đây là "tụi Mỹ" nó cấp bằng tầm xàm bá láp, 4 năm mà bày đặt được bằng này nọ.
Đi đâu và cũng vênh mặt lên, nhất là vào tất cả các chợ Tầu bà khinh người tính tiền ra mặt, coi mặt hai người gầm gừ với nhau như kẻ thù truyền kiếp. Đụng một chút là "trình độ chúng nó thấp kém" vì tui nói có lần đi mua đồ gặp người Mỹ gốc gì đó bán hàng hỏi "sao cô người Á Đông mà không đeo vòng cẩm thạch?". Vô coi mấy cái tượng nô lệ bị Michelangelo bỏ xó, "mày biết gì mà phân tích." Về nói chuyện với bà có bằng Master người Mỹ, bả giải thích là tượng bóng lộn là tại không bị "phong trần" giăng nắng mưa mấy thế kỷ. Nhưng bà phD thì chỉ cần giải thích "mày biết gì" là đủ.

Nhưng khi bà nói chuyện với cái điện thoại để "confirm" chuyến bay cho tui thì bà cười nói với cái điện thoại tỏ vẻ sung sường tột cùng. Bà có bằng Master Mỹ nói đó là thái độ của dân thuộc địa, khúm núm trước bọn thực dân.


Ăn gì ơi ,

Đang bàn chuyện chữ nghĩa, chữ ngày xưa nghĩa là gì, ngày nay nghĩa là gì, Ăn gì lại tung tăng kể chuyện thực dân khúm núm cùng là khinh người quá đáng.

Đi chơi chung chắc nắm tay kéo lại cũng mệt :))

Angie
10-09-2011, 09:18 AM
Phải rồi, cái vụ này mười mấy năm sau vẫn còn "bức xúc".

thuykhanh
10-09-2011, 09:33 AM
Chào chị TK.

Chị có nghe qua chữ Tiến sĩ đệ tam cấp chưa ?

Chữ Thạc sĩ trước 75 có nghĩa là post doc nhưng phải dính líu đến ngành sư phạm thì phải.

ví dụ như Thạc sĩ Vũ văn Mẫu .....


tk chào Gun,

Có, tk có nghe chữ Tiến sĩ đệ tam cấp từ hồi còn đi học nhưng chỉ biết rõ đến bằng Cao học thôi.
Thấy Gun đề cập đến, tk phải chạy đi hỏi.

Sau khi đậu Cao học, SV được khuyến khích nghiên cứu thêm, làm luận án và được cấp bằng Tiến sĩ đệ tam cấp ( Docteur de troisième cycle)
Hồi đó có mấy ông như Lâm Thi Tuân, Nguyễn văn Hoà ( Khoa học).

tk nghĩ ông Vũ văn Mẫu có bằng Thạc sĩ về Luật (trình bên Pháp)

Hôm trước ở Bắc Cali, trong bữa ăn gặp mặt đồng nghiệp và học trò cũ của anh, một em học sinh có nói chuyện với chị về đồng hồ cổ (antique), chị nghĩ đến bài viết và tài sửa đồng hồ của Gun. Khi nào rảnh, Gun viết thêm đi cho mọi người đọc với.

goctroiparis
10-09-2011, 09:34 AM
xí Angie, chữ "bức xúc" chưa có trong Cao Niên Tự Điển :)

Góc

gun_ho
10-09-2011, 09:57 AM
Chào chị TK.

Em có tìm thấy những bàn luận này cũng ở DT trong diễn đàn cũ

http://www.dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=270122&mpage=1

Còn nói về đồng hồ xưa, em chỉ chuyên biệt về Vintage Omega và Zenith mà thôi, nghĩa là trong vòng những năm 1938 tới 1968 , sau đó khi đồng hồ Nhật và máy Quartz ra đời, em không quan tâm nữa. Em có tham gia viết bài trong các diễn đàn Omega và Zenith, chỉ sợ ở đây ít người thích nên em không đăng .

thuykhanh
10-09-2011, 10:05 AM
Hổ lau tau , lanh chanh :
- Tiê'n sĩ đê. tam cấp ( trước 1975 ) : ngang với master ( MS , MA ) và đang tiếp tục để lấy Tiến sĩ , khi lấy tiến sĩ xong ; nghĩa là phải trình luận án và được các ngài trong ban " giám khảo " (? ) đa số đều ĐÃ có tiến sĩ ; chuẩn thì thành tiến sĩ quô'c gia .
- " Chữ thạc sĩ trước 75 có nghĩa là post doc nhưng phải dính líu đến ngành sư phạm thì phải. ": chưa hẳn , vì nghe mang máng là về Toán thi` thạc sĩ TO hơn tiến sĩ và trong nước đã có vài ông thạc sĩ toán ( cũng toàn là chuyê.n về trươ'c năm 1975 ) .

tk chào Hổ,

Có lần đi ăn sáng với Bố Mẹ, qua đình Phú Nhuận, thấy bức tượng ông Hổ trên tường ngộ quá, tk đưa tay vuốt cằm ông Hổ. Thế là Bố
giật phắt tay tk lại, còn mắng " không được vô phép! ". Thấy Bố giận, tk sợ quá im thin thít mà không hiểu tại sao.
Bây giờ nói chuyện với Hổ, có phải gọi bằng ông không, lẽ dĩ nhiên là không dám vuốt cằm ông Hổ nữa rồi.

Hổ nói đúng, sau khi có bằng Cao học về Vật lý thể rắn (Solid state physics), OX đang sửa soạn lấy Tiến sĩ đệ tam cấp thì bị gọi đi lính nên bỏ ngang, về chỉ học tiếp bên Dược rồi lập gia đình nên chuyện theo đuổi bằng TS chấm dứt.

Sau Tiến sĩ đệ tam cấp là Tiến sĩ Quốc Gia ( docteur d' etat).

Hồi đó muốn lấy bằng Thạc sĩ, người mình phải đi nước ngoài

Cảm ơn Hổ ghé

thuykhanh
10-09-2011, 10:32 AM
Em suy luận bằng biện chứng và kiểm chứng bằng lý luận thì tình trạng hiểu sai các loại học vị ở nước ta trong giai đoạn trước 75 (và cả sau này) là do người ta đi du học và lãnh bằng cấp từ nhiều nước khác nhau, có những chương trình giáo dục và cách gọi tên các học vị khác nhau. Miếng bằng "Thạc sĩ" kiếm được từ bên Pháp thì nó khác cái bằng "Thạc sĩ" được trao ở Mỹ, cứ đem dịch ra tiếng Việt thì hỏng. Tốt nhất là hãy đeo tấm bằng lủng lẳng ở cổ cho người ta nom thấy nguyên bản rõ ràng, khỏi phải giải thích và so sánh mất thì giờ.

Chị chào Ốc,

Nói chuyện với nhau để chia sẻ hiểu biết, có gì hại đâu. Bằng cấp là để dùng vào chuyên môn, chứ có phải để doạ người khác hay lấy oai đâu. Tiếp xúc với người Mỹ, chị thấy họ khiêm tốn lắm.

Khi biết được người khác đang theo đuổi 1 việc nào đó và ở trong hoàn cảnh khó khăn, họ khuyến khích và giúp đỡ, hoặc bằng phương tiện vật chất, hoặc bẳng lời nói nên như Ốc thấy, họ có nhiều người giỏi và đối xử với nhau rất bình đẳng.

Hồi mới đi làm, chị có một cô phụ tá người Mỹ thật giỏi, chị khuyến khích cô ấy học Dược, rủ các bạn làm cùng giúp đỡ bước đầu.
Sau một thời gian, chị có 1 đồng nghiệp xuất sắc làm việc bên cạnh mình ở nhà thương.

Ngày chị nghỉ việc, cô ấy là người viết lời chào dài nhất.

gun_ho
10-09-2011, 10:34 AM
À, còn mấy cái link này nữa chứ, chứng tỏ Dactrung cũng đã bàn nhiều về những chữ này

http://dactrung.net/dtphorum/m488046-p14.aspx

Xin chị TK cho ý kiến về bài viết của chị BL trong link này ? Còn cái link chị BL cho thì em vẫn chưa mở ra xem được. Không biết 8,9 năm trước người ta đã viết gì ?

thuykhanh
10-09-2011, 10:54 AM
Chào Angie,

Người mà chị em mình có lần đề cập đến cũng có bằng TS đệ tam cấp. Ông sang Pháp để lấy bằng TS Quốc gia.
Năm anh chị ở trại tỵ nạn và viết thư hỏi ý kiến, ông NĐD đã vội vàng trả lời, dặn rằng " bằng mọi giá, nên đi Mỹ "

Angie đừng để ý đến mấy người như Angie mới kể ở trên. Chị thấy có những người không nắm bằng cấp cao nhưng hiểu biết rộng, đối xử tốt và sẵn sàng giúp đỡ người chung quanh. Chị học được ở họ nhiều lắm và cảm thấy may mắn có những người bạn như vậy.

Chiều chủ nhật vui nha, Angie!
-----------------

Chị chào Góc,

Góc có ông anh giỏi xuất sắc, mà sao để ông ấy đi đâu mất, lâu rồi chẳng ai biết tăm hơi.
Góc tìm ông ấy về cho Phố đi.

goctroiparis
10-09-2011, 11:03 AM
em chào chị tk. em cám ơn chị khen ông anh em giỏi :) em biết tăm hơi của ổng ở đâu nên khỏi phải tìm, chị ạ. có điều em không thể vời ổng về phố là vì... hìhì ổng đang giận em. em chờ ổng hết giận rồi mua nước mía cho em uống để dỗ ngọt em đã :) từ ngày em trở thành em của ổng tới giờ, em lùn đi không biết mấy phân nữa. cứ hễ chọc ổng là ổng khỏ, lần này ổng mà đọc được những gì em viết ở đây, em bảo đảm là chiều ngang của em bằng chiều cao luôn, đó là cha mẹ sinh ra em dư thước tấc so với người Việt Nam thuộc thế hệ của em đó chị.

Góc :)

Văn
10-09-2011, 11:24 AM
hết thuốc chữa = bó tay
quê một cục = hai lúa
bỏ đi tám = không dám đâu
hàng xịn = hàng hiệu
hết xẩy / bá cháy = cực kỳ
xốn xang = bức xúc
người đẹp = chân dài
dổm / dởm = củ chuối

Hàn Sinh
10-09-2011, 11:32 AM
@ HV

Chị dùng chữ " tường trình " tuy biết nghĩa của nó tương tự như báo cáo (sau 75)
và có chung cảm nghĩ như HV

tk chào các anh Tuệ, Hàn Sinh và TCChào chị Thụy Khanh và các ACE,

Dường như, HS chỉ khoảng tuổi em út của chị mà thôi: Saigon rơi vào tay cs khi HS đang học dở dang lớp Tám trung học (VTT).:((

Xin phép chị và các ACE khác cho được làm rõ sự khác biệt giữa chữ "báo cáo" và các ngữ vựng có ý nghĩa tương tự như "tường trình", "tường thuật", "phúc trình", "điều trần",... và cách dùng của chúng trong Việt ngữ với những hoàn cảnh khác nhau.

Báo cáo, gần như (nhưng không hoàn toàn) đồng nghĩa với tường trình, tường thuật trong văn nói và văn viết Quốc ngữ. Đôi khi, nó cũng đồng nghĩa với phúc trình và điều trần trong giới hạn của nó mà HS xin được tiếp tục giải thích.
Trong xã hội và bối cảnh văn hóa trước 1975 của nước VN chúng ta, ngôi thứ và trật tự gia đình nề nếp cũng như trật tự xã hội, hệ thống quân giai được xem là quan trọng. Cách dùng chữ nghĩa cũng thế... Xưa kia và ngày nay, chúng ta dùng chữ "báo cáo" trong những trường hợp người có vai vế hoặc địa vị thấp hơn "báo cáo" với các thượng cấp, phụ huynh của mình.

"Đại đội báo cáo tình hình thương vong lên cấp Tiểu hoặc Trung đoàn."
"Hướng đạo sinh báo cáo kết quả tổ chức thám du lên cho các Trưởng."...

"Tường trình" và "tường thuật" thường dùng cho các phóng viên, nhân chứng... nhằm mô tả sự việc đã hoặc đang xảy ra. Khi dùng các chữ này, người tường trình hoặc tường thuật hoặc có vai vế xã hội, hoặc mặc nhiên được xem như có vai vế xã hội ngang hàng với khán-thính-độc giả của mình. cs ngày nay dùng chữ "báo cáo" thay cho tường trình hoặc tường thuật là không đúng, thiếu minh bạch. (key word của hai chữ này, "tường" là rõ ràng và tỉ mỉ)

"Phúc trình" là bản/việc báo cáo kết quả cuối cùng của một cuộc điều tra mà người/nha/tổng nha/... nhận có thể là ngang hàng hoặc cao hơn. Thông thường, cho dù nhận phúc trình là tên của một người; nhưng người nhận phải là nhân danh chức vụ dân/quân quyền nào đó... Phúc trình gửi cho Bộ trưởng, Thủ tướng, Tổng thống ...; là vài trong rất nhiều ví dụ. (key word của chữ này "phúc" là sau cùng). Dùng chữ báo cáo thay cho phúc trình cũng sai vì không nói lên nghĩa "kết quả cuối cùng" trước khi báo cáo được gởi đi!

"Điều trần" cũng là một hình thức báo cáo của ngành pháp trước các đại diện hoặc toàn thể hội đồng lập pháp (Hạ/Thượng Viện). Nhưng trong trường hợp này, "báo cáo" không thể thay thế cho chữ "điều trần" được, vì trong buổi điều trần, bao gồm cả những chất vấn mà đại diện hành pháp phải trả lời theo luật định.

Ngoài ra, còn có chữ "đàn hặc" không dính dáng chi đến "báo cáo" hay tường trình, tường thuật ... Chữ này đã có từ xa xưa cùng sự ra đời và vai trò của các ngự sử quan thời phong kiến!

Hiểu nghĩa, phân biệt, và dùng ngữ vựng một cách chính xác là cách tốt nhất để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Mẹ đẻ của chúng ta.
Đôi lời đóng góp từ hiểu biết nông cạn của mình...

Hàn Sinh.
P/S: dường như, cs dùng chữ "bức xúc" với nghĩa của chữ "bất mãn" mà chúng ta thường dùng:
"Bất mãn (bức xúc) với cường quyền áp bức tại tỉnh xa, nông dân kéo lên thành phố biểu tình đòi ruộng đất!"

Văn
10-09-2011, 11:50 AM
"Tường trình = Báo cáo"
Hi anh Triển
hv thử dùng chữ báo cáo cho câu cuối của bài ps mà nghe rất lạ anh T ơi

"hv báo cáo từ Houston" :)


Tôi nghĩ:

- tường thuật = thuật lại / kể lại. Có thể dùng trong việc phóng viên đưa tin. Ví dụ: "Tường thuật từ Houston".

- tường trình = báo cáo. Có nghĩa về hành chánh hơn. Ví dụ "Tường trình trước quốc hội / trước Liên Hiệp Quốc".

gun_ho
10-09-2011, 12:16 PM
Cái vụ em qua thăm bả chấn động giang hồ. Toàn bộ người quen ở sở biết hết vì em nói xấu bả.
Về VN năm sau cũng nghe họ hàng và bạn cũ của mẹ em kể lại vì bả nói xấu em. Coi như huề. Mà bà con có vẻ binh em vì họ lại thay phiên nhau nói xấu bả.


Đề nghị Ban Mai Mod xóa hết các bài có tính chất chít chát trong mục ngôn ngữ học này đi. :))


Rất đồng ý với anh Hàn Sinh về câu này

Hiểu nghĩa, phân biệt, và dùng ngữ vựng một cách chính xác là cách tốt nhất để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Mẹ đẻ của chúng ta.

July
10-09-2011, 01:04 PM
bức xúc = bất mãn và hơn thế nữa :-)
J nghe cách người ta dủng chữ bức xúc thì hiểu bức xúc là "bất mãn nhưng không làm gì được trong khả năng của mình".

thuykhanh
10-09-2011, 02:10 PM
Chào chị TK.

Em có tìm thấy những bàn luận này cũng ở DT trong diễn đàn cũ

http://www.dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=270122&mpage=1

Còn nói về đồng hồ xưa, em chỉ chuyên biệt về Vintage Omega và Zenith mà thôi, nghĩa là trong vòng những năm 1938 tới 1968 , sau đó khi đồng hồ Nhật và máy Quartz ra đời, em không quan tâm nữa. Em có tham gia viết bài trong các diễn đàn Omega và Zenith, chỉ sợ ở đây ít người thích nên em không đăng .


Nói chuyện với Gun khó quá chừng, chị phải đọc lại bài ở diễn đàn cũ rồi chạy đi hỏi anh. Gặp lúc ông cậu ở Cali điện thoại qua thăm, thế là níu áo hỏi luôn:

- Pháp có chương trình cho những người đã đậu cử nhân Toán, Vật lý, Hoá học v.v... Kỳ thi này khó lắm, nếu qua được, thí sinh sẽ được cấp học vị Professeur agrégé để dạy học.

- Riêng trong 2 ngành Y và Luật, muốn được thi lấy bằng agrégé, ứng viên bắt buộc phải có bằng Tiến sĩ ( Docteur en Médecine hay Docteur en Loi ).

- Chị cũng được nghe kể là ngày xưa, SV Việt Nam có bằng cử nhân muốn sang Pháp học để lấy Tiến sĩ, chỉ được cấp TS đệ tam cấp. Đó là chính sách của họ đối với nước mình hồi đó.

Cũng phải nói với em rằng hồi còn đi làm, tk bỏ sót nhiều bài hay trong diễn đàn lắm vì quá bận.

Về chuyện đồng hồ, chỉ có những hiệu Gun kể mới có giá trị, còn những tên khác và máy Quartz chị không nghe đề cập tới.
Vậy là Gun giầu lắm đó nha!

gun_ho
10-09-2011, 02:30 PM
Nói chuyện với Gun khó quá chừng, chị phải đọc lại bài ở diễn đàn cũ rồi chạy đi hỏi anh. Gặp lúc ông cậu ở Cali điện thoại qua thăm, thế là níu áo hỏi luôn:

- Pháp có chương trình cho những người đã đậu cử nhân Toán, Vật lý, Hoá học v.v... Kỳ thi này khó lắm, nếu qua được, thí sinh sẽ được cấp học vị Professeur agrégé để dạy học.

- Riêng trong 2 ngành Y và Luật, muốn được thi lấy bằng agrégé, ứng viên bắt buộc phải có bằng Tiến sĩ ( Docteur en Médecine hay Docteur en Loi ).

- Chị cũng được nghe kể là ngày xưa, SV Việt Nam có bằng cử nhân muốn sang Pháp học để lấy Tiến sĩ, chỉ được cấp TS đệ tam cấp. Đó là chính sách của họ đối với nước mình hồi đó.

Cũng phải nói với em rằng hồi còn đi làm, tk bỏ sót nhiều bài hay trong diễn đàn lắm vì quá bận.

Về chuyện đồng hồ, chỉ có những hiệu Gun kể mới có giá trị, còn những tên khác và máy Quartz chị không nghe đề cập tới.
Vậy là Gun giầu lắm đó nha!

Tại em có cái tính "tới nơi, tới chốn" đó chị, vậy cái bằng "agrégé" này được dịch là "Thạc.." ?

Em không giàu đâu, nghèo nữa là khác. Em chọn Omega và Zenith để chơi vì nó phổ thông, đoạt nhiều giải thưởng danh tiếng năm xưa mà thôi, chứ so sánh thì hai hiệu này thua Patek Philippe hay Vacheron Constantin.


Tính gởi tặng chị cái hình đồng hồ từ Flickr mà không biết cách.

Hàn Sinh
10-09-2011, 02:50 PM
bức xúc = bất mãn và hơn thế nữa :-)
J nghe cách người ta dủng chữ bức xúc thì hiểu bức xúc là "bất mãn nhưng không làm gì được trong khả năng của mình".
Chào July,

Trong Việt ngữ, mạnh mẽ và nặng nề hơn bất mãn còn có chữ phẫn nộ để diễn tả. "Bất mãn", "phẫn nộ", và "bức xúc" (chữ cs đang dùng); đều mang nghĩa rộng rãi hơn sự giải thích của July: "bất mãn nhưng không làm gì được trong khả năng của mình".

Nếu thật sự "bức xúc" mang ý nghĩa bị giới hạn như July hiểu, thì title sau này của báo chí trong nước đã không diễn tả đúng điều đó: "Bức xúc với cường quyền áp bức tại tỉnh xa, nông dân kéo lên thành phố biểu tình đòi ruộng đất!"
Hơn nữa một ngữ vựng chỉ mang ý nghĩa giới hạn (như July đang hiểu); thì mật độ sử dụng của chữ này trong ngôn ngữ hằng ngày trong nước, sẽ bị hạn chế mà không thành phổ biến, thời thượng như chúng ta chứng kiến!

Tuy không hiểu rõ chữ "bức xúc" có từ đâu ra, nhưng người nghe/đọc tinh ý sẽ hiểu được ngay bằng các chữ và câu đi kèm theo nó.

Vài chữ (ngữ vựng) mà cs dùng sai cả trong ý nghĩa của con chữ và khái niệm về kiến thức là "hoành tráng", "đời thường", "văn hóa" ẩm thực... Cái sai của cs khi dùng các chữ này thường xuất phát từ sự kết hợp giữa tính ba hoa, khoác lác và tâm lý "dốt hay nói chữ" của bọn "trưởng giả học làm sang" mà ra!

Người Nhật rất tự hào với "Trà đạo" của mình. Nhưng thật ra nhân loại cũng chỉ xem đó là một thứ nghệ thuật. Vì, ẩm thực không thể vượt qua các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khăc, kiến trúc, âm nhạc, và văn chương,... để gọi là văn hóa được!
Cách ăn uống của người VN ta xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lâu đời thì vẫn còn thua xa "Trà Đạo", cho dù không cần phải khoác lên người mặc cảm nhược tiểu ...

Đôi dòng thô thiển trao đổi cùng July!

Hàn Sinh.

thuykhanh
10-09-2011, 03:00 PM
Dường như, HS chỉ khoảng tuổi em út của chị mà thôi: Saigon rơi vào tay cs khi HS đang học dở dang lớp Tám trung học (VTT).:((


tk chào Hàn Sinh,

Đâu có sao, tk đã từng làm chung với những cô, cậu y tá Mỹ mới tốt nghiệp, tuổi chừng 19-20 mà. Và nói chuyện với nhau thì chỉ có You, I, Me thôi.
tk có mấy người em hồi 75 còn nhỏ nên rất hiểu hoàn cảnh của các bạn trẻ, nhất là những gia đình mà Ba hay Anh phải đi tù cải tạo.
Tuổi thanh niên đang tươi đẹp bỗng chốc rơi vào hụt hẫng, phải phụ Mẹ kiếm sống cho gia đình và đi thăm nuôi Cha, Anh..., không được nhận vào Đại học, đi Thanh niên xung phong, kinh tế mới, Nghĩa vụ quân sự...

Cảm ơn Hàn Sinh đã tham gia và cho những định nghĩa chính xác.

Hiểu nghĩa, phân biệt, và dùng ngữ vựng một cách chính xác là cách tốt nhất để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Mẹ đẻ của chúng ta.

Chị nghĩ đây cũng là mục đích của anh TC khi lập mạch viết này.
HS tiếp tục vào chơi nha. Còn chữ "biên bản" nữa , HS có nhớ không?

thuykhanh
10-09-2011, 03:15 PM
Tôi nghĩ:

- tường thuật = thuật lại / kể lại. Có thể dùng trong việc phóng viên đưa tin. Ví dụ: "Tường thuật từ Houston".

- tường trình = báo cáo. Có nghĩa về hành chánh hơn. Ví dụ "Tường trình trước quốc hội / trước Liên Hiệp Quốc".

xốn xang = bức xúc


Anh Văn,

Lâu lắm rồi mới thấy lại chữ xốn xang

chứ không phải anh dắt chó đi dạo, gặp cô nào xinh đẹp quá mà thấy lòng xao xuyến sao? ( j/k)

thuykhanh
10-09-2011, 03:30 PM
bức xúc = bất mãn và hơn thế nữa :-)
J nghe cách người ta dủng chữ bức xúc thì hiểu bức xúc là "bất mãn nhưng không làm gì được trong khả năng của mình".

Chị chào July,

Em có đồng ý với giải thích của Hàn Sinh không?
Thật ra chữ bức xúc làm người nghe có cảm nghĩ như July đã diễn tả, chị cũng là một trong những người này.
Bây giờ chị phải tập cho nguội bớt để dùng chữ được chính xác hơn.

Cảm ơn J đã ghé

Hàn Sinh
10-09-2011, 03:32 PM
HS tiếp tục vào chơi nha. Còn chữ "biên bản" nữa , HS có nhớ không?Cảm ơn chị, HS có nhớ nhưng không đưa chữ "biên bản" vào trong bài viết đó. Lý do không đưa vào và phân tích, vì biên bản là danh từ. Mà các chữ đã/đang bàn trên kia là động từ. Nếu TK là tên thật ngoài đời của chị, dường như HS có gặp tại miền Bắc California và xưa hơn nữa, khi còn tại Saigon, VN.

Hàn Sinh.

gun_ho
10-09-2011, 04:38 PM
Chào anh Hàn Sinh.

Anh có thể cho tôi xin cái link dẫn của bài báo có tựa đề, có câu "Bức xúc với cường quyền áp bức tại tỉnh xa, nông dân kéo lên thành phố biểu tình đòi ruộng đất!"

hay không ? Cám ơn anh.

Cu huyền
10-09-2011, 05:00 PM
Anh Văn,

Lâu lắm rồi mới thấy lại chữ xốn xang

chứ không phải anh dắt chó đi dạo, gặp cô nào xinh đẹp quá mà thấy lòng xao xuyến sao? ( j/k)
Xốn xang làm sao là bức xúc được trong đoạn này.? Dẫn chó đi dạo rồi bức xúc ( =xốn xang) thì toi đời con chó.

Văn
10-09-2011, 05:49 PM
bức xúc = bất mãn và hơn thế nữa :-)
J nghe cách người ta dủng chữ bức xúc thì hiểu bức xúc là "bất mãn nhưng không làm gì được trong khả năng của mình".

Tôi google chữ "bức xúc" thì được những câu có nghĩa là bất mãn, tương tự như nghĩa chị July đã ghi ở trên:



- "Tiếp tục đối thoại, bức xúc sẽ bớt đi."
- "Dân oan Đồng Nai bức xúc tuột quần."
- "Bức xúc khi bị trả lại tiền lẻ thừa bằng kẹo."
- "Hà Nội: Dân bức xúc vì con đường 'đau khổ' được sửa chữa dở dang."
- "Dân bức xúc đòi tiêu diệt cây hoa sữa."
- "Những loại quỹ gây bức xúc đầu năm học."


@ chị thuykhanh. Tôi vẫn thích hiểu "bức xúc" là "xốn xang". Như chị nói: "Đi đường, gặp cô gái đẹp, tôi cảm thấy bức xúc trong lòng quá!" :x

Triển
10-09-2011, 07:02 PM
@ chị thuykhanh. Tôi vẫn thích hiểu "bức xúc" là "xốn xang". Như chị nói: "Đi đường, gặp cô gái đẹp, tôi cảm thấy bức xúc trong lòng quá!"
không biết căn cứ vào đâu thì lại xem tự điển. Ở diễn đàn cũ tôi đã có tra chữ "bức xúc" trong quyển tự điển Nguyễn Như Ý. Bức xúc là "cấp bách, cần kíp, yêu cầu
phải giải quyết ngay. Nếu hiểu theo giải thích trong tự điển như thế thì câu "Đi đường, gặp cô gái đẹp, tôi cảm thấy bức xúc trong lòng quá!" phải mời anh Ba Ếch
vào giải thích khái niệm bức xúc là tĩnh từ diễn tả trạng thái như thế nào ? hihihihi :)

Ngoài ra còn nhìn thấy chữ "bức bối". Bức bối là ngột ngạt khó chịu, sốt ruột nôn nóng.
Như thế thì:


Bực bội = bức bối
Bứt rứt = bức bối

Văn
10-09-2011, 07:10 PM
chữ "bức xúc" trong quyển tự điển Nguyễn Như Ý. Bức xúc là "cấp bách, cần kíp, yêu cầu
phải giải quyết ngay.

Đúng ý tôi quá rồi! Anh Triển là cứu tinh của tôi đấy.>:)

Triển
10-09-2011, 07:35 PM
chữ "bức xúc" trong quyển tự điển Nguyễn Như Ý. Bức xúc là "cấp bách, cần kíp, yêu cầu phải giải quyết ngay."



Đúng ý tôi quá rồi! Anh Triển là cứu tinh của tôi đấy.>:)


Không khéo người qua đường bình luận anh rằng: tự xử lý đi ! :))) j/k

Bingo !

Xử lý là hành động gì ?

Những câu vừa gặp qua Google:



xử lý chất thải
BBC Vietnamese - Việt Nam - Cà Mau 'sẽ xử lý công nhân Trung Quốc'
xử lý ảnh
xử lý hình sự ngân hàng vượt trần lãi suất
..v.v.v

Văn
10-09-2011, 08:20 PM
Anh Triển,

Giỡn tí cho vui thôi.

Tôi mới tìm được một nghĩa khác của từ "bức xúc", có vẻ nguyên thủy hơn:



[*=1]Bức xúc: lo lắng, lo âu, băn khoăn



Tôi nghĩ rằng trong quá trình sử dụng, nghĩa của từ "bức xúc" đã bị biến đổi đi nhiều, tương tự như từ "hoành tráng"!

RaginCajun
10-10-2011, 06:36 AM
không biết căn cứ vào đâu thì lại xem tự điển. Ở diễn đàn cũ tôi đã có tra chữ "bức xúc" trong quyển tự điển Nguyễn Như Ý. Bức xúc là "cấp bách, cần kíp, yêu cầu
phải giải quyết ngay. Cái bụng tớ cảm thấy bức xúc, tớ cần phải đi câu tiêu ngay. Chữ bức xúc này thấy người ta hay xài vào trường hợp không đồng ý một chuyện gì và cảm thấy bực mình muốn đập cho nó một trận nhưng không dám làm hay không có điều kiện để làm. Cho bản thân một cá nhân nào ,cảm giác bị bón cũng là bức xúc. Với môi trường chung quanh thì có thể dùng như chữ bất bình, như chuyện bàn cãi trong phố này cũng là một dạng bức xúc.

Bác gun_ho có nói câu này "Hiểu nghĩa, phân biệt, và dùng ngữ vựng một cách chính xác là cách tốt nhất để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Mẹ đẻ của chúng ta. "

Rất đồng ý với bác gun_ho. Chữ nghĩa ngày nay bị méo mó là lỗi của một số người "bằng cấp" xài sai làm mọi người tin và xài theo. Người VN rất trọng khoa bảng. Anh có bằng cấp thì nói gì người ta cũng tin. Còn cho giới bình dân thì mấy anh nghệ sĩ phăng chữ lung tung cũng được người ta nghe theo.

gun_ho
10-10-2011, 07:12 AM
Bác gun_ho có nói câu này "Hiểu nghĩa, phân biệt, và dùng ngữ vựng một cách chính xác là cách tốt nhất để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Mẹ đẻ của chúng ta. "

Rất đồng ý với bác gun_ho. Chữ nghĩa ngày nay bị méo mó là lỗi của một số người "bằng cấp" xài sai làm mọi người tin và xài theo. Người VN rất trọng khoa bảng. Anh có bằng cấp thì nói gì người ta cũng tin. Còn cho giới bình dân thì mấy anh nghệ sĩ phăng chữ lung tung cũng được người ta nghe theo.

Câu đó là của bác Hàn Sinh mà tôi nhắc lại. Tôi cũng đồng ý như vậy.

Có điều khó khăn là hiện nay 90% số người sử dụng tiếng Việt đang ở trong nước, 10% còn lại ở khắp nơi trên thế giới. Dĩ nhiên cách dùng chữ, cách nói và ngữ vựng có khác nhau ít nhiều.
Tôi cũng không muốn đem ý thức hệ hay giai cấp để phân biệt nguồn chữ từ đâu ra và tôi tin tưởng sự sáng suốt, khôn ngoan của người dùng tiếng Việt. Họ sẽ đủ sáng suốt nhận định để chấp nhận hay loại bỏ tùy theo nhu cầu ngôn ngữ, đánh giá chữ đó có thỏa mãn được nhu cầu truyền thông của họ hay không.

Sau năm mười năm là biết ngay chứ gì.

Triển
10-10-2011, 07:20 AM
Anh Triển,

Giỡn tí cho vui thôi.

Tôi mới tìm được một nghĩa khác của từ "bức xúc", có vẻ nguyên thủy hơn:



[*=1]Bức xúc: lo lắng, lo âu, băn khoăn



Tôi nghĩ rằng trong quá trình sử dụng, nghĩa của từ "bức xúc" đã bị biến đổi đi nhiều, tương tự như từ "hoành tráng"!




Tôi cũng nghĩ như anh Văn. Cái nghĩa ban đầu của chữ này do người ta dùng sai riết đã bị biến đổi, và trở thành chính thống vì người ta đã chấp nhận nghĩa mới.



Cái bụng tớ cảm thấy bức xúc, tớ cần phải đi câu tiêu ngay. Chữ bức xúc này thấy người ta hay xài vào trường hợp không đồng ý một chuyện gì và cảm thấy bực mình muốn đập cho nó một trận nhưng không dám làm hay không có điều kiện để làm. Cho bản thân một cá nhân nào ,cảm giác bị bón cũng là bức xúc. Với môi trường chung quanh thì có thể dùng như chữ bất bình, như chuyện bàn cãi trong phố này cũng là một dạng bức xúc.

Bác gun_ho có nói câu này "Hiểu nghĩa, phân biệt, và dùng ngữ vựng một cách chính xác là cách tốt nhất để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Mẹ đẻ của chúng ta. "

Rất đồng ý với bác gun_ho. Chữ nghĩa ngày nay bị méo mó là lỗi của một số người "bằng cấp" xài sai làm mọi người tin và xài theo. Người VN rất trọng khoa bảng. Anh có bằng cấp thì nói gì người ta cũng tin. Còn cho giới bình dân thì mấy anh nghệ sĩ phăng chữ lung tung cũng được người ta nghe theo.
Đâu phải chỉ có người Việt Nam trọng bằng cấp. Bên này cũng thế thôi. Tuy nhiên cái hay của người ta là xem thêm năng lực nữa chứ không phải chỉ bằng cấp là đủ.
Tuy nhiên mắc đi cầu, buồn ị, nghe là hiểu ngay lại không dùng, dưng bảo là bức xúc, dùng sai chỗ nghĩa là phá hoại tiếng mẹ đẻ trong sáng của chúng ta rồi chứ gì nữa. ;-)

thuykhanh
10-10-2011, 07:27 AM
Anh Văn à,

Tôi dùng chữ xao xuyến mà!
Xao xuyến đâu có phải là bức xúc hay xốn xang ?

tk xin lỗi vì vô tình làm rùm phố

TTHV
10-10-2011, 07:56 AM
Chào các anh chị
Có lẽ từ đây về sau hv sẽ không dùng câu cuối là "hv tường trình từ ... nữa"

Sẽ nói là "hv, TTV RFA" mà thôi

Mời anh chị em đọc link dưới đây khi hv tra chữ report

http://vdict.com/report,1,0,0.html

Triển
10-10-2011, 09:40 AM
Chào các anh chị
Có lẽ từ đây về sau hv sẽ không dùng câu cuối là "hv tường trình từ ... nữa"

Sẽ nói là "hv, TTV RFA" mà thôi

Mời anh chị em đọc link dưới đây khi hv tra chữ report

http://vdict.com/report,1,0,0.html

Góp ý với chị thấy ngại lắm chị Hiền Vy. Tuy nhiên tôi xin ví dụ thế này nhé. Khi mình học sinh ngữ tốt nhất là dùng tự điển nguyên thủy của ngôn ngữ đó. Ví dụ như học Anh ngữ thì dùng tự điển nho nhỏ căn bản là quyển Oxford. Khi học Pháp ngữ thì dùng tự điển Larousse. Còn học Việt ngữ chi bằng dùng tự điển toàn tiếng Việt. Cố gắng tránh các tự điển song ngữ vì như thế sẽ học để dịch, chứ không phải học để sử dụng sinh ngữ đó. Nếu có quá lời chị bỏ qua cho nhưng đó là góp ý chân thành.

Angie
10-10-2011, 09:52 AM
Xin hỏi về từ "nửa mùa". Hồi nãy đang đi lang thang bên phố người ta bỗng thấy tựa "tiểu thư nửa mùa." Chợt nhớ có một người nọ tự xưng là "trí thức nửa mùa" cách đây cũng khoảng một chục năm. Search ra thì có chữ "cậu ấm hoặc tiểu thư nửa mùa COCC" (con ông cháu cha) và cái bản tin http://2sao.vn/p1004c1006n20111008114044151/quynh-nga-tro-thanh-quy-tieu-thu-nua-mua.vnn

Phong cách thời trang hoàng gia, các tiểu thư đài các hiện nay đang được nhiều bạn trẻ khá thích và học tập theo, Quỳnh Nga cũng nằm trong số đó. Tối qua, cô diện một chiếc mũ đen có một chút lông ở bên trái, áo khoác màu xanh rêu nhưng lại đi kèm với thắt lưng màu vàng chóe. Ngoài ra, cô còn diện một đôi găng tay lưới đen, tất cả những đồ và phụ kiện đều "đánh nhau chan chát", không hề liên quan gì tới nhau. Xem ra, để gồng mình trở thành một tiểu thư, không phải là dễ.


http://img.2sao.vietnamnet.vn/2011/10/08/11/39/IMG8580.jpg (http://img.2sao.vietnamnet.vn/2011/10/08/11/39/IMG8580.jpg)




Lời bàn của Kim Ăn Gì, như vầy thì phải là "nhà quê ra tỉnh" mới đúng.
Kết Luận: "tiểu thư nửa mùa" tức "nhà quê ra tỉnh."

Triển
10-10-2011, 09:56 AM
Kết Luận: "tiểu thư nửa mùa" tức "nhà quê ra tỉnh."

Nửa chợ nửa quê.

Văn
10-10-2011, 09:56 AM
@ chị thuykhanh. Tôi cố tình lái "xao xuyến" sang "bức xúc" cho nó rùm vậy mà. Không sao đâu chị.


Bộ CT "bức xúc" --> TW đg "bức xúc" --> tỉnh đg bộ "bức xúc" --> huyện đg bộ "bức xúc" --> báo đài "bức xúc" --> trường học "bức xúc" --> quần chúng "bức xúc"

Đó là cách loan truyền từ "bức xúc". Người ta lập lại lẫn nhau như vẹt đến một lúc "bức xúc" bỗng có những nghĩa khác nhau... :-?


Tương tự, có từ nhậy cảm. Một bài viết hay về từ này ở đây. (http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=12865)

Văn
10-10-2011, 10:03 AM
Lời bàn của Kim Ăn Gì, như vầy thì phải là "nhà quê ra tỉnh" mới đúng.
Kết Luận: "tiểu thư nửa mùa" tức "nhà quê ra tỉnh."


nửa mùa = dởm / dổm = hàng nhái, không phải hàng hiệu
trái nghĩa của "nửa mùa" là: chính hiệu con nai vàng

Triển
10-10-2011, 10:05 AM
Tương tự, có từ nhậy cảm. Một bài viết hay về từ này ở đây.

hihihi ông Ngô Nhân Dụng khôi hài ghê. Riêng mạch này anh Văn cứ thoải mái post, chắc không có ai tố cáo sách nhiễu tình dục vì nói toàn chuyện "nhạy cảm". hihihi

ốc
10-10-2011, 11:03 AM
nửa mùa = dởm / dổm = hàng nhái, không phải hàng hiệu
trái nghĩa của "nửa mùa" là: chính hiệu con nai vàng

"Nửa mùa" là các cụ ngày xưa dịch từ tiếng Tây "đờ mi xe dông" đấy các anh chị. Chỉ có nghĩa là kiểu ăn mặc không ra xứ nóng, chả ra xứ lạnh, quấn khăn đi bốt nhưng mặc váy cộc chả hạn.

Sau này người ta dùng nó như một từ để chỉ sự pha trộn, chả ra đầu ra đuôi. Thí dụ: "kiến thức nửa mùa" (chữ của chị Ngô Đồng nói về em).

RaginCajun
10-10-2011, 11:18 AM
"Ốcland"... đấy nửa tây nửa ta đấy :P

Triển
10-10-2011, 11:29 AM
"Nửa mùa" là các cụ ngày xưa dịch từ tiếng Tây "đờ mi xe dông" đấy các anh chị. Chỉ có nghĩa là kiểu ăn mặc không ra xứ nóng, chả ra xứ lạnh, quấn khăn đi bốt nhưng mặc váy cộc chả hạn.

Sau này người ta dùng nó như một từ để chỉ sự pha trộn, chả ra đầu ra đuôi. Thí dụ: "kiến thức nửa mùa" (chữ của chị Ngô Đồng nói về em).

Thì gọi là nửa vời vậy.

thuykhanh
10-10-2011, 11:54 AM
Chào các anh chị
Có lẽ từ đây về sau hv sẽ không dùng câu cuối là "hv tường trình từ ... nữa"

Sẽ nói là "hv, TTV RFA" mà thôi

Mời anh chị em đọc link dưới đây khi hv tra chữ report

http://vdict.com/report,1,0,0.html

HV:

Chị đã giả bộ mình là HV, đọc thử:
- HV báo cáo từ Houston
- HV tường trình từ Houston
thì thấy lần đọc thứ nhì êm tai hơn. Có phải đấy là lý do làm "em thấy sao sao ấy" không. Vậy thì mình cứ theo câu sau.
Mình có cảm thấy thoải mái thì làm việc mới hứng thú, bài phóng sự mới lôi cuốn người nghe và người đọc

Chị có ý kiến nhỏ này "hv, TTV RFA" hơi khô khan, giống như đang giận ai ấy giận bầu chứ đừng giận chị tội nghiệp
Hôm qua cậu T. có gọi thăm. V có biết dượng Quới ?

Angie
10-10-2011, 11:56 AM
"Nửa mùa" là các cụ ngày xưa dịch từ tiếng Tây "đờ mi xe dông" đấy các anh chị. Chỉ có nghĩa là kiểu ăn mặc không ra xứ nóng, chả ra xứ lạnh, quấn khăn đi bốt nhưng mặc váy cộc chả hạn.
http://img.ehowcdn.com/article-page-main/ehow/images/a04/or/rb/wear-skirt-tall-boots-800x800.jpg (http://i.ehow.com/images/a04/or/rb/wear-skirt-tall-boots-800x800.jpg)You can achieve an elegant or sexy look with skirts and tall boots.
http://www.ehow.com/how_5009259_wear-skirt-tall-boots.html

thuykhanh
10-10-2011, 12:03 PM
http://img.ehowcdn.com/article-page-main/ehow/images/a04/or/rb/wear-skirt-tall-boots-800x800.jpg (http://i.ehow.com/images/a04/or/rb/wear-skirt-tall-boots-800x800.jpg)You can achieve an elegant or sexy look with skirts and tall boots.
http://www.ehow.com/how_5009259_wear-skirt-tall-boots.html

Hihi, chị cũng tự hỏi...??

tonthattue
10-10-2011, 05:31 PM
Tôi có vài điều lung tung không biết ghép vào đâu.
1.- nửa quê nửa chợ có thể là cơ sin (anh em họ) của nửa mùa, bà con nghĩ sao. Trong nam nhiều người hiểu chữ chợ là phố; mấy nơi khác nói gần như thế: nửa quê nửa tỉnh.
2.-Trưởng giả học làm sang, hình như tiếng tây là bourgeois gentillehomme, hình như mà thôi, tôi không có từ điển.
3.- Trước 75, trong các buổi lễ trên cao nguyên, nhiều chức sắc trong các bộ tộc, mặc áo thụng xanh, hoặc veston nhưng không mặc quần vẫn giữ nguyên cái khố. Fashion, mode đặc biệt chưa có tên.
4.- Côm lê (complet veston) áo veste, quần và cả gilet nếu có, một màu một thứ vải. Còn nếu khác màu thì gọi là gì? Tôi chưa thể trả lời. Nhưng hồi nhỏ còn trung học hay nghe người ta nói là demi-saison; nhưng có lần ông thầy Pháp Văn của tôi đã sửa trong lớp, là combinaison. Thầy còn nói khi mặc combinaison, áo veste phải có màu nhạt hơn quần. Nếu đậm hơn thì mình như ở truồng chỉ có quần xà lỏn. Thời ấy tôi chỉ nghe nói demi-saison, người ta đều mặc veste nhạt hơn quần đúng như thầy bảo. Ngày nay veste đen quần trắng là chuyện rất thường. Từ điển word reference nêu hai nghĩa của combinaison. áo quần lót là bodysuit, mặc ngoài là jumpsuit.
Ốc nói demi-saison là ghép thời trang hai mùa, là một điều mới với tôi, hay. Mỗi ngày một học thêm.

TTHV
10-10-2011, 08:11 PM
HV:

Chị đã giả bộ mình là HV, đọc thử:
- HV báo cáo từ Houston
- HV tường trình từ Houston
thì thấy lần đọc thứ nhì êm tai hơn. Có phải đấy là lý do làm "em thấy sao sao ấy" không. Vậy thì mình cứ theo câu sau.
Mình có cảm thấy thoải mái thì làm việc mới hứng thú, bài phóng sự mới lôi cuốn người nghe và người đọc

Chị có ý kiến nhỏ này "hv, TTV RFA" hơi khô khan, giống như đang giận ai ấy giận bầu chứ đừng giận chị tội nghiệp
Hôm qua cậu T. có gọi thăm. V có biết dượng Quới ?


Anh Triển và chị TK
Chắc chắn là em không giận ai cả vì "nghề" của em là "nghề làm dâu trăm họ" mà.

Thuận tai mình thì chắc gì thuận tai người khác.
Nghe có lý với người khác thì lại "cực kỳ vô lý" với mình.

Được 6 người chấp thuận trong 10 người thì là "thành công" lớn rồi.

Thú thật là em chưa nghe phóng viên hay thông tín viên nào nói " ABC báo cáo từ ..." hay "DEF tường thuật từ ..."
mà chỉ nghe "XYZ tường tình từ ..." hay " ABC, thông tín viên đài ..." và em hay dùng hv, tường trình từ và hv, TTV rfa

Dù vậy theo TĐ Hán Việt Đào Duy Anh thì :

thuật:
a) theo như cũ mà chép lại
b) bày ra

trình:
a) bày tỏ
b) lộ bày ra
c) đưa lên kẻ trên

Tóm lại, theo em thì Trình và Thuật có thể tạm xem là đồng nghĩa
Như vậy thì theo ... luật 3 phải thì ... ai cũng đúng hết :)
Huề ha, anh T và chị TK (cười cầu hòa) hehehehe

cô bạn VTTT của em giỏi Hán văn vô cùng, để coi VTTT có ý kiến gì không ha

hv

Triển
10-10-2011, 09:34 PM
Tôi có vài điều lung tung không biết ghép vào đâu.
1.- nửa quê nửa chợ có thể là cơ sin (anh em họ) của nửa mùa, bà con nghĩ sao. Trong nam nhiều người hiểu chữ chợ là phố; mấy nơi khác nói gần như thế: nửa quê nửa tỉnh.
2.-Trưởng giả học làm sang, hình như tiếng tây là bourgeois gentillehomme, hình như mà thôi, tôi không có từ điển.
3.- Trước 75, trong các buổi lễ trên cao nguyên, nhiều chức sắc trong các bộ tộc, mặc áo thụng xanh, hoặc veston nhưng không mặc quần vẫn giữ nguyên cái khố. Fashion, mode đặc biệt chưa có tên.
4.- Côm lê (complet veston) áo veste, quần và cả gilet nếu có, một màu một thứ vải. Còn nếu khác màu thì gọi là gì? Tôi chưa thể trả lời. Nhưng hồi nhỏ còn trung học hay nghe người ta nói là demi-saison; nhưng có lần ông thầy Pháp Văn của tôi đã sửa trong lớp, là combinaison. Thầy còn nói khi mặc combinaison, áo veste phải có màu nhạt hơn quần. Nếu đậm hơn thì mình như ở truồng chỉ có quần xà lỏn. Thời ấy tôi chỉ nghe nói demi-saison, người ta đều mặc veste nhạt hơn quần đúng như thầy bảo. Ngày nay veste đen quần trắng là chuyện rất thường. Từ điển word reference nêu hai nghĩa của combinaison. áo quần lót là bodysuit, mặc ngoài là jumpsuit.
Ốc nói demi-saison là ghép thời trang hai mùa, là một điều mới với tôi, hay. Mỗi ngày một học thêm.

Đưa anh Tuệ thêm vài thành ngữ để ngâm cứu nhé ... hihihi

Nửa người nửa ngợm
Nửa nạc nửa mỡ
Nửa ngô nửa khoai
Tiền văn minh, hậu nhà sư
Ba rọi :)))) j/k

July
10-11-2011, 01:10 AM
Hồi xưa Tây có mốt, hay quần áo kiểu "demi saison" là quần áo để mặc cho "in- betwen " hai mùa thay vì loại quần áo cổ điển chỉ có thể thích hợp cho 1 mùa mà thôi. Từ đó chắc người ta "phăng" ra nhiều kiểu cách ráp quần/váy này với áo kia và có lẽ có nhiều người ráp không được mỹ thuật lắm làm cho chữ demi-saison có thêm nghĩa xấu/chê.

vũ thị thiên thư
10-11-2011, 09:48 AM
HVy
TThư không giỏi đâu , cũng là học hỏi thôi mà , đi hỏi Cao Nhân , [ Đã bảo Cao Niên có phải là đã quên đi nhiều thứ không ..!! ]
Hai chữ nầy tuy giống nghĩa nhưng cách dùng cũng tuỳ theo trường hợp và theo thói quen cá nhân

Thiển ý cuả TThư thì HVy dùng chữ tường trình là kính trọng khán thính giả ,
Tường thuật thì khách quan kể lại câu chuyện, không có ý kiến cá nhân .

Như vậy thì không có chữ nào đúng hay sai thật sự
T Thư chéo lại nguyên ngữ từ Tự Điển Hán Việt để dễ tra cứu




Trình: 呈 Bày tỏ, phô bày, nói với cấp trên.
Td: Trình duyệt, Trình tấu.
Thuật :述 chép lại hay kể lại theo chuyện cũ

ốc
10-11-2011, 10:22 AM
Thế tại sao ta không nói "... đưa tin từ Houston" cho nó khỏi rườm rà?

- đưa tin (một mẩu tin) = reporting
- tường thuật (một sự kiện kéo dài) = commentating, covering, monitoring

RaginCajun
10-11-2011, 10:45 AM
Thế tại sao ta không nói "... đưa tin từ Houston" cho nó khỏi rườm rà?

- đưa tin (một mẩu tin) = reporting
- tường thuật (một sự kiện kéo dài) = commentating, covering, monitoringTớ có nghe câu "... tin từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn..". Vậy khỏi cần chữ "đưa" cho đỡ rườm rà hơn.

TTHV
10-11-2011, 11:53 AM
Thiển ý cuả TThư thì HVy dùng chữ tường trình là kính trọng khán thính giả ,

Cảm ơn VTTT đã hiểu ý

Xin cảm tạ sự góp ý của tất cả các anh chị: T, TK, TT, Ốc, RaginCajun.

hv

Angie
10-11-2011, 12:58 PM
4.- Côm lê (complet veston) áo veste, quần và cả gilet nếu có, một màu một thứ vải. Còn nếu khác màu thì gọi là gì? Tôi chưa thể trả lời. Nhưng hồi nhỏ còn trung học hay nghe người ta nói là demi-saison; nhưng có lần ông thầy Pháp Văn của tôi đã sửa trong lớp, là combinaison. Thầy còn nói khi mặc combinaison, áo veste phải có màu nhạt hơn quần. Nếu đậm hơn thì mình như ở truồng chỉ có quần xà lỏn. Thời ấy tôi chỉ nghe nói demi-saison, người ta đều mặc veste nhạt hơn quần đúng như thầy bảo. Ngày nay veste đen quần trắng là chuyện rất thường. Từ điển word reference nêu hai nghĩa của combinaison. áo quần lót là bodysuit, mặc ngoài là jumpsuit.

Tiếng Anh quần áo khác màu, áo được gọi là blazer (http://en.wikipedia.org/wiki/Blazer)/sport jacket. Quần là trousers.

http://www.bestylish.org/blog/wp-content/uploads/2011/03/cricket-blazer.jpg

Jumpsuit không phải là đồ lót mặc ngoài mà là áo liền quần như đồ của Elvis Presley

http://blogs.app.com/rhythmroom/files/2009/03/presley-jumpsuit.jpg

http://hosting.ourdressshop.com/161/20101117/A2518000EF/InsetImage/womens-jumpsuit-4.jpg http://hosting.ourdressshop.com/161/20101117/A2518000EF/jumpsuit-pants-floral-print-double-strap-cotton-women-1-Gallay.jpg

Triển
10-17-2011, 11:02 PM
không đủ trình độ, không thấy xa hiểu rộng = thiếu tầm (tầm nhìn)

vô lương tâm, không có lương tâm = thiếu tâm

có hiểu biết, có kiến thức = có tầm

đúng cỡ, thích hợp, vừa vặn, cân xứng, cân đối = xứng tầm (tầm cỡ)

quy mô, rộng lớn = đại trà

rộng lớn, vĩ đại, huy hoàng = hoành tráng

nvhn
10-18-2011, 06:44 AM
không đủ trình độ, không thấy xa hiểu rộng = thiếu tầm (tầm nhìn)



Bên phố 3 hình như anh LXD dùng chữ:

"trình lùn" = không đủ trình độ, không thấy xa hiểu rộng

gun_ho
10-18-2011, 06:47 AM
Bên phố 3 hình như anh LXD dùng chữ:

"trình lùn" = không đủ trình độ, không thấy xa hiểu rộng

LXD dùng Trình còi = Trình lùn.

Triển
10-18-2011, 07:53 AM
không đủ trình độ, không thấy xa hiểu rộng = thiếu tầm (tầm nhìn)
Bên phố 3 hình như anh LXD dùng chữ:

"trình lùn" = không đủ trình độ, không thấy xa hiểu rộng
LXD dùng Trình còi = Trình lùn.

Là văn nói.

RaginCajun
10-18-2011, 08:06 AM
Bên phố 3 hình như anh LXD dùng chữ:

"trình lùn" = không đủ trình độ, không thấy xa hiểu rộngCó thiệt không hả bác? Bác nói chơi hay nói giỡn đấy. Tớ tưởng xài chữ kiểu như thế chỉ có đám nhỏ bên Mỹ này thôi chứ. Đây là câu chuyện có thiệt. Thằng bé này đang cố gắng nói tiếng Việt nói như thế này: "Cái hồ này nước lùn quá không dive được"

angie
10-18-2011, 09:22 AM
Trên 50 bức tranh về Việt Nam do họa sĩ Direk Kingnok người Thái Lan đăng tải trên tài khoản Facebook

Tài khoản: account trong ngân hàng,
Tài khoản facebook, đâu có liên quan gì đến tiền đâu. Hình như ở ĐT cũng dùng chữ "tài khoản".

Triển
10-18-2011, 08:59 PM
Tài khoản: account trong ngân hàng,
Tài khoản facebook, đâu có liên quan gì đến tiền đâu. Hình như ở ĐT cũng dùng chữ "tài khoản".
dùng chữ trước 75 chính xác hơn: trương mục.
ĐT xử dụng bản dịch của diễn đàn Bắc Ninh.

angie
10-19-2011, 10:00 PM
Ghen ăn tức ở, viết tắt GATO: ganh tị, tị nạnh


CÔNG AN PHƯỜNG ĐIỆN BIÊN GHEN ĂN TỨC Ở VỚI VỢ TS HÀ VŨ NÊN ĐÃ GIỞ TRÒ TRẺ CON: CƯỚP HOA!!!!
(http://hoilatraloi.blogspot.com/2011/03/cong-phuong-ien-bien-ghen-tuc-o-voi-vo.html)

Triển
10-21-2011, 09:29 AM
CƯỚP HOA!!!!
Lúc chưa đọc nội dung, tưởng công an hãm hiếp vợ người ta. Mất hồn ! #:-s

Triển
10-21-2011, 09:31 AM
quá mức = vượt ngưỡng
chạm mức = chạm ngưỡng

mức độ = cấp độ

xuất cảng = xuất khẩu
nhập cảng = nhập khẩu

hợp cảnh = khế cơ
hợp lý lẽ = khế lý

Triển
10-21-2011, 08:46 PM
Thiệt hại nhiều hơn lợi ích = lợi bất cập hại

Suy nghĩ, suy luận, phân tích, phân giải = thao tác tinh thần

cái chữ = con chữ

tổng quát = tổng thể

Hương Cảng = Hồng Kông

angie
11-16-2011, 03:53 AM
Tân Gia Ba, Singapore
Hán Thành, Seoul
Y Pha Nho, Tây Ban Nha
Cấp, Vũng Tàu

Triển
01-12-2012, 10:07 AM
đập đá = dùng ma túy loại crystal methamphetamine (crystal meth)
không có cửa = không thể được, không có cơ hội
phủ sóng = lan tràn, lan rộng

ốc
01-12-2012, 11:13 AM
Theo Be Nam:

phát triển = đông, dơ, lụt lội, sài sang...

Theo Triển:

mọi rợ = đánh vật cho người ta giả tiền tươi để xem qua vô tuyến truyển hình

Triển
01-12-2012, 08:51 PM
Theo Be Nam:

phát triển = đông, dơ, lụt lội, sài sang...

Theo Triển:

mọi rợ = đánh vật cho người ta giả tiền tươi để xem qua vô tuyến truyển hình

Ở Mỹ có 39 tiểu bang cấm chiếu phát triển này trên vô tiếng tàng hình đó, muốn "xem mọi rợ" phải "coi cọp".

Theo Ốc:

phát triển = nâng cấp tuyên truyền, tiếp thị xứng tầm.

Triển
01-12-2012, 09:54 PM
Tiêu chuẩn, quy chuẩn, hiệu chuẩn, hợp quy, hợp chuẩn ....

http://streaming3.tailieu.vn/FlashPaper.swf?bookFile=http://tailieu.vn/view-document/1/75375.swf&xmlFile=http://tailieu.vn/getxml/75375/122068/1c0e4a8a3862c98e0162ab3ecb910045/0/288628703.xml

Mây Hồng
01-13-2012, 08:40 AM
Các anh chị cho MH xin hỏi, mình dùng chữ “giải trình” trong trường hợp nào?
Nghe 1 ông luật sư trả lời trên đài radio, “Tôi sẽ giải trình câu hỏi của bạn.” MH chỉ được nghe qua “giải thích, giải nghĩa, giải đáp” cho câu hỏi và đây là lần đầu tiên nghe chữ “giải trình”. Dù ng chữ giải trì nh như thế này có đúng không? Chút xíu nữa là MH tưởng ông ta “giải phương trình” toán. :))
Xin cám ơn.

Triển
01-13-2012, 10:50 AM
giải trình: là giải thích và trình bày cặn kẽ có bài bản và đầy đủ chi tiết.

Angie
02-21-2012, 05:08 PM
"bị thịt": bị làm thịt hay bị đựng thịt?

Con tôi đã bị cô giáo mắng là đồ bị (http://search.yahoo.com/r/_ylt=A0oG7mQiP0RPOzUA.phXNyoA;_ylu=X3oDMTE1ZnFlZjN sBHNlYwNzcgRwb3MDMzgEY29sbwNhYzIEdnRpZANRSTAyOF8xO Dk-/SIG=13jp7598m/EXP=1329901474/**http%3a//www.tin247.com/con_toi_da_bi_co_giao_mang_la_do_bi_thit%2C_vo_tic h_su-18-21276668.html)thịt ... (http://search.yahoo.com/r/_ylt=A0oG7mQiP0RPOzUA.phXNyoA;_ylu=X3oDMTE1ZnFlZjN sBHNlYwNzcgRwb3MDMzgEY29sbwNhYzIEdnRpZANRSTAyOF8xO Dk-/SIG=13jp7598m/EXP=1329901474/**http%3a//www.tin247.com/con_toi_da_bi_co_giao_mang_la_do_bi_thit%2C_vo_tic h_su-18-21276668.html)

Truyện cổ Andersen - Giăng bị thịt - (http://www.chamsocbe.com/san-choi/849,20,truyen-co-andersen-giang-bi-thit.aspx)[/URL][URL="http://www.chamsocbe.com/san-choi/849,20,truyen-co-andersen-giang-bi-thit.aspx"]Truyện kể ... (http://www.chamsocbe.com/san-choi/849,20,truyen-co-andersen-giang-bi-thit.aspx)

thuykhanh
02-21-2012, 08:45 PM
" bị thịt" : bị đựng thịt

Bỏ nhiều chỗ trống, phí quá, chị thêm câu mới biết này nha Angie:


" Núp chau nải chuối, ngắm gà khỏa thân" là gì?

Angie
02-21-2012, 09:48 PM
Chắc là cụ ngồi trên bàn thờ, được cúng nải chuối với con gà luộc

thuykhanh
02-21-2012, 09:55 PM
Đúng y chang, Angie giỏi quá chừng!@};-

Triển
02-21-2012, 10:00 PM
"Nấp sau nải chuối, ngắm gà khỏa thân" là gì?

Các mợ, các chị phát ngôn phải trông chừng phú lít nhé. Giám thị hành lang Quyễn Thị Phương Vy mà đi sang đây là treo giò các chị hết đấy. ;)

thuykhanh
02-25-2012, 04:52 AM
Làm nhớ lại hồi nhỏ, có lần nghe được mấy chị người làm nói câu gì mới, đợi
lúc Bố đi làm về, tk khoe.
Đang vui vẻ, Bố bỗng thay đổi nét mặt hỏi "ai dạy" và sai tk xuống nhà gọi chị đó lên, dặn dò.
Từ đó chừa.
Câu này tk mới biết chừng 3 tuần nay, tưởng không có gì.

Thôi cho tk xin lỗi, lần sau không dùng nữa.

nvhn
02-25-2012, 07:31 AM
Làm nhớ lại hồi nhỏ, có lần nghe được mấy chị người làm nói câu gì mới, đợi
lúc Bố đi làm về, tk khoe.
Đang vui vẻ, Bố bỗng thay đổi nét mặt hỏi "ai dạy" và sai tk xuống nhà gọi chị đó lên, dặn dò.
Từ đó chừa.
Câu này tk mới biết chừng 3 tuần nay, tưởng không có gì.

Thôi cho tk xin lỗi, lần sau không dùng nữa.


Đâu có gì mà chị phải xin lỗi chi TK; anh Triển đùa đấy; câu chị viết và câu diễn giải của Angie em cũng mới biết lần đâu đó. :)

Triển
02-25-2012, 07:52 AM
thích thì chiều nguyên bài .... ;)

http://fo2.vicongdong.vn/fo_NewsImage/14/635627.jpg

Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ sung sức thì teo mất rồi !
Ngày xưa sức khỏe tuyệt vời
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu;
Ngày xưa sức mạnh như trâu
Bây giờ công cụ nát nhàu như dưa;
Ngày xưa chẳng kể sớm trưa
Bây giờ loáng thoáng lưa thưa gọi là;
Ngày xưa Bà bảo Tôi tha
Bây giờ Tôi bảo Bà tha cho Chồng;
Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột như rồng phun mưa;
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu;
Trải qua một cuộc bể dâu
Ôi thời oanh liệt còn đâu nữa mà...
Nay mai về với Ông Bà
Nấp sau nải chuối ngắm... gà khỏa thân !


Ngày xưa mái tóc buông dài
Bây giờ sợi rụng sợi rơi đầy nhà;
Ngày xưa da trắng nõn nà
Bây giờ da đã trổ hoa... đồi mồi;
Ngày xưa tươi tắn nụ cười
Bây giờ móm xọm rụng mười cái răng;
Ngày xưa mặt sáng như trăng
Bây giờ xám xịt như vầng mây đen;
Ngày xưa yểu điệu như tiên
Bây giờ lẹt đẹt như con vịt bầu;
Ngày xưa chum chúm núm cau
Bây giờ lỏng thỏng như bầu trên cây;
Ngày xưa nhựa sống căng đầy
Bây giờ vắt mãi bảy ngày cũng không...
Ngày xưa thắt đáy lưng ong
Bây giờ to bụng còn mông phẳng lờ;
Ngày xưa rậm rạp cỏ mơ
Bây giờ thưa cứng tựa hồ rễ tre;
Ngày xưa ăn nói dễ nghe
Bây giờ cẳn nhẳn chua lè khó ưa!
Ngày xưa thích được mây mưa
Bây giờ hạn hán hết ưa tù tì;
Ngày xưa thường sánh vai đi
Bây giờ chỉ thích nằm ì... xem phim;
Ngày xưa nhớ nhau đi tìm
Bây giờ mặc kệ , con... "tim"... mất rồi!


Đấy là nói chuyện ở nhà;
Còn qua hàng xóm vẫn là như xưa;
Thương cho gà trống hoa mơ;
Mải mê đạp mái bạc phơ cả đầu;
Bạc đầu thì có sao đâu;
Sống không đạp mái, sống lâu làm gì?


(nguồn: trên mạng)

nvhn
02-25-2012, 08:05 AM
Cám ơn anh Triển :)

thuykhanh
02-25-2012, 08:46 AM
Cảm ơn NVHN đã gồng mình bênh chị,

anh Trương Phi nóng tính nhưng rất tốt như em thấy,
( giống ông già chị ngày xưa ) muốn cho chị thành người tử tế
nên nhắc nhở đó mà.

Chị xin lỗi P.nha

nvhn
02-25-2012, 08:51 AM
lại nữa :) -- em có bao giờ bắt lỗi chị đâu - ngày bình anh và vui luôn nha chị. :)

thuykhanh
02-25-2012, 09:01 AM
Anh Thầy,

tk biết có 1 câu nên ghi ra chứ biết hết thì cho ăn kẹo tk cũng không dám bàn bạc với Angie.
Nếu kể tội thì tk vô tình mắc 1 lỗi thôi, còn anh thầy biết cả bài 50 câu, mà còn ghi ra,
hỏi tội ai to hơn?:)

anh thầy quên là tk đã xin lỗi rồi à, vậy mà còn om sòm lên, thiệt tình!

auchau
03-09-2012, 02:47 AM
"bị thịt": bị làm thịt hay bị đựng thịt?

Con tôi đã bị cô giáo mắng là đồ bị (http://search.yahoo.com/r/_ylt=A0oG7mQiP0RPOzUA.phXNyoA;_ylu=X3oDMTE1ZnFlZjN sBHNlYwNzcgRwb3MDMzgEY29sbwNhYzIEdnRpZANRSTAyOF8xO Dk-/SIG=13jp7598m/EXP=1329901474/**http%3a//www.tin247.com/con_toi_da_bi_co_giao_mang_la_do_bi_thit%2C_vo_tic h_su-18-21276668.html)thịt ... (http://search.yahoo.com/r/_ylt=A0oG7mQiP0RPOzUA.phXNyoA;_ylu=X3oDMTE1ZnFlZjN sBHNlYwNzcgRwb3MDMzgEY29sbwNhYzIEdnRpZANRSTAyOF8xO Dk-/SIG=13jp7598m/EXP=1329901474/**http%3a//www.tin247.com/con_toi_da_bi_co_giao_mang_la_do_bi_thit%2C_vo_tic h_su-18-21276668.html)

Truyện cổ Andersen - Giăng bị thịt - (http://www.chamsocbe.com/san-choi/849,20,truyen-co-andersen-giang-bi-thit.aspx)Truyện kể ... (http://www.chamsocbe.com/san-choi/849,20,truyen-co-andersen-giang-bi-thit.aspx)







Bị thịt ở đây là dịch từng chữ (mot à mot) từ tiếng pháp "sac à viande", đây là tiếng mắng (chửi) dễ thương, hay còn được dùng như tên gọi thân mật, hàm ý là đồ ngu, đồ đần độn, người không có khối óc mà chỉ có cơ bắp.

auchau
03-10-2012, 03:41 AM
Thái độ ► Động thái (gộp chung hai chữ thái độ và hành động)
Đề nghị ► Kiến nghị (là ý kiến và đề nghị gộp lại, mặc dù bản thân chữ đề nghị đã là một ý kiến rồi :)) )
Phản ảnh ► Phản ánh (vụ này ngộ, không không biết lý do tại sao, cần được các cao nhân chỉ giáo.)
Dỏm, dởm ► Rởm (chắc là do cách phát âm không chuẩn nên đọc sao viết vậy)
Cặp, đôi ► Cặp đôi (quái đản, một cặp là một đôi, một đôi là một cặp, cặp đôi nói cho "logique" phải có nghĩa là hai cặp nhỉ ^:)^ )

ốc
03-10-2012, 11:41 AM
Động thái không phải là hành động (action) mà chỉ là một cử chỉ, động tác (gesture). (Động Thái còn có nghĩa là Thai massage parlor.)

Kiến nghị không phải là ý kiến (idea) mà là bàn luận, thượng nghị (discuss).

Phản ảnh là đọc trại đi vì dạo trước người ta phải kiêng tên cúng cơm của cái ông vua kia tên Ánh.

Dỏm (hay dổm) khác với rởm (hay dởm). Thí dụ "hàng dỏm" với "thơ rởm" có nghĩa khác nhau.

Cặp đôi nếu là động từ còn có nghĩa là gấp lại làm hai. Ngoài người ta cũng có khi nói "cặp ba" hay "cặp tư, cặp năm..." (xổ số).

auchau
03-10-2012, 12:02 PM
À ra thế, giờ AC mới biết phản ảnh là do phải đọc trại đi để tránh phạm húy, đúng là đi một ngày đàng học một sàng không, mẻc xi cái đùng Ốc.
Cặp ở đây không phải động từ như cặp kè, mà dùng trong trường hợp có hai ca sĩ chẳn hạng, thay vì nói đôi song ca lại dùng cặp đôi song ca... nghe mới ớn.
http://img.photobucket.com/albums/v55/auchau/capdoi00.png
Đây là một ví dụ dùng danh từ cặp đôi... nhãm tè. :))

Angie
03-14-2012, 03:22 PM
Mãn tính, mạn tính,


Trên: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Dưới: Giai đoạn I: Ho mãn tính

http://vi.wikipedia.org/wiki/Bệnh_phổi_tắc_nghẽn_mạn_tính

gun_ho
03-14-2012, 03:39 PM
Mạn tính đúng hơn là mãn tính chứ.

Mạn thấy ghi là

4. mạn (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&Word=m%E1%BA%A1n&Traditional=ON&Simplified=ON)
1. chậm chạp
2. khoan, trì hoãnViết: 慢 (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&HEXCodes=6162&Traditional=ON&Simplified=ON)
là từ từ, chậm chạm, ngược với cấp (mạn tính , cấp tính)

Angie
03-14-2012, 04:15 PM
Cùng 1 tự điển online, Anh Việt:
http://4u.jcisio.com/p/d/
chronic
Từ điển Anh-Việt
['krɔnik]
tính từ
(y học) mạn, kinh niên
a chronic disease bệnh mạn

Lật qua Việt Anh:

http://farm8.staticflickr.com/7202/6983228481_a9a0d56b50_b.jpg

gun_ho
03-14-2012, 04:38 PM
Ủa ? Tại sao lại tra Anh Việt ??? mạn ,mãn là từ Hán Việt mà.

Tra ở đây nè

http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic.php
(http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic.php)


Còn phần này đọc chơi cho biết

" Hiện nay trên báo đài thì từ “mãn tính” rất phổ biến … Thầy NGÔ GIA HY ngay từ thuở trước 1975 đã phê phán gay gắt từ “mãn” tính này và chủ trương dùng từ “mạn” tính … Tuy nhiên, mặt khác, tôi cũng được biết rằng ở một số Bộ Môn thuộc các trường đại học y khoa, khi trình luận án Tiến Sĩ/Thạc Sĩ/Nội Trú, thì sẽ bị trừ điểm nếu học viên không dùng đúng danh từ “mạn tính” — và có khi vice-versa ở một vài Bộ Môn khác.

Trong y học, chúng ta chia bệnh tật nôm na làm 2 loại :
– Các bệnh cấp tính (“acute” / “aigu/aiguë”) là các bệnh xảy ra đột ngột, thời gian mắc bệnh và điều trị ngắn, td. như bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết …

- Các bệnh mãn/mạn tính (“chronic” / “chronique”) là các bệnh xảy ra từ từ và kéo dài, thời gian trị liệu thường phải lâu. Trong đó có các bệnh nhiễm trùng như lao, phong cùi, AIDS, viêm gan B, C, D … và các bệnh không nhiễm trùng như đái đường, cao huyết áp, viêm thoái hoá khớp …

Ngay ở Bộ Môn Tai-Mũi-Họng Đại Học Y Dược chúng tôi, cũng cái vụ danh từ này mà cự cãi nhau (nhẹ nhàng, thôi) suốt cả gần 30 năm qua … Thầy NĐ BẢNG và tôi thì chủ trương “mạn tính”, còn các thầy lớn tuổi khác thì đều viết “mãn tính” …

Trước khi phân tích văn chương đôi chút, thì tôi xin phép nhắc lại 2 điều cấm kỵ ban bố khắp Trung Quốc dưới triều nhà Thanh (từ thế kỷ XVII đến 1911) : 1) ai không để tóc thắt bím dài thì sẽ mất thủ cấp ;
2) ai gọi Mãn Thanh thì cũng sẽ bị chặt đầu (mà phải nói đúng tên là Đại Thanh).

Điều cơ bản cần khẳng định là cả 2 chữ “mạn” và “mãn” không xuất phát từ chữ Nôm, mà đều có nguồn gốc chính quy từ tiếng Hán ; trên cơ sở đó có thể tạm phân tích như sau : (tham khảo một phần theo Wiktionary / Wikipedia)

A) Danh từ (noun):

Mạn = miền, vùng
Mạn = mạn thuyền, tức là phần sàn phía ngoài của khoang thuyền
Mạn = còn được dùng trong một số chữ như lãng mạn, tản mạn …
Tiếng Hán “mạn” mặc nhiên bao hàm ý nghĩa từ từ, chậm chậm, dài lâu, td. như mạn đàm (= tà tà mà đàm đạo đàm phán) hay Truyền Kỳ Mạn Lục (= truyện dài nhiều tập).
Mãn = con mèo —- người Việt lâu năm nói lái lại thành “mảo”, td. nhu Tết Tân Mảo 2011

B) Động từ (verb):

Mãn = to terminate, to finish
Mãn = ám chỉ kết thúc một quá trình / đã đủ một thời hạn xác định của một sự vật, td. như mãn tang, mãn hạn, mãn nhiệm, mãn khoá, mãn hạn tù, mãn phần (= chết), mãn dục nam (andropause) hay … mãn kinh (nguyệt)
((do đó mà người Hán muốn châm biếm khi nói Mãn Thanh, tức là chấm dứt chế độ cai trị manchu))
Mãn = củng còn gặp trong một số từ đa dạng như thoả mãn, mỹ mãn, mãn cầu, bất mãn … Và có lẻ ngộ nghĩnh nhất là danh từ “mãn nhãn” được một số tờ báo Việt Nam gần đây dùng để mô tả những chiếc xe ôtô đời mới cùng với các cô người mẫu xinh đẹp đứng bên cạnh trong các dịp auto expo.

Cả hai “mãn” và “mạn” đều có tính từ ; nhưng riêng “mạn” thì không có động từ, mà chỉ có tính từ … Thế nhưng, xét riêng về phạm trù tính từ (adjective) thì hội nghị các nhà văn học và ngôn ngữ học ViệtNam hải ngoại — dạy tiếng Việt ở các trường đại học khắp thế giới — đều thống nhứt rằng “mãn” hay “mạn” đều là một, và có thể chấp nhận sử dụng 2 tính từ này một cách identic như nhau !!

Kết luận : “mạn tính” là chuẩn xác ; còn nếu xét riêng về phương diện tính từ thì “mạn” tính là chính xác, nhưng “mãn” tính (vốn khá thông dụng trong dân gian) cũng không phải là sai.

Bản thân tôi cũng được Bộ Y Tế phân công trong uỷ ban soạn danh từ khoa học-kỹ thuật Tai-Mũi-Họng … Mỗi lần thảo luận nhau về dịch thuật cũng như ý nghĩa danh từ, thì cứ 10 người có đến 10 ý, miền Nam và miền Bắc dùng danh từ khác nhau, không ai chịu ai cả và mạnh ai nấy kiên định/cố chấp lập trường của mình … Cả ngày trời lắm khi vẫn chưa xong một chữ “điếc” … Đàm phán bàn về tiếng Việt thì … ôi thôi, thầy chạy … "


Theo em, nếu đã biết gốc của chữ MẠN và MÃN thì ta nên dùng cho chính xác. Do thói quen, lâu nay một số người dùng sai, không nên coi dùng sai lâu ngày thành đúng. Tôi lâu nay vẫn phân biệt rõ hai chữ này, và với CHRONIC thì dùng chữ MẠN và khuyến khích bạn dùng đúng cho quen.

Đôi khi người ta dùng lẫn lộn MẠN TÍNH với MÃN TÍNH, (vì hiểu sai) nhưng may thay, không thấy ai dùng MÃN KINH lẫn lộn thành MẠN KINH.

Như các bạn biết, chữ CỨU CÁNH nhiều người dùng sai lắm. Ngay cả trên TV. báo chí, họ hiểu nhầm là một “cách để cứu vớt”!

Chữ VIỆT VỊ trong đá banh, người ta cũng nhầm là LIỆT VỊ (!!!). (Lúc này thấy bớt nhầm rồi)

Đặc biệt, nhiều người còn dùng lầm lẫn giữa YẾU ĐIỂM và ĐIỂM YẾU.( Ngay cả bình luận đá banh trên TV!!)

Do vậy, theo tôi, nếu không biết thì thôi, biết thì nên dùng cho đúng. Vì "sai 1 li, đi 1 dặm" nhe bạn.


http://www.ycantho.com/qa/showthread.php?5638-m%E1%BA%A1n-t%C3%ADnh-hay-m%C3%A3n-t%C3%ADnh



(http://www.ycantho.com/qa/showthread.php?5638-m%E1%BA%A1n-t%C3%ADnh-hay-m%C3%A3n-t%C3%ADnh)

Angie
03-14-2012, 05:12 PM
VC dùng "mạn", Quốc Gia dùng "mãn" cho nên cãi nhau phải rồi.

Tui khám phá từ "mạn" là tự nhiên thấy một ông bác sĩ VC tối ngày viết "mạn", cách đây cỡ 10 năm trước.

gun_ho
03-14-2012, 05:52 PM
VC dùng "mạn", Quốc Gia dùng "mãn" cho nên cãi nhau phải rồi.

Tui khám phá từ "mạn" là tự nhiên thấy một ông bác sĩ VC tối ngày viết "mạn", cách đây cỡ 10 năm trước.

Lúc đó mới biết là mình trật, VC đúng hả ?

Angie
03-14-2012, 07:26 PM
Các ông quốc gia vẫn nói "mãn" tính, đâu cần biết đúng hay sai.

gun_ho
03-14-2012, 07:29 PM
Các ông quốc gia vẫn nói "mãn" tính, đâu cần biết đúng hay sai.

À, cố đem Quốc/Cộng vô chữ nghĩa hén.

Vậy mấy chị em tới khi Mãn Kinh là có kinh từ từ và dài dài hả ?

Angie
03-14-2012, 07:54 PM
Mãn hạn tù là tù chung thân?

gun_ho
03-14-2012, 07:56 PM
Mãn hạn tù là tù chung thân?

Bởi vậy, học lấy cái đúng chứ đụng cái gì cũng đem Quốc/Cọng ra thì hỏng và chứng tỏ cái đầu ngắn.

Angie
03-14-2012, 08:05 PM
Bữa nào đi khám bác sĩ nào "mạn" là biết được đào tạo dưới mái trường XHCN.

gun_ho
03-14-2012, 08:13 PM
Bữa nào đi khám bác sĩ nào "mạn" là biết được đào tạo dưới mái trường XHCN.

Chán thiệt chứ, lại đòi đè bác sĩ ra khám. Tui nghi trong nhà Ăn gì hay nói mãn nên không thể bỏ được thói quen này.

Bản thân tui ngày xưa dùng mãn tính, phản ảnh, xử dụng nhưng khi biết là dùng vậy không đúng thì sửa thôi.

Quốc/Cọng là chủ nghĩa và chế độ, không ảnh hưởng gì đến ngữ vựng của người Việt.

ốc
03-14-2012, 10:25 PM
Mạn tính là tiếng Tàu (nghĩa là kéo dài, bị thường kỳ).

Mãn tính là tiếng Việt (mãn = hết; tính = cách tính; mãn tính hiểu nôm na là "hết thuốc chữa").

Triển
03-14-2012, 10:47 PM
Và có lẻ ngộ nghĩnh nhất là danh từ “mãn nhãn” được một số tờ báo Việt Nam gần đây dùng để mô tả những chiếc xe ôtô đời mới cùng với các cô người mẫu xinh đẹp đứng bên cạnh trong các dịp auto expo.

'mãn nhãn' là thỏa mãn được xem rồi, không xem nữa, hết muốn xem nữa. Cũng như 'mãn nguyện' là thỏa mãn ước nguyện rồi, không cầu mong gì nữa, hết nguyện ước.

Tôi thấy đâu có gì là không đúng hoặc ngộ nghĩnh.

-----------------

PS: khôi hài => mãn khai: hết đấm dài. Vẻ đẹp mãn khai là vẻ đẹp thơm tho. j/k j/k

auchau
03-15-2012, 06:38 AM
Tôi nhớ hồi đó học; mãi là bán, mại là mua.
Trong câu: Mãi quốc cầu vinh, mãi quốc có nghĩa là bán nước.
Mấy bà bán hàng ngoài chợ vẫn hay rao: Mại dô, mại dô... Hiểu nôm na là mua đi, mua đi...
Còn ngày nay, coi ti vi hay đi siêu thị, mình thường thấy chữ khuyến mãi, tôi hiểu là khuyến khích bán. Sai bét! Nếu như muốn khuyến khích bán thì nên tăng lương cho người bán hàng, hay cho họ ăn huê hồng trên những mặt hàng bán ra, tự nhiên họ sẽ cất công ra để mà bán. Còn nếu như giảm giá, hay mua 9 tặng 1 thành 10 thì phải gọi là khuyến mại mới đúng.
Đọc báo ngày nay thì ta hay bắt gặp cụm từ:"Gái mại dâm", phải hiểu là; đàn bà bỏ tiền ra để mua dâm à? Hết nước nói!

ốc
03-15-2012, 08:00 AM
Mãi với mại đều có nghĩa là mua và bán, thế mới tài. Mậu cũng giống vậy.

Khuyến mãi nghĩa là khuyến khích sự bán, ý chỉ những biện pháp để làm tăng số lượng bán ra, ví dụ như là giảm giá hàng hoá hay tặng thêm quà.

Mại dâm cũng không sai, là chữ để gọi cái dịch vụ, cho nên gái mại dâm là những người cung cấp dịch vụ mại dâm cho người có nhu cầu.

Angie
03-15-2012, 08:22 AM
Từ mới là ca ve.

RaginCajun
03-15-2012, 08:49 AM
Từ mới là ca ve.Tớ nghĩ từ này từ tiếng Anh, là chữ cave = hang động, để nói mấy em ở trong hang động :P

Angie
03-15-2012, 09:15 AM
cờ a ca, vờ e ve. Có người giải thích là có ca sáng, ca chiều, rùi có ca ve phụ trội gì đó.

UI có cả trang wiki nữa: cave (https://dtphorum.com/wiki/Cave) (từ tiếng Pháp (https://dtphorum.com/wiki/Tiếng_Pháp) cavalière, nghĩa là "bạn nhảy nữ" hay "gái nhảy (https://dtphorum.com/w/index.php?title=Gái_nhảy&action=edit&redlink=1)"),

Triển
03-15-2012, 09:22 AM
Tớ nghĩ từ này từ tiếng Anh, là chữ cave = hang động, để nói mấy em ở trong hang động :P
Ca ve không phải phái Không động nên ở núi đâu. Cầm cái ca và cái ve là hai thứ của hũ chìm, dân lưu linh cho nên 'ca ve' là đệ tử cái bang mới đúng.

Triển
03-15-2012, 09:27 AM
Mãi với mại đều có nghĩa là mua và bán, thế mới tài. Mậu cũng giống vậy.

Đúng rồi. Mậu thầu mậu vĩ là bán cái ô mê ga đó.

RaginCajun
03-15-2012, 09:32 AM
Ca ve không phải phái Không động nên ở núi đâu. Cầm cái ca và cái ve là hai thứ của hũ chìm, dân lưu linh cho nên 'ca ve' là đệ tử cái bang mới đúng.Bác diễn thế làm tớ lại nghĩ ra ca-ve có lẽ nói tới mấy em bia ôm, một tay cầm microphone ca và tay kia cầm ve tu.

Rong Rêu
03-15-2012, 09:34 AM
Năm Lung Linh hay quá (vỗ tay vỗ tay).
Vậy mà trước giờ mình cứ nghĩ giống anh Tôm, ca-ve là cave (động), mấy nàng núp luyện trong đó hèn gì trắng nõn nà. Thì ra sao gồi .

auchau
03-15-2012, 10:02 AM
Vậy còn mậu lúi thì sao ngũ ca?

Triển
03-15-2012, 10:36 AM
Vậy còn mậu lúi thì sao ngũ ca?
Nhị đệ mậu lúi thì bán cái được rồi.




Năm Lung Linh hay quá (vỗ tay vỗ tay).
Vậy mà trước giờ mình cứ nghĩ giống anh Tôm, ca-ve là cave (động), mấy nàng núp luyện trong đó hèn gì trắng nõn nà. Thì ra sao gồi .
Ngày nay các kiều nữ 'nhậu thuê' cũng là một cái nghề đó. Trước 75, đệ tử nam lưu linh thì gọi là la-ve, còn sau 75 thì nam nữ bình đẳng nên có thêm tên mới: ca-ve.

gun_ho
03-15-2012, 11:04 AM
Tôi nhớ hồi đó học; mãi là bán, mại là mua.
Trong câu: Mãi quốc cầu vinh, mãi quốc có nghĩa là bán nước.
Mấy bà bán hàng ngoài chợ vẫn hay rao: Mại dô, mại dô... Hiểu nôm na là mua đi, mua đi...
Còn ngày nay, coi ti vi hay đi siêu thị, mình thường thấy chữ khuyến mãi, tôi hiểu là khuyến khích bán. Sai bét! Nếu như muốn khuyến khích bán thì nên tăng lương cho người bán hàng, hay cho họ ăn huê hồng trên những mặt hàng bán ra, tự nhiên họ sẽ cất công ra để mà bán. Còn nếu như giảm giá, hay mua 9 tặng 1 thành 10 thì phải gọi là khuyến mại mới đúng.
Đọc báo ngày nay thì ta hay bắt gặp cụm từ:"Gái mại dâm", phải hiểu là; đàn bà bỏ tiền ra để mua dâm à? Hết nước nói!

Mại là bán

1. mại (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&Word=mại&Traditional=ON&Simplified=ON)
bán
Viết: 賣

(http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&HEXCodes=8CE3&Traditional=ON&Simplified=ON)2. mại (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&Word=mại&Traditional=ON&Simplified=ON)
bán
Viết: 卖 (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&HEXCodes=5356&Traditional=ON&Simplified=ON)

Mãi là mua.

1. mãi (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&Word=mãi&Traditional=ON&Simplified=ON)
mua, sắm, tậuViết: 買

(http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&HEXCodes=8CB7&Traditional=ON&Simplified=ON)2. mãi (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&Word=mãi&Traditional=ON&Simplified=ON)
mua, sắm, tậu
Viết: 买 (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&HEXCodes=4E70&Traditional=ON&Simplified=ON)

Gái Mại dâm là gái bán dâm.

Khuyến mãi là khuyến khích mua.


Mãi quốc cầu vinh thì trong Cao đài tự điển ghi rằng

Mại: bán. Quốc: nước. Cầu vinh: mong mỏi vinh hiển. Mại quốc là bán nước. (thường đọc sai là Mãi quốc).Mại quốc cầu vinh là bán nước để cầu mong vinh hiển.Chỉ kẻ phản quốc, theo giặc, đem nước nhà bán cho giặc để mong giặc ban cho phẩm tước lớn và trở nên giàu có.



bởi vậy, nhiều khi chửi cho đã ngứa nhưng lại là "chửi lộn".

gun_ho
03-15-2012, 11:13 AM
Nói qua chữ Mại dô

Thì mại này là âm của tiếng Quảng đông, người Tàu Chợ Lớn hay nói , nghĩa là mua. Nhưng việc phiên âm Hán Việt lại không dựa vào đó.

Cũng như xực phàn, ta có thể đưa "xực" để thế cho "Thực" được sao ?

RaginCajun
03-15-2012, 11:42 AM
Nói qua chữ Mại dô

Thì mại này là âm của tiếng Quảng đông, người Tàu Chợ Lớn hay nói , nghĩa là mua. Nhưng việc phiên âm Hán Việt lại không dựa vào đó.

Cũng như xực phàn, ta có thể đưa "xực" để thế cho "Thực" được sao ?Chắc là chuyện phát âm của từng vùng. Như người Huế có thể đọc "mãi" thành "mại".
Mấy bà bắc kỳ cũng lẫn lộn âm "th" và âm "s,x" như câu "đưa tao cái súng để đựng gạo, đưa cái thúng tao bắn bỏ bà nó"

gun_ho
03-15-2012, 01:05 PM
Tôi cũng nghĩ vậy.

Ví dụ chữ này âm Hán Việt đọc là hảo

1. hảo (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&Word=hảo&Traditional=ON&Simplified=ON)
1. tốt, hay, đẹp
2. sung sướng
3. được
Viết: 好 (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&HEXCodes=597D&Traditional=ON&Simplified=ON)


Như "Quân tử hảo cầu " chẳng hạn

Còn tiếng Quảng đông đọc là hẩu (hẩu lớ, hẩu xực...)

Nay ta đem hẩu của Quảng Đông thay vào hảo thành Quân tử hẩu cầu thì nghe rất quái.

auchau
03-15-2012, 03:48 PM
Cám ơn anh Súng đã đả thông tư tưởng.:)
Câu : Quân tử hảo cầu thì chưa nghe, nhưng hiếu cầu thì có.

gun_ho
03-15-2012, 04:07 PM
Chào anh auchau.

Chữ "hiếu, háo, hảo" cùng một nghĩa nhưng khi chuyển qua âm Hán Việt thì người Việt ít dùng chung lộn.

Ví dụ người ta nói háo sắc, hiếu khách, hảo ngọt

Bà con cũng bàn tán và cãi nhau tùm lum ở đây


http://www.viethoc.org/phorum/read.php?11,10981
(http://www.viethoc.org/phorum/read.php?11,10981)

auchau
03-15-2012, 06:19 PM
Nghe háo sắc, hảo ngọt, tự nhiên liên tưởng tới háu ăn, hảo và háu xem ra cũng gần nghĩa :)

Triển
03-15-2012, 10:47 PM
Chắc là chuyện phát âm của từng vùng. Như người Huế có thể đọc "mãi" thành "mại".
Mấy bà bắc kỳ cũng lẫn lộn âm "th" và âm "s,x" như câu "đưa tao cái súng để đựng gạo, đưa cái thúng tao bắn bỏ bà nó"


tiếng Quảng Đông phát âm chữ mại của họ nghĩa là mua, chữ mài của họ nghĩa là bán
tiếng Phổ Thông phát âm chữ mài của họ tức là mua, chữ mái của họ nghĩa là bán

Ngay tiếng của họ phát âm trong nước họ đã khác dù viết cùng một chữ, hơi đâu mà so sánh với tiếng Việt.