PDA

View Full Version : FoxO - di tố trường sinh



Triển
11-16-2012, 11:19 AM
Theo vết bí mật trường sinh
Cùng một di tố nhưng loài thủy tức thì bất tử còn nhân loại thì lão hóa


Vì sao chúng ta bị lão hóa? Khi nào chúng ta chết và tại sao? Có chuyện trường sinh bất tử không?
Những câu hỏi như thế này đã được khoa học đặt ra từ hàng thế kỷ nay. Các nghiên cứu gia của đại học Kiel trở lại khảo sát vì sao loài sứa thủy tức nước ngọt bất tử và bất ngờ tìm thấy mối liên hệ với sự lão hóa ở con người. Cuộc khảo sát chung giữa đại học Christian-Albrechts-Universität (CAU) ở Kiel và đại học y khoa Schleswig-Holstein (UKSH) được công bố trên đặc san Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America (PNAS). Công trình nghiên cứu này được viện nghiên cứu quốc gia Đức tài trợ.

Suy đoán chung quanh sự bất tử của loài thủy tức

Con sứa thuộc loài thủy tức nước ngọt bé nhỏ không có các tiến trình lão hóa trong cơ thể và có tiềm năng bất tử. Nghịch lý cơ thể bất tử trong một thế giới mà tất cả sinh vật đều có giới hạn này được giải thích tương đối đơn giản theo sinh hóa, rằng trong cơ thể những con thủy tức này tồn tại khả năng sinh sản vô tính. Kiểu sinh sản vô tính này cần các tế bào gốc cá thể độc lập có khả năng phân thân liên tục. Nếu những tế bào gốc này chết đi, loài thủy tức này bị tuyệt sản. Vì lý do bất tử này mà loài sứa này từ nhiều năm nay là một đối tượng đặc biệt lý thú trong việc nghiên cứu vấn đề lão hóa.


Quá trình lão hóa ở con người

Ở cơ thể con người khi tuổi đời càng chồng chất các tế bào gốc ngày càng mất đi khả năng sinh tế bào mới. Các mô bị lão hóa gần như không còn hồi phục được nữa, ví dụ như các bắp thịt tiêu dần. Con người cảm giác mất sức và yếu đi, bởi vì các tế bào vùng cơ tim cũng gặp phải vấn nạn này. Nếu có thể ảnh hưởng được quá trình lão hóa này, người già sẽ trường thọ và cảm giác khỏe khoắn. Công việc nghiên cứu mô thực vật, ví dụ như mô của loài thủy tức có đầy các tế bào gốc hoạt động liên tục cả đời (*) có thể cho thêm nhận thức hữu ích chung cho việc thấu hiểu quá trình lão hóa tế bào gốc.


Di tố trường sinh của con người tìm thấy ở thủy tức

Cô tiến sĩ dự bị Anna-Marei Böhm của đại học CAU, tác giả đầu tiên của cuộc khảo sát mới này cho biết "trong công cuộc tìm kiếm di tố tạo ra sự bất tử ở loài thủy tức, chúng tôi đã bất ngờ gặp phải di tố có tên gọi là FoxO". Để tìm kiếm di tố việc đầu tiên mà nhóm nghiên cứu phải làm là cách ly các tế bào gốc ra riêng biệt, rồi khảo sát tất cả di tố trên các tế bào gốc này. Di tố FoxO đã được biết từ lâu và có trong cơ thể thú vật lẫn con người. Tuy nhiên người ta không hiểu tại sao các tế bào gốc của con người càng già càng ít đi và càng hết hoạt động. Cơ chế sinh học nào liên quan đến việc lão hóa này và di tố FoxO có đóng một vai trò gì ở đây hay không.


Thấu hiểu cơ chế bất tử ở loài thủy tức

Cô Böhm khảo sát di tố FoxO trên nhiều loài thủy tức bị biến đổi di truyền như khảo sát các con sứa có di tố FoxO bình thường, khảo sát các con sứa bị triệt tiêu di tố FoxO và các con được tăng thêm di tố FoxO. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh được rằng những con sứa không có FoxO có ít tế bào gốc hơn một cách rõ rệt, và tăng trưởng chậm chập hơn. Điều lý thú là những con sứa có di tố FoxO không hoạt động nữa thì hệ thống kháng thể cũng bị biến đổi theo. Giáo sư Philip Rosenstiel khoa sinh học phân tử tại đại học UKSH cộng tác đã giải thích thêm rằng "điều xảy ra này ở con người lúc có tuổi mà chúng ta biết, cũng tương tự như sự biến hóa nhanh chóng của hệ thống kháng thể của các con sứa bị thay đổi di tố".


FoxO cũng kéo dài tuổi thọ ở người

Giáo sư Thomas Bosch của khoa động vật học đại học CAU, người chủ trì cuộc nghiên cứu thủy tức cho biết rằng "nhóm nghiên cứu chung tôi lần đầu tiên có thể chứng minh trực tiệp sự liên hệ giữa di tố FoxO và quá trình lão hóa". "Bởi vì điều đặc biệt là di tố FoxO còn hoạt động vẫn tìm thấy ở người trăm tuổi có xác suất lớn là một yếu tố quyết định trong quá trình lão hóa ở cơ thể người". Tuy nhiên dĩ nhiên là không thể dùng người để làm các cuộc thử nghiệm di truyền. Tiếp theo chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu di tố trường sinh này hoạt động chi tiết ra sao và môi trường chung quanh có ảnh hưởng gì lên FoxO. Qua những kết quả khảo sát, người ta đã có những bước tiến quan trọng đến gần bí mật của sự già cỗi hơn.


Chúng ta không có tế bào gốc sẽ chết

Các kết quả khoa học có hai mặt nhận thức mới. Thứ nhất là chứng minh được di tố FoxO đóng vai trò quyết định gìn giữ tế bào gốc và kéo dài đời sống cá thể, nguyên thủy là loài thủy tức cho đến con người. Mặt khác điều này đã làm sáng tỏ hơn quá trình lão hóa và sự trường thọ của sinh vật lệ thuộc vào hai yếu tố quan trọng. Đó là sự bảo trì tế bào gốc và giữ vững một hệ thống kháng thể hoạt động tốt.


ảnh: khảo sát di tố trường sinh trên loài thủy tức. Con sứa dài khoảng 1 phân.
http://www.uni-kiel.de/download/pm/2012/2012-332-1.jpg





(* dịch lại từ Dem Geheimnis des Alterns auf der Spur (http://www.uni-kiel.de/aktuell/pm/2012/2012-332-foxogen.shtml) - phiên bản Anh ngữ (http://www.uni-kiel.de/aktuell/pm/2012/2012-332-foxogen-e.shtml) )