PDA

View Full Version : Cà phê “cứt voi” đắt hơn cà phê “cứt chồn”



hoanghac
12-09-2012, 03:41 AM
Cà phê “cứt voi” đắt hơn cà phê “cứt chồn”
Saturday, December 08, 2012 4:31:39 PM

TAM GIÁC VÀNG, Thái Lan (AP) - Trong khu vực đồi núi màu mỡ ở vùng Bắc Thái Lan, một đàn voi gồm 20 con đang cho ra những hột cà phê được coi là mắc nhất thế giới.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/158848-TS-capheShop-08122012%20-%20400.jpg

Một cửa hàng bán cà phê tại Việt Nam. Hình minh họa. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/GettyImages)

Ðược quảng cáo là có vị thơm ngon hơn bất cứ loại cà phê nào khác, cà phê đặc biệt này làm từ hột cho voi ăn và thu lại từ phân của chúng một ngày sau đó. Các phản ứng hóa học xảy ra bên trong bao tử con voi cho cà phê này một mùi vị đặc biệt, theo lời những người được coi là “sành điệu”.

Giá một kí lô cà phê “cứt voi” này hiện vào khoảng $1,100 một kí lô (khoảng $500 một pound), được coi là ở hàng mắc nhất thế giới.

Hiện nay chỉ giới giàu có hay những người thích du lịch mới được thưởng thức loại cà phê mang tên “Cà Phê Ngà Voi Ðen - Black Ivory Coffee” này, có bán tại Bắc Thái Lan rồi sau đó sang Maldives và nay ở Abu Dhabi, với giá $50 một tách. (V.Giang)

Nguồn : http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=158848&zoneid=1#.UMR3jOKlUpg

----------------

Rồi từ đây sẽ có cà phê "cứt bò " hay hay cà phê cứt trâu vì trâu bò dễ tìm dễ gặp hơn .

V.I.Lãng
12-10-2012, 08:29 AM
:)

Những người lắm tiền nhiều của có những thú uống cafe thật là kỳ lạ :)

ntđl
12-10-2012, 01:01 PM
Chào toàn phố.

Cò ơi Cò...
Cái ni kêu bằng ...phú qúi sanh lễ nghĩa đó Cò. Tiền dư hổng biết mần chi rồi lăng xăng nhăng cuội !

Hồi xưa có cà phê cứt chồn, chừ cà phê cứt voi. Cứt nào cũng là đồ phế thải dzáo nạo. Vậy mà trả tiền mắc gấp mấy lần và xúm nhau thưởng thức. Dzồi phải khen ầm lên đậng chứng tỏ mình là dân sành điệu, biết savoir vivre và vivre tới nơi tới chốn.

Ngó kỷ đi heng, dân uống cà phê cứt kiểu này nếu hổng phải mấy vị tiểu vương trung đông thì cũng cái đám châu á ăn no rửng mỡ khóai xài sang (nhựt là một) hay cái đám tuy nghèo nhưng thích làm bảnh, chơi nổi lấy tiếng (tàu, dziệc nam ..v.v).

Thực chất của chuyện cà phê cứt nớ là chi thì chưa có nghiên cứu khoa học nào hết chọi, rồi đám con buôn bèn giải thích tưới hạt sen.
Tỉ như cái tên thần dân xứ cờ lá kia, chạy qua Thái bỏ vốn nuôi voi mần màn đầu tư khuyến mãi thị trường, hắn tỉnh bơ hàm hồ nói chuyện khoa học (chưa hề được kiểm chứng), rằng ấy hạt cà phê khi vào bao tử chồn voi thì được dịch tiêu hóa mần màn biến dưỡng nên thay mùi đổi vị. Rằng trong khi biến dưỡng vậy, một loại protein trong hạt cà phê biến mất và mang luôn theo nó (cái protein ấy) cái vị chua thường thấy của nước cà phê.
Nói cứ như thiệt, và có người an tâm tin tưởng là thiệt, vậy mới tài !

Vì sao cà phê cứt mắc vàn trời mây hở ? Vì chế nó tốn kém nguyên liệu nhiều lần hơn.
Để cho ra một ký cà phê cứt, đã phải cần rất nhiều ký cà phê nguyên liệu. Trong cà phê cứt voi, kêu bằng Black Ivory- ngà đen, cứ 33 ký này mới chế ra 1 ký kia. Cà phê cứt chồn, kopi luwak, thì hổng nghe nói tới số lượng.
Người ta nuôi chồn nuôi voi, cho chồn và voi đớp hạt cà phê sống, kế đó thu hoạch phân của chúng, tìm những hạt cà phê còn nguyên chưa kịp tiêu hóa, rửa sạch rồi mới rang mới sấy để bán ra thị trường tiêu thụ.

Chưa hết heng.
Để cạnh tranh với đám cứt chồn, cứt voi tỉnh bơ khai triển thêm chuyện, rằng voi nuôi còn được cho ăn chuối, ăn mía, ăn tùm lum các thực phẩm có vị ngọt thiên nhiên, thành dza cứt voi dậy vị hơn cứt chồn là cái cẳng, nên mắc hơn là hạp lẽ trời.

Ngó vào chuyện biến dưỡng tiêu hóa.
Trong bao tử và ruột, dịch tiêu hóa tiết ra đậng biến dưỡng thức ăn. Hạt cà phê có cái vỏ cứng bọc ngoài, nó sẽ tan trong acide của dịch vị, để hạt cà phê mềm đi, mủn ra.
Cái hạt cà phê còn nguyên chạy ra cứt là những hạt chưa bị dịch tiêu hóa tấn công. Thế thì phẩm chất trong hạt cà phê ấy phải còn nguyên. Đã hổng thay hổng đổi thì sao mà vị mà mùi đổi cho đặng, dỡn hoài !
Chời ơi chời, chuyện thiếu cơ sở vậy mà cũng có người tin ha.

Mới đây đám đỉnh cao trị tuệ tại xứ Dziệc Nam còn tuyên bố hùng hồn, rằng ấy tụi tui đang nghiên cứu việc làm phân hóa học có chứa dịch tiêu hóa y chang, hạt cà phê sẽ được ngâm vào trỏng trước khi chế biến, bảo đảm cà phê cứt VN cũng sẽ ngang cơ với Black ivory của Thái và Kopi luwak của Indonesia. bla bla bla... Cứt VN sẽ là loại cứt tốt nhứt thế giới, dưới sự hướng dẫn đầy tánh thông minh sáng tạo của đảng ta anh hùng.. bla bla bla...

Chuyện thấy thường và thấy hoài... là trẻ con nuốt hạt chi cũng có thể thải ra nguyên con hạt đó, vì chúng chưa có đủ răng để nhai.
Ngay cả khi trái nho nuốt trọng - nhứt là nho khô - cũng có thể ra nguyên trái như thường (vì nho còn cả vỏ).
Hổng riêng chi trẻ nít, người lớn cũng vậy. Tin hông ? Hổng tin cứ nuốt thử khắc biết.

Thành ra... cần chi chồn chi voi cho tốn sức, chó mèo heo ngựa cũng có thể cho cứt mần cà phê như thường.
Phố mình ai có gan cứ việc làm giàu, mua hạt cà phê tươi về cho chú cún cô meo đớp rồi tha hồ... thu hoạch.
Xin hết.

*

Cò ơi Cò.
Cò hỏi bên kia mà quên trả lời.
F.M là viết tắt của tên Freddie Mercury, ca sĩ Queen Band xứ hồng mao, ngủm cù đeo vì uống cà phê AIDS đó Cò.
Hạt cà phê ngâm trong môi trường AIDS trước khi bỏ vào phin lọc. Cà phê chạy ra đầy hương vị chết người, dzồi người... chết thiệt !

Tui có uống cà phê cứt chồn dzồi nha Cò - cứt voi thì chưa - y chang cà phê hổng có cứt. Trả tiền cứt cũng như không !
Tiền nào của nấy hở ? Ừa cái não của con người lắm khi củng có lúc... cúp điện !

Angie
12-10-2012, 01:10 PM
Hình như sở thú SG hết voi rồi hay sao đó, bà con hổng nhớ ở chuồng voi nó xơm xo như thế nào.

Lê Nguyễn Hiệp
12-10-2012, 02:15 PM
Chào toàn phố.

Tui có uống cà phê cứt chồn dzồi nha Cò - cứt voi thì chưa - y chang cà phê hổng có cứt. Trả tiền cứt cũng như không !
Tiền nào của nấy hở ? Ừa cái não của con người lắm khi củng có lúc... cúp điện !

Ui! trời đất ơi!

Suy nghĩ về cà phê cứt chồn, cứt voi, cứt ngựa, cứt chó chi cho nó mệt.

Sống ở Mỹ thì bà con cô bác cứ cà phê starbucks mà thưởng thức cho nó tiện, vừa thơm vừa rẻ, tốn hết có $1,50 đô/ly, uống chi tới $50/ly dữ thần vậy hè.

V.I.Lãng
12-10-2012, 07:07 PM
Xin chào các Anh Chị ,
V thì nhấp cafe chứ hong phải uống, mà nhấp chỉ khoảng 4 tới 5 lần trong một năm .

Cách đây vài năm có người về Việt Nam mang qua cho mấy gói cafe Trung Nguyên pha liền , nhưng V hong uống .

Rồi nhà có khách , họ hỏi có cafe không, V mới mang ra một bọc cafe Trung Nguyên, rồi họ pha họ uống , họ bảo ngon qu'a , ngon quá .

Rồi V cũng tò mò mới mang theo một gói vô sở . Có một hôm vào nửa buổi sáng , tự nhiên V muốn pha cafe , nghĩa là bỏ bọc vô ly rồi đổ nước sôi vô .

Uống xong, 7 - 10 phút sau, tim V đập thật mạnh , rồi choáng váng, rồi nằm dài lên bàn luôn , vì tay chân rũ riệt .

Sau này vô tình V đọc được bài dưới đây, mới biết mình bị ngộ độc



V xin mang về để các Anh Chị đọc cho vui

---

Cafe Trung Nguyên Việt Nam


Nếu có ai về VN thường hay mua Càphê TRUNG NGUYÊN qua để biếu bà con bạn bè nên thận trọng

Nhân tiện đọc bài về thực phẩm, mời quí thân hữu đọc thêm bài này...để biết tại sao bây giờ ở VN lại có những "tiệm cà phê nằm" (hết cà phê ôm đến cà phê võng ,chỉ ở VN mới có !)...vì uống loại cà phê Trung Nguyên này sẽ...nằm luôn hết ngồi dậy...


Cách đây ít lâu, tôi tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó nói rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê “đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được”.

Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.

Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp.

Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương.
Nhưng cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả.

Thêm vào đó, Trung Nguyên đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu – bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên Trung Nguyên đã xử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương. Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives.

Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê Trung Nguyên được coi là tiêu chuẩn, thì tất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được.

Và như thế, không ngoa khi nói rằng, Trung Nguyên đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.



P/S: Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê Trung Nguyên bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì.

Ký ninh từ lâu đã được dùng gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được xử dụng trong cà phê Trung Nguyên nói riêng và TẤT CẢ CƠ SỞ cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin.

Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng phụ kèm khác.

Còn chuyện bạn hỏi về “tại sao không có ai lên tiếng” – well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ mọi chuyện này – nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để “bịt”. Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không uống cà phê

Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế .

Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.

So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml.

Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ..

Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá..

Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.

Cách chế biến như sau: Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu ra caramel.

Trung Nguyên chỉ là nhà sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn “cà phê ngon” mà thôi.

Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn, thì sự giả dối nghiễm nhiên thành chân.

Về phía các nơi sản xuất, thì họ nghĩ – khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê – độ đắng, mùi hương, độ sánh – đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì?

Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề

Và thế người Việt, đa số, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ cà phê ” có văn hoá đặc biệt nhất “.

Đến đây chính là một ngõ cụt – Ngõ cụt dối trá.

Câu hỏi cuối – chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu thời của Trung Nguyên? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước ?


P/S: Một điểm cuối , bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.

Triển
12-10-2012, 08:35 PM
Ký ninh từ lâu đã được dùng gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được xử dụng trong cà phê Trung Nguyên nói riêng và TẤT CẢ CƠ SỞ cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin.

Bài viết này đọc thấy có nhiều điểm phân tích đứng đắn và có bài vở. Tuy nhiên cuối bài không thấy ghi nguồn tham khảo để chứng thực các số liệu không phải là man trá hoặc vu khống. Bốn chữ "tất cả cơ sở" cho thấy tác giả có sự nghiên cứu sâu rộng nhưng lại nặc danh và không nêu nguồn thống kê từ đâu ra.


Sự man trá có trình độ như Trung Nguyên nếu có, cũng chưa phải là thượng thừa. Mọi người ở phương Tây thử đi tìm các bài viết tường trình nghiêm chỉnh về thực phẩm giả ở quốc gia sở tại. Ví dụ như các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức có quyền hạn thanh tra thực phẩm của chính phủ sẽ biết được nhiều điều thú vị. Từ sữa chua (yaourt), đến phô-mai (fromage), thịt nguội (Jambon) ..v.v.v. trên thị trường hàng giả rất nhiều, nhất là các chuỗi siêu thị bán hàng giá rẻ. Đặc biệt là các loại nước váng sữa có mùi vị dâu đất ... v.v.v các mùi dâu này cũng do chất hóa học đánh lừa vị giác của mình, không phải từ mùi dâu đất thật.

Trung Nguyên còn phải học làm ăn gian dối ở Tây phương lâu lắm mới có trình độ lừa lọc. Chỉ khác nhau ở mỗi một chỗ là mức độ độc hại bao nhiêu, đủ để làm chết người hoặc gây tổn hại sức khỏe nào hay không mà thôi. Thông thường bên Tây phương làm giả cũng kiểu như Trung cộng làm trứng gà hóa học. Nghĩa là giống đến mức mà vị giác mình khó phân biệt, để hạ giá thành của thực phẩm xuống mà thôi. Cũng may là còn bộ phận thanh tra thực phẩm phương Tây chưa đến độ mất nhân tính hoặc lương tâm nên dân chúng nghèo, dùng thực phẩm giả ở các siêu thị rẻ chưa lăn đùng ra bất đắc kỳ tử mà thôi.

hoài vọng
12-11-2012, 12:53 AM
Thành ra... cần chi chồn chi voi cho tốn sức, chó mèo heo ngựa cũng có thể cho cứt mần cà phê như thường.
Phố mình ai có gan cứ việc làm giàu, mua hạt cà phê tươi về cho chú cún cô meo đớp rồi tha hồ... thu hoạch.
Xin hết.

*
! Xin cám ơn Ma Đàm gợi ý.... vì hồi đó khi mới đến Khe Sanh , đơn vị đóng quân trong đồn điền cà phê , trong lúc đi tìm chỗ để thưởng thức cái khoái thứ 4...tôi chọn một cái cây um tùm có trái xanh,trái đỏ vừa ngang tầm ngồi rồi từ từ nhấm nháp thì thấy cũng ngon ngon...xong rồi ....đi về ....rải rác cũng có những đống hạt ( cỡ tô đựng canh ) thực sự cũng không biết là mình ăn trái gì nên lúc phun cái hạt cũng chẳng biết hạt gì !
Đến nơi , tôi móc trong túi mấy trái cho ông lính già mới biết là hạt cà phê rồi nghe ông ấy nói đống hạt dưới gốc cây là mấy con chồn nó chọn loại cà phê thượng hạng mới ăn chứ không phải do chất dịch trong bao tử ngấm vào...Ma Đàm hùn với tôi mở công ty cà phê cứt VN ....chuyện sản xuất tôi lo :))

V.I.Lãng
12-11-2012, 03:14 AM
Bài viết này đọc thấy có nhiều điểm phân tích đứng đắn và có bài vở. Tuy nhiên cuối bài không thấy ghi nguồn tham khảo để chứng thực các số liệu không phải là man trá hoặc vu khống. Bốn chữ "tất cả cơ sở" cho thấy tác giả có sự nghiên cứu sâu rộng nhưng lại nặc danh và không nêu nguồn thống kê từ đâu ra.

...


Dạ có đó Anh . Lỗi là do V, vì khi đọc bài này khoảng hai năm về trước , bài có nguồn và tên tác giả rõ ràng .

V copied để dành khi cần đọc lại , vâ,y mà quên copy tác giả và nguồn

Triển
12-11-2012, 08:35 AM
V2012,
theo Google thì bài viết này có tên là Một Ngõ Cụt Dối Trá. Xuất hiện trên mạng sớm nhất vào tháng 8 năm 2009. Có 91 trang đa số là blog cá nhân hoặc diễn đàn đăng tải. Tôi chịu khó ngồi bấm thử 37 trang rồi, không có trang nào để tên tác giả cả. Tất cả một kiểu sao lại như nhau. Cho nên cũng chan chán. Không phải tìm hiểu thêm. Cũng có thể là một hình thức chơi bẩn trong giới làm ăn cạnh tranh nên nặc danh.

hoài vọng
12-12-2012, 11:12 PM
Cũng có thể là một hình thức chơi bẩn trong giới làm ăn cạnh tranh nên nặc danh. Người nhà tôi đã làm cho Trung Nguyên nên những gì thiên hạ nói , tôi tin đúng 90% ( vì thế tôi không còn uống cà phê Trung Nguyên nữa )
Sau này ông Vũ còn chơi chiêu lòe các quan lớn là mua chồn về nuôi rồi cuối năm gom cứt chồn đóng gói mang biếu các quan cho trịnh trọng .

V.I.Lãng
12-13-2012, 06:48 AM
Anh Triển ,

Nói về chuyện lý ninh trong cafe

Nghe đâu bên Châu Âu , từ năm 2004 họ đã ra săc lệnh phải in trên nhãn hiệu bao nhiêu lượng ký ninh trong cafe .

Co`n Việt Nam thì V mù tịt.

Còn bên Mỹ thì V hong biết vì V khong phải là người uống cafe , nên chưa bao giờ mua cafe gói , thỉnh thoảng có người nhờ mình sẵn tay mua giùm ly cafe khi ghé tiệm mua cái bánh bagel

Và đây là chuyện mới nhất về TRung NGuyên...

Cách đây 2 tuần V có đọc được tin hãng Nestlé đang kiện Trung Nguyên về sản phẩm G7 .

Nói thiệt chứ, V mới vừa nhìn thoáng qua nhãn hiệu G7, cứ tưởng là hình búa liềm nhuộm đen ... :) , thấy chữ viết G7 V cứ tưởng là Summit nào đó . V thắc mắc : không biết từ đâu ra mà Trung Nguyên lại đặt cho cái tên G7 ?

Triển
12-13-2012, 07:32 AM
Anh Triển ,
Nói về chuyện lý ninh trong cafe
Nghe đâu bên Châu Âu , từ năm 2004 họ đã ra săc lệnh phải in trên nhãn hiệu bao nhiêu lượng ký ninh trong cafe .

V2012 nghe ở đâu mà "nghe đâu"? Muốn tôi chứng minh phản chứng không? Tôi đang cầm trong tay nguồn giấy trắng mực đen đây. ;)
PS: Ngôn ngữ Châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha .....v.v.v ngoại trừ tiếng Á Châu. :)






Người nhà tôi đã làm cho Trung Nguyên nên những gì thiên hạ nói , tôi tin đúng 90% ( vì thế tôi không còn uống cà phê Trung Nguyên nữa )
Sau này ông Vũ còn chơi chiêu lòe các quan lớn là mua chồn về nuôi rồi cuối năm gom cứt chồn đóng gói mang biếu các quan cho trịnh trọng.
Tại sao phải nặc danh? Và tại sao không đưa nguồn thống kê? Đơn giản vậy thôi. Tin lá cải thiếu đứng đắn và xã luận nghiêm túc khác nhau chỗ này đó anh. Tôi không bênh vực Trung Nguyên gì đâu, bài viết đàng hoàng thông thường nhìn nó khác.

V.I.Lãng
12-13-2012, 07:43 AM
V2012 nghe ở đâu mà "nghe đâu"? Muốn tôi chứng minh phản chứng không? Tôi đang cầm trong tay nguồn giấy trắng mực đen đây. ;)
PS: Ngôn ngữ Châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha .....v.v.v ngoại trừ tiếng Á Châu. :)


:)

Đó thấy không, khi V viết như vậy là có ý muốn Anh mang ra "Show & Tell " để chứng minh theo lối phản biện đấy :)

V đang chờ Anh mang ra , please nếu có tiếng Anh thì càng tốt , V hong biết đọc tiếng Đức , tiếng Tây ... Ban thì bị " cầm " , còn tiếng Pháp thì lóng ngóng, những tiếng khác thì mù ... :)

Triển
12-13-2012, 08:03 AM
Caffeine and quinine (until 2014)


http://europa.eu/legislation_summaries/consumers/product_labelling_and_packaging/l21140_en.htm

=> Directive 2002/67/EC (http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=CELEX:32002L0067:EN:NOT)

=> http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=CELEX:32002L0067:EN:HTML


Xong! ;)

Triển
01-11-2013, 08:17 PM
Ui! trời đất ơi!

Suy nghĩ về cà phê cứt chồn, cứt voi, cứt ngựa, cứt chó chi cho nó mệt.

Sống ở Mỹ thì bà con cô bác cứ cà phê starbucks mà thưởng thức cho nó tiện, vừa thơm vừa rẻ, tốn hết có $1,50 đô/ly, uống chi tới $50/ly dữ thần vậy hè.






Tập đoàn Starbucks mở điểm bán cà phê đầu tiên tại Việt Nam

Trọng Thành


http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/40/0/455/340/344/257/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/starcbukl000_Hkg4667272_0.jpg

Theo AFP, hôm nay 03/01/2012, Starbucks - tập đoàn cà phê đứng đầu về số điểm bán trên thế giới – tuyên bố sẽ mở một cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 02/1013. Ông John Culver, giám đốc phụ trách Châu Á của Starbucks, khẳng định : « Việt Nam là một trong các thị trường năng động và hấp dẫn nhất trên thế giới và chúng tôi tự hào về việc mở thêm thị trường thứ 12 tại khu vực bao gồm "Trung Quốc và Châu Á – Thái Bình Dương". »

Quán cafe đầu tiên của Starbucks sẽ được mở tại thành phố HCM. Đây là thông tin mà Starbucks đưa ra trong một thông cáo chung, công bố hôm nay, cùng với tập đoàn Maxim - đối tác của hãng này tại Hồng Kông.

Theo các nhà quan sát, Starbucks muốn mở rộng kinh doanh tại Châu Á để bù lại cho sự đình trệ của thị trường Hoa Kỳ. Vào tháng 10 với qua, Starbucks vừa mở một số điểm bán đầu tiên tại Ấn Độ, phối hợp với đối tác Tata.

Việt Nam, quốc gia đứng thứ hai thế giới về sản xuất cà phê, có một truyền thống tiêu thụ lâu đời, với hàng chục mạng lưới quán cà phê và rất nhiều quán cà phê nhỏ trên khắp cả nước.

Vào tháng 12/2012, Starbucks cho biết dự kiến cuối năm 2013, hãng sẽ sở hữu tổng cộng 4.000 điểm bán tại khu vực này, trong đó có khoảng 1.000 điểm tại Trung Quốc, được coi là thị trường lớn nhất của tập đoàn này, ngoài khu vực Bắc Mỹ.


(nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130103-tap-doan-starbucks-mo-diem-ban-ca-phe-dau-tien-tai-viet-nam )

Triển
01-12-2013, 07:29 AM
Tôi muốn làm lãnh đạo cà phê thế giới'

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/01/12/130112054246_dang_le_nguyen_vu_464x261_nhabaocongl uan_nocredit.jpg
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng đẳng cấp phải nằm trong văn hóa

Dư luận gần đây sôi nổi bàn về các phát biểu của ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ khi tập đoàn Starbucks nổi danh thế giới loan báo sẽ bước vào thị trường Việt Nam.

Ông Vũ nói ông không sợ cạnh tranh, và Starbucks chỉ là "người khổng lồ không có bản sắc".

BBC vừa có cuộc nói chuyện với ông Đặng Lê Nguyên Vũ về triết lý kinh doanh của ông.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Tôi sẽ luôn luôn nói như vậy bởi vì khi xem xét thành công của một công ty, mình phải biết mấu chốt nó nằm ở cái gì. Tại sao Starbucks lúc khởi đầu có thể thắng các hệ thống khác ở nước Mỹ?

Họ có những triết lý như "Nơi chốn thứ ba", hay "Cả tâm hồn trong đáy cốc"... rồi họ học hỏi kinh nghiệm cà phê của Italy chẳng hạn. Nhưng nay họ có còn cà phê không?

Trong danh sách 100 thương hiệu lớn toàn cầu vừa sắp xếp lại, thì Starbucks nay liệt vào loại công ty fast-food (đồ ăn nhanh) chứ không phải công ty cà phê. Trên logo họ cũng bỏ luôn chữ cà phê đi.

Cái này không chỉ riêng tôi nói, mà các chuyên gia châu Âu - Đức, Ý... họ đều nhận định như vậy. Có điều họ không nói, mà riêng tôi nói thôi.

BBC: Vâng nhưng cái mà ông gọi là không có bản sắc, tức mở rộng, thay đổi theo nhu cầu của khách hàng, thì nói cho cùng cũng là một dạng bản sắc chứ?

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Không, chúng ta phải nhìn vào vấn đề thương hiệu. Công ty nào cũng bị áp lực về doanh thu, của cổ đông... Nhưng đến khi một công ty, cũng giống như một quốc gia, không còn cái linh hồn của mình nữa, thì không còn sức mạnh nữa.

Những ai biết điều này thì thấy sự tồn tại [của Starbucks] chỉ còn là vấn đề thời gian. Họ sẽ bị các thế lực khác thay thế.

BBC: Quả thực linh hồn là một khái niệm rất khó đo lường, thưa ông?

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Không, không khó. Nếu ai hiểu về vấn đề thương hiệu thì bản sắc là vô cùng quan trọng. Đó là cái hồn cái vía, những câu chuyện ở bên trong...

Nhìn vào Starbucks thì nay họ đã đi quá xa cái triết lý ban đầu của họ rồi. Tôi khẳng định luôn là Starbucks dần dần sẽ bị các thế lực khác thay thế thôi, không khác được.

BBC: Nói thật, thì ông có ghen với thành công của Starbucks không ạ?

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Thực sự thì tôi phải ghen tức vì điều gì mới được chứ?! Đế chế của họ, tôi rất tôn trọng. Họ tạo dựng được đến ngày hôm nay không phải không có lý do.

Tôi từ khi bắt đầu lập nghiệp cũng vậy, công ty nhỏ. Nhưng tầm nhìn của công ty chúng tôi lúc này là lãnh đạo ngành cà phê thế giới.

Chúng tôi phải nghiên cứu để vượt qua họ, không chỉ ở Việt Nam mà cả các nơi khác trên thế giới nữa. Cạnh tranh là phải để lý trí vào, chứ không thể để cảm xúc lấn át.

BBC: Nói về cạnh tranh, thì đang có chỉ trích là chất lượng cà phê Trung Nguyên chưa được cao, nhiều khi bị pha hóa chất, hương phẩm quá liều vv..

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Ai chỉ trích? Có phải những đối thủ của chúng tôi trên mạng mà không công bố danh tính không? Những người tên tuổi đàng hoàng thì sẽ phải chịu trách nhiệm nếu họ phát ngôn bừa bãi.

Tôi cổ động cho sự đa dạng trong việc uống cà phê trên thế giới. Tại sao lại uống cà phê Arabica mà không uống Robusta? Tại sao uống expresso theo kiểu Tây và coi đó là chuẩn mực mà không uống theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, kiểu Việt Nam, Nhật Bản?

Tại sao những nước không trồng cà phê lại có những thương hiệu chinh phục thế giới? Nhưng câu hỏi này phải được giải quyết triệt để và nghiêm túc.

BBC: Theo ông đánh giá, thì liệu Starbucks và Trung Nguyên có thuộc cùng một đẳng cấp chưa ạ?

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Muốn nói đến thành công của một công ty, hay một quốc gia, vì tôi cứ hay so sánh công ty với quốc gia, ta phải nhìn tới một số yếu tố.

Thứ nhất, là tư tưởng của công ty đó. Về tư tưởng và hệ lý luận thì ngày nay tôi đã bước xa lắm [so với Starbucks]. Điều này sẽ rõ ràng trong thời gian rất gần đây thôi.

Thứ hai, tư duy chiến lược của chúng tôi ngày hôm nay không có thua Starbucks.

Tuy nhiên điều chênh lệch to lớn mà chúng tôi phải giải quyết là nguồn lực vật lý. Khả năng thực thi của họ phải nói là tuyệt hảo, với một hạ tầng nâng đỡ cho họ trên toàn cầu.

Đó là cái chúng tôi phải giải quyết, làm sao để Trung Nguyên thực hiện được tất cả các ý đồ của mình. Cái này thì chúng tôi cần thời gian và guồng máy để thực thi cho bằng được. Chỉ có vấn đề đó thôi.

Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều sự sụp đổ của các đế chế.

Doanh thu của chúng tôi có hai trăm triệu đôla, họ hàng chục tỷ thì không thể so về phương diện này được. Nhưng đẳng cấp một người không phải nằm ở chỗ anh ta có bao nhiêu tiền, mà là ở văn hóa, nền tảng tri thức của anh ta chứ? Đó mới là giá trị thực.

BBC: Nói về kinh doanh thì Starbucks phải đối diện với thách thức gì ở thị trường Việt Nam, thưa ông?

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Họ không có thách thức nào đáng kể cả. Người tiêu dùng Việt Nam, cũng giống như ở Trung Quốc hay ở Nhật Bản, vẫn ngưỡng vọng văn hóa Mỹ. Đó là lợi thế của họ, mà tôi cho là có lý nhưng đáng buồn và xét góc độ nào cũng đáng lo cả.

Lợi thế thứ hai, vô cùng lớn, của họ là về truyền thông. Chưa có công ty nào vào Việt Nam mà được tung hô, miễn phí truyền thông ồn ào như vậy cả.

Về thị trường địa lý, thì ở Việt Nam cũng chẳng có công ty nào, ngoài Trung Nguyên, có thể cạnh tranh với họ.

Thế nhưng tôi vẫn khẳng định: giỏi lắm 10 năm nữa ở Việt Nam, Starbucks có được 100 điểm kinh doanh. Cùng cực nữa thì cho gấp đôi số đó. Chẳng có gì đáng phải ồn ào, quan ngại!

BBC: Ông có muốn đánh cược không? 100 điểm kinh doanh trong 10 năm ạ?

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: (cười) Cứ cho là gấp đôi số đó đi, tôi dám cược chứ!

BBC: Quay lại một chủ đề nghiêm túc hơn, trên các trang mạng người ta có chỉ trích rằng ông tìm cách gắn việc uống cà phê với lòng yêu nước và điều này hơi khiên cưỡng ạ.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Họ nhầm rồi. Họ không hiểu khái niệm cà phê và tinh thần cà phê của chúng tôi. Chúng tôi đang cổ động cho cả một học thuyết cà phê với giá trị là tinh thần sáng tạo có trách nhiệm.

Thuộc tính của cà phê là tinh thần trung tâm.

Tôi muốn cổ động cho một hệ giá trị mới thông qua ly cà phê. Triết lý của chúng tôi cao siêu hơn Starbucks nhiều lắm, nhưng thời gian sẽ cho thấy điều này.

Những người muốn bình luận, muốn nói này nói nọ thì cứ để họ nói thôi. Chúng tôi còn thời gian mà.

BBC: Vâng, thế với những người nói là ông "nổ" to quá thì ông trả lời thế nào ạ?

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ:(cười) Ngày xưa cũng vậy, khi tôi mới khởi nghiệp, có mỗi chiếc xe đạp mà nói tôi mơ về một thương hiệu cà phê thì ở trường họ nói tôi hoang tưởng. Nay thì họ thôi nói vậy. Trung Nguyên bây giờ phát triển thuận lợi, vươn ra toàn cầu.

Nhưng tôi buồn vì lẽ thế này. Ai nói những câu như ở trên? Người Việt nói.

Người Việt chưa bao giờ trong lịch sử của mình có hoài bão chinh phục, ảnh hưởng, tinh thần thách thức nghịch cảnh, ngoại trừ trong các cuộc vệ quốc.

Tại sao mình không chủ động gây ảnh hưởng? Phải có hoài bão, phải muốn đua tranh. Nhìn khối vật lý của người ta đã tê liệt cả người thì làm sao mình dám tranh hùng, thi thố?

Tất nhiên từ giấc mơ đến hiện thực thì còn nhiều điều kiện nhưng trước hết phải dám mơ, dám làm.

Tôi nghĩ một ngày người Việt phải sửa cái văn hóa này thì mới vĩ đại, hùng mạnh được.





(* nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130112_trungnguyen_vs_starbucks.shtml )

CV
01-12-2013, 09:16 AM
Lâu nay tôi vẫn uống cà phê hòa tan Folgers.
Đầu năm nay có người tặng một bịch cà phê Trung Nguyên. Uống thử, thấy đậm đà hơn nhiều. Đấy có phải là "bản sắc" mà ông Vũ nói đến?

Triển
01-12-2013, 09:40 AM
Tôi thì uống vị cà phê chua chua bậy bạ của Đức mấy chục năm quen rồi, uống lại Trung Nguyên của người ta biếu hồi 6 năm trước thấy thơm và hậu ngọt. Tuy nhiên lưỡi tôi uống cà phê Đức bị hư mất rồi, không đánh giá được hương vị cà phê của Việt Nam được nữa.
Cái "bản sắc" mà ông Vũ nói đến tôi nghĩ là ông Vũ tự hào đặc sản của dân tộc. Cà phê Việt Nam tự trồng và thương hiệu rang cà phê cũng của VN, nó có cái giá trị truyền thống chất lượng và một chút ít đạo đức. Còn các quốc gia cường thịnh bên này thì vốn dĩ không trồng được cà phê, chỉ chạy mua về rang, thêm thắt gia vị, rồi làm ra thương hiệu nổi tiếng thế giới - nôm na là "mượn đầu heo nấu cháo" . Tôi đoán mò chữ "bản sắc" ông ấy dùng thôi. :)

Lê Nguyễn Hiệp
01-12-2013, 10:41 AM
“Ông Đặng Lê Nguyên Vũ:
Trong danh sách 100 thương hiệu lớn toàn cầu vừa sắp xếp lại, thì Starbucks nay liệt vào loại công ty fast-food (đồ ăn nhanh) chứ không phải công ty cà phê. Trên logo họ cũng bỏ luôn chữ cà phê đi.”

Hết trích.

Starbucks không còn là một tiệm chuyên về cà phê. Nhìn menu dưới đây thì hiểu rõ. Nếu chỉ buôn bán thuần cà phê thì starbucks đã chết ngắc từ 20 năm trước.

Menu
http://www.starbucks.com/menu/catalog/product?drink=espresso#view_control=product

Mỗi lần tôi cùng gia đình đi vào tiệm starbucks để mua cà phê thì;

Bố mua ly cà phê đen giá chỉ $1.50.
Mẹ mua ly Frappuccino giá hơn $3.00.
Con cái mua iced mocha giá hơn $3.00.

Như vậy một gia đình từ cha mẹ đến con cái vào starbucks có thể mua uống những thứ nước uống khác giá mắc gấp đôi ly cà phê đen.

Đó là lý do starbucks sống mạnh sống khoẻ và bành trước khắp thế giới.

tonthattue
01-12-2013, 11:36 AM
Bản sắc cà phê?
Điều mấy post ở trên nói là bản sắc cà phê chỉ là thị hiếu (taste, gout) lâu năm. Từ 1975 cà phê không rẻ nên đã có nạn dùng bắp rang, hột muồng thêm với hột cau. Vị đắng từ cái nghèo thành tập tục đậm nét như người Tàu nghe nói vì nghèo ăn cháo nên bây giờ tỷ phú vẫn xục chúc trước khi vô ăn chính. Quen như vậy cho nên dùng ký ninh là chuyện hiểu được. Vả lại cà phê đá làm loãng cần cho thật đắng. Ở Saigon tuy đã dặn kỷ rất rõ nhiều lúc vẫn có cà phê đá đem ra; cà phê bây giờ là cà phê đá. Dược chất ở trạng thái thiên nhiên rất rẻ; trước 75 tôi đã mua từng bao tạ trụ sinh cho gà ăn, nhưng trụ sinh tinh lọc cho người uống thì to tiền lắm. Ký nin cũng vậy.
Nói đến cái taste, cái gout thì vô cùng, cà phê của vài người bắc phi thêm ớt ít cay, the the mà thôi. Lâu lắm chừng 1965, người quen tôi ở Bình Chánh lấy cơm dừa thái như cây tăm đem ran, quết bỏ vào cà phê, khách hàng thích cái âm hưởng xa xa rất quen, vì cái chi cũng dừa, từ cà ri cho đến kiểm, roti thịt gà, chè .... Các quán lớn như La Pagode, Brodard có cà phê riêng, có hương vị riêng.
Nguyên liệu chính cho cà phê đàng hoàng là robusta thơm (75%) và arabica (25%) đắng. Mấy quán VN nghe nói có bơ, nên quệt một chút bơ (hiệu) đồng tiền bỏ vào ly nổi lềnh bềnh. Họ không biết thực sự là dầu olive, hay ít nhất ngoài bơ, olive là chính. Khi hết khói đen và thả khói trắng thì ngưng lửa mở nắp lồng rang cho nguội bớt. Khi cà phê còn âm ấm, bỏ rượu (thường là Rhum chứ không chơi sang là cognac), xóc đều, cuối cùng là dầu olive. Dầu tạo nên một lớp bọc rất mịn giữ mùi vị không mất. Vì vậy dân sành điệu có cối xay trên bàn, xay chừng nào dùng chừng đó, vì cà phê nát không có dầu bọc quanh. Dĩ nhiên còn những thứ khác nhiều khi độc nhiều khi không độc.
Cà phê kỹ nghệ có những cách khác nhau để giữ mùi vị như trong giấy thiết v.v...
Quả thật có cả vạn loại cà phê. Ngay như hiệu Nestle nhãn hiệu giống nhau mà thứ ở Mễ thì đắn khét, ở Mỹ thì chua. Đa số cà phê bột Mỹ đều chua nhưng không thấy cho biết có thêm sinh tố C.
Còn chuyện Starbucks, tôi nghĩ họ sẽ chiếm thị trường, nếu mại bản giữ đúng như các quán khác trên thế giới về phẩm chất, vệ sinh và trọng khách hàng như ở Âu Mỹ. Óc vọng ngoại không riêng gì ở VN. Mươi năm trước đây, trong lúc Mc Donald ở Mỹ sống lên chết xuống chưa hồi sinh mãnh liệt như bây giờ, thì Mc Donald ở Anh đông nghẹt người ăn.

Triển
01-12-2013, 09:04 PM
“Ông Đặng Lê Nguyên Vũ:
Trong danh sách 100 thương hiệu lớn toàn cầu vừa sắp xếp lại, thì Starbucks nay liệt vào loại công ty fast-food (đồ ăn nhanh) chứ không phải công ty cà phê. Trên logo họ cũng bỏ luôn chữ cà phê đi.”

Hết trích.

Starbucks không còn là một tiệm chuyên về cà phê. Nhìn menu dưới đây thì hiểu rõ. Nếu chỉ buôn bán thuần cà phê thì starbucks đã chết ngắc từ 20 năm trước.

Menu
http://www.starbucks.com/menu/catalog/product?drink=espresso#view_control=product

Mỗi lần tôi cùng gia đình đi vào tiệm starbucks để mua cà phê thì;

Bố mua ly cà phê đen giá chỉ $1.50.
Mẹ mua ly Frappuccino giá hơn $3.00.
Con cái mua iced mocha giá hơn $3.00.

Như vậy một gia đình từ cha mẹ đến con cái vào starbucks có thể mua uống những thứ nước uống khác giá mắc gấp đôi ly cà phê đen.

Đó là lý do starbucks sống mạnh sống khoẻ và bành trước khắp thế giới.

Ủa sao kỳ vậy ta? Nếu chỉ bán cà phê, không bán thứ khác thì ngủm củ tỏi từ hai thập niên trước, rồi gia đình anh vào quán cà phê starbucks, nhưng không thèm đặt thức uống khác, chỉ uống cà phê, nên nhờ vậy mà Starbucks sống khỏe.
Vậy 20 họ khùng hay sao bán thêm tùm lum vấy? Khách hàng kiểu gia đình anh Hiệp đông khắp nơi trên thế giới mà? Nói thật với anh Hiệp, tôi vào quán cà phê cũng thường đặt cà phê uống, nhất định không gọi bia đâu. hihihihi j/k

hoài vọng
01-13-2013, 03:11 AM
Để xem Trung Nguyên và Starbucks đấu võ ( Hình như Trung Nguyên bị thất bại ở Mỹ , vùng Houston không thấy có quán Trung Nguyên ?)

tonthattue
01-13-2013, 11:57 AM
Lung tung lang tang ông nỉnh ông ninh
Một lần sáu mạng (kể cả tôi) lệ khệ trong sáu bộ đồ vét, sau khi ăn thiệt no ở Bolsa, đi vô một nhà hàng với chữ "coffee" rất to. Chúng tôi muốn yên tĩnh nói thêm về cái đám tang ban chiều. Dạo ấy hút thuốc tự do. Chúng tôi gọi cà phê đen. Một cô hầu bàn đứng mãi chờ chúng tôi hút hết hơn hai điếu. Chờ mãi cô xấn tối góc bàn hỏi ăn gì? Khi anh bạn ra dấu không thì cô rất đổi ngạc nhiên, hỏi có đùa không. Được giải thích rằng chúng tôi vào vì chữ coffee to tổ bố và hiểu theo lối bên mình, cô đề nghị ma nét rơ cho uống free và còn đem cả bình châm thêm.
Thì ra coffee cái nhà hàng, có nơi không tính tiền cà phê riêng.
Anh Triển nói đúng nếu bán độc một thứ cà phê thì doanh nghiệp cũng chỉ phát triển bằng cách nới thêm vài cái ghế ngoài hè nếu cảnh sát bỏ qua như quán Cô Hồng trước Viện Pasteur Saigon. Các sản phẩm gọi là flag ship product lại là thứ không sinh ra tiền. Ở Nhật, các máy bán hàng chưng lon coca cola màu đỏ chính cống ở phía trên, bên dưới là những thức uống địa phương như sữa đậu nành, sản xuất cùng công ty. Flag ship product thường rẻ để câu khách. Đi trên freeway 5 gần cuối nam Cali bạn thấy quán Pea Soup. Bạn chỉ nên ăn soup nầy mà thôi, chứ còn kêu bít tết thì phải mở bóp coi có tiền nhiều hay không.
Starbucks cũng vậy. Các quán fast food còn bán nhiều thứ như ly chén, kỷ vật; không ai cấm.
Sự cạnh tranh giũa những nhà sản xuất cà phê bột với Starbucks nên chuyển qua cạnh tranh với Folger, Maxwell nếu những anh nầy muốn làm cà phê bột, nguyên hột hay xay, đóng lon, trong gói, trong bao v.v...
VN có sản xuất loại gói cà phê uống liền cho từng cốc nhỏ, bỏ chung cà phê, đường và bột cream. Trong lúc ấy ở Mỹ ba loại nầy không dồn chung. Tiện lợi là điều kỹ nghệ Mỹ chú ý rất nhiều, nhiều khi cái đẹp nhường chỗ cho cái tiện. Nhập ba thứ chung cho người dùng ba thứ, nhập hai thứ cho người dùng hai thứ; còn ai chơi đen thì một thứ. Thiết nghĩ họ không làm vì các hổn hợp sẽ hư nhanh. Nếu đúng thì sản phẩm tam hợp không có phẩm chất tốt, hoặc sẽ giữ nguyên trạng nếu có thêm hóa chất. Các thứ preservative hạ phẩm rất rẻ, cho nên có những quả lê để cả tháng còn tươi. Dù hạ phẩm hay thượng phẩm, preservative không tốt cho cơ thể. Cho nên để câu khách nhiều sản phẩm ghi rất rõ "No preservative".
Cá nhân tôi, tôi chỉ dùng cà phê bột cho nhanh. Mỗi năm một hai lần mua cà phê hột.
Tôi đã không uống trà vì quá đắng, cái hậu không ở cổ mà ngay trên lưỡi. Nhà tôi hay cúng cô hồn như ngày ba mươi tháng tư. Bà rất bảo thủ không chịu cúng trà lifton cho nên mở gói trà mà người quen bảo đảm thượng hạng từ Đà Nẵng, nấu cúng. Bà đem cả khay trà vô nhà. Tháng tư trời nóng, nước bay hơi nhanh. Hôm sau bốn chén trà trông như bốn chén nước mắm bỏ đầy ớt bột đỏ. Trà thường đổi màu và đổi mùi khi gặp nước phèn nhưng ít khi đỏ chạch như thế. Còn một cách khác để biết trà thật hay giả là rửa cái tách. Sau một ngày thì tách trà đón khớm, đến như xà bong bột cũng không ra, phải dùng tro. Tôi thường lấy chút tro trong lư hương mà dùng. Nhưng đem cả bốn chén bỏ vào bồn, xả nước thì sạch tinh, "ớt bột" (trong ngoặc kép) chảy vô ống cống.
Tôi có trồng hai cây chè, từ hột gieo ở Florida nay được mười lá. Hy vọng dưỡng mùa hẻ nầy có được một om nước trà xanh, bảo đảm hữu cơ 100%. Tôi sẽ nấu không cho bà nấu vì sợ có kẻ ôm cây đàn đến mà cỗm mất cô hàng chè xanh của tôi. Thiện tai!

hoài vọng
01-13-2013, 07:15 PM
Bác Tuệ , tôi có kinh nghiệm nấu chè xanh ở Phong Điền , trước khi đi lục soát , đặt cái thùng đạn lên bếp lửa , hái lá và cả đọt trà bỏ vào rồi đi , khoảng 2 tiếng trở về, rót vào chén ăn cơm , nước trà có màu xanh nhàn nhạt...nhấp một ngụm...rồi kéo một hơi thuốc lá...bao nhiêu mệt nhọc , lo lắng trôi vào bụng hết trơn ...thế bác không sợ cái kẻ ôm cây đàn rủ rê bác à ????

tư mã tai trâu
01-21-2013, 04:50 PM
Cà phê “cứt voi” đắt hơn cà phê “cứt chồn”
Trong khu vực đồi núi màu mỡ ở vùng Bắc Thái Lan, một đàn voi gồm 20 con đang cho ra những hột cà phê được coi là mắc nhất thế giới.


voi ị
http://imageshack.us/a/img11/6713/63899003.jpg

voi ị xong, voi đi
http://imageshack.us/a/img713/9679/22739809.jpg

người lụm về bới kít tìm cà
http://imageshack.us/a/img547/7603/29707120.jpg

vàng thau còn lẫn lộn
http://imageshack.us/a/img829/3846/v4al.jpg


thanh lọc xong
http://imageshack.us/a/img72/3315/v4bq.jpg


Thưởng thức
http://imageshack.us/a/img811/7854/69578400.jpg