PDA

View Full Version : Rắn



Triển
01-05-2013, 12:39 AM
Rờn rợn chuyện rắn độc đêm đêm bò về bàn thờ người phụ nữ tự vẫn

Dù đã nhiều ngày trôi qua kể từ khi xảy ra sự việc, anh Trần Thạnh (SN 1959, ngụ thôn Phú Tân 2, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) vẫn không sao lý giải được sự việc vì sao sau ngày vợ mất, cứ đêm đêm lại có một con rắn cực độc bò vào chân bàn thờ nằm cuộn tròn và “hiền như nai tơ”.

Vùng quê xôn xao

Sự việc được người dân đồn thổi, thêu dệt thêm nhiều tình tiết xôn xao dư luận cả một vùng. Người ta kể rằng sau ngày người vợ tự vẫn chết vì bệnh đãng trí, ông rất thương bà và đám ma chay được ông lo chu tất đàng hoàng. Sau đó vài ngày, một hôm lúc ông đang nằm ngủ trong nhà giữa đêm khuya thì bỗng dưng có một con rắn hổ to xuất hiện nằm khoanh từ lúc nào ở trong quần ông. Con rắn nằm trong quần người chồng nhưng không hề cắn mà chỉ cựa qua lại.

Khi phát hiện, ông đốt nhang khấn vái thì con rắn này bò ra khỏi quần và loanh quanh trên sàn nhà ở lại với ông suốt đêm hôm đó rồi ra đi khi trời sáng. Liên tiếp những đêm hôm sau, ông Thạnh thấy những con rắn lạ khác nhau xuất hiện trong nhà mình, có khi nó ở nhà trên, có khi luẩn quẩn dưới bàn thờ rồi xuống nhà dưới.

Ghê sợ nhất là một hôm ông đang nằm trên chiếc chiếu trải dưới nền nhà, bỗng đâu nghe phía dưới chiếu có vật gì cộm cộm mà lại cựa quậy, ông Thạnh ngồi bật dậy giở chiếc chiếu lên thì thấy một con rắn hổ to màu đen đang nằm khoanh tròn. Đuổi kiểu gì nó cũng không đi, ông phải thắp nhang khấn vài lời thì con rắn mới nhẹ nhàng trườn đi.

Cứ như vậy, vài ba đêm rắn lạ lại xuất hiện một lần, những con rắn có màu sắc khác nhau nhưng hình thù thì lại giống nhau. Phải đến khi làm xong tuần 49 ngày cho vợ, những con rắn mới không xuất hiện nữa.

Chuyện những con rắn độc xuất hiện liên tiếp trong nhà ông Thạnh làm nhiều người hàng xóm bán tín bán nghi, đem câu chuyện ra khắp nơi “bình loạn”. Người thì cho rằng: “Sao tôi ở gần bên mà không hay biết chuyện gì hết”; người thì nói: “Chuyện xảy ra vậy mà ông ấy gan thật, sáng nào tôi cũng thấy ông đi lên rẫy tới chiều tối mới về, cứ như không có chuyện gì xảy ra”; người lại “đoán già đón non”: “Vì chị vợ chết trẻ, còn vương vấn cuộc sống trần gian, thương nhớ chồng con nên đã hiện hồn về luẩn luẩn đâu đó chứ chưa thể đi về thế giới bên kia hẳn”; người thì lại ác mồm ác miệng: “Do nó chết tức tưởi, còn nhiều chuyện ở đời chưa vừa ý nên ấm ức trở về coi thử chồng con đối xử với nó như thế nào”…

Mỗi người một ý, song những người mê tín đều khẳng định rằng những con rắn đó chính là “hồn” của vợ anh hiện về.

Rắn độc “ngự” trên… đùi

Tiếp chúng tôi trong căn nhà xây khá trang nhưng không khí buồn quạnh quẽ vì vợ anh vừa mới qua đời, trong nhà chỉ còn có anh chủ nhà Trần Thạnh, cô con gái út đang học lớp 12 và chiếc bàn thờ suốt ngày nghi ngút khói hương. Khi được hỏi về thực hư của những chuyện người ta đồn đại như trên, chủ nhà không ngần ngại thuật lại tường tận câu chuyện.

Được biết vợ chồng anh cưới nhau hàng chục năm nay, sinh được hai đứa con, thằng lớn tốt nghiệp Đại học rồi làm việc, lập gia đình ở Sài Gòn; đứa em gái đang học lớp 12. Gia đình anh sống bằng nghề nông. Cách đây một năm, vợ anh mắc chứng suy nhược thần kinh rồi mất ngủ kéo dài, anh đã đưa vợ đi khám bệnh khắp nơi rồi lấy thuốc về nhà uống. Tuy nhiên bệnh của chị không giảm mà mỗi ngày càng nặng thêm. Hồi đầu năm, anh dự định khi sắp xếp công việc nhà nông xong thì anh sẽ đưa vợ vào Sài Gòn thăm khám điều trị.

Rạng sáng một ngày giữa tháng 9 vừa qua, như mọi ngày anh lên rẫy bỏ cỏ cho bò ăn. Trước khi đi, chị Đỗ Thị Số vợ anh có nói: “Ba nó sao bữa nay đi sớm vậy”, anh trả lời: “Tranh thủ đi đặng về sớm chiều nay tui đưa bà đi Sài Gòn khám bệnh, bây giờ bà ở nhà với con út”. Nhưng không ngờ, khi vừa đến rẫy thì có người gọi điện thoại bảo anh về gấp, nhà có chuyện rồi. Linh tính chẳng lành, anh vội chạy về nhà thì sự việc đã xong xuôi, vợ anh đã tự vẫn chết trong nhà.

Anh Thạnh kể lại giọng buồn tủi: “Nếu không có con, tôi cũng sẵn sàng đi theo má nó chứ không thiết sống làm gì nữa khi chỉ còn lại một mình”. Một mình anh lo chu toàn đám tang cho vợ. Mấy ngày đầu, anh em bà con hàng xóm tối còn đến chơi chia buồn, sau đó cha con anh cũng quen dần.

Từ ngày vợ mất, buổi tối hai cha con anh Thạnh không ngủ mỗi người một phòng như trước kia mà cả cha con đem chiếu trải trước chiếc bàn thờ nằm, vì anh cho rằng: “Không thể bỏ má nó một mình, lên đây nằm cho vui, nhà còn có ai đâu”. Chuyện lạ bắt đầu xảy ra khoảng hai tuần sau ngày chị vợ mất, một đêm anh và con út đang nằm ngủ trước bàn thờ, nửa đêm bỗng thấy trên đùi lạnh lạnh, anh ngồi dậy giở chăn ra thì hết hồn thấy một con rắn hổ mang lớn cỡ cán dao, màu đen nằm trên đùi mình.

Anh gọi con ngồi dậy rồi hất rắn xuống chiếu, giũ cái chăn nhưng con rắn không bò đi mà cứ nằm lì trên chiếc chiếu. Hai cha con lấy cái que nhỏ lùa đi thì rắn ngóc cái đầu phù mang hiện rõ hai vệt màu hồng trên mang. “Nó cứ luẩn quẩn bò qua bò lại, sau đó bò vào xó nhà rồi chui vào một cái thùng giấy. Tôi mở cửa, bưng cái thùng giấy này ra bỏ ngoài sân rồi đóng cử ngủ bình thường, sáng hôm sau ra xem con rắn đó đã đi mất”, anh thuật lại.

Một tuần sau, chuyện lạ lặp lại khi khoảng 7 giờ tối, trong lúc nhà đang tụng kinh làm tuần 21 ngày thì cũng dưới chiếc chiếu trước bàn thờ lại có một con rắn sọc dưa cũng lớn bằng con rắn bữa trước loanh quanh bò trong nhà.

Chủ nhà thuật lại: “Khi bị phát hiện, con rắn này bò lại chân bàn thờ má nó rồi bò tiếp vào bàn thờ chính trong nhà, mọi người sợ quá bỏ xuống nhà dưới hết. Riêng tôi không sợ, khi tôi lục tìm trong ban thờ thì không rõ nó bò đi chỗ nào tôi không biết”. Anh Thạnh nhấn mạnh: “Có sao tôi nói vậy, sự thật là như thế, còn chuyện 2 con rắn là rắn thật hay rắn do mẹ nó “hiện hồn” về thì tôi không biết”.

Chỉ nhớ vợ, không sợ rắn

Theo nhận định của một số người, có thể đó là những con rắn ban đêm đi bắt chuột, do anh nằm dưới nền nhà, đắp mền có hơi ấm nên ngẫu nhiên nó bò vào tìm hơi ấm. Nhiều người khuyên anh ban đêm nên ngủ trên giường để tránh những điều không may tương tự có thể xảy ra. Anh thì một mực cho rằng: “Biết vậy nhưng tôi không thể ngủ trong phòng, bỏ má nó một mình, và chẳng lẽ đem cái giường để trước bàn thờ”. Tuy nhiên từ đó đến nay, buổi tối cha con anh vẫn ngủ chỗ này nhưng chẳng thấy con rắn nào nữa.

Khi kể xong câu chuyện, anh Thạnh thấy lòng mình nhẹ hẳn vì có người muốn tìm hiểu và chính anh cũng có nguyện vọng muốn chia sẻ chuyện thực hư rõ ràng với mọi người. Qua đây, anh cũng muốn nhắn gửi đến mọi người đôi điều rất cần thiết nếu ai chẳng may gặp phải chứng bệnh suy nhược thần kinh như người vợ anh.

“Ban đầu là bệnh suy nhược thần kinh, dần dần dẫn đến mất ngủ rồi trầm cảm, mất trí nhớ. Người bị bệnh này hay tủi thân, dễ xúc động và nghĩ quẩn, nếu mình không quan tâm chăm sóc cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng tự vẫn”, anh cho biết. Trường hợp vợ anh cũng vậy. Anh thấy mình như có lỗi với vợ vì suốt ngày mình lo công việc rẫy rừng, bò nghé nên không có thời gian quan tâm chăm sóc cho vợ nhiều.

“Bao nhiêu thuốc mua về má nó bảo cũng uống hết rồi, không ngờ khi sự việc xảy ra tôi mới biết má nó giấu hết, phần đem ra hiệu thuốc tây bán lại. Phải như mình quan tâm hơn thì không đến nông nỗi này”, người chồng tội nghiệp thở dài.


(nguồn: http://www.phapluatvn.vn/doi-song/201201/Lang-que-xon-xao-ve-nhung-con-ran-doc-dem-dem-bo-ve-ban-tho-nguoi-phu-nu-dai-dot-tu-van-2062281/ )

Triển
01-05-2013, 12:42 AM
Thực hư chuyện rắn hổ chúa báo thù ở Quảng Ngãi

Mấy ngày qua, người dân xã xã Ba Nam, huyện Ba Tơ rất hoang mang, có nhiều người còn hoảng sợ vì chuyện rắn hổ chúa kéo về báo thù cho đồng loại.

Từ câu chuyện bắt rắn bán lấy tiền...

Mọi chuyện bắt đầu vào khoảng 18h ngày 17/4, khi cả gia đình ông Phạm Văn Linh (55 tuổi) ở thôn Xà Râu, xã Ba Nam, đang ở nhà thì bất ngờ thấy một con rắn hổ chúa to từ bên ngoài bò thẳng vào nhà. Các anh Phạm Văn Lương và Phạm Văn Mập (con trai ông Linh) liền bắt con rắn, đem cân thấy nó nặng 2,5kg. Họ bán cho một thương lái lấy 3 triệu đồng.

Tưởng chừng gặp vận may, vì tự dưng lại kiếm được tiền triệu nhờ con rắn hổ lạc đường, vì khoảng chừng 3 ngày sau, lại thêm một con rắn hổ chúa khác cũng to bằng con rắn đầu tiên lại bò vào nhà. Các con ông Linh tiếp tục dùng cây bắt rắn đem bán cho thương lái. Nghe tin nhà ông Linh bắt được rắn, nhiều thương lái đến giành nhau mua và đặt hàng, nếu có chỉ cần gọi điện là họ đến ngay.

http://dantri4.vcmedia.vn/jcjZsmdamOhPYNEOw8Up/Image/2011/11/r1_bdee1.jpg
Căn bếp nhà chị Liên, nơi con rắn xuất hiện.


Cách tiếp sau đó 2 ngày, sau khi các con ông Linh bắt con rắn hổ chúa thứ 2, tự dưng một con rắn hổ chúa thứ 3 tiếp tục bò vào nhà ông Linh. Người nhà ông Linh nghe tiếng loạt xoạt trên mái nhà lấy làm lạ nên xem thử, phát hiện một con rắn hổ, chưa kịp đánh thì con rắn trốn mất. Sau đó nhiều người thấy con rắn tiếp tục xuất hiện, nhưng có người là nó bò nhanh vào núi.

Sau đó mấy ngày, con rắn lại xuất hiện. Lần này, các con nhà ông Linh hoảng sợ thật sự, vì con rắn quá to, dài gần 3m. Nó có biểu hiện rất hung dữ, cổ ngước lên cao, phồng mang rộng hơn 2 gang tay, vừa tiến vào nhà, vừa phun phì phì.

Ông Linh vội vàng kêu cứu và thanh niên trong làng đổ xô tới, song chẳng ai dám bắt rắn. Họ chỉ dùng đá và cây xua đuổi con rắn bò ra rừng. Lúc này, ông Linh mới kể rằng, sau khi bắt được 2 con rắn hổ chúa, gia đình ông đã phát hiện một ổ trứng rắn hổ gồm 48 trứng ở dưới bụi tre cách nhà ông khoảng 50m. Ông đã lấy hết số trứng rắn đem về luộc cho con cháu ăn.

Ông Linh sợ hãi bảo: “Con rắn hổ chúa thứ 3 xông vào nhà tui như đi báo thù vậy. Khủng khiếp lắm. Cả mấy ngày sau đó gia đình tui không dám ra khỏi nhà”.

http://dantri4.vcmedia.vn/jcjZsmdamOhPYNEOw8Up/Image/2011/11/r2_8c6e6.jpg
Vì sợ rắn báo thù, ông Linh cùng gia đình đã lên chòi rẫy ở

Những tưởng con rắn hổ chúa bỏ đi, song gần một tuần sau đó, nó lại bò vào nhà của người láng giềng, bên cạnh nhà ông Linh. Người láng giềng thấy con rắn cứ chực lao vào cắn hoảng hốt kêu cứu, dân làng lại kéo tới đuổi rắn bò ra rừng, nhưng bà con càng thêm lo lắng.

Đến ngày 29/4, khi đang nấu ăn, chị Nguyễn Thị Liên, chủ tiệm tạp hóa ở thôn Xà Râu thấy con rắn bò vào. Chị liền gọi chồng là anh Quỳnh ra xem thì thấy con rắn hổ chúa nọ đang ngước cổ, phồng mang rất đáng sợ. Họ liền kéo nhau bỏ chạy. Đến khi gọi được mọi người tới tiếp ứng thì con rắn đã bò đi mất. Thấy có chuyện chẳng lành và sợ hãi, gia đình ông Linh đã lập giàn cúng 3 lần để trừ giải điều xấu...

Có hay không chuyện rắn thần báo thù?

Chuyện rắn hổ chúa “báo thù” làng Rêu, thôn Xà Râu (Ba Nam, Ba Tơ) đang xôn xao dư luận, cũng như trước đây từ có rát nhiều câu chuyện rắn báo thù khác ở An Giang, ở Hải Dương. Để rồi mỗi người lý giải một cách. Thậm chí có nhiều người còn thêu dệt những chuyện hết sức hoang đường đầy màu sắc mê tín dị đoan, hòng trục lợi.

Nhiều người dân nơi đây cho biết, từ ngày con rắn to lớn, dài gần 3m xuất hiện quanh quẩn khu vực đất nhà ông Linh, cư dân làng Rêu bắt đầu đồn đại con rắn này đang đi tầm thù những ai hạ sát đồng loại. Người ta còn rỉ tai rằng ông Linh đã giết nhầm cặp rắn tu lâu năm, chia rẽ chúng nên con rắn còn lại không tha. Theo lý giải của một số người hiểu biết thì loài vật nào đó cũng có “tình đồng loại” riêng của nó. Có thể 3 con rắn hổ chúa ở chung một ổ, giờ thiếu mất 2 con, lại mất cả ổ trứng nên con rắn thứ 3 mới đi tìm.


http://dantri4.vcmedia.vn/jcjZsmdamOhPYNEOw8Up/Image/2011/11/r3_8d434.jpg
Giàn cúng rắn thần của ông Linh


Theo ông Hồ Văn Vân, làng Xà Râu, xã Ba Nam, trên vùng núi Ba Tơ này chuyện các loài rắn xuất hiện trong sân nhà, trên mái bếp là bình thường. Tuy nhiên đã có không ít người bị rắn cắn nên khi phát hiện chúng lẩn trốn trong nhà, người dân đều đập chết rồi mang đi chôn xác hoặc ăn thịt. "Có lẽ do những con rắn này xuất hiện liên tục trong nhà ông Linh nên người ta đồn đại chúng là rắn thần, khi bị đánh chết oan nên quay lại báo thù", ông Vân nói.

Nhiều người cũng dự đoán, những con rắn này làm hang tại bụi tre gần nhà ông Linh nhưng lâu nay không ai thấy. Sau đó hai con rắn kia bị chết, con còn lại vẫn ra vào hang nhưng bị gia đình ông Linh tìm cách bắt nên người dân đồn đại lên phải phùng mang lên để tự vệ (?).

Trong khi đó, vì thấy có điều chẳng lành và sợ hãi, cả gia đình ông Linh đã lập “đàn” cúng 3 lần để trừ giải điều xấu. Ngày đầu gia đình ông Linh cúng 2 con gà trắng, ngày thứ 2 ông cúng 1 con chó, ngày thứ 3 ông cúng 2 con heo, 1 con gà đen. Theo ông Linh, mổ gia súc để cúng là đền lại xác 2 con rắn mà gia đình ông đã bắt. Còn vợ chồng chị Liên cũng đã mời thầy về cầu cúng, mong rắn hổ chúa không quay trở lại nhà.

Trước những thông tin gây hoang mang dư luận về việc rắn trả thù người và những lời đồn xung quanh câu chuyện từ rắn, chúng tôi đã đi tìm rất nhiều tư liệu, cả những ý kiến nhận định một số nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng, nhà khoa học để có thêm những chứng cứ xác thực khẳng định những câu chuyện về rắn gây xôn xao dư luận thời gian qua chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Đó là chuyện rắn thần hay chỉ là lời đồn nhảm?.

TS. Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội và Truyền thông đại chúng, Viện Xã hội học Việt Nam cho rằng, trong tín ngưỡng dân gian nhiều nơi có miếu thờ tử xà, mãng xà vì rắn là một loài động vật được cho là thiêng. Tục thờ rắn với tư cách là thủy thần không chỉ phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ mà còn có ở miền Trung, Tây Nguyên và cả miền Tây Nam Bộ.

Theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh thì việc rắn báo thù cho đồng loại hiện không có một cơ sở khoa học nào để khẳng định. Nó cũng như linh hồn, người ta không biết nó có thật hay không, hiện hữu hay không không ai có thể trả lời được. Chính vì không chứng minh được nên người ta cho là có thật. Những sự việc được cho rằng rắn trả thù xôn xao thời gian qua chỉ là tin đồn nhảm nhí, nhưng vì không chứng minh được nên người dân vẫn cho rằng nó có thật và tin tưởng vào điều đó.

Thiết nghĩ, điều cần nhất hiện nay là các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, vận động để người dân không tin vào những chuyện nhảm nhí, đồn đoán làm ảnh hưởng đến đời sống, đến an ninh trật tựu tại địa phương.

Bùi Hữu Cường

(nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/thuc-hu-chuyen-ran-ho-chua-bao-thu-o-quang-ngai-592867.htm )

Triển
01-05-2013, 12:47 AM
Chuyện rắn hổ mây ở Phú Quốc


Đảo Phú Quốc, Kiên Giang vốn quá nổi tiếng về biển xanh, cát trắng, hải sản và loài chó xoáy lưng tinh khôn. Hòn đảo này còn là nơi xuất phát các câu chuyện huyền hoặc về nàng tiên cá, rắn hổ mây. Dân miệt đồng những tưởng loài rắn hổ mây này đã bị tận diệt nhưng ra Phú Quốc mới hay chúng vẫn còn nhiều lắm và đang sống co cụm chung với các loài thú rừng, bò sát khác trên Hòn Chảo, nơi mà các tay săn khó mà tìm diệt được do kiểm lâm bảo vệ rất gắt gao.

Loài rắn tưởng chừng đã bị tận diệt

Quanh chuyện rắn hổ mây, người bản xứ kể rằng có nhóm người nọ tới Vũng Bầu thấy có gốc cây khô mới ngồi lại nấu nướng. Lửa nóng khiến gốc cây... thở phì phì và rùng rùng đứng dậy với chiều cao gần 10 thước. Cả đám chạy tán loạn, chừng hỏi ra mới biết đó là rắn hổ mây. Hoặc là chuyện, đêm đến dân ăn ong đốt đuốc vào rừng cứ nghe khì khì sau ót, nhìn lại mới thấy rắn hổ mây bám theo và chúng chỉ cần một chót đuôi bám đất, cứ... dựng đứng lên thế mà đi (!). Người ta bán tín bán nghi chuyện rắn hổ mây to lớn như vậy là có thật hay chỉ là tin đồn. Ông Sáu Mẫn, tức Đinh Văn Mẫn, sinh năm 1945, cán bộ về hưu ở thị trấn Dương Đông trả lời bằng cách kể lại câu chuyện xảy ra hồi ông còn đi kháng chiến. Khi địch đi càn tới Vũng Bầu đã chạm mặt rắn. Gặp con rắn hổ to tổ chảng rẹt rừng ào ào phóng tới, tên nào tên nấy cuống cuồng nã súng liên hồi. Mấy tên lính và rắn quần nhau hàng tiếng liền, khi bọn lính kéo đi bà con bu lại xem thì thấy cây cối xung quanh ngã nát với một xác rắn hổ mây dài 4 mét. Ông Mẫn kể rằng hồi đó Phú Quốc rắn độc nhiều vô kể, người xứ khác hay tới đây sống bằng nghề bắt rắn. Tuy nhiên, thiện nghệ và liều lĩnh cỡ nào họ cũng chỉ dám bắt rắn độc như vành nia, rắn hổ mang, mái gầm chứ gặp rắn hổ mây thì người bắt rắn giỏi cỡ nào cũng tìm cách rút. Nhưng độc địa cỡ nào cũng có người trị lại chúng. Đó là chuyện của mấy ông thầy nghe nói giỏi lắm, khi phát hiện hang rắn độc, không biết sử dụng thuốc gì mà chỉ thoa lên tay vỗ nhẹ trên hang là rắn lừ đừ như bị xỉn rượu bò ra nằm ngay đơ.

http://www2.vietbao.vn/images/vn45/doi-song/45162450-ong-Bao.jpg
Ông Ba Bao và loại cỏ hoang đã cứu hàng trăm trường hợp rắn cắn thập tử nhất sinh. Ảnh: Thanh Dũng


Xoay quanh chuyện rắn hổ mây này, mấy lão cố cựu kể rằng rắn hổ mây sống có đôi có cặp. Cho nên khi giết được một con, thế nào người giết rắn ăn không ngon ngủ không yên lo con còn sống tìm tới. Nằm ngủ mà nghe cây cối kêu rẹt rẹt, chó săn sủa rần trời là phải tỉnh táo đề phòng rắn tới báo thù. Loài rắn hổ mây này cũng lạ, chúng di chuyển theo phương thẳng đứng, nọc rất độc. Cảm giác đi rừng núi mà gặp rắn hổ mây cao loằng ngoằng như cây tre phóng tới mổ thật khủng khiếp! Lần hồi do người ở đông quá, rắn to rút lên rừng hoang, núi vắng. Chỉ còn lại loại rắn hổ mây nhỏ lâu lâu xuất hiện.
Anh xe ôm tên Lành kể rằng, trong tháng 6 vừa qua một con rắn to 10kg đã bị một nhóm săn chim hạ sát tại bãi Bảy Vồng. Nó to quá nên thịt được xẻ nhỏ chia cho bà con dùng, còn mật được giữ lại để trị một số bệnh. Gần đây nhất là trận hỗn chiến kịch liệt giữa rắn hổ mây và chó Phú Quốc tại khu vực Suối Tranh. Con rắn hổ mây này nặng khoảng 7kg, khi bò xuống uống nước suối đụng độ bầy chó 6 con. Phát hiện rắn dữ, bầy chó đã lao tới tấn công. Cuối cùng rắn bị chó cắn gãy lưng chết nhưng nọc độc của nó cũng đã giết đi hai con chó Phú Quốc tinh khôn. Xác của rắn được một người dân trên đảo mua lại ngâm rượu thuốc để trị bệnh.

Thầy rắn Phú Quốc

Ông Sáu Mẫn cho biết, bây giờ rắn hổ mây còn ít, nhưng rắn độc trên đảo còn nhiều, đặc biệt là rắn vành nia (loại rắn độc có khoang đen và trắng) ưa ánh sáng, đêm xuống hay bò vào nhà, vô tình đạp hay chạm là chúng cắn liền. Những lúc như vậy, bà con phải chạy tìm thầy thuốc rắn. Hầu như ở đảo này ai cũng biết thầy rắn Ba Bao, tức Trần Văn Bao, ngụ tại ấp ông Lang, xã Cửa Dương. Lạ một điều chỉ bằng bài thuốc gồm cây cỏ mọc hoang mà ông Bao đã giành lại sự sống cho được hàng trăm người bị rắn độc cắn đến thập tử nhất sinh.

Tôi đã lần tìm đến nhân vật trứ danh này. Và trước mắt chúng tôi là ông già... móm xọm nay 82 tuổi nhưng vẫn tráng kiện, khỏe mạnh. Trong căn nhà lợp ngói đơn sơ, ông Bao tiết lộ loại thuốc mà ông điều trị rắn cắn do gia tộc truyền từ đời này sang đời khác. Loại cây này mọc hoang thành bụi có rất nhiều ở vùng Phú Quốc. Khi nạn nhân bị rắn độc cắn lấy cỏ thuốc đó giã nhỏ ngâm với rượu hoặc nước sôi, sau đó lấy bã đắp lên vết cắn, đắp xong rửa miệng vết thương bằng rượu hoặc bằng nước sôi, chỉ khoảng vài tiếng sau nọc độc sẽ rút ra hết. Ông Bao kể: "Hồi đó ông bà tôi ở Hà Tiên, trị nhiều người bị rắn cắn lắm, không lấy tiền bạc của ai hết. Tôi nhớ hồi năm 1963 đang ngồi trước nhà chơi với hàng xóm bỗng có chiếc xe jeep chạy tới, mấy tên lính mặc áo rằn ri trên hỏi ai là Ba Bao rồi đưa tôi lên xe. Tôi cứ nghi là bị chúng bắn chết, hoặc bắt giam nên trăn trối lại cho vợ con. Tới khi gặp tên đồn trưởng mới biết chúng bắt tôi đưa đến để trị rắn độc cắn".
Nạn nhân ông Bao cứu đa phần là người nghèo, có người bị rắn mái gầm và rắn hổ mang cắn. Cả những người đi bắt rắn độc chạm mặt rắn hổ mây bị chúng rượt cắn cũng tìm tới ông. Như một cái nghiệp, cả đời ông Bao không bao giờ ăn rắn. Theo ông Bao, rắn hổ mây càng nhỏ càng độc, nọc chúng độc không thua kém gì nọc rắn hổ mang. Có lần ông đã cứu một tay săn bắt rắn tên Trường bị rắn hổ mây cắn. Trường được đưa tới trong trạng thái co giật, cơ thể lạnh ngắt. Qua cơn thập tử nhất sinh, Trường đã cạo đầu đoạn tuyệt với nghề. Lần khác ông cứu anh Nhân bị rắn hổ mây dài 2 mét cắn, anh này bị rắn hổ mây rượt nhưng do anh chạy theo hình zic zac nên rắn không đuổi kịp chỉ mổ xước lưng. Dù răng rắn chỉ găm nhẹ vậy mà nọc độc khiến anh sưng phù nhức nhối. Tuy nhiên, theo ông Bao đa phần các trường hợp đến đây đều bị vành nia cắn, chúng là rắn độc và có nhiều ở vùng Phú Quốc này. Chúng hay bò vào nhà rồi chui vào mùng mền nằm. Khi nạn nhân bị chúng cắn sẽ ngủ mê man, nếu không chữa trị kịp, 6 tiếng sau có thể tử vong.

Tôi hỏi anh xe ôm tên Lành: "Nhà anh heo hút vậy, anh có sợ rắn phục kích không". Anh cười hệch hạc: "Ông Ba Bao còn khỏe trân hà, thành thử tui đâu có sợ. Mà mấy thằng chuyên săn lùng rắn mới sợ bị báo thù chớ như tôi động phạm gì tới nó mà sợ".

Thanh Dũng

(nguồn: http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Chuyen-ran-ho-may-o-Phu-Quoc/45162450/111/ )

Triển
01-05-2013, 01:04 AM
Đạo sĩ ẩn tu luyện võ diệt rắn hổ mây khổng lồ

Nhắc đến rắn hổ mây, hay những huyền thoại về vùng Thất Sơn, không thể không nhắc đến đạo sĩ Ba Lưới. Ông không chỉ là đạo sĩ cuối cùng của vùng Thất Sơn huyền thoại, mà ông còn là người từng có những trận thư hùng vang danh cả vùng với cọp và rắn hổ mây khổng lồ.

Kỳ 1: Thế võ bí truyền “Bình phong lạc nhạn” diệt hổ mây

Thất Sơn, hay còn gọi theo tên nôm là Bảy Núi. Vùng đất giáp biên giới Campuchia thuộc tỉnh An Giang bỗng đột khởi 7 quả núi thiêng. Trong số đó, núi Cấm cao nhất, tới 700m so với mặt nước biển, và cũng được coi là quả núi linh thiêng nhất vùng.

Từ ngày xảy ra vụ lở khối đá ngàn tấn, đè chết mấy người, con đường lên núi bị chặn lại. Du khách muốn lên đỉnh Thất Sơn buộc phải cuốc bộ, hoặc thuê xe ôm đi len lỏi trong rừng. Đoạn nào không có đường thì cuốc bộ.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/09/16/DSC03581.JPG
Núi Cấm


Lần mò cả buổi ở chân núi, rồi tôi cũng thuê được người dẫn đường. Xe máy chạy đến đầu ấp Thiên Tuế (An Hảo, Tịnh Biên) thì dừng lại, vì không còn đường.

Tiếp tục cuốc bộ chừng hơn tiếng đồng hồ, len lỏi trong rừng, đến hết con đường mòn, thì ngôi nhà gỗ hiện ra, chênh vênh vách núi, ẩn hiện trong lùm cây.

Người dân trong vùng gọi vách núi này là Long Hổ Hội. Đạo sĩ Ba Lưới sống cùng gia đình trong thung lũng này, tách biệt hoàn toàn với ấp Thiên Tuế.

Khi chúng tôi đến, đạo sĩ Ba Lưới đang thong thả hái thuốc trong vườn. Quanh ngôi nhà gỗ của ông là những vườn thuốc, do ông gieo trồng, chăm sóc.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/09/16/DSC03464.JPG
Đạo sĩ Ba Lưới và ngôi nhà giữa rừng


Đạo sĩ Ba Lưới mang hình dạng đúng như tưởng tượng của tôi. Mái tóc dài trắng như cước được buộc tó. Đầu quấn khăn. Bộ râu trắng toát dài chấm ngực.

Thật khó tin, khi đã tròn 100 tuổi, mà ông vẫn trồng thuốc, hái thuốc, bốc thuốc cứu người. Trong vùng, hễ ai bị rắn độc cắn, đều tìm đến nhờ vả ông. Độc rắn loại gì ông cũng hóa giải được.

Nhấp mấy chèn trà, mất dăm phút hồi tưởng, ông mới bắt đầu câu chuyện đời mình. Đó là một tuổi thơ đầy khốn khó, rồi những cơ duyên kỳ lạ ở vùng núi rừng rú, thâm u này.

Đạo sĩ Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y. Quê ông ở Chợ Mới (An Giang). Gia đình đông con, nên đói kém và thất học. Năm 19 tuổi, nghe người dân đồn trên núi Cấm có nhiều đạo sĩ có công năng kỳ dị, nên ông quyết định rời gia đình tầm sư học đạo.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/09/16/DSC03473.JPG
Dù đã 100 tuổi, song đạo sĩ Ba Lưới vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn


Sinh ra ở vùng sông nước, ngày ngày kiếm cá đổi cơm, nên đi đâu ông cũng dắt manh lưới bên mình. Có mảnh lưới đánh cá thì không sợ chết đường chết chợ. Vậy nên, hồi vác lưới lên Núi Cấm, mấy đạo sĩ thấy ngộ, nên gọi ông là Ba Lưới. Cũng từ đó, chẳng ai nhớ đến cái tên Nguyễn Văn Y của ông nữa.

Những năm 1930 của thế kỷ trước, vùng Thất Sơn, trong đó núi Thiên Cấm Sơn là nơi có nhiều đạo sĩ ẩn danh tu luyện. Họ có thể là những cao nhân muốn lẩn trốn thế sự, cũng có thể là những chí sĩ cách mạng tạm thời ẩn thân trong rừng chờ thời cơ.

Hàng ngày, các đạo sĩ trồng trọt, hái thuốc, đêm xuống luyện võ nghệ. Ngày đó, vùng Thất Sơn rừng rú hoang rậm, cọp beo đi thành đàn, rắn độc, đặc biệt là rắn khổng lồ bò lổm ngổm trong rừng, do đó, ai muốn sống trong rừng, phải có võ nghệ cao cường. Không có sức khỏe phi thường, võ nghệ tinh thông cùng tài bốc thuốc thì không thể sống được ở vùng rừng thiêng nước độc này.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/09/16/DSC03570.JPG
Rắn hổ mây khổng lồ bằng cây cảnh ở chân núi Cấm

Là người có sức khỏe, trí thông minh, lại chăm chỉ học hỏi, nên chàng trai Ba Lưới được nhiều đạo sĩ dạy dỗ, đào tạo. Có đạo sĩ dạy ông cách luyện khí công, đạo sĩ dạy thuốc, đạo sĩ dạy võ. Người thầy dạy ông ít nhất, nhưng để lại nhiều hoài niệm nhất trong ông là đạo sĩ Trường Sơn.

Trong lần hái thuốc, đi sâu vào rừng già, ông gặp một túp lều cỏ. Trong lều có một đạo sĩ tóc dài phủ vai, râu buông đến ngực. Biết đây là cao nhân ẩn tích, nên chàng trai Ba Lưới đã bái làm thầy.

Vị đạo sĩ này bảo: “Phép tu của ta rất đơn giản, chỉ là một chữ Đạo. Nếu ngươi theo ta, thì chỉ có thể học được chữ Đạo mà thôi”.

Biết vị đạo sĩ này là kỳ tài, nên chàng trai Ba Lưới bái sư, rồi ở lại lều cỏ. Hàng ngày, Ba Lưới theo thầy đi hái thuốc. Hái cây thuốc nào, ông lại chỉ cho Ba Lưới biết công dụng.

Ở với đạo sĩ Trường Sơn chừng hơn một năm, thì Ba Lưới học được cả trăm bài thuốc, chữa đủ các loại bệnh. Trong đó, bài thuốc trị rắn cắn là đặc biệt nhất. Vậy nên, trong đời đạo sĩ Ba Lưới, ông đã cứu hàng ngàn người thoát khỏi án tử vì bị rắn độc cắn.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/09/16/DSC03585.JPG
Ngôi chùa nào ở vùng Thất Sơn cũng có tượng rắn khổng lồ ở cổng

Mãi đến sau này, đạo sĩ Ba Lưới mới hiểu chữ Đạo cao quý làm sao. Sử dụng các bài thuốc để cứu người cũng là một cách tu đạo.

Một đêm, đạo sĩ Trường Sơn nói với học trò Ba Lưới: “Ta có cả trăm thế võ nên dù có dạy con cả đời cũng không hết được. Tuy nhiên, ta sẽ chỉ truyền cho con một thế võ mà thôi. Ta mong con học đến nơi đến chốn”.

Thế võ mà vị đạo sĩ bí ẩn ấy truyền cho Ba Lưới có tên Bình phong lạc nhạn. Ông chỉ dạy một đêm là xong. Ông dặn Ba Lưới rằng: “Thầy cho con thanh danh tính được. Con có thành tài hay không phụ thuộc vào tính kiên trì và đạo đức của con”. Nói rồi, đạo sĩ nhún chân, nhảy vọt một cái. Chớp mắt, ông đã ở bên kia thung lũng và biến mất trong đêm trăng sáng vằng vặc.

Cho đến tận bây giờ, đạo sĩ Ba Lưới vẫn không nắm được chút gì về người thầy của mình. Đạo sĩ Trường Sơn đến từ đâu, tên thật là gì, tu luyện theo phái nào, ông cũng không biết. Người thầy ấy như thể vị tiên từ trên trời xuống.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/09/16/DSC03542.JPG

Đạo sĩ Ba Lưới bảo: “Hôm thầy biến mất tui buồn lắm, ngồi khóc cả buổi. Thầy đi mà chỉ để lại cho một thế võ thì làm sao thành tài được. Nhưng nghe lời thầy, tui cũng chịu khó rèn luyện. Càng rèn, tui càng thấy thế võ biến hóa kỳ ảo khôn lường. Đến bây giờ, tui vẫn chưa hiểu hết được sự biến ảo của thế võ này”.

Bản chất của thế võ là nhảy lên không trung và tung ra liên hoàn cước. Mức tối thiểu là phải ra được 3 cước cực mạnh trong mỗi cú nhảy lên không trung.

Để rèn đôi chân, hàng ngày Ba Lưới gánh 150 kg đá lên tận đỉnh núi Cấm, rồi lại gánh xuống. Gánh nặng như thế, song ông chạy băng băng. Lúc bỏ gánh đá xuống, kết hợp với kỹ thuật dẫn khí, ông thấy cơ thể vô cùng nhẹ nhõm, như thể bay lên được.

Để rèn thêm võ nghệ, Ba Lưới còn bái nhiều đạo sĩ nữa làm thầy. Ông theo học cả môn phái của đạo sĩ Đoàn Minh Huyên, với các thế võ thần, hay còn gọi là siêu hình, rồi cả môn võ rồng khiến dao đâm vào người chẳng ăn thua gì.

Tuy nhiên, có một điều ông Ba Lưới nhận ra, đó là, càng tìm hiểu những môn võ khác, ông càng thấy được quyền năng thượng thừa của thế võ Bình phong lạc nhạn mà đạo sĩ Trường Sơn truyền dạy cho ông.

Đạo sĩ Ba Lưới chỉ tay sang bên kia vách núi bảo: “Khe núi này rộng chừng 20 mét. Ngày trước, tui tập trung tinh thần, khi thăng hoa, tui nhảy một cái sang bên kia”.

Lợn rừng ở vùng Bảy Núi xưa kia nhiều vô kể. Những con lợn độc chiếc, nặng đến 200 kg là nỗi ám ảnh của người dân. Không ít người lên nương bị những con lợn với cặp răng nanh nhọn hoắt này húc chết. Nhiều người thành tật hiện vẫn còn sống quanh núi Cấm vì lợn rừng húc.

Đạo sĩ Ba Lưới đi rừng nhiều, nên có vô số lần bị lợn rừng độc chiếc khổng lồ tấn công. Tuy nhiên, với thế Bình phong lạc nhạn, ông dễ dàng thoát khỏi sự tấn công của nó. Ông chỉ tránh đòn và để cho nó sống sót.

Cũng với thế Bình phong lạc nhạn, đạo sĩ Ba Lưới đã hạ thủ một con cọp 200 kg, khi nó đã ăn thịt một số người dân trong vùng. Ông nhảy vọt lên không trung, vừa tránh đòn con cọp, vừa ra tung liên hoàn cước trúng chỗ hiểm, khiến con cọp chết thẳng cẳng.

Tuy nhiên, tên tuổi đạo sĩ Ba Lưới chỉ nổi lên như cồn khắp vùng Thất Sơn và đi vào huyền thoại, khi ông sử dụng thế võ đặc biệt của mình để hạ thủ 2 con rắn hổ mây khổng lồ khi nó cố tình tấn công ông.



Kỳ 2: Cuộc chiến huyền thoại với hổ mây khổng lồ

Nhắc đến loài rắn hổ mây khổng lồ, không ít người cho rằng đó là chuyện tào lao của cư dân vùng đất bác Ba Phi. Tôi cũng tin như vậy.

Tuy nhiên, gặp gỡ hàng trăm người, ở nhiều tỉnh thành khác nhau, tôi đều được nghe những câu chuyện rất thật, rất giống nhau. Họ mô tả hình dạng, màu sắc, cách di chuyển, tính nết của loài rắn này trùng khớp một cách khó tin.

Một đạo sĩ kỳ lạ, đáng tôn kính, đã sống 100 năm trên cõi đời, trên quả núi Cấm linh thiêng nhất vùng Cửu Long như đạo sĩ Ba Lưới, thì không có lý do gì để bịa tạc những câu chuyện mua vui. Cả đời ông sống ẩn cư trong rừng, thì ông còn màng gì thế sự, còn ham hố gì việc kể chuyện tào lao cho nổi tiếng.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/09/17/DSC03457.JPG
Đường lên núi Cấm

Tôi hỏi đạo sĩ Ba Lưới: “Thưa ông. Con từ Hà Nội vào đây, mang theo một câu hỏi mà bao năm nay con nghi ngờ mãi, đó là có rắn hổ mây khổng lồ hay không?”.

Đạo sĩ Ba Lưới tỏ ra bực dọc vì câu hỏi đó của tôi. Ông đã định không tiếp tôi nữa. “Tui lấy danh dự của người sắp xuống lỗ để khẳng định với anh rằng, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thiệt, chứ không phải chuyện tào lao. Già như tui có giống kẻ bịa chuyện hay không?” – đạo sĩ Ba Lưới nói như vậy.

Theo đạo sĩ Ba Lưới, vùng Thất Sơn huyền bí không chỉ có rắn hổ mây khổng lồ, mà còn có những loài khác, cũng to khủng khiếp, ấy là con phướn, con rết.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/09/17/DSC03448.JPG
Tượng Phật khổng lồ trên đỉnh núi Cấm, do đạo sĩ Ba Lưới vận động xây dựng

Con phướn to lớn như hổ mây, nặng vài trăm ký. Nó chỉ khác rắn hổ mây ở cái thân hình màu đen, và đầu dẹp như cá trê. Con phướn phóng trên ngọn cây như giông bão. Khi nó săn mồi, cả cánh rừng rung bần bật, cỏ cây táp đi. Nhưng nó là loài rất nhát, nên ít người thấy nó ngoài các đạo sĩ ẩn tu lâu năm trong rừng.

Xưa kia, đạo sĩ Ba Lưới thi thoảng gặp con phướn, nhưng 50 năm trở lại đây thì nó biến đâu mất. Loài rết khổng lồ cũng to bằng bắp chân, có thể xơi tái gà, vịt. Các đạo sĩ trên núi cũng thường bắt rết xiên vào cây nướng trên than hồng làm món ăn. Thịt nó trắng và ngọt như thịt gà. Nhưng loài rết khổng lồ cũng biến mất từ lâu rồi.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/09/17/DSC03486.JPG
Đạo sĩ Ba Lưới và tác giả

Để thông tin trung thực về cuộc chiến với rắn hổ mây khổng lồ ở núi Cấm, tôi xin chép nguyên văn đoạn trao đổi với đạo sĩ Ba Lưới:

- PV: Thưa đạo sĩ, ông hãy kể cho độc giả, đặc biệt là những nhà nghiên cứu động vật được biết về rắn hổ mây.

- Đạo sĩ Ba Lưới: Rắn hổ mây khổng lồ nhiều người nhìn thấy, thậm chí bắt được chứ không riêng gì tui. Tui thì gặp chúng thường xuyên, thậm chí ở cạnh chúng suốt, nên tui rất rõ về nó. Nó có thân màu vàng, hơi mốc. Màu vàng nhạt hơn trăn.

Loài hổ mây khác với trăn là khi săn mồi hoặc tránh thân cây đổ, mỏm đá, nó cất đầu rất cao, đến tận ngọn cây. Nó chạy rất nhanh khi ở trên cây, phóng từ cây nọ sang cây kia tạo ra tiếng ồn như gió lốc. Nó sống ở sâu trong rừng và lẩn trốn con người, nên ít người gặp được nó. Con hổ mây cỡ lớn hết vòng tay ôm, to bằng cột nhà, bằng cây thốt nốt. Nó dài 20 mét. Thậm chí dài hơn.

- PV: Nghe nói ông dùng võ giết rắn?

- Đạo sĩ Ba Lưới: Tui luôn nhớ lời dạy của thầy nên cả đời tu tâm dưỡng tánh, cứu người. Học võ cũng là học đạo, chứ không phải săn muông thú, diệt muông thú. Nếu tui giết muông thú, liệu tui có sống được trăm tuổi ở rừng già này không? Tui hại muông thú, tui sẽ bị thú ăn thịt lâu rồi. Việc tui giết rắn cũng là bất đắc dĩ, vì nó nổi điên đòi ăn thịt tui.

- PV: Ông kể chuyện giết hổ mây đi ạ?

- Đạo sĩ Ba Lưới: Tui giết con hổ mây đầu tiên là năm 1944, khi đó tui chừng 30 tuổi, đã tu luyện trên núi được 10 năm.

Lúc đó rừng rú hoang rậm lắm. Cả vùng núi, và đồng ruộng mênh mông không có bóng người, toàn cây cối, đầm nước, thú dữ. Cả vùng Bảy Núi chỉ có các đạo sĩ và học trò sinh sống, chứ không có dân cư. Chỉ những người tinh thông võ nghệ, biết thuốc trị rắn mới dám vào rừng ở. Trong rừng, rắn độc nhiều vô số, rắn khổng lồ, trăn khổng lồ vắt lủng liểng trên đọt cây.

Tuy nhiên, giới đạo sĩ chúng tui không giết rắn, không xâm phạm nơi ở của chúng, nên chúng cũng không làm hại con người. Rắn hổ mây có thể nuốt trâu, bò, sơn dương, lợn rừng. Nó bò ra mép sông nuốt cá sấu, nhưng tuyệt nhiên không dám tấn công các đạo sĩ.

Nhưng rồi, không hiểu sao, một con hổ mây ở cạnh nơi tôi tu luyện lại đổi tính nết, đòi ăn thịt tui.

Bình thường, các buổi trưa, tui vẫn thấy nó quấn trên hai ngọn cây, thả thân võng xuống đong đưa. Nhưng rồi đột nhiên, nó đi đâu mất, mấy tháng không thấy bóng dáng.

Tháng 4 cỏ cháy, rừng cháy, chiến tranh bom đạn, khí trời nóng ran. Có lẽ do trời nóng, nên con rắn thay đổi tính nết, từ hiền lành sang hung dữ. Cũng có thể do không kiếm được mồi, đói ăn, nên nó đòi ăn thịt tui.

Đầu giờ sáng, tui vác đòn gánh vào rừng hái thuốc. Chiếc đòn gánh ấy làm từ loại gỗ rất cứng, tròn, to bằng bắp chân, một đầu nhọn, một đầu tù. Tui thường buộc cây thuốc thành bó, xiên đòn vào tâm bó gánh về. Tui cũng dùng chiếc đòn gánh tới 200 ký đá để luyện công.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/09/17/IMG0684.JPG
Rắn hổ chúa khổng lồ, dài 7m, nặng 20kg bắt được ở Lào Cai

Đi nửa dốc, thì con hổ mây đó bò ra chặn đường. Bình thường thấy người hổ mây chạy mất dạng, đằng này nó lại bò ra giữa đường chặn tui. Chờ một lát, không thấy nó bỏ đi, mà ngóc đầu lên nhìn tui. Tui bực mình nhặt hòn đá ném về phía nó, nhưng nó không bỏ đi mà rùng rùng chuyển động, cất đầu cao đến 5 mét.

Cái đầu nó bạnh ra to đúng bằng cái nia, chiều ngang cỡ một mét. Đầu nó đu đưa, lưỡi thè ra, mắt dòm thẳng xuống tui. Nhìn thái độ của nó, tui biết là nó sẽ tìm cách nuốt chửng tui. Tui vung đòn gánh thủ thế tìm sơ hở của nó.

Sống ở rừng lâu năm, quá hiểu loài hổ mây, nên tui giữ tinh thần bình tĩnh. Nếu mất tinh thần là chỉ có làm mồi cho nó. Loài hổ mây phóng trên ngọn cây như giông bão thì con người làm sao chạy thoát được nó. Loài khỉ đu ào ào trên ngọn cây nó còn tóm được, nói gì con người chạy dưới đất.

Tui thủ thế đoán định hướng tấn công của nó, còn nó nhòm tui tìm sơ hở. Loài hổ mây tuy mạnh nhưng rất dốt. Nó nhòm về bên nào, thì sẽ tấn công bên đó.

- PV: Trong hoàn cảnh con rắn ngáng đường, định tấn công, sao ông không tìm cách tránh nó?

Đạo sĩ Ba Lưới: Loài hổ mây chạy như gió cuốn, bão giông, nên nó đã chí ăn thịt ai, thì người đó không thể thoát được. Nếu lúc đó tui không vững tâm, mà chạy trốn, thì nó sẽ phóng theo nuốt chửng. Tui chẳng còn cách nào ngoài việc đối mặt với nó.

- PV: Chắc rằng ông sử dụng thế võ mà ông hay gọi là Bình phong lạc nhạn?

Đạo sĩ Ba Lưới: Khi tui thủ thế với chiếc đòn trong tay, nó chuyển động cái đầu, sàng qua sàng lại, rồi đột ngột há miệng chụp thẳng xuống đầu tui. Tui dùng thế Bình phong lạc nhạn tung người lên không trung vừa tránh cú chụp của nó, vừa vung đòn liên tiếp vụt vào sống lưng và cổ nó.

Các cụ bảo đánh rắn đánh vào sống lưng, nhưng con rắn hổ mây to quá, da dày, nên vụt vào sống lưng nó chẳng ăn thua gì. Trúng mấy cú đánh, con rắn càng hung dữ. Nó thu người, cất đầu lên cao, rồi chụp xuống liên tục. Lúc này tui mới hiểu được giá trị của thế võ Bình phong lạc nhạn mà thầy tui truyền cho. Với khả năng bật lên không trung, bay qua vồ (mỏm đá, mỏm núi), tui mới tránh được những cú mổ của con rắn khổng lồ.

Lúc đó, cả cảnh rừng như có giông bão. Cây cối rung bần bật. Con rắn càng đánh càng hăng. Tui dù khỏe thế, nhưng đối phó với nó mãi thì có dấu hiệu đuối sức. Khi đó tui nghĩ nếu không hạ được nó sớm, thì chắc chắn bị nó ăn thịt.

Sau cú mổ trượt, tui phi thân ra phía đuôi nó, để nó mất thời gian đổi hướng. Tui thủ thế, tập trung năng lượng tinh thần để ra đòn quyết định. Con rắn cũng cất đầu lên tận ngọn cây, từ từ hạ xuống cách đầu tui vài mét. Đôi mắt nó đỏ rực. Có vẻ như nó cũng sẽ ra đòn quyết định với tui.

Nó há cái miệng đỏ lòm, rồi chụp xuống rất mạnh. Tui lùi lại 3 bước tránh cú mổ của nó. Tui bật lên tận ngọn cây. Con rắn chụp trượt thì cất đầu lên tính chụp tiếp, còn tui từ trên không rơi xuống. Tui tung liên tiếp 3 cú đánh trúng đầu. Cú đánh cuối cùng khiến chiếc đòn gãy đôi.

Tui rơi xuống trong tư thế vững vàng, sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, nhưng con rắn thì đổ oặt xuống đất. Đầu nó bất động, nhưng thân còn vùng vẫy mãi mới chịu thôi.

Tui phải ra liền 3 đòn, mới hạ được nó. Đòn thứ nhứt tui đập bể sọ nó, còn đòn thứ nhì, thứ ba, tui đập vỡ óc nó. Lúc đó, tui lại ngộ thêm ra được công năng đặc biệt của thế võ này. Do vậy, sau đó, tui càng tập luyện kỹ càng để hoàn thiện hơn.

- PV: Vậy khi đó có ai chứng kiến việc ông giết con rắn?

Đạo sĩ Ba Lưới: Hạ con rắn rồi, tui xuống núi gọi người dân vào rừng xẻ thịt rắn mang về ăn. Chỉ có hơn chục người dám theo tui vào núi lấy thịt rắn. Phần lớn người dân sợ rắn trả thù, nên không dám vào xem.

Ngày xưa, người dân ở đây sợ rắn hổ mây lắm, họ gọi là ông rắn, ngài rắn, chứ không dám gọi con rắn đâu. Họ sợ ăn thịt hổ mây thì sẽ bị hổ mây đòi mạng. Một số người vào rừng xem con rắn giờ đã già lắm, nhưng hầu hết là chết rồi. Họ có thấy tui giết rắn, họ mới tin tui đánh nhau với hổ mây chứ. Ai ở vùng Bảy Núi này chẳng biết đạo sĩ Ba Lưới đánh hạ hổ mây khổng lồ.

- PV: Vậy cụ thể con rắn đó lớn như thế nào ạ?

Đạo sĩ Ba Lưới: Ngày đó chuyện gặp rắn, trăn lớn và giết chúng rất bình thường, có ai để tâm tính toán hay đem cân đâu. Tuy nhiên, tui cùng những người xẻ thịt con rắn áng chừng nó dài hơn 20 mét, nặng cỡ 500 ký. Thân nó bằng cây thốt nốt già. Tui ôm thử hết một vòng tay.

Chuyện tui hạ rắn hổ mây khổng lồ ở vùng này ai chẳng biết. Cậu không tin thì cứ đi hỏi những người già quanh núi Cấm sẽ rõ.

- PV: Thế còn lần thứ 2 ông hạ rắn khổng lồ...

Đạo sĩ Ba Lưới: Lần thứ hai vào năm 1960, lúc tui 50 tuổi. Ở cánh rừng chỗ tui ở có đàn khỉ đến cả trăm con. Bọn khỉ sống với tui chân tình lắm. Chúng mò vào lều tui xin ăn. Xin không được thì chúng ăn trộm. Tui trồng được bao nhiêu bắp, chúng bẻ trộm hết.

Thế nhưng, một ngày, con hổ mây tìm về khu rừng này. Cứ mỗi lần nghe tiếng ào ào như nổi cơn giông, thì biết ngay con rắn đang săn đàn khỉ. Đàn khỉ bị nó ăn vãn. Sợ con rắn, nên chúng kéo đi nơi khác. Không săn được mồi, con rắn quay sang ăn chó của tui. 10 con chó tui nuôi nó đều ăn hết.

Giống chó tui nuôi là chó săn, bắt được rắn hổ chúa, hổ hèo, nhưng thấy hổ mây thì không kêu nổi, cứ ngồi im run bần bật chờ nó mổ. Nhưng quy luật rừng xanh là thế, nên tui cũng chẳng thù oán gì nó. Chỉ có điều, ăn hết đàn chó, thì nó đòi ăn thịt tui.

Khi đó, công phu của tui đã hoàn thiện, nên coi thường rắn hổ mây lắm. Biết trước sau nó sẽ ăn thịt mình, nên đi đâu tui cũng mang quéo (dao phát rừng). Chiếc quéo này dài 2m, do tui tự rèn.

Bữa đó, đang vào rừng hái thuốc, thì nghe tiếng chạy re re từ xa. Tiếng xào xạc mỗi lúc một gần. Rồi con rắn hổ mây khổng lồ ấy bò đến trước mặt tui. Con rắn này rất hung dữ, lại đói mồi, nên không thèm cất đầu lên rồi mới chụp xuống, mà nó há miệng và nhắm thẳng tui phóng tới.

Trông cái cách tấn công hung hăng của nó, tui biết nó quá chủ quan. Không thể sống hòa bình với con rắn này nữa. Không ăn thịt được tui, thì nó cũng ăn thịt người khác, nên trong tích tắc tui quyết hạ nó.

Nó vừa phóng tới thì tui sử dụng thế võ Bình phong lạc nhạn, tung người lên không trung. Con rắn vồ hụt mồi, chưa kịp quay đầu lại, thì chiếc quéo tui cầm trên tay đã cắt đứt đầu nó.

Tui giết con rắn này quá dễ dàng, chỉ trong chưa đầy một giây. Con rắn này cũng không lớn bằng con đầu tiên tui giết, nhưng cũng phải dài cỡ 15 mét và nặng chừng 300 ký.

Theo đạo sĩ Ba Lưới, sau vụ giết con hổ mây thứ hai, ông ít gặp lại những con rắn khổng lồ như thế. Ông chỉ còn gặp những con hổ mây nặng cỡ 200 kg mà thôi.

Ông cũng cho biết, ông thường gặp chúng ẩn nấp ở hang Mây trên núi Cấm. Nơi đó ít người qua lại, vách đá hiểm trở, loài rắn hổ mây trú ngụ, nên các đạo sĩ mới gọi là hang Mây.

Tôi hỏi ông rằng, liệu bây giờ trên núi Cấm còn rắn hổ mây hay không, đạo sĩ Ba Lưới cho rằng, có thể vẫn còn hổ mây, nhưng con người chiếm hết môi trường sống, nên chúng lẩn sâu vào trong hang động, không dám ra ngoài.

Cũng có thể chúng đã bỏ sang núi non bên Campuchia từ mấy chục năm trước.

Ông Nguyễn Văn Sơn, chủ nhân ngọn núi Két ở vùng Thất Sơn vẫn tin rằng còn rắn hổ mây to. Vì sợ hổ mây tấn công, nên ông đã cho đắp 2 rắn hổ mây khổng lồ bằng bê-tông để dọa chúng, xua đuổi chúng. Ông Sơn tin lời người xưa, rằng loài hổ mây chỉ sợ những loài lớn hơn chúng, nên ông đắp rắn bê-tông thật to, có mào, mắt đỏ rực, miệng há hung dữ. Ông Sơn cho rằng, vùng Thất Sơn hang động rất nhiều, núi nọ thông với núi kia, nên chúng ẩn trong lòng núi thì không ai thấy được.


(nguồn: http://vtc.vn/394-348483/phong-su-kham-pha/dao-si-an-tu-luyen-vo-diet-ran-ho-may-khong-lo.htm)

Triển
01-05-2013, 01:11 AM
Lạ lùng rắn hổ chúa vào nhà dân ở khiến cả xóm vái lạy


Thời gian gần đây, dân vùng Tây Bắc truyền tai nhau câu chuyện mang đầy màu sắc thần bí: Một con rắn hổ chúa dài tới hơn 4m, đen sì bỗng dưng tìm đến ở tại nhà dân ở xã Tông Lạnh, Thuận Châu, Sơn La. Hoảng hốt trước sự viếng thăm lạ lùng này, gia chủ đã lập miếu cho rắn ở và ngày ngày chăm bẵm, phụng thờ hết sức tôn nghiêm, thành kính.

Tin đồn ấy bùng phát, khiến cả ngàn người từ rất nhiều nơi tìm về Tông Lạnh mong được “diện kiến bà chúa rắn” để thỏa chí tò mò và xì xụp hương khói “mong bà phù hộ”. Sự mê muội, hiếu kỳ của cả ngàn người ấy không những khiến đời sống của người dân ở xã miền núi này xáo động mà còn khiến gia đình khổ chủ mệt mỏi, đau đầu…

Lũ lượt kéo nhau đi xem “bà rắn linh thiêng”

Nhà ông Đinh Văn Hùng, nơi “bà rắn” đang “cư trú” ở Tiểu khu 7. Đến Thuận Châu, hỏi nhà ông Hùng, ai cũng biết. Thậm chí, nhiều người sau khi đã vẽ đường rõ ràng xong còn tận tình dặn chúng tôi nhớ mua hương, hoa vào “dâng bà chúa rắn” nếu không “bà”… giận, không chịu ra để cho… xem mặt.

Vòng vèo mãi thì chúng tôi cũng tìm được tới nhà người đàn ông “bỗng dưng nổi tiếng” ấy. Biết chúng tôi là nhà báo, ông Hùng mừng ra mặt.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/09/06/IMG7588.JPG
Ngôi miếu nhỏ là nơi ở của "bà rắn"

Ông bảo: “Các anh đến thật may cho gia đình tôi quá! Nhờ các anh giải quyết giúp gia đình chúng tôi chứ thế này tôi cũng mệt mỏi lắm! Ngày nào gia đình tôi cũng phải tiếp rất nhiều người đến thăm, xem mặt “bà rắn”. Rồi mọi người còn cúng bái, hương khói nữa”. Ông Hùng vừa nói vừa chỉ tay về phía nhóm người đang đứng ngồi lố nhố ở ngay sát miếu thờ “bà chúa”.

Theo ông Hùng, thời gian này còn đỡ, chứ trước đây, có ngày gia đình ông phải tiếp đến cả mấy trăm người. Họ kéo từ khắp mọi nơi, người đến để cầu cúng, người thì bởi hiếu kì muốn được tận thấy rắn chúa khổng lồ.

Tại nhà ông Hùng, hôm đó chúng tôi có gặp mấy người ở mãi Than Uyên, Lai Châu lặn lội “bám theo tin đồn” xuống… thăm “bà rắn”.

Chị Lò Thị Thoan, trong nhóm người đó bảo, chị vượt 200 km đường rừng xuống. Chị bảo, theo tin đồn thì “bà rắn” có mào đỏ chót và có tới… 2 đuôi nên chị tò mò lắm.

Tới nơi, biết đó chỉ là tin đồn nhưng tận thấy con rắn lớn chưa từng thấy ấy chị cũng thấy… vô cùng thích thú. Lần này về, chị sẽ thu xếp công việc để đưa một người thân đang bị bệnh nan y xuống để nhờ “bà” phù hộ, giải bệnh hạn cho.

Theo quan sát của chúng tôi, miếu nơi “bà chúa” đang “ngự” nằm ngay trong sân nhà ông Hùng. Người dân tự đặt bát nhang, hương hoa la liệt, khói hương nghi ngút cả một góc sân.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/09/06/3_3.JPG
Người dân ở các nơi vẫn tiếp tục kéo đến nhà ông Hùng xem "rắn thần"


Có người, chẳng biết do tò mò hay muốn lụy phiền “bà” việc gì đó mà thò cả mặt vào trong cửa miếu rồi hét toáng: “Bà rắn ơi, bà quàng vào cổ con đây này. Con nguyện hầu hạ bà suốt cõi đời…”.

Nhìn cảnh ấy, chúng tôi chân tay rụng rời, còn ông Hùng thì giãy nảy chạy đến lôi kẻ quá khích ấy ra. Nói dại, “bà” mà nổi cơn điên, bà bổ cho một nhát vào mặt thì không biết thế nào!

Theo ông Hùng, ban đầu, thấy người dân hiếu kỳ tụ tập đến xem, gia đình ông cũng lấy làm vui thích. Tự dưng nhà có thêm nhiều khách, câu vào câu ra cũng xôm cửa xôm nhà.

Thế nhưng, khách mỗi lúc một nhiều, tiếp không xuể, cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng. “Người ta đến thăm chốc lát rồi đi thì không sao, đằng này có nhiều người còn trải chiếu trước miếu nhỏ, cương quyết ngủ lại với hy vọng sẽ được bà rắn “ban phước lành”! Đêm hôm, họ xục xạo, gia đình tôi không thể nào ngủ được! Ngay cả việc phải kể lại chuyện “bà rắn” xuất hiện như thế nào, tại sao lại xây miếu cho “bà” ấy cũng đủ mệt, chả còn thời gian mà làm ăn nữa!”, ông Hùng mệt mỏi phân bua.

Bà Lý, vợ ông Hùng có lẽ là người mệt nhất. Bà kể, từ hôm con rắn về nhà bà ở, bà đã bị sút mất 4 kg, mặt mày lúc nào cũng phờ phạc như người ốm dậy.

“Người ta kéo đến cứ mang hương vào miếu. Tôi đã yêu cầu họ không được mang hương vào vì việc này chẳng khác nào người ta đến… phúng mình. Gia đình đóng cửa để đi ngủ, họ xô đổ cả cổng, trèo rào vào xem. Cả nhà tôi mất ăn, mất ngủ vì “bà rắn”. Không những vậy, chính quyền huyện, tỉnh yêu cầu nhà tôi viết hết giấy tờ này đến giấy tờ khác…”, bà Lý giãi bày.

Không những thế, nhiều người biết “bà rắn” chỉ nghe lời bà Lý nên nhiều khi không “mời” được “bà” ra, họ lại viện đến bà. Khi đó, thấy người ta vật nài, dù không muốn nhưng bà Lý vẫn phải miễn cưỡng chiều khách.

Mãng xà 2 lần về nhà xin “tạm trú”

Chờ khi mọi người về vãn, ông Hùng mới tĩnh tâm kể lại quá trình “bà rắn” đến cư ngụ tại nhà mình. “Đó là chuyện rất khó tin các anh ạ. Chính bởi khó lý giải nên tôi mới lập miếu làm nơi ở cho “bà rắn” này”, ông Hùng bắt đầu câu chuyện.

Theo đó thì cách đây vài năm, vợ chồng ông chuyển về khu đất ven suối Muội để làm ăn, buôn bán. Năm 2011, ông quyết định mở nhà hàng ăn uống trên nền đất mà mình khai phá. Đến giờ, ông Hùng vẫn nhớ như in chuyện xảy ra cách đây đúng một năm trời.

Hôm đó, chừng 3 giờ chiều (ngày 17-3-2011, âm lịch), khi anh em công nhân chuẩn bị hạ thổ xây quán thì bỗng em gái ông hét lớn: “Anh Hùng ơi, rắn! Nhà mình có con rắn to lắm!”.

Nhìn cô em gái mặt mày xám ngoét, ông Hùng vội chạy về phía gốc sung gần bờ suối nơi em mình đứng như trời trồng. Nhìn theo hướng tay chỉ của cô, ông cũng giật mình kinh hãi. Trước mắt ông là con rắn hổ mang to cỡ cổ chân người đang chầm chậm bò vào trong đống củi. Vài giây sau, khi đã hoàn hồn, theo phản xạ ông vớ cây gậy ở gần đó chẹn vào lưng con vật khổng lồ, gớm ghiếc ấy.

Vốn là người ở rừng nên ông Hùng có nhiều kinh nghiệm bắt rắn, ông tin rằng khi bị chẹn giữa lưng thì con rắn dù mạnh mẽ tới đâu sẽ thành vật vô hại. Thế nhưng, không ngờ dù đã dùng hết sức ấn cây gậy xuống mà con rắn vẫn cố trườn đi.

Thấy đối phương chạy trốn, ông vừa hò hét người, vừa cố đi theo. Tuy nhiên, việc đó khiến con rắn nổi điên. Và, chỉ trong chớp mắt, ông toát mồ hôi khi thấy trước mặt mình là chiếc đầu con quái thú bạnh to cỡ cái quạt nan, đang nhe nanh, nhe vuốt hăm dọa.

Khi đó, bởi quá sợ hãi, ông đã bất động và đợi chờ đòn trả đũa sẽ cướp đi tính mạng của mình ấy. Nhìn cảnh tượng kinh hãi đó, những người có mặt đều toát mồ hôi, nín thở theo dõi.

Thế nhưng, kỳ lạ, con rắn cứ bạnh cổ, lè lưỡi đu đưa trước mặt ông chứ không chịu động thủ. Ông Hùng cũng không dám nhúc nhích, vẫn kiên nhẫn đợi chờ… cái chết sẽ đến với mình.

Lạ kỳ thay, con rắn bỗng từ từ hạ độ cao rồi khoanh tròn và nằm ngoan ngoãn. Nhìn quái thú bỗng dưng hiền từ, đám thợ đang làm việc ở nhà ông cũng mắt tròn mắt dẹt kinh ngạc.

Thấy con rắn đã nằm im, lấy hết can đảm, bằng một động tác rất chuyên nghiệp, ông Hùng đã lần tìm đuôi rắn và nhẹ nhàng túm lấy. Khi rắn đã nằm yên trong bao, ông Hùng và mọi người mới mừng rỡ cân thử “chiến lợi phẩm” mà mình vừa bắt được. Kim cân đồng hồ chỉ 4,2kg.

Khi ấy, mấy người thạo về loài vật này đều khẳng định, đó là rắn hổ chúa. Và, chỉ cần dính một xíu độc của con rắn này thì đến voi cũng chết bất đắc kỳ tử. Nghe mọi người nói thế, ông Hùng thấy lạnh sống lưng.

Ông Hùng kể, khi đó, cánh thợ cứ đòi “làm thịt” mãng xà. Nghĩ đến món thịt rắn thơm ngon, ông cũng khoái lắm, nhưng lại thôi. Sống ở rừng nhiều năm ông biết, nếu ai giết rắn hổ mang chúa thì thường gặp những chuyện không may.

Nghĩ thế, ông vội báo với chính quyền địa phương và kiểm lâm huyện. Các cơ quan đó đã quyết định cùng ông thả mãng xà đó vào rừng.

Ông Hùng kể, hôm thả rắn, ông trịnh trọng sửa hẳn cái lễ gồm, gạo, muối, hương, hoa, tiền vàng… để cúng thần rừng, mong thần rừng hãy tiếp nhận “đứa con lạc loài” của mình. Địa điểm ông thả con rắn là cánh rừng trước mặt, cách nhà ông chừng 2km.

Tưởng như chuyện chỉ có vậy, nhưng đúng 1 năm sau, lại là ngày 13-3-2012 (âm lịch) nhà ông Hùng tổ chức khánh thành nhà hàng. Quan khách, bà con ở khắp nơi nô nức đến chúc mừng.

Cũng đúng tầm 3h chiều mọi người trong nhà lại được phen tá hỏa khi người nhà ông Hùng phát hiện con rắn khổng lồ đang cuộn tròn trong góc bếp.

Vội vàng chạy xuống, ông Hùng đã giật mình khi thấy con rắn này có hình dáng y hệt mãng xà mà mình thả đi năm ngoái.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/09/06/IMG7618_1.JPG
Ông Hùng bên miếu thờ rắn

Thấy con rắn nằm im thin thít, ông Hùng và mọi người đã dậm chân, vỗ tay, thậm chí dùng cả gậy gộc xua đuổi nhưng con rắn vẫn bất động. Mọi người xúm đông xúm đỏ vào xem sự kiện lạ lùng đó. Có người mách bảo, chắc là rắn thiêng, “rắn thần”, nên đừng ai có dại mà lấy bạo lực để xua đuổi, đánh đập.

Nghe mọi người nói vậy, ông Hùng vội vàng đốt mấy nén hương, cắm ở gần nơi rắn nằm và lẩm nhẩm cầu khấn: “Nếu ông đúng là ông rắn năm ngoái đã đến với gia đình chúng con thật thì ông hãy nằm gọn vào một chỗ, kẻo mọi người đánh phải”.

Lạ thay, ông Hùng vừa dứt lời thì rắn từ từ trườn lên cột bếp, rồi sang nhà và khoanh thành 7 vòng. Nó cứ nằm im một chỗ mặc lũ chó nhà sủa ầm ĩ.

Ông Hùng kể, sau khi khách tan, vào nhà ông vẫn thấy nó đánh đu trên hiên nhà mình. Lúc đó, quan sát kỹ ông thấy nó đúng là con rắn năm ngoái mà ông đã thả.

Sau này, khi đưa con rắn đó vào nơi ở mới, ông tranh thủ cân đo lại. So với năm ngoái, mãng xà đó nặng hơn gần 1kg (5kg) và dài hơn 4m. Đầu có hình chữ thập màu vàng, thân đen, cách 7cm lại có một vòng nhỏ màu trắng.

Xây miếu cho mãng xà trú chân

Lần thứ 2 bà rắn về nhà ông Hùng khiến gia đình ông Hùng vô cùng bất ngờ. Vốn là người làm ăn buôn bán nên ông Hùng tin rằng, có thể đây là một điềm lành.

Ông Hùng kể, khu đất nhà tôi nằm cạnh dòng suối Muội. Cách đây khoảng vài năm, tốp thợ dọn đá suối di chuyển đi nơi khác, ông phát hiện một hòn đá có hình thù con linh cẩu rất to. Tốp thợ định vứt đi, nhưng ông Hùng thấy đẹp nên giữ lại.

Nơi ông Hùng đặt miếu ở cạnh chỗ hòn đá mang hình con linh cẩu. Cửa miếu ngoảnh ra suối, lưng tựa núi. Miếu được làm 3 tầng, có cả ao bên cạnh cho “ngài” tắm. Cạnh miếu là khu vườn nhỏ, chỗ chơi của “ngài”. Miếu cho bà rắn ở được xây dựa thế “tựa sơn đạp thủy” nên ông Hùng rất ứng ý.

Ngày đầu chuyển nhà mới, “ngài” có vẻ ưng ý lắm. Ông Hùng kể, sở dĩ ông và mọi người phát hiện ra “ngài” là “bà rắn” là bởi một lần đứng xem “ngài” tắm, mọi người thấy xung quanh bà có 4 con rắn con giống ngài y tạc. Mỗi con to bằng ngón tay, dài khoảng gần 1m. Và, từ đó, ai cũng tôn kính gọi ngài là “bà rắn” hay “bà chúa rắn”.

Nói đến chuyện này, ông Hùng kể, khi mọi người hỏi không biết “chồng bà rắn” này ở đâu, sao không đến… đoàn tụ với “vợ con” thì ông đã vui miệng nói rằng, chắc bà ngoại tình.

Không biết có nghe được lời ông nói hay không hay bởi lý do gì mà đang phơi mình ngoài cửa miếu, “bà” bò tọt vào trong và ở tịt trong đó, mấy ngày sau mới thấy ló mặt ra.

Theo ông Hùng thì từ khi cho “bà rắn” định cư ở nhà mình, vợ chồng ông đã phát hiện ra “bà” có nhiều đặc tính rất đỗi lạ lùng.

Chẳng là sợ “bà” đói, ông thả 2 con cóc, 3 con chuột và 3 con rắn khác vào cho “bà” ăn. Lạ thay “bà” chẳng động đến “món” nào. Sau mấy ngày ông mở cửa miếu, 3 chú rắn kia bò đi. Riêng lũ chuột và cóc ở lại, “bà rắn” coi chúng như bạn vậy.

Hằng ngày “bà” đẩy con cóc và chú chuột lên nóc miếu vui đùa. Chú chuột thỏa mái chạy trên lưng, “bà” còn gối đầu vào chú cóc ngủ ngon lành, trước sự ngỡ ngàng của mọi người chứng kiến.

Bà Lý cũng là người gắn bó rất thân thiết với con rắn hổ mang chúa này. Bà Lý kể, “bà rắn” này ở sạch lắm. Ngày nào cũng nhảy xuống cái ao cạnh đó tắm ùm ùm, quẫy cái đuôi dài, đầu ngụp lặn trong nước tỏ vẻ thích thú.

Có một chuyện đến nay ông Hùng rất khó giải thích là cán bộ đến kiểm tra hay xem xét về bà rắn, bà đều không chịu ra. Chẳng là ngày bà rắn về, ông Hùng có báo cáo lên xã, lên hạt kiểm lâm huyện rằng mãng xà lại đến nhà mình để xin cách giải quyết. Tuy nhiên, không biết có phải do những ý nghĩ tâm linh chi phối hay không mà những cơ quan đó chưa đưa ra cách xử lý rõ ràng. Bởi thế, mới có chuyện ông Hùng phải xây miếu làm nơi cho “bà” ở tạm.

Ông Hùng bảo, có lẽ sợ lại phải vào rừng nên “bà” đã không chịu lộ diện khi nhà chức trách tới nắm bắt tình hình.

Theo ông Phạm Quang Thanh, Trưởng Tiểu khu 7, việc con rắn hổ mang chúa xuất hiện tại nhà ông Hùng là có thật. Theo ông Thanh, con rắn có hiểu được tiếng người hay có những giác quan của con người cũng chỉ là chuyện… đồn thổi chưa được kiểm chứng.

“Nơi này có nhiều mó nước, suối và núi đá tai mèo nên có rất nhiều rắn. Riêng con rắn xuất hiện tại nhà ông Hùng là rắn hổ mang chúa, chứ chẳng phải thần thánh gì cả”, ông Thanh khẳng định.

Ông Thanh cho rằng, khi vợ chồng ông Hùng kè bờ suối Muội rồi san đất làm nhà, có thể vô tình họ đã làm mất nơi trú ẩn của con rắn chúa này. Do vậy ông Hùng làm xong nhà, vì quen đường cũ mà con rắn chúa vẫn về đây.

Còn chuyện vì sao con rắn này không cắn ông Hùng cũng có thể hiểu như sau. Trước ngày con rắn này vào nhà ông Hùng đã bị thanh niên ở quanh vùng săn bắt ráo riết. Người ném đá, kẻ đánh đuổi khiến mãng xà này phải chạy trốn. Khi nó nằm nghỉ để hồi sức tại gốc sung cạnh bờ suối thì ông Hùng phát hiện ra và không còn sức tấn công ông Hùng nữa.

Ông Thanh cho biết thêm, hiện tại, chỉ có những người dân ở nơi khác kéo đến “bà chúa rắn” chứ người dân địa phương ở đây ai cũng biết đó là một con rắn chúa bình thường.


(nguồn: http://vtc.vn/394-347443/phong-su-kham-pha/la-lung-ran-ho-chua-vao-nha-dan-o-khien-ca-xom-vai-lay.htm )

Triển
01-05-2013, 01:15 AM
Chuyện ly kỳ về rắn trắng ở đền Trần

“Ông rắn” dài khoảng 1,8m, màu trắng, có sọc màu nâu mờ chạy dọc cơ thể, trên đầu có mào màu xanh đỏ. Rất nhiều người đã chụp được ảnh rắn trắng, có người còn quay được cả video.

Bạch xà xuất hiện trên ngai vua Trần

Đền Trần là nơi thờ tự các vị vua và các vị thủy tổ triều Trần. Đền được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm1695) trên nền đất cũ, nơi phát tích của các vị vua nhà Trần, nay là phường Lộc Vượng, Thành phố Nam định.

Từ lâu, ngôi đền thiêng đã trở thành nơi hành hương của hàng vạn người và thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm, đặc biệt đông vào các đợt lễ lớn như hội tháng Giêng, lễ khai ấn.

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/08/20/1_2.jpg
Đền Trần ở Nam Định.

Từ khi có tin “thần Bạch xà” xuất hiện, ngôi đền vốn đã có tiếng linh thiêng lại càng thu hút nhiều du khách đổ về với sự tò mò và tấm lòng thành kính.

Chúng tôi vào một quán nước gần đền và lân la hỏi chuyện. Bà Hương bán nước khẳng định: “Chuyện rắn trắng xuất hiện trên ngai thờ vua Trần là có thật”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Huy Chiến (trưởng đền) và ông Phùng Văn Đồng (phó ban quản lý di tích) khẳng định chuyện “thần Bạch xà” xuất hiện trên ngai các vua Trần là có thật. “Thần bạch xà” xuất hiện trong ba ngày từ chiều 7 – 9 tháng Giêng năm Mậu Tý (tức năm 2008). Các ông còn cho biết, ngày “ông rắn” xuất hiện chính là ngày diễn ra chợ Viềng hàng năm. Như thường lệ, những người dân đi chợ, sau đó vào đền cầu xin những điều may mắn, sung túc cho gia đình.

Khi “thần Bạch xà” ngự trên ngai thờ các vua Trần thì có hàng ngàn, hàng vạn người biết. “Thấy chuyện lạ, người dân đến lễ càng đông, ai cũng kính cẩn dâng hương, nhiều người còn xin chụp ảnh. Có ông công an chụp được còn biếu lại đền, đến nay nhà đền vẫn còn lưu lại những bức ảnh của “ông rắn” như một sự tích. Hôm ấy nhà đền mở cửa cả đêm” - ông Chiến kể lại.

Như để khẳng định những điều mình nói, các ông cho người hướng dẫn chúng tôi đi thăm đền và xem những bức ảnh về “ông rắn” mà nhà đền còn lưu lại được. Nhìn bức ảnh “ông rắn” chị hướng dẫn viên cho chúng tôi biết: “Ông rắn dài khoảng 1,5m, đường kính chỗ to nhất khoảng 3cm, thân màu trắng, có một vạch màu sẫm xanh chạy dọc cơ thể”.

Sau đó, chị dẫn chúng tôi đi vào hậu điện đền Thiên Trường. Gian hậu điện thứ nhất là nơi thờ các vị thủy tổ triều Trần là Trần Kinh, Trần Hấp, Trần Lý, Trần Thừa. Gian hậu điện thứ hai là nơi thờ 14 ngai, tượng trưng cho 14 vị vua triều Trần.

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/08/20/4_2.jpg
Ngai vua Trần Nhân Tông - nơi rắn trắng xuất hiện.

Bốn vị vua đầu tiên và cũng là bốn vị vua anh minh nhất triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, được thờ ở chính giữa, bên trên có bức hoành phi “thiên địa trường tồn” (ý muốn nói trường tồn cùng sông núi). Đây cũng chính là nơi “thần Bạch xà” xuất hiện trong suốt 3 ngày, giữa khói hương nghi ngút của nhân dân khắp nơi đổ về.

“Rắn trắng xuất hiện và chỉ bò xung quanh 4 ngai thờ của 4 vị vua đầu tiên của triều Trần nhưng chủ yếu là ngự trên ngai của Trần Nhân Tông, vị vua 2 lần đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược (lần thứ 2 và thứ 3) và lập ra phái thiền Trúc Lâm, được nhân dân kính cẩn gọi là Phật Hoàng Trần Nhân Tông” - chị hướng dẫn viên kể lại.

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/08/20/Untitled-1-copy_1.jpg
Rắn trắng bò vắt ngang trên ngai vua Trần. Ảnh do thợ chụp ảnh dạo ở đền Trần chụp được.

Những điều chị kể làm chúng tôi nhớ lại đức Trần Nhân Tông, người gắn với các năm có số 8. Ông tham gia đánh thắng quân Nguyên Mông năm 1258, lên ngôi năm 1278, mất năm 1308 và sau 700 năm ông mất (năm 2008) thì “ông rắn” xuất hiện và ngự trên ngai thờ của ông ngay trên nền đất tổ. Đây đúng là một việc hi hữu khiến người ta không khỏi liên tưởng!

Chúng tôi may mắn gặp một thợ chụp ảnh cho du khách ở đền Trần. Chính ông là người đã chứng kiến “ông rắn” xuất hiện và may mắn ghi lại được vài bức ảnh “thần Bạch xà”. Ông hồ hởi kể: “Ông rắn” dài khoảng 1,8m, màu trắng, có sọc màu nâu mờ chạy dọc cơ thể, trên đầu có mào màu xanh đỏ nhỏ xíu. Tôi chưa hề nhìn thấy loài rắn nào như vậy. Rất nhiều người đã chụp được ảnh rắn trắng, có người còn quay được cả video”.

Vua Trần hiển linh hay rắn đột biến gen?

Hiện tượng rắn trắng xuất hiện tại đền Trần là một điều hi hữu, gây xôn xao dư luận trong suốt nhiều năm. Trong khi hiện tượng này chưa giải thích được, thì giờ đây quanh vùng lại nổi lên tin đồn rắn xuất hiện trở lại. Tuy nhiên những người quản lý đền khẳng định “thần Bạch xà” chỉ xuất hiện một lần duy nhất vào năm 2008.

Nhiều người cho rằng đó là sự hiển linh của các vua triều Trần hay của thần thánh, nên dòng người từ Nam chí Bắc đến cầu càng lúc càng đông. Bà Hương, người bán trà đá cạnh đền cho rằng đền Trần rất thiêng, nên mới có rắn trắng xuất hiện.

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/08/20/7_2.jpg
Nhiều lần rắn trắng còn leo lên xà nhà này.

Nhiều người cho rằng, rắn trắng cũng chỉ là do bị biến đổi gen. Rắn trắng xuất hiện ở đền Trần cũng chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên, do xung quanh đền có nhiều rắn. Những năm gần đây đền xây dựng nhiều hạng mục, nên rắn không có chỗ ở, chúng có thể chui vào sống trong đền Trần. Rắn trắng xuất hiện trên ngai vua Trần có thể là sự tình cờ.

Ông Đồng cho hay: “Sự kiện “ông rắn” xuất hiện, không cần quảng bá thì cũng có hàng ngàn, hàng vạn người trong Nam ngoài Bắc biết. Nhưng chưa ai có thể biết đích xác đấy là hiện tượng tâm linh hay là sự tình cờ”.

Đứng trên cương vị trưởng đền, ông Trần Huy Chiến khẳng định có hiện tượng rắn trắng xuất hiện ở đền Trần, nhưng không muốn phổ biến hiện tượng này, vì sợ những kẻ gian lợi dụng việc “thần Bạch xà” xuất hiện để làm những trò mê tín dị đoan.

Phú Trần – Thế Tào

(nguồn: http://vtc.vn/394-298477/phong-su-kham-pha/chuyen-ly-ky-ve-ran-trang-o-den-tran.htm )

Triển
01-05-2013, 01:21 AM
Kinh hãi với ngôi chùa toàn rắn độc

Những ngày đầu năm Canh Dần, người dân và du khách đổ về chùa Rắn để tận mắt được chiêm ngưỡng rất nhiều thanh long, bạch xà vắt vẻo trên bình hoa, mâm quả, xà nhà.

Những ngày đầu năm Canh Dần, đi chùa lễ Phật cầu may là một phong tục đẹp khá phổ biến ở các nước châu Á. Tuy nhiên, đến với Malaysia, ngoài việc lễ Phật, rất nhiều người dân và du khách còn đổ về bang Penang để tận mắt được chiêm ngưỡng chùa rắn, với rất nhiều thanh long, bạch xà vắt vẻo trên bình hoa, mâm quả, xà nhà.

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2010/02/28/1266882876-chua-ran-doc-2.jpg
Chúng nằm ở mọi nơi.

Ngôi chùa này được xây dựng năm 1873, ban đầu nó chỉ là một am nhỏ thờ Thanh Thủy tổ sư. Cái tên chùa rắn bắt đầu xuất hiện sau khi công trình này hoàn thành, đã có rất nhiều rắn lục, một loại rắn độc đến cư ngụ. Đặc biệt, hàng năm cứ độ xuân về, nhà chùa khai hội, số lượng rắn bò về chùa ngày một nhiều hơn.

Ngôi chùa đặc biệt này nằm ở phía Nam cách thủ phủ bang Penang 14 km với tên gọi chính thức là Phúc Hưng cung, thờ Trần Chiếu Ứng, một pháp sư, anh hùng chống nhà Nguyên cuối triều Tống, quê ở An Khê – Phúc Kiến. Sau này ông đi tu, lấy phá danh là Thanh Thủy.

Ngôi chùa được hoàn thành vào năm 1795, ngay sau đó có rất nhiều rắn lục bò vào chùa ăn lễ vật người dân cúng bái, càng đuổi chúng càng tìm đến nhiều hơn trước, con to thì dài hơn 1m, con nhỏ chỉ nhỉnh hơn cái đũa ăn cơm chút ít.

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2010/02/28/1266882876-chua-ran-doc-3.jpg

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2010/02/28/1266882876-chua-ran-doc-4.jpg

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2010/02/28/1266882876-chua-ran-doc-7.jpg
Chúng xuất hiện ở khắp nơi.

Mới bước vào chùa, nếu không biết trước, nhiều người sẽ chết ngất khi thấy vắt vẻo trên đầu mình là những con rắn đủ kích cỡ, màu sắc, chủng loại đang mở trừng 2 mắt im lặng quan sát người dân đến lễ Phật. Trên ban thờ, lọ hoa, mâm quả, thậm chí ngay trên ngai, vai tượng cũng có rắn.

Mặc dù chúng đều là rắn độc, nhưng hơn một trăm năm qua, người ta chưa ghi nhận một vụ rắn cắn nào xảy ra ở đây. Ban ngày, lũ rắn mỗi con nằm im một chỗ, mở to hai mắt và hầu như không nhúc nhích, động đậy, tuyệt nhiên không cắn người và cũng chẳng sợ người.

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2010/02/28/1266882876-chua-ran-doc-5.jpg

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2010/02/28/1266882876-chua-ran-doc-6.jpg
Vẻ ngoài của chúng vô cùng đáng sợ...

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2010/02/28/1266883023-chua-ran-doc-8.jpg

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2010/02/28/1266883023-chua-ran-doc-9.jpg
Nhưng du khách có thể thoải mái chơi đùa với rắn.

Khi màn đêm buông xuống là lúc những tiếng vèo vèo, những âm thanh loảng xoảng, choe chóe phát ra từ chính điện. Ấy là lúc lũ rắn hiện nguyên hình, chúng tranh nhau ăn trứng gà và các phẩm vật người dân dâng cúng.

Những con rắn lục lao mình từ xà nhà xuống, những chú cạp nong, cạp nia cũng không chịu kém cạnh để kẻ khác ăn hết phần của mình. Nhưng khi bình minh lên, lũ rắn lại trở về trạng thái tĩnh tại, im lặng và quan sát.

Ngôi chùa rắn này ngày càng thu hút tín đồ phật tử thập phương tới lễ Phật, chiêm bái. Trong suy nghĩ của họ, những “ngài” rắn này chính là hóa thân của Hộ pháp để bảo vệ chùa và giữ gìn sự tôn nghiêm nơi cửa Phật. Bất cứ kẻ nào khi đặt chân đến đây mà có ý đồ xấu, chắc chắn sẽ bị “ngài” dọa cho vỡ mật.


(nguồn: http://vtc.vn/394-240266/phong-su-kham-pha/kinh-hai-voi-ngoi-chua-toan-ran-doc.htm )

visabelle
01-08-2013, 04:59 PM
mèn ...đọc cái này mà lôi cuốn dễ sợ .
visa đọc đến ba thứ 3 rồi...
năm tới là ...con Rắn đúng ko?

Triển
01-10-2013, 08:45 AM
mèn ...đọc cái này mà lôi cuốn dễ sợ .
visa đọc đến ba thứ 3 rồi...
năm tới là ...con Rắn đúng ko?

http://i48.tinypic.com/rbxp36.png

TL4
02-17-2013, 07:33 AM
Mấy con rắn "Mã lai" nhìn thấy khiếp, nhưng ở 1 vài xứ, người ta tôn thờ cái con gì ấy, na ná con rắn nom còn kinh hơn nhiều. Con ấy vừa làm người ta sợ lại vừa thích, có 1 chị bảo thế. Ace nào hay đi du lịch xin chớp vài pô xem thử?

RaginCajun
02-22-2013, 09:59 AM
Mấy con rắn "Mã lai" nhìn thấy khiếp, nhưng ở 1 vài xứ, người ta tôn thờ cái con gì ấy, na ná con rắn nom còn kinh hơn nhiều. Con ấy vừa làm người ta sợ lại vừa thích, có 1 chị bảo thế. Ace nào hay đi du lịch xin chớp vài pô xem thử?Lâu lắm rồi, có lẽ cũng cả 20 năm, tớ có xem một đoạn phim nói về người Nhật tôn thờ con đó. Hằng năm họ có buổi parade, trong đó mấy bà vác tượng con đó đi vòng vòng đường phố.

Triển
02-24-2013, 08:50 PM
....phải các bác nói về con chim không? Loài lông vũ nhiều quốc gia làm biểu tượng lắm: Mỹ thích con diều, Đức thích con ó, Pháp ưng con gà, Uganda thích con cò .... và Việt Nam mình là chơi bảnh nhất, không biết là con chim gì mà ịn luôn lên trống đồng, con này cánh thì cụt nhưng cái mỏ thì dài thoòng, trông giống như con tu...căng.

http://dongmynghe.com.vn/uploads/shops/2012_03/hoavan-mt.png

Nghe rằng ngày xưa người Việt cũng hay có lễ hội rước trống đồng cung tiến vua Hùng.

RaginCajun
02-25-2013, 01:38 PM
Không phải chim bác ạ. Đang nói về rắn mà.

Triển
02-26-2013, 03:15 AM
Không phải chim bác ạ. Đang nói về rắn mà.
Đại ca thích con rắn thì nói con rắn, chứ nói "con đó" là con gì? Làm tớ tưởng đại ca thích nói về chim Mỹ hay chim VN làm tớ vác cả trống đồng vào đây án ngữ để minh họa chim VN.

ốc
02-27-2013, 01:35 PM
Không phải chim bác ạ. Đang nói về rắn mà.

Con chim cũng có lúc hoá thành rắn chứ anh Tôm.

005
02-27-2013, 09:48 PM
Ở Việt Nam còn có con chim bìm bịp này có khả năng giữ nhà, đuổi rắn nữa ...



http://giaoduc.net.vn/Uploaded/xuanhung/2012_07_26/tim-hieu-ve-chim-bim-bip-2.jpg



(xem tiếp ở đây (http://www.baomoi.com/Chim-Bim-Bip-Loai-chim-giu-nha-duoi-ran/79/8966272.epi))

hoài vọng
02-28-2013, 11:04 PM
Anh Triển , Ở VN , mấy con này bị đem đi ngâm rượu rồi ( nghe mấy bô lão Nam bộ nói là rượu ông bà khen )



Bìm bịp kêu nước lớn , anh ơi .
Buôn bán không lời , chèo chống mỏi tay !

Trò Tê
03-19-2013, 11:43 PM
Chào các Vị Triển-Chiêu, RaginCajun, và Hoài-Vọng ! Lâu ngày lại gặp ! Các Vị khỏe không ? Anh Triển-Chiêu kể một loạt chuyện mấy con rắn , nào hổ mây, hổ chúa, mà ít hình ảnh mấy con rắn này, làm Tê tò-mò muốn biết mặt mũi chúng ra làm sao ? Rồi có lẽ cũng vì thiếu hình ảnh, các Vị đổi qua thành "con gì" na-ná con rắn, vừa kinh, vừa thích, dĩ-nhiên là đưa qua "con đó", các bà ôm đi lòng-vòng ngoài phố, rồi tới "con chim" . Hình dưới đây hình như có cả con rắn, và con đó :
http://www.columbia.edu/itc/mealac/pritchett/00routesdata/0400_0499/pantheon/lingam/shivparvati2.jpg
Con đó :
https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcS26uzwbQrCcX-tBHEvPCNTVYttk7DPlh5Ch5CR4Drvac9ZQ6j-

hoài vọng
03-20-2013, 01:46 AM
anh Tê đi giang hồ ở đâu mà lâu quá trời vậy ? Vì anh Triển không đưa hình lên nên từ cái con ....bò bò...thành cái con... bay bay...

Triển
03-20-2013, 10:06 AM
Tôi khỏe re, anh Tê có khỏe không, lâu rồi mới thấy anh hạ sơn đó. :)