PDA

View Full Version : Cách cạo gió đúng cho từng loại bệnh



Hồng Y Nương
01-08-2013, 10:02 PM
Có người bạn gửi qua email , Hồng Y mang vào cho các ACE nghiên cứu :)


Cách cạo gió đúng cho từng loại bệnh


Cạo gió thích hợp với những người cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm) và một số trường hợp bị đau nhức.
Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn nhẵn như muỗng nhôm, rìa đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu… tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể nhằm phòng và chữa trị bệnh tật.

Cạo gió phải đúng cách.

Khi bị bệnh các huyệt đạo của cơ thể bị bế tắc, bề mặt da cũng bế tắc một phần nên không thể thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng để thải độc tố.
Tuy nhiên, mỗi loại bệnh có một cách cạo gió khác nhau, không phải bệnh nào cũng có thể lạm dụng phương pháp cạo gió.
Cạo gió đúng cách là tác động đúng lên các huyệt nằm trên đường Kinh Bàng Quang, giúp sự lưu thông, vận hành của khí huyết trở nên tốt hơn, nâng cao thể trạng bệnh nhân, giúp bệnh nhân tự đề kháng, khỏi bệnh.
Cách cạo gió cho các loại bệnh

1. Sốt nóng nhức đầu: Cạo 2 bên đường gân dưới cổ (ngay bên dưới ót) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai, theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng số 2,3 ra 2 bên vai.

2. Ho: Cạo gió phía sau lưng, giữa sống lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực.

3. Đau bụng, nôn ọe, đi ngoài: Cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn từ trên xuống. Cạo trước ngực, từ lõm cổ xuống, rồi từ cánh tay đến các đầu ngón tay. Sau đó, cạo từ mặt ngoài chân xuống đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.

4. Đau nhức: Tay chân nhức mỏi hay đau nhức chỗ nào thì cạo ngay chỗ ấy. Tại điểm đau nhức, cạo 2 bên theo đường tuyến từ trên xuống.

5. Bị trúng gió, cảm nắng: Cạo gió sau lưng (giữa lưng và 2 bên), bắt gió ở trước trán (chỗ ấn đường), chà xát 2 bên Thái Dương (mang tai). Nếu bị ngất thì lấy móng tay ấn mạnh tại huyệt nhân trung cho tỉnh lại. Nếu phát sốt, lấy kim châm các tĩnh huyệt hay đầu ngón tay ra máu. Trong trường hợp người bệnh đầu còn nặng thì ấn mạnh tại xoáy hay huyệt bách hội trên đỉnh đầu và cạo gió thêm ở hai bên tay, chân.


nguồn từ email

Rong Rêu
01-08-2013, 10:29 PM
Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn nhẵn như muỗng nhôm, rìa đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu…

Thêm hình minh họa chị ơi :)
Chỉ mới đọc thôi mà đã muốn tự hết bịnh rồi :) Từng tuổi này mà cái môn này chưa từng thử mà cũng không có nhẫn bạc hay sừng trâu nữa . Ai đó làm ơn cho em mượi cái nhẫn hột xoàn trị bịnh cái coai.

Em bị ho và nhức đầu, để in ra cái này mai về nhà nhờ má cạo thử coi có ...chết ...ý hết không :)

Hồng Y Nương
01-08-2013, 11:11 PM
Hello RR , có hình mà chị làm biếng hihihi , chị khoái môn này lắm , hồi ở VN hay đi giác lể , mèng ui may mà trong tủ đồ không có áo 2 dây , chớ có thì nhìn cái lưng tím bầm ớn lém . Giờ ở bên ni khi nào thấy rêm mình thì lấy đại cái muổng ăn canh , chớ sừng trâu không có , còn nhẫn bạc nhỏ xíu không có thế để cầm , với lại khi cạo không có hiệu quả chi mấy .

Chị nghe nói trị ho thì buổi tối bôi dầu nóng dưới bàn chân rồi mang vớ vào , chị thường làm như thế nên thấy cũng ok và ngủ ngon không mộng mị .

Dạo này chị hay thức khuya , coi bộ già rồi khó ngủ :)

Ngủ ngon nha RR

ngocdam66
01-09-2013, 08:22 AM
Xoá.....








__._,_.__




http://geo.yahoo.com/serv?s=97359714/grpId=27464119/grpspId=1705083764/msgId=62875/stime=1357741563/nc1=5191954/nc2=3848584/nc3=5758221__,_._,___

ngocdam66
01-09-2013, 08:23 AM
Chị nghe nói trị ho thì buổi tối bôi dầu nóng dưới bàn chân rồi mang vớ vào , chị thường làm như thế nên thấy cũng ok và ngủ ngon không mộng mị .

Dạo này chị hay thức khuya , coi bộ già rồi khó ngủ :)



Good Morning Hy Cô Nương
Bi Giờ mới coi bộ thì cũng chưa muộn khi nhận ra ̣đã giàb-)





CẠO GIÓ


CẢM LẠNH VÀ CÁC HẬU QỦA BIẾN CHỨNG
Cảm lạnh là một một bệnh rất thông thường. Nhưng ngoại trừ một số dấu chỉ quen thuộc như sổ mùi, tịt mũi, nhức đầu, người gai gai sốt, khó chịu ai cũng biết, cảm lạnh thường khiến cho nhiều cơ phận khác bị suy yếu và gây ra một số bệnh, mà các bác sĩ tây y và cả đông y cũng không khám ra, không biết lý do tại sao, vì không có các vết nội thương ngoại thương, cũng không có vi khuẩn và không có cơ phận nào bị hư hỏng. Tuy không biết là bệnh gì nhưng các bác sĩ vẫn cho thuốc, thường là thuốc giảm đau, càng uống càng không khỏi, lâu ngày bị mất trí nhớ, loét bao tử, hư thận và khiến cho hệ thống thần kinh bị tê liệt. Cảm lạnh thường gây đau nhức tứ chi mình mẩy đến tê bại không cử động được, nên có bác sĩ cho là hệ thần kinh bị hư và để nghị giải phẫu...
I. Lý do
1. Trời mưa, trời gió hay trời lạnh mà mặc không đủ ấm, đầu không đội mũ, chân không đi giầy, không mang tất ấm, cổ không quấn khăn vv... vì thế các cơ phận thuộc bộ máy hô hấp (mũi, miệng, cổ họng, phổi... ) và tuần hoàn (tim, dạ dầy, ruột, gan, thận, lá lách...) bị lạnh. Khí âm xâm nhập nhiều qúa làm mất thế quân bình trong cơ thể, gây bế tắc kinh mạch, và suy yếu các cơ phận.
2. Ngồi trúng chỗ có luồng gió (ở tư gia, trong nhà thờ, nhà hội có mở cửa trước cửa sau, hay cửa ngang hông, trong xe mở cửa kính hay máy lạnh qúa vv... ) có thể đưa đến chỗ bị cảm.
3. Đặc biệt tại những vùng sáng sớm và ban chiều trời lạnh, nhưng ban trưa trời nóng (điển hình như California, Texas... ), có rất nhiều người bị cảm lạnh, vì không để ý, mặc không đủ ấm khi đi làm ban sáng và về nhà lúc chiều tối. Cứ thế, khí âm nhập vào người mỗi ngày một chút, và từ từ khiến cho cơ thể bị suy nhược và sinh ra nhiều triệu chứng mà không biết là bệnh gì.
II. Một số triệu chứng thông thường dễ nhận ra
1. Các triệu chứng bình thường dễ nhận ra:
1) Sổ mũi, tịt mũi
2) Nhức đầu, nặng đầu
3) Ho
4) Cảm thấy người vừa nóng vừa lạnh: hơi sốt hay sốt nặng (khi có vi khuẩn gọi là bệnh cúm)
5) Bần thần, mỏi mệt trong người
2. Nhưng chính vì khí âm xâm nhập thân thể, khiến bế tắc kinh mạch, máu huyết và làm suy yếu các cơ phận hô hấp và tuần hoàn, nên cảm lạnh làm nảy sinh ra nhiều triệu chứng, mà cả các bác sĩ cũng không biết và không ngờ tới.
1) Trằn trọc, khó ngủ ban đêm
2) Ngủ không thẳng giấc, đi tiểu lắp nhắp ban đêm, hay bị chuột rút
3) Đổ mồ hôi ban đêm
4) Đầy bụng, khó tiêu
5) Nhất là đau và nhức mỏi trong người: đặc biệt là hai cánh tay, cổ, bả vai, sống lưng, đầu gối, hai chân và hai bắp chân.
6) Nhiều khi có cảm tưởng như bị đau nhức thần kinh hay từ trong xương, đến độ bị bại xuội, cổ không quay được, không giơ hay co tay chân lên được, không cúi xuống được hay không thể mặc và cài cúc áo quần vv....
- Đi khám bác sĩ, chụp phim thì không có cơ phận nào bị hư hại hay tật bệnh gì. Các bác sĩ chỉ biết cho thuốc giảm đau, bệnh nhân có cảm tưởng giảm đau nhức, nhưng càng uống càng tệ hại thêm, vì người ngày càng bần thần, mỏi mệt và đau nhức hơn. Thuốc giảm đau, thuốc ngủ sinh ra bệnh mất trí nhớ, đau bao tử và đau thận...
7) Tức ngực, nhói ngực, khó thở, hụt hơi
8) Nghẹt tim, tim hồi hộp, ngộp thở, hay có cảm tưởng bị bệnh tim
9) Khó tiêu, táo bón, nặng bụng, ở chua
10) Đau bụng lâm râm
11) Tiêu chảy
12) Đau tức bên hông phải trên vùng gan,
13) Đau tức bên hông trái trên vùng lá lách
14) Teo tĩnh động mạch trên đầu (dẫn tới chỗ đau đầu và bị tai biến mạch máu não vì lượng hồng huyết cầu và dưỡng khí không lưu thông đủ để nuôi óc)
15) Da mặt xanh xao, tái mét hay thâm, và người lúc nào cũng cảm thấy bần thần, mệt mỏi như mất hết sức lực, chán nản, buồn sầu, chỉ muốn đi nằm, không muốn làm gì, và không làm được gì, vì người lúc nào cũng một mỏi.
- Đi khám bac sĩ, thử máu, thử phân, thử nước tiểu, chiếu điện, thì không tìm ra bệnh gì, và ai cũng bảo là bệnh giả đò.
16) Trẻ em bị cảm lạnh thì khó ngủ, hay ói sữa, biếng ăn, táo bón (hai ba ngày mới đi một lần, mà phải dùng thuốc, phân hôi), tiêu chảy, hay khóc, quấy, da không trắng và hồng hào, nhưng tái mét, khi khóc thì tím ngắt mặt mũi chân tay và không dỗ được.
- Tất cả các triệu chứng trên đây đều có thể do cảm lạnh mà ra, đặc biệt các trường hợp đau nhức số 5, trường hợp số 15 và số 16 là dấu chứng đã bị cảm lạnh từ rất lâu, chứ không phải các cơ phận bị hư hại.
- Khi bị cảm lạnh, phần nào trong cơ thể yếu thì phần đó thường dễ bị ảnh hưởng.
- Có nhiều người bị cảm lạnh hàng chục năm mà không biết, đi khám hết mọi bác sĩ tại mọi nhà thương nổi tiếng và uống biết bao nhiêu thứ thuốc, mà vẫn không khỏi bệnh. Và các bác sĩ vẫn không biết chính xác là bệnh gì, kể cả các bác sĩ dông y và châm cứu. Đây là các trường hợp bị đau nhức (số 5) và người mất sắc, bần thần, kiệt sức (số 15) và trẻ em (số 16).
III. Cách chữa, Có nhiều cách chữa
1. Bình thường có thể cạo gió.
1) Cách cạo:
- Dùng đồng bạc hay tốt nhất là cái thìa lớn (nếu bằng bạc nguyên chất càng tốt) cạo gió bằng dầu nóng (bất cứ loại nào cũng được) nhưng tốt nhất là long não pha với dầu ô liu,
- Tỳ mạnh đồng bạc sát xuống da,
- Cạo chậm rãi và kéo đường càng dài càng tốt,
- Như thế sẽ ít đau và không trầy da.
2) Chỗ cạo: khắp nơi trên người
- Cạo: cổ, gáy, trán, trên đầu, hai thái dương, bả vai, bên trong bên ngoài hai cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, lưng, ngực, bụng, bụng dưới, mông, bên trong bên ngoài đùi, chân, bắp vế và mu bàn chân, ngón chân.
3) Cạo gió rất khoa học nhưng ông bà cha mẹ chúng ta không giải thích nên mình không hiểu. Thật ra:
- cạo gió là đả thông kinh mạch để cho khí huyết lưu thông đều đặn trở lại
- tái lập thế quân bình cho cơ thể
- dầu nóng tăng khí dương,
- đồng bạc hay cái thìa, tức chất kim khí, rút khí âm trong người ra.
Cạo gió xong là tự nhiên hết các triệu chứng kể trên và khỏi bệnh, thường là ngay tức khắc.
- Chỉ khi bị cảm (cảm nắng cũng như cảm gió và cảm lạnh) cạo da mới đỏ hay có hột và bầm tím nếu bị cảm nặng từ lâu. Càng bị cảm lâu càng bầm. Nhưng chỉ vài hôm sau là các vết đỏ và bầm sẽ biến đi.
Vì thế nói cạo gió vỡ mạch máu da là không đúng. Ngày nay nhiều bác sĩ Mỹ cũng bắt đầu tin, vì người ta đã cạo ngay trước mặt cho bác sĩ thấy.
- Tuy nhiên vì sống tại Tây Âu có nhiều người không quen hay chưa cạo gió bao giờ, nên sợ đau hay sợ bị dị nghị, mà quên đi hay khinh thường cách chữa bệnh rất hữu hiệu này của ông bà cha mẹ.
4) Cách pha long não với dầu ô liu:
- 100 gr bột long não nguyên chất đã tán sẵn mua ở tiệm thuốc bắc (không phải long não bỏ quần áo hay giết gián)
- pha với 1 lít dầu ô liu (dầu trộn sà lát loại nào cũng đựợc)
- bình thường các tiệm thuốc bắc bán bịch 1 pound long não (10 US$), thì pha với 1 galon dầu ôliu, rồi chia nhau.
- Dầu ô liu pha với long não còn có thể dùng để thoa bóp, chữa trặc hay sưng chân tay và thấp khớp rất công hiệu.
2. Xông với nước lá
- nấu một nồi nước lớn với lá sả, lá cây dầu huynh diệp, lá chanh, lá cam, lá quít, lá bưởi hay ngải cứu vv...
- trước khi trùm chăn xông trong phòng kín gió, thì bỏ thêm 10-20 gr bột long não, nếu có (thường tiệm thuốc bắc có bán bịch lá xông có thêm gói bột long não nhỏ)
- xông xong, lau mồ hôi khô, và mặc quần áo ấm ngay rồi uống vài viên thuốc cảm với nước trà gừng nóng, đắp chăn nằm nghỉ hay ngủ được một giấc, sẽ thấy người khỏe ngay.
Vì khi xông chảy mồ hôi nhiều nên cơ thể mất nhiều muối đạm, do đó cần phải cẩn thận, kiêng ra ngoài, để đừng bị lạnh trở lại.
3. Đánh cảm bằng cám rang
- lấy cám bỏ vào chảo rang nóng lên
- bỏ vào miếng vải túm lại
- rồi vuốt từ trên đỉnh đầu vuống xuống
- vuốt khắp nơi trong người: đầu tóc, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, đàng trước đàng sau tay chân, lòng bàn tay bàn chân và ngón tay ngón chân...
Cảm nặng thì phải rang 2, 3 mẻ và vuốt vài lần sẽ đỡ ngay, vì mọi kinh mạch đều được đả thông và khí huyết di chuyển bình thường trở lại.
4. Đánh cảm bằng gừng
- 100 gr gừng giã dập
- túm vào một chiếc khăn hay vải mỏng
- nhúng vào một bát rượu mạnh (rượu đế, volka vv...)
- vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, rồi các ngón tay, bụng, bắp vế xuống cho tới lòng và mu bàn chân và các ngón chân, phía sau: đầu, ót, gáy, lưng, mông xuống cho tới lòng bàn chân và các ngón chân.
5. Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc nguyên chất (pure silver coin)
- luộc 5-7 trứng gà chín lên (18 phút thì trứng chín), luôn để nước sôi
- bóc vỏ, bổ đôi, bỏ lòng đỏ
- nhét đồng bạc nguyên chất vào giữa
- túm vào khăn hơi dầy một chút để khỏi bị xước da
- rồi cứ thế vuốt từ trên đỉnh đầu xuống y như đánh cảm bằng cám và gừng
- vuốt cho tới khi nào trứng hoàn toàn nguội mới thay trứng và thay đồng bạc khác.
Nếu bị cảm nắng, thì đồng bạc mầu đồng.
Nếu bị cảm lạnh, thì đồng bạc mầu đen, càng cảm lạnh nặng càng đen.
Nếu bị cảm gió nữa thì đồng bạc mầu đen nhánh có sắc xanh. Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, thì đồng bạc có cả hai mầu.
1) Tùy trường hợp nặng nhẹ, có thể đánh từ 4 trứng trở lên. Bình thường mỗi lần đánh khoảng 4-5 trái là được. Để tránh bị lạnh trở có thể đánh đầu, ngực và lưng trước, rồi mặc áo, che khăn hay đắp chăn, sau đó mới đánh tới phần dưới của cơ thể. Nếu muốn đánh một lần cho cả phía trước hay phía sau, thì lấy chăn đắp phần thân thể đã đánh rồi hay chưa đánh.
2) Đặc biệt là trường hợp 5 và nhất là 15, có khi phải đánh tới 40-50 hay hàng trăm cái trứng. Nghĩa là đánh làm nhiều lần, cho tới khi nào cảm thấy người dễ chịu, khỏe khoắn, da dẻ hồng hào trở lại thì thôi.
3) Trẻ em bị cảm (đặc biêt các em nhỏ) chỉ nên đánh cảm bằng trứng. Trường hợp các em được vài tháng, nếu sợ bỏng da, có thể đánh cảm bên ngoài áo cũng được. Nhưng nếu bọc trứng trong một khăn dầy vừa đủ sễ không sao.
4) Cũng có thể để nguyên vỏ trứng, để có nhiều sức nóng hơn, nhưng phải dùng loại khăn rửa mặt hơi dầy, để khỏi bị vỏ trứng làm xước da.
5) Đánh cảm bằng trứng hơi tanh. Nhưng sau đó không được tắm. Chỉ nên dùng lotion hay chút dầu thơm pha chút nước nóng, nhúng khăn lau sơ người thôi.
6) Đặc biệt trường hợp số 15 và khi bị thương hàn, tức cảm lạnh ngấm tới xương, thì phải đánh cảm bằng trứng và đồng bạc (vì cạo gió, bấm huyệt thoa bóp chỉ bớt chứ không khỏi).
7) Đồng bạc bị đen bỏ vào một cái chén bên dưới lót một miếng giấy bạc rồi đổ nước sôi lên, đồng bạc sẽ trắng trở lại ngay và dùng để đánh tiếp.
Cách mua hay đặt đồng bạc đánh cảm:
1) Ai có thân nhân nhân ở Việt Nam có thể nhờ họ đặt cho mươi đồng bạc đánh cảm tại các tiệm bán vàng bạc (mỗi đồng khoảng 4-5 US$ làm hình bầu dục theo hình trái trứng là tiện nhất, vừa dùng để đánh cảm vừa dùng để cạo gió rất tốt)
2) Dễ nhất là vào Internet để mua và trả qua credit card ngay tại Mỹ. Họ sẽ gửi tới tận nhà. Mấy gia đình chung nhau, vì mỗi sét có 20 đồng 1 dollar lớn và dầy. Đồng 1 dollar lớn này có thể đánh được 2-3 trứng mới đen hết đồng bạc.
Silver Rounds Medaillon ** 999 Pure Silver One Ounce 34.50 US$ htttp://www.goldmastersusa.com/silver coins.asp
6. Giác, lẩy (thường phức tạp hơn, vì cần có bộ đồ nghề và không công hiệu bằng các cách kể trên, vì chỉ hạn chế vào một số nơi có bắp thịt).
- Giác bằng alcool hay rượu mạnh, nếu không khéo có thể bị bỏng da.
- Giác bằng hơi tránh được ngy hiểm này, nhưng phải có bộ đồ nghề.
- Nếu biết lẩy có thể nặn máu bầm ra, nhưng phải cẩn thận để không bị nhiễm trùng.
IV. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Vì cảm lạnh có thể gây ra các hệ lụy nguy hại tới các cơ phận trong người như thế nên chúng ta phải cẩn thận.
1. Luôn mặc ấm áp khi đi làm hay đi lễ ban sáng và về nhà lúc chiếu tối
2. Đầu đội mũ, trùm khăn
3. Giữ hai vai, vùng thận và chân ấm (đi vớ, cả khi ở trong nhà)
4. Khi có các triệu chứng kể trên, cứ áp dụng mấy cách chữa bệnh trên đây của ông bà cha mẹ, trước khi đi khám bác sĩ.
Trong các năm qua tôi đã từng chữa bệnh cho hằng trăm người và đoán bệnh ít khi sai. Thí dụ một người bị tiêu chảy suốt 3 năm đi khám bác sĩ tại nhiều nhà thương khác nhau và uống bao nhiêu thuốc nhưng không khỏi. Các bác sĩ không tìm ra lý do. Sau khi cạo gió bụng, lưng và ngực, bệnh tiêu chảy dứt ngay. Một người khác ăn lương tàn tật 2 năm vì không thể giơ hai tay lên được và đau nhức không thể lái xe được. Đi khám tại nhiều nhà thương nhưng các bác sĩ không biết bệnh gì, chỉ cho uống thuốc giảm đau và đoán là thần kinh bị hư nên đề nghị mổ. Sau khi cạo gió hai cánh tay và lưng xong là hết đau nhức và hai tay cử động bình thường ngay lập tức. Một người khác nữa bị đau đầu gối 3 tháng, đi khám các bác sĩ, chiếu điện nhiều lần cũng như uống nhiều thứ thuốc, mà không hết đau nhức. Bác sĩ nói thần kinh bị hư, phải mổ. Cạo gió mấy phút là hết đau nhức ngay.
Thế mới biết rất nhiều trường hợp đau nhức là do cảm lạnh. Vì vậy trước khi đi bác sĩ hay vào nhà thương, chúng ta nên áp dụng cách chữa bênh của ông bà cha mẹ, vừa dễ dàng, vừa rẻ tiền lại rất khoa học và công hiệu tức khắc, giúp giữ gìn sức khỏe và nhất là khỏi bị tàn tật oan.
Roma 9-1-2011
LM Giuse Hoàng Minh Thắng Roma









__._,_.__




http://geo.yahoo.com/serv?s=97359714/grpId=27464119/grpspId=1705083764/msgId=62875/stime=1357741563/nc1=5191954/nc2=3848584/nc3=5758221__,_._,___

Bẹc
01-09-2013, 10:06 AM
Hello RR , có hình mà chị làm biếng hihihi , chị khoái môn này lắm , hồi ở VN hay đi giác lể , mèng ui may mà trong tủ đồ không có áo 2 dây , chớ có thì nhìn cái lưng tím bầm ớn lém . Giờ ở bên ni khi nào thấy rêm mình thì lấy đại cái muổng ăn canh , chớ sừng trâu không có , còn nhẫn bạc nhỏ xíu không có thế để cầm , với lại khi cạo không có hiệu quả chi mấy .

Chị nghe nói trị ho thì buổi tối bôi dầu nóng dưới bàn chân rồi mang vớ vào , chị thường làm như thế nên thấy cũng ok và ngủ ngon không mộng mị .

Dạo này chị hay thức khuya , coi bộ già rồi khó ngủ :)

Ngủ ngon nha RR

Ai mua xu cạo gió hong ? ..Có ai mua xu cạo gió hong ??... Xu dài dễ cầm và cạo rất êm nè, có ai mua hong ??? Ai hong mua mà cạo bằng muỗng thì có ngày trầy lưng hết đẹp ! Có luôn hủ dầu cạo nè, ai mua hong ?

http://i382.photobucket.com/albums/oo266/hiepkhoai/DSCI0491-1_zpsdf29584c.jpg

Triển
01-09-2013, 08:15 PM
Có người bạn gửi qua email , Hồng Y mang vào cho các ACE nghiên cứu :)

2. Ho: Cạo gió phía sau lưng, giữa sống lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực.


Cạo đường thẳng giữa ngực ngay cái xương đau à nha!

http://www.daviddarling.info/images/rib-cage.jpg

bonita
01-10-2013, 02:43 AM
nhớ đi chích ngừa bệnh uốn ván/tetanus/tetanos trước nha nha nha ... :)
cạo gió chị bá bệnh gồi chít dì bệnh uốn ván thì .... uổng công, uổng mạng ... :-t

Triển
01-10-2013, 08:50 AM
nhớ đi chích ngừa bệnh uốn ván/tetanus/tetanos trước nha nha nha ... :)
cạo gió chị bá bệnh gồi chít dì bệnh uốn ván thì .... uổng công, uổng mạng ... :-t

đứa trẻ nào mà chẳng bị làm một phát tetanus. Đứa nào bị lọt sổ chắc là ở "trong xẻo", chèo xuồng đi sáu năm mới tới hay sao á. :)) hahaha

RaginCajun
01-10-2013, 08:56 AM
đứa trẻ nào mà chẳng bị làm một phát tetanus. Đứa nào bị lọt sổ chắc là ở "trong xẻo", chèo xuồng đi sáu năm mới tới hay sao á. :)) hahahaMột trong những đòi hỏi để ghi danh đi học là phải có chích ngừa tetanus đấy "người đẹp".

Triển
01-10-2013, 08:56 AM
Ai đó làm ơn cho em mượi cái nhẫn hột xoàn trị bịnh cái coai.


=> mượn nhẫn có hột, lúc trả còn cái chấu :))

Thôi ra tiệm này nè, đồ chơi nhiều lắm: http://www.guashashop.com/

HoangVan
01-10-2013, 02:37 PM
đứa trẻ nào mà chẳng bị làm một phát tetanus. Đứa nào bị lọt sổ chắc là ở "trong xẻo", chèo xuồng đi sáu năm mới tới hay sao á. :)) hahaha


Một trong những đòi hỏi để ghi danh đi học là phải có chích ngừa tetanus đấy "người đẹp".



Chích ngừa tetanus không ngừa được suốt đời.
Thông thường các cơ quan y tế khuyến cáo .. 10 năm 1 lần chích .. :) .. cho những ai có duyên gặp gỡ con vi trùng này.

Triển
01-10-2013, 09:13 PM
Đúng rồi anh HV, 10 năm tái ngừa. Nhưng đó cũng chỉ là khuyến cáo. Cho đến nay cũng không có ai chứng minh được là tái ngừa có tác dụng ngừa 100% không.

Mặc dù vậy xác suất bị phong đòn gánh quá thấp cũng không có sao đâu. Rửa cái đồ cạo cho sạch thì là ô cơ thôi. Hơn nữa vi trùng tetanus nhạy cảm với ánh sáng và ô-xy. Cạo ra gió nghĩa là các mạch máu li ti dưới da bị vỡ ra, tiếp xúc với ô-xy nên mình mới thấy khỏe đó. Vì vậy có con vi trùng phong đòn gánh nào sống sót. Đừng ngại bậy bạ mà bỏ qua vụ cạo gió này, cần thì mua trên mạng mấy cây cạo gió bằng đá đó, người ra mài sẵn vừa đẹp vừa dễ cầm mà khỏi sợ tetanus luôn. Có mười mấy đồng thôi. :)

bonita
01-11-2013, 01:36 AM
bo cảm ơn anh Hoàng Vân trả lời dùm @};-

bo mang tài liệu viết về tétanos và vaccin cho những anh chị nào muốn tham khảo thêm:

_ CDC : (Mỹ)
http://www.cdc.gov/vaccines/vpd-vac/tetanus/
http://www.cdc.gov/vaccines/pubs/vis/downloads/vis-td-tdap.pdf

_U.S. National Library of Medicine/National Institutes of Health (Mỹ)
http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002021.htm

_nhs.uk: (Anh)
http://www.nhs.uk/conditions/tetanus/pages/prevention.aspx

_WHO (world health organization)
http://www.who.int/immunization/topics/tetanus/en/index.html
http://www.who.int/immunization/topics/tetanus/en/index1.html
http://www.who.int/immunization/topics/tetanus/en/index2.html
http://www.who.int/immunization/topics/tetanus/en/index3.html

~~~~

cạo gió : một hình thức kích thích làm nóng cơ thể bằng cách ... cạo da ... rách da, làm bể vô số những mạch máu dưới da tạo nên vô số những vết bầm tím (những hồng huyết cầu chết ở ngoài mạch máu) và vết thương ở dưới và ngoài da, tạo nên vô số kẻ hở cho vi khuẩn vi trùng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể
đối với môt người đang bệnh _ hệ thống miễn dịch của cơ thể bị giảm xuống_ thì là một cơ hội tốt cho vi trùng vi khuẩn phát triển nhanh trong cơ thể ...


bo thấy anh Hoàng Vân viết cách trị cảm cúm của anh _không làm trầy da và bầm tím cơ thể (mất máu)_ tốt hơn ở đây https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?170-sổ-tay-lan-huệ&p=23389&viewfull=1#post23389

bo xin thêm vào là: giữ ấm cho cơ thể - mặc quần áo ấm




đây là cách trị cúm của tui nè chị Ngô:
ail gelule - 2
vitamine C croquable - 1000mg
advil (ibuprofene) gelule - 200mg
mỗi 4 tiếng, đánh 1 lần ...

còn để ngừa cảm cúm qua mùa đông, thì tỏi 1 ngày 2 viên tàng tàng là khỏe re ..



@};-@};-@};-

Triển
01-11-2013, 02:37 AM
http://i49.tinypic.com/14cbtzk.png

(nguồn: http://www.who.int/topics/tetanus/en/index.html# )

Triển
01-11-2013, 02:59 AM
cạo gió : một hình thức kích thích làm nóng cơ thể bằng cách ... cạo da ... rách da, làm bể vô số những mạch máu dưới da tạo nên vô số những vết bầm tím (những hồng huyết cầu chết ở ngoài mạch máu) và vết thương ở dưới và ngoài da, tạo nên vô số kẻ hở cho vi khuẩn vi trùng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể
đối với môt người đang bệnh _ hệ thống miễn dịch của cơ thể bị giảm xuống_ thì là một cơ hội tốt cho vi trùng vi khuẩn phát triển nhanh trong cơ thể ...







(*) nguồn:

US National Library of MedicineNational Institutes of Health
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17905355



The effect of Gua Sha treatment on the microcirculation of surface tissue: a pilot study in healthy subjects.

Nielsen A, Knoblauch NT, Dobos GJ, Michalsen A, Kaptchuk TJ.


Source

Beth Israel Medical Center's Continuum Center for Health and Healing, New York, NY, USA. anielsen@bethisraelny.org

Abstract


CONTEXT:

Gua Sha, therapeutic surface frictioning that intentionally raises transitory petechiae and ecchymosis, is a traditional East Asian healing technique also known as cao gio, coining, scraping, and spooning. There are case reports in Western literature but no studies on the physiological effects of Gua Sha.

OBJECTIVE:

To study the microcirculatory effects of Gua Sha on the skin and subcutis in humans to elucidate physiological mechanisms responsible for the clinically observed pain-relieving effect of this treatment

DESIGN:

Laser Doppler imaging (LDI) was used to make sequential measurements of the microcirculation of surface tissue before and after Gua Sha treatment in 11 healthy subjects. The effect of Gua Sha treatment on the microcirculation of surface tissue was expressed as changes from baseline in arbitrary perfusion units (PU).

SETTING:

The study was conducted at the Department of Nephrology, Unit of Circulation Research, University Hospital of Essen, Germany.

SUBJECTS:

Subjects were volunteers from the nursing and physician staff of the Kliniken Essen.

INTERVENTION:

A single Gua Sha treatment was applied to an area of each subject's back.

OUTCOME MEASURES:

Change in microcirculation was measured in PUs. Change in myalgia was subjectively reported and confirmed by manual palpation.

RESULTS:

Gua Sha caused a fourfold increase in microcirculation PUs at the treated area for the first 7.5 minutes following treatment and a significant increase in surface microcirculation during the entire 25 minutes of the study period following treatment (P < .001). Females showed significantly higher rates of response than males (P = .003). Each subject experienced immediate decrease in myalgia in both the site treated, in the related distal control site, and in some cases, other distal sites. Pain relief persisted to some extent up to the follow-up visit. There were no adverse reactions.

CONCLUSION:

Gua Sha increases microcirculation local to a treated area, and that increase in circulation may play a role in local and distal decrease in myalgia. Decrease in myalgia at sites distal to a treated area is not due to distal increase in microcirculation. There is an unidentified pain-relieving biomechanism associated with Gua Sha.


PMID: 17905355 [PubMed - indexed for MEDLINE]

Triển
01-11-2013, 03:26 AM
cạo gió : một hình thức kích thích làm nóng cơ thể bằng cách ... cạo da ... rách da, làm bể vô số những mạch máu dưới da tạo nên vô số những vết bầm tím (những hồng huyết cầu chết ở ngoài mạch máu) và vết thương ở dưới và ngoài da, tạo nên vô số kẻ hở cho vi khuẩn vi trùng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể
đối với môt người đang bệnh _ hệ thống miễn dịch của cơ thể bị giảm xuống_ thì là một cơ hội tốt cho vi trùng vi khuẩn phát triển nhanh trong cơ thể ...








.
.
Khoa học Cạo Gió ..... ;)



The Science of Gua Sha
By: Arya Nielsen, PhD

Gua sha increases surface microperfusion
....

Gua sha produces transitory therapeutic petechiae that represent extravasation of blood in the subcutis. Using laser Doppler imaging, we scanned 11 ‘healthy’ (but stressed) subjects (doctors and nurses who worked at the Kliniken Essen) who had ‘normal’ myalgia pain and evidence of ‘sha’ based on palpation. We established a baseline scan for each subject before gua sha, and then scanned each subject 10 times, once every 2.5 minutes following gua sha, and then performed a follow up scan 2 days later.

We found a 400% increase in microperfusion (surface circulation of blood) for 7.5 minutes following gua sha, and a significant increase for the full 25 minutes following treatment that was studied. Scans returned to baseline at the 2-day point. Every subject experienced a decrease or complete resolution in pain and a sense of well-being. We published the study [1] and it was the basis for my doctoral dissertation [2].

....

Summary

In the last decade, research has begun to clarify how gua sha works. Gua sha’s therapeutic petechiae represents blood cells that have extravasated in the capillary bed, and measure as a significant increase in surface microperfusion [1]. As this blood is reabsorbed, the breakdown of hemoglobin upregulates HO-1, CO, biliverdin and bilirubin, which are anti-inflammatory and cytoprotective [5]. Studies show the anti-inflammatory effect of gua sha has a therapeutic impact in inflammatory conditions, such as active chronic hepatitis, where liver inflammation indicates organ breakdown that over time can lead to premature death [8]. The physiology of HO-1 may also explain gua sha’s anti-inflammatory effect in other responsive clinical conditions, such as fever, cough, asthma, bronchitis, emphysema, mastitis [14], gastritis, musculoskeletal and other painful conditions presenting as neck pain [13], back pain, migraine [10], postherpetic neuralgia [11], and others. That gua sha has anti-inflammatory and immune stimulation properties is important for providers to understand and to be able to communicate to their patients as well as other health care providers. *




(xem tiếp ở đây (http://www.pacificcollege.edu/acupuncture-massage-news/acupuncture-massage-publications/the-science-of-gua-sha.html))







-- PS:
+ anti-inflammatory (engl.) = Antiphlogosis (lat.) = chống viêm
+ immune stimulation properties = chức năng kích thích kháng thể