PDA

View Full Version : Cuộc chiến tiền tệ



Triển
01-13-2013, 03:47 AM
Thế giới đứng trước cuộc chiến tiền tệ mới

Chính quyền Nhật đánh tiếng sẽ in một loạt tiền. Điều này có thể nhẹ nhàng dẫn đến cuộc chạy đua hạ giá tiền tệ. Và sau cùng tất cả các nền kinh tế hùng mạnh sẽ bị điêu đứng.

Daniel Eckert


http://www.welt.de/img/finanzen/crop112728631/484872167-ci3x2l-w620/Japanese-10-000-yen-notes-100-notes-and-Chinese-100-yuan-notes-at-the-main-off.jpg
Tiền Nhật, tiền Trung Quốc và tiền Mỹ: thế giới đe dọa cuộc chạy đua hạ giá tiền tệ


Có một người đàn ông Nhật trông bề ngoài thân thiện, khiêm nhường, gần như không có gì nổi bật. Thế nhưng việc Shinzo Abe thắng cử chức thủ tướng Nhật cuối năm 2012, phải khiến cả thế giới và đặc biệt thì trường tài chính phải lắng nghe.

Cuộc tranh cử của Abe đậm màu chỉ trích Trung Quốc là nước láng giềng và đối thủ to lớn. Chuyện ông thắng cử không chỉ có nghĩa là Nhật sẽ theo đuổi một chính sách cứng rắn về lãnh thổ mà đặc biệt cũng ở phạm vi tài chính.
Nhật Bản hùng mạnh lên, đồng Yên yếu đi - đó là chương trình của người làm chính trị bảo thủ này. Theo như vậy thì một cuộc chiến tiền tệ mới sẽ khai mạc.


Chạm đáy mức thấp nhất hai năm rưỡi so với đồng Đô la


Đầu năm 2013 bộ trưởng bộ tài chính của Abe, ông Raro Aso công du Châu Á. Song song đó đồng Yên định ở mức 88,41 chạm đáy hai năm rưỡi so với đồng Đô la. Chỉ cần một bài học mới của Tokyo đã đủ cho tỉ giá của tiền tệ quốc gia trong vòng vài tuần hạ xuống hơn 10 phần trăm. Khi được hỏi về đồng tiền Nhật, Aso nói, một điều chỉnh cho đồng Yên đang mạnh, theo ông có "ưu tiên cao nhất để củng cố lại nền kinh tế Nhật Bản".
Ngân hàng của Nhật cũng hướng theo và chuẩn bị trụ ở mục tiêu lạm phát hai phần trăm của tân chính phủ.


Nỗi lo thị trường ngoại tệ


Điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ không ngừng tay in tiền để hạ giá đồng Yên cho đến khi mức lạm phát từ không phần trăm tăng lên hai phần trăm.

Khi chuyện này thực hiện chung với việc gia tăng chi tiêu ngân sách, sẽ đồng loạt hạ giá đồng Yên, khiến cho hãng xưởng Nhật Bản tìm lại chỗ đứng trên thị trường thế giới.

Không khí ở thị trường ngoại tệ đang lo sợ. Nhật không phải là quốc gia duy nhất thúc đẩy việc hạ giá đồng tiền của họ và cố tình tính toán như vậy. Mỹ, Anh và khu vực đồng Euro cũng tham chiến hạ giá.


Tất cả nền kinh tế cường thịnh đều đan xen


Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, ngôi vị thứ hai cường quốc kinh tế thế giới, đã ém giá đồng Nguyên của họ hơn một thập niên nay. Mặc dù việc hạ giá tiền Trung Quốc được nới lỏng ra thời gian gần đây, nhưng tình trạng hệ thống ngoại tệ chung cũng bị căng thẳng.

Hầu hết các nền kinh tế lớn đều đan xen trong cuộc chiến tiền tệ, và không khỏi kéo theo những khu vực giao thương khác, đặc biệt các nước đang phát triển với những thị trường tư bản mở của họ.

Bộ trưởng tài chính Ba Tây, ông Guido Mantega đã cảnh giác về hậu quả của cuộc tranh đấu này hồi cuối tháng 9 năm 2010. Bởi vì nơi nào một loại tiền mất giá, tự nhiên các loại kia sẽ đắt đỏ.


Nguyên tắc là đẩy mạnh xuất cảng


Ví dụ trường hợp đồng Real của Ba Tây, vì Ba Tây từng là một thị trường màu mỡ, do sự tăng trưởng kinh tế và vì mức lãi xuất cao. Hệ quả là đồng Real năm 2010 bị tăng giá lên một phần ba so với đồng Đô la lúc ông bộ trưởng Mantega nói lời cảnh giác thế giới.

Nền kinh tế xuất cảng của quốc gia này bị tê liệt, mức phát triển bị suy yếu. Sau cùng Ba Tây phản ứng bằng cách đánh thuế đặc biệt lên công khố phiếu của họ. Các quốc gia khác vội kiểm soát ngoại tệ để giới hạn thất thoát vốn liếng, một loại thế chân trong nền kinh tế thế giới mở.

Cuộc chiến tiền tệ chỉ là một phản ứng của cuộc khủng hoảng tài chính. Những quốc gia bị nặng đã phản ứng nhảy nước rút bằng cách hoán vị sự tăng trưởng bằng xuất cảng. Mô hình chiến lược này không thể không chuẩn bị trước.


Cách hạ giá tiền tệ không phải mới


Ở thập niên hai mươi đặc biệt nước Pháp vì muốn cạnh tranh lợi thế đã hạ giá đồng Franc của họ. Sau lần khủng hoảng năm 1929 và suy sụp giá vàng năm 1931, nước Anh cũng chạy theo lối chính trị hạ giá tiền tệ. Mỹ, Nhật và các quốc gia khác cũng noi theo.

Vụ này trở thành cuộc chạy đua hạ giá (tiếng Anh gọi là Beggar-thy-neighbour-Policy, "ép láng giềng thành ăn mày"), phía bên gián tiếp bị hại thì trả đũa bằng cách bảo hộ hải quan, kiểm soát giao thương. Cũng như vào thập niên bảy mươi và tám mươi, kết quả cuộc chiến tiền tệ là Đức và đặc biệt Nhật Bản bị Mỹ ép phải nâng giá đồng tiền của mình.


Ngân hàng trung ương đã đốt hàng nghìn tỉ


Cuộc chiến tiền tệ hiện nay so với thời thập niên hai mươi, chưa leo thang sang chủ thuyết bảo hộ, là phải cám ơn sự hợp tác của các chính phủ dưới khuôn khổ G-20. Một nhóm quốc gia kỹ nghệ quan trọng và các nước phát triển.

Chủ sự trong lần thượng đài kỳ này không phải là chính phủ các quốc gia mà là các ngân hàng trung ương. Từ khi khủng hoảng bùng nổ năm 2008 họ đã đốt hết 6 nghìn tỉ USD.

Chỉ số căn cứ là các con số chi thu của các ngân hàng trung ương, kỳ thật là kho vũ khí cho cuộc chiến tiền tệ. Chỉ mỗi cục dự trữ FED đã có mức chi thu 869 tỉ USD giữa năm 2007 và lần cuối là phình lên thành 3000 tỉ USD.


Tài sản của người tiết kiệm đe dọa bị mất giá


Kẻ bị thiệt thòi trong cuộc chiến tiền tệ này là những người tiết kiệm. Tài sản họ có nguy cơ bị mất giá.

Bill Gross, ông chủ tịch của Pimco, quản lý đầu tư công phiếu lớn nhất thế giới, so sánh giữa sự bành trướng số vốn đầu tư với sự phát ra "trái phiếu không có hậu thuẫn". Sự bành trướng này chỉ an toàn nếu nền kinh tế tăng trưởng cân bằng. Điều này làm gì có.

Gross nói, "cái giá tương lai phải trả cho chuyện in các tấm giấy độn này sẽ cân bằng dưới hình thức lạm phát và hạ giá tiền tệ, hoặc là hạ giá tiền mình so với tiền người khác hoặc là so với nguyên liệu thô như dầu hay vàng".


Đồng Đô la cũng có thể bị trượt


Trớ trêu là vị thế đồng Đô la là đơn vị tiền tệ chuẩn chưa bị lôi kéo vào cuộc chiến tiền tệ. Ngược lại cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro đã tự động cung cấp năng lực mới cho đồng Đô la năm 2011 và năm 2012. Hiện tại nó vẫn giữ hơn hai phần ba số dự trữ ngoại tệ.

Nhưng đồng Đô la vẫn có thể bị trượt như thường nếu sự kiểm soát ngân sách thiếu hụt của cường quốc này tiếp tục mất lái và cục dự trữ FED không ngại ngùng cứ in tờ Greenback. Có thể Trung Quốc sẽ là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến tiền tệ này. Bắc Kinh dường như đã sẵn sàng dùng đồng Nguyên thừa hưởng vị trí của đồng Đô nước Mỹ.


(* dịch lại từ "Die Welt steht vor dem nächsten Währungskrieg (http://www.welt.de/finanzen/article112728632/Die-Welt-steht-vor-dem-naechsten-Waehrungskrieg.html)" )