PDA

View Full Version : Những Kẻ Bán Linh Hồn Cho Quỷ



ngocdam66
02-01-2013, 06:03 AM
NHỮNG KẺ BÁN LINH HỒN CHO QUỶ

người lính già oregon

I. Thời gian gần đây, khi đọc tin một số ca nhạc sĩ hải ngoại kéo nhau về Sài Gòn, Hà Nội trình diễn, tự dưng tôi nghĩ đến Việt Khang, ca nhạc sĩ anh hùng của lòng tôi và của biết bao người Việt Nam trên thế giới và trong nước. Việt Khang sáng tác rất ít, tôi nhớ hình như chỉ đôi ba bài, Việt Nam tôi đâu? và Anh là ai?, và đích thân hát bài của chính anh. Nhưng chỉ qua những bài ấy thôi anh đã biểu hiện lòng yêu nước nồng nàn, cao độ, tha thiết hơn bất cứ ca nhạc sĩ nào từ trước đến nay, kể cả thời VNCH. Lời ca thật đơn sơ, bình dị, không có những câu văn vẻ, khuôn sáo, hoặc sắt máu, dữ dằn, đằng đằng sát khí, theo đơn đặt hàng... Không. Tất cả nơi anh nghe như lời than vãn hoặc tình tự thường ngày, âm điệu thật nhẹ nhàng. Dễ dàng đến nỗi các cháu bé hải ngoại năm tuổi cũng có thể trình bày một cách suôn sẻ. Như tiếng thổn thức của mẹ già, em thơ, dâng lên tự đáy lòng. Như tiếng nghẹn ngào, nức nở từ nỗi uất hận bao nhiêu năm đè nén nay òa vỡ, miên man chảy theo sông, theo biển...
Bản thân Việt Khang, sinh năm 1974, chưa hề biết chiến tranh, chưa hề biết Việt Cộng hay Quốc Gia, chưa hề hưởng một ơn mưa móc dù nhỏ của chế độ VNCH, chưa hề biết những tủi nhục và oan nghiệt đã rơi ập xuống đất nước và gia đình ngày 30/4/1975, chưa hề chạy trốn Việt Cộng trối chết, trước hay sau ngày mất nước, hốt hoảng như chuột, chưa hề khai mình là tỵ nạn Cộng sản, chưa hề tự phong là trí thức tốt nghiệp tại ngoại quốc, là ca sĩ, nhạc sĩ với sự nghiệp âm nhạc 10, 20, 50 năm. Chưa hề… Nhưng, cũng như bao thanh niên cùng thế hệ, anh đã lớn lên và đang sống ngay trong lòng chế độ Việt Cộng, trên một đất nước nay biến thành một trại tù khổng lồ. Cho nên, cũng như tất cả người Việt quốc gia tỵ nạn Cộng sản chân chính trên thế giới, anh đã hiểu thế nào là độc tài, là áp bức, là bất công, biết thế nào là thiếu tự do, nhân quyền, dân chủ, mơ ước như thế nào bóng dáng của hạnh phúc, ấm no, chờ đợi như thế nào ánh sáng bình minh đến xua tan đêm tối vây hãm triền miên cả một dân tộc đọa đày.
Việt Khang chỉ làm đôi ba bài hát thôi, nhưng đã bị truy tố ra tòa, lãnh ba năm tù ở, bởi lũ lãnh đạo Việt Cộng khôn nhà dại chợ, chuyên hà hiếp dân lành, tay không một tấc sắt, nhưng lại sợ hãi, khúm núm trước quân thù Tàu Cộng. Điều đó cho thấy lũ chúng nó rất sợ anh và ảnh hưởng của hai ca khúc có vẻ nhẹ nhàng, nhưng đâm thẳng vào tim chúng nó, nhức nhối như những nhát kiếm bén nhọn. Chỉ cần hai bài thôi, nhưng trong ấy người nghe bao nhiêu tiếng gọi yêu nước ngút ngàn, bao nhiêu lời tình tự dân tộc thiết tha, bao nhiêu thương yêu và thù hận. Anh không hô hào lật đổ ai, nhưng bọn chúng nó phải nể và sợ.

Việt Khang, tôi gọi tên em với tất cả lòng cảm thương, và thán phục, và tôn vinh, dù chưa một lần được gặp em, quen em, nhìn em, nghe em hát. Nhưng tôi cần em, ít ra trong bài viết này, cần hình ảnh rạng ngời và gương hy sinh cao quý của em cho chính nghĩa, đại cuộc, để dạy một bài học làm người cho lũ hát xướng hải ngoại đang rủ nhau về nước trình diễn.

Nói đến Việt Khang, tôi lại nhớ một ca sĩ hải ngoại khác ít nhiều chiếm ngự hồn tôi: Nguyệt Ánh. Nguyệt Ánh với lòng yêu nước vô bờ, thôi thúc như tiếng sóng Thái Bình Dương réo gọi, với những bài hưng ca đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt, làm vỡ tim người.
Và xa hơn, ca nhạc sĩ tỵ nạn Cuba qua Mỹ từ lúc nhỏ, có cha từng phục vụ trong quân đội Mỹ tại Việt Nam: Gloria Estafan, hiện sống tại Miami. Danh cô vang lừng thế giới, không chỉ vì sự nghiệp ca hát, mà còn và nhất là bởi lập trường của một người tỵ nạn chân chính cương quyết chống chế độ Cộng sản phi nhân Fidel Castro và bè lũ. Một lần được mời trở về Cuba hát nhân dịp Đức Giáo Hoàng viêng thăm, cô đã từ chối. Lần khác, được mời qua Vatican hát trong một đại lễ, cô chấp nhận với một điều kiện duy nhất: Xin Đức Thánh Cha cầu nguyện, và làm mọi cách, cho đất nước Cuba của cô được tìm lại tự do, nhân quyền. Cô đã sáng tác và trình bày một ca khúc mang tên “Go away” bình dị, tương tự “Việt Nam tôi đâu?” của Việt Khang, trong đó cô nhẹ nhàng lên tiếng mắng mỏ và yêu cầu Fidel Castro cuốn gói rời khỏi Cuba:

Go away
Won't you just go away
Don't you come back one day
Take your stuff
Take all of your precious things
Leave right now […]

II. Trong khi ca nhạc sĩ anh hùngViệt Khang bị giam cầm trong nước, và đồng nghiệp gốc tỵ nạn Cuba Gloria Estafan cương quyết không trở về quê hương khi chế độ độc tài còn ngự trị thì các ca sĩ, nhạc sĩ thuộc diện xướng ca vô loài Việt Nam hải ngoại vô nhân vô sỉ vô luân, đực có, cái có, đẹp có, xấu có, trẻ có, già có, sang có, sến có, khôn có, ngu có, nổi tiếng có, cắc ké có, đủ cả… rủ nhau làm đơn xin trở về hát cho Việt Cộng nghe, mặc nhiên, tự nguyện bán linh hồn cho quỷ. Nếu thực sự bọn họ có một linh hồn. Chuyện kể như sau:

a) Tương truyền, vào thế kỷ XVI, bên Đức, có một người tên Johann Faust, sinh tại Knittlingen. Ông ta là một tiến sĩ, thầy bói, thuật sĩ, có nhiều phù phép, đi nhiều, biết nhiều, biểu diễn tài nghệ của mình, dạy đại học, được vinh danh bởi cả Martin Luther, nhà cải cách Công giáo nổi tiếng. Theo quyển Historia von Dr. Johann Fausten (Frankfurt, 1587), Faust muốn bán linh hồn cho quỷ Mephistopheles với khế ước như sau: trong 24 năm, ông sẽ được thông suốt về ma thuật (magie), được trẻ mãi không già, giàu sang, phú quý, và hưởng tất cả mọi vui thú xác thịt và quyền lực. Sau đó, mãn hạn, linh hồn ông sẽ bị tóm, giao cho quỷ sứ.Faust ký giấy, và trong suốt 24 năm, được chơi bời thỏa thích, và hành nghề ma thuật với trình độ tuyệt luân, muốn gì có nấy. Rồi một ngày đẹp trời Mephistopheles hiện lên bắt linh hồn ông đem xuống địa ngục. Tại đây, Faust hối hận, ăn năn, nhưng lúc ấy quá trễ rồi.
Từ thế kỷ XVI đến XIX, nhân vật Johann Faust là nguồn hứng vô tận cho rất nhiều tác phẩm thuộc thơ, văn, nhạc, kịch, họa. Đặc biệt, thi hào Đức Goethe viết ra tuyệt tác Faust, trong đó, cuối cùng, ông cho Faust được cứu rỗi nhờ tình yêu của nàng Gretchen.


b) Còn những Faust thời đại, gồm những tên trí thức khoa bảng, ca nhạc sĩ, và bọn nằm vùng hải ngoại? Dĩ nhiên, sự khác biệt thấy rõ:
• Bán linh hồn cho quỷ, Faust thế kỷ XVI của truyền thuyết Đức không phải xóa bỏ căn cước và tước vị của mình. Bán linh hồn cho quỷ, bọn Faust Việt Gian thế kỷ XXI bị buộc phải chối bỏ lý lịch, quay lưng với tổ quốc, tổ tiên anh hùng, quên dĩ vãng, nguồn gốc.
• Bán linh hồn cho quỷ, Faust thế kỷ XVI được hưởng 24 năm ăn chơi vung vít, thoải mái. Bán linh hồn cho quỷ, bọn Faust Việt Gian thế kỷ XXI bị lôi cổ tống xuống địa ngục ngay, bị còng tay, khóa mõm, chỉ được phép nói, hát, múa những gì mà quỷ cho phép.
• Bán linh hồn cho quỷ, Faust của Goethe được cứu rỗi nhờ tình yêu chân thật. Bán linh hồn cho quỷ, bọn Faust Việt Gian chỉ có bia ôm, thân xác đĩ điếm và thiếu nữ nghèo khổ. Không có tình yêu cứu rỗi, chúng phải từ chết đến chết, bị khinh chê, nguyền rủa đời đời.



c) Riêng lũ xướng ca vô loài Việt Gian còn phải qua những màn phỏng vấn, điều tra về lập trường, số lượng và nội dung những bài sẽ hát, rồi phải hát thử cho Công an nghe. Một người quen sống tại VN có kể về những ca sĩ hải ngoại hát ở phòng trà đường Cao Thắng, Sài Gòn, từng đứa một, từ Lệ Thu, Ý Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh đến Tuấn Vũ, Chế Linh, Từ Công Phụng v.v... Muốn được phép trình diễn, bọn ca sĩ này phải qua một kỳ thử nghiệm hát cho công an VC nhìn, nghe trước những bài đã được chúng cho phép. Chúng gật đầu, chấm đậu mới được lên sân khấu, dù là phòng trà tư. Điều này làm người ta nhớ hoạt cảnh thê thảm trong đó những cô gái quê muốn lấy “chồng ngoại”, phải sắp hàng cởi áo cởi quần cho những thằng Đài Loan, Đại Hàn, Mã Lai đui què sứt mẻ, nửa khùng nửa điên... tha hồ sờ mó, khám, lựa, tuyển, chi tiền, dắt đi. Than ôi. Còn cái nhục nào hơn!
Nhưng bọn vô loài vô sỉ ấy đâu biết nhục là gì. Cha ông ta cũng đã dặn dò: “đĩ chín phương còn để một phương lấy chồng”. Đằng này, còn phương nào, mười hay hai mươi, chúng cũng giành nhau làm ráo hết. Không biết nhục, trái lại, chúng lại vênh váo, trơ tráo lên tiếng tự bênh vực cho hành động của mình: đại khái, chúng về, vì:

• muốn đền đáp lại lòng mến mộ của đồng bào trong nước



1) Đồng bào nào? Ba mươi năm nay, có người dân nào thuộc Miền Nam cũ đang phải sống thoi thóp, ngột ngạt dưới gông cùm Cộng sản, còn nhớ đến bọn ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại trước kia đã bỏ rơi đồng bào chạy có cờ, nay ế khứa, hết tiền, về già trông bèo nhèo như những cái mền rách, còn nhớ đến những bài tình ca một thời rên rỉ, sướt mướt, lảm nhảm, lảng nhách của chúng, để viết thư yêu cầu chúng trở về hát cho họ nghe? Rồi đồng bào lấy tiền đâu mua vé cả trăm đô? Nói chi những người dân của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa biết chúng là ai, mà mến với mộ, tiếc với nhớ? Ngược lại, thấy chúng lần lượt trở về biểu diễn, ca múa, làm hề, đại đa số nếu không khinh bỉ như những con chó ghẻ thì cũng tỏ ra dửng dưng, thờ ơ, lạnh nhạt.
2) Đồng bào, hay chỉ là bọn cai thầu văn nghệ cơ hội chủ nghĩa, tham tiền, lợi dụng thị hiếu mới của đám cán bộ, đại gia Việt Cộng no cơm rửng mỡ, trưởng giả học làm sang, hoặc nguy hiểm hơn, bọn tay sai của lũ công an trong biệt đội văn nghệ có nhiệm vụ thực thi điều khoản “giao lưu văn hóa”, “hòa hợp hòa giải” của Nghị quyết 36, bày ra những buổi trình diễn để câu những con mồi nghệ sĩ, ca sĩ Việt kiều vì ham tiền, hám danh, mà gục mặt trở về nhận lãnh những lời tâng bốc dỏm và đồng tiền tanh hôi của Việt Cộng bố thí cho?

3) Tại hải ngoại, suốt bao năm trời, bọn xướng ca vô loài này được đồng hương tỵ nạn nâng đỡ, đùm bọc, viết bài lăng xê, ca tụng chúng, nuôi sống chúng bằng cách mua vé tham dự những shows văn nghệ, ra mắt CD... mặc dù theo thời gian tài sắc của chúng đi xuống. Nay chúng trở mặt, trở cờ, trở thành những đứa Việt Gian quay về cung cúc phục vụ kẻ thù, và điều đó càng làm ta hiểu hơn nỗi lòng của cụ Nguyễn Đình Chiểu, một anh hùng kháng Pháp, qua hai câu thơ mộc mạc, thẳng thừng:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

• nghệ thuật, mà nghệ thuật thì phi chính trị

1) Nghệ thuật vị nghệ thuật ư? Còn lâu. Trên lãnh vực văn chương, hội họa, từ thời Lãng Mạn vs Théophile Gautier và trường phái Parnassiens bên Pháp, người ta đã tốn nhiều giấy mực và nước bọt để thảo luận, tranh cãi về quan niệm này, nhưng cuối cùng không đi đến đâu. Bởi vì không bao giờ có một nghệ thuật vị nghệ thuật. Nghĩa là bất cứ nghệ thuật nào cũng phải phục vụ nhân sinh, tức con người. Đối với Việt Cộng, quan niệm này còn khắt khe hơn, gần như tuyệt đối. Đối với chúng, nghệ thuật phải phục vụ, không phải con người, mà duy nhất Bác và Đảng. Nghệ thuật đồng nghĩa với chính trị, tuyên truyền, nói dối. Tố Hữu khi làm thơ khóc Staline sức mấy mà vì nghệ thuật vị nghệ thuật? Trịnh Công Sơn kêu gào nối vòng tay lớnvì nghệ thuật thuần túy hay vì chủ trương phản chiến, thân Cộng của y? Mới đây, tin tức cho biết những ca sĩ của Trung tâm chống Cộng Asia bị cấm hát ở Việt Nam, tại sao?



2) Cụ thể hơn, bọn xướng ca vô loài hải ngoại về trình diễn bên ấy làm gì có tự do để hát bất cứ bài nào tùy ý? Kìa, Phạm Duy mà một số bơm sĩ phong là cây “đại thụ của làng nhạc” Việt Nam, mà văn nô Trần Mạnh Hảo một lần bị ma nhập đã gọi là “thượng đế của âm giai”, là “thần linh của tiết tấu” v.v... có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ, vậy mà khi trở về cũng chỉ được Việt Cộng cho phép hát, phổ biến, trên dưới mươi bài.


3) Chưa nói việc bọn ca sĩ phản bội này cố tình mập mờ, nhập nhằng giữa danh từ “chính trị” và “làm chính trị”. Làm chính trị thường được hiểu là hoạt động cho các đảng phái, tổ chức này nọ. Nhưng chống Cộng, quyết tâm tiêu diệt Việt Cộng, không phải là “chính trị “ hay “làm chính trị”, mà là một bổn phận của toàn dân Việt, đặc biệt là những người quốc gia tỵ nạn Cộng sản chân chính, đối với tổ quốc.

• không theo phe nào


1) Ngày tắp đảo, trước mặt các viên chức di trú ngoại quốc, có ca nhạc sĩ nào không mếu máo khai mình là người quốc gia tỵ nạn, không thể sống nổi dưới ách thống trị, độc tài của Việt Cộng. Nay được phép Việt Cộng cho về, chúng tuyên bố “chúng tôi không theo phe nào”, Quốc gia hay Cộng sản, mà trở về với dân tộc, với quê hương có chùm khế ngọt. Ô hô, nhổ rồi xin liếm lại. Có đứa như tên Chế Linh, để lấy điểm, còn lên án chế độ VNCH chủ trương tiêu diệt dân tộc Chàm, trong khi chính y hoặc đồng chủng được hưởng nhiều quyền lợi: không đi lính (nhưng được phép mặc đồ lính để trình diễn), không thạo tiếng Kinh, nhưng vẫn được đồng bào ưu ái, không có tú tài nhưng vẫn được đặc cách theo các trường đào tạo công chức, cán bộ... Có đứa như Khánh Ly than thở với báo chí Việt Cộng là hát tại hải ngoại vất vả, khó ăn lắm, hát tại quốc nội được nhiều tiền hơn...


2) Chiến tranh bằng súng đạn đã chấm dứt, nhưng trận chiến giữa người Quốc gia với Cộng sản vẫn còn, gay go, khó khăn gấp bội, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi Việt Cộng, vì cần tiền bạc, tài năng, chất xám, vẫn bám sát gót người Việt hải ngoại, để thi hành nghị quyết 36, dụ dỗ bọn nhẹ dạ và cố xóa cho bằng được lằn ranh Quốc-Cộng rõ rệt. Kẻ nào nói mình không theo phe nào là vô tình hay cố ý tuyên truyền không công cho Việt Cộng.
3) Không theo phe nào, tức là đứng giữa, bình dân hơn, là cẳng giữa, sau khi đã có cẳng phải, cẳng trái. NLGO tôi nhớ câu chuyện có thật đã xảy ra: Trong một bữa họp mặt, bạn bè vui chơi, và đến giai đoạn bàn về chuyện những kẻ tự nhận là mình trung lập trong chiến trận Quốc-Cộng hiện nay, hạng người nửa nạc nửa mỡ, ba phải, ba rọi, cẳng giữa, không theo phe nào. Một người tuyên bố: “Tôi đứng ở ngả ba đường”. Người thứ hai lên tiếng: “Tôi là con người đứng giữa”. Một anh bạn, vốn là bác sĩ nổi tiếng chống Cộng, ăn nói bộc trực, bình dân, thấy bực bội, bèn trả lời: “Đứng ở ngả ba đường thì xe nào chạy tới cũng đụng mà ngủm củ tỏi.” Và nhìn chòng chọc vào “con người đứng giữa”, anh dằn từng tiếng một: “Còn trong thân thể người ta, tôi biết chỉ có một con đứng giữa, không phải con người, đó là con c…”


III. Trong cái đám ca nhạc sĩ bèo nhèo như cái mền rách về chầu chực, quỳ lụy Việt Cộng nói trên, có một anh chàng thuộc Cộng đồng Oregon, cùng thành phố tôi đang cư ngụ. Trong bài "Đền Ơn Đáp Nghĩa" (báo Phương Đông Times, số ngày 7/12/2012, trang 22), Mục sư Huỳnh Quốc Bình, cựu chủ tịch Cộng Đồng Oregon, đã giới thiệu anh ca nhạc sĩ này, như sau:
“[...] Tôi biết ít nhất một ca nhạc sĩ rất nổi tiếng. Tại địa phương ông cư ngụ, chưa ai thấy ông đóng góp một xu cho những công tác ích lợi chung trong cộng đồng. Ông cũng không hề một lần đóng góp lời ca tiếng hát của ông cho đồng hương địa phương thưởng thức, nếu có thì phải trả thù lao. Ông chỉ chu du ca hát xứ người. Vậy mà khi cần tiền, ông bèn tổ chức "tạ ơn em" tại địa phương nơi ông không buồn quan tâm trong mấy Thập Niên. Điều buồn cười hay khôi hài, là đã có năm bảy trăm người, mỗi người bỏ ra năm bảy chục Mỹ kim, để mua vé danh dự, hoặc thượng hạng, hầu có thể nghe ông hát "tạ ơn em" và mua CD nhạc của ông mang về nghe ông "tạ ơn em"... Điều phũ phàng hơn hết là khi cộng đồng có những buổi tổ chức có tính cách xã hội, giúp đỡ những ai cần giúp đỡ, hoặc biểu tình lên tiếng tranh đấu cho những người bị VC đàn áp tại Việt Nam, thì ông ca nhạc sĩ này lại biệt tăm và số người tham dự buổi ông tổ chức "tạ ơn em" cũng mất dạng [...]”