PDA

View Full Version : Danh dự



Triển
02-08-2013, 07:38 AM
Chuyện um sùm đàm tiếu cuối tuần này là chuyện bà bộ trưởng bộ giáo dục, thanh niên và thể thao Đức, bà Annette Schavan, vừa bị đại học Duesseldorf (Đức) lột bằng tiến sĩ triết học của bà ngành Khoa Học Giáo Dục vì bà là kẻ cắp: "đạo luận án" (Plagiat). Trớ trêu hơn, đề tài luận án tiến sĩ của bà có tựa là:

Person und Gewissen – Studien zu Voraussetzungen, Notwendigkeit und Erfordernissen heutiger Gewissensbildung

tạm dịch tiếng Việt là:

Con người và lương tâm - khảo sát điều kiện cần thiết giáo dục lương tâm thời nay

Bà Annette Schavan sinh năm 1955, là đảng viên đảng CDU (đảng Thiên Chúa Giáo) và đang công du bên Phi Châu. Khi hay tin bị lột bằng, bà dọa khi về sẽ kiện tụng. Báo chí đang mổ xẻ đàm tiếu bà về 5 cái bằng tiến sĩ danh dự nhận được trong thời gian bà đảm nhiệm chức bộ trưởng bộ giáo dục bên dưới sẽ còn giá trị bao nhiêu. Vì hiện tại "danh dự" bà đã mất:

+ được trao bằng tiến sĩ danh dự khoa triết của đại học Kairo (Ai Cập) năm 2008
+ được trao bằng tiến sĩ danh dự của đại học Đồng Tế (Thượng Hải) năm 2010
+ được trao bằng tiến sĩ danh dự của đại học Minh Trị (Nhật) năm 2011
+ được trao bằng tiến sĩ danh dự của đại học Hebrew (Jesusalem) năm 2011
+ được trao bằng tiến sĩ danh dự của đại học Lübeck (Đức) năm 2012 (Riêng đại học này ở Bắc Đức cho hay, bằng tiến sĩ danh dự của bà đại học Lübeck trao rồi, và không rút lại nữa)

Bà Annette Schavan (hiện vẫn còn chức bộ trưởng giáo dục, bà thủ tướng Đức hẹn lại, chờ bà bộ trưởng giáo dục về, cuối tuần sẽ "thảo luận")

http://cdn2.spiegel.de/images/image-457769-galleryV9-ikqk.jpg
(ảnh: Spiegel)

ốc
02-08-2013, 10:50 PM
Bà này chắc là vì nổi tiếng thì mới có người đi tìm luận án cũ ra nghiên cứu rồi mới phát hiện là bà ấy đi cọp lại của ai khác. Nếu không làm chức cao thì có khi chả ai biết tiếng mà đào bới quá khứ lên. Mấy năm nay thấy có nhiều quan chức chính phủ Đức bị mất bằng tiến sĩ, vậy thì còn có bao nhiêu người không nổi tiếng nhưng cũng đi cọp luận án để lấy bằng cấp cao? Các trường đại học không có cách gì để kiểm chứng nguồn gốc của các luận án tiến sĩ do các sinh viên nộp hay sao?

Triển
02-08-2013, 11:42 PM
Chắc là các đảng đào bới nhau. Thời 80 trở về trước làm sao mà kiểm chứng hết được. Cho nên đào bới hồ sơ luận án tiến sĩ này hẳn là kỳ công. Dữ liệu hóa, digital hóa luận án tiến sĩ như thời nay may ra các ông giáo sư đại học mới kiểm chứng toàn phần được. Tuy nhiên tôi thấy cái hay là kiểu cách làm việc độc lập không thiên vị hoặc bị ảnh hưởng chi hết. Bộ trưởng giáo dục, vẫn có thể bị đại học lột áo trước khi trong nội các lột mão.

ốc
02-09-2013, 05:41 PM
Em vừa đọc thấy tin mới nhất là bà bộ trưởng ấy đã từ chức, có nhẽ vì áp lực chính trị từ thủ tướng Mợ Cồ. Xem tin có nhắc rằng bằng tiến sĩ này được trao năm 1980 lúc bà ấy chỉ mới hai mươi nhăm cái xuân thì.

Em nghĩ rằng ngoại trừ những chương trình dạy hành nghề chuyên môn như luật sư hay bác sĩ thì có thể không quan trọng tuổi tác, chứ những môn xã hội học như kinh tế, giáo dục, chính trị, vân vân thì không nên trao bằng tiến sĩ trước tuổi 40. Các bạn trẻ học 4 hay 5 năm đại học xong chưa thể nào có khả năng viết luận án về những đề tài nhớn như "lương tâm" hay về chính sách ngoại giao... Những thứ hiểu biết ấy cần có kinh nghiệm thực tiễn, học trong trường đời, trong một thời gian dài làm việc chuyên môn. Nếu chỉ nghiên cứu sách vở rồi viết thành luận án thì em nghĩ không đạo văn chắc cũng đạo tư tưởng, đem kinh nghiệm và suy tư của người khác đóng gói lại dưới nhãn hiệu của riêng mình. Tất nhiên thời buổi này, bằng cấp là cứu cánh của giáo dục, của việc học cho nên chả ai muốn đợi lâu cả.

Triển
02-09-2013, 08:50 PM
Tối qua đi ăn chơi, sáng nay vừa đọc tin tôi cũng thấy bà bộ trưởng từ chức rồi. Cũng như bộ trưởng Kinh tế, bộ trưởng giáo dục khó cựa quậy ở nội các bà Merkel khi đã có vết. Tôi cũng nghĩ là áp lực quá lớn, tuy nhiên không chỉ ở nội các mà dư luận công chúng nữa. Dù từ chức nhưng bà vẫn một mực chống chế:

"Ich werde die Entscheidung der Universität nicht akzeptieren. Ich habe weder abgeschrieben noch getäuscht, die Vorwürfe treffen mich tief." (theo Spiegel)

tạm dịch lại là ...

"Tôi sẽ không chấp nhận quyết định của đại học. Tôi chưa từng sao chép lẫn cố tình lường gạt, vu cáo khiến tôi quá đau lòng".


Riêng hội đồng đại học Düsseldorf có 3 phiếu chống và 12 phiếu thuận rút bằng bà bộ trưởng với lý do như sau:

"systematisch und vorsätzlich gedankliche Leistungen vorgetäuscht, die sie nicht selbst erbracht ...."
"....Es seien in "bedeutendem Umfang" Texte übernommen worden, die nicht gekennzeichnet wurden...."

dịch lại là ....

"lường gạt có hệ thống và có chủ ý các năng lực ý tưởng mà không tự bà ấy nghĩ ra"
"...đã sao chép những đoạn văn trong phạm vi quan trọng mà không chú thích..."

và sau cùng...

"Qualität und Umfang der Plagiatsstellen sowie das "öffentliche Interesse am Schutz der Redlichkeit wissenschaftlichen Qualifikationserwerbes" haben die Entscheidung herbeigeführt."

nghĩa là ...

"vì lý do chất lượng và phạm vi những đoạn sao chép cũng như 'dư luận công chúng về việc bảo vệ minh bạch viết luận án khoa học' đã dẫn đến quyết định này.

Tôi thì không nghĩ như anh Ốc là 25 tuổi đời thì còn quá trẻ để làm một luận án có đề tài quá lớn. Bên Việt Nam mình học triết tương đối chậm. Tôi nhớ không lầm thì năm áp cuối, nghĩa là 11 hoặc tú tài mới học triết thì phải. Bên này triết bọn trẻ được học từ năm 12 tuổi dưới hình thức môn đạo đức (ethic). Những đề tài quen thuộc trong triết là bản ngã, tiêu chuẩn, giá trị, sự bao dung, công nhận, hạn phúc, tự do, gia đình, tín ngưỡng, giải quyết mâu thuẫn ....v.v.v Đến lớp 10, 11, 12 học thêm môn tâm lý và xã hội học.
Nghĩa là dưới trung học đã có tí hiểu biết về triết, hiểu hay không là vấn đề khác, nhưng lên đại học học đào sâu thì phải ráng hiểu thôi. Nếu không hiểu vì lý do kinh nghiệm đường đời chưa trọn vẹn thì cũng không nên làm đề tài luận án tiến sĩ quá lớn để rồi phải trộm đạo.
Tôi nghĩ hơn ai hết, bà cựu bộ trưởng rất đau vì bà học triết nên thấm nhuần giá trị giả chân. Sự trả giá danh vọng này quá đắt cho cuộc đời còn lại của bà.

Đối với các em sinh viên thì khổ rồi, bà bộ trưởng khác là tay chuyên gia kinh tế đang nắm giữ ghế bộ trưởng kinh tế tiểu bang Niedersachsen có gốc Đông Đức. Bà mới này luôn cổ súy việc bắt sinh viên phải đóng niên liễm 500 EUR mỗi lục cá nguyệt. Tuy nhiên vấn đề giáo dục và tiền niên liễm cũng là vấn đề tiểu bang. Mấy đứa nhỏ khơi khơi phải đóng lại tiền trường mỗi năm 1000 đồng thì cũng tội nghiệp.