PDA

View Full Version : Đối với một giai đoạn quá khứ



Lotus
02-28-2013, 04:23 AM
Hungary : Luật cấm đeo huy hiệu của các chế độ độc tài gây tranh cãi


http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2011-04-18T133525Z_1943219799_GM1E74I1O2001_RTRMADP_3_HUNG ARY-CONSTITUTION-VOTE_0.JPG
Toà nhà Quốc hội Hungary tại Budapest (Reuters)


Một lần nữa, Nhà nước Hungary lại thua cuộc một công dân của mình trong cuộc đua pháp luật tại Tòa án Nhân quyền Châu Âu (trụ sở ở Strasbourg): Hungary phải bồi thường 4.000 euro cho một chính khách do đã phạt ông này vì tội đeo huy hiệu hình ngôi sao đỏ, bị luật Hungary coi là biểu tượng độc tài.

Ðây đã là lần thứ hai, Tòa án Nhân quyền Strasbourg đưa ra phán quyết như vậy đối với Nhà nước Hungary. Trong dịp này, bên bị đơn cũng phải trả khoản án phí 2.400 Euro. Từ Budapest, thông tín viên Hoàng Nguyễn tường trình.

Tòa án Nhân quyền châu Âu, tại Strasbourg, vừa ra phán quyết phạt nhà nước Hungary 4000 € vì Budapest đã phạt một công dân đeo huy hiệu ngôi sao đỏ: xin anh cho biết vụ việc và giải thích vì sao huy hiệu ngôi sao đỏ lại gây nhiều rắc rối pháp lý như vậy?

Cách đây hơn 7 năm, vào ngày 1-5-2004, tại một hoạt động nhân kỷ niệm Quốc tế Lao động, một công dân Hungary là ông Fratanolo János đã cài ngôi sao đỏ lên áo ngoài của mình. Nói thêm, ông này là Chủ tịch danh dự Ðảng Công nhân 2006 là một đảng cánh tả, được tách khỏi Ðảng Cộng sản Hungary vào năm 2006.

Cơ sở của án phạt nói trên là một điều khoản thuộc Bộ luật Hình sự Hungary, theo đó, việc phát tán, truyền bá hoặc sử dụng công khai biểu tượng của các thể chế độc tài toàn trị (quốc xã và cộng sản) là điều bị cấm và người thực hiện điều đó có thể bị phạt tiền. Trong số các biểu tượng đó, có hình ngôi sao đỏ năm cánh.

Cần chú ý là trong một hoạt động năm 2003, người sáng lập Ðảng Công nhân 2006 là ông Vajnai Attila cũng từng bị “dính luật” khi ông này đã công nhiên cài lên áo khoác một ngôi sao đỏ được cắt từ giấy bìa. Ông Vajnai, sau khi bị tòa án Hungary tuyệt phạt 120.000 Ft, đã đưa vụ việc này lên Tòa án Nhân quyền Strasbourg và đã thắng kiện.

Lần này, Tòa án Nhân quyền Strasbourg cũng đã ra một phán quyết tương tự: Tòa cho rằng mặc dù việc sử dụng công khai biểu tượng sao đỏ có thể gây phản cảm trong những nạn nhân trong quá khứ của thể chế cộng sản cũng như các thân nhân của họ, nhưng tại Hungary, không hề có dấu hiệu gì chứng tỏ CNCS có khả năng tái hồi trong thực tế.

Theo Tòa, nếu vậy thì không thể cấm đoán được việc dùng biểu tượng sao đỏ. Tòa còn nhấn mạnh rằng, lệnh cấm của Hungary đối với hình tượng sao đỏ là quá rộng vì nó được thực hiện trong cả những trường hợp mà không có cơ sở gì để hạn chế việc sử dụng biểu tượng này. Bởi lẽ, sao đỏ có thể có nhiều ý nghĩa khác.

Magyar Gábor, luật sư bào chữa cho bên nguyên đơn phát biểu với báo chí rằng Tòa án Strasbourg nhấn mạnh đến bối cảnh của việc sử dụng hình tượng sao đỏ. Nghĩa là, theo Tòa, sao đỏ không chỉ là biểu tượng gợi nhớ các thể chế độc tài, mà ngay trong các nền dân chủ hiện tại thì hình tưởng sao đỏ vẫn được sử dụng bởi các tổ, nhóm và các cá nhân tranh đấu cho những lý tưởng, những nguyên tắc hợp pháp.

Theo ông Magyar, giả thử, bên cạnh hình tượng ngôi sao đỏ, nếu thân chủ ông còn giương cao hình Stalin, hoặc lên tiếng đòi trở lại kỷ nguyên của Rákosi (nhà độc tài Hungary, được coi là thủ hạ xuất sắc nhất của Stalin trong phe XHCN cũ), thì hẳn là Tòa án Strasbourg đã ra một phán quyết theo hướng khác.

Theo quan điểm của Budapest thì dường như tòa án nhân quyền châu Âu đã mù mờ về những tội ác của chủ nghĩa cộng sản ?

Ðó là ý kiến của Quốc vụ khanh Bộ Hành chính và Tư pháp Hungary Rétvári Bence, khi nhắc đến phán quyết năm 2008 của Tòa án Strasbourg. Trong Ngày tưởng niệm các nạn nhân của các thể chế độc tài toàn trị (tổ chức lần đầu vào tháng 8 năm nay), ông Rétvári tuyên bố: Hungary phải thất vọng vì Strasbourg đã tha bổng kẻ bị nước này kết án do phạm tội sử dụng biểu tượng độc tài.

Vị quốc vụ khanh này cho rằng, không có sự khác biệt lớn giữa chủ nghĩa quốc xã và chủ nghĩa cộng sản: một chủ nghĩa thì phân biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc, còn chủ nghĩa kia thì trên cơ sở giai cấp, nhưng cả hai đều có sức hủy diệt khủng khiếp và bản chất của cả hai đều là sự vô nhân đạo.

Theo chia sẻ của ông Rétvári, khi những vụ án này được khởi động, giới tư pháp Hungary nghĩ rằng đối với tất cả mọi người, ngôi sao đỏ là biểu tượng của độc tài, CNCS là điều kinh hoàng và không cần phải giảng giải cho bất cứ ai rằng với tinh thần của những biểu tượng này, bao nhiêu điều khủng khiếp đã được thực hiện ở vùng Ðông Âu.

Quốc vụ khanh Rétvári Bence cho rằng, quan điểm của Tòa án Strasbourg cho thấy rõ rằng Phương Tây không hề biết chính xác về những tội ác của CNCS, không hề rành về những gì các các dân tộc trong vùng Ðông Âu phải chịu đựng, đây là điều không thể chờ được ở Phương Tây. Do đó, ông nhấn mạnh, “bổn phận của chúng ta là để họ phải nhận biết được điều này”.

Phát biểu trên Kênh truyền hình HírTV, Chủ tịch Quốc hội Hungary Kövér László cũng có ý kiến rất thẳng thừng về phán quyết mới nhất của Tòa án Strasbourg: theo ông, không cần để tâm quá mức đến những gì xảy ra ở Châu Âu và ở Strasbourg.

Ông khẳng định một cách bức xúc: “Tại Strasbourg, vài kẻ ngu si không hề có chút khái niệm gì về những gì đã diễn ra tại đất nước chúng ta trong 50 năm qua, họ tưởng rằng việc ai đó biểu dương lực lượng với ngôi sao đỏ là một quyền tự do”. Chủ tịch Quốc hội Hungary cũng bày tỏ hy vọng điều luật cấm sử dụng các biểu tượng độc tài của Hungary từ nay trở đi vẫn được các cơ quan có liên quan áp dụng.

Trở lại với các điều luật của Hungary cấm sử dụng các biểu tượng của chế độ cộng sản...?

Như đã nói ở trên, Bộ luật Hình sự Hungary cấm sử dụng nhiều biểu tượng của các thể chế quốc xã và cộng sản, và điều này từ năm 2008 đã bị Tòa án Strasbourg cho là “quá nghiêm ngặt”, nhưng giới tư pháp Hungary vẫn không có ý thay đổi. Ðặc biệt, Tòa án Hiến pháp nước này từng xem xét và tuyên bố: điều luật đó hoàn toàn hợp hiến!

Tuy nhiên, với phán quyết của Tòa án Strasbourg trong tay, Tòa án Tối cao Hungary sẽ phải “phục hồi” cho các công dân trước đó đã bị tuyên án. Theo luật sư Magyar Gábor, tình thế quả thực rất kỳ quặc vì bây giờ, Tòa án Tối cao Hungary sẽ phải ra quyết định đi ngược lại điều luật mà căn cứ vào đó, trước đây, một số người đã từng bị kết án.

Cần nói thêm là một cách trực tiếp, cả phán quyết năm 2008 lẫn quyết định lần này của Tòa án Strasbourg đều không bắt buộc Hungary phải sửa đổi hoặc bãi bỏ điều luật có liên quan. Lý do, là bởi Tòa án Strasbourg chỉ có quyền xử lý trong các vụ việc cụ thể - nhìn chung, Tòa không thể “phản bác” các đạo luật của Hungary.

Dầu sao đi nữa, các tòa án Hungary vẫn có bổn phận trừng phạt những công dân sử dụng biểu tượng sao đỏ theo luật định nước này, nhưng nếu những người này đâm đơn kiện lên Tòa án Strasbourg thì đa phần sẽ cầm chắc phần thắng. Ðược biết, còn nhiều vụ khác - liên quan đến việc sử dụng biểu tượng sao đỏ và búa liềm - sẽ được Tòa án Strasbourg xem xét và ra phán quyết vào năm sau.

Nhân câu chuyện này, báo chí Hungary viết một cách châm biếm: có thể kiếm được vài ngàn Euro nếu ai đó chịu khó đeo ngôi sao đỏ ngoài phố, khoe khoang trước mặt cảnh sát để họ phải xử lý, và kiên nhẫn kiện tụng ròng rã trong vòng 7 năm... Ðược biết, phấn khởi vì thắng lợi này, Ðảng Công nhân 2006 đang chuẩn bị một đợt vận động, tuyên truyền cho mình với các truyền đơn có hình ngôi sao đỏ!

Trở lại vấn đề cấm các biểu tượng của các thể chể độc tài, Liên hiệp Châu Âu chưa có quy định thống nhất và coi đây là vấn đề của từng quốc gia. Đáng chú ý là trong khi đa số các quốc gia cấm các biểu tượng của chủ nghĩa quốc xã thì khá ít nước cấm các biểu trưng của chế độ cộng sản. Cùng một vài nước khác, Hungary có lẽ thuộc hàng “đi đầu” trong vấn đề này.

Kể từ khi ra đời, điều luật cấm việc sử dụng biểu tượng ngôi sao đỏ đã chịu nhiều chỉ trích ngay tại Hungary, nhiều người cho rằng sao đỏ khởi thủy là một biểu tượng của phong trào công nhân, hoặc phong trào dân chủ xã hội, chứ không phải chỉ của chủ nghĩa cộng sản độc đoán theo mô hình Stalinist.

Tuy nhiên, các nhà làm luật Hung, khi quyết định đưa ngôi sao đỏ vào danh sách các biểu tượng của thể chế độc tài, là đã tính đến tác động trong thực tế của biểu tượng đó.

Trong các cuộc tranh luận căng thẳng liên quan đến vấn đề này, nhiều người đã cho rằng, cho dù sao đỏ có nguồn gốc ra sao đi nữa, thì một bộ phận không nhỏ trong xã hội Hung hiện tại vẫn nghĩ đến nó và coi nó (cùng biểu tượng chữ thập ngoặc), như những biểu tượng chính yếu của hai thời kỳ, hai thể chế mang lại rất nhiều đau thương cho họ ...

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20111126-hungary-luat-cam-deo-huy-hieu-cua-cac-che-do-doc-tai-gay-tranh-cai

Lotus
02-28-2013, 04:25 AM
Đến lượt các nước láng giềng Nga cấm các biểu tượng cộng sản

James Brooke

Những quốc gia và vùng chung quanh Liên bang Xô viết cũ bắt đầu cấm những biểu tượng cộng sản như búa liềm, ngôi sao năm cạnh.

Tại Lviv, miền tây Ukraina, những người theo chủ nghĩa dân tộc năm ngoái tranh đấu ngăn chặn những người mang cờ đỏ vào Ngọn đồi Chiến thắng Thế chiến Thứ hai. Năm nay Lviv cấm tất cả những việc trưng bày tại nơi công cộng biểu tượng Cộng Sản và Đức Quốc Xã.

Việc cấm búa liềm và chữ vạn tiếp sau những vụ cấm tương tự tại các quốc gia vùng Baltic, Gruzia, và nhiều nơi thuộc Đông Âu. Mondovia thi hành lệnh cấm vào ngày 1 tháng 10.

Trước mặt nhà hát Opera tại Lviv, nơi trước đây có một bức tượng Lênin, hiện là một bồn nước. ...

http://www.voanews.com/content/bans-on-communist-symbols-spread-through-russia-neighbors/1488856.html

Bans on Communist Symbols Spread Through Russia’s Neighbors

The countries and regions around the edges of the old Soviet Union are banning communist symbols -- hammers and sickles and five pointed starts. James Brooke reports from Western Ukraine on the growing symbol gap between Russians and their neighbors.

http://www.voanews.com/media/video/1489209.html


http://www.youtube.com/watch?v=1MOUl6lqrPE

The countries and regions around the edges of the old Soviet Union are banning communist symbols -- hammers and sickles and five pointed starts. James Brooke reports from Western Ukraine on the growing symbol gap between Russians and their neighbors.

http://www.youtube.com/watch?v=1MOUl6lqrPE

Lotus
02-28-2013, 04:29 AM
Thủ đô Mông Cổ kéo đổ tượng Lenin


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/10/15/121015090039_lenin_464x261_reuters.jpg


Thủ đô Ulan-Bator của Mông Cổ gỡ bỏ tượng đồng cuối cùng của Vladimir Lenin và thị trưởng gọi lãnh đạo cộng sản là "kẻ sát nhân".

Tượng đã được gỡ từ bệ xuống và đặt lên xe tải trong buổi lễ có sự tham dự của thị trưởng Bat-Uul Erdene.

Trong Chiến tranh Lạnh, Mông Cổ là một quốc gia vệ tinh của Liên Xô.

Ông Bat-Uul nói rằng tượng sẽ được bán đấu giá với mức khởi điểm là 280 đô la Mỹ.

Trong diễn văn 10 phút, ông lên án Lenin và các đồng chí cộng sản của ông là "những kẻ sát nhân".

Ông nói Mông Cổ đã khổ sở dưới chế động cộng sản nhưng đã vượt lên để xây dựng một xã hội mở, ông nói.

Phóng viên BBC ở Ulan-Bator nói học sinh phổ thông Mông Cổ đã từng tôn sùng Vladimir Lenin như Thầy Lenin trong nhiều thập niên.

Hồi năm 1990, Mông Cổ đã bỏ hệ thống một đảng và tiến hành cải cách kinh tế và chính trị.

Một đám đông khoảng 300 người đã tập trung để xem bức tượng bị dỡ bỏ.

Vài người ném giày vào tượng để tỏ sự khinh bỉ nhà cựu lãnh đạo Xô Viết.

Nhiều tượng của Lenin, người qua đời năm 1924, vẫn còn ở Nga và nhiều nước khác từng nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/10/121014_lenin_mongolia.shtml




http://www.youtube.com/watch?v=YwEAX-cT4-8

Lotus
02-28-2013, 04:32 AM
Quê nhà Stalin dẹp tượng của ông

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2010/06/25/100625081903_stalin226.jpg
Tượng Stalin được đem đi trong đêm tối

Nhà chức trách tại Gruzia đã cho hạ một bức tượng của nhà độc tài Joseph Stalin ngay tại quảng trường trung tâm của thị trấn Gori quê ông....

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/06/100625_stalin_statue_removal.shtml

Lotus
02-28-2013, 04:37 AM
Anh hùng hay phản bội?

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/08/28/120828112846_tng_zbigniew_scibor-rylski_224x280_bbc_nocredit.jpg
Tướng Zbigniew Scibor-Rylski


Trong tháng 8/2012, giới cựu chiến binh thuộc phe Cộng hòa ở Ba Lan bị choáng khi nghe các cáo buộc rằng Tướng Zbigniew Scibor-Rylski, người anh hùng của Khởi nghĩa Warsaw 'là cộng tác viên của công an cộng sản'.

Từng là một chỉ huy của lực lượng Cộng hòa Ba Lan trước Thế chiến, Tướng Scibor-Rylski cũng tham gia lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa năm 1944 khi thủ đô Ba Lan vùng lên chống phát xít Đức trong nỗ lực cuối cùng giành chủ động chính trị cho phe Cộng hòa trước khi quân Cộng sản tiến vào chiếm đóng nước này.

Các bài liên quan
Ba Lan tìm hài cốt nạn nhân thời cộng sản (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/07/120726_poland_terror_cemetery.shtml)
Ba Lan tiếp tục kết án mật vụ cộng sản
(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/06/120630_poland_jail_torture.shtml)Chủ đề liên quan
Chủ nghĩa Cộng sản (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/topics/communism/)


Nhưng nhân kỳ niệm cuộc khởi nghĩa, các cáo buộc trên báo chí khiến các đồng đội cũ của Tướng Scibor-Rylski, năm nay 95 tuổi, đang phải xem lại tư cách của ông.

Tương kế tựu kế?

Theo các báo Ba Lan tiết lộ, hồ sơ của cơ quan điều tra lịch sử thời cộng sản cho hay từ năm 1947 đến 1964, vị tướng đã làm cộng tác viên 'tích cực, mẫn cán' cho cơ quan mật vụ thời cộng sản Ba Lan và còn được chuẩn bị để đưa sang Mỹ nhằm xâm nhập cộng đồng kiều dân Ba Lan chống cộng sản ở Chicago.

Theo báo Rzeczypospolita số hôm 22/8, ông Scibor-Rylski không bác bỏ chuyện đã nhận lời làm cộng tác viên cho công an mật dưới chế độ mới do Liên Xô thiết lập tại Ba Lan sau Thế chiến 2.

Ông chỉ giải thích rằng ông đồng ý làm như thế sau khi đã giải ngũ và làm việc tại Poznan trong ngành cơ khí, để tìm cách giúp các cựu đồng đội trong lực lượng Cộng hòa cũ tránh bị bắt bớ.

Ông cho hay chính cấp chỉ huy của ông ở đơn vị kháng chiến 'Radoslaw' đã đồng ý để ông nhận lời hợp tác với công an mặt của chế độ mới với mục tiêu 'tương kế tựu kế' để thu thập thông tin.

Nhưng giới cựu binh chống cộng sản tại Ba Lan vẫn không hết choáng váng vì các chi tiết như ông Zbigniew Scibor-Rylski đã theo dõi chính vợ, bà Zofia Kochanska, một nhân vật kháng chiến chống phát-xít nổi tiếng (bí danh Marie Stringer) được quân đội dân chủ bí mật điều về nước từ chiến trường phía Tây trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm Ba Lan.

Thậm chí mẹ vợ ông cũng bị ông theo dõi, theo ghi chép của các nhân viên an ninh cộng sản chỉ đạo công tác của ông Zbigniew Scibor-Rylski mà họ đặt cho bí danh là TW Zdzislawski.


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/08/28/120828113406_poland_scene_464x261_bbc_nocredit.jpg

Các câu chuyện thời Cộng sản vẫn ám ảnh Ba Lan


Các sĩ quan an ninh cộng sản còn đánh giá chỉ điểm viên này là 'rất có kỷ luật, và có thái độ chính trị lành mạnh', hàm ý nói ông ta trung thành với chế độ mới.

Thời Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, giống như tại Liên Xô, Đông Đức và nhiều quốc gia Xã hội Chủ nghĩa khác, chính quyền cho cục an ninh mở ra các mạng lưới chỉ điểm rộng khắp để theo dõi và kiểm soát xã hội.

Các nhân vật thuộc chế độ cũ - thời Cộng hòa Ba Lan trước Thế chiến - và cựu quân nhân từng tham gia kháng chiến nhưng không thuộc hàng ngũ cộng sản bị theo dõi chặt chẽ.

Mặt khác, chính quyền Ba Lan khi đó cũng muốn dùng uy tín của họ để tác động vào cộng đồng kiều dân Ba Lan ở Phương Tây.

Vì thế, cơ quan công an đã soạn kế hoạch để ông Scibor-Rylski sang Hoa Kỳ nằm lập mạng lưới tình báo trong giới kiều dân ở Chicago.

Nhưng cuối cùng dự án này không được thực hiện.

Theo những gì ông Zbigniew Scibor-Rylski cho biết, ông chỉ muốn xin hộ chiếu cho vợ và mẹ vợ sang thăm thân nhân bên Mỹ năm 1957.

Hiện cũng chưa rõ là độ khả tín của các phiếu công tác do những sĩ quan an ninh phụ trách ông ghi lại cao tới mức nào.

Hiện nay Viện Ký ức Lịch sử Quốc gia Ba Lan (IPN) đang tiếp tục điều tra về hồ sơ của TW Zdzislawski.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/08/120828_poland_betrayal.shtml

Lotus
02-28-2013, 04:52 AM
Tượng Karl Marx, 40000 tân´ đồng và tượng cao trên 7 mét, biểu tượng một thơì của thành phô´ Đông Đức Chemnitz dươí thơì cộng sản, được ghi giá vơí giá 1 Euro. Có nhiêù giá trị vật liệu cho các nhà buôn phê´liệu.

Vierzig Tonnen Bronze in Chemnitz Karl-Marx-Schädel nur einen Euro wert?

Karl Marx (1818–1883) erfand den Kommunismus
Foto: Falk

Chemnitz – Sie ist über sieben Meter groß, das Wahrzeichen der Stadt Chemnitz. Trotzdem soll die Karl-Marx-Büste nur einen einzigen Euro wert sein!

So jedenfalls steht es in einer Bilanz, die die ehemalige Karl-Marx-Stadt (1953–1990) jetzt vorstellte. Dabei gäbe es beim Schrotthändler allein für die 40 Tonnen Bronze 100 000 Euro .....

http://www.bild.de/regional/chemnitz/chemnitz-regional/karl-marx-nischel-in-chemnitz-nur-einen-euro-wert-26680702.bild.html

Lotus
03-26-2013, 03:13 AM
Thứ hai 25 Tháng Ba 2013


Hội Sách Paris : Chế độ toàn trị vẫn ám ảnh văn học Rumani



http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/422/375/2069/1545/344/257/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/Photo%20salon%20livre.ok_.JPG

Hội Sách – Salon du Livre - lần thứ 33 tại Porte de Versailles (Paris), khai mạc từ thứ Sáu 22/03/2013, bế mạc hôm nay 25/03. Năm nay, triển lãm có sự tham gia của 1.200 nhà xuất bản, từ 45 quốc gia, ước tính số khách thăm là 200.000 người. Khách mời danh dự của Salon sách năm nay là văn học Rumani, với 27 tác giả đến từ quốc gia vốn gắn bó với tiếng Pháp, văn học Pháp.

Rumani đã trải qua hàng chục năm dưới chế độ độc tài toàn trị, và hiện tại đang trong quá trình xây dựng một xã hội dân chủ. Sau đây là phóng sự từ Salon du Livre.

Phóng sự Hội Sách Paris 2013

25/03/2013

Nghe (08:02)
http://www.viet.rfi.fr/aef_player_popup/rfi_player#


Trước hết mời quý vị nghe tiếng nói của ông Bernard Camboulives, một giảng viên lịch sử, người quan tâm đến sự truyền bá văn học Rumani tại Pháp. Ông Camboulives là tác giả cuốn « Sur les pas des écrivains roumaines » (Theo vết các nhà văn Rumani) :

« Có rất nhiều khách thăm. Có rất nhiều cuộc bàn tròn. Rất là phong phú, một chương trình có thể nói là phong phú đến mức vượt quá khả năng tham gia của một người. Chúng ta có thể gặp nhiều tác giả Rumani nổi tiếng hay ít nổi tiếng. Về phần tác phẩm, có nhiều sách mới được xuất bản trong những tháng gần đây. Và chúng ta có thể phát hiện các tác phẩm mới của các tác giả Rumani. Tôi hy vọng rằng sự phát hiện này vẫn sẽ được tiếp tục trong tương lai. »

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_169_medium/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/salon%20livre_1.jpg



Từ toàn trị sang dân chủ : Như tỉnh dậy sau giấc ngủ sâu

Trong số các bàn tròn về văn học Rumani, những dấu ấn của giai đoạn độc tài toàn trị vẫn tiếp tục ám ảnh các sáng tác đương đại. Nhà viết kịch Alina Nelega, sinh năm 1960, tác giả vở « Amelia hít thở sâu », vừa công diễn tại Pháp năm 2012, chia sẻ tâm sự về sự chuyển đổi chế độ, từ cộng sản toàn trị sang một xã hội hướng về dân chủ :

« Điều này giống như sự thức tỉnh sau một giấc ngủ rất sâu. Tôi đã viết trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, nhưng rất ít và rất bi quan. Tôi đọc văn học bằng tiếng Anh là chính, bởi vì đây là thứ tiếng tôi nắm tốt hơn cả. Và tôi sống trong thế giới tưởng tượng của tôi bằng cách hình dung là tôi sống tách biệt với thế giới trên một hòn đảo nhỏ.

Cũng giống như nhân vật của tôi trong vở kịch « Amelia hít thở sâu » (vì không khí ngột ngạt của xã hội toàn trị), bằng trò chơi của trí tưởng tượng, làm cho thế giới hiện thực mà tôi sống trong đó, có thể chịu đựng nổi, có thể chấp nhận được. Cuối cùng là, tôi phát hiện ra niềm vui của ngôn ngữ hư cấu.

Đối với tất cả những ai nói rằng, không có sự khác biệt lớn giữa xã hội cộng sản trước kia và xã hội ngày hôm nay, tôi nói với họ rằng, có một sự khác biệt vô cùng lớn. Sự khác biệt này ghi dấu với quyền tự do ngôn luận. Hiện nay, cũng có sự kiểm duyệt, nhưng là sự kiểm duyệt kinh tế là chủ yếu và sự nghèo khó, nhưng hiện nay, người ta có quyền nói, có quyền hành động. Đây là điều không thể nào tưởng tượng được trong chế độ cộng sản. »


http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/563/2560/1275/410/204/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/Photo%20salon%20livre.%20table%20ronde%20PG.JPG
Một cuộc bàn tròn tại khu văn học Rumani

Bà Mireilla Patureau, dịch giả tác phẩm ‘‘Amelia hít thở sâu’’ của nhà viết kịch Alina Nelega cho biết :

« Tác giả ‘‘Amelia hít thở sâu’’ hiện đang có một vở kịch khác được trình diễn : ''The Genovese Effect'' (Hiệu ứng Genovese) nói về những ám ảnh của quá khứ chế độ toàn trị qua câu chuyện một người con đột nhiên phát hiện cha mình là kẻ cung cấp tin tức cho cơ quan mật vụ Securitate, trong khi xã hội xung quanh thì thờ ơ.

Chủ đề này cũng là điều mà Nicoleta Esinencu – một nữ tác giả trẻ ra đời và lớn lên vào thời cuối của chế độ toàn trị - quan tâm trong tác phẩm của mình. Nicoleta Esinencu (tác giả của vở Fuck you Eu.ro.pa!, cũng được dịch giả Mireilla Patureau chuyển ngữ) đã đánh thức những bóng ma của quá khứ một cách trực tiếp, với nhiều tư liệu và sự dấn thân với tư cách người tranh đấu, rất khác với nhà văn thế hệ trước Alina Nelega. Trong khi đó, tác phẩm Hiệu ứng Genovese của Alina Nelega nói về tấn kịch chính trị thông qua tấn kịch của một gia đình. »

Sự tai ác của kiểm duyệt và việc xây dựng các hành trang văn hóa

Tham dự cuộc bàn tròn về đề tài kiểm duyệt dưới chế độ toàn trị, nhà phê bình văn học Alexandru Calinescu nhận xét :

« Mặc dù hệ thống kiểm duyệt (dưới chế độ toàn trị) chính thức đã bị hủy bỏ vào năm 1977, nhưng nhiệm vụ kiểm duyệt vẫn tiếp tục được thực thi (từ đó cho đến khi chế độ độc tài ở Rumani sụp đổ) bởi một loạt các tổ chức, với tên gọi như hội đồng văn hóa, hội đồng tư tưởng, hội đồng giáo dục… và kể cả nhiều nhà văn làm việc cho các tạp chí văn học, nhà xuất bản… Hệ thống kiểm duyệt, trở nên đa dạng như vậy, đã tạo ra một thứ kiểm duyệt mạnh, bởi vì các nhà văn sợ các hệ quả, nên do đó cũng tăng cường các biện pháp tự kiểm duyệt, để tránh bị rơi vào các tình huống mạo hiểm, nguy hiểm cho mình.

Ở đây chúng ta có thể nói đến một hệ thống đồi bại và tai ác, bởi vì nó lôi chính các nhà văn vào trong cơ chế này. Kiểm duyệt đôi khi là ngớ ngẩn, kỳ cục gây cười, người ta có thể đùa giỡn với nó, nhưng nói cho cùng kiểm duyệt thật là bỉ ổi, bởi vì nó bắt các nhà văn phải nói những điều mà mình không muốn. Hệ thống đa hình đó đi đến chỗ đe dọa bản sắc của nhiều nhà văn, khiến họ bị đe dọa trong sự toàn vẹn về tinh thần và trí tuệ ».

Trong cuộc bàn tròn này, cũng có sự tham gia của nhà văn Eugen Uricaru (mà tiểu thuyết của ông từng được dịch ra tiếng Việt như « Trở lại bến xưa »). Ông Eugen Uricaru, người sáng lập tạp chí văn học Echinox trong những năm 1970, là tác giả của hơn 10 tiểu thuyết, trong đó có cuốn ''La soumission'' (Khuất phục), xuất bản tại Pháp năm nay. Sau đây là tiếng nói của tiểu thuyết gia Eugen Uricaru :

« Trong giai đoạn này, chế độ cộng sản bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng xã hội dựa trên ‘‘các giá trị’’, chứ không phải ý thức hệ. Bởi vì ý thức hệ không mang tính sáng tạo, mà chỉ để điều hành lãnh đạo. Vì thế mà họ đã để cho chúng tôi làm văn học và có ý định sử dụng văn học để phục vụ chế độ. Chúng tôi đã khai thác tình trạng này để lập ra một tạp chí, tạp chí duy nhất của Rumani không chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ. Chúng tôi đã xuất bản lại các tác giả bị quên lãng và tạo ra một thứ văn học có giá trị.

Chúng tôi hài lòng vì đã tạo ra được một nhóm văn hóa, đa văn hóa, cùng với người Đức, người Hungary… Sự thay đổi chế độ sở dĩ là có thể được là do đã có một khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng văn hóa, nhưng cũng bởi vì, đã tồn tại trong nước những người được chuẩn bị tốt, trang bị tốt về văn hóa. Những hành trang văn hóa như vậy giúp cho việc chuẩn bị một giai đoạn mới. »

Văn học : Trường học và nơi trú ẩn của tâm hồn tự do

Nhà thơ và nhà viết truyện Ana Blandiana, tác giả cuốn « Les Saisons », tập truyện vừa được dịch và ấn hành tại Pháp năm nay, cho biết đôi lời về cuốn sách :

« Đây là cuốn sách của tôi được in tại Rumani năm 1971. Cuốn sách này đã ra đời rất khó khăn vào thời điểm đó, với rất nhiều cản trở và bị kiểm duyệt. Tôi rất vui vì sách được dịch và xuất bản. Cuốn sách này đã mô tả không khí của chế độ độc tài với một phong cách hư ảo và nhiều chất thơ. »

Cùng với nữ tiểu thuyết gia Gabriela Adamesteanu, Ana Blandiana là diễn giả của chuyên mục « Các nhà văn trong xã hội : Từ độc tài đến dân chủ » được tổ chức tại khu « sân khấu của các tác giả » trong Hội sách năm nay.

Hội sách Paris 2013 có sự tham gia của Norman Manea, được coi là nhà văn Rumani nổi tiếng nhất trên thế giới. Tập tiểu luận mới của ông « Sự bất khả thứ năm » (La Cinquième Impossibilité/Plicuri si portrete & Laptele negru) vừa ra mắt tại Pháp. Về ý nghĩa của văn học đối với xã hội, đặc biệt những người sống dưới chế độ toàn trị, Norman Manea chia sẻ một cảm nhận :

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/529/2560/1271/360/179/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/salon%20livre%20norman.JPG
Nhà văn Norman Manea (giữa) tại forum của Centre national du livre, 24/03/2013

« Tôi tin rằng, cũng như đối với các xã hội tự do, văn học mang lại cho những người sống trong xã hội toàn trị một nơi trú ẩn, để lấy lại sức sống trong dòng đời. Trong phòng bạn, một mình với cuốn sách, bạn có thể có những cuộc đối thoại với những người không quen, thông minh hơn là những bạn hữu hàng ngày của bạn. Tôi tin rằng, điều này là quan trọng. Trong xã hội toàn trị cũng vậy, đó là các chất kích thích cho sự trầm tư, suy nghĩ một cách tự do, để củng cố sự tự do tinh thần ».

Nhà văn - Chứng nhân của đời thường

Độc giả Pháp đón nhận văn học Rumani ở hội sách năm nay ra sao, chúng tôi xin chuyển đến quý vị tiếng nói của một nữ giảng viên, bà liên tục có mặt từ hai ngày hôm nay, để tham dự rất nhiều hoạt động liên quan đến văn học Rumani :

« Tôi đến Salon sách lần này, vì tôi hoàn toàn không biết gì về văn học Rumani đương đại. Điều tôi quan tâm là được gặp các nhà văn của nửa thế kỷ gần đây, được nghe họ nói. Điều này khiến tôi muốn đọc các tác phẩm của họ. Khi đến Salon sách này, tôi thấy được là các nhà văn đó đã chứng kiến lịch sử nửa thế kỷ mà xã hội Rumani vừa trải qua : giai đoạn sau chiến tranh, dưới thời cộng sản, rồi giai đoạn hiện nay không hề dễ dàng.

Tôi sẽ đọc các tác phẩm của họ bây giờ. Bởi vì các nhà văn Rumani đưa chúng ta vào trong hiện thực đời sống hàng ngày mà họ đã trải qua. Ở Pháp, ta có một cái nhìn trừu tượng về các giai đoạn đó, trong khi các nhà văn ấy là chứng nhân của những cảm xúc đời thường trong xã hội, của người Rumani trong giai đoạn độc tài, và trong giai đoạn đương đại, khi xã hội Rumani đang tìm đường, khi xã hội dân sự Rumani đang hình thành… ».


http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/324/2560/1276/410/204/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/Photo%20salon%20livre%20table%20ronde%202.JPG
Bàn tròn về Sân khấu. Trong ảnh, các nhà viết kịch Matei Visniec (trái), Nicoleta Esinencu (hai trái sang) và Alina Nelega (hai phải sang).

Tình yêu sách

Nói đến văn học Rumani, không thể không nói đến sự đóng góp của nhà viết kịch Matei Visniec, người viết cả bằng tiếng Rumani và tiếng Pháp. Cũng như nhiều nhà văn có tư tưởng độc lập khác, tác phẩm của ông bị cấm xuất bản ở Rumani trước khi chế độ Ceausescu sụp đổ. Năm 1987, Matei Visniec tỵ nạn chính trị tại Pháp. Trong cuộc bàn tròn về chủ đề kiểm duyệt và sự lưu đày, nhà văn Matei Visniec nhấn mạnh đến những thách thức khác nhau mà các nhà văn phải đối mặt, trong thời kỳ chế độ toàn trị trước kia và xã hội Rumani hiện nay. Ông cũng đặc biệt lưu ý đến vai trò lớn của các nhà xuất bản Pháp trong việc đỡ đầu các sáng tạo văn chương.

Tiếng nói của bà Charlotte Bayart-Noé, một thành viên của Editions rue des Promenades, một nhà xuất bản độc lập siêu nhỏ sau đây phải chăng là một biểu hiện của tình yêu và trách nhiệm đối với sách của những người làm nghề xuất bản ở Pháp:

« Chúng tôi làm sách bởi vì, với chúng tôi, cái quan trọng là mang lại phương tiện cho những người có những điều muốn nói. Điều quan trọng là đồng hành với các nhà văn trong quá trình sách ra đời. Điều quan trọng là gợi lên cảm hứng muốn đọc ở mọi người. Sách là phương tiện giao tiếp giữa con người với nhau, chúng tôi rất hào hứng làm công việc này. (…) Một cuốn sách tồn tại được là cuốn sách tìm thấy được bạn đọc của mình, nếu không thì, đó chỉ là những trang giấy được in ra. »...


http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130325-hoi-sach-paris-che-do-toan-tri-van-am-anh-van-hoc-rumani

Lotus
03-30-2013, 05:10 AM
Khuynh hướng của thơì đại :

Thống kê cho thấy con sô´ các quốc gia theo con đường dân chủ gia tăng .


http://www.futuretimeline.net/images/misc/democratic-countries-trend.jpg


http://www.futuretimeline.net/images/misc/democratic-countries-trend.jpg

Lotus
03-30-2013, 05:15 AM
Các bài trong thread Lịch sử / ‘Người cha các dân tộc’ thành con yêu tinh :

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?2554-L%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD

Lotus
04-19-2013, 04:10 PM
Rumani: Thành quả của việc kê khai tài sản để chống tham ô

Thứ sáu 19 Tháng Tư 2013


http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/800px-Romanian_Parliamentary_Palace_(Casa_Poporului)_0.j pg
Tòa nhà Quốc hội ở Bucarest.


Hơn 300.000 người Rumani gồm bộ trưởng, dân biểu quốc hội, đại diện chính quyền địa phương, thẩm phán, cảnh sát, đại diện công đoàn... tổng cộng 39 thành phần xã hội đều phải kê khai tài sản và cập nhật hóa hàng năm. Tờ khai được công bố trên mạng của Cơ quan thanh liêm quốc gia ANI. Chính sách này tuy gây bực bội cho nhiều quan chức nhưng sau 10 năm thực hiện đã mang lại nhiều kết quả.

Vào lúc chính phủ Pháp công bố danh sách tài sản riêng của từng bộ trưởng để làm gương và gấp rút chuẩn bị một đạo luật nhằm « đạo đức hóa » đời sống chính trị, thì một số biện pháp này đã được thực hiện tại 24 nước châu Âu mà đặc biệt là tại Rumani.

Cách nay 10 năm, Rumani thường xuyên bị lên án dung dưỡng tệ nạn tham ô, gây khó khăn, bực bội cho dân chúng trong đời sống hàng ngày. Năm 2003, quốc gia Đông Âu thời hậu cộng sản đã dứt khoát chọn một giải pháp chống tham ô có thể xem là « cách mạng ». Nếu trong thời cộng sản, người dân Rumani khốn đốn vì chính sách « kê khai lý lịch » thì tại Rumani tự do, thành viên Liên Hiệp Châu Âu, chính thành phần có chức phận trong bộ máy công quyền phải lo ngại từ khi thi hành biện pháp « công khai hóa tài sản ».

Sau 10 năm áp dụng, người dân có thể tự do truy cập khoảng 4 triệu lời khai trên mạng điện tử www.integritate.eu của Cơ quan thanh liêm quốc gia ANI, một cơ quan công cộng được thành lập theo « lời khuyên » của Ủy Ban Châu Âu để theo dõi ngăn chận nạn tham ô .

Thi hành đạo luật công khai hóa gia sản của bộ trưởng, công chức và dân biểu, hơn 300 ngàn người phải kê khai tài sản và hàng năm phải cập nhật hóa để cho dân chúng biết quan chức cầm quyền có giàu có thêm hay không và nếu có thì tài sản mới đó đến từ đâu. Những vị tuyên bố dối trá sẽ bị trừng phạt.

Theo ông Horia Georgescu, chủ tịch Cơ quan ANI thì biện pháp công bố kê khai tài sản của những người nắm chức vụ trong chính quyền và đại diện dân cử là một tấm lưới chận rất hiệu quả, sàng lọc tham ô, cho phép cử tri có thêm thông tin về các ứng cử viên trước khi quyết định bỏ phiếu bầu. Trong mùa bầu cử, lượng hồ sơ kê khai tài sản tăng lên 800.000.

Trả lời phỏng vấn của AFP, người đứng đầu cơ quan kiểm soát tài sản thu đoạt bất chính hay những trường hợp tranh tụng quyền lợi nhận định là Rumani là một « mô hình kiểu mẫu về thực hiện biện pháp hành chánh bài trừ tham ô ».

Theo AFP, trên thực tế, những người có quyết tâm trong sạch hóa bộ máy chính quyền Rumani cũng gặp thật nhiều chướng ngại trước khi đi đến kết quả ngày nay. Tuy nên dân chủ đã thay thế chế độ độc tài , nhưng không phải một sớm một chiều mà « ý dân là ý trời ». Giới chính trị gia cầm quyền tuy không còn nấp dưới vỏ bọc « đảng lãnh đạo » nhưng xu hướng lạm dụng quyền lực thời nào cũng có và sẽ gia tăng nếu không có biện pháp chế tài.

Do vậy, theo bà Laura Stefan, chuyên gia chống tham nhũng trong nhóm tư vấn Expert Forum thì cản lực đầu tiên đến từ chính một bộ phận dân biểu quốc hội : Dự luật quy định các biện pháp kiểm chứng, kiểm soát chi tiết lời khai đã bị mất rất nhiều thời gian mới được biểu quyết.

Tuy vậy, cũng theo chuyên gia Laura Stefan thì kết quả hiện nay rất đáng khích lệ : nhiều vị dân biểu phải bỏ nhiệm kỳ sau khi tư pháp điều tra cho thấy họ khai gian, lạm dụng chức quyền. Một số trường hợp bị kết án hình sự và bị tịch thu tài sản. Cuộc điều tra về nạn mua bằng lái xe đã phát hiện tại nhà một sĩ quan cảnh sát số tiền mặt 500.000 euro.

Tại Rumani, vẫn còn một bộ phận quan chức tiếp tục kháng cự gây áp lực theo kiểu « chiến tranh hao mòn » để bảo vệ đặc quyền đặc lợi.

Theo AFP, cách thứ nhất là một số dân biểu và lãnh đạo chính quyền địa phương đang bị điều tra đã yêu cầu Tòa Bảo hiến tuyên bố « Cơ quan Thanh liêm » vi phạm Hiến pháp và thứ hai là đe dọa các thanh tra bằng điện thoại, thư nặc danh hoặc cả bỏ tù nếu tiếp tục điều tra.

Vào năm 2010, Cơ quan phòng chống tham nhũng ANI bị Quốc hội tuyên bố « vi hiến » nhưng dưới áp lực của Liên Hiệp Châu Âu, các dân biểu phải biểu quyết tái lập cơ quan này.

Chủ tịch ANI,Horia Georgescu, tỏ ý lạc quan : "Trong sạch hóa đất nước là con đường dài nhưng sự kiện những người chống lại phải lùi bước chứng tỏ là chúng ta đã đạt được mục đích".


http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130419-bien-phap-ke-khai-tai-san-de-chong-tham-o-tai-rumani-mang-lai-thanh-qua

Lotus
05-09-2013, 05:41 PM
http://www.youtube.com/watch?v=siKK4tFP8GQ

Lotus
07-12-2013, 11:45 AM
Romania truy tố quản giáo 'tù cải tạo' thời cộng sản


Thursday, July 11, 2013 5:36:24 PM

BUCHAREST, Romania (AP) - Các quản giáo dập cửa vào các ngón tay tù nhân, đánh vào gan bàn chân họ, dí thuốc lá vào người họ. Quản giáo cũng cho tù nhân ăn thịt hư thối, buộc phải ăn phân để trừng phạt họ. Dù thời tiết lạnh giá hay nóng hừng hực, tù nhân vẫn bị buộc phải vác nặng cho đến khi nào kiệt sức ngã qụy mới thôi.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/169173-TS-CongSan-400.jpg

Hình ảnh các nạn nhân trong nhà tù cải tạo Romania thời cộng sản. (Hình: AP)


Sau nhiều thập niên chối bỏ, các chi tiết ghê gớm liên quan đến việc quản giáo hành hạ tù nhân chính trị tại các trại tù gulag ở Romania trong thời kỳ cộng sản cai trị quốc gia này đang dần dần được công bố.

Tên của khoảng 35 quản giáo, nay trong độ tuổi 80 và 90, sẽ được chuyển cho giới hữu trách trong tuần tới để có thể đi đến việc truy tố bởi một cơ quan chính phủ có trách nhiệm điều tra tội ác thời cộng sản.

Việc vạch mặt thành phần quản giáo các trại tù tập trung cải tạo gulag chỉ có tiến triển thời gian gần đây sau khi Đảng Cấp Tiến, với thành viên là những người từng bị nhà cầm quyền cộng sản thời trước truy bức, là một thành viên trong liên minh cầm quyền.

Trong khoảng 617,000 tù nhân chính trị ở Romania, có 120,000 người chết trong các trại tù cải tạo. Họ gồm cả các chính trị gia, tu sĩ, nông dân, nhà văn, các nhà ngoại giao và ngay cả trẻ nhỏ 11 tuổi. Phần lớn những người từng bị giam cầm nay đã chết trước khi được nhìn thấy các nỗ lực đòi hỏi công lý.

Những tù nhân còn sống sót, vào khoảng 2,800 người, nay thấy có chút hy vọng qua việc làm của Viện Điều Tra Tội Ác Cộng Sản và Tưởng Nhớ Người Romania Lưu Đày, khi họ khởi sự các cuộc điều tra nhắm vào 35 quản giáo trong danh sách, cũng như các tội ác khác trong thời cộng sản.

Viện Điều Tra này được Thủ Tướng Calin Popescu Tariceanu thuộc Đảng Cấp Tiến thành lập năm 2006. Chỉ sau khi đảng trở vào chính quyền Romania trong tư cách thành viên liên minh mới có việc khởi sự điều tra các tội ác xảy ra trong thập niên 50 và 60, thời kỳ đen tối nhất trong chế độ cộng sản Romania trước đây .


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=169173&zoneid=1#.UeBHVu3wDIV

Lotus
07-13-2013, 07:36 AM
Thứ Bảy 13 Tháng Bảy 2013


Quản giáo nhà tù Cộng sản Rumani sẽ bị xét xử


http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/159/432/323/344/257/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/premier_ministre_roumain_432.jpg
Cơ quan điều tra về tội ác thời Cộng sản do cựu Thủ tướng Calin Popescu Tariceanu thành lập



Hơn 20 năm sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ tại Rumani, các quản giáo nhà tù giam giữ tù chính trị có thể sẽ bị đem ra xét xử về những tội ác mà họ đã gây ra trước đây. Theo hãng tin AP, vào tuần tới, danh sách 35 viên quản giáo thời Cộng sản ( nay ở độ tuổi 80 và 90 ) sẽ được trao cho nhà chức trách Rumani và những người này có thể sẽ bị truy tố bởi một cơ quan của chính phủ đặc trách điều tra về những tội ác thời Cộng sản.


Theo thống kê, trong tổng số 617 ngàn tù chính trị ở Rumani thời Cộng sản, đã có đến 120 ngàn người chết trong các trại giam. Các tù nhân bao gồm những chính khách, linh mục, nông dân, nhà văn, nhà ngoại giao và cả những trẻ em 11 tuổi. Đa số những người sống sót từ ngục tù trở về nay đều đã chết mà không nhìn thấy công lý được thực thi.

Nhưng nay những cựu tù còn sống ( tổng cộng khoảng 2800 người ) có chút hy vọng, bởi vì Viện Điều tra về Tội ác Cộng sản và Tưởng niệm người Rumani lưu đày vừa bắt đầu điều tra những tố cáo liên quan đến 35 viên quản giáo nói trên và những tội ác khác thời Cộng sản ở Rumani.

Viện điều tra này do thủ tướng thuộc đảng Tự do Calin Popescu Tariceanu lập ra vào năm 2006. Nhưng chỉ khi đảng Tự do trở lại nắm quyền trong một chính phủ liên minh vào năm ngoái, viện này mới bắt đầu thật sự điều tra về những tội ác vào thời thập niên 1950-1960, thời kỳ đen tối nhất của Rumani dưới chế độ Cộng sản, cùng với việc Bộ Nội vụ (do đảng Tự do nắm giữ) cung cấp tên tuổi và địa chỉ của những tội phạm Cộng sản.

Giống như những nước khác trong khối Hiệp ước Vacxava, Rumani đã gạt bỏ các lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ Cộng sản trong cuộc cách mạng năm 1989. Nhưng ngoài nhà cựu độc tài Nicolae Ceausescu và vợ là Elena đã bị hành quyết ngay lúc đó, rất ít cựu lãnh đạo cao cấp nào của Rumani bị trừng trị.

Sau nhiều thập niên chối bỏ, các chi tiết về những tên quản giáo man rợ hành hạ tù chính trị bắt đầu được công bố. Trong các trại giam tù chính trị thời Cộng sản, nhiều tù nhân đã bị bỏ đói cho đến chết, hoặc chết vì thiếu chăm sóc y tế. Các quản giáo thường phạt tù nhân bằng cách bắt họ ăn phân người, biệt giam họ trong nhiều ngày và buộc họ mang những vật rất nặng đến mức kiệt sức ngã xuống. Chưa kể đến những màn dập cửa vào ngón tay hay dí thuốc lá vào người tù nhân.

Ông Caius Mutiu, một cựu tù chính trị 79 tuổi, bị giam tổng cộng 8 năm tù vì đã tham gia cuộc biểu tình ủng hộ nhân dân Hungary nổi dậy chống Liên Xô năm 1956. Ông kể lại là có lần một viên quản giáo đã dọa bắn chết ông, vì làm việc quá nặng đến ngã xuống. Ông bị biệt giam trong hai tuần, phải ngủ ngay trên nền nhà, chỉ được ăn toàn rau với khoai.

Ra điều trần trước Viện Điều tra về Tội ác Cộng sản, ông Mutiu nói rằng, « đưa những người còn sống ra tòa là đúng, bởi vì như vậy lịch sử sẽ ghi họ là những tên tội phạm ». Đối với giám đốc điều hành Viện Điều tra Tội ác Cộng sản, Andrei Muraru, những kẻ đã gây quá nhiều tội ác nay phải trả nợ, cho dù họ đã 80 hay 90 tuổi, bởi vì không thể xóa bỏ trách nhiệm của họ.

Theo giải thích của ông Marius Oprea, giám đốc đầu tiên của Viện Điều tra Tội ác Cộng sản, sở dĩ cho tới nay Rumani ngần ngại trong việc thanh toán quá khứ là vì nhiều cựu lãnh đạo chế độ củ vẫn còn tại chức sau năm 1989. Đảng Cộng sản không còn nữa, nhưng ở Rumani vẫn còn những người Cộng sản. Securitate không còn nữa, nhưng các cựu nhân viên cơ quan mật vụ khét tiếng này vẫn còn đó.


http://www.viet.rfi.fr/phan-tich/20130713-quan-giao-nha-tu-cong-san-rumani-se-bi-xet-xu

Lotus
07-14-2013, 12:33 PM
Nêú có bà con làm ác, thì nên khuyên bà con, thay vì bao che, bênh cho, hay là thanh minh cho cái ác .