PDA

View Full Version : về bản nhận định và góp ý dự thảo hiến pháp của HĐGMVN



Lotus
03-17-2013, 01:00 PM
Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp

http://www.hdgmvietnam.org/thu-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-nhan-dinh-va-gop-y-sua-doi-hien-phap/4750.116.3.aspx#


Ý kiến về thư góp ý sửa đổi hiến pháp của HĐGM

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-bishops-prop-1992-constitution-gm-03052013090300.html

Lotus
03-17-2013, 01:01 PM
Phỏng vấn Linh Mục Nguyễn Văn Khải



http://www.youtube.com/watch?v=U9l8ABh67Wk

ốc
03-17-2013, 08:47 PM
"Không ai được phép tước đọat sự sống của người khác từ khi thành thai đến khi chết."

Em thấy đoạn này không cần thiết vì đòi áp đặt một quan niệm tôn giáo vào hiến pháp của cả nước, đề nghị cấm đoán tự do của người phụ nữ dưới danh nghĩa của nhân quyền. Như thế là đi ngược lại trào lưu của thế giới tiến bộ và đối nghịch với những mục tiêu nhân quyền.

005
03-17-2013, 09:47 PM
Góp ý thay đổi hiến pháp cũng chỉ là một vở kịch đảng ta dựng lên như năm 2003 thôi có gì đâu mà vọng động. Có góp ý góp kiến gì thì cũng là suy thoái hết. Ngoài ra mấy ông giám mục có nói chỉ có Chúa mới được tước đoạt quyền sống của con người đâu, mà bảo rằng áp đặt quan niệm tôn giáo. Tôi thì cho rằng đời sống Việt Nam bây giờ đều có sự bảo vệ của hiệp sĩ, văn hóa hiệp sĩ. Nên vinh danh hiệp sĩ cho vào hiến pháp đặt ngang hàng với quân đội nân rân. Bởi vì quân đội nân rân không được phi chính trị, vì đó là suy thoái. Thế nên quân đội hiệp sĩ thuộc dạng phi chính trị, đại khái chỉ là đánh thuê cho quân đội, nên phải được nâng cấp và có quân hàm. Có quân đội hiệp sĩ rồi thì mạng sống con người được bảo vệ. Chẳng cần quân đội nân rân và đảng bảo kê bảo điểu giùm nữa.

ốc
03-18-2013, 07:43 AM
Chả phải là vọng động mà là thất vọng vì sự mâu thuẩn của các bác giám mục. Đảng ta thì đóng kịch, còn giáo hội thì vội vàng tháo mặt nạ ra.

Lotus
03-18-2013, 08:06 AM
Trong nước cộng sản quan chức & công an lạm quyền đã từng bắn chết trẻ em con của dân oan, thế mà con cháu cộng sản vẫn muốn cho công an lạm quyền giết dân.
Không ai được phép tước đọat sự sống của người khác .

ốc
03-18-2013, 08:35 AM
Còn luật ở bên Đức nhà chị Tút thì thế lào ạ?

Triển
03-18-2013, 09:21 AM
Chả phải là vọng động mà là thất vọng vì sự mâu thuẩn của các bác giám mục. Đảng ta thì đóng kịch, còn giáo hội thì vội vàng tháo mặt nạ ra.

Nope, các ông giám mục không có mâu thuẫn. Đây chỉ là góp ý bảo vệ quyền sống. Về điều luật gia đình các ông ấy không đề cập đến ví dụ: cấm phá thai! Việt Nam không cấm phá thai nhưng các vị giám mục Thiên Chúa Giáo không đề cập đến. Bảo vệ mạng sống từ bào thai trong hiến pháp. Nhưng điều luật gia đình không cấm phá thai thì cũng vậy thôi. Nghĩa là các sản phụ vẫn tha hồ có quyền chọn lựa giữ hay bỏ mầm sống trong bụng họ.
Nếu nói các ông giám mục mâu thuẫn nghĩa là phải nói mâu thuẫn chỗ này, nghĩa là góp ý hiến pháp, nhưng lại thiếu sót góp ý bộ luật cấm phá thai. Thai được quyền phá, thì hiến pháp bảo vệ mạng sống con người cần gì có và ngược lại phải không? :)

ốc
03-18-2013, 10:07 AM
Em trích ngay cái câu mà các bác giám mục đề nghị cấm phá thai đấy anh Triển: "Không ai được phép tước đọat sự sống của người khác từ khi thành thai đến khi chết." Anh Triển thử nom lại xem bên Đức họ có luật bảo vệ mạng sống con người và đồng thời cũng cho phép hay là cấm phá thai?

Một cái mâu thuẫn khác mà em chưa nói động đến là các bác giám mục tuyên bố ủng hộ sự bình đẳng nhưng ngay trong giáo hội của các bác ấy thì chả có sự bình đẳng gì sất cả, phụ nữ vẫn muôn đời là phải nghe theo nhời của các ông già, chả có tiếng nói, chả có cơ hội tham gia vào tầng lớp lãnh đạo, hi sinh cả đời đi tu thì chỉ được làm những công việc lao động ở hiện trường như y tá, hộ lý, dọn dẹp, nấu nướng hoặc khá hơn thì dạy học và cò thể làm bà mẹ bề trên của một tu viện.

Triển
03-18-2013, 11:01 AM
Em trích ngay cái câu mà các bác giám mục đề nghị cấm phá thai đấy anh Triển: "Không ai được phép tước đọat sự sống của người khác từ khi thành thai đến khi chết." Anh Triển thử nom lại xem bên Đức họ có luật bảo vệ mạng sống con người và đồng thời cũng cho phép hay là cấm phá thai?

Cả hai đó. Trong hiến pháp Đức chương thứ nhất, câu 1 có ghi:


"
(1) Die Würde des Menschen ist unantastbar. Sie zu achten und zu schützen ist Verpflichtung aller staatlichen Gewalt.
"
(nguồn từ Bộ tư pháp Đức: http://www.gesetze-im-internet.de/gg/art_1.html )

---- nghĩa là:


"(1) Phẩm giá con người không được phép đụng chạm. Tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm con người là bổn phận của tất cả các cơ quan hành pháp nhà nước.
"


Tiếp đến là việc bảo vệ quyền được sống trong hiến pháp Đức nằm ở chương 2 câu 2.1 như sau:



„(1) Jeder hat das Recht auf Leben und körperliche Unversehrtheit. Die Freiheit der Person ist unverletzlich. In diese Rechte darf nur aufgrund eines Gesetzes eingegriffen werden.“

(nguồn từ Bộ tư pháp Đức: http://www.gesetze-im-internet.de/gg/art_2.html )

----- nghĩa là


"Mỗi người có quyền sống và quyền được nguyên vẹn hình hài. Không được phép làm tổn hại đến sự tự do của con người. Quyền lợi này chỉ được xâm phạm bằng một hình luật khác".

Điều luật hiến pháp này được lập ra qua sự góp ý của một vài hội thánh Tin Lành vì sự kiện giết người hàng loạt thời Đức Quốc Xã.


Về hình luật cấm phá thai là chương §218, và §219 trong sách hình luật Đức. Việc cấm phá thai không chỉ cấm người mang thai mà cấm bác sĩ phá thai. Nếu đương sự không muốn, hoặc việc phá thai chưa được thông qua cơ quan y tế hữu trách tư vấn, kiểm nghiệm tâm lý, tình trạng sức khỏe và tình trạng xã hội.

Vì chương 218 và 219 quá nhiều điều nên tôi không dịch ra ở đây. Như đã nói, trên nguyên tắc, Đức cấm phá thai.

(nguồn: Sách hình luật ở trang bộ tư pháp Đức: http://www.gesetze-im-internet.de/stgb/BJNR001270871.html#BJNR001270871BJNG000202307 )





Một cái mâu thuẫn khác mà em chưa nói động đến là các bác giám mục tuyên bố ủng hộ sự bình đẳng nhưng ngay trong giáo hội của các bác ấy thì chả có sự bình đẳng gì sất cả, phụ nữ vẫn muôn đời là phải nghe theo nhời của các ông già, chả có tiếng nói, chả có cơ hội tham gia vào tầng lớp lãnh đạo, hi sinh cả đời đi tu thì chỉ được làm những công việc lao động ở hiện trường như y tá, hộ lý, dọn dẹp, nấu nướng hoặc khá hơn thì dạy học và cò thể làm bà mẹ bề trên của một tu viện.
Việc này thì đúng là trong giáo hội của họ, các vị nữ tu không có vị trí lãnh đạo từ giám mục trở lên. Ngoài huyền thoại "nữ giáo hoàng" hồi thế kỷ 15.

Lotus
03-18-2013, 12:23 PM
...Không ai được phép tước đọat sự sống của người khác .


Công an CHXHCNVN đang đòi thêm quyền khi bắn dân. Bên Việt Nam đó là điều người ta đang bàn và đang quan tâm. Ốc đừng đánh lạc hướng qua đâu khác .

--------------------------------------

Dự thảo 'công an nổ súng' ...

Cập nhật: 11:20 GMT - thứ hai, 11 tháng 3, 2013

Hiện nay tại Việt Nam đang diễn ra cuộc thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, gây ra các luồng dư luận về vai trò của Đảng Cộng sản, Chính phủ và thế nào là một nhà nước pháp quyền.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130311_vn_police_shooting_comments.shtml


“Luật được bắn” và Điều 4 có liên quan?

Ngay khi Bộ công an vừa trình dự thảo cho phép được bắn đối với ai chống lại người thi hành công vụ, ngay lập tức dư luận lên tiếng chống đối mạnh mẽ và cho rằng luật này sẽ gây thêm nhiều vụ giết người vô tội nữa....

... điều 4 Hiến pháp phải bỏ trước khi cho luật này được ban ra. Điều 4 còn đó, Đảng vẫn thay tòa xử án thì việc cho phép bắn chỉ làm dân thêm sợ hãi chứ không thay đổi được gì hơn trong hoàn cảnh hiện nay.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lisence-to-kill-arti-4-03192013070326.html

ốc
03-18-2013, 12:32 PM
Bài này của chị Tút vác về đương nói về góp ý của các giám mục cơ mà. Còn chuyện công an Việt cộng bắn dân thì đã có từ lâu rồi sao bây giờ bên Việt nam mới quan tâm?

Lotus
03-18-2013, 01:03 PM
Công an CHXHCNVN đang đòi thêm quyền khi bắn dân. Bên Việt Nam đó là điều người ta đang bàn và đang quan tâm. Ốc đừng đánh lạc hướng qua đâu khác .

--------------------------------------

Dự thảo 'công an nổ súng' ...

Cập nhật: 11:20 GMT - thứ hai, 11 tháng 3, 2013

Hiện nay tại Việt Nam đang diễn ra cuộc thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, gây ra các luồng dư luận về vai trò của Đảng Cộng sản, Chính phủ và thế nào là một nhà nước pháp quyền.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130311_vn_police_shooting_comments.shtml

Sau 1990 thì không còn khối cộng sản Đông Âu viện trợ.

Nếu bắn dân nhiều quá mà không có luật pháp hỗ trợ, thì bị thiên hạ lên án. Ngoài ra khó mà xin cho thêm viện trợ từ Tây Âu .

Sau này dân có thể chụp hình, quay phim, vận động dư luận ...

ốc
03-18-2013, 02:01 PM
Vậy Việt cộng theo đường lối đàn áp bất bạo động hở chị Tút?

Lotus
03-18-2013, 05:38 PM
THỨ HAI 18 THÁNG BA 2013

Bản Góp ý Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam được ủng hộ rộng rãi



Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Hoà thượng Thích Quảng Độ ngày 05/03 vừa qua đã ra tuyên bố ủng hộ bản kiến nghị của 72 vị nhân sĩ trí thức, đưa ra ngày 19/01 và Tuyên bố của các Công dân tự do, công bố ngày 28/02 gợì ý từ bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên.

Trong tuyên bố này, Hòa thượng Thích Quảng Độ nhắc lại Sách lược 8 điểm cứu nguy đất nước mà Ngài đã đề xuất trong Lời kêu gọi cho dân chủ Việt Nam công bố ngày 21/02/2001. Một trong 8 điểm đó là « Bầu lại Quốc hội thật sự đại diện cho dân, thiết lập một Nhà nước pháp quyền ». Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất nhân dịp này kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, mà không bị quy kết tội vi phạm an ninh quốc gia.

Trong khi đó, ông Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội Trung ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy cũng đưa ra lời kêu gọi về sửa đổi Hiến pháp, tán đồng các ý kiến của Hòa thượng Thích Quảng Độ, của Hội đồng Giám mục Việt Nam và của các nhân sĩ trí thức, của nhóm Các Công dân tự do, của các sinh viên và của khối 8406. Ông Lê Quang Liêm kêu gọi mọi người liên kết đấu tranh đòi đảng Cộng sản chấp nhận một cuộc trưng cầu dân ý có sự giám sát của quốc tế để Việt Nam có được một Hiến pháp dân chủ.

Ngay cả các lãnh đạo Giáo hội Công giáo, vốn vẫn ngại động chạm đến chính quyền nay cũng đã mạnh mẽ lên tiếng. Ngày 01/03/2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã trao thư nhận định và góp ý về Hiến pháp cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Trong bản góp ý này, « với tư cách công dân », Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam trước hết yêu cầu là Hiến pháp mới phải nêu rõ hơn về các quyền của con người, chẳng hạn như về quyền tự do ngôn luận, phải ghi rõ thêm là « mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tư do trình bày quan điểm và niềm tin của mình ».

Về quyền tự do tôn giáo, Hội đồng Giám mục yêu cầu là Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo và không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo, như đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển,v.v. . .

Đặc biệt trong phần nói về quyền làm chủ của nhân dân, các giám mục mạnh dạn đặt lại vấn đề về Điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam. Bài nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục viết : « Để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì chủ thể của quyền bính chính trị chính là nhân dân ».

Các giám mục Việt Nam còn cho rằng cần phải có sự độc lập giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, để tránh tình trạng lạm quyền và lộng quyền. Hội đồng Giám mục yêu cầu « xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào ».

Như vậy, có thể nói là bản góp ý của Hội đồng Giám mục không khác xa gì mấy so với kiến nghị của 72 vị nhân sĩ trí thức, cũng như so với bản Tuyên bố của các Công dân tự do và bản góp ý của các vị lãnh đạo Giáo hội đã được sự ủng hộ rộng rãi của giáo dân và các linh mục, nhất là tại Sài Gòn, nơi mà bản góp ý đã được phổ biến rộng rãi tại nhiều nhà thờ. Giáo sĩ và giáo dân Việt Nam hải ngoại cũng đã kêu gọi ủng hộ bản nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cụ thể qua một bức tâm thư của một số giám mục và linh mục người Việt ở nước ngoài, đề ngày 03/03 và được đăng trên trang VietCatholic.

Nói chung, các ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp của các vị giám mục tuy khiêm tốn, nhẹ nhàng, nhưng dứt khoát, rõ ràng, như nhận định của Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn đài RFI ngày 11/03 vừa qua.

RFI: Kính thưa Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, với tư cách là một linh mục, trước hết Cha có nhận xét như thế nào về phong trào góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp hiện nay?

Cha Phạm Trung Thành: Xin kính chào toàn thể quý vị nghe đài RFI. Với tư cách là linh mục và được sống trong cộng đồng người Việt, chúng tôi nghĩ là khi Nhà nước kêu gọi góp ý, số đông dân chúng đã rất nhiệt thành góp ý, đặc biệt là Giáo hội Công giáo Việt Nam, đứng đầu là Hội đồng Giám mục Việt Nam, cũng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, với Hòa thượng Thích Quảng Độ và 72 nhân sĩ trong bản kiến nghị.

Nói chung, những nhân sĩ trí thức, những người có trách nhiệm trong xã hội đã bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ của mình. Về phía dân chúng, có thể nói là rất nhiều người miền xâu, miền xa, hoặc một bộ phận dân chúng ở những nơi khác không để ý đến. Nhưng đang có những chuyển biến, trong suy tư, trong nhận định của một số người dân.

RFI: Mặc dù không phải đây là lần đầu tiên Hội đồng Giám mục đưa ra những nhận định về tình hình đất nước, nhưng trong bản góp ý sửa đổi Hiến pháp, Hội đồng Giám mục đã mạnh dạn nêu vấn đề về điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng. Theo Cha, đây có phải là một bước tiến mới trong nhận thức của các vị giám mục nói riêng và của Giáo hội nói chung về vấn đề thay đổi thể chế ở Việt Nam?

Cha Phạm Trung Thành: Theo quan điểm cá nhân của tôi, tôi thấy Giáo hội nói chung và Giáo hội Công giáo Việt Nam, được sự hướng dẫn của các vị chủ chăn, các đấng đã hết sức cẩn thận, suy nghĩ, cầu nguyện và đắn đo trong việc cần phải lên tiếng một cách chính thức và công khai. Tôi cho rằng, không phải đến hôm nay mới có chuyển biến, nhưng những suy nghĩ và những đắn đo của các đấng chủ chăn đã hình thành từ lâu, khi họ nhìn thấy những bất hợp lý, cũng như đòi hỏi của lương tâm con người về nhân quyền. Nhưng vấn đề là chọn thời điểm nào. Các lãnh đạo của Giáo hội Công giáo Việt Nam thấy rằng đây là thời điểm thích hợp để lên tiếng.

RFI: Theo Cha, bản nhận định của Hội đồng Giám mục Việt Nam có những điểm gì đáng chú ý?

Cha Phạm Trung Thành: Tôi thấy điểm nổi bật trước hết là các đấng đã nói theo lương tâm của mình, ghi nhận một sự thật trong cơ chế, trong lý thuyết và một sự thật trong thực tế. Với tất cả lương tâm của những người có trách nhiệm với xã hội, với đời sống con người, các vị đã lên tiếng nói về những quyền căn bản của con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng. Tôi cho rằng đây là một tiếng nói hết sức khiêm tốn, nhẹ nhàng, nhưng cũng rất dứt khoát, rõ ràng.

RFI: Bản nhận định của Hội đồng Giám mục có những điểm gì tương đồng với những kiến nghị khác, chẳng hạn như kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức?

Cha Phạm Trung Thành: Những đòi hỏi đó tương đồng với nhau đến 90%, đó là quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân. Tuy không nói rõ qua chữ nghĩa, nhưng bản kiến nghị của Hội đồng Giám mục Việt Nam không đồng ý cho Đảng Cộng sản là đảng cầm quyền duy nhất ở đất nước này. Quyền đó phải thuộc về nhân dân. Tôi cho rằng điểm chung nhất của tất cả các bản kiến nghị cho tới nay là đòi hỏi quyền đó phải thuộc về nhân dân.

RFI: Theo Cha thấy, bản nhận định của Hội đồng Giám mục đã được các tu sĩ nam nữ và giáo dân hưởng ứng như thế nào?

Cha Phạm Trung Thành: Anh em linh mục chúng tôi rất là vui mừng, bởi vì những bản trước chỉ là nhận định, còn bây giờ có cả góp ý. Những bản trước chỉ là ở cấp Uỷ ban Công lý và Hòa bình, còn bản này thuộc tầm mức Hội đồng Giám mục Việt Nam. Những bản trước chỉ là góp ý kín đáo giữa Hội đồng Giám mục Việt Nam với Nhà nước. Lần này là góp ý công khai. Anh em linh mục chúng tôi cảm thấy rất vững tâm vì bây giờ đã được các vị chủ chăn định hướng.

Về phần giáo dân, những người nào chưa gặp được bản nhận định này, thì có lẽ họ không biết, nhưng hầu như tất cả những giáo dân mà chúng tôi được gặp, sau khi đã đọc được bản nhận định này, đều rất là vui mừng.

Trong một hai tuần lễ gần đây tôi có dịp đi đó đi đây và có dịp gặp gỡ trong các thánh lễ, lễ an táng một vị linh mục lớn tuổi, hay một lễ tạ ơn, thì anh em linh mục đều chia sẽ với nhau niềm vui mừng đó.

RFI: Về phía chính quyền họ đã có phản ứng gì sau bản nhận định của Hội đồng Giám mục?

Cha Phạm Trung Thành: Tôi không rõ là chính quyền có phản ứng như thế nào với các đấng giám mục. Tại thành phố Sài Gòn này, khi một số nhà thờ, như nhà thờ Kỳ Đồng, nơi tôi đang sống, hoặc các nhà thờ Công Lý, Mẫu Tâm, không chỉ dán bản nhận định ở bản thông báo, mà còn in ra và phát cho giáo dân, cũng như khi cha sở giải thích cho giáo dân về bản nhận định này, thì chúng tôi không thấy chính quyền có phản ứng gì.

Nhưng chúng tôi có nghe một thông tin, không biết có chính xác hay không, vào sáng Chủ nhật 10/03, tại một nhà thờ, sau khi cha sở phổ biến và phát bản nhận định cho giáo dân, thì buổi chiều hôm đó, công an và Mặt trận có vào làm việc.

Nhưng, như chúng tôi đã thưa ở trên, anh em chúng tôi rất vững tâm, vì những vị chủ chăn của chúng tôi đã lên tiếng, vạch ra đường lối. Chúng tôi cảm thấy lương tâm chúng tôi rất nhẹ nhàng, khi những gì chúng tôi thấy, những gì chúng tôi mong ước, những gì chúng tôi muốn nói, thì những người cha của chúng tôi đã nói.

RFI: Trong thời gian qua, trước phong trào góp ý kiến Hiến pháp, chính quyền đã phản ứng khá mạnh, thậm chí gọi những người đòi đa nguyên đa đảng, đòi phi chính trị hóa quân đội là những người “suy thoái đạo đức”. Báo chí chính thức thì liên tiếp đăng nhiều bài phản bán những lập luận trong các kiến nghị. Cha có nhận xét gì về phản ứng này của chính quyền?

Cha Phạm Trung Thành: Tôi nghĩ họ phản ứng là chuyện đương nhiên, bởi vì họ cái mà họ bảo vệ đó là độc quyền lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, những lập luận đó có được chấp nhận hay không, thì đấy lại là chuyện khác.

Càng ngày tôi càng thấy có những người, đặc biệt là những bạn trẻ như Nguyễn Đắc Kiên chẳng hạn. Có lẽ trước đó, những người thế hệ lớn tuổi không nghĩ là những người trẻ có ý thức và lên tiếng mạnh như vậy. Nhưng nay tôi thấy là các bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã can đảm và sáng suốt nhận ra vấn đề.

Trên mạng thông tin Nhà nước thì họ tiếp tục nói như thế, nhưng trên cái mà lâu nay người ta gọi là báo “lề trái”, tôi thấy anh em lên tiếng rất mạnh và công khai. Ví dụ khi ký vào các kiến nghị, họ ghi rõ tên họ, địa chỉ đàng hoàng, chứ không còn giấu diếm gì. Nhất là số người ký vào kiến nghị của 72 nhân sĩ đã lên tới gần 10 ngàn hay Bản tuyên bố của các công dân tự do cũng đã được gần 7 ngàn chữ ký. Mà tôi được biết là họ không đủ người để đưa kịp lên hết số người đã ký trên giấy hoặc ký qua mạng. Tôi thấy là càng ngày người dân Việt Nam càng thấy rõ vấn đề.

RFI: Họ đã nhìn thấy vấn đề và bây giờ thì họ không còn còn sợ lên tiếng nữa?

Cha Phạm Trung Thành: Chỉ có một bộ phận thôi, còn một số thì vẫn còn sợ và chờ xem tình hình diễn tiến tới đâu. Khi chính quyền của thành phố Sài Gòn phát giấy, yêu cầu từng gia đình trả lời đồng ý hay không đồng ý, thì đúng là người dân có biết gì đâu, thôi thì đồng ý cho khỏi bị rắc rối.

RFI: Xin cám ơn Cha Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.


http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130318-ban-gop-y-hien-phap-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-duoc-su-ung-ho-rong-rai

ốc
03-18-2013, 08:10 PM
Trong thập niên 80 không nghe nói có điều 4 hiến pháp, CS cũng cai trị được.

Nhưng nay cần danh chính ngôn thuận trước nhân dân & thế giới.

Bạo lực trong giới hạn nào đó thôi. Nhiều quá thì khó che dấu & thanh minh.

Vậy thì đấu tranh bất bạo động là theo đúng ý của Việt cộng rồi.

Lotus
03-19-2013, 12:37 AM
Cộng sản cai trị bằng bạo lực, nhưng ngày nay khi có internet, chụp hình, quay phim, ... thì họ muốn thêm vỏ bọc pháp lý bề ngoài.

Các nước Đông Âu đấu tranh bất bạo động, đã có thể thay đổi chế độ cộng sản .

Lotus
03-19-2013, 01:35 AM
Bổ sung thông tin




http://www.youtube.com/watch?v=FbZLi9O7S-g

Lotus
03-20-2013, 07:11 AM
Công dân Trương Minh Đức nói không với bản dự thảo sửa Hiến pháp của ĐCSVN

http://2.bp.blogspot.com/-CnjHfQvJ2aU/UUfffPnlyaI/AAAAAAAAk-A/0vc-r8HLN2c/s1600/Truongminhduc-danlambao3.jpg


Trương Minh Đức (Danlambao) - Vào lúc 9 giờ 30, ngày 18/03/2013, tổ trưởng và an ninh khu phố thị trấn Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đem đến nhà tôi một sấp giấy dày cộm. Đây là nội dung bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 do Uỷ ban dự thảo sửa đổi hiến Pháp của đảng cộng sản Việt Nam công bố trong màn kịch tự biên, tự diễn vừa qua. Những người này cũng đưa một tờ mẫu để mỗi hộ gia đình đóng góp rồi ký tên, trong tờ giấy có mở ngoặc định hướng rõ ràng cho người đóng góp là "Đồng ý".

Anh tổ trưởng nói rằng "Ký tên đi nhé", rồi hẹn đến đầu giờ chiều cùng ngày 18/03/ 2013 sẽ xuất hiện và yêu cầu nộp lại. Tức là từ lúc giao bản đóng góp ý kiến đến lúc thu lại chỉ có 3 tiếng rưỡi, với 16 trang khổ giấy A3 chằng chịt hơn 100 điều sửa đổi, đối chiếu với 147 điều của Hiến Pháp 1992.

Quả thật đây là một quái chiêu quá lộ liễu, một màn kịch dân chủ giả hiệu. Thử hỏi ai có thể đọc và suy nghĩ được gì trong thời gian ngắn ngủi này? Nhất là trong hoàn cảnh bị hối thúc bởi anh công an khu vực và sự định hướng sẵn là "đồng ý".

http://4.bp.blogspot.com/-cCU-OkW1XxI/UUfeOr9mTUI/AAAAAAAAk94/PAcjdbtI7FY/s1600/TM%C4%90+002.jpg

Người dân bao bộn bề vật lộn với cuộc sống cơm áo gạo tiền trong thời bão giá chỉ còn con đường là ký bừa cho xong, khỏi bị phiền hà. Nhưng người dân đâu nghĩ đến là khi ký xong thì mặc nhiên bị xiềng vào một cái ách độc đảng, độc tài, rồi một ngày nào đó không xa đến gia đình của mình phải xếp hàng đi khiếu kiện những nỗi oan sai, hàng ngày phải bị chung chi những khoảng tiền cho những quan tham nhỏ đến quan tham to.

Nhiều người cũng kêu trời chẳng thấu khi không có một tổ chức chính trị đối lập nào có mặt trong Quốc Hội để có tiếng nói nhằm bảo vệ quyền lợi cho người Dân bị áp bức. Bởi vì chữ ký của mình mà hại mình, khi có chuyện hoặc đến cơ quan công quyền để khiếu nại, nhìn đâu cũng toàn là người của đảng cộng sản cả, họ đùn đẩy cho nhau rồi phần thua thiệt trút hết cho người Dân.

Riêng tôi thì tôi không bao giờ bị mắc lừa theo kiểu "bút sa gà chết", vì vậy tôi ghi thẳng vào là "KHÔNG ĐỒNG Ý" với bản dự thảo do đảng cộng sản soạn. Tôi yêu cầu phải Trưng cầu ý dân, thành lập 1 Hội Đồng Lập Hiến có Quốc Tế giám sát. Tôi đồng ý với bản Kiến Nghị sửa Đổi Hiến Pháp của Hội Đồng Gíam Mục Việt Nam ngày 01/03/2013.

Bình Dương - ngày 18/03/2013


Công Dân Trương Minh Đức

http://3.bp.blogspot.com/-P5U6RfZSKdQ/UUfeA79N2yI/AAAAAAAAk9o/jdDTyMFDh6o/s1600/gopy1.jpg

http://3.bp.blogspot.com/-ECEzF_rQK5Q/UUfeCeREDpI/AAAAAAAAk9w/ubVWAocNTws/s1600/gopy2.jpg




http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/cong-dan-truong-minh-uc-noi-khong-voi.html#.UUmsZMu9KSP

Lotus
03-20-2013, 08:21 AM
Ký giả Trương Minh Đức nhận hàng trăm cuộc điện thoại sau bài viết trên Danlambao

http://3.bp.blogspot.com/-L5ckxJTg86Q/T6cUSSuYGwI/AAAAAAAAHto/Lqv64cBgIPg/s640/tmd1.jpg


Trương Minh Đức - Kính gởi ban biên tập và bạn đọc thôn Dân Làm Báo,

Chỉ sau một ngày, kể từ khi bài viết 'Công dân Trương Minh Đức nói không với bản dự thảo sửa Hiến pháp của ĐCSVN' được đăng tải trên Danlambao, đến hôm nay (20/3) tôi đã nhận được khoảng hơn 100 cuộc điện thoại của bạn đọc khắp nơi gọi về số máy điện thoại 0946 440 637.
Tất cả các cuộc gọi đều thể hiện sự ủng hộ, đồng tình và chia sẻ với tôi về quan điểm cũng như cách thức phản đối trò hề sửa hiến pháp do đảng cộng sản đang rầm rộ giàn dựng.

Bên cạnh đó, có rất nhiều bạn đọc tâm sự rằng hiện nay chính quyền địa phương đã dùng nhiều chiêu thức hù doạ để ép buộc người dân ký tên và viết 'ĐỒNG Ý' vào bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp do đảng CS áp đặt. Một số bạn đọc khác cũng nói thêm rằng, sau khi đọc xong bài viết của tôi - công dân Trương Minh Đức - nhiều người tỏ ra đồng tình. Họ khẳng định căn cứ theo mẫu của tôi, sẽ viết thêm những yêu cầu khác để loại bỏ sự áp đặt tự biên, tự diễn của đảng CSVN.

Cũng nhân đây, tôi - Công Dân Tự Do Trương Minh Đức - xin được ghi thêm số điện thoại cá nhân của tôi là số: 0942 047 096. Số điện thoại được phổ biến trong bài trước là số của vợ tôi, Nguyễn Thị Kim Thanh (0946440637). Vợ tôi và tôi đều cùng ký tên phản đối màn kịch dân chủ giả hiệu do đảng cộng sản áp đặt.

Vậy tôi mong được phổ biến thêm trên trang nhà số điện thoại cá nhân để quý bạn đọc nào muốn chia sẽ nói chuyện trực tiếp với tôi, khỏi phải chuyển máy làm mất thời gian của bạn đọc.

Chân thành cám ơn.


Trương Minh Đức


http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/ky-gia-truong-minh-uc-nhan-hang-tram.html#.UUnTmcu9KSP

Lotus
03-21-2013, 11:40 AM
Mối nguy hại của Điều 4


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-03-20

Nghe bài này (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anot-let-to-deleg-03202013060307.html/03202013-anot-let-to-deleg.mp3)
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anot-let-to-deleg-03202013060307.html/03202013-anot-let-to-deleg.mp3


http://thongluan.co/vn/images/congan1.jpg

Áp phích: Chỉ biết còn Đảng còn mình, treo ngay trụ sở bộ Công An, 44 Yết Kiêu, Hà Nội



Ban Việt Ngữ vừa nhận một thư ngỏ của ông Nguyễn Hữu Hoàn gửi cho đại biểu Quốc hội khóa 13 đưa ý kiến một công dân về Điều 4 Hiến pháp mà Quốc hội đang tham gia soạn thảo. Chúng tôi nhận thấy đây là những ý kiến tích cực xây dựng của một công dân, nói lên sự trăn trở về tình hình chính trị của đất nước nên đã xin phép tác giả một cuộc phỏng vấn nhằm làm rõ hơn một vài góc cạnh trong bức thư ngỏ này. Cuộc phỏng vấn do Mặc Lâm thực hiện.

Mặc Lâm: Thưa ông Nguyễn Hữu Hoàn, chúng tôi vừa nhận được bức thư ông gửi cho đại biểu Quốc hội khóa 13 này nêu quan điểm của ông về điều 4 Hiến Pháp. Trước tiên xin ông cho biết điều gì đã thúc đẩy ông can đảm viết bức thư này trong khi truyền thông nhà nước đang tận dụng mọi cơ hội để bác bỏ những điều mà ông nêu lên trong bức thư?

Ông Nguyễn Hữu Hoàn: Thực tế là ngày hôm nay tôi đến văn phòng đại biểu Quốc hội tại thành phố Hồ Chí Minh để gửi bức thư này cho hai đại biểu và ngày mai tôi sẽ lên văn phòng Quốc hội phía Nam để tìm cách gửi cho mỗi đại biểu Quốc hội một lá thư như thế. Tôi đã in sẵn 500 bản và ký tên sẵn rồi chỉ còn điền tên và gửi nữa thôi.

Điều này tôi nghĩ chỉ đơn giản là ý kiến của công dân hơn nữa tôi cho là xã hội của ta bây giờ tuy chưa thật là dân chủ nhưng pháp luật đã quy định là dân chủ nên người dân có quyền có ý kiến của mình, miễn là ý kiến xây dựng. Có thể đụng chạm đến một vài cá. nhân nào đấy nhưng tôi nghĩ điều đó là đương nhiên nhưng có trông luận mới ra vấn đề.
Mặc Lâm: Xin ông cho biết hiện nay ông đang công tác trong cơ quan nhà nước hay làm việc cho một doanh nghiệp tư nhân?

Ông Nguyễn Hữu Hoàn: Trước đây tôi có công tác cho một số cơ quan nhà nước, hiện nay tôi đã nghỉ và làm giáo viên tự do. Tôi dạy toán là giáo viên tự do không thuộc cơ quan nào cả.

Tôi đã nói Điều 4 là chuyện hoàn toàn bất hợp lý. Nó là rào cản lớn nhất quá trình dân chủ hóa tại Việt Nam. Rào cản lớn nhất là gì? Đảng lũng đoạn nhà nước, đấy là điều nguy hiểm nhất hiện nay.

Ông Nguyễn Hữu Hoàn

Mặc Lâm: Ông có phải là đảng viên Đảng Cộng sản hay không?

Ông Nguyễn Hữu Hoàn: Dạ không, nhưng bố mẹ tôi đều là đảng viên. Trước đây tôi có tham gia Đảng Dân chủ một thời gian nhưng tại vì thời gian nó xa cách quá nên cũng thôi. Hiện nay thì tôi không tham gia với một đảng phái nào cả.

Điều 4 là rào cản quá trình dân chủ hóa tại Việt Nam

Mặc Lâm: Xin ông cho biết việc phát biểu trong bức thư này căn cứ trên những gì mà ông đã thu thập được từ mái trường xã hội chủ nghĩa hay qua cuộc sống thực tiễn cũng như dư luận chung quanh mình?

Ông Nguyễn Hữu Hoàn: Tôi cũng đã học qua chủ nghĩa Marx Lenin và học qua duy vật biện chứng và tôi biết cái gì là khách quan, là chủ quan. Tôi không đứng trên khía cạnh một đảng viên mà trên khía cạnh một công dân Việt Nam. Nhìn vấn đề và phát biều như thế tất nhiên có thể đúng có thể sai chưa kết luận được nhưng đó là chính kiến của tôi.

Mặc Lâm: Trong bức thư ngỏ này ông khẳng định điều 4 là rào cản lớn nhất ngăn trở mọi tiến bộ và phát triển của xã hội, chính trị và kinh tế Việt Nam, ông có thể cho biết thêm một ít chi tiết về lập luận này?

Ông Nguyễn Hữu Hoàn: Tôi đã nói Điều 4 là chuyện hoàn toàn bất hợp lý. Nó là rào cản lớn nhất quá trình dân chủ hóa tại Việt Nam. Rào cản lớn nhất là gì? Đảng lũng đoạn nhà nước, đấy là điều nguy hiểm nhất hiện nay. Thực tế mà nói đảng viên bây giờ cơ hội rất nhiều tôi không nói đa số nhưng mà nhiều kẻ cơ hội. Điều lệ Đảng quy định phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên nhưng thực tế các vị ấy làm ngược lại hết và đấy là điều hiển nhiên ai cũng phải thừa nhận. Ngay cả đảng viên nói trời nói đất gì thì nói cũng phải thừa nhận điều ấy. Đảng lũng đoạn nhà nước, thông tin thì một chiều. Hiện nay Việt Nam có khoảng 700 cơ quan báo đài tất cả đều theo tiếng nói của Đảng. Những tiếng nói phản biện như tôi rất ít, ít xuất hiện trên mặt báo.
Mặc Lâm: Trong bức thư ông xác định là Đảng Cộng sản không phải là đại biểu trung thành vì lợi ích của nhân dân Việt Nam. Xin ông cho biết vì sao ông có nhận định trái với ba triệu đảng viên hiện nay như vậy?

Điều lệ Đảng quy định phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên nhưng thực tế các vị ấy làm ngược lại hết và đấy là điều hiển nhiên ai cũng phải thừa nhận. Ngay cả đảng viên nói trời nói đất gì thì nói cũng phải thừa nhận điều ấy. Đảng lũng đoạn nhà nước, thông tin thì một chiều

Ông Nguyễn Hữu Hoàn

Ông Nguyễn Hữu Hoàn: Theo tôi thì từ lúc đầu từ năm 1930 tới 1975 thì có thể nói Đảng Cộng sản là đại biểu trung thành với nhân dân nhưng từ năm 1976 tới giờ tuy trong điều lệ Đảng nói như thế, nhưng lúc làm cho thấy Đảng Cộng sản là một tập đoàn độc quyền lũng đoạn nhà nước, nên tôi không tin vào việc Đảng trung thành với nhân dân. Đảng chỉ vì quyền lợi tập thể của các đảng viên trong nước mà thôi.

Mặc Lâm: Trên các phương tiện truyền thông đại chúng đảng viên đang ra sức cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã có công trong hai cuộc kháng chiến cho nên không thể phủ nhận vai trò của Đảng qua điều 4 Hiến pháp, ông phản biện lập luận này như thế nào?

Ông Nguyễn Hữu Hoàn: Theo tôi thì Đảng vừa có công vừa có tội. Công thì rõ ràng rồi nhưng tội thì cũng rất nhiều. Thứ nhất là làm mất lòng tin của nhân dân. Lũng đoạn nhà nước, làm mất dân chủ. Đảng dùng độc quyền chính trị của mình khiến nhiều người có những ý kiến bất đồng, tiến bộ bị vùi lấp mất.

Nếu như điều 4 bị bãi bỏ thì nhà nước sẽ thuộc về nhân dân, đó là điều quan trọng nhất. Không có một lực lượng nào đứng trên Quốc hội và đứng trên nhà nước. Như vậy những người lãnh đạo là những người do dân bầu ra một cách hợp pháp nhất và nhà nước sẽ dân chủ hơn

Ông Nguyễn Hữu Hoàn


Mặc Lâm: Hiện nay cuộc tranh cãi về việc nên hay không nên bỏ điều 4 Hiến pháp vẫn xuất hiện hàng ngày trên báo chí lề phải cũng như trên mạng xã hội. Câu hỏi đặt ra là nếu Điều 4 chính thức bị gạch tên ra khỏi bản Hiến pháp thì đất nước được lợi ích gì?
Ông Nguyễn Hữu Hoàn: Nếu như điều 4 bị bãi bỏ thì nhà nước sẽ thuộc về nhân dân, đó là điều quan trọng nhất. Không có một lực lượng nào đứng trên Quốc hội và đứng trên nhà nước. Như vậy những người lãnh đạo là những người do dân bầu ra một cách hợp pháp nhất và nhà nước sẽ dân chủ hơn. Tôi tin rằng không thể nói Đảng sáng suốt hơn dân mà phải nói dân bao giờ cũng sáng suốt hơn Đảng.

Mặc Lâm: Như ông vừa nói thì đất nước và nhân dân sẽ là người hưởng lợi trong khi đảng viên và những lãnh đạo tối cao không có bất cứ một lợi ích nào thì thử hỏi có thuyết phục lắm hay không khi khuyến khích họ từ bỏ nguồn lợi của mình?

Ông Nguyễn Hữu Hoàn: Chính xác như thế. Cho nên tôi nghĩ rằng điều này rất khó ông ạ. Nó đòi hỏi sự đấu tranh lâu dài và bền bỉ. Sự tập hợp lực lượng của người yêu dân chủ. Có nghĩa là còn rất lâu dài.

Mặc Lâm: Xin được hỏi ông một câu cuối, ông có lo ngại khi biết sẽ bị áp lực từ chính quyền sau khi bức thư ngỏ này được gửi đi rộng rãi hay không?

Ông Nguyễn Hữu Hoàn: Tôi cũng có nghĩ đến nhưng tôi cũng tin là tiếng nói sự thật bao giờ cũng đúng. Chân lý có thể bị vùi lấp nhưng cuối cùng vẫn phải sáng tỏ, tôi không sợ điều ấy.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Thưa quý vị xin được nhắc lại ông Nguyễn Hữu Hoàn, năm nay 49 tuổi. Từ năm 1989 công tác tại Phân viện Khoa học Việt Nam tại TP HCM, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam, Trường Đại học Dân lập Văn Lang, Trường Đại học Dân lập Kỹ thuật Công nghệ, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Vinhempich. Hiện nay là giáo viên tự do, sống cùng vợ và 2 con tại Quận 5 TP HCM, không có tiền án và tiền sự.

Trong thư ngỏ ông đã viết rõ ràng như vậy với mục đích cho các vị đại biểu Quốc hội hiểu và công nhận rằng ông là một công dân có đủ năng lực về trí tuệ, không có hận thù với chế độ và không phải là người suy thoái đạo đức, tác phong và lối sống.

Cám ơn quý vị đã theo dõi cuộc phỏng vấn này.

-------------------------

Tin, bài liên quan

Thư ngỏ gửi Đại biểu Quốc hội khóa XIII
Sửa đổi hiến pháp và những động thái bất thường
Mã số định danh và những cố gắng cai quản cuối cùng
Bước đầu sửa Hiến pháp: mất nhiều hơn được?
Đảng đang sợ?
Việt Nam Tuần Qua



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anot-let-to-deleg-03202013060307.html

Lotus
03-22-2013, 01:56 AM
Sửa đổi hiến pháp và những động thái bất thường


Sua_doi_HP_va_nhung_dong_thai_bat_thuong_GM.mp3

Nghe bài này trong :

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/chinh-tri/2-way-fight-4-amend-prop-consti--gm-03202013151544.html/Sua_doi_HP_va_nhung_dong_thai_bat_thuong_GM.mp3/inline.html

Download

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/chinh-tri/2-way-fight-4-amend-prop-consti--gm-03202013151544.html/Sua_doi_HP_va_nhung_dong_thai_bat_thuong_GM.mp3/download.html


Cuộc lấy ý kiến góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 tiếp tục diễn ra. Có nhiều ý kiến và động thái cho thấy có những bất thường hiện nay.

Những con số

Sau khi Ủy ban Dự thảo Sửa đối Hiến pháp năm 1992 lên tiếng kêu gọi người dân góp ý và không có vùng cấm nào trong đợt góp ý hiện nay. Sau đó đã xuất hiện những bản kiến nghị được phổ biến công khai trên những mạng và qua các mạng xã hội nhiều người tham gia ký tên.

Nổi bật là bản kiến nghị góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp năm 1992 do 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng. Đại diện của nhóm này vào ngày 4 tháng 2 đã đến văn phòng Quốc hội phụ trách về vấn đề sửa đổi hiến pháp để chính thức gửi bản kiến nghị đó.

Cho đến thời điểm giữa tháng 3 con số người ký tên ủng hộ bản kiến nghị do 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng đó được cho biết đã đến con số 10 ngàn người.

Một bản kiến nghị khác đến lúc này cũng có số chữ ký ở mức chục ngàn người là bản nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam cho dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992. Văn bản này cũng được người đại diện của Hội đồng Giám Mục Việt Nam đích thân đến trao cho Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/chinh-tri/2-way-fight-4-amend-prop-consti--gm-03202013151544.html/14826_2734116169767_13750215_305.jpg/image
Giáo dân ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992 tại nhà thờ Thái Hà.


Đến nay cũng có gần 8.000 ngàn người ký tên vào tuyên bố của nhóm Công dân mạng Tự do với những ý kiến mạnh mẽ không những đòi hỏi bãi bỏ điều 4 về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà cần phải tổ chức Hội nghị Lập hiến, thiết lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam.

Phản kích từ chính quyền

Trong một động thái được cho là khá hiếm hoi, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 đã có công văn trả lời cho nhóm 72 nhân sĩ, trí thức mà đại diện là cựu bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc. Tuy nhiên trả lời đó cho rằng những kiến nghị được đưa ra chưa đúng qui định của luật pháp Việt Nam.
Tiếp theo là lên tiếng của những vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và chính phủ đối với những kiến nghị của các tầng lớp người dân, nhất là đối với kiến nghị hủy bỏ điều 4 trong hiến pháp qui định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cô Phạm Thanh Nghiên, một cựu tù nhân lương tâm hiện bị quản chế tại Hải Phòng phát biểu về ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, khi chỉ trích những người kiến nghị hủy bỏ điều 4 là suy thoái tư tưởng, đạo đức; cũng như những ý kiến phản hồi đối với phát biểu đó của ông Nguyễn Phú Trọng:

“Tôi và những người quan tâm đến tình hình Việt Nam đều còn nhớ lời của ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu với tư cách là tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng đang có mặc cảm, tự ti chính trị nên mới lên truyền hình để mà rêu rao, nói về sự lãnh đạo của Đảng… Nếu như ông không có mặc cảm tự ti chính trị, thì ông không nhất thiết phải nói như vậy. Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, đã ly khai khỏi lợi ích quốc gia dân tộc.



*http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2-way-fight-4-amend-prop-consti-gm-03202013151544.html/kysuadoihp-250.jpg/image
Sinh viên công giáo ở giáo phận Vinh, ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992. Courtesy Nuvuongcongly.

Lời của ông Nguyễn Phú Trọng ngay lập tức có rất nhiều lời phản biện. Chúng ta có thể thấy được rằng hiện nay và trong thời gian tới khi mà việc góp ý sửa đổi hiến pháp chưa chấm dứt thì cả hệ thống truyền thông của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ vẫn cứ vận hành. Gần như có sự đối lập giữa hệ thống truyền thông trong nước và những dân cư mạng, đặc biệt trên facebook và báo lề trái.”

Ngoài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng, còn có ý kiến của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, liên quan chuyện kiến nghị phải xóa bỏ điều 4, phải phi chính trị hóa quân đội, phải có tam quyền phân lập… Hầu như ý kiến của những vị lãnh đạo Đảng và Nhà Nước đều bác bỏ các kiến nghị được nêu ra cho rằng có thế lực lợi dụng đợt góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp 1992 lần này để phá Đảng…

Hệ thống truyền thông chính thức của Nhà Nước vào cuộc với những tuyên truyền cho vai trò lãnh đạo của Đảng, công ơn của Đảng… Thậm chí như tờ Đại Đoàn Kết còn đăng bài cho rằng trong những người ký tên vào kiến nghị do 72 nhân sĩ, trí thức đưa ra có những chữ ký nông dân giả mạo…

Một biện pháp nữa được chính quyền tiến hành là lấy chữ ký của người dân về góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp 1992 từ cấp cơ sở xã phường. cán bộ tổ dân phố mang những tài liệu đến giao cho từng hộ và yêu cầu chủ hộ ký tên đồng ý với những điểm được in ra trong tài liệu đó.

Tôi cho rằng đâu là sự thật thì hãy trưng cầu ý dân và yêu cầu quốc tế giám sát, đó mới là minh bạch.
Ông Trương Minh Đức, một người ký tên không đồng ý với văn bản do công an đưa đến nói về cách làm tại địa phương của ông như sau:

“Về phía người dân, tôi được nhiều người cho biết bản dự thảo này do công an và hội đoàn địa phương đem đến tận nhà, yêu cầu người ta ký tên trước đi. Nếu không có thời gian thì từ từ đọc sau. Hôm qua tôi cũng đi một ‘đám’, người ta cũng than phiền là bị người ta mang đến và hối thúc ký, bảo cứ ký đi rồi đọc sau. Người dân nói sao ký liền được, vì 16 chương như thế mà đọc bao nhiêu ngày mới hết, người ta không hiểu. Nhưng cứ ép thôi thì cứ ký vào đi, để người ta còn làm nhiệm vụ. Nhiều người dân phản ảnh : vấn đề này là buộc người ta ký.”

“Gậy ông đập lưng ông”

Không phải chỉ riêng ông Trương Minh Đức, mà một số người khác cũng cùng ghi rõ ý kiến của họ không đồng ý với văn bản được đưa đến cho họ như thế.

Ông Hồ Ngọc Nhuận, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, hồi ngày 18 tháng 3 có bài viết đăng trên trang Bauxite Việt Nam tựa đề “Trò Trẻ con”. Theo ông Hồ Ngọc Nhuận thì có hai điều không nghiêm túc vì trong phiếu lấy ý kiến có ghi Ban chỉ đạo nhưng Ban chỉ đạo là ai thì không thấy. Thứ hai “Nội dung góp ý” có đến hai chữ “đồng ý”: đồng ý với toàn văn dự thảo và “đồng ý với những nội dung khác trong dự thảo”.

Ông Trương Minh Đức có ý kiến tiếp:

“Bây giờ cứ mỗi tối, trên kênh VTV người ta đả phá, họ cho rằng kiến nghị 72, hay một số người lợi dụng góp ý sửa đổi hiến pháp này là chống lại Đảng. Theo tôi trong vấn đề này, họ nói một vế của họ thôi. Nhưng bây giờ người dân Việt Nam có quyền đóng góp: thuận chiều cũng như trái chiều. Tôi cho rằng đâu là sự thật thì hãy trưng cầu ý dân và yêu cầu quốc tế giám sát. Đó mới là minh bạch, chứ bây giờ họ đưa một nhóm người hoặc vài ba người lên TV hằng đêm với hình thức đe dọa, yêu cầu người dân ký.”

Đối với nhiều người vấn đề sửa đổi hiến pháp là một việc làm hệ trọng của cả nước. Khi được kêu gọi lấy ý kiến, nhiều người nhất là các vị nhân sĩ, trí thức với trách nhiệm ‘quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách’ đã có những kiến nghị tâm huyết để có được một hiến pháp thật tốt. Trong khi đó cách làm của phía chính quyền thì theo nhiều người vẫn muốn duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mà trong thực tế suốt những năm qua đã bộc lộ rất nhiều khuyết điểm, gây hại cho nhiều người dân và cản trở sự phát triển của quốc gia trong thế giới ngày nay.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/chinh-tri/2-way-fight-4-amend-prop-consti--gm-03202013151544.html

Lotus
03-23-2013, 05:35 AM
Giáo hội Công giáo phê phán Điều 4

Giáo hội Công giáo Việt Nam tuyên bố Hiến pháp không nên khẳng định sự lãnh đạo 'của bất kỳ đảng phái chính trị nào' trong tuyên bố đưa ra ... Văn bản được Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, ký và được chuyển cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Hà Nội.

Lá thư vạch ra một loạt các điểm mà theo Giáo hội là “cần làm sáng tỏ”.

Hội đồng Giám mục Việt Nam nói phải 'xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào'


Tư tưởng ‘đóng khung’
Đáng chú ý, lá thư bày tỏ bất đồng với Điều 4, mà theo dự thảo, được sửa một phần thành Đảng Cộng sản “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”.
Hội đồng Giám mục nói: “Phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi?”
“Phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần?”
Giáo hội đòi hỏi: “Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.”
Nói về quyền tự do tôn giáo, lá thư yêu cầu: “Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam.”
“Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập...”

‘Tự do ứng cử’

Đi sâu vào quyền chính trị, lá thư nói “việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh”.
Hội đồng Giám mục nói thẳng “quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết”.
Trong ngụ ý đòi bỏ Điều 4, lá thư viết “trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào (X. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân”.
Lá thư viết thêm: “Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo...”

Với giọng chỉ trích mạnh mẽ, lá thư nói phải “xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào”.

Những ngày gần đây, Đảng Cộng sản cho tổ chức hàng loạt các buổi thảo luận, nói chuyện ở các bộ, ngành về dự thảo Hiến pháp.
Tường thuật trên truyền thông nhà nước cũng nhắc đến Điều 4 Hiến pháp, nói rằng đây là “không thể thay thế”.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130301_hoidong_giammuc_hienphap.shtml

Lotus
03-23-2013, 06:08 AM
Giới trẻ thảo luận về sửa đổi Hiến pháp


22.03.2013

Chính phủ Việt Nam đang kêu gọi toàn dân tham gia góp ý cho bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992. Phản hồi của người trẻ trong nước về cuộc vận động lấy ý dân này như thế nào và thế hệ làm chủ đất nước mong mỏi thay đổi những điểm nào trong bản Hiến Pháp hiện hành? Đó là nội dung chính phần đầu cuộc thảo luận giữa 4 trí thức trẻ từ hai miền Nam-Bắc tham gia trên Tạp chí Thanh Niên đài VOA hôm nay:

Bấm vào đây để nghe nội dung cuộc trao đổi (http://realaudio.rferl.org/voa/VIET/manual/2013/03/22/8e715939-e9de-4cc0-9e45-ff1f363d755c.mp3)

http://realaudio.rferl.org/voa/VIET/manual/2013/03/22/8e715939-e9de-4cc0-9e45-ff1f363d755c.mp3

0:12:50 / 0:12:50

Lợi-hại giữa độc đảng và đa đảng trong tình hình tại Việt Nam như thế nào?

Bàn về tu chính Hiến pháp, ngoài hai vấn đề gây bức xúc công luận là chính sách đất đai và thể chế chính trị, vì sao cần phải sửa đổi quy định về sự trung thành của quân đội nhân dân đối với đảng?

Làm thế nào để kiến nghị của trí thức trẻ Việt Nam được lắng nghe trong đợt kêu gọi dân góp ý sửa đổi Hiến pháp lần này?

Mời quý vị đón nghe ý kiến của những người trẻ trong nước trong phần thảo luận tiếp theo trên Tạp chí Thanh Niên đài VOA tối thứ sáu tuần sau...

http://www.voatiengviet.com/content/gioi-tre-thao-luan-ve-sua-doi-hien-phap/1626930.html

Lotus
03-24-2013, 07:21 AM
http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/cong-dan-truong-minh-uc-noi-khong-voi.html#.UU3rlMu9KSM




http://www.youtube.com/watch?v=iMmhznGn4kc

Lotus
04-04-2013, 10:14 AM
http://www.youtube.com/watch?v=hT610CThCh4

Lotus
04-05-2013, 11:04 AM
http://www.youtube.com/watch?v=487ShWyKAws&feature=plcp

Lotus
04-15-2013, 12:56 PM
http://www.youtube.com/watch?feature=plcp&v=AsyriufKk18



Quyền Lập Hiến phải thuộc về Nhân Dân

Coi trong :

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/04/quyen-lap-hien-phai-thuoc-ve-nhan-dan.html#more

Lotus
04-16-2013, 05:15 PM
http://1.bp.blogspot.com/-c9WQYZTpTv8/UWjJ1B16ZqI/AAAAAAABPJI/c2AnvLO4CBU/s1600/Nguoidancoquyenlaphien.jpg



http://1.bp.blogspot.com/-3Jn0iqBeHGk/UW2Y_JeUphI/AAAAAAABPPs/gFS9VlElQS8/s1600/Nguoidancoquyenlaphien2.jpg


http://danlambaovn.blogspot.com/2013/04/so-ieu-gi-ma-khong-nhan-ban-gop-y-cua.html#more

Lotus
04-17-2013, 05:23 AM
Theo trang dự thảo Hiến pháp năm 2013 của quốc hội CHXHCNVN

Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45) :

Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam


Điều 42 (thay Điều 59)

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Bỏ quy định miễn học phí bậc tiểu học

Trong khi điều 59 của Hiến pháp 1992 quy định “bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí” thì dự thảo sửa đổi đã không còn nêu câu này mà thay bằng câu chung chung ở điều 42: “công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”.

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_NGHIQUYET/View_Detail.aspx?ItemID=32&TabIndex=1

Vì lâu nay xin nhiều viện trợ cho nên chính phủ CHXHCNVN phải ghi là miễn học phí bậc tiểu học. Tuy nhiên sau năm 2013 thì giảm viện trợ, cho nên chính phủ CHXHCNVN định nâng học phí .

Lotus
04-18-2013, 09:32 AM
http://www.youtube.com/watch?feature=plcp&v=jyJvHoNEytc

Lotus
04-18-2013, 10:08 AM
http://www.youtube.com/watch?v=woTfJg0HcOU&feature=plcp

http://www.youtube.com/user/RadioChanTroiMoi

Lotus
04-18-2013, 02:00 PM
PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO PHILADELPHIA THẮP NẾN CẦU NGUYỆN ỦNG HỘ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM


Tin Philadelphia - Vào cuối tuần qua Cộng đoàn Công giáo giáo xứ Saint Helena thuộc Tổng giáo phân Philadelphia đã tổ chức thắp nến cầu nguyện ủng hộ Hội đồng giám mục Việt Nam đòi bỏ điều 4 Hiến pháp. Mời quý vị theo dõi phóng sự do thông tín viên SB-TN Nguyễn Đình Toàn gửi về sau đây (video 3 phút)


http://sbtn.net/D_1-2_2-124_4-72402_15-2/phong-su-cong-dong-cong-doan-cong-giao-philadelphia-thap-nen-cau-nguyen-ung-ho-hoi-dong-giam-muc-viet-nam.html

Lotus
04-28-2013, 07:09 AM
http://www.youtube.com/watch?v=4RE31PXoBc0

Lotus
05-01-2013, 09:23 PM
Năm tôn giáo ở Việt Nam ra tuyên bố chung về ‘sửa Hiến pháp’


Một số chức sắc của 5 tôn giáo lớn tại Việt Nam vừa cũng ký tên trên một bản Tuyên Bố Chung về việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/165684-VN-CongLyHoaBinh.400.jpg
Thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình cuối Tháng ba 2013 do LM Lê Ngọc Thanh chủ tế tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn.(Hình: VRNs)


Đó là quý vị đại diện của Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (Hòa thượng Thích Không Tánh), Công Giáo (Linh mục Đinh Hữu Thoại và linh mục Lê Ngọc Thanh - Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn), Tin Lành - Giáo Hội Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ (mục sư Nguyễn Hoàng Hoa và mục sư Hồ Hữu Hoàng), Cao Đài chính thống - Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh (Chánh trị sự Hứa Phi), Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy (cụ Hội trưởng Lê Quang Liêm).

Hồi đầu Tháng Ba vừa qua, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gửi một bức thư tới nhà cầm quyền CSVN kêu gọi sửa hiến pháp theo chiều hướng trả lại dân các quyền tự do căn bản, bầu cử trực tiếp và tự do cũng như trả lại nhân quyền tư hữu đất đai.

Cho tới nay, chế độ Hà Nội cho cán bộ tới từng nhà người dân tại một số tỉnh thị đưa cho tới “góp ý” sửa hiến pháp ép người ta “ký khống” rồi tuyên truyền có hang triệu người đã “góp ý”.

Cái bản Hiến pháp mới đang chuẩn bị được cái quốc hội bù nhìn biểu quyết thông qua vẫn giữ nguyên điều 4, tức dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN.

Nay lần đầu tiên người ta thấy đại diện 5 tôn giáo lớn ở Việt Nam cùng ra một bản tuyên bố đòi hỏi CSVN phải thay đổi thật sự.

Bản tuyên bố chung của 5 tôn giáo đòi chế độ Hà Nội thay đổi mà nội dung thu gọn thành 8 điểm gồm:

1- Trưng cầu dân ý, có Liên Hiệp Quốc giám sát.
2- Tránh tất cả mọi sự lệ thuộc vào ngoại bang, nhất là Trung Quốc.
3- Tránh mọi điều xâm phạm đến quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam như: Tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội...
4- Bầu cử Quốc Hội, tất cả các đảng phái đều được tự do ứng cử.
5- Bầu cử chính quyền do dân cử, dân bỏ phiếu trực tiếp dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc.
6- Bầu cử theo thể chế Dân Chủ Tự Do.
7- Tam Quyền Phân Lập rõ ràng.
8- Xây dựng một nước Việt Nam thật sự Hòa Bình - Trung Lập - Tự Do - Dân Chủ; Do Dân - Phục Vụ Dân - Lập Quyền Dân.

Bản tuyên bố chung nói trên nhận định rằng cái bản Hiến pháp của chế độ Hà Nội đang áp dụng đã “lỗi thời”, “độc tài”, và “không phục vụ toàn dân” mà chỉ “lấy quyền lợi của Đảng làm trên hết”.

Bản tuyên bố cáo buộc “Lấy chủ nghĩa vô thần, vô tôn giáo, dùng Công An để cai trị dân làm cho xáo trộn xã hội về mọi mặt: Kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, tôn giáo…tất cả đều bị suy sụp mất đi truyền thống văn hóa của dân tộc”.

Họ kêu gọi “đã đến lúc phải thay đổi hiến pháp cho phù hợp với ý chí và nguyện vọng của toàn dân, dựa trên nền văn hiến của dân tộc và tuân theo Công Ước Quốc Tế do Liên Hiệp Quốc quy định trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.”


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=165684&zoneid=1#.UYHfrcsaySN

ngocdam66
05-27-2013, 10:12 PM
Công dân Trương Minh Đức nói không với bản dự thảo sửa Hiến pháp của ĐCSVN

http://2.bp.blogspot.com/-CnjHfQvJ2aU/UUfffPnlyaI/AAAAAAAAk-A/0vc-r8HLN2c/s1600/Truongminhduc-danlambao3.jpg


Trương Minh Đức (Danlambao) - Vào lúc 9 giờ 30, ngày 18/03/2013, tổ trưởng và an ninh khu phố thị trấn Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đem đến nhà tôi một sấp giấy dày cộm. Đây là nội dung bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 do Uỷ ban dự thảo sửa đổi hiến Pháp của đảng cộng sản Việt Nam công bố trong màn kịch tự biên, tự diễn vừa qua. Những người này cũng đưa một tờ mẫu để mỗi hộ gia đình đóng góp rồi ký tên, trong tờ giấy có mở ngoặc định hướng rõ ràng cho người đóng góp là "Đồng ý".

Anh tổ trưởng nói rằng "Ký tên đi nhé", rồi hẹn đến đầu giờ chiều cùng ngày 18/03/ 2013 sẽ xuất hiện và yêu cầu nộp lại. Tức là từ lúc giao bản đóng góp ý kiến đến lúc thu lại chỉ có 3 tiếng rưỡi, với 16 trang khổ giấy A3 chằng chịt hơn 100 điều sửa đổi, đối chiếu với 147 điều của Hiến Pháp 1992.

Quả thật đây là một quái chiêu quá lộ liễu, một màn kịch dân chủ giả hiệu. Thử hỏi ai có thể đọc và suy nghĩ được gì trong thời gian ngắn ngủi này? Nhất là trong hoàn cảnh bị hối thúc bởi anh công an khu vực và sự định hướng sẵn là "đồng ý".

http://4.bp.blogspot.com/-cCU-OkW1XxI/UUfeOr9mTUI/AAAAAAAAk94/PAcjdbtI7FY/s1600/TM%C4%90+002.jpg

Người dân bao bộn bề vật lộn với cuộc sống cơm áo gạo tiền trong thời bão giá chỉ còn con đường là ký bừa cho xong, khỏi bị phiền hà. Nhưng người dân đâu nghĩ đến là khi ký xong thì mặc nhiên bị xiềng vào một cái ách độc đảng, độc tài, rồi một ngày nào đó không xa đến gia đình của mình phải xếp hàng đi khiếu kiện những nỗi oan sai, hàng ngày phải bị chung chi những khoảng tiền cho những quan tham nhỏ đến quan tham to.

Nhiều người cũng kêu trời chẳng thấu khi không có một tổ chức chính trị đối lập nào có mặt trong Quốc Hội để có tiếng nói nhằm bảo vệ quyền lợi cho người Dân bị áp bức. Bởi vì chữ ký của mình mà hại mình, khi có chuyện hoặc đến cơ quan công quyền để khiếu nại, nhìn đâu cũng toàn là người của đảng cộng sản cả, họ đùn đẩy cho nhau rồi phần thua thiệt trút hết cho người Dân.

Riêng tôi thì tôi không bao giờ bị mắc lừa theo kiểu "bút sa gà chết", vì vậy tôi ghi thẳng vào là "KHÔNG ĐỒNG Ý" với bản dự thảo do đảng cộng sản soạn. Tôi yêu cầu phải Trưng cầu ý dân, thành lập 1 Hội Đồng Lập Hiến có Quốc Tế giám sát. Tôi đồng ý với bản Kiến Nghị sửa Đổi Hiến Pháp của Hội Đồng Gíam Mục Việt Nam ngày 01/03/2013.

Bình Dương - ngày 18/03/2013


Công Dân Trương Minh Đức

http://3.bp.blogspot.com/-P5U6RfZSKdQ/UUfeA79N2yI/AAAAAAAAk9o/jdDTyMFDh6o/s1600/gopy1.jpg

http://3.bp.blogspot.com/-ECEzF_rQK5Q/UUfeCeREDpI/AAAAAAAAk9w/ubVWAocNTws/s1600/gopy2.jpg




http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/cong-dan-truong-minh-uc-noi-khong-voi.html#.UUmsZMu9KSP



Ai bắt Trương Duy Nhất


by Người Buôn Gió (https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9) (Notes (https://www.facebook.com/profile.php?id=100001449065165&sk=notes)) on Monday, May 27, 2013 at 8:39am






Tất nhiên cơ quan bắt Trương Duy Nhất đã công khai trên báo chí, cơ quan điều tra an ninh của bộ Công An. Địa chỉ số 7 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội, ngay cạnh Hội Nhà Văn thì phải.

Trang TTXVA ngay lập tức đưa tin lại từ trang tusangnhamhiem một bài viết cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo cơ quan A87 cơ quan anh ninh Văn Hóa để bắt Trương Duy Nhất. Việc bắt này có sự đồng tình của ông Trương Tấn Sang. Bài viết này cũng nói tội của anh Nhất là chỉ trích Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước.


Theo như báo chí nói thì cơ quan an ninh điều tra bộ Công AN (A92 )mới là đơn vị bắt Trương Duy Nhất. Vậy là trang TSNH vì sao lại phải nói là A87. Cơ quan an ninh văn hóa A87 chỉ thẩm định bài viết rồi chuyển sang cho cấp trên đề nghị xử lý điều tra, khởi tố. Cấp trên xem thấy cần thiết mới giao cho A92.

Và chính cơ quan an ninh điều tra mới thụ lý hồ sơ và ra lệnh bắt hay khởi tố vụ án.

Tại sao trang TTXVA và trang tusangnhamhiem lại nhầm lẫn vậy.? Tôi không nghĩ họ nhầm. Bởi họ thừa biết ai là người nắm A92, ai là người nắm A87. Nói cách khác là A87 và A92 chịu ảnh hưởng của thế lực nào bên trên còn cao hơn cả cấp bộ.

Ông '' giáo làng nhu mỳ '' Nguyễn Phú Trọng như anh Nhất thường gọi có gan chỉ đạo bắt người ư.? Trong khi ông đang mệt mỏi sau nhiều chuyện, tuổi cao , dường như đang muốn về hưu. Con người như ông Trọng, làm đến TBT mà đi chỉ đạo bắt một blog như Trương Duy Nhất là điều khó có thể xẩy ra. Vì nếu ông tàn nhẫn, cương quyết , thủ đoạn đến thế thì hẳn ông đã không phải ngậm ngùi rơi lệ bất lực đọc diễn văn bế mạc đại hội 6.

Điều 258 cũng không có gì đáng sợ. Cô Gái Đồ Long từng bị bắt về cái điều luật mơ hồ này đến hai tháng, tôi thì may mắn hơn là chỉ có chục ngày, cũng cái điều 258 này. Hy vọng anh Nhất không phải ngồi tù lâu.

Nhưng cái nhầm lẫn về đơn vị bắt và kết luận như đinh đóng cột của hai trang TTXVA và TSNH lý do anh Nhất bị bắt là bởi Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước có điều gờn gợn.

Thường xem ai bị bắt, hãy để ý đến Hồ Thu Hồng, tức Beo. Nếu Beo chửi rủa, xỉ vả người bị bắt, Beo thầm thì là người ấy tội này, tội nọ bắt là đúng. Ta có thể biết phe nào bắt người đó. Như trường hợp Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ chẳng hạn, Beo gào rống , xỉa xói Cù Huy Hà Vũ. Rôi Beo lớn tiếng dọa nạt Ba Sàm, Xuân Diện, Huệ Chi., Quang A. Chúng ta nếu theo dõi các thông tin, bài viết của những người bị Beo chửi, đều thấy chung một mẫu số chung là đa phần chỉ trích quan thầy của Beo.

Beo bây giờ về hưu rồi, hay mất chức, kỷ luật, hay điền viên như thánh Gióng cưỡi ngựa về trời. Chả biết ý Beo thế nào nữa. Nhưng có một truyền nhân của Beo được Beo chiêu mộ từ hồi mới xảy ra biểu tình chống Trung Quốc. Đó là Bố Cu Hưng.

Nếu Bố Cu Hưng không cất lời xỉ nhục Trương Duy Nhấ, người bị bắt mới đây, như đàn chị Beo vẫn làm với những người bị bắt trước. Có lẽ hoài nghi ai bắt Trương Duy Nhất vẫn chưa rõ. Nhưng là kẻ nối nghiệp, với nhiệm vụ nằm trong giới blog, nằm trong báo chí để tung hỏa mù như đàn chị Beo, mỗi khi phe ta ra quân đàn áp ngôn luận. Bố Cu Hưng phải thực hiện nhiệm vụ phe lợi ích giao cho như đàn chị Beo đã từng làm trước đó.


Nói về Trương Duy Nhất, đừng nói anh ta theo ai, phò ai. Đó là quan điểm của anh ta, nhưng nếu nhìn cái cách mà anh ta làm , phải nên khâm phục. Nhất là người dám nói , dám sống chết với điều mình nghĩ, dám đương đầu với thế lực mạnh. Thế lực ấy mạnh đến nỗi khối ủy viên trung ương còn khiếp sợ. Thế mà Nhất dám nói.


Không ai nhớ Dự Nhượng, Yêu Ly, Kinh Kha phò ai, mấy ai còn nhớ chủ của ba người đó là ai chứ. Người ta chỉ nhớ Dự Nhượng nuốt than chờ dưới gầm cầu, Yêu Ly chống sào lựa theo gió rút dao, Kinh Kha cuốn chủy thủ vào địa đồ qua sông.

Bởi thế, dù Trương Duy Nhất như đã nói, anh ta viết khác tôi, ý chí khác tôi. Nhưng trong tôi anh ta là một người đáng khâm khục về chí khí. Ngàn đời sau, chẳng ai chê Dư Nhương, Yêu Ly, Kinh Kha là không tinh khôn chọn chủ thịnh mà phù, lại đi phù suy. Trương Duy Nhất phò ai hay theo ai cũng vậy.

Đem lòng dạ theo đàn chị Beo, Bố Cu Hưng bước vào con đường phục vụ nhóm lợi ích. Vinh thân phì da. Kể cũng là một cách khôn ngoan, hợp thời.

Dù sao cám ơn Bố Cu Hưng đã kế tục Beo Hồng, cho thiên hạ biết phe nào bắt Trương Duy Nhất.

Lotus
05-28-2013, 06:55 AM
Trương Duy Nhất không liên quan gì bản nhận định và góp ý dự thảo hiến pháp của HĐGMVN .




Ông Trương Duy Nhất liên quan đấu đá phe đảng trong nội bộ đảng.

Lotus
05-28-2013, 07:36 AM
Một loạt các cuộc bắt bớ ở Việt Nam từ đầu năm 2012 được cho là có phần liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong đội ngũ cầm quyền cao cấp của Việt Nam...

Tâm sự với độc giả khi chuyển sang viết blog, ông Nhất nói ông đã làm cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm ...

Ông Chênh cũng đánh giá nhìn chung ông Nhất 'là một blogger độc lập' vì không tham gia ký các kiến nghị, kể cả Kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/05/130526_truong_duy_nhat_bi_bat.shtml

Nói chuyện với ban Việt ngữ - VOA từ nước Đức, blogger Người Buôn Gió, tức ông Bùi Thanh Hiếu, bình luận:

Anh Nhất thì anh ấy không hề đòi hỏi dân chủ, chống phá gì Đảng ...

Blogger Trương Duy Nhất từng làm việc cho một tờ báo “lề phải” do nhà nước điều hành, cách đây hơn 2 năm ông nghỉ việc để chuyển sang viết blog.

“Cái chuyện này tôi thấy nó là chuyện bình thường. Bây giờ anh ấy thấy là Đảng bây giờ sa sút trầm trọng, mất uy tín trong nhân dân, thì anh ấy kêu gọi ông Tổng Bí thư từ chức để một ông Tổng Bí thư khác lên làm, như thế thì không khi nào chống Đảng được. Theo quan niệm của anh ấy thì làm như thế là tốt cho đảng. Còn anh thấy ông Thủ Tướng ông ấy điều hành kinh tế đất nước be bét quá thì anh ấy bảo ông đi xuống để một ông Thủ Tướng khác lên thay tốt hơn. Chứ đấy đâu phải là chống đối gì Đảng, chống lại nhà nước đâu.”


http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-bat-mot-blogger-noi-tieng-ve-toi-chi-trich-chinh-phu/1669045.html

Đàm Mai Đạo - Nhìn nhận về vụ bắt Trương Duy Nhất


... Không thể gọi ông Trương Duy Nhất là "nhà bất đồng chính kiến".

"Nhà bất đồng chính kiến" là gì? Có thể nói ngắn gọn: Người không đồng ý và phản bác lại chế độ cầm quyền hiện hữu một cách khoa học về quan điểm chính trị cơ bản, phổ quát mà đại đa số quốc gia trên thế giới đã cùng công nhận và cam kết thực hiện khi tham gia LHQ. Trong khi đó, blogger Trương Duy Nhất, từ tuyên bố cá nhân cho đến nội dung các bài viết không phải là "blog phản động" và luôn kiểm soát chặt chẽ phản hồi nào có ý định chống phá đảng & nhà nước (tất nhiên theo quan điểm của ông Nhất khi cho hiện hay xóa phản hồi) mà ai cũng biết.

"Phản động" - chữ mà tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần từng đòi hỏi phải thật minh bạch, khoa học và tránh chụp mũ, nhưng chưa bao giờ chế độ cầm quyền hiện tại đáp ứng yêu cầu của chị. Nhiều người cũng biết chữ này, có thể nói, toàn bộ các tù nhân lương tâm và nhiều blogger bất đồng chính kiến khác không bao giờ dùng đến với ý nghĩa phản bội dân tộc, chống lại Tổ quốc. Chỉ những trang báo của "nhà nước" như ND, QĐND, CAND v.v... rất hay dùng trước đây, nhưng sau này đã mai một ít nhiều khi đồng loạt chuyển sang cụm từ mới "thế lực thù địch" sau khi bị quá nhiều phản đối với lập luận chỉn chu và khoa học.

Trương Duy Nhất vẫn "kiên định" với cụm từ "phản động" như ông nhiều lần tuyên bố ông không thuộc về nó, mặc dù ông chưa bao giờ định nghĩa hay tìm sự đồng thuận xã hội như thế nào.

Blogger này cũng chưa bao giờ miệt thị hay đòi giải tán (xin nhấn mạnh) tổ chức ĐCSVN hoặc giả, đòi xóa điều 4 HP như rất nhiều người khác, trong đó TS. Cù Huy Hà Vũ là nạn nhân điển hình cho việc đòi xóa điều ấy.

Không chỉ cụm từ "phản động", quan điểm chính trị của blogger Trương Duy Nhất rõ và xuyên suốt từ ngày ông mở trang "motgocnhinkhac". Vâng! Đó là "một góc nhìn khác", không phải "một cái đầu khác", bởi ai cũng biết bộ não là quan trọng nhất khi nó điều khiển mọi bộ phận cơ thể.

Ông luôn tỏ ra yêu mến và tỏ rõ thiện chí để làm sao cho ĐCSVN ngày càng tốt hơn qua nhiều bài viết, trong đó nổi bậc nhất là bài "Trị Đảng" [2]. Bài viết đó, dù lên tiếng mạnh mẽ, nhưng ông vẫn thật tâm yêu quý chế độ hiện hành, chỉ muốn nó tốt hơn, ngày càng hoàn thiện, mạnh mẽ hơn. Admin trang Dân Luận - ông Nguyễn Công Huân cũng từng cảm phục tấm lòng và sự can đảm của blogger này nhưng vẫn tỏ ra băn khoăn và nghi ngờ tính khả thi của ý kiến "trị đảng", bỏi nó chỉ là biện pháp nửa vời:...


Ngoài ra, bài viết ngắn và tiêu biểu của Blogger Trương Duy Nhất có tựa "Tổng Bí thư và Thủ tướng nên ra đi" [3] cũng chỉ khuyến nghị cá nhân ông Trọng và ông Dũng nên rút lui với khả năng (mà ông Nhất cho rằng) không xứng đáng và không đáp ứng nổi trọng trách. Bài viết này cũng không hề đả động gì đến chế độ cầm quyền hiện hữu.

Ông Trương Duy Nhất chưa bao giờ chống lại nhà nước bởi ông Nhất hoàn toàn tôn trọng ĐCSVN, mà ĐCSVN (thì) lãnh đạo cả nhà nước và xã hội....

Với kinh nghiệm 30 năm làm người cộng sản, tôi đánh giá khách quan việc Trương Duy Nhất bị bắt là do các phe phái đánh nhau và ông Nhất trở thành vừa là nạn nhân vừa là đồng lõa (chí ít đồng lõa ở góc độ đã nhận tin mật do ai đó cung cấp), chưa nói về kinh tế cá nhân hay phục vụ, làm việc cho ai cả.

III. Kết:

Dù sao đi nữa, không nên gọi ông Nhất là "nhà bất đồng chính kiến" như RSF gọi, hay bênh vực ông ở góc độ "quyền tự do ngôn luận" bị xâm phạm theo cách diễn giải luật pháp như là "điều 258" mù mờ, vô nghĩa tựa "điều 88" chẳng hạn, bởi những cái đó trở nên vô nghĩa khi quý độc giả gắn kết với những chi tiết mà tôi vừa trình bày.

Gió đã xoay chiều, không có nghĩa nó không xoay chiều ngược lại như vụ việc bắt giữ blogger Phạm Chí Dũng, sau đó phải trả tự do và báo Tuổi trẻ đã cải chính và xin lỗi ông ấy. Gió có thể xoay nhiều chiều khác nữa, bất kể lúc nào và xin hãy lưu ý về "cân bằng động" mà người cộng sản sử dụng khi dõi theo vụ án "Một Góc Nhìn Khác", xem thử nó có gì khác ngoài điều 258, 88?!

Đàm Mai Đạo

Sài Gòn 28/5/2013



https://danluan.org/tin-tuc/20130528/nhin-nhan-ve-vu-bat-truong-duy-nhat

http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/05/28/nhin-nhan-ve-vu-bat-truong-duy-nhat/

Lotus
05-30-2013, 02:11 AM
Trương Duy Nhất và góc nhìn khác


Lê Diễn Đức


Tôi không hề quen biết và chẳng có chút tư thù gì với Trương Duy Nhất. Thế nhưng đã có lần bút chiến với anh qua bài "Cù Huy Hà Vũ, Ngô Bảo Châu, một phương trình, hai nghiệm số".

Tranh luận…

Số là trong bài "Ngô Bảo Châu và sự sợ hãi" trên blog "Một góc nhìn khác", trên cơ sở comments của những ai đó mà Trương Duy Nhất mô tả là “mắng xả thóa mạ bằng thứ ngôn từ hàng chợ, chửi xỉa một vị giáo sư khả kính vừa đoạt giải Nobel toán học là “giáo sư cừu gặm cỏ”, rồi anh gộp tất cả mọi người khác vào một cái rọ “khoác danh dân chủ".

Bài viết của tôi cho rằng, có thể cũng có những kẻ "khoác danh dân chủ" nhưng không có cơ sở nào chứng minh những lời nói chợ búa ấy là của những người hoạt động dân chủ, nhân quyền.

Không thể có cách gán ép vô cớ như thế. Thế giới mạng là không gian ảo, với những nickname giả mạo, đen trắng lẫn lộn, hư thật khó lường, cách viết của Trương Duy Nhất là thái độ xúc phạm tới những người tranh đấu dân chủ chân chính.

Tôi đã được đáp lại hình như một hay hai bài với thái độ tức tối, nhưng tôi không tranh luận tiếp mà cho rằng mình ở về phía đúng, điều gì cần nói thì đã nói hết.

Rồi cũng qua đi. Tôi xem việc tranh cãi là chuyện rất mực bình thường giữa những người cầm bút, không cố chấp.

Tôi vẫn tiếp tục đọc các bài của Truơng Duy Nhất trên blog "Một góc nhìn khác" và anh vẫn là friend của tôi trong danh sách của Facebook.

Để ý từ khoảng hơn một năm nay, tôi thấy anh có nhiều bài phản biện về các vấn nạn và góc tối của xã hội Việt Nam sâu sắc, can đảm.

Tôi vẫn quý trọng và cảm phục anh. Đôi khi có chút lo lắng cho thân phận của anh, dù có tin đồn đại là anh có một thế lực nào đó che chắn.

Tử “một góc nhìn khác”

Sau Hội nghị Trung ương 6, đoạn anh viết về Trương Tấn Sang không dám nhận ông X là Nguyễn Tấn Dũng, tôi đã trích cho bài viết của mình:

"Tại sao cái tên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng- người bị Bộ Chính Trị yêu cầu kỷ luật cũng không dám công khai, phải nói trại ra là “một đồng chí ủy viên BCT” như kiểu không dám gọi đích danh mấy loại tàu cướp của Trung Quốc mà phải gọi là “tàu lạ” vậy?

Đến mức khi giải trình với cử tri, Chủ tịch nước vẫn không dám nêu tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà phải gọi là “đồng chí X”. Đây là sự tế nhị, là nguyên tắc bảo vệ "tình đồng chí" trong đảng, hay là sự thỏa hiệp, là thái độ hèn hạ, bất lực?

Thế thì làm sao còn dám kêu gọi người dân đừng sợ hãi, đừng sợ trù úm để cùng đảng chống tham nhũng?".

Đến “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”

Hôm nay, 26/5, được tin Bộ Công an đã bắt Trương Duy Nhất về việc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình Sự, tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Tin anh bị bắt làm tôi xúc động. Một đồng nghiệp gặp tai ương.

Không biết Trương Duy Nhất đã "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" nào, vì làm gì có các quyền ấy ở CHXHCN Việt Nam.

Nhưng những bài viết của anh là tiếng nói trung thực của một người cầm bút. Những điều anh nói không lạ, nhưng không phải ai cũng dám viết, chính danh và công khai, thể hiện mạnh mẽ mong muốn của quần chúng thấp cổ bé miệng.

Anh đã làm đúng phận sự xung kích của người cầm bút trong một chế độ mà mọi cái nhìn khác với Đảng là bị trấn áp, bỏ tù.

Ai là phản động?

Sau khi làm việc với công an và an ninh cuối năm 2012, Trương Duy Nhất víết:

"Nên biết đọc và nhìn những bài viết trên trang của tôi ở nghĩa tích cực. Và thật sự rất nhiều bài viết, nhiều phản biện góp bàn của tôi đã tạo ra những hiệu ứng và thay chuyển tốt.

Hơn 4 năm trước, khi một ông Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương phán định trang Trương Duy Nhất có “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, tôi đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!”

Tôi không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”, những “bộ phận không nhỏ” trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ.

Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Bọn đó mới là tội phạm, là lũ trọng phạm đang đục khoét đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ, chứ không phải là trang blog của tôi. Bọn đó mới là lũ phải gửi “giấy mời”, phải triệu tập, phải bắt giam, phải… chém đầu bêu trước nhân dân!

Đó mới đúng là chức phận của ngành công an. Cái còng và khẩu súng là để chĩa vào bọn vinh thân phì gia, những kẻ đang cài nhét con cháu vào ghế này chức nọ bất chấp nguyên tắc và đạo lý, đục khoét ăn hại tàn phá đất nước, chứ không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất".

Tiếng nói thẳng thắn và trực diện của người con đất Quảng này đã dáng mạnh vào tất cả những gì tệ hại nhất hôm nay của hệ thống cầm quyền. Không bị bắt giữ và ngăn chặn mới là chuyện lạ.

Mong anh chân cứng đá mềm và bình an!

(Bài viết trích từ trang blog cá nhân của Lê Diễn Đức. Nội dung không phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do)



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ledienduc-truongduynhat-05292013122630.html

Lotus
05-30-2013, 05:36 AM
Trang blog của Trương Duy Nhất đe dọa chế độ?


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tdn-blog-dangerou-f-state-kh-05302013115232.html/000_Hkg8180264-305.jpg/image


Sau khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt, ông Lê Hiếu Đằng có trả lời hãng truyền thông BBC Việt ngữ là việc bắt bớ này là một hành động nhằm trấn áp những người yếu bóng vía của nhà cầm quyền Việt Nam. Trong một bài tường trình của Mặc Lâm, RFA, về vụ việc này các ông Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến có uy tín và Phạm Chí Dũng một nhà báo tự do từng bị bắt vào năm ngóai, lại bán tín bán nghi về việc tranh chấp phe phái đã dẫn đến việc ông Nhất bị bắt, và cái nguyên nhân trực tiếp là việc ông Nhất tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm các vị lãnh đạo chính trị Việt Nam trên trang blog của mình. Trên không gian mạng thì luồng ý kiến đa số là ông Nhất bị rơi vào vòng xóay của cuộc tranh chấp phe phái.

Trong một lần trả lời phỏng vấn của chúng tôi, ông Trương Duy Nhất nói về trang blog của ông như sau,

“Trang của tôi là một trang tạo nên hiệu ứng tích cực trong xã hội.”

Ông cũng khẳng định rằng hình thức truyền thông qua mạng Internet hiện đang lấn lướt các lọai báo in. Quả thực Internet đã mang đến nhiều thay đổi về sự lưu chuyển thông tin trong xã hội và nhà cầm quyền không thể che dấu những sai lầm của mình một cách tòan vẹn. Mặt khác các chỉ trích của những ngừơi bất đồng chính kiến cũng nhanh chóng đến được với mọi người, nhất là những người có khả năng tiếp cận Internet.

Trang blog của ông Nhất đã chỉ trích nhiều vị lãnh đạo Việt Nam, chỉ trích nhiều chính sách hay quyết định sai lầm của chính phủ. Nhưng trang blog này không phải là trang blog duy nhất làm việc đó ở Việt Nam. Chắc hẳn mọi người còn nhớ trước đây có một trang blog của bà Hồ Thu Hồng cũng chỉ trích rất nhiều một số người đương chức đương quyền, và có lần ám chỉ cả đến thần tượng của chế độ là ông HCM. Nhưng chủ nhân trang blog này vẫn an tòan cho đến ngày nay. Nhiều trang blog cá nhân khác cũng nổi tiếng như vậy nhưng cũng không có việc gì xảy ra cho đến hôm nay.

Một số blogger đã bị cầm tù như Điếu Cày, Tạ Phong Tần của Câu lạc bộ nhà báo tự do. Nhưng các người viết blog này đã có những họat động thực tế khác bên ngòai không gian mạng như xuống đường phản đối Trung quốc. Và chính những họat động thực tế đó, tập hợp và xuống đường, là điều người cộng sản sợ nhất. Trong bài khảo luận “Làm gì?”, Lenin, ông tổ của cách mạng cộng sản có nói rằng những nhà cách mạng phải hiểu nhiệm vụ của mình là giúp cho người công nhân trở thành những người kích động, những nhà tổ chức và những người tuyên truyền. Đó chính là sự tập hợp đám đông mà người cộng sản đã từng làm và do vậy họ cũng rất sợ đến phiên những người khác sẽ làm như thế để chống lại họ.

Internet có làm được chuyện tập hợp và tổ chức đó hay không? Câu trả lời là có và nó đã xảy ra trong cuộc cách mạng Ả Rập gần đây. Nhưng dường như nó chưa làm được như vậy ở Việt nam, nơi có đại đa số dân chúng không tiếp cận với Internet và bị kiểm sóat cho đến làng xã, khóm ấp bởi hệ thống của đảng cộng sản.

Góc nhìn của Trương Duy Nhất

Trong một lần trao đổi với chúng tôi, anh Lê Thăng Long người khởi xướng phong trào con đường Việt Nam sau khi ra tù trong một vụ án được nhà cầm quyền gọi là tuyên truyền nhằm lật đổ chính quyền nhân dân cách đây bốn năm, nói với chúng tôi về những tiến bộ trong tự do ngôn luận gần đây như sau,



000_APH2001041144009-250.jpg

Một nhân viên văn phòng làm việc trong một công ty nhà nước bên cạnh một màn hình hiển thị trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam. AFP photo


“Những họat động như đòi sửa điều bốn Hiến Pháp, quân đội chỉ trung thành với nhân dân , sửa đổi luật đất đai, không thể được tha thứ trước đây. Những phản bác lại chỉ dừng ở thông tin đại chúng chứ không có những vụ bắt bớ hàng lọat xảy ra.”

Quả thật là những việc như vậy đã xảy ra và nó diễn ra ở trên mạng. Trong kỳ họp đang diễn ra hiện nay của quốc hội mà đại đa số thành viên là đảng viên đảng cộng sản, những người cầm quyền Việt Nam xem các sự kiện như Kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức, Tập hợp những công dân tự do đòi lập Hiến Pháp mới như nó chưa từng xảy ra. Điều thực sự được đại đa số dân chúng Việt Nam xem và nghe đều được chuyển tải qua hệ thống truyền thông khổng lồ của nhà nước.

Trở lại trường hợp ông Trương Duy Nhất, qua trang blog của Một góc nhìn khác, ông nêu rõ quan điểm của ông là ủng hộ những gì ông Nguyễn Bá Thanh, người đồng hương của ông thực hiện, và đồng thời ủng hộ ông này tiến vào Bộ chính trị, cơ quan quyền lực thực sự cao nhất ở Việt Nam. Sau khi ông Nguyễn Bá Thanh không vào được Bộ chính trị, ông Nhất đã cảm thán rằng, hịên tượng Nguyễn Bá Thanh là một hiện tượng đẹp.

Một nhà quan sát bên ngòai là Tiến sĩ Vũ Tường ở đại học Oregon, Hoa Kỳ có cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh được phe của ông Nguyễn Phú Trọng đưa vào Bộ chính trị trong kỳ đại hội trung ương 7 vừa rồi nhưng thất bại. Và sự kiểm sóat của phe đảng đã yếu thế hơn phe của chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm.

Chúng tôi biết ông Nhất người có liên quan chặt chẽ với các họat động chính trị trong nước ông hay tháp tùng các đoàn rất cao cấp để đi ra hải ngọai, ông ấy phải là người có liên hệ với các tổ chức chính trị cấp cao mới có vai trò như vậy.
-Ông Hà Sĩ Phu



Điểm lại những sự việc này, như tác giả Mặc Lâm trong bài viết mới đây, có thể nói rằng Internet làm cho mọi nỗ lực nhằm bít lỗ hổng tin tức về các tranh chấp nội bộ không thành công như xưa nữa. Nhưng ở Việt Nam dường như nó chỉ mới dừng lại ở đó. Việc bàn tán xôn xao về tranh chấp nội bộ này không phải mới, và không chỉ một mình ông Trương Duy Nhất bàn đến trên không gian mạng.

Ông Hà Sĩ Phu nhận xét về ông Trương Duy Nhất trong bài tường trình của tác giả Mặc Lâm như sau,

“Chúng tôi biết ông Nhất người có liên quan chặt chẽ với các họat động chính trị trong nước ông hay tháp tùng các đoàn rất cao cấp để đi ra hải ngọai, ông ấy phải là người có liên hệ với các tổ chức chính trị cấp cao mới có vai trò như vậy.

Đặc điểm thứ hai đặt vấn đề có phải ông ấy là người của một nhóm nào đấy hay không? Gần đây thì anh em cũng thấy một điều lạ là vai trò của ông Trương Duy Nhất lúc thì ủng hộ nhóm này nhưng có lúc lại ủng hộ nhóm khác.

Tiếp cận nhiều vị trí cao cấp trong chính trị, khi ủng hộ nhóm này, khi ủng hộ nhóm khác, dường như đây mới là nguyên nhân chính, chứ không phải việc bắt bớ này để đe dọa những người yếu bóng vía.



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tdn-blog-dangerou-f-state-kh-05302013115232.html