PDA

View Full Version : Nắn gân



Pages : [1] 2

Triển
03-28-2013, 08:08 AM
Mỹ gửi bom nguyên tử sang Nam Hàn

Hiện tại họ chỉ bắn đạn mã tử. Để dọa Bắc Hàn, Mỹ gửi hai máy bay thả bom tàng hình có khả năng nguyên tử sang bán đảo Nam Hàn.


http://www.welt.de/img/ausland/origs114837486/8959724682-w900-h600/584111-01-07.jpg


Trong lúc căng thẳng ngày một gia tăng trên bán đảo Đại Hàn, Mỹ đã gửi hai máy bay thả bom tàng hình loại B-2 có khả năng nguyên tử sang Nam Hàn sáng thứ năm. Quân đội Mỹ cho hay, hai chiếc phi cơ cất cánh từ căn cứ không quân Whiteman ở tiểu bang Missouri và đã dợt bắn đạn mã tử trên khu tập quân sự ở Nam Hàn.

Những chuyến bay này có tác dụng "răn đe". Buổi tập "chứng minh khả năng của Hoa Kỳ có thể nhanh chóng tấn công mục tiêu xa ở bất cứ nơi nào".

Sau khi Bình Nhưỡng phản đối sự gia tăng cấm vận của Liên Hiệp Quốc bằng cách tuyên bố hủy hiệp nghị đình chiến sau khi thử vũ khí nguyên tử lần thứ ba dưới lòng đất, tình hình trên bán đảo Đại Hàn căng thẳng lên rõ rệt. Trước đó Bắc Hàn đã dọa đánh Mỹ trận vũ khí nguyên tử đầu tiên.

Tăng cường hợp tác quân sự

Mỹ và Nam Hàn thỏa thuận một sự gia tăng hợp tác quân sự trong thứ sáu vừa qua. Chính quyền Mỹ có bổn phận trợ giúp quân sự cho Nam Hàn khi bị khiêu khích. Trong cuộc điện thoại với đồng sự Nam Hàn Kim Kwan-jin, bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel đã nhấn mạnh lời hứa như thế hôm thứ tư.

Dù căng thẳng gia tăng, những người Nam Hàn vẫn tiếp tục đi lại sang đất Bắc. Mỗi ngày có hàng trăm người Nam Hàn đến làm việc tại một khu kỹ nghệ chung ở thành phố Khai Thành (Kaesong) bên biên giới Bắc Hàn. Một nữ phát ngôn viên của bộ quốc phòng Nam Hàn ở Hán Thành cho hay, gần 400 người Nam Hàn đã sang biên giới Bắc Hàn sáng thứ năm giờ địa phương mà không có vấn đề gì lớn.

Nguồn ngoại tệ vẫn tiếp tục chảy đều

Bắc Hàn đã cắt đường dây liên lạc quân sự duy nhất sang Nam Hàn, mà trước đó vẫn còn xử dụng, song song với những đe dọa chiến tranh. Đường dây này thông thường được xử dụng bằng điện thoại cho biết có bao nhiêu người Nam Hàn được xuất và nhập cảnh. Những người quan sát cho biết Bắc Hàn trước sau vẫn còn muốn giữ hoạt động của khu kỹ nghệ. Kế hoạch này là một nguồn ngoại tệ quan trọng đối với họ.

Chuyện cắt đường dây liên lạc vẫn thường xảy ra sau khi quốc gia cộng sản này gửi những thông điệp dọa giẫm mới chống lại Nam Hàn và Mỹ trong những tuần qua. Bình Nhưỡng lấy đó làm phản ứng chống lại sự gia tăng cấm vận của liên hiệp quốc sau lần thử nguyên tử thứ ba hồi tháng hai và sau các cuộc tập trận chung của Nam Hàn và Mỹ hằng năm.


[ * dịch lại theo USA entsenden Atom-Bomber nach Südkorea (http://www.welt.de/politik/ausland/article114837487/USA-entsenden-Atom-Bomber-nach-Suedkorea.html) ]

Triển
03-29-2013, 04:47 AM
Kim Chánh Ân ra lệnh chuẩn bị hỏa tiễn

http://cdn3.spiegel.de/images/image-478606-breitwandaufmacher-mybf.jpg

Hán Thành - đây là lần thứ hai trong vòng một thời gian ngắn Bắc Hàn cứng rắn đe dọa tuyên truyền bằng hành động: Bình Nhưỡng đã tuyên bố hôm thứ ba quân đội đặt trong tình trạng báo động và đe dọa đánh các căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương Mỹ trận đầu tiên bằng nguyên tử. Hoa Thịnh Đốn trả đũa bằng việc gửi hai phi cơ tàng hình thả bom nguyên tử sang Châu Á để tham dự tập trận với quân đội Nam Hàn.

Chuyện này đã là dịp để Kim Chánh Ân lập tức triệu tập tướng lãnh họp đêm để ký sắc lệnh, điều hỏa tiễn chuẩn bị tấn công căn cứ Mỹ. Thông tấn xã chính thức của Bắc Hàn đã cho đi tin này sáng thứ sáu hôm nay (giờ địa phương). Buổi họp đã xảy ra lúc nửa đêm.

Kim đã quyết định rằng "theo tình hình đã đến lúc tính toán với bọn đế quốc Mỹ". Mục tiêu được chọn cho dàn hỏa tiễn là đất liền nước Mỹ, các căn cứ quân sự ở Hạ Uy Di, đảo Guam cũng như Nam Hàn. Sau khi chuẩn bị xong có thể tấn công bất cứ lúc nào. Tuy nhiên đến nay chưa thể chứng minh được rằng hỏa tiễn của Bắc Hàn có đủ sức đến được đất liền nước Mỹ hay không.

"Chúng tôi xem trọng sự khiêu khích này"

Hôm qua hai phi cơ tàng hình thả bom nguyên tử đã cất cánh từ căn cứ quân sự của tiểu bang Missouri sang Nam Hàn. Việc xử dụng bom có hình thức phô trương lực lượng quân sự và được xem là trả đũa lại những khiêu khích của nhà cầm quyền Bình Nhưỡng.

Ngược lại Bắc Hàn xem hai chuyến bay này là khiêu khích họ.Trong khi họ vừa mới đe dọa đánh trận nguyên tử đầu tiên và chấm dứt hiệp định đình chiến với Nam Hàn, cũng như mới đây là việc cắt đường dây liên lạc duy nhất với Nam Hàn.

Chính phủ Mỹ đã hứa có bổn phận trợ giúp quân sự cho Nam Hàn ngay cả ở những khiêu khích nhỏ. Bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ Hagel đã nhấn mạnh lời hứa hẹn này. Hagel đã nói ở Ngũ Giác Đài rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ và phải chuẩn bị trước "mỗi biến cố". "Chúng tôi đặt trọng những khiêu khích này của Bắc Hàn và chúng tôi sẽ có phản ứng thích hợp". Để đàm thoại về mâu thuẫn với Bắc Hàn, bộ ngoại giao cho biết ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong tuần tới nữa sẽ bay sang Hán Thành, Tokio và Bắc Kinh.

Sự căng thẳng trên bán đảo Đại Hàn ngày càng tăng lên rõ rệt sau lần thử vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn hồi tháng hai. Liên hiệp quốc phản ứng lại bằng cách gia tăng cấm vận chống lại nước này.

mia/ulz/Reuters/dpa/AFP


[* dịch lại từ Konflikt mit den USA: Kim Jong Un befiehlt Alarmbereitschaft für Raketeneinheiten (http://www.spiegel.de/politik/ausland/kim-jong-un-versetzt-raketen-in-alarmbereitschaft-a-891656.html) ]

Trò Tê
03-29-2013, 12:25 PM
Nắn gân, khua kiếm, hù nhau như vầy ! Phải chăng vì Obama làm cao không thèm gọi điện-thoại nói chuyện tâm-tình với Chánh-Ân (đã có nhắn qua cô chàng Dennis Rodman là "call me" rồi) làm cho cậu ta nổi giận vì bị mất mặt ?

"[ * dịch lại theo USA entsenden Atom-Bomber nach Südkorea (http://www.welt.de/politik/ausland/article114837487/USA-entsenden-Atom-Bomber-nach-Suedkorea.html) ]"

Thì ra giới truyền-thông Đức cũng dùng tên gọi thông-thường Korea để chỉ hai nước này, mà không dùng tên chính-thức của họ . Thành ra có Südkorea (Nam Cao-Ly) và Nordkorea (Bắc Cao-Ly) . Kể cũng lạ ! Chữ Korea là Cao-Ly, đời xưa tiếng Việt có dùng, như sâm Cao-Ly, nay ít khi nghe . Phải chăng nay gọi theo tên chính-thức ? : Đại-Hàn Dân-Quốc, Daehan Minguk,대한민국 , ?! Phía Bắc lại không thích dùng hai tiếng Đại-Hàn, mà chọn Triều-Tiên Nhân-Dân Dân-Chủ Cộng-Hòa !

RaginCajun
03-29-2013, 01:04 PM
Trong tấm hình, sau lưng thằng cu này là cái ghế, phải không?

Trò Tê
03-29-2013, 01:31 PM
Trong tấm hình, sau lưng thằng cu này là cái ghế, phải không?

Thấy đúng là cái ghế ! Có lẽ để sẵn đó, nếu cu cậu muốn, thì đứng lên, nhòm, có lẽ thấy được xa hơn chăng ?

Triển
03-29-2013, 05:30 PM
Trong tấm hình, sau lưng thằng cu này là cái ghế, phải không?

Ý anh Tôm là ảnh ghép phải không? :)

Triển
03-30-2013, 01:40 AM
Bắc Hàn tuyên bố "trong tình trạng chiến tranh" với Nam Hàn

Bắc Hàn lại gia tăng căng thẳng trên bán đảo Đại Hàn: tất cả những biến cố xảy ra giữa hai quốc gia bắt đầu từ bây giờ được ghi vào biên bản chiến tranh. Mỹ xem trọng lời đe dọa của Kim.


http://www.welt.de/img/ausland/crop114885313/1368729233-ci3x2l-w620/title.jpg


Bắc Hàn bước vào tình trạng chiến tranh với Nam Hàn theo lời tự tuyên bố. Thông tấn xã nhà nước chính thức của Bắc Hàn KCNA công bố sáng thứ bảy giờ địa phương rằng "bắt đầu từ bây giờ, mọi sự việc liên hệ giữa Bắc và Nam Hàn nằm trong tình trạng chiến tranh và tất cả mọi sự vụ giữa hai quốc gia sẽ được ghi vào biên bản chiến tranh".

Tình trạng "không hòa bình cũng không chiến tranh" xảy ra nhiều năm nay trên bán đảo Đại Hàn đã chấm dứt. Đó là quyết định chung của nội các Bắc Hàn. Mỗi một khiêu khích quân sự gần biên giới lãnh thổ hoặc lãnh hải giữa Bắc và Nam Hàn sẽ tạo nên "một mâu thuẫn to lớn và một cuộc chiến nguyên tử".

Bình Nhưỡng bằng lối hùng biện hiếu chiến phản ứng về việc cấm vận của Liên hiệp quốc sau vụ thử vũ khí nguyên tử hồi 12 tây tháng hai. Hiệp định đình chiến giữa hai quốc gia bị xóa bỏ và Kim Chánh Ân đặt quân đội của họ trong tình trạng báo động chỉ vì màn tập quân sự chung giữa Mỹ và Nam Hàn. Sau chuyến bay tập trận của phi cơ tàng hình nguyên tử B-2 sang Nam Hàn, Kim đã đe dọa sẽ tấn công Hán Thành và Hoa Thịnh Đốn bằng hỏa tiễn .

"Thanh toán với Mỹ"

Kim tuyên bố quân đội của Kim đã sẵn sàng "thanh toán với Mỹ". Các phương tiện truyền thông nhà nước đã công khai hình ảnh Kim và tướng lãnh của ông trong lúc họ đang vạch kế hoạch trên bản đồ nhắm những mục tiêu khả chiến ở Mỹ. Tấm bản đồ có dòng chữ "Kế hoạch đánh Mỹ trên đất liền".

Mỹ cho hay đã thu thập những tường trình về một "tuyên bố mới thiếu xây dựng từ phía Bắc Hàn". Nữ phát ngôn viên của hội đồng an ninh quốc gia ở Hoa Thịnh Đốn, bà Caitin Hayden cho hay, "chúng tôi xem trọng những lời đe dọa này và liên lạc chặt chẽ với đồng minh Nam Hàn của chúng tôi". Tuy nhiên bà cho biết rằng Bắc Hàn có một "lịch sử lâu dài về lối đe dọa và hùng biện chiến tranh". Tuyên cáo ngày hôm nay của họ rập khuôn kiểu mẫu này.

Nam Hàn cũng bình luận gần giống như vậy. Bộ quốc phòng Nam Hàn cho hay, "đây không phải thực sự là đe dọa mới mẻ". Tuyên bố của Bắc Hàn chỉ là một phần trong "loạt đe dọa mang tính cách khiêu khích". Bộ quốc phòng cho biết, đến nay không có dấu hiệu điều quân nào đáng kể được thấy ở vùng biên giới hai nước.

Theo lời chính phủ Nam Hàn, những công nhân Nam Hàn vẫn tiếp tục sang Bắc Hàn làm việc ở khu kinh tế chung tại thành phố Khai Thành (Kaesong). Những nhà máy hãng xưởng nằm trong khu kỹ nghệ Bắc Hàn đều do Nam Hàn tài trợ. Tuy nhiên theo tình trạng gia tăng căng thẳng cũng có thể dẫn đến vài đụng chạm quân sự nhỏ nhặt.

Bán đảo Đại Hàn trên hình thức nằm trong tình trạng chiến tranh

Nam Hàn và Bắc Hàn dù sao trên hình thức thật sự còn trong tình trạng chiến tranh. Cuộc chiến Đại Hàn được kết thúc năm 1953 với bản hiệp ước đình chiến. Sau khi Liên hiệp quốc gia tăng cấm vận, Bắc Hàn phản ứng bằng cách tuyên bố hủy hiệp ước đình chiến đã ký kết với Nam Hàn.

Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle (đảng tự do) viết trong bài báo cho tờ Bild số ra thứ bảy rằng, những đe dọa của Bắc Hàn là "một mối nguy hiểm nghiêm trọng cho hòa bình toàn vùng". Ông viết trước khi Bắc Hàn tuyên bố chiến tranh trong bài báo "Những gì xảy ra ở bán đảo Đại Hàn đụng chạm đến cấu trúc an ninh trên toàn thế giới". "Trò chơi với lửa vô trách nhiệm của Bắc Hàn phải chấm dứt".

Ông Gerhard Schindler, giám đốc sở mật vụ liên bang (BND) Đức đã bình luận trước tờ báo "Bild am Sonntag" rằng Bắc Hàn đang có một lối hùng biện hiếu chiếu khá đặc biệt. Nhưng chuyện này "không hoàn toàn mới mẻ". Mặc dù ông nhìn thấy sự nguy hiểm "đang leo thang trong vùng", nhưng sở mật vụ liên bang Đức vẫn cho rằng "Bắc Hàn không hề muốn có chiến tranh".

Nga đã cảnh giác thứ sáu hôm qua rằng, tình trạng trong vùng có thể "mất kiểm soát" và kêu gọi trở về bàn đối thoại. Ngoại trưởng Nga Sergej Lawrov nói rằng "không ai được phép giải quyết bài toán chính trị địa lý bằng quân sự" (geo-politics).

Việc điều chiếc phi cơ tàng hình thả bom B-2 trong trận tập với quân đội Nam Hàn, Mỹ đã tốn 2,1 triệu Dollar (1,6 triệu Euro). Không quân Mỹ đã công bố việc này thứ sáu hôm qua. Tuy nhiên do những luận điệu ngày càng mang không khí chiến tranh của Bắc Hàn, giới quan sát chuyên môn khu vực cho rằng vụ B-2 ngày thứ năm có thể xem như sự phô trương sức mạnh của Hoa Kỳ.


AFP/AP/dpa/fas


[* dịch lại từ Nordkorea verkündet "Kriegszustand" mit Südkorea (http://www.welt.de/politik/ausland/article114885293/Nordkorea-verkuendet-Kriegszustand-mit-Suedkorea.html) ]

RaginCajun
03-30-2013, 06:09 AM
Ý anh Tôm là ảnh ghép phải không? :)Không phải. Chỉ là thấy ngứa mắt, đi xem xét mà còn khổ thêm một anh già theo sau khiêng ghế cho thằng nhóc con.

Triển
03-30-2013, 06:22 AM
Không phải. Chỉ là thấy ngứa mắt, đi xem xét mà còn khổ thêm một anh già theo sau khiêng ghế cho thằng nhóc con.

Một bình luận gia báo die Welt bên Đức viết rằng, nếu thực sự Kim Chánh Ân tin rằng hai phi cơ tàng hình B-2 của Mỹ thực sự khiêu khích chiến tranh, thì y đã chui xuống hầm trú (bunker) trốn từ khuya rồi, chứ đâu mà còn thời gian biểu diễn làm người mẫu chụp ảnh ngày nắng ấm ngay bộ chỉ huy chiến trường đẹp đẽ vậy.

ngocdam66
03-30-2013, 09:31 AM
trang web của chính phủ Triều Tiên tê liệt Đăng lúc: Thứ bảy - 30/03/2013 08:20
Các trang web của chính phủ Triều Tiên có vẻ như vừa bị đánh sập, và các thành viên của nhóm tin tặc nổi tiếng thế giới Anonymous đứng ra nhận trách nhiệm đã tấn công.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/31/a6/anonymous_afp.jpg


Những chiếc mặt nạ biểu tượng của nhóm tin tặc Anonymous. Ảnh: AFP


Theo New York Times, trong số những trang web bị ngừng hoạt động bao gồm Naenera, cổng thông tin chính thức của chính phủ Triều Tiên; trang web của Air Koryo, hãng hàng không quốc gia Triều Tiên; và trang Voice of Korea, đài phát thanh ra quốc tế của Bình Nhưỡng.
Theo RT một tài khoản mang tên Anonymous_Korea trên Twitter đã liệt kê 5 trang web chính thức của Bình Nhưỡng mà nhóm này vừa tấn công và cho rằng cuộc tấn công vẫn đang tiếp diễn.
North Korea Tech, một trang web giám sát thường xuyên các hoạt động về mạng Internet trên bán đảo Triều Tiên cho rằng vấn đề dường như "là hoạt động có phối hợp của các tin tặc nhằm vào mục tiêu là các trang web Triều Tiên". Trang này cho rằng các hệ thống máy chủ Triều Tiên bị ngập trong lượng truy cập rác từ tin tặc, khiến nó bị quá tải và không thể thực hiện yêu cầu của những người dùng thông thường.
Đến chiều muộn hôm nay, các quan chức Triều Tiên vẫn chưa xác nhận về bất cứ cuộc tấn công nào đối với trang web của chính phủ nước này.
Động thái diễn ra sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố chuyển sang "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc, dấy lên những lời kêu gọi kiềm chế từ nhiều nước trên thế giới.

Trọng Giáp

http://quachdaica.info/news/the-gioi/5-trang-web-cua-chinh-phu-Trieu-Tien-te-liet-12313/?utm_source=twitterfeed&utm_medium=twitter

Triển
03-31-2013, 02:31 AM
Dù đe dọa chiến tranh: Bắc Hàn vẫn tiếp tục để ngõ khu sản xuất chung với Hán Thành

http://cdn2.spiegel.de/images/image-478831-breitwandaufmacher-fvcq.jpg
Khu kỹ nghệ ở Khai Thành hoạt động bình thường

Hán Thành - Khu kỹ nghệ chung Khai Thành (Kaesong) của Bắc và Nam Hàn vẫn tiếp tục hoạt động song song với những lời đe dọa chiến tranh từ Bình Nhưỡng. Một phát ngôn viên bộ quốc phòng Nam Hàn cho biết không có trở ngại gì ở khu kỹ nghệ Khai Thành cả.

Phía Nam Hàn luôn nghĩ rằng láng giềng của họ chẳng thể nào thực hiện những lời đe dọa kia. Cơ quan đặc trách của Bắc Hàn điều hành khu kỹ nghệ vừa tuyên bố thứ bảy hôm qua rằng, Khai Thành sẽ đóng cửa không phải suy xét gì cả, nếu như Nam Hàn tổn hại nhân phẩm Bắc Hàn. Tuy nhiên Khai Thành quá quan trọng đối với Bắc Hàn, nếu nhà cầm quyền đóng cửa là tự đả thương chính mình.

Khu kỹ nghệ nằm cách biên giới Nam Hàn khoảng 10 cây số và được xây dựng từ năm 2004 trong kế hoạch hợp tác qua bình diện biên giới. Nhân công rẻ mạt cho miền Nam, nguồn thu nhập ngoại tệ cho miền Bắc, đó chính là cách giao thương ở Khai Thành.

Hơn 50 ngàn nhân công Bắc Hàn làm việc cho 123 hãng xưởng của Nam Hàn trong khu kỹ nghệ cách ly này. Mỗi ngày có hàng trăm nhân viên phía Nam Hàn đi về qua biên giới của láng giềng địch thủ để làm việc ở Khai Thành. Ở đây thông thường sản xuất những sản phẩm đơn giản như quần áo, giày dép, đồng hồ nhựa.

Mâu thuẫn liên triều đã tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây. Sau khi Mỹ biểu hiện sự đoàn kết bằng cách gửi phi cơ tàng hình nguyên tử sang Nam Hàn, người có quyền lực ở Bình Nhưỡng, Kim Chánh Ân đã đặt đơn vị hỏa tiễn của ông vào tình trạng báo động. Thứ bảy hôm qua Bình Nhưỡng vừa tuyên bố đang trong tình trạng chiến tranh với Nam Hàn.

hut/AFP

[* dịch từ Trotz Kriegsdrohungen: Nordkorea lässt Gemeinschaftsproduktion mit Seoul weiterlaufen (http://www.spiegel.de/politik/ausland/nordkorea-normaler-betrieb-im-industriekomplex-kaesong-a-891820.html) ]

Triển
03-31-2013, 07:43 AM
Kế hoạch bí mật của anh nhỏ Kim Chánh Ân

Ông muốn thay đổi tất cả bằng một cuộc cách mạng chấn động. Thế rồi Kim Chánh Ân lại chìm đắm trong thủ đoạn đe dọa chiến tranh. Ông ta không phải "kẻ điên". Người trẻ tuổi độc tài này thật sự muốn gì.

Barbara Kollmann

http://www.welt.de/img/ausland/crop108391832/591071371-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/North-Korea.jpg

Chưa từng có một nhà độc tài nào biểu lộ trước công chúng qua hình ảnh công khai của nhà nước, như đu lắc lẻo ở vòng quay, tươi cười, nô đùa như trẻ con. Kim Chánh Ân cũng chỉ thị cho cấp lãnh đạo đảng của ông phải vui vẻ trong lúc khánh thành Công Viên Giải trí Nhân Dân ở Bình Nhưỡng. Biểu lộ vui sống qua những tấm ảnh chụp ở Bắc Hàn, đó là điều mới mẻ. Song, Kim Chánh Ân những ngày qua chỉ còn gia tăng không khí chiến tranh với cả thế giới.

Sau khi cha ông, Kim Chánh Nhật ra đi vào ngày 29 tháng 10 năm 2011, Kim Chánh Ân kế nhiệm và chứng tỏ muốn thay đổi cách làm mọi mặt. Cha và ông nội là Kim Nhật Thành từng lộ vẻ cứng rắn trên cương vị của người quyền lực, ngay cả sau khi họ hết sống và được triển lãm bất diệt trong lăng mộ.

Người con trai thì yêu thích show khi xem con gấu Pooh diễn trên sân khấu ở Bình Nhưỡng. Bộ ngoại giao Mỹ ngày đó phản đối rằng Bắc Hàn nên "tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ".

Chính trị hóa đời tư

Kim Chánh Ân xuất hiện nhiều lần bên người phụ nữ lạ mặt ở những sự kiện công khai, rồi một lúc nào đó đài truyền hình nhà nước xác nhận, rằng người phụ nữ là "đồng chí vợ có tên Lý Tuyết Châu (Ri Sol-ju)" của ông. Bà cũng xuất hiện bên cạnh Kim Chánh Ân trong lần khánh thành Công viên giải trí Lăng La (Rungna).

Thông tấn xã nhà nước KNCA đã đưa tin nhà độc tài biểu lộ thích thú về cái tượng cá heo trong hồ cá ra sao và chuyện ông đề nghị trồng thêm cây cối khu chơi golf mini để người ta có thể chơi golf vào mùa hè.

Kim Chánh Ân cho những người lãnh đạo lớn tuổi về vườn và đưa các kinh tế gia trẻ trung vào các vị trí chủ chốt có nhiệm vụ mời gọi giới đầu tư. Tờ "Washington Times" ngày đó phân tích rằng "Đó là những sự thay đổi gây chấn động Bắc Hàn"

Kế đến là những màn hăm dọa

Ngày nay kiểu nhà độc tài của Bắc Hàn bày tỏ với thế giới khác hẳn. KNCA đưa tin thứ sáu vừa qua rằng Kim Chánh Ân "đã xem xét kế hoạch tấn công và chấp thuận" và "Nhân dân và quân đội thề trả đũa kẻ thù".

Nhà cầm quyền đe dọa tấn công căn cứ Mỹ ở Nam Hàn, tiểu bang Hạ Uy Di và tất nhiên là có luôn Nam Hàn. KNCA đi tin hôm thứ ba rằng "tư lệnh quân đội nhân dân tuyên bố rằng tất cả các đơn vị pháo binh tính luôn những đơn vị hỏa tiễn mang tính cách chiến lược phải đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu".

Hồi tháng hai, Bắc Hàn muốn chứng minh cuộc thử nghiệm vũ khí nguyên tử lần thứ ba. Sau đó Liên hiệp quốc gia tăng cấm vận Bắc Hàn. Bình Nhưỡng phản ứng với tuyên bố hủy bỏ hiệp ước đình chiến ký năm 1953 với miền Nam.

Giương Đông kích Tây

Các phản ứng chính thức từ phía Nam Hàn xem chừng vẫn còn nhẹ nhàng. Bộ quốc phòng Nam Hàn cho hay rằng không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có hành động quân sự rốt ráo nào của Bắc Hàn. Lực lượng Mỹ và Nam Hàn thì đặc biệt có phát triển một kế hoạch tự vệ chung.

Tuy nhiên hầu hết các chuyên gia Á Châu nhận ra từ các đe dọa của Kim Chánh Ân là một biện pháp chính trị nội bộ. Nhà ngoại giao Mỹ Christopher Hill phỏng đoán đó là một phương pháp quảng cáo hình ảnh của nhà độc tài. Ông nói với đài tin tức CNN rằng "tôi nghĩ chính trị nội bộ chiếm phần lớn. Họ cố gắng xây dựng thể trạng của ông ấy trở thành một kiểu người lãnh đạo chiến tranh".

Tình trạng kinh tế của Bắc Hàn dù chỉ với ít ỏi dữ liệu được lòn ra bên ngoài cho thấy vẫn còn thê thảm. Theo "CIA Factbook" các đợt khan hiếm thực phẩm vẫn tiếp tục tái diễn sau nạn đói năm 1995. Gần hai phần ba của 24 triệu dân số Bắc Hàn bị đói. Theo Liên hiệp quốc có khoảng 200 ngàn người bị bắt trong trại giam. Mức độ tử vong ở trẻ con chiếm 20,6 phần trăm vào năm 2004 theo dữ liệu hiện tại của tường trình CIA viết về các quốc gia.


Vở kịch chính trị của người tư lệnh trẻ

thái độ của người độc tài này được cho rằng rất quái đản đồng thời vừa nguy hiểm, nhưng ông ta không phải "điên", đó là lời bình luận của tác giả "Foreign Policy" David Kang và Victor Cha. Họ nhìn ra nơi ông một phần giống lối lãnh đạo của cha ông ta như sau: "Phần lớn thái độ của ông ta là đóng kịch, vở kịch này được dàn dựng để thuyết phục đồng bào của ông ấy, hầu người chỉ huy trẻ tuổi nắm quyền bính được chắc chắn".

Ngược lại với Kim Chánh Nhật, người có thái độ mặc kệ công chúng, Kim Chánh Ân muốn "thuyết phục dân chúng Bắc Hàn rằng dưới thời ông sự thay đổi có thể làm được".


Trung Quốc chỉ lối

từ lâu các ông lớn cũng đã hướng dẫn chú bé Kim phải thế nào. Trung Quốc kêu gọi phải kềm chế. Ngoại trưởng Nga Sergeij Lawrov cảnh báo "tình trạng có thể bị mất kiểm soát". Thông tấn xã Nga Ria Novosti trích dẫn lời đại sứ đặc biệt Grigori Logwinov, người đã thẳng thắn trấn áp chú Kim vụ chiến tranh: "Chúng tôi nghĩ là các phía đều biết rằng, việc tái chiến ở bán đảo tuyệt đối không chấp nhận được".

Và có chuyện này cũng có chút hi vọng. Chàng trai độc tài vẫn còn chuyện vui. Mới đây cựu ngôi sao bóng rổ Dennis Rodman đã viếng thăm và đã khen ngợi rằng "Kim Chánh Ân là một chàng trai tốt và đã kể nhiều về con gái bé nhỏ dễ thương của anh", sau đó Kim Chánh Ân muốn nghỉ phép chung với anh ta.


Hoa nở trong thảo viên

Và giữa hàng loạt những lời đe dọa chiến tranh có một dòng tin ở tuần vừa qua vào "ngày của mặt trời", như người Bắc Hàn vẫn gọi ngày sinh nhật của Kim Chánh Ân, thông tấn xã nhà nước reo vui rằng bông hoa Kim Nhật Thành (Kimilsungia) cũng nở ở tận xứ Guinea. Chúng được trồng trong một thảo viên nơi đó.

Theo chuyên gia cho biết, hoa Kim Nhật Thành (Kimilsungia) là một loài hoa Lan được cho lai giống, chứ không phải hoa mới. Hoa này chỉ là hoa lan "Clara Bundt thuộc chi Dendrobium". Nhưng mà hoa này đẹp thật. Ít ra là vậy.


[* dịch lại từ Der geheime Plan des kleinen Kim Jong-un (http://www.welt.de/politik/ausland/article114903572/Der-geheime-Plan-des-kleinen-Kim-Jong-un.html) ]


http://www.welt.de/img/ausland/crop108391840/187071789-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/N.jpg


http://www.welt.de/img/ausland/crop108391646/163071580-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/ADDITION-North-Korea.jpg


http://www.welt.de/img/ausland/crop108391645/033071580-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/File-photo-of-North-Korean-leader-Kim-Jong-Un-and-his-wife-Ri-Sol-Ju-in-Pyongyang.jpg


http://www.welt.de/img/ausland/crop108391918/027071580-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/ADDITION-North-Korea.jpg

Triển
03-31-2013, 11:02 PM
Mỹ gửi phản lực F-22 sang Nam Hàn

đối đầu những thách thức chiến tranh từ Bình Nhưỡng, Mỹ phản ứng: cường quốc này điều động nhiều chiến đấu cơ tàng hình F-22 sang Nam Hàn để phô trương lực lượng

http://www.welt.de/img/ausland/crop114908520/5208724477-ci3x2l-w620/U.jpg

Giữa lúc tình hình căng thẳng trên bán đảo Đại Hàn, Mỹ đã gửi tiếp chiến đấu cơ sang Nam Hàn để tập trận với đồng minh ngày chủ nhật hôm qua. Quân lực Mỹ cho hay, những chiếc phản lực này thuộc loại F-22 Raptor không bị radar rà được và trú tại căn cứ quân sự Osan.

Bắc Hàn tuyên bố hôm thứ bảy đang trong tình trạng chiến tranh với Nam Hàn. Thêm vào đó lãnh đạo cộng sản Bình Nhưỡng đe dọa nhiều lần sẽ tấn công miền Nam và Hoa Kỳ. Theo lịch trình tập trận chung với Nam Hàn, Mỹ đã gửi đi hai phi cơ tàng hình thả bom nguyên tử B-2 sang miền Nam bán đảo này.

Không tiết lộ số phi cơ

Lãnh đạo Bình Nhưỡng đã trả đũa quyết định gia tăng cấm vận của Liên hiệp quốc và những cuộc tập trận dai dẳng phía Mỹ và Nam Hàn bằng cách đe dọa chiến tranh chống Mỹ và Nam Hàn. Hoa Kỳ cho đến thời điểm này vẫn còn dè dặt trong lời nói.

Vì vậy một nữ phát ngôn viên của hội đồng an ninh Hoa Thịnh Đốn, bà Caitlin Hayden theo tường thuật của truyền thông hồi cuối tuần nói rằng xử thế của Bắc Hàn là "thiếu xây dựng". Nước Mỹ vẫn xem trọng các lời đe dọa. Có bao nhiêu chiếc F-22 vừa được điều động từ căn cứ Kadena bên Nhật sang Nam Hàn không được quân đội Mỹ tiết lộ.

Theo tờ "Wall Street Journal", hiện tại Mỹ đang cố gắng trấn áp các khiêu khích phía Bắc Hàn bằng các "show phô trương lực lượng". Tờ báo nhấn mạnh rằng những chiếc F-22 thuộc loại đắt tiền nhất, hiện đại nhất trong hệ thống vũ khí của không lực Mỹ.

Trong tình trạng chiến tranh từ năm 1953

Căng thẳng ngày một gia tăng từ khi người quyền lực Kim Chánh Ân ở Bình Nhưỡng ra lệnh thử vũ khí nguyên tử hồi tháng hai. Bắc Hàn đã vi phạm thỏa hiệp quốc tế với việc thử nghiệm nguyên tử này. Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã vì vậy mà gia tăng cấm vận đối với nước này.

Bắc và Nam Hàn từ cuộc chiến liên tục năm 1950 - 1953 cho đến nay thực tế vẫn còn tình trạng chiến tranh. Mặc dù liên triều ký hiệp ước ngừng bắn nhưng họ không ký hiệp ước hòa bình.


(* dịch lại từ USA schicken F-22-Kampfjets nach Südkorea (http://www.welt.de/politik/ausland/article114908521/USA-schicken-F-22-Kampfjets-nach-Suedkorea.html) )

hoài vọng
04-01-2013, 12:09 AM
Tôi cá với anh Triển , chú Ủn nhà mình không dám chơi trò chiến tranh đâu :)) chẳng qua giở ngón võ mồm để xin tiền thôi ....anh thua , chung tôi 1 chai , tôi thua chung anh 1 thùng bia...OK ??????????????????????????

Triển
04-01-2013, 12:16 AM
Tôi cá với anh Triển , chú Ủn nhà mình không dám chơi trò chiến tranh đâu :)) chẳng qua giở ngón võ mồm để xin tiền thôi ....anh thua , chung tôi 1 chai , tôi thua chung anh 1 thùng bia...OK ??????????????????????????

Thôi để tôi chung anh cho rồi. Tuy nhiên anh phân tích giùm tôi xem Mỹ đang làm gì đó? Thứ bảy gửi hai chiếc tàng hình con dơi loại nguyên tử, hôm qua thì chơi tiếp cả đội F-22 con diều hâu. Dằn mặt em Kim kiểu này cũng tốn tiền chứ anh. Gửi hai chiếc tàng hình nguyên tử kia tốn khơi khơi bạc triệu rồi (xem bài dịch trang trước). Nếu biết chắc bé Kim vốn dĩ chỉ lộng ngôn, thì Mỹ cần gì phải xê dịch chi cho mệt?

Triển
04-01-2013, 01:08 AM
giờ đến lượt Nam Hàn đánh võ mồm... :)



Nam Hàn thề ‘đáp trả mạnh mẽ’ miền Bắc

Cập nhật: 07:41 GMT - thứ hai, 1 tháng 4, 2013

Nam Hàn thề sẽ ‘đáp trả mạnh mẽ’ sự hung hăng của Bắc Hàn trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.

Phát biểu trước các quan chức quốc phòng hôm thứ Hai ngày 1/4, Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye nói, bà xem những lời đe dọa liên tiếp từ phía Bình Nhưỡng là ‘rất nghiêm trọng’.

Hôm thứ Bảy ngày 30/3, Bắc Hàn tuyên bố đang trong ‘tình trạng chiến tranh’ với Nam Hàn. Hôm Chủ nhật ngày 31/3, Hoa Kỳ đã triển khai máy bay tàng hình đến Nam Hàn giữa lúc Bình Nhưỡng nói quyết tâm phát triển kho vũ khí hạt nhân.

‘Không cần cân nhắc’

“Nếu có bất kỳ sự khiêu khích nào nhằm vào đất nước và người dân Nam Hàn thì sự khiêu khích này sẽ bị đáp trả mạnh mẽ bằng chiến đấu mà không cần cân nhắc chính trị gì cả,” bà Park nói.

Trong những ngày gần đây Bắc Hàn đã đưa ra nhiều lời cảnh báo tấn công vào cả các mục tiêu của Mỹ và miền Nam. Để đáp lại, phía Mỹ đã phô trương sức mạnh quân sự ngay trước mắt Bình Nhưỡng.

Quốc gia cộng sản này đã tức giận trước lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc áp đặt lên họ sau cuộc thử hạt nhân hồi tháng Hai và cuộc tập trận chung thường niên giữa Mỹ và Nam Hàn.

Hoa Kỳ đã điều máy bay F-22 từ Nhật Bản đến căn cứ không quân Osan của Nam Hàn hôm 31/3 trong khuôn khổ của cuộc tập trận chung đang tiếp diễn với quốc gia này.

“Bắc Hàn sẽ không đạt được gì cả bằng cách đe dọa hay khiêu khích vốn chỉ càng cô lập quốc gia này và phá hủy các nỗ lực quốc tế để đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực đông bắc Á,” hãng tin Anh Reuters dẫn thông cáo của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Nam Hàn cho biết.

Trong tháng Ba, Mỹ đã điều cả hai loại máy bay B-2 và B-52 vốn có khả năng hạt nhân để bay trên bầu trời Nam Hàn.
Đây không phải là lần đầu tiên các máy bay F-22 xuất trong các cuộc tập trận với Nam Hàn, nhưng động thái này diễn ra trong khi Quân ủy Trung ương Bắc Hàn có một cuộc họp cấp cao hiếm hoi hôm Chủ nhật ngày 30/3.

‘Sự sống của quốc gia’

Hãng tin KCNA của Bắc Hàn cho biết Quân ủy Trung ương của họ đã gọi vũ khí hạt nhân là ‘sự sống của quốc gia’ và thề sẽ tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân.

“Chỉ khi nào lá chắn hạt nhân để phòng vệ được xây dựng nhanh chóng thì chúng ta mới có thể đập tan tham vọng của đế quốc Mỹ muốn thôn tính bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực,” bản tin của KCNA viết.

Đại hội nhân dân tối cao, tức Quốc hội hình thức của nước này, sẽ nhóm họp vào hôm nay ngày 1/4.

Mặc dù trước nay Quốc hội Bắc Hàn thường tập trung vào các quyết định kinh tế, lần họp này sẽ được theo dõi sát sao do những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Ít ai nghĩ rằng miền Bắc – vốn mới cắt đường dây nóng với miền Nam hồi tuần trước – sẽ mạo hiểm dấn thân vào một cuộc xung đột quân sự toàn diện.
Tuy nhiên trong những năm qua đã có những vụ việc gây tổn thất về nhân mạng như vụ đánh đắm một chiến hạm của Nam Hàn mà Bình Nhưỡng phủ nhận sự liên quan cũng như việc pháo kích vào một hòn đảo của miền Nam.
Trong khi đó, khu công nghiệp Kaesong do hai miền cùng điều hành nằm phía bên kia biên giới trong lãnh thổ Bắc Hàn vẫn tiếp tục hoạt động.
Các nhân viên từ Nam Hàn vẫn đi qua biên giới vào khu công nghiệp vốn được xem là kênh thu nhập quan trọng cho Bình Nhưỡng để làm việc bình thường vào sáng thứ Hai ngày 1/4.


(* nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130401_park_threatens_nk.shtml )

Trò Tê
04-01-2013, 01:20 AM
Cho Tê góp ý-kiến nhe ! Có thể Un chỉ đánh võ mồm, nhưng đã chính-thức tuyên-bố bỏ hiệp-ước đình-chiến 1953, và đặt Triều-Tiên trong tình-trạng chiến-tranh, cùng với hù-dọa sẽ tấn-công Đại-Hàn, kể luôn các căn-cứ quân-sự của Hoa-Kỳ bên đó ! Có thể Obama sẽ đánh trước, Ông này không phải tay hiền, không sợ tốn tiền, có lẽ có mục-đích làm cho nước Hoa-Kỳ nghèo luôn, quốc-hội sẽ không phản-đối được, vì lý-do an-ninh quốc-gia phải chịu tốn, phí cho chiến-tranh như thế !

hoài vọng
04-01-2013, 03:26 AM
Anh Tê , Mỹ đang mệt mỏi trong cuộc chiến Pakistan và Afganistan ( lâu ngày tiếng tây tiếng u nó chạy đi mất tiêu !) chả dại nhẩy vô Triều Tiên . Khi điều 2 chiếc tàng hình , Ôbamá làm một màn hù chú Ủn thôi và cũng là một cách trấn an các đồng minh Nhật , Phi

Triển
04-01-2013, 05:03 AM
anh Tê, anh Hoài Vọng,

tôi không biết Mỹ và Nam Hàn hợp sức có thể san bằng Bắc Hàn trong thời gian 1 tháng không. Ngày xưa Bush cha muốn trong vòng thời gian ngắn nhất dẹp sạch Iraq, rốt cuộc thành thời gian dài nhất của vũng lầy. Tuy nhiên quá khứ chiến tranh Iraq cũng đã quá lâu rồi, vũ khí ông bự Mỹ giờ chắc hẳn là khác xưa, và dân Bắc Hàn chắc cũng không yêu chế độ, và cũng không có kiểu cuồng tín đến nổi ôm bom lao vào xe lính Mỹ như những phiến quân Trung Đông.
Về kinh phí, cuộc chiến nếu xảy ra, đánh nhanh thắng nhanh thì không sao. Chứ không là tài chánh cạn kiệt. Quỹ dự trữ của Mỹ kếch xù, nhưng núi nợ còn cao hơn. Cuộc chiến xảy ra không có lợi cho Mỹ gì cả.
Tuy nhiên nói về nhân đạo, tôi ủng hộ cuộc chiến này mới lạ. Vì tôi nghĩ nếu phải đánh, đồng minh sẽ đạp chết tươi anh Kim. Chế độ Bắc Hàn tàn vong và dân Bắc Hàn sau cùng, qua cuộc chiến, lại được thống nhất với Nam Hàn. Cho nên tôi ủng hộ cuộc chiến dùng vũ lực này. :)

PS: à, khi sáng có đọc đâu đó viết rằng Không lực Mỹ có cho biết "một giờ bay" của một chiếc F-22 là khoảng 50 ngàn USD. Bao gồm tiền xăng, tiền nhân sự, tiền phụ tùng và tiền bảo trì. Chưa tính tiền sân bay hoặc hàng không mẫu hạm. :)

Bẹc
04-01-2013, 07:02 AM
Chuyện Điếu Ngư giữa Nhật với Tàu và chuyện Nam Hàn Bắc Hàn sẽ chưa đến lúc đánh nhau, có thể sẽ không bao giờ đánh nhau bởi vì Mỹ chưa muốn. Đây là nước cờ Mỹ đi, Mỹ chưa muốn chiếu tướng. Lúc nầy Mỹ chỉ muốn bao vậy trước. Mỹ đã chế tạo được những chiếc B2 cách đây chừng 20 năm mà ngày nay chưa có nước nào có được, kỹ thuật về vũ khí đã đi trước Tàu và Nga xa như vậy thì bên cạnh đó chiến thuật và chiến lược cũng đi trước xa như vậy luôn.

Tên trẻ mập nầy cũng gian ác như cha và ông nội, nhưng vì tuổi non háo thắng nên tuyên bố rùm beng, Mỹ lợi dụng điều nầy để nhắc dân Nhựt và dân Nam Hàn phải cần Mỹ chớ không như trước đây có thời gian dân Nhựt muốn tống cổ quân đội Mỹ đi cho khuất mắt. Vũ khí Mỹ đem qua và những tốn kém diễn tập quân sự... nước chủ nhà phải chi ra thôi.

Nam Hàn cũng chưa muốn đánh nhau vì nếu đánh cũng không dám / không nên / không muốn thắng, bởi thắng rồi thì nuôi không nổi cả một đất nước tàn mạt. Đánh chỉ tốn kém, mà thắng thì nuôi không nỗi ! Như vậy có nên đánh hay không ?

Ai có lỡ đọc lời tôi viết ở trên thì nên quên liền đi, bởi đó chỉ là tôi viết bậy chơi thôi.

Triển
04-01-2013, 07:19 AM
anh Bẹc,
anh và tôi đều ở Đức. Nếu Đức tính toán trước khi thống nhất phải tốn quá nhiều tiền để cứu vãn Đông Đức sau này, như anh nói ví dụ Nam Hàn, thì họ không bao giờ thống nhất cả. Dân tộc dưng không bị chia cách ra do ý thức hệ của một nhóm thiểu số, khao khát được thống nhất trong một thể chế tự do phải cao hơn sự tính toán thiệt hơn kinh tế chứ anh.
Tôi nghĩ Mỹ dĩ nhiên là không có lợi trước mắt, nhưng về lâu dài Mỹ cũng sẽ có lợi vì Nam Bắc Hàn thống nhất sẽ về phe đồng minh của họ, có thêm Nhật ở Á Châu, nếu Việt Nam thay đổi chạy theo Mỹ nữa, vô hình trung cái thuyết domino gây ra chiến ra lạnh ở thập niên 50, 60 ngày xưa bất chiến tự nhiên thành, lật ngược thế cờ... và Trung Quốc chắc chắn phải lo âu.

Tuy nhiên Mỹ dưới chính phủ phe Dân chủ thì chắc là không xách quân đi đánh như phe cánh Cộng hòa. Cho nên đánh đấm sẽ không xảy ra.

Bẹc
04-01-2013, 08:31 AM
anh Bẹc,
anh và tôi đều ở Đức. Nếu Đức tính toán trước khi thống nhất phải tốn quá nhiều tiền để cứu vãn Đông Đức sau này, như anh nói ví dụ Nam Hàn, thì họ không bao giờ thống nhất cả. Dân tộc dưng không bị chia cách ra do ý thức hệ của một nhóm thiểu số, khao khát được thống nhất trong một thể chế tự do phải cao hơn sự tính toán thiệt hơn kinh tế chứ anh.
Tôi nghĩ Mỹ dĩ nhiên là không có lợi trước mắt, nhưng về lâu dài Mỹ cũng sẽ có lợi vì Nam Bắc Hàn thống nhất sẽ về phe đồng minh của họ, có thêm Nhật ở Á Châu, nếu Việt Nam thay đổi chạy theo Mỹ nữa, vô hình trung cái thuyết domino gây ra chiến ra lạnh ở thập niên 50, 60 ngày xưa bất chiến tự nhiên thành, lật ngược thế cờ... và Trung Quốc chắc chắn phải lo âu.

Tuy nhiên Mỹ dưới chính phủ phe Dân chủ thì chắc là không xách quân đi đánh như phe cánh Cộng hòa. Cho nên đánh đấm sẽ không xảy ra.

Đông Đức đã đâu có nghèo đói tận cùng như Bắc Hàn, Đông Đức đã lả một nước giàu có nhứt so với những nước cs. Tuy nhiên Nam Hàn không có khả năng quyết định đánh hay nhịn mà Mỹ thì lúc nầy chưa muốn đánh vì thấy chưa đủ lợi lộc.

Trò Tê
04-01-2013, 09:00 AM
HV : Mỹ đang mệt mỏi trong cuộc chiến Pakistan và Afganistan ( lâu ngày tiếng tây tiếng u nó chạy đi mất tiêu !) chả dại nhẩy vô Triều Tiên .

Triển : Cuộc chiến xảy ra không có lợi cho Mỹ gì cả.

Có lẽ phần đông người dân Hoa-Kỳ không muốn có cuộc chiến-tranh xẩy ra tại bán-đảo Cao-Ly, vì như hai anh nói họ đã mệt-mỏi, chán-chường với hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan ; thật chẳng có lợi gì ! Nhưng sợ rằng đây là dịp để Obama làm hại nước Hoa-Kỳ, ông ta sẽ nhẩy vào cuộc chiến, vì đã có lý-do là cần phải bảo-vệ quyền-lợi và sinh-mạng công-dân HK đang hoạt-động tại đây, cũng như bảo-vệ đồng-minh ĐH, và các đồng-minh khác trong vùng . Tê cho rằng Obama chẳng phải là người vì dân, vì nước ; có lẽ hoài-bão cuộc đời, hay giấc mộng lớn, của ông ta (cũng là của cha ổng) là làm cho kinh-tế suy-sụp, để biến-đổi nước HK thành một nước xã-hội chủ-nghĩa nghèo nàn !
Weird ideas, Yes ?! :-?

tabalo
04-01-2013, 09:07 AM
Chuyện Điếu Ngư giữa Nhật với Tàu và chuyện Nam Hàn Bắc Hàn sẽ chưa đến lúc đánh nhau, có thể sẽ không bao giờ đánh nhau bởi vì Mỹ chưa muốn. Đây là nước cờ Mỹ đi, Mỹ chưa muốn chiếu tướng. Lúc nầy Mỹ chỉ muốn bao vậy trước. Mỹ đã chế tạo được những chiếc B2 cách đây chừng 20 năm mà ngày nay chưa có nước nào có được, kỹ thuật về vũ khí đã đi trước Tàu và Nga xa như vậy thì bên cạnh đó chiến thuật và chiến lược cũng đi trước xa như vậy luôn.

Tên trẻ mập nầy cũng gian ác như cha và ông nội, nhưng vì tuổi non háo thắng nên tuyên bố rùm beng, Mỹ lợi dụng điều nầy để nhắc dân Nhựt và dân Nam Hàn phải cần Mỹ chớ không như trước đây có thời gian dân Nhựt muốn tống cổ quân đội Mỹ đi cho khuất mắt. Vũ khí Mỹ đem qua và những tốn kém diễn tập quân sự... nước chủ nhà phải chi ra thôi.

Nam Hàn cũng chưa muốn đánh nhau vì nếu đánh cũng không dám / không nên / không muốn thắng, bởi thắng rồi thì nuôi không nổi cả một đất nước tàn mạt. Đánh chỉ tốn kém, mà thắng thì nuôi không nỗi ! Như vậy có nên đánh hay không ?

Ai có lỡ đọc lời tôi viết ở trên thì nên quên liền đi, bởi đó chỉ là tôi viết bậy chơi thôi.
:)):)):)):))
Không ai sợ Triều Tiên chỉ sợ Chí Phèo làm hư bột hư đường không khéo hư luôn cái chảo :)
Nhưng tui nghĩ Mỹ muốn chơi Bắc Triều Tiên, vì nếu anh này có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân thì chẳng mấy chốc Iran sẽ có tên lửa hạt nhân liên lục địa

Triển
04-01-2013, 09:17 AM
Có lẽ phần đông người dân Hoa-Kỳ không muốn có cuộc chiến-tranh xẩy ra tại bán-đảo Cao-Ly, vì như hai anh nói họ đã mệt-mỏi, chán-chường với hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan ; thật chẳng có lợi gì ! Nhưng sợ rằng đây là dịp để Obama làm hại nước Hoa-Kỳ, ông ta sẽ nhẩy vào cuộc chiến, vì đã có lý-do là cần phải bảo-vệ quyền-lợi và sinh-mạng công-dân HK đang hoạt-động tại đây, cũng như bảo-vệ đồng-minh ĐH, và các đồng-minh khác trong vùng . Tê cho rằng Obama chẳng phải là người vì dân, vì nước ; có lẽ hoài-bão cuộc đời, hay giấc mộng lớn, của ông ta (cũng là của cha ổng) là làm cho kinh-tế suy-sụp, để biến-đổi nước HK thành một nước xã-hội chủ-nghĩa nghèo nàn !
Weird ideas, Yes ?!

anh Tê có vẻ giận ông tổng thống Obama dữ ha. :) j/k

Xem cái chỗ này không biết dữ liệu có đáng tin cậy hay không nhưng mà dưới thời Obama khá mà anh Tê:

http://zfacts.com/sites/all/files/image/econ/jobs-Clinton-Bush-Obama.png

RaginCajun
04-01-2013, 09:30 AM
Cái chart của bác TC rất đáng tin cậy vì rất nhiều người có job, chỉ có dân làm việc chuyên môn (profesional) là than không có việc thôi. Bây giờ đi flip hamburger, fry chicken, rửa xe ... dễ kiếm việc lắm.

Triển
04-01-2013, 09:51 AM
Cái chart của bác TC rất đáng tin cậy vì rất nhiều người có job, chỉ có dân làm việc chuyên môn (profesional) là than không có việc thôi. Bây giờ đi flip hamburger, fry chicken, rửa xe ... dễ kiếm việc lắm.

Tôm đại ca sang Đức làm đi. Bên này đang tìm chuyên môn đó.

Trò Tê
04-01-2013, 10:45 AM
anh Tê có vẻ giận ông tổng thống Obama dữ ha. :) j/k

Chẳng những giận mà còn sợ nữa Anh Triển ơi !
Obama kinh lắm ! Đã làm rất nhiều điều có hại cho kinh-tế Hoa-Kỳ, và xâm-phạm rất nhiều vào quyền tự-do của công-dân ! Đang muốn dọt ra khỏi HK càng sớm càng tốt, còn phân-vân chưa biết nên chạy qua Canada hay Australia. Cái bảng khoe số việc làm gia-tăng kia đúng, nhưng như Anh Tôm nói toàn là việc lương tối-thiểu !
Chỉ mỗi vụ bảo-hiểm sức-khỏe bắt-buộc phải mua năm tới, với giá tăng vọt, sẽ làm cho rất nhiều người nghèo đi . Sở thâu thuế liên-bang đã làm ước-lượng rồi, tiền đóng bảo-hiểm cho một gia-đình 5 người rẻ nhất là $20,000 một năm . Năm nay Tê đang trả $2,400 một năm, gia-đình 4 người, năm tới tăng lên $16,000. Các hãng xưởng nhỏ đang cắt giờ làm của công-nhân xuống còn 20 giờ một tuần, và mướn thêm người.

hoài vọng
04-01-2013, 07:43 PM
:)):)):)):))
Không ai sợ Triều Tiên chỉ sợ Chí Phèo làm hư bột hư đường không khéo hư luôn cái chảo :)
Nhưng tui nghĩ Mỹ muốn chơi Bắc Triều Tiên, vì nếu anh này có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân thì chẳng mấy chốc Iran sẽ có tên lửa hạt nhân liên lục địaChào tabalo...tôi nghĩ vũ khí hạt nhân thì Iran có kỹ thuật cao hơn anh Triều Tiên chứ ?

tabalo
04-01-2013, 08:13 PM
Chào tabalo...tôi nghĩ vũ khí hạt nhân thì Iran có kỹ thuật cao hơn anh Triều Tiên chứ ?
Chào anh HV
Iran mới giai đọan làm giàu uranium mức 20% chưa đủ để làm bom và cũng chưa bao giờ thử .

Triển
04-01-2013, 09:10 PM
Mỹ đặt khu trục hạm trong tình trạng báo động

Hoa Kỳ đã điều động một chiến hạm có khả năng chận bắt hỏa tiễn trở lại vùng biển Đại Hàn. Tin tức từ Tòa Bạch ốc cho hay không thấy một "điều động lớn lao nào" phía Bắc Hàn.

http://www.welt.de/img/ausland/origs114924902/7659726357-w900-h600/SKOREA-US-FOAL-EAGLE-2013.jpg
Một khu trục hạm Mỹ và một khu trục hạm Nam Hàn đang tập trận. Bây giờ Hoa Kỳ muốn gửi một khu trục hạm có trang bị hỏa tiễn đến vùng tranh chấp.


Sau những lời đe dọa mới từ Bắc Hàn, Mỹ tiếp tục phô trương lực lượng trên danh nghĩa đồng minh của Nam Hàn. Do những lời đe dọa ngày càng gia tăng của Bắc Hàn, quân lực Mỹ điều động một chiến hạm thuộc loại khu trục hạm thả neo gần lãnh hải quốc gia cộng sản này. Theo lời viên chức đại diện bộ quốc phòng ở Hoa Thịnh Đốn, khu trục hạm "USS Fitzgerald" hiện nay tập trận với Nam Hàn trong khu vực, phải neo lại và không trở về bến cảng đóng quân ở Nhật. Chiến hạm có khả năng chận bắt hỏa tiễn này phải định vị sẵn sàng trước bờ biển Tây Nam bán đảo Đại Hàn.

Một viên chức giấu tên phía Hoa Kỳ cho thông tấn xã AFP biết, đây là một biện pháp phòng ngự.

Mỹ thông báo vào thứ hai hôm qua rằng sẽ điều động thêm một dàn radar nổi đến gần bờ biển Bắc Hàn. Chuyện này được đài CNN tường thuật lại theo lời phát ngôn viên bộ quốc phòng. Ông Jay Carney, phát ngôn viên Tòa Bạch ốc cho biết song song rằng, Hiệp chủng quốc xem xét nghiêm túc các tuyên bố của Bắc Hàn, nhưng "không nhìn thấy hành động nào của họ xảy ra như lời dọa".

Mặc dù có những lời lẽ nặng nề từ Bình Nhưỡng, "chúng tôi vẫn không nhận thấy có sự thay đổi nào trong việc điều động quân sự Bắc Hàn, như các chuẩn bị chiến tranh lớn lao hoặc định vị lực lượng".

Lãnh đạo Bắc Hàn gần đây đã đe dọa đánh Mỹ trận đầu bằng nguyên tử và tuyên bố trong tình trạng chiến tranh với Nam Hàn. Miền Nam phản pháo với lời hăm dọa, trong trường hợp bị tấn công sẽ trả đũa nhanh chóng và đánh phủ đầu bằng quân sự. Hoa Kỳ đã gửi phi cơ tàng hình chở bom nguyên tử vào khu vực tập trận chung với Nam Hàn.

Bà tổng thống Nam Hàn Phác Cận Huệ ra lệnh cho lực lượng quân đội Nam Hàn, trong trường hợp Bắc Hàn khiêu khích bằng quân sự, thì "phải phản ứng nhanh nhẹn và không nhân nhượng trước một cân nhắc có tính cách chính trị nào". Bắc Hàn đã tuyên bố hôm thứ bảy vừa qua "tình trạng chiến tranh" với Nam Hàn. Nhà cầm quyền Bắc Hàn thêm vào rằng xử dụng vũ khí nguyên tử là chuyện không thể thương lượng được. Hoa Kỳ tính toán rằng nhà cầm quyền Bình Nhưỡng đang có những tiến bộ trong việc chế tạo bom nguyên tử.

Tân thủ tướng là chuyên gia kinh tế

Truyền thông nhà nước loan tin rằng Hội đồng Nhân dân Tối cao Bình Nhưỡng, tức là Quốc hội của Bắc Hàn, đã thông qua hôm thứ hai trong lần hội nghị lập xuân một điều luật "thiết lập vị trí của quốc gia là một nước có vũ khí nguyên tử để tự vệ". Qua đó Bắc Hàn đã phản ứng lại "đường lối chính trị thù địch của Mỹ". Với bước này Hội đồng đã xác nhận quyết định của Trung ương đảng Lao động hôm chủ nhật.

Thủ tướng Bắc Hàn Thôi Vĩnh Lâm đã bị giải nhiệm hôm thứ hai. Truyền thông nhà nước loan tin ông Phác Phụng Châu (Pak Pong-ju), người từng đảm nhiệm từ 2003 đến 2007, sẽ kế nhiệm. Theo giới quan sát, qua sự bổ nhiệm ông Phác, người đã đóng vai trò quan trọng trong những thử thách cải cách, Kim Chánh Ân đưa ra tín hiệu muốn chú tâm đến kinh tế.

Theo tường trình của tờ "Washington Post", các viên chức chính phủ Mỹ e rằng Bắc Hàn đã có tiến bộ trong việc chế tạo bom nguyên tử. Như một tờ báo tường thuật lại không rõ nguồn gốc rằng, Bình Nhưỡng trong lần thử nghiệm hạch nhân mới đây hồi tháng hai, có lẽ đã cho nổ bom nguyên tử có độ tích tụ Uran lớn. Điều này có nghĩa là nhà cầm quyền đã có khả năng tích tụ chất Uran.

Tranh cãi về nguyên tử lượng đang gia tăng

Quân đội Mỹ tiếp tục phô trương lực lượng quân sự ở bán đảo Đại Hàn. Không quân Hoa Kỳ gửi đi từ căn cứ quân sự Kadena ở Nhật, các chiến đấu cơ loại truy kích F-22 có khả năng tàng hình sang Nam Hàn. Một phát ngôn viên lực lượng Mỹ đóng ở Nam Hàn (USFK) cho biết rằng, hằng năm họ vẫn tập trận chung ở đó.

Tranh cãi về vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn xảy ra nhiều tuần qua ngày một gia tăng. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã trừng phạt quốc gia này sau lần thử nghiệm nguyên tử hồi tháng hai, bằng cách gia tăng cấm vận. Bắc Hàn phản ứng lại với việc hủy hiệp ước đình chiến đã ký kết năm 1953 sau cuộc-chiến-3-năm của liên triều Đại Hàn. Một hiệp định hòa bình đến ngày hôm nay vẫn chưa có.


Reuters/dpa/AFP/sara

(* dịch lại theo 'USA belassen Zerstörer in Alarmbereitschaft (http://www.welt.de/politik/ausland/article114924903/USA-belassen-Zerstoerer-in-Alarmbereitschaft.html)' )

Triển
04-01-2013, 09:30 PM
anh Tê có vẻ giận ông tổng thống Obama dữ ha. :) j/k

Chẳng những giận mà còn sợ nữa Anh Triển ơi !
Obama kinh lắm ! Đã làm rất nhiều điều có hại cho kinh-tế Hoa-Kỳ, và xâm-phạm rất nhiều vào quyền tự-do của công-dân ! Đang muốn dọt ra khỏi HK càng sớm càng tốt, còn phân-vân chưa biết nên chạy qua Canada hay Australia. Cái bảng khoe số việc làm gia-tăng kia đúng, nhưng như Anh Tôm nói toàn là việc lương tối-thiểu !
Chỉ mỗi vụ bảo-hiểm sức-khỏe bắt-buộc phải mua năm tới, với giá tăng vọt, sẽ làm cho rất nhiều người nghèo đi . Sở thâu thuế liên-bang đã làm ước-lượng rồi, tiền đóng bảo-hiểm cho một gia-đình 5 người rẻ nhất là $20,000 một năm . Năm nay Tê đang trả $2,400 một năm, gia-đình 4 người, năm tới tăng lên $16,000. Các hãng xưởng nhỏ đang cắt giờ làm của công-nhân xuống còn 20 giờ một tuần, và mướn thêm người.

anh Tê,
chính phủ và hãng xưởng không đóng phụ bảo hiểm cho các gia đình thu nhập thấp hoặc trung bình sao anh Tê? Theo anh nói là từ 2 ngàn tư quất lên 2 chục ngàn, có nghĩa là gấp 10 lần đó.
Nếu không có sự trợ giúp của hãng xưởng đương sự hoặc trợ giúp của chính phủ, người thu nhập thấp xem như bị mất một khoảng tiền lớn rồi còn gì? Bên tôi lương căn bản cho thợ cắt tóc, nghề có mức lương thấp nhất, là 15 ngàn € / 1 năm đó anh Tê.

Trò Tê
04-01-2013, 10:49 PM
PS: à, khi sáng có đọc đâu đó viết rằng Không lực Mỹ có cho biết "một giờ bay" của một chiếc F-22 là khoảng 50 ngàn USD. Bao gồm tiền xăng, tiền nhân sự, tiền phụ tùng và tiền bảo trì. Chưa tính tiền sân bay hoặc hàng không mẫu hạm. :)

Vậy là chưa bằng 1/3 tổn-phí cho một giờ bay của chiếc AirForce One (http://www.foxnews.com/politics/2010/11/24/military-pegs-hourly-air-force-cost-g-obama-sets-travel-record/) ! Mà ổng dùng để bay đi đánh golf với bạn cuối tuần, một chuyến bằng tiền lương một năm của 341 nh (http://www.weeklystandard.com/blogs/senator-obamas-golf-weekend-tiger-cost-much-341-federal-workers-furloughed_704915.html)ân-vi (http://www.weeklystandard.com/blogs/senator-obamas-golf-weekend-tiger-cost-much-341-federal-workers-furloughed_704915.html)ên (http://www.weeklystandard.com/blogs/senator-obamas-golf-weekend-tiger-cost-much-341-federal-workers-furloughed_704915.html) chánh-quyền .

Triển
04-01-2013, 11:17 PM
PS: à, khi sáng có đọc đâu đó viết rằng Không lực Mỹ có cho biết "một giờ bay" của một chiếc F-22 là khoảng 50 ngàn USD. Bao gồm tiền xăng, tiền nhân sự, tiền phụ tùng và tiền bảo trì. Chưa tính tiền sân bay hoặc hàng không mẫu hạm. :)

Vậy là chưa bằng 1/3 tổn-phí cho một giờ bay của chiếc AirForce One (http://www.foxnews.com/politics/2010/11/24/military-pegs-hourly-air-force-cost-g-obama-sets-travel-record/) ! Mà ổng dùng để bay đi đánh golf với bạn cuối tuần, một chuyến bằng tiền lương một năm của 341 nh (http://www.weeklystandard.com/blogs/senator-obamas-golf-weekend-tiger-cost-much-341-federal-workers-furloughed_704915.html)ân-vi (http://www.weeklystandard.com/blogs/senator-obamas-golf-weekend-tiger-cost-much-341-federal-workers-furloughed_704915.html)ên (http://www.weeklystandard.com/blogs/senator-obamas-golf-weekend-tiger-cost-much-341-federal-workers-furloughed_704915.html) chánh-quyền .

Mấy ông tổng thống khác cũng dùng AirForce One cho việc riêng mà anh Tê. Cái Security Service chuyên làm gạc đờ co bảo vệ gia đình tổng thống cả năm tốn 1 tỉ rưỡi tiền thuế của dân Mỹ kìa mà anh không kể. Lâu lâu đi đánh golf tí mà anh cũng rầy. :) j/k

Cái nghề tổng thống Mỹ này nhiều tiền quá, lương gần nửa triệu (400 ngàn/năm ??), hết nhiệm kỳ viết vài quyển sách bán lai rai, được mời đi show nói chuyện cũng kiếm bạc triệu. Người ta đồn rằng tổng thống Mỹ sau kỳ hạn làm nguyên thủ ông nào cũng là triệu phú có đúng không ta?

Nếu mà tổng thống Mỹ chơi đẹp như François Hollande tổng Pháp, nghĩa là sau khi đắc cử lập, tức ra luật mới chặt bớt 30% lương của chính mình (240 ngàn/năm) là dân chúng Mỹ xuống đường chạy theo tổng thống xé áo xé quần để tỏ lòng hâm mộ quá.

Cái bà thủ tướng Đức cũng nhận 220 ngàn euro per anno đó anh. Bà ấy ngồi hai nhiệm kỳ chắc cũng thành triệu phú rồi.

Trò Tê
04-01-2013, 11:24 PM
Tôi trả $2,400 tiền bảo-hiểm sức khỏe, là đã được hãng trả giúp một phần rồi . Nhưng năm tới có lẽ họ sẽ không giúp thêm được bao nhiêu . Thợ hớt tóc ở Oregon ăn lương tối-thiểu $8.50 USD một giờ, NẾU làm full-time 40giờ/tuần, thì lương một năm chỉ được khoảng $17,000 USD, như vậy chắc ít hơn bên Đức . Nhưng phần đông các tiệm hớt tóc chỉ cho thợ làm khoảng trên dưới 20 giờ/tuần, vậy lương năm sẽ chỉ còn 8 đến $9,000 .

Triển
04-02-2013, 01:13 AM
Kim Chánh Ân thề theo đuổi quyền lực nguyên tử trước đảng cộng sản

người độc tài Bắc Hàn vinh danh quyền lực của nguyên tử là sự bảo đảm cho thịnh vượng quốc gia trước ủy ban trung ương đảng Lao động. Trong lời phát biểu ông đã đặt một trọng tâm đáng chú ý.


http://www.welt.de/img/ausland/origs114926807/5189722375-w900-h600/N.jpg


Người quyền lực Bắc Hàn Kim Chánh Ân đã vẽ ra khung cảnh vũ khí nguyên tử là sự bảo đảm cho chủ quyền quốc gia. Kim phát biểu trước ủy ban trung ương đảng Lao động ở Bình Nhưỡng rằng "chúng không những có nhiệm vụ đe dọa mà còn là nền tảng cho sự thịnh vượng". Lời phát biểu đã được nói hôm chủ nhật, nhưng đến thứ ba thông tấn xã nhà nước KCNA mới loan tin.

Kim nói, trong thời hiện đại không có quốc gia nào sở hữu vũ khí nguyên tử mà bị tấn công. Sau cùng Kim chuyển sang giải thích các khía cạnh kinh tế trong bài phát biểu.

Trọng tâm mới của chính trị kinh tế

Trong những ngày lễ phục sinh ai cũng biết rằng nhà cầm quyền cộng sản Bắc Hàn bổ nhiệm một thủ tướng mới giữa lúc căng thẳng với Nam Hàn và Mỹ. Chức vụ này do một chuyên gia kinh tế tên Phác Phụng Châu đảm nhiệm như Hội đồng Nhân Dân của quốc hội ở Bình Nhưỡng thông báo.

Ông Phác đã từng đảm nhiệm chức vụ này, nhưng phải từ chức vào năm 2007 theo tường trình với lý do tranh cãi nội bộ. Ông đã đề nghị một hệ thống lương hướng mà lúc đó bị cấp lãnh đạo cho rằng quá thiên theo kinh tế thị trường. Theo giới quan sát, sự bổ nhiệm mới ông Phác, người năm 2002 được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong các cố gắng cải cách, có thể là Kim Chánh Ân gửi tín hiệu muốn chú tâm vào kinh tế hơn.

Mỹ không có tường trình báo về sự chuẩn bị chiến tranh

Trong những ngày qua, giọng điệu tranh chấp giữa Bắc và Nam Hàn ngày càng gia tăng. Nam Hàn đe dọa miền Bắc cộng sản rằng trong trường hợp khiêu khích bằng quân sự sẽ trả đũa bằng trận đánh nhanh và phủ đầu. Trước đó chính quyền Bình Nhưỡng lặp lại lời đe dọa sẽ tấn công Nam Hàn và đồng minh Mỹ và hôm thứ bảy tuyên bố "đang trong tình trạng chiến tranh" với miền Nam.

Theo tin tức Hoa Kỳ lại không có một dấu hiệu nào về một sự điều quân lớn lao chuẩn bị cho chiến tranh của Bắc Hàn. Mỹ đã định vị sẵn sàng trước bờ biển Nam Hàn hôm cuối tuần một khu trục hạm có trang bị khả năng chận bắt hỏa tiễn. Thêm vào đó là một dàn radar nổi sẽ được điều động đến bờ biển Bắc Hàn. Một phát ngôn viên Tòa Bạch ốc cho biết rằng lại không có dấu hiệu nào cho thấy cấp lãnh đạo Bắc Hàn di chuyển hoặc là hành quân.

Lò nguyên từ sẽ được tái hoạt động

Trong lúc này Bắc Hàn lại loan tin muốn mở một lò nguyên tử 5 MW trong khu hạch nhân gây tranh cãi ở Yongbyon của họ hoạt động lại. Truyền thông nhà nước cho biết sáng thứ ba rằng đã có các biện pháp tái hoạt động cho lò nguyên tử và các bộ phận khác. Lò nguyên tử này đã bị tắt vào năm 2007 theo hiệp ước quốc tế.

Khu nguyên tử Yongbyon là một yếu tố quan trọng trong chương trình vũ khí nguyên tử của quốc gia cộng sản. Lò nguyên tử này nằm cách gần 100 cây số về phía Bắc thủ đô Bình Nhưỡng đã bị tắt vào mùa hè năm 2007 sau lần thương lượng của Nhóm-sáu-bên (Bắc Hàn, Trung Quốc, Nhật, Nga, Nam Hàn, Mỹ) và được tổ chức Năng lượng Nguyên tử Thế giới (IAEA) xác nhận việc này. Chất Plutonium sản xuất ở Yongbyon được Bắc Hàn xử dụng thử vũ khí nguyên tử lần đầu vào năm 2006.

rtc/dpa/UC

(* dịch lại từ 'Kim Jong-un schwört KP auf Atom-Power ein (http://www.welt.de/politik/ausland/article114926808/Kim-Jong-un-schwoert-KP-auf-Atom-Power-ein.html)' )

ngocdam66
04-02-2013, 08:45 PM
Nha't ma:)

http://media4.s-nbcnews.com/j/MSNBC/Components/Photo/_new/g-cvr-130402-kim-jong-un-6p.grid-5x2.jpg

005
04-03-2013, 12:10 AM
Đặc khu kinh tế Khai Thành: Bắc Hàn đóng cửa khu kỹ nghệ


http://cdn1.spiegel.de/images/image-479548-galleryV9-uwlo.jpg



Hán Thành - Khu kỹ nghệ Khai Thành được cho là thành trì vững chắc hòa bình trong cuộc phân tranh liên triều trên bán đảo Đại Hàn. Khu kỹ nghệ này hoạt động cho đến nay với sự hợp tác đôi bên, dù có phân tranh vẫn hoạt động tiếp tục.

Nhưng Bắc Hàn dường như đã quyết tâm muốn chấm dứt luôn sự giao thương này với miền Nam. Quốc gia cộng sản từ chối người Nam Hàn nhập cảnh để đến Khai Thành sáng thứ tư hôm nay. Vào thời điểm loan báo có khoảng 861 người Nam Hàn đang làm việc trong khu kỹ nghệ đa hợp. Nhưng họ đã được phép rời khỏi khu vực. Người ta không rõ Bắc Hàn phong tỏa Khai Thành trong bao lâu.

Bộ quốc phòng Hán Thành kêu gọi nước láng giềng cộng sản hãy hủy bỏ việc phong tỏa. Họ bình luận quyết định của Bình Nhưỡng là "đáng buồn".

Khu kỹ nghệ đa hợp Khai Thành là kế hoạch kinh tế liên hiệp duy nhất còn hoạt động giữa hai quốc gia. Khai Thành được thiết lập năm 2004 là một kế hoạch hợp tác vượt biên giới liên triều. Khai Thành nằm bên Bắc Hàn cách biên giới Nam Hàn khoảng 10 cây số.

Không chỉ người Nam Hàn làm việc ở đây ở chức vụ cấp cao. Hơn 50 ngàn nhân viên Bắc Hàn làm việc cho 123 hãng xưởng của Nam Hàn trong chỗ này.

Đồng lương rẻ mạt cho miền Nam và nguồn thu nhập ngoại tệ cho miền Bắc là cách giao thương gần 10 năm nay ở Khai Thành. Bởi vì khu đa hợp là cơ hội cho nhà nước cộng sản tiếp xúc tiền ngoại tệ cao giá. Đặc khu kinh tế tạo ra mỗi năm khoảng hai tỉ Dollar bằng mối giao thương vượt biên giới.


Nam Hàn đe dọa trả đũa những khiêu khích


Bình Nhưỡng gia tăng đe dọa chiến tranh bằng cách đóng cửa Khai Thành. Quốc gia bị cô lập bởi sự gia tăng cấm vận này đã cảnh cáo rằng họ sẽ không chùng bước trước một cuộc chiến tranh nguyên tử. Hôm thứ ba nước cộng sản này đã tuyên bố tái hoạt động lò nguyên tử. Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ "không chấp nhận Bắc Hàn là một quốc gia nguyên tử lượng".

Tình trạng trên bán đảo Đại Hàn rất căng thẳng sau lần thử nghiệm nguyên tử thứ ba của nhà cầm quyền Kim Chánh Ân hồi tháng hai. Bình Nhưỡng lặp đi lặp lại sự đe dọa láng giềng miền Nam bằng chiến tranh và các cuộc tấn công, rồi tuyên bố trong tình trạng chiến tranh hôm thứ bảy vừa qua. Nam Hàn phản ứng lại với lời lẽ rõ ràng. Bà tổng thống Phác Cận Huệ tuyên bố đánh nhanh và đánh phủ đầu bằng quân sự không nhân nhượng bởi một cân nhắc chính trị nào nếu Bắc Hàn tiếp tục khiêu khích.


kgp/dpa/AFP/Reuters



(* dịch lại từ Sonderwirtschaftszone Kaesong: Nordkorea riegelt Industriepark ab (http://www.spiegel.de/politik/ausland/nordkorea-riegelt-industriepark-kaesong-ab-a-892167.html) )



http://cdn2.spiegel.de/images/image-479539-galleryV9-wecu.jpg


http://cdn3.spiegel.de/images/image-478832-galleryV9-pykv.jpg


http://cdn1.spiegel.de/images/image-478834-galleryV9-dlhn.jpg

RaginCajun
04-03-2013, 05:09 AM
Nha't ma:)

http://media4.s-nbcnews.com/j/MSNBC/Components/Photo/_new/g-cvr-130402-kim-jong-un-6p.grid-5x2.jpgm.f.! Nhìn tấm hình là muốn chửi thề. Coi nó kìa, đi coi tình hình mà đóng bộ ngồi còn có miếng nệm lót phao câu. Không biết mấy anh già chung quanh nghĩ sao ha?

RaginCajun
04-03-2013, 12:47 PM
Mấy ông tổng thống khác cũng dùng AirForce One cho việc riêng mà anh Tê. Cái Security Service chuyên làm gạc đờ co bảo vệ gia đình tổng thống cả năm tốn 1 tỉ rưỡi tiền thuế của dân Mỹ kìa mà anh không kể. Lâu lâu đi đánh golf tí mà anh cũng rầy. :) j/k

Cái nghề tổng thống Mỹ này nhiều tiền quá, lương gần nửa triệu (400 ngàn/năm ??), hết nhiệm kỳ viết vài quyển sách bán lai rai, được mời đi show nói chuyện cũng kiếm bạc triệu. Người ta đồn rằng tổng thống Mỹ sau kỳ hạn làm nguyên thủ ông nào cũng là triệu phú có đúng không ta?

Nếu mà tổng thống Mỹ chơi đẹp như François Hollande tổng Pháp, nghĩa là sau khi đắc cử lập, tức ra luật mới chặt bớt 30% lương của chính mình (240 ngàn/năm) là dân chúng Mỹ xuống đường chạy theo tổng thống xé áo xé quần để tỏ lòng hâm mộ quá.

Cái bà thủ tướng Đức cũng nhận 220 ngàn euro per anno đó anh. Bà ấy ngồi hai nhiệm kỳ chắc cũng thành triệu phú rồi.Nếu mà chơi đẹp, không lãnh lương cao, không tiêu xài thì làm sao nước Mỹ sống nổi. Mấy ổng và tập đoàn mấy ổng phải xài để kích thích kinh tế, tạo công ăn việc làm.

Triển
04-03-2013, 10:11 PM
Quân đội Bắc Hàn chấp thuận tấn công Mỹ bằng vũ khí nguyên tử

Theo tuyên bố của quân đội nhân dân Bắc Hàn, việc Bắc Hàn tấn công Mỹ bằng vũ khí nguyên tử đã được chấp thuận. Tướng lãnh Bắc Hàn đã cho thông tấn xã KCNA biết hôm thứ tư rằng vũ khí nguyên tử hiện đại sẽ được xử dụng. Chính quyền Hoa Thịnh Đốn đã được thông báo về chuyện này, rằng đây là phản ứng chống lại đe dọa từ phía Mỹ.

Bảng tuyên cáo viết rằng "Việc lực lượng cách mạng sẽ tham gia một cách không khoan nhượng đã được phân tích và chấp thuận hoàn toàn".

(* trích dịch từ Nordkoreas Armee genehmigt Atomangriff auf USA (http://www.welt.de/politik/ausland/article114989979/Nordkoreas-Armee-genehmigt-Atomangriff-auf-USA.html) )

Triển
04-04-2013, 11:40 AM
Nếu mà chơi đẹp, không lãnh lương cao, không tiêu xài thì làm sao nước Mỹ sống nổi. Mấy ổng và tập đoàn mấy ổng phải xài để kích thích kinh tế, tạo công ăn việc làm.

Ông Hagel muốn trừ bớt lương, giờ đến ông Obama nghe tiếng oán than của Tôm sư huynh mà tuyên bố trừ 5% lương của ông ấy kìa.

RaginCajun
04-04-2013, 12:45 PM
Ông Hagel muốn trừ bớt lương, giờ đến ông Obama nghe tiếng oán than của Tôm sư huynh mà tuyên bố trừ 5% lương của ông ấy kìa.Tớ đâu có oán than. Thật lòng, tớ muốn mấy ổng xài càng nhiều càng tốt, để tạo công ăn việc làm cho dân. Bàn thêm tí nữa, nếu thật sự mấy ổng muốn bớt lương, thì chỉ nên lãnh lương của công nhân, nghĩa là trên dưới 50K/yr thôi. Còn nếu là gia đình có gốc gác khá giả, chỉ muốn lo cho dân cho nước thì khỏi lãnh lương, coi như làm từ thiện.

Trò Tê
04-04-2013, 01:56 PM
Quân đội Bắc Hàn chấp thuận tấn công Mỹ bằng vũ khí nguyên tử .

Sắp tới hồi gay-cấn !

Trò Tê
04-05-2013, 12:49 AM
Trong các bài gần đây, thấy có nói tới vũ-khí nguyên-tử, và vũ-khí hạt-nhân, vậy hai danh-từ nguyên-tử và hạt-nhân có nghĩa tương-đương ? và có thể dùng thay chỗ cho nhau được, phải không ? Không hiểu rõ lắm chữ hạt-nhân ! phải chăng để chỉ phần bên trong, hay cái nhân, của hạt nguyên-tử ?!

Triển
04-05-2013, 01:02 AM
Cải cách kinh tế ở Bắc Hàn: Thăng tiến bằng bom nguyên tử
Andreas Lorenz



http://cdn2.spiegel.de/images/image-480279-galleryV9-fhgj.jpg
Người giàu quyền lực Kim Chánh Ân gửi những tín hiệu tương phản đến dân chúng

Kim Chánh Ân muốn mang lại thịnh vượng cho đất nước thiếu thốn bằng cách thay đổi kinh tế. Nhưng hiện tại người có quyền bính nhất Bắc Hàn phải dừng ngay cải cách, vì chuyện lo ăn cho quân lính có ưu tiên cao nhất.

Một người lính biên phòng vì bị đói đã vào nhà bếp ăn cắp thức ăn sau giờ làm việc. Anh ta bị phát giác rồi dẫn đến cãi cọ to tiếng và sau rốt kẻ trộm này rút súng bắn năm 'đồng chí' của mình.

Trường hợp xảy ra ở đội lính biên giới quận Mậu Sơn (Musan) hồi tháng hai cho thấy, quân đội Bắc Hàn không phải lúc nào cũng nuôi nổi lính tráng của mình.
Ngoài ra còn thiếu nguồn tiếp viện. Trong quá khứ, du khách đến nước này từng chứng kiến những kẻ mặc quân phục rút súng bắt họ dừng xe để quá giang, vì xe lính của mình hết nhiên liệu.

Người lãnh đạo đội quân vá áo túi cơm này đe dọa tiêu diệt Mỹ và Nam Hàn trong 'biển lửa'. Nếu cần thiết họ sẽ thả luôn bom nguyên tử lên Tòa Bạch Ốc. Nhà cầm quyền Bắc Hàn thông báo liên tục rằng vũ khí nguyên tử là 'Mạch sống dân tộc', là 'Báu vật của một đất nước thống nhất'.

Theo lối suy nghĩ nhà cầm quyền Bình Nhưỡng thì một quốc gia thiếu ăn và bom nguyên tử rất xứng đôi. Ủy ban trung ương của đảng Lao động Bắc Hàn đã kêu gọi hồi cuối tháng rồi bằng biểu ngữ cho chính sách này: "Byungjin", tạm dịch là 'tiến nhanh với xe đạp hai người lái'.

Nói cho rõ hơn, ngoài chuyện chế tạo vũ khí nguyên tử, lãnh đạo Bắc Hàn muốn vực dậy nền kinh tế quốc dân. Đối với họ hai chuyện này tương trợ lẫn nhau rất tốt, bởi vì phải chế tạo bom nguyên tử, cho nên ngân sách được lên kế hoạch cho các loại vũ khí bình thường khác trống, và vì thế có thể đầu tư vào kinh tế. Từ đó xuất hiện tuyên truyền rằng Bắc Hàn sẽ trở thành 'một cường quốc về chính trị, quân sự, kinh tế và một đất nước văn minh bậc nhất bước sang thời đại độc lập'.

Theo mật vụ và những người Bắc Hàn đào vong thuật lại, tuyên bố trên loan ra vào thời điểm dân chúng Bắc Hàn mất lòng tin nặng nề. Họ không rõ tướng Kim Chánh Ân sẽ thực sự muốn lãnh đạo họ đi về đâu, vì những thông điệp của ông gửi đến dân chúng tương phản với nhau.

Ông ta hứa hẹn tuyệt đối tự do hóa nền kinh-tế-kế-hoạch. Chính sách được đặt tên là "Biện pháp ngày 28 tháng sáu". Bỗng nhiên xuất hiện "cạnh tranh" giữa những hãng xưởng thuộc nhà nước, xuất hiện "kiểu cách quản trị mới mẻ", các dịch vụ khách hàng tốt hơn nữa ví dụ như trong siêu thị Số Một ở Bình Nhưỡng.

Quan trọng hơn nữa là nông dân Bắc Hàn từ 1 tây tháng 10 năm ngoái được phép giữ lại 30 phần trăm thu hoạch và được phép tự quyết định giao gạo, bắp hay là khoai tây cho khu phân phối lương thực nhà nước, bán ở thị trường tư nhân hay là dành giụm dự trữ. Nghe như là quay lưng lại với mô hình kinh-tế-kế-hoạch cứng ngắc mà thường là các hợp tác xã phải giao hết thu hoạch cho cơ quan nhà nước.

Hệ thống "phân phối công cộng" sẽ quyết định mỗi gia đình được lãnh bao nhiêu ký lô. 'Chỉ tiêu' trong năm ngoái là cấp cho mỗi thần dân 600 đến 700 gram gạo mỗi ngày. Tuy nhiên theo tin tức các tổ chức nhân đạo phương Tây bị thiếu khoảng 400 ngàn tấn ngũ cốc vì thất thu.

Giọng điệu mới mẻ từ Trung ương cũng được cơ quan cấp dưới nghe thấy. Họ có thể tự thân vận hành, ngay cả việc được phép giao thương với hãng xưởng ngoại quốc để thiết lập công ty hợp doanh. Hãng xưởng nào chỉ ghi số đỏ thì phải đóng cửa theo phương châm Bình Nhưỡng. Công nhân nơi đó được chuyển sang các hãng xưỡng hoạt động thành công.

Mua sắm bằng tiền nhà nước

Tuy nhiên bây giờ Kim và quân đội của ông phải đạp thắng. Theo tin tức của trang mạng Nam Hàn Daily NK, từ tháng 10 năm ngoái không còn chuyện được phép giữ một phần ba thu hoạch nữa. Daily NK trích lại từ nguồn tin Bắc Hàn rằng "cấp lãnh đạo hợp tác xã bảo rằng không có nương rẫy thí nghiệm nào được phép giữ lại 30 phần trăm thu hoạch nữa.... Họ bảo rằng thu hoạch không tốt và họ phải dành ưu tiên để nuôi quân đội".

Nông dân Bắc Hàn được phép xử dụng đất đai trong tương lai sẽ còn ít hơn bây giờ. Thay vì 100 mét vuông, nông dân chỉ còn được trồng trọt rau quả trên mảnh đất 30 mét vuông. Thêm vào đó, nhà nước đã cắt đất mà trước đây được phép canh tác ở sườn núi. Cách tính toán của Binh Nhưỡng: "nếu nông dân ít thời gian chăm lo đất của mình sẽ tập trung vào làm việc cho hợp tác xã".

Một nhóm dân chúng lại tự động hưởng lợi qua sự cải cách. Nếu tin tức của đài phát thanh Tự Do Á Châu ở Mỹ chính xác, các quan chức cấp cao Bắc Hàn mới đây được cấp cho một loại thẻ tín dụng, có thể trả tiền dollar Mỹ ở những chỗ mua sắm xử dụng ngoại tệ tại Bình Nhưỡng. Mỗi tháng các thẻ này được rút đến 1200 Dollar. Tiền này rút từ ngân sách nhà nước.

Để chúng ta có sự so sánh: Một công nhân Bắc Hàn làm việc mỗi tháng nhận trung bình 2 Dollar theo hối đoái chính thức.




[* dịch lại từ Wirtschaftsreformen in Nordkorea: Aufschwung durch Atombomben (http://www.spiegel.de/politik/ausland/wirtschaftsreformen-in-nordkorea-widerspruechlich-signale-an-das-volk-a-892524.html) ]

Triển
04-05-2013, 01:25 AM
Trong các bài gần đây, thấy có nói tới vũ-khí nguyên-tử, và vũ-khí hạt-nhân, vậy hai danh-từ nguyên-tử và hạt-nhân có nghĩa tương-đương ? và có thể dùng thay chỗ cho nhau được, phải không ? Không hiểu rõ lắm chữ hạt-nhân ! phải chăng để chỉ phần bên trong, hay cái nhân, của hạt nguyên-tử ?!

Hạt nhân là nhân của nguyên tử. Riêng tôi khi dịch thì phân biệt giữa atomic weapon, nuclear weapon. Tuy nhiên nói cái nào cũng là khái niệm của vũ khí chế tạo theo vật lý nguyên tử, nghĩa là phân tách hạt nhân của nguyên tử tạo ra năng lượng vĩ đại.

Trò Tê
04-05-2013, 01:59 AM
Hạt nhân là nhân của nguyên tử.
Cái tên hạt-nhân nghe có vẻ kỳ-kỳ ! Nếu đó là cái nhân (của) hạt nguyên-tử, thì theo trật-tự cách nói tiếng Việt, thì nói nhân trước chứ ! Ví như nói nhân bánh, vỏ bánh, chứ ai lại nói bánh nhân, bánh vỏ . Có lẽ ai đó đổi chữ hạch-tâm thành hạt-nhân cho nó được thuần Việt, nhưng quên không đổi thứ-tự hai chữ cho hợp cách nói VN .

Triển
04-05-2013, 02:27 AM
Hạt nhân là nhân của nguyên tử.
Cái tên hạt-nhân nghe có vẻ kỳ-kỳ ! Nếu đó là cái nhân của hạt nguyên-tử, thì theo trật-tự cách nói tiếng Việt, thì nói nhân trước chứ ! Ví như nói nhân bánh, vỏ bánh, chứ ai lại nói bánh nhân, bánh vỏ . Có lẽ ai đó đổi chữ hạch-tâm thành hạt-nhân cho nó được thuần Việt, nhưng quên không đổi thứ-tự hai chữ cho hợp cách nói VN .

anh Tê ơi,

ngại anh hớ hên quá ;).

Vậy nè, không có hạt nguyên tử. Nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất sau phân tử. Trong nguyên tử có cái nhân. Đó là hạt nhân. Việt Nam mình ngày xưa cũng chỉ dịch lại theo phương Tây thôi. Tôi ví dụ cho anh hiểu như trong tiếng Đức có cả 3 khái niệm mà tiếng Anh chỉ có 2:


Atomwaffe (ger.) = atomic weapon (engl.) = vũ khí nguyên tử
Kernwaffe (ger.) = chữ này không có trong tiếng anh, Kern = kernel (engl.) = nhân = vũ khí hạt nhân
Nuklearwaffe (ger.) = nuclear weapon (engl.)= vũ khí phân hạch hạt nhân = vũ khí hạch tâm (theo anh Tê) = vũ khí hạt nhân (theo tiếng Việt hiện nay)


Thật sự, chữ hạch nhân là động từ. Dùng để tách hạt, nghĩa là chia cái nhân ra, chia cái cốt ra, chia cái tâm ra. Chữ nuclear trong tiếng Anh, hoặc Nuklear trong tiếng Đức là "quá trình phân hạch", "phản ứng phân hạch". Phân hạch cái gì ? => Phân hạch cái hạt nhân trong nguyên tử. Vậy nhé anh Tê, không có hạt nguyên tử, chỉ có cái hạt nhân, cái nhân, cái cốt trong nguyên tử.


Đây, hình ảnh minh họa:

http://www.atomicarchive.com/Physics/Images/structure.jpg

khờ khạo
04-05-2013, 05:28 AM
Trong DT có lần em đọc thấy chữ "hột nhơn", có lẽ đó là dạng thuần Việt của hạt nhân ?

Triển
04-05-2013, 07:25 AM
Bắc Hàn khuyến cáo các tòa đại sứ ngoại quốc di tản

Nhà cầm quyền Bắc Hàn khuyến cáo Nga và Anh hãy lo rút nhân sự ngoại giao của họ. Bắc Hàn nêu lý do là căng thẳng trong canh cãi với Nam Hàn. Mạc Tư Khoa đang đàm phán với Bắc Kinh, Hoa Thịnh Đốn, Đông Kinh và Hán Thành sẽ tiếp thế nào.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-478651-galleryV9-lnvk.jpg

Bình Nhưỡng / Mạc Tư Khoa - bộ ngoại giao Bắc Hàn đã đề nghị nhiều quốc gia di tản nhân viên tòa đại sứ của họ. Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã thông báo chính thức việc này trong vòng ngoại giao.

Đại diện Mạc Tư Khoa ở Bình Nhưỡng đã nhận một công văn của bộ ngoại giao Bắc Hàn. Ông Denis Samssonow, phát ngôn viên báo chí cho thông tấn xã Interfax ở thủ đô Bắc Hàn biết điều này. Vì tình trạng căng thẳng hơn trên bán đảo Đại Hàn người Nga được khuyến cáo rút nhân viên ngoại giao của họ.

Samssonow nói "chúng tôi đang trong lúc quyết định". Tuy nhiên Nga không có kế hoạch di tản vào thời điểm hiện tại, mà cũng không có những dấu hiệu bất ổn ở Bình Nhưỡng. Nga có một phần biên giới giáp Bắc Hàn. Vì khuyến cáo của Bắc Hàn, Mạc Tư Khoa hiện đang liên lạc chặt chẽ bàn thảo với Mỹ, Trung Quốc, Nhật và Nam Hàn. Tuy nhiên cho đến nay chưa được chính thức thông báo, liệu những nước này có được khuyến cáo chuyện di tản hay không.

Tòa đại sứ Anh cũng được nhà cầm quyền Bắc Hàn liên lạc, tuy nhiên với giọng điệu khác hơn. Như bộ ngoại giao ở Luân Đôn thông báo, Bắc Hàn muốn biết người Anh khi nào muốn dọn tòa đại sứ của họ. Một khuyến cáo hãy di tản một cách rõ ràng không có.

Ở Bá Linh đại sứ Bắc Hàn được mời lên bộ ngoại giao Đức nói chuyện vì những đe dọa quân sự của họ. Chính phủ Đức đã mời ông đại sứ. Một phát ngôn viên của bộ ngoại giao Đức ở Bá Linh cho biết, ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle yêu cầu ông chuyển lời của bộ ngoại giao rằng, chính quyền Đức muốn "bày tỏ rất lo lắng" về sự leo thang căng thẳng của Bắc Hàn. Những lời đe dọa gần đây của Bắc Hàn "đối với chính phủ Đức là không thể chấp nhận ở giọng điệu lẫn sự việc".

Phát ngôn viên ngoại giao Đức nói tiếp rằng ông ngoại trưởng Đức, Westerwelle đang tìm giải pháp cho câu hỏi Bắc Hàn chặt chẽ với các đồng sự trên thế giới và ở Châu Âu. Tìm một phản ứng "quyết tâm và trọn vẹn" trả lời cho loạt đe dọa này" là cần thiết. Vấn đề này cũng sẽ nằm trong chương trình tại hội nghị các ngoại trưởng G-8 tuần tới ở Luân Đôn.

Điều động hỏa tiễn

Bắc Hàn đang bị thế giới chỉ trích về chương trình vũ khí nguyên tử của họ và đang bị cấm vận. Từ nhiều tuần nay Bình Nhưỡng đưa ra hàng loạt đe dọa đặc biệt chống Mỹ và Nam Hàn. Thứ năm hôm qua, hàng tướng lãnh của quân đội Bắc Hàn thông báo đã được chính thức bật đèn xanh cho cuộc tấn công Mỹ bằng nguyên tử.
Sáng thứ sáu được biết Bắc Hàn đã điều động hỏa tiễn thứ hai, loại hỏa tiễn tầm trung bình đến bờ biển phía Đông. Thông tấn xã Yonhap của Nam Hàn tường thuật theo lời một viên chức đại diện chính quyền ở Hán Thành rằng, Bình Nhưỡng đã di chuyển tổng cộng hai hỏa tiễn bằng xe lửa đến bờ biển "từ đầu tuần" và đã điều chỉnh trên bệ phóng. Phía Mỹ đã tuyên bố rằng tất cả những biện pháp thận trọng cần thiết liên quan đến cuộc tranh cãi đã có.

Bộ quốc phòng ở Hán Thành đã xác nhận thứ năm hôm qua về sự điều động hỏa tiễn tầm trung, lại không bình luận về việc này. Được biết đó là hỏa tiễn thuộc kiểu Musudan, được phỏng đoán có tầm hoạt động khoảng 3000 cây số. Hỏa tiễn loại này có thể chế thêm có tầm hoạt động đến 4000 cây số. Như vậy thì hỏa tiễn này trên lý thuyết sẽ đến được đảo Guam ở Thái Bình Dương, một vùng đất ngoài nước Mỹ. Tuy nhiên chuyên gia ước lượng rằng Bắc Hàn chưa đủ điều kiện hiện tại tấn công vùng đất liền của Mỹ.

ler/jok/dpa/Rezters/AFP


[ * dịch lại từ Nordkorea empfiehlt Evakuierung ausländischer Botschaften (http://www.spiegel.de/politik/ausland/korea-konflikt-pjoengjang-legt-russland-evakuierung-der-botschaft-nahe-a-892753.html) ]

Triển
04-05-2013, 09:56 AM
http://www.welt.de/img/bilder-des-tages/origs115043034/9519721763-w900-h600/title.jpg

Trong khi lính Bắc Hàn xách đoản đao kêu lẻng kẻng, lính trừ bị Nam Hàn lắc mông Gangnam Style

Trò Tê
04-05-2013, 11:14 AM
Trong khi lính Bắc Hàn xách đoản đao kêu lẻng kẻng, lính trừ bị Nam Hàn lắc mông Gangnam Style

Cái dịch nhẩy kiểu Giang-Nam này lan-tràn khắp nơi . Cả ba binh-chủng H (http://www.youtube.com/watch?v=Od92ghaoa4U)ải (http://www.youtube.com/watch?v=Od92ghaoa4U), L (http://www.youtube.com/watch?v=Aa4RLoG9234)ục (http://www.youtube.com/watch?v=Aa4RLoG9234), và Kh (http://www.youtube.com/watch?v=nfVHsTOwAvk)ông (http://www.youtube.com/watch?v=nfVHsTOwAvk)-Quân Hoa-Kỳ đều sẵn-sàng nhẩy chung với quân-đội Đại-Hàn . Phen này Tri (http://www.youtube.com/watch?v=pZi8O68wRv0)ều-Ti (http://www.youtube.com/watch?v=pZi8O68wRv0)ên (http://www.youtube.com/watch?v=pZi8O68wRv0) nhẩy múa một mình, Trung-Cộng có lẽ không chơi !

Trò Tê
04-05-2013, 01:34 PM
Thật sự, chữ hạch nhân là động từ. Dùng để tách hạt, nghĩa là chia cái nhân ra, chia cái cốt ra, chia cái tâm ra. Chữ nuclear trong tiếng Anh, hoặc Nuklear trong tiếng Đức là "quá trình phân hạch",

Hạt, còn gọi là hột, có nghĩa là cái phần nho-nhỏ bên trong một trái gì, một cái gì đó . Chữ tiếng Việt hạt tương-đương với, và từ chữ Hán-Việt hạch mà ra . Hạt, hột còn có nghĩa là một phần, một cục gì đó nhỏ híu, như hạt bụi (ở đây không có nghĩa là phần nhỏ bên trong trái bụi). Theo định-nghĩa nguyên-tử thì nó là một phần, một cục nhỏ híu, nhỏ nhứt của vật-chất, không thể nhỏ hơn . Vậy có thể gọi "an atom" là "một hạt nguyên-tử" chứ ! Tại sao không ? Trong cái hạt nguyên-tử có cái nhân (tâm), nucleus, gọi nó là "nhân hạt nguyên-tử", hay "hạch-tâm nguyên-tử", thì mới hợp trật-tự chữ-nghĩa .
Thật sự, chữ hạch nhân là động từ
Đây là lần đầu tiên học được hai chữ "hạch nhân" là một động từ !? Hạch, tiếng Hán-Việt, chỉ có nghĩa hạt, chẳng phải động-từ nào cả, nhân tiếng Việt có nghĩa phần bên trong, tương-đương với tâm, Hình như Anh Triển bị hớ, lẫn với động-từ "phân hạch" (tức chia, tách cái hột) rồi .
Đến đây xin tạm đồng-ý với Anh Triển rằng nucleus là cái nhân của nguyên-tử, hay là hạt (của) nguyên-tử (với nghĩa phần nhỏ bên trong). Thì hóa ra hai chữ hạt và nhân đồng-nghĩa, -> hai chữ "hạt nhân" chỉ là tiếng láy, đã gọi là hạt lại gọi thêm là nhân đi liền theo !
Chữ nuclear trong tiếng Anh, hoặc Nuklear trong tiếng Đức là "quá trình phân hạch", "phản ứng phân hạch".
Đồng-ý ! Vậy gọi nuclear weapon là vũ-khí phân-hạch rõ nghĩa hơn nhiều !
Phân hạch cái gì ? => Phân hạch cái hạt nhân trong nguyên tử.
Tê nghe nó kỳ-kỳ ! Đã hạt còn thêm nhân ! Thử viết lại câu trên nhe :
Phân-hạch là gì ? => Là phân (chia, tách) cái hạch, hay cái hạt, hay cái nhân trong nguyên-tử .

ốc
04-05-2013, 08:59 PM
Theo định-nghĩa nguyên-tử thì nó là một phần, một cục nhỏ híu, nhỏ nhứt của vật-chất, không thể nhỏ hơn . Vậy có thể gọi "an atom" là "một hạt nguyên-tử" chứ ! Tại sao không ? Trong cái hạt nguyên-tử có cái nhân (tâm), nucleus, gọi nó là "nhân hạt nguyên-tử", hay "hạch-tâm nguyên-tử", thì mới hợp trật-tự chữ-nghĩa .

Em chưa bao giờ nghe ai nói "hạt nguyên tử." Nguyên tử không phải là một hạt mà là do nhiều hạt cấu tạo nên: hạt nhân và các hạt điện tử bọc chung quanh.

"Hạt nhân" em hiểu là cái "hạt" ở giữa mỗi nguyên tử. "Nhân" theo nghĩa tiếng Việt là cái phần ở giữa.

Trong chữ Hán thì người ta dùng "nguyên tử hạch," chứ không thấy chữ "hạch tâm nguyên tử." Có nhẽ đấy là do người nào dịch ngược ra tiếng Hán từ chữ "hạt nhân nguyên tử" trong tiếng Việt.

Triển
04-05-2013, 10:45 PM
Thật sự, chữ hạch nhân là động từ. Dùng để tách hạt, nghĩa là chia cái nhân ra, chia cái cốt ra, chia cái tâm ra. Chữ nuclear trong tiếng Anh, hoặc Nuklear trong tiếng Đức là "quá trình phân hạch",

Hạt, còn gọi là hột, có nghĩa là cái phần nho-nhỏ bên trong một trái gì, một cái gì đó . Chữ tiếng Việt hạt tương-đương với, và từ chữ Hán-Việt hạch mà ra . Hạt, hột còn có nghĩa là một phần, một cục gì đó nhỏ híu, như hạt bụi (ở đây không có nghĩa là phần nhỏ bên trong trái bụi). Theo định-nghĩa nguyên-tử thì nó là một phần, một cục nhỏ híu, nhỏ nhứt của vật-chất, không thể nhỏ hơn . Vậy có thể gọi "an atom" là "một hạt nguyên-tử" chứ ! Tại sao không ? Trong cái hạt nguyên-tử có cái nhân (tâm), nucleus, gọi nó là "nhân hạt nguyên-tử", hay "hạch-tâm nguyên-tử", thì mới hợp trật-tự chữ-nghĩa .
Thật sự, chữ hạch nhân là động từ
Đây là lần đầu tiên học được hai chữ "hạch nhân" là một động từ !? Hạch, tiếng Hán-Việt, chỉ có nghĩa hạt, chẳng phải động-từ nào cả, nhân tiếng Việt có nghĩa phần bên trong, tương-đương với tâm, Hình như Anh Triển bị hớ, lẫn với động-từ "phân hạch" (tức chia, tách cái hột) rồi .
Đến đây xin tạm đồng-ý với Anh Triển rằng nucleus là cái nhân của nguyên-tử, hay là hạt (của) nguyên-tử (với nghĩa phần nhỏ bên trong). Thì hóa ra hai chữ hạt và nhân đồng-nghĩa, -> hai chữ "hạt nhân" chỉ là tiếng láy, đã gọi là hạt lại gọi thêm là nhân đi liền theo !
Chữ nuclear trong tiếng Anh, hoặc Nuklear trong tiếng Đức là "quá trình phân hạch", "phản ứng phân hạch".
Đồng-ý ! Vậy gọi nuclear weapon là vũ-khí phân-hạch rõ nghĩa hơn nhiều !
Phân hạch cái gì ? => Phân hạch cái hạt nhân trong nguyên tử.
Tê nghe nó kỳ-kỳ ! Đã hạt còn thêm nhân ! Thử viết lại câu trên nhe :
Phân-hạch là gì ? => Là phân (chia, tách) cái hạch, hay cái hạt, hay cái nhân trong nguyên-tử .

Tôi sai rồi, phân hạch mới là động từ, nghĩa là chia hạt. Quá trình phân hạch, phản ứng phân hạch tức là quá trình tách hạt vậy.

Còn câu hỏi an atom nếu nói tôi dịch, thì tôi sẽ dịch là một nguyên tử.

Triển
04-05-2013, 10:54 PM
Bắc Hàn khuyến cáo Trung Quốc cũng di tản tòa đại sứ

Bắc Kinh - Bắc Hàn cũng khuyên Trung Quốc nên di tản đại sứ của họ ở Bình Nhưỡng. Thông tấn xã DPA nhận tin qua giới ngoại giao. Nhưng hiện tại vẫn chưa có quyết định nào cho biết chính quyền Trung Quốc sẽ xử thế ra sao. Trong lời khuyến cáo Bắc Hàn đến các đại sứ ngoại quốc ở Bình Nhưỡng có ghi: chỉ còn giúp đỡ di tản nhân viên ngoại giao đến thứ tư thôi. Sau đó các tòa đại sứ không thế chờ đợi sự trợ giúp nào nữa. Theo DPA, Đức cũng chưa ra quyết định phải làm sao với khoảng 20 nhân viên làm việc trong tòa đại sứ ở nước sở tại.

(* dịch theo Nordkorea empfiehlt auch China die Evakuierung seiner Botschaft (http://www.welt.de/newsticker/dpa_nt/infoline_nt/schlaglichter_nt/article115057822/Nordkorea-empfiehlt-auch-China-die-Evakuierung-seiner-Botschaft.html) )

Trò Tê
04-05-2013, 11:46 PM
Xin nói thêm : Khi người ta nói "phân hạch", là nói tắt "phân hạch nguyên-tử" . Hỏi : Phân cái hạch(hạt) gì ? Thưa : Phân cái hạch(hạt) nguyên-tử . Chữ hạch hay hạt đi với (hay thay cho) nguyên-tử đấy !
Phân hạch = to split an atom.
Trong cái hạch(hạt) nguyên-tử có cái tâm(nhân), hai chữ hạch(hạt), và tâm(nhân), phân-biệt rõ phần trong, phần ngoài(nguyên hột).
Hạch-tâm đổi qua tiếng Việt là "nhân hạt" chứ không phải "hạt nhân" .
Nhân (của) hạt . Hỏi : Hạt gì ? Thưa : Hạt nguyên-tử .

Triển
04-06-2013, 12:48 AM
Xin nói thêm : Khi người ta nói "phân hạch", là nói tắt "phân hạch nguyên-tử" . Hỏi : Phân cái hạch(hạt) gì ? Thưa : Phân cái hạch(hạt) nguyên-tử . Chữ hạch hay hạt đi với (hay thay cho) nguyên-tử đấy !
Phân hạch = to split an atom.
Trong cái hạch(hạt) nguyên-tử có cái tâm(nhân), hai chữ hạch(hạt), và tâm(nhân), phân-biệt rõ phần trong, phần ngoài(nguyên hột).
Hạch-tâm đổi qua tiếng Việt là "nhân hạt" chứ không phải "hạt nhân" .
Nhân (của) hạt . Hỏi : Hạt gì ? Thưa : Hạt nguyên-tử .



anh Tê,

hì hì, tôi không thích đôi co với anh anh ơi. Anh cứ nhìn tấm ảnh ở trang trước hoặc hỏi lại con cháu trình độ tú tài cũng được. Bắt đầu thấy ngán rồi đó anh ơi. ;)

Triển
04-06-2013, 01:04 AM
Bình Nhưỡng khoe vũ khí giả, chém gió hơn là đánh Mỹ

Tú Anh

Quân lệnh của Kim Jong Un đánh vào nước Mỹ chỉ là cú đấm gió vì chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên không có vũ khí biến lời đe dọa thành hành động. Đây là nhận định của giới chức quốc phòng Tây phương và chuyên gia về các vấn đề an ninh quốc tế vào lúc Bình Nhưỡng đưa tên lửa tầm trung thứ hai lên giàn phóng.
Trong 20 năm qua, với nhịp độ chậm nhưng đều đặn, Bắc Triều Tiên đã cải tiến khả năng kỷ thuật chế tạo tên lửa và đã ba lần thử nổ hạt nhân trong lòng đất. Theo thẩm định của một số viên chức Mỹ thì hỏa tiễn của Bình Nhưỡng có thể bay đến vùng lãnh thổ hải ngoại của Hoa Kỳ như Alaska ở Bắc Cực hoặc là đảo Guam và Hawai ở Thái Bình Dương. Tuy thẩm định này gây lo ngại cho một số chuyên gia nhưng theo Reuters, trên thực tế không có bằng cớ chứng minh quân đội Bắc Triều Tiên đã thử chế nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn vào tên lửa tầm xa. Kỹ thuật này rất khó khăn chỉ có 5 đại cường nguyên tử là Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc nắm vững.

Nói cách khác, tên lửa của Bắc Triều Tiên có thể bay đến đảo Guam nhưng không cách nào bay đến Bắc Mỹ và càng không thể mang đầu đạn hạt nhân.

Giáo sư Gary Samore, đại học Harvard, nguyên là chuyên gia hạt nhân trong Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ, nhiệm kỳ một của tổng thống Obama, cho rằng lời tuyên chiến của Kim Jong Un « tiêu diệt Mỹ bằng hạt nhân » chỉ là chuyện « khua môi múa mỏ ». Mặc khác, cũng theo chuyên gia Gary Samore, những người cầm quyền tại Bắc Triều Tiên không phải là những tay liều lĩnh muốn tự sát. Họ biết rõ hơn ai hết : tấn công trực diện Hoa Kỳ đồng nghĩa với tự hủy diệt.

Cho đến nay, các cơ quan tình báo Tây phương gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu kho vũ khí của Bắc Triều Tiên do bản chất khép kín và não trạng bảo mật của chế độ. Một số viên chức Mỹ vẫn tin là Bắc Triều Tiên đã chế tạo được đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa tầm trung Nodong. Nhưng giả thuyết này không chắc là gần với sự thật vì chưa bao giờ Bình Nhưỡng thí nghiệm loại tên lửa này để bảo đảm nó sẽ bay tới mục tiêu dù trên lý thuyết lãnh thổ Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Hawai nằm trong tầm bắn.

Tình báo Mỹ theo dõi đặc biệt một loại tên lửa mới của Bắc Triều Tiên đặt tên là KN-08 có tầm bắn xa hơn Nodong và đã được Bình Nhưỡng phô trương trong lễ duyệt binh đầu năm 2012. Theo thẩm định vào tháng ba vừa qua của đô đốc James Winnefeld, Tổng tham mưu phó liên quân Mỹ, thì rất có thể hỏa tiễn KN-08 đủ sức bay đến Bắc Mỹ. Tuy nhiên, ngày hôm qua 04/04/2013, vào lúc Bình Nhưỡng tung tin sẽ « tấn công Hoa Kỳ » trong ngày hôm đó hoặc hôm sau, thì một viên chức Mỹ ẩn danh cho rằng Hoa Kỳ nằm ngoài tầm của tên lửa KN-08. Một viên chức khác thì thừa nhận là các thông tin tình báo rất giới hạn.

Theo Reuters, nếu giới quân sự Mỹ nửa tin nửa ngờ nhưng không dám khinh thường khả năng vũ khí chiến lược của Bình Nhưỡng thì các chuyên gia độc lập không che dấu mối hoài nghi. Cựu chuyên gia tình báo trong bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Greg Thielman cho rằng KN-08 là « đồ giả » sau khi xem xét kỹ hình ảnh tên lửa trưng bày qua các cuộc diễn binh. Tên lửa Musudan mà Bắc Triều Tiên đang đưa lên bệ phóng nhìn ra biển Nhật Bản cũng là « thứ giả ». Một loại vũ khí chưa bao giờ được thử nghiệm thì không thể hoạt động được và không đáng lo.

Không rõ các ý kiến trên đây chính xác đến mức độ nào, nhưng bằng chứng cụ thể được giới truyền thông quốc tế phát hiện trong tuần qua là Bắc Triều Tiên dùng kỹ thuật số để phô trương lực lượng tàu đổ bộ lướt sóng.

Về phần « kẻ thù » của Bắc Tiều Tiên thì từ Hoa Kỳ, Nhật Bản đến Hàn Quốc đều giữ thái độ ung dung. Theo nhận định của cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á sự vụ, Kurt Campbell thì thái độ khôn ngoan này là một thông điệp mang hai ý nghĩa gửi đến Bình Nhưỡng : một là Washington đối phó một cách bình tỉnh, không bị thái độ khoa trương khiêu chiến đánh lừa. Thông điệp thứ hai là Hoa Kỳ không để mất thế chủ động tại một khu vực được xem là lò thuốc súng.


(nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130405-binh-nhuong-khoe-vu-khi-gia-dam-gio-hon-la-danh-my )






Hình ảnh minh họa của BBC (http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-22048935):

http://news.bbcimg.co.uk/media/images/59119000/jpg/_59119706_north_korea_ranges_2.jpg

Triển
04-08-2013, 10:44 AM
Trung Quốc bỗng nhiên nói nặng


http://cdn1.spiegel.de/images/image-481260-galleryV9-lhjv.jpg

Bắc Kinh - Trung Quốc đã đặc biệt cảnh cáo lãnh đạo Bắc Hàn với lời lẽ nghiêm khắc vì đã để tình trạng ở Á Châu leo thang. Mặc dù chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lời phát biểu của ông hôm chủ nhật không trực tiếp nói đến Bắc Hàn, nhưng thông điệp gửi ra không thể nào nhầm lẫn được: "không một quốc gia nào được phép làm loạn một khu vực hoặc ngay cả nguyên thế giới chỉ vì những động lực tham vọng của mình". Ông Tập phát biểu trong hội nghị trên đảo Hải Nam.

Giới ngoại giao như đại sứ Mỹ ở Trung Quốc, ông Jon Huntsman đánh giá câu nói này rất đặc biệt. Ông nói, có lẽ Trung Quốc đã mất kiên nhẫn đối với đồng minh của mình.

Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng đã bày tỏ "thực sự lo lắng" về hiện trạng. Họ đã bất bình với "lời lẽ và hành động khiêu khích của một đảng nào đó".

Ít ra, cấp lãnh đạo Trung Quốc bằng lời lẽ cũng đã rời quỹ đạo tránh né, kiểu khúc quanh có chiến thuật: một ít thương hại, cấm vận nhè nhẹ, nhưng tuyệt đối không làm áp lực. Chỉ mới tuần trước, bình luận từ Bắc Kinh còn mang giọng điệu rõ ràng là nhẹ nhàng hơn bây giờ. Nhưng hồi thứ sáu vừa qua Bình Nhưỡng tỏ ra thất lễ không những với nhiều quốc gia mà còn bất kính luôn Trung Quốc. Theo tường thuật báo chí, nhà cầm quyền Bắc Hàn cũng khuyến cáo cả Trung Quốc nên thu dọn tòa đại sứ của mình ở Bình Nhưỡng.

Bắc Hàn trên thực tế không thể sống còn mà không có Trung Quốc tiếp viện. Khí đốt và thực phẩm lệ thuộc vào người anh em vĩ đại đã cung cấp 80 phần trăm nguồn nhiên liệu. Cả hai nước đã giao thương mua bán năm ngoái hàng hóa giá trị đến sáu tỉ Dollar. Hơn 5,4 phần trăm so với năm trước. Hiệp hội thương mại quốc tế Nam Hàn cho biết, rằng "tương lai kinh tế Bắc Hàn sẽ còn lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn nữa".

Tình hình mới nhất cho thấy tranh chấp nóng lên liên tục. Theo tin tức của chính quyền Nam Hàn sáng thứ hai hôm nay cho biết, đã có dấu hiệu chuẩn bị một cuộc thử nghiệm nguyên tử tiếp theo. Theo tường thuật của thông tấn xã Yonhap, bộ trưởng bộ quốc phòng Nam Hàn Ryoo Kihl Jae đã nói chuyện này sáng hôm nay trong lúc gặp gỡ dân biểu quốc hội ở Hán Thành.

Tình trạng ở bán đảo Đại Hàn sau lần thử nghiệm nguyên tử lần thứ ba ở Bắc Hàn hồi tháng hai đã căng thẳng lên nhiều. Bình Nhưỡng đã hủy hiệp định đình chiến ký kết năm 1953 với Nam Hàn để phản ứng lại việc Liên hiệp quốc gia tăng cấm vận và các cuộc tập trận giữa Nam Hàn và Mỹ. Thứ bảy tuần trước Bình Nhưỡng tuyên bố "tình trạng chiến tranh" với Nam Hàn. Hai quốc gia này vẫn còn trong tình trạng chiến tranh từ thập niên năm mươi đến nay.

Để tiếp tục leo thang tranh chấp, nhà cầm quyền cộng sản đã chính thức dọa Mỹ một trận đánh bằng vũ khí nguyên tử. Đặc biệt giới chuyên gia đã bình luận, rằng quốc gia này cần nhiều năm nữa mới có khả năng tấn công phần đất liền của Mỹ bằng hỏa tiễn nguyên tử.


ler/Reuters/dpa


(* dịch lại từ China schlägt plötzlich scharfe Töne an (http://www.spiegel.de/politik/ausland/krise-in-fernost-china-zeigt-nordkorea-seine-grenzen-auf-a-893023.html) )

Triển
04-09-2013, 11:15 AM
Nhật chuẩn bị hỏa tiễn phòng ngự ở Đông Kinh



http://cdn4.spiegel.de/images/image-481727-galleryV9-kair.jpg

Đông Kinh / Bình Nhưỡng - Đây chỉ là một biện pháp cẩn thận chính thức mà thôi, tuy nhiên bước đi này đã chứng tỏ Đông Kinh ngày càng bị lay động trước khiêu khích từ phía Bắc Hàn mà phản ứng. Bộ quốc phòng Nhật đã thiết lập dàn hỏa tiễn phòng ngự ngay giữa trung tâm thủ đô trước đe dọa của Bình Nhưỡng. Một đơn vị PAC-3 được dựng sẵn trong khuôn viên bộ quốc phòng ở quận Ichigaya. Theo tường trình truyền thông, tiếp theo còn nhiều dàn hỏa tiễn phòng không "Patriot" được thiết lập hai nơi khác ở thủ đô.

Nhà cầm quyền Kim Chánh Ân cứ lặp đi lặp lại sự đe dọa tấn công. Theo tường trình của Nam Hàn họ đã điều động hai hỏa tiễn tầm trung đến bờ biển phía Đông và đã gắn lên bệ phóng di động. Hỏa tiễn này theo dự báo có độ phóng xa đến 4000 cây số và có thể đến được Nam Hàn, Nhật hoặc là căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở đảo Guam. Chính quyền Mỹ cho điều động chiến đấu cơ và tàu chiến đến vùng tranh chấp.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-481728-galleryV9-ntzl.jpg

"Bảo vệ an toàn cho quốc gia chúng tôi"

Giới chuyên gia chờ đợi Bắc Hàn sẽ thử nghiệm hỏa tiễn trong tuần này. Bộ trưởng quốc phòng Nhật, ông Itsunori Onodera do đó đã ra lệnh thứ hai hôm qua sẽ bắn hủy hỏa tiễn của Bắc Hàn nếu lọt vào lãnh thổ chủ quyền Nhật Bản. Hải quân Nhật điều khu trục hạm "Aegis" ra khơi. Đông Kinh hiện sở hữu khu trục hạm có dàn hỏa tiễn phòng không.

Phát ngôn viên chính phủ Yoshihide Suga cho biết hôm thứ hai "Chúng tôi sẽ dùng tất cả khả năng để bảo vệ an ninh quốc gia của mình". Đông Kinh muốn có sự chuẩn bị cho mọi tình huống. Từ hồi tháng hai, trong lúc Bắc Hàn đã thử nghiệm nguyên tử lần thứ ba mặc kệ sự phản đối trên thế giới, theo tin tức truyền thông, chính quyền Nhật đã thông qua biện pháp phòng ngự.


Theo bài dẫn nhập của tờ "Rodong Simun", một tờ báo chính thức của đảng cầm quyền Bắc Hàn, Bắc Hàn đã đe dọa Nhật hôm thứ hai, rằng "Chúng tôi cảnh cáo Nhật lần nữa, rằng đừng theo đuổi đường lối chính trị của Mỹ". Nhật sẽ "phải trả một giá rất đắt cho xử thế nhẹ dạ của mình".


http://cdn4.spiegel.de/images/image-481717-galleryV9-mluv.jpg

Khai Thành lần đầu tiên ngừng sản xuất

Bắc Hàn thực hiện lời khuyến cáo hồi tối thứ ba đã đóng cửa đặc khu kỹ nghệ Khai Thành (Kaesong). Hôm nay không có công nhân Bắc Hàn nào xuất hiện trong các hãng xưởng nơi đó như theo tường trình của các đại diện công ty Nam Hàn cũng như bộ quốc phòng ở Hán Thành. Sản xuất bị đình chỉ hẳn.

Như vậy là Khai Thành lần đầu tiên đình chỉ làm việc từ khi hợp tác thành lập đặc khu kinh tế năm 2004. Khu công viên kỹ nghệ thành lập năm 2004 với 123 hãng xưởng Nam Hàn sản xuất là kế hoạch hợp tác cuối cùng lớn nhất liên triều. Có đến 53 ngàn công nhân Bắc Hàn làm việc cho hãng xưởng của Nam Hàn. Trong khu kỹ nghệ hiện vẫn còn 500 nhân viên người Nam Hàn.

Trên hình thức Bắc và Nam Hàn từ khi kết thúc nội chiến (1950-1953) vẫn còn trong tình trạng chiến tranh. Bình Nhưỡng đã tuyên bố hủy bỏ hiệp ước đình chiến ký kết năm 1953 để phản đối sự gia tăng cấm vận của Liên hiệp quốc và các cuộc tập trận giữa Nam Hàn và Mỹ.

Theo một cuộc thăm dò dư luận, khoảng một phần ba dân Đức (31 phần trăm) tin rằng kẻ quyền lực Bắc Hàn sẽ thực hiện lời đe dọa chiến tranh nguyên tử. Đó là kết quả cuộc thăm dò trên mạng của Viện nghiên cứu ý kiến YouGov. Có 43 phần trăm không tin chuyện này. Phân nửa (45 phần trăm) e ngại có thể xảy ra một cuộc chiến giữa Bắc- Nam Hàn và nước Mỹ. 40 phần trăm cho biết không sợ chuyện này xảy ra.

heb/AFP/dpa/AP


(* dịch lại từ Japan bringt Raketenabwehr in Tokio in Stellung (http://www.spiegel.de/politik/ausland/nordkorea-krise-japan-bringt-raketenabwehr-in-stellung-a-893241.html) )

hoài vọng
04-09-2013, 06:24 PM
Trung Quốc bỗng nhiên nói nặng


Bắc Kinh - Trung Quốc đã đặc biệt cảnh cáo lãnh đạo Bắc Hàn với lời lẽ nghiêm khắc vì đã để tình trạng ở Á Châu leo thang. Mặc dù chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lời phát biểu của ông hôm chủ nhật không trực tiếp nói đến Bắc Hàn, nhưng thông điệp gửi ra không thể nào nhầm lẫn được: "không một quốc gia nào được phép làm loạn một khu vực hoặc ngay cả nguyên thế giới chỉ vì những động lực tham vọng của mình". Ông Tập phát biểu trong hội nghị trên đảo Hải Nam.


Anh Triển , thằng Tàu nó nói như vậy nghĩa là....chỉ có nó mới được phép làm loạn thôi !...:))...

Triển
04-09-2013, 09:37 PM
Anh Triển , thằng Tàu nó nói như vậy nghĩa là....chỉ có nó mới được phép làm loạn thôi !...:))...

Lời lẽ kẻ mạnh mà anh HV. ;)

Triển
04-10-2013, 10:27 AM
Đối thủ của họ Kim ôm bình hơi

http://cdn3.spiegel.de/images/image-481486-galleryV9-uqqq.jpg

lúc bà tuyên thệ nhậm chức hồi cuối tháng 2 trước 70 ngàn dân chúng ở Hán Thành, Phác Cận Huệ đã đưa ra thông điệp rõ ràng cho Kim Chánh Ân, đối thủ của bà ở Bắc Hàn. Người đàn bà 61 tuổi là nữ nguyên thủ đầu tiên của Nam Hàn đã hứa hẹn, rằng "tôi sẽ không tha thứ các hành vi đe dọa cuộc sống dân chúng và an ninh quốc gia của chúng ta". Bắc Hàn hãy chấm dứt phung phí năng lượng của mình vào vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn. Nếu không, đất nước này sẽ là nạn nhân bởi đường lối chính trị sai lạc của chính mình.

Nhưng sau đó bà tổng thống lặn mất, như bà vẫn thường làm trong sự nghiệp chính trị của mình. Chỉ duy nhất tuần vừa qua bà mới bày tỏ cho họ Kim thấy phản kháng mới nhất của mình. Bà tuyên bố sẽ trả đũa nhanh chóng bằng quân sự, nếu Bắc Hàn tiếp tục khiêu khích.

Ngô Tri Ân (Ji Eun Oh), 25 tuổi, hành nghề cố vấn nhân sự trong một công ty Thụy Điển nói về bà Phác: "người ta có cảm giác như bà ấy lẩn trốn". Cô Ân nói, rằng cô thất vọng về nữ chính trị gia của đảng bảo thủ Thế Giới Mới (Saneuri Party), người chỉ thắng khít khao đối thủ đảng tự do. Cô bày tỏ, "tôi không biết rằng bà ấy từ đó đến nay đã làm được những gì".

Tên tuổi cha của bà có lợi lẫn hại

Tờ "Korean Times" hoạnh họe hồi cuối tuần, rằng "bà Phác sau khi tuyên thệ nhậm chức mới tham dự buổi dạ tiệc". Một nữ nguyên thủ quốc gia không được phép chỉ dành hết thời gian ngồi trong dinh tổng thống. "Một nữ tổng thống phải ra gặp gỡ dân chúng để tìm hiểu xem họ nghĩ gì", tờ báo dẫn lời giáo sư dạy chính trị Shin Yul ở Hán Thành. Nếu bà ấy cứ bỏ lỡ cơ hội nói chuyện với dân chúng, bà ấy sẽ chẳng còn biết chuyện gì đang xảy ra chung quanh mình.

Bà tổng thống bị cáo buộc là chưa bao giờ đặc biệt gần gũi dân chúng. Bà từng lớn lên trong Ngôi Nhà Xanh, một cơ ngơi truyền thống dành cho tổng thống quốc gia ở Hán Thành, mà giờ này bà cũng trở lại sống và làm việc trong đó. Cha của bà là ông Phác Chánh Hy từng trị nước từ năm 1961 đến năm 1979 và tên tuổi của ông đã trở thành lợi thế lẫn nhược điểm cho bà. Có người Đại Hàn vinh danh ông Phác ở sự anh minh và việc vực dậy nền kinh tế nhanh chóng của ông ấy. Cũng có người thù ghét sự độc tài, dựa giẫm vào quân đội, đã đảo chánh và truy đuổi phe đối lập chính trị.
Một phóng viên du lịch tên Hảo Liễu Tương, 37 tuổi ở Hán Thành cho biết, "tôi thấy xấu hổ cho nước mình khi ái nữ một kẻ độc tài lên nắm quyền". Bà Phác tiếp tục lãnh đạo quốc gia theo lý tưởng của thời chiến tranh lạnh, bà ấy thiếu hẳn viễn tưởng của riêng mình. "Bà ấy ngồi suốt 15 năm trong quốc hội mà tôi chưa thấy bà đã làm được điều gì cho quốc gia mình".

Độc thân và không con không cái

Bà Phác thích xử dụng trong phương pháp làm chính trị của mình, những điều hay thừa hưởng từ cha của bà. Bà đã hứa hẹn nghiêm túc nhiều lần trước dân chúng hồi tháng hai, rằng sẽ tạo "một kỳ tích lần thứ nhì trên dòng sông Hán", nghĩa là một phát triển kinh tế vang dội thứ hai. Tuy nhiên bà không nói rõ cụ thể là phải làm thế nào. Bà muốn thiết lập một "nền kinh tế sáng tạo" mà trong đó bao gồm "sự dung hòa của văn hóa, nghiên cứu, kỹ thuật và kỹ nghệ cũng như sự sáng tạo nở rộ". Đó là một trong những sáo ngữ trong bài diễn văn nhậm chức tổng thống của bà.

Cũng có thể là bà Phác quá giữ kẽ, bởi vì chính trị đã mang đến nhiều đau thương trong cuộc đời bà. Một điệp viên Bắc Hàn đã giết mẹ bà năm 1974. Lúc đó bà Phác đã phải thay thế làm công việc của một người vợ tổng thống, cho đến khi cha của bà năm năm sau đó bị chính giám đốc sở mật vụ của mình bắn chết. Phần bà thì trên má còn vết sẹo do một công dân nào đó nổi điên, dùng dao tấn công bà lần tranh cử năm 2006.

Việc bà Phác cố gắng dành hết thời gian và sức lực cho chính trị, không nhất thiết mang lại ưu điểm cho bà trong một xã hội bảo thủ Đại Hàn. Cô Ân, cố vấn nhân sự nói, rằng "tôi thấy bà ấy không toát ra sự khả tín, vì bà ấy không có gia đình, không con không cái". Còn phóng viên du lịch họ Hảo tin rằng "bà ta chắc phải cô đơn lắm".

Một trong những thần tượng của bà Phác là nữ hoàng Elizabeth đệ nhất từ thế kỷ thứ 16, cũng không thành thân, không có con cái. Nếu bà nữ hoàng Elizabeth đệ nhị ngự ở điện Windsor kế nhiệm, bà đã kéo cờ tôn vinh. Chuyện này bà Phác Cận Huệ không thể làm được trong dinh Nhà Xanh. Một nữ cảnh sát viên trẻ cùng một vài đồng sự canh gác trước mái hiên lượn màu xanh cho biết, rằng "Chuyện bà tổng thống có ở trong dinh hay không là một bí mật". Từ đây đến biên giới Bắc Hàn chỉ cách một giờ xe.


(* dịch từ Kims Gegnerin auf Tauchstation (http://www.spiegel.de/politik/ausland/suedkoreas-praesidentin-park-geun-hye-auf-tauchstation-a-893131.html) )

Trò Tê
04-10-2013, 03:24 PM
Cha của bà là ông Phác Chung Hy từng trị nước từ năm 1961 đến năm 1979 và tên tuổi của ông đã trở thành lợi thế lẫn nhược điểm cho bà.

Báo-chí Sài-Gòn trước kia phiên-âm Hán-Việt tên Ông Tổng-Thống Đại-Hàn Dân-Quốc này, là Phác-Chánh-Hy. Khi nói chuyện với Tổng-Thống Diệm, ông có cho biết tổ-tiên ông là người Việt chạy tị-nạn sang Cao-Ly.

Triển
04-10-2013, 09:19 PM
Tôi nhớ lầm đó anh Tê. Cám ơn anh sửa lỗi.
Phác Chánh Hy có tổ tiên là người Việt hả anh? Lâu nay tôi tưởng họ Lý mới là người Việt
chứ. Như là hoàng tử Lý Long Tường gì đó đi tàu cùng bầu đoàn thê tử sang Đại Hàn tị nạn.
Người Việt mình cũng có họ Phác nữa hả anh?

PhPhuongVy
04-10-2013, 10:12 PM
Chào anh Triển và anh Tê. Nếu là con gái của nhà họ Lý về làm dâu họ Phác thì con cháu của họ Lý cũng có thể mang họ Phác hay họ khác cũng được, phải không ạ?

Triển
04-10-2013, 10:22 PM
Dạ chắc là không quá. Đặc biệt người xưa là càng khó khăn hơn. Người ta vẫn nói nữ sinh ngoại tộc.
Con cái của người nữ đó mang họ Phác, thì là hậu duệ giòng dõi của họ Phác, họ Lý chắc là qua phà rồi chị ơi. :) j/k

Trò Tê
04-10-2013, 10:59 PM
Cám-ơn Chị Vy đã trả lời cho Anh Triển thay Tê ! Tê không biết là có vị tướng, tá nào đó trong đoàn tị-nạn đời xưa họ Phác hay không ? Chỉ nhớ là báo-chí Sài-gòn (hồi Tổng-Thống Phác-Chánh-Hy sang thăm VN) kể chuyện như trên. Bà Cụ Tổ cũng kể là một Vị tổ-tiên vậy, Anh Triển ơi ! Có Sư-Đoàn quân Đại-Hàn sang tham-chiến tại Việt-Nam mang danh-hiệu của Bạch-Mã Tướng-Quân, là Vị tướng Hàn gốc Việt đời xưa.

Triển
04-11-2013, 12:28 AM
Cám-ơn Chị Vy đã trả lời cho Anh Triển thay Tê ! Tê không biết là có vị tướng, tá nào đó trong đoàn tị-nạn đời xưa họ Phác hay không ? Chỉ nhớ là báo-chí Sài-gòn (hồi Tổng-Thống Phác-Chánh-Hy sang thăm VN) kể chuyện như trên. Bà Cụ Tổ cũng kể là một Vị tổ-tiên vậy, Anh Triển ơi ! Có Sư-Đoàn quân Đại-Hàn sang tham-chiến tại Việt-Nam mang danh-hiệu của Bạch-Mã Tướng-Quân, là Vị tướng Hàn gốc Việt đời xưa.

Bạch Mã Tướng Quân là Lý Long Tường chứ không phải Phác Long Tường đâu anh Tê. Danh hiệu của hoàng tử Bạch Mã này có lúc ông là "boat people" do bị Trần Thủ Độ rượt bỏ chạy sang Cao Ly (Đại Hàn), làm tướng bên đó đánh trận chống Mông Cổ. Lý Long Tường đánh hai trận chống quân Nguyên bên Đại Hàn được dân phong Bạch Mã Tướng Quân, còn vua thì phong Hoa Sơn Tướng Quân. ("điển tích" này trong mạng viết chỗ này đây (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Long_T%C6%B0%E1%BB%9Dng), không biết ai viết)

Người Việt đi mô vẻ vang nơi đó. Hay thì tốt, dở thì chán. Nhưng thời nay nói phải có sách, mách phải có chứng, chứ phang đại người ta bảo mình thấy sang cái mình ôm luôn thành của mình thì ngại thấy mồ.

Cũng trong trang viết trên có ông tổng thống Lý Thừa Vãn (Ri Seung-man) sang Việt Nam thăm viếng ngày 6 tháng 11 năm 1958 cho hay, ông là hậu duệ đời thứ 25 của ông tổ Lý Long Tường. Ông tổng thống này họ Lý tên Thừa Vãn, chứ không phải họ Phác, tên Chánh Hy. Chắc anh Tê nhầm lẫn rồi đó.

Trò Tê
04-11-2013, 01:43 AM
Chắc anh Tê nhầm lẫn rồi đó.

Đúng là Tê nhớ lẫn-lộn tên hai Vị Tổng-Thống Đại-Hàn rồi đó ! Trúng được phần là nhớ có Vị Tổng-Thống Đại-Hàn sang thăm VN, và có nói tới tổ-tiên gốc Việt của mình với Tổng-Thống Diệm ; mà lộn với Ông Tổng-Thống Phác (Đệ Tam Cộng-Hòa) là người gởi Sư-Đoàn Bạch-Mã sang VN.

Triển
04-11-2013, 11:49 AM
Du khách ở Nam Hàn: dạo chơi vùng biên giới với cây kẹo the

Heike Sonnberger tường thuật từ Panmunjom

http://cdn3.spiegel.de/images/image-482562-galleryV9-eiud.jpg


Trong bộ đồ thể thao, Richard và Betty Podol đến được biên giới của kẻ thù. Trước mắt hai người hưu trí từ Hoa Thịnh Đốn, lính biên phòng Nam Hàn và Mỹ đứng bất động như búp bê bằng sáp. Lằn ranh biên giới giữa Bắc và Nam Hàn chạy giữa các chòi canh xanh da trời ở Panmunjom. Phía sau mặt rời chiếu rọi. Ông Richard Podol, 84 tuổi chớp mắt mơ mộng nói "ở đây yên bình quá".

http://cdn1.spiegel.de/images/image-482564-galleryV9-vkhe.jpg

Cách đây 60 năm, lúc tiếp tế lương thực ở mặt trận, người cựu chiến binh Podol còn nghe tiếng réo của hỏa pháo trên căn cứ quân sự ở Hán Thành. Ngày nay chỉ còn ghi nhận được giọng nói của cô hướng dẫn viên du lịch. "Hai hàng, xin làm ơn đứng hai hàng, chỉ chụp ảnh phía trước, đừng chụp ảnh tòa nhà sau lưng chúng ta! " Ba mươi khách du lịch quốc tế lạch bạch thẳng hàng như vịt tiến vào chòi canh, nơi 60 năm trước thỏa thuận chấm dứt chiến tranh Đại Hàn.

Chỉ có mười phút để chụp ảnh và nhìn quanh quất. Cô hướng dẫn viên du lịch nói giọng như giấm "Chúng ta phải đi thôi, chúng ta phải đi thôi". Sau cùng thì phía bên kia chỗ mấy người lính canh Bắc Hàn đang đứng còn một nhóm khác, cũng là một nhóm du lịch quốc tế đang chờ được vào. Và ai, lúc nào được vào chòi canh màu xanh như một nghi thức đã định sẵn. Mọi chuyện vẫn trôi chảy như bao giờ, mặc dù người độc tài Kim Chánh Ân đã dọa đánh Mỹ bằng nguyên tử và đóng cửa khu kỹ nghệ hợp tác cuối cùng ở Khai Thành.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-482569-galleryV9-emgr.jpg


http://cdn4.spiegel.de/images/image-482563-galleryV9-xmfo.jpg


Cả hai bên hưởng lợi từ đám du khách huyên náo


Trước khi chiếc xe bus du lịch khuất sau góc nhà, những người lính còn kịp đổi phiên gác ở phía bên Nam Hàn. Họ đổi ca cho đồng nghiệp phía Bắc Hàn dẫn khách của họ tham quan trong căn nhà lịch sử này, cũng đóng một vở kịch y hệt.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-482568-galleryV9-gmgd.jpg

Chuyến du lịch đến "biên giới nguy hiểm nhất thế giới" vị chi 80 đồng euro. Trong những lúc căng thẳng lớn càng đặc biệt hấp dẫn du khách thích mạo hiểm. Thích quá, căn chòi canh vừa mới được sơn lại mới toanh.

Chiếc xe bus mà Leland Sakai, 63 tuổi đang ngồi được đặt gần hết chỗ. Ông giáo hưu trí từ Colorado nói rằng "bạn bè của tôi ở Mỹ nói tôi hơi bị khùng, nên đưa đầu ra cho người ta chém". Nhưng mà bây giờ đến đây chơi mới thú vị chứ. Ông ta khôi hài "tôi đã hưởng thụ phần lớn cuộc đời rồi còn gì". Một mạng lưới đường hẻm của nụ cười kéo ngang khuôn mặt sạm nắng của ông.

Chẳng thấy ông Sakai hôm nay có gì để sợ hãi cả. "Thưa bà, ở đây trước sau như một", chàng lính Mỹ 27 tuổi tên là Cody, điển trai, mày râu nhẵn nhụi cho biết. Anh và những chàng lính ăn ảnh khác mỗi ngày hướng dẫn từ bốn đến tám nhóm du khách đến Panmunjom. Thỉnh thoảng Cody có nghe xa xa một tiếng nổ. Chắc là có con nai hay con heo rừng nào đó giẫm phải mìn gài ở khu phi quân sự. Nhưng ở đây chẳng có ai sợ sệt gì cả, chàng lính từ Oregon cho biết. Bởi vì Kim Chánh Ân sẽ không bao giờ mạo hiểm chiến tranh, một cuộc chiến chắc chắn khiến ông ta mất hết quyền lực.

Giấy phép của cô hướng dẫn du lịch nằm hết trên trò chơi

Những câu nói bình thản này tác động kỳ lạ hơn lên vẻ hốt hoảng của cô hướng dẫn viên du lịch Jeongwon, 35 tuổi kia. Cô luôn nói thật lớn hai lần những điều cấm đoán vào cái microphone mang theo. Chiều nay chắc cô bị khan tiếng mất. "You cannot take pictures here, You cannot take pictures!" Không chụp ảnh! Và dĩ nhiên không ai được phép đưa ngón tay chỉ trỏ sang hướng Bắc Hàn chi hết.

Ở đây không phải chỉ là chuyện quen thuộc phải gìn giữ cả chục năm nay ở vĩ tuyến 38 độ của liên triều. Mà còn liên quan đến giấy phép của cô Jeongwon. Cô nói, tất cả các hướng dẫn viên du lịch đều được quân đội biên giới thường xuyên đánh giá, và người nào không nắm vững vấn đề xem như mất giấy phép làm việc.

Tuy nhiên mọi việc đều xảy ra suôn sẻ. Cựu chiến binh Podol lần đầu tiên trở lại chốn này sau 60 năm, nơi mà ông đã thu thập những ký ức học hỏi bổ ích và thú vị thời trai trẻ. Ngay cả việc trèo xuống hầm bí mật của Bắc Hàn ông cũng làm luôn. Bà vợ tên Betty của ông dí dỏm, "chẳng thể nào chận ông ấy lại, nhưng suýt nữa tôi phải cõng ông ấy lên lại".

Và vị giáo già Sakai bay về nhà với một cảm giác, rằng chiến tranh quả thật không đến quá gần như mấy ông truyền thông Mỹ đang kể. Ông hân hoan nói, "tôi sẽ nói cho bạn bè tôi biết, hãy đến đó xem cho biết, Á Châu trông thực sự ra làm sao !". Cô hướng dẫn viên du lịch Jeongwon vẫn còn ngồi phía trước trong xe bus, miệng ngậm cây kẹo thông cổ có sao đâu.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-482560-galleryV9-nuti.jpg



(* dịch lại từ Touristen in Südkorea: Grenzerfahrung mit Halsbonbon (http://www.spiegel.de/politik/ausland/besuch-an-der-grenze-zwischen-nordkorea-und-suedkorea-a-893636.html) )






http://cdn3.spiegel.de/images/image-482572-galleryV9-edok.jpg
Nhà ga Dorasan, ở nhà ga này có thể đi thẳng Bình Nhưỡng, điều mà chưa bao giờ xảy ra.



http://cdn2.spiegel.de/images/image-482575-galleryV9-gmce.jpg
Một cặp sinh viên Đài Loan chụp ảnh trước bảng báo trên sân ga quạnh hiu

Triển
04-11-2013, 08:41 PM
Một cựu nữ điệp viên Bắc Hàn tự bạch

Kim Hiền Cơ (Kim Hyon Hui) gài bom nổ máy bay dân sự của Korean Airlines năm 1987. Ngày đó có 115 người thiệt mạng. Ngày nay bà sống ở Nam Hàn và tâm sự lần đầu tiên về sự trưởng thành ở miền Bắc và đường lối chính trị của Kim.


Niels Kruse


http://d1.stern.de/bilder/stern_5/politik/2013/KW15/kimhui1260_fitwidth_420.jpg
ảnh chụp Kim Hiền Cơ tháng ba năm 2009, ngay sau khi bà được ân xá. Bà gài bom theo mệnh lệnh trực tiếp từ người độc tài đã mất, ông Kim Chánh Nhật.


Ngay cả John Le Carré cũng không đặt được câu chuyện của bà hay hơn. Đây là câu chuyện thật. Ít nhất là theo lời kể của Kim Hiền Cơ. Ngày đó bà chưa tròn 20 tuổi, bỗng nhiên có một nhóm người thuộc cấp lãnh đạo đảng vận y phục màu đen xuất hiện trong trường nơi bà đang học và giải thích cho bà biết, rằng bà được tuyển chọn. Tuyển chọn cho chuyện gì họ không nói. Họ chỉ nói rằng bà lập tức thu dọn hành trang và đi theo. Bà chỉ có vài tiếng đồng hồ để từ giã gia đình. Sau đó được chuyển đến trại điệp viên ở phía Bắc. Ở đó bà được học thủ đoạn của gián điệp từ không ai khác hơn là Kim Nhất Thành, một huyền thoại điệp viên của Bắc Hàn. Nhiều năm sau đó bà đặt bom trên chiếc Boeing của Korean Airlines. 115 thường dân đã bị thiệt mạng trong cuộc thảm sát trên chuyến bay 858. Năm 1987 là "đỉnh cao" sự nghiệp của bà.

Hiện tại bà trạc ngũ tuần và sống ở một nơi bí mật ở Nam Hàn. Chung quanh lúc nào cũng có một tá cận vệ. Bởi vì bà có thể bị tay chân của nhà cầm quyền Bình Nhưỡng thủ tiêu bất cứ lúc nào. Đến hôm nay cựu "nữ khủng bố nhà nước" mới cho đài truyền hình Úc ABC phỏng vấn. Bà thuật lại lúc trưởng thành và sống trong đất nước cô lập sau khi khủng bố và nói về sự thật phía sau hành vi của kẻ độc tài Kim Chánh Ân.

"Lãnh tụ còn lớn hơn cha mẹ"

Kim Hiền Cơ kể lại, "ai lớn lên ở Bắc Hàn đều bị nhồi sọ từ thuở bé, rằng vị lãnh tụ (ngày đó là Kim Nhật Thành) là thượng đế, còn quan trọng hơn cha mẹ. Người ta bày tỏ lòng biết ơn bằng lời nói 'tôi xin cám ơn, ngài lãnh tụ vĩ đại'. Ai không chịu nói hoặc lỡ nói sai, người đó sẽ kết thúc trong trại cải tạo". "Bắc Hàn không phải là một quốc gia, Bắc Hàn là một giáo phái". Lầu đầu tiên nhiều năm sau lần khủng bố bà ra ngoại quốc với cái sổ thông hành giả tạo, bà mới biết rằng những điều người ta đã dạy bà đều là lường gạt và giả dối.

Bà kể cho đài truyền hình nghe, "Cả một tuần dài tôi bị người Nam Hàn thẩm vấn. Cả một tuần tôi trốn tránh trong nói láo hoặc là không nói gì hết". Tuy nhiên nhà chức trách đưa tôi đi khắp Hán Thành, "tôi nhìn thấy đô thị hiện đại quá, và những nhân viên mật vụ có thể trao đổi thẳng thắn và tự do quá. Điều này tương phản lại tất cả những gì Bắc Hàn dạy dỗ chúng tôi. Tôi đã hối hận vì cướp đi mạng sống của người vô tội". Sự hối hận đến quá trễ, Kim Hiền Cơ bị án tử hình, tuy nhiên năm 2009 bà được ân xá.

Kim Chánh Nhật trực tiếp ra lệnh khủng bố

Theo lời Kim Hiền Cơ, cuộc thảm sát trên phi cơ dân sự được nhận lệnh trực tiếp từ Kim Chánh Nhật, ngày đó còn là "vị lãnh tụ kính yêu". Cuộc thảm sát được lên kế hoạch trong bối cảnh trước Thế vận hội mùa hè ở Hán Thành năm 1988. Đó là một trong những giải thế vận hội đầu tiên sau năm 1980, mà các quốc gia cả hai bên Tây lẫn Đông không còn tẩy chay nữa. Theo lời cựu nữ điệp viên "Kim Chánh Nhật hi vọng rằng các đội thể thao các nước sẽ bị sợ hãi sau vụ thảm sát, sẽ không tham dự Thế Vận Hội nữa". Tuy nhiên kế hoạch thất bại. Điều "an ủi" cho các quốc gia cộng sản: Hầu hết các huy chương về tay Liên Xô và Đông Đức.

Sau khi gài bom thành công trên chuyến bay ở phi trường Bagdad, bà tiếp tục bay đến xứ Bahrain cùng với một người gián điệp khác lúc đó 70 tuổi, tên là Kim Nhất Thành. Họ đóng vai là hai cha con người Nhật. Hai ngày trời đợi không có chuyến bay và lúc vừa sắp lên phi cơ, họ bị chức trách Bahrain bắt giữ. Người đàn ông kia chết ngay sau đó có lẽ do cắn thuốc tự tử (potassium cyanide). Kim Hiền Cơ cũng cố gắng tự tử nhưng bà được cứu sống. May mắn hơn gia đình bà, như bà đã đoán. "Một người đào vong thành công đã kể lại, rằng anh ta đã thấy gia đình tôi trong trại cải tạo". Đã 15 năm trôi qua, và cho đến hôm nay bà vẫn không biết người thân trong gia đình mình bị đối xử ra sao.

Đồng cảm với hàng triệu người Bắc Hàn

Đối với ông Kim thứ ba, người hiện đang khiến cả thế giới xôn xao vì những hành vi đe dọa lung tung, bà kết tội với tuyệt vọng. "Ông này còn trẻ quá, quá ít ỏi kinh nghiệm hầu kiểm soát nổi quân đội". Vì vậy ông ấy cứ thăm viếng liên tục các căn cứ quân sự. Ông ta cần sự hỗ trợ của hàng tướng lãnh. Cựu nữ điệp viên cảm thấy kinh khủng quá khi cho biết nghĩ gì, về việc thế hệ thứ ba họ Kim đang lôi cuốn thế giới vào sợ hãi và khiếp đảm. Nghiêm trọng hơn là sự thật của hàng triệu người "đang phải khốn nạn sống còn trong sự đàn áp của nhà cầm quyền".


(* dịch lại từ Eine nordkoreanische Ex-Spionin spricht (http://www.stern.de/politik/ausland/kim-jung-uns-drohgebaerden-eine-nordkoreanische-ex-spionin-spricht-1996179.html) )

Triển
04-11-2013, 10:15 PM
Khủng hoảng Á Châu: Obama cảnh cáo kẻ hiếu chiến Bắc Hàn

http://cdn1.spiegel.de/images/image-483204-galleryV9-kgiw.jpg

Hoa Thịnh Đốn - Cảnh cáo của tổng thống Mỹ không thể hiểu lầm. Barack Obama phát biểu thứ năm hôm qua ở Hoa Thịnh Đốn, rằng sẽ cố gắng giải quyết tranh chấp với Bắc Hàn bằng phương pháp ngoại giao. Không có ai muốn chiến tranh xảy ra trên bán đảo Đại Hàn. Đã đến lúc phải hạ nhiệt. Theo lời Obama, tuy nhiên ông sẽ làm "tất cả trình tự để bảo vệ nước Mỹ và đồng minh của mình".

Ông tổng thống phát biểu sau khi gặp gỡ tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon. Ông báo động Trung Quốc hãy dùng ảnh hưởng của mình tác động lãnh đạo Bình Nhưỡng để xoa dịu tình trạng trên bán đảo Đại Hàn.
Sở Mật Thám Quốc Phòng của quân đội Mỹ (DIA) đã đến lúc phỏng đoán rằng Bắc Hàn có khả năng gắn đầu đạn nguyên tử vào hỏa tiễn. Một bản tường trình được gửi ra trong vòng nội các Mỹ và dân biểu quốc hội. Tuy nhiên họ tính toán rằng Bắc Hàn chưa đủ khả năng định hướng những hỏa tiễn này. Theo tờ "New York Times" không rõ là những sở mật vụ khác ở Hoa Kỳ cũng đồng ý với nhận định này hay không. Trước chiến tranh Iraq, DIA cũng là sở mật thám đã khẳng định như đinh đóng cột rằng Saddam Hussein sở hữu vũ khí nguyên tử.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ thảo luận về trình trạng an ninh trên bán đảo Đại Hàn vào ngày thứ sáu hôm nay ở Hán Thành. Một phát ngôn viên bộ quốc phòng ở Hán Thành cho hay, trọng tâm buổi gặp gỡ đồng nghiệp Nam Hàn Yun Byung Se là sự tranh chấp với miền Bắc cộng sản. Phải đối diện thế nào với những đe dọa chiến tranh từ Bắc Hàn và hai nước phải chịu đựng sự khiêu khích của nhà cầm quyền Bình Nhưỡng ra sao. Mỹ hiện đang có 28 500 quân trú đóng ở Nam Hàn.

Chính quyền Mỹ tiếp tục báo động Trung Quốc và Nga thứ năm hôm qua hãy ảnh hưởng Bắc Hàn. Phát ngôn viên của Obama, ông Jay Carney cho biết, "Chúng tôi đặc biệt yêu cầu người Trung Quốc và người Nga hãy dùng ảnh hưởng của mình tác động Bình Nhưỡng hạ nhiệt kiểu hăm dọa và hãy thay đổi thái độ". Sau cùng thì điều này cũng nằm trong sự quan tâm của mỗi quốc gia trong vùng, về sự ổn định và giải pháp phi nguyên tử trên bán đảo Đại Hàn.


mia/AP/Reuters


(* dịch lại từ Krise in Asien: Obama warnt Nordkoreas Kriegstreiber (http://www.spiegel.de/politik/ausland/obama-will-alle-noetigen-schritte-gegen-nordkorea-unternehmen-a-893928.html) )

khờ khạo
04-12-2013, 06:31 AM
Người Việt đi mô vẻ vang nơi đó.

Bên Úc có anh Vinh Bui ca không hay, anh đàn nghe cũng dở nhưng bà con coi nhiều và thật nhiều

13.949.365

http://www.youtube.com/watch?v=qTfKTKGyJIs

Triển
04-12-2013, 08:05 AM
Bên Úc có anh Vinh Bui ca không hay, anh đàn nghe cũng dở nhưng bà con coi nhiều và thật nhiều

13.949.365

http://www.youtube.com/watch?v=qTfKTKGyJIs

Vinh không có khả năng về thẩm âm, nhưng Vinh có một khả năng mà ít người có, đó là sự dạn dĩ đến độ người ta tưởng khùng. Biết đâu Vinh là thiên tài ở mặt khác. Tuy nhiên với loại music Idol, hoặc talent show, Vinh cũng như bao nhiêu người Úc hoặc những người tham dự ... là nạn nhân của show truyền hình. :)

RaginCajun
04-12-2013, 08:33 AM
Vinh không có khả năng về thẩm âm, nhưng Vinh có một khả năng mà ít người có, đó là sự dạn dĩ đến độ người ta tưởng khùng. Biết đâu Vinh là thiên tài ở mặt khác. Tuy nhiên với loại music Idol, hoặc talent show, Vinh cũng như bao nhiêu người Úc hoặc những người tham dự ... là nạn nhân của show truyền hình. :)
Anh này có charisma đó nha. Nay mai sẽ thấy ảnh xuất hiện trong những vài hợp với cái nét đó thì đừng ngạc nhiên.

Triển
04-12-2013, 10:48 AM
Anh này có charisma đó nha. Nay mai sẽ thấy ảnh xuất hiện trong những vài hợp với cái nét đó thì đừng ngạc nhiên.
Charisma thì không biết nhưng mà super cool.

Bẹc
04-12-2013, 01:15 PM
Hai bên Nam Bắc Đại Hàn không thể xảy ra chiến tranh trong lúc nầy, mặc dù 2 bên đã chuẩn bị sẵn những vũ khí hiện đại, bởi vì khi đánh nhau là sẽ có bên thắng bên thua chớ khó có thể đánh chơi chơi vài đòn được, mà bên nào cũng không thể thua vì Tàu không thể để mất Bắc Hàn và Mỹ cũng không thể để mất Nam Hàn. Mỹ thì hình như là đợi tên mập khai quả để mà ra tay kết liễu luôn cái chế độ cs. Còn Tàu thì đang khổ sở tìm phương cách chữa lửa, vì biết rằng chưa đủ sức chống lại vũ khí của Mỹ…Bắc Hàn mà chết thì chắc Bắc Kinh phải tự vận, cho nên lúc nầy chắc là Tàu đang đi đêm xin Mỹ nới tay.

Quay lại chuyện nước Đức trước đây. Nếu phải đánh nhau để thống nhứt đất nước, dẹp đi chế độ cs bạo tàn, cứu dân Đức…thì Tây Đức không bao giờ muốn và cũng không bao giờ làm, vì chiến tranh là đổ biết bao nhiêu tiền của rồi còn phải lo xây dựng lại sau khi đất nước tan hoang. May thay họ thống nhất đất nước mà không đổ máu, dân tộc và đất nước bình an vô sự. Nếu Nam Hàn có khả năng xoá sổ cs Bắc Hàn như Tây Đức dẹp cs ĐĐ thì nhà nước Nam Hàn có thể dám nghĩ đến, chớ còn chiến tranh sẽ bị tàn phá mà phải nuôi cả một nước tàn mạt đang đói khổ thì Nam Hàn chịu không nỗi, do đó mà hiện tại nhà nước Nam Hàn cũng đang cố tránh đạn tên.

Bây giờ giả thử 2 bên Đại Hàn không đánh nhau mà thống nhứt như nước Đức thì nhà nước Nam Hàn có làm được như nhà nước Tây Đức đã làm hay không ?

…vừa khi bứt tường Bá Linh sụp đỗ, cựu thủ tướng Tây Đức ( Helmut Kohl ) ra lệnh tặng mỗi người dân Đông Đức sang thăm Tây Đức100 Đức Mã để ăn chơi. Xin nhắc lại chuyện ngày xưa một chút: Thời gian đó đổi tiền chợ đen, cứ 1 D-Mark (Đức Mã) thì đổi 10 Mark(tiền Đông Đức) và vài hôm sau thì xuống từ từ còn 1/6 và cứ lên xuống như vậy. Ai cũng biết sau khi thống nhứt tiền Đông Đức sẽ được đổi sang tiền Tây Đức, nhưng tỉ lệ thì khó đoán, bởi vì lương công nhân bình thường bên Đông thời đó chừng 600-900 đồng Đông Đức/tháng, còn bênTây thì chừng 1.400-1.500 đồng Tây Đức/tháng. Nhắc lại : 1 đồng Tây Đức = 6-10 đồng Đông Đức. Lúc đó số người Việt tị nạn bên Tây Bá Linh cứ đoán già đoán non về tỉ giá khi đổi, bởi vì họ đã từng là nạn nhân của chuyện đổi tiền 500 đồng Miền Nam đổi đưọc 1 đồng Hồ Chí Minh ! …Nhưng rồi nhà nước Tây Đức quyết định chịu lỗ để 1 đổi 1 cho dân Đông Đức còn có tiền sống. Sau đó đồng lương của họ được nâng lên từ từ. Hãng giao thông chính phủ của Tây và Đông Bá Linh nhập lại. Từ đó có một số công nhân viên hang giao thông bên Đông sang bên tui làm việc chung. Tôi nhớ lúc đó có thời gian cãi vã trong nội bộ vì hãng muốn nâng lương công nhân viên bên Đông sang cho bằng lương CNV bênTây được nhanh chóng, nhưng CNV bên Tây không đồng ý vì những tay nghề thợ chuyên môn bên Đông là sau khi học xong lớp 9 thì học nghề 2 năm, còn bênTây phải học xong lớp 10 và sau đó học nghề 3 đến 3,5 năm, hơn nữa thợ bên Đông không sử dụng được máy móc bên Tây và tay nghề quá yếu….Cuối cùng, sau chừng 2 năm thì cũng được nâng lên bằng và lại còn được truy lãnh tính từ khi học mới sang bên Tây làm việc ! Họ đã được một số tiền rất lớn.

Tây Đức thì coi Đông Đức là anh em nên đã giúp Đông Đức từ khi chưa mở bức tường. Đến khi thống nhứt lại đối xử như anh gặp được em sau mấy mươi năm xa cách. NHƯNG nếu như Đông Đức thắng Tây Đức thì đảng và nhà nước Đông Đức đối xử với dân Tây Đức ra sao đây hả ? Số người Việt ở bên tôi nghĩ đến rằng Nam Hàn nếu thắng Bắc Hàn và thống nhứt thì chắc cũng học theo cách của Tây Đức, nhưng ngược lại Bắc Hàn thắng thì….dân Nam Hàn cũng như nhân dân Miền Nam Việt Nam khi mất nước mà thôi…bị thủ tiêu, bị tù tội, bị cướp tài sản, đuổi lên rừng, đi học bị xét lý lịch ….ôi đau thương, đau thương…!!!

Bắc Hàn càng hù dọa thì càng lợi cho Mỹ chớ chẳng bao giờ có đánh nhau! Và tôi đoán là giòng họ thằng mập sắp diệt vong do chính nội bộ của nó xử sự với nhau.

Triển
04-13-2013, 12:10 AM
.
.
Khả năng moi móc ăn vạ các nước lưu manh

Bắc Hàn và Syria chứng minh sự nguy hiểm của các nhà cầm quyền phi lý và có trang bị vũ khí tối tân. Nét tương quan với Iran không thể phủ nhận. Những gì xảy ra hôm nay với Nam Hàn, ngày mai có thể khởi sự ở vịnh Ba Tư

Clemens Wergin

http://www.welt.de/img/kommentare/origs115242045/0859722100-w900-h600/Kombo-kim-ahmad.jpg

Những người đồng ý với đối sách chính trị rào giậu Iran trong mấy tuần qua đặc biệt im hơi lặng tiếng. Họ luôn xử dụng luận điểm rằng, trong trường hợp bất khả kháng, cứ để Iran chế bom thay vì dùng giải pháp quân sự, hầu ngăn chận chương trình nguyên tử của họ, nếu như giải pháp ngoại giao không có kết quả.

Chiến thuật này nguy hiểm ra sao, có thể nhìn thấy một cách ấn tượng rõ ràng hiện nay trong trường hợp Bắc Hàn, cũng như trường hợp tử thủ của nhà cầm quyền Syria. Bắc Hàn đã hợp tác với Iran từ lâu trong lãnh vực kỹ thuật hỏa tiễn, cũng như ở chương trình nguyên tử cho quân sự. Không phải chỉ vì thế mà Teheran chú ý theo dõi thế giới hiện nay phản ứng thế nào với chuyện cố moi móc ăn vạ của Bắc Hàn. Tân lãnh đạo của Bình Nhưỡng đang hiếu chiến như kẻ mang thân kim cương bất hoại và đe dọa đánh phủ đầu nguyên tử Mỹ và Nam Hàn.

Cộng đồng chung thế giới thực sự cũng ít phương tiện để đối chọi với họ. Bắc Hàn đã biến Nam Hàn thành con tin cho việc hợp thức hóa hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử và có thể thổi lửa nguyên tử lan sang Nhật Bản. Để bảo vệ các quả bom, nhà cầm quyền điên loạn, hoang tưởng, thường thích chọn kiểu mang chính dân chúng của họ làm bia chắn. Và không ai có thể an tâm mà nói rằng, liệu cái chính quyền này, giống như một loại tà giáo thù ghét người Mỹ và đồng minh của họ, một ngày nào đó có thể bất chợt nhấn nút đỏ hạt nhân hay không?

Rõ ràng giống như Iran

Trung Quốc, Mỹ và thế giới đã chờ đợi quá lâu, cho đến lúc nào đó những quả bom Bắc Hàn trở thành hiện thực. Họ đã trao tay số phận Đông Nam Á cho nhà cầm quyền có cách suy nghĩ khác phương Tây này. Thông thường lý thuyết hoặc chính sách đối ngoại phương Tây không tính đến chuyện, một chính quyền quyết tâm đứng ra ngoài lịch sử bằng một vụ nổ tung nguyên tử.

Nhưng cũng không ai có thể nói rằng, liệu Bình Nhưỡng một lúc nào đó bởi lý tưởng điên loạn, có quyết định chọn con đường này hay không. Ngay cả khi Kim Chánh Ân chỉ có khả năng đánh phé, một cuộc chiến nguyên tử, dù không muốn cũng có thể xảy ra. Bởi vì trong hoang tưởng băng nhóm búp bê có quyền lực ở Bình Nhưỡng, cùng một tân lãnh tụ không có kinh nghiệm có thể phán đoán sai lầm thật tai hại. Rồi sau cùng biến thành một loại "Chiến tranh do lầm lẫn" không ai muốn.

Sự tương đồng với tình trạng Iran đã quá rõ ràng. Ở trường hợp Iran, cộng đồng thế giới cũng đứng quan sát một quốc gia từng bước chế tạo quả bom quá lâu. Trong chuyện Iran cũng có cả đống chuyên gia không thể tưởng tượng rằng, Iran một ngày nào đó là quyền lực nguyên tử có hành vi điên loạn. Và ở đây, sự nguy hiểm cũng rất lớn, do sự phán đoán sai lầm của chuyên gia, bởi vì họ đo đạc ý tưởng của một băng đảng cầm quyền có vũ khí tối tân và lý tưởng, bằng lý trí phương Tây của họ.

Nhưng mà ngay cả việc đặt giả thiết trường hợp một nhân vật có hành vi hợp lý, vẫn lộ diện trong ví dụ Bắc Hàn rõ ràng, hình ảnh một quốc gia lưu manh sở hữu bom đạn, có khả năng moi móc ăn vạ và chẳng cần thỏa hiệp gì với hiệp ước thế giới. Nam Hàn hôm nay ra sao, ngày mai Vịnh Ba Tư có thể như thế đó.

Ai đã muốn và có thể ngăn chận những người Iran mang vũ khí, những người ép thế giới bằng cách phong tỏa giao thông đường thủy quan trọng cho kinh tế, con đường chuyển tải dầu khí đến Trung Quốc, Châu Âu hay nơi đâu cái phương tiện thoa trơn quan trọng cho sống còn của kinh tế toàn cầu?


Sự thiếu hiểu biết của phương Tây về lý tưởng


Tương tự như trường hợp của Bình Nhưỡng, lý tưởng cũng đã làm lu mờ các bộ não Teheran. Xác suất phán đoán và quyết định sai lạc của các Mullah Hồi giáo gia tăng rõ rệt ở các cuộc khủng hoảng qua hình ảnh chống Mỹ điên rồ trên thế giới, có thể tai hại vô cùng. Lần nào cũng vậy, khi những nhà chính trị đối ngoại và an ninh cố gắng giàn dựng toan tính kế hoạch cho mọi trường hợp ở vịnh Ba Tư, đều còn sót lại ở chặn cuối một phần không có giải đáp, vì thực sự không ai biết được, các vị lãnh đạo giáo sĩ Hồi Giáo đang tính toán nghĩ gì.

Rõ ràng là người phương Tây khó hiểu được rằng, những người thừa kế Chomeini có thể tin vào tất cả những giả thuyết mà chính họ rao giảng cho dân chúng của họ từ nhiều thập niên. Và rồi họ thù ghét thực sự phương Tây, cũng như trong tín ngưỡng của họ về chuyện hồi sinh của lãnh tụ Imam song hành bước vào tận thế.

Nếu bạn đề cập các lý tưởng sâu thẳm này ở phạm vi của những người uyên bác thế sự, bạn sẽ bị chế giễu. Sau cùng thì chính trị thực dụng không hề biết gì đến những lý tưởng mà chỉ quan tâm chuyện quốc gia. Và ngay cả ở tình trạng hiện nay, chuyện không biết phải phỏng đoán những bước đi kế tiếp của nhà cầm quyền Bình Nhưỡng ra sao, đang chỉ ra sự yếu kém của chúng ta, về khả năng tìm hiểu, tiên đoán tinh thần và đầu óc rối loạn của các nhà lãnh đạo tinh thần đó cũng như phán đoán hành vi của họ. Đặc biệt là lúc họ tin rằng họ có thể trang bị mấy quả bom với tấm bảng viết dòng kim cương bất hoại.


Syria, hai kịch bản ác mộng


Và ngay cả nếu thành công sống chung vài năm và vài thập niên không bị tai nạn gì với mấy quả bom của Bắc Hàn hay Iran, một lúc nào đó sẽ bỗng nhiên phát sinh vấn đề, mà chúng ta đang nhìn thấy xảy ra trước mắt ở Syria: nếu nhà cầm quyền Syria bị lật đổ, sẽ phải tính sao với đống vũ khí giết người hàng loạt kia? Baschar al-Assad sở hữu một kho vũ khí hóa học và sinh học vĩ đại. Và chẳng có ai có thể chắc chắn nói trước chuyện gì sẽ xảy ra với loại vũ khí này trong trường hợp nhà cầm quyền sụp đổ.

Có hai kịch bản ác mộng khả dĩ. Chuyện Assad chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, không đầu hàng mà cũng không bỏ chạy lưu vong đã rõ ràng. Và có thể ông ta sẽ quyết định trong những ngày tàn trở thành "thánh tử đạo Ả Rập" trong lịch sử và mang vũ khí hủy diệt của ông ta ra chọi với Do Thái, vì ông ta chẳng còn gì để mất nữa.

Tương tự như vậy chuyện có thể xảy ra nữa, là ông ta tự đưa vũ khí này cho tổ chức khủng bố đồng minh Hisbollah, hoặc là những người Hisbollah trong nội chiến hỗn loạn tìm ra lối vào kho vũ khí WMD (vũ khí hủy diệt hàng loạt). Mặt khác những loạn quân thánh chiến Jihad đồng minh của Al-Qaida có thể thu thập được vũ khí này hoặc là kiến thức chế tạo. Những người khủng bố này không dễ bị hù dọa. Dĩ nhiên họ sẽ thử áp dụng vũ khí này chống Do Thái, Châu Âu hoặc Mỹ.


Mối đe dọa của bom nguyên tử Iran


Chính kịch bản như vậy có thể trình diễn lúc nhà cầm quyền Iran sụp đổ nếu họ sở hữu bom đạn. Và sự lật đổ nhà cầm quyền này không tránh khỏi, bởi vì mỗi một chế độ độc tài toàn trị một lúc nào đó sẽ bị tận diệt bởi sự phản kháng của dân chúng, bởi tham nhũng và sự điều hành kinh tế thất bại. Thực sự trong trường hợp Syria, những nguy hiểm kể trên còn to lớn hơn nhiều.

Nhà cầm quyền Assad có tính cách quốc tế và không biểu hiện những ảnh hưởng sâu sắc tôn giáo. Khác hơn Iran có một chính quyền tư tưởng tận thế nặng nề bắt nguồn từ Hồi giáo Shia và nghĩ mình là một phần trong trình tự kế hoạch của thượng đế. Như vậy nguy hiểm có thể cao hơn, ví như chuyện đại diện chính quyền có thể quyết định xử dụng vũ khí nguyên tử cho các hành động cực đoan.

Sau cùng thì chính các người làm cách mạng, tiên quân của chính quyền thần học kia, là những người kiểm soát và thúc đẩy chương trình nguyên tử. Các người cách mạng này có mối quan hệ thân thiết với cánh Hisbollah gốc Lebanon và bên phía họ cũng do phe Hisbollah nắm giữ chính quyền.

Như vậy việc vũ khí lọt vào tay các tổ chức khủng bố được Iran xem là bạn bè và thừa kế, trong trường hợp một cuộc sụp đổ chính quyền, là chuyện có thể xảy ra.

Có thể đây là một đòn thâm độc lịch sử đang diễn ra đoạn kết của các kế hoạch chế tạo bom nguyên tử của Iran, mà chúng ta đang được xem, do Bắc Hàn và Syria kinh nghiệm thủ diễn với nguy hiểm một quả bom của Iran chế tạo. Vẫn còn thời gian cho giải pháp ngoại giao. Nhưng nếu giải pháp này bất thành, phải bằng mọi giá ngăn chận những quả bom của Iran. Tính toán tất cả kiểu khác là dùng bàn quay roulette của Nga đánh cuộc với số phận thế giới này.




(* dịch từ Das Erpressungspotenzial der Schurkenstaaten (http://www.welt.de/debatte/kommentare/article115242046/Das-Erpressungspotenzial-der-Schurkenstaaten.html) )

hoài vọng
04-13-2013, 03:15 AM
Anh Triển , tôi chỉ buồn cười là chú Ủn đã yêu cầu nhân viên các sứ quán ở Bình Nhưỡng đi về mà chẳng thấy ép-phê gì nên đã lập lại thêm một lần thứ hai thì chỉ có nước Nga và VN đề nghị chú Ủn giữ gìn an ninh cho nhân viên nước mình

Bẹc
04-13-2013, 03:48 AM
Anh Triển , tôi chỉ buồn cười là chú Ủn đã yêu cầu nhân viên các sứ quán ở Bình Nhưỡng đi về mà chẳng thấy ép-phê gì nên đã lập lại thêm một lần thứ hai thì chỉ có nước Nga và VN đề nghị chú Ủn giữ gìn an ninh cho nhân viên nước mình

Những nước khác im ru là biết Ủn hù ma, chớ nếu nó muốn đánh nhau thì nó cần đến các nhân viên đó làm con tin. Còn Nga và VN lên tiếng là đở mặt cho chú Ủn bớt quê thôi anh ơi.

Triển
04-13-2013, 06:02 AM
Anh Triển , tôi chỉ buồn cười là chú Ủn đã yêu cầu nhân viên các sứ quán ở Bình Nhưỡng đi về mà chẳng thấy ép-phê gì nên đã lập lại thêm một lần thứ hai thì chỉ có nước Nga và VN đề nghị chú Ủn giữ gìn an ninh cho nhân viên nước mình

Họ nghĩ Kim sủa chứ Kim không cắn. Tôi mà là ngoại trưởng Mỹ cũng chẳng như John Kerry bay sang Trung Quốc gặp Vương Nghị hôm nay, rồi sánh vai bước ra đóng kịch, hô hào Bắc Hàn hạ nhiệt, dẹp nguyên tử làm gì cho mệt. Tốn tiền dân đóng thuế trả cho mấy ổng bay tới bay lui ba cái chuyến công du tư du. Mấy cha này tư bản mà tính toán khờ khạo quá đỗi. Chỉ toàn thấy lỗ vốn anh nhỉ? ;)

Triển
04-13-2013, 07:10 AM
.
.

Trung Quốc kêu gọi giải trừ nguyên tử


http://cdn1.spiegel.de/images/image-483724-galleryV9-vape.jpg

Bắc Kinh - ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã yêu cầu trong buổi gặp gỡ đồng sự Hoa Kỳ John Kerry giải trừ nguyên tử trên bán đảo Đại Hàn. Nghị yêu cầu phi nguyên tử, hòa bình và đối thoại, theo Tân Hoa Xã tường thuật.

Buổi viếng thăm của Kerry ở Bắc Kinh song cũng là chuyến công du sau khi ông được nhậm chức làm ngoại trưởng Mỹ. Vương Nghị cũng được bổ nhiệm ngoại trưởng lần đầu tiên hồi tháng ba và được biết là một chuyên gia Bắc Hàn.

Truyền thông Trung Quốc chỉ trích gay gắt, rằng Hoa Kỳ trên cương vị của mình đã làm sự việc căng thẳng thêm trên bán đảo Đại Hàn. Tân Hoa Xã viết trong một bài bình luận, "trong khi Mỹ chỉ trích Bắc Hàn khiêu khích quá đáng và bỏ ngoài tai yêu cầu của thế giới, Hoa Thịnh Đốn lại tự tay châm lửa". Lãnh đạo Mỹ gửi nhiều máy bay thả bom, tàu chiến trang bị hỏa tiễn sang Đông Á. Thêm vào đó Hoa Thịnh Đốn tập trận chung với đồng minh của mình trong vùng "với sự phô trương quyền lực nặng phần trình diễn".

"Cắn mạnh hơn"

Tình hình trong khu vực được cho là căng thẳng lớn sau cuộc thử nghiệm nguyên tử lần thứ ba của Bắc Hàn hồi tháng hai. Do sự gia tăng cấm vận của Liên hiệp quốc và những cuộc tập trận giữa Mỹ và Nam Hàn, Bình Nhưỡng đã hủy hiệp ước đình chiến ký kết năm 1953 và đe dọa đánh Mỹ bằng nguyên tử, đối với Nam Hàn thì tuyên bố đang "trong tình trạng chiến tranh".

Trước khi viếng thăm, Kerry đã kêu gọi Trung Quốc hãy tác động nước láng giềng Bắc Hàn hiếu chiến của mình, hãy cảnh cáo đến Bình Nhưỡng, theo chữ của Kerry là "hãy cắn mạnh hơn". Kerry trước khi đến Bắc Kinh đã nói rằng, "không có quốc gia nào có quan hệ gần gũi và một tầm ảnh hưởng Bắc Hàn lớn hơn Trung Quốc".

Tuy nhiên lời lẽ cảnh cáo của Trung Quốc đến người độc tài Bắc Hàn sau khi thảo luận với Kerry cũng gần như không có gì thay đổi. Thủ tướng Lý Khắc Cường nói đôi bên đều có bổn phận gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực và phải chịu trách nhiệm cho hậu quả nếu thất trách.

"Không thể nghiêm trọng hơn bây giờ"

Trung Quốc đang thất vọng trầm trọng đồng minh truyền thống của mình. Đặc biệt là ba lần thử nghiệm vũ khí nguyên tử năm 2006, 2009 và hồi tháng hai năm nay đã khiến mối bang giao căng thẳng. Vì vậy Bắc Kinh đã đồng ý chịu để Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc gia tăng trừng phạt Bình Nhưỡng vừa qua.

Tình hình trên bán đảo Đại Hàn từ đó đặc biệt căng thẳng. Bắc Hàn đã hủy bỏ hiệp ước đình chiến năm 1953. Nhà cầm quyền dọa đánh Mỹ bằng nguyên tử và tuyên bố trong tình trạng chiến tranh với Nam Hàn. Mặc dù cho đến nay Bình Nhưỡng không chính thức tuyên bố phóng hỏa tiễn, nhưng nhiều quan sát viên chờ đợi một cuộc bắn hỏa tiễn trong những ngày gần sinh nhật của khai quốc công thần Bắc Hàn Kim Nhật Thành vào ngày thứ hai tuần tới.

Chính điều này, theo đánh giá của chuyên gia, sẽ mang Trung Quốc và Mỹ đến gần nhau hơn. Giáo sư Trình Tiêu Hà, dạy môn quan hệ quốc tế ở đại học Nhân Dân Trung Quốc tại Bắc Kinh nói với thông tấn xã DPA, "tôi nghĩ rằng Bắc Hàn với những khiêu khích của họ đã vượt qua vệt đỏ. Điều này sẽ khiến Trung Quốc và Mỹ hợp tác chắt chẽ hơn". "Tình trạng cũng sẽ không nghiêm trọng hơn bây giờ, vậy Trung Quốc hãy thương thảo đi thôi".

jok/cib/dpa


(* dịch từ China ruft zu atomarer Abrüstung auf (http://www.spiegel.de/politik/ausland/john-kerry-in-china-loesungen-fuer-korea-konflikt-gesucht-a-894179.html) )

hoài vọng
04-13-2013, 08:03 AM
.... Tôi mà là ngoại trưởng Mỹ cũng chẳng như John Kerry bay sang Trung Quốc gặp Vương Nghị hôm nay, rồi sánh vai bước ra đóng kịch, hô hào Bắc Hàn hạ nhiệt, dẹp nguyên tử làm gì cho mệt. Tốn tiền dân đóng thuế trả cho mấy ổng bay tới bay lui ba cái chuyến công du tư du. Mấy cha này tư bản mà tính toán khờ khạo quá đỗi. Chỉ toàn thấy lỗ vốn anh nhỉ? ;)Ông J. Kerry này chỉ làm theo lệnh Obama và theo tôi , ông ấy không bằng bà Hillary Clinton ...còn chuyện khờ khạo thì chẳng biết sao !

Triển
04-13-2013, 08:55 AM
Ông J. Kerry này chỉ làm theo lệnh Obama và theo tôi , ông ấy không bằng bà Hillary Clinton ...còn chuyện khờ khạo thì chẳng biết sao !
Ông J. K làm theo chính sách đối ngoại của Mỹ. ;)

Triển
04-13-2013, 08:59 AM
Nhật nhầm lẫn báo động Bắc Hàn khai hỏa

http://cdn2.spiegel.de/images/image-483709-galleryV9-xduj.jpg

Đông Kinh - cơn khủng hoảng Đại Hàn càng kéo dài bao nhiêu, các bên tranh chấp càng tỏ ra hồi hộp bấy nhiêu. Thứ bảy sáng nay một viên công chức Nhật đã làm mọi người hốt hoảng, khi ông lầm lẫn báo tin Bắc Hàn khai hỏa cho các phi trường trong nước.

Theo thông báo của bộ quốc phòng, người công chức hàng không ở Osaka đúng ra muốn gửi tin cảnh giác các phi trường về một trận động đất xảy ra hôm thứ bảy ở phía Tây Nhật Bản. Thay vào đó ông ta đã gửi quá nhanh một tín hiệu báo động việc Bắc Hàn khai hỏa đã được chuẩn bị sẵn từ trước. 87 phi trường trong nước nhận tin tức sai. Mặc dù sau sáu phút tin tức đã được thu hồi, song ít nhất có một chuyến bay bị hoãn lại vì tin tức sai lạc kể trên.

Đây không phải là tai nạn đầu tiên kiểu này xảy ra đến người Nhật vì sự căng thẳng trên bán đảo Đại Hàn và hàng loạt đe dọa kéo dài từ phía Bắc Hàn. Hồi thứ tư tuần trước tòa đô chánh Yokohama cũng đã vô ý gửi sai tin "Bắc Hàn đã phóng hỏa tiễn" qua trương mục @yokohama_saigai trên Twitter. Một Follower đã gọi điện thoại báo lỗi cho họ biết. Người công chức này cũng cáo lỗi tương tự như người công chức hàng không: "Chúng tôi chuẩn bị sẵn mẩu tin, nhưng không biết lý do vì sao đã bị nhầm lẫn gửi ra ngoài".

Bắc Hàn đã dọa Nhật hôm thứ sáu sẽ đánh trả nếu Đông Kinh xen vào mâu thuẫn trên bán đảo Đại Hàn. Mặc dù Bình Nhưỡng không chính thức tuyên bố phóng hỏa tiễn, nhưng giới quan sát chờ đợi Bắc Hàn khai hỏa trong những ngày xung quanh sinh nhật của Kim Nhật Thành vào thứ hai tuần tới.

cib / AFP

(* dịch từ Japan vermeldet Raketenabschuss Nordkoreas (http://www.spiegel.de/politik/ausland/panne-japan-vermeldet-versehentlich-raketenabschuss-nordkoreas-a-894176.html) )

Triển
04-13-2013, 10:15 AM
.
.
Chiến tranh Syria: Anh đã tìm thấy bằng chứng xử dụng vũ khí hóa học

http://cdn1.spiegel.de/images/image-483664-galleryV9-xcpb.jpg

Damaskus - đã nghi ngờ từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên có bằng chứng chắc chắn xác nhận việc xử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Theo tường thuật của tờ "Times", bộ quốc phòng Anh đã thử mẫu đất của vùng chiến tranh nội chiến bị dính chất hóa học không nêu tên.

Chi tiết về chuyện này còn quá ít. Chỉ thoát ra một ít tin tức rằng mẫu thử nghiệm được lấy từ một chỗ ở thành phố Damaskus, nơi chính quyền Assad chống cự quân đối lập nhiều tháng nay. Theo nguồn tin nặc danh trong bộ quốc phòng, "Times" tường thuật tiếp, chất hóa học được biết rõ ràng là loại xử dụng cho chiến tranh. Các chuyên gia phân tích đã loại trừ khả năng nhầm lẫn ví dụ như với khí cay mắt. Kết quả cho đến giờ chưa được chính thức xác nhận.

Mẩu đất được mang lậu qua biên giới bí mật và chuyển đến Anh. Trong bài viết của "Times" viết hiện chưa rõ ai có trách nhiệm bắn chất hóa học. Cũng có thể là lính của tổng thống Baschar al-Assad mà cũng có thể là quân đối lập. Điều chưa rõ nữa là mẩu đất tìm thấy xuất xứ từ một trường hợp riêng lẻ hay là chất hóa học hủy diệt được xử dụng rộng rãi.

Tuyên bố đến vào thời điểm nhạy cảm. Hiện nay một nhóm của Liên hiệp quốc bên Cyprus đang đợi nhận nhập cảnh sang Syria. Các quan sát viên Liên hiệp quốc phải xác nhận xem vũ khí hóa học có được xử dụng trong quốc gia này không.

Bây giờ đến bổn phận của Mỹ?

Áp lực lên chính quyền Mỹ cũng có thể gia tăng. Tổng thống Barack Obama đã nhấn mạnh nhiều lần trong quá khứ rằng, việc xử dụng vũ khí hóa học là biểu hiện "lằn ranh đỏ". Tuy nhiên điều đó nghĩa là sao? Chính quyền ở Hoa Thịnh Đốn vẫn còn bỏ ngõ định nghĩa lằn ranh đỏ chính xác là gì, cũng như hậu quả phải chịu khi bước qua vạch này. Obama chỉ cảnh cáo Assad đừng cố làm "một lỗi lầm lớn".

Cho đến nay Hoa Kỳ từ chối cùng đồng minh tham chiến vào cuộc tranh chấp kéo dài hai năm nay ở Syria. Họ bỏ ngoài tai báo động của các tổ chức cứu trợ về 70 ngàn tử vong và hàng triệu người vong quốc.

Các chuyên gia e rằng Assad có thể từng bước thử đến gần lằn vạch đỏ của Obama, ví dụ như xử dụng ở địa điểm giới hạn chất hóa học một dung lượng ít. Mẩu đất tìm thấy đầu tiên kia ở địa điểm được giới hạn xử dụng vũ khí hóa học đó có thể là hành vi thử lửa kể trên.

Cảnh cáo trước quyết định nhanh chóng đánh trả

Tuy nhiên những nguồn tin trong bài viết của "Times" cảnh cáo trước kết luận vội vàng. Vì chưa rõ ai bắn ở đây vào lúc nào. Còn quá sớm để áp dụng biện pháp chống trả. Chưa thể đơn giản mang ra so sánh với vụ xử dụng khí độc của ông độc tài Iraq Saddam Hussein chống lại người Kurdish trong nước họ năm 1988.

Việc nhà cầm quyền Syria sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt là điều không tranh cãi nữa. Assad đã từng thú nhận vào năm 2012 rằng, " Syria sẽ không xử dụng chất hóa học hoặc các vũ khí không theo qui ước chống lại dân chúng của mình, mà chỉ xử dụng cho trường hợp chống ngoại xâm". Đặc biệt chất hóa học được đề cập đến là khí độc Sarin, khí mù-tạt, và VX.


jok


(* dịch lại từ Syrien-Krieg: Briten finden angeblich Beweise für Chemiewaffen-Einsatz (http://www.spiegel.de/politik/ausland/syrien-krieg-briten-finden-angeblich-spuren-von-chemiewaffen-einsatz-a-894159.html) )

PhPhuongVy
04-13-2013, 11:57 AM
.
.
Khả năng moi móc ăn vạ các nước lưu manh

Bắc Hàn và Syria chứng minh sự nguy hiểm của các nhà cầm quyền phi lý và có trang bị vũ khí tối tân. Nét tương quan với Iran không thể phủ nhận. Những gì xảy ra hôm nay với Nam Hàn, ngày mai có thể khởi sự ở vịnh Ba Tư

Clemens Wergin

http://www.welt.de/img/kommentare/origs115242045/0859722100-w900-h600/Kombo-kim-ahmad.jpg

Những người đồng ý với đối sách chính trị rào giậu Iran trong mấy tuần qua đặc biệt im hơi lặng tiếng. Họ luôn xử dụng luận điểm rằng, trong trường hợp bất khả kháng, cứ để Iran chế bom thay vì dùng giải pháp quân sự, hầu ngăn chận chương trình nguyên tử của họ, nếu như giải pháp ngoại giao không có kết quả.

Chiến thuật này nguy hiểm ra sao, có thể nhìn thấy một cách ấn tượng rõ ràng hiện nay trong trường hợp Bắc Hàn, cũng như trường hợp tử thủ của nhà cầm quyền Syria. Bắc Hàn đã hợp tác với Iran từ lâu trong lãnh vực kỹ thuật hỏa tiễn, cũng như ở chương trình nguyên tử cho quân sự. Không phải chỉ vì thế mà Teheran chú ý theo dõi thế giới hiện nay phản ứng thế nào với chuyện cố moi móc ăn vạ của Bắc Hàn. Tân lãnh đạo của Bình Nhưỡng đang hiếu chiến như kẻ mang thân kim cương bất hoại và đe dọa đánh phủ đầu nguyên tử Mỹ và Nam Hàn.

Cộng đồng chung thế giới thực sự cũng ít phương tiện để đối chọi với họ. Bắc Hàn đã biến Nam Hàn thành con tin cho việc hợp thức hóa hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử và có thể thổi lửa nguyên tử lan sang Nhật Bản. Để bảo vệ các quả bom, nhà cầm quyền điên loạn, hoang tưởng, thường thích chọn kiểu mang chính dân chúng của họ làm bia chắn. Và không ai có thể an tâm mà nói rằng, liệu cái chính quyền này, giống như một loại tà giáo thù ghét người Mỹ và đồng minh của họ, một ngày nào đó có thể bất chợt nhấn nút đỏ hạt nhân hay không?

Rõ ràng giống như Iran

Trung Quốc, Mỹ và thế giới đã chờ đợi quá lâu, cho đến lúc nào đó những quả bom Bắc Hàn trở thành hiện thực. Họ đã trao tay số phận Đông Nam Á cho nhà cầm quyền có cách suy nghĩ khác phương Tây này. Thông thường lý thuyết hoặc chính sách đối ngoại phương Tây không tính đến chuyện, một chính quyền quyết tâm đứng ra ngoài lịch sử bằng một vụ nổ tung nguyên tử.

Nhưng cũng không ai có thể nói rằng, liệu Bình Nhưỡng một lúc nào đó bởi lý tưởng điên loạn, có quyết định chọn con đường này hay không. Ngay cả khi Kim Chánh Ân chỉ có khả năng đánh phé, một cuộc chiến nguyên tử, dù không muốn cũng có thể xảy ra. Bởi vì trong hoang tưởng băng nhóm búp bê có quyền lực ở Bình Nhưỡng, cùng một tân lãnh tụ không có kinh nghiệm có thể phán đoán sai lầm thật tai hại. Rồi sau cùng biến thành một loại "Chiến tranh do lầm lẫn" không ai muốn.

Sự tương đồng với tình trạng Iran đã quá rõ ràng. Ở trường hợp Iran, cộng đồng thế giới cũng đứng quan sát một quốc gia từng bước chế tạo quả bom quá lâu. Trong chuyện Iran cũng có cả đống chuyên gia không thể tưởng tượng rằng, Iran một ngày nào đó là quyền lực nguyên tử có hành vi điên loạn. Và ở đây, sự nguy hiểm cũng rất lớn, do sự phán đoán sai lầm của chuyên gia, bởi vì họ đo đạc ý tưởng của một băng đảng cầm quyền có vũ khí tối tân và lý tưởng, bằng lý trí phương Tây của họ.

Nhưng mà ngay cả việc đặt giả thiết trường hợp một nhân vật có hành vi hợp lý, vẫn lộ diện trong ví dụ Bắc Hàn rõ ràng, hình ảnh một quốc gia lưu manh sở hữu bom đạn, có khả năng moi móc ăn vạ và chẳng cần thỏa hiệp gì với hiệp ước thế giới. Nam Hàn hôm nay ra sao, ngày mai Vịnh Ba Tư có thể như thế đó.

Ai đã muốn và có thể ngăn chận những người Iran mang vũ khí, những người ép thế giới bằng cách phong tỏa giao thông đường thủy quan trọng cho kinh tế, con đường chuyển tải dầu khí đến Trung Quốc, Châu Âu hay nơi đâu cái phương tiện thoa trơn quan trọng cho sống còn của kinh tế toàn cầu?


Sự thiếu hiểu biết của phương Tây về lý tưởng


Tương tự như trường hợp của Bình Nhưỡng, lý tưởng cũng đã làm lu mờ các bộ não Teheran. Xác suất phán đoán và quyết định sai lạc của các Mullah Hồi giáo gia tăng rõ rệt ở các cuộc khủng hoảng qua hình ảnh chống Mỹ điên rồ trên thế giới, có thể tai hại vô cùng. Lần nào cũng vậy, khi những nhà chính trị đối ngoại và an ninh cố gắng giàn dựng toan tính kế hoạch cho mọi trường hợp ở vịnh Ba Tư, đều còn sót lại ở chặn cuối một phần không có giải đáp, vì thực sự không ai biết được, các vị lãnh đạo giáo sĩ Hồi Giáo đang tính toán nghĩ gì.

Rõ ràng là người phương Tây khó hiểu được rằng, những người thừa kế Chomeini có thể tin vào tất cả những giả thuyết mà chính họ rao giảng cho dân chúng của họ từ nhiều thập niên. Và rồi họ thù ghét thực sự phương Tây, cũng như trong tín ngưỡng của họ về chuyện hồi sinh của lãnh tụ Imam song hành bước vào tận thế.

Nếu bạn đề cập các lý tưởng sâu thẳm này ở phạm vi của những người uyên bác thế sự, bạn sẽ bị chế giễu. Sau cùng thì chính trị thực dụng không hề biết gì đến những lý tưởng mà chỉ quan tâm chuyện quốc gia. Và ngay cả ở tình trạng hiện nay, chuyện không biết phải phỏng đoán những bước đi kế tiếp của nhà cầm quyền Bình Nhưỡng ra sao, đang chỉ ra sự yếu kém của chúng ta, về khả năng tìm hiểu, tiên đoán tinh thần và đầu óc rối loạn của các nhà lãnh đạo tinh thần đó cũng như phán đoán hành vi của họ. Đặc biệt là lúc họ tin rằng họ có thể trang bị mấy quả bom với tấm bảng viết dòng kim cương bất hoại.


Syria, hai kịch bản ác mộng


Và ngay cả nếu thành công sống chung vài năm và vài thập niên không bị tai nạn gì với mấy quả bom của Bắc Hàn hay Iran, một lúc nào đó sẽ bỗng nhiên phát sinh vấn đề, mà chúng ta đang nhìn thấy xảy ra trước mắt ở Syria: nếu nhà cầm quyền Syria bị lật đổ, sẽ phải tính sao với đống vũ khí giết người hàng loạt kia? Baschar al-Assad sở hữu một kho vũ khí hóa học và sinh học vĩ đại. Và chẳng có ai có thể chắc chắn nói trước chuyện gì sẽ xảy ra với loại vũ khí này trong trường hợp nhà cầm quyền sụp đổ.

Có hai kịch bản ác mộng khả dĩ. Chuyện Assad chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, không đầu hàng mà cũng không bỏ chạy lưu vong đã rõ ràng. Và có thể ông ta sẽ quyết định trong những ngày tàn trở thành "thánh tử đạo Ả Rập" trong lịch sử và mang vũ khí hủy diệt của ông ta ra chọi với Do Thái, vì ông ta chẳng còn gì để mất nữa.

Tương tự như vậy chuyện có thể xảy ra nữa, là ông ta tự đưa vũ khí này cho tổ chức khủng bố đồng minh Hisbollah, hoặc là những người Hisbollah trong nội chiến hỗn loạn tìm ra lối vào kho vũ khí WMD (vũ khí hủy diệt hàng loạt). Mặt khác những loạn quân thánh chiến Jihad đồng minh của Al-Qaida có thể thu thập được vũ khí này hoặc là kiến thức chế tạo. Những người khủng bố này không dễ bị hù dọa. Dĩ nhiên họ sẽ thử áp dụng vũ khí này chống Do Thái, Châu Âu hoặc Mỹ.


Mối đe dọa của bom nguyên tử Iran


Chính kịch bản như vậy có thể trình diễn lúc nhà cầm quyền Iran sụp đổ nếu họ sở hữu bom đạn. Và sự lật đổ nhà cầm quyền này không tránh khỏi, bởi vì mỗi một chế độ độc tài toàn trị một lúc nào đó sẽ bị tận diệt bởi sự phản kháng của dân chúng, bởi tham nhũng và sự điều hành kinh tế thất bại. Thực sự trong trường hợp Syria, những nguy hiểm kể trên còn to lớn hơn nhiều.

Nhà cầm quyền Assad có tính cách quốc tế và không biểu hiện những ảnh hưởng sâu sắc tôn giáo. Khác hơn Iran có một chính quyền tư tưởng tận thế nặng nề bắt nguồn từ Hồi giáo Shia và nghĩ mình là một phần trong trình tự kế hoạch của thượng đế. Như vậy nguy hiểm có thể cao hơn, ví như chuyện đại diện chính quyền có thể quyết định xử dụng vũ khí nguyên tử cho các hành động cực đoan.

Sau cùng thì chính các người làm cách mạng, tiên quân của chính quyền thần học kia, là những người kiểm soát và thúc đẩy chương trình nguyên tử. Các người cách mạng này có mối quan hệ thân thiết với cánh Hisbollah gốc Lebanon và bên phía họ cũng do phe Hisbollah nắm giữ chính quyền.

Như vậy việc vũ khí lọt vào tay các tổ chức khủng bố được Iran xem là bạn bè và thừa kế, trong trường hợp một cuộc sụp đổ chính quyền, là chuyện có thể xảy ra.

Có thể đây là một đòn thâm độc lịch sử đang diễn ra đoạn kết của các kế hoạch chế tạo bom nguyên tử của Iran, mà chúng ta đang được xem, do Bắc Hàn và Syria kinh nghiệm thủ diễn với nguy hiểm một quả bom của Iran chế tạo. Vẫn còn thời gian cho giải pháp ngoại giao. Nhưng nếu giải pháp này bất thành, phải bằng mọi giá ngăn chận những quả bom của Iran. Tính toán tất cả kiểu khác là dùng bàn quay roulette của Nga đánh cuộc với số phận thế giới này.




(* dịch từ Das Erpressungspotenzial der Schurkenstaaten (http://www.welt.de/debatte/kommentare/article115242046/Das-Erpressungspotenzial-der-Schurkenstaaten.html) )Cảm ơn anh Triển. PV rất kết bài này, phục cái nhìn sắc bén và cách lý luận đầy sức thuyết phục của tác giả, và phục tài chuyển ngữ lưu loát của anh.

Triển
04-14-2013, 01:49 AM
Cảm ơn anh Triển. PV rất kết bài này, phục cái nhìn sắc bén và cách lý luận đầy sức thuyết phục của tác giả, và phục tài chuyển ngữ lưu loát của anh.
Bài này tác giả có cái nhìn tổng hợp hay. Không biết thật sự mọi chuyện ra sao. Tôi thì thích dịch tới dịch lui để luyện tiếng Việt. Ít nói viết quá nên dễ quên. Còn một bài nữa bình luận với ý tưởng khác cũng lạ lạ. Để tôi dịch chị và mọi người đọc nhé.

hoài vọng
04-14-2013, 07:55 PM
Xin thêm ....đừng có sợ nghe anh Triển... :))...báo chí bình luận gì về phái đoàn nhân quyền Mỹ đến Hà Nội !

Triển
04-14-2013, 10:34 PM
Xin thêm ....đừng có sợ nghe anh Triển... :))...báo chí bình luận gì về phái đoàn nhân quyền Mỹ đến Hà Nội !


Mỹ đến Hà Nội năm nào cũng vậy, tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội, tòa lãnh sự Mỹ ở Sài-Gòn còn không viết gì về chuyến đi này, báo chí thế giới ít quan tâm lắm anh HV. Việt Nam nếu chế bom nguyên tử hoặc lớn miệng như Kim Chánh Ân thì họa may. Hiện nay ở Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhỏ bé chỉ chế bom rắm, nâng bi và làm tàng thôi, họ không quan tâm mấy. Ở bộ ngoại giao Mỹ chỉ thông báo qua loa kỳ gặp hàng năm đối thoại nhân quyền với VN, gồm những ai, nói về cái gì rồi thôi chứ họ cũng không bình luận gì (http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2013/04/207356.htm ). Chuyện sau khi Mỹ gặp Việt Nam rồi muốn gặp hai vị tranh đấu nhân quyền kia, nhưng Việt Nam ngăn chặn chỉ có Ban Việt ngữ của BBC đề cập tới thôi. Anh xem bên dưới:

Cấm tiếp xúc nhân đối thoại nhân quyền
Cập nhật: 15:20 GMT - chủ nhật, 14 tháng 4, 2013

Việt Nam ngăn cản hai nhà hoạt động gặp các quan chức Hoa Kỳ ngay sau đối thoại song phương về nhân quyền lần thứ 17 hôm 12/4.

Hai nhà hoạt động bị chặn bất chấp việc Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cho xe tới đón tận nhà là luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sỹ Phạm Hồng Sơn.

Ông Sơn nói với BBC hôm 14/4 rằng phái đoàn đàm phán của Hoa Kỳ đã thông báo với ông và luật sư Đài từ trước đối thoại với phía Việt Nam rằng họ muốn gặp hai ông tại khách sạn Metropole ở Hà Nội vào chiều 13/4.

Tuy nhiên ông Sơn nói lực lượng an ninh Việt Nam đã dùng "vũ lực" đưa ông lên ô tô và đưa về trụ sở công an giữ trong vài tiếng để ngăn ông gặp phía Hoa Kỳ.

Ông Sơn nói: "Trước buổi gặp dự kiến đó thì chúng tôi cũng nghĩ rằng nó sẽ diễn ra suôn sẻ... nhưng mà rất kỳ lạ là từ chiều ngày 12/4 tôi nhận thấy rằng xung quanh nhà tôi ...bắt đầu xuất hiện rất nhiều nhân viên an ninh mặc thường phục, họ đến gần như là họ thể hiện sự thị uy, họ đi theo tôi mỗi khi tôi đi ra ngoài.

"Cho đến sáng ngày 13/4 thì họ lập một chốt gác rất lớn trước nhà tôi...

"Đến buổi chiều khoảng 14:10 phút tôi đi ra ngoài thì đã thấy một xe ô tô màu trắng ... chắn ngay trước cửa ngõ và khi tôi đi ra ngoài thì đột nhiên có một đám người mặc thường phục trông rất hầm hố, họ từ trong xe bước ra và xung quay đấy họ ép tôi và bắt tôi lên xe và đi."

Ông Sơn nói trước đó Đại sứ quán Hoa Kỳ đã thông báo cho ông biết đã cho xe tới đón ông và ông vẫn tin rằng ông sẽ đi được vì hai bên Việt - Mỹ đã vừa có đối thoại nhân quyền trong khi quyền tự do đi lại là điều "rất là bình thường".

Ông cũng nói phía công an đã "lấy cớ" là có đơn tố cáo ông "cáo về bài phỏng vấn trên BBC về Hiến pháp" và đưa ra các vấn đề khác nữa để hỏi ông trong khoảng năm giờ bị tạm giữ.

Mục đích

Về phần mình, trả lời phỏng vấn BBC qua bút đàm hôm Chủ Nhật, luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định về nguyên nhân, mục đích của việc chính quyền ngăn cản cuộc gặp, cũng như dự đoán về hậu quả của việc này với chính quyền.

Trước hết, ông đưa ra hai giả thuyết giải thích động thái của chính quyền:

"Thứ nhất là chính phủ Việt Nam muốn gửi 1 thông điệp rõ ràng với chính phủ Hoa Kỳ là việc đối thoại nhân quyền vẫn tiến hành, bất chấp các thỏa thuận, chính phủ VN muốn hành xử thế nào với công dân của mình là tùy thích. Điều này thể hiện quan điểm cứng rắn của VN về vấn đề nhân quyền. Họ không chịu nhượng bộ.

"Giả thuyết thứ hai, những thế lực bảo thủ, tham nhũng và thân Trung Quốc muốn phá hoại việc xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ nói riêng và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nói chung."
Theo luật sư Đài "Mục đích của những thế lực này là rõ ràng không muốn cải thiện nhân quyền cũng như cải cách chính trị. Họ muốn duy trì hiện trạng để dễ dàng tham nhũng, duy trì quyền lực."
Về hậu quả của việc ngăn cản, luật sư cho hay:

"Tôi chỉ biết một tin ngắn ngủi là cuộc đối thoại đã diễn ra tốt đẹp và mang tính xây dựng. Nhưng ngay sau đó cơ quan an ninh Việt Nam đã hành xử một cách thiếu văn hóa, bất chấp luật pháp và các thỏa thuận đã có với Hoa Kỳ khi mà ông Phụ tá Ngoại trưởng chưa kịp rời khỏi Việt Nam.
"Điều này sẽ khiến Bộ Ngoại giao cũng như chính phủ Hoa Kỳ tức giận và mất kiên nhẫn cũng như giảm niềm tin với chính quyền cộng sản Việt Nam. Chắc chắn Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không nhượng bộ cho Việt Nam được hưởng các ưu đãi khi đàm pháp TPP cũng như chưa cho VN qui chế thuế quan phổ cập GSP," ông cho BBC Việt ngữ hay.

'Ăn vạ'

Trước đó luật sư Nguyễn Văn Đài thông báo trên trang Facebook để ngỏ của ông hôm 13/4:
"Từ hôm đầu tuần, mình đã nhận được lời mời của Sứ quán Hoa Kỳ đến nói chuyện với Ngài Daliel Baer, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ.
"Nhưng hôm qua an ninh thông báo không cho mình đi. Mình đã báo cho Sứ quán [Hoa Kỳ] biết việc đó.
"Trong cuộc họp tối qua với Bộ Ngoại giao và Bộ CA của VN, phía Hoa Kỳ đã nêu sự vụ này. Sau đó 2 Bộ của VN đã đồng ý cho mình đi gặp Trợ lý Ngoại trưởng HK vào chiều nay.

"Nhưng sáng nay, phía an ninh VN lại lật lọng, cho 1 lực lượng đông đảo an ninh và cảnh sát đến bao vây khu vực nhà mình. Sử dụng biển báo "RESTRICTED AREA"; NO FOREIGNERS; NO CAMERA trên con đường vào nhà mình."
Sau đó tới 14:00 cùng ngày, ông Đài tiếp tục thông báo: "Thưa bà con cô bác, lúc này xe của tòa sứ quán Hoa Kỳ đã tới đón, nhưng xe bị chặn bên ngoài. Quan chức chính trị Hoa Kỳ Michael Orona không thể vượt qua được hàng rào an ninh dày đặc."
Ông cũng nói phía an ninh Việt Nam đã "huy động đảo chục bà phụ nữ ra định nằm ăn vạ quan chức ngoại giao Hoa Kỳ."
Việt Nam trong khi đó luôn nói rằng họ tôn trọng quyền tự cho của công dân và chỉ xử lý những người vi phạm pháp luật.
Họ cũng đã không ngăn cản cuộc gặp của hai ông Sơn và Đài với Phó giám đốc điều hành Tổ chức Ân xá Quốc tế Frank Jannuzi, Tham tán chính trị Đại sứ quán Hoa kỳ Mark Lambert cùng Viên chức chính trị Michael Orona tại khách sạn Metropole hôm 27/2.
Bác sỹ Sơn nói với BBC vụ việc vừa qua cho thấy một số người trong chính quyền có thực tâm mong muốn cải thiện tình hình nhân quyền nhưng bị những người theo chủ trương cứng rắn ngăn chặn.


(nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130414_ngan_gap_quan_chuc_hoa_ky.shtml )

hoài vọng
04-15-2013, 04:22 AM
... Hiện nay ở Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhỏ bé chỉ chế bom rắm, nâng bi và làm tàng thôi, họ không quan tâm mấy. Ở bộ ngoại giao Mỹ chỉ thông báo qua loa kỳ gặp hàng năm đối thoại nhân quyền với VN, gồm những ai, nói về cái gì rồi thôi chứ họ cũng không bình luận gì

Mong rằng sẽ có những cuộc " đi đêm " như Hòa Đàm Ba-Lê năm nào mà giới báo chí , truyền thông không hề được biết !

Triển
04-15-2013, 10:29 AM
Bắc Hàn rải mưa hoa thay vì tung hỏa tiễn

Bắc Hàn đã bắt đầu mừng sinh nhật người khai quốc Kim Nhật Thành cho đến giờ này vẫn hòa bình: không thử nghiệm hỏa tiễn, không diễn binh vĩ đại, thay vào đó thủ đô Bình Nhưỡng tổ chức lễ hội hoa. Một cử chỉ bất ngờ của một người độc tài chuộng hăm dọa như Kim Chánh Ân.

http://cdn3.spiegel.de/images/image-484052-galleryV9-hcys.jpg

Hán Thành - Bên Bắc Hàn đã vào buổi tối. Bắc Hàn đi trước nước Đức bảy giờ đồng hồ. Như vậy là ngày trọng lễ của Bắc Hàn, sinh nhật của Kim Nhật Thành, đã kết thúc. Những gì giới chuyên gia chờ đợi đều không xảy ra: cho đến giờ này quân đội Bắc Hàn không có phóng hỏa tiễn. Và cũng không có một cuộc diễn binh nào xảy ra, ít nhất là theo tin tức cho đến giờ.

Sau loạt đe dọa những tuần qua, Bắc Hàn bước qua ngày sinh nhật lần thứ 101 của Kim Nhật Thành không có một cử chỉ nào mang tính cách chiến tranh. Trên phương diện truyền thông nhà nước không nhắc đến một câu nào về tranh chấp hiện tại.

Tuy nhiên Nam Hàn không loại trừ việc tiếp tục phô trương lực lượng có thể xảy ra. Bộ quốc phòng Nam Hàn ở Hán Thành thông báo rằng, "quân đội sẽ không ngừng cảnh giác". Bắc Hàn có thể khởi sự khiêu khích mới bất cứ lúc nào.

Người quyền lực trẻ tuổi của Bắc Hàn và cháu của người lập quốc, Kim Chánh Ân, xuất hiện lại trước công chúng thứ hai hôm nay lần đầu tiên sau chuỗi ngày qua. Ông ta cùng tham dự lễ vinh danh ông nội của ông trong vòng tướng lãnh và các cán bộ cấp cao. Theo truyền thông nhà nước của quốc gia cộng sản tường thuật, họ đã viếng lăng ở Bình Nhưỡng có trưng bày xác ướp của nguyên thủ quốc gia và "chủ tịch muôn năm". Trong "dinh Kumusan Thái Dương" cha của Kim Chánh Ân, ông Kim Chánh Nhật cũng nằm trong đó.


Đặc biệt phát gạo cho dân chúng

Ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày lễ lớn được trôi qua với lễ hội bông hoa. Ở miền quê những người Bắc Hàn nói theo người nhà kể lại được đặc biệt phát thêm gạo và thực phẩm.

Kim Nhật Thành sinh năm 1912. Ông lãnh đạo quốc gia này từ ngày lập quốc năm 1948 cho đến khi qua đời vào năm 1994 với lý tưởng của riêng mình. Đó là cái lý tưởng đã đưa đất nước đến gần như bị cô lập. Đối với người Bắc Hàn ông là "lãnh tụ muôn năm". Thừa kế ông là người con trai Kim Chánh Nhật, chết năm 2011. Từ đó con trai của ông này, Kim Chánh Ân ngồi lên đỉnh cao nhất của đất nước. Những loạt khiêu khích chiến tranh của Bắc Hàn cũng như hăm dọa Mỹ, Nhật và Nam Hàn, theo bình luận của các chuyên gia, là để giàn dựng vị trí của ông trở thành người nắm quyền bính và để khiến phương Tây chấp thuận và thương thảo.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh trong chuyến công du đến khu vực rằng, Mỹ sẵn sàng đối thoại về đề tài giải trừ nguyên tử trên bán đảo Đại Hàn. Tuy nhiên những cuộc đối thoại như vậy phải nghiêm túc và có uy tín. Đồng thời ông cũng bảo đảm đồng minh Nhật Bản và Nam Hàn "sẽ làm tất cả những gì cần thiết" để bảo vệ họ.

ler/Reuters/dpa


(* dịch từ Nordkorea lässt Blumen regnen statt Raketen (http://www.spiegel.de/politik/ausland/kim-il-sungs-geburtstag-nordkorea-feiert-ueberraschend-zurueckhaltend-a-894412.html) )

Triển
04-15-2013, 11:16 AM
Mong rằng sẽ có những cuộc " đi đêm " như Hòa Đàm Ba-Lê năm nào mà giới báo chí , truyền thông không hề được biết !

Anh HV mất lòng tin đối với người Mỹ quá nhỉ. Cá nhân tôi thì không chờ đợi gì nữa cả, có thể như vậy sẽ đỡ có thành kiến. Có lẽ tôi ở bên này quá lâu nên đã quen lối suy nghĩ của chính trị gia Tây phương. Hiếm khi dấn thân miễn phí.

Triển
04-15-2013, 12:49 PM
.
.


Để có hơn một nắm gạo

Niels Kruse


http://d1.stern.de/bilder/stern_5/politik/2013/KW16/Nordkorea_USA_Suedkorea_fitwidth_420.jpg


Kim Chánh Ân đã dụ dỗ được Mỹ trở lại bàn thương thảo. Ngoại trưởng Mỹ đã cho hay ở Đông Kinh, rằng Hoa Kỳ đã sẵn sàng cho một cuộc thương thảo "nghiêm túc và uy tín" với Bắc Hàn. Với câu nói hỗ trợ này sau lưng, ngày sinh nhật vốn dĩ được dàn dựng lòe loẹt cho ông nội và người lập quốc Kim Nhật Thành, trở thành một ngày lễ hội nhân đôi cho chàng trẻ độc tài. Bởi vì bây giờ anh ta có thể ra trước dân chúng và thông báo, rằng cường quốc thù địch đã bị bẻ gãy, rằng anh ta có thể yêu sách kẻ cựu thù, rằng đường lối "chính trị" của anh ta chỉ phục vụ cho danh dự nước Bắc Hàn chứ không phục vụ ai khác.

Những luận điệu như vậy sẽ sắp sửa được nghe thấy ở Bình Nhưỡng. Chính quyền ở đó có thể rêu rao về sự mời mọc đối thoại của Mỹ xem là một thành công quốc tế vĩ đại. Và Kim Chánh Ân thật sự có thể tự hào như người chiến thắng. Ít ra là trong mặt trận nội địa: anh ta đã chứng minh cho lực lượng quân đội bi quan và hùng mạnh rằng anh ta có thể lãnh đạo. Anh đã chứng minh dân chúng rằng, phải làm thế nào để tạo được sự kính trọng của thế giới. Và rồi anh ta sẽ được thênh thang hoạn lộ cho kế hoạch cải cách kinh tế có thể thay đổi trông thấy (hoặc theo gương Trung Quốc, hoặc theo gương Việt Nam).

Lần này Bắc Hàn muốn có hơn một bao gạo

Điều kiện ít nhất là theo hành trình cũ, cách thức luôn luôn rập khuôn một kiểu, rằng sau khi nhà cầm quyền gây chú ý bằng cách mơn trớn quả bom nguyên tử của mình, hoặc là thử nghiệm vũ khí hạt nhân, hoặc là bắn thử một cái hỏa tiễn, một trong những món hàng xuất khẩu đắt giá nhất của đất nước. Đổi lại cho các dương oai diệu võ vũ khí, là thực phẩm, nhiên liệu và ngoại tệ của phương Tây (và Trung Quốc). Trò chơi này trở thành truyền thống nhà họ Kim. Từ hồi "chủ tịch muôn năm" Kim Nhật Thành kêu gào chiến tranh đã ăn mày được trợ giúp ngoại quốc, con trai ông ta Kim Chánh Nhật ("Lão khùng với quả bom") cũng làm y hệt như vậy. Và bây giờ sang đến lượt "người thừa kế vĩ đại" Kim Chánh Ân.

Tranh chấp trên bán đảo Đại Hàn đã được trả giá với sự mời mọc đối thoại của Hoa Thịnh Đốn, nhưng mâu thuẫn chưa hẳn đã trôi qua. Bởi vì viên gạch được kẻ độc tài thả lại trên đoạn đường từ miền Bắc đến bàn thương thảo dù thế nào đi nữa, lần này cũng rất to. Chưa bao giờ Kim Chánh Ân treo giá kho vũ khí khiêm nhường của y rõ ràng như vậy: việc này phục vụ cho sự uy hiếp và là nền tảng cho thịnh vượng, Kim đã phát biểu như vậy trước ủy ban trung ương đảng Lao động hồi đầu tháng tư. Hơn nữa: vũ khí hạt nhân của chúng ta không thể trả giá bằng hàng tỉ Dollar được. Điều Mỹ muốn chính là cái này, giải trừ vũ khí. Cấp lãnh đạo Bình Nhưỡng phải thực hiện "những bước có ý nghĩa", để chứng minh họ muốn tuân thủ hiệp ước quốc tế, Kerry cho biết lúc công du ở Đông Kinh.

Thỏa hiệp đầu tiên đã lộ diện

Vị thế đôi bên mới nhìn tưởng chừng không thể thỏa thuận. Nhưng bây giờ đã biểu lộ sự thỏa hiệp mà không ai muốn mất hết sĩ diện. Mỹ yêu cầu Bắc Hàn ngừng tích tụ Plutonium, Kim sẽ được phép giữ quả bom Uran. Đại khái là một đồng ý cho kiểu "chương trình nguyên tử phiên bản nhẹ ký". Để trả công, theo tin đồn, anh độc tài được phép đánh thuế. Tương lai, 123 công ty hãng xưởng (của Nam Hàn) ở đặc khu kinh tế Khai Thành phải trả thuế cho miền Bắc.

Tuy nhiên để tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế, nhà cầm quyền cần nhiều hơn vài bao gạo. Ví dụ như đầu tư của ngoại quốc. Đã từ lâu nước này đã kêu gào ngoại tệ và mời mọc bằng "đồng lương thấp nhất Á Châu", như trong thư mời mọc của bộ kinh tế gửi các công ty Tây phương nhiều năm trước. Có thể làm theo gương Việt Nam. Cái nước còn bị thống trị bởi đảng cộng sản, đã làm nên tên tuổi Hổ Quốc bằng cách mở cửa cho công ty ngoại quốc làm ăn dưới các ràng buộc điều kiện của cán bộ.

Hoa Thịnh Đốn đặt tụ theo "thay đổi bằng trao đổi" ?

Kiểu chơi này được Bình Nhưỡng thích thú từ lâu. Đặc biệt, khác hơn Trung Quốc, là do tiền bạc phần lớn tiếp tục được kiểm soát nằm trong tay chính trị gia cấp cao. Và Mỹ cũng có thể hưởng lợi trong việc tự do hóa mậu dịch. Giống như ở Việt Nam, công ty Mỹ cho đến nay đã làm ăn tốt đẹp với kẻ cựu thù. Như đầu năm nay chuỗi cà phê Starbucks đã mở chi nhánh đầu tiên của họ ở thành phố HCM. Bang giao với Bắc Hàn đến như vậy còn lâu lắm mới được. Nhưng có thể ông ngoại trưởng Mỹ Johnn Kerry đã có kế hoạch "Thay đổi bằng Trao đổi" ở trong đầu rồi.


(* dịch từ "Für mehr als eine Handvoll Reis (http://www.stern.de/politik/ausland/dialogangebot-an-nordkorea-fuer-mehr-als-eine-handvoll-reis-1997406.html)")

dulan
04-15-2013, 03:49 PM
...


Xin chào cả nhà,

Xin mời huynh Triển ăn bánh uống cafe..., và tiếp tục dịch bài cho cả nhà đọc nghen huynh!
http://i1243.photobucket.com/albums/gg553/Thiennga2012/thiennga2/024_zpse9dbf114.jpg


---


Thân mến,
Dulan

Trò Tê
04-16-2013, 09:56 AM
Về phần mình, trả lời phỏng vấn BBC qua bút đàm hôm Chủ Nhật, luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định về nguyên nhân, mục đích của việc chính quyền ngăn cản cuộc gặp, cũng như dự đoán về hậu quả của việc này với chính quyền.
Trước hết, ông đưa ra hai giả thuyết giải thích động thái của chính quyền:
"Thứ nhất là chính phủ Việt Nam muốn gửi 1 thông điệp rõ ràng với chính phủ Hoa Kỳ là việc đối thoại nhân quyền vẫn tiến hành, bất chấp các thỏa thuận, chính phủ VN muốn hành xử thế nào với công dân của mình là tùy thích..."

Lại thêm chữ mới ! Tê tìm không thấy trong các từ-điển Việt-Việt online. Xin Vị nào hiểu rõ hai chữ "động thái" cắt nghĩa giùm ! Có nghĩa tương-đương với hành-động không ?

Trò Tê
04-16-2013, 10:46 AM
Hoa Thịnh Đốn đặt tụ theo "thay đổi bằng trao đổi" ?

Hình như hai chữ "trao đổi" bên VN đời nay có nghĩa là nói chuyện giữa hai phía(= đối-thoại = dialogue) ! Không biết người bên VN đọc câu trên có hiểu liền là "thay đổi bằng (trao đổi) thương-mại" (= change by commercial) ? Hay có thể bị hiểu lầm thành "thay đổi bằng đối-thoại" (change by dialogue) chăng ? "đặt tụ theo" có nghĩa gì vậy Anh Triển ơi ?! Mới nghe lần đầu, hông hiểu !

Triển
04-16-2013, 10:53 AM
Hoa Thịnh Đốn đặt tụ theo "thay đổi bằng trao đổi" ?

Hình như hai chữ "trao đổi" bên VN đời nay có nghĩa là nói chuyện giữa hai phía(= đối-thoại = dialogue) ! Không biết người bên VN đọc câu trên có hiểu liền là "thay đổi bằng (trao đổi) thương-mại" (= change by comercial) ? Hay có thể bị hiểu lầm thành "thay đổi bằng đối-thoại" (change by dialogue) chăng ? "đặt tụ theo" có nghĩa gì vậy Anh Triển ơi ?! Mới nghe lần đầu, hông hiểu !

Anh Tê, dịch dùng chữ "giao thương" sẽ mất cái hay của thuật chơi với chữ, nên tôi cứ để như vậy. Tôi nghĩ anh Tê hiểu thì chắc mọi người cũng hiểu. Hi vọng vậy. hihihi :)
Đặt tụ là đặt tiền đánh bài, đánh phé, đặt cho một tụ. :) Tôi cố ý sử dụng ngôn ngữ bình dân cho việc này vì chuyện Kim "quậy để ăn mày" đã ẩn hiện tiếp tục ở thế hệ thứ ba của gia đình họ. Đối với Mỹ chỉ là một trò chơi đổi chác không hơn không kém. :)

Triển
04-16-2013, 10:58 AM
Trực thăng Mỹ rơi gần Bắc Hàn


http://www.welt.de/img/ausland/crop115341484/3028722007-ci3x2l-w620/South-Korea-Koreas-Tension.jpg
Xác trực thăng kiểu CH-53 của Mỹ


Một chiếc trực thăng Mỹ đã rơi gần biên giới Bắc Hàn trong lúc tập trận. Sự việc xảy ra trên phần đất Nam Hàn thuộc tỉnh Cheolwon theo thông báo của bộ quốc phòng ở Hán Thành. Một viên chức đại diện quân đội Mỹ cho hay, chiếc trực thăng kiểu CH-53 chở 3 người của phi hành đoàn và 13 quân lính đã bị "đáp xuống mạnh". Không có tin tức gì về nạn nhân.

Chính quyền Bắc Hàn ở Bình Nhưỡng đã cáo buộc cuộc tập trận chung của Nam Hàn và Mỹ là sự luyện tập cho một cuộc xâm lăng và đe dọa sẽ đánh trả trong trường hợp bị tấn công. Ở Nam Hàn hiện có 28 500 quân trú đóng.

Sáng thứ ba hôm nay Bắc Hàn đã từ chối mời mọc thương thảo của Mỹ. Bình Nhưỡng sẽ không đồng ý một cuộc đối thoại "hạ mình hạ giọng" nào với Hoa Thịnh Đốn, theo thông tấn xã nhà nước KCNA. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở Đông Kinh đã thẳng thắn đưa ra hôm sáng thứ hai lời mời thương thảo với Bắc Hàn về chuyện giải trừ vũ khí.

Hiện tại người ta vẫn chờ đợi một cuộc thử nghiệm phóng hỏa tiễn tiếp theo từ phía Bắc Hàn. Theo tin tức của mật vụ có hai hỏa tiễn loại Musudan có tầm bay 4000 cây số đã sẵn sàng.

Bình Nhưỡng dọa tấn công Hán Thành

Quân đội Bắc Hàn đã dọa tấn công quân sự Nam Hàn mà "không báo trước" sáng thứ ba hôm nay, sau khi người biểu tình ở Hán Thành đã đốt ảnh cố tổng thống Kim Nhật Thành vào ngày sinh nhật 101 tuổi của ông. Bình Nhưỡng đã gửi "tối hậu thư" đến láng giềng phía Nam theo tin tức thông tấn xã KCNA. Chính quyền ở Hán Thành thông cáo trong trường hợp đó sẽ "quyết tâm" đánh trả.

Theo tường trình thông tấn xã KCNA, "tất cả đầy tớ nhân dân và nhân dân của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên đang sôi sục căm thù về hành động phạm tội một cách phi lý". Loại võ mồm tương đương những lời lẽ mang tính cách tuyên chiến trong những ngày qua đã không được Nam Hàn tin thật. Giới chuyên môn an ninh Nam Hàn còn chú giải là tuyên cáo mới nhất từ Bình Nhưỡng mang dấu hiệu muốn thương thuyết.

Phác Cận Huệ công du sang Mỹ

Ngày giỗ của người lập nước trọng vọng được mỗi năm vinh danh giống như Ngày của mặt trời. Đương nhiệm cầm quyền ở Bình Nhưỡng là cháu nội họ Kim tên Kim Chánh Ân. Tập đoàn lãnh đạo của họ đã nhiều lần hăm dọa Hoa Kỳ và Nam Hàn gần đây. Có gần 40 người chống lại lãnh đạo Bắc Hàn tham gia vụ đốt ảnh của Kim Nhật Thành và những người thừa kế ông là Kim Chánh Nhật và Kim Chánh Ân.

Một phát ngôn viên của bộ quốc phòng nói tất cả các khiêu khích của miền Bắc đều là "bất hợp pháp". "Chúng tôi sẽ quyết tâm trả đòn sát váng mỗi một dàn dựng khiêu khích bất kể lý do gì". Tất cả "thế lực thù địch" phải nghĩ đến chuyện họ phải chịu "những trận đòn bằng búa tạ", nếu họ "làm tổn thương đạo đức của cấp lãnh đạo cao nhất của chúng tôi".

Bà tổng thống Phác Cận Huệ muốn viếng thăm Mỹ lần đầu tiên vào ngày 7 tháng năm. Tòa Bạch Ốc cho biết, một đề tài quan trọng trong cuộc nói chuyện với tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ là "tiếp tục hợp tác giải trừ nguyên tử trên bán đảo Đại Hàn và phúc đáp đe dọa của Bắc Hàn". Ngoài ra Obama và bà Phác muốn bà thảo về hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn và hiện đại hóa hợp tác an ninh.


AFP/smb


(* dịch từ US-Hubschrauber stürzt nahe Nordkorea ab (http://www.welt.de/politik/ausland/article115341485/US-Hubschrauber-stuerzt-nahe-Nordkorea-ab.html) )

Triển
04-16-2013, 11:01 AM
...


Xin chào cả nhà,

Xin mời huynh Triển ăn bánh uống cafe..., và tiếp tục dịch bài cho cả nhà đọc nghen huynh!
http://i1243.photobucket.com/albums/gg553/Thiennga2012/thiennga2/024_zpse9dbf114.jpg




---


Thân mến,
Dulan

Du Lan ơi, Đức bắt đầu nóng lên bất tử, hai hôm nay sáng 12 độ, nhưng trưa là quất lên 23, 24 độ, nóng quá. Phải ăn ít ít lại bơ sữa, hè đến rồi ... :)))

Triển
04-16-2013, 11:12 AM
Về phần mình, trả lời phỏng vấn BBC qua bút đàm hôm Chủ Nhật, luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định về nguyên nhân, mục đích của việc chính quyền ngăn cản cuộc gặp, cũng như dự đoán về hậu quả của việc này với chính quyền.
Trước hết, ông đưa ra hai giả thuyết giải thích động thái của chính quyền:
"Thứ nhất là chính phủ Việt Nam muốn gửi 1 thông điệp rõ ràng với chính phủ Hoa Kỳ là việc đối thoại nhân quyền vẫn tiến hành, bất chấp các thỏa thuận, chính phủ VN muốn hành xử thế nào với công dân của mình là tùy thích..."

Lại thêm chữ mới ! Tê tìm không thấy trong các từ-điển Việt-Việt online. Xin Vị nào hiểu rõ hai chữ "động thái" cắt nghĩa giùm ! Có nghĩa tương-đương với hành-động không ?

tôi chưa bao giờ thực sự hiểu chữ này. Trong cuốn tự điển bành ky tôi mua ở nhà thì tác giả giải thích là tiếng danh từ, có nghĩa là hình thái biến đổi theo thời gian, theo sự phát triển
(Đại từ điển Tiếng Việt - Nguyễn Như Ý chủ biên - trang 668).

Như vậy câu trích dẫn của anh Tê viết lại là: Ông ta đưa ra hai giải thích về sự biến đổi hình thái của chính quyền theo thời gian. :))))

Trò Tê
04-16-2013, 11:33 AM
Tại không phải là dân đánh bạc, và không hiểu mấy chữ tiếng Đức Setzt, auf, nên hông hiểu luôn "đặt theo tụ", :"> quê qúa !

Mo^~
04-16-2013, 12:12 PM
Về phần mình, trả lời phỏng vấn BBC qua bút đàm hôm Chủ Nhật, luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định về nguyên nhân, mục đích của việc chính quyền ngăn cản cuộc gặp, cũng như dự đoán về hậu quả của việc này với chính quyền.
Trước hết, ông đưa ra hai giả thuyết giải thích động thái của chính quyền:
"Thứ nhất là chính phủ Việt Nam muốn gửi 1 thông điệp rõ ràng với chính phủ Hoa Kỳ là việc đối thoại nhân quyền vẫn tiến hành, bất chấp các thỏa thuận, chính phủ VN muốn hành xử thế nào với công dân của mình là tùy thích..."

Lại thêm chữ mới ! Tê tìm không thấy trong các từ-điển Việt-Việt online. Xin Vị nào hiểu rõ hai chữ "động thái" cắt nghĩa giùm ! Có nghĩa tương-đương với hành-động không ?

Động lực và thái độ ???

Trò Tê
04-16-2013, 12:32 PM
tôi chưa bao giờ thực sự hiểu chữ này. Trong cuốn tự điển bành ky tôi mua ở nhà thì tác giả giải thích là tiếng danh từ, có nghĩa là hình thái biến đổi theo thời gian, theo sự phát triển
(Đại từ điển Tiếng Việt - Nguyễn Như Ý chủ biên - trang 668).

Như vậy câu trích dẫn của anh Tê viết lại là: Ông ta đưa ra hai giải thích về sự biến đổi hình thái của chính quyền theo thời gian. :))))

Mèn ! Có định-nghĩa đàng-hoàng trong Đại từ-điển như vậy ! Mà sao hầu hết các trường-hợp họ dùng chữ ghép "động thái" không có nghĩa như trong từ-điển của họ, mà có vẻ tương-đương với chữ hành-động. Phải chăng họ có mục-đích dùng chữ một cách bậy-bạ để tàn-phá tiếng Việt, hay chỉ để chơi ngông ?
Tê nghĩ chữ "động-thái" có thể dùng như một động-từ :
Động-thái : đt, Động-tác + biến-thái. :)) :)) !

Trò Tê
04-16-2013, 12:42 PM
Chính quyền Bắc Hàn ở Bình Nhưỡng đã cáo buộc cuộc tập trận chung của Nam Hàn và Mỹ là sự luyện tập cho một cuộc xâm lăng và đe dọa sẽ đánh trả trong trường hợp bị tấn công. Ở Nam Hàn hiện có 28 500 quân trú đóng.

Có lẽ thêm chữ Mỹ sau quân, sẽ làm rõ nghĩa hơn. Người đọc sẽ khỏi phải có câu hỏi(trong đầu) quân những nước nào ?

Trò Tê
04-16-2013, 12:59 PM
Động lực và thái độ ???

Cám-ơn Ông Mỗ góp ý-kiến ! nghe cũng có lý, nhưng không đúng với từ-điển chính-thức rồi(Anh Triển trưng số trang kìa). Hay chữ ghép này mới qúa ! mà những người dùng, không kèm lời giải-thích gì cả, coi như đương-nhiên ai cũng hiểu "động-thái" là gì ?

Triển
04-17-2013, 01:55 AM
hehehe, để chiều về nhà tôi scan ra trong tự điển mọi người xem chơi.

Triển
04-17-2013, 11:26 AM
Cám-ơn Ông Mỗ góp ý-kiến ! nghe cũng có lý, nhưng không đúng với từ-điển chính-thức rồi(Anh Triển trưng số trang kìa). Hay chữ ghép này mới qúa ! mà những người dùng, không kèm lời giải-thích gì cả, coi như đương-nhiên ai cũng hiểu "động-thái" là gì ?

==> Mọi người sang đây chứng thực nhé: :) https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?2661-%C4%90%E1%BB%99ng-th%C3%A1i&p=86304#post86304

Triển
04-26-2013, 11:59 AM
.
.
Khả năng moi móc ăn vạ các nước lưu manh

Bắc Hàn và Syria chứng minh sự nguy hiểm của các nhà cầm quyền phi lý và có trang bị vũ khí tối tân. Nét tương quan với Iran không thể phủ nhận. Những gì xảy ra hôm nay với Nam Hàn, ngày mai có thể khởi sự ở vịnh Ba Tư

Clemens Wergin

http://www.welt.de/img/kommentare/origs115242045/0859722100-w900-h600/Kombo-kim-ahmad.jpg

Những người đồng ý với đối sách chính trị rào giậu Iran trong mấy tuần qua đặc biệt im hơi lặng tiếng. Họ luôn xử dụng luận điểm rằng, trong trường hợp bất khả kháng, cứ để Iran chế bom thay vì dùng giải pháp quân sự, hầu ngăn chận chương trình nguyên tử của họ, nếu như giải pháp ngoại giao không có kết quả.

Chiến thuật này nguy hiểm ra sao, có thể nhìn thấy một cách ấn tượng rõ ràng hiện nay trong trường hợp Bắc Hàn, cũng như trường hợp tử thủ của nhà cầm quyền Syria. Bắc Hàn đã hợp tác với Iran từ lâu trong lãnh vực kỹ thuật hỏa tiễn, cũng như ở chương trình nguyên tử cho quân sự. Không phải chỉ vì thế mà Teheran chú ý theo dõi thế giới hiện nay phản ứng thế nào với chuyện cố moi móc ăn vạ của Bắc Hàn. Tân lãnh đạo của Bình Nhưỡng đang hiếu chiến như kẻ mang thân kim cương bất hoại và đe dọa đánh phủ đầu nguyên tử Mỹ và Nam Hàn.

Cộng đồng chung thế giới thực sự cũng ít phương tiện để đối chọi với họ. Bắc Hàn đã biến Nam Hàn thành con tin cho việc hợp thức hóa hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử và có thể thổi lửa nguyên tử lan sang Nhật Bản. Để bảo vệ các quả bom, nhà cầm quyền điên loạn, hoang tưởng, thường thích chọn kiểu mang chính dân chúng của họ làm bia chắn. Và không ai có thể an tâm mà nói rằng, liệu cái chính quyền này, giống như một loại tà giáo thù ghét người Mỹ và đồng minh của họ, một ngày nào đó có thể bất chợt nhấn nút đỏ hạt nhân hay không?

Rõ ràng giống như Iran

Trung Quốc, Mỹ và thế giới đã chờ đợi quá lâu, cho đến lúc nào đó những quả bom Bắc Hàn trở thành hiện thực. Họ đã trao tay số phận Đông Nam Á cho nhà cầm quyền có cách suy nghĩ khác phương Tây này. Thông thường lý thuyết hoặc chính sách đối ngoại phương Tây không tính đến chuyện, một chính quyền quyết tâm đứng ra ngoài lịch sử bằng một vụ nổ tung nguyên tử.

Nhưng cũng không ai có thể nói rằng, liệu Bình Nhưỡng một lúc nào đó bởi lý tưởng điên loạn, có quyết định chọn con đường này hay không. Ngay cả khi Kim Chánh Ân chỉ có khả năng đánh phé, một cuộc chiến nguyên tử, dù không muốn cũng có thể xảy ra. Bởi vì trong hoang tưởng băng nhóm búp bê có quyền lực ở Bình Nhưỡng, cùng một tân lãnh tụ không có kinh nghiệm có thể phán đoán sai lầm thật tai hại. Rồi sau cùng biến thành một loại "Chiến tranh do lầm lẫn" không ai muốn.

Sự tương đồng với tình trạng Iran đã quá rõ ràng. Ở trường hợp Iran, cộng đồng thế giới cũng đứng quan sát một quốc gia từng bước chế tạo quả bom quá lâu. Trong chuyện Iran cũng có cả đống chuyên gia không thể tưởng tượng rằng, Iran một ngày nào đó là quyền lực nguyên tử có hành vi điên loạn. Và ở đây, sự nguy hiểm cũng rất lớn, do sự phán đoán sai lầm của chuyên gia, bởi vì họ đo đạc ý tưởng của một băng đảng cầm quyền có vũ khí tối tân và lý tưởng, bằng lý trí phương Tây của họ.

Nhưng mà ngay cả việc đặt giả thiết trường hợp một nhân vật có hành vi hợp lý, vẫn lộ diện trong ví dụ Bắc Hàn rõ ràng, hình ảnh một quốc gia lưu manh sở hữu bom đạn, có khả năng moi móc ăn vạ và chẳng cần thỏa hiệp gì với hiệp ước thế giới. Nam Hàn hôm nay ra sao, ngày mai Vịnh Ba Tư có thể như thế đó.

Ai đã muốn và có thể ngăn chận những người Iran mang vũ khí, những người ép thế giới bằng cách phong tỏa giao thông đường thủy quan trọng cho kinh tế, con đường chuyển tải dầu khí đến Trung Quốc, Châu Âu hay nơi đâu cái phương tiện thoa trơn quan trọng cho sống còn của kinh tế toàn cầu?


Sự thiếu hiểu biết của phương Tây về lý tưởng


Tương tự như trường hợp của Bình Nhưỡng, lý tưởng cũng đã làm lu mờ các bộ não Teheran. Xác suất phán đoán và quyết định sai lạc của các Mullah Hồi giáo gia tăng rõ rệt ở các cuộc khủng hoảng qua hình ảnh chống Mỹ điên rồ trên thế giới, có thể tai hại vô cùng. Lần nào cũng vậy, khi những nhà chính trị đối ngoại và an ninh cố gắng giàn dựng toan tính kế hoạch cho mọi trường hợp ở vịnh Ba Tư, đều còn sót lại ở chặn cuối một phần không có giải đáp, vì thực sự không ai biết được, các vị lãnh đạo giáo sĩ Hồi Giáo đang tính toán nghĩ gì.

Rõ ràng là người phương Tây khó hiểu được rằng, những người thừa kế Chomeini có thể tin vào tất cả những giả thuyết mà chính họ rao giảng cho dân chúng của họ từ nhiều thập niên. Và rồi họ thù ghét thực sự phương Tây, cũng như trong tín ngưỡng của họ về chuyện hồi sinh của lãnh tụ Imam song hành bước vào tận thế.

Nếu bạn đề cập các lý tưởng sâu thẳm này ở phạm vi của những người uyên bác thế sự, bạn sẽ bị chế giễu. Sau cùng thì chính trị thực dụng không hề biết gì đến những lý tưởng mà chỉ quan tâm chuyện quốc gia. Và ngay cả ở tình trạng hiện nay, chuyện không biết phải phỏng đoán những bước đi kế tiếp của nhà cầm quyền Bình Nhưỡng ra sao, đang chỉ ra sự yếu kém của chúng ta, về khả năng tìm hiểu, tiên đoán tinh thần và đầu óc rối loạn của các nhà lãnh đạo tinh thần đó cũng như phán đoán hành vi của họ. Đặc biệt là lúc họ tin rằng họ có thể trang bị mấy quả bom với tấm bảng viết dòng kim cương bất hoại.


Syria, hai kịch bản ác mộng


Và ngay cả nếu thành công sống chung vài năm và vài thập niên không bị tai nạn gì với mấy quả bom của Bắc Hàn hay Iran, một lúc nào đó sẽ bỗng nhiên phát sinh vấn đề, mà chúng ta đang nhìn thấy xảy ra trước mắt ở Syria: nếu nhà cầm quyền Syria bị lật đổ, sẽ phải tính sao với đống vũ khí giết người hàng loạt kia? Baschar al-Assad sở hữu một kho vũ khí hóa học và sinh học vĩ đại. Và chẳng có ai có thể chắc chắn nói trước chuyện gì sẽ xảy ra với loại vũ khí này trong trường hợp nhà cầm quyền sụp đổ.

Có hai kịch bản ác mộng khả dĩ. Chuyện Assad chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, không đầu hàng mà cũng không bỏ chạy lưu vong đã rõ ràng. Và có thể ông ta sẽ quyết định trong những ngày tàn trở thành "thánh tử đạo Ả Rập" trong lịch sử và mang vũ khí hủy diệt của ông ta ra chọi với Do Thái, vì ông ta chẳng còn gì để mất nữa.

Tương tự như vậy chuyện có thể xảy ra nữa, là ông ta tự đưa vũ khí này cho tổ chức khủng bố đồng minh Hisbollah, hoặc là những người Hisbollah trong nội chiến hỗn loạn tìm ra lối vào kho vũ khí WMD (vũ khí hủy diệt hàng loạt). Mặt khác những loạn quân thánh chiến Jihad đồng minh của Al-Qaida có thể thu thập được vũ khí này hoặc là kiến thức chế tạo. Những người khủng bố này không dễ bị hù dọa. Dĩ nhiên họ sẽ thử áp dụng vũ khí này chống Do Thái, Châu Âu hoặc Mỹ.


Mối đe dọa của bom nguyên tử Iran


Chính kịch bản như vậy có thể trình diễn lúc nhà cầm quyền Iran sụp đổ nếu họ sở hữu bom đạn. Và sự lật đổ nhà cầm quyền này không tránh khỏi, bởi vì mỗi một chế độ độc tài toàn trị một lúc nào đó sẽ bị tận diệt bởi sự phản kháng của dân chúng, bởi tham nhũng và sự điều hành kinh tế thất bại. Thực sự trong trường hợp Syria, những nguy hiểm kể trên còn to lớn hơn nhiều.

Nhà cầm quyền Assad có tính cách quốc tế và không biểu hiện những ảnh hưởng sâu sắc tôn giáo. Khác hơn Iran có một chính quyền tư tưởng tận thế nặng nề bắt nguồn từ Hồi giáo Shia và nghĩ mình là một phần trong trình tự kế hoạch của thượng đế. Như vậy nguy hiểm có thể cao hơn, ví như chuyện đại diện chính quyền có thể quyết định xử dụng vũ khí nguyên tử cho các hành động cực đoan.

Sau cùng thì chính các người làm cách mạng, tiên quân của chính quyền thần học kia, là những người kiểm soát và thúc đẩy chương trình nguyên tử. Các người cách mạng này có mối quan hệ thân thiết với cánh Hisbollah gốc Lebanon và bên phía họ cũng do phe Hisbollah nắm giữ chính quyền.

Như vậy việc vũ khí lọt vào tay các tổ chức khủng bố được Iran xem là bạn bè và thừa kế, trong trường hợp một cuộc sụp đổ chính quyền, là chuyện có thể xảy ra.

Có thể đây là một đòn thâm độc lịch sử đang diễn ra đoạn kết của các kế hoạch chế tạo bom nguyên tử của Iran, mà chúng ta đang được xem, do Bắc Hàn và Syria kinh nghiệm thủ diễn với nguy hiểm một quả bom của Iran chế tạo. Vẫn còn thời gian cho giải pháp ngoại giao. Nhưng nếu giải pháp này bất thành, phải bằng mọi giá ngăn chận những quả bom của Iran. Tính toán tất cả kiểu khác là dùng bàn quay roulette của Nga đánh cuộc với số phận thế giới này.




(* dịch từ Das Erpressungspotenzial der Schurkenstaaten (http://www.welt.de/debatte/kommentare/article115242046/Das-Erpressungspotenzial-der-Schurkenstaaten.html) )









Đánh cuộc với uy tín nước Mỹ

Vạch đỏ của Obama: sau khi Assad xử dụng vũ khí hóa học, phương Tây phải từng bước nhập cuộc Syria. Bởi vì Iran sẽ quan sát kỹ lưỡng, xem Hoa Kỳ có thụ động hay không.

Clemens Wergin

http://www.welt.de/img/debatte/origs115640542/962972800-w900-h600/US-Secretary-of-Defense-Chuck-Hagel-testifies-at-a-House-Armed-Se.jpg


Theo mật vụ Mỹ, vũ khí hóa học đã được xử dụng trong phạm vi nhỏ ở Syria. Bộ trưởng bộ quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã xác nhận điều này trong chuyến công du Ả Rập.

Thế giới không thể làm ngơ được nữa sau khi biết Baschar al-Assad xử dụng vũ khí hóa học chống lại dân chúng của ông. Trước hết Anh và Pháp đã trình biên bản, rằng họ đã có bằng chứng cho việc xử dụng vũ khí kinh khủng này. Kế đến là mật vụ quân đội Do Thái cũng tuyên bố.

Người Mỹ vẫn còn dè dặt cho đến khi bộ trưởng bộ quốc phòng Chuck Hagel phải thừa nhận hôm thứ năm, rằng có tin tức mới của mật vụ Hoa Kỳ xác nhận Assad xử dụng loại vũ khí này. Hoa Thịnh Đốn vội nhấn mạnh rằng, chưa đầy đủ bằng chứng để chắc chắn rằng cái "vạch đỏ" của Barack Obama thật sự đã bị cán mức.

Những bình luận này xem ra gấp gáp che đậy tình trạng khó xử của chính phủ Mỹ. Cho đến bây giờ, Obama vẫn cố gắng đặt quốc gia ông đứng ngoài tranh chấp ở Syria. Phương châm chính là không mạo hiểm thêm nữa. Tuy nhiên việc đứng ngoài cuộc như vậy ngày càng khó.

Từ nhóm Hisbollah đến Iran và al-Qaida, những nhân vật khó chịu nhất của vùng Trung Cận Đông đang tụ tập dần dà ở Syria. Không có một cường quốc phương Tây nào chịu rục rịch gửi lính tráng vào cái tổ ong này.

Uy tín của Mỹ đang đánh cuộc

Người Mỹ đã có dịp làm quen với một vài lực lượng kể trên, khi họ tham chiến ở Lebanon trong thập niên 80. Lần cảm tử quân Hisbollah chạy vào tổng hành dinh quân đội Mỹ và Pháp đã khiến 241 lính Mỹ và 58 lính Pháp thiệt mạng.

Những người Hồi giáo Hisbollah được Iran huấn luyện và trang bị cho vũ khí hiện nay nguy hiểm hơn nhiều. Mặc dù Iran và Hisbollah chiến đấu bên kia chiến tuyến đối chọi với Syria khác với al-Qaida, nhưng cả ba nhóm này sẽ không bỏ qua cơ hội đánh lính phương Tây nếu các nước đồng minh tham chiến bằng bộ binh vào nội chiến Syria. Điều này giải thích cho việc vì sao Mỹ dè dặt chưa muốn kết thúc nội chiến ở Syria.

Dù vậy, Mỹ cũng không tránh khỏi phải phản ứng chuyện Assad xử dụng khí độc thần kinh Sarin. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kẻ một vạch đỏ rất rõ ràng cho chuyện xử dụng vũ khí hóa học hoặc dù phân phối vũ khí hóa học cũng vậy.

Vì vậy, uy tín của Hoa Kỳ đang đánh cuộc, nếu bây giờ nước Mỹ chỉ thụ động. Hơn nữa tổng thống cũng vẽ thêm một lằn ranh đỏ khác quan trọng hơn, đó là dù thế nào đi nữa, Iran cũng không được phép trở thành quốc gia có quyền lực nguyên tử. Người Iran nên hiểu rằng họ phải xem trọng lời đe dọa này.

Điều này không có nghĩa là Mỹ phản ứng, bằng cách gửi bộ binh hoặc chuẩn bị cuộc chiến toàn diện. Phương Tây có thể theo cách của Assad đang làm. Trong mấy tháng qua, ông này leo thang từng bước cuộc chiến chống lại phiến quân và chính dân tộc của mình. Phương Tây có thể giữ y hệt như vậy.

Can đảm xử dụng vũ khí hủy diệt thêm nữa

Assad đã xử dụng súng cối trong tranh chấp tay đôi với phiến quân trong vùng dân cư. Sau đó ông ta gia tăng vũ khí trên không thiếu độ chính xác ở các đô thị lớn, bom đạn đã khiến nhiều người thiệt mạng. Bước kế tiếp là dứt điểm bằng hỏa tiễn Scud vào khu dân cư.

Assad đã thử nghiệm một cách có hệ thống, xem ông có thể bước được đến đâu. Và bởi vì mỗi lần leo thang, ông lại lấn tới được một ít, nên bây giờ ông đã dám thử nghiệm khí độc Sarin, xem có được phép không. Một điều rõ ràng là, nếu không có hậu quả phải trả, Assad sẽ mạnh dạn xử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt ở phạm vi rộng hơn và sẽ thực hiện các cuộc tàn sát công dân của ông lớn hơn nữa.

Vì vây, phương Tây phải xây dựng một chiến thuật khả dĩ, leo thang từng bước y hệt như vậy. Có nghĩa là khởi sự bước nhỏ trước. Ví dụ như thiết lập một không phận cấm bay (No-fly zone) chỉ lấn sang một ít lãnh thổ Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến thuật leo thang trong mâu thuẫn Syria

Có lẽ chuyện thiết lập một hành lang nhân đạo an toàn là tối cần thiết, để dân tỵ nạn Syria một mặt có thể di tản và mặt khác có thể tiếp viện cho dân chúng trực tiếp vào vùng "tự do", mà Human Rights Watch và các tổ chức nhân quyền hoặc cứu trợ khác đã từ lâu mong muốn.

Tất cả các bước tiếp theo tùy thuộc vào Assad. Nếu ông ta tiếp tục leo thang chiến tranh chống lại dân mình, thì chúng ta phải nới rộng không phận cấm bay từng vùng lấn sâu vào lãnh thổ. Có thể nghĩ đến chuyện giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt của Assad bằng các lực lượng đặc biệt. Như vậy, chúng ta có nhiều phương tiện mà vẫn còn dưới mức một cuộc chiến toàn diện.

Sau khi Assad xử dụng vũ khí hóa học, một điều có thể nói rằng vô đạo đức lẫn thiếu chiến lược nếu chỉ đứng ngoài mục kích các cuộc thảm sát dân chúng của Assad mà không làm gì cả.


(* dịch từ Amerikas Glaubwürdigkeit steht auf dem Spiel (http://www.welt.de/debatte/article115640543/Amerikas-Glaubwuerdigkeit-steht-auf-dem-Spiel.html) )

Triển
04-27-2013, 11:30 PM
Làm áp lực Hoa Thịnh Đốn: Bắc Hàn kiện công dân Mỹ

http://cdn2.spiegel.de/images/image-480999-breitwandaufmacher-hbyy.jpg

Hán Thành - lãnh đạo Bắc Hàn lấn tới một bước nữa trong mâu thuẫn với Hoa Kỳ. Một công dân Mỹ bị bắt hồi cuối năm ngoái giờ được mang ra trước tối cao pháp viện. Thông tấn xã nhà nước Bắc Hàn KCNA cho hay vào hôm thứ bảy, rằng ông Pae Jun Ho, người đã nhận tội cho hành động của mình "chẳng bao lâu" nữa sẽ phải chịu trách nhiệm và bị lãnh án trước thẩm phán cao nhất. Theo giới quan sát, ông Pae sẽ lãnh án tử hình trong trường hợp xấu nhất.

Theo KCNA ông Pae bị cáo buộc một trong nhiều tội, là đã chuẩn bị lật đổ chính quyền cộng sản. Thông tấn xã cho hay, tất cả các cuộc thẩm vấn ở cấp dưới đã làm xong. "Ông Pae đã thú tội trong khi thẩm vấn là đối địch với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên và muốn lật đổ chính quyền". Chuyện này có "bằng chứng". Tuy nhiên KCNA lại không đưa ra cáo buộc của Bắc Hàn dựa trên chi tiết nào.

Theo thông báo Bắc Hàn ông Pae đã nhập cảnh vào quốc gia khép kín này ngày 3 tháng 11 năm 2012 dưới danh nghĩa du lịch. Bộ quốc phòng Hoa Kỳ thông báo về chuyện công dân Mỹ bị bắt giam vào 11 tháng 12 nhưng không nêu danh tánh. Ngày 21 tháng 12 Bình Nhưỡng xác nhận chuyện bắt giam ông Pae. Một tờ báo Nam Hàn nhận dạng ông là một người đàn ông 44 tuổi, làm nghề quản lý du lịch với 5 du khách du lịch trên Bắc Hàn, có mang theo một đĩa nhớ của computer chứa dữ liệu nhạy cảm.

Chính trị gia có tiếng tăm ở Hoa Kỳ làm sứ giả

Trong quá khứ, công dân Mỹ vẫn thường bị Bắc Hàn bắt giam và được thả ra sau các cuộc đàm phán với đại diện cấp cao Hoa Kỳ. Ví dụ như cựu tổng thống Jimmy Carter đã sang Bắc Hàn năm 2010 và đạt được thỏa thuận thả ông Aijalon Mahli Gomes đã bị tuyên án tám năm tù lao động về tội nhập cảnh Bắc Hàn trái phép.

Một năm trước đó, cựu tổng thống Bill Clinton trong một sứ mệnh tương tự đã mang được hai nữ phóng viên trở về. Hai người này cũng bị bắt giữ do vượt biên trái phép. Ông Koh Yu Hwan, giáo sư dạy tại đại học Đông Quốc ở Hán Thành giải thích, "ông Pae là thế chân quý giá trong trò chơi quyền lực với Mỹ". "Miền Bắc sẽ lợi dụng ông để ép người Mỹ trở lại bàn đàm phán".

Mâu thuẫn đã lên cao điểm trên bán đảo Đại Hàn trong mấy tuần qua. Bắc Hàn đã cắt các đường dây liên lạc với Nam Hàn và đóng cửa đặc khu kinh tế Khai Thành. Ngoài ra nước này còn khiêu khích cộng đồng chung thế giới bằng các cuộc phóng hỏa tiễn và thử nghiệm nguyên tử cũng như đe dọa đánh Nam Hàn và Mỹ bằng nguyên tử. Sau lần thử nghiệm nguyên tử hồi tháng hai, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã ra cấm vận mới trừng phạt Bắc Hàn.

mik/AFP/AP


(* dịch từ Druck auf Washington: Nordkorea macht US-Bürger den Prozess (http://www.spiegel.de/politik/ausland/druck-auf-washington-nordkorea-macht-us-buerger-den-prozess-a-896886.html) )

hoài vọng
04-28-2013, 12:12 AM
Chẳng biết chú Ủn có làm theo CuBa đổi người lấy máy cày trong vụ Vịnh Con Heo không , anh Triển ?

Triển
04-28-2013, 01:02 AM
anh HV, hồi đó Castro đòi chỉ hơn xấp xỉ 500 chiếc xe máy cày, bây giờ anh trẻ này chắc chắn là muốn nhiều hơn rồi đa.

Triển
04-29-2013, 07:07 AM
Ở đây người Nam Hàn bỏ Kim Chánh Ân mà chạy

Chăn gối, bao bì, cạc-tông: các nhà quản lý Nam Hàn chất đầy xe của họ như thường thấy ở những người Trung Quốc và Ấn Độ. Họ bỏ chạy ra khỏi đặc khu Khai Thành (Kaesong). Nhưng đầy mạo hiểm.

http://www.welt.de/img/motor/crop115697873/6630718150-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-8-.jpg

Những người làm việc cuối cùng trong khu kỹ nghệ chung Khai Thành bỏ đi. 125 nhà quản lý Nam Hàn theo sự sắp xếp của chính quyền Nam Hàn rời bỏ thành phố biên giới và cố gắng mang theo tất cả những gì của công ty họ theo xe hơi thì mang theo. Và còn khoảng 50 nhân viên chức trách về phòng ốc của chính quyền cũng phải về, bộ Thống nhất quốc gia ở Hán Thành thông báo.

Sau khi Bắc Hàn căng thẳng không chấp nhậnlời mời đàm phán, Nam Hàn đã gọi nhân sự của họ vì lý do an ninh từ đặc khu kinh tế trở về. Gần một thập niên nay đã có 120 công ty hợp tác với công nhân Bắc Hàn sản xuất hàng hóa và quần áo ở Khai Thành.

Có đến 53 ngàn công nhân Bắc Hàn và 800 nhân viên Nam Hàn làm việc ở khu kinh tế về phía Bắc ngay sau khu phi quân sự ngăn đôi liên triều. Khai Thành cho người Bắc Hàn công việc và tiền bạc, Nam Hàn trục lợi từ lực lượng công nhân rẻ mạt.

Những căng thẳng sau lần thử nghiệm nguyên tử của Bắc Hàn và những lần tập trận chung giữa Nam Hàn và Mỹ trước biên giới Bắc Hàn khiến Bình Nhưỡng rút hết công nhân của họ hồi đầu tháng tư và từ chối Nam Hàn chuyên chở thực phẩm cũng như nhiên liệu sang Khai Thành. Chuyện phải tiếp theo như thế nào với khu kỹ nghệ được cho là kế hoạch cuối cùng của hợp tác nội bộ liên triều không ai biết.

AP/du

(* dịch từ Hier türmen Südkoreaner vor Kim Jong-un (http://www.welt.de/motor/article115699563/Hier-tuermen-Suedkoreaner-vor-Kim-Jong-un.html) )



---------------


http://www.welt.de/img/motor/crop115697874/9320718359-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-7-.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115697875/8520718359-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-6-.jpg



http://www.welt.de/img/motor/crop115697876/3560718568-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-5-.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115697877/1490713166-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-4-.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115697878/3630713166-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-3-.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115699530/5480713375-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/South-Korea-Koreas-Tension.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115697879/0290713584-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-2-.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115697880/4180713584-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-9-.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115697881/4450713793-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-10-.jpg

Triển
04-29-2013, 07:09 AM
http://www.welt.de/img/motor/crop115697882/6700714002-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/BESTPIX-Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdr.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115697885/6970714211-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-Kaes.jpg

hoài vọng
04-29-2013, 06:26 PM
Mang được cái gì thì mang , cái gì không đem theo được ( bù lon , con tán...v...v...) để lại cho chú Ủn chế tạo vũ khí nguyên tử .

Triển
04-29-2013, 09:00 PM
Mang được cái gì thì mang , cái gì không đem theo được ( bù lon , con tán...v...v...) để lại cho chú Ủn chế tạo vũ khí nguyên tử .

anh đừng mong như thế. Hàng hiệu thì hỏa tiễn còn bay được đến gần Mỹ họ bắn cho banh ta lông trên không. Hàng phế thải, hàng không 'chính chủ' mang ra chế hỏa tiễn nó bay nửa chừng rớt xuống Việt Nam thì tiêu tùng.

Triển
05-01-2013, 01:24 AM
Đánh cuộc với uy tín nước Mỹ

Vạch đỏ của Obama: sau khi Assad xử dụng vũ khí hóa học, phương Tây phải từng bước nhập cuộc Syria. Bởi vì Iran sẽ quan sát kỹ lưỡng, xem Hoa Kỳ có thụ động hay không.

Clemens Wergin

http://www.welt.de/img/debatte/origs115640542/962972800-w900-h600/US-Secretary-of-Defense-Chuck-Hagel-testifies-at-a-House-Armed-Se.jpg


Theo mật vụ Mỹ, vũ khí hóa học đã được xử dụng trong phạm vi nhỏ ở Syria. Bộ trưởng bộ quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã xác nhận điều này trong chuyến công du Ả Rập.

Thế giới không thể làm ngơ được nữa sau khi biết Baschar al-Assad xử dụng vũ khí hóa học chống lại dân chúng của ông. Trước hết Anh và Pháp đã trình biên bản, rằng họ đã có bằng chứng cho việc xử dụng vũ khí kinh khủng này. Kế đến là mật vụ quân đội Do Thái cũng tuyên bố.

Người Mỹ vẫn còn dè dặt cho đến khi bộ trưởng bộ quốc phòng Chuck Hagel phải thừa nhận hôm thứ năm, rằng có tin tức mới của mật vụ Hoa Kỳ xác nhận Assad xử dụng loại vũ khí này. Hoa Thịnh Đốn vội nhấn mạnh rằng, chưa đầy đủ bằng chứng để chắc chắn rằng cái "vạch đỏ" của Barack Obama thật sự đã bị cán mức.

Những bình luận này xem ra gấp gáp che đậy tình trạng khó xử của chính phủ Mỹ. Cho đến bây giờ, Obama vẫn cố gắng đặt quốc gia ông đứng ngoài tranh chấp ở Syria. Phương châm chính là không mạo hiểm thêm nữa. Tuy nhiên việc đứng ngoài cuộc như vậy ngày càng khó.

Từ nhóm Hisbollah đến Iran và al-Qaida, những nhân vật khó chịu nhất của vùng Trung Cận Đông đang tụ tập dần dà ở Syria. Không có một cường quốc phương Tây nào chịu rục rịch gửi lính tráng vào cái tổ ong này.

Uy tín của Mỹ đang đánh cuộc

Người Mỹ đã có dịp làm quen với một vài lực lượng kể trên, khi họ tham chiến ở Lebanon trong thập niên 80. Lần cảm tử quân Hisbollah chạy vào tổng hành dinh quân đội Mỹ và Pháp đã khiến 241 lính Mỹ và 58 lính Pháp thiệt mạng.

Những người Hồi giáo Hisbollah được Iran huấn luyện và trang bị cho vũ khí hiện nay nguy hiểm hơn nhiều. Mặc dù Iran và Hisbollah chiến đấu bên kia chiến tuyến đối chọi với Syria khác với al-Qaida, nhưng cả ba nhóm này sẽ không bỏ qua cơ hội đánh lính phương Tây nếu các nước đồng minh tham chiến bằng bộ binh vào nội chiến Syria. Điều này giải thích cho việc vì sao Mỹ dè dặt chưa muốn kết thúc nội chiến ở Syria.

Dù vậy, Mỹ cũng không tránh khỏi phải phản ứng chuyện Assad xử dụng khí độc thần kinh Sarin. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kẻ một vạch đỏ rất rõ ràng cho chuyện xử dụng vũ khí hóa học hoặc dù phân phối vũ khí hóa học cũng vậy.

Vì vậy, uy tín của Hoa Kỳ đang đánh cuộc, nếu bây giờ nước Mỹ chỉ thụ động. Hơn nữa tổng thống cũng vẽ thêm một lằn ranh đỏ khác quan trọng hơn, đó là dù thế nào đi nữa, Iran cũng không được phép trở thành quốc gia có quyền lực nguyên tử. Người Iran nên hiểu rằng họ phải xem trọng lời đe dọa này.

Điều này không có nghĩa là Mỹ phản ứng, bằng cách gửi bộ binh hoặc chuẩn bị cuộc chiến toàn diện. Phương Tây có thể theo cách của Assad đang làm. Trong mấy tháng qua, ông này leo thang từng bước cuộc chiến chống lại phiến quân và chính dân tộc của mình. Phương Tây có thể giữ y hệt như vậy.

Can đảm xử dụng vũ khí hủy diệt thêm nữa

Assad đã xử dụng súng cối trong tranh chấp tay đôi với phiến quân trong vùng dân cư. Sau đó ông ta gia tăng vũ khí trên không thiếu độ chính xác ở các đô thị lớn, bom đạn đã khiến nhiều người thiệt mạng. Bước kế tiếp là dứt điểm bằng hỏa tiễn Scud vào khu dân cư.

Assad đã thử nghiệm một cách có hệ thống, xem ông có thể bước được đến đâu. Và bởi vì mỗi lần leo thang, ông lại lấn tới được một ít, nên bây giờ ông đã dám thử nghiệm khí độc Sarin, xem có được phép không. Một điều rõ ràng là, nếu không có hậu quả phải trả, Assad sẽ mạnh dạn xử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt ở phạm vi rộng hơn và sẽ thực hiện các cuộc tàn sát công dân của ông lớn hơn nữa.

Vì vây, phương Tây phải xây dựng một chiến thuật khả dĩ, leo thang từng bước y hệt như vậy. Có nghĩa là khởi sự bước nhỏ trước. Ví dụ như thiết lập một không phận cấm bay (No-fly zone) chỉ lấn sang một ít lãnh thổ Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến thuật leo thang trong mâu thuẫn Syria

Có lẽ chuyện thiết lập một hành lang nhân đạo an toàn là tối cần thiết, để dân tỵ nạn Syria một mặt có thể di tản và mặt khác có thể tiếp viện cho dân chúng trực tiếp vào vùng "tự do", mà Human Rights Watch và các tổ chức nhân quyền hoặc cứu trợ khác đã từ lâu mong muốn.

Tất cả các bước tiếp theo tùy thuộc vào Assad. Nếu ông ta tiếp tục leo thang chiến tranh chống lại dân mình, thì chúng ta phải nới rộng không phận cấm bay từng vùng lấn sâu vào lãnh thổ. Có thể nghĩ đến chuyện giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt của Assad bằng các lực lượng đặc biệt. Như vậy, chúng ta có nhiều phương tiện mà vẫn còn dưới mức một cuộc chiến toàn diện.

Sau khi Assad xử dụng vũ khí hóa học, một điều có thể nói rằng vô đạo đức lẫn thiếu chiến lược nếu chỉ đứng ngoài mục kích các cuộc thảm sát dân chúng của Assad mà không làm gì cả.


(* dịch từ Amerikas Glaubwürdigkeit steht auf dem Spiel (http://www.welt.de/debatte/article115640543/Amerikas-Glaubwuerdigkeit-steht-auf-dem-Spiel.html) )



Mỹ gặp vấn nạn "vạch đỏ"

Michael Stürmer

http://www.welt.de/img/kommentare/origs115740659/7829725727-w900-h600/BESTPIX-Sec.jpg

*Vai trò quốc gia siêu quyền lực không phải dễ dàng. Người ta kẻ một vạch đỏ rồi ngồi hi vọng các ông lớn bé bất trị bước qua phải e dè. Trong thời chiến tranh lạnh vụ này có hiệu nghiệm, người ta gọi là phương pháp gieo-rắc-hãi-hùng, và phần lớn là hệ thống kèm theo một đe dọa hủy diệt, nổi tiếng khái niệm viết tắt MAD (Mutual Assured Destruction - Bảo đảm tiêu diệt lẫn nhau) để giữ tình trạng "Không chiến tranh". Bên lề sân khấu chiến trường là các cuộc chạy đua vũ trang và chiến tranh tâm lý.

Thời bây giờ vụ gieo rắc hãi hùng hết hiệu nghiệm: không chống Iran, nước chuyên môn đứng sau bức tường mù mờ đàm phán, nơi không có đàm phán gì cả và tiếp tục phát triển chương trình nguyên tử bí mật của họ. Cũng không chống kẻ Iran bảo hộ, đội tiên quân và là đồng minh Baschar al-Assad xé nát Syria bằng chiến tranh nội chiến.

Nếu tính về vũ khí hóa học, Syria thuộc hàng siêu quyền lực trên thế giới. Sự nguy hiểm chết ngạt luôn rình rập trong 18 kho vũ khí. Người Mỹ đã tuyên bố không chấp nhận xử dụng hóa học, nhưng họ không đi vào chi tiết khi nào không được, và thế nào là không được.

Không như năm 2003, lúc đó Hoa Thịnh Đốn suy xét tin tức mật vụ đầy sáng tạo để tấn công Iraq của gã Saddam Hussein. Lần này tồn tại một thứ đồ chơi ác quỷ, nhập cảng từ Liên xô cũ, là đồ thật và đầy hiểm họa.

Không chỉ đe dọa cho phiến quân trong nước mà nguy hiểm đến tất cả các nước láng giềng có tên như Do Thái, Ả Rập, Jordan một khi nhà cầm quyền này áp dụng, và hóa chất phát tán. Trước hết là vậy, sau rốt là cả thế giới. Bởi vì khí độc thần kinh vào tay khủng bố al-Qaida và đồng minh sẽ tai hại vô cùng.

Hoa Thịnh Đốn muốn thấy bằng chứng

Chiến trường không rõ ràng, vạch đỏ lung lay, điệu kèn chiến tranh run rẩy lạc giọng. Hoa Thịnh Đốn đe dọa tham chiến, nhưng muốn thấy bằng chứng trước đã, muốn hội họp đồng minh và để Nga thông qua. Nga là nước đang có căn cứ hải quân ở Tartus thuộc Syria và tiếp tục ủng hộ Assad.

Vài nhóm phiến quân muốn được sự can thiệp của thế giới bên ngoài và tường thuật những chuyện hãi hùng. Hoa Thịnh Đốn lại không muốn bị dồn ép thành lập không gian cấm không lưu, mà theo giới chuyên môn cảnh giác, trước hết phải thắng được lực lượng phòng không của Syria đã. Điều này bộ tổng tham mưu liên quân chẳng bao giờ muốn, một loại chiến tranh đổ bộ mới cần đến 75 ngàn quân.

Như vậy vạch đỏ trong sương mù toàn cảnh chiến tranh Syria là gì? Là một khái niệm co giãn được, là một đề tài để thảo luận giữa Hoa Thịnh Đốn và Jerusalem và là một tấn tuồng tận thế cho nước láng giềng Ả Rập.

Làm siêu cường quốc có cái giá của nó.


(* dịch từ Das amerikanische Problem mit der "roten Linie" (http://www.welt.de/debatte/kommentare/article115737414/Das-amerikanische-Problem-mit-der-roten-Linie.html) )

Triển
05-02-2013, 12:52 AM
Làm áp lực Hoa Thịnh Đốn: Bắc Hàn kiện công dân Mỹ

http://cdn2.spiegel.de/images/image-480999-breitwandaufmacher-hbyy.jpg

Hán Thành - lãnh đạo Bắc Hàn lấn tới một bước nữa trong mâu thuẫn với Hoa Kỳ. Một công dân Mỹ bị bắt hồi cuối năm ngoái giờ được mang ra trước tối cao pháp viện. Thông tấn xã nhà nước Bắc Hàn KCNA cho hay vào hôm thứ bảy, rằng ông Pae Jun Ho, người đã nhận tội cho hành động của mình "chẳng bao lâu" nữa sẽ phải chịu trách nhiệm và bị lãnh án trước thẩm phán cao nhất. Theo giới quan sát, ông Pae sẽ lãnh án tử hình trong trường hợp xấu nhất.

Theo KCNA ông Pae bị cáo buộc một trong nhiều tội, là đã chuẩn bị lật đổ chính quyền cộng sản. Thông tấn xã cho hay, tất cả các cuộc thẩm vấn ở cấp dưới đã làm xong. "Ông Pae đã thú tội trong khi thẩm vấn là đối địch với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên và muốn lật đổ chính quyền". Chuyện này có "bằng chứng". Tuy nhiên KCNA lại không đưa ra cáo buộc của Bắc Hàn dựa trên chi tiết nào.

Theo thông báo Bắc Hàn ông Pae đã nhập cảnh vào quốc gia khép kín này ngày 3 tháng 11 năm 2012 dưới danh nghĩa du lịch. Bộ quốc phòng Hoa Kỳ thông báo về chuyện công dân Mỹ bị bắt giam vào 11 tháng 12 nhưng không nêu danh tánh. Ngày 21 tháng 12 Bình Nhưỡng xác nhận chuyện bắt giam ông Pae. Một tờ báo Nam Hàn nhận dạng ông là một người đàn ông 44 tuổi, làm nghề quản lý du lịch với 5 du khách du lịch trên Bắc Hàn, có mang theo một đĩa nhớ của computer chứa dữ liệu nhạy cảm.

Chính trị gia có tiếng tăm ở Hoa Kỳ làm sứ giả

Trong quá khứ, công dân Mỹ vẫn thường bị Bắc Hàn bắt giam và được thả ra sau các cuộc đàm phán với đại diện cấp cao Hoa Kỳ. Ví dụ như cựu tổng thống Jimmy Carter đã sang Bắc Hàn năm 2010 và đạt được thỏa thuận thả ông Aijalon Mahli Gomes đã bị tuyên án tám năm tù lao động về tội nhập cảnh Bắc Hàn trái phép.

Một năm trước đó, cựu tổng thống Bill Clinton trong một sứ mệnh tương tự đã mang được hai nữ phóng viên trở về. Hai người này cũng bị bắt giữ do vượt biên trái phép. Ông Koh Yu Hwan, giáo sư dạy tại đại học Đông Quốc ở Hán Thành giải thích, "ông Pae là thế chân quý giá trong trò chơi quyền lực với Mỹ". "Miền Bắc sẽ lợi dụng ông để ép người Mỹ trở lại bàn đàm phán".

Mâu thuẫn đã lên cao điểm trên bán đảo Đại Hàn trong mấy tuần qua. Bắc Hàn đã cắt các đường dây liên lạc với Nam Hàn và đóng cửa đặc khu kinh tế Khai Thành. Ngoài ra nước này còn khiêu khích cộng đồng chung thế giới bằng các cuộc phóng hỏa tiễn và thử nghiệm nguyên tử cũng như đe dọa đánh Nam Hàn và Mỹ bằng nguyên tử. Sau lần thử nghiệm nguyên tử hồi tháng hai, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã ra cấm vận mới trừng phạt Bắc Hàn.

mik/AFP/AP


(* dịch từ Druck auf Washington: Nordkorea macht US-Bürger den Prozess (http://www.spiegel.de/politik/ausland/druck-auf-washington-nordkorea-macht-us-buerger-den-prozess-a-896886.html) )




Cáo buộc lật đổ chính quyền: Bắc Hàn tuyên án công dân Hoa Kỳ 15 năm tù lao động

http://cdn1.spiegel.de/images/image-490980-breitwandaufmacher-rrse.jpg

Hán Thành - công dân Mỹ Kennth Bae đã lãnh bản án nặng nề của thẩm phán Bắc Hàn: phải lao động 15 năm trong "trại lao động". Thông tấn xã Bắc Hàn KNCA tường trình sáng thứ năm. Người đàn ông này đã làm "những hành động thù địch" bị cáo buộc ra tòa hôm 30 tháng tư. Chi tiết không được cho biết.
Bình Nhưỡng đã thông báo trước đó sẽ đưa người đàn ông này ra tòa tối cao vì tội "lật đổ chính quyền Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên". Người ta cho biết rằng ông đã nhận tội bị cáo buộc ở những lần thẩm vấn của tòa cấp thấp.

Ông Bae, ở Bắc Hàn gọi là Pae Jun Ho, bị bắt đầu tháng 11 ở miền Đông Bắc của quốc gia cộng sản. Ông nhập cảnh dưới dạng du khách.

Ông Bill Richardson cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Liên hiệp quốc đã không thành công xin trả tự do cho đồng hương trong chuyến viếng thăm quốc gia khép kín này hồi đầu năm. Hoa Kỳ nhấn mạnh hôm thứ hai yêu cầu của họ, rằng vì "lý do nhân đạo" phải trả tự do ông Bae ngay lập tức. Một phát ngôn viên của bộ ngoại giao Hoa Thịnh Đốn nhấn mạnh rằng ông Bae đã du lịch vào Bắc Hàn với nhập cảnh có hiệu lực.

Theo các đe dọa chiến tranh của Bắc Hàn những tuần qua trường hợp này càng ảnh hưởng xấu đến mối bang giao với Mỹ. Tình trạng trên bán đảo Đại Hàn đã căng thẳng từ lâu. Bắc Hàn dọa đi dọa lại sẽ chiến tranh với Mỹ và Nam Hàn. Các cuộc tấn công võ mồm là chuỗi phản ứng việc gia tăng cấm vận của Liên hiệp quốc lên Bắc Hàn sau khi Bình Nhưỡng thử nghiệm nguyên tử.

"Rất gần vạch nguy hiểm"

Hoa Thịnh Đốn phản ứng ngày một gắt gao. Phe bảo thủ dọa trả đũa bằng quân sự, chính quyền thì tìm giải pháp ngoại giao và muốn ép Trung Quốc can thiệp nhiều hơn vào chuyện này. Đặc biệt là bộ trưởng quốc phòng Mỹ, ông Chuck Hagel đã nói trung tuần tháng tư rằng "Bình Nhưỡng đang trượt băng dọc theo mức ranh nguy hiểm". Nếu Bắc Hàn không nhanh chóng "lấy lại" các đe dọa, tình trạng sẽ nghiêm trọng: "Chúng tôi có đủ khả năng xử sự bằng mọi cách với Bắc Hàn".

Giáo sư Yang Moo Jin chuyên gia Bắc Hàn của đại học Hán Thành cho biết, theo sự căng thẳng trên bán đảo Đại Hàn, Bình Nhưỡng muốn ép Mỹ nhận lỗi. Tuy nhiên chuyện Mỹ thay đổi cách cư xử với nước này là chuyện khó tưởng.

Trong quá khứ công dân Mỹ cứ bị bắt ở Bắc Hàn và được thả ra sau khi đàm phán với đại diện Hoa Kỳ ở cấp bậc cao. Lần cuối là năm 2011 ông Eddie Jun Yong Su được thả sau 6 tháng giam cầm. Jun người gốc Đại Hàn được biết là bị bắt ở Bắc Hàn vì các hành động truyền đạo Chúa.

Ông Jun lúc đó là người thứ ba truyền đạo Chúa từ Mỹ bị bắt ở Bắc Hàn trong vòng một năm và sau vài tháng được thả ra. Ông Robert Park được trả tự do hồi tháng hai năm 2010. Ông Aijalon Mahli Gomes được thả hồi tháng tám. Năm 2009 cựu tổng thống Mỹ, ông Bill Clinton đã mang về được hai nữ phóng viên truyền hình Laura Ling và Euna Lee. Hai nữ phóng viên này đã vô tình vượt biên sang Bắc Hàn trong lúc đi dạo ở Trung Quốc.


kgp/AFP/Reuters


(* dịch từ Putsch-Vorwurf: Nordkorea verurteilt US-Bürger zu 15 Jahren Arbeitslager (http://www.spiegel.de/politik/ausland/bild-897621-490980.html) )

Triển
05-04-2013, 11:26 PM
Mỹ gặp vấn nạn "vạch đỏ"

Michael Stürmer

http://www.welt.de/img/kommentare/origs115740659/7829725727-w900-h600/BESTPIX-Sec.jpg

*Vai trò quốc gia siêu quyền lực không phải dễ dàng. Người ta kẻ một vạch đỏ rồi ngồi hi vọng các ông lớn bé bất trị bước qua phải e dè. Trong thời chiến tranh lạnh vụ này có hiệu nghiệm, người ta gọi là phương pháp gieo-rắc-hãi-hùng, và phần lớn là hệ thống kèm theo một đe dọa hủy diệt, nổi tiếng khái niệm viết tắt MAD (Mutual Assured Destruction - Bảo đảm tiêu diệt lẫn nhau) để giữ tình trạng "Không chiến tranh". Bên lề sân khấu chiến trường là các cuộc chạy đua vũ trang và chiến tranh tâm lý.

Thời bây giờ vụ gieo rắc hãi hùng hết hiệu nghiệm: không chống Iran, nước chuyên môn đứng sau bức tường mù mờ đàm phán, nơi không có đàm phán gì cả và tiếp tục phát triển chương trình nguyên tử bí mật của họ. Cũng không chống kẻ Iran bảo hộ, đội tiên quân và là đồng minh Baschar al-Assad xé nát Syria bằng chiến tranh nội chiến.

Nếu tính về vũ khí hóa học, Syria thuộc hàng siêu quyền lực trên thế giới. Sự nguy hiểm chết ngạt luôn rình rập trong 18 kho vũ khí. Người Mỹ đã tuyên bố không chấp nhận xử dụng hóa học, nhưng họ không đi vào chi tiết khi nào không được, và thế nào là không được.

Không như năm 2003, lúc đó Hoa Thịnh Đốn suy xét tin tức mật vụ đầy sáng tạo để tấn công Iraq của gã Saddam Hussein. Lần này tồn tại một thứ đồ chơi ác quỷ, nhập cảng từ Liên xô cũ, là đồ thật và đầy hiểm họa.

Không chỉ đe dọa cho phiến quân trong nước mà nguy hiểm đến tất cả các nước láng giềng có tên như Do Thái, Ả Rập, Jordan một khi nhà cầm quyền này áp dụng, và hóa chất phát tán. Trước hết là vậy, sau rốt là cả thế giới. Bởi vì khí độc thần kinh vào tay khủng bố al-Qaida và đồng minh sẽ tai hại vô cùng.

Hoa Thịnh Đốn muốn thấy bằng chứng

Chiến trường không rõ ràng, vạch đỏ lung lay, điệu kèn chiến tranh run rẩy lạc giọng. Hoa Thịnh Đốn đe dọa tham chiến, nhưng muốn thấy bằng chứng trước đã, muốn hội họp đồng minh và để Nga thông qua. Nga là nước đang có căn cứ hải quân ở Tartus thuộc Syria và tiếp tục ủng hộ Assad.

Vài nhóm phiến quân muốn được sự can thiệp của thế giới bên ngoài và tường thuật những chuyện hãi hùng. Hoa Thịnh Đốn lại không muốn bị dồn ép thành lập không gian cấm không lưu, mà theo giới chuyên môn cảnh giác, trước hết phải thắng được lực lượng phòng không của Syria đã. Điều này bộ tổng tham mưu liên quân chẳng bao giờ muốn, một loại chiến tranh đổ bộ mới cần đến 75 ngàn quân.

Như vậy vạch đỏ trong sương mù toàn cảnh chiến tranh Syria là gì? Là một khái niệm co giãn được, là một đề tài để thảo luận giữa Hoa Thịnh Đốn và Jerusalem và là một tấn tuồng tận thế cho nước láng giềng Ả Rập.

Làm siêu cường quốc có cái giá của nó.


(* dịch từ Das amerikanische Problem mit der "roten Linie" (http://www.welt.de/debatte/kommentare/article115737414/Das-amerikanische-Problem-mit-der-roten-Linie.html) )



Chiến tranh chống Assad: Không lực Do Thái tấn công đoàn xe chở vũ khí ở Syria

http://cdn3.spiegel.de/images/image-454856-breitwandaufmacher-uifb.jpg

Hoa Thịnh Đốn/San José - Do Thái e ngại vũ khí của Syria có thể vào Lebanon. Chính quyền Jerusalem đặc biệt lo lắng chất hóa học dùng cho chiến tranh có thể lọt vào tay nhóm Hồi giáo Hezbollah thân tổng thống Baschar al-Assad. Theo thông báo của phe đối lập, nhóm Hezbollah bên Lebanon gia tăng tham chiến vào nội chiến Syria.

Tuy nhiên quân đội lại e rằng nếu tấn công kho vũ khí hóa học ở Syria sẽ có hậu quả khó lường. Tờ "New York Times" dẫn lời một viên chức cấp cao Do Thái, "làm như vậy có thể dẫn đến thảm họa, chính là điều mà người ta muốn ngăn cản". Vì vậy các chuyên gia thấy rằng chỉ có cơ hội dùng các cuộc tấn công nhắm thẳng cắt đứt đường vận chuyển, để ngăn cản việc phát tán chất hóa học.

Chính cuộc tấn công của không lực Do Thái mới đây có mục đích này. Đầu tiên là tin tức tương tự được thông báo trong vòng chính quyền Mỹ, kế đó Do Thái chính thức xác nhận sáng thứ bảy hôm nay về vụ tấn công bằng không lực này. Theo trình bày của Do Thái, đây là đoàn chuyển giao hỏa tiễn đến nhóm Hezbollah chứ không phải vũ khí hóa học.

Không lực không tiêu diệt hỏa tiễn trong không phận Syria

Cuộc tấn công xảy ra hôm thứ sáu sau khi nội các an ninh đồng ý. Không lực Do Thái tấn công nơi nào không ai cho biết. Theo CNN, chiến đấu cơ Do Thái không lấn vào không phận Syria mà hủy diệt hỏa tiễn của họ từ bên ngoài.
Tòa Bạch Ốc và bộ quốc phòng Hoa Kỳ chính thức từ chối bình luận sự việc này. CNN trích thông báo chính thức của Do Thái rằng, "chúng tôi sẽ dùng hết sức ngăn cản chuyển giao vũ khí của Syria đến tay các tổ chức khủng bố". Họ đã làm như vậy trong quá khứ và sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai khi cần thiết.

Hồi cuối tháng một không lực Do Thái đã thả bom một đoàn vận chuyển của Syria. Đoàn vận chuyển này đã chuyên chở vũ khí cho nhóm Hồi giáo Hezbollah chống Do Thái. Truyền thông Mỹ tường thuật theo lời một viên chức chính phủ Hoa Thịnh Đốn rằng một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học và hóa học cũng bị tấn công. Truyền thông nhà nước Syria thì phủ nhận tin tức trên.

Quân đội Lebanon tường thuật rằng phản lực Do Thái đã vi phạm không phận của họ hôm thứ sáu. Thông tấn xã nhà nước NNA đi tin theo nguồn của quân đội rằng chiến đấu cơ Do Thái đã bay lượn cả giờ đồng hồ trên không phận Lebanon. Ở phía Nam Lebanon, chiến đấu cơ Do Thái có bay thấp nhiều lần tập kích giả.

Obama từ chối gửi bộ binh đến Syria

Để hỗ trợ phiến quân trong nội chiến Syria, Mỹ đã cân nhắc chuyển giao vũ khí. Tuy nhiên tổng thống Mỹ Barack Obama từ chối để bộ binh tham chiến. Ông đã phát biểu hôm thứ sáu giờ địa phương trong chuyến công du họp thượng đỉnh với các nguyên thủ Trung Mỹ và Cộng hòa Dominican ở Costa Rica rằng, hiện tại ông không có một giải pháp tốt cho Hoa Kỳ lẫn Syria.

Theo Obama mặc dù có dẫn chứng chính quyền Syria xử dụng vũ khí hóa học, "nhưng mà chúng tôi không biết họ xử dụng lúc nào, ở đâu hoặc thế nào". Nếu thật sự tìm ra "bằng chứng xác thực" việc tổng thống Baschar al-Assad chỉ thị xử dụng vũ khí hóa học, "luật chơi có lẽ sẽ thay đổi", bởi vì vũ khí này có thể lọt vào tay các tổ chức như phiến quân Hồi Giáo Hezbollah.

Obama nói ông dưới tư cách tư lệnh quân đội Mỹ sẽ "không từ bất cứ chuyện gì khi tình thế thay đổi". Phải tiếp tục thu thập dẫn chứng và trình bày trước Liên hiệp quốc. Nhưng Obama nhấn mạnh thêm, nếu có những biện pháp khả dĩ tiếp theo cũng không nên tự động hiểu rằng các biện pháp đó là một cuộc tham chiến bằng quân sự. Do Thái và Mỹ đã từ lâu lo lắng chuyện xử dụng vũ khí hóa học có thể xảy ra và muốn để ngõ tất cả quyết định tùy theo tình huống.
Cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria khởi sự hơn hai năm trước bằng vụ biểu tình chống chính phủ Assad. Theo ước lượng của UNO cuộc chiến đã có gần 70 ngàn người thiệt mạng.


ulz/dpa/AFP


(* dịch từ Krieg gegen Assad: Israels Luftwaffe greift Waffenkonvoi in Syrien an (http://www.spiegel.de/politik/ausland/buergerkrieg-in-syrien-obama-lehnt-einsatz-von-us-bodentruppen-ab-a-898047.html) )

Triển
05-06-2013, 09:45 PM
Cáo buộc lật đổ chính quyền: Bắc Hàn tuyên án công dân Hoa Kỳ 15 năm tù lao động

http://cdn1.spiegel.de/images/image-490980-breitwandaufmacher-rrse.jpg

Hán Thành - công dân Mỹ Kennth Bae đã lãnh bản án nặng nề của thẩm phán Bắc Hàn: phải lao động 15 năm trong "trại lao động". Thông tấn xã Bắc Hàn KNCA tường trình sáng thứ năm. Người đàn ông này đã làm "những hành động thù địch" bị cáo buộc ra tòa hôm 30 tháng tư. Chi tiết không được cho biết.
Bình Nhưỡng đã thông báo trước đó sẽ đưa người đàn ông này ra tòa tối cao vì tội "lật đổ chính quyền Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên". Người ta cho biết rằng ông đã nhận tội bị cáo buộc ở những lần thẩm vấn của tòa cấp thấp.

Ông Bae, ở Bắc Hàn gọi là Pae Jun Ho, bị bắt đầu tháng 11 ở miền Đông Bắc của quốc gia cộng sản. Ông nhập cảnh dưới dạng du khách.

Ông Bill Richardson cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Liên hiệp quốc đã không thành công xin trả tự do cho đồng hương trong chuyến viếng thăm quốc gia khép kín này hồi đầu năm. Hoa Kỳ nhấn mạnh hôm thứ hai yêu cầu của họ, rằng vì "lý do nhân đạo" phải trả tự do ông Bae ngay lập tức. Một phát ngôn viên của bộ ngoại giao Hoa Thịnh Đốn nhấn mạnh rằng ông Bae đã du lịch vào Bắc Hàn với nhập cảnh có hiệu lực.

Theo các đe dọa chiến tranh của Bắc Hàn những tuần qua trường hợp này càng ảnh hưởng xấu đến mối bang giao với Mỹ. Tình trạng trên bán đảo Đại Hàn đã căng thẳng từ lâu. Bắc Hàn dọa đi dọa lại sẽ chiến tranh với Mỹ và Nam Hàn. Các cuộc tấn công võ mồm là chuỗi phản ứng việc gia tăng cấm vận của Liên hiệp quốc lên Bắc Hàn sau khi Bình Nhưỡng thử nghiệm nguyên tử.

"Rất gần vạch nguy hiểm"

Hoa Thịnh Đốn phản ứng ngày một gắt gao. Phe bảo thủ dọa trả đũa bằng quân sự, chính quyền thì tìm giải pháp ngoại giao và muốn ép Trung Quốc can thiệp nhiều hơn vào chuyện này. Đặc biệt là bộ trưởng quốc phòng Mỹ, ông Chuck Hagel đã nói trung tuần tháng tư rằng "Bình Nhưỡng đang trượt băng dọc theo mức ranh nguy hiểm". Nếu Bắc Hàn không nhanh chóng "lấy lại" các đe dọa, tình trạng sẽ nghiêm trọng: "Chúng tôi có đủ khả năng xử sự bằng mọi cách với Bắc Hàn".

Giáo sư Yang Moo Jin chuyên gia Bắc Hàn của đại học Hán Thành cho biết, theo sự căng thẳng trên bán đảo Đại Hàn, Bình Nhưỡng muốn ép Mỹ nhận lỗi. Tuy nhiên chuyện Mỹ thay đổi cách cư xử với nước này là chuyện khó tưởng.

Trong quá khứ công dân Mỹ cứ bị bắt ở Bắc Hàn và được thả ra sau khi đàm phán với đại diện Hoa Kỳ ở cấp bậc cao. Lần cuối là năm 2011 ông Eddie Jun Yong Su được thả sau 6 tháng giam cầm. Jun người gốc Đại Hàn được biết là bị bắt ở Bắc Hàn vì các hành động truyền đạo Chúa.

Ông Jun lúc đó là người thứ ba truyền đạo Chúa từ Mỹ bị bắt ở Bắc Hàn trong vòng một năm và sau vài tháng được thả ra. Ông Robert Park được trả tự do hồi tháng hai năm 2010. Ông Aijalon Mahli Gomes được thả hồi tháng tám. Năm 2009 cựu tổng thống Mỹ, ông Bill Clinton đã mang về được hai nữ phóng viên truyền hình Laura Ling và Euna Lee. Hai nữ phóng viên này đã vô tình vượt biên sang Bắc Hàn trong lúc đi dạo ở Trung Quốc.


kgp/AFP/Reuters


(* dịch từ Putsch-Vorwurf: Nordkorea verurteilt US-Bürger zu 15 Jahren Arbeitslager (http://www.spiegel.de/politik/ausland/bild-897621-490980.html) )


...Bắc Hàn hạ màn! :)





Tháo hỏa tiễn ra bệ phóng
Bắc Hàn đưa tín hiệu giảm căng thẳng

Hai hỏa tiễn hạng trung được tháo gỡ khỏi bệ phóng ở bờ Đông Bắc Hàn. Bắc Hàn sau cùng đã rút lại một chuyện trong loạt khiêu khích.

http://bilder3.n-tv.de/img/incoming/crop10600496/4114684882-cImg_16_9-w670/39276560.jpg

Tín hiệu lạc quan xuất hiện ở Bắc Hàn sau nhiều tuần giương oai. Phát ngôn viên đại diện chính phủ Mỹ cho hay nhà cầm quyền Bắc Hàn đã cho tháo gỡ hai hỏa tiễn hạng trung khỏi bệ phóng ở bờ Đông nước này. Mới đây người ta vẫn còn phỏng đoán Bắc Hàn chuẩn bị thử nghiệm hỏa tiễn.

Viên chức này nói, tuy nhiên vẫn còn giả thuyết các hỏa tiễn này được mang đến bệ phóng nơi khác mà không muốn nêu tên. Ông nói Mỹ không nghĩ rằng các hỏa tiễn này sẽ lại được chuẩn bị thử nghiệm nữa. CNN đi tin, hỏa tiễn đã được vận chuyển về kho vũ khí.

Musudan là loại hỏa tiễn tầm trung bình. Được chế tạo ở Bắc Hàn theo kỹ thuật của Nga. Hỏa tiễn phóng từ đất liền dài 12 thước, đường kính 1 thước 2. Mục tiêu được phỏng đoán tùy theo khởi điểm có thể từ 2500 đến 4000 cây số. Như thế có nghĩa là căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam nằm trong tầm bắn. Tuy nhiên hỏa tiễn này cho đến nay thử nghiệm bị thất bại. Ngoại trưởng John Kerry đã cảnh cáo nhà cầm quyền Bình Nhưỡng hành động đó là "lỗi lầm lớn"

Mỹ kết thúc tập trận

Căng thẳng trên bán đảo Đại Hàn đã gia tăng rõ rệt trong mấy tuần qua. Bắc Hàn đe dọa liên tục sẽ tấn công miền Nam và không loại trừ trận đánh Mỹ đầu tiên bằng nguyên tử. Mâu thuẫn đã lên cao điểm hồi tháng tư. Bắc Hàn đã cắt đường dây liên lạc khẩn cấp với Nam Hàn và đóng cửa đặc khu kinh tế chung ở thành phố Khai Thành.
Những ngày vừa qua hành động đùa giỡn mang không khí chiến tranh của Bình Nhưỡng đã giảm xuống rõ ràng. Một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Nam Hàn đã kết thúc hôm 30 tháng tư. Một phát phát ngôn viên Ngũ Giác Đài bình luận việc "tạm ngưng khiêu khích" là một tiến triển lạc quan.

che/dpa/rts/AFP

(* dịch từ Raketen von der Abschussrampe geholt - Nordkorea gibt ein Zeichen der Entspannung (http://www.n-tv.de/politik/Nordkorea-gibt-ein-Zeichen-der-Entspannung-article10600501.html) )

Triển
05-10-2013, 01:12 AM
Chiến tranh chống Assad: Không lực Do Thái tấn công đoàn xe chở vũ khí ở Syria

http://cdn3.spiegel.de/images/image-454856-breitwandaufmacher-uifb.jpg

Hoa Thịnh Đốn/San José - Do Thái e ngại vũ khí của Syria có thể vào Lebanon. Chính quyền Jerusalem đặc biệt lo lắng chất hóa học dùng cho chiến tranh có thể lọt vào tay nhóm Hồi giáo Hezbollah thân tổng thống Baschar al-Assad. Theo thông báo của phe đối lập, nhóm Hezbollah bên Lebanon gia tăng tham chiến vào nội chiến Syria.

Tuy nhiên quân đội lại e rằng nếu tấn công kho vũ khí hóa học ở Syria sẽ có hậu quả khó lường. Tờ "New York Times" dẫn lời một viên chức cấp cao Do Thái, "làm như vậy có thể dẫn đến thảm họa, chính là điều mà người ta muốn ngăn cản". Vì vậy các chuyên gia thấy rằng chỉ có cơ hội dùng các cuộc tấn công nhắm thẳng cắt đứt đường vận chuyển, để ngăn cản việc phát tán chất hóa học.

Chính cuộc tấn công của không lực Do Thái mới đây có mục đích này. Đầu tiên là tin tức tương tự được thông báo trong vòng chính quyền Mỹ, kế đó Do Thái chính thức xác nhận sáng thứ bảy hôm nay về vụ tấn công bằng không lực này. Theo trình bày của Do Thái, đây là đoàn chuyển giao hỏa tiễn đến nhóm Hezbollah chứ không phải vũ khí hóa học.

Không lực không tiêu diệt hỏa tiễn trong không phận Syria

Cuộc tấn công xảy ra hôm thứ sáu sau khi nội các an ninh đồng ý. Không lực Do Thái tấn công nơi nào không ai cho biết. Theo CNN, chiến đấu cơ Do Thái không lấn vào không phận Syria mà hủy diệt hỏa tiễn của họ từ bên ngoài.
Tòa Bạch Ốc và bộ quốc phòng Hoa Kỳ chính thức từ chối bình luận sự việc này. CNN trích thông báo chính thức của Do Thái rằng, "chúng tôi sẽ dùng hết sức ngăn cản chuyển giao vũ khí của Syria đến tay các tổ chức khủng bố". Họ đã làm như vậy trong quá khứ và sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai khi cần thiết.

Hồi cuối tháng một không lực Do Thái đã thả bom một đoàn vận chuyển của Syria. Đoàn vận chuyển này đã chuyên chở vũ khí cho nhóm Hồi giáo Hezbollah chống Do Thái. Truyền thông Mỹ tường thuật theo lời một viên chức chính phủ Hoa Thịnh Đốn rằng một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học và hóa học cũng bị tấn công. Truyền thông nhà nước Syria thì phủ nhận tin tức trên.

Quân đội Lebanon tường thuật rằng phản lực Do Thái đã vi phạm không phận của họ hôm thứ sáu. Thông tấn xã nhà nước NNA đi tin theo nguồn của quân đội rằng chiến đấu cơ Do Thái đã bay lượn cả giờ đồng hồ trên không phận Lebanon. Ở phía Nam Lebanon, chiến đấu cơ Do Thái có bay thấp nhiều lần tập kích giả.

Obama từ chối gửi bộ binh đến Syria

Để hỗ trợ phiến quân trong nội chiến Syria, Mỹ đã cân nhắc chuyển giao vũ khí. Tuy nhiên tổng thống Mỹ Barack Obama từ chối để bộ binh tham chiến. Ông đã phát biểu hôm thứ sáu giờ địa phương trong chuyến công du họp thượng đỉnh với các nguyên thủ Trung Mỹ và Cộng hòa Dominican ở Costa Rica rằng, hiện tại ông không có một giải pháp tốt cho Hoa Kỳ lẫn Syria.

Theo Obama mặc dù có dẫn chứng chính quyền Syria xử dụng vũ khí hóa học, "nhưng mà chúng tôi không biết họ xử dụng lúc nào, ở đâu hoặc thế nào". Nếu thật sự tìm ra "bằng chứng xác thực" việc tổng thống Baschar al-Assad chỉ thị xử dụng vũ khí hóa học, "luật chơi có lẽ sẽ thay đổi", bởi vì vũ khí này có thể lọt vào tay các tổ chức như phiến quân Hồi Giáo Hezbollah.

Obama nói ông dưới tư cách tư lệnh quân đội Mỹ sẽ "không từ bất cứ chuyện gì khi tình thế thay đổi". Phải tiếp tục thu thập dẫn chứng và trình bày trước Liên hiệp quốc. Nhưng Obama nhấn mạnh thêm, nếu có những biện pháp khả dĩ tiếp theo cũng không nên tự động hiểu rằng các biện pháp đó là một cuộc tham chiến bằng quân sự. Do Thái và Mỹ đã từ lâu lo lắng chuyện xử dụng vũ khí hóa học có thể xảy ra và muốn để ngõ tất cả quyết định tùy theo tình huống.
Cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria khởi sự hơn hai năm trước bằng vụ biểu tình chống chính phủ Assad. Theo ước lượng của UNO cuộc chiến đã có gần 70 ngàn người thiệt mạng.


ulz/dpa/AFP


(* dịch từ Krieg gegen Assad: Israels Luftwaffe greift Waffenkonvoi in Syrien an (http://www.spiegel.de/politik/ausland/buergerkrieg-in-syrien-obama-lehnt-einsatz-von-us-bodentruppen-ab-a-898047.html) )





Nội chiến ở Syria trở thành ngoại chiến chung quanh Syria

Nga muốn trang bị cho Assad hệ thống phòng không. Điều này đã thay đổi chiến lược cân bằng trong tranh chấp ở Syria. Có hiểm họa đương đầu giữa các cường quốc có vũ khí nguyên tử.

Michael Stürmer

http://www.welt.de/img/kommentare/origs116040090/4049725442-w900-h600/Russisches-Flugabwehrsystem-vom-Typ-S-300.jpg
Hệ thống phòng không kiểu S-300 của Nga: Nga muốn chuyển giao cho Syria hệ thống phòng không S-300 mà phương Tây e ngại trong ba tháng tới


Cuộc chiến tranh nội chiến trong Syria ngày càng biến thành cuộc chiến chung quanh nước này. Mỗi nước láng giềng chung quanh đều tính toán nhiều kế hoạch, nhưng không có ai muốn giữ nhà cầm quyền Bashar al Assad bằng mọi giá như Nga và Iran do căn cứ quân sự của Nga ở biển Trung Hải còn Iran vì đồng minh Ả Rập của mình.

Ngược lại, Qatar và Ả Rập Saudi tìm kiếm cơ hội đẩy lùi ảnh hưởng của Iran và đẩy mạnh quân sự phe Hồi giáo Sunni chống lại Hồi giáo Shia. Do Thái thì muốn có ổn định, giữ khoảng cách với giới Hồi giáo cực đoan, bằng mọi giá ngăn cản vũ khí hóa học lọt vào tay những nhóm Hồi giáo cực đoan và kiểm soát khu vực. Như cách đây một tuần họ dùng không lực ngăn cản hỏa tiễn tầm trung lọt vào tay nhóm khủng bố Hồi giáo thân Iran Hezbollah đang ở Lebanon.

Như là tình hình chưa đủ rối, bây giờ bỗng xuất hiện một tay buôn từ Mạc Tư Khoa. Nga muốn chuyển giao cho Syria hệ thống phòng không S-300 mà phương Tây e ngại, chuyển ngay trong ba tháng tới. Như vậy là Nga muốn giữ chân quyền lực và việc chi trả tiền vũ khí của Assad và chính quyền ông này.

Hội họp chuyện Syria

Từ chiến tranh nội chiến Syria và chiến tranh Hồi giáo giữa hai nhóm Sunni và Shia phát sinh hiểm họa đối đầu các cường quốc có vũ khí nguyên tử rất lớn. Không phải cả thế giới vừa thở dài nhẹ nhỏm hai ngày trước, khi được tin Nga và Mỹ tính giới hạn lò lửa đang cháy bằng vầng trăng khuyết màu mỡ [1] và hi vọng là dập tắt luôn sao?

Các ông ngoại trưởng tuyên bố sẽ gặp nhau trước cuối tháng năm để bàn bạc vấn đề Syria. Nghe như là Nga không muốn giữ lại Assad nữa, còn Mỹ thì không muốn Assad biến mất. Bây giờ thì hội nghị còn chưa bắt đầu, Nga đã mang quyền phủ quyết vào cuộc chơi.

Đối với Do Thái là nước đặc biệt áp dụng không lực để tự vệ và chỉ có một ít khả năng phòng không phát sinh hiểm họa mới. Khi hệ thống S-300 che kín Assad và lực lượng của ông ta, là Iran và Syria có thể chuyển hỏa tiễn đến nhóm Hồi giáo Hezbollah, sẽ đe dọa trên toàn cõi Do Thái. Ba tháng thời gian không đủ để thương nghị hòa bình nhưng đã đủ để gây chiến tranh.

Việc phương Tây sắp chuyển giao vũ khí cho phiến quân Syria như vậy phải hoãn lại hay là cần bàn bạc tiếp? Chuyện này bất đắc dĩ đã thất bại bởi không còn phân biệt được trong mù sương chiến tranh, ai là bạn bè hôm nay và ai là kẻ thù mai sau.

Hoa Thịnh Đốn không muốn thách thức Nga

Thiết lập không phận cấm bay chống lại hỏa tiễn của Assad chăng? Chuyện này hứa hẹn một chiến thắng cho phiến quân Syria và sự tự do đi lại của họ. Nhưng Hoa Thịnh Đốn lại không muốn thách thức Nga.

Trong cuộc gia tăng nội chiến ở Syria cũng không thể phân biệt được ai đứng bên nào, chiến đấu vì cái gì. Iran và Lebanon là hai ông chủ đất thượng võ đài cùng phe dành quyền lực ở vịnh Ba Tư. Bên đối thủ Qatar và Ả Rập tưới dầu vào lửa bằng cách trang bị vũ khí cho phiến quân. Lãnh đạo Do Thái theo sát tình hình vũ khí sinh học và hóa học của nhà cầm quyền Assad.

Hệ thống S-300, với nhân sự điều khiển của Nga, đã vượt qua Iran vì bị Mỹ dồn chân, và đã thay đổi tất cả cân bằng phương trình chiến lược. Cuộc chiến bên trong Syria từ lâu đã trở thành cuộc chiến chung quanh Syria. Bắt đầu một vòng chơi mới.


-----chú thích:
[1] vầng trăng khuyết màu mỡ: là tên gọi vùng đất nhiều mưa vào mùa Đông, vùng 'Fertile Crescent' (http://en.wikipedia.org/wiki/Fertile_Crescent), ở Trung Đông phía Bắc sa mạc Syria và bán đảo Ả Râp.


(* dịch từ "Der Krieg in Syrien wird zum Krieg um Syrien" (http://www.welt.de/debatte/kommentare/article116040091/Der-Krieg-in-Syrien-wird-zum-Krieg-um-Syrien.html) )

Triển
05-18-2013, 12:03 AM
CIA ở Mạc Tư Khoa: Mật vụ Nga lật tẩy điệp viên Mỹ

Đây là vết rạn nứt có thông lệ ngoại giao, màn leo thang kế tiếp trong vở tuồng trinh thám: mật vụ Nga cũng lật tẩy luôn diện mạo của thám trưởng của CIA ở Mạc Tư Khoa. Nga cáo buộc Mỹ muốn mua chuộc điệp viên.

http://cdn3.spiegel.de/images/image-495672-breitwandaufmacher-vrel.jpg

Mạc Tư Khoa - đây là màn leo thang kế tiếp trong vở tuồng thám tử của Mạc Tư Khoa, đó là vết rạn nứt có thông lệ ngoại giao: sau khi lật tẩy một điệp viên CIA ở Mạc Tư Khoa, mật vụ Nga lại tiếp tục hé mở diện mạo của người thám trưởng CIA ở văn phòng địa phương.

Một nhân viên của mật vụ FSB của Nga nói với thông tấn xã Interfax, từ năm 2011 chánh văn phòng của CIA Mỹ đặc trách ngoại quốc đã "bị chính thức cảnh cáo trước những hành động khiêu khích như len lỏi vào mạng an ninh Nga. Lúc đó ông này đã nêu đích danh tánh của người thám trưởng CIA này rồi".

Ngoài ra ông này còn nêu tên một điệp viên CIA khác mà theo ông đã vì "cách cư xử tương tự" mà bị lật tẩy hồi tháng giêng vừa qua.

Chuyện nêu thẳng danh tánh của mật thám đối thủ, là đi ngược lại với thông lệ ngoại giao. Một nữ nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ cũng không muốn bình luận tường trình về sự nêu tên thẳng thừng của thám trưởng CIA thứ sáu hôm qua.

Gần đây Nga đã tuyên bố sẽ lật tẩy một điệp viên CIA tên là Ryan Fogle, người đã muốn mua chuộc lực lượng an ninh Nga. Ông này đã ra giá bằng một số tiền lớn. Sau đó Folge làm việc với tên giả trong tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Mạc Tư Khoa. Sau khi bị lật tẩy ông này chính thức trở thành "nhân sự không được hoan nghênh" nữa. Nhà ngoại giao này phải lập tức rời khỏi nước Nga. Nữ nhân viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ không muốn cho biết thêm tin tức ông Fogle đã xuất cảnh hay chưa.

Theo bản tường thuật một tờ báo ở Mạc Tư Khoa "Kommersant" hôm thứ tư, vị điệp viên CIA này săn tin ở các nghi can gốc Caucasus về vụ nổ bom ở giải chạy việt dã Boston vừa qua. Trong bài tường thuật hôm thứ tư, ông Fogle, người làm trong tòa đại sứ Mỹ ở Mạc Tư Khoa đã vố gắng liên lạc với một điệp viên Nga ở Caucasus. Gia đình của hai anh em Zarnajew sống ở đó, là hai anh em đã phải chịu trách nhiệm cho vụ thảm sát ở Boston hôm 15 tháng tư, có ba người tử vong và 260 người bị thương. Chỉ có người em Dschochar còn sống sót sau lần bị cảnh sát Mỹ đuổi bắt.

Sau vụ này Nga đã chính thức than phiền về hoạt động trinh thám của CIA với ông đại sứ Mỹ Michael McFaul. Ông ngoại trưởng Nga Sergej Rjabkov đã chính thức tuyên bố trong cuộc gặp gỡ với McFaul là nhân viên của tòa đại sứ Mỹ không được hoan nghênh nữa. Nhà ngoại giao khi rời bộ ngoại giao không giải thích thêm.

Chủ tịch điện Cẩm Linh Wladimir Putin cũng cáo buộc hoạt động gián điệp của Mỹ trên đất Nga qua phát ngôn viên của ông là Dmitri Peskov. Peskov nói với thông tấn xã Itar, "chuyện xảy ra không góp sức gì cho các tiến trình thắt chặt sự tín cẩn lẫn nhau giữa Nga và Mỹ"

Mối bang giao giữa Nga và Mỹ không chỉ căng thẳng trên lãnh vực gián điệp mà còn bị ảnh hưởng bởi lập trường vụ khủng hoảng ở Syria. Tướng chỉ huy Martin Dempsey chỉ trích gay gắt việc chuyển giao vũ khí của Nga cho chính quyền của tổng thống Bashar al-Assad. Demsey nói với phóng viên báo chí ở Ngũ Giác Đài rằng, quyết định của Nga giao tàu chiến chống hỏa tiễn cho Syria kéo dài thêm khổ đau nội chiến gây ra. "Ít nhất thì đó cũng là một quyết định không hay đã động viên nhà cầm quyền Syria tiếp tục kéo dài sự đau khổ cho dân chúng". "Việc chuyển giao rất tiếc đã xảy ra không đúng lúc".

Theo tường thuật giới truyền thông, tàu chiến chống hỏa tiễn của Nga được trang bị hệ thống chuyển hướng kỹ thuật cao. Tờ "New York Times" dẫn lời phát ngôn viên chính phủ Mỹ, là tàu chiến này có thể dùng để chống lại chương trình không phận cấm bay hoặc là rào giậu hải phận của đồng minh áp dụng chống Syria.

tok/afp/dpa


(* dịch từ "CIA in Moskau: Russischer Geheimdienst lässt US-Spione aufliegen" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/cia-chef-in-moskau-russischer-geheimdienst-laesst-us-spione-auffliegen-a-900647.html) )

Triển
05-28-2013, 05:53 AM
Nội chiến ở Syria trở thành ngoại chiến chung quanh Syria

Nga muốn trang bị cho Assad hệ thống phòng không. Điều này đã thay đổi chiến lược cân bằng trong tranh chấp ở Syria. Có hiểm họa đương đầu giữa các cường quốc có vũ khí nguyên tử.

Michael Stürmer

http://www.welt.de/img/kommentare/origs116040090/4049725442-w900-h600/Russisches-Flugabwehrsystem-vom-Typ-S-300.jpg
Hệ thống phòng không kiểu S-300 của Nga: Nga muốn chuyển giao cho Syria hệ thống phòng không S-300 mà phương Tây e ngại trong ba tháng tới


Cuộc chiến tranh nội chiến trong Syria ngày càng biến thành cuộc chiến chung quanh nước này. Mỗi nước láng giềng chung quanh đều tính toán nhiều kế hoạch, nhưng không có ai muốn giữ nhà cầm quyền Bashar al Assad bằng mọi giá như Nga và Iran do căn cứ quân sự của Nga ở biển Trung Hải còn Iran vì đồng minh Ả Rập của mình.

Ngược lại, Qatar và Ả Rập Saudi tìm kiếm cơ hội đẩy lùi ảnh hưởng của Iran và đẩy mạnh quân sự phe Hồi giáo Sunni chống lại Hồi giáo Shia. Do Thái thì muốn có ổn định, giữ khoảng cách với giới Hồi giáo cực đoan, bằng mọi giá ngăn cản vũ khí hóa học lọt vào tay những nhóm Hồi giáo cực đoan và kiểm soát khu vực. Như cách đây một tuần họ dùng không lực ngăn cản hỏa tiễn tầm trung lọt vào tay nhóm khủng bố Hồi giáo thân Iran Hezbollah đang ở Lebanon.

Như là tình hình chưa đủ rối, bây giờ bỗng xuất hiện một tay buôn từ Mạc Tư Khoa. Nga muốn chuyển giao cho Syria hệ thống phòng không S-300 mà phương Tây e ngại, chuyển ngay trong ba tháng tới. Như vậy là Nga muốn giữ chân quyền lực và việc chi trả tiền vũ khí của Assad và chính quyền ông này.

Hội họp chuyện Syria

Từ chiến tranh nội chiến Syria và chiến tranh Hồi giáo giữa hai nhóm Sunni và Shia phát sinh hiểm họa đối đầu các cường quốc có vũ khí nguyên tử rất lớn. Không phải cả thế giới vừa thở dài nhẹ nhỏm hai ngày trước, khi được tin Nga và Mỹ tính giới hạn lò lửa đang cháy bằng vầng trăng khuyết màu mỡ [1] và hi vọng là dập tắt luôn sao?

Các ông ngoại trưởng tuyên bố sẽ gặp nhau trước cuối tháng năm để bàn bạc vấn đề Syria. Nghe như là Nga không muốn giữ lại Assad nữa, còn Mỹ thì không muốn Assad biến mất. Bây giờ thì hội nghị còn chưa bắt đầu, Nga đã mang quyền phủ quyết vào cuộc chơi.

Đối với Do Thái là nước đặc biệt áp dụng không lực để tự vệ và chỉ có một ít khả năng phòng không phát sinh hiểm họa mới. Khi hệ thống S-300 che kín Assad và lực lượng của ông ta, là Iran và Syria có thể chuyển hỏa tiễn đến nhóm Hồi giáo Hezbollah, sẽ đe dọa trên toàn cõi Do Thái. Ba tháng thời gian không đủ để thương nghị hòa bình nhưng đã đủ để gây chiến tranh.

Việc phương Tây sắp chuyển giao vũ khí cho phiến quân Syria như vậy phải hoãn lại hay là cần bàn bạc tiếp? Chuyện này bất đắc dĩ đã thất bại bởi không còn phân biệt được trong mù sương chiến tranh, ai là bạn bè hôm nay và ai là kẻ thù mai sau.

Hoa Thịnh Đốn không muốn thách thức Nga

Thiết lập không phận cấm bay chống lại hỏa tiễn của Assad chăng? Chuyện này hứa hẹn một chiến thắng cho phiến quân Syria và sự tự do đi lại của họ. Nhưng Hoa Thịnh Đốn lại không muốn thách thức Nga.

Trong cuộc gia tăng nội chiến ở Syria cũng không thể phân biệt được ai đứng bên nào, chiến đấu vì cái gì. Iran và Lebanon là hai ông chủ đất thượng võ đài cùng phe dành quyền lực ở vịnh Ba Tư. Bên đối thủ Qatar và Ả Rập tưới dầu vào lửa bằng cách trang bị vũ khí cho phiến quân. Lãnh đạo Do Thái theo sát tình hình vũ khí sinh học và hóa học của nhà cầm quyền Assad.

Hệ thống S-300, với nhân sự điều khiển của Nga, đã vượt qua Iran vì bị Mỹ dồn chân, và đã thay đổi tất cả cân bằng phương trình chiến lược. Cuộc chiến bên trong Syria từ lâu đã trở thành cuộc chiến chung quanh Syria. Bắt đầu một vòng chơi mới.


-----chú thích:
[1] vầng trăng khuyết màu mỡ: là tên gọi vùng đất nhiều mưa vào mùa Đông, vùng 'Fertile Crescent' (http://en.wikipedia.org/wiki/Fertile_Crescent), ở Trung Đông phía Bắc sa mạc Syria và bán đảo Ả Râp.


(* dịch từ "Der Krieg in Syrien wird zum Krieg um Syrien" (http://www.welt.de/debatte/kommentare/article116040091/Der-Krieg-in-Syrien-wird-zum-Krieg-um-Syrien.html) )





Vị trí EU trong cuộc chiến Syria:
Kiểu chính trị chú lùn của Cộng đồng chung châu Âu


Ralf Neukirch


Đến giây phút cuối các ngoại trưởng Cộng đồng chung châu Âu mới công bố quyết định của họ về chuyện Syria. Thật ra kết quả là một tài liệu của sự thất bại: Cộng đồng chung đã chứng minh rằng họ không đáng được xem trọng trong vai trò đối ngoại gì cả.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-501111-breitwandaufmacher-tqfy.jpg

Để thấy rõ vai trò của Cộng đồng chung châu Âu ở sự mâu thuẫn mang tính cách toàn cầu và nguy hiểm nhất, thử tưởng tượng xem trong cuộc nội chiến Syria đồng minh nào thích hợp nhất cho phe ta? Nga, nước đang chuyển giao vũ khí để có ảnh hưởng chính trị và yêu sách một cái hải cảng? Các lãnh tụ của Ả Rập và Qatar ngược lại cung cấp vũ khí vô tận để bảo đảm cho lý tưởng đầu hàng? Hay là muốn có Mỹ, có vẻ lưỡng lự nhưng ít ra vẫn còn là một nước có quyền lực kinh tế và chính trị mạnh nhất thế giới để khả dĩ tạo được ảnh hưởng quan trọng?

Một điều rõ ràng là chẳng ai có ai muốn dựa dẫm vào Cộng đồng chung châu Âu. Người châu Âu mặc dù luôn yêu cầu nhận được tờ chứng nhận không cần suy nghĩ về chuyện Hồi Giáo và khủng bố từ đồng minh, nhưng ngược lại thì họ chẳng có gì hơn ngoài sáo ngữ. Chuyện người Âu châu không có gì để nói có một lý do rất đơn giản: Họ còn không có cả một quan điểm chung.

Thỏa thuận mà các ngoại trưởng EU cật lực sau cả đêm dài đưa ra trên thực tế là số không. Điều duy nhất mà họ đồng ý là chuyện tiếp tục gia hạn cấm vận tài chánh và kinh tế đối với Syria. Đó là điều tối thiểu. Ở đề tài quan trọng về việc chuyển giao vũ khí thì không có sự đồng thuận nào của EU nữa.

Cơ hội cuối cùng chấm dứt mâu thuẫn bằng chính trị

Công bằng mà nói là không có giải đáp đơn giản cho vấn đề này. Có thể xem trọng cách suy nghĩ của ông ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle mà được nhiều nước châu Âu chia sẻ rằng, ai có thể bảo đảm vũ khí không lọt vào tay kẻ mình không muốn đưa? Và chuyện có thêm vũ khí có giúp đỡ gì cho cuộc chiến này không? Phe Anh và Pháp cùng cách nhận thức vấn đề rằng Nga và Iran cứ tiếp tục trang bị cho đồng minh của họ ngày một nhiều, những người Hồi giáo thì được phe Ả Rập và Qatar lo đầy đủ vũ khí. Chỉ còn nhóm phiến quân đối lập ở Sysria vốn dĩ được phe Tây phương hỗ trợ là trống tay.

Tuy nhiên trong thảo luận hiện tại không phải bàn về chuyện phương Tây phải nhanh chóng chuyển vũ khí cho nhóm phiến quân thế nào. Ở Luân Đôn và Ba Lê người ta biết rất rõ hiểm họa nào xảy ra khi trang bị vũ khí như thế. Anh và Pháp còn chưa biết phải thương thuyết ra sao.

Ở Brüssel xoay quanh vấn đề gửi một tín hiệu chính trị ra ngoài. Rất tiếc đó là thông điệp về sự bất đồng ý kiến. Việc này xảy ra sai thời điểm lúc Mỹ và Nga muốn có một cuộc thương lượng về chuyện Syria, mà trong cuộc đàm phán sẽ có sự tham dự các nhóm mâu thuẫn cùng phe bảo vệ họ. Cuộc đàm phán sẽ là cơ hội cuối cùng giải quyết mâu thuẫn bằng chính trị. Ông Wolfgang Ischinger, chủ tịch hội đồng an ninh Munich là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm đàm phán các cuộc khủng hoảng nhắc nhở rằng hội nghị chỉ thành công nếu tổng thống Baschar al-Assad của Syria và phe đối lập của họ phải biết sợ rằng một cuộc đàm phán bất thành gắn liền với một hiểm họa rất lớn cho họ.

Phải có một màn kịch đe dọa khả tín

Cộng đồng chung Châu Âu phải đe dọa rằng, họ sẽ sẵn sàng bỏ cương vị giữ kẽ, nếu như hội nghị không có kết quả. Mỹ đã tuyên bố như vậy rồi. Anh đã tuyên bố tương tự. Liệu điều này có ảnh hưởng được Assad hay không, không ai biết. Nhưng điều chắc chắn rằng, một mớ hổ lốn tranh cãi lộn xộn mà những người châu Âu hiện tại trình làng sẽ chẳng tạo áp lực gì cho ai hết.

Nếu cộng đồng chung châu Âu tuyên bố dưới danh nghĩa cả khối, là sẽ không quyết định điều gì trước hội nghị này hết, kể cả chuyện chuyển giao vũ khí sẽ tốt hơn. Các bước cụ thể có thể bàn lại sau. Giữa án binh bất động và chuyển giao vũ khí hạng nặng như hệ thống hỏa tiễn phòng không có đủ thời gian cho hàng loạt các tính toán khả dĩ. Nhưng ví dụ nếu trị giá vũ khí của Ả Rập giao cho Hồi giáo lớn hơn gấp nhiều lần sự trợ giúp nhân đạo của EU thì Châu Âu sẽ trở thành bất tín.

Một lần nữa trên trung tâm đấu trường đối ngoại, EU lại đứng vào thế việt vị. Chuyện ngoại trưởng Đức Westerwelle lặp đi lặp lại rằng sau cùng chỉ có giải pháp chính trị mới bảo đảm hòa bình lâu dài là chính xác. Nhưng mà để giải quyết bằng chính trị, phải có một màn kịch đe dọa khả tín. Nếu không, nói theo phát ngôn viên của Liên hiệp quốc Lakhdar Brahimi là mấy lời kêu gào 'Assad phải rút lui' không phải là giải pháp thay thế chiến lược.


(* dịch từ "EU-Position zum Syrien-Krieg: Europas Zwergenpolitik" (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/syrien-politik-der-eu-europas-zwergenpolitik-a-902302.html) )

Triển
05-31-2013, 08:25 AM
Lãnh đạo phương Tây lại ấu trĩ nữa rồi

Thierry Meyssan

http://www.voltairenet.org/local/cache-vignettes/L60xH60/auton29-26001.jpg

Năm 1985 Gene Sharp, nhà nghiên cứu khoa học xã hội, công bố một cuộc khảo sát theo ủy thác của khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), với đề tài Phải làm thế nào để Châu Âu bất khả xâm phạm. Ông nhận định rằng, sau cùng thì cũng chỉ có một chính quyền tồn tại được nhờ người ta chấp nhận nghe theo. Không bao giờ Liên Xô có thể kiểm soát châu Âu được vì các dân tộc cự tuyệt tuân theo chính quyền cộng sản.

Ít lâu sau vào năm 1989, CIA giao nhiệm vụ Sharp hãy thử nghiệm áp dụng lý thuyết nghiên cứu của ông lên thực trạng ở Trung Quốc. Lúc đó Mỹ muốn lật đổ Đặng Tiểu Bình ủng hộ Triệu Tử Dương. Hậu ý là hợp thức hóa một cuộc đảo chánh của tổ chức những người biểu tình dưới đường, tương tự như kiểu CIA từng đánh bóng ở cuộc đảo chánh Mohammed Mossadegh, bằng cách họ thuê người biểu tình ở Teheran (Chiến dịch Ajax, 1953). Sự khác biệt ở Trung Quốc là Gene Sharp phải dựa vào giới trẻ thân Triệu Tử Dương và chuộng Mỹ rồi tráo đổi cuộc đảo chánh thành một cuộc cách mạng. Nhưng Đặng Tiểu Bình đã bắt Sharp ngay tại công trường Thiên An Môn và trục xuất khỏi Trung Quốc. Cuộc đảo chánh thất bại, nhưng không phải trước khi CIA giật dây các nhóm thanh niên lao vào cuộc chiến vô ích để phá hoại hình ảnh họ Đặng qua các cuộc đàn áp sau đó.
Sự thất bại của chiến dịch đã khiến việc điều động thanh niên tranh đấu cho nhân quyền đi theo hướng mong đợi gặp nhiều khó khăn.

Từ khi có học thuyết của nhà xã hội học Pháp Gustave Le Bon cuối thế kỷ 19, người ta đã biết rằng người lớn sẽ xử sự như trẻ con lúc họ đau khổ theo cảm hứng tập thể. Họ sẽ bị ảnh hưởng bởi khích khí của người cầm đầu, mà trong khoảnh khắc đó đối với họ là hình ảnh một người cha.
Năm 1990 Sharp gặp gỡ đại tá Reuven Gal, lúc đó là trưởng cục chiến tranh tâm lý của quân đội Do Thái (ông này sau này là đại diện cố vấn an ninh quốc gia cho Ariel Sharon và hiện tại thực hiện các chiến dịch tẩy não thiếu niên Do Thái không mang đạo Do Thái). Lúc đó Gal mang phát minh của Le Bon và Sigmund Freud gộp lại, rồi ra kết luận là "mặc cảm Oedipus" [1] ở lớp người trẻ có thể lung lạc được, hầu thao túng lực lượng thanh niên đối kháng nhà cầm quyền, người đang mang biểu tượng của người cha.

Theo căn bản đó Sharp và Gal đã thiết kế các lớp học huấn luyện những người tranh đấu nhân quyền trẻ tuổi chuẩn bị tổ chức các cuộc đảo chánh. Sau vài lần thành công ở Nga và ở các nước Baltic, Gene Sharp đã hoàn thành phương pháp "Cách mạng màu sắc" vào năm 1998 trong cuộc đảo chánh tổng thống Serbia Slobodan Milosevic.

Sau khi tổng tống Hugo Chávez làm một cuộc đảo chánh dựa theo một khảo sát của tôi ở Venezuela, chứng minh vai trò và phương pháp của Gene Sharp, Sharp đã chấm dứt hoạt động ở viện Albert Einstein, nơi từng che chở cho Sharp và xây dựng một cấu trúc mới (CANVAS ở Belgrad, Đổi Thay Học Viện ở Luân Đôn, Vienna và Doha). Chúng ta nhìn thấy phương pháp này thực hiện khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở Lebanon ("Cách mạng Tùng Bách"), ở Iran ("Cách mạng Xanh"), ở Tunesia ("Cách mạng Hoa Lài") và ở Ai Cập ("Cách mạng Hoa Sen"). Nguyên tắc của Sharp rất đơn giản: nghiêm trọng hóa tất cả các biểu hiện thất vọng chán nản, gán toàn bộ vấn đề lên trách nhiệm của nhà cầm quyền, tẩy não giới trẻ theo kịch bản của Freud - vở kịch "Giết cha", tổ chức một cuộc đảo chánh, và tạo lòng tin rằng nhà cầm quyền sắp bị lật đổ ngay trên đường phố rồi.

Dư luận công chúng quốc tế tiếp vở kịch này rất đơn giản. Thứ nhất vì hai khái niệm "đám đông" và "dân chúng" thật rối bù. Cuộc "Cách mạng Hoa Sen" đã diễn ra giới hạn như vậy ở công trường Tahrir ở Ai Cập. Chỗ đó họ điều động khoảng 10 ngàn người, trong khi gần như toàn bộ dân chúng Ai Cập im lặng. Thứ hai là sự mơ hồ định nghĩa của khái niệm "cách mạng". Một cuộc cách mạng là một sự thay đổi toàn diện cấu trúc xã hội, thông thường cần thời gian nhiều năm, trong khi "Cách mạng màu sắc" chỉ là một cuộc thay đổi chính quyền xảy ra trong vài tuần lễ. Tên gọi khác của chuyện ép buộc thay đổi nhóm lãnh đạo không qua giai đoạn thay đổi xã hội, là "đảo chánh". Để tiếp tục với ví dụ Ai Cập, dân chúng không phải là người ép Hosni Mubarack từ nhiệm, mà là ông đại sứ Mỹ Frank Wisner đã ra lệnh.

Khẩu hiệu "Cách mạng màu sắc" thuộc loại ghi nhận ấu trĩ. Nghĩa là hãy lật đổ nhà cầm quyền mà không cần biết hậu quả. Đừng hỏi tương lai của bạn, Hoa Thịnh Đốn đảm nhiệm hết mọi thứ! Ban đầu người ta gào lên "Shevardnadze đủ rồi!" hoặc là "Ben Ali cút đi!". Lúc mọi người tỉnh giấc thì quá muộn, vì những cá thể mà họ không hề bầu chọn giành giật chính quyền về mình như mèo tham mỡ.

Một kiểu cách lịch sự hơn ở hội nghị lần thứ ba của "bằng hữu" về Syria (Paris, 6 tây tháng 7) cách đây một tháng, là đứng ra hô hào: "Ông Bashar phải ra đi!"

Ở đây có một sự tương quan hiếm thấy: vì CIA không tìm ra giới trẻ người Syria để hô hào khẩu hiệu trên đường phố Damascus và Aleppo, nên nhiệm vụ của Barack Obama, François Hollande, David Cameron và các nguyên thủ quốc gia khác như Angela Merkel là cùng hợp ca lặp đi lặp lại trong mỗi dinh thự của họ. Hoa Thịnh Đốn và đồng minh thử nghiệm áp dụng phương pháp của Gene Sharp lên "cộng đồng thế giới". Nếu tin là các chính phủ có thể điều khiển được như điều khiển các hội đoàn giới trẻ sẽ là một đánh cuộc hiếm có. Trong khoảnh khắc hiện tại kết quả rất buồn cười: lãnh đạo các quốc gia quyền lực của thực dân cũ đang đứng giậm chân như trẻ con giận dữ, khi bị các người lớn Nga và Trung Quốc giật đồ chơi, lặp đi lặp lại đến phát ngấy: "Ông Bashar phải ra đi!"


(* dịch từ "Die westlichen Führer werden wieder kindisch" (http://www.voltairenet.org/article175267.html))

Triển
06-01-2013, 10:21 PM
Đối kháng ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hàng chục ngàn người hoan hô trên đường phố Istanbul

Mấy ngày qua cảnh sát đã đẩy lui những người biểu tình bằng xịt nước và khói cay. Bây giờ họ đã rút khỏi công trường Taksim. Hàng ngàn người vui mừng trên đường phố.

http://images.zeit.de/politik/ausland/2013-06/istanbul-protest/istanbul-protest-540x304.jpg

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã rút quân sau những va chạm mạnh với người dân biểu tình vào ngày thứ bảy tại công trường Taksim ở Istanbul. Nhân chứng kể lại rằng người biểu tình đã chiếm được công trường. Hàng chục ngàn người biểu tình kéo nhau đi qua đường phố biểu lộ sự vui mừng. Họ hô to khẩu hiệu chống lại thủ tướng Recep Tayyib Erdoğan. Các nhân chứng cho biết không còn thấy sự hiện diện của cảnh sát nữa.

Mấy ngày qua chính quyền đã xịt nước và xử dụng khói cay để đẩy lui những người biểu tình. Cũng vào ngày thứ bảy trước hết cảnh sát cố gắng ngăn chận người biểu tình tràn lên công trường Taksim.

Bộ nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ thông báo cảnh sát nào ra tay "quá trớn" phải chịu hậu quả trước luật pháp. Thủ tướng Erdoğan thú nhận cảnh sát đã phản ứng "quá mức" trong vài trường hợp người biểu tình bạo động. Ông nói, "Thật sự cảnh sát đã có lỗi và những hành động thái quá trong lúc phản ứng". Tuy nhiên ông cũng đã gọi những người biểu tình là "cực đoan".

Làn sóng phản kháng chống lại chính quyền bảo thủ theo Hồi giáo đã lan sang nhiều thành phố khác ngày hôm trước. Nguyên nhân là việc xử dụng vũ lực dẹp sự chiếm đóng khu đất của những người biểu tình, vì họ muốn ngăn chận chính quyền hủy hoại công viên Gezi bên lề công trường Taksim.

Theo kế hoạch của chính quyền, trên khu đất công viên Gezi sẽ được xây một thương xá. Công viên này là một trong những nơi có cây xanh cuối cùng của thành phố Istanbul. Cuộc đối kháng dần dần và trên căn bản chỉa mủi dùi vào chính sách ngày một độc tài, toàn trị của đảng cầm quyền AKP và được hô hào bởi người dân có cảm giác bị chính sách hạn chế xỏ mũi.

Nhân chứng thuật lại đã mục kích sự "đoàn kết không thể tưởng tượng" của dân chúng. Bác sĩ và luật sư hỗ trợ bằng cách đưa số điện thoại của họ trên Facebook và Twitter. Các thương xá, cửa tiệm công bố dữ liệu nhập WiFi của họ để những người biểu tình dễ dàng truy nhập mạng internet.

(* dịch từ "PROTEST IN DER TÜRKEI - Zehntausende jubeln in Istanbuls Straßen" (http://www.zeit.de/politik/ausland/2013-06/taksim-protest-polizei))

Triển
06-14-2013, 01:34 AM
Vị trí EU trong cuộc chiến Syria:
Kiểu chính trị chú lùn của Cộng đồng chung châu Âu


Ralf Neukirch


Đến giây phút cuối các ngoại trưởng Cộng đồng chung châu Âu mới công bố quyết định của họ về chuyện Syria. Thật ra kết quả là một tài liệu của sự thất bại: Cộng đồng chung đã chứng minh rằng họ không đáng được xem trọng trong vai trò đối ngoại gì cả.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-501111-breitwandaufmacher-tqfy.jpg

Để thấy rõ vai trò của Cộng đồng chung châu Âu ở sự mâu thuẫn mang tính cách toàn cầu và nguy hiểm nhất, thử tưởng tượng xem trong cuộc nội chiến Syria đồng minh nào thích hợp nhất cho phe ta? Nga, nước đang chuyển giao vũ khí để có ảnh hưởng chính trị và yêu sách một cái hải cảng? Các lãnh tụ của Ả Rập và Qatar ngược lại cung cấp vũ khí vô tận để bảo đảm cho lý tưởng đầu hàng? Hay là muốn có Mỹ, có vẻ lưỡng lự nhưng ít ra vẫn còn là một nước có quyền lực kinh tế và chính trị mạnh nhất thế giới để khả dĩ tạo được ảnh hưởng quan trọng?

Một điều rõ ràng là chẳng ai có ai muốn dựa dẫm vào Cộng đồng chung châu Âu. Người châu Âu mặc dù luôn yêu cầu nhận được tờ chứng nhận không cần suy nghĩ về chuyện Hồi Giáo và khủng bố từ đồng minh, nhưng ngược lại thì họ chẳng có gì hơn ngoài sáo ngữ. Chuyện người Âu châu không có gì để nói có một lý do rất đơn giản: Họ còn không có cả một quan điểm chung.

Thỏa thuận mà các ngoại trưởng EU cật lực sau cả đêm dài đưa ra trên thực tế là số không. Điều duy nhất mà họ đồng ý là chuyện tiếp tục gia hạn cấm vận tài chánh và kinh tế đối với Syria. Đó là điều tối thiểu. Ở đề tài quan trọng về việc chuyển giao vũ khí thì không có sự đồng thuận nào của EU nữa.

Cơ hội cuối cùng chấm dứt mâu thuẫn bằng chính trị

Công bằng mà nói là không có giải đáp đơn giản cho vấn đề này. Có thể xem trọng cách suy nghĩ của ông ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle mà được nhiều nước châu Âu chia sẻ rằng, ai có thể bảo đảm vũ khí không lọt vào tay kẻ mình không muốn đưa? Và chuyện có thêm vũ khí có giúp đỡ gì cho cuộc chiến này không? Phe Anh và Pháp cùng cách nhận thức vấn đề rằng Nga và Iran cứ tiếp tục trang bị cho đồng minh của họ ngày một nhiều, những người Hồi giáo thì được phe Ả Rập và Qatar lo đầy đủ vũ khí. Chỉ còn nhóm phiến quân đối lập ở Sysria vốn dĩ được phe Tây phương hỗ trợ là trống tay.

Tuy nhiên trong thảo luận hiện tại không phải bàn về chuyện phương Tây phải nhanh chóng chuyển vũ khí cho nhóm phiến quân thế nào. Ở Luân Đôn và Ba Lê người ta biết rất rõ hiểm họa nào xảy ra khi trang bị vũ khí như thế. Anh và Pháp còn chưa biết phải thương thuyết ra sao.

Ở Brüssel xoay quanh vấn đề gửi một tín hiệu chính trị ra ngoài. Rất tiếc đó là thông điệp về sự bất đồng ý kiến. Việc này xảy ra sai thời điểm lúc Mỹ và Nga muốn có một cuộc thương lượng về chuyện Syria, mà trong cuộc đàm phán sẽ có sự tham dự các nhóm mâu thuẫn cùng phe bảo vệ họ. Cuộc đàm phán sẽ là cơ hội cuối cùng giải quyết mâu thuẫn bằng chính trị. Ông Wolfgang Ischinger, chủ tịch hội đồng an ninh Munich là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm đàm phán các cuộc khủng hoảng nhắc nhở rằng hội nghị chỉ thành công nếu tổng thống Baschar al-Assad của Syria và phe đối lập của họ phải biết sợ rằng một cuộc đàm phán bất thành gắn liền với một hiểm họa rất lớn cho họ.

Phải có một màn kịch đe dọa khả tín

Cộng đồng chung Châu Âu phải đe dọa rằng, họ sẽ sẵn sàng bỏ cương vị giữ kẽ, nếu như hội nghị không có kết quả. Mỹ đã tuyên bố như vậy rồi. Anh đã tuyên bố tương tự. Liệu điều này có ảnh hưởng được Assad hay không, không ai biết. Nhưng điều chắc chắn rằng, một mớ hổ lốn tranh cãi lộn xộn mà những người châu Âu hiện tại trình làng sẽ chẳng tạo áp lực gì cho ai hết.

Nếu cộng đồng chung châu Âu tuyên bố dưới danh nghĩa cả khối, là sẽ không quyết định điều gì trước hội nghị này hết, kể cả chuyện chuyển giao vũ khí sẽ tốt hơn. Các bước cụ thể có thể bàn lại sau. Giữa án binh bất động và chuyển giao vũ khí hạng nặng như hệ thống hỏa tiễn phòng không có đủ thời gian cho hàng loạt các tính toán khả dĩ. Nhưng ví dụ nếu trị giá vũ khí của Ả Rập giao cho Hồi giáo lớn hơn gấp nhiều lần sự trợ giúp nhân đạo của EU thì Châu Âu sẽ trở thành bất tín.

Một lần nữa trên trung tâm đấu trường đối ngoại, EU lại đứng vào thế việt vị. Chuyện ngoại trưởng Đức Westerwelle lặp đi lặp lại rằng sau cùng chỉ có giải pháp chính trị mới bảo đảm hòa bình lâu dài là chính xác. Nhưng mà để giải quyết bằng chính trị, phải có một màn kịch đe dọa khả tín. Nếu không, nói theo phát ngôn viên của Liên hiệp quốc Lakhdar Brahimi là mấy lời kêu gào 'Assad phải rút lui' không phải là giải pháp thay thế chiến lược.


(* dịch từ "EU-Position zum Syrien-Krieg: Europas Zwergenpolitik" (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/syrien-politik-der-eu-europas-zwergenpolitik-a-902302.html) )



Clinton và McCain thúc Obama tham chiến

Nhà cầm quyền Assad đã xử dụng khí độc thần kinh ở Syria, mật vụ đã lật tẩy. Bây giờ áp lực gia tăng lên Obama. Bill Clinton cho rằng có thể tham chiến kiểu Bosnia.

Uwe Schmitt

http://www.welt.de/img/ausland/origs117118411/469972427-w900-h600/RIMPAC-2012.jpg

Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ quân sự chủ lực sau khi mật vụ Mỹ làm việc chung với Châu Âu tìm ra bằng chứng nhà cầm quyền Assad xử dụng vũ khí hóa học. Có điều chưa rõ là Mỹ sẽ "dấn thân theo kiểu cách và mức độ" như thế nào, tuy nhiên tổng thống Barack Obama dường như muốn ra tín hiệu cho đồng minh vài ngày trước khi họp thượng đỉnh G8 ở Bắc Ái Nhĩ Lan, rằng thời gian nhường nhịn đã qua.

Chính quyền Mỹ thông báo thứ năm hôm qua rằng có 150 người đã bị tử vong vì khí độc Sarin; chuyện này được mật vụ chứng minh với "sự chắc chắn cao". Đó chỉ là một phần rất nhỏ so với 90 ngàn nhân mạng đã tử vong vì chiến tranh nội chiến Syria trong 2 năm nay. Tuy nhiên việc xử dụng khí độc đã vượt qua ranh giới "vạch đỏ" do Barack Obama đã định nghĩa chính là điều kiện để Mỹ tham chiến.

John McCain, thượng nghị sĩ Cộng hòa và chuyên gia an ninh lãnh đạo phe đối lập đã chỉ trích ông tổng thống nhiều tháng qua đã đợi chờ quá lâu trong vụ mâu thuẫn Syria. Bây giờ McCain hoan nghênh bước đầu tiên của chính quyền Mỹ và nói rõ ngay là bước đầu tiên này quá ít.

"Chẳng làm được gì với vũ khí hạng nhẹ"

McCain nói, "Chẳng làm được gì với ba cái áo giáp chống đạn và vũ khí hạng nhẹ cả. Phiến quân cần hệ thống hỏa tiễn phòng không, pháo chống xe tăng, và một không phận cấm bay cũng như thiết lập một vùng an ninh. Nga chuyển giao cho Assad vũ khí kỹ thuật cao, còn chúng ta không thể giao du kiểu nửa vời".

Ngay cả McCain và những người cổ vũ tham chiến mạnh mẽ cho cuộc tranh chấp mà họ cũng hiểu ngầm như một cuộc chiến đại diện luôn với Iran, nhưng không đòi bộ binh Mỹ tham chiến. Có lẽ họ không muốn khiến dân chúng Mỹ đã mệt mỏi vì chiến tranh. Một không phận cấm bay và thiết lập khu vực an toàn theo ý kiến của chuyên gia quân sự là cần thiết để giữ vững hậu cứ cho hàng chục ngàn binh lính, cũng không đề cập tới.

Ngoại trừ giống như Libya "do hoàn cảnh" có sự hỗ trợ vững chắc của khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). Sự trợ giúp vũ khí hạng nặng, hỗ trợ mật vụ, huấn luyện binh sĩ, tất cả điều này dường như đối với chính quyền Obama là nằm trong khuôn khổ phiến quân tự thân vận hành. So với McCain, ông này nhận định vùng Trung Cận Đông đang có hiểm họa cháy lớn, và Nga và Iran là kẻ châm lửa và trục lợi, thì Tòa Bạch Ốc đang vẫn còn tìm lối thoát ngăn chận leo thang chiến tranh và hợp tác với Nga.

Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó John McCain vẫn thừa nhận là "không có sự chọn lựa tốt hơn" và "tình hình ngày một phức tạp". Không có gì nghiêm trọng hơn việc chẳng làm gì cả như trong hai năm qua. Nếu Obama hành động sớm hơn, thiết nghĩ, mâu thuẫn có thể thuận lợi cho phe nổi loạn.

Clinton ủng hộ ý kiến McCain

Một ông thượng nghị sĩ chẳng có bổn phận gì, hơn thế nữa lại là một ứng cử viên tổng thống bị thua ê chề nói nghe rất hay. Bỗng nhiên từ phía không mong đợi gì có người đánh tiếng ủng hộ McCain: đó là Bill Clinton. Sau cuộc gặp gỡ vị tổng thống thứ 42 của nước Mỹ ở Nữu Ước, Barack Obama được nhận thêm một bình luận gia nặng ký.

"Tôi không nghĩ rằng, Syria nhất thiết giống như Iraq hoặc là A-Phú-Hãn" Clinton phát biểu và dẫn chứng can dự của khối NATO vào Bosnia và Kosovo trong thời gian ông đương nhiệm tổng thống. Y như rằng, Tòa Bạch Ốc cấm cửa ngay lời khuyên này: "Tổng thống sẽ quyết định những chọn lựa của an ninh quốc gia vì quan tâm của quốc gia, chứ không vì làm hài lòng bình luận gia của một loại chính trị gì trong khoảnh khắc nào đó".

Việc Barack Obama trước chuyến công du đến họp thượng đỉnh G8 sẽ phát biểu gì về Syria có lẽ không bắt buộc hoặc cũng chỉ là khả dĩ thôi. Có chăng là ông tổng thống sẽ vận động Châu Âu ở Bắc Ái Nhĩ Lan cùng đi theo một chính sách chung và muốn có Nga đóng vai trò nhà tài trợ hội nghị. Không phải là một ông Obama lưỡng lự đã thay đổi, mà tình hình ở Syria đột biến, nơi mà phiến quân chống chính quyền đang trong tình cảnh tuyệt vọng.



(* dịch lại từ "Clinton und McCain drängen Obama zu Kriegseinsatz" (http://www.welt.de/politik/ausland/article117118412/Clinton-und-McCain-draengen-Obama-zu-Kriegseinsatz.html))

Triển
06-15-2013, 11:27 AM
The Syrian Conflict, in five minutes.

(animatedpress.com)


http://www.youtube.com/watch?v=XMtczLMjmaU

Triển
06-18-2013, 06:54 AM
The Syrian Conflict, in five minutes.

(animatedpress.com)


http://www.youtube.com/watch?v=XMtczLMjmaU

G8 và Nga muốn thành lập chính phủ tạm thời ở Syria

Nga và những đối tác G8 đã thống nhất tuyên bố chung về cuộc nội chiến ở Syria. Một chính phủ tạm thời có khả năng thương thuyết phải được nhanh chóng thành lập.

Đó là tuyên bố của các vị đại biểu trong kỳ họp thượng đỉnh G8 sáng thứ ba hôm nay ở Lough Erne thuộc Enniskillen Bắc Ái Nhĩ Lan. Vai trò tương lai cũng như tương lai chính trị của tổng thống Syria al-Baschar được bỏ ngõ theo tuyên bố chung của G8. Chính phủ tạm thời sẽ ra sao và việc từ chức của Assad có phải là điều kiện cho giải pháp chính trị tạm thời hay không trước tiên chưa rõ ràng.

Các nguyên thủ quốc gia và chủ tịch nước đã tranh cãi mạnh mẽ về giải pháp chung. Ban đầu tổng thống Nga Wladimir Putin còn bị cô lập. Như các nhà ngoại giao cho hay, sau cùng ông ta cũng gật đầu đồng ý lời tuyên bố.

Ngoài Iran, Nga là đồng minh thân cận nhất của Assad và trang bị vũ khí cho chính quyền này. Mỹ, Anh và Pháp đã tuyên bố có bằng chứng về việc áp dụng khí độc chống lại phiến quân. Vì vậy cả ba nước đồng tuyên bố sẽ trang bị vũ khí cho phiến quân.

Nga và Mỹ muốn nhanh chóng làm một hội nghị về Syria thứ hai ở Genève trong tháng 7.

(* dịch lại từ "G8 und Russland wollen Übergangsregierung in Syrien" (http://www.focus.de/politik/ausland/krise-in-der-arabischen-welt/syrien/einigung-beim-gipfel-in-nordirland-g8-und-russland-wollen-uebergangsregierung-in-syrien_aid_1018584.html))

Triển
07-05-2013, 10:45 PM
Chính biến chống Mursi:
Một cuộc đảo chánh tức là một cuộc đảo chánh

Raniah Salloum


http://cdn3.spiegel.de/images/image-517522-galleryV9-tnlm.jpg


Cả thế giới còn đang lúng túng trong vấn đề từ ngữ: người ta phải gọi cuộc đảo chánh của Ai Cập ra sao? Một ông tổng thống được dân chủ bỏ phiếu bị quân đội buộc thoái vị. Dù đa số dân chúng ủng hộ và kết quả làm hài lòng nhiều người nhưng một cuộc đảo chánh vẫn là một cuộc đảo chánh.

Có nhiều ý kiến nên gọi các sự kiện của Ai Cập ra sao. Dĩ nhiên cũng có các bình luận rất rõ ràng. Trong khoa học chính trị, sự kiện này gọi là 'đảo chánh' nếu nguyên thủ quốc gia bị quân đội hoặc một nhóm dẫn đầu nào khác dùng phương tiện vi hiến buộc thoái vị.

Chúng ta hãy so sánh mô tả của các sự kiện ở Ai Cập: Hàng triệu người xuống đường và yêu sách tổng thống Mohammed Mursi từng được dân chủ bầu chọn gần được một năm trước phải lập tức từ chức. Ông ta cự tuyệt.

Quân đội can thiệp và tuyên bố ông tổng thống bị lột chức - một hành động vi hiến. Hiến pháp tạm thời bị mất hiệu lực. Ông tướng không đưa ra thời hạn rõ ràng. Sau cùng thì ông tổng thống và thân tín đồng minh chính trị của ông bị bắt hết.

Điều có thể mang ra tranh cãi rằng các sự kiện ở Ai Cập tốt hay là xấu. Nhiều người ở Ai Cập lại có thể sửa đổi lại ý kiến của bạn nếu tình hình phát triển không sáng sủa như dự tính. Còn điều không thể tranh cãi được, là các sự kiện diễn ra ở Cairo thỏa được điều kiện xếp vào loại gọi là "đảo chánh".

Nếu tiến triển tốt đẹp thì đó là một cuộc "đảo chánh dân chủ"

Chắc chắn rằng nhiều người dân Ai Cập mong mỏi sự can thiệp của quân đội. Trước khi các ông tướng tá can dự tình hình đã bế tắc và nguy hiểm. Hố sâu trong xã hội ngày một lớn, bạo lực của nhà nước đã thấm chặt. Cũng có thể đối với các vị tướng lãnh sẽ tốt hơn là tìm ra một giải pháp khác.

Chuyện này là một cuộc đảo chánh, có sự hỗ trợ của dân chúng, có thể sẽ còn được gọi là "một cuộc đảo chánh dân chủ". Nhưng mà đây là một cuộc lật đổ chính quyền của quân đội.

Phương thức của "đảo chánh dân chủ" được vị luật gia Ozan Varol viết trong bài đăng ở "Harvard International Law Journal". Nếu Ai Cập tiến triển tốt, các sự kiện xảy ra năm 2013 sẽ là kim chỉ nam loại này trong tương lai.

Theo điều kiện của Varol, một cuộc "đảo chánh dân chủ" là một cuộc đảo chánh có sự can thiệp quân đội được dân chúng mong muốn và phản ứng vì áp lực, và buộc một nhân vật quyền lực toàn trị thoái nhiệm. Một chính quyền được dân chủ bầu chọn sẽ đảm nhiệm quyền hành.

Mohammed Mursi và nhóm Anh Em Hồi Giáo không dễ dàng xếp vào loại quyền lực toàn trị như Husni Mubarak. Nhưng những người Hồi giáo này cũng không đặc biệt cư xử có tính cách dân chủ gì, mà còn cố gắng áp đặt chính sách của họ lên dân chúng.

Theo cách nhìn của Varol cuộc nổi dậy năm 2011 cũng là một "đảo chánh dân chủ". Sau cùng thì một thân tín của quân đội đã chống lại một người trong nhóm của họ, Husni Mubarack, khiến cho cuộc nổi dậy thành công và không kết thúc đẫm máu.

Đối thủ của Mursi và Mỹ tránh dùng chữ

Nhiều đối thủ của Mursi ưu tiên dùng cách gọi khác, điều này cũng dễ hiểu. Họ xuống đường hân hoan vui mừng tự hào chiến thắng của họ. Theo góc nhìn của họ đây là "cuộc cách mạng lần thứ hai".

Nhiều đối thủ của Mursi tin rằng khái niệm "đảo chánh" sẽ giảm ý nghĩa hoặc ngay cả là hạ nhục chiến thắng của họ. Cùng với sự tranh đấu từ ngữ và dành trọn ý nghĩa, họ muốn phòng ngừa luôn câu hỏi rằng, chiến thắng của họ có hợp pháp không?

Cũng có thể hiểu được rằng, nền chính trị thế giới sẽ thận trọng xử dụng từ ngữ này. Đối với họ còn lệ thuộc nhiều điều. Ví dụ như câu hỏi về vụ chi trả 1,5 tỉ dollar của Hoa Thịnh Đốn. Mỹ đã chi mỗi năm bao nhiêu đó tiền trợ giúp phát triển cho Ai Cập, đặc biệt là quân đội để bảo đảm sự ổn định của khu vực. Nếu Mỹ gọi sự kiện này là 'đảo chánh', theo luật pháp của họ, họ sẽ phải ngừng viện trợ. Bởi vì chuyện này không nằm trong khuôn khổ Mỹ quan tâm, nên có thể nghĩ rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ khéo léo chọn lựa từ ngữ để có thể tiếp tục đài thọ.

Tuy nhiên những người Ai Cập và các người có tính cách quyết định trên thế giới không nên bịt miệng giới quan sát. Một cuộc đảo chánh là một cuộc đảo chánh và là một cuộc đảo chánh. Chỉ không biết rằng kiểu dân chủ này có giúp Ai Cập tiến bộ hay không mà thôi.


(* dịch từ "Staatsstreich gegen Mursi: Ein Putsch ist ein Putsch" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/aegypten-das-militaer-hat-gegen-mursi-geputscht-a-909680.html))

Triển
07-07-2013, 10:13 AM
Ở đây người Nam Hàn bỏ Kim Chánh Ân mà chạy

Chăn gối, bao bì, cạc-tông: các nhà quản lý Nam Hàn chất đầy xe của họ như thường thấy ở những người Trung Quốc và Ấn Độ. Họ bỏ chạy ra khỏi đặc khu Khai Thành (Kaesong). Nhưng đầy mạo hiểm.

http://www.welt.de/img/motor/crop115697873/6630718150-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-8-.jpg

Những người làm việc cuối cùng trong khu kỹ nghệ chung Khai Thành bỏ đi. 125 nhà quản lý Nam Hàn theo sự sắp xếp của chính quyền Nam Hàn rời bỏ thành phố biên giới và cố gắng mang theo tất cả những gì của công ty họ theo xe hơi thì mang theo. Và còn khoảng 50 nhân viên chức trách về phòng ốc của chính quyền cũng phải về, bộ Thống nhất quốc gia ở Hán Thành thông báo.

Sau khi Bắc Hàn căng thẳng không chấp nhậnlời mời đàm phán, Nam Hàn đã gọi nhân sự của họ vì lý do an ninh từ đặc khu kinh tế trở về. Gần một thập niên nay đã có 120 công ty hợp tác với công nhân Bắc Hàn sản xuất hàng hóa và quần áo ở Khai Thành.

Có đến 53 ngàn công nhân Bắc Hàn và 800 nhân viên Nam Hàn làm việc ở khu kinh tế về phía Bắc ngay sau khu phi quân sự ngăn đôi liên triều. Khai Thành cho người Bắc Hàn công việc và tiền bạc, Nam Hàn trục lợi từ lực lượng công nhân rẻ mạt.

Những căng thẳng sau lần thử nghiệm nguyên tử của Bắc Hàn và những lần tập trận chung giữa Nam Hàn và Mỹ trước biên giới Bắc Hàn khiến Bình Nhưỡng rút hết công nhân của họ hồi đầu tháng tư và từ chối Nam Hàn chuyên chở thực phẩm cũng như nhiên liệu sang Khai Thành. Chuyện phải tiếp theo như thế nào với khu kỹ nghệ được cho là kế hoạch cuối cùng của hợp tác nội bộ liên triều không ai biết.

AP/du

(* dịch từ Hier türmen Südkoreaner vor Kim Jong-un (http://www.welt.de/motor/article115699563/Hier-tuermen-Suedkoreaner-vor-Kim-Jong-un.html) )



---------------


http://www.welt.de/img/motor/crop115697874/9320718359-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-7-.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115697875/8520718359-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-6-.jpg



http://www.welt.de/img/motor/crop115697876/3560718568-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-5-.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115697877/1490713166-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-4-.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115697878/3630713166-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-3-.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115699530/5480713375-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/South-Korea-Koreas-Tension.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115697879/0290713584-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-2-.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115697880/4180713584-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-9-.jpg


http://www.welt.de/img/motor/crop115697881/4450713793-ci3x2l-w580-aoriginal-h386-l0/Workers-Return-Home-As-South-Korean-Government-Decides-To-Withdraw-All-From-10-.jpg



Nam và Bắc Hàn thỏa thuận điều khoản căn bản về Khai Thành (Kaesong)

http://cdn4.spiegel.de/images/image-517857-galleryV9-gynu.jpg

Hán Thành - Nam và Bắc Hàn trên nguyên tắc đã đồng ý mở lại khu hợp tác kỹ nghệ chung Khai Thành. Thứ tư tuần qua đôi bên đã cùng thanh tra đặc khu kinh tế. Các thương gia Nam Hàn được phép đến lấy sản phẩm đã làm xong lẫn nguyên liệu thô ra khỏi vùng.

Các bước tiếp theo sẽ được bàn thảo vào lần gặp gỡ tới hôm 10 tháng 7, trong đó có việc làm sao ngăn chận phong tỏa xảy ra trong tương lai, ông dẫn đầu đoàn thương thuyết của Nam Hàn, Suh Ho cho hay sau cuộc đàm phán việt dã kéo dài 16 giờ đồng hồ. "Chúng tôi có được cảm giác Bắc Hàn đã có thiện chí giải quyết các vấn đề Khai Thành".

Thông tấn xã nhà nước KCNA của Bắc Hàn cũng tường thuật về sự đồng thuận. "Miền Bắc và miền Nam sẽ bảo đảm thương vụ ở Khai Thành tùy theo tiến triển chuẩn bị sẽ được mở lại".

Căn bản thỏa thuận hiện tại đã diễn ra trước cả một tuần dài qua ván bài thương lượng. Nước này đã đóng cửa đặc khu kinh tế hồi tháng tư. Bắc Hàn rút 53 ngàn công nhân và ngăn chận người Nam Hàn nhập cảnh. Các công ty Nam Hàn sản xuất hàng hóa rẻ tiền trong khu kinh tế ở đó. Họ đã tha phiền về sự tổn thất doanh thu và làm áp lực lên chính quyền Nam Hàn. Cuộc thương thảo đầu tiên cách đây một tháng đã thất bại do tranh cãi kịch liệt về lịch trình nghị sự. Đối với một quốc gia nghèo nàn Bắc Hàn, Khai Thành là nguồn ngoại kệ đáng kể.

mik/Reuters

(* dịch từ "Süd- und Nordkorea erzielen Grundsatzeinigung über Kaesong" (http://www.spiegel.de/wirtschaft/soziales/sued-und-nordkorea-erzielen-erste-einigung-ueber-kaesong-a-909855.html))

Triển
08-12-2013, 08:48 AM
Chạy đua vũ trang ở Á Châu:
Ấn Độ ăn mừng chiếc Hàng không mẫu hạm đầu tiên tự chế

http://cdn1.spiegel.de/images/image-531138-breitwandaufmacher-rdkb.jpg


Tân Dehli - mũi tàu được trang hoàng cờ xí rực rỡ, vị phu nhân của bộ trưởng bộ quốc phòng trong trang phục lộng lẫy được kéo cái cần quan trọng khai trương. Hải quân Ấn Độ đã hết sức cố gắng sáng thứ hai hôm nay cho xuất xưởng chiếc "Vikrant". Thật ra việc khai trương chiếc tàu là một bước tiến quan trọng của quân đội của quốc gia. Ấn Độ bây giờ đã sở hữu một chiếc Hàng không mẫu hạm đầu tiên tự đóng trong lịch sử nước họ.

Và như thế Ấn Độ đã tham gia vào Club ngoại hạng. Sau thế chiến cho đến nay chỉ có Mỹ, Anh, Pháp và Nga thành công với hải quân của mình chế những chiếc tàu như vậy. Vừa qua Nhật cũng khai trương một chiếc tàu chiến vĩ đại. Không rõ rằng máy bay phản lực có thể đậu trên chiếc "Izumo" hay không.

Bộ trưởng bộ quốc phòng Ấn Độ Arackaparambil Anthony phát biểu trong buổi lễ ở cảng đóng tàu phía Tây Ấn Độ Kochi về một "bước tiến đáng kể". Thực ra chỉ là một "bước đầu, nhưng là một bước đầu quan trọng". Phó thống đốc Robin Dhowan gọi việc hạ thủy chiếc tàu là sự "thăng hoa" lớn nhất của chương trình hải quân.

Các số liệu của chiếc tàu vĩ đại: dài 260 thước, rộng 60 thước, vận tốc 28 hải lý và trị giá tối thiểu 2 tỉ dollar Mỹ. Phí tổn chính xác chưa được công bố.

Đối với hải quân Ấn Độ chiếc "Vikrant" sẽ là chiến hạm đô đốc và gửi đi một tín hiệu sang nước láng giềng mạn Đông Bắc. Chuyên gia quốc phòng Rahul Bedi của tờ "Times of India" cho biết, "chiếc tàu này sẽ được điều đến Ấn Độ Dương, nơi đang tập trung các quan tâm về kinh tế của thế giới. Trong khi tăng cường vũ trang Tân Dehli rõ ràng đã để mắt đến Trung Quốc".

Đã từ lâu các quốc gia quyền lực kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đang lên đã có cuộc chạy đua trong lãnh vực quân sự. Lực lượng quân sự Bắc Kinh được biết có tiến bộ, nhà cầm quyền đã bơm các khoản tiền khổng lồ cho quân đội, tuy nhiên Trung Quốc chưa có được trong kho vũ khí của họ một chiếc Hàng không mẫu hạm tự chế tạo.

Dẹp "hàng phế thải", tiến tới tự chế tạo

Cho đến nay hai quốc gia này vẫn còn giới hạn bởi các tàu cũ của Liên Xô "mắc cạn". Chiếc tàu "Liaoning" dài 300 thước đã được thử nghiệm, nhưng được vốn dĩ thuộc Ukraine. Còn bên Ấn Độ thì có chiếc INS "Viraat" ngang dọc đại dương. Chiến hạm này được hải quân Anh chế tạo từ năm 1953, và chạy dưới lá cờ Ấn Độ từ năm 1987, không bao lâu nữa sẽ được thay thế bởi chiếc "Vikrant". Trong năm nay sẽ có thêm chiếc hàng không mẫu hạm "Vikramaditya", chiến hạm này cũng từ kho đóng tàu của Nga.

Với chiếc chiến hạm mới "Vikrant", Ấn Độ bớt lệ thuộc một ít vào vũ khí mua của Nga, mặc dù phụ tùng của vũ khí, thiết bị cũng như phi cơ vẫn tiếp tục phải nhập cảng. Trong số đó sẽ có các chiếc phản lực MiG khởi cánh từ chiến hạm "Vikrant".

Cho đến khi chiếc tàu mới có thể hoàn thành hạ thủy sẽ còn cần ít thời gian, sớm nhất là năm 2018 theo kế hoạch dự tính, chiếc tàu sẽ ra khơi nhận nhiệm vụ đầu tiên. Tuy nhiên hạn định này cũng chưa hẳn không bị dời. Việc đóng chiếc tàu vĩ đại này gần đây cứ gặp nhiều trở ngại.

Tai nạn, trở ngại kỹ thuật và các lần trì hoãn

Dù việc hạ thủy thử nghiệm sáng thứ hai hôm nay được ăn mừng lộng lẫy, nhưng thực ra chiếc tàu đã ra đời muộn hai năm như dự tính. Hàng loạt các vấn đề đã khiến làm xáo trộn lịch trình. Loại thép đặc biệt từ Nga được chuyển giao chậm trễ. Rồi cả hai động cơ (mỗi bên nặng 90 tấn) không hoàn thành kịp lúc. Sau cùng cả chiếc xe vận tãi chở máy phát điện cho chiếc tàu cũng bị tai nạn. Một cái máy phát điện sau khi bị va chạm mạnh phải được tốn công sửa chữa lại.

Sau khi hạ thủy thử nghiệm sáng thứ hai hôm nay, chiếc chiến hạm được giữ trong ụ, tiếp theo sẽ ráp phần trần tàu. Thử nghiệm thật trên biển được dự tính trong chương trình vào năm 2016.


jok


(* dịch từ "Wettrüsten in Asien: Indien feiert ersten Flugzeugträger Marke Eigenbau" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/stapellauf-der-vikrant-indien-feiert-flugzeugtraeger-marke-eigenbau-a-916064.html))

Triển
08-14-2013, 10:34 AM
12-Year Old Explains Egyptian Revolution in Under 3 Minutes


http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=y4umifTLSII

Triển
08-23-2013, 08:07 AM
G8 và Nga muốn thành lập chính phủ tạm thời ở Syria

Nga và những đối tác G8 đã thống nhất tuyên bố chung về cuộc nội chiến ở Syria. Một chính phủ tạm thời có khả năng thương thuyết phải được nhanh chóng thành lập.

Đó là tuyên bố của các vị đại biểu trong kỳ họp thượng đỉnh G8 sáng thứ ba hôm nay ở Lough Erne thuộc Enniskillen Bắc Ái Nhĩ Lan. Vai trò tương lai cũng như tương lai chính trị của tổng thống Syria al-Baschar được bỏ ngõ theo tuyên bố chung của G8. Chính phủ tạm thời sẽ ra sao và việc từ chức của Assad có phải là điều kiện cho giải pháp chính trị tạm thời hay không trước tiên chưa rõ ràng.

Các nguyên thủ quốc gia và chủ tịch nước đã tranh cãi mạnh mẽ về giải pháp chung. Ban đầu tổng thống Nga Wladimir Putin còn bị cô lập. Như các nhà ngoại giao cho hay, sau cùng ông ta cũng gật đầu đồng ý lời tuyên bố.

Ngoài Iran, Nga là đồng minh thân cận nhất của Assad và trang bị vũ khí cho chính quyền này. Mỹ, Anh và Pháp đã tuyên bố có bằng chứng về việc áp dụng khí độc chống lại phiến quân. Vì vậy cả ba nước đồng tuyên bố sẽ trang bị vũ khí cho phiến quân.

Nga và Mỹ muốn nhanh chóng làm một hội nghị về Syria thứ hai ở Genève trong tháng 7.

(* dịch lại từ "G8 und Russland wollen Übergangsregierung in Syrien" (http://www.focus.de/politik/ausland/krise-in-der-arabischen-welt/syrien/einigung-beim-gipfel-in-nordirland-g8-und-russland-wollen-uebergangsregierung-in-syrien_aid_1018584.html))







Do Thái cáo buộc phương Tây thất bại ở Syria


Hàng trăm người dân Syria đã tử vong do khí độc. Pháp đe dọa sẽ xử dụng "vũ lực" nếu nghi vấn do Assad làm được xác định. Do Thái chỉ trích gay gắt phương Tây.


Alfred Hackensberger


http://img.welt.de/img/ausland/origs119295925/5089729441-w900-h600/Children-affected-by-what-activists-say-was-a-gas-attack-breathe-through-oxyge.jpg


"Cháu còn sống, cháu còn sống", Yuma gào thét trong trạng thái bị sốc và không còn tự chủ được nữa. Đứa bé gái mở to mắt năn nỉ người bác sĩ, "cứu cháu với bác sĩ ơi". Vị y sĩ chỉ còn cách trấn an đứa trẻ. Chung quanh nơi đây sự sống của những người khác đang được cầm cự trong tuyệt vọng. Cảnh tượng bế tắc trong video từ Syria đang gây sốc cộng đồng thế giới.

Cuộc tấn công của quân lính nhà cầm quyền Syria bằng vũ khí hóa học ờ phía Đông thành phố Damaskus đã khiến hàng trăm người tử vong. Salim Idris, lãnh tụ của Lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA) thành lập chống nhà cầm quyền tổng thống Baschar al-Assad từ năm 2011, quả quyết "có hơn 1600 người đã tử vong".

Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (Sohr) ngược lại cho hay, đã có 170 tử thi có tên tuổi nhận diện được. Tin tức chính xác cho đến nay không thể xác định được. Ở khu chiến Al-Ghutha cuộc tấn công của quân đội Syria chống phiến quân vẫn tiếp diễn không giảm mức độ.


Ngoại trưởng Anh bị sốc


Ngoại trưởng Anh William Hague tỏ ra bị sốc và nói " về sự leo thang của việc xử dụng vũ khí hóa học ở Syria". Chỉ nội trong năm nay đã đếm được tổng cộng năm trường hợp có xử dụng vũ khí hóa học.

Đợi mãi cho đến cuộc đàm phán lâu lắc xảy ra hồi tháng tám với nhà cầm quyền Syria mới có một nhóm thanh tra của Liên hiệp quốc được nhập cảnh Syria. Họ sẽ khám nghiệm các trường hợp tử vong ở Khan al-Assal hồi tháng 3, gồm 32 tử vong đa số là lính của chính quyền. Ngoài ra sẽ giám định thêm hai nơi khác vì lý do an ninh được giữ bí mật.

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đang thảo luận tại buổi họp khẩn cấp về những biến cố mới nhất ở Syria và sau cùng yêu cầu phải làm một cuộc "giám định độc lập ngay lập tức". Người ta chẳng chờ đợi được gì hơn từ buổi họp của Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc sau cánh cửa này. Nga và Trung quốc đã ngăn cản mọi quyết định gây áp lực cho tổng thống Assad từ đầu cuộc chiến tranh nội chiến.


Phương Tây lệ thuộc vào Syria


Cả hai nước này có quyền phủ quyết và ủng hộ nhà cầm quyền ở Damaskus. Liệu nhóm thanh tra 20 người theo như ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle yêu cầu, có được "ra vào tự do" vùng giám định hay không, lệ thuộc vào nhà cầm quyền Syria.

Thông tấn xã nhà nước Sana của Syria gọi bảng tường trình về những cuộc tấn công vũ khí hóa học mới đây là "từ trên trời rơi xuống". Họ chỉ có mục đích "đánh lạc hướng nhiệm vụ của Hội đồng Liên hiệp quốc mà thôi".

Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đây từng mô tả việc xử dụng vũ khí hóa học là vượt "lằn ranh đỏ" đã tỏ ra vô cùng lo lắng. Không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có một cuộc can thiệp quân sự. Ngược lại ngoại trưởng Pháp đã đưa ra viễn cảnh, "nếu nghi vấn xử dụng vũ khí hóa học được xác định, sẽ phải có phản ứng bằng vũ lực", ông Laurent Fabius cho hay trong một lần phỏng vấn truyền hình.

Do Thái cáo buộc cộng đồng thế giới rằng chỉ nói miệng và lên án mà chẳng làm gì sẽ không ngăn cản được Assad thảm sát chính dân chúng của ông ta.




(* dịch từ "Israel wirft dem Westen Versagen in Syrien vor" (http://www.welt.de/politik/ausland/article119293465/Israel-wirft-dem-Westen-Versagen-in-Syrien-vor.html))

Triển
08-26-2013, 10:24 PM
Do Thái cáo buộc phương Tây thất bại ở Syria


Hàng trăm người dân Syria đã tử vong do khí độc. Pháp đe dọa sẽ xử dụng "vũ lực" nếu nghi vấn do Assad làm được xác định. Do Thái chỉ trích gay gắt phương Tây.


Alfred Hackensberger


http://img.welt.de/img/ausland/origs119295925/5089729441-w900-h600/Children-affected-by-what-activists-say-was-a-gas-attack-breathe-through-oxyge.jpg


"Cháu còn sống, cháu còn sống", Yuma gào thét trong trạng thái bị sốc và không còn tự chủ được nữa. Đứa bé gái mở to mắt năn nỉ người bác sĩ, "cứu cháu với bác sĩ ơi". Vị y sĩ chỉ còn cách trấn an đứa trẻ. Chung quanh nơi đây sự sống của những người khác đang được cầm cự trong tuyệt vọng. Cảnh tượng bế tắc trong video từ Syria đang gây sốc cộng đồng thế giới.

Cuộc tấn công của quân lính nhà cầm quyền Syria bằng vũ khí hóa học ờ phía Đông thành phố Damaskus đã khiến hàng trăm người tử vong. Salim Idris, lãnh tụ của Lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA) thành lập chống nhà cầm quyền tổng thống Baschar al-Assad từ năm 2011, quả quyết "có hơn 1600 người đã tử vong".

Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (Sohr) ngược lại cho hay, đã có 170 tử thi có tên tuổi nhận diện được. Tin tức chính xác cho đến nay không thể xác định được. Ở khu chiến Al-Ghutha cuộc tấn công của quân đội Syria chống phiến quân vẫn tiếp diễn không giảm mức độ.


Ngoại trưởng Anh bị sốc


Ngoại trưởng Anh William Hague tỏ ra bị sốc và nói " về sự leo thang của việc xử dụng vũ khí hóa học ở Syria". Chỉ nội trong năm nay đã đếm được tổng cộng năm trường hợp có xử dụng vũ khí hóa học.

Đợi mãi cho đến cuộc đàm phán lâu lắc xảy ra hồi tháng tám với nhà cầm quyền Syria mới có một nhóm thanh tra của Liên hiệp quốc được nhập cảnh Syria. Họ sẽ khám nghiệm các trường hợp tử vong ở Khan al-Assal hồi tháng 3, gồm 32 tử vong đa số là lính của chính quyền. Ngoài ra sẽ giám định thêm hai nơi khác vì lý do an ninh được giữ bí mật.

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đang thảo luận tại buổi họp khẩn cấp về những biến cố mới nhất ở Syria và sau cùng yêu cầu phải làm một cuộc "giám định độc lập ngay lập tức". Người ta chẳng chờ đợi được gì hơn từ buổi họp của Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc sau cánh cửa này. Nga và Trung quốc đã ngăn cản mọi quyết định gây áp lực cho tổng thống Assad từ đầu cuộc chiến tranh nội chiến.


Phương Tây lệ thuộc vào Syria


Cả hai nước này có quyền phủ quyết và ủng hộ nhà cầm quyền ở Damaskus. Liệu nhóm thanh tra 20 người theo như ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle yêu cầu, có được "ra vào tự do" vùng giám định hay không, lệ thuộc vào nhà cầm quyền Syria.

Thông tấn xã nhà nước Sana của Syria gọi bảng tường trình về những cuộc tấn công vũ khí hóa học mới đây là "từ trên trời rơi xuống". Họ chỉ có mục đích "đánh lạc hướng nhiệm vụ của Hội đồng Liên hiệp quốc mà thôi".

Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đây từng mô tả việc xử dụng vũ khí hóa học là vượt "lằn ranh đỏ" đã tỏ ra vô cùng lo lắng. Không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có một cuộc can thiệp quân sự. Ngược lại ngoại trưởng Pháp đã đưa ra viễn cảnh, "nếu nghi vấn xử dụng vũ khí hóa học được xác định, sẽ phải có phản ứng bằng vũ lực", ông Laurent Fabius cho hay trong một lần phỏng vấn truyền hình.

Do Thái cáo buộc cộng đồng thế giới rằng chỉ nói miệng và lên án mà chẳng làm gì sẽ không ngăn cản được Assad thảm sát chính dân chúng của ông ta.




(* dịch từ "Israel wirft dem Westen Versagen in Syrien vor" (http://www.welt.de/politik/ausland/article119293465/Israel-wirft-dem-Westen-Versagen-in-Syrien-vor.html))









Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Mỹ đã đồng ý có vụ xử dụng khí độc ở Syria

http://cdn1.spiegel.de/images/image-536858-breitwandaufmacher-nrwg.jpg


Hoa Thịnh Đốn - Mỹ đã đồng ý việc xử dụng khí độc ở Syria. Ngoại trưởng John Kerry đã cho hay từ Hoa Thịnh Đốn. Kerry nói, tin tức này "không thể bàn cãi nữa".

"Những gì xảy ra ở Syria tuần vừa qua đã đánh động lương tâm thế giới. Chuyện này đã đánh đổ mọi giá trị đạo đức", Kerry cho biết. Ông cho hay quân lính của nhà cầm quyền Syria sở hữu một kho vũ khí hóa học. Ông tuyên bố sẽ có phản ứng của tổng thống Obama: những người can dự sẽ phải nhận lãnh trách nhiệm của mình.

Kerry nói nhà cầm quyền Baschar al-Assad đã cố gắng tẩy xóa vết tích của vụ xử dụng vũ khí hóa học một cách có hệ thống. Đã có bằng chứng bị phá hủy và nhiều cuộc tấn công vào khu bị nạn vẫn tiếp diễn. Ngoài ra họ đã ngăn cản các thanh tra Liên hiệp quốc trong năm ngày liền không vào được vùng bị nhiễm độc. Kerry cho hay, "hành động này không phải là cách cư xử của một chính quyền không có gì để giấu giếm".


Ông ngoại trưởng tuy không nói thẳng rằng nhà cầm quyền Syria đứng sau vụ áp dụng vũ khí hóa học. Nhưng ông cho biết rõ rằng chính phủ Mỹ đã đồng ý có việc xử dụng vũ khí hóa học. Ông tuyên bố rằng chính quyền Obama đã có "thêm tin tức về cuộc tấn công" mà họ sẽ công bố trong những ngày sắp tới. Một phát ngôn viên nhấn mạnh rằng Tòa Bạch Ốc không có một lịch trình chính thức cho việc quyết định phản ứng của họ chống lại Syria.

Thanh tra Liên hiệp quốc thu thập vật chứng

Nhà cầm quyền ở Damaskus bác bỏ việc xử dụng vũ khí hóa học, thay vào đó đã buộc tội phiến quân đã áp dụng khí độc. Theo tổ chức Bác Sĩ Không Biên Giới có 3600 người có triệu chứng bị ngộ độc thần kinh được chẩn đoán trong các bệnh viện của họ điều trị. Đã có 355 người trong số này bị tử vong. Phe đối lập ở Syria thì nói là đã có 1300 người chết.


Loạt bài tường trình đã gây phẫn nộ thế giới và xác suất sẽ có một cuộc tấn công quân sự của phương Tây ngày càng cao hơn. Mỹ đang chuẩn bị tham chiến nhưng chưa chính thức quyết định. Obama đã mô tả việc xử dụng vũ khí hóa học là vượt "lằn ranh đỏ" trong quá khứ.

Nhóm chuyên gia về vũ khí hóa học của Liên hiệp quốc là những người giám định các cáo buộc xử dụng khí độc, đã bị tấn công bắn tẻ ngay trong ngày thanh tra đầu tiên. Phái đoàn bị nã đạn trong lúc xe họ từ vùng kiểm soát của phe nhà cầm quyền muốn di chuyển sang vùng phiến quân chiếm đóng. Một phát ngôn viên của Liên hiệp quốc cho hay, họ nhiều lần bị cố tình bắn. Một chiếc xe hơi sau vụ này đã không còn xử dụng được nữa.
Sau đó các thanh tra vẫn vào được khu bị nạn Muadamija. Họ đã hỏi chuyện những người sống sót và bác sĩ và cũng lấy vài mẫu làm chứng, tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon cho hay. Ông ta nói, bây giờ cần một ít thời gian cho việc giám định đầu tiên.


fab/dpa/Reuters


(* dịch từ "Außenminister John Kerry: USA sind von Giftgas-Einsatz in Syrien überzeugt" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/syrien-kerry-ist-ueberzeugt-von-giftgas-einsatz-a-918748.html))

Triển
08-27-2013, 04:37 AM
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Mỹ đã đồng ý có vụ xử dụng khí độc ở Syria

http://cdn1.spiegel.de/images/image-536858-breitwandaufmacher-nrwg.jpg


Hoa Thịnh Đốn - Mỹ đã đồng ý việc xử dụng khí độc ở Syria. Ngoại trưởng John Kerry đã cho hay từ Hoa Thịnh Đốn. Kerry nói, tin tức này "không thể bàn cãi nữa".

"Những gì xảy ra ở Syria tuần vừa qua đã đánh động lương tâm thế giới. Chuyện này đã đánh đổ mọi giá trị đạo đức", Kerry cho biết. Ông cho hay quân lính của nhà cầm quyền Syria sở hữu một kho vũ khí hóa học. Ông tuyên bố sẽ có phản ứng của tổng thống Obama: những người can dự sẽ phải nhận lãnh trách nhiệm của mình.

Kerry nói nhà cầm quyền Baschar al-Assad đã cố gắng tẩy xóa vết tích của vụ xử dụng vũ khí hóa học một cách có hệ thống. Đã có bằng chứng bị phá hủy và nhiều cuộc tấn công vào khu bị nạn vẫn tiếp diễn. Ngoài ra họ đã ngăn cản các thanh tra Liên hiệp quốc trong năm ngày liền không vào được vùng bị nhiễm độc. Kerry cho hay, "hành động này không phải là cách cư xử của một chính quyền không có gì để giấu giếm".


Ông ngoại trưởng tuy không nói thẳng rằng nhà cầm quyền Syria đứng sau vụ áp dụng vũ khí hóa học. Nhưng ông cho biết rõ rằng chính phủ Mỹ đã đồng ý có việc xử dụng vũ khí hóa học. Ông tuyên bố rằng chính quyền Obama đã có "thêm tin tức về cuộc tấn công" mà họ sẽ công bố trong những ngày sắp tới. Một phát ngôn viên nhấn mạnh rằng Tòa Bạch Ốc không có một lịch trình chính thức cho việc quyết định phản ứng của họ chống lại Syria.

Thanh tra Liên hiệp quốc thu thập vật chứng

Nhà cầm quyền ở Damaskus bác bỏ việc xử dụng vũ khí hóa học, thay vào đó đã buộc tội phiến quân đã áp dụng khí độc. Theo tổ chức Bác Sĩ Không Biên Giới có 3600 người có triệu chứng bị ngộ độc thần kinh được chẩn đoán trong các bệnh viện của họ điều trị. Đã có 355 người trong số này bị tử vong. Phe đối lập ở Syria thì nói là đã có 1300 người chết.


Loạt bài tường trình đã gây phẫn nộ thế giới và xác suất sẽ có một cuộc tấn công quân sự của phương Tây ngày càng cao hơn. Mỹ đang chuẩn bị tham chiến nhưng chưa chính thức quyết định. Obama đã mô tả việc xử dụng vũ khí hóa học là vượt "lằn ranh đỏ" trong quá khứ.

Nhóm chuyên gia về vũ khí hóa học của Liên hiệp quốc là những người giám định các cáo buộc xử dụng khí độc, đã bị tấn công bắn tẻ ngay trong ngày thanh tra đầu tiên. Phái đoàn bị nã đạn trong lúc xe họ từ vùng kiểm soát của phe nhà cầm quyền muốn di chuyển sang vùng phiến quân chiếm đóng. Một phát ngôn viên của Liên hiệp quốc cho hay, họ nhiều lần bị cố tình bắn. Một chiếc xe hơi sau vụ này đã không còn xử dụng được nữa.
Sau đó các thanh tra vẫn vào được khu bị nạn Muadamija. Họ đã hỏi chuyện những người sống sót và bác sĩ và cũng lấy vài mẫu làm chứng, tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon cho hay. Ông ta nói, bây giờ cần một ít thời gian cho việc giám định đầu tiên.


fab/dpa/Reuters


(* dịch từ "Außenminister John Kerry: USA sind von Giftgas-Einsatz in Syrien überzeugt" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/syrien-kerry-ist-ueberzeugt-von-giftgas-einsatz-a-918748.html))









Phản ứng trước vụ tấn công khí độc: Anh chuẩn bị tham chiến đánh Syria

http://cdn3.spiegel.de/images/image-536956-breitwandaufmacher-gcfo.jpg

Luân Đôn - Sau Mỹ, Anh cũng phản ứng trước vụ xử dụng khí độc trong chiến tranh nội chiến ở Syria. Quân lực Anh đang chuẩn bị kế hoạch khẩn cấp để tham chiến, một phát ngôn viên chính phủ cho biết. Đây là câu trả lời cho việc áp dụng vũ khí hóa học của nhà cầm quyền Assad.

Thủ tướng Anh David Cameron sẽ làm cử tọa cho cuộc họp xảy ra thứ tư ngày mai ở hội đồng an ninh quốc gia tại Luân Đôn. Phía quân đội cũng sẽ tham dự cuộc họp. Người ta chờ đợi phía chính phủ Anh ở Luân Đôn cũng sẽ triệu tập quốc hội phải thu xếp nghỉ phép về sớm tham dự. Việc này sẽ được tiến hành trong ngày hôm nay, phát ngôn viên của Cameron cho hay.

Anh cáo buộc nhà cầm quyền độc tài của Syria Baschar al-Assad phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công dân chúng bằng khí độc ở ngoại thành Damaskus. Phiến quân thuật lại có đến 1300 người tử vong. Ngoại trưởng Anh William Hague và thủ tướng Anh Cameron đã lặp lại lần nữa rằng không còn ngờ vực nào nữa về chuyện nhà cầm quyền Assad phải nhận lấy hậu quả. Hague cũng cho hay rằng không nhất thiết có sự đồng thuận trong Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc về việc dùng biện pháp quân sự.

Chủ sự nội các Cameron lên án các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học sáng thứ ba hôm nay trước phóng viên là "tuyệt đối kinh tởm". Họ đã buộc cộng đồng chung thế giới cùng với Anh quốc phải "phản ứng thích hợp". Cameron cho biết, "mỗi quyết định được xem xét nghiêm túc trong khuôn khổ làm việc thế giới".

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tuyên bố rõ ràng chiều thứ hai hôm qua rằng Hoa Thịnh Đốn không còn nghi ngờ gì về việc nhà cầm quyền Assad đã xử dụng vũ khí hóa học chống dân chúng. Nhưng vẫn còn chưa rõ chính phủ Mỹ muốn phản ứng thế nào. Tổng thống Barack Obama dự tính một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn nhắm vào mục tiêu căn cứ quân sự quân đội Syria theo tường trình của tờ "Washington Post".

Trung Quốc, Nga và Iran cảnh cáo trước một cuộc tham chiến bằng quân sự sáng thứ ba hôm nay. Nhà cầm quyền ở Damaskus bác bỏ không hề xử dụng vũ khí hóa học đồng thời buộc tội phiến quân đã dùng khí độc. Theo tổ chức Bác Sĩ Không Biên Giới đã có 3 bệnh viện trong 4 bệnh viện của họ đang chẩn trị 3600 bệnh nhân có triệu chứng ngộ độc bởi khí độc thần kinh. Trong số họ có 355 người đã tử vong. Phe đối lập ở Syria cho biết có đến 1300 người chết.


heb/dpa/Reuters/AFP



(* dịch lại từ "Reaktion auf Giftgasattacke: Großbritannien bereitet Militärschlag gegen Syrien vor" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/syrien-grossbritannien-bereitet-militaerschlag-vor-a-918818.html))

Triển
08-27-2013, 10:26 AM
Ngưng hoạt động và nền kinh tế chui:
Chiến tranh hủy hoại kinh tế Syria như thế nào


Ulrike Putz từ Beirut


http://cdn2.spiegel.de/images/image-531275-galleryV9-fljm.jpg


Thực phẩm khan hiếm, tiền tệ tuột giá, cả hệ thống có hiểm họa ngưng hoạt động. Nền kinh tế Syria bị ảnh hưởng ngày một nhiều bởi chiến tranh. Một sự chấm dứt sự chống chọi kinh tế xuống dốc ngày càng xa.

Một thương gia, chúng ta gọi đại là Wissam, làm việc trong lãnh vực mà đáng lý phải hốt bạc. Wissam, người không muốn công khai tên tuổi, chuyên môn cung cấp thiết bị cho bệnh viện. Băng cứu thương, các bộ tiêm dùng một lần, thuốc khử trùng, là những sản phầm đáng buồn là đang rất cần trong các bệnh viện, giữa cuộc chiến tranh nội chiến ngày một khốc liệt. Tuy nhiên Wissam lại gần như không có cơ hội bán sản phẩm của mình.

Người đàn ông trung niên cho biết, "Hơn 50 phần trăm hạ tầng cơ sở của hệ thống y tế ở Syria đã bị hủy hoại". Chỉ còn lại ít hơn 30 bệnh viện hoạt động trong số 75 bệnh viện công. Ở vùng tranh chấp dữ dội Homs chỉ còn 20 bệnh viện mở cửa. Bệnh viện Al-Kindi ở Alepo, nơi từng có 600 giường bệnh là một trong những bệnh viện lớn nhất và hiện đại nhất Syria, chỉ còn là một đống gạch vụn.

Wissam thẳng thắn cho biết rằng sự hủy hoại bệnh viện hiện tại đang xảy ra, rằng những bệnh nhân và người bị thương Syria gần như không còn được sự giúp đỡ nào của bác sĩ, rằng cuộc sống sinh hoạt "đang chết dần mòn".

Trong lúc thế giới đang thảo luận phải phản ứng với vụ xử dụng khí độc ở Syria ra sao, trong khi Mỹ đang chuẩn bị điều tàu chiến về trước bờ biển Syria, thì cuộc chiến tranh nội chiến trong hai năm nay ở Syria không chỉ gây cảnh điêu linh nhân loại, mà còn làm tê liệt nền kinh tế nước này. Mặc dù tình trạng kinh tế cũng có thể ngược lại quyết định lối thoát cho cuộc chiến tranh nội chiến.

Các con số và dữ kiện về vấn đề chiến sự vì vậy trở thành bí mật của nhà nước. Tuy nhiên cũng có dấu hiệu chứng tỏ rằng tình trạng đang rất xấu. Các dấu hiệu hoàn toàn trùng hợp với sự mô tả tan thương của Wissam ở lĩnh vực y tế.

Chiến tranh có nghĩa là đình chỉ

Giới chuyên gia ước lượng rằng trung tâm kinh tế Alepo cho đến nay đã có 75 phần trăm các hãng xưởng đình chỉ sản xuất. Vài hãng xưởng bị súng đạn hủy hoại, các hãng cưởng khác bị phóng hỏa thiêu rụi; có hãng xưởng thì phiến quân dùng làm căn cứ. Và một phần lớn các nơi sản xuất mất liên lạc do tình trạng an ninh bất ổn.

Sự vận chuyển khó khăn cũng ảnh hưởng nặng nề nền nông nghiệp Syria. Nông dân không thể ra đồng và bán sản phẩm của họ. Thực phẩm trở nên khan hiếm và ngày một đắt đỏ hơn. Dân chúng chịu khổ. Phẫn nộ và tuyệt vọng gia tăng. Nhà cầm quyền ở Damaskus cố gắng chống chọi bằng cách nhập cảng ngũ cốc, gạo và đường muối.

Sự phong tỏa kinh tế của Cộng đồng chung châu Âu cũng ảnh hưởng Syria nặng nề. 95 phần trăm chất đốt lúc trước được bán sang châu Âu giờ không có nhu cầu nữa. Chỉ còn một vài quốc gia mua dầu thô của Damaskus (có phần mua lậu) với giá rẻ mạt.

Đồng Bảng của Syria đã tuột giá một phần ba mặc dù các nước như Iran, Trung Quốc và Nga phụ giúp vụ tiền tệ theo lời kể của thứ trưởng kinh tế Kadri Jamil.

Tất cả những điều này gây tổn thất tình trạng kinh tế mặc dù chẳng ai biết thật sự nền kinh tế Syria xấu đến mức độ nào. Tổng sản lượng mùa trước rút lại bao nhiêu, hai phần trăm hay là mười phần trăm, về chuyện này các phỏng đoán khác nhau có nhiều sai biệt.

Nhà cầm quyền tiết kiệm tài chánh

Theo thông tấn xã Reuters, nhà cầm quyền Syria đã có sự chuẩn bị lo đường các trương mục hiện ở nước ngoài cho trường hợp bị đóng băng theo tiến trình bị phong tỏa kinh tế. Đây có thể là một dấu hiệu của sự tuyệt vọng.

Trước chiến tranh nội chiến quỹ tiền tệ thế giới ước lượng Syria có khoảng 13,5 tỉ ngoại tệ euro dự trữ. Liệu số tiền thật sự cạn kiệt chưa không ai biết. Vì có tin đồn nhà cầm quyền ngoài số tiền dự trữ chính thức còn có tiền dự trữ khác ở con số nhiều tỉ. Theo ông Kamil, Teheran sẽ cho nhà cầm quyền Syria vay vô hạn định thực phẩm và khí đốt. (???)

Ngoài ra nhà cầm quyền Syria cũng có phần tiết kiệm chi tiêu. Chính quyền Assad hiện tại phải chi cho khoảng hai triệu công chức. Lương của họ hiện đang bị cắt giảm. Bởi vì theo truyền thống, dầu khí được tính bằng ngoại tệ dollar; do đồng bảng của Syria bị tuột giá, chính quyền chỉ bán ra ít dầu để cân bằng chi thu như trước.

Nhà nước cũng phải tiết kiệm những khoản chi trợ cấp bình thường: trước chiến tranh Damaskus trích khoảng sáu tỉ euro ngân sách mỗi năm cho trang trải quốc gia. Bây giờ phải cắt giảm bớt. Bởi vì các vùng do phiến quân kiểm soát hoặc là những vùng không đến được, hoàn toàn không có hàng hóa trợ cấp như khí đốt để nấu ăn, nhiên liệu hoặc là điện lực.

Giới thương gia Syria không tin rằng sự phong tỏa kinh tế sẽ chấm dứt chiến tranh nhanh chóng hơn. Wissam nói, "Sự cấm vận đã hủy hoại đời sống kinh tế 13 năm dài. Saddam Hussein vẫn nắm giữ quyền lực, còn ở đây chúng tôi thì còn chưa đi được phân nửa cuộc chiến nữa là".

Nhóm trục lợi trên sự chết dần này thông thường là giới làm ăn bất hợp pháp. Trong các vùng phiến quân kiểm soát xuất hiện một nền kinh tế chui. Wissam nói, "Công chức chính phủ nhận hối lộ để họ bảo vệ một quận lỵ hay một làng nào đó sống còn". Mạng lưới buôn lậu giàu sụ nhờ buôn bán thực phẩm, vũ khí và nhiên liệu.



(* dịch từ "Stillstand und Schattenökonomie: Wie der Krieg Syriens Wirtschaft zerstört" (http://www.spiegel.de/wirtschaft/syrien-krieg-und-sanktionen-schaden-der-wirtschaft-a-916087.html))

Triển
09-05-2013, 11:04 AM
Đe dọa trước trận đánh quân sự của Mỹ:
Cuộc tấn công bằng lời dối trá của Assad


Raniah Salloum




http://cdn1.spiegel.de/images/image-540864-breitwandaufmacher-dxym.jpg


Nhà cầm quyền ở Syria đang hoảng hốt. Họ lo sợ trước một trận đánh quân sự nặng nề của Mỹ. Tổng thống Assad và các đại sứ giỏi nhất của ông ta đang tranh đấu ở mặt trận tuyền thông - Họ muốn thuyết phục thế giới có thể nào hủy bỏ cuộc chiến.


Sơ lược dữ kiện:



Nghị viện Hoa Kỳ còn phải chấp thuận trận đánh Syria bằng quân sự. Quyết định cuối cùng sẽ xảy ra vào ngày 9 tháng 9. Hội đồng đối ngoại của thượng nghị viện đã chấp thuận.



Tổng thống Pháp François Hollande ủng hộ đánh bằng quân sự, nguyên thủ Nga Vladimir Putin phản đối trận đánh này. Mạc Tư Khoa cáo buộc bên phiến quân Syria đã xử dụng vũ khí hóa học hồi tháng 3.



Gần như mỗi ngày tổng thống Mỹ Barack Obama và chính phủ của ông giải thích cho thế giới quan niệm của họ về tình trạng hiện nay. Hoa Thịnh Đốn cần sự hỗ trợ việc xử dụng vũ lực đánh nhà cầm quyền Syria.

Về phía Damascus cũng vọng động. Trong sự cố gắng vận động chưa từng có, nhà cầm quyền Syria đã gửi các đại sứ quốc tế giỏi nhất của họ ra mặt trận truyền thông. Họ có nhiệm vụ phải gieo ngờ vực về sự việc và cố gắng ngăn chận cuộc chiến.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố muốn thả bom các căn cứ quân sự của nhà cầm quyền Syria. Làm như vậy để dằn mặt Damascus không áp dụng vũ khí hóa học giết dân họ một lần nữa. Vào ngày 21 tháng tám có gần 1400 người bị tử vong do khí độc. Trong số đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.

Việc thả bom các căn cứ quân sự sẽ khiến nhà cầm quyền Syria mất đi lợi thế chính so với phía bên phiến quân: như phi trường của họ và như vậy kiềm chế được không kích và đường tiếp viện trên không của họ. Chuyện nhà cầm quyền Syria muốn ngăn cản những cuộc tấn công sắp tới này bằng mọi giá không còn lạ gì nữa.

Các trạng sư của Assad đánh trống thổi kèn

Diễn viên chính trong đợt tuyên truyền vừa qua là các nhà ngoại giao hàng đầu quốc tế của nhà cầm quyền Syria - giỏi hùng biện và lưu loát Anh ngữ.

+ Baschar al-Assad: đích thân tổng thống khai mạc cuộc tấn công tuyên truyền. Ở Damascus ông đã nói trước truyền hình Nga và rồi tiếp đón một ký giả khoa trương của tờ "Le Figaro" của Pháp. Assad cố gắng tỏ ra ôn tồn, người ký giả này sau đó viết lại - cố làm sao đừng lộ vẻ lo lắng trước trận đánh sắp tới của Mỹ. Câu trả lời của ông tổng thống Syria về các cáo buộc của phương Tây tóm lại là: "Toàn là dối trá hết!"

+ Baschar al-Dschaafari: đại sứ tại Liên Hiệp Quốc của Syria ra trước ống kính của đài truyền hình Mỹ CNN. Như thường lệ nhà ngoại giao 57 tuổi này tỏ vẻ ưu tư. Tuy nhiên người dẫn chương trình Christiane Amanpour không dễ gì để ông ta thoát lúc ông ta nói dối trắng trợn quá. Kế đó là một cuộc đấu khẩu đáng xem. Ông Dschaafari xem nhà cầm quyền Syria là "nạn nhân" và "hòa hợp" - mặc dù từ năm 2011 đến nay đã có 100 ngàn người bị giết mà đa số trong đó là lực lượng của nhà cầm quyền Syria.

+ Buthaina Shaaban: nữ tùy viên cố vấn truyền thông của Baschar al-Assad tuyên bố trên đài truyền hình Anh Sky News hôm thứ năm hôm nay một lời giải thích mới mẻ về chuyện xảy ra ngày 21 tháng tám. Theo lời bà phiến quân thánh chiến Hồi giáo đã bắt trẻ con ở bờ biển Syria đưa đến vùng có chiến tranh nội chiến cách 300 cây số không ai biết rồi giết bằng khí độc, mà bà không giải thích đưa đến bằng cách nào. Tuy nhiên bà Shaaban quên trong lúc tuyên bố là truyền hình nhà nước Syria đã có loan tin giải thích khác rồi. Theo giải thích truyền hình thì Ả Rập đã mang lậu một số lượng lớn khí độc đến Damascus rồi giấu lại trong một đường hầm tự đào không ai biết. Sau đó các phiến quân đã vô tình bị tai nạn hóa học trong đường hầm đó mới xảy ra nhiều thương vong. Đường hầm này ở đâu và tại sao đến nay không ai phát hiện không được giải thích thêm.

Cũng lạ nữa là có những người, lần này không tiếp tục biện hộ cho Baschar al-Assad:

Dschihad al-Makdisi: cựu phát ngôn viên của bộ ngoại giao Syria đào nhiệm nửa năm trước, là chuyện mà ông ta tự thú nhận sau khi đào nhiệm. Damascus quả quyết sau vụ đào nhiệm là Makdisi không trốn bỏ mà ông ta chỉ nghỉ phép vài tháng thôi.

Rim Haddad: tại sao người nữ đại diện bộ truyền tin không còn xuất hiện nữa không ai biết. Bà ta từng chống chế cho nhà cầm quyền Assad đến nổi lửa thiếu điều quá trớn vào năm 2011 trong cách phát âm thổ ngữ tiếng Anh hoàn hảo. Một câu phát biểu khó quên của bà như là không có chuyện có người tị nạn gốc Syria. Những người đi du lịch đó chỉ là du khách gốc Syria. Lúc đó Damascus vẫn còn quả quyết là chẳng có mâu thuẫn gì cả, Syria tuyệt đối trong tình trạng yên ổn. Đến giờ đã có 2 triệu người Syria tị nạn được báo danh.

Damascus cho mình là Iraq

Các nhà biện hộ của Assad đưa ra thế giới một thông điệp như lời kinh cầu lặp đi lặp lại cố ngăn chận một cuộc tấn công của Mỹ: Syria giống như Iraq của năm 2003. Áp dung vũ khí hóa học ư? Toàn là dối trá của người Mỹ cả! Giống như cáo buộc vũ khí hủy diệt hàng loạt hồi xưa vậy.

Nhà cầm quyền Syria tính toán rằng nhiều quan sát viên thế giới sẽ không phân biệt được giữa Iraq và Syria. Là những quốc gia phức tạp nào đó ở vùng Trung cận Đông - có sự khác biệt nào chăng?

Sự khác biệt quan trọng nhất là, khác với vụ chiến tranh Iraq năm 2003, chuyện Syria sở hữu vũ khí hóa học là có thật. Ngay cả Damascus còn không phủ nhận chuyện này. Tin tức cho biết rằng nhà cầm quyền Syria áp dụng vũ khí khóa học chống lại dân chúng của mình không phải từ một nguồn tin duy nhất như lần năm 2003.

Lần này ước lượng của mật vụ Anh, Pháp và Đức giống nhau. Các phỏng đoán này dựa trên các tường thuật của nhiều nhân chứng, vô số phim ảnh và các nhận định của chuyên gia. Sau vụ tấn công vũ khí hóa học vùng này bị nhà cầm quyền Syria thả bom nặng nề. Các thanh tra Liên hiệp quốc bị giữ lại không cho họ giám định ngay lập tức. Không phải chỉ chuyện này mới khiến tuyên bố bị oan của Assad là khó tin.

Kế đó còn có các vấn đề minh bạch

Trên lý thuyết, có chuyện phiến quân tự hại độc khu vực mình chiếm đóng hơn một năm nay, mà nhà cầm quyền không thể lấy lại được, bằng cách dùng vị trí của lực lựợng nhà cầm quyền ở khoảng cách ngắn rồi tự bắn vào mình nhiều viên thuốc nổ khí độc lớn chăng? Không có chuyên gia vũ khí nào trên thế giới nghĩ rằng các phiến quân sở hữu số khí độc như vậy, hoặc là có khả năng tổ chức phối hợp được một trận đánh như vậy. Chỉ có chính quyền mới có khả năng này.

Tuy nhiên để có sự minh bạch, các nhà hùng biện của Assad bớt để ý việc này một ít.



(* dịch từ "Drohender US-Militärschlag: Assads Lügen-Offensive" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/syrien-assad-auf-propaganda-tour-gegen-us-angriff-a-920583.html))

Triển
11-01-2013, 12:14 AM
"xích mích" kinh tế rơi vào thời điểm xấu trong bang giao Đức Mỹ chăng....?






Đức bác bỏ lời chỉ trích của Mỹ về mô hình tăng trưởng của họ


http://news.bbcimg.co.uk/media/images/70815000/jpg/_70815803_114171303.jpg
Bộ tài chính Mỹ cáo buộc mô hình tăng trưởng
kinh tế bằng xuất cảng của Đức đã kéo theo sự
suy thoái của khu vực đồng Euro.


Đức đã phản bác chỉ trích của Mỹ về mô hình tăng trưởng qua xuất cảng, mô tả hành động tấn công nay là "khó hiểu".


Lời bác bỏ tung ra sau khi bản tường trình của bộ tài chính Hoa Kỳ viết rằng, sự tăng trưởng kinh tế lệ thuộc vào xuất cảng của Đức đã gây tổn hại cho vùng đồng Euro và nền kinh tế thế giới.

Bản tường trình cũng nói rằng nhu cầu tiêu thụ của Đức "thiếu sinh lực".

Tuy nhiên bộ tài chính Đức đã nói không có việc "mất cân bằng" trong nền kinh tế của họ và tình trạng thặng dư hiện nay không phải là lý do đáng quan tâm.

Một sự thặng dư xảy ra nếu lợi nhuận xuất cảng của một quốc gia nhiều hơn số chi trả cho nhập cảng.

Trong bản tường trình (http://www.treasury.gov/resource-center/international/exchange-rate-policies/Documents/2013-10-30_FULL%20FX%20REPORT_FINAL.pdf) của họ, bộ tài chính Hoa Kỳ cho rằng, "Đức đã bảo hộ tình trạng thặng dư suốt thời gian khủng hoảng tài chính ở khu vực đồng euro, và vào năm 2012 tình trạng thặng dư còn lớn hơn cả Trung Quốc".


'Dấu hiệu của khả năng cạnh tranh'


Đức có nền kinh tế mạnh nhất khu vực đồng euro và đó là một trong những yếu tố làm động lực tăng trưởng của họ trong những năm gần đây.

Năng lực xuất cảng của họ được xem là một trong những yếu tố mạnh mẽ đã giảm bớt ảnh hưởng khủng hoảng nợ nần trong khu vực lên nền kinh tế của họ.

Đức đã tránh được sự suy trầm lan rộng một cách khít khao trong năm nay, nhưng tổng sản lượng nội địa (GDP) trong quý thứ hai năm 2013 đã được đẩy mạnh bởi nhu cầu của người tiêu dùng và giới kinh doanh hãng xưởng của họ.

Tuy nhiên bản tường trình của bộ tài chính Hoa Kỳ vẫn nói rằng nền kinh tế Đức lệ thuộc vào xuất cảng đi đôi với sự tăng trưởng chậm chạp trong nhu cầu tiêu thụ, đã "cản trở sự tái cân bằng" tăng trưởng Châu Âu.

Bài tường trình cho biết, "kết quả sẽ là chiều hướng lạm phát của khu vực đồng euro cũng như nền kinh tế thế giới".

Đức phản chứng cáo buộc này với luận cứ rằng "tình trạng thặng dư của họ là một dấu hiệu cho thấy khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Đức và nhu cầu tiêu thụ trên thế giới về hàng hóa có phẩm lượng cao của Đức".

"Nền kinh tế sáng tạo của Đức đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trường toàn cầu qua việc xuất cảng và nhập cảng thiết bị để hoàn thành sản phẩm", tờ Financial Times đã dẫn lời một phát ngôn viên bộ tài chính Đức.


(* dịch lại từ "Germany rebuffs US criticism of its growth model" (http://www.bbc.co.uk/news/business-24755434))

Triển
11-29-2013, 07:00 AM
Xung đột hải đảo:
Trung Quốc dọa chiến tranh lạnh với Nhật


Giọng điệu giữa Bắc Kinh và Đông Kinh ngày càng nặng nề hơn. Truyền thông Trung Quốc cho biết, "chúng tôi sẵn sàng đối mặt lâu dài với Nhật Bản". Bây giờ Đài Loan cũng vào cuộc tranh giành quyền lực ở khu biển phía Đông.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-572013-galleryV9-nzpc.jpg


Bắc Kinh - xung đột chung quanh đảo Senkaku (Trung Quốc: Điếu Ngư) làm tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Truyền thông nhà nước Bắc Kinh đã bắt đầu nói về một cuộc chiến tranh lạnh khả dĩ xảy ra chống lại Đông Kinh.

Tờ báo Anh ngữ "Global Times", do cơ quan đảng "Nhân Dân Thời Báo" phát hành đã viết, "Chúng tôi sẵn sàng đối diện với cuộc chiến dài hạn với Nhật Bản".

Theo Tân Hoa Xã, các đơn vị không quân Trung Quốc đã vào tình trạng báo động để có thể tác chiến trong mọi tình huống đe dọa. Các phản lực cơ và một chiếc máy bay dọ thám đã được gửi đi tuần trong không phận phòng không vừa mới thành lập.


Đông Kinh và Đài Bắc phản đối


Một phát ngôn viên của Bắc Kinh cho biết, các chiếc phi cơ quân sự chỉ làm "quân vụ bình thường" mà thôi. Tuy nhiên ở Trung Quốc tiếng kêu gọi dùng biện pháp mạnh ngày một lớn. Tờ "Global Times" yêu cầu, "chúng ta hãy kịp thời và không do dự áp dụng biện pháp chống lại, nếu Nhật Bản không chịu công nhận khu không phận phòng không mới thành lập".

Tờ báo nhấn mạnh rằng không phận phòng không mới thành lập không phải là không phận bị cấm bay mà cũng không thể đánh đồng với lãnh không.

Giáo sư Cheng Xiaohe của Đại học Nhân dân nói với thông tấn xã DPA ở Bắc Kinh rằng, "Việc này là một sự phô trương chủ quyền". Ông Cheng nói tiếp, "Lúc Trung Quốc quyết định thành lập không phận mọi người đã rõ sẽ xảy ra chuyện gì nếu xung đột leo thang". "Nếu có phe nào thử thách muốn leo thang, Trung Quốc sẽ không sợ hãi và tranh đấu đến cùng".

Chuyên gia người Mỹ về bang giao Hoa Kỳ - Trung Quốc, ông Gordon Chang còn nhìn thấy thêm các nguyên nhân sâu xa khác. Chang nói, "vì các vấn đề chính trị quốc nội, đặc biệt là nền kinh tế yếu kém khiến các lãnh tụ Trung Quốc xoay sang Chủ nghĩa Dân tộc để lấy lại chính nghĩa cho mình". "Đối với họ không có mục tiêu nào tuyệt vời hơn là những người Nhật Bản".

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố nước ông muốn đối phó tình trạng này một cách "an nhiên và tự tại". Họ sẽ thống nhất với các tổ chức thế giới, với các nước đồng minh và các quốc gia lág giềng. Đông Kinh và Hán Thành không muốn công nhận khu quân sự không tham vấn mà thành lập của Trung Quốc. Không phận này phạm vào các khu vực phòng không đã có từ lâu của hai nước. Vì vậy giới chuyên gia cảnh giác trước sự hiểu lầm của đôi bên xảy ra binh biến.

Đài Loan đã hoan nghênh phản đối của Nhật. Trong một tuyên bố chung, đảng cầm quyền và phe đối lập tổng thống Mã Anh Cửu yêu cầu hãy phản ứng một cách cương quyết. Đài Loan sẽ cùng Nhật Bản và Hoa Kỳ vận động nhà cầm quyền Bắc Kinh hãy dẹp bỏ không phận phòng không.

syd/dpa/AP


(* dịch từ "Inselstreit: China droht Japan mit kaltem Krieg" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/luftverteidigungszone-china-reagiert-mit-kampfjets-auf-flugzeuge-a-936416.html))

Triển
01-03-2014, 04:15 AM
Phản đối đồng lương chết đói:
Cảnh sát Cam-Bốt bắn vào công nhân hãng may

Các cuộc biểu tình của công nhân hãng may ở Cam-Bốt đã có thương vong. Theo lời nhân chứng, quân cảnh đã bắn vào người biểu tình, có ít nhất ba người thiệt mạng. Công nhân đòi tăng mức lương tối thiểu lên 116 euro / tháng.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-585177-galleryV9-bdrc.jpg

Phnom Penh - Đã có ít nhất ba người bị thiệt mạng trong khi quân đội trấn áp hàng ngàn người của hãng may biểu tình ở Cam-Bốt. Cảnh sát cho biết có hai người nữa bị thương.
Quân cảnh đã nổ súng và bắn vào nhiều người ở ngoại thành thủ đô Phnom Penh, theo lời một nhiếp ảnh gia của thông tấn xã AFP cho biết. Trước hết họ bắn lên không trung, sau đó họ nhắm vào đoàn người biểu tình. Một phát ngôn viên của quân cảnh cho biết: "Chúng tôi chỉ làm tròn vai trò và trách nhiệm của mình mà thôi. Hiện tại chúng tôi đang ổn định tình hình".

Hiện có khoảng 650 ngàn người làm việc trong ngành kỹ nghệ may ở Cam-Bốt. Trong số đó có 400 ngàn người là thợ may cho các thương hiệu có tiếng trên thế giới như Gap, Nike và H&M. Ngành may là một nguồn ngoại tệ quan trọng của vương quốc nghèo nàn Á châu này. Gần đây ngày càng có nhiều cuộc biểu tình phản đối điều kiện lao động và mức lương.

Phe đối lập ủng hộ người biểu tình

Những người thợ may yêu cầu tăng gấp đôi mức lương tối thiểu hiện tại từ 58 euro lên 116 euro. Nghiệp đoàn cho rằng chuyện xin tăng 69 euro này bắt đầu vào tháng tư là quá ít nên họ đã kêu gọi đình công trên toàn cõi quốc gia.

Sau hai tuần đa số biểu tình ôn hòa, lần đầu tiên lực lượng an ninh đã dùng vũ lực giải tán người biểu tình. Theo lời kể của những người tham dự biểu tình đã có nhiều người bị thương và bị bắt. Các thợ chụp ảnh cho báo chí cũng bị bắt, trong số đó có phóng viên của thông tấn xã Reuters còn bị đánh đập.

Những người thợ may lúc biểu tình nhận được sự ủng hộ của phe đối lập. Phe phái này cáo buộc rằng họ đã bị lường gạt mất hai triệu lá phiếu trong kỳ bầu cử hồi tháng bảy. Ông thủ tướng quyền lực hiện tại đang phải đối diện với thử thách chính trị lớn nhất từ hai thập niên qua, mà ông cho rằng phong trào biểu tình được bắt chước theo cách thức của nước láng giềng Thái Lan.

cte/AFP/Reuters

(* dịch từ "Protest gegen Hungerlöhne: Kambodschas Militärpolizei schießt auf Textilarbeiter" (http://www.spiegel.de/wirtschaft/soziales/kambodscha-mehrere-tote-bei-demo-von-textilarbeitern-a-941609.html))







http://cdn2.spiegel.de/images/image-585181-galleryV9-esmm.jpg

http://cdn1.spiegel.de/images/image-585184-galleryV9-lhem.jpg

http://cdn3.spiegel.de/images/image-585182-galleryV9-tibx.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-585179-galleryV9-yqmy.jpg

http://cdn4.spiegel.de/images/image-585183-galleryV9-jvxw.jpg

RaginCajun
01-03-2014, 05:55 AM
Đọc bản tin này xong làm sáng nay mặc quần áo đi làm không thấy thoải mái tí nào :P

Triển
01-03-2014, 07:05 AM
Đúng là một cách khoe của ví như nhiều lúc ho phải đập tay vào ngực còn đau thêm cái tay, vì chạm vào cái kẹp cà-vạt nạm kim cương của Lacoste. ;)

Còn bài khác nữa nhân vụ lộn xộn ở Cam Bốt họ tường thuật thêm, kể thảm kịch các đứa trẻ dưới tuổi vị thành niên làm trong các hãng may giày cho Nike một tuần 82 giờ nghe mà mất hồn.

RaginCajun
01-03-2014, 08:21 AM
Đúng là một cách khoe của ví như nhiều lúc ho phải đập tay vào ngực còn đau thêm cái tay, vì chạm vào cái kẹp cà-vạt nạm kim cương của Lacoste. ;)

Còn bài khác nữa nhân vụ lộn xộn ở Cam Bốt họ tường thuật thêm, kể thảm kịch các đứa trẻ dưới tuổi vị thành niên làm trong các hãng may giày cho Nike một tuần 82 giờ nghe mà mất hồn.Các mợ vào đây mà đọc để trị bịnh mua đồ sale. Hàng hiệu giá rẻ là vì bóc bột sức lao động người khác đó.

Triển
01-04-2014, 12:55 AM
Các mợ vào đây mà đọc để trị bịnh mua đồ sale. Hàng hiệu giá rẻ là vì bóc bột sức lao động người khác đó.

Đại ca, hàng hiệu mà giá rẻ là hàng giả. Hàng hiệu giá đắt mới là hàng thật. :( Tuy nhiên nạn nhân là công nhân và trẻ con các nước nghèo bị bóc lột, và khách hàng mua lại món hàng đó. Chứ các thương hiệu này thì lúc nào cũng có lợi nhuận hết làm sao họ bán rẻ đi được.

Triển
01-10-2014, 11:30 AM
Dân di cư hạng giỏi

Bà mẹ cọp Amy Chua đã xuất hiện trở lại với quyển sách mới. Lần này bà khiêu khích với giả thuyết rằng một nhóm dân di cư trội hơn những nhóm khác ở Mỹ.

EVA C. SCHWEITZER

http://images.zeit.de/gesellschaft/familie/2014-01/chua/chua-540x304.jpg
Amy Chua | Lee Seung-Hwan/AFP/Getty Images

Bà từng mang thú nhồi bông của con gái bà đi đốt, cấm con xem truyền hình, gặp gỡ bạn bè và bắt phải luyện dương cầm hàng giờ để con bà có thể vào Yale và Havard. Những chuyện này đã khiến bà tai tiếng. Bây giờ bà mẹ cọp Amy Chua đã trở lại với một quyển sách mới: The Triple Package. Người phụ nữ người Mỹ gốc Hoa đã cùng chồng bà ông Jeb Rubenfeld viết quyển sách này. Ông và bà đều là luật gia ở đại học Yale.

Cặp vợ chồng này khẳng định có tám nhóm văn hóa ở Mỹ thành công trên lãnh vực kinh tế và trội hơn những người còn lại đó là người Do Thái, người Ấn Độ, người Trung Quốc, người Iran, người Mỹ gốc Lebanon, người Nigeria, người Cuba lưu vong và người Mormon. Phần còn lại yếu đuối thâm nhập qua nền văn hóa tự do đa số từ thập niên 60 sẽ kéo Hoa Kỳ xuống vực.

Theo Chua và Rubenfeld tám nhóm này có cùng các tính chất như tự tôn, nghĩa là cảm giác hơn hẳn các nhóm dân hoặc các nhóm tôn giáo thiểu số khác do phát xuất từ nỗi lo sâu sắc canh cánh rằng mình chưa đủ giỏi. Tính chất thứ ba của nhóm này là khả năng kiểm soát được các giao động tinh thần, đặc biệt là áp lực muốn bỏ cuộc nếu việc đó quá khó.

Chua bị cáo buộc là kỳ thị chủng tộc

Với quyển sách này Chua như bước vào tổ ong: salon.com đã viết rằng bà tuyên truyền "sự vượt trội mang tính cách kỳ thị chủng tộc" (http://www.salon.com/2014/01/05/tiger_mom_is_back_with_another_theory_of_superiori ty/). Một nhà bình luận viết trên trang mạng: "Thế hệ thập niên hai mươi đã gọi điện thoại đòi lấy lại giả thuyết của họ". Độc giả của Gawker chế giễu rằng (http://gawker.com/infamous-tiger-mom-returns-to-troll-the-entire-world-1494983392)quyển sách kế đến của Chua sẽ có tên là "Cuộc chiến của tôi" hoặc là gọi bà là "bà Ayn Rand của thế kỷ 21", theo dòng văn học chủ nghĩa tự do cá nhân đi rao giảng thuyết ích kỷ. Những người khác thì chỉnh bà rằng, chính người Do Thái là biểu tượng cho những người nền văn hóa tự do của thập niên 60. Điều này xét ra thì đúng nhưng chỉ có giá trị với thế hệ di cư đầu tiên hồi trước thế chiến thế giới thứ nhất, không đúng với những người Nga gốc Do Thái di dân trước và sau khi Liên Xô sụp đổ. Họ rất đặt nặng về năng lực và rất bảo thủ.

Ngay cả tờ New York Post của Rupert Murdoch (http://nypost.com/2014/01/04/tiger-mom-some-groups-are-just-better-than-others/) không thích nền văn hóa tự do, đã cáo buộc rằng quyển sách này đặt trọng tâm trên một loạt các lập luận gây sốc được gói ghém trong giọng điệu hãy tự cứu lấy mình. Quyển sách này có ẩn ý y hệt các phát biểu kỳ thị chủng tộc: khiến cho người ta hoảng sợ. Quyển sách The Triple Package đánh một lúc vào nhiều trải nghiệm phổ biến, trước hết là đánh vào sự tin tưởng của phụ huynh luôn muốn cố gắng tìm cách làm một điều gì đó cho con cái dù việc đó không khiến con cái mình có điểm tốt. Các chuyện này đối với bà Chua từ hồi ra quyển sách "Người Mẹ của thành công" là còn quá ít ỏi. Bà ta đã tuyên bố học đường là nơi cạnh tranh thành tích.

Giả thuyết một vài nhóm dân tộc thiểu số thành công hơn các nhóm khác, chính là điều làm bùng nổ tính cách chính trị trong quyển sách mới của bà. Giả thuyết này đã chạm đến nỗi sợ hãi của xã hội da trắng chiếm đa số, trước bản tính cần mẫn của người Á Châu là giống dân đã chiếm đoạt các ghế đại học ở những đại học siêu đẳng, cũng như giành mất hết công việc trong Silicon Valley. Các lần khích động trong lịch sử nước Mỹ thường xảy ra chống đối người Á Châu không phải chỉ là tình cờ.

Mặc dù vậy cặp vợ chồng tác giả cũng không muốn biểu lộ tính cách kỳ thị chủng tộc. Nên họ đã xét thêm nhóm Mormon, Mormon không phải là nhóm dân thiểu số mà là một nhóm tôn giáo. Liệu những người Mormon có thực sự thành công hay không còn trong vòng tranh cãi, nhưng tác giả quyển sách đã bị cáo buộc rằng họ có quá ít dữ liệu tham khảo. Người Nigeria ở Mỹ ngược lại chỉ nằm ở hạng trung khi tính mức thu nhập trung bình của họ. Chua và Rubenfeld sở dĩ viết thêm họ vào để tránh bị cáo buộc là có thành kiến với người da đen.

Giả thuyết nào đúng? Thật sự có các nhóm dân thành công hơn nhóm dân khác. Như người Do Thái, người Iran, người Lebanon. Cũng thành công y hệt như vậy là nhóm dân người gốc Syria, Nhật, Đại Hàn hoặc là Filipino đã di cư đến Hoa Kỳ. Tờ New York Post thì đưa ra một giải thích khác hơn là chuyện nhân chủng. Họ cho rằng thế hệ di cư đầu tiên đến Mỹ luôn luôn là những người lạc quan xông xáo nhất. Thế hệ thứ hai là thế hệ xây dựng sự nghiệp, trong khi thế hệ thứ ba thì ít cố gắng. Hậu bối của dân Bắc Âu da trắng đã đến Mỹ từ lâu, trong khi người di cư từ Á Châu mới đặt chân đến Mỹ vào thập niên sáu mươi là lúc các đạo luật nhập cư được nới lỏng, ngoài ra đây cũng là hậu quả của phong trào tự do của thập niên 60.

Ngày nay người ta đòi hỏi người di cư cao hơn

Thêm vào đó là ngày nay người ta đòi hỏi cao hơn ở người di cư so với ngày trước; các cơ hội tốt nhất chỉ dành có các sinh viên xuất sắc có cha mẹ giàu có. Thường là những người từ Trung Đông, có người đến vì họ muốn trốn chạy không khí chống đối trí thức.

Dù có chỉ trích quyển sách thế nào đi nữa cũng không thể phủ nhận rằng, những người đến Mỹ sau đã qua mặt người xưa về kinh tế. Ví dụ như người da đỏ trung bình chỉ có thu nhập bằng phân nửa tám nhóm kể trên, người Mỹ gốc Phi thu nhập còn ít hơn nữa. Ở nhiều nơi người da đen phải chứng kiến cảnh họ bị dân di cư từ Á Châu và Trung Đông cho ra rìa, ví dụ như khi họ vào cửa hiệu ở đô thị lớn hoặc bất động sản để mua sắm. Do đó cũng đã xảy ra những lần gây gổ bạo động.

Hai tác giả Chua và Rubenfeld cũng tìm ra một lời giải thích cho sự thất bại của người Mỹ gốc Phi trong quyển Triple Package rằng phong trào nhân quyền chính là nguyên nhân. Phong trào nhân quyền đã ấn định sự công bằng và có nghĩa là đã lấy đi cơ hội phát triển sự tự tôn cho mình của người da đen. Và chỉ có như thế thì ở Mỹ mới phát triển được. Đây cũng là một giả thuyết khá can đảm. Bởi vì tác giả đã bỏ bên lề lịch sử nô lệ và không có nhân quyền hàng mấy trăm năm. Khác hẳn những giống dân di cư thế hệ mới, người da đen lúc đặt chân lên nước Mỹ hoàn toàn trắng tay.



(* dịch lại từ "Die guten Einwanderer" (http://www.zeit.de/gesellschaft/familie/2014-01/amy-chuan-tiger-mom-the-triple-package/seite-2))

ốc
01-10-2014, 02:33 PM
Cặp vợ chồng này khẳng định có tám nhóm văn hóa ở Mỹ thành công trên lãnh vực kinh tế và trội hơn những người còn lại đó là người Do Thái, người Ấn Độ, người Trung Quốc, người Iran, người Mỹ gốc Lebanon, người Nigeria, người Cuba lưu vong và người Mormon.

Bây giờ em mới hiểu vì sao nhiều người xứ Nigeria cứ gửi email và hứa sẽ cho em bạc triệu. They are loaded.

Triển
01-10-2014, 06:57 PM
Bây giờ em mới hiểu vì sao nhiều người xứ Nigeria cứ gửi email và hứa sẽ cho em bạc triệu. They are loaded.

Chà, vậy là anh Ốc nhà mình có ngoại hình Nhựt Bổn hả?

Triển
01-17-2014, 05:01 AM
Vì sao vũ khí Trung Quốc bỗng nhiên lọt vào hàng đầu thế giới

Cuộc thử nghiệm vật thể bay với vận tốc siêu âm chứng minh Trung nguyên đã nhanh chóng bắt kịp kỹ thuật chế tạo vũ khí. Các nguyên nhân đã có từ lâu lắm rồi mà thoạt tiên đó chỉ là cơn ác mộng của Trung Quốc.

Torsten Krauel

http://img.welt.de/img/ausland/origs123926694/6959727481-w900-h600/Hypersonic-Jet-Waverider-Eyes-Mach-6.jpg

Vào một ngày oi bức tháng tám năm 1979 một tiếng nổ lớn đã rung chuyển bầu trời Bắc Kinh theo nghĩa đen của nó; hơn cả giờ đồng hồ nếu muốn nói chuyện với nhau ngoài trời họ phải nói lớn tiếng. Quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm một động cơ hỏa tiễn loại lớn ở độ 25 cây số phía Tây Nam thủ đô. Họ cũng có thể làm cuộc thử nghiệm cách xa vài trăm cây số phía Tây Nam tỉnh Thái Nguyên, cũng là nơi thử nghiệm duy nhất khả dĩ. Nhưng vì người ngoại quốc, đặc biệt là giới ngoại giao Nga phải nên biết rằng Trung Quốc đã sở hữu một loại vũ khí hoàn chỉnh.

Trung Quốc, một quốc gia vừa thoát ra cuộc cách mạng văn hóa, đã nghĩ rằng mình có lý do chính đáng để biểu dương lực lượng. Lúc đó họ còn đang e ngại Mạc Tư Khoa. Chỉ vài năm trước cố vấn an ninh Herry Kissinger đã bí mật ra tín hiệu cho họ rằng lãnh đạo Xô Viết đang cân nhắc một trận đánh phủ đầu dẹp vũ trang nguyên tử của Trung Quốc (giữa thập niên 60 Mỹ cũng có lối suy nghĩ tương tự mà ông ấy giữ kín)

Vào năm 1979 quân đội Liên Xô điều động quân lực từ Siberia vì Trung Quốc vẫn còn đánh trống gõ mõ chiến tranh, dù mới thất bại đợt lấn chiếm Việt Nam. Ai chọn hành trình hỏa xa từ Trung Quốc sang Châu Âu theo đường Siberia trong mùa Thu năm đó qua đoạn Mãn Châu và Chita, sẽ xuyên qua căn cứ quân sự ở biên giới Nga - Trung Quốc và thấy rằng lúc đó Liên Xô đang rầm rộ hành quân.

Thời 1979 quân đội Bắc Kinh đã có thể cho vào viện bảo tàng

Bắc Kinh đã có một ký ức không đẹp về chuyện Nga đã cưỡng chiếm hải cảng Lữ Thuận Khẩu (ngày nay là Đại Liên) vì sự yếu kém của triều đình nhà Thanh. Lãnh đạo đảng cộng sản cũng chẳng thể nào quên được chuyện Stalin sau khi đuổi Nhật ra khỏi Mãn Châu không có ý định trả lại vùng đất này, thay vào đó thành lập một nhóm cầm quyền thân Mạc Tư Khoa dưới trướng người Nga ngay trong đảng cộng sản Trung Quốc.

Cơn ác mộng của Trung Quốc đã có từ năm 1840 qua việc lãnh thổ bị xé thành mảnh vụn bởi một lực lượng quân đội mạnh hơn và sự giúp tay của chính người Trung Quốc. Cơn ác mộng này dường như có lại hình hài vào năm 1979. Lực lượng quân đội Bắc Kinh vào thời 1979 đã có thể cho vào viện bảo tàng ngoài vài cái hỏa tiễn nguyên tử và hệ thống radar.

Người ta quan sát thấy Bắc Kinh trông sang phương Tây về hướng Nga và nếu bị tấn công cũng có đủ thời gian tổ chức phản kháng. Hậu bối họ Mao hi vọng với vài cái hỏa tiễn nguyên tử là có thể hù dọa Nga. Cho nên vào một ngày tháng tám họ cho thử nghiệm động cơ hỏa tiễn rùm beng.

Nhưng rồi thế chiến thứ ba không xảy ra nhưng mà vào năm 1991 cuộc điều quân của Mỹ đánh Saddam Hussein đã chứng nghiệm cái ngày của sự thật. Chỉ trong vòng vài tuần quân đội Mỹ đã đánh tan quân đội Iraq thành từng mảnh với vũ khí bí mật tối tân là máy bay thả bom tàng hình và mấy cái Cruise Missiles trúng ngay tâm điểm.

"Chúng tôi hoàn toàn không có sức phản kháng"

Và lúc đó Iraq vẫn còn mạnh hơn, hiện đại hơn "Quân đội Nhân dân Trung Quốc" ngày đó rất nhiều. Sau nhiều chuyện xảy ra và nghe ngóng từ hình ảnh loan đi trên truyền hình Mỹ về các cuộc tấn công chính xác, hàng tướng lãnh và chính trị gia Trung Quốc đã đóng băng máu nóng đang chảy trong đại mạch của mình.

Kết quả sự phân tích của họ như sau: chúng ta hoàn toàn không có sức phản kháng. Máy bay thả bom tàng hình và các chiếc Cruise Missiles chính xác đến từng điểm sẽ làm tê liệt dàn hỏa tiễn của chúng ta trước khi chúng ta biết mình sắp bị đánh. Việc hủy diệt niềm tự hào còn lại của "Quân đội Giải phóng Nhân dân" chúng ta đối với Mỹ chỉ là chuyện nhỏ. Trong vòng 14 ngày Mỹ sẽ bắn chúng ta phải đầu hàng vô điều kiện.

Tiếp tục trong bảng phân tích viết nếu Mỹ sở hữu kỹ thuật này thì chẳng bao lâu Nga cũng có. Sự bất lực về kỹ thuật của Trung Quốc cũng phơi bày trong khoảnh khắc kinh qua cái mỏng manh quyền lực cộng sản Bắc Kinh ở vụ bạo động Thiên An Môn năm 1989. Việc Trung Quốc tan tành từng mảnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Hệ quả mà giới lãnh đạo Trung Quốc rút ra được rất rõ ràng: chế vài cái hỏa tiễn liên lục địa thôi là không đủ. Quân đội phải được hiện đại hóa. Từ đội quân bần cố nông phải trở thành một quân đội chuyên nghiệp có trang bị kỹ thuật như các quân đội quyền lực đứng đầu thế giới.

Nó phải là một quân đội đòi hỏi có quyền lực để củng cố chính quyền trung ương Trung Quốc. Nếu việc này không thành, trước sau gì nước Cộng hòa Nhân dân cũng sẽ thành miếng mồi của các quyền lực quân sự tư bản như từng xảy ra với vương quốc triều đình nhà Thanh ở thế kỷ trước .

(còn nữa...)

Triển
03-02-2014, 02:09 AM
Thuật rối loạn của chính sách đối ngoại Nga

Khủng hoảng Crimea là một kịch bản khiêu khích nằm trong sách kim chỉ nam điệp vụ KGB: Tạo ra tình hình bất ổn để có tình trạng và cớ can thiệp như bảo vệ thiểu số người dân Ukraine gốc Nga.

Clemens Wergin

http://img.welt.de/img/eilmeldung/crop125331746/2418728688-ci3x2l-w620/Vladimir-Putin-inauguration.jpg

Những gì Nga đang giàn dựng ở Ukraine là một kịch bản tuyên truyền hoàn hảo. Tựa đề kịch bản: Làm sao để thâm nhập vào một lãnh thổ không phải chủ quyền của mình và khoác lên đấy một bề ngoài hợp lý?

Phần đầu kịch bản này đã bắt đầu từ trước Giáng sinh và kéo dài nhiều tuần nay, như dồn nén những người biểu tình theo phương Tây và vô hình trung tổng thống Victor Yanukovich ngay kế bên. Truyền thông nhà nước Nga thì ra rả rằng người biểu tình toàn là lũ phát-xít và bọn điệp viên cực đoan cánh hữu của phương Tây với sự lan tràn Chủ nghĩa Dân tộc sẽ mang lại hiểm nguy cho dân tộc thiểu số gốc Nga. Nhiều người dân Ukraine gốc Nga đã tin vào chuyện này, lại chính trên bán đảo Crimea có đa số người Nga sinh sống, bởi vì họ xem tin tức của truyền hình Nga do Putin điều tiết.

Đó là chiêu thức thứ nhất. Ông ta đã chuẩn bị sân khấu trên mặt tâm lý chiến cho màn kịch thứ hai: đó là "Hành động cứu trợ nhân đạo" bằng quân sự của Mạc Tư Khoa để bảo vệ dân tộc thiểu số gốc Nga theo bài bản của cuộc chiến tranh Georgia vào năm 2008.

Mạc Tư Khoa áp dụng kế hoạch B

Ban đầu Putin còn để ông tổng thống Yanukovich tại chức. Ông này phải biểu lộ nhiều cứng rắn hơn nữa để xua đuổi người biểu tình phong trào Maidan. Từ Mạc Tư Khoa cứ liên tục đưa ra lời khuyên ông ta công khai như vậy. Và rồi chính sự cứng rắn này đã trở thành chướng ngại cho Yanukovich. Lúc mà lực lượng xử dụng đạn thật của Yanukovich làm thiệt mạng hàng chục người ở Maidan tại Kiev, là bắt đầu sự trung thành của lực lượng an ninh xé vụn không thể cản được nữa. Sau khi tình thế quá rõ ràng là không còn ngăn cản ông Yanukovich được nữa, Mạc Tư Khoa bắt đầu áp dụng kế hoạch B.

Chúng ta có thể gọi đây sách lược gây rối của chính sách đối ngoại Nga. Mục đích của họ là tạo rối loạn và bất ổn lên thật cao để có cớ vào can thiệp như phải bảo vệ thiểu số người dân Ukraine gốc Nga. Một lối khiêu khích có kịch bản trong sách kim chỉ nam của mật vụ KGB.

Bán đảo Crimea chính là sân khấu lý tưởng để áp dụng kịch bản. Sau cùng thì dân tộc thiểu số gốc Nga ở bán đảo này lại chiếm 60% dân số. Mạc Tư Khoa có căn cứ hải quân quan trọng trên bán đảo Crimea và như vậy đã có sẵn một số lớn quân lính và doanh trại.

Các biến cố xảy ra những ngày qua được trình diễn trôi chảy như một sự vụ lệnh soạn sẵn độc đáo. Trước hết nhân dân tự vệ do Nga gửi tới chiếm đóng quốc hội Crimea và cơ ngơi chính phủ. Kế đến cho dân cử quốc hội Crimea theo Nga đòi bầu cử lại tân thủ tướng cho bán đảo. Rồi người này bất ngờ gọi các quan anh Mạc Tư Khoa "giải cứu".

Chỉ có thời điểm là không tuyệt hảo mà thôi

Điều duy nhất không hoàn hảo là thời điểm ăn khớp. Sau cùng thì các đơn vị lính Nga dù có giấu kỹ quốc huy cũng đã điều quân đến các địa điểm chiến lược quan trọng trước khi anh tân thủ tướng của bán đảo Crimea lên tiếng cầu cứu. Một tai nạn nhỏ mà bất cứ kịch bản nào cũng có.

Đây không phải là lần đầu một nước Nga hậu Liên Xô lấy cớ giải cứu dân tộc gốc Nga thiểu số ở quốc gia khác để đớp một miếng chủ quyền lãnh thổ của họ hoặc là ngăn cản sự phát triển của họ. Georgia có thể hát cả một bài ca về chuyện nước cộng hòa tự trị và khu miền Bắc phản nghịch của họ. Vùng đất Transnistria bị Nga phân hóa cũng được Nga bảo bọc y hệt như vậy.

Putin xử dụng chiến thuật gọi là "frozen conflicts" (Đóng băng mâu thuẫn) trong các vùng hậu Liên Xô, để khiến cho phạm vi các quốc gia này suy yếu và bất ổn, hầu có thể dễ dàng thao túng. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là khối phương Tây lại tỏ ra bất ngờ trước việc Nga sẵn sàng chiến đấu dành giật Ukraine. Nhưng mà Putin đã tính toán chính xác. Ông đã tính trước rằng trò chơi sẵn sàng liều lĩnh của mình sẽ không va chạm phản kháng gì, bởi loại trò chơi này bên phương Tây chẳng muốn chơi nữa.

Chiến thuật lượn lờ hậu văn minh

Châu Âu và Mỹ đơn giản là không còn tâm trí đối diện với khiêu khích của Nga nữa, mặc dù Nga có quân sự và kinh tế yếu kém hơn so với Mỹ và châu Âu. Trong những mâu thuẫn xảy ra gần đây Putin lại là bên thắng cuộc vì khác hẳn với phe Tây phương ông ta vẫn còn sẵn sàng kích thích ham muốn quyền lực của xứ sở ông và sẵn sàng mạo hiểm.

Hãy nhớ lại sự thử thách mâu thuẫn trong thế kỷ 19 dẫn chứng cho chiến thuật lượn lờ hậu văn minh. Và như vậy chuyện trở thành gượng ép một cách kỳ quặc như khi tổng thống Mỹ Barack Obama ra hiệu cố gắng biểu dương lực lượng, nhưng đặc biệt dường như tâm niệm là cố gắng không định nghĩa cái lằn gạch đỏ là cái gì. Và ngay cả lúc ngoại trưởng Pháp, Đức và Ba Lan luôn bày tỏ "lo lắng sâu sắc về sự căng thẳng trên bán đảo Crimea" cũng làm như là không phải chỉ một mình Nga phải chịu trách nhiệm cho cả hai kịch bản là tạo ra căng thẳng cũng như sau đó là bình ổn bằng quân đội của mình.

Dĩ nhiên cũng có quan tâm hữu lý về việc Nga bảo vệ dân tộc thiểu số của họ ở xứ người, y hệt như Đức dấn thân cho quyền lợi của người gốc Đức ở quốc gia khác. Nhưng chúng ta không nên lầm lẫn điều đó với sự dối trá trong kịch bản tuyên truyền hiện tại được Mạc Tư Khoa giàn dựng trên bán đảo Crimea.

Mật vụ thất bại

Sự thật việc lính Nga xâm lăng nước khác là vi phạm công ước quốc tế và Mạc Tư Khoa đưa một kẻ bù nhìn lên làm thủ tướng của bán đảo Crimea hầu thanh minh cho hành động xâm lăng của mình. Còn việc không có chuyện người thiểu số gốc Nga đang bị nguy hiểm mà cũng không có tình trạng tự trị của bán đảo Crimea đang bị đe dọa cũng là sự thật.

Những gì đang diễn biến nơi đó hiển nhiên là đã được chuẩn bị từ lâu theo một phác họa vũ điệu rõ ràng. Câu hỏi đặt ra là vì sao phương Tây bỏ cả đống tiền cho mật vụ mà họ chẳng hay chẳng chẳng biết mà cũng chẳng có chuẩn bị để phản ứng gì cả.

Một lần nữa Putin lại xỏ mũi phương Tây. Mà sự nhu nhược chính của phương Tây là không biết rằng từ lâu họ có một đối thủ chuyên chơi trò gì. Lối cư xử của Nga lại dẫn chứng rất nhiều đặc điểm của họ trong thời chiến tranh lạnh. Bệnh cũ của phe Tây phương vẫn vậy, nghĩa là cứ muốn có một đối tác ở Mạc Tư Khoa cứ thỉnh thoảng nổi khùng.

Putin xem sự cố gắng của phe Tây phương trong việc tìm giải pháp chung là quá nhu nhược. Ông ta suy tính trên phạm vi trò chơi tổng số lợi nhuận bằng không (Zero-sum game). Nếu Mạc Tư Khoa cứ thúc chúng ta chơi trò này thì đã đến lúc phương Tây phải học cách chơi cho khá hơn rồi đấy.





(* dịch từ "Die Chaostheorie der russischen Außenpolitik" (http://www.welt.de/eilmeldung/article125329711/Die-Chaostheorie-der-russischen-Aussenpolitik.html))

Triển
03-02-2014, 10:40 AM
Kịch bản ngày càng rõ nét, tiếp theo tân thủ tướng là tân đô đốc. Tin mới nhất của BBC cho hay tân đô đốc Denys Berezovsky mới nhậm chức ở bán đảo Crimea sáng hôm qua, hôm nay đã tuyên bố theo Nga.

http://news.bbcimg.co.uk/media/images/73317000/jpg/_73317752_73317643.jpg

(xem tiếp) (http://www.bbc.com/news/world-europe-26410431)

ốc
03-02-2014, 07:21 PM
Nhưng mà Putin đã tính toán chính xác.Tên của tổng thống Nga đọc theo kiểu Tây là Puy tanh, nghĩa là không có hiền.

Triển
03-02-2014, 09:10 PM
Tên của tổng thống Nga đọc theo kiểu Tây là Puy tanh, nghĩa là không có hiền.

Màn kế tiếp của vở kịch là Putin đưa Yanukovich về bán đảo Crimea làm con rối cho hắn, biến phần đất cộng hòa tự trị này thành Hương Cảng của Nga một cách hợp pháp? 60% dân "thiểu số" trên bán đảo Crimea là người Nga, trưng cầu dân ý bầu cử kiểu gì thì 'người không hiền' cũng thắng. Ukraine theo phương Tây chắc phải mang tàu 'há mồm' đi rước dân tộc 'đa số' của mình về cố quốc?

ốc
03-02-2014, 11:23 PM
Vậy là kế hoạch đấu tranh bất bạo động của Puy tanh đã thành công.

Triển
03-03-2014, 12:23 AM
Vậy là kế hoạch đấu tranh bất bạo động của Puy tanh đã thành công.


Chưa chắc đâu vì có một anh ký giả vừa ký lên tờ báo nổi tiếng bên Đức những lời mơ hồ không biết thật hay giả như sau:




Chúng ta đang mục kích sự trở lại của chiến tranh lạnh

Phương Tây không thể giúp đỡ Ukraine bằng quân sự dù có muốn. Dẫu sao phương Tây cũng không yểm thế. Giai đoạn đến năm 1989 đã dạy cho người Mỹ và người châu Âu một bài học có thể đối chọi Mạc Tư Khoa ra sao.


Jacques Schuster

http://img.welt.de/img/kommentare/crop125352833/4098728110-ci3x2l-w620/Protest-vor-Russischer-Botschaft-in-Berlin.jpg


Ai nhìn sang Ukraine có lẽ sẽ nổi đóa và tức giận, đặc biệt tức giận mà có lý cũng như không thể lầm lẫn một sự thật rằng, phương Tây không thể che chở Ukraine trước Nga. Thành viên NATO ở châu Âu chẳng có gì để đấu với con gấu Nga giương oai trong khu rừng của nó. Ngay cả khi họ có gì đi nữa, cũng không ai dại dột đi trêu chọc một nước có quyền lực nguyên tử, chưa tính đến một lực lượng bộ binh hùng hậu có sẵn.

Chỉ có Mỹ mới đủ bản lĩnh - theo nghĩa đen - dồn Nga vào chân tường. Nhưng trận đấu tay đôi này khi khẩn cấp có mối nguy cơ lên cao điểm trở thành một cuộc chiến, đánh nhau bằng nguyên tử lượng và kết quả có thể kết thúc là một thảm họa. Cả Hoa Thịnh Đốn lẫn Mạc Tư Khoa không nhất thiết phải nhớ lại bài học mà Kennedy và Khrushchev dựng lên từ cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962.

Ngắn gọn là sau hai mươi năm Liên Xô sụp đổ, một vài quy tắc căn bản của chiến tranh lạnh vẫn còn giá trị. Trong số quy tắc đó tính luôn chuyện phải nhớ rằng, nếu Mạc Tư Khoa lại phá hoại tự do và độc lập của một quốc gia nào trong vùng ảnh hưởng của họ thì cũng phải nhịn không đánh. Tổng thống Nga Vladimir Putin biết rõ điều này vẫn lươn lẹo. Đáng tiếc là như vậy.

Thượng lưu sông Volta với dàn hỏa tiễn nguyên tử

Dĩ nhiên giòng lịch sử cho tới năm 1989 cũng che đậy một điều có tầm ảnh hưởng khiến Putin phải sợ hãi, nên ông ta vẫn còn giữ lý trí. Về phần phương Tây một mặt hãy cứ để chiến tranh lạnh hồi sinh, mặt khác bày vũ khí ra cho Mạc Tư Khoa chiêm ngưỡng, là thứ vũ khí mà ngày trước từng khả dĩ đối chọi với điện Cẩm Linh mạnh hơn ngày nay. Phải cám ơn Vladimir Putin là ông ta đã bất lực trong việc cải cách đất nước khiến Nga bây giờ chẳng khác gì Liên Xô ngày trước. Vẫn còn là một quốc gia ngoài vũ khí, dầu thô và khí đốt thì không có gì để thi thố. Phương Tây chỉ việc chỉ cho Putin thấy nước ông sẽ ra sao nếu Mỹ và châu Âu tẩy chay nguyên một vùng đất vĩ đại của ông trên nhiều lãnh vực.

Chỉ còn Mạc Tư Khoa và Brezhnev (1) là có thể chịu đựng nổi thôi. Quyền lực của Putin xây dựng trên cái chính quyền chuyên khủng bố của đảng cộng sản và lực lượng an ninh của họ. Địa vị của Putin trong một nền dân chủ nửa vời ở Nga lệ thuộc vào việc thỏa đáp nhu cầu kinh tế của tầng lớp trung lưu. Nếu không cung ứng nổi, Putin cũng bó tay chấm hết.

Đã đến lúc phải nói năng rõ ràng cho điện Cẩm Linh biết. Không việc gì phải sợ hãi phương Tây cả. Trong cuộc chiến tranh lạnh mới mẻ, dù biên giới khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương có lấn sang phía Đông nhiều một chút đi nữa, phe Tây phương cũng không có yếu đuối đâu.



-- chú thích:
(1) Brezhnev tên mới của thành phố Naberezhnye Chelny từ năm 1982.





(* dịch từ "Wir erleben die Rückkehr des Kalten Kriegs" (http://www.welt.de/debatte/kommentare/article125352834/Wir-erleben-die-Rueckkehr-des-Kalten-Kriegs.html))

Triển
03-03-2014, 09:05 AM
Putin chẳng để cho thầy bàn gốc Việt rỗi hơi kịp
thời bình luận chi hết thì tin mới lại có.
Nga ra tối hậu thư cho quân đội Ukraine trên bán
đảo Crimea đến trễ nhất là khuya nay, lối 4 giờ sáng
giờ Trung Âu phải đầu hàng, nếu không Nga sẽ tấn
công:




Russia demands surrender of Ukraine's Crimea forces

http://news.bbcimg.co.uk/media/images/73338000/jpg/_73338457_73338455.jpg

Russia's military has given Ukrainian forces in Crimea
until dawn on Tuesday to surrender or face an assault,
Ukrainian defence sources have said.

The head of Russia's Black Sea Fleet Aleksander Vitko
set the deadline and threatened an attack "across Crimea".

(xem tiếp) (http://www.bbc.com/news/world-europe-26424738)

ốc
03-03-2014, 10:21 AM
Puy tanh. Bác Xí ở Bắc kinh sẽ học lóm cái mánh này để áp dụng cho Việt nam.

Triển
03-03-2014, 10:53 AM
Puy tanh. Bác Xí ở Bắc kinh sẽ học lóm cái mánh này để áp dụng cho Việt nam.
Đem quân qua giải cứu người Tàu ở Bình Dương hay Chợ Lớn? :D

Triển
03-03-2014, 10:57 AM
Putin chẳng để cho thầy bàn gốc Việt rỗi hơi kịp
thời bình luận chi hết thì tin mới lại có.
Nga ra tối hậu thư cho quân đội Ukraine trên bán
đảo Crimea đến trễ nhất là khuya nay, lối 4 giờ sáng
giờ Trung Âu phải đầu hàng, nếu không Nga sẽ tấn
công:




Russia demands surrender of Ukraine's Crimea forces

http://news.bbcimg.co.uk/media/images/73338000/jpg/_73338457_73338455.jpg

Russia's military has given Ukrainian forces in Crimea
until dawn on Tuesday to surrender or face an assault,
Ukrainian defence sources have said.

The head of Russia's Black Sea Fleet Aleksander Vitko
set the deadline and threatened an attack "across Crimea".

(xem tiếp) (http://www.bbc.com/news/world-europe-26424738)





Lại có tin là Nga bác bỏ vụ tối hậu thư. Hiện tại có vẻ Nga
tung hỏa mù để quân đội Ukraine trên bán đảo Crimea khiếp
vía đào ngũ. Không cần đánh, chỉ hù thôi họ cũng tán loạn
hàng ngũ.
Lại có tin Gazprom (công ty dầu khí của nhà nước Nga) đòi
dẹp giá hạ cho Ukraine và dọa không trả nợ 1 tỉ rưỡi sẽ khóa
ống gas. Đức đòi làm hiệp sĩ trả nợ thế Ukraine bàn bạc ngay
trong tuần này.

Đậu
03-03-2014, 10:58 AM
Em đoán là trong nay mai Bắc kinh sẽ ra chỉ thị thi đua cho các anh giai Trung quốc đang làm việc ở VN mau chóng lấy vợ Việt và sanh con cho nhiều. Sanh con ra, trai giái không thành vấn đề, đều được nhà nước Trung quốc nuôi dưỡng. Mặt khác Trung quốc lại lo chuyên chở các phương thuôc hổ trợ sức khoẻ đến tận tay các anh giai Trung quốc đang thi hành chách sách trồng người. Rồi thì địa bàn giồng cấy lan nhanh, lan nhanh. Khắp nước Nam đâu đâu cũng thấy dịch vụ giới thiệu hôn nhân với người nước ngoài. Chủ lục là hoa kiều đang làm việc ở VN. Rồi thì mấy chục năm nữa dân gốc Trung quốc ở VN tăng vọt với tốc độ tên lửa. Bấy giờ Trung quốc chả cần học theo phút tanh, chỉ cần ra lệnh cho đám dân mới này hồi hương về Tầu là VN hết nhân công làm việc. Rồi thì nhà máy phải đóng cửa. Phải nhập thực phẩm, hàng hoá từ Trung quốc với số lượng nhớn.

Lực lượng nhân công giảm thì các khu công nghiệp vắng teo vắng téo. Phố xá đìu hiu. Các dịch vụ du lịch trọn gói, nửa gói đi vào bế tắc rồi đến chỗ giải tán tập thể. Số lượt Việt Kiều về thăm nhà giảm mạnh vì sợ ăn thực phẩm Made in China. Chả mắc bệnh này thì cũng bệnh kia.

VN không còn dịch vụ du lịch thì coi như botaychamlung.

Triển
03-04-2014, 01:12 AM
Kịch bản ngày càng rõ nét, tiếp theo tân thủ tướng là tân đô đốc. Tin mới nhất của BBC cho hay tân đô đốc Denys Berezovsky mới nhậm chức ở bán đảo Crimea sáng hôm qua, hôm nay đã tuyên bố theo Nga.

http://news.bbcimg.co.uk/media/images/73317000/jpg/_73317752_73317643.jpg

(xem tiếp) (http://www.bbc.com/news/world-europe-26410431)





Theo dõi trực tiếp của BBC:

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/03/04/140304054745_1_464x261_afp.jpg
Các Sỹ quan hải quân Ukraine đã không chịu đào ngũ theo tư lệnh.

Bất chấp lời kêu gọi của Chuẩn đô đốc
Denys Berezovsky, người vừa thề trung
thành với khu tự trị Crimea hôm 3/3, các
cấp dưới của ông này nói họ vẫn sẽ giữ
nguyên lời tuyên thệ trước Ukraine, báo
Anh Guardian đưa tin.

Vào sáng ngày 3/3, các sỹ quan này được
triệu tập ra sân trước của căn cứ hải quân
Ukraine tại Sevastopol.

Họ đã vỗ tay sau khi nghe Đô đốc Serhiy
Haiduk, tân Tư lệnh Hải quân Ukraine, đọc
quyết định cách chức và truy tố vì tội phản
quốc đối với ông Berezovsky.

Nhiều người trong số họ đã hát vang quốc
ca Ukraine và một số người đã khóc, tờ
Guardian thuật lại.

"Tôi biết những người lính của tôi sẽ trung
thành với lời thề của họ," ông Haiduk nói.

"Những gì Berezovsky đã làm là quyết định
của cá nhân ông ta. Khi ông ta mang những
kẻ xâm lược tới đây, chúng tôi đã không đáp
trả bằng bạo lực, dù chúng tôi có quyền như
vậy, nhằm tránh chiêu bài gây kích động của
đối phương."


(nguồn: BBC Tiếng Việt (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/rolling_news/2014/03/140304_ukraine_crimea.shtml))

Triển
03-04-2014, 01:22 AM
Em đoán là trong nay mai Bắc kinh sẽ ra chỉ thị thi đua cho các anh giai Trung quốc đang làm việc ở VN mau chóng lấy vợ Việt và sanh con cho nhiều. Sanh con ra, trai giái không thành vấn đề, đều được nhà nước Trung quốc nuôi dưỡng. Mặt khác Trung quốc lại lo chuyên chở các phương thuôc hổ trợ sức khoẻ đến tận tay các anh giai Trung quốc đang thi hành chách sách trồng người. Rồi thì địa bàn giồng cấy lan nhanh, lan nhanh. Khắp nước Nam đâu đâu cũng thấy dịch vụ giới thiệu hôn nhân với người nước ngoài. Chủ lục là hoa kiều đang làm việc ở VN. Rồi thì mấy chục năm nữa dân gốc Trung quốc ở VN tăng vọt với tốc độ tên lửa. Bấy giờ Trung quốc chả cần học theo phút tanh, chỉ cần ra lệnh cho đám dân mới này hồi hương về Tầu là VN hết nhân công làm việc. Rồi thì nhà máy phải đóng cửa. Phải nhập thực phẩm, hàng hoá từ Trung quốc với số lượng nhớn.

Lực lượng nhân công giảm thì các khu công nghiệp vắng teo vắng téo. Phố xá đìu hiu. Các dịch vụ du lịch trọn gói, nửa gói đi vào bế tắc rồi đến chỗ giải tán tập thể. Số lượt Việt Kiều về thăm nhà giảm mạnh vì sợ ăn thực phẩm Made in China. Chả mắc bệnh này thì cũng bệnh kia.

VN không còn dịch vụ du lịch thì coi như botaychamlung.



Sơ hở của công ty tư vấn Rêm Đậu là vấn đề đi ở
rồi mục đích nhập siêu. Dân Việt gốc Tầu đã được
lệnh rút về Tầu, phố xá đìu him, công nghiệp vắng
teo thì còn ai ở lại Việt Nam mà Tầu xuất cảng hàng
hóa sang với số lượng nhớn làm gì nữa bây rờ? [-X

Đề nghị quý công ty bótayviếtlợi.

Triển
03-04-2014, 05:52 AM
Theo dõi trực tiếp của BBC:

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/03/04/140304054745_1_464x261_afp.jpg
Các Sỹ quan hải quân Ukraine đã không chịu đào ngũ theo tư lệnh.

Bất chấp lời kêu gọi của Chuẩn đô đốc
Denys Berezovsky, người vừa thề trung
thành với khu tự trị Crimea hôm 3/3, các
cấp dưới của ông này nói họ vẫn sẽ giữ
nguyên lời tuyên thệ trước Ukraine, báo
Anh Guardian đưa tin.

Vào sáng ngày 3/3, các sỹ quan này được
triệu tập ra sân trước của căn cứ hải quân
Ukraine tại Sevastopol.

Họ đã vỗ tay sau khi nghe Đô đốc Serhiy
Haiduk, tân Tư lệnh Hải quân Ukraine, đọc
quyết định cách chức và truy tố vì tội phản
quốc đối với ông Berezovsky.

Nhiều người trong số họ đã hát vang quốc
ca Ukraine và một số người đã khóc, tờ
Guardian thuật lại.

"Tôi biết những người lính của tôi sẽ trung
thành với lời thề của họ," ông Haiduk nói.

"Những gì Berezovsky đã làm là quyết định
của cá nhân ông ta. Khi ông ta mang những
kẻ xâm lược tới đây, chúng tôi đã không đáp
trả bằng bạo lực, dù chúng tôi có quyền như
vậy, nhằm tránh chiêu bài gây kích động của
đối phương."


(nguồn: BBC Tiếng Việt (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/rolling_news/2014/03/140304_ukraine_crimea.shtml))


11 giờ trưa, Putin chiêu đãi ký giả:


http://p5.focus.de/img/fotos/crop3660378/5977014930-cv16_9-w630-h355-oc-q75-p5/Par7810733.jpg


* Những người chiếm đóng các trụ sở trên bán đảo Crimea là ai, sao mặc quân phục giống lính Nga vậy?
Putin: - Quân phục giống nhau là chuyện thường, ông bước ra tiệm nào mua cũng có.

* Số phận Yanukovych ra sao?
Putin: - Tôi đã nói với ông ta rồi, sự nghiệp tương lai chính trị của ông ta đã hết. Nga không hỗ trợ ông ấy nữa.

* Thế Nga vào Crimea làm gì?
Putin: - tôi đã nói một ngàn lần rồi, chúng tôi không chống dân Ukraine. Chúng tôi bảo vệ họ mà thôi.

* Ông chịu hợp tác với chính phủ mới của Ukraine không?
Putin: - Nga không cắt đường dây liên lạc với họ, chuyện khác khi tình hình ổn định hãy đề cập tới

* Nga có kéo vào Ukraine không?
Putin: - Hiện tại không có lý do cần thiết để đem quân vào Ukraine. Nhưng muốn lúc nào cũng làm được.





12 giờ trưa:

- Sau khi Putin chiêu đãi ký giả, đồng eủo tăng vọt tỉ giá 1,3773 Dollar cao nhất của ngày.







13 giờ 32:

- Ngoại trưởng Mỹ Kery hạ cánh Ukraine, người ta tin rằng trong cặp táp hồ sơ đã mang theo một lời hứa chắc chắn trị giá 1 tỉ euro, sau khi EU hôm qua hứa hỗ trợ 630 triệu.

http://images.scribblelive.com/2014/3/4/c5a3f4e6-cb01-4d4a-bac2-2524594d0ac7.jpg




13 giờ 42:

- Theo phát ngôn viên chính phủ Mỹ, Mỹ muốn ngăn chận khủng hoảng bán đảo Crimea thật nhanh nên đã đi những bước 'cấm vận'. EU thì họp hành nhau ngày mai quyết định.





14 giờ 45:

- đại diện NATO và Nga muốn thảo luận với nhau vào ngày mai.




(*tóm tắt từ nguồn focus.de và spiegel.de)

Triển
03-04-2014, 05:55 AM
13 giờ 32:

- Ngoại trưởng Mỹ Kery hạ cánh Ukraine, người ta tin rằng trong cặp táp hồ sơ đã mang theo một lời hứa chắc chắn trị giá 1 tỉ euro, sau khi EU hôm qua hứa hỗ trợ 630 triệu.


(*tóm tắt từ nguồn focus.de và spiegel.de)


PS: đính chính lại là 1 tỉ USD.

Đậu
03-04-2014, 06:22 AM
Sơ hở của công ty tư vấn Rêm Đậu là vấn đề đi ởrồi mục đích nhập siêu. Dân Việt gốc Tầu đã được lệnh rút về Tầu, phố xá đìu him, công nghiệp vắng teo thì còn ai ở lại Việt Nam mà Tầu xuất cảng hàng hóa sang với số lượng nhớn làm gì nữa bây rờ? [-XĐề nghị quý công ty bótayviếtlợi.

Dân Việt gốc Việt là con rồng cháu tiên, tức là con vua cháu thánh. Con vua thì chả cần làm lụng mà vẫn có của ăn của mặc; Cháu thánh thì chả cần phấn đấu mà mọi sự vẫn cứ hạnh thông. Nói tóm tắt là dân Việt gốc Việt có số hưởng. Thường lấy việc ăn nhậu làm thước đo sự giầu sang, chọn lối thư giản để phân định đẳng cấp. Thì như làm vậy, dân Việt gốc Tầu, bao lâu nay, làm chủ tập thể các nhà máy dưới sự lãnh đạo của dân Việt gốc Việt.

Bấy giờ, gặp lúc nguy tai, dân Việt gốc Tầu kéo rột về Trung quốc để lại một khoảng trống nhân công to đùng phải giải quyết cấp bách thì nhà nước Việt nhất thời chưa tìm ra phương hướng khả thi để triển khai, khai triển. Các nhà máy quốc doanh và tư doanh đóng cửa vì thiếu nhân công mặc dù số lãnh đạo thặng dư. Phố xá vắng teo. Khách du lịch thì chả thèm vào các gian hàng bán đồ lưu niệm duty free là vì thiếu nhiều mặt hàng được ưa chuộng lâu nay.

Tuy nhiên, dù các khó khăn trước mắt dồn đống nhưng lo thì cứ lo mà ăn thì cứ ăn. Chứ nhịn ăn, nhịn nhậu, nhịn nhảy nhót là có chuyện ngay. Thành ra, con số hàng nhập từ Trung quốc vẫn không giảm sút tẹo nào.:-"

Triển
03-04-2014, 06:32 AM
Phê bình vụ xâm phạm bán đảo Crimea:
Cô đọc chương trình bất trị của Putin

Berlin - Abby Martin có lẽ đã không dằn lòng được nữa: "Không phải vì tôi làm việc tại đây cho đài RT là tôi không có quyền tự do biểu đạt", một người đọc chương trình của đài truyền hình Russia Today đã giận dữ vào đoạn cuối chương trình. Người phụ nữ 29 tuổi đi qua studio của cô, máy quay theo sau.
Cô nói trực tiếp trên chương trình: "tôi không nói sao cho hết rằng tôi đã quyết tâm chống lại mọi sự can thiệp vào chuyện nội bộ của một nước có chủ quyền. Những gì Nga đang làm là sai trái".


https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=ZolXrjGIBJs

Lời lẽ rất rõ ràng lại khiến người kinh ngạc vì đúng ra cô Abby Martin không phải là hoàn toàn độc lập trong công việc của mình. Cô làm việc cho Russia Today, ban Anh ngữ của một đài truyền hình nhà nước. Cũng như các đài truyền hình nhà nước khác phải loan tải những hình ảnh đẹp đẽ của nước mình, tuy nhiên chuyện đã không phải vậy.

Đài truyền hình là kênh tuyên truyền của Putin

RT chỉ loan tải lăng kính của Mạc Tư Khoa. Nếu dữ liệu không hợp lắm sẽ được đài sửa sang cắt xén lại cho vừa vặn. Năm qua tổng biên tập cho tờ SPIEGEL ONLINE biết, "Nếu Nga gây chiến, chúng tôi cũng phải đánh theo". Nhiều bài tường trình của truyền thông Nga về cuộc khủng hoảng bán đảo Crimea chỉ đơn giản được chế đại ra mà thôi.

Nga không phải là một quốc gia có tự do báo chí. Trong những năm qua tình trạng ngày lại càng tồi tệ hơn. Trên bảng xếp hạng của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Nga xếp hạng thứ 148.
Cô Abby Martin từng có những lời nói tranh luận trong quá khứ gây chú ý và đôi khi cũng lập luận bằng những giả thuyết như thật, nhưng cô chưa từng phê bình nước Nga. Từ năm 2012 cô có màn chương trình nửa giờ. Cô mang lên những đề tài mà cô cho rằng truyền thông loại khác cố lờ đi.

Liệu cô Abby Martin sau vụ này được phép tiếp tục làm chương trình của cô hay không phải chờ xem. Người phụ nữ 29 tuổi không chỉ là người dẫn chương trình mà cũng là người hoạt động, người sáng lập ra diễn đàn Công Dân Báo Chí và là một nghệ sĩ. Hiện tại cô lên kế hoạch ở quê hương mình, ở San Francisco Bay Area làm một cuộc triển lãm các tác phẩm của cô.


(* dịch lại từ "Kritik an Krim-Invasion: Putins widerspenstige Moderatorin" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/russia-today-abby-martin-kritisiert-russlands-einmarsch-a-956832.html))

ốc
03-04-2014, 02:09 PM
Nga không phải là một quốc gia có tự do báo chí. Trong những năm qua tình trạng ngày lại càng tồi tệ hơn. Trên bảng xếp hạng của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Nga xếp hạng thứ 148.

Đấy là hậu quả của đấu tranh bất bạo động rất là bất cập, nửa vời, chỉ làm bình phong cho cái chính thể cũ lột xác, đội lốt mới và tiếp tục sự cai trị độc tài.

RaginCajun
03-04-2014, 02:32 PM
Đấy là hậu quả của đấu tranh bất bạo động rất là bất cập, nửa vời, chỉ làm bình phong cho cái chính thể cũ lột xác, đội lốt mới và tiếp tục sự cai trị độc tài.Có lẽ VN cũng theo con đường này vì thấy cũng có nhiều người (đa số là gốc VC) đấu tranh bất bạo động. Nay mai cũng sẽ thay bình mới và chứa tiếp rượu cũ

Triển
03-04-2014, 09:53 PM
Đấy là hậu quả của đấu tranh bất bạo động rất là bất cập, nửa vời, chỉ làm bình phong cho cái chính thể cũ lột xác, đội lốt mới và tiếp tục sự cai trị độc tài.

Yanukovych với Ukraine ngày trước cũng chính là một thứ nửa vời, mụ mị như Nga hiện tại vậy cho nên mới có sự bất bạo động rồi thành bạo động.




Có lẽ VN cũng theo con đường này vì thấy cũng có nhiều người (đa số là gốc VC) đấu tranh bất bạo động. Nay mai cũng sẽ thay bình mới và chứa tiếp rượu cũ
Bất hay tắc, phi hay thực, vô hay hữu cũng cầu cho có hẳn hay. Chuyện quan trọng là không hợp tác, như kiểu dân Ukraine làm mấy tháng nay vậy mới hay, không có bắt tay hòa hoãn gì hết, xuống ngay cho mau. Ukraine chính là cái thí dụ trước mắt vậy.

Triển
03-05-2014, 02:17 AM
11 giờ trưa, Putin chiêu đãi ký giả:


http://p5.focus.de/img/fotos/crop3660378/5977014930-cv16_9-w630-h355-oc-q75-p5/Par7810733.jpg


* Những người chiếm đóng các trụ sở trên bán đảo Crimea là ai, sao mặc quân phục giống lính Nga vậy?
Putin: - Quân phục giống nhau là chuyện thường, ông bước ra tiệm nào mua cũng có.

* Số phận Yanukovych ra sao?
Putin: - Tôi đã nói với ông ta rồi, sự nghiệp tương lai chính trị của ông ta đã hết. Nga không hỗ trợ ông ấy nữa.

* Thế Nga vào Crimea làm gì?
Putin: - tôi đã nói một ngàn lần rồi, chúng tôi không chống dân Ukraine. Chúng tôi bảo vệ họ mà thôi.

* Ông chịu hợp tác với chính phủ mới của Ukraine không?
Putin: - Nga không cắt đường dây liên lạc với họ, chuyện khác khi tình hình ổn định hãy đề cập tới

* Nga có kéo vào Ukraine không?
Putin: - Hiện tại không có lý do cần thiết để đem quân vào Ukraine. Nhưng muốn lúc nào cũng làm được.





12 giờ trưa:

- Sau khi Putin chiêu đãi ký giả, đồng eủo tăng vọt tỉ giá 1,3773 Dollar cao nhất của ngày.







13 giờ 32:

- Ngoại trưởng Mỹ Kery hạ cánh Ukraine, người ta tin rằng trong cặp táp hồ sơ đã mang theo một lời hứa chắc chắn trị giá 1 tỉ euro, sau khi EU hôm qua hứa hỗ trợ 630 triệu.

http://images.scribblelive.com/2014/3/4/c5a3f4e6-cb01-4d4a-bac2-2524594d0ac7.jpg




13 giờ 42:

- Theo phát ngôn viên chính phủ Mỹ, Mỹ muốn ngăn chận khủng hoảng bán đảo Crimea thật nhanh nên đã đi những bước 'cấm vận'. EU thì họp hành nhau ngày mai quyết định.





14 giờ 45:

- đại diện NATO và Nga muốn thảo luận với nhau vào ngày mai.




(*tóm tắt từ nguồn focus.de và spiegel.de)



05.03.2014

6 giờ 31: Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop cho hay, Úc cho phép du khách Ukraine đang ở Úc được phép gia hạn ở lâu hơn đến khi nào tình hình Ukraine ổn định.


7 giờ 17: Do mùa Đông vừa qua tương đối dễ chịu ở châu Âu, nên các kho dự trữ khí đốt của châu Âu chịu được 45 ngày nếu đường khí đốt qua ngõ Ukraine bị đóng.


8 giờ 11: họp báo của Putin hôm qua đã khiến thị trường chứng khoán Á Châu hồi sức. Tokyo đóng cửa với chỉ số Nikkei 1,2% dương ở mức 14 897 điểm. Chỉ số MSCI ở thị trường Á Châu không tính Nhật ghi nhận dương 0,5 phần trăm.


8 giờ 36: Bộ ngoại giao Nga ra tín hiệu nói Ukraine phải cải cách hiến pháp, chăm sóc nhiều hơn các nhu cầu các dân tộc thiểu số ở Ukraine.


9 giờ 02: Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius yêu cầu Nga chấp thuận một nhóm thanh tra đến điều tra hiện trường. Nếu không, thứ năm ngày mai ở cuộc hoịp thượng đỉnh EU sẽ phản ứng bằng cấm vận.


9 giờ 08: Theo ngân hàng Trung ương Nga, để cứu đồng Ruble đang tuột dốc, Nga đã trích 11,3 tỉ USD (tương đương 8,2 tỉ Euro) để mua lại đồng Ruble. :)


9 giờ 17: Putin đang trả một giá khá đắt cho cuộc khủng hoảng bán đảo Crimea, thị trường chứng khoán Mạc Tư Khoa tiếp tục lao xuống vực.


9 giờ 17: Thông tấn xã RIA đi tin rằng Nga chuẩn bị chống cấm vận của EU và Mỹ qua việc gấp rút soạn thảo điều luật để tịch thu tài sản, trương mục các công ty Mỹ và châu Âu ở Nga.


9 giờ 55: Cảnh sát Ukraine đã lấy lại cơ ngơi chính phủ ở Donezk. Những ngày qua những nơi này bị những người biểu tình thân Nga chiếm giữ.


10 giờ 20: Thông tấn xã Interfax cho hay Nga đã chiếm giữ 2 đơn vị hỏa tiễn phòng không của Ukraine trên bán đảo Crimea. Quân đội Ukraine không xác nhận tin này.


10 giờ 46: Một nhân viên ngoại giao Nga xác nhận ngoại trưởng Sergej Lavrov của Nga và đồng sự John Kerry sẽ gặp gỡ thứ tư hôm nay để bàn thảo. Sau đó cùng gặp ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier và ngoại trưởng Anh William Hague.


10 giờ 56: Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết, Nga không thể ra lệnh cho "lực lượng tự vệ" có vũ khí thân Nga rút binh. Họ không thuộc quân đội Nga. Tuy nhiên nhân sự của Hạm đội Địa Trung Hải của Nga vẫn lưu lại căn cứ quân sự này.


10 giờ 58: Bộ quốc phòng Đức cho hay chính phủ lâm thời Ukraine nhờ Đức giúp đỡ chữa trị những người bị thương ở phong trào Maidan. Quân lực Đức sẽ di chuyển 50 người từ Kiev sang Đức.


11 giờ 14: Ông Andrej Deschtschiza, ngoại trưởng lâm thời Ukraine cho hay "muốn tìm giải pháp hòa bình cho tình hình hiện nay", nước ông không muốn chiến tranh với Nga.




(diễn biến dịch lại theo 'die Welt' (http://www.welt.de/politik/ausland/article125437568/Polizei-raeumt-besetztes-Donezker-Regierungsgebaeude.html))

Triển
03-05-2014, 02:55 AM
Cách mạng Ukraine và kịch bản Việt Nam

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/03/04/140304102822_ukraine_624x351_ap_nocredit.jpg
Tổng thống Viktor Yanukovych phải trốn sang Nga vì lo sợ

ts. Phạm Chí Dũng

"...
Những người dân mẫn cảm nhất còn bình
phẩm về thái độ trở nên ôn hòa hơn hẳn
của một số quan chức công an mẫn cán
ở Hà Nội, vào cái ngày trên mạng hiện ra
hình ảnh hàng trăm cảnh sát Ukraine quỳ
gối xin người dân tha thứ cho vụ các đồng
nghiệp của họ đã gây ra cái chết của hàng
trăm đồng bào biểu tình.

Vốn luôn bị xem là một thế lực rất không
tương nghĩa với tuyên xưng “bạn của dân”,
ngành công an Việt Nam như đang trong cơn
rùng mình chua xót và hổ thẹn về nhận thức
lại đối với tương lai của mình.
..."
(xem tiếp) (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/03/140304_ukraine_vietnam_phamchidung.shtml)









11 giờ 30: Châu Âu lên kế hoạch phong tỏa 18 trương mục người Ukraine đã biển thủ công quỹ Ukraine dưới thời cựu tổng thống Yunakovych. Thứ năm ngày mai truyền thông chính thức của EU sẽ thông báo chính thức cuộc cấm vận.


11 giờ 35: Một viên chức cao cấp của lực lượng an ninh Ukraine cho hay, đêm qua ít xảy ra các biến cố trên bán đảo Crimea. Ông hi vọng vài ngày tới sẽ có các giải pháp cho Crimea bằng phương tiện đối thoại.


11 giờ 45: Ông Herbert Hainer, tổng giám đốc công ty Adidas lo ngại về tình hình làm ăn ở Ukraine và ở Nga, "Nếu khủng hoảng kéo dài sẽ khiến giới tiêu thụ nhấp nhổm".


11 giờ 55: phát ngôn viên chính phủ Đức, Steffen Seibert cho hay ở Berlin rằng tình hình Ukraine từ thứ hai đến nay không có gì thay đổi. Chính phủ Đức yêu cầu Nga "Hãy thôi châm chích!"



(đến giờ đi ăn... :) )

Triển
03-05-2014, 03:50 AM
12 giờ 28: EU chuẩn bị 11 tỉ Euro cứu trợ Ukraine trong hai năm, giảm bớt sức nặng trong giao thương, và hỗ trợ khí đốt. Điều kiện cho gói cứu trợ EU là bản ký thỏa thuận giữa Ukraine và IMF (International Monetary Fund).


12 giờ 30: Thông tấn xã Nga Interfax buộc tội thủ tướng lâm thời của Ukraine hiện tại Arseniy Yatsenyuk (39 tuổi) là thành viên tà giáo Sciencetology. Em gái của Arseniy Yatsenyuk là viện trưởng một chi nhánh Sciencetology ở Mỹ. Theo lời Arseniy Yatsenyuk thì ông ta thuộc giáo hội Ki-tô Hy Lạp có liên hệ với Rome. Các chính trị gia của Ukraine trong những ngày qua than phiền rằng truyền thông Nga tung tin không đúng sự thật về nội các mới của Ukraine.


13 giờ: Mỹ và Anh đã cố gắng vận động bộ trưởng bộ ngoại giao Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán. Kerry cho hay từ Paris, ngoại trưởng Nga không xuất hiện tại bàn hội nghị bản ghi nhớ Budapest ký năm 1994. Trong đó có hiệp ước Anh, Mỹ và Nga phải bảo đảm an ninh cho nước Ukraine.


13 giờ 25: Phái đoàn thanh tra quân sự của 18 quốc gia thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) cộng thêm 17 chuyên gia đã lên đường sang miền Nam Ukraine. Các quan sát viên quân sự này sẽ vào hải cảng Odessa để quan sát các hoạt động của quân lực Nga. Liệu nhóm quan sát tiếp theo đó có thể đặt chân lên bán đảo Crimea hay không thì chưa ai biết.


13 giờ 30: Nghi ngờ thiện chí của Nga: ngoại trưởng Nga Lavrov cho hay qua Twitter rằng kế hoạch cho phái đoàn OSCE lên bán đảo Crimea gặp trở ngại.


13 giờ 35: Putin có vẻ nhượng bộ. Putin phát biểu trước thành viên nội các Nga rằng "Chúng ta đang trải nghiệm các căng thẳng chính trị quen thuộc, nhưng đừng để chúng ảnh hưởng đến các vụ giao thương kinh tế hiện nay với các đối tác truyền thống". Không cần phải "đun nóng các toan tính chính trị vượt qua hợp tác kinh tế". "Nga phải hợp tác với các đối tác kinh tế truyền thống và lưu ý sự quan tâm của chính chúng ta".

http://cdnmo.coveritlive.com/media/image/201403/thumb900_phpbyw9sgbildschirmfoto_2014-03-05_um_13.39.54.png

Triển
03-05-2014, 04:50 AM
13 giờ 46: Mỹ điều động tàu chiến về Địa Trung Hải. Thổ Nhĩ Kỳ đã bật đèn xanh cho phép Mỹ giao thông xuyên qua Bosporus theo tường trình của nhật báo „Hürriyet Daily News“. Mỹ chỉ cần trình báo khi muốn đi ngang eo biển Bosporus để đến Biển Đen.


13 giờ 49: Ngoại trưởng Anh William Hague thông báo từ Paris vẫn đang cố gắng ép ngoại trưởng Nga ngồi vào bàn đàm phán với Ukraine nhưng chưa có kết quả. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thì tỏ ra lạc quan, có lẽ chiều nay sẽ gặp gỡ được trên bàn hội nghị.



13 giờ 59: Thả lỏng giữa cơn khủng hoảng:

http://images.scribblelive.com/2014/3/5/14d56e11-4cd2-4802-bc1e-89a473c5f4d7.jpg

Hai người lính Nga này phải canh gác hải cảng Sevastopol. Tuy nhiên theo bộ dạng trên tấm ảnh thì họ có vẻ như đang an nhàn hưởng thụ nắng ấm của tiết Xuân.
(ảnh: thông tấn xã AP)



14 giờ 10: Tân thủ tướng Yatsenyuk viếng tổng hành dinh của NATO ở Bruxelles. Ukraine không giống Ba Lan. Ukraine không phải là thành viên NATO như Ba Lan mà có một hợp đồng hợp tác làm việc chung ký từ thập niên 90.



14 giờ 13: Phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Seibert thông cáo báo chí rằng cơ hội họp thượng đỉng G8 ở Sochi rất mỏng manh, "tất cả mọi hoạt động chuẩn bị cho hội nghị bị đình chỉ đến cuối tháng 3".


14 giờ 18: Một dân cử quốc hội châu Âu thuộc đảng Xanh yêu cầu hai chuyến hàng vũ khí mà châu Âu dự tính giao cho Nga trong năm nay phải đình chỉ. Đó là một hàng không mẫu hạm chở trực thăng do Pháp cung cấp và một trung tâm huấn luyện binh sĩ cho 30 ngàn quân do Đức cung cấp phải ngừng chuyển giao cho Nga.



14 giờ 29: Đức là đối tác giao thương quan trọng đứng thứ hai của Nga. Một cuộc cấm vận của phe phương Tây và các biện pháp chống lại của Mạc Tư Khoa sẽ khiến đôi bên tổn thất nặng nề.

http://cdnmo.coveritlive.com/media/image/201403/thumb900_phpxp75cjbildschirmfoto_2014-03-05_um_14.29.06.png
(ảnh: Thông tấn xã Reuters)




14 giờ 53: Cuộc khủng hoảng Crimea đã khiến giá lúa mạch tăng vọt. Ukraine là một quốc gia xuất cảng ngũ cốc mạnh nhất thế giới. Các nhà buôn ngoại quốc hiện tại không thể làm hợp đồng tiếp tục vì đe dọa chiến tranh. 45 ngàn tấn bắp (ngô) sẽ được lên tàu từ cảng Sewastopol chuyển đi Ý và Tây Ban Nha. Nhưng những ngày sắp đến sẽ các chuyến hàng sẽ giảm xuống.



14 giờ 57: Các đơn vị quân đội Ukraine đang dựng trạm kiểm soát trên các con đường lên bán đảo Crimea, chính phủ Ukraine từ Kiev muốn ngăn chận những kẻ khiêu khích tìm đường lên đảo ủng hộ thành phần chính phủ tự trị thân Nga.




-------- Hẹn lại ngày mai. Hôm nay phải vọt đi chuẩn bị trà có bọt cho trận Đức vs Chile tối nay :D -------------

http://bilder.augsburger-allgemeine.de/img/incoming/crop20212746/2107216270-ctopTeaser/G8-Champions-League-Finale.jpg

Triển
03-06-2014, 03:18 AM
Mỹ trong cơn khủng hoảng Crimea:
Bà Hillary ồn ào

Sebastian Fischer, Washington


http://cdn2.spiegel.de/images/image-667555-breitwandaufmacher-fdei.jpg

Barack Obama chỉ muốn chú tâm vào miếng bánh Sandwich trong tiệm cà-phê Beauregard thôi. Đặc biệt là bây giờ ông chẳng thiết nói gì về Nga, chẳng muốn nói gì về khủng hoảng bán đảo Crimea. Thật ra thứ tư này ông chỉ đến New Britain ở tiểu bang bờ biển phía Đông Connecticut để quảng cáo chính sách tăng mức lương tối thiểu mà thôi. Lúc một ký giả xin hỏi ông ta một câu cập nhật tình hình Ukraine khi ăn trưa ở tiệm, vị tổng thống Mỹ chỉ thốt ra một câu đơn giản: "Cám ơn ông nha!"

Ở sân nhà thì Obama nín thinh, bên kia Paris thì ngoại trưởng John Kerry không đàm phán thành công. Sân khấu Hoa Kỳ hôm thứ tư lại thuộc về một người mà không có ai chờ đợi đã có những lời lẽ rất rõ ràng trong chuyện này, bởi vì bà không còn tại chức nữa, đó là Hillary Clinton.

Bà cựu ngoại trưởng đã khiển trách tổng thống Vladimir Putin. Và khiển trách đến thế nào cơ chứ.

Putin ư? "Một chàng trai cứng rắn có làn da mỏng te"

Ngày nay lúc lạm bàn ám chỉ Hitler trong chính trị là một chuyện không phải dễ dàng. Thông thường chuyện lại trở thành gậy ông đập lưng ông. Bà Clinton lại còn bồi thêm vào hôm trưa thứ tư một cú nữa. Lúc xuất hiện trước sinh viên đại học California ở Los Angeles bà nhận xét Putin rằng: "Hiện nay chúng ta đang đụng độ một chàng trai cứng rắn có làn da mỏng te". Ý bà muốn ví von là một người đàn ông đầy tự ti thích cởi trần. Viễn tưởng của Putin, theo bà Clinton, là một "nước Nga vĩ đại", "mục tiêu của ông ấy là Tái thiết lập Sô viết từ các chư hầu chung quanh của Nga".

Trong buổi lễ kêu gọi quyên góp bà không so sánh Putin với Hitler, nhưng nhận xét là chiến thuật của ông chủ điện Cẩm Linh khiến người ta liên tưởng đến thập niên 30. Clinton kêu gọi hãy xem lại "khía cạnh lịch sử" này và học hỏi kinh nghiệm.

Bà già 66 tuổi đang bày tỏ sự cứng rắn ở chỗ mà Obama đang bị áp lực. Mấy ngày nay phe Cộng hòa đã cáo buộc ông tổng thống Mỹ đối với Nga quá nhu nhược. Ông thượng nghị sĩ John McCain còn có lần nói rằng, Putin đã xâm lăng Ukraine vì cái kiểu "chính sách đối ngoại không lo lắng" của Obama. Ngoài ra McCain còn cáo buộc mật vụ đã "thất bại nặng nề" vì họ không cảnh báo gì về chuyện xâm lược của Nga cả.

Các người theo xu hướng cứng rắn phê bình kiểu chính trị thối lui của Obama

Trong chuyện này thấy rõ là McCain và những người còn lại cũng chẳng có ý tưởng gì mới lạ khả dĩ dồn Putin vào chân tường cả. Cũng như Obama, họ mong giải quyết bằng đường lối ngoại giao, họ cũng khuyên xử dụng chiêu cấm vận để cô lập Nga lúc khẩn cấp. Không có ai muốn dùng quân sự cả. Không, điều mà những người có xu hướng cứng rắn thấy khó chịu là chính sách thoái lui lâu nay mà Obama dần dần buông bỏ hết. Hiện tại họ thấy có cơ hội để chỉnh đốn lại ông tổng thống.

Bà cựu ngoại trưởng thì hoàn toàn có một giai thoại khác hẳn, bà thuộc vào loại những người dân chủ theo chính sách diều hâu. Từ cuộc chiến tranh Nam Tư ở thập niên 90 bà Clinton hay chọn con đường phải can thiệp, đã ủng hộ cuộc chiến tranh Iraq. Lúc tranh cuộc ứng cử tổng thống ngay trong đảng năm 2008 bà phê bình Obama có kiểu đối ngoại ngây thơ, sau đó bà hi vọng Mỹ dấn thân nhiều hơn trong vụ Syria.

McCain khen Clinton: "Bà ấy so sánh đúng đó"

Với Putin bà chưa bao giờ chung đụng gì nhiều. Có lần bà đã nói về ông ta là một gián điệp KGB: "Trên định nghĩa ông này không có tình người". Còn về phía Putin thì ngày trước cáo buộc bà Clinton đã khích khí phe đối lập ở Nga chống đối ông ta, khơi dậy các cuộc biểu tình. Hôm thứ tư bà Clinton đã nhận xét về chính sách nửa vời của Putin rằng, "Tôi đã có nhiều kinh nghiệm với hạng người như vậy, đặc biệt là với Putin". Không có gì lạ khi McCain khi nghe ý tưởng tương quan Putin với Hitler của bà Clinton là phải khen ngợi ngay qua Twitter: "Bà ấy so sánh đúng đó".

Clinton đang đẩy đưa với cuộc chạy đua ứng cử tổng thống năm 2016, một cuộc tranh chạy ngấm ngầm đã xảy ra từ lâu. Lời bình luận nặng nề đối với Putin là một phần của cuộc chơi. Nếu bà vào cuộc, bà phải thận trọng cho Obama hủy nhiệm, để làm mới lại cuộc tranh cử có màu sắc hứa hẹn tín nhiệm hơn. Trong chuyện này cụ thể bà cũng đã rõ là châu Âu mới là nơi gióng trống thổi kèn. Bởi vì chỉ khi nào EU chịu chơi chung thì việc cấm vận kinh tế Putin mới thực sự rỉ máu. Nhưng vì châu Âu còn do dự nên Hoa Thịnh Đốn muốn chờ đợi và để châu Âu khởi xướng.

Trong chuyện này bà thủ tướng Đức phải đóng vai trung gian. Nổi bật là bà Merkel, chứ không phải Obama, đã có nhiều cuộc điện thoại quan trọng với Putin trong những ngày qua. Bà Clinton nói, "Đức đóng vai chính, Angela Merkel là thủ lãnh quan trọng nhất của châu Âu".

Câu nói này không nên chỉ hiểu là một lời khen tặng vô thưởng vô phạt. Phía sau lời khen đó là kỳ vọng vào một chính sách diều hâu.





(* dịch từ "USA in der Krim-Krise: Hillarys Paukenschlag" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/hitler-vergleich-clinton-rueckt-putin-in-naehe-zu-nazi-diktator-a-957169.html))

Triển
03-06-2014, 05:27 AM
14 giờ 07: Chỉ sau vài giờ chính quyền thân Nga trên đảo Crimea ký vào bảng tham gia vào liên bang Nga, Mỹ phản ứng, tổng thống Obama đã ra điều cấm vận đầu tiên không cho nhập cảnh nước Mỹ.

Triển
03-06-2014, 10:55 PM
Khủng hoảng Ukraine:
Putin vẫn giữ lập trường khi điện thoại với Obama

http://cdn3.spiegel.de/images/image-349696-breitwandaufmacher-sxux.jpg

Mạc Tư Khoa / Hoa Thịnh Đốn - Dẫu sao đi nữa họ cũng nói chuyện với nhau. Ông tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Mỹ Barack Obama đã liên lạc điện thoại với nhau trong đêm thứ năm rạng sáng ngày thứ sáu cả một giờ đồng hồ. Sau cùng cả hai ông tổng thống đều nhấn mạnh tầm quan trọng của bang giao hai nước. Theo thông tấn xã Nga Itar-Tass sáng thứ sáu hôm nay, Putin đã giải thích rằng sự bang giao không được phép bị ảnh hưởng bởi mâu thuẫn Ukraine.

Cuộc điện thoại giữa hai vị nguyên thủ chỉ xảy ra một giờ sau khi Cộng Đồng Chung Châu Âu ký bản kế hoạch phong tỏa chống Nga. EU đã thống nhất thứ năm hôm qua trong buổi họp thượng đỉnh sau hàng giờ vật lộn ở Bruxelles thông qua một "Tiến trình gồm 3 giai đoạn". Việc này sẽ xảy ra đồng hành với Mỹ. Nếu chính phủ bán đảo Crimea theo Nga, Bruxelles sẽ cấm vận kinh tế chống Mạc Tư Khoa.

Kerry và Lavrov tiếp tục giữ liên lạc

Mối bang giao Nga - Mỹ được xem là việc quan trọng nhất để giữ vững ổn định và an ninh thế giới. Tuy nhiên cả hai bên đều giữ chặt vị thế của mình trong vụ khủng hoảng bán đảo Crimea. Putin nhấn mạnh là chính phủ lâm thời của Ukraine có được quyền lực bằng phương pháp vi hiến. Nga không được phép lờ đi lời kêu cứu trong vụ này và cư xử thích hợp bằng luật pháp quốc tế.

Obama giải thích theo lời Tòa Bạch Ốc về buổi điện thoại, rằng cách thức của Nga đã gây tổn hại đến chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Vì vậy Hoa Kỳ và đồng minh châu Âu của họ phải áp dụng biện pháp.

Obama đề nghị Putin rằng hãy tạo đối thoại trực tiếp giữa chính phủ Nga và chính phủ Ukraine hầu tìm được giải pháp bằng con đường ngoại giao. Giới quan sát quốc tế có thể an tâm rằng quyền lợi của tất cả công dân Ukraine tính luôn dân tộc thiểu số gốc Nga sẽ được bảo vệ. Theo lời điện Cẩm Linh, cả hai vị tổng thống đều đồng thuận cho hai ngoại trưởng Sergej Lavrov và
John Kerry tiếp tục giữ liên lạc.

Trong những ngày qua, các lực lượng thân Nga đã nắm quyền trên bán đảo Crimea. Kiev và Mỹ cáo buộc Mạc Tư Khoa đã đưa lính Nga vào kiểm soát bán đảo Crimea. Nga bác bỏ cáp buộc này và cho đó là các "lực lượng nhân dân tự vệ" của địa phương.



ler/dpa/Reuters



(* dịch từ "Ukraine-Krise: Putin bleibt hart in Telefonat mit Obama" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/ukraine-putin-und-obama-reden-am-telefon-ueber-krim-krise-a-957381.html))

Triển
03-07-2014, 12:57 AM
Quyết định cấm vận của EU:
Một châu Âu chia năm xẻ bảy

Gregor Peter Schmitz

Lời lẽ mềm mỏng thay cho sự trừng phạt cứng rắn: EU không thể thông qua được các cấm vận rỉ máu chống Nga. Tuy nhiên nếu quá nhiều nhường nhịn Putin đồng nghĩa với hiểm họa gấp đôi.


http://cdn4.spiegel.de/images/image-667777-galleryV9-rpso.jpg

Trước kia Donald Rumsfeld đã từng phân loại châu Âu ra từng phần ngoạn mục. Trong thế giới của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ có một "Châu Âu Cũ", đó là các quốc gia cự tuyệt theo Mỹ trong cuộc chiến đánh Iraq, trong đó có Đức. Rồi đối với ông ta còn có một Tân Châu Âu gồm những nước như Ba Lan, vừa giải thoát khỏi cái ách Sô Viết và quay về với chủ nghĩa Tự do.
Nhiều người dân châu Âu giận dữ khi nghe sự so sánh. Tuy nhiên vụ khủng hoảng bán đảo Crimea mới đây đã chứng minh là ông Rumsfeld không sai lạc bao nhiêu. Thật sự có nhiêu cái Châu Âu và trong những ngày như vầy họ có lập trường đối ngược với nhau. Đúng ra trong cả đống hổ lốn ngoại giao hiện nay, không chỉ tập trung xoay quanh các nghi vấn về bán đảo Crimea và nước Ukraine, mà là thực sự chỉ nằm ở câu hỏi trọng tâm của châu Âu là: Anh phải giữ chừng mực làm sao với Nga đây?

Câu trả lời cho câu hỏi này chẳng thấy khác biệt bao nhiêu trong vòng các quốc gia thành viên EU. Các nước như Lithuania, Latvia và Ba Lan hoặc là vì nằm gần biên giới Nga hoặc là họ nhớ lại thời bị trị trước kia. Trong cuộc họp thượng đỉnh họ muốn cấm vận nặng nề chống Vladimir Putin; cũng vì họ không còn tín nhiệm lời khẳng định của Putin rằng, chỉ muốn bảo vệ quyền lợi cho người Nga ở Ukraine mà thôi. Sau cùng thì tại thủ đô Riga ở Latvia có phân nửa dân cư gốc Nga, liệu chẳng bao lâu nữa Putin cũng can thiệp ở đó luôn chăng? Vì vậy nữ nguyên thủ của Lithuania, bà Dalia Grybauskaite đã cáo buộc đồng sự EU ở Bruxelles rằng họ đã làm nhẹ đi "sự hung hăng của Nga": "Chúng ta phải hiểu rằng nước Nga rất nguy hiểm".

Theo lời của họ cũng như tiếng nói của Mỹ thì cuộc họp thượng đỉnh EU này không chỉ thông qua các cấm vận nhẹ nhàng như hủy bỏ đàm thoại về vụ không cần giấy nhập cảnh và chuẩn bị cuộc họp thượng đỉnh G8 ở Sochy, mà đã thông qua các biện pháp nặng nề như phong tỏa trương mục hoặc là cấm luôn các thành viên nội các Nga nhập cảnh.

Tuy nhiên điểu này sẽ ngăn cản các nước tiêu biểu cho 'châu Âu cũ' có cơ hội biểu hiện thong thả hơn trong chuyện lục đục với Nga. Như người Anh, họ sợ mất các đầu tư của các đại phú ông Nga vào quốc gia của họ. Như ở Đức, họ lo lắng liệu Mạc Tư Khoa có tiếp tục cung cấp năng lượng. Hoặc là họ đang vốn dĩ quá tải với khủng hoảng đang xảy ra tại nước mình như các quốc gia Nam Âu.

Nhóm này đã thắng, sau cùng thì ban hành lệnh cấm vận của EU đòi hỏi phải có sự thống nhất.

Thái độ hạ nhiệt tranh chấp như vậy cũng là cái quyền của họ. Đối với cuộc chơi với Putin, một kẻ dường như đang sống trong một thực tại khác, sự bình thản lại là một cách phản ứng có thể dùng được. Thêm vào đó là chuyện cứu cấp Ukraine hiện tại quan trọng hơn chuyện trừng phạt Nga và gói cứu trợ đoàn kết trị giá 11 tỉ euro có thể trưng bày ra rồi.

Tuy nhiên có hai điểm mà các đầu têu EU không được quên, đó là sự nhường nhịn không được lẫn lộn với sự thiếu quyết tâm. Chúng ta có thể chế nhạo kiểu cương ẩu của Putin, nhưng mà chuyện vi phạm công ước quốc tế ở biên giới thì không phải trò đùa. Vụ nhanh chóng ký kết với Ukraine bản Hiệp ước công pháp quốc tế - EU là một bước khẳng định cho ông ta biết một cách rõ ràng.

Bước thứ hai là sự đồng tâm hiệp lực của châu Âu trên căn bản là một cử chỉ vô giá. Các vị nguyên thủ quốc gia châu Âu ngồi lại với nhau trong cuộc họp thượng đỉnh này hàng giờ để xiển dương sự quyết tâm, bất kể lời khuyến cáo của chủ tịch EU, ông Herman Van Rompuy. Cứ như Rumsfeld chia năm xẻ bảy cái lục địa này trong ý tưởng vào thời chiến tranh Iraq trước đây, rồi bây giờ đến lượt cái ông hám quyền lực Putin tác nghiệp, châu Âu chứng kiến một cảnh tượng lạnh lùng rằng, tuy lục địa già không phải là cái rốn của vũ trụ, nhưng nếu mỗi một quốc gia thành viên càng xé lẻ thì càng mất đi giá trị của chính mình.



(* dịch từ "Sanktions-Entscheidung der EU: Das zerrissene Europa" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/eu-gipfel-zur-ukraine-schwache-sanktionen-gegen-russland-a-957347.html))

Triển
03-07-2014, 05:02 AM
07.04.2014


12 giờ 05:

https://pbs.twimg.com/media/BiHppBdCYAAEjEx.jpg:large

"Những người anh em Ukraine!" - nguồn ảnh: #SyrianRevolution (http://twitter.com/search?q=%23SyrianRevolution&src=hash)










13 giờ 41:

https://pbs.twimg.com/media/BiIAqhlCQAIpe5A.jpg:large

Merkel gặp gỡ hai ứng cử viên tổng thống Ukraine bên lề hội nghị ở Dublin để thảo luận tình hình Ukraine: bà Yulia Tymoshenko và ông Vitali Klitschko
Nguồn ảnh: phát ngôn viên chính phủ Đức (https://twitter.com/RegSprecher/status/441916443995553793/photo/1)






13 giờ 43:
Bộ ngoại giao Nga chỉ trích việc cấm vận của EU là hoàn toàn thiếu xây dựng. Nga không chấp nhận loại ngôn ngữ như đe dọa và cấm vận.

(* theo tin theo dõi Spiegel (http://www.spiegel.de/politik/ausland/ukraine-liveticker-frankreich-will-sanktionen-gegen-putin-vertraute-a-957401.html))





13 giờ 47:
Mạc Tư Khoa dụ dỗ dân đảo Crimea: Valentina Matwijenko - chủ tịch hội đồng Liên Bang Nga cho hay nếu Crimea sát nhập Nga, công dân xứ Crimea sẽ được hưởng quyền lợi như dân Nga bao gồm: lương hướng, hưu trí, và phúc lợi xã hội như những người mang quốc tịch Nga.


14 giờ 13:
Tổng thống Syria Bashar al-Assad khen tặng cách làm của Nga đối với Ukraine sau khi "đảo chánh" xảy ra bằng lời lẽ cao quý nhất. Sự thi triển quyền lực của Nga trên bán đảo Crimea của tổng thống Putin là phong cách "chính trị kiệt xuất", truyền thông nhà nước Syria dẫn lời từ thư Assad viết cho Putin. Assad vinh danh Putin đã cố gắng muốn tái lập "ổn định và an ninh" cho Ukraine. Các hành động của Putin ở miền Đông Ukraine đã ngăn chặn "các phần tử cực đoan khủng bố" từ Kiev lên nắm chính quyền.



(* theo tin theo dõi die Welt (http://www.welt.de/politik/ausland/article125525627/Steinmeier-warnt-Russland-vor-Annektion-der-Krim.html))





14 giờ 26:
Quan sát viên của Tổ chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE) lại bị những người mang vũ khí chặn lại ở một trạm kiểm soát, thông tấn xã AFP cho hay. Thứ năm hôm qua các nhà chuyên gia đã từng bị ngăn chận lên đảo Crimea.

http://images.scribblelive.com/2014/3/7/1fbc607e-7c43-4b5b-b6f2-b50f1ff7a0f1.jpg
(hình ảnh theo #cnn (http://twitter.com/search?q=%23cnn&src=hash))

(* theo tin theo dõi Spiegel (http://www.spiegel.de/politik/ausland/ukraine-liveticker-frankreich-will-sanktionen-gegen-putin-vertraute-a-957401.html))

thuykhanh
03-07-2014, 09:01 AM
Anh T.cho phép gởi bài này ở đây, cảm ơn anh:

Năm 1933, Staline tàn sát 7 triệu người Ukraine
(http://www.danchimviet.info/archives/84826/nam-1933-staline-tan-sat-7-trieu-nguoi-ukraine/2014/03)

Triển
03-07-2014, 08:17 PM
chị TK cứ tự nhiên nha. :)

hoài vọng
03-08-2014, 05:27 PM
Người nhà tôi ở Hungary nói trong Nhà Bảo Tàng vẫn còn chiếc xe tăng Nga Sô đàn áp dân Hung năm 1958 (?)

Triển
03-09-2014, 12:45 AM
Xe tăng của Nga lê bánh khắp vùng Đông Âu anh ơi. Đây anh xem, người Tiệp họ rất hận và giữ lại chiếc xe tăng Nga do một nghệ sĩ làm lại lâu lâu lại đem ra ở thủ đô ghi nhớ mối sỉ nhục này.


http://images.derstandard.at/2011/06/21/1308200906369.jpg
foto: reuters/david w cerny


Hung Gia Lợi gia nhập khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương năm 1999, năm 2004 gia nhập EU. Những nước gia nhập hai khối này từ Đông Âu cho đến nay không có quay súng bắn đồng minh, và nhất là quay súng bắn lại dân mình. Anh yên tâm, không có vụ cựu tổng thống thân Nga như Ukraine đâu. :)

Triển
03-16-2014, 12:52 AM
Màn kế tiếp của vở kịch là Putin đưa Yanukovich về bán đảo Crimea làm con rối cho hắn, biến phần đất cộng hòa tự trị này thành Hương Cảng của Nga một cách hợp pháp? 60% dân "thiểu số" trên bán đảo Crimea là người Nga, trưng cầu dân ý bầu cử kiểu gì thì 'người không hiền' cũng thắng. Ukraine theo phương Tây chắc phải mang tàu 'há mồm' đi rước dân tộc 'đa số' của mình về cố quốc?

...kịch bản tiếp tục phô diễn, bán đảo Crimea hiện đang 'trưng cầu dân ý' (referendum) sát nhập vào Liên bang Nga. Gần 1,5 triệu dân cư trên đảo được kêu gọi đi bỏ phiếu.

Phương Tây (G7) phản đối Nga thao túng, Putin cứ lì lợm ra. Trên bàn cờ Liên Hiệp Quốc có hai thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ bỏ phiếu thuận, còn ai trồng khoai đất này: Nga và Trung Quốc. Về mặt LHQ thế là chấm hết, khỏi can thiệp can qua chi cả. Cả thế giới đứng nhìn Nga thôn tính Crimea một cách ngoạn mục mà chẳng làm được gì. :-w

https://pbs.twimg.com/media/BirpcNCCIAAN-Rk.jpg:large

(nguồn ảnh: https://twitter.com/MoscowTimes/status/445084651846373376 )

Triển
03-16-2014, 01:24 AM
....Lúc 8 giờ 45 giờ Châu Âu có nguồn tin của nữ phát ngôn viên của khối NATO, bà Oana Lungescu cho hay là rạng sáng ngày chủ nhật Châu Âu, nhiều trang mạng của NATO bị một nhóm tin tặc lấy tên là CyberBerkut đánh sập. Hôm qua nhóm này đã tuyên cáo qua Twitter là họ sẽ tấn công trang mạng NATO với thông điệp là "Khối NATO chẳng có lý do gì để hiện diện trên lãnh thổ Ukraine cả".
Bà phát ngôn viên NATO cho hay qua Twitter, các kỹ thuật viên đang tái lập trang mạng, và chuyện bị đánh sập không ảnh hưởng gì đến chức năng vận hành của liên minh.

(theo Welt (http://www.welt.de/politik/ausland/article125842723/Umstrittenes-Referendum-auf-der-Krim-hat-begonnen.html))

Triển
03-16-2014, 08:20 AM
Có ai còn hi vọng hão huyền về một nền dân chủ đa đảng dưới bình phong cộng sản, thì nhớ đọc bài bình luận này ở phần Putin học theo cộng sản Đông Đức. :)






Chứng hoang tưởng của chúa điện Cẩm Linh

Manfred Quiring

Vladimir Putin tự cô lập dần dần - một hệ thống đảng chính trị tương tự Đông Đức cũ, giới hạn tự do báo chí, tuyên truyền chống phương Tây. Cựu điệp viên KGB mất dần va chạm thực tế chăng?

http://img.welt.de/img/ausland/crop125841841/4539842962-ci3x2s-w300/Vladimir-Putin.jpg

Người Nga gọi đó là "bệnh trăng sao". Nếu một người lãnh tụ càng thăng tiến thì sẽ bỏ ngoài tai lời can ngăn của cộng sự chung quanh, dân cử quốc hội Duma hoặc là các quan địa phương càng ca ngợi môi trường chung quanh họ tốt hơn, đẹp hơn, thì người nghệ sĩ đang được vinh danh sẽ mất dần va chạm với thực tế theo chẩn đoán "Swjosdnaja bolesn".

Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel sau cuộc gọi điện thoại với Vladimir Putin đã có ấn tượng này. Sau đó bà kể lại cho ông tổng thống Mỹ Barack Obama rằng ông Putin "sống trong một thế giới khác". Dân Mạc Tư Khoa từ lâu đã đàm tiếu rằng: "Cái ông đó hoàn toàn thành một người khác rồi".

Sự thăng tiến của cậu bé ngoại thành Wowa của Leningrad đã biến đổi người đàn ông trong điện Cẩm Linh. Ngày hôm nay ông ta nhìn qua lăng kính thế giới của y, một thế giới hiếm khi có va chạm một chút gì gọi là thực tế. Putin và đám hạ thần chung quanh lúc nào cũng mang cảm giác bị kẻ thù độc ác vây khốn. Bọn kẻ thù chỉ chực chờ làm suy yếu nước Nga, tấn công rồi xé tan thành từng mảnh, quét ra khỏi bản đồ thế giới.

Chuyện này không phải mới. Lần họp tượng đỉnh G-8 năm 2006 ở St. Petersburg bà thủ tướng đã có cảm giác phải lên tiếng sửa lưng Chúa điện Cẩm Linh hãy tập trung vào các chuyện quan trọng. Nguyên thủ các quốc gia chẳng có rỗi hơi cả ngày ngồi toan tính để làm thế nào gây tổn hại nước Nga, bà đã bình luận về một trong nhiều cáo buộc của Putin nói đám ngoại bang xấu xí.

Putin bị ma nhập?

Nếu hôm nay có vài ký giả Đức thông cảm mà quả quyết rằng, phương Tây đã ép Putin vào con đường "ma đạo" trong mấY năm qua, thì họ không biết những chuyện gì đã xảy ra trong những năm Putin trị vì ở lĩnh vực "tự do biểu đạt" và hiện thực nước Nga. Bá chủ ngày trước, hậu thân của một Liên Xô tan vỡ vào năm 1991 đã trở mình và chuyển động qua sự lèo lái của một người đàn ông mà tạp chí kinh tế "Forbes" chọn làm chính trị gia có quyền lực nhất năm 2013, liên tục rời xa những buổi đầu dân chủ.
Thay vào đó, lâu nay ở Nga đã phát sinh một nền dân chủ giả tạo. Trong lúc uốn nắn hình hài này, ông tổng thống Nga chắc đã lấy ý tưởng của những năm kinh nghiệm ở Đông Đức cũ. Putin từng là điệp viên từ năm 1985 đến 1990 cho KGB ở Dresden. Dưới cương vị thủ lãnh của điệp viên quốc ngoại ông đã làm quen với chức trách điều hành Stasi địa phương ở Dresden, chuộng bia Radeberger và sinh ái nữ thứ hai của ông tên Katja (Jekaterina sinh năm 1986 ở Dresden). Cô chị Mascha (Maria) sinh năm 1985 lúc còn ở Leningrad.

Putin xuất thân từ chế độ độc đảng đã học tập được ở Dresden rằng cũng có thể bảo vệ "vai trò lãnh đạo" trong một đảng cộng sản theo kiểu khác. Ở Đông Đức có một hệ thống đa đảng, một Mặt Trận Tổ Quốc làm bình phong che đậy các đảng phái hợp nhất, một Hội Đồng Nhân Dân tức là một Quốc hội giả hiệu (Pseudoparliament) và đông đảo tổ chức dân sự. Cứ như thế mà chế độ độc tài SED tồn tại chẳng bị sứt mẻ mãi cho đến khi nó bất chợt bị tan vỡ vào năm 1989.

Hệ thống đảng phái theo kiểu mẫu Đông Đức

Cái hệ thống đảng phái ở nước Nga của Vladimir Putin giống cái thứ đảng phái của một nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức đã chết không thể ngờ. Ở Nga cũng tồn tại cái "đảng lãnh đạo" dưới dạng một Nước Nga Thống Nhất cũng như ba đảng phái khác nữa nhưng hoàn toàn lệ thuộc vào điện Cẩm Linh. Ngay cả một Mặt Trận Tổ Quốc cũng đã xuất hiện từ lúc đảng Nước Nga Thống Nhất mất hết hào quang.

Hiến pháp nước Nga từ năm 1994 cho đến nay gần như không có gì thay đổi mang vác sáo rỗng những yêu sách pháp quyền và dân chủ. Nước Nga lập hiến là một nhà nước pháp quyền dân chủ liên bang. Chế độ dân chủ cũng được bảo vệ qua thể chế tam quyền phân lập. Quyền lợi và tự do của dân chúng chiếu theo hiến pháp được ưu tiên thượng tôn. Nhà nước có bổn phận phải bảo vệ dân chúng. Thêm vào đó là một bộ luật quyền căn bản soạn dài dằng dặc không hề thua kém khi so sánh với thế giới.

Trên thực tế chẳng có thượng tôn pháp luật gì cả, từ khi Putin lần đầu tiên vào năm 2000 được người tiền nhiệm Boris Jelzin che chở dọn nhà vào điện Cẩm Linh. Thể chế tam quyền phân lập không còn tồn tại nữa.

Điện Cẩm Linh đã giáng chức quốc hội xuống thành nghị viên thừa phát lại. Luật lệ chẳng cần thảo luận gì cả là "vẫy cho qua". Một phe đối lập theo nghĩa đen của nó không còn nữa. Bằng nhiều chặng đường bầu cử phe đối lập đã bị triệt tiêu từ sớm. Tư pháp trở thành một bộ phận hạ tầng cơ sở quyền lực của điện Cẩm Linh.

Tự do truyền thông có hình thức phân nửa

Tự do truyền thông chỉ tồn tại phân nửa hình thức. Nếu mang đi so sánh với giai đoạn Liên Xô thì sự đa dạng số lượng khiến lầm tưởng, ngành truyền thông ngoài một vài tờ báo và đặc san ít ỏi, cũng như một đài phát thanh và một đài truyền hình chỉ xem qua mạng internet đều được thống nhất tư tưởng. Đài truyền hình là một công cụ quan trọng nhất để bảo vệ chế độ và biểu dương quyền lực nằm hết trong tay điện Cẩm Linh.

Theo kinh tế gia người Mạc Tư Khoa Vladislav Inosemzev, Putin đã xây dựng ở nước Nga một hệ thống "mà quyền lực nhà nước trở nên độc quyền đàn áp". Tuy nhiên điều đặc biệt của Nga là cái nhóm cai trị chung quanh chúa điện Cẩm Linh xử dụng độc quyền này theo ý thích.

Kinh tế gia Inosemzev kết luận "nhìn chung nhóm lãnh đạo của một trong những nước giàu nhất thế giới chiếm giữ và tư hữu hóa". Đó là tình trạng hiện thực nước Nga, một quá trình được giàn dựng mà lãnh đạo Nga đặt tên là "cải cách".

Putin và đám thần phục chung quanh y trục lợi trong hệ thống này chăng? Người ta biết rất ít, tin tức không qua được bức tường thành Cẩm Linh. Tuy nhiên những biểu tượng thời đại như xe cộ xa xỉ, bất động sản ở những khu cư ngụ thanh thế ở Nga hoặc ở ngoại quốc, những nơi gia đình giàu có sinh sống và con cái đi học trường tư đắt đỏ đã chứng minh cho phỏng đoán này.

Sở hữu tài sản không thể hiểu

Với mức lương bình thường mà sở hữu tài sản như vậy là không thể hiểu được. Ít ra là theo mật vụ MI6 của Anh, chính Putin đã là tỉ phú. Ông ta có gần 29 tỉ euro, chia ra giấu dưới nhiều nguồn vốn tài chính, ở các công ty trá hình hoặc là do các tùy viên tổng thống lưu giữ điều hành chứng khoán và cổ phiếu cho ông.

Điều này giải thích tại sao một ông con trai của một công nhân hãng nhỏ và một tay cộng sản chính thống, cháu trai của một ông thợ nấu bếp cho Stalin lại phản ứng dữ dội khi có chuyển động phản khán trong nước. Hệ thống chia chác của Putin cho một nhóm tương đối nhỏ sẽ trở thành cái ném bumerang đầy hiểm họa lúc có sự thay đổi quyền lực trong điện Cẩm Linh.

Nhóm trục lợi trong hoàn cảnh hiện nay không chỉ sợ mất quyền, mất thu nhập mà còn sợ các hậu quả sâu rộng về phía luật pháp. Chuyện này cũng điều chỉnh mối quan hệ của Putin với phương Tây. Nhưng đó dường như không phải là chuyện khước từ, là điều khiến ông có khả năng chống chọi lại phản đối của phương Tây. Dĩ nhiên Putin cũng muốn được yêu chuộng bên phương Tây nhưng mà vai trò bất di bất dịch của ông ở Nga quan trọng hơn.

Để làm chuyện này ông ta chăng cần tiếng tăm gì ở phương Tây cả. Ông đón lấy nếu có. Còn không có cũng chẳng sao. Putin còn thắng cuộc nếu phương Tây khước từ giao lưu với ông. Bởi vì điều này sẽ khiến ông lớn mạnh thêm ở trong nước.

Đối với điện Cẩm Linh vương quốc của cái ác nằm ở phương Tây

Bộ máy tuyên truyền do điện Cẩm Linh giật dây từ lâu đã khẳng định vương quốc của cái ác nằm ở phương Tây. Ở phương Tây các giá trị truyền thống đã suy đồi, đạo đức và lễ độ đều bị xuống dốc, vụ đồng tình luyến ái được cố tình truyền đạt sang Nga để phá hủy nước Nga, ví dụ như đức cha bề trên Kirill của giáo hội Đông phương đã nói như vậy.

Chính trị gia ở Nga hân hoan đồng ý ngay. Trong thước đo nhân quyền của ông tổng thống Nga, người ta thấy dân tộc Nga ở Ukraine đã có đe dọa bị diệt chủng.

Putin tin chuyện này chăng? Liệu ông ta có tin vào chính mình, khi ông ta khẳng định rằng "lực lượng tự vệ" có tiếng nói trên bán đảo Crimea chứ không phải quân đội Nga không? Ông ta tin chung chung rằng hiểm họa đến từ phương Tây chăng? Trong một hệ thống khép kín như Nga trả `o những câu hỏi này rất khó.

Những gì thật sự thuyết phục ông ta và những gì chỉ là tuyên truyền gần như không thể tách rời ra trong tình trạng hiện tại ở Nga được. Song điều này không quan trọng như việc ông xem Nga là thành lũy cuối cùng của đức hạnh và tín ngưỡng trong một biển nước bẩn thỉu và vô luân đang đổ ập hoặc là chỉ báo trước.

Những gì đa số tin tưởng sẽ có tác dụng

Trong cái khoảng khắc đồng hương của ông đang tín nhiệm hoặc tối thiểu một phần đa số tin tưởng vào chuyện ông làm ấy, là đã có tác dụng. Tường thành càng dày thêm thì cương vị tổng thống của Vladimir Putin càng chắc chắn.

Trong trường hợp khủng hoảng gần đây nhất ở Ukraine Putin có biểu hiện nghe thấy những lời cảnh cáo của các nước phương Tây - những lời lẽ này được nhận thêm tính từ "loạn trí" ở Nga. Các giọng điệu hung hăng của Mạc Tư Khoa có vẻ yếu đi, các vụ tập trận ở biên giới kết thúc, một sự yên lặng trong căng thẳng bao trùm lên bán đảo Crimea.

Tuy nhiên điều này có nghĩa gì thì không ai biết. Ông chúa điện Cẩm Linh không hề nói cái mục tiêu thật của mình là gì. Ngay cả những trận đánh giả tạo của ông ta cũng được điều khiển không có kế hoạch. Sau rốt cứ như vậy mà những kết quả khả quan lại là thành công của y, những điều không muốn thấy thì được quảng bá là hệ quả xấu của tình thế hoặc là đổ thừa cho các lực lượng lạ mặt đã làm. Ông ta không thể đo lường sự thành công của mình so với các ý đồ ban đầu, bởi vì ông chẳng bao giờ nói ra.


(* dịch lại từ "Der Verfolgungswahn des Kreml-Herrschers" (http://www.welt.de/politik/ausland/article125841842/Der-Verfolgungswahn-des-Kreml-Herrschers.html))

ốc
03-16-2014, 09:21 PM
Những người Nga sống ở bán đảo Cờ rim mê hôm nay hăm hở đòi gia nhập vào nước Nga rồi ngày mai sẽ thấy tiếc khi bỗng dưng mất hết vài cái tự do đã có. Cứ đưa chiêu bài dân tộc ra dụ thì có khối người mắc lỡm. Chờ đến khi "thống nhất" rồi sẽ sáng mắt ra.

Triển
03-17-2014, 03:42 AM
Nga không chỉ dụ chiêu bài dân tộc bình thường mà còn cho cơm ăn, áo mặc, điện nước, công ăn việc làm. Cuộc sống của dân đảo Crimea hiện tại không khá. Báo chí kể ra như Sài-Gòn vậy, một tuần cúp điện mấy giờ đồng hồ :-ss. Thời Liên Xô họ không khá, thời đu dây Yakunovich cũng không khá gì hơn, cho nên những người gốc Nga mới muốn quay trở lại Nga. Cuộc cách mạng ở Ukraine đến quá trễ khiến mất đất vào tay Nga. Nếu đến sớm một chút, kinh tế khá lên nhiều, Putin có dụ khị cho dù dân gốc Nga có lẽ cũng chẳng ai thèm nghe.

Triển
03-18-2014, 01:47 AM
Cấm vận ở khủng hoảng Crimea:
Nga tắt ống ga

Bài bình luận của David Böcking

Đức muốn đảm nhận thêm trách nhiệm chính trị đối ngoại, có dịp ở cuộc khủng hoảng Crimea. Chính phủ liên bang nên cứng rắn cấm vận Nga ngay cả khi phải chịu tổn thất kinh tế của mình.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-667405-galleryV9-ysio.jpg
Ống dẫn xuất cảng ga sang châu Âu: đôi bên đều lệ thuộc

"Freedom isn't free", Tự do không có miễn phí - lời lẽ khôn ngoan này thường được các người Mỹ yêu nước thích gắn lên trước cái cản xe của họ. Điều đó có nguyên nhân. Mặc kệ là đấu tranh cho một niềm tin chính trị bằng vũ khí hoặc là tranh đấu bằng phương tiện hiếu hòa đi nữa thì cả hai đều phải trả một cái giá. Tuy nhiên các giám đốc, công ty Đức không chịu chấp nhận ở cuộc tranh chấp bán đảo Crimea.

Giám đốc công ty EON Johannes Teyssen đã cảnh báo trước tờ Spiegel là cấm vận Nga sẽ làm tổn hại "chính sách miền Đông đầy trách nhiệm" trong quá khứ. Ông Rainer Lindner, cử tọa Hội đồng khu vực phía Đông của kinh tế Đức lo ngại rằng "cấm vận sẽ tạo nên cấm vận ngược lại", ông ấy làm như là các biện pháp cấm vận có tác dụng lâu nay là miễn phí vậy.

Các mối lo ngại bên kinh tế rất dễ hiểu nhưng mà chính phủ Đức không nên lưu ý các phát biểu này. Bên cạnh vụ Cộng Đồng Chung Châu Âu đưa ra cấm vận nhập cảnh chỉ có hình thức và phong tỏa trương mục ngân hàng , thì họ phải ban hành cấm vận kinh tế thật nặng nề. Đây là một vấn đề tín nhiệm. Nếu không Đức và châu Âu nên tuyên bố thẳng thừng là: "Ôi ông Putin ơi, nói thật là cái bán đảo Crimea đối với chúng tôi cũng chẳng có quan trọng gì cả".

Đầu têu là tổng thống Đức Joachim Gauck, các chính trị gia Đức bây giờ mới lục đục yêu cầu Cộng Hòa Liên Bang Đức hãy nhận thêm trách nhiệm trong chính sách đối ngoại. Can dự bằng quân sự ở vụ khủng hoảng bán đảo Crimea không phải là sự chọn lựa, bà thủ tướng Angela Merkel đã nói rõ từ sớm rồi. Điều này cũng hợp lý. Vậy dân châu Âu còn cách nào nữa?

Chỉ còn cái đòn bẩy kinh tế mà thôi. Nga lệ thuộc vào hàng hóa xuất cảng của châu Âu, đặc biệt là Đức. Còn đau đớn hơn là giới hạn nhập cảng ví như khi Cộng Đồng Chung Châu Âu ngừng nhập cảng ga và dầu đốt của Nga hoặc là ít nhất trong bước này phải đe dọa cho thấy thật một chút. Bởi vì nhà nước Nga lệ thuộc vào thu nhập qua vụ buôn bán này và vũ khí quân sự của Putin cũng lệ thuộc vào đồng tiền này như thế.

Sự thiếu hụt khí đốt và dầu đốt của Nga có thể cân bằng qua các nguồn cung cấp khác. Chắc chắn rằng qua các bước phong tỏa như vậy giá cả nhiên liệu ở Đức và châu Âu sẽ tăng lên. Dù sao do tăng trưởng kinh tế ít ỏi thì giá cả cũng bị tăng rồi. Tuy nhiên nếu người Đức chúng ta thật sự muốn nhận lãnh thêm trách nhiệm trên chính trường đối ngoại thì chúng ta phải trả cái giá này thôi.




(* dịch từ "Sanktionen in der Krim-Krise: Dreht den Russen den Gashahn zu" (http://www.spiegel.de/wirtschaft/soziales/sanktionen-in-krim-krise-haertere-strafen-gegen-russland-a-959249.html))

Triển
03-21-2014, 03:50 AM
*** các màn so gân sáng nay (21.03.2014)


+ 08 giờ 06:
mở màn, chủ tịch quốc hội Nga, ông Sergej Naryschki cáo buộc phương Tây "can thiệp trầm trọng" vào quyền lợi nội bộ Ukraine. EU và Mỹ đã gây chấn động nghiêm trọng "cán cân chiến thuật thế giới".


+ 08 giờ 31:
mặc dù bộ trưởng tài chính Nga cho rằng cấm vận cho đến nay không có gì nghiêm trọng, tuy nhiên thị trường chứng khoán Nga đang tuột dốc, chỉ số tín nhiệm giảm, Visa và Mastercard ngừng giao dịch với nhà băng Rossija.


+ 08 giờ 37:
một trong 6 đại phú của Nga, Gennadi Timtschenko cho hay đã bán kịp cổ phần của ông ta trong công ty nhiên liệu Gunvo ở Thụy Sĩ để tránh bị ảnh hưởng phong tỏa.

http://images.scribblelive.com/2014/3/21/5c88a10b-2664-499d-98b9-589fdab10087.jpg


+ 09 giờ 29:
ngoại trưởng Nga cáo buộc sự cấm vận của phương Tây là phi lý.


+ 09 giờ 30:
Ngân hàng Trung Ương Nga ra tín hiệu hỗ trợ ngân hàng Rossija vừa bị vào vòng cấm vận.


+ 09 giờ 35:
Nguyên thủ EU và thủ tướng Arsenij Jazenjuk của Ukraine họp ở Brussel ký "Hiệp định kết thân". Chủ tịch hội đồng EU, ông Herman Van Rompuy cho hay đây là "một tín hiệu cụ thể biểu hiện sự đoàn kết" ký ước phần chính trị trong hiệp định. Phần kinh tế sẽ được thắt chặt ở một thời điểm sau.

http://images.scribblelive.com/2014/3/21/fb9550d4-d28e-4a61-808d-1c32b0e738de.jpg


+ 10 giờ 12:
Putin gặp gỡ quan chức an ninh cấp cao để thảo luận về việc thế giới cấm vận Nga. Putin tuyên bố muốn mở một trương mục chính ở ngân hàng Nga Rossija đang bị phương Tây cấm vận. Visa và Mastercard đã ngừng giao dịch với khách hàng của ngân hàng này.


+ 10 giờ 21:
Nga trả đũa, thủ tướng Medvedev đòi Ukraine thanh toán 11 tỉ USD tiền hợp đồng khí đốt đã chấm dứt.


+ 10 giờ 48:
Nhật phản ứng theo thông tấn xã AFP, chính phủ Nhật sẽ hỗ trợ 977 triệu USD (tương đương 710 triệu EURO) cho nước Ukraine đang phá sản. EU và Mỹ cũng đang cắp nách tài chính hỗ trợ Ukraine.

Triển
03-21-2014, 04:18 AM
+ 11 giờ 05:
Quân đội Ukraine rút dần khỏi bán đảo Crimea.

http://images.scribblelive.com/2014/3/21/608086dc-9a10-4591-a895-d9b45a91992c.jpg



+ 11 giờ 12:
mặc dù điện Cẩm Linh tuyên truyền hạ nhiệt cơn tuột dốc tài chính, nhưng thị trường chứng khoáng Nga cũng đã niêm yết -2%.


+ 11 giờ 21:
ngoại trưởng Nga, Lavrov chỉ trích Hiệp ước kết thân giữa Kiev và EU là "đi ngược lại nguyện vọng dân chúng Ukraine", "Đó chỉ là một hình thức kiếm điểm trong trò chơi chính trị địa lý"


+ 11 giờ 29:
Đồng Rubel của Nga không chạy. Khách hàng nhiều nhà băng Nga bắt đầu không thể thanh toán ngân khoản bằng Master và Visa được nữa. Thực tế là khách hàng các nhà băng Nga này không thể mua bằng thẻ nữa, và cũng không thể rút tiền bằng thẻ này ở các ngân hàng không phải ngân hàng giữ trương mục chính của họ nữa.


+ 11 giờ 30:
Màn trình diễn ký kết hiệp ước thân hữu giữa EU và Ukraine vừa chấm dứt. Thủ tướng Ukraine nói đây là hiệp ước khẩn cấp nhất cho sự tồn vong của Ukraine.

http://images.scribblelive.com/2014/3/21/e6d4bba7-4095-4bf6-acc2-2bc68aaaebd4.jpg



+ 11 giờ 33:
Bên lề buổi họp ký kết, thủ tướng Ukraine nói với thông tấn xã DPA rằng, Ukraine yêu cầu "dòng ga chảy ngược" từ EU, do Nga đã phá vỡ hợp đồng khí đốt và tăng giá gấp đôi.



+ 11 giờ 41:
Ngoại trưởng Nga, Lavrov bác bỏ sự buộc tội của phương Tây rằng Nga đã thôn tính Crimea: "Tôi nghĩ đây là một sự sỉ nhục công dân bán đảo Crimea, là những người đã tận dụng quyền công dân tự quyết không thể tranh cãi". "Những sự vui mừng này, những biểu lộ hạnh phúc này của người dân không thể nào là đóng kịch, không thể nào học thuộc lòng, không thể nào giả tạo được".


(theo Spiegel (http://www.spiegel.de/politik/ausland/live-ticker-krim-krise-putin-macht-sich-ueber-sanktionen-a-959669.html))

Triển
03-23-2014, 02:12 AM
Phương Tây muốn hạ Nga bằng trận chiến tài chánh

Crimea quá đắt đối với Mạc Tư Khoa. Cấm vận, thất thoát vốn và đồng Rubel tuột dốc hiện tại đã mất 400 tỉ dollar. Một phần năm năng lực kinh tế của Nga đã biến mất. Và phương Tây tiếp tục tăng áp lực.

http://img.welt.de/img/finanzen/crop126085998/0578727051-ci3x2l-w620/DWO-FI-Kapitalabfluesse-Russland-1500x1000-2-.jpg
Thất thoát tài chánh tiếp tục gia tăng

Vũ khí hiện đại từ lâu không còn là xe tăng, hàng không mẫu hạm hay là các phi cơ không người lái nữa. Các mâu thuẫn ở thế giới này được tranh đấu bằng tấn công tài chính, cấm vận ngân hàng và chỉ số tín nhiệm. Do áp lực thị trường tài chánh, nền kinh tế kéo theo cả một quốc gia sẽ bị đánh gục. Đấu trường đầu tiên của loại chiến tranh mới này là nước Nga.

Để trả đũa việc thôn tính đảo Crimea của Nga mà phương Tây gọi là vi phạm công ước quốc tế, Mỹ và Cộng đồng chung châu Âu đã phát minh ra phương pháp mới. Ảnh hưởng đầu tiên đã hiện rõ.

Việc gia tăng cấm vận của phương Tây chống Nga đã nhấn chìm thị trường chứng khoán Nga trong niêm yết cuối tuần xuống mức âm rõ rệt. Chỉ số RTS theo đồng dollar có lúc bị sụt xuống 4,5 phần trăm. Cuộc chiến tài chánh cũng đã để lại dấu vết trên thị trường ngoại tệ. Đồng Rubel bị giáng xuống so với tiền tệ Tây phương và đã phải ghi lại tỉ giá hối đoái 36,52 cận bên mức thấp kỷ lục so với đồng USD.

Nhắm đích phong tỏa là bạn bè của Putin

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bật đèn xanh vào thứ Năm vừa qua cho cuộc cấm vận chống lại lãnh vực nồng cốt của kinh tế Nga và tiếp theo là sự đình chỉ giao dịch của công ty Visa chống lại đại diện của nhà cầm quyền Putin. Các nguyên thủ và quốc gia châu Âu tiếp tục nới rộng cấm vận nhập cảnh và đóng băng trương mục.

Thị trường chứng khoán Mạc Tư Khoa đã bị mất giá gần 180 tỉ dollar từ đầu năm. Tương đương với gần một phần ba tổng số vốn thị trường và gần bằng mười phần trăm tổng sản lượng bình quân của Nga. Nếu tính thêm 10% tổn thất đồng Rubel bị mất giá vào nữa, thì tàn phá tài chánh tổn thất hiện tại cho điện Cẩm Linh đã lên con số gần 400 tỉ dollar.

Chuyện đồng tiền tuột dốc của Nga không có nghĩa nào khác hơn là tổng giá trị gia tăng [1] của nền kinh tế sở tại so với thước đo thế giới sẽ tự động xuống giá. Tổn thất 400 tỉ dollar vị chi đã lên đến gần 1/5 năng lực kinh tế của Nga. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã ghi chú năng lực kinh tế Nga của năm ngoái là 2214 tỉ dollar.

Các cấm vận kinh tế là một cây gươm bén

Ông Stephen Englander, giám đốc chiến lược tài chánh của nhà băng Citi Mỹ ở New York giải thích rằng "lợi thế của cuộc chiến tài chính là nằm trong lòng bàn tay của mình, các cuộc cấm vận như vậy có thể nới rộng hoặc là chấm dứt nhanh hơn nhiều so với các hành động bằng quân sự". Ông kinh tế gia cho rằng cuộc chiến tài chánh là một hình thức chiến tranh có hiệu quả và hiện đại.



(còn nữa)


-----------

-- ghi chú:
[1] Value add

Triển
03-23-2014, 03:12 AM
(tiếp theo)


So với những giới hạn giao thương cổ điển, các chiêu thức phong tỏa tài chánh là những vũ khí sắc bén hơn nhiều. Các cấm vận tài chánh nhắm vào nhóm chủ chốt ngày nay có thể đánh trực tiếp vào các thế lực có quyền quyết định mà phần lớn dân chúng không bị lôi cuốn vào. Ông Englander cho biết rằng "thông thường thành phần dân chúng nghèo nhất bị khổ sở vì đám chủ chốt có thông đồng mạng lưới tốt còn ăn thêm lên đó nữa".

Càng thê thảm hơn là hậu quả của vũ khí tài chính. Vì sợ tiếp tục mất giá ở thị trường chứng khoán Mạc Tư Khoa, và cũng sợ các cấm vận trả đũa của nhà cầm quyền Nga, các nhà đầu tư toàn cầu sẽ rút tiền của họ ra khỏi Nga và tiếp tục làm suy nhược đồng Rubel và nền kinh tế quốc dân.


Kinh tế Nga chỉ còn giậm chân tại chỗ

Bà Sylvia Hubar của nhà băng Natixis cho hay rằng "Cuộc di tản tài chánh có thể lên đến mức 70 tỉ dollar cho quý đầu, vị chi hơn 63 tỉ dollar được rút ra khỏi Nga trong năm ngoái". Chuyện chạy tiền này sẽ đè nặng thêm lên sự tăng trưởng kinh tế. Bà tính ra là nền kinh tế Nga trong năm nay sẽ không thể tăng trưởng đến 0,7% được.

Nga đang trên đà bước vào suy thoái. Mức tăng trưởng kinh tế đã từ 4% trong năm 2010 và 2011 giảm xuống dần dần đến 1,3% trong năm ngoái, và mặc dù có nhiều đầu tư bạc tỉ cho thế vận hội mùa Đông ở Sochy.

Điều này cũng đã hấp dẫn các công ty phân bố tín nhiệm, là những công ty đóng vai trò riêng trong cuộc chiến tài chánh. Các nhân viên điều tra tín nhiệm của công ty Standard & Poor's (S&P) hoặc là của công ty Fitch đều đe dọa hạ mức tín nhiệm Nga. Viễn cảnh các nhà băng Nga đáng được tin tưởng cho vay, đã bị hạ xuống mức âm.

Sự tín nhiệm Mạc Tư Khoa nằm ở mức Ramsch

Công ty Fitch nêu lý do hạ bệ vì các cuộc phong tỏa tài chính của phương Tây. Điều này có hậu quả cho sự phát triển kinh tế Nga. Hiện tại số lượng đầu tư đã xuống dốc. Ngoài ra chỉ mỗi viễn cảnh cấm vận nặng nề như giới hạn giao thương thôi đã khiến ngân hàng và những nhà đầu tư e dè cho Nga vay mượn.

Điểm tín nhiệm Nga theo Fitch cũng như S&P nằm ở mức "BBB" (B lập phương). Đó là hai mức trên mực Ramsch là mực báo động vốn đầu tư nguy hiểm. Standard & Poor's đã hạ mức tín nhiệm Nga theo viễn ảnh của họ vào chiều thứ Năm vừa qua.

Một viễn cảnh u ám là bậc khởi đầu cho sự hạ bệ tín nhiệm. Một mức tín nhiệm thấp thông thường đối với một nhà nước có nghĩa rằng họ phải trả lãi cao khi vay mượn hoặc là một lúc nào đó sẽ hoàn toàn mất lối vào thị trường. Lãi suất thực sự đang tăng mạnh. Thứ sáu vừa qua công phiếu dollar giới hạn 10 năm của Liên bang Nga đã phải tăng lợi tức lên 5,4% gần nguyên 1% cao hơn hồi đầu năm.

Các cấm vận đã có tác dụng

Bộ trưởng tài chánh Nga, ông Anton Siluanov đã phải thú nhận rằng các phong tỏa của phương Tây đã đẩy giá bán công phiếu lên cao. Ông ta muốn đình chỉ chương trình cho vay ở ngoại quốc và giảm lại chương trình cho vay tín dụng trong nước.

Nhiều công ty sẽ phải chịu khổ nặng nề hơn trong cuộc chiến tài chính. Tiền vốn các đại công ty cung cấp nhiên liệu đã tăng lên thấy rõ. Chỉ riêng viễn cảnh các cuộc cấm vận nặng nề hơn, đã khiến một vài công ty Nga bị loại khỏi các thị trường, công ty phân bố tín nhiệm Moody cho biết. Đặc biệt các công ty đa phần nhà nước kiểm soát như Gazprom và Rosnef sẽ bị chấn thương.

Điều này cũng sẽ hiện thân trên thị trường chứng khoán. Kẻ thua lỗ nhiều nhất là Novatek. Công ty khí đốt này là một trong những công ty đại kinh tế gia Gennadi Timtschenko, cận thần của Putin, cũng là người nằm trên danh sách các cấm vận của Hoa Kỳ.



(* dịch từ "Der Westen will Russland mit Finanzkrieg bezwingen" (http://www.welt.de/finanzen/article126086001/Der-Westen-will-Russland-mit-Finanzkrieg-bezwingen.html))

Triển
03-24-2014, 08:48 AM
http://www.youtube.com/watch?v=rGmvEtnNMGc

Triển
03-28-2014, 03:25 AM
Putin thẳng tay phản công trong cuộc chiến tài chính

Trong vụ khủng hoảng Crimea, phương Tây đã lấy tiền tệ làm vũ khí chống Nga. Có ngay phản ứng: Mạc Tư Khoa muốn độc lập trước đại công ty tín dụng Hoa Kỳ và xử dụng biện pháp mạnh.

Holger Zschäpitz

http://img.welt.de/img/finanzen/origs126285630/1209728367-w900-h600/DWO-IP-Putin-Kreditkarte-2.jpg

Vladimir Putin đã phản công trong cuộc chiến tài chính giữa phương Tây và Nga. Tổng thống Nga tuyên bố thiết lập một xã hội tín dụng quốc nội có hệ thống trả tiền của riêng Nga. Putin nói hôm thứ năm rằng, "Chúng ta rất cần một xã hội tài chính tự túc như vậy, và chúng ta sẽ làm như vậy".

Chuyện xoay quanh vấn đề phản công đánh lại Visa và MasterCard là công ty đã giải quyết một phần lớn các giao dịch tiền tệ ở Nga. Cả hai công ty thẻ tín dụng đều ngừng dịch vụ giải ngân cho thân chủ của nhà băng Rossija và các ngân hàng khác thuộc Nga.

Nhiều thân chủ các ngân hàng đã không thể rút tiền nữa. Có khoảng 200 triệu thẻ ngân hàng đang lưu thông giữa St. Petersburg và Vladivostok với các mối làm ăn đến 95 phần trăm tiền bạc bằng dịch vụ không phải của Nga.

Cấm vận chống lại khách hàng của ngân hàng Rossija

Mỹ đã cấm vận chống lại ngân hàng Rossija trong vụ khủng hoảng Crimea bởi vì đó là ngân hàng "vườn nhà" cận thần của Putin. Sau khi bị cấm vận công chức Nga chỉ trích sự tín nhiệm của hai công ty và cho rằng các ngân hàng Nga thành con tin của các hợp tác quốc tế.

Để trả đũa cho việc thôn tính bán đảo Crimea, phương Tây đã khởi sự bằng một cuộc chiến tài chính. Thay vì dùng hàng không mẫu hạm, xe tăng hoặc là cấm vận giao thương, tiền tệ trở thành vũ khí. Do Mỹ có sẵn đồng Dollar là tiền tệ quốc tế và Visa và MasterCard là hai công ty giải ngân dẫn đầu nên công cụ này rất có hiệu quả. Chỉ cần lập ra một danh sách cấm vận là đủ. Các công ty hoặc là cá nhân trên danh sách sẽ bị cắt đứt khỏi các giao dịch đồng Dollar hoặc giao dịch tiền bạc.

Nếu một thân chủ có tên trên danh sách cấm vận muốn rút tiền từ một máy rút tiền tự động có biểu tượng Visa sẽ gặp dòng chữ trên màn ảnh 'từ chối chi tiền', ông Trevor Houser, một chuyên gia thị trường của công ty Rhodium Group ở New York giải thích.

Các giao dịch đồng Dollar có thể bị phong tỏa

Các giao dịch đồng Dollar cũng có thể bị phong tỏa. Ví dụ như trong trường hợp một đại công ty khai thác khoáng sản bán sắt thô sang Nam Mỹ và thanh toán bằng đồng Dollar. Gần như hầu hết nguyên liệu thô ngày nay đều được thanh toán bằng ngoại tệ Mỹ.

Bởi vì thông thường ngân hàng Mỹ đã tín nhiệm thanh toán việc làm ăn qua đồng Dollar. Các nhà băng không thuộc Mỹ cũng phải chạy tiền Dollar để làm các giao dịch như vậy. Và cũng chính những chỗ này có thể phong tỏa.

Ông Gary Hufbauer của Viện nghiên cứu chiến lược Peterson [1] cho rằng các kiểu cấm vận như vậy đặc biệt có hiệu quả và nêu ví dụ cụ thể là Iran. Đặc biệt là việc trừng phạt hệ thống ngân hàng đã khiến Iran ngồi lại thảo luận về chương trình vũ khí nguyên tử.

Hufbauer đã nghiên cứu lịch sử các cuộc cấm vận. Theo đó các cuộc phong tỏa chỉ có thành công trong một phần ba các trường hợp. Tuy nhiên loại vũ khí tài chính mới mẻ này có thể được gọi là thành công.

Dự trữ tiền bạc sẽ vơi dần

Putin đã gián tiếp thú nhận thất bại qua việc ông tuyên bố thiết lập hệ thống tín dụng riêng rằng mặc dù ông ta tỏ ra yêu nước và khôi hài như là lâu nay ông không có trương mục tại nhà băng Rossija và sẽ lập tức mở một trương mục mới.

Tình trạng ở Mạc Tư Khoa nghiêm trọng ra sao có thể đọc được ở lượng dự trữ vàng và ngoại tệ. Những con số này liên tục tuột dốc xuống mức thấp nhất tính từ năm 2011. Ngân hàng trung ương đã phải trích một phần tiền dự trữ ra để hỗ trợ đồng Rubel.

Visa và MasterCard chi phối thế giới như cấp phép cho các ngân hàng nào được phép phát hành và thanh toán qua thẻ tín dụng của họ. Putin nói, Nhật và Trung Quốc cũng có các xã hội thẻ tín dụng riêng quốc nội. Các hệ thống đó hoạt động "và hoạt động rất tốt nữa". Vì vậy Nga bây giờ cũng phải thiết lập một hệ thống thanh toán tiền bạc giống như vậy.

Đánh mất một "thị trường đắc lợi"

Putin cảnh cáo các công ty phương Tây rằng nếu giới hạn việc thanh toán tiền bạc trong nước của ông, họ cũng sẽ mất mát lợi nhuận và chia chác thị trường. Ông tổng thống Nga nói trong buổi gặp gỡ các dân cử cấp cao rằng, "Thật đáng tiếc rằng có vài công ty đã quyết định hạn chế". "Điều này chỉ dẫn đến việc họ sẽ đánh mất một vài phần thị trường, một thị trường đang đắc lợi".

Thật sự phía sau cuộc chiến tài chính cũng che giấu tổn hại tương đương cho các công ty phương Tây. Chứng khoán của Visa và MasterCard đã phải mất hơn 5 phần trăm trị giá từ ngày khủng hoảng Crimea vỡ ra. Do xung đột với Nga, nguồn vốn thị trường đã bị hủy hoại 11 tỉ Dollar.

Thứ Năm vừa qua cũng được biết rằng điện Cẩm Linh sẽ thay máy bảng của Samsung bằng iPad của Apple. Vụ thay đổi này được công bố vì dữ liệu nhạy cảm trên máy.



--- chú thích:
[1] Think Tank





(* dịch từ "Putin schlägt im Finanzkrieg gnadenlos zurück" (http://www.welt.de/finanzen/article126285634/Putin-schlaegt-im-Finanzkrieg-gnadenlos-zurueck.html))

Triển
04-07-2014, 05:20 AM
khủng hoảng Ukraine:
Người biểu tình ở Donetsk đòi thành lập Cộng hòa tự trị

http://cdn1.spiegel.de/images/image-680484-breitwandaufmacher-njsx.jpg

Kiev - người biểu tình theo Nga ở thành phố lớn Donetsk ở miền Đông Ukraine kêu gọi "thành lập Cộng hòa tự trị". Họ muốn độc lập với chính phủ trung ương ở Kiev. Những người tranh đấu cho quyết định này đã chiếm cứ các tòa đô chánh, một phát ngôn viên cho biết. Trễ nhất là vào 11 tây tháng Năm sẽ có cuộc trưng cầu dân ý về chuyện này. Họ yêu cầu Nga hãy gửi một "quân đội vì hòa bình" đến giúp đỡ trong trường hợp phía Ukraine dùng bạo lực.

Từ lúc tổng thống Ukraine Victor Yanukovych bị hạ bệ hồi tháng Hai đến nay xuất hiện nhiều cuộc phản đối ở miền Đông nước này. Hôm Chủ Nhật những người biểu tình đã xông vào tòa đô chánh ở Donetsk, Charkiv, Lugansk và thượng cờ nước Nga.

Buổi họp của những người biểu tình được quay phim đưa lên Youtube thứ Hai hôm nay - phóng viên ký giả bị ngăn chận đến phòng họp. Trong đoạn phim có hình ảnh một người hoạt động đứng lên diễn đài và kêu gọi bằng tiếng Nga: "tôi tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập Cộng Hòa Donetsk".

Có tường thuật về lính Ukraine bị giết

Thủ tướng chính phủ lâm thời Arseniy Yatsenyuk của Ukraine cáo buộc Nga đã xách động cuộc náo loạn này. Đây là "một phần trong kế hoạch gây bất ổn tạo cơ hội cho quân đội bên ngoài tràn sang biên giới tiến vào lãnh thổ Ukraine", Yatsenyuk nói trong buổi họp nội các. "Kịch bản được Liên bang Nga soạn sẵn và mục tiêu duy nhất là chia cắt nước Ukraine".

Tình hình trên bán đảo Crimea thứ Hai hôm nay cũng trở nên căng thẳng. Theo tin tức của bộ quốc phòng Ukraine, một người lính Nga đã giết chết một sĩ quan hải quân Ukraine. Chưa có xác nhận chính thức cho nguồn tin này. Theo lời phía Ukraine, anh thiếu tá hải quân Ukraine đã bị lính Nga dùng súng liên thanh bắn chết lúc 22 giờ 50 tối Chủ Nhật.

Tình hình ở Đông Ukraine sau cuộc náo loạn vừa qua lại càng đặc biệt căng thẳng hơn. Chính phủ ở Kiev đang trong tình trạng báo động. Ukraine sẽ không để quân đội ngoại quốc xâm phạm và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine, Yatsenyuk cho biết.


ler/AFP/Reuters


(* dịch từ "Ukraine-Krise: Demonstranten in Donezk rufen souveräne Volksrepublik aus" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/ukraine-krise-demonstranten-in-donezk-rufen-souveraene-republik-aus-a-963010.html))




http://www.grida.no/images/graphics/coalland-donetsk-600px.jpg
(Bản đồ Ukraine - Donetsk gạch sọc - nguồn: www.grida.no)

Triển
04-24-2014, 09:08 PM
Máy bay thả bom trên bầu trờ châu Âu:
Khiêu khích trên không của Nga

Markus Becker

http://cdn1.spiegel.de/images/image-687488-galleryV9-mjry.jpg
23 tháng Tư năm 2008, Na Uy đã từng gửi chiến đấu cơ F-16 (bên phải) lên áp tải chiếc TU-195 trang bị hỏa tiễn (bên trái) và một chiếc chở xăng (ở giữa) của Nga.


Dòng tin nóng trên trang mạng SVVT nghe rất căng thẳng: "Máy bay thả bom của Nga lại tập dượt trên bầu trời Thụy Điển", đài truyền hình chính thức đã đi dòng tít như vậy, thế nhưng đã nói giảm bớt rồi đấy. Trong bài sĩ quan chỉ huy chiến lược Anders Persson của không quân Thụy Điển đã nói rõ hơn rằng Nga đã tập trận vói hai chiếc máy bay chuyên chở hỏa tiễn và ba phi cơ tháp tùng cả giờ đồng hồ. Và không chỉ tập ở mũi Nam Thụy Điển mà cũng thao dượt ở Ba Lan và vùng Baltic.

Hồi giữa tháng 11 năm 2013 đã xảy ra đụng độ, cũng như sự kiện vừa qua có hai phi cơ thả bom đường trường Nga đã tiến gần không phận của Hòa Lan và Anh, nên đã có hai chiến đấu cơ kiểu Saab JAS39 "Gripen" lập tức lên áp tải.

Những hành động như vậy xảy ra trong thời chiến tranh lạnh và sau đó cũng thường lặp đi lặp lại. Thông thường mỗi năm được chính thức công bố vài lần, còn con số thật nhiều lần khác có lẽ đã nằm trong văn khố quân sự.



Tháng Tư năm 2012 phi cơ thả bom Tupolev-95 của Nga bay ngang Bắc Thái Bình Dương, thế là cùng một lúc 4 quốc gia Anh, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch gửi lên các chiếc Eurofighter và chiến đấu cơ F-16 để quan sát máy bay Nga ở khoảng cách gần.

Tháng Sáu năm 2013 Nga đã tập trận hai lần ở biên giới không phận Phần Lan. Lần đó Phần Lan cũng gửi ngay các chiến đấu cơ lên áp tải. Sau đó bộ quốc phòng Phần Lan buộc tội Nga đã vi phạm không phận Phần Lan. Mạc Tư Khoa bác bỏ.

Theo tin tức của chính phủ Lithuania cứ mỗi tuần máy bay Nga lại mon men đến không phận nước này theo kiểu khiến họ phải gửi chiến đấu cơ lên áp tải.

Tác dụng của các hành động như vậy được dẫn chứng trong lần lễ phục sinh năm 2013 khi không quân Nga tập trận giả tấn công bay gần hòn đảo Gotska Sandön ở biển Đông Bắc Thụy Điển. Lúc đó Thụy Điển không có phản ứng hoặc là quá trễ mặc dù khi có báo động đỏ là phải có hai chiến đấu cơ lên áp tải ngay. Đài SVT tường thuật rằng sau đó đã có tranh cãi nội bộ lực lượng quân đội của nước này về khả năng phòng thủ trên không. Cho nên khi lại có một cuộc tấn công giả của Nga vào tháng 11 năm 2013, Thụy Điển đã gửi chiến đấu cơ lên áp tải. Ông tư lệnh Persson nói rằng "Chúng tôi muốn chứng minh là chúng tôi rất cảnh giác".

Phỏng đoán rằng có gắn kỹ thuật dọ thám trên máy bay Nga

Nga đã đạt được mục đích là thăm dò sự cảnh giác phòng thủ của không quân các quốc gia khác. Một cựu sĩ quan không quân Đức cho Spiegel Online biết rằng "Nếu máy bay thả bom đến gần không phận một quốc gia dĩ nhiên là chúng bị phát giác rồi. Cho nên hành động này một mặt là trò chơi nắn gân quân sự, mặt khác cũng còn hơn thế nữa".

Ông cựu phi công nói tiếp rằng đoán chừng trong chiếc máy bay Nga đã có trang bị kỹ thuật thu sóng dọ thám được gọi trong ngôn ngữ quân sự là Sigint (Signals Intelligence). Trong lúc bay sẽ dọ thám băng tần liên lạc, định vị radar và các vị trí phòng không của địch thủ. Càng bay gần không phận địch thủ bao nhiêu càng dọ thám được nhiều tin tức. "Ngày xưa phải cần các phi cơ đặc biệt mà nhìn bề ngoài biết ngay. Ngày nay chỉ cần trang bị các bộ phận kỹ thuật đặc biệt thích hợp bên trong một chiếc máy bay loại khác".

Nếu mà Nga thu thập các tin tức như vậy cũng không có gì lạ. Ông cựu sĩ quan giải thích, "Quân đội nước nào cũng muốn biết địch thủ phản ứng thế nào khi bị đe dọa, phản ứng nhanh chóng đến mức nào và bằng cách gì". Quân đội luôn luôn chuẩn bị cho mọi tình huống.

"Phi công Đức thuộc lòng các mục tiêu tấn công bên Đông Âu"

Quân đội Tây phương cũng vậy. Cựu phi công tác chiến cho biết, "Trong thời chiến tranh lạnh các kế hoạch hoàn chỉnh tấn công trên không đã luôn luôn nằm sẵn trong ngăn kéo rồi". "Là phi công Đức thì phải học thuộc lòng các mục tiêu tấn công khả dĩ ở Đông Âu". Hồi đó họ cũng thường thích bay với vận tốc cao dọc theo không phận được canh gác giữa biên giới Đông Đức - Tây Đức. "Chúng tôi chỉ làm như vậy để chứng minh là chúng tôi có khả năng này".

Trong lần tập hồi tháng 11 năm 2013 Nga cũng có thể có ý này, theo lời phỏng đoán của ông Persson tư lệnh không quân Thụy Điển: "Tôi nghĩ là họ muốn chứng minh rằng họ có khả năng hành động kiều này". Tuy nhiên có điều khác biệt rõ ràng giữa Nga và Thụy Điển: "Nếu chúng tôi tập trận, chúng tôi sẽ tập chung với một quốc gia khác chứ không phải tìm đại một mục tiêu trên lãnh thổ các nước khác".

(* theo "Bomber über Europa: Russlands fliegende Provokateure" (http://www.spiegel.de/wissenschaft/technik/ukraine-was-putin-mit-simulierten-luftangriffen-bezweckt-a-965970.html))

Triển
05-21-2014, 06:03 AM
Mối làm ăn 400 tỉ Dollar:
Nga bán ga cho Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin có thể loan tin mối làm ăn với Trung Quốc rồi. Hai nước này đã ký kết một hợp đồng ga 400 tỉ dollar. Thỏa thuận này được xem như là một tín hiệu cảnh cáo phương Tây.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-698738-panoV9free-rrlq.jpg

Thượng Hải - Nga đã tiến thêm một bước khi quay trở lại cậy Trung Quốc. Công ty thuộc nhà nước của hai nước này đã ký kết một hợp đồng sau nhiều năm thương thảo. Trước khi tổng thống Nga Vladimir Putin kết thúc chuyến viếng thăm Thượng Hải đã thực hiện việc ký kết này. Giám đốc công ty Gazprom Alexej Miller nói với thông tấn xã Nga Interfax rằng giá cả là "bí mật thương vụ". Khoảng 400 tỉ dollar sẽ trả dần tổng cộng 30 năm. Việc ký kết được biết xảy ra lúc 4 giờ sáng giờ địa phương.

Công ty nhà nước Gazprom của Nga sẽ bắt đầu giao cho công ty đối tác CNPC Trung Quốc từ năm 2018 ít nhất 38 tỉ mét khối ga mỗi năm. Lời giám đốc của Gazprom Miller theo thông tấn xã cho biết công ty của ông sẽ được thanh toán trước hạn. Cổ phiếu của Gazprom ở thị trường chứng khoán lập tức tăng sau khi hợp đồng được tuyên bố. Miller cho biết, "đây là một hợp đồng lớn đối với công ty Gazprom. Một sự hợp tác như vậy không có được với một công ty nào khác". Sự thỏa thuận chuyển ga dự tính sẽ qua một đường dẫn mới sang phía Đông nối liền hai nước.

Vấn đề giá cả trong 10 năm thương thảo giữa Trung Quốc và Nga luôn là điểm bàn cãi. Được biết đôi bên đã có thể thỏa thuận được giá cả trong ngày thứ Ba hôm qua.

Nga đang cần gấp khách hàng để bán khí đốt

Thỏa thuận là một thành công đối với Putin. Do đang tranh chấp với phương Tây trong vụ khủng hoảng Ukraine, Nga sợ mất mối làm ăn với châu Âu và cố gắng gia tăng tìm nguồn lợi tức từ Á châu. Đối với một nước đang vươn lên thành cường quốc kinh tế như Trung Quốc thì mối làm ăn này cũng quan trọng vì Trung Quốc có nhu cầu lớn về năng lượng.

Ý muốn thỏa hiệp về vụ mua bán khí đốt đã được hai nguyên thủ nước Nga và Trung Quốc Tập Cận Bình cách đây gần một năm trong lần gặp gỡ trao đổi ở Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên sau đó thuộc hạ đôi bên không thể thỏa thuận được giá cả.

Giới quan sát ước chừng do khủ hoảng Ukraine đã khiến Nga đồng ý hết các điều khoản thương thảo. Bởi vì Mạc Tư Khoa phải gấp rút tìm khách hàng mới mua khí đốt của họ sau khi bị Mỹ và Cộng Đồng Chung Châu Âu đe dọa.

Từ khi khủng hoảng Ukraine bùng nổ, mối bang giao kinh tế giữa châu Âu và Nga đã nguội lạnh. Mới thứ Ba hôm qua thủ tướng Nga Dmtri Medvedev còn tuyên bố rằng tương lai khí đốt bán cho châu Âu có thể giao cho Trung Quốc. Nga "có đủ tồn trữ" hầu có thể cung cấp cho phương Đông lẫn phương Tây. Trên "lý thuyết" ở "tình huống xấu nhất" có thể có sự chuyển hướng xuất cảng khí đốt từ châu Âu chuyển sang Trung Quốc vẫn được như thường.

Chuyện thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Nga diễn ra hiện tại được xem như là một thông điệp gửi đến phe Tây phương là nhóm đã phản ứng lại sự can thiệp của Nga vào Ukraine bằng các cuộc cấm vận. Mới đây Mạc Tư Khoa còn đe dọa tắt ống dẫn ga vì Ukraine còn thiếu nợ chưa thanh toán. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến châu Âu vì Ukraine là quốc gia chuyển tiếp khí đốt của Nga sang châu Âu.

Cộng đồng chung châu Âu đã lưu ý Gazprom có bổn phận bảo đảm việc giao khí đốt sang Tây Âu.


mmq/dpa/AP/Reuters


(* dịch lại từ "400-Milliarden-Dollar-Deal: Russland liefert Gas an China" (http://www.spiegel.de/wirtschaft/soziales/gaslieferungen-russland-und-china-schliessen-vertrag-a-970693.html))

Triển
05-29-2014, 03:21 AM
chính sách đối ngoại mới của Mỹ:
Học thuyết Obama

Sebastian Fischer, Washington

http://cdn2.spiegel.de/images/image-702075-breitwandaufmacher-yvyi.jpg

Vai trò lãnh đạo thì được, nhưng mà tự chiến một mình thì chỉ khi nào khẩn cấp: Sau kết thúc các cuộc chiến tranh của Mỹ, tổng thống Obama đặt trọng tâm vào vai trò gương mẫu mới, tiền bạc và đồng minh. Một nước siêu quyền lực có thể trị vì với chiến lược này không?

Barack Obama ra đề bài. Thoạt tiên là chiến tranh ở Iraq và bây giờ là A-Phú-Hãn. Gần 10 ngàn binh sĩ Mỹ vẫn còn phải ở lại đến cuối năm 2016 mới rút hết quân. Ông tổng thống thông báo như vậy. Hai năm tới là về số không: A-Phú-Hãn là hình ảnh minh họa của chính sách triệt thoái nước Mỹ.

Có phải đây là sự bỏ cuộc bằng mọi giá? "Chúng ta có đe dọa đánh mất sự điềm tĩnh ở giai đoạn cuối", ông Michael O'Hanlon, chuyên gia của Viện Khoa Học Chính Trị Brooking cho biết. Diều hâu phe Cộng Hòa John McCain e rằng, công bố của Obama tăng tốc thêm cho nhận thức rằng nước Mỹ "vô thủy vô chung và chẳng muốn vai trò lãnh đạo". Thêm vào đó là việc tổng thống Mỹ bị áp lực vì trong chính sách đối ngoại các sợi chỉ đỏ bị tưa. Theo các cuộc thăm dò chỉ có một phần ba cử tri đánh giá chính sách đối ngoại của ông Obama là khả quan.

Vì vậy ông phải đến Học viện quân sự West Point hôm thứ Tư để mài dũa lại phác họa trước buổi ra trường. Ông Obama trấn an khán giả của ông rằng, "Các anh là khóa đầu tiên sau sự kiện 9 tây tháng 11 mà không bị gửi sang A-Phú-Hãn hoặc sang Iraq". Sau đó ông chỉa dùi sang giới phê bình: "Nước Mỹ hiếm có lúc mạnh mẽ hơn ngày hôm nay. Ai nghĩ rằng Mỹ đang đánh mất vai trò lãnh đạo trên toàn thế giới thì kẻ đó một là không hiểu gì về lịch sử hoặc là chỉ làm chính trị kiểu đảng phái".

Song song với việc công bố vụ rút quân A-Phú-Hãn ngày hôm trước, lời phát biểu ở West Point ghép thêm chuyện chính sách đối ngoại tấn công của ông tổng thống. Trong tuần tới ông sẽ bay sang Âu Châu nhân ngày kỷ niệm D-Day để tưởng niệm sự chiến thắng cuối cùng ở đó - và hứa hẹn với đồng minh Đông Âu rằng họ sẽ không có đe dọa bị biến cố Ukraine-hóa. Vậy là có gì thay đổi đâu? Không hẳn là thế. Nước Mỹ sẽ thay đổi và đang đứng ở khúc quanh. 47 phần trăm công dân Mỹ mong mỏi "hãy bớt giữ vai trò hoạt động trên chính trường thế giới đi".

Ông tổng thống Mỹ cũng mong mỏi y hệt như vậy: giảm bớt hoạt động đi nhưng mà vẫn có nhiều ảnh hưởng. Đó là học thuyết Obama.

Trên mặt lý thuyết chẳng có gì mới, sau cùng thì ông Obama luôn cổ súy chủ nghĩa đa phương. Đứng trước kết thúc cuộc chiến cuối cùng của Mỹ là chỉ còn thực hiện lời hứa. Làm sao chứng minh đây: khi một siêu cường quốc đang thoái binh và song song tăng thêm ảnh hưởng? Không phải ông Vladimir Putin đang biểu diễn điều ngược lại hơn lại run sợ trước nước Mỹ đó sao? Rồi anh độc tài nước Syria Assad nữa?


Obama cam đoan Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là "quốc gia không thể thiếu", "điều này đã xảy ra ở thế kỷ trước, và sẽ vẫn vậy ở thế kỷ kế". Nước ông phải dẫn đầu, "nếu chúng ta không làm thì cũng chẳng có ai làm". "Các kẻ tự phong theo khuynh hướng thực tế" ở Hoa Kỳ đã từng cảnh giác trước các sự kiện rối loạn toàn cầu là chuyện không có gì mới, trong khi "những kẻ thuộc trường phái bon chen" thì luôn cổ súy hãy sớm can dự bằng quân sự.

Obama tìm chỗ đứng giữa hai vị trí này, tìm thế quân bình: không có bên phe nào có câu trả lời đúng đắn cho tình hình hiện tại. Và vì thế trường phái cô lập không phải là lựa chọn, mà "cứ mỗi chuyện giải quyết bằng quân sự" cũng không phải là giải pháp. Sau khi chấm dứt thế chiến thứ II lỗi lầm lớn nhất là "không ở thế dè dặt mà cứ mạo hiểm quân sự".

Trong tương lai nước Mỹ chỉ đơn độc chiến tranh khi nào "quyền lợi cốt lõi" của họ bị đe dọa. Nếu không có sự đe dọa trực tiếp nào xảy ra thì mức độ buộc tham chiến bằng quân sự phải được đặt cao hơn rõ rệt. "Không phải vì trong tay cầm cây búa rồi mỗi một vấn đề đều bị giải quyết như cây đinh".

Obama muốn hướng về phương pháp ngoại giao, cấm vận, trợ giúp phát triển. Qua bài phát biểu của ông ở Học viện quân sự West Point cho thấy ông lặp lại lập trường của ông trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng 9. Lúc đó ông đã biểu lộ khước từ "trò chơi lớn" chiến tranh lạnh rồi. Và tình hình nước Iraq cho thấy nền dân chủ không thể mang đến bằng bạo lực.

Trong cảm tưởng cuộc chiến vô nghĩa này, ông Obama đã luôn muốn tránh né giùm nước Mỹ bằng mọi cách việc tham chiến vào chiến tranh nội chiến ở nước Syria. Và ngay cả vẽ ra một lằn vạch đỏ. Rồi bây giờ ở West Point ông tỏ ra cố gắng ngoại việc tham chiến trực tiếp bằng quân sự phải gửi ra các tín hiệu vẫn có trách nhiệm như tương lai sẽ hỗ trợ các nhóm đối lập ở Syria mạnh hơn nữa để đương đầu với Assad và cũng đối diện chống các nhóm Hồi giáo cực đoan. Trong chuyện này sẽ thiết lập một cái quỹ Năm-Tỉ-Dollar để trợ giúp các nước khác trong cuộc chiến chống khủng bố.



Barack Obama muốn thấy tương lai nước Mỹ trở về ngôi vị quyền lực kiểu không can thiệp. "Nếu chúng ta tiếp tục làm như vậy, tầm ảnh hưởng của chúng ta tăng thêm. Chúng ta không được đứng ngoài vòng luật lệ có giá trị chung cho tất cả". Obama quý trọng cách suy nghĩ này theo nhà thần học Reinhold Niebuhr. Quyền lực nước Mỹ có thể lôi cuốn trở thành "hiếu danh, kiêu ngạo là những điều ảnh hưởng đến uy tín đạo đức và uy quyền của chúng ta", Niebuhr đã viết trong những năm thập niên 50. Obama muốn lấy lại uy tín này mà ông không còn nhiều thời gian nữa.

Những hoạch sách này đã từ lâu không còn là chuyện riêng của các năm thời ông George W. Bush nữa, là người có các cuộc chiến mà Obama bây giờ phải dọn dẹp. Chính bản thân Obama cũng nới rộng thêm các phương pháp của người tiền nhiệm, như hệ thống theo dõi NSA, chiến tranh máy bay không người lái và chiến tranh mạng ảo. Tổn thất sĩ diện vì vậy sẽ vẫn còn. Mặc dù Obama lại tiếp tục hứa hẹn ở West Point vụ sẽ rốt ráo đóng cửa trại giam ở Guantanamo; rồi ông cũng đề cập đến ý định cải cách NSA; rồi ông muốn bớt lại cuộc chiến máy bay không người lái như đã cảnh báo để không "có thêm kẻ thù mới mà khác hơn những kẻ chúng ta đang đánh thắng ở chiến trường".

Tuy vậy đừng nhẹ dạ. Kiểu đánh lén là rường cột của học thuyết Obama. Theo cách nhìn của tổng thống thì đó chính là cách biểu lộ sự dè dặt quân sự ở mặt trận nơi khác.


(* dịch theo "Neue US-Außenpolitik: Die Obama-Doktrin" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/obama-rede-zur-aussenpolitik-zusammenarbeit-statt-militaereinsaetze-a-972342.html))

Triển
06-04-2014, 12:56 AM
Trung Quốc sau cuộc thảm sát Thiên An Môn:
Nỗi sợ của cường quốc
Bình luận của Bernhard Zand, Bắc Kinh


Cách đây 25 năm Bắc Kinh đè bẹp cuộc nổi loạn tại công trường Thiên An Môn. Ngày nay đảng theo dõi bất kỳ ai công luận về cuộc thảm sát ngày trước. Đó không phải là dấu hiệu của sức mạnh mà là sự sợ hãi.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-703883-galleryV9-nqgq.jpg


Cứ mỗi lần cuộc thảm sát ở công trường Thiên An Môn thêm một tuổi là ông Bào Đồng phải biến mất. Ông này bị ép 'nghỉ phép ngắn hạn'. Lần này cảnh sát đã đến mang ông đi, chẳng ai biết đi đâu. Cụ ông này đã 81 tuổi, hưu trí, có cháu nội.

Ông Bào đã làm gì nên cớ sự? Ông này thuộc nhóm đảng viên cách đây 25 năm muốn thương lượng với sinh viên hơn là bắn bỏ. Và ông đã dám nói trước công chúng những gì đã xảy ra vào năm 1989.

Có hơn 50 phụ nữ và đàn ông như ông Bào Đồng đã bị nhà cầm quyền bắt mang đi mấy tuần vừa qua, đó là các chứng nhân, luật sư, các nhà hoạt động nhân quyền. Có người có thể được thả về sau ngày tưởng niệm Thiên An Môn.

Chúng ta có thể châm biếm thành phần lãnh đạo của một dân tộc 1,3 tỉ người đang vươn lên thành cường quốc này, lại phải khiếp sợ những người như cụ Bào Đồng. Thật khôi hài khi họ trấn áp nhân viên người Trung Quốc làm việc cho truyền thông phương Tây. Thật tiếu lâm khi họ phong tỏa biểu tượng cảm xúc các ngọn nến đang cháy trong dịch vụ nhắn tin mạng xã hội Weibo trước buổi chiều ngày 4 tháng 6, khi dân chúng muốn tưởng niệm những người thiệt mạng ở Thiên An Môn.

Trung Quốc không biểu dương sức mạnh mà chỉ tỏ ra sợ hãi

Có lẽ chúng ta sẽ thấy lạ, nếu tình trạng không quá khổ sở như vậy. Nước Trung Quốc ngày hôm nay giàu hơn gấp 25 lần thời điểm mùa Xuân năm 1989 theo nghĩa đen, và đáng lý họ cũng phải có tự tin lớn hơn gấp 25 lần. Trong các thập niên qua người Trung Quốc đã đạt được những thứ mà người ngoài ngưỡng mộ, họ đã xây dựng từ một đất nước đang phát triển trở thành một quốc gia kỹ nghệ thay đổi cả thế giới. Để ngợi khen năng lực của Trung Quốc chỉ cần làm một cái so sánh với nước Nga cường quốc và những thành tựu của Nga trong 25 năm qua.

Tuy nhiên sau 25 năm, cấp lãnh đạo Trung Quốc càng tin tưởng dân chúng của mình ngày một ít hơn nữa. Chuyện có một nhóm biểu tình ở công trường Thiên An Môn là chuyện không tưởng; những người phản đối này sẽ bị bắt ngay lập tức. Chuyện các quan chức cấp cao nói chuyện với công dân phê bình chỉ trích những gì họ đã làm vào mùa Xuân 1989, trước khi họ đè bẹp cuộc biểu tình cũng là điều không thể tưởng.

Nhà cầm quyền Trung Quốc còn không cho tưởng niệm sự việc năm 1989 chứ nói chi đến chuyện tranh luận với dân chúng. Đó không phải là dấu hiệu của sự cường thịnh mà là sự sợ hãi. Đó là một dấu hiệu chứng minh cấp lãnh đạo đảng đặt căn bản thống trị trên một nền tảng yếu ớt như thế nào.

Trung Quốc công bố dữ liệu kinh tế mới nhất của họ hôm thứ Ba. Các con số tuyệt vời. Nào là các công ty muốn đầu tư mạnh mẽ, lãnh vực cung cấp dịch vụ bùng nổ. Nhưng các bản tường trình đó không bao giờ đề cập đến các nỗi sợ hãi và các cơn ác mộng của nhà cầm quyền, không bao giờ nhắc đến các mạo hiểm chính trị của Trung Quốc. Ngày tưởng niệm Thiên An Môn lần thứ 25 chính là dịp để họ phải nghĩ lại.

(theo Spiegel (http://www.spiegel.de/politik/ausland/tiananmen-massaker-china-fuerchtet-proteste-am-25-jahrestag-a-973168.html))

Triển
06-04-2014, 05:17 AM
Trung Quốc sau cuộc thảm sát Thiên An Môn:
Nỗi sợ của cường quốc
Bình luận của Bernhard Zand, Bắc Kinh


Cách đây 25 năm Bắc Kinh đè bẹp cuộc nổi loạn tại công trường Thiên An Môn. Ngày nay đảng theo dõi bất kỳ ai công luận về cuộc thảm sát ngày trước. Đó không phải là dấu hiệu của sức mạnh mà là sự sợ hãi.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-703883-galleryV9-nqgq.jpg


Cứ mỗi lần cuộc thảm sát ở công trường Thiên An Môn thêm một tuổi là ông Bào Đồng phải biến mất. Ông này bị ép 'nghỉ phép ngắn hạn'. Lần này cảnh sát đã đến mang ông đi, chẳng ai biết đi đâu. Cụ ông này đã 81 tuổi, hưu trí, có cháu nội.

Ông Bào đã làm gì nên cớ sự? Ông này thuộc nhóm đảng viên cách đây 25 năm muốn thương lượng với sinh viên hơn là bắn bỏ. Và ông đã dám nói trước công chúng những gì đã xảy ra vào năm 1989.

Có hơn 50 phụ nữ và đàn ông như ông Bào Đồng đã bị nhà cầm quyền bắt mang đi mấy tuần vừa qua, đó là các chứng nhân, luật sư, các nhà hoạt động nhân quyền. Có người có thể được thả về sau ngày tưởng niệm Thiên An Môn.

Chúng ta có thể châm biếm thành phần lãnh đạo của một dân tộc 1,3 tỉ người đang vươn lên thành cường quốc này, lại phải khiếp sợ những người như cụ Bào Đồng. Thật khôi hài khi họ trấn áp nhân viên người Trung Quốc làm việc cho truyền thông phương Tây. Thật tiếu lâm khi họ phong tỏa biểu tượng cảm xúc các ngọn nến đang cháy trong dịch vụ nhắn tin mạng xã hội Weibo trước buổi chiều ngày 4 tháng 6, khi dân chúng muốn tưởng niệm những người thiệt mạng ở Thiên An Môn.

Trung Quốc không biểu dương sức mạnh mà chỉ tỏ ra sợ hãi

Có lẽ chúng ta sẽ thấy lạ, nếu tình trạng không quá khổ sở như vậy. Nước Trung Quốc ngày hôm nay giàu hơn gấp 25 lần thời điểm mùa Xuân năm 1989 theo nghĩa đen, và đáng lý họ cũng phải có tự tin lớn hơn gấp 25 lần. Trong các thập niên qua người Trung Quốc đã đạt được những thứ mà người ngoài ngưỡng mộ, họ đã xây dựng từ một đất nước đang phát triển trở thành một quốc gia kỹ nghệ thay đổi cả thế giới. Để ngợi khen năng lực của Trung Quốc chỉ cần làm một cái so sánh với nước Nga cường quốc và những thành tựu của Nga trong 25 năm qua.

Tuy nhiên sau 25 năm, cấp lãnh đạo Trung Quốc càng tin tưởng dân chúng của mình ngày một ít hơn nữa. Chuyện có một nhóm biểu tình ở công trường Thiên An Môn là chuyện không tưởng; những người phản đối này sẽ bị bắt ngay lập tức. Chuyện các quan chức cấp cao nói chuyện với công dân phê bình chỉ trích những gì họ đã làm vào mùa Xuân 1989, trước khi họ đè bẹp cuộc biểu tình cũng là điều không thể tưởng.

Nhà cầm quyền Trung Quốc còn không cho tưởng niệm sự việc năm 1989 chứ nói chi đến chuyện tranh luận với dân chúng. Đó không phải là dấu hiệu của sự cường thịnh mà là sự sợ hãi. Đó là một dấu hiệu chứng minh cấp lãnh đạo đảng đặt căn bản thống trị trên một nền tảng yếu ớt như thế nào.

Trung Quốc công bố dữ liệu kinh tế mới nhất của họ hôm thứ Ba. Các con số tuyệt vời. Nào là các công ty muốn đầu tư mạnh mẽ, lãnh vực cung cấp dịch vụ bùng nổ. Nhưng các bản tường trình đó không bao giờ đề cập đến các nỗi sợ hãi và các cơn ác mộng của nhà cầm quyền, không bao giờ nhắc đến các mạo hiểm chính trị của Trung Quốc. Ngày tưởng niệm Thiên An Môn lần thứ 25 chính là dịp để họ phải nghĩ lại.

(theo Spiegel (http://www.spiegel.de/politik/ausland/tiananmen-massaker-china-fuerchtet-proteste-am-25-jahrestag-a-973168.html))







http://www.youtube.com/watch?v=ZhKouEXm0Yw

Triển
06-04-2014, 05:17 AM
http://www.youtube.com/watch?v=meJhpEsLeLQ

Triển
06-04-2014, 05:18 AM
http://www.youtube.com/watch?v=V7bP7-vg6eM

Triển
06-04-2014, 05:19 AM
http://www.youtube.com/watch?v=rVgCvu93iEQ

Triển
06-04-2014, 05:21 AM
http://www.youtube.com/watch?v=tfT-avxoacU

Triển
08-09-2014, 12:47 PM
Chiến tranh thương trường với EU và Mỹ:
Nga tính toán áp trần giá cả thực phẩm

http://cdn4.spiegel.de/images/image-733937-breitwandaufmacher-nsng.jpg

Theo sau cấm vận là nền Kinh tế Kế hoạch: Điện Cẩm Linh thảo luận với giới kỹ nghệ thực phẩm ở Nga về giá trần. Tổng thống Putin muốn ngăn chận việc dân của mình bị nạn do lệnh cấm nhập cảng thực phẩm của Tây phương của ông.

Mạc Tư Khoa - Sau khi cấm nhập cảng nông phẩm của phương Tây, Nga cố gắng giới hạn các đe dọa tăng giá cả. Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Nikolai Fjodorov đã tham vấn đại diện các ban ngành về khả năng có một thỏa hiệp để áp giá trần. Các sự điều chỉnh giá cả như vậy có thể ngăn chận việc tăng giá cả do việc hoang mang trên thương trường đang nóng dần, Bộ Nông Nghiệp thông báo sau cuộc gặp gỡ giới đại diện ban ngành tối thứ Sáu hôm qua.

Để phản ứng chống lại việc phong tỏa kinh tế của Cộng Đồng Chung Châu Âu và Mỹ, Nga đã ra lệnh cấm nhập cảng trái cây, rau quả, thịt và các sản phẩm từ sữa của EU, Gia Nã Đại và Úc. Vụ cấm này cũng khiến điện Cẩm Linh nhức đầu do chính dân chúng của mình bị mắc nạn. Khâu Nông Nghiệp của chính nước Nga không đủ sức cung cấp cho hết cả nước. Theo tin tức của đại học Mạc Tư Khoa, Nga nhập cảng gần 53 phần trăm thực phẩm của mình.

Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Nikolai Fjodorov giải thích rằng do việc cấm vận nên giá cả sẽ tăng lên trong một thời gian ngắn vì Nga muốn tìm kiếm nguồn cung cấp khác. Ví dụ như nhập thịt của Ba Tây và phô-mai của Tân Tây Lan.

EU và Mỹ đã đẩy mạnh biện pháp phong tỏa cuối tháng Bảy vì họ cáo buộc Nga đã kích động sự mâu thuẫn với phiến quân ở miền Đông nước Ukraine. Nga trả đũa bằng biện pháp cấm nhập cảng. Tuần tới EU muốn tham vấn trong cộng đồng về ảnh hưởng của việc cấm nhập cảng thời hạn một năm của Nga. Trong hội thảo này có thể sẽ có hội ý các cách cân bằng lại cho nông dân EU.

Theo ước lượng của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Đức, ông Christian Schmidt (đảng CSU) là chuyện Nga cấm nhập cảng không có hậu quả bi thảm gì. Thị trường Nga tuy là "có hệ trọng" nhưng việc cấm nhập cảng trước hết sẽ "không có các hỗn loạn thị trường" để phải sợ hãi, ông Schmidt cho biết qua tờ báo "Passauer Neuen Presse".

Xuất cảng của Đức sang Nga trong những năm qua do các điều kiện giới hạn nhập cảng đã giảm thiểu đi nhiều rồi. Như 5 tháng từ đầu năm chỉ xuất cảng hàng hóa trị giá cỡ 500 triệu euro, ít hơn 25% so với năm ngoái ở giai đoạn này.

ssu/AFP/Reuters

(* dịch theo "Handelskrieg mit EU und USA: Russland will Lebensmittelpreise deckeln" (http://www.spiegel.de/wirtschaft/soziales/russland-will-lebensmittelpreise-deckeln-a-985298.html))

Triển
08-18-2014, 07:08 AM
Mặt trận không cân đối:
Khi chiến tranh rút vào lòng đất

Nhìn từ địa đạo: Từ thời xa xưa trước đây đã có cuộc chiến dưới hầm rồi. Vô địch của loại chiến tranh kiểu này không phải là Hamas mà là Việt cộng.


Bình luân của Sven Felix Kellerhoff


http://img.welt.de/img/geschichte/crop131258965/9029733254-ci3x2l-w540/Vor-20-Jahren-endete-der-Vietnamkrieg.jpg
Nhiều địa đạo của Việt Nam chỉ có bề cao 80 phân, hai lính du kích Việt cộng ở địa đạo Củ chi.
Foto: picture alliance / dpa

Sát thủ đến từ lòng đất. Những người lính này nằm phục nhiều ngày dưới lòng đất, được trang bị vũ khí hạng nặng và ý chí mang cuộc chiến thật sâu vào lòng địch. Họ dồn hết vào các hang động thông thường rất chật chội và chỉ chờ đợi khoảng khắc đánh trả.

Rồi vào thời điểm đã định họ trèo qua các nắp địa đạo chui ra ngoài lẻn êm đến mục tiêu. Kẻ địch không hề hay biết vì đa số các cổng hầm bí mật và do các địa đạo một khi đã bị lộ không còn được xử dụng nữa. Phía trên mặt đất cho dù có máy móc tối tân cũng không phát hiện được bởi vì trên mặt đất chẳng có gì để phát hiện - cuộc hành quân diễn ra dưới lòng đất. Các cuộc tấn công chớp nhoáng theo kiểu đó vì vậy mà thành công.

Không có cảnh tượng nào từ cuộc mâu thuẫn dải Gaza, không có địa đạo nào của Hamas được mô tả hết. Nhưng đây là kiểu chiến tranh đã xảy ra gần nửa thế kỷ trước.

Cuộc tổng tấn công vào ngày tết

Thứ Ba ngày 30 tháng 01 năm 1968 ở Sài-Gòn: trong lúc chính phủ chống cộng Nam phần đang ăn tết truyền thống, thì đội quân công sản được Việt cộng chỉ huy từ Bắc Việt tấn công thủ đô đối thủ ở bình diện chiến tranh nội chiến. Hàng ngàn lính du kích từ các hệ thống địa đạo Củ Chi nằm ở vài mươi cây số phía Đông Bắc Sài-Gòn đã len vào khu ngoại thành và có phần vào được cả trung tâm thành phố.

Mặc dù Sài-Gòn ở cách xa ranh giới Bắc Nam nhưng thủ đô Nam phần bỗng nhiên trở thành chiến trường. Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân được cho là bước ngoặt của chiến tranh Việt Nam. Cuộc tấn công có tên do thời điểm xảy ra cuối tháng một (giao thừa Việt Nam tính theo âm lịch) là Tết Nguyên Đán.

Cuộc tấn công từ lòng đất đã qua mặt được quân đội miền Nam và đồng minh của họ, Hoa Kỳ với vũ khí hiện đại. Người ta chỉ có thể dội bom các mục tiêu nhìn thấy được hoặc ít nhất là đoán ra được. Tấn công lực lượng kẻ địch ẩn náu dưới lòng đất ư? Hoàn toàn không có cơ hội.

Bất động sản theo lẽ tự nhiên

Trận đánh mới nhất của quân đội Do Thái ở dải Gaza đặc biệt muốn tiêu diệt đội quân cực đoan Hamas dưới lòng đất, cho thấy nguyên tắc tác chiến dưới địa đạo vẫn còn xử dụng được sau gần nửa thế kỷ. Một đối thủ thua xa về trang bị kỹ thuật, vẫn có thể mở các cuộc tấn công với sự hỗ trợ của địa đạo ở thế kỷ thứ 21.

Có gần 50 địa đạo hoặc có thể nhiều hơn nữa dài hàng trăm thước, có cái dài đến hai cây số đã được đào năm 2012 phát xuất từ dải Gaza tiến sâu vào miền Nam Do Thái - cộng thêm hàng tá địa đạo chuyên chở buôn lậu mặc dù bên trên chỗ này được canh phòng cẩn mật là biên giới Ai Cập với dải Gaza.

Mặc dù đào địa đạo tốn công sức lớn và theo lẽ tự nhiên là không thể di chuyển được, nhưng các địa đạo này đã cho thấy đây là thứ vũ khí có nhiều tác dụng to lớn. Dù có các vũ khí tối tân vẫn gần như không thể phá hủy các địa đạo này. Dĩ nhiên các hỏa tiễn được điều khiển bằng GPS sẽ bắn trúng các cửa địa đạo chính xác, nhưng vì không biết các địa đạo này có cửa ở hầm nhà dân chúng nào ở dải Gaza, cho nên tất cả các loại siêu bom hoặc máy bay điều khiển tự động cũng chẳng làm được gì.

Cả hệ thống địa đạo

Quân đội Mỹ đã có kinh nghiệm tương tự vào thập niên 60 ở Việt Nam. Việt cộng đã liên tục đào hầm và các hệ thống địa đạo từ ngày đầu cuộc chiến tranh nội chiến. Lúc đó nó là các hậu cứ khi rút quân, là các nơi tránh pháo cũng như giao thông hào cho lực lượng du kích và căn cứ địa để tổ chức các cuộc tấn công.

Các địa đạo như vậy được đào khắp nơi trên lãnh thổ Nam phần và ở vùng biên giới Cam Bốt và Lào; cái địa đạo lớn nhất và nổi tiếng nhất ngày nay nằm ở "Tam giác sắt" phía Bắc Sài-Gòn cũng như ở huyện Củ Chi. Độ dài tổng cộng các địa đạo của Việt cộng được đoán chừng đến 40 ngàn cây số.

Dù sao đi nữa thì ở vùng đất địa lý có mực nước ngầm thấp đã có nhiều địa đạo không kể xiết; mỗi cái dài nhiều cây số, thường có hai, ba hoặc có đến 4 tầng. Thông thường các hầm tác chiến nằm ở tầng cao nhất qua các cổng mở hoặc các cổng có cửa đậy lại che giấu tàng hình rồi leo ra lẻn xuống vùng đất thấp hơn.

Một cái địa đạo bị các đơn vị Nam Việt tình cờ phát hiện vào cuối năm 1967 có độ cao tối thiểu là 80 phân theo quy luật Việt cộng nhưng tối đa có thể cao đến 1 thước tám. Bề rộng của địa đạo được định sẵn từ 80 phân đến 1 thước hai.

Quân y viện và cả làng người trú ẩn

Ở các tầng dưới của các hệ thống địa đạo, có đoạn được xây các động nhân tạo cao tối đa đến 5 thước dùng làm phòng, buồng có thể tích 4 nhân 3 nhân 2 thước làm quân y viện chứa được 8 người bị thương cùng một lúc. Các căn cứ địa và trung tâm truyền tin cũng làm dưới mặt đất cũng như nơi ở, giếng nước, hầm trú và căn cứ chỉ huy. Người của cả một làng có thể chui xuống đất ở nếu nhà cửa trên mặt đất bị phá hủy.

Cổng vào đôi khi được làm nền bê-tông có mái tre, nhưng thường là các lỗ chui ra vào có nấp đậy trong rừng sâu. Làm gì thì làm lúc nào cũng tuyệt đối tàng hình. Từ cổng vào trước hết phải xuống sâu vài thước đất. Căn cứ theo sách vở, các địa đạo được đất lấp một thước rưỡi, trên thực tế thường gấp đôi hoặc hơn.
Các hệ thống địa đạo như vậy không thể nào phá hủy từ trên không được. Chỉ khi nào dội bom trúng ngay hồng tâm của một vùng chằng chịt địa đạo thì mới mong hệ thống địa đạo lan rộng này sụp đổ.

Lực lượng chuột cống bất đắc dĩ

Các phương pháp tấn công khác ban đầu có tác dụng là bơm khí nổ Acetylene vào địa đạo rồi châm lửa. Nhưng sau đó phía Việt cộng đã đổi chiến thuật xây các hầm trú nối với nhau qua các ống cống thật hẹp rồi làm sẵn các hệ thống để cách ly những đoạn địa đạo đã bị phát hiện.

Lực lượng đánh trả chỉ có thể nằm ở con số vài người. Vì vậy quân đội Mỹ lập ra các lực lượng đặc biệt có tên gọi là chuột cống hầu hết là những người tự nguyện có thân hình nhỏ nhắn được trang bị súng lục, dao găm và đèn pin chui vào địa đạo và đánh xáp lá cà trong bóng tối với du kích Việt cộng.

Ông Harold Roper, cựu "chuột cống" thuộc sư đoàn bộ binh 25 Mỹ nhớ lại, "Tôi chỉ là một con thú vật". "Chúng tôi không phải là con người, vì con người không có ai làm những chuyện chúng tôi đã làm. Tôi là một con sát-thử hàm răng có độc. Được huấn luyện để giết người". Sau một thập niên rưỡi vào năm 1985 ông đã kể: "Nhìn lại cứ như không phải là sự thật, cứ tưởng như là ai khác. Tôi không phải loại người như vậy, bởi vì ngày nay tôi còn không dám nghĩ tới chứ đừng nói là làm."

Lịch sử của cách tác chiến thâm độc

Cuộc chiến dưới đất cũng thâm niên như cuộc chiến bình thường. Ở thời cổ đại người ta đã đào hầm cho quân sự rồi. Sử gia Polybios đã viết rằng vua Philip II của Macedon đã đào một đường hầm dưới tường thành ở thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên rồi cho nổ sập thành. Trong cuộc cách mạng Bar Kochbar (132-135 sau Công Nguyên) ở vùng đất Do Thái ngày hôm nay các phiến quân cũng tổ chức các cuộc tấn công bất ngờ từ các đường hầm bí ẩn.

Vào thời Trung đại và thời kỳ Phục Hưng, các đường hầm trong các thành lũy là phương pháp phổ biến cũng như các lính đánh hầm đầy kinh nghiệm (Mineure) là các người lính đánh thuê được trả lương hậu hĩnh. Tuy nhiên vào thời kỳ Baroque diện tích thành lũy ngày một lớn khiến phương pháp này không còn hiệu quả nữa.

Tình hình lại thay đổi ở thời đại sau đó lúc người ta chế ra thuốc nổ có độ công phá lớn. Các đường hầm không còn được xử dụng như là vũ khí nữa mà người ta dùng thuốc nổ để phá sụp luôn đường hầm. Hơn thế nữa bên phe tấn công chuyên chở các quả bom lớn đặt ngay dưới kẻ địch.

Địa đạo sát nhân

Cao điểm - đúng ra là thời điểm xấu nhất của phương tiện chiến tranh thâm độc này xảy ra ở thế chiến thứ nhất trong trận Messines năm 1917. Các người thợ mỏ đã phải đào một đường hầm dài 8 cây số hàng tháng trời chung quanh Commonwealth bên dưới chiến lũy Đức, rồi gài 22 quả mìn trung bình 22 tấn chất nổ Ammonal. Vào ngày 7 tháng Sáu năm 1917 lúc 3 giờ 10 phút sáng được cho nổ cùng một lúc 19 quả mình giết 10 ngàn binh lính Đức.

Từ lúc đó cuộc chiến địa đạo đã thay đổi chức năng của nó; nó đã phát triển trở thành thứ vũ khí trong trận chiến không cân đối. Ở Việt Nam các địa đạo đã nới rộng chiến trường xuống sâu dưới lòng đất tạo cơ hội cho các cuộc tấn công bất ngờ và bảo vệ chiến binh của mình trước vũ khí hiện đại của địch thủ. Ở mâu thuẫn dải Gaza, đường hầm phục vụ cho tác chiến chớp nhoáng tiêu diệt và bắt sống binh lính Do Thái.

Xem xét thực tế thì công sức bỏ ra xây dựng địa đạo không thể so sánh với chiến công thu nhặt được. Có lẽ Hamas đã đầu tư hàng trăm triệu Dollar xây các hệ thống dẫn hơi và ánh sáng cho địa đạo có áo bê-tông ở dải Gaza. Sau khi quân đội Do Thái bắt đầu truy lùng có hệ thống thì họ cũng đã phát hiện ra hàng chục địa đạo tàng hình rồi phá hủy hết.

Hiện nay các nhà nghiên cứu Do Thái đang nghiên cứu hệ thống mới, nhằm định vị các địa đạo ngay từ lúc còn đang được đào xới. Có lẽ họ muốn ghi nhận việc đào bới từ xa qua phương pháp địa chấn. Cũng có thể dùng phương pháp đo lượng dưỡng khí trong đất thay đổi lúc đào xới để lật tẩy việc xây hầm.


(* theo "Asymmetrische Front: Wenn der Krieg in den Untergrund geht (http://www.welt.de/geschichte/article131258968/Wenn-der-Krieg-in-den-Untergrund-geht.html)")

Triển
09-05-2014, 12:32 AM
Phiến quân IS gốc Trung Quốc? Bắc Kinh lo sợ khủng bố

Hàng ngàn chiến binh ngoại quốc đã đến Iraq và Syria để gia nhập vào hàng ngũ khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo. Người Trung Quốc cũng có mặt khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh lo ngại.

bài viết của Johnny Erling từ Bắc Kinh


http://img.welt.de/img/ausland/origs131923004/6339721497-w900-h600/FILE-This-undated-file-image-posted-on.jpg
(ảnh: AP)


Chẳng lẽ người Trung Quốc theo đạo Hồi cũng sánh vai cùng tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo chăng? Một nguồn tin phát đi từ lính Iraq cho rằng các chiến binh cực đoan bị bắt là người Trung Quốc đã chấn động Iraq, Syria và Bắc Kinh.

Bộ quốc phòng Iraq đã loan tải tin này. Chiến binh Trung Quốc kia được gọi là 'Daash Trung Quốc', "DAASH" là tên viết tắt của "Dulat al-Islam fi al-Iraq wal-Sham" – nghĩa là “Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria vĩ đại" [1] hoặc là tổ chức khủng bố IS. Sự việc này được tờ báo Hồng Kông "Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng" cũng như tờ "New York Times" là hai tờ báo loan tải đầu tiên.
Các ký giả người Hoa cũng như tờ New York Times vào thứ Năm hôm qua đều không có thêm tin tức nào từ nhà chức trách Iraq hoặc là từ tòa đại sứ Trung Quốc ở Iraq về người chiến binh Trung Quốc này. Bộ ngoại giao Bắc Kinh chưa có phản ứng gì về mẩu tin này.

Nỗi lo sợ của Bắc Kinh có thể thật

Nếu nguồn tin người chiến binh Trung Quốc kia được chứng thực thuộc tổ chức IS, các nỗi lo sợ trước đây của Bắc Kinh cho rằng thành phần phiến quân Hồi Giáo gốc Trung Quốc sẽ gia nhập tổ chức khủng bố Ả Rập có lẽ là thật. Trong lần họp báo hồi tháng Bảy ở Bắc Kinh, đặc sứ đặc trách vùng Trung Đông của Trung Quốc, ông Ngô Tứ Khoa (Wu Sike) đã cảnh báo điều này rồi. Gần 100 người đa số là người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) ở vùng Tây Bắc Tân Cương bị cáo buộc đã gia nhập chiến binh Ả Rập và được họ huấn luyện. Tuy nhiên ông Ngô chỉ dựa vào nguồn tin thứ ba mà không có nguồn tin chính thức của mình.

Đầu tháng 7 lãnh tụ của Nhà Nước Hồi Giáo Abu Bakr al-Bagdadi đã khẳng định trong bài diễn văn rằng có hàng chục chiến binh có quốc tịch ngoại quốc đã gia nhập phong trào của ông, trong đó cũng có người Trung Quốc. Tất cả những người này đều bị đàn áp tín ngưỡng Hồi giáo tại xứ sở của họ. Trước đây vẫn thường nghe các tin tức người Hồi giáo cực đoan gốc Hoa được Taliban huấn luyện ở A Phú Hãn.

Chiến dịch cật lực chống khủng bố của người Trung Quốc

Theo tờ New York Times viết, Trung Quốc từ lâu đã lo ngại về tình hình phát triển ở vùng Ả Rập. Thứ nhất là do họ cũng có chiến dịch cật lực chống khủng bố, chống lại người thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương là nơi thường xảy ra các cuộc mưu sát thành phần cầm quyền Trung Quốc, rồi lực lượng cảnh sát Trung Quốc đã xử dụng súng đạn thật để dẹp loạn.

Thứ hai là do Trung Quốc và Nga ủng hộ hệ thống nhà cầm quyền Syria, là nhóm cầm quyền luôn muốn tiêu diệt tổ chức IS. Đặc biệt là cả Bắc Kinh lẫn Luân Đôn đều sợ hãi các chiến binh khủng bố từ chiến trường hồi hương, mang theo các cuộc khủng bố vào Trung Quốc.



---chú thích:
[1] theo Mordechai Kedar in English



(dịch theo tờ die Welt - "Chinesische IS-Kämpfer? Peking fürchtet den Terror" (http://www.welt.de/politik/ausland/article131923005/Chinesische-IS-Kaempfer-Peking-fuerchtet-den-Terror.html))

Triển
09-11-2014, 06:36 AM
Vì sao dân Scotland muốn ly khai Anh
bình luận của Vera Kämper

http://cdn4.spiegel.de/images/image-747187-breitwandaufmacher-ecgr.jpg

Chín ngày nữa sẽ có một sự quyết định mang tính cách lịch sử: Scotland trưng cầu dân ý xem có xuất hiện một quốc gia mới ở Châu Âu hay không. Nếu tách ra khỏi Liên hiệp Anh thì sẽ ra sao? Những dữ liệu quan trọng về chuyện biểu quyết độc lập.

Vì sao Scotland không muốn là nước thành viên của Liên Hiệp Anh nữa?

"Scotland có nên độc lập hay không?" - Câu hỏi này sẽ được 4,2 triệu cử tri trên một phần đất Liên Hiệp Anh trả lời vào ngày 18 tháng 9. Dân chúng Scotland sẽ quyết định bằng lá phiếu của mình có bắt đầu độc lập từ năm 2016 hay không. Những người có khuynh hướng tự trị hi vọng sẽ có được một nền dân chủ và một nhà nước xã hội mạnh mẽ. Sự khác biệt nằm ở lý do kinh tế, người ta hi vọng rằng chỉ cần lợi nhuận từ dầu hỏa đã đủ cho Scotland tồn tại độc lập.

Liên Hiệp Anh vẫn đang cố gắng dụ dỗ bằng cách nếu Scotland tiếp tục thuộc vào Vương Quốc Anh, bộ trưởng bộ tài chánh George Osborne sẽ ban cho nhiều quyền lợi hơn để xin thuế lại hoặc là được thêm quyền biểu quyết ở lãnh vực chi tiêu công cộng: "Rồi Scotland sẽ được lợi từ cả hai bên", ông ra sức dụ dỗ.

Ai là người hô hào phong trào đòi độc lập?

Các cố gắng xoa dịu của Luân Đôn không ngăn cản được những người Scotland theo chủ nghĩa quốc gia, như lãnh tụ của phong trào đòi độc lập Alex Salmond đã khước từ các kế hoạch của bộ trưởng tài chánh Osborne: "Họ không uy hiếp được người Scotland thì bây giờ xoay ra hối lộ chúng tôi". Lãnh tụ chính quyền địa phương, người đã tranh đấu có được cuộc trưng cầu dân ý cho biết với niềm tin vào chiến thắng. Đảng Scotland Quốc Gia (SNP) của ông lập luận rằng chỉ có người Scotland mới thực sự lo cho dân Scotland.

Những người tranh đấu độc lập này nhận được sự ủng hộ của các chính khách nổi tiếng cho mục tiêu tranh đấu của họ. 200 giám đốc hãng xưởng người Scotland đồng thuận nói tiếng nói tự chủ. Theo họ, chính trị phải được quyết định bởi những người "thực sự hiểu Scotland". Tài tử Oscar Sean Connery người Scotland hô hào đồng hương hãy bỏ phiếu cho nền độc lập. Ông ta viết trong tập san "Cicero" rằng, cơ hội này "quá tốt để mà hoang phí". Ngoài ra có 2000 nghệ sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ và thiết kế đã lên tiếng rằng họ hị vọng vào một "bản sắc riêng của người Scotland" chứ không chỉ có phục hưng văn hóa mà còn có sự trổi dậy kinh tế và dân chủ.

Cũng có hơn 200 ngôi sao ca nhạc, điện ảnh và khoa học gia người Anh bênh vực cho phe đối lập. Thông điệp của họ gửi đến cư tri Scotland là Hãy bỏ phiếu chống độc lập! Trong số họ có Mick Jagger, Judi Dench và Stephen Hawking.

Nếu Scotland độc lập sẽ ra sao?

Nếu Scotland tách ra liên hiệp Anh sẽ có vài ảnh hưởng đến Liên Hiệp Anh, dân số, diện tích và nền kinh tế sẽ giảm xuống rõ rệt. Nếu dân chúng Scotland bỏ phiếu "YES", 18 tháng sau sẽ có một nhà nước mới lập quốc và sẽ có bầu cử quốc hội độc lập với Westminster. Salmon hứa hẹn sẽ có cuộc triệt thoái hạm đội tàu ngầm có trang bị hỏa tiễn nguyên tử không ai thích của Liên Hiệp Anh cũng như bảo đảm tiếp tục là thành viên danh chính của Cộng Đồng Chung Châu Âu.

Một trong những vấn đề quan trọng là việc chia chác lợi nhuận dầu hỏa giữa Luân Đôn và Edingburgh. 91 phần trăm lợi nhuận sẽ thuộc Scotland nếu biên giới lãnh thổ được kéo dài vạch lên Biển Bắc. Tỉ lệ phân phối này được Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Xã Hội Luân Đôn chiết tính. Số tiền nào sẽ chảy vào ngân sách nhà nước lệ thuộc vào giá và số lượng khai thác. Đảng Scotland Quốc Gia SNP đã từng tranh cử vào thập niên 70 với khẩu hiệu "Đó là dầu hỏa của Scotland". Lần này thì có thêm sự thành công của kỹ nghệ thực phẩm góp sức.

Có điều chưa rõ nữa là Scotland sẽ có đơn vị tiền tệ nào. Yêu cầu được xử dụng Anh kim của các người Scotland Quốc Gia đã bị Luân Đôn bác bỏ. Tuy nhiên Edinburgh không còn nhiều thời gian để bàn thảo nữa, sự bất ổn sẽ tạo ra rối loạn trên thị trường tài chánh.

Từ năm 1999 người Scotland đã có quốc hội riêng và có thể ban bố luật pháp cho lãnh vực giáo dục và y tế. Nhưng sự phân quyền cũng không có gì hơn. Những người Scotland Quốc Gia cáo buộc chính phủ Anh đã chuyển tải tiền bạc hết sang Luân Đôn thay vì hỗ trợ các vùng nghèo khó ở Scotland.

Cơ hội bao nhiêu?

Không đầy hai tuần trước cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý, kết quả một cuộc thăm dò mới nhất khiến Luân Đôn bất an: Lần đầu tiên đa số dân chúng Scotland thuận tách khỏi Liên Hiệp Anh. Theo viện YouGov có 51 phần trăm dân Scotland đồng ý độc lập, 49 phần trăm chống lại. Theo thăm dò cách đây một tháng các người Scotland Quốc Gia còn thua 22 phần trăm số điểm. Nhưng bây giờ gần ngày bỏ phiếu thì đang có cuộc chạy đua ngang sức.

http://si.wsj.net/public/resources/images/EI-CI995_scotpo_G_20140907105720.jpg
(nguồn ảnh thăm dò: Viện YouGov (http://online.wsj.com/articles/scottish-independence-campaign-takes-lead-according-to-yougov-poll-1410081324))




(bài dịch theo "Spiegel - Wieso wollen so viele Schotten weg von England?" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/schottland-referendum-fakten-zur-abstimmung-ueber-die-unabhaengigkeit-a-990576.html#ref=veeseoartikel))

ốc
09-11-2014, 08:09 AM
Khi độc lập thì người Xì cót lân có quyền quyết định không tham gia các cuộc chiến I rắc, Áp gan vì quyền lợi riêng của chính quyền Anh. Hơn nữa người Xì cót muốn có quan hệ kinh tế thân thiết hơn với các nước Liên hiệp Âu châu, trong khi Anh thì cứ ỡm ờ, chân trong chân ngoài. Sau khi độc lập người Xì có có thể dùng tiền tệ chung của Liên hiệp Âu châu là đồng U rô. Lúc ấy em sẽ đi thăm xứ sở của Hai len đờ, bấy lâu nay chưa muốn đi vì không thích tiêu tiền "pao" rất khó hiểu.

Triển
09-11-2014, 11:04 PM
Nếu chín ngày nữa dân Scotland đồng lòng tách khỏi Anh thì Anh như con diều đứt dây. Kinh tế sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, chính phủ Anh muốn cùng anh Ô tham chiến tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo coi bộ khó. Scotland mà bước thêm bước nữa vào vùng đồng Euro chứ không phải chỉ đơn thuần tham gia EU bình thường là Liên Hiệp Anh sẽ tự nhiên bị cô lập mạnh. Vào vùng Euro là được bảo kê lẫn phải bảo kê nước khác trong 'tụ' cho nên cũng không đơn giản. Để xem dân Scotland có biết quý sự độc lập tự chủ không hay là lệ thuộc Anh quá lâu nên không thể thoát ra được nữa.

ốc
09-12-2014, 09:13 AM
Vùng Ca ta lan cũng đương đòi độc lập, tách khỏi Ét pa nha. Nom cờ của họ cũng hơi quen quen.

http://www.costabravalifestyle.com/wp-content/uploads/2013/03/catalan-flag.jpg

Triển
09-15-2014, 09:20 PM
Dân Barcelona cũng muốn lắm, mọi thỉnh nguyện được trưng cầu dân ý đều bị bác hết. Họ không có gì cả ngoài Pep Guardiola.

http://polpix.sueddeutsche.com/bild/1.2125497.1410439414/860x860/barcelona.jpg

http://polpix.sueddeutsche.com/bild/1.2125667.1410439414/860x860/barcelona.jpg


http://polpix.sueddeutsche.com/polopoly_fs/1.2125505.1410438861!/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/860x860/image.jpg

Triển
09-16-2014, 01:47 AM
Cameron sang Scotland:
"Nếu các bạn ly khai Vương Quốc Anh là đồng nghĩa với dứt khoát"

http://cdn2.spiegel.de/images/image-750159-breitwandaufmacher-crgh.jpg

Aberdeen - Dân chúng Scotland sẽ trưng cầu dân ý về việc thoát ly Vương Quốc Anh trong ba ngày tới. Theo các cuộc thăm dò thì đây sẽ là một cuộc bỏ phiếu ngang ngửa. Thủ tướng Anh David Cameron đã hô hào dân chúng Scotland hãy bỏ phiếu chống độc lập.

Ông cảnh giác rằng sự thất vọng tình hình chính trị hiện tại của Luân Đôn có thể khiến quyết định có hậu quả tai hại: "Nếu quý vị không thích tôi - Tôi sẽ không giữ chức vụ này mãi mãi. Nếu quý vị không thích chính phủ này - Chính phủ này cũng không kéo dài vô tận. Nhưng mà nếu các Bạn ly khai Vương Quốc Anh thì sẽ chấm dứt tất cả", cử tọa chính phủ đảng bảo thủ đã nói trong diễn văn ở Aberdeen. Vào ngày thứ Năm không phải là một cuộc 'ly thân' thử mà là một cuộc 'ly dị đau đớn'.

Cameron đã không tiết kiệm những lời lẽ cảm xúc trong bài diễn văn của mình: "Vương quốc không phải là một một quốc gia. Chúng ta có bốn quốc gia trên một nước. Điều này có thể gặp khó nhưng là một chuyện tuyệt vời. Chúng ta là một gia đình của các quốc gia", ông chính trị gia cho biết.

"Chung tay sẽ tốt hơn"

Cameron chỉ trích những người tán thành độc lập rằng họ không biết nghĩ xa cho tương lai nước Scotland. Ông thủ tướng nói, "Họ chỉ xoay quanh việc chia rẽ dân tộc, bế quan tỏa cảng biến bạn bè và gia đình thành ngoại bang".

Sau cùng ông tóm gọn lập luận của ông xuống còn một câu: "Mình chung tay sẽ tốt hơn". Cameron kết thúc diễn văn gần như năn nỉ trong lời nói: "Xin quý vị đừng để ai nói ra nói vào rằng quý vị không thể vừa là một công dân Scotland tràn đầy tự hào mà cũng vừa là một người Anh tràn đầy kiêu hãnh. Xin hãy bỏ phiếu cứu lấy Vương Quốc của chúng ta!".

Hơn bốn triệu dân chúng Scotland được kêu gọi tham gia vào ngày thứ Năm, với phiếu thuận hoặc phiếu chống quyết định độc lập với Liên Hiệp Anh. Cuối tuần vừa qua có kết quả ba cuộc thăm dò Survation, Opinium và Panelbase với phần "NO" trội hơn vài phần trăm. Khoảng cách giữa thuận và chống có sự cách biệt từ 1 đến 6% cùng với số lượng phiếu trắng tương đối cao.


syd/AFP



(dich theo "Cameron in Schottland: "Wenn Sie das Vereinigte Königreich verlassen, ist das endgültig (http://www.spiegel.de/politik/ausland/schottland-david-cameron-warnt-vor-volksabstimmung-vor-unabhaengigkeit-a-991781.html)"

ốc
09-16-2014, 09:20 AM
Cameron chỉ trích những người tán thành độc lập rằng họ không biết nghĩ xa cho tương lai nước Scotland. Ông thủ tướng nói, "Họ chỉ xoay quanh việc chia rẽ dân tộc, bế quan tỏa cảng biến bạn bè và gia đình thành ngoại bang".

Sự độc lập của Xì cót lân không phải là vì tinh thần dân tộc hoặc chủ nghĩa dân tộc của thế kỷ 19 đã lỗi thời. Thời nay người ta di cư đến khắp mọi nơi, và ở mọi nơi đều có đủ mọi thành phần dân tộc. Những người gốc Xì cót nhưng hiện sống ở nước ngoài không có quyền bỏ phiếu vắng mặt trong cuộc trưng cầu dân ý này (như trong các trường hợp bầu cử lãnh đạo hoặc đại diện). Những người gốc ngoại quốc nhưng sống ở Xì cót lân thì sẽ được bỏ phiếu thuận nghịch. Đây chỉ là vấn đề độc lập về mặt hành chính để không bị phụ thuộc vào chính quyền ở một vùng khác áp đặt các chính sách không có lợi cho họ.

Triển
09-17-2014, 03:26 AM
Đây chỉ là vấn đề độc lập về mặt hành chính để không bị phụ thuộc vào chính quyền ở một vùng khác áp đặt các chính sách không có lợi cho họ.
Đâu có, có thể đi xa như mấy xứ thuộc com mần quẹo vậy, có bà nữ hoàng sáng chói như Gia Nã Đại và Úc vậy. Mọi thứ đều riêng từ quân đội đến bước đầu chia .... nợ nần. ;) Nghĩa là kết quả có thể trở thành Cộng Hỏa Scotland như Úc hoặc Gia Nã Đại. Vấn đề nằm trong tiền tệ, nợ nần, thuế má phải cần thời gian chia chác, nhưng có thể lập biên giới, làm giấy căn cước riêng....v.v.v Không phải chỉ đơn thuần hành chính, nếu chỉ hành chính thì đâu cần độc lập làm gì, mà sự thoát ly bao gồm kinh tế, chính trị, tài chính và tính luôn chính trị địa lý, dân số, lãnh thổ ...v.v.v đều thoát ly hết. Cộng hòa Scotland có bà vua ngồi bên trên làm biểu tượng như Úc, không có thực quyền, quân vương là nói chơi cho vui thôi, mọi thứ thủ tướng hoặc tổng thống tùy thể chế mà quyết định.

hoài vọng
10-18-2014, 07:08 PM
http://3.bp.blogspot.com/-P82XF7QTiLE/VEInaGQKKOI/AAAAAAAAtH0/ah0TpGSrrZg/s1600/merkelputincypn_YMKI.jpg (http://3.bp.blogspot.com/-P82XF7QTiLE/VEInaGQKKOI/AAAAAAAAtH0/ah0TpGSrrZg/s1600/merkelputincypn_YMKI.jpg)


Bà Merkel chỉ đường đến phòng họp cho ông Putin
Trần Trí (theo Wall Street Journal, Reuters)/ Một thế giới

Triển
10-18-2014, 07:58 PM
Merkel vừa dọa vừa run. Putin dường như sắp cương đủ rồi, nên mới thỏa thuận mở lại ống ga cho Ukraine, mỗi 1000 mét khối còn tăng lên 100 Âu kim nữa. Putin cũng là con buôn thứ thiệt.

hoài vọng
10-18-2014, 09:22 PM
Anh Triển , Putin đã " xuống nước " rồi , vì chịu không nổi đòn cấm vận nên bà ấy mới điểm mặt cho bõ ghét :))

Triển
10-18-2014, 11:24 PM
Bà ấy bị phán là nhu nhược (Putin), nước Đức bị mang tiếng thấy tiền là sáng mắt (Tập Cận Bình) đại ca ơi. Putin có gài số de hay không phải chờ hết mùa Đông này, nghĩa là khoảng tháng 3 năm sau.

Triển
11-20-2014, 05:31 AM
18 quốc gia về phe Kim Chánh Ân

Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã ra quyết định đưa Kim Chánh Ân ra tòa án quốc tế vì lý do vi phạm nhân quyền. Bình Nhưỡng lại đe dọa thử nguyên tử.

Bình luận của thông tín viên Sophie Mühlmann báo Welt từ Tân Gia Ba


http://img.welt.de/img/ausland/crop134524798/0979408560-ci16x9-w780/DWO-AP-UNResolution-Nordkorea-CP-01.jpg
Có 19 nước chống lại quyết định của Liên Hiệp Quốc tính cả Bắc Hàn (ảnh: die Welt)


Đa số các quốc gia trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu thuận cho quyết định đưa Kim Chánh Ân ra tòa án hình sự quốc tế. Chưa bao giờ có sự đồng thuận rõ rệt trừng phạt Bắc Hàn vi phạm nhân quyền như lần này.

Dữ kiện được thu thập đầy đủ và được hàng trăm nhân chứng thẩm vấn xác nhận gồm: tra tấn, sát nhân, hãm hiếp và cưỡng bức lao động khổ sai. Thêm vào đó là sự đàn áp quyền tự do cá nhân căn bản nhất của nhà cầm quyền Bình Nhưỡng. Có 120 ngàn người bị bắt giam trong các trại tù dưới điều kiện khắc nghiệt. Liên Hiệp Quốc đã công bố bản tường trình cho sự việc này hồi tháng Hai chứng minh "các hành vi khủng khiếp không thể nói ra được".
Với tất cả các hành vi tội phạm này mà Kim và bè lũ vẫn thoát được cho đến nay. Tuy nhiên nước đã dâng tràn, 111 trên 185 nghị sĩ Liên Hiệp Quốc đã cho ra quyết định chấp thuận đơn kiện của Cộng Đồng Chung Châu Âu và Nhật Bản hôm thứ Ba ở Nữu Ước hầu - có thể - đưa Bắc Hàn ra Tòa án Hình sự Quốc tế ở Den Haag.

Chỉ có thể thôi. Bởi vì vẫn chưa có gì dứt khoát. Trước hết phải được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc xảy ra vào tháng tới thông qua, kế đến là Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc quyết định. Liệu Ủy Ban cấp cao nhất chấp thuận đề nghị hay không còn phải chờ. Dẫu sao đợt đầu bỏ phiếu cho một đề nghị thôi đã có 19 quốc gia chống lại quyết định này và 55 quốc gia bỏ phiếu trắng

Hết quốc gia bất hảo này rồi lại quốc gia bất hảo khác

Lý do là Kim Chánh Ân cũng có bạn bè. Không nhất thiết là chân tình, đồng minh thân thiết luôn đứng sau cổ vũ cho chính sách đàn áp và bắn bỏ. Cũng không phải là bạn bè đồng chí hướng nhưng vẫn có các quốc gia muốn tự biên tự diễn và không thích hòa nhập thế giới. Đối với các quốc gia bất hảo này luôn luôn ngự trị một kiểu cư xử: không "xen vào nội bộ". Đừng làm một bài tính nào hết, nếu không là sẽ thành cái trường học ngay.

Cứ như vậy mà danh sách các quốc gia chống lại sự quyết định của Liên Hiệp Quốc có thể đọc được ngay, như tờ danh sách cũ của Hoa Thịnh Đốn mệnh danh là "Trục quay những kẻ xấu". Danh sách "các nhà cầm quyền khả dĩ" của cựu tổng thống Mỹ George W. Bush đề danh tính trùng hợp các nước lần này không muốn đụng chạm Bắc Hàn, trong đó có Iran và Syria. Các quốc gia thường thấy như Cuba và Miến Điện từng thuộc vào danh sách các nước bất hảo mới đây từ hàng bạn bè bên lề lên thành đồng chí . Và dĩ nhiên phải tính Trung Quốc và Nga.

Trung Quốc đã từng và tiếp tục là một đồng minh có tuyên bố rõ ràng của Bắc Hàn, cho dù gần đây Bắc Kinh không phải lúc nào cũng đồng ý hành vi của Kim Chánh Ân. Mối bang giao thấy đã lạnh nhạt hơn rõ ràng như việc Trung Quốc chỉ trích chính sách của Bắc Hàn và giới hạn trợ giúp kinh tế. Dù vậy người Trung Quốc cũng không thẳng thắn chống chọi Bình Nhưỡng.

Bắc Hàn ve vãn Nga

Do bang giao với Trung Quốc căng thẳng, Bắc Hàn xoay nhắm vào anh bạn mới Nga. Đầu tuần này Kim Chánh Ân đã cử cánh tay thứ hai của mình là chủ tịch đảng Lao Động Thôi Long Hải (Choe Ryong-hae) sang Mạc Tư Khoa để kiếm điểm trước khi Liên Hiệp Quốc ra quyết định. Ông Thôi, người tín cẩn nhất của Kim đã mang theo một lá thư riêng của anh độc tài trẻ tuổi gửi cho Vladimir Putin. Bình Nhưỡng hi vọng Putin sẽ ngã về phe họ trước Liên Hiệp Quốc. Cách tính toán này đã thành công bước đầu.

Trung Quốc và Nga đều có quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Nghĩa là họ có khả năng cản trở ở quyết định cuối cùng đưa Kim và các lãnh tụ nhà cầm quyền cộng sản khác ra trước vành móng ngựa ở Den Haag.
Ngoài ra hôm thứ Ba cũng có các nước chống lại quyết định trên mà không có lá bài tẩy nào khả dĩ. Đó là Việt Nam. Việt Nam cũng có một nhà cầm quyền cộng sản và cảm thấy có bổn phận phải đứng về phe Bắc Hàn. Y hệt như vậy có Lào và dĩ nhiên là Cuba. Ngoài ra còn có Bolivia, Venezuela và Sri Lanka đều có đảng cộng sản nắm quyền sinh sát.

Các đe dọa của Bình Nhưỡng

Nguyên nhân chính của các nước cản đản trên là vì họ không muốn cũng bị lọt vào tình trạng Bắc Hàn hiện nay, nghĩa là phải chịu trách nhiệm trước tòa án hình sự quốc tế về hành vi vi phạm nhân quyền của mình. Trong số này còn có Sudan, Sibabwe, Usbekistan, Bạch Nga, Ecuador, Oman và Ai Cập. Đại sứ Cuba tại Liên Hiệp Quốc Rodolfo Reyes Rodriguez đi ngay vào điểm chính: Quyết định của Liên Hiệp Quốc đưa Bắc Hàn ra vành móng ngựa "cũng là một công cụ tấn công các nước khác".

Bình Nhưỡng đã phản ứng phẫn nộ khi nghe quyết định ở Nữu Ước. Sau cùng thì nhà cầm quyền này đã từ lâu phủ nhận sự hiện hữu của các trại lao động khổ sai. Nước Mỹ và "các thế lực thù địch" khác luôn muốn phỉ báng quê hương của họ và lật đổ chính quyền của họ, theo lời đại sứ Bắc Hàn Tân Thiện Hổ (Sin Son-ho) ở Liên Hiệp Quốc. Ông vẽ ra một viễn cảnh u ám rằng, quyết định đưa Kim Chánh Ân ra tòa án hình sự thế giới sẽ không còn chỗ cho cuộc đối thoại nhân quyền nào có thể xảy ra được nữa.

Một phát ngôn viên của bộ ngoại giao cho hay qua truyền hình nhà nước thứ Năm hôm nay rằng, Bình Nhưỡng sẽ gia tăng khả năng chiến đấu "đến vô hạn" để chống chọi lại sự thù địch của nước Mỹ. Họ cũng "không còn e dè" trước việc thử nguyên tử lần thứ tư nữa.


(dịch từ "18 Länder schlagen sich auf Kim Jong-Uns Seite (http://www.welt.de/politik/ausland/article134520983/18-Laender-schlagen-sich-auf-Kim-Jong-Uns-Seite.html)")


-- chú thích:
các nước bất hảo = rogue states

Triển
11-28-2014, 11:49 PM
Mất lợi tức:
Hạ giá dầu là bóp chết nền kinh tế Nga

Benjamin Bidder tường trình từ Mạc Tư Khoa


http://cdn1.spiegel.de/images/image-782798-galleryV9-gsvm.jpg
Việc giá dầu rớt mạnh khiến Nga mất hàng tỉ và gây hại đến các kế hoạch đầy tham vọng của điện Cẩm Linh. Phe cứng rắn ở Mạc Tư Khoa đoán rằng đây là một "Chiến dịch đặc biệt" có chủ đích của Hoa Kỳ nhằm làm suy yếu Nga.


Giá dầu hạ, đồng Rubel chịu nhiều áp lực, ngân sách Mạc Tư Khoa bước vào tình trạng chòng chành. Giới tiền bối ở điện Cẩm Linh buộc phải có cảm giác của một Déjà-vu - cảm giác 'thấy quen quen'.

Nikolai Patruschev, khoảng 63 tuổi, lãnh tụ bên an ninh đầy quyền lực đã từng chứng kiến sự kết thúc của Liên Xô ở cương vị sĩ quan KGB. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây ông giải thích suy nghĩ của ông về lý do đổ vỡ của chế độ cộng sản rằng, CIA từng nhìn ra nền kinh tế Liên Xô chính là nhược điểm - nói rõ hơn đó chính là "sự lệ thuộc lớn lao của ngân sách USSR vào xuất cảnh nhiên liệu".

Lịch sử lặp lại chăng? Giá dầu hạ liên tục từ nhiều tuần nay mỗi lượt lại là điểm đáy mới. Nhóm OPEC, dẫn đầu bởi Ả Rập đã cưỡng lại yêu cầu của Nga xin giảm bớt lượng xuất cảng dầu để giữ giá.

Nền kinh tế Nga đang bị lôi kéo xuống cơn lốc xoáy:


Đồng Rubel mất phân nửa giá trị chỉ trong vòng một năm
Nền kinh tế đang đứng bên bờ vực suy trầm
Ngoại tệ dự trữ bị hao hụt gần 60 tỉ USD
Bộ trưởng tài chánh Anton Siluanov đưa ra con số báo hiệu sự thất thoát qua việc rớt giá đầu đã lên 90 đến 100 tỉ USD.
Cộng thêm việc mất 40 tỉ vì bị Tây Âu phong tỏa kinh tế.



Cho đến nay tiền bạc chưa phải nắm vai trò quan trọng

Phe cứng rắn ở Mạc Tư Khoa, những người mang vác sâu đậm hình ảnh Liên Xô và kẻ thù của mình, đã không còn tin việc dầu rớt giá là chuyện tình cờ nữa. Họ sợ rằng đây có thể là một cuộc chiến tranh kinh tế mà Mỹ và đồng minh của họ từ Ả Rập Saudi đang thi triển trên cái máy bơm dầu.

Những gì đang diễn ra trên thị trường dầu hỏa, chẳng hề liên quan gì đến sự giao động bình thường của nền kinh tế thị trường cả, Alexander Prochanov, nhà xuất bản mang tư tưởng đế quốc của tờ báo "Sawtra" viết. Việc giá dầu tuột dốc chẳng qua là một "chiến dịch đặc biệt" nhằm làm suy yếu nước Nga.

Các dòng tin mang từ ngữ khó nghe như vậy rõ ràng đã báo hiệu tình trạng nghiêm trọng thế nào đối với nhà cầm quyền Mạc Tư Khoa. Ngân sách quốc gia hiện tại được tính toán qua giá dầu 104 USD / barrel trong khi Gazprom-Neft, công ty con của đại công ty dầu khí vĩ đại Nga đưa ra con số hồi tháng Năm là 111,5 USD.

Hiện nay một vại dầu loại Brent dung tích 159 lít chỉ còn giá gần 71 USD. Hầu hết giới quan sát tiên đoán giá dầu năm 2015 sẽ rơi dưới 100 USD rất xa, có vài người còn đưa ra con số là 60 USD. Vì vậy nhà quan sát Mạc Tư Khoa Chris Weafer tiên đoán sẽ có sự đe dọa thâm thủng ngân sách Nga trong năm tới lên đến 2,5 phần trăm.

Cho dù có sự hiện diện các chính sách tăng tiền hưu trí, phí tổn thế vận hội mùa Đông, chương trình tân trang vũ khí 500 tỉ USD hoặc là cuộc xâm lăng ngoạn mục bán đảo Crimea trong những năm gần đây, những sự kiện này vẫn không có ảnh hưởng gì quan trọng đến các kế hoạch nhiều tham vọng của điện Cẩm Linh. Tuy nhiên việc giá dầu tuột dốc - nếu kéo dài - sẽ giới hạn không gian tài chánh của Nga. Khác hơn các dự đoán rất nhiều, Mạc Tư Khoa lệ thuộc vào xuất cảng dầu thô nhiều hơn so với kinh doanh khí đốt. Gần 44 phần trăm ngân sách nhà nước là lợi tức từ việc kinh doanh dầu thô.

Nga thiếu kỹ thuật

Trước cuộc họp thượng đỉnh OPEC, Nga xin các nước khối Ả Rập hãng giảm bớt lượng cung cấp dầu nhưng không thành công. Bộ trưởng bộ nhiên liệu Alexander Nowak lấy việc gia giảm số lượng cung cấp dầu thô ra thương lượng mà chỉ có Nga đơn độc thực hiện. Hiệu quả lại kém. Nga là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất đứng sau Ả Rập và Mỹ, thị trường của họ quá nhỏ bé để có thể nâng giá dầu lên lại về lâu về dài.

Nga cần lợi tức này để trả tiền hưu trí và lương bổng. Và khác hơn so với người Ả Rập, Nga không có khả năng tắt các mỏ dầu một cách rốt ráo, rồi sau đó lại mở lại cung cấp. Bộ trưởng Nowak cho biết, "chúng tôi thiếu kỹ thuật để làm được chuyện này".

Tổng thống Nga Vladimir Putin tỏ vẻ bình thản. Nga bán dầu qua đồng Dollar, trả tiền ngân sách quốc gia lại bằng đồng Rubel. Nhưng do đồng Rubel song song mất giá so với đồng Dollar, "cho nên lợi tức không bị giảm mà còn tăng lên nữa".

Không có đơn giản như vậy. Sự trượt giá của đồng Rubel chỉ có thể cân bằng lại một phần nào việc mất lợi tức bán dầu thô mà thôi. Nó sẽ xô đẩy nền kinh tế Nga thành xiêu vẹo. Giá cả hàng hóa hiện đã tăng lên vì Nga nhập cảng của ngoại quốc rất nhiều. Lương hướng và tiền trợ cấp mất giá trị đến chóng mặt. Mỗi khi biểu đồ đồng Rubel tuột dốc là người Nga và nhà nước của họ lại nghèo đi một phần.

Lý do chính cho vụ tuột giá dầu thôi là lượng cung cấp dầu tăng lên. Từ đầu năm lượng dầu cung cấp mỗi ngày từ 91,9 triệu Barrel tăng lên 93,3 triệu Barrel, trong khi theo thông tấn xã Nhiên liệu Thế giới thì nhu cầu nằm ở mức 93,1 triệu Barrel.

Tính theo phương trình xưa cũ rằng, các cuộc chiến và khủng hoảng sẽ đẩy giá dầu thô lên cao, trong khoảnh khắc này có vẻ như là không đúng nữa. Thật sự mâu thuẫn xảy ra ở Syria gần như không có ảnh hưởng nào vì quốc gia này xuất cảng dầu thô không nhiều. Lượng cung cấp dầu ở Iraq vẫn giữ vững, tổ chức khủng bố IS tung ra thị trường một lượng lớn dầu thô với giá bán tháo.

Kẻ hạ giá dầu quan trọng nhất lại là Mỹ. Trong khi nền kinh tế thế giới phát triển chậm chạp thì dầu thô ở Mỹ tràn trề. Từ năm 2009 Mỹ đã tăng lượng sản xuất dầu thô mỗi ngày từ tám lên 11,7 triệu Barrel. Vào năm 2015 sẽ còn lên đến 12,6 triệu thùng.


-- dịch lại từ "Wegbrechende Einnahmen: Ölpreis-Verfall würgt Russlands Wirtschaft ab" (http://www.spiegel.de/wirtschaft/unternehmen/oelpreis-russland-hat-angst-vor-dem-krieg-mit-der-pumpe-a-1005601.html) - Spiegel.

Triển
12-12-2014, 01:01 AM
Các cuộc phản kháng chống lại lạm quyền:
Sinh viên trên thế giới kêu gào


Thanh thiếu niên không màn đến chính trị? Còn khuya! Tại các vụ phản kháng ở Mễ Tây Cơ, Hung Gia Lợi hoặc là Hương Cảng hầu hết sinh viên dẫn đầu. Một cuộc trải nghiệm bằng hình ảnh.


http://cdn2.spiegel.de/images/image-787285-galleryV9-ujew.jpg

Chuyện mưu sát 43 sinh viên ngành sư phạm đã khiến hai thanh niên bịt mặt này và hàng ngàn người xuống đường phố Mễ Tây Cơ trong những tuần vừa qua.

Ai đã sát hại 43 sinh viên này và bỏ tử thi họ ở bãi rác vẫn chưa được ra ánh sáng. Có nhiều nghi vấn cho rằng kẻ sát nhân là một người của các băng du đảng ma túy đã nhận tiền của chính trị gia sở tại giết người. Kẻ này có lẽ đã nhắm vào sinh viên vì họ đã lên án y và vợ y.

Hiện tại xem ra giới trẻ Mễ Tây Cơ đã chán chường và xuống đường biểu tình cho một tương lai hòa bình không phải sống trong sợ hãi trước bọn tội phạm bất nhân và các chính trị gia tham nhũng nữa. Mễ Tây Cơ chỉ là một trong nhiều quốc gia hiện nay có sinh viên và giới trẻ tranh đấu cho xã hội được an ninh hơn và có nhiều nhân quyền hơn.


Phong trào sinh viên phản kháng khắp nơi trên thế giới - Những hình ảnh gây ấn tượng

"Mình cho con cái đến trung học để chúng học tập cách im lặng lắng nghe, gửi đến đại học để chúng học tập cách kêu gào". Trích lời của nhà văn Đức Jean Paul (1763 - 1825) quả thật phù hợp với hoàn cảnh hiện nay khi sinh viên khắp nơi trên thế giới nói lên tiếng nói của mình. Họ chống đối kiểm duyệt, họ phản kháng tham nhũng, họ yêu sách được thêm dân chủ, cải cách giáo dục và hướng đi cho tương lai.

Các tình trạng tiêu cực cần phải biểu tình không thiếu. Ví dụ có nơi như nhà cầm quyền Trung Quốc muốn đoạt lấy quyền tự do dân chủ của người dân ở Hương Cảng. Lại có nơi như các chính sách của Ý và Chí Lợi tạo ra quá ít cơ hội tìm việc làm cho giới sinh viên đã tốt nghiệp.

Đây là một thực trạng khó thở đặc biệt cho giới trẻ mà tương lai thuộc về họ. Hoàn cảnh ở Ai Cập cũng đã hâm nóng, sinh viên nhiều xu hướng chính trị khác nhau đồng loạt phản kháng lại một đối thủ chung đó là chính quyền hiện tại. Hiện tại cuộc diện vẫn chưa rõ sẽ xảy ra thế nào. Ở Hung Gia Lợi, nơi hàng ngàn chục ngàn người biểu tình phản đối tổng thống Viktor Orbán, là người định đánh thuế mạng internet. Có một điều chúng ta thấy rõ là về lâu về dài ông tổng thống này cũng như các chính thể quyền lực khác trên thế giới này sẽ gặp khó khăn nếu cứ bỏ ngoài tai tiếng nói sinh viên.


http://cdn1.spiegel.de/images/image-787310-galleryV9-lekj.jpg

Ở Ai Cập, sinh viên xuống đường khi cựu tổng thống Husni Mubarak được phán vô tội



http://cdn3.spiegel.de/images/image-787312-galleryV9-eboh.jpg

Công tố viện từng cáo buộc Mubarak phải chịu trách nhiệm cho hơn 800 người biểu tình chống đối chính quyền bị thiệt mạng hồi mùa Xuân năm 2011. Họ đã yêu cầu án tử hình cho ông. Sinh viên đại học Kairo đã chứng tỏ không vừa lòng với bản tuyên án hiện tại.



http://cdn3.spiegel.de/images/image-787322-galleryV9-ntur.jpg

Ở Hương Cảng, sinh viên phản đối tình trạng xấu. Mục đích của họ: cải cách dân chủ.




http://cdn1.spiegel.de/images/image-787320-galleryV9-isyr.jpg

Không xuống đường nữa: trong tháng Mười Một những người thanh niên trẻ tuổi này còn cầm ô-pạc-lơ đi hô hào trên đường phố, đầu tháng Mười Hai thủ lãnh đối kháng đã thông báp chiến thuật mới: thay vì chiếm cứ các nơi công cộng, bây giờ dân chúng đừng đóng thuế nữa.





http://cdn1.spiegel.de/images/image-707024-galleryV9-dyjp.jpg

Một tấm ảnh tương tự ở một quốc gia khác, ước lượng có khoảng 40 ngàn người biểu tình đòi cải cách giáo dục toàn diện ở Chí Lợi.





http://cdn1.spiegel.de/images/image-707038-galleryV9-ttvh.jpg

Hồi tháng Ba bà Michelle Bachelet đảng xã hội nhậm chức tổng thống với lời hứa hẹn tranh đấu cho công bằng xã hội. Bachelet tuyên bố sau khi thắng cử, "Giáo dục không được có xu hướng hám lợi, giáo dục không phải là hàng hóa", và tuyên bố việc cải cách ngành giáo dục là một trong những mục tiêu lớn nhất của bà. Sinh viên và giáo sư lại không thấy được sự thay đổi nào đáng kể.




http://cdn3.spiegel.de/images/image-787336-galleryV9-iupw.jpg

Ở Ý sinh viên cũng biểu tình đòi cải cách giáo dục hồi tháng Mười





http://cdn4.spiegel.de/images/image-787293-galleryV9-pkyk.jpg

Cũng trong tháng Mười, hàng ngàn người đã biểu tình chống tổng thống Viktor Orbán ở Hung Gia Lợi





(bài viết và hình ảnh dịch theo Spiegel - "Proteste gegen Machtmissbrauch: Studenten werden weltweit laut" (http://www.spiegel.de/unispiegel/studium/studentenproteste-in-mexiko-china-italien-chile-ungarn-hongkong-a-1007634.html))

Triển
03-04-2015, 04:03 AM
Chạy đua với Mỹ:
Dù tăng trưởng kinh tế sút kém, Trung Quốc vẫn mạnh tay tăng cường vũ trang

Lãnh đạo Bắc Kinh muốn tăng 10 phần trăm ngân sách quân sự cho năm nay. Các quốc gia láng giềng lo lắng, nhưng các nhà nghiên cứu hòa bình đã hiểu được chiến lược của Trung Quốc.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-818784-panoV9-wdwp.jpg

Bắc Kinh - Tin loan tải này đến tai các nước láng giềng của Trung Quốc như một lời đe dọa: lãnh đạo Bắc Kinh tuyên bố tăng cường mạnh mẽ cho quân đội của họ. Ngân sách quân sự sẽ tăng "khoảng mười phần trăm", nữ phát ngôn viên Quốc Hội Phó Oánh cho biết. Bà nêu lý do cho bước đi này, "Một nước lớn như Trung Quốc tự vệ được cho tốt là điều cần thiết".

Việc tiếp tục gia tăng quân sự ở Trung Quốc dấy lên các nỗi lo ở các nước láng giềng như Nhật Bản, Việt Nam và Phi Luật Tân trong lãnh vực an ninh quốc gia của mình. Bởi vì Bắc Kinh đang có các cuộc tranh cãi chủ quyền lãnh thổ với các nước này. Trung Quốc có mâu thuẫn với Nhật và Đài Loan chung quanh chủ quyền các quần đảo khác nhau trong khu vực. Ngoài ra Trung Quốc đang giành riêng việc khai thác nguồn nguyên liệu thô ở Biển Đông, luôn cả tại các vùng ngay trước bờ biển các nước láng giềng. Trung Quốc cho biết "quyền khai thác đã có lý do lịch sử từ lâu".

Bà phát ngôn viên quốc hội Phó Oánh cho biết rằng Trung Quốc phải cho dân chúng mình một cảm giác an toàn. Việc gia tăng trang bị quân đội là một trong những cố gắng hiện đại hóa Trung Quốc. Bà Phó Oánh nói, "Chúng tôi sẽ bị tấn công dễ dàng nếu chúng tôi chỉ theo đuôi". Kế hoạch gia tăng vũ trang nằm trong mức dự tính gia tăng toàn bộ ngân sách.

Quốc hội phải bỏ phiếu cho phác thảo ngân sách trong đại hội thường niên. Bảng công bố sẽ được loan tải thứ Năm tuần này. Việc 3000 dân cử bỏ phiếu thuận đã được xem là chắc chắn.

Trung Quốc là nước có ngân sách vũ trang lớn thứ nhì trên thế giới sau Mỹ

Ngân sách vũ trang năm ngoái đã được tăng lên 12,2 phần trăm trở thành 130 tỉ Dollar. Cho đến nay lãnh đạo Trung Quốc luôn bảo đảm việc hiện đại hóa quân sự của họ bằng cách gắn liền phần chi trả cho ngân sách quốc phòng với sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế. Tuy nhiên năm ngoái kinh tế Trung Quốc chỉ gia tăng 7,4 phần trăm - đối với các nước đang phát triển con số này chỉ là một sự tăng trưởng trung bình. Họ chờ đợi năng lực tăng trưởng của kinh tế tròn 7 phần trăm cho năm 2015.

Điều các nước láng giềng và giới quan sát đặc biệt đáng quan tâm là Trung Quốc gia tăng vũ trang của họ ở lãnh vực nào?

Bản chi tiết chi trả cho vũ trang được lãnh đạo Bắc Kinh giữ bí mật. Giới chuyên gia đoán rằng hải quân sẽ có thêm ngân sách. Có như vậy mới đủ sức phát triển thêm các hàng không mẫu hạm. Hiện tại Trung Quốc chỉ có đúng một chiếc mà thôi.

Theo lời phỏng đoán các chuyên gia Trung Quốc cũng tăng lương cho binh lính. Tuy nhiên nhóm lãnh đạo đặc biệt đầu tư tiền bạc vào lãnh vực kỹ thuật tin tức cho bộ binh, hải quân và không quân. Ông chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố quốc gia của ông muốn nhanh chóng phát triển các hệ thống vũ khí tối tân nhất.

Cũng như các nước khác, Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đã chi cho quân đội nhiều hơn con số chính thức công bố. Hiệp hội nghiên cứu hòa bình Sipri ở Stockholm ước lượng rằng khoản chi trả cho quân sự thật sự hơn phân nửa con số mà họ công bố. Lý do: các mục khác như nghiên cứu và phát triển cũng phải hiện diện trong ngân sách quốc gia.

Từ hơn một thập niên qua, ngân sách quân sự của Trung Quốc cũng tăng trưởng mạnh mẽ tương tự như nền kinh tế của họ và chiếm hai phần trăm tổng sản phẩm nội địa. Theo viện nghiên cứu Sipri thì số chi trả cho quân sự này cao hơn Nhật, Đức hoặc là Ý, nhưng lại ít hơn Mỹ, Nga, Anh, Pháp hoặc là Ấn Độ.

Trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2013, con số phải chi cho Quân đội Giải phóng Nhân dân được phỏng đoán là đã tăng 170% , chuyên gia Sam Perlo-Freeman của Sipri cho hay. Ông nói, "Nếu mình xem lại thật xa đến giai đoạn sau chiến tranh lạnh vào khoảng năm 1992 thì sẽ thấy họ gia tăng ngân sách vũ trang gấp 7 lần".

Ngân sách chính thức cho quân đội đã chiếm 5,3% toàn bộ ngân sách của chính quyền trung ương tại Trung Quốc vào năm 2014 - chỉ tăng nhẹ so với con số 5,1 của năm trước.

Trung Quốc lo ngại về sự vượt trội quân sự của phương Tây

Ông Perlo-Freeman diễn giải chiến lược của lãnh đạo Trung Quốc, "Họ càng ngày càng cảm nhận được rằng họ còn thua xa các quốc gia Tây Phương". Nhà nghiên cứu nói, "Trung Quốc luôn tính toán bắt kịp Mỹ hoặc tối thiểu phải gia tăng phát triển khả năng sao cho dù không thực hiện được vẫn xua tay hù dọa cho được láng giềng chung quanh". "Không ai nghĩ rằng sẽ có chiến tranh xảy ra cả, nhưng cả hai quốc gia đều lo ngại về tầm ảnh hưởng và sức mạnh của họ ở khu vực Thái Bình Dương".

Việc gia tăng vũ trang cũng ảnh hưởng đến ngân sách quốc phòng các nước láng giềng chung quanh. Từ khi cánh hữu lên nắm quyền lực, Nhật đã tăng cường ngân sách vũ trang, ông Perlo-Freeman cho hay. "Chính quyền rất muốn Nhật thiết lập quyền lực ở mặt quân sự và xa dần các hiệp ước Thái Bình Dương thời hậu chiến."

Việt Nam và Phi Luật Tân cũng gia tăng vũ trang để thỉnh thoảng đánh cược với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Chuyên gia cho biết, "Vài nước trên bình diện ngoại giao chung có mối bang giao tốt với Trung Quốc phản ứng có nhiều khác biệt". Ví dụ Đài Loan cố gắng gia tăng mối quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ thì gia tăng ngân sách quân sự từ nhiều năm nay. Perlo-Freeman nói, "Trung Quốc là nguyên nhân khiến họ làm như thế". "Tuy nhiên việc gia tăng vũ trang đã có chậm đi do nền kinh tế Ấn Độ cũng không còn tăng trưởng nhanh chóng nữa".

Việc mức độ chi trả cho quân sự ở Trung Quốc lệ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế, theo chuyên gia của Sipri là dựa trên chính sách hiện đại hóa quân sự phải đứng thứ nhì sau sự phát triển kinh tế. "Họ muốn ưu tiên cho quân sự. Nhưng cũng đồng thời không tạo áp lực thất thoát kinh tế".

Hiện nay Trung Quốc đã có một kỹ nghệ chế tạo vũ khí có tổ chức nghiên cứu và phát triển. Có thể nhìn ra điều này qua việc họ giảm dần nhập cảng vũ khí trong các năm qua. Sau Ấn Độ, Trung Quốc chỉ còn là quốc gia thứ hai chuyên nhập cảng vũ khí. Perlo-Freeman nói, "Không phải là họ chi ít tiền cho khoản này mà họ chi ngày càng nhiều thêm cho việc chế tạo tại nội địa".

(theo mmq/dpa/dpa-AFX/Reuters)




(* dịch lại từ "Wettlauf mit den USA: China rüstet trotz Wachstumsschwäche kräftig auf (http://www.spiegel.de/politik/ausland/militaer-in-china-volksrepublik-steckt-geld-in-aufruestung-a-1021640.html)")

Triển
05-07-2015, 12:26 AM
"Kế-hoạch-Ba-Điểm" của Trung Quốc để tiến lên siêu cường quốc

Bằng sách lược không thèm che đậy, Bắc Kinh đang khiến toàn bộ khu vực Đông Nam Á bất an. Mỹ cảnh cáo sự bành trướng này nhưng không ai dám trực tiếp đương đầu với Tân Đế Quốc.

Johnny Erling từ Bắc Kinh

https://scontent-fra.xx.fbcdn.net/hphotos-xpt1/v/t1.0-9/p480x480/11151030_364605193749752_317553888282819557_n.jpg? oh=289b935b37e8b1e7a29d4ca28104b996&oe=55D4FDBD
Nổi bật: chủ tịch Tập Cận Bình diễn thuyết ở đại hội Á-Phi tổ chức hồi tháng Tư ở Jakarta Nam Dương - hình ảnh: Reuters

Cứ mỗi năm chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại có lời phát biểu đầu năm trực tiếp từ văn phòng của ông đến dân chúng. Ông ngồi trước một bức tranh vẽ bức Vạn Lý Trường Thành được các hoàng đế Trung Hoa xây lên để giữ gìn biên giới.

Tuy nhiên thật ra đó là một biểu tượng sai lạc cho họ Tập, bởi vì bức tường thành có truyền thống ám chỉ sự bế quan tỏa cảng của Trung Hoa. Họ Tập ngược lại có tham vọng biến đồng tiền của họ thành đơn vị tiền tệ thứ năm trên thế giới, thiết lập ngân hàng thế giới của riêng mình, thúc đẩy một chính sách chủ quyền bạo lực ở Biển Đông, vực dậy các Con Đường Tơ Lụa truyền thống và có tham vọng bá chủ phi hành không gian. Tất cả các thứ này không mang chiều hướng khiêm nhường hay ở thế phòng thủ. Các điều này chính là biểu hiện tham vọng siêu quyền lực trên thế giới. Biểu hiện tham vọng muốn thay thế Mỹ, siêu quyền lực duy nhất còn sót lại, hoặc giả muốn bước ra cạnh tranh với Mỹ. Họ Tập không hề muốn bế quan tỏa cảng mà ngược lại là bành trướng. Bắc Kinh không chỉ đe dọa mà còn gây bực tức cho các nước láng giềng.

Đô đốc Mỹ cảnh giác về các kế hoạch của Bắc Kinh

Các nước ngoài cuộc cũng nhìn thấy điều này nhưng không ai dám bày tỏ. Rốt cuộc cũng có một người đã đề cập chuyện này, đó là đô đốc Harry Harris, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở đại hội Canberra rằng, Trung Quốc muốn bành trướng lãnh hải và xây dựng một bức Tân Vạn lý Trường thành bằng các quần đảo, một bức thành lũy gắn sâu trên lòng Biển Đông. Harris cho biết, "Trung Quốc lấy xe ủi đất và vét bùn thiết lập tường thành trên cát". Ngay lập tức, tờ Trung Hoa Thời Báo phản ứng trên mặt truyền thông vào ngày 1 tháng Năm với tựa đề: "Trung Quốc nhắn với kẻ ngoại cuộc: Đừng can dự vào chuyện nội bộ của chúng tôi!".

Vị đô đốc Mỹ nhận thấy công việc xây dựng "vô tiền khoáng hậu" để có thêm lãnh thổ này của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (Bắc Kinh gọi là quần đảo Nam Sa) là chướng ngại. Các hình ảnh vệ tinh đã lật tẩy việc các tàu thủy vét bùn, chuyên chở cát bồi và đá tảng để bồi đắp lên quần đảo nhỏ có các rặng san hô cách thềm lục địa Trung Quốc một ngàn cây số. Từ một chướng ngại vật trong các tuyến hải hành, rặng "Fiery Cross" đã trở thành một hòn đảo có hải cảng tránh gió và phi đạo cho máy bay.

Trung Quốc đang thực hiện nhu cầu "chủ quyền không thể tranh cãi" trên toàn cõi Biển Đông và các quần đảo, Bắc Kinh tự tin cho biết. Sự láo xược này dấy lên phẫn nộ ở Phi Luật Tân và Việt Nam, là các đối thủ của Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Tuy nhiên Trung Quốc không ngờ rằng bỗng nhiên bị các quốc gia Á Châu mang vẻ e dè đó cô lập ở cuộc họp thượng đỉnh hồi cuối tháng Tư tại Kular Lumpur. Theo lời chỉ trích của họ, Bắc Kinh đã vi phạm điều khoản công ước được thỏa hiệp giữa các nước Đông Nam Á vào năm 2002. Theo đó không có bên nào được phép đơn phương thay đổi thực trạng tranh chấp các quần đảo.

Trung Quốc tấn công các quốc gia láng giềng

Con rồng Trung Quốc phun lửa đáp trả. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Hồng Lỗi cáo buộc Phi Luật Tân và Việt Nam đã "đánh tráo đại hội thượng đỉnh Đông Nam Á cho các mục đích tư lợi". Không phải Bắc Kinh mà Manila và Hà-Nội mới phải ra vành móng ngựa, vì họ đã "phi pháp chiếm đoạt" hàng chục các hòn đảo thuộc Trung Quốc. Hai quốc gia này đã lập các tháp hải đăng, trại trú quân, phi cảng và định vị hỏa tiễn, ông Hồng hằn học.

Biển Đông lại sôi sục. Bắc Kinh có nhu cầu trên gần hết 90 phần trăm 3 triệu cây số vuông hải phận. Ông Mathieu Duchâtel, nghiên cứu trưởng chương trình Sipri "Trung Quốc và An ninh toàn cầu" ở Bắc Kinh đã gọi việc xây dựng quần đảo là một thử thách mới của Bắc Kinh ngụy tạo vật chứng, một loại "Fait accompli".

Do có nhiều quyền lợi ở đây như hải phận đánh cá, khai thác khí đốt và dầu hỏa, các hải lộ cho việc giao thương và tàu thuyền. Dường như Bắc Kinh luôn theo đuổi sách lược cùng một kiểu.

Vào thập niên 70, Trung Quốc đã có hai lần hải chiến ngắn ngủi với Việt Nam đã chiếm đoạt quần đảo Tây Sa hoặc còn gọi là Hoàng Sa nằm gần bờ biển phía Nam nhất. Ngày nay quần đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc đã quá chặt chẽ, đến độ nghị viện Bắc Kinh cho xây dựng một thành phố "Tam Sa" (Sansha) mới và làm cơ sở hành chánh.

Nhật tìm sự giúp đỡ của Hoa Thịnh Đốn

Chính sách hung hăng thôn tính hải đảo của Trung Quốc đã khiến Mỹ và Nhật cũng như các quốc gia Đông Nam Á láng giềng ngày càng tiến gần đến siêu cường quốc Mỹ. Năm 1955 người ta từng nghe giọng điệu một Chu Ân Lai khiêm nhường khác hẳn, giới thiệu đất nước ông trong hội nghị Brandung ở Nam Dương ở tư thế láng giềng hữu hảo.

Có lẽ ngày xưa phát biểu như vậy là cần thiết, bởi vì họ mới vừa ký xong hiệp định ngừng chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjeom) được hai năm, chấm dứt chiến tranh Đại Hàn, mà trong đó Trung Quốc đứng bên phe Bắc Hàn. Lãnh đạo Bắc Kinh lúc đó phải xây dựng một quốc gia bị cô lập chỉ có 8 nước công nhận.

Họ Chu đặc biệt hưởng ứng lời mời của tổng thống Nam Dương ông Sukarno đến "đại hội quốc tế tổ chức lần đầu tiên của các dân tộc da màu trong lịch sử của nhân loại" và ông tuyên truyền bằng đáp ứng thân thiện: "Phái đoàn đại biểu Trung Quốc đến để tìm kiếm sự thống nhất chứ không phải tranh chấp, tìm kiếm một giải pháp chung chứ không phải gây bất hòa."

Sáu mươi năm sau, ông chủ tịch Tập Cận Bình đến đại hội kỷ niệm Brandung với bản năng tự tin là đại diện một siêu cường quốc và là lãnh đạo một siêu cường quốc. Ông ta có một "viễn tưởng vĩ đại", Tân Hoa Xã ghi lại và diễn tả thành "Kế-hoạch-Ba-Điểm", về việc ông suy nghĩ đến thế giới trong tương lai gần thế nào.

Họ Tập và Kế-hoạch-Ba-Điểm


Điểm thứ nhất: Châu Á và Châu Phi phải hợp tác chiến lược phát triển của mình nằm dưới sự đạo diễn của Bắc Kinh và sự hỗ trợ của Trung Quốc để thiết lập hạ tầng cơ sở.



Điểm thứ hai: Trung Quốc kêu gọi các quốc gia châu Phi và châu Á hãy tham gia vào chương trình các Con-Đường-Tơ-Lụa và các Hành-lang-Kinh-tế đang được tái sinh trên đường bộ và đường thủy, để kết nối thành mạng lưới cùng hỗ trợ kinh tế lẫn nhau với Trung Quốc. Dự án "Kết hợp khu vực phía Nam với khu vực phía Nam" này cũng có thể nới rộng sang các lục địa khác như Châu Mỹ.



Điểm thứ ba: các quốc gia kỹ nghệ giàu có hãy giúp đỡ các nước đang phát triển mà không ràng buộc bằng các điều kiện chính trị.


Họ Tập đưa ra luật chơi và có thể hướng dẫn luôn cách thức. Y vừa ký kết với Pakistan hiệp ước xây dựng một Hành-lang-Kinh-tế dài 3000 cây số. Ông ta kết nối một mạng lưới các kế hoạch cung cấp năng lượng và viễn thông, với các kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở và vận chuyển phía Tây Bắc Trung Quốc với hải cảng Gwada của Pakistan. Hải cảng này sẽ được Bắc Kinh thuê và quản trị trong vòng 40 năm.

Bỏ ra hàng tỉ cho các tuyến đường giao thương mới

Bằng cách đó Bắc Kinh đang thiết lập một lối vào Ấn Độ Dương trực tiếp và rút ngắn hành trình giao thương của họ. Kế hoạch vĩ đại này mang phí tổn 45 tỉ Mỹ kim. Pakistan thì thu lợi từ nguồn hàng hóa và đập thủy điện ở Tây Bắc, mà Trung Quốc chi trả từ nguồn ngân quỹ Con-Đường-Tơ-Lụa 40 tỉ Mỹ kim của họ.

Pakistan sẽ là nước đặt viên đá đầu tiên trên Con Đường Tơ Lụa ráp nối của Trung Quốc. Về việc "núi tiền cung ứng" thì một quốc gia có nền kinh tế quốc dân đứng nhì thế giới và giao thương đứng nhất thế giới sẽ không thiếu. Bắc Kinh hiện có 3,8 ngàn tỉ Mỹ kim ngoại tệ dự trữ.

Ngoài quỹ Con-Đường-Tơ-Lụa ra còn có việc khai sinh "Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở Á châu" (AIIB) của 20 quốc gia, tính đến nay đã có 57 thành viên. Đến cuối năm nay tổ chức này sẽ thiết lập vốn đầu tư là 100 tỉ Mỹ kim với hội đồng quản trị nằm ở Bắc Kinh.

Vì lo sợ trễ tàu, trong một thời gian ngắn có vài quốc gia Tây Âu đã gấp rút nhập cuộc như Anh, Pháp và Đức, mặc dù Mỹ và Nhật cảnh giác rằng tổ chức AIIB chưa được minh bạch. Tây Âu không muốn bị ra rìa khi ngân hàng đầu tư này trưng ra các chương trình làm ăn bạc tỉ.

Sự thiết lập ngân hàng đầu tư AIIB là một đòn ngoại giao đẩy Mỹ vào thế việt vị. Một nhân vật ngoại giao cấp cao Trung Quốc nói với tờ "Welt am Sonntag" rằng, việc người Tây Âu có hứng thú đến ngân hàng đầu tư này "đối với chúng tôi cũng là điều hoàn toàn bất ngờ".

Cuộc chiến với tân siêu cường quốc

Tờ báo ngoại giao "Thế Giới Trí Thức" (Shijie Zhishi) phân tích rằng, "Trật tự thế giới ở hai hiệp định Bandung năm 1955 và 2015 đã hoán vị. Ngày xưa siêu cường quốc Mỹ và Liên Xô thống trị thế giới, thì ngày nay là Trung Quốc và Mỹ. Giữa họ không còn xoay quanh vấn đề các trục Đông Tây, Nam Bắc, mà giữa họ đang có việc lên võ đài giữa một thế lực cũ đang muốn tiếp tục bảo vệ thực trạng và một thế lực mới đang lên."

Dù sao đi nữa thì ông Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), đô đốc hải quân Trung Quốc và ông đô đốc hải quân Mỹ Jonathan Greenet cũng đã đặt vấn đề với nhau về vụ Trung Quốc xây dựng đảo mới, trước hết là qua điện thoại truyền hình để lấy tín nhiệm. Đô đốc Ngô bảo đảm rằng việc xây dựng đảo không gây tổn hại đến tự do hàng hải lẫn hàng không.

Ngô Thắng Lợi cho biết, "Khi điều kiện chín mùi, chúng tôi sẽ chào đón Mỹ và các quốc gia khác lên đảo". Tuy nhiên Tân Vạn Lý Trường Thành xây trên cát của Trung Quốc kết thúc ở nơi nào trên biển thì vị đô đốc Trung Quốc không chịu nói.



(* dịch lại từ nguồn: "Ein "Drei-Punkte-Plan" für Chinas Weg zur Supermacht (http://www.welt.de/politik/ausland/article140510678/Ein-Drei-Punkte-Plan-fuer-Chinas-Weg-zur-Supermacht.html#disqus_thread)" -- báo mạng Welt.de )

Triển
05-07-2015, 11:06 PM
Mỹ bác đề nghị của TQ về các đảo có tranh chấp ở Biển Đông

03.05.2015



Hoa Kỳ hôm thứ sáu nhanh chóng bác bỏ đề nghị của một giới chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc là có thể sử dụng những hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông cho các hoạt động cứu hộ, cứu trợ quốc tế.

Bắc Kinh hồi gần đây bị nhiều nước Đông Nam Á và các nước Tây phương chỉ trích về những công trình xây dựng, kể cả sân bay, trên những hòn đảo ở Biển Đông mà Việt Nam và Philippines cũng có yêu sách chủ quyền.

Một thông cáo trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, trình bày đề nghị đó với người tương nhiệm phía Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, trong một cuộc thảo luận qua đường truyền video hôm 29 tháng Tư.

Thông cáo cho biết ông Ngô Thắng Lợi nói hoạt động lấp biển lấy đất của Trung Quốc tại những hòn đảo có tranh chấp “sẽ không đe dọa quyền tự do hàng hải và quyền tự do bay ngang của phi cơ” và sẽ nâng cao khả năng dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu hộ trên biển và những hoạt động công ích khác, và góp phần bảo vệ an ninh hải dương quốc tế.

Ông Ngô nói thêm “Chúng tôi hoan nghênh Hoa Kỳ và các quốc gia liên hệ sử dụng những cơ sở này, khi điều kiện chín muồi, để tiến hành hợp tác cứu hộ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.”

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke nói rằng Washington không chấp nhận đề nghị đó.

Ông với với báo chí rằng “Xây dựng các cơ sở trên đất đai được cải tạo tại những khu vực có tranh chấp sẽ không đóng góp cho hoà bình và ổn định của khu vực; ngay cả trong trường hợp, như một số giới chức Trung Quốc nói, các cơ sở đó được dùng cho những mục đích dân sự để ứng phó với tai hoạ.” Ông nói thêm rằng “Nếu có ý muốn giảm thiểu căng thẳng, Trung Quốc có thể chủ động giảm thiểu căng thẳng bằng cách thực hiện những biện pháp cụ thể để ngưng hoạt động lấp biển lấy đất.”

Ông Rathke còn nói rằng Bắc Kinh “nên làm việc với những cơ chế đa phương hiện có cho hoạt động cứu trợ” như cơ chế của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Thứ hai vừa qua, hiệp hội này đưa ra một thông cáo tại hội nghị thượng đỉnh ở Malaysia để bày tỏ “sự quan tâm sâu sắc” về những công trình xây dựng của Trung Quốc trên các hòn đảo có tranh chấp.

Bắc Kinh nhất mực nói rằng họ có chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, trong lúc Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có yêu sách chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ đối với vùng biển này.

Nguồn: Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Quốc phòng Trung Quốc, AFP



https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=d_uYU6u1vLo

(**** Trích từ trang đài VOA: http://www.voatiengviet.com/content/my-bac-de-nghi-cua-trung-quoc-ve-cac-dao-co-tranh-chap-o-bien-dong/2746026.html )

Triển
06-23-2015, 06:13 AM
Lá cờ các tiểu bang miền Nam nước Mỹ:
Biểu tượng ô nhục
Bình luận của Sebastian Fischer từ Washington

http://cdn1.spiegel.de/images/image-864320-galleryV9-eoef.jpg
Lá cờ chiến ngày xưa của các tiểu bang liên hiệp miền Nam nước Mỹ: "Một phần của chúng tôi" ?


Phe Cộng Hòa nhận định rằng lá cờ chiến các tiểu bang liên hiệp miền Nam nước Mỹ ở South Carolina bây giờ phải bỏ. Các tranh cãi chung quanh lá cờ, sự kỳ thị chủng tộc và vũ khí cho thấy đảng này lệ thuộc vào thành phần dân chúng phái Nam già nua như thế nào.

Biến cố xảy ra trong giáo xứ da đen ở South Carolina, vụ cố sát chín mạng người, đã kết tụ và mở ra một vấn đề nhức nhối của Hoa Kỳ: sự kỳ thị chủng tộc vẫn còn tiềm ẩn và vấn nạn súng ống dai dẳng.
Các phản ứng về vụ cố sát này lại cho thấy sự tranh cãi đầy bế tắt. Và phải nói cho rõ là đều do phe phái Cộng Hòa.

Thứ nhất: Vũ khí

Các cố gắng vực dậy của Obama về việc hãy tiếp tục thảo luận về quyền xử dụng súng ống gắt gao hơn sau vụ thảm sát, lại chết yểu. Ông tổng thống cho biết, "Loại bạo lực xử dụng vũ khí như vầy không có ở các nước tân tiến, ở các nước này không xảy ra ở mức độ thường xuyên như ở đây". Chính xác. Nhưng chẳng ai bận tâm. Chướng ngại phe Cộng Hòa ở nghị viện tiếp tục đứng vững. Giới chế tạo và buôn súng ống chẳng mảy may sợ hãi.

Thứ hai: Kỳ thị chủng tộc

Nghi phạm ở Charleston, cậu thanh niên 21 tuổi tên Dylann R. tự chụp ảnh mình chung với lá cờ các tiểu bang liên hiệp miền Nam nước Mỹ. Là lá cờ vẫn còn bay trước cổng nghị viện South Carolina. Người biện hộ thì nói đó chỉ là truyền thống. Tuy nhiên lá cờ chiến của các tiểu bang miền Nam ngày xưa là một trong những biểu tượng chính cho sự kỳ thị chủng tộc.

Phải đợi đến năm ngày trôi qua bà thống đốc Nikki Haley phe Cộng Hòa của South Carolina mới tuyên bố rằng lá cờ này nên cho vào viện bảo tàng. Tuy nhiên muốn dẹp cũng cần hai phần ba số phiếu thông qua ở nghị viện - mà chuyện này không có gì bảo đảm.

Đảng bà Haley cho bà một sự vụ lệnh, hãy kéo thắng tay gấp! Bởi vì trong mấy ngày qua có mấy ông ứng cử viên tổng thống phe Cộng Hòa đã phát biểu lộn xộn. Vị mục sư Báp-tít Mike Huckabee thì tuyên bố khoảng chừng rằng lá cờ này chẳng có biểu hiện gì và chẳng ăn nhập gì với ông. Carly Fiorina, bà cựu giám đốc Hewlett-Packard cho hay suy nghĩ cá nhân của bà chẳng có quan trọng gì. Thống đốc Scott Walker của Wisconsin thì nói rằng đây là chuyện riêng từng tiểu bang. Minh bạch rõ ràng ư, can đảm ư? Còn khuya. Lindsey Graham, dân cử của South Carolina trở chiều ngoạn mục. Ban đầu ông ta còn tuyên bố rằng "lá cờ là một phần của chúng tôi". Sau lời phát biểu của bà Haley thì ông cũng ủng hộ vụ dẹp lá cờ.

Các vị ứng cử viên tổng thống Rick Santorum, Ted Cruz và Rand Paul đã nói từ hôm thứ Hai rằng phải làm gì đó sau khi tin tức đưa ra là Dylann R. hâm mộ tờ báo cực hữu và trở thành cực đoan mà họ là mạnh thường quân. Santorum và anh em vội vàng xoay sang lấy tiền lại hoặc là quyên cho các gia đình nạn nhân.

Sang năm 2016 sẽ có một cuộc bầu cử quan trọng phe Cộng Hòa ở South Carolina. Việc lằng nhằng vụ lá cờ cho thấy nhiều người đảng Cộng Hòa từng cổ súy Tea Party đang cảm giác được sự lệ thuộc như thế nào. Graham và phe cánh thoạt đầu cũng trốn tránh các câu hỏi chung quanh lá cờ, vì họ không muốn mất cơ hội được giới cử tri đàn ông da trắng già ủng hộ. Từ nhiều năm nay giới này đã xuyên tạc lịch sử của họ như vụ sửa sử trận Gettysburg. Chuyện chia rẽ các tiểu bang miền Nam nước Mỹ bỗng nhiên không có liên quan gì đến chế độ nô lệ cả.

Loạn rồi. Sau cùng thì trong tuyên ngôn phân chia của South Carolina đã viết, họ chia rẽ là do "sự đố kỵ ngày càng gia tăng" của miền Bắc "đối với thể chế nô lệ". Và biểu tượng của họ, lá cờ các tiểu bang miền Nam, hoàn toàn không phải chỉ là di sản của quá khứ, mà là một biểu tượng mang tính cách chính trị hẳn hòi.

Vào thập niên sáu mươi những kẻ chống đối phong trào nhân quyền, từng tụ tập dưới lá cờ này và lá cờ này nổi bật trên bảng số xe của Dylann R. chắc chắn không phải do câu chuyện lịch sử chiến tranh nội chiến Nam Bắc Mỹ quá hấp dẫn cậu thanh niên này.

Tuy nhiên bà thống đốc Haley cũng không thể phủi tay hoàn toàn nên hôm thứ Hai cũng thòng câu cứu vãn danh dự lá cờ. Bà nói, Dylann R. đã nhìn lá cờ này "bằng con mắt bệnh hoạn và sai lệch". Bà đã sai. Lá cờ này là biểu tượng của sự kỳ thị chủng tộc cho nên nó phải dẹp vào viện bảo tàng. Hơn nữa cũng như lá cờ chính thức của tiểu bang Mississippi, góc trên bên trái có hiện hữu hình ảnh lá cờ chiến của các tiểu bang liên hiệp miền Nam nước Mỹ.

(* dịch từ "Südstaaten-Fahne: Symbol der Schande" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/south-carolina-suedstaaten-fahne-ist-symbol-der-schande-kommentar-a-1040152.html))

Triển
07-08-2015, 01:09 AM
Báo chí Hy Lạp: "Họ muốn mình đầu hàng vô điều kiện"

http://cdn4.spiegel.de/images/image-870033-breitwandaufmacher-rldj.jpg
Cờ cộng đồng chung châu Âu và cờ Hy Lạp vẫn còn bay ở Athen: "Euro hay là Drachme cho tới ngày Chủ Nhật"

"Quyết định Đồng Euro hay là đồng Drachme cho tới ngày Chủ Nhật" - tờ báo truyền thống "Kathimerini" đi tít như vậy. Bởi vì trong vòng 5 ngày không thỏa hiệp được sẽ có cuộc GREXIT - nghĩa là Hy Lạp phải rời bỏ khu vực đồng Euro Châu Âu. Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã đến Bruxelles để họp thứ Ba hôm qua mà trong tay chỉ có kết quả trưng cầu dân ý 'KHÔNG' của dân nước ông. Ông ta chẳng có thắng lợi gì cả. Báo chí ở Athen bình luận như sau: Tsipras và cựu bộ trưởng tài chánh Yanis Varoufakis đã đánh cuộc với số phận quốc gia và đã thua.

Theo tờ "Kathimerini" bên chủ nợ đã có lời lẽ thẳng thắng: Không thỏa hiệp được thì sẽ có "tình trạng đen đũi" vào ngày Chủ Nhật - một sự thoát ly khu vực đồng Euro - GREXIT. Tsipras phải bỏ ngoài tai ý kiến của đảng ông ta và phải thực hiện "bổn phận yêu nước" của mình, nghĩa là phải cố giữ nước này ở lại khu vực đồng Euro. Nếu ông không muốn nắm đàng lưỡi, thì ông phải chấp thuận việc thiết lập một chính phủ quốc gia thống nhất (chú thích: nghĩa là một chính phủ có tất cả đảng phái trong nước). Nếu ông ta không làm gì cả là chứng minh ông đã có kế hoạch đưa Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng Euro.

Sau đây là bình luận các báo chí khác ở Hy Lạp:

Tờ báo thiên tả "Efimerída ton Syntaktón" đi tít: "Họ muốn mình đầu hàng vô điều kiện". Ý là chủ nợ đã đưa ra tối hậu thư đòi Hy Lạp phải có các biện pháp tiết kiệm mạnh.

Tờ nhật trình "Ethnos" chỉ còn thấy hai lối thoát: "Một là thỏa hiệp với chủ nợ hai là GREXIT". Athen phải có câu trả lời đến ngày thứ Sáu. Sau đó Châu Âu sẽ họp thượng đỉnh quyết định về chuyện ở lại của Hy Lạp kéo theo một chương trình tiết kiệm mạnh mẽ hoặc là ra khỏi khu vực đồng Euro với các viện trợ nhân đạo.

Tờ báo xu hướng bảo thủ "Eleftheros Typos" viết trên trang nhất: "Hellas SOS. Đưa ra chương trình tiết kiệm để được ở lại EU hoặc là trở lại đồng Drachme và một nước Hy Lạp trong thế giới thứ ba". Thảm kịch bắt đầu xảy ra từ giây phút khu vực đồng Euro đưa ra tối hậu thư. "Tsipras đã đưa quốc gia này một bước tiến tới vực thẳm với các hành động chính trị phạm pháp của ông".

Tờ "I Avgi", một tờ báo đảng cầm quyền Syrizia hiện tại đưa lên trang nhất lời tựa: "Cuộc-Tranh-Đấu-Năm-Ngày cho một giải pháp cuối cùng". Tờ báo này viết nội dung không phải là không có lối thoát, đến ngày Chủ Nhật sẽ có một giải pháp đệ trình được thôi.

Tờ báo truyền thống "Ta Nea" xu hướng chính trị dung hòa đang phỏng đoán là chính phủ Hy Lạp và bên chủ nợ sẽ thỏa hiệp vào phút chót mà thôi. Chính phủ của Tsipras sẽ lái về hướng công ước hầu Hy Lạp được chắc chắn ở lại khu vực đồng Euro. Cái giá phải trả là một chương trình thắt lưng buộc bụng rất nặng nề.

Tờ "Angeliaforos" phát hành ở Thessaloniki đi tít: "Chủ Nhật là cơ hội cuối cùng"!

vek/dpa



(* dịch lại từ nguồn của Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/griechenland-presse-zaehlt-die-tage-bis-sonntag-a-1042593.html))

Triển
07-08-2015, 10:01 AM
Tsipras diễn thuyết trước quốc hội Châu Âu:
"Chúng tôi không muốn đối đầu với Châu Âu"

http://cdn4.spiegel.de/images/image-870487-breitwandaufmacher-sxjr.jpg

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã diễn thuyết trước quốc hội Châu Âu ở Strassbourg và đã thú nhận: Không phải lỗi do ngoại bang mà do thực trạng của Hy Lạp - Cuộc khủng hoảng do tự trong nước mình gây nên. Các chính phủ Hy Lạp đã tạo ra vấn đề thiếu nợ từ nhiều năm qua trên nước ông.

Hy Lạp đang trong cơn khủng hoảng vì các tiêu cực hối lộ, kinh tế gia đình trị (Nepotism) và chủ nghĩa bảo trợ (Clientelism) đang lủng đoạn nước này. "Chúng tôi nhất quyết không đối đầu với Châu Âu mà chỉ muốn kiến tạo lại quốc gia mình".

Tsipras cho thấy sẵn sàng thỏa hiệp, gần như có vẻ xuống nước nhỏ. Trong vòng hai ngày tới ông sẽ đệ trình các đề nghị cải cách. Ông đã đệ đơn xin ESM (Cơ Chế Bình Ổn Châu Âu) tiền cứu trợ hàng tỉ thứ Tư hôm qua. Ông xác nhận lại, "Hôm nay chúng tôi đã thông báo cho ESM". Các quốc gia Châu Âu đã cho Hy Lạp một cơ hội cuối cùng: Muộn nhất là ngày Chủ Nhật Athen phải đệ trình các phác thảo cải cách - nếu không chỉ còn việc GREXIT.

"Nước tôi trở thành phòng thí nghiệm của chính sách thắt lưng buộc bụng"

Đồng thời ông thủ tướng này cũng chỉ trích chính sách buộc Hy Lạp cải cách của bên các chủ nợ áp đặt lên nước ông. "Tôi có thể bảo đảm với quý vị là dân chúng Hy Lạp đã cố gắng thích ứng với các yêu sách, nhưng bây giờ chúng tôi đã kiệt sức rồi", Tsipras nói ở Strassbourg.

Không có nơi nào trên thế giới có các chương trình tiết kiệm kéo dài và khắc nghiệt như Hy Lạp . "Tôi nghĩ là không có phóng đại nếu tôi nói là quê hương tôi đã trở thành phòng thí nghiệm cho chính sách thắt lưng buộc bụng trong năm năm rưỡi nay". Các cải cách cần thiết mà nước ông ta đã phải thực hiện trong những năm qua đã không được áp dụng công bằng lên các tầng lớp trong xã hội.

Sau cuộc họp thượng đỉnh tối thứ Ba ở Bruxelles, các nguyên thủ quốc gia của khu vực đồng euro đã cho Hy Lạp sắp phá sản "một cái hạn cuối cùng". Theo giới quan sát bên trong cho hay, Ngân hàng trung ương Châu Âu đang bàn thảo về các gói cứu trợ khẩn cấp tiếp theo cho các ngân hàng Hy Lạp.

Tsipras tỏ ra lạc quan về việc sẽ thỏa mãn yêu sách của chủ nợ đúng hạn định. "Tôi tin rằng chúng tôi trong hai hoặc là ba ngày nữa sẽ thực hiện được các bổn phận của mình theo ý người Hy Lạp mà cũng theo ý khu vực đồng euro", ông nói.

"Trường hợp mà chúng ta ai cũng thua"

Chương trình viện trợ thứ hai cho Hy Lạp đã hết hạn cuối tháng Sáu, sau khi Athen và chủ nợ không thể thỏa hiệp về các đòi hỏi thắt lưng buộc bụng. Trong cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ Nhật vừa qua có 61% dân chúng Hy Lạp chống lại các yêu sách buộc Hy Lạp phải tiết kiệm của bên chủ nợ đưa ra.

Cho nên nếu các bên không thể thỏa hiệp, thì sẽ xuất hiện "trường hợp xấu mà tất cả chúng ta đều thua cuộc", ông chủ tịch cố vấn EU Donald Tusk ở Strassbourg cho biết; Có thể dẫn đến tình trạng "Ngân hàng Hy Lạp phá sản và hệ thống ngân hàng của họ bị vỡ nợ". Mặc dù dân Hy Lạp là những người bị nạn nặng nề nhất, nhưng vẫn có hậu quả trên phương diện "chính trị địa lý" cho toàn Châu Âu. Tusk đề cập đến, "giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của chúng ta".

Tuy nhiên Hội đồng Châu Âu đã chuẩn bị tất cả, ông chủ tịch hội đồng EU Jean Claude Juncker cho biết họ cũng chuẩn bị cho việc Hy Lạp thoát ly khu vực đồng Euro. Từ trước đến nay ông chủ tịch hội đồng châu Âu này luôn khước từ mọi viễn cảnh liên quan đến việc GREXIT.

Đối với bà thủ tướng Đức Angela Merkel, thì sự việc không còn liên quan đến vụ gia hạn chương trình nữa. Tình trạng đã quá tệ hại rồi, không thể giao ra một "chương trình thứ 3" với một thời hạn cho mượn nợ kéo dài nhiều năm và "thêm nhiều bổn phận cho Hy Lạp" được nữa. Tuy nhiên bà thủ tướng tiếp tục từ chối ý kiến cắt nợ - mặc dù giới kinh tế khuyên đó là chuyện cấp bách.

Thanh tra EU, ông Pierre Moscovici nhấn mạnh trên đài Anh BBC về vai trò đặc biệt của Đức và Pháp trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Cả hai nước cùng làm áp lực là điều rất quan trọng. Họ phải cho Tsipras thấy là ông ta phải trao ra chứ không chỉ nhận lấy.

kry/dpa/reuters/


(dịch theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/griechenland-krise-tsipras-raeumt-fehler-frueherer-regierungen-ein-a-1042590.html))

Triển
07-08-2015, 12:36 PM
Khủng hoảng ở Hy Lạp:
Vì sao người Đông Âu giận dữ

Jan Puhl

http://cdn3.spiegel.de/images/image-870536-breitwandaufmacher-ihap.jpg
Bà Dalia Grybauskaite, tổng thống của Lithuania chỉ còn một ít thông cảm cho lối cư xử của Hy Lạp

Mỗi khi nhắc đến chuyện Hy Lạp, bà Dalia Grybauskaite đã tỏ ra mất bình tĩnh trong những lúc gần đây.

Bà là nữ tổng thống của Lithuania và từng giữ chức vụ nữ thanh tra tài chánh và ngân sách cộng đồng chung Châu Âu đến năm 2009. Mới đây bà đã có lời lẽ thẳng thắn khi Alexis Tsipras đi ngang bà mặt nở nụ cười chiến thắng. Bà càu nhàu trong microphone: "Chúng ta vừa nghe lời hứa hẹn các dự kiến mới. Nhưng mà đối với Hy Lạp ngày hôm nay luôn luôn là 'mañana'. Nhưng mà ở Châu Âu này không thể lại tiếp tục có cái 'mañana' thêm một lần nào nữa". (* 'mañana' = ngày mai)

Không có nơi nào trong khu vực đồng Euro mà lời chỉ trích nhà cầm quyền Syriza cũng như lối thương thuyết của họ nặng nề bằng từ các quốc gia Đông Âu Lithuania, Latvia, Estonia, Slovakia và Slovenia. Họ đã vượt qua hai lần cải cách đau khổ trong một phần tư thế kỷ và ngày nay tự hào về thành tích đạt được này.

Trước đây 25 năm họ phải hứng chịu số phận phân nửa của mình dính vào Liên-xô với tất cả các thứ dưới một nhà nước bạo lực, quan liêu, một nền kinh tế thất lợi, nặng nề, nghèo nàn, cô lập.

Các quốc gia Đông Âu đã vượt qua các cuộc cải cách đau khổ

Họ đã tự giải thoát ra từ sự thống khổ đó. Họ hủy bỏ dần một quốc gia cặn bã, sửa đổi hệ thống thuế vụ và tư hữu hóa công xưởng. Hàng ngàn người đã mất việc qua vụ này.

Nhưng từ khởi sự trắng tay họ đã gặt hái được quả tốt qua các cố gắng này: ví dụ Estonia đã phát triển trở thành trung tâm điện toán, Latvia và Lithuania trở thành điểm giao thương giữa Nga và các nước Bắc Âu. Sự tăng trưởng điều hòa của Slovakia đặt trên nền tảng đầu tư kỹ nghệ xe hơi - hãng xe hơi Kia và Volkswagen đánh giá cao nhân công có nền tảng tay nghề tốt và mức lương thấp. Slovenia khi còn thời Nam Tư từng là phần đất địa linh nhân kiệt.

Bỗng nhiên cơn khủng hoảng kinh tế ập đến năm 2008, mọi sự phát triển chỉ trong vài tháng biến thành xuống dốc, trước đó Estonia tăng triển kinh tế lên hàng chục đã bị co lại đến 14 phần trăm vào năm 2009.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-870405-galleryV9-byba.jpg
Peter Kazimir, bộ trưởng bộ tài chánh Slovakia: người Đông Âu không có vụ nghỉ xả hơi

Và những quốc gia Đông Âu này không tỏ ra ngần ngại gì cả. Ông thủ tướng Valdis Zatlers của Latvia đã tuyên bố lúc đó, "Một năm khó khăn sẽ đến với chúng ta mà mỗi người đều phải chịu khó nhọc trước cơn khủng hoảng kinh tế". Ở Latvia cũng như các quốc gia khác, các chính phủ này đều đặt gánh nặng lên vai dân chúng của họ như cắt giảm lương đến 40 phần trăm, và còn sa thải và tiết kiệm ngân sách hệ thống an sinh phúc lợi xã hội. Nước Slovakia nới lỏng luật bảo vệ sa thải, Slovenia áp dụng các cải cách quan trọng trong hệ thống ngân hàng. Và không có ai xuống đường biểu tình cả. Có lần ông Marek Belka, giám đốc ngân hàng quốc gia Ba Lan giải thích về sự chịu đựng của người dân Đông Âu, "chúng tôi chưa quen với sự thịnh vượng". Thêm vào đó là họ đã có kinh nghiệm chỉ cách đó vài năm rằng các cuộc khủng hoảng có thể vượt qua được bằng cải cách, họ biết được rằng chịu khó sẽ vượt qua được.

Ngày nay ngân sách các quốc gia Đông Âu ở khu Địa Trung Hải thuộc vào các ngân sách cường tráng nhất trong khối EU, nợ công của Eatonia chỉ có 10% của tổng sản phẩm nội địa (GDP). Nạn thất nghiệp xuống thấp, nền kinh tế tăng trưởng.

Trên cương vị thành viên khu vực đồng Euro, các nước Đông Âu đã góp phần của họ vào quỹ cứu trợ ESM (Cơ chế bình ổn Châu Âu) - và từ quỹ này bây giờ được trích ra để cứu cấp một quốc gia có mức lương trung bình gần gấp đôi mức lương của dân Latvia.

Tình cảnh này khiến người ta bực bội: "Bốn tháng nay chúng ta đã cố gắng thỏa hiệp với các lời hứa hẹn trong lúc tranh cử của Syriza", bộ trưởng tài chánh của Slovakia, ông Pete Kazimir chỉ trích: "Nếu ai đó hứa hẹn mang thiên đường xuống dương gian rồi không giữ được lời hứa thì y không nên mang lỗi lầm này đẩy sang cho người khác".

http://cdn4.spiegel.de/images/image-870423-galleryV9-xihi.jpg
Ông Robert Fico, thủ tướng của Slovakia không thể giải thích cho dân Slovakia vì sao họ phải trả tiền hưu cho Hy Lạp

Ông thủ tướng của Slovakia Robert Fico đã than phiền từ lâu rằng đơn giản là ông không biết làm sao để giải thích cho dân chúng của mình là họ phải chi trả tiền hưu cho Hy Lạp mà số tuổi về hưu của Hy Lạp chỉ gần bằng phân nửa tuổi mình. Khởi sự thương thảo cho tuần này ông bộ trưởng tài chánh Kazimir đã nói ở Bruxelles rằng chuyện cắt nợ là phạm vào "lằn ranh đỏ" đối với Bratislava.

(dịch từ Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/griechenland-krise-die-osteuropaeer-mucken-auf-a-1042711.html))

Triển
07-09-2015, 01:26 AM
Hạn nợ cho Hy Lạp:
Bà chủ tịch Lagarde Quỹ Tiền Tệ Thế Giới IMF yêu cầu đổi nợ



http://cdn3.spiegel.de/images/image-870542-breitwandaufmacher-vpmf.jpg
Thời gian trả nợ dài hơn, lãi xuất thấp hơn: bà chủ tịch quỹ tiền tệ Lagarde yêu cầu đổi nợ cho Hy Lạp.

Bà chủ tịch Chirstine Lagarde Quỹ Tiền Tệ Thế Giới IMF yêu cầu đổi nợ cho nhà nước đang đe dọa bị phá sản Hy Lạp. Song song với các biện pháp tiết kiệm và cải cách thì bước đi này cần thiết cho sự tái lập khả năng vay nợ của Hy Lạp, bà Lagarde cho hay thứ Tư hôm qua ở một buổi tổ chức của viện chính trị Brooking ở Hoa Thịnh Đốn.

Phương thức đổi nợ (giãn nợ) là các biện pháp đáo hạn trả nợ, việc này thường cũng đi kèm với việc hạ lãi xuất. Trong bản phúc trình chính thức của tuần trước, các chuyên gia Quỹ Tiền Tệ Thế Giới IMF đã cho lời khuyên hãy cho Athen có gấp đôi thời gian để trả tiền vay mượn đã thỏa thuận trước đây.

Ngoài ra theo ước lượng của IMF, Hy Lạp cần thêm một khoảng tiền cứu trợ ít nhất là 50 tỉ Euro trong vòng ba năm tới. Phần của bên Châu Âu đóng góp được tổ chức có cơ quan hành chánh tại Hoa Thịnh Đốn cho biết là ít nhất 36 tỉ Euro. Tuy nhiên ước lượng của IMF lại được nghiên cứu trước khi cơn khủng hoảng của Hy Lạp leo thang. Tình hình hiện tại có thể xấu hơn nữa.

Trong những tuần qua, Hy Lạp là quốc gia kỹ nghệ đầu tiên đã phải thất hẹn trả nợ cho Quỹ Tiền Tệ. Athen đã tự gạch bỏ luôn hạn trả nợ 1,5 tỉ Euro. Trước đó bên phía chủ nợ Châu Âu cũng đã đình chỉ chương trình cứu trợ Athen của họ sau khi việc thương thảo về chuyện đáo hạn thất bại.

Ngân hàng Hy Lạp đóng cửa đến thứ Hai

Athen cố gắng xin chương trình cứu trợ thứ ba, Chủ Nhật này sẽ có cuộc họp thượng đỉnh Châu Âu để xét lại việc này. Dân chúng Hy Lạp đã từ chối chương trình cải cách và tiết kiệm của bên chủ nợ đưa ra qua cuộc trưng cầu dân ý.

Bà Largarde cho biết, "Hy Lạp đang trong tình trạng khủng hoảng khẩn cấp phải giải quyết". Bà chủ tịch IMF cho biết rằng Quỹ Tiền Tệ "đang rốt ráo" tìm kiếm một giải pháp. Tuy nhiên do Hy Lạp thất hẹn việc trả nợ cho IMF nên tổ chức này không thể chuyển thêm sự trợ giúp tài chánh mới được. Bà Lagarde nói thêm, rằng Hy Lạp " sẽ không nhận được tiền cứu trợ trả trước".

Vì cuộc tranh đấu tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng, các ngân hàng Hy Lạp đều phải đóng cửa đến hết ngày thứ Hai. Bộ tài chánh Hy Lạp đã thông báo như vậy vào tối thứ Tư hôm qua. Khách hàng gốc Hy Lạp cũng chỉ tiếp tục được rút tối đa 60 Euro mỗi ngày.

Chính phủ Hy Lạp muốn làm như vậy để ngăn chận việc khánh tận của ngân hàng vì nhiều khách hàng hủy luôn trương mục của mình cùng một lúc. Việc kiểm tra ngân lưu đã có hiệu lực từ ngày 29 tháng Sáu và theo nguyên tắc đã không còn xảy ra từ chiều thứ Tư hôm qua.

sun/dpa/AFP/Reuters



(* dịch theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/wirtschaft/soziales/griechenland-iwf-chefin-christine-lagarde-fordert-umschuldung-a-1042749.html))



* Lagarde đòi giãn nợ cho Hy Lạp nghĩa là gián tiếp thượng đài đối đầu với Merkel.

Triển
07-10-2015, 12:26 AM
10.07.2015:
Giao kèo mượn tiền

Rốt cuộc cuốn phim 5-Ngày-Đêm-Gian-Khổ đã mở màn. Vai chính, thủ tướng Hy Lạp đã đệ trình một giao kèo và xin vay 53 tỉ euro trong thời hạn 3 năm (năm thứ nhất 1% tiền lời, năm thứ nhì 2%, năm thứ ba 3%).

Các điều cải cách gồm:



Thuế vụ: tăng thuế hãng xưởng từ 26 lên 28%, bỏ vụ giảm thuế cho nhiều đảo Hy Lạp, tăng thuế VAT cho nhà hàng từ 13 lên 23%, tiệm ăn và khách sạn từ 6,5 lên 13%. Thuốc men, sách vở và vé xem kịch thì giảm từ 6,5 xuống 6%. Cho tàu cá nhân dài hơn 5 thước thì tương lai sẽ đánh "thuế xa hoa" 13%.

Ngân sách quốc phòng: cho tài khóa 2015, 2016 giảm đi 300 triệu euro (bên chủ nợ đòi giảm 400 triệu)

Hưu trí: tuổi hưu trí sẽ tăng lên 67 cho đến năm 2022. Đa số các loại về hưu non sẽ phải hủy bỏ. Người về hưu sẽ phải đóng thêm bảo hiểm sức khỏe thay vì 4% thì phải đóng 6%. Trợ cấp cho người hưu trí thấp sẽ từng bước hủy bỏ đến năm 2019.

Trốn thuế và nạn hối lộ: chính phủ chỉ hứa theo dõi kỹ hơn nạn hối lộ và trốn thuế chứ không có kế hoạch gì.

Tư hữu hóa: Chính phủ Hy Lạp sẽ bán nốt cổ phần còn lại của mình cho công ty viễn thông OTE. Muộn nhất là đến tháng 10, chính phủ Hy Lạp sẽ trưng ra cổ phần của mình ở cảng Piraus và Thessaloniki.




http://bilder2.n-tv.de/img/incoming/crop15484441/8459158922-cImg_17_6-w680/RTX1JP8C.jpg

(theo n-tv)




*** Các thỏa thuận nho nhỏ be bé này không hiểu đã đủ cho bên chủ nợ đồng ý cho vay tiếp 53 tỉ mới hay chưa? Chờ xem hồi kế! (câu của bà Hừa Y Mông)

Triển
07-10-2015, 04:32 AM
Lường gạt có hệ thống với tiền viện trợ phát triển của EU cho Hy Lạp

Tiền viện trợ từ các chương trình giáo dục của EU là các miếng mồi ngon cho giới gian lận Hy Lạp. Một can phạm kể lại câu chuyện không thể tưởng về hệ thống lường gạt - đây là một ví dụ chứng minh các vấn nạn của nước này.

Bài viết của Boris Kálnoky

http://img.welt.de/img/ausland/crop143798605/7909407203-ci16x9-w780/Facsimiles-zweier-Bestechungsschecks-die.jpg
(Bản fax của 2 tấm checks mà ông Jannis Chatzisavvas chưa bao giờ giải ngân)

"Trước đây 8 tháng tôi đã bị tòa án Hy Lạp tuyên án tù chung thân", ông Jannis Chatzisavvas kể lại. Hiện tại ông này đang ở Tây Ban Nha, Athen đã nộp đơn xin Tây Ban Nha chuyển giao. Chatzisavvas, người nghĩ rằng quá trình chuyển giao ông cho Hy Lạp sẽ còn kéo dài, nói tiếp, "Mọi chuyện xảy ra rất nhanh. Ngày 9 tây tháng Bảy cảnh sát Tây Ban Nha ở Madrid đến dẫn tôi đi lúc tôi đang viếng thăm con trai của tôi".

Ông Chatzisavvas được yêu cầu xác nhận có chấp nhận việc chuyển giao ông về nước ông hay không. Chatzisavvas lại muốn khai chuyện khác, là chuyện mà ông muốn nói đó mới là sự thật. Ông cho rằng mình là nạn nhân của một vụ gian lận lừa đảo. Bởi vì chính ông đã bỏ cuộc trong vụ lường gạt có tổ chức này từ tiền bạc viện trợ của EU cho Hy Lạp. Đó là một vụ lường gạt mà theo ông là có hệ thống và được tổ chức từ cấp bộ trưởng ở Athen. Ông đọc được một bài báo của tờ "Welt" đặc biệt hữu ích nên ông mới tìm tới tòa soạn. Qua các cuộc điện thoại và liên lạc Email từ ngày 16 tháng Sáu, ông Chatzisavvas đã kể lại cho tờ "Welt" câu chuyện của ông theo cách nhìn của ông ,nhưng từ ngày 7 tháng Bảy "Welt" đã mất liên lạc với Chatzisavvas.

Vụ lùm xùm có gốc từ những năm của thập niên 90. Lúc đó Jannis Chatzisavvas (học đại học Luật ở Đức) làm giáo sư đại học Thrakien ở thành phố Komotini. Hiệu trưởng đại học này gọi ông lên nói chuyện rằng một viện tu nghiệp có tên là ISEK đã nhận được 400 triệu đồng Drachme (khoảng 1,2 triệu Euro) của Bộ Lao động. Đây là tiền viện trợ phát triển của EU để chống lại nạn thất nghiệp. Viện ISEK muốn đại học tìm một ban giáo sư để thực hiện kế hoạch này.

Chuyện kể dài dòng mà đại khái là: ông Chatzisavvas, cần ký tên dưới cương vị chủ tịch hội đồng giáo sư đại học, theo cách ông diễn đạt, rằng ông có nghi ngờ chuyện này là vụ kế hoạch "Maimou" tiếng lóng trong dân gian - kế hoạch ma, "bởi vì kế hoạch này không bao giờ được thực hiện mà chỉ tồn tại trên giấy tờ". Ông kể rằng ban đầu ông cự tuyệt nên bị áp lực kinh khủng của hiệu trưởng. Sau cùng có một người đàn ông lạ mặt mang dao kề cổ ông ngoài đường phố và đe dọa là sẽ không để một "ông giáo sư đại học nhỏ bé" này phá hỏng. Sau đó "kẻ trung gian" này đưa cho ông hai tờ checks trị giá 17 ngàn 500 euro. Chatzisavvas kể lại rằng ông vẫn còn giữ 2 tờ checks này đến ngày hôm nay, và sẽ không bao giời giải ngân. Ông đã trao cho tờ báo "Welt" một bản sao điện tử để làm tài liệu.

Nạn nhân của một trò lường gạt?

Ngoài ra ông hiệu trưởng kia còn làm một hợp đồng bảo chứng ngân hàng cho kế hoạch đó, và sau cùng ông Chatzisavvas đã ký chịu hợp tác. Bởi vì ông nghĩ rằng nếu khi gặp vấn đề, ví dụ như gặp thanh tra kế toán thấy được sự thất thoát và EU đòi lại khoản tiền viện trợ thì sở thuế vụ sẽ có thể lấy lại tiền từ ngân hàng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên sau đó thì hợp đồng bảo chứng ngân hàng đã bị "hủy bỏ và ngụy tạo dưới áp lực và hâm dọa".

Sau cùng thì phần lớn tiền bạc quả thật biến mất trong các kênh đen tối. Công tố viện cáo buộc Chatzisavvas và cả ông hiệu trưởng nhận hối lộ. Tuy nhiên ông hiệu trưởng được trả tự do còn ông này thì bị án tù chung thân. Chatzisavvas chắc chắn rằng đây là một trò lường gạt có hệ thống, và vì ông là chướng ngại vật, nên mới bị loại bỏ, còn kẻ khác thì được bao che.

Bất kể sự thật trong trường hợp này ở bên nào, nhưng lời quả quyết của người đàn ông này có thể trùng với cáo buộc rằng, Hy Lạp đã từ lâu lạm dụng tiền viện trợ của EU chống nạn thất nghiệp. Theo cách diễn đạt của ông Chatzisavvas, thì hệ thống gian lận lường gạt hoạt động như sau: Công chức của Sở Lao động ngụy tạo hóa đơn tiền chi ra cho chương trình giáo dục, trước cả khi sự việc được kiểm chứng và số tiền được chuyển giao.

"Cả một cặp táp đầy ắp tiền trao cho chính trị gia địa phương"

Ông này khẳng định rằng cả một hệ thống lường gạt được Sở Lao động tổ chức và cũng chi trả cho các đảng phái (có lẽ là hai Nhân Dân Đảng Nea Dimokratia và Pasok). Người trung gian, kẻ đã đưa ông tiền hối lộ cũng đã cho ông biết là y "đã bị áp lực của thủ quỹ trong đảng vì chậm trả tiền đã hứa, nhưng đó không phải là lỗi của y vì bộ chậm trễ trong việc chuyển tiền mà thôi".

Theo ý ông Chatzisavvas có "60 phần trăm các khoản tiền viện trợ cho các chương trình (chống nạn thất nghiệp) trên thực tế đã được trung ương đảng qua tay Sở Lao động chia chác xuống cho đảng viên và các mạng lưới khác". Bộ phận chủ quản của hệ thống này trong trường hợp của ông là "một khung chữ nhật gồm bộ giáo dục, đại học, viện tu nghiệp và chính quyền địa phương". Ở tất cả các cơ sở nêu trên đều có cách làm việc "là cấp trên quyết định nhưng ký tên và thực hiện thì là nhân viên hạ cấp".

Những gì ông Chatzisavvas kể lại về các đàm thoại với người trung gian mang tiền hối lộ đến - một cặp táp đầy ắp tiền cho chính trị gia địa phương - nghe như là nói đùa. Và liệu ông ta có vô tội vạ như khẳng định hay không thì chỉ có ông ta biết. Tuy nhiên Chatzisavvas chưa bao giờ tố cáo vụ gian lận này mà ông biết được. Cách thanh minh của ông: "Tại sao tôi không tố cáo tất cả sự việc này, bởi vì tôi là luật sư, tôi biết rõ cách quyết định của chánh án Hy Lạp"

Không có lời tố cáo gian lận chính thức

Trường hợp này tương tự như một vụ bê bối khác hồi năm 2013 từng được tờ báo Đức "Sueddeitsche Zeitung" tường thuật. Vụ đó có một viên chức tài chánh tên là Giorgos Boutos đã phát hiện sự khiếm khuyết của Viện Tu Nghiệp có tên tắt là OEEK. Đó là vụ biển thủ công quỹ với con số sáu triệu euro, 3 phần tư số tiền này thuộc EU. Cũng trong vụ đó có sự gian díu chính trị - thân nhân của nhiều chính trị gia, trong số đó có con trai một thành viên cựu nội các Hy Lạp, đã ngụy tạo tiền lương quá cao cho các giáo sư.

http://img.welt.de/img/ausland/crop143798606/7646604534-ci3x2s-w300-ai2x3l/EU-Commission-rejects-calls-for-anti-fraud-chief-to-step-down.jpg
Chủ tịch người Ý, Giovanni Kessler của cơ quan chống lừa đảo OLAF

Cả hai câu chuyện gần có chung một kết luận, rằng các chương trình viện trợ giáo dục của EU cho Hy Lạp là các miếng mồi ngon cho bọn lừa đảo và khả năng liên quan nối kết lùm xùm bên đảng phái là có thật. Cơ quan chống lừa đảo OLAF của cộng đồng chung Châu Âu bị giới truyền thông cáo buộc là có lỗi vì không chịu phản ứng, dù họ đã có nhận các tin báo ở trường hợp Giorgos Boutos lật tẩy. Một phát ngôn viên của OLAF đã bác bỏ câu hỏi của tờ "Welt" cho vụ giáo sư Chatzisavvas. Theo họ, OLAF không có một tin tức thông báo nào về vụ lường gạt ở Hy Lạp cả. Năm 2014 có 27 tin báo từ dân chúng bình thường và 4 tin báo của cơ quan hữu trách - tổng cộng là 31 tin báo.

Trong năm trước có 37 tin báo, trong năm 2012 có 18 lần, 2010 lại có 37 lần. Tính tổng cộng từ năm 2007 đến 2014 số báo tin các vụ gian lận hơn 100 lần. Nhưng chỉ có 23 trường hợp thanh tra của OLAF cố vấn nhà chức trách Hy Lạp nên truy nã mà thôi. Những trường hợp truy nã này không có trường hợp nào từ chối điều tra. Có 11 vụ ra tố tụng, 11 vụ đang điều tra, và 3 vụ còn quá mới đến độ nhà chức trách Hy Lạp chưa trình báo ngược lại; việc hồi báo này trong vòng 12 tháng là bổn phận của nhà hữu trách Hy Lạp.


(dịch theo die Welt (http://www.welt.de/politik/ausland/article143798607/Massenbetrug-mit-EU-Foerdergeldern-in-Griechenland.html))

Triển
07-12-2015, 01:31 AM
Họp thượng đỉnh 28 nước cộng đồng chung Châu Âu bất thành

http://bilder3.n-tv.de/img/incoming/crop15495646/9744994122-cImg_16_9-w680/60003575.jpg

Chủ tịch hội đồng cộng đồng chung Châu Âu Tusk đã hủy bỏ cuộc họp thượng đỉnh 28 quốc gia EU. Chiều nay chỉ có cuộc họp của nguyên thủ 19 quốc gia khu vực đồng Euro mà thôi. Tusk thông báo thay đổi này qua Twitter mà không nêu lý do.

Được biết tối hôm qua có cuộc tranh cãi lớn suốt 9 giờ đồng hồ giữa các bộ trưởng tài chánh 19 quốc gia đồng euro về việc cứu trợ Hy Lạp đã kết thúc không có sự thống nhất mang tính cách quyết định.

Bộ trưởng bộ tài chánh Đức Wolfgang Schäubler (CDU) đã mang vào cuộc một giải pháp mới mẻ châm ngòi thêm tranh luận rằng: Hy Lạp hãy nghỉ chơi khu vực đồng euro 5 năm, chấn chỉnh đất nước rồi mới tái nhập.

(theo n-tv (http://www.n-tv.de/politik/EU-Sondergipfel-findet-nicht-statt-article15495661.html))

Triển
07-13-2015, 05:09 AM
Thống nhất vụ Hy Lạp ở Bruxelles: Châu Âu nghỉ xả hơi
Roland Nelles bình luận

http://cdn2.spiegel.de/images/image-871845-breitwandaufmacher-lqqy.jpg

Dĩ nhiên là phe nào cũng thở phào, những người chống Hy Lạp ở Đức và các lý thuyết gia Syrizia ở Athen. Mặc dù vậy việc Châu Âu tìm kiếm được một sự thỏa hiệp đã là một thắng lợi. Sau cùng Angela Merkel và Alexis Tsipras đã bắt tay nhau vì lợi ích chung. Phải nói rằng: rốt cuộc rồi họ cũng bắt tay! Tất cả những thứ khác ví dụ như GREXIT sẽ là một vấn nạn cho Châu Âu, cho Hy Lạp là chuyện tất nhiên.

Châu Âu nguyên vẹn hình hài, Đức sẽ trả tiền ít nhất là 3 năm cho Athen qua đường ESM. và người Hy Lạp đồng ý thêm vài cải cách. Đôi bên nghỉ được một chút xả hơi. Đó là tin tức lạc quan từ Bruxelles tối hôm qua.
Tuy nhiên đừng ngây thơ nghĩ rằng sự đồng thuận này được thực thi theo lời hứa. Mọi thứ chưa chấm dứt. Hy Lạp đã hứa hẹn quá nhiều lần rồi và sau rốt thì không giữ lời hứa. Lời hâm dọa bầu chính phủ Hy Lạp mới đang bàn tán khắp Athen cho thấy sự xáo trộn chính trị sẽ tiếp tục xảy ra ở đó.

Ngay cả việc thiết lập một quỹ tiền mới mà tiền lời của việc tư hữu hóa tài sản công của Hy Lạp sẽ chảy vào đó cũng hoàn toàn chưa xác thực. Và liệu con số 50 tỉ Euro có bao giờ được chuyển vào quỹ này hay không là điều đáng nghi ngờ. Thoạt nhìn thì cái quỹ này có tác dụng như liều thuốc an thần cho các vị thượng nghị viện đảng CSU/CDU của bà Merkel.

Châu Âu vẫn đang khủng hoảng. Đó là tin tức xấu còn lại của tối hôm qua. Tấm thảm kịch Hy Lạp vẫn chưa kết thúc với cuộc họp thưởng đỉnh đêm qua. Nhiều phương diện vẫn lẫn lộn đan xen trong cuộc tranh cãi này, dĩ nhiên mọi thứ đều liên quan đến tiền, nhưng mà cũng liên quan đến sự thiện cảm cá nhân và sáo ngữ, liên quan đến tâm trạng và thành kiến cá nhân.

Rất tiếc là trong những tháng ngày qua đã xảy ra nhiều sự tổn thất. Alexis Tsipras và chính phủ ông ta đã chế nhạo toàn thể dân Châu Âu với chính sách ngoằn ngoèo của y và đã phá hỏng tiếng tăm của Hy Lạp ở Châu Âu.
Song song đó Angela Merkel và Wolfgang Schäuble (bộ trưởng tài chánh Đức) cũng đã thành công với các hùng biện phải tiết kiệm của họ khiến phân nửa Châu Âu suýt chống lại Đức. Ngay cả nền tảng đối tác quan trọng giữa Paris và Berlin trong cuối tuần vừa qua cũng suýt đứng trước thềm gãy đổ, viễn cảnh kinh khủng của một Châu Âu thống nhất.

Kế hoạch GREXIT của Schäuble (bộ trưởng tài chánh Đức) và thái độ như người chăn bò của ông ta đối với chính phủ Hy Lạp đã kiếm được nhiều tràng vỗ tay của người Đức. Dĩ nhiên cách nhìn nhận sự việc của ông ra đúng ở nhiều điểm, tuy nhiên không nên tỏ vẻ như ra lệnh, cái cách xử sự cộc cằn của ông ai thấy cũng ghét. Ông này cũng phải giải trừ vũ khí y hệt như những người hâm mộ ông.

Các cuộc thương thuyết cứng rắn rất quan trọng nhưng cũng rất quan trọng là sau đó tìm được sự đồng thuận và phải thực hiện được. Điều này chỉ làm được khi đôi bên kính trọng lẫn nhau.


(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/griechenland-kompromiss-verschnaufpause-fuer-europa-kommentar-a-1043359.html))

Triển
07-13-2015, 06:29 AM
Athen phải thực hiện các cải cách này
Bản hợp đồng thuần phục

http://bilder2.n-tv.de/img/incoming/crop15503021/8354993430-cImg_16_9-w680/Merkel-Angela4.jpg

Hannes Vogel bình luận

Hy Lạp và EU thống nhất gói cứu trợ thứ ba. Các thỏa thuận cải cách cho thấy bà Angela Merkel buộc Athen đầu hàng vô điều kiện. Và thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã ký tên.


Sang sáng hôm nay bà Angela Merkel tỏ ra vui vẻ: "Đường còn dài, có thể còn gập ghềnh hơn nữa. Nhưng mà mọi sự cố gắng cho thấy không uổng phí khi nhận được sự đồng thuận của 19 quốc gia", bà thủ tướng Đức cho hay sau một cuộc thương thảo dài của các vị nguyên thủ các quốc gia khu vực đồng euro đêm vừa qua.

Một sư, đồng thuận ư? Đối với thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras, chữ này phải nghe như là nhạo báng vậy. Quốc gia ông ta sẽ nhận một gói cứu trợ thứ ba đến 86 tỉ Euro. Nhưng mà điều này chỉ xảy ra nếu ông ta thực hiện chương trình tiết kiệm còn nặng nề hơn cả chương trình lần trước, là chương trình mà dân chúng Hy Lạp từ chối qua cuộc trưng cầu dân ý tuần vừa qua.

Đây là một khoảnh khắc lịch sử cho Cộng Đồng Chung Châu Âu. Lần đầu tiên họ công khai đe dọa một nước thành viên hủy hoại toàn diện nền kinh tế nếu không chịu thỏa hiệp. Ông bộ trưởng tài chánh Đức Schäuble đã nói thẳng: "Hoặc là Athen sửa đổi toàn diện các đệ trình cải cách của họ hoặc là Hy Lạp thoát ly khu vực đồng Euro". Khi Athen đặt bút ký tên bản hiệp ước này có nghĩa là đầu hàng vô điều kiện.

Cơn sấm sét cải cách đang phủ đầu quốc hội Hy Lạp

Chính phủ Syriza của Alexis Tsipras phải thông qua lần lượt 4 điều khoản trước quốc hội cho đến thứ Tư:




[*=2]Một cuộc cải cách thuế VAT để gia tăng thu nhập ngân sách






[*=2]Thực hiện các biện pháp ngay lập tức là bắt đầu sửa đổi toàn diện luật hưu trí






[*=2]Soạn thảo ngay một đạo luật giúp cơ quan thống kê Elstat của Hy Lạp được hoạt động độc lập với chính trị






[*=2]Tự động hóa việc cắt giảm các khoản trong ngân sách trong trường hợp các mục tiêu tiết kiệm có sự sai lệch




Chỉ khi nào Athen thông qua các cải cách này đúng thời hạn, các quốc gia khu vực đồng euro mới quyết định liệu họ có ngồi lại họp tính chuyện gói cứu trợ thứ ba. Sau đó Hy Lạp phải tiếp tục thực hiện:




[*=2]Giao ra một chính sách cải cách toàn diện vào tháng 10 năm nay






[*=2]Thời gian mở cửa hàng buôn bán phải được nới rộng ra






[*=2]Thị trường thuốc men, bánh trái và sữa phải được tự do hóa






[*=2]Loại nghề nghiệp được gọi là "nghề kín", là những nghề nghiệp mà chính phủ Hy Lạp nhân tạo bảo hộ bằng luật định, hầu bảo vệ nghề nghiệp này trước các cạnh tranh phải dẹp bỏ. Ví dụ như phà vận tải .v.v






[*=2]Tư hữu hóa công ty điện lực ADMIE để gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường






[*=2]Luật sa thải phải được sửa đổi cho dễ dàng hơn






[*=2]Việc thanh tra ngân hàng phải được gia tăng, việc đề cử thanh tra không được xen lẫn chính trị



Hy Lạp phải làm bản kế hoạch có thời hạn cho tất cả các cải cách này và đưa ra các chỉ số có thể thanh tra được. Vào ngày 20 tháng Bảy, chính phủ Syriza phải đưa ra các đề nghị cụ thể về việc cải cách hành chánh. Và phải bãi bỏ tất cả các luật định mà sau khi thắng cử họ đã đề ra hầu hủy bỏ các cải cách đã giao ước lúc trước.

Châu Âu tịch thu chén bát của Athen

Các quốc gia Châu Âu không còn tin tưởng lời hứa của Athen nữa. Họ muốn Hy Lạp có sự bảo đảm trước khi có số tiền viện trợ mới. Vì vậy có sự thay đổi mới trong việc lập gói viện trợ thứ ba là Quỹ Tư Hữu Hóa. Hy Lạp phải gói ghém tài sản nhà nước chuyển vào quỹ này và đăng bán dưới sự thanh tra của bên chủ nợ, để trang trải nợ nần. Trong vòng ba năm tới, quỹ này phải có số tiền trị giá đến 50 tỉ.

Trên thực tế Athen bị tịch thu toàn bộ và khoản tài sản nhà nước của họ phải chịu sự kiểm soát của ngoại quốc. Như vậy các quốc gia khu vực đồng Euro đã tịch thu chén bát của cả một dân tộc Hy Lạp theo một kiểu làm thế chân bảo đảm cho khoản tiền vay sắp tới. Phân nửa số tiền lời đã tính trước từ Quỹ Tư Hữu Hóa sẽ được giao để chấn chỉnh lại số vốn cho hệ thống ngân hàng Hy Lạp. Một phần từ số lời sẽ dành cho việc trang trải nợ nần của Hy Lạp. Và một phần tư sẽ dành cho việc đầu tư trên đất Hy Lạp.

Cho đến khi nào Athen hoàn thành tất cả điều này, các quốc gia khu vực đồng Euro mới nghĩ đến chuyện gia giảm nợ công của Hy Lạp - nhưng mà chỉ có thể mà thôi. Nói theo ngôn ngữ ngoại giao, "Khu vực đồng Euro sẵn sàng bàn thảo cân nhắc để phát triển khả năng chi trả nợ công của Hy Lạp qua các biện pháp phụ trội khác nếu cần thiết". Các quốc gia khu vực đồng Euro tiếp tục khước từ vụ cắt nợ cho Hy Lạp.

Bà Angela Merkel nhận xét toàn bộ việc này: "lợi nhiều hơn hại". Bà bình luận vụ thương thảo rằng, "làm việc nhiều giờ đồng hồ rất cụ thể". Một ký giả ướm hỏi xem chỗ nào là sự cộng tác của bên Hy Lạp trong bản đồng thuận trên? "Ừ thì sự hợp tác của Hy Lạp biểu hiện dưới nhu cầu phương tiện tài chánh rất lớn. Đó là biểu hiện thỏa hiệp chịu để 12,5 tỉ euro từ 50 tỉ của Quỹ Tư Hữu Hóa cho việc đầu tư vào Hy Lạp. Cũng có mấy điểm yêu sách của Hy Lạp chúng tôi đã đồng ý đó chứ."


(nguồn: "Diese Reformen muss Athen liefern: Der Unterwerfungsvertrag (http://www.n-tv.de/wirtschaft/Der-Unterwerfungsvertrag-article15503046.html)" - n-tv.de)

Triển
09-25-2015, 02:15 AM
Cuộc gặp gỡ tính trước giữa Obama và Putin ở buổi họp Liên Hiệp Quốc chưa chi đã đầy dẫy hỏa mù ngoại giao

Các phát ngôn viên của Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa đưa ra nhiều tin tức khác nhau về nội dung thảo luận và thời gian hẹn gặp.

http://i.imgur.com/fUKxB33.png
Vladimir Putin yêu cầu gặp gỡ Barack Obama trong cuộc họp thường niên Liên Hiệp Quốc vào tuần tới


Tổng thống Barack Obama sẽ gặp gỡ tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề cuộc họp thường niên Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Nữu Ước vào tuần tới. Tòa Bạch Ốc đã xác nhận tin tức này hôm thứ Năm.

Nhưng vừa loan tin gặp gỡ xong dường như đã xuất hiện các bình luận mâu thuẫn từ Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa về lý do và mục đích của buổi gặp mặt.

Phát ngôn viên báo chí của Tòa Bạch Ốc ở Mỹ, ông Josh Earnest cho biết, "các điểm chính của chương trình" gặp gỡ sẽ là việc Nga hỗ trợ phiến quân ở Ukraine, các vị nguyên thủ cũng sẽ thảo luận về việc Nga thiết lập quân sự ở Syria.

Earnest nói, "Một lần nữa tổng thống Obama sẽ nhân dịp này thuyết phục tổng thống Putin thực hiện các cam kết mà họ đã làm có tầm quan trọng như thế nào đối với Nga" hầu rút tay ra khỏi mâu thuẫn ở miền Đông Ukraine.

Trong khi đó phát ngôn viên của tổng thống bên Mạc Tư Khoa, ông Dmitry Peskov thì lại nói rằng, đề tài chính của cuộc gặp gỡ là bàn bạc chuyện Syria, còn vụ Ukraine thì ông Obama và Putin sẽ chỉ thảo luận "khi thời gian cho phép".

Earnest lưu ý báo chí, "Đã đến lúc rồi".

Earnest (phát ngôn viên Mỹ) cho biết rằng Putin yêu cầu gặp gỡ ở Liên Hiệp Quốc. Khi được hỏi câu này, ông Peskov (phát ngôn viên Nga) chỉ trả lời rằng cuộc gặp gỡ được "đôi bên thỏa thuận". Ban đầu còn chưa rõ ràng thời điểm cuộc hẹn, nhưng sau đó Tòa Bạch Ốc đã xác nhận sẽ gặp nhau ngày thứ Hai.

Các tin tức lộn xộn đã cho thấy mùi vị hình thức của sự chia rẽ sâu sắc chính trị địa lý có lẽ được phơi bày trong tuần tới.

"Rõ ràng là ông ấy muốn biết xem tổng thống Mỹ nghĩ gì", Earnest nói về tổng thống Nga, "Và chiếu theo cái danh sách các điểm lưu ý dài ngoằn chúng tôi viết ra về hành vi của Nga ở vài điểm nóng trên chính trường thế giới, thì có lẽ một cuộc đối thoại trực diện vào thời điểm này là thích hợp rồi. Một cuộc gặp gỡ như vầy cho Mỹ có cơ hội hiểu thêm các toan tính ngầm của Nga là gì".

Bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ, ông Ashton Carter nói rằng, "có thể hiểu được nhưng chưa rõ lắm" về các điểm trùng hợp quan tâm đến Syria giữa nước Mỹ và nước Nga. Đại diện cố vấn an ninh quốc gia, ông Ben Rhodes nói với ký giả rằng trong cuộc điện đàm vào hôm thứ Năm, thì "sẽ vô trách nhiệm nếu không" có cuộc gặp gỡ với các vị lãnh đạo Nga trong khi nhiều cuộc khủng hoảng trên thế giới đang xảy ra.

Ông Rhodes nói tiếp, "Các đồng minh Châu Âu thân cận với chúng tôi đã yêu cầu tổng thống Obama hãy gặp gỡ tổng thống Putin". "Chúng tôi không chỉ đo lường kết quả cuộc gặp gỡ này qua cách đối thoại của họ mà còn qua những gì sẽ xảy ra sau này".

Hai vị nguyên thủ chưa từng trực diện đối thoại trong 2 cuộc họp tháng 11 năm ngoái, cuộc họp thượng đỉnh G20 ở Brisbane, Úc, và một cuộc họp thượng đỉnh về kinh tế ở Bắc Kinh. Lần cuối họ nói chuyện với nhau là qua điện thoại hồi tháng 7 về thỏa hiệp nguyên tử 5 +1 với Iran. Hồi tháng 6 năm 2015 họ có gọi cho nhau nói chuyện về mâu thuẫn ở Ukraine.

Earnest cho biết, Obama có lẽ sẽ hỏi Nga hỗ trợ việc chống ISIS ra sao, và sẽ "nhấn mạnh lần nữa, rằng Nga gia tăng hỗ trợ nhà cầm quyền Assad là thua cược".

Earnest bác bỏ ý tưởng là cuộc gặp gỡ sẽ làm suy giảm mục tiêu các cố gắng của Mỹ và Châu Âu cô lập nguyên thủ nước Nga, với luận điệu rằng, Nga đã suy yếu do các cuộc phong tỏa kinh tế toàn cầu lên nước này sau khi chiến sự bùng nổ ở Ukraine hồi mùa Xuân năm 2014.

Tổ chức Quỹ tiền tệ thế giới tiên đoán rằng nền kinh tế của Nga đã co lại từ 3 đến 4% trong năm nay, Earnest nói, và Nga đã rơi từ hạng 9 xuống hạng 15 so sánh các nền kinh tế quốc dân mạnh nhất trên thế giới.

Giới chuyên gia và quan chức Nga tỏ ra thận trọng lạc quan về khả năng Obama và Putin sẽ đạt được một thỏa thuận hợp tác ở Syria.

Alexei Pushkov, vụ trưởng ngoại vụ của quốc hội Nga viết trên Twitter hôm thứ Tư rằng, "Chỉ có một không gian hẹp cho việc hợp tác giữa Nga và Mỹ ở Syria. Nhưng nó lại bị giới hạn bởi sự khác biệt quá lớn về bất đồng Assad, vụ khủng hoảng Ukraine và các phong tỏa của Mỹ".

Dmitri Trenin, giám đốc viện chính sách Carnegie Centre Moscow cho biết rằng, Putin sẽ cố gắng lấy được sự ủng hộ của Obama cho Nga đồng hành với Assad chiến đấu chống ISIS. Ông nói, qua sự gia tăng hiện diện quân sự ở Syria những tuần vừa qua, Nga muốn đạt được thế cân bằng với Mỹ ở vùng Trung Cận Đông.

"Tôi nghĩ rằng chính sách của Mỹ vì thực dụng nên nêu lên mối lo ngại về việc tham chiến của Nga [ở Syria] nhưng đã có sự nghiên cứu về việc hợp tác với Nga ở Syria". Các điểm bất đồng chính về tương lai của ông Assad là: Nga muốn bảo vệ tư cách lãnh đạo trong thời gian ngắn. Trenin nói, "Bất kể điều gì liên quan với Assad, Nga đều sẽ không đồng ý truất phế ông này khi khởi sự chương trình hợp tác". "Có lẽ khi tàn cuộc mới có bầu cử và không cho Assad tại vị, nhưng điều này chỉ xảy ra lúc tàn cuộc mà thôi".

Có lẽ Putin sẽ tìm cách làm giảm áp lực của Mỹ đối với ông ta bằng cách hứa giảm che chở phiến quân ở miền Đông Ukraine. Nhà phân tích Igor Bunin viết trên bản tin tờ Moskovsky Komsomolets hôm thứ Năm rằng, các vụ đụng độ giảm xuống ở miền Đông Ukraine gần đây cho thấy Putin ra tín hiệu sẵn sàng cho "đóng băng tình hình". Điều này cho thấy ông ta muốn "từ bỏ ý tưởng lúc trước là hồi sinh thế của Nga và quay lại với nhóm 8 quốc gia cùng trị vì cả thế giới".


(*** dịch lại từ [B]"Obama and Putin's planned UN meeting already rife with miscommunications" (http://www.theguardian.com/us-news/2015/sep/24/obama-vladimir-putin-un-general-assembly) - theo The Guardian)

Triển
10-03-2015, 11:28 PM
25 năm thống nhất nước Đức


https://www.youtube.com/watch?v=LoN55RsY7LI

Triển
10-03-2015, 11:30 PM
Germany in flux celebrates 25 years of post-Wall unity



https://www.youtube.com/watch?v=tXztH4lVMW0

Triển
10-03-2015, 11:35 PM
The German history-Rise and Fall of the Berlin Wall documentary


https://www.youtube.com/watch?v=LZLudjqT21U&list=PL9VbLz7FrhZhp1IenK1CMWkVToMa6dm4b&index=11

Triển
10-26-2015, 10:29 PM
Khắp các mặt báo Tây Âu tuần vừa rồi châm biếm nước Anh thần phục thiên triều
Trung Quốc, báo chí ở Anh thì mắng David Cameron là đồ bán nước; sắp trở thành
chư hầu của Trung Quốc vì mới bán thêm được "một mớ hàng trị giá 24 tỉ Bảng Anh".

Trong khi đó ngoài việc bao vây kinh tế và liên hiệp chân vại qua hợp đồng tự do mậu
dịch ở Mỹ Á Úc, Mỹ đang trình diễn màn nắn gân Trung Quốc trên chính trường qua
màn cho tàu khu trục (destroyer) USS Lassen áp sát quần đảo Trường Sa thị uy với Tàu.

Các mặt báo Tây Âu hôm nay đồng loạt lên trang đầu hình ảnh chiếc USS Lassen lấn sân
lưỡi bò của Tàu.

Bên phe tuyên truyền của thiên triều, đại diện là ngoại trưởng Tàu lập tức lên tiếng cảnh
cáo Mỹ hãy thôi chơi màn nắn gân.

Cuối trào Obama, có lẽ đây là một trong những màn trình diễn ngoạn mục nhất mà phe
Dân Chủ thị uy dưới cương vị cảnh sát quốc tế cũng nhằm răn đe con rồng đỏ lòm Á Châu
mà cũng ra hiệu cho các đàn em vừa ký tên TPP hãy yên tâm: làm ăn với anh sẽ được bảo
kê mà.

Và như vậy người Việt đang đứng trước một mối quan tâm lâu dài sau bức màn nhung
ngoại giao của Mỹ. Liệu Nguyễn Tấn Dũng và nhà cầm quyền Việt Nam có được Mỹ che
chở nhượng bộ bỏ ngoài tai dư luận phản nhân quyền trong một thời gian dài như Mỹ đã từng
làm với Assad của Syria trước khi chuẩn bị bẻ càng hay không? Hay là đây chỉ là một trò chơi
kinh tế, theo kiểu bảo vệ ngôi nhà và sân sau của đối tác là bảo vệ nồi cơm kinh tế của chính mình?

(tin tức theo Guardian (http://www.theguardian.com/world/2015/oct/27/us-warship-lassen-defies-beijing-sail-disputed-south-china-sea-islands))




http://i.imgur.com/mbzGY1T.png

hoài vọng
10-26-2015, 11:50 PM
Đài TV Hà Nội nói David Cameron còn nhận đã sai lầm khi tiến hành chiến tranh ở Irak ( vì dựa vào tin tình báo SAI LẠC do Mỹ cung cấp )...Thật không hiểu nổi mấy tay kế nghiệp Bà Đầm Thép .

Triển
10-27-2015, 12:51 AM
Đài TV Hà Nội nói David Cameron còn nhận đã sai lầm khi tiến hành chiến tranh ở Irak ( vì dựa vào tin tình báo SAI LẠC do Mỹ cung cấp )...Thật không hiểu nổi mấy tay kế nghiệp Bà Đầm Thép .

Không phải Cameron Lính Đại Ca. Thập niên 90 ông Bush cha và Bush con
dẫn quân và đồng minh Anh đi rượt Sadam Hussein lúc đó Cameron là
một cậu bé 25 tuổi. Còn đang mê gái trong nội trú.
Nhận sai lầm cho cuộc chiến ở Iraq ngày hôm qua là ông thần Tony Blair
Lính Đại Ca ơi. Tony Blair làm thủ tướng của Anh từ 1994 đến 2007.

Còn vụ Mỹ kéo quân sang Iraq thì là một huyền thoại cho người ta
nghe cho tốn tiền chơi. Trong thời gian này, Bush "rầy" thủ tướng Đức dữ
dội vì không tham chiến dù chỉ chơi màn quân cụ, y tế và viết chi phiếu.

thuykhanh
10-27-2015, 06:38 AM
Khắp các mặt báo Tây Âu tuần vừa rồi châm biếm nước Anh thần phục thiên triều
Trung Quốc, báo chí ở Anh thì mắng David Cameron là đồ bán nước; sắp trở thành
chư hầu của Trung Quốc vì mới bán thêm được "một mớ hàng trị giá 24 tỉ Bảng Anh".


Bức tranh biếm họa này được đăng trên báo The Times of London ngày 23 tháng 10:



https://scontent-ams2-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xat1/v/t1.0-9/s851x315/12043007_10207998697467540_1824902282231459440_n.j pg?oh=f83c8961b888f8a762dd9c06b0b31553&oe=56C621E6

Triển
10-29-2015, 02:27 AM
Bức tranh biếm họa này được đăng trên báo The Times of London ngày 23 tháng 10:



https://scontent-ams2-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xat1/v/t1.0-9/s851x315/12043007_10207998697467540_1824902282231459440_n.j pg?oh=f83c8961b888f8a762dd9c06b0b31553&oe=56C621E6








Chuyến công du của bà Merkel sang Trung Quốc:
"Kiểu ngoại giao thầm lặng là không đủ"



phỏng vấn của Berhard Zand từ Bắc Kinh

http://cdn4.spiegel.de/images/image-914363-breitwandaufmacher-wumd-914363.jpg




Sự vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc gia tăng, lời chỉ trích lên án của phương Tây giảm đi. Angela Merkel đang viếng thăm Bắc Kinh - và bà Sophie Richardson của tổ chức Human Rights Watch bình luận bà thủ tướng phải nên nói gì.


* cá nhân:
http://cdn1.spiegel.de/images/image-914278-thumbbiga-xyxx-914278.jpg
Sophie Richardson người Mỹ là chủ
tọa cho nhánh Trung Quốc của tổ chức
nhân quyền Human Rights Watch.



SPIEGEL ONLINE:
bà thủ tướng Angela Merkel đã công du sang Trung Quốc lần thứ 8 rồi. Tổ chức Ân xá Quốc tế và các tổ chức khác đã yêu cầu bà thủ tướng hãy lên tiếng cho tình trạng nhân quyền ngày càng xấu đi. Theo bà thì vấn đề cấp bách nhất hiện nay là gì?

Richardson:
Tình hình rất bi thảm đến độ tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Đặc biệt khẩn cấp nhất là hãy can thiệp cho 300 luật sư nhân quyền, bị thẩm tra hoặc bắt giam từ hồi tháng Bảy đến nay. Đa số đã được trả tự do nhưng vậy là chưa đủ. Họ phải được làm việc trở lại. Các nam nữ luật sư này chỉ là một nhóm nhỏ nhưng tuyệt đối quan trọng cho xã hội công dân tương lai Trung Quốc. Bà thủ tướng Merkel có thể đạt được nhiều việc nếu bà ủng hộ. Bà được đặc biệt kính trọng ở Trung Quốc và thực sự tạo ảnh hưởng ở cấp chính phủ.



SPIEGEL ONLINE:
Bà Merkel nên đề cập đến chuyện gì trong buổi nói chuyện?

Richardson:
Chuyện nên xoay quanh vấn đề cho phép các luật sư nhân quyền làm việc lại từ các việc đơn giản nhất, ví dụ như họ bị cấm không cho phép xem xét các chứng cứ trong lúc làm việc, họ hoàn toàn không được phép ra tòa biện hộ, và ngay cả khi họ được biện hộ thì những trường hợp kháng án của họ không được thụ lý.



SPIEGEL ONLINE:
Nước Đức đối thoại nhiều năm trên phương diện một quốc gia pháp quyền với Bắc Kinh. Bà đánh giá loại diễn đàn này ở bình diện cấp bộ trưởng về chuyện cải cách luật lệ dân sự, hành chánh và hình sự như thế nào?

Richardson:
Nước Mỹ cũng thường xuyên gặp gỡ "đối thoại" với chính quyền Trung Quốc như vậy. Trung Quốc có thể chỉ thỉnh thoảng rơi vào tình trạng khó xử và phải thanh minh về phía tư pháp cho các trường hợp không thể cáo lỗi được. Nhưng nhìn chung chúng tôi quan sát các cuộc đối thoại này có dấu hiệu khá nghiêm trọng. Dễ thường các cuộc đối thoại này quá dễ dãi cho phía Trung Quốc đã dẹp bỏ hết tất cả để tạo bầu không khí chẳng liên quan gì đến nhân quyền cả. Chính phủ Trung Quốc không phải là nơi duy nhất cần thay đổi chính sách nhân quyền mà giới chí sĩ nhân quyền địa phương ở Trung Quốc nữa. Đặc biệt họ cần sự hỗ trợ và an ủi.



SPIEGEL ONLINE:
Bà thủ tướng Merkel đi công du sang Trung Quốc rất thường và biết rõ quốc gia này. Bà đánh giá thế nào về kết quả của bà ấy trên phương diện nữ chính trị gia tranh đấu cho nhân quyền?

Richardson:
Bà thủ tướng là một trong số ít chính trị gia phương Tây luôn hỗ trợ đề tài này, tuy nhiên chúng tôi để ý thấy trong hai năm gần đây bà tiếng nói bà ngày càng nhỏ đi. Bà thủ tướng nên trở lại phong cách nói chuyện lịch sự, rõ ràng nhưng phải có thái độ chỉ trích. Bên Trung Quốc cũng chờ đợi bà thủ tướng chỉ trích mà. Và nhà cầm quyền Trung Quốc cũng không vì bị chỉ trích mà hoảng loạn khi vấn đề nhân quyền được đề cập rõ ràng.



SPIEGEL ONLINE:
Sự lo lắng này có lẽ đã khiến chính phủ Anh bị tẩu hỏa nhập ma trong thái độ đón tiếp Trung Quốc công khai gần như chẳng nói gì về đề tài nhân quyền cũng như việc đuổi bắt dân tộc thiểu số nữa.

Richardson:
Cung cách của người Anh trong lần chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng thăm vừa qua không chỉ phản bội chính sách nhân quyền của Cộng Đồng Chung Châu Âu mà nó phương hại lâu dài đến chính nước Anh. Dường như ở Luân Đôn người ta tin tưởng rằng nếu không xem xét kỹ lưỡng vấn đề nhân quyền thì việc giao thương buôn bán sẽ suôn sẻ hơn vậy. Tất cả kinh nghiệm đã dạy cho chúng ta là khi bang giao với Trung Quốc không phải vậy. Ai yếu kém ở một đề tài được Bắc Kinh xem là cũng yếu kém ở đề tài khác. bỏ qua chuyện đáng thẹn mà Anh đã giới thiệu vừa qua.



SPIEGEL ONLINE:
Không chỉ người Anh mà chính trị gia các nước khác đều lập luận là, ngoại giao thầm lặng hỗ trợ cho vấn đề tranh đấu nhân quyền nhiều hơn là "Làm chính trị kiểu bắc loa" không làm được gì cả.

Richardson:
Nếu cách ngoại giao này quá thành công thì tôi sẽ hỏi rằng vì sao tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc tồi tệ đến vậy, vì sao quá nhiều người vô tội phải ngồi tù, vì sao sự vi phạm nhân quyền ở Tibet và ở khu tự trị Tân Cương lại trắng trợn như vậy. Vì sao các chính trị gia và các nhà ngoại giao chỉ chống đối cung cách "Làm chính trị kiểu bắc loa" khi phải đối diện đề tài tranh đấu cho nhân quyền vậy? Lúc cái điện thoại di động của bà Merkel bị nghe lén, bà Merkel đã nói rất rõ ở Hoa Thịnh Đốn bà đã nghĩ gì và ai cũng nghe được bà nói gì. Khi phương Tây có mâu thuẫn giao thương với Trung Quốc hoặc là chống lại kiểu Bắc Kinh bành trướng ở biển Đông, thì không ai sợ phải phát biểu rõ ràng về vụ này. Nhưng đến các đề tài tranh đấu cho nhân quyền là phải làm việc kín? Không thể như vậy được, ngoại giao thầm lặng là chưa đủ, đối với Trung Quốc lại càng không.




(* dịch lại từ "Merkel-Besuch in China: "Stille Diplomatie reicht nicht" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/china-human-rights-watch-kritisiert-angela-merkel-a-1059898.html) - Spiegel Online)










PS: Tin tức mới nhất hôm nay loan đầy trên báo Đức
là ma đàm Merkel đã ký được một mẻ chế 130 Airbus
bán cho Trung Quốc trị giá 17 tỉ euro. Và sự liên hiệp
các công ty năng lượng giữa hai nước.
Ngoài ra bà cổ vũ Trung Quốc hãy dấn thân hơn cho
chính sách đối ngoại kiểu vừa qua trên bàn tròn Iran.
Hãy nói tiếng nói của mình đối với Nga trong vụ Ukraine.

Còn chuyện nhân quyền nhân sinh nào khác thì miễn
có nói. :)

Triển
01-30-2016, 11:55 PM
Khắp các mặt báo Tây Âu tuần vừa rồi châm biếm nước Anh thần phục thiên triều
Trung Quốc, báo chí ở Anh thì mắng David Cameron là đồ bán nước; sắp trở thành
chư hầu của Trung Quốc vì mới bán thêm được "một mớ hàng trị giá 24 tỉ Bảng Anh".

Trong khi đó ngoài việc bao vây kinh tế và liên hiệp chân vại qua hợp đồng tự do mậu
dịch ở Mỹ Á Úc, Mỹ đang trình diễn màn nắn gân Trung Quốc trên chính trường qua
màn cho tàu khu trục (destroyer) USS Lassen áp sát quần đảo Trường Sa thị uy với Tàu.

Các mặt báo Tây Âu hôm nay đồng loạt lên trang đầu hình ảnh chiếc USS Lassen lấn sân
lưỡi bò của Tàu.

Bên phe tuyên truyền của thiên triều, đại diện là ngoại trưởng Tàu lập tức lên tiếng cảnh
cáo Mỹ hãy thôi chơi màn nắn gân.

Cuối trào Obama, có lẽ đây là một trong những màn trình diễn ngoạn mục nhất mà phe
Dân Chủ thị uy dưới cương vị cảnh sát quốc tế cũng nhằm răn đe con rồng đỏ lòm Á Châu
mà cũng ra hiệu cho các đàn em vừa ký tên TPP hãy yên tâm: làm ăn với anh sẽ được bảo
kê mà.

Và như vậy người Việt đang đứng trước một mối quan tâm lâu dài sau bức màn nhung
ngoại giao của Mỹ. Liệu Nguyễn Tấn Dũng và nhà cầm quyền Việt Nam có được Mỹ che
chở nhượng bộ bỏ ngoài tai dư luận phản nhân quyền trong một thời gian dài như Mỹ đã từng
làm với Assad của Syria trước khi chuẩn bị bẻ càng hay không? Hay là đây chỉ là một trò chơi
kinh tế, theo kiểu bảo vệ ngôi nhà và sân sau của đối tác là bảo vệ nồi cơm kinh tế của chính mình?

(tin tức theo Guardian (http://www.theguardian.com/world/2015/oct/27/us-warship-lassen-defies-beijing-sail-disputed-south-china-sea-islands))




http://i.imgur.com/mbzGY1T.png









Biển Đông :
Mỹ bất ngờ cho tàu tuần tra
gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa)

Trọng Nghĩa
Đăng ngày 30-01-2016
Sửa đổi ngày 30-01-2016 16:29

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/67/2711/1532/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/USS%20Curtis_0.jpg
Khu trục hạm USS Curtis của Hoa Kỳ


Mọi người chờ đợi Mỹ ở Trường Sa, nhưng vào hôm nay, 30/01/2016, Hải quân Hoa Kỳ lại bất ngờ phái chiến hạm tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn, vùng quần đảo Hoàng Sa. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, mục tiêu của chiến dịch vẫn là thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Theo một phát ngôn viên Lầu Năm Góc, khu trục hạm USS Curtis Wilbur (DDG 54) đã tiến vào và di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, theo thủ tục « qua lại vô hại ». Tuy nhiên phát ngôn viên Mỹ nhấn mạnh rằng hoạt động của chiến hạm Mỹ nằm trong khuôn khổ một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải, nhằm phản đối « các đòi hỏi chủ quyền quá đáng » của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan, tức là ba bên đang tranh chấp vùng quần đảo Hoàng Sa.

Tuyên bố nói rõ : « Hoạt động này [của tàu Curtis Wilbur] thách thức các nỗ lực của ba bên tranh chấp - Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam – muốn giới hạn các quyền hàng hải và quyền tự do chung quanh các thực thể địa lý mà họ tuyên bố chủ quyền, bằng cách đòi nước khác phải xin phép hay thông báo trước quá cảnh vùng lãnh hải ».

Đối với phát ngôn viên Lầu Năm Góc : « Đòi hỏi chủ quyền quá đáng liên quan đến đảo Tri Tôn không phù hợp với luật lệ quốc tế được phản ánh trong Công ước về Luật Biển ».

Theo một quan chức quốc phòng Mỹ được nhật báo Wall Street Journal trích dẫn, chuyến tuần tra của chiếc USS Curtis Wilbur kéo dài ba tiếng đồng hồ, đã được tiến hành mà không hề báo trước cho bất kỳ nước nào biết. Việc không thông báo là yếu tố cho thấy cuộc tuần tra đích thực là một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Viên chức Mỹ cũng xác định rằng chiến hạm Mỹ đã không thấy bất kỳ chiếc tàu Trung Quốc nào trong lúc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, nhưng không nói rõ là đã có hay không có những trao đổi qua vô tuyến điện với tàu Trung Quốc hay nước khác.

Hành động của Mỹ, theo như Lầu Năm Góc tuyên bố, nhắm vào cả Trung Quốc, Việt Nam lẫn Đài Loan. Tuy nhiên giới quan sát cho rằng đây thực chất là một động thái nhắm vào Trung Quốc, nước hiện đang kiểm soát toàn bộ vùng quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm trọn từ tay Việt Nam vào năm 1974.

Sự kiện Trung Quốc không phản ứng khá khác thường, vì lẽ từ trước đến nay, Bắc Kinh thường tung các đội tàu nhỏ ra để đối phó mỗi khi tàu ngoại quốc tiến vào khu vực mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ.

Vào tháng 10 năm ngoái 2015, một khu trục hạm khác của Hải Quân Mỹ cũng đã đi vào phạm vi 12 hải lý của Đá Xu Bi (Subi Reef), một trong 7 đảo mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc khi ấy đã cực lực phản đối, và cho tàu của họ theo dõi sát tàu Mỹ.

Sau khi Hoa Kỳ cho biết sẽ tiếp tục các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, nhiều nhà phân tích đã dự báo khả năng Mỹ sẽ áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong chiến dịch thứ hai. Không ngờ là hôm nay, tàu Mỹ lại tiến vào vùng Hoàng Sa.

(nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160130-bien-dong-my-bat-ngo-cho-tau-tuan-tra-gan-dao-tri-ton-hoang-sa )

Triển
06-07-2016, 12:45 PM
Dân Châu Âu rất mơ hồ về chuyện TQ củng cố quyền lực của mình
ở Á Châu qua việc lấn áp Biển Đông. Cho nên mỗi lần có báo chí viết
về việc này, thông thường họ nhắc lại toàn bộ bối cảnh sự việc.


---------------


Biển Đông:
Một cường quốc củng cố sân sau của mình

Bernhard Zand từ Bắc Kinh

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1004238-galleryV9-csmq-1004238.jpg

Cuối tuần này bà thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ cùng phân nửa nội các của mình đi Bắc Kinh. Chủ Nhật vừa qua đã có nhiều bộ trưởng Mỹ từ Hoa Thịnh Đốn hạ cánh Bắc Kinh có cả ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Không chỉ có chính phủ Đức, mà chính phủ Mỹ trong những năm gần đây thường tham vấn với người Trung Quốc trong các hội nghị bàn tròn cỡ lớn. Cường quốc về kinh tế và quân sự Trung Quốc dần dà trở thành quá quan trọng để chỉ thỉnh thoảng gặp gỡ dưới hình thức đồng liêu.

Đối với người Mỹ lần đầu tiên trong năm nay có vụ tranh cãi là đề tài chính mà đối với nhiều người Châu Âu còn cho rằng quá xa vời, nhưng với Hoa Thịnh Đốn dần dà đã trở thành vấn đệ hệ trọng với Bắc Kinh: nhu cầu của Trung Quốc về khu vực trong biển Đông.

Chuyện gì đây?

Từ khi chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức năm 2013, người Trung Quốc đã nới rộng sự hiện diện mang tính cách chiến lược quan trọng trên vùng biển có nhiều cá và nguyên liệu giữa Trung Quốc và Mã Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam. Các tàu đổ đất xây đảo nhân tạo trên các rặn đá, quân độu Trung Quốc xây dựng hải cảng và phi đạo, ngay cả việc điều động hỏa tiễn. Nhiều hòn đảo và các rặn đá cũng được các quốc gia khác có nhu cầu sở hữu. Đa số các quốc gia này là đồng minh của Mỹ.

Nhiều năm qua chính quyền Trung Quốc còn e dè xử dụng quân sự chiếm đoạt nhu cầu của mình. Tuy nhiên với trọng lượng kinh tế của họ, Trung Quốc dần dà có nhiều tự tin. Nhu cầu của Bắc Kinh bao gồm 80 phần trăm phạm vi biển Đông và bộ ngoại giao gần như mỗi tuần loan tin đó là "chuyện không thể tranh cãi".

Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc cũng nêu nhu cầu của họ cũng là quyền không thể tranh cãi - và tất cả các nước này đều nhỏ hơn người bạn láng giềng vĩ đại nên họ sợ hãi rằng Trung Quốc sẽ khống chế toàn bộ bằng quyền lực trên biển ngày càng gia tăng. Nước đầu tiên khiếu nại lên tòa án thường trực ở Den Haag là Phi Luật Tân vào năm 2013, nhờ cơ quan quốc tế giải quyết vụ nhu cầu chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông. Kết quả được trông đợi vào tuần tới.

Người Trung Quốc muốn gì?

Bắc Kinh công bố đó là nhu cầu lịch sử: từ thời cổ đại ngư phủ Trung Quốc đã giong buồm ngược xuôi trên vùng biển này chung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rồi. Việc bây giờ Bắc Kinh khẳng định và bảo vệ chủ quyền là điều tất nhiên. Chỉ có vài chuyên gia luật lệ quốc tế đồng ý với lý do này, và gần như không ai nghĩ rằng tòa án Den Haag sẽ theo lý lẽ đó.

Nguyên nhân chính của việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo là nguyên nhân chiến lược. Trung Quốc, cường quốc kinh tế và giao thương đứng thứ nhì trên thế giới, nhận thấy có hai "chuỗi đảo" chung quanh mình: một chuỗi kéo dài từ Nhật, ngang qua Phi Luật Tân (Phillipines) đến Nam Dương (Indonesia), chuỗi kia là từ quần đảo Aleutian đến quần đảo Mariana Guam. Hầu hết các lãnh thổ này hoặc là liên hiệp với Hoa Kỳ hai là một phần của nước Mỹ như đảo Guam.

Các tướng lãnh Trung Quốc e ngại rằng nếu có xích mích với Hoa Thịnh Đốn thì họ sẽ bị bao vây. Ít nhất là cái ao nhà của họ, vùng biển Đông, vì vậy phải nằm trong bàn tay kiểm soát của Trung Quốc.

Người Mỹ muốn gì?

Mỹ thấy quốc gia mình như ông tổng thống Barack Obama sinh ra ở Hạ Uy Di nói, là "một quốc gia Thái Bình Dương". Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các hạm đội hải quân Mỹ ngang dọc vùng biển phía Tây Thái Bình Dương. Ít nhất là từ hồi chiến tranh Việt Nam họ đã củng cố các tuyến hải lộ trong khu vực và tạo điều kiện cho các quốc gia như Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản tăng trưởng kinh tế.

Đối với Hoa Thịnh Đốn và đồng minh của họ, việc Trung Quốc nới rộng trong biển Đông đã phá rối tình trạng sẵn có nhiều thập niên nay. Ông bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cảnh cáo trước Hội nghị An ninh ở Tân Gia Ba (Singapore) rằng, Bắc Kinh qua chuyện xây đảo nhân tạo đã dựng lên "một bức tường thành vĩ đại tự cô lập mình".

Đa số các chính trị gia quốc phòng và quân đội của khu vực đồng ý với phát biểu này. Chỉ có vài người dám nêu đích danh Trung Quốc vì sự lệ thuộc kinh tế của họ quá lớn vào anh láng giềng vĩ đại kia.

Vụ tranh chấp hải đảo nguy hiểm đến mức độ nào?

Các trường hợp đụng độ trên không biển Đông xảy ra thường hơn từ nhiều năm nay, các vụ chiến đấu cơ của Trung Quốc áp gần các chiếc máy bay dọ thám của Mỹ khá nguy hiểm. Giữa tháng Năm vừa qua theo tin tức của Mỹ chỉ còn thiếu 20 thước là máy bay đụng nhau.

Theo tờ "Hoa Nam Bưu Điện Buổi Sáng", một tờ báo thường loan tin chính xác về quân sự Trung Quốc, tường thuật hồi tuần rồi rằng, Bắc Kinh lên kế hoạch thành lập vùng phòng không cho khu vực. Điều đó có nghĩa rằng các phi công trước khi vào không phận biển Đông phải đăng ký Trung Quốc. Năm 2013 Bắc Kinh đã thành lập các vùng không phận tương tự ở vùng biển phía Đông của họ. Ngũ Giác Đài đã gửi B-52 đến khu vực và phi công không chấp hành đăng ký Trung Quốc. Lúc đó Bắc Kinh phản đối việc này bằng ngoại giao.

Bắc Kinh hoặc Hoa Thịnh Đốn đều không thực sự có hứng thú cho sự việc leo thang. Trò chơi có quá nhiều hệ lụy. Trung Quốc và Mỹ hãy cố gắng chung tay tạo dựng "một mạng lưới an ninh khu vực Châu Á Thái Bình Dương", bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ Carter đã đề nghị ở Tân Gia Ba (Singapore). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hạ nhiệt ý nghĩa của cuộc tranh chấp sau khi gặp gỡ John Kerry: ông ta nói rằng các bang giao giữa hai cường quốc cũng "bình thường". Thái Bình Dương không phải là "đấu trường để tranh đua".

Cuộc tranh chấp này có ý nghĩa gì đối với Châu Âu

Gần một phần ba các giao thông hải hành quốc tế đi qua các tuyến đường biển Đông, trong đó cũng có các chuyến giao khí đốt và dầu hạng lớn từ vùng Trung Cận Đông sang Trung Quốc và Nhật cũng như phần lớn xuất cảng từ Trung Quốc sang Châu Âu.

Theo như cuộc họp thượng đỉnh ở Nhật nêu rõ, các quốc gia kỹ nghệ phương Tây đồng quan điểm với Mỹ về sự tranh chấp. Bà thủ tướng Đức Merkel có lẽ sẽ nhấn mạnh quan điểm này trong các cuộc đối thoại cuối tuần này. Điều này sẽ khiến Bắc Kinh giận dữ - nhưng Trung Quốc sẽ chơi chiến lược câu giờ. Mỹ thích dùng vũ lực, nhưng việc Trung Quốc chơi trội ở Tây Thái Bình Dương cứ tiếp tục tăng dần mỗi năm.

------------

* Tóm tắt:
Việc Trung Quốc nới rộng lãnh thổ ở Biển Đông khiến Mỹ bối rối. Các va chạm trên không thường xảy ra. Đối với Trung Quốc khu vực này có tầm quan trọng chiến lược, cũng dùng để tự vệ. Vì các bang giao kinh tế và chính trị quá quan trọng, cho nên Bắc Kinh hoặc là Hoa Thịnh Đốn đều không có hứng thú để tranh chấp leo thang.

* Tác giả:
Bernhard Zand là thông tín viên của tờ Spiegel ở Bắc Kinh.

* Dịch từ "Südchinesisches Meer: Eine Weltmacht sichert ihren Hinterhof" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/suedchinesisches-meer-chinas-expansion-provoziert-die-usa-a-1096129.html) - Spiegel Online.

Triển
07-20-2016, 09:36 AM
Thủ lãnh thánh chiến Indonesia tử thương


Thụy My
Đăng ngày 19-07-2016 Sửa đổi ngày 19-07-2016 14:21



http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2016-07-19t084037z_1584999909_s1aetqlfcfab_rtrmadp_3_indon esia-security.jpg
An ninh Indonesia đứng gác trước bệnh viện, nơi quàn xác của người được cho là Santoso, tại Palu, miền trung Sulawesi, ngày 19/07/2016
Antara Foto/Fiqman Sunandar/ via REUTERS


Santoso, thủ lãnh thánh chiến bị truy nã ráo riết nhất ở Indonesia tử thương khi chạm trán với lực lượng an ninh. Cảnh sát Indonesia ngày 19/07/2016 xác nhận việc này, kết thúc nhiều năm truy lùng phần tử cực đoan ủng hộ tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo - Daech, được cho là đã chỉ huy nhiều vụ tấn công.

Syaikh Abu Wardah Santoso, được biết với tên gọi tắt Santoso, là thủ lãnh nhóm Thánh chiến Indonesia, đã tuyên thệ trung thành với Daech vào năm 2014. Santoso kêu gọi tiến hành thánh chiến, trong các video được đưa lên mạng và tổ chức nhiều vụ tấn công nhắm vào lực lượng an ninh. Nhân vật này bị truy lùng từ 5 năm qua.

Ẩn náu tại vùng núi Célèbes, hôm qua thủ lãnh thánh chiến này đã bị tử thương khi đụng độ với lực lượng an ninh. Đây là thắng lợi lớn của chính quyền Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới. Jakarta từng phải huy động hàng trăm cảnh sát, quân nhân và những phương tiện quy mô để truy tìm đối tượng nguy hiểm này.

Sau vụ tấn công ở Bali năm 2002 làm 202 người thiệt mạng trong đó có nhiều du khách ngoại quốc, Indonesia đã lao vào cuộc chiến chống khủng bố. Nhóm Jemaah Islamiyah được cho là thủ phạm, đã bị phá vỡ một phần mạng lưới, các thủ lãnh chủ chốt bị bắt hay bị giết chết. Nhưng nhóm của Santoso vẫn là chiếc gai trong mắt chính quyền.

Santoso đã chuyển sang xu hướng Hồi giáo cực đoan trong giai đoạn xung đột giữa người đạo Hồi và đạo Cơ Đốc cuối thập niên 90 đầu những năm 2000, tại quê nhà Poso thuộc Célèbes, làm hàng trăm người chết. Sau khi thỏa thuận hòa bình kết thúc xung đột ở Poso, Santoso gia nhập Jemaah Islaymiyah rồi tách ra lập nhóm Thánh chiến Indonesia.

Nhóm này tiến hành nhiều vụ tấn công đẫm máu vào lực lượng an ninh Indonesia. Nhiều chiến binh từ nhiều vùng khác nhau ở Đông Nam Á cũng đã từng đến tham gia trại huấn luyện của Santoso tại vùng núi Poso.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20160719-thu-lanh-thanh-chien-indonesia-bi-tu-thuong?ref=fb_i)

Triển
07-20-2016, 10:18 AM
Pray

http://i.imgur.com/DnAaOGf.jpg

(nguồn: trên hình)