PDA

View Full Version : Tư nhân hóa đất đai là ....



Lotus
03-29-2013, 01:54 PM
http://www.youtube.com/watch?v=G7_KnXOgrgs

Tư nhân hóa đất đai là 'nuôi dưỡng lòng tham'

Thượng tọa Thích Thanh Dũng, trụ trì chùa Phúc Nghiêm (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã đưa ra những lập luận cực kỳ quái đản khi nói rằng: tư nhân hóa đất đai là nuôi dưỡng lòng tham, đồng thời ông này còn hùng hồn khẳng định điều này là ‘trái lại’ với tinh thần của Đức Phật và Chúa Giê-su.

Phát biểu như trên được phát sóng trên bản tin thời sự lúc 19 giờ ngày 26/03/2013 của đài truyền hình quốc gia Việt Nam, tại phần tin thời sự nói về ‘Hội nghị các chức sắc tôn giáo góp ý về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992’ tại Bắc Ninh.

“Cái đất phải xác định là sở hữu của toàn dân, do đảng nhà nước đại diện quản lý. Tôi nghĩ cái vấn đề mà tư nhân hóa đất đai ở đây thì có thể nói là, cái đấy là nó nuôi dưỡng lòng tham. Và khi nó nuôi dưỡng cái lòng tham thì cái tính vị tha, cái tính từ bi bác ái nó sẽ bị kém đi.

Nó có thể nói là nó trái lại với cái tinh thần từ bi của Đức Phật, cũng như là cái sự bác ái của Đức Chúa Giê-su” – Trích phát biểu của Thượng tọa Thích Thanh Dũng, trụ trì chùa Phúc Nghiêm.

Việc thừa nhận để người dân được sở hữu đất đai vốn là điều mà đảng cộng sản luôn né tránh, đây cũng được xem là một trong những tử huyệt của đảng cộng sản. Nguyên nhân gốc rễ xảy ra tình trạng cướp đất, khiếu kiện tràn lan như hiện nay chính là do chế độ ‘sở hữu toàn dân’ đã khiến hàng triệu nông dân cả nước oán thán.

Mục đích của đảng cộng sản thông qua chiêu bài ‘sở hữu toàn dân’ là để khống chế nhân dân, tạo cơ hội cho cán bộ đảng viên tha hồ cướp đất, làm giàu trên xương máu dân lành.

Chính cái chế độ ‘sở hữu toàn dân’ mà ông Thượng tọa Thích Thanh Dũng đang ra sức bảo vệ mới là nguyên nhân gốc rễ sinh ra lòng tham, tạo điều kiện cho cán bộ cộng sản tham nhũng, đẩy hàng triệu dân oan lâm vào cảnh khốn cùng.

Ngoài ra, bản tin của VTV cũng lộ rõ sự lố lăng, dối trá khi tự phong chức ‘linh mục’ cho ông Nguyễn Quốc Hiếu - Chủ tịch UB Đoàn kết Công Giáo tỉnh Bắc Ninh. Được biết, hiện nay không có bất cứ vị linh mục nào tên Nguyễn Quốc Hiếu đang giữ chức Chủ tịch UB Đoàn kết Công Giáo tỉnh Bắc Ninh.


http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/tu-nhan-hoa-at-ai-la-nuoi-duong-long.html#.UVXwQ8u9KSM

Lotus
03-29-2013, 02:03 PM
Thượng tọa Thích Thanh Dũng, trụ trì chùa Phúc Nghiêm (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã đưa ra những lập luận cực kỳ quái đản khi nói rằng: tư nhân hóa đất đai là nuôi dưỡng lòng tham, đồng thời ông này còn hùng hồn khẳng định điều này là ‘trái lại’ với tinh thần của Đức Phật và Chúa Giê-su.

Phát biểu như trên được phát sóng trên bản tin thời sự lúc 19 giờ ngày 26/03/2013 của đài truyền hình quốc gia Việt Nam, tại phần tin thời sự nói về ‘Hội nghị các chức sắc tôn giáo góp ý về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992’ tại Bắc Ninh.

“Cái đất phải xác định là sở hữu của toàn dân, do đảng nhà nước đại diện quản lý....Các quốc gia độc tài đứng chót cuôí bảng xếp hạng trên thế giới về sự thực hiện luật pháp bảo vệ tài sản và sở hữu của ngươì dân.

Chỉ số này cũng đánh giá khả năng sở hữu của ngươì dân có thể bị tịch thu hay cưỡng chê´, và phân tích sự độc lập của hệ thống luật pháp, sự tồn tại của tham nhũng trong hệ thống luật pháp ...

Điểm của Việt Nam là 15 trên 100 điểm (Điểm kém có nghĩa là không bảo vệ tôt´ tài sản và sở hữu của ngươì dân).

Property Rights Index - Vietnam Compared to Continent

Vietnam: Property rights index

A subcomponent of the Index of Economic Freedom, the property rights index measures the degree to which a countrys laws protect private property rights, and the degree to which its government enforces those laws.

Higher scores are more desirable, i.e. property rights are better protected. Scores are from 0 to 100. The score of Vietnam is 15 .

The index also assesses the likelihood that private property will be expropriated and analyzes the independence of the judiciary, the existence of corruption within the judiciary, and the ability of individuals and businesses to enforce contracts.
The Global Property Guide considers protection of property rights as a significant factor affecting the desirability of a residential real estate investment.

Source: The Heritage Foundation and the Wall Street Journal

http://www.globalpropertyguide.com/Asia/Vietnam/property-rights-index

http://www.heritage.org/research/features/index/

Lotus
03-30-2013, 08:10 AM
Đồng nghiệp của thầy Thượng tọa Thích Thanh Dũng trong giáo hội PG Nhà nước .

http://img834.imageshack.us/img834/5497/scs11.jpg




Tướng công an làm trưởng ban Tôn giáo

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định bổ nhiệm Trung tướng Phạm Dũng, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.
Quyết định số 212/QĐ-TTg của Thủ tướng nói rõ ông Dũng được điều động, bổ nhiệm vào chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ, kiêm trưởng ban Tôn giáo.

Quyết định này được đưa ra bốn tháng sau khi có yêu cầu chính thức từ Bộ Nội vụ, và vài ngày sau khi Ban Bí thư có ý kiến trong văn bản số 2501-CV/VPTW.
Trung tướng Phạm Dũng nay đã chính thức rời vị trí người đứng đầu Tổng cục An ninh II, tức cơ quan chuyên trách về an ninh nội địa.
Trong nhiều năm, ông đã phụ trách công tác bảo đảm an ninh quốc gia, bao gồm cả chính trị nội bộ và đặc biệt là thông tin-truyền thông.
Trong cương vị mới, ông Phạm Dũng sẽ phụ trách công tác tham vấn cho Chính phủ trong xây dựng chính sách và quản lý nhà nước về tôn giáo...
Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ.
Công tác tôn giáo được cho là một lĩnh vực quan trọng trong quản lý an ninh chính trị và xã hội ở Việt Nam.
Ban Tôn giáo Chính phủ, thành lập năm 1955, có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Ban này có chức năng hướng dẫn và hỗ trợ chính quyền địa phương các cấp về công tác tôn giáo và giải quyết những vấn đề quan trọng về tôn giáo, đồng thời làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo.
Xuất thân công an
Với việc ông Phạm Dũng trở thành trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hai "tham mưu" chủ chốt về tôn giáo xuất thân từ ngành an ninh.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng từ năm ngoái cũng giữ vai trò chính thức là Phái viên tư vấn Thủ tướng về an ninh và tôn giáo.
Ông Hưởng là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh, từng là Ủy viên Trung ương Đảng, và đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định xử một số nhân vật đấu tranh dân chủ hoặc vận động nhân quyền...

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120221_religion_new_personnel.shtml

Lotus
05-29-2013, 04:37 AM
Phật Đản, hướng nào cho phật tử Việt Nam?


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/visakha-in-vn-uyen-nguyen-0522-05222013092518.html/hue-pd-305.jpg/image


Mùa Phật Đản đến, vài ngày nữa, Phật Tử Huế sẽ đón mừng ngày Đức Phật Đản Sanh, ngày thế giới đón nhận thêm sự có mặt của một bậc hiền triết Á Đông. Trải qua gần ba ngàn năm lịch sử, triết lý về Duyên – Nghiệp của ngài vẫn còn mới mẽ và giàu ý nghĩa đối với cuộc sống. Thế nhưng, hiện nay, sự lệch hướng trong cách hiểu triết lý của Đức Phật và kiểu hoạt động có tính hình tướng của Phật giáo thời xã hội chủ nghĩa đã làm cho nhiều Phật Tử lo lắng.

Ủng hộ và ngăn cản

Và mùa Phật Đản này, như mọi năm, một mặt, nhà cầm quyền ủng hộ, cổ xúy cho các hoạt động của Giáo Hội Phật Giáo xã hội chủ nghĩa, mặt khác, Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam lại bị quấy rầy, ngăn cản sinh hoạt.

Một Phật Tử yêu cầu giấu tên, là đạo hữu của chùa Thuyền Quang – thuộc Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, Huế, chia sẻ với chúng tôi rằng cung cách sinh hoạt và cách hiểu kinh Phật và triết lý của ngài đã dạy đang bị bóp méo, lệch lạc chưa từng có. Nhất là về khái niệm Duyên – Nghiệp, nhân quả, dường như các Phật Tử đã không hiểu đúng và có chiều hướng mê tín hơn là suy tư. Thay vì đến chùa để chiêm bái một bậc hiền triết và suy niệm về những gì ngài đã dạy, phần lớn Phật Tử đến chùa để cầu may, thậm chí xin lộc và biến hoạt động bố thí, cúng dường thành một kiểu tích đức theo mô hình bỏ tiết kiệm, có suy tính và có giá trị lợi nhuận.

Một người bán thịt heo ở chợ Đông Ba, Huế, than thở với chúng tôi là chị quá ngán ngẫm cảnh mẹ mình đi chùa, mỗi lần đi chùa về, bà cụ nhìn chị giống như nhìn một quái vật và bắt đầu thuyết giảng về nhân quả, bà cụ cứ khuyên chị bỏ nghề bán thịt heo đi, vì làm nghề bán thịt heo có liên quan đến nghiệp sát sanh, có người bán thì có người mổ, có người mổ thì heo sẽ bị chết vì dao mổ, chính vì thế, nên bỏ nghề và nên ăn chay để sám hối. Nói chung là bà cụ nói với chị đủ điều, chị tìm cách nói tránh và đi làm việc. Được một thời gian thì bà cụ đòi bỏ nhà, đến chùa ở luôn, chị khuyên gì bà cũng không chịu, bà nói rằng người đã nghe giảng mà không chịu quay đầu thì đó là yêu quái chứ không còn là người nữa, từ đó bà luôn nhìn chị với ánh mắt sợ hãi và tránh né, không tin tưởng chị, chị rất buồn, đôi khi cảm thấy bế tắc, chị đã buôn thịt heo gần hai mươi năm nay, nuôi ba đứa con học đến đại học cũng từ tiền buôn thịt heo, nếu quả thật là nghiệp thì ba đứa con của chị cũng có liên đới, chị thấy buồn.

Không riêng gì chị bán thịt heo ở chợ Đông ba than thở chuyện này, dường như phần đông con cái có cha mẹ đi sinh hoạt ở các chùa quốc doanh đều than thở về chuyện này. Đặc biệt, vấn đề cha mẹ lấy tiền dưỡng già để cúng dường ở các chùa quốc doanh đã khiến cho con cái hết sức phiền lòng. Một người kinh doanh nhà hàng trên đường Lê Lợi, thành phố Huế, than thở với chúng tôi rằng giá như mọi chuyện diễn ra như trước đây thì hay hơn nhiều. Nghĩa là một Phật Tử, khi thấy trong tâm hồn có nhiều náo động, mệt mỏi và chán chường đời sống, sẽ tìm đến chùa để vấn an tâm linh, để chiêm nghiệm về ý nghĩa vô thường và tự kiến tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, bình an hơn ngay trong mái ấm của mình. Còn bây giờ, đa phầ người thấy chán gia đình là tính chuyện tìm đến các ngôi chùa quốc doanh để tu, vì trong một chừng mực nào đó, cơ hội kiếm sống ở các chùa quá cao, thời kinh tế khó khăn, thu nhập của một sư quốc doanh cao hơn nhiều so với thu nhập của một nhân viên ngân hàng, thu nhập của một trụ trì chùa quốc doanh có khi gấp vài lần so với thu nhập của giám đốc doanh nghiệp.

Quá xem trọng hình tướng?

Một vị sư, đương nhậm trụ trì một ngôi chùa thuộc Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất ở Huế, chia sẻ với chúng tôi rằng nếu quá xem trọng hình tướng, thì đạo pháp sẽ rơi vào mạt vận. Những cách người ta đang làm hiện nay, cụ thể là cách của phía chính quyền hành xử, đối đãi tệ với Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất và dùng Giáo Hội Phật Giáo xã nhà nước làm chiêu bài tự do tôn giáo, trong khi đó, phần lớn các hoạt động tâm linh ở Giáo Hội nhà nước đã bị đánh tráo, hình thức hoạt động có chiều hướng phô trương thanh thế nhiều hơn là chiều sâu tâm linh. Đó là điều làm cho giới tăng sư có lương tri, dấn thân vì đạo cảm thấy buồn và lo.


Vị sư này chia sẻ thêm rằng thời Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất hoạt động, chưa bị đàn áp như bây giờ, đến mùa An Cư, các tăng sư, ni sư hầu như vắng bóng trên các đường phố bởi lúc này, các vị an cư, tránh đi lại làm giẫm lên các sinh linh đang mùa sinh nở. Nhưng bây giờ thì khác, sau dịp Rằm tháng Tư, vẫn có rất nhiều vị sư chạy xe, đi lại trên đường, nhiều vị đi tìm đá cảnh, cây cảnh, thậm chí có nhiều chùa còn nuôi cá cảnh để bán cho khách. Nhìn chung, các hoạt động treo cờ xí, bắt loa phát thanh tụng kinh với âm thanh lớn quá cỡ, làm ảnh hưởng đến việc học hành của các em nhỏ trong xóm diễn ra từ Bắc chí Nam hay việc cúng cầu siêu bạt độ với kinh phí vài chục triệu đồng thậm chí vài trăm triệu đồng cho những gia đình có kinh tế khá giả… đều có tính chất hình tướng, cầu vật dục nhiều hơn là tâm linh, nếu không nói đó là hoạt động đậm chất mê tín, dị đoan và ít nhiều mị dân. Tất cả những hoạt động này đều có lợi cho nhà cầm quyền, đẩy con người vào tâm lý sợ hãi, thụ động và thây kệ mọi chuyện, phó thác cho số phận, trái ngược với triết thuyết của Đức Phật về tính tự thắp đuốc và tinh tấn tìm giải thoát cho tâm hồn, cho đời sống hiện tại.

Mùa Phật Đản Sanh năm nay, cả thành phố Huế rực rỡ cờ và hoa sen nhựa, ở các ngã ba Lê Lợi, cầu Tràng Tiền, dọc hai bên bờ sông Hương và ở các chùa, trừ những chùa thuộc Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, đều trang trí đèn hoa, xe hoa rực rỡ để đón mừng khánh lễ. Có lẽ, lời nhận xét của một vị Đại Đức, hiện đang là trụ trì một ngôi tịnh xá ở Biên Hòa – Đồng Nai, từng tu tập ở Huế, sẽ thay lời kết cho bài tường trình này, vị này nói rằng tất cả các Phật Tử đều vui mừng đón khánh lễ, đó là một duyên lành, cho thấy tinh thần xiển dương đạo pháp còn rất mạnh, nhưng những hoạt động có tính hình thức và mang dấu ấn phân biệt giữa giáo đoàn nhà nước và giáo đoàn Phật Giáo Thống Nhất là điều hoàn toàn không nên có, điều này còn tồn tại, chỉ cho thấy một hệ lụy duy nhất là Phật Giáo đang yếu đi bởi sự nhúng tay quá sâu của nhà cầm quyền vào các sinh hoạt tâm linh.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/visakha-in-vn-uyen-nguyen-0522-05222013092518.html

Lotus
05-29-2013, 04:38 AM
Phật Đản, đâu rồi Pháp ca?

Mùa Phật Đản năm nay khác đặc biệt so với mọi năm, trong đó, vấn đề thời tiết bất thường và cách thức tổ chức khánh lễ ở các chùa trực thuộc giáo hội nhà nước cũng khá mới lạ.

Hát Quốc ca thay cho Pháp ca

Bắt đầu từ ngày Mồng Mười tháng Tư, tức ngày 19 tháng 5 dương lịch, các chùa ở Huế đã bắt đầu dựng sân khấu, treo cờ, kết lồng đèn. Riêng lồng đèn Huế và lồng đèn Hội An được treo kết hợp trên cầu Tràng Tiền với số lượng tương đương số năm Phật lịch. Trên sông Hương, bảy đóa hoa sen tượng trưng cho bảy bước chân của Đức Phật được kết vào ngày mồng Tám âm lịch, đến ngày mồng Mười bị mưa đá nhấn chìm hết hai đóa.

Điểm đặc biệt về thời tiết, suốt gần một tháng trời nắng nóng khô hạn, đến khi chuẩn bị lễ thì ập xuống những trận mưa đá và mưa xối xả trong vòng vài chục phút rồi trở lại hanh khô, nóng nực rất khó chịu. Ngay trong đêm Mười Bốn, đêm chính của khánh lễ, khắp miền Trung đổ ập trận mưa từ 19h đến 19h45, ngay lúc đang khai mạc lễ ở khắp nơi, làm ảnh hưởng đến không khí khánh lễ, cho cảm giác hụt hẫng và khó chịu.

Nhưng điều đó chưa có gì đáng kể so với cách tổ chức khác lạ ở các chùa thuộc giáo hội nhà nước. Thay vì mọi năm, vị trụ trì của các chùa đứng lên đọc diễn văn khai mạc sau lời giới thiệu của người dẫn chương trình, và âm nhạc cho chương trình sẽ là âm nhạc ca ngợi công đức của Đức Thích Ca, năm nay, chương trình dạo đầu từ 4h chiều bằng những bản nhạc “đỏ” như: Chiếc gậy tầm vông, O du kích, Tiến về Sài gòn, Hồ Chí Minh, Việt Nam đẹp nhất tên người…

Và đến phần khai mạc khánh lễ, bài Quốc ca Việt Nam được xướng lên đầu tiên kết hợp với lễ kéo cờ đỏ sao vàng, sau đó là lời phát biểu của trụ trì, vị này đọc bài kêu gọi đại đoàn kết dân tộc, thuyết giảng về giá trị con người thời đại mới với lòng vị tha, không nên đi ra ngoài mục tiêu của Đảng, nhà nước. Và, đây là điểm nhấn: Trừ một số chùa, còn lại, gần như 100% các chùa, không riêng gì ở Huế mà theo chúng tôi khảo sát được sáng nay là trên cả nước đều có yêu cầu Phật Tử dành riêng một phút mặc niệm để tưởng nhớ công ơn của các liệt sĩ, đương nhiên là những liệt sĩ theo định nghĩa của nhà nước Việt Nam hiện tại.

Sau buổi lễ, chúng tôi liên lạc với một vị Phật Tử, yêu cầu giấu tên, vị này chia sẻ rằng tinh thần tốt đời đẹp đạo thì rất hay, nhưng ông thấy chuyện kéo cở đỏ sao vàng lên nằm ngang với cờ Phật Giáo là đủ lắm rồi, cần gì phải hát quốc ca, nghe ra nặng chính trị quá, vì những chuyện đó nên dành cho các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học hoặc các công ty chẳng hạn, nhưng chùa thì không nên thế vì chùa có cảnh giới và tâm thức riêng của chùa, tinh thần vô cầu, vô úy và hỷ xả là Pháp ca của chùa, ở chùa nên hát Pháp ca chứ không nên hát quốc ca. Hơn nữa, nhiều em Phật tử còn rất nhỏ, nếu để những ca từ như “đường vinh quang xây xác quân thù” hát to trước chùa, cách hiểu về tôn giáo và lòng bi mẫn của các em sẽ ít nhiều lệch lạc.

Một vị nữ Phật Tử khác chia sẻ thêm rằng bà thấy lạ và hơi khó hiểu vì trong đạo pháp, tâm thức vô phân biệt, vô sai biệt rất lớn, không phân biệt đâu là thù, đâu là bạn cả, chỉ có từ tâm đứng trên hết, chính vì thế, nếu đã cầu siêu thì sẽ cầu siêu cho liệt sĩ Việt Nam, không cần phân biệt bên nào. Như vậy sẽ tốt hơn. Hơn nữa, đây không phải là cầu siêu mà là mặc niệm, nghe ra có vẻ chấp thủ quá, vì mặc niệm tức là còn giữ niệm, mà còn giữ niệm thì chưa đạt đến tinh thần nguyên ủy của Phật Giáo. Vị nữ Phật tử này nói thêm rằng nếu như được góp ý, bà sẽ góp ý với Giáo hội không nên để những lễ nghi nhà nước lấn quá sâu vào lễ nghi tôn giáo, làm như vậy, không chừng lại phản tác dụng và dẫn đến hiểu nhầm. Bà cười chua chát nói thêm rằng riêng chữ hiểu nhầm có khi cũng cần xét lại, mà xét như thế nào thì khó nói lắm!

Diễn văn khai mạc quá lạ


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tuongtrinhtuvn-un-05262013095938.html/Phat-Dan_250.jpg/image
Phật tử đang lễ trong một ngôi chùa ở Hà Nội vào ngày Phật Đản. RFA photo


Một Phật Tử khác ở Thừa Lưu, cũng phàn nàn với chúng tôi rằng cách thức tổ chức và diễn văn khai mạc khánh lễ năm nay lạ quá, thay vì nói về công đức của Đức Thích Ca, vị trụ trì lại nói về Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam và kêu gọi đại đoàn kết dân tộc. Mà một khi các sư còn kêu gọi, điều đó cũng cho thấy các Phật Tử chưa bao giờ đi đúng tinh thần Phật Pháp, vì tinh thần Vô Ưu, Vô Phân Biệt và Hỷ Xả của Phật Giáo dạy người Phật Tử phải tu tập, không để lòng thù hận chiếm cứ tâm hồn, phải để lòng yêu thương trải ra trước vạn vật, một khi thực hiện đúng lời dạy của Đức Tổ, không cần lời kêu gọi đại đoàn kết nữa, vì lời kêu gọi này hàm chứa yếu tố phân ly và viễn kiến thù – bạn.

Một em bé Phật Tử chùa Từ Đàm, Huế, tâm sự rằng em không có ý kiến gì về chuyện tổ chức, em chỉ thấy Đức Phật luôn là thần tượng lớn nhất của em, nơi em cần noi gương nhiều thật là nhiều, và hát quốc ca cũng thú vị vì em thấy chùa cũng làm giống như ở trường của em mỗi sáng thứ Hai, chào cờ gợi nhắc công ơn của Đàng, của Bác Hồ đã đấu tranh xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp, em thích đi chùa mỗi Chủ Nhật.

Mẹ của em bé Phật Tử này thì nói khác, bà thấy rất lo âu bởi các hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động hướng đạo gần đây đã để các ca khúc ca ngợi Đảng và Bác Hồ lấn sân quá nhiều, theo bà, như vậy sẽ không có gì khác biệt giữa sinh hoạt tôn giáo và sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt Đội. Bà mong mỏi tâm linh của con mình được phát triển một cách hoàn hảo và lành mạnh.

Một vị sư trụ trì ở Hương Trà, Huế, chia sẻ rằng năm nay, chùa ông trụ trì vẫn không có gì khác biệt, nhưng nói thì nói, vẫn phải treo cờ Đảng, vẫn phải chào cờ và hát quốc ca, vì đó là chỉ thị, đặc biệt là sẽ mời một vị đại diện nhà nước lên đánh trống khai mạc khánh lễ, có như vậy mới được.Nhìn chung, phương cách sinh hoạt và tổ chức khánh lễ Phật Đản năm nay có nhiều mới lạ, khó tìm ra ranh giới giữa tôn giáo và chính trị.



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tuongtrinhtuvn-un-05262013095938.html

Lotus
05-29-2013, 04:40 AM
Phật Đản, đâu rồi Pháp ca?

Mùa Phật Đản năm nay khác đặc biệt so với mọi năm, trong đó, vấn đề thời tiết bất thường và cách thức tổ chức khánh lễ ở các chùa trực thuộc giáo hội nhà nước cũng khá mới lạ.

Hát Quốc ca thay cho Pháp ca

... nhiều em Phật tử còn rất nhỏ, nếu để những ca từ như “đường vinh quang xây xác quân thù” hát to trước chùa, cách hiểu về tôn giáo và lòng bi mẫn của các em sẽ ít nhiều lệch lạc. ...


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tuongtrinhtuvn-un-05262013095938.html
... National Anthems That Will Make You Tremble With Fear

Vietnam - "Tien Quan Ca"/"Army March"

http://cdn-www.cracked.com/articleimages/dan/anthems/vietnam.jpg

Most of the other anthems on this list mix in a little bit of talk about peace, national pride or whatever else. The blood and guts talk just finds its way into a verse or two at random. Vietnam's anthem, on the other hand, is all war, all the time.


http://cdn-www.cracked.com/articleimages/dan/anthems/vietnam2.jpg

The lyrics start with the line "armies of Vietnam, forward!" And guess what? They mean it! There's blood on the flag! Guns are rumbling! Bases are being built! There are chains to be broken! di chuyen no goddammit!

Vietnam's national anthem kicks more ass in two short verses than most countries do in a lifetime.

Most Awesomely Violent Lyrics

“Our flag, red with the blood of victory, bears the spirit of the country.”

“The distant rumbling of the guns mingles with our marching song.”

“The path to glory is built by the bodies of our foes.”

“For too long have we swallowed our hatred. Be ready for all sacrifices.”

Did They Live Up To It?

Um, our memory is a little hazy, but yes, we believe at some point they may have.


http://www.cracked.com/article_16735_6-national-anthems-that-will-make-you-tremble-with-fear_p2.html#ixzz2UcdgKjIL

Lotus
05-29-2013, 05:06 AM
Tướng công an làm trưởng ban Tôn giáo

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định bổ nhiệm Trung tướng Phạm Dũng, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.
Quyết định số 212/QĐ-TTg của Thủ tướng nói rõ ông Dũng được điều động, bổ nhiệm vào chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ, kiêm trưởng ban Tôn giáo.

Quyết định này được đưa ra bốn tháng sau khi có yêu cầu chính thức từ Bộ Nội vụ, và vài ngày sau khi Ban Bí thư có ý kiến trong văn bản số 2501-CV/VPTW.
Trung tướng Phạm Dũng nay đã chính thức rời vị trí người đứng đầu Tổng cục An ninh II, tức cơ quan chuyên trách về an ninh nội địa.
Trong nhiều năm, ông đã phụ trách công tác bảo đảm an ninh quốc gia, bao gồm cả chính trị nội bộ và đặc biệt là thông tin-truyền thông.
Trong cương vị mới, ông Phạm Dũng sẽ phụ trách công tác tham vấn cho Chính phủ trong xây dựng chính sách và quản lý nhà nước về tôn giáo...
Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ.
Công tác tôn giáo được cho là một lĩnh vực quan trọng trong quản lý an ninh chính trị và xã hội ở Việt Nam.
Ban Tôn giáo Chính phủ, thành lập năm 1955, có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Ban này có chức năng hướng dẫn và hỗ trợ chính quyền địa phương các cấp về công tác tôn giáo và giải quyết những vấn đề quan trọng về tôn giáo, đồng thời làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo.
Xuất thân công an
Với việc ông Phạm Dũng trở thành trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hai "tham mưu" chủ chốt về tôn giáo xuất thân từ ngành an ninh.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng từ năm ngoái cũng giữ vai trò chính thức là Phái viên tư vấn Thủ tướng về an ninh và tôn giáo.
Ông Hưởng là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh, từng là Ủy viên Trung ương Đảng, và đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định xử một số nhân vật đấu tranh dân chủ hoặc vận động nhân quyền...

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120221_religion_new_personnel.shtml


... Ngày xưa, trên danh nghĩa, các vua chúa nắm quyền tuyệt đối. Nhưng họ vẫn biết khôn khéo chia quyền và chia lợi cho cả một tầng lớp đông đảo với những đặc quyền và đặc lợi nhất định: đó là giai cấp quý tộc. Chính cái giai cấp ấy đứng ra nhận lãnh trách nhiệm bảo đảm và bảo vệ sự toàn trị của vua chúa. Bảo vệ và bảo đảm không phải chỉ bằng vũ lực mà còn cả văn hóa: họ xây dựng cả những lý thuyết dựa trên thần quyền để nhồi sọ dân chúng.

Các chế độ độc tài sau này cũng vậy....


http://www.voatiengviet.com/content/nghich-ly-cua-che-do-doc-tai-09-26-2011-130582183/910423.html


Hồ Chí Minh sẽ làm “đồng thành hoàng” tại các đình làng

Mới đây, theo chỉ đạo của Quận ủy & UBND quận Tây Hồ, Ban Quản lý đình làng Phú Xá (làng Sù – phường Phú Thượng, Tây Hồ, HN) đưa tượng Hồ Chí Minh vào đình làng này để thờ cùng thành hoàng làng (vốn ngự ở đình đã gần 300 năm). Dưới đây là lễ hô thần nhập tượng Hồ Chí Minh do Quận ủy, UBND Quận Tây Hồ cùng Đảng ủy phường Phú Thượng tổ chức.



http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=j7VXAIRbBSE


Đông đảo cán bộ, Đảng viên, doanh nhân, phú hào địa phương đã được chi bộ đảng, chính quyền, đoàn thể huy động đến khấn vái, xin được đời đời hưởng lộc rơi lộc vãi.

Dự buổi lễ khánh thành tượng Hồ Chí Minh ở đình làng vào sáng hôm sau có các quan chức: Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, đại diện các ban ngành đoàn thể của quận, phường. Tổng giám đốc Khu đô thị Nam Thăng Long, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bao bì xuất khẩu (hai đơn vị tài trợ chính) đã tham dự. Giá trị bức tượng khoảng hơn 2 tỉ đồng.

Tới đây, quận sẽ chỉ đạo các Ban quản lý đình làng trên địa bàn quận học tập và làm theo để phấn đấu mọi đình làng đều phải có tượng Hồ Chí Minh được thờ cùng thành hoàng làng.


http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/ho-chi-minh-se-lam-ong-thanh-hoang-tai.html#more

Lotus
05-29-2013, 05:39 AM
http://farm4.staticflickr.com/3697/8787411524_6368a58099_o.jpg




Là chức sắc Phật giáo, theo phương châm hoạt động vì “Đạo pháp - Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chúng tôi có trách nhiệm hướng dẫn đồng bào phật tử ...

http://thanhphobentre.bentre.gov.vn/v-2/t-52/n/264


Từ bỏ thế giới duy ác để thành Phật


Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Viết nhân kỷ niệm 2637 năm ngày Phật đản: (15-04 Âm lịch Quý Tỵ) dương lịch ngày 24-05-2013)

Chúng tôi viết bài báo này trước hết để mừng lễ Phật Đản lần thứ 2637. Nhân đây cũng xin thỉnh các thầy của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, một giáo hội của “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, một nhà nước vô thần, theo thuyết Marx-Lenine chủ trương diệt tôn giáo, rằng với tiêu chí: “GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM - Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” liệu có đúng với tôn chỉ đạo cứu khổ, đạo từ bi của Phật Tổ hay không?

... Giáo hội Phật giáo Việt Nam là giáo hội Phật giáo duy nhất được chính phủ Việt Nam công nhận hiện nay [1] và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Giáo hội được thành lập sau Đại hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại tùng lâm Quán Sứ, Hà Nội vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 nhằm thống nhất tất cả sinh hoạt Phật giáo của tăng ni, phật tử Việt Nam. Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI (2007-2012) là đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ.

Phương châm của Giáo hội là: "Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội." (1)



Coi nguyên bài trong :

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/05/tu-bo-gioi-duy-ac-e-thanh-phat.html#more



Sư ông thời đồ đểu !

http://2.bp.blogspot.com/-yy8eyNYrK-A/UZ2crX4zmpI/AAAAAAAALj4/3GKvSC5iZyA/s1600/Su-non-coi1-danlambao.jpg

Nguyên Anh (Danlambao) - Tại VN hiện nay nhà cầm quyền luôn tuyên bố với thế giới về Tự do tôn giáo được xem trọng và phát triển, các quan sát viên quốc tế đến kiểm tra thì cũng thấy đình chùa miếu mạo hoạt động rầm rầm trong đó phải kể đến Phật giáo, Ki tô giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo và một số tôn giáo khác. Các tín đố được tự do hành lễ theo đạo giáo của mình nhưng các quan sát viên quốc tế không biết một đặc điểm của tôn giáo tại VN mà tại nước họ không có: “Tất cả đều phải tham gia vào các hội đoàn do nhà cầm quyền quản lý, ai không theo sẽ bị triệt tiêu mau chóng với đội ngũ côn an tôn giáo có mặt khắp các tỉnh thành”.


Có lẽ CS sợ những vị lãnh đạo tinh thần của dân chúng khi cái gương Phật giáo xuống đường đã bị lợi dụng năm xưa, những linh hồn của phong trào đều bị quản thúc nghiêm ngặt tại nơi tu hành với đội ngũ an nịnh cục 2 đông đảo. Nhưng có những người tuy khoác áo xuất gia tu hành nhưng lại được sự tán dương của nhà cầm quyền và đã có một vị sư trẻ lên truyền hình cho lãnh tụ HCM là hiền như tiên như thánh?

Nhân ngày Phật Đản chúng ta hãy nhìn sư ông Thích Thiện Nghĩa trụ trì chùa Giác Lâm Q. 6 SG và xem các phát biểu của ông:

'Để hướng các phật tử sống “tốt đời đẹp đạo” tuân thủ pháp luật, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Thượng tọa Thích Thiện Nghĩa đã vận động các đại đức đến UBND P9Q6 chào cờ vào thứ hai đầu tháng. Với ông, đây là niềm tự hào, thể hiện trách nhiệm xã hội. Trong mỗi buổi lễ chào cờ, ông còn kể những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Ông tâm sự: “Mỗi khi được nghe, được kể hoặc thực hiện một hoạt động thiết thực từ tấm gương của Bác, tôi luôn suy ngẫm áp dụng vào tu hành đạo hạnh của mình. Tôi cũng nhận thức được sự tương đồng của đạo đức Hồ Chí Minh với Phật học”. (!) Trong năm 2013, Ban trị sự chùa Tuyền Lâm đã đăng ký công trình “Tinh tấn tu hành phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc”.'

Thế đấy, một nhà tu hành cũng đi bưng bô cho bác và đảng để đổi lại những vinh hoa vật chất giả tạo tầm thường như bọn thứ dân. Ông quên mất lý tưởng nhà Phật mà ông đi theo là con đường Giải Thoát chứ không phải con đường Danh Vọng, và chữ Sắc Sắc, Không Không không nằm trong đầu óc của nhà sư giả hiệu này.

Đối ngược lại với những buổi cứu trợ bà con nghèo của Thích Thiện Nghĩa là các buổi cứu trợ các thương phế binh chính quyền cũ của Hòa thượng Thích Không Tánh trụ trì chùa Liên Trì, Thủ Thiêm, Q2, SG đã bị đội ngũ côn an, an ninh, quần chúng tự phát bao vây khống chế và tịch thu những vật phẩm đơn sơ dành cho họ trong khi một mặt nhà cầm quyền luôn rao giảng về Hòa hợp, hòa giải !



http://4.bp.blogspot.com/-TMies0ngLno/UZ2Vm6lR5FI/AAAAAAAALjg/y9gFkbv1LSU/s1600/02.jpg

TPB VNCH và tù nhân chính trị tôn giáo bị cấm nhận quà [2]


Điều này cho thấy với bản chất ti tiện, hèn mạt nhà cầm quyền CSVN chỉ là những kẻ cơ hội bạo quyền ức hiếp người bại trận đồng bào của mình dù chiến cuộc đã đi qua gần nửa thế kỷ. Và cũng đừng nên nói rằng nhà nước CHXHCNVN là một quốc gia tôn trọng nhân quyền vì đã ký các cam kết trước Liên Hợp Quốc.

Đó chỉ là một mớ giấy lộn không hơn không kém khi não trạng của các người thừa hành chế độ không còn có lương tri!


Nhân ngày Lễ Phật Đản

Nguyên Anh

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/05/su-ong-thoi-o-eu.html#more

Lotus
05-29-2013, 06:01 AM
http://www.phattuvietnam.net/files/2011/11/47_835139031.jpg

http://www.baomoi.com/Hoa-thuong-Thich-Thanh-Tu-don-nhan-Huan-chuong-Ho-Chi-Minh/122/7222558.epi




Dân oan nói về hòa thượng Thích Thanh Tứ.


http://www.youtube.com/watch?v=6Hy6X3bhejU

ốc
05-29-2013, 08:27 PM
Chị Tút ơi, chị có mục đích gì mà cứ cắt dán thông tin đa chiều có cờ Việt cộng. Em nom mà xốn mắt.