PDA

View Full Version : Cuộc sống ngư dân Việt Nam



Lotus
04-04-2013, 02:53 AM
http://www.youtube.com/watch?v=m-lt-1GPPyg

Lotus
04-04-2013, 02:54 AM
http://www.youtube.com/watch?v=mxFm3udLs7U

Lotus
04-04-2013, 03:02 AM
Việt Nam Tuần Qua

Cùng với những hành động leo thang xâm chiếm chủ quyền lãnh hãi Việt Nam ở Biển Đông, Bắc Kinh cũng đồng thời leo thang trong việc đưa ra các phát ngôn cho rằng vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên này là của Trung Quốc.

Bắn tàu cá VN là hợp pháp

Một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị, lên tiếng tố cáo việc tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam và yêu cầu Bắc Kinh phải điều tra sự việc; phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Tư 26 tháng 3 đáp trả rằng: không có chuyện tàu Trung Quốc nổ súng vào tàu cá Việt Nam; nhưng nếu có thì đây là một hành động hợp pháp nhằm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.

Việc tàu vũ trang Trung Quốc nhắm bắn vào tàu ngư dân Việt Nam xảy ra hôm 20 tháng 3 vừa qua, khi chiếc QNg 96382 của ngư dân Lý Sơn - Quảng Ngãi đang đánh bắt hải sản tại gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Sự việc được thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh thuật lại với Mặc Lâm của Đài Á Châu Tự Do như sau:

“Em xuất phát ngày 8 tháng 2, đến ngày 20 em gặp một chiếc tàu Trung Quốc; khi phát hiện ra nó thì tụi này ở đàng xa đã bỏ chạy rồi. Sau đó cỡ tầm 30 tới 40 phút sau thì nó đã đến sát tàu em. Khi tới sát rồi nhưng nó cũng không ra tín hiệu gì còn mình thì lo chạy phần mình, nó lo kè phần nó. Dí đuổi mãi tới vài mươi phút sau nó đấu đầu tàu em buộc phải quay tàu. Sau khi quay xoay tròn vài vòng bắt đầu em cắt hướng đi để về hướng Đông ra khỏi vùng biên. Nhưng lúc đó nó đứng sát em nó dùng súng bắn thẳng vào tàu em.

Lúc đó em đã chạy vào cabin, em nghe bốn tiếng nổ và phát hiện là tàu em đã bị cháy ở cabin, nó bị bốc lửa và cháy. Lúc đó em hô cho tất cả anh em thuyền viên múc nước biển để cứu lửa. Lúc đó lửa nó cháy gần tới bốn bình gas đang nằm ngay trên cabin, em sợ bốn bình gas này phát nổ thì anh em trong tàu không ai sống sót nên em mạo hiểm tính mạng tới ngay cabin để dập tắt ngọn lửa.

Sau khi quay xoay tròn vài vòng bắt đầu em cắt hướng đi để về hướng Đông ra khỏi vùng biên. Nhưng lúc đó nó đứng sát em nó dùng súng bắn thẳng vào tàu em.
Thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh

Khi ngọn lửa cháy nó đã bỏ đi. Cỡ 30 phút sau thì bọn em mới dập tắt được ngọn lửa. Khi lửa tắt rồi em mới ngó lại thì thấy chiếc tàu đó đã cách xa từ 5 tới 6 hải lý.”

Đây không phải lần đầu tiên tàu Trung Quốc nổ súng vào tàu ngư dân Việt Nam; tuy nhiên những hành động cũng như phát ngôn mới nhất này của Bắc Kinh cho thấy họ nghiễm nhiên coi các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là thuộc chủ quyền của Trung Quốc; đồng thời gia tăng đe dọa ngư dân Việt Nam bằng vũ lực.

Trả lời phóng viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do, ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính Phủ, bày tỏ sự bất bình những hành động leo thang của phía Trung Quốc:

“Trung Quốc tăng cường hoạt động rất mạnh, rất là dồn dập. Đặc biệt họ sử dụng các lực lượng núp dưới danh nghĩa là các tàu chấp phát như hải giám, tuần ngư. Chúng ta biết rằng các hoạt động đó ngày càng mạnh hơn lên.

Hành động đó mang tính cách thách thức dư luận, bất chấp các luật pháp và công ước của quốc tế, và đặc biệt gần đây thì tiếp theo những việc bắt bớ và đánh đuổi rồi ngăn cản... và bây giờ họ sử dụng đến các vũ khí để đánh thẳng vào tàu đánh cá của Việt Nam, mà như các bạn đã biết là một con tàu của Việt Nam bị bắn cháy ở ca-bin mà suýt nữa là làm nổ tung con tàu.

Điều đó rõ ràng là bước leo thang rất mới, Trung Quốc đã sử dụng đến sức mạnh của mình, đến vũ khí để gây ra sự kiện đó. Tôi nghĩ đây là hành động rất là trắng trợn, vi phạm đến luật pháp, công ước của quốc tế.”

Làm gì để bảo vệ ngư dân


Tàu cá VN bị truy đuổi và bị tàu TQ bắn cháy hôm 20 tháng 3. Courtesy nld.
Với những gì đang xảy ra tại Biển Đông cũng như các hành động leo thang bạo lực của Trung Quốc, câu hỏi đang được đặt ra không còn là liệu Trung Quốc có tiếp tục tấn công ngư dân Việt Nam hay không, mà là chính quyền cần phải làm gì để bảo vệ ngư dân?

Lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do, ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Văn phòng Trung ương Hội Nghề Cá Việt Nam nhấn mạnh:

“Họ ngày càng có những hành động nâng cao sự lấn át của họ, ví dụ như không chỉ xua đuổi tàu thuyền của ngư dân Việt Nam, không những bắt bớ và cướp bóc tài sản khi mà ngư dân Việt Nam khai thác trên vùng biển chủ quyền, cao hơn nữa bây giờ người ta đã dùng vũ lực tức dùng súng để bắn vào tàu thuyền, đốt cháy cả tàu thuyền chẳng hạn.

Đó là những hành động có hệ thống, và là những hành động ngày càng được nâng cao; vì vậy phía Việt Nam cũng cần phải có thái độ và trách nhiệm để bảo vệ được ngư dân; đặc biệt tính mạng và tài sản của ngư dân khai thác trên vùng biển chủ quyền được an toàn hơn. Chứ nếu cứ để tình trạng này xảy ra nữa thì ngư dân Việt Nam sẽ rất khó khăn.”..

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-show-102-03302013112202.html



http://www.youtube.com/watch?v=7owzKXlxOWw&feature=plcp

Lotus
04-04-2013, 05:47 AM
Bắn tàu cá VN là hợp pháp


http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-accuse-cn-boat-firing-fishermen-03252013140245.html/Tauca-305.jpg/image

... Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Tư 26 tháng 3 đáp trả rằng: không có chuyện tàu Trung Quốc nổ súng vào tàu cá Việt Nam; nhưng nếu có thì đây là một hành động hợp pháp nhằm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc...
Đây không phải lần đầu tiên tàu Trung Quốc nổ súng vào tàu ngư dân Việt Nam; tuy nhiên những hành động cũng như phát ngôn mới nhất này của Bắc Kinh cho thấy họ nghiễm nhiên coi các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là thuộc chủ quyền của Trung Quốc...

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-show-102-03302013112202.html
Trong Hội thảo Biển Đông tổ chức tháng 3 tại New York, Tướng Zhu Chenghu, hIệu trưởng Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã nêu bản công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho thế giới và đại diện Việt Nam tham dự hội nghị như là một bằng chứng chứng minh Hà Nội đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đại diện cho VN tại hội thảo đã không phủ nhận công hàm này.



Asia Society's two-day conference on South China Sea tensions continues with NYU Law Professor Jerome A. Cohen moderating between former U.S. Ambassador Christopher Hill and Major General Zhu Chenghu of China's National Defense University. (1 hr., 30 min.)

http://asiasociety.org/video/policy/us-and-china-south-china-sea-complete


http://www.youtube.com/watch?v=KXM42Jo2TcU&desktop_uri=%2Fwatch%3Fv%3DKXM42Jo2Tc

Lotus
04-04-2013, 06:13 AM
Trích báo Nhà nước CHXHCNVN :

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/071010ha8.jpg

Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng phụ trách Đối ngoại, Bộ Quốc phòng ...
Thời gian qua, hàng loạt các vụ bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam bị bắt trên Biển Đông. Quân đội làm gì để bảo vệ họ, thưa ông?

... Quân đội là lực lượng quân sự, không tham gia giải quyết vấn đề tàu cá bị bắt, vì đó là vấn đề dân sự.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-10-08-bien-dong-khong-phai-chuyen-tranh-nhau-manh-san-truoc-nha-

Lotus
04-04-2013, 07:00 AM
Trong vùng Đông Á, quân đội CHXHCNVN dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản VN, là quân đội duy nhất không bảo vệ công dân của mình .


Ngư dân rười rượi nỗi buồn biển Đông

http://2.bp.blogspot.com/-9ZUkmA5hxIE/UZFRP-Nk0NI/AAAAAAABRBs/FqPzbLCQ880/s1600/ngudanngongbien-nguyenthiennhan-danlambao.jpg


Lý Sơn và nỗi buồn ra biển


Biển lặng, mùa bội thu nhưng tàu thuyền Lý Sơn phải nằm im, không dám ra khơi


Ngư dân Việt đơn độc trong mọi cuộc chiến

Một thuyền trưởng từng bị Trung Quốc bắt tàu 3 lần, yêu cầu giấu tên, than thở rằng chuyến này xem như ông mất trắng, vì mùa này là mùa trúng đậm của nghề đánh bắt xa bờ, nếu như ngư dân không được ra khơi thì nguy cơ phá sản lên rất cao vì tiền lãi ngân hàng sẽ tiếp tục tăng, ngư dân thì không có thu nhập. Với người đi biển, chỉ cần một chuyến ra khơi bị bỏ lỡ thì xem như mùa vụ năm ấy đã thất bại.

Vì, mỗi năm chỉ có vài tháng thời tiết tạm ổn, trong vài tháng đó chỉ có chừng độ một tháng đến hai tháng là đẹp trời, cá ăn lưới, đây là mùa bội thu cho cả năm, những chuyến đi khác chỉ đóng vai trò phụ họa, kiếm thêm chút đỉnh tiền xăng dầu bù lỗ.

Ông thuyền trưởng này nói rằng kể từ tháng Giêng đến nay, lượng cá mang về của ngư dân Lý Sơn vượt trội so với mọi năm nhờ thời tiết đẹp. Nhưng, ông không ngờ rằng người Trung Quốc xua cả mấy chục thuyền đánh cá công suất lớn xuống Trường Sa, như vậy, chắc chắn tàu đánh cá Việt Nam đi ra đó sẽ bị bắt hoặc bị gây hấn, rất khó mà trở về an toàn, thậm chí có thể mất tài sản, mất mạng...

Với sự hỗ trợ của các tàu tiếp vận và ngư chính Trung Quốc đưa nhiều đoàn tàu cá hàng chục chiếc vào khu vực đảo Trường Sa của Việt Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lyson-sea-n-sadness-05132013071132.html/china-fish-fleet-260.jpg/image


Một thuyền trưởng khác, nổi danh là người quả cảm và từng bị Trung Quốc bắt về nhốt ở đảo Hải Nam, sau đó đưa sang tận các trại giam ở Quảng Tây, Quảng Đông rồi mới trả về nước. Ông bày tỏ sự lo ngại của mình rằng rất có thể, đây sẽ là lần mà ngư trường của người Việt Nam trên biển Đông bị thu hẹp đáng kể. Có hai lý do để ông tin rằng điều mình lo ngại là có cơ sở. Ông cho rằng nhà nước Việt Nam đã không có một tỉ lệ hợp lý giữa nội lực hành động và nội lực tuyên truyền.



Nghĩa là với nhân dân, đặc biệt là ngư dân như ông, nhà cầm quyền bao giờ cũng động viên, hứa sẽ bảo vệ nhưng trên thực tế, nhiều lần ông bị Trung Quốc bắt tàu ngay trên ngư trường Việt Nam, ông phát tín hiệu cầu cứu, chẳng có tàu cảnh sát biển nào của Việt Nam đến ứng cứu, còn những tàu đánh cá đồng nghiệp thấy ông bị bắt thì lo rồ ga chạy bán sống bán chết vì sợ sẽ bị bắt lây. Dường như người Việt Nam không có tinh thần đoàn kết cho mấy trước thế mạnh áp đảo của kẻ xâm lấn, họ rất sợ chết.





Lo cho lễ hội hay lo cho ngư dân?

Hơn nữa, ông thấy rằng giữa nói và làm của nhà cầm quyền không tỉ lệ thuận nhau. Một lễ hội tốn quá nhiều tiền, xấp xỉ bảy tỉ đồng, tương đương với một nửa số tiền ngư dân nợ ngân hàng để sắm phương tiện ra khơi chỉ dùng để tuyên truyền và đưa ra một thông điệp nghe rất cũ, từng là câu cửa miệng của phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Điều này chỉ thêm một lần nữa chọc giận Trung Quốc nếu như thực lực quân đội và cảnh sát biển Việt Nam trên biển Đông không đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Và điều này càng nguy hiểm hơn nếu như ngư dân Việt Nam quá yếu về cả phương tiện lẫn khí tài hỗ trợ trong lúc khai thác trên biển Đông.


Ông phân tích thêm rằng giả sử như thay vì nhà nước dùng khoản tiền quá lớn đó để làm lễ hội thì dành nó cho việc hỗ trợ, đào tạo võ thuật để tự vệ và nâng công suất tàu thuyền của ngư dân. Thậm chí biến những ngư dân Lý Sơn thành những chiến binh giữ biển thực sự với đầy đủ trang bị thì có lẽ ngư dân sẽ không vất vả và lép vế như hiện thấy. Rất tiếc là nhà nước đã không làm thế, chỉ nói suông và tốn phí tiền bạc vào những việc không thiết thực, có tính hình thức hơn là sự thành tâm.


Đồng tình với vị thuyền trưởng giấu tên này, một nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử cũng cho rằng cuộc chơi của nhà cầm quyền Việt Nam trong lần này nghe ra có vẻ xa xỉ và không vì nhân dân. Vì những lễ hội tốn kém quá nhiều tiền như vậy chỉ có lợi cho công ty tổ chức sự kiện và một số quan chức đầu ngành có liên quan sẽ được chấm mút thông qua đút lót, hối lộ để thông qua dự án, bôi trơn công việc. Trong khi đó, nhân dân không được gì ngoài một buổi tham dự vừa tốn kém vừa mệt mỏi, đơn giản là quảng bá du lịch và gửi thông điệp chính trị suông, không có biện pháp và khí tài tương ứng kèm theo.


Và vô hình trung, việc gửi thông điệp này trở thành cái cớ để đối phương tức giận và lấn tới, lần xua tàu hạng nặng xuống biển Đông của Trung Quốc trong mùa khai thác tốt nhất này cho thấy Trung Quốc đã có hành đồng đáp trả. Nhưng thay vì chỉ nói suông, nhà nước Trung Quốc luôn kèm theo vũ lực trá hình để uy hiếp Việt Nam. Chiến thuật vết dầu loang trên biển Đông của Trung Quốc thêm một lần thành công và ngư trường Việt Nam tiếp tục bị thu hẹp.


Một cụ bà, 78 tuổi ở huyện đảo Lý Sơn cho chúng tôi biết rằng bà có chồng và con là ngư dân đánh bắt xa bờ, gần đây bà có linh cảm không tốt cho họ nên nhiều lần khuyên họ bỏ nghề nhưng bà chỉ nhận được sự khó chịu từ chồng con. Nhiều lần bà nằm chiêm bao thấy chồng con mình chết dưới tay Trung Quốc, bà rất sợ.


Cụ ông, chồng của bà nói với chúng tôi rằng giá như số tiền làm lễ hội đó để sắm một ít vũ khí trang bị cho ngư dân và tăng cường lực lượng cảnh sát biển, lúc đó sẽ có một mặt trận nhân dân sát cánh với lực lượng cảnh sát biển và bộ đội biên phòng, thế mạnh của Việt Nam trên biển Đông sẽ được tăng hơn, ngư dân cũng bớt sợ chết hơn mỗi khi bị Trung Quốc gây hấn. Vì nếu ngư dân Việt Nam nổ súng, thì lý do có vẻ chính đáng, họ đang chống kẻ cướp xông vào hải phận quốc gia để cướp thành quả lao động của họ. Quan trọng hơn cả là một khi nhân dân không còn sợ hãi, bắt buộc Trung Quốc phải chùng tay, thay đổi chiến thuật… Nhưng đó chỉ là giấc mơ của ngư dân, thực tế thì rất phũ phàng!


Sắp tới đây, không biết ngư dân sẽ sống ra sao với đà xâm lấn như vũ bảo của Trung Quốc trên biển Đông. Và niềm vui về một lễ hội tri ân chiến binh Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn chưa kịp nguội thì nỗi lo buồn đã đến với họ vì đang mùa hứa hẹn bội thu mà không ai dám ra khơi!


Tường trình từ Quảng Ngãi, Việt Nam.

Uyên Nguyên

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lyson-sea-n-sadness-05132013071132.html