PDA

View Full Version : Cách nhận biết bệnh nhân bị đột quỵ



Tuấn Nguyễn
04-04-2013, 04:57 AM
Tôi vừa nhận được một email của người bạn gửi đến một thông tin về bảo vệ sức khỏe.

NỘI DUNG:
Trong một bửa tiệc đang ăn thịt nướng, Jan tự nhiên đột ngã. Mọi người cuống quýt. Jan nói: "Không sao, tôi đứng dậy được". Ai cũng nghĩ rằng Jan bị vấp ngã vì chiếc giày cao gót. Sau đó cô ngồi vào bàn ăn trở lại...
Nhưng rồi mọi người nghe chuông điện thoại. Chồng cô bảo là chở Jan đến bệnh viện và cô tắt thở lúc 6 giờ tối.
Cô bị đột quỵ tại buổi tiệc. Nếu mọi người biết cách nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ thì có lẽ hôm nay Jane vẫn còn ở lại với chúng ta. Có thể nói rằng một số người không chết, mà họ chỉ kết thúc trong tình trạng không ai giúp đỡ, không ai có khả năng giúp đỡ.
Một bác sỹ về thần kinh nói nếu ông có thể gặp bệnh nhân đột quỵ trong vòng 3 tiếng thì ông có thể hoàn toàn đảo ngược tình thế. Ông nói, bí quyết chỉ là nhận biết triệu chứng đột quỵ, chẩn đoán, và sau đó chăm sóc y tế cho bệnh nhân trong vòng 3 giờ. Song bí quyết này không phải ai cũng dễ dàng biết.

CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH ĐỘT QUỴ
Các bác sỹ nói rằng ta có thể nhận biết bằng cách hỏi bệnh nhân 3 câu đơn giản sau:
1. Bảo người đó CƯỜI.
2. Bảo người đó NÓI chuyện và NÓI CHỮ A
NÓI CÂU ĐƠN GIẢN (một cách mạch lạc)
(Ví dụ: Canh cua cà, Món súp gà)
3. Bảo người đó GIƠ CẢ HAI TAY LÊN.
Nếu bệnh nhân gặp khó khăn với BẤT KỲ MỘT ĐIỀU NÀO trong số 3 điều đó, hãy gọi cấp cứu ngay và mô tả các triệu chứng cho người điều động cấp cứu.

BIỂU HIỆU MỚI CỦA ĐỘT QUỴ:
Hãy lè lưỡi ra.
Nếu lưỡi bị ‘cong’, hoặc vẹo bên này vẹo bên kia thì đó cũng là dấu hiệu đột quỵ.
Một bác sỹ chuyên khoa tim nói, nếu mỗi người gửi thông tin này cho 10 người thì đảm bảo rằng ít nhất sẽ cứu được 1 người.

Angie
04-04-2013, 06:35 AM
http://search.yahoo.com/tablet/s;_ylt=A6wVJSAMk5tOzEAAaAABAAAA?p=stoke%20clot%20b uster%20minutes&fr2=sb-top&fr=ipad

Cần vô bv nội trong 60 phút thì đúng hơn là 3 tiếng.

ốc
04-04-2013, 07:11 AM
Bài viết trong i meo ấy là cốt ý dụ dỗ người nhận chuyển đi tiếp đến tất cả mọi người quen chứ chả có tính y khoa chuyên môn gì đâu. Mỗi khi đọc thấy lời dặn kiểu "nếu mỗi người gửi thông tin này cho 10 người thì đảm bảo rằng ít nhất sẽ cứu được 1 người" thì biết là có mục đích không lương thiện. Cũng có khi thì họ bảo đây là tin bí mật, nên giữ kín và click vào cái link thì biết...

Tuấn Nguyễn
04-04-2013, 07:56 AM
Ốc nói đúng, tôi chẳng bao giờ đưa con trỏ vào đường link, vi rút "thế mẹ"! Nội dung bài này, tôi nhận được bằng văn bản.
Tôi không biết hư thực thế nào, đưa lên diễn đàn mình, xem ý kiến của các bạn. Hi! nếu tôi mà có kinh nghiệm rồi thì mới dám quả quyết. Chỉ sợ lúc đó, mình đã đi tong!

Triển
04-04-2013, 09:35 AM
Đang không tự dưng giơ cánh tay lên không được, nhấc bàn chân lên không được, mắt bỗng dưng không thấy rõ ... nói chung dấu hiệu bất thường là nguy hiểm hết.

Không thử nghiệm thử nghiết chi hết, bạn có xe thì đưa ngay người thân vào bệnh viện khu thần kinh (neurology, stroke). Nếu không có phương tiện thì gọi cứu thương, họ có dụng cụ, xe để đẩy bệnh nhân đi. Trong lúc chưa vào bệnh viện, tôi khuyên là cho bệnh nhân uống ngay hai viên Aspirin để giữ máu được loảng.

Tôi không phải bác sĩ, hay lang làng chi hết. Người thân chúng tôi bị, và câu đầu tiên bác sĩ ở trạm cấp cứu hỏi tôi là ông đã cho bệnh nhân uống Aspirin chưa?

Một hộp Aspirin không có bao nhiêu tiền, có hạn thông thường là 1 năm trời. Nhà có cha mẹ, anh chị già cả mà có các tiền bệnh như sau: tiểu đường, huyết áp.
Thì chúng ta có ba điều chuẩn bị:

thứ nhất số điện thoại cứu thương.
thứ hai là tìm hiểu để biết nơi khu mình ở, hoặc bệnh viện nào trong thành phố hoặc vùng phụ cận có bệnh viện thần kinh (neurology, stroke). Gặp chuyện chở đi cho nhanh. Hoặc gọi xe cứu thương cho sớm.
thứ ba nên mua một hộp Aspirin để trong nhà. Có thể mua loại bột sủi bọt, loại bột, để trong lúc khẩn cấp hòa vào nước, trút vô miệng người thân được nhanh nhẹn hơn.


Mọi thứ lung tung tự đoán, tự chẩn đều nguy hiểm đến tính mạng người thân vì chúng ta không phải là bác sĩ. Chỉ cần thấy người thân không ổn là cứ chở NGAY vào bệnh viện cấp cứu, và trước đó cho uống aspirin phòng bị máu bị đông trên não là xong.

Chữ NGAY tôi ghi đậm, ý tôi là không có gì để chần chờ hay đóng vai bác sĩ ngồi đó nói người thân mình há mồm, hả miệng nói chữ A, chữ U gì nữa, e là sẽ trễ đó.

Vậy nhé.

RaginCajun
04-04-2013, 10:49 AM
Trong lúc chưa vào bệnh viện, tôi khuyên là cho bệnh nhân uống ngay hai viên Aspirin để giữ máu được loảng.

Vậy ai bị dị ứng Aspirin thì uống thuốc nào hả bác? Ai biết xin chỉ giùm luôn.

Trò Tê
04-05-2013, 01:36 AM
Không biết ông Tầu nào đặt cái tên thiệt lạ ! "Đột Qụy", "Chợt Té Sụm", để chỉ chứng "Nghẹt Máu Não" !

Tuấn Nguyễn
04-05-2013, 02:48 AM
Mọi thứ lung tung tự đoán, tự chẩn đều nguy hiểm đến tính mạng người thân vì chúng ta không phải là bác sĩ. Chỉ cần thấy người thân không ổn là cứ chở NGAY vào bệnh viện cấp cứu, và trước đó cho uống aspirin phòng bị máu bị đông trên não là xong.

Chữ NGAY tôi ghi đậm, ý tôi là không có gì để chần chờ hay đóng vai bác sĩ ngồi đó nói người thân mình há mồm, hả miệng nói chữ A, chữ U gì nữa, e là sẽ trễ đó.

Vậy nhé.
Tôi có ông chú, buổi sáng ông đang quét sân, bỗng nhiên ông khuỵu xuống, người nhà chạy vội đến, đưa ông vô nhà nằm, kêu BS NGAY, nhưng cũng không kịp!
Anh Triển à, khó lắm! nhất là ở VN, cách tốt nhất là đưa ra xe chạy ngay đến bệnh viện. Phương pháp tốt nhất là phòng bệnh thôi. Hình như bây giờ người lớn tuổi trên 50, đều có loại Aspirin uống thường xuyên, ngày 1 viên. BS nói là để chống đông máu?
Tôi đã uống nhưng lại bị dị ứng, nổi mè đay. Làm sao đây?

Triển
04-05-2013, 03:21 AM
Tôi có ông chú, buổi sáng ông đang quét sân, bỗng nhiên ông khuỵu xuống, người nhà chạy vội đến, đưa ông vô nhà nằm, kêu BS NGAY, nhưng cũng không kịp!
Anh Triển à, khó lắm! nhất là ở VN, cách tốt nhất là đưa ra xe chạy ngay đến bệnh viện. Phương pháp tốt nhất là phòng bệnh thôi. Hình như bây giờ người lớn tuổi trên 50, đều có loại Aspirin uống thường xuyên, ngày 1 viên. BS nói là để chống đông máu?
Tôi đã uống nhưng lại bị dỵ ứng, nổi mè đay. Làm sao đây?
Nếu anh gọi bác sĩ NGAY mà cũng không kịp thì có trời cứu. Tôi không biết NGAY bên Việt Nam mình kéo dài bao lâu anh ơi. Tôi viết bên trên là chở đến bệnh viện càng sớm càng tốt (bước 1 & 2), trong lúc cấp bách đó thì cho uống Aspirin để giữ máu loảng (bước 3). Anh có hiểu không?
Tôi không nói anh tự chẩn, trị liệu hay làm một biện pháp gì hết. Bởi vì tôi không phải là bác sĩ. Tôi chỉ lặp lại lời bác sĩ cấp cứu hỏi tôi thôi.

Còn như anh bị dị ứng Aspirin như câu anh Tôm hỏi thì tôi đề nghị anh vào bệnh viện thần kinh tôi kể trên, hỏi thẳng bác sĩ chuyên môn gặp trường hợp như thế thì giữ cho máu loảng trong khi chờ đợi cấp cứu bằng thuốc gì. Tôi không phải bác sĩ mà cũng không dám trả lời lung tung đâu anh Tuấn. Chết người đó.
Tôi có biết vụ quảng cáo uống Aspirin loại "Protect" hằng ngày để phòng bệnh Stroke. Nhưng tôi chỉ nói là lúc bị thì cho uống ngay thôi. Chuyện uống hằng ngày phòng ngừa kiểu này xin anh hỏi thẳng bác sĩ, chứ tôi không dám khuyên gì hết.

http://img.dooyoo.de/DE_DE/orig/0/6/7/6/3/676394.jpg

V.I.Lãng
04-05-2013, 03:46 AM
Tôi đã uống nhưng lại bị dỵ ứng, nổi mè đay. Làm sao đây?

Cảm ơn Tuấn Nguyễn . Lần đầu tiên trong đời V2012 mới học được chữ này :)

o0o

Xin chào các anh chị ,

Nhân thấy các anh chị nói chuyện bị đột quỵ , V2012 cũng có một chuyện đang xảy ra nên muốn cùng chia sẻ với các anh chị em và các bạn


V có môt người thầy dạy nhạc từ thuở nhỏ . Nay Thầy đã lớn tuổi hơn 70 .

Cách đây khoảng 2 tháng, tự dưng vào một đêm tháng hai, Thầy đang nằm xem tivi và rồi muốn tắt nhưng tìm mãi remote control trên đầu giường không có . Thầy mới đứng dậy và đi đến tắt tivi (khoảng cách giữa giường và tivi không xa ) . Khi Thầy quay lại khoảng ba bước là bị quỵ ngã , Thầy muốn đứng dậy nhưng đôi chân lại không đứng được . Thầy hình như bị choáng váng và mắt hình như mờ đi

Và rồi Thầy với tới chiếc cặp sách gần đó có cái cellphone , Thầy bấm nút xanh để gọi số cuối .

Khi Thầy bấm vừa xong , thì người bên kia bắt phone là một ông quảng cáo . Thầy của V nhờ ông ta gọi giùm 911 . Vvà thế là vài phút sau cảnh sát và xe cứu thuơng tới .

HỌ chuyển Thầy tới một nhà thuơng gần đó .

Sang ngày hôm sau , họ lại chuyển đến một nhà thuơng lớn hơn có ngành chuyên trị về "tai biến mạch máu não, đột quỵ , tim mạch ... vv... "

Và Thầy đã được cứu

Hai ngày sau , Thầy gọi V bảo rằng Thầy đang ở nhà thuơng ... V đã khóc trên phone vì nghĩ Thầy sẽ không qua cơn hoạn nạn này

Hôm sau V vội đi thăm , thấy Thầy bình an và tỉnh táo . Gặp y tá chăm sóc , hỏi chuyện , và một lát thì có bác sĩ vô thăm ...

Ông bác sĩ có tường thuật lại : MRI không có máu tụ trong não . Ông rất là may mắn . Vấn đề chính là khi bị đột quỵ thì phải bình tĩnh và phải tránh chuyện va đầu vào vật cứng ... Nếu hoảng loạn sẽ gây nặng thêm .

Đúng vậy, Thầy của V trả lời . Khi Thầy đột quỵ , Thầy rất bình tĩnh, và nghĩ về V , nghĩ về sự yêu thuơng của V dành cho Thầy , Thầy muốn gặp V và Thầy còn có nhiều chuyện phải hoàn thành (Thầy không có con) .

Sau một tuần Thầy nằm ở nhà thuơng đó , và họ đã chuyển Thầy về Rehab Center , họ giúp Thầy tập đi đứng vv ...

Có một lần , Thầy tự ý đi vòng vòng và tìm thấy chiếc duơng cầm , Thây ngồi lại và chơi vài bản , các y tá và những người chung quanh đó nghe tiếng đàn, họ ngạc nhiên lắm và họ đã tìm tới thấy một ông già râu tóc bạc trắng đang ngồi đàn ... Sau này họ bàn với bác sĩ cho Thầy chơi nhạc vào lúc nửa buổi chiều để giúp vui cho những người bịnh ... (Thầy và V cũng thường chơi nhạc tại các nhà thuơng để giúp người ta thoát khỏi phiền não trong phút giây ... )

Và giờ đây mỗi ngày Thầy chơi nhạc duơng cầm trở lại tại bệnh viện, nhiều bệnh nhân nơi đây đã tụ lại nghe Thầy đàn , những ai không tới được thì họ nghe qua intercom ...

Nói chung , Thầy đang hồi phục . Hôm nay , April 05, 2013 Thầy sẽ xuất viện về nhà .

V có nói với Thầy , đừng ỷ lại sức mà lái xe . Nếu Thầy muốn lái xe thì nên lái vòng một block đường là đủ rồi , để tập lại cảm giác trong motion , và nên tập lái dần dần .

Đến khi nào Thầy muốn đến thăm V thì Thầy đủ sức nhìn xa và lái trên xa-lộ 65 mile-per-hour , khi xe chạy vun vút hai bên đường thì Thầy sẽ không say xẩm nữa .

( Vì V cũng đã trải qua thời gian bịnh nên biết được cảm giác không lái xe đã lâu, mà lái xe lại thì người như đang trên mây ... Cảm giác bồng bềnh, chóng mặt và như muốn lao vào hố sâu ... )


Thầy còn nói , khi Thầy về nhà Thầy sẽ tìm ông quảng cáo nào đó đã cứu mạng Thầy .


Tóm lại:

- khi người lớn tuổi bị đột quỵ thì phải nên cấp cứu liền , tới đó bác sĩ có thuốc cho uống ngay lập tức để làm loãng máu bị đông cục trên não (?) . Sau đó họ sẽ chụp hình và tìm hiểu xem lượng máu đông trên não nhiều hay ít thì họ sẽ thay đổi toa cho thuốc ... Rồi rehab rồi kiêng cữ ăn uống ... vv ...

- người lớn tuổi khi sống nên có người chăm sóc , "coi ngó" một bên , lỡ có chuyện gì thì "chạy" cho kịp . Chứ nếu sống một mình cho dù người lớn tuổi có hệ thống báo nguy ngay bên giường ngủ (gọi 911) , tới lúc chuyện xảy ra thì cái hệ thống đó nhiều khi cũng chẳng giúp được gì (vì có bò tới được đâu mà gọi )

Angie
04-05-2013, 04:17 AM
Trẻ hơn 70 tuổi mà bị tai biến là hình như bị rút bằng lái rồi chứ ông thầy trên 70 tuổi mà anh còn kêu tự tập lái xe là nô nô à nha. Ông muốn lái là ông phải đi rehab học lái xe đàng hoàng lại đó.

Tuấn Nguyễn
04-05-2013, 05:01 AM
Cảm ơn Tuấn Nguyễn . Lần đầu tiên trong đời V2012 mới học được chữ này :)


V2012 tinh mắt ghê! Sorry!

TL4
05-12-2013, 12:17 AM
Tôi vừa nhận được một email của người bạn gửi đến một thông tin về bảo vệ sức khỏe.

NỘI DUNG:
Trong một bửa tiệc đang ăn thịt nướng, Jan tự nhiên đột ngã. Mọi người cuống quýt. Jan nói: "Không sao, tôi đứng dậy được". Ai cũng nghĩ rằng Jan bị vấp ngã vì chiếc giày cao gót. Sau đó cô ngồi vào bàn ăn trở lại...
Nhưng rồi mọi người nghe chuông điện thoại. Chồng cô bảo là chở Jan đến bệnh viện và cô tắt thở lúc 6 giờ tối.
Cô bị đột quỵ tại buổi tiệc. Nếu mọi người biết cách nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ thì có lẽ hôm nay Jane vẫn còn ở lại với chúng ta. Có thể nói rằng một số người không chết, mà họ chỉ kết thúc trong tình trạng không ai giúp đỡ, không ai có khả năng giúp đỡ.
Một bác sỹ về thần kinh nói nếu ông có thể gặp bệnh nhân đột quỵ trong vòng 3 tiếng thì ông có thể hoàn toàn đảo ngược tình thế. Ông nói, bí quyết chỉ là nhận biết triệu chứng đột quỵ, chẩn đoán, và sau đó chăm sóc y tế cho bệnh nhân trong vòng 3 giờ. Song bí quyết này không phải ai cũng dễ dàng biết.

CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH ĐỘT QUỴ
Các bác sỹ nói rằng ta có thể nhận biết bằng cách hỏi bệnh nhân 3 câu đơn giản sau:
1. Bảo người đó CƯỜI.
2. Bảo người đó NÓI chuyện và NÓI CHỮ A
NÓI CÂU ĐƠN GIẢN (một cách mạch lạc)
(Ví dụ: Canh cua cà, Món súp gà)
3. Bảo người đó GIƠ CẢ HAI TAY LÊN.
Nếu bệnh nhân gặp khó khăn với BẤT KỲ MỘT ĐIỀU NÀO trong số 3 điều đó, hãy gọi cấp cứu ngay và mô tả các triệu chứng cho người điều động cấp cứu.

BIỂU HIỆU MỚI CỦA ĐỘT QUỴ:
Hãy lè lưỡi ra.
Nếu lưỡi bị ‘cong’, hoặc vẹo bên này vẹo bên kia thì đó cũng là dấu hiệu đột quỵ.
Một bác sỹ chuyên khoa tim nói, nếu mỗi người gửi thông tin này cho 10 người thì đảm bảo rằng ít nhất sẽ cứu được 1 người.

Cách nhận biết các biểu hiện sắp bị đột quị cho những người dưới 30 là xem mặt có đỏ bừng không, miệng có hôi bia không

Tuấn Nguyễn
05-12-2013, 03:03 AM
Cách nhận biết các biểu hiện sắp bị đột quị cho những người dưới 30 là xem mặt có đỏ bừng không, miệng có hôi bia không
Ha!ha! như vậy ở VN 80% những người như bạn vừa xếp loại đều có dấu hiệu đột quỵ.

TL4
05-12-2013, 11:41 AM
Dạ không biết, nhưng đột quỵ có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi cho bất cứ ai. Ví như Ôn kia, thể dục thường xuyên, ăn uổng kiêng khem, một hôm đi làm về thấy chị vợ đang cạo gió "Độ lượng" cho Anh hàng xóm trong phòng, thế là đột quỵ.

Tuấn Nguyễn
05-12-2013, 09:43 PM
Dạ không biết, nhưng đột quỵ có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi cho bất cứ ai. Ví như Ôn kia, thể dục thường xuyên, ăn uổng kiêng khem, một hôm đi làm về thấy chị vợ đang cạo gió "Độ lượng" cho Anh hàng xóm trong phòng, thế là đột quỵ.
Ôn kia kiêng khem luôn chuyện ấy thì bà vợ cạo gió cho ông hàng xóm là cái chắc rồi!