PDA

View Full Version : Mỹ và các quốc gia liên minh



Lotus
04-25-2013, 03:45 PM
'Mỹ sẽ giúp Nhật nếu có xung đột với TQ'


Mp3

http://wsodprogrf.bbc.co.uk/vietnamese/dps/2013/04/dothongminh_china_japan_tension_130424_do_thong_mi nh_cang_thang_nhat_trung_quoc_au_bb.mp3


Cộng tác viên Đỗ Thông Minh từ Tokyo nói Hoa Kỳ sẽ giúp Nhật khi có xung đột với TQ tại quần đảo Senkaku.
Trả lời Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt, ông Minh nói vũ khí của Nhật "chỉ mang tính chất phòng vệ".
"Thực ra quân đội Nhật cũng mạnh nhưng không mạnh như trước mà phải dựa vào Hoa Kỳ. Nếu Nhật Bản bị xâm phạm thì Hoa Kỳ trong một chừng mực nào đó cũng sẽ ra tay", ông nói.
Thủ tướng Shinzo Abe vào tuần này nói Nhật Bản sẽ quyết ‘dùng vũ lực’ đối với bất cứ hành động đổ bộ nào của phía Trung Quốc lên khu vực đảo hai nước hiện đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông mà Bắc Kinh gọi là đảo Điếu Ngư.
Trong một diễn biến khác, hôm thứ Ba ngày 23/4 Tokyo đã triệu đại sứ Trung Quốc lên để phản đối sau khi tám chiếc tàu của Trung Quốc đi vào vùng biển mà phía Nhật cho là thuộc lãnh hải của họ.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/04/130424_do_thong_minh_cang_thang_nhat_trung_quoc.sh tml



Mỹ hứa sẽ ‘bảo vệ Nam Hàn’

Hoa Kỳ sẽ phòng vệ cho mình và bảo vệ cho đồng minh Nam Hàn trước mối đe dọa từ Bình Nhưỡng, Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố.
Ông Kerry đã đưa ra cam kết tại một cuộc họp báo với người đồng nhiệm Nam Hàn Yun Byung-se....

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130403_kerry_on_nkorea.shtml

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/aus-join-skorea-us-landing-drill-04202013112926.html



Chiến hạm Mỹ đến đóng ở Singapore

Cập nhật: 07:49 GMT - thứ năm, 18 tháng 4, 2013


Một tàu chiến Mỹ đã cập cảng Singapore trong khuôn khổ chiến lược của nước này tăng hiện diện quân sự trong khu vực.
Chiến hạm USS Freedom sẽ đóng ở khu vực đông nam Á trong 10 tháng.
Nó sẽ gia nhập hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ vốn phụ trách 124 triệu km vuông trên vùng biển Thái Bình Dương.
Việc điều chuyển này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ của Hoa Kỳ vốn đặt mục tiêu 60% lực lượng hải quân của họ sẽ hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương đến năm 2020 sau khi họ đã rút quân khỏi Iraq và Afghanistan.
Trung Quốc rất quan ngại trước động thái này.
‘Cam kết với khu vực’
“Đây chính là sự ‘xoay trục’ mà lâu nay chúng ta nói đến nhiều hay sự tái cân bằng chính sách của Mỹ đối với châu Á,” Nicholas Fang, giám đốc điều hành Viện Quan hệ Quốc tế Singapore, nói...

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130418_uss_freedom_singapore.shtml

Đó là những đồng minh quan trọng và thịnh vượng, được Mỹ tích cực bảo vệ .

Lotus
05-10-2013, 05:34 PM
Thứ sáu 10 Tháng Năm 2013

Mỹ đưa tàu sân bay đến Hàn Quốc để tập trận chung

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/USA%20porte%20d%27avions_Nimitz.jpg

Tàu sân bay Mỹ USS NIMITZ. Ảnh Hải quân Hoa Kỳ

Hôm nay, 10/05/2013, quân đội Mỹ thông báo, vào cuối tuần này, hàng không mẫu hạm USS Nimitz và nhiều tàu chiến sẽ đến Hàn Quốc để tiến hành một cuộc tập trận chung với hải quân nước này.

Các tàu chiến Mỹ tới cảng Busan, Hàn Quốc, vào thứ Bẩy, 11/05. Ngoài hàng không mẫu hạm Nimitz, còn có ba tuần dương hạm và khu trục có trang bị tên lửa. Nhưng quân đội Mỹ không nói rõ là tổng cộng sẽ có bao nhiều tàu chiến tham gia cuộc tập trận chung với Hàn Quốc.

Thông báo của quân đội Mỹ nhấn mạnh: « Các chuyến viếng thăm của Hải quân Hoa Kỳ là một biểu tượng cụ thể về sự cam kết của Mỹ đối với khu vực này và cho thấy (Hoa Kỳ) tiếp tục có những lợi ích trong việc bảo đảm một bầu không khí ổn định và phồn thịnh kinh tế trong khu vực ».

Căng thẳng quân sự gia tăng trên bán đảo Triều Tiên trong những tháng qua, với việc Bắc Triều Tiên tố cáo các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc là những hành động khiêu khích và Bình Nhưỡng đã đưa ra một loạt những đe dọa, kể cả việc tấn công hạt nhân nhắm vào Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Tình hình có vẻ dịu đi đôi chút trong tuần qua, sau khi quân đội Mỹ, Hàn Quốc kết thúc cuộc tập trận thường niên vào cuối tháng Tư. Các quan chức Hoa Kỳ cho biết là Bắc Triều Tiên đã tháo gỡ hai tên lửa tầm trung ra khỏi bệ phóng...

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130510-my-dua-hang-khong-mau-ham-va-tau-chien-den-trieu-tien-de-tap-tran-cung-han-quoc

Lotus
06-11-2013, 04:48 PM
Cả ngàn quân Nhật đến Mỹ tập trận

Cập nhật: 05:07 GMT - thứ hai, 10 tháng 6, 2013

Binh sỹ Nhật sẽ tập kết trên bờ biển phía Nam của tiểu bang California, Hoa Kỳ, trong vòng hai tuần trong khuôn khổ một cuộc tập trận chưa từng có với Mỹ nhằm để nâng cao khả năng tấn công đổ bộ, hãng tin Mỹ AP cho biết.

Nhật sẽ điều ba chiến hạm, khoảng 1.000 binh sỹ và bốn máy bay chiến đấu đến tham gia cuộc tập trận dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 11/6.

Ngoài ra New Zealand và Canada cũng gửi lực lượng tham dự.

Bắc Kinh lo ngại?

Các quan chức quân sự hai nước đều cho biết rằng cuộc tập trận này sẽ giúp lực lượng phòng vệ Nhật Bản SDF phản ứng tốt hơn trước các cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như thiên tai.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại có cái nhìn khác về cuộc tập trận chung này trong bối cảnh căng thẳng dâng cao giữa Bắc Kinh và Tokyo về tranh chấp đảo trên Biển Hoa Đông.

Cuộc tập trận này diễn ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama và có đề cập đến tình hình căng thẳng trên Thái Bình Dương.

Bắc Kinh đã yêu cầu Washington và Tokyo hủy cuộc tập trận, hãng tin Kyodo của Nhật dẫn một nguồn tin ẩn danh trong Chính phủ Nhật cho biết.

Các Bộ Quốc phòng và Ngoại giao Nhật không xác nhận Trung Quốc có đề nghị gì về cuộc tập trận hay không mà chỉ nói rằng họ vẫn tập trận theo kế hoạch.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời khi được hỏi họ có yêu cầu hủy cuộc tập trận này hay không.

Ông Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chỉ phát biểu: “Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể tập trung vào hòa bình và ổn định ở khu vực và hành động nhiều hơn để góp phần xây dựng lòng tin lẫn nhau.”

Các quan chức quân sự Mỹ nói rằng củng cố năng lực đổ bộ của Nhật Bản là cần thiết khi mà Hoa Kỳ đang tập trung phát triển chiến lược châu Á-Thái Bình Dương.

Các nước hoan nghênh?

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/08/23/120823105918_us_japan_navy_304x171_reuters_nocredi t.jpg

Các chiến hạm Mỹ và Nhật dàn trận trong một tập trận chung hồi năm 2011


“Nếu thế kỷ 20 dạy cho chúng ta điều gì, thì đó là khi các nền dân chủ có đủ khả năng và sẵn sàng tự vệ thì hòa bình và ổn định sẽ được bảo đảm,” Đại tá Grant Newsham, người phụ trách liên lạc giữa lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ với phía Nhật, nói.

“Đa số các quốc gia châu Á đều hoan nghênh – ngay cả khi họ không nói ra – một quân đội Nhật thiện chiến hơn,”

Nhật nằm trong số những nước có hải quân được trang bị và huấn luyện tốt nhất. Tuy nhiên năng lực tấn công bờ biển và các khả năng đổ bộ khác đều yếu kể từ khi lực lượng phòng vệ của họ ra đời vào giữa những năm1950.

Để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, Nhật Bản đã mua các máy bay đổ bộ lưỡng cư và tăng cường huấn luyện binh sỹ để chuẩn bị cho các cuộc xung đột xung quanh các hòn đảo nhỏ.

Nước này cũng tái bố trí binh lực để có thể giám sát và phòng vệ tốt hơn các tuyến hàng hải của họ.

Cuộc tập trận này đánh dấu lần đầu tiên chiến hạm Nhật đưa binh lính đi xa như thế. Các lực lượng hải, lục, không quân của họ sẽ tập trận cùng với quân đội Hoa Kỳ, ông Takashi Inoue, người phát ngôn của SDF, cho biết.

Ông cũng nói rằng cuộc tập trận này sẽ giúp quân Nhật có những kỹ năng ‘thật sự cần thiết’ để có thể triển khai nhanh chóng, dù là để bảo vệ lãnh thổ hay cứu trợ thảm họa.

Với năng lực đổ bộ hạn chế, Nhật đã phải nhờ lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ cứu nạn cho những nạn nhân sóng thần hồi năm 2011 dọc theo bờ biển của họ.


Các bài liên quan

Nhật sẽ ‘dùng vũ lực’ nếu TQ lên đảo

Hợp tác Nhật - Đài


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/06/130610_japan_us_drill.shtml

Lotus
04-05-2014, 08:14 AM
Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Nhật Bản

05-04-2014


http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/us-to-protc-japan-04052014083415.html/000_482100399-305.jpg/image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong một cuộc họp báo trên tàu USS Anchorage (LPD-23) ngày 02 tháng 4, 2014 tại Joint Base Pearl Harbor-Hickam ở Honolulu, Hawaii.


Tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Chuck Hagel, hôm nay phát biểu với các phóng viên tháp tùng ông trên đường đến Tokyo, thông điệp chính mà ông đưa ra với các vị lãnh đạo Xứ Phù Tang dịp này là Hoa Kỳ mạnh mẽ cam kết bảo vệ sự an toàn cho Nhật Bản.

Theo người đứng đầu ngành quốc phòng Hoa Kỳ thì việc các quốc gia tỏ ra quan ngại trước những diễn biến ở Ukraine là điều dễ hiểu. Tình trạng quân đội Nga tập trung ngay sát biên giới phía đông của Ukraine gây vang động ở Châu Á nơi mà Trung Quốc, Nhật Bản cùng một số nước khác đang tranh chấp lãnh hải với nhau.

Ông Chuck Hagel nói rõ việc Nga cố tình muốn phân định lại biên giới và dùng vũ lực xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của một nước khác là điều khiến các nước khác phải lưu tâm.

Vừa rồi, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, Daniel Russel lên tiếng cho rằng việc Nga sát nhập vùng bán đảo Crimea vào Liên Bang Nga làm gia tăng quan ngại cho các quốc gia khác, đặc biệt là những nước trong khu vực Đông Nam Á. Những nước này quan ngại về khả năng Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc những hình thức cưỡng bức khác nhằm thực hiện quyền lợi về lãnh thổ của Bắc Kinh.

Chuyến thăm Nhật của tổng trưởng quốc phòng Chuck Hagel được thực hiện ngay sau cuộc gặp ba ngày tại Hawaii với những người tương nhiệm ASEAN.

Sau Nhật, ông Chuck Hagel sẽ sang Trung Quốc. Tin cho biết ở Bắc Kinh ông sẽ kêu gọi các vị lãnh đạo nước này tuân thủ các hành xử quốc tế.

Trung Quốc từng bày tỏ bất bình về những động thái gần đây của Hoa Kỳ khi cung cấp thêm quân cụ và công khai ủng hộ đối với đồng minh Nhật Bản.

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/us-to-protc-japan-04052014083415.html

Lotus
04-07-2014, 06:14 AM
Mỹ điều thêm 2 chiến hạm có trang bị phi đạn phòng thủ đến Nhật


http://gdb.voanews.com/B481201A-3016-4183-BCF6-195BA8E60EFB_w640_r1_s.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tại Tokyo, ngày 5/4/2014.


Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Washington dự định đưa thêm hai chiến hạm có trang bị phi đạn phòng thủ đến Nhật Bản để ứng phó với mối đe dọa do các hành động của Bắc Triều Tiên gây ra.

Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo hôm nay sau cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera rằng hai chiến hạm AEGIS trang bị phi đạn phòng thủ sẽ được đưa đến Nhật Bản trước năm 2017, nâng lực lượng phi đạn phòng thủ của Mỹ lên thành 7 chiến hạm.

Tuyên bố được đưa ra vào lúc Bắc Triều Tiên một lần nữa gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng với đe dọa sẽ tiếp tục có thêm các vụ thử nghiệm hạt nhân và phóng phi đạn.

Trước khi lên đường đi Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng kêu gọi Bắc Kinh sử dụng sức mạnh của họ một cách có trách nhiệm đối với các mối quan hệ trong khu vực và các tranh chấp lãnh thổ.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đang thực hiện chuyến công du 10 ngày quanh khu vực châu Á – Thái Bình Dương để trấn an các đồng minh rằng Hoa Kỳ cam kết với các hiệp ước phòng thủ chung trong khu vực.

Hôm thứ Bảy, ông Hagel nói rằng việc Nga sáp nhập Crimea và di chuyển quân đội dọc theo biên giới với Ukraine gây ra lo ngại đối với với các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực Thái Bình Dương và các nơi khác.


http://www.voatiengviet.com/content/my-dieu-hai-chien-ham-co-trang-bi-phi-dan-phong-thu-den-nhat/1887331.html

Lotus
04-24-2014, 09:52 PM
Tổng thống Obama sẽ tái khẳng định chiến lược xoay trục sang châu Á

Chuyến công du châu Á vào tuần tới sẽ là dịp để Tổng thống Barack Obama củng cố liên minh giữa Hoa Kỳ với các nước đồng minh, vào lúc mà căng thẳng địa chính trị gia tăng trong khu vực này.


Vào lúc mà Hoa Kỳ đang đối phó với khủng hoảng Ukraina và đang nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Trung Đông, từ ngày 22/04 ông Obama dự kiến sẽ lần lượt đi thăm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines.

Đây sẽ là chuyến công du châu Á thứ năm của Tổng thống Obama, nhưng là chuyến công du đầu tiên của ông đến khu vực này, kể từ khi Trung Quốc vào năm ngoái tuyên bố thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không trên vùng biển Hoa Đông, một hành động mà Hoa Kỳ cho là không có tính chính đáng.

Hôm qua, 18/04/2014, các cố vấn của tổng thống Mỹ cho biết là công du châu Á lần này ông Obama sẽ tái khẳng định sự yểm trợ vững chắc của Mỹ đối với các đồng minh, nhấn mạnh vai trò của Hoa Kỳ như một cường quốc Thái Bình Dương, đồng thời cố trấn an các nước trong khu vực rằng chính sách « xoay trục » sang châu Á của Washington vẫn không thay đổi.

Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ Susan Rice hôm qua nói : « Vào lúc đang có nhiều căng thẳng khu vực, đặc biệt là do vấn đề Bắc Triều Tiên và các tranh chấp lãnh hải, chuyến công du này sẽ là dịp để Hoa Kỳ khẳng định cam kết duy trì một trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực ». Theo bà Susan Rice, tổng thống Obama khi đi thăm bốn nước châu Á sẽ nhấn mạnh rằng Washington muốn các tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Hoa Đông và Biển Đông phải được giải quyết một cách hoà bình, đúng theo công pháp quốc tế.

Cho tới nay, Washington vẫn không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh hải ở hai vùng biển nói trên, nhưng thường khiến Bắc Kinh tức giận khi yêu cầu là những tranh chấp này phải được giải quyết trên cơ sở đa phương, trong khi Trung Quốc chỉ muốn thương lượng song phương với các nước có liên quan để dễ dàng áp đảo.

Ngoài tranh chấp lãnh hải, Hoa Kỳ cũng đang phải đối phó với những hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Theo lời ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, ngoài cuộc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye, ông Obama sẽ ngỏ lời với bộ chỉ huy lực lượng Mỹ - Hàn và nghe báo cáo về những hành động đáp trả thái độ khiêu khích của Bình Nhưỡng.

Sau Hàn Quốc, ngày 26/04, ông Obama sẽ là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên của Mỹ kể từ chuyến đi của Tổng thống Johnson năm 1966 đến thăm Malaysia. Đặc biệt trong chuyến viếng thăm nước này, Tổng thống Obama sẽ phát biểu với các lãnh đạo trẻ Đông Nam Á tại Đại học Malaysia. Sáng ngày 28/04, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ đến Philippines để hội đàm với Tổng thống Benigno Aquino và hai nhà lãnh đạo sẽ mở cuộc họp báo chung sau đó.

Bên cạnh các vấn đề mang tính địa chính trị, các nước châu Á cũng trông chờ là trong chuyến công du lần này, Tổng thống Obama sẽ đạt được tiến bộ trong đàm phán giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản về hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Cho tới nay, các nhà thương thuyết của hai nước vẫn chưa giải quyết được những bất đồng về việc mở cửa hai khu vực công nghiệp xe hơi và nông nghiệp.


http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140419-tong-thong-obama-se-tai-khang-dinh-chien-luoc-xoay-truc-sang-chau-a



Tổng thống Obama đối mặt nhiều thử thách trong chuyến đi Châu Á

Tổng thống Obama bắt đầu chuyến công du 4 nước châu Á gồm Nhật Bản, Nam Hàn, Malaysia và Philippines từ ngày 23 tháng 4, một hành động nhằm khẳng định chính sách xoay trục của Washington.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng Tổng thống Obama sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong chuyến đi này. Thách thức lớn nhất của ông Obama trong chuyến thăm châu Á có lẽ là việc thuyết phục các nhà lãnh đạo trong khu vực tin rằng Hoa Kỳ không có ý định đứng ngoài các vấn đề nổi cộm của khu vực, trong đó có các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á.

Sự hoài nghi về cam kết của Hoa Kỳ đối với châu Á gia tăng sau khi ông Obama hủy chuyến công du đến khu vực để tham dự 2 hội nghị thượng đỉnh mùa thu năm ngoái, nhằm giải quyết tình trạng chính phủ đóng cửa do tranh cãi về tài chính.

Ngoài ra, các viên chức Hoa Kỳ cũng cho biết chiến lược tái cân bằng về mặt kinh tế, ngoại giao và an ninh của Hoa Kỳ hướng đến châu Á bị ảnh hưởng nhiều do cuộc khủng hoảng tại Ukraine và những vấn đề liên tiếp xảy ra ở các nước Trung Đông.

Chính sách xoay trục của Washington được cho là ưu tiên vào vấn đề kinh tế, vì Hoa Kỳ cần luồng gió mới của các nền kinh tế năng động ở châu Á, nhằm tạo trợ lực cho sự phục hồi của đất nước sau các cuộc chiến hao tiền tốn của ở Iraq và Afghanistan.


http://www.sbtn.tv/vi/tin-hoa-k%E1%BB%B3/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-obama-%C4%91%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-nhi%E1%BB%81u-th%E1%BB%AD-th%C3%A1ch-trong-chuy%E1%BA%BFn-%C4%91i-ch%C3%A2u-%C3%A1.html

Lotus
04-24-2014, 09:57 PM
http://www.youtube.com/watch?v=EYRFegfHA_8

Lotus
04-24-2014, 10:06 PM
Tuy xay qua châu Á, tuy nhiên Mỹ và các quốc gia liên minh cũng không quên mang quân qua bảo vệ các quốc gia nay cùng thể chê´ở Đông Âu :


Khủng hoảng Ukraina: Mỹ đưa quân tới Ba Lan và Estonia*


http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/396/0/2934/2193/344/257/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2014-04-16T184511Z_1611518949_GM1EA4H07I801_RTRMADP_3_UKRA INE-CRISIS-NATO.JPG
Máy bay trinh thám AWACS của NATO *

Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina chưa tới hồi kết, Washington xác định tin chuẩn bị tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Trung và Đông Âu. Kế hoạch cụ thể sẽ được công bố trong một vài ngày tới. Theo một số nguồn tin, Mỹ chuẩn bị đưa từ 150 đến 175 binh sĩ đến khu vực, tham dự các cuộc thao diễn quân sự với các đồng minh Ba Lan và Estonia.

Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina chưa tới hồi kết, Washington xác định tin chuẩn bị tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Trung và Đông Âu. Kế hoạch cụ thể sẽ được công bố trong một vài ngày tới. Theo một số nguồn tin, Mỹ chuẩn bị đưa từ 150 đến 175 binh sĩ đến khu vực, tham dự các cuộc thao diễn quân sự với các đồng minh Ba Lan và Estonia.

Thông tín viên RFI Jean Louis Pourtet tường trình từ Washington :

« Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak, cách nay hai ngày, trả lời báo Mỹ Washington Post, đã cho biết, Lầu Năm Góc đang chuẩn bị gửi quân sang Ba Lan và các nước vùng Baltic. Tin trên đã được một quan chức Hoa Kỳ xác nhận và cho biết thêm là lính Mỹ sẽ được điều tới Estonia và Ba Lan.*

Sau cuộc tiếp xúc giữa ông Tomasz Siemoniak và đồng nhiệm Mỹ Chuck Hage, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, ông John Kirby, khẳng định Hoa Kỳ tham gia tập trận cùng với các đồng minh Đông Âu nhằm « tăng cường khả năng ứng phó trên bộ, trên không và trên biển ». Một số hoạt động trong cuộc thao diễn quân sự đó sẽ được « quyết định song phương giữa phía Hoa Kỳ với các đồng minh trong NATO », một số khác sẽ do chính các thành viên của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO - tiến hành ».

Trên thực tế, quyết định nói trên của Washington nhằm trấn an các nước Đông Âu đang rất lo ngại trước những diễn biến tình hình tại Ukraina và những quốc gia đó đang tự hỏi là liệu họ sẽ có còn được Hoa Kỳ hỗ trợ hay không trong trường hợp cần thiết.*

Các quốc gia vùng Baltic đặc biệt đang rất lo lắng : Họ đã đã gia nhập khối NATO từ ăm 2004 và luôn trong thế khó xử vì muốn tránh chọc giận ông Putin. Kể từ sau vụ Nga thôn tính vùng tự trị Crimée của Ukraina, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đã phải xét lại chính sách của mình và đang có khuynh hướng tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Âu, bằng cách gửi máy bay và tàu tuần duyên đến vùng này nhiều hơn.*

Việc Mỹ điều quân – dù chỉ rất khiêm tốn về mặt số lượng - sang Ba Lan và Estonia đáp ứng nguyện vọng của ông James Jeffrey, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Irak. Trong tuần, phát biểu trên nhật báo Washington Post, ông này chủ trương Mỹ nên triển khai lực lượng trên bộ để bắn đi một tín hiệu mạnh với đối phương. Theo ông Jeffrey, đưa quân tới hiện trường là một biện pháp có hiệu quả hơn, đáng sợ hơn là việc triển khai máy bay tiêm kích hay khu trục hạm để thị oai ».


http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140420-khung-hoang-ukraina-my-dua-quan-toi-ba-lan-va-estonia



http://www.youtube.com/watch?v=h92o1dyf-pc