PDA

View Full Version : Tdbc



Triển
05-03-2013, 01:33 AM
Tự do báo chí của Đức xuống hạng 17

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã hạ xếp hạng tự do báo chí ở Đức xuống giữa Costa Rica và cộng hòa Czech với lý do gộp chung báo chí và đe dọa phóng viên của giới cực đoan.

Ulrich Clauß

http://www.welt.de/img/deutschland/origs113232601/8249729426-w900-h600/title-2-.jpg
(Tổ chức "Phóng viên không biên giới" trưng bảng xếp hạng thường niên về tự do báo chí. Các quốc gia Bắc Âu có truyền thống đứng đầu)

Mạng lưới quốc tế Phóng Viên Không Biên Giới đã hạ bớt một hạng tự do báo chí ở Đức xuống còn 17. Tổ chức Phóng viên không biên giới nêu lý do sụt hạng, rằng ở Đức vấn đề nằm ở chỗ "sự đa dạng của báo chí bị sút giảm".

Vì thiếu tài chánh, ngày càng ít tờ báo có ban biên tập riêng, nhiều ban biên tập hoàn toàn giải tỏa vào năm 2012. Ngoài ra tổ chức này lo lắng quan sát "thảo luận về một điều luật mới cho chuyện lưu trữ lại dữ liệu và các đe dọa của các nhóm cực đoan chống lại các phóng viên chuyên tường thuật phản biện". Khả quan hơn có lẽ là điều luật mới của liên bang năm 2012 rằng sẽ bảo vệ báo giới nhiều hơn trước việc bị thanh tra lục soát.

Có truyền thống dẫn đầu danh sách, thường là các quốc gia Bắc Âu như Phần Lan đứng đầu trước Hòa Lan (2) và Na Uy (3). Đội sổ là Turkmenistan (177), Bắc Hàn (178) và Eritrea (179). Nằm cuối phía sau vẫn như cũ là Trung Quốc (173) và Iran (174).

Ở Trung Quốc và Việt Nam (172), những nơi nhà nước kiểm soát chặt chẽ truyền thông, các Blogger và các nhà đấu tranh trên mạng đặc biệt bị truy đuổi. Gần 70 Blogger ngồi tù ở Trung Quốc. Ở Việt Nam có hơn 30 người bị giam cầm.

Đức đứng hạng thứ 17 trên 179 trong danh sách tự do báo chí giữa lòng Châu Âu trước Costa Rica và sau Cộng hòa Czech. Lý do sụt hạng là vì sự đa dạng của báo chí đã giảm bớt.

"Ở nhiều vùng không có sự cạnh tranh ấn loát"

Phần giải thích cho biết, nhiều vùng trên nước Đức không còn sự cạnh tranh ấn loát nữa. Đồng thời con số các bài viết được trả tiền của hãng xưởng, ngày càng gia tăng pha trộn vào nội dung báo chí bình thường, khiến độc giả gần như không còn phân biệt được nữa.
Tổ chức phóng viên không biên giới chỉ trích các bài tường thuật mang tính cách địa phương ngày càng được xếp chung. Ví dụ được mang ra chỉ trích là nhóm truyền thông WAZ và DuMont Schauberg dẫn đầu từ năm 2009/2019 lập ra một tập-thể-ban-biên-tập chuyên cung cấp bài vở có các mục chính y hệt cho năm tờ báo riêng rẽ khác nhau.

Nhà xuất bản Axel Springer cũng có liên quan và bị nêu tên. Họ đã thông báo có ban biên tập chung của nhóm "Welt" và "Berliner Morgenpost" với tờ "Hamburger Abendblatt" vào tháng 10 năm 2012. Tổ chức phóng viên không biên giới nêu tiếp, rằng nhóm xuất bản Rhein Main dự định sẽ thiết lập vào giữa năm 2013 ban biên tập chung cho các mục chính cho các tờ "Wiesbadener Tagblatt", "Wiesbadener Kurier" và "Allgemeiner Zeitung" (Mainz).

Cơ quan chính quyền gây khó khăn cho việc lấy tin tức

Ngoài ra các phóng viên thường rất khó lấy tin của các cơ quan chính phủ. Tin đặt được cung cấp rất chậm và phải trả nhiều tiền. Có đến 5 tiểu bang Đức không có điều luật riêng về tự do tin tức.

Các thảo luận về một điều luật mới cho việc lưu trữ lại dữ liệu trên bình diện liên bang, "điều luật này gây sợ hãi trong việc bảo vệ nguồn tin và các người đưa tin khả dĩ của báo giới", cũng được tổ chức phóng viên không biên giới bình luận điều luật này là đe dọa cho sự tự do báo chí.
Tuy nhiên một điều luật về tự do báo chí ra tháng tám năm 2012 có thể xem là khả quan. Điều luật này bảo vệ các phóng viên trước đàn áp của nhà nước lúc săn tin.

Cũng có việc giới cực đoan đe dọa phóng viên ở Đức

Tổ chức phóng viên không biên giới quan sát lo lắng vụ kiện cáo hai phóng viên săn tin trong vụ Sachsensumpf [1] cũng như các đe dọa của các nhóm cực đoan Hồi giáo hoặc cực hữu chống các phóng viên chuyên viết bài phản biện.

Nhiều đoạn phim hăm dọa của giới cực đoan Hồi giáo loan truyền trên mạng chống lại phóng viên cũng được dẫn chứng. Còn bằng chứng do giới cực hữu gây ra là vụ phá tòa soạn tờ "Lausitzer Rundschau" vào tháng năm 2012.

Ít hi vọng trong vùng Ả Rập

Bị đe dọa nghiêm trọng hơn là trình trạng những quốc gia ở Phi Châu và Á Châu. Tình trạng tự do báo chí hai năm sau vụ "Mùa Xuân Ả Rập" ở nhiều nơi vẫn còn trái ngược: Ở Ai Cập (hạng 158) phóng viên và Blogger trước sau vẫn thường bị tấn công, bắt giữ và đưa ra tòa, mặc dù mức độ lan tràn bạo lực đã giảm bớt hơn lúc khởi sự cuộc cách mạng 2011.

Ở Tunisia (hạng 138) sau đó các vụ tấn công phóng viên lại còn tăng lên. Tổ chức phóng viên không biên giới tường thuật rằng, "Chính phủ lưỡng lự thi hành điều luật mới về truyền thông và ngang nhiên chiếm giữ các vị trí quan trọng trong truyền thông nhà nước". Libya đã được lên 23 hạng thành hạng 131 sau khi chính phủ Gaddafi và hành vi bạo lực cáo chung.

Đáng buồn hơn là tình trạng vài nước Ả Rập vì sự đấu đá giữa nhà cầm quyền và phe đối lập chưa ngã ngũ, ví dụ như Syria (hạng 176 không thay đổi). Quốc gia Hồi giáo nguy hiểm nhất cho phóng viên sau Syria, là nước Somalia (hạng 175). Ở nước Bahrain (hạng 165), bạo lực với phóng viên sau làn sóng đàn áp năm 2011 mặc dù có thuyên giảm, nhưng quốc gia này vẫn còn thuộc vào danh sách 20 nước bị đánh giá xấu nhất.

Nhiều phóng viên bị bắt giam ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ứng cử viên gia nhập Cộng Đồng Chung Âu Châu Thổ Nhĩ Kỳ (hạng 154) cũng không có tình trạng tự do báo chí tốt hơn. Tổ chức phóng viên không biên giới nhận xét, "Sau khi kết thúc chính quyền quân đội vào năm 1983, ở đó vẫn còn nhiều phóng viên ngồi khám như ngày hôm nay". Nhiều người bị cáo buộc phạm tội theo điều luật chống khủng bố gây tranh cãi.

Do Thái chỉ nằm ở hạng 112 vì các cuộc đàn áp vùng người Palestine bởi quân đội của họ. Trong chiến dịch Gaza Offensive hồi tháng 11, lực lượng quân đội đã nhắm tấn công phóng viên và các tòa soạn có liên lạc với Hamas. Chính ở Do Thái dù có tự do báo chí thực sự nhưng sự thanh tra của quân đội vẫn là vấn đề cốt lỏi.

Nước Nga (hạng 148) thuộc vào các quốc gia sụt hạng. Ngược lại Hoa Kỳ lên được 15 bậc nằm ở hạng thứ 32 và gần trở về hạng thứ của họ năm 2011, khi họ ngăn chận các bài tường thuật về vụ "phản kháng Occupy".
Không có quốc gia nào sụt hạng nặng nề như Mali (hạng 99) là nước từng là đầu tàu cho tự do báo chí ở Phi Châu.


----- chú thích:
[1] Sachsensumpf: vụ án thương vụ bất động sản, mại dâm ấu nhi ở Sachsen/Đức đặc biệt là Leipzig, đến nay không có đáp án. Vụ này được cho là có sự nhúng tay của các viên chức cấp cao những lãnh vực chính trị, tư pháp và mật vụ Đức.




(* dịch từ Deutschland fällt bei Pressefreiheit auf Rang 17 (http://www.welt.de/politik/deutschland/article113224831/Deutschland-faellt-bei-Pressefreiheit-auf-Rang-17.html) )

ốc
05-03-2013, 07:04 AM
Đức đứng hạng thứ 17 trên 179 trong danh sách tự do báo chí giữa lòng Châu Âu trước Costa Rica và sau Cộng hòa Czech. Lý do sụt hạng là vì sự đa dạng của báo chí đã giảm bớt.

Chắc là tự vì có một người Đức nào cứ dán bài ở cả chục diễn đàn để lĩnh thù lao nên cả nước bị thụt hạng vì thiếu gì sự sự đa dạng.

Còn các nước hạng cao ở trong Tóp Ten (Phiên lần, Ní đơ lần, Nót ví giần, Lúc xem bua, An đo ra, Đen mác, Lích tần sờ tai, Níu dí lần, Ai sờ lần, và Suýt đần) thì tuyền là các nước bé tí và ít dân, cho nên chả có tin tức gì đáng phải kiểm duyệt. Như thế đứng hạng cao cũng phải.

Triển
05-03-2013, 09:12 AM
Chắc là tự vì có một người Đức nào cứ dán bài ở cả chục diễn đàn để lĩnh thù lao nên cả nước bị thụt hạng vì thiếu gì sự sự đa dạng.

Đó là bờ rốp lầm ớp con sen trây sần ớp mi đi à (problem of concentration of media). Một thùng soạn cung cấp cho nhiều diễn đàn riêng rẽ.

Triển
05-13-2013, 09:55 PM
Nghe lén

Thông tấn xã AP tố giác bộ tư pháp Hoa Kỳ nghe lén điện thoại hơn hai tháng của AP, ăn cắp dữ liệu của 20 đường dây điện thoại bàn, điện thoại di động lẫn đường dây cá nhân của nhân viên AP. AP yêu cầu bộ tư pháp Mỹ xóa dữ liệu và sẽ chuẩn bị các bước kiện cáo....

Thông tấn xã AP công bố thư của giám đốc AP gửi bộ trưởng tư pháp Eric Holder trên trang của họ:

=> http://www.ap.org/Images/Letter-to-Eric-Holder_tcm28-12896.pdf


Gov't obtains wide AP phone records in probe Mark Sherman, The Associated Press (http://www.ap.org/Content/AP-In-The-News/2013/Govt-obtains-wide-AP-phone-records-in-probe)

Triển
05-16-2013, 11:24 AM
Bắc Hàn chống DVDs: một đêm xem phim ngồi tù một tháng

http://cdn1.spiegel.de/images/image-496664-galleryV9-vurx.jpg

Bình Nhưỡng - chuyện Kim Chánh Nhật thích xem phim là kinh thiên động địa. Vị độc tài lãnh đạo Bắc Hàn đã chết này có đến 20 ngàn Video và DVD. Ông còn viết nhiều tiểu luận về tác dụng lý tưởng của loại truyền thông phổ biến này và còn cho sản xuất một phiên bản Bắc Hàn của phim quái vật "Godzilla" nữa. Với quá nhiều hi sinh cho xi-nê như vậy, người ta không thể ngạc nhiên nếu một phần lớn dân chúng bắt chước theo "vị lãnh tụ kính yêu". Ngày càng có nhiều người Bắc Hàn mua DVD-Player hiện đại của Trung Quốc và tận dụng quyền lợi này thoải mái.

Có vấn đề cho nhà cầm quyền Bình Nhưỡng: từ lâu dân chúng không còn hài lòng với sản phẩm phim tuyên truyền của nhà nước nữa. Thay vào đó khán giả của đất nước cô lập này khao khát xem phim ngoại quốc, cụ thể là phim của Nam Hàn. Hàng sao chép hoặc là nhập cảng lậu ở chợ đen bùng nổ.

Chính quyền phản ứng bằng cách thỉnh thoảng bí mật xét tư gia dân chúng. Human Rights Watch công bố trong một tường trình mới nhất rằng người bán DVD lẫn người xem phải tính chuyện bị hình phạt nhạy cảm vì thưởng thức phim ngoại quốc. Đặc biệt là những phim của miền Nam thù địch sản xuất.

Tổ chức nhân quyền đã hỏi 90 người tỵ nạn trong cuộc thăm dò. Tất cả các trường hợp đều được để khuyết danh trên giấy. Những người này kể lại những đêm xem phim chui trong phòng khách ở Bắc Hàn.

Một người Bắc Hàn có cha làm chức cao trong cảnh sát kể lại, "nhiều người xem phim và phim bộ cấm lắm. Nhưng mà chúng tôi xem phim chui an toàn, sau khi khóa cửa và kéo màn tối". Người ta chỉ kể cho bạn thân với nhau nghe thôi và luôn sợ bị khai lại các cơ quan chính quyền.

Điều gì sẽ xảy ra nếu thực sự người láng giềng học lại, trong cuộc khảo sát của HRW một người phụ nữ kể lại:

"Một người quen để truyền hình mở ban đêm, cửa cái và cửa sổ đều khóa chặt. Nhưng hàng xóm đã đi báo. Sáng hô sau bà bị bắt, bà không bao giờ nhìn lại được TV và đầu máy DVD nữa. Bà ra ngoài được do nộp tiền phạt rất cao".

Hối lộ thỉnh thoảng không giúp được như trường hợp thứ ba trong bài tường trình của HRW:

"Một người phụ nữ và con gái bị bắt quả tang đang xem phim DVD nên bị bắt giam một tháng và ngược đãi có hệ thống trong tù. Lời bà được trích dẫn: 'Chính quyền không bao giờ cho phép dân chúng được xem những gì xảy ra bên ngoài để bảo vệ hệ thống của chính họ'."

Cho dù xử dụng các biện pháp cưỡng bức, nhà cầm quyền vẫn không ngăn chận được phim ảnh ngoại quốc lan tràn. Đặc biệt các DVDs phim và phim bộ của Nam Hàn được truyền vào Bắc Hàn qua ngõ biên giới Trung Quốc. Ở các vùng phía Bắc phim ảnh ngoại quốc lan truyền rộng rãi. Con buôn nếu bị bắt phải tính chuyện bì phạt nặng, nhưng thường được các nhân viên nhà nước cho qua vì ăn hối lộ.

DVDs có rồi giờ còn thêm thanh USB

Theo đài Á Châu Tự Do, sự phát triển kỹ thuật càng góp phần phát tán phim ảnh sang các miền khác của Bắc Hàn. Từ lâu phim ảnh đã được sang lậu bằng DVD thu lại và bí mật rao bán. Ông Phil Robertson của HRW nói, "chuyện bắt bớ con buôn hoặc khán giả không ngăn chận nổi chuyện phát tán tin tức". Qua phim ảnh và các phim bộ, dân Bắc Hàn nhìn thấy được dù chỉ là hình ảnh đẹp về cuộc sống ở Nam Hàn. Điều này gây khó khăn cho nhà cầm quyền tuyên truyền thuyết phục dân chúng về một "nước láng giềng xấu xa".

Một loại kỹ thuật mới mẻ đã khiến cuộc chiến của chính quyền thời gian gần đây càng gian nan hơn: ngày càng có nhiều đầu máy DVD của Trung Quốc có chấu cắm USB. Phim lưu trữ trên các thanh USB có thể xem được qua chấu cắm này. Trên các thanh USB thường đủ chỗ lưu trữ được cả bộ phim, khi bị lục xét nhà mấy cái thanh USB nhỏ xíu này cũng dễ giấu.

Theo trang mạng Daily NK, các cơ quan Bắc Hàn được lệnh phá hỏng các USB-Port. Nếu tìm thấy trong nhà một đầu DVD không có nhãn hiệu xét duyệt của chính phủ, thì cái máy DVD lẫn cái TV xem như mất.

jok


(* dịch lại từ "Nordkoreas Kampf gegen DVDs: Ein Monat Haft für einen Filmabend" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/verbotene-filme-nordkoreas-regime-kaempft-gegen-dvds-aus-dem-sueden-a-900222.html) )