PDA

View Full Version : TS Gene Sharp thuyết giảng về đấu tranh bất bạo động tại Trường Luật Harvard



Lotus
05-17-2013, 07:31 AM
Nguyễn Trang Nhung chuyển ngữ


Harvard Law School


Kế hoạch chiến lược và kiến thức sâu rộng là công cụ để dàn dựng các cuộc đấu tranh bất bạo động thành công, tiến sĩ Gene Sharp, người sáng lập của Viện Albert Einstein và tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về hành động bất bạo động trong xung đột, nói.
Phát biểu với các sinh viên qua bài thuyết giảng được tài trợ bởi Nhóm Ủng hộ Nhân quyền Trường Luật Harvard vào ngày 9 tháng 3, ứng cử viên giải Nobel Hòa bình đã thảo luận các yếu tố khác nhau của một cuộc đấu tranh bất bạo động hiệu quả ...

Sharp bắt đầu buổi nói chuyện bằng việc thừa nhận rằng thật dễ dàng cảm thấy vô vọng và bất lực trong một thế giới đầy rẫy áp bức, độc tài, diệt chủng và bóc lột. Tuy nhiên, điều quan trọng là tập trung không phải vào những gì không thể làm được, mà vào những gì có thể, ông nói, dẫn cuộc phản kháng Rosenstrasse vào năm 1943, ở đó phụ nữ Đức đã biểu tình trên các con phố Berlin, các khoảnh đất cách xa trụ sở của Gestapo [cơ quan mật vụ của Đức Quốc Xã] cho đến khi những người chồng Do Thái của họ được thả khỏi các trại tập trung.

"Hãy quên đi các định kiến về nơi mà đấu tranh bất bạo động có hiệu quả và nơi không," ông nói. "Bởi vì chúng ta cần bắt đầu không phải ở nơi nó không thể hiệu quả, mà ở nơi nó hiệu quả. Và chúng ta sẽ đẩy sự việc xa tới đâu."

Do đó, điều quan trọng đối với những ai muốn tiến hành đấu tranh bất bạo động là nghiên cứu các ví dụ thành công trong lịch sử và qua đó học hỏi để cải tiến nhằm làm cho những nỗ lực của mình hiệu quả hơn – ông nói thêm. Họ nên tìm những điểm yếu cố hữu của chế độ mà họ có kế hoạch nổi dậy chống lại, và tập trung sức mạnh phản kháng dân sự của họ vào những phạm vi đó để gia tăng tác động phản kháng.

"Những gì đã xảy ra có thể xảy ra lần nữa... không phải bằng cách ứng biến và (nói) 'chúng ta muốn làm gì hôm nay?'", ông nói. "Không, bạn cần bắt đầu nghiên cứu trước hàng thập kỷ hoặc hàng năm."

Sharp, người đã được mệnh danh "Machiavelli của bất bạo động" và "Clausewitz của chiến tranh bất bạo động," tiếp tục giải thích ba điều cơ bản mọi người cần làm trước khi lập kế hoạch hành động bất bạo động: hiểu hoàn cảnh riêng và đối thủ của họ, hiểu sâu sắc bản chất của đấu tranh bất bạo động, và suy nghĩ một cách chiến lược....


Sharp là một học giả kỳ cựu tại Viện Albert Einstein, một tổ chức phi lợi nhuận mà ông thành lập năm 1983 để nghiên cứu về sử dụng các cuộc đấu tranh bất bạo động mang tính chiến lược trong các xung đột trên thế giới. Ông có bằng tiến sỹ về lý thuyết chính trị từ Đại học Oxford và giữ một chức vụ nghiên cứu tại Trung tâm Harvard về Vấn đề Quốc tế trong gần ba thập kỷ qua. Ông là tác giả của “Chính trị đấu tranh bất bạo động” (1973) và gần đây nhất là “Tiến hành cuộc đấu tranh bất bạo động: Thực hành trong thế kỷ 20 và Tiềm năng trong thế kỷ 21” (2005).


At HLS, Gene Sharp offers insights on nonviolent struggles

http://www.law.harvard.edu/news/2011/04/related-content/sharp_03092011_103main.jpg

Dr. Gene Sharp

http://www.law.harvard.edu/news/2011/04/related-content/sharp_03092011_121.03.jpg


Strategic planning and extensive knowledge are instrumental to staging successful nonviolent struggles, said Dr. Gene Sharp, the founder of the Albert Einstein Institution and author of several acclaimed books on nonviolent action during conflicts....

Sharp began his talk by recognizing how easy it is to feel helpless and powerless in a world rife with oppression, dictatorships, genocide and exploitation. Nevertheless, it is important to focus not on what cannot be done, but what is possible, he said, citing the 1943 Rosenstrasse protest in which German women demonstrated on the streets of Berlin, blocks away from Gestapo headquarters, until their Jewish husbands were released from concentration camps.
“The stereotypes of where this works and where this cannot work—forget that,” said Sharp. “Because we need to start not where it can’t work, but where does it work. And how far will we push that back.”

It is therefore important, he added, for those wishing to engage in nonviolent struggle to study historically successful examples and learn to improve upon them to make their own efforts more effective. They should look for the inherent weaknesses of the regime against which they plan to rebel, and focus the strengths of their civil resistance on those areas to accelerate its impact.
“What has happened already can happen again... not by improvising and (saying) ‘what do we feel like doing today?’” he said. “No, you need to start studying decades or years before.”
Sharp, who has been called the “Machiavelli of nonviolence” and the “Clausewitz of nonviolent warfare,” went on to explain the three basic things people need to do before planning nonviolent action: understand their own circumstances and opponents, know the nature of nonviolent struggle in depth, and think strategically....

Sharp is the Senior Scholar at the Albert Einstein Institution, a non-profit organization he founded in 1983 to study the use of strategic nonviolent struggles in conflicts around the world. He has a D.Phil. in political theory from Oxford University and held a research appointment at Harvard’s Center for International Affairs for nearly three decades. He is the author of The Politics of Nonviolent Action (1973) and most recently, Waging Nonviolent Struggle: Twentieth Century Practice and Twenty-First Century Potential ...

http://www.law.harvard.edu/news/2011/04/01_gene-sharp-nonviolent-struggles.html

Lotus
05-17-2013, 08:25 AM
VỀ ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG CHIẾN LƯỢC(pdf) Robert L. Helvey, Viện Albert Einstein

http://www.aeinstein.org/organizations/org/OSNC-Vietnamese.pdf


From dictatorship to democracy: a conceptual framework for liberation

Von Gene Sharp

http://books.google.de/books?id=9ThfnNG68vMC&printsec=frontcover&dq=from+dictatorship+to+democracy&source=bl&ots=uNRCp_ffBB&sig=FRy8Ea54JJNcKJfm4yk3EQ_Qc-4&hl=de#v=onepage&q&f=false


Gene Sharp: Author of the nonviolent revolution rulebook

Việt :

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/02/110221_gene_sharp.shtml

Anh :

http://www.bbc.co.uk/news/world-middle-east-12522848



Từ Độc Tài đến Dân Chủ (From Dictatorship to Democracy)

Download (Anh) :

http://www.aeinstein.org/organizations/org/FDTD.pdf


Download (bài dịch qua ngôn ngữ Việt)

http://www.aeinstein.org/organizations/org/FDTD-Vietnamese.pdf


Các tài liệu khác :

http://www.aeinstein.org/organizations6563.html


198 cách đấu tranh bất bạo động

198 Methods of Nonviolent Action Gene Sharp, Viện Albert Einstein

http://www.aeinstein.org/organizations103a.html


Gewaltloser Widerstand (PDF) Martin Heidenreich (tiếng Đức)

http://www.martin-heidenreich.com/download/scripte/gewaltloserwiderstand.pdf

Lotus
05-17-2013, 12:54 PM
http://www.youtube.com/watch?v=JCR5cYTNWkI

Lotus
05-30-2013, 06:35 AM
]
http://www.youtube.com/watch?v=QQV_4-rXXrE

Lotus
06-21-2013, 09:48 AM
http://gdb.voanews.com/1C7411C2-B95E-4F4B-B756-22A65BB5A4F3_w974_n_s.jpg


http://www.cbc.ca/archives/categories/politics/international-politics/nelson-mandela-prisoner-president-peacemaker/nelson-mandela-addresses-canadian-parliament.html

https://en.wikipedia.org/wiki/Nelson_Mandela

http://gdb.voanews.com/1C7411C2-B95E-4F4B-B756-22A65BB5A4F3_w974_n_s.jpg

Lotus
08-03-2013, 05:48 AM
Những đặc tính thiết yếu của đấu tranh bất bạo động



1/ Số Đông: Mọi cuộc phản kháng phải có số đông quần chúng tham gia và đến từ nhiều thành phần trong xã hội. Không có số đông không tạo đủ áp lực và không quy tụ được thêm nhiều thành phần tham gia.

2/ Công Khai: Chủ trương và kế hoạch hành động cụ thể cần công khai cho mọi người cùng biết để thu hút sự tham gia đông đảo và đặt chế độ ở thế đã rồi. Đương nhiên những kế hoạch hành động mang tính chiến lược sống còn của phong trào không bao giờ tiết lộ.

3/ Quyết Liệt: Các hành động đấu tranh phải quyết liệt và triệt để, không nên chống đối theo kiểu cầm chừng, thì mới có thể chiến thắng được đối phương đang nắm vũ khí đàn áp trong tay.

4/ Thương Lượng: Phải coi sự thương lượng mà phía chế độ độc tài đưa ra chỉ là chiến thuật mua thời gian khi họ bị đẩy vào thế lúng túng đối phó.

5/ Kỷ Luật: Luôn luôn duy trì kỷ luật trong mọi cuộc tụ tập đông người. Nó là chìa khóa thành công của mọi cuộc phản kháng chính trị.


http://www.radiochantroimoi.com/the-ky-cua-chung-ta/nhung-dac-tinh-thiet-yeu-cua-dau-tranh-bat-bao-dong.html

Lotus
02-22-2014, 02:02 PM
Đấu tranh bất bạo động hiệu quả hơn nhiều lần so với bạo động để lật đổ các chế độ độc tài


Max Fisher

Hoàng Triết chuyển ngữ

Theo Washington Post


Nhà khoa học chính trị Erica Chenoweth cũng như nhiều người khác đã từng tin rằng bạo lực là biện pháp hữu hiệu nhất để hạ bệ một kẻ độc tài. Dù sao thì lịch sử vẫn đầy dẫy những cuộc đảo chính, cách mạng, và nội chiến. Cô ấy không xem trọng các cuộc biểu tình công cộng và các hình thức chống đối ôn hòa khác cho lắm; làm sao các biện pháp ôn hòa này lại có thể phá bỏ được những thể chế độc tài đầy quyền lực?

Nhưng rồi, như Chenoweth đã thuật lại trong một chương trình của Ted Talk được trình chiếu trên mạng hôm thứ Hai, cô ta đã tổng kết một số dữ liệu và đã bất ngờ bởi những gì cô ta khám phá ra. “Tôi thu thập dữ liệu về tất cả các cuộc vận động bất bạo động và bạo động để lật đổ một chính quyền hay giải phóng một thuộc địa kể từ năm 1900. Các dữ liệu này đã khiến tôi rất kinh ngạc.” - cô phát biểu về hàng trăm trường hợp cô nghiên cứu.

Đây là biểu đồ của cô ta. Nó nêu rõ rằng các phong trào bất bạo động có khả năng thành công nhiều hơn:


http://www.washingtonpost.com/blogs/worldviews/files/2013/11/chen-topline-chart.png


Biểu đồ 1: Xác suất thành công của các Cuộc nổi dậy Ôn hòa và Bạo động, 1900-2006 (Erica Chenoweth/Youtube). Cột màu đỏ thể hiện đấu tranh bạo động, cột màu xanh da trời thể hiện đấu tranh bất bạo động. Success = Thành công, Partial Success = Thành công một phần, và Failure = Thất bại.

Và xu hướng đó trong biểu đồ đang “gia tăng theo thời gian,” Chenoweth phát biểu thêm. “Các cuộc vận động bất bạo động càng ngày càng trở nên thành công hơn.” Bên dưới là một biểu đồ của các cuộc vận động thành công từ 1940 đến 2006.


http://www.washingtonpost.com/blogs/worldviews/files/2013/11/chen-chart-2.png


Biểu đồ 2: Xác suất thành công qua các thập kỷ, 1940-2006 (Erica Chenoweth/Youtube). Màu đỏ thể hiện đấu tranh bạo động, còn màu xanh da trời thể hiện đấu tranh bất bạo động.

Dữ liệu trong đó cho thấy một sự gia tăng mạnh mẽ của các cuộc đấu tranh bạo động thành công từ thập niên 1970 cho đến thập niên 1980, có thể là kết quả của hai cuộc hóa giải thực dân - sự rút chân khỏi vùng Châu Phi hạ Sahara của các đế quốc Âu Châu nối tiếp bởi một số cuộc đụng độ đẫm máu tranh giành quyền lực – và Chiến Tranh Lạnh mà trong đó, các phong trào phản kháng bạo lực của kháng chiến quân được thành công với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và Liên bang Sô Viết. Nhưng xu hướng đó đã bị đảo ngược một cách đáng kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc với con số đấu tranh bất bạo động thành công gia tăng.

“Các nhà nghiên cứu thường nói rằng không một chính quyền nào có thể tồn tại nếu có 5 phần trăm dân số đứng lên chống lại nó,” Chenoweth nói. “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng con số thực sự có thể ít hơn đó nữa. Không một cuộc vận động đơn lẻ nào trong thời gian đó thất bại sau khi nó đạt đến và duy trì số người tích cực hưởng ứng nó ở mức 3.5 phần trăm dân số.” Chenoweth nói thêm, “Nhưng hãy ghi nhớ điều này: Tất cả những cuộc vận động đơn lẻ vượt qua mức 3.5 phần trăm hưởng ứng đều là một cuộc vận động bất bạo động. Những cuộc vận động bất bạo động trung bình đều lớn hơn các cuộc vận động bạo động gấp 4 lần.”

Tất nhiên, 3.5 phần trăm dân số là một con số rất đông. Thí dụ như ở Iran chẳng hạn, nó tượng trưng cho 2.7 triệu người. Ở Trung Quốc thì đó là 47 triệu người. Dù vậy, điều này vẫn xảy ra. Số người Ai Cập tham gia cuộc biểu tình vào tháng Hai 2011 dẫn đến việc lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak thật ra không rõ chính xác là bao nhiêu, nhưng đạt được mốc điểm 2.9 triệu người không phải là không khả thi.

Chenoweth chú tâm các buổi nói chuyện của cô vào mức quan trọng của việc đạt được con số 3.5 phần trăm dân số tham gia biểu tình để có thể hạ bệ một chính phủ và tại sao đối đầu bất bạo động là biện pháp tốt nhất để đạt được con số đó. Tôi sẽ biện hộ rằng các lý do khiến bất bạo động hữu hiệu hơn bạo động vượt qua giới hạn của câu hỏi chung quanh biện pháp nào hữu hiệu hơn trong việc thuyết phục người ta xuống đường.

Luận văn thạc sĩ của tôi nói về các cuộc đàn áp của chính quyền đối với sự nổi dậy của đám đông. Nó bao gồm những đề tài liên quan đến hiện tượng này. Nói cho rõ hơn, tôi không có chủ đích gì khi đề cập đến chuyên môn của Giáo sư Chenoweth; và so với hàng trăm trường hợp mà cô ấy đã xem qua, tôi đã chỉ nghiên cứu khoảng 30 trường hợp mà thôi. Dù vậy, tôi vẫn tìm được một vài điều hỗ trợ cho kết luận của cô ấy rằng đối đầu bất bạo động hiệu quả hơn.

Một trong số những điều tôi khám phá ra là một cuộc nổi dậy có 50% thất bại nếu nó trở thành bạo động. Hầu như trong mọi trường hợp khi người biểu tình cầm súng lên, sự đàn áp bằng bạo lực của chính quyền đáp trả lại được hợp thức hóa. Nói theo cách khác, các lực lượng an ninh rất có thể sẽ nổ súng – cũng như các các nhân cảnh sát và quân nhân rất có thể sẽ tuân theo lệnh nổ súng đó – nếu phe đối lập nổ súng bắn họ. Đó là phản ứng của con người vì không ai thích mình bị bắn cả. Nhưng, điều đó [quyền đàn áp hợp thức bằng bạo lực] lại quan trọng đối với chính sách đối nội của các chính quyền. Các cuộc nổi dậy thường sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng bên trong chính quyền về tính chính danh của nó, đặc biệt trong trường hợp quan hệ rạn nứt giữa thành phần lãnh đạo quốc gia và lực lượng quân đội cùng/hoặc an ninh. Điều này [quan hệ rạn nứt] tiếp sau đó dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền. Cuộc nổi dậy càng bạo động, khả năng chính phủ [lãnh đạo lẫn quân đội] đoàn kết lại càng cao.

Điều đáng ghi nhớ là chính phủ hầu như lúc nào cũng có lực lượng quân đội trong tay để sai khiến, đủ để nghiền nát bất kỳ cuộc nổi dậy nào. Điều này đặc biệt đúng kể từ khi Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt, sau khi hầu như quốc gia nào cũng có chiến xa, súng máy và các quân cụ khác không một nhóm đối kháng nào có thể sánh bằng trên chiến trường. Tôi khám phá ra rằng một cuộc nổi dậy sẽ có xác suất thất bại 50% nếu quân đội trực tiếp can thiệp. Và chuyện quân đội trực tiếp can thiệp hầu như không xảy ra nếu cuộc nổi dậy được duy trì ở dạng bất bạo động.

Sử dụng bạo lực cũng làm giảm đi sự ủng hộ của công chúng đối với một cuộc nổi dậy. Chenoweth cho rằng đây là vì nổi dậy bằng bạo động đòi hỏi nhiều sức lực và lại nguy hiểm, cho nên nó khiến những người ủng hộ sợ và tránh xa, nhưng tôi cũng muốn nói thêm rằng bạo lực là đề tài còn được tranh cãi nhiều và có thể dẫn đến sự thương hại đối với nhân viên công lực và quân nhân đứng trước mũi súng của những người nổi dậy. Một cuộc nổi dậy bạo động có thể dẫn đến kết cuộc người dân hướng sự ủng hộ của họ về phía chính phủ, trong khi đó thì sự đàn áp biểu tình của chính phủ có thể làm giảm sự ủng hộ của người dân đối với thể chế.


Chenoweth tiếp tục nói về một điểm quan trọng: Các phong trào chống kháng bạo động cho dù thành công vẫn có thể dẫn đến nhiều vấn nạn lâu dài. “Cách bạn chọn để đối kháng thật ra cũng rất quan trọng trên đường dài,” cô ấy nói và giải thích rằng dữ liệu cô ta thu thập cho thấy rằng các quốc gia sử dụng biện pháp nổi dậy bất bạo động “có khả năng rất cao trong việc kiến tạo một thể chế dân chủ.” Các quốc gia này cũng có 15% khả năng không “lại vướng vào” nội chiến so với các quốc gia nổi đậy qua bạo động. Dù sao thì phong trào đối kháng bất bạo động vốn đã có tính chất dân chủ trong đó, như là một sự thể hiện quan điểm công chúng rộng rãi bên ngoài thùng bỏ phiếu. Trong khi đó thì phong trào đối kháng bạo động, không cần biết nó mang ý nghĩa gì trong đó, lại thể hiện một một sự hợp thức hóa quyền lực qua bạo lực. Thật không khó chút nào để nhận ra được những thành viên tham gia nó [phong trào bạo động] rồi cũng sẽ bảo vệ quyền lực của họ bằng bạo lực là chính.

Tất nhiên đây vẫn còn là một đề tài còn đang được khai triển; và một thứ rất phức tạp như một cuộc nỗi dậy lan rộng không thể nào có thể đoán trước được như là một biến số duy nhất. Cho dù phần lớn các cuộc nổi dậy bạo động đều thất bại, một số tuy thành công, bất bạo động lúc nào cũng hiệu quả hơn không phải là một quy tắc nhất định. Để tìm hiểu thêm, hãy tìm đọc “Tại Sao Đối Kháng Dân Sự Thành Công [Why Civil Resistance Work] do Chenoweth và Maria Stephan cùng biên soạn.



Max Fisher là một blogger về ngoại giao của tờ Washington Post. Anh có bằng thạc sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu an ninh từ ĐH Johns Hopkins.



[b]Peaceful protest is much more effective than violence for toppling dictators


By Max Fisher
November 5, 2013 at 12:39 pm





http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=YJSehRlU34w


http://www.washingtonpost.com/blogs/worldviews/wp/2013/11/05/peaceful-protest-is-much-more-effective-than-violence-in-toppling-dictators/

Lotus
04-03-2014, 08:29 AM
Về sự quan trọng của tiếng Anh




http://2.bp.blogspot.com/-eCcJiJq1xtY/UGb-nMvITmI/AAAAAAAAAUM/FB5hrXpFYI8/s1600/conduong.jpg

Thoát Vòng Nô Lệ (Danlambao) (danlambaovn.blogspot.com) - Hôm nay blog danlambao có đăng một bài viết bằng tiếng Anh hay và có ý nghĩa về nhiều mặt. Đây là sự tình cờ khá trùng hợp với sự suy nghĩ của bản thân tôi từ bấy lâu nay, nhất là sau khi nhà cầm quyền đưa ra những bản án khắc nghiệt cho các bloggers, những bản án tàn ác và man rợ nhất từ trước tới nay trong lịch sử Việt Nam và loài người.

Trong vụ việc gây chấn động này, ngoại trừ các tổ chức chính thống vẫn theo dõi tình trạng nhân quyền ở VN từ trước đến nay như Human Rights Watch, RFI, Amnesty International..., thì các mạng xã hội Twitter, Facebook (tiếng Anh), các báo mạng như CNN, Yahoo và hàng trăm ngàn nơi khác,...đã không hề hoặc đề cập rất ít đến bản ác khắc nghiệt dành cho các bloggers Việt Nam. Như vậy, nhìn chung, có phải chúng ta đã thất bại trong công cuộc ngoại vận, thất bại trong việc đánh động lương tâm của toàn thế giới, đặc biệt là cộng đồng nói tiếng Anh ở các nước dân chủ phương Tây? Có phải đây là một trong những mắc xích cuối cùng phải gỡ trong công cuộc tranh đấu giành lại tư do dân chủ cho đất nước?

Một trong điểm khác biệt giữa Việt Nam và Miến Điện, giữa bà Aung San Suu Kyi và các nhà dân chủ Việt Nam là khả năng ngoại ngữ. Về lòng can đảm, nhân cách và tinh thần nhẫn nhục chịu đựng thì các nhà dân chủ của chúng ta không hề thua kém ai, nhưng về ngoại ngữ thì lại thua hẳn (có lẽ chỉ có một vài trường hợp ngoại lệ như Lê Công Định, BS Nguyễn Đan Quế...) Nếu các nhà dân chủ Việt Nam có thể nói tiếng Anh lưu loát như bà Aung San Suu Ky thì họ dễ tìm sự đồng cảm và ủng hộ hơn của đại đa số những người yêu tự do dân chủ trên thế giới.

Trong đại đa số những người yêu dân chủ khác thì hầu như vốn liếng tiếng Anh rất hạn chế. Không nói đến người Việt trong nước do điều kiện tiếp xúc học tập còn chưa được thuận lợi, rất nhiều người ở phương Tây đã mấy chục năm nay mà khi cầm bút viết một bài tiểu luận bằng tiếng Anh cũng gặp không ít khó khăn. Vì vậy, khi người dân chủ bị đàn áp khốc liệt, thì người Việt yêu nước chỉ có đủ khả năng phản kháng bằng tiếng Việt, thực chất là "chửi cho nhau nghe". Bạn bè thế giới, khách du lịch, những người kinh doanh nước ngoài có mấy ai biết được để mà có phản ứng thích hợp với một trong 4 chế độ mọi rợ nhất còn tồn tại trên trái đất này.

Rốt cuộc vấn nạn chế độ "Cộng Sản" độc tài, tàn ác, toàn trị, láo toét vẫn còn đó, vẫn tiếp tục thành công trong việc lừa bịp thế giới và thu hút khách du lịch, kinh doanh nước ngoài, vì người Việt yêu nước đã và đang thất bại trong một mặt trận lớn: ngoại giao, ngoại vận, vì đã phí quá nhiều thì giờ vào việc dùng tiếng Việt để chỉ trích chính quyền, (bắt đầu từ năm 1975, đã gần 40 năm rồi!) vì không đủ vốn liếng ngoại ngữ để đánh động lương tâm cũng như tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Còn nhiều khía cạnh khác nữa về sự cần thiết của tiếng Anh trong công việc đấu tranh cho một nền dân chủ thật sự, đặc biệt là liên quan đến vai trò quan trọng của tiếng Anh trong việc một thiết lập một nền văn hóa mới, một trật tự tư tưởng mới cho dân tộc, để giải tỏa chính sách giáo dục ngu dân (thực chất là muốn đưa giới trẻ trở lại vòng kềm kẹp của tư tưởng phong kiến) của nhà cầm quyền hiện nay, tôi sẽ đề cập đến trong một bài viết sau.

Mấy ngày nay, lòng tôi ray rức không nguôi, buồn phiền và cảm thương cho các anh Điếu Cày, chị Tạ PhongTần, các anh Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và hàng trăm người can đảm đi trước đã vì đại nghĩa xả thân. Nhưng tôi đã tự hứa với mình, không vào web và comment để chửi bới hay kêu gọi lòng "nhân đạo" từ phía nhà cầm quyền nữa vì chuyện này chúng ta đã làm từ gần 40 năm nay, rốt cuộc như nước đổ là môn mà thôi.
... Đức Đạt Lai Đạt Ma trong lúc nói chuyện với các Phật tử đến từ VN đã phát biểu: "Phải dạy cho con cái tư tưởng tự do". Đây là thông điệp quan trọng có ý nghĩa mà mỗi người yêu dân chủ ở Việt Nam phải lưu ý tới. Bạn đấu tranh cho tự do dân chủ nhưng lại gửi con tới mái trường XHCN để bị nhồi nhét là "tiên học lễ hậu học văn", và học lịch sử Đảng bắt đầu từ bậc Tiểu Học, là một điều mâu thuẫn khá lớn rồi. Nhưng khổ nỗi, không làm vậy không được, vì tương lai bản thân, các cháu phải được học hành tới nơi tới chốn trong xã hội mà chúng đang sống chứ? Khi nào chúng ta có thể tìm ra câu trả lời cho mâu thuẫn này thì mới hy vọng phá vỡ được vòng kềm kẹp của chế độ bất nhân hiện nay.

Người Cộng Sản không sợ bị chửi bới. Chúng đã nhẵn mặt từ 40 năm nay rồi. Nhưng chúng sợ bị thế giới cô lập, sợ mất nồi cơm, sợ mất khách du lịch, sợ mất đầu tư nước ngoài. Mỗi người yêu dân chủ phải học tiếng Anh, phải dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, phải là những người "nói/viết tiếng Anh trên đất Việt", để có thể tự mình dạy dỗ cho con cái tư tưởng tự do, không cần đến mái trường nô lệ; để tìm bạn bè, đồng cảm, ủng hộ từ đại đa số các dân tộc nói tiếng Anh yêu tự do trên thế giới, để cùng nhau gióng lên tiếng nói chính nghĩa, để kêu gọi nhau cùng xa lánh, cô lập chế độ hiện tại như những con chó ghẻ, để cho chúng biết rằng ở thế kỷ 21 này không thể hành xử với đồng loại như trong thời bán khai.

Phải thay đổi, phải làm một cuộc đại cách mạng bản thân và gia đình thì mới có hy vọng thay đổi tương lai cho đất nước. Chế độ thối nát này sẽ không bao giờ thay đổi vì lợi ích của quốc gia dân tộc. Bản án tàn độc, vô nhân đạo, dã man vừa rồi dành cho các blogger là một con tem đóng dấu rành rành lên những trang sử đau thương của nước Việt Nam, rằng nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đã mất hết tính người, tình người, chỉ còn lại động vật tính của loại thú dữ ăn thịt đồng loại, còn gì nữa để mà chúng ta trông chờ, hy vọng. Còn hy vọng, còn trông chờ là ở tự thân mỗi người mà thôi.

Mong hẹn gặp lại ở bài viết kế tiếp.


Thoát Vòng Nô Lệ (danlambaovn.blogspot.com)

danlambaovn.blogspot.com

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/ve-su-quan-trong-cua-tieng-anh.html#more