PDA

View Full Version : Vượt biển



Pages : [1] 2

Triển
05-17-2013, 11:41 AM
Thuyền nhân Việt Nam vượt biển qua Úc tăng vọt

Trọng Nghĩa

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/110/0/914/682/344/257/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/1024px-Christmas_Island_Immigration_Detention_Centre_%285 424306236%29.jpg
Trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép vào Úc trên đảo Christmas
DIAC Images - Wikipedia

Phải chăng vấn đề thuyền nhân Việt Nam lại nóng bỏng trở lại? Trong một bản tin đề ngày hôm qua, 10/05/2013, hãng tin Mỹ AP cho biết là riêng trong 4 tháng đầu năm nay, đã có khoảng 460 người Việt Nam, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, dạt vào bờ biển nước Úc. Số lượng này đã cao hơn hẳn số người Việt vượt biển qua Úc trong 5 năm trước đó cộng lại. Làn sóng thuyền nhân tăng vọt bất ngờ này thu hút mối quan tâm về tình hình nhân quyền xấu đi tại Việt Nam, cho dù các khó khăn kinh tế hiện tại cũng có thể giải thích lý do vượt biên.

Theo hãng AP, nhiều nhân chứng trên bờ cho biết là chiếc thuyền gần đây nhất chở người vượt biên Việt Nam đến Úc đã dạt vào đảo Christmas vào tháng trước. Biển số trên vỏ tàu cho thấy đây là một tàu đánh cá đăng ký tại tỉnh Kiên Giang, miền Nam Việt Nam, ở cách đảo Christmas của Úc hơn 2.300 km.

Rất nhiều thuyền nhân Việt Nam vượt biên qua Úc đã bị biệt giam. Chính phủ Úc không cho biết chi tiết về tôn giáo và nơi xuất xứ của những người này tại Việt Nam, hai thông tin có thể giúp hiểu rõ về lý do tại sao các thuyền nhân này lại vượt biên qua Úc tị nạn.

Trả lời hãng AP qua điện thoại, một người Việt tại Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp Villawood ở vùng ngoại ô Sydney, không tiết lộ chi tiết về trường hợp của mình nhưng xác định : « Tôi thà chết ở đây hơn là bị buộc phải trở về Việt Nam ».

Thanh niên 23 tuổi này đã rời Việt Nam cách đây 5 năm, nhưng trên đường qua Úc đã bị giam giữ tại Indonesia 18 tháng trời. Theo anh, nếu chỉ để kiếm tiền nhiều hơn, thì không nên vượt biên, thế nhưng : « Nếu một người đang phải sống khổ cực, lại phải đối mặt với các sự đe dọa và đàn áp của chính quyền, thì người đó nên đi ».

Theo hãng AP, một số người Việt Nam đến Úc qua Indonesia, theo cùng một tuyến đường với những người tị nạn đến từ các nước xa xôi hơn tận Nam Á và Trung Đông. Một số người khác thì khởi hành trực tiếp từ Việt Nam, trong một hành trình xa hơn và rủi ro hơn.

Trong những thông báo riêng biệt, hai chính phủ Úc và Việt Nam khẳng định là tuyệt đại đa số - nếu không muốn nói là tất cả các thuyền nhân đều thuộc diện di tản vì lý do kinh tế, do đó không đủ điều kiện xin tị nạn chính trị.

Quan điểm trên đây đã bị một số người đấu tranh trong cộng đồng người Việt tại Úc và các luật sư từng đại diện cho các người xin tị nạn đến từ Đông Nam Á phản bác. Họ cũng hoài nghi về tính chất đúng đắn của tiến trình phân loại mà chính quyền Úc đang sử dụng. Những người này cũng nêu bật thái độ quan ngại về tương lai bấp bênh của các thuyền nhân này, không được Úc cho định cư trong lúc lại không được Việt Nam sẵn lòng nhận lại.

Cùng với những người đến từ các nước khác, thuyền nhân Việt Nam đang bị tạm giam trên đất liền, trên đảo Christmas gần Indonexia hơn là gần Úc, hay trên các đảo xa xôi vùng Thái Bình Dương như Nauru và Manus. Theo các luật sư và giới hoạt động nhân quyền, trong số 101 người Việt Nam đến Úc vào năm 2011, chỉ có sáu người cho đến nay bị trả lại cho Việt Nam, trong lúc chỉ có rất ít là họa may đã được cấp quy chế tị nạn.


(* nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130511-thuyen-nhan-viet-nam-vuot-bien-qua-uc-tang-vot )

Triển
05-31-2013, 10:50 AM
500 Euro để được sống ngoài đường


* Ý không có kế hoạch phải làm gì với hàng ngàn người tỵ nạn từ châu Phi. Dường như bây giờ mỗi người được tặng 500 euro để những người này đi tiếp sang Đức.

http://images.zeit.de/politik/ausland/2013-05/fluechtlinge-italien-4/fluechtlinge-italien-4-540x304.jpg
Một thanh niên ở trại tỵ nạn Lampedusa

Ajo chỉ mới 14 tuổi lúc em trốn khỏi Somalia. Sau chuyến đi như địa ngục xuyên châu Phi và vượt qua Địa Trung Hải em đã đến được bờ biển Ý như hàng ngàn người đi trước. Cậu bé bị bắt và đưa vào trung tâm thu nhận. Sau hai tháng em nhận được một tờ giấy phép cư trú tạm thời và lời khuyên hãy nhanh chóng rời khỏi nước Ý càng sớm càng tốt.

Gần nhu mỗi người tỵ nạn đến được Ý đều biết lời khuyên này - thường là từ một người cảnh sát có vẻ thân thiện rỉ tai hoặc là từ một công chức sở di trú to nhỏ. Khoảng 300 phụ nữ và đàn ông đang cật lực tìm một chỗ ở từ nhiều tuần nay ở Hamburg (Đức) cũng đã nói tương như vậy.

Đã có sự tranh cãi ngoại giao về những người tỵ nạn ngủ dưới chân tượng Bismarck ở Hamburg. Theo báo "Die Welt" bộ nội vụ liên bang Đức đã viết cho đại diện ngoại kiều các tiểu bang về chuyện những người tỵ nạn này đã được "ấn vào tay 500 euro với lời chỉ dẫn hãy đi sang Đức.

Bộ nội vụ Ý đã phủ nhận cáo buộc này của Đức. Không có cơ quan nào đã nói như vậy với những người tỵ nạn. Bộ nội vụ Ý cho biết, ai được cấp giấy phép lưu trú sẽ được quyền tự do đi khắp nơi trên châu Âu trong vòng ba tháng theo thỏa thuận Schengen.

Đã có lần Ý bất mãn nước láng giềng châu Âu của mình, hồi tháng 4 năm 2011 họ đã cấp giấy phép di trú cho nhiều người Ả Rập tỵ nạn, hàng trăm người tỵ nạn sau khi nhận giấy lập tức chạy sang Pháp. Chính phủ Pháp chỗ đó dọa sẽ đóng cửa biên giới giáp Ý.

Chính phủ lẩn tránh chính sách hội nhập

Bộ nội vụ Ý cho biết vấn đề xảy ra lần này do "các chương trình cứu cấp châu Phi" hết hạn. Chính phủ Ý đã lập ra chương trình này hồi tháng hai năm 2011 để phản ứng trước làn sóng tỵ nạn chạy sang châu Âu ngày một nhiều sau vụ Mùa Xuân Ả Rập. Theo thông báo của bộ nội vụ có khoảng 62 ngàn người tỵ nạn từ Bắc Phi, trong số họ có nhiều người Tunesia và Libya, nhưng mà cũng có nhiều người tỵ nạn từ Đông và Trung Phi đến cơ sở trung chuyển trong hai năm qua: một phần là cơ sở công công cộng, một phần là khách sạn và nhà tư nhân.

Bộ nội vụ Ý đã đầu tư vào kế hoạch này 1,3 tỉ euro, khoảng 25 ngàn mỗi người, EU chỉ chia sẻ một phần nhỏ. Tuy nhiên chương trình cứu cấp này không hỗ trợ những người di dân hội nhập mà chương trình trở thành mối làm ăn lợi nhuận cho nhiều chủ khách sạn. Lúc chương trình cứu cấp được tuyên bố chấm dứt hồi tháng 12 năm 2012, tình trạng những người tỵ nạn không thay đổi gì. Hồi tháng hai vừa qua khoảng 13 ngàn người tỵ nạn phải rời nơi trú ngụ. Bộ nội vụ Ý cấp 500 euro cho mỗi người gọi là "tiền trợ cấp hội nhập". Những người di dân này sẽ đi về đâu với số tiền này không ai biết.

Theo ông Christopher Hein, chủ tịch hội đồng tỵ nạn Ý, thì vấn đề nằm ở chỗ là "nước Ý có truyền thống là một quốc gia trung chuyển cho người di dân". Vì vậy chính phủ Ý không xây dựng thêm các hạ tầng cơ sở thu nhận và không soạn thảo chính sách hội nhập có hiệu quả. Có khoảng 3000 chỗ dành riêng cho người tỵ nạn. "Nhưng con số người tỵ nạn trong nước Ý ít nhất là gấp mười lần như vậy".

Chỉ có nước phải rời khỏi Ý mà thôi

Những người tỵ nạn được vớt ở Địa Trung Hải được đưa về trung tâm thu nhận người xin tỵ nạn chính trị, nơi đơn xin tỵ nạn được xem xét. Nếu họ ra đi từ những nước khủng hoảng như Somalia, A-Phú-Hãn, Libya hoặc là Sudan, trong vòng hai tháng họ sẽ được cấp giấp phép cư trú đến 3 năm. Lúc mà họ được cấp giấy phép này rồi là bị đuổi ra khỏi trại. Bởi vì theo luật tỵ nạn châu Âu chỉ có người tỵ nạn chính trị mới có quyền được nhận sự chăm sóc căn bản. Nếu người tỵ nạn được công nhận theo diện "người cần được che chở" thì chính quyền không nhất thiết trợ cấp nữa.

Những người tỵ nạn được công nhận ở Ý chính thức tự do đi lại trong nước Ý và tìm việc làm. Ngược lại những người chạy sang Đức "gần như không có cơ hội gì" bởi vì họ thiếu giấy phép làm việc, thượng nghị sĩ xã hội của Hamburg đã viết trong bản tường trình về chuyện 300 người tỵ nạn ngủ dưới chân tượng Bismarck. Ở đây họ không có nhu cầu được hưởng chỗ trú ngụ hoặc những quyền lợi khác. "Trở về là chọn lựa duy nhất".

Không phải là một giải pháp tốt, bởi vì hàng ngàn người tỵ nạn gồm nam giới, phụ nữ và trẻ con sẽ sống ngoài đường bên Ý khi họ trở về. Đa số sẽ chạy về Rome hoặc là Milan, vì ở đó tìm cái ăn cái mặc đơn giản hơn. Chỉ ở thủ đô Ý có hơn 6 ngàn người tỵ nạn. Thông thường họ trú đỡ trong những chỗ tự chế hoặc các nhà bỏ hoang, ví dụ như Palast Salam, một khu cơ sở đại học cũ có 800 người đã sống 5 năm nay.

Sau vài tháng tất cả đều chỉ muốn một điều: đi khỏi Ý cho nhanh. Những người tỵ nạn biết rằng đời sống sinh hoạt ở Bắc Âu tốt hơn. Cho nên hàng ngàn người lên đường đi Thụy Sĩ, đi Đức, Hòa Lan hoặc là Đan Mạch.

Hàng tỉ euro luôn luôn chỉ dành cho cứu cấp

Chiếu theo điều lệ Dublin - một thỏa thuận quốc tế, chịu trách nhiệm cho đơn xin tỵ nạn chính trị, thì mỗi người tỵ nạn sẽ ở ít nhất năm năm trong quốc gia châu Âu mà họ nộp đơn xin tỵ nạn đầu tiên. Vì vậy mỗi năm có hơn 2000 người tỵ nạn bị Đức đẩy về Ý. Đa số lại tiếp tục hành trình ra đi. Tình trạng sinh sống của người tỵ nạn ở Ý dần dần được biết khắp châu Âu, đến nỗi tòa án Đức cự tuyệt chấp thuận đẩy người tỵ nạn về lại Ý.

Liệu sự kết thúc "Các chương trình cứu cấp Bắc Phi" có tạo ra làn sóng di dân mới sang Bắc Âu hay không còn trong nghi vấn. Tổ chức người tỵ nạn ProAsyl báo lại có một ít gia tăng mâu thuẫn trong thủ tục đẩy người tỵ nạn về Ý. Lúc chương trình cứu cấp kết thúc, tất nhiên có nhiều người di dân đã từ chối lấy 500 euro và rời bỏ nơi cư ngụ của họ. Bà cựu bộ trưởng bộ nội vụ Ý Annamaria Cancellieri cho hay có khoảng 5 ngàn người di dân có lẽ quyết định rời bỏ nước Ý.

Ông Christopher Hein cảnh báo trước bối cảnh này hãy thiết lập một chính sách tỵ nạn mang tính cách lâu dài ở Ý. Thay vì vậy chính quyền Ý đã phung phí hàng tỉ euro vào chuyện "Chương trình cứu cấp" mà chẳng hề thay đổi được hoàn cảnh.

Tuy nhiê có lẽ Rome đã nhận ra tín hiệu của thời gian. Trong thông cáo báo chí về chuyện "trợ cấp di chuyển" sang Đức, bộ nội vụ Ý cho biết, trước đây khoảng hai tuần đã có thiết lập một nhóm Taskforce Đức - Ý đặc trách soạn thảo chung một chính sách đối xử người tỵ nạn và di dân.


(* dịch lại từ "500 Euro für ein Leben auf der Straße" (http://www.zeit.de/politik/ausland/2013-05/fluechtlinge-asyl-italien-notlage))

Triển
07-21-2013, 01:53 AM
Thuyền nhân VN sẽ long đong: Úc quyết định không nhận họ nữa


Trần Vũ


http://www.baocalitoday.com/userfiles/image/News_Pictures/2013/07-19-13_Cali_Sat/vuot%20bien.jpg

Không rõ có phải vì tin này hay không mà đã xảy ra náo loạn tại trại tạm giam người vượt biển ở Nauru, khiến cảnh sát Úc phải can thiệp. Ông Ruud cho hay “quyết định khó khăn đã đạt được vì chính phủ Úc muốn tăng cường an ninh biên giới”
Dân Việt Houston.com - Một quyết định rất quan trọng đã được chính phủ Úc công bố, từ đây về sau những thuyền nhân khi đến Úc sẽ không còn được nhận vào lục địa rộng lớn này nữa, mà sẽ được tái định cư ở Papua New Guinea, theo một thỏa thuận với Liên Hiệp Quốc.

Đó là thông báo mà đích thân Thủ Tướng Úc Kevin Ruud loan ra hôm Thứ Sáu 19/7. Đây là chuyển hướng quan trọng của chính phủ Úc về vấn đề di dân trước khi bầu cử diễn ra.

Không rõ có phải vì tin này hay không mà đã xảy ra náo loạn tại trại tạm giam người vượt biển ở Nauru, khiến cảnh sát Úc phải can thiệp. Ông Ruud cho hay “quyết định khó khăn đã đạt được vì chính phủ Úc muốn tăng cường an ninh biên giới”

Ông nói: “Đất nước chúng tôi đã quá ngán ngẩm trước hiện tượng dòng người lợi dụng tràn đến và nhiều người đã thiệt mạng trên biển”. Thỏa thuận mới sẽ đẩy người vượt biển đến Papua New Guinea để thanh lọc và nếu qua được, họ sẽ ở lại định cư tại quốc gia này chứ không còn được đi Úc nữa.

Đa số dân nhập lậu Úc đến từ Trung Đông, nhưng cũng có nhiều người VN. Luật mới sẽ được áp dụng cho thuyền nhân đến Úc bắt đầu từ thứ sáu 19/7, vì thế không rõ số phận của hàng trăm thuyền nhân VN đã đến lãnh thổ Úc trong các tháng trước sẽ được xét xử ra sao.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cay đắng nói: ‘Thế là chính phủ Úc quay lưng lại với số phận với những kẻ cùng khổ rồi, họ đóng cửa và ném chìa khóa xuống biển, thế là xong”

(* nguồn: baocalitoday.com (http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/cong-dong/thuyen-nhan-vn-se-long-dong-uc-quyet-dinh-khong-nhan-ho-nua.html) )

Triển
07-21-2013, 04:33 AM
Bất ổn ở Nauru:
Người xin tị nạn chính trị nổi loạn ở trại tị nạn Úc

Trên đảo biển Nam Nauru có hơn trăm người Iran bí mật tổ chức nổi loạn. Họ hi vọng được tị nạn chính trị ở Úc nhưng chính phủ Canberra chỉ đơn giản mang vấn đề bỏ ngoài khơi - và để người ta chôn chân trên các đảo Thái Bình Dương.



http://cdn1.spiegel.de/images/image-522764-galleryV9-lcxp.jpg

Canberra - Nauru là một đảo hái Bình Dương chỉ rộng gần 20 cây số vuông. Một thiên đàng ở biển phía Nam có những bãi cát trắng, những hàng dừa và một rặn san hô gần bờ. Nhưng cũng ở đảo này có hơn 500 người xin tị nạn chính trị phải sống trong một điều kiện khắc nghiệt. Họ hi vọng sẽ được anh láng giềng Úc thu nhận.

Thứ sáu hôm qua đã nổi loạn trong trại. Cơ quan đặc trách hội nhập điều hành trại tị nạn cho hay, có khoảng 150 trại nhân có lẽ đã tổ chức bí mật một cuộc nổi loạn và cố gắng đào thoát bỏ trại. Những người tị nạn trang bị vũ khí bằng dao trong nhà bếp của trại và đã nắm quyền kiểm soát trại trong vòng 2 giờ đồng hồ trước khi cảnh sát đến can thiệp. Có nhiều người xin tị nạn chính trị và nhân viên an ninh bị thương được đưa đi bệnh viện. Nhiều khu nhà trong trại bị đốt cháy chỉ còn móng nhà. Tổn thất lên bạc triệu.

Theo tin tức của đài truyền hình Úc ABC có khoảng ngàn đàn ông người địa phương hỗ trợ cảnh sát dẹp loạn. Họ xử dụng mã tấu và ống sắt lao vào những người tị nạn và đã ngăn cản được cuộc nổi loạn. Đa số các người xin tị nạn chính trị ở trại Nauru là người Iran.

Phản kháng có tổ chức

Nhân chứng mô tả sự đụng độ nghiêm trọng chưa từng có từ khi con người xuất hiện trên hòn đảo phía Nam này. Các nhóm tranh đấu nhân quyền đã cảnh báo tình trạng khủng hoảng tị nạn ngày một gia tăng từ lâu. Ông Ian Rintoul của tổ chức Úc Refugee Action Coalition nói, "Biến cố không khiến ai kinh ngạc hết. Căng thẳng đã vun đắp trong một thời gian dài".

Ban đầu những người xin tị nạn chính trị đã dự tính vượt trại rồi đến khu phi trường trên đảo. Ở đó sẽ có một cuộc biểu tình phản đối. Nhưng vì sự cực lực chống cự của các giám thị, tình trạng trong trại mới biến thành leo thang.

Ông Rintoul nói, sự mòn mỏi vô vọng và thời gian xét đơn xin tị nạn chính trị kéo dài đã khiến người ta khủng hoảng. Thêm vào đó là những điều kiện các trại viên phải sống đã không còn chịu đựng được nữa, vì ngày càng có nhiều người nhập trại.

Thêm lý do luật mới trong chính sách tị nạn của Úc do ông tân thủ tướng Kevin Rudd là ngòi nổ xảy ra biến cố. Bắt đầu thứ bảy hôm nay tất cả những ai lưu lạc vào hải phận Úc thuyền sẽ bị kéo đến bỏ ở Papua New Guinea. Chiếc thuyền đầu tiên có 81 người sáng thứ bảy hôm nay đã bị câu lưu trước bờ biển đảo Christmas.

Năm 2012 có 17 ngàn thuyền nhân vượt biển

Song song với vụ này chính phủ Canberra loan tin trên báo địa phương và nhật trình thế giới: "Nếu bạn đi bằng thuyền không có nhập cảnh, bạn sẽ không được lưu trú ở Úc". Các hứa hẹn của các băng chuyền người sẽ không còn giá trị nữa.

Tuy nhiên vụ ra cáo thị này gây ra tranh cãi lớn ở Úc. Dân cử quốc hội Nick Xenophon nói, "Một khi tờ 'Adelaide Advertiser' vẫn chưa được phát ở ngoại thành Jakarta thì tiền thuế vẫn còn bị phí phạm". Chính trong hàng ngũ nội bộ chính quyền đảng Labor cũng có lời chỉ trích. Bà đảng trưởng Labor Cath Bowtell tiểu bang Victoria nói, chính quyền đưa ra câu trả lời sai phạm là hàng ngàn người sẽ phải chết trước bờ biển Úc.

Thống đốc tiểu bang Queensland, Campbell Newman đã chỉ trích rằng chính quyền Úc không giải quyết vấn đề tị nạn mà họ chỉ kéo người ta đến bỏ ở Papua New Guinea. Sau cùng thì có nhiều nơi chỉ cách có 4 cây số giữa Papua New Guinea và bờ biển tiểu bang Queensland. Ông Newman nói, "Kevin Rudd đã biến vấn đề của Úc thành vấn đề của tiểu bang Queenland".

Trong những năm gần đây con số thuyền nhân ở Úc đã tăng vọt. Vào năm 2004 chỉ mới vừa vặn có một con thuyền chở 15 người về hướng Miệt Dưới. Năm 2012 đã có 278 chiếc thuyền chở tổng cộng hơn 17 ngàn người đi tị nạn.

syd/AP


(* dịch từ "Unruhen auf Nauru: Asylbewerber revoltieren in australischem Flüchtlingslager" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/auf-nauru-revoltieren-asylbewerber-in-australischem-fluechtlingslager-a-912159.html) )

ốc
07-22-2013, 07:13 AM
Em thấy Úc hành động như thế là thiếu nhân đạo. Trong khi các đại gia đỏ có dư của thì họ cho vào ùn ùn, người tỵ nạn khố rách áo ôm lại bị từ chối.

Triển
07-22-2013, 08:10 AM
Tôi nghĩ nhân đạo thời nay phải trả bằng hiện kim.

Triển
07-23-2013, 08:49 PM
Một chiếc thuyền bị chìm trước bờ biển
Nam Dương - hàng chục người mất tích

Jakarta - một chiếc thuyền với hàng chục người tị nạn theo tường
thuật truyền thông đã bị chìm trước bờ biển Nam Dương. Báo chí địa
phương cho biết, biến cố xảy ra vào đêm qua trong chuyến hải trình
gian nan đến trước bờ biển phía Nam đảo Java. Tàu kéo cứu cấp muốn
kéo chiếc thuyền tị nạn người từ Sri Lanka và Iran sang Úc. Theo các
nguồn tin không xác định tử thi một đứa trẻ đã được vớt. Chưa biết có
bao nhiêu thuyền nhân đi trên chiếc thuyền này.


(tin vắn theo die Welt (http://www.welt.de/newsticker/dpa_nt/infoline_nt/schlaglichter_nt/article118328468/Fluechtlingsboot-vor-Indonesien-gesunken-Dutzende-Vermisste.html))

hoài vọng
07-23-2013, 11:40 PM
Anh Triển à , nếu 2020 ( nghe thiên hạ nói dzậy) thằng tàu nó tràn vào VN thì tôi chạy trốn đến Úc ( có O Xanh bảo lãnh ) bây giờ Úc đóng cửa....biết đi mô !!!!!!!

Triển
07-24-2013, 10:37 AM
Anh Triển à , nếu 2020 ( nghe thiên hạ nói dzậy) thằng tàu nó tràn vào VN thì tôi chạy trốn đến Úc ( có O Xanh bảo lãnh ) bây giờ Úc đóng cửa....biết đi mô !!!!!!!

Anh học tiếng Xiêm đi Thái cho nó gần. :)

dulan
07-24-2013, 04:00 PM
...

Xin chào cả nhà,

Cám ơn N5 cho đọc nhiều tin tức...


---

Anh Hoài Vọng đừng lo, dulan có dư căn nhà đây, anh cứ nộp đơn lên chính phủ Eskimo xin tị nạn năm 2020 nghen! :D


http://i1214.photobucket.com/albums/cc498/Murkku11/321.jpg (http://s1214.photobucket.com/albums/cc498/Murkku11/?action=view&current=321.jpg)


...

Thân mến,
Dulan

Triển
07-24-2013, 09:20 PM
Trời, đây là căn nhà sao? Nhìn là thấy muốn cảm lạnh rồi. :)

hoài vọng
07-24-2013, 09:22 PM
Anh Hoài Vọng đừng lo, dulan có dư căn nhà đây, anh cứ nộp đơn lên chính phủ Eskimo xin tị nạn năm 2020 nghen (http://s1214.photobucket.com/albums/cc498/Murkku11/?action=view&current=321.jpg)

Vậy ở đó có bánh ngọt không ????????????????????????????????:))

Triển
07-24-2013, 09:29 PM
Vậy ở đó có bánh ngọt không ????????????????????????????????:))

anh HV, thấy nhà Dulan có mua rượu nhiều lắm. :)

hoài vọng
07-25-2013, 12:02 AM
Chắc là Dulan muốn....chống lạnh...đấy anh Triển !

bonita
07-25-2013, 12:43 AM
...
bây giờ Úc đóng cửa....biết đi mô !!!!!!!

đi ... đường bộ qua Hạ Lào Hay Cam bốt

http://www.gifmix.net/3d-smileys/naughty-3d-smilies/0029.gif

Triển
07-25-2013, 02:46 AM
Chắc là Dulan muốn....chống lạnh...đấy anh Triển !

Chống lạnh kiểu này là "sáng xỉn chiều say tối lai rai"... vì Bắc Âu lạnh lắm.
Xong một tháng là thành hũ chìm luân. :))





đi ... đường bộ qua Hạ Lào Hay Cam bốt
Hai xứ mặc bùng rền này là đệ tử ruột của Trung Cộng đó Bo. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa đó.
Anh HV cũng có thể đóng thuyền đi ngược lên Cao Ly bắt chước ông hoàng tử họ Lý hồi xưa
đó, ông tổ tị nạn đó. Tuy nhiên nhớ ghé Nam Hàn thay vì Bắc Hàn. :))

bonita
07-25-2013, 12:49 PM
Hai xứ mặc bùng rền này là đệ tử ruột của Trung Cộng đó Bo. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa đó.
Anh HV cũng có thể đóng thuyền đi ngược lên Cao Ly bắt chước ông hoàng tử họ Lý hồi xưa
đó, ông tổ tị nạn đó. Tuy nhiên nhớ ghé Nam Hàn thay vì Bắc Hàn. :))

nếu đi về hướng đó thì đi sang Nhật bổn xin tị nạn cho sướng, chứ ở xứ Nam Hàn cũng còn nghèo ah anh 5
còn không thì đi theo hướng Nam xuống Tân Gia Ba /Singapore.

http://www.gifmix.net/3d-smileys/naughty-3d-smilies/0029.gif

dulan
07-25-2013, 01:17 PM
Trời, đây là căn nhà sao? Nhìn là thấy muốn cảm lạnh rồi. :)


----


N5 hong tin hả, xem sóc em ăn và ngủ trong nhà Eskimo nè, 3 mẹ con sóc sống vậy hong hà :D


http://i1214.photobucket.com/albums/cc498/Murkku11/294-1.jpg (http://s1214.photobucket.com/albums/cc498/Murkku11/?action=view&current=294-1.jpg)





http://i1214.photobucket.com/albums/cc498/Murkku11/310.jpg (http://s1214.photobucket.com/albums/cc498/Murkku11/?action=view&current=310.jpg)




http://i1214.photobucket.com/albums/cc498/Murkku11/345.jpg (http://s1214.photobucket.com/albums/cc498/Murkku11/?action=view&current=345.jpg)



Cả nhà đừng sợ lạnh ha, - 20C thui hà...


hihi...

Triển
07-25-2013, 08:28 PM
nếu đi về hướng đó thì đi sang Nhật bổn xin tị nạn cho sướng, chứ ở xứ Nam Hàn cũng còn nghèo ah anh 5 còn không thì đi theo hướng Nam xuống Tân Gia Ba /Singapore.

http://www.gifmix.net/3d-smileys/naughty-3d-smilies/0029.gif

Đã thiệt, đi xin tị nạn cũng có sự chọn lựa.
Nhật toàn là động đất với chất phóng xạ
không đó, sướng gì đâu á Bo.
Nói đùa mấy hôm nay với anh HV cho vui thôi.
Ôm hũ tiền chạy thì nơi nào cũng nhận, Gia Nã Đại,
Dubai bla bla....
Còn ôm cái thân tị nạn gần đất xa trời chạy thì thiên
hạ né mắt bảo đảm nhìn không thấy mùa Xuân. Đại ca
nhà mình nhẫn nhịn sống được với mấy ông cộng sản
Việt gần 40 năm, thì thêm mươi mười năm nữa với các
ông xì thẩu phương Bắc có thấm thía gì. Nước mà mất
thì sống lưu vong nơi đâu, hay lưu vong ngay trên quê
hương mình có khác chi mô :( .

Triển
07-25-2013, 08:33 PM
----


N5 hong tin hả, xem sóc em ăn và ngủ trong nhà Eskimo nè, 3 mẹ con sóc sống vậy hong hà :D


Bên trên nói cảm lạnh, giờ nghe DL thêm -20 độ kinh niên thì
thêm cái ngại tê thấp nữa đó. :(

Triển
07-25-2013, 09:28 PM
Cái gì là đau khổ, đau khổ là đây: chuyện kể ở một tỉnh lẻ Schwäbisch Gmünd thuộc tiểu bang Baden Württemberg ở miền Nam nước Đức ra sáng kiến hợp tác với bên hỏa xa để các người tị nạn không phải ăn không ngồi rồi mà cũng làm việc. Giúp khuân vác hành lý ở nhà ga xe lửa với đồng lương hoa hồng là 1 euro / 1 giờ. Các người tị nạn này mặc áo đỏ trên ngực có in chữ: service.
Được ba ngày thì cái job này cũng bị mất. Vì luật tị nạn liên bang không cho phép họ làm việc, thêm vào đó là hình ảnh các người da màu khuân vác, khiến người ta liên tưởng đến đề tài nô lệ, khó chấp nhận thời nay. Khổ thay là những người này còn trẻ, còn sức làm việc lại không thể làm việc, nhận trợ cấp 224 đồng mỗi tháng, là số tiền sống dưới mức tối thiểu (trợ cấp xã hội cao hơn số này). Hiện người ta đang tìm cách khác cho những người tị nạn này làm chứ không cho xách hành lý nữa.

Không có đâu là thiên đường cả, phải làm việc mà sống. Nhưng đôi khi muốn làm việc cũng không được. Khổ vậy.

One Euro Job: German Rail Scraps Refugee Work Project

http://cdn3.spiegel.de/images/image-524836-galleryV9-cqnp.jpg




http://cdn1.spiegel.de/images/image-524838-galleryV9-uhyk.jpg


http://cdn2.spiegel.de/images/image-524841-galleryV9-xclx.jpg



Deutsche Bahn has canceled a controversial project at a train station
in southern Germany. On Monday, asylum seekers began assisting passengers
with their luggage for €1.05 per hour, the federally mandated maximum.
On Thursday, the refugees were disappointed to be out of a job.

Three days ago, the city of Schwäbisch Gmünd launched an unusual project.
While the station was being renovated, nine asylum seekers were hired to
assist passengers with their luggage. They were paid €1.05 per hour, the
maximum allowed by Germany's asylum laws.

But on Wednesday, Deutsche Bahn pulled the plug on the project, saying they
couldn't support such a working arrangement.

(xem tiếp) (http://www.spiegel.de/international/germany/refugee-project-deutsche-bahn-cancels-asylum-seeker-1-euro-job-a-913054.html)

bonita
07-26-2013, 03:05 AM
Đã thiệt, đi xin tị nạn cũng có sự chọn lựa.
Nhật toàn là động đất với chất phóng xạ
không đó, sướng gì đâu á Bo.
Nói đùa mấy hôm nay với anh HV cho vui thôi.
Ôm hũ tiền chạy thì nơi nào cũng nhận, Gia Nã Đại,
Dubai bla bla....
Còn ôm cái thân tị nạn gần đất xa trời chạy thì thiên
hạ né mắt bảo đảm nhìn không thấy mùa Xuân. Đại ca
nhà mình nhẫn nhịn sống được với mấy ông cộng sản
Việt gần 40 năm, thì thêm mươi mười năm nữa với các
ông xì thẩu phương Bắc có thấm thía gì. Nước mà mất
thì sống lưu vong nơi đâu, hay lưu vong ngay trên quê
hương mình có khác chi mô :( .

dạ, thì là bàn ... loạn cho vui, chứ thật ra làm sao các nước khác nhận mình vào với danh nghĩa "tị nạn" nếu chính phủ hiện thời chấp nhận cho dân làm "NÔ LỆ" cho Tàu cộng (đọc ở đây) (http://www.vietthuc.org/2013/07/25/69819/)
dân không tự nổi dậy cho tự do độc lập thì có nghĩ là đồng lòng chịu làm nô lệ rồi ?!?
lúc đó chỉ có nước dựng đầu ông TCS dậy để thay đổi lời bài hát:

"Một ngàn ... năm nô lệ giặc tầu
...
gia tài của mẹ, một lũ bội tình."

buồn :(

Triển
07-26-2013, 12:52 PM
dân không tự nổi dậy cho tự do độc lập thì có nghĩ là đồng lòng chịu làm nô lệ rồi ?!?

"Một ngàn ... năm nô lệ giặc tầu
...
gia tài của mẹ, một lũ bội tình."

buồn :(

Còn loại dân bỏ chạy như Bonita và anh 5 là lũ bội gì nào? ;)

bonita
07-27-2013, 01:36 AM
Còn loại dân bỏ chạy như Bonita và anh 5 là lũ bội gì nào? ;)

hihihi ... bo hong có bỏ chạy mà là bị đuổi về xứ Tây
bây giờ ở một trong 8 xứ có nền kinh tế mạnh nhất thế giới thì bo chỉ có bội ... thực :))
nói là ở một trong 8 nước giàu nhất thế giới, vậy chứ cả đêm qua mưa to, sáng nay đi làm xa lộ ngập lục kẹt xe, tới chỗ làm trễ ... hihihi ...


cuối tuần an dui anh 5 nha ~o) @};-

hoài vọng
07-27-2013, 02:08 AM
Còn loại dân bỏ chạy như Bonita và anh 5 là lũ bội gì nào? ;)
....là lũ bội phước.....



Mới nghe anh 5 than ở bển kia nóng nực quá ...chịu khó , cuối tuần lái xe đi tắm sông Sen cho mát mẻ
Bo yên tâm , mỗi ngày nhìn thực phẩm chất đầy ngoài đường thì đã...ngán đến tận cổ...sức đâu mà ăn nhiều

Triển
08-04-2013, 07:50 PM
hihihi ... bo hong có bỏ chạy mà là bị đuổi về xứ Tây
bây giờ ở một trong 8 xứ có nền kinh tế mạnh nhất thế giới thì bo chỉ có bội ... thực :))
nói là ở một trong 8 nước giàu nhất thế giới, vậy chứ cả đêm qua mưa to, sáng nay đi làm xa lộ ngập lục kẹt xe, tới chỗ làm trễ ... hihihi ...


cuối tuần an dui anh 5 nha ~o) @};-

Bo, nhiều tiền là bội bạc á. ;)




....là lũ bội phước.....

Mới nghe anh 5 than ở bển kia nóng nực quá ...chịu khó , cuối tuần lái xe đi tắm sông Sen cho mát mẻ
Bo yên tâm , mỗi ngày nhìn thực phẩm chất đầy ngoài đường thì đã...ngán đến tận cổ...sức đâu mà ăn nhiều

Trẻ con thì mới hay ăn chóng lớn, chứ người lớn hay ăn là vào nhà thương sớm. :)
Còn nóng khoảng 2 ngày nữa là mát lại. Dự báo thời tiết nói vậy. Sông Seine là bên Tây chỗ cô Bo đó anh HV. Bên tôi thì không có sông Seine. Nhưng mà mới trải qua cơn lụt thế kỷ, gặp sông ngại như vượt biển. Nói chứ ngồi trong công ty thì có máy lạnh, về nhà thì nóng như lò bánh mì. :(

Triển
08-05-2013, 09:33 AM
http://cache1.asset-cache.net/gc/175633766-syrian-asylum-seeker-stands-on-a-gettyimages.jpg?v=1&c=IWSAsset&k=2&d=GkZZ8bf5zL1ZiijUmxa7QWONdahENdeM7HetPDUnDGq57okz iCg%2fNPjX7wJfXfaJnljtF%2byklVT9WNC0evUOSA%3d%3d

A Syrian asylum seeker stands on a construction crane in Munich, southern Germany, on August 5, 2013. The man climbed the crane at a construction site in the morning and threatened to jump, if his family was not allowed to follow him to Germany.
AFP PHOTO / DPA / PETER KNEFFEL +++ GERMANY OUT (Photo credit should read PETER KNEFFEL/AFP/Getty Images)


(Một người tị nạn Syria đứng trên cần cẩu ở Munich, miền Nam Đức, hôm 5 tháng 8, 2013.
Người đàn ông trèo lên cầu cẩu và dọa nhảy xuống nếu gia đình ông không được đến Đức đoàn tụ với ông).

Triển
08-10-2013, 10:08 AM
Thảm kịch ở Địa Trung Hải - Thuyền nhân chết đuối 15 thước trước bờ Sicilia

Có sáu thuyền nhân bị chết đuối trước bờ biển Sicilia, phỏng đoán họ là người Syria. Chiếc ghe của họ chỉ còn cách bãi cát 15 thước. Nhưng vì đuối sức không bơi nổi vào bờ.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-530865-galleryV9-kwii.jpg

Catania/Hamburg - Sáng thứ bảy hôm nay người ta bắt gặp tử thi của 6 thuyền nhân chết đuối ở một bờ biển du lịch gần thành phố Catania - Sicilia (Ý). Một phát ngôn viên của bến cảng cho biết, "Chúng tôi đoán họ là người Syria". Theo tường thuật truyền thông chiếc ghe nhỏ chở khoảng 120 thuyền nhân dài độ 15 thước đã cặp sát bờ. Một vài thuyền nhân hết sức đã cố gắng nhưng không vào nổi đến bờ.

Ngoài 6 người chết đuối người ta phòng đoán rằng tất cả đã vào được bờ, trong số đó có nhiều em bé, phát ngôn viên nói. Tuy nhiên thợ lặn vẫn tiếp tục tìm kiếm thêm nạn nhân chung quanh chiếc ghe, chưa có tin tức mới.

Vì mấy tuần vừa qua thời tiết tốt nên thuyền nhân từ châu Phi và cận Đông đã gia tăng vượt đoạn biển nguy hiểm qua Địa Trung Hải. Bởi vì đa số các ghe đều bị khẩm nên thường xảy ra tử vong.

Vào tối thứ tư vừa qua có khoảng gần 100 thuyền nhân từ Syria được cứu trước bờ biển Calabria. Họ đã đi lòng vòng hai tuần lễ trên biển rồi sau cùng bị bỏ lên chiếc ghe dài 11 thước trước khi được cảnh sát biên phòng phát hiện.

Hàng ngàn trường hợp tử vong

Trong tuần lễ cuối tháng 7 vừa qua có 31 thuyền nhân chết đuối trước bờ biển Libya sau khi cùng với 53 người trên chiếc thuyền hơi bị lật. Đầu tháng tám có 24 thuyền nhân chết đuối trước bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ lúc họ cố vượt biển sang Hy Lạp.

Hồi tháng 7 đức giáo hoàng Franziskus đã làm lễ trên đảo Ý Lampedusa để gióng tiếng báo động về sự khốn cùng của những người xin tị nạn bị đuổi chờ hồi hương. Ý mang hết những người họ vớt trên biển vào trại Lampedusa.

Địa Trung Hải được biết là nơi có nhiều người tử vong, đa số là thuyền nhân. Thống kê chắc chắn không có, các tổ chức trợ giúp ước lượng có khoảng vài chục ngàn thuyền nhân mỗi năm không vượt nổi vùng biển này.

Vào năm 2011 giới truyền thông loan tin có 1500 người tử vong. Các tổ chức từ thiện thì tin rằng con số đen đằng sau lớn hơn nhiều. Theo tính toán của tổ chức phi chính phủ Fortess Europe, số người tử vong trước lãnh hải châu Âu nhiều hơn con số tử vong của cả thế giới mỗi năm.

Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR tính từ năm 1993 đến 2012 có ít nhất 17 ngàn người chết. Theo UNHCR các đợt tìm đường vượt biển 2012 lên cao điểm tính từ 1994 đến nay. Nguyên nhân chính là các cuộc chiến tranh và các mâu thuẫn tranh chấp hiện nay. Tính riêng có 55 phần trăm người tị nạn từ A-Phú-Hãn, Somalia, Iraq, Syria và Sudan. Con số mới nhất cho năm nay chưa có.


pat/AFP


(* dịch từ "Drama im Mittelmeer: Flüchtlinge ertrinken 15 Meter vor Sizilien" (http://www.spiegel.de/panorama/gesellschaft/sechs-fluechtlinge-ertrinken-an-sizialinischen-strand-a-915865.html))

Triển
09-05-2013, 12:18 PM
Chính sách tị nạn:
Thụy Điển muốn nhận hết người tị nạn Syria




http://cdn2.spiegel.de/images/image-475655-breitwandaufmacher-fpsg.jpg


Thụy Điển là quốc gia đầu tiên tuyên bố sẽ nhận tất cả người tị nạn Syria vô thời hạn. Bộ trưởng bộ hội nhập Thụy Điển kêu gọi những quốc gia khác hãy theo gương này.


Stockholm - Thụy Điển muốn chấp thuận tất cả các đơn xin tị nạn chính trị của người Syria. Mỗi người xin tị nạn đến từ nước có chiến tranh nội chiến sẽ được thu nhận, nữ phát ngôn viên Annie Hörnblad của sở di trú Thụy Điển nói với thông tấn xã AFP. "Sở di trú đã ra quyết định này bởi vì họ tin rằng bạo động ở Syria sẽ không một sớm một chiều chấm dứt". Như vậy Thụy Điển là quốc gia châu Âu đầu tiên tuyên bố bước đi này.

Nước này đã nhận 14 700 người Syria từ năm 2012. Sở di trú dự tính rằng đa số người Syria cho đến nay chỉ được tạm trú sẽ cố gắng xin định cư. Điều này cũng sẽ tạo cơ hội cho gia đình họ sang Thụy Điển đoàn tụ.

Ông bộ trưởng bộ hội nhập Thụy Điển Tobias Billström kêu gọi các quốc gia khác hãy theo gương Thụy Điển. Billström nói với tờ nhật trình "Aftonbladet" rằng, "Không có sự tranh chấp nào trên thế giới hiện nay tàn độc, kéo dài và đẫm máu như mâu thuẫn ở Syria. Các chính trị gia trong và ngoài Cộng đồng chung châu Âu trong dịp này xin hãy nghĩ lại về trách nhiệm của chúng ta".


hmo/AFP


(* dịch từ "Flüchtlingspolitik: Schweden will allen Syrern Asyl gewähren" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/schweden-will-allen-syrischen-fluechtlingen-asyl-gewaehren-a-920257.html))

Triển
10-03-2013, 09:58 AM
Thật tội nghiệp.



http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=TrJMKg8qmA0

Triển
09-23-2014, 06:14 AM
Chính sách tị nạn của Châu Âu:
Trò đùa chết người

Bình luận của Maximilian Popp

http://cdn4.spiegel.de/images/image-753817-galleryV9-qcwl.jpg
Người tị nạn được cứu vớt ở Địa Trung Hải: Chính sách tị nạn khiến người ta mạo hiểm

Gần như mỗi ngày người ta đã chết vì cố vượt Địa Trung Hải sang Châu Âu. Người Châu Âu thờ ơ với thảm cảnh này. Thế nhưng những người thiệt mạng cũng là nạn nhân của chính sách biên giới của Châu Âu.

Đã có một phụ nữ, người Syria, vừa bồng trên tay đứa trẻ sơ sinh vừa chống chọi lại vô vọng với cái chết đuối cận kề cả giờ đồng hồ cho đến khi giòng nước nhấn chìm họ.

Đã có ba người bạn từ dải Gaza cùng chết đuối dưới lòng đại dương.

Schukri al-Assuli, 35 tuổi, cũng từ Gaza, đã sống sót thảm họa một cách kỳ diệu mặc dù không biết bơi, nhưng mà vợ anh và hai đứa con anh, bốn tuổi và 9 tháng đã mất. Anh hỏi, "Làm sao tôi sống tiếp được đây?"

Tổng cộng có 500 người tị nạn đã bỏ mạng trên chuyến tàu bị đắm ngày 10 tháng 9 trước bờ biển Malta. Giới quan sát cho rằng đây là tai nạn đắm thuyền nghiêm trọng nhất trong nhiều năm nay. Chỉ có 10 người sống sót. Các câu chuyện của họ được kể chương trình tạp chí ARD 'Reporter Mainz' và nhóm ký giả Spiegel lại ở đảo Kreta chấn động và bi thảm. Những câu chuyện này phải gióng lên một tiếng gào thét. Các nguyên thủ Châu Âu đã phải cố vấn về hậu quả từ các thảm cảnh trong các buổi họp giải quyết khủng hoảng từ lâu rồi mới phải. Ngay chính phủ Đức chẳng hạn còn không thiết bày tỏ sự thương hại về các bi kịch này.

Người Châu Âu phản ứng với thái độ lãnh đạm trước sự tử vong hàng loạt ở biên giới nước họ. Có lẽ nỗi bất hạnh ở hiện trường cũng không còn cách nào để san sẻ. Bởi vì tỏ ra thương hại người thiệt mạng đồng nghĩa với chấp nhận một sự thật xấu hổ rằng những người phải chết đuối trên biển hoặc đổ máu ở rào kẽm gai biên giới Melilla là những người vì chúng ta mà chết. Chính sách của chúng ta phải chịu trách nhiệm cho sự thiệt mạng của họ.

Hệ thống tị nạn ép người ta trở thành tội phạm

Mỗi khi các chính trị gia Đức (và ký giả) nói về người tị nạn thì thường nghe các chữ như "Bão tố", "Nước lụt" và "Sóng gió". Họ làm như là quốc gia này phải chuẩn bị phòng chống thiên tai vậy.

Và họ cũng hành động y hệt như vậy. Chính phủ Đức và các bằng hữu Châu Âu đã đắp lũy Châu Âu trong những năm qua chống lại người nhập cư. Họ gửi lính tráng và cảnh sát ra biên ngoại, họ dựng rào kẽm che chắn, điều tàu chiến ra khơi chờ đợi. Cộng đồng chung Châu Âu không những chấp nhận người ta thiệt mạng ở biên giới mà còn tạo điều kiện cho người ta phải chết ở biên giới.

Mặc dù EU hứa hẹn che chở những người trốn chạy do bị truy đuổi lý do chính trị. Nhưng ai muốn nộp đơn xin tị nạn tại Châu Âu trước hết phải vượt qua được biên giới. Người xin tị nạn không thể nộp đơn xin tị nạn từ ngoài Châu Âu. Trước hết họ phải nhập cư theo kiểu 'bất hợp pháp'. Hệ thống tị nạn của Châu Âu ép những người đi tị nạn phải trở thành tội phạm. Và đẩy người ta vào vòng tay của bọn buôn người.

Hậu quả của chính sách này đã biến Địa Trung Hải trở thành mồ chôn tập thể. Có ít nhất 23 ngàn người đã thiệt mạng lúc vượt biển trong vòng 14 năm qua.
Các tổ chức thế giới như Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) từ lâu đã yêu cầu nguyên thủ các quốc gia Châu Âu hãy tạo phương tiện chính thức cho người tị nạn sang Châu Âu.

Lập luận toàn là chuyện phiếm

Cộng đồng chung Châu Âu có thể đầu tư vào các chương trình tái định cư điều hợp đưa người ta từ các vùng khủng hoảng như Syria không qua thủ tục xin tị nạn quan liêu sang nước thứ ba. Bà tổng thư ký nội vụ Châu Âu đã thôi nhiệm Cecilia Malmström từng bày tỏ việc cấp giấy nhập cảnh nhân đạo để người xin tị nạn trong tương lai có thể nộp đơn xin tị nạn từ bên ngoài EU, ở các nước thứ ba như Tunesia hoặc là Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên các nước thành viên EU đã đồng loạt từ chối đề nghị này. Họ sợ rằng nhân đạo với người tị nạn sẽ dẫn đến việc gia tăng người xin tị nạn. Tốt nhất là để họ chết đuối ở biên ngoại là hơn. Chính sách biên giới của EU được quyết định bởi một đám người làm trò hề.

Bộ trưởng bộ nội vụ Đức Thomas de Maizière đã viết một lá thư đến Hội Đồng Châu Âu có trưng cho ký giả Spiegel và chương trình truyền hình "Reporter Mainz" xem viết rằng: "Cao điểm của vấn nạn nhập cư ở Địa Trung Hải là dịp để lo lắng nhiều hơn". Ông Maizière yêu cầu sự "Cương quyết và liên tục" trong chính sách biên giới của EU. Ông ta nêu ra trình tự ưu tiên là "Canh phòng biên ngoại, các dòng nhập cư vào EU tốt hơn và gia tăng chống các băng đảng buôn người". Nội dung lá thư này cho thấy ông bộ trưởng bộ nội vụ chẳng học được gì từ các thảm kịch xảy ra ở biên ngoại cả.

Trong số 50 triệu người chạy trốn chỉ có một phần rất nhỏ tìm được đường sang Châu Âu. Ở nước Lybanon, một quốc gia chỉ có 4 triệu người hiện nay có 1 triệu người tị nạn Syria đang sinh sống. Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận trong ba ngày vừa qua nhiều hơn cả Châu Âu nhận người tị nạn trong vòng ba năm.

Chính phủ Đức bào chữa cho việc bế quan biên giới bằng lập luận rằng nước Đức không thể nào nhận hết người nghèo của thế giới này. Thật đúng là chuyện phiếm.


(theo "Europas Flüchtlingspolitik: Tödlicher Zynismus (http://www.spiegel.de/panorama/gesellschaft/fluechtlinge-sterben-im-mittelmeer-kommentar-zur-politik-europas-a-993227.html)" - Spiegel)

Triển
11-10-2014, 09:14 AM
Nhật và Nam Hàn bị áp lực nhận tị nạn

Các cuộc khủng hoảng xảy ra trên thế giới cũng đồng nghĩa với sự gia tăng làn sóng xin tị nạn. Ở Á Châu quốc gia phải đối diện đặc biệt là nước Úc nhưng các nước khác như Nam Hàn và Nhật cũng loan tin những con số gia tăng và cần có sự chuẩn bị.

http://www.dw.de/image/0,,16894123_303,00.jpg

Chỉ riêng các nước Đức, Mỹ, Pháp và Thụy Điển đã nhận số đơn xin tị nạn vào năm 2013 hơn phân nửa tổng cộng số đơn của thế giới. Nói đến chuyện người xin tị nạn ở các nước Á Châu thỉnh thoảng cũng xuất hiện vài dòng tin giật gân của nước Úc nhưng thông thường không được lạc quan. Phương pháp của Úc bị chỉ trích mạnh mẽ vì chận người tị nạn từ ngoài khơi rồi cho "tạm dung" ở Nauru và ở Papua Neuguinea. Cũng như chương trình thỏa thuận cho người tị nạn tạm cư ở Cam-Bốt đổi lấy 35 triệu USD tiền "trợ cấp phát triển" cũng bị Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc chỉ trích.

Dẫu vậy Úc vẫn là một trong những nước được người xin tị nạn xem là mục tiêu chọn lựa: có 24 300 đơn xin tị nạn trong năm 2013 theo tin tức của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR). Các nước tự do dân chủ giàu có ở Đông Á như Nhật và Nam Hàn cũng giữ khoảng cách với người lưu vong và người xin tị nạn. Nhật đã nhận 3300 đơn xin tị nạn mới vào năm 2013, Nam Hàn nhận 1600 đơn xin tị nạn, đây là 'con số cao nhất' cho cả hai nước từ bấy lâu nay.

http://www.dw.de/image/0,,18037883_404,00.jpg
Người tị nạn gốc Kurds ở Tokyo


"Làm ơn ở ngoài"

Theo công ước tị nạn rất nghiêm khắc của Liên Hiệp Quốc vào năm 1951 (Nhật gia nhập năm 1981, Nam Hàn năm 1992), và qua chướng ngại quan liêu trong các quá trình xét đơn nên rất ít người được công nhận tị nạn. Từ lúc bắt đầu xét đơn tị nạn vào năm 1994, Nm Hàn chấp thuận trung bình 12% (không tính số người tị nạn từ Bắc Hàn), và ở Nhật chấp thuận 6 đơn xin tị nạn trên 3777 trường hợp vị chi là 0,1 phần trăm. Theo bộ tư pháp Nhật có 15 trường hợp được cấp phép cư trú đặc biệt vì lý do nhân đạo.

Theo bà Katharine Moon, một chuyên gia Đại Hàn của Washington Brookings Institution cho biết, việc xét đơn xin tị nạn ở Nhật và Nam Hàn kéo dài trung bình 3 năm, một khoảng thời gian khá dài mà người xin tị nạn phải sống một cuộc sống khốn khó, bị cô lập và có phần bất hợp pháp: "Xã hội Nam Hàn thường trộn chung người di cư tìm việc làm với người xin tị nạn, nhưng đó là hai nhóm người hoàn toàn khác nhau với tình trạng luật pháp khác nhau và các vấn đề khác nhau".

Ông Eri Ishikawa của Hiệp Hội Tị Nạn Nhật Bản nhận thấy vấn đề nằm ở chỗ sở nhập cư của bộ tư pháp Nhật. Ông ta phê bình, "Trong chuyện này chẳng có khách quan, công bình và minh bạch gì cả". Sở nhập cư trên căn bản chỉ quan tâm đến sự kiểm soát nhập cư, kế đến và nếu có thì mới là sự đùm bọc người tị nạn.

Các khác biệt lịch sử

Chuyên gia về nhập cư như bà Kristin Surak của School of Oriental and African Studies thuộc đại học Luân Đôn nhận thấy lối cư xử lãnh đạm của các nước Á Châu này nằm ở các nguyên nhân lịch sử xa xưa. "Họ đóng cửa toàn diện vì họ không có cách phản ứng trước chiến tranh thế giới và nạn sát nhân theo kiểu các quốc gia châu Âu, là những người đã thảo ra công ước tị nạn ở Liên Hiệp Quốc vào năm 1951".

Đối với các quốc gia này việc nhận lãnh người tị nạn và gia đình họ được xem là gánh nặng kinh tế cần tránh được thì tránh.

Bà Katherine Moon nêu ra sự khác biệt so sánh với Châu Âu: ở các vùng này không có khuôn khổ tổ chức như ở Châu Âu hầu có thể tiến tới chiều hướng các giải pháp chính trị nhân đạo cho vấn đề người lưu vong và người xin tị nạn. "Ở đó người ta xem xét nội bộ nhiều hơn, mục tiêu nằm ở sự giữ gìn xã hội ổn định cũng vì duy trì an sinh xã hội yếu kém hơn so với các quốc gia phú cường phương Tây".

Vấn đề đặc biệt Bắc Hàn

Sau cùng thì chính sách tị nạn của Nam Hàn cũng phải được xem xét liên quan đến các vấn đề Bắc Hàn, bà Moon nói với đài Deutsche Welle. Bởi vì miền Nam luôn phải tính toán đến khả năng ồ ạt di dân từ miền Bắc. Điều này khiến chính sách mở cửa cho người xin tị nạn như những nước khác gần như không thể được.

Dù sao đi nữa Nam Hàn cũng đã lập ra một cơ quan giải quyết vấn đề tị nạn thuộc bộ tư pháp hỗ trợ cho quyền lợi của người xin tị nạn. Quá trình xin tị nạn được đơn giản hóa, cơ hội cư trú và làm việc cho những người xin tị nạn chưa được chấp thuận được cải thiện. Cũng đã có ban hành những điều lệ hội nhập dễ dàng hơn.

Gabriel Dominguez/HS (Deutsche Welle)

(* dịch từ "Japan und Südkorea unter Asyl-Druck" (http://www.dw.de/japan-und-s%C3%BCdkorea-unter-asyl-druck/a-18039607))

Triển
11-11-2014, 12:55 PM
Cứu trợ tư nhân trên Địa Trung Hải:
"Bạn muốn làm sao đây? Để yên cho họ chết đuối ư?"

Rainer Leurs

http://cdn3.spiegel.de/images/image-775032-breitwandaufmacher-wdyi.jpg

Phải làm gì để hỗ trợ vấn đề tị nạn trước mũi Bắc Phi? Hai người giàu có mang tấm lòng từ thiện bỏ ra gần hai triệu Âu kim đầu tư lập hội cứu nạn tư nhân. Vị điều hành giải thich trong khi phỏng vấn vì sao họ phải trông cậy vào tiền quyên góp.

Sứ mệnh cứu người rất tốn kém, nhiều công sức - nhưng nếu xem sáng kiến thì người ta tự hỏi vì sao cho đến nay không có ai nghĩ tới. Vì lý do thương cảm cá nhân mà vợ chồng ông bà Christopher và Regina Catrambone lập ra một Hội cứu nạn người tị nạn trên Địa Trung Hải. Hai vợ chồng thương nhân người Malta đã dùng tiền túi tân trang một chiếc tàu đánh cá trở thành tàu cứu hộ giúp đỡ những kẻ đắm thuyền. (MOAS, Migrant Offshore Aid Station).

Chiếc tàu dài 40 thước mang tên "Phoenix 1" chạy vòng vòng hai tháng trời trên Địa Trung Hải để cứu trợ những người tị nạn trong tình trạng khẩn cấp. Theo lời kể, Hội MOAS vào thời điểm này đã tham gia cứu giúp gần 3000 người. Giai đoạn đầu của sứ mệnh cứu trợ đã chấm dứt vào cuối tháng 10. Ông Martin Xuereb, một cựu quân nhân người Malta là người điều hành cuộc cứu trợ này.

SPIEGEL ONLINE: thưa ông Xuereb, chiếc "Phoenix 1" đã lênh đênh 60 ngày trên biển cứu trợ, bây giờ thì nó nằm bãi. Vì sao công việc cứu hộ không được tiếp tục nữa?

Xuereb: Điều này nằm trong kế hoạch. Lúc khởi sự, những người sáng lập MOAS đứng trước sự lựa chọn: một là chờ quyên góp cho đủ rồi mới bắt đầu kế hoạch, hai là tân trang chiếc tàu bằng tiền riêng của mình và trở thành khai sáng cho kẻ khác. Gia đình Catrambones đã chọn lựa cách thứ hai. Hiện tại chúng tôi khởi sự kêu gọi quyên góp để sang năm lại có thể ra khơi.


SPIEGEL ONLINE: Các cuộc cứu trợ của chiếc "Phoenix 1" xảy ra như thế nào?

Xuereb: Chúng tôi làm việc chặt chẽ với trung tâm điều phối cứu hộ trên biển ở Roma và trong tình trạng sẵn sàng cứu trợ. Trong vòng 60 ngày chúng tôi nhận được khoảng 100 lần gọi cứu cấp từ trung tâm này. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng nhìn được các ghe có người tị nạn. Chúng tôi báo ngay cho nhà chức trách rồi chạy song song theo các ghe và làm công việc cứu trợ - ví dụ trong số đó là phát áo phao. Sau đó hoặc là chúng tôi chạy ở cự ly gần chờ cho đến khi có tàu hải quân đến, hoặc là chúng tôi nhận người tị nạn cho lên tàu "Phoenix 1" và chở họ về nơi an toàn. Trong sô' 3000 người mà chúng tôi có tham gia cứu hộ, có phân nửa đã lên tàu chúng tôi.


SPIEGEL ONLINE: Chiếc "Phoenix 1" chứa được bao nhiêu người?

Xuereb: Đối với sứ mệnh cứu nạn thì đó là một câu hỏi có tính tương đối. Bạn phải làm gì đây nếu tàu không thể chứa hết tất cả được - Để cho người ta chết đuối ư? Để cho Bạn có một chút ước lượng thì thế này: trong một trong những chuyến hải trình cuối cùng chúng tôi đã cho lên tàu 331 người và chở về Sicilia. Tàu không thể chứa hơn thế nữa.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-775034-galleryV9-uvex.jpg

Chiếc "Phoenix 1" dài 40 thước. Gia đình Catrambone đã mua chiếc tàu đánh cá này ở tiểu bang Virginia bên Mỹ. Sau khi được giao, họ đã tân trang thiết bị tối tân ở Malta. Trên đuôi tàu họ đã thiết kế hai bãi đáp trực thăng. Cả hai chiếc trực thăng đều có trang bị máy chụp ảnh xuyên đêm và dò nhiệt, tầm hoạt động gần 100 cây số. Chiếc Phoenix 1 có trang bị hai chiếc ghe thổi hơi, và trang bị trên thuyền cả một bệnh viện hoàn chỉnh. Đội ngũ trên tàu gồm 19 người có 6 đến 7 thủy thủ, 2 chuyên gia cứu hộ, nhân viên an ninh, một bác sĩ và một y tá quân y. Ông Xuereb cho biết vợ chồng Catrambone cũng đi theo tàu ra khơi, đồng thời song song điều hành công việc làm ăn khác trên đất liền.



SPIEGEL ONLINE: Gia đình Catrambone là mẫu người người thế nào? Vì sao họ lại làm chuyện này?

Xuereb: Họ chỉ là hai người bình thường có phương tiện tài chính làm một kế hoạch như vậy. Chắc chắn là họ cũng có thể dùng tiền đầu tư vào một hãng xưởng gì đó hoặc là mua một ngôi nhà nhỏ ở Chamonix. Nhưng thay vì vậy họ đã chứng minh rằng một Hội cứu hộ tư nhân giúp người tị nạn trên Địa Trung Hải là điều hoàn toàn khả thi.

Theo dữ liệu của MOAS, ông Christopher Catrambone là người Mỹ và có gốc gác từ New Orleans. Ông ta xây dựng công ty đa hợp gồm công ty bảo hiểm, dịch vụ y tế ở các vùng khủng hoảng và bất ổn. Vợ của ông, bà Regina là người Ý. Tuy nhiên ông Xuereb tránh không trả lời câu hỏi cặp vợ chồng Catrambone đã đầu tư vào MOAS bao nhiêu tiền. Trong một bài báo của BBC có ghi con số là hai triệu Âu kim.

Sự dấn thân của gia đình Catrambone có một trong các nguyên do từ chuyến viếng thăm đảo Lampedusa của đức giáo hoàng Francis hồi năm 2013. Vị giáo chủ đã bay đến đó để gây sự chú ý đánh động mọi người về số phận của những người tị nạn từ Bắc Phi. NBC News trích dẫn lại lời bà Regina Catrambone, "Ngài đã cầu xin mọi người đừng bỏ mặc họ". "Và sau đó là chúng tôi quyết định hành động".


SPIEGEL ONLINE: Phần ông từng có thời gian dài ở cấp lãnh đạo của quân đội Malta. Vì sao bây giờ ông làm việc cho hội MOAS?

Xuareb: Trước hết là bởi vì tôi tin tưởng vào kế hoạch này. Nhưng cũng có một lý do rất cá nhân. Dưới chức vụ của tôi trong quân đội, tôi từng thường xuyên tham gia các cuộc cứu hộ. Tôi đã từng nhìn thấy thi thể các trẻ em bị chết đuối, nhìn thấy trẻ sơ sinh trôi lềnh bềnh mặt úp xuống biển. Xã hội của chúng ta không được phép để các chuyện này xảy ra.




http://cdn3.spiegel.de/images/image-775026-thumbbiga-qero.jpg

Cá nhân Martin Xureb - (phát âm là Sui-réch) - được đào tạo từ Royal Military Academy - Học viện quân sự hoàng gia Anh. Từ năm 2010 đến 2013 ông là lãnh đạo quân đội Malta dưới chức vụ thiếu tướng. Vị cựu quân nhân 46 tuổi này hiện đang điều hành công việc của Hội cứu trợ tư nhân MOAS.




SPIEGEL ONLINE: Nhưng đây không phải chính là nhiệm vụ của bên chính trị hay sao?

Xuereb: Mỗi một công dân có trách nhiệm giúp đỡ theo khả năng. Dĩ nhiên là phải tìm ra các giải pháp chính trị ngay trên các quốc gia của người tị nạn. Nhưng mà trong khi chưa có các giải pháp này người ta tiếp tục chết đuối thường xuyên. Và ở đời không ai phải thiệt mạng trên biển cả.


Đến đầu tháng 10 đã có gần 165 ngàn người tị nạn vượt biển từ Bắc Phi sang Châu Âu - nhiều chưa từng có. Con số tử vong trên đường vượt biển trong năm 2014 được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ước lượng khoảng 3343 người. Chỉ riêng trong từ tháng Bảy đến tháng Chín đã có 2755 người thiệt mạng.

Tình trạng chết đuối sẽ gia tăng khi sắp tới chương trình cứu hộ trên biển "Mare Nostrum" chấm dứt. Ý đã khởi sự chương trình này vào đầu tháng 10 năm 2013 được xem là phản ứng cho việc chiếc tàu chở người tị nạn bị đắm ngay trước đảo Lampedusa có 390 người tử vong. Từ dạo đó hải quân Ý đã cứu hơn 150 ngàn người. Bây giờ chương trình "Mare Nostrum" được thay thế bằng chương trình "Triton" ít tốn kém hơn nhiều: thay vì chủ động tìm kiếm người gặp nạn trên biển trước bờ biển Bắc Phi, thì chương trình này giới hạn hoạt động xuống thành an toàn biên giới hải phận của Cộng Đồng Chung Châu Âu.


SPIEGEL ONLINE: Ông chờ đợi điều gì sau khi chương trình "Mare Nostrum" kết thúc?

Xuereb: Chương trình nào tiếp theo cũng mặc: quan trọng là phải làm sao không để người nào chết đuối nữa. Trách nhiệm này mỗi người ra khơi đều phải mang vác cả; các nhà nước và các chính phủ phải cố gắng điều hợp. Đây là mạng sống con người chứ không phải mấy kiện hàng hay là các thùng vận tải. Đối với kế hoạch của chúng tôi bắt buộc chúng tôi từ bây giờ phải trông về tương lai. Hội MOAS đã khởi sự thành công trong những tuần lễ vừa qua - để tiếp tục sứ mệnh chúng tôi trông mong vào sự quyên góp.


SPIEGEL ONLINE: Ông cần bao nhiêu tiền để chiếc "Phoenix 1" có thể ra khơi?

Xuereb: Chúng tôi tính toán khoảng chừng 450 ngàn Mỹ kim mỗi tháng. Mọi thứ đều lệ thuộc vào tiền quyên góp có được bao nhiêu. Liệu mọi người có thấy việc cho tiền để cứu sống mạng người là một việc làm có giá trị chăng?



Nếu Bạn muốn quyên góp cho kế hoạch cứu trợ của ông bà Regina và Chrisopher Catrambone, bạn có thể trực tiếp thực hiện trên trang web của hội MOAS (http://www.moas.eu/donate.html). Trên trang web đó các Bạn sẽ có thêm nhiều dữ liệu về Hội thiện này.








http://cdn1.spiegel.de/images/image-775024-galleryV9-ukdj.jpg

Sau kế hoạch này là cặp vợ chồng giàu có Regina và Christopher Catrambone đang trên tàu



http://cdn3.spiegel.de/images/image-775022-galleryV9-tebe.jpg

Ông Christopher Catrambone



http://cdn2.spiegel.de/images/image-775025-galleryV9-vsio.jpg

Bà vợ Regina người Ý. Một trong những nguyên nhân cho sự dấn thân của họ là lời kêu gọi của đức giáo hoàng Francis lúc đến thăm đảo Lampedusa vào năm 2013



http://cdn4.spiegel.de/images/image-753527-galleryV9-floi.jpg

Nếu gặp tàu tị nạn họ cho ghe con đến cặp và thực hiện công việc cứu trợ. Trong hình là cảnh tượng đang phát áo phao.



http://cdn3.spiegel.de/images/image-750156-galleryV9-xuty.jpg

... trước khi hải quân Ý đến tiếp ứng và chở người tị nạn về nơi an toàn.




(* dịch lại từ "Private Seenotretter im Mittelmeer: 'Was wollen Sie tun - die Leute ertrinken lassen?' " (http://www.spiegel.de/panorama/moas-reiches-paar-rettet-fluechtlinge-mit-phoenix-1-aus-mittelmeer-a-1002230.html))

Triển
04-19-2015, 03:41 AM
Italy Searches for 700 Migrants Lost at Sea North of Libya

ROME — Apr 19, 2015, 5:09 AM ET
By NICOLE WINFIELD Associated Press

Emergency services mounted a major search and rescue operation Sunday north of Libya after a ship containing hundreds of migrants trying to reach Italy capsized in the Mediterranean.

Italy's ANSA news agency said an estimated 700 people were aboard and only 28 people had been rescued.

Barbara Molinario, spokeswoman for the United Nations refugee agency, said the Italian Coast Guard operation is continuing and the number of victims is not known.

(đọc tiếp (http://abcnews.go.com/International/wireStory/search-700-migrants-lost-sea-south-italy-30423355))

Triển
04-21-2015, 05:55 AM
Chủ hãng tàu vận chuyển nói về việc người tị nạn lâm nạn: "Quá tàn nhẫn"
bài phỏng vấn của Ansgar Siemens

http://cdn3.spiegel.de/images/image-838222-galleryV9-yolu.jpg
(ảnh: người tị nạn bị đắm tàu. Thủy thủ đoàn của hãng tàu Opielok đã cứu 1500 người từ tháng 12 năm ngoái)




http://cdn2.spiegel.de/images/image-838159-thumbbiga-xuio.jpg
Christopher Opielok - 52 tuổi, chủ hãng tàu Opielok ở Hamburg. Thành lập hãng tàu vận chuyển từ năm 1998.

Chiếc tàu đang lái về hướng một tàu vận tải, những người tị nạn đang chờ đợi được cứu thì tàu của họ bị đắm. Tối Chủ Nhật vừa qua đã có gần 950 người thiệt mạng. Đoạn biển giữa Libya và Lampedusa là đường hàng hải quan trọng của các tàu chở hàng, thông thường họ chính là những người đầu tiên giải cứu các chiếc tàu chở người tị nạn bị đắm.

Ông chủ tàu Christopher Opielok thuật lại gánh nặng cho thủ thủy đoàn của ông trong cuộc phỏng vấn và giải thích vì sao ông có cảm giác bị bên chính trị bỏ rơi.

SPIEGEL ONLINE: Ông Opielok, hãng tàu của ông có hai tàu chuyên chở cho dàn khoan dầu ở Địa Trung Hải. Từ tháng 12 đến nay thủy thủ đoàn đã có đến hơn chục lần cứu các tàu tị nạn. Chuyện gì đã xảy ra vậy thưa ông?
Opielok: Nhiều cảnh tượng khủng khiếp đã xảy ra. Rất nhiều người chết đuối trước mắt thủy thủ đoàn của chúng tôi, trong đó có trẻ sơ sinh bị rơi ra khỏi áo bơi cứu hộ. Và mặc dù những người tị nạn đã lên tàu của chúng tôi, đôi khi họ cũng bị cóng vì đã trôi lênh đênh trên biển mấy ngày trời.


SPIEGEL ONLINE: Người của ông tìm thấy họ ra sao?
Opielok: Chúng tôi được trạm tuần phòng duyên hải gọi báo động qua vô tuyến yêu cầu đến hiện trường hoặc là các tàu tị nạn dò sóng kêu cứu trực tiếp chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng các tàu kéo (tàu lai dắt) biết rõ tọa độ của chúng tôi. Thông thường việc cứu hộ xảy ra trong hải phận cách bờ biển Libya độ chừng 50 đến 60 cây số.

SPIEGEL ONLINE: Việc cứu hộ diễn ra như thế nào?
Opielek: Gặp lúc các chiếc tàu thủng trôi trên biển là chúng tôi thả ngay "đảo phao" và các tàu cứu hộ xuống để vớt nạn nhân thật nhanh lên tàu. Nếu gặp tàu tị nạn còn hoạt động thì chúng tôi đến gần phía bên hông tàu và thả thang lưới xuống. Lúc chuyển tàu hay xảy ra tình trạng quá nhiều người tranh nhau trèo lên nên tàu của họ bi khẩm một bên rồi lật úp. Những người mạnh mẽ thì sống sót, những người yếu đuối dưới khoang tàu thì chết đuối. Tàn nhẫn lắm.

SPIEGEL ONLINE: Mỗi lần ông có thể nhận bao nhiêu người?
Opielok: Thủy thủ đoàn gồm 12 đến 14 người - chăm sóc người tị nạn với lương khô, chăn mền và quần áo. Chúng tôi có chỗ cho khoảng 500 người tị nạn mà chúng tôi sẽ chuyển giao sau đó cho trạm tuần duyên hải hoặc là trại tị nạn trên đảo Lampedusa. Việc cứu hộ là bổn phận tất nhiên của chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi không có sự chuẩn bị tinh thần cũng như vật chất cho việc cứu hộ cho nên các trường hợp xảy ra ngày càng khiến chúng tôi tê liệt.

SPIEGEL ONLINE: Diễn biến ra sao?
Opielok: tôi nhận được giấy xin thôi việc, thủy thủ đoàn cự tuyệt đi biển Địa Trung Hải. Thủy thủ không chỉ bị tổn thương tâm lý mà họ cũng đối diện với nguy hiểm. Những người tị nạn đôi khi cũng hung hăng, không ai biết được có ai trong số họ bị bệnh hiểm ngèo gì không. Nguy cơ truyền nhiễm trước mắt cho dù thủy thủ có đeo găng tay và khẩu trang.

SPIEGEL ONLINE: Theo ông phải đối phó vấn nạn này như thế nào?
Opielek: Cộng đồng chung Châu Âu có trách nhiệm cho việc này. Không thể tưởng tượng được khi họ chỉ khoanh tay đứng nhìn. Trước hết là chúng ta cần sự hỗ trợ của hải quân Đức tại chỗ và các hạm đội quân sự của các quốc gia cộng đồng chung Châu Âu vì họ có trang bị tốt hơn hẳn. Kế đến về lâu về dài phải có một đơn vị quân đội canh gác vùng biển Libya để dẹp hết cơ sở làm ăn buôn bán kiểu giết người của các băng đảng.

SPIEGEL ONLINE: Liệu sự ủy thác này có nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế hay không?
Opielok: Tối thiểu các nước trong cộng đồng phải gửi tàu riêng của mình ra Địa Trung Hải. Không thể để các hãng tàu vận tải lãnh đủ sự thất sách chính trị của họ. Chỉ tính thất thoát tài chính qua các lần cứu hộ của chúng tôi cứ lên vài chục ngàn euro.


(* dịch từ "Reeder zur Flüchtlingskatastrophe: "Es ist grausam (http://www.spiegel.de/panorama/justiz/fluechtlinge-hamburger-reeder-zur-fluechtlingskatastrophe-a-1029587.html)" - Spiegel)

Triển
05-14-2015, 03:44 AM
Thảm kịch ở Đông Nam Á:
Mã Lai đẩy ngược hàng trăm thuyền nhân trở ra Biển

http://cdn2.spiegel.de/images/image-848779-breitwandaufmacher-udbo.jpg

"Mã Lai không thể tử tế hoài được", với lời lẽ này chính phủ Mã Lai đã thanh minh cho chuyện cự tuyệt hàng trăm người tị nạn bước chân lên nước của mình. Đó là những người thiểu số Hồi Giáo Rohingya ở Miến Điện và Bangladesh.

Một pha't ngôn viên đại diện bộ nội vụ của Mã Lai, ông Wan Junaidi cho biết có một chiếc thuyền với gần 500 người tị nạn được phát hiện ở bờ biển phía Bắc Mã Lai. Theo lời ông kể, những người tị nạn được cho xăng dầu và thực phẩm rồi kéo ra biển trở lại. "Quí vị trông đợi điều gì ở chúng tôi? Chúng tôi đã rất tử tế với những người ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ chúng tôi lắm rồi. Chúng tôi đối xử nhân đạo với họ; nhưng mà họ không thể cứ tràn vào bờ biển chúng tôi kiểu đó được" .

Junaidi nói, vì vậy họ phải gửi ra một tín hiệu đúng đắn là: "Không hoan nghênh quý vị tại đến đây". Nam Dương và Thái Lan cũng từ chối nhận người tị nạn.

Theo hai sĩ quan tuần duyên cho biết, một chiếc thuyền thứ hai gần 300 người được bắt gặp ở hòn đảo nghỉ mát Langkawi và đã bị buộc phải quay lại. Hai viên sĩ quan này xin được khuyết danh.

"Tình trạng bi đát"

Ở Miến Điện và Bangladesh sống hàng ngàn người, thông thường là dân thiểu số gốc Hồi Giáo, trong nghèo khổ và bị phân biệt đối xử - vì vậy họ muốn ra đi. Họ muốn đến Thái Lan và Mã Lai bằng thuyền. Chỉ từ tháng Giêng đến tháng Ba năm nay đã co' 25 ngàn thuyền nhân ra đi từ Miến Điện và Bangladesh, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết.

Mã Lai là một quốc gia Hồi Giáo đông đúc đã chứng tỏ sự độ lượng của mình đối với tín hữu Miến Điện - cũng vì tộc Rohingya mang lại nguồn lao động rẻ mạt. Hôm thứ Hai vừa qua đã có 1400 thuyền nhân được cứu trước bờ biển Mã Lai và Nam Dương.
Tuy nhiên hiện vẫn có hàng ngàn người tị nạn lênh đênh trên hải lộ Malakka giữa bờ biển Thái Lan, Mã Lai và Nam Tư. Mới cách đây vài hôm bà giám đốc Mênakshi Ganguly của tổ chức Human Rights Watch mới nói với tờ đặc san Spiegel Online rằng: "tình trạng hiện đang rất bi đát".

aar/AP/Reuters

(* dịch từ "Drama in Südostasien: Malaysia weist Hunderte Bootsflüchtlinge zurück" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/fluechtlinge-malaysia-schickt-boot-mit-hunderten-menschen-zurueck-a-1033734.html))

Triển
05-15-2015, 09:09 AM
Các nước Đông Nam Á phớt lờ làn sóng thuyền nhân

http://gdb.voanews.com/A3BBD792-24DA-46BD-BBCF-B1B29FB68916_w640_r1_s_cx0_cy2_cw0.jpg
Các con thuyền chở hàng trăm người đã bị hải quân Indonesia và Malaysia chặn, và sau khi cung cấp cho các di dân đồ ăn, thức uống, thì đẩy họ đi.

15.05.2015

Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á vẫn tiếp tục tỏ ý không muốn nhận các di dân và người tị nạn kẹt trên nhiều chiếc thuyền bị những kẻ buôn người bỏ mặc trên biển, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo vốn đã thê thảm.

Các nhà hoạt động ước tính vẫn có khoảng 8 nghìn thuyền nhân vẫn còn trôi dạt trên các con thuyền, mà nhiều người trong số đó không có đủ lương thực hoặc nước uống, sau khi chính quyền Thái Lan tấn công một đường đây buôn người lớn, phá vỡ các mạng lưới vận chuyển người của tội phạm.

Malaysia, Indonesia và Thái Lan là ba nước nơi các di dân và người tị nạn muốn tới, nhưng các quốc gia này nói rằng những di dân tuyệt vọng này không phải là trách nhiệm của họ, phớt lờ những lời kêu gọi của các tổ chức nhân quyền và Liên Hiệp Quốc.

Hơn 700 di dân Rohingya và Bangladesh đã tới Indonesia hôm nay sau khi họ được các tàu đánh bắt cá cứu khi thuyền chở họ bị chìm ngoài khơi tỉnh Aceh.

Gần 600 di dân cũng được các hải quân Indonesia cứu hôm Chủ Nhật. Các giới chức nói rằng những thuyền nhân này đã được cho ăn uống và đưa tới ở tạm tại phía bắc tỉnh Aceh trong khi chính phủ tham vấn Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.

'Không được chào đón'

Thứ trưởng Nội vụ của Malaysia Wan Junaidi hôm qua nói rằng nước ông phải “gửi một thông điệp đúng đắn rằng họ không được chào đón ở đây”. Các giới chức Malaysia khác nói rằng các cuộc tuần tra trên biển và trên không đang được tăng cường nhằm ngăn chặn “sự xâm nhập trái phép”.

Đầu tuần này, hơn 1 nghìn thuyền nhân bị bỏ rơi đã bơi vào bờ ở Indonesia. Các quan chức nói rằng họ hiện đang bị giữ tại các trại tạm giam trong khi chính quyền tiến hành việc chuẩn bị đưa họ đi nơi khác.

Các con thuyền chở hàng trăm người đã bị hải quân Indonesia và Malaysia chặn, và sau khi cung cấp cho các di dân đồ ăn, thức uống, thì đẩy họ đi.

Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc tuần này đã kêu gọi mở một chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ quốc tế để giúp đỡ các thuyền nhân. Nhiều người sống sót nói rằng những người bị kẹt trên biển bị đói và ốm đau, và thậm chí một số đã tử vong.

Nhiều người tị nạn là người Hồi giáo Rohingya từ Myanmar. Tại nước này, họ là các nạn nhân của tình trạng đàn áp mà tổ chức Human Rights Watch nói rằng cấu thành tội thanh lọc sắc tộc và tội ác chống lại nhân loại.

Người Rohingya ở Myanmar phần đông bị tước đoạt các quyền cơ bản như quyền công dân và quyền tự do đi lại.

Số người khác trên các con thuyền là người Rohingya và các di dân tìm cách thoát khỏi tình trạng nghèo đói ở Bangladesh.

Các thuyền nhân là nạn nhân của một hoạt động buôn người quy mô lớn mà các di dân được hứa hẹn sẽ có công ăn việc làm ở các nước láng giềng, nhưng sau đó lại bị bắt để đòi tiền chuộc hoặc bị bán làm việc như các nô lệ.

(nguồn: VOANews.com (http://www.voatiengviet.com/content/cac-nuoc-dong-nam-a-phot-lo-lan-song-thuyen-nhan/2768701.html))

Triển
05-16-2015, 03:21 AM
Thảm kịch này thuyền nhân Việt Nam từng gặp phải 20, 30 năm trước. :z51:




Thảm kịch trước bờ biển Á Châu:
Mỹ yêu cầu hãy bảo vệ người tị nạn thêm nữa

http://cdn3.spiegel.de/images/image-849246-galleryV9-bwqf.jpg
Tàu tuần duyên hải Mã Lai

Tình trạng của họ ngày càng bi đát: hàng ngàn người tị nạn đang lênh đênh trên biển trước bờ biển Đông Nam Á, họ muốn cập bến Thái Lan, Mã Lai hoặc là Nam Dương. Tuy nhiên các nước này đã khóa trái cửa biên giới. Nhiều tàu tị nạn bị chận và buộc quay lại hoặc là dồn sang hải phận của nước kế bên. Các nhà nhân quyền nói đây là kiểu "đánh bóng bàn với mạng sống con người".

Chính phủ Mỹ kêu gọi thêm sự đảm đương của các quốc gia Đông Nam Á. Phát ngôn viên Jeff Rathke của bộ ngoại giao Mỹ cho biết ngày thứ Sáu hôm qua, "Chúng tôi buộc các quốc gia trong khu vực hãy nhanh chóng thương lượng với nhau để cứu cấp ngay mạng sống của những người di dân đang lênh đênh trên biển và cần được gấp rút cứu vớt."

Theo lời phát ngôn viên, bộ trưởng ngoại giao John Kerry đã gọi điện thoại cho đồng sự phía Thái Lan Thanasak Patimaprakorn về tình trạng thuyền nhân và khả năng đón nhận tạm thời của Thái Lan.

Hơn một trăm thuyền nhân đã được tìm thấy sáng thứ Bảy hôm nay trên một hòn đảo phía Nam tỉnh Phang Nga. Tỉnh trường cho biết chưa hiểu họ lên đảo bằng cách nào. Thứ Sáu hôm qua các ngư dân Nam Dương đã cứu cấp trước bờ biển của họ hơn 700 thuyền nhân trong lúc tàu họ bị chìm.

Phát ngôn viên ngoại giao Rathke cám ơn Thái Lan, Nam Dương và Mã Lai đã thu nhận 3 ngàn dân di cư chỉ trong vòng tuần này, và đồng thời cảnh cáo việc đẩy thuyền tị nạn trở lại biển như họ đã lặp đi lặp lại những ngày qua. Những người tị nạn được cung cấp chút ít dầu xăng và thực phẩm rồi bị kéo trở ra biển.

Chính phủ Mỹ đang điều đình xem họ sẽ giúp đỡ thế nào, theo lời ông Rathke. Họ sẽ gửi một phái đoàn đại diện đến họp thượng đỉnh tổ chức ngày 29 tháng Năm sắp tới ở Thái Lan.

Giới quan sát nhân quyền ước lượng có khoảng 8 ngàn người di cư hiện đang lênh đênh trên vùng biển Đông Nam Á. Thuyền nhân thuật lại những ngày vất vả trên biển khơi. Nhiều người trong số họ thuộc nhóm Rohingya - một thiểu số người Hồi Giáo bị đàn áp ở Miến Điện.

Một giải pháp cho vấn đề tị nạn không khả quan: các nước Nam Dương, Mã Lai và Thái Lan vẫn muốn đẩy các tàu tị nạn trở lại. Con Miến Điện thì đe dọa sẽ tẩy chai cuộc họp thượng đỉnh sắp tới.

hut/AFP/Reuters/AP


(* dịch theo "Drama vor asiatischen Küsten: USA fordern mehr Schutz für Flüchtlinge" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/fluechtlinge-in-asien-usa-draengen-thailand-zu-mehr-engagement-a-1034031.html) - Spiegel Online)

Triển
05-17-2015, 12:12 AM
Malaysia kêu gọi Miến Điện ngừng đàn áp người Rohingya
Trọng Thành

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2015-05-11T002923Z_1725707882_GF10000090750_RTRMADP_3_INDO NESIA-ROHINGYA_0_0.JPG

Trong bối cảnh làn sóng người tỵ nạn tiếp tục đổ về bờ biển Malaysia và Indonesia ngày càng nhiều, bị chính quyền hai nước từ chối tiếp nhận, hôm nay 14/05/2015, một giới chức Malaysia kêu gọi chính quyền Miến Điện chấm dứt đàn áp người thiểu số Rohingya, một nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn của khu vực hiện nay. Hôm qua, đến lượt Hoa Kỳ lên tiếng hối thúc các quốc gia Đông Nam Á hành động không chậm trễ để tìm lối thoát cho khủng hoảng.

Thứ trưởng Nội vụ Malaysia Wan Junaidi Tuanku Jaafar khẳng định vấn đề người tỵ nạn gia tăng có nguyên nhân chính là do việc người Rohingya bị phân biệt đối xử trong nước, là nạn nhân của nhiều bạo lực mới đây. Giới chức Malaysia nhấn mạnh, chính quyền Miến Điện cần phải đối xử với người Rohingya « như những con người ». Trong phát biểu nói trên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia cũng chỉ trích cả Bangladesh, nơi có nhiều người phải chạy khỏi nước đi tỵ nạn.

Sau các đợt tiếp nhận người khoảng 2.000 người tỵ nạn vào cuối tuần trước, chính quyền Malaysia và Indonesia quyết định đẩy ra khơi những tàu thuyền chở người tỵ nạn. Đối với những người vượt biển, đây chẳng khác nào một án tử hình treo. Những người bảo vệ quyền của người tỵ nạn cho biết hàng nghìn người, trong đó có nhiều trẻ em và phụ nữ đang bị mắc kẹt trên biển, trong tình trạng không thực phẩm, không thuốc men, hoặc bị những kẻ đưa người bỏ rơi, khi tìm đường vượt biên sang Malaysia.

Khối các quốc gia Đông Nam Á có truyền thống không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, việc giới chức Malaysia lên tiếng như trên cho thấy cuộc khủng hoảng đã vượt quá khả năng kiểm soát của các lân bang. Mới đây Ngoại trưởng Malaysia đã tuyên bố người Rohingya đã trở thành vấn đề « quốc tế », cần được thảo luận.

Giới bảo vệ nhân quyền đồng loạt lên tiếng lo ngại cho tình hình người tỵ nạn bị bỏ rơi hiện nay. Phó Giám đốc châu Á của HRW Phil Robertson yêu cầu hải quân Thái Lan, Malaysia và Indonesia ngừng đùn đẩy những người tỵ nạn đáng thương, mà hãy hợp tác để bảo toàn mạng sống cho những thuyền nhân mà tính mạng đang treo trên đầu sợi tóc, trên những con thuyền ọp ẹp.

Hôm qua, phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Thái Lan tuyên bố với AFP, Washington kêu gọi các nước trong vùng phải đưa ra « một đáp ứng mang tính khu vực » không chậm trễ cho cuộc khủng hoảng này. Malaysia hiện giữ chức Chủ tịch khối ASEAN.

Theo thông báo của Thái Lan, một hội nghị về chủ đề này sẽ được tổ chức ngày 29/05 tới tại Bangkok, với sự tham gia của 15 quốc gia, trong đó có Úc, Indonesia, Malaysia, Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Việt Nam, Bangladesh và Hoa Kỳ.

Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 1,3 triệu người Rohingya sống tại miền tây Miến Điện là một trong những cộng đồng bị đàn áp khốc liệt nhất thế giới. Những người này bị rất nhiều người Miến Điện (chủ yếu theo Phật giáo) không chấp nhận là công dân cùng một đất nước, và đối xử với như những kẻ vô tổ quốc đáng khinh rẻ. Malaisia và Indonesia – các quốc gia đa số cư dân theo đạo Hồi - là điểm đến hàng đầu của những người tỵ nạn từ Miến Điện hay Bangladesh.

Gần 1.000 người tỵ nạn bị đẩy khỏi bờ

Theo thông tin mới nhất, vào đêm qua, hai tàu chở 600 thuyền nhân tìm cách cặp bến Penang và Langkawi, ở phía bắc Malaysia, đã bị cảnh sát biển Malaysia chận lại, tiếp tế nước uống và kéo ra khơi. Tin này do một viên chức chính quyền xin ẩn danh tiết lộ với AFP.

Cùng ngày hôm nay, cảnh sát biển Thái lan cũng chận một tàu chở 300 thuyền nhân ngoài khơi bờ biển tây Thái Lan. Các thuyền nhân được cung cấp nước và thức ăn nhưng không được phép tiến vào bờ.

(nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20150514-thuyen-nhan-malaysia-keu-goi-mien-dien-ngung-dan-ap-nguoi-rohingya/ )

hoài vọng
05-17-2015, 02:58 AM
Anh Triển cho tôi hỏi nguyên nhân chính của làn sóng vượt biển từ Địa Trung Hải đến Đông Nam Á là gì , kinh tế hay chính trị ? Các nước cs trong vùng ĐNA như VN , Căm pu chia chưa bị dân nhập cư tràn vào dù rằng người Rohingya bị chính quyền Miến Điện đàn áp ...

Triển
05-17-2015, 09:47 PM
Anh Triển cho tôi hỏi nguyên nhân chính của làn sóng vượt biển từ Địa Trung Hải đến Đông Nam Á là gì , kinh tế hay chính trị ? Các nước cs trong vùng ĐNA như VN , Căm pu chia chưa bị dân nhập cư tràn vào dù rằng người Rohingya bị chính quyền Miến Điện đàn áp ...

1. Nguyên nhân chính cho làn sóng tị nạn vượt Địa Trung Hải là vì chiến tranh, không còn công ăn việc làm nữa, sống không được, phải di tản.

2. Còn làn sóng tị nạn ở Ấn Độ Dương là từ Miến Điện, Bangladesh, Pakistan, nguyên nhân là chính trị tôn giáo và cả kinh tế. 29 tháng 5 này họp bên ĐNA, VN chắc cũng phải chia thu nhận số người tạm cư mà thôi. Buồn cười cho Việt Nam vẫn còn dân đi vượt biển sang Úc, Úc cũng không vừa, kéo thẳng tàu vượt biên về VN, chính phủ VN phải nhận lại, mà bây giờ VN phải đi thu nhận người tị nạn từ Ấn Độ Dương.


Trong lịch sử, làn sóng tị nạn khắp nơi như hiện nay chỉ có hồi thế chiến thứ 2. Chỉ trong năm ngoái, số người vượt biển Địa Trung Hải đến Châu Âu còn sống sót là nửa triệu, Thụy Điển và Đức thu nhận hơn phân nửa số đó. Cho nên năm nay Châu Âu mới họp thượng đỉnh để các nước kỹ nghệ mạnh còn lại như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Bỉ, Phần Lan, Na-Uy ..v.v.v.v phải chia nhận người tị nạn theo tổng sản lượng bình quân và dân số.

Triển
05-18-2015, 08:05 AM
Những thân phận đau khổ trên biển
Minh Anh

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2012-06-13T104423Z_1229496042_GM2E86D1FVS01_RTRMADP_3_MYAN MAR-VIOLENCE.JPG

Libération dành hai trang lớn kèm theo những hình ảnh thật xót xa : Một thanh niên đang chới với ngoài khơi biển Andaman do tàu bị đắm. Một ảnh khác cho thấy trực thăng đang kéo một chiếc tàu chở đầy người ra lại ngoài khơi. Những gương mặt hốc hác, bơ phờ đầy tuyệt vọng trên những chiếc thuyền nhét đầy người lênh đênh trên biển là những tấm ảnh được các hãng AFP của Pháp và Reuters của Anh chụp, được tờ Libération đăng lại. Le Monde thì tả lại cảnh một chiếc thuyền mong manh trên biển trên cờ hiệu có ghi dòng chữ « Chúng tôi là người Rohingya từ Miến Điện ».

Theo Libération, những chiếc tàu chở đầy thuyền nhân sau nhiều tháng trôi dạt trên biển đã bị những kẻ dẫn đường bỏ rơi, không lương thực, không nước uống, bệnh tật không có thuốc men. Theo ước tính của một tổ chức phi chính phủ Arakan Project, « rất có thể có đến 8000 thuyền nhân hiện vẫn còn đang lênh đênh trên biển ». Trong bối cảnh này, biển Andaman, ở đông-bắc Ấn Độ Dương đang sắp biến thành một « Địa Trung Hải của Châu Á », theo như nhận định của Le Monde.

Còn Le Figaro cho rằng đây chính là hậu quả trực tiếp của việc hồi trong tuần, Indonesia và Malaysia thông báo xua lại ra khơi tất cả các tàu chở đầy thuyền nhân nào có ý định tiếp bờ. Bởi lẽ sự việc đã vượt quá tầm kiểm soát của các chính phủ trong khu vực. Thân phận của những thuyền nhân giờ giống như những trái bóng bàn « ping-pong » như nhận định của Le Figaro. Indonesia xua qua, Malaysia đẩy lại. Thái Lan khóa cửa, Miến Điện thì ruồng bỏ.

Nhật báo cánh hữu này còn dẫn lại lời thuật của một viên cảnh sát tả lại những cảnh tượng thật khủng khiếp và rất đau lòng. Đó là những lời van xin ỉ ôi hay như cảnh các thuyền nhân ném bạn đường xuống biển. Đến mức, một viên cảnh sát phải thốt lên « Họ đang tàn sát lẫn nhau ».

« Một định mệnh bi thảm », Le Figaro nhận định. Để trốn chạy sự đói nghèo và các vụ thảm sát sắc tộc, hàng nghìn người Bangladesh và Rohingya chiếm phần đông đã rời bỏ xứ sở. Thường các đường dây đưa người bằng đường bộ qua ngả Thái Lan để đến Malaysia. Nhưng kể từ khi Thái Lan thông báo quyết tâm chặn đứng tình trạng nhập cư trái phép, sau vụ phát hiện các hố chôn gần 30 thi thể trong khu rừng rậm tỉnh Songkhla, phía Nam Thái Lan, nên mới có thảm họa thuyền nhân trên biển như vậy.

Thái Lan : vương quốc nạn buôn người

Về vụ việc này, tờ nhật báo The Daily Star tại Dacca, Bangladesh, nhận định rằng sự việc đã lộ rõ cả một mạng lưới buôn người rộng lớn liên quan đến nhiều quốc gia như Bangladesh, Miến Điện, Thái Lan và Malaysia. Đồng thời vụ việc đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng lộn xộn trong ngành cảnh sát Thái Lan. Bài viết được tuần san Courrier International trích dịch và đăng lại qua hàng tựa « Thái Lan : Tại vương quốc của nạn buôn người ».

Theo lời thuật của nhiều nhân chứng, những tên dẫn đường nhốt đoàn người Bangladesh hay Rohingya trong những trại trung chuyển nằm giữa rừng sâu ở Thái Lan. Tại đây, những người nào mà gia đình của họ ở quê nhà nộp đủ số tiền chuộc dao động từ 200.000-350.000 takas (2260-3955 euro) cho những băng đảng địa phương thì được thả ra đi tiếp. Bằng những ai không có tiền giao nộp sẽ bị đem bán như là nô lệ cho các chủ ngành công nghiệp đánh cá tại Thái Lan, theo như tiết lộ của tờ The Guardian hồi năm 2013.

Cũng theo các nhân chứng, nạn buôn người này được nhiều mạng lưới có tổ chức kiểm soát. Ông Matthew Smith, giám đốc điều hành của Tổ chức phi chính phủ Fortify Rights trong một thư trả lời tờ Daily Star xác nhận : « Trong một số trường hợp, chính quyền Thái Lan từng là đồng lõa của nạn buôn người như bán họ cho các tổ chức tội phạm (…) ».

Thái Lan, vào tháng Giêng năm nay, đã công nhận : hơn một chục quan chức tỉnh của vương quốc đã bị xét xử vì tội tham gia hay đồng lõa trong nạn buôn người, trong đó có nhiều cảnh sát cao cấp và một sĩ quan hải quân.

(nguồn: vi.rfi.fr/chau-a/20150516-dong-nam-a-nhung-than-phan-dau-kho-tren-bien/)

Triển
05-19-2015, 10:49 AM
Người tị nạn ở Đông Nam Á có hi vọng rồi, Phi Luật Tân đã mở vòng tay ra....
http://blogs.teradata.com/teradata-applications/wp-content/uploads/2013/04/shutterstock_128836729-300x300.jpg





Philippines offers refuge to desperate migrants trapped on boats
Government in Manila becomes first in the region to offer safe haven
to thousands of refugees and migrants stranded on Asia’s seas

(more (http://www.theguardian.com/world/2015/may/19/philippines-offers-refuge-to-desperate-asylum-seekers-trapped-on-boats?CMP=fb_gu))

http://i.guim.co.uk/media/w-620/h--/q-95/4b53952757a608a19d69f3073cb092c04d92f371/0_293_3500_2099/1000.jpg

hoài vọng
05-19-2015, 06:09 PM
Chắc là chẳng có ai muốn vào... thiên đường csvn ...!

RaginCajun
05-19-2015, 06:51 PM
Chắc là chẳng có ai muốn vào... thiên đường csvn ...!Vậy là lai có co+ hội thoát thiên đuong csvn rồi

Triển
05-19-2015, 09:35 PM
Những người Việt Nam thì không có đi vượt biển sang các nước Đông Nam Á từ khuya rồi. Người ta đi thẳng sang Nhật, Đài Loan, Nam Hàn và Úc phía bên Thái Bình Dương đó. Chứ không phải quanh quẩn bên Ấn Độ Dương để chờ Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương kéo ra kéo vào hoặc đến bây giờ mới được Phi Luật Tân cứu vớt. Tuy nhiên sang Nhật, Đài Loan và Úc đều bị trả về.

Sự cứu vớt hiện tại của Phi Luật Tân trước hết chỉ có ý nghĩa cấp bách cứu người không để cho chết trên biển, sau đó chỉ tạm cư. Định cư hoặc hồi hương chính thức chưa biết ra sao. Hiện tại khả năng đi định cư ở quốc gia kỹ nghệ thứ 3 chỉ còn có Mỹ, Gia Nã Đại và Úc. Vì Châu Âu đang phải thu nhận thuyền nhân tị nạn của Địa Trung Hải. Úc thì đã cương quyết có chính sách cứng rắn đối với người tị nạn từ lâu rồi. Còn Mỹ và Gia Nã Đại là hai nước trong G7 có khả năng thu nhận thôi. Nếu hai big brothers Mỹ và Gia Nã Đại không nhận, thì hai big brothers Nga và Trung Quốc ra tay?

Triển
05-19-2015, 09:47 PM
Ít nhất 100 thuyền nhân Đông Nam Á chết vì đụng độ
Trọng Thành

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/35/60/2965/1675/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2015-05-16T125606Z_2081409085_GF10000096820_RTRMADP_3_THAI LAND-ASIA-MIGRANTS_0.JPG

Hôm nay 19/05/2015, AFP loan tin ít nhất 100 người Rohingya và Bangladesh đã thiệt mạng trong một đụng độ dữ dội trên một chiếc thuyền chở người tị nạn vượt biển sang Indonesia. Những người sống sót, được dân đánh cá Indonesia vớt và đưa vào bờ, đã kể lại sự việc như trên.

Bạo lực bùng phát hôm thứ Năm tuần trước trên chiếc tàu chở hàng trăm người tỵ nạn, lênh đênh trên biển, cạn kiệt thực phẩm và nước uống. Theo các nhân chứng, hai nhóm người Rohingya và Bangladesh đã đánh nhau bằng dao, rìu hay gậy sắt.

Nhiều người buộc phải nhảy xuống biển để thoát thân. Một số người sống sót, mang nhiều vết thương trên mình, cho AFP biết thiệt hại nhân mạng có thể lên đến gần 200 người. Tranh giành thực phẩm giữa một số nhóm trên thuyền được cho là nguyên nhân chính đã dẫn đến xung đột đẫm máu.

Thảm nạn nói trên xảy ra trong bối cảnh hàng ngàn người tị nạn từ Bangladesh và từ Miến Điện đang ở trong tình trạng cùng quẫn, trên những con thuyền cạn kiệt thực phẩm dự trữ, nhưng không được chính quyền các nước ven bờ, như Indonesia và Malaysia, tiếp nhận.

Trong những ngày gần đây, tổng cộng có gần 3.000 người tỵ nạn đã được cứu hoặc bơi được vào bờ biển của các nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Hôm qua, theo AFP, ngư dân Miến Điện vớt được bảy người Bangladesh, bị vứt khỏi một chiếc tàu cá đang đi về hướng Bangladesh.

Đảng đối lập Miến Điện lên tiếng

Khủng hoảng người Rohingya tại Miến Điện – bị đàn áp buộc phải bỏ nước ra đi - đã biến thành một khủng hoảng khu vực và quốc tế. Hôm qua, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện, do nhà đối lập giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã lên tiếng kêu gọi Miến Điện phải đối xử nhân đạo với cộng đồng thiểu số Rohingya, theo đạo Hồi.

Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ kêu gọi « chấp nhận » cộng đồng thiểu số 1,3 triệu dân, mà Liên Hiệp Quốc nhìn nhận như một trong những sắc tộc bị kỳ thị nhất thế giới. Đại diện đảng đối lập cũng yêu cầu giảm nhẹ các điều kiện cho phép người Rohingya nhập quốc tịch Miến Điện.

Theo các nhà quan sát, phát biểu nói trên của đối lập là một tuyên bố mạnh tại một quốc gia tuyệt đại đa số theo đạo Phật, nơi mà vấn đề người Rohingya được coi là hết sức nhạy cảm. Cũng hôm qua, chính quyền Miến Điện có cử chỉ được coi là xoa dịu, khi thừa nhận « nỗi lo ngại quốc tế » về số phận của các thuyền nhân tại vùng biển Đông Nam Á, nhưng không trực tiếp nói đến người Rohingya.

Thái Lan : một nghi phạm chỉ huy đường dây vượt biên bị bắt

Cũng liên quan đến vấn đề tị nạn Đông Nam Á, theo Reuters, hôm qua, chính quyền Thái Lan thông báo đã bắt được một người, bị tình nghi là lãnh đạo một mạng lưới buôn người. Theo cảnh sát hoàng gia Thái Lan, cựu viên chức hành chính tỉnh Satun, tên Patchuban Angchotipan, là đầu não của một đường dây đưa người vượt biên sang Malaysia.

Từ đầu tháng 5/2015, chính quyền Thái Lan tiến hành một chiến dịch rộng lớn nhắm vào các mạng lưới buôn người, sau biến cố 33 thi thể được phát hiện trong rừng sâu, sát biên giới Thái Lan-Miến Điện. Những người xấu số nói trên được thông báo đến từ Bangladesh và Miến Điện, muốn tìm đường vượt biên sang Malaysia. Đợt điều tra lớn tại vùng biên giới trên bộ này của chính quyền Thái Lan khiến số lượng người tị nạn vượt biên bằng thuyền gia tăng, làm bùng lên cuộc khủng hoảng thuyền nhân hiện nay.

Ngày 29/05 tới, một thượng đỉnh khu vực về thảm kịch thuyền nhân Đông Nam Á sẽ được tổ chức tại Thái Lan.

(nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20150519-it-nhat-100-thuyen-nhan-dong-nam-a-chet-vi-dung-do/)

Triển
05-20-2015, 03:24 AM
Mã Lai và Nam Dương muốn thu nhận người tị nạn

http://cdn1.spiegel.de/images/image-850594-galleryV9-ctzz.jpg
ngư dân cứu thuyền nhân: bây giờ đã có chỗ tạm cư

Mã Lai và Nam Dương đồng ý cho phép huyền nhân từ Miến Điện và Bangladesh đang lênh đênh trong hải phận của họ lên đảo. Ngoại trưởng của Mã Lai và Nam Dương ông Anifah Aman và ông Retno Marsudi cho biết, thuyền nhân sẽ có chỗ "tạm dung". Hàng ngàn thuyền nhân từ Miến Điện và Bangladesh đã vào được quốc gia này, hiện còn vài ngàn đang lênh đênh và có nhiều người đã ở nhiều tháng trên biển.

Sáng nay ngư dân đã cứu vớt 370 người từ nhiều thuyền tị nạn. Đa số những người này là người Hồi giáo gốc Rohingya từ Miến Điện, ông Khairul Nova, trưởng nhóm cứu hộ tỉnh Aceh phía Bắc đảo Sumatra cho biết. Những người được cứu có nhiều phụ nữ và trẻ em. "Họ đã bị mất nhiều nước và kiệt sức và sắp chết đói". Họ đã lênh đênh tổng cộng bốn tháng ngoài khơi trước khi được ngư dân cứu và mang vào bờ.

Trong những tuần qua đã có hàng ngàn người vượt biển sang Mã Lai, Thái Lan và Nam Dương. Nhưng cả ba quốc gia này cũng đã đẩy lại biển hàng ngàn người. Họ đang tiếp tục lênh đênh trước bờ biển các nước này. Có nhiều chiếc tàu không có cả tài công sau khi bị bỏ rơi.

Chính phủ Miến Điện không tham dự cuộc họp của các ngoại trưởng Mã Lai, Nam Dương và Thái Lan. Chính quyền Miến Điện truy đuổi người Hồi giáo gốc Rohingya, không cho họ nhập tịch và đuổi ra khỏi nước.
Thái Lan muốn họp thượng đỉnh vào tuần tới nhưng nội các Miến Điện đưa tín hiệu sẽ không tham dự nếu cứ xướng danh sắc tộc Rohingya. Nhà cầm quyền Miến Điện gọi những người này là người Bengal đã thâm nhập bất hợp pháp từ nước Bangladesh sang.

Sắc tộc Rohingya đã sinh sống nhiều thế hệ ở các khu ven biển Miến Điện và ở vịnh Bengal. Thực dân Anh đã đem họ lên đất liền. Đã có nhiều người sắc tộc Rohingya đã bỏ chạy sang Bangladesh. Chính quyền Bangladesh cũng không muốn có trách nhiệm gì với họ.

vek/AFP/Reuters

(* dịch từ "Malaysia und Indonesien wollen Flüchtlinge aufnehmen" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/malaysia-und-indonesien-wollen-fluechtlinge-aufnehmen-a-1034613.html))

Triển
05-21-2015, 02:09 AM
Thảm kịch thuyền nhân ở Đông Nam Á:
Thuyền nhân chưa có gì chắc chắn cả
Ulrike Putz tường trình từ Pak Bara, Thái Lan

http://cdn4.spiegel.de/images/image-850843-breitwandaufmacher-djtq.jpg

Ngư dân đã cứu vớt hàng trăm thuyền nhân, Mã Lai và Nam Dương hiện đang muốn thu nhận thuyền nhân: Tình trạng người di cư ở Đông Nam Á bớt căng thẳng một ít nhưng bao nỗi lo lắng vẫn còn đó.

Người ta ăn mừng bằng nước dừa tươi và xoài chấm muối ớt: dưới bóng cầu tàu của vùng biển ngư dân và khu vực du lịch Pak Bara ở bờ biển phía Nam Thái Lan, gánh nặng lo âu đã giảm bớt ngày thứ Tư hôm qua. Bởi vì lần đầu tiên những tổ chức từ thiện và giới truyền thông trên thế giới tụ tập nơi này có thể vui mừng nghe tin tốt: 350 người trên chiếc ghe được gọi là "thuyền xanh" mất tích từ hôm thứ Bảy tuần trước đã an toàn. Ngư dân Nam Dương phát hiện một chiếc ghe trôi lênh đênh trên biển sáng hôm qua và đã dùng xuồng nhỏ đưa lần lượt người tị nạn vào bờ.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-850583-breitwandaufmacher-jwka.jpg
chiếc thuyền xanh mất tích hôm thứ Bảy

"Tôi quá vui vì những người trên ghe còn khỏe", vị nhiếp ảnh của thông tấn xã AFP cho biết trong 'bữa tiệc' đón mừng những thuyền nhân được cứu vớt. Chính ông là người loan tải sự đau khổ của thuyền nhân trên chiếc ghe sơn xanh đến khắp nơi trên thế giới. Archambault đã ghi lại hình ảnh hàng trăm người đói khổ, những người đàn ông kiệt sức trên boong đã liều mình gieo mình xuống biển Andaman để cố gắng nhặt thực phẩm của quân đội Thái Lan vất xuống. Có tấm ảnh chụp một người đàn ông vẫn dưới biển đã mở bọc mì gói cố nhét từng miếng mì sống vào miệng. Cả Thái Lan lẫn Mã Lai đều cự tuyệt vớt thuyền nhân từ Miến Điện lên tàu hồi cuối tuần vừa qua và kéo tàu tị nạn trở lại ra ngoài khơi.

Các thuyền khẩm được ngư dân cứu vớt

Các tổ chức từ thiện vì nghe tin hàng ngàn người tị nạn vào bờ đã tìm đến Nam Thái Lan nhưng bị chính quyền cấm giúp đỡ người bị đói. Một phát ngôn viên không muốn nêu tên của một tổ chức giúp đỡ người tị nạn ở cảng Pak Bara cho biết, "Hải quân đã cấm giới cho thuê thuyền tốc lực cho người du lịch cho chúng tôi thuê thuyền".

Người ta đã mất liên lạc với chiếc ghe xanh có sắc tộc thiểu số Rohingya từ Miến Điện hôm cuối tuần. Việc những nam phụ lão ấu thuyền nhân bây giờ được an toàn là phải cám ơn hành động tự nguyện cá nhân của các ngư dân Nam Dương không sợ hải trước chính quyền. Họ đã cứu vớt những chiếc ghe đã bị khẩm bất chấp sự cấm đoán của nhà chức trách cũng như việc chính quyền gửi tàu chiến đến vùng biển Aceh để xua đuổi tàu tị nạn. Các quốc gia Á Châu có thể học hỏi sự gan dạ của ngư dân Nam Dương, ông Matthew Smith của tổ chức nhân quyền Fortify Rights cho biết.

Sau những vụ dân bản xứ tự động cứu nạn thuyền nhân và tường thuật lại tình trạng thê thảm của những người sống sót trên tàu, các nhà hữu trách trong khu vực mới lục đục chủ động. Họ không thể chống chọi lại áp lực quốc tế ngày một lớn mà phải giải quyết khủng hoảng tị nạn trên biển. Vì vậy Nam Dương và Mã Lai đã thông báo thứ Tư hôm qua là sẽ thu nhận những người tị nạn đang lênh đênh trên biển dưới điều kiện được cộng đồng thế giới hỗ trợ. Các quốc gia Hồi giáo có lẽ sẽ là nơi nương náu cho sắc tộc Rohingya an toàn hơn so với Thái Lan hầu hết mang đạo Phật. Và ở Thái Lan bên quân đội, cảnh sát và chính trị gia đều có bàn tay nhúng chàm dính dáng đến bọn buôn người liên hệ với sắc tộc thiểu số.
Tuy nhiên nhiều người quan sát nhân quyền cũng cảnh giác rằng quyền lợi của người tị nạn cũng phải được bảo đảm ở các nước Hồi giáo Nam Dương và Mã Lai. Sự ra đi phiêu lư mạo hiểm của họ không thể kết thúc trong các trại tạm cư biệt lập.

2000 người di cư bị giam giữ ngoài khơi biển Miến Điện

Trong khi tình hình người tị nạn trước thềm biển Đông Nam Á bớt căng thẳng, thì nỗi lo cho số phận 2000 người di cư được biết hiện đang còn ở trên tàu ngoài khơi Miến Điện lớn thêm. Những người này nằm trong tay bọn buôn người vốn dĩ muốn bán họ sang Mã Lai. Nhưng trước sự cự tuyệt cứng rắn phía Mã Lai buộc bên buôn người bất hợp pháp phải thay đổi kế hoạch, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR thông báo cho biết. Đám buôn người đòi tiền cho việc chở người tị nạn Rohingya trở lại quê hương của họ.

Ông Steve Gumaer của tổ chức Partners Relief & Development đại diện cho quyền lợi sắc tộc Rohingya cho biết, "Chúng tôi vừa nói chuyện với một người đàn ông sẽ phải mua lại thân nhân của mình trên tàu". Tình trạng trên các thuyền người tị nạn rất thê thảm. Nhưng hiện tại không thể giúp đỡ gì cả. "Các chiếc thuyền này lênh đênh ở nơi cách bờ khoảng 5 giờ đồng hồ. Giới cầm quyền Miến Điện lẫn bọn buôn người đều không có hứng thú tiếp xúc một tổ chức từ thiện nào cả".


(* dịch lại từ "Flüchtlingsdrama in Südostasien: Die Boat People sind noch längst nicht sicher" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/fluechtlinge-aus-burma-malaysia-und-indonesien-kuendigen-hilfe-an-a-1034685.html))



Hình ảnh các thuyền nhân Đông Nam Á lao xuống biển nhặt thực phẩm

http://cdn2.spiegel.de/images/image-849285-galleryV9-ludt.jpg

Hình ảnh này do nhiếp ảnh gia Christophe Archambault thông tấn xã AFP ghi lại vào ngày 14 tháng Năm khoảng 15 cây số trước đảo Koh Lipe Thái Lan. Các thuyền nhân xuống biển nhặt nước uống mang về ghe



http://cdn2.spiegel.de/images/image-849281-galleryV9-hstr.jpg

Một chiếc trực thăng của Navy mang thực phẩm đến nhưng không thể thả lên chiếc ghe đã quá khẩm (theo lời tường thuật của ký giả Archambault)



http://cdn3.spiegel.de/images/image-849282-galleryV9-mdob.jpg

... Cho nên lính phải bỏ thực phẩm xuống biển rồi thuyền nhân lao xuống nhặt lên



http://cdn1.spiegel.de/images/image-849284-galleryV9-iobu.jpg

Tấm ảnh này đã đốt cháy tâm can người ký giả: Một người đàn ông đang nuốt vội một miếng mì gói và nhìn hau háu người nhiếp ảnh. Ký giả Archambault viết lại, "tấm ảnh như thể nói Tôi biết là tôi phải mang thực phẩm lên tàu nhưng chính tôi cũng phải được ăn đã"



http://cdn4.spiegel.de/images/image-849283-galleryV9-ldnc.jpg

Những người tị nạn đã nhịn đói nhiều ngày hoặc nhiều tuần



http://cdn1.spiegel.de/images/image-849278-galleryV9-fndb.jpg

Có rất nhiều trẻ con trong số những người tị nạn: "Chúng tôi đến đây cốt hi vọng là hình ảnh chúng tôi ghi nhận được sẽ cho cuộc khủng hoảng có một diện mạo", người nhiếp ảnh viết, "Khi nhiều người nhìn thấy những hình ảnh tuyệt vọng này có thể khiến chính trị gia phải giải quyết"



http://cdn4.spiegel.de/images/image-849277-galleryV9-jpmo.jpg

Ngư dân và nhân viên của Nationalpark cũng mang thực phẩm đến cứu cấp nhưng không được phép chở người vào bờ.



http://cdn3.spiegel.de/images/image-849276-galleryV9-fimu.jpg

Giới nhân quyền ước chừng có khoảng 8000 đang lênh đênh trên biển Đông Nam Á. Thái Lan sẽ mở cuộc họp thượng đỉnh ngày 29 tháng Năm nhưng Nam Dương và Mã Lai cũng đồng thời thông báo là họ sẽ đuổi tàu tị nạn. (Triển: dòng nhận định này được viết trước thứ Tư hôm qua)



http://cdn1.spiegel.de/images/image-849280-galleryV9-tzmg.jpg

Đêm xuống máy tàu được sửa chữa để người tị nạn tiếp tục lênh đênh hành trình. Nhiều người trong số họ thuộc sắc tộc Rohingya, là sắc dân thiểu số bị đàn áp ở Miến Điện



(* hình ảnh và bình luận dưới hình thuộc Spiegel Online (http://www.spiegel.de/fotostrecke/fluechtinge-die-grosse-not-auf-dem-meer-fotostrecke-126666-9.html))

Triển
05-21-2015, 09:46 AM
Miến Điện dưới áp lực quốc tế
Minh Anh

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/35/60/2965/1675/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2015-05-16T125606Z_2081409085_GF10000096820_RTRMADP_3_THAI LAND-ASIA-MIGRANTS_0.JPG
Thuyền nhân Rohingya cập bến đảo Koh Lipe, Tháï Lan - REUTERS /Olivia Harris

Cộng đồng quốc tế, nhất là Hoa Kỳ tiếp tục gây áp lực, buộc Miến Điện hôm nay (21/05/2015) phải tham gia vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng thuyền nhân tại Đông Nam Á. Washingtin đã phải cử Trợ lý Ngoại trưởng đến Naypyidaw để bàn về hồ sơ này, trong khi đó, Malaysia tiến hành chiến dịch quân sự để cứu vớt các thuyền nhân trên biển.

Theo AFP, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Antony Blinken cùng với các Ngoại trưởng Anifah Aman (Malaysia) và Retno Marsudi (Indonesia), có cuộc gặp gỡ đại diện các quan chức chính phủ Miến Điện tại Naypiydaw trong ngày hôm nay. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đề cập đến tình trạng sắc tộc thiểu số Rohingya bị đối xử phân biệt, một trong những sắc tộc bị công kích nhiều nhất trên thế giới, theo như đánh giá của Liên Hiệp Quốc. Đây cũng là một chủ đề cấm kỵ tại Miến Điện.

Trước khi đến Naypiydaw, tại Jakarta hôm qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố là sẽ nói chuyện “thẳng thắn” với chính quyền Miến Điện về “trách nhiệm của quốc gia này trong việc cải thiện điều kiện sống tại bang Rakhine, sao cho người dân ở đây không còn cảm giác là họ không còn lựa chọn nào khác là phải liều mình vượt biển”. Malaysia hôm nay bất ngờ thông báo huy động lực lượng tuần duyên và hải quân để xác định vị trí và cứu trợ các thuyền nhân.

Ngay trước cuộc họp, chính phủ Miến Điện nhắc lại lập trường của mình là không công nhận người Rohingya như là một sắc tộc tại nước này và coi họ là dân nhập cư bất hợp pháp đến từ Bangladesh láng giềng, mặc dù một số đông người Rohingya đã sinh sống qua nhiều thế hệ tại Miến Điện. Phát ngôn viên của phủ Tổng thống Miến Điện cảnh báo: “Nếu như họ muốn bàn về người Rohingya, thì như đã nói, chúng tôi sẽ không chấp nhận thuật ngữ này ”.

Cho đến nay, tại Miến Điện có khoảng 1,3 triệu người Rohingya sống tập trung chủ yếu ở bang Rakhine, đông bắc, giáp với Bangladesh. Họ không được chính quyền Miến Điện cấp giấy tờ tùy thân, không được quyền đi học và hưởng các chăm sóc y tế cũng như quyền làm việc tại nước này.

(nguồn: vi.rfi.fr/chau-a/20150521-khung-hoang-thuyen-nhan-tai-chau-a-mien-dien-duoi-ap-luc-quoc-te/ )

Triển
05-21-2015, 09:23 PM
Từ thuyền nhân VN đến người Rohingya

Trịnh Hội
Gửi tới BBC từ Manila, Philippines, 19 tháng 5 2015


http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/04/14/150414092000_viet_refugees_1975_640x360_getty_nocr edit.jpg
Thuyền nhân Việt trên tàu Hoa Kỳ tháng 5/1975

Chỉ hơn hai tuần trước, cộng đồng 3 triệu người Việt hải ngoại tưởng niệm 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ, ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam nhưng cũng là ngày khởi đầu của cuộc di tản.

Trong những năm sau đó, hơn một triệu người đã vượt biên bằng thuyền đến các nước láng giềng: Thái Lan, Malaysia, và Indonesia.

Như những gì đang xảy ra ngay hiện tại trên biển Andaman với người thiểu số Rohingya từ Miến Điện.

Họ cũng chạy trốn sự đàn áp và các xung đột sắc tộc để có được tự do chính trị và kinh tế. May mắn thay, đối với họ, Phương Tây, vào thời điểm đó, đã giải cứu bằng cách tái định cư hầu hết những người trong số họ, trong đó có cha tôi.

Nhưng đối với nhóm người Rohingya vô tổ quốc, thật không may hiện không có một giải pháp lâu dài hay phương cách nào khác hơn. Bởi thế ngay tại thời điểm này, họ là những người đang bị bỏ rơi, chẳng ai để tâm, trôi dạt trên đại dương không điểm đến.

Đối với tôi biến cố nhân đạo mới nhất đang diễn ra ở Đông Nam Á có lẽ là một sự lặp lại của lịch sử quá sớm và bất kể đang hình thành một trật tự thế giới mới với sự thịnh vượng chưa từng có, sự nối kết mật thiết bằng hệ thống viễn liên 4G , bất kể phương châm "Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng” của ASEAN, khi liên quan đến sự giúp đỡ xoa dịu nỗi đau, để cứu lấy sự sống còn, chúng ta thật chẳng làm gì!

Malaysia và Indonesia cho đến nay phản ứng bằng cách đẩy ra biển những con tàu cập bến với hàng trăm người Rohingya tuyệt vọng, như những gì họ đã làm đối với người Việt bốn mươi năm trước đó.

Singapore tuyên bố họ không đón chào bất kỳ người tị nạn nào bất kể đến từ đâu. Riêng các quan chức Thái Lan thì rất vui mừng khi đẩy được họ đi, bằng cách cung cấp thức ăn và nước uống cho một số người trước khi giúp cho họ đi xa hơn ra biển cả. Đi đâu thì chẳng một ai muốn biết.

Trong khi đó, Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Tị nạn (UNHCR) có nhiệm vụ chăm sóc những người tị nạn và vô tổ quốc trên toàn thế giới chỉ có thể kêu gọi các chính phủ trong vùng cần hành động khẩn cấp để giúp đỡ những người đang mắc nạn trên biển.

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/20/141120172905_asean_naypyitaw_epa_640x360_epa.jpg
Cả thế giới đang nhìn vào ASEAN khi xảy ra thảm trạng Rohingya

Đối với nhiều người, trong đó có cựu Ngoại trưởng Mã Lai Syed Hamid Albar, vấn đề cần phải được giải quyết tận gốc.
Nhưng đối với Miến Điện, chính phủ không những không công nhận người Rohingya là công dân nước mình mà còn cho họ là ‘người Hồi giáo Bengali vô tổ quốc’.

Thật vậy, tuyên bố chính thức mới nhất từ nhà cầm quyền là chỉ cần nhắc đến chữ ’Rohingya' trong bất kỳ một cuộc họp nào về vấn đề này thì trong tương lai họ sẽ rút lui không tham gia.

Nan đề lặp lại

Bởi thế đây là một nan đề, phức tạp và đa diện, khó xử đến độ ngay cả người đoạt giải Nobel nổi tiếng Aung Sann Suu Kyi của Miến Điện, một quán quân về nhân quyền đã không dám vào cuộc, vì sợ sự căng thẳng và đổ máu sẽ nổ lớn ra.
Trong một bài báo đăng trên tờ Huffington Post năm ngoái, được biết bà đã nói:

"Tôi không im lặng bởi những toan tính chính trị. Tôi im lặng vì, bất cứ tôi đứng bên nào thì cũng sẽ có nhiều đổ máu hơn. Nếu tôi lên tiếng cho nhân quyền, họ (những người Rohingya) sẽ chỉ phải chịu đau khổ. Máu sẽ đổ xuống nhiều hơn."

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/05/15/150515104542_fishermen_rohingya_gch_640x360_epa.jp g

Thật vậy, với các cuộc bạo loạn vào năm 2012 giữa người Hồi giáo Rohingya và người thiểu số Rakhine theo đạo Phật ở tiểu bang Rakhine miền tây Miến Điện, tình hình vẫn còn rất ảm đạm và dễ bùng nổ.

Nhưng tôi nghĩ sự im lặng không phải là câu trả lời. Bởi rõ là sự im lặng đã không ngăn chặn thảm kịch mới nhất đang xảy ra, ngay trước cửa ASEAN.

Tiếng nói đơn độc của Aung Sann Suu Kyi dĩ nhiên sẽ không đủ.

Nhưng với tầm vóc của bà, chỉ cần kêu gọi một cách đơn thuần đã là một khởi đầu tốt. Bằng cách lên tiếng kêu gọi sự chú ý của thế giới về hoàn cảnh của người Rohingya, những phụ nữ, trẻ em đang chết trong đói khát, các nhà lãnh đạo trong vùng và ở Phương Tây sẽ buộc phải gặp nhau để đưa ra một giải pháp ngay lập tức.

Như những gì họ đã làm được vào năm 1979 tại Hội nghị Geneva để giải quyết vấn đề người tị nạn Đông Dương.

Vào thời điểm đó, nó là một nan đề rất lớn. Có hơn 200.000 người tị nạn Đông Dương bị kẹt trong các trại tị nạn ở các nước láng giềng như Thái Lan và Philippines.

Và mỗi ngày vẫn có hàng ngàn người khác đến bằng thuyền hoặc qua đường bộ. Tuy nhiên, một giải pháp lâu dài đã được tìm thấy chỉ trong vòng một tuần lễ và trong 10 năm tiếp theo, gần 2 triệu người tị nạn Việt Nam, Campuchia và Lào đã được làm thủ tục cho phép họ đến tị nạn ở các nước phương Tây.

Đó là một nghĩa cử đáng khen ngợi, do Hoa Kỳ chủ xướng, nhưng đã được tất cả chia sẻ chung, kể cả các quốc gia ít có giao tiếp với Đông Nam Á như Brazil và xa hơn như Israel.

Không có lý do gì để chúng ta không thể làm tương tự cho người Rohingya, một sắc tộc thường được mô tả là một trong những nhóm thiểu số bị đàn áp nhất trên thế giới.

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/05/18/150518045042_bbc_rohingya_aceh_anak_6_640x360_bbc_ nocredit.jpg

Nếu như lịch sử chứng nhận được một điều gì đó, nó sẽ cho chúng ta thấy rằng nếu được cho một cơ hội, người tị nạn, dù họ đến từ Đông Âu trong thập niên 1950 hay từ Đông Dương trong thập niên 1980, sẽ phát triển và thịnh vượng.

Và không những họ sẽ đóng góp nhiều vào xã hội nơi họ đang nương náu, mà họ còn trả ơn những nghĩa cử nhân từ, trong một thời gian gần nhất, bằng cách giúp lại những ai đang tìm một nơi nương náu như họ đã từng tìm.

Sau cơn thịnh nộ của cơn bão Haiyan, bỏ lại sự tàn phá thảm khốc trên quần đảo Philippines 18 tháng trước đây, chỉ riêng cộng đồng người Việt hải ngoại đã quyên góp trên 2 triệu đô để giúp các nỗ lực tức thời cứu trợ và tái thiết. Cho đến nay, trên một tấm bảng đặt tại một trường học được xây dựng lại và tài trợ bởi các cựu thuyền nhân Việt-Nam vẫn còn hàng chữ:

‘May we shelter you like you have sheltered us in our times of need’
(Cho tôi che chở bạn như bạn đã từng chở che tôi lúc gian nguy).

Ước gì người Rohingya cũng sẽ được cho một cơ hội y như thế.

Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Trịnh Hội, luật sư người Úc gốc Việt đang làm cho VOICE, tổ chức phi chính phủ ở Manila, Philippines giúp phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam.

(nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/05/150519_rohingyas_viet_boat_people )

Triển
05-23-2015, 11:53 PM
Thuyền nhân Miến Điện:
"Tôi từng nghĩ rằng tôi còn một cơ hội"

Ulrike Putz tường thuật từ Sittway, Miến Điện

http://cdn4.spiegel.de/images/image-852377-galleryV9-bwka.jpg

Cô từng muốn làm lại cuộc đời ở Mã Lai nhưng rốt cuộc trở thành tù nhân trên chiếc tàu bán nô lệ: Người góa phụ 25 tuổi Ariva Begon và 5 đứa con của cô đã trải qua 50 ngày kinh khủng mà không đến nơi.

Thỉnh thoảng cô cứ nắm chặt tay ghế nhựa đang ngồi màu hồng. Ariva Begon đã trải qua 50 ngày lênh đênh trên biển, cô đã trở lại đất liền 5 ngày nay nhưng mặt đất dưới chân cô dường như vẫn còn đang rung chuyển.

Người phụ nữ 25 tuổi cho biết, "Giống như tôi vẫn còn đang say sóng vậy". Năm đứa con của cô như đã vượt qua được sự khó nhọc những ngày qua rồi: chúng đang nô đùa với bạn giữa những cọc nhà dựng bằng tre, đòng đưa trên võng, quấy phá đám gà. Chúng sinh hoạt như là đang ở nhà của mình vậy - nhưng không phải: mẹ chúng nói, "Chúng tôi không còn nhà để về nữa. Đêm qua tôi che chở đám con cùng ngủ dưới gốc cây".

Ngôi làng Thet Key Phine chỉ nằm cách thành phố cảng Sittway Miến Điện vài cây số nhưng cứ như xa vạn dặm. Trong khi ở Sittway máy rút tiền tự động và quảng cáo nước ngọt được kể là hiện đại hóa Miến Điện, thì khung cảnh ngôi làng chồm hổm dưới mái dừa trưng bày tình trạng xấu xí của quốc gia này. Sắc tộc Rohingya sống ở Thet Key Phine, là những người Miến Điện theo đạo Hồi nhưng bị quê hương cự tuyệt quốc tịch của mình. Nhóm dân thiểu số khoảng 1,4 triệu người bị nhà cầm quyền ở Rangun đàn áp có hệ thống, truy cùng đuổi tận.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-852378-panoV9free-pfhd.jpg
Ariva Begon với 3 đứa con trong số 5 đứa: "Chúng tôi không còn nhà để về"

Đã có hàng ngàn người chết hồi năm 2012 lúc người dân Phật giáo cực đoan kích động dã man. Hàng trăm ngàn người Rohingya đã kéo đến vùng ven biển Rakhine có truyền thống Hồi giáo và trở thành người tị nạn ngay trên chính quê hương mình.

Vùng châu thổ chung quanh Sittway với các vũng đầm và cửa sông biến thành một thiên đường buôn lậu. Theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc, từ chỗ này chỉ trong vòng ba năm có ít nhất 250 ngàn người lên tàu bọn buôn người chở đi Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương.

Một điều đối với Avira rất quan trọng, đó là hoàn cảnh cô trước kia không có nghèo và lệ thuộc vào sự tốt bụng che chở của người khác. Cô không phải là dân tị nạn và sinh quán ở Thet Key Phine, cô đã kể với lòng tự trọng còn sót lại. Tuy là người Hồi giáo sẽ bị thiệt thòi nhưng cha cô thuộc loại 'giàu có'. Giàu có theo định nghĩa của cô là giống như nhà hàng xóm đang cưu mang mẹ con cô có sở hữu một miếng đất. Đó là 300 thước vuông đất nện có 3 cái chòi, một cái giếng. Lúc cô 14 tuổi, cha cô đã gả đứa con gái xinh đẹp cho một nam ngư dân trẻ tuổi. Đứa con đầu lòng sinh ra lúc Ariva chưa tròn 15 tuổi.

Tuy nhiên hạnh phúc không lâu thì mẹ Avira chết, rồi đến cha cô. Bốn năm trước Avira lại có thai thì chồng đi biển đánh cá về bị bệnh, bảy ngày tiêu chảy ói mửa rồi anh cũng chết. Avira nói, "Tôi không còn ai nữa".

Người cháu trai có khoảnh đất mà cô đang trải một tấm nylon làm lều đây cũng không hiếu khách trước nhiều miệng ăn cho lắm. Cũng như các xã hội khác, góa phụ ở sắc tộc Rohingya cũng đứng ở cấp bậc cuối cùng. Ở nơi mà khốn khổ đã chôn vùi đi tình đoàn kết, góa phụ và trẻ mồ côi không trông mong được gì cả. Cũng như những người Rohingya khác, Ariva cũng cảm giác rằng ở Miến Điện đã không còn tương lai.

Ariva đã vạch ra kế hoạch táo bạo, "Rồi một ngày tôi nghe được ở ngoài chợ là làm nghề giặt ủi ở Mã Lai có thể kiếm được nhiều tiền", cho nên cô muốn cùng với các con làm một chuyến vượt biển đổi đời. "Lúc đó tôi từng nghĩ tôi còn một cơ hội".

Ba tháng trời cô xin xỏ láng giềng giàu có dành dụm được 300 dollar. Lúc đó cô không biết rằng đó chỉ là một con số nhỏ ít ỏi so với số tiền bọn buôn người muốn đòi.

Dày vò trên tàu

Cuối tháng Ba sau khi cầu nguyện chiều xong cô đã gói ghém một ít tài sản vào cái bọc nhựa gồm chút ít gạo, vài bộ quần áo. Người mẹ trẻ và con cái đã đi bộ suốt hai giờ đồng hồ xuyên dưới màn đêm nóng bức, rồi có hai người thanh niên Rohingya đưa họ lên ghe nhỏ để ra tàu lớn. Họ đã đi như vậy 6 giờ liền ra khơi, trời rạng sáng họ đến nơi một chiếc tàu gỗ đang neo. "Có khoảng 100 người đang chồm hổm trên boong tàu". Chính cái boong tàu này là nơi diễn ra sự dày vò Ariva 50 ngày liền. Nếu không phải cô thì là con cô, lúc nào cũng có một người say sóng. Thỉnh thoảng có một bụm cơm để ăn. Khi đến Mã Lai rồi, trước hết họ phải làm việc để trả tiền đi vượt biển, bọn buôn người hâm dọa như vậy. 300 dollar đầu tiên đó chỉ là chi phí ghe đưa ra tàu buôn người mà thôi. Ariva nợ họ 2000 dollar phần đi của mình, còn mỗi đứa trẻ nợ thêm 1000 dollar.

Tài công được biết là dân Thái Lan, nếu hỏi hang lộn xộn là bị đánh. "Cứ mỗi ngày có thêm vài người đến, chúng tôi sẽ bắt đầu đi khi đủ 700 người".

Nhưng rồi đến lượt chính trị cấp cao xen vào. Thái Lan lặng thinh cho dân buôn người làm ăn mấy năm trời ở bờ biển của họ rồi bỗng nhiên thay đổi sách lược ba tuần trước đây rồi đến phiên Mã Lai và Nam Dương làm mình làm mẫy. "Bọn buôn người nói là chúng tôi không thể đi Mã Lai được nữa".

Bọn buôn người thông cảm

Những dòng nước mắt lăn dài trong sự lẫn lộn giữa vui mừng và tuyệt vọng trên khuôn mặt những người muốn di dân: "Tất cả chúng tôi đều muốn trở về nhưng mà đã bán hết tài sản trả tiền để đi rồi". Lúc đó người Rohingya trở thành con tin: bọn Thái Lan đòi thân nhân của họ ở đất liền tiền chuộc thì mới cho đi. Ba góa phụ khác cùng với Ariva may mắn được bọn buôn người thông cảm, "Chúng tôi nói họ là không có thân nhân nào trả tiền cho mình hết".

Một chiếc ghe đánh cá đã đưa Ariva và con cái cô trở lại đất liền. Đó không phải là sự trở về sung sướng. Trong túp lều của họ lúc đi đã có bà con đến ở. Sáu mẹ con trở thành vô gia cư, nhưng lại quá đông nếu ở trọ dài hạn bên nhà hàng xóm.

Người thiếu phụ cũng không biết rồi sẽ sống tiếp tục ra sao. "Tôi không có tiền cho con đến trường. Phụ nữ gốc Rohingya không có ai nhận, đàn ông cũng toàn bị thất nghiệp. Tới năm đứa con nên tôi cũng sẽ không tìm được một tấm chồng". Hôm trước một nhân viên hội từ thiện Mỹ đã dúi vào tay cô 100 dollar. "Sau khi hết tiền chỉ còn trông mong vào sự che chở của Allah mà thôi".


(* dịch lại từ "Bootsflüchtling aus Burma: 'Ich dachte, ich hätte eine Chance' " (http://www.spiegel.de/politik/ausland/bootsfluechtlinge-aus-burma-bei-schleppern-auf-dem-sklavenschiff-a-1035296.html) - Spiegel Online)

Triển
05-25-2015, 09:17 AM
Malaysia phát hiện 139 hố chôn tập thể
Thu Hằng

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/thailande%20rohingya_0.JPG
Cảnh sát phát hiện hố chôn người đầu tiên trong rừng rậm Thái Lan, ngày 6 /05/2015
REUTERS/Surapan Boonthanom

Hôm qua, 24/05, cảnh sát Malaysia thông báo đã phát hiện 30 hố chôn tập thể, tuy nhiên con số này hôm nay, 25/05/2015, đã tăng lên 139 hố, cùng với 28 lán trại. Tất cả đều nằm trong khu vực hẻo lánh nằm sát cạnh biên giới với Thái Lan.

Người đứng đầu ngành cảnh sát quốc gia, Malaysia Khalid Abu Bakar, đã đưa ra nhiều thông tin chi tiết liên quan tới những phát hiện mới nhất về các hố chôn tập thể có thể là nơi chôn cất xác dân nhập cư Bangladesh và Rohingya Miến Điện.

Ông cho biết chính quyền đã phát hiện 139 hố chôn tập thể, song chưa biết chi tiết số lượng xác trong mỗi hố. Các lán trại đã phát hiện có khả năng chứa khoảng vài trăm người. Khu lán trại lớn nhất có thể chứa tới 300 người nhập cư, một khu khác chừng 100 người và các khu còn lại có sức chứa khoảng 20 người. Chính quyền Malaysia hiện đang khai quật xác chết để khám nghiệm.

Vẫn theo quan chức này, các lán trại và hố chôn tập thể được tìm thấy nằm tại một vùng hẻo lánh ở phía bắc Malaysia, đi lại rất khó khăn do địa hình hiểm trở và rừng rậm.

Ông từ chối đưa ra bình luận làm thế nào mà một số lượng lớn các lán trại được dựng lên mà chính quyền không hay biết, và liệu có tình trạng tham nhũng trong vấn đề này không.

Những phát hiện này khẳng định lần nữa quy mô và tính chất nghiêm trọng của tình trạng buôn người tại Đông Nam Á.

Sau lần phát hiện các hố chôn người đầu tiên vào đầu tháng Năm vừa qua tại Thái Lan, chính quyền Bangkok đã quyết định nghiêm trị vấn nạn này. Các đường dây buôn người rơi vào tình trạng mất tổ chức và hàng ngàn người đã bị những kẻ dẫn đường bỏ rơi ngoài khơi.

Thời gian đầu, Malaysia phản đối ý kiến cho rằng một số khu lán trại hay hố chôn tập thể tồn tại trên lãnh thổ nước này. Đã từ lâu, các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền cáo buộc Kuala Lumpur không mạnh tay chống nạn buôn người.

(nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20150525-di-dan-nhap-cu-malaysia-phat-hien-139-ho-chon-tap-the/)

Triển
05-27-2015, 03:21 AM
Úc chính thức bác quy chế tị nạn của 46 người Việt
Đức Tâm

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/michael%20pezzullo%20270515.jpg
Thứ trưởng Bộ Di dân và Biên phòng Úc Michael Pezzullo.

Theo AP, chính quyền Canberra ngày hôm qua 26/05/2015, đã bác đơn xin tị nạn của 46 thuyền nhân Việt Nam. Những người này bị giam giữ trên một tàu chiến của Úc trong một tháng qua. Ngày 21/04 vừa qua, Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã chỉ trích Úc tiến hành thanh lọc thuyền nhân ngay trên tàu ở ngoài khơi.

Vụ việc xẩy ra từ ngày 20/03/2015. Các thuyền nhân Việt Nam đã bị một tàu chiến của Úc áp giải và sau khi tiến hành thanh lọc ngay trên tàu, Canberra đã quyết định sẽ đưa 46 thuyền nhân Việt Nam về cảng Vũng Tàu vào ngày 18/04. Vậy điều gì đã xẩy ra trong một tháng qua?

Hôm thứ Hai 25/05, Thứ trưởng Bộ Di dân và Biên phòng Úc, ông Michael Pezzullo đã tiết lộ vụ việc tại Thượng viện. Theo đó, các cuộc thẩm vấn tương đối lâu để có thể khẳng định rằng không có một thuyền nhân nào đáp ứng các điều kiện buộc chính phủ Úc phải thực hiện quyền bảo vệ tị nạn. Mặt khác, Canberra đã có sự bảo đảm của chính quyền Việt Nam là không tiến hành trấn áp những thuyền nhân bị trả về.

Trong tháng Tư, Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ quan ngại về việc Úc thanh lọc thuyền nhân ngay trên biển và cho rằng với cách thức này, đơn xin tị nạn có thể không được cứu xét một cách công bằng.

Chính quyền Canberra thường xuyên huy động hải quân Úc để xua đuổi các tàu chở những người xin tị nạn đến từ Châu Phi, Trung Đông và Châu Á hoặc kéo các thuyền này quay lại Indonesia, điểm xuất phát cuối cùng của các thuyền nhân để tới bờ biển của Úc.

(nguồn: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150527-uc-chinh-thuc-bac-quy-che-ti-nan-cua-46-nguoi-viet/)

Triển
05-28-2015, 10:57 AM
Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi lãnh tụ đối lập Miến Điện giúp dân Rohingya

Mai Vân

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2014-02-02T163334Z_1578484492_GM1EA2301FZ01_RTRMADP_3_INDI A.JPG
Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi sự cứu giúp cho dân Rohingya - REUTERS /Utpal Baruah

Vào lúc thông tin về thảm cảnh mà người thiểu số Rohingya tại Miến Điện phải chịu đựng ngày càng nhiều, Đức Đạt Lai Lạt Ma, vào hôm nay, 28/05/2015 đã lên tiếng một lần nữa. Ông đã kêu gọi lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi, người cũng được giải Nobel Hòa bình như ông, là nên làm nhiều hơn để giúp đỡ người Rohingya.

Trong bài phỏng vấn dành cho nhật báo Úc The Australian, một tuần trước chuyến thăm Úc, lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã cho rằng bà Aung San Suu Kyi cần phải lên tiếng mạnh mẽ để bênh vực người Hồi giáo Rohingya đang bị kỳ thị, ngược đãi ở Miến Điện, một quốc gia Phật giáo.

Đức Đạt Lai Lạt Ma còn nói rõ là từ năm 2012 đến nay, ông đã hai lần đích thân cầu cứu bà Aung San Suu Kyi khi nổ ra những vụ bạo động đẫm máu tại bang Rakhine giữa người Rohingya và cư dân đại phương theo Phật giáo.

Trong thời gian gần đây, lãnh tụ đối lập Miến Điện hầu như đã im hơi lặng tiếng trước thảm cảnh đang diễn ra đối với hàng ngàn người Rohingya, đã phải vượt biển qua các nước khác để thoát khỏi cảnh đói nghèo và phân biệt đối xử mà họ phải gánh chịu tại Miến Điện.

Giới quan sát cho rằng sở dĩ bà Aung San Suu Kyi không lên tiếng, đó là vì bà không muốn làm phật lòng cử tri mà đa số theo Phật giáo, trước cuộc bầu cử dự kiến vào tháng Mười Một.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng công nhận tình thế tế nhị của bà Aung San Suu Kyi, nhưng tin rằng trong tư cách một người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà « có thể làm một cái gì đó ».

Về thảm cảnh mà người Rohingya vượt biên phải gánh chịu, trong những ngày qua, Malaysia đã phát hiện 139 ngôi mộ tại vùng biên giới với Thái Lan, tình nghi là chôn người Rohingya tìm cách vượt biên vào Malaysia.

Mọi người đã lo ngại rằng đó là những hố chôn tập thể, nhưng theo chính quyền Malaysia vào hôm nay, mỗi ngôi mộ chỉ có một thi hài. Kết quả điều tra sơ khởi cho thấy là những người này được chôn cất tử tế, theo đúng nghi thức Hồi giáo, nên rất có thể là người Rohingya.

(nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20150528-duc-dat-lai-lat-ma-keu-goi-lanh-tu-doi-lap-mien-dien-giup-dan-rohingya/)



Miến Điện: Giới sư sãi cực đoan biểu tình chống người Rohingya

Thu Hằng

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/birmanie%20270515_0.jpg
Hàng trăm người biểu tình trên đường phố Răngun, Miến Điện ngày 27/05/2015.
REUTERS/Aubrey Belford

Tại Miến Điện, các nhà sư mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan biểu tình vào trưa ngày hôm nay 27/05/2015 tại Rangoon, để phản đối chính phủ cứu trợ người nhập cư Rohingya, sau nhiều tuần lênh đênh trên biển, đang gặp nạn ở ngoài khơi Malaysia và Indonesia.

Từ Rangoon, thông tín viên Rémy Favre của RFI, cho biết thêm chi tiết :

« Các nhà sư muốn xua đuổi người Rohingya, giam họ vào các trại tị nạn, ngăn họ quay về Miến Điện và thậm chí không muốn chính phủ Miến Điện cấp quốc tịch cho người Rohingya. Các nhà sư có đầu óc dân tộc chủ nghĩa này cho rằng, thực ra người Rohingya là người Bangladesh muốn xâm chiếm Miến Điện, nơi có đa số dân là Phật giáo và biến nước này thành một quốc gia Hồi giáo. Họ lo ngại chính quyền Miến Điện thay đổi chính sách đối với người Rohingya.

Cho tới nay, Miến Điện dường như vẫn coi người Rohingya là dân nhập cư trái phép và phủ nhận việc ngược đãi người Rohingya ở phía tây nước này. Nhưng từ hai tuần nay, chính phủ đã thay đổi thái độ. Họ công nhận là những người nhập cư đang rất khổ sở, hải quân Miến Điện đã kéo vào bờ một chiếc tàu chở 200 người tị nạn. Đây là lần đầu tiên chính quyền tới cứu vớt trực tiếp những người đang đánh đổi mạng sống để vượt biển.

Thứ Sáu tới, Miến Điện sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh khu vực về vấn đề người Rohingya. Các nhà sư cực đoan e ngại chính quyền sẽ có thái độ ôn hòa, xuống giọng và thừa nhận rằng chính những hành động ngược đãi, không cấp quốc tịch và nạn nghèo khổ đã buộc những người Rohingya trốn chạy khỏi Miến Điện ».

(nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20150527-mien-dien-gioi-su-sai-cuc-doan-bieu-tinh-chong-nguoi-rohingya/)

Triển
06-18-2015, 01:16 AM
Pháp - Đức đọ sức với Ý về thuyền nhân
Mai Vân

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/145/150/2737/1544/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_Par7952514_0.JPG
Hải quân Ý cứu vớt thuyền nhân lênh đênh trên Địa Trung Hải - AFP / MARINA MILITARE

Mối đau đầu của Châu Âu trên hồ sơ thuyền nhân và thông điệp của Đức Giáo Hoàng về khí hậu là hai chủ đề thời sự nổi cộm trên trang nhất báo Pháp hôm nay 17/06/2015. Trên hồ sơ thuyền nhân, Le Figaro ghi nhận trong hàng tít lớn trang đầu : « Châu Âu bị giằng co trước làn sóng nhập cư ». Ở trang sự kiện bên trong, tờ báo giải thích trong hàng tựa : « Người nhập cư gây bất hòa giữa Paris, Berlin và Roma ».

Trước làn sóng hàng chục ngàn người đổ vào bờ biển Ý – ít nhất 57.000 – từ đầu năm, Le Figaro nhìn thấy Châu Âu đang đứng trước khủng hoảng chính trị, với Ý trách cứ các láng giềng thiếu đoàn kết và đe dọa mở cửa biên giới, cấp giấy thông hành cho người nhập cư – một " kế hoạch B’ mà theo Ý " cả Châu Âu sẽ gánh chịu hậu quả ".

Le Figaro nhắc lại lời của Thủ tướng Ý, có vẻ không phải là lời nói suông : " Nếu Châu Âu không tìm một giải pháp, thì chúng tôi sẽ tự tìm lấy. "

Paris và Berlin lên tiếng mạnh mẽ, kêu gọi Roma, không nên làm như vậy, mà hãy mở những trung tâm tạm, lập danh sách người đến. Đức còn ngầm đe dọa là không muốn trở lại chế độ kiểm soát biên giới. Bruxelles cũng lo ngại là Ý, vì không đối phó xuể với lượng người đến, sẽ mở " van " để họ đến các nước láng giềng phía bắc.

Theo Le Figaro, Paris và Berlin muốn Ý giữ lại những " thuyền nhân kinh tế ", thay vì để họ đi mưu sinh ở các nước phía Bắc, qua biên giới Pháp, Thụy Sĩ và Áo. Trong mấy ngày qua, Pháp đã chặn ở biên giới, trả ngược về Ý khoảng 200 người châu Phi. Thụy Sĩ và Áo cũng đã làm tương tự.

Đối với Đức, nơi mà đông đảo thuyền nhân nhắm đến, đây cũng là một vấn đề đau đầu. Le Figaro nhắc lại từ ngày 26/05 đến 15/06, viện cớ bảo đảm an ninh cho việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G7, Đức đã tái lập kiểm soát biên giới Áo-Đức ; cảnh sát Đức đã bắt giữ trong thực tế hơn 8.000 người tỵ nạn không giấy tờ hợp lệ.

Vấn đề càng nhạy cảm hơn khi mà trong năm nay, theo Le Figaro, Đức lại đứng trước một con số kỷ lục người xin tỵ nạn : 450.000. Ngoài vấn đề tài chính, vấn đề người tỵ nạn còn làm dấy lên phong trào bài ngoại, gây lo ngại không ít cho giới lãnh đạo chính trị.

Về phía nước Ý, Le Monde ở trang trong, trong bài nhận định tựa đề : " Ý lên giọng trên hồ sơ thuyền nhân ", còn nhìn thấy lý do chính trị : Thủ tướng Ý đã cứng giọng vì ông thấy là vấn đề thuyền nhân đã làm cho đảng Dân chủ của ông mất điểm. Kết quả là đảng cực hữu bài ngoại Liên đoàn Phương Bắc đã thắng trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua. Đảng này cực lực chống việc đón nhận thuyền nhân, và còn chủ trương bắn chìm tàu của họ.

Le Monde còn chú ý đến một ý muốn của Roma là đưa trả thuyền nhân về nước nơi tàu cứu vớt họ được đăng ký, và Ý đang làm cho Anh Quốc bực dọc.

Libération trong bài xã luận, tỏ ra gay gắt đối với Châu Âu nói chung và Pháp nói riêng, mà tờ báo cho là thiếu can đảm chính trị. Libération cho là vấn đề ở đây không phải là mở toang cửa, hợp thức hóa tất cả những người muốn vào. Mà đây chỉ là thiết lập một cơ chế liên đới cần thiết giữa các nước thành viên Châu Âu để đỡ phần nào gánh nặng cho Ý và Hy Lạp, đang một mình trơ trọi gánh chịu hậu quả hỗn loạn của thế giới và nhất là của Châu Phi.

Đối với nước Pháp, theo tờ báo, chỉ là nhận thêm khoảng 6.000 người xin tỵ nạn trên tổng số 62.000 vào năm ngoái.


(*) nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20150617-phap-duc-do-suc-voi-y-ve-thuyen-nhan/)

Triển
07-16-2015, 11:24 PM
Hungary đuổi người tị nạn ra ngoại thành

http://cdn1.spiegel.de/images/image-873750-galleryV9-oxon.jpg

Hungary dời các trại tị nạn từ nội thành ra ngoại thành. Thái độ của chính quyền rất rõ ràng: nội các Hungary không muốn để các trại tị nạn trong khu dân cư Hung Gia Lợi nữa, phát ngôn viên của bộ nội vụ Hung Gia Lợi cho biết. Các chỗ ở tạm thời là các trại dựng lều, tùy viên thủ tướng Viktor Orbán nói. Một trong những trại lều như vậy được dựng ngay biên giới giáp Serbia. Ông Lazar nói làm như vậy để dân chúng địa phương "không bị phiền bởi một số đông người tị nạn như vậy".

Theo tin tức của nhà cầm quyền Hungary năm nay đã có 81 ngàn người tị nạn đến Hungary bất hợp pháp, trong đó có đến 80 ngàn người qua đường Serbia. Đa số là dân Iraq, A Phú Hãn, Syria và từ Kosovo. Nhiều người trong số họ muốn đi tiếp đến nước Áo hoặc nước Đức. Serbia không thuộc vào khu vực có hiệp ước Schengen. Nhưng thành viên EU Hungary thì phải thỏa hiệp ước này. Biên giới bình thường giữa Serbia và Hungary nên giữ nguyên như hiện tại.

Lính Hungary đã bắt đầu lập hàng rào kẽm gai ở biên giới giáp Serbia hồi đầu tuần này. Budapest muốn giới hạn bớt dòng người tị nạn bằng cách này. Đoạn hàng rào đầu tiên dài 150 thước đã làm xong ở Morahalom, nằm khoảng 180 cây số cách thủ đô Hungary về phía Nam, bộ nội vụ và bộ quốc phòng Hungary đã loan tin. Tất cả hàng rào sẽ được hoàn thành vào tháng 11.

kev/AFP

(dịch theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/ungarn-verbannt-fluechtlinge-aus-den-staedten-a-1044102.html))

-- chú thích: khu vực Schengen là kết quả từ hiệp ước
Schengen gồm các quốc gia thành viên cộng đồng chung Châu Âu.
Giữa các quốc gia trong khu vực Schengen không có biên giới.

Triển
07-22-2015, 10:43 AM
Úc bắt 80 người tị nạn Việt Nam
Thụy My

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2012-06-27T041039Z_1734696086_GM1E86R0XHN01_RTRMADP_3_AUST RALIA-BOAT-CAPSIZES_0.JPG
Một thuyền chở khoảng 150 người tỵ nạn gần đảo Christmas, trước khi bị đắm, tháng 6/2012,
REUTERS/Australian Maritime and Safety Authority/Handout

Khoảng 80 người tị nạn được cho là từ Việt Nam, trong đó có một số người bị Trung Quốc xua đuổi khỏi vùng biển Trường Sa ở Biển Đông, đã bị Hải quân Úc bắt giữ hôm qua. Tờ The Australian hôm nay 22/07/2015 cho biết theo lời đồn đãi thì chính phủ Úc đang thương lượng để gởi trả họ về nước.

Các nhà đấu tranh bảo vệ người tị nạn hôm qua đã có được các chi tiết ban đầu về những người nhập cư đi trên một tàu gỗ nhỏ màu xanh. Chiếc tàu này được phát hiện và theo dõi từ hôm Chủ nhật 19/7, ở ngoài khơi bờ biển Pilbara của bang Tây Úc.

Một thiếu niên 16 tuổi trên tàu nói với tổ chức nhân quyền VOICE là đã bị chính quyền Trung Quốc xua đuổi khỏi vùng biển Trường Sa. Cậu bé cùng với một nhóm khoảng 30 người thân đang đánh cá ở vùng biển bị Bắc Kinh yêu sách chủ quyền, thì bị Trung Quốc phá hủy tàu, rồi sau đó được một ngư dân Việt Nam cứu vớt.

Bà Pamela Curr, điều phối viên của Asylum Seeker Resource Centre cho biết, có ít nhất 11 trẻ vị thành niên trên chiếc tàu tị nạn này, trong đó có hai em bé sinh năm 2014.

Được biết các nhà hoạt động đang làm việc với các luật sư để cố ngăn chận việc gởi trả những người tị nạn về Việt Nam. Trước đó vào ngày 20/3, có 46 thuyền nhân Việt Nam bị phát hiện ngoài khơi nước Úc, bị cầm giữ ngoài biển rồi đến tháng Tư bị đưa trở về cảng Vũng Tàu.

The Australian dẫn lời một quan chức Úc nói rằng đó là nhờ thương lượng ngoại giao với phía Việt Nam, tuy không được phép tiết lộ nội dung, nhưng đã mở đường cho việc hợp tác đưa thuyền nhân hồi hương.

Hôm qua Thủ hiến bang Tây Úc Colin Barnett xác nhận một tàu cảnh sát đã được gởi đến để giám sát chiếc tàu cá trên. Chiếc tàu tị nạn được công nhân tàu dầu MODEC Venture 11 phát hiện ở cách thành phố Dampier 80 hải lý. Hai năm trước, một nhóm thuyền nhân Việt Nam cũng đã tiếp cận chiếc tàu dầu này và được đưa đến đảo Christmas.

Nếu trước đây, các thuyền nhân thường được đưa lên đất Úc, được phỏng vấn về yêu cầu tị nạn, thì nay chính phủ Gillard lại áp dụng thủ tục sàng lọc nhanh. Năm ngoái, các viên chức nhập cư Úc đã sử dụng phương cách này với 153 thuyền nhân người Tamil, và chỉ mất khoảng 90 phút cho mỗi người tị nạn.


(nguồn: rfi.fr (http://vi.rfi.fr/chau-a/20150722-uc/))

Triển
07-31-2015, 10:27 PM
Đi về hướng đường hầm mỗi đêm
Paul Munzinger tường thuật từ Calais

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/4f/Course_Channeltunnel_en.svg/472px-Course_Channeltunnel_en.svg.png

17 giờ ăn chiều trong "rừng rậm". Sau đó có người thì ngồi chung quanh đống lửa, có người thì chơi đá banh nhựa, người khác thì đi loanh quanh bắt tay chỗ này, hòi chuyện chỗ kia hút dăm ba điếu thuốc. Và có vài trăm người cứ mỗi tối là đi về hướng đường hầm.

http://polpix.sueddeutsche.com/bild/1.2589635.1438268751/640x360/eurotunnel.jpg

Khoảng 3000 người tị nạn đang sống ở ngoại thành phố biển Pháp Calais trong một lều-thành mà họ đã đặt cho cái tên là "The Jungle". "The Jungle" là một biển mênh mông vô số các túp lều và các chỗ trú tạm tự dựng lên bằng gỗ và các tấm trải nhựa. Những người tị nạn này tù Sudan, Eitrea, A Phú Hãn, Ethiopy, Nigeria và Syria tới đây. Tất cả đều không có giấy tờ tùy thân, không được tị nạn, không có quyền lợi gì cả. Và tất cả kể một mẩu chuyện tương tự về hoàn cảnh khẩn cấp, bị đánh đập, cưỡng bức ở quê nhà. Hành trình trốn chạy là vượt qua Libya, Địa Trung Hải, ngang qua Ý, Hy Lạp, Pháp và đến ngoại thành Calais, đến "rừng rậm". Đối với nhiều người cuộc hành trình chưa kết thúc ở đây, họ muốn đi tiếp - xuyên qua hầm dưới eo biển Manche để đến nước Anh.

Trò mèo bắt chuột với cảnh sát

Mấy tuần nay người tị nạn cứ tiến gần đến hầm eo biển Manche để nhảy lên các chuyến xe lửa chở hàng hóa hoặc là các xe tải để được sang bờ bên kia của nước Anh. Pháp và Anh đã tăng cường các biện pháp an ninh. Bắt đầu từ lúc đó, hằng đêm lại diễn ra trò mèo bắt chuột giữa người tị nạn và cảnh sát.

Trước hết là những người gan dạ cứ lần mò đi dọc theo đường rày xe lửa về hướng đường hầm. Đêm qua cảnh sát đã bắt gặp khoảng 200 người trên cầu và bao vây họ. Có 15 người chạy thoát nhưng bị một tốp cảnh sát khác bắt lại vài trăm thước sau đó.

"Họ không sợ mạo hiểm"

Có ít nhất chín người tị nạn từ "rừng rậm" đã phải trả cái giá bằng cái chết khi cố gắng theo đường phi pháp tìm đến nước Anh. Các tổ chức từ thiện thì cho biết đã có 12 người chết. Nạn nhân gần đây là một người Sudan chết trong đêm thứ Ba rạng sáng thứ Tư. Anh ta muốn nhảy lên một chuyến xe lửa đang chạy và bị một xe tải tông chết. Vì sao những người tị nạn ở Calais cứ muốn đánh đổi mạng sống của mình với một tương lai ở nước Anh trong khi cái tương lai đó còn mờ mịt hơn nếu ở lại Pháp?

Bà Marie Chevelle, bác sĩ làm việc cho Hội Y Sĩ Thế Giới ở Calais cho biết, "Đó là những người từng bị đánh đập và cưỡng bức ở quê hương họ". "Khi họ đến được Calais, họ đều nói rằng, bây giờ sẽ cố gắng đi thêm một bước nữa dù có nguy hiểm đến đâu. Họ không sợ mạo hiểm gì nữa".

Cứ rạng sáng khi mặt trời vừa ló dạng là những người tị nạn không tiến gần được đến đường hầm lại kéo nhau trở lại "rừng rậm". Một đoàn người đầy vẻ mệt mỏi, chán nãn. Ban ngày họ ngủ để tối đến lại thử tìm cách đi tiếp.

(dịch lại từ "Richtung Tunnel, jede Nacht" (http://www.sueddeutsche.de/politik/fluechtlinge-in-calais-richtung-tunnel-jede-nacht-1.2590046))

Triển
08-06-2015, 12:11 AM
Hải quân đang tìm hàng trăm người tị nạn bị đắm ghe

http://cdn1.spiegel.de/images/image-880628-breitwandaufmacher-rqpd.jpg

Các tàu tuần duyên Ý, hải quân và các nhóm cứu hộ khác vẫn đang tìm kiếm những người còn sống sót trên Địa Trung Hải sau tai nạn đắm ghe. Theo nhân chứng chiếc tàu chở khoảng 600 người đi tị nạn đã bị đắm ở nơi 25 cây số cách bờ biển Libya.

Đến thời điểm này đã vớt được 370 người và được mang vào bờ ở Palermo. Theo thông tấn xã Ý Ansa, những người cứu hộ cũng vớt được 26 tử thi.
Chiếc ghe gỗ này từ Libya được biết không thể đi biển. Chỉ mới vài hải lý là chiếc ghe đã rơi vào tình trạng khẩn cấp, đội tài công lập tức phát tín hiệu xin cứu cấp. Tuần duyên hải Ý đã báo động hải quân Ái Nhĩ Lan hãy đến cứu vớt người trên ghe. Người ta phỏng đoán là chính những người đi tị nạn do sợ hãi và hoảng loạn đã tranh nhau lên tàu lớn khiến chiếc ghe nghiêng sang một bên và bị đắm.

Ông Juan Matías, người điều hợp nhóm Bác Sĩ Không Biên Giới (MSF) trên chiếc "Dignity I" cùng lúc đến cứu hộ cho biết, "Cảnh người ta cố bám víu vào thứ gì có thể nổi được để sống còn bên cạnh những người đã chết đuối thật là khủng khiếp. Hội Bác Sĩ Không Biên Giới (MSF) cáo buộc chuyện "thiếu sót các kế hoạch tìm kiếm và cứu hộ trong vùng biển này". Biến cố tai nạn vừa xảy ra đã chứng minh rõ ràng điều này.

Nhiều tàu đã tham gia vào cuộc tìm kiếm và cứu vớt trên biển nhưng cứ mỗi lần như vậy là họ lại đến trễ khiến hàng chục người lâm nạn. Có lẽ họ nhiều người còn ngồi dưới lòng ghe lúc nó bị lật và chìm trong vài phút. Một phát ngôn viên Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR cho biết, "E rằng còn nhiều người bị kẹt trong ghe lúc ghe bị chìm".

Nếu sự lo ngại này đúng, thì đây là một trong những tai nạn nghiêm trọng nhất trong những tháng vừa qua. Hồi tháng Tư rồi đã có hàng trăm người tị nạn đã bị chết đuối ở Địa Trung Hải vì ghe họ bị lật rồi chìm. Hồi thứ Ba tuần này Tổ Chức Nhập Cư Thế Giới mới thông báo rằng trong năm nay đã có 2000 người vượt biển Địa Trung Hải tìm đường sang Châu Âu bị tử vong. Đa số những người vượt biển này có mục tiêu đến là nước Ý.

syd/dpa/AFP

(dịch lại theo "Marine sucht nach Hunderten vermissten Flüchtlingen" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/mittelmeer-marine-sucht-nach-vermissten-fluechtlingen-a-1046935.html))

Triển
08-27-2015, 09:52 AM
***** 27.08.2015: Lời tỏ tình mùa Hạ

Sau khi Sở Liên Bang Nhập Cư và Tị Nạn của Đức (BAMF - Bundesamt für Migration und Flüchtlinge) ra thông báo vào hôm thứ Ba vừa qua sẽ không đẩy người tị nạn về lại quốc gia đầu tiên mà họ đặt chân lên (Hy Lạp, Ý) theo hiệp ước Dublin của EU nữa, thì trên mạng xã hội lập tức xuất hiện hình ảnh của bà với lá cờ Đức và một câu hát tiếng Ả Rập:
"Tình yêu của em là tương lai của anh, tình yêu của em là kế hoạch của anh, chuyện gian dối tráo trở anh đây xin chẳng biết"

Đức đang chờ đợi con số người tị nạn tăng lên 800 ngàn người trong năm 2015. Tổng thống Obama tối qua điện thoại cho bà thủ tướng nói lời tri ân Đức đã chịu nhận người tị nạn chính trị Syria.

Sau bức màn nhung là liên tiếp các cuộc đốt trại tị nạn khắp nơi trên nước Đức của thiểu số những kẻ quá khích. Phát ngôn viên Facebook cũng đã lên tiếng hỗ trợ đẩy mạnh
việc xóa các bài viết mang tính cách bài xích người tị nạn cực đoan.

https://scontent-vie1-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/11902534_996072080455317_1269193113948189767_n.jpg ?oh=abaf975183a795f05e6e97d03e631ce7&oe=567FDCD0

(theo die Welt (http://www.welt.de/politik/ausland/article145717419/Syrer-schreiben-Liebesbekundungen-an-Angela-Merkel.html))

Triển
08-27-2015, 10:55 AM
Cuộc khủng hoảng chính sách tị nạn tại Châu Âu
đã có diện mạo. Một cảnh tượng thật thương tâm
của người chạy nạn từ Syria. Sau khi Hung Gia Lợi
không còn kiểm soát nổi tình trạng dân tị nạn bỏ quê
hương chạy về hướng Tây Âu đã gấp rút làm hàng rào
kẽm gai hầu ngăn bớt tình hình nhập cư vô số ...

Người ta không còn cách nào khác là phó mặc số phận
băng đường vượt núi, và ngay cả chui qua kẽm gai
để về miền đất ... hứa

http://cdn1.spiegel.de/images/image-889588-galleryV9-lmuj.jpg

(nguồn hình: Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/bild-1050084-889588.html))




Người dân Syria chỉ còn lũ lượt đi về một hướng ...về Tây Âu.
Một cuộc di dân vĩ đại sau thế chiến thứ 2.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-889573-galleryV9-bxje.jpg

(nguồn hình Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/bild-1050186-889573.html))

Triển
08-28-2015, 11:36 AM
Cảnh sát Áo phát hiện một chiếc xe chở hàng đông lạnh từ Hung Gia Lợi
sang Áo ở đoạn xa lộ A4 có 71 xác chết đã bốc mùi. Tài xế đã bỏ trốn.
Số lượng những kẻ buôn người tị nạn ngồi tù Áo ngày càng tăng nhanh.
Sự dã man cũng đã đến giai đoạn báo động.

http://polpix.sueddeutsche.com/polopoly_fs/1.2624646.1440767205!/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/860x860/image.jpg

(theo Süddeutsche Zeitung (http://www.sueddeutsche.de/politik/orientierungslose-migranten-auf-der-autobahn-des-todes-1.2623779))

hoài vọng
08-28-2015, 06:24 PM
Cũng chỉ vì... TIỀN...!

Triển
08-28-2015, 10:57 PM
Một phụ nữ A-Phú-Hãn bồng trên tay con của mình ở Quetta, Pakistan.
Gần một triệu rưỡi người hiện đang tị nạn ở Pakistan là người A-Phú-Hãn.
Họ lần lượt trở về nguyên quán không phải vì tình trạng A-Phú-Hãn khá
hơn trước mà do nhà chức trách Pakistan làm áp lực buộc hồi hương.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-889315-galleryV9-bmie.jpg
(nguồn hình: Spiegel Online)

Triển
08-29-2015, 05:20 AM
Dohuk, "thủ đô" của Kurdistan, khu tự trị của người Kurdistan ở phía Bắc Iraq.
Dohuk có nửa triệu dân (500 ngàn) nhưng thêm đến 650 ngàn người từ
Syria và Iraq chạy đến tị nạn. Rứa mà dân Âu Châu kêu ca nỗi gì?


Dohuk nhìn từ trên cao

http://cdn3.spiegel.de/images/image-889886-galleryV9-aykl.jpg


Lokman Mahmud đã sống như vầy 3 năm rồi, ông chạy lánh bom từ thủ đô Syria ở Damacus đến đây

http://cdn2.spiegel.de/images/image-889889-galleryV9-tnfy.jpg




Người tạm cư nơi này cũng hài lòng, thỉnh thoảng có than phiền ít thực phẩm, song cũng có người suy nghi~ lại xem
có đi tiếp sang Châu Âu hay không..

http://cdn1.spiegel.de/images/image-889890-galleryV9-hnro.jpg





Gia đình ông Aamir Sabri sống ở Dohuk đã 4 năm, ông là kỹ sư ở trạm bơm nước của trại. Ông đã tính toán gia đình chắc phải sống ở đây một thời gian dài

http://cdn1.spiegel.de/images/image-889888-galleryV9-sopy.jpg




Trẻ con học ở trường trong trại và nô đùa sau giờ học ....

http://cdn4.spiegel.de/images/image-889887-galleryV9-mwov.jpg





Bà Nasrin Ilyas là người Yazidish, có lẽ bà không quay lại chốn cũ nữa vì bà sợ phải đương đầu với dân làng, là những người đã theo IS.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-889885-galleryV9-prkk.jpg




Người tị nạn xây thêm lán trại dưới sự hướng dẫn của Hiệp hội Xã hội Hợp tác Quốc tế của Đức

http://cdn1.spiegel.de/images/image-889884-galleryV9-gtgy.jpg




Trong trại có chợ, nhiều người tị nạn buôn bán nhỏ kiếm thêm tiền độ nhật

http://cdn2.spiegel.de/images/image-889881-galleryV9-kdtg.jpg




Đa số đàn ông vào thành tìm việc làm như công nhân xây dựng, bồi bàn, công việc lau chùi. Tuy nhiên vì quá nhiều người tị nạn,nên công việc chỉ tìm theo ngày, không cố định, dễ thường không có việc làm
http://cdn1.spiegel.de/images/image-889880-galleryV9-tkmy.jpg





Trại tị nạn ở Shariya gần Dohuk, có chỗ cho 18 ngàn người Yazidish bị rượt đuổi từ Sindschar chạy đến đây

http://cdn2.spiegel.de/images/image-889879-galleryV9-dosc.jpg


(hình ảnh & lời thuật: Spiegel Online (http://www.spiegel.de/fotostrecke/fluechtlingslager-in-kurdistan-fotostrecke-129578-13.html))

Triển
08-30-2015, 02:21 AM
Kêu gọi cho người tị nạn ở Beirut:
Abdul Halim hồi sinh

Abdul Halim đang đứng trên một con đường ở Beirut (thủ đô Libanon) cố kiếm chút đỉnh tiền. Người đàn ông 35 tuổi này bán lại các cây viết nguyên tử màu xanh. Trông dáng vẻ ông tiều tụy, trên tay bồng đứa con gái. Đứa bé 4 tuổi đang ngủ, đầu của nó dựa vào vai cha.

http://i.imgur.com/hOFe046.png



Một người Iceland tên Gissur Simonarson đã chụp lại cảnh tượng Abdul Halim đang làm việc và đăng tấm ảnh lên Twitter. Hàng ngàn người đã chia sẻ tin này và hỏi anh phải làm thế nào để giúp đỡ người đàn ông kia. Một người khác viết, "tôi cầu mong rằng tôi được mua hết mấy cây viết trên tay ông ấy". Một người khác lại viết, "Tôi muốn biết phải làm sao để giúp ông ta".

Simonarson quyết định đi tìm lại người đàn ông bán viết. Dưới thẻ #buypens, anh này tìm ông bán viết Halim trong Twitter. Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ Simonarson đã tìm ra ông bán viết là ai. Simonarson thuật trên đài NBC News rằng, "có ai đó đã mang đưa cho ông kia cái điệnthoại để chúng tôi nói chuyện với nhau". Halim, một người đàn ông gà trống nuôi con, đã chạy giặc từ Syria sang Libanon. Thế rồi Simonarson lập một trang Crowdfunding kêu gọi. Đến thời điểm hiện tai đã quyên được 133 ngàn USD. Ông Halim muốn dùng tiền cho con gái Reem và con trai Abdalla đi học. "Tôi không muốn chúng nó phải ra đường đứng chung với tôi". Ngoài ra ông còn muốn giúp chị em và cha mẹ mình còn kẹt lại ở Syria.

Gissur Simonarson không thể ưởng tượng nổi hành động của ông lại có tác dụng lớn như vậy. Ông viết tweet, "Tôi tin rằng, việc kêu gọi này đã chứng minh tình người chưa mất hẳn"

http://i.imgur.com/pSsVhBv.png

(dịch theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/panorama/leute/kampagne-fuer-fluechtling-in-beirut-das-neue-leben-des-abdul-halim-a-1050544.html))

Triển
09-05-2015, 07:10 AM
Thousands of refugees, stranded for days in Budapest, started arriving in Munich
after an agreement was reached on allowing them to cross the border into Austria and Germany.
German police said they expected up to 10,000 refugees on Saturday to arrive from Hungary via Austria.

LIVE: http://www.rt.com/on-air/refugees-arrives-munich-germany/


http://i.imgur.com/h2LstJa.jpg

Triển
09-05-2015, 11:43 AM
Tình trạng người tị nạn đến ở Hung Gia Lợi (Hungary):
"Tại sao chính phủ của mình lại vô nhân đạo thế nhỉ"

Keno Versek tường trình từ Budapest

http://cdn3.spiegel.de/images/image-893072-galleryV9-vxty.jpg

Các xe buýt đã tuần tự chở hàng ngàn người tị nạn từ Hung Gia Lợi đến biên giới Áo. Được biết đó là họ chỉ làm một lần thôi. Người dân Hung Gia Lợi phẫn nộ chính phủ của họ.

Những thanh niên chen lấn tranh nhau lên chuyến xe buýt đầu tiên được đặt sẵn trong tâm trạng phân nửa do dự phân nữa phấn chấn. Kế đến là các ông cha còn ngái ngủ và các người mẹ bồng con trên tay cũng lên xe. Một cụ già chân đi khập khiễng cố gắng trèo nốt hai bậc thang lên xe buýt. Lúc bà đã an vị trên xe rồi mới đưa hai tay lên ôm mặt khóc nức nở.

Mohamed, một anh sinh viên cơ khí ở Damacus 22 tuổi đứng mục kích cảnh tượng từ xa có phần đa nghi, đứng cạnh anh còn có hai người bạn. Anh hỏi, "Có thật là họ chở mình đến biên giới hay không" (biên giới Áo).
Sau 12 giờ đêm ở khu Đông nhà ga Budapest. Cảnh sát đã phong tỏa toàn bộ khu vực, đoạn xuất hiện mấy chục chiếc xe buýt màu xanh Ikarus của hãng xe ở Budapest. Họ sẽ chở những người tị nạn đến Hegyeshalom, cạnh biên giới Áo. Có người thì lên xe trong nét mặt phấn chấn rồi giơ hai ngón tay biểu tượng thắng lợi, có người thì rụt rè do dự như Mohamed.

Hai hôm trước chính phủ Hung Gia Lợi đã ra lệnh cho chiếc xe lửa đáng lý chạy đi biên giới Áo phải rẽ vào Bicske gần Budapest, nơi có trại tị nạn. Lúc những người tị nạn trên toa xe lửa biết được mình bị lừa đã xảy ra huyên náo. Đêm qua đã có vài trăm người bỏ chạy trốn ra khỏi trại tị nạn nơi này.

Đi Cologne về với ông Bác

Mohamed kể rằng anh ta cần tổng cộng 3 ngày từ Damakus đến Budapest. Anh đã trả tổng cộng 1600 USD, tiền dành dụm của gia đình cho tuyến đường: Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp - Mazedonia - Serbia- rồi đến Hung Gia Lợi. Anh muốn đến Cologne (Đức) có ông Bác ở đó. Ở nhà ga xe lửa này anh đã phải chờ đợi 6 ngày rồi. Anh mừng có những người làm từ thiện mang thức ăn, nước uống và quần áo đến, nhưng anh nói: "Tôi còn tiền, tôi cũng có thể mua thức ăn. Thay vì được thức ăn tôi chỉ muốn đánh đổi lấy tự do được đi tiếp mà thôi".

http://cdn1.spiegel.de/images/image-869604-galleryV9-jibm.jpg
Màu vàng: quốc gia thuộc EU --- màu xám: không thuộc EU ---- Vệt đen: Khu cảnh sát đuổi về ---- Vệt xám: Hàng rào biên giới ---- Mũi tên tím: tuyến đường đi tạm. ----Ngôi nhà: trại tị nạn ----- Lều: các trại tị nạn không chính thức ----- Cánh cửa rào: tù.
(nguồn: Hội ân xá thế giới)

Khi nhà ga càng lúc càng thưa người Mohamed và bạn anh ta mới trèo lên xe buýt và vẫy tay chào tạm biệt, Mohamed cười, vẫn chưa tin tưởng lắm: "Thôi, mong rằng mình gặp lại nhau bên Đức nha!"

Đó là những cảnh tượng đáng nhớ vào rạng sáng ngày 5 tháng 9. Cách đây gần đúng 26 năm chính quyền Hung Gia Lợi lúc đó đã mở cửa biên giới cho dân Đông Đức tràn vào, hồi đó hàng ngàn người Đông Đức đã tranh nhau trèo lên "chuyến tàu tự do" cũng ở khu Đông nhà ga Budapest này để đi về hướng nước Áo.

Không có nhà vệ sinh

Bây giờ thì có "các chiếc xe buýt về với tự do". Rạng sáng hôm nay họ thực sự đã đến được biên giới nước Áo. Tuy nhiên chuyện chính phủ Hung Gia Lợi thả cho đi như đã thỏa thuận với phía Áo và Đức đêm qua là một chuyện lớn lao hơi khó tin lắm. Vì những gì diễn ra mấy ngày qua ở nhà ga Budapest trên chỉ vài trăm thước vuông đã chứng minh chính sách thất bại nặng nề của chính phủ Hung GIa Lợi lẫn cộng đồng chung Châu Âu.
Hàng ngàn người từ trẻ sơ sinh đến các cụ già thở còn khó khăn đã phải ngủ trơ trọi mấy ngày trời sắp lớp như cá mòi trên cạc-tông, tấm trải nhựa hoặc dựng lều, không có nhà vệ sinh, chỉ có vài cái vòi nước lập dã chiến gắn vào ống cao su chuyền nước. Cảnh tượng nhiều người kiệt sức đã xuất hiện. Nhà chức trách giúp đỡ ư? Đừng mong đợi gì!

Hầu hết dân chúng Hung Gia Lợi đi ngang nhìn thấy cảnh tượng này đều thương tâm và bất nhẫn: "Tại sao chính phủ của chúng tôi lại có thể bất nhân để xảy ra tình cảnh như thế này được?"

Vài mươi người tư nhân đã cố gắng giúp đỡ 24 trên 24 mang thức ăn, nước uống, mang các bao quần áo, đồ chơi cho trẻ con đến tặng. Các thanh niên trẻ trung Hung Gia Lợi đến ca hát và chơi với các đứa bé di dân tị nạn, diễn các màn kịch nghệ cho chúng xem. Có hai vị bác sĩ, là một ông bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật người Syria và một ông bác sĩ người Jordan chuyên khoa phẫu thuật thần kinh đã sống nhiều năm ở Hung Gia Lợi đã ra chăm sóc người tị nạn ở nhà ga trên tinh thần thiện nguyện suốt những ngày qua.

"Rồi họ sẽ bị dịch tả, kiết lỵ mà chết"

Sáng sớm hôm thứ Sáu, lúc chưa ai biết gì về chuyện sẽ được cho đi tiếp, ông bác sĩ thần kinh Jussuf El-Hindi, 48 tuổi cho biết: "Nhiều người đang bị tiêu chảy và bệnh da, bởi vì mấy tuần qua họ không được tắm rửa gì cả. Nếu thảm họa này cứ tiếp tục tái diễn sẽ có người chết, họ sẽ bị dịch tả, kiết lỵ mà chết".

Chỉ vài giờ sau, thảm họa đã - tạm - kết thúc. Các chiếc xe buýt lần lượt đến, người tị nạn lên xe. Phát ngôn viên chính phủ Zoltán Kovács nhấn mạnh chỉ có lần này thôi, một cử chỉ có một không hai để tránh tình trạng khẩn cấp, sẽ không có việc xe buýt tiếp tục chạy đưa người tị nạn đến biên giới Áo nữa.

Khi đoàn xe chưa lăn bánh là lực lượng phu quét đường của sở vệ sinh đã hiện diện dọn dẹp tẩy trùng. Họ thu nhặt rác rưỡi, cạc-tông, các tấm trải, lều, chăn mền người bỏ lại, thú nhồi bông của trẻ con nằm rơi rớt trong nhớp nhúa. Rồi họ xịt nước chùi sàn nhà ga.

Khu nhà ga phía Đông giờ vắng vẻ ma quái. Nhưng chỉ vài giờ sau, kém mấy phút chín giờ sáng, phu quét dọn của sở vệ sinh chưa làm xong thì trước cổng nhà ga đã có đầy ắp người di cư tị nạn. Họ lại nằm sắp lớp kế bên nhau trên các miếng cạc-tông và tấm trải, đa số trông đã kiệt sức. Một viên cảnh sát người Hung Gia Lợi làm ca đêm tại nhà ga nói: "Vòng kế đã bắt đầu".

(*** dịch lại từ "Flüchtlingslager in Ungarn: "Wie kann unsere Regierung nur so unmenschlich sein (http://www.spiegel.de/politik/ausland/fluechtlingslager-in-ungarn-wie-kann-unsere-regierung-nur-so-unmenschlich-sein-a-1051588.html)")




Không cầu mong gì hơn là được rời khỏi nhà ga: chính phủ Hung Gia Lợi sau khi thương lượng với Đức và Áo đã mang xe buýt đến chở những người di cư tị nạn đến biên giới Áo

http://cdn4.spiegel.de/images/image-893043-galleryV9-tvol.jpg



Ngủ trên sàn nhà ga: Hàng ngàn người từ trẻ sơ sinh đến các cụ già thở còn khó khăn đã phải ngủ trơ trọi mấy ngày trời sắp lớp như cá mòi trên cạc-tông, tấm trải nhựa hoặc dựng lều, không có nhà vệ sinh, chỉ có vài cái vòi nước lập dã chiến gắn vào ống cao su chuyền nước.

http://cdn3.spiegel.de/images/image-893072-galleryV9-vxty.jpg





Bác sĩ thần kinh Jussuf El-Hindi, 48 tuổi cho biết: "Nhiều người đang bị tiêu chảy và bệnh da, bởi vì mấy tuần qua họ không được tắm rửa gì cả. Nếu thảm họa này cứ tiếp tục tái diễn sẽ có người chết, họ sẽ bị dịch tả, kiết lỵ mà chết".


http://cdn4.spiegel.de/images/image-893073-galleryV9-cpae.jpg





Chờ đợi, chờ đợi rồi chờ đợi: "Vì sao chính phủ chúng ta lại vô nhân đạo như thế", nhiều người dân Hung Gia Lợi đã nói.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-893068-galleryV9-bttd.jpg





Ước mơ nước Đức: một bé gái viết lên tường "I want to go to Germany!"

http://cdn1.spiegel.de/images/image-893074-galleryV9-syom.jpg





Nhà ga đã lại có đầy người tị nạn: sau khi hàng ngàn người lên xe buýt chở ra biên giới Áo là đã có người tị nạn khác đến.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-893069-galleryV9-hhof.jpg





Đợi nhà chức trách Hung Gia Lợi giúp đỡ ư? Đừng trông mong gì!

http://cdn1.spiegel.de/images/image-893070-galleryV9-wzxd.jpg






Những gì diễn ra mấy ngày qua ở nhà ga Budapest trên chỉ vài trăm thước vuông đã chứng minh chính sách thất bại nặng nề của chính phủ Hung GIa Lợi lẫn cộng đồng chung Châu Âu.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-893071-galleryV9-ollw.jpg





Lên đường: các chiếc buýt chở người tị nạn mệt mỏi từ nhà ga Budapest đến biên giới Áo

http://cdn2.spiegel.de/images/image-893075-galleryV9-wxpt.jpg






Hân hoan: Hi vọng có một cuộc sống mới tốt hơn ở Châu Âu đã nhen nhúm khi xe buýt lăn bánh

http://cdn4.spiegel.de/images/image-893077-galleryV9-tpif.jpg



(* hình ảnh và lời bình: Spiegel Online (http://www.spiegel.de/fotostrecke/fotos-fluechtlinge-am-bahnhof-budapest-fotostrecke-129818-10.html))

Triển
09-06-2015, 12:27 AM
Việc thu nhận người tị nạn tạo ra tranh cãi trong liên minh cầm quyền

http://bilder3.n-tv.de/img/incoming/origs15873806/826273608-w1000-h960/61297299.jpg
(Foto: picture alliance / dpa)

Quyết định của bà Angela Merkel đảng cầm quyền CDU thu nhận những người tị nạn bị kẹt tại Hung Gia Lợi (Hungary), đã phải nhận nhiều chỉ trích nặng nề từ đảng liên minh CSU. Tổng thư ký Andreas Scheuer đảng CSU nói rằng việc cấp phép nhập cảnh chỉ qua vài cú điện thoại là một "quyết định sai lầm". Nhiều thành viên hội đồng liên bang đã cảnh giác trước tình trạng "gia tăng sức hút".

Theo đó đảng CSU muốn mang quyết định của bà thủ tướng Đức ra làm đề tài trong buổi họp liên minh chiều Chủ Nhật hôm nay ở Bá Linh. Ông Scheuer nhấn mạnh với tờ "Bild am Sonntag" rằng không thể tiếp diễn như vậy nữa. Ông nói, dòng người tị nạn hàng loạt tràn vào nước Đức phải được giới hạn lại.

Đảng CSU yêu cầu Hội Đồng Châu Âu phải thương thuyết với nhau. Ông tổng thư ký đảng CSU cho biết, "muộn nhất là bây giờ mọi người chức sắc trong Cộng Đồng Chung Châu Âu phải thức tỉnh. Nếu bây giờ Châu Âu không hành động thì chờ đến bao giờ nữa?", "Nước Đức không thể đơn phương giải quyết sự di dân ồ ạt hiện nay".

Bộ trưởng nội vụ tiểu bang Bayern Joachim Herrmann đã chỉ trích quyết định thu nhận người tị nạn bị kẹt tại Hung Gia Lợi không có bàn thảo với các chính phủ tiểu bang. Lúc viếng thăm đồn cảnh sát ở thành phố Passau ông chính trị gia đảng CSU cho biết, rằng quyết định này là "một tín hiệu hoàn toàn sai lầm trong nội bộ Châu Âu", và sự việc này phải được sửa chữa.

Bà thủ tướng được ủng hộ

Ngược lại bà thủ tướng Merkel lại được nhận sự ủng hộ bên đảng đối lập SPD. Tổng thư ký đảng SPD, bà Yasmin Fahimi nói với tờ "Bild am Sonntag", "Quyết định của chính phủ liên bang tong trường hợp ngoại lệ nhân đạo này là quyết định đúng đắn duy nhất. Chúng ta phải gửi ra một tín hiệu mạnh mẽ về lòng nhân đạo - để chứng minh rằng trong tình hình khó khăn này Châu Âu vẫn đặt nặng chân giá trị. Lối cư xử của Hung Gia Lợi không thể chấp nhận được".

Quyết định cho nhập cảnh được bà thủ tướng Đức Merkel và ông thủ tướng Áo Werner Faymann thỏa thuận trong đêm thứ Sáu sang ngày thứ Bảy. Sau khi Đức chấp thuận cho nhập cảnh đã có gần 7000 người tị nạn từ Hung Gia Lợi đặt chân lên Đức. Bà Merkel lẫn ông thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban đều nhấn mạnh việc tổ chức đưa người tị nạn từ nhà ga Budapest tiếp tục đến biên giới là trường hợp ngoại lệ.


(dịch từ nguồn: "Flüchtlingsaufnahme sorgt für Koalitionsstreit (http://www.n-tv.de/politik/Fluechtlingsaufnahme-sorgt-fuer-Koalitionsstreit-article15873786.html)" - n-tv.de)

Triển
09-08-2015, 10:48 AM
Người tị nạn ở thành phố Erfurt:
Giúp đỡ chạy như ngựa


Gesa Mayr tường thuật tại Erfurt

http://cdn3.spiegel.de/images/image-893852-galleryV9-csge.jpg
Người tị nạn đang ở tại hội trường triển lãm của thành phố Erfurt: tìm cho nhanh chóng có được nơi cư ngụ thích hợp càng ngày càng khó

Một bên là những người đã mất tất cả, một bên là những người có tất cả: Hàng trăm người ở Erfurt quyên góp cho người tị nạn đang ở tạm tại hội trường triển lãm. Sự tận tình giúp đỡ vô cùng mãnh liệt.

Sáng hôm nay trời Erfurt se lạnh nhưng cái lạnh này không thấm thía gì với sự lãnh đạm mà họ đã nhận được ở Hung Gia Lợi (Hungary). Có khoảng 150 người tị nạn từ Syria, A Phú Hãn, Albania và Iran đã được đưa bàng xe buýt trong đêm từ Munich đến đây, thủ phủ của tiểu bang Thuringia. Phụ nữ thì khoác áo măng tô mùa Đông, thanh niên và trẻ con thì mặc quần ngắn chân mang giày thể thao. Các cô thông dịch viên tường thuật lại sự kinh khủng ở Hung Gia Lợi. Họ đã thấy cảnh sát ở đó đánh đập luôn người già cả khi ở nhà ga.

Họ đứng túm rụm dáo dác giữa hội trường triển lãm vĩ đại uống cà phê. Họ đang đợi trung chuyển để rời khỏi cái hội trường này, bỏ lại sau lưng cuộc hành trình trốn chạy của mình.

Nhiều người không biết họ đang ở đâu. Thuringia là đâu vậy? Erfurt là gì vậy? Họ chưa từng nghe nơi này. Nhiều người bị hoãng loạn và muốn được đi tiếp đến chỗ gia đình họ đã đến Chemnitz hoặc là Braunschweig. Họ sợ bị kẹt lại trong cái hội trường này. Cô thông dịch viên Nursel Öztürk-Burhenne cố gắng trấn an những người tị nạn rằng anh chị em đang ở đây an toàn lắm. Cô này nói tiếng Kurdish, vài người tị nạn khác dịch tiếp sang tiếng Ả Rập cho những người còn lại. Cô giải thích rằng trước hết tất cả mọi người phải được bác sĩ khám sức khỏe rồi mới đi ghi danh. Sau đó sẽ có giường ngủ, quần áo và nghỉ ngơi.

Đến trưa tất cả các xe buýt từ Munich sẽ đến dần dần. Có lẽ thêm 400 người, 600 người hay nhiều hơn nữa. Không ai biết rõ ràng là bao nhiêu. Con số người tị nạn sắp đến thay đổi từng giờ. Trong hội trường này đã sắp sẵn 1500 giường. Ông Ralf Anold, trông coi phần kỹ thuật của khu triển lãm cho biết, "Chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho mọi tình huống". Sáng sớm thứ Hai lúc được biết có lẽ sẽ có người tị nạn đến là họ đã nhanh chóng tổ chức ngay. Hai hội trường được sắp xếp ngay. Khung cảnh ở đây trông giống y hệt như các nơi tạm dung khẩn cấp: hàng rào kim loại được mang ra ngăn các dãy giường gấp lại thành từng hàng. Arnold nói, "Chúng tôi đã sắp xếp chỗ này với vận tốc như ngựa phi nước đại với sự hỗ trợ của Hội Từ thiện kỹ thuật và Hội Hồng Thập Tự của Đức".

Cứ vài phút là có người đến quyên góp

Nhiều thành phố đã phải quyền biến chuyển dần ra các hội trường triển lãm, bất kể là ở Munich, Leipzig hay là Hamburg. Hiện tại càng lúc càng khó tìm ra nơi tạm dung cho người tị nạn trong một thời gian ngắn. Chỉ trong ngày thứ Hai đã có thêm 5000 người tị nạn đến, chuyển bớt sang tiểu bang Thuringia là điều chắc chắn rồi. Cơ sở thu nhận đầu tiên như ở thành phố Eisenberg đã quá tải, bên tổ chức đã có phần hỗn loạn. Ông Klaus Bär của sở Quản trị trật tự tiểu bang cho hay, "Chúng tôi không ngừng tìm kiếm các nơi cư trú dã chiến".

Trong Hạ nghị viện của tiểu bang Thuringia, 12 giờ đồng hồ trước khi chuyến xe buýt đầu tiên chở người tị nạn đến, các phòng ốc của các nghị viên đảng Linke đã chất đống nào tã em bé, bánh mì, nước uống, kẹo bánh, trái cây, quần áo và đồ chơi trẻ con. Người dân, đa số là thanh niên ùn ùn mang hàng hóa lại quyên góp liên tiếp từng phút. Họ chở lại các kiện hàng vĩ đại và các túi xách đầy ấp vật dụng mà có thể người tị nạn cần dùng. Đến chiều thứ Hai là đầy hết chỗ. Trong hạ viện mọi người giúp đỡ nhau phân loại cả núi hàng hóa quyên góp không phân biệt đảng phái. Một cô đồng sự ngồi gọi điện thoại hàng giờ đồng hồ. Chị này phối kiểm xem thứ gì cần thiết còn thiếu. Nước uống thì cần, nhưng mà trái cây chua hoặc là thịt heo thì không cần.

Cô Katharina König không tưởng tượng được người ta quyên góp nhiều hàng hóa và nhanh chóng đến vậy. Cô là phát ngôn viên cho ban Chống phát-xít của đảng Linke trong Hạ viện. Hôm thứ Bảy cô đã điều hợp quyên góp ở Saalfeld rồi và rất hâm mộ sự hưởng ứng của người dân. Rồi bây giờ cô tiếp đón cả trăm người đến giúp đỡ quyên góp ở đây. "Cứ tự nhiên vào đây, các bạn mang đến gì vậy?", cô hỏi hai người phụ nữ đang cầm 2 cái túi quần áo lớn và đang đứng nhìn dáo dác ở lối ra vào.

Cô phải dọn một cái góc mới cho hàng hóa thuộc loại giải trí cho người lớn. König để cây đàn ghi-ta xuống, ai đó còn đem lại mấy bộ bài để chơi nữa và không biết có ai cần không. Cô König nói, "Giỡn chơi không hà, hàng này xịn à nha."

http://www.spiegel.de/images/image-893806-galleryV9-woim.jpg
Robert 36, thương nhân và Franziska 33, nhân viên kiểm toán

Robert và Franziska đang làm việc thì nghe vụ kêu gọi quyên góp cho người tị nạn. "Tôi gọi cho Robert là anh ta bỏ cây viết xuống ngay". Sau đó ho. lái xe đến Hạ viện chở đầy ấp những đồ. Đặc biệt là quần áo mùa Đông, rồi Trà và Sô-cô-la. Họ cũng mang theo một cái máy nấu nước nhanh và một cái máy cà-phê. Thực ra họ còn muốn mang theo nhiều nữa nhưng mà xách theo không nổi nữa.


http://www.spiegel.de/images/image-893787-galleryV9-uowm.jpg
Svenja 28 học ngành văn khoa, Janis 23 học sư phạm và Florian 28 học văn khoa

Cả ba sinh viên nghe chuyện người tị nạn qua Facebook. Hiện tại đang nghỉ lục cá nguyệt nên họ chạy ngay đến tiệm tạp hóa. Hầu hết họ mua các món hàng cho vệ sinh thân thể như dầu gội đầu, savon tắm, bàn chải đánh răng, băng vệ sinh, dầu thoa da cho trẻ con và giấy thấm lau vệ sinh. Cho trẻ con họ còn mua một chút ít đồ chơi như viết, giấy vẽ, các ống thổi bong bóng. Hiện tại họ đang suy nghĩ xem kế đến sẽ làm gì.


http://www.spiegel.de/images/image-893788-galleryV9-nmbv.jpg
Andrea, 38 quản trị công ty, Claudia 38, chuyên gia sư phạm xã hội học và Malik 8 tuổi học sinh

Claudia nói, "chúng tôi nổi hết da gà luôn", "Một chương trình hay quá, quá nhiều người quyên góp giúp đỡ". Họ biết được vụ quyên góp qua báo chí địa phương nhưng không nghĩ là vụ quyên góp này được hưởng ứng lớn như vậy. Malik đếm họ đã mua những thứ gì trong siêu thị. Nào là savon, bàn chải đánh răng, thức ăn bột cho trẻ con, bánh mì và kẹo bánh. Ngoài ra họ quyên thêm mấy cái khăn choàng và xách tay không dùng nữa. Mấy ngày tới họ sẽ gọi lại cho hotline dành riêng cho người thiện nguyện xem họ có thể giúp được gì nữa. Claudia, chuyên gia sư phạm xã hội học đang học thêm lớp huấn nghiệp ở hội đồng giúp đỡ người tị nạn ở tiểu bang Thuringia. Cô nói, "đề tài này đối với tôi quan trọng".

http://www.spiegel.de/images/image-893789-galleryV9-ghhc.jpg
Philipp 28 đang học cao học và René 26 đang học ngành điều trị tâm bệnh cho thanh niên và nhi đồng

Lúc trưa nay Phillipp có đọc được về chương trình quyên góp này trong Twitter, có nhiều người siêng năng cất công ngồi chia sẻ và phát tán vụ kêu gọi quyên góp này. Anh ta mới cho René biết và nói giờ còn tới được không? Họ quyết định đến phụ thu xếp và phân chia hàng hóa. Sau đó họ đứng phát quần áo, đồ chơi và kẹo bánh cho trẻ con.


http://www.spiegel.de/images/image-893783-galleryV9-ogth.jpg
Lars, 26, kỹ sư

Lars nghe vụ quyên góp lúc 19 giờ, lúc 19 giờ 41 anh đã giao một thùng đồ trẻ sơ sinh ở hạ viện. Thùng hàng cho người tị nạn anh và bạn gái đã chuẩn bị từ lâu, trong đó họ mua sẵn đồ cho trẻ sơ sinh đến 1 tuổi. Tuy nhiên họ không biết rõ cho lắm là phải đưa thùng hàng này ở chỗ nào. Cho đến bây giờ là xong xuôi. Lars nói, "Bây giờ chúng tôi có thể giúp đỡ dễ dàng hơn rồi".
....

(*** dịch lại theo "Flüchtlinge in Erfurt: Hilfe im Galopp" (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/erfurt-spendenaktion-fuer-fluechtlinge-a-1051905.html))

hoài vọng
09-08-2015, 06:59 PM
Vấn đề dân tỵ nạn chỉ xẩy ra ở những nước có chính thể độc tài nên chẳng có ai muốn đến VN tỵ nạn cả .

Triển
09-08-2015, 11:35 PM
Vấn đề dân tỵ nạn chỉ xẩy ra ở những nước có chính thể độc tài nên chẳng có ai muốn đến VN tỵ nạn cả .

Dạ, người Việt chạy sang Cam Bốt xin tị nạn:

"..
Từ tháng 10 năm ngoái, hàng chục tín đồ Ki-tô giáo người Thượng,
một dân tộc thiểu số ở vùng Tây nguyên Việt Nam, đã bỏ trốn sang
Cam Bốt vì bị ngược đãi tôn giáo.
...."

http://i.imgur.com/NrNUbzn.png

(nguồn: www.phnompenhpost.com/national/un-montagnard-talks)








...và mới hồi tháng Tư năm nay (2015) có 46 người Việt vượt biển sang Úc.

".....
Một nhóm 46 người tị nạn đã bị hải quân gửi trả về Việt Nam,
và Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết, những người này
đã được qua quá trình thẩm định luôn ngoài khơi rồi.
...."

http://i.imgur.com/lIQyVuX.png

(nguồn: www.abc.net.au/news/2015-04-21/vietnam-asylum-seekers-returned-australian-navy-screened-at-sea/6407848)





Như vậy là Việt Nam cũng nhận người tị nạn đó Lính Đại Ca, tuy nhiên nhận
lại người của mình và còn đươc cho tiền nữa. Nhà cầm quyền Việt Nam sung
sướng ghê không?

Triển
09-09-2015, 12:18 AM
Một phóng viên đài TV RTL của Đức đã quay lại được đoạn phim một nữ nhân đồng sự làm cho đài truyền hình N1TV của Hung Gia Lợi.

Một người đàn ông Syria bồng trên tay một đứa bé ở biên giới Hung Gia Lợi - Serbia đã bỏ chạy, các viên cảnh sát Serbia chỉ hụ hợ giữ lại, người đàn ông này cũng như bao người tị nạn khác vì vậy mà chạy thoát được nhưng hỡi ôi, vừa chạy được vài bước thì bị một nữ nhân quay phim cho đài truyền hình N1TV của Hung Gia Lợi dùng chân của mình cản khiến người đàn ông kia ôm đứa bé bị vấp ngã. Rồi đoạn khác mụ này lại còn đạp các đứa trẻ trong lúc chúng tháo chạy nữa. Thử hỏi mụ này có quyền gì được đạp ké người ta. Tôi chợt nhớ lại hình ảnh thằng công an chìm Việt Nam từng hung tợn đạp người biểu tình khi bị nằm lên xe buýt. Tại sao trên đời có những người độc ác như vầy nhỉ?

Mụ này bị đuổi việc cũng còn chưa đủ!


https://www.youtube.com/watch?v=C55HKEtJChI

Triển
09-09-2015, 12:20 AM
Refugee Crisis: What's The World's Responsibility?


https://www.youtube.com/watch?v=KX0Db8L6Jso

Triển
09-09-2015, 06:11 AM
Để chứng minh sự đoàn kết quyết tâm giải quyết vấn đề tị nạn, Pháp đã chia sẻ với Đức gánh nặng người tị nạn từ Trung Đông.
Hôm nay đã có 200 người tị nạn được chở bằng xe buýt từ Munich đến Paris.Trong 3 ngày Munich sẽ chuyển giao cho Paris 1000 người xin tị nạn

Đây là bước đầu của Pháp trong dự tính thu nhận 24 ngàn người tị nạn trong vòng 2 năm.

http://i.imgur.com/kJ3rUVS.png

(theo www.thelocal.fr/20150909/first-200-refugees-set-to-arrive-in-france)









Úc tuyên bố nhận 12 ngàn người tị nạn theo thỏa thuận cho năm 2015 và tiếp tục dội bom IS


http://i.imgur.com/OrshlRQ.png

(theo www.bbc.com/news/world-australia-34171024?OCID=fbasia&ocid=socialflow_facebook)









Đội banh Real Madrid (Tây Ban Nha) theo chân đội Bayern Munich (Đức) và Celtic Glasgow (Scotland)
cũng quyên 1 triệu cho người tị nạn từ Trung Đông. Theo mình thì mấy đội này nên quyên hết số tiền lấy được sau khi lọt vào vòng 8 đội giỏi của giải Champions League 2015 / 2016. Như vậy sẽ nhiều tiền hơn. Mấy đội banh này hơi rít nha ... :)

http://i.imgur.com/mkq4xQ2.png

(theo www.caughtoffside.com/2015/09/05/refugee-crisis-real-madrid-join-bayern-munich-celtic-in-aiding-victims/ )

Triển
09-09-2015, 10:19 PM
Không phải ngẫu nhiên mà các cường quốc trên thế giới xét lại chính sách cho người tị nạn của nước mình. Dù sao các nước bị mệnh danh là "tư bản giãy chết" vẫn có sự nhân đạo cần thiết như tiếng tăm lâu nay khi nhìn thấy cục diện của khủng hoảng tị nạn, hình ảnh một đứa bé năm chết úp mặt xuống cát biển, một ông cha bồng con khóc mừng khi vào được bờ, sự nằm la liệt vô chừng ở nhà ga Hung Gia Lợi, việc tháo chạy chui qua hàng rào kẽm gai biên giới Hung Gia Lợi của nam phụ lão ấu những người tị nạn từ Trung Đông. Người ta không thể ngoảnh mặt làm ngơ.

Chỉ qua một đêm, ngoại trưởng Mỹ đã đệ trình kế hoạch cứu người lên tổng thống. The big brother will join it! Chính sách tị nạn của Mỹ là thu nhận 70 ngàn người xin tị nạn mỗi năm từ khắp nơi trên thế giới. Trước hết Kerry xin nâng lên thành 75 ngàn, ô cơ, thêm năm ngàn. Áp lực thu nhận này thiết nghĩ sẽ còn nâng lên nữa khi David Miliband của tổ chức International Rescue Committee đã kêu gọi Hoa Kỳ trước truyền hình nước Mỹ hãy ra tay giúp đỡ. Chúng ta chờ xem quyết định của chính phủ Obama. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho một sự việc rất quan trọng trên thế giới hiện nay.


http://i.imgur.com/skSjqaK.png

(theo Syrischer Bürgerkrieg: USA wollen Europa in der Flüchtlingskrise helfen (http://www.spiegel.de/politik/ausland/fluechtlinge-usa-wollen-europa-helfen-a-1052197.html))

Triển
09-09-2015, 11:16 PM
Refugee Crisis: What's The World's Responsibility?


https://www.youtube.com/watch?v=KX0Db8L6Jso

Nhìn quanh vẫn thấy có nhiều người cảm thông lắm như trang Facebook OpenHeartUS:

".....
Chúng tôi rất thán phục trước sự đồng cảm của người Mỹ trong phong trào đón chào người tị nạn Syrian nhiều hơn nữa vào nước Mỹ. Chúng tôi muốn lưu ý các Bạn rằng, những người bạn Syria ở bên kia hiện đang mắc kẹt tại Syria, hoặc đang phải tranh đấu trong các trại tị nạn hoắc ở các nơi thu nhận quá tải trên đất Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, đang nhận các thông điệp của các Bạn và đã nhắn gửi chúng tôi. Họ nói rằng,"Ôi, người Mỹ không chỉ xem chúng ta là khủng bố, họ đang đón chào chúng ta nữa, xin cảm ơn nước Mỹ nhiều lắm". Đó là nước Mỹ chúng ta muốn giới thiệu đến khắp nơi thế giới, xây cầu, làm đường và dang rộng cánh tay ủng hộ các gia đình đang bị kẹt giữa cuộc chiến mỗi ngày.
...."

http://i.imgur.com/2HVrvsg.png

(theo www.facebook.com/hashtag/openheartsus?source=feed_text&story_id=1491268831193312)

Triển
09-10-2015, 04:42 AM
Britain's response to the refugee crisis in numbers


https://www.youtube.com/watch?v=lDd45T98FCs

Triển
09-10-2015, 05:09 AM
We Walk Together: a Syrian refugee family’s journey to the heart of Europe


https://www.youtube.com/watch?v=ubGhzVdnhQw

Triển
09-10-2015, 08:15 AM
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Juncker muốn chia 160 ngàn người tị nạn
hiện đang lây lất ở Hung Gia Lợi, Ý và Hy Lạp đến các nước EU sao
cho đều theo dân số và sự thịnh vượng. Nước nào không hưởng ứng
sẽ có biện pháp áp chế, tuy nhiên vụ này đã nói từ trước, đến nay là
lúc nóng bỏng thực thụ vẫn hồn ai nấy giữ, nhà ai nấy mát, cơm ai nấy
ăn.

Mùa Thu đang đến gần và số người tị nạn ở các nơi kể trên phải giải quyết
nhanh chóng nếu không thảm kịch sẽ xảy ra.

Đó là lời đề nghị lẫn đe dọa của Juncker, tuy nhiên quyết định ra sao phải chờ
sang thứ Hai tuần sau, khi các ông ngoại trưởng và bộ trưởng bộ nội vụ các
quốc gia Châu Âu họp "hành".

Dưới đây là một số biểu đồ và chỉ số tương đối rõ ràng để đối chiếu của tờ New York
Times tính toán ra:




http://i.imgur.com/y0AxrBo.png


http://i.imgur.com/qOdcw36.png


http://i.imgur.com/XvQFPUK.png

(nguồn hình: www.nytimes.com/interactive/2015/09/04/world/europe/europe-refugee-distribution.html )

Triển
09-10-2015, 08:56 AM
Một phóng viên đài TV RTL của Đức đã quay lại được đoạn phim một nữ nhân đồng sự làm cho đài truyền hình N1TV của Hung Gia Lợi.

Một người đàn ông Syria bồng trên tay một đứa bé ở biên giới Hung Gia Lợi - Serbia đã bỏ chạy, các viên cảnh sát Serbia chỉ hụ hợ giữ lại, người đàn ông này cũng như bao người tị nạn khác vì vậy mà chạy thoát được nhưng hỡi ôi, vừa chạy được vài bước thì bị một nữ nhân quay phim cho đài truyền hình N1TV của Hung Gia Lợi dùng chân của mình cản khiến người đàn ông kia ôm đứa bé bị vấp ngã. Rồi đoạn khác mụ này lại còn đạp các đứa trẻ trong lúc chúng tháo chạy nữa. Thử hỏi mụ này có quyền gì được đạp ké người ta. Tôi chợt nhớ lại hình ảnh thằng công an chìm Việt Nam từng hung tợn đạp người biểu tình khi bị nằm lên xe buýt. Tại sao trên đời có những người độc ác như vầy nhỉ?

Mụ này bị đuổi việc cũng còn chưa đủ!


https://www.youtube.com/watch?v=C55HKEtJChI



Theo tờ Spiegel Online đi tin từ thông tấn xã MTI, nội vụ mụ Mai Siêu Phong này đã có hậu xét. Các chính trị gia của 2 đảng Liên Minh Dân Chủ và Đối Thoại Cho Hung Gia Lợi đệ đơn tố giác bà này. Công tố viện Hung Gia Lợi bắt đầu điều tra. Bên tố cáo cho biết hiện chỉ nghi vấn bà này nổi khùng mà thôi, tuy nhiên có thể khi tiến hành điều tra kết quả sẽ trở thành cố gây thương tích cho trẻ con là trọng tội và Mai Siêu Phong sẽ đối diện với án 5 năm tù giam.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-894371-videopanoplayer-uqjh.jpg

(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/ungarn-staatsanwaltschaft-ermittelt-gegen-kamerafrau-a-1052346.html))

Triển
09-10-2015, 10:58 AM
Không phải ngẫu nhiên mà các cường quốc trên thế giới xét lại chính sách cho người tị nạn của nước mình. Dù sao các nước bị mệnh danh là "tư bản giãy chết" vẫn có sự nhân đạo cần thiết như tiếng tăm lâu nay khi nhìn thấy cục diện của khủng hoảng tị nạn, hình ảnh một đứa bé năm chết úp mặt xuống cát biển, một ông cha bồng con khóc mừng khi vào được bờ, sự nằm la liệt vô chừng ở nhà ga Hung Gia Lợi, việc tháo chạy chui qua hàng rào kẽm gai biên giới Hung Gia Lợi của nam phụ lão ấu những người tị nạn từ Trung Đông. Người ta không thể ngoảnh mặt làm ngơ.

Chỉ qua một đêm, ngoại trưởng Mỹ đã đệ trình kế hoạch cứu người lên tổng thống. The big brother will join it! Chính sách tị nạn của Mỹ là thu nhận 70 ngàn người xin tị nạn mỗi năm từ khắp nơi trên thế giới. Trước hết Kerry xin nâng lên thành 75 ngàn, ô cơ, thêm năm ngàn. Áp lực thu nhận này thiết nghĩ sẽ còn nâng lên nữa khi David Miliband của tổ chức International Rescue Committee đã kêu gọi Hoa Kỳ trước truyền hình nước Mỹ hãy ra tay giúp đỡ. Chúng ta chờ xem quyết định của chính phủ Obama. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho một sự việc rất quan trọng trên thế giới hiện nay.


http://i.imgur.com/skSjqaK.png

(theo Syrischer Bürgerkrieg: USA wollen Europa in der Flüchtlingskrise helfen (http://www.spiegel.de/politik/ausland/fluechtlinge-usa-wollen-europa-helfen-a-1052197.html))







Tin mới, Mỹ sẽ nhận 10 ngàn người tị nạn từ Syria (tính cho năm sau - bắt đầu là tháng 10):




http://i.imgur.com/SC86iFu.png

(nguồn: http://sputniknews.com/us/20150910/1026843318.html)

Triển
09-10-2015, 10:08 PM
Ngoài Đức, Thụy Điển là chọn lựa số 1, về miền đất hứa!

Sau khi đến được Đức, một số người tị nạn Trung Đông đi tiếp sang Thụy Điển. Chuyến xe lửa đầu tiên từ Đức đi Thụy Điển xuyên qua Đan Mạch đã bị cảnh sát Đan Mạch giữ lại do xích mích giữa hai nước Bắc Âu. Thụy Điển nhận người tị nạn, nhưng không nhận người tị nạn xuyên qua Đan Mạch, với lý do công ước Dublin III. Nghĩa là Đan Mạch cũng thuộc vào quốc gia phải nhận người tị nạn chứ không được thuận nước đẩy thuyền.
Đan Mạch lủng củng nôi bộ khi được ký giả săn tin, cảnh sát sở tại né tránh cho chính phủ Đan Mạch nêu lý do xe lửa không được đi là do phía Thụy Điển không nhận. Và quyết định này là của cảnh sát quyền biến chứ không do lệnh của của chính phủ. Nội vụ lùm xùm hôm qua, rốt cuộc chuyến xe lửa có khoảng 2 trăm người tị nạn Syria đã được tiếp tục đi sang Thụy Điển, nhưng Đan Mạch đóng cửa với Đức. Giao thông đường sắt giữa Flensburg (Đức) và Sonderborg (Đan Mạch) bị phong tỏa.

Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Juncker đã trình bày trước quốc hội Châu Âu hôm qua với câu nói rồi: Quý vị nghĩ xem, nếu là vì con cái của quý vị thì không có rào cản nào, không có biên giới nào có thể ngăn bước quý vị được. Và như thế những người tị nạn Syria đến sau, lập tức thay đổi lộ trình, họ đi phà trực tiếp từ biển Đông Bắc của Đức ở Rostock sang Thụy Điển, không đi đường bộ xuyên qua Đan Mạch nữa.

Lý do nào khiến người Syria không dừng lại Đức, không dừng lại Đan Mạch mà đi tiếp đến Thụy Điển? Các trung tâm thu nhận người tị nạn ở Đức hiện quá tải, chỉ trong tuần qua, Đức đã nhận hơn 40 ngàn người qua cửa ngõ Hung Gia Lợi - Áo - Munich. Người ta đến được Đức nhưng vẫn còn vật vã chờ đợi ghi danh rồi mới nộp đơn. Đa số đã dừng chân, nhưng còn một số người tiếp tục đi sang Thụy Điển vì chế độ an sinh xã hội Thụy Điển rất cao. Sự chăm sóc trẻ con và bà mẹ ở Thụy Điển còn tốt đẹp hơn Đức cả chục lần. Đan Mạch thì có một chính sách tị nạn cứng rắn. Không cởi mở. Dân Đan Mạch có nét giống dân Thụy Sĩ về suy nghĩ quốc gia. Không muốn thêm phiền phức thu nhận người tị nạn. Tất cả người tị nạn từ Trung Đông biết rõ ràng quốc gia nào, chính sách ra sao qua tin tức trên các mạng xã hội. Cho nên họ tùy theo túi tiền, sức khỏe và có sự chọn lựa hành trình cho riêng mình.

Hình ảnh người tị nạn Syria lên phà từ Kiel và Rostock đi thẳng đến Thụy Điển, về miền đất hứa!

http://cdn4.spiegel.de/images/image-895113-galleryV9-wanp.jpg


http://i.imgur.com/ZdHxg2G.png


(tóm tắt theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/bild-1052398-895113.html))

Triển
09-10-2015, 10:39 PM
Một phóng viên đài TV RTL của Đức đã quay lại được đoạn phim một nữ nhân đồng sự làm cho đài truyền hình N1TV của Hung Gia Lợi.

Một người đàn ông Syria bồng trên tay một đứa bé ở biên giới Hung Gia Lợi - Serbia đã bỏ chạy, các viên cảnh sát Serbia chỉ hụ hợ giữ lại, người đàn ông này cũng như bao người tị nạn khác vì vậy mà chạy thoát được nhưng hỡi ôi, vừa chạy được vài bước thì bị một nữ nhân quay phim cho đài truyền hình N1TV của Hung Gia Lợi dùng chân của mình cản khiến người đàn ông kia ôm đứa bé bị vấp ngã. Rồi đoạn khác mụ này lại còn đạp các đứa trẻ trong lúc chúng tháo chạy nữa. Thử hỏi mụ này có quyền gì được đạp ké người ta. Tôi chợt nhớ lại hình ảnh thằng công an chìm Việt Nam từng hung tợn đạp người biểu tình khi bị nằm lên xe buýt. Tại sao trên đời có những người độc ác như vầy nhỉ?

Mụ này bị đuổi việc cũng còn chưa đủ!


https://www.youtube.com/watch?v=C55HKEtJChI



Theo tờ Spiegel Online đi tin từ thông tấn xã MTI, nội vụ mụ Mai Siêu Phong này đã có hậu xét. Các chính trị gia của 2 đảng Liên Minh Dân Chủ và Đối Thoại Cho Hung Gia Lợi đệ đơn tố giác bà này. Công tố viện Hung Gia Lợi bắt đầu điều tra. Bên tố cáo cho biết hiện chỉ nghi vấn bà này nổi khùng mà thôi, tuy nhiên có thể khi tiến hành điều tra kết quả sẽ trở thành cố gây thương tích cho trẻ con là trọng tội và Mai Siêu Phong sẽ đối diện với án 5 năm tù giam.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-894371-videopanoplayer-uqjh.jpg

(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/ungarn-staatsanwaltschaft-ermittelt-gegen-kamerafrau-a-1052346.html))







Sau 2 ngày, nữ cầu thủ đốn giò (cựu phó nhòm) Petra L. đã lên tiếng hối hận. Tuy nhiên bà này cố thanh minh thanh nga cho việc tung cước không lưu tình của mình trên tờ báo cực hữu bảo thủ "Magyar Nemzet" như sau:


"Máy quay phim đang chạy, cả trăm người vượt qua được hàng rào cảnh sát rồi có một người trong đám họ chạy tới trước tôi, tôi sợ quá nên bị đứt bóng. Tôi chỉ nghĩ là tôi bị tấn công nên phải tự vệ. Trong khung cảnh hỗn loạn làm rất khó suy nghĩ chính chắn mà".

Bà hậu vệ đốn giò này thú nhận sai lầm nhưng cũng ăn nói khá rõ ràng:


"Tôi không phải là con đàn bà quay phim vô tâm, kỳ thị chủng tộc và đá trẻ con. Tôi không xứng đáng được nhận lấy sự đuổi bắt chính trị, miệt thị và bị dọa giết".

Đoạn bà hậu vệ xuống nước nhỏ viết tiếp:


"Tôi chỉ đơn giản là một người đàn bà bị thất nghiệp có đám con nhỏ và đã có một quyết định sai lầm trong khoảnh khắc mà thôi. Tôi thực sự hối hận."


(tóm tắt theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/ungarn-kamerafrau-bittet-um-entschuldigung-fuer-tritte-gegen-fluechtlinge-a-1052400.html))



-- chú thích: "nữ cầu thủ đốn giò" là chữ của 5 Triển, không phải chữ của Spiegel Online. Sở dĩ gọi như vậy vì chiêu thức của người đàn bà này đá vào ống quyển đứa bé gái kia quá tàn độc thường thấy trên cầu trường. Nữ cầu thủ này không chỉ phang ống quyển đứa bé gái, mà còn ngáng giò người cha đang ôm con chạy. Chiêu thức tung cước hiểm độc rất gọn gàng và chính xác như vậy trên thực tế có sự luyện tập chuyên nghiệp trong giới cầu thủ hàng hậu vệ.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-894647-galleryV9-mlix.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-894371-videopanoplayer-uqjh.jpg

Triển
09-11-2015, 02:20 AM
Trẻ tị nạn đi học: nắm bắt, buông trôi

Heike Klovert thực hiện


http://cdn4.spiegel.de/images/image-885123-galleryV9-whoo.jpg
Lớp tiếp liên ở Stuttgart: Sắp đủ sức vào lớp học bình thường

Trẻ con tị nạn có quyền đi học. Tuy nhiên thông thường không dễ dẫn nhập các đứa trẻ này vào lớp học. Hai cô giáo thuật lại điều gì tốt, điều gì khó.


Trong đầu bọn trẻ tràn đầy hình ảnh tàn nhẫn của sự bạo động và trốn chạy và các câu hỏi: Em đang ở đâu đây? Rồi em sẽ ra sao?

Có nhiều em không biết đọc biết viết. Hoặc là biết đọc viết nhưng không phải mẫu tự La-Tinh. Rồi bây giờ các em phải đến trường trong một quốc gia xa lạ này hoàn toàn không biết ngôn ngữ của người ta. Dẫn nhập các trẻ em tị nạn vào học đường là một thử thách cho cả đôi bên.

Có nhiều trường học đã có sự chuẩn bị đối với học sinh ngoại quốc như là các lớp tiếp liên (chuẩn bị) hoặc là các lớp học ngôn ngữ khi thì là của riêng trường đó, khi thì là các lớp phối hợp liên trường. Có nhiều trường có truyền thống nhận học sinh tị nạn từ lâu rồi.

Nhưng cũng ở những trường có sự dẫn nhập hoạt động suông sẻ này các giáo sư, hiệu trưởng và sở giáo dục đã gặp phải giới hạn của họ, do con số người tị nạn đến Đức trong những tháng ngày gần đây đã lên mức cao nhất. Ông chủ tịch nghiệp đoàn giáo dục GEW Marlies Tepe vì vậy đã yêu cầu: "Các tiểu bang phải gấp rút cho thầy cô giáo tu nghiệp để dạy thêm môn Đức văn là sinh ngữ hai và huấn luyện về giáo dục đa văn hóa."
Trẻ con tị nạn theo luật chung có quyền đi học trên tất cả các tiểu bang nước Đức. Thông thường các sở giáo dục các tiểu bang phân phối trẻ con xuống các trường học khi chúng dọn ra khỏi nơi tạm cư khẩn cấp và được dọn về cư ngụ tại cộng đồng địa phương.

Dưới đây hai cô giáo sẽ kể về những gì sẽ xảy ra sau đó các trường hợp xấu và tốt.

*** Cô giáo Ulrike Lindzus, 59 tuổi, điều hợp lớp tiếp liên gần 15 năm trời tại trường trung học cấp yếu (tới lớp 9) Scharnhorst ở Dortmund.

http://cdn3.spiegel.de/images/image-892292-thumbsmall-kwkm.jpg

"Những ngày đầu thì cả thầy lẫn trò chúng tôi đều mệt mỏi. Bọn trẻ có hiểu chữ tiếng Đức nào đâu, có đứa trông có vẻ sợ hãi, đa số rụt rè. Có một nữ sinh từ Syria quá căng thẳng đến độ cứ chùi mũi hoài dù không có bị cảm. Lúc các đứa trẻ dần dà học cách trao đổi rồi chúng tôi mới từ từ hiểu được các cháu đã trải qua những gì.

Các đứa trẻ mới tới sẽ vào lớp tiếp liên và được học hai năm liền chuẩn bị vào lớp học bình thường. Có ba lớp tiếp liên tổng cộng 54 học sinh cho niên khóa này cũng đã ghi danh hết chỗ rồi. Trong 3 năm gần đây trẻ con tị nạn và di cư đến trường chúng tôi tăng lên rõ rệt, đặc biệt là các cháu từ Syria, Ba Lan, Tây Ban Nha, Hy Lạp, và bây giờ có thêm các cháu từ Eritrea và Sri Lanka nữa.

Các đứa trẻ hiếu học lắm, chúng rất muốn học Đức ngữ vì ngôn ngữ cần thiết mà. Chúng tôi dạy các em môn Đức văn, Toán, Anh văn, Vật lý, Địa lý, Sinh vật, Nghệ thuật và Thể thao, nhưng hầu hết trong các môn học tựu trung chính là học tiếng Đức. Em nào hoàn toàn không biết chữ tiếng Đức nào thì vào lớp vỡ lòng bất kể lứa tuổi nào. Có nhiều em hoàn toàn không biết đọc và viết. Gần đây ở Dortmund đã có các lớp dạy riêng mẫu tự La-tinh cho các em này.

Điều quan trọng là phải chăm sóc các em thật chu đáo. Cứ nhét các em vào lớp học bình thường rồi phụ đạo thêm hai giờ trong một ngày là không đủ. Đặc biệt là cho các lớp tiếp liên, nếu được ban đầu nên có 2 giáo sư.

Trong các lớp học bình thường hiện tại chúng tôi đã có nhiều học sinh khắp nơi trên thế giới. Những em này ban đầu cũng học lớp tiếp liên, bây giờ hỗ trợ chúng tôi thông dịch nếu một học sinh mới và cha mẹ em đó hoàn toàn không biết tiếng Đức. Tuy nhiên giờ Thể thao thì các em lớp tiếp liên và lớp học bình thường đều học chung với nhau ngay từ đầu. Cũng có nhiều em vừa học lớp tiếp liên vừa vào ngồi dự thính các lớp học bình thường.

Các lớp tiếp liên đã có tại trường trung học cấp thấp (1) Scharnhorst gần 30 năm nay. Học sinh ngoại quốc làm cho trường học chúng tôi thêm phong phú. Rất nhiều học sinh hiếu học và học rất giỏi, vấn đề chỉ nằm ở ngoại ngữ mà thôi. Một cháu nữ sinh học xuất sắc nên cháu sắp được chuyển lên trường trung học cấp cao (3). Có vài em thì sau này sẽ chuyển sang trường trung học tổng hợp (2) rồi sau đó lên trường trung học cấp cao thi tú tài.

Thỉnh thoảng do sự khác biệt văn hóa mà xảy ra hiểu lầm. Như có lần trong một giờ học, chuông điện thoại cầm tay của một nữ sinh reo. Đồng nghiệp của tôi yêu cầu em này phải tắt điện thoại buổi sáng hôm đó đi vì điện thoại trong lớp học bị cấm mở. Nội quy trường học là như vậy. Nữ sinh này cự tuyệt và bắt đầu khóc lóc. Sau đó mới biết là thời điểm cầu kinh đã lập sẵn trong điện thoại. Cô bé nữ sinh sợ phạm tội nếu phải nộp điện thoại.

Đôi lúc cũng xảy ra vài chuyện bất thường trong cách cư xử với phụ huynh. Có lần một ông bác của một học sinh lúc tạm biệt không bắt tay tôi. Ông ây giải thích rằng đó không phải là vô phép mà trong văn hóa nước ông là hành động tỏ ra trân trọng phụ nữ. Sự trải nghiệm này cũng là một ví dụ cho việc trao đổi được với nhau sẽ tránh bớt thành kiến.

Nếu học sinh chưa quen biết nhau thỉnh thoảng cũng có vài căng thẳng. Một nữ sinh người Ma-rốc ban đầu bị các học sinh khác trong lớp tiếp liên mắng vì ăn mặc phóng khoáng quá do các học sinh này nhìn không quen. Tuy nhiên khi bọn trẻ gần gũi nhau hơn rồi thì không xảy ra các chuyện như vậy nữa. Sự thân thiết trong lớp tiếp liên tốt lắm, vì tất cả học sinh đều hiểu được cảm giác xa lạ."




*** Cô giáo Maria Schönau (tên đã thay đổi), 60 tuổi, dạy tại một trường tiểu học ở tiểu bang Rheinland-Pfalz, một làng nhỏ khoảng 20 ngàn dân.

"Trong niên khóa trước có một bé trai người Somalia ngồi học lớp 3 tôi dạy được 5 tháng. Em đã ở Đức được 1 năm và học lớp 3 lần thứ nhì. Ban giám học đã phân chia em theo tuổi như bình thường vào lớp. Em rất ham học nhưng không có căn bản của hai năm đầu, nghĩa là em không biết đọc và biết viết.

Mỗi tuần em được các đồng nghiệp của tôi thay nhau phụ đạo 3 giờ nhưng mà làm như vậy không đủ. Rồi nếu như thầy cô nào phải dạy thế đồng nghiệp vắng mặt là đứa bé không có giờ phụ đạo. Ngoài ra không có giáo án hợp nhất, đứa trẻ được học ở mỗi thầy cô một kiểu khác nhau. Sau một năm rưỡi học ở trường chúng tôi, em học sinh này có thể nhận dạng được đa số mặt chữ nhưng mà vẫn chưa biết đọc biết viết.

Em nam sinh này rất nhút nhát nhưng có một hôm bỗng nhiên em tuôn trào. Trong một giờ phụ đạo em tập các chữ như 'Anh em', 'Chị em', 'Mẹ'. Chúng tôi cùng nhau vẽ gia đình của em trong mặt trời lớn trên giấy: Ở giữa là em đứng, chung quanh là 9 chị em của em. Em bỗng ra điệu bộ và bập bẹ vài chữ kể rằng em đến Đức bằng máy bay. Một người chị của em đi bằng đường thủy nhưng tàu bị đắm.
Các bạn khác trong lớp cũng thích em nam sinh này và chơi đá banh với em trong giờ ra chơi. Tuy nhiên ở lớp 3 không thể song song dạy bên lề thêm một em vừa đọc vừa viết được. Khi học sư phạm làm thầy cô, chúng tôi học cách phải biết phân loại, nhưng khoảng cách đơn giản là quá lớn. Trong lớp chúng tôi cũng còn hai cháu người Syria nhưng lại theo kịp, do hồi còn ở Syria hai cháu này đã đi học, các cháu có thể đọc và viết. Ở nhà hai cháu đó còn được cha mẹ hỗ trợ, được như vậy rất bổ ích.

Tôi muốn cho bé trai người Somalia xuống học lại lớp 1 nhưng ban giám học không đồng ý. Rốt cuộc sang lục cá nguyệt thứ hai em được xuống lớp 2. Xuống lớp hai sẽ đỡ cho em hơn vì có thời gian tập đọc. Hiện nay em đã có tinh thần hơn và đã theo được kịp các giờ học trong lớp.
Có lẽ trường học ở thành phố lớn có nhiều điều kiện chuẩn bị hơn trường làng của chúng tôi chăng? Trường chúng tôi có ý tốt nhưng mà về mặt nhân sự thì đã khít khao lắm rồi. Nhưng tổ chức một lớp tiếp liên trong trường tôi thì có lẽ không hay lắm vì trường chúng tôi chỉ có 6 em tị nạn nhập học thôi. Nếu muốn làm lớp tiếp liên phải cần sự kết hợp tất cả các trường tiểu học trong vùng. Tôi hi vọng việc tổ chức lớp tiếp liên sẽ xảy ra, vì sau cùng thì người tị nạn sẽ vẫn còn đến Đức nhiều mà thôi".




(* dịch lại theo "Flüchtlinge im Unterricht: Aufgefangen, durchgehangen" (http://www.spiegel.de/schulspiegel/wie-lehrer-und-schulen-mit-fluechtlingen-umgehen-a-1049097.html))



--chú thích:
ở Đức có 3 loại trung học:

(1) Trung học cấp thấp, là Hauptschule. Học sinh loại trung học này học từ lớp 5 đến lớp 9 rồi ra học nghề.

(2) Trung học tổng hợp hoặc trung học thực thụ là Gesamtschule (các tiểu bang miền Bắc), hoặc là Realschule (các tiểu bang miền Nam). Loại trung học này, học sinh có trình độ khá hơn các học sinh học trung học loại 1. Cũng học từ lớp 5 nhưng học đến lớp 10. Và nếu được điểm ra trường tốt sẽ được phép xin vào học trung học cấp cao.

(3) Trung học cấp cao là trung học dành cho học sinh loại giỏi, là Gymnasium. Trung học này cũng học từ lớp 5 nhưng kéo dài đến khi thi tú tài.
Muốn nộp đơn xin vào trường trung học loại nào phải tùy thuộc vào điểm năm cuối của tiểu học tức là lớp 4 của hai môn Văn và Toán cũng như lời phê của hội đồng giáo sư tiểu học. Khi học sinh nhận được tờ giấy khuyên chuyển trường loại nào rồi thì phụ huynh mới dùng tờ giấy đó cùng thông tín bạ đi nộp đơn xin các trường trung học thích hợp. Nếu phụ huynh không đồng ý với kết quả chuyển trường có thể làm đơn cho đứa trẻ thi thử một lần nữa có sự giám định của giáo sư của sở giáo dục tiểu bang. Thông thường phụ huynh đồng ý với kết quả chuyển trường, còn đứa bé nếu học sai trường vì trình độ cao hơn hẳn trong lớp thì trường đó tự động giới thiệu lên trường trung học cho học sinh loại khá hơn.

Triển
09-11-2015, 10:29 AM
Tình cảnh đối xử trong trại ti nạn ở Rozke, Hung Gia Lợi ngày càng bi đát. Thay vì xếp hàng cho bánh mì, cảnh sát thảy bánh mì vào đám đông như tung thóc cho gà ăn vậy, không đủ thức ăn chăng? Vì sao lại đối xử với người ta tàn nhẫn như vậy?


https://www.youtube.com/watch?v=rMogjHiXt1Y

Triển
09-12-2015, 03:43 AM
Để người tị nạn có chỗ ở tạm, chính phủ liên bang Đức đang tính toán đến việc ép cho mướn nhà

Bao nhiêu số người tị nạn sẽ ở đâu bây giờ? Đức ước lượng trong cuối tuần này sẽ nhận tiếp đến 40 ngàn người mới. Tuy nhiên các tiểu bang trên nước Đức thông báo lại hiện chỉ còn 1 ngàn 500 chỗ. Hiện tại đang có tin chính phủ liên bang lên kế hoạch ép phải cho nhà nước mướn lại các căn nhà hiện đang bỏ trống.

http://i.imgur.com/zrIiRA6.png

Chính phủ liên bang Đức và chính quyền các tiểu bang đang kiểm định theo một bản tin truyền thông về việc ép cho nhà nước mướn bất động sản để trống có thời hạn hầu giải quyết chỗ tạm cư cho dòng người tị nạn. Việc xem xét này căn cứ theo giấy tờ của một nhóm hợp tác chức trách giữa chính phủ liên bang Đức và chính quyền các tiểu bang, đặc biệt nhắm vào các môn bài bất động sản không xử dụng còn trống. Ngay cả các ngôi nhà xây mới chưa bán được, nếu còn trống có thể được trưng dụng cho nhà nước mướn.

Các tính toán này lập tức bị chỉ trích ngay: các tổ chức và sở hữu chủ tư nhân từ chối "biện pháp ép uổng" này. Hiện đã có hơn 900 tổ chức và sở hữu chủ đã hợp tác với chính quyền địa phương cho tư nhân mướn rồi. Một ông chủ tổ chức tên Kai Warnecke nhấn mạnh, "Giúp đỡ kiểu đó thì làm tiếp được". (chú thích: có nghĩa là cho tư nhân tị nạn mướn rẻ, nhưng không cho nhà nước mướn lại).

Theo bản tin truyền thông, sự việc ép cho chính quyền mướn cũng gặp phải sự phản kháng của liên minh cầm quyền sở tại. Chủ tịch một nhóm hoạt động nhân quyền của liên minh cầm quyền sở tại, bà Erika Steinbach cho đài truyền hình ARD Đức biết: "Làm vậy gọi là tịch thu tài sản". Muốn hợp pháp phải có một đạo luật, bà chính trị gia đảng CDU cho hay. Bà cho rằng chuyện này "là một tín hiệu sai".

"Nghe hay lắm"

Chính quyền địa phương thành phố Munich ước lượng cuối tuần này sẽ đối diện tiếp với 40 ngàn người tị nạn mới đến nữa. Các tiểu bang trên toàn nước Đức lại thông báo hiện chỉ tìm ra 1 ngàn 500 chỗ thôi. Tổng thị trưởng Munich, ông Dieter Reiter nói, "Tôi thấy đây là một xì-căn-đan".

Từ bộ nội vụ, ông tổng thị trưởng Munich Dieter Reiter nhận được nhiều lời khen ngợi từ phó thủ tướng Sigmar Gabriel, tổng thư ký nội các Peter Altmaier, và các chính trị gia cấp liên bang. Ông Reiter phúc đáp, (lời khen) "nghe hay lắm nhưng mà chẳng giúp tôi giải quyết được gì cả".

Dòng người tị nạn vĩ đại tràn vào nhà ga Munich cho đến nay chưa thấy. Thứ Sáu hôm qua theo tin tức của cảnh sát chỉ có 5 ngàn người thay vì con số 10 ngàn người như trông đợi. Rạng sáng thứ Bảy hôm nay chỉ có khoảng 1 ngàn 200 người cặp bến nhà ga, bằng con số như hôm qua vào thời điểm ban sáng.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm của hai tuần lễ qua có thể sẽ không lên đến con số 20 ngàn người đến hôm nay.

Người tị nạn đụng chạm Lễ Hội Bia?

Chính quyền sở tại tiểu bang Bayern lo ngại trong những ngày qua sự va chạm giữa người tị nạn tới nhà ga chính Munich và người đi chơi Lễ Hội Bia (Oktoberfest) say rượu ở đây. Trong tuần lễ bắt đầu Lễ Hội Bia ở Wiesn 2015, thường tình nhà ga Munich đã luôn nằm trong tình trạng đông đảo ngoại lệ rồi, ông bộ trưởng nội vụ tiểu bang Bayern Joachim Hermann cho hay. Bây giờ đến thêm một lượng lớn người tị nạn như vậy sẽ khít khao lắm.
Hermann giải thích, "đã đông đảo rồi còn không ai biết chuyện mấy ông say rượu đi Lễ Hội Bia Wiesn về sẽ quậy thế nào nữa". Năm nào tại Lễ Hội lớn nhất thế giới này cũng có đánh nhau, không chỉ xảy ra tại Wiesn mà cũng đánh nhau ở nhà ga chính Munich.

Nghiệp đoàn sinh viên cảnh giác vụ hiếm nhà

Theo Nghiệp đoàn sinh viên Đức cho hay con số gia tăng người tị nạn sẽ làm tình trạng hiếm hoi phòng ốc nặng nề thêm ở các thành phố Đại học. Cho dù những người xin tị nạn ban đầu sẽ không cạnh tranh trong thị trường phòng ốc với sinh viên, phát ngôn viên Nghiệp đoàn sinh viên Georg Schlanke cho biết.

"Nhưng mà khi họ được cấp phép cư trú rồi sẽ có sự cạnh tranh tìm phòng ốc ở thành phần có thu nhập thấp", Schlanzke nói. Vì vậy Nghiệp đoàn sinh viên e rằng sẽ có sự cạnh tranh gắt gao ở thị trường phòng ốc loại rẻ và với lý do này họ yêu cầu hãy gấp rút xây thêm ký túc xá.


PS: lời bàn Mao Tôn Triển về vụ thị trường sinh viên: thằng phát ngôn viên sinh viên bá láp!
Số sinh viên học đại học ở Đức ngày càng giảm, đi xây hạ tầng cơ sở thêm để một vài năm ngó chơi à. Hồi thập niên 90 Đức đã đối phó một lần với làn sóng tị nạn từ Kosovo rồi. No-star-where. cứ châm thêm dầu vào lửa cho đám cực hữu thêm cớ đốt phá.

(dịch lại theo trang n-tv - "Zur Unterbringung von Flüchtlingen
Bund prüft Zwangsvermietungen" (http://www.n-tv.de/politik/Bund-prueft-Zwangsvermietungen-article15915571.html))

Triển
09-12-2015, 11:51 PM
http://i.imgur.com/t8sfQzz.png

(src: http://www.abc.net.au/news/2015-09-12/anti-nazi-song-tops-german-charts-after-online-appeal/6770620)

Schrei Nach Liebe (Cry For Love) was first released in 1993 by punk band Die Ärzte,
when Germany was hit by a wave of neo-Nazi attacks against immigrants.

The song mocks a "really dumb" fascist. According to the lyrics, their "violence is
only a silent cry for love, your combat boots crave tenderness ... oh ... asshole!"

Music teacher Gerhard Torges launched the Action Asshole initiative, calling on people
to buy the single online or ask for it to be played on the radio, as Germany experiences
a spate of anti-refugee attacks by far-right extremists.

The campaign rapidly gained traction and on Friday, just more than a week after its launch,
the single was at the top of the German charts.



https://www.youtube.com/watch?v=87YgZmbB7a4&feature=youtu.be

Triển
09-12-2015, 11:54 PM
http://i.imgur.com/t8sfQzz.png

(src: http://www.abc.net.au/news/2015-09-12/anti-nazi-song-tops-german-charts-after-online-appeal/6770620)

Schrei Nach Liebe (Cry For Love) was first released in 1993 by punk band Die Ärzte,
when Germany was hit by a wave of neo-Nazi attacks against immigrants.

The song mocks a "really dumb" fascist. According to the lyrics, their "violence is
only a silent cry for love, your combat boots crave tenderness ... oh ... asshole!"

Music teacher Gerhard Torges launched the Action Asshole initiative, calling on people
to buy the single online or ask for it to be played on the radio, as Germany experiences
a spate of anti-refugee attacks by far-right extremists.

The campaign rapidly gained traction and on Friday, just more than a week after its launch,
the single was at the top of the German charts.




https://www.youtube.com/watch?v=zQBLg1pynsQ&feature=youtu.be

Triển
09-13-2015, 01:57 PM
Hoạt động chuyên môn trong tình trạng khẩn cấp

http://polpix.sueddeutsche.com/bild/1.2645727.1442140328/860x860/fluechtlinge-muenchen.jpg

Ở nhà ga chính Munich hôm nay các hoạt động chuyên môn đón đưa người tị nạn tạm đình chỉ. Từng đoàn xe lửa cứ lần lượt lăn bánh đưa người tị nạn đến nơi, tính đến chiều hôm nay trong ngày có 4500 người cặp bến. Các rào cản lối đi dẫn đến nơi chăm sóc y tế đầu tiên được mang ra đóng lại. Hành khách, người hiếu kỳ, và những người làm thiện nguyện phân phối nước uống và đồ chơi cho trẻ con đứng đợi bên ngoài. Mặc dù quá trình đón đưa người tị nạn diễn ra mấy ngày qua hoàn hảo nhưng tất cả đều đồng ý một điều: Munich cần một phút để thở. Một người phụ nữ trẻ tuổi điều hợp bên phía giúp đỡ thiện nguyện cho biết, "Chúng tôi đã làm việc đến giới hạn của mình rồi".

Chiều nay (13.09.2015) có tin loan đi: Đức sẽ tạm thời kiểm soát lại giao thông ở biên giới, giao thông đường sắt từ Áo sang sẽ tạm đình chỉ. Cô giúp đỡ thiện nguyện không tin là biện pháp này mang lại được điều gì. "Người tị nạn muốn đến Đức mà, họ sẽ tìm ra được cách khác mà thôi". Một người lớn tuồi đã phụ giúp thiện nguyện tuần trước tỏ ra ngao ngán khi nghe sẽ còn nhiều người tị nạn đến nữa. Việc đóng cửa biên giới chỉ là để có một phút để thở mà thôi. Không thay đổi được gì hơn việc người tị nạn ồ ạt đến Đức.

Giữa người Munich bắt đầu xuất hiện các cuộc thảo luận tìm hiểu vì sao người tị nạn lại muốn đến Đức. "Ở Áo họ cũng đâu có bị đối xử tệ bạc", một người phụ nữ lớn tuổi cho biết. Tuy nhiên do thiếu sự sẵn lòng thu nhận người tị nạn từ những tiểu bang khác, viêc đóng cửa biên giới ở tiểu bang Bayern giáp Áo là đúng đắn. Áp lực phải được giảm bớt.

Nhiều người tị nạn đã có gia đình người thân ở Đức, vì vậy họ không muốn ở Áo. Ở nhà ga chính Munich vẫn nhìn thấy những cảnh tượng cảm xúc khi gia đình gặp lại. Một em sinh viên người Syria đã đón xe lửa từ Dortmund đến Munich để đón gia đình. Em đứng ở rào sắt và chờ đợi. Bỗng nhiên một bé gái nhào lại em ấy, đúng là em gái của mình rồi. Em không ngừng ôm hôn em mình, nước mắt tuôn tràn trên mặt em. Mẹ và cha của em hôm nay cũng sẽ cặp bến nhà ga Munich. Tám tháng nay họ đã không gặp nhau. Bây giờ họ chỉ còn cách nhau một song sắt. Sau khi khám sức khỏe họ sẽ được chuyển đi nơi khác bằng xe buýt hoặc xe lửa. Chuyển đi đâu thì ngay cả viên cảnh sát đứng đó cũng không biết.

Tiểu bang Baden-Württemerg, Hessen, Brandenburg và Berlin đã có thêm chỗ

Ngoài chỗ tạm cư ở tiểu bang Bayern, gia đình em sinh viên Syria cũng có thể được chuyển sang tiểu bang khác. Vì sau khi tiểu bang Nordrhein-Westfalen hỗ trợ, đã có thêm 4 tiểu bang khác thông báo sẽ nhận người tị nạn từ tiểu bang Bayern. Lời chỉ trích của tổng thị trưởng tiểu bang Bayern, ông Dieter Reiter xem chừng có một ít kết quả. Munich có thể chuyển sang các tiểu bang khác hơn 3000 người.

Baden-Württemberg và Hessen muốn mỗi tiểu bang nhận thêm hơn 1000 người. "Những người tị nạn đến trạm Munich không phải ghi danh gì cả mà xe lửa sẽ được chạy tiếp đến Frankurt", ông bộ trưởng kinh tế tiểu bang Hessen Tarek AlWazir (đảng Xanh) cho hay. Tiểu bang Berlin và Brandenburg mỗi bên lên kế hoạch nhận tiếp 600 người mỗi bên, một phát ngôn viên của bộ nội vụ ở Postdam cho hay. Đêm nay sẽ có chuyến xe lửa đặc biệt đưa họ đến nhà ga Berlin-Schönfeld cho kịp lúc.

Cả ngày thứ Bảy hôm qua thủ đô của tiểu bang Bayern đã đón con số 12 ngàn 200 người tị nạn và đã đạt giới hạn của họ trong vòng một ngày. Chính phủ liên bang đã phản ứng ngày Chủ Nhật hôm nay bằng cách cho kiểm soát giao thông ở biên giới Đức - Áo tạm thời. Cảnh sát ở Munich hoan nghênh việc này. "An ninh sẽ được an toàn hơn khi ở biên giới có người tị nạn gi danh", phát ngôn viên cảnh sát Werner Kraus cho hay.

Tổng thị trưởng tiểu bang Byern ông Reiter đã than phiền là ông không nhận được sự hỗ trợ các tiểu bang khác. Chỉ có tiểu bang Nordrhein-Westfalen gọi điện thoại mỗi ngày và cố gắng thu nhận thêm ngoài khả năng của họ. Sáng Chủ Nhật hôm nay vì vậy mà có chuyên xe lửa chở 500 người tị nạn về hướng Dortmund. Chuyến tàu được tổng thị trưởng Ulrich Sierau đón tiếp.

http://i.imgur.com/BsK4m6t.png

Ông tổng trưởng Bayern Reiter cằn nhằn thêm là ông không đủ thẩm quyền tối cần thiết làm áp lực các tiểu bang khác hỗ trợ thêm - muốn làm được chuyện này thì cần tổng thư ký Bayern hoặc là bộ trưởng nội vụ hoặc là chính phủ liên bang ra sự vụ lệnh loại khẩn cấp thiên tai.

Chuyến xe lửa tốc hành ICE chở người tị nạn đến Berlin

Hồi trưa Chủ Nhật hôm nay chiếc ICE đã chở 650 người tị nạn đến Berlin. Một điều mới lạ chưa từng có - lần đầu tiên công ty hỏa xa Đức Deutsche Bahn chịu điều một chuyến xe lửa bình thường để chở theo người tị nạn. Cho đến nay chỉ có các chuyến xe lửa đặc biệt chuyên chở người tị nạn mà thôi. Chiếc ICE đó là chuyến xe từ Munich đi đến thủ đô Đức vào lúc 11 giờ 21. Đáng lẽ hành khách bình thường đã đặt chỗ phải đổi sang chuyến khác, chủ tịch nội các Oberbayern Christoph Hillenbrand cho hay.

Vé xe cho hành khách có giá trị bất kỳ chuyến xe lửa nào cho tuyến đường đã đặt chỗ, hành khách Đức bình thường vui lòng tự chia nhau đi các chuyến sau. Hai giờ sau trên sân ga chỉ còn vài người còn đứng đợi. Một người trong số họ là bà Helga Netzker, tóc bạc ngắn, mặc áo thun màu hồng, cầm gậy. Bà nói, đơn giản thôi, bà mua một ly cà phê uống ngồi chờ chuyến sau ở nhà ga thôi. Bà hi vọng là đi chuyến sau mọi thứ tốt đẹp hết. Bà thú thật, "Tôi thông cảm hết, tình trạng hiện tại cần như vậy mà. Tuy nhiên nếu chính mình bị lôi cuốn vào thì dĩ nhiên cũng có phần khó chịu đôi chút".

Xe lửa của bà khởi hành lúc 13 giờ 30. Cũng có chút lộn xộn vì số chuyến xe bị hoán đổi. Hành khách phải hối hả chuyển sân ga. Một người đàn ông nhìn sang lề nhà ga bên kia nói, " chuyện nhỏ thôi mà nếu đem so sánh với những gì người tị nạn họ phải trải qua". Ông vừa đưa vợ ông ra xe lửa.

Ông tổng thư ký nội các của Oberbyern cũng suy nghĩ tương tự như vậy, ông Hillenbrand nói "Đây là các chuyến tàu nhân đạo, dĩ nhiên tất cả đều có thương lượng với công ty hỏa xa Deutsche Bahn". Tương lai sẽ có vài chuyến xe lửa bình thường dành trọn chở người tị nạn, mà cũng có các chuyến chỉ chở một nhóm người tị nạn mà thôi. Chuyến xe nào gặp phải tình trạng này thì ông chưa thể nói được. Đó là nhiệm vụ của công ty hỏa xa thông báo cho hành khách biết.

Sáng Chủ Nhật hôm nay nghe tin đồn ở nhà ga rằng các chuyến xe lửa từ Áo sang đã bị dừng lại hoặc chuyển hướng cho đến khi nào Munich lo tiếp được chỗ tạm cư thì thôi. Một trại tị nạn dựng bằng lều cho 6 ngàn người sẽ được dựng lên xong ngay trong đêm Chủ Nhật. Việc xử dụng cả nội trường của sân vận động thế vận hội ở Munich vẫn còn đang trong vòng bàn thảo. Ở tỉnh Roth vùng Mittelfranken đang chuẩn bị thêm 1000 chỗ ở trại lính.

Từ cuối tháng 8 đến nay Munich đã nhận 63 ngàn người tị nạn

Từ Áo nhận thông báo cứ mỗi giờ đồng hồ có khoảng 500 người vượt qua biên giới Hung Gia Lợi, cảnh sát Áo ước chừng 5000 đến 6000 người sẽ xin tị nạn.
Như vậy là Munich lại tiếp tục đối diện thử thách mới và ông Hillenbrand kinh qua cơn khủng hoảng nhỏ hôm thứ Bảy thấy thành phố giờ đã có thêm trang bị. "Như vậy là chúng tôi đã đi trước tình huống rồi", ông nói hồi trưa Chủ Nhật hôm nay. Từ cuối tháng Tám đến nay, thủ đô của tiểu bang Bayern đã đón nhận 63 ngàn người tị nạn rồi.

Các bộ trưởng tiểu bang chỉ trích hành động đơn phương của bà Merkel

Thay vì xăn tay áo lên chủ động như ông tổng trưởng Reiter tiểu bang Bayern yêu cầu, thì các chính trị gia Đức xoay sang ngồi chửi bà thủ tướng chắc ăn hơn. Nhiều ông bộ trưởng bộ nội vụ các tiểu bang khiếu nại trong các cuộc điện thoại họp bên trong, là các tiểu bang bị sự rộng lượng thu nhận cho người tị nạn vào Đức của bà Merkel phủ quyết, mà không qua một thương lượng nào với các tiểu bang, tờ Welt am Sonntag đi tin. Các ông bộ trường có thẩm quyền cảnh giác trước sự hỗn loạn khi phân phối chỗ tạm cư cho người tị nạn và các rủi ro an ninh. Ông Roger Lewentz (đảng SPD) dẫn dắt buổi họp kín các bộ trưởng tiểu bang đã nói, "Các tiểu bang hoàn toàn bị bất ngờ trước việc bà thủ tướng cấp phép nhập cảnh cho người tị nạn".

"Chúng tôi cần thời gian chuẩn bị. Và đúng ra chúng tôi phải được thông báo trước". Các tiểu bang đang " trong tình trạng khẩn cấp vì chỗ ở cho người tị nạn có giới hạn". Một ông bộ trưởng tiểu bang khác nói với báo chí: "Các tiểu bang đang ở trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng này phải chấm dứt cho sớm". Các bộ trưởng tiểu bang cảnh giác các vị đại diện liên bang Đức trong cuộc điện đàm rằng, "Các vấn đề an ninh không được xem nhẹ đâu đấy". Sẽ có nguy hiểm nếu "các nhân vật nguy hiểm" - như các chính trị gia gọi - nhập cảnh mà không thể ghi danh.

Tổ chức Pro Asyl cảnh giác về các "trại biệt lập" ở ngoài biên giới EU

Về phần bà Merkel đã yêu cầu các nước thành viên EU hãy bảo vệ cho tốt biên giới ra bên ngoài Châu Âu. Tổ chức nhân quyền Pro Asyl xem các yêu cầu như vậy là phải xét lại. Trước khi có cuộc họp đặc biệt giữa đại diện EU, Pro Asyl đã cảnh giác các toan tính xây dựng "các trại tị nạn vĩ đại" trước biên giới Châu Âu. Bản kế hoạch của Ủy ban Châu Âu cho nhan đề "các trung tâm điểm nóng" ở các nước thu nhận sẽ dẫn đến việc, "nhốt lại hàng chục ngàn người", chủ tịch tổ chức Peo Asyl, ông Günter Burkhardt cho hay. Những toan tính như vậy sẽ là "một sự vi phạm nhân quyền thô bạo" và sẽ dẫn đến việc hang ngàn người cố gắng đến Châu Âu bằng các cách bất hợp pháp.

Cộng đồng chung Châu Âu hiện đang mở rộng các Trung tâm điểm nóng ở Ý và Hy Lạp. Người tị nạn sẽ được nhận dạng, ghi danh và nộp đơn xin tị nạn. Các người bị liệt vào dạng tị nạn kinh tế sẽ được sự hỗ trợ của cơ quan biên giới EU Frontex cho hồi hương.

Theo tin tức truyền thông: Chỉ trong năm nay đã có 2336 kẻ buôn người bị bắt giữ

Từ đầu năm nay theo một bản tin truyền thông đã có hơn 2300 kẻ buôn người bị bắt giữ. Tính đến ngày 8 tháng Chín đã có 2336 người bị bắt và như vậy là hơn 40% so với thời điểm năm ngoái, tờ Bild am Sonntag loan tin theo bộ nội vụ liên bang. Đa số những kẻ buôn người này xuất thân từ Hung Gia Lợi (256 người), Lỗ Ma Ni (Romania 207), Syria (184), Bảo Gia Lợi (Bulgaria 116) và Serbia (113).


(* dịch lại theo "Routine im Ausnahmezustand" (http://www.sueddeutsche.de/muenchen/ausnahmezustand-in-muenchen-fluechtlinge-in-regulaerem-ice-unterwegs-nach-berlin-1.2645481))

Triển
09-13-2015, 10:26 PM
Tin mới lúc 7 giờ sáng Đức: Biên giới giáp Áo chưa mở lại, nhưng số người
đã ở biên giới đêm qua đã được nhập cảnh vào Đức. Cũng phải, đêm qua dưới 10° lại
mưa thì làm sao người ta chịu đựng nổi. Hôm nay các ông bộ trưởng nội vụ các nước
Châu Âu có thiện chí - phải dùng chữ này vì không có sự hiện diện của Hung Gia Lợi -
sẽ họp hành nữa.
Mình nghĩ rằng Đức sẽ đóng cửa tiếp để tin đồn lan xa, vì hiện tại ở các nước Trung Đông
và A-Phú-Hãn tin đồn rất rõ ràng: Ai đến Đức đều được tị nạn chính trị. Còn được đón vợ
con sang nữa. Những người tị nạn đã không còn gì để mất lây lất hai năm nay ở Thổ Nhĩ
Kỳ, Serbia, Macedonia ùn ùn kéo về theo tuyến đường Hung Gia Lợi - Áo để sang Đức và
Thụy Điển.
Tuy nhiên đến khi người dồn đến nhiều quá, nhà ga Áo chịu hết nổi, Đức lại mở cửa biên giới
lại thôi. Nhân đạo không có luật lệ đâu. Nói về luật lệ Đức đã vi phạm công ước hai lần:

1. mở cửa biên giới thu nhận, khiến người tị nạn bỏ quốc gia đầu tiên họ đặt chân lên, không
nộp đơn xin tị nạn, tràn về Đức. Làm như vậy là vi phạm hiệp ước Dublin.

2. đóng cửa biên giới và kiểm soát lại lưu thông. Làm như vậy là vi phạm hiệp ước Schengel,
nghĩa là giữa các quốc gia EU không có biên giới. Việc không có biên phòng giữa các nước
EU thực sự đã không có từ lâu. Bây giờ dẫn nhập lại là vi phạm công ước.

Tất cả những điều xảy ra với người tị nạn từ các nước Trung Đông và chính sách các tị nạn
mà cường quốc Châu Âu cũng như trên thế giới đối diện đều đã xảy ra với người Việt tị nạn
hơn 30 năm trước rồi. Ngày đó chúng ta chạy nạn CS, bây giờ họ chạy nạn hồi giáo cực đoan
và chiến tranh nội chiến.

Thế giới không bao giờ bình yên .... như 24 cây số vuông có 100 ngàn trại lều "có máy lạnh này"
ở Ả Rập Saudi dành cho người hành hương mỗi năm về đây nhưng người tị nạn Trung Đông
không bao giờ được đặt chân tới dù sát bên:

http://pi-news.net/wp/uploads/2015/07/zelte-nrw-wie-in-mekka.jpg

http://media.epochtimes.de/2015/09/11/Bildschirmfoto_vom_2015-09-11_17_09_54_aus2_pt_8.jpg

http://www.20min.ch/diashow/27609/cdokumenteundein-d1ab979e81bf05f9d773ed1cc3caccf4.JPG

Triển
09-14-2015, 05:08 AM
14.09.2015 - 14 giờ:
Tình hình tị nạn từ Trung Đông khiến EU chia rẽ trầm trọng.

Thông tấn xã DPA loan tin từ Cao Ủy Tịn Nạn Liên Hiệp Quốc rằng Hung
Gia Lợi chỉ trong một đêm đã lùa hết người tị nạn, ít nhất 2000 người tại
trại Rozke nằm ở biên giới Hung Gia Lợi - Serbia không ghi danh gì cả
lên các chuyến xe lửa đặc biệt chạy không ngừng chở người đến
biên giới Hung Gia Lợi - Áo.
Phía Hung Gia Lợi không phủ nhận lẫn xác nhận tin tức này. Được biết họ
thay đổi điều luật, bắt đầu thứ Tư tuần này, ai vượt biên giới vào Hung Gia Lợi
sẽ bị xem là tội phạm và bắt bỏ tù.

Đức vẫn tiếp tục đóng cửa biên giới, chận bắt trong một đêm 30 chuyến xe
buôn người từ Áo. Nội vụ sau ngày hôm nay sẽ rõ hơn. Merkel gọi họp khẩn
các vị nguyên thủ tiểu bang. Bà vẫn để phát ngôn viên của mình cho ra tín hiệu,
mọi thứ vẫn vậy, chúng ta làm được mà! Trong khi phó thủ tướng Đức thì
sửa con số từ 800 ngàn lên 1 triệu.

Nghĩa là dự đoán Đức sẽ thu nhận 1 triệu người tị nạn vào Đức cho đến hết năm 2015.
Nhưng các toà đại sứ Đức ở các nước Trung Đông cho mời báo chí và truyền thông
đến tuyên truyền rằng, không có chuyện ai cũng được tị nạn chính trị mà phải qua
quá trình xét đơn thanh lọc. Tuy nhiên người đến từ Iraq, Iran, Entrea 87% theo các tin
từ giới truyền thông là được chấp thuận tỵ nạn chính trị.

(theo Spiegel Online)

http://i.imgur.com/9CgHNKG.jpg

Triển
09-14-2015, 07:13 AM
Vì sao lại tranh cãi kịch liệt về chỉ số thu nhận tị nạn

http://polpix.sueddeutsche.com/polopoly_fs/1.2646862.1442225170!/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/860x860/image.jpg

Ủy Ban Châu Âu muốn phân phối 160 ngàn người tị nạn theo một công thức cố định, hôm nay các bộ trưởng nội vụ của Châu Âu họp về việc này. Con số trông rất khiêm nhường nhưng sự phản kháng các nước lại mãnh liệt. Việc Đức tạm thời kiểm soát biên giới có thể dao động thay đổi lập trường.

bài viết của Paul Munzinger và Markus C. Schulte von Drach





Kế hoạch của ông chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Juncker ra sao?

Tuần vừa qua ông chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã phát biểu rất rõ ràng về tình trạng Cộng Đồng Chung Châu Âu. Cộng Đồng Chung Châu Âu thiếu tính Châu Âu, thiếu tính cộng đồng, EU đang ở "trong tình cảnh không tốt". Juncker chỉ trích rằng cứ người này đổ cho người kia, ông nhắc nhở rằng Châu Âu trong lịch sử là một lục địa của người tị nạn và yêu cầu "Đã đến lúc phải có hành động quả quyết và can đảm".

Trọng tâm ý định của ông là việc thiết lập chỉ số thu nhận người tị nạn. 160 000 người tị nạn phải được chia theo một công thức cố định vào các quốc gia EU. Một bản kế hoạch phân phố 40 ngàn người đã được soạn thảo hồi tháng Năm nhưng đến nay chỉ thực hiện có vài phần. Hiện có thêm 120 ngàn người tị nạn đến Hy Lạp, Ý và Hung Gia Lợi. So sánh với bản kế hoạch hồi tháng Tư (40 ngàn) thì con số người tị nạn này (120 ngàn) được phân phối theo kiểu chỉ định vào các nước thành viên EU chứ không còn là tự nguyện nữa. Mục tiêu của Ủy Ban Châu Âu là một chỉ số thu nhận có tín nhiệm có hiệu lực.

120 ngàn người tị nạn mới được phân phối theo kế hoạch mới như sau:

http://www.mrtopstep.com/wp-content/uploads/2015/09/eu-unveils-bold-plan-to-share-160-000-refugees-1441828109-2656.jpg

160 ngàn người nếu mang so sánh với hàng trăm ngàn người tị nạn ở Châu Âu thì "chỉ là hạt nước nhỏ trên viên đá nóng", như phó thủ tướng Đức, ông Sigmar Gabriel nói với tờ Tagesspiegel rằng trong vòng một tháng rưỡi hiện nay đã có bao nhiêu người đó đến Đức rồi, đến cuối năm nay ông ước chừng đến 1 triệu người tị nạn sẽ vào Đức. Tuy nhiên người thuận cho chỉ số phân phối này quan trọng một điều là thiết lập một hệ thống thu nhận có hiệu lực và lâu dài. Một bổn phận phải đoàn kết để giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia nằm ở biên giới ven Châu Âu phải chịu (Ý, Hung Gia Lợi, Hy Lạp) qua hiệp ước Dublin II noi theo gương Đức và Thụy Điển.

Các con số chỉ định thu nhận người tị nạn có ý nghĩa gì thì ai cũng rõ ràng rồi: Các quốc gia sẽ không có "quyền chọn lựa" được nữa, như ông bộ trưởng bộ nội vụ Đức Thomas de Maizière. "Hãy chia là chia thôi. Rồi quốc gia nào được chia bao nhiêu thì phải nhận bấy nhiêu".

Việc Bá Linh tạm thời kiểm soát lại biên giới có tác dụng gì trong các cuộc thương thảo?

Chủ Nhật hôm qua chính phủ liên bang Đức quyết định tạm thời kiểm soát lại biên giới, đặc biệt là các ngõ qua Áo. Ông De Maizière chẳng tỏ hề bác bỏ sự việc này có liên quan đến buổi họp thượng đỉnh hôm nay hay không. Quyết định ngày Chủ Nhật hôm qua không phải là quay lưng với Châu Âu, ông cho biết khi chương trình Điểm Nóng của đài truyền hình ARD phỏng vấn, mà đó là "một tín hiệu gửi đến Châu Âu". Các cuộc thương thảo "rốt cuộc phải có tiến triển", tình hình đang cần có hành động gấp rút.

Sigmar Gabriel (phó thủ tướng Đức) yêu cầu phân chia số lượng thu nhận người tị nạn cho công bằng sẽ giảm bớt "áp lực cho nước Đức". Làm áp lực lên các nước thành viên EU sẽ giảm được áp lực ở biên giới của nước mình - và quyết định tạm thời kiểm soát lại biên giới Đức vào ngày Chủ Nhật hôm qua đều được bình luận như vậy.

Việc kiểm soát biên giới sẽ kéo dài bao lâu không được ông bộ trưởng nội vụ Đức Maizière cho biết cụ thể. Ngôn ngữ hành chánh hiện tại gọi là "tạm thời". Tổng thư ký đảng CSU Andreas Scheuer quả quyết trong phần phỏng vấn với chương trình tạp chí buổi sáng của đài truyền hình ZDF rằng ông ta có ý kiến hẳn hòi, theo ông thì "nếu chưa có một thỏa thuận nào rõ ràng ở Châu Âu" thì cứ tiếp tục kiểm soát biên giới.

Từ lúc nào Đức thuận vụ chỉ số phân phối này vậy?

Cả một thời gian dài các nước Nam Âu yêu cầu hãy phân phối người tị nạn muốn đến Châu Âu ra các nước thành viên Châu Âu cho đồng đều. Nhưng yêu cầu này mâu thuẫn với hiệp ước Dublin. Theo hiệp ước Dublin, người tị nạn đặt chân lên quốc gia nào ở Châu Âu trước thì phải làm đơn xin tị nạn ở đó. Chính Đức là nước đòi phải thực hiện cho đúng nguyên tắc vì như vậy thì chỉ có một số ít tương đối có thể đặt chân được lên nước mình xin tị nạn.

Ở hội nghị các Bộ trưởng bộ nội vụ EU tổ chức hồi 9 tháng 10 năm 2014 ở Lục Xâm Bảo, ông bộ trưởng Đức de Maizière phát biểu như sau: "Chúng ta phải chia sớt chỉ số thu nhận ví dụ như theo dân số".

Qua sự chuyển hướng này mà con số người tị nạn muốn đến Châu Âu và từ nhiều năm nay cũng muốn đến Đức tăng lên nhiều hơn hoặc là vì vậy mà tử vong nhiều hơn. Với sự thay đổi này, Đức đã đem lại các cuộc thảo luận mới về việc ấn định thu nhận cho các nước.


Nước nào phản đối công thức thu nhận người tị nạn cố định - và tại sao?


Ba Lan: nước này xác nhận sẽ thu nhận 2000 người lúc EU họp thông báo phải chia 40 ngàn người từ Syria, Eritrea ra các nước thành viên. Theo chỉ số phân phối mới, Ba Lan phải nhận hơn 9 ngàn người. Tuy nhiên Warshaw không thích ai chỉ thị cả. Bà thủ tướng Ewa Kopacz nói ngắn gọn, Ba Lan sẽ nhận lâu dài 150 gia đình Syria theo đạo Chúa. Ngoài ra còn có người tị nạn từ Ukraine và người Chechens nữa.
Các tổ chức phi chính phủ đã chỉ trích chính quyền Ba Lan lợi dụng tôn giáo làm điều kiện quyết định ai được tị nạn ở Ba Lan.

Slovakia: Slovakia nên thu nhận 1500 người tị nạn. Tổng thống Robert Fico lại nói nước ông không bao giờ chấp nhận vụ chỉ định số người thu nhận. Ông ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajčák nêu lý do trong bài báo gần đây của Spiegel rằng, "làm như vậy là mời chào người tị nạn tìm đường đến Châu Âu nhiều hơn nữa". Chính phủ Bratislava yêu cầu hãy giúp đỡ người tị nạn ở bên ngoài Châu Âu, và canh phòng biên giới nghiệm ngặt hơn.

Czech Republic: Ủy Ban Châu Âu đề nghị gửi gần 3 ngàn người tị nạn đến Czech Republic. Chính phủ lẫn phe đối lập ở Praha đồng thanh từ chối chỉ số thu nhận này. Thủ tướng Bohuslav Sobotka cho biết, các quốc gia phải tự kiểm soát và cân nhắc sự việc với tình trạng kinh tế và xã hội của mình. Tổng thống Miloš Zeman đã ủng hộ thỉnh nguyện thư của tiền nhiệm Václav Klaus phản đối tình trạng nhập cư. Trong thư Klaus cảnh giác về sự "trộn lẫn giữa các quốc gia, văn hóa và các tôn giáo khác biệt" ẩn chứa "các sự rủi ro và đe dọa".

Lỗ Ma Ni: Lỗ Ma Ni nên nhận con số 4 ngàn 600 người. Mới đây nước này đã xác nhận đồng ý thu nhận 1 ngàn 800 người xin tị nạn. Nhận hơn nữa không thể được, mà ép phải nhận Lỗ Ma Ni càng phản đối. Nước này muốn lập chính sách thay vì nhận người tị nạn thì hãy bảo đảm an ninh vùng biên giới.

Lithuania, Estonia, Latvia: 3 quốc gia vùng Balkan mỗi nước nên nhận vài trăm người. Nhưng chỉ là nhận theo kiểu phân chia tự nguyện. Chính hai nước Estonia và Latvia trải nghiệm sự di dân ồ ạt của người Nga sang nước họ, nên họ có điều do dự. Tuy nhiên có các tín hiệu từ ba nước này đưa ra sẵn sàng nhận nhiều hơn như đã hứa.

Hung Gia Lợi: trong số 120 ngàn người mà Ủy Ban Châu Âu định phân chia ra các nước khác thu nhận đã có hết 54 ngàn người đang ở Hung Gia Lợi. Và như vậy nước này với tình trạng người tị nạn đang đến tăng nhanh sẽ được đỡ gánh nặng. Mặc dù vậy chính quyền Budapest vẫn phản đối việc phân chia theo chỉ số. Ông thủ tướng Viktor Orbán còn gọi cách phân chia này là "điên rồ". Sự khước từ của Hung Gia Lợi đến từ lý do không ai chịu ở lại Hung Gia Lợi mà muốn đi sang các nước EU khác. Một cách phân chia thu nhận theo chỉ số về lâu dài sẽ giảm gánh nặng cho Hy Lạp và Ý, cũng như các nước Bắc Âu, ngay cả nước Đức. Nhưng đối với Hung Gia Lợi vốn dĩ không muốn nhận người tị nạn sẽ phải nhận người tị nạn vì quy chế chỉ định.

Liên hiệp Anh, Đan Mạch và Ái Nhĩ Lan: Ba nước trong Liên Hiệp Anh, Đan Mạch và Ái Nhĩ Lan có một tình trạng đặc biệt trong EU và được quyền bác bỏ vụ thu nhận người tị nạn theo chỉ số chỉ định. Chính phủ Luân Đôn muốn giúp người tị nạn ở ngoài EU và tuyên bố sẽ nhân 20 ngàn người Syria từ các trại tị nạn trên các nước giáp Syria. Đan Mạch thì nghĩ rằng đã nhận đủ số người tị nạn rồi.

Có thể chờ đợi điều gì ở cuộc gặp gỡ các vị bộ trưởng nội vụ các nước hôm nay?

Chắc chắn là không có một hiệp ước nào ký kết cả, vì trước đó phải được điều trần tại Quốc hội Châu Âu. Liệu có được một sự thống nhất chính sách hay không cũng không ai biết. Lý do là sự cương quyết phản đối của các nước Đông Âu về vụ chỉ số chỉ định vẫn không thay đổi.

Sự phản đối của các nước trong nhóm Visegrád (Cộng hòa Czech, Hung Gia Lợi, Ba Lan và Slovakia) lớn như thế nào, ông ngoại trưởng Đức đã được chứng kiến hôm thứ Sáu. Trong lúc viếng thăm Praha ông đã kêu gọi sự đoàn kết châu Âu và mô tả khủng hoảng tị nạn là "thứ thách lớn nhất" trong lịch sử Cộng Đồng Chung Châu Âu nhưng chẳng níu kéo được ai đứng về phía Đức và Ủy ban Châu Âu. Ông ngoại trưởng Cộng hòa Czech cho biết, "Chúng tôi tin rằng các nước nên có quyền kiểm soát con số người tị nạn mà chúng tôi sẵn sàng đón nhận".

Ông bộ trưởng bộ nội vụ Đức de Maizière cũng có vẻ bi quan. Nếu việc tham vấn các bộ trưởng nội vụ Châu Âu thứ Hai hôm nay không có kết quả, ông vẫn hi vọng ít nhất phải có một "bước tiến lớn về phía trước", ông nói với đài truyền hình ZDF. Cái dịp có một bước tiến thật lớn là việc thiết lập chỉ số bắt buộc thu nhận có thể sắp đến rồi. Nếu thứ Hai hôm nay không có một dấu hiệu đoàn kết nào, thì ông chủ tịch cố vấn EU, Donald Tusk, sẽ tổ chức cuộc họp thượng đỉnh nguyên thủ các quốc gia để thảo luận vấn đề khủng hoảng tị nạn.

(* dịch theo "Warum so erbittert über die Flüchtlingsquote gestritten wird" (http://www.sueddeutsche.de/politik/sondertreffen-der-eu-innenminister-warum-so-erbittert-ueber-die-fluechtlingsquote-gestritten-wird-1.2646658))

Nhã Uyên
09-14-2015, 09:09 AM
Thanks for started the whole topic!

Triển
09-14-2015, 09:00 PM
15.09.2015:

* Kết quả họp của các vị bộ trưởng bộ nội vụ EU ngày hôm qua là .... không có kết quả gì cả. Dưới cung cách ngoại giao ẩn nấp, họ đẩy thời hạn họp lại sang tháng 10.

* Từ đầu tháng 9 đến nay đã có 63 ngàn người đi bằng xe lửa đến Munich, trung bình mỗi ngày có 5 ngàn người tị nạn. Sau khi tạm thời kiểm soát lại biên giới Đức - Áo, con số người tị nạn đến vùng biên giới này xuống hẳn rõ rệt. Một phát ngôn viên của cảnh sát liên bang Đức ở Freilassing đưa ra con số khoảng 1 ngàn người đã đến Bayern nội trong ngày thứ Hai hôm qua.

Sau khi cảnh sát cân nhắc rằng người tị nạn vào Đức chỉ qua cửa ngõ Munich, họ quyết định "chia đều" số người ra tất cả các tiểu bang để tránh bớt gánh nặng cho tiểu bang miền Nam. Vị phát ngôn viên cho biết, "Chúng tôi làm một hình thức ghi danh sơ bộ, chúng tôi nhận người rồi chuyển lên xe buýt và đưa đi chia đều ra khắp nước Đức". Đa số những người tị nạn này đi bàng xe lửa từ Viena đến nhà ga Freilassing ở biên giới Đức - Áo. Khi kiểm soát họ phải khai tên tuổi và nguyên quán.

* Hung Gia Lợi đã dùng một container bọc kẽm gai chắn lại lối chui cuối cùng ở biên giới Hung Gia Lợi giáp Serbia. Hung Gia Lợi tuyên bố bế quan đường bộ lẫn không phận. Như vậy tuyến đi vượt biên balkan đường bộ xuyên qua Hung Gia Lợi bắt đầu từ hôm nay chấm dứt.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-896548-galleryV9-kjis.jpg



http://cdn2.spiegel.de/images/image-896499-galleryV9-huum.jpg

Một người phụ nữ A Phú Hãn vẫn đợi chuyến xe lửa đi biên giới Áo. Cùng với các người tị nạn khác, cô đã vượt qua Serbia đến Hung Gia Lợi. Qua việc kiểm soát biên giới lại của các nước, tuyến đường vượt biên bây giờ bắt đầu gặp trở ngại.



http://cdn3.spiegel.de/images/image-896496-galleryV9-phcd.jpg

Theo tin tức truyền thông địa phương, cảnh sát Hung Gia Lợi đã dọn sạch sẽ trại Rozke vốn dĩ chứa một số người tị nạn ở biên giới Hung Gia Lợi - Serbia. Và chuyển bằng xe buýt trong đêm Chủ Nhật sang thứ Hai đến tỉnh Szentgotthard giáp biên giới Áo.




http://cdn1.spiegel.de/images/image-896500-galleryV9-nlme.jpg

Áo cũng kiểm soát lại ở cổng biên giới Áo - Hung Gia Lợi. Những người tị nạn đến đây phải chờ xét lại.




http://cdn4.spiegel.de/images/image-896503-galleryV9-lsrm.jpg

Cảnh sát Đức sau khi kiểm soát biên giới phát hiện một gia đình Syria "nhập cảnh bất hợp pháp" trên tuyến xa lộ A8 từ Salzburg (Áo) đi Munich (Đức).





http://cdn1.spiegel.de/images/image-896504-galleryV9-ytet.jpg

Cảnh sát Áo cho biết, nếu Đức kiểm soát biên giới, Áo cũng phải làm theo. Họ muốn hợp tác ăn ý với nhau.







http://cdn1.spiegel.de/images/image-896494-galleryV9-apod.jpg

Một nữ cảnh sát Đức làm việc "kiểm soát giao thông", phất xe vào xét.






http://cdn4.spiegel.de/images/image-896497-galleryV9-qqyj.jpg

"Chấm dứt nhập cư, chấm dứt IS", bản viết biểu tình chống Hồi Giáo ở Praha. Cộng hòa Czech cũng kiểm soát biên giới.







http://cdn2.spiegel.de/images/image-896529-galleryV9-wnnu.jpg

Biểu tình chống nhập cư bất hợp pháp ở Bratislava. Slovakia cũng kiểm soát lại biên giới.





(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/))

Triển
09-14-2015, 09:32 PM
http://i.imgur.com/ozkgJRi.png

http://i.imgur.com/Nvdshel.png

(xem tiếp) (http://www.theguardian.com/world/2015/sep/14/refugee-crisis-eu-governments-set-to-back-new-internment-camps)

Triển
09-15-2015, 06:40 AM
15.09.2015: "Không thể để người đi tị nạn phải mất mạng"

http://cdn1.spiegel.de/images/image-896940-galleryV9-ekme.jpg

(hình ảnh: Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/merkel-und-faymann-zur-fluechtlingskrise-a-1053051.html))

Sau cuộc họp thượng đỉnh cấp bộ trưởng bộ nội vụ các nước EU hôm qua
không có kết quả khả quan. Thủ tướng Đức và Áo hôm nay kêu gọi họp thượng
đỉnh siêu đẳng (trên thượng đỉnh không còn biết gọi là cái gì :) ) cấp nguyên thủ
các quốc gia EU. Ở Bá Linh cả hai ông bà thủ tướng tỏ ra quyết tâm phải giải
quyết chung vấn nạn người tị nạn Trung Đông hiện nay. Chủ tịch Cố vấn Châu Âu
Donald Tusk hứa sẽ kiểm tra lại vấn đề và cuộc họp có thể xảy ra trong tuần tới.

Câu nói quan trọng gìn giữ mặt mũi và biểu hiện nhân đạo của Cộng Đồng Chung
Châu Âu rốt cuộc cũng đã được phát biểu: "Không thể để người đi tìm đường tị nạn
phải mất mạng"

Được biết Hung Gia Lợi hôm nay đã bắt giam các người tị nạn vượt qua được
hàng rào biên giới của họ như giao trước. Người tị nạn hiện tại bước vào Hung Gia
Lợi bằng cách vượt rào sẽ là tội phạm chính trị. Trớ trêu thay, người đi tị nạn chính trị
lại là tội phạm chính trị.


https://www.youtube.com/watch?v=1oUuGJh7gY0

Triển
09-16-2015, 03:19 AM
Người tị nạn tìm cách qua ngõ Croatia

http://bilder4.n-tv.de/img/incoming/origs15936931/3012737263-w1000-h960/RTS16SN.jpg
Hung Gia Lợi đóng cửa biên giới giáp Serbia

Hung Gia Lợi đã đóng chặt cửa biên giới với Serbia, cắt đứt tuyến đường của hàng ngàn người tị nạn trên đường đến Tây Âu. Những người tị nạn kẹt lại bên phía Serbia cố gắn yêu cầu mở lại biên giới. Sau khi Đức kiểm soát biên giới, Áo cũng kiểm soát biên giới ở phía Nam và phía Đông giáp Hung Gia Lợi. Áo cũng phản ứng trước làn sóng người tị nạn sau khi Hung Gia Lợi tung ra chính sách cứng rắn. Áo kiểm soát các biên giới giáp Hung Gia Lợi, Ý, Slovenia và Slovakia.

Sau khi Hung Gia Lợi đóng cửa biên giới giáp Serbia hoàn toàn đã có chuyến xe buýt đầu tiên đầy người tị nạn lên đường sang nước EU kế bên là Croatia. Hành khách trên xe đã trải qua một đêm dài 500 cây số từ biên giới Serbia - Macedonia chạy không ngừng đến tỉnh Nis ở biên giới Serbia - Croatia. Đa số người trên xe là người A Phú Hãn và người Syria. Một người đàn ông 35 tuổi từ Mauretanien nói, ông chưa từng nghe gì về nước Croatia và cũng không biết là Croatia cũng thuộc Cộng Đồng Chung Châu Âu. Người tị nạn này nói tiế, "Chúng tôi muốn đến nơi nào có hòa bình ngự trị là được rồi" .

Hiện nay có hàng trăm người tị nạn bị mắc kẹt lại trên nước không thuộc EU là Serbia sau hàng rào kẽm gai biên giới Hung Gia Lợi dựng lên. Mọi người cũng bắt đầu lục đục đi bộ tiếp. Một người phụ nữ A Phú Hãn bồng con trên tay ở biên giới Serbia - Hung Gia Lợi khi được hỏi "vì sao cô bỏ đi". Em thiếu niên 17 tuổi tên Bashir người A Phú Hãn thuật về tình trạng nơi này với ký giả tại chỗ, "Đêm qua nghiêm trọng lắm", "trời lạnh quá, đặc biệt cho các gia đình có con nhỏ".

Qua ngõ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp

Hung Gia Lợi qua đêm rạng sáng thứ Ba đã đóng tất cả các cửa khẩu với nước Serbia bằng một hàng rào kẽm gai dài 175 cây số. Vài giờ sau đó họ bắt đầu làm y hệt như vậy với biên giới giáp Lỗ Ma Ni (Romania) mặc dù Lỗ Ma Ni là một quốc gia thuộc EU chứ không phải như Serbia. Hung Gia Lợi muốn chận bất kỳ tuyến đường nào từ phía Nam lên đi vào Hung Gia Lợi, tính luôn Lỗ Ma Ni. Ngoại trưởng Peter Szijjarto của Hung Gia Lợi cho biết, sẽ bắt đầu dựng lớp hàng rào mới ngăn cách biên giới bộ ba Hung Gia Lợi, Serbia và Lỗ Ma Ni.
Chính phủ Lỗ Ma Ni lên án kế hoạch dựng hàng rào biên giới của Hung Gia Lợi. Song song với việc đóng cửa biên giới giữa Hung Gia Lợi và Serbia, Hung Gia Lợi còn ra điều luật có hiệu lực ngay lập tức. Đã có người bị bắt giam vì vượt biên giới của họ.
Theo nhân chứng cho biết đã có hàng ngàn người từ Thổ Nhĩ Kỳ chuyển hướng đến biên giới Hy Lạp. Họ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ hãy mở cửa biên giới sang lãnh thổ EU để họ không phải mạo hiểm đi đường biển từ Thổ sang Hy Lạp.

(nguồn: n-tv.de , ppo/AFP/dpa)

Triển
09-16-2015, 03:35 AM
16.09.2015: Tin mới

Nữ tổng thống Croatia cho phép người tị nạn đi ngang nước bà

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1e/Kolinda_Grabar-Kitarovi%C4%87_Lisinski_2014.jpg/220px-Kolinda_Grabar-Kitarovi%C4%87_Lisinski_2014.jpg
(nữ tổng thống Croatia, bà Kolinda Grabar-Kitarović, 46 tuổi)

Croatia đã có sự chuẩn bị. Quốc gia thuộc EU này mấy hôm nay đã phát ra
tín hiệu nếu như nước họ trở thành quốc gia trung chuyển cho dòng người tị nạn
đến Tây Âu thì họ đã có sự chuẩn bị.

Sáng nay các chuyến xe buýt đầu tiên từ Serbia chở người tị nạn đến biên giới
Croatia đã đến. Tuy nhiên khi xuyên qua Croatia, quốc gia kế tiếp trên tuyến đường
này sẽ là Slovenia. Slovenia sẽ phản ứng ra sao? Chắc vài giờ nữa sẽ có tin mới
từ Slovenia.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a6/Un-croatia.png

(theo Spiegel Online)

Triển
09-16-2015, 09:20 PM
Sau 2 ngày, nữ cầu thủ đốn giò (cựu phó nhòm) Petra L. đã lên tiếng hối hận. Tuy nhiên bà này cố thanh minh thanh nga cho việc tung cước không lưu tình của mình trên tờ báo cực hữu bảo thủ "Magyar Nemzet" như sau:


"Máy quay phim đang chạy, cả trăm người vượt qua được hàng rào cảnh sát rồi có một người trong đám họ chạy tới trước tôi, tôi sợ quá nên bị đứt bóng. Tôi chỉ nghĩ là tôi bị tấn công nên phải tự vệ. Trong khung cảnh hỗn loạn làm rất khó suy nghĩ chính chắn mà".

Bà hậu vệ đốn giò này thú nhận sai lầm nhưng cũng ăn nói khá rõ ràng:


"Tôi không phải là con đàn bà quay phim vô tâm, kỳ thị chủng tộc và đá trẻ con. Tôi không xứng đáng được nhận lấy sự đuổi bắt chính trị, miệt thị và bị dọa giết".

Đoạn bà hậu vệ xuống nước nhỏ viết tiếp:


"Tôi chỉ đơn giản là một người đàn bà bị thất nghiệp có đám con nhỏ và đã có một quyết định sai lầm trong khoảnh khắc mà thôi. Tôi thực sự hối hận."


(tóm tắt theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/ungarn-kamerafrau-bittet-um-entschuldigung-fuer-tritte-gegen-fluechtlinge-a-1052400.html))



-- chú thích: "nữ cầu thủ đốn giò" là chữ của 5 Triển, không phải chữ của Spiegel Online. Sở dĩ gọi như vậy vì chiêu thức của người đàn bà này đá vào ống quyển đứa bé gái kia quá tàn độc thường thấy trên cầu trường. Nữ cầu thủ này không chỉ phang ống quyển đứa bé gái, mà còn ngáng giò người cha đang ôm con chạy. Chiêu thức tung cước hiểm độc rất gọn gàng và chính xác như vậy trên thực tế có sự luyện tập chuyên nghiệp trong giới cầu thủ hàng hậu vệ.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-894647-galleryV9-mlix.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-894371-videopanoplayer-uqjh.jpg


17.09.2015: Sáng sớm xem tin tức thấy vui vui....

Thì ra người đàn ông bị gạt chân trong ảnh bên
trên tên Osama Abdul Mohsen, là một huấn luyện viên
túc cầu chuyên nghiệp ở Syria, đội hạng A: Al-Fotuwa

Hành vi kỳ hoặc của người đàn bà phóng viên Hung Gia Lợi
bên trên lại vô hình trung khiến người cha ôm con kia nổi tiếng
và được một trường đào tạo huấn luyện viên ở Tây Ban Nha
giúp đỡ.

Ông Osama Abdul Mohsen hiện đang ở Đức và nộp đơn chờ xin
tị nạn chính trị. Nhân viên gốc Ả Rập của trường đào tạo huấn luyện
viên sẽ sang Đức trực tiếp đến đưa ông và đứa bé về Tây Ban Nha
giúp có việc làm, nhà ở còn vợ con ông còn kẹt ở Thổ Nhĩ Kỳ
sẽ đươc rút qua sau.

Trường đào tạo huấn luyện nói trên là một trường đào tạo thuộc
chính phủ Tây Ban Nha. Đây là một cử chỉ đẹp của các tấm lòng
vàng giúp đỡ thiết thực, Tây Ban Nha hứa nhận số người tị nạn
17 ngàn trong năm nay.

(theo n-tv (http://www.n-tv.de/panorama/Gedemuetigter-Fluechtling-bekommt-Trainerjob-article15949611.html))

Triển
09-17-2015, 01:13 AM
Người tị nạn ở biên giới Áo - Đức: Đi bằng xe buýt đến bến bờ tự do

Heike Klovert tường thuật từ Freilassing

http://cdn1.spiegel.de/images/image-897844-galleryV9-hrpp.jpg
Người tị nạn ở Salzburg (Áo): "Làm sao chúng tôi biết được tới khi nào là mình được đặt chân lên nước Đức?"

Biên giới Đức đóng cửa thật sao? Đa số người tị nạn đang ở thành phố Salzburg (Áo) tin vào lời đồn đại Đức đóng cửa biên giới này. Tuy nhiên ai có tự tin và tìm ra được cách di chuyển đến cửa biên giới bằng xe buýt thông thường trong thành phố thì về được miền đất hứa. Hàng trăm người đi mỗi ngày bằng kiểu này.


Đây là chặng đường thử thách sức chịu đựng cuối cùng trước khi họ đặt chân lên nước Đức. Cháu bé Rama 15 tuổi và em gái của mình Lana 12 tuổi đã vượt qua được sự thử thách này. Hai cháu đã dò tìm ra cách đi là từ nhà ga Salzburg (bên Áo) phải ngồi chuyến xe buýt số 2 chạy đến trạm Esshaverstraße, rồi xuống xe đổi sang chuyến số 24. Đi chuyến xe số 24 sẽ đến được biên giới Áo - Đức. Nếu không, không có cách nào từ Salzburg đi Đức cả, xe buýt liên tỉnh không chạy nữa mà cũng không có xe lửa đi Đức nữa.

Bây giờ 2 đứa bé gái từ Aleppo (Syria) cùng với ông bác, bà nội và cha mẹ đang ngồi trên chuyến xe buýt số 24. Trên xe nóng bức và đầy người. Người tị nạn tay xách nách mang, trẻ con khóc lóc, chen lẫn với dân cư thành phố cùng đi trên xe và các người Đức du lịch ở Áo muốn trở về Đức đến Munich hoặc là đến Cologne. Cha của Rama trình tấm vé xe cho tài xế xem, nhưng ông ta lật ngược. Ở mặt sau tấm vé có dòng chữ "Kính chúc thượng lộ bình an" (Wir wünschen eine gute Fahrt). Ông tài xế xe buýt mệt mỏi, "Được rồi được rồi, thượng lộ bình an".

Ông tài xế than vãn, "Tôi phải lái đoạn đường này hôm nay 7 chuyến nữa, tới 23 giờ đêm". Cha của Rama hỏi thân mật, "Làm sao chúng tôi biết được khi nào được đặt chân lên nước Đức?". Ông tài xế trả lời, "You will see" (Ông chờ coi đi). Bỗng nhiên có mấy viên cảnh sát xuất hiện trước đầu xe buýt ngay cái gạt nước và dàn hàng ngang ở cầu vượt sang thành phố Salaach. Bên kia cầu là nước Đức. Ông cha nói với ánh mắt xanh rực sáng, "Tôi mệt mỏi quá rồi".

Hành lý quý giá là dẫn chứng vô giá

Gia đình của ông rất may mắn. Hai đứa con gái của ông nói tiếng Anh nhanh như gió vì từng đi học trường tư ở Aleppo. Ông cha kiếm tiền khá do có tiệm bán y phục nam. Họ có đủ tiền đi xuyên qua các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Macedonia, Serbia, Hung Gia Lợi, Áo. Có nhiều gia đình không đủ tiền, thường phải có một người ở lại như cha hoặc mẹ, hoặc cả hai (dịch đến đây bỗng dưng tôi nhớ da diết đoạn Lời dẫn do chị Phương Vy viết cho chương trình 30 tháng 4 mấy tháng trước, đoạn các gia đình Việt Nam tìm đường vượt biên, đẩy con lên thuyền - ra biển, bán nhà bán cửa để - ra biển!). Gia đình của cháu Rama cũng có đủ tiền để người chị họ gửi nguyên một vali đầy quần áo tiếp tế đến Viena. Đa số người tị nạn chẳng có gì cả khi họ đặt chân đến Salzburg (Áo).

Cái vali quý giá mà chỉ có vài người có thôi ở nhà ga Salzburg (Áo) là nguồn tin tín cẩn. Một nữ nhân viên tổ chức từ thiện Caritas đứng ở một quầy thông tin trước nhà ga và loan tin tình hình cho người tị nạn biết, nói, "Biên giới Đức đóng cửa rồi, họ loan tin như vậy trên radio và trong xe lửa". Bakhatiary, 19 tuổi, từ A-Phú-Hãn nghe tin từ một viên cảnh sát người Áo, "Họ đã nói với chúng tôi là (dường như) biên giới Đức đóng cửa rồi". Cũng chẳng có ai giải thích cho em thanh niên là khoảng cách đến biên giới là bao xa. "Đi bộ sáu tiếng không?". Mua một cái thẻ SIM để nối mạng em không đủ tiền.

Bakhtiary muốn chờ đợi lúc nào đó có xe lửa (từ Salzburg/Áo) đi Đức cho chắc ăn. "Họ nói với tôi là xe lửa đi miễn phí, chúng tôi nên chờ ở đây đến khi nào có xe lửa đi Đức". Em đã đợi từ hôm kia đến nay cũng như nhiều người tị nạn khác dưới hầm nhà ga, được khoanh lại làm trung tâm chăm sóc tạm thời. Ở đây các người giúp đỡ thiện nguyện phân phát thức ăn, mấy chục người nằm luôn trên nền. Mái hầm thấp, không khí ngột ngạt, trên bức tường phía sau có mấy tấm quảng cáo xe hơi.

Cảnh sát xét: "Người nào không có sổ thông hành xin xuống xe"

Hai bé gái Rama, Lana và gia đình cháu không muốn ngồi chờ như vậy trong hầm nhà ga. Họ lại có may mắn, họ đến hỏi một nhân viên giao thông xe cộ địa phương ở Salzburg đang đứng trước nhà ga ở trạm xe buýt. Người đàn ông mặc chiếc áo màu cam to lớn cho biết, "Tôi đã chỉ cho họ cách đi bằng xe buýt nội thành đến biên giới". Và cái tin đồn là mấy ông tài xế xe buýt không cho người tị nạn lên xe là tin đồn thất thiệt. "Trung tâm điều hành xe buýt ra tin phải chở họ đi như người bình thường".

http://cdn2.spiegel.de/images/image-897845-galleryV9-wjwi.jpg
Chuyến xe buýt số 24 đi Freilassing, đến sát biên giới Đức

Nhóm cảnh sát liên bang Đức cho phép xe buýt chạy qua biên giới và vẫy vào dừng ờ lề phải. Một viên cảnh sát nói tiếng Anh, "Tất cả những ai không có sổ thông hành xin xuống xe". Không có ai nhúc nhích. Anh cảnh sát hỏi, "Syria?". Rồi70 người tị nạn chậm rãi xuống xe, xếp thành hàng có trật tự cho dễ đếm rồi được dẫn sang đường bên kia.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-897844-galleryV9-hrpp.jpg

Họ ngồi bệt xuống trên bãi cỏ bên bờ sông. Trên cầu vẫn còn nhiều người tị nạn đang đứng. Hôm qua chỉ có một phần mười số người của hôm nay. Một người láng giềng đáng yêu Bayern tới đây hôm thứ Ba làm việc từ thiện cho nhón Helfertrupp, gọi lớn "Làm ơn chuyền tiếp cho mấy đứa trẻ kẹo dẻo nha". Ông tổ chức mang đến các kiện hàng trái cây chuối, táo, bánh mì và nước uống. Bà nội của Rama xin một chai nước uống. Chai nước có soda không có gì lạ đối với bà, bà ực một ngụm và cắn ngon lành quả chuối.

Rama nói, "Cháu nhẹ nhõm nhưng mà bụng cũng vẫn lo". Dòng mồ hôi ánh lên trên trán bên dưới tấm khăn đội đầu màu trắng. "Họ sẽ chở chúng cháu đi đâu đây?"

Những người tị nạn được dẫn đến một tòa nhà chứa đồ nội thất bỏ trống để ghi danh. Nhưng mà họ còn phải chờ đến khi một chiếc xe buýt dành riêng đến đón người tị nạn đi về nơi trại tị nạn. Rama nở nụ cười khoan khoái. Cô bé đã phải thường xuyên sống trong sợ hãi 3 năm qua ở Aleppo. Rồi vượt qua chuyến vượt biển ở Địa Trung Hải, đi bộ hàng giờ đồng hồ xuyên qua Serbia. Và rồi cháu bé phát hiện ra trong đống tin tức thất thiệt rối bù ở nhà ga Salzburg (Áo) rằng: "À, đợi chút coi, cũng đâu có vấn đề lớn lao gì đâu nè".

(* dịch từ "Flüchtlinge an der deutsch-österreichischen Grenze: Per Linienbus in die Freiheit" (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/fluechtlinge-in-oesterreich-mit-dem-bus-nach-deutschland-a-1053304.html))





-- chú thích: tin chính thức của Đức phát đi là "tạm thời kiểm soát biên giới (giữa Đức và Áo)". Không có tin nào nói Đức đóng cửa biên giới hẳn hòi như Hung Gia Lợi cả. Thế nhưng chỉ nội dòng tin này đã khiến nhiều người tị nạn e dè rồi lây lất ngồi chờ ở Áo. Cảnh sát Áo cũng quyền biến ẩn náu dưới màn tin đồn thất thiệt này để cho số người tị nạn muốn tiếp tục đến Đức hãy dừng chân ghi danh nộp đơn xin tị nạn ở Áo hoặc là ngăn bớt tâm lý dòng người còn lại ở còn kẹt ở Serbia tiếp tục đổ về hướng Tây Âu xuyên qua Áo (Đức, Thụy Điển). Ai có Facebook, Twitter cứ phát tán tin này bằng tiếng Anh cho người tị nạn họ biết. Đức kiểm soát biên giới là đòn tâm lý và ngăn bớt, bắt giam bớt số người lạm dụng buôn người gốc Serbia, Hung Gia Lợi. Nhưng cảnh sát Đức không có đẩy ai trở về biên giới Áo như kiểu Hung Gia Lợi cả. Ai đã đến được biên giới Đức, sẽ đi được qua Đức, nhưng phải ghi danh 2 lần, một lần ở biên giới Đức Áo, một lần lúc đã đưa về trại thu nhận đầu tiên trên đất Đức. Giao thông Áo - Đức bằng hỏa xa tạm ngừng vì lý do đi ồ ạt, nước Đức thu nhận không kịp, không tìm ra chỗ ở và mang tiếng kiểu kiếm hiệp "Sao thấy chết mà không cứu". Kỳ thực là họ muốn cứu, nhưng không kham nổi với vận tốc nhập cảnh ào ạt như trong thời gian vừa qua cho nên áp dụng hạ sách này và làm áp lực với các nước thành viên còn lại trong Cộng Đồng Chung Châu Âu hãy chung tay góp sức giải quyết vấn đề người tị nạn Trung Đông.

Triển
09-17-2015, 02:09 AM
Đức: Lủng củng nội bộ?

http://cdn2.spiegel.de/images/image-882901-panoV9free-sxey.jpg

Ông Manfred Schmidt, chủ tịch Sở Nhập Cư và Tị Nạn Liên Bang Đức (BAMF - Bundesamt für Migration und Flüchtlinge)
đã đệ đơn từ chức vì "lý do cá nhân". Đó là tin phát ra từ bộ nội vụ Đức hôm nay.

Bộ trưởng bộ nội vụ, ông Thomas de Maizière bày tỏ tiếc nuối, ông mất một viên chức đầu tàu "làm việc đắc lực". Sở
Nhập Cư và Tị Nạn Liên Bang liên tiếp bị chỉ trích mấy tuần qua vì sự làm việc xét đơn từ xin tị nạn mà chính phủ Đức
đang muốn rút ngắn thời gian lại quá chậm chạp.

(theo Spiegel Online)




Đức: Thay đổi chính sách thanh lọc

Cũng tin từ bộ nội vụ Đức hôm nay lại tung ra một chiêu hiểm đến
bất ngờ, đi ngược lại sự nhân đạo và nhân quyền. Đó là sửa đổi
điều luật hành pháp.
Khi người xin tị nạn bị bác đơn, họ sẽ không được thông báo trước để
họ không thể trốn chạy. Ngoài ra khi cưỡng bức hồi hương, quá trình hồi
hương không được dời quá 3 tháng như 6 tháng trước đây.

Các quốc gia nằm trong tình trạng an bình được chỉ định là: Kosovo, Albania,
Montenegro. (người tị nạn đến từ các nước này sẽ bị bác đơn nếu không
chứng minh được có sự đuổi bắt chính trị cá nhân).

Trong quá trình xét đơn tị nạn, người xin tị nạn phải ở lại trại thu nhận người
xin tị nạn đầu tiên đến khi đơn xét xong.

Tiền túi phát cho người xin tị nạn trong quá trình xin tị nạn, sẽ đổi thành
hiện vật ở các khoản chi có thể làm được.


(theo Spiegel Online)

PS: Đến Đức xin tị nạn không dễ, được chấp nhận tị nạn hay không còn là chuyện khác. :(

Triển
09-17-2015, 07:06 AM
Khoảnh khắc an bình của các đứa bé nạn nhân chiến tranh

"Tập tầm vông tay không tay có"
Cách đây một tuần, hình ảnh viên cảnh sát Đan Mạch ngồi chơi đùa với một đứa trẻ trên đường đi tị nạn. Đôi bên tạm quên đi những muộn phiền

http://cdn3.img.sputniknews.com/images/102697/79/1026977969.jpg




"Cho em làm cảnh sát"
Cách đây 2 tuần, hình ảnh viên cảnh sát Đức đùa với đứa bé đầu tiên xuống nhà ga Munich cho khuây khỏa

http://i.imgur.com/Q1561ci.jpg


















Các cháu bé nghĩ gì?
Heike Klovert của tạp chí Spiegel vừa thực hiện tại nhà ga Salzburg (Áo)

http://www.tempo.net/Global/01_Global_Files_And_Com/266x173/Lifestyle%20images/GenAdv_preventsorenose_266x173.jpg






Yaqeen, 7 tuổi, từ Damascus, Syria
Tâm nguyện lớn nhất của con là được gặp lại mẹ và các em con. Con đi với ba đến đây,
em trai và em gái con vẫn còn ở nhà. Con còn một đứa em sắp chào đời nữa. Cha mẹ con
không đủ tiền để cả nhà mình cùng đi chung. Con nhớ trường học lắm, trong đó có thầy
Mohamed dạy thủ công hay kể chuyện vui lắm.


http://cdn2.spiegel.de/images/image-898035-galleryV9-qniv.jpg







Siwar, 3 tuổi, từ Daraa, Syria

Cái áo khoác này con được người ta cho lúc ở Viena. Con không có đồ gì mang theo hết.
Con nhớ bánh mì và sữa chua quá. Rồi nhớ ông bà, các dì và hàng xóm nữa. Con mệt quá
con muốn ngủ. Hôm qua con ngủ trong nhà xe dưới hầm nhà ga con có hơi khóc nhè một chút.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-898037-galleryV9-jrkr.jpg







Ramaz, 8 tuổi, Damascus, Syria

Con rất mệt và rất buồn. Ba mẹ con, em trai con và hai đứa em gái con còn ở nhà. Họ không
có nước uô'ng không có đồ ăn. Nhưng ba mẹ con không đủ tiền để cả nhà đi cùng đi vượt biên
hết. Con đi chung với dì của con 2 tuần nay. Đồ chơi và cái túi xách có quần áo con mất trên
biển rồi. Con muốn được đi Thụy Điển, sau đó thì ba mẹ và mấy đứa em qua thiệt nhanh.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-898038-galleryV9-gvqv.jpg






Nour, 14 tuổi, từ Damascus, Syria

Con nhớ mấy đứa bạn Wissam, Ali, Abdullah quá. Tụi con chơi đá banh ngoài đường chỗ con ở.
Nhưng mà vì người ta bắn súng hoài nên nguy hiểm quá. Cho nên tụi con toàn ngồi chơi trước
computer trong nhà.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-898039-galleryV9-tsvq.jpg








Mohamed, 9 tuổi, Idlib, Syria

Con đi chung với ba và anh họ đến đây. Con còn 5 anh em bị kẹt ở biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Con nhớ anh em và nhớ nhà, nhớ trường nhớ chiếc xe đạp nữa. Nhà của con ở Idlib bị sập hủy hoại
rồi. Con hơi mệt vì cả đêm qua không ngủ vì phải đợi chuyến xe lửa tới để đi Đức. Nhưng mà xe lửa
không có tới.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-898040-galleryV9-nmrn.jpg









Mahdi, 6 tuổi, từ Kabul, A Phú Hãn

Hôm kia tụi con đi bộ tới 10 tiếng đồng hồ luôn. Con hơi mệt nhưng mà tối qua con ngủ ở dưới nhà ga
này ngon lắm. Ông bà con già quá nên không đi theo được. Nghe nói sang năm con được đi học con mừng
lắm. Con muốn đi học sau này làm thầy giáo lắm.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-898041-galleryV9-codd.jpg










Diaa, 11 tuổi, từ Damascus, Syria

Con chỉ mang theo có cái đồng hồ đeo tay và quyển kinh thánh từ nhà đi thôi. Cái gì con cũng nhớ hết, nhớ Ba,
nhớ giường, nhớ computer, nhớ bạn thân Abdullah. Ba con không đi chung được vì phải ở lại lo cho ông nội bị
bệnh. Anh của con đang ở Bá Linh. Con muốn được tới Bá Linh và muốn ngày nào đó gặp được Ba.

http://cdn3.spiegel.de/images/image-898042-galleryV9-acxh.jpg








Kubra, 3 tuổi, Kabul, A Phú Hãn:

Con sanh ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, gia đình con tới Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn 8 năm rồi. Con thấy ở Thổ vui lắm, con muốn đi học.
Nhưng mà nhà con bỏ nhà ở đó rồi. Ba con nói người ở đó không có thích người mình. Con muốn có lại nhà ở.
Tốt nhất là nhà bự nhất luôn.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-898045-galleryV9-diil.jpg




(nguồn Spiegel Online (http://www.spiegel.de/fotostrecke/portraets-von-fluechtlingskindern-am-salzburger-bahnhof-fotostrecke-130177-8.html) - thực hiện Heike Klovert)

Triển
09-17-2015, 10:47 PM
18.09.2015:
Hung Gia Lợi như con thú đau sợ chết,
Croatia đóng 7 trên 8 cửa biên giới giáp Serbia,
Slovenia đình chỉ xe lửa từ Croatia


http://cdn2.spiegel.de/images/image-898355-galleryV9-cbpz.jpg

Chỉ sau hai ngày thủ tướng Croatia tuyên bố:

"Chúng tôi đã có sự chuẩn bị, người tị nạn không phân biệt tôn giáo
sẽ được nước chúng tôi thu nhận nếu muốn ghi danh tại Croatia, còn nếu
muốn đi tiếp Croatia sẽ là nước trung chuyển".

....đã đóng 7 trong 8 cửa biên giới giáp Serbia. Do Slovenia không tiếp
nhận người tị nạn.

Trên tuyến sang Đức, những người tị nạn phải vượt qua Croatia rồi đến Slovenia để
đến đất Áo. Croatia có thể làm quốc gia trung chuyển nhưng nếu Slovenia đóng cửa
biên giới thì số người tị nạn sẽ bị ứ đọng. Theo chỉ số đưa ra của Ủy Ban Châu Âu
(không được tất cả thành viên EU thống nhất chấp nhận), Croatia và Slovenia chỉ nhận
0,9 và 0,5 phần trăm từ tổng số người tị nạn 160 ngàn người đang lây lất trên Hy Lạp
và Ý. Nghĩa là Croatia chỉ nhận 1440 người, còn Slovenia chỉ nhận 800 người. Do tổng
sản lượng nội địa của hai quốc gia thuộc Nam Tư cũ này kém. Nền kinh tế thấp, dân thưa.

Qua việc làm quốc gia trung chuyển, chỉ trong hai ngày đã có gần 8 ngàn người tị nạn
vào đất Croatia (chỉ phải nhận 1 ngàn 400 người), trong khi Slovenia (phải nhận 800
người) thì đóng chặt cửa biên giới. Số người tồn đọng ở Croatia chưa biết tính sao,
thì ông thủ tướng Orbán vốn dĩ kỳ thị tôn giáo đã đóng cửa biên giới và dựng rào kẽm
gai dọc biên giới giáp Serbia, lên tiếng cáo buộc ngay Croatia đã xua người tị nạn đến
biên giới giáp Hung Gia Lợi.
Hung Gia Lợi như con thú đau đớn, quay lung tung dọa cắn người, chỉ trích láng giềng
bất kể "cùng phe" (thuộc EU).
Slovenia thì hiện tại đóng cửa biên giới im lìm. Tuyến Serbia - Croatia - Áo - Đức chưa
rộng đường đã tắt nghẹn.

Sự việc trở thành nghiêm trọng, số phận những người chạy trốn chiến tranh biến chuyển
từng ngày.

(tổng hợp theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/osteuropa-in-der-fluechtlingskrise-ungarn-und-kroatien-blockieren-a-1053524.html))

Triển
09-18-2015, 02:04 AM
"Chỉ cần đưa tôi một hòn đảo, phần còn lại tôi lo"

Một tỉ phú Ai Cập lên kế hoạch lập nơi trú thân cho người tị nạn ở Địa Trung Hải. Hiện tại ông đã tìm được hai hòn đảo tư nhân rồi. Tên cho đảo cũng có rồi, nhưng chưa mua được chính thức.

http://img.welt.de/img/ausland/origs146530569/9149724059-w900-h600/Nagib-Sawiris.jpg
tỉ phú Naguib Sawiris nói: Ý tưởng của ông không phải điên khùng

Ông tỉ phú Ai Cập Naguib Sawiris dường như tiến gần được một bước trên kế hoạch mua một hòn đảo hiện không có người ở cho người tị nạn cư ngụ. Ông đã tìm được 2 hòn đảo tư nhân của Hy Lạp đủ thực hiện kế hoạch của ông và đã liên hệ với chủ nhân hòn đảo, Sawiris cho biết qua dòng tin trên Twitter của ông.

Hiện tại ông chỉ còn thiếu giấy cấp phép của nhà chức trách Hy Lạp để khởi sự kế hoạch này, ông thương nhân 61 tuổi cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Mỹ CNN. Sawiris nói thêm nhắm vào chính phủ Athen: "Chỉ cần đơn giản đưa tôi cái đảo, mọi thứ còn lại tôi lo!".

Khi ông nhận được giấy phép rồi sẽ bắt tay xây cái hải cảng. "Tôi sẽ làm việc với người tị nạn để họ tự xây nhà của họ, trường học cho họ, một cái bệnh viện, một trường đại học", Sawiris nói với CNN. "Tôi sẽ cho họ công ăn việc làm và che chở họ cho đến khi tình trạng ở các quốc gia họ ở tốt hơn. Đến lúc đó họ có thể quyết định muốn hồi hương hay ở lại hải đảo".

"Đối với tôi tiền không phải là vấn đề"

Ông tỉ phú này cũng đã có tên cho hòn đảo cưu mang người tị nạn trên Địa Trung Hải rồi: Hòn đảo này nên mang tên "Aylan Island" để tưởng nhớ đến đứa bé 3 tuổi Aylan Kurdi đã chết đuối trên chuyến vượt biển đến Hy Lạp.

http://de.toonpool.com/user/7749/files/fluechtlinge_aylan_kurdi_tot_2543765.jpg
(foto: Schwarwel)

Sawiris quả quyết trước những người ngờ vực, rằng đây không phải là một "ý tưởng điên khùng". Phần tài chánh cho kế hoạch này đã được bảo đảm. Ông nói với CNN, "Tiền bạc không phải là vấn đề đối với tôi". "Tôi không muốn mang tiền của mình xuống mộ. Tôi muốn làm một điều gì đó tốt với đống tiền này".

Phần của ông sẽ chi ra 100 triệu Dollar (gần 89 triệu Euro) làm nguồn tài chánh ban đầu. Sawiris viết tiếp trên Twitter, đã có "cả tấn" thư hỏi để quyên góp của những người ủng hộ ý tưởng của ông. Những người quyên góp này theo ông nghĩ sẽ là cổ đông của công ty từ thiện cưu mang người tị nạn này.

Sawiris nhấn mạnh, ông muốn hợp tác với chính phủ Hy Lạp và làm theo luật lệ của quốc gia này. Ai được tị nạn trên "Aylan Island" đều do nhà chức trách địa phương quyết định. Ngoài ra ông muốn gặp gỡ đại diện Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNCHR và ghi nhận sự cố vấn của họ.

Ông thương gia Sawiris là giám đốc của công ty điện thoại di động Orascom TMT đang có địa bàn hoạt động ở nhiều quốc gia Châu Phi, Trung Cận Đông và ở Nam Hàn. Ông còn sở hữu một đài truyền hình Ai Cập và nơi nghỉ mát "al-Guna" ở Hồng Hải (Red Sea). Sau cuộc cách mạng Ai Cập năm 2011 ông là một trong những sáng lập viên đảng Người Ai Cập Tự Do.

(dịch từ "Geben Sie mir die Insel, ich mache den Rest!" (http://www.welt.de/politik/ausland/article146518843/Geben-Sie-mir-die-Insel-ich-mache-den-Rest.html))

Triển
09-18-2015, 04:39 AM
Europe Or Die (Full Documentary)

(Phim tài liệu 4 tập dài hơn 1 tiếng rưỡi này khá nặng nề. Ai không đủ tinh thần xin đừng xem)


https://www.youtube.com/watch?v=Tj3AkgVqiF4

Triển
09-18-2015, 10:28 PM
19.09.2015:
Không yên

Ở một vài tỉnh nhỏ bên Đông Đức cũ, việc phá phách, phản đối chống lại người
tị nạn vẫn không giảm đi. Tại Bischofswerda lần thứ hai trong hai ngày lại có
đám cực hữu đi kêu gào ngoài đường phố và tụ tập trước nhà của một số người
tị nạn mới đến chửi rủa huyên náo đến khi cảnh sát đến dẹp mới thôi.

Cảnh sát đã bắt và điều tra 3 trường hợp tổ chức gây huyên náo trên mạng xã hội
với tội trạng: xúi dục kỳ thị chủng tộc


http://cdn3.spiegel.de/images/image-898996-galleryV9-lqtk.jpg

(nguồn: Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/bischofswerda-dutzende-poebeln-vor-fluechtlingsheim-in-sachsen-a-1053755.html))

Triển
09-19-2015, 11:01 PM
Hải quân vớt 4700 người vượt biển chỉ trong một ngày
http://bilder2.n-tv.de/img/incoming/origs15969161/3472732827-w1000-h960/RTR2JH7J.jpg

Ở vùng hải phận quốc tế trước bờ Libya có 4 ngàn 700 thuyền nhân trên đường đi Châu Âu đã được cứu vớt. Tuần duyên Ý cho hay, ngày thứ Bảy hôm qua có 20 lần cứu hộ với sự tham gia của nhiều tàu lớn. Trên một chiếc ghe tị nạn người ta chỉ còn vớt được một tử thi phụ nữ mà thôi.

Song song với tuần duyên và hải quân Ý còn có nhiều tổ chức của nhiều nước tham gia cứu hộ trong đó có Đức. Ý điều hợp việc các quốc gia EU cứu người trên biển trong vùng hải phận trước bờ biển Bắc Phi.
2600 thuyền nhân thiệt mạng

Theo lời một nữ ký giả tháp tùng trên chiếc tàu chiến "Schleswig-Holstein" (Đức) quan sát, chỉ đi trên biển có 3 giờ đồng hồ đã cứu được 400 thuyền nhân từ một chiếc ghe gỗ cách bờ biển Libya 18 hải lý (35 cây số). Sau đó họ vớt được thêm thuyền nhân trên một chiếc thuyền hơi. Đa số những người được vớt đến từ Sudan và Eritrea.

Chiếc tàu chiến này là một trong hai chiếc tàu hộ tống của Đức đã đi cứu vớt thuyền nhân và chống lại tội phạm buôn người theo sắc lệnh của Cộng Đồng Chung Châu Âu từ cuối tháng 7. Hai chiếc tàu Đức đã cứu giúp tổng cộng gần 2 ngàn người từ tháng 7 đến nay. Trước đó hải quân Đức đã cứu vớt 5673 thuyền nhân.

Theo thống kê Tổ chức Thế giới Nhập cư từ đầu năm nay đã có hơn 2600 người bị thiệt mạng trên đường vượt biển Địa Trung Hải từ Libya sang Ý. Theo con số chính thức ngày 18 tháng 9 đã có 120 ngàn người vượt biển thành công đến các nước thành viên EU phía Nam.

(nguồn: n-tv.de (http://www.n-tv.de/politik/Marine-rettet-4700-Fluechtlinge-an-einem-Tag-article15969196.html) , bdk/rts/dpa)

Triển
09-20-2015, 11:43 PM
21.09.2015:
"Trà hội" hàng năm tại Wiesn đã khai mạc ...

Oktoberfest - Lễ hội bia bọt hàng năm tại Wiesn (Bayern, Munich)
đã khai mạc cuối tuần vừa qua và chưa thấy có sự đụng độ lớn
lao nào giữa "đệ tử lưu linh" đi hội và người tị nạn từ Trung Đông.

Nút giao thông quan trọng là nhà ga Munich. Hiện tại biên giới Áo - Đức
vẫn chỉ nhỏ giọt cho người tị nạn nhập cảnh nên có lẽ cảnh sát đã
kiểm soát được tình hình ở đây.


http://p5.focus.de/img/fotos/origs4959383/8188433625-w1280-h960-q72-p4/wiesn-2.jpg

Triển
09-21-2015, 09:58 AM
Khổ lắm



https://www.youtube.com/watch?v=LDj1_u5LSEs

Croatian police are overwhelmed as thousands of refugees attempt to board a train in the town of Tovarnik on Sunday

Triển
09-22-2015, 01:47 AM
Mua bán người tị nạn

Nhân phẩm bất khả xâm phạm, điều này nghe hoài ở hầu hết hiến pháp
các nước kỹ nghệ tân tiến có nền dân chủ cao. Thế nhưng ngay trong sáng
hôm nay có tin tức cho rằng bộ trưởng bộ nội vụ các quốc gia thành viên
Cộng Đồng Chung Châu Âu đang ngồi bàn tròn tranh cãi ý tưởng "bán người tị nạn".

Theo Ủy Ban Châu Âu, hồi tháng 5 khuyến khích EU chia 40 ngàn người tị nạn
ra nhận, hồi tháng 7 khuyến khích EU chia thêm 120 ngàn người tị nạn ra nhận, vì
con số người tị nạn Trung Đông đến Ý, Hung Gia Lợi và Hy Lạp ngày một đông.

Vụ chia nhận theo dân số và tổng sản lượng bình quân nội địa này đến nay vẫn không
thống nhất được. Ý tưởng mới mẻ hơn đã có: ai không nhận người tị nạn theo phân
chia thì trả dứt một lần 6 ngàn euro cho một người. Người Châu Âu đang mua bán
trách nhiệm trên thân thể con người. :z68:

EU bàn cãi trên cấp quốc gia với nhau, chứ ý tưởng này đã được thực hành ở
Thụy Sĩ. Đã có các làng nhà giàu Thụy Sĩ đã bỏ tiền ra trả mỗi năm để rảnh mắt khỏi thấy
người tị nạn. Chuyện nghe thấy mà phẫn nộ.

Song song vụ bàn bạc chia chác, các địa phương (Đức) vẫn tiếp tục tìm chỗ cư ngụ
tạm thời ráp giường lót chiếu trong sân vận động, sân bóng rổ ..v.v.v

http://bilder3.n-tv.de/img/incoming/origs15979746/9902735879-w1000-h960/964ca03d5694385abeaf12046188da64.jpg

(nguồn: n-tv)

Triển
09-22-2015, 04:42 AM
12 chuyến máy bay chở giường

Hội Hồng Thập Tự Mỹ đã bắt đầu vận chuyển 15 ngàn "giường bố"
trực tiếp từ Hoa Thịnh Đốn sang Frankfurt và Munich.

Ông Christian Reuter, tổng thư ký hội Hồng Thập Tự Đức cho biết,
thông thường Hội Hồng Thập Tự Đức tặng hiện vật ủy lạo các nơi
khẩn cấp, lần này Mỹ và Canada đã tặng ngược lại giường bố cho
Đức vì "tình trạng nhân đạo khẩn cấp ở Đức"

Hình ảnh giường bố được sắp xếp làm chỗ ngủ tạm thời trong sân vận
động trong nhà cho số người tị nạn đến Hanau (Đức)

http://cdn1.spiegel.de/images/image-898248-galleryV9-tjdd.jpg


(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/fluechtlingskrise-usa-und-kanada-spenden-deutschland-15-000-feldbetten-a-1054112.html))

ngocdam66
09-22-2015, 07:37 AM
https://www.youtube.com/watch?v=CztvVNcTOuc

Triển
09-23-2015, 01:00 AM
Bá Linh ép các nước nhận người tị nạn

Các bộ trưởng bộ nội vụ EU đã thông qua việc thu nhận 120 ngàn người tị nạn trong sự bất đồng mạnh mẽ. Và đây chỉ là biện pháp khẩn cấp. Việc thống nhất thu nhận một con số người tị nạn nhất định theo chỉ số phân bố, vẫn còn xa vời.

http://i.imgur.com/0FmUkW9.png

Các bộ trưởng bộ nội vụ EU đã quyết định vụ phân chia thu nhận 120 ngàn người tị nạn ở Châu Âu trong ngày họp đặc biệt hôm qua. Quyết định không thống nhất mà là phủ quyết theo số đông. Cố vấn hội đồng Lục Xâm Bảo cho biết, sự quyết định được tính theo số đông các nước thành viên.

Cho đến phút cuối đặc biệt các quốc gia thành viên Đông Âu phản đối việc phân chia thu nhận người tị nạn từ các quốc gia Ý và Hy Lạp. Theo lời ông bộ trưởng nội vụ Cộng hòa Czech Milan Chovanec, nước ông, Lỗ Ma Ni, Slovakia và Hung Gia Lợi bỏ phiếu chống. Phần Lan bỏ phiếu trắng.

Bộ trưởng nội vụ Đức Thomas de Maizière cho biết sau buổi họp, "Quyết định không thống nhất mà là phủ quyết theo số đông". Đồng sự của de Maizière, ông Chovanec bên cộng hòa Czech phẫn nộ, "Hôm nay người ta đã mất hết lý trí rồi".
Ủy ban Châu Âu đã yêu cầu phân chia thu nhận 54000 người tị nạn từ Hung Gia Lợi, 40400 người từ Hy Lạp và 15600 người từ Ý để chia xẻ gánh nặng cho các nước này. Đức sẽ nhận theo chỉ số là 31000 người. Ông de Maizière cho biết, chúng ta thu nhận người tị nạn trên tinh thần đoàn kết và trách nhiệm, nhưng cũng từ lương tâm của mình nữa.

Vì Hung Gia Lợi từ chối nhận người tị nạn chung chung, nên tự nước này cũng không chia xẻ 54000 người tị nạn với "chính họ". Đặc biệt là Ý và Hy Lạp có hi vọng giải thoát bớt 54 ngàn người tị nạn. Bộ trưởng nội vụ Đức de Maizière hi vọng: "con số 54 ngàn trong 120 ngàn sẽ được phân chia qua Ủy ban Châu Âu hoặc mỗi quốc gia EU nộp đơn xin nhận người ra sao. Tất cả các nước EU đều có quyền này, tính luôn nước Đức".

Biện pháp khẩn cấp duy nhất

Việc phân chia 120 ngàn người tị nạn này chỉ là biện pháp khẩn cấp duy nhất một lần được Ủy ban Châu Âu đề bạc. Hồi tháng 5 nhà chức trách ở Bruxelles cũng đã nộp đơn xin biện pháp khẩn cấp theo điều 78 phần 3 của hợp đồng EU, xin hãy phân chia thu nhận 40 ngàn người tị nạn. Ngược lại với mong muốn của Ủy ban Châu Âu, số người tị nạn sẽ được phân chia trên cơ sở tự nguyện chứ không theo một chỉ số thu nhận cố định bắt buộc. Sự phản kháng các nước EU được cho biết là quá lớn.

Về lâu về dài, Ủy ban Châu Âu muốn thiết lập một quy trình thường trực phân chia người tị nạn theo một chỉ số nhất định và công bằng. Việc này bị các quốc gia phản kháng mạnh mẽ. Các nguyên thủ EU sẽ gặp gỡ trong buổi họp thượng đỉnh vào thứ Tư hôm nay ở Bruxelles nhưng lại không bàn thảo về việc này vì chưa có sự chuẩn bị đệ trình mang tính cách luật pháp.

Theo các nhà ngoại giao cho biết, ý tưởng các quốc gia không thu nhận người tị nạn phải "trả tiền phạt" không được đa số đồng ý. Được biết trong một bản thảo buổi họp có ý tưởng "phạt" các quốc gia nào không chịu thu nhận người tị nạn thì phải trả cho mỗi đầu người 6000 euro. Trong trường hợp bị thiên tai các quốc gia này được phép gia hạn việc thu nhận đến hai năm. Đặc biệt Pháp là quốc gia phản đối ý tưởng trả tiền để khỏi nhận người tị nạn này.

Vì tranh cãi vụ phân chia người tị nạn mấy tháng nay mà Cộng Đồng Chung Châu Âu không thể ngồi lại với nhau bàn thảo phương cách đối phó của Châu Âu trước khủng hoảng tị nạn hiện nay. Sau khi thất bại trong buổi họp các bộ trưởng nội vụ hồi tuần trước, Đức là một trong những nước yêu cầu phải ra quyết định theo kiểu số đông phủ quyết.

Kiểu bầu theo phủ quyết sẽ ảnh hưởng xấu đến tinh thần các cuộc họp khẩn cấp

Mặt khác, thủ tướng Đức Angela Merkel nói sáng hôm qua trước khi có vụ phủ quyết rằng, sự thỏa thuận chung các nước Châu Âu là "có giá trị to lớn". Berlin sẽ cố gắng hết sức để thực hiện việc "không cố tìm ra một giải pháp hoặc là một sự thống nhất bằng phủ quyết , mà phải có sự thỏa thuận chung".

Theo tin tức tín cận từ các nhà ngoại giao EU, việc ra quyết định phân chia người tị nạn bằng phủ quyết rốt cuộc đã xảy ra hôm qua sẽ ảnh hưởng đến buổi họp thượng đỉnh hôm nay giữa nguyên thủ các quốc gia EU. Trong buổi họp cấp nguyên thủ hôm nay sẽ có cuộc bàn thảo về một giải pháp chung đối phó với tình trạng khủng hoảng tị nạn hiện nay. Sự việc sẽ xoay quanh vấn đề bảo vệ vòng biên giới khối EU tốt hơn và thiết lập các trung tâm ghi danh thu nhận ("Hot Spots") người tị nạn ở Ý và Hy Lạp. Ngoài ra họ sẽ tính toán phải hỗ trợ tài chính mạnh hơn nữa cho các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Lebanon là các nước có các trại tị nạn đến vài triệu người đặc biệt từ Syria.

Các quốc gia này cần gấp ít nhất mỗi nước 5 tỉ euro, theo tin tức từ các nhà ngoại giao. Cho đến nay EU chỉ tính hỗ trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ có 1 tỉ euro. Ngoài ra các quốc gia EU muốn thỏa thuận các biện pháp hồi hương hữu hiệu hơn cho những người không được công nhận tị nạn.
Tất cả mọi người ở Bruxelles đều biết rõ rằng thỏa hiệp chia nhận 120 ngàn người tị nạn chỉ là một phần trong giải pháp mà thôi. Bộ trưởng nội vụ Đức de Maizière nói, "không phải chỉ giải quyết việc phân chia những người đã đặt chân lên EU rồi mà phải đối phó với việc làm sao ngăn cản người ta đến ồ ạt nữa". Theo chiều hướng lâu dài có sự suy tính thiết lập một tổ chức cảnh sát biên giới chung của EU. Ủy ban Châu Âu muốn đệ trình một bản thảo về việc này đến cuối năm nay. Càng ngày người ta càng thấy rõ là các quốc gia như Hy Lạp và Ý không đủ sức canh phòng biên giới EU phía ngoài.

Nhưng mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang dần vào tầm ngắm của Châu Âu. Đã có thỏa thuận hồi hương giữa Châu Âu với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không thực hiện được. Người Châu Âu cũng muốn giải quyết vấn đề tồn đọng tại Thổ. EU cũng đang cố gắng tìm phương cách bình ổn tình hình ở các quốc gia có người tị nạn ra đi. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, ông Jean-Claude Juncker muốn thiết lập một quỹ tài trợ 1,8 tỉ. Nhưng chỉ làm như vậy là không đủ. Phía sau hậu trường đã có toan tính EU phải làm sao hỗ trợ thiết lập các nhà nước pháp quyền và sự gia tăng phòng ngự biên giới ở các nước Châu Phi.

Bộ trưởng nội vụ Đức De Maizière lại nhấn mạnh ở Bruxelles rằng người Châu Âu không có nguồn dung lượng vô tận. "Khả năng thu nhận người tị nạn vào Châu Âu có giới hạn. Hôm nay chỉ bước thêm một bước quan trọng đầu tiên thôi. Các bước đi khác sẽ tiếp theo.". Ông bộ trưởng đã đề nghị một con số thu nhận nhất định cho toàn cõi Cộng Đồng Chung Châu Âu hồi cuối tuần vừa qua.



(* dịch theo nguồn "Berlin setzt Verteilung von Flüchtlingen durch" (http://www.welt.de/politik/ausland/article146736310/Berlin-setzt-Verteilung-von-Fluechtlingen-durch.html))

Triển
09-23-2015, 01:26 AM
Shakira

Nữ ca sĩ Shakira kêu gọi nguyên thủ các quốc gia hãy
giúp đỡ người tị nạn vì nhân quyền và nhân đạo.
Hãy tìm một giải pháp chấm dứt vấn đề khủng hoảng tị
nạn hiện nay. Từ năm 2003, Shakira là đại sứ của tổ chức
UNICEF.

Ngồi bên cạnh tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon,
cô nói:

"The image of that little boy washed up on a shore is a tragic one
and one that we shouldn’t ignore and we shouldn’t forget."



https://www.youtube.com/watch?v=zqqGh0Fp-bQ

Triển
09-23-2015, 11:35 PM
SYRIA

Để hiểu vì sao dân Syria chạy tứ tán, chúng ta phải nhìn
một lần vào tấm bản đồ nội chiến của nước này. Khi sống
ở một nước như vầy ai mà chịu nổi, nếu không chạy giặc
thì làm sao mà sống.

Các phe đấu trên bàn cờ chính trị Syria:



"Chính" phủ Syria (màu hồng, đại diện là tổng thống Assad, thích thì xử dụng luôn vũ khí sinh học với dân mình),

Phe đối lập (màu xanh, được phương Tây ủng hộ) + một nhóm Hisbolah không có vẽ trong hình nữa

Nhà nước Hồi giáo (màu cam)

Phe phiến loạn người Kurden (màu xanh cứt ngựa)






http://www.the-american-interest.com/wp-content/uploads/2014/02/syria_battlelines.png



Chính trị địa lý, lãnh thổ các sắc tộc tôn giáo:

http://www.the-american-interest.com/wp-content/uploads/2014/02/syria_religious.png




Các quốc gia chứa người Syria đi tị nạn

http://www.the-american-interest.com/wp-content/uploads/2014/02/syria_refugees.png







Vì lý do này mà sau khi bà thủ tướng Đức Merkel sau khi ngoảnh mặt 4, 5 năm nay,
bắt buộc phải quay lại đẩy mạnh vụ chia xẻ thu nhận người tị nạn ở Ý và Hy Lạp, vì tình
hình các trại tị nạn bên Châu Á chung quanh Syria đã quá xấu, người ta không sống nổi
nữa.
Có trại tị nạn ở Zaatari (Jordan) có tổng cộng 150 ngàn người sống trong lều bố có Logo
của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, mà bất cứ người Việt thuyền nhân nào từng vượt biên
hơn 30 năm trước đều biết. Trong trại này mỗi gia đình mỗi ngày được 50 xu (Châu Âu), vị
chi là 55 xu (Mỹ), tiền ăn uống còn thiếu. Không có việc làm, cứ lây lất như vậy. Trẻ con ngày
càng bỏ học dần, vì cả tiền học cũng không có. Người ta nói Syria đã mất cả một thế hệ. Trong
khi dân Syria có cách suy nghĩ giống người Việt, là con cái phải đi học cho có văn hóa và nuôi
được bản thân.

http://de.qantara.de/sites/default/files/styles/slideshow_wide/public/uploads/2013/06/19/fl-chtlingslager-zaatari-4-dw-karen-leigh_1.jpg?itok=D4jbvhJa


Chia xẻ người tị nạn Trung Đông từ Syria đã khó, còn có các nước không được an ổn gì
như A-Phú-Hãn ở Trung Cận Đông, Iraq ngay dưới Syria và Eritrea, Libya từ bên Bắc Phi
cũng chạy loạn do chế độ độc tài và nghèo khổ.

Vì tình hình các trại tị nạn chung quanh Syria ngày càng xấu, rất nhiều người đã bỏ trại, hoặc đi
thẳng từ Syria bằng cách vượt biển sang Ý và Hy Lạp. Mong muốn của họ là đến được nơi an
bình để an cư.

Sau khi Châu Âu có bước đầu ngồi lại với nhau "sau 5 năm" nội chiến xảy ra Syria. Bà Merkel
ở Đức đi bước chính trị kế tiếp là đòi đối thoại thẳng với các phe ở Syria. Trước hết là Assad, ông
tổng thống độc tài không nhận được sự ủng hộ của phương Tây ngoài Putin và Trung Quốc. Tuy nhiên
không truất phế Assad, hắn cứ tại vị ì ạch ra, bất cần. Phiến loạn nổi lên khắp nơi. Nhà nước Hồi Giáo
chỉ thành lập trong vòng hai năm đã gieo rắc khủng bố, tàn sát khắp nơi, dân chúng chạy tứ tán, và rốt
cuộc cũng chạy tuốt lên Thụy Điển, ngồi đầy ở Berlin, giăng lều ở Paris, trốn tránh ở hầm nhà ga Luân Đôn.
Phơi xác trên biển cả, lăn lóc ở các đảo Hy Lạp và Ý.

Nếu không giải quyết tại chỗ, người không an cư thì người ta chắc chắn phải di tản, trốn bỏ quê hương
của mình. Putin và Obama đã ra tín hiệu ngồi lại với nhau giải quyết IS. Đồng minh Tây Âu sẽ nối gót quân
sự. Merkel đi thuyết chính trị với Putin và Assad. Hi vọng có chiều hướng giải quyết khả quan. Không
làm ra một Đinh Bộ Lĩnh kéo quân dẹp loạn, thì "12 sứ quân Syria" vẫn cứ thiêu cháy mảnh đất Trung Đông
này, dân chúng cứ chạy mãi.

Để xem Đông & Tây có hợp tác dẹp loạn ở Syria được hay không, hay lại cứ gầm gừ chính chị chính em,
và dân họ tiếp tục bỏ chạy hết. Hôm qua Merkel còn đòi kéo Iran và Ả Rập Saudi vào cuộc, hai nước này
có tiền (Ả Rập) lẫn quân sự (Iran). Cùng là Hồi Giáo với nhau, nhưng họ hiện vẫn làm ngơ đèn nhà ai nấy sáng.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-900795-breitwandaufmacher-ffut.jpg

(Nguồn Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/syrien-merkel-will-gespraeche-mit-assad-a-1054471.html): tổng thống Syria: Assad)

Triển
09-24-2015, 05:44 AM
Người Syria ở Pháp

"Tôi phải làm việc gì ở đây? Lau chùi, bán hàng?"

Họ trốn chạy sự thống trị dã man của Assad mà cũng trốn chạy sự tàn độc của người Hồi giáo cực đoan. Hàng ngàn người Syria lánh nạn ở Pháp. Tuy nhiên nước Pháp cũng như nước Đức đang đứng trước vấn đề: Làm sao giúp họ hội nhập đây?


http://img.welt.de/img/ausland/crop146780699/5509404183-ci16x9-w780/REFUGIES-SYRIENS-ACCUEILLIS-ET-HEBERGES-EN-FRANCE.jpg
Từ trái sang phải: cậu thanh niên xin tị nạn Mustafa và chú Thamer và Izzat ở Ba Lê. Phía sau hậu trường là tháp Eiffel.
Foto: François Bouchon/ Le Figaro


"Nông trại nhà tôi nằm gần đền Baal ở Palmyra đó. Dạ đúng, cái đền đó vừa bị bọn IS cho nổ tung hết rồi đó", cậu thanh niên trẻ tuổi giải thích và ra điệu bộ diễn tả vụ nổ, đồng thời rút cái điện thoại cầm tay ra để cho xem hình. Giữa một Ba Lê mưa ướt át bỗng xuất hiện một danh lam cổ nát trên màn ảnh. Phía sau là các cột đá, phía trước là hàng rào đá của nông trại gia đình, là nơi Izzat, 31 tuổi, dự định biến thành khách sạn cho du khách.

Một kế hoạch đã bị sự điên rồ của Nhà nước Hồi giáo hủy hoại. Vỡ kế hoạch ở Syria giờ anh hi vọng sau khi trốn chạy đến Pháp sẽ được thu nhận vào chương trình hội nhập gấp rút đặc biệt. Pháp ngữ của anh chưa đủ trôi chảy, nhưng mà từ ngày anh đặt chân lên Pháp vào tháng 11 cũng chưa nói chữ tiếng Pháp nào cả. Gia đình của anh đi tứ tán ở Châu Âu hoặc ở ngưỡng cửa Châu Âu hay ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Người Syria muốn tự quyết định cuộc đời mình

Phải làm sao để hội nhập những người Syria trốn chạy bom đạn oanh tạc của phi cơ Baschar al-Assad và các cuộc thảm sát của IS? Mỗi người họ đều có một câu chuyện của riêng mình, nhưng sau rốt đều có các điểm tương đồng như nhau. Ayyan Surreau, bà sáng lập viên và giám đốc câu lạc bộ Pierre Claver, nơi Izzat đã nộp đơn xin vào chương trình hội nhập, nhận xét, "Người Syria rất vội vã, họ muốn buộc lại sợi dây cuộc đời họ đã bị dã man cắt đứt lúc trước".

Người thanh niên trẻ từ Palmyra có vài điểm thuận lợi hơn người khác ở chỗ người anh lớn của cậu Thamer đã làm gương cho cậu. Người anh này đến Ba Lê năm 2001 vào gia đình người Pháp bạn bè của họ, anh không phải trốn chạy chiến tranh, mà tẩu thoát từ hàng ngũ quân đội ở Syria. Sau đó anh được học khóa tiếng Pháp ở Sorbonne, có bằng cử nhân Chuyên gia khách sạn, nhập quốc tịch Pháp năm 2011. Một hướng đi tuyệt vời của một người đàn ông thân thiện, hiện đang làm quản sự của một nhóm nhân viên của một khách sạn lớn ở Champs-Élysées, cũng như đang trông coi tương lai của cậu em Izzat và đứa cháu trai mới tới tên Mustafa.

Đứa cháu trai 16 tuổi hôm nay bắt đầu đi học. Nhờ xin được một chỗ trong trường dạy nghề vào phút chót tại Ba Lê, cậu bé được cho vào lớp những đứa trẻ chưa biết nói tiếng Pháp. Cậu bé cười nói, "Cháu có giờ Toán và tiếng Tây Ban Nha. Khó quá!". Trong một góc phòng có quyển sách đang mở ra nằm trên nền nhà, "Căn bản văn phạm Pháp ngữ"....

Vào ngày trước khi IS tới, họ đã chạy thoát được khỏi Rakka

Mustafa đã bỏ lại sau lưng hai năm ở Damacus (Syria), nơi cha cháu vẫn còn ở đó, trong khi mẹ cháu đã đến Ankara (Thổ), gia đình cháu đã chạy thoát được cách một ngày trước khi IS đến Rakka. Rakka đã lọt vào tay IS. Ông chú của Mustafa giải thích mà không đi sâu hơn, "Mustafa đang bị dày vò tâm lý, cháu nó cứ ngủ không được. Nhưng mà sống ở đây thì nó đã đỡ hơn rồi".

Bộ ba anh em chú cháu đã viếng lâu đài Chantilly hồi mùa hè năm nay và khách sạn Invalides. Versailles là địa điểm nằm trên danh sách của ông Thamer dẫn cháu đi chơi. Cuối tuần ông cũng dẫn đứa bé đi bơi và chạy bộ. Các thiên thần quý nhân người Pháp của ông, bằng hữu của gia đình cũng hỗ trợ ông, họ cho ở nhờ trong một cái Appartement và giúp đỡ mọi thứ. Khi được hỏi chìa khóa thành công hội nhập của ông ở Pháp, Thamer lưỡng lự: "Tôi không có kỷ niệm gì tốt lẫn xấu cả. Mọi thứ ở đây đều rất khác, nhưng mà song song đó tôi cũng không cảm thấy rằng mình bị đi bên lề xã hội".

Nhiều người đồng hương của ông sau khi đến Pháp cũng tìm được chỗ cư trú: qua một người đi trước trong gia đình đã mở ra cánh cửa cho họ, hoặc những người bạn học ở Đại học đã sẵn lòng giúp đỡ, cũng như các người quen dân Pháp hỗ trợ những đoạn đường khó khăn phải đi qua ở cửa công quyền. Tuy nhiên sau sự giúp đỡ ban đầu này, mọi người đều đi theo con đường riêng tư của họ. Người Syria không có sự cảm ứng lập nhóm, ngược lại với các sắc dân ngoại quốc khác. "Đã từ nhiều thế hệ có các làn sóng di dân từ Syria sang Pháp. Họ đã có sẵn mong muốn tiến thân trong xã hội và sự hội nhập mạnh mẽ".

Tiền dành dụm cho chuyến đi đã hết

"Lâu nay dân cư đô thị, đặc biệt những người biết nói tiếng Pháp, thường được hỗ trợ bởi các tổ chức truyền thống từ nhà thờ Ki-Tô giáo đến tín đồ từ các nước vùng Trung Đông", chuyên gia thế giới Ả Rập hiện đại Gilles Kepe cho biết. "Nhưng rồi sau cùng họ bỏ trốn hết để tự cứu lấy mình. Tầng lớp trung bình như nông dân đang sống ở các miền quê hẻo lánh dĩ nhiên là không đủ phương tiện để chạy sang Châu Âu. Nhiều người phải trả tiền cho bọn dẫn đường. Những người tị nạn này tương tự như những người tị nạn từ Châu Phi là lực lượng công nhân đơn giản không có trình độ văn hóa. Thông thường họ là những người khiến người Châu Âu hoảng sợ." Theo thống kê chính thức đã có khoảng 10 ngàn người tị nạn Syria được Pháp thu nhận trước làn sóng tị nạn hồi hè năm nay.

Élisabeth Longuenesse, người từng dẫn dắt ban khảo sát thời sự ở viện Pháp Ngữ Trung Cận Đông ở Beirut và nay là chủ sự của hội Alwane giúp đỡ trẻ con Syria, tóm tắt, "Chướng ngại đầu tiên phải vượt qua là ngôn ngữ". "Nhiều người nhận một ít hỗ trợ từ sở lao động Pháp và nằm trên danh sách chờ học khóa Pháp ngữ. Phải học 20 giờ tiếng Pháp mỗi tuần trong thời gian hơn 6 tháng là điều cần thiết.

Chỗ cư ngụ cũng y hệt như vậy: Nhiều người sống đâu đó và tự thân vận hành, nhưng đa số đã bỏ hết tiền dành dụm vào cuộc trốn chạy rồi, nên rốt cuộc họ đùm bọc nhau trong các nhà ở tập thể vì không đủ tiền thuê nhà, ở xa hẳn nơi ven đô hoặc tận ngoại thành, là chuyện không phải lý tưởng trong vấn đề hội nhập vào xã hội".

Hung bạo hay là đáng yêu?

Lina và Mohammed, cả hai đều ngũ tuần, đã ghi danh năm thứ hai trong hội Pierre Claver. Một bộ đôi rất thanh lịch, bà thì diện veston nữ, ông thì ăn vận kiểu thể thao sặc sỡ, nổi bật giữa những người mặc Jeans và áo gió trong buổi sáng ướt át và lạnh lẽo hôm nay. Mohammed cười nói vì thích chí khi nghe sự cố gắng trang phục của mình được chú ý, "Chúng tôi không bao giờ mua đồ hiệu cả. Điều đơn giản phải nên biết là tìm được cách ăn vận sao cho đẹp mắt mà lại tốn ít tiền thôi".

Khi hai vị bác sĩ này - bà là bác sĩ Phụ khoa - ông là bác sĩ Nhi - đi khỏi Homs (Syria) trong năm 2013, ông bà đã thở ra đôi chút cách đây hai ba tháng lúc đi thăm con chỗ con gái của họ đang sống ở Paris sau khi thành hôn với một kỹ sư điện toán người Pháp. Nhưng họ không bao giờ trở về nữa. Từ lúc đó trở đi họ cứ bị các vấn đề trong cuộc sống thực tại cản trở. Họ có một chỗ ở tạm được nhưng khá xa Ba Lê, tận Aulnay-sous-Bois. Điều khổ sở nhất cho họ là dù được công nhận tị nạn 9 tháng rồi, họ vẫn không tìm được việc làm. Cho nên họ chỉ còn một cách là làm thực tập viên tại một bệnh viện ven đô, mà công việc này cũng không giúp đỡ họ được gì thêm.

Mohammed tỏ vẻ thất vọng dù cả hai rất chú ý trong lời ăn tiếng nói, cố gắng không chỉ trích bất cứ điều gì về việc họ được thu nhận ở Pháp, "Tôi chỉ được phép làm việc dưới sự giám thị mặc dù có 23 năm kinh nghiệm rồi". Lina nói thêm, "Ở Homs tôi đã cật lực làm việc, tôi không quen lệ thuộc vào người khác. Nhưng mà tôi phải làm gì bây giờ? Làm lao công hay là bà bán hàng?". Hiện tại hàng ngày bà giết thời gian bằng cách trông coi đứa cháu trai vừa tròn 1 tuổi dạy học viết và đọc.

Từ cái xách tay, bà kéo ra một quyển sách tiểu thuyết "Những kẻ khốn cùng", nhưng cũng nói thêm, Victor Hugo "hơi khó khăn". Bà cảm thấy Ba Lê "tráng lệ" và người Pháp "thông minh, thân thiện và .... hung bạo ('violents')" Hung bạo ư? Lina sờ lên cái App thông dịch trên điện thoại của bà để xem lại và sửa chữa: "Xin lỗi, là đáng yêu!" ('bienveillants')". Năm 2010 có 60 khách từ Pháp sang nhà bà. Bà và Mohammed dẫn khách đi viếng đền Palmyra, cái đền lúc đó chưa bị bọn IS phá hủy.

Trợ giúp hội nhập ban đầu

Sáng hôm nay Milad, 27 tuổi đảm nhận một nhiệm vụ mới, 2 năm sau khóa hội nhập ở hội Pierre Claver, anh đã trở thành "người trông coi" và phỏng vấn các ứng cử viên muốn trở thành "thành viên trợ giúp hội nhập ban đầu" nơi này, bằng cách ngoài các giờ học Pháp ngữ, phải tham gia tất cả các buổi trao đổi văn hóa trong các dịp có tổ chức thể thao và ẩm thực. Ở các buổi này tất cả được yêu cầu phải áp dụng tất cả khả năng và những gì mình đã học hỏi được.

Tập trung vào quyển tập ghi chép trên đùi để viết lại các chi tiết, Milad hoàn toàn nhận thức được số phận của những người đồng hương vừa đặt chân lên đất Pháp đang nằm trong tay anh. Cá nhân anh đã thành công. Trước khi đến Ba Lê, anh đã bị ngồi tù 9 tháng vì tội "tranh đấu nhân quyền", do là chiến sĩ hăng hái ở Derra, nơi có cuộc phản khán lớn vào năm 2011.

http://img.welt.de/img/ausland/crop146780700/8029737902-ci3x2l-w540/Some-of-the-ninety-three-Syrian-Erythre-2-.jpg
Foto: AFP - Những người tị nạn ngồi chờ nhận phòng trong một ký túc xá sinh viên ở Ba Lê.

Ngày nay anh đã ghi danh vào Conservatoire national des arts et métiers (CNAM), một loại trường cao đẳng kỹ thuật và đang làm luận án ra trường cho đề tài lập trình App điện thoại di động. Một con đường tiến thân mà anh nghĩ rằng có triển vọng hơn là tiếp tục học ngành văn khoa Anh ngữ mà anh từng bắt đầu ở Syria. Milad cũng hi vọng ở sự quen biết thực sự ở trường kỹ thuật cao đẳng, vì dù có cố gắng nhưng hai năm qua cơ hội có thể lặn hụp vào xã hội Pháp thật là hiếm hoi.

"Dân chúng ở đây bận rộn lắm. Người ta không có vụ làm quen ngoài đường hoặc là trên xe metro, điều này là bình thường đó. Và tôi sau khi trả tiền thuê nhà cũng chỉ đủ chút ít tiền ra ngoài đi chơi thôi", người thanh niên chưa từng đi vào quán bar nào và bỏ nhiều thời gian xem thời sự Syria trong internet. Hàng trăm người quen ở quê nhà anh chỉ còn lại có 3 người. Ba cô gái trẻ rốt cuộc cũng đã quyết định rời bỏ quê nhà, tốn kém bao nhiêu mặc kệ. Milad còn muốn ngăn cản một cô. "Còn nguy hiểm lắm, chờ đợi thêm chút nữa đi", anh đã nói với một trong ba cô, đó là cô bạn gái của anh.

Flaubert có tác dụng hỗ trợ hội nhập

Một nhân vật người Syria nổi tiếng ở Pháp là Farouk Mardam Bey, cựu hiệu trưởng thư viện của viện Thế giới Ả Rập và chuyên gia văn học Ả Rập của nhà xuất bản Actes Sud. Ông cho biết rằng tình trạng khủng hoảng hoàn toàn không đơn giản và sau làn sóng tị nạn đầu của giới trí thức sẽ đến lượt "hàng loạt người cùng khổ", là những người sẽ vô cùng khó khăn thích nghi với cuộc sống ở Pháp. Bản thân ông đặt chân đến Pháp vào năm 1965 lúc 21 tuổi.

"Chỉ qua ngày sau khi đặt chân đến Pháp là tôi đã ngồi xe lửa đi Caen ghi danh học đại học rồi. Theo quan cảnh trời mưa ẩm ướt, phong cảnh ở bãi biển Normandie, tôi đã nghĩ đến Flaubert và Maupassant. Tôi không có cảm giác đang ở xứ lạ quê người, chúng tôi bị ảnh hưởng văn hóa Pháp nặng nề như vậy đó. Ngay cả cái gu uống cà phê có mấy giọt Calvados của xứ Normandie mà tôi cũng thấy chẳng có gì lạ. "





(***** dịch lại từ "Syrer in Frankreich - 'Was soll ich hier tun? Putzen, verkaufen?' " (http://www.welt.de/politik/ausland/article146780701/Was-soll-ich-hier-tun-Putzen-verkaufen.html) - Tạp chí die Welt)


-- chú thích:
(1) Flaubert = Gustave Flaubert, văn hào trường phái lãng xẹt, à không lãng mạn từ Normandie
(2) Maupassant = Guy de Maupassant cũng là văn hào lẫn ký giả gốc Normandie.

Triển
09-24-2015, 10:31 AM
Người Việt ở Mỹ kêu gọi ủng hộ người tị nạn Syria

http://i.imgur.com/tQQ8ckg.png



Một đạo diễn phim tài liệu gốc Việt tại Mỹ từng đoạt Giải Emmy dùng truyền thông xã hội phát động chiến dịch kêu gọi công luận quan tâm đến cuộc khủng hoảng di dân Syria và ủng hộ họ được tiếp nhận vào nước Mỹ.

Đức Nguyễn, đạo diễn bộ phim tài liệu về người tị nạn Việt Nam nhan đề Bolinao 52, cùng một nhóm thiện nguyện viên trong tháng này mở cuộc vận động trên mạng với tên gọi #ICAREBECAUSE để đánh động nhận thức của mọi người về tình cảnh người tị nạn Syria và gây quỹ cho tổ chức hỗ trợ người tị nạn vượt biên MOAS để cứu giúp làn sóng di dân.

40 năm trước, nhiều người Việt tị nạn cộng sản đã bỏ nước ra đi thực hiện những chuyến vượt biên đầy máu và nước mắt để tìm đến vùng đất tự do làm lại cuộc đời.

Ngày nay, dân số người Việt ở Hoa Kỳ gần 2 triệu người và ảnh hưởng và sự đóng góp của cộng đồng này với nước Mỹ ngày càng mở rộng, đặc biệt tại khu vực quận Cam, nơi có đông người Việt hải ngoại định cư nhất.

Xuất thân từ một thuyền nhân tị nạn cộng sản, vượt biên sang Mỹ sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975 nay đang định cư tại California, đạo diễn Đức Nguyễn được trang mạng Breibart.com dẫn lời nói rằng cộng đồng người Việt hải ngoại từng được trao tặng cơ hội để sống còn vì vậy cần có bổn phận đạo đức và trách nhiệm xã hội mang cơ hội ấy đến cho những người khác đồng cảnh ngộ.

Người tham gia chiến dịch có thể ghi hình một đoạn video ngắn kèm dòng chữ ICAREBECAUSE chia sẻ lý do họ ủng hộ người tị nạn Syria và lan truyền các thông điệp này trên những diễn đàn truyền thông xã hội.

Trong các clip đã loan tải có đoạn video của luật sư bảo vệ người tị nạn Trịnh Hội với thông điệp ‘Tôi quan tâm vì không ai phải bỏ mạng trên biển cả.’

Còn Nghị viên Hội đồng thành phố Garden Grove Chris Phan thì nói rằng ‘Tôi quan tâm vì mạng sống con người là quan trọng.’

Một số người Việt ở California cũng tổ chức các cuộc đi bộ cùng các hình thức gây quỹ khác và chiến dịch vận động trên mạng Twitter và Facebook ủng hộ di dân Syria.

Tổ chức Di dân Quốc tế cho biết hơn 470.000 di dân đã đến Châu Âu trong năm nay, gần phân nửa là từ Syria. Dòng người tị nạn ồ ạt khiến các quốc gia Châu Âu đang chật vật tìm cách ứng phó.

Hoa Kỳ loan báo sẽ tăng số lượng visa cho người tị nạn từ con số hiện nay là 70.000 người/năm lên thành 85.000 người vào năm 2016 và 100.000 người vào năm 2017.

Theo Breibart, Orange Register



(nguồn: VOA Tiếng Việt (http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-o-my-keu-goi-ung-ho-nguoi-ti-nan-syria/2977078.html))

ndangson
09-24-2015, 05:15 PM
....



Xin cám ơn anh Triển với chủ đề này .


Nhiều bài , nhiều hình ảnh làm xúc động và cảm thông .



đăngsơn.fr






............

Triển
09-25-2015, 03:58 AM
Đức giáo hoàng Francis

“We, the people of this continent (châu Mỹ), are not fearful of foreigners, because most of us were once foreigners".


https://www.youtube.com/watch?v=8fO-iBUoyk0

Triển
09-25-2015, 10:14 PM
Lương tâm

Cũng như "bình thường mọi khi", lúc người tị nạn đến được cửa biên giới hoặc nhà ga giáp Đức (Freilassing)
họ phải vật vựa chờ đợi ghi danh và được xe lửa hoặc xe buýt chở đến trại tị nạn. Trong khoảng thời
gian rảnh rỗi này, trẻ con thường được phát giấy bút, kẹo bánh, đồ chơi để giết thì giờ. Có đứa vẽ xong
mang tặng cảnh sát, có đứa thì vất lại hiện trường. Cảnh sát Bayern đi thu nhặt và gom góp dán lên một
bức tường lớn nơi này làm kỷ niệm. Trong đó có một tấm tranh vẽ đặc sắc thương tâm được sở cảnh
sát tiểu bang Bayern dán lên Twitter phát tán ngày hôm qua. Bức ảnh vẽ một bên là loạn lạc chiến tranh
tật nguyền đổ máu, một bên là chờ đợi cánh cửa mở rộng của nước Đức. Không ai biết bức tranh này
của đứa trẻ nào, được trung chuyển đi đâu. Nhưng nó là dấu hiệu kinh hoàng ám ảnh tuổi thơ những đứa
trẻ này khiến người cảm động.

http://bilder1.n-tv.de/img/incoming/origs16010896/7548253033-w778-h550/Unbenannt.jpg



(theo n-tv (http://www.n-tv.de/))

Triển
09-28-2015, 01:50 AM
giúp đỡ người tị nạn:
Nhật hứa cho một mũi tiêm tài chánh thay vì nhận người tị nạn


http://cdn1.spiegel.de/images/image-902208-galleryV9-esio.jpg
Thủ tướng Nhật Abe: Tokyo gần như không nhận người tị nạn nào cả

Con số thu nhận người tị nạn ở Nhật trong năm ngoái khá khiêm nhường: nhận 11 người trên 5 ngàn đơn xin tị nạn. Hồi đầu tháng này thủ tướng Nhật Shinzo Abe lại còn thông báo sẽ gia tăng luật lệ cứng rắn thêm nữa để hạn chế người tị nạn nhập cảnh vào Nhật.

Thay vì nhận người tị nạn, Nhật muốn tham gia đóng góp tài chánh để chung tay giải quyết khủng hoảng tị nạn hiện nay: Tokyo sẽ hỗ trợ người tị nạn từ Syria và Iraq trích ngân khoảng 810 triệu USD, thông tấn xã Reuters loan tị và đưa nguồn từ đài truyền hình công NHK.
Cuộc chiến ở Syria có thể là đề tài chính thảo luận thứ Hai hôm nay tại hội nghị thường niên Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Nữu Ước. Giới quan sát chờ đợi tổng thống Mỹ Barack Obama và tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu về chuyện này.

Nhà nước Hồi giáo (IS) đã chiếm đóng trước đây một năm thêm các phần đết của Iraq và Syria. Sự nguy hiểm khủng bố và khủng hoảng làn sóng tị nạn từ khi chiến tranh nội chiến bùng nổ ở Syria vào năm 2011 đã gây lại sự chú ý của cộng đồng thế giới. Hiện nay Đức và các quốc gia trên thế giới đang thảo luận làm thế nào giải quyết khủng hoảng với sự hợp tác với Nga và Iran là hai quốc gia liên minh quan trọng nhất của Syria.


(* dịch theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/fluechtlingshilfe-japan-bietet-angeblich-800-millionen-dollar-an-a-1055017.html))

Triển
09-30-2015, 06:08 AM
Ông cụ 110 tuổi đi vượt biên đến được Passau (Đức)


http://p5.focus.de/img/incoming/origs4981587/4648432306-w1280-h960-q72-p4/148e7c00938a7cd3.jpg

Hình ảnh cụ ông 110 tuổi và con gái ông 60 tuổi đã đến được Passau

Chuyện những người tị nạn nhiều gian truân để vượt biên đến Đức ai cũng biết, nhưng câu chuyện sau đây ở Passau vẫn khiến người kinh ngạc trong bối cảnh lưu vong thế này. Sáng thứ Ba hôm qua có một cụ ông 110 tuổi vượt biên đến nơi. Ông đi từ A-Phú-Hãn.

Một cụ ông có lẽ 110 tuổi bị mù và điếc đã đã vượt biên từ A-Phú-Hãn đến Đức với gia đình của ông. Ông Werner Straubinger, cảnh sát biên phòng Đức cho hay, "Gia đình chín người này đã bị bắt hôm Chủ Nhật ở Passau".

Trốn chạy một tháng trời

Cụ ông này đã cùng tám thành viên trong gia đình vượt biên 1 tháng nay. Người phụ nữ con gái ông đã 60 tuổi khai với cảnh sát rằng, các con cháu trai tráng trong gia đình đã thay phiên cõng ông suốt các đoạn đường đi bộ đến Đức.

Điếc, mù và sinh năm 1905

Ngoài chuyện ông tuổi quá cao, cụ ông A-Phú-Hãn này còn bị mù và điếc nữa nên việc vượt biên càng nhiều khó khăn.

Nguyên nhân cuộc trốn chạy của gia-đình-4-thế-hệ là quê hương Baglan của họ đã không còn an toàn nữa. Ba người con trai trong gia đình đã bị người Hồi giáo cực đoan Taliban giết chết.
Sáng thứ Ba vừa qua, gia đình này có 4 đứa trẻ và một sản phụ đã được chuyển đến trại tị nạn ở thành phố Deggendorf. Người phụ nữ con gái của cụ ông đã khai ở đó rằng cha của bà sinh ngày 1 tháng 1 năm 1905. Không thể kiểm định lời khai được vì họ không mang theo giấy tờ tùy thân, cảnh sát Straubinger cho biết.

Ông đứng khòm lưng tựa cây gậy chống suốt buổi

Một người thông dịch viên cho rằng lời khai của gia đình này có thể tin được, "Nhưng mà cho dù cụ ông này 90 thôi thì chuyến đi vượt biên như vậy đúng là có một năng lực kinh người". Trong lúc ghi danh ở Deggendorf, ông lão cứ cúi gập người tựa cây gậy chống của mình và đã có thể đi vài bước chầm chậm.

Sau một đêm ở trại ghi danh đầu tiên ở Deggendorf, cả gia đình cụ ông sẽ được chuyển đi đến thành phố Gießen thuộc tiểu bang Hessen ngày thứ Tư hôm nay.

(dịch lại theo focus.de (http://www.focus.de/regional/bayern/er-kommt-aus-afghanistan-taub-und-blind-110-jaehriger-fluechtling-in-passau-eingetroffen_id_4981196.html))

Triển
10-01-2015, 03:47 AM
"Tài xế lái xe lửa cũng đâu bị bắt nhốt ở Passau"

Một khoa học gia người Viena (Áo) muốn giúp đỡ 5 người tị nạn Syria và dùng xe riêng chở họ đến biên giới Đức. Chuyến đi của ông kết thúc trong ngục Passau (Đức).
Người phỏng vấn: Asstrid Geisler

-1 tây tháng Mười năm 2015, 9 giờ 48

http://i.imgur.com/MfeWCYb.png
Ở biên giới tiểu bang Bayern: Cảnh sát kiểm soát xe bảng số từ Áo sang để săn thành phần buôn người
(hình ảnh: ©Günther Schiffmann/AFP/Getty Images)

Khi một người quen viết lên Twitter hỏi có ai cho 5 người Syria quá giang từ Viena (Áo) về hướng Passau (Đức) hay không, là ông Joachim Maurer (tên được thay đổi) nhận giúp đỡ. Hôm đó là sáng thứ Hai ngày 14 tây tháng Chín.

Những ngày qua hỏa xa Áo đã có các chuyến xe lửa đặc biệt chở người tị nạn từ Áo đi Bayern - nhưng mà không bao giờ đủ chỗ. Các chỗ trú thân khẩn cấp ở Viena đã cạn dần, người ta phải ngủ qua đêm luôn ngoài đường. Nhưng chuyến cho quá giang đêm tối với chiếc xe cũ hiệu Opel Zafira từ nhà ga chính Viena của nhà khoa học gia đã kết thúc trong ngục Passau ở biên giới Đức.



ZEIT ONLINE: thưa ông Maurer, ban truy nã tội phạm của tiểu bang Bayern cáo buộc ông là kẻ buôn người. Và chỉ thả ông ra nếu ông trả 5 ngàn euro tiền thế chân. Ông đã có tội gì vậy?

Joachim Maurer: Tôi đã quyết định bất chợt cho 4 người đàn ông và một phụ nữ Syria quá giang đến biên giới Đức mà thôi. Tôi mới quen họ ở nhà ga chính Viena. Đó là một đêm giữa tháng 9 tình hình không rõ ràng là còn chuyến xe lửa nào chở những người tị nạn đi Đức nữa hay không. Thiên hạ chỉ muốn đến nơi sau một chuyến vượt biên dài khổ nhọc và bị khinh miệt mà thôi. Tôi muốn giúp họ đỡ phải ngủ thêm một đêm nơi nhơ nhớp trong một tình trạng phi đạo đức mà thôi. Trong lúc chở họ kể cho tôi nghe về tình trạng ở Syria. Một người hành khách thuật lại anh ta bị tra tấn ra sao nữa.



ZEIT ONLINE: Ông có nhận tiền xe cho quá giang không?

Joachim Maurer: Không, là giảng sư Đại học, tôi đủ tài chánh cho thiên hạ quá giang như vậy trong thời gian rảnh của tôi chứ. Vì hỏa xa Áo lẫn hỏa xa Đức cũng chở hàng ngàn người trong các chuyến đi trực tiếp từ Viena sang Đức nên tôi không hề có một tí cảm giác mạo hiểm gì cả. Tôi nghĩ đơn giản rằng, tôi cũng làm chuyện chuyên chở y hệt như vậy, chỉ là không trên đường rầy mà trên đường nhựa thôi.



ZEIT ONLINE: Đáng lẽ ông có thể cẩn thận cho họ xuống xe vài trăm thước trước cổng biên giới Đức mà.

Joachim Maurer: Buồn cười ghê đi, mà đó là thái độ vô phép với người ta nữa. Nghe kỳ cục không, ngừng xe ba thước đất trước cửa biên giới rồi mang danh là anh hùng có lối cư xử nhân đạo và đoàn kết. Còn nếu tôi chạy thêm lấn 3 thước đất qua bên kia biên giới là lập tức bị trở thành tội phạm ngay.



ZEIT ONLINE: Nhưng cảnh sát và tư pháp lập luận rằng đó là luật lệ.

Joachim Maurer: Tôi không chắc vậy đâu. Nếu hai chính phủ tổ chức một dịch vụ đưa đón người tị nạn bằng đường hỏa xa, liệu như vậy có hợp pháp hay không khi từng cá nhân mỗi người cũng làm y như vậy? Luật sư của tôi đã đệ đơn kháng cáo cho tôi với lý do này đó. Dĩ nhiên tôi cũng mong cho tất cả những người làm như tôi và bị vạ cáo buộc tội buôn người.



ZEIT ONLINE: Ông có nghĩ rằng cảnh sát không bắt giam ông và ông sẽ lái xe về nhà ngay trong đêm đó không?

Joachim Maurer: Dĩ nhiên rồi. Tài xế hỏa xa Áo cũng đâu có bắt ở Passau và họ cũng trở về nhà ngay trong đêm đó vậy?



ZEIT ONLINE: Chuyện gì xảy ra ở cổng biên giới Schärding vậy?

Joachim Maurer: Ông cảnh sát Đức đầu tiên ở biên giới bảo đảm với tôi là anh ta chỉ lấy dữ kiện cá nhân của tôi thôi, không có gì nghiêm trọng cả, tôi không cần phải lo lắng gì hết. Một cô viên chức khác thì đề nghị tôi ngay là hãy lập tức gọi điện thoại cho tòa đại sứ Áo ở Đức đi hoặc là gọi cho luật sư đi. Tôi đâu có làm vì tôi tin lời anh đồng nghiệp của cô ấy. Một lúc sau họ còng tay tôi dẫn đi và chở đến trại thu nhận người tị nạn đầu tiên ở Passau. Chỉ có một điều an ủi là ít ra năm người hành khách của tôi được chở đến trại tị nạn mà không bị còng tay.



ZEIT ONLINE: Tại sao ông đến trại tị nạn mà không bị đưa đến bót cảnh sát ngay?

Joachim Maurer: Trong trại thu nhận tị nạn đầu tiên có một khu dành riêng cho loại người như tôi mà cảnh sát gọi là buôn người đó. Đêm họ nhốt chúng tôi nhiều người vào một container. Điện thoại di động của tôi bị họ lấy đi. Sau 11 tiếng đồng hồ tôi mới được gọi điện thoại. Đó là điều làm tôi thấy phiền nhất. Thì mình cũng có người nhà ở Viena mà, thân nhân mình cũng lo lắng cho mình vậy.



ZEIT ONLINE: Ông không thuyết phục được cảnh sát và hành pháp là ông chỉ làm việc từ thiện thôi sao?

Joachim Maurer: Tôi thấy mình phân biệt giữa người tốt bụng giúp đỡ đưa người tị nạn, và kẻ xấu chở mướn vì cho là buôn người chẳng ra sao cả. Có nhiều người túi tiền bé không đủ sức làm người tốt bụng làm một dịch vụ quá giang từ thiện miễn phí được. Nhưng họ cũng như tôi là giúp đỡ đưa những người tị nạn đến nơi nhanh chóng hơn một tí mà thôi. Hỏa xa Áo quốc cũng lấy tiền vé của người tị nạn vậy, tôi thấy ba cái chuyện này chẳng có gì gọi là tội phạm hình sự gì cả, Chủ nghĩa Tư bản là nó như vậy thôi. Không thể ngăn chận những bọn buôn người tàn bạo bằng cách kiểm soát này được. Mà hãy tạo cơ hội qua con đường an toàn và hợp pháp cho người ta đến Châu Âu.



ZEIT ONLINE: Cuộc đối thoại giữa ông, cảnh sát và bên hành pháp ra sao?

Joachim Maurer: Trong lần thẩm vấn đầu họ mở lời là chắc chắn là tôi phải bị giam giữ lâu hơn và có thể e rằng ở tù nhiều năm nữa. Bạn gái của tôi mới tìm luật sư ở Viena cho tôi. Luật sư biện hộ có mặt ngày hôm sau lúc bên hành pháp của tòa án Passau đọc bản cáo trạng bắt giam tôi để điều tra.



ZEIT ONLINE: So với 570 người hiện đang bị bắt về tội buôn người ở tiểu bang Bayern (Đức) dù sao ông vẫn hơn vì được tự do tại ngoại và đã trở về Viena (Áo) rồi.

Joachim Maurer: Trên phương diện này theo phỏng đoán luật sư của tôi thì tôi tuyệt đối là trường hợp ngoại lệ. Có lẽ tôi có được đặc quyền nhờ mức sống trung lưu của tôi, nhờ tôi có một chỗ ở hẳn hòi, nhờ cái da màu trắng của tôi và học vị tiến sĩ của tôi. Tôi có thể trả ngay 5000 euro tiền thế chân, bạn gái tôi rút ngay 5000 tiền mặt đưa cho luật sư ngay trong đêm tôi bị bắt. Cho nên tôi chỉ bị giam có 31 giờ đồng hồ. Nhiều người khác ít tiền hơn thì bị tiếp tục cáo buộc là tội phạm hình sự và bị giam giữ điều tra, mặc dù họ chẳng có làm gì khác tôi cả. Đối với tôi thì đây là tư pháp xử theo giai cấp.



ZEIT ONLINE: Bây giờ ông nghĩ là ông sẽ bị phạt đến mức nào?

Joachim Maurer: Chuyện này chỉ phán đoán theo kinh nghiệm thôi. Có thể là một án giam lỏng, cộng thêm một điều cấm đi Đức và phạt thêm tiền. Nhưng tôi thì hi vọng rằng họ hủy án tòa.



ZEIT ONLINE: Ông có điều gì khuyên lơn những người khác muốn làm từ thiện giúp đỡ chở người tị nạn không?

Joachim Maurer: Hy vọng rằng sự trải nghiệm của tôi không làm bà hoảng sợ. Đúng là bà nên cho người tị nạn xuống xe chừng hai thước đất trước cổng biên giới và đứng từ xa vẫy tay chào các nhân viên công lộ biên phòng người Đức. Cho đến khi nào cái sự áp dụng luật lệ quái dị này vẫn còn thì bà cứ làm như vậy.



ZEIT ONLINE: Ông có nghĩ rằng chuyến chở người giúp đỡ người tị nạn cá nhân như vậy là có ngây thơ không?

Joachim Maurer: Không. Tôi vẫn nghĩ rằng tôi làm đúng và có lý trí. Ngây thơ để dành cho cách cư xử hiện tại của cảnh sát và tư pháp ở Đức. Họ cố gắng giữ vững cái chương chống nạn buôn người trong luật pháp đã bị người ta qua mặt rồi. Việc thi hành luật lệ như vầy không bảo vệ được người đi tị nạn. Có chăng là họ bảo vệ được cánh cửa biên giới. Tôi chỉ cầu mong rằng, việc mình giúp đỡ người ta vượt qua được chặng cuối cùng của cuộc vượt biên sẽ được xem như là một việc bình thường mà thôi.


(** dịch lại từ "Lokführer werden ja auch nicht in Passau verhaftet (http://www.zeit.de/politik/deutschland/2015-09/fluechtlinge-schleuser-haft-bayern-oesterreich)")

Triển
10-01-2015, 04:36 AM
"Làm sao biết họ là ai"
Trump muốn đẩy hết người Syria hồi hương

Rất nhiều người Syria còn chưa đặt chân lên Hoa Kỳ nhưng ứng cử viên tổng thống Trump đã lo lắng rồi và tuyên bố một biện pháp cưỡng bách cho mọi trường hợp. Ngoài ra ông có lời ngợi khen một chính khách mà nước Mỹ đang không ưa gì.

http://bilder1.n-tv.de/img/incoming/origs16049036/7332736680-w1000-h960/8a7d9bb223c39e90b753a668c64a3b67.jpg

Ông ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa Donald Trump nổi tiếng miệng ăn mắm ăn muối nói tùm lum tà la. Y vừa tuyên bố rằng nếu ông thắng cử tổng thống sẽ gửi tất cả người tị nạn Syria về nước đang có nội chiến. Trump nói với đài CNN, "Nếu tôi thắng cử, tôi sẽ gửi 200 ngàn người này về nước". Nước Mỹ không thể nhận 200 ngàn người mà có thể là loạn quân Nhà Nước Hồi Giáo (IS) như thế được. Trump nói, "mình làm sao biết họ là ai". Nếu vì sự nhu nhược của tổng thống Barack Obama mà họ đặt chân lên đất nước này, thì y sẽ gửi họ hồi hương.

Từ lúc khởi sự chiến tranh nội chiến ở Syria kéo dài bốn năm trời đến nay, Hoa Kỳ chỉ nhận có 1 ngàn 500 người Syria. Vì cơn khủng hoảng người tị nạn ở Châu Âu, chính phủ Mỹ ngày càng bị áp lực phải thu nhận thêm người tị nạn từ Syria. Hồi đầu tháng Chín, Obama tuyên bố sẽ nhận ít nhất thêm 10 ngàn người tị nạn Syria nữa. Hoa Thịnh Đốn sẽ nhận tổng cộng 85 ngàn người tị nạn vào năm tới. Như vậy là sẽ gần 200 ngàn người trong vòng hai năm tới.

Trump cũng ủng hộ việc Nga oanh tạc ở Syria và lên tiếng ủng hộ việc hợp tác giữa Nga và Mỹ trong cuộc chiến ở Syria. Ông tỉ phú cho biết như đã từng tầm phào náo loạn chống lại việc nhập cư của người Mễ Tây Cơ trong giai đoạn đầu tranh cử rằng, nếu Nga dẹp IS ở Syria và hạn chế được làn sóng đi tị nạn thì đó là một chuyện tốt.

Thứ Tư hôm qua, lần đầu tiên Nga gửi chiến đấu cơ đi oanh tạc ở Syria. Theo lời của nhà cầm quyền Mạc Tư Khoa, cuộc không kích nhắm vào các điểm IS. Bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ, ông Ashton Carter ngược lại cho hay, không giống như là các căn cứ địa của người Hồi giáo cực đoan bị tấn công. Mỹ cũng không hài lòng về nguyên tắc làm việc của Nga trong chuyện thông báo không kích.


(** dịch lại theo " 'Keine Ahnung, wer sie sind' - Trump will alle Syrer zurückschicken" (http://www.n-tv.de/politik/Trump-will-alle-Syrer-zurueckschicken-article16049156.html) - N-TV.de)

Triển
10-02-2015, 06:49 AM
31 người được cảnh sát Pháp cứu ra khỏi xe tải chở hàng lạnh

Sáng thứ Sáu hôm nay ở một trạm nghỉ trên xa lộ A16 đi Grand-Synthe (gần hải cảng Calais qua eo biển sang Anh)
cảnh sát đã phát hiện 31 người trong một xe tải chở hàng đông lạnh. Trong đó có một đứa trẻ 3 tuổi và nhiệt độ trong
thùng xe dưới 1 độ. Tuy nhiên tất cả đều khoẻ mạnh và không biết họ đã ở trên xe bao lâu. Tất cả các người trên
xe cho biết là người Syria ngoại trừ một người có quốc tịch Việt Nam.

http://i.imgur.com/0O1Rpen.png

(theo http://actu.orange.fr/faits-divers/nord-31-migrants-retrouves-vivants-dans-un-camion-frigorifique-afp_CNT000000ek9Do.html)

Triển
10-04-2015, 05:48 AM
Nujeen Mustafa

Welcome to Germany Nujeen!


https://www.youtube.com/watch?v=dkCQwFC8VLk

Triển
10-06-2015, 10:25 PM
Người đạo Chúa tốt hơn


Chuyện tín đồ Hồi Giáo khen ngợi người tôn giáo khác là chuyện
khó tưởng. Thế nhưng càng ngày càng có nhiều người đạo Hồi
đã thay đổi suy nghĩ của mình do cuộc vượt biên vất vả trên đường
tìm đến nơi định cư không có chiến tranh: "Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia
Hồi giáo, nhưng người đạo Chúa đối xử với chúng tôi tốt hơn"

http://i.imgur.com/M1QfGWX.png











Tin ngắn

* Uỷ ban Châu Âu bắt đầu phân chia người tị nạn ở Hy Lạp và Ý.
Thứ Sáu tuần này sẽ có chuyến bay chở người tị nạn Eritrea từ
Ý đi Thuỵ Điển.


* Volker Türk một viên chức cấp cao của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc
yêu cầu trước đài truyền hình Áo các quốc gia Châu Âu hãy tạo điều kiện
nhận thân nhân của những người đã được công nhận tị nạn theo diện
đoàn tụ gia đình cho sớm. Đó cũng là cách giúp đỡ người được công nhận
tị nạn thiết thực trong vấn đề hội nhập.


Trên đời này có rất nhiều người, rất tốt các bạn thấy không? :)

Triển
10-11-2015, 12:52 AM
Thuế Đoàn Kết

Sự kiện làn sóng người tị nạn ồ ạt đến Tây Âu hiện nay khiến các nhà
chức trách đau đầu đối phó. Theo tờ báo "Süddeutsche Zeitung" của
Nam Đức đi tin không đưa nguồn, rằng các vị bộ trưởng nội vụ EU đang
có dự tính ra loại thuế mới cho dân Châu Âu - Thuế Đoàn Kết Cho Người
Tị Nạn - Solidarity tax for refugees.
Bộ nội vụ Đức không bình luận cũng không bác bỏ tin đồn này. Đức là một
quốc gia có loại thuế đoàn kết này tồn tại 25 năm nay từ khi thống nhất nước
Đức, đó là cái giá người dân Đức phải trả cho nền kinh tế thụt lùi 40 năm
của nước Đông Đức cũ sau khi thống nhất Đông Tây.

Nếu các chính phủ Tây Âu không kham nổi vấn đề tài chánh khi thu nhận người
tị nạn, "thuế đoàn kết" sẽ là con dao hai lưỡi đâm chết chính người xin tị nạn
ở đây. Nên nhớ khi đụng vào túi tiền một người, là lòng nhân đạo của người
sẽ chấm dứt hết ba phần tư.

Phải chờ xem sao.

http://i2.wp.com/www.derwesten.de/img/incoming/crop11135405/8000631619-cImg0273_543-w300/Fluechtlinge.jpg?w=630

(theo Federal Government and EU countries are considering probably refugee Soli (http://worldarchy.com/federal-government-and-eu-countries-are-considering-probably-refugee-soli/))

Triển
10-13-2015, 03:51 AM
Quá cảnh ở biên giới


Số lượng người tị nạn đến Đức ngày một tăng mà không hề thuyên giảm.
Các đảng cầm quyền sốt vó và đặc biệt liên minh cầm quyền CDU\CSU -
đảng Liên minh dân chủ Ki-tô Giáo\ đảng Liên minh xã hội Ki-tô giáo - có vẻ
ồn ào muốn thành lập khu trung chuyển (transitzone) mà chúng ta thường thấy
ở phi trường dưới cái tên khác là "chỗ quá cảnh". Nôm na là vùng no man's land
- khu vực phi lãnh thổ.
Nói cách khác, ai đang trong khu vực trung chuyển này sẽ không được đi đâu
nếu không có nhập cảnh. Nếu Đức thiết lập khu phi lãnh thổ dưới tình trạng phi
nhân này, nhà chức trách có cớ để đuổi ngay những người không được công nhận
tị nạn theo điều luật tị nạn số 18a của họ. Đó là cơ sở pháp lý mà chính quyền tiểu
bang Bayern (Bavaria) thuộc đảng CSU đang muốn thuyết phục "đảng chị" nắm số
đông cầm quyền liên bang, đảng CDU thực hiện.
Phe đối lập tức đảng SPD (đảng Dân Chủ Xã Hội) liên minh cầm quyền ở cấp liên
bang Đức hoàn toàn phản đối.

Trên thực tế đảng CSU chỉ muốn bằng mọi giá đuổi người tị nạn thật sớm trước khi
họ đặt chân lên nước Đức bằng hạ sách thành lập khu trung chuyển. Cộng đồng chung
Châu Âu từ sau khi thành lập đã bỏ kiểm soát biên giới nay lại muốn thành lập khu trung
chuyển là đi ngược lại các hiệp ước chính trị và nhân đạo.

Cả hai đảng CSU và CDU đều có chữ "C" - "Christian" trong tên đảng của mình.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-908130-breitwandaufmacher-hdfb.jpg

(theo Spiegel (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/csu-und-cdu-wollen-transitzonen-spd-spricht-von-massenlagern-a-1057347.html))

Triển
10-14-2015, 11:34 PM
Treo cổ

Cuối tuần vừa qua ở Dresden (Đông Đức) có khoảng 9000 người
biểu tình chống người tị nạn và chống chính sách của chính phủ
Merkel theo phong trào Pegida („Patriotische Europäer gegen die
Islamisierung des Abendlandes“) - tức là phong trào "Người Châu Âu
Yêu Nước Chống Lại Hồi Giáo Hóa Lục Địa Già".

Trong cuộc biểu tình này có cây cột treo cổ đề tên bà thủ tướng Đức
Merkel và ông phó thủ tướng Gabriel.

Hiện tượng này bị công tố viện liệt vào tội đe dọa cá nhân và mở cuộc
điều tra. Cảnh sánh liên bang đang điều tra săn lùng cây cột làm vật
chứng. Vừa tuyên bố mở cuộc điều tra, hội đồng thẩm phán đã bị ngay
kẻ lạ mặt gửi thư nặc danh dọa sẽ thủ tiêu nếu điều tra.

Được biết lời lẽ đe dọa song hành với cái cột treo cổ là: "Đã thắt sẵn
dây treo cổ cho tụi bây rồi. Thế nào rồi bọn tao cũng tóm được chúng
bây".


(theo Süddeutsche Zeitung (http://www.sueddeutsche.de/politik/galgenattrappe-bei-pegida-demo-ermittelnder-staatsanwalt-erhaelt-morddrohungen-1.2693236))



http://polpix.sueddeutsche.com/polopoly_fs/1.2691058.1444850581!/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/860x860/image.jpg

Triển
10-15-2015, 10:25 AM
Sarah Connor


http://i.imgur.com/jQ9pFkq.png




https://www.youtube.com/watch?v=KvkfyYoLjho

Triển
10-15-2015, 10:58 PM
Tử thương

Rốt cuộc chuyện gì sẽ xảy ra đã xảy ra. Chiều hôm qua một nhóm khoảng
50 người cố gắng vượt rào biên giới từ Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) sang Bảo Gia Lợi (Bulgaria)
đã có người tử vong. Cảnh sát biên phòng cảnh cáo hãy dừng lại nhưng rồi
tiếng súng nổ và người tị nạn đầu tiên từ A-Phú-Hãn (Afghanistan) đã chết.

Theo nữ phát ngôn viên bộ nội vụ Bảo Gia Lợi, sự việc xảy ra ở Sredez phía Đông
Nam nước này. Theo lời trưởng toán Georgij Kostov thì họ chỉ bắn cảnh cáo, nhưng
"chắc có một viên đạn dội vào rào văng trúng cổ nạn nhân".

Sự việc này đã ảnh hưởng nhiều đến đêm họp thượng đỉnh hôm qua giữa các nguyên
thủ EU và Thổ Nhĩ Kỳ bàn chuyện giải quyết vấn đề người tị nạn. Kết quả họp này không
có gì cụ thể ngoài việc Thổ Nhĩ Kỳ chịu hợp tác giải quyết và sẽ được bên phía EU hỗ trợ
một con số tài chính tí hon là 500 triệu Euro.

http://i.imgur.com/mvrQmyG.png

(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/fluechtling-erschossen-an-der-grenze-zwischen-bulgarien-und-tuerkei-a-1058058.html) và n-tv (http://www.n-tv.de/politik/Wachmann-erschiesst-Fluechtling-article16149761.html))

Triển
10-16-2015, 03:33 AM
Người tị nạn
Xin giúp đỡ chúng tôi

Mùa Đông đang đến nhưng vẫn còn hàng chục ngàn người tị nạn vẫn đang sống trong lều. Tình trạng bi đát thế nào cứ nhìn vào Hamburg.

http://i.imgur.com/zYv3v2z.png

Bài của Sebastian Kempkens, 15 tháng Mười 2015, 15 giờ 19
(chú thích hình: Những người tị nạn phản đối trước tòa đô chánh Hamburg)

Bassam Arici đã học cách ngủ ít đi. Gần một tháng nay người tị nạn gốc Iraq này đã ở Đức, sống trong một trại lều ở ngoại ô Hamburg-Jenfeld. Anh kể rằng chưa đêm nào ngủ suốt được cả. Ban đầu thì ồn ào rồi đến huyên náo làm khó ngủ. Lúc anh quen được với những thứ này thì lò sưởi bị hư hỏng. Về đêm nhiệt độ trong lều cũng như ngoài lều: vừa qua độ đông đá một tí. Anh rất thường bị hoảng hốt tỉnh giấc vì bị run rẩy vì lạnh, Arici kể lại, nhưng không dám cho để tên thật ở đoạn này. Thợ sửa máy sưởi vừa báo cho anh biết là chắc phải cần thêm hai tuần nữa mới thay xong tất cả các ống dẫn hơi sưởi mới.

Mùa Đông về bên hiên mà vẫn còn hàng chục ngàn người tị nạn sống trong lều. Ở thành phố Hamburg có tổng cộng gần 4 ngàn người. Không phải ai cũng thiếu may mắn như Arici. Cũng nhiều lều lò sưởi còn hoạt động, có vách đôi cách nhiệt và sàn gỗ. Thông thường người ta dùng lều của lính cho các trại tị nạn, loại lều này chịu nổi cái rét như cắt của A-Phú-Hãn. Không phải vậy rồi dễ chịu đâu: người tị nạn vẫn phải ngủ trên giường tầng trong lều chật hẹp, rồi đêm ai muốn đi nhà vệ sinh thì phải ráng ra bên ngoài trời lạnh đến container vệ sinh. Cũng đỡ: chỗ này ấm cúng.

Ở trại của Arici tại Hamburg thì người tị nạn nào cũng biết một chữ: "Kalt, kalt, kalt" (lạnh, lạnh, lạnh), anh Iraq nói tiếng Anh khá trôi chảy cho hay. Anh thanh niên 30 tuổi ở chung lều với 13 người đàn ông khác từ Iraq, Syria, A-Phú-Hãn và Iran. Họ tấn hết các giường ngủ vào thành lều để ở giữa có khoảng trống mà ngồi. Họ dùng drap giường trải lên nền gỗ. Arici cười mỉm và nói, "ý tưởng này của tôi đó, lót như vậy ngồi cho ấm". Nói vậy chứ ai đứng không mang giày chỉ năm phút thôi trong "phòng khách" của những người đàn ông này là bị cóng chân. Thành lều mỏng quá, gần như chẳng cách nhiệt gì, trong lều giăng ngang một không khí lạnh lẽo ẩm ướt.

http://www.zeit.de/hamburg/stadtleben/2015-10/zeltunterkunft-hamburg-jenfeld/bitblt-820x461-a3e51d71c8dda868e84c15b7e77b675bec3f935b/wide

Có mấy người trong lều Arici cuộn tròn cả ngày trong chăn lain trên giường tầng của họ. Arici nói, làm như vậy thân nhiệt cứ tiếp tục xuống thấp thôi. Tốt nhất là phải vận động đi tới đi lui. Cho nên anh này ngày nào cũng chạy bộ với hai người bạn cứ chạy vòng vòng trong trại, là nơi hiện có 750 người tị nạn đang ở. Hôm nay họ muốn đi xin chăn mới cho nên họ tới trước một cái container rồi đứng xếp hàng dài chừng 10 thước. Đứng trước họ là vài phụ nữ bồng con trên tay, và vài người đàn ông mặc quần thể thao bó sát, chân mang dép. Ai cũng run cầm cập, mũi dải tùm lum, mặt mày tái mét. Một ông cha xin thêm chăn mền cho mấy đứa con ông nhưng mà bị đuổi về: "Ông đã xin rồi", một người đàn ông đứng trong container nói ra bằng tiếng Đức mặc dù người cha này chẳng hiểu gì cả. Arici và mấy người bạn chưa xin thêm lần nào, có được chăn mền họ rảo bước đến các nhà vệ sinh.

Trước cái container vệ sinh ba người thanh niên này gặp một người bạn Iran vừa nghe có ký giả tháp tùng đã chửi đổng. Người đàn ông này cự nự đáng lý có đến mười cái container vệ sinh trong trại, nhưng mà mấy tuần nay chỉ còn có bốn cái xài được, hai cái cho đàn bà, hai cái cho đàn ông. Ai cũng nhìn thấy nhà vệ sinh và chỗ tắm rửa dơ dáy bẩn thỉu. Xong rồi ông Iran chỉ một dọc mấy cái container màu xanh: "Mấy cái nhà vệ sinh này khóa rồi, đó là nhà vệ sinh hạng nhất dành cho công chức". Ông Iran càu nhàu rằng ông ta đã thấy người Đức đối xử với chó rồi: "Hơn hẳn đối xử với chúng tôi ở đây nhiều" . Ông này không hiểu nổi vì sao bà Angela Merkel mở cửa biên giới làm chi trong khi chẳng còn chỗ nào cho người tị nạn ở.

Các người đàn ông này huyên náo hẳn lên, mỗi người có một kiểu phê bình. Các đây mấy hôm họ bỗn tổ chức một cuộc biểu tình trong trại, khoảng hơn chục người vừa đi vừa vỗ tay vừa hát giữa các lều như được xem trong các đoạn phim quay lại bằng điện thoại di động. Thực ra, Arici nói, cuộc biểu tình chỉa mũi dùi vào công ty Hamburger Fördern & Wohnen, là chủ nhân của trại này. Ông chủ công ty này người Iran và cho ưu tiên đồng hương của mình đi khỏi Jenfeld đến một nơi khá hơn nếu nói đến chuyện đó. Đó chỉ là tin đồn, chẳng có chứng cứ gì nhưng mà khiến người khác phẫn nộ. Arici chửi, bạn bè của anh ở đây hai tháng rồi, trong khi mấy người Iran mới tới có vài ngày thôi đã được chuyển đi nơi khác tốt hơn (Triển: anh này không biết chứ mới đến có mấy ngày đã chuyển đi nơi khác tốt hơn là chuẩn bị hồi hương đó. :) ).

Hôm thứ Ba vừa qua họ đã xả xú bắp ở nơi trội hơn với khoảng một trăm người tị nạn từ trại tị nạn khác: họ tụ tập trước tòa đô chánh và phản đối vụ các lều không có lò sưởi. Trong khi biểu tình họ giơ bản lên cao có các dòng chữ "Chúng tôi lạnh quá" và "Xin giúp đỡ chúng tôi".


(còn nữa)

Triển
10-16-2015, 04:12 AM
Ở trại Jenfeld ngoại ô Hamburg thì họ còn đi xa hơn, họ còn chỉ thêm cho ký giả báo chí những thứ khiến họ giận dữ. Trước container của một nữ bác sĩ nhi có một nhóm người bèo nhèo tụ tập, một người đàn ông bồng một đứa bé sơ sinh trên tay nói tiếng Ả Rập với một nhân viên của trại, một thông dịch viên khoác chiếc áo cam dịch lại: "Con họ bị bệnh, đứa bé gái ho và bị tiêu chảy". Vậy thì phải đến bác sĩ chứ. "Đã có khám bác sĩ rồi. Người mẹ nói,: Nhưng mà phải dọn tới chỗ nào ấm mới được", thông dịch viên dịch lại. Người mẹ trả lời, chịu thôi, ông cha lại phải bồng con đi cho bác sĩ khám tiếp. Hiện tại không có một chỗ nào ấm cúng cho đứa trẻ tạm trú cả.

Sức khỏe của người mẹ và đứa bé được khá hơn là điều không thể có. Thứ Năm hôm qua, ông thị trưởng Hamburg Olaf Scholz đã tuyên bố phúc đáp của chính quyền với dân chúng, ông tính toán rằng tất cả người tị nạn sẽ chuyển đến nơi cư trú chắc chắn trước khi mùa Đông đến. Ông hị vọng rằng sẽ trang bị các lều trại chống chọi được mùa Đông. Scholz giải thích, "Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là tránh được chuyện vô gia cư".

http://www.zeit.de/hamburg/stadtleben/2015-10/zelt-innen-hamburg-jenfeld/bitblt-850x478-2814320f51a86a545ecafee1503433ec323a360a/wide
Một cảnh tượng trong lều ở Hamburg-Jenfeld: lót cạc-tông và chăn mền xuống nền lều

Lúc tình hình ở Janfled lắng xuống, người thông dịch viên kéo ký giả đi ra xa hiện trường một tí, anh ta muốn bày tỏ mấy điều. "Ngày nào cũng vậy đó, ở đây là địa ngục", anh ta kể những chuyện xảy ra ở đây. Trẻ con sức khỏe ngày càng kém, bây giờ ông ấy cũng nghĩ rằng chuyện người ta hôm nào đó chết cóng không phải là chuyện không tưởng nữa. Ông nói, "Tôi không hiểu nổi tại sao họ chất đống quần áo cũ ở trong mấy cái container này thay vì lấy ra và cho trẻ con được ngủ trong này chứ". Ông không muốn cho biết tên của mình, ông nói, "tôi muốn tiếp tục giữ chỗ này để làm mà". Lúc một người đàn ông giữ trật tự đi ngang ông thông dịch viên thôi không nói nữa và trở về chỗ các người tị nạn.

Vậy là Aricia và bạn bè anh đã chạy giáp một vòng trại. Họ đi vào lều của mình, xem mọi thứ vẫn đâu đó rồi lại ra chạy tiếp. Còn chạy nhiều vòng nữa, mỗi vòng cứ y hệt như vậy, ngang qua các container vệ sinh và lều trắng. Chẳng bao lâu trời đổ mưa, không còn cách nào hơn là chui vào lều. Anh Iraq nằm phệt lên giường bố, kéo tấm chăn vải dù lên tận cằm và cố gắng nghỉ ngơi. Còn ngủ thì anh chẳng thể nào làm được.


(* dịch theo "Flüchtlinge: Bitte helft uns (http://www.zeit.de/hamburg/stadtleben/2015-10/fluechtlingsunterkuenfte-zelte-winter-hamburg)" - thời báo Die Zeit)

Triển
10-20-2015, 01:41 AM
Sự thật về câu chuyện ở Hardheim

Vụ viết "nguyên tắc cư xử" cho người tị nạn đã khiến làng Hardheim ở Odenwald (Đức) nổi tiếng. Thực ra dân chúng sợ người mới đến. Nhưng đó chỉ là phân nửa sự thật.

bài viết của Alexandra Endres, 19 tháng 10 2015, 13 giờ 54

http://www.zeit.de/wirtschaft/2015-10/hardheim-im-odenwald/bitblt-850x478-2814320f51a86a545ecafee1503433ec323a360a/wide
(Hardheim ở Odenwald © Rüdiger Busch)

Trong một lớp học có cô giáo đang bồng con của cô trên tay và các học sinh nữ không thấy phiền hà gì cả. Annika Sendner, tóc đen búi đuôi gà, tươi cười hồn nhiên, một cô giáo trường trung học hạng nhất mới ra trường đang trong thời kỳ làm mẹ, và dạy môn Đức văn. "Mögen", cô Sendner đọc, trong khi con của cô nhìn xuống các nữ học sinh chầm chập với đôi mắt mở to.

Cô giáo viết chữ lên bảng. Các nữ sinh cúi đầu xuống vở và tập trung viết. Đa số đầu đội khăn, ngôn ngữ mẹ đẻ của họ là tiếng Ả Rập, một vài nữ sinh đã chờ cô giáo Sendner trước cửa lớp rất lâu trước khi giờ học bắt đầu. Nghề nghiệp của họ là cô giáo, nữ y tá, nữ ký giả báo chí, và một cô mù chữ đang cố gắng viết các mẫu tự ở ngôn ngữ mới. Tất cả họ đều bám chặt cơ hội cố gắng học tiếng Đức thật nhanh và thật tốt.

Chỉ vài trăm thước trước cửa lớp ở phía xa kia là hàng rào khu phi quân sự. Cô Sendner nói, "Ich mag - I like - J'aime bien". Đó là giờ dạy Đức ngữ cho người tị nạn tại trại lính Carl-Schurz ở Hardheim. Cách đây mấy ngày nơi này đã lên báo vì một bảng nội-quy-cư-xử cho người mới đến của thị trưởng Volker Rohm phát hành. Trong đó có viết, ở Đức người ta cư xử có sự kính trọng đối với phụ nữ. Hàng hóa trong siêu thị phải trả tiền rồi mới được mở ra, bắt đầu 22 giờ phải giữ yên lặng, khi cần thiết giải tỏa xin hãy dùng nhà vệ sinh và giữ sạch sẽ.
Đặc biệt giới truyền thông đã nhanh nhẩu rằng: cái bảng nội quy thiếu tế nhị, viết như mệnh lệnh từ trên xuống và đầy dẫy thành kiến; bỗng nhiên người dân làng Hardheim trở thành một đám dân làng quê thiếu độ lượng với tầm nhìn hạn hẹp. Ông thị trưởng Rohm có phần bất bình vì lời chỉ trích oan ức và làm cho dân chúng thêm lo lắng một cách buồn cười. Từ lúc đó ông không tiếp ký giả từ nơi khác đến nữa nhưng cố giữ vững tấm bảng nội quy. Ông viết trên trang mạng của thành phố, rằng tất cả các phản ứng mà cá nhân ông biết là "đều tán thành và công nhận kiểu liệt kê này là lẽ thường tình".

Thành kiến và tận tình giúp đỡ

Nhưng cũng nghe được từ dân chúng Hardheim và từ người tị nạn được chút tin tức. Ai nói chuyện với họ sẽ nghe sợ hãi, thành kiến dân địa phương, và sự hoang mang và nhàm chán trong trại lính, nhưng mà cũng nghe các chuyện nhiệt tâm giúp đỡ mà không thấy có gì khác biệt so với các thành phố lớn như Hamburg cả. Chỉ có một điều khác biệt là nếu Hamburg cũng thu nhận người tị nạn theo đầu người như Hardheim thì ngày hôm nay phải có hơn 300 ngàn người sống ở thành phố hải cảng này rồi. Thật ra chỉ là một con số rất nhỏ.

http://www.zeit.de/gesellschaft/2015-10/fluechtlinge-hardheim/bitblt-850x478-2814320f51a86a545ecafee1503433ec323a360a/wide
(Cô giáo Annika Sendner với đứa con © Alexandra Endres)

Số lượng lớn người tị nạn chắc chắn sẽ thay đổi nơi này. Nhưng việc người dân địa phương và người mới tới sống chung ra sao cũng quyết định ở cách sống ở những nơi như Hardheim. Một cái làng bé xíu có 4600 dân cư nằm thơ mộng trong thung lũng giữa các ngôi rừng và bên các cánh đồng. Ngoài con đường chính vào làng có một lối nhỏ băng ngang đi xuống phía dưới, trong thung lũng có một ngôi nhà thờ Ki-tô giáo St. Alban, bên cạnh là một lâu đài có 500 tuổi cũng là "nhà việc" hiện nay. Thành phố lớn gần nhất là thành phố Würzburg cách đó 50 cây số.

Đây là một làng nhỏ nhưng không có nghĩa là Hardheim chẳng có gì ồn ào. Dân chúng tham gia Hội Hồng Thập Tự, làm lính cứu hỏa thiện nguyện hoặc là từng nhóm giúp lễ trong nhà thờ, họ chơi đá bóng, bóng ném ở câu lạc bộ từ năm 1895 hoặc là tham gia hội hóa trang FG Hordemer Wölf. Gần 2000 người làm việc trong 3 công ty lớn ở đây. Và nổi nhất là trại lính sơn vàng Carl-Schurz ở bìa làng.

Bảng nội quy cư xử để trấn an

Cách đây một tháng quân đội Đức đã gấp rút dọn sạch sẽ bốn tòa nhà lớn của trại để nhường chỗ cho 650 người tị nạn, đa số là người Syria và A-Phú-Hãn. Khoảng 1000 người hiện đang sống nơi này. Vài người dân thấy như vậy là quá nhiều cho Hardheim. Họ sợ nhà cửa họ mất giá, hoặc là sợ xảy ra trộm cướp. Nghe đồn trong làng có các bà đêm không dám ra đường một mình nữa.

Bảng nội quy cư xử của ông thị trưởng cốt để trấn an dân làng Hardheim. Ông Rüdiger Busch, tổng biên tập của tờ nhật báo địa phương Rhein-Neckar-Zeitung cho biết, "Bảng nội quy cũng là một phản ứng do chuyện xảy ra có thật". Tuy nhiên đâu là tin đồn và đâu là sự thật cũng lẫn lộn khó phân. Có một trường hợp quấy rối tình dục xảy ra theo nhân chứng Hardheim đã xảy ra. Còn chuyện người tị nạn có trộm cắp trong siêu thị địa phương hoặc hái trộm trái cây thì hoàn toàn không thể kiểm chứng.

Đó là một phần câu chuyện. Phần khác là nếu không có sự giúp đỡ thiện nguyện của Hardheim và vùng phụ cận thì những người mới đến còn không có gì để ăn trong những ngày đầu. Dịch vụ chuyên ẩm thực địa phương từ chối cho nên nhà chức trách báo động cho Hội Hồng Thập Tự địa phương. Thành viên của họ đã phải phản ứng chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ. Họ gọi điện thoại cho tiệm thịt địa phương và giám đốc siêu thị để mua thịt tươi và rau quả. Rồi họ nấu nướng 3 ngày liên tiếp trong 3 ca cho đến khi bên quân đội đảm nhận.

Ông Hans Sieber, người đã nhiều năm cùng gia đình là thành viên của hội Hồng Thập Tự cũng có mặt. Ông nói qua điện thoại, "vợ tôi lo vụ chỉ huy tổ chức, chúng tôi có kinh nghiệm với những chuyện như vầy. Nhưng mà lộn xộn như đợt này trong nước mình tôi chưa từng chứng kiến". Hiện đã có một nhà lều lớn màu trắng đã dựng lên để làm nhà ăn nằm phía sau các tòa nhà trại lính. Dịch vụ ẩm thực chuyên môn rốt cuộc đã nhận làm.

Vị mục sư Tin Lành trong làng Markus Keller mô tả chuyện người dân Hardheim làm được những ngày qua là "quyền biến ở cảnh giới cao nhất". Người dân thường mang quần áo đến quyên, nhiều đến nổi người ta phải dành riêng một phòng lớn để chất đồ trong nhà việc và cắt người chuyên lo dọn dẹp sắp xếp và tiếp nhận đồ quyên góp. Những người khác thì phân phát đồ chơi cho trẻ con để trại lính có vài giờ đồng hồ trong ngày quyền biến thành trường mẫu giáo. Các công ty trong vùng gởi quyên bàn ghế, giấy viết cho lớp dạy tiếng Đức. Có 12 người thiện nguyện gồm sinh viên, nội trợ và hưu trí tổ chức các lớp dạy tiếng Đức dã chiến. Cũng như cô giáo Sendner bồng trên tay con của mình đến dạy nếu chồng cô bận không coi được đứa bé.

Những người làm thiện nguyện, ông thị trưởng và các người tị nạn đều khiếu nại là họ không biết phải tiếp tục ra sao. Tiểu bang không cho tin tức, các cơ quan trực thuộc thường không gọi điện thoại lại, ông thị trưởng Rohm nói trong phỏng vấn của tờ báo Rhein-Neckar-Zeitung. Có lẽ cái bảng nội quy cư xử của ông chỉ là một phản ứng vì các vụ này. Cả đến chuyện không phải tất cả người tị nạn trong trại lính Carl-Schurz đều đã ghi danh hết cũng có.

"Chúng tôi là người văn minh"

Một trong những người tị nạn là nữ ký giả Zakia Badaoui 42 tuổi chạy nạn từ Damascus. Cô cùng chồng Ammar và hai con 7 và 10 tuổi đến Hardheim và tỏ ra rất thiếu kiên nhẫn. Zakia nói, "Chúng tôi muốn làm việc, học hành và tiến thân". "Chứ không phải ăn không ngồi rồi. Chúng tôi không muốn vay mượn ai hết", Zakia càu nhàu bằng tiếng Pháp khá trôi chảy. Gia đình Badaouis đã biết rằng sự có mặt của họ ở Hardheim đã gây ra sợ hãi cho dân chúng.

Ammar kể lại là anh đã cố gắng đi xin ghi danh cho hai đứa con trai ở trường tiểu học địa phương. "Nhưng mà người ta nói với tôi là không được. Hai đứa nhỏ phải học tiếng Đức mà!" Ở Syria đứa con lớn của anh này là một trong những học sinh đứng nhất lớp. "Nó muốn làm phi hành gia".

Sống trong hòa bình, có công ăn việc làm, an toàn và đạo đức là nhũng thứ mà người tị nạn gốc Syria cho biết khi được hỏi họ ao ước điều gì. Nhưng thay vì được học và được đi tìm việc làm thì gia đình Badaouis phải sống khá chật hẹp trong trại lính. Trong phòng khánh tiết của lính giờ đã chất đầy giường tầng, có nhiều phòng ngoài giường ngủ không kê được thêm cái gì. Phòng tắm và nhà vệ sinh nằm ở hành lang bên ngoài, họ phải giặt giũ và phơi quần áo trong phòng hoặc phơi bên ngoài trên song.

Gia đình Badaouis đã sống ở đây được một tháng. Nếu so với thời gian cho quá trình bình thường xin tị nạn thì chẳng thấm thía gì. Nhưng sự hoang mang đã khiến Zakia như bún thiu. Cô nói, "Chúng tôi có chỗ ở và thức ăn ở đây". "Nhưng mà ngoài ra thì mọi thứ đều thiếu tổ chức. Nếu không có chiến tranh chúng tôi không đến đây làm gì. Tại sao người ta cho chúng tôi vào Đức làm chi rồi không biết phải tiếp tục ra sao. Nếu chính phủ đã đuối sức với những người tị nạn đến đây rồi thì tại sao lại cứ cho người ta tiếp tục nhập cảnh làm gì nữa?".

Tiểu bang trong tình trạng ngoại lệ

24 ngàn người tị nạn được chuyển đến tiểu bang Baden-Württemberg nội trong tháng Chín, nhiều như là cả cho một năm. Thống đốc tiểu bang Winfried Kretschmann cho biết, nếu không có các trại lính như ở làng Hardheim là mình không thể nào cưu mang họ suốt mùa Đông được. Cả tiểu bang đang trong tình trạng khẩn cấp, làng Hardheim cũng vậy thôi.

Manfred Beuchert, viên toán trưởng ban chuyên lo nơi cư ngụ cho người tị nạn ở chính quyền tiểu bang nằm ở Karslruhe cũng lo toan cho Hardheim cho biết, "Tôi đã đi trước các bạn 14 ngày rồi". "Chúng tôi không làm việc trong tình trạng bình thường, tình hình thay đổi liên tục. Những gì tôi nói với bạn hôm nay, có thể ngày mốt sẽ bỏ rồi".

"Mọi thứ còn thay đổi"

Bản tường trình của ông Beuchert có ghi hợp đồng với công ty thầu chỗ ở cho người tị nạn, chung lo luôn an ninh và một công ty khác ở Munich chuyên lo ẩm thực. Beuchert nói, sắp làm một văn phòng cho một công chức của chính phủ tiểu bang thường trực ở trại lính Carl-Schurz để những người ở đó có người để trao đổi trực tiếp. Và ông ta cũng muốn điều thêm một nhân viên chuyên lo xã hội để chăm sóc người tị nạn tốt hơn. Nhưng mà đến khi tìm được người chuyên môn cũng phải cần vài tuần lễ nữa.

Beuchert nói, "Trong khoảnh khắc mọi thứ đều còn thay đổi". "Mục tiêu của chúng tôi là làm sao cho người ta hội nhập thật nhanh vào cuộc sống thường nhật và trẻ con phải đến trường".

Tạm thời thì còn những người thiện nguyện như cô giáo Sendner. Liệu còn nhiều người tị nạn sẽ đến Hardheim nữa không? Ông Beuchert thuộc chính quyền tiểu bang cho biết, "Vụ này thực ra không có kế hoạch gì cả. Hiện tại điều này không phải là đề tài chính."

(dịch lại từ "Die ganze Wahrheit über Hardheim (http://www.zeit.de/gesellschaft/zeitgeschehen/2015-10/hardheim-fluechtlinge-benimmregeln-willkommenskultur-ehrenamt-integration)" - báo die Zeit)








Lời bàn 5 Triển:
Bỏ thì thương, vương thì tội. Cô nữ ký giả Zakia từ Syria chưa từng sống trong một quốc gia tự do, dân chủ và pháp quyền nên không hiểu tại sao Đức kham không nổi mà cứ 'mời' người ta vào làm gì. Không cứu người là trái với hiến pháp, đi ngược với công ước tị nạn. Bỏ mặc trước biên giới là phản bội lương tâm. Đó là lý do vì sao người ta phải mở cửa. Chẳng có ai muốn thêm phiền phức hết. Bỗng nhiên nhận một lượng người lớn như vậy vào quốc gia mà phải đối xử cho ra người thì rất là khó. Muốn đối xử thiếu nhân đạo như các trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ không khó, nhưng làm như vậy chỉ có các quốc gia còn chậm tiến thiếu văn minh như Thổ Nhĩ Kỳ mới làm được mà thôi.
Người Việt mình nói cứu vật vật trả ơn cứu nhân nhân trả oán. Tuy nhiên cũng như hoàn cảnh những người tị nạn Việt Nam ngày xưa ở đảo, không biết rồi tương lai sẽ ra sao, cho nên mình không thể không thông cảm với người chạy nạn chiến tranh hiện tại. Không ai muốn bỏ xứ mà đi cả.

Triển
10-22-2015, 11:10 PM
Bộ luật tị nạn khắt khe hơn (ở Đức) bắt đầu có hiệu lực từ thứ Bảy này

http://cdn4.spiegel.de/images/image-912567-galleryV9-qqgx.jpg

Chính phủ liên bang Đức muốn nhanh chóng áp dụng luật tị nạn khắt khe hơn theo tin tức của báo chí để bắt đầu cưỡng bức những người không được công nhận tị nạn hồi hương có hiệu quả hơn. Bộ luật mới này bắt đầu có hiệu lực từ ngày thứ Bảy này chứ không dự định có hiệu lực vào 1 tây tháng Mười Một như dự tính ban đầu. Tin tức này được mạng lưới biên tập của hơn 30 tờ nhật trình ở Đức loan tin.

Như vậy là đầu tuần tới sẽ xuất hiện các cuộc cưỡng bức hồi hương "hàng loạt". Trong bản tường trình có viết rằng đã có sự thỏa thuận giữa chính phủ liên bang và tiểu bang về các danh sách hồi hương.

Thượng và hạ viện chỉ vừa chấp thuận đạo luật có nhiều tranh cãi này từ đầu tuần vừa qua. Điểm chính của bộ luật là đơn giản hóa việc hồi hương người không được công nhận tị nạn. Những người trong lúc còn đang xin tị nạn phải ở trong trại thu nhận tị nạn đầu tiên đến 6 tháng thay vì 3 tháng và chỉ nhận hiện vật thay vì tiền túi.

Tổ chức tị nạn Pro Asyl cáo buộc đây là một "chương trình tướt đoạt phẩm giá con người", còn đảng Linke cáo buộc đây là sự tấn công nặng nề nhất về quyền tị nạn kể từ thập niên 90.

Bên cạnh sự gia tăng khắt khe và hủy bỏ trợ cấp, luật tị nạn mới cũng có nới rộng các chương trình hội nhập cho những người khả dĩ được định cư.

Các chương trình hội nhập của liên bang chỉ dành cho thiểu số người tị nạn

Tuy nhiên theo săn tin báo chí của nhóm truyền thông Funke thì các chương trình hội nhập phát triển rất chậm chạp: năm nay chỉ thực hiện cho 190 ngàn người được tị nạn mà thôi. Nghĩa là chỉ hơn năm ngoái 50 ngàn chương trình.
Đa số những người xin tị nạn sẽ được học ngôn ngữ và hướng dẫn quyền hạn, văn hóa và lịch sử sớm nhất là sang năm. Tin này căn cứ theo trả lời của chính phủ liên bang trước chất vấn quốc hội.

Hội thánh Tin Lành gia tăng trợ cấp cho người tị nạn

Hội thánh Tin Lành Đức muốn tăng chi phí trợ cấp của họ cho người tị nạn lên hơn 26 triệu cho năm nay. Nhật báo "Die Welt" loan tin sau khi hỏi 20 hội thánh Tin Lành của tiểu bang (EKD). Thêm phương tiện thế nào thì hội thánh Tin Lành cấp liên bang sẽ còn quyết định.
Số tiền này theo tờ báo cho biết sẽ dành trợ cấp cho người tị nạn ở trong nước Đức lẫn ngoài nước Đức. Nhưng đặc biệt để chi cho việc điều thêm nhân sự để chăm sóc và cố vấn những người tị nạn. Ngoài ra để đài thọ chi phí cho sự phối hợp các người từ thiện giúp đỡ và thiết lập các chỗ tạm cư cho người tị nạn.

Bên phía hội thánh Ki-Tô giáo cũng đã thông báo tin từ tháng Chín là họ sẽ tăng lên rõ rệt chi phí dành cho người tị nạn trong năm 2015. Dành cho các phương tiện đặc biệt phải chi 73,1 triệu euro trong năm ngoái thì năm nay sẽ tăng lên ít nhất là 98,6 triệu euro.

(aar/heb/dpa/AFP)

(dịch lại theo "Verschärftes Asylrecht soll bereits Samstag in Kraft treten" (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/asylrecht-verschaerfung-soll-laut-zeitungsbericht-bereits-ab-samstag-gelten-a-1059223.html) - Spiegel Online)

Triển
10-23-2015, 04:38 AM
Trời lạnh buốt:
Người tị nạn sẽ phải chịu như vậy suốt mùa Đông





bài viết của Nike Laurenz, 23.10.2015, 08:39




Ở trại tị nạn, lều sẽ được thay dần bằng nhà gỗ để không còn ai bị rét. Làm như vậy giải quyết được vấn đề nhưng mà không giải quyết được tất cả













Hiện tại vì Asifa đã chẳng còn gì nữa nên cô đặt hết hi vọng vào gỗ. Gỗ thông có sức chịu đựng có thể già 600 tuổi nữa - và vài ngày nữa Asifa sẽ được nhận một căn nhà như vậy. Cô sẽ có một sàn gỗ cứng, 27 thước vuông diện tích và một ổ cắm điện. Có ổ cắm điện cô có thể sạc cái điện thoại cầm tay và cắm một cái đèn.

Asifa 25 tuổi, người A-Phú-Hãn. Cô là một trong 4000 tị nạn đến Hamburg mà từ lúc đến đây đã phải ngủ trong lều giữa giá lạnh, giông tố và mưa bão.







http://www.bento.de/upload/images/_1200x600_crop_center-center_75/Fl%C3%BCchtlinge1.JPG
Asifa và chồng Ali có thể tươi cười trở lại: giữa tháng 10, sau cùng rồi cũng ấm cúng (hình ảnh: Bento)






Một vài người lớn và trẻ con trong những đêm lạnh như cắt thành đã bị cóng đến nổi họ bị sốt và viêm phổi đã phải vào bệnh viện. Người khác thì kéo nhau đến tòa đô chính biểu tình xin chỗ ngủ qua mùa Đông.
Đây là một cuộc chạy đua với thời gian: nhiệt độ xuống thấp và có quá ít chỗ cư ngụ cho người tị nạn. Liên bang và tiểu bang đang bị đuối. Chỗ ở thích hợp đã được thiết lập quá trễ. Trại tị nạn không có trang bị cho mùa Đông, một phát ngôn viên của tổ chức nhân quyền Pro Asyl cho biết.







http://www.bento.de/upload/images/_1200x600_crop_center-center_75/Fl%C3%BCchtlinge8.jpg
Đa số người tị nạn sống trong lều ở đường Dratelnstraße tại Hamburg. Có vài người cũng sống trong container. (Ảnh: Bento)





Ở Hamburg tất cả lều đang được thay bằng nhà gỗ, Susane Schwendtke, nữ phát ngôn viên của công ty "Födern und Wohnen", một công ty của nhà nước cung cấp các chỗ ở khẩn cấp ở Hamburg, cho biết. Trong trại ở đường Dratelnstraße hiện có 800 người sống trong tổng cộng 600 lều. Đến cuối tháng họ sẽ dọn vào "cái hộp vuông" bằng gỗ thông đang được dựng lên trong láng trại.

Trong mỗi nhà sẽ có 8 cái giường tầng, có máy sưởi và ổ cắm điện. Những người xin tị nạn này chỉ sống trong nhà gỗ này tối đa 3 tháng. Sau đó sẽ có đủ các nhà thực sự cho họ cư ngụ.








http://www.bento.de/upload/images/_1200x600_crop_center-center_75/Fl%C3%BCchtlinge11.jpg
Mấy cái nhà dã chiến này không phải chỉ làm bằng gỗ mà được trang bị các miếng cách nhiệt thực thụ (ảnh: Bento)





Asifa và chồng cô, Ali sắp sửa dọn vào một cái nhà gỗ như vậy. Trong hai tháng nay từ khi cô đến Hamburg đã ngủ trong lều có một cái lò sưởi nhỏ chung với 16 người khác.
Họ đã bỏ sau lưng mảng chiến tranh: đó là nỗi lo sợ đã cùng cô gói ghém nhanh chóng mọi thứ cùng đôi chân trần đã đưa cô đến châu Âu, đó là sự hốt hoảng len lỏi trong mình khi phải trốn trong bụi rậm hàng giờ và đó là những cơn lạnh buốt thâm nhập hàng đêm qua quần áo của cô.

Hiện tại cô đã an toàn nhưng cơn lạnh lại trở về. Thành lều quá mỏng có khi mưa rớt vào, ở các khe lều gió rít từng hồi.








http://www.bento.de/upload/images/_1200x600_crop_center-center_75/Fl%C3%BCchtlinge2.jpg
Cái hộp đã dựng lên lên rồi, sắp sửa có cửa cái và cửa sổ (ảnh: Bento)






Tại sao phải để người ta bệnh ra đó rồi phải đi biểu tình cho đến khi họ có được một cái hộp ấm cúng như vậy? Susanne Schwendtke nói, bà ta biết không có câu trả lời. Biết chắc là cứ có tranh cãi hoài vì một vài chỗ ấm cúng trong trại. Schwendtke nói, "chúng tôi đã giải thích với người trong trại là sản phụ hoặc là người bị bệnh thì cần thiết một chỗ trong container hơn là một người đàn ông khỏe mạnh". "Nhưng mà có vài người thấy vậy là không công bằng và không thể hiểu được".

Trên láng trại nghe tiếng đóng búa rầm rầm và tiếng cưa rào rào, khắp nơi ngửi ra mùa gỗ thông vừa mới đốn. Một nhóm làm dịch vụ an ninh canh chừng khu đang xây dựng, người trong trại chỉ được đứng từ xa nhìn các ngôi nhà dần dà hình thành.

Ở Đức hiện tại có khoảng 305 ngàn người tị nạn và cứ 8 người thì có một người sống trong lều (theo báo Welt). Tình trạng này đang thay đổi khắp nơi, liệu có kịp trước khi mùa Đông thực sự tới hay không thì không rõ.







http://www.bento.de/upload/images/_1200x600_crop_center-center_75/Fl%C3%BCchtlinge12.jpg
Nữ phát ngôn viên báo chí Susanne Schwendtke: nhiều câu hỏi, ít câu trả lời (hình ảnh Bento)







Asifa đi vào lều của cô. Cô chỉ nói được tiếng A-Phú-Hãn. Một cô lều hàng xóm thông dịch lại. Asifa nói, vì lạnh quá nên nhiều đêm không ngủ được. "Lạnh như đông đá vậy rồi thêm con nít khóc nữa". Cái lều nhét đầy bao bọc, giỏ xách, va-li và quần áo muốn đụng trần. Trên cao treo mấy tấm vải để ngăn chỗ ngủ của các giường trong lều.

Nếu bên ngoài có ai hung dữ, la lối um sùm, "thì chúng tôi co rụm ngồi lại gần nhau trong lều. Rồi cầu mong cho mọi người hòa giải được với nhau", Asifa cho biết.








http://www.bento.de/upload/images/_1200x600_crop_center-center_75/Fl%C3%BCchtlinge10.jpg
Chỗ dành cho Asifa và Ali chỉ đủ để hai cái giường (hình ảnh: Bento)





Ngoài Ali ra, cô không còn gì nhiều nữa. Làm như cô cứ muốn chắc ăn là anh này không bỏ đi nên cứ chốc chốc lại nhìn anh ấy. "Cha mẹ tôi mấy tuần nay tôi không liên lạc được nữa. Tôi không biết họ hiện ở đâu".

Làm sao một người có thể chịu đựng nổi như vậy?

Asifa kể, trước khi bên nhà hàng xóm bị nổ tung, cô là một người sống hạnh phúc. Cô có xe hơi, có một ngôi nhà riêng. Ali là thợ may, cô sờ cái áo khoác của anh ấy.

Đức là một quốc gia tốt bụng. Nhưng mà có thể cô không được ở lại đây. Nhưng mà có lẽ cô học tiếng Đức chưa đủ giỏi. Cô muốn có việc làm, nhưng mà nếu ở nhà thì cô chỉ là một bà nội trợ thôi. Nhưng mà - mỗi một câu của cô đều có chữ này.










http://www.bento.de/upload/images/_1200x600_crop_center-center_75/Fl%C3%BCchtlinge3.jpg
Nội quy trong trại, mỗi người có một giường (hình ảnh: Bento)




Một chiếc xe tải đầy gỗ lăn bánh vào láng trại, sắp đến giờ ăn. Trong khi trên toàn Châu Âu ngày càng lạnh dần thì vẫn còn hàng chục ngàn người đang trốn chạy. Họ đi ngang khu Balkan, bị kẹt nhiều ngày ở các biên giới Đông Âu, vượt qua các chuyến hải hành nguy hiểm đến tánh mạng từ Thổ Nhĩ Kỳ sang các đảo Hy Lạp, hoặc từ Bắc Phi sang Nam Âu.

Asifa đứng trước lều và nhìn sang chỗ đang xây dựng. Một trong các túp nhà này sắp sửa là của họ. Cô đã dọn đồ vào giỏ chuẩn bị sẵn sàng hết rồi.


(*** dịch từ "Es wird eisig: So sollen Flüchtlinge durch den Winter kommen" (http://www.bento.de/politik/zelte-von-fluechtlingen-werden-durch-huetten-ersetzt-damit-im-winter-keiner-friert-69805/) - tạp chí Bento)

Triển
10-28-2015, 03:02 AM
Cụ già tị nạn người A-Phú-Hãn 105 tuổi
đã đến được trại tị nạn Croatia trên băng ca





http://i.imgur.com/yVXhQ0n.png

Bà Bibihal Uzbeki, 105 tuổi, người tị nạn A-Phú-Hãn từ Kunduz đang nghỉ ngơi tại trại tị nạn
Opatovac / Croatia gần biên giới Serbia (hình ảnh: Marjan Vucetic/AP )






Bà cụ đã 105 tuổi nhưng vẫn còn ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn không có chiến tranh và bom đạn.

Bà cụ Bibihal Uzbeki gốc người Kunduz, A-Phú-Hãn cùng đi với hàng chục ngàn người vượt qua hàng vạn dặm chạy trốn chiến tranh, mưu cầu một tương lai hạnh phúc và an toàn ở Châu Âu.
Quấn khăn xanh và trùm chiếc mền nâu bà được chở tới trại tị nạn chính Opatovac ở Croatia trên băng ca vào thứ Ba hôm qua sau khi vượt qua Serbia cùng với nhóm đông đảo người tị nạn có con trai của bà, cháu nội của bà và nhiều người thân.

Cuộc di tản vượt qua đồi núi, sa mạc, biển cả và rừng rú ở Châu Âu còn nguy hiểm và khó nhọc cho những người chỉ bằng một phần năm số tuổi của bà.
Cụ bà Uzbeki nói tiếng Farsi, "Chân cẳng tôi đau thôi nhưng mà tôi khỏe lắm", một thông dịch viên thuật lại trong lúc bà đang ngồi trong lều của Hội Hồng Thập Tự. Trong lúc nói tay bà run rẩy. Bà kể rằng gia đình 17 người cần 20 ngày đường đến Châu Âu, người con trai 67 tuổi và đứa cháu nội 19 tuổi thay phiên nhau cõng bà.

"Nhiều lần cũng gặp nạn. Khổ lắm", bà nói, "Tôi ngã và đau đầu. Tôi bị thẹo trên đầu rồi".

Lúc họ dìu bà lên xe lửa đi tiếp về phương Tây theo hướng Slovenia, đứa cháu bà Muhamet cho biết gia đình hi vọng sẽ đến được đích là Thụy Điển.

Cảnh sát Croatia cho biết họ đã kiểm tra giấy tờ của bà, bà cụ quả thật đã 105 tuổi. Đứa cháu nội của bà cũng nói đó là tuổi thật của bà cụ, nhưng chuyện tuổi tác không thể kiểm chứng khách quan được.
Hội Hồng Thập Tự cầu chúc cho gia đình bà "được may mắn cũng như hàng ngàn người khác họ gặp gỡ mỗi ngày".

Có hơn 260 ngàn người đi di tản đã vượt qua Croatia từ 15 tây tháng Chín đến nay từ khi Hung Gia Lợi đóng cửa biên giới giáp Serbia, khiến dòng người tị nạn đổi hướng sang Croatia.


(* dịch theo the Guardian (http://www.theguardian.com/world/2015/oct/27/centenarian-refugee-reaches-croatian-camp))

Triển
10-28-2015, 06:08 AM
Người tị nạn từ chối xuống xe đến nước Thụy Điển 'quá lạnh'






http://i.imgur.com/gXWH0SC.png




Thông tấn xã Pháp

Stockholm, nhà chức trách cho biết có một nhóm người tị nạn ở Thụy Điển tiến thoái lưỡng nan với họ hôm thứ Ba hôm qua cho biết rằng cái làng họ được đưa đến ở "quá lạnh" và biệt lập với thế giới bên ngoài.

Gần 60 người Syrian và Iraq được đưa bằng xe buýt hôm chiều Chủ Nhật đến Limedsforsen gần biên giới Na Uy tại một làng nhà gỗ trong khi chờ giải quyết đơn xin tị nạn của họ.

Nhưng một phần ba trong số họ không chịu xuống xe lúc nhìn thấy chở vào rừng cách phố cả hàng chục cây số. Nhiều người muốn được đưa đến thành phố lớn hoặc là chở về Đức cũng được.
Ông Hadeel Waez người tị nạn gốc Syria nói với đài truyền hình SVT rằng, "Họ bảo chúng tôi hãy sống ở đây, nhưng mà không phải ai cũng ở được, có trẻ con và sản phụ nữa. Ở đây lạnh quá, không có cửa tiệm và không có bác sĩ nữa".

Cơ quan nhập cư Thụy Điển Migrationsverket (MV) cho biết rằng nước này đã nhận quá nhiều người tị nạn rồi - mỗi tuần 10 ngàn người - hạ tầng cơ sở tiếp nhận đã quá tải.

Nữ phát ngôn viên Guna Graufelds nói với thông tấn xã Pháp AFP, "Chúng tôi không còn giải pháp nào khác nữa. Chỉ có thể cung cấp cho họ đến đó thôi."

Các trường hợp người tị nạn từ chối chỗ tạm cư xảy ra rất hiếm, bà Graufelds cho biết.

Thụy Điển với dân số 9,8 triệu ước lượng sẽ nhận 190 ngàn đơn xin tị nạn trong năm nay, thuộc vào diện quốc gia ở Cộng Đồng Chung Châu Âu có số tiếp nhận người tị nạn tính theo đầu người cao nhất trong lúc lục địa già đang chống chọi với dòng người di tản hàng loạt.

Tuy nhiên một vùng đất có mùa Đông kéo dài, tăm tối và nhiệt độ xuống âm 30 độ là một thử thách rất lớn cho người tị nạn từ vùng khí hậu ấm áp.


(* dịch theo www.dailystar.com.lb (https://www.dailystar.com.lb/News/Middle-East/2015/Oct-28/320535-refugees-refuse-to-exit-bus-in-too-cold-sweden.ashx))



* Lời bàn của 5 Triển:

Đối với người tị nạn từ Trung Đông thỉnh thoảng
chỉ còn hát bài đồng dao tân biên này mà thôi...


Thiên đàng địa ngục hai bên
Ai khôn thời dại
Ai dại thời khôn
Thiên đường có Chúa có Cha
Đọc kinh cầu nguyện
Giữ cho linh hồn
Linh hồn phải giữ linh hồn
Đến khi tàn phế .... à không .... đến khi tàn chiến
Chẳng chôn mà về.


Có một chỗ dung thân là may mắn lắm rồi. Đến khi người
Bắc Âu nổi khùng, họ đuổi về thì hết đường chọn với lựa.
Bỏ Đức sang Thụy, tưởng ngon cơm lắm, lên non luôn chứ
ở đấy mà on đơ. :)

Nhớ lại hoàn cảnh thuyền nhân Việt Nam 40 năm trước
so với người Trung Đông bây giờ hiền lành hơn nhiều, thật
ra thời đó mình cũng kém văn minh, không biết nhân quyền
là phải đòi hỏi mới có, còn không chỉ có thể ngậm bồ hòn
làm ngọt.

Thôi cứ ở đó cho lành đi. Người Thụy Điển không tệ đến nổi
gặp trẻ con đau bệnh hay sản phụ bể bọc nước mà không lo
đâu. Đừng lo bò trắng răng mà hãy lo tịnh dưỡng ở vùng non
cao khí lành, tu tâm dưỡng khí, hội nhập được thì phúc, nhập
hội không được thì mai kia Nga Mỹ bình định được Syria, chia
chác xong địa bàn, lúc đó hãy chọn mặt gửi tiền mà về.

RaginCajun
10-28-2015, 09:38 AM
Vừa đọc bài trên vừa nghĩ tới thời dân VN tị nạn. Tới khúc cuối đọc lời bàn của bác, thôi khỏi bàn thêm :). Đúng là ăn mày mà đòi xôi gấc.

tư mã tai trâu
10-28-2015, 05:18 PM
Mấy người này chuyên trị đồ bít bùng từ đầu xuống chân chỉ chừa hai con mắt nhớ người một con. Qua gặp cái lạnh của Thụy Điển tha hồ bịt. Hợp quá mà còn chê.

Tôi mà là họ tôi xuống ngay rồi tìm đường về làm hàng xóm của ... trù thần. Tha hồ ăn ngon.

hoài vọng
10-28-2015, 06:36 PM
Tôi mà là họ tôi xuống ngay rồi tìm đường về làm hàng xóm của ... trù thần. Tha hồ ăn ngon....:z67:...:z67:...

Triển
10-28-2015, 10:05 PM
Vừa đọc bài trên vừa nghĩ tới thời dân VN tị nạn. Tới khúc cuối đọc lời bàn của bác, thôi khỏi bàn thêm :). Đúng là ăn mày mà đòi xôi gấc.


Mấy người này chuyên trị đồ bít bùng từ đầu xuống chân chỉ chừa hai con mắt nhớ người một con. Qua gặp cái lạnh của Thụy Điển tha hồ bịt. Hợp quá mà còn chê.

Tôi mà là họ tôi xuống ngay rồi tìm đường về làm hàng xóm của ... trù thần. Tha hồ ăn ngon.

Hôm qua đọc tin này ở báo Đức chộp cái hình không biết thực hư
nên tôi không dịch, mà chọn bản tin báo tiếng Anh cho trung dung.
Sợ người Đức nhiều khi xuyên tạc. Trong tấm hình screen shot bên dưới
nhìn cái nhà gỗ này quá xá đẹp luôn mà họ chê. Lúc đó tôi liên tưởng đến cái
ước ao lên non tìm mộng của anh Bốn. Chung quanh rừng xanh, chim hót,
tiếng nước mưa rì rào.

Tuy nhiên mùa Đông vùng này dường như có .... gấu và chó sói ra kiếm
ăn nha :z44: (theo die Welt).

Tin tức này phải được Du Lan kiểm chứng lại. Báo Đức, tờ die Welt không phải
là tờ báo nhỏ, viết vùng này đêm có thể xuống âm 30 độ, rừng thì có
chó sói, gấu và nai hoẵng. Ba loại thịt này WHO cấm ăn rồi làm sao
bi rờ? :) j/k

http://i.imgur.com/WQ40iyy.png

Triển
10-29-2015, 07:28 AM
Đức cũng có kẻ khùng

Người Đức tốt bụng, người Đức văn minh, người Đức nhân đạo
nhưng cũng có người Đức đốt trại tị nạn và mang bệnh tâm lý, bệnh ấu dâm
đủ thứ bệnh trên đời.

Mohamed, 4 tuổi, mất tích một tháng được báo chí đoán là đã tìm được
trong cốp xe một gã Đức 32 tuổi. Cảnh sát đã bắt nghi phạm này nhưng
chưa có kết quả thẩm tra cũng như chưa có kết quả xác định xác đứa bé
là Mohamed. Tuy nhiên tin xấu bao giờ cũng đến bất ngờ.

99% là nghi phạm là ấu dâm đến tâm thần rồi. Mohamed đi mấy ngàn cây
số đến đây để tị nạn, mất tích và thiệt mạng. :z16:

(theo Süddeutsche Zeitung (http://www.sueddeutsche.de/panorama/berlin-fall-mohamed-kinderleiche-bei-verdaechtigem-gefunden-1.2713505))


http://i.imgur.com/wtG35Ix.png

Triển
10-30-2015, 04:12 AM
Đức cũng có kẻ khùng

Người Đức tốt bụng, người Đức văn minh, người Đức nhân đạo
nhưng cũng có người Đức đốt trại tị nạn và mang bệnh tâm lý, bệnh ấu dâm
đủ thứ bệnh trên đời.

Mohamed, 4 tuổi, mất tích một tháng được báo chí đoán là đã tìm được
trong cốp xe một gã Đức 32 tuổi. Cảnh sát đã bắt nghi phạm này nhưng
chưa có kết quả thẩm tra cũng như chưa có kết quả xác định xác đứa bé
là Mohamed. Tuy nhiên tin xấu bao giờ cũng đến bất ngờ.

99% là nghi phạm là ấu dâm đến tâm thần rồi. Mohamed đi mấy ngàn cây
số đến đây để tị nạn, mất tích và thiệt mạng. :z16:

(theo Süddeutsche Zeitung (http://www.sueddeutsche.de/panorama/berlin-fall-mohamed-kinderleiche-bei-verdaechtigem-gefunden-1.2713505))


http://i.imgur.com/wtG35Ix.png


Rồi, một tên ấu dâm. Tên này đã thú nhận luôn từng
giết một đứa trẻ tên Elias hồi tháng trước, và chỉ chỗ
chôn. Hai đứa trẻ chết oan vì một tên bệnh hoạn.

http://img.welt.de/img/vermischtes/crop148235510/8780191899-ci3x2l-w780/title.jpg

Cảnh sát dò ra được hung thủ chỉ qua sự tố cáo của
chính bà mẹ của hung thủ. Bà này gọi điện thoại cho
cảnh sát báo là con bà đã thú nhận với bà là giết đứa
trẻ.



(theo die Welt (http://www.welt.de/vermischtes/article148233276/Mohamed-Entfuehrer-gesteht-auch-Toetung-von-Elias.html))

Triển
10-30-2015, 05:58 AM
Nước mắt cá sấu


http://i.imgur.com/z7vzUK3.png


Lại có người vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp bị chết đuối
lần này là 22 người. Viên chức Hy Lạp cho biết có 19 người chết
và 138 người được cứu trước bờ Kalymnos. Còn bên Rhodes thì
3 người chết, 3 người mất tích, 6 người được cứu.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cho biết ông cảm thấy "xấu hổ" trước
"sự bất lực của Châu Âu về hiệu quả ứng phó trong thảm cảnh xảy ra
cho con người hiện nay".

Ông tiếp,

"Nước mắt cá sấu đổ ầm ầm cho đứa trẻ chết đuối ở bờ biển Aegean,
vì sự trẻ con chết đuối thấy thương cảm quá, nhưng còn trẻ con đang sống
hàng ngàn đứa trên đường đi tị nạn thì sao? Chẳng ai nghĩ đến chúng cả."




http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/1500/production/_86367350_migrant_journeys_turkey_to_germany_624_v 9.png

(theo BBC (http://www.bbc.com/news/world-europe-34675406))

Triển
10-30-2015, 09:19 AM
Mỗi giờ 250 người

Cuối tuần vừa qua có 16 ngàn 600 người ti. nạn từ Áo nhập vào
biên giới Đức. Phía Đức không kịp trở tay, xe buýt điều về không
kịp, không chở người đi được xảy ra tình trạng rối loạn. Sau một
ngày đôi bên chức trách lớp chửi lớp doạ lớp oán lớp trách, rồt
cuộc Áo & Đức đã thoả thuận được chọn ra 5 cửa biên giới giữa
2 nước mỗi giờ đồng hồ chỉ còn nhập cảnh 250 người tránh
náo loạn.

http://i.imgur.com/0X6vneH.png

(theo die Zeit (http://www.zeit.de/politik/deutschland/2015-10/fluechtlinge-deutschland-oesterreich-grenze))

Triển
11-03-2015, 01:59 AM
Làng Sumte - Biểu tượng chốn thị phi




Nhiều người tị nạn hơn dân cư. Liệu như vậy có thành công không bắt đầu từ hôm nay sẽ thử nghiệm tại làng Sumte thuộc tiểu bang Niedersachsen. Hơn 500 người tị nạn sẽ được chuyển đến một ngôi làng hẻo lánh có 102 dân làng. Hiện đã có những người tị nạn đầu tiên đến nơi.





http://www.dw.com/image/0,,18822358_403,00.jpg




Tối thứ Hai độ hơn 20 giờ: chuyến xe buýt đầu tiên chở 50 người tị nạn đã đến làng Sumte. 500 người tị nạn sẽ được chuyển đến làng Sumte ở Niedersachsen trong vài ngày tới. Tổng cộng có thể lên đến 750 người. Nguyên nhân cho việc gia tăng dân số làng một cách đột ngột như vậy là do ở làng Sumte có 20 cơ sở văn phòng đang bỏ trống mà tiểu bang Niedersachsen vừa thuê được.

Nhà ăn của trại tị nạn mới lập lên có sức chứa đến 1000 người. Bộ nội vụ tiểu bang này muốn chuyểnsố người tị nạn bao nhiêu đó đến nơi này. Dân làng Sumte đã được cho biết về kế hoạch này hồi đầu tháng 10. Ông trưởng làng Christian Fabel đã nói với đài phát thanh Bắc Đức (NDR) rằng ban đầu ông không tin có tin này: "1000 người tị nạn, nghĩa là cứ 1 người dân làng thì có 10 người tị nạn", đài phát thanh trích dẫn, "không khí trong làng không lạc quan lắm. Chúng tôi không biết những gì sắp xảy ra với mình".


Bị nhà chức trách và báo chí truyền thông hớp hồn


Một tuần sau đó dân làng Sumte mới được thông báo trong một buổi họp truyền đạt thông tin của bộ nội vụ tiểu bang. Ông Fabel đã bày tỏ nỗi lo sợ của dân làng: Rồi an ninh làm sao đây? Người tị nạn đi chợ đi búa ở đâu? Mạng lưới điện thoại cầm tay có bị nghẽn không nếu quá nhiều người bỗng nhiên dùng chung?





http://www.dw.com/image/0,,18822457_403,00.jpg
Những người tị nạn đầu tiên đặt chân lên Sumte: gần đến 750 người dân làng mới




Có vài người phản đối đã công khai bày tỏ sự bất đồng, tờ báo địa phương ở Schwerin tường thuật rằng một phụ nữ dân làng đã lo lắng cho việc du lịch - là một trong nguồn lợi tức ít ỏi của vùng được bảo vệ thiên nhiên "Elbau ở Niedersachsen" giáp ranh với tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern không có hạ tầng cơ sở này.

Cho đến nay nhà chức trách không giải tỏa được hết các nỗi lo của dân làng. Ví dụ như cảnh sát sẽ không đi tuần 24 trên 24 theo yêu cầu. Hiện hội từ thiện Arbeiter-Samariter-Bund trên trách nhiệm quản sự sẽ tổ chức canh gác 24 trên 24 khu trại tị nạn.


Lòng tốt trước thử thách lớn


Bắt đầu từ lúc đó làng Sumte trở thành mục tiêu của ký giả trong nước lẫn trên thế giới. Họ tường thuật về sự bất đồng lớn lao. Thương gia Dirk Hammer tóm tắt không khí trong làng, "Chúng tôi cũng muốn đạt được sự chung sống có chừng mực với nhau". Nhưng ông cũng tỏ ra lo ngại vì con số người đến lớn quá. Dù sao đi nữa bộ nội vụ tiểu bang cũng đã tỏ ra thận trọng nên đã giảm từ số 1000 người ban đầu dự tính xuống còn 750 người.




http://www.dw.com/image/0,,18822387_403,00.jpg
Trưởng làng Fabel: "Chúng tôi không biết những gì sẽ xảy đến với mình"




Tờ báo Mỹ "Miami Herald" có bài viết về làng Sumte rằng "Cuộc thử nghiệm ở Đức đã rơi đúng điểm" . Báo Anh, Tây Ban Nha, truyền thông Nga có nhiều tường trình rằng cái nơi nhỏ bé này là sự phản ảnh hiện thực những gì đang xảy ra trên nước Đức, trở thành biểu tượng khả dĩ lực bất tòng tâm. Ở làng Sumte cũng đã có đám người cực hữu chuẩn bị sẵn sàng. Họ nói đây sẽ có khủng bố tị nạn. Tuy nhiên ông chủ tiệm bán xe đạp Dirk Hammer, người được giới truyền thông trên thế giới phỏng vấn tuần vừa qua sẽ không để bọn cực hữu lợi dụng: "Chúng tôi phải giữ khoảng cách rõ ràng với những người cực đoan này", ông nói với tờ New York Times. Bởi vì đa số có lòng muốn giúp đỡ. Dù họ biết rằng bắt đầu từ nay sẽ có nhiều sự thay đổi ở Sumte.


Sẵn lòng giúp đỡ dù không lạc quan


Trại trưởng Jens Meier của trại tị nạn càng có ấn tượng mạnh hơn trước sự nhiệt tình nơi này: "Thực sự đã có nhiều công việc nặng nhọc được giúp đỡ", Meier cho đài NDR hay. Chỉ trong vòng 2 tuần mà hội từ thiện Arbeiter-Samariter-Bund (ASB) đã đủ thời gian để biến các cơ sở văn phòng thành nơi ở cho những người lánh nạn chiến tranh từ Syria.






http://www.dw.com/image/0,,18822364_403,00.jpg
Nhà mẫu giáo cho trẻ con tị nạn dựng lên từ cơ sở văn phòng trước kia: chỉ cần có hai tuần để thay đổi thiết kế.




Cũng nhờ vào sự nhiệt tình của dân cư mà mọi sự đã thành công gần hết: các tấm bình phong ngăn cách giữa các chiếc giường còn thiếu, và đường dây điện thoại đến trại tị nạn cũng chưa được mở hoạt động. Nhưng mà giường chiếu đã chuân bị sẵn sàng, quần áo quyên góp đã chất đầy trên kệ và trong khu trẻ con đồ chơi đều đã có sẵn hết. Và ở Sumte cũng đã xuất hiện một chuyện: cũng nhờ việc này sản sinh ra 55 công ăn việc làm mới, bà nữ phát ngôn viên của hội từ thiện ABS Annegret Droba cho hay. Hội từ thiện này đã thuê nhiều nhân sự chính là dân làng Sumte.


Rụt rè chào đón


Rồi thì bây giờ cũng có những người tị nạn đầu tiên đến nơi. Các thông dịch viên đã chuẩn bị sẵn sàng để hướng dẫn những người mới đến vào nơi cư ngụ mới của họ. Tuy nhiên dân làng Sumte không tổ chức một buổi lễ đón chào người mới. Trưởng làng Christian Fabel cho biết, "Họ vừa vượt qua một hành trình dài khó nhọc mà". Trước hết là họ được phép ở nơi này một năm. Hợp đồng khoán chỗ làm thành trại tị nạn đã ký kết như vậy.




(* dịch lại theo "Sumte - Symbol des Zwiespalts" (http://www.dw.com/de/sumte-symbol-des-zwiespalts/a-18822425) - đài Deutsche Welle)

Triển
11-03-2015, 11:17 PM
Lính tị nạn


Trong khi nước Nhật được đại diện là thủ tướng Nhật và nội các sửa hiến pháp cho phép nước Nhật đi đánh giặc ngoài quốc gia của mình thì bà bộ trưởng quốc phòng (có bằng tiến sĩ y khoa vẫn đang còn đại học cấp bằng xét lại vì tin đồn đạo chích) của Đức phát biểu rằng quân đội Đức sẽ dấn thân nhiều hơn nữa trong việc
giúp đỡ người tị nạn trên phương diện xây dựng, lập trại, quản sự.

Trong thời binh lẫn thời bình, quân đội bất kể nước nào cũng là tổ chức có kỷ luật, nhân sự và động tác nhanh nhẹn nhất, vì đa số họ là thanh niên từ 18 đến 30.

Đức cũng như Nhật, thất bại sau thế chiến thứ hai gây thảm khốc cho nhân loại, đã bị hiến pháp của mình và công ước thế giới ràng buộc không cho có quân sự nữa.

Đặc biệt "thời tị nạn", là thời điểm nổi bật hiện nay ở nhiều nơi Trung Đông, Bắc Phi và Nam - Trung Mỹ, là thời điểm cần nhất sự góp mặt của lính. Không phải làn sóng của nước cần lính để đắp đê giữ lụt mà làn sóng tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi cần sự giúp đỡ của họ hơn bao giờ hết.

Bộ trưởng bộ quốc phòng Đức cho biết, quân đội của họ hỗ trợ vấn đề an sinh tị nạn đông gấp đôi số quân của họ đang giúp đỡ ở ngoại quốc dưới mái nhà UN. Được phỏng vấn, bà nói, "Việc giúp đỡ vấn đề tị nạn là một trong những công việc phụ quan trọng bậc nhất của các anh chị lính tráng thuộc quân đội Đức hiện nay"

Đã có hơn 6 ngàn lính tráng đang hỗ trợ an sinh cho người tị nạn trên nước Đức, trong khi thi hành nhiệm vụ ở ngoài nước không tới 3 ngàn lính Đức.

Bắt đầu giữa tháng 11, họ sẽ tổ chức huấn luyện lính Đức việc hành chánh để tham gia giải quyết vấn đề nhân sự trước sự chậm trễ của nhân viên. Được biết cũng như thời điềm thống nhất nước Đức cách đây 25 năm, công chức đã về hưu lúc đó đã được hồi chức (reactivate) để giải quyết vấn đề nhân sự cho an sinh Đông Đức.
Bây giờ trước một làn sóng người đi tị nạn gần 1 triệu người vào Đức chính phủ Đức đã kêu gọi công chức đã hưu trí "phục chức" để chia sẻ gánh nặng hành chánh. Đơn giải quyết xin tị nạn tồn đọng, và tất cả vấn đề an sinh đều cần người. Đã có 70 ngàn người hưu trí quay lại làm việc từ bên y tế đến dạy các khóa Đức ngữ. Vì vậy lính tráng là nguồn nhân sự dồi dào và kỷ luật nhất có thể giúp đỡ rất nhiều, tuy nhiên để họ làm được những công việc hành chánh thay thế công chức hưu trí thì phải có khóa huấn luyện cấp tốc vào tháng 11.

(theo die Zeit)






http://www.zeit.de/politik/deutschland/2015-11/ursula-von-der-leyen-bundeswehr-hilft/bitblt-820x461-a3e51d71c8dda868e84c15b7e77b675bec3f935b/wide

(một anh lính lo phân phát ẩm thực ở nhà ga Bá Linh mỗi khi có chuyến xe lửa đưa người tị nạn từ Salzburg / Áo sang - © Reuters/Fabrizio Bensch )

hoài vọng
11-04-2015, 12:04 AM
Anh Triển , ngày trước Việt Nam có Dân Sự Vụ ( quân đội Thái Lan , Phi Luật Tân đảm trách ) mỗi khi đi làm nhiệm vụ ( xây dựng cầu cống , khám bệnh ...v...v...)phải có lực lượng quân đội giữ gìn an ninh

Triển
11-04-2015, 12:40 AM
Anh Triển , ngày trước Việt Nam có Dân Sự Vụ ( quân đội Thái Lan , Phi Luật Tân đảm trách ) mỗi khi đi làm nhiệm vụ ( xây dựng cầu cống , khám bệnh ...v...v...)phải có lực lượng quân đội giữ gìn an ninh

Lính đại ca,

Quân đội Đức sau thế chiến thứ hai đến nay họ giỏi nhất là xây dựng hạ tầng cơ sở, gỡ mìn thời hậu chiến. Nhưng mà đối với vấn đề tị nạn hiện tại thì cách làm việc của chính phủ tiểu bang Đức làm như sau. Đi thuê trại tư nhân, các trại này lo luôn vấn đề an ninh, nghĩa là thuê lại các công ty nhân sự lo an ninh (security). Còn an ninh găp lúc có loạn, đánh đập nhau trong trại thì có lực lượng cảnh sát. Về vấn đề ẩm thực thì chính phủ thuê các dịch vụ catering tư nhân, chuyên lo ẩm thực. Nhưng các dịch vụ này họ lo cũng không xuể vì số người tị nạn đến mỗi tuần độ 15 ngàn người.

Lính tráng Đức chỉ ráp giường, khuân vác và đứng phát chuối ngây ngô trông rất dễ thương ở nhà ga như tấm ảnh bên trên. Trong khi lực lượng làm hành chánh thì không đào đâu ra. Cho nên cũng như 25 năm trước lúc Đức thống nhất, nhân sự làm hành chánh bên Tây Đức phải ồ ạt sang Đông Đức tiếp quản và làm việc. Người Đông Đức chỉ biết làm việc theo chế độ cộng sản, nghĩa là độc tài, quan liêu và hối lộ. Không có luật pháp gì thế nên nhân sự bên Tây Đức phải gửi sang Đông Đức tiếp quản.

Tuy nhiên Đông Đức có diện tích 1 phần tư nước Đức thống nhất. Dân cư không phải ít. Số công chức Tây Đức sang không đủ. Thế là bên Tây Đức phải kêu gọi công chức đã về hưu trở lại làm việc. Cả trăm ngàn người như vậy.

25 năm sau sự việc lại xảy ra tương tự. Nhưng không phải để lo an sinh và hội nhập cho chính người dân Đông Đức mà là cho người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi. Số công chức về hưu đã quay trở lại trên dưới 70 ngàn người. Nhưng vẫn không xuể vì dù sao cũng là người về hưu (đàn ông trên 65, đàn bà trên 60), vừa chậm chạp vừa khó khan sức khỏe. Cho nên bà bộ trưởng quốc phòng mới có ý tưởng là thay vì lính tráng chỉ xây dựng lập trại, phân phát thức ăn, khuân vác, nghĩa là các công việc cần sức vóc, thì phải sang phụ thêm bên hành chánh. Muốn làm việc bên hành chánh thì phải biết luật lệ. Cho nên phải huấn luyện là như vậy. Các công việc xây dựng không cần luật lệ. Nhưng làm hành chánh mà sai luật, hoặc đối xử không đúng là bề dĩa bể tộ. Người ta kiện chết.

Nước Đức từ 7, 8 năm nay đã không còn quân dịch nữa. Số lính tráng hiện tại là lính nghề và lính thiện nguyện. Nghĩa là ra tú tài muốn đi lính cho vui.

Triển
11-04-2015, 02:04 AM
"Hãy quay trở lại đi!"


Một nữ ký giả đài Bắc Đức NDR tháp tùng đoàn người tị nạn kéo nhau xuyên nước Slovenia và bỗng nhiên cô trở thành người đại sứ bất đắc dĩ giữa một bên là cảnh sát và một bên là những người đi lánh nạn.

Bài viết của Alena Jabarine, ngày 3 tháng Mười Một năm 2015, 11 giờ 55







http://www.zeit.de/politik/ausland/2015-11/marsch/bitblt-750x422-df507c9c15bb45ca860a9f45122768e06f060f4b/wide
(nơi được gọi là trại tị nạn ở Slovenia: một đồng trống được rào
lại bằng các rào chắn kim loại, bên trên là khói cay bắn ra của
cảnh sát - ảnh: Alena Jabarine)







http://i.imgur.com/doCnIDW.png
* tác giả Alena Jabarine làm việc cho tạp chí ARD "Panorama" và NDR Info. © private





Tôi đang đứng trên một cánh đồng ở Slovenia, một quốc gia mà cho đến nay tôi gần như không nghe biết gì về họ. Tôi làm nghề ký giả truyền hình. Để làm cho chương trình Đặc san ARD Panorama tôi muốn đi theo nói chuyện với những người tị nạn đang trên đường trốn chạy ngang qua vùng Balkan. Ở ngay chỗ này, kế bên một dòng sông nhỏ, phía trước là một nương bắp, ngoài một chiếc máy cày duy nhất ở xa kia, thì không còn thấy có thứ gì chuyển động, đây là chỗ họ sẽ sắp đi ngang qua.

Họ đến rồi đó, dẫn đầu bằng hai vị cảnh sát cưỡi ngựa, một đoàn gần 2000 người đến từ Croatia kéo nhau đi dọc theo một lối hẹp. Một dòng chảy người gần như không chấm dứt. Đi cạnh họ là các người lính có trang bị vũ khí. Nếu có kẻ nào lạc hàng ra khỏi hàng, người đó lập tức bị vẫy ngay vào hàng. Tôi cũng tháp tùng đi theo. Ai ai cũng đeo vừa túi xách vừa bao bị, trùm quanh người cái chăn, trẻ con thì được bồng trên tay thành như cái gói.

Đoàn người đang ở đoạn băng ngang cánh đồng bắp. Bỗng một vị cảnh sát nói to lên, "nghỉ chân một giờ". Họ bỏ mọi thứ xuống. Trẻ con nhào lộn trên cỏ, có vài đứa nằm lăn ra ngủ, có một thiếu nữ cất tiếng hát vui vẻ. Tôi đến bên họ ngồi xuống. Họ đã mệt lắm rồi, nhưng không khí lại lạc quan. Như có sự tin tưởng. Đa số không ai có một mục tiêu đến rõ ràng, miễn tới Châu Âu là được, họ kể như vậy. Sự an toàn, đó chính là điều họ đang mong mỏi. Một người đàn ông người Lebanon giới thiệu đứa con trai thiểu năng của ông. Ông muốn đi Đức, ông bố nói vậy, bởi vì ở đó người ta khuyến khích người bị thiểu năng (autist). Một ông khác đến bên tôi với một đứa con trai của ông. Đứa bé này 13 tuổi và muốn được đi học trường đàng hoàng. Ông hỏi là tôi khuyên ông ấy nên đi Đức hay là đi Thụy Điển?

Bỗng viên cảnh sát gọi lớn, "Go, go" (đi thôi). Đi tiếp bên trên bờ đê lòn dưới đi ngang một chiếc cầu. Một chiếc trực thăng bay ngang đầu chúng tôi. Các đứa trẻ thét lên, chúng nó vừa từ vùng lửa khói ra mà. "Mình sắp đến nơi rồi con cưng của ba", ông bố nói xong đoạn nhấc bổng đứa con của ông đặt lên vai. Bên cạnh chúng tôi mặt sông óng ánh hiền hòa.

Một người đàn ông khác khoác một cái chăn nỉ ngang vai càu nhàu,, "Họ lùa chúng tôi đi ngang đồng như súc vật vậy". Tôi hỏi anh ta, "Anh có biết mình đi đâu không?". "Không, tôi chỉ hi vọng mình sắp được đến chỗ tốt thôi", anh ta trả lời. Anh nói thêm, "Nhưng nếu dù đó có là một tường thành lửa thì chúng tôi vẫn phải nhảy vào". Bởi vì họ đã bỏ lại sau lưng tất cả.

Bỗng nhiên dòng người huyên náo. Nghe có các tiếng huýt sáo và la ó. Tôi vội trèo xuống bên trái bờ đê. "Có chuyện gì vậy anh?", tôi hỏi một anh thanh niên trẻ, trước đó vài giờ anh đã kể rằng anh ta là vận động viên bơi lội và muốn trở thành thầy dạy thể thao ở Đức.
"Thôi rồi",
anh ta nói,
"Tôi quay trở lại thôi. Mấy người tị nạn bên trong trại kia nói là chúng ta đừng bao giờ bước vào trại".
Tôi ghi nhận được nhiều tiếng thét lớn đồng loạt. Như vậy là ở phía bờ đê bên kia phải là một trại tị nạn.
"Tại sao quay trở lại vậy?"
"Chắc là trong đó phải kinh khủng lắm. Tôi không bao giờ vào trong đó đâu!"

Tôi trèo lên đê và cố nhìn xem có chuyện gì xảy ra phía bên kia. Và thế là tôi nhìn thấy họ: hàng trăm người tị nạn đứng co ro trong một cái chuồng. Họ gào lên cho những người mới đến nghe thấy, "Hãy quay trở lại đi!". Họ đã bị nhốt nơi đó 4 ngày rồi, không ai chăm sóc, không có chỗ ngủ. Nghe nói có trẻ con bị chết.

Bây giờ tôi mới có cảm giác bất an. Nhiều người trèo xuống đê, không ai hiểu nổi rằng đang xảy ra chuyện gì nữa.

Tình hình trở nên căng thẳng. Một vài người đàn ông gào lên, "Chúng tôi yêu cầu gặp Hội Hồng Thập Tự". Những người khác thì cố gắng khuyên cả đoàn người hãy quay đầu trở lại. Tuy nhiên chỉ vài phút sau ...



(còn nữa)

Triển
11-04-2015, 04:10 AM
Tình hình trở nên căng thẳng. Một vài người đàn ông gào lên, "Chúng tôi yêu cầu gặp Hội Hồng Thập Tự". Những người khác thì cố gắng khuyên cả đoàn người hãy quay đầu trở lại. Tuy nhiên chỉ vài phút sau cảnh sát Slovenia đã dàn hàng ngang sau lưng đoàn người. Cảnh sát có súng, dùi cui, bịt mặt án ngữ đường quay trở lại. Những người tị nạn bị bao vây giữa con đê và giòng sông, giữa cảnh sát và trại tị nạn. Và tôi đứng ngay giữa trong đám đó.


Tôi càm giác không khí căng thẳng. Tôi phải chạy về hướng nào bây giờ? Lối thoát không còn nữa. Tôi sắp hốt hoảng. Tôi sờ tay vào cuốn sổ thông hành trong túi áo khoác và bước đến phía hàng ngang cảnh sát.
Tôi nói lớn,
"Tôi là ký giả từ Đức đây".
Có tiếng vọng lại,
"Làm sao cô vượt biên đến đây?".
"Đơn giản là tôi tháp tùng cùng mọi người đi thôi".

"Cô có nói được tiếng Ả Rập không?", một người bịt mặt hỏi vọng theo.
Ông ta là cảnh sát trưởng. Tôi gật đầu. "Vậy thì cô hãy nói với mọi người hãy nhập trại đi".



http://www.zeit.de/politik/ausland/2015-11/marsch2/bitblt-750x422-df507c9c15bb45ca860a9f45122768e06f060f4b/wide
Cảnh sát điều hợp hướng đi của đoàn người tị nạn © Alena Jabarine



Tôi quay người lại. Trong lúc đó nhiều người tị nạn cũng đã bước lên thành hàng ngang. Khoảng cách giữa họ và các viên cảnh sát chỉ có vài thước. Hai chiến tuyến mỗi bên, còn tôi thì lọt ngay vào giữa. Những người tị nạn nhìn tôi với cặp mắt tràn đầy hi vọng. "Cảnh sát nói là mọi người hãy nhập trại", tôi nói lớn và khiến có người phẫn nộ. Họ sẽ không vào nơi đó, họ la ó nhốn nháo rằng, bằng mọi giá cũng không vào.


Một viên cảnh sát phía sau hỏi,
"Họ nói gì đó?".
Tôi đi về phía cảnh sát.
"Họ nói là những người trong trại mấy ngày qua bị bỏ rơi. Họ sợ hãi".
"Đó là nói láo", viên cảnh sát trả lời.
Ông này bảo đảm với tôi là trong trại có nước uống và thức ăn. Những người trong trại là người mới đến thôi. Chỉ một vài người trong trại làm lớn chuyện, đốt lều hoặc tấn công cảnh sát.


Tôi lại quay mình trở lại rồi phải suy nghĩ xem làm sao gạn lọc lại lời nói của cảnh sát. Bởi vì chính tôi cũng không tin tưởng lời nói của ông đó.


Những người tị nạn có phần hỗn loạn. Có mấy người đi về hướng tôi. Không suy nghĩ nhiều nữa tôi thét lên:
"Các người ngồi xuống đi! Các ông muốn tình hình trở nên phức tạp sao? Ở đây toàn là trẻ con, nếu tình hình leo thang sẽ nguy hiểm lắm!"
"Hãy nghe lời cô ký giả đi, cô ấy nói phải đó" vài người la lên.


Tôi đã rơi vào một vai trò kỳ hoặc. Mọi người nhìn tôi trông đợi. Tôi, một nữ phóng viên, phải quyết định làm như thế nào cho mọi người. Nhưng mà tôi đâu biết. Tôi không biết bên trại bên kia có những gì. Hay là tôi tự đi vào trong đó?


Và cứ như vậy mà hết cả giờ đồng hồ. Cảnh sát khẳng định rằng tình hình trong trại tốt hết. Những người đi tị nạn hãy nhập trại và ghi danh trong đó. Sau vài giờ đồng hồ là sẽ được chuyển tiếp đi Áo thôi. Tuy nhiên không thể nào thuyết phục được họ. Họ lo sợ. Họ quyết tâm muốn quay trở lại, và tôi tốn nhiều công sức ngăn cản họ nữa.


Chúng ta đang ở Guantanamo phải không?


Tôi có cảm giác là tôi sẽ không chịu đựng được lâu nữa. Những người tị nạn yêu câu cho nói chuyện với Hồng Thập Tự. Họ la lớn,
"Làm sao chúng tôi có thể tín nhiệm cái nước này được, quốc gia gì mà dẫn chúng tôi đi bằng quân đội và cảnh sát bịt mặt".
Cả nước Mazedonia và Serbia còn không đón họ dưới tình trạng đó nữa là.
"Chúng tôi đang ở ở Guantanamo phải không?"


Tôi quay lại nói chuyện với cảnh sát trưởng. "Ông nghe đây", tôi nói, "Xin ông làm ơn mang lại đây một nhân viên của hội Hồng Thập Tự ngay đi!" Đôi mắt ông cảnh sát ánh lên sự bất lực. Tôi cảm giác rằng mình đang nắm trong tay một quyền sinh sát bất đắc dĩ. Đáng lý tôi không được phép đứng đây. Nhưng rồi bây giờ mọi người lại cần đến tôi.


Viên cảnh sát gọi điện thoại. Nhưng mọi thứ lại lâu lắc quá. Những người tị nạn bắt đầu mất kiên nhẫn. Trong lúc đó trời đã sẩm tối và lạnh se sắt. Đoàn người vẫn còn bị bao vây ở giữa. Đã có người nhóm lửa. Tôi thật có ấn tượng trước sự quả quyết của họ.
Khoảng một giờ sau cảnh sát không mang tới được đại diện nào của hội Hồng Thập Tự. Bên phía những người tị nạn nói với tôi,
"Cô đi vào trại để xem xét tình hình đi!"
"Chúng tôi chỉ tin tưởng mình cô thôi".


Tôi nói với cảnh sát trưởng,
"Ông mang tôi vào trại đi".
Nếu tất cả mọi thứ đều ổn thì ông ta hãy chứng minh cho tôi xem. Sau cùng ông ta nói,
"Okay".
Trại nằm bên bờ đê bên kia. Ông đưa tay ra giúp đỡ tôi trèo lên bờ đê.


Có vài tiếng vọng theo,
"Cô phải giúp chúng tôi đó!".
Vài người khác gọi lớn và giơ cao các đứa bé lên không,
"Con cái chúng tôi sẽ chết cóng mất thôi".



"Tôi không biết các người sợ điều gì nữa",

tôi nói lớn lại.
"Các người đã chạy tránh bom đạn chiến tranh, các người đã vượt qua vùng Balkan cả hàng ngàn cây số. Bây giờ các người đang đứng trên đất Châu Âu rồi. Các người đã thắng cuộc rồi kia mà" .
Một bà mẹ trẻ nói lớn,
"Làm sao chúng tôi không sợ chứ?". "Bộ cô không nghe những người trong trại gào sang những gì hay sao?"



(còn nữa)

Triển
11-04-2015, 06:45 AM
"Tôi không biết các người sợ điều gì nữa", tôi nói lớn lại.
"Các người đã chạy tránh bom đạn chiến tranh, các người đã vượt qua vùng Balkan cả hàng ngàn cây số. Bây giờ các người đang đứng trên đất Châu Âu rồi. Các người đã thắng cuộc rồi kia mà" .
Một bà mẹ trẻ nói lớn,
"Làm sao chúng tôi không sợ chứ?". "Bộ cô không nghe những người trong trại gào sang những gì hay sao?"

http://www.zeit.de/politik/ausland/2015-11/marsch3/bitblt-820x461-a3e51d71c8dda868e84c15b7e77b675bec3f935b/wide

(đoàn người đợi trên bờ đê được một anh lính canh chừng © Alena Jabarine )



Rốt cuộc trong đoàn người tị nạn cũng chọn ra một vị phát ngôn. Một người nói lớn trong đám đông,
"Dân phóng viên các chị chỉ cần chụp ảnh và quay phim thôi. Rồi khi chúng tôi có chết thì các vị còn đạp lên chúng tôi nữa kia" .
Tôi bỗng tự khinh khi chính mình. Một người khác lại nói vọng lên,
"Nghe nè, cô có biết tấm ảnh của bà phóng viên người Hung Gia Lợi từng gạt chân một ông bố người Syria không?".
Tôi gật đầu.
"Nếu bây giờ cô không giúp đỡ chúng tôi thì cô cũng chẳng hơn gì bà đó cả. Và nếu hôm nay con cái chúng tôi bị chết cóng thì cô cũng có một phần trách nhiệm trong đó!"


Tôi cùng đi với cảnh sát trưởng sang bên kia bờ đê. Rồi tôi mục kích được cái chỗ mệnh danh là cái trại: một bãi đất đen. Trên bãi đất được cẩn thận dựng lên một cái chuồng. Có mấy chỗ người ta nằm vật vựa thê thảm. Treo mình trên rào, ngồi chồm hỗm trên đất. Trời đen thẩm, đèn rọi hắt lên khung cảnh một thứ ánh sáng vàng vọt. Trên không vắt ngang một đám khói dầy. Một bức tranh tàn tạ giữa lòng châu Âu.


Chúng tôi bước vào chuồng. Tôi chờ đợi rằng ông cảnh sát trưởng sẽ dẫn tôi vào một cái lều hay là một hội trường để chỉ cho tôi nơi ẩm thực và chỗ nghỉ ngơi. Thế nhưng ông ta vẫn đứng lặng yên.

Tôi nhìn ông cố hỏi,
"Bây giờ đoàn người đó vào đây ở đâu bây giờ?".

Yên lặng.

Một ánh mắt ném xuống mặt đất.

"Ở đây hả?".

Ông gật đầu.

"Rồi họ ngủ ở đâu?"

Ông lại gật đầu.

"Rồi trẻ con thì sao?"

Ông lại gật đầu.

Yên lặng.

Tôi tưởng chừng đôi mắt của ông cảnh sát trưởng trắng bệt. Một vài người tị nạn tháp tùng với tôi vào trại nhìn tôi bằng đôi mắt tràn đầy hi vọng. Tôi nhìn sang ông có râu, trên tay ông bồng hai đứa bé. Tôi muốn nói một điều gì đó nhưng không tìm ra được chữ. Sau cùng tôi nói,


"Xin lỗi nha, nhưng mà đây là cái trại đó. Ông phải ngủ trên mặt đất này. Con của ông cũng vậy. Tôi không biết sẽ như thế này".


Ông ấy nhìn tôi với ánh mắt dịu hơn đoạn nói,


"Không sao đâu, nhưng xin cô nói họ cho ít nhất cũng vài tấm chăn cho mấy đứa trẻ của tôi với nha?".

Tôi nhìn sang ông cảnh sát trưởng không mong đợi gì. Ông ta lắc đầu. Ở chẳng có chăn mền gì cả. Rồi ăn uống thì sao? Ông ta nói hăng hái, cái đó thì có. Rồi chừng nào mới có? Chuyện này ông cảnh sát không biết. Lại ném ánh mắt xuống đất.


Đầu hàng và phơi bày sự thật


Trong khoảnh khắc thời gian như dừng lại. Đó là một sự đầu hàng. Một kiểu trưng bày sự thật. Đây là tất cả người ta cung cấp cho người tị nạn. Một cái chuồng ngoài trời lạnh căm căm. Họ chỉ muốn lợi dụng tôi dụ dỗ đoàn người bước vào cái địa ngục này. Nhưng bây giờ sự thật rành rành ra đó. Và tôi chỉ còn muốn độn thổ. Bởi vì bên bờ đê bên kia còn 2 ngàn người đang trông đợi nơi tôi, nói cho họ biết họ phải làm gì bây giờ.


Ông cảnh sát trưởng bộc bạch,
"Không phải lỗi của chúng tôi. Đây là tất cả nhữg gì chúng tôi cung cấp được. Chúng tôi chờ đợi 5 ngàn người hôm nay thôi. Nhưng mà họ đến 15 ngàn người."


Hai người thanh niên Syria chạy theo sau tôi.

"Xin phiền cô mà, chúng tôi không cằn nhằn gì hết, chúng tôi ngủ bên ngoài được, dù sao chúng tôi cũng đã sống như vậy mấy tuần nay rồi. Nhưng mà xin cô nói họ cho phép chúng tôi ít nhất cũng đi nhặt lá cây về để bọn trẻ có thể nằm ngủ trên đó nha?"


Ông cảnh sát trưởng nói, "Bây giờ cô phải đi ra".

Chúng tôi ra khỏi trại lên lại bờ đê. Ở đó đoàn người đang chờ. Cô nữ ký giả đã quay lại rồi, họ reo lên. Một vài người đã quải sẵn túi sách lên vai chuẩn bị nhập trại, chỉ còn đợi xác định của tôi. Tôi lẫn tránh, chẳng muốn nói gì cả.


Một nhân viên của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc lúc bấy giờ đã có mặt tại chỗ và đang cố gắng thuyết phục đoàn người nhập trại. Không thành công. Tôi kéo ông đó sang một bên. Tôi thét lên,


"Ông làm gì ở đây vậy?" "Các ông là Liên Hiệp Quốc mà. Tại sao ở đây lại ra nông nỗi này?"


Ông ta mắng lại tôi,



"Cô đến đây để phá đám phải không?" "Cô nói được tiếng Ả Rập thì nhiệm vụ của cô là phải thuyết phục mọi người nhập trại chứ. Mọi thứ nằm trong tay cô đó. Hãy nói cho họ biết họ phải làm gì đi!".


Ông Liên Hiệp Quốc tránh ánh mắt của tôi. "Ông trông mong là tôi dụ dỗ những người này bước vào cái địa ngục đó ư? Không phải các ông là người chịu trách nhiệm chăm sóc họ hay sao?" Tôi bước về phía ông cảnh sát trưởng ...





(còn nữa)

Triển
11-04-2015, 07:25 AM
Ông ta mắng lại tôi,

"Cô đến đây để phá đám phải không?" "Cô nói được tiếng Ả Rập thì nhiệm vụ của cô là phải thuyết phục mọi người nhập trại chứ. Mọi thứ nằm trong tay cô đó. Hãy nói cho họ biết họ phải làm gì đi!".

Ông Liên Hiệp Quốc tránh ánh mắt của tôi.

"Ông trông mong là tôi dụ dỗ những người này bước vào cái địa ngục đó ư? Không phải các ông là người chịu trách nhiệm chăm sóc họ hay sao?"

Tôi bước về phía ông cảnh sát trưởng.

"Tôi xin ông đó",

tôi năn nỉ,

"Hãy cứ để họ ở bên ngoài này đi. Ở đây ít ra cũng còn có cỏ, cây cối. Xin ông mang nước uống ra cho bọn trẻ và cho họ ở lại đây đi".

"Không được", ông cảnh sát nói.

"Nếu họ không tự nguyện nhập trại chúng tôi sẽ phải cưỡng bức họ vào trại".


Tôi lấy hơi thật sâu. Đoàn người tị nạn trông đợi tiếng nói của tôi:

"Cô khuyên chúng tôi làm sao đây? Chúng tôi có nên nhập trại hay không?" .

Yên lặng.

Sau cùng tôi nói,

"Sự thật là trong đó chẳng hơn gì chỗ này cả. Khủng khiếp quá. Tôi xin lỗi."


Tôi chưa từng cảm thấy bất lực như bây giờ. Chúng tôi đang đứng giữa lòng Châu Âu. Tôi chính là một tia hi vọng của những người này nhưng mà họ như chim vào lồng, còn tôi được tự do. Tự do nhưng bất lực.


Tôi quyết định rời khỏi chỗ này để gặp gỡ đồng nghiệp, sạc pin điện thoại và tổ chức cứu trợ. Chứ đứng ở đây trói buộc không làm được gì nữa cả.


Một người đàn ông bồng một đứa trẻ sơ sinh chạy theo tôi.

"Tôi xin cô, phiền cô mang lại cho con tôi một ít nước ấm được không?"

Vợ ông ấy chạy ngược về lấy theo cái bình thủy bạc.

"Cô thử sờ chân đứa trẻ. Chân nó lạnh như đá vậy".


Tôi đón lấy cái bình thủy và bước đi. Không dám quay lại nhìn nữa, tôi thấy hỗ thẹn. Anh đồng nghiệp của tôi kéo tôi vào một cái quán nhỏ để cho ấm. Tôi như đứng bên cạnh chính mình. Trong quán mọi người đang ngồi râm ran trò chuyện uống bia. Và chỉ cách đó vài trăm thước các người làm cha mẹ kia phải đốt lửa để con họ khỏi chết cóng. Cơn khủng hoảng tị nạn đã thật sự vào đến giữa lòng Châu Âu rồi.


Tôi gọi điện thoại cho vị trưởng đoàn Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc lo cho trung tâm Châu Âu. Tôi chỉ mới vừa làm phỏng vấn ông ấy hôm qua về cái trại tị nạn ở Slovenia này đây.

Tôi nói

"trại Babar", các ông phải làm gì chứ. Ở đây kinh khủng quá.

Ông ta nói,

"Tôi biết rồi. Để tôi xem tôi sẽ cố gắng trong khả năng của mình".

Nửa giờ sau ông gọi lại cho tôi. Các đồng nghiệp của ông sẽ mang chăn mền đến trong nửa giờ nữa. Rồi giá như tôi không gọi điện thoại cho ông trưởng nhóm Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc thì sẽ ra sao?


Sau một giờ tôi muốn quay trở lại trại để quay phim, thu thập tài liệu tình hình nơi đó. Nếu tôi là một nữ ký giả có quyền lực, thì đó chính là những hình ảnh phải phơi bày.


Tuy nhiên khi chúng tôi quay trở lại tình hình đã thay đổi. Cảnh sát đã dùng khói cay lùa đoàn người tị nạn vào trại. Bây giờ họ đã kẹt cứng trong đó. Những người giúp đỡ bịt mặt kéo các phụ nữ bị ngất ra ngoài trại. Những người khác thì vứt các chai nước vào đám họ. Một người lính đánh một phát dùi cui lên cái rào sắt. Ở chỗ nào đó trong trại hiện đang có một đứa trẻ thiểu năng. Tôi không thể vào tháp tùng với họ được nữa. Trên tay tôi vẫn đang cầm chiếc bình thủy có dòng nước ấm cho đứa trẻ sơ sinh.




(* dịch lại từ bài "Kehrt um!" (http://www.zeit.de/politik/ausland/2015-11/fluechtlinge-slowenien-lager-ndr-reporterin/seite-4) - tác giả Alena Jabarine - báo die Zeit)

Triển
11-09-2015, 04:28 AM
Ba anh em trên đường
tị nạn: "Tranh đấu từng bước"




Maximilian Popp và Charlotte Schmitz thuật lại

Mohammed, Alaa và Mustafa Moazen đi 36 ngày, 3 anh em vượt hơn 4200 cây số từ Syria đến Đức. Nhật ký của hành trình mạo hiểm sinh tử.


Một trại tị nạn ở tiểu bang Sachsen: đàn bà và đàn ông chen chân ở các hành lang trong một ngôi nhà bê-tông tẻ nhạt, trẻ con thì la khóc. Mohammed Moazen, 27 tuổi, ngồi trên băng ghế trước sân. Anh mặc áo thun, đeo kính. Anh nói được tiếng Anh.
Moazen đã học đại học kinh tế ở Damascus và làm kế toán cho một công ty. Lúc anh bị nhà cầm quyền Baschar al Assad tuyển quân dịch, anh đã quyết định bỏ trốn.
Tháng Sáu năm 2013 Moazen đã bỏ chạy ngang Lebanon đến Thổ Nhĩ Kỳ, rồi sau đó vượt qua Hy Lạp rồi đến vùng Balkan tiếp tục đến Đức chung với hai người em trai là Alaa, 16 tuổi và Mustafa 18 tuổi.

http://cdn3.spiegel.de/images/image-919682-panoV9free-dspi-919682.jpg

Cả ba hiện đang sống trong một trại tị nạn ở tiểu bang Sachsen. Từ mấy tháng nay bọn người cực hữu ở tiểu bang này tạo không khí kỳ thị chủng tộc chống lại người tị nạn. Moazen nhún vai. Anh nói, "Xin hãy tin tôi, tôi có trải nghiệm còn nghiêm trọng hơn như vầy".


Ngày 1 - An phận


Tôi đã xa nhà 16 tháng rồi. Tôi không thể trở về nữa. Ở thành phố quê hương tôi Damascus bom bay đạn lạc. Cha mẹ tôi vẫn còn ở đó. Họ sợ vượt biển đi tị nạn hơn là chiến tranh.

Tôi ngồi ở Istanbul và hi vọng có hòa bình trở lại cuộc sống cũ của mình. Nhưng rồi tôi không còn tin chiến tranh sẽ chấm dứt nhanh chóng nữa.

Tôi làm việc mỗi ngày 14 tiếng ở một nhà hàng nhưng lương không đủ sống. Bạn bè tôi nhờ các đường dây buôn người đã chạy sang Châu Âu. Tôi đã do dự rất lâu. Các em trai tôi là Alaa và Mustafa sống chung với tôi. Tôi phải làm gì bây giờ? Mạt kiếp ở Istanbul? Chúng tôi không có tương lai ở Istanbul.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-915813-galleryV9-nmem-915813.jpg



Ngày 2-3 - Kế hoạch



http://cdn1.spiegel.de/images/image-915824-thumb-smvi-915824.jpg

Ở quận Aksaray những người buôn người đứng ở khắp các góc phố. Đa số cũng chính là người tị nạn từ Syria. Bây giờ họ làm việc cho bọn Mafia Thổ Nhĩ Kỳ.

Các bạn tôi đã qua được Đức đã đưa cho tôi số điện thoại của Kobra, một tên buôn người. Bạn tôi nói rằng người này tin tưởng được. Thế là tôi gọi điện thoại cho y.
Kobra nói, chúng tôi hãy đi Izmir ra bờ biển đi. Rồi từ đó y sẽ cho chúng tôi lên chiếc thuyền hơi đưa sang đảo Hy Lạp với giá 3000 USD.

Với số tiền này chúng tôi có thể ngồi máy bay sang Đức. Nhưng mà Châu Âu không cho chúng tôi nhập cảnh hợp pháp.



Ngày 4 - Khởi hành



http://cdn4.spiegel.de/images/image-915827-panoV9free-lxoe-915827.jpg

Ở Izmir đầy hết người đi tị nạn. Chúng tôi ngủ chung với hàng trăm người Syria, người Iraq, người A-Phú-Hãn trong một thánh thất ở gần khu nhà ga xe lửa Basmane. Người ta nằm la liệt trên thảm, trên lối đi, trong vườn.

Kobra đã đưa cho tôi một địa chỉ một văn phòng. Tôi phải giao tiền ở đó.
Tình hình căng thẳng: 8 người đàn ông đợi trong một căn phòng nhỏ. Và tôi đặt 3000 USD phần chúng tôi lên bàn. Gần hết cả số tiền dành dụm của chúng tôi.

Tôi nhận được một tờ giấy có số mật mã. Tôi sẽ phải nói mật mã này với bọn buôn người lúc chúng tôi đặt chân lên đất Hy Lạp. Là một kiểu bảo kê an toàn cho chúng tôi vậy.

Tôi rất sợ trong bụng. Nhưng tôi cố dằn không để cho hai đứa em tôi thấy.



Ngày 5 đến 7 - Chờ



http://cdn1.spiegel.de/images/image-915818-panoV9free-xydl-915818.jpg

Bọn buôn người đưa chúng tôi đến một khách sạn ở Bodrum. Chúng tôi phải trả 150 euro mỗi đêm nhưng không có phòng gì cả mà là một cái ghế bố nhựa trong sân.

Tôi không ngủ được vì sợ bị những người tị nạn khác trấn lột.


Ngày 8 - Bất động


http://cdn2.spiegel.de/images/image-915819-thumb-jdnp-915819.jpg

Anh em chúng tôi đã đợi hết 3 ngày trời. Ngày nào bọn buôn người cũng nói: các người nhớ chuẩn bị sẵn sàng nha. Hôm nay mình đi đó!

Nhưng rồi chẳng có đi đâu cả. Khi thì thời tiết xấu, lúc thì cảnh sát săn người ở bãi biển.

Ban ngày chúng tôi ẩn náu trong khách sạn. Đêm xuống chúng tôi xuống phố. Du khách chỉ lo ăn chơi nhậu nhẹt nhảy nhót. Chẳng ai để ý đến chúng tôi.


(còn nữa)

Triển
11-09-2015, 05:08 AM
Ngày 9 - Thuyền hư


Cứ đêm xuống là chúng tôi lần mò ra các mõm đá ở bờ biển. Chúng tôi nhìn thấy cảnh sát, họ đứng rất gần chúng tôi nhưng mà họ làm lơ nhưng không thấy chúng tôi. Nghĩa là công chức của Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác với Mafia Thổ. Dưới nước có chiếc thuyền hơi. Bọn buôn người gần như không hề lái thuyền. Bọn họ chỉ định một người trốn chạy như chúng tôi làm tài công. Anh ta là một người Palestine và dắt vợ, hai đứa con gái và một đứa bé sơ sinh lên thuyền.
Trên thuyền hơi chật ních. Chúng tôi gồm 50 người, phụ nữ, trẻ con trên mấy thước vuông. Tôi chỉ đem theo một ít hành trang gồm cái điện thoại cầm tay của tôi, ví tiền, thuốc tây cho đứa em trai, nó đã bị suy thận. Chiếc thuyền hơi chao đảo dữ dội trên sóng nước. Tôi ôm chặt các em tôi.

Từ xa chúng tôi đã thấy ánh đèn của đảo Kos đúng lúc máy thuyền bị hư. Chúng tôi nổi lênh đênh ngoài khơi. Trẻ con gào thét, đàn ông, đàn bà khóc lóc thê thảm. Tài công của chúng tôi khuyên phải quay trở lại. Không có ai phản đối anh ấy. Chỉ có điều làm thế nào để quay trở lại đây?

Tôi cùng 6 người tị nạn khác nhảy xuống biển. Chúng tôi cố gắng bơi kéo chiếc thuyền. Những thuyền nhân khác thì chèo bằng tay không. Chiếc thuyền tiến tới chậm chạp. Các bắp thịt của tôi căng cứng, tim đập thình thịch. Thỉnh thoảng tôi cứ bị uống nước biển. Tôi rất sợ chết.

Sau 3 giờ đồng hồ thì chúng tôi đã trở lại bờ biển Bodrum.



Ngày 10 - Vượt biển




http://cdn2.spiegel.de/images/image-915859-thumb-hxci-915859.jpg
Trước đó tôi chỉ liên lạc với Kobra, người tổ chức buôn người, bằng điện thoại. Bây giờ lần đầu tiên tôi gặp gỡ anh ta ở khách sạn. Anh chàng này trẻ hơn tôi nghĩ. Chỉ Mới vừa 20 tuổi. Một chàng trai lịch thiệp nhưng hơi nhút nhát.
Chính anh ta cũng bỏ chạy từ Syria. Anh này làm gặt hái ở Thổ Nhĩ Kỳ, rồi làm cho các chỗ xây dựng. Tiền anh ta dắt mối vượt biển phần lớn phải đưa lại cho ông chủ.

Tôi có hỏi anh ta sao không bỏ trốn sang Châu Âu đi. Anh ta nói vì sợ chuyến vượt biển.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-918877-galleryV9-cuoq-918877.jpg





Ngày 13-14 - Châu Âu




Đêm hôm đó mọi thứ đều thuận lợi. Biển êm. Chúng tôi đã vượt biển thành công đến đảo Kos. Chúng tôi đã đặt chân lên Châu Âu.
Các bà quỳ mọp xuống đất, hôn lấy mặt đất, cầu nguyện. Tôi ôm lấy hai em Alaa và Mustafa. Chúng tôi khóc nức nở vì sung sướng.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-915831-panoV9free-iwhd-915831.jpg

Lúc trời vừa rạng sáng chúng tôi đi ngay từ bãi biển vào phố. Hàng ngàn người tị nạn chờ ghi danh trước một bót cảnh sát. Tuy nhiên nhà chức trách ở Kos hoàn toàn kiệt sức.

Các khách sạn đã bị đặt sạch. Tôi mua một cái lều trong siêu thị rồi anh em chúng tôi nằm ngủ trên một bãi cỏ ngoại thành.

Chúng tôi cần nghỉ ngơi đã.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-915858-thumb-eydv-915858.jpg




Ngày 15-18 - Trong sân vận động




Cảnh sát lùa chúng tôi vào một sân banh. Họ nói họ muốn lấy dữ liệu của chúng tôi. Chúng tôi ngồi san sát trên nền cát. Mặt trời đốt cháy da. Chắc chắn lúc đó phải nóng 40 độ. Cả giờ đồng hồ chúng tôi không có gì ăn hoặc uống cả. Nhiều người tị nạn bị gục hoặc là phải ói mửa.

Cảnh sát đã khóa cổng ra vào. Nội bất xuất ngoại bất nhập!

Lúc đó tôi nghĩ, đến Châu Âu là chúng tôi đã an toàn rồi. Nhưng ở đảo Kos còn dễ sợ hơn Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi choáng váng. Tôi run rẩy. Sau hai ngày trời trong sân banh chúng tôi nhận được giấy tờ được phép tiếp tục đi vào đất liền của Hy Lạp. Rốt cuộc chúng tôi đã thoát ra được đảo Kos!

(còn nữa)

Triển
11-09-2015, 05:44 AM
Ngày 19 - Trên phà



http://cdn4.spiegel.de/images/image-915853-galleryV9-zyhy-915853.jpg

Đất liền đã dần dần hiện ra. Sau cùng chiếc phà cũng đã cặp bến cảng Athen. Chúng tôi phải đi đâu bây giờ? Chúng tôi đi theo những người tị nạn khác đến trạm xe điện ngầm. Trên đường phố các công ty xe buýt đứng vẫy mời đi xe buýt chở đi tiếp tục sang nước Mazedonia ngày hôm sau.

Như vậy là chúng tôi ngủ đêm lại trên sàn nhà một căn phòng của một kẻ buôn người.




Ngày 20 - Hai biên giới




Ở Hy Lạp người tị nạn sống ngoài đường. Họ bị đói và bị bọn tân quốc xã rượt đuổi. Gần như chẳng có người di tản nào muốn ở lại nước này. Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi ngồi tiếp xe buýt đi về hướng Bắc.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-915849-thumb-ycbp-915849.jpg

Ông tài xế bỏ chúng tôi xuống xe vài cây số trước biên giới giữa Hy Lạp và Mazedonia. Chúng tôi đi tiếp dọc theo đường rầy xe lửa đến một nhà ga. Ở đó người tị nạn chen lấn nhau mua vé xe lửa. Dân làng bán trái cây và bán các chai nước lọc.

Đúng 5 giờ sáng sẽ có một chuyến xe lửa từ Mazdonia đi Belgrad. Trước đó nửa tiếng cảnh sát Mazedonia tràn vào nhà ga. Họ dùng dùi cui đẩy chúng tôi ra khỏi sân ga.

Tôi và các em tôi không thể nào đến gần một toa xe lửa nào cả. Tôi trả giá với một bác tài chạy taxi. Ông ta sẽ chở lậu chúng tôi đến biên giới Serbia với giá 300 euro.




Ngày 21 - Trong rừng



http://cdn3.spiegel.de/images/image-915846-thumb-gybx-915846.jpg

Tính ra lúc đó chúng tôi đã hành trình mất 3 tuần lễ rồi. Mỗi một thước đất là một sự tranh đấu. Tôi không biết rằng nếu biết trước như vầy thì tôi có đi vượt biên hay không nữa.

Cảnh sát đi tuần ở biên giới Serbia. Chúng tôi đã đi lạc vào rừng.

Rồi một lúc nào đó chúng tôi đã đi vào một làng trên nước Serbia. Dân ở đây cò chúng tôi chở đi đến trạm xe buýt gần nhất với giá 250 euro.
Cái giá động trời. Nhưng mà chúng tôi không còn chọn lựa nào khác. Trời sắp tối rồi. Đã mấy ngày chúng tôi không ngủ, gần như không có miếng nào trong bụng. Người ngợm bẩn thỉu và lạnh cóng.



Ngày 22 - Ác mộng




Lúc trời vừa hừng sáng chúng tôi đã đến Belgrad. Ở bến xe buýt của nhà ga hàng trăm người tị nạn cắm lều. Họ cuộn mình che mưa trong báo và túi nhựa. Tiểu thương tranh nhau bán điện thoại, thẻ SIM và thuốc lá. Chúng tôi lên xe buýt đi Subotica, một thành phố ở biên giới Serbia và Hung Gia Lợi.

Khách sạn ở Serbia không được phép nhận người di tản mà không có giấy tờ. Mặc dù vậy cũng có nơi nhận bừa. Trả tiền rất cao. Chúng tôi trả 250 euro cho một đêm trong một các khách sạn sập xệ ở Subotica. Chủ khách sạn nhốt chúng tôi vào một cái buồng kín.

Tôi lo lắng không biết hắn có muốn làm gì anh em chúng tôi hay không nên suốt đêm không chợp mắt được.





Ngày 23 - Vào tù



Nghĩa là, cả tuyến đường vào Hung Gia Lợi sắp bị đóng cửa biên giới. Chúng tôi có may mắn nhờ bọn buôn người phía Serbia chở được sang biên giới nước Hung Gia Lợi. Chúng tôi chạy bộ đến một cây xăng. Ở đó có taxi chờ sẵn.

Người tài xế nọ đòi 300 euro để chở lậu chúng tôi đến Budapest. Ai ngờ chỉ mới chạy nửa tiếng đồng hồ là hắn bắt chúng tôi xuống xe. Chúng tôi không biết đi đâu bây giờ. Trời mưa đổ ầm ầm. Chúng tôi lại đi bộ tiếp.

Rồi một lúc nào đó cảnh sát đã bắt chúng tôi. Họ kè chúng tôi về bót cảnh sát. Ở đó chúng tôi bị đưa đi chung bằng xe buýt với những người tị nạn khác vào tù ở Sziged.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-915810-panoV9free-ooqn-915810.jpg

Trại tù đã đầy tràn. Chúng tôi bị lùa vào nhốt chung như thú vật. Cai tù cứ chốc chốc lại đẩy người mới vào. Tôi hỏi: Rồi mình sẽ bị gì đây?
Chẳng có ai trả lời.

(còn nữa)

Triển
11-09-2015, 06:27 AM
Ngày 25 - Trong khách sạn Mafia




Sau hai ngày trong tù chúng tôi được thả. Nhà chức trách lấy dấu tay chúng tôi và chở chúng tôi đến nhà ga. Họ nói: Hãy đi Budapest đi!

Đến lúc này tôi đã rõ ràng rồi, người tị nạn ở Châu Âu cũng chẳng có một cái quyền gì. Chúng tôi không thể trông đợi vào ai. Chúng tôi chỉ còn trông mong vào xã hội đen mà thôi. Ở Budapest tôi và hai đứa em ngủ trong khách sạn hoạt động dưới sự kiểm soát của Mafia Thổ Nhĩ Kỳ. Những người tị nạn khác đã cho tôi địa chỉ.

Ngay trong sảnh tiếp tân đã có bọn buôn người chờ sẵn. Lẽ tất nhiên là họ cũng vòi tiền chúng tôi: 1800 euro cho chuyến đưa lậu đi Đức.





Ngày 26-27 - Germany




Lần đầu tiên trong một khoảng thời gian dài mà chúng tôi không gặp vấn đề gì cả. Trong xe hơi của bọn buôn người Lỗ Ma Ni chúng tôi đi ngang Hung Gia Lợi và Áo không ai hay ai biết.

Vừa ngay sau biên giới xe dừng lại. Germany!

Tài xế nói lớn và cho chúng tôi xuống xe.

Đó là lúc sáng sớm. Chúng tôi đang còn đứng bất thần trên lề đường thành phố Piding, một thành phố nhỏ của tiểu bang Bayern. Một người phụ nữ có tuổi đi ngang chào chúng tôi: "Welcome!" - Bà ấy mỉm cười và chỉ đường cho chúng tôi đến nhà ga.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-915837-galleryV9-jtsl-915837.jpg


Chúng tôi đón xe lửa đi Berlin. Tôi nghe rằng người tị nạn ở đó được thu nhận tốt lắm. Trong đêm đầu tiên chúng tôi ngủ trọ tại nhà những người bạn Đức ở thành phố Neuköln.

Lần đầu tiên sau mấy tuần lễ chúng tôi được đối xử như con người. Nỗi sợ hãi, sự lo âu, tất cả mọi thứ ấy trong tôi đều tan biến hết.



Ngày 28 - Lageso




Chúng tôi đến Sở Y tế và Xã hội Berlin ở Moabit để ghi danh xin tị nạn. Tôi không thể tin nổi những gì đã thấy ở đó. Hàng trăm người đứng xếp hàng dài sau các song sắt. Đàn bà, trẻ con, người già cả. Tất cả họ đều đang đợi được nhập trại. Nhưng mà gần như không có người tị nạn nào vào được trong trại hết.

Lúc đó tôi nghĩ, Đức là một quốc gia pháp quyền cơ mà. Tôi nghĩ ở đây người ta đối xử người tị nạn đàng hoàng. Nhưng mà tình trạng ở Moabit cũng không khá hơn ở đảo Kos Hy Lạp hay là ở Hung Gia Lợi.





Ngày 29-34 - Xếp hàng đợi




Khoảng nửa đêm tôi đứng vào xếp hàng trước cổng sở. Chúng tôi bị lực lượng an ninh cản lại. Có va chạm. Cảnh sát vào can thiệp.
Tôi đợi cả ngày trước cổng. Rồi tôi quay trở lại chỗ tạm trú khẩn cấp. Rồi sáng hôm sau lại quay trở lại. Rồi lại về, rồi lại đến.




Ngày 35 - Giấy tờ



Sau một tuần lễ rốt cuộc chúng tôi cũng đã ghi danh được. Chúng tôi nhận được giấy tờ và một tấm vé xe lửa đi tiểu bang Sachsen. Chúng tôi hãy đi đến một trại tị nạn ở Sachsen cư ngụ.

Tôi có nghe rằng người ở đó không thích người tị nạn. Nhưng mà tôi phải làm gì bây giờ? Chúng tôi phải sống ở một nơi nào đó thôi.





Ngày 36 - Đến đích



http://cdn1.spiegel.de/images/image-915834-galleryV9-xebb-915834.jpg


Chỗ ở cũng tốt. Chúng tôi có được một phòng riêng chia với một anh Syria khác trong một khu nhà cốt bê-tông.

Hiện tại chúng tôi đang chờ đi phỏng vấn ở sở ngoại kiều. Nhân viên trong trại nói rằng chắc cũng còn lâu mới có được cái hẹn phỏng vấn. Đến tháng Mười Hai hoặc là còn lâu hơn nữa.

Tôi rất vui vì ít ra bây giờ cũng có được một cái mái che trên đầu rồi. Nhiều người tị nạn khác vẫn còn phải ngủ trong lều.

Trong phố người dân biểu tình chống người tị nạn. Tôi không hiểu nổi. Chúng tôi có làm gì họ đâu?

Tôi đang cố gắng sống thật khép kín. Suốt thời gian này tôi chỉ ở trong trại. Tôi đọc sách, học tiếng Đức. Tôi muốn tìm việc làm và cũng muốn mang cha mẹ tôi đến nơi an toàn và bảo lãnh sang Đức.

Tôi nhìn thấy tương lai của mình ở đất nước này. Và mong muốn được là một phần của xã hội ở đây.






(*** dịch lại từ "Drei Brüder auf der Flucht: "Jeder Meter ist ein Kampf" (http://www.spiegel.de/panorama/gesellschaft/fluechtlinge-aus-syrien-jeder-meter-ist-ein-kampf-a-1060442.html) - Spiegel Online)

Triển
11-10-2015, 04:54 AM
Chúng tôi sẽ cứu con ra

Nicklas Schenck & Ronja von Wurmb-Seibel


Một cặp ký giả ở Hamburg (Đức) quen biết một đứa trẻ A-Phú-Hãn ở Kabul. Nửa năm sau cậu bé này gọi điện thoại cho biết đang hành trình chạy nạn và cần sự giúp đỡ. Bỗng nhiên cặp vợ chồng này đứng trước sự quyết định: Chúng ta có trách nhiệm cho số phận tiếp theo của đứa trẻ này hay không?



http://sz-magazin.sueddeutsche.de/upl/images/user/8059/thumbs_bildergalerie/82875.jpg

Hazib Azizi đã ghi nhận là cuộc trốn chạy của cậu bằng hình ảnh trên điện thoại cầm tay. Đây là đoạn đường từ Serbia sang Hung Gia Lợi, 24 Tây tháng Sáu


Niklas: em chưa bao giờ sẵn sàng sinh con hết - cho đến khi bỗng nhiên nó xuất hiện và cần em. Ít ra là đứa con mình còn dễ thương là gọi điện thoại cho biết nữa.

- "Nik ơi, chú nghĩ là con đang ở đâu vậy?"

Hasib hỏi tôi trong điện thoại như là hỏi đố vậy.

Tôi hỏi lại,

-"Ở Đức phải không?"

Vì tôi hi vọng là đứa trẻ đã vượt qua đoạn đường ngang biển rồi. Vì tôi muốn là nó mau chóng tới nơi cho rồi. Vì nó là một đứa trẻ 16 tuổi từ Kabul, và giọng nói quá sung sướng vui vẻ trong điện thoại.

- "Dạ không phải, không phải",

Hasib nói và cười.

Tôi đoán tiếp,

-"Hy Lạp hả?"

Nó nói,

- "Hung Gia Lợi!".

Cảnh sát đã bắt giam nó và lấy dấu tay. Nó đang ở trong một trại dành riêng cho thiếu niên tị nạn. Ở Fót gần Budapest. Rồi đường dây bị ngắt quãng.

Tôi đang đứng trong tiệm bánh. Hôm đó là sáng thứ Hai trung tuần tháng Sáu 2015, và chúng tôi vừa từ Kabul trở về Đức được hai tuần. Chúng tôi đã sang A-Phú-Hãn vài tuần để làm việc cho một bộ phim. Năm 2014 chúng tôi đã sống một thời gian ở A-Phú-Hãn và quen được Hasib Azizi. Nó không phải là bạn thân thiết gì lắm, nhưng mà chúng tôi thích nó: thỉnh thoảng chúng tôi đã ngồi học tiếng Anh chung với nhau. Lúc đó nó đã kể lại kế hoạch của mình, và chúng tôi đã cố gắng bàn ra. Nhưng không thành công. Lúc chúng tôi trở lại Kabul thì nó đã trên đường đi Đức rồi. Hơn nữa chúng tôi chẳng biết gì cả. Cú điện thoại của Hasib là dấu hiệu còn sống sót đầu tiên từ mấy tuần qua.

http://sz-magazin.sueddeutsche.de/upl/images/user/8059/thumbs_bildergalerie/82877.jpg
Mùa Đông 2014, cặp tác giả Ronja von Wurmb-Seibel và Niklas Schenck ở Kabul, A-Phú-Hãn - trong thời gian hai người quen biết Háib ở đó



Ronja: Tôi đang ngồi trước computer lúc Nik cầm một túi bánh mì bước vào cửa: "Shit, Hasib đã gọi điện thoại!". Nik vừa kể vừa lục số điện thoại của luật sự. Anh ấy nói, "Chắc phải có một cách nào đi hợp pháp chứ", trong lúc đó tôi đang nghĩ có cách nào đi bất hợp pháp mà được không. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chỉ có người xấu mới làm chuyện buôn người cả. Rồi bỗng nhiên bây giờ một người bạn trẻ đang bị kẹt ở Hung Gia Lợi.

Chúng tôi viết các emails được mã hóa và đặt câu hỏi với các cú pháp thuộc-cách-từ cho thật lòng vòng rắc rối về hậu quả những kẻ giúp đỡ người vượt biên ra sao. Tiền phạt có thể đến 5000 euro ở Áo. Có thể bị ở tù đến 5 năm. Nhưng mà nếu người chở không đòi tiền người trên xe, cũng không đòi tiền xăng cộ và nếu chỉ chở có một lần và duy nhất một người thì cơ hội thoát được rất cao. Và trước hết là phải bị tóm cái đã.

Tối hôm đó tôi nói với Nik trước khi ngủ,

- "Em làm không được đâu".

Sáng hôm sau sau khi thức dậy tôi lại nghĩ "Mình phải làm thôi". Ngoài câu hỏi lòng chúng tôi sẽ cảm giác ra sao nếu chúng tôi không giúp Hasib, lại còn có vấn đề là liệu mình có giúp đỡ được thằng bé gì không nữa. Không có ai ít kinh nghiệm buôn lậu hơn chúng tôi. Đó là lập luận nghịch. Hoặc cũng là thuận.

Niklas: Tôi viết cho Hasib rằng nó chỉ nên đi xe đến Viena rồi hãy gọi cho chúng tôi. Nhưng tôi không nói là chúng tôi muốn đi đón nó. Để không bị tình nghi là người đi tị nạn và bị gửi trả về, tôi đã khuyên nó lúc đi xe lửa hãy nhét cục bông gòn vào tai và đọc sách - không biết lý do gì mà lúc đó tôi nghĩ rằng làm như vậy sẽ trông không giống người tị nạn.

Ronja: Chúng tôi đi xe lửa đến Munich rồi mới lái xe hơi từ đó đi. Ở nhà ga chính khoảng chục người cảnh sát đang hỏi giấy cỡ chục người đàn ông da đen. Chỉ là kiểm tra giấy tờ bình thường thôi chứ không có tình nghi gì.

Chiếc xe hơi của chúng tôi là một chiếc Cabrio 4 chỗ ngồi, thật nhỏ để cho người ta nghĩ rằng chỉ đủ chỗ cho 2 người ngồi thôi. Hasib sẽ nằm ngang ở băng sau. Đắp mền lên rồi đắp áo lên. Xong xe mở mui trần. Chúng tôi thử lại kế hoạch của mình trong nhà xe. Tôi còn không chui lọt được vào băng sau nữa, nhưng mà khi chui vào được rồi thì nằm cũng OK. Tôi nói, "Nó còn nhỏ con hơn em nữa". Nik nói thêm, "Còn nó thì cũng đã vượt qua nhiều gian khổ khác rồi".

Niklas: Cuối tháng Sáu 2015, 9 giờ sáng. Chúng tôi vừa lên đường thì đọc được dòng tin của Hasib gửi từ tối: "Ngày mai con mới đi được". Chúng tôi không biết là có gì bất trắc không, hay là nó chỉ bị trễ bắt không kịp xe thôi. Chúng tôi chỉ liên lạc được với nó qua Facebook. Còn nó thì đã hai tiếng rồi không thấy online. Lúc chúng tôi đến Viena, Hasib vẫn chưa nhắn lại. Vậy thôi chúng tôi lái xe đi tiếp đến Hung Gia Lợi, tới trại ở Fót luôn.

Ronja: Trước một chòi canh có ba viên cảnh sát đứng, có phất phới lá cờ của Cộng Đồng Chung Châu Âu. Tôi đậu xe lại cách xa xa một tí, chúng tôi mua kem và chụp selfie lia lịa trước một đài tưởng niệm chiến tranh. Chúng tôi muốn làm như mình là du khách vậy, không phải buôn lậu gì hết.

http://sz-magazin.sueddeutsche.de/upl/images/user/8059/thumbs_bildergalerie/82889.jpg

Một cậu bé người A-Phú-Hãn bước ra khỏi trại, tôi đuổi theo hỏi:

- "Em sống trong trại hả?"

- "Dạ đúng"

Đứa bé trả lời và khá ngạc nhiên khi nghe tiếng mẹ đẻ của mình.

- "Em có biết thằng Hasib từ Kabul không? Nó 16 tuổi".

- "Không biết. Không có thằng nào tên Hasib ở đây hết".

Đứa trẻ trả lời và muốn đi tiếp. Có lẽ nó nghĩ tôi là mật vụ. Tôi đã đưa cho nó coi là tôi và Hasib là bạn bè qua Facebook. Thằng bé cười lớn, "Làm sao em không biết nó được, nó ở chung phòng em mà. Để em đi gọi nó".

Lúc Hasib nhìn thấy tôi, nó đưa hai cánh tay lên trời giống như cua-rơ xe đạp vừa thắng một đoạn đường ở giải vô địch xe đạp Tour de France vậy. Tôi ra hiệu cho nó đừng làm lộ liễu quá. Rồi nó la lớn lên "Salaam Nik!" và chạy bổ đến tôi. Chúng tôi đứng ôm nhau rất lâu và không nói gì cả. Cả hai chúng tôi đều bật khóc.

Ronja: Ở Đức sẽ không có ai tin Hasib 16 tuổi hết! Họ sẽ gửi thằng bé trở lại trại Hung Gia Lợi thôi! Lần cuối chúng tôi gặp nhau nó còn thấp hơn tôi, bây giờ thì đã cao lớn hơn tôi thấy rõ rồi. Và trông nó cứng cáp. Nhưng có lẽ ...

http://sz-magazin.sueddeutsche.de/upl/images/user/8059/thumbs_bildergalerie/82887.jpg
Cuối tháng Sáu 2015 tại trại tị nạn cho trẻ con dưới tuổi vị thành niên ở Fót - Budapest.


(còn nữa)

Triển
11-10-2015, 05:45 AM
Ronja: Ở Đức sẽ không có ai tin Hasib 16 tuổi hết! Họ sẽ gửi thằng bé trở lại trại Hung Gia Lợi thôi! Lần cuối chúng tôi gặp nhau nó còn thấp hơn tôi, bây giờ thì đã cao lớn hơn tôi thấy rõ rồi. Và trông nó cứng cáp hẳn. Nhưng cũng có thể do nó đã kể lại cho tôi nghe những gì nó vừa trải qua nên tôi có cảm giác như vậy.

Tôi nói,

- "Rất mừng khi con đến đây!"

Hasib nói,

- "Rất mừng khi cô chú đến đây!"

Tôi hỏi ngay,

- "Con cần thời gian bao nhiêu?"

- "Năm phút"

Nói xong nó chạy đi lấy túi xách, từ biệt thằng bé cùng phòng và chui tọt qua cái lỗ hàng rào ra khỏi trại.

Tôi cầm tay lái - một người phụ nữ trong vai trò một mụ buôn, chúng tôi đã vẽ ra một bức tranh như vậy, nhưng không hợp vào khuôn mẫu truy nã nào. Hasib thì không ai nhìn thấy được nó nữa - Nó nằm trốn dưới cái mền nỉ đen, hai cái chân nó cũng vừa đủ co vào nấp dưới mền. Tôi có cảm giác như bị tê liệt vậy. Mấy phút đầu tất cả chúng tôi không ai nói lời nào.

Niklas: tôi hỏi,

- "Con đủ không khí để thở dưới cái mền không?"

- "Đừng có lo gì hết chú Nik ơi. Với con, trốn kiểu này là dạng xa xỉ rồi! Con không có gì phải sợ như là lúc đi với bọn buôn lậu khác".

- "Con mới gọi tôi là buôn lậu đó hả?"

- "Ừa thì chứ không phải sao?"

Nó nói và cười lớn. Sau đó nó kể lại vì sao không đi Viena được. Tối hôm trước nó đã đi Budapest rồi và đã cùng đợi với một đứa trẻ khác và một người buôn lậu trước một quán disco. Sáng sớm hôm đó bọn trẻ đã đón xe lửa đi Viena.

Hasib kể,

- "Con cũng cầm theo quyển sách như chú bảo. Có điều là con không để ý là suốt khoảng thời gian đó con cầm quyển sách ngược. Quyển sách này tiếng Hung Gia Lợi. Trong trại con không tìm thấy quyển nào khác. Lúc con bị bắt, cảnh sát cười đến ngả nghiêng."

Cảnh sát mang Hasib trở lại trại.

- "Trước khi tạm biệt họ còn nói con là ngày mai cứ thử đi nữa nha".


Ronja: Lúc chúng tôi rời Budapest là tôi bật radio. Chúng tôi hát theo để tự trấn an mình. Chúng tôi muốn người ta nhìn mình một cách thuyết phục chút khi đi sang cổng biên giới. Và cũng muốn cho khuây khỏa để đỡ bất an. Cứ 15 phút là Nik kiểm tra cái mền, khi thì cái trán của Hasib lòi ra, khi thì bàn chân của nó.


Niklas: Còn 5 phút nữa đến biên giới thì tôi cảm thấy khó chịu vì quá sợ hãi. Hasib hỏi,

- "Còn bao xa nữa thì tới Áo hả chú?"

- "Nửa tiếng nữa"

Tôi nói dối. Tôi nói Hasib nếu cảnh sát phát hiện có hỏi thì hãy nói chữ "tị nạn". Nhưng mà dĩ nhiên là nó đã rành sáu câu vụ này từ lâu rồi.

http://sz-magazin.sueddeutsche.de/upl/images/user/8059/thumbs_bildergalerie/82891.jpg
Sắp đến biên giới Áo - Hasib trốn dưới mền



Ronja: Tôi đã cố gắng thở thật sâu - chẳng có tác dụng gì. Tim tôi đập thình thịch. Nếu bây giờ có ai đó bảo ngừng xe là chúng tôi bị lộ ngay. Chúng tôi mở cửa sổ xe xuống. Tôi tự nhủ lúc gài xuống số 2 chạy , "Hãy tưởng tượng là đang đi nghỉ hè!". Ở bên đường có một người cảnh sát đang đứng. Tôi cứ nhìn chằm chằm về phía trước. Viên cảnh sát đang gọi điện thoại cầm tay. Chỉ mấy giây giây sau chúng tôi đã thoát nạn. Lúc đó trong radio vang ra bài hát, thật đó: "Looks like we made it".


Niklas: Tôi phải đợi thêm chút nữa rồi mới nói cho Hasib biết là chúng ta đã đạp đất Áo rồi.

Nó hỏi:

- "Thiệt hả?"

Dường như chúng tôi có phần bị lộn xộn vì sao lại đi trót lọt gọn ghẽ đến như vậy.
Đêm đó chúng tôi ngủ nhờ nhà người bạn ở một thôn quê, trên trời đầy sao. Người bạn hỏi Hasib:

- "Con muốn ăn gì không? Hay là uống trà không?"

Nó trả lời,

- "Dạ không. Nhưng mà chú có WLAN không?"

Nó muốn báo cho thằng bé ở Budapest biết. Nó nói,

- "Còn gia đình con thì ngày mai con mới viết báo khi nào mình thực sự đặt chân lên nước Đức đã. Họ vẫn chưa biết là con lại trên đường đi trốn nữa rồi".
Sau đó nó cho chúng tôi xem hình trên cái điện thoại cầm tay của nó. Một tấm selfie lúc ở Mazedonia trên đường rầy xe lửa; hình một ngôi nhà tại bìa rừng ở Serbia.

- "Lúc đó tụi con đi bộ đó, 10 người. Rồi tụi con còn được mời vào ăn uống nữa".

- "Còn đây là Istanbul, cái thánh thất màu xanh. Con ngắm cho đã hết luôn như là một du khách vậy".


http://sz-magazin.sueddeutsche.de/upl/images/user/8059/thumbs_bildergalerie/82876.jpg
Một tấm selfie lúc ở Mazedonia trên đường rầy xe lửa - 22 tháng Sáu 2015


Lúc điểm tâm....


(còn nữa)

Triển
11-10-2015, 07:03 AM
Bữa điểm tâm có bánh mì và phô mai, bánh sừng trâu và Nutella và không có cà phê - để chúng tôi không phải xuống xe trong vòng 6 giờ tới. Hasib chỉ cho chúng tôi xem đoạn đường hai tháng rưỡi vừa qua trên Google Maps: Kabul - Masar-e Scharif – Teheran – Maku – Dogubayazit (Thổ Nhĩ Kỳ) – Istanbul. Từ Içmeler vượt biển sang Hy Lạp. Nó kể:

- "Ông tài công bảo đi hai tiếng là tới, nhưng chúng con đi tới 23 tiếng hải trình"
31 người A-Phú-Hãn, 19 người Somalia và một chiếc ghe đánh cá.

- "Ông tài công người Nga, còn ông phụ lái người Ukraine. Họ muốn dò sóng cảnh sát, nhưng mà không biết tiếng Anh, cho nên họ đã hỏi con. Con nghe đã biết ngay trong sóng vô tuyến là tiếng Hy Lạp, nhưng con cứ chế đại luôn."

Phần thưởng là được ngồi trên nền ghe bên trên, được uống miếng nước trái cây và mấy cái bánh - người duy nhất được ân huệ này trong số 50 khách trên ghe.

- "Rốt cuộc họ bỏ đại chúng con lên một hòn đảo, rồi bảo hãy đi tìm cái làng biển nào gần đó. Thực sự thì đó là đảo đá chẳng có ai ở. May mắn là có một người trong chúng con còn bắt được sóng nên đã gọi được tuần duyên. Nếu không có lẽ chúng con đã chết đói hết rồi".

Từ Volos ở Hy Lạp đi Mazedonia trên xe lửa chở hàng, rồi từ Mazedonia đi sang Hung Gia Lợi bằng xe buýt và lội bộ. Và bây giờ thì ngồi trong một sân nhà làng quê ở Áo.


Ronja: Hasib hỏi:

- "Mình đi tiếp đến đâu?"

Tôi bấm chữ Heidelberg vào, 800 cây số. Nó hỏi tiếp,

- "Chừng nào mình khởi hành?"

Và sự căng thẳng trở lại. Chúng tôi đổ xăng ở ngôi làng cuối cùng trước khi ra xa lộ. Bắt đầu từ bây giờ là không nghỉ lại, không vào trạm nhà hàng, không đi nhà vệ sinh. Chúng tôi muốn vượt biên giới thật nhanh, nhưng mà dù vậy tôi cũng lái xe chậm. Vì nếu khi xảy ra tai nạn, chúng tôi phải gọi cảnh sát hoặc còn nghiêm trọng hơn nữa là Hasib sẽ bị gì. Ngoài ra xăng trong bình vẫn còn đủ.

Biên giới sang Đức có khi nào lại khỏe re như thế này chưa: chẳng có cảnh sát, chẳng có người gác, tôi cứ việc lái xe ngang cái vèo. Trước khi đến biên giới tôi đã quá sợ hãi đến độ gần như không chịu nổi nữa. Chưa qua hết biên giới tôi đã nghĩ rằng, không biết trước đó có bao giờ mình nghĩ là mình không vượt qua được chăng.


Niklas: Hasib nói vọng lên dưới mền:

- "Nhéo con cái đi!"

- "Từ lúc con lên tám tuổi đã muốn đi Đức rồi, rồi bây giờ con đang ở Đức đây".

Tôi nhéo nó một cái. Nó kêu

- "Ui da!"


Ronja: Lần đầu tiên Hasib nhìn thấy nước Đức, rốt cuộc chúng tôi có thể lái xe nhanh rồi. Xe chạy ngang qua các cảnh tượng lò nguyên tử, nhà máy, cao ốc. Nó nói:

- "Ở đây tuyệt đẹp!"

Tôi nói,

- "Chờ chút đi sẽ thấy rặn núi Alps ở Bayern". Vừa qua khỏi ranh giới giữa tiểu bang Bayern và Baden-Württemberg, chúng tôi ngừng xe ở bãi đậu xa lộ, mang mền trong cốp xe ra trải.


Niklas: Chúng tôi nhìn thấy núi nho ở Heilbronn và sân đá banh Hoffenheim, rồi bỗng nhiên tôi muốn giải thích cho nó mọi thứ: Coi đây, đây là ngã tư xa lộ nè! Đó cái quạt gió chạy vậy đó! Con tưởng tượng xem, người dân Schwabe mà quét dọn sẽ sạch như thế nào! Tôi dạy cho nó nói câu "Schaffe, schaffe, Häußle baue" (đi lồm en đi lồm en để xai cái nhòa) và giải thích cho nó là thấy người Schwabe keo kiệt quá đi tối ngày tằn tiện. Hasib cười khoái trá.

Đến gần Heidelberg chúng tôi ghé sang nhà bà của tôi. Bà tôi ngạc nhiên lắm nhưng rất vui. Bà tôi biết người tị nạn từ thời chiến xa xưa. Bà chỉ cho Hasib thấy cái nhà trong vườn dây leo bít cả và kể lại những người bị đuổi bắt từ Pommern đã sống trong cái nhà vườn đó cả năm trời. Bà mang ra dâu đất có kem và Hasib hỏi tôi chữ "Bibi" tiếng Đức nói làm sao. "Oma", tôi trả lời. Rồi nó nói: "Danke, liebe Oma" (Con cám ơn bà kính yêu). Thế là nó đã chiếm lấy quả tim bà trong cơn lốc.


Ronja: Ăn xong Hasib gọi điện thoại cho gia đình nó. Họ lặng đi cả phút không nói gì ngoài câu: "Thiệt hả? Con đã thực sự tới rồi hả?". Hasib im lặng, cười và cứ nói đi nói lại: "Thiệt mà, con đang ở Đức, ở kế bên Nik và bà nội chú ấy, con gửi hình ngay là sẽ thấy đúng mà". Một lúc nào đó mắt nó ngấn lệ và đẩy cái điện thoại cầm tay sang cho tôi. "Ronja, cô nói gì đi!"


Niklas: Bên cạnh đó là mùa hè nước Đức cháy bỏng gồm đi hồ bơi ngoài trời, trượt nước và cởi trần truồng tùm lum. Vui đó. Ở Kabul người ta ra đường mặc quần dài, áo tay dài. Phụ nữ không được phép đến hồ bơi. Còn bây giờ tôi nhìn đâu đâu cũng thấy áo hai mảnh. Hasib nói:

- "Ở đây nhiều người béo phì quá đi"

Tôi nhảy xuống từ bệ nhảy. Hasib cũng phóng theo. Rồi không thấy trồi lên nữa. "Shit", tôi nghĩ trong đầu cho đến khi lôi được thằng Hasib đang hoảng hốt chới với ra khỏi mặt nước. "Đáng lý mình phải nghĩ tới vụ này chứ". Tôi dự tính sẽ sắp xếp cho nó đi học bơi, mà cố gắng không được nghĩ như đang phải ngồi 23 giờ đồng hồ trên chiếc ghe đánh cá tròng trành.

Ronja: Ngày hôm trước đang còn trốn chạy, sang ngày hôm sau trên đường về Hamburg cảm giác cứ như là trên đường đi nghỉ phép. Chúng tôi luyện tập tiếng Đức.

- "Welche Farbe hat dieses Auto?" (Chiếc xe hơi này màu gì ?)

- "Grün!" (màu xanh)

- "Und dieses hier?" (Rồi còn chiếc này?)

- "Schwabs" (Chiếc Schwabs)

Chúng tôi google câu Ein Freund, ein guter Freund (một người bạn, một người bạn tốt), rồi lúc gần đến Hannover chúng tôi cùng nhau hát:

"Sonniger Tag, wonniger Tag, klopfendes Herz und der Motor ein Schlag. Rom und Madrid nehmen wir mit. So ging das Leben im Taumel zu dritt! Über das Meer, über das Land, haben wir eines erkannt: Ein Freund …"

(Một ngày nắng ấm, một ngày tuyệt vời, tim đập bình bình và động cơ thì cái chát. Roma và Madrid chúng tôi ôm cả theo. Ôi cuộc sống cả ba người mê ly vậy đó! Vượt biển vượt đất chúng tôi đã nhận ra một điều: Đó là người bạn ...)

Chúng tôi không còn hát nữa, chúng tôi gào luôn. Chúng tôi muốn thét cho thật lớn cho đã luôn mà.

Niklas: Đêm xuống không khí có phần tê liệt. Khi phải nghĩ lại là tôi cảm giác ngay chuyến trốn chạy chỉ là vấn đề đầu tiên của hàng đống vấn đề. Cứ bốn đứa trẻ trong 10 đứa trẻ nộp đơn xin tị nạn ở Hamburg là bị đuổi về bởi vì không ai tin chúng nó dưới tuổi vị thành niên cả. Nếu dấu tay bị lấy chỗ nào trên phần đất Cộng Đồng Chung Châu Âu sẽ bị gửi trả về nơi đó. Trong trường hợp của Hasib là trở về Hung Gia Lợi. Và ngay cả ....

(còn nữa)

Triển
11-11-2015, 01:26 AM
Niklas: Đêm xuống không khí có phần tê liệt. Khi phải nghĩ lại là tôi cảm giác ngay chuyến trốn chạy chỉ là vấn đề đầu tiên của hàng đống vấn đề. Cứ bốn đứa trẻ trong 10 đứa trẻ nộp đơn xin tị nạn ở Hamburg là bị đuổi về bởi vì không ai tin chúng nó dưới tuổi vị thành niên cả. Nếu dấu tay bị lấy chỗ nào trên phần đất Cộng Đồng Chung Châu Âu sẽ bị gửi trả về nơi đó. Trong trường hợp của Hasib là trở về Hung Gia Lợi. Và ngay cả nếu họ tin lời khai các đứa trẻ này thì giấy tờ cũng kéo dài vài tháng nếu không nói là mấy năm, cho đến khi Hasib có được cuộc sống mà nó hằng mong ước ở Đức: nó muốn sống ở gia đình cha mẹ nuôi, đi học, học đại học, mở cửa hiệu, trả tiền thuế. Trước khi nó ghi danh chúng tôi đã quyết định nó hãy ở lại nhà chúng tôi vài ngày. Hít thở. Nghỉ ngơi. Tự tại.

Chúng tôi đến một công viên mà trước đây từng là nghĩa địa để nướng thịt ("Các mộ phần ở nước chú cũng giống y hệt như bên con"), đi dạo bên bờ sông Elbe ("Chú thấy không tụi con đi trên chiếc ghe cỡ đó đến Hy Lạp đó!"), và đi dán giấy vàng trong nhà: thùng rác, nhà tắm, giấy vệ sinh. Mỗi khi chúng tôi gặp đèn đỏ, Hasib la lên: "Xin dừnnnnng lại. Đèn đỏ". Lúc tôi nói: "Ai yêu xe đạp của mình thì xuống xe dắt bộ", Hasib ngẫm nghĩ rồi nói: "Ronja ... yêu ... Nik".

Ronja: Dần dần tôi biết thêm rằng, Hasib đã trải qua những thứ kinh khủng gì trên đoạn đường đã qua. Nó đã chạy hàng giờ với một bên chân bong gân để vượt qua dãy núi ranh giới giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo sau là một gã buôn người thúc giục, y nói: "Nếu lính biên phòng thấy tụi bây là nó bắn ngay đó". Chẳng bao lâu cũng ở chỗ đó 16 người trên đường chạy nạn bất ngờ gặp cơn mưa đá. Hasib biết tin lúc đang ở Istanbul, vì một người sống sót ở cùng phòng với nó kể lại. Ở Athen nó thấy một bé gái 16 tuổi phải bán dâm ở một công viên để có tiền đi tiếp. Nhưng mà Hasib kể về cuộc trốn chạy của nó cứ như là một phiêu lưu ký: Nó phải làm sao để đổi tiền mặt lúc nửa đêm ở Athen. Nó phải tìm chỗ trú đêm ở nhà củi ra sao rồi bỗng nhiên phát hiện đang đứng trước một con ngựa. Rồi quen biết một du khách Mỹ và vợ của y trong lúc đang đi mua sắm, rồi trở về dẫn theo một thông dịch viên để nghe thêm chuyện nó kể. Lúc kẻ dẫn đường của nó bị bắt ở Serbia, Hasib đã mua cái điện thoại cầm tay có GPS và chạy hai ngày trời xuyên rừng để tìm đường đi Hung Gia Lợi. Chúng tôi lắng nghe cả tiếng đồng hồ không phải do thương nó quá mà do câu chuyện kể quá gây cấn.

Niklas: Và bạn bè chúng tôi cũng có cảm giác như vậy. Có một người bạn hỏi Hasib là suốt thời gian lội bộ 12 tiếng đồng hồ thì trong đầu nghĩ cái gì. Một người bạn khác thì muốn biết về tình trạng kinh tế và hỏi nó làm sao để gửi tiền trong lúc đi như vậy. Một đứa trẻ con của bạn chúng tôi được tám tuổi nói:
- "Từ A-Phú-Hãn đến Đức hả? Ôi anh Hasib giống như Mã Khắc Ba La - Marco Polo - vậy á!".
Còn tôi thì đang nghĩ lại những chuyến đi của mình, và mỗi bận về nhà thì mình thay đổi ra sao.
Hầu hết trong khoảng thời gian này chúng tôi bận bịu với các quyết định ăn cái gì, đi ăn ở đâu và đi thế nào. Hasib đã trưởng thành với một tốc độ chóng mặt trong lúc hành trình vừa qua - còn bây giờ thì nó trở lại hình hài đứa trẻ. Còn chúng tôi bất giác làm cha mẹ.

Ronja: Sau vài ngày Hasib đã thấy trẻ đi ba bốn tuổi so với lúc còn ở Budapest. Sau một tuần nó trông trẻ như tuổi thật là 16. Tuần lễ ở nhà chúng tôi là giai đoạn tịnh dưỡng để trẻ hóa, là chuyện mà đa số trẻ con tị nạn đến đây không hề có được.

Niklas: Đầu tháng Bảy 2015, thứ Hai, lúc 8 giờ rưỡi, trại thu nhận đầu tiên ở đường Feuerberg, Rotlinker, trước một khuôn viên. Chúng tôi đứng đợi hai nhân viên xã hội nói chuyện với và xác định tuổi tác của Hasib - hoặc là họ ước lượng tuổi của Hasib trên 18 tuổi và đuổi đi, hoặc là xác định dưới 18 tuổi và thu nhận. Hoặc là họ báo lại là có nghi ngờ và sẽ qua một bác sĩ quyết định, bằng cách đo chiều cao và khám bộ sinh dục. Chúng tôi muốn tránh các chuyện này cho Hasib. Tôi đề cập bên lề rằng chúng tôi là ký giả và đã quen Hasib từ Kabul rồi.

Ronja: Ngồi đối diện với chúng tôi là 3 anh em. Đứa nhỏ nhất thấy còn chưa dậy thì, rõ ràng rồi. Hasib mới còn đang căng thẳng bỗng nhiên nhổm dậy:

- "Tụi bây không nhớ gì hả?"

Nó hỏi:

- "Tao đã gọi taxi cho tụi bây đó, ở Subotica".

Cả 4 đứa cười dòn. Hasib có thể kể cho chúng tôi nghe về hành trình của riêng nó, nhưng ở đây cả mấy đứa trẻ, đứa nào cũng đã trải qua y hệt nó vậy.

Tuy nhiên lúc Hasib vào phỏng vấn chúng tôi không được đi theo, tôi giận lắm làm như tôi thực sự là mẹ của Hasib vậy. Thế rồi chúng tôi ngồi đợi trước cửa.

Niklas: Đứng cạnh chúng tôi là một nhân viên an ninh, cũng là người A-Phú-Hãn. Ông này đã sống 28 năm ở Đức và xưng hô với bọn trẻ rất lễ phép bằng chữ "Hadschi" (1). Lúc tôi hỏi tại sao vậy, anh ta nói:

- "Bọn nó có thể là chưa đến Mecca, nhưng mà trời ơi chúng nó đã trải qua một cuộc hành trình dài lắm đó".

Hasib bước ra khỏi phòng sau một giờ đồng hồ. Nó nháy mắt với tôi rồi nói:

-"Không có vấn đề" rồi
- "kabul shudum", con đã được thu nhận.

Nước mắt tôi tuôn xối xả. Hasib nghiêng đầu và mỉm cười: "chú Nik ơi, lại nữa rồi hả ?!".


Ronja: Lúc ra bên ngoài Hasib kể:

- "Lúc nói chuyện con đã pha trò. Nhưng lúc họ hỏi con chuyện sau khi ba con chết thì con đã phải khóc. Bà xã hội muốn đánh lạc hướng con chút và đã hỏi rằng con hi vọng điều gì ở Đức đây? Lúc đó con quay lại người thông dịch và hỏi xem con có được trả lời bằng tiếng Đức không. Ông ấy gật đầu cái con nói ngay: 'Schaffe, schaffe, Häussle bauen' (đi lồm en đi lồm en rồi xai cái nhòa)".

Sau đó chúng tôi hỏi lại, thì Hasib mới kể là nó là đứa duy nhất trong hơn 30 đứa trẻ trong hôm đó được chấp nhận là ở tuổi vị thành niên.



(còn nữa)

(1) Hadschi (Đức) = Hajii (Anh) = الحاجّ (Ả Rập):
'Hành hương đạo hữu'. Một danh hiệu cung kính dành cho tín đồ Hồi giáo từng hành hương đến thánh địa Mecca của họ ở Ả Rập.

Triển
11-11-2015, 04:18 AM
Sau đó chúng tôi hỏi lại, thì Hasib mới kể là nó là đứa duy nhất trong hơn 30 đứa trẻ trong hôm đó được chấp nhận là ở tuổi vị thành niên.

Niklas: Ban ngày Hasib đến nhà chúng tôi, tối đến thì phải trở về trại. Trong trại người ta nói với nó là sẽ được học khóa tiếng Đức trong hai tuần nữa. Chúng tôi nghe nhạc Absolute Beginner và Cro. Baby, xin đừng bao giờ lo lắng gì về chuyện tiền bạc nữa.
Hasib học hỏi rất nhanh và chúng tôi quen dần với chuyện thế nào là một gia đình. Đêm đến chúng tôi kể cho nhau nghe về những chuyện hay ho trong ngày và chỉ còn chờ đợi đến lúc bạn bè chúng tôi phàn nàn là chúng tôi không còn chuyện gì để nói ngoài việc kể về đứa con trai mới của mình. Nhưng mà thì tất cả các chuyện khác hiện tại đều không quan trọng bằng cơ mà.

Ronja: Chúng tôi cố gắng không cãi nhau khi có sự hiện diện của Hasib. Lần đầu không như ý tôi đã la Nik: "Chuyện đó phải nói ngay bây giờ ở đây sao anh?". Tôi luôn muốn vợ chồng nhịp nhàng đồng điệu hơn là cha mẹ tôi ngày trước. Bây giờ tôi mới thấy là điều đó mới khó làm sao. Hasib nói: "Khi nào ba mẹ con cãi nhau thì chúng con cõng mẹ lại bên ba và ôm chặt hai người cho đến khi nào một trong hai người phải bật cười mới thôi. Lần nào cũng thành công hết". Trong lần cãi nhau kế tiếp Hasib nói: "Con thấy là mỗi tháng cãi nhau 30 giây là đủ rồi".

Niklas: Sau hai tuần Hasib được dọn đến ở trong một cơ ngơi từng là trường học với 150 đứa trẻ khác. Cứ 10 đứa vào một phòng; cửa sổ bị khóa và có hệ thống báo động, chỉ có thể mở theo kiểu lật thôi. Để có không khí, ban đêm chúng nó mở cửa sổ ngủ. Bọn trẻ không bao giờ ngủ trước 3 giờ sáng cả. Hasib nói: "giống ở tù quá, chỉ khác ở chỗ, là con muốn đến và đi lúc nào mình thích thôi".
Chúng tôi không được phép xem phòng của bọn trẻ. Hasib lén chụp hình cho coi. Nó kể lại chuyện có hai đứa trẻ vì miếng ăn mà đập lộn nhau và cảnh sát đến nơi mang theo xe buýt để hốt; rồi kể có vài đứa uống Vodka bị say xỉn trong công viên, còn những đứa khác thì ra khu phố vẫy để bán dâm với giá 20 euro. Hasib nói, "Con sợ là mai mốt trong nhà này cũng xảy ra như vậy luôn".


Ronja: Hasib giờ lại nhìn già dặn hơn. Chúng tôi cố gắng sắp xếp cho nó ít nhất được ngủ cuối tuần ở nhà chúng tôi và bị từ chối. Bà trưởng trại hỏi: "Làm sao chúng tôi chắc chắn rằng thằng bé được anh chị chăm sóc tử tế được đây?"


Niklas: Khóa tiếng Đức không bắt đầu sau hai tuần. Cũng không sau 4 tuần. Và sau 6 tuần cũng chưa có. Tôi gọi điện thoại cho dịch vụ chuyên môn cho người tị nạn. Nhân viên ở đó thét lên trong điện thoại:

- "Ngày nào mà thằng bé chưa được ghi danh trong sở ngoại kiều thì chẳng có cái khỉ gì nơi đây cả!".

Ông này vừa nói vừa nhìn vào cái danh sách Excel có tên bọn trẻ rằng, trước hết phải được kiểm tra xem

- "cái người này có tồn tại hay không đã". "Mấy đứa đến đây hồi tháng Năm chưa có đứa nào học khóa tiếng Đức hết, và giấy tờ ở sở ngoại kiều cũng chưa có gì hết".

Lúc đó là đầu tháng Tám.

- "Ơ nhưng mà khoan đã, ở đây có một đứa đã có giấy tờ",

ông công chức này nói lại. Tôi chịu hết nổi rồi.

- "Đúng là thê thảm mà", tôi nói.

- "Dĩ nhiên là thê thảm rồi!", ông công chức thét lại, và đúng là trích dẫn câu nói này phải được viết chữ in mới phải.

Tôi cần tìm cách khác để có thể cho Hasib một tia hi vọng - và dạy tiếng Đức cho nó.


Ronja: Lúc bấy giờ đã có cả chục người bạn bè chúng tôi đã gặp gỡ Hasib rồi. Họ đi mua sắm, đi dạo, đi bơi, đi nướng thịt - và trao đổi bằng tiếng Đức. Lần đầu tiên Hasib được trượt Inline skates, nó chơi bóng chuyền và cờ cá ngựa. Rồi nó gửi tin nhắn có tiếng qua Whatsapp:

- "Chào Thài, tui tên là Hasib Azizi. Con tui hôm nay bị bệnh và không thể đi học được."

- "Chào Hasib, chữ đó là THẦY"

- "Con giỡn thôi. Con không có bệnh. Con sẽ tới lúc 18 giờ - rưỡi".

Niklas: Mỗi khi Hasib tới chỗ chúng tôi và có mạng WLAN, là nó nhận điện thoại liên tục. Thỉnh thoảng là bạn bè gọi đang trên đường trốn chạy, đang ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc là ở Hy Lạp. Rồi là nó thảy qua điện thoại tuyến đường đi. Còn bọn buôn người, ai tin được, ai tin không được, có thể gửi tiền qua ai và ở đâu làm giấy tờ giả.

Có khi là những đứa trẻ hàng xóm ở Kabul: Đừng đi Đức nha, nó nói qua điện thoại, đường đi nguy hiểm quá, rồi sau đó sẽ khó được chấp nhận tị nạn rồi họ gửi trả về nhà đó, bao nhiêu tiền dành dụm của cả gia đình vậy là tiêu hết. Thỉnh thoảng là mẹ nó gọi. Hasib chỉ tả cho bà ấy nghe, là nước Đức phong cảnh đẹp ra làm sao. Nói nói rằng con không muốn gia đình lo lắng.


(còn nữa)

ndangson
11-11-2015, 07:59 AM
...Cám ơn Triển ở chủ đề này .







đs

.

Triển
11-12-2015, 01:57 AM
Có khi là những đứa trẻ hàng xóm ở Kabul: Đừng đi Đức nha, nó nói qua điện thoại, đường đi nguy hiểm quá, rồi sau đó sẽ khó được chấp nhận tị nạn rồi họ gửi trả về nhà đó, bao nhiêu tiền dành dụm của cả gia đình vậy là tiêu hết. Thỉnh thoảng là mẹ nó gọi. Hasib chỉ tả cho bà ấy nghe là nước Đức phong cảnh đẹp ra làm sao. Nói nói con không muốn gia đình lo lắng.

Ronja: Nó bắt đầu thuật lại cho chúng tôi nghe những câu chuyện nho nhỏ khi chúng tôi gặp nhau. Từ chuyện ông giữ trật tự trong trại mỗi khi nó gặp đều chào bằng câu "Chào bác búa tạ", đến chuyện gặp gỡ cô giám hộ trong một buổi tiệc rồi khen "Hôm nay nhìn cô sang trọng quá", rồi kể đến chuyện gặp một nhóm đàn ông ăn nói lớn tiếng mà nó mua chuộc bằng cách hát bài: Một người bạạạạn, một người bạn tốt....
Đến lúc tôi nói cho Hasib biết tôi là người gốc Bayern là nó gửi cho tôi một tin nhắn âm thanh: "Mia san mia. Weiß blau." (2)

Niklas: Chúng tôi được tin từ Hiệp hội Bảo vệ Trẻ em Liên bang Đức rằng mỗi đứa trẻ đến Đức không có cha mẹ đi theo phải cần có một người giám hộ. Người giám hộ sẽ đại diện cho đứa bé trước pháp luật, đại diện ký tên trong giấy tờ và phải đồng ý nếu đứa trẻ phải làm phẫu thuật y khoa. Nếu không có giám hộ tư nhân thì chính phủ sẽ tìm giám hộ công. Họ đang giám hộ song song khoảng 50 đứa trẻ, có nơi đến 70 đứa. Công việc giám hộ hơi ít nhân sự đến độ có vài đứa trẻ không có ai đại diện. Trong trường hợp khẩn cấp thì một giám hộ viên nào đó trong ban giám hộ ký tên đại thay thế. Nếu không đứa trẻ sẽ không được xét duyệt gì cả.

Ronja: Chúng tôi quyết định đảm nhận quyền giám hộ cho Hasib. Tôi đã nộp đơn xin một chứng chỉ giám định, rồi phải đợi cái hẹn ra tòa. Vài tuần sau đó tôi sẽ phải ra tòa tuyên thệ. Bà xã hội chuyên phần luật pháp trước khi chia tay đã nói với tôi:
- "Cô có biết ai có thể làm giám hộ thì xin thuyết phục họ hộ chúng tôi".

Niklas: Bây giờ thì Hasib đã có thể đến nhà chúng tôi ở lại cuối tuần. Mỗi đêm nó ngủ 13 tiếng, nó nấu cho chúng tôi ăn những thứ nó thích ăn rồi sang thứ Hai nó lại tươi tỉnh trở về trại. Lúc nó về trại nó viết tin nhắn cho chúng tôi là: "Họ mới nói cho tụi con biết là mỗi phòng sắp có 15 đứa ở rồi". Vào ngày thứ Hai kế đó chúng tôi cảm thấy như bị trừng phạt khi phải cho nó về trại vậy. Đến lần thứ ba thì chúng tôi mới biết là nó cũng có thể ở nhà chúng tôi, cho đến khi nào Sở Thanh Thiếu Niên tìm được một gia đình giám hộ thực sự cho nó.

Ronja: Tôi biết rằng chúng tôi không phải là giải pháp tốt nhất cho đứa trẻ. Vì công việc của chúng tôi thường xuyên vắng nhà, chúng tôi không có con cái và càng không biết phải giáo dục một đứa trẻ 16 tuổi ra sao nữa. Nik nói:

-"Mình không được phép so sánh với các người làm cha mẹ thực thụ".

Còn Hasib thì nói:

-"Mọi thứ vẫn tốt hơn trong trại nhiều".


Niklas: Nhà chúng tôi có hai phòng, Hasib ngủ trên ghế Salon. Tôi đã dọn dẹp một cái kệ sách để nó có chỗ để quần áo. Lúc nó nhìn thấy quyển sách Taliban của tác giả Ahmed Rashid, nó lật trang đọc lời bạt. Tôi hỏi nó, "Con muốn giữ luôn để đọc không?". Nó lắc đầu.

-"Con biết rõ tụi Taliban rồi, con thường xuyên có kinh nghiệm khi họ tấn công mà. Bây giờ cần đọc sách đề tài mới thôi".

Nó dẹp quyển sách đó sang một bên và sáng hôm sau nó đọc quyển 'Das kleine Ich bin ich' (3) bằng tiếng Đức.


Ronja: Nếu trước đó chúng tôi phải quyết định là sau khi Hasib đến Đức sẽ dọn vào nhà tôi ở, có lẽ chúng tôi không bao giờ đi Hung Gia Lợi đón nó. Chỉ nghĩ đến điều này thôi là đã quá sức chúng tôi rồi.

Niklas: Trước đây vài năm có lần tôi đã hỏi cha mình rằng ba mẹ có lên kế hoạch sinh con ra hay không. Lúc đó ba tôi cười dòn và nói rằng: "Con hả, con là có kế hoạch đàng hoàng - nói làm sao bây giờ nhỉ - Chân thành đón mừng đến thế giới này nha con!".

(Hết)

Niklas Schenck và Ronja von Wurmb-Seibel

________________

(2) Mia san mia. Weiß Blau = tiếng thổ ngữ vùng Bayern.
Mia san mia = We are we. Nói lên lòng tự hào của người dân nơi này. Chúng tôi là chúng tôi, có cách riêng của chúng tôi, tự hào có bản sắc đặc biệt hơn thổ dân vùng khác. Weiß Blau là màu Trắng Xanh. Hai màu tượng trưng trên huy hiệu của tiểu bang Bayern.

(3) 'Das kleine Ich bin ich' - 'Cái tôi nhỏ xíu chính là tôi' - Quyển sách kinh điển dành cho trẻ con Đức của tác giả Mira Lobe và Susi Weigel.




(**** dịch lại từ "Wir holen dich daraus" (http://sz-magazin.sueddeutsche.de/texte/anzeigen/43788/Wir-holen-dich-da-raus) - Süddeutsche Zeitung)







http://sz-magazin.sueddeutsche.de/upl/images/user/8059/thumbs_bildergalerie/82896.jpg

Tháng Mười năm 2015 - Cặp ký giả không có con cái. Mặt khác: Bây giờ thì có rồi.

Triển
11-12-2015, 11:00 PM
Người tị nạn trên đường đi Thụy Điển: Phải dừng chân ở Kiel (Đức)


bài phóng sự của Kendra Stenzel từ Kiel

http://cdn2.spiegel.de/images/image-921455-breitwandaufmacher-apds-921455.jpg

Ai không có sổ thông hành không thể đi tiếp. Nhiều người tị nạn từng vượt qua hàng ngàn cây số hi vọng được cuộc sống tốt đẹp hơn ở Bắc Âu phải bỏ cuộc trên hải cảng Đức. Thụy Điển đã gia tăng khó khăn nhập cảnh.

Subtain khóc, áp má vào điện thoại: "Chị phải đến đây đi, em không còn biết phải làm gì nữa", cậu thanh niên 19 tuổi nghẹn ngào. Giọng nói đang trả lời người thanh niên trong điện thoại là hi vọng cuối cùng của cậu. Đó là giọng nói của một nữ ký giả Thụy Điển, là nơi mà Subtain muốn nhập cảnh nhưng không được phép vào. Bởi vì thanh niên này khai là đã chạy trốn bọn khủng bố từ Bagdad ở Iraq, nhưng lại không có giấy tờ tùy thân.

Mới đây người tị nạn trung chuyển vẫn còn được phép đi du lịch sang Bắc Âu mà không cần giấy tờ hợp lệ. Nhưng từ thứ Năm hôm qua đã có sự thay đổi. Để sắp xếp được vấn đề ghi danh ồ ạt, Thụy Điển đã gia tăng điều kiện nhập cảnh: không có sổ thông hành miễn vào! Tất cả những người từng hi vọng có thể đáp phà từ Kiel (hải cảng Đức) sang Göteborg (Thụy Điển) trong vài tiếng đồng hồ, bắt đầu từ bây giờ chấm dứt hành trình ở bờ biển Đông Bắc Đức.

Chuyến phà Stena Line chỉ cho tối đa 50 vé miễn phí mỗi ngày cho những người tị nạn từ bến cảng Kiel (Đức). Nghĩa là mỗi ngày khoảng 300 người tị nạn đi xe lửa đến đây có mục tiêu là đi Thụy Điển, sẽ phải đợi đến gần 10 ngày trời. Cứ đợi một ngày mỗi người sẽ được cho một cái vòng đeo tay. Ai có nhiều vòng đeo tay nhất sẽ được nhận vé trước để đi phà sang Thụy Điển.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-921444-galleryV9-xdnb-921444.jpg (http://cdn1.spiegel.de/images/image-921444-galleryV9-xdnb-921444.jpg)
Phà Stena Line cho 50 vé miễn phí cho người tị nạn mỗi ngày từ hải cảng Kiel (Đức) đi Göteborg (Thụy Điển)

Tuy nhiên các vòng đeo tay này không còn tích sự gì nữa nếu không có giấy tờ tùy thân. Ai không đưa ra được giấy tờ sẽ không nhận được vé đi phà. Subtain nói hắn không biết chuyện này. Mới các đây mấy ngày một người bạn kể đi qua Thụy Điển rồi đi Phần Lan dễ dàng lắm.

Cho những người như Subtain thì Michelle Burghard và Yazan Mohammad là những đại sứ mang tin xấu đến cho họ. Ở một cái quầy thông tin nhỏ "Refugees Welcome" đặt tại nhà ga chính ở Kiel (Đức), Michelle Burghard và Yazan Mohammad được xem như trạm đón chào đầu tiên những người tị nạn đến đây bằng xe lửa. Anh Mohammad cho biết, "Chúng tôi báo cho họ biết là tuyến đường chạy tị nạn này đã chấm dứt rồi. Nhiều người vẫn không hiểu". Trong bảy gia đình đến đây hôm thứ Tư chỉ có ba gia đình chịu bỏ cuộc sang Thụy Điển và đến xin nhập trại tị nạn ở Đức mà thôi. Những người khác vẫn cứ tiếp tục đợi và cố gắng chờ sự may mắn được sang quốc gia láng giềng của Đức. Mohammad cho biết, "Cũng có nhiều người hỏi cách đi từ Đức sang Hòa Lan".

Anh Burchardt cho hay, "Có khoảng 75 phần trăm người đến được Đức là muốn đi tiếp. Có người có người thân đã ở Bắc Âu. Có người thì hi vọng cơ hội làm việc ở Bắc Âu khá hơn. Còn người khác thì sợ phải ở lại đây vì họ đã nghe được tin các vụ va chạm ở Đức rồi". Sự cứng rắn vừa mới đây trong việc gia tăng luật lệ nhập cảnh của chính phủ Thụy Điển, đã không làm họ sờn lòng. Họ chắc chắn rằng chính phủ Thụy Điển sẽ nới lỏng lại thôi. Qua chính sách cởi mở đối xử với người tị nạn của Thụy Điển khiến ai cũng nghĩ rằng họ thực sự chỉ đóng cửa, để lấy hơi giải quyết việc ghi danh hàng loạt mà thôi. Cho đến lúc đó anh Burchardt đoán rằng sẽ bớt người tị nạn đến Kiel một chút. "Đã có nhiều người nghe thấy là ở Kiel không thể đi tiếp sang Thụy Điển nữa rồi. Hôm nay ở quầy thông tin này gần như không có ai ghé nữa".

Ở bến cảng Ostseekai yên lặng hơn bình thường. Quầy bán vé đã đóng cửa mấy tiếng đồng hồ rồi. Có khoảng 50 người tị nạn ngồi thành nhóm nhỏ trên đất. Thành viên hội thiện giúp đỡ người tị nạn của tiểu bang Schleswig-Holstein đã có mặt tại chỗ và phân phát cà phê hoặc thức ăn cũng không tin là mọi thứ sẽ chấm dứt như vậy. Ông Hauke Bruhns, người điều hợp tổ chức tại chỗ e ngại rằng, "Nỗi lo sợ trước chính sách biên giới có giới hạn, nỗi lo trước việc Châu Âu sắp áp dụng lại công ước Dublin III có thể sẽ khiến càng có nhiều người cố gắng lên đường chạy nạn theo tuyến Balkan nhiều hơn nữa".

Con số người tị nạn đến đây ít ỏi trong ngày không nhất thiết là hệ quả của nguồn tin loan ra từ Göteborg. Chúng tôi không biết tại sao nhưng con số người đến liên tục thay đổi. Sáng mai cũng có thể lại có thêm 50 người đứng đây nữa rồi" . Cứ chiều xuống là bến phà được dọn dẹp sạch sẽ. Rồi các cơ man ngủ đêm tạm được dựng lên cho những người tị nạn ngủ tạm qua đêm (* Triển: người ta tốt bụng thấy phải kính phục luôn nhỉ).

Cậu Subtain muốn chờ cô ký giả Thụy Điển đến đây. Nghe là cô ấy đã trên đường ra phi trường rồi. Chuyện Thụy Điển có nhiều người sẵn lòng giúp đỡ cậu ấy biết rõ từ khi cô ấy kéo cậu bé này và người đi cùng từ dưới nước lên ở bờ biển Hy Lạp. Lúc đó là cuối tháng Mười khi chiếc ghe vượt biển của cậu trên đường từ Thổ sang bị đắm. Trên tàu Thụy Điển đã vớt họ, Subtain đã quen biết cô ký giả Thụy Điển kia. Chàng thanh niên đã kể về hành trình vượt biên của mình cho cô ấy nghe và từ lúc đó họ giữ liên lạc với nhau. "Em đã sống sót qua chuyến vượt biển sang Hy Lạp, em đã đi bộ từ Mazedonia sang Serbia. Em không thể nào tin rằng đến đây thì mọi sự phải chấm dứt".


(*** dịch lại từ "Flüchtlinge auf dem Weg nach Schweden: Gebremst in Kiel" (http://www.spiegel.de/panorama/gesellschaft/fluechtlinge-in-kiel-keine-ueberfahrt-nach-schweden-a-1062547.html) - Spiegel Online)




http://cdn3.spiegel.de/images/image-921452-galleryV9-mfbn-921452.jpg

Quầy thông tin của Michelle Burchardt và Yazan Mohammad tại nhà ga chính Kiel (Đức)



http://cdn2.spiegel.de/images/image-921451-galleryV9-muss-921451.jpg

Cửa ra bến phà Ostsee từ Kiel (Đức) đi Bắc Âu.






http://cdn3.spiegel.de/images/image-921446-galleryV9-knla-921446.jpg

Bến phà Ostsee, đêm đến dọn sạch sẽ cho những người tị nạn trú tạm









http://cdn3.spiegel.de/images/image-921462-galleryV9-dtmf-921462.jpg

Hội từ thiện tiểu bang Schleswig Holstein phát súp và bánh mì






http://cdn1.spiegel.de/images/image-921454-galleryV9-dnbt-921454.jpg

Thức ăn thức uống 800 euro đủ phân phát cho hai ngày



____

(* hình ảnh và lời chú thích của Spiegel Online (http://www.spiegel.de/fotostrecke/fluechtlinge-letzter-halt-kiel-fotostrecke-131882-8.html))

Triển
11-19-2015, 10:43 PM
Ứng cử viên tổng thống Mỹ Carson so sánh người tị nạn Syria với chó dại.
Nghe rằng người đàn ông da màu này từng là mục sư?

Lắc đầu ứ hử!


http://s3.reutersmedia.net/resources/r/?m=02&d=20151119&t=2&i=1096285365&w=644&fh=&fw=&ll=&pl=&sq=&r=LYNXNPEBAI16N



Republican presidential candidate Ben Carson on Thursday likened refugees fleeing violence in Syria to "rabid dogs," and said that allowing them into the United States would put Americans at risk.

"If there is a rabid dog running around your neighborhood, you're probably not going to assume something good about that dog,” Carson, a front-runner in some opinion polls, said Thursday at a campaign event in Mobile, Alabama.
"By the same token, we have to have in place screening mechanisms that allow us to determine who the mad dogs are, quite frankly," the retired neurosurgeon said, criticizing President Barack Obama's plan to admit 10,000 Syrian refugees within a year.

Read more at Reuters: http://www.reuters.com/article/2015/11/19/us-usa-election-carson-idUSKCN0T82TJ20151119#QfRxpufAJ1mCHbMf.99

Triển
11-22-2015, 02:41 AM
Người tị nạn trên tuyến Balkan
Trong bóng phủ nghi ngờ







http://polpix.sueddeutsche.com/polopoly_fs/1.2748376.1448146794!/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/860x860/image.jpg




Đứa trẻ 16 tuổi Ahmad Fauad có ba chuyện để sợ hãi. Trước hết là Taliban đã giết cha và anh của nó. Sau các vụ khủng bố ở Paris nó lại sợ thêm rằng nơi nương náu tị nạn được xem là an toàn ở Châu Âu cũng đóng cửa luôn. Điều đã khiến nó và nhiều người tị nạn khác gần như bị lâm vào tình trạng hỗn loạn trên tuyến đường chạy nạn Balkan, là khi nghĩ tới những kẻ khủng bố cũng có thể đang ở ngay trong chính đám người chạy nạn của nó và đang chuẩn bị cho đợt tấn công kế tiếp.


Từ thứ Năm vừa qua hàng ngàn người đi tị nạn đã được tin rằng con đường đến Châu Âu vì mối họa khủng bố sẽ có thể khó khăn hơn nữa. Bốn quốc gia vùng Balkan gồm Serbial, Croatia, Slovenia và Mazedonia đã đóng cửa biên giới một vài đoạn. Chỉ có ai từ các quốc gia có nội chiến như Syria, Iraq hoặc là A-Phú-Hãn thì mới được cho qua. Đối với tất cả các người khác thì cánh cửa kia đóng chặt.


"Chúng tôi bị kẹt rồi", Mohammed Mirsam đang đứng cùng gia đình của anh ở biên giới Hy Lạp - Mazedonia nói. Anh ta người A-Phú-Hãn, nhưng vợ và con của anh là người Iran. "Họ không cho gia đình tôi nhập cảnh. Chúng tôi không có tiền bạc gì cả. Rồi bây giờ phải đợi ở đây mà không biết sẽ xảy ra chuyện gì nữa".


Đa số người tị nạn trên tuyến đường Balkan là người Syria và tương đối được tiếp tục đi qua. Nhưng đối với gia đình của Mirsam và nhiều ngàn người khác trốn chạy từ các quốc gia như Iran, Pakistan hoặc là Sri Lanka thì tình trạng đang căng thẳng. Chẳng bao lâu nữa, người sẽ bị dồn đống hàng loạt ở đây.


Người tị nạn cũng thương cảm trước các vụ khủng bố


Đồng thời những người tị nạn cũng thương tâm về chuyện xảy ra trước đây một tuần ở Paris. Fauad bỏ chạy cũng chính vì các vụ khủng bố bạo lực như vậy. Đứa trẻ này đã bỏ làng có đa số người Shia gốc ở A-Phú-Hãn mà đi, sau khi nhiều thành viên gia đình của nó đã bị thiệt mạng sau một cuộc tấn công của phiến quân Taliban cực đoan gốc Sunnia.


Thực ra Fauad muốn đi Thụy Điển vì có thân nhân hiện đang sống ở đó. Nhưng mà kế hoạch này hiện phải bỏ lỡ, vì nước Bắc Âu kia đã kiểm soát lại biên giới của họ mấy ngày nay. Mục tiêu mới của nó là Thụy Sĩ. Tuy nó cũng hiểu rõ là sau các vụ khủng bố mới đây thì đến được các nước Châu Âu sẽ rất khó. Fauad nói, "Họ sẽ đối xử người tị nạn nghiêm khắc hơn".


Đối với Ferhad Nesdewan người Syria, thì sau các vụ khủng bố ở Paris, bóng tối của nghi ngờ bao phủ lên tất cả những ai dù chỉ đi tìm nơi nương náu ở Châu Âu. Người thanh niên 29 tuổi này nói, "Chuyện này trở thành vấn đề cho chúng tôi rồi", trong khi anh ta đang đợi được phép đi tiếp ở biên giới giữa Slovenia và Áo. Nesvedan đã rời bỏ quê hương của mình vì gia đình anh bị Nhà Nước Hồi Giáo gốc Sunni - cùng một nhóm với bọn nhân danh khủng bố ở thủ đô nước Pháp - đe dọa.


Các cơ quan biên phòng EU đã nhiều lần nhấn mạnh là không có dấu hiệu nào chứng minh rằng những kẻ khủng bố tháp tùng với nhiều người tị nạn sang Châu Âu cả. Người ta tin rằng bọn cực đoan có tổ chức chu đáo, đã dùng sổ thông hành giả và nhập cảnh qua phi trường hơn là lặn lội trèo đèo vượt suối qua các chặn đường nguy hiểm.


Tuy nhiên tình hình cho thấy rằng có ít nhất hai tên khủng bố ở Paris đã chọn con đường này. Công tố viện Paris đã loan tin hôm thứ Sáu rằng, hai trong số ba người tự sát tấn công sân banh ở phía Bắc Paris hồi tuần trước, có thể đã qua trạm kiểm soát của Hy Lạp hồi tháng 10. Theo nguồn tin từ nhà chức trách Hy Lạp, có một người đàn ông mang sổ thông hành Syria có tên Ahmed al-Mohammed đã ghi danh trên đảo Leros sau khi vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ sang. Sổ thông hành này được tìm thấy bên cạnh xác chết của tên khủng bố tự sát trước sân banh Pháp.


Người của Nhà Nước Hồi Giáo cũng đang trên đường đi Âu Châu


Bên điều tra vẫn còn đang trong vòng tìm hiểu quyển sổ thông hành là thật hay giả và có thực sự của tên khủng bố đã giật mìn tự sát hôm 13 tây tháng 11 hay không. Phỏng đoán rằng đây chỉ là trường hợp riêng lẻ mà thôi. Nhưng cũng vì tình trạng hàng chục ngàn người tràn vào Châu Âu mỗi tháng, nên các nhà chức trách gần như không thể nào phát hiện những trường hợp riêng lẻ như vậy được.


Mặc dù thông thường cảnh sát có thu thập dữ kiện cá nhân của những người tị nạn mới đến, và so sánh với cơ sở dữ liệu (database) của Interpol cũng như so sánh với "danh sách khuyến cáo là khủng bố" của bên mật vụ. Nhưng một sự kiểm soát có hiệu quả thực sự rất khó, do nhiều người tị nạn không mang theo giấy tờ đàng hoàng. Tuy là cảnh sát biên phòng có lấy dấu tay, nhưng ngoài ra họ cũng không còn cách nào khác hơn, là ghi lại tên tuổi và dữ liệu cá nhân do chính những người tị nạn khai báo mà thôi.

Chuyện hệ thống làm việc có lỗ hỏng Fauad cũng biết. Trên đường trốn chạy xuyên qua Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, nó đã gặp những kẻ hâm mộ Taliban và thấy sợ qua những câu chuyện trò của những người có cảm tình với IS từ Pakistan, đứa trẻ A-Phú-Hãn cho biết. Bọn này dường như cũng đã có mặt trên đường sang Châu Âu.

Cho nên việc kiểm soát gắt gao cũng được những người tị nạn hoan nghênh. "Châu Âu đã làm một lỗi lầm lớn. Họ không nên để cứ ai cũng cho vào", ông Emile Tarabeh người Syria than phiền ở biên giới giữa Mazedonia và Serbia. Nếu không bọn khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo sẽ mang chiếnt tranh đến Châu Âu. Tabareh tỏ ra thất vọng rằng, "Họ làm ở Paris cũng như từng làm ở Syria". "Thôi tôi ở lại Syria cho rồi".


(* dịch theo " (http://www.sueddeutsche.de/politik/fluechtlinge-auf-balkanroute-im-schatten-des-verdachts-1.2748375-2)Flüchtlinge auf Balkanroute - Im Schatten des Verdachts (http://www.sueddeutsche.de/politik/fluechtlinge-auf-balkanroute-im-schatten-des-verdachts-1.2748375-2)" (http://www.sueddeutsche.de/politik/fluechtlinge-auf-balkanroute-im-schatten-des-verdachts-1.2748375-2) - SZ)

Triển
11-22-2015, 10:07 PM
Rùa tị nạn

http://bilder4.n-tv.de/img/incoming/origs16403871/808273273-w1000-h960/63aa2dd84c3ca7d24942f09a47e1d51c.jpg






Một con rùa đã chứng minh là bạn đồng hành không thể thiếu trong đời sống với con người. Con rùa này đã được phát hiện trong túi áo khoác của một người phụ nữ tị nạn gốc Syria ở trại tị nạn Munich. Tình yêu thương vô bờ của khổ chủ đã khiến cô ôm theo chú rùa đi 3 ngàn cây số đến nước Đức.

Như trạm nuôi bò sát ở Munich cho biết, việc nhà chức trách tịch thu con rùa đất chỉ vì "không gian nuôi nấng thú vật trong túi áo khoác là không thỏa đáng". Ông Mkus Bauer, trưởng trạm súc vật tỏ ra có ấn tượng mạnh: "Rõ ràng là chú rùa đối với người phụ nữ này quá quan trọng nên đã mang theo trong hành trang trốn chạy đầy khó khăn và cô quyết không để nước Syria quyết định số phận cho con rùa".

Bác sĩ thú y chuyên môn Thomas Türbl sau khi khám tổng quát cho biết: "Tuy con rùa hơi bé nhưng đây là một con rùa đực rất già rồi, đoán chừng 50 tuổi hoặc còn già hơn nữa". "Ông rùa" đang có tình trạng sức khỏe rất tốt.


(theo n-tv (http://www.n-tv.de/panorama/Syrerin-fluechtet-mit-ihrem-Haustier-article16403881.html))

Triển
11-23-2015, 03:22 AM
Một ông cảnh sát trưởng chống lại tin đồn thất thiệt về người tị nạn ra sao





http://polpix.sueddeutsche.com/bild/1.2747942.1448262206/860x860/erding.jpg
"Các tưởng tượng chung chung không có chứng cứ", vị cảnh sát trưởng của thành phố nhỏ
Erding (34 ngàn dân) cho biết. Ngay cả lời nói của ông nghị viên thành phố cũng bị ông bác bỏ.






bài viết của Sebastian Fischer

Phía sau bàn làm việc của Anton Altmann có treo một cái lưỡi cày màu xanh. Điều này cho thấy quê hương của ông cảnh sát trưởng này nằm sâu ở trong tim ông, vì vậy mỗi ngày ông ngồi đây làm việc dưới biểu tượng huy hiệu của thành phố. Và cũng vì vậy những gì ông nói về thành phố Erding đối với ông rất quan trọng: "Thành phố chúng tôi rất cởi mở. Đó là thành tựu đạt được qua sự cố gắng mà chúng ta không thể phó mặc một cách dễ dàng như vậy được". Một sự thành tựu do nỗ lực, mà trong những ngày qua khiến ông Altmann, 59 tuổi, có phần lo lắng.

Các tin đồn thất thiệt với hậu quả tố giác sự cởi mở của người Đức đang lan nhanh. 'Cư dân đa đoan' đang đồn đãi ngoài đường phố, gõ bình luận đầy trên các cột bình luận Facebook rằng, những người tị nạn là một hiểm họa cho sự an ninh, nhiều người tị nạn phạm tội hình sự. Người ta đồn rằng cảnh sát hay giấu diếm công chúng các hành động tội phạm của những người đang xin tị nạn. Ở thành phố Erding thì đó chính là nhiệm vụ của ông Altmann, là người mỗi ngày quyết định những vụ can thiệp nào có mặt cảnh sát công bố hay không. Ông cho biết, "Các vấn đề cứ bị người ta áp đặt hoài đó, đơn giản là không có thật".

"Tưởng tượng không có chứng cứ"

Trước đây một tuần lễ, lần đầu tiên Sở Cảnh sát Hình sự Liên bang công bố các khảo sát về ảnh hưởng của một số lượng lớn người tị nạn trên phương diện tội phạm hình sự. Kết quả là các tội phạm gần như không có gia tăng gì cả, người tị nạn chỉ phạm các tội nhỏ nhặt không đáng kể. Riêng cho thành phố Erding không có con số dữ liệu nào cả, tuy nhiên ông Altmann nói rằng là vì chưa được kiểm chứng. Nhưng mà mọi người phải tin những gì ông nói: "Các tưởng tượng chung chung là vô căn cứ".

Còn việc ở đây không có vấn đề gì thì cũng không đúng. Hồi tháng Sáu có xảy ra một thảm cảnh trong một trại tị nạn ở quận Eittingermoos. Ban hình sự thành phố Erding đã điều tra một người đàn ông dùng dao đâm nạn nhân của y. Các đây vài ngày đã có thủ tục tố cáo người đó tội sát nhân. Tuy nhiên trường hợp này là một chuyện hi hữu ở bình diện địa lý hành chính thành phố.

Thông thường chỉ xảy ra cãi cọ

Khi người lạ sống chung với nhau trong một không gian hẹp thì sẽ có vấn đề, ông Altmann cũng nói như vậy. Và chuyện cãi cọ xảy ra không cần đến phải có người quốc tịch khác nhau mới được. Thông thường chỉ là các cãi cọ trong các nhà container ở gần trường Trung học Korbinian-Aigner-Gymnasium, cũng xảy ra hồi tháng Sáu: một anh A-Phú-Hãn ngủ không được vì người ở chung, một anh Senegal đang đêm đi nấu ăn và mở nhạc nghe. Rồi anh chàng này đã cầm ghế đập anh chàng kia. Tháng 10 vừa qua đã chấm dứt điều tra vụ này.

So sánh với trước kia cảnh sát cũng không phải làm việc nhiều hơn từ khi có người tị nan, ông Altmann cho biết. Thông thường là kiện cáo ồn ào hoặc là các va chạm nhẹ trong phạm vi chung đụng xã hội thu hẹp. Và cũng quan trọng là những chuyện này ông cũng hoàn toàn không có giấu diếm. Nếu có chăng là các trường hợp vì chiến thuật tâm lý điều tra nên phải hoãn lại việc thông báo cho những trường hợp nặng mà thôi, hoặc là không công bố các trường hợp chẳng có công luận nào có hứng thú nghe như: "Ông chồng kia đánh bà vợ nọ - Ai muốn nghe ba cái thứ này?"







http://polpix.sueddeutsche.com/bild/1.2747943.1448040182/640x360/erding.jpg
Cảnh sát trưởng Anton Altmann, người quyết định chuyện nào công bố, chuyện nào không
(hình ảnh của Peter Bauersachs)



Rất nhiều các câu chuyện thêu dệt truyền tai về tội phạm của người tị nạn. Altmann kể mới đây có một người người dân gọi điện thoại hỏi ông những gì y nghe có đúng không. Đó là chuyện một người xin tị nạn vào siêu thị muốn mua một cái áo khoác giá 450 euro, và người đó chỉ có 400 euro trong túi thôi, nhưng không chịu cởi áo ra trả lại. Sau đó cảnh sát vào siêu thị và cho biết là họ cũng không làm gì được hơn, tòa đô chánh sẽ trả tiền cho chiếc áo thôi. Nghe xong ông Altmann nói, "Anh bạn yêu quý của tôi ơi, ai biết suy nghĩ một chút là biết ngay chuyện này làm gì có. Tôi thiệt hết biết luôn rồi".

Câu chuyện hoang đường vụ cái áo khoác đã lan rộng khắp nơi. Ngay cả ông nghị viên vùng Martin Bayerstorfer (đảng CSU) đã phát biểu hôm thứ Năm vừa qua trong buổi họp với dân chúng ở quận Wartenberg rằng chuyện đó là người ta chế ra. Nhưng ông Bayerstorfer cũng hâm nóng lại các tin đồn với nghệ thuật hùng biện của ông ta ở chuyện khác. Trong một buổi họp đảng CSU ông ta đã bình luận về các tội phạm hình sự trong các trại tị nạn. Rồi khi đứng trước tờ báo SZ ông ta đã nói rằng ở trong trại trên đường Dr.-Ulrich-Weg có một vụ "đâm chém" : "Lúc đó đổ máu dữ lắm". Ông ta tố cáo là vậy mà ông đọc trên báo chẳng bao giờ thấy viết cả.





http://polpix.sueddeutsche.com/polopoly_fs/1.2740561.1447748863!/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/640x360/image.jpg
Đi vượt biên cả gia đình là lối thoát duy nhất



"Mấy chuyện kể như vậy cũng xảy ra ở các buổi lễ làng"

Khi hỏi ông cảnh sát trưởng Altmann về những chuyện như vậy là ông chỉ còn lắc đầu sửng sốt. Chắc chắn là chẳng có dao búa gì hết. Đêm 24 tây tháng Chín những người tị nạn có làm tiệc sinh nhật, có uống rượu rồi sau đó có một cặp cãi nhau. Một ông thì muốn hòa giải rồi bị một ông khác cầm chai bia loạng choạng tấn công. Ông kia bị xước một đường ở bàn tay vậy thôi. Một ông thứ ba bị xô rồi ngã lên các mảnh chai vỡ. Có tố cáo va chạm nguy hiểm tính mạng. Nhưng mà: "Những chuyện xô xác như vậy cũng xảy ra ở các buổi lễ làng thôi", ông Altmann nói.

Ông cảnh sát trưởng than phiền đó chính là vấn đề, "Mỗi một chuyện bá láp thôi cũng được đồn đãi rồi bỗng nhiên trở thành như thật". Như chuyện cảnh sát can thiệp ở Wartenberg khi ông quản trại cãi lộn với những người xin tị nạn có ba xe cảnh sát chớp đèn xanh đến. "Lúc đó người ta đồn là: xe cảnh sát tới là vì đám tị nạn nguy hiểm đó". Thực sự thì chuyện là tình cờ có các đồng nghiệp đang ở gần đó nên đến chung luôn. Những cảnh sát này đã giúp đỡ các cảnh sát kia giữ trật tự cho phòng đợi trại tị nạn trên đường Fliegerhorst. Trại này dĩ nhiên sẽ sinh thêm việc làm cho cảnh sát. Tuy nhiên công việc chính của họ ở khu đó là nhân viên công lực. Thực sự can thiệp trong trại chỉ có vài trường hợp ngoại lệ mà thôi, ông Altmann cho biết.

Tăng cường an ninh

Trong lúc nói chuyện thì điện thoại báo có tin mới từ Paris, ảnh hưởng của các vụ khủng bố cũng lan rộng đến văn phòng cảnh sát trưởng ở thành phố Erding. Khắp nơi, tính luôn vùng Oberbayern đều có việc tăng cường các biện pháp an ninh ở những nơi công cộng, ông Altmann cho biết. Đối với ông điều quan trọng cần nhấn mạnh là cảnh sát rất xem trọng các nỗi lo lắng của dân chúng và mọi cảnh báo của dân chúng đều được xem xét kiểm chứng. Tuy nhiên ông nói rằng nỗi lo ngại căn bản của dân chúng trước người lạ và trước những người tị nạn là một chuyện khác nữa: "Các vụ sợ sệt này người ta phải đơn giản vượt qua mà thôi".



(* dịch theo "Wie ein Polizeichef Gerüchte über Flüchtlinge bekämpft" (http://www.sueddeutsche.de/muenchen/erding/erding-wie-ein-polizeichef-geruechte-ueber-fluechtlinge-bekaempft-1.2747795) - SZ)

Triển
11-25-2015, 01:11 AM
Thụy Điển gia tăng khó khăn
điều luật tị nạn của họ


http://cdn3.spiegel.de/images/image-925952-galleryV9-otfz-925952.jpg
Người tị nạn đến Malmö: chính phủ phản ứng trước sự nhập cảnh ồ ạt

Ban đầu là Na Uy và Đan Mạch, bây giờ đến lượt Thụy Điển. Nước Bắc Âu này muốn thay
đổi điều luật tị nạn của họ theo định chuẩn EU - nghĩa là làm khó hơn. Thay đổi này trước
hết có giá trị 3 năm.

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven họp báo thứ Ba vừa qua cho biết, "Trong hai tháng qua
có 80 ngàn người tị nạn đến nước chúng tôi. Tôi cảm thấy đau lòng là Thụy Điển không đủ
sức thu nhận những người đi xin tị nạn ở mức độ này nữa". Tình hình không thể kham nổi
nữa.

Cụ thể là sẽ có ít người được công nhận tị nạn ở lại, sẽ có nhiều người được phép tạm cư
có thời hạn và việc bảo lãnh gia đình sẽ bị khó khăn hơn. Ông Löfven hi vọng rằng nhiều người
tị nạn sẽ đến lánh nạn tìm sự che chở ở các nước trong Cộng Đồng Chung Châu Âu khác.
Thụy Điển đã nộp đơn cách đây hai tuần ở Ủy ban EU xin được phân bố số người tị nạn của
họ sang các quốc gia khác. Hôm 12 tây tháng Mười Một Thụy Điển đã kiểm soát lại biên giới
không thường trực. Số người tìm đường tị nạn không vì vậy mà thuyên giảm. Số lượng cảnh
sát biên phòng từ bây giờ được tăng lên gấp đôi.

Tính theo tỉ lệ dân số, Thụy Điển là quốc gia thu nhận người tị nạn nhiều nhất trong Cộng Đồng
Chung Châu Âu. Nhà chức trách Thụy Điển ước lượng chỉ trong năm 2015 họ sẽ thu nhận đến
190 ngàn người mới tị nạn.

(** dịch theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/fluechtlinge-schweden-verschaerft-asylgesetze-a-1064390.html))

Triển
11-25-2015, 03:25 AM
Pháp yêu cầu ngừng thu nhận người tị nạn từ Trung Cận Đông








http://cdn1.spiegel.de/images/image-926030-breitwandaufmacher-jeir-926030.jpg
Người tị nạn ở thành phố Wegscheid biên giới Đức-Áo: "Phải quyết định trên danh dự"






"Chúng ta không thể nhận thêm nhiều người tị nạn nữa vào Châu Âu - Không thể được.": thủ tướng Pháp Manuel Valls báo động rất rõ ràng là không cho người xin tị nạn từ Trung Cận Đông nhập cảnh nữa. Việc kiểm soát biên giới Châu Âu sẽ quyết định số phận của Cộng Đồng Chung Châu Âu, Valls nói với tờ SZ: "Nếu chúng ta không làm vậy thì dân chúng các nước EU sẽ nói: Hãy dẹp Châu Âu đi!"

Hôm 13 tây tháng Mười Một đã có 130 người thiệt mạng trong các vụ khủng bố ở Paris, Nhà nước Hồi giáo đã nhận lãnh các vụ khủng bố là họ làm. Có ít nhất 3 kẻ khủng bố được cho là ẩn náu dưới danh người tị nạn để thâm nhập EU. Phía điều tra cho rằng rất có thể các tên khủng bố đã dùng các sổ thông hành giả của Syria để nhập cảnh.

Thứ Ba hôm qua có các tin cho rằng một trong những tên khủng bố giật mìn tự sát trước sân vận động Stade de France đã ghi danh tị nạn ở Bayern (Đức). Tuy nhiên phát ngôn viên Bộ Nội Vụ Đức bác bỏ luận điệu này vào buổi chiều trong ngày. Ông Oliver Patzer cho biết rằng có một người tị nạn cùng tên như kẻ khủng bố kia ghi danh ở trại Feldkirchen tại tiểu bang Bayern (Đức). Nhà chức trách Pháp đã đến nói chuyện với người tị nạn này ở ngay Bayern rồi.

Kiểm soát nhiều hơn nữa, luật lệ khó khăn hơn nữa

Thủ tướng Pháp Valls phát biểu trước báo chí rằng Châu Âu phải cùng tìm các giải pháp với các quốc gia láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan để họ nhận thêm người tị nạn ở đó, ghi danh ở đó chứ không để hàng ngàn người 'di dân' mà không kiểm soát vào Châu Âu như vậy. "Nếu không Châu Âu sẽ phải xem lại khả năng giữ an ninh biên giới như thế nào cho có hiệu quả".

Thứ Ba hôm qua thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven vừa thông cáo sẽ gia tăng khó khăn trong điều luật tị nạn của nước họ. Na Uy sẽ gia tăng kiểm soát biên giới và kiểm soát các chuyến phà hải lưu vào thứ Năm ngày mai.

Thanh tra EU, ông Günther Oettinger yêu cầu trước báo Handelsblatt rằng "bên biên phòng các nước cần làm việc có hiệu quả hơn", để kiểm soát dòng "di cư" sang Châu Âu tốt hơn. Ông ta nói, "Quyền hạn được tị nạn của nước Đức giống như là nam châm thu hút những người tị nạn vậy, và cho lời khuyên hãy sửa đổi hiến pháp để lập lại trật tự về quyền tị nạn. "Ngày nào mà hiến pháp Đức chưa thay đổi thì chỉ còn một cách: bơm hàng tỉ tiền trợ cấp cho các trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác".

Valls cảnh giác nước Đức trước các đợt khủng bố IS

Tối thứ Tư hôm nay bà thủ tướng Đức Angela Merkel và ông tổng thống Pháp François Hollande sẽ gặp nhau tại Paris. Pháp chỉ trích hầu hết tất cả các đảng phái đã ủng hộ Berlin mở cửa biên giới để 'chiêu dụ' thêm nhiều người tị nạn vào Châu Âu. Theo ông Valls tình hình sẽ nghiêm trọng hơn ở thời điểm lập Đông dưới khía cạnh nhân đạo: "Đặc biệt là ở các quốc gia trên tuyến đường Balkan, mọi thứ rất quan trọng, sẽ thê thảm lắm - và không phải một lúc nào đó mới khổ đâu, sắp tới rồi, gần lắm rồi".

Valls cảnh giác rằng IS cũng có thể khủng bố ở Đức nữa. "Đức và Ý cũng bị đe dọa như thường", ông nói, "chỉ cần đọc các bản tin chính thức là sau vụ khủng bố là biết rồi".

Tìm đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố

Sau các vụ nổ bom ở Paris, Pháp đã gia tăng không kích lên các vị trí quân sự của IS ở Syria và Iraq. Mới vừa thứ Ba hôm qua, các chiến đấu cơ của Pháp đã phá hủy tổng hành dinh của IS ở thành phố Mossul phía Bắc Iraq. Tổng thống Holland đang cố gắng thành lập một liên minh thế giới chống khủng bố.

Trong lúc báo SZ phỏng vấn, thủ tướng Pháp Valls đã thận trọng trả lời câu hỏi rằng ông chờ đợi gì ở sự hỗ trợ quân sự về phía chính phủ Đức. Ông Valls trích dẫn đề tài thảo luận của tổng thống Đức Joachim Gauck và ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier về trách nhiệm trên bình diện thế giới và nói thêm vào: "Người Đức là dân tộc rất thực tiễn, một ngày nào đó họ sẽ bỏ lý thuyết chuyển sang thực hành mà thôi".


(***dịch theo "Frankreich fordert Aufnahmestopp für Flüchtlinge aus Nahost" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/frankreich-nach-terror-manuel-valls-fordert-europa-auf-grenzen-zu-schliessen-a-1064425.html) - Spiegel Online)

Triển
11-25-2015, 04:14 AM
Tam sao thất bổn về câu nói ngừng thu nhận người tị nạn






http://www.zeit.de/politik/ausland/2015-11/manuel-valls/bitblt-820x461-a3e51d71c8dda868e84c15b7e77b675bec3f935b/wide

Thủ tướng Pháp Manuel Valls (hình ảnh © Eric Feferberg/AFP/Getty Images)












Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã yêu cầu lập tức chấm dứt vụ cho người tị nạn Trung Cận Đông nhập cảnh vào EU:

"Chúng ta không thể nhận thêm quá nhiều người tị nạn nữa vào Châu Âu - Không thể được."

Sáng thứ Tư hôm nay nhiều giới truyền thông, trong đó cũng có báo Zeit Online loan tin. Zeit Online lấy nguồn tin này từ Süddeutsche Zeitung.

Sau đó, theo nguồn tin của truyền thông Pháp và Chương trình tin tức của đài ARD Đức Tagesschau thì ông ta không có nói như vậy. Thay vào đó Valls nói như vầy:



"L'Europe doit dire qu'elle ne peut plus accueillir autant de migrants, ce n'est pas possible"



Tờ Le Mond cho hay và trích nguồn từ văn phòng thủ tướng Pháp.

Dịch ra là:



"Châu Âu phải lên tiếng rằng không thể nhận quá nhiều người nhập cư như vậy nữa. Không thể như vậy được nữa."



Tờ Süddeutsche Zeitung vẫn giữ dòng tin câu trích của họ như vậy.

Valls đã mời vài ký giả ngoại quốc đến họp báo hôm thứ Ba. Sau đó vài giới truyền thông loan tin đoạn trích dẫn, trong đó có tờ báo Đức Süddeutsche với đoạn trích dẫn bên trên. Đoạn yêu cầu ngừng thu nhận được nhiều giới truyền thông chụp lấy, bây giờ thì không ai biết rõ là ông ta đã thực sự nói gì. Cốt lỏi của câu nói xoay quanh câu hỏi về một trạng từ nho nhỏ "autant" nghĩa là 'quá nhiều'.
Như vậy thì Valls muốn giảm bớt con số người tị nạn hay là muốn ngừng hẳn việc thu nhận người tị nạn?

Ngoài ra Valls nói rằng việc kiểm soát biên giới Châu Âu sẽ quyết định số phận của Cộng Đồng Chung Châu Âu và những người tị nạn nên ở lại các trại tị nạn mệnh danh là các Hotspots ở các quốc gia chung quanh Syria. Thay vì không kiểm soát để cho hàng ngàn người di dân sang Châu Âu, thì Châu Âu phải tìm các giải pháp chung với Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan. Nói như vậy nghĩa là Valls chỉ lặp lại quan điểm trước đây của chính phủ Pháp.

Bà thủ tướng Angela Merkel sẽ gặp tổng thống Pháp François Hollande trong ngày thứ Tư hôm nay tại Paris.

(theo die Zeit (http://www.zeit.de/politik/ausland/2015-11/valls-fluechtlinge-europa-aufnahmestopp))

Triển
11-25-2015, 05:02 AM
Canada sắp loan báo kế hoạch nhận 25.000 người Syria tị nạn

bài của Sharon Behn

http://gdb.voanews.com/E4E7C1DE-3914-4579-9DF3-7D8C3BFE4985_w640_r1_s_cx0_cy6_cw0.jpg



Ngày 24/11, Thủ tướng tân cử Justin Trudeau sẽ loan báo kế hoạch tái định cư 25.000 người Syria tị nạn trước cuối năm.


Trước khi ra thông cáo chính thức, nhân viên hoạt động nhân đạo ở khắp Trung Đông đã chuẩn bị cho một cuộc không vận ồ ạt người Syria tị nạn đến Canada trong 6 tuần lễ sắp tới. Đây sẽ là chiến dịch không vận lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc nội chiến Syria đã kéo dài 4 năm rưỡi gây thiệt mạng cho hàng trăm ngàn người và hàng triệu người bị thất tán.


Hãng hàng không Air Canada đã đề nghị dùng máy bay của hãng để giúp trong cuộc không vận. Các máy bay có thể bay vào Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi hàng triệu người Syria tị nạn đã tìm nơi trú ẩn.
Một người phát ngôn của Tổ chức Di trú Quốc tế có trụ sở ở Geneva cho biết chiến dịch này đang chờ Canada bật đèn xanh.


Ý kiến của Canada


Người Canada dường như chia rẽ về đề nghị của ông Trudeau. Một cuộc thăm dò do tổ chức Forum Research thực hiện ở Canada hôm 24/11 cho thấy chỉ trên một nửa số người được thăm dò không tán thành kế hoạch của chính phủ. 41% ủng hộ dự án.


Bà Claudia Blume, một bà mẹ có 2 đứa con, nói với đài VOA rằng bà sẵn sàng nhận một người Syria trẻ tuổi vào tuần tới, người đầu tiên thêm vào đại gia đình 8 người mà bà cùng với một nhóm tư nhân Canada bảo trợ.


Từ tư gia ở Toronto, bà Blume nói với đài VOA: “Chồng tôi và tôi thực sự chán ngán cảnh nhìn thấy tất cả những hình ảnh người tị nạn ngồi trong các trại. Chúng tôi yêu cầu các bạn đến ở với chúng tôi, nay nhân số chúng tôi đã là 17 người”.


Sự bảo trợ của bà Blume nằm trong Chương trình do Văn phòng Phối hợp Thị thực đề xuất kết hợp người tị nạn được xác nhận tái định cư của cơ quan tị nạn LHQ với những người bảo trợ tư nhân ở Canada.


Toàn bộ gia đình tị nạn gồm 2 ông bà và 3 người con trai đã trưởng thành, một người đã kết hôn có 2 con nhỏ, dự kiến sẽ đến nơi trong dịp lễ cuối năm.


Bà Blume nói: “Chúng tôi dự định tổ chức một bữa tiệc Giáng Sinh với toàn thể gia đình”.


(nguồn: VOA Tiếng Việt (http://www.voatiengviet.com/content/canada-sap-loan-bao-ke-hoach-nhan-25000-nguoi-syria-ti-nan/3071912.html))

tư mã tai trâu
11-25-2015, 06:43 AM
Ngày 24/11, Thủ tướng tân cử Justin Trudeau sẽ loan báo kế hoạch tái định cư 25.000 người Syria tị nạn trước cuối năm.


Trước khi ra thông cáo chính thức, nhân viên hoạt động nhân đạo ở khắp Trung







Hoãn lại rồi anh Năm.

http://www.thestar.com/news/canada/2015/11/24/liberals-push-back-deadline-on-syrian-refugees.html

Triển
11-25-2015, 08:02 AM
Hoãn lại rồi anh Năm.

http://www.thestar.com/news/canada/2015/11/24/liberals-push-back-deadline-on-syrian-refugees.html

Cám ơn anh cập nhật giùm nha.
Chà Canada nhận người cũng có
điều kiện đó:

"Canada will focus on refugees who have been
deemed the most vulnerable — families, women
at risk, and LGBTQI claimants. Officials say that
does not preclude men — including gay men and
single men accompanying their parents — from
admission.
"

Triển
11-27-2015, 10:56 AM
Thụy Điển gia tăng khó khăn
điều luật tị nạn của họ


http://cdn3.spiegel.de/images/image-925952-galleryV9-otfz-925952.jpg
Người tị nạn đến Malmö: chính phủ phản ứng trước sự nhập cảnh ồ ạt

Ban đầu là Na Uy và Đan Mạch, bây giờ đến lượt Thụy Điển. Nước Bắc Âu này muốn thay
đổi điều luật tị nạn của họ theo định chuẩn EU - nghĩa là làm khó hơn. Thay đổi này trước
hết có giá trị 3 năm.

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven họp báo thứ Ba vừa qua cho biết, "Trong hai tháng qua
có 80 ngàn người tị nạn đến nước chúng tôi. Tôi cảm thấy đau lòng là Thụy Điển không đủ
sức thu nhận những người đi xin tị nạn ở mức độ này nữa". Tình hình không thể kham nổi
nữa.

Cụ thể là sẽ có ít người được công nhận tị nạn ở lại, sẽ có nhiều người được phép tạm cư
có thời hạn và việc bảo lãnh gia đình sẽ bị khó khăn hơn. Ông Löfven hi vọng rằng nhiều người
tị nạn sẽ đến lánh nạn tìm sự che chở ở các nước trong Cộng Đồng Chung Châu Âu khác.
Thụy Điển đã nộp đơn cách đây hai tuần ở Ủy ban EU xin được phân bố số người tị nạn của
họ sang các quốc gia khác. Hôm 12 tây tháng Mười Một Thụy Điển đã kiểm soát lại biên giới
không thường trực. Số người tìm đường tị nạn không vì vậy mà thuyên giảm. Số lượng cảnh
sát biên phòng từ bây giờ được tăng lên gấp đôi.

Tính theo tỉ lệ dân số, Thụy Điển là quốc gia thu nhận người tị nạn nhiều nhất trong Cộng Đồng
Chung Châu Âu. Nhà chức trách Thụy Điển ước lượng chỉ trong năm 2015 họ sẽ thu nhận đến
190 ngàn người mới tị nạn.

(** dịch theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/fluechtlinge-schweden-verschaerft-asylgesetze-a-1064390.html))





Tấm lòng vàng ...



"...
Sweden’s Deputy Prime Minister broke down into tears as she announced
the Government’s U-turn over the refugee crisis to reduce the number of people
fleeing war and persecution from seeking asylum in Sweden.
...
(coi tiếp)
" (http://www.independent.co.uk/news/people/refugee-crisis-sweden-deputy-prime-minister-cries-as-she-announces-u-turn-on-asylum-policy-a6749531.html)

Triển
11-27-2015, 10:49 PM
cô nữ sinh Cologne giúp người tị nạn: mua giày cho 1500 trẻ con Iraq







http://cdn1.spiegel.de/images/image-917798-galleryV9-kxgf-917798.jpg
Gian Aldonni, sinh viên ở Cologne, giúp đỡ ở Iraq:
"Tôi không thể làm khác hơn"
(hình: Matthias Jung/ UNI SPIEGEL)





Hành trình dài của cô bắt đầu từ Iraq và đi một đoạn nào đó trên một chiếc tàu sắt rỉ sét trên đoạn vượt Địa Trung Hải đã bốc cháy. Do lửa đã dập tắt được nên cô Gian Aldonani và gia đình đã đến được nước Đức vào năm 2001, và sau đó được công nhận tị nạn chính trị.


Gian, 23 tuổi, học ngành sư phạm chính trị ở Cologne, trong khi Mossul, sinh quán của cô đang bị bọn đao phủ "Nhà nước Hồi giáo" chiếm cứ. Hàng chục ngàn người đã trốn chạy trước bọn sát nhân này từ năm 2014. Trong đó có nhiều người thuộc dân tộc thiểu số Yazidis cũng là nguồn gốc dân tộc của Gian.


Cùng với em gái của mình, cô Shilan và một cô bạn học chung đại học, cô sinh viên này muốn chia sẻ may mắn của mình và giúp đỡ những người không đủ sức và tiền bạc đi tị nạn. Và như vậy người phụ nữ trẻ này đã sáng lập tổ chức từ thiện Hawar - tổ chức này hỗ trợ trẻ con gốc Yazidis đang sống trong trại tị nạn ngay trên đất Iraq nhưng ngoài vùng kiểm soát của IS.


Bộ ba đã lập quầy tin tức ở trung tâm thành phố Cologne, khởi sự kêu gọi quyên góp qua Facebook và chẳng bao lâu họ đã có được 11 ngàn 600 Âu kim. Tuy nhiên thay vì chuyển tiền qua trung gian, 3 cô đã lên máy bay đi Iraq. Gian nói, "Nhiều trưởng trại tị nạn ở Iraq tham nhũng, vì vậy phải đi để chắc chắn tiền bạc của chúng tôi đến tay người cần thiết".


Trước khi cô hạ cánh ở Erbil nằm ở phía Bắc Iraq, phi công đã tắt hết đèn trên máy bay để tránh bị IS bắn. Gian thuật lại, "Lúc đó tôi sợ quá chừng, nhưng mà khi tôi tới trại được rồi và mục kích cảnh tượng trẻ con bị cóng trước trời lạnh căm căm thì tôi biết rằng mình đã làm đúng".


Các cô đã dùng tiền quyên góp mua áo khoác mùa Đông và giày cho 1500 đứa trẻ ở một hãng cung cấp lớn tại Iraq. Mọi sự đã xảy ra tốt đẹp và các cô sinh viên này lên kế hoạch lại sắp bay tiếp sang Iraq. Gian cho biết, "Chắc có người tưởng chúng tôi bị khùng, nhưng mà tôi không thể làm khác hơn".



( * dịch từ "Kölner Studentin hilft Flüchtlingen: Schuhe für 1500 irakische Kinder" (http://www.spiegel.de/unispiegel/studium/hawar-hilfswerk-studentin-aus-koeln-hilft-fluechtlingen-im-irak-a-1061100.html) - Uni Spiegel)

Triển
11-30-2015, 09:35 PM
Mua bán người

Người tị nạn đã trở thành một món hàng béo ngậy cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau cuộc gặp gỡ 'thượng đỉnh' hai bên EU và Thổ, Thổ đã có các
hành động rõ rệt.
Hôm qua Thổ đã bắt lại 1300 người đang trên đường đi Châu Âu.
Thông tấn xã Dogan của Thổ loan tin rằng nhà chức trách Thổ đã
thực hiện cuộc bố ráp với 250 cảnh sát ở bờ biển Ayvacik đã bắt đi
nhiều băng nhóm buôn người. Được biết đảo Lesbos của Hy Lạp
chỉ nằm ở một khoảng cách Ayvacik vài cây số. Các dụng cụ và
phương tiện vượt biên đều bị tịch thu.

Để trả cho cái giá giữ chân người tị nạn, Ankara sẽ nhận trước 3 tỉ
Âu kim trang trải cho các trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng
sẽ được giảm nhẹ các điều khoản nhập cảnh Châu Âu cũng như
Châu Âu chịu ngồi lại đàm phán cho Thổ gia nhập vào Cộng Đồng
Chung Châu Âu.

Được biết Thổ Nhĩ Kỳ đã xin gia nhập EU hơn 11 năm nay nhưng
vì thể chế chính trị độc tài, kinh tế không vững vàng cũng như không
có các điều hành luật lệ cơ bản nên bị khước từ nhiều năm nay và
EU không chịu ngồi đàm phán với Thổ. Lần này Thổ đã dùng lá bài
người tị nạn để ép EU đàm phán.

Đây là một kiểu nô lệ mới ngày nay đó các bạn. Không phải chỉ xảy
ra trên đất Mỹ trăm năm trước đâu.


(theo die Welt (http://www.welt.de/politik/ausland/article149472428/Tuerkei-nimmt-1300-Fluechtlinge-fest.html))

http://img.welt.de/img/politik/crop149428881/1859401939-ci16x9-w780/Fluechtlingslage-in-der-Tuerkei.jpg

hoài vọng
11-30-2015, 10:37 PM
Thổ Nhĩ Kỳ mua bán người thua xa csvn ...chỉ thả một vài người tù mà đạt được WTO ...TPP...:)

Triển
11-30-2015, 11:04 PM
Thổ Nhĩ Kỳ mua bán người thua xa csvn ...chỉ thả một vài người tù mà đạt được WTO ...TPP...:)


Dạ, nếu ngu đệ em được phép trưng bày thành tích của
nhà cầm quyền VN thì chính xác là:

- 3 triệu người Việt Mỹ, Âu, Úc
- 500 ngàn cô dâu Đông Nam Á
- 500 ngàn thợ khách khắp thế giới
- và 100 người activists.

Và trong tuần này Nguyễn Tấn Dũng vẫn tiếp tục ký kết
được hiệp ước tự do mậu dịch với Châu Âu. Hôm nay
báo Đức vừa loan tin như vậy. Nội trong tuần này y sẽ
bay sang đây gặp gỡ Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude
Juncker ngồi ở Bruxelles (Bỉ) và thanh tra thương mại Cecilia
Malmström. (theo Spiegel (http://www.spiegel.de/wirtschaft/soziales/handelsabkommen-ohne-privatgerichte-eu-vertrag-mit-vietnam-a-1065300.html))

Khi nồi cơm của VN có Âu, Mỹ, Úc thò tay vào thì họ
cũng sẽ không muốn thấy tình trạng "nồi da xáo thịt".
Sự hi vọng của người Việt quốc gia xuống dưới mắt cá. Để
xem các đứa trẻ Việt Nam sau này ra sao, có biết cần phải
thay đổi màu đỏ thành cái màu khác không.

Triển
12-01-2015, 06:21 AM
Bị kẹt giữa đồng trống và đường rầy


Mặc dù đã tuyệt thực và may kín môi phản đối, những người lính biên phòng Mazedonia vẫn không thương xót. Họ chỉ cho những người tị nạn từ các nước có chiến tranh qua biên giới thôi. Tất cả những người khác bị kẹt lại ở Idomeni.

Thomas Roser viết từ Idomeni
1 Tây tháng Mười Hai 2015, 12 giờ 43







http://www.zeit.de/politik/ausland/2015-12/fluechtlinge-griechenland-mazedonien/bitblt-850x478-2814320f51a86a545ecafee1503433ec323a360a/wide


Người tị nạn giữa biên giới Madzedonia và Hy Lạp - hình ảnh: © Stoyan Nenov/Reuters


Đứng co ro trên đường rầy ở Idomeni phía Bắc Hy Lạp, Khardga Magal bàng hoàng chưa ghi nhận được xui xẻo của mình. Người thợ điện từ thành phố Udayapir ở Nepal đã làm việc hai năm trời ở Kirkuk thuộc Iraq cho đến khi quyết định rời bỏ nơi này vào trung tuần tháng 10: "Dội bom và nổ bom đã khiến tôi không chịu đựng được nữa. Tôi chỉ muốn đi khỏi nơi này thôi."

Vượt qua đoạn hải trình nguy hiểm và đắt đỏ từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp đến nơi thì giấy tờ tùy thân của người đàn ông Nepal này không được công nhận. Mặc dù anh này đã đến được biên giới Hy Lạp - Mazedonia cách đây 15 ngày nhưng anh vẫn đã đến muộn vài giờ đồng hồ: "Họ đã nói tôi là họ chỉ còn cho người A-Phú-Hãn, người Iraq và người Syria đi qua thôi". Những người bạn vừa đi trước anh đó thôi đã gửi email từ Đức và Na Uy về, Kharda kể lại: "Họ viết là họ đã yên ổn cả rồi. Còn tôi thì bị kẹt tại đây".

Ít ra trời đã ngừng mưa. Tiếng động cơ máy phát điện chạy rè rè không yên phát ra từ chiếc xe bán thức ăn nhanh. Nơi được những người mới đến từ chiếc xe buýt chen lấn qua bờ đê lao tới. Những người đồng cảnh ngộ quan sát cảnh tượng đó không buồn nhếch môi ngồi trước các chiếc lều Iglu vội vã dựng lên bên sân ga của các nhóm người chạy tị nạn. Cánh cửa biên giới Mazedonia đã đóng chỉ cách chỗ những người phải làm dã ngoại bất đắc dĩ ở Idomeni, bị kẹt ở đây hai tuần nay.

Trước áp lực của EU, các nước trung chuyển nằm trên tuyến Balkan đã cố gắng ngăn chận bớt số người tị nạn ào ạt. Cũng như Slovenia, Croatia và Serbian, Mazedonia từ lúc đó cũng chỉ còn chính thức cho phép những người tị nạn chiến tranh từ A-Phú-Hãn, Iraq và Syria đi ngang biên giới mà thôi. Những người nhập cư từ các nước khác bị chính phủ ở Skopje gán thành tị nạn kinh tế chung chung với sự đồng ý thầm lặng của Bruxelles.

Với việc "tự quyết định phân loại" người tị nạn này, Mazedonia đã "đi ngược lại lại các nguyên tắc của EU", ông Niskos Toskas bộ trưởng bảo vệ công dân của Hy Lạp bực tức lên án. Có là các nước Eritrea, Pakistan hoặc là Somalia đi chăng nữa, thì thực sự cũng không có nước nào mà công dân của họ bị cấm không cho qua biên giới ở Idemoni lại có mặt trên một danh sách của EU được định nghĩa là quốc gia có tình trạng an toàn hết.

Ông Jasmin Redzepi của tổ chức từ thiện Legis ở Skopje hoàn toàn bất bình trước việc ngăn chận phân biệt quốc gia ở biên giới. Việc ngăn chận này sẽ khiến cho bọn buôn người quay trở lại làm ăn, ông cho biết và chỉ vào đám 40 người tị nạn hồi đầu tuần từng bị kẹt lại ở làng Vaksince ở biên giới Serbia: "Việc đóng cửa biên giới không ngăn chận được làn sóng người đi tị nạn mà chỉ khiến họ phải đi tìm một tuyến đường đi mới mà thôi".

Chướng ngại vật mới không phải là các nước trung chuyển mà là các quốc gia được gọi là đích đến "ở phía Bắc". Ông ta quả quyết: "Mazedonia chỉ là viên Domino cuối cùng trong việc đóng cửa biên giới mà thôi. Thật là kỳ cục khi một quốc gia không phải là thành viên EU lại bị gánh trách nhiệm cho một quyết định của EU".

Jalal trả lời câu hỏi bằng một câu hỏi ngược lại: "Rốt cuộc rồi cho đến khi nào họ mới cho phép chúng tôi đi qua đây?" Trước đây 24 năm ông Iran 54 tuổi này từng làm thông dịch viên cho hội Hồng Thập Tự ở Iraq trong thời chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai. Nhưng hiện tại chính bản thân ông từ Abadan và đứa cháu trai của ông lại bị kẹt giữa các bánh xe chính trị: "Họ nói là ở Syria và Iraq có chiến tranh, còn nước tụi bây không có. Họ nghĩ gì vậy chứ, bộ chúng tôi là tụi khủng bố hay sao?". Ông Jalal nói, "ở Iran không có không khí để thở. Chúng tôi chẳng muốn gì ở nước của họ hết, chỉ muốn đi ngang qua để đến nơi có bà con ở Hòa Lan thôi". Khi được hỏi rồi bây giờ phải làm sao thì ông nhún vai buồn rầu: "Chúng tôi chỉ còn 150 euro thôi, không còn gì nữa".

(còn nữa)

Triển
12-03-2015, 05:47 AM
Trên một chiếc lều Iglu có treo tấm bảng viết nhiều thứ tiếng "Xin hãy mở cửa biên giới!". Tuy nhiên có chọi đá, tuyệt thực hoặc là may miệng lại, cảnh sát biên phòng Mazedonia vẫn không thương xót. Ngược lại hồi cuối tuần qua lại có thêm hàng rào kẽm gai cao 3 thước bắt đầu được dựng thêm để giữ vững biên giới.

Bà Massoumeh Farman, nữ nhân viên của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết, "Căng thẳng và chán chường ngày càng tăng lên", "Người ta nói ai cũng có quyền xin tị nạn hết và cảm giác bị phân biệt chủng tộc qua quốc tịch của mình". Thêm vào đó là phần đất biên giới không thể lâu: "Thông thường người ta đến và đi trong vòng một ngày còn chúng tôi thì bị kẹt giữa đồng trống và đường rầy như thế này. Chỗ được đứng cũng có giới hạn nữa".

15 ngày qua thường là những đêm rét đã để lại dấu vết trên thân thể người sinh viên văn khoa Mohamed. Người trẻ 22 tuổi Ma-rốc từ Casablanca đến cho biết là nếu không có bạn bè "chắc đã chết mất rồi". Hành trình khó khăn, đắt đỏ và rất nguy hiểm kết thúc mất hết hi vọng ở tỉnh Idomeni này.

Chỉ tính đoạn vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp thôi đã phải trả 1000 euro, chuyến bay từ Casablanca sang Istanbul mất 500 euro, anh này tính toán: "cả gia đình đã phải vay nợ để có tiền cho tôi đi. Chúng tôi hi vọng được sang Đức làm việc để hoàn trả nợ nần". Việc quay trở lại quê hương không còn nằm trong dự tính của anh nữa: "Họ nói là chỗ người Syria có chiến tranh. Nhưng mà sống trong một quốc gia như ở nước tôi không sống được, không có việc làm, không có hi vọng thì mỗi ngày như chiến tranh vậy đó. Tôi mà quay trở về với bàn tay trắng sẽ là một thảm họa".

Người đồng hương của anh Yassine đoán rằng các cuộc khủng bố ở Paris là nguyên nhân vụ "phong tỏa" này. "Nhưng mà ông tin tôi đi không có người Hồi Giáo nào đồng cảm với tụi 'Nhà Nước Hồi Giáo' đâu. Họ không có liên quan gì đến thực tế tín ngưỡng của chúng tôi hết". Ở vùng đất địa linh phim ảnh Quarzazate, anh này là một chuyên gia sắp xếp hậu trường ở Ma-rốc. Nhưng từ khi có vụ khủng hoảng kinh tế thế giới cộng thêm hậu quả của Mùa Xuân Ả Rập đạo diễn quốc tế đều tránh né thành phố sa mạc này. Yassine nói muốn có việc làm phải hối lộ trước đã. Anh ta muốn đi sang Hòa Lan gặp các chị của mình và chắc chắn là sẽ không hồi hương nữa: "Tôi hi sinh cho gia đình nhưng tôi không hi sinh cho đất nước tôi. Cái nước Ma-rốc này chưa từng cho tôi một cái gì cả".

Ba đứa con thì khóc lóc còn Hassan thì ngồi bối rối trước một cái lều Iglu. Người bố 30 tuổi này chạy từ thành phố Tripoli ở Lebanon. Anh ta quả quyết là anh không có vấn đề gì nếu được sống ở Đức hoặc là Hòa Lan với nghề đầu bếp:"Taboulé, bột Hummus hoặc là thịt nướng, món gì tôi cũng nấu được hết - và thức ăn của Lebanon là ngon nhất thế giới nữa". Tuy nhiên mơ tưởng đến cái bếp ở Tây Âu xem ra Hassan còn đứng xa nhiều năm ánh sáng. Tất cả bạn bè của anh trước đó đều đã đi qua được biên giới, anh vừa nói vừa lắc đầu: "Tôi không thể hiểu được. Ông có tin hôm nay họ sẽ mở cửa biên giới lại không?"

Giới chính trị gia và truyền thông Đức và Áo bình luận sự việc số lượng người tị nạn giảm xuống rõ rệt là có hi vọng, cũng là hệ quả của việc đóng cửa biên giới trên tuyến chạy nạn Balkan. Tuy nhiên thông tấn xã Jasmin Redzepi nêu lý do thực sự là có bão ở Ägäis và sự cố gắng canh chừng vùng biển ở đó của tuần duyên Thổ Nhĩ Kỳ chứ việc ngăn chặn ở biên giới chỉ là một phần thôi.

Trong 15 ngày mà chỉ chận lại có 300 người không cho nhập cảnh vì lý do tị nạn kinh tế trên tuyến đường Balkan này chỉ là con số không đáng kể. Vụ ngăn chận ở biên giới này không nhằm mục đích làm giảm bớt số lượng người đi tị nạn mà chỉ là sự thử nghiệm một phương pháp này thôi. Bước kế tiếp có thể là đến lượt người A-Phú-Hãn cũng sẽ bị chận lại.

Không có đường thối lui

Tối thiểu có 70 đến 80 phần trăm số người tị nạn được đi ngang biên giới, bà Farman nhân viên của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết và phỏng đoán số người đang phải dựng lều ở Idomeni từ 1500 đến 2000 người. Có nhiều người đã quay trở lại Athen để tìm đường đi khác hoặc là bốc thăm một tấm giấy xin tị nạn ở Hy Lạp, hoặc là xin được hồi hương hợp pháp. Vấn đề nằm ở chỗ là những người bị từ chối tị nạn cũng không thể quay về quê hương của mình mà cứ ở tạm dung tại Hy Lạp với cái hạn 30 ngày. "Rồi họ phải ra sao chúng tôi cũng không biết. Chỉ biết là sau đó họ thuộc vào dạng sống bất hợp pháp ở Hy Lạp mà thôi" .

Trời có nắng nhưng mà Idomeni cũng sắp có những ngày Đông rét buốt tiếp theo. Được hỏi anh ta sẽ làm gì bây giờ thì anh Khardga người Nepal chỉ nhún vai. Anh ta sẽ không chọi đá và cũng không thể đến được nơi có thể nhập cảnh và làm việc hợp pháp nữa rồi. "Những người Nepal chúng tôi không có chạy đại vượt rào biên giới bất hợp pháp, chúng tôi không có làm chuyện đó". Anh nhớ nhà nhưng mà xứ Nepal từ khi động đất đến nay vẫn còn đổ nát. "Tôi trở về Nepal chi nữa khi tôi chẳng còn gì ở đó mà ở đó cũng không có gì cả?".

Ông Jalal người Iran thì đành liều lên chuyến xe buýt miễn phí chở vể lại Athen: "Họ phong tỏa chúng tôi ở đây. Nhưng có thể từ Athen chúng tôi lại có cách đi khác nữa". Ông ta không hề có ý định về lại cố hương, "không bao giờ", anh Mohammed người Ma-rốc thề thốt:"Tôi hi vọng là biên giới lại mở cửa. Nếu không thì tôi cứ tiếp tục ở lại đây. Có chết cũng đành thôi".


(*** dịch lại từ "Eingeklemmt zwischen Ackerland und Schienen" (http://www.zeit.de/politik/2015-12/fluechtlinge-mazedonien-griechenland-grenze/seite-3))

Triển
12-04-2015, 02:12 AM
Merkel: Chúng tôi phải để người A-Phú-Hãn hồi hương

Chỉ riêng năm nay đã có 140 ngàn người A-Phú-Hãn đã phải ra đi vì sự bất an nước này và sự trỗi dậy của Taliban. Tại Berlin Ashraf Ghani và Angela Merkel đã hứa hẹn phải ngăn chận bớt làn sóng người nhập cư.


2 Tây tháng 12 năm 2015
Naomi Conrad tường thuật từ Berlin






http://www.dw.com/image/0,,18889081_303,00.jpg




Ông Ashraf Ghani, tổng thống A-Phú-Hãn nói trước giới báo chí hôm thứ Tư trong chuyến công du chính thức đến Berlin rằng dân nước ông cần biết là "đường phố (ở nước Đức) không có dát vàng".

Ông đề cập đến số lượng lớn dân A-Phú-Hãn đã chạy đến Đức và chỉ đặc biệt đến Đức thôi: Hơn 140 ngàn người A-Phú-Hãn đã bỏ xứ của họ ra đi chỉ tính trong năm nay mà thôi và gần như không quan tâm gì đến chiến dịch tuyên truyền của tòa đại sứ Đức khuyến cáo dân A-Phú-Hãn hãy ở lại quê hương. Theo tường thuật của giới truyền thông địa phương , rất nhiều người hàng ngày vẫn tiếp tục xếp hàng trước văn phòng cấp giấy thông hành của A-Phú-Hãn ở Kabul.

Một năm từ khi Ghani nhậm chức tổng thống đến nay, các hoạt động phá rối của Taliban vẫn tiếp tục trỗi dậy ở nước ông - phiến quân của họ cách đây không lâu đã kiểm soát được thành phố phía Bắc Kunduz hồi cuối tháng Chín - và các phe đảng thân IS cũng đang tiến quân.

Trước tình trạng kinh tế bất ổn và nạn tham nhũng lan tràn, nhiều người A-Phú-Hãn chỉ còn kỳ vọng vào một cuộc sống mới ở ngoại quốc - và đa số chọn chỗ dừng chân là nước Đức. Nơi mà hiện tại họ là nhóm dân xin tị nạn lớn đứng nhì sau người Syria.





http://www.dw.com/image/0,,18857347_401,00.jpg
Theo tin tức của nhà chức trách Đức, chỉ trong tháng Mười đã có 31 ngàn người đến đây



Merkel: lý do kinh tế không đủ để xin tị nạn

Dù cho nhà chức trách Đức từng phải đối diện với làn sóng người tị nạn chưa từng có trong những tháng vừa qua, đã nói rõ rằng họ không sẵn sàng thu nhận tất cả người xin tị nạn từ A-Phú-Hãn và sẽ đuổi những người không được công nhận tị nạn phải hồi hương.

Bà thủ tướng Merkel cho biết trong buổi họp báo ở Berlin bên cạnh đồng sự người A-Phú-Hãn của bà rằng, "chúng tôi phải trục xuất người ta trở về A-Phú-Hãn".

Người dân A-Phú-Hãn đến Đức với hi vọng đổi đời đã không hội đủ điều kiện được công nhận tị nạn. Bà thủ tướng nói, "Nếu người tị nạn đến vì hi vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn - và tôi biết rằng hi vọng này rất lớn đối với nhiều người - thì điều đó không hội đủ lý do được công nhận tị nạn hoặc định cư ở đây".

Tuy nhiên nước Đức sẽ thực hiện bổn phận nhân đạo của mình đối với những người A-Phú-Hãn bị đe dọa, bà Merkel nói thêm, bởi vì họ đã hợp tác làm việc với các lực lượng ngoại quốc như là làm việc với quân đội Đức.
Trong quá khứ những người được liệt vào hạng hợp tác với các lực lượng ngoại quốc thường xuyên là mục tiêu bị phiến quân sát hại.

Nhà chức trách A-Phú-Hãn cũng đã tha thiết kêu gọi dân chúng hãy ở lại. Trong một cuộc phỏng vấn trong chương trình Conflict Zone của đài Deutsche Welle tuần này, ông Ghani đã kêu gọi nhân tài hãy ở lại quê hương bằng mọi giá.

"Nếu gia đình những người có khả năng tiếp tục sống ở ngoại quốc thì cũng không có được sự nghiệp gì; nếu họ sống ở ngoại quốc thì cũng chỉ làm nghề rửa bát thôi".

Những vùng có an ninh

Và cứ như vậy, cả ông Ghani lẫn bà Merkel hứa hẹn tạo điều kiện cho người A-Phú-Hãn. Bà Merkel cho biết rằng Đức sẽ hỗ trợ thiết lập các vùng đất sinh sống an toàn trong nước A-Phú-Hãn để giúp người dân đang sống ở những nơi bất ổn có được một khu ở bảo đảm an ninh cao".

Merkel nói Đức sẽ gia tăng các chương trình phát triển, cung cấp cả hai thứ là nhà ở và dạy nghề nghiệp trong "safe zones" ( Triển: nghe kiểu như là ấp tân sinh vậy :) ).
Bà nói thêm, "Dân chúng chính là thứ mà quốc gia đang cần. Người dân không bỏ rơi nước mình nữa".

Ghani và Merkel cũng tuyên bố rằng họ sẽ gia tăng hợp tác đào tạo lực lượng cảnh sát người A-Phú-Hãn để đối kháng với nạn buôn người và làm giấy tờ giả.


(* dịch lại từ "Merkel: We will have to return people to Afghanistan" (http://www.dw.com/en/merkel-we-will-have-to-return-people-to-afghanistan/a-18889261) - DW)

Triển
12-08-2015, 06:07 AM
"Hai phần ba không biết đọc và không biết viết"


Nhiều người tị nạn có một trình độ văn hóa rất tệ, chỉ có mười phần trăm có học thức. Điều này được ông Giáo dục Kinh tế gia Ludger Wößmann phát hiện. Một cuộc phỏng vấn.

* thực hiện: Jan-Martin Wiarda - báo die Zeit
3 Tây tháng 12 năm 2015, 3 giờ 44.



http://www.zeit.de/gesellschaft/2015-12/deutschkurs/bitblt-850x478-2814320f51a86a545ecafee1503433ec323a360a/wide
có một số mù chữ: những người xin tị nạn trẻ tuổi trong một khóa Đức ngữ ở Postdam (hình ảnh: © Sean Gallup/Getty Images )





DIE ZEIT: thưa ông Wößmann, bà bộ trưởng bộ giáo dục Wanka nói rằng giáo dục là chìa khóa cho sự thành công hội nhập của người tị nạn. Nói như vậy có đúng không?

Ludger Wößmann: Đúng rồi, nhưng mà chính đó là thử thách rất lớn. Bởi vì có nhiều người tị nạn không có trình độ văn hóa tối thiểu để mà từ đó phát triển thêm lên.


DIE ZEIT: Ở đâu ông biết chuyện này? Cho đến nay không có ai có thể nói chính xác rằng những người đã đến Đức có trình độ hiểu biết ra sao hết.

Ludger Wößmann: Quả thật đã có nhiều lập luận võ đoán. Nhưng điều đó không có hệ quả ngược lại rằng chúng tôi hoàn toàn không có tài liệu gì. Chúng tôi vừa so sánh trình độ trường học của 81 quốc gia cho tổ chức OECD xong, trong đó cũng có các nước như Syria, Albania là những nước mà hiện tại nhiều người tị nạn xuất thân từ đó ra.
Nếu trưng kết quả các cuộc khảo sát học lực quốc tế Pisa và Timss của năm 2011 ra, chúng ta sẽ có một hình ảnh thất bại thảm hại: 65 phần trăm học sinh Syria không qua được mức mà OECD gọi là trình độ căn bản. Ở Albania thì chỉ số là 59 phần trăm - mang so sánh với con số 16 phần trăm ở Đức.


DIE ZEIT: Điều đó có nghĩa cụ thể là gì?

Ludger Wößmann: Nghĩa là hai phần ba học sinh ở Syria chỉ biết đọc và biết viết rất giới hạn. Nghĩa là họ chỉ có thể giải được các bài toán thật đơn giản thôi. Và điều đó có nghĩa rằng những học sinh này khi đến Đức, ngay cả khi đã học xong tiếng Đức cũng gần như không thể theo kịp trình độ trong lớp.


DIE ZEIT: Vì sao như vậy được? Ngay chính người Syria khi so sánh được xem là sắc dân có học thức tốt mà!

Ludger Wößmann: Kết quả rất rõ ràng: nếu so sánh bài vở giáo khoa thì trung bình các đứa trẻ Syria học lớp tám đi sau trình độ các đứa trẻ Đức cùng trang lứa khoảng 5 năm học. Và sau đó chỉ có 69% học sinh ở đó học tiếp.


DIE ZEIT: Có thể là những người tị nạn đến Đức trung bình khá hơn những người ở lại Syria chăng?

Ludger Wößmann: Có thể chứ nhưng không chắc. Hãy xem các con số của Sở lao động vừa qua sẽ thấy gần hai phần ba những người xin tị nạn từ các quốc gia có chiến tranh không có chứng chỉ nghề nghiệp gì cả.


DIE ZEIT: Bà bộ trưởng Wanka nói rằng, lợi thế nằm ở chỗ có hơn phân nửa người tị nạn dưới 25 tuổi, nghĩa là nằm trong số tuổi còn có thể học một cái nghề được.

Ludger Wößmann: Đó là một câu hỏi lớn đó. Vì có hai phần ba những người trẻ Syria theo chuẩn định học trình quốc tế bị liệt vào loại mù chữ, đa số sẽ thiếu kiến thức học vấn trong các bộ máy vận hành ở đây.


DIE ZEIT: Đó là những lời phê bình quá khắc nghiệt.

Ludger Wößmann: Đó là những dữ liệu thật. Chúng ta phải thực tế. Những ai - giống như tôi - muốn - có sự hội nhập thành công, thì người đó phải chấp nhận thực tế như thế nào thì phải ra thế đó. Và từ đó rút ra hậu quả.


DIE ZEIT: Ông muốn nói đến hậu quả gì?

Ludger Wößmann: Chúng ta phải tính trước rằng đa số những người tị nạn trẻ tuổi này sẽ thất bại học những nghề kéo dài 3 năm liền với phần lý thuyết cao. Theo phòng thương mại và công nghiệp Munich và Oberbayern thì có 70 phần trăm những người học nghề xuất thân từ Syria, A-Phú-Hãn và Iraq bắt đầu học một cái nghề 2 năm trước đã phải bỏ học. Vì vậy chúng ta phải cho họ một cơ hội khác hơn; cho họ có người phụ đạo; suy nghĩ lại về các nghề có tốt nghiệp từng phần và có nhiều thực hành hơn và giới hạn bớt lý thuyết. Có những nghề như vậy đó, ví dụ như nghề phụ tá cho y tá. Tương tự như vậy ở các ngành nghề khác cũng có ví dụ bên ngành nghề thợ hồ. Chúng ta cần ra các loại tốt nghiệp trong một năm thôi nhưng với cánh cửa mở sau này có thể học tiếp cho hoàn chỉnh được một nghề nghiệp.


DIE ZEIT: Cách này bị chỉ trích là một loại "Nghề nghiệp phá giá". Như vậy chỉ còn thiếu thêm vụ ông yêu cầu ấn định mức lương thấp nhất là 8 Âu kim rưỡi cho người tị nạn nữa thôi đó.

Ludger Wößmann: Biện pháp hội nhập này chỉ có tính cách đúng đắn tạm thời. Nếu chúng ta muốn những người tị nạn có thể hội nhập vào xã hội và thị trường công ăn việc làm của chúng ta, thì chúng ta phải thực tiễn hơn và phải đặt quyền hạn được đi làm việc của người tị nạn so với những người thất nghiệp dài hạn ngang nhau và chúng ta cũng tính luôn các trường hợp ngoại lệ vào nữa. Ai ăn nói hoa mỹ về chuyện áp dụng mức lương tối thiểu cho những người tị nạn là phi đạo đức, thì những người đó nên nói hết tất cả sự thật luôn rằng: họ phải tính tới chuyện một phần lớn những người tị nạn sẽ không bao giờ hội nhập được vào thị trường công ăn việc làm. Đó là cái chọn lựa thực tế đó - và đó mới chính là sự vi phạm đến đạo đức những người tị nạn này.


DIE ZEIT: Rồi những đứa trẻ tị nạn còn rất trẻ, như ba, năm hoặc là 10 tuổi thì sao?

Ludger Wößmann: Tương lai những đứa này thì khá hơn nhiều chứ. Nhưng chỉ thành công nếu chúng ta làm tốt hơn so với làn sóng nhập cư lần trước. Nghiên cứu học vấn cho thấy các đứa trẻ học môn sinh ngữ nhanh nhất khi chúng trong tình trạng bị bắt cóc bỏ đĩa, rồi mỗi ngày bắt buộc phải giao tiếp với trẻ con không có quá khứ nhập cư. Nghĩa là ráng làm sao cho tất cả các đứa bé muộn nhất là ba tuổi là phải đi mẫu giáo và các đứa trẻ lứa tiểu học phải cho vào ngay lớp học bình thường luôn. Cho dù là đang có làn sóng tị nạn như hệ thống học đường cũng không bị quá tải gì cả: nếu chúng ta muốn tránh vụ ổ-chuột-hóa dân cư và phân bố những người tị nạn cho đều ra xuống các quận lỵ, thì dù với có số nửa triệu người được công nhận tị nạn chia ra cứ hai lớp học hoặc một nhóm mẫu giáo là có thêm một đứa trẻ tị nạn cũng chẳng hề gì. Điều này thật sự không phải là không thể thực hiện.


DIE ZEIT: Như vậy thì những đứa thật bé là những người có mang hi vọng lớn nhất. Rồi còn thế hệ cha mẹ chúng thì sao? Ngay cả bà bộ trưởng Wanka cũng tiên đoán rằng họ sẽ có một tương lai khó khăn.

Ludger Wößmann: Điều đó chỉ xảy ra nếu chúng ta không linh hoạt. Đối với lớp người trên 25 tuổi thì tôi đã nói như đối với các đứa học sinh vào lứa thanh thiếu niên rồi. Tuy nhiên càng phải mạnh tay hơn nữa. Qua lý do dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau chúng ta cứ tính là chỉ có gần 10 phần trăm có học thức thôi. Và hai phần ba không có tốt nghiệp gì cả. Ở Đức thành phần học thức thấp khoảng 14 phần trăm và cho dù có tình trạng tốt đi nữa với vốn liếng tiếng Đức sẵn có thì vẫn cứ năm người là có một người trong thất nghiệp.


DIE ZEIT: Bên chính trị có thể làm gì đây?

Ludger Wößmann: Họ phải dẹp bỏ các rào cản người có học lực thấp. Ví dụ như là bỏ các vụ thi vào học nghề đi, song song đó cho dù số người không ít có nghề nghiệp và bằng cấp đại học, phải được nhanh chóng cho công ăn việc làm tương xứng. Chỉ nội việc này thôi đã là một thách thức vĩ đại rồi, trong khi quá trình xin tị nạn vẫn cứ kéo dài một cách vô trách nhiệm như vậy. Họ sẽ không có áp lực phải học tiếng Đức hoặc là áp lực phải hội nhập vào xã hội nếu cứ phải chờ tới 15 tháng trời mới biết là mình có được ở lại hay không.


DIE ZEIT: Nhà nghiên cứu về hội nhập Rainer Bauböck cho biết là mười năm sau mọi người sẽ cám ơn bà thủ tướng Merkel đã thu nhận người tị nạn không chỉ vì lý do nhân đạo là đúng đắn mà còn là lợi thế cho kinh tế địa lý Đức quốc nữa.

Ludger Wößmann: Theo ý tôi thì số người tị nạn đã trưởng thành có thể giải quyết vấn đề thiếu nhân lực chuyên môn của chúng ta không thực tế cho lắm. Yếu tố đã giúp đỡ chúng ta những năm qua là việc những người có trình độ có gốc từ các nước Châu Âu khác di cư sang đây. Nhưng mà sau cùng thì ông Bauböck cũng sẽ đúng nếu chúng ta nới rộng thêm điểm mốc thời gian. Nếu bây giờ chúng ta làm đúng hết cho thế hệ con cái những người tị nạn này, và song song đó nếu chúng ta cho cha mẹ những đứa trẻ này một cơ hội có công ăn việc làm cũng như hội nhập, thì những đứa trẻ đó sẽ là những người làm giảm bớt vấn nạn dân số trong vòng 25 năm tới.


(** dịch lại từ "Zwei Drittel können kaum lesen und schreiben" (http://www.zeit.de/2015/47/integration-fluechtlinge-schule-bildung-herausforderung) - báo die Zeit)

Triển
12-11-2015, 01:43 AM
Phi trường Toronto:
Thủ tướng đón chào người tị nạn Syria đầu tiên đến Canada




http://cdn1.spiegel.de/images/image-933208-breitwandaufmacher-kbgs-933208.jpg
thủ tướng Trudeau (trái), người tị nạn Syria: "Chào mừng đến Canada"





"Chúng ta sẽ chào mừng người tị nạn Syria bằng một nụ cười", ông bộ trưởng nhập cư John McCallum của Canada đã hứa hẹn. Và ông xếp của ông ấy, thủ tướng Justin Trudeau đã giữ lời hứa: với nét mặt rạng ngời ông tân thủ tướng đã chào mừng người Syria đầu tiên ở phi trường Toronto.

Trudeau nói, "Một buổi tối tuyệt vời". "Chúng ta không chỉ cho thế giới thấy một chiếc phi cơ chở đầy những người Canada mới, là những người cho Canada một bộ mặt mới, mà chúng ta chứng minh cho cả thế giới biết rằng chúng ta mở rộng cõi lòng và chào mừng những người vừa ra khỏi một hoàn cảnh khó khăn dường nào".

163 người tị nạn Syria đã hạ cánh xuống thủ đô Canada gần đến lúc nửa đêm với chiếc phi cơ quân sự từ Beirut. Cho đến cuối năm sẽ có tổng cộng 10 ngàn người Syria đến Canada, 15 ngàn người nữa sẽ tiếp tục đến Canada cho đến cuối tháng Hai năm 2016. Mỗi ngày sẽ có 800 người tị nạn trong các trại Lebanon và Jordan được chọn ra và kiểm tra.

Trudeau cho biết lúc người Syria đến nơi, "Họ rời khỏi máy bay dưới cương vị người tị nạn"."Nhưng mà khi họ đi ra khỏi Terminal thì họ sẽ là dân Canada định cư với danh số bảo hiểm xã hội, với thẻ y tế và cơ hội trở thành công dân nước Canada".

Mặc dù vậy cũng có vài người Canada cũng đến tiếp đón người Syria. Shai Reef 20 tuổi đã viết lên một tờ bích chương bằng tiếng Ả Rập "Chào mừng đến Canada". "Người Do Thái chúng tôi cũng đâu có ai muốn nhận. Tôi hiểu được cảm giác của họ." Reef cho biết.








https://pbs.twimg.com/media/CV3jrY4U4AA62Pp.jpg

(nguồn: Twitter của Daniel Dale (https://twitter.com/ddale8))




Tờ báo lớn nhất Canada "Toronto Star" ra loạt báo đi tít ở trang đầu bằng hai thứ tiếng Anh ngữ và tiếng Ả Rập với dòng chữ: "Chào mừng đến Canada". Trong một bài viết tiếng Ả Rập, những người tị nạn được biết thêm chuyện quan trọng nhất về thời tiết Canada, thổ ngữ Canada và dĩ nhiên là có vụ Khúc côn cầu trên băng nữa.
Trong bài viết có nhắc, "Mọi thứ ở đây lớn hơn Damascus và Aleppo một tí và lạnh lẽo hơn nhiều. Nhưng mà chúng tôi là người thân thiện. Chúng tôi là một thủ đô tôn trọng giá trị của sự đa dạng. Đó chính là sức mạnh của chúng tôi".

Trong cách đối xử với người tị nạn, Canada đã chứng tỏ sự khác biệt rõ ràng so với Mỹ. Ở Mỹ đã có hàng chục thị trưởng quyết định không nhận người tị nạn. Donald Trump người đang dẫn đầu cuộc chạy đua được làm ứng cử viên tổng thống cho phe Cộng Hòa còn yêu cầu hãy ra lệnh cấm chung tất cả người Hồi giáo nhập cảnh.



(** dịch theo "Flughafen Toronto: Premier empfängt erste syrische Flüchtlinge in Kanada" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/kanada-justin-trudeau-empfaengt-fluechtlinge-aus-syrien-a-1067237.html) - tờ Spiegel)

Triển
12-11-2015, 10:55 AM
Banksy &
Steve Jobs

http://banksy.co.uk/img/1215/jobs_02.jpg
the son of a migrant from Syria


http://banksy.co.uk/img/1215/jobs_03.jpg

http://banksy.co.uk/img/1215/jobs_04-2.jpg
The Jungle refugee camp, Calais


(source: http://banksy.co.uk/index1.asp)

Triển
12-11-2015, 11:15 AM
Banksy uses Steve Jobs artwork
to highlight refugee crisis


http://i.imgur.com/kMVjxsB.png

(source: http://www.theguardian.com/artanddesign/2015/dec/11/banksy-uses-steve-jobs-artwork-to-highlight-refugee-crisis )

Triển
12-11-2015, 10:41 PM
Đối thủ của Trâm: trẻ con hồn nhiên nước láng giềng!








Canadian children record welcome message for Syrian refugees – video


https://embed.theguardian.com/embed/video/world/video/2015/dec/11/canadian-children-syrian-refugees-video

Triển
12-14-2015, 06:34 AM
Bơ vơ nơi xứ lạ

Hàng chục ngàn trẻ em tị nạn vị thành niên đến Đức một mình.
Nhiều đứa bị chấn động tâm lý. Nhà chức trách bị quá tải trong việc chăm sóc.

bài viết của Andrea Vernbach
14 Tây tháng 12 năm 2015, 0 giờ

http://www.zeit.de/politik/deutschland/2015-12/jugendlicher-fluechtling-deutschbuch/bitblt-820x461-a3e51d71c8dda868e84c15b7e77b675bec3f935b/wide




Gần 60 ngàn trẻ em tị nạn hoàn toàn đi một mình đến đây hiện đang sống ở Đức. Mỗi tuần có thêm khoảng 2 ngàn đứa. Chúng nó chỉ có một thân một mình vì hoặc là mất hết người thân trong chiến tranh hoặc là trên đường đi tị nạn bị lạc mất, hoặc là cha mẹ chúng quyết định gửi chúng sang Châu Âu một mình vì tiền đi vượt biên không đủ cho cả gia đình. Nhiều đứa trốn khỏi nơi bị bắt làm lính trẻ con, ví dụ như từ Eritria, trốn khỏi nơi bị bắt làm nô lệ tình dục, ép hôn, cắt âm hộ. Nhưng cũng có đứa mày mò đến nơi để tìm người thân.

Trẻ con vị thành niên đến đây rồi sẽ ra sao?

Trước hết chúng được "về dưới trướng" Sở Thanh Niên theo ngôn ngữ hành chánh. Trong 7 ngày đầu tiên bọn trẻ được qua giai đoạn kiểm tra có tên gọi là Trắc nghiệm nghi vấn, để xem coi những đứa trẻ này có thực sự chưa đến tuổi trưởng thành hay không và bọn chúng cần sự trợ giúp gì. Tựu trung là vấn đề sức khỏe của những đứa trẻ và chúng nó cần chăm sóc loại nào. Sau đó chúng mới được phân bố đi, không phải vào các trại tị nạn thu nhận đầu tiên mà là vào các nhà nội trú dành cho thiếu niên, các chỗ ở tập thể hoặc là các gia đình nhận giám hộ.

Hạ tầng cơ sở có đủ cho việc chăm sóc trẻ vị thành niên không?

Mạng lưới chăm sóc ở các cơ sở từ thiện hoặc gia đình vì lý do làn sóng tị nạn quá lớn đã bị quá tải từ lâu: "trẻ con vị thành niên không có người thân cần sự giám hộ cư trú và chặt chẽ", bà Maria Loheide cho biết. Bà Maria Loheide là viện trưởng của cơ sở thiện nguyện chính trị xã hội. "Để làm chuyện này nếu chỉ có một vài cơ ngơi đặc biệt là không đủ đâu".
Vì gần đây các cơ sở thanh thiếu niên thiện nguyện đã được yêu cầu hãy thu nhận các đứa bé gái Syria và A-Phú-Hãn, nên Hiệp hội từ thiện Tin Lành cũng như các hiệp hội khác đã tân trang cải biến phòng ốc của cơ sở mình, cấp tốc huấn luyện nhân sự. Bà Loheide cho biết là không chỉ đi tìm thêm các gia đình giám hộ thôi, mà những gia đình này cũng cần được huấn luyện các cách xử trí đơn giản đối với các đứa trẻ bị chấn động tâm lý. Kinh nghiệm giáo dục, đặc biệt là với các đứa trẻ thiếu niên đang trong giai đoạn sắp sửa thoát ly gia đình đang cần gấp.

Phương hướng tương lai những đứa thiếu niên này ra sao?

Những người trẻ nằm giữa tuổi trẻ con và sắp trưởng thành ở Đức thường bị rơi vào thế giới nửa vời trên mặt luật pháp. Bởi vì chúng nó chưa trưởng thành nhưng đang ở tuổi cần sự bảo vệ chăm sóc đặc biệt, nên chúng thường không có làm đơn xin tị nạn gì cả. Năm 2014 chỉ có phân nửa các đứa trẻ tị nạn làm đơn xin tị nạn, trong số đó có 73 phần trăm được công nhận có nhu cầu được bảo vệ và được ở lại Đức. Nhưng khi chúng đến tuổi trưởng thành thì sẽ không có luật bảo vệ đặc biệt nữa, thì sẽ chỉ còn ở tình trạng tạm dung, hoặc bị hồi hương. Tuy nhiên năm ngoái do có thay đổi ở điều luật cư trú nên chúng cũng có thêm cơ hội.

Đứa nào có kết quả hội nhập tốt có thể sẽ nhận được giấy phép lưu trú - muốn như vậy phải học hành khá trong 4 năm hoặc là ra trường có bằng tốt nghiệp hoặc là học xong một cái nghề. Hiện tại điều kiện là cần ít nhất sáu năm học hành. Theo phương châm học hành cho đời sống, vì vậy có lẽ cho nhiều đứa trẻ là chúng học hành cũng vì sự sống còn của chúng nữa.

Lý do nào mà luật pháp đối xử bọn trẻ con khó khăn quá như vậy?

Từ năm 2010 công ước Liên hiệp quốc về quyền hạn trẻ con có hiệu lực ở Đức cho trẻ con vị thành niên, vì vậy cũng có hiệu lực đối với trẻ con tị nạn - Ít ra trên lý thuyết. Thực tế thì các đứa bé gái và trai đi tị nạn không có người lớn đi theo, vẫn chưa nằm trọn trong diện có quyền lợi cho thiếu niên - còn trẻ con diện mồ côi thì theo luật xã hội VIII, mà vẫn còn nằm thêm trong diện chịu luật dành cho người ngoại quốc. "Khi đối diện làm việc thực tế", theo khảo sát của Sở Nhập cư và Tị nạn Liên bang, "có không gian căng thằng giữa trợ giúp thanh thiếu niên và quyền lợi cho người ngoại quốc". Ví dụ như ở lãnh vực chăm sóc y tế, thì người tị nạn có ít quyền lợi so với người bản xứ nhiều, cũng như phải chịu theo quyền lợi trợ cấp theo bộ luật trợ cấp cho người xin tị nạn đã thành niên.

Liên minh cầm quyền Đức xử trí vấn đề người tị nạn tuổi vị thành niên như thế nào?

Theo hợp đồng liên minh cầm quyền họ đã đặc biệt xem xét năm 2013 rằng: "Trẻ con và thiếu niên từ các quốc gia khác đi sang Đức một mình sẽ thuộc vào diện những người được bảo hộ đặc biệt".

"Đó là những người trẻ thường trải nghiệm những cảnh tượng kinh khủng và có thể tâm lý lẫn thể chất bị ảnh hưởng trầm trọng hoặc bị chấn động mạnh tâm lý. Chúng đến xứ lạ một thân một mình, không nói được ngôn ngữ bản xứ, lại phải tự lo toan mọi thứ. Đó cũng có thể là những người trẻ có đầy đủ năng lực tiềm tàng". Tuy nhiên Đức từ lâu đã giới hạn lại cách nhìn này rồi.

Gói chương trình tị nạn mới này thay đổi điều gì?

Từ tháng Mười Một, lúc luật phân phối mới có hiệu lực, tình hình đã có vài thay đổi. Những đứa trẻ trước đây thuộc trách nhiệm của Sở Thanh Niên tiểu bang hoặc thành phố nơi chúng đặt chân đến được thu nhận, nay được phân phối đi các nơi theo công thức Königstein như người lớn. Nghĩa là người tị nạn đưa phân bố xuống địa phương theo mật độ dân số và năng lực kinh tế sở tại.

Cho đến khi luật này được áp dụng thì những người tị nạn trẻ tuổi này vẫn tiếp tục nằm trong sự bảo hộ của các Sở Thanh Niên của tiểu bang Bayern, là nơi mà đa số trẻ con từ tuyến đường có tên gọi là tuyến Balkan đặt chân tới trước. Các hiệp hội từ thiện e rằng, tuy là các trung tâm thu nhận hàng loạt được chia sẻ bớt theo luật phân phối mới, nhưng mà những đứa trẻ con tị nạn có thể bị nguy hại. Bởi vì nhiều địa phương cho đến nay chưa hề có tình trạng trẻ con ngoại quốc không có người thân được đưa đến, giờ phải gấp rút nhận và chăm sóc đặc biệt cho nhóm trẻ con này, mà hoàn toàn không có kinh nghiệm gì.






(* dịch từ "Ganz allein in der Fremde" (http://www.zeit.de/politik/2015-12/minderjaehrige-unbegleitete-fluechtlinge-schulbildung) - báo die Zeit)

Triển
12-21-2015, 07:31 AM
Đức trục xuất

Thông tấn xã Đức vừa loan tin hôm qua rằng Đức trục xuất
người không được công nhận tị nạn chính trị tăng lên 18 363
trường hợp tính từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2015, hơn 7479
người so với số người bị trục xuất năm ngoái.

Được biết số người đến Đức trong năm nay hơn 1 triệu, nhưng
số người nộp đơn xin tị nạn tính đến tháng 11 là 425 035, nghĩa
là chưa đến nửa triệu. Số trẻ em tuổi vị thành niên chiếm gần 200
ngàn.


(theo báo Süddeutsche Zeitung (http://www.sueddeutsche.de/news/politik/migration-deutlich-mehr-abschiebungen-aus-deutschland-dpa.urn-newsml-dpa-com-20090101-151221-99-493653) và Sở Nhập Cư Liên Bang Đức BAMF (https://www.bamf.de/SharedDocs/Anlagen/DE/Downloads/Infothek/Statistik/Asyl/statistik-anlage-teil-4-aktuelle-zahlen-zu-asyl.pdf;jsessionid=30CD6E877EDD28B8ECA12EEE78A953 5D.1_cid294?__blob=publicationFile))

Triển
12-21-2015, 07:50 AM
Nạn trì trệ hành chánh của Đức đã khiến việc đoàn tụ gia
đình bị chậm chạp cho đến khi đã quá muộn

http://polpix.sueddeutsche.com/bild/1.2791116.1450692669/640x360/fluechtlinge.jpg

Ông Adnan Ghnema người Syria muốn bảo lãnh vợ con sang Đức theo đường chính thức.
Trong lúc chờ đợi thủ tục cần thiết, vợ ông đã bị thiệt mạng vì một cuộc tấn công bỏ bom.

bài viết của Inga Rahmsdorf

Lúc Adnan Ghnema cầm tờ được tờ giấy nhập cảnh vào Thổ Nhĩ Kỳ, đó cũng là lần đầu tiên ông có
lại nụ cười sau một thời gian dài. Đó là tờ giấy nhập cảnh chính thức vào quốc gia mà cách đây năm tháng
ông đã vượt biển bằng thuyền hơi từ nơi đó. Đó là tờ giấy nhập cảnh cho phép ông từ Munich bay đi Ankara
để gặp gỡ hai đứa con. Sau những tháng dài không biết tình trạng mình ra sao. Chúng ta có thể cùng vui
với Ghnema cho dù trong khoảnh khắc này sự kỳ hoặc và tồi tệ của chính sách tị nạn của Đức chưa bao
giờ xảy ra trước mắt một cách rõ ràng như vậy.

(còn nữa)

thuykhanh
12-23-2015, 09:49 AM
Một cựu học sinh Petrus Ký chia sẻ thư mới nhận được từ một em lớp dưới hiện sống ở Đức, tk mời Phố đọc một trích đoạn:


......Đúng như anh suy đoán, lúc này em rất bận rộn, ngoài công việc sở, em còn lo toan nhiều chuyện.. thiên hạ cho nên ít lên tiếng!

Qua tv report anh cũng biết là đến nay có cả triệu người đến xứ sở nhỏ xíu này xin tỵ nạn!

Một gánh nặng cho cả nước Đức, nhất là các commun nhỏ phải nhận lo cho số người đươc đưa về.

Tại phố nhỏ tụi em ở cũng phải đón nhận trên 250 người! phải lo chỗ ăn, chỗ ngủ, phải lo áo quần mùa đông, quan trọng nhất là process hội nhập cho họ!

Em nằm trong Refugees Commitee, và cộng thêm cái "quả tạ" Chairman Foreigner's Advisory Council cho nên càng ngày cứ ăn cơm nhà mần chuyện thiên hạ hơi nhiều!!!!

Tuy nhiên người dân Đức đã từng sống qua thời chiến tranh, họ rất thông cảm với thảm cảnh của những người phải bỏ xứ ra đi vì chiến tranh, với riêng em, tấm lòng bao dung của người dân Đức cao cả không thể nào tả nổi!

Những người hàng ngày đi làm, giờ rảnh rỗi dồn hết energy giúp đỡ những người dân mới đến! trên 40 người thiện nguyện ở một thành phố 20 ngàn dân không phải là số ít!

Những người tỵ nạn đến Đức hôm nay, hoàn cảnh cũng như người tỵ nạn VN trước đây hơn 30 năm, họ cũng là boatpeople, cũng bỏ xác trên biển cả, cũng đi đường bộ...

Story của người việt tỵ nạn quay trở lại trong đời sống ở xứ sở này, nhưng với môt dimension to lớn hơn rất nhiều!!

Tuy vậy với sự giúp đỡ của nhà thờ, của các cơ quan từ thiện, nhất là của người dân, những người đầy nhiệt tình, tràn đầy engagement ...em tin rằng những người ty nạn hôm nay chắc chắn mai này cũng sẽ trở thành những người công dân tốt của nước Đức như "nhiều" người Việt Nam.

Dĩ nhiên ở đâu cũng vậy, cũng có nhiều người dân và đảng phái biểu tình chống đối làn sóng tỵ nạn, nhưng mà số nhỏ này không đáng kể như trên Media, TV đã report, "hiện tượng" này tiêu biểu cho Democracy, sống ở xứ sở tự do dân chủ mình phải chấp nhận ý kiến, nhận xét của người khác mình!

Ở điểm này người Việt còn thiếu sót! họ luôn đấu tranh đòi hỏi dân chủ cho VN, nhưng rất ý người chịu trao đổi, chấp nhận ý kiến người khác.. với riêng em, dân chủ với VN vẫn còn xa vời vợi!!!

.......

Triển
01-04-2016, 06:13 AM
Ngải Vệ Vệ dự tính lập đài tưởng
niệm người tị nạn

Tình trạng tuyệt vọng của hàng ngàn người tị nạn cố gắng vượt Địa Trung Hải cập bến
an toàn hiện cũng được người nghệ sĩ và nhà tranh đấu cho nhân quyền Trung Quốc Ngải Vệ Vệ
lưu tâm, theo lời phỏng vấn của thông tấn xã DPA. Ông đã có mặt tại đảo Lesbos ở Hy Lạp để
ghi nhận hình ảnh chính xác tình cảnh của những người này.

http://www.dw.com/image/0,,18955236_401,00.jpg
Ngải Vệ Vệ tại bờ biển Lesbos

Ông cho biết ở Athen, "Những gì tôi được nhìn thấy đã khiến tôi xúc động dưới cương vị người
bình thường cũng như người nghệ sĩ". Ông này đang tìm kiếm các nhà tài trợ cho dự án tượng đài
của ông. Ông hiện vẫn còn chưa có ý tưởng cụ thể về hình dạng tượng đài. Ông nói với thông tấn
xã, "Tình hình không đơn giản và mọi thứ vẫn còn đang trong vòng sắp xếp".

Ngải Vệ Vệ đã thuê một chỗ cho công việc sáng tác ở Lesbos. Các sinh viên học trò của ông ở Berlin
cũng sẽ tham gia vào chương trình nghệ thuật này. Đối với người nghệ sĩ được nhận làm giảng sư
khách tại đại học Mỹ Thuật Berlin (UdK), dự tính tượng đài tưởng niệm cũng là một tiếng nói mang
tính cách chính trị. Ông giải thích trước báo chí ở Athen, "Chúng ta đang trải nghiệm một sự kiện lịch
sử, và nghệ sĩ như tôi phải tham gia mà thôi".

Dự tính hoàn thành tác phẩm đến cuối năm

Theo nguồn tin chính thức của nhà chức trách, chỉ trong năm 2015 có hơn 850 ngàn người đã vượt
biển Aegean sang Châu Âu. Có hơn 500 người trong số này bị chết đuối. Ông nghệ sĩ cho biết, đến
cuối năm tượng đài tưởng niệm có thể sẽ hoàn thành.
Sau khi nhận lại được sổ thông hành năm 2015, ông Ngải Vệ Vệ người nổi tiếng trên thế giới đã đặt
chân đến Berlin. Hiện ông đang sinh sống cùng con trai Lao Ai và vợ ông ở đây.


(* dịch theo "Ai Weiwei plant Flüchtlings-Mahnmal" (http://www.dw.com/de/ai-weiwei-plant-fl%C3%BCchtlings-mahnmal/a-18955278)- DW.de)

Triển
01-19-2016, 11:16 AM
Làm sao có thể bỏ mặc hoặc từ chối người ta xin tị nạn được?


https://www.youtube.com/watch?v=IpLfz1pKvis

gun_ho
01-21-2016, 06:43 PM
http://nhipcauthegioi.hu/Viet-Nam-The-gioi/Nhan-vien-xa-hoi-Duc-KHONG-THE-HIEU-NOI-VA-BAT-LUC-4981.html



Những câu chuyện buồn bã như vậy đã được chia sẻ trên một trang do các nhân viên của trung tâm thành lập, và tại đó, độc giả được đọc nhiều trải nghiệm tràn đầy thất vọng và bất lực, khi theo một nữ nhân viên, 90% những người xin tỵ nạn mà cô tiếp xúc không có thái độ hợp tác.

Lời kể của nhân viên ẩn danh này đã được đăng trên nhiều phương tiện truyền thông Đức - như tờ “Die Welt” và Kênh N24 - và cho thấy sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán và tính cách, cùng sự vô ý thức có thể tạo nên những rào cản ghê gớm cho người tỵ nạn tại miền đất mới.

===========

Có vụ này không anh Triển?

Triển
01-21-2016, 08:48 PM
===========

Có vụ này không anh Triển?



Có đó anh Súng. Chuyện này có thật. Người đạo Hồi và văn hóa của
họ quả thật có nhiều sự khác biệt. Phụ nữ ở xứ họ có lẽ bị đối xử rất
tệ nên họ đã quen rồi chăng? Cũng như người miền Trung ở VN vậy
quyền huynh thế phụ, gia trưởng v.v.v. Tuy nhiên ở VN mình là chỉ
trong nhà, trong gia tộc. Còn ở Trung Đông và Bắc Phi ... phụ nữ
có vẻ như là bị coi rẻ bất cứ hoàn cảnh nào.

Hiện ở Châu Âu có Bỉ đã mở khóa đức dục. Dạy nhập gia tùy tục
đên Châu Âu thì phải biết tôn trọng phụ nữ. Ở Đức thì không có
chính sách chung, mà tùy địa phương dạy đức dục kèm theo giờ
Đức ngữ bằng hình ảnh. Ở Đan Mạch và Na Uy thì việc này cũng đã
thành chính sách có khóa đức dục riêng dạy thanh niên Hồi giáo tôn
trọng và cư xử với phụ nữ.

Triển
01-27-2016, 09:22 PM
80 ngàn

Thụy Điển chuẩn bị trục xuất hàng loạt: 80 ngàn người không được
công nhận tị nạn. Máy bay chở người cũng đã mướn xong đâu đó.

(* Phải mở ngoặc là chỉ riêng năm ngoái, số người đặt chân lên Thụy
Điển xin tị nạn là con số gấp đôi: 163 ngàn người.)



http://i.imgur.com/X6D9Yyc.png


(coi tiếp)
(http://www.bbc.com/news/world-europe-35425735)

Triển
01-30-2016, 10:44 PM
"Hồi" hương



http://i.imgur.com/45d3xvO.png

REUTERS/Fabrizio Bensch


Vốn được coi là miền đất hứa của di dân, năm ngoái Đức đã đón tiếp lượng người tị nạn kỷ lục hơn một triệu, trong đó có hàng chục nghìn người đến từ Irak. Mặc dù đã phải trả giá rất đắt để đến được nước Đức, nhưng cuối cùng rất nhiều người Irak bắt đầu thất vọng. Không còn đủ kiên nhẫn chờ xét quy chế tị nạn, họ chọn con đường hồi hương tự nguyện.

Thông tín viên Pascal Thibault tại Berlin ghi nhận thực tế này :

Alaa Hadrous quản lý một văn phòng du lịch gần trung tâm đăng ký xin tị nạn tại Berlin. Với vị trí gần gũi, cộng với nói tiếng Ả Rập, văn phòng của anh thành điểm trao đổi của nhiều người Irak đang quyết định trở về nhà mặc cho họ đã phải trải qua một hành trình dài, đau đớn và tốn kém mới đến được nước Đức.Từ tháng Giêng đến tháng Mười năm ngoái, đã có 150 người đến đại sứ quán và các cơ quan lãnh sự Irak tại Đức xin làm giấy tờ để có thể trở về nhà. Nhưng chỉ trong hai tháng 11 và 12 số người như vậy đã là 1.250 người.

Tại Berlin, có hãng hàng không Iraqi Airways thực hiện chuyến bay hàng tuần với thành phố Erbil và Bagdad.
Ông Alaa Hadrous cho biết : “ Bắt đầu từ cách đây bốn tháng, đến nay các yêu cầu hồi hương không ngừng tăng. Nhiều người bị sốc khi phải chờ đợi ngoài trời nhiều ngày sau khi đến đây mới có thể được đăng ký. Sau đó họ được đưa đến trú tạm các nhà thi đấu thể thao hay các hộ dân. Tôi đã cố giải thích cho họ về tình hình chung và nước Đức bị quá tải vì đón tiếp quá đông người tị nạn".

Qua mạng xã hội, nước Đức được giới thiệu với dân di cư như là một miền đất hứa, nơi họ sẽ được cấp ngay nhà ở, có trợ cấp và thậm chí sau đó được cấp cả xe hơi. Những người đã đến nơi, đôi khi họ vẽ lên cho bạn bè, cha mẹ ở Irak một bức tranh tươi sáng hơn thực tế rất nhiều.

Bị thất vọng bởi thời gian xét duyệt quy chế tị nạn và các điều kiện trú thân, nhiều người đã bỏ cuộc, xin hồi hương. Vé trở về Irak là 300 euro được chính quyền Đức hoặc bản thân những người muốn về thanh toán.

(nguồn: http://vi.rfi.fr/ (http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160130-duc-ngay-cang-dong-nguoi-ti-nan-irak-that-vong-quyet-dinh-hoi-huong?ns_campaign=reseaux_sociaux&ns_source=FB&ns_mchannel=social&ns_linkname=editorial&aef_campaign_ref=partage_aef&aef_campaign_date=2016-01-30&dlvrit=1068988))

Triển
01-30-2016, 10:46 PM
PS: Vận động trường được RFI dịch là nhà thi đấu theo kiểu Việt Nam. Xin đừng théc méc. :)

Triển
02-07-2016, 11:25 PM
Viện "Bảo Tàng" dưới nước

Europe’s first underwater museum
offers a stark reminder of the refugee crisis

(coi tiếp) (http://www.pbs.org/newshour/art/europes-first-underwater-museum-offers-a-stark-reminder-of-the-refugee-crisis/)

http://www.pbs.org/newshour/wp-content/uploads/2016/02/Jason_deCaires_Taylor_sculpture-4884-e1454694133275.jpg

Triển
03-04-2016, 07:29 AM
Tuyến đường Balkan bị nghẹn ở Macedonia.
Một quốc gia không thuộc EU nhưng trở thành
"chiến tuyến" bất đắc dĩ ngăn người chạy tị nạn
đến EU.

Mỗi ngày họ cho qua vài trăm người nếu có giấy
tờ tuỳ thân chứng minh là người Syria.

Ước lượng có gần 11 ngàn người đang vật vờ
mỏi mòn ở biên giới này.


https://www.youtube.com/watch?v=Vkq8R0wp9hw

Triển
03-04-2016, 07:36 AM
https://www.youtube.com/watch?v=W--vsYQL10A

Triển
03-16-2016, 09:09 AM
Ảnh đế
của 2006, 2008, 2010, 2012, 2013
bày tỏ sự cảm thông với người tị nạn gốc
Syria ở Berlin



https://www.youtube.com/watch?v=e9mBhkZ2FJs

Triển
05-21-2016, 08:59 AM
Refugees Welcome Index shows government
refugee policies out of touch with public opinion

19 May 2016, 16:43 UTC

China, Germany, UK top index measuring public acceptance of refugees; Russia bottom

Globally, 1 in 10 would let refugees stay in their home, 3 in 10 in their neighbourhood

Call on World Humanitarian Summit to back “Global Compact” for helping refugees

https://www.amnesty.org/remote.axd/amnestysgprdasset.blob.core.windows.net/media/12804/227994_refugees-welcome-survey-graphics.jpg?center=0.5%2c0.5&preset=proportional_ 639


(more) (https://www.amnesty.org/en/latest/news/2016/05/refugees-welcome-index-shows-government-refugee-policies-out-of-touch/)

Triển
05-21-2016, 09:04 AM
- Có ai đi Trung Quốc xin tị nạn không?
- Anh nói đồng bào có nghe rõ không?


https://lh4.googleusercontent.com/proxy/ysVL1MyJf3XT6dvvbdoSjBsQmUqmMShPXs_wL9ON4sTS28vLSd 7n2oLF_J_5E5-PzoRJfsue93z31G2WuDXOxwQ4D4Iq_kJlmFGutcbC4P0KlMDjE HJN5yAui1Z17BepfK2VH45FYFk=s0-d

kim
05-21-2016, 10:56 AM
- Có ai đi Trung Quốc xin tị nạn không?
- Anh nói đồng bào có nghe rõ không?



Chắc anh Năm vừa uống hết 1 pack 6 chai Kölsch….. j/k

Triển
05-22-2016, 08:02 AM
Uống có 6 lon mà xỉn người ở Việt Nam người ta cười cho đấy. Bên đấy người ta uống 6 ve. :)))))))))))

kim
05-22-2016, 08:51 AM
6 ve là 6 thùng 24 chai hả anh Năm?
Uống thế làm sao sống, tim gan thận còn đâu!

Triển
05-22-2016, 10:16 AM
Không phải. Một ve là 1000 USD. :)

kim
05-22-2016, 07:42 PM
wow
Người ta ăn chơi lo gì mưa rơi ha anh Năm.
Strong shots vậy cho say bí tỉ luôn.:1:

Anh Năm, chị Khanh và mọi người tuần mới vui nhiều hỉ.

hoài vọng
05-22-2016, 07:58 PM
Không phải. Một ve là 1000 USD. :) Anh Triển , tính thêm tiền gì mà dzữ dzậy ???????
Đừng nghe lời mật ngọt ....

Triển
05-28-2016, 01:13 AM
Bốn người vượt biển bị Úc trả về Việt Nam bị kết án tổng cộng 10 năm tù

T7, 04/23/2016 - 06:07

Bốn người vượt biển tìm đến Úc xin tị nạn nhưng bị chính quyền Úc trả về Việt Nam hồi năm ngoái, vừa bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tuyên những bản án tù từ 2 tới 3 năm.

http://www.sbtn.tv/sites/default/files/styles/article_detail/public/articles/tinanhoihuonguc-02.jpg?itok=xGqv4u47
Những thuyền nhân Việt bị trả về.

Tòa án thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận hôm qua tuyên phạt bà Trần Thị Thanh Loan 3 năm tù, chồng bà là ông Hồ Trung Lợi 2 năm tù, bà Trần Thị Liên 3 năm tù, và ông Nguyễn Văn Hải 2 năm tù. Những người này bị khép tội tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài trái phép theo điều 275 Bộ Luật Hình Sự.

Những người này ở trong nhóm 46 thuyền nhân, bao gồm nhiều trẻ em, đã gần đến được Úc hồi tháng Tư năm ngoái. Họ bị Hải Quân Úc ngăn chặn trên biển, và nhà chức trách Úc đã thanh lọc họ ngay trên biển trước khi gửi trả họ về Việt Nam vì không đủ tiêu chuẩn để được nhận quy chế tị nạn.

Phía Việt Nam đã nhận lại những người này với lời cam kết là sẽ không đối xử tệ với họ, và sẽ tạo điều kiện cho họ sinh sống và làm ăn ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá khứ, nhiều lần chính quyền CSVN cũng hứa sẽ không đối xử tệ với những người vượt biên bị trả về, nhưng không lần nào lời hứa đó được thực hiện. Ngoài việc kết án tù, những người vượt biên bị trả về còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do chính quyền gây ra.

Đài ABC của Úc hôm qua dẫn lời ông Đoàn Việt Trung, Chủ tịch của tổ chức VOICE, cho biết còn một nhóm 46 người vượt biển khác cũng sắp sửa bị nhà cầm quyền cộng sản đưa ra tòa xét xử.

Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc từng bày tỏ quan ngại về quyết định của chính quyền Úc thanh lọc thuyền nhân Việt Nam xin tị nạn ngay trên biển. Cao Ủy Tị Nạn nói rằng, rất có thể những người này đã không được thanh lọc một cách công bằng.

Huy Lam / SBTN


(nguồn: http://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/bon-nguoi-vuot-bien-bi-uc-tra-ve-viet-nam-bi-ket-tong-cong-10-nam-tu.html)

Triển
05-29-2016, 02:39 AM
Người Việt tị nạn CS từng bị đối xử khắt nghiệt ở Mã Lai. Bạn tôi kể ghe của anh là may mắn,
những ghe sau đó bị lính Mã Lai kéo ngược ra khơi, không cho xăng dầu đi tiếp thậm chí còn
lấy xăng dầu của người ta như muốn cho họ chết.

Bây giờ nhận người tị nạn Syria nếu không phải vì cùng tín ngưỡng thì chắc chắn có sức ép của các
quốc gia khác lên Mã Lai. Những người Rohingya Hồi Giáo thiểu số ở Miến Điện bị truy đuổi mấy
năm nay họ có thu nhận đâu.

http://i.imgur.com/j3LiKB9.jpg


(nguồn: http://www.dailymail.co.uk/wires/afp/article-3613835/Malaysia-accepts-68-Syrian-refugees.html )

Triển
06-28-2016, 11:18 PM
Hải quân Úc chặn bắt người tị nạn Việt Nam
http://gdb.voanews.com/0BF6ABD8-C0A8-452C-96E4-9DFCED13078C_cx2_cy0_cw95_w987_r1_s_r1.jpg
Ảnh tư liệu: Tàu Hải quân Australia gần một chiếc thuyền của người tị nạn.


Hải quân Australia mới chặn một tàu chở 21 người xin tị nạn Việt Nam ở vùng biển Timor, rồi sau đó xử lý và buộc những người này phải trở về nước.

Đây là chiếc thuyền thứ ba từ Việt Nam bị hải quân Australia chặn trong vòng 14 tháng qua.

Vụ bắt giữ được tiến hành ít lâu sau khi Việt Nam kết án 4 thuyền nhân bị Australia trả về, dù chính quyền Hà Nội và Canberra từng cam kết rằng họ sẽ không bị truy tố, hay trừng phạt ai vì tìm cách tới Australia.

Hôm 26/5, Tòa án ở Bình Thuận kết án 4 người nhiều tháng tù về tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép” theo điều 275 bộ luật hình sự.

Trước đó, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi “hủy bỏ ngay lập tức mọi cáo buộc liên quan đến hành vi vượt biên trái phép đối với những ‘thuyền nhân’ bị Úc trả về”.

Chính phủ Australia từng tuyên bố sẽ cùng hợp tác với Việt Nam để “bắt giữ và khởi tố những người tổ chức đưa người vượt biên trái phép và ngăn chặn hành vi kinh doanh nguy hiểm dựa trên sinh mạng của con người”.

Theo Guardian, HRW, VOA. (http://www.voatiengviet.com/a/hai-quan-uc-chan-bat-nguoi-vietnam/3393787.html)

Triển
07-20-2016, 11:20 AM
https://www.youtube.com/watch?v=cbfHr_soYrs

Triển
07-20-2016, 11:29 AM
https://www.youtube.com/watch?v=m1BLsySgsHM

Triển
07-20-2016, 09:13 PM
Vụ tấn công tại Đức:
Dư luận tỏ ra chừng mực

Thụy My

Đăng ngày 20-07-2016
Sửa đổi ngày 20-07-2016 17:35

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/tag_reuters.com0000_binary_lr1ec7i1t0vum-viewimage.jpg
Xe cứu thương đến nơi xẩy ra vụ tấn công làm 4 hành khách bị thương trên xe lửa gần thành phố Wuerzburg, Đức. Ảnh sáng sớm 19/07/2016.
Reuters

Sau vụ một thanh niên nhập cư 17 tuổi dùng búa và dao tấn công nhiều hành khách trong một toa xe lửa ở bang Bayern tổi thứ Hai 18/07/2016, tuy tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech) đã lên tiếng nhận trách nhiệm, nhưng dư luận tại Đức vẫn tỏ ra thận trọng.

Từ Berlin, thông tín viên RFI Pascal Thibaut gởi về bài tường trình :

« Các phản ứng và những lời bình luận tỏ ra khá chừng mực tại nước Đức, cho đến nay vẫn chưa bị khủng bố Hồi giáo tấn công. Bộ trưởng Nội vụ bang Bayern, ông Joachim Hermann, thành viên đảng bảo thủ CSU vốn đả kích chính sách nhập cư của bà Angela Merkel, từ chối mọi quy chụp. Ông tuyên bố, không thể chối cãi được việc thủ phạm là một người nhập cư, nhưng không thể rút ra kết luận một cách giản đơn.

Cho dù tổ chức Nhà nước Hồi giáo lần đầu tiên đã nhận trách nhiệm về một vụ khủng bố tại Đức, nhưng chính quyền vẫn tỏ ra thận trọng về mức độ gắn kết giữa thủ phạm và Daech.

Về phía báo chí cũng tương tự. Một nhật báo địa phương viết, chiến lược đối phó không thể chỉ dựa vào việc tăng cường thêm an ninh, mà cần chìa tay ra cho những thanh niên này trước khi Daech làm điều ấy. Nhiều tờ báo khác cũng nhận định những vụ tấn công như thế khó thể tránh được, và thử thách lớn nhất vẫn là việc hội nhập đông đảo người nhập cư.

Đảng dân túy cánh hữu « Lựa chọn khác cho nước Đức » (AfD) thì cho rằng chính sách nhập cư « vô trách nhiệm » của bà Angela Merkel đã giúp những kẻ khủng bố tiềm năng có thể hành động. »

Hôm nay 20/7, kênh truyền hình công ZDF cho biết chính quyền Đức nghi ngờ rằng thủ phạm là người Pakistan, chứ không phải Afghanistan như đã khai báo. Phân tích video vụ tấn công do IS phổ biến hôm qua, các chuyên gia ngôn ngữ cho biết thanh niên này nói giọng Pakistan và sử dụng một số từ ngữ đặc thù. Hơn nữa, cái tên được IS công bố là « Muhammad Riyad » không giống với tên đã đăng ký lúc vào Đức. Người ta cũng tìm thấy một tài liệu Pakistan trong phòng của thủ phạm.

Tối thứ Hai 18/7, thanh niên này đã lên một chuyến xe lửa chạy từ Treuchlingen đến Wurtbourg, dùng dao, rìu, tấn công vào gia đình bốn người là du khách từ Hồng Kông, và khi chạy trốn còn đâm một phụ nữ đang đi dạo trên đường, rồi bị cảnh sát bắn chết.

Cô Sylvia, 30 tuổi, cho tờ Apple Daily của Hồng Kông biết thủ phạm ban đầu nhắm vào anh Edmund Au Yeung, 30 tuổi, bạn trai của em cô, khi cha mẹ cô can thiệp thì bị thủ phạm tấn công tiếp. Hiện anh Yeung và cha cô, 62 tuổi đang được hồi sức cấp cứu, mẹ cô, 58 tuổi và em gái Tracy 26 tuổi cũng bị thương.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160720-vu-tan-cong-tai-duc-du-luan-to-ra-chung-muc?ref=fb_i)

Triển
07-20-2016, 09:57 PM
Bố ráp tuần qua:

German police raid homes over
Facebook hate speech

http://i.imgur.com/H9Q6E1r.jpg
Operation targeted 60 people accused of posting far-right content to a private Facebook group
By Amar Toor on July 13, 2016 06:21 am


Police in Germany carried out house raids across the nation on Wednesday, targeting people accused of posting hateful content on social media. In a press release (http://www.presseportal.de/blaulicht/pm/7/3377153), the country's federal police agency (Bundeskriminalamt, or BKA) said that the homes of around 60 people were searched on Wednesday, and that most of the suspects were accused of posting anti-Semitic, xenophobic, and other extremist messages. The operation was carried out across 14 provinces, involving 25 police departments, and around 40 legal investigations (http://www.lemonde.fr/pixels/article/2016/07/13/allemagne-vaste-operation-policiere-contre-des-auteurs-de-messages-haineux-en-ligne_4968882_4408996.html)have been opened. This marks the first time that police have carried out nationwide raids over hateful content posted online, the BKA said.

Germany has seen a recent surge in online hate speech, fueled in part by the ongoing refugee crisis. The country accepted more than one million asylum-seekers (http://www.aljazeera.com/programmes/peopleandpower/2016/03/germany-refugee-crisis-160302135618356.html) last year, mostly from war-torn Syria and Iraq, sparking some far-right protests (http://www.presstv.com/Detail/2016/04/10/460010/Germany-Magdeburg-Protest-Refugees-Angela-Merkel-EU-Turkey-Deal) and xenophobic violence (http://www.aljazeera.com/indepth/features/2016/03/rise-germany-anti-refugee-160331123616349.html). A survey released (http://www.thelocal.de/20160712/two-thirds-of-germans-link-terrorism-to-refugees) by the Pew Research Center this week showed that six in 10 Germans link refugees to an increase in terrorism, and that the influx will harm the German economy.

In response, German authorities have sought to crack down on hate speech on Facebook, Twitter, and other online platforms. Last year, Facebook formed a task force (http://www.theverge.com/2015/9/15/9329119/facebook-germany-hate-speech-xenophobia-migrant-refugee) to more rapidly remove hateful content, after Germany's minister of justice accused the site of being too slow to censor such material. In December, Facebook, Twitter, and Google agreed (http://www.theverge.com/2015/12/16/10287498/facebook-twitter-google-hate-speech-germany) to remove racist and xenophobic content within 24 hours, under an agreement with the German government.

In its press release, the BKA said that the operation carried out this week aims to combat a "strong rise in verbal radicalism." The suspects are accused of posting hateful content to a private Facebook group between July and November 2015.

"The action carried out today shows that the authorities are acting firmly against hate on the internet, which has grown considerably in the wake of the refugee situation," Holger Münch, head of the BKA, said in a statement. "Attacks on refugees are often the result of radicalization, which begins on social networks. These words should not poison the social climate."


(source: http://www.theverge.com/2016/7/13/12170590/facebook-hate-speech-germany-police-raid)

Triển
07-29-2016, 01:07 AM
Màn hình Barcelona

http://i.imgur.com/WrcJ6TK.png

Bà thị trưởng Barcelona cho dựng màn hình đếm liên tục
số người tử vong khi vượt biển đến Châu Âu tại bờ biển
Barcelona.
Bà cho biết đây là điều Châu Âu phải xấu hổ khi số người
thiệt mạng cứ tiếp tục gia tăng.
Bảng điện tử bắt đầu bằng con số thống kê người chết trên
biển mới nhất từ đầu năm 2016 đến nay là 3034 người chết
đuối trên Địa Trung Hải do tổ chức International Organization
for Migration IOM cung cấp.

Trên bản viết: "Đây không phải chỉ là một con số đơn thuần
mà là số người thiệt mạng"

(theo Guardian (https://www.theguardian.com/world/2016/jul/29/barcelona-unveils-digital-shame-counter-to-track-refugee-deaths))

Triển
09-04-2016, 03:04 AM
http://i.imgur.com/ci9jMfS.jpg

(* nguồn: www.spiegel.de/international/europe/taking-stock-one-year-after-the-arrival-of-refugees-in-germany-a-1110654.html)







******** Dịch lại: **********************************

Mình đã làm được chưa?
Làm thống kê sau một năm người tị nạn đến đây

tác giả: Philipp Wittrock (bài viết) và Christina Elmer (biểu đồ)


http://cdn3.spiegel.de/images/image-1042532-breitwandaufmacher-eygo-1042532.jpg
Người tị nạn đến tiểu bang Bayern (Bavaria) tháng 10 (năm ngoái)


Đã một năm trôi qua, bà Angela Merkel đã mở toan cánh cửa nước Đức đón hơn một triệu người tị nạn với phương châm "Chúng ta sẽ làm được thôi" (Đức: Wir schaffen es). Đã làm bao nhiêu chuyện để hội nhập hàng trăm ngàn người lên vùng đất mới? Một bản tường trình.


"Chúng ta sẽ làm được thôi", đây là những chữ đã khiến nước Đức chia rẽ. Bây giờ là đúng một năm từ khi bà thủ tướng Angela Merkel tuyên bố phương châm vượt qua cơn khủng hoảng tị nạn. Mặc dù có nhiều người chỉ trích không thể nào nghe câu "giải quyết vấn nạn" được nữa như bà vừa nhắc lại trong cuộc phỏng vấn mới đây với tờ Nam Đức Thời Báo (Süddeutsche Zeitung), bà thủ tướng vẫn không hề lay chuyển.

Đức đã đạt được nhiều thứ, bà Merkel cho biết hôm nay, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Vậy thì chúng ta đang đứng ở tình trạng nào? Chúng ta đã đạt được điều gì? Còn điều gì chúng ta không làm được?

http://cdn4.spiegel.de/images/image-898533-panoV9free-pvir-898533.jpg
Một hiện tượng Merkel hiện đang chụp selfie với một người tị nạn (ảnh Getty Images)


Số người tị nạn

Hơn một triệu người đã đặt chân tới Đức năm ngoái, họ từ Syria, Iraq, A Phú Hãn, Bắc Phi và các nước Balkan. Chính bà Merkel từng phản đối đảng Liên Hiệp Thiên Chúa Giáo CSU đưa ra con số giới hạn người tị nạn, thì chẳng bao lâu đã hứa hẹn số người tị nạn sẽ giảm xuống "rõ rệt".

Cố gắng này thành công mặc dù không phải công lao của bà Merkel. Có khoảng 220 ngàn người đã ghi danh mới trong 6 tháng đầu năm nay. Số người ghi danh giảm xuống dần từng tháng. Căn cứ theo hệ thống ghi danh EASY được áp dụng trên toàn nước Đức, có 92 ngàn người nhập cư và tị nạn đã ghi danh trong tháng Giêng và chỉ còn 16 ngàn trong tháng Bảy.

Có bao nhiêu người đã tới Đức? Có bao nhiêu người nộp đơn xin tị nạn?


http://i.imgur.com/f81WwvS.jpg
http://i.imgur.com/mJBvthF.jpg


Việc số người tị nạn giảm xuống có hai nguyên nhân. Thứ nhất là các quốc gia Đông Nam Châu Âu đã đóng cửa tuyến vượt biên Balkan sau nhiều tháng hỗn loạn -- không có sự trợ giúp bên ngoài. Thứ nhì là Thổ Nhĩ Kỳ đã ngăn cản dòng người tị nạn tiếp tục sang Châu Âu là một phần của cuộc đàm phán kỳ lạ trên phương diện đạo đức với khối EU.

Sau lần đảo chánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, hiệu lực vụ mua bán này có vẻ càng khó giữ hơn bao giờ hết. Song song đó cuộc chiến vẫn tiếp diễn ở Syria, áp lực phải di tản vẫn cao. Người tị nạn bây giờ phải tìm những tuyến đường vượt biên khác.


Xét đơn tị nạn

Trong những tháng đầu của cơn khủng hoảng tị nạn, bộ Nhập cư và Tị nạn Liên bang (Bundesamt für Migration und Flüchtlinge - BAMF) trở thành tấm gương biểu lộ thất trách của chính phủ Đức. Nhưng BAMF đã "có những hiệu quả rõ rệt" hơn, theo lời ông giám đốc Frank-Jürgen Weise. Từ 2300 nhân viên trong đầu năm 2015 bộ đã tăng lên 8 ngàn nhân viên, hàng chục văn phòng được thiết lập thêm.
BAMF đã xét hơn 330 ngàn đơn trong 7 tháng năm nay, tăng hơn 146 phần trăm số đơn đã xét so với chu kỳ năm trước.

Tuy nhiên song song đó, núi đơn không thể có quyết định cũng tăng lên hơn con số nửa triệu. Mâu thuẫn với kế hoạch ban đầu, BAMF không thể giải quyết hết số đơn bị đọng này đến cuối năm. Nhân viên bộ nêu nguyên nhân là số đơn các trường hợp phức tạp, các tờ đơn cũ tiếp tục khiến cho thời gian giải quyết đơn trung bình hiện tại kéo dài ra hơn 6 tháng. Mặt khác ông Weise lại cho biết rằng BAMF cố gắng giải quyết các đơn xin tị nạn mới chỉ trong vòng 48 tiếng.

Theo kế hoạch của ông Weise, tất cả người tị nạn ở Đức sẽ có thể nộp đơn xin tị nạn đến cuối tháng Chín.

Có bao nhiêu người tị nạn đang chờ có quyết định



http://i.imgur.com/KD4YS1i.jpg
http://i.imgur.com/g0m2bZI.jpg




Tạm trú

Hỗn loạn bây giờ đã trở thành chuyện quá khứ. Đức đã tìm được nhà cửa cho khoảng một triệu người tị nạn. Ở các trại tị nạn trung chuyển đã có hàng ngàn giường trống và phần lớn của hơn 1000 sân vận động trong nhà được hoàn lại. Người tị nạn đã có thể dọn đến chỗ được gọi là chỗ cư trú bình thường. Nhưng những chỗ này thường là nơi tạm trú tính luôn các container đã tái chế.

Các cố gắng an sinh cho người tị nạn và người nhập cư ở các thành phố nhỏ dễ dàng thành công hơn các khu đô thị lớn. Theo đài phát thanh WDR có 9 ngàn người vẫn còn sống trong các trại trung chuyển ở tiểu bang North Rhine-Westphalia mặc dù có 14 ngàn giường trống ở nhà bình thường.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1016803-panoV9free-buuu-1016803.jpg
Trẻ con nô đùa trước trại tạm trú bằng container cho người tị nạn ở Berlin (nguồn hình Getty Images)



Ở Berlin hàng chục sân vận động trong trường học vẫn tiếp tục dành riêng cho người tị nạn, và nhà chức trách cho hay vẫn còn hơn 5 ngàn người đang tá túc ở các trại trung chuyển như vậy dù tòa đô chánh hứa hẹn rằng đầu niên khóa mới các sân vận động của trường sẽ trống. Hiện vẫn còn 23 ngàn người tị nạn và nhập cư sống trong các trại ở tạm ví như nhà chứa máy bay ở phi trường Tempelhof cũ ngay trên thủ đô nước Đức. Hiện có 60 khu nhà mới đang xây để làm nơi thường trú cho những người xin tị nạn này.

Bà bộ trưởng Bộ Xây dựng Barbara Hendricks, một đảng viên đảng cánh trung tả Xã Hội Dân Chủ (SPD) đã tăng gấp ba ngân sách dành cho việc xây dựng nhà xã hội lên 1,5 tỉ euro cho năm 2018. Bà Hendricks cũng đề cập đến việc tu chính lại đạo luật có hiệu lực từ năm 2006 đẩy hết trách nhiệm xây dựng nhà xã hội xuống cấp tiểu bang. Theo đạo luật đó chính phủ liên bang chỉ hỗ trợ tài chánh cho các tiểu bang xây nhà xã hội chỉ đến hết năm 2019. Nhưng theo bà Hendricks lập luận rằng việc nước Đức chỉ tài trợ khẩn cấp vụ nhà xã hội lúc khít khao khiến vấn đề này trở thành quá lớn cho các tiểu bang tự giải quyết.


Hội nhập

(còn nữa)

Triển
09-04-2016, 09:39 AM
(tiếp theo)

Hội nhập

Liệu Đức có thể giúp hàng trăm ngàn người hội nhập vào nơi định cư mới hay không, đó mới chính là thử nghiệm thực sự. Nhưng quốc gia này đã gặp phải trở ngại ở giai đoạn đầu tiên: ngôn ngữ và các khóa học hội nhập. Ông giám đốc Weise của BAMF đã phỏng đoán hồi tháng Tư rằng thiếu 200 ngàn chỗ học chỉ cho năm nay.

Chính phủ liên bang đã lên kế hoạch sẽ toàn lực nới rộng chương trình, nhưng nhiều nơi vẫn thiếu thầy cô giáo, một phần cũng vì công việc chỉ được trả với đồng lương khiêm nhường. Để giải quyết vấn đề, mức lương tối thiểu được nâng lên rõ rệt vào 1 tây tháng Bảy. Tuy nhiên đây vẫn là một thách thức vĩ đại, vì cơ quan BAMF tính rằng cho năm 2016 có tới gần nửa triệu học viên cho các khóa.

Có bao nhiêu người tham gia học khóa hội nhập


http://i.imgur.com/iiVP6i2.jpg

Chỉ có những người tị nạn và nhập cư khả dĩ được ở lại Đức mới được tham gia học khóa hội nhập mà thôi. Đơn cử 80 ngàn người A-Phú-Hãn đã nộp đơn xin tị nạn cuối tháng Bảy đồng loạt bị gạt ra khỏi khóa học hội nhập.

Thách thức khác nữa là trẻ con tị nạn. Theo thống kê của KMK, hội thảo các bộ trưởng giáo dục quốc gia 16 tiểu bang cho biết, đã có 350 ngàn trẻ con tị nạn đã được hội nhập vào hệ thống học đường của Đức niên khóa 2014 và 2015. Chiếm tỉ lệ 2 phần trăm tổng số học sinh trên toàn nước Đức. Để thấu hiểu được nhu cầu các đứa trẻ, các trường học cần các thầy giáo và các nhân viên xã hội huấn luyện thêm cách làm việc với trẻ con đã từng bị sốc hoảng loạn.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-906687-panoV9free-vhrn-906687.jpg
Trẻ con tị nạn tại một trường ở thành phố Postdam chụp hồi tháng 10 (nguồn hình DPA)

Một cuộc thăm dò của SPIEGEL ONLINE vào mùa Xuân ở các tiểu bang nước Đức cho thấy đã có 12 ngàn thầy cô mới được thuê. Tuy nhiên theo GEW, một hội thảo các khoa học gia và chuyên gia ngành giáo dục, đã ước lượng phải cần hơn 20 ngàn thầy cô nữa. Vài bộ giáo dục của nhiều tiểu bang đã viết thư kêu gọi các thầy cô đã về hưu trở về làm việc lại, điều này cho thấy vụ tuyển dụng công việc mới mẻ này vẫn còn đang trong tình trạng thiếu thốn.

Trong bản tường trình hiện tại về giáo dục, hội thảo KMK tính toán phải cần thêm 58 ngàn chỗ mẫu giáo chỉ riêng cho các đứa trẻ đến Đức năm 2015. Để có thể coi sóc chu đáo là phải cần thêm 9 ngàn 400 thầy cô mẫu giáo chuyên môn.

Thị trường

Trong nhiều tháng gần đây có hơn 100 công ty tham gia chương trình hội nhập "Chúng ta đồng hành". Tính tới nay đã có 1800 chỗ thực tập, hơn 500 chỗ học nghề và hơn 400 công việc làm toàn thời gian do người tị nạn đảm nhận. Nhưng con số này vẫn còn quá ít, bà thủ tướng Merkel cho biết, bà cũng là người đã mời giám đốc các công ty đến hội họp vấn đề tị nạn trong tháng Chín.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-975954-panoV9free-qoxf-975954.jpg
Mohammed K. đang thực tập ở Daimler tại thành phố Esslingen gần Stuttgart


Như vậy là rất ít người tị nạn thành công hội nhập vào thị trường việc làm. Hồi tháng Bảy Sở Lao Động cố vấn cho 322 ngàn người tị nạn ghi danh dưới dạng tìm việc làm, đó là những người đã được chấp nhận tị nạn. Người tị nạn và người nhập cư sẽ không thể tiếp cận thị trường việc làm nếu chưa được công nhận tị nạn. Trong số 322 ngàn người ghi danh có 141 ngàn người thất nghiệp. Nhiều người chỉ nói một ít hoặc không nói được tiếng Đức hoặc là không có kiến thức tương đương. Tuy nhiên đa số họ còn trẻ cho nên vẫn còn hi vọng là số người nhập cư có thể hội nhập vào thị trường việc làm qua các chương trình giáo dục và tập sự.



Tội phạm

Các vụ xảy ra sờ mó ở Cologne trong đêm giao thừa đã đánh động người Đức. Có phải Đức do chấp nhận người tị nạn đã tự rước các vấn nạn tội phạm vào nước mình chăng? Dĩ nhiên xác suất thống kê cũng bao gồm người tị nạn. Trong một triệu người cũng sẽ có một vài người không tuân thủ luật lệ.

Tuy nhiên theo thống kê nhà chức trách cho thấy, xác suất người tị nạn phạm tội cũng không cao hơn người bản xứ. Theo xác suất tội phạm cảnh sát đưa ra, con số tội phạm gia tăng khoảng 4 phần trăm trong năm 2015 so với năm trước. Sự gia tăng này tỉ lệ với thành phần người tị nạn và các tội phạm nhập cư lậu. Nếu tính toán vị chi, thì con số tội phạm gần như không thay đổi mặc dù có thêm mấy trăm ngàn người vào Đức.

Loại tội phạm nào thường được ghi nhận?


http://i.imgur.com/DMnH1em.jpg
http://i.imgur.com/HdNWz0p.jpg



Các việc xảy ra ở Cologne đã khơi mào cuộc tranh luận liệu nguyên quán của người phạm tội có liên quan gì đến các kiểu phạm tội hay không. Thực ra không thể chứng minh được có một nhóm sắc tộc nhập cư nào đặc biệt phạm pháp hơn nhóm nào. Theo Cơ quan Hình sự Liên bang (BKA) những người nhập cư từ Algeria, Morocco và Tunisia có dấu hiệu nghi vấn phạm pháp hơn các nhóm dân nhập cư từ quốc gia khác.

Mặt khác cuộc khủng hoảng tị nạn đã khiến cho xác suất phạm pháp gia tăng. Nhưng người tị nạn không phải là phạm nhân mà là nạn nhân. Cơ quan hình sự liên bang đã ghi nhận các cuộc va chạm chống lại nơi cư ngụ của người tị nạn. Năm 2015 có tổng cộng 1031 trường hợp hơn gấp năm lần nhiều hơn so với năm trước.

Các cuộc tấn công ở thành phố Würzburg và Ansbach cũng ném một tia sáng lên sự liên quan khả dĩ giữa việc nhập cư và hiểm họa khủng bố. Hai phạm nhân đều đến Đức dưới danh nghĩa tị nạn dù đã lâu trước làn sóng tị nạn vĩ đại năm ngoái. Nhưng cả hai trước đó đều không nằm trong tầm ngắm của cơ quan an ninh.

Nhà chức trách vẫn thường theo dõi qua các nguồn tin cáo buộc các hoạt động Hồi giáo của người tị nạn. Được biết có đến hơn 400 cảnh báo nhưng các nhà điều tra vẫn chưa truy ra một trường hợp nào có kế hoạch khủng bố hẳn hòi. Tuy nhiên cục Liên bang Bảo vệ Hiến pháp, sở mật vụ Đức e ngại các nhóm cực đoan cố gắng chiêu mộ thêm thành viên từ các trại tị nạn.


Trục xuất

Một đề tài chính trị nhiêu khê -- Việc "nhanh chóng trục xuất những người không được công nhận tị nạn" là một phần của mỗi kế hoạch hành động. Số người ở Đức phải hồi hương thực sự gia tăng rõ rệt. Tuy nhiên hệ thống trục xuất có vẻ vẫn chưa có hiệu quả.

Chiếu theo ghi nhận của sở ngoại kiều hiện có 220 ngàn người ở Đức đang bị yêu cầu rời khỏi nước. Nhưng lại có đến 172 ngàn người trong số đó lại được phép tạm dung vì quốc gia họ vẫn còn chiến tranh.

Nhưng vẫn còn nhiều lý do khác cản trở việc hồi hương.



Trường hợp những người bị từ chối tị nạn nhưng không có giấy tờ tùy thân, rất thường là nguyên do nhà chức trách nước sở tại không thu nhận họ. Đây cũng thường là một mánh khóe của những người để vào Đức và hàng ngàn người xử dụng cách này để tránh bị hồi hương. Chính phủ Đức hiện đang làm áp lực các quốc gia đó phải hợp tác hơn trong việc thu nhận lại công dân của họ.
Những người tị nạn không thể hồi hương vì mang bệnh không thể đi được. Có kế hoạch đang được thảo luận rằng chỉ để bác sĩ của chính phủ mới có quyền ghi các giấy chứng nhận bệnh lý quan trọng.
Một vấn đề khác là nhiều người tị nạn đã trốn mất khi phải đối diện việc hồi hương. Để không bị gặp khó khăn thời hạn bị trục xuất không còn được báo trước nữa.




Có bao nhiêu người bị trục xuất?


http://i.imgur.com/A2wrB7W.jpg
http://i.imgur.com/P7ffoTQ.jpg



Chính trị và xã hội

Cộng đồng chung Châu Âu chia rẽ cùng lúc với Brexit và tranh cãi dữ dội giữa các quốc gia thành viên, đảng bảo thủ Dân Chủ Thiên Chúa của bà Merkel và đảng em CSU ở tiểu bang Bavaria, không đồng thuận, còn đảng Alternative for Germany đang dẫn trong các cuộc thăm dò. Thực sự đám đảng phái theo phe cánh hữu còn có khả năng vượt qua phe Dân Chủ Thiên Chúa trong cuộc bầu chính quyền tiểu bang bên Đông Đức Mecklenburg-Western Pomerania vào ngày Chủ Nhật 4 Tây tháng 9.

Cuộc khủng hoảng tị nạn đang giao động chính trị và đang phân cực hóa xã hội. Hàng ngàn người Đức vẫn tình nguyện giúp đỡ người tị nạn ở những nơi mà nhà chức trách quá chậm chạp hoặc quá tải.

Mặt khác nhiều người e rằng người tị nạn sẽ thay đổi đất nước này. Phong trào bài ngoại dâng cao, người ta xuống đường phản đối những điều mà họ cho rằng đã Hồi giáo hóa nước Đức, người dân cố cản trở ở các nơi người tị nạn cư ngụ, còn chính trị gia thì bị mắng là "phản quốc". Bà thủ tướng Đức Merkel tiếp tục ngăn những người dân tự biểu cảm đa đoan rằng, "Nước Đức vẫn là nước Đức với tất cả những thứ chúng ta gần gũi và yêu quý". Nhưng có điều vẫn hoàn toàn không rõ là liệu các rạn nứt trong xã hội Đức có chữa lành được hay không.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-908190-panoV9free-jndn-908190.jpg
Một cuộc biểu tình chống Hồi Giáo hồi tháng 10 (năm ngoái) ở Dresden của nhóm Pegida, chữ viết tắt của patriotic Europeans Against the Islamization of Europe - Những người Châu Âu yêu nước chống lại nạn Hồi giáo hóa Châu Âu.


(hết)

* tác giả: Philipp Wittrock (bài viết) và Christina Elmer (biểu đồ)
* nguồn nguyên tác: Did We Do It? Taking Stock One Year After Refugees' Arrival (http://www.spiegel.de/international/europe/taking-stock-one-year-after-the-arrival-of-refugees-in-germany-a-1110654.html)

Triển
10-02-2016, 11:53 PM
Chính quyền Orbán thất bại trưng cầu
dân ý việc phân phối người tị nạn trên
các quốc gia EU.


Orbán đứng đầu nội các của Hung Gia Lợi, một quốc gia cộng sản đổi đời sang tư bản từ thập niên 90. Nhà cầm quyền Hung Gia Lợi thiên hữu dùng mọi cách khước từ cứu giúp người tị nạn Trung Cận Đông và Bắc Phi. Áp dụng mọi phương tiện truyền thông để tuyên truyền tô xám tương lai u ám của người tị nạn bước vào quốc gia của ông và cộng đồng chung Châu Âu.

Ông đã liên tiếp chống chính sách phân phối người tị nạn của EU và Đức, dèm pha và bôi nhọ giá trị nhân đạo của các quốc gia Tây Âu mà chính quốc gia của ông từng xin gia nhập để sống còn. Kết quả trưng cầu dân ý của ông thất bại vì không đủ số phiếu. Có lẽ dân nước ông không phải người Anh, đi bầu cho Brexit rồi sau đó ngồi ngẩn ra không biết mình đã làm cái gì.

Sau Brexit, cuộc thất bại trưng cầu dân ý ở Hung Gia Lợi là bài học cho Trump ở Mỹ. Một quốc gia phú cường và hiện đại là phải đi kèm với tự do và nhân đạo. Mình mạnh mẽ không phải do nòng súng và các hô hào chống đối chủng tộc mà là nền kinh tế lành mạnh và giá trị lương tâm chân thật.




http://i.imgur.com/gRZjP3t.png

(coi tiếp) (http://www.aljazeera.com/news/2016/10/hungary-votes-eu-refugee-quotas-referendum-161002042908625.html)

ốc
10-03-2016, 02:02 AM
Có một lần mất nước mới thương người tỵ nạn
Có một lần đói ăn mới hiểu được tự do
Qua dầm dề chinh chiến mới lo chạy lánh đạn
Có một đợt tản cư mới hiểu đời đá vàng...

Ngoc Han
10-03-2016, 02:35 AM
Có ở Bidong mới biết chữ "dưà xù "

sôngthương
10-24-2016, 07:44 PM
https://www.youtube.com/watch?v=fUzgWHri-kY

Triển
10-24-2016, 11:57 PM
Cô bé này nói tiếng Anh rất dở, nhưng viết và đọc tiếng Việt là một thiên tài. Nếu không có sự chăm sóc bút pháp và câu cú của người lớn, thì cô bé thực sự có tài văn chương và sự từng trải không có trong lứa tuổi này để mà viết được như thế. Dẫu sao, đây cũng là sự khích lệ đạo đức cần có ở tuổi trẻ, tinh thần bao dung và tính nhân bản nên có ở thời đại rốt ráo này. Nhất là ở xã hội lộn xộn mất dần các đức tính tốt ở trẻ con, thờ ơ, lạnh nhạt, bề ngoài, như đang xảy ra ở VN.

sôngthương
10-26-2016, 06:46 PM
Cô bé này nói tiếng Anh rất dở, nhưng viết và đọc tiếng Việt là một thiên tài. Nếu không có sự chăm sóc bút pháp và câu cú của người lớn, thì cô bé thực sự có tài văn chương và sự từng trải không có trong lứa tuổi này để mà viết được như thế. Dẫu sao, đây cũng là sự khích lệ đạo đức cần có ở tuổi trẻ, tinh thần bao dung và tính nhân bản nên có ở thời đại rốt ráo này. Nhất là ở xã hội lộn xộn mất dần các đức tính tốt ở trẻ con, thờ ơ, lạnh nhạt, bề ngoài, như đang xảy ra ở VN.


Dạ,anh Năm, mong sao có thêm nhiều người trẻ hiểu thêm những điều như vậy , thì mới có thể làm nên những thay đổi trong tương lai

gun_ho
12-16-2016, 06:46 AM
Ludwigshafen: Nghi phạm 12 tuổi đánh bom chợ Giáng sinh ở Đức
16 THÁNG 12 2016


Hôm 15/12, cảnh sát Đức đã bắt giữ nghi phạm đang thực hiện một vụ đánh bom khủng bố ở Ludwigshafen, đáng chú ý, nghi phạm này mới chỉ 12 tuổi.

Theo cảnh sát Đức, cậu bé hiện đang sống tại Đức này đã đặt một ba lô chứa bom tại một chợ Giáng sinh ở Ludwigshafen, miền Tây nước Đức.

Tuy nhiên, may mắn quả bom đã không phát nổ. Một khách tham quan đã phát hiện ba lô bom này và đã báo cho cảnh sát. Ngay sau đó, cảnh sát đã vô hiệu hóa quả bom.

Khai nhận với cảnh sát, cậu bé này còn tiết lộ một âm mưu đánh bom khác vào ngày 5/12 ở khu vực gần Tòa thị chính thành phố Ludwigshafen nhưng không thực hiện được.

Ngoài ra, cậu bé này cũng từng lên kế hoạch đến Syria vào mùa Hè năm 2016 để gia nhập IS.

Cậu bé 12 tuổi, người Đức gốc Iraq, sinh năm 2004 tại Ludwigshafen, bị "cực đoan hóa mạnh mẽ" và dường như được một phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) chỉ đạo, tạp chí Đức Focus dẫn các nguồn tin an ninh và tư pháp hôm nay cho biết.

Theo cảnh sát, cậu bé này bị nghi ngờ nhận lệnh đánh bom từ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Cậu bé hiện ở trong một trung tâm tạm giữ thanh thiếu niên. Cơ quan Công tố Liên bang Đức đã tiếp nhận điều tra với cáo buộc hành động bạo lực nghiêm trọng./.

HV tonghop

Đúng là ngựa thành Troy.

Triển
12-16-2016, 07:18 AM
Đúng là ngựa thành Troy.

Thằng bé này người Đức gốc Iraq. Sinh ở Đức chứ không phải Phù Đổng Thiên Vương mới sang năm ngoái mà năm nay đã 12 tuổi. Là dân Đức thì được hưởng quyền lợi công dân như mọi người khác mà thôi. Không cứ mọi thứ là nuôi ong tay áo. Ông CEO của hãng Táo cũng có cha là người tị nạn đó thôi. Khi người ta thành công thì quỳ lạy tung hô vạn tuế, khi người ta thất bại thì chửi rủa coi như cỏ rác. Không khá.

gun_ho
12-16-2016, 07:32 AM
Con ngựa thành Troy đẻ ngựa con mà. Good lắc and have fun with them nhe. :z67:

Triển
12-26-2016, 09:39 AM
Người đẹp không quân xin tỵ nạn ở Mỹ:

_________

First Female Pilot in Afghanistan Requests Asylum in U.S.
Afghan air force Capt. Niloofar Rahmani says she’s too scared to return home

https://si.wsj.net/public/resources/images/BN-RJ031_afpilo_IM_20161223112933.jpg

(coi tiếp) (http://www.wsj.com/articles/celebrated-afghan-woman-pilot-requests-asylum-in-u-s-1482555662)

Triển
12-27-2016, 04:12 AM
Germany ups medical aid to war-torn Aleppo
Germany has provided aid to support the continued work of nearly 1,000
medical professionals in Aleppo. Medical facilities in the Syrian city are on life support.


http://www.dw.com/image/36916909_303.jpg

(coi tiếp) (http://www.dw.com/en/germany-ups-medical-aid-to-war-torn-aleppo/a-36916948)

Triển
01-02-2017, 05:53 AM
Người tị nạn ở Pháp
Mỗi sáng có một đôi giày mới trước lều

Một ngôi làng Pháp trên núi giúp đỡ người tị nạn vượt biên từ Ý. Họ đã chứng minh cho bên chính trị mới chính là những người không muốn biết về sự hiện hữu của người tị nạn.

Bài viết của Annika Joeres, tại Breil-sur-Roya

28.12.2016, 10 giờ 06.



http://i.imgur.com/m1gSzSa.png
Ông Cédric Herrou trước tòa án ở Nice – hình ảnh ©Eric Gaillard/Reuters


Ở Châu Âu hiếm có nhiều nơi hiếu khách như tại đây. Thung lũng Roya, nằm cách biên giới Pháp – Ý chỉ vài cây số, đang cưu mang 30 gia đình người tị nạn, nhiều người nấu cho họ ăn. Đó là các cô giáo và những người làm việc ở hành chánh làng, là những người làm rẫy và thợ rèn, những người đã cưu mang những người khác trong tình trạng khó khăn, ngay trước cửa nhà họ hoặc thấy ở chợ. Nông dân Cédric Herrou đã cưu mang trong vòng 18 tháng qua hàng trăm người tị nạn tại chỗ của mình.

Herrou 37 tuổi, tóc quăn, đeo kiếng. Ông tự phong là người đơn thân độc mã. Thực ra là vậy. Tuy nhiên hiện tại không phải là giai đoạn bình thường. Nhiều người tị nạn không ai giúp đỡ trong thung lũng của ông đã khiến ông không còn cách nào khác, ông cho biết, „Tôi phải giúp họ thôi“.

Mỗi sáng ông Herrou thả 250 con gà của ông ra, rồi đi xem hôm nay có bao nhiêu người cùng ăn điểm tâm với ông. Herrou đứng đếm số giày trước 3 túp lều, 2 chiếc xe camping, và trước các tấm nệm để trong nhà củi. Trong buổi sáng mùa Đông hôm nay có thêm 15 người nhiều hơn so với hôm qua. Chắc là họ đêm qua đã tìm tới nơi ông, dọc theo đường rày xe lửa từ biên giới Ý sang Pháp, vào các làng nhỏ của ông. Rồi bây giờ họ ở đây.

„Chúng ta phải lo cho họ“

“Coffee?”, Herrou hỏi. Mấy phút sau có 15 người Eritrea và người Sudan đến ngồi quanh bàn gỗ của ông rồi chấm cakes và bánh ngọt vào ly cà phê của họ. Nông trại của Herrou là nơi an bình đầu tiên đối với họ sau cả tháng trời chạy trốn.

Chẳng ngờ ngay tại nơi này, nơi có hàng ngàn người nhập cư qua tuyến đường Địa Trung Hải và Ý, lại không có ai sợ hãi gì trước làn sóng di cư. Chẳng ngờ ngay tại nơi này, ngay trong vùng bảo thủ bậc nhất của Pháp lại mở cửa đón họ vào – trước sự chứng kiến của Gendarme và cảnh sát biên phòng. Không phải ai cũng sẵn lòng, nhưng mà đối với Cédric Herrou thì sự việc rất rõ ràng: “Chính phủ thất bại, cho nên chúng tôi là người dân phải chăm sóc cho họ mà thôi”.

Herrou là nông dân, ông bán trứng gà và dầu Ô-liu từ 800 gốc Ô-liu mọc trên sườn đồi phía Nam. Nông trại của ông nằm 20 cây số về phía Bắc của Ventimiglia, một thành phố Ý ở Địa Trung Hải, giáp ranh trực tiếp với biên giới Pháp. Ventimiglia là lỗ kim cho hàng ngàn người tị nạn chui qua, đa số từ Libya, từ Địa Trung Hải và miển Nam nước Ý đi ngược lên mạn Bắc. Các nơi người tị nạn trú ngụ đã đầy ắp và có nhiều người kể lại rằng họ bị cảnh sát đối xử tàn bạo.

Trong thành phố thì cửa ngõ biên giới đã đóng cửa người tỵ nạn chạy vào Pháp từ 17 tháng nay. Chỉ còn cách theo đường rày xe lửa chạy dọc theo sông Roya. Từ biên giới đường rày chạy dài 20 cây số đến ngôi làng Breil-sur-Roya của Herrou. Đi theo hai đường hầm xe lửa chạy song song cạnh nhau. Có người tị nạn chui qua đường hầm từ Ý sang, rồi trèo lên đường hầm chỉ nằm cách 10 thước bên trên để đi tiếp sang Pháp về hướng thành phố Nice. Hoặc là họ kẹt lại ở nông trại của Herrou.

Chính ngay tại thung lũng Roya này chính phủ sở tại đã quên xây nhà cho người tị nạn. Có vẻ như cơ quan chính phủ không muốn biết đến sự hiện hữu của người nhập cư mới. Nếu cảnh sát biên phòng Pháp tóm họ, thông thường mang chở về Ý. Đây là một trò chơi mèo bắt chuột giữa hai quốc gia muốn thu nhận người tị nạn càng ít càng tốt. Các chính trị gia Pháp gióng trống cho biết đã trả 25 ngàn người tị nạn về lại nước láng giềng.

Nhiều người dân trong thung lũng Roya bất bình kiểu chính sách này, họ làm ngược lại. Hiện tại trong nông trại của Herrou họ đang cùng nấu bữa ăn trưa. Có món bí đỏ nêm đậm đà với khoai tây và sà-lách, trình bày mỹ thuật lên trên dĩa sứ. Có hai người dân trong thung lũng đến giúp. Họ là bạn của Herrou. Họ múc đầy 20 dĩa. Sau khi ăn đến phiên khách tự rửa dĩa, đổ rác, châm nước vô máng gà. Nhưng xem ra họ làm cũng không thạo. Đó là công việc làm chui bất hợp pháp và Herrou có thể bị phạt.

Hiện tại Herrou rất cố gắng không vi phạm pháp luật. Ông đã bị tố cáo là “Giúp người tị nạn có tình trạng cư ngụ bất hợp pháp nhập cảnh và tạm trú”. Ông có đe dọa bị phạt tù 5 năm và tiền phạt khoảng 30 ngàn euro. Đó là mức phạt cho những kẻ buôn người chuyên nghiệp, nhận tiền để đưa người. 4 Tây tháng Giêng này sẽ có bản án.

Từ khi một tờ báo địa phương viết sự việc và giới truyền thông quốc gia tường trình về ông, Cédric Herrou trở thành nổi tiếng. Hôm chất vấn cuối tháng Mười Một cũng có hàng trăm người tụ tập trước tòa án ở Nice để hỗ trợ ông. Herrou hỏi bà quan tòa rằng ông phải làm gì bây giờ khi cứ chiều chiều là có người tỵ nạn đến đứng trước cửa nhà ông. Bà tòa khuyên, “Thì ông gọi cảnh sát”. Herrou phẩy tay, làm như vậy chẳng giúp gì người tỵ nạn cả. Bà quan tòa nhìn ông chưng hửng và không hiểu nổi cái logic đơn giản của Herrou, loại logic không có nằm trong chỗ nào ở các chương luật của bà, cô luật sư Francoise Cotta của ông Herrou cho biết. Cô ấy tỏ ra lạc quan, “Ông Herrou không trục lợi từ việc làm của mình và không thể bị thọ tội vì chỉ giúp đỡ người khẩn cấp. Trên nguyên tắc ông ta chỉ làm cái công việc của nhà nước. Chính phủ nên cám ơn ông ấy mới phải”.

Sự dấn thân lan rộng

Herrou không có lên kế hoạch cho tất cả mọi chuyện đó. Ngay trong ngày đóng cửa biên giới ở Ventimiglia, ngày 15 tháng Sáu năm 2015 ông cho hai người quá giang như thường lệ. Nhưng đó không phải là du khách thông thường mà là hai người tỵ nạn. Trong chiếc xe trắng giao hàng ….


(còn nữa)

Triển
01-03-2017, 05:52 AM
(tiếp theo)

Sự dấn thân lan rộng

Herrou không có lên kế hoạch cho tất cả mọi chuyện đó. Ngay ngày đóng cửa biên giới ở Ventimiglia, ngày 15 tháng Sáu năm 2015 ông cho hai người quá giang như thường lệ. Nhưng người quá giang không phải là du khách thông thường mà là hai người tị nạn. Trên chiếc xe trắng giao hàng họ đã thố lộ là họ không có chỗ ngủ qua đêm. Vậy là ông chở họ về nhà, dựng cho họ một cái lều và cũng bất ngờ rằng mọi chuyện chỉ đơn giản như thế.

Sáng hôm sau ông lại chở thêm hai người nữa, những người khác thì tự tìm tới ông. Lúc đó ông không nghĩ rằng ông sẽ có khách kéo dài luôn mấy tháng, mỗi đêm, thỉnh thoảng vài mươi người tới cùng một lúc. Sau đó những người tị nạn chuyền tay nhau địa chỉ của ông tiếp tục.

Và sự giúp đỡ tự nguyện này lây sang người khác. Dân chúng ở Roya trở nên tích cực mà trước đó họ cũng chưa từng phản đối. Ví dụ như Henry và Cécile Paicheler. Họ là khách hàng thân tín của Herrou ở phiên chợ tuần. Ban đầu họ chỉ quyên quân áo và thực phẩm cho khách của Herrou. Rồi một hôm nào đó bà giáo dạy tiểu học đã về hưu đang đứng mua mấy chiếc bánh sừng trâu để ăn sáng bỗng thấy tám người trẻ xuất hiện mang sandal rách bươm. Bà kể, „Tôi dẫn họ về nhà, tôi cảm thấy làm vậy là đúng“. Năm người Eritrea, hai người Sudan và một phụ nữ Ethiopy ngả người ngay xuống các tấm nệm kê vội trong phòng khách và ngủ ngay sau một chuyến hành trình dài đi dọc theo đường rày xe lửa.

Mãi đến xế chiều họ mới thức giấc. Cécile Paicheler nấu nguyên cả nồi lớn Couscous, mấy người khách làm dấu thánh và cảm ơn trước khi ăn. Họ đã ở đó mười hai ngày. Cécile Paicheler và chồng bà gần như không thể trò chuyện với họ, vì họ chỉ nói được vài câu tiếng Anh. Vậy là họ ngồi chung nghe nhạc của quê hương mình. Những người trẻ nhảy múa cho xôm tụ. Sau đó họ chở những người khách trú này bằng xe hơi đến Nice, rồi mua vé xe lửa cho họ đi Marseille. Ba ngày sau cả nhóm liên lạc từ Ba Lê. Trên bàn ăn họ đã viết lại một dòng tin nhắn với bút lông: „We love you, Mama“.

Các tổ chức giúp đỡ người tị nạn có cơ sở không thể nào làm được theo cách làm thực dụng như người dân ở thung lũng Roya. Xem ra họ, những người làm việc chung với bên chính quyền Pháp, có vẻ bị đuối trước những gì đang xảy ra. Vì ở đây chẳng có luật lệ gì hẳn hòi cả. Khi cơn lạnh áp vào da lúc mặt trời lặn xuống trong một ngày mùa Đông này tại khuôn viên nhà Herrou, một người hoạt động nhân quyền Pháp hỏi, „Ông phải làm gì nếu bỗng nhiên một người tị nạn bị rét trong cái lều của ông đó?“. Herrou không được phép chở người tị nạn qua biên giới đơn giản như vậy. Rồi cơ sở vệ sinh thân thể nằm ở đâu?"

Người đàn ông trẻ khuyên hãy làm việc chung với các hội đoàn có cơ sở. Nhưng Herrou không có thời gian với cái kiểu quan liêu mà cũng chẳng có hứng thú. Ông cứ tiếp tục mở rộng cửa nhà mình ra đơn giản vậy thôi.

Ai muốn lên ngôi nhà đá cổ của Herrou phải đi bộ vượt qua đèo mới tới. Trước đây sáu năm Herrou đã cố tình mua một cái nông trại khó vào như vậy. Ông tìm kiếm sự thoát ly, cái tĩnh lặng ở miền thôn dã. Còn bây giờ thì mỗi ngày ông có „Khách viếng“, như ông vẫn gọi họ như vậy. Nhưng xem ra ông rất hạnh phúc. Có lẽ cuộc sống đơn giản trên vùng rừng núi, trong một ngôi nhà với nội thất tự tạo và lối đi lên là một cầu thang gỗ ọp ẹp đã cho ông một cái nhìn rõ ràng hơn về nhu cầu của người tị nạn. „Họ đói thì tôi nấu ăn cho họ. Họ đuối thì tôi cho họ chỗ ngủ. Sau một đêm đi suốt họ bị rét cóng thì tôi đưa họ thêm đồ gì đó cho mặc“.

Thỉnh thoảng ông cũng muốn ở một mình, Cédric Herrou nói. Nhưng mà ông chưa bao giờ cảm thấy mình có giá trị như vậy trong cuộc đời mình.

Dân chúng thung lũng bên các sườn đồi thẳng đứng đã từng sống chung với người tị nạn – và có lẽ vì vậy họ không có gì sợ hãi. Trong quá khứ họ cũng đã từng bỗng nhiên phải lưu vong xa xứ của mình. Bởi vì các thành phố từ Địa Trung Hải đi ngược lên thượng lưu các nhánh sông cứ đổi quốc tịch nhiều lần trong nhiều thế kỷ. Biên giới và giấy thông hành, quê hương và quốc tịch đối với những người dân ở đây không quan trọng như những nơi khác.

Dân Roya có chính kiến khác hẳn trong vùng, là những nơi mà có nhiều ông thị trưởng cực hữu nắm quyền và những nơi mà có một ông thị trưởng của Nice từng cấm luôn treo cờ ngoại quốc tại các trận đá banh. Các ứng cử viên thiên tả thì không được chuộng, đến nổi họ thường ứng cử theo kiểu vô đảng phái. Nhưng trong thung lũng Roya thì tổng thống dân chủ xã hội François Mitterand từng nhận được 80 phần trăm lá phiếu vào thập niên 1980 – một kỷ lục trên toàn nước Pháp. Chúng tôi tự lực, ông Michel Masseglia, phó thị trưởng của Breil-sur-Roya cho biết. ông ta thuộc đảng phái thiên-về-giữa-trái. Trong tòa đô chánh ông cổ súy cho việc chăm sóc người tị nạn. Nhưng khi hỏi ông đã từng cưu mang ai chưa, thì ông phì cười. Ngay cả cảnh sát ở thung lũng này cũng có nhân đạo. Ông nói, có vấn đề gì ư? Không có vấn đề gì. „Họ còn thích nữa nếu dân chúng lo được“.

Thực ra các ông bà trưởng thôn trưởng làng này nhận được sự ủng hộ của dân chúng trong thung lũng. Hôm nay cái siêu thị nhỏ quyên hàng hóa không bán được, còn ông tiệm bán bánh thì quyên mấy ổ bánh mì của ông ấy và nhiều dân chúng nam nữ quyên áo khoác, quần lót, bàn chãi đánh răng và đồ chơi trẻ con. Ông mục sư làm lễ ngày Chủ Nhật răn rằng hãy giúp đỡ người tị nạn và mới đây trong ngày lễ hội quê hương chung quanh khuôn viên nhà thờ còn mời những người Etria đi dữ lễ. Các nữ y tá đã đến thay drap nệm miễn phí không chính thức để băng bó các vết thương. Các sinh viên về nhà thăm cha mẹ cuối tuần thì dạy người tị nạn học Pháp ngữ. Chỉ có hội đồng chánh phủ sở tại, cái conseil régional, là cơ quan đáng lý phải chăm sóc những người kia thì chẳng thấy đâu cả.

Vậy mà những người trốn chạy tới Breil thông thường là ở tuổi vị thành niên. Mới đây có một đứa bé gái 16 tuổi đã ngủ trọ ở nhà Herrou trong lúc mang thai 7 tháng. Hoặc là có một bà mẹ với hai đứa con nhỏ. Trong ngày hôm đó có tám đứa trẻ vị thành niên người Etria đã đến chỗ Herrou. Các em đã chỉ cho xem trên tấm bản đồ nhỏ ở điện thoại di động của mình quê hương nhỏ bé ở Đông Phi Châu mà đa số người tị nạn đã trốn chạy đến thung lũng Roya.


„Càng giàu thì càng nhanh“

Đó là một quốc gia có quyền tự do báo chí hạng bét. Liên Hiệp Quốc đã tố cáo cái quốc gia độc đảng này đàn áp dân chúng của mình, giết người và bắt bớ bừa bãi. Cả hai em Daniel và Jueghe đều nói rằng các em 16 tuổi nhưng không chịu nói họ. Hai em đã quen nhau trong lúc vượt biển. Ban đầu họ đi bộ hoặc đi xe buýt qua Sudan để đến Libya …




(còn nữa)

Triển
01-03-2017, 05:55 AM
* PS: Tui cũng mắc cười với cái chữ dịch "phó thị trưởng".
Nhưng tui lại không dịch "thị phó". Có anh trai chị gái nào
sửa lưng tui nói tui sai thì tui nghe. Tui sẽ sửa. Còn không
ai nói thì tui để i xì dzậy luôn. :)

ốc
01-03-2017, 09:56 AM
Em tìm ra trang nhà của Ủy ban Nhân dân thành phố Breil: http://www.ville-breil-sur-roya.fr/mairie/equipe-municipale.html

Nên dịch là "thành viên thường trực của Uỷ ban Nhân dân Thành phố" cho nó vui tai.

Triển
01-03-2017, 10:13 PM
Em tìm ra trang nhà của Ủy ban Nhân dân thành phố Breil: http://www.ville-breil-sur-roya.fr/mairie/equipe-municipale.html

Nên dịch là "thành viên thường trực của Uỷ ban Nhân dân Thành phố" cho nó vui tai.

Dịch là Uỷ viên thường trực Nân Rân được hông?

ốc
01-03-2017, 10:30 PM
Em nghĩ dịch nghiêm chỉnh thì có thể gọi là "ông Hội đồng" (Quản lý Thành phố).

Triển
01-04-2017, 02:30 AM
(tiếp theo và hết)


„Càng giàu thì càng nhanh“

Đó là một quốc gia có quyền tự do báo chí hạng bét. Liên Hiệp Quốc đã tố cáo cái quốc gia độc đảng này đàn áp dân chúng của mình, giết người và bắt bớ bừa bãi. Cả hai em Daniel và Jueghe đều nói rằng các em 16 tuổi nhưng không chịu nói họ của mình. Hai em đã quen nhau trong lúc vượt biển. Khởi sự họ đi bộ hoặc là đi xe buýt qua Sudan để đến Libya. Có khi họ may mắn ngủ được qua đêm ở các trạm cứu trợ Hồng Thập Tự, có khi phải ngủ ở hang động, có khi ngủ ở chỗ những kẻ buôn người. Jueghe cho biết, „ai càng giàu thì đi được đến đây càng nhanh“. Em mặc một chiếc áo thun có quảng cáo của giải chạy việt dã ở Nice mà em được tặng. Daniel muốn đi Ba Lê mà cũng chưa có kế hoạch nào khác, Jueghe thì muốn đến chị họ sống ở Frankfurt rồi học đại học, tốt nhất là học ngành gì liên quan đến tài chánh.

Gia đình của em có vẻ là „hơi có tiền“, như em diễn tả, vì vậy em chỉ đi có 8 tháng là đã ngồi trên chiếc thuyền hơi ở Ý và như vậy là đạp đất Châu Âu. Em nói, „Ở đây sướng quá“, rồi bảo đảm rằng em muốn nói được Anh ngữ hay hơn nữa, để các người white people hiểu được em nhiều hơn. Thỉnh thoảng em cứ chỉ lên bản đồ nước Libya. „Thật là kinh khủng“, em nói, không có cảnh sát, chẳng có luật lệ, chẳng có gì hết, chỉ toàn băng đảng ăn cướp. Ở nông trại của Herrou lần đầu tiên em được nghỉ chân sau một thời gian dài. „Ở đây an bình quá“.

Có lẽ do tiếng cục tác của lũ gà hoặc là tia nắng ấm của mặt trời vùng Địa Trung Hải, nhưng quả thật là không khí ở nông trại đang có nhiều đứa trẻ cập bến một sự vô tư khó tả. Chúng nó chơi bài, châm củi quây quần cho một đóm lửa nhỏ, và chạy chơi với con chó. Chúng nó không tỏ vẻ gì là vội vã.

Ban sáng Herrou đã thông báo cho mấy đứa trẻ vị thành niên biết là sẽ chuyển giao chúng nó cho các nhân viên làm việc xã hội trưa nay, rồi họ sẽ chở các em đến trại tị nạn ở Nice. Đến trưa thì bỗng nhiên Herrou nhận được một cú điện thoại của tòa đô chánh. Không có vụ giao người cho mấy cô nhân viên xã hội, mà cảnh sát biên phòng muốn nhận mấy đứa nhỏ. Herrou cự tuyệt. „Tụi cảnh sát sẽ chở mấy đứa trẻ về Ý, rồi hai ngày sau lũ trẻ lại có mặt tại nhà tôi“, ông cho hay. Phía tòa đô chánh có vẻ hiểu trình bày của ông.

Nhà chức trách biết rất rõ những gì đang xảy ra ở nông trại của Herrou và ở những ngôi nhà khác trong thung lũng Roya. Herrou còn được cảnh sát tặng cho nhiều đèn pin nữa. Cho đến khi ông can đảm thú nhận trên báo chí rằng ông đã có chở mấy người tị nạn vào Pháp, thì lúc đó mới có vụ tố tụng ông. Herrou nói, „Hàng hóa tiêu thụ thì tràn ngập trên thế giới mà chẳng bao giờ thấy người ta để ý gì đến nhân quyền. Nhưng khi những người tị nạn bị hủy hoại thể chất và tâm lý đứng trước cửa nhà thì họ vội vàng dựng cao lên hàng rào kẽm gai“. Lần đầu tiên thấy ông có lời bình chính trị. Ngoài ra thì ông hay nói: „Tôi chỉ là một nông dân thôi mà“.

Herrou có nhắc một ít về chuyện ông có đe dọa bị phạt ngồi tù. Nhưng ông không có vẻ đặc biệt bị vụ tố tụng này chi phối. Ông thấy hay vì ông có dịp kể trước tòa về „thảm kịch trong thung lũng của tôi“.

Ông nhận được sự trợ giúp của vài chính khách địa phương. Ông quyền thị trưởng Masseglia cho biết, „Chính phủ phải xây dựng một nơi trú ngụ cho người tị nạn có trình tự - nếu không dân chúng cứ phải giúp đỡ cá nhân mãi“. Ông thấy người dân làm như vậy là nhân đạo, là đúng. Ông chủ tịch hạ viện sở tại Eric Ciotti thì lại chỉ trích kiểu cách phản kháng của dân chúng. Ông phe cộng hòa bảo thủ này từng viết một quyển sách với tựa đề Nhà Cầm Quyền (Autorité) và là phát ngôn viên của ban tranh cử thiên hữu của Nicolas Sarkozy. Ciotti nói, „Tôi lên án các kiểu tự vận hành nghiêm trọng này, khiến xuất hiện ngay giữa lòng các thành phố của chúng ta các lều trại với người nhập cư bất hợp pháp“. Những „người hoạt động nhân quyền“ cứ trợ giúp cho người tị nạn mãi, trong khi phải biết rằng làm như vậy bọn Hồi Giáo Thánh Chiến sẽ có thể thâm nhập quốc gia.

Dân chúng trong thung lũng Roya đã phản ứng trước lời lẽ mất thiện cảm. Họ đã đưa đơn kiện về chuyện „Bỏ rơi trẻ vị thành niên“ với sự hỗ trợ của tổ chức Nhân Ái Quốc Tế. Bởi vì chính phủ Pháp cũng như mỗi một quốc gia khác theo công ước có bổn phận chăm sóc người nhập cư dưới 18 tuổi. Nhưng Pháp theo cáo buộc đã chỉ đơn giản đẩy họ lên xe lửa về Ý mà thôi.

Nhiều đứa đã thoát được khỏi thung lũng Roya đã nhắn tin lại cho Cédric Herrou ví dụ như qua Facebook. Những đứa khác thì gọi điện thoại khi chúng đến được Ba Lê hoặc là vào nước Đức. Có nhiều đứa kể lại rằng chúng nó đã được công nhận tị nạn và ngàn lần tri ân. Có vài đứa thì ông không còn tin tức gì nữa.


(Hết)


(* dịch lại từ bài viết của Annika Joeres - „Jeden Morgen neue Schuhe vor dem Zelt“ (http://www.zeit.de/politik/ausland/2016-12/fluechtlinge-frankreich-italien-grenze-schlepper-roya-tal/komplettansicht) – trên báo die Zeit)

ốc
01-08-2017, 10:03 PM
Canada có ông Mạnh thường dân này chả phải là Phó thị trưởng mà cũng có lòng với người tỵ nạn.

http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38473532
(http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38473532)
It warms your heart. :z61:

Triển
01-09-2017, 12:15 AM
Canada có ông Mạnh thường dân này chả phải là Phó thị trưởng mà cũng có lòng với người tỵ nạn.

La` o^ng xi i o^. To^?ng gia'm ddo^'c ddie^`u ha`nh. O^ng to^?ng ddo^'c ha`nh. Cu~ng la` thu*' du*~ ro^`i.

Triển
01-09-2017, 12:28 AM
Năm 2015 có 900 ngàn người vào Đức. Năm 2016 chỉ còn 300 ngàn người. Biên giới các nước quanh Đức đóng cửa khắp nơi. Lọt vào Đức còn rất ít. Tuy nhiên qua chỉ vài vụ khủng bố lẻ tẻ, người chết không nhiều bằng bị bệnh cúm, thì chánh quyền đã bàn cách đẩy mạnh đuổi nhưng người không được tị nạn hồi hương. Đảng phái cực đoan và các slogan bài ngoại nhan nhãn trên internet. Mới đây trang breibart.com còn cố tình bóp méo tung tin thất thiệt ở Dortmund bên này, 1000 người tị nạn đốt nhà thờ. Sau đó sở cảnh sát thành phố này phải đăng tin cảnh giác tin đồn thất thiệt từ platform cực hữu Mỹ này. Cái tên đầu xỏ của trang đó đã được Trâm đưa lên làm cố vấn trưởng. (không có phó) cho giả.

Cha này là ông vua tuyên truyền cực hữu, thâm độc không kém gì bộ máy tuyên truyền của cộng sản.

http://cdn.images.express.co.uk/img/dynamic/78/590x/trump-732101.jpg

ốc
01-09-2017, 10:34 PM
Bản năng thô sơ của muôn loài thì lúc nào cũng nghi ngại cái gì khác mình, cứ đánh động vào bản năng của họ thì sẽ có khối người tin và đối phó theo phản xạ của loài thú. Bên Mỹ này chuyện đốt nhà thờ người da đen xảy ra đã nhiều lần, nhất là những bang miền nam, đất thép thành đồng của đảng Cộng hoà, cho nên một trang báo cực hữu mà tung tin đồn đốt nhà thờ thì đúng là vừa đánh trống vừa tưới xăng. Người da trắng đem súng ống vào trường vào chợ bắn loạn xạ bao nhiêu lần cũng chả thấy ai kêu gọi đề phòng người da trắng, chỉ bảo nhau mua thêm súng. Thế mới là cao bồi.

Triển
01-10-2017, 05:54 AM
Người da trắng ghét người da đen thì thôi coi như cũng là quá khó gỡ đi. Có người da vàng cũng bon chen dzô ghét ké là sao ta? Hay là ghét theo, tóm gọn là hùa? Nhưng mà rồi khi ganh ghét như vậy thì họ được cái ..... dãi gì?

RaginCajun
01-10-2017, 06:44 AM
Chuyện trắng đen và da màu là chuyện nhạy cảm, nói ra dễ xảy ra đổ máu. Sự thật, ngày xưa tụi trắng quả là ác độc hành hạ nô lệ da đen, nhưng ngày nay phải nói là tiến bộ khá nhiều (chắc chắn là chưa hết và sẽ không bao giờ hết vì dân nào cũng có thành phần quá khích). Các bác có lẽ là dân trí thức nên có cái nhìn từ văn phòng nhìn ra. Tớ là dân ở miền Nam, lớn lên, làm việc với dân da đen và trắng đủ mọi tầng lớp. Tớ đã từng bị kỳ thị từ cả trắng lẫn đen và, đương nhiên, cũng phải tự vệ bằng bạo lực với tụi nói khi nói chuyện không giải quyết nổi. Các bác có từng làm việc và sống ở những cánh đồng hay những bến cảng phía Nam với dân lao động chưa? Có lẽ tới đây, câu trả lời là ở hay không, không quan trọng, google hay đọc sách là biết tất cả. Ngoại trừ những sách về toán học và khoa học, còn những thứ sách tiểu thuyết, tự sự hay nhận định này nọ chỉ là theo cảm tính và phe phái thôi. Về miệt vườn này sống vài năm, không phải sống hưởng thụ như dân du lịch, ngồi trong nhà hay hotel để nhận định thề giới chung quanh, không phải đi vòng vòng như các phóng viên chào hỏi rồi hỏi han tình hình là sẽ biết rõ dân tình. Sống hết mình, sống thật với cuộc sống của mọi người chung quanh vùng đó (Mỹ nó gọi là "xài chung đôi giày với họ") thì sẽ cảm được mọi chuyện xảy ra như thế nào. Theo cá nhân tớ, sau nhiều năm sống ở miền Nam, chu du đi làm lên tận miền Bắc vào trong những vùng nông thôn tớ thấy dân Mỹ bất kể màu da, họ đền là những người rất hiền lành và hòa đồng, không kỳ thị như các bác nói ở trên. Các bác nói trên kia là thành phần quá khích, rất ít, tớ cũng từng trải qua kinh nghiệm bạo lực với đám này nhưng sau đó tụi nó cũng thân thiện với tớ, nhưng tụi nó vẫn kỳ thị giữa trắng và đen (chừa vàng ra :p). Các bác chắc đang nghĩ thằng RC này nói phét. Không phải là phét mà là tớ may mắn tụi nó không bắn tớ chết mà là đánh nhau tay đôi nên tớ mới còn mạng mà làm thân với tụi nó. Cá nhân tớ rất trân trọng cuộc sống trên đát Mỹ này với mọi giống dân. Tới bây giờ chữ kỳ thị không còn nữa.

ốc
01-10-2017, 01:22 PM
Các bác nói trên kia là thành phần quá khích
Nó khổ ở cái chỗ ấy, khủng bố thì cũng tuyền là do "thành phần quá khích" nhưng vẫn có người (không chịu nhận là quá khích) cứ ong óng bảo phải kiểm soát tất cả người Hồi giáo.

Da trắng gây ra thì bảo đấy chỉ là "thành phần quá khích"; vài người Hồi giáo gây ra thì vơ hết tất cả các dân tộc theo Hồi giáo (kéo luôn cả người theo đạo Ấn độ, đạo Sikh) vào mà chửi bới, đòi cấm cửa, đòi trục xuất, đòi theo dõi, đòi khai báo tạm trú tạm vắng.

Kỳ thị sẽ vẫn còn khi còn người lợi dụng nó để gieo sự sợ hãi, sự ganh ghét, sự thù hằn để làm chính trị.