PDA

View Full Version : Lê Thăng Long tường thuật về đấu tranh tại trại tù K1



ngocdam66
06-30-2013, 09:25 AM
CÔNG AN CSVN ĐANG KÉO ĐẾN RẤT ĐÔNG VÀ BAO VÂY TRẠI TÙ .
ĐỒNG BÀO TRONG NƯỚC ĐANG LO NGẠI CÔNG AN CỘNG SẢN VIỆT NAM SẼ TẤN CÔNG BẰNG VŨ LỰC
VÀO TRẠI VÀO ĐÊM NAY VÀ SẼ ĐÀN ÁP ĐẪM MÁU VỚI CÁC TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ .


https://soundcloud.com/diendanctm/le-thang-long-tuong-thuat-ve-dau-tranh-tai-tu-k1

ngocdam66
06-30-2013, 07:52 PM
Thứ hai, 1/7/2013, 09:11 GMT+7
http://ngoisao.net/Images/icon/icon-ban-be.jpg (http://plugins.banbe.net/share/post?href=http%3A%2F%2Fngoisao%2Enet%2Ftin%2Dtuc%2 F24h%2F2013%2F07%2Fhang%2Dtram%2Dtu%2Dnhan%2Dnoi%2 Dday%2Dkhong%2Dche%2Dquan%2Dgiao%2D244521%2F&title=H%C3%A0ng+tr%C4%83m+t%C3%B9+nh%C3%A2n+%27n%E 1%BB%95i+d%E1%BA%ADy%27%2C+kh%E1%BB%91ng+ch%E1%BA% BF+qu%E1%BA%A3n+gi%C3%A1o&feed_img=http://ngoisao.net/Files/Subject/3B/9E/85/29/tu_s3.jpg) http://ngoisao.net/Images/icon/icon-facebook-02.jpg (http://facebook.com/share.php?u=http://ngoisao.net/tin-tuc/24h/2013/07/hang-tram-tu-nhan-noi-day-khong-che-quan-giao-244521/&t=H%C3%A0ng+tr%C4%83m+t%C3%B9+nh%C3%A2n+n%E1%BB%95 i+d%E1%BA%ADy,+kh%E1%BB%91ng+ch%E1%BA%BF+qu%E1%BA% A3n+gi%C3%A1o) http://ngoisao.net/Images/icon/icon-twitter-02.jpg (http://twitter.com/home?status=H%C3%A0ng%20tr%C4%83m%20t%C3%B9%20nh%C 3%A2n%20'n%E1%BB%95i%20d%E1%BA%ADy',%20kh%E1%BB%91 ng%20ch%E1%BA%BF%20qu%E1%BA%A3n%20gi%C3%A1o%20-%20http://ngoisao.net/tin-tuc/24h/2013/07/hang-tram-tu-nhan-noi-day-khong-che-quan-giao-244521//) http://ngoisao.net/Images/icon/icon-link-hay-02.jpg (http://linkhay.com/submit?link_url=http://ngoisao.net/tin-tuc/24h/2013/07/hang-tram-tu-nhan-noi-day-khong-che-quan-giao-244521/&link_title=H%C3%A0ng%20tr%C4%83m%20t%C3%B9%20nh%C3 %A2n%20'n%E1%BB%95i%20d%E1%BA%ADy',%20kh%E1%BB%91n g%20ch%E1%BA%BF%20qu%E1%BA%A3n%20gi%C3%A1o) http://ngoisao.net/Images/icon/icon-mail-02.jpg (http://ngoisao.net/tin-tuc/24h/2013/07/hang-tram-tu-nhan-noi-day-khong-che-quan-giao-244521/#null) http://ngoisao.net/Images/icon/icon-print-02.jpg (http://ngoisao.net/tin-tuc/24h/2013/07/hang-tram-tu-nhan-noi-day-khong-che-quan-giao-244521/#null)

Hàng trăm tù nhân 'nổi dậy', khống chế quản giáoHọ phá cửa để phạm nhân thoát ra, giữ quản giáo làm con tin, đập phá cửa căng-tin và lấy dụng cụ nhà bếp làm hung khí.Lúc 8h ngày 30/6, cán bộ quản giáo của phân trại I (trại giam Xuân Lộc, Z30A) tổ chức cho số phạm nhân đá bóng. Trong khi đang thi đấu, bất ngờ hai phạm nhân Phạm Văn Trị (đội 17) và Đỗ Ngọc Hường (đội 15) ném đá vào cán bộ quản giáo, đồng thời liên tục la hét, cố tình gây mất trật tự. Phạm nhân Nguyễn Văn Tân (đội 8) dùng đá và dùi tự chế tấn công khiến trung úy Nguyễn Văn Tuấn bị thương.
Khoảng 50 phạm nhân khác kêu gọi phạm nhân trong các buồng la hét, đập phá hàng rào phân khu và kéo ra cổng trại để gây áp lực với cán bộ quản giáo. Ban Giám thị xuống thuyết phục nhưng nhóm này không nghe mà yêu cầu tất cả cán bộ ra khỏi khu vực, riêng đại tá Hồ Phi Thắng phải ở lại để họ nêu yêu sách.
Vẫn chưa dừng lại, một lúc sau, một nhóm quá khích đã phá cửa nhà kỷ luật, nhà giam để cho 19 phạm nhân thoát ra. Nhóm trên tiếp tục đập phá cửa căn-tin nhà ăn để lấy nước uống và dụng cụ nhà bếp làm hung khí. Sau khi sử dụng gậy gỗ và các dụng cụ khác chốt bên trong cửa chính và hai cửa phụ phân trại, nhóm phạm nhân gây rối này thu gom một số màn, chiếu để đốt ở bên trong phân trại. Họ tiếp tục giữ đại tá Thắng, khóa cổng phân trại để không cho lực lượng bên ngoài tiếp cận...
Thiếu tướng Hồ Thanh Đình (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp - Tổng cục VIII) cho biết đã điều cán bộ, chiến sĩ thuộc trại giam Thủ Đức, Huy Khiêm, Bố Lá đến tăng cường. Về nguyên nhân khiến các phạm nhân nổi loạn, gây mất trật tự, theo thiếu tướng Đình có nhiều phạm nhân không chấp hành cải tạo nên thường xuyên có hành vi gây rối, đòi chuyển trại dẫn đến kích động những người khác...
Đại tá Hồ Phi Thắng thì cho hay thấy trước tình hình phức tạp, ông chủ động ở lại phân trại một mình để trao đổi, vận động các phạm nhân và đã thành công. Sau gần 10 giờ, lực lượng chức năng đã phân loại 40 người để điều tra làm rõ. Những người cầm đầu, quá khích và phá hủy tài sản sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định.

Theo Pháp luật TP HCM

Lotus
07-01-2013, 05:18 AM
Tù nhân nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rebel-prison-z30a-xl-06302013054152.html/06302013-rebel-prison-z30a-xl.mp3/download.html


Một vụ nổi dậy của tù nhân chính trị tại phân trại 1, trại tù Z30A ở Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai diễn ra sáng ngày hôm nay 30 tháng 6 năm 2013.

Nổi dậy cướp điện thoại báo ra ngoài

Thông tin từ cuộc gọi của điện thoại mang số 962467908 được chuyển ra ngoài cho biết một số tù nhân chính trị đang thụ án tại phân trại 1 của trại Z30A Xuân Lộc bắt giám thị có tên Hồ Phi Thắng làm con tin. Mục đích được nói nhằm phản đối việc đánh đập tù nhân và phần ăn bị cắt xén…

Chúng tôi nhiều lần gọi điện vào số điện thoại vừa nói từ lúc 11:30 sáng đến lúc 1 giờ chiều, nội dung cuộc gọi như sau:

Gia Minh: Có phải ông Hồ Phi Thắng không?

Trả lời: đang bận ăn cơm, chốc nữa gọi lại sẽ nói; 30 phút nữa gọi lại.

Theo như hẹn đúng 30 phút sau chúng tôi gọi lại nhưng máy đã bị cắt không thể liên lạc được.


Trong số những người tù chính trị đang bị giam tại phân trại 1, trại tù Z30 A Xuân Lộc, Đồng Nai, có ông Nguyễn Ngọc Cường bị kết án về tội rải truyền đơn chống Nhà Nước.

Người con của ông là Nguyễn Ngọc Trường Thi cũng từng bị giam tại đó ba tháng, cho biết nay ông bố là Nguyễn Ngọc Cường cũng ở đó với sáu tù chính trị khác trong đó có ông Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang…

Tháng vừa rồi gia đình có đi thăm và biết bố đang bị nhốt chung với các anh em tù chính trị, gồm 6 người, trong một khu khoảng 100 mét vuông. Trong đó có những người là Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang…


Cựu tù nhân chính trị Lê Thăng Long, người từng bị đưa ra xét xử trong cùng vụ án với ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung cho biết bản thân ông nhận được thông tin từ máy điện thoại mang số 962467908 về cuộc nổi dậy vào sáng ngày 30 tháng 6 vừa như sau:

Khoảng 11 giờ 30 tôi nhận được một cuộc điện thoại từ phân trại 1, trại giam Xuân Lộc gọi ra. Anh em trong đó thông báo cho tôi biết tình hình của trại giam: lúc khoảng 7-8 giờ sáng nay, anh em tù nhân đã nổi dậy và bắt giữ ông giám thị của Z30A, Hồ Phi Thắng. Nguyên nhân là việc đối đãi trong tù không được tốt; đặc biệt là đánh đập tù nhân, cắt xén khẩu phần ăn của tù nhân, cũng như không đáp ứng những yêu cầu chính đáng của anh em tù nhân.

Phân trại 1, tức K1 của trại giam Z30A trại giam Xuân Lộc là nơi có một số tù nhân lương tâm đặc biệt như ông Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng…

Cho đến lúc 11:30 và sau đó anh em trong đó vẫn làm chủ tình hình và giữ ông Hồ Phi Thắng.

Khu trại có mấy lớp tường và hàng rào xung quanh, biệt lập.

Theo kinh nghiệm ở những cuộc nổi dậy tương tự ở những trại khác, nếu lực lượng bên ngoài không dùng bạo lực thường họ đàm phán để trao đổi về các yêu sách của anh em tù nhân và sau đó diễn ra các bước tiếp theo để hai bên có những thỏa thuận, đáp ứng yêu cầu anh em tù nhân.

Khắc nghiệt với tù chính trị

Ông này cũng trình bày lại tình hình điều kiện nhà tù khi ông bị giam:

Khi tôi ở trại tạm giam điều kiện tương đối khắc nghiệt hơn. Đặc biệt trong thời gian đầu tôi không được tiếp xúc gì với gia đình hết. yêu cầu gặp luật sư cũng không được. Đó là những quyền căn bản nhưng không được đáp ứng; người ta lấy lý do vì an ninh quốc gia. Nhưng theo tôi đây là việc sử dụng những điều luật về an ninh quốc gia mơ hồ để hạn chế quyền của công dân. Những tù nhân chính trị khác cũng bị trường hợp này. Trong thời gian này còn bị gây sức ép rất nhiều như mớn cung, ép cung. Như trường hợp anh Thức họ nhốt vào xà lim kín khiến anh ngộp thở và sắp nguy hiểm đến tính mạng.

Khi vào tù thì cũng có những khắc nghiệt như yêu cầu phải nhận tội thì mới được điều kiện thăm nuôi của gia đình, hay giảm án…

Ông Lê Thăng Long cũng nhắc lại một trường hợp các tù nhân nổi dậy ở Trại giam A2 của Bộ Công An tại Khánh Hòa hồi ngày 28 tháng tư năm ngoái. Một số tù nhân sau vụ nổi dậy đó bị chuyển về trại Z30 A Xuân Lộc và kể lại cho ông này.

Xin được nhắc lại tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là nơi từng giam giữ những tên tuổi như blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hài, Tạ Phong Tần trước khi bị chuyển ra bắc.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rebel-prison-z30a-xl-06302013054152.html


Cập nhật tình hình tại trại giam Xuân Lộc


http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/update-rebel-in-xuloc-06302013131038.html/trai-giam-xl-ho-p-thang-305-conganbao.jpg/image
Công an trại giam Xuân Lộc thường xuyên kiểm tra ...


Đài Á Châu Tư Do chúng tôi đã hỏi chuyện anh Lê Thăng Long và ông Trân Duy Huỳnh, cha của anh Trần Huỳnh Duy Thức đang thọ án tù tại trại này. Anh Lê Thăng Long cho biết :

Tình hình theo tôi thì, tôi không liên lạc được nữa với anh em trong tù tôi chỉ nghe một số thông tin từ gia đình các anh em đang bị chặn từ xa không được vào trong khu đó cách khoảng 5 km…

Về phần Bác Huỳnh cha của anh Trần Huỳnh Duy Thức thì có ý kiến

Lúc 7giờ sáng nay có cái sự kiện là…Có nhiều nơi gọi là bạo động bạo loạn nhưng theo tôi chỉ là một cách phản đối yêu cầu trại giam có việc đối xử đúng hơn, nhân đạo hơn đối với tù nhân, thường phạm cũng như tù nhân chính trị hay lương tâm, không có sự đối xử hà khắc yêu cầu trại giam phải thực hiện các điều đó vì các điều đó có nằm trong luật.

Đối với sự kiện xảy ra hồi sáng nay thì dường như anh em có khống chế ông giám thị đại tá gì đó và yêu cầu trại giam giải quyết các yêu sách của anh em tù nhân, chưa biết nó sẽ được như thế nào. Riêng tôi nghĩ thì anh em, cũng làm một cách ôn hòa chứ không phải cái gì là bạo loạn, bạo động như một số các nơi dùng chữ có lẽ không hợp lý lắm tôi mong rằng mọi việc sẽ được giải quyết thỏa đáng cho hai bên.

…Cô lập khoảng 5km theo như người ta nói…gần đó khoảng 5km thì người ta không được tiếp cận vào…


http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/update-rebel-in-xuloc-06302013131038.html

Lotus
07-01-2013, 06:23 AM
Tù nhân nổi loạn ở trại Xuân Lộc, bắt giám thị làm con tin


Ngày 30/06/2013, hàng trăm phạm nhân ở phân trại I, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, đã nổi loạn, bắt làm con tin giám thị trại để đòi đáp ứng những yêu sách của họ về điều kiện giam giữ.

Theo tường thuật của báo chí trong nước, vụ nổi loạn của tù nhân Xuân Lộc ( được gọi là vụ « gây rối trật tự » ) xảy ra vào sáng sớm. Khi đang đá bóng với nhau, hàng chục phạm nhân đã tấn công cán bộ quản giáo, kêu gọi các phạm nhân khác đập phá hàng rào phân khu và sau đó bắt giám thị trại Hồ Phi Thắng làm con tin để đòi thực hiện những yêu sách của họ. Sau đó các phạm nhân nổi loạn đã đập phá trại giam, khóa cổng phân trại, không cho người bên ngoài vào.

Sau khi có sự can thiệp của lực lượng do Tổng cục VIII ( Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp ) điều động đến, vụ nổi loạn chấm dứt, giám thị Hồ Phi Thắng được thả ra. Trả lời tờ Thanh Niên, ông Hồ Phi Thắng cho biết trong thời gian bị giữ lại, ông không bị ai đe dọa tính mạng, xâm phạm thân thể. Nhưng thiếu tướng Hồ Thanh Đình, Phó tổng cục trưởng Tổng cục VIII, cho biết sẽ xử lý « các thành phần quá khích » theo đúng pháp luật. Ông cũng khẳng định với tờ Thanh Niên rằng nguyên nhân các phạm nhân « gây rối » chủ yếu là do đòi được chuyển trại, đòi chế độ ăn.

Trại giam Xuân Lộc là nơi đang giam giữ một số tù chính trị , trong đó có nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, hiện đang thọ án 16 năm tù với tội danh « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân » hay nhạc sĩ Việt Khang, vừa bị tuyên án 4 năm tù giam tháng 10/2012 với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ». Trả lời phỏng vấn RFI ngày 01/07/2013, anh Lê Thăng Long, người từng bị xét xử cùng với Trần Huỳnh Duy Thức vào năm 2009 và vừa ra tù tháng 6/2012 cho biết là anh Thức và ba tù chính trị khác đêm qua đã được chuyển trại :


http://telechargement.rfi.fr.edgesuite.net/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201307/SON_Le_Thang_Long_01.07.13.mp3


« Sáng nay gia đình anh Thức đã lên thăm anh Thức ở trại giam Xuân Lộc và đã chia sẽ với tôi một số thông tin như sau : Phó giám thị của phân trại I, trại giam Xuân Lộc, ông Tính đã gặp gia đình anh Thức và cho biết anh Thức đã được chuyển đi vào đêm hôm qua và chuyển về trại giam Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu. Buổi trưa, gia đình anh Thức đã đến trại Xuyên Mộc và chắc đã được thăm anh Thức. Ngoài ra còn có ba người nữa chuyển đi đêm hôm qua là các anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường.

Ông Tính cũng nêu quan điểm của trại cho rằng đây không phải là một vụ xích mích xảy ra khi có một trận bóng đá của các anh em tù nhân trong trại, chứ ông không đồng ý với quan điểm cho đây là một vụ « nổi loạn ». Nhưng theo những thông tin mà tôi nhận được qua điện thoại từ trại Xuân Lộc hôm qua thì lý do có cuộc đấu tranh ngày hôm qua là đã có những sự ngược đãi, đánh đập tù nhân, đối xử vi phạm nhân phẩm của họ, cắt xén các phần ăn của tù nhân, bán các thức ăn cho tù nhân với giá cao gấp 2, gấp 3 lần so với bên ngoài, không đáp ứng những yêu cầu chính đáng của tù nhân. Đó chính là nguyên nhân khiến các anh em tù nhân giữ ông Thắng để đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu của mình. Đó chính là nguyên nhân của cuộc đấu tranh này. »

Vụ tù nhân trại Xuân Lộc nổi loạn xảy ra chỉ một tuần sau khi tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ngưng một cuộc tuyệt thực kéo dài ba tuần nhằm phản đối điều kiện giam giữ trong tù. Theo lời luật sư Trần Vũ Hải, qua cuộc tuyệt thực này, ông Cù Huy Hà Vũ muốn chứng tỏ rằng « ngay cả trong tù, chúng ta vẫn có thể đấu tranh cho quyền lợi của mình. Các tù nhân ở Việt Nam cần phải biết rõ các quyền của họ. »


http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130701-tu-nhan-noi-loan-o-trai-xuan-loc-bat-giam-thi-lam-con-tin

Lotus
07-01-2013, 06:43 AM
TIN ĐỒNG NAI.- Tù nhân trại tù Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nổi loạn sáng Chủ Nhật 30 tháng 6, 2013. Tin tức sơ khởi được tù nhân gọi ra ngoài cho cựu tù nhân trại này, ông Lê Thăng Long, và ông kể lại với báo Người Việt. Ông Lê Thăng Long, 46 tuổi, bị kết án hơn ba năm tù vì bị vu cho tội “âm mưu lật đổ chính quyền” cùng với các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định. Ông ra tù ngày 4 tháng 6, 2012 và hiện đang bị quản chế ở Sài Gòn. Dưới đây là các chi tiết tin tức về cuộc nổi loạn được ông thuật lại với báo Người Việt.

Khoảng 11 giờ rưỡi hơn, thông tin từ trại giam Xuân Lộc, Phân Trại 1 Đồng Nai của anh em tù nhân gọi điện ra thông báo về tình hình là anh em tù nhân Phân Trại 1 đã nổi giận. Họ bắt giam ông giám thị tên là Hồ Phi Thắng và đang làm chủ tình hình trại giam. Tới thời điểm đó thì Công An chưa vào được để giải thoát ông giám thị. Nguyên nhân là đối xử với anh em tù nhân không tốt, trong đó liên quan tới đánh đập tù nhân, cắt xén các khẩu phần ăn của tù nhân, cũng như là không đáp ứng các nhu cầu chính đáng của tù nhân. Đặc biệt, trong trại giam này có một khu giam giữ tù nhân lương tâm trong đó có các anh Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và một số tù nhân lương tâm khác.

Có một số tù nhân Phật Giáo Hòa Hảo bị giam giữ ở đây. Một số hết hạn tù đã được thả về. Toàn bộ trại giam Xuân Lộc có 5 phân trại. Một phân trại dành cho nữ, còn 4 phân trại dành cho nam. Mỗi phân trại có khoảng một ngàn tù nhân ...

Cần sự lên tiếng gấp từ truyền thông hải ngoại để hỗ trợ và tránh bị đàn áp. Hiện nay, các tù nhân chính trị đang bị giam tại đây: 1/Trần Huỳnh Duy Thức. 2/ Phan Ngọc Tuấn. 3/Trần Hoàng Giang. 4/ Nguyễn Văn Phương. 5/ Việt Khang. 6/ Nguyễn Ngọc Cưởng. 7/ Huỳnh Anh Trí. ....Đây là phân trại khắc nghiệt nhất trong 6 phân trại tại Trại giam Xuân Lộc.


http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-75319_15-2/tu-nhan-tai-trai-giam-xuan-loc-noi-loan-bat-giam-thi-lam-con-tin.html




Tù nhân chính trị, anh Nguyễn Ngọc Cường , từ trại Xuân Lộc - Phỏng vấn ngày 30/6/2013 bởi phóng viên Hoàng Long và phát sóng trên Paltalk



http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=ID7TpgdQ7U8




http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/10/21/111021125051_dongnai_trial_304x171_thanhnien_nocre dit.jpg

Trong 2011, tòa án tỉnh Đồng Nai xử ông Nguyễn Ngọc Cường, 56 tuổi, 7 năm tù giam vì rải truyền đơn chống nhà nước .

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/10/111021_viet_trial.shtml




Người thứ 2 trong phỏng vấn trên là Phan Ngọc Tuấn , cũng là tù nhân chính trị :

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/5year-for-missio-pntuan-08292012061838.html/vo-chong-ong-phan-ngoc-tuan/image


" Tin cho hay tòa phúc thẩm ở tỉnh Ninh Thuận giữ nguyên bản án 5 năm tù giam vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN đối với nhà truyền đạo Phan Ngọc Tuấn.

Phiên tòa diễn ra chóng vánh vào sáng thứ Tư 29/8 tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. "

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/08/120829_phanngoctuan_appeal.shtml

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/5year-for-missio-pntuan-08292012061838.html

Lotus
07-01-2013, 10:22 PM
https://www.youtube.com/watch?v=EKkxf3uG_xE

Lotus
07-02-2013, 01:46 PM
https://www.youtube.com/watch?v=Z8G-4E7t50o

Lotus
07-03-2013, 06:11 AM
Lớp huấn luyện của Phạm Hồng Sơn

Tuesday, July 02, 2013 7:49:23 PM


Các tù nhân trong khu K1 trại giam Xuân Lộc đã đấu tranh bất bạo động phản đối cai tù đối xử vô nhân đạo. Trong trại này đang cầm giữ Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, nhạc sĩ Việt Khang, một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và nhiều người khác, họ bị tù chỉ vì yêu nước chống Trung Cộng và tranh đấu đòi sống tự do. Dù ở chỗ tù đày, anh chị em vẫn bền chí phấn đấu. Tạ Phong Tần, Ðiếu Cày, các cháu Phương Uyên, Ðinh Nguyên Kha nghe được tin này chắc cũng thấy nức lòng.

Ở bên ngoài nhà tù, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn mới gửi đi khắp nơi một “tài liệu huấn luyện;” ông gọi là “27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm Dự khuyết.” Gọi là “Dự khuyết,” vì họ đang sẵn sàng bước vào tù; khi lương tâm không cho phép họ im lặng!

Rất nhiều người Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, sẽ còn lên tiếng phản đối Trung Cộng xâm lấn, đè nén, khinh thường dân tộc Việt. Nhiều người Việt Nam sẽ còn nổi giận, không thể lặng im trước cảnh đồng bào bị cướp ruộng đất để các tham quan thu lợi. Họ có thể sẽ bị bắt khi lên tiếng. Họ cần được chuẩn bị trước khi nếm mùi tù ngục cộng sản.

Ðọc những điều “ghi chú” của Phạm Hồng Sơn càng thấy ấm lòng. Mỗi lời căn dặn trong 27 điều “ghi chú” chứa đựng cả tấm lòng thiết tha trìu mến của tác giả đối với những bạn trẻ yêu nước nhưng còn thiếu kinh nghiệm. Anh muốn giúp các tù nhân tương lai tự chuẩn bị. Họ cần chuẩn bị cách cư xử, thái độ cần thiết, cách sống hàng ngày trong hà tù, nếu mai mốt họ bị bắt, như tác giả đã trải qua. Những lời dặn dò cho thấy tình thương yêu của Phạm Hồng Sơn dành cho những người yêu nước.

Ðọc “27 điều ghi chú” của Phạm Hồng Sơn, chúng ta càng tin tưởng. Những người yêu nước, yêu tự do, dù không trong một tổ chức nào chung, cũng phải nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Cho nên, cần nhắc nhở cho nhau những gì cần chuẩn bị khi bước vào nhà tù của các chế độ độc tài; dù họ đang sống ở Campuchia, Syria, Bắc Hàn hay Việt Nam. Trong những tháng năm sắp tới, sẽ còn hàng trăm, hàng ngàn người theo gót Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Phương Uyên, Nguyên Kha, vân vân. Họ cần được chuẩn bị sẵn sàng, mang sẵn một hành trang để có thể bền bỉ đấu tranh.

Ðọc 27 điều ghi chú thấy Phạm Hồng Sơn rất thực tế. Thí dụ, Ðiều số Sáu anh căn dặn các bạn tù là: “Ðừng bao giờ tin lời nói, lời hứa, kể cả cam kết (bằng chữ), của điều tra viên (nhà chức trách). Ðừng bao giờ trở thành nguồn tin [cung cấp thông tin] cho họ (dù họ đã biết hay chưa). Cũng đừng bao giờ sững người khi họ nói đồng đội của bạn đã phản bội bạn.” [Các chữ trong ngoặc vuông do chúng tôi viết thêm].

Ðiều số Bẩy: “Ba điểm cần nhớ nằm lòng khi làm việc (đi cung, đi thẩm vấn, “đi làm” hay gặp gỡ bất kỳ nhân vật nào thuộc chính quyền): 1. Nói nhiều không có lợi. 2. Nổi nóng, khiếm nhã không có lợi. 3. Nhượng bộ hay coi thường đối thủ đều là nguy hiểm.” Ðiều 17 rất cụ thể, “Cảnh giác với ba loại thời tiết dễ làm bạn không còn là bạn: nóng quá, lạnh quá và đặc biệt tiết trời u ám, ẩm thấp (như tiết Tháng Ba miền Bắc).”

Ðiều số 20 cũng cụ thể, cho thấy Phạm Hồng Sơn đầy đủ kinh nghiệm và rất lo lắng tới sức khỏe của các người bạn cùng chí hướng: “Ba cách đơn giản giúp tăng cường sinh lực và sức dẻo dai cho cơ thể: 1. Chạy (hoặc đi bộ) ngay tại chỗ hoặc trong khoảng cách 2m. 2. Chống đẩy (hít đất), đứng lên ngồi xuống nhiều lần. 3. Làm dẻo các khớp từ cổ đến chân, xoa bóp cơ thể.” Nếu có thể, xin Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn chú ý tới mấy phương pháp tập luyện thân thể đồng thời rèn tâm trí, như các phép tập theo Hồng Gia Việt Nam. Các phép tập dưỡng sinh này không đòi hỏi chỗ rộng rãi trong nhà tù vẫn tập được; có thể làm hàng trăm lần không mỏi, giúp điều hòa các khớp xương, tim, phổi và toàn thể nội tạng được khỏe mạnh. Thí dụ: Ðứng một chỗ xoay mình qua lại, bằng cách dùng bộ eo xoay chuyển, còn thân thể và tay chân buông lỏng lẻo (Xoay Âm Dương). Hoặc: Ðứng tấn lưng thẳng, vận động các xương sườn, xương lồng ngực, kéo theo vai và các bắp thịt bụng, hay cánh tay buông lỏng vận chuyển theo (Sư Tử Hí Cầu). Các tù nhân vì lương tâm cũng nên bắt chước các cựu tù nhân như Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Viết Khánh, dùng phương pháp tọa thiền hoặc khí công để bảo vệ thân, tâm bình an, không sợ, không giận, không lo âu.

Rải rác trong 27 điều ghi chú có nhiều câu đáng học thuộc lòng: Ðừng quá thành kiến với công an. Nhưng phải cảnh giác khi họ tử tế. Người ác nhất vẫn có lúc tử tế nhưng hãy nhớ công an là công cụ của chế độ độc tài toàn trị - chế độ không bao giờ muốn tính thiện con người trỗi dậy có lợi cho bạn (Ðiều số 9). Chính kẻ thẩm vấn cũng có nỗi hoang mang của riêng họ. Họ sợ không khuất phục được bạn. Họ hồi hộp sẽ không moi tin thêm được từ bạn (số 10). Khi nỗi nhớ thương gia đình (con cái, cha mẹ, vợ chồng) trào dâng, nên nghĩ đến ba điều... (13).

Nhìn lại tất cả 27 “điều ghi chú” của Phạm Hồng Sơn, thấy giống như mới dự một bài giảng trong một khóa huấn luyện dành cho những ai “sắp vào tù.” Có thể đặt tên lớp huấn luyện này là “Khóa Phạm Hồng Sơn.” Khi ghi lại 27 điều này, Phạm Hồng Sơn cho thấy anh đang nhìn tương lai và tin tưởng. Cuộc tranh đấu của dân ta sẽ ngày càng lan rộng và mạnh mẽ hơn. Sẽ còn rất nhiều người, nhiều bạn trẻ sẵn sàng bước vào tù. Vì họ yêu nước; vì họ muốn dân Việt được sống trong tự do dân chủ.

Sau “khóa giảng” chuẩn bị vào tù này, chắc Phạm Hồng Sơn sẽ còn tiếp tục các “khóa giảng” khác, cùng các nhà tranh đấu khác, cùng đóng góp vào cuộc vận động dân chủ của dân Việt. Những người tranh đấu cần chuẩn bị tinh thần; nhưng cũng cần chuẩn bị cả một hành trang lý luận khi phải đối phó với các cuộc hỏi cung, nhất là giới trẻ chưa đủ kinh nghiệm. Chuẩn bị thân, tâm để sống trong tù, nhưng cũng phải chuẩn bị lý trí, kiến thức, để sẵn sàng giải thích tại sao mình tranh đấu, sẵn sàng bước vào tù. Hơn nữa, cần nối kết các cuộc tranh đấu đòi tự do và chống xâm lược với cuộc vận động của các người lao động lương không đủ sống, các nông dân đang bị cướp đất ruộng, và các ngư dân đang bị tàu thuyền Trung Cộng tấn công. Ðồng bào tranh đấu vì các nhu cầu thiết thực; nhưng họ cũng cần hiểu tại sao dân tộc Việt phải được sống tự do dân chủ. Vì chỉ trong cuộc sống tự do dân chủ thì mới có cơ hội giảm bớt những nỗi khổ của đồng bào.

Tại sao người nông dân bị cướp đất? Tại sao họ không được đền bù xứng đáng? Tất cả chỉ vì bọn tham quan ăn cướp, ăn chặn. Tại sao nhiều tham quan ô lại như vậy? Tại sao chúng hoành hành mãi như vậy? Vì có một nhóm người độc tài lạc hậu, dốt nát ngồi trên đầu trên cổ người dân suốt bao nhiêu năm nay. Tại sao các ngư dân vẫn tiếp tục bị “tàu lạ” đuổi bắn, bị cướp bóc ngay trong biển nước mình? Vì có một chế độ nhu nhược không cương quyết phản đối công khai, cũng không dám thưa kiện ra trước các tòa án và dư luận quốc tế! Tại sao họ lại hèn yếu, nhu nhược như vậy? Vì họ bị ràng buộc bởi một thứ chủ nghĩa lỗi thời, vì thế mà kết tình “đồng chí anh em” với bọn xâm lăng. Cuối cùng, chỉ vì một chế độ độc tài nên các nông dân đã bị cướp đất, các ngư dân cứ tiếp tục bị cướp nguồn sống ngoài biển. Muốn thoát các nỗi khổ đó, phải chấm dứt chế độ độc tài, cho dân tộc Việt được sống tự do dân chủ.

Ðầu tiên, phải thi hành đầy đủ những quyền tự do, như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, được chính thức ghi ngay bản Hiến Pháp hiện nay. Người dân phải được quyền làm chủ đất, ruộng, nhà ở, chứ không để cho một đảng Cộng sản tiếp tục vai trò một địa chủ vĩ đại, còn nhân dân thành bọn mướn đất, làm thuê, cấy rẽ. Phải xóa bỏ chế độ hộ khẩu đang tước bỏ các quyền công dân của những nông dân lên thành phố tìm việc làm.

Muốn đạt được những đòi hỏi trên, tự nhiên phải xóa bỏ điều số 4 trong Hiến Pháp dành độc quyền thống trị cho riêng các đảng viên Cộng sản. Phải thi hành quyền tự do hội họp để mọi người được tự do lập công đoàn độc lập, các hiệp hội nông dân, các giáo hội, hội từ thiện, cho tới các đảng chính trị. Phải sửa đổi luật bầu cử để mọi người dân trưởng thành được tự do ứng cử, bỏ phiếu kín; những người nắm quyền hành pháp, lập pháp đều phải do dân tự do bầu lên. Quyền tư pháp phải độc lập, không bị một phe đảng nào thao túng.

Cần phải cung cấp những lý luận trên đây trong các “Khóa huấn luyện Phạm Hồng Sơn.” Phải chuẩn bị một hành trang đầy đủ cho các bạn trẻ đang dấn thân trên con đường mà bao người đi trước đã mở ra. Những Tạ Phong Tần, Ðiếu Cày, các cháu Phương Uyên, Ðinh Nguyên Kha, Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Khang, vân vân, đang sống trong tù, cũng chỉ theo cùng một chí hướng như ông cha chúng ta trước đây, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, vân vân.

Chúng ta đang chứng kiến cuộc thức tỉnh của một thế hệ mới. Ngày nay, những người tranh đấu không cần phải xuất ngoại, cũng không cần phải “lập hội kín.” Họ lại có thể sử dụng một trang bị tối tân là mạng lưới Internet. Cho nên chúng ta có thể những “mở khóa huấn luyện” công khai hoàn toàn mở cửa, cho tất cả các bạn trẻ tham dự. Phạm Hồng Sơn đã khai giảng lớp huấn luyện đầu tiên. Mọi người phải giúp anh tiếp tục.


Ngô Nhân Dụng

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168754&zoneid=7#.UdQeie3wDIU

Lotus
07-05-2013, 11:17 AM
Không thể đàn áp phản ứng chân chính - Phần 2


Ngay trong đêm 30/6, những tù nhân chính trị chủ chốt như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyền Hoàng Quốc Hùng, Nhạc sĩ Việt Khang … đã nhanh chóng bị chuyển sang trại giam Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu). Gần 10 tù nhân khác cũng đã bị tách riêng giam giữ để điều tra xét hỏi.

Trong ngày 2/7 hàng loạt các báo lề phải dồn dập đưa tin về sự kiện Z30A theo hướng chỉ là một vụ gây rối bình thường giữa các tù nhân hình sự bất trị, bắt nguồn từ một trận đá bóng. Bằng sự tài tình khéo léo của lực lượng công an, vụ gây rối đã bị ngăn chặn một cách nhanh chóng. Lực lượng an ninh đã xác định khoảng 40 đối tượng tham gia, giam giữ riêng khoảng 10 đối tượng để điều tra, đặc biệt là xác định được 3 đối tượng cầm đầu là những tù nhân hình sự xã hội thông thường.

Riêng báo Tuổi trẻ (8h08) đã nêu thêm 2 chi tiết mà các báo khác không đề cập. Thứ nhất, khẳng định sự kiện Z30A là sự kiện không có tổ chức, không có sự tham gia của các tù nhân chính trị. Thứ hai, thừa nhận có thu được một điện thoại không sim và thừa nhận có sơ suất để lọt điện thoại vào trại giam, tuy nhiên không đề cập đến nội dung thông tin từ trại giam liên lạc với bên ngoài qua chiếc điện thoại này.

Tất cả các báo lề phải đều khẳng định không có chuyện tù nhân bị đối xử hà khắc trong việc giam giữ và ăn uống. Nhất là toàn thể các báo hoàn toàn không đề cập đến những cái tên của các tù nhân chính trị đang bị giam giữ trong trại Z30A vào thời điểm đó như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nhạc sĩ Việt Khang …

Toàn bộ những động thái phản ứng dồn dập của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trước sự kiện Z30A càng làm nổi bật những thất bại của họ trong việc đàn áp các tù nhân lương tâm (tù nhân chính trị) trong thời gian gần đây.

Thất bại đối với việc đàn áp ý chí, tinh thần của tù nhân chính trị

Từ ngay sau thời điểm nắm được chính quyền tại miền Bắc Việt Nam, chế tài đàn áp tù nhân chính trị của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã nổi tiếng là cực kì khắc nghiệt, nhằm biến những tù nhân này thành những thực thể sống không ra sống, chết không ra chết, với mục đích tiêu diệt hoàn toàn tinh thần và ý chí của tù nhân chính trị này. Từ trước đến nay, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn cho rằng họ đã thành công với chế tài đàn áp này.

Thế nhưng, chỉ trong một thời gian rất ngắn gần đây, họ đã liên tiếp thất bại trong việc tiêu diệt tinh thần và ý chí của các tù nhân chính trị. Khởi đầu là sự kiện phản ứng bất bạo động bằng hình thức tuyệt thực của TS. LS. Cù Huy Hà Vũ, tiếp đến là sự kiện Paul Trần Minh Nhật phản ứng bất bạo động bằng hình thức tuyệt thực và gần nhất là sự kiện Z30A phản ứng bất bạo động tập thể. Tất cả những sự kiện phản ứng này đã chứng minh rằng, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã và đang không thể tiêu diệt được tinh thần và ý chí của các tù nhân chính trị.

Hơn thế nữa, ngoài việc đàn áp tinh thần, các tù nhân tham gia sự kiện Z30A đều biết rằng sau khi sự kiện xảy ra, chắc chắn họ sẽ bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam gia tăng các hình thức đàn áp, kể cả hình thức tra tấn thể xác dã man hơn. Tuy nhiên, các tù nhân này đã không hề run sợ, e ngại trước viễn cảnh đó. Họ đã không hề mất sự sáng suốt khi không gây ra bạo loạn, không phá hoại, không tấn công giám thị con tin, không đào thoát, mà chỉ yêu cầu được gặp trực tiếp người có trách nhiệm của Tổng cục VIII để chuyển được những yêu cầu chính đáng của tập thể tù nhân về sự hà khắc của trại giam Z30A.

Thất bại với việc ngăn chặn sự phối hợp của tù nhân

Ngoài chế độ giam giữ hà khắc nhằm tiêu diệt tinh thần và ý chí của tù nhân chính trị. Hình thức biệt giam tù chính trị của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam còn được cho rằng ưu việt trong việc ngăn chặn hoàn toàn khả năng liên lạc giữa các tù nhân với nhau, cũng như giữa các tù nhân với thế giới bên ngoài.

Thế nhưng, sự kiện Z30A đã cho thấy hệ thống an ninh của trại giam đã bất ngờ trước phản ứng bất bạo động một cách có tổ chức của tù nhân chính trị. Chỉ trong thời gian khoảng 6 tiếng đồng hồ, phản ứng của tập thể tù nhân không hề có sự rối loạn, các nhóm tù nhân đều hoàn thành được phần công việc của họ. tập thể tù nhân đã thành công trong việc yêu cầu được gặp người trách nhiệm cao nhất của Tổng cục VIII; đã thành công trong việc liên lạc, đưa thông tin ra thế giới bên ngoài; đã thành công trong việc phòng thủ an toàn trước sự bao vây của nhiều lực lượng công an được điều động; đã thành công trong việc không đập phá, không tấn công giám thị con tin, không đào thoát.

Ngoài ra sự phối hợp có tổ chức của tập thể tù nhân chính trị còn thành công trong việc tính toán thời điểm tổ chức sự kiện. Không thể nói sự kiện Z30A là sự kiện tự phát, khi sự kiện diễn ra vào ngày Chủ nhật, thời điểm mà hệ thống an ninh thiếu chặt chẽ nhất. Những nhân vật đứng đầu của cả hệ thống an ninh và hệ thống viễn thông đều đang trong thời gian ăn chơi đâu đó. Chính vì vậy, phản ứng đàn áp của an ninh đã diễn ra một cách chậm trễ khi phải xin ý kiến từ nhiều tầng lớp quản lý cao hơn. Kể cả việc ngăn chặn, phá sóng điện thoại cũng không thể thực hiện nhanh chóng, vì vào thời điểm chủ nhật này, hệ thống vận hành trực tiếp của viễn thông là hệ thống máy tính, không phải con người.

Thất bại đối với việc ngăn chặn khoa học công nghệ của truyền thông

Thời điểm diễn ra sự kiện Z30A nằm trong khoảng thời gian mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang nỗ lực tìm ra phương cách ngăn chặn hệ thống mạng xã hội, nhất là Facebook. Phương tiện Facebook đã gián tiếp lan truyền rất nhiều thông tin không có lợi cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, hơn thế nữa Facebook đã hỗ trợ kết nối Giới hoạt động dân chủ lại với nhau, cũng như là kênh liên lạc hữu hiệu với Công luận Quốc tế.

Sự kiện Z30A đã được truyền đi trực tiếp, cập nhật nhanh chóng tình hình của các tù nhân với thế giới bên ngoài. Tiếng nói cụ thể của các tù nhân được cả thế giới nghe rõ ít nhất gần 30 phút. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã không thể ngăn chặn được tiếng nói của tập thể tù nhân về thực trạng đàn áp tù nhân, thực trạng khắc nghiệt của trại giam. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã không thể che đậy được sự thực mà họ đã và đang áp dụng đối với các tù nhân chính trị với Công luận quốc tế, theo cách trước giờ mà họ vẫn đang che đậy.

Thất bại đối với việc đàn áp phản ứng chân chính của tập thể tù nhân chính trị

Phản ứng từ trước đến nay của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay khi gặp phải những sự kiện phản ứng, đào thoát của tù nhân hình sự xã hội hay của các học viên trong các Trung tâm Chữa bệnh xã hội … là sử dụng bạo lực đàn áp một cách mạnh bạo, kể cả tiêu diệt.

Thế nhưng, đối với sự kiện Z30A, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã không thể áp dụng phương cách họ hay sử dụng, khi mà cả thế giới đang trực tiếp theo dõi qua điện thoại, nghe rõ từng phản ứng của tập thể tù nhân bên trong trại giam và phản ứng của lực lượng an ninh đang bao vây bên ngoài trại giam.

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã buộc phải chấp nhận để đại diện cao cấp của Tổng cục VIII bước vào và ngồi xuống tiếp nhận những yêu cầu của tập thể tù nhân, mà theo báo Thanh niên là “lắng nghe tâm tư” của đại diện tù nhân. Đây là thất bại lớn nhất, quan trọng nhất của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đối với sự kiện Z30A.


Thất bại đối với việc che đậy thông tin trước Giới hoạt động dân chủ và Công luận quốc tế

Tiếp sau phản ứng dồn dập thông qua hệ thống tuyên truyền trước sự kiện tuyệt thực 25 ngày của TS. LS. Cù Huy Hà Vũ, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải tiếp tục sử dụng hệ thống tuyên truyền này, dồn dập đưa tin theo định hướng của họ về sự kiện Z30A.

Việc phải đưa tin về sự kiện Z30A không phải là cách làm thông thường của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Đây chính là thất bại kế tiếp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam khi không thể che đậy được sự kiện với Giới hoạt động dân chủ và Công luận quốc tế.

Mặc dù qua hệ thống truyền thông lề phải, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã đưa ra hàng loạt thông tin theo hướng có lợi cho nhà cầm quyền, nhưng trước những thông tin thực tế của sự kiện Z30A, đã được thế giới bên ngoài theo dõi trực tiếp, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã thất bại trong việc che đậy sự kiện, hơn nữa là lại càng thất bại trong việc che đậy thực trạng đàn áp và giam giữ của họ với tù nhân nói chung và tù nhân chính trị nói riêng.

- - - - -

Cùng với việc chấp nhận trả lời đơn của TS. LS. Cù Huy Hà Vũ sau 25 ngày tuyệt thực, việc cho phép Paul Trần Minh Nhật gặp người thân sau 10 ngày tuyệt thực, thì việc phải chấp nhận gặp trực tiếp và tiếp nhận các yêu cầu của đại diện tù nhân trong sự kiện Z30A đã cho thấy nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã hết sức BẤT NGỜ và THẤT BẠI trước tinh thần và ý chí của các tù nhân chính trị.


Sự thành công liên tiếp của phương thức phản ứng bất bạo động đối với nhà cầm quyền độc tài Cộng sản Việt Nam của Giới hoạt động dân chủ đã càng khẳng định được sức mạnh và hiệu quả của phương thức phản ứng bất bạo động, một xu hướng hợp thời của đấu tranh dân chủ thời hiện đại, được áp dụng trên toàn thế giới và ngày càng phổ biến tại Việt Nam.



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/readers-opinions-070513-07052013132031.html