PDA

View Full Version : PHẠM DUY - Một Người và Mọi Người … Cùng Trên Một Chiếc Thuyền



LeKhoi
10-09-2011, 08:53 AM
Văn hoá quyết định mọi thứ trong xã hội và tương lai của dân tộc. Đó là niềm tin của tôi. Văn hoá tôi muốn nói tới ở đây là “culture” của một đất nước chứ không phải chỉ là văn hoá nghệ thuật. Những đặc tính văn hoá có ảnh hưởng quyết định đến mọi việc từ lớn tới nhỏ, từ cấu trúc chính quyền và cách làm chính trị của con người, cho đến cách thức giáo dục và sự tổ chức của hệ thống giáo dục. Và chúng cũng quyết định cách làm việc, giao tiếp hàng ngày, cách ăn nói, đi đứng, sự sáng tạo, và trí thông minh của con người. Mặc dầu mọi thứ trong xã hội đều tác động qua lại lẫn nhau (ví dụ chính trị có thể quyết định hình dạng văn hoá trong một thời kỳ, hoặc trí thông minh của con người sẽ góp phần tạo nên màu sắc văn hoá của đất nước), nhưng nhìn chung văn hoá có tác dụng mang tính chất cốt lõi hơn, bao quát hơn, và kéo dài liên tục từ quá khứ đến hiện tại, cho tới tương lai xa.


Cũng như các nền văn hoá khác, văn hoá Việt Nam có cái hay và có cái dở. Nếu may mắn chúng ta sẽ có nhiều nét hay và ít nét dở, và nếu may mắn chúng ta sẽ bị tác động của nhiều yếu tố đẹp hơn yếu tố xấu. Những nét văn hoá không hay có thể ảnh hưởng tới con người một cách không công bằng lắm, và tôi muốn được bàn về tác động của những đặc tính đó đối với sự suy nghĩ và hành xử của chúng ta, đồng thời bàn về một nhân vật cũng bị tác động bởi những yếu tố văn hoá đó như mọi người; đó là nhạc sĩ Phạm Duy.

Đặc tính thứ nhất tôi muốn nói tới là cái nhìn của người Việt Nam về tính khiêm tốn. Cũng giống như nhiều nước châu Á khác, tính khiêm tốn được ca ngợi và khuyến khích nhiều tại Việt Nam. Đây là đặc tính tốt và các nền văn hoá khác cũng ca ngợi. Tuy nhiên, điều này được thấy rõ ràng hơn tại Á Đông. Người ta được khuyến khích không nên nói nhiều về mình quá và mọi người cần phải tỏ ra nhún nhường và… “nhỏ bé.” Đức tính này tốt vì nhiều lý do, ví dụ như nó làm con người cố gắng hơn; làm những người xung quanh cảm thấy dễ chịu, không có cảm giác người kia kiêu ngạo, hống hách; hoặc làm người đối diện cảm thấy được tôn trọng. Sự khuyến khích này được áp dụng với mọi người, từ những người bình thường cho tới những người có nhiều tài năng và thành công. Đôi khi đối với người tài năng, đòi hỏi sự khiêm tốn với họ còn khắt khe hơn nữa.

Tuy nhiên, thái độ của con người về sự khiêm nhường đó lại tạo ra những tác hại lớn và làm chính xã hội xấu đi. Thứ nhất là nó làm cho con người trở nên giả dối. Những hành động, thái độ, lời nói dường như khiêm tốn thực ra chỉ giả tạo mà thôi. Vì áp lực của niềm tin về sự khiêm nhường mà người ta phải làm ra vẻ khiêm tốn, nhưng thực sự họ có thể là những con người ngạo mạn. Vì muốn tạo một hình ảnh khiêm tốn, vì muốn hình ảnh của mình đẹp hơn hoặc việc làm của mình có giá trị hơn (vì được mang thêm cái mác khiêm tốn) nên họ cố làm ra vẻ nhún nhường. Thực tế có thể khác hẳn. Tất cả chỉ là đạo đức giả, bề ngoài. Những điều giả dối này rất dễ nhận ra và những con người đóng kịch vụng về đó có ở mọi nơi. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy nhiều người không nhận ra được sự khiêm tốn giả tạo đó. Dĩ nhiên tôi khuyến khích tính khiêm tốn, nhưng phải là khiêm tốn thực sự.

Sự đóng kịch này có nhiều tác hại. Thứ nhất là có những người không nhận ra được sự đóng kịch đó. Như vậy thì không sáng suốt và lại càng khuyến khích sự giả dối vì người đóng kịch thấy được sự thành công trong việc lừa dối người khác của mình. Thứ hai là có những người thấy được điều xấu xa nhưng vẫn chấp nhận, bỏ qua, không phê phán vì đã “quen” với việc đóng kịch rồi, và vì sự giả dối đó đi đúng vào cái “cách” khiêm tốn đã tồn tại cả ngàn năm. Kết quả là sự giả dối được tồn tại và kéo dài. Nguy hiểm hơn nữa là cái tâm lý chấp nhận sự giả dối được hình thành, chấp nhận, và sống mãi trong xã hội. Một kết quả nữa là những người không hành xử theo cách khiêm tốn (không thực) đó vì họ không thích giả dối có thể bị cho là kiêu ngạo và hứng chịu những chê trách, phê bình.

Tác hại thứ hai là niềm tin vào sự khiêm nhường theo cách Việt Nam sẽ tác động không hay đến những đặc tính tốt ví dụ như tính tự tin. Những nền văn hoá Tây Phương ca ngợi và kêu gọi tính khiêm tốn, nhưng họ cũng ca ngợi và khuyến khích tính tự tin rất nhiều. Ở Việt Nam hình như có khác đi một chút. Sự ca ngợi tính khiêm tốn quá nhiều, nhưng từ lâu tính tự tin không được khuyến khích đúng mức. Khi biểu lộ tính tự tin, người ta có thể nói về những thành quả hoặc tài năng của mình. Điều này đôi khi mới nhìn vào có vẻ trái ngược với tính khiêm tốn, và vì vậy có thể bị hiểu lầm tự kiêu và làm người khác khó chịu. Hơn nữa, với tâm lý đã được giáo dục và chuẩn bị sẵn về việc nhún nhường, nên những hành động hoặc lời nói chứa đựng nhiều tính tự tin và việc nói về bản thân có thể bị con người hiểu lầm dễ dàng hơn nữa, và bị cho là tự kiêu, tự tôn. Vì tâm lý đó mà có thể con người cũng luôn ở tư thế sẵn sàng bắt lỗi người khác kiêu ngạo.

Điều khó khăn ở đây là biểu lộ mình bao nhiêu, nói về mình ở mức độ nào là vừa đủ, là tự tin và không mang tiếng tự kiêu. Mỗi cá nhân có một cách đánh giá khác nhau. Không ai có quyền nói đánh giá của mình là tiêu chuẩn và người khác phải tin theo. Trong một xã hội mà từ lâu con người ca ngợi sự khiêm tốn quá nhiều nhưng không có thói quen khuyến khích tự tin thì giới hạn thế nào là tự tin chắc chắn sẽ thấp lắm. Mới nói về mình một chút là có thể đã mang tiếng tự kiêu rồi. Chỉ nói chút xíu nhưng mọi người đã chuẩn bị tinh thần để “bắt” coi người đó có không khiêm tốn không. Sống trong một xã hội như vậy thì con người ít có thói quen bày tỏ lòng tự tin, nói về mình và những thành quả của mình (nói một cách tích cực, chứ không phải khoe khoang). Sống trong một môi trường như vậy thì con người khó chấp nhận những điều mà họ nghĩ là đã qua giới hạn tự tin; khó chấp nhận những con người, hành động, lời nói tự tin mà họ không quen chứng kiến.

Một vấn đề nữa là việc ca ngợi khiêm tốn sẽ tạo nên những “nghi thức” khiêm tốn. Những điều mà tôi gọi là “nghi thức” này bao gồm cả lời nói lẫn hành động. Những “nghi thức” này không sao cả và cần thiết trong xã hội. Vấn đề nảy sinh khi những nghi thức đó trở nên máy móc, giả tạo, và bề ngoài. Thêm vào đó, tuỳ cá nhân, người ta còn thêm vào những kỹ thuật “khéo léo” riêng để có vẻ khiêm tốn hơn nữa. Tác hại xảy ra là vì được coi là “nghi thức” (hay “công thức”???) nên người theo công thức không bị chê giả tạo. Việc chê giả tạo cũng trở nên khó khăn hơn vì chê trách là đồng nghĩa với việc chống lại “nghi thức” đã tồn tại trong nền văn hoá từ trăm hoặc ngàn năm. Được dịp đó biết bao nhiêu người không khiêm tốn đã sử dụng những công cụ này để tỏ ra khiêm tốn. Có nhiều người nổi tiếng, giàu có, nhiều người có quyền lực và địa vị nói năng, cư xử có vẻ nhún nhường, khiêm tốn lắm, nhưng chỉ cần chú ý một chút thôi thì ta sẽ thấy sự tự tôn, tự kiêu tiềm ẩn trong những điều họ nói, họ làm. Bất cứ nền văn hoá nào cũng có những “nghi thức” như vậy. Điều quan trọng là cách sử dụng những nghi thức đó như thế nào, và cái “tâm” của người sử dụng nghi thức “trong” hay “đục” mà thôi.

Tôi xin đưa ra một so sánh nhỏ ở đây để nói lên cái nhìn của tôi về sự khiêm tốn. Ở Mỹ, người ta nói về bản thân nhiều và tự nhận mình thông minh, có khả năng, tài giỏi. Đó không phải tự kiêu mà là tự tin. Bên cạnh đó, họ rất chịu lắng nghe ý kiến người khác, dù trái ngược, dù là từ kẻ đối địch; họ tôn trọng và còn có thể nghe theo những ý kiến đó. Đó thực sự là khiêm tốn. Trong khi đó thì nhiều người Việt có thể có nhiều hành động, lời nói có vẻ rất khiêm tốn, nhún nhường, nhưng họ lại không chịu lắng nghe ai, không thèm lắng nghe người khác, hoặc những ý kiến trái ngược. Không những vậy, nhiều người còn không cho người khác có quyền hoặc cơ hội đưa ra ý kiến. Đối với tôi, đó là thái độ ngạo mạn, không khiêm tốn, mặc dù lời nói cử chỉ của họ thì rất nhún nhường.

Vậy thì nhạc sĩ Phạm Duy là người thế nào? Có kiêu ngạo như nhiều người nói không? Theo nhận xét của cá nhân tôi thì nhạc sĩ Phạm Duy là một người tự tin và nói thẳng. Ông không tự kiêu hay kiêu ngạo. Ông chỉ đơn thuần nói lên sự thật mà thôi. Ông nói về những tác phẩm của ông, những hiểu biết của ông, và những công lao, đóng góp của ông cho sự nghiệp âm nhạc Việt Nam. Ông có quyền nói lên những điều đó. Ông khen ngợi cái hay của người khác và ông cũng chê những điều ông không thấy hay. Ông cũng nói về bản tính của ông, về con người của ông một cách tự tin và tự nhiên. Ông nói lên những cái hay và ông cũng bàn về những cái không tốt của cá nhân. Ông trung thực với chính bản thân mình. Đối với một người nói như vậy và làm như vậy, tôi chỉ thấy lòng tự tin mà thôi. Khi nghe ông nói chuyện, đọc bài viết của ông, tiếp xúc với ông, tôi thấy ông là người tự tin.

Tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy ông tự kiêu nếu chúng ta là nạn nhân của những nét văn hoá được đề cập tới ở trên, hoặc chúng ta bị ảnh hưởng bởi những tác động, lý do chủ quan khác. Tôi tin rằng nhạc sĩ Phạm Duy là một người tự tin, nói thẳng và dám nói thẳng. Tôi không thấy ông tự kiêu. Không những vậy, tôi còn cho rằng vì có tài năng, nên nếu ông có tự kiêu một chút cũng không sao (nếu ông muốn). Không có tài năng mà tự kiêu, lộ liễu hoặc ngấm ngầm, mới là điều đáng chê, đáng lo, và đáng buồn.

Nét văn hoá thứ hai liên quan đến ba vấn đề về “Communication.” Tôi sẽ thảo luận ba vấn đề này dưới đây. Thứ nhất là niềm tin của chúng ta về sự “khéo léo.” Ở Việt Nam ai cũng được dạy dỗ phải ăn nói khéo léo và cư xử khéo léo. Điều đó tốt thôi vì nó làm con người lịch sự hơn, thân thiện nhau hơn, và xã hội đẹp hơn. Vấn đề là khéo léo tới mức độ nào, và sự khéo léo cũng là một phương tiện để người ta giả tạo. Tôi đã gặp nhiều trường hợp khéo léo một cách lố bịch, giả tạo, và vụng về ở mọi nơi. Và như đã nói ở trên, con người có thể sử dụng sự khéo léo này để che đậy sự khiêm tốn không thật của họ. Điều này đã được bàn tới ở trên nên tôi không nói nữa.

Cách cư xử khác với khéo léo một chút là thẳng thắn, nói thẳng những gì mình suy nghĩ về bản thân, về người khác, và về sự việc. Nói chuyện kiểu này có thể đem đến những điều bất lợi vì nguy cơ làm người khác buồn, giận, hoặc thù. Tục ngữ Việt Nam có câu “Sự thật mất lòng” đã chứng minh điều đó. Tôi vẫn ủng hộ sự khéo léo, tế nhị. Tôi tin tưởng rằng chúng ta nếu cần nói thẳng, nói thật thì cũng phải biết cách nói, và không làm người khác đau lòng. Tuy nhiên, điều cần nói ở đây cũng vẫn là thẳng thắn tới mức độ nào là vượt quá giới hạn. Ai có quyền nói giới hạn của mình là đúng nhất? Có thể trong xã hội có một sự giới hạn vô hình nào đó đã được thiết lập và chấp nhận bởi đa số mọi người trong nhiều trăm, ngàn năm. Nhưng nếu một xã hội nhấn mạnh quá nhiều đến sự khéo léo thì giới hạn vô hình đó có lẽ cũng sẽ thấp lắm. Điều này bất lợi cho những người hơi khác với đa số quần chúng trong xã hội. Và những người tài giỏi thường khác với đa số quần chúng trong xã hội.

Phạm Duy là một người như vậy, và ông đã bị nhiều người không thích vì cách ăn nói của ông. Họ cho là ông ăn nói kiêu ngạo và đôi khi thô tục. Họ cho là ông “tuyên bố bậy bạ” và “phát ngôn bừa bãi.” Chúng có bậy bạ không? Có bừa bãi ở mức độ mọi người chê bai không? Cách ăn nói của ông có vấn đề không? Nhìn ở khía cạnh nào thì có vấn đề? Đối với người này thì không chấp nhận được, nhưng đối với người khác lại không có vấn đề gì cả. Vậy thì chúng ta có nên lên án và có quyền lên án ông không, hoặc lên án ở mức độ nào? Mỗi người có một cách ăn nói khác nhau, và mỗi người lại thích nghe một cách nói chuyện khác nhau và có một cách đánh giá khác nhau. Như thế nào là hay, là đúng? Đối với một người có nhiều tài năng, cống hiến, và khác nhiều người như Phạm Duy, chúng ta có nên có những đánh giá quá cực đoan hay không, và quá không công bằng hay không? Cá nhân chúng ta có quyền đánh giá một người như vậy không? (Tôi sẽ nói thêm về quyền đánh giá, đòi hỏi người khác trong văn hoá Việt Nam sau).

Câu trả lời của tôi cho những câu hỏi trên là tôi thấy cách nói chuyện của ông chẳng có gì là không hay cả. Những đánh giá về cách ăn nói của ông như nhiều người đã làm là thật sự quá mức và không công bằng. Tôi thấy những “tuyên bố” gọi là “bậy bạ”, những “phát ngôn” bị cho là “bừa bãi” chẳng có gì là nghiêm trọng (Xin được nhắc là ở đây chúng ta chưa cần tìm hiểu xem những điều đó có thực sự do ông nói hay không). Qua tiếp xúc với ông, tôi còn thấy thích cách nói chuyện của ông là đằng khác. Ông nói rõ ràng những điều ông muốn nói, không cần kiểu cách, “khéo léo” rởm. Thực sự là điều bất công khi chúng ta cũng thường xuyên có những tuyên bố “thô tục” và “bậy bạ” nhiều nơi, nhiều lúc nhưng chẳng bị phê phán. Hay tại chúng ta không tài giỏi, không nổi tiếng nên không “được” mọi người để ý để… chê? Hay vì ganh tỵ nên chúng ta chụp ngay những cơ hội để nói xấu ông?

Bây giờ chúng ta thử suy nghĩ về vấn đề thứ hai liên quan tới “Communication” sau đây xem sao. Chúng ta hãy tự hỏi biết đâu những điều được cho là của ông đó đã được kẻ khác tạo nên rồi nói là của ông. Điều này có thể lắm chứ, đặc biệt là đối với trường hợp Phạm Duy. Ở đây tôi muốn kêu gọi mọi người hãy cẩn thận suy nghĩ về một khả năng có thể xảy ra khi chúng ta nghe một tin tức nào đó về một người. Khi suy nghĩ kỹ lưỡng thì những đánh giá sẽ tăng thêm phần chính xác, công bằng, và chúng ta sẽ không bị lừa dối bởi những kẻ đặt chuyện.

Sự bịa đặt hoặc bóp méo thông tin này được sử dụng ở nhiều nền văn hoá và khá tràn lan trong xã hội Việt Nam. Đó là điều đáng buồn. Người ta có thể làm việc này bằng nhiều cách khác nhau từ bịa đặt hoàn toàn đến lấy một câu nói ra khỏi “context” rồi thêm vài từ, đổi vài chữ, thế là ý nghĩa bị thay đổi hoàn toàn, từ trắng ra đen. Tôi nhận thấy nhiều khi người ta tạo dựng nên những điều… sạo đến mức vô lý, vậy mà vẫn có người tin theo, không nghi ngờ, thắc mắc. Kỹ thuật bôi nhọ rẻ tiền này được sử dụng bởi cá nhân vì những lý do khác nhau, như ganh ghét hoặc chỉ đơn thuần vì không thích một người nào đó. Những tổ chức, hội đoàn cũng vậy, họ sử dụng để phá hoại danh tiếng người khác khi người đó đi ngược lại đường lối văn hoá, chính trị của họ. Người ta cũng có thể làm điều này với mục đích quấy rối sinh hoạt chính trị, văn hoá của những người hoặc tổ chức đối lập. Có người làm điều này chỉ vì họ mong muốn tạo nên một “scandal” để thừa dịp kiếm tiền, hoặc quảng cáo tên tuổi cá nhân và cơ sở kinh doanh (như các tờ báo, đài phát thanh, truyền hình chẳng hạn). Dĩ nhiên chính quyền cũng sử dụng chiến thuật này cho những mục đích riêng của họ.

Ở những nước văn minh, nơi có hệ thống luật pháp tương đối công bằng thì con người còn có cơ hội được bảo vệ, và những kẻ bịa đặt, bôi nhọ người khác một cách bất chính sẽ bị trừng phạt. Nhưng đối với phần lớn người Việt (trong nước cũng như ngoài nước) còn vướng nhiều đặc tính văn hoá chưa được văn minh lắm, với một cộng đồng tạm bợ như cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài, và với một chính quyền như trong nước nơi mà hệ thống pháp lý và thông tin truyền thông nằm trong tay chính quyền thì chúng ta không thể nói đến luật pháp nữa. Trong một nền văn hoá, chính trị, và xã hội như vậy, thì ai muốn nói gì thì nói, viết gì thì viết. Người ta chỉ việc thuê một “nhà báo” viết bài hoặc trả tiền cho một tờ báo để đăng bài về người khác là xong. Đối với chính quyền trong nước thì dĩ nhiên mọi việc càng dễ dàng hơn. Họ có thể viết mọi thứ và cấm người khác viết nếu họ muốn. Kết quả là thông tin trong xã hội không còn chính xác, trung thực. Có ai dám khẳng định tất cả những “tuyên bố bậy bạ” và “phát ngôn bừa bãi” (được cho là của Phạm Duy đó) là chính xác hoàn toàn và không phải là sản phẩm đã được nhào nặn của một kẻ nào khác không? Chúng ta hãy khoan nói rằng (theo một cách rất bình dân), “Không có lửa làm sao có khói.” Điều chúng ta cần nhận thấy ở đây là có những người có khả năng tạo nên cả “lửa” lẫn “khói” cho người khác.

Đặc điểm thứ ba liên quan tới “Communication” là thái độ của con người đối với tin đồn. Đây là đặc điểm rất nổi bật trong văn hoá Việt Nam, và là đặc tính rất xấu. Nó nói lên nhiều về trình độ nhận thức kém cỏi và tính tình dễ dãi, ẩu tả của người Việt. Tác hại của nó rất lớn vì những lý do sau. Trong xã hội Việt Nam có nhiều người thích đồn và thích nghe tin đồn. Tin đồn có thể bắt nguồn từ lời nói của một cá nhân, cho đến những nguồn “chính thức” hơn như báo chí, TV, radio, và website. Những người thích nghe, bị ảnh hưởng bởi tin đồn, và tiếp tay truyền bá tin đồn thì thuộc mọi giới, từ trẻ tới già, từ nam tới nữ, từ nông thôn tới thành phố, và thuộc đủ mọi trình độ. Đặc điểm tai hại thứ hai của tin đồn là chúng phát đi rất dễ dàng, rất nhanh, tới được nhiều người, và có thể sống rất lâu. Một đặc điểm nguy hiểm nữa là dường như mọi người rất thích tin tưởng vào tin đồn, đôi khi tin tưởng một cách tuyệt đối, không nghi ngờ, thắc mắc. Tai hại hơn là tin đồn thường xoay quanh những điều không hay, không đẹp. Con người thích tập trung vào những vấn đề không tốt rồi phổ biến chúng. Kỳ lạ là cứ mỗi lần tin đồn được truyền từ người này sang người khác thì mức độ không hay, không đẹp lại tăng lên một nấc, và một số tình tiết mới lại được thêm vào để câu chuyện trở nên ly kỳ hơn. Khi phổ biến tin đồn thì ai cũng nói với vẻ chắc nịch, khẳng định tính chính xác của sự việc, cứ như họ đã tận mắt chứng kiến sự việc vậy. Tin đồn với nhiều màu sắc tiếp tục được truyền đi và trở nên … “đúng.” Mặc dầu chẳng ai biết tin tức bắt nguồn từ đâu, từ ai, thực hư, phải trái thế nào, có chính xác hay không, có được kiểm chứng hay không nhưng mọi người lại cứ cho là … “đúng,” nhiều người cứ cho là mình … “biết.” Thế mới là điều kỳ lạ. Trong xã hội chúng ta, nhiều người làm cái công việc vô trách nhiệm này quá. Thật tai hại.

Trong khi tại những nước phát triển, con người chịu khó suy luận hơn, và chỉ tin tưởng vào những điều có chứng cứ xác thực và được kiểm định thì ở Việt Nam có vẻ đa số mọi người không suy nghĩ nhiều và sẵn sàng tin vào những điều họ nghe lại từ người khác. Kết quả là mặc dầu thực hư không biết thế nào, nhưng những tin tức đồn thổi chứa đựng nhiều điều không đẹp lại phổ biến rất nhanh, được mọi người tin tưởng, thêm thắt cho ly kỳ hơn, và tồn tại trong xã hội. Nhạc sĩ Phạm Duy chắc là không tránh được việc đồn thổi này, và nếu ông bị những tin đồn không đúng sự thật ảnh hưởng thì bất công quá. Tôi mong muốn mọi người hãy cẩn thận suy nghĩ kỹ hơn về vấn đề này khi nghe một tin tức nào đó về một con người. Đôi khi mọi việc chỉ đơn giản là tin đồn mà thôi.

Bây giờ tôi muốn nói một chút về những bài Tục Ca của Phạm Duy. Nhiều người dựa vào những bài này mà lên án ông là người “tục tĩu.” Có tục tĩu không khi biết rằng Phạm Duy muốn “đụng chạm” tới mọi vấn đề trong xã hội, và không sợ né trách bất cứ đề tài nào? Có tục không khi nhận thấy ông là người luôn tìm cách khám phá cái mới và mong muốn sáng tạo? Có tục không nếu nhìn từ góc độ đây là những điều hiện thực? Có tục không khi thấy rằng ông là người dám mô tả những điều đó và nói lên cảm giác, chứng kiến, kinh nghiệm thực sự của mình? Có tục không khi nghệ thuật, văn học dân gian Việt Nam cũng đề cập đến những điều tương tự? Có tục không khi chúng ta không dám và không có khả năng viết những bài hát như vậy mặc dù có thể trong thâm tâm cũng muốn bày tỏ “tính xấu” tự nhiên của con người qua âm nhạc hoặc một hình thức nghệ thuật nào khác? Có thô tục không khi thực sự chúng ta cũng có những hành động hoặc suy nghĩ gọi là “thô tục” đó trong lòng? Có tục không nếu nghĩ là ông đã làm cho đề tài âm nhạc thêm mới lạ, đa dạng, mặc dầu việc đa dạng này hơi kỳ lạ đối với một số người? Vấn đề là nếu chúng ta nhìn sự việc từ những khía cạnh khác nhau thì sẽ có những kết luận khác nhau.

Có thể chúng ta không thích những điều mô tả trong những bài hát đó. Vậy thì chúng ta không hát và không phổ biến chúng. Tại sao lại dựa vào đó để nói Phạm Duy thô tục? Còn những bài rất thánh thiện của ông thì sao? Những bài Tâm Ca, Đạo Ca, Thiền Ca, Bé Ca, những bài có nhiều tính triết lý thì sao? Những bài rất đẹp đẽ, trong sáng về quê hương, con người, tình yêu, và tâm hồn thì sao? Vì Tục Ca mà bao nhiêu điều đẹp đẽ khác bị phá huỷ hết hay sao? Nếu nhìn kỹ lại thì những nhạc phẩm của Phạm Duy đã mô tả tất cả những tâm tính, tình cảm tự nhiên của con người mà thôi. Ông đã diễn tả lại tâm tính, cảm xúc của ông và của chính chúng ta mà thôi.

Thay vì phân tích hoặc tranh luận những bài hát đó hoặc Phạm Duy có “tục” hay không, tôi muốn tập trung vào một khía cạnh khác bằng cách đặt một vài câu hỏi. Hãy tự hỏi chúng ta có “tục” trong lòng không? Hãy tự hỏi chúng ta có ham thích, ước mong, thèm thuồng được nhìn thân xác phụ nữ không? Hãy tự hỏi chúng ta có mong muốn, thèm thuồng có được nhiều “người tình” hay không? Hãy tự hỏi chúng ta có hãnh diện và có cơ hội thì sẽ khoe với người khác về tài năng chinh phục phụ nữ của mình hay không, có nhiều người yêu, “bồ nhí” hay không, nếu chúng ta có khả năng đó? Thực tế là Phạm Duy cũng giống như bao nhiêu người chúng ta mà thôi trong lãnh vực này. Phạm Duy mang tiếng “tục” chỉ vì ông có thể đưa “tục” vào âm nhạc và nhiều người biết đến. Chúng ta không mang tiếng “tục” tại vì chúng ta không biết viết nhạc hoặc không dám viết nhạc theo kiểu đó mặc dầu chúng ta cũng … “tục” y như ông. Đáng lý ra, chúng ta còn phải cám ơn và phục Phạm Duy nữa vì ông đã làm những đề tài này trở nên lãng mạn hơn, nhạc hơn, và thú vị hơn.

Đó là tôi đang nói về những bài Tục Ca, những bài bị một số người cho là “tục”. Còn những bài “Nhục Tình Ca” của ông thì khác. Chắc chắn những tác phẩm có nhiều nét tình yêu nhục thể hay thể xác này không khi nào “tục”. Đây là những tác phẩm ca ngợi và nói lên những cái đẹp thể xác con người cũng như những cảm xúc sâu thẳm, những rung động mạnh mẽ, những điều có thể đẹp đẽ, trong sáng, lãng mạn nhưng cũng có thể “trần tục” nhưng tất cả đều rất tự nhiên, và dĩ nhiên rất con người, xuất phát từ trong đáy lòng chân thực và con tim chân thực của con người. Đây là nghệ thuật và là đề tài đặc biệt, rất phổ biến trong nhiều lãnh vực nghệ thuật và văn chương thế giới. Những người phê phán những nhạc phẩm này của Phạm Duy chỉ thuộc vào một trong 4 nhóm sau:

1/ Những kẻ ganh tị, hẹp hòi, thù ghét và có những lý do chủ quan;
2/ Bồi bút, được ra lệnh hoặc thuê viết để chê bai;
3/ Những người có kiến thức giới hạn;
4/ Những người bệnh hoạn về tâm lý.

Tôi không coi “tư tưởng bảo thủ, truyền thống văn hoá” là một nhóm (nhóm thứ 5) ở đây vì tôi tin rằng người ta chỉ xử dụng “tư tưởng bảo thủ, truyền thống văn hoá” như một công cụ để che đậy, bào chữa cho 4 nhóm kia mà thôi.

Khéo léo tốt, nói thẳng cũng tốt, nhưng khéo léo và nói thẳng như thế nào, ở mức độ nào là điều quan trọng. Làm sao xác định thước đo, thế nào là tiêu chuẩn và công bằng cho đa số mọi người, cho chính bản thân mình, và cho những người có nhiều khác biệt với đa số quần chúng? Đối với nhạc sĩ Phạm Duy, tôi nghĩ rằng đánh giá tiêu cực của nhiều người về sự “khéo léo,” cách “ăn nói,” “phát ngôn,” cùng những lời “tuyên bố” của ông là một điều không công bằng. Không những vậy, những yếu tố không tốt tồn tại trong văn hoá Việt Nam như đặt điều hoặc tin đồn còn làm tình hình xấu hơn thêm vì chúng làm thông tin trở nên méo mó, không trung thực. Tất cả chúng ta và Phạm Duy đều có thể trở thành nạn nhân của những đặc tính văn hoá không hay này. Đó là điều chúng ta cần suy gẫm.

Nét văn hoá thứ ba, rất đặc trưng cho Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, là niềm tin vào “conformity.” Trong khuôn khổ thảo luận ở đây, “Conformity” là tuân thủ theo những quy định chung của xã hội, và được những quốc gia bị ảnh hưởng của Khổng Giáo rất coi trọng. Khác với những nước phương Tây, nơi mà con người được khuyến khích sống theo phong cách của cá nhân, khuyến khích sự tự do cá nhân, sáng tạo theo ý riêng, và sự đa dạng của xã hội; xã hội Việt Nam (và nhiều nước Á Đông khác) khuyến khích và đòi hỏi con người cần phải giống nhau, hoặc tương tự nhau. Xã hội có những điều lệ riêng mà tất cả mọi người phải tuân thủ; những hành động và ngay cả suy nghĩ của cá nhân con người không được đi quá xa so với những nguyên tắc, ước lệ chung của xã hội đó. Đôi khi việc đòi hỏi này có tính chất bắt buộc rất mạnh. Nếu không tuân thủ sẽ bị phê phán, chê trách, hoặc tồi tệ hơn nữa là loại bỏ. Những nguyên tắc chung này ảnh hưởng mối quan hệ giữa những người trong gia đình, họ hàng với nhau, hơn chút nữa là làng xóm, bạn bè, và kéo rộng ra hơn là xã hội. Tục ngữ Trung Quốc có câu, “The nail that sticks out gets hammered down.” Đây là một chứng thực cho niềm tin vào nét văn hoá này. Cũng cần nhắc lại là xã hội nào cũng có những nguyên tắc, đòi hỏi chung, nhưng trong xã hội Á Đông và Việt Nam, những điều này đã trở nên quá mức và len lỏi quá sâu vào cuộc sống chúng ta, và những xã hội Á Đông này không khuyến khích “individualism.”

Nét văn hoá này có một vài điểm có thể cho là “tốt.” Thứ nhất là nó tạo nên một môi trường dễ dàng cho việc kiểm soát, cai trị, và quản lý, từ gia đình cho tới quốc gia. Điểm “tốt” thứ hai là nó làm từng cá nhân con người cảm thấy “yên tâm” vì mình đã “pha trộn” vào cái chung, mình không “bị” khác biệt, và vì vậy sẽ dễ được chấp nhận. Còn một vài đặc điểm khác nữa giúp sự tồn tại của đặc tính văn hoá này mà tôi sẽ không bàn tới ở đây.

Tuy nhiên, tôi không thích cách suy nghĩ “conformity” này vì tôi nghĩ rằng nó có nhiều ảnh hưởng không hay cho xã hội. Đặc tính này không làm xã hội đa dạng, không khuyến khích sự khác biệt và tính sáng tạo, đánh mất sự tự do cá nhân, đồng thời nó cũng tạo điều kiện phát triển cho tâm lý ép buộc, áp lực lên người khác, đòi hỏi ở người khác. Rộng ra hơn nữa là nó là một môi trường tốt cho tâm lý độc tài và thiếu dân chủ phát triển. Đây là những điều rất tai hại bắt nguồn từ niềm tin vào “conformity.”

Mọi người trong xã hội đều bị áp lực của điều này. Những người nổi tiếng, người của công chúng lại càng bị áp lực nặng hơn nữa. Những người có thể tác động tới người khác hoặc ảnh hưởng văn hoá, chính trị lại càng bị theo dõi kỹ lưỡng hơn. Những người có tính cách, đặc điểm khác lạ với đa số quần chúng sẽ còn bị mọi người tập trung làm khó hơn nữa. Nhạc sĩ Phạm Duy đã ở trong tất cả những trường hợp trên. Tất cả mọi người hình như ai cũng có một cái “expectation” là ông phải nói như thế này, phải cư xử như thế nọ, phải tuyên bố những điều như thế kia. Khi ông không làm giống như họ trông đợi thì họ phản ứng tức thì một cách tiêu cực. Hình như họ không cho phép ông được làm những điều theo lựa chọn cá nhân của ông. Khi ông không theo những điều họ mong đợi thì lập tức ông trở thành kẻ phản bội. Ông mất tự do cá nhân. Những “public figure” ở bên Mỹ cũng ít nhiều mất đi tự do cá nhân, nhưng trong trường hợp Việt Nam thì nó rất quá khích.

Những người đòi hỏi ông bao gồm từ cá nhân cho đến những tổ chức và cả chính quyền. Đây là tâm lý ép buộc, độc tài, thiếu dân chủ của từng cá nhân con người, của những tổ chức và của chính quyền. Đây là vấn đề của cả một dân tộc, một nền văn hoá chứ không chỉ là vấn đề thuộc về thể chế chính trị. Tâm lý bệnh hoạn của nền văn hoá ép buộc phải “conform” này là những người nào không đi theo đường hướng của ta là tự nhiên trở thành kẻ phản lại ta, là kẻ thù của ta, là nguy hiểm cho ta, là người đáng để cho ta ghét và trừng phạt. Và từ niềm tin đó mà bao nhiêu vũ khí sẽ được sử dụng để phê phán, nói xấu, đả kích, hoặc tiêu diệt. Con người không còn tự do lựa chọn và không còn tự do suy nghĩ. Họ bị bắt buộc phải đi theo bên này hoặc bên kia. Một hướng đi khác, một suy nghĩ khác không được phép tồn tại. Nếu nhìn từ góc độ khiêm tốn thì những con người đòi hỏi, ép buộc đó rất kiêu ngạo, xấc xược. Nếu nhìn từ góc độ chính trị thì đây là sự độc tài, độc quyền, và không dân chủ.

Có những cá nhân đang yêu thích ông, nhưng khi nghe ông nói hoặc thấy ông làm một việc gì đó họ không thích thế là họ “nghỉ chơi” ông luôn. Có những tổ chức hoặc chính quyền muốn ông tuyên bố thế này hay thế nọ, hoặc muốn ông làm điều này điều kia mà ông không làm thế là họ coi ông như kẻ thù. Hoặc bất thình lình ông làm một điều gì đó đi ngoài sự trông đợi của họ là ông sẽ bị chỉ trích, đánh giá, và đôi khi bị đội cho bao nhiêu cái mũ. Ở Mỹ, những ý kiến trái ngược luôn luôn được tôn trọng. Có thể những người không cùng ý tưởng sẽ bày tỏ ý kiến phản đối, nhưng tự do cá nhân của con người vẫn được tôn trọng. Ở Việt Nam (và cộng đồng người Việt ở nước ngoài), khác biệt hay trái ngược là điều không chấp nhận được. Người ta sẽ bị chỉ trích, chê bai, nói xấu, đồn thổi đến một mức quá khích, cực đoan. Mọi người cứ làm như thế và không cần biết nó có công bằng hay không và “civilized” hay không. Việc ông trở về Việt Nam là một ví dụ. Vì việc trở về Việt Nam này mà ông đã bị không biết bao nhiêu tai tiếng từ những người Việt ở hải ngoại cho tới chính người Việt và chính quyền Việt Nam trong nước.

Tôi thấy việc trở về Việt Nam của “một ông già” như nhạc sĩ Phạm Duy là điều bình thường, nếu không muốn nói là tốt. Ở tuổi này ông chỉ muốn về lại và được nằm xuống trên quê hương của ông mà thôi. Đây là nơi ông yêu thương và hết lòng phụng sự thông qua âm nhạc. Đây là nơi ông được sinh ra, lớn lên, và trải qua bao nhiêu kỷ niệm. Đây là nơi ông đã từng đi khắp các miền trong đất nước, gặp gỡ bao nhiêu con người, bạn bè, và học hỏi nhiều điều. Đây là nơi ông đã được thưởng thức bao nhiêu món ăn dân tộc, thưởng thức bao nhiêu làn điệu dân ca, ngắm mây, trời, sông, suối, và thưởng thức hương thơm của hoa, của lúa, và của đất. Đây là nơi cha ông của ông đã yên nghỉ. Đây là nơi ông đã yêu và gặp người sau này là vợ của ông. Đây là nơi ông đã yêu “tiếng nước” của ông từ khi ông “mới ra đời.” Đây là nơi ông đã gọi “Việt Nam” từ khi còn nằm “bên vành nôi.” Tại sao lại không nên về một nơi như vậy? Tại sao lại “không cho” ông về một nơi như vậy? Ông chỉ mong được về lại nơi “chôn nhau cắt rốn,” và chúng ta đừng nên gắn thêm những yếu tố khác vào việc “lá rụng về cội” của ông.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã chọn con đường không “conform.” Từ xưa ông đã chọn con đường đó rồi. Ông luôn luôn là một kẻ “du ca tự do” như ông thường nói, tự do về sáng tác âm nhạc và nhiều mặt khác. Tôi thấy rất vui vì điều đó. Tôi nghĩ mọi người cũng hãy vui lên. Và chúng ta cần phải cảm thấy may mắn vì ông đã không chịu “conform.” Chính nhờ chọn con đường đó mà Phạm Duy mới có thể để tâm hồn và sự sáng tạo của mình bay bổng lên, theo gió, theo mây bay đi khắp nơi, và nhờ vậy ông mới đạt được sự đa dạng, phong phú, đẹp đẽ trong âm nhạc, từ giai điệu, cho tới thể loại, đề tài, và ngôn ngữ. Nhờ chọn con đường đó ông mới có cơ hội làm giàu, làm đẹp cho âm nhạc Việt Nam.

Đặc điểm văn hoá thứ tư, cũng là một đặc điểm rất lớn trong văn hoá Khổng Giáo, là niềm tin vào con người hoàn hảo. Bất cứ nền văn hoá nào cũng khuyến khích con người cố gắng để trở nên tốt hơn. Nhưng trong văn hoá Khổng Giáo sự đòi hỏi này trở nên quá mức. Đàn ông được trông mong phải rèn luyện mình để trở thành người quân tử, có đầy đủ tất cả phẩm chất của một con người hoàn hảo, phải văn võ song toàn, phải đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiếu, dũng, v.v. Phụ nữ cũng vậy, công, dung, ngôn, hạnh, v.v. Và cả nam lẫn nữ đều phải có những bổn phận và nghĩa vụ với gia đình, họ hàng, làng xóm, đất nước cần phải chu toàn. Một ví dụ nữa là ngày nay học sinh hay được khuyến khích phải giỏi “toàn diện.” Một ví dụ khác là hình ảnh của những vị lãnh tụ luôn luôn được tô vẽ, ca ngợi như những người hoàn hảo.

Dĩ nhiên không thể nào có sự vẹn toàn, nhưng con người trong những xã hội này luôn kỳ vọng và có tâm lý đòi hỏi điều đó. Điều không công bằng là người ta đòi hỏi sự hoàn hảo từ người khác nhiều hơn từ chính bản thân. Điều không công bằng là những người đòi hỏi cũng chính là những người không hoàn hảo. Điều không công bằng là chúng ta dễ dàng chê người khác không hoàn hảo hơn chê bai chính bản thân chúng ta. Điều không công bằng còn nặng hơn nữa đối với những người của công chúng, những người sẽ bị đối mặt với phê phán, chỉ trích trên các phương tiện truyền thông nhiều hơn người khác. Và khi chúng ta đòi hỏi thì chúng ta quên rằng mỗi người có một cá tính, tâm hồn, trái tim, sự thông minh rất khác nhau, và vì vậy lối sống, cái nhìn về mọi vật khác nhau. Chúng ta muốn người khác phải hoàn hảo và hoàn hảo theo “cách” chúng ta muốn. Thật kỳ lạ.

Một lần nữa nhạc sĩ Phạm Duy cũng bị tác động của yếu tố văn hoá này như bao nhiêu người khác, nhưng ông bị ảnh hưởng nhiều hơn. Tác động với ông tôi muốn nói tới ở đây là người ta, cá nhân, tổ chức, và chính quyền, đòi hỏi không những ông phải hay về âm nhạc và có những cống hiến chung cho xã hội, mà ông còn phải là một cá nhân tốt đẹp nữa (tốt đẹp theo “cách” họ muốn). Tức là con người trong xã hội Việt Nam không có khả năng tách rời được con người xã hội và con người riêng tư cá nhân của Phạm Duy. Để đánh giá một con người hoàn hảo như đòi hỏi của xã hội Á Đông dĩ nhiên phải nhìn vào cả hai mặt của cuộc sống con người, xã hội và đời tư. Tách ra một trong hai dĩ nhiên không thể đánh giá sự hoàn hảo được nữa. Đây là một đòi hỏi rất không công bằng và không tốt cho xã hội và con người. Đây là một đòi hỏi rất vô lý và không thể nào thực hiện được. Không một ai trong cuộc đời này hoàn hảo cả. Nếu có người hoàn hảo thì đó chỉ là sản phẩm của sự tô vẽ, dối trá mà thôi.

Điều đáng buồn là khi xem xét cuộc đời của một người, chúng ta có xu hướng để ý đến những điều xấu hơn những điều tốt. Và khi tìm được một điều không hay trong đời riêng rồi thì con người có thể xử dụng nó để chà đạp người đó và ngay cả những điều tốt đẹp người đó cống hiến cho xã hội. Tôi thấy trong xã hội chúng ta, ai cũng tự cho mình cái quyền đó, và cho rất nhiều, để đánh giá, đòi hỏi người khác. Khi đánh giá, đòi hỏi như vậy chúng ta luôn luôn quên rằng chúng ta không hoàn hảo, chúng ta có nhiều điều xấu xa, chúng ta chẳng làm được điều gì cống hiến cho xã hội.

So với Phạm Duy, rất ít người trong chúng ta có được cống hiến to lớn như ông đã làm cho văn hoá dân tộc. Mặc dầu vậy, nhiều người và ngay cả chính quyền đã cố ý quên đi những đóng góp to lớn, đẹp đẽ, ý nghĩa Phạm Duy dành cho âm nhạc và văn hoá Việt Nam. Thay vào đó, nhiều người, chính quyền, cũng như những tổ chức chính trị luôn sẵn sàng dùng việc đời tư và xu hướng chính trị cá nhân của ông để làm giảm giá trị âm nhạc của ông, làm giảm giá trị cá nhân ông, để tẩy chay ông, và từ chối những cống hiến to lớn của ông. Như đã nói, họ không có khả năng tách rời, hoặc cố ý không tách rời, con người quần chúng và con người cá nhân. Tôi tin rằng tâm lý đó là do một phần bị ảnh hưởng rất nặng qua hơn hai ngàn năm của niềm tin vào con người hoàn hảo trong Khổng Giáo. Tâm lý đó dẫn đến những đòi hỏi vô lý. Tâm lý đó được người ta sử dụng để phê phán và loại trừ người khác, cũng như phê phán và loại trừ lẫn nhau. Đây là điều không công bằng cho Phạm Duy và có tác hại rất lớn trong văn hoá Việt Nam và cho dân tộc Việt Nam.

Xã hội Tây Phương thì khác, họ tách bạch cuộc sống riêng tư và cống hiến chung cho xã hội của con người rất rạch ròi. Nếu có xoi mói đời sống riêng tư đi nữa thì cũng chỉ có tính cách tạm thời trong một giai đoạn mà thôi, và vì mục đích kiếm tiền trong một giai đoạn với nhiều tính chất giải trí, “pop culture” và “tabloid” nữa. Sau đó thì những công sức, cống hiến và tài năng của con người vẫn được ca ngợi, biết ơn và gìn giữ cho thế hệ sau. Đây là tính cách, suy nghĩ và hành động của những dân tộc thông minh. Họ có thể nói lên những điều không hay của một người, vừa đủ để mọi người nhận biết, để học hỏi kinh nghiệm, chứ không phải để dèm pha, nói xấu, phá huỷ danh tiếng, làm hoen ố danh dự, hoặc chống đối chính trị. Sau đó họ tập trung ca ngợi những điều hay, những cống hiến, công lao và tài năng của người đó một cách công bằng, trung thực, và tôn trọng. Kết quả là xã hội của họ được học hỏi từ những tài năng đó, biết ơn những tài năng đó. Tên tuổi những con người đó và cống hiến của họ sẽ tồn tại. Xã hội của họ sẽ phát triển. Họ biết không bao giờ có con người hoàn hảo, không bao giờ nên có những đòi hỏi vô lý. Họ biết tách rời con người của công chúng với những cống hiến cho xã hội ra khỏi con người riêng tư. Họ công bằng, tôn trọng người khác, và dân chủ.

Nền văn hoá của Phạm Duy không cho ông một môi trường như vậy. Nó không công bằng cho ông. Nó cũng thật không tốt cho người Việt. May mắn thay nhạc sĩ Phạm Duy đã không để những nét văn hoá đó ảnh hưởng đến việc sáng tác âm nhạc của mình. Ông vẫn say mê làm việc hết lòng để phục vụ đam mê âm nhạc của ông và góp phần làm giàu văn hoá dân tộc. Hy vọng rằng xã hội sẽ ngày càng phát triển hơn và con người sẽ bớt bị ảnh hưởng bởi nét văn hoá Khổng Giáo tai hại này. Đối với cá nhân tôi, tôi không bao giờ quan tâm, thắc mắc, để ý cuộc sống riêng tư của những “public figure” hoặc nhạc sĩ Phạm Duy cả. Tôi chỉ nhìn vào tài năng và đóng góp chung cho xã hội của họ để thưởng thức, ca ngợi, học hỏi, và biết ơn họ mà thôi.



***
Xin được kết luận là tôi nhận thấy rằng những đặc điểm văn hoá ảnh hưởng đến cuộc sống mọi người và từng cá nhân chúng ta, bao gồm cả Phạm Duy, nhiều lắm, không kể hết ra được. Niềm tin của chúng ta về sự bày tỏ tính khiêm tốn, cái nhìn về cách hành xử, ăn nói khéo léo hay thẳng thắn, thói quen bịa đặt, thích tin đồn, cũng như yếu tố “tuân thủ - conformity,” và sự đòi hỏi con người hoàn hảo tác động tới tất cả chúng ta và đã ảnh hưởng không ít đến nhạc sĩ Phạm Duy. Tôi thấy đó là điều rất không tốt cho xã hội Việt Nam. Tôi thấy đó là điều rất không công bằng đối với Phạm Duy, một nhạc sĩ tài năng, một người đã có cống hiến rất nhiều cho văn hoá Việt Nam, và cống hiến nhiều nhất cho âm nhạc Việt Nam.

Chúng ta nên cẩn thận và nhớ rằng tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi những yếu tố văn hoá đó, cũng như Phạm Duy mà thôi, và đều có thể trở thành nạn nhân của chúng. Tất cả chúng ta, cùng với Phạm Duy, đều cùng ngồi trên một con thuyền mà thôi, đều cùng là nạn nhân của những yếu tố văn hoá đó. Vì vậy chúng ta cần công bằng, cẩn thận hơn trong việc đánh giá và đòi hỏi chính mình và người khác. Chúng ta nên công bằng hơn với bản thân và người khác, và nên tôn trọng lẫn nhau hơn. Chúng ta hãy cẩn thận, cố gắng làm cho con thuyền vững chãi, chứ đừng đua nhau lắc nó. Tất cả chúng ta có thể chìm nếu như con thuyền chìm; tất cả chúng ta sẽ chìm nếu chúng ta có một nền văn hoá xấu. Chúng ta là nạn nhân của những nét văn hoá xấu, nhưng chính chúng ta lại là người tạo nên những đặc tính văn hoá trong xã hội. Chúng ta là người quyết định hình dáng và màu sắc, cũng như sự vững chắc, chìm nổi của con thuyền đó. Tôi mong rằng chúng ta sẽ kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn mọi việc, công bằng hơn, và tạo điều kiện tốt để mọi người làm việc, sáng tạo, và đối xử với nhau văn minh hơn, để làm sao mà kết quả là đất nước đi lên, văn hoá giàu hơn, âm nhạc đẹp hơn. Như vậy mới sáng suốt.

Tôi tin tưởng những điều hay, đẹp thực sự sẽ tồn tại muôn đời. Tôi tin rằng âm nhạc của Phạm Duy sẽ tồn tại mãi trong văn hoá Việt Nam, đến bao thế hệ sau nữa. Tương lai và những con người sáng suốt, thông minh trong tương lai sẽ đem lại công bằng cho nhạc sĩ Phạm Duy, một người khác chúng ta ít nhiều, nhưng cũng là một người như mọi người chúng ta, cùng ngồi trên một con thuyền văn hoá.



Lê Quý Khôi
Ngày 1 tháng 11, 2010

Văn
10-09-2011, 12:42 PM
Bây giờ tôi muốn nói một chút về những bài Tục Ca của Phạm Duy. Nhiều người dựa vào những bài này mà lên án ông là người “tục tĩu.” Có tục tĩu không khi biết rằng Phạm Duy muốn “đụng chạm” tới mọi vấn đề trong xã hội, và không sợ né trách bất cứ đề tài nào? Có tục không khi nhận thấy ông là người luôn tìm cách khám phá cái mới và mong muốn sáng tạo? Có tục không nếu nhìn từ góc độ đây là những điều hiện thực? Có tục không khi thấy rằng ông là người dám mô tả những điều đó và nói lên cảm giác, chứng kiến, kinh nghiệm thực sự của mình? Có tục không khi nghệ thuật, văn học dân gian Việt Nam cũng đề cập đến những điều tương tự? Có tục không khi chúng ta không dám và không có khả năng viết những bài hát như vậy mặc dù có thể trong thâm tâm cũng muốn bày tỏ “tính xấu” tự nhiên của con người qua âm nhạc hoặc một hình thức nghệ thuật nào khác? Có thô tục không khi thực sự chúng ta cũng có những hành động hoặc suy nghĩ gọi là “thô tục” đó trong lòng? Có tục không nếu nghĩ là ông đã làm cho đề tài âm nhạc thêm mới lạ, đa dạng, mặc dầu việc đa dạng này hơi kỳ lạ đối với một số người? Vấn đề là nếu chúng ta nhìn sự việc từ những khía cạnh khác nhau thì sẽ có những kết luận khác nhau.

Có thể chúng ta không thích những điều mô tả trong những bài hát đó. Vậy thì chúng ta không hát và không phổ biến chúng. Tại sao lại dựa vào đó để nói Phạm Duy thô tục? Còn những bài rất thánh thiện của ông thì sao? Những bài Tâm Ca, Đạo Ca, Thiền Ca, Bé Ca, những bài có nhiều tính triết lý thì sao? Những bài rất đẹp đẽ, trong sáng về quê hương, con người, tình yêu, và tâm hồn thì sao? Vì Tục Ca mà bao nhiêu điều đẹp đẽ khác bị phá huỷ hết hay sao? Nếu nhìn kỹ lại thì những nhạc phẩm của Phạm Duy đã mô tả tất cả những tâm tính, tình cảm tự nhiên của con người mà thôi. Ông đã diễn tả lại tâm tính, cảm xúc của ông và của chính chúng ta mà thôi.

Thay vì phân tích hoặc tranh luận những bài hát đó hoặc Phạm Duy có “tục” hay không, tôi muốn tập trung vào một khía cạnh khác bằng cách đặt một vài câu hỏi. Hãy tự hỏi chúng ta có “tục” trong lòng không? Hãy tự hỏi chúng ta có ham thích, ước mong, thèm thuồng được nhìn thân xác phụ nữ không? Hãy tự hỏi chúng ta có mong muốn, thèm thuồng có được nhiều “người tình” hay không? Hãy tự hỏi chúng ta có hãnh diện và có cơ hội thì sẽ khoe với người khác về tài năng chinh phục phụ nữ của mình hay không, có nhiều người yêu, “bồ nhí” hay không, nếu chúng ta có khả năng đó? Thực tế là Phạm Duy cũng giống như bao nhiêu người chúng ta mà thôi trong lãnh vực này. Phạm Duy mang tiếng “tục” chỉ vì ông có thể đưa “tục” vào âm nhạc và nhiều người biết đến. Chúng ta không mang tiếng “tục” tại vì chúng ta không biết viết nhạc hoặc không dám viết nhạc theo kiểu đó mặc dầu chúng ta cũng … “tục” y như ông. Đáng lý ra, chúng ta còn phải cám ơn và phục Phạm Duy nữa vì ông đã làm những đề tài này trở nên lãng mạn hơn, nhạc hơn, và thú vị hơn. +

...



Lê Quý Khôi
Ngày 1 tháng 11, 2010














Xin cho hỏi tác giả Lê Quý Khôi:

Những bài Tục ca có được phát hành chính thức (có giấy phép, in ra cả trăm, ngàn bản), hay chỉ là chép tay, truyền miệng?

- Nếu chỉ là chép tay, truyền miệng thì tôi đồng ý là ai không thích thì không hát, không phổ biến, là xong. Xem như bác PD "hát" trong phòng the của ổng. Ai biểu nghe làm chi! Mà cũng chẳng cần thanh minh thanh nga lý do thầm kín nào đã khiến bác PD viết những bài hát bậy bạ đó.

- Nếu Tục ca được chính thức phát hành rộng rãi, thì lời bào chữa "không thích thì không hát, không phổ biến" nghe không xuôi tai. Nếu như thế thì ai cũng có thể đăng lên diễn đàn này những chuyện bậy bạ, rồi bảo ai không thích thì đừng đọc sao?

hoài vọng
10-10-2011, 04:20 AM
Từ lúc bỏ trốn vào Nam , PD được chính quyền VNCH nuôi dưỡng đầy đủ nên cho ra đời các tác phẩm hay ....chắc là PD , dù sống dưới chế độ VNCH vẫn không là người có quyền CÔNG DÂN ?
Sau 75 , PD ra nước ngoài , chắc cũng vẫn chưa là người có được cái quyền gọi là quyền CÔNG DÂN ? đúng vậy không , ông Lê Q Khôi ?
Cái ngày PD về nước , trong một kỳ bầu cử , tôi thấy trên đài truyền hình VN ....PD đã nói , đại khái ( vì quá lâu , tôi không còn nhớ nguyên văn ) : Bấy lâu nay , bây giờ tôi mới có được cái quyền người CÔNG DÂN ...v...v...nghe xong , tôi muốn " nôn mửa "
Ông Khôi , ông trích dẫn bài viết cách đây một năm , thời kỳ mà PD đang o bế chế độ mà PD đã bỏ trốn , đừng nói là chế độ cộng sản hôm nay khác với cộng sản năm 45 ! Tôi nghĩ , PD thích nói thẳng , không có gì sai ....trong một lần đi nghe Thái Hiền về hát ở Sài Gòn , đêm đó có Nguyễn Quang Sáng , PD đã lên sân khấu phát biểu.....các bạn thấy tôi vẫn có thể có vợ nữa chứ ? Một lời nói thẳng hay lời nói Vô Tư Cách , hả ông Khôi ?
Thôi , cứ để PD " vui chơi " với mấy cô gái non , đừng nói năng như Nguyễn C Kỳ và ông cũng xem lại con người PD ở giai đoạn cuối đời , chào ông .

Nguyenthitehat
10-10-2011, 07:05 AM
............
...........................
1/ Những kẻ ganh tị, hẹp hòi, thù ghét và có những lý do chủ quan;
2/ Bồi bút, được ra lệnh hoặc thuê viết để chê bai;
3/ Những người có kiến thức giới hạn;
4/ Những người bệnh hoạn về tâm lý.


Lê Quý Khôi
Ngày 1 tháng 11, 2010




Khiếp chưa, chỉ vì muốn đánh bóng Phạm Duy mà ông Lê Khôi đã phải mất công rào trước đón sau kỹ quá, đem cả bài viết dài ơi là dài về phố ....dù có đánh bóng PD thế nào đi nữa thì đối với Tehat, PD vẫn là một người không ra gì, không biết tôn trọng thính giả của mình qua những nhạc phẩm rất hay của ông, (Không phải Tục Ca đâu nhé) và ông đã đem cả cuộc đời của mình, của gia đình mình xuống bùn nhơ...

Người xưa có câu ... "Hổ chết để da, người ta chết để tiếng ..." hoặc có những đám tang đi qua, người ta kính cẩn ngả nón cúi chào, nhưng cũng có những đám tang đi qua, người ta bỉu môi, quay mặt ... như một Nguyễn Cao Kỳ đã đi qua mà tương lai là một Phạm Duy rồi cũng sẽ đến ...

Giòng nhạc của Phạm Duy ngày trước vẫn được ái mộ qua nhiều thập niên cho đến bây giờ, và Tehat là một trong những người vẫn yêu thích nhạc của ông, nhưng không có nghĩa kính trọng một người không có tư cách . Rất tiếc cuối đời già nua, ông đã đánh mất tư cách của chính mình ...


Nguyễn Thị Tê Hát
(Một người có kiến thức hạn hẹp)

ốc
10-10-2011, 07:48 AM
Em thấy bài viết có nhiều điểm tích cực về văn hóa Việt nam và nói chung là đáng bàn, nhưng tiếc là tác giả gắng công cắt xén cho vừa số đo của một người (là bác Duy), cố tình dẫn dắt o ép người đọc vì một mục đích cá nhân nên đã làm mất giá trị lý luận của bài.

ngocdam66
10-10-2011, 08:37 AM
Từ lúc bỏ trốn vào Nam , PD được chính quyền VNCH nuôi dưỡng đầy đủ nên cho ra đời các tác phẩm hay ....chắc là PD , dù sống dưới chế độ VNCH vẫn không là người có quyền CÔNG DÂN ?
Sau 75 , PD ra nước ngoài , chắc cũng vẫn chưa là người có được cái quyền gọi là quyền CÔNG DÂN ? đúng vậy không , ông Lê Q Khôi ?
Cái ngày PD về nước , trong một kỳ bầu cử , tôi thấy trên đài truyền hình VN ....PD đã nói , đại khái ( vì quá lâu , tôi không còn nhớ nguyên văn ) : Bấy lâu nay , bây giờ tôi mới có được cái quyền người CÔNG DÂN ...v...v...nghe xong , tôi muốn " nôn mửa "
Ông Khôi , ông trích dẫn bài viết cách đây một năm , thời kỳ mà PD đang o bế chế độ mà PD đã bỏ trốn , đừng nói là chế độ cộng sản hôm nay khác với cộng sản năm 45 ! Tôi nghĩ , PD thích nói thẳng , không có gì sai ....trong một lần đi nghe Thái Hiền về hát ở Sài Gòn , đêm đó có Nguyễn Quang Sáng , PD đã lên sân khấu phát biểu.....các bạn thấy tôi vẫn có thể có vợ nữa chứ ? Một lời nói thẳng hay lời nói Vô Tư Cách , hả ông Khôi ?
Thôi , cứ để PD " vui chơi " với mấy cô gái non , đừng nói năng như Nguyễn C Kỳ và ông cũng xem lại con người PD ở giai đoạn cuối đời , chào ông .

" Nửa hồn thương đau " và bi kịch của một gia đình










http://us.mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=1_139258_AIeyo0IAAXtPTOtO6A7irSVZHb8&pid=2.2&fid=Inbox&inline=1

Hoài Bắc - Phạm Đình Chương & Khánh Ngọc thời kỳ còn mặn nồng

Vào những năm của thập kỷ 60, báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương - Khánh Ngọc. Có thể nói rằng sự tan vỡ của gia đình tiếng tăm thời bấy giờ được dư luận quy cho môt cuộc tình vụng trộm giữa ca sĩ Khánh Ngọc và "tình địch" không ai chính là nhạc sĩ Phạm Duy. Nỗi đau dày xe tâm can và sự tan nát của một đại gia đình nghệ sĩ đã "đánh gục' nhạc sĩ Phạm Đình Chương khi ông phát hiện ra , vợ mình đã yêu người anh rể Phạm Duy. Hay nói cách khác, rể và dâu trong một nhà đã đến với nhau, vượt ra ngoài luân lý đạo thường, vốn là một điều cấm kỵ trong văn hoá gia đình Việt Nam.

Ca sĩ Khánh ngọc, với thân hình bốc lửa, kiều diễm đã được nhiều người biết đến với biệt danh "ngọn núi lửa", cô đã từng làm chao đảo, đắm say nhiều văn nghệ sĩ danh tiếng và khán giả nam rất ái mộ. Khánh Ngọc thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Cô còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Trang Thiên Kim, Kiều Chinh...và là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên sáng chói trong làng điện ảnh Sài Gòn. Khánh Ngọc hường đóng cặp với nam tài tử Lê Quỳnh trong các bộ phim do người Mỹ thực hiện trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.











http://us.mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=1_139258_AIeyo0IAAXtPTOtO6A7irSVZHb8&pid=2.3&fid=Inbox&inline=1

Chân dung của diễn viên kiêm ca sĩ Khánh Ngọc

Năm 1961, Khánh Ngọc sang Hoa Kỳ để học thêm về ngành điện ảnh và gặp một du học sinh Việt Nam, hai người đã kết hôn và có được ba người con. Hiện Khánh Ngọc sống với gia đình ở Los Angeles.

Nhờ khả năng diễn xuất của mình, Khánh Ngọc trình bày những bản nhạc rất hấp dẫn. Khi hát bản "Cerisier Roses et Pommiers Blances" lời Việt, vào câu đầu : "Vườn xuân ong bướm, ngất ngây ngất ngây lòng ta..." Khánh Ngọc lim dim mắt, thở dài, tay đè lên quả tim. Cô mở mắt liếc khán giả, nở một nụ cười vừa lẳng lơ vừa khả ái làm khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt...Đớn đau thay cho Phạm Đình Chương , người "si tình" và cũng "thành công" nhất trong việc chinh phục người đẹp chính là nhạc sĩ Phạm Duy.

Trước khi đâm đơn ra toà, Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh dư luận. Với tình yêu nồng thắm buổi ban đầu, ông không thể nào tin vào sự ngoại tình đã được đồn thổi. Điều thương tâm nhất là ông vẫn yêu thương, tin tưởng vợ và bỏ ra ngoài tai những điều không tốt lành của giới văn nghệ sĩ tại Sài Gòn. Và như thế, vào một buổi tối định mệnh, Phạm Đình Chương cùng với những người bạn thân "bắt tại trận" cuộc tình vụng trộm của đôi tình nhân tại quán chè ở Nhà Bè - Gia Định.











http://us.mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=1_139258_AIeyo0IAAXtPTOtO6A7irSVZHb8&pid=2.4&fid=Inbox&inline=1

Ban hợp ca Thăng Long với Hoài Trung , Thái Thanh , Hoài Bắc

Trời đất như sụp đổ dưới chân người nhạc sĩ tài hoa, anh gần như đứng không vững, bạn bè dìu quay trở lại nhà, nơi đứa con thơ dại đang ở nhà một mình ngóng chờ ba, mẹ về ...

Ngay lập tức, sáng hôm sau, một loạt bài phóng sự đều tra nóng bỏng của các báo được phát hành và "cháy số", đắt đỏ nhất là tờ "Nhật báo Sài Gòn mới" của bà Bút Trà. Vụ "ăn chè Nhà Bè" được tung ra với những hình ảnh rất "thời sự" của các thành viên trong gia đình Phạm Đình Chương. Cả Sài Gòn gần như biết hết !

Cho dù Phạm Duy cầu cứu đến Bộ Thông Tin xin các báo cho ngưng các bài điều tra, phóng sự nhưng "hoạ vô đơn chí", trong cuộc đời này, cái gì càng dấu diếm bao nhiêu, càng được "bùng nổ" và thêu dệt lên bấy nhiêu. Tan nát ! Không còn cách nào khác, Phạm Đình Chương gạt nước mắt đau thương, nộp đơn ly dị lên toà án. Vụ việc kết thúc và Phạm Đình Chương được quyền nuôi đứa con trai lúc bấy giờ khoảng 4-5 tuổi.

Trong đau khổ tột cùng, không còn tâm trí nào để đi biểu diễn với các nghệ sĩ trong Ban hợp ca Thăng Long, Phạm Đình Chương quay về sống đơn độc và ít giao thiệp với bên ngoài.Kể từ đó, những bản tình ca bất hủ ra đời trong nước mắt, trong thương đau vô bờ bến và những hoài niệm xót xa: "Đêm cuối cùng", "Người đi qua đời tôi", "Khi cuộc tình đã chết", "Thuở ban đầu", "Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển"...

Một đêm mưa tầm tả ở Sài Gòn, ông tình cờ gặp lại Khánh Ngọc trên một sân khấu Đại Nhạc Hội, ông có nhã ý muốn đưa cô vợ đã li dị về nhà nhưng khốn thay, ông bị từ chối. Trong mưa rơi, ông lặng lẽ trở về căn nhà kỷ niệm một thời sống cùng Khánh Ngọc, nhìn qua màn mưa trắng xoá, nhớ về những ngày hạnh phúc giờ đang trôi theo dòng nước.... , Phạm Đình Chương quyết định quyên sinh và giã từ cõi đời này, nơi đã đem đến cho ông quá nhiều nỗi bất hạnh.

May thay, tiếng khóc như xé lòng của đứa con trai đưa ông về hiện tại. Từ đáy tâm thức, một lời nhắn nhủ khuyên ông hãy cố gắng sống tiếp quãng đời còn lại để nuôi đứa con thơ dại. Ông bừng tỉnh và từ bỏ ý định tự tử. Ngay đêm đó, "Nửa hồn thương đau" được khai sinh ở ranh giới giữa sự sống và cái chết của người nhạc sĩ. Trong nước mắt thương đau, sự rã rời, tan nát của tâm can. Ngồi nhìn vầng trán thơ ngây của đứa con trai, Phạm Đình Chương đã viết hết nốt nhạc cuối cùng của ca khúc bất hủ này.Nếu đã một lần nghe bài hát này, chúng ta sẽ hiểu được tâm hồn của con người chỉ có thể chịu đựng đến một giới hạn nhất định. Khi nhắc tới Phạm Đình Chương, người ta lại nghĩ ngay đến "Nửa hồn thương đau" bởi trong ca khúc này là sự chung thủy tuyệt vời của một người đàn ông.

Gần 50 năm trôi qua, trong góc khuất nào đó của cuộc đời, nghe người em gái của ông, ca sĩ Thái Thanh, hát ca khúc này, chúng ta mới thấy được nỗi đớn đau tột cùng của người nhạc sĩ tài hoa, bất hạnh và đầy nhân cách này.

Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
Cho tôi về đường củ nên thơ
Cho tôi gặp người xưa ước mơ.
Hay chỉ là giấc mơ thôi.
Nghe tình đang chết trong tôi.
Nghe lòng tiếc nuối xót thương suốt đời.
Nhắm mắt ôi sao bổng hồn nửa thương đau.
Ôi sao ngàn trùng mải xa nhau. Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào.
Em ở đâu? Anh ở đâu? Có chăng mưa sầu buồn giăng mắt sâu.
Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt.
Chỉ thấy loâng nhớ nhung chất ngất và tiếng hát và nước mắt.
Đôi khi anh muốn tin. Ôi khi anh muốn tin.
Ôi những người ôi những người khóc lẻ loi một mình...


Phương Mai sưu tầm

Triển
10-10-2011, 09:21 AM
10 tục ca của ông Phạm Duy giai điệu khó nghe quá. Tôi không thích. Ngoài những chuyện vớ vẩn vị tiền bối này nói với báo chí VN bên ngoài, thì tôi vẫn thích nhiều bài nhạc của ông. Nhạc hay cũng nhiều. Nên vẫn hát "tưới hột sen". hihihi
(Dĩ nhiên xin mở ngoặc là chưa từng xin phép ông Phạm Duy bao giờ nhưng hát chơi, chắc là không sao. hihihi)

RaginCajun
10-10-2011, 11:20 AM
(Dĩ nhiên xin mở ngoặc là chưa từng xin phép ông Phạm Duy bao giờ nhưng hát chơi, chắc là không sao. hihihi)Ổng mà nghe bác hát không chừng ổng còn phải vừa cho tiền, vừa năn nỉ bác hát để lăng-xê nhạc của ổng.

Triển
10-10-2011, 11:26 AM
Ổng mà nghe bác hát không chừng ổng còn phải vừa cho tiền, vừa năn nỉ bác hát để lăng-xê nhạc của ổng.
Chơi nhau quá thế ?

ngocdam66
10-10-2011, 03:36 PM
Chơi nhau quá thế ?

Hình PD mừng Sinh Nhật 90 ngày 5 tháng 10


http://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/306416_10150323890710878_624875877_8271400_1500501 680_n.jpg

LeKhoi
10-10-2011, 07:30 PM
Xin cám ơn các cô, chú, anh, chị đã có ý kiến về bài viết. Có một số ý kiến có thể dùng làm những ví dụ, dẫn chứng rất tốt cho những điểm được phân tích trong bài viết trên.

LeKhoi
11-01-2011, 06:52 PM
Kể từ hôm nay tôi sẽ lần lượt đăng trong mục Biên Khảo tại diễn đàn Phố Rùm một số trích đoạn từ quyển sách tôi viết tên Nhìn Lại Mình. Trong quyển sách này tôi bàn về một số vấn đề văn hoá, xã hội, và con người Việt Nam. Nếu quý cô, chú, anh, chị nào thích những đề tài này thì xin vào đọc. Cám ơn.

Tuyết Hoa
11-11-2011, 02:33 PM
Xin chào Lê Khôi và các bạn,


Tôi đọc forum này và thấy rằng ông Lê Khôi đã không trả lời những ý kiến của nhiều người không đồng ý với nhiều điểm trong bài viết của ông và tôi cũng thế, dù không đọc kỹ bài viết của ông, tôi cũng không đồng ý ta cũng cùng thuyền cùng người nghệ sĩ ấy.


Culturre và tương lai đất nước mà ông đề cập tới khiến tôi liên tưởng đến một đoạn trong The Future, Leonard Cohen
Give me crack and anal sex
Take the only tree that's left
stuff it up the hole
in your culture
Give me back the Berlin wall
give me Stalin and St Paul
I've seen the future, brother:
it is murder.


Một bản nhạc, một bài thơ, một tác phẩm nghệ thuật có giá trị khi vững bền cùng thời gian.. Để sống được với thời gian, tác phẩm phải mang hình thức trung thực, diễn ta đúng với niềm tin của tác giả. Tôi không mang Phạm Duy(PD) và đời tư của ông ra công kích, không mang những thoả mãn vẻ đẹp của tình dục ông mang vào nhạc mà khen chê.

Tôi chỉ muốn nói PD chỉ làm nhạc cho thị hiếu, danh vọng và lợi tức. Bởi vì nếu, “Tiếng nước tôi tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi, tiếng ngàn năm thành tiếng lòng tôi...”, và “Đất nước tôi dãy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn...” thì hiện nay nếu ông vẫn còn niềm tin khi đặt lời và nhạc thì có lẽ ta sẽ nghe những bản nhạc như, “Trường Sa, Hoàng Sa là đất của ta...” mà tôi không nhớ nghe ở đâu ra. Nhưng nghe mà nhức nhối.



Nếu như người nghệ sĩ này khi cuối đời vẫn chưa tìm đường lối đi, niềm tin, cho chính mình thì ai tin được vào ông mà đi cùng thuyền. It is murder.


Một lần nữa một tác phẩm sẽ mang ý nghĩa nếu được chứng minh tính sáng tác trung thực, sống cùng thời gian và đi ngược thời gian người ta tìm thêm được vẻ đẹp của nó.

Mai Đằng
11-26-2011, 05:45 PM
Hắn là kẻ xu thời, lại loạn luân... sống bừa bãi và bẫn thỉu... không có căn bản đạo đức, làm sao đứng cùng thuyền ???

Võ Thanh Liêm
03-17-2012, 11:06 AM
Vĩnh Biệt Phạm Duy "Kẽ làm nhơ danh họ Phạm "

Nguyễn Văn Chức






"Về làm gì. Những thằng như Hoàng Cầm, sẽ ngửa tay xin tiền. Mình cho nó một trăm đô, nó chê ít... Về làm đéo gì. Còn chơi gái á, bên này thiếu gì." (Phạm Duy)


Suốt Một Đời Không Thèm Khát
Suốt Một Đời Không Vô Liêm Sỉ
Suốt Một Đời Không Vô Lễ Giáo
Và Suốt Suốt Một Đời Không Hèn
Phạm Duy





Tôi viết về Phạm Duy lần đầu tiên năm 1987, tức là cách đây gần hai mươi năm. Tháng 8 năm đó, một nhóm người đòi bỏ bài Quốc Ca Việt Nam 'Này Công Dân Ơi', để thay vào đó bài 'Việt Nam Việt Nam' của Phạm Duy. Nhóm người gồm các ông Thái Chính Châu, Nông Anh Ngọc, Vũ Trung Hiền, Bùi Duy Tâm, Phan Quang Đán,v,v... Cuộc họp 'lịch sử' diễn ra tại nhà BS Bùi Duy Tâm ở Cali . Đêm đó, họ đồng ca bài quốc ca Này Công Dân Ơi lần cuối, để vĩnh biệt ngày xưa ... Rồi họ đồng ca bài quốc ca mới, tức bài Việt Nam Việt Nam để ăn mừng kỷ nguyên mới. Duyên Anh lúc đó đang say khướt trên lầu, thì được dưới nhà gọi lên:


- 'Duyên Anh ơi xuống đây chứng kiến giờ lịch sử.'.

Duyên Anh ngất ngư lò mò từ trên gác xuống, hát cà lăm:

- 'Cái nhà là nhà của ta, ông cố ông cha lập ra. Moa đíu chơi với các cậu. Moa đi ngủ tiếp đây'. Hai hôm sau, Duyên Anh gọi cho tôi, kể cho tôi nghe, rồi cà lăm:
- 'Ông ơi, ông đánh bỏ mẹ chúng nó đi.Chỉ có ông mới đánh được chúng nó thôi'. Và tôi đã lên tiếng để 'đánh chúng nó'... Bài lên tiếng của tôi gồm 5 điểm. Riêng điểm 5 dành cho Phạm Duy, như sau: 'Bài Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy đã được nhóm người đưa ra cùng một lúc với vấn đề thay đổi quốc ca. Riêng Phạm Duy cũng đã có lần chỉ trích nhạc của bài Quốc Ca. Trong vụ đòi thay đổi quốc ca, ông im lặng. Dư luận không khỏi nghĩ rằng ông là một trong những kẻ đứng đàng sau. Phạm Duy là một tài hoa. Điều đó không ai chối cãi. Cũng không ai chối cãi việc Phạm Duy bỏ bưng về tề cuối thập niên 1940 là một điều hay cho Người Quốc Gia. CSVN đã mất một thiên tài, người Quốc Gia có thêm một tài hoa, kho tàng nghệ thuật của người Quốc Gia có thêm những bài ca giá trị. Tôi vẫn nghĩ: Người Quốc Gia nên biết ơn Phạm Duy. Ngược lại, Phạm Duy cũng phải biết ơn Người Quốc Gia; ơn này mênh mang như biển cả. Bởi vì nhờ môi sinh nhân bản của vùng quốc gia, Phạm Duy mới có điều kiện phát huy tài năng. Văn Cao, tài nghệ đáng bậc đàn anh, nhưng vì phải sống dưới chế độ súc vật cờ đỏ sao vàng, nên đành phải để tài hoa chết yểu, chưa kể phải sống như con vật, thèm từ củ khoai cọng sắn. Đó cũng là trường hợp của nhiều văn ng hệ sĩ dưới chế độ cộng sản. Phạm Duy có phước hơn. Một phần tư sống trong vùng đất quốc gia, Phạm Duy đã tạo được sự nghiệp và tên tuổi trong lãnh vực sáng tác ca nhạc. Người Quốc Gia hãnh diện vì có ông và đã đối xử với ông thật tận tình. Ra đến hải ngoại, người Quốc Gia cũng vẫn một tấm lòng đó đối với ông. Nhạc của ông vẫn được tập thể tỵ nạn nâng niu, con người của ông vẫn được đồng bào quý mến. Các con của ông đã có chỗ dung thân, phần lớn là do tấm lòng của đồng bào đối với chính ông. Cho nên, nếu quả thật Phạm Duy đã tiếp tay cho việc đánh phá bài Quốc Ca VN (Tiếng Gọi Công Dân) để thay vào đó bài Việt Nam Việt Nam của ông, thì thật đáng buồn. Riêng về bài Việt Nam Việt Nam , không ai phủ nhận giá trị nghệ thuật của nó. Nhưng đó cũng là giá trị độc nhất của nó. Nó chỉ có giá trị nghệ thuật, không có giá trị lịch sử. Nó không mang tinh huyết của cuộc chiến đấu ròng rã và đầy cam go của dân tộc VN chống lại bè lũ CS Hồ Chí Minh tay sai CS quốc tế. Nó không có được một giờ trong dòng sinh mệnh của dân tộc Việt Nam . Đang khi đó, bài Quốc Ca 'Này Công Dân Ơi' đã có ít nhất 40 năm trong dòng sinh mệnh ấy.'.

***


Năm 1992, Phạm Duy cùng với Bùi Duy Tâm xuống Houston ra mắt đĩa nhạc thời trang. Buổi họp mặt hôm đó khá đông. Đây là lần đầu tiên tôi có dịp diện kiến người nghệ sĩ tài hoa. Gia chủ đọc tiểu sử Phạm Duy, rồi giơ tay về phía buồng trong, giới thiệu:

- 'Đây Phạm Duy'.

Phạm Duy từ trong buồng bước ra, giơ hai tay chào, lớn tiếng tự giới thiệu:

- 'Đây, Alain Đầy Lông'.

Cả phòng họp vỗ tay.

Sau buổi trình diễn của Phạm Duy, là những giây phút hàn huyên. Tôi được hân hạnh ngồi gần ông. Tôi hỏi:

- 'Nghe nói bác đang làm đơn xin về Việt Nam ?'.

Phạm Duy trả lời (nguyên văn):

- 'Về làm gì. Những thằng như Hoàng Cầm, sẽ ngửa tay xin tiền. Mình cho nó một trăm đô, nó chê ít. Mà đâu chỉ có một thằng Hoàng Cầm, còn bao nhiêu thằng khác, như một lũ ăn mày. Chúng nó tưởng mình bên Mỹ hốt bạc. Về làm đéo gì. Còn chơi gái á, bên này thiếu gì.'

Tối hôm đó, chúng tôi đi ăn nhà hàng. Tôi lại được hân hạnh ngồi gần Phạm Duy, hân hạnh mà tôi không nỡ từ chối. Con người thật của Phạm Duy hiện lên trần truồng.

***


Năm 1993, tờ Far Eastern Economic đăng tin Phạm Duy làm đơn xin Việt Cộng cho về Hànội để sống những ngày cuối đời, nhưng đơn xin đã bị bác. Phạm Duy đã lên tiếng cải chính.

Hai năm sau, năm 1995, một tờ báo Việt ngữ (tờ Ép Phê) tại Paris loan tin cuộc gặp gỡ thân mật tại tòa đại sứ VC tại Paris ngày 7 tháng 1/1995 để thảo luận về đề tài:

- 'Chúng ta cùng hồi hương giúp nước.'.

Tờ báo đăng tấm ảnh chụp Phạm Duy đứng giữa, một bên là tên đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, và một bên là Trần Văn Khê. Tờ báo cũng đăng những lời bợ đỡ Việt Cộng của Phạm Duy...

Phạm Duy đã lên tiếng cải chính.
***

Năm 1997, trong một buổi họp mặt tại Cali, có thi sĩ Cao Tiêu, cựu khoa trưởng đại học Văn Khoa Sàigòn Nguyễn Khắc Hoạch, học giả Nguyễn Sĩ Tế, bác sĩ Trần Ngọc Ninh, giáo sư Lê Hữu Mục v,v... Phạm Duy đã tuyên bố bốn câu bất hủ, đựợc báo chí đăng tải.

Câu một: 'Tôi có chống cộng bao giờ đâu, tôi chỉ chống gậy'.

Câu hai: 'Ai ngu thì mới thích nhạc của tôi. Nhạc của tôi làm trong cầu tiêu mà'.

Câu ba: 'Tôi phải về Việt Nam . Tôi cần có 8 Ái Vân để hát những bản nhạc mới của tôi. Ở đây chỉ có một Ái Vân, quả là không đủ.'.

Câu bốn: 'Tôi không đồng ý chống Hồ Chí Minh. Về Việt Nam , chỉ cần nhà nước trả cho tôi 10 ngàn đô la, tôi sẵn sàng ca tụng Hồ Chí Minh'.


Phạm Duy đã lên tiếng cải chính, chối không nói những câu vô liêm sỉ đó. Trong dịp sống chung với GS Mục tại nhà anh Nguyễn Trọng (cựu phóng viên của hãng Reurer) ở Oklahoma , tôi có hỏi GS Mục về vụ Phạm Duy. GS Mục quả quyết Phạm Duy có nói những lời vô liêm sỉ.


Tôi tin giáo sư Mục.

Thứ nhất: Những câu nói của Phạm Duy thuộc ngôn ngữ và khẩu khí đặc biệt mà chỉ Phạm Duy - một kẻ suốt đời không vô liêm sỉ, không vô lễ giáo và không thèm khát - mới có.

Thứ hai: Giáo sư Mục đã kê khai tất cả những nhân chứng có mặt hôm đó, giáo sư Mục không thể nào bịa đặt tên tuổi của những nhân chứng.

***

'Ta Tiếc Cho Một Phạm Duy...'.

Đó là nhan đề một bài tôi viết năm 2002 để phê bình bài hát 'ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo' của Phạm Duy. Nhan đề của tôi bỏ lửng 'ta tiếc cho một Phạm Duy' nhưng nhiều người đã tìm ra hai chữ 'cùi hủi' cùng âm điệu với hai chữ thạch thảo.

Tôi viết bài đó, để thương hại cho một Phạm Duy cùi hủi.

Có ba cái đáng thương hại.

Cái đáng thương hại thứ nhất:

- Phạm Duy phổ nhạc bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm, viết Hoàng Cầm Ca, để ca tụng Hoàng Cầm, một tên văn nô cùi hủi Việt Cộng. Chẳng những ca tụng Hoàng Cầm, Phạm Duy còn khen vợ cũ của Hoàng Cầm (Tuyết Khanh), và khen con gái của Hoàng Cầm (Kiều Loan). Trong bài 'Một Cảm Nhận Chệnh Choạng, Một Hiểu Biết Chệch Choạc', Hoàng Cầm từ trong nước đã lên tiếng chửi Phạm Duy thậm tệ. Mà chửi đúng.

Cái đáng thương hại thứ hai:

- Phạm Duy lấy thơ của Apollinaire (bài Adieu), để làm lời ca cho bài 'Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo'. Nhưng Phạm Duy đã hiểu sai thơ Apollinaire. Phạm Duy không đủ trình độ để hiểu thơ Apollinaire.

Cái đáng thương hại thứ ba:
- Sau quá nhiều tai tiếng, nhất là sau vụ 'bốn câu bất hủ', Phạm Duy đã phải nhờ một văn phòng luật sư tại Canada lên tiếng minh oan cho cái vô liêm sỉ của mình. Văn thư minh oan ấy đề ngày 28/9/1998.

Chúng ta hãy nghe: - 'Phạm Duy quan niệm và hành động như một người nghệ sĩ phóng khoáng trong lòng dân tộc và đứng trên mọi thể chế chính trị đối nghịch nhau'.

Và chúng ta hãy nghe: - 'Nhạc sĩ Phạm Duy (cho biết) chỉ về Việt Nam khi đất nước có dân chủ và nhân quyền được tôn trọng'.

***


Mùa thu năm 1978, tức là cách đây gần 30 năm, con thuyền tỵ nạn của gia đình nhạc sĩ Ngọc Chánh tới bến Mã Lai. Trên thuyền, có ba người con trai của Phạm Duy: Phạm Duy Minh 25 tuổi, Phạm Duy Hùng 23 tuổi, Phạm Duy Cường 21 tuổi.

Khi nghe tin các con đã cập bến Mã Lai và thoát nạn cộng sản, Phạm Duy đã sáng tác hai bài ca cho người tỵ nạn, và cho chính nghĩa tỵ nạn. Tài liệu còn đó, Phạm Duy không thể chối cãi.


Bài ca thứ nhất:


Hát Cho NgườiVượt Biển
'Này đoàn người đang vượt biển Đông
Kiếp mong manh như áng mây hồng
Người gửi mình trong vùng đại dương
Treo mạng sống giữa hai sợi tóc
Người chập chờn giữa trời biển rộng
Đã bao nhiêu thành đám thây khô?
Này đoàn người đi tìm tự do
Cứu được người thật là khó.
Này loài người dưới mặt trời soi
Hãy giương to đôi mắt của người
Người và người tất cả ngược xuôi
Đi tìm lẽ sống trong trời đất
Người nào còn tin ở Trời Phật
Với đôi tay thành kính đưa ra
Mời đoàn người đi tìm tự do
Đến chia vui với người
Ôi niềm vui, ôi niềm vui
Của loài người biết thương nhau
Lậy Trời Phật cúi đầu mà coi
Bé thơ ngủ trong bão tơi bời
Lậy Trời Phật xin nhìn ngoài khơi
Ông bà lão nghiến răng cầm lái
Và con lậy xin Ngài Thần Biển
Đoái thương đôi trẻ mới xe duyên
Lậy loài người, tôi lậy tổ tiên
Hãy cho tôi thấy đất liền...'.


Bài ca thứ hai:


Hát Cho Quyền Làm Người
Loài người sinh ra như nhau cùng chung có quyền
Đây trước tiên là quyền sống có tự do
Nhưng sao hàng triệu nhân dân
Đương nhiên bị đoạt mất hết
Quyền ăn nói, tín ngưỡng, hay đi lại?

Từ ngày sinh ra chuyên môn đi cướp quyền
Trên thế gian bọn người khát máu thèm xương
Đi gieo hận thù đau thương
Ra tay độc tài áp bức đời sống dân lành
Thương cho quê hương nơi xưa sống thanh bình
Giờ thành trại giam, nhân dân bị tước nhân quyền
Gia tài tổ tiên, chúng nhóm lửa đốt hết
Trẻ già được liệt vào hàng của súc vật

Trên quê hương ta, ôi tan nát gia đình
Chẳng còn tổ quốc, chúng nó là lũ vô tình
Điên cuồng tự kiêu, chúng nó còn chém giết
Và còn đọa đầy một dân nước nghiệt oan
Loài nguời mau mau cùng xúm lại
Tranh đấu cho quyền người sống có tự do
Ta đang ở ngoài kêu to
Bên trong nổi dậy chiến đấu
ĐỂ GIẾT HẾT CỘNG NÔ
ĐỂ SẼ CÓ NHÂN QUYỀN


Như mọi nguời đã biết: tháng 4 năm nay (2005), sau bao nhiêu lần chạy chọt hèn hạ bợ đỡ, Phạm Duy đã đạt sở nguyện. Ông đã được Việt Cộng chấp thuận cho về nước sinh sống, để tiếp tục làm kẻ suốt đời không thèm khát, không vô liêm sỉ, không vô lễ giáo, không hèn hạ.

Và 'ĐỂ GIẾT HẾT CỘNG NÔ'.
Và 'ĐỂ SẼ CÓ NHÂN QUYỀN'.



Bao nhiêu bằng chứng đã quá đủ để kết luận con người của Phạm Duy vì nếu có Liêm Sỉ thì chính hắn phải khinh hắn