PDA

View Full Version : Sự thật về kho báu của tướng Bình Xuyên Bảy Viễn



ngocdam66
07-29-2013, 08:31 AM
Sự thật về kho báu của tướng Bình Xuyên Bảy Viễn
http://f1412.mail.vip.bf1.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f11617%5fADp3k0UAAAE0U fYTXAAAAJXiLjg&pid=4&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail Bảy Viễn ngồi bên trái TT Diệm
Cũng thật khó mà nói rằng Bảy Viễn là anh hùng hay gian hùng? Lâu nay người đời vẫn hay nhìn nhận Bảy Viễn là một tướng cướp, một tay giang hồ cộm cán, một thủ lĩnh Bình Xuyên theo kiểu Lương Sơn Bạc của Trung Quốc ngày xưa.

Điều này cũng không sai, nhưng xem chừng hơi khắc khe với con người này. Một con người từng chọc trời khuấy nước, ngang dọc một thời. Nhưng xem cung cách và lối hành xử của Bảy Viễn, từ vụ cướp đoạt cặp nhà voi lớn nhất của cha con ông cụ Dương Văn Ngôn, Dương Minh Hiển và cưới cô Hai Lúa, con gái Hội Đồng Đống ở làng Đa Phước thì ai cũng phải nể sợ vì kiểu hành xử rất giang hồ của Bảy Viễn. Thành lập quân đội, đánh nhau tranh giành giang sơn nhỏ bé, lập Tổng hành dinh, lập cung tần mỹ nữ như lãnh chúa và gom góp của cải thiên hạ về lập kho báu…kết cuộc, vẫn là con số 0. Chính giá trị tài sản kho báu Bình Xuyên trở thành một cuộc đấu giá khi cuộc cờ chính trị Bình Xuyên đã tàn. Bảy Viễn và gia đình ông ta phải trả giá bằng cái chết oan nghiệt của cậu con trai – “thế tử” Lê Paull mang quân hàm thiếu tá, mới 27 tuổi đời trong một cuộc giải cứu bất thành. Vợ con là kho báu thứ nhất của Bảy Viễn Bảy Viễn tên thật là Lê Văn Viễn, sinh năm Giáp Thìn (1904) tại Phong Đước, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là Long An). Cha là Lê Văn Dậu, người Hoa gốc Triều Châu. Năm 1921, Bảy Viễn vào tù lần đầu với bản án 20 ngày tù giam khi mới 17 tuổi do phạm tội trộm xe đạp. Năm 1927, Bảy Viễn phạm tội hành hung người khác và bị phạt giam 2 tháng tù. Năm 1936, Bảy Viễn bị chính quyền Nam Kỳ tuyên án 12 năm khổ sai đày đi Côn Đảo do tội cướp có vũ trang (súng) đến năm 1940, Bảy Viễn vượt ngục thành công về đất liền sau 4 lần thất bại. Năm 1942, Bảy Viễn bị bắt trong vụ tổ chức cướp xưởng mộc Bình Triệu. Tòa án tuyên phạt 12 năm khổ sai đày ra Côn Đảo cộng thêm 8 năm còn thiếu trước đây là 20 năm. Năm 1945 tham gia kháng chiến chống Pháp và trở thành Chi đội trưởng Chi đội 9 thuộc Liên khu Bình Xuyên, do Ba Dương (tức Dương Văn Dương) làm Tổng chỉ huy. Ngày 20/2/1946 Ba Dương hy sinh trong một trận chống càn của Pháp ở Bến Tre khi chỉ huy một bộ phận quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp từ Rừng Sác về cứu nguy cho mặt trận An Hóa - Giao Hòa. Sau khi Ba Dương hy sinh, Bảy Viễn vận động để nắm chức Tư lệnh Bình Xuyên nhưng một số cán bộ chỉ huy trưởng các chi đội Bình Xuyên đã không tán thành. Ngày 12/4/1946, Nguyễn Bình, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nam Bộ ký quyết định phong cho Năm Hà (tức Dương Văn Hà em cùng cha khác mẹ với Dương Văn Dương) làm Tư lệnh lực lượng Bình Xuyên thay cho Ba Dương. Tháng 5/1946 Nguyễn Bình ký quyết định phong cho Bảy Viễn làm Khu Bộ phó chiến khu 7 với ý định tách Bảy Viễn ra khỏi vị trí trực tiếp chỉ huy lực lượng Bình Xuyên và để Bảy Viễn không bất mãn bỏ kháng chiến về với Pháp. Tháng 12/1947, Trung tá Savani (Phòng Nhì Pháp) cho người bí mật tiếp xúc với Bảy Viễn để chuẩn bị lập Chiến khu Quốc gia Rừng Sác. Cuối tháng 5/1948 Bảy Viễn mang hai đại đội võ trang mạnh, thân tín nhất, có cả trung liên và đại liên, từ Rừng Sác, vượt sông Soài Rạp, băng qua lộ 4, xuôi theo dòng kênh Dương Văn Dương đến căn cứ địa của Nam Bộ, tại làng Nhơn Hòa Lập để họp và nhận chức Khu bộ trưởng Chiến khu 7. Tại cuộc họp Trung Tướng Nguyễn Bình quyết định giải tán tổ chức Bình Xuyên phiên chế thành các Trung đoàn Vệ Quốc Đoàn để phá tan âm mưu chia rẽ quốc gia và Việt Minh của Phòng nhì Pháp. Bảy Viễn phản đối quyết liệt nên rạng sáng ngày 27/5/1948, Bảy Viễn đã âm thầm rút quân Bình Xuyên rời chiến khu Đồng Tháp đến Đông Thành nơi Chi đội 4 của Mười Trí (bạn thân Bảy Viễn) đóng quân và cho bạn biết ý định về hợp tác với Pháp. Mười Trí không ngăn cản nhưng âm thầm phân tán lực lượng võ trang của Bảy Viễn. Cho nên khi rút về tới xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, Bảy Viễn chỉ còn có hai trung đội. Sau khi về hợp tác với Pháp, Bảy Viễn được Tướng De la Tour gắn lon Đại tá. Năm 1952, Bảo Đại phong cho Bảy Viễn cấp bậc Thiếu tướng 2 sao (Général de Brigade). Năm 1955 quân đội Ngô Đình Diệm tảo thanh quân Bình Xuyên và các giáo phái, Bảy Viễn đào thoát sang Pháp. Năm 1970 Bảy viễn qua đời tại Paris. Bảy Viễn có 3 bà vợ chính thức và rất nhiều bà vợ, nhân tình khác rải rác khắp nơi. Tuy chưa có bất cứ tài nào ghi lại đầy đủ chi tiết về các bà vợ Bảy Viễn, nhưng qua lời kể của nhiều người, có hai lần Bảy Viễn cưới vợ theo kiểu giang hồ.



http://f1412.mail.vip.bf1.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f11617%5fADp3k0UAAAE0U fYTXAAAAJXiLjg&pid=3&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail



Chân dung Bảy Viễn




Một là chuyện Bảy Viễn cưới vợ là cô Hai Lúa, con gái rượu của Hội đồng Đống ở làng Đa Phước và “nợ duyên” với cô Hà Thị Tám-Kế toán hãng thuốc lá MIC trong một lần ăn chơi, Bảy Viễn “tìm bắt bò lạc” được nhà văn Nguyên Hùng nhắc đến trong tiểu thuyết “Người Bình Xuyên” đủ cho thấy tính cách ngang ngược, giang hồ của Bảy Viễn không khác gì các lãnh chúa ngày xưa.

Nhân chuyến công cán ủy lạo Bộ đội Phú Thọ năm 1946, Uỷ viên quân sự Bảy Viễn đã sai cận vệ mang tới nhà gửi cho Hội đồng Đống một gói quà đặc biệt.

Phía bên ngoài ghi người gửi: ủy viên quân sự Lê Văn Viễn. Người nhận: ông Hội Ðồng Ðống, làng Ða Phước.

Biết Hội đồng Đống là người rất mê súng ngắn dùng hộ thân trong thời buổi loạn lạc nên Bảy Viễn đánh trúng tâm lý. Vừa mở ra xem, Hội đồng Đống mừng húm, mắt sáng rực như đèn pha ô tô.

Cầm trên tay cây súng Colt có hình con ngựa, nước thép sáng xanh, chưa có dấu tay, ông mừng quýnh quáng réo con gái : “Lúa ơi, con đâu?”.

Cô Hai Lúa mới tròn 18 tuổi, xinh đẹp, vóc dáng phổng phao đang dở tay nấu nướng từ sau bếp, vội vàng chạy lên khi nghe cha gọi. Hội đồng Đống cầm khẩu súng khoe: “Con coi, thằng Ủy viên quân sự Lê Văn Viễn tặng cho ba nè”.

Như để trấn an con gái đàn bà hễ thấy súng đạn là hoảng hốt lên, Hội đồng Đống giải thích: “Có gì mà sợ ! Ðây là võ khí để phòng thân. Thời buổi lộn xộn, mình là dân có máu mặt, là mục tiêu của bọn cướp Tư Ty ở cầu ông Thìn hay là đám Mười Nhỏ bên Xóm Cỏ.

Thằng ủy viên quân sự tặng mình khẩu súng này thật là biết ý mình quá. Cho vàng cũng không mừng bằng !”.

Cô Lúa nhìn vào cái hộp và thấy một tấm danh thiếp in dòng chữ: Lê Văn Viễn, Ủy viên quân sự, mặt sau thấy có mấy dòng chữ viết tay: “Cháu xin cưới cô Hai Lúa và đây là sính lễ đầu tiên kính dâng bác”.

Cô đưa cho cha đọc xong, Hội đồng Đống bấm bụng nghĩ thầm: Thằng Ủy viên quân sự không tặng mình khẩu súng khơi khơi mà có điều kiện.

Một kiểu cầu hôn ngang ngược lạ đời!. Ông chợt nhớ lại lần gặp gỡ trước đây không lâu nên gạn hỏi con gái đã có chuyện gì với nhau chưa? Cô Lúa một mực trả lời chỉ làm quen sơ sơ thôi…

Hội đồng Đống đem chuyện cầu hôn của Bảy Viễn bàn xuôi tính ngược với con gái vì biết Bảy Viễn là dân giang hồ thứ thiệt từng vào tù ra tội như đi chợ, hơn nữa giờ đây là Ủy viên quân sự, súng đạn và binh lính kè kè. Nếu từ chối cũng không phải là chuyện dễ.

Chẳng dè cô Lúa vốn đã có tình ý, mê mẫu người hùng diệt bạo trừ gian, quân tử hành hiệp như Bảy Viễn nên cô nghĩ: Có hai loại người cầm súng, một là kẻ gian ác, hại người. Một là hành hiệp cứu người, trừ gian.
Người hùng Bảy Viễn của cô thuộc loại hai. Thế là một tuần sau Bảy Viễn nghiễm nhiên là rể quý ông Hội đồng Ðống. Con rể Bảy Viễn lớn hơn nhạc phụ…1 tuổi.

Lần cưới vợ khác của Bảy Viễn được xem là “duyên nợ” do ông trời sắp sẳn, bởi Bảy Viễn và mấy chiến hữu của ông đương lúc buồn đi tìm nơi giải trí rồi thách đố cá cược nhau tìm “bắt bò lạc” trong sòng bài Đại Thế Giới của Sáu Ngọ ở Chợ Lớn.

“Bò lạc” mà Bảy Viễn và các chiến hữu của ông nhắm đến là những phụ nữ còn sắc nước hương trời, nướng tiền trong các sòng bạc đến không còn một xu dính túi.

Khi đó, những “cao thủ” như Bảy Viễn xuất hiện ra tay hào hiệp “anh hùng cứu mỹ nhân”, chí ít cũng qua đêm hưởng lạc cho vui. Vì trên đời chẳng ai chọn vợ chốn đỏ đen bao giờ.

Thời Pháp thuộc, ở khu vực Chợ Lớn có lập một sòng bạc lớn nhất Sài Gòn mà cũng lớn nhất Ðông Dương có tên gọi Đại Thế giới nằm giữa Chợ Lớn (Q.5), gồm rất nhiều gian hàng, rạp hát, sân khấu xiếc, nhà hàng - vũ trường, quán giải khát lộ thiên.

Ðặc biệt là dãy dài các gian hàng rộng lớn, trang trí sáng trưng, mỗi gian một vẻ: chơi theo người Việt là hốt me, chơi theo Pháp là roulette, chơi theo Tàu là tài xỉu. Ai thích món nào cứ tới gian hàng mình thích.

Suốt ngày đêm sòng bạc luôn nhộn nhịp người vào ra tấp nập như bầy ong vỡ tổ. Hầu hết những đại gia, điều chủ Nam Bộ, quan lại chính quyền Pháp, Việt đều lui tới sòng bạc.

Chính lò nướng tiền khổng lồ này đã thành danh nhiều câu chuyện để đời về Công tử Bạc Liêu, Bảy Viễn…

Thường thì gian roulette có mướn mấy cô đầm thứ thiệt, đầm lai cũng có đứng làm chim mồi và phụ giúp hướng dẫn các quan ngoại quốc lui tới giải vận đen.

Còn gian tài xỉu thì chủ sòng bạc bố trí các cô xẩm Hồng Kông, Quảng Đông rất trẻ đẹp, mặc áo xườn xám cổ cao, sát nách, bó sát ngực và mông, hai bên hông xẻ cao để lộ cặp đùi thon dài, trắng nõn nà.

Các cô này đứng sau quầy số, tay cầm chiếc cào để vùa tiền và chung tiền cho khách chơi...

Bảy Viễn và Tư Thiên dạo quanh một vòng các gian trong sòng bạc rồi quyết định tìm bò lạc giải sầu.

Cao hứng Tư Thiên nói luôn: “Tôi biết có nhiều “con bò lạc” đẹp dễ sợ. Ðó là mấy bà Thông, bà Phán trốn chồng vô đây chơi tài xỉu. Khi thua hết tiền thì đứng xớ rớ đâu đó chờ gặp người quen mượn tiền để gỡ gạc hoặc có tiền đi xích lô về nhà.

Nếu không gặp người quen thì túng quá, các bà làm liều, bắt bồ với mấy tay hảo ngọt...Nghe đến đây, máu dê của Bảy Viễn trỗi dậy liền cam kết với nhóm bạn hữu từng chung chiến hào nơi chiến khu trở về chia nhau đi tìm bò lạc.

Bảy Viễn vốn là một tay đào hoa và thông minh, vừa đảo một vòng gian tài xỉu trở đã nhìn thấy một giaI nhân sắc nước hương trời, ăn mặc rất thời trang, bắt mắt đang tiến tới gian hàng tài xỉu gần đó. Người đẹp có khuôn mặt rạng ngời, thanh tú tuy tuổi đã xấp xỉ 40 nhưng vóc mình thon eo, ngực nở, mông tròn.

Nàng mặc áo dài màu khói nhang làm nổi hẳn lên màu đen mướt của chiếc quần lãnh đen.

Nàng bước tới gần như một định mệnh sắp bày của tạo hóa, Bảy Viễn càng thú vị được chiêm ngưỡng khuôn mặt trái xoan thanh tú, đôi mắt to, hàng mi dài, sống mũi cao, đôi môi mọng hình quả tim.

Mặc cho kẻ si tình đang trồng cây si ngẩn ngơ bên cạnh, người đẹp dường như không hề quan tâm đến ai bên cạnh mình, một tay nàng mở ví đặt xấp tiền lên bàn vào những con số mà nàng yêu thích.

Bảy Viễn không bỏ qua cơ hội ngàn năm có một để tiếp cận con mồi và làm quen. Bảy Viễn nhỏ nhẹ đặt tiền vào con số bên cạnh mỹ nhân rồi sẵn dịp làm quen: “Tôi xin phép hưởng chút hên của bà…”.

Mỹ nhân không thèm nghe, không thèm nhìn cặp mắt si tình của Bảy Viễn, nàng đang căng mắt ngọc nhìn vào cái chén trên tay tên bông vụ lắc thật mạnh. Khi hết lượt đặt tiền, ả lắc bông vụ hạ tay xuống bàn để 3 con xúc xắc quay tít rồi dừng lại, sau đó là tiếng hô báo kết quả. Lần này không may, người đẹp bị thua.

Bảy Viễn kiên trì thuyết phục người đẹp nuôi con số, biết đâu tái xuất giang hồ trở lại.

Chẳng dè vận may đã về lại với người đẹp, được thể Bảy Viễn tấn công bằng một cam kết xã giao, nếu ván thứ ba thắng, xin mời người đẹp một chầu xã giao bên phía vũ trường đối diện.

Đó là điểm hẹn của Tư Thiên cùng mấy người bạn Bảy Viễn, ai bắt được bò lạc nhanh nhất người thua sẽ chiêu đãi một chầu. Nào ngờ duyên số lại dành cho Bảy Viễn vận may mắn hơn tất cả mọi người khác.

“Bò lạc” mà Bảy Viễn kéo từ sòng bạc qua là cô Hà Thị Tám, kế toán hãng thuốc lá MIC và cũng từ sau cuộc gặp hôm ấy trở thành người vợ thứ ba của Bảy Viễn.

Trước đó là cô Hai Lúa, cô Hoa. Sau này, trong cuộc truy lùng kho báu Bình Xuyên vào năm 1955 khi chính quyền Ngô Đình Diệm dẹp tan quân đội Bình Xuyên, nhiều người nhận định rằng, phần lớn kho báu Bình Xuyên nằm trong tay 3 bà vợ Bảy Viễn, số tiền vàng mà quân đội Quốc gia thu được tại Rừng Sác, chỉ là một phần bé nhỏ trong kho báu Bình Xuyên.

Sự thật ra sao thì không ai biết vì sau đó Bảy Viễn được đưa sang Pháp định cư và mất vào năm 1970 tại Paris.

Sự thật về kho báu Bình Xuyên

Liên quan đến kho báu Bình Xuyên có hai thông tin trái ngược nhau và khác nhau rất xa về số lượng, diễn biến và tính chất ý đồ chính trị liên quan.

Chuyện xảy ra vào năm 1971, Tướng Dương Văn Minh (Minh Lớn) định ra tranh cử Tổng thống, lập tức trong Phủ Đầu Rồng dấy lên cáo buộc tướng Minh biển thủ tài sản cả thùng phuy vàng kho báu Bình Xuyên.

Tờ báo Hòa Bình lên tiếng đặt vấn đề cho rằng tướng Minh Lớn biển thủ số tiền Đông Dương, phuy vàng và kim cương trong kho báu Bình Xuyên. Sau đó tờ báo này phải đính chính vì thông tin sai sự thật.

Số là ngày 3/3/1956, Thiếu tướng Dương Văn Minh có họp báo nói về các chiến dịch miền Tây và sự hợp tác của Tướng Trần Văn Soái.

Tướng Minh cho biết trong chiến dịch Hoàng Diệu, đã tịch thu 20 kí vàng và 16 triệu rưởi bạc, số tiền này sẽ dùng để xây cất một Cô Nhi Viện Quốc Gia ở Thủ Đức theo quyết định của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Trong báo cáo của Tiểu đoàn hải quân trong chiến dịch Hoàng Diệu, Thoại Ngọc Hầu thanh tảo Bình Xuyên tại Rừng Sác năm 1955 do Tướng Minh làm tổng chỉ huy có đoạn: “Tiểu Đoàn cũng có chạm súng lẻ tẻ với tàn quân Bình xuyên trong những ngày cuối cùng của Chiến dịch Hoàng Diệu, nhưng đã tịch thu được một số tiền rất lớn của Bảy Viễn chôn dấu tại Rừng Sác.

Tiền nhiều quá phải dùng giang đĩnh thuộc Giang đoàn xung phong của Đại úy Nguyễn Kiên Hùng vận chuyển tiền tịch thu được ra tàu Hải quân ở ngoài sông Lòng Tàu.

Không biết Bộ Chỉ huy hành quân đem số tiền này đi đâu và chia chác ra làm sao.


http://f1412.mail.vip.bf1.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f11617%5fADp3k0UAAAE0U fYTXAAAAJXiLjg&pid=2&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail



Doanh trại, tổng hành dinh của Bảy Viễn




Khi Đại Đội 3 (tôi: Thiếu uý Ngô Văn Định) báo cáo tìm được nơi chôn giấu tiền, thì các ông Đại tá Dương Văn Minh, chỉ huy chiến dịch, Thiếu tá Phạm Văn Liễu Tham mưu trưởng Thủy quân Lục chiến đã có mặt ngay tại địa điểm đào thấy tiền chứa trong mấy chục cái lu sành bằng cỡ như thùng xăng 200 lít. Chấm dứt hành quân trở về hậu cứ, Tiểu đoàn có nhận được một ngân khoản, Đại úy Tiểu đoàn Trưởng đã chia đồng đều cho mỗi anh em là 47 đồng” . Tiền loại 100 đồng Đông Dương có mệnh giá tương đương 1,200 Franc vào năm 1955. Mặt sau tờ bạc có in hình ba cô gái Việt- Miên-Lào. Liên quan đến kho báu này, một ký giả chiến trường có ghi lại báo cáo Liên đoàn nhảy dù phát hiện kho báu như sau: “Trận đánh quyết liệt trong ngày cuối cùng của chiến dịch 23/10/1955, tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên đều bị bắt sống. Khi chiếm Tổng hành dinh Bảy Viễn tại Rừng Sác, Đại đội nhảy dù của Trung úy Nguyễn Văn Tâm - Tiểu Đoàn số 1 tình cờ phát hiện một kho bạc lớn. Một binh sĩ dùng báng súng đập vỡ vách một phòng (vách làm bằng ván ép) từ trong tuôn ra những gói vuông dài như gạch. Lượm lên mới biết đó là nhưng gói bạc của Bảy Viễn chưa kịp gửi kho bạc. Cặp ngà voi dài trên thước rưỡi và một thùng kẽm. Số bạc quá nhiều, vì thế Trung úy Nguyễn Văn Tâm gọi máy truyền tin báo cho Đại tá Tư lệnh Đỗ Cao Trí, lập tức Đại tá Trí gọi truyền tin cho Đại tá Tư lệnh chiến dịch Dương Văn Minh” . Cho đến năm 2001, khi ông Dương Văn Minh qua đời, một số tướng lĩnh Việt Nam cộng hòa (VNCH) sống dưới triều đại Ngô Đình Diệm và Nguyễn văn Thiệu lại dấy lên diễn đàn về kho báu Bình Xuyên. Bại tướng Nguyễn Chánh Thi trong cuốn “Việt Nam một trời tâm sự” kể lại: “Sáng ngày thứ 4, một toán thuyền và độ vài trăm người có súng đi ra với nhiều lá cờ trắng xin đầu hàng. Tiếp theo là một chiếc tàu chở ông Hồ Hữu Tường và ông Trần Văn Ân, cố vấn của Lê Văn Viễn ra điều đình. Trong toán này có Thiếu tá Tư Nhỏ trước kia ở Quân đội VNCH đào ngũ theo Bình Xuyên vì y là con rể của Bảy Viễn. Tư Nhỏ ra đầu hàng và tình nguyện đi chỉ chỗ vàng bạc chôn giấu của Bảy Viễn. Hắn ta nói: “Trước đây một toán Bình Xuyên 8 người cùng chiếc du thuyền của Bảy Viễn chở 6 thùng 200 lít đựng bạc và một thùng đựng vàng, hột xoàn đem đi chôn giấu. Khi chôn xong rồi thì 8 người ấy đều bị giết ngay và lấp xuống ở gần đó. Khi tình hình ở đây được hoàn toàn yên ổn, tôi được quan sát tận mắt sự đào hầm giấu tiền và các bộ mặt căng thẳng của Bộ Tư lệnh của Đại tá Dương Văn Minh và Trung tá Nguyễn Khánh mà đâm ra hoài nghi. Trung tá Nguyễn Khánh lúc đó chơi trò “cao bồi”, hai tay cầm hai khẩu súng lục, miệng nói: Cấm không ai được đến gần đây cả! “Tiền!” Thật là khó coi? Chán mắt! Tôi lạnh lùng cho chiếc tàu của tôi trở về vị trí đóng quân, trong lòng tôi suy nghĩ miên man về thái độ cử chỉ của bọn họ. Tin ít mà ngờ nhiều.” Câu chuyện về tài sản của Bình Xuyên được Tướng Thi kể lại có nhiều điểm khác với câu chuyện do Đại tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc Gia, tường thuật lại dưới đây. Vì thế, một câu hỏi đã được đặt ra: Phải chăng đây là 2 số tiền và vàng khác nhau? Về sau, ông Diệm cũng chỉ ra lệnh điều tra về số tiền và vàng mà Đại tá Y đã tìm được, chứ không nói gì đến số tiền và vàng mà Tướng Thi đã kể. Đại tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc Gia kiêm Đặc ủy Trưởng Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo của VNCH đã tường thuật như sau: Lúc đó ông ta là Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu Trưởng Chợ Lớn, chỉ huy Tiểu Đoàn 184. Vào khoảng tháng 5/1955, sau khi đánh đuổi quân Bình Xuyên chạy vào Rừng Sác, ông đã thả các nhân viên Phòng Nhì đi thăm dò ven rừng. Các nhân viên này thấy một người đang ngồi câu cá trên một chiếc xuồng ở một khu vắng, dáng điệu rất khả nghi, nên bắt về thẩm vấn. Sau nhiều cuộc tra hỏi, người này thú nhận anh ta là một cận vệ của Bảy Viễn, được phái ở lại giữ hai thùng phuy vàng và bạc đã phải nhận chìm xuống nước trước khi chạy trốn. Ông đã cho thợ lặn xuống tìm nhưng không thấy. Nhân viên Phòng 2 tiếp tục thẩm vấn, người này quả quyết nơi anh ta làm dấu đúng là nơi đã nhận 2 thùng phuy xuống. Thấy thái độ quả quyết của anh này, ông cho thợ lặn xuống mò một lần nữa, nhưng trong một phạm vi rộng hơn. Quả nhiên, thợ lặn đã vớt được hai thùng này cách xa nơi đánh dấu khoảng 100 thước, vì bị nước cuốn trôi đi. Đây là thứ thùng phuy đựng dầu xăng loại 200 lít. Kiểm tra cho thấy một thùng đựng bạc giấy, còn một thùng đựng vàng. Bạc giấy toàn là loại 500$, được gói trong những bao nilon nhỏ, có nhiều bao bị nước thấm ướt. Ông bảo nhân viên đem số bạc ướt phơi khô rồi đưa tất cả đi nạp vào ngân khố. Còn thùng vàng được chở đến giao cho Đại tá Dương Văn Minh, Quân Trấn Trưởng Sài Gòn. Tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là Trung tá Chỉ huy Phó của Đại tá Minh, cho biết số vàng này khi giao nạp đã được bỏ vào trong hai cái rương, nhưng rồi sau đó không còn nghe Dương Văn Minh nói gì về số vàng này. Ông Diệm đã ra lệnh cho Thẩm phán Lâm Lễ Trinh, Biện lý Tòa sơ thẩm Sài Gòn, và Thiếu Tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, mở cuộc điều tra vụ này. Tướng Minh đã sừng sộ và giận dữ nói rằng, ông Diệm là người bội bạc, ông đã giúp ông Diệm đánh dẹp Bình Xuyên mà còn hỏi cái gì. Bản báo cáo hai trang của Đại tá Mai Hữu Xuân chỉ xác nhận số vàng Tiểu khu Chợ Lớn tịch thu được đã giao cho Đại tá Dương Văn Minh cất giữ và đề nghị nên đem ra chia nhau. Thực tế Kho tàng Bình Xuyên, theo nhận định của rất nhiều người có thể chia làm 4 phần: Kho tàng do 3 bà vợ chính thức của Tướng Bảy Viễn nắm giữ. Ðó là bà Lúa, con gái Hội đồng Ðống ở làng Ða Phước, bà Hà Thị Tám, nguyên Thư ký kế toán hãng thuốc lá MIC và bà Hoa; một phần là số tiền Đông Dương chôn giấu, mà Đệ nhất Tiểu đoàn Bộ Binh Thủy quân Lục chiến phát hiện ra; một phần nữa là số tiền Đông Dương và vàng do Liên đoàn Nhảy dù phát hiện, trong đó có cặp ngà voi khổng lồ rất quí giá, sau này trưng bày tại phòng Khánh tiết Dinh Độc Lập. Phần tài sản cuối cùng là vàng, kim cương và tiền Đông Dương do Trung tá Bảy Môn chôn giấu, tẩu tán.


Theo pntoday