PDA

View Full Version : Cảm nhận âm nhạc



Tuấn Nguyễn
10-10-2011, 01:02 AM
THU HÁT CHO NGƯỜI

Các bài hát Việt nam về mùa thu rất nhiều, trong đó phải kể những nhạc phẩm nổi tiếng của Đoàn Chuẩn và Từ Linh. Cụ thể những bài hát của ông như Thu quyến rũ, Gởi gió cho mây ngàn bay, Tà áo xanh, Lá thư, ...
Sau năm 1954, tại miền Nam thời kỳ VNCH kéo dài đến 1975, rất nhiều bài hát về mùa thu ra đời, có thể kể đến một số tác giả như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Lê Uyên và Phương, Vũ Thành An, Phạm Trọng, Cung Tiến, ...”
Nhạc sĩ Phạm Duy có bài hát bất hủ “Mùa thu chết” phổ theo một bài thơ của thi sĩ Pháp Apolinaire đã một thời được bạn trẻ ưa thích:
“Ta hãy ngắt một chùm hoa thạch thảo.
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi”
Mùa thu đã chết rồi hay cuộc tình ta đã chết?
Với nhạc sĩ Phạm Trọng, mùa thu không chết nhưng mùa thu không bao giờ trở lại.
“Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại”
Mùa thu không trở lại hay em sẽ không trở lại?
Với hai bài hát trên đây, một giai thoại rất thú vị về quan điểm của mấy ông đỉnh cao trí tuệ, cho rằng tính phản động hàm ngụ trong hai bài hát khi dùng hình ảnh mùa thu để đả phá cách mạng. Mùa thu đã chết hay cách mạng đã chết? Mùa thu không trở lại hay cách mạng không trở lại? !!!
Từ Công Phụng kinh nghiệm tình yêu là kinh nghiệm cô đơn và nỗi cô đơn choáng ngợp tâm hồn ông thể hiện qua ngoại giới, mà theo ông, "kể từ em mang cô đơn mọc trên phố vắng":
“Một chiều êm, tay đan tay dìu nhau trên lối, đưa em đi nhẹ nhàng vào đời. Bằng vòng tay tôi nâng niu mùa thu thức giấc, đưa em vào ngày tháng vỗ về. Kể từ em mang cô đơn mọc trên phố vắng...”
Trịnh Công Sơn “nhìn những mùa thu đi” qua đời mình và ý thức một cách sáng suốt sự tàn phá của thời gian mà con người chỉ là một tĩnh vật cô đơn rồi sẽ đi dần vào quên lãng:
“Nhìn những mùa thu đi, em nghe sầu lên trong nắng. Và lá rụng ngoài song, nghe tên mình vào quên lãng, nghe tháng ngày chết trong thu vàng”.
Cung Tiến nhìn mùa thu với lòng “hoài cảm” về một người tình đã ra đi, bỏ lại ông với những kỉ niệm vàng son:
“...Lòng cuồng điên vì nhớ. Ôi đâu người, đâu ân tình cũ? Chờ hoài nhau trong mơ, nhưng có bao giờ thấy nhau lần nữa. Một mùa thu xa vắng. Như mơ hồ về trong đêm tối. Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?...”


http://i698.photobucket.com/albums/vv349/mosiclover1982/THIUN2.jpg

(Phụ bản tranh Đinh Cường)

Tuy nhiên có một nhạc sĩ người ta biết tới ông là nhờ bài “Thu hát cho người”.
Tôi muốn nói đến nhạc sĩ kiêm thi sĩ Vũ Đức Sao Biển.
Trước năm 1975, tôi tình cờ đọc được một tuyển tập thơ của nhiều tác giả, in và phát hành nội bộ qua hình thức quay ronéo, trong đó có tên Vũ Đức Sao Biển, bây giờ tôi không còn nhớ tên tập thơ ấy nữa.
Rồi một tình cờ khác, sau 1975, tôi mượn được một băng cassette cũ tuyển chọn những bài hát từ các băng nhạc như Jo Marcel, Phạm Mạnh Cương, Shotguns.
Tôi nghe băng nhạc và chợt xúc động bởi tiếng hát của ca sĩ Anh Ngọc qua giai điệu mở đầu: “Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt. Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa”
Giai điệu chậm, rời rã ôm lấy ca từ bài hát như một lời kể lể, một tiếng nấc nghẹn ngào, nhớ thương một người tình đã bỏ ra đi.
Bài hát đó, tôi vẫn nhớ mãi.
Rất nhiều ca sĩ đã hát bài hát này.
Nghe “Thu hát cho người”, bạn hãy để lòng mình tĩnh lặng, một chút bâng khuâng hoài cảm, một nỗi nhớ không đâu, và nhất là đúng thời điểm, đó là một cái nền cho bài hát, một profond với tiết trời mùa thu, trời chuyển mùa, gió mạnh, mưa nhiều. Tiếng động cơn mưa như bước chân giã từ mùa thu. Trời se lanh và màn đêm bao bọc lấy bạn!
Thu hát cho người, nghĩa là mùa thu hát về người hay nỗi lòng của một người nhớ về một người tình đã ra đi biền biệt.
Văn học VN, âm nhạc VN vẫn dùng mùa thu để làm nền cho câu chuyện tình buồn.
Chẳng có ai bên tôi. Không gian lạnh và rách nát. Tôi rùng mình mong ước có người, cho dù chỉ là một thoáng qua rồi mất hút. Gió lùa mạnh đóng sầm cánh cửa cuối cùng của căn phòng. Sẽ không còn ai, không còn ai, ...
Tôi ôm lấy nỗi cô đơn hiện hữu. Ý thức về nàng là ý thức nỗi tuyệt vọng. Nàng đã ra đi biền biêt trên một dòng sông. Nhưng dòng sông nào, dòng sông nào đã cướp mất nàng trong cuộc đời tôi. Tôi như bến bờ mong đợi một lần nào gặp nàng:
Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt.
Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa.
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ.
Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để hàm ngụ về sự thất bại của chủ thể, của tôi (le sụjet) đã không chiến thắng được nghịch cảnh. Dòng sông là dòng đời, là ý thức thời gian. Làm sao con người vượt qua được những giới hạn của thời tính. Làm sao em mãi mãi là em một hôm nào gặp anh, mắt trao mắt giữa tiết trời lạnh giá, mưa phùn? Dòng đời đã đi qua đời em, đời anh. Chúng ta đã lạc nhau, xa biền biệt.
Tôi đã mong chờ biết bao nhiêu mùa thu? ý thức mùa thu là ý thức mong manh về sự mong chờ một lần nào nàng quay gót.
Và em như tiên nữ cởi chim Hoàng hạc bay mãi, bay mãi bỏ lại mình tôi với một trời mơ ước.
Tác giả đã rất tài tình khi đưa điển tích chim Hoàng Hạc trong Hoàng Hạc lâu để nói lên tâm sự của mình.
Hoàng Hạc lâu là một bài thơ của thi sĩ Thôi Hiệu đời nhà Đường, trong đó có câu: “Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ. Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu. Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản. Bạch vân thi tải không du du”.
Tạm dịch: Người xưa đã cởi hạc vàng bay đi mất rồi. Lầu hạc vàng còn trơ lại đây. Hạc vàng một khi đã bay đi thì không bao giờ trở lại. Mây trắng nghìn thu lởn vởn hoài...
Hãy tan đi những dự phóng trong tôi. Hãy tan đi những lâu đài trên cát. Và tôi, một mình, chiều nay về đồi sim nhớ người vô bờ.
Các cụm từ “đi biền biệt”, “nhớ người vô bờ” đã làm tăng nỗi cô đơn và ý thức tuyệt vọng về nàng.
“Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệc”/ “Về đồi sim ta nhớ người vô bờ”.
Nếu “Dòng sông” là hàm ngụ về dòng đời, là ý thức về thời gian, thì “đồi sim” là không gian, nơi chốn hạnh phúc nhất, là nơi chất chứa kỉ niệm cuộc tình, là những viên ngọc lắp lánh của nước mắt, nụ cười của những khoảnh khắc hoan lạc, những dằn vặt đớn đau.

http://i698.photobucket.com/albums/vv349/mosiclover1982/ich.jpg

Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó,
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư.
Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió.
sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ.
Các mỹ từ pháp “đêm nguyệt cầm”, “sáng linh lan” là cặp đối tài tình của tác giả. Tác giả tôn vinh ban “đêm”, buổi “sáng” bằng các từ “nguyệt cầm”, “linh lan”.
Nguyệt cầm, linh lan 2 từ bổ thăng hoa kỉ niệm về cuộc tình.
“Linh lan” phải chăng có nghĩa lung linh, lay động và lan tõa. Tác giả muốn hàm ngụ đôi mắt người yêu?
Về chữ “Nguyệt cầm”. Ta không xa lạ gì với bài thơ “Nguyệt Cầm” của Xuân Diệu
4 câu mở đầu của Xuân Diệu:
Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh
Trăng thương trăng nhớ hởi trăng ngần
Đàn buồn đàn chậm ôi đàn lặng
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Cung Tiến thổi nhạc vào thơ Xuân Diệu:

Đêm mùa trăng úa làm vỡ hồn ta
Ngập ngừng xa...suối thu dồn lá úa trối qua
Sàu thu, sầu lên vút mịt mùng, mà e nhớ hương mùa thu
Trăng Tầm Dương lunh linh bóng sáng, từng thoáng lệ ngân, mà hồn phân vân cuồng điên nhớ
Lonh lanh tiếng Nguyệt Cầm, tiếng đàn trầm
Ai nhớ nương tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát... chết theo nước xanh... chết theo nước xanh...
Ôi! đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh...
Vậy phải chăng đêm nguyệt cầm là hình tượng đêm tôn vinh tình yêu vỉnh cửu bằng sự chết, bằng ý thức tuyệt vọng về một người tình đã ra đi mãi mãi.
Tình yêu đó với tác giả mãi là kỉ niệm không bao giờ phai nhạt. Từng đêm, từng sáng em đã cho tôi hạnh phúc. Kỉ niệm đó như những tiếng đàn làm tan vỡ hồn anh, như những sáng nào mắt em lung linh ngời sáng tình yêu rạng rỡ và mãi mãi người ơi trên đồi sim ngày ấy và bây giờ ta vẫn chờ em vẫn hoài mong bước chân em về, hái tặng em một đóa đẫm tương tư.
Từ “đẫm” trong “đẫm tương tư” quá gợi hình ảnh, gợi tình cho một tình yêu nồng nàn.
Ta vẫn chờ em trên bao la đồi nương,
Trong mênh mông chiều sương
Giữa thu vàng bên đồi sim trái chín
Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ bay
Tất cả đều qua đi, tất cả đều tan biến nhưng ta vẫn một mình chờ em giữa thu vàng, bên đồi sim trái chín, khóc cho tuổi thơ bay.
Thời gian nào trôi bồng bềnh trên phận người
Biệt ly nào không muộn phiền trên dấu môi.
Mùa vàng lên biêng biếc bóng chiều rơi
Nhặt hoài mong, ta hát vì xa người
Thu hát cho người...Người yêu ơi!
Và con người vẫn là một thực thể cô đơn, yếu đuối trước thời gian, luôn luôn và mãi mãi nhớ mong một cuộc tình miên viễn.
Mùa thu đã về rồi đó. Hởi em! em có biết anh đang hát ngợi ca tình yêu, tình yêu của chúng ta.

Được biết Vũ Đức Sao Biển tên thật là Vũ Hợi, sinh ngày 12 tháng 2 năm 1948 tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Ông là nhà giáo, nhà báo, nhà phê bình âm nhạc.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Vũ Đức Sao Biển trên trang điện tử Google.

tabalo
10-10-2011, 08:50 AM
Mùa Thu là mua sao hạn của nhạc sĩ, mấy em cứ đến mùa này là bỏ mấy ảnh đi !!!

Tuấn Nguyễn
10-12-2011, 12:01 AM
Mùa Thu là mua sao hạn của nhạc sĩ, mấy em cứ đến mùa này là bỏ mấy ảnh đi !!!

Là mùa vụ để nhạc sĩ, thi sĩ sáng tác. Nghe một bản nhạc hay, có thể là mình tìm gặp một phần đời của mình trong đó? Phải không bạn?
Chào Tabalo!

tabalo
10-12-2011, 02:14 AM
Là mùa vụ để nhạc sĩ, thi sĩ sáng tác. Nghe một bản nhạc hay, có thể là mình tìm gặp một phần đời của mình trong đó? Phải không bạn?
Chào Tabalo!
Chào anh Tuấn Nguyễn
Đúng vậy anh ! và cũng có khi bản nhạc không hay nhưng làm mình thích vì nó gắn với 1 kỷ niệm
Nhạc Việt phần lớn những bài hay đựợm màu u ám , bi lụy , ly tan như thân phận không thoát được của dân Việt

Văn
10-12-2011, 08:46 AM
Nhạc Việt phần lớn những bài hay đựợm màu u ám , bi lụy , ly tan như thân phận không thoát được của dân Việt

Tôi đoán, nếu anh ốc viết câu này, thì hẳn là:

"Nhạc Việt phần lớn những bài hay đựợm màu u ám, bi lụy, ly tan như thân phận không thoát được của dân Lúa Nước."

ốc
10-12-2011, 04:59 PM
Chắc em không bao giờ dùng hai chữ "thân phận" mà nói về nhạc Việt/Lúa Nước. Rất nhàm, rất vô nghĩa, và sặc mùi nhang khói của các bạn trẻ thích cúng bái lễ lạy trước lăng mộ của anh Sơn.

Người ta ở đâu cũng khổ vì tình và tuyệt vọng vì mất mát. Nhân tình bạc, thế tình ác - định luật của cuộc đời nó là thế. Còn được yêu, được gặp gỡ rồi có mất mát sau đó thì cũng nên mừng cho "thân phận."

Lan Nguyen
10-13-2011, 07:08 AM
Ốc:
Còn được yêu, được gặp gỡ rồi có mất mát sau đó thì cũng nên mừng cho "thân phận."

L lại còn tuo*ng? là gặp go*~ rồi mo*í yêu chu*'
theo thu*' tu*. là vậy mà ...no ?

mà Ốc lại nói là yêu rồi mo*í ga*p. go*~

uhmmm sao nghe nhu* yêu online wa' :))

pppssst này chắc là kinh nghiệm yêu online của Ốc :)) oooppps
chạy .......

ốc
10-13-2011, 08:07 AM
L lại còn tuo*ng? là gặp go*~ rồi mo*í yêu chu*'
theo thu*' tu*. là vậy mà ...no ?

mà Ốc lại nói là yêu rồi mo*í ga*p. go*~

uhmmm sao nghe nhu* yêu online wa' :))

pppssst này chắc là kinh nghiệm yêu online của Ốc :)) oooppps
chạy .......

Có thể yêu nhiều người cùng một lúc nhưng không thể cùng gặp một lúc, vì sẽ có án mạng. Cho nên người được yêu sẽ phải chờ đến lượt, có người không được gặp ngay mà phải chờ một thời gian (tùy duyên).

Lan Nguyen
10-13-2011, 11:40 AM
Ốc:
Có thể yêu nhiều người cùng một lúc nhưng không thể cùng gặp một lúc, vì sẽ có án mạng. Cho nên người được yêu sẽ phải chờ đến lượt, có người không được gặp ngay mà phải chờ một thời gian (tùy duyên).

:)) biết là Ốc nói chung chung
nhu*ng sao nghe Ốc chảnh wa' chu*ng` chu*ng` luôn hà !:))

RaginCajun
10-13-2011, 01:12 PM
:)) biết là Ốc nói chung chung
nhu*ng sao nghe Ốc chảnh wa' chu*ng` chu*ng` luôn hà !:))Không phải là chảnh mà là vấn đề an toàn và được vui vẻ cả làng. Bình an cho thế giới.

ốc
10-13-2011, 05:00 PM
Sao anh Tôm hay thế, biết ngay là em đang nói về anh mà vào để phân trần?

Tuấn Nguyễn
10-13-2011, 07:59 PM
Đã nói đến phận người thì ta nghĩ đến vấn đề số kiếp, ấy là không thể khác đi được: vui ít, buồn nhiều.
Ông Đặng Tiến nói rằng, bản chất con người là cô đơn, cụ thể con người chào đời bằng tiếng khóc “oa, oa” chứ không bằng tiếng cười “ha, ha”. Có trường hợp đứa bé không khóc, cô đỡ đẻ phải ‘bép” một cái cho nó khóc.
Do đó, số kiếp con người là như thế cho nên trong niềm vui, đã chớm nỗi buồn. Kiều, phút giây hạnh phúc bên Kim Trọng, vậy mà Kiều vẫn đàn bản đàn bạc mệnh.
Trở lại chuyện âm nhạc VN, nhạc VN buồn nhiều, vui ít.
Trong 10 bài hát hay được chọn, chắc hẳn đã có đến 8 bài hát buồn.
Những bài hát vui, yêu đời VN không phải là hiếm nhưng vì ít thịnh hành nên số người ái mộ cũng khó có điều kiện. Những bản nhạc vui, hùng mạnh của ta như nhạc quân hành, trước 75 thường hay phát khi có đảo chính, nên người ta gọi là nhạc đảo chỉnh.
Các ban nhạc trước 75, thường phát trên đài phát thanh, vẫn vào chương trình và kết thúc CT đều dùng nhạc vui tươi, hùng mạnh. Nhưng tâm lý chung hình như thính giả không ấn tượng nhiều về nhạc hợp ca. Tôi vẫn rất thích nhạc được ban hợp ca Thăng Long, Văn Phụng, Hoàng Trọng thực hiện. Tính cách giản dị trong ca từ và giai điệu tươi vui theo cung đô trưởng làm cho bài hát mạnh mẽ, đài cát.
Các bản nhạc như Ô! mê ly, Lạc rang, Huynh đệ chi binh, Khúc nhạc dưới trăng, khúc nhạc đồng quê, ... ai bảo là không hay, ủy mỵ?
Thế nhưng, như tôi đã nói, do “thân phận con người”, nên con người vẫn thích nhạc buồn.
Theo dõi trào lưu âm nhạc, tôi vẫn thấy âm nhạc thường gắn bó với nỗi buồn. Cổ nhạc của nước ta, nhạc cung đình chẳng hạn, ai nói là vui. Các điệu ca nam ai, nam bằng, các nhạc cụ như đàn bầu, đàn tranh, đàn lục huyền cầm, ...giữa đêm khuya nghe mà muốn chết quách cho rãnh nợ. Rồi dòng nhạc Âu Mỹ, nhạc đồng quê, giai điệu vẫn nhẹ nhàng nhưng không thoát được tính trầm buồn. Xa hơn nữa, nhạc cổ điển, ai bảo là không buồn?
Sau này các dòng nhạc tiếp nối, như nhạc rock, nhạc hit, hop, ...chẳng qua chỉ là một phản ứng trong tuyệt vọng của con người trước sự khủng hoảng của vấn đề sinh mệnh!!!
Nói tắt lại, âm nhạc là ngôn ngữ kỳ diệu của con người. Nó làm cho con người gần gũi nhau hơn, cảm thông nhau hơn, nhưng nó vẫn không thoát được thân phận của nó, đó là: “Rằng hay thì thật là hay. Nhưng nghe ngậm đắng nuốt cay thế nào”
Tại sao? vì bản chất của con người là như thế.
Nói dông dài hóa ra lại rơi vào nối buồn. Ta chuyển tong bằng cách kể chuyện các bài hát VN sau 1975.
Tân nhạc miền Nam sau 1975 có số phận long đong, khổ ải. Việc đầu tiên khi mấy ông vào tiếp quản thành phố là ra lệnh cấm nghe nhạc miền Nam mà các ông gọi là nhạc vàng.
A! thì ra âm nhạc cũng có màu sắc.
Các ông phân âm nhạc ra 3 màu: vàng, xanh, đỏ.
Nhạc vàng thuộc loại nhạc ra ngủ con người để trốn lao động, trốn chiến đấu. Loại nhạc gì mà nghe xong chỉ muốn trùm chăn ngủ!
Loại nhạc thứ hai là nhạc xanh, ấy là nhạc hòa tấu, lành mạnh, làm cho con người phấn chấn. Loại nhạc này được phép thả nổi, các ông cho phép nghe.
Các ông quên mất rằng trong nhạc hòa tấu, có nhạc vàng ẩn núp dưới dạng không lời. Trong đó, có biết bao nhiêu là bản nhạc mà các ông kết tội là “phản động”.
Thời kỳ đó, các quán cà phê hộp, các quán có phát nhạc trước 75, nay đều phát nhạc hòa tấu. Và phong trào tất cả đều đưa qua hòa tấu nở rộ.
Xem như nhạc bị khóa mồm! Dạo đó nhạc công vẫn còn xài được. Ca sĩ đi chỗ khác chơi.
Loại nhạc thứ ba và là nhạc chủ đạo của nhà nước CS, đó là nhạc đỏ, có nội dung chiến đấu, với giai điệu hùng mạnh, hăng say lên đường, kiểu “đậy mà đi hởi đồng bào ơi”, “em dang tay, em xoãi chân” được đề cao.
Và ...không nghe cũng bắt nghe. Vì có cái loa trên cây, cứ ra rã suốt ngày!
Nhưng một tâm lý rất thông thường, cái gì bị cấm cũng rất hấp dẫn và khiến người ta thèm khát, ôi! ai mà chẳng thèm “trái cấm”!
Thế là phát sinh nghe nhạc chui!
Vui ghê!

Triển
10-13-2011, 10:12 PM
Các bản nhạc như Ô! mê ly, Lạc rang, Huynh đệ chi binh, Khúc nhạc dưới trăng, khúc nhạc đồng quê, ... ai bảo là không hay, ủy mỵ?

Thế là phát sinh nghe nhạc chui!

Đài phát thanh mạng Youtube phát chui nữ quân nhân Mai Lệ Huyền với Huynh Đệ Chi Binh cho anh Tuấn đây: :)


http://www.youtube.com/watch?v=Ud2z-Yrxuuk

Tuấn Nguyễn
10-14-2011, 03:31 AM
Đài phát thanh mạng Youtube phát chui nữ quân nhân Mai Lệ Huyền với Huynh Đệ Chi Binh cho anh Tuấn đây: :)


http://www.youtube.com/watch?v=Ud2z-Yrxuuk
Cảm ơn anh Triển cho nghe bài hát hay, với tiếng hát Mai Lệ Huyền.
Bài hát này trước đây tôi rất thích qua ban hợp ca Thăng Long. Hai ca sĩ Hoài Bắc, Hoài Trung hát theo dạng đối đáp quá hay. Lại còn bài Lạc rang nữa, hay lắm, Hoài Trung hát phăng rất điệu nghệ, thật thú vị!
Những người đó bây giờ đã nằm xuống rồi. Buồn ghê!

voconhan
10-17-2011, 08:27 AM
mây trời nghiêng đáy hồ thu
heo may nghiêng ngả gió ru mộng tình
trúc xinh nghiêng bóng bên đình
em xinh dáng ngọc nghiêng mình bên thu

Triển
10-17-2011, 11:36 AM
http://www.youtube.com/watch?v=NX51EorXtjY



http://www.youtube.com/watch?v=LPTrM7PzKgw

Tuấn Nguyễn
10-17-2011, 08:56 PM
Anh Triển bài hát "giọt mưa thu" thuộc nhóm hay bất hủ. Bài hát này nghe Thái Thanh hát thì đúng là buồn quá muốn chết cho rãnh nợ. Nhưng qua Như Quỳnh hát, phong cách khác hẳn, giai điệu nhanh hơn, bớt sầu bi. Ở đây qua giọng ca của Lam Anh và Nguyệt Anh thì giai điệu lại vẫn buồn nhưng mang phong cách Á Đông. Chủ đạo vẫn là đàn bầu, đàn tranh.
Xem ra như thế ngôn ngữ âm nhạc có sức lôi cuốn lạ lùng!
Qua tiêu đề "Cảm nhận âm nhạc" Tuấn muốn nói lên suy nghĩ của người nghe trước mỗi bài hát đó anh!

Triển
10-17-2011, 10:21 PM
Anh Triển bài hát "giọt mưa thu" thuộc nhóm hay bất hủ. Bài hát này nghe Thái Thanh hát thì đúng là buồn quá muốn chết cho rãnh nợ. Nhưng qua Như Quỳnh hát, phong cách khác hẳn, giai điệu nhanh hơn, bớt sầu bi. Ở đây qua giọng ca của Lam Anh và Nguyệt Anh thì giai điệu lại vẫn buồn nhưng mang phong cách Á Đông. Chủ đạo vẫn là đàn bầu, đàn tranh.
Xem ra như thế ngôn ngữ âm nhạc có sức lôi cuốn lạ lùng!
Qua tiêu đề "Cảm nhận âm nhạc" Tuấn muốn nói lên suy nghĩ của người nghe trước mỗi bài hát đó anh!

Cảm nhận của tôi là buồn man mác. Tôi không hát nổi bài này vì giai điệu của nó. Trong hai bài tôi sao và dán qua nối kết, thì bài của Ánh Tuyết có giọng hát và cách trình bày tôi cho là đúng nhất với hồn nhạc và ý tác giả. Sau này bên Việt Nam thường hay dịch chữ classic là kinh điển. Ngày trước thì tôi không biết phong cách trình bày classic tiếng Việt là chữ gì.

Tuấn Nguyễn
10-18-2011, 02:29 AM
Sau này bên Việt Nam thường hay dịch chữ classic là kinh điển. Ngày trước thì tôi không biết phong cách trình bày classic tiếng Việt là chữ gì.

Chữ "Classic" dịch là "cổ điển" đó anh Triển. Ví dụ dòng nhạc cổ điển như Beethoven, Mozart, Chopin, ...có người gọi là nhạc bác học. Hình như nếu chơi theo giao hưởng, nghĩa là trung thành với bản nhạc họ gọi là nhạc cổ điển hay bác học.
Sau này các nhà soạn nhạc, phối âm hay soạn lại sao đó, tân kỳ hơn, sinh động hơn. Họ gọi là bán cổ điển (semi-classic) ví dụ Paul Mauriat, Richard Clayderman.
Tôi không phải là dân chuyên nhạc, nói như vậy không biết có đúng không. Chỉ sợ độc giả cười. Nếu có chỗ nào sai xin lượng thứ.

Triển
10-18-2011, 02:36 AM
Chữ "Classic" dịch là "cổ điển" đó anh Triển. Ví dụ dòng nhạc cổ điển như Beethoven, Mortzart, Chopin, ...có người gọi là nhạc bác học. Hình như nếu chơi theo giao hưởng, nghĩa là trung thành với bản nhạc họ gọi là nhạc cổ điển hay bác học.
Sau này các nhà soạn nhạc, phối âm hay soạn lại sao đó, tân kỳ hơn, sinh động hơn. Họ gọi là bán cổ điển (semie-classic) ví dụ Paul Mauriat, Richard Clayderman.
Tôi không phải là dân chuyên nhạc, nói như vậy không biết có đúng không. Chỉ sợ độc giả cười. Nếu có chỗ nào sai xin lượng thứ.
Khi trình bày theo phong cách cổ điển thì bên Việt Nam gọi là kinh điển mà anh Tuấn. Tôi nhớ sai rồi sao ?

Tuấn Nguyễn
10-18-2011, 02:52 AM
Khi trình bày theo phong cách cổ điển thì bên Việt Nam gọi là kinh điển mà anh Tuấn. Tôi nhớ sai rồi sao ?

Tôi chỉ biết phim thì người ta dùng từ này. Ví dụ phim "Cuốn theo chiều gió", "Bác sĩ Jivago" họ gọi là phim kinh điển. Nhưng nhạc tôi không nghe. Có thể anh đúng. Ở đây, tôi chỉ muốn dịch chữ "classic" ra tiếng Việt. Tôi nghĩ rằng anh ở bên đó lâu ngày quên từ tiếng Việt. Mà quả thật tôi không nghe từ kinh điển để nói về phong cách bài hát mà ca sĩ biểu diễn. Ở đây, tôi lại nghe từ "phăng" hình như do chữ fantaisie để nói về một ca sĩ khi hát họ không hát trung thành theo bản nhạc mà có khi họ phăng bài hát, nghĩa là sáng tạo thêm. Ví dụ bây giờ tôi thấy Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc tiền chiến, ca sĩ này hát phăng nhiều quá, vô tình phá luôn bài hát của nhạc sĩ.
Như vậy phải chăng hát trung thành (fidèle) với bài hát gọi là hát kinh điển.
Còn hát theo kiểu Đàm Vĩnh Hưng, Thanh Lam gọi là hát phá thể (phá luôn giai điệu)
Chào anh!

Tuấn Nguyễn
10-24-2011, 04:54 AM
HUYỀN SỬ CA MỘT NGƯỜI MANG TÊN QUỐC

http://i698.photobucket.com/albums/vv349/mosiclover1982/ChaPhcLm1.jpg


Tôi lách nhẹ những đám cỏ hoa, những bụi bông trang ở bên sân phải của chùa Phước Lâm, Hội An để đến với anh - Phạm Phú Quốc.
Trãi qua những ngày mưa dầm, Hội An sáng nay trời nắng ửng nhẹ, mát mẻ, trong lành. Và mộ anh, trong nắng, trong gió, yên tĩnh, ấm áp. Tôi nhìn lên chân dung anh, còn quá trẻ. Mà không trẻ sao được, tuổi đời mới ba mươi. Người ta vẫn thường bảo: Tam thập nhi lập. Tuổi ba mươi là tuổi lập thân. Vậy mà anh đã ra đi.
Tôi đọc lướt hàng chữ khắc trên bia:

http://i698.photobucket.com/albums/vv349/mosiclover1982/PPQ4.jpg

Phạm Phú Quốc, pháp danh Như Hương
Sing ngày: 20.10.1935.Mất ngày: 19.4.1965. Nhầm ngày 16.3 năm Ất tỵ
Chánh quán: Làng Đông Bản, huyện Điện Bàn, Tỉnh Q. Nam
Chị em và con
Trưởng nam: Phạm Phú Phi Phu
Đồng lập mộ
Ngày 20.10.1998 (ngày 8.10. Mậu dần)

Nỗi buồn len nhẹ vào tôi. Tôi xúc động nhớ về dòng thời gian, những năm tháng binh biến. Phạm Phú Quốc, tên anh đã đi vào âm nhạc. Nhạc sĩ Phạm Duy đã xưng tụng anh qua bài hát: Huyền sử ca một người mang tên Quốc.
Anh như chim đại bàng tung cánh và rồi đã bỏ đường bay về với quê hương năm 1965. Năm đó tôi vừa mới đỗ bằng tú tài bán. Tuổi trẻ với bao ước vọng, mong chờ một quê hương sáng chói. Những tình khúc của Trịnh Công Sơn, của Phạm Duy làm nao lòng những người con Việt. Bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy như tiếng kêu của mẹ VN mất đứa con yêu:
“Ngày xưa khi anh vừa khóc vào đời. Mẹ yêu theo gương người trước chọn lời. Ðặt tên cho anh, anh là Quốc. Ðặt tên cho anh, anh là nước. Ðặt tên cho người, đặt tình yêu nước vào nôi. Rồi anh nâng cao Tổ Quốc vào đời. Tuổi xanh vươn trong lửa máu ngụt trời. Việt Nam đang sôi, sôi lòng nước. Việt Nam đang sôi, sôi lòng Quốc. Việt Nam đang đòi Tự Do, Hạnh Phúc giống nòi. Anh Quốc ơi ! Tuổi Xuân như đóa hoa đời. Nở trong mưa bão tơi bời. Vẫn còn tươi như nước Việt ơi ! Anh Quốc ơi ! Ðàn chim, chim quốc tung trời. Gọi nhau đem nắng soi đời. Có người vui nghĩ chuyện lâu dài”.
Đất nước tôi! Một thời binh đao.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã đồng hóa tên anh, một con người cụ thể, một cá nhân nổi bật, để gọi lên nỗi đau của đất nước. Anh là Quốc và anh cũng là nước. Ai đã đặt nỗi thống khổ, bất hạnh vào đất nước tôi?
Chu kỳ sinh tử của con người, có ai tránh khỏi? Nhưng anh đã đi vào cõi vĩnh hằng bằng một chuyến bay để vào lòng đất mẹ.
“ Trời sinh ta ra, ta là cát. Đời đưa ta đi, ta về đất. Và ta đã về, một chiều ta đã về quê.
Nếu tôi nhớ không nhằm thì bài “Huyền sử ca một người mang tên Quốc” được Duy Khánh và Hoàng Oanh cùng hát cách đây đã 45 năm.
Đã gần nửa thế kỉ trôi qua, nhưng nỗi đau nhức nhối vẫn còn khi sáng nay, tình cờ tôi bắt gặp mộ anh trong khuôn viên chùa Phước Lâm, Hội An nhân chuyến đi thăm chùa với vợ chồng người bạn. Đọc tài liệu, được biết phần mộ anh được tìm thấy và dời về Hội An là nhờ sự trợ giúp của Đại tá QĐND Phạm Quế Dương cùng nhà ngoại cảm Đỗ Bá Hiệp trong việc tìm ra được hài cốt của anh ngoài Hà Tĩnh, nơi máy bay anh bị bắn rơi ngày nào để mang anh về quê quán của anh tại Quảng Nam.
(Đại tá Dương là sĩ quan quân đội của CS)
Trong không gian tĩnh lặng của chùa Phước Lâm, Kính mong linh hồn anh được yên vui miền cực lạc!
Xin nguyện cầu cho những chiến sĩ đã nằm xuống, vẫn còn vất vưỡng chưa tìm được hài cốt.

Tuấn Nguyễn
11-01-2011, 08:11 AM
NGƯỜI CA SĨ ẤY

​Cuối thu, ngồi nghe một đĩa nhạc, tuyển chọn những bài hát cũ, bất chợt bài “Oui, devant Dieu” làm tôi bùi ngùi. Tôi nhớ mãi một thời tuổi trẻ, những năm tháng say mê những bài hát nhạc Viêt. Các loại nhạc: tiền chiến, nhạc Trịnh Công Sơn, Lê Uyên và Phương, cặp Từ Công Phụng-Từ Dung, rồi tiếp đến nhạc trẻ, ...tôi không bỏ sót.
Trong thế giới âm nhạc, có hai đối tượng không thể tách rời nhau, đó là nhạc sĩ và ca sĩ. Nhạc sĩ cần ca sĩ để tác phẩm của mình đến với người nghe, công chúng. Nếu không có ca sĩ thì hẳn nhiên nhạc sĩ chẳng ai biết đến. Ngược lại nếu không có nhạc sĩ thì lấy đâu bài hát để ca sĩ hát, thành công, nổi tiếng, leo lên đỉnh cao danh vọng.
Do vậy ca sĩ, nhạc sĩ đều rất cần nhau. Ca sĩ cần những bài hát hay để họ dễ thành công và một điều này nữa, bài hát mà ca sĩ chọn hát là một cách thế để người ca sĩ bày tỏ một thái độ, một biểu cảm trước cuộc đời, là thông điệp để khán giả, ngoài hiểu nhạc sĩ còn là để hiểu ca sĩ. Nhạc sĩ lại chọn ca sĩ để quảng bá bài hát, tác phẩm của mình. Chất giọng, phong cách biểu diễn là hai yếu tố cốt lõi để bài hát đi vào lòng khán giả. Bài hát có tạo một dấu ấn khó quên hay không là nhờ bài hát đã được ca sĩ diễn tả thành công hay không?
Như thế bài hát là hệ thống ngôn ngữ hiểu như một tín hiệu, trong đó bao gồm nốt nhạc, giai điệu, tiếng nói (lời bài hát) và phong cách biểu diễn (cử chỉ của người hát).
Bài hát thành công. Người nhạc sĩ nổi tiếng, ca sĩ nổi tiếng.
Tuy nhiên vấn đề tiền bạc thu được qua bài hát thì nhạc sĩ có tiếng nhưng chẳng có bao nhiêu miếng. Ngược lại ca sĩ thì ...giàu to!
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nổi tiếng phải khẳng định là nhờ tiếng hát Khánh Ly, nhưng qua âm nhạc mà thu được tiền thì Trịnh làm sao bằng Khánh Ly. Bên cạnh đó ta lại thấy Khánh Ly lại nổi tiếng là nhờ nhạc Trịnh Công Sơn.
Do đó ca sĩ, nhạc sĩ tìm nhau để hợp gu nhau trong quảng bá tác phẩm, quảng bá tiếng hát là điều dễ hiểu.
Nói dài dòng như thế để hiểu một điều: Mỗi ca sĩ chỉ hợp cho một loại nhạc và khi nhắc đến ca sĩ hay nhạc sĩ nào thì ta nghĩ ngay đến loại nhạc nào. Ví dụ khi nhắc đến nhạc Trịnh Công Sơn thì ta nghĩ ngay đến ca sĩ Khánh Ly và ngược lại. Nhắc đến Thái Thanh thì ta nghĩ đến Phạm Duy, ...
Cũng từ đó đi rộng ra ta lại phân loại được ca sĩ, nhạc sĩ theo dòng nhạc. Nhắc đến ca sĩ Chế Linh thì ta nghĩ ngay đến nhạc “sến”. Nhắc đến Sĩ Phú thì ta nghĩ đến nhạc tiền chiến cũng như nhắc đến Quỳnh Giao, Kim Tước, Mai Hương, Châu Hà thì ta nghĩ đến những bài hát có chất giọng cao với phong cách biểu diễn mang tính nghệ thuật, khác với ca sĩ hiện đại là ... khoe thân xác.
Mỗi ca sĩ biểu tượng cho một dòng nhạc, một khuynh hướng nào đó. Âm nhạc Việt Nam có rất nhiều dòng nhạc, trôi nổi theo từng giai đoạn của lịch sử. Mỗi dòng nhạc có một số ca sĩ biểu diễn.
Đất nước tôi trôi nổi qua bao nhiêu giai đoạn. Mỗi giai đoạn có biết bao nhiêu bài hát, bao nhiêu ca sĩ, nhạc sĩ, bao nhiêu con người hâm mộ.
Và bây giờ, tôi - một con người, một cá nhân cụ thể, một mình, chiều mưa cuối thu, nghe một bài hát, nhớ về một người, một ca sĩ không quen, chỉ biết nàng qua các bài hát của những năm tháng cũ.
Xa lắm rôi.
Tôi muốn nói ca sĩ Thanh Lan với nhạc trẻ.

Tuấn Nguyễn
02-20-2012, 12:13 AM
NGƯỜI CA SĨ ẤY
Trên mạng, tôi đọc nhiều bài viết về ca sĩ Thanh Lan, sau khi nàng ra được nước ngoài. Tất cả đều là những bài viết bôi xấu TL, kể cả bài viết với danh nghĩa là nhật ký của TL.
Thật kỳ lạ, người ca sĩ ấy bị mạ lỵ, nói xấu đủ thứ chuyện, vậy mà tôi vẫn không tìm thấy một phản hồi nào về phía nàng.
Tôi ngưỡng mộ thái độ của nàng.
Tôi vẫn nghĩ, xấu hổ có chăng chính là những người viết.
Ấn tượng của tôi về người ca sĩ ấy vẫn là những gì tốt đẹp nhất dành cho nàng. Thuần túy vẫn là tiếng hát của TL ngày ấy – Những năm tháng xa xưa.
Ngôn ngữ âm nhạc có sức cuốn hút, mãnh lực sâu xa, mà những dư luận xấu, những đàm tiếu không đẹp về nàng vẫn không phá đổ được dư ảnh của tôi về nàng.
Khi tôi viết về ca sĩ TL trong thời điểm hiện nay, nghĩa là tôi đang nghĩ về một TL cuối thập niên 60. TL hát hay, lại đẹp, hấp dẫn. Ấn tượng nhất là nốt ruồi ở môi trên, sát khóe miệng nàng.

http://i1167.photobucket.com/albums/q625/tuantkbbt/thanhlan01.jpg
Ca sĩ Thanh Lan thời sinh hoạt nhạc trẻ

Ngày ấy, trên màn ảnh đen trắng, tôi nhìn gặp một TL hồn nhiên, nhí nhảnh lúc hát cũng như lúc đóng phim, diễn kịch. Và hình ảnh sau cùng trong kí ức tôi là TL một sáng nào sau năm 1975, tôi gặp nàng trong thương xá Eden, nàng mặc quần jean, áo chemise, hai chéo áo trước cột vào nhau làm lộ rõ phần bụng nàng, với chiếc rốn ngộ nghĩnh. Và khi hình dung như vậy, tôi đã phủ định một TL hiện tại mà có lẽ đã là một bà lớn tuổi, vai vế bà nội, bà ngoại, cũng như tôi vậy …
Biết làm sao được! Thời gian!

Từ thành phố Huế cổ kính của năm tháng chiến tranh liên miên, thành phố không phòng trà, không hộp đêm, sinh hoạt văn nghệ rất hiếm xảy ra. Những ca sĩ, nhạc sĩ đến với tôi chỉ là qua đài phát thanh, qua các băng nhạc, Jo Marcel, Shotguns, Phạm Mạnh Cương, …và băng nhạc Trẻ, tiếp đến là Phượng hoàng.
Thanh Lan khởi sự nghiệp hát theo tôi phải từ sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, lúc đó phong trào nhạc trẻ khởi phát và có ảnh hưởng mạnh. Phong trào này, xuất phát từ tầng lớp học sinh trường Tây, do ảnh hưởng lối sống Tây Phương: Hyppy choai choai, triết học hiện sinh, cà phê thuốc lá và nhạc ngoại quốc.
Tôi biết ca sĩ TL qua một số băng nhạc mà tôi nghe được từ các quán cà phê hộp ngày ấy như J. Marcel, Phạm Mạnh Cương, Shotguns, nhất là băng nhạc Trẻ, Phượng Hoàng.
TL có tài, ngoài ca hát, nàng còn đóng phim, diễn kịch, có lẽ do xuất thân từ gia đình điện ảnh.
Trong lĩnh vực âm nhạc, TL hát đủ loại nhạc, rất đa dạng nhưng những nhạc phẩm mà nàng chọn không phải là nhạc sến. TL hát nhạc tiền chiến, nhạc Phạm Duy, nhạc lính, nhạc Trần Thiện Thanh, trong đó nổi bật nhất là những bài hát ngoại quốc lời Việt mà ngày ấy được một nhóm những người khởi xướng cho phong trào gọi là Nhạc trẻ Việt hóa.
Nhắc đến phong trào nhạc trẻ, chúng ta phải kể đến những người đi đầu, khai sinh ra nó, cụ thể là những nhạc sĩ - ca sĩ như Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Lê Hựu Hà, Đức Huy – Thanh Tuyền, rồi Nguyễn Trung Can, Jo Marcel, Thanh Lan, sau này Vi Vân, Cathy Huệ, …

http://i1167.photobucket.com/albums/q625/tuantkbbt/TrngK.jpghttp://i1167.photobucket.com/albums/q625/tuantkbbt/NSTngGiang.jpghttp://i1167.photobucket.com/albums/q625/tuantkbbt/LHuH.jpghttp://i1167.photobucket.com/albums/q625/tuantkbbt/NghsNamLcvoinhctrthpnin60.jpg
NS Trường Kỳ và NS Tùng Giang, NS Lê Hựu Hà (Một buổi trình diễn nhạc trẻ trong trường học)

Sự xuất hiện của các ban nhạc trẻ làm nổi đình nổi đám trong các đại nhạc hội như Đại nhạc hội Thảo Cầm Viên, Tabert, …
Khi Tổng thống Ngô Đình Diệm chấp chính, các phòng trà, quán bar, các hộp đêm đăng xinh đều bị cấm triệt. Sinh hoạt âm nhạc chỉ diễn ra dưới hình thức hát trên đài phát thanh Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, … và các đoàn văn nghệ phục vụ dân chúng, các buổi chiếu bóng lưu động, các đại nhạc hội ca nhạc, …
Giai đoạn này, nở rộ nhạc tiền chiến, nhạc quê hương, nhạc chống cộng do các ca, nhạc sĩ một số từ ngoài Bắc di cư vào Nam như nhạc sĩ Văn Phụng, Hoàng Trọng, Thẩm Oánh, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Phạm Duy, Phạm Đình chương, …các ca sĩ như Thái Thanh, Thái Hằng, Ban Hợp ca Thăng Long, Châu Hà, Kim Tước, Mai Hương, Tâm Vấn, Khánh Ngọc, …
Ở miền Nam, có các nhạc sĩ như Châu Kỳ, Y Vân, Hoàng Thi Thơ, Huỳnh Anh, Khánh Băng, Dương Thiệu Tước, Y Vũ, Thu Hồ, …Các ca sĩ như Hà Thanh, Quỳnh Giao, Mộc Lan, Trần Văn Trạch, …
Nhiều ca sĩ thường chỉ hát trên đài phát thanh, ít khi biểu diễn trước đám đông, do đó ngôn ngữ mà họ quan tâm thường là tiếng hát, không cần phải ngôn ngữ của cơ thể như nụ cười, ánh mắt, đôi tay, …
Một số ca nhạc sĩ đi biểu diễn phục vụ dân chúng do chính quyền tổ chức thì lối biểu diễn của họ thường nặng về lời hát ít đầu tư cho phong cách biểu diễn.
Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các phòng trà, hộp đêm, … được phép hoạt động thì phong trào ca nhạc như một dòng thác bị kềm hãm lâu ngày bây giờ được tháo gỡ.
Đó cũng là thời kỳ mà văn học, triết học Tây phương ảnh hưởng lớn đến các nước Châu Á nói chung và VN nói riêng.
Âm nhạc chịu chung số phận bị đà cuốn của lối sống mới mệnh danh là nouvelle vague, hippy choai choai. Các bài hát trữ tình, ca ngợi tình yêu của Tây phương được thâm nhập qua Việt Nam, được dịch ra lời Việt tạo thành phong trào gọi là nhạc trẻ.
Vậy nhạc trẻ VN là loại nhạc nước ngoài được dịch ra lời Việt và thường được ca sĩ Việt Nam hát theo phong cách mới bằng tiếng Anh hay Pháp và tiếng Việt.
Sau này nhạc trẻ đi một bước xa hơn nữa là các nhạc sĩ sáng tác nhạc theo phong cách nhạc nước ngoài. Ví dụ bài “Mặt trời đen” của nguyễn Trung Can hay bài “Hãy ngước mặt nhìn đời”, “Tôi muốn” của Lê Hựu Hà.
Nhắc đến nguồn gốc phong trào nhạc trẻ, không thể không nhắc đến các ban nhạc trẻ mà đa số thành viên đều xuất thân từ trường Tây, đó là các trường Marie Curie, Jean Jacque Rousseau, Tabert, Couvent des oiseaux, Yersin, …Do đó họ hội đủ điều kiện để sịnh hoạt trong giới nhạc trẻ (con nhà giàu, học giỏi, chịu chơi, …)
Những người có công trong phong trào nhạc trẻ, phải kể là Trường Kỳ, Nam Lộc, Kỳ Phát, Lê Hựu Hà, Đức Huy, Thanh Tuyền, Jo Marcel. …Các ban nhạc như Phượng Hoàng, The Dreamer’ s (anh em nhà Phạm Duy), tứ ca Bốn Phương, …
http://i1167.photobucket.com/albums/q625/tuantkbbt/TrngKTngGiangKPht.jpg
Một ban nhạc trẻ

Nói về Nhạc trẻ, không gì hay bằng, đầy đủ bằng các bài viết của “Học trò” mà tôi tìm đọc được trên trang web riêng của anh.
Nhân đây xin được cảm ơn anh.
Trở lại với tiếng hát của Thanh Lan.
Ngôn ngữ âm nhạc vẫn là sản phẩm của xã hội. Có đặt mình vào hoàn cảnh đất nước ta thời bấy giờ mới cảm nhận được sự kì diệu của những tiếng hát, như những phản ứng cụ thể của người VN nói chung và giới trẻ nói riêng trước vấn đề chiến tranh.
Mỗi tiếng hát biểu lộ một phản ứng khác nhau.
Thời kì nở rộ các hoạt động của phòng trà, quán nhạc cùng với sự phát triển cao điểm của các băng nhạc, qua băng cối rồi băng cassette, ta thấy một số các ca sĩ nổi tiếng được ái mộ trong giới sinh viên, học sinh, trí thức, giới yêu chuộng văn học nghệ thuật. Có thể kể một số ca sĩ như Duy Trác, Anh Ngọc, Sĩ Phú; nữ ca sĩ phải kể Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Lan. Và sau này, ta có thể kể thêm Sơn Ca, Bùi Thiện, Ngọc Minh, Elvis Phương, Tuấn Ngọc, …
Tôi mến mộ 4 ca sĩ nữ, Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Lan.
Mỗi tiếng hát thể hiện một phong cách, một sự truyền cảm độc đáo. Người nghe cảm nhận và có phản ứng khác nhau, không thể như nhau khi họ cùng thể hiện một bài hát.
Tiếng hát Thái Thanh là tiếng kêu cứu xé lòng của người mẹ trước “xác con lạnh giá”.
Tiếng hát Khánh Ly là tiếng nói của tuổi trẻ, tình yêu, thân phận VN trước vấn đề chiến tranh Việt Nam.
Và với Lệ Thu thì tiếng hát của nàng rất quý phái.
Qua tiếng hát Thanh Lan, chúng ta tìm gặp nỗi lòng của người con gái VN trong thời chiến. Sự lo âu, xao xuyến trước một tình yêu bấp bênh.
Khi Thanh Lan hát, ta cảm nhận một nỗi buồn bị mất mác, một hạnh phúc bị gãy đổ.
Một điều lạ, với một số ca sĩ (như 4 ca sĩ kể trên), thì cho dù khi hát những bài hát có lời lẽ giản dị, chất phác, mang phong cách ngôn ngữ bình dân, đại chúng, tôi vẫn cảm nhận bài hát đó không sến.
Như vậy ngôn ngữ âm nhạc có thể bị liệt vào loại sến có thể là do chất giọng của ca sĩ biểu diễn.
Ví dụ Chế Linh, Giang Tử, Duy Khánh thì không thể hát nhạc Trịnh Công Sơn hay Từ Công Phụng được. Người nghe, phần đông dị ứng. Nhưng với 4 ca sĩ trên thì họ hát rất hay.
Như vậy bài hát bản chất có tính cách chọn lựa người hát.
Qua bài hát “Làng tôi” của Chung Quân, TL biểu lộ sự nhớ nhung về một nơi chốn thanh bình, nay vì chiến tranh, nơi chốn ấy biết bao giờ gặp lại. Tiếng hát TL cho ta thấy một cái gì đó ngắn ngủi, hữu hạn, một nuối tiếc:
“Làng tôi có cây đa cao ngất tầng xanh, có sông sâu lơ lững vờn quanh, êm xuôi về Nam, Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau, bóng tre ru bên mấy hang cau, đồng quê mơ màng… Nhưng than ôi có một chiều thu lá thu rơi, có một chiều thu lá thu rơi, ôm súng nhìn quê tôi thầm mơ bóng ai về. Mơ trong bóng ai về. Quê tôi chìm chân trời mờ sương. Quê tôi là bao nguồn yêu thương. Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn, là bao vấn vương tâm hồn … người bốn phương”.
Trong chất giọng của nàng, có một cái gì đó pha trộn giữa trẻ con (voix d ’ enfant) và người lớn.
Với bài “Đừng bỏ em một mình” của Phạm Duy, TL làm ta đau lòng trước sự bấp bênh, hữu hạn của con người, giữa sống và chết, nổi bật nhất là trong thời chiến:
“Đừng bỏ em một mình. Đừng bỏ em một mình. Trời lạnh lắm, trời lạnh lắm sao đành bỏ em một mình?
Đừng bỏ em một mình! Đừng bỏ em một mình! đường về nghĩa trang mênh mông, đừng bỏ em…
Đừng bỏ em một mình 
đừng bỏ em một mình 
cùng một lũ cùng một lũ côn trùng rỉa rúc thân hình…”
Nội dung bài hát của Phạm Duy tràn ngập hư vô, qua tiếng hát của TL, ta bị choáng ngập bởi nỗi cô đơn trước hữu hạn của đời sống. Ta rùng mình. Đời sống có gì vĩnh cửu?
TL biểu lộ sự diễn xuất của mình qua bài “Anh không chết đâu em” của Trần Thiện Thanh. Ngôn ngữ âm nhạc của TL đẫm nước mắt khi nàng hát chung với Trần Thiện Thanh với những tiếng nấc nghẹn ngào trong lời đối thoại với người tình. Ngày ấy và bây giờ, nghe bài hát này tôi vẫn xúc động:
“Anh không chết đâu anh, người anh hùng mủ đỏ tên Đương. Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu. Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau. Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi. Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con. Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công. Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học, chuyện anh riêng anh riêng anh. Ôi đất mát trên đồi xanh tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh. Đâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh. Trong những tiếng reo hò kia lẻ loi tiếng súng anh nhiệm màu. Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh Không, anh? không, anh không chết đâu em. Anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua. Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ. Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân. Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh...”
Qua nhạc trẻ, ta thấy TL biểu lộ năng khiếu hát nhạc Pháp điêu luyện. Nghe TL hát nhạc Pháp thập niên 1960, tôi cảm nhận nàng hát không thua gì Silvie Vartan. Ví dụ bài “Après toi”, khi nàng cất cao : “Après toi” tôi cảm giác lâng lâng một nỗi đau, các vì sao đêm như run nhẹ theo tiếng hát của TL:
“…Après toi, Je ne pourrai plus vivre, non plus vivre. Qu'en souvenir de toi Après toi,J'aurai les yeux humides. Les mains vides, le cœur sans joie. Avec toi,J'avais appris à rire. Et mes rires ne viennent que par toi. Après toi je ne serai que l'ombre. De ton ombre
Après toi…”
Tuyệt vời nhất là khi TL chuyển tong, hát từ lời Pháp qua lời Việt, nàng gào lên đầy xúc cảm:
“…Đời hoang vắng, khi em xin đành mất anh, 
Em đành sống quanh bao nhiêu kỷ niệm long lanh. 
Quạnh hiu sống đôi tay trơ trọi trống không. 
Mỏi mòn mắt trong, trái tim âm thầm... 

Ngày tươi sáng khi đôi ta đầy luyến thương. 
Ta cười hát vang, ta ôm cuộc đời mênh mang... 
Tình đã chết nên em xin là bóng đêm. 
Đi tìm bóng anh dưới trăng thanh... 


Rồi cuộc đời, cuộc đời sẽ cuốn trôi 
Với tiếng khóc với tiếng vui, 
Cuộc đời ơi, cuộc đời đọa đày mà thôi...”
Ấn tượng nhất bài hát này là TL phát âm oa “oi” trong tiếng Pháp và phát âm chữ “thầm” trong lời Việt của Phạm Duy.
Quá hay!!
Nhắc lại những bài hát Pháp, lời Việt một thời Thanh Lan đã hát, tôi nhớ Diệu Ch, sau năm 1975, những buổi đi dạy học tại trường Hòa Phát, trên đường về, trời nắng vàng, nhẹ, có gió mát, chúng tôi đạp xe, nàng nhìn tôi, mĩm cười:
- Tuấn ơi! Dans le vent, dans le soleil.
Tôi xúc động nhìn Ch cười buồn, Ch làm tôi nhớ tiếng hát Thanh Lan, hồn nhiên, ướt đẫm nụ cười, nước mắt của tình yêu. Tôi nói nhỏ Ch vừa đủ nghe:
- Chúng ta đã mất tất cả rồi!

Tuấn Nguyễn
05-12-2012, 09:05 PM
TÌNH SẦU - TRỊNH CÔNG SƠN

http://i1167.photobucket.com/albums/q625/tuantkbbt/TCS.jpg

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho chúng ta những bản tình ca bất hủ.
Tình yêu trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn là tình buồn, là ý thức về nỗi đau, về một bờ bến xa cách.
Nhiều người vẫn than phiền, nhạc Trinh Công Sơn buồn quá. Nghe nhạc ông, ta cảm thấy phận người u ám, chán đời. Như nhà văn Nguyễn Đình Toàn nhận xét: Đó là những bản tình ca không hạnh phúc.
Có thể kể tên một loạt các bài hát của ông như Diễm xưa, Ướt mi, Biển nhớ, Ru em từng ngón xuân nồng, Còn tuổi nào cho em, Gọi tên 4 mùa, Hạ trắng, Nhìn những mùa thu đi, Ru ta ngậm ngùi, …nhiều, nhiều lắm.
Hầu hết các ca khúc của Trịnh Công Sơn đều mang tính triết lý. Chúng ta biết rằng, ông lãnh thụ một nền giáo dục Tây phương, và bằng những trực giác qua những kinh nghiệm đời sống đã tạo đà cho sáng tạo của ông, như có lần ông tâm sự, đại để, nhiều bạn trẻ vẫn tưởng rằng tôi sáng tác nhạc là nhờ năng khiếu, tài bẩm sinh. Thật ra, các ca khúc của tôi là cả một quá trình được chắt lọc qua giáo dục và rồi nhờ bằng trực giác, tôi đã viết nên. Ví dụ khi nhìn thấy hòn đá bên vệ đường, tôi viết: “Hòn đá lăn trên đồi, hòn đá rớt xuống cành mai, …”
Đó là sự cảm thụ về tính phi lý trong sự hiện hữu của con người qua thần thoại “Sisyphe” mà A. Camus đã mổ xẻ.
Và trong các ca khúc viết về tình yêu của ông, bao giờ cũng là tình yêu chia lìa, dang dở.
Tại sao?
Điều này dễ hiểu, thông thường tình yêu chia cách bao giờ cũng đẹp. Nó để lại cho ta những kỉ niệm khó quên. Như nhà thơ Hồ DZếnh đã từng nói: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Đời mất vui khi vẹn câu thề, Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đậu. Để ngàn năn dang dở mối tình xưa.”
Trong Như cánh vạc bay: “Từ lúc đưa em về, là biết xa nghìn trùng” hay trong Tình sầu: “Tình yêu như cơn bảo, đi qua địa cầu. Tình thắp cơn sầu, tình dìu qua hố sâu. Tình đày lên núi cao. Rồi trong cơn yêu dấu. Tình đày tình xa nhau”.
Như vậy đã rõ, chính trong cơn yêu dấu, TÌNH ĐÀY TÌNH XA NHAU!
Ngược lại, nếu tình yêu dẫn đến hôn nhân hoàn mỹ, thì cuộc sống đời thường sẽ không thể nào tránh khỏi những xung khắc mâu thuẩn trong gia đình. Như vậy thì phải chăng hôn nhân đã giết chết tình yêu? Nói cách khác, khi tình yêu chín muồi (tình yêu như trái chín), phát sinh khát vọng được hòa hợp thân xác mà đỉnh đích sau cùng là hôn nhân. Trịnh Công Sơn không nghĩ đến một viễn cảnh như thế. Ông mơ ước một thứ tình yêu vĩnh cửu, vượt ra ngoài những hệ lụy đời thường. Ẩn số đã được tìm thấy, tình yêu chỉ hiện hữu trong anh khi anh không còn em. Nói cách khác, những người tình hạnh phúc là những người tình không bao giờ hạnh phúc!!!.
Quan điểm này ảnh hưởng bởi tư tưởng của triết gia người Đan Mạch, Kierkegaard: ông yêu nàng Régine Olsen kinh khủng, nhưng sắp đến ngày thành hôn, Kierkegard trả lại nhẫn cưới. Chàng đã từ hôn. Và để Régine Olsen chóng quên chàng, Kierkegard tự bôi xấu hình ảnh của mình trước mắt nàng, để nàng phải là người chủ động bỏ chàng. Sau này trong nhật kí chàng tâm sự: "Tôi không bao giờ nghĩ tới giây phút người yêu của tôi lại trở thành người vợ". Những ngày tháng sau khi đã xa hẳn Régine Olsen, Kierkegard đau khổ đến tuyệt vọng. Và trong cơn tuyệt vọng, Kierkegard thú nhận mình đã trực giác được Thượng đế. Sau này khi qua đời (1904), Kierkegaard đã chỉ định nàng Régine Olsen (lúc đó đã 84 tuổi) như người thừa hưởng toàn gia tài của chàng. Đây là một sự trao tặng có tính cách tinh thần hơn là vật chất.
Đối với Kierkegaard, việc cắt đứt cuộc đính hôn không phải là một kết thúc nhưng là một khởi đầu. Từ nay đời chàng sẽ đeo đuổi trong sự đối thoại với Régine.
Mặt khác, chính chiến tranh VN đã góp phần làm nên vóc dáng những ca khúc về tình yêu của Trịnh công Sơn. Đó là sự bấp bênh của đời sống. Sự sống và nỗi chết chỉ là trong gang tấc. Vừa gặp nhau đó, còn cười nói vui vẻ, hạnh phúc, bỗng nhiên nghe tin ai đó đã chết vì bom đạn, vì pháo kích, vì bị giựt mìn, …
Trên đây là những điểm chính yếu mà tôi muốn nhấn mạnh về những bản tình ca của Trịnh Công Sơn.
Bây giờ bạn cùng tôi, chúng ta tìm hiểu về nghệ thuật xử dụng ngôn ngữ tạo hình ảnh qua bài “Tình sầu”.

TÌNH SẦU
1.Tình yêu như trái phá. Con tim mù loà. Một mai thức dậy. Chợt hồn như ngất ngây. Chợt buồn trong mắt nai. Rồi tình vui trong mắt. Rồi tình mềm trong tay.
2.Tình yêu như vết cháy. Trên da thịt người. Tình xa như trời. Tình gần như khói mây. Tình trầm như bóng cây. Tình reo vui như nắng. Tình buồn làm cơn say.
3.Cuộc tình lên cao vút. Như chim mỏi cánh rồi. Như chim xa lìa bầy. Như chim xa lìa trời. Như chim bỏ đường bay.
4.Tình yêu như trái chín. Trên cây rụng rời. Một mai thức dậy. Chuyện trò với lá cây. Rồi buồn như lá bay. Một giòng sông nước cuốn. Một cuộc tình không may.
5.Tình yêu như thương áo. Quen hơi ngọt ngào. Rời nhau hôm nào. Hồn mình như vá khâu. Buồn mình như lũng sâu. Rồi tình trong im tiếng. Rồi tình ngoài hư hao.
6. Tình yêu như nỗi chết. Cơn đau thật dài. Tình khâu môi cười. Hình hài xưa đã thay. Mặn nồng xưa cũng phai. Tình chia nhau gian dối. Tình đày tình đôi nơi.
7.Tình yêu như cơn bão. Đi qua địa cầu. Tình thắp cơn sầu. Tình dìu qua hố sâu. Tình vời lên núi cao. Rồi trong cơn yêu dấu. Tình đày tình xa nhau

Nhiều người đã nói (và bây giờ ta vẫn nhắc lại) là không ai qua mặt được Trịnh Công Sơn về nghệ thuật xử dụng chữ trong ca từ mà có người gọi ông là người phù thủy của ngôn ngữ tạo hình ảnh. Cố nhạc sĩ Văn Cao gọi Trịnh Công Sơn là người viết nhạc dễ dàng như rút chữ từ trong túi áo.Trong bài “Tình sầu”, Trịnh Công Sơn đã cụ thể hóa tình yêu bằng các đồ vật, sự vật, các hiện tượng mà qua ngủ quan nhận biết, đó là gì: là trái phá, vết cháy trên da thịt, là trái chín rụng, là áo người tình, là bầu trời, là khói mây, là bóng cây, là reo vui trong nắng, là cơn mưa, là cánh chim bay cao vút, là cơn bảo, …Như vậy, Trịnh đã biến một sự kiện tâm lý thành một sự kiện vật lý, phóng hiện tượng nội giới ra ngoại giới. Ai cũng có thể cảm nhận được, biết được, đau với nỗi đau của chủ thể. Thành công của Trịnh phải chăng là nối được mối tương thông giữa chủ thể và tha thể mà vấn đề lớn của triết học đã đặt ra là con người có cảm thông?
Khi viết: Tình yêu như trái phá, ta cảm nhận được sức công phá của tình yêu. Nếu trái phá làm cho ta mù mắt thì tình yêu làm cho ta mù lòa. Ta ngu muội trong tình yêu, chẳng tài nào chọn được con đường nào là đường ta đi, khỏi lạc lối, …
“Một mai thức dậy, chuyện trò với lá cây”, chuyện trò với lá cây hay chuyện trò với cái tôi đã được nội giới hóa ngoại giới? Ở đây nỗi cô đơn dàn trải, và cỏ cây, hoa, lá, vũ trụ ơi! xin hãy cùng tôi chuyện trò, xin hãy nói về người.
Ý thức về tình yêu là ý thức về sự xao xuyến, về sự mong manh của cuộc tình. Nó được đánh dấu bằng tâm trạng biến chuyển của chủ thể”: hồn ngất ngây, buồn trong mắt nai và những khoảnh khắc của hạnh phúc: Rồi tình vui trong mắt, rồi tình mềm trong tay.
Một hình ảnh khác: Tình yêu như vết cháy trên da thịt mềm. Ta cảm nhận ngay được nỗi đau mà người tình để lại cho ta, nỗi đau dày vò không phải nhất thời mà kéo dài, mãi mãi, …
Đặc tính tình yêu của Trịnh làm ta không thể nào không chiêm nghiệm: Tình xa như trời. Tình gần như khói mây. Tình trầm như bóng cây, ...hay "cuộc tình lên cao vút, như chim mỏi cánh rồi, như chim xa lìa bầy, như chim xa lìa trời, như chim bỏ đường bay".
Cách xử dụng ngôn ngữ của ông đạt đến chỗ tuyệt đối điều mà ông muốn diễn tả: “tình xa như trời”, “xa” so sánh với “trời”. “Tình gần như khói mây” : “gần” so sánh với “khói mây”. Cũng vậy, các thuộc từ trầm, buồn, reo vui nhấn mạnh sự biến chuyển của tâm trạng những người đang yêu làm ta như cảm nhận được, chia sẻ được hòa nhập với chủ thể.
Hình ảnh ấn tượng nhất trong bài là giai điệu cao vút cùng với ngôn ngữ xử dụng ôm lấy nốt nhạc khi ông hình ảnh hóa cuộc tình, "cuộc tình lên cao vút" với hình ảnh chim bay, bay cao, bay hoài đến mỏi cánh, đến bỏ bầy, bỏ đường bay. Chủ ngữ "chim" lập lại như một dấu ấn, ghi lại biến cố liên tục của cuộc tình.
Tình yêu đến thời kỳ sung mãn như trái đã chín, nhưng rồi cũng đến lúc rụng. Hãy cho anh nói lời chào buồn ơi, bây giờ chỉ còn:
"Một mai thức dậy,
Chuyện trò với lá cây.
Rồi buồn như lá bay.
Một dòng sông nước cuốn.
Một cuộc tình không may".
Tình yêu cho ta tập quán, sự nghiện ngập, từ hơi thở, từ mùi hương quen thuộc:
"Tình yêu như thương áo quen hơi ngọt ngào"
để rồi khi cuộc tình đã ra đi để lại ông với :
“Hồn mình như vá khâu, tình mình như lủng sâu”
Quá tuyệt diệu! Trịnh đã cụ thể hóa hồn mình bằng tấm áo và nỗi đau của tâm hồn chẳng khác gì tấm áo bị vá khâu. Tình yêu của mình chẳng khác nào bị lủng sâu!!!
Hãy nói lời vĩnh biệt tình yêu, tình yêu bây giờ như nỗi chết, để lại cho anh cơn đau thật dài. Tất cả đều mất hết. Bây giờ còn chăng chỉ là “Tình khâu môi cười. Hình hài xưa đã thay. Mặn nồng xưa cũng phai. Tình chia nhau gian dối. Tình đày tình đôi nơi.”
Và hình ảnh cuối cùng là một lời nhắn gửi:“Tình yêu như cơn bảo, đi qua địa cầu. Tình thắp cơn sầu, tình dìu qua hố sâu. Tình đày lên núi cao. Rồi trong cơn yêu dấu. Tình đày tình xa nhau”
Nghệ thuật tạo hình của tác giả đã đạt đỉnh cao khi ông xử dụng các động từ: Khâu : "khâu môi cười", Thắp: "Thắp cơn sầu", Dìu: "dìu qua hố sâu", Đày: "đày lên núi cao", "đày tình xa nhau", ...
Tất cả, tất cả những hình ảnh ôm xoáy lấy nhau… tô đậm nét rực rở của người yêu nay đã không còn.
Phải chăng do từ một bi kịch: Tình yêu là một thất bại?!


Tôi xin mượn quan điểm của Phạm Công Thiện để chốt lại bài viết về “Tình sầu” của Trịnh Công Sơn.
“ Viết về thơ, theo như Phạm Công Thiện không phải là phê bình xếp loại mà phải là ca tụng khen ngợi thơ. Ông khẳng định ”Nói đến Thơ không khác gì nói đến Thượng Đế. Phê bình Thơ là làm việc phạm thánh là blasphème.
Những thi sĩ không phải là loài người họ là những Thiên Thần, những thánh hoặc những quỉ ma. Nếu ta không chấp nhận họ được thì ta phải im lặng; còn nếu chấp nhận họ thì ta phải ca tụng cho hết lời. Ta không được quyền có thái độ của học giả hoặc giáo sư hoặc nhà phê bình. Phải giết hết những nhà phê bình để cho Keats sống, để cho Chatterton đừng chết lúc mới 18 tuổi xanh.
Anh không thể cảm thơ của người ta thì anh hãy im lặng; còn nếu cảm được thì anh hãy thiết tha ca ngợi, đừng e dè giữ gìn gì cả. Không nên có những nhà phê bình thơ mà chỉ nên có những kẻ ca tụng thơ. Thơ là của riêng từng người; không có ai làm thầy ai cả. Phê bình văn nghệ ư? Buồn lắm…” (Phạm Mạnh Trinh)
Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài hoa và hơn thế nữa, ca từ của ông còn là ngôn ngữ thơ. Các ca khúc của ông, có một sự giao thoa mật thiết giữa nhạc và thơ. Có người đã đặt vấn đề, có hay không một Trịnh Công Sơn thi sĩ?
Đọc lại những gì tôi đã viết về “Tình sầu”, tôi tự hỏi, mình đã phân tích hết những cái hay của bản nhạc?
- Không, tôi đã thất bại! ngôn ngữ có những giới hạn của nó. Nghe nhạc của Trịnh, tốt nhất anh hãy để lòng mình thanh thản và cảm nhận!

Tuấn Nguyễn
05-23-2012, 11:54 PM
TIẾN NHANH TIẾN MẠNH

Đã qua rồi thời kỳ bao cấp mà mỗi cá nhân, mỗi chủ thể trở thành những sinh vật nô lệ vật chất. Đó cũng là tham vọng của một học thuyết đã bị đào thải muốn biến con người thành những đơn vị đồng đều để tiến đến một xã hội đại đồng, một thiên đường trong thế giới loài người.
Khi ngồi trước computer để gõ những dòng này, tôi không nghĩ rằng hôm nay tôi lại có thể đứng ở góc độ này để nhìn lại một thời kỳ của những năm tháng miền Nam VN sống trong XNCN, suốt ngày chỉ biết lo miếng ăn, thức uống, suốt ngày cầm sổ mua hàng, đi thật sớm để xếp hàng, chờ mua 13 kg gạo, mấy lon sửa, mấy cục xà phòng, …
Đường phố lúc bấy giờ vắng ngắt, chỉ có mấy chiếc xe đạp là được nâng niu. Các quán xá, nhà hàng đều đóng cửa im lìm…
Thèm một cốc cà phê, thèm nghe một bản nhạc, biết tìm đâu ra những thứ xa xĩ phẩm ấy, biểu trưng cho nếp sống « tiểu tư sản ».
Thôi thì đi uống cà phê « chui », nghe nhạc « chui » !
Ngày nay, Xã hội VN đã nhảy vọt, bước một bước quá đà. Từ một thái cực này chuyển sang một thái cực khác.
VN hiện nay tiến đến một sự cực thịnh gây sốc :

Xài điện thoại di động sang nhất.
Đi xe hơi xịn nhất.
Nhà cao ốc nhiều tầng nhất, ngang hàng với các nước tiên tiến.
Nhà biệt thự triệu đô.
Tổ chức thi hoa hậu nhiều nhất
Mỹ có Americans ido, ta có VN ido !
Mỹ có Bước nhảy hoàn vũ, ta cũng có !
Mà lại còn ngon lành hơn nữa đó chứ. Mỹ làm gì có mấy em chân dài như ta mà lại ăn mặc thoải mái, hở rốn, hở ngực, hở bụng, hở lung tung. Cho dù có đi nữa cũng không thơm như múi mít của ta. Gái VN đẹp lắm mà lị !
Có người xài cây viết để kí nửa tỉ đồng VN, có máy bay riêng để dùng, tổ chức đám cưới 51 tỉ, …
Bên cạnh đó, VN cũng vượt qua nhiều vụ tai tiếng lẩy lừng khắp bốn bể năm châu, hách xì xằng ra phết. Chẳng hạn « vụ Đại lộ Đông Tây », vụ « Vinashine », « Vinaline », vụ Đào Văn Vươn, vụ đất Hưng Yên, …
Và đặc biệt vụ « 26 triệu đô la Mỹ biến thành một đống sắt vụn », ta cũng đang tìm hiểu …!
Còn chuyện ly cà phê ?
Tha hồ uống nhé ! Từ ly cà phê 7000 đồng ở vĩa hè, quán cốc, đến ly cà phê 20.000 đồng ở vườn để rồi ly cà phê yểu điệu thục nữ tại các quán của mấy ông chủ đại gia, gọi là « high coffee » trên các nhà hàng cao ốc, cửa kính nhìn ra sông, máy điều hòa mát rượi, người dẹp lượn qua, lượn lại. Giá cũng nhẹ nhàng thôi 100.000 đồng VN, tính ra có 5 đô la Mỹ, so với thu nhập của mấy anh chẳng đáng là bao, chỉ là hạt cát trên sa mạc !
Vấn đề âm nhạc ?
Ôi ! thua gì mấy nước tư bản. VN bây giờ tha hồ thưởng thức âm nhạc. Chỉ sợ mấy đ/c mãi lo chạy affaire hay đi theo với mấy em bồ nhí thôi !
Nhạc nền tại các quán cà phê thì tha hồ. Nhạc gì cũng có : Từ Trịnh Công Sơn đến Phạm Duy, từ Vũ Thành An đến Lê Uyên và Phương, từ Từ Công Phụng đến …hùm bà lằng, muốn nhạc gì cũng có, kể cả nhạc lính của mấy "thằng ngụy tặc" tất tần tật, hiện đại, cổ điển, tiền chiến, hậu chiến, …
Còn các live show ư ?
Tha hồ ! Chỉ sợ các đ/c, các anh em la lên là sao nhiều thế !
Không có đất nước nào tự do nghe nhạc, tổ chức sự kiện âm nhạc như VN ta bấy giờ. Mấy ca sĩ phản động một thời bỏ VN ra nước ngoài, bây giờ ta còn cho phép về ca hát, có ca sĩ đăng kí ở luôn VN, không về bên ấy nữa, tha hồ cho những người muốn nghe lại tiếng hát một thời!
Cho dù là tiếng hát đã bị rè, nghe như sắp chết đến nơi, cụ thể : E. Ph, Đức H, T. Ngọc, G. Linh, D. Q, …
Hãy nhìn xem ! Thúy Nga Paris by night. Đó là một đơn vị tổ chức các show âm nhạc tập trung các ca sĩ phản động, các bài hát chướng tai gai mắt mà ta còn cho phép về VN trình diễn thì còn nói làm gì nữa !
Trường hợp ca sĩ Chế Linh là một điển hình ! Ca sĩ này trước 75, chuyên hát nhạc lính, nhạc vàng, loại nhạc mà nghe xong là ta chỉ muốn trùm chăn ngủ, hủy diệt mọi ý chí chiến đấu, hủy diệt mọi ý chí lao động. Giọng của ca sĩ này nghe rền rền như ta ăn tô cháo bị khê :
« Đêm đêm ngửi mùi hôi, mùi hôi thúi từ nàng, … »
Ôi ! vậy mà nhóm Thúy Nga đã đưa về trở lại VN hát, ta cũng chấp thuận, tự do mà lại, ai đi cấm món ăn tinh thần bao giờ.
Vé bán mỗi người đi xem cho đêm diễn có 3 triệu đồng VN, quá bèo !
- 150 đô la chứ mấy !
Do đó thiên hạ đạp nhau đi mua vé, suýt gây ra sự cố !
Mà đất nước VN ta sao bây giờ lại có hiện tượng sùng mộ giọng ca sến như vậy ? Không lý mọi người đều sến hết hay sao ?
Ôi ! Sến muôn năm !
Tự do thì quá nhiều nhưng chỉ xin nhắn nhủ một điều :
- Đừng có nói lung tung !

Tuấn Nguyễn
01-30-2013, 06:58 PM
NGƯỜI NHẠC SĨ ẤY

http://i1167.photobucket.com/albums/q625/tuantkbbt/Ph1EA1mDuy_zpsd80caab8.jpg

Cuối năm, tháng chạp, trời lạnh như cắt, tôi gài vội áo ấm đang mặc, mắt chợt lướt đọc trên VN Express: Nhạc sĩ Phạm Duy đã qua đời!
Nhạc sĩ Phạm Duy đã từ bỏ chúng ta, ở tuổi 92, hôm ấy là ngày 27 tháng giếng năm 2013. Trước đó, người con trai của ông, ca sĩ Phạm Duy Quang cũng qua đời tại mỹ, ở tuổi 62 vì bệnh ung thư.
Cái chết của ông là một mất mát lớn cho âm nhạc Việt Nam, một cái tang cho giới làm nghệ thuật nói chung và ca, nhạc sĩ nói riêng.
Âm nhạc của ông, những bài hát của ông đã ảnh hưởng sâu đậm cho từng thế hệ Việt Nam, thời tiền chiến, hậu chiến, chiến tranh Việt Nam và cả những lớp người sinh sau đẻ muộn trong bối cảnh hậu 1975.
Có thể ghi nhận rằng Việt Nam chúng ta vinh hạnh vì có 2 nhạc sĩ mà tác phẩm của họ là những tặng phẩm quý báu dâng tặng cho đời: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc sĩ phạm Duy.
Mỗi người nhạc sĩ có một vóc dáng riêng, một thế đứng riêng trong lòng người Việt Nam
Cả hai nhạc sĩ đều đã đã thong dong vui chơi trong trong chốn vĩnh hằng.
Đối với cá nhân tôi, tôi đã từng ngưỡng mộ Phạm Duy và xem ông như là một Thần tượng.
Tôi không quen biết ông, chưa bao giờ trực tiếp thấy ông bằng xương bằng thịt. Năm 1973, ông có lần theo một người Mỹ về Đà Nẵng để hát tâm ca, tục ca. Hôm ấy, tôi bận dạy học tại Hòa Vang nên không có cơ hội trực tiếp thấy ông. Sau này nghe kể lại, ông bị học sinh Trường Phan Châu Trinh và trường nữ trung học Đà Nẵng ném trứng thối vào mặt để phản đối chuyến lưu diễn của ông!
Gạt qua một bên thái độ chính trị, tôi ngưỡng mộ ông vì nhạc của ông quá hay, quá tuyệt vời.
Bản thân tôi là người dốt đặc về âm nhạc, nhưng lại mê nghe nhạc, rất cảm xúc với từng giai điệu và ca từ trong những bài hát của ông.
Từ đó tôi xem ông như là một thần tượng.
Khi đã thần tượng hóa một cá nhân nào đó thì tất cả những gì thuộc về người đó đều tốt đẹp và đáng kính phục. Sự thất vọng nếu có xảy đến với ta khi ta khám phá ra những điều mà từ lâu mình trân trọng thì ra là quá tồi tệ, không xứng đáng. Phải vậy không bạn? Từ đó mính cảm giác như mình bị phản bội và sinh ra mình tự giận lấy mình:
- Răng mà ta ngu như rứa?
Phạm Duy đã làm tôi cảm giác mình bị “hố”!
Và bây giờ tôi lại tự đặt ra vấn đề cho chính mình: Thì ra ông ta vẫn là con người, vẫn bị lôi cuốn vào vật chất, vào sự cầu an cho bản thân.
Tôi nói những điều này vì ngoài con người Phạm Duy là một nhạc sĩ tài hoa, thì còn nhiều Phạm Duy khác: Phạm Duy – Chủ nghĩa cơ hội, Phạm Duy – hiếu sắc, hiếu dục, Phạm duy, …
Mới đây trên BBC, NS Phạm Duy tuyên bố: "Tôi về VN là vì tôi yêu nước". Câu này biểu lộ sự gắn bó của nhạc sĩ với quê hương nhưng có người nghi ngờ câu nói này chỉ là một mỹ từ quá đẹp nhằm đề cao mình.
Bởi vì nghĩ lại tôi thấy hình như ông NS nổi tiếng này đã đi qua những thăng trầm của Lịch sử:
1. Ông đi theo Việt minh rồi ông bỏ Việt Minh.
2. Ông đi theo Quốc gia, đến khi Quốc gia mất ông đi theo những người Quốc gia gọi là đi tỵ nạn và theo Mỹ. Nhưng sau đó thấy không ra gì, ông bỏ Mỹ, bỏ lý tưởng quốc gia rồi về lại Việt Nam, núp bóng dưới “Mặt trời chân lý, rất đậm hương và đầy tiếng yêu thương”!!!
Tôi cứ loay hoay mãi, không biết ông có phải là người yêu nước không hay đây chỉ là một hành động “cơ hội chủ nghĩa”, tìm chốn an thân.
Trên VOA tiếng Việt, nhà thơ Cung Trầm Tưởng kể lại rằng trong một lần đến chơi nhà, ông tâm sự là muốn về để chết trên quê hương!
Dù sao thì ước muốn của nhạc sĩ theo tôi là rất hợp lý và rất “cội nguồn”.
Nhưng khi ông dùng cụm từ “là vì yêu nước” thì quả thật cường điệu quá!
Nhất là xét về “lý tưởng sĩ phu” qua hành động mà nhạc sĩ Phạm Duy gọi là yêu nước.
Tôi ngưỡng mộ nhạc sĩ Phạm Duy. Ông là người có tài hiếm có. Nhưng tài phải đi với đức. Nhạc sĩ Phạm Duy làm cho tôi bị hụt hẩng!!!
Nói như vậy không có nghĩa là tôi không yêu nhạc của ông. Phải nói là tôi mê nhạc của ông.
Bài viết sau đây như là một kỉ niệm, và nhân đây cũng là một chút tấm lòng trân trọng với người đã yên giấc ngàn thu.
Kính cầu mong linh hồn ông lên cõi Niết Bàn!

NGƯỜI RONG CA DỪNG CHÂN QUÁN BÊN ĐƯỜNG

Kể từ những năm tháng tuổi thơ, những ngày xa xưa còn bé dại ấy, nhạc Phạm Duy đã tác động mạnh đến tâm hồn tôi, ảnh hưởng đến tình cảm, đạo đức, cách nhìn của tôi đối với tha nhân với xã hội,
Ngày xưa ấy, xa lắm rồi, tôi sống với những chuỗi ngày hồn nhiên, hạnh phúc cùng với cha tôi, các anh chị tôi.
Không gian vây quanh tôi là căn phòng lồi, hẹp, những bức tường vôi màu vàng ố, những cái ghế dựa gỗ kiền kiền màu nâu sẫm, cái divan gỗ màu cánh dán tối sẫm, cái bàn bureau, cái kệ sách không biết bao nhiêu là sách, tạp chí.
Ở nhà dưới, là xưởng làm gồm nhiều thợ và học trò. Cha tôi thường điều hành đám thợ, ít khi lên nhà trên. Những tiếng động chát chúa của búa đập, tiếng gò tôn ào ào làm cho tôi sợ hãi sinh hoạt ấy.
Tôi sống trong thế giới của tôi: sách báo, những cuốn truyện, những bản nhạc do nhà xuất bản Tinh hoa ấn hành, …
Tôi nhớ rất rõ, dạo ấy tôi thường cầm một tập nhạc nghêu ngao hát mỗi khi rỗi, hát say mê thích thú, đó là tập nhạc “Con đường cái quan” của Phạm Duy:
“Hởi anh đi trên đường cái quan, dừng chân đứng lại, dừng chân đứng lại cho em đây than đôi lời…”
Ngày ấy, tôi ít quan tâm cá nhân người nhạc sĩ, thân thế, sự nghiệp, hoạt động chính trị, …tôi còn quá bé. Tôi chỉ nghe hát và thích thì hát và hình như tôi nhớ không nhầm thì nhạc Phạm Duy thấm đẫm vào hồn tôi sớm nhất, từ thuở ấy.
Tôi nhớ nhà tôi có một chiếc máy quay đĩa, mỗi lần muốn nghe đĩa là phải quay nhiều vòng như là lên giây cót cho chiếc đồng hồ vậy, và phải có kim để bỏ vào đầu để chạy đĩa nhựa. Máy này cha tôi mua từ thời Pháp thuộc. Tôi nhớ có một bài hát tôi nghe hoài không biết chán, đó là bài “Gánh lúa” mà nhịp điệu câu hát làm tôi hình dung ra được người đang gánh lúa trên đôi dóng của họ, bước đi nhịp nhàng, tiếng kêu kiu kịt:
“Gánh gánh gánh, gánh thóc về, gánh thóc về, gánh về, gánh về, gánh về, …”
Dạo đó, tôi đâu biết là bài hát ấy (gánh lúa) là của Phạm Duy.
Sau này lớn lên một tí, tôi say mê những bài hát của ông. Mỗi bài hát, mỗi giai điệu làm tôi choáng ngợp. Các dân ca Nam bộ, các bài hát quan họ đều được Phạm Duy soạn lại theo ca khúc tân nhạc làm ta gần gũi, hòa nhập với đời sống người nông dân nhiều hơn. Như bài “Em bé chăn trâu”:
“Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ. Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau và miệng hát ngêu nga. Vui thú không quên học đâu. Nằm đầu non gió mát, cất tiếng ca tiếng lúa đang reo, em đánh vần thật mau…”
Hoặc bài “Ru con”:
“Đêm khuya trăng tàn, mẹ ru con ngủ, à à ơi! À à ơi! ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười, ru con mẹ tưởng như đời nở hoa. À à ơi, à à ơi, sương nắng miền xa, con ơi cha con sương nắng miền xa, mong sao con trẻ quê nhà được vui. À à ơi, à à ơi ! ...mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời giặc cướp có thương dân mình, à à ơi, à à ơi, ... »
Một bài hát rất lâu lắm rồi tôi đã nghe ngày xưa một ca sĩ nào đó hát, nhưng mới đây nghe Quỳnh Giao hát lại tôi ngẩn ngơ, lời bài hát mở đầu bằng tiếng kêu êm ái “chiều ơi!”, tôi nghe như gọi tên một người nào thân quen lắm, đã xa tôi ngàn dặm và lâu lắm rồi, rất thân thiết, rất ngọt ngào:
“Chiều ơi ! Lúc chiều về rợp bóng nương khoai. Trâu bò về rục mõ xa xôi, ơi chiều. Chiều ơi ! Áo chàm về quảy lúa trên vai. In hình vào sườn núi chơi vơi, ới chiều. Chiều ơi ! Lúc chiều về là lúc yên vui, qua đường mòn ngửi lúa thơm ngơi, ới chiều Chiều ới ! Chiều ơi ! Chiều ơi !”
Tiếng kêu “chiều ơi!” tôi nghe như lời gọi tha thiết dịu dàng. Thiên nhiên, buổi chiều hòa nhập với con người. Phải chăng đó là thân, là xác, là người nông dân, là hạt lúa của Việt Nam thân yêu? Giọng hát của Quỳnh Giao nhẹ nhàng, trong rõ và đôn hậu như một hơi thở. Tôi chìm đắm, ngẩn ngơ như một kẻ bị hớp hồn bởi ánh mắt của người yêu.
Phạm Duy viết nhạc như một ngôn ngữ nói bình thường, phát biểu thái độ, cảm nghĩ của chủ thể trước cuộc đời. Người nghệ sĩ phải chấp nhận dấn thân (engagement) để làm đẹp cuộc đời, nhưng dấn thân với thái độ vô vụ lợi, không dính líu (détachement), không màng công danh, không tham vọng chính trị. Đó là một người rong ca. Đi ngao du sơn thủy, mượn lời ca điệu nhạc để gởi gắm tâm sự, thái độ của mình trước cuộc đời. Ngôn ngữ âm nhạc ở đây là ngôn ngữ gần nhất với đại chúng, với con người. Đó cũng là một loại đồng dao với mong ước quyền lực lắng nghe. Phải chăng đó là thái độ minh triết, yêu nước, yêu quê hương:
“Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi ! Tiếng ru muôn đời. Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui. Khóc cười theo mệnh nước nỗi trôi, nước ơi. Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi. Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi …”
Và người nghệ sĩ ấy đã dấn thân, nhập cuộc. Trong tập “Con đường cái quan” ta thấy bìa 1 trình bày chân dung người nhạc sĩ (hay người rong ca), cây đàn guitare trên vai, đôi giày hả mõ đang đi trên đường. Người nghệ sĩ ấy đã nhập cuộc, đã tham gia kháng chiến trong đội văn công. Thế nhưng nhạc sĩ họ Phạm một lúc nào đó đã ngộ ra, đã phản tỉnh, đã nhận diện được cuộc đời. Và ông lại lên đường đi tiếp, từ Bắc vô Nam. Dấu chân đã mõi, đôi giày đã sờn rách, người nghệ sĩ tạm dừng chân “Quán bên đường”: Phút giây gặp gỡ. Quá khứ tái hiện:
“Ngày xưa, ngày xửa, ngày xưa. Chiều mơ, chiều nắng đẹp tươi, màu tươi. Hai đứa, mình còn trẻ thơ, rủ nhau ngồi ngưỡng cửa chơi, thần tiên. À a ha nhớ, nhớ em còn mái tóc bánh bèo. À ha a nhớ, nhớ má chưa hồng ra nét vì em nghèo. Đầu anh, đầu anh còn húi trọc, còn húi trọc, khét nắng hôi trâu thèm đi học, thèm đi học. Em cầm một củ khoai, ghé răng cạp vỏ rơi, xong rồi mình chia đôi, khoai sùng này lượm mót, sao ngọt lại ngọt ghê.”
Đó là thiên đường ngọc ngà. Phạm Duy đẩy nét nhạc dâng lên cao độ thể hiện sự cảm xúc khi hình ảnh quá khứ ngập tràn bằng một cung điệu cao vút: “À ha a nhớ, nhớ…”.
Tôi nghĩ không ai có thể lồng nét nhạc hay như ông trong khoảnh khắc này: “À ha a nhớ…” Đây là một loại ngôn ngữ âm nhạc diển tả sự hồi sinh của tình yêu, của kỉ niệm như một cảm xúc, quay quắt đến điên cuồng.
Và hiện tại?
“…Giờ đây kỉ niệm ngày xưa, giờ đây cảnh cũ chìm xa, mù khơi. Gặp nhau một chiều lạnh mưa, nhìn nhau, quần áo bảnh bao, mừng sao”
Không còn biên giới giữa ngôn ngữ nhạc và ngôn ngữ nói nữa mà là sự cuống quýt mừng mừng tủi tủi giữa hai tâm hồn cô đơn gặp lại nhau trong một chiều mưa lạnh giá, với cảnh sống nghiệt ngã đau lòng:
“Nhìn em còn xinh còn tươi. Đời em tưởng đâu là vui. Nhà em phải chăng là đây? Dè đâu chẳng may là quán, em bèo hình hài đem bán ... Rồi em hỏi anh làm chi? Cầm bút để viết ngày đêm. Viết gì? Đời thôi phải nói là thơm, ngòi bút là chiếc cần câu miếng cơm”.
Phút buồn vui hạnh ngộ, từ lâu người yêu chỉ là chiếc bóng trên bước đường giong ruỗi. Phút giây này, mặt đối mặt, những cuống quýt thăm hỏi về nhau. Sự thật đau lòng.
“Em hỏi nghệ thuật là chi? – Là đui, là điếc, là câm người ơi!”
Nghệ thuật là đui, là điếc, là câm.
Tiếng hát của ca sĩ Thái Thanh một hôm nào tôi nghe như lời kêu than trong tuyệt vọng, như lời tự thú của người nghệ sĩ một thời miệt mài hoạt động cho lý tưởng.
Nhưng lý tưởng là gì ? Phải chăng là những con đom đóm mà một thời tuổi trẻ mộng mơ đuổi bắt trong đêm tối cho kỳ được. Nhưng khi đã bắt được rồi thì chỉ là những con sâu bọ ghê sợ!
Người nghệ sĩ muốn gởi cho chúng ta một thông điệp, yếu tính của nghệ thuật là sự tự do. Không có tự do thì nghệ thuật chỉ là sự què quặc.
Năm 1984, Ông Nguyễn Văn Linh, TBT của đảng CSVN tuyên bố: “Các văn nghệ sĩ đã được cởi trói”.
Tạp chí Sông Hương mở các cuộc hội thảo xoay quanh vấn đề con người nhìn từ góc độ một chiều hay đa chiều?
Bắt nguồn từ những bức xúc, họa sĩ Bửu Chỉ phân tích nghệ thuật trong hội họa với yếu tính tự do, anh nói:
"...Khởi đi từ nhận thức rằng: nghệ thuật chỉ có trong tự do, nên làm nghệ thuật đó là công việc của cá thể. Vì vậy đòi hỏi sự trung thực và dũng cảm ở người sáng tạo ...” (Bửu Chỉ: Bằng chính tôi, tôi đến với cuộc đời – Tạp chí Sông Hương, Xuân Mậu thìn năm 1988).
Như vậy với quyền lực, nghệ thuật phải bị điều khiển. Thân phận nghệ thuật chỉ là một sự tàn tật : Đui, điếc, câm.
Và người làm nghệ thuật chấp nhận số phận nghiệt ngã như một định mệnh :
« Nhìn nhau lặng lẽ nhìn nhau. Nào có ai đánh mà sao lòng đau.
Không có bi kịch nào đớn đau bằng sự khô cằn tình cảm, đó là sự phá sản của con người. Sự xuống dốc của niềm tin. Chủ thể, tha thể chỉ còn là vật thể trơ lỳ:
« Cười ư ? Anh đã vùi quên nụ cười. Thì xin vài giọt lệ rơi. Lệ em cạn đã từ lâu, người ơi ».
Làm sao cười được với cuộc đời, khi mà trên bước đường giong ruỗi, anh đã kinh qua biết bao nhiêu sự thật, những sự thật đau lòng. Gót chân anh đã chai sạn, đầu gối anh đã mõi. Nhưng mà cười là gì ? Phải chăng cười là tín hiệu gởi đi một hạnh phúc, là đám cưới với cuộc đời ?
Trong đôi mắt biết nói, trong nụ cười đã hé, em muốn hỏi anh buồn hay là vui ?
Phải chăng trong câu hỏi đã bao hàm câu trả lời. Bản chất cuộc đời vốn bi đát và nói như nhân vật trong « người viễn khách thứ mười » của tác giả Nghiêm Xuân Hồng, không có cuộc sống nào đáng sống, nhưng lỡ sống đành phải chấp nhận cuộc sống.
Bi kịch của con người là ở chỗ đó !

Bài hát « Quán bên đường » của nhạc sĩ Phạm Duy, được phổ nhạc vào khoảng thập niên 1960. lời được tác giả ghi là khuyết danh, nhưng theo dư luận thì bài hát này được Phạm Duy viết theo nội dung một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Bình Nguyên Lộc. Đây là một bài hát nói về một câu chuyện tình đẹp mang vóc dáng của thời thế, của hoàn cảnh đất nước.