PDA

View Full Version : Thái thú phải chăn nuôi



Triển
08-04-2013, 02:56 AM
Phụ nữ kiếm tiền nhiều hơn:
Đàn ông Mông Cổ đòi bình quyền

Vợ của họ là nguồn thu nhập chính và có công việc tốt hơn:
nhiều đàn ông Mông Cổ có cảm giác bị bỏ rơi. Bây giờ họ đòi
bình quyền cho các ông bị thiệt thòi.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-528443-galleryV9-ykol.jpg

Ulan Bator - anh Mông cổ Amarsaikhan Gantulga lái xe nổi nóng.
Thứ nhất là chiếc xe của anh cứ bị kẹt trong các vũng sình chung
quanh thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ. Thứ hai là lại còn có vấn đề
phân chia vai vế ở quê hương anh ta.
Trong khi vợ anh làm nghề chánh văn phòng tài chánh ở một khách
sạn kiếm được nhiều tiền thì anh Gantula 34 tuổi phải cật lực làm việc
lúc có lúc không như làm tài xế hoặc là gác cổng. Anh khiếu nại, "chắc
chắn là không công bằng".
Đối với anh bình đẳng giới cho phụ nữ quan trọng lắm, nhưng mà đối
với nam giới tìm được một công việc làm ngày càng khó. Cho nên anh
mong có xoay vần. Là một kiểu bình đẳng giới mà ngược lại.

Tình cảnh của anh rất tiêu biểu trong giới thanh niên trẻ Mông cổ.
Ở một quốc gia rộng lớn có diện tích gấp 4 lần nước Đức, phụ nữ dẫn
đầu ở đại học, nhiều số thống kê xác nhận có 60 đến 80 phần trăm
sinh viên tốt nghiệp là nữ giới. Gần đây con số này còn cao hơn nữa.
Khoa học gia như nhà nữ nghiên cứu Linda Benson mô tả hiện tượng
này ở Mông Cổ là "Hố sâu nghịch đảo trong giới tính".

"Chủ nghĩa cộng sản đã phá hủy tự tin của đàn ông"

Ông Uyanga Tsogtsaikhan thuộc viện Friedrich-Ebert ở Ulan Bator cho
biết: "Nhiều cha mẹ cho rằng học thức của con gái họ rất quan trọng.
Còn con trai họ thì không tốt nghiệp đại học cũng có khả năng tìm được
việc thôi". Dù gần đây lối suy nghĩ này có thay đổi, nhưng mà thế
hệ này đã có nhiều anh đàn ông có vấn đề lớn lúc đi tìm việc kha khá.

Cho đến năm 1990 Mông cổ vẫn còn chủ nghĩa xã hội và bị ảnh hưởng
nặng nề của Liên Xô ngày xưa. Điều này khắc sâu lên Mông cổ đến ngày
hôm nay. Những người cộng sản cố gắng vinh danh bình đẳng giới và đã
hủy hoại một phần tự tin của nam giới, chuyên gia Mông cổ Carl Robinson
viết. "Hiện nay phụ nữ còn tranh đấu xa hơn nữa. Các anh hãy ở nhà
chăn nuôi gia súc, còn các chị thì phải được có học vấn cao hơn".

Anh Amarsaikhan dừng lại bên lề và xuống xe. Anh vươn vai và hít sâu.
Anh nói, "Tôi thấy mọi thứ đều tệ quá".....


(còn nữa)

Triển
08-04-2013, 04:00 AM
Mặc dù anh không có gì để phản đối chuyện vợ anh hiện nay kiếm tiền
nhiều hơn anh, nhưng mà anh vẫn muốn chuyện này phải thay đổi cho
sớm. Anh vừa tốt nghiệp đại học ngành Cơ khí Chế tạo Máy nhưng
không tìm được việc làm. Anh than, "đàn bà được các ông xếp yêu
chuộng hơn. Phụ nữ được cho rằng có khả năng thích ứng tốt hơn".
Đàn ông không thể dễ dàng sắp cho đứng sau được.

Bà Angela Merkel là tấm gương tốt

Bà bộ trưởng y tế Mông cổ Natsag Udval thì thấy sự việc lại khác. Mặc
dù phái nữ chiếm đa số trong đại học song vẫn còn rất nhiều đàn ông ở
vị trí lãnh đạo. Bà nói, "Tôi phải tranh đấu suốt cả sự nghiệp của tôi với
nam giới". "Bà Angela Merkel là tấm gương cho tôi". Tháng sáu vừa qua
bà là ứng cử viên phụ nữ đầu tiên giành chức vị tổng thống nhưng sau
cùng phải chịu thua một người đàn ông, Tsakhia Elbegdorj.

Theo chuyên gia Julian Dierkes của đại học University of British Columbia
thì ưu thế của nam giới ở chính trường Mông cổ vẫn tồn tại như bao giờ.
Chuyện nhiều ông có cơ hội xấu trên thị trường việc làm theo ông là do
chính bản thân họ chứ không phải lỗi của hệ thống. "Có nhiều công việc
mà đàn ông Mông cổ đơn giản không chịu làm. Trong Anh ngữ là ba chữ D:
dangerous, dirty, dreaty (nguy hiểm, dơ bẩn và nhàm chán)".

Anh Amarsaikhan Gantulga cũng thú nhận trước bạn bè rằng vợ anh là
người kiếm tiền chính trong nhà. Anh nói, "Tôi cũng nấu nướng nữa. Tôi
cũng rất thích làm bếp". Anh tin rằng anh sẽ có thể vượt qua được đoạn
đường khát vọng có một công việc ngon lành. Dù sao đi nữa, hiện nay anh
cũng có nhiều thời gian cho thằng con trai. Một điều mà anh đặc biệt cầu
mong cho thằng con nối dõi của mình là:
"Sau này nó bắt buộc phải kiếm tiền nhiều hơn vợ nó".

Stephan Scheuer, dpa/cst


(* dịch từ "Frauen als Besserverdiener: Mongolische Männer fordern Gleichberechtigung" (http://www.spiegel.de/panorama/mongolische-maenner-fordern-gleichberechtigung-a-914700.html))