PDA

View Full Version : Miếng thịt từ đĩa Petri



Triển
08-05-2013, 09:54 PM
Miếng thịt từ đĩa Petri [1]

Cho cái Burger này không cần sát sinh vài con thú bộ guốc chẵn [2]: các khoa học gia lần đầu tiên chế được một miếng thịt bằm Frikadeller từ tế bào gốc của bò. Giá tiền thành phẩm: 250 ngàn euro. Bây giờ để thử trước đã.

Sebastian Borger, Luân Đôn

http://www.welt.de/img/vermischtes/origs118715308/3879725689-w900-h600/zgbdc5-6b9e6k3smzo7xegkgn5-original.jpg

Dĩ nhiên là lady first, ưu tiên phụ nữ. Trong trường hợp này có ưu tiên thật không? Hanni Rützler, 50 tuổi chỉ do dự một khoảnh khắc nhỏ rồi mạnh dạn lướt dao qua miếng Beefburger trên đĩa trước mặt.

Nữ khoa học gia ngành dinh dưỡng học người Viena cắm cái nĩa lên miếng thịt hấp dẫn. Miếng bánh mì, lát cà và lá xà lách bà không để ý tới. Thế rồi miếng thịt khuất sau vòm miệng bà. Lưỡng lự lần nữa rồi nhai rốt ráo, nuốt sạch - vẻ mặt đánh phé của bà Rützler không để lộ phản ứng.

60 quan khách nhét chật cứng trong cái Riverside Studio (http://www.riversidestudios.co.uk/) ở quận Hammersmith phía Tây thành Luân Đôn cũng chỉ để muốn biết xem miếng thịt Hamburger đầu tiên được nuôi từ phòng thí nghiệm ngon thế nào thôi. Vì không được dự tiệc nên họ chỉ còn cách trông chờ ý kiến của hai thực khách. Nhưng. Bà Rützler im lặng.

Bà thong thả đẩy cái đĩa sang bên trái cho người thử thứ hai, ông người Mỹ tên Josh Schonwald. Phải đợi cho đến khi ông văn sĩ nhai xong mới có lời phê. Bà Rützler nhận xét, "không có mỡ trong đó". Schonwald thì thận trọng, "Độ rắn chắc thì cảm giác giống thịt đó, nhưng mà thông thường tôi ăn cái Hamburger của tôi chung với lát hành tây và ketchup". Bà người Áo thì ngược lại không thêm gia vị."Gần giống thịt, nhưng mà không được ướt át lắm".

Ông Hòa Lan làm thầy bói

Những gì ông vật lý gia Mark Post ở Maastricht trong buổi trưa thứ hai này cung cấp cho thử không cần phải trả thuế hưởng thụ. Ông giáo sư của đại học Maastricht trông vẫn còn vui vẻ. Người chế ra miếng thịt nhân tạo nói rằng dù sao cũng là một khởi sự rất tốt.

Bây giờ chỉ còn việc cho tí mỡ vào sản phẩm để khâu khẩu vị hoàn chỉnh. Thế rồi ông Hòa Lan phán như thầy bói. "Nếu các ban hai mươi năm nữa đi siêu thị sẽ thấy hai sản phẩm: thịt nhân tạo và thịt tự nhiên. Và trên quan điểm luân thường đạo đức thì miếng thịt của phòng thí nghiệm có lợi thế rất lớn".

(còn nữa)




--chú thích:
[1] đĩa Petri = đĩa thủy tinh, một dụng cụ phòng thí nghiệm.
[2] bộ guốc chẵn = động vật có 2 móng ví dụ trâu, bò...

Triển
08-05-2013, 11:04 PM
Năm năm trời vị chuyên gia tim mạch đã bỏ ra một phần sức lực cho kế hoạch mà ông thủ tướng hiếu chiến Winston Churchill người Anh đã mơ ước từ hồi năm 1931. Theo nhà tài trợ Sergej Brin (39 tuổi, đồng sáng lập viên của Google) và vị khoa học gia bình luận, thì sự sản xuất thịt kiểu hàng loạt đã hủy hoại môi trường khắp nơi trên thế giới.

Cần quá nhiều đất đai, thải ra quá nhiều chất độc tổn hại khí hậu, lại còn thêm có nhiều nghi vấn đạo đức về cách chăn nuôi thú vật để lấy thịt của các trại. Trong cuộc truy tìm giải pháp cho các vấn đề nghiêm trọng này ông Post đã đặt niềm tin vào sự tiến triển của việc nghiên cứu tế bào gốc.

Trên lý thuyết là một tế bào gốc sẽ sản xuất được 10 ngàn kí-lô thịt

Ông giáo sư trước đó đã hướng dẫn một phóng viên của BBC quan sát phòng thí nghiệm của ông. Các tế bào gốc cần có, được khoa học gia lấy từ phần bắp vai của bò Bỉ và bò Pháp. Các tế bào từ hậu duệ bò giống được nuôi trong một dưỡng hộp màu hồng ở nhiệt độ 37 độ, phần tế bào tự phân thân mỗi ngày hai lần. Sau một tháng theo lý thuyết thì có thể cho ra 10 ngàn kí-lô thịt từ một tế bào duy nhất.

Trên thực tế ông Post và nhóm nghiên cứu ba người của ông phải đối diện với nhiều khó khăn. Trước hết họ phải di chuyển tế bào lên một đường thẳng nằm trên lớp Velcro. Lúc phần này không giữ được độ rắn chắc, ông Post phải nhờ vào một cái khuôn tròn của cái bánh tiêu đường. Và như vậy mới thành công nuôi dưỡng được cái burger đã bị ăn phân nửa hôm thứ hai vừa qua.

(còn nữa)

Triển
08-06-2013, 08:41 AM
Một nữ phóng viên tò mò hỏi thế chứ phần còn lại bỏ đi đâu? "Mấy đứa con của tôi ganh tỵ dữ lắm, nên chúng nó sẽ thủ tiêu phần đó", ông Post nói và ngầm trả lời luôn câu hỏi nhẹ nhàng, liệu ông ta có nghĩ rằng sản phẩm của ông có an toàn hay không.

Gánh nặng của 1,4 tỉ người nghiện thịt

An toàn thực phẩm không phải là lý do hàng đầu tại sao giới bình luận "Frankenburger" quay lại chống ông Post làm cái thí nghiệm tốn 250 ngàn euro. Nhà nữ khoa học Tara Garnett của mạng lưới FCRN (Food Climate Research Network) lập luận ở đại học Oxford rằng, chúng ta không nên để tâm sức làm sao sản xuất được nhiều thịt hơn, mà nên tổ chức lại sao cho thực phẩm hiện có phân chia tốt hơn: "1,4 tỉ người quá trọng lượng hoặc là nghiện mỡ, 1 tỉ người khác thì lại để bụng đói đi ngủ. Điều này kinh khủng và không thể chấp nhận được".

Chính những lập luận như vậy gặp được sự đồng thuận ở Anh, là quốc gia phung phí thực phẩm ở mức độ vĩ đại. Người Anh không chỉ vô địch mua sản phẩm làm sẵn và sandwich; theo các cuộc khảo sát mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn thực phẩm bị vứt vào thùng rác.

Ông Post thú nhận, nếu bớt phung phí "dĩ nhiên là tốt" rồi. Ông cũng không muốn chiêu hồi giới ăn chay theo ăn thịt của phòng thí nghiệm: "Người ăn chay dĩ nhiên cứ tiếp tục ăn chay". Thực tế thì cũng phải thỏa mãn nhu cầu ăn thịt lớn của con người chứ.

Nhu cầu này trong tương lai to lớn bao nhiêu, có nhiều ước lượng sai biệt khác nhau. Theo bản tường trình gần đây của bộ dinh dưỡng Liên hiệp quốc FAO, nhu cầu của tầng lớp trung lưu ngày một tăng ở Ba Tây và Trung Quốc đã được cung ứng đầy đủ; còn dân tộc hàng tỉ người Ấn Độ vì lý do văn hóa vẫn tiếp tục kiên cử ăn chay.

Tiết kiệm nhiên liệu theo phương pháp "in vitro"

Ông Post như diều gặp gió trong cuộc khảo sát của đặc san Environmental Science and Technology. Đặc san này so sánh sản xuất thịt từ xưa đến nay với phương pháp "in vitro" của ông Post. Kết quả, chỉ cần 55 phần trăm nhiên liệu cho sản phẩm thịt nhân tạo. Nhiên liệu này để dùng nuôi thịt và giết thịt Bò, Heo lợn và gà.

Khí độc thải ra tổn hại khí hậu chiếm 4% so với phương pháp xưa nay, phần xử dụng đất đai chỉ chiếm 1%. Nữ khoa học gia ngành sinh vật học Oxford Hanna Tuomisto của tờ Newy York Times tỏ ra tín nhiệm, "sau cùng thì xoay quanh vấn đề hoán chuyển từ thức ăn gia súc sang thịt mà thôi".

"Thực hiện trong phòng thí nghiệm có hiệu quả hơn vì chỉ sản xuất thịt chứ không sản xuất các phần khác". Sự phân tích lãnh cảm này của Tuomisto cũng cho ra kết quả giống như của các nhà bảo vệ thú vật của tổ chức Peta, là những người không thích thú kiểu nuôi thú lấy thịt và sản xuất hàng loạt. Những người bạn của thú vật thích thú, "thịt của phòng thí nghiệm" làm giảm khí độc thải ra, tiết kiệm nước và bảo đảm vấn đề cung cấp thực phẩm".

Như vậy thì không còn gì khác hơn là dồn sức vào con bò mộng nhân tạo. Chỉ có điều lần tới, "mình thêm tí tiêu và muối nha", bà ăn thử Rützler có lời khuyên.





(* dịch từ "Der Burger, der aus der Petrischale kam" (http://www.welt.de/vermischtes/article118717146/Der-Burger-der-aus-der-Petrischale-kam.html))

ốc
08-06-2013, 09:15 AM
Nếu các anh Tàu làm chuyện này thì thiên hạ đã đồn ầm trên in tờ nét là làm "thịt giả" chứ chả tha. Người ta có nói gì tính chất hoá học, sinh học hay vật lý học của miếng thịt ham bơ gơ ấy không hở anh Triển?

Triển
08-06-2013, 10:21 AM
Hiện tại có lẽ còn quá mới để ông chuyên gia làm thịt này tiết lộ cách thức. Cho nên cũng không thấy bài viết nói đến. Trên căn bản là ông ấy nhân tế bào gốc bắp vai con bò ra thành thịt bò. Thịt tạo ra thịt, chỉ là không xảy ra tự nhiên mà thôi. Giai đoạn thúc để phân tế bào bằng cái gì tôi nghĩ là bí mật của mấy ông khoa học này.

Còn việc khen chê anh Tàu tôi nghĩ tất cả đều là chính trị mà thôi.