PDA

View Full Version : sĩ viên



Triển
08-16-2013, 09:22 PM
ca viên >< ca sĩ ... ra sao? Bà con có ai giải thích giúp không? Có phải ca viên là thuộc một nhóm xướng ca, còn ca sĩ là trình diễn độc lập không?

ốc
08-21-2013, 11:17 AM
Em nghĩ dùng chữ "sĩ" để chỉ những người cao tay nghề, như ca sĩ, nghệ sĩ, hoạ sĩ, lực sĩ, võ sĩ, tu sĩ, vân vân. Còn "viên" là để gọi chung một nhóm, theo ngành nghề hay nội dung sinh hoạt, thường là những người chưa cao tay nghề, hay là làm những công việc ở hạ tầng cơ sở, ví dụ như ca viên, sinh viên, thành viên, nhân viên, tuỳ viên, tiếp viên, phóng viên, vận động viên, dư luận viên, điều hành viên, du lịch viên, sinh hoạt viên, hoạt náo viên...

Co may
08-21-2013, 06:59 PM
Em chĩ nghe "ca sĩ" và "ca lẻ"...chưa nghe qua ca viên:)

Triển
08-21-2013, 10:07 PM
Em nghĩ dùng chữ "sĩ" để chỉ những người cao tay nghề, như ca sĩ, nghệ sĩ, hoạ sĩ, lực sĩ, võ sĩ, tu sĩ, vân vân. Còn "viên" là để gọi chung một nhóm, theo ngành nghề hay nội dung sinh hoạt, thường là những người chưa cao tay nghề, hay là làm những công việc ở hạ tầng cơ sở, ví dụ như ca viên, sinh viên, thành viên, nhân viên, tuỳ viên, tiếp viên, phóng viên, vận động viên, dư luận viên, điều hành viên, du lịch viên, sinh hoạt viên, hoạt náo viên...

Còn văn sĩ có cao tay nghề không? Tôi thấy nhiều người tay ngang chạy ra trên mạng cũng viết văn tùm lum, sai chính tả tà la, cũng tự giới thiệu là nhà văn luôn. Nhà văn có phải là văn sĩ không hay là văn nhân, văn gia, văn viên?

Còn chiến sĩ, quân sĩ thì làm sao bây giờ? Nghề lính có nhiều quốc gia cũng là kẹt lắm mới chạy vào làm vì còn hơn là thất nghiệp.

Ngục sĩ là nghề gì? Cai tù hay là nghề ngồi trong tù. Chí sĩ là người làm nghề gì ? hihihihihi

Còn viên, có tùy viên quân sự, làm đến chức cố vấn tổng thống, trên thực tế là nghề cao chứ, lãnh nhiều tiền chứ?

Học viên và giáo viên cả hai đều bị gọi là viên, nhưng giáo viên có lẽ trong lúc dạy trình độ cao hơn chứ (à, còn giáo viên và giáo sĩ thì không so sánh được), cao hơn giáo viên có phải là giáo sư không?

Vận động viên và lực sĩ ai cao tay nghề hơn?

:-s


chưa nghe qua ca viên:)

"....
Sài Gòn – Tác giả của các nhạc phẩm hát Lỡ chuyến
đò chiều, Chơi vơi câu hò, Miền Trung ơi, Người Việt
Nam, Cho con ngày mai,…, đã được nhiều ca sĩ, trong
đó có Đan Trường, Mắt Ngọc hát, bị quy kết là phản
động.Trần Vũ Anh Bình 38 tuổi là một nhạc sĩ, được biết
đến như là người chuyên viết về tình yêu quê hương
đất nước, về con người việt Nam hiền lành, mộc mạc,
chân chất. Anh Bình là ca viên ca đoàn liên xóm 7-8
giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài Gòn. Anh Bình có
vợ và 1 con trai 7 tuổi. Anh bị bắt ngày 19.09.2011,
đang bị giam tại số 4 Phan Đăng Lưu từ đó đến nay.
..."

(trích nguồn ở đây (http://www.tuoitreyeunuoc.com/tr%E1%BA%A7n-vu-anh-binh-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nh%E1%BA%A1c-si-que-h%C6%B0%C6%A1ng.html))

Lê Nguyễn Hiệp
08-21-2013, 10:32 PM
Mỗi xứ đạo công giáo đều có môt ca đoàn cho riêng xứ đạo của mình, để tham gia ca những bài nhạc đạo trong các thánh lễ.

Ca viên để gọi những người tham gia hát nhạc đạo trong ca đoàn (mỗi ca đoàn thường có từ 10 ca viên trở lên), thường các ca viên không phải là các ca sĩ ngoài đời. Nhưng có một số ca viên từ ca đoàn trở thành ca sĩ nổi tiếng như Ngọc Lan, Như Mai. Sau khi nổi tiếng họ không trở lại hát cho ca đoàn nữa.

Co may
08-22-2013, 01:00 AM
Ô,thì ra những thành viên trong ca đoàn gọi là ca viên.
Thánh anh Hiệp.

Co may
08-22-2013, 01:18 AM
Muốn vô sửa chữ thanks,không hiểu sao không vô sửa được!!!
:-(

Triển
08-22-2013, 04:23 AM
Ô,thì ra những thành viên trong ca đoàn gọi là ca viên.
Thanks anh Hiệp.

Rồi, sửa xong. ;)






Mỗi xứ đạo công giáo đều có môt ca đoàn cho riêng xứ đạo của mình, để tham gia ca những bài nhạc đạo trong các thánh lễ.

Ca viên để gọi những người tham gia hát nhạc đạo trong ca đoàn (mỗi ca đoàn thường có từ 10 ca viên trở lên), thường các ca viên không phải là các ca sĩ ngoài đời. Nhưng có một số ca viên từ ca đoàn trở thành ca sĩ nổi tiếng như Ngọc Lan, Như Mai. Sau khi nổi tiếng họ không trở lại hát cho ca đoàn nữa.
Hiểu nghĩa thì tôi hiểu rồi, chỉ là không hiểu người xử dụng chữ "ca viên" có đúng hay không. Vì sao có sự phân biệt, sao không gọi họ là ca sĩ. Như các "ca nhân, ca công" (hihihi) của ca đoàn Ngàn Khơi cũng đi hát có bán vé vậy. :)

Tôi viết các chữ nối theo ví dụ luật gia, luật sư, luật sĩ, luật viên, luật công, luật giả .... nếu có thì là toàn bắt chước. Nghĩa là thấy có viết sao thì mình sao y bản chánh chứ không hiểu gì cả. Không biết trong tiếng Việt, các người chuyên về ngôn ngữ học, hoặc các cử nhân văn chương, văn khoa có ai hiểu rộng giải thích giùm hết cách dùng các chữ đi kèm chỉ người, và nghề này hay không.

Giống như chữ nghệ sĩ và nghệ nhân tôi cũng không phân biệt được. Khi nào thì người ta nói là nghệ sĩ, và khi nào thì người ta nói là nghệ nhân. Ráp sĩ, nhân, viên, công, gia, sư ...v.v.v thế nào cho được đúng ngữ pháp chính là câu hỏi mà lâu nay tôi không có ai giải đáp giúp.

Ai học kỹ thuật ra là kỹ sư - kỹ sư này không có dạy ai mà đi làm công thấy mồ. Chữ sư này không có nghĩa thầy, ít nhất là ngày nay. :)

Lê Nguyễn Hiệp
08-22-2013, 07:56 AM
[quote]Như các "ca nhân, ca công" (hihihi) của ca đoàn Ngàn Khơi cũng đi hát có bán vé vậy. [quote/]

Ở đây trong trường hợp ca đoàn Ngàn Khơi, người ta không (dám) gọi là ca viên mà gọi là thành viên. Bởi vì sao tui cũng hổng hiểu.

Thế nhưng tui suy diễn thế này, các thành viên ca đoàn toàn là những ca sĩ nổi tiếng, bác sĩ, nha sĩ, vân và vân vân. Gọi như thế cho nó oách, để phân biệt với ca viên là loại làng nhàng tài tử. Như vậy trong này có sự kỳ thị nghề nghiệp thấy rõ.

Chẳng hạn John Lenon là thành viên của ban nhạc The Beatles, nghe oách chứ hỉ.

Đậu
08-22-2013, 08:33 AM
Em đoán chữ ca sỹ có nguồn gốc từ chữ ca kỹ; Ca kỹ là nghề hát hỏng trong kỹ viện, tửu lầu. Gọi như vậy là để phân biệt với ca đình, ca Huế này nọ. Nhưng nhân gian thì coi thường nghề hát hỏng và hay bảo là "xướng ca vô loại". Nghề này không được xếp đẳng cấp trong bảng phong thần "Sỹ, Nông, Công,Thương". Rồi ngày qua đi, qua đi, qua đi. Trong giới ca kỹ nổi lên những nhân tố làm thay đổi cách nhìn của con mắt trần gian. Tiếng tăm của những nhân tố này, có khi, được nhân dân biết đến nhiều hơn là các sỹ này sỹ nọ. Thế là nhân dân tự phát thay đổi chữ "ca kỹ" thành "ca sý".b-)

Sau này, khi nhà nuớc cs gạt bỏ giai cấp "Sỹ" trong đẳng trật xã hội, thì ca sỹ được gọi là ca viên. :)

Triển
08-22-2013, 08:44 AM
Em đoán chữ ca sỹ có nguồn gốc từ chữ ca kỹ; Ca kỹ là nghề hát hỏng trong kỹ viện, tửu lầu. Gọi như vậy là để phân biệt với ca đình, ca Huế này nọ. Nhưng nhân gian thì coi thường nghề hát hỏng và hay bảo là "xướng ca vô loại". Nghề này không được xếp đẳng cấp trong bảng phong thần "Sỹ, Nông, Công,Thương". Rồi ngày qua đi, qua đi, qua đi. Trong giới ca kỹ nổi lên những nhân tố làm thay đổi cách nhìn của con mắt trần gian. Tiếng tăm của những nhân tố này, có khi, được nhân dân biết đến nhiều hơn là các sỹ này sỹ nọ. Thế là nhân dân tự phát thay đổi chữ "ca kỹ" thành "ca sý".b-)

Sau này, khi nhà nuớc cs gạt bỏ giai cấp "Sỹ" trong đẳng trật xã hội, thì ca sỹ được gọi là ca viên. :)

Tôi thấy giải thích này không ổn lắm. Có đụng chạm đến người khuất mặt khuất mày. Nhiều gia đình VN sau 1975 thấy trong nhà họ có treo bằng liệt sĩ của thân nhân họ. Không lẽ hạ xuống là liệt viên thì dễ bị ngộ nhận đó. Không lẽ người thân của họ làm cái nghề .... rồi bị ....!

Triển
08-22-2013, 08:57 AM
Như các "ca nhân, ca công" (hihihi) của ca đoàn Ngàn Khơi cũng đi hát có bán vé vậy.

Ở đây trong trường hợp ca đoàn Ngàn Khơi, người ta không (dám) gọi là ca viên mà gọi là thành viên. Bởi vì sao tui cũng hổng hiểu.

Thế nhưng tui suy diễn thế này, các thành viên ca đoàn toàn là những ca sĩ nổi tiếng, bác sĩ, nha sĩ, vân và vân vân. Gọi như thế cho nó oách, để phân biệt với ca viên là loại làng nhàng tài tử. Như vậy trong này có sự kỳ thị nghề nghiệp thấy rõ.

Chẳng hạn John Lenon là thành viên của ban nhạc The Beatles, nghe oách chứ hỉ.


Không có anh ơi, ở trang của họ cũng ghi 'ca viên' đây....

"....

Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi - Một chút lịch sử

do Ngọc Sương ghi lại

Vào khoảng năm 1985, nhóm ca viên cũ* của Ca Đoàn Trùng Dương
được dịp họp mặt lần đầu tiên trên đất Mỹ với hai cựu ca trưởng của
Trùng Dương là nhạc sĩ Lê Văn Khoa và nhạc sĩ Trần Chúc.
Anh Lê Văn Khoa đã cho mọi người nghe cassette tape nhạc giao
hưởng trình bày trường ca Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương
với 4 giọng tứ ca, rồi nói “nếu chúng ta có một ban đại hợp xướng
thì sẽ khác hơn nhiều.”

Lúc đó nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã tổ chức được một số buổi trình diễn nhạc
Việt với dàn nhạc hòa tấu rất trang trọng. Giấc mơ âm thanh của Lê Văn
Khoa không thể dừng lại ở đó. Trong lần họp mặt lịch sử nói trên, anh
đã gợi ý cho mọi người thành lập một ca đoàn, hay hơn nữa, một ban
đại hợp xướng.

Cuối năm 1988 từ ý niệm do anh Lê Văn Khoa phát khởi, một ban hợp
xướng ra đời nhân cơ hội tái ngộ một cựu ca trưởng khác của Trùng Dương,
nhạc sĩ Trần Anh Linh** với các ca viên đầu tiên là Sương, Nhuận, chị
Tuyết Long, chị Ngô Tặng v.v. cùng một số giáo viên của Trung Tâm Việt
Ngữ Hồng Bàng. Đầu năm 1989 ca trưởng Trần Chúc với vài “đệ tử” như
Nguyên, Thủy, Mai, v.v..từ vùng Pomona
..."

(* trích nguồn ở đây: http://www.ngankhoi.com/tintuc/LichSuBHXNK.htm)

Lê Nguyễn Hiệp
08-22-2013, 09:05 AM
Không có anh ơi, ở trang của họ cũng ghi 'ca viên' đây....


thanks anh Triển

Nói nộn nói nại nói nộn nữa. Hi! hi!

ốc
08-22-2013, 04:01 PM
Còn văn sĩ có cao tay nghề không? Tôi thấy nhiều người tay ngang chạy ra trên mạng cũng viết văn tùm lum, sai chính tả tà la, cũng tự giới thiệu là nhà văn luôn. Nhà văn có phải là văn sĩ không hay là văn nhân, văn gia, văn viên?

Còn chiến sĩ, quân sĩ thì làm sao bây giờ? Nghề lính có nhiều quốc gia cũng là kẹt lắm mới chạy vào làm vì còn hơn là thất nghiệp.

Ngục sĩ là nghề gì? Cai tù hay là nghề ngồi trong tù. Chí sĩ là người làm nghề gì ? hihihihihi

Còn viên, có tùy viên quân sự, làm đến chức cố vấn tổng thống, trên thực tế là nghề cao chứ, lãnh nhiều tiền chứ?

Học viên và giáo viên cả hai đều bị gọi là viên, nhưng giáo viên có lẽ trong lúc dạy trình độ cao hơn chứ (à, còn giáo viên và giáo sĩ thì không so sánh được), cao hơn giáo viên có phải là giáo sư không?

Vận động viên và lực sĩ ai cao tay nghề hơn?

Văn sĩ là tiếng Hán, nhà văn là tiếng Việt.

Chiến sĩ, quân sĩ là người đi lính chuyên môn, có huấn luyện trong quân trường tử tế. Nếu không thì gọi là du kích, hay dân quân tự vệ (như bác Hoài Vọng).

Ngục sĩ là chữ mới chế, chỉ người chiến sĩ bị giam trong ngục.

Giáo viên dạy trình độ cao thì gọi là giáo sư.

Tuỳ viên là chỉ chung chung thành viên của nhóm tuỳ tùng, không phải chỉ chuyên môn. Anh đầu bếp đi theo tổng thống cũng được gọi là tuỳ viên dinh dưỡng. Chị in tơn trẻ trung đi theo hầu hạ tổng thống cũng được gọi là tuỳ viên nội trợ...

Lực sĩ là vận động viên giỏi hơn người khác. Còn vận động viên là tất cả những ai có hoạt động thể dục thể thao. Muốn dùng chữ nào tuỳ theo người ta muốn nhấn mạnh điểm nào.

Anh Triển có thích hỏi xuôi hỏi ngược thì có thể gọi là khảo viên, nếu cao tay nghề thì gọi là vấn sĩ.

Triển
08-22-2013, 09:44 PM
Văn sĩ là tiếng Hán, nhà văn là tiếng Việt.
Vậy thì gọi nhà văn viết giỏi là văn sĩ, còn viết dở là văn viên có được không?




Chiến sĩ, quân sĩ là người đi lính chuyên môn, có huấn luyện trong quân trường tử tế. Nếu không thì gọi là du kích, hay dân quân tự vệ (như bác Hoài Vọng).
Bác Hoài Vọng gọi là Nhân Dân Tự Vệ, còn con hay cháu của bác Hoài Vọng họa may mới gọi là Dân Quân Tự Vệ.
Du kích là lính chuyên môn đánh lén, hiệp sĩ là lính nghiệp dư đánh xáp lá cà? (ví dụ: Hiệp sĩ 'SBC')




Ngục sĩ là chữ mới chế, chỉ người chiến sĩ bị giam trong ngục.
Là người có huấn luyện trong quân trường tử tế bị giam? Như vậy không phải là nghề ngồi tù cao cấp ha. Còn tù nhân thuộc hạng người gì bị bắt giam?




Giáo viên dạy trình độ cao thì gọi là giáo sư.
Bên Việt Nam hiện tại có nghề "Giảng viên đại học" những người này có được gọi là giảng sư, giảng sĩ, hay là giáo sư không?




Tuỳ viên là chỉ chung chung thành viên của nhóm tuỳ tùng, không phải chỉ chuyên môn. Anh đầu bếp đi theo tổng thống cũng được gọi là tuỳ viên dinh dưỡng. Chị in tơn trẻ trung đi theo hầu hạ tổng thống cũng được gọi là tuỳ viên nội trợ...
Tùy viên quân sự, cố vấn tổng thống thì dạy tổng thống môn gì? Đi theo dạy tổng thống sao vẫn chưa được gọi là tùy sư hay tùy sĩ?




Lực sĩ là vận động viên giỏi hơn người khác. Còn vận động viên là tất cả những ai có hoạt động thể dục thể thao. Muốn dùng chữ nào tuỳ theo người ta muốn nhấn mạnh điểm nào.
Trước 75 người ta gọi thể tháo gia ở Sài-Gòn như lực sĩ viện bài lao, lực sĩ cử tạ và ném đĩa đô thành. Sau 75 người ta gọi vận động viên cử tạ, vận động viên ném đĩa. Nghĩa là hai chữ sĩ và viên có nghĩa như nhau và không suy ra được khả năng của thể tháo gia từ tên gọi. Không có nhấn mạnh hay nhấn nhẹ gì hết trơn. Bởi vì người cử tạ thuộc môn thể dục dụng cụ trong nhà, hay người ném đĩa thuộc môn thể thao ngoài trời đều không phân nặng nhẹ. Họ đều được gọi lực sĩ (trước 75) và vận động viên (sau 75) hết, không dùng sức sao cử tạ, không vận động sao ném đĩa. Điều khác biệt của lực sĩ viện bài lao và vận động viên, có lẽ nằm ở chữ khác đi kèm.




Anh Triển có thích hỏi xuôi hỏi ngược thì có thể gọi là khảo viên, nếu cao tay nghề thì gọi là vấn sĩ.
May quá còn tưởng rằng thấp tay nghề là cảnh sát, còn cao tay nghề là mật vụ chứ. Còn người trả lời tới trả lời lui thì gọi thế nào?


* Kết luận cho mấy trang này là vẫn chưa có kết quả gì hết....:-s

ntđl
08-23-2013, 01:36 PM
Bữa nay mới đọc hết trang ni.
Thiệt tình tiếng việt lòng thòng quá hở.

Trước giờ tui cứ yên trí sĩ là những người thuộc lãnh vực dzăng hoá nghệ thuật. Bữa nay ngẩn tò te vì ông Triển nhắc tới lực sĩ, một tên vai u thịt bắp hay một cô ngực nở eo thon - hổng phải vì cử ăn nhưng vì... cử tạ !

Giữa sĩ vả gia hổng biết có khác nhau nhiều không nữa lận, và có vẻ như là... gia và sư là anh em cùng nhà (?)
Có vẻ như sĩ ngiêng về nghệ thuật. Nghệ thuật ni cần thiên phú để hướng dẫn cảm nhận và tạo cảm hứng. Thành ra... người mô có chữ sĩ thì luyện tập chưa chắc đã đủ mà còn cần cái khiếu... chăng ? Trong khi ấy sư hay gia (và cả giả) cần phải được trui rèn theo đúng hệ thống kinh điển ?
Vậy chơ nói thế cũng hổng ổn ha, vì rằng ông bác sĩ và ngài tu sĩ thiệt sự hổng dính dáng chi tới dzăng hóa nghệ thuật - trừ phi họ nói về... a hèm... "nghệ thuật khám bịnh và định bịnh" hay "nghệ thuật tuyên xưng đức tin trước công chúng".

Sĩ có nguồn gốc từ tiếng hán, chỉ về người. Sĩ do chữ nhân và chữ tâm họp lợi, hàm ý người có cái tâm. Thành ra... bất cứ ai, vừa ca vừa ôm tim (mắt lim dim mơ màng) đều xứng đáng gọi là ca sĩ ráo (với tài năng ở mức độ khác nhau). Tương tợ dzậy để nói tới tùm lum những thứ sĩ khác, bao gồm cả đám lực sĩ, do chúng đã mần thể thao bằng cả trái tim... chăng ?

Gia và giả, sư và viên thì tui bí lù cái khác biệt, nhưng nhứt định tất cả hầu như dùng để chỉ người (thành viên thì chưa chắc hở, vì thành viên mang ý... member).
Sĩ và viên đều chỉ người, sĩ viên ghếp lợi hổng có ý nghĩa chi dáo.
Nói vậy còn bí thêm, vì nhân và sĩ cũng là người nhưng nhân sĩ thì có nghĩa - Tới double nhân lận ha, nhân sĩ hẳn phải tốt hết cỡ thợ mộc !
Tui nghĩ ca viên là thành viên của ca đoàn và các thành viên ni tất cả đều là ca sĩ ráo nạo. Ca đoàn khác ban nhạc (band) ở số lượng thành viên, đây là lý do vì sao thành viên của band không gọi là ca viên.

Ba cái tiếng việt nớ y hình đều có nguồn gốc tiếng hán, mà tiếng hán là thứ tiếng nặng sắc màu cổ tích với diển cố huyền hoậc, thành ra rồi mới có chuyện làm giản dị trong sáng tiếng việt từ hàng mấy chục năm rồi mà làm hoài hổng tới đâu
(Phần do những trự già cứ nhứt định bảo thủ - còn ai vào đây nữa - phần do đám giữ trách nhiệm hổng làm đủ bổn phận, hoậc vì chúng còn đang bận in tiền tiêu riêng, hoậc vì óc chúng hủng lỗ y chang tảng phô-mai gruyère thứ thiệt, "chữ nghĩa vào chữ nghĩa ra, ai biết")

Chời ơi chời... bữa hổm tui nghe hai mẹ con kia ríu rít với nhau mà hổng hiểu gì, hỏi tới thì bà nọ xổ một tràng, chữ còn chữ mất, thì mà là con thế lày con thế lọ. Bà nói đâu đó 15 phút tui mới hiểu rằng bà đang dạy thằng con cách ... lấu bún diêu - Jesus maria...)

My two cents.

ngocdam66
08-23-2013, 05:54 PM
Chời ơi chời... bữa hổm tui nghe hai mẹ con kia ríu rít với nhau mà hổng hiểu gì, hỏi tới thì bà nọ xổ một tràng, chữ còn chữ mất, thì mà là con thế lày con thế lọ. Bà nói đâu đó 15 phút tui mới hiểu rằng bà đang dạy thằng con cách ... lấu bún diêu - Jesus maria...)

My two cents.

Mme không hiểu hai mẹ con kia nói gì thị chắc là Mme gặp ng. Thái Lọ ,Họ líu lo lày lọ như Chim mỏ Quạ b-)

khờ khạo
08-23-2013, 06:04 PM
em cũng đã từng gặp thái ba rọi, lộn xộn nẫn nộn tùm lum nên cũng cóc hiểu mẹ gì nuôn

Triển
08-23-2013, 11:22 PM
Bữa nay mới đọc hết trang ni.
Thiệt tình tiếng việt lòng thòng quá hở.

Trước giờ tui cứ yên trí sĩ là những người thuộc lãnh vực dzăng hoá nghệ thuật. Bữa nay ngẩn tò te vì ông Triển nhắc tới lực sĩ, một tên vai u thịt bắp hay một cô ngực nở eo thon - hổng phải vì cử ăn nhưng vì... cử tạ !

Giữa sĩ vả gia hổng biết có khác nhau nhiều không nữa lận, và có vẻ như là... gia và sư là anh em cùng nhà (?)
Có vẻ như sĩ ngiêng về nghệ thuật. Nghệ thuật ni cần thiên phú để hướng dẫn cảm nhận và tạo cảm hứng. Thành ra... người mô có chữ sĩ thì luyện tập chưa chắc đã đủ mà còn cần cái khiếu... chăng ? Trong khi ấy sư hay gia (và cả giả) cần phải được trui rèn theo đúng hệ thống kinh điển ?
Vậy chơ nói thế cũng hổng ổn ha, vì rằng ông bác sĩ và ngài tu sĩ thiệt sự hổng dính dáng chi tới dzăng hóa nghệ thuật - trừ phi họ nói về... a hèm... "nghệ thuật khám bịnh và định bịnh" hay "nghệ thuật tuyên xưng đức tin trước công chúng".

Sĩ có nguồn gốc từ tiếng hán, chỉ về người. Sĩ do chữ nhân và chữ tâm họp lợi, hàm ý người có cái tâm. Thành ra... bất cứ ai, vừa ca vừa ôm tim (mắt lim dim mơ màng) đều xứng đáng gọi là ca sĩ ráo (với tài năng ở mức độ khác nhau). Tương tợ dzậy để nói tới tùm lum những thứ sĩ khác, bao gồm cả đám lực sĩ, do chúng đã mần thể thao bằng cả trái tim... chăng ?



Bà Ngô có biết cô "võ sĩ" người Đức này không?

http://www.christinetheiss.de/wp-content/uploads/2013/06/CT-links.png


Nữ võ sĩ này tên là Christine Theiss, tiến sĩ - bác sĩ y khoa cộng võ sĩ vô địch thế giới ở hạng cân của cô. Theo bà Ngô nên gọi cô này bằng gì, và có thể dùng bắp thịt ở tay của cô mà suy diễn ra được tế bào não có độ IQ ra sao không? Cô này mà oánh bốc bằng đôi tay, nhưng nếu không có trái tim chắc là đã bỏ đi chữa bệnh từ lâu, vì cô này là thầy thuốc hạng nặng (tiến sĩ). Ngoài ra bác sĩ, tiến sĩ và võ sĩ thì có liên quan gì đến nghệ thuật không? Chắc cũng có mà ít biết ha.

Nhiều người cho rằng chữ "_sĩ_" có liên quan đến nghề nghiệp tay nghề, trí thức...trở thành "kẻ sĩ". Rồi phân loại sĩ -nông - công - thương tá lạ tâm binh. Có học hành lớp lang thứ tự, hạng cao cấp, có xếp loại hẳn hòi.
Rồi đùng một cái có người thì suy nghĩ theo kiểu bà Ngô, ví như là "_sĩ_" có thể có liên quan đến nghệ thuật như nghệ sĩ, thi sĩ, văn sĩ, kịch sĩ, ca sĩ, họa sĩ. Loài nghệ thuật này....nhất là các người cầm đùi gà có lần bị ông Ngạn giải thích trên Thúy Nga là vô loại, không có lớp lang thứ tự, không được xếp vào hạng thứ nào luôn, thuộc loại hạ lưu.

Bingo! Hai ý nghĩ này đối nhau chan chát như anh Việt Đường làm thơ Đường.

Mang cái vụ học hành lớp lang thứ tự gán vào chỗ nghệ sĩ, thi sĩ, kịch sĩ, ca sĩ thì có vẻ trật bàn đạp. Nhất là ca sĩ người Việt Nam mình trường lớp thật sự rất ít, chỉ vì người ta có khiếu và thiên phú trời cho mà hát ca được, làm văn làm thơ cũng được chứ chẳng có trường lớp gì. Biết bao nhiêu người làm nghệ thuật mà không cần trường lớp.

Mà mang cái lò học sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ .... nhét vào nghệ thuật cũng chưa chắc, ít nhất là học vị của họ không trực tiếp cho biết họ thích cái gì trong 7 loại nghệ thuật.

Vẫn còn một loại .... "__sĩ__" thứ ba chưa chắc có trí thức hay không, mà cũng chẳng biết có tài nghệ thuật hay không là ngục sĩ, chí sĩ, chiến sĩ, quân sĩ, binh sĩ, thượng sĩ, hạ sĩ, trung sĩ, nghị sĩ, lực sĩ, võ sĩ, tử sĩ, liệt sĩ, kỵ sĩ, dũng sĩ, tráng sĩ, hiệp sĩ, kiếm sĩ, ẩn sĩ, tu sĩ, giáo sĩ,.....

Tôi cho rằng cá nhân tôi bị vấn nạn tiếng Hán Việt. Nếu ông học giả, giáo sư nào đó (xin lỗi quên tên rồi) ở Úc viết về Hỏi Ngã Tự Vị trong trang cô Bonita mang về bảo tiếng Hán Việt chiếm đến 60% từ ngữ trong tiếng Việt thì tôi thấy mình tiêu hao công lực gần hết. Nghĩa là chẳng biết gì cả. Bị tẩu hỏa nhập ma. :-s




Gia và giả, sư và viên thì tui bí lù cái khác biệt, nhưng nhứt định tất cả hầu như dùng để chỉ người (thành viên thì chưa chắc hở, vì thành viên mang ý... member).

Thể tháo gia, lực sĩ, vận động viên,...

Kỹ sư, kiến trúc sư, giáo sư, giảng viên, giáo viên, mục sư, giáo sĩ, tu sĩ, đạo sĩ, viện sĩ, học sĩ ....

Ký giả, độc giả, hành giả, thính giả, thị giả = tùy viên, phụ tá viên, hoạt náo viên .... (bò viên j/k)

Tù nhân, phạm nhân, chinh nhân (chiến sĩ), cử nhân, văn nhân, thi nhân, hậu nhân, tiền nhân, mặc nhân, phàm nhân, thánh nhân, tha nhân, vĩ nhân, nghệ nhân....

Nhạc công, phi công, lao công, vũ công, ....

Chuyên gia, Luật gia, tâm lý gia, chính trị gia, thông gia..... (Hải ký mì gia, j/k - gần Cầu Bông khu Gia Định rất ngon :)))





Sĩ và viên đều chỉ người, sĩ viên ghếp lợi hổng có ý nghĩa chi dáo.
Chỉ lấy đặt làm tựa mạch nghe cho sốc như vũ khí hóa học! ;)



Nói vậy còn bí thêm, vì nhân và sĩ cũng là người nhưng nhân sĩ thì có nghĩa - Tới double nhân lận ha, nhân sĩ hẳn phải tốt hết cỡ thợ mộc !
Tốt hay không không ai biết được. Bà Ngô xem tôi dẫn chứng bên trên đó.



Tui nghĩ ca viên là thành viên của ca đoàn và các thành viên ni tất cả đều là ca sĩ ráo nạo. Ca đoàn khác ban nhạc (band) ở số lượng thành viên, đây là lý do vì sao thành viên của band không gọi là ca viên.
Tôi cũng nghĩ người hát là ca sĩ. Người ta bày trò đặt thêm "ca viên", để nghe với chữ "ca đoàn" có sự liên quan vô hình trung nào đó.
Thành viên ban nhạc khác với thành viên ca đoàn chứ bà Ngô. Thành viên ban nhạc là "nhạc công", rồi trong các người đánh đàn, chơi nhạc đó nếu có người tài như ông Ngô Thụy Miên vừa thổi kèn vừa viết nhạc luôn thì gọi là "nhạc sĩ". :))




Ba cái tiếng việt nớ y hình đều có nguồn gốc tiếng hán, mà tiếng hán là thứ tiếng nặng sắc màu cổ tích với diển cố huyền hoậc, thành ra rồi mới có chuyện làm giản dị trong sáng tiếng việt từ hàng mấy chục năm rồi mà làm hoài hổng tới đâu

Tôi nói bên trên đó, tiếng Hán Việt là vấn nạn chữ nghĩa của tôi. Tôi chỉ bắt chước ở các vụ sĩ, viên, công, giả, gia, nhân chứ thật ra không biết phải làm sao cho đúng. Chỉ biết rằng lúc mình ráp đại (phang đại) thì cũng cố gắng sao tìm hai cái chữ Hán ráp, chứ " hát sĩ " thì nghe có vẻ ngộ ngộ hoặc "hát viên" thì là lạ.





(Phần do những trự già cứ nhứt định bảo thủ - còn ai vào đây nữa - phần do đám giữ trách nhiệm hổng làm đủ bổn phận, hoậc vì chúng còn đang bận in tiền tiêu riêng, hoậc vì óc chúng hủng lỗ y chang tảng phô-mai gruyère thứ thiệt, "chữ nghĩa vào chữ nghĩa ra, ai biết")

???




Chời ơi chời... bữa hổm tui nghe hai mẹ con kia ríu rít với nhau mà hổng hiểu gì, hỏi tới thì bà nọ xổ một tràng, chữ còn chữ mất, thì mà là con thế lày con thế lọ. Bà nói đâu đó 15 phút tui mới hiểu rằng bà đang dạy thằng con cách ... lấu bún diêu - Jesus maria...)
My two cents.
Đó là bà Ngô nghe người ta nói, ngược lại họ nghe bà Ngô nói cũng cười bà chẳng biết phân biệt hỏi ngã và văn chương với văng .... xác, lúc nói cứ cùng một ngữ ráo trọi mà. :)


----------



PS: vào xin sửa lại, đính chính rằng ông Ngô Thụy Miên không có thổi kèn, tôi nhớ sai, bây giờ nhớ lại là ông này kéo vĩ cầm.

bonita
08-24-2013, 03:41 AM
http://www.youtube.com/watch?v=aQRZboj2lKg

... cuối tuần dui dẻ ...

ốc
08-24-2013, 06:46 PM
Em nhớ dạo trước ai hỏi chữ gì thì anh Triển lôi ngay tự điển ra mà phán mà bận này lại không làm thế. Anh thử xem chữ sĩ, chữ viên trong tự điển người ta giải thích thế lào?

khờ khạo
08-24-2013, 06:55 PM
Em nhớ dạo trước ai hỏi chữ gì thì anh Triển lôi ngay tự điển ra mà phán mà bận này lại không làm thế. Anh thử xem chữ sĩ, chữ viên trong tự điển người ta giải thích thế lào?
em nghĩ anh Chiển gato với anh Ốc nên dù anh Ốc có giả nhời thế lào vưỡn là sai ạ

Triển
08-24-2013, 08:29 PM
Em nhớ dạo trước ai hỏi chữ gì thì anh Triển lôi ngay tự điển ra mà phán mà bận này lại không làm thế. Anh thử xem chữ sĩ, chữ viên trong tự điển người ta giải thích thế lào?


em nghĩ anh Chiển gato với anh Ốc nên dù anh Ốc có giả nhời thế lào vưỡn là sai ạ

" Dốt chết được !!! (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?2830-R%C3%ACnh&p=99996&viewfull=1#post99996) "

Tự điển làm gì có hướng dẫn ngữ pháp.

ốc
08-25-2013, 07:55 AM
Ơ hoá ra là muốn hỏi về ngữ pháp cơ à?


ca viên >< ca sĩ ... ra sao? Bà con có ai giải thích giúp không? Có phải ca viên là thuộc một nhóm xướng ca, còn ca sĩ là trình diễn độc lập không?

Về ngữ pháp thì chả có >< ra sao cả. Cả hai cùng là danh từ cho nên cứ dùng như nhau.

Triển
08-25-2013, 07:59 AM
Ơ hoá ra là muốn hỏi về ngữ pháp cơ à?
Về ngữ pháp thì chả có >< ra sao cả. Cả hai cùng là danh từ cho nên cứ dùng như nhau.

Khi nào thì được phép dùng ca viên, khi nào thì ca sĩ? Tại sao các ca sĩ hát trong ca đoàn thì tiếng Việt phải gọi là ca viên?

RaginCajun
08-25-2013, 10:56 AM
Khi nào thì được phép dùng ca viên, khi nào thì ca sĩ? Tại sao các ca sĩ hát trong ca đoàn thì tiếng Việt phải gọi là ca viên?Cho ké một câu nha. Tớ nghĩ là văn hóa Việt mình vốn coi thường giới ca sĩ nên không muốn xài chữ ca sĩ cho những người hát trong ca đoàn.

ốc
08-25-2013, 04:16 PM
Khi nào thì được phép dùng ca viên, khi nào thì ca sĩ? Tại sao các ca sĩ hát trong ca đoàn thì tiếng Việt phải gọi là ca viên?

Em nghĩ muốn biết khi nào và tại sao thì có nhẽ nên tìm hiểu ý nghĩa của từng chữ... ở trong tự điển.

Ngoài ca sĩ và ca viên, còn có thể dùng những chữ sau đây:

- ca nhi: các em làm nghề ca hát
- ca nữ: các chị làm nghề ca hát
- ca nam: các anh làm nghề ca hát
- ca lão: các ông già làm nghề ca hát
- ca giần: các anh vừa nhậu vừa ca (xuất xứ từ tiếng Anh: cajun)
- ca men: các anh lâu lâu nhảy ra kêu ca lăng nhăng rồi biến mất
- ca ca: các người hát xoàng nhưng cứ ca đi ca lại
- vân vân

Triển
08-25-2013, 10:53 PM
Em nghĩ muốn biết khi nào và tại sao thì có nhẽ nên tìm hiểu ý nghĩa của từng chữ... ở trong tự điển.

Ngoài ca sĩ và ca viên, còn có thể dùng những chữ sau đây:

- ca giần: các anh vừa nhậu vừa ca (xuất xứ từ tiếng Anh: cajun)


Có phải chữ khác của ca giần là tôm viên không? Tự điển này thì chỉ có anh Ốc nhà mình mới có thôi.

Tôi nhớ có ca-nô nữa, nói theo anh Tôm, diễn theo anh Ốc, thì ca-nô chắc phải là hạ đẳng hơn ca-sĩ nữa phải không?

visabelle
08-26-2013, 01:29 AM
how bout...?

_ca ca
_ca...li
_ca khỉ
_ca...nada


:p

hoanghac
08-26-2013, 04:05 AM
Ngoài Sĩ - Viên , còn có Thủ

Đao thủ

Game thủ

Đậu
08-26-2013, 07:28 AM
... Tại sao các ca sĩ hát trong ca đoàn thì tiếng Việt phải gọi là ca viên?

Gọi là ca viên để phân biệt với ca trưởng. Ca trưởng là người cầm trịch. Là cảnh sát giao hưởng, giữ cho ca đoàn hát có trật tự, lớp lang đàng hoàng như trong lớp học có lớp viên và lớp trưởng. Còn nhạc sỹ tụ hợp lại đờn địch thì nam là nhạc công, nữ là nhạc phụ. Cũng cần có nhạc trưởng giử trật tự an ninh. Chứ không thì có màn trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Chả ra ra đình đám gì cả.b-)

Triển
08-26-2013, 07:46 AM
Gọi là ca viên để phân biệt với ca trưởng.

Sao không gọi là ca thứ, ca phó mà phải gọi là ca viên? ;)

V.I.Lãng
08-26-2013, 07:57 AM
Gọi là ca viên để phân biệt với ca trưởng. Ca trưởng là người cầm trịch. Là cảnh sát giao hưởng, giữ cho ca đoàn hát có trật tự, lớp lang đàng hoàng như trong lớp học có lớp viên và lớp trưởng. Còn nhạc sỹ tụ hợp lại đờn địch thì nam là nhạc công, nữ là nhạc phụ. Cũng cần có nhạc trưởng giử trật tự an ninh. Chứ không thì có màn trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Chả ra ra đình đám gì cả.b-)



Xin chào Anh Đỗ Thành Đậu :) ,

V thấy Anh viết mấy chữ tô đậm , V thắc mắc vô cùng . Xin lỗi , những thắc mắc của V hơi lạc đề của "sĩ >< viên "

- Người cầm trịch

lần đầu tiên V mới nghe chữ " cầm trịch " . V có nghe : cầm chày , cầm chịch .

" Cầm chịch" thường nghe ví dụ như : Anh giữ đòn bẩy cho chắc đừng để nó chịch nhé .

Mà hình như "chịch" thì từ "chệch " mà ra . Ví dụ như: Căn nhà đó bị chệch sang hướng tây một chút .

Mà hình như "chệch" thì liên quan tới "lệch" ....

Vậy cho V xin hỏi : "trịch " là giọng nói của người miền nào vậy ?

Và từ "trịch", "chịch" , "chệch" , "lệch" , từ nào mới gọi là chuẩn trong tự điển tiếng Việt ?
.
.
.
Nói chung , " trịch " , V mới nghe qua nơi Đặc Trưng này :)


- trong lớp học có lớp viên và lớp trưởng

V có nghe "lớp trưởng" nhưng chưa nghe qua "lớp viên " . Àh, có người còn nói là "viên đội trưởng " :)


- đờn địch thì nam là nhạc công, nữ là nhạc phụ

Wow, lần đầu tiên mới nghe qua "nữ là nhạc phụ" . Discrimination qu'a đỗi đónha :) . Tại sao cũng đờn ngang với nhau mà nữ gọi là " nhạc phụ " .

Chữ "nhạc phụ" có nghe qua, khi mấy anh có vợ, gọi cha vợ là nhạc phụ . Chứ V chưa bao gio=` nghe qua, nữ đánh đờn với nam mà bị gọi là nhạc phụ :)
.
.
.

Triển
08-26-2013, 07:59 AM
Ngoài Sĩ - Viên , còn có Thủ

Đao thủ

Game thủ

Cầm thủ
Kỳ thủ
Biển thủ (ủa lộn, cái này lấy ra :) )

anh HH nói đao thủ hay đao phủ? :) - Đao phủ là nghề à nha. :)

Triển
08-26-2013, 08:02 AM
how bout...?

_ca ca
_ca...li
_ca khỉ
_ca...nada


:p



ca ra ô kê! ;)

Triển
08-26-2013, 08:06 AM
Còn nhạc sỹ tụ hợp lại đờn địch thì nam là nhạc công, nữ là nhạc phụ. Cũng cần có nhạc trưởng giử trật tự an ninh.
Nhạc sĩ là người viết nhạc. Người chơi nhạc cụ thì mới gọi là nhạc công.
Nhiều nhạc sĩ viết nhạc hay lắm nhưng chơi nhạc cụ dở òm.
Phân tích theo tiến sĩ Đậu thì nam giới chơi nhạc thì gọi nhạc công,
tôi nghĩ nữ giới chơi nhạc không phải nhạc phụ, mà là nhạc công nương,
còn giữa giữa chơi nhạc thì nhạc công công (điều này phải hỏi thầy Cà mới biết rõ).

Đậu
08-26-2013, 08:10 AM
Sao không gọi là ca thứ, ca phó mà phải gọi là ca viên? ;)


Gọi là "ca thứ" thì không minh bạch mà gọi cho đúng từ "ca thứ trưởng" thì đâm ra dài dòng văn tự. Em nhớ trong cái bộ ngành gì đó, tự nhiên em quên tên, có ông/bà thứ trưởng. Em đoán từ "thứ trưởng" tiềm ẩn nội dung là có nhiều "thứ" lắm; Có thể gọi theo số thứ tự là 1, 2, 3. Giống như cái ông nhiều vợ thì mấy bà sau vợ cả thì là vợ thứ (mở ngoặc 1, 2, 3, 4, 5) vậy.

Còn gọi ca phó thì dễ trẹo giọng; Gặp bữa nào chưa đánh răng, gọi "ca phó" ra "cáo phó" thì mất vợ như chơi.:)

Triển
08-26-2013, 08:13 AM
Gọi là "ca thứ" thì không minh bạch mà gọi cho đúng từ "ca thứ trưởng" thì đâm ra dài dòng văn tự. Em nhớ trong cái bộ ngành gì đó, tự nhiên em quên tên, có ông/bà thứ trưởng. Em đoán từ "thứ trưởng" tiềm ẩn nội dung là có nhiều "thứ" lắm; Có thể gọi theo số thứ tự là 1, 2, 3. Giống như cái ông nhiều vợ thì mấy bà sau vợ cả thì là vợ thứ (mở ngoặc 1, 2, 3, 4, 5) vậy.

Còn gọi ca phó thì dễ trẹo giọng; Gặp bữa nào chưa đánh răng, gọi "ca phó" ra "cáo phó" thì mất vợ như chơi.:)

Không sao, trong đờn địch còn có ca bảy, ca sus, ca add....thăng giảm đầy đủ, phân biệt rõ ràng.
Không sợ phòng nhì náo loạn đâu.

Đậu
08-26-2013, 08:30 AM
Nhạc sĩ là người viết nhạc. Người chơi nhạc cụ thì mới gọi là nhạc công.
Nhiều nhạc sĩ viết nhạc hay lắm nhưng chơi nhạc cụ dở òm.
Phân tích theo tiến sĩ Đậu thì nam giới chơi nhạc thì gọi nhạc công,
tôi nghĩ nữ giới chơi nhạc không phải nhạc phụ, mà là nhạc công nương,
còn giữa giữa chơi nhạc thì nhạc công công (điều này phải hỏi thầy Cà mới biết rõ).


Trong xóm em ngày ấy có anh nhạc sỹ dạy đờn lục huyền cầm chả có sáng tác gì sốt. Ấy thế mà lại lắm học sanh. Chắc tại cái cơ sở hạ tầng dùng làm nơi dạy được cất đúng theo phong thuỷ cách. Thì như làm vậy, em đoán trên thế gian này có khối anh nhạc sỹ không có sáng tác gì hết nhưng anh nào cũng biết xử dụng nhạc khí này nọ. (Em ngại dùng chữ nhạc cụ vì sợ làm buồn lòng mấy ông nhạc công già xọm):)

Triển
08-26-2013, 08:48 AM
Trong xóm em ngày ấy có anh nhạc sỹ dạy đờn lục huyền cầm chả có sáng tác gì sốt. Ấy thế mà lại lắm học sanh.

Việt Nam mình mở lớp dạy đàn chứ có ai mở lớp sáng tác
nhạc đâu. Đàn thì chơi lại được nhạc người ta, chứ sáng
tác nhạc mà mượn nhạc người ta là đụng chạm...tôn giáo: gọi là đạo nhạc.
Cho nên không có ai học sáng tác có lẽ vì không thích bị truyền giáo.

ốc
08-26-2013, 09:05 AM
Người Nam thì họ gọi như thế, cứ ai biết đánh đàn giỏi là nhạc sỹ. Còn người sáng tác nhạc thì em nghe họ gọi là "sáng nhạc gia."

Triển
08-26-2013, 10:45 AM
....chữ ghép "ca viên" trong tự điển bành ky của tôi không có. (cho anh Ốc thỏa lòng :) )



http://i.imgur.com/yQlH5EX.jpg

ốc
08-26-2013, 11:35 AM
Anh Triển tra tự điển của Việt cộng thì em quá thất vọng. Anh không có cuốn Thiều Chửu để dùng ở nhà à?

Chả biết họ soạn tự điển cho người học nấu ăn hay sao mà có "cà chua làm nước sốt," "cà chua kho chao," "cà chua dồn," cà chua bỏ lò"? Dở hơi thật.

Angie
08-26-2013, 12:47 PM
Việt Nam mình mở lớp dạy đàn chứ có ai mở lớp sáng tác
nhạc đâu. Đàn thì chơi lại được nhạc người ta, chứ sáng
tác nhạc mà mượn nhạc người ta là đụng chạm...tôn giáo: gọi là đạo nhạc.
Cho nên không có ai học sáng tác có lẽ vì không thích bị truyền giáo.



LỚP SÁNG TÁC CA KHÚC
22.02.2012 00:30



https://dtphorum.com/pr4/uploads/image/news/nss_1334945194.jpg (https://dtphorum.com/pr4/uploads/image/news/nss_1334945194.jpg)










Đối tượng: Dành cho tất cả những ai yêu thích âm nhạc.
Mục đích: Giúp các bạn tìm hiểu, nghiên cứu để có được những kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực sáng tác ca khúc mà mình yêu thích.
Thời gian: Chương trình cơ bản từ 3 đến 6 tháng, tùy theo khả năng của từng học viên. ( mỗi tuần học 2 buổi, mỗi buổi 2 tiết = 90p). Khai giảng ngày 14/08/2012, Lịch học: Thứ 3 – 5 từ 16h đến 18h và từ 18h đến 20h



Nội dung đào tạo:

Để có thể trở thành người nhạc sĩ ngoài đam mê, yêu thích, bạn cần được trang bị những kiến thức cơ bản về âm nhạc sau đây:


Lý thuyết âm nhạc
Ký xướng âm
Hòa âm- phối khí
Tìm hiểu về thang âm, điệu thức của từng vùng miền trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam.
Thực hành viết ca khúc hoàn chỉnh( lời và nhac)
Thực hành hòa âm- phối khí . . .vv



GV chủ nhiệm : Nhạc sĩ Đỗ Anh Hùng ( Hội viên Hội Âm Nhạc TP HCM)



* Lưu ý: học viên đóng trọn khóa được giảm 10% học phí


http://thanhnhachoainam.net/Home/uploads/image/hinhanh/10%285%29.jpg

http://thanhnhachoainam.net/Home/uploads/image/hinhanh/111.JPG





http://online.berklee.edu/courses/interest/songwriting




Tuition
Level (https://dtphorum.com/pr4/#filter)

All (https://dtphorum.com/pr4/#)
Foundation (https://dtphorum.com/pr4/#)
Intermediate (https://dtphorum.com/pr4/#)
Advanced (https://dtphorum.com/pr4/#)


Certificate(s) This Course is Included


Lyric Writing: Tools and Strategies (https://dtphorum.com/courses/lyric-writing-tools-and-strategies) (BMW-120)
For-credit: $1,400
Non-credit: $1,200
Add 6 CEUs: (https://dtphorum.com/pr4/#)$25.00
https://dtphorum.com/assets/skill-level-1-a.png


Writing and Producing: Master (https://dtphorum.com/certificates/writing-and-producing-master)
Songwriting: Master (https://dtphorum.com/certificates/songwriting-master)

Triển
08-26-2013, 01:04 PM
Anh Triển tra tự điển của Việt cộng thì em quá thất vọng. Anh không có cuốn Thiều Chửu để dùng ở nhà à?

Viết tự điển cũng bị chụp mũ nữa hả Ốc? :-|
Không, tôi không có tự điển Thiều Chửu, Ốc có không? Có thì tra đi. :)

Triển
08-26-2013, 01:06 PM
LỚP SÁNG TÁC CA KHÚC
22.02.2012 00:30



Lớp này mới mở phải không?

Angie
08-26-2013, 01:13 PM
Chắc vậy cho cái lớp đó.
http://hcmcons.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=74&Itemid=104&lang=en


Đào tạo ba chuyên ngành chính: Sáng tác, Chỉ huy (Hợp xướng, Dàn nhạc), Âm nhạc học. Ngoài ra, Khoa còn đảm nhiệm giảng dạy toàn bộ các môn kiến thức âm nhạc cho Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh như: Âm nhạc học, Đọc tổng phổ, Đối âm, Hòa âm, Hình thức âm nhạc, Hợp xướng Thanh nhạc, Ký xướng âm, Kỹ năng Sư phạm, Lịch sử Âm nhạc, Phối khí, Phương pháp Lý luận chuyên ngành, Phức điệu, Tính năng giọng và Phối âm, Trích giảng Âm nhạc, Âm nhạc Truyền thống Việt Nam, Dân ca, Tính năng Nhạc cụ dân tộc. . . Kể từ khi thành lập (sau năm 1975), đã có hơn 90 thầy cô là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Thạc sỹ, Tiến Sỹ. . . tham gia giảng dạy tại Khoa
Tốt nghiệp Khoa Sáng tác – Chỉ huy – Âm nhạc học, sinh viên có khả năng chuyên môn vững vàng trong sáng tác, chỉ huy, âm nhạc học, lý thuyết âm nhạc cổ truyền và Tây phương phục vụ cho các công tác và hoạt động âm nhạc trong và ngoài nước.

Triển
08-26-2013, 01:18 PM
Anh Triển tra tự điển của Việt cộng thì em quá thất vọng. Anh không có cuốn Thiều Chửu để dùng ở nhà à?
Viết tự điển cũng bị chụp mũ nữa hả Ốc? :-|
Không, tôi không có tự điển Thiều Chửu, Ốc có không? Có thì tra đi. :)

Đây, tự điển Hội Khai Trí Tiến Đức... (http://www.vietnamtudien.org/vntd-kttd/ )
Còn muốn Thiều Chửu thì vào trang VVH anh Tê chạy show trong đó tra cũng được...

http://i.imgur.com/Bnvku4H.png

Triển
08-26-2013, 01:22 PM
Người Nam thì họ gọi như thế, cứ ai biết đánh đàn giỏi là nhạc sỹ. Còn người sáng tác nhạc thì em nghe họ gọi là "sáng nhạc gia."
Còn học sinh các "sáng nhạc gia" này là "chiều nhạc mẫu" phải không?

ntđl
08-26-2013, 02:06 PM
*

Thái lọ là thái gì hở bác Ngọc ? Thái trắng hay thái đen ? Lọ là lọ nghẹ, chắc thái đen quá nha (???)
Rồi thái ba rọi của Khờ thì tui thiệt sự bí.

Ông Triển, câu "còn ai vào đây nữa" hay "còn ai trồng khoai đất này nữa" hàm ý "thì tui chớ ai" đó nha ông. Sorry với ông vì tui viết vắn tắt tối hù. Chuyện làm trong sáng tiếng việt là nhiệm vụ của đám văn hóa hén. Xui cái... thường khi chúng xài chữ nghĩa đao to búa lớn tới trật đường rầy. Chúng càng nói càng hăng tiết và chữ nghĩa lại càng thêm mờ mịt.
Nhóm trí thức thứ thiệt ở VN thì nghe họ nói đã lỗ tai lắm kia, nhưng họ ít khi leo vào tới bộ văn hóa trung ương, phần vì hổng thiết tha, phần vì cũng chẳng ai cho vào đứng trong trỏng.

Sau khi trình bày cho đủ lễ cùng ông rồi... thì chừ ông cho tui leo lề chút héng, kêu bằng giúp dzui dzăng nghệ. Cám ơn ông trước.

Thưa bác Ngọc và độc giả mục ngôn ngữ.
Bà nội nọ hổng người thái cũng hổng người nùng. Tui đọc hồ sơ nhập viện biết bà họ Nhu hay Nhữ chi đó (mà hổng dám hỏi) Bà còn trẻ thua tui cỡ 1 con giáp, quần áo bảnh bao, 10 móng tay ngà ngọc sơn đỏ, lấp lánh hột xoàn chọi chó có thể lủng đầu (tui tin bà đeo hột xoàn thiệt chớ hổng phải đồ giả như tui heng.

Cả hai mẹ con ríu rít một thứ tiếng việt lờ lợ vì thiếu dấu, chưa kể là có những chữ tui nghe ra nhưng hổng hiểu nghĩa thành hổng nhớ.
Hồi đầu tui ngờ chúng nói tiếng thiểu số vùng núi, hoặc một loại tiếng tàu cũng thiểu số nốt. Chừng hỏi tới thì bà biểu : Ơ hay, em lói tiếng việt lam mà bác không hiểu à ? Hỏi tới nữa thì ra bà gốc hải phòng, thằng con sanh bên này, tiếng anh rành rẽ hơn tiếng việt.
Cả hai cùng làm cho một chủ, mẹ babysit hai đứa con đã lớn, còn con rửa chén nhà hàng nhựt của ổng.
Chủ của chúng tốt lắm cà, muốn nghỉ muốn làm, sao cũng được và vẫn có lương.

Sau màn điều tra thằng nhỏ, té ra chủ của hai mẹ con là một tên hải phòng trồng cỏ chuyên nghiệp. Hồi đầu đất làm ăn của nó là thềm đại lục bên west, kế đó động ổ, nó dông tuốt sang east trồng cỏ tiếp rồi mở cái nhà hàng mần màn laundry bạc. Bà mẹ vào nghê trước, dẫn thằng con vào sau, tiếng là đi mần chớ thiệt ra cà nhỏng lãnh lương tháng có bonus để chờ sai vặt.

Mà chời ơi chời... con mẹ ni dữ dằn đanh đá trời thần luôn nha.
Bà thư ký lạng quạng sao đó, nó xổ một tràng tiếng việt chen lẫn tiếng đan mạch (dĩ nhiên thư ký đờ ra) : Giời ơi giời, em biết ngay mà, tiên sư cha ló, cái con dấm dớ dở người kia, chỉ giỏi cãi, ló ngu vậy bác đừng cho ló làm lữa, bác đuổi ló thẳng cánh cho em nhờ... bla bla bla...Thằng con đứng kế níu má nó lợi và ăn một cái tát nầy đom đóm mắt Thương thằng nhỏ hết biết !
Vậy chớ bà mẹ còn bắt thằng con thông dịch ra tiếng anh cho... ló hiểu. Tui biểu : ấy ló không hiểu đâu, ló chỉ lói tiếng pháp thôi.

Tui nghe tiếng quảng (quảng nam quảng ngãi) còn hiểu, chớ nghe cái tiếng việt-lam này thì tihệt sự bí. Hổng biết còn ai "dấm dớ" như tui không nữa lận.
Nói bà con Hải phòng thương dùm, từ dạo ấy, mỗi lần nghe tới hải phòng là tóc tai tui dựng đừng, dù biết rằng dân xứ nào cũng có người nọ người kia. Bad experience thường khi rất khó quên !!!

Đậu
08-26-2013, 04:11 PM
Xin chào Anh Đỗ Thành Đậu :) ,


- trong lớp học có lớp viên và lớp trưởng

V có nghe "lớp trưởng" nhưng chưa nghe qua "lớp viên " . Àh, có người còn nói là "viên đội trưởng " :)


.

Xin chao V2012,

Nghe từ "viên đội trưởng" là biết tỏng là đờn ông làm nhớn. Nếu là đờn bà thì là "nữ đội trưởng". Như khi nghe "viên ngoại" là biết ông lão già thiệt là già. Thì như làm vậy, em đoán chữ "viên", trong tình huống này, là Giới-từ dùng để minh bạch giới tánh.:)

Đậu
08-26-2013, 04:20 PM
* Lưu ý: học viên đóng trọn khóa được giảm 10% học phí

Lấy ý tưởng từ câu khuyến cáo này, em đoán chữ "ca viên" được dùng khi người hát không nhận tiền cát sê, đi hát từ thiện chơib-). Còn ca sỹ thì nhận tiền thù lao. b-)

ốc
08-26-2013, 05:22 PM
"Viên" có nghĩa là vượn. "Ca viên" là vượn hát/hú.

Anh Triển chịu khó vào trang tự điển Hán Việt trên mạng, tìm hai chữ sĩ, viên anh dùng làm tựa đề xem sao.

Triển
08-26-2013, 09:03 PM
Lấy ý tưởng từ câu khuyến cáo này, em đoán chữ "ca viên" được dùng khi người hát không nhận tiền cát sê, đi hát từ thiện chơib-). Còn ca sỹ thì nhận tiền thù lao. b-)

anh Đậu lộn lại khoảng 3, 4 trang trước thấy phần lịch sử của Ngàn Khơi thì biết là ca công (chiếu theo tự điển Tiến Đức) trong ca đoàn Ngàn Khơi đi ca hát có bán vé. :)

Triển
08-26-2013, 09:09 PM
"Viên" có nghĩa là vượn. "Ca viên" là vượn hát/hú.

Anh Triển chịu khó vào trang tự điển Hán Việt trên mạng, tìm hai chữ sĩ, viên anh dùng làm tựa đề xem sao.


Vậy "viên gạch" là gạch của con vượn hả? Con cua mới có gạch mà? Hồi chuyển sang "viên" là cục hòn nữa
thì vô tri vô giác. Thôi, "viên" từ đầu đã hiểu là người rồi. Ốc :-$ lộn xộn quá, có anh chị em Ngàn Khơi đi ngang
lại phiền.

Đậu
08-27-2013, 07:38 AM
anh Đậu lộn lại khoảng 3, 4 trang trước thấy phần lịch sử của Ngàn Khơi thì biết là ca công (chiếu theo tự điển Tiến Đức) trong ca đoàn Ngàn Khơi đi ca hát có bán vé. :)

Vậy chiếu theo cách nhận thù lào thì ca sỹ có tính cá thể còn ca viên có nét của một hợp tác xã; hát theo năng xuát (hát giọng bè này bè nọ) hưởng theo nhu cầu (tiền vé thu vào đem chia đều cho ca viên):)

Đậu
08-27-2013, 08:08 AM
Việt Nam mình mở lớp dạy đàn chứ có ai mở lớp sáng tác
nhạc đâu. Đàn thì chơi lại được nhạc người ta, chứ sáng
tác nhạc mà mượn nhạc người ta là đụng chạm...tôn giáo: gọi là đạo nhạc.
Cho nên không có ai học sáng tác có lẽ vì không thích bị truyền giáo.

Thì ra động thái mượn (khúc) nhạc của nguời khác xài đỡ gọi là đạo nhạc; Chắc cái bản nhạc sáng tác có (khúc) nhạc bị mượn kia gọi là nhạc đạo và người ra tay mượn gọi là đạo sỹ? Học trò theo hầu vị đạo sỹ này gọi là đạo viên và sau khi hội đủ điều kiện để tốt nghiệp thì gọi là đạo nhân.

Ngày trước, em nghe nói là, có người viết sách dạy tại chức sáng tác nhạc căn bản. Em google mãi mà chả ra cái tên sách. Có nhẽ là là thất truyền rồi. Em đoán, có nhẽ vì sợ thiên hạ chê cười nên tác giả đã rì kho tất cả số sách ấy rồi.:)

Angie
08-27-2013, 09:18 AM
http://ecx.images-amazon.com/images/I/51%2BT2u9yIjL._SX260_PJlook-inside-v2,TopRight,1,0_SH20_.jpg

ốc
08-27-2013, 09:47 AM
Vậy "viên gạch" là gạch của con vượn hả? Con cua mới có gạch mà? Hồi chuyển sang "viên" là cục hòn nữa
thì vô tri vô giác. Thôi, "viên" từ đầu đã hiểu là người rồi. Ốc :-$ lộn xộn quá, có anh chị em Ngàn Khơi đi ngang
lại phiền.
Ủa, vậy bị gọi là xướng ca vô loại thì họ có phiền không?

"viên gạch" là tiếng Nôm, còn "ca viên" là tiếng Hán, cứ lẫn lộn hai thứ thì làm sao mà giải thích cho anh Tiển hiểu được.

Triển
08-27-2013, 10:32 AM
Ủa, vậy bị gọi là xướng ca vô loại thì họ có phiền không?


Sao biết họ không phiền, nhưng ít ra họ không chui vào đây lôi đầu Ốc ra để nựng. Nựng là tiếng thuần Việt.

Triển
08-27-2013, 10:33 AM
http://ecx.images-amazon.com/images/I/51%2BT2u9yIjL._SX260_PJlook-inside-v2,TopRight,1,0_SH20_.jpg

Cũng có lý nha, người hơi .... tối nên học .... sáng tác. :)

Triển
08-27-2013, 10:36 AM
khi hội đủ điều kiện để tốt nghiệp thì gọi là đạo nhân.

Chắc cao thủ tốt nghiệp chắc cũng đồng nghĩa với đạo chích. :)>-

Triển
08-27-2013, 10:47 AM
Vậy chiếu theo cách nhận thù lào thì ca sỹ có tính cá thể còn ca viên có nét của một hợp tác xã; hát theo năng xuát (hát giọng bè này bè nọ) hưởng theo nhu cầu (tiền vé thu vào đem chia đều cho ca viên):)

Nếu làm theo hợp tác xã là làm công rồi, nên gọi theo ca công như tự điển của thập niên 50 là bảnh nhất đó (hạ bệ chữ ca viên). :)>-

Đậu
08-27-2013, 11:10 AM
Nếu làm theo hợp tác xã là làm công rồi, nên gọi theo ca công như tự điển của thập niên 50 là bảnh nhất đó (hạ bệ chữ ca viên). :)>-

Nếu gọi là ca công thì còn nặng chất chủ tớ. Giai cấp ca chủ và ca công còn tồn tại. Việc này không đúng với tinh thần làm chủ tập thể của hợp tác xã.:)

Triển
08-27-2013, 09:37 PM
Nếu gọi là ca công thì còn nặng chất chủ tớ. Giai cấp ca chủ và ca công còn tồn tại. Việc này không đúng với tinh thần làm chủ tập thể của hợp tác xã.:)

Dạ không, dạ ca chủ là nặng nợ giang hồ với ca tớ và canot thôi. Còn nếu lộn xộn thì em hối lộ bằng cadeau, dạ chuyện gì cũng qua chứ bóc lột gì đại ca.