PDA

View Full Version : Môi trường sống



Tuấn Nguyễn
10-10-2011, 09:31 PM
MÔI TRƯỜNG SỐNG

Môi trường sống được hiểu như là nơi chốn để con người sống bao gồm mặt đất, trên không, đại dương, không khí.
Qua diễn đàn này, tôi xin được bày tỏ sự lo ngại của tôi về môi trường sống. Các bạn ở cùng khắp thế giới có cùng tâm trạng với tôi?
Hôm kia, nhà tôi mở tủ lạnh lấy trái dưa chuột để dùng cho bửa ăn trưa. Bà phát hoảng khi thấy trái dưa chuột bỗng to hơn và dài hơn khi bà mua về. Thì ra cất dưa vào tủ lạnh, dưa vẫn phát triển!!!
Tết âm lịch năm rồi, cũng một trường hợp tương tự, nhà tôi mua kg đậu cô- ve để dùng ăn dần trong ba ngày xuân, bà đã phát hoảng khi thấy những trái đậu phát triển to và dài hơn.
Người ta đã lợi dụng những thành tựu trong khoa học để kinh doanh bất kể hậu quả. Thuốc bảo quản, thuốc tăng trưởng trong nuôi trồng đã bị lạm dụng.
Một dạo, các phương tiện truyền thông đã phổ biến với hình ảnh dưa hấu chưa thu hoạch bị phát nổ, gọi là dưa hấu nổ. Thì ra họ bơm thuốc quá nhiều dẫn đến hậu quả kể trên. Nhà tôi có bà bạn bán trái cây ở chợ Đống Đa ĐN, bà khuyên đừng bao giờ ăn dưa hấu vì dưa bơm thuốc kích thích tăng trưởng nguy hiểm. Bà nói, người cung cấp dưa hấu, họ có dưa hấu riêng để tặng khách hàng, gọi là dưa sạch. Thế rồi một dạo sau, nhà tôi được bà bạn vừa nói cho biết ông chủ cung cấp dưa đã bị ung thư!
Các loại rau trồng đều bị phun thuốc để thu hoạch nhanh. Họ bảo phun thuốc nhiều rau mới xanh tươi. Mấy bà đi chợ kháo nhau, tất cả thức ăn rau trái bây giờ không còn an toàn nữa. Nhiều nhất là cải, rau muống, dưa giá. Họ gọi là rau siêu tốc! Có vậy mới đủ cung ứng cho thị trường.
Một vấn đề đặt ra cho chúng ta, gạo VN được gạo là vựa lúa của miền Nam, gạo được xuất khẩu sang các nước bạn. Trữ lượng gạo lớn, đứng đầu Đông Nam Á.
Tuy nhiên, theo thống kê, hiện nay gạo ở đồng bằng miền Nam đã đạt được trữ lượng gấp bội lần so với trước kia. Tại sao vậy? Cố nhiên vẫn là nhờ vào KH kĩ thuật. Tuy nhiên chúng ta vẫn mở ngoặc, có chăng chúng ta đã lạm dụng quá nhiều vào hóa chất, thuốc kích thích tăng trưởng, trong khi đất đai trồng lúa càng ngày càng thu hẹp. Hiện tượng, lấp kênh, lấp sông để xây nhà, chia lô để bán đất đã khiến nước không có chỗ dung thân. Triều cường diện rộng trên thành phố SG là dể hiểu. Tại Đà Nẵng, khu vực quận Hòa Vang, Cẩm Lệ trước đây gọi là vòng đai xanh của Đà Nẵng bây giờ còn đâu. Đất sản xuất bị quy hoạch, đền bù với giá rẽ và biến Hòa Vang thành khu đô thị mới.
Vậy mà trữ lượng gạo thu hoạch tăng gấp bội?
Trái cây miền Nam bây giờ cũng không an toàn. Dạo trước vào công tác tại Sài Gòn, tôi được mấy em học trò ngày xưa đến thăm, rủ thầy đi chơi. Mấy em dừng ở phố, mua quà cho tôi chục trái xoài còn tươi rói. Mang về, hôm sau, đem ra dùng, tôi phát khiếp vì xoài ngoài tươi vậy nhưng bên trong bị ung thối!
Mới đây, một quan chức to, Phó thủ tướng đã phàn nàn môi trường sống, cụ thể thức ăn không còn an toàn nữa. Bà vợ ông nói, đi chợ, đi siêu thị mua cái gì cũng sợ hóa chất.
Mới đây thôi, tại Thủ Dầu Một, Trường tiểu học Thuận An, xã Thuận An, trong giờ ăn trưa, 132 em học sinh đã bị ngộ độc hàng loạt.
Công nhân làm tại các xí nghiệp, nhà máy ở Thanh Hóa, Đồng nai đã bị ngộ độc trong bửa ăn trưa dạo nào báo đưa tin.
Chúng ta đã từng chứng kiến trên mạng, Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, khi khách đến thăm dinh thự của ông. Ông đã khoe vườn rau sạch của ông.
Thịt, cá cũng bị lạm dụng hóa chất. Ngày trước, ngư dân đánh bắt cá bờ xa thường mang theo từng cây đá để bảo quản cá. Bây giờ, họ không cần, chỉ mang theo phân uré để ủ cá. Mấy bà bán cá ngoài chợ bây giờ không sợ cá bị ươn nữa. Họ đã có thuốc bảo quản. Mỗi bà bán cá đều có một thau nước đã hoàn tan thuốc bảo quản, lâu lâu họ lại nhúng những con cá vào thau nước đó, thế là yên tâm. Một bửa nhà tôi mua con cá thu còn tươi, mang về kho nước, đến bửa ăn, phát hiện cá bị nhũn, thịt bị mềm nhảo, đem quăng!
Thịt heo, bò, ...cũng vậy, tất cả đều dùng hóa chất bảo quản và thuốc tẩy trắng. Nguy hại nhất là các nhà hàng đều thu mua thịt thối rửa với khối lượng lớn. Họ dùng thuốc tẩy. Thế là đẹp!
Cách đây khoảng tháng, Cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Nam phát hiện một xe tải chở hàng, trong đó có cả tấn thịt bị thối rữa. Thịt này đem đi đâu? Vào các nhà hàng ăn sang trọng?
Cà phê, bánh kẹo, ...tất cả đều không an toàn.
Mới đây, trên VTV, một vị quan chức đã khuyên người tiêu dùng nên chọn lựa giải pháp nào đỡ nguy hiểm nhất trong thức ăn, thức uống, chứ nói đến 100% thì quá khó!
Người dân đã mất niềm tin vào môi trường sống. Giải pháp tôt nhất cho mọi người là nên tự trồng lấy rau để ăn. Nhưng những người sinh sống thành phố thì vấn đề không đơn giản.
Hiện nay, hầu hết khi nghe tin một ai đó qua đời thì y như là họ bị ung thư!
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, môi trường sống ngày càng thuận lợi trong vấn đề phục vụ, đã biến dần những ước mơ của con người thành hiện thưc.
Tuy nhiên, thành quả của KH kĩ thuật, nếu có lãnh vực tốt thì cũng có lãnh vực xấu. Nó là một con dao hai lưỡi, nói như Renan: “KH mà không có lương tâm thì chỉ là một sự tàn rụi của tâm hồn”.
Không chỉ là tàn rụi tâm hồn thực chất là lương tâm đã bị vấy bẩn.
Vấn đề quan trọng nhất mà con người đang hứng chịu đó là môi trường sống đã bị nhiễm độc.
Tại sao bị vấy bẩn?
Phải chăng, tất cả đều do giáo dục? Chỉ có giáo dục mới làm cho con người sống tốt đẹp hơn. Có trách nhiệm với nỗi đau của tha nhân, đồng loại.
Chỉ có loài vật mới quay lưng với nỗi đau của đồng loại, chỉ để lo cho bộ da của mình được đẹp đẽ.
Thế nhưng có điều tôi vẫn thấy, có nhiều loài vật vẫn đau trước nỗi đau của đồng loại. Trong trận động đất, sóng thần tại Nhật Bản vừa qua, ta đã chứng kiến có một chú chó đã cứu sống bạn!!!
Chúng ta biết công nghệ sinh học đã dùng hóa chất áp dụng trong nhiều ngành, đã đem lại rất nhiều thuận lợi, ứng dụng rất nhiều lãnh vực, nhất là nông nghiệp, chăn nuôi, ... Nói một cách nôm na dể hiểu thì các nhà nuôi, trồng đã dùng hóa chất thay phân tự nhiên quá nhiều, dẫn đến hiện tượng lạm dụng để đạt tốc độ tăng trưởng cao cho vấn đề thu hoạch của họ được bội thu mà bất chấp sự độc hại của người tiêu dùng.
Đâu còn miền đất hứa mà chúng ta mơ ước. Ở đó là sự trong lành của thiên nhiên, sự đối xử giữa con người với nhau trong xã hội tình mang tính nhân bản, đôn hậu, được điều hành bởi một nhà nước quan tâm tới dân, bảo đảm và trách nhiệm trước đời sống của người dân.
Biết tìm đâu cuộc sống giản dị kiểu: “Thu ăn măng, trúc, đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.
Biết tìm đâu chân trời khoáng đạt, bạn cùng tôi đối ẩm bên bờ suối, bên con cá nướng vừa mới câu được.
Mất hết rồi bạn ơi!

ốc
10-10-2011, 11:42 PM
Em nghĩ những thí dụ anh nêu ra không phải thuộc vấn đề môi trường mà là chuyện thương trường (thực phẩm) và lập trường (xã hội).

Tuấn Nguyễn
10-10-2011, 11:57 PM
Em nghĩ những thí dụ anh nêu ra không phải thuộc vấn đề môi trường mà là chuyện thương trường (thực phẩm) và lập trường (xã hội).

Chào Ốc,
Anh lại cho rằng chính con người phá hoại môi trường sống. Và vì ham lợi nhuận mà con người không có môi trường sống an toàn. Môi trường bị nhiễm độc là do con người kể cả lãnh vực giáo dục. Vấn đề ô nhiễm không khí, trong đó có bụi bẩn, mùi độc hại từ nhà máy và kể cả âm thanh, tiếng động, cụ thể âm nhạc, ...
Cảm ơn Ốc đã có ý kiến.

thuykhanh
10-11-2011, 08:07 AM


Anh lại cho rằng chính con người phá hoại môi trường sống. Và vì ham lợi nhuận mà con người không có môi trường sống an toàn. Môi trường bị nhiễm độc là do con người kể cả lãnh vực giáo dục. Vấn đề ô nhiễm không khí, trong đó có bụi bẩn, mùi độc hại từ nhà máy và kể cả âm thanh, tiếng động, cụ thể âm nhạc, ...


Chào anh Tuấn,

Cảm ơn anh chịu khó bỏ công viết những bài dài và có giá trị. Những điều trên cũng là ưu tư của người Việt hải ngoại đó anh.
Nghèo là một chuyện nhưng khi đạo đức mất đi hay không được tôn trọng, người ta quên nhau mất.
Tôi cũng được nghe về chuyện tự trồng rau để dùng chứ không mua ngoài chợ nhưng mấy người làm được chuyện này. Đến khi đau ốm, phải vào bịnh viện thì lại gặp chuyện đau lòng khác.

Anh Tuấn cũng thích Audrey Hepburn hở ?

Tuấn Nguyễn
10-11-2011, 07:04 PM



Anh Tuấn cũng thích Audrey Hepburn hở ?

Chào TK,

Cảm ơn TK bỏ công đọc bài.
Diễn viên này một thời tôi say đắm qua "Yểu điệu thục nữ", "Tình mộng"
Nhưng rồi bà cũng không còn. Tất cả đều hư vô, phải không Thụy Khanh?
Chào bạn. Chúc bạn vui.

Tuấn Nguyễn
03-09-2012, 02:15 AM
Câu chuyện của dòng sông(Kính mời bạn đọc bài viết của bạn Bùi Bá Hân đăng trên VN Express, trong chương mục kêu gọi bạn đọc tham gia bài viết bảo vệ môi trường)
Tôi đang bị bệnh rất nặng, phải trải qua những ngày tháng tuyệt vọng. Tôi đang chờ điều kỳ diệu mong manh.
Tôi nhớ trước kia khi còn khỏe mạnh, dòng sinh lực trong cơ thể tuôn trào giúp tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào mình muốn. Tôi len lách đến mọi ngóc ngách của sự sống. Ở đó tôi được mọi người đón chào nồng nhiệt.
Tôi có một mái tóc dài óng ả với hàng nghìn bông hoa đua nhau nở vào mỗi dịp xuân về. Mùi hương lan tỏa khắp nơi khiến cho từng đàn ong bé xíu nhấp nhô trong các khóm hoa, các nàng bướm xinh đẹp với đôi cánh đầy màu sắc tung tăng dạo chơi khắp nơi. Khi đó, mọi sinh vật từ khắp nơi đổ về đây sinh sống. Rái cá, hải ly, chuột nước, gà nước cùng nhiều loài cá khác nhau đã tạo cho cuộc sống của tôi thêm màu sắc. Họ nô đùa trên cơ thể, vui buồn cùng tôi. Họ tung tăng bơi lội trong dòng sinh lực mãnh liệt trào dâng.
Bầy gấu hàng ngày đều đến uống nước và bắt cá. Chúng cảm thấy khỏe mạnh khi được thưởng thức làn nước ngọt lịm, trong veo và mát mẻ. Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho tôi một cơ thể tuyệt đẹp với những sợi nước hùng mạnh. Dòng nước nhỏ từ khắp nơi đổ về mang theo nhiều niềm vui mới. Chúng kể cho nhau nghe các câu chuyện mà mẹ thiên nhiên đã tạo ra, về những điều lý thú ơ nơi mà chúng đã đi qua. Các cô gái với mái tóc xõa dài trên làn nước trong mát, ca những bài hát ca ngợi về tôi. Những đứa trẻ nô đùa trong làn nước, vài chiếc thuyền nhỏ với ngư dân đang tung tấm lưới lớn trên mặt nước tạo ra nốt nhạc tươi vui của cuộc sống.
Từ đây, tôi mang dòng sinh lực mãnh liệt của mình đến với mọi nơi, nơi những hạt lúa chín vàng trên các cánh đồng lúa, những hạt ngô vàng óng phơi trên ánh nắng vàng. Tôi nuôi sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những hàng cây xanh tươi cùng con người khỏe mạnh, đầy ắp những ước mơ cứ thế ra đời.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/3c/09/dong-song.jpg


Dòng sông kiệt quệ sức sống. Ảnh do độc giả cung cấp.



Giờ thì sao, tôi đã mất đi tất cả. Mái tóc dài óng ả giờ đầy ắp rác, thân cây khô héo mục nát. Đau đớn hơn, túi nilon đầy màu sắc hàng ngày trôi lơ lửng trên người tôi. Những mảnh chai lọ, thậm chí là xác chết của một vài vật nuôi trôi nổi bốc mùi hôi thối. Những bông hoa xinh đẹp giờ héo tàn, ủ rũ rồi biến mất. Người tôi bẩn đến mức không thể nào tin.
Cơ thể tôi bốc mùi hôi thối, dòng nước đen ngòm với vô số thứ bẩn thỉu. Các sinh vật một thời gắn bó với tôi giờ chẳng còn lại mấy. Một số không thể nào chịu đựng được đã bỏ đi nơi khác, một số khác ở lại bám trụ với nơi này. Nhưng cũng chẳng được bao lâu vì cuối cùng họ cũng sẽ cất bước ra đi bỏ lại tôi với một cơ thể yếu ớt, bệnh tật. Các nguồn nước giờ cũng chẳng thèm đến với tôi. Họ bỏ đi với một con sông khác, một số khác thì bị biến mất vì khô hạn.
Bây giờ, những dòng sông xưa đều rơi vào tình trạng như tôi, bị đối xử thậm tệ. Thay vào đó là các dòng nước bẩn đầy chất độc hại từ các nhà máy, thuốc nhuộm, hóa chất. Thậm chí, cánh đồng lúa với chất diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật liên tục đổ vào người tôi cả ngày lẫn đêm. Mùi của chúng thật khó chịu. Chúng khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt làm tôi chẳng thể nào thở được. Bầy cá chết hàng loạt, xác của chúng nổi trên mặt nước. Mắt chúng mở trong như oán trách tại sao tôi lại làm điều đó với chúng. Mái tóc đen óng ả của các thiếu nữ cũng rời xa tôi. Dòng nước nuôi dưỡng cánh đồng cũng bị chặn bởi các thớ đất rắc chắc. Tiếng nô đùa của lũ trẻ giờ đã mất. Tất cả đã đi vào dĩ vãng xa xôi. Con người mắc phải các căn bệnh khi uống nước của tôi. Họ xa lánh, rời bỏ tôi.
Những hàng cây xanh tươi hai bên bờ giờ chẳng còn giữ được dáng vấp như xưa. Chúng ủ rũ héo tàn, màu lá đen thẫm vàng vọt chẳng khác nào một người bệnh. Các cây thì thầm với tôi những tiếng yếu ớt, bệnh hoạn. Họ không thể chịu đựng được lâu hơn nữa.
Mẹ thiên nhiên không còn đủ sức để có thể giúp tôi vượt qua những tháng ngày đáng sợ này. Tôi cảm thấy khó thở, lồng ngực như muốn vỡ ra vì đau nhói. Giọt nước mắt tuôn trào vì cay đắng. Mũi tôi ngứa rang lên vì mùi hôi thối bốc lên từ chính cơ thể. Đầu tôi ngứa vì rác bẩn. Tôi đang hấp hối từng ngày. Tôi đã làm gì nên tội mà phải gánh chịu hậu quả như thế này? Hãy cứu lấy tôi, cứu lấy những gì đã mất dù chỉ là một hành động vô cùng nhỏ. Làm ơn!
Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa cũng đủ để bạn giúp đỡ các dòng sông đang bị ô nhiễm nặng trở về với những tháng ngày hạnh phúc nhất. Dòng sông đang kêu gào thảm thiết vì những hành động vô ý thức, lãng phí và thiếu kiến thức của chúng ta...