PDA

View Full Version : Rồi hết chiến tranh



ngocdam66
08-30-2013, 05:43 AM
RỒI HẾT CHIẾN TRANH
Tuỏng Năng Tiến viết hay quá!



"Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng."
T.C. S
Hơn bốn mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình làm say đắm lòng nguời: "Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng."
Sau cuộc chiến, quả nhiên, trẻ con có la cà và tụm năm tụm ba hơi nhiều trên đường phố. Chỉ có điều là tuyệt nhiên không nghe một đứa nào hát đồng dao; đã thế, phần lớn tụi nhỏ đều tham dự tích cực vào nhiều sinh hoạt không thích hợp cho lắm với tuổi thơ: bới rác, móc túi, ăn mày, bán cần sa, và nài nỉ mời khách mua... dâm – với một thứ ngôn ngữ sỗ sàng và sống sượng đến độ có thể làm đỏ mặt một người da đen hay da đỏ: “Chú ơi, chú chơi cháu đi…” (Hoàng Hữu Quýnh– Tôi Bỏ Đảng, Tập I: Bản Cáo Trạng Chế Độ Hà Nội, trang 140, 1989, trích từ Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư của Minh Võ, Thông Vũ xuất bản năm 1999).

Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại. Với thời gian, bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam mỗi lúc được nhận biết rõ ràng hơn.

Từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin (http://www.friends-partners.org/partners/stop-traffic/1999/0796.html) tường thuật rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phuờng là có một đứa... ăn xin. Bốn đứa còn lại, xem chừng, cũng bận: đánh giầy, năn nỉ người đi đường mua vé số, dắt mối, bán ma túy...”(“VIETNAM: CHILDREN SOLD INTO BEGGING, PIMPING AND DRUG DEALING”).

Cũng vẫn theo y như lời Huw Watkin thì lực lượng trẻ con đi ăn mày, làm ma cô và bán ma túy... ở Việt Nam đang dần được đưa vào tổ chức (“... recent media reports that children are being increasingly used by organized begging gangs, pimps and drug dealers”).Chuyện này thì thằng chả nói hơi... thừa! Ở một xứ sở mà nhà nước bao biện mọi chuyện, và lãnh đạo khắp nơi – kể cả chùa chiền, giáo đuờng hay thánh thất... – làm sao để cho trẻ em (những mầm non tương lai của tổ quốc) sống vô tổ chức được, cha nội?
Trong tương lai gần, lũ trẻ thơ bụi đời ở Việt Nam (dám) sẽ được đoàn ngũ hoá – và cho thắt khăn quàng có màu sắc khác nhau – để dễ điều phối. Đại loại như, khăn quàng xanh: đánh giầy; khăn quàng tím: dắt mối; khăn quàng trắng: ma túy; khăn quàng hồng: mãi dâm; khăn quàng nâu: ăn mày; khăn quàng đỏ: thu thuế và theo dõi hoạt động, cũng như tư tưởng, của những loại khăn quàng khác!
Chiến tranh Việt Nam kết thúc cũng chấm dứt luôn sự chia cách giữa hai miền Nam - Bắc. Viễn tuợng thống nhất (cũng) đã đuợc hình dung bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn truớc đó, và cũng là một hình ảnh khiến cho không ít kẻ phải ước mơ: “Một đoàn tầu đi tỏa khói trắng hai bên đường...’’


Một lần nữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại đúng, dù vẫn chưa đúng hết. Sau cuộc chiến, quả nhiên là có đoàn tầu Thống Nhất xuôi ngược Bắc - Nam. Điều đáng tiếc là hành khách lại luôn luôn ở tâm trạng bất an. Kẻ lo bị móc túi, nếu có tí tiền. Người lo bị công an xét hỏi và tịch thu hàng hoá, nếu là dân buôn lậu. Và tất cả đều lo sợ bị ném đá vỡ đầu. Những hòn đá xanh, to bằng nắm tay, được trẻ con dọc hai bên đuờng – đợi xe lửa đi qua – thi nhau ném vun vút vào cửa sổ!

Do vậy, tầu Thống Nhất đuợc “cải tiến” bằng cách rào kín mọi khung cửa bởi dây kẽm theo hình mắt cáo. Từ đó, nó trông y như những toa xe dùng để chở tù. Những đoàn tầu như thế mà đi phom phom, hớn hở hú còi, và hân hoan thơ thới, sung sướng ’’toả khói trắng hai bên đuờng’’ thì trông (e) hơi mỉa mai và (có phần) lố bịch!
Trịnh Công Sơn chỉ gần hoàn toàn đúng khi mô tả thảm cảnh sau đây: “Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xuơng con mình...’’ Nói là “chỉ gần hoàn toàn đúng” vì cuộc chiến đã tàn từ lâu. Thế hệ của những “mẹ già lên núi tìm xuơng’’ đã qua nhưng chuyện đào bới hài cốt vẫn được tiếp tục bởi anh chị em, hay bạn đồng đội của những người đã khuất – theo như tuờng thuật của Rajiv Chandrasekaran, trên The Washington Post (http://www.highbeam.com/doc/1P2-515067.html):’’Vietnamese Families Seek Their MIAs.”

Tổ Quốc Ghi Công. Nguồn ảnh: tranhung09 (http://tranhung09.blogspot.com/2012/12/ai-tung-khoc-khi-xem-nhung-buc-anh-nay.html#gsc.tab=0)


Bài báo mở đầu bằng một câu chuyện thương tâm. Ông Nguyễn Dinh Duy tử trận ngày 29 tháng 3 năm 1975. Suốt mấy muơi năm qua, chị của ông ta (Bà Thắm) vẫn không ngừng đi tìm kiếm xác em trong... vô vọng. Ông Duy chỉ là một trong 300.000 lính Bắc Việt chết trận mất xác – và kể như là mất luôn (Duy is one of about 300,000 North Vietnamese soldiers killed in the war whose remains have not been located - and likely never will be).

Tiếp theo là một câu chuyện cảm động về tình đồng đội: “Mỗi tuần một lần, ông Ban thức dậy lúc 5 giờ sáng, leo lên chiếc xe gắn máy màu xanh lá cây đã cũ, đi đến những nơi mà ông còn nhớ khi còn là một y tá trong quân đội. Trí nhớ của ông quả tốt; mười năm qua, ông tuyên bố, đã đào được 2.000 xác chết và đã nhận diện được một nửa trong số này...’’ Vẫn theo lời ông Ban: “Là kẻ sống sót, tôi tự thấy mình phải có bổn phận với những nguời đã chết (Being still alive, I feel responsible for the dead people).

Quan niệm sống của ông Ban, tiếc thay, không được chia sẻ bởi những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam – dù họ đều là những kẻ sống sót sau cuộc chiến vừa rồi. Khi bị chất vấn về thái độ vô trách nhiệm này, giới chức có thẩm quyền của Hà Nội, ông tướng Trần Bạch Đằng nào đó đã giải thích với phóng viên Rajiv Chandrasekaran như sau: ’’...tìm kiếm những binh sĩ quá tốn kém mà tiền thì phải dùng vào việc chăm lo cho cho những kẻ còn sống sót.’’ (Dang said the cost of searching for missing soldiers must be weighed against the need to care for the survivors of the war).

Vì đảng viên Cộng Sản Việt Nam là những nguời theo chủ thuyết duy vật nên không quan tâm đến những việc làm có tính cách duy tâm chăng? Nói vậy e không được ổn. Nhìn cái cách họ ’’thờ’’ ông Hồ Chí Minh thì biết. Họ có cả một Bộ Tư Lệnh để bảo vệ lăng ông ta mà. Họ đâu phải là những kẻ vô tâm và lo tốn kém.
Họ ướp xác ông Hồ và bảo trì cũng như bảo vệ nó tới cùng chỉ vì nó có giá trị như một thứ môn bài (patent) cho phép họ tiếp tục hành nghề cách mạng – hay ít nhất thì họ cũng tưởng hoặc mong như thế; còn 300.000 ngàn bộ xuơng của đám binh sĩ chết dấm chết dúi đâu đó, trong cuộc chiến vừa rồi, đâu còn một chút giá trị thực tiễn nào nữa khiến họ phải quan tâm.

Rõ ràng họ không phải là những người duy vật, cũng không phải là những kẻ duy tâm mà là những tên duy... lợi ! Hãy nhìn vào thực tế, xem cô nhi quả phụ hay bố mẹ của những kẻ đã hy sinh được “chăm lo’’ ra sao – từ nửa thế kỷ qua ?

‘’Lúc ấy nguời ta sợ nhất là nhìn thấy người phát thơ. Hàng ngày hàng trăm cái thơ báo tử để trong xắc cốt nguời cán bộ xã. Anh ta đi đến nhà nào là mang đau thương tang tóc đến nhà đó... họ sợ nhất là sau cái ’lễ truy điệu trọng thể để ’Tổ Quốc ghi công’ là họ bị đẩy ra lề xã hội, không ai nuôi dưỡng.’’(sđd trang 136 -138 (http://us-mg6.mail.yahoo.com/neo/)).

“’Lúc ấy’’, qua đoạn văn vừa dẫn, là hình ảnh của xã hội miền Bắc vào thập niên 60 và đầu 70 - khi mà Đảng Cộng Sản Việt Nam còn cần động viên xương máu nguời dân cho chinh chiến. Cuộc chiến đã tàn. Bây giờ thì họ còn cần gì đến ai nữa? (Nói chi đến mộ phần của những tên “lính ngụy” ở Nghĩa Trang Quân Đội!)

Do đó, khi thấy một phế nhân lê la xin ăn trên hè phố Sài Gòn hôm nay đừng vội nghĩ đó là thương binh của quân đội miền Nam. Không nhất thiết như thế đâu. Bây giờ ăn mày là một cơ hội đồng đều (equal opportunity), không phân biệt tuổi tác, giới tính hay thành phần xã hội.

Ranh giới giữa kẻ thắng và người bại đã bị xoá nhòa từ lâu ở đất nước này. Nơi đây – trước đói rách, khủng bố và mọi bất công xã hội – tất cả đều bình đẳng. Việt Nam hôm nay chỉ còn một nhóm nguời thu tóm hết quyền bính, đất đai, cũng như sở hữu mọi tài sản xã hội, và cả một dân tộc bị trị vì đã bị lừa gạt trắng trợn - thế thôi.

Bài báo của Rajiv Chandrasekaran kết thúc bằng một tâm sự não lòng: “Tháng 4 năm nay khi cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 25 năm sau ngày ’giải phóng miền Nam’ và thống nhất đất nước nhiều gia đình đã đến nghĩa trang để thăm mộ thân nhân. Riêng bà Thắm thì có cảm tưởng mình bị bỏ rơi. Theo bà ta thì ’em tôi đáng lẽ phải nằm trong nghĩa trang liệt sĩ chứ đâu phải ở rừng sâu.’(My brother belongs in the Martyrs’ Cementery,’’ Tham said, ’’not out in the jungle’’).

Người ta có thể hiểu được tình thuơng yêu vô hạn của bà Thắm đối với người em vắn số nhưng thực khó mà chia sẻ với bà ta cái ảo tưởng rằng ông Nguyễn Dinh Duy là liệt sĩ. Cùng với hàng triệu nguời khác nữa, sự hy sinh của ông Duy – chung cuộc – chỉ đẩy cả một dân tộc vào cảnh lầm than và băng hoại.
Bà Thắm vẫn chưa nhận ra được rằng cái đuợc mệnh danh là cuộc chiến “chống xâm luợc’’ và “giải phóng miền Nam’’ vừa qua chỉ là những canh bạc bịp. Nhờ vào gian manh, thủ đoạn và tất cả những mánh khoé lường gạt cần thiết nên Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thắng. Còn nhân dân thì thua trắng tay.


Họ mất ráo mọi thứ, kể cả xương cốt của người thân, để đổi lấy... những bảng ghi công: Liệt Sĩ, Gia Đình Có Công Với Cách Mạng, Mẹ Việt Nam Anh Hùng... Hoặc giản dị hơn nữa là một cái bãi đất mênh mông (chi chít bia mộ) với bốn chữ “Nghĩa Trang Liệt Sĩ" treo ở cổng vào, và chấm hết.


Chỉ có thế thôi mà bà Thắm vẫn bị đứng ngoài. Bà ta có lý do để buồn, dù đó một nỗi buồn “không lấy gì làm chính đáng.’’ Buồn hơn nữa là gần một phần hai thế kỷ sau khi chiến tranh chấm dứt, một số nguời Việt ở hải ngoại – những kẻ có nhiều cơ hội để nhìn vấn đề một cách khách quan hơn – vẫn tiếp tục tranh cãi và xỉ vả lẫn nhau về những chuyện rất không cần thiết và cũng chả chính đáng tí nào.

Họ giống như những nguời đàn bà nhà quê đi chợ bằng xe lam. Trên xe bị một thằng lưu manh dụ chơi bài ba lá, lột hết tiền, và đuổi xuống xe. Thay vì xúm nhau, túm cổ thằng khốn nạn, vả cho nó rụng hết răng rồi lấy lại tiền thì họ quay ra xa xả đổ thừa lỗi lầm cho kẻ này nguời nọ; sau đó, họ cãi vã và xỉa xói lẫn nhau – bằng những ngôn từ nặng nề và thô tục đến độ khó ngờ.

nhunguyen
08-30-2013, 07:34 PM
1. RỒIHẾT CHIẾN TRANH




TuỏngNăng Tiến viết hay quá!





…Thế mà lượng kiều hối từ thập niên 80 cho đến hiện tại vẫn không ngừng gia tăng .
…Thế mà kiều bào “ yêu chùm khế ngọt “ đạt quá mức tiên đoán của nhà nước.
…Và sau 38 năm lưu vong, hàng ngàn hội đoàn được thành lập nhưng không một tổ chức nào có thể đại biểu chính thức của người Việt đối với chính quyền sở tại .




… chỉ có người sai chứ ta không bao giờ sai trái điều gì !


…Làm sao mà ra nông nổi này !

Triển
08-30-2013, 10:15 PM
Bài này "hay" chỗ nào?
Cũng là ngồi chửi đám cầm quyền, chửi tình trạng xã hội,
chửi luôn ra dân hải ngoại. Ông Tưởng Năng Tiến có thường
bước về phía trước hay không hay là vẫn bước lùi, như ông bình
luận thiên hạ. Nghĩa là cũng viết bài "xỉa xói" lẫn nhau? :-|

"...
Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’
xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới
đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn
tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại. Với thời
gian, bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam mỗi
lúc được nhận biết rõ ràng hơn
..."


Văn chương đoạn này kiểu Tú Mỡ hay là nói hớ một cách .... thật lòng? :)

ntđl
09-05-2013, 07:29 AM
Tui đọc được bài ni trong nét, thấy hay nên vác về, xin phép bác Ngọc dán ở đây heng.

Ông Triển.
Đọc TNT thấy có nạc mỡ chi đâu nào, hay tại cái đầu tui chưa nghĩ xa xôi đủ ???

Hello chú em NN, hổm nay chú mất tăm mất tích hở, trốn đâu kỹ vậy.

*

Tàn nhẫn

BS Đỗ Hồng Ngọc.

Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.

Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.

Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.

Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.

Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến … cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nướcnào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị!

Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.

Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa“. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân ThanhHóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!

Thử nhìn qua hai hình dưới đây để thấy bản chất của chế độ:


http://1.bp.blogspot.com/-bD-Trrk_kVg/TzGMnZQnz0I/AAAAAAAAH9A/3DyJ2enSUtw/s400/2_1.jpg (http://1.bp.blogspot.com/-bD-Trrk_kVg/TzGMnZQnz0I/AAAAAAAAH9A/3DyJ2enSUtw/s400/2_1.jpg)
http://2.bp.blogspot.com/-PaIIQky2-p8/TzGMv-O_j7I/AAAAAAAAH9I/fZWS65ckzWc/s400/tannhan3.jpg (http://2.bp.blogspot.com/-PaIIQky2-p8/TzGMv-O_j7I/AAAAAAAAH9I/fZWS65ckzWc/s400/tannhan3.jpg)


Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trun gương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.

Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam?

*

Lời loạn bàn
Tháng trước đi đám cưới, tui gặp vợ chồng một đồng nghiệp từ VN sang dự (chú rể là cháu ruột của họ).
Ông này gởi thư cho giới hửu trách đang nắm quyền tại VN, tâm sự chuyện Trung Cộng xâm lăng chủ quyền và văn hóa dân tộc. Tờ thư được đăng trên báo, góp tiếng nói ý kiến của người dân tới đảng và chánh phủ.

Ông cũng giống như BS Đỗ Hồng Ngọc này đây ha, là những người được đào tạo trong chế độ "mỹ ngụy". Tuổi đời của họ nay xấp xỉ 70, gần đất xa trời cả rồi, thành họ hết còn sợ mất mát.
Mà cái đám thổ phỉ nọ, chúng còn mê mải bốc hốt nên cứ tỉnh rụi mần lơ, tiếp tục màn... sống chết mặc bây, tiền thày bỏ túi.

Dĩ nhiên với tình trạng thông tín nhặm lẹ như hiện nay, ém nhẹm che dấu và bịt miệng cũng hổng tới đâu - trừ phi cái đứa nọ phản động quá tiêu chuẩn cho phép - Và... để sửa soạn chuyện tháo thân trong tương lai, đám thổ phỉ nọ ra sức ẳm bạc mang sang ngoại quốc để dành phòng thân sẵn.

Sau cùng là chi ?
Thưa là... hổng sửa hổng đổi chi ráo, nhà dột từ nóc dột xuống, kèo cột giường tủ ghế bàn đã bị mối xông hết cả rồi, sửa cách mấy cũng hổng tới đâu. Tốt nhứt là giựt sập và xây cất rồi sắm đồ mới cho ăn chắc.
Nhưng.... nói dể mà làm hổng dễ, thành ra nữ nhi thường tình có bàn cũng là là bàn vậy - con mẹ ni cách nào cũng hổng thể... "cao hơn ngọn cỏ", chuyện lấp bể vá trời là chuyện của các bậc trượng phu quân tử.
Amen.

Triển
09-05-2013, 08:46 AM
Ông Triển.
Đọc TNT thấy có nạc mỡ chi đâu nào, hay tại cái đầu tui chưa nghĩ xa xôi đủ ???

bà Ngô,
thời nay mà còn chửi hoài là cần phải nghi ngờ bà có hiểu ý tôi không? Bởi vì cái vụ xã hội VN và đám cầm quyền VN xấu xa tồi bại kinh tởm ai cũng biết rồi, không buồn chửi nữa. Đến ngày nay mà ngồi chửi, thì phải nên là một người trong nước chửi. Vì họ "dám" chửi (hay hơn nữa là họ làm cái gì đó khác hơn chửi).
Còn dân hải ngoại mà ngồi chửi, chửi hết ngày này sang ngày khác thì tôi nghĩ là có vấn đề. Tôi không chụp mũ ai cả, nhưng tôi không thấy ngồi chửi là phản ảnh được lập trường chính trị của mình hay gì cả. Chửi chỉ là chửi, chửi cho hả giận hay gì đó thôi chứ chẳng có gì hay ho cả. Chửi ngày này sang ngày khác, chửi liên tu bất tận thì có lẽ có vấn đề rồi.
Tôi nói như vậy bởi vì trên tựa bài có ghi Tưởng Năng Tiến viết hay quá. Tôi không biết hay chỗ nào? Vì những điều ông ấy viết ra ai cũng biết cả. Viết văn hay là so sánh hay-dở trong sự hiểu biết vừa phải, có kiến thức và thuyết phục (và không cần mở ngoặc Anh ngữ gì cả, tiếng Việt tối nghĩa vậy à, phải chú thích bằng tiếng Anh?) chứ không phải ngồi chửi đối thủ cạn tàu ráo máng là hay. Ý cá nhân tôi là như vậy. :)

ntđl
09-05-2013, 01:47 PM
Ô...ô...ô, ra là thế mà tui hổng hiểu.
Cám ơn ông Triển đã giải thích.
Nhưng... bài "Rồi hết chiến tranh" này tui đọc được đâu đó cỡ hơn 15 năm rồi ông Triển à. Bài ni cũ và đã hết thời gian tánh.

Tui nghĩ... ý của ông TNT khi ấy (tức 15-17 năm về trước) tóm tắt như sau : VC luôn luôn đổ lỗi mọi chuyện xấu xảy ra là hậu quả chiến tranh và tàn dư mỹ ngụy. Bởi vậy, vì thế, cho nên... chiến tranh hết rồi mà cũng hổng thấy trẻ con ra ngoài đồng hát đồng dao. Nếu có ra ngoài đồng ngoài ruộng, cũng chỉ để lượm rác mần kế hoạch lớn kế hoạch nhỏ chi đó theo chánh sách, còn bằng không mắc làm mướn làm công đậng... cải thiện bữa cơm gia đình..
Chuyện chửi lộn kiểu hàng cá hàng tôm thì đâu mà hổng có, vì đây là hình thức của... tự do. N
Người ta chửi nhau vì thiếu nhứt trí, bởi term nhứt trí chỉ thấy trong cuộc họp đại hội đảng và quốc hội mà thôi.

Hy vọng là tui hiểu đúng tính thần bài viết của ông TNT.
Xin hết.

Triển
09-05-2013, 10:06 PM
Nghĩa là ông này viết bài này 22-20 năm sau 1975 phải không bà Ngô?
20 năm sau ở Việt Nam làm gì có vụ kế hoạch nhỏ kế hoạch to? Chỉ có
lúc đó tổng thống Clinton sang Việt Nam bỏ cấm vận xóa thù làm bạn
lung tung đó mà. :-??
Chắc lúc đó ông TNT mới thoát ra khỏi Việt Nam nên viết bài phải không?

Đậu
09-06-2013, 05:53 AM
Hơn bốn mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình làm say đắm lòng nguời: "Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng."
Sau cuộc chiến, quả nhiên, trẻ con có la cà và tụm năm tụm ba hơi nhiều trên đường phố. Chỉ có điều là tuyệt nhiên không nghe một đứa nào hát đồng dao; đã thế, phần lớn tụi nhỏ đều tham dự tích cực vào nhiều sinh hoạt không thích hợp cho lắm với tuổi thơ: bới rác, móc túi, ăn mày, bán cần sa, và nài nỉ mời khách mua... dâm – với một thứ ngôn ngữ sỗ sàng và sống sượng đến độ có thể làm đỏ mặt một người da đen hay da đỏ: “Chú ơi, chú chơi cháu đi…” (Hoàng Hữu Quýnh– Tôi Bỏ Đảng, Tập I: Bản Cáo Trạng Chế Độ Hà Nội, trang 140, 1989, trích từ Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư của Minh Võ, Thông Vũ xuất bản năm 1999).

Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại. Với thời gian, bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam mỗi lúc được nhận biết rõ ràng hơn.



Em đoán bài này ông TNT viết vào năm 2000 vì vào đề là ông đã cẩn thận làm phép tánh trừ để xác định thì gian hiện tại. Lấy 1999 - 1975 = 24. Sau đó thì cho sai số chút lỉnh, thành ra mới có hàng chữ rào đầu "hơn hai mươi bốn năm".

"Kế hoạch nhỏ" cũng được nhắc qua và có phụ đề "Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại"

Em có nghe thế gian có câu "xấu đẹp tuỳ người đối diện", ngon dở tuỳ theo khẩu vị, thì nhời khen cũng nên được đối xử theo sách ấy: tuỳ lòng hảo tâm của độc giả.:)

Triển
09-06-2013, 06:49 AM
Hơn bốn mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình làm say đắm lòng nguời: "Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng." Sau cuộc chiến, quả nhiên, trẻ con có la cà và tụm năm tụm ba hơi nhiều trên đường phố. Chỉ có điều là tuyệt nhiên không nghe một đứa nào hát đồng dao; đã thế, phần lớn tụi nhỏ đều tham dự tích cực vào nhiều sinh hoạt không thích hợp cho lắm với tuổi thơ: bới rác, móc túi, ăn mày, bán cần sa, và nài nỉ mời khách mua... dâm – với một thứ ngôn ngữ sỗ sàng và sống sượng đến độ có thể làm đỏ mặt một người da đen hay da đỏ: “Chú ơi, chú chơi cháu đi…” (Hoàng Hữu Quýnh– Tôi Bỏ Đảng, Tập I: Bản Cáo Trạng Chế Độ Hà Nội, trang 140, 1989, trích từ Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư của Minh Võ, Thông Vũ xuất bản năm 1999).

Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại. Với thời gian, bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam mỗi lúc được nhận biết rõ ràng hơn.

Em đoán bài này ông TNT viết vào năm 2000 vì vào đề là ông đã cẩn thận làm phép tánh trừ để xác định thì gian hiện tại. Lấy 1999 - 1975 = 24. Sau đó thì cho sai số chút lỉnh, thành ra mới có hàng chữ rào đầu "hơn hai mươi bốn năm".

"Kế hoạch nhỏ" cũng được nhắc qua và có phụ đề "Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại"

Em có nghe thế gian có câu "xấu đẹp tuỳ người đối diện", ngon dở tuỳ theo khẩu vị, thì nhời khen cũng nên được đối xử theo sách ấy: tuỳ lòng hảo tâm của độc giả.:)

À thì ra là phải cộng thêm chữ "hai" phía trước rồi mới lấy số năm của cái quyển sách xuất bản kia để tính toán trừ hai ba quận sao cho ra số năm mà bài viết ông TNT để lên mạng hả? ;)

Còn nếu không cộng trừ gì nghĩa là 15-17 năm trước bà Ngô đọc được bài viết của ông TNT ở tương lai hả? :-t

Đậu
09-06-2013, 07:46 AM
Việc đoán điếc, xưa nay, sai siếc là việc thường. Có những điều được viết trong Hiến pháp mà sau này người ta phát hiện ra là chưa hoàn chỉnh hoặc chưa phù hợp với tình thế hiện nay phải cần tu chính tu chỉnh gì đó. Đấy, nhà nước còn sai, mấy trăm cái đầu làm việc cật lực có lãnh lương mà còn sai. Huống gì em đoán điếc có tính nghiệp dư là chánh. Cho nên là em cứ vô tư đoán. Trúng trật tuỳ vào hên xui.:)

ntđl
09-06-2013, 03:13 PM
Chào quí ông.

Vào thập niên 80, hồi mới sang mỹ thì nơi tui ở báo việt ngữ chưa có nhiều. Đâu đó giữa thập niên 80, tờ Làng Văn xuất hiện và tui trở thành độc giả dài hạn của họ.

Báo LV xuất bản tại Toronto, do đôi uyên ương Nghĩa-Hương thực hiện. Đây là tờ nguyệt san đầu tiên ở Canada chuyên về văn học nghệ thuật, trong đó một cây viết chủ lực của họ chính là bố bà Hương. Ông già viết văn (đúng hơn là dịch truyện), vẽ phụ đề cho các bài viết bằng bút lông mực tàu, nét cọ gọn, sắc, tinh tế vô cùng. Một truyện dịch của ông tui đã đọc được khi này : Kiếm Đạo. Đọc mà mê luôn.
LV cũng là nơi khởi nghiệp của nhà Song Thao. Bỏ viết truyện, ông ST hiện nay nghiêng hẳn sang tạp luận với chủ đề xã hội hàng ngày.

Tui biết nhà văn nhà báo Tưởng năng Tiến cũng trong thời gian này. Ông có bút pháp giản dị và thu hút, văn phong văn mạch cứ thế tuồn tuột trôi. Đọc văn ông, người ta khó có thể ngưng ngang lưng chừng - cho dù... đồ ăn đang từ từ khét trên bếp - TNT cũng viết tạp luận nhưng chọn chủ đề chánh trị, cái kiểu... văn dĩ tải đạo (hy vọng tui xài chữ đúng - cũng bởi cái tật... ít chữ nên thích khoe -)

Bài rồi hết chiến tranh tui đọc lần đầu tiên trong LV, khi ấy đang ôm thằng bánh tí ru nó ngủ. Chừ thằng nhỏ nay đã 20, thành tui nghĩ bài viết ấy có trẻ lắm cũng 20 tuổi. Bài viết này y hình (bị tui hổng chắc) cũng có đâng trong tờ Văn Nghệ Tiền Phong nữa.

Cuối thập niên 80, đầu 90, báo chí việt ngữ tại bắc mỹ phát triển mạnh, nhà văn họ Tưởng mới gom các bài viết lại dưới một chủ đề "Sổ Tay Thường Dân", một số bài viết cũ trước kia, được ông sửa chữa chút đỉnh cho có thời gian tánh, trước khi cho chúng... "đi".

Báo LV và (y hình cả...) báo Văn Nghệ Tiền Phong đều đã mệnh yểu chắc cũng cả chục năm rồi không chừng. Phần vì tình trạng viết lách đi vào hỗn loạn, phần vì các nhóm chủ biên đã có tuổi, phần khác vì phong trào báo chợ bắt đầu bùng ra, chưa kể sức mạnh internet đã góp phần thêm vào "phát súng ân huệ".

Ông Tưởng năng Tiến sau này có tiếp tục gởi "Sổ Tay" ra truyền thông báo chí hay không thì tui thiệt sự hổng rành, ông có blog riêng và tui siêng năng vào blog ông mà đọc.
Trong blog ni, các bài viết trong sổ tay của ông đâng vào, tổng cộng hơn 290 bài cả thảy.
Các bài mới được dán theo thứ tự thời gian, nhưng các bài cũ thì không, trong đó, bài "Rồi hết chiến tranh" này có năm thời gian là 2010.

Bài viết này tui cũng vừa đọc lại trong trỏng, có mở đầu không phải "hơn 40 năm trước..." nhưng "Hơn 30 năm trước.... Thành tui nghĩ, khi tui đọc bài viết ấy trong LV, có thể nó là "Hơn 20 trước..." chăng ???. Cái thời khắc "Hơn 40 năm ấy...", theo tui là lúc chiến tranh đang khốc liệt, nghĩa là giữa thập niên 60, khi phong trào phản chiến đã lên rất cao tại mỹ và tại VN, phong trào nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn dậy sóng mãnh liệt.

Hồi tui ru bánh tí và đọc bài viết nọ thì, ở VN, nhị vị Linh và Kiệt mới vừa leo vào trung ương đảng, sửa soạn theo chơn nga mần màn "mở cửa và đổi mới", trẻ con VN khi ấy còn quàng khăn đỏ đi làm kế hoạch lớn nhỏ, thanh niên thanh nữ còn đang thủy lợi đào kinh, xã hội sửa soạn chuyển mình đi vào thời "bao cấp". (bao cấp là bao cái gì, làm ơn cắt nghĩa cho tui sáng ra tui mang ơn, bác HVn, cám ơn trước rồi nha bác)

Sau này khi xã hội chủ nghĩa "ổn định" thêm chút xíu thì đám trẻ quàng khăn nay đã lớn, được nhà nước "xuất khẩu kinh tế" ra nước ngoài, trai tráng (và phụ nữ sồn sồn) đi lao động, con gái thanh thiếu nữ đi làm dâu lân bang. Không thấy ông Tưởng nhắc tới việc này trong "the last edition", có thể vì ông không muốn việt lại viết thêm, thà rằng viết hẳn bài khác. Và ông đã viết thêm bài nữa với tựa đề "Rồi hết chiến trang 2", cũng đâng trong blog.

Ai tò mò muốn đọc xin vào blog của ông tại địa chỉ sau
http://tuongnangtien.wordpress.com/category/s%e1%bb%95-tay-th%c6%b0%e1%bb%9dng-dan/

Ông Triển.
Theo ý riêng tui, TNT là một nhà báo lớn có những bài viết giá trị nhằm mục đích "phục hưng, phục hồi". Ông Triển đừng hỏi tui phục hưng phục hồi cái gì ha, vì có thể chuyện hồi hưng tui hiểu theo nội dung bài viết khác với việc hiểu của ông. Trong chừng mực ấy, nói theo kiểu ví von của Đậu là... xấu đẹp tuỳ người đối diện.
(hello Đậu)

Xin hết.

HoangVan
09-06-2013, 08:34 PM
...(bao cấp là bao cái gì, làm ơn cắt nghĩa cho tui sáng ra tui mang ơn, bác HVn, cám ơn trước rồi nha bác)
...




.. :) .. chị Ngô .. @};- .. tui không rành từ ngữ VC nhưng cũng đoán như sau:
bao .. chu bao, cấp .. cấp dưỡng ..
Dân làm 10 nộp hết cho nhà nước quản lý. Nhà nước chia 1 cho dân theo tiêu chuẩn của nhà nước, gọi là nhà nước bao cấp hay bố thí.
Cuộc sống được quản lý trong "độc lập, tự do, hạnh phúc" bằng tem phiếu, bằng kế hoạch sản xuất hàng năm .. vv .. :D ..


~o)

Triển
09-06-2013, 09:09 PM
Việc đoán điếc, xưa nay, sai siếc là việc thường. Có những điều được viết trong Hiến pháp mà sau này người ta phát hiện ra là chưa hoàn chỉnh hoặc chưa phù hợp với tình thế hiện nay phải cần tu chính tu chỉnh gì đó. Đấy, nhà nước còn sai, mấy trăm cái đầu làm việc cật lực có lãnh lương mà còn sai. Huống gì em đoán điếc có tính nghiệp dư là chánh. Cho nên là em cứ vô tư đoán. Trúng trật tuỳ vào hên xui.:)

Vâng, rước bác ạ. Không sao cả, trong diễn đàn vui vẻ thôi, cứ vô tư lói nộn lói nại không chết thằng Tây nào. Trong mạch "Rình" cũng có vụ lái xe leo lề rồi mà. hahahaha :)




Chào quí ông.

Vào thập niên 80, hồi mới sang mỹ thì nơi tui ở báo việt ngữ chưa có nhiều. Đâu đó giữa thập niên 80, tờ Làng Văn xuất hiện và tui trở thành độc giả dài hạn của họ.

Báo LV xuất bản tại Toronto, do đôi uyên ương Nghĩa-Hương thực hiện. Đây là tờ nguyệt san đầu tiên ở Canada chuyên về văn học nghệ thuật, trong đó một cây viết chủ lực của họ chính là bố bà Hương. Ông già viết văn (đúng hơn là dịch truyện), vẽ phụ đề cho các bài viết bằng bút lông mực tàu, nét cọ gọn, sắc, tinh tế vô cùng. Một truyện dịch của ông tui đã đọc được khi này : Kiếm Đạo. Đọc mà mê luôn.
LV cũng là nơi khởi nghiệp của nhà Song Thao. Bỏ viết truyện, ông ST hiện nay nghiêng hẳn sang tạp luận với chủ đề xã hội hàng ngày.

Tui biết nhà văn nhà báo Tưởng năng Tiến cũng trong thời gian này. Ông có bút pháp giản dị và thu hút, văn phong văn mạch cứ thế tuồn tuột trôi. Đọc văn ông, người ta khó có thể ngưng ngang lưng chừng - cho dù... đồ ăn đang từ từ khét trên bếp - TNT cũng viết tạp luận nhưng chọn chủ đề chánh trị, cái kiểu... văn dĩ tải đạo (hy vọng tui xài chữ đúng - cũng bởi cái tật... ít chữ nên thích khoe -)

Bài rồi hết chiến tranh tui đọc lần đầu tiên trong LV, khi ấy đang ôm thằng bánh tí ru nó ngủ. Chừ thằng nhỏ nay đã 20, thành tui nghĩ bài viết ấy có trẻ lắm cũng 20 tuổi. Bài viết này y hình (bị tui hổng chắc) cũng có đâng trong tờ Văn Nghệ Tiền Phong nữa.

Cuối thập niên 80, đầu 90, báo chí việt ngữ tại bắc mỹ phát triển mạnh, nhà văn họ Tưởng mới gom các bài viết lại dưới một chủ đề "Sổ Tay Thường Dân", một số bài viết cũ trước kia, được ông sửa chữa chút đỉnh cho có thời gian tánh, trước khi cho chúng... "đi".

Báo LV và (y hình cả...) báo Văn Nghệ Tiền Phong đều đã mệnh yểu chắc cũng cả chục năm rồi không chừng. Phần vì tình trạng viết lách đi vào hỗn loạn, phần vì các nhóm chủ biên đã có tuổi, phần khác vì phong trào báo chợ bắt đầu bùng ra, chưa kể sức mạnh internet đã góp phần thêm vào "phát súng ân huệ".

Ông Tưởng năng Tiến sau này có tiếp tục gởi "Sổ Tay" ra truyền thông báo chí hay không thì tui thiệt sự hổng rành, ông có blog riêng và tui siêng năng vào blog ông mà đọc.
Trong blog ni, các bài viết trong sổ tay của ông đâng vào, tổng cộng hơn 290 bài cả thảy.
Các bài mới được dán theo thứ tự thời gian, nhưng các bài cũ thì không, trong đó, bài "Rồi hết chiến tranh" này có năm thời gian là 2010.

Bài viết này tui cũng vừa đọc lại trong trỏng, có mở đầu không phải "hơn 40 năm trước..." nhưng "Hơn 30 năm trước.... Thành tui nghĩ, khi tui đọc bài viết ấy trong LV, có thể nó là "Hơn 20 trước..." chăng ???. Cái thời khắc "Hơn 40 năm ấy...", theo tui là lúc chiến tranh đang khốc liệt, nghĩa là giữa thập niên 60, khi phong trào phản chiến đã lên rất cao tại mỹ và tại VN, phong trào nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn dậy sóng mãnh liệt.

Hồi tui ru bánh tí và đọc bài viết nọ thì, ở VN, nhị vị Linh và Kiệt mới vừa leo vào trung ương đảng, sửa soạn theo chơn nga mần màn "mở cửa và đổi mới", trẻ con VN khi ấy còn quàng khăn đỏ đi làm kế hoạch lớn nhỏ, thanh niên thanh nữ còn đang thủy lợi đào kinh, xã hội sửa soạn chuyển mình đi vào thời "bao cấp". (bao cấp là bao cái gì, làm ơn cắt nghĩa cho tui sáng ra tui mang ơn, bác HVn, cám ơn trước rồi nha bác)

Sau này khi xã hội chủ nghĩa "ổn định" thêm chút xíu thì đám trẻ quàng khăn nay đã lớn, được nhà nước "xuất khẩu kinh tế" ra nước ngoài, trai tráng (và phụ nữ sồn sồn) đi lao động, con gái thanh thiếu nữ đi làm dâu lân bang. Không thấy ông Tưởng nhắc tới việc này trong "the last edition", có thể vì ông không muốn việt lại viết thêm, thà rằng viết hẳn bài khác. Và ông đã viết thêm bài nữa với tựa đề "Rồi hết chiến trang 2", cũng đâng trong blog.

Ai tò mò muốn đọc xin vào blog của ông tại địa chỉ sau
http://tuongnangtien.wordpress.com/c...1%bb%9dng-dan/ (http://tuongnangtien.wordpress.com/category/s%e1%bb%95-tay-th%c6%b0%e1%bb%9dng-dan/)

Ông Triển.
Theo ý riêng tui, TNT là một nhà báo lớn có những bài viết giá trị nhằm mục đích "phục hưng, phục hồi". Ông Triển đừng hỏi tui phục hưng phục hồi cái gì ha, vì có thể chuyện hồi hưng tui hiểu theo nội dung bài viết khác với việc hiểu của ông. Trong chừng mực ấy, nói theo kiểu ví von của Đậu là... xấu đẹp tuỳ người đối diện.
(hello Đậu)

Xin hết.

bà Ngô,

bà đi thập niên 80 mà hỏi chữ "bao cấp" có vẻ hơi thử sức anh em quá nha, khà khà. Mô hình chủ nghĩa cộng sản và mô hình chủ nghĩa tư bản chỉ khác nhau chỗ này thôi. Ừ thì lâu lâu có khủng hoảng có suy thoái thì anh chính phủ bên phương Tây cũng lấy thuế dân chia xuống cho dân, ví dụ cứu nhà băng qua cơn lao đao tài chánh vậy. Bên này gọi là subvention thì Việt Nam gọi là bao cấp. Chỉ khác ở chỗ là nhà nước bao cấp quanh năm suốt tháng, chỗ nào cũng có mặt, vì chỗ nào cũng "quản lý". :)

Còn về chuyện TNT, bà cứ như anh Chem Đậu đi, không có gì quan trọng cần thanh minh thanh nga đâu. Cứ "vô tư" đi. Đọc bà viết một đoạn dài, biết được bà mới sang Mỹ hồi thập niên 80 và thích đọc sách báo tiếng mình. Đọc thêm đoạn cuối thì biết được bà để ý nhiều về tác giả và ngưỡng mộ "nhà báo lớn" và ưng câu nói "xấu đẹp tùy người đối diện" của anh Chem Đậu.
Tôi tò mò vào trang ký giả Tưởng Năng Tiến của bà cho hay (cám ơn bà, tôi tò mò thật chứ). Thì ra có luôn hai bài "Rồi hết chiến tranh" và "Rồi hết chiến tranh (bis)" [1]. Cuối bài "bis" có ghi ..... Tưởng Năng Tiến / 2007 ;).
Nghĩa là mọi sự trên mạng có vẻ như tam sao thất bổn 20, 30, 40 và lói nộn lói nại mà thôi.

Phía bên sân khấu thì tôi để ý nhiều tên tuổi mặt mũi, còn bên văn chương chữ nghĩa thì tôi ít để ý tác giả. Cho nên tác giả tên tuổi có lớn bao nhiêu như lãnh giải Nobel văn học cũng không áp đảo được tôi khi đọc tác phẩm của họ. :)



[1]: mục lục trang nhật ký mạng của TNT - http://tuongnangtien.wordpress.com/m%E1%BB%A5c-l%E1%BB%A5c/#comment-493

Đậu
09-07-2013, 05:31 AM
Báo cáo quý đại biểu, tình hình cụ thể là kỳ này, có nhẽ, là em đoán gần trúng thời điểm ra đời của bài "Rồi hết chiến tranh" .

Cũng giản đơn thôi. Là như thế này em nhấp con chuột lên chữ "Huw Watkin" to đùng trong bài viết của ông TNT thì nó đưa em đến một chân giời mới; Nơi đăng bài nguyên gốc của tác giả Huw Watkin, là đòn bẩy ý tưởng cho ông TNT viết bài "Rồi hết chiến tranh". Thì ra họ đăng bài của ông Huw Watkin vào năm 2000. Có thể là bài này đã lên báo in sớm hơn, chả hạn vào năm 1999 như em tiên liệu.:) Rồi sau đó, có ai rảnh rổi mới phóng nó lên mạng vào năm 2000.

Em vào trang nhà của ông TNT, thì mới hay sau bài "Rồi hết chiến tranh" tác giả không đề ngày sáng tác. Nghĩa là tác giả TNT cũng hổng nhớ ngày viết bài này. Thì như làm vậy, sự cố này càng làm em tin vào khả năng đoán điếc của mình: ông TNT viết "rồi hết chiến tranh" vào năm 2000. Chứ đợi đến 2007, 2013 mới viết thời mất chất thời sự rồi.b-)


http://www.friends-partners.org/partners/stop-traffic/1999/0796.html

Triển
09-07-2013, 06:13 AM
Chứ đợi đến 2007, 2013 mới viết thời mất chất thời sự rồi.b-)

Bây giờ đọc còn khen hay là xưa hơn người Mông Cổ luân. Bởi vì nội dung bài xưa quá xá. Đừng bảo đó là chuyện cổ tích còn người kể là ông bụt nha. :)

Đậu
09-07-2013, 06:40 AM
Độc giả khen hay là vì họ đã trải nghiệm thời kỳ được nhắc đến trong bài viết. Nhời khen ở đây, em trộm nghĩ, như một cách đánh giá trung thực của bài viết.

ntđl
09-07-2013, 10:35 AM
Ha ha... mấy ông ôi, tui đoán (lại đoán) là bài viết đã được sửa cho đúng thời gian.
Ai sửa thì thiệt là hổng biết, có thể là người dán hay chính tác giả hổng chừng (trước khi cho bài viết "đi lại" ????

Từ "1st edition" tới "last edition" đã có thay đổi hai "nhóm chữ", một ở đầu và một ở cuối bài.
- "sau 30 năm" biến thành "sau hơn 40 năm"
- Và... "một phần tư thế kỷ" biến thành "một phần hai thế kỷ" (sau khi cuộc chiến chấm dứt)
(hay cái chi ý tương tự vậy mà tui hổng nhớ rõ nhưng làm biếng quay lợi check)

Sang tới Hew Watkin thì google biểu ông là một nhà báo úc, chuyên gia thời sự xã hội. Ông sang Hà Nội cuối thập niên 90 và gởi về bài viết này, bài này được cô Melanie Orhant, một nhà xã hội học xứ mỹ lo về chuyện "mua bán trẻ con và phụ nữ" đăng lại trong SOUTH CHINA MORNING POST số ra ngày18/04/2000.
(South china morning post là tờ báo anh ngữ, như tên gọi, chuyên về các vần đề thời sự xã hội, trụ sở chánh tại Hông Kông, do Tse Tsan-tai và Alfred Cunningham đồng sáng lập năm 1903).

Nói cho cùng... khen chê là quyền của người đọc.
Chuyện "thiên vị" hẳn là phải có, ở những mức độ khác nhau, tùy lòng "ngưỡng mộ" của người "thưởng ngoạn" và người "sáng tác". Thành có nói qua nói lợi cũng là để... "thanh minh", thanh hoài chưa chắc đã... "nhứt trí".
Thôi mình hạ màn cho bài viết "Rồi hết chiến tranh" ở đây heng, cho ban điều hành bớt vất vả.
Sang tới bài "Tàn Nhẫn" thì có ai ý kiến ý cò không vậy hở ?


Té ra bao cấp là Subvention. Mấy chục năm nay đọc tới chữ này cái tui ngẩn người bí, mội lần nhớ ra hỏi thì hỏi hổng trúng người, thành cũng như không.
Cám ơn bác HVn và ông Triển đã giải thích.
Tiện thể cho tui hỏi thêm. "kinh tế thị trường" là kinh tế gì, thuộc về chế độ xã hội nào (tư bản, CS...)
Tui nghe mà thiệt sự hổng biết, rồi cũng lại hỏi hổng trúng người.

Tui mới nghe kép tui kể một chuyện có liên quan tới ông BS họ Đỗ này đây, vui hết biết. Để lát nữa nấu cơm xong tui vào kể cho nghe ha.

Đậu
09-07-2013, 11:14 AM
Vị BS này là phái nam mà có cái tên "Đỗ Hồng Ngọc" nghe rất liêu trai. Chắc là có uẩn khúc gì đây? Em đoán là hồi còn bé, chắc vi BS này bị chúng bạn chọc quê cho khóc từng cơn nhiều lần.

Triển
09-07-2013, 12:06 PM
bà Ngô,

Mô hình xã hội của chủ nghĩa cộng sản là chính trị độc đảng và nền kinh tế kế hoạch.
Mô hình xã hội của chủ nghĩa tư bản là chính trị đa đảng và nền kinh tế thị trường (có khái niệm đồng nghĩa nữa là nền kinh tế thị trường tự do)

Theo mô hình xã hội của cộng sản thì nhà nước quản lý công cụ sản xuất, và điều hành mọi thứ, cho nên mới xuất hiện nền kinh tế kế hoạch đi kèm (planned economy). Nhà nước sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và giá cả do nhà nước quyết định. Tất cả công cụ sản xuất đều quốc hữu hóa từ hỏa xa, bệnh viện, ngân hàng, phi trường, xa lộ, ruộng đất, bưu chính.....v.v.v tất cả đều của "đất nước", nhưng nhà nước quản lý dùm, dân chúng thì sản xuất làm việc cho chung. Không có sự cạnh tranh nào. Nhà nước bảo sao làm vậy nên gọi là kế hoạch! Ngày xưa các nước cộng sản có kế hoạch 5 năm, kế hoạch 10 năm..v.v.v. là như vậy.

Theo mô hình xã hội của tư bản thì đèn ai nấy sáng, nhà ai nấy ở, cơm ai nấy ăn, tay làm hàm nhai. Cho nên có nền kinh tế thị trường (market economy) song song. Công cụ sản xuất là của dân chúng, hãng xưởng tư nhân. Nhà nước cũng có các hãng xưởng chế tạo hoặc sản xuất nhưng đứng ở vị trị ngang hàng cạnh tranh tự do. Giá cả được đặt định theo nhu cầu, cho nên để cạnh tranh sẽ có sự nâng cao phẩm lượng hàng hóa, và hạ thấp giá thành sản phẩm. Khách hàng là người đứng giữa có lợi. Tuy nhiên để cho sự cạnh tranh công bằng, các quốc gia phương Tây tư bản thường có một cơ quan kiểm soát thương trường (cartel) để tránh vụ độc quyền và làm hư hại nền kinh tế thị trường tự do.

Sau khi nền kinh tế kế hoạch thất bại, các nước cộng sản mới thay đổi để không hạ huyệt bằng cách áp dụng nền kinh tế thị trường vào mô hình chủ nghĩa cộng sản của họ, và riêng Việt Nam thì đặt cho cái tên như quái thai là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nôm na nền chính trị là cộng sản, còn nền kinh tế thì giật của tư bản mang về dùng, nhưng theo cách của xã hội chủ nghĩa.


Xin hết

PS: chuyện Đỗ Hồng Ngọc tính sau. Giờ đi uống ly trà xanh cái đã bà Ngô. :)

ntđl
09-07-2013, 07:39 PM
À… kinh tế thị trường là market economy ha. Phải chi biết là chữ nớ thì tui đã google đọc cho dễ nhá rồi.

Chời ơi chời, hồi đó hỏi kép, ổng biểu đờn bà con gái biết cái đó mần chi cho dzắc dzối dza, làm tui càng ấm ớ tò mò thêm cái chữ bí mật nọ. Gập tên đảng viên qua tu nghiệp, kéo nó ra một góc hỏi thì nó bóp đầu bóp trán một hồi, xong xổ một bài tràng giang đại hải, mịt mờ thêm những chữ bí mật khác. Bí rồi lại bí tiếp !

Theo google, trong 3 nước còn sót lại trên quả địa cầu vẩn ôm khư khư chủ nghĩa xã hội thì Trung Cộng theo socialist market economy từ năm 1978, Việt cộng theo socialist-oriented market economy từ năm 1986 (à hồi đó là trào của Nguyễn văn Linh ha, và nghe nói ông này có bằng cấp kinh tế nên được kêu là kinh tế gia, hổng rõ ông tốt nghiệp trong chốn núi rừng quạnh hiu hay từ trường lớp thứ thiệt) Vậy rồi Cu-ba chọn nền kinh tế gì, có ai biết dạy dùm tui mang ơn.

Cách đây khoảng hai tuần, tui coi chương trình 60 minutes của đài CBS, nghe nói tới thị trường địa ốc tại Trung cộng mà thất kinh. Phóng viên CBS làm màn tường trình về những thành phố ma (ghost cities) đang mọc lên như nấm tại các vùng phụ cận quanh những thành phố lớn. Gọi là thành phố ma vì thiệt sự nó hoàn toàn không có người ở.

Số là… sau khi chánh phủ thả lỏng kinh tế để dân buôn bán tự do thì dân chúng bắt đầu có chút ít vốn liếng. Rồi không biết để tiền dư làm chi, họ bèn mua nhà mua đất để đó chờ thời (và chờ… lời). Thế là ngành địa ốc phất lên vùn vụt.
Bọn con ông cháu cha dư giả quyển hành lẫn vốn liếng bèn nhảy vào. Nhà cất bán hổng đủ. Ngay tại bến xe đò “lục tỉnh”, con buôn đứng chờ xe đậu người xuống là nhào đến phát flyers quảng cáo, dụ những người dưới quê lên thành phố mua nhà. Giá nhà nhảy vọt theo cấp số nhơn, vì ai cũng muốn mua nhà đầu tư làm vốn.

Kết quả : thành hình những thành phố ma. Thành phố xây dựng kiến trúc rất bắt mắt, có trường học, siêu thị, rạp hát, công viên… đại khái có tất cả những thứ cần phải có của một thành phố tân tiến, nhưng hoàn toàn trống, không có người ở, tất cả chỉ là những dịa diểm sẵn sàng cho… tương lai, chờ người tới ở là sẽ tưng bừng hoạt động.

Ngó kỹ lợi thì dân bỏ tiền kinh doanh xây cất địa ốc phần lớn là đảng viên hay gia đình họ. Mua đất xây nhà bán, bỏ túi bộn tiền lời, tương lai thị trường địa ốc xụp là chuyện của người mua, bạc ta đã bỏ túi và mang ra ngoại quốc cất cả rồi.

Đây là hình thức kinh doanh lạ lùng, chưa từng thấy trong lịch sử kinh tế toàn thế giới. Các chuyên gia kinh tế tây phương gọi nó là những quả bong bóng đang được thổi căng, trước sau chi rồi cũng bể, chừng nào bể thì hổng biết, nhưng cứ còn người mua nhà là còn người cất bán.

Chánh quyền dĩ nhiên nhìn thấy rõ vất đề, nhưng chúng cứ để sự việc tiếp diễn, vì nhà còn xây là còn công ăn việc làm cho nhơn dân, là “đảng viên ta” vẫn còn hưởng lợi lộc đút lót trong trỏng.

Và thị trường địa ốc đã sanh ra đâu đó 10 tỷ phú trung hoa, góp mặt thêm vào danh sách Forbes.

Nghe nói thị trường địa ốc tại VN cũng y chang, nhưng ở mức độ thấp hơn, vài quả bóng căng hơi ấy gần đây đã xì và sẽ tiếp tục có thêm bóng xì nữa. Bóng VN nhỏ nên mới xì, bóng Trung cộng to đùng, khi căng hết cỡ sẽ nổ rất ngoạn mục.

Các chuyên gia kinh tế đang dương mắt chờ coi Trung cộng sẽ xoay sở ra sao và chủ chương đường lối đảng sẽ thế nào để vực dậy một nền kinh tế phát triển nhanh tới hỗn loạn do thiếu… “kiến thức định hướng”


*

Sang tới chuyện vui dính dáng tới ông Đỗ (Đậu đâu, ra nghe chuyện Đỗ nè Đậu)
Dà, hổng vui vì Đỗ nhưng vui vì bạn của ổng.

Nghe kể (thành hổng chắc ha) ông Đỗ nọ có vài đồng nghiệp kiêm đồng môn. Một ông trong bọn họ lập gia đình với một cô trẻ đẹp xinh xắn, chỉ phải cái tội ghen tương quá xá.
Hổng hiểu đã xảy ra chuyện chi, mà một tối đẹp trời, ông được vợ trẻ bê vô nhà thương xin rửa ruột vì đã lỡ uống thuốc rầy (có lẽ nghe bà cằn nhằn chịu hết nổi nên ông mới mần màn… thà chết sướng hơn)

Rửa ruột xong, rồi để ăn chắc, bạn bè ông bèn khiêng ông vô ambulance để từ Nguyễn văn Học chuyển qua Chợ Rẫy. Vì tình bạn thân thiết, đã có tới hai BS leo vô ambulance đi cùng : ông Đỗ và ông Lã. Ông Đỗ ngồi trước cạnh tài xế, ông Lã ngồi sau cạnh nạn nhơn (…của vợ).

Chẳng may ra… xe chạy vừa tới ngã tư thì bị đụng. Cửa sau bung ra, đẩy ông Lã văng ra đường, rồi hổng hiểu sao tim ông Lã tỉnh bơ ngưng đập. Ông Đỗ nhảy khỏi xe, xáp lá cà CPR cho bạn - còn ông nạn nhơn nọ do được ràng chặt trong thùng xe nên hổng sao - Ông Đỗ CPR một hồi thì tim ông Lã đập trở lợi, rồi người ta cáng cả hai nạn nhơn mang thẳng dzô ICU Chợ Rẫy.

Ông Lã mới qua đời mấy tháng nay thôi, do tim lại ngưng nữa, hổng rõ vì bịnh gì. Ông kia nay ra sao hổng biết, còn ông Đỗ trở thành cây bút viết tạp luận trong lãnh vực y học lẫn văn học, cừ khôi và duyên dáng hết biết.

Dĩ nhiên đây là chuyện ngoài lề nên thiệt hư hổng chắc, chưa kể là xứ mình BS mang họ Đỗ vốn nhiều, thành Đỗ này chưa chắc đã là Đỗ kia, nói để bà con thận trọng hổng thôi sẽ bị... phù mỏ.

Xin hết và hết luôn.

Triển
09-07-2013, 09:33 PM
bà Ngô,

Cuba bây giờ là VN của cuối thập niên 80. Theo tôi biết Cuba cũng đã thêm vào nền kinh tế thị trường cách đây 3 năm. Y hệt như Việt Nam, Trung Cộng, nghĩa là không còn chịu nổi sự thất bại ê chề nữa. Bắc Hàn là nước vẫn còn đang lì lợm kiểu kinh tế kế hoạch.

Bà đừng ngại ngùng suy nghĩ qua hay không qua ngọn cỏ trong vụ chính chị chính em. Cứ xem bà Clinton, bà Rice của nước bà, bà "sắt" lừng lẫy của nước Anh từ thập niên 70 đến thập niên 90, xem bà Merkel của nước tôi văn hóa là cử nhân vật lý, sự nghiệp là thủ tướng hai nhiệm kỳ và có khả năng thắng cử luôn nhiệm kỳ thứ ba hai tuần lễ tới, trông bà Miến Điện, nhìn bà thủ tướng Úc ít lâu vừa từ chức. Tôi không thấy phụ nữ và nam giới khác nhau chỗ nào khi nói chuyện chính trị. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ lý luận trong lúc thảo luận thôi. Vui vẻ tranh luận chừng mức, đừng hở ra không đúng ý mình thì xoay ra chửi rủa, công kích cá nhân là được. Khi bị người ta mắng lại cho thì bảo tôi là đàn bà phải đối xử cho thanh lịch thì như vậy là không đúng.

Tôi thì không mong kinh tế của tàu bị bể "ngoạn mục" đâu bà Ngô. Tàu là chủ nợ của Mỹ đó. Nước tôi giao thương với tàu cũng nhiều. Nếu họ khủng hoảng kinh tế là tôi và bà cũng ngất ngư. 6 tháng giữa năm đây, kết quả chỉ số kinh tế của họ chỉ vừa không tăng ghê sợ như năm ngoái thôi là thị trường chứng khoán có biến chuyển ngay. Tôi cầu cho các "anh chị bự" như Mỹ, châu Âu, tàu, Nga, Úc, Gia Nã Đại và các "đại gia khí đốt" Trung Đông luôn luôn yên bình bà ơi.


Về bài Tàn Nhẫn của bà cũng không có gì đặc biệt lắm. Bà dì tôi còn kể nhiều chuyện ghê rợn hơn nhiều đó là mỗi phần ăn của họ có số và tên tuổi rõ ràng luôn nữa. Cũng thời tám mươi, lúc mà bà mới qua Mỹ đó, bà dì tôi kể đi họp thấy họ để các phần óc khỉ sợ quá. Lãnh đạo ăn óc khỉ là có thật đó. Trong vòng gia đình nên dì tôi mới kể cho nghe chứ nếu không là mất việc. Ông Ngọc này 70, dì tôi lớn hơn ổng cầu hai chục tuổi trưởng khoa sản Từ Dũ và Nguyễn văn Học đó, cuối thập niên 80 là bả nghỉ việc.

Cái chế độ cộng sản này ra sao ai cũng biết rồi, sửa đổi thì thôi miễn luôn, chỉ có dẹp bỏ mà thôi.